You are on page 1of 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài.


Báo chí từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến xa hơn. Từ tờ
báo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên và phát triển cho tới
đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của quá trình phát