You are on page 1of 5

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

T ruyền thông đại chúng làtoàn bộ những phương tiện lan truyền thông tin như
thanh… tới những nhóm công chúng lớn.
báo chí
, truyền hì
nh, phát

Hệ thống truyền thông đại chúng gắn liền với sự phát triển của các đô thị. Trường phái xãhội học Sicagô
nhấn mạnh vai tròcủa truyền thông đại chúng trong đời sống xãhội. Trường phái này xem truyền thông không
chỉ đơn thuần làtruyền đạt thông tin màcòn cónhiệm vụ để xây dựng vàduy trìnền văn hóa.
Đặc điểm của các phương tiện truyền thông đại chúng làcác tin tức từ hệ thống này được truyền đến công
chúng một cách nhanh chóng, đều đặn vàgián tiếp. Nóvừa phải hướng đến các đối tượng công chúng nói chung,
vừa phải quan tâm tới nhu cầu thông tin của các nhóm công chúng cụ thể. Hoạt động của hệ thống truyền thông
đại chúng luôn chịu sự tác động từ hai phía, phía thứ nhất làcác thiết chế xãhội màphương tiện đólàcông cụ
(như các tờ báo của các tổ chức chính trị xãhội), vàphí
a thứ hai làcông chúng báo chí.
Ngày nay, hệ thống truyền thông đại chúng cóvai tròđặc biệt quan trọng trong việc hình thành vàthể hiện
dư luận xãhội. Sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng với các nhóm công chúng rất khác nhau,
do những khác biệt về địa vị xãhội, về quyền lợi giai cấp, về các nhân tố tâm lývàvề cường độ giao tiếp đối
với phương tiện truyền thông.
Mối quan hệ giữa báo chívàcông chúng trong quátrình hình thành vàthể hiện dư luận xãhội cótính chất
biện chứng. Một mặt, các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng
của công chúng, mặt khác, bản thân công chứng lại đặt ra các yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống báo
chí.Sự trưởng thành trong mối quan hệ ấy thể hiện tí
nh tích cực chính trị - xãhội của bản thân hệ thống báo chí
vàcủa công chúng báo chí.
nh thành và thể hiện dư luận xã hội thông qua tác động của các phương tiện
Việc nghiên cứu cơ chế hì
truyền thông đại chúng cần xem xét tính đặc thùcủa mỗi loại phương tiện thông tin. Ở nước ta, hệ thống truyền
thông đại chúng được đặt dưới sự quản lý thống nhất của nhànước, các dấu hiệu về dân số - xãhội vàđịa lý
được lấy làm cơ sỡ cho hoạt động xuất bản, phát hành báo chívàphát thanh, truyền hình, nhờ đócác tầng lớp
nhân dân đều cóthể tiếp nhận thông tin từ hệ thống này.
Tính đến tháng 2 năm 1995, ở Việt Nam có376 cơ quan báo vàtạp chí,với khoảng 360 triệu bản in, với đội
ngũ nhàbáo khoảng 7000 người. So với các giai đoạn phát triển từ trước đến nay, báo chítrong thời kỳ đổi mới
đãcóbước trưởng thành đáng kể về số lượng vàchất lượng.
Cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt làcủa công nghệ điện tử, việc sử dụng các phương tiện
nghe nhìn ngày càng phổ biến trong các gia đình, nhất làtại các gia đình ở khu vực đô thị. Như vậy, các gia
đình không chỉ sử dụng thông tin do họ thu nhận
4 Truyền thông đại chúng vàdư luận xãhội

được từ các phương tiện truyền thông đại chúng, màthông qua các hoạt động giao tiếp chính thức vàkhông
chính thức, thông tin còn được sản ra từ các hoạt động giao tiếp.
Tư tưởng của C.Mác về vai tròcủa ýthức trong đời sống xãhội được lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự
tác động của truyền thông đại chúng đối với dư luận xãhội. C.Mác chỉ ra rằng: lý luận có thể trở thành lực
lượng vật chất khi nóthâm nhập vào quần chúng. Chính C.Mác cũng nói: sản phẩm của truyền thông đại chúng
làdư luận xãhội.1.
Cóýkiến cho rằng người mở đầu cho môn khoa học nghiên cứu tác động của các phương tiện truyền thông
đại chúng đối với công chúng làM.Weber. Năm 1910, M. Weber đãluận chứng về mặt phương pháp luận cho
sự cần thiết của môn xãhội học báo chívàvạch ra phạm vi các vấn đề nghiên cứu là:
- Hướng vào các tập đoàn các tầng lớp xãhội khác nhau.
- Phân tích các yêu cầu của xãhội đối với nhàbáo.
- Coi trọng phương pháp phân tí
ch báo chí
- Phân tích hiệu quả của báo chíđối với việc xây dựng con người.
Lập luận của M. Weber chỉ rõtác dụng của báo chítrong việc hình thành ýthức quần chúng vàvạch ra mối
liên hệ của các nhân tố này với hành động xãhội của các cánhân, các tầng lớp xãhội.
Đường lối đổi mới đất nước, trong đó nổi bật lên vấn đề dân chủ hóa, đãtạo nên những chuyển biến mới
trong hoạt động báo chí,được biểu hiện trước hết ở vấn đề đổi mới thông tin, tin tức mới mẻ, cósức thuyết phục,
cótính định hướng vànội dung phong phú.
Báo chíkhông chỉ truyền đạt các thông tin của cơ quan lãnh đạo, phổ biến, giải thích đường lối chí
nh sách,
báo chíngày càng làm tốt chức năng làdiễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân. Nhân dân cóthể phát biểu ýkiến,
nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xãhội.
Các tờ báo đều quan tâm đến thông tin hai chiều vànhiều chiều, nhằm trao đổi những ýkiến khác nhau về
các vấn đề được xãhội quan tâm. Do đó, không khídân chủ trong hoạt động báo chíđược thể hiện rõ.
Sự phổ biến các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy hệ thống này đãtrở thành phương tiện của
toàn dân, đến với các cánhân, các nhóm người trong thời gian nhất định, thường làvào thời gian rỗi. Nhờ đó
mối liên hệ giữa cánhân vàxãhội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên chặt chẽ vàphức
tạp hơn, mặt khác, các phương tiện này cũng tạo ra sự chia tách giữa cánhân vàxãhội. Sự phổ biến rộng rãi các
phương tiện truyền thông đại chúng, dẫn đến việc phân hóa thông tin.
Các phương tiện truyền thông đại chúng hướng đến việc hình thành dự luận xãhội, đồng thời hệ thống này
cũng làkênh thể hiện dư luận xãhội. Để thực hiện được vai trò đó, hệ thống truyền thông đại chúng có các
nhiệm vụ sau đây:
l) Làm tăng cường vàphát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xãhội. Tổ chức vàđộng viên nhân dân
tham gia vào hoạt động quản lýxãhội.
2) Thông tin cho nhân dân về tình trạng của dư luận xãhội trên các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm
chung của toàn thể xãhội, nhất làcác vấn đề cótính cấp bách.
3) Tác động lên các thiết chế xãhội vàđề xuất các phương án hành động.

1
C.Mác vàF.Ăngghen - Tuyển tập, tập 1 trang 206 (bản tiếng Nga).
4) Hình thành dư luận xãhội về một vấn đề nào đó, nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thực tế
đó.
5) Xây dựng lòng tin, thế giới quan vàýthức quần chúng
6) Điều chỉnh hành vi của các cánhân trong xãhội, làm tăng cường tính tí
ch cực chính trị - xãhội của quần
chúng.
Các phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng những phương pháp sau đây để thể hiện dư luận xãhội:
l) Phản ánh trực tiếp, bằng cách cho in các bức thư của người đọc, người nghe, người xem, hoặc các lời phát
biểu của đại diện các tầng lớp công chúng trên các trang báo hoặc trên sóng phát thanh, truyền hình.
2) Cho in trên báo, hoặc phát trên sóng phát thanh vàtruyền hình các bài phát biểu của các nhàbáo cộng tác
với đại diện của các tầng lớp nhân dân, hoặc các tổ chức, đoàn thể xãhội về một chủ đề nào đó, cókèm theo lời
bình luận của các cộng tác viên, hoặc của các ban biên tập.
3) Trên cơ sở nghiên cứu, tập hợp, phân tích các ýkiến về một vấn đề nào đó, các nhàbáo viết bài rồi cho in
hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hì
nh.
Thực tiễn hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy trong các vấn đề được báo chíđưa
ra công luận dẫn tới sự tranh luận của quần chúng, nghĩa làcác thông tin đó trở thành điểm khởi đầu cho sự
đánh giácủa dư luận xãhội, đều cócác tính chất: l) nóphản ánh được lợi ích xãhội; 2) nócótí
nh cấp bách; 3)
nótạo nên sự tranh luận .
Các yếu tố quan niệm chung về định hướng giátrị, bề dày của kinh nghiệm chính trị, tính tích cực chính trị -
xãhội, trình độ học vấn của công chúng có ýnghĩa rất quan trọng nhằm tập hợp các cánhân vào dòng truyền
thông vàqua hệ thống này, để họ thể hiện ýkiến của cánhân vàcủa nhóm xãhội màbản thân họ làmột thành
viên. Sự thống nhất giữa ýkiến của nhóm với ýkiến chung của xãhội lànhân tố quan trọng để tạo nên mối liên
kết xãhội, nhằm đảm bảo tí
nh bền vững của dư luận xãhội.
Tính khách quan vàchân thực của nội dung thông tin cóýnghĩa quyết định đối với việc hình thành dư luận
xãhội. Uy tín cua nguồn tin phụ thuộc nhiều nhất vào tính chất khách quan vàchân thực của thông tin. Đây là
nhân tố xác định thái độ của công chúng đối với chủ đề được báo chíkhêu gợi vàđề xuất, từ đótạo nên mối liên
hệ xãhội trên cơ sở những lợi ích chung để công chúng tiến hành thảo luận vàđánh giá. Mức độ chín muồi
trong sự đánh giácủa dư luận xãhội về một chủ đề nào đó làcơ sở tạo nên hành động xãhội của các nhóm.
Điều này cónghĩa là, sự bền vững của dư luận xãhội hình thành bởi các tác động của phương tiện truyền thông
đại chúng được bộc lộ ở hai cấp độ lời nói vàviệc làm. Hiệu quả của dư luận xãhội được đo trên hai cấp độ đó.
Các giai đoạn hình thành dư luận xãhội với tác động của hệ thống truyền thông đại chúng diễn ra theo
những bước sau đây:
l) Công chúng làm quen với vấn đề được báo chígợi ý, hoặc đề xuất
2) Bằng cách đăng bài của các chuyên gia am hiểu về một chủ đề nào đónhằm kích thí
ch lợi ích xãhội về
chủ đề đó. Việc trình bày các quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận đánh giáđể tạo nên cơ sở cho tranh
luận.
3) Tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng.
Giai đoạn làm quen với các vấn đề xãhội cóýnghĩa như làsự khởi đầu của con đường
6 Truyền thông đại chúng vàdư luận xãhội

hình thành dư luận xãhội. Dùvấn đề đólàquan trọng, nếu nókhông được công chúng quan tâm thìhoạt động
truyền thông cũng không thu được hiệu quả.
Lợi ích xãhội lànhân tố chi phối sâu sắc nhất đến sự hình thành dư luận xãhội. Lợi ích cánhân thường rất
nh thành ýkiến cánhân. Ý kiến của nhóm được coi làđơn vị đầu tiên tạo nên "chất" của dư
nhạy bén trong sự hì
luận xãhội. Con đường vận động từ ýkiến cánhân qua ýkiến nhóm, để hình thành dư luận xãhội làmột quá
trình biện chứng. Sự phát triển của các "tầng" ý kiến này qui định cường độ của dư luận xãhội về một hiện
tượng xãhội nào đó.
Con đường hình thành dư luận xãhội diễn ra liên tục vàchứa đầy các yếu tố tự phát nhưng đây làmột quá
trình cóqui luật. Mặc dù, sự phát triển của dư luận xãhội được xác định bởi các qui luật khách quan, song trong
một xãhội phát triển cóđịnh hướng, thìquátrình hình thành dư luận xãhội theo con đường tự phát, tất yếu cần
đến sự điều khiển của hoạt động quản lý vàtổ chức xãhội. Để hoạt động này đạt được hiệu quả cần thường
xuyên quan tâm tới lợi í
ch của các tầng lớp dân cư, các nhóm xãhội. Việc khắc phục những khác biệt, trước hết
ch kinh tế, nhằm hướng tới mục đích chung, vìsự tiến bộ chung của xãhội, sẽ làm
lànhững khác biệt về lợi í
cho hoạt động điều khiển dư luận xãhội có kết quả. Định hướng dư luận được hình thành thuận lợi khi cósự
nhất quán trong chủ trương, chính sách với quátrình tổ chức vàchỉ đạo thực hiện. Nếu các chủ trương, chính
sách được đề xuất vàcác hành vi quản lý diễn ra theo kiểu "nói một đường, làm một nẻo" thìhoạt động định
hướng của dư luận xãhội sẽ mất tác dụng.
Sự hình thành dư luận xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng có mối liên hệ ngược
(feedback). Nghĩa làcác phương tiện này không chỉ tạo nên dư luận xãhội, màđến lượt nó, dư luận xãhội cũng
tác động trở lại tới hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng, vìtrong lĩnh vực thông tin sự phân chia giữa
người truyền tin (chủ thể) vàngười nhận (khách thể) làrất tương đối vàthường diễn ra đồng thời.
Phản hồi làdòng chảy của thông tin từ nguồn tin đến nơi nhận vàngược lại. Dòng phản hồi chỉ hình thành
khi người nhận giải mãđược thông tin vàngười cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin của người nhận.
Phản hồi làyếu tố quan trọng nhất của quátrình truyền thông, đây làmột chu trì
nh khép kín vàđược thể hiện ở
các khía cạnh sau:
Quátrình truyền thông giữa con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường xãhội. Do đó, liên kết xãhội
lànhân tố quan trọng để thu hút các cánhân vàcác nhóm xãhội vào dòng thông tin
Thông tin được chia thành ba loại: a) rất cần thiết, b) cóthể cần thiết, c) không cần thiết. Ba loại thông tin
này quy định nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng trên ba cấp độ: a) rất quan tâm, b) có quan tâm, c)
không quan tâm.
Trong hoạt động truyền thông có thể xảy ra hiện tượng không có phản hồi. Nghĩa làcác thông tin phát ra
không tạo nên sự quan tâm của công chúng. Vìvậy, thang đo về sự phản hồi làmột chỉ báo căn bản cho thấy
hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc hình thành vàthể hiện dư luận xãhội.
Việc xem xét vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng như các kênh hình thành vàthể hiện dư
luận xãhội cần phân biệt các yếu tố đặc thùcủa mỗi kênh. Vấn đề không phải làthay kênh này bằng kênh khác
màcần xác định vị trícủa mỗi kênh trong hệ thống chung, cần nghiên cứu vàsử dụng đầy đủ hơn khả năng của
các phương tiện, để mỗi kênh trong hệ thống này vừa đáp ứng được yêu cầu thông tin của các nhóm xãhội đặc
thùvừa hướng tới đông đảo công chúng.
7

Những nội dung thông tin trùng lặp vàđơn điệu ở một số tờ báo dẫn đến tình trạng công chúng từ báo này
chuyển sang báo khác. Sự di chuyển công chúng báo chícóthể do nhiêu nguyên nhân như người đọc thay đổi
chỗ ở, thay đổi nghề nghiệp. Tuy vậy, phần lớn người đọc bỏ báo này sang báo khác làdo tính đơn điệu của các
thông tin được đăng tải. Về thực chất, đây làsự giảm sút uy tín trong hoạt động của báo chíđối với công chúng.
Vai tròthực tế của dư luận xãhội trong đời sống xãhội được tăng cường với sự tham gia của các tầng lớp
nhân dân vào hoạt động tổ chức vàquản lýcác quátrình xãhội, trong đó hệ thống truyền thông đại chúng có
ảnh hưởng to lớn. Tác động của truyền thông đại chúng đối với dư luận xãhội rất toàn diện, hệ thống này không
chỉ tỏ rõvai tròtrong các đợt vận động chính trị, trên các tầm độ như ở các phương hướng chung, thường được
những tổ chức, đoàn thể chính trị, xãhội quan tâm màcòn đi sâu vào những hiện tượng thường ngày, nhất làcác
hiện tượng cấp bách, cótính đột xuất.
Hướng nghiên cứu sự tác động của hệ thống truyền thông đại chúng với vai trò làphương tiện tổ chức và
vận động quần chúng ở mức độ đại chúng, đối với việc hình thành vàthể hiện dư luận xãhội trong sự nghiệp
đổi mới đất nước vàđổi mới hoạt động báo chíđang đặt ra những đòi hỏi cấp bách về lýluận vàthực tiễn, cần
sự tham gia của khoa học xãhội, trong đócác ngành xãhội học vàtâm lýhọc xãhôi cóvai tròrất đáng kể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

l) Korobeinhikov. V.S vàđồng sự: Phương tiện truyền thông đại chúng vàsự hình thành dư luận xãhội. M.
1989.
2) Grusin V.A: Ý kiến về thế giới vàthế giới của các ýkiến M. 1988.
3) Báo chívàsự nghiệp đổi mới vàhiện đại hóa đất nước (Hội nhàbáo Việt Nam - Đại hội VI) HàNội
3.1995.
4) Mai Quỳnh Nam: Tạp chíXãhội học - 3.1994: Dư luận xãhội về số con.
5) Mai Quỳnh Nam: Tạp chíXãhội học - 1.1995: Dư luận xãhội - mấy vấn đề lýluận vàphương pháp
nghiên cứu

You might also like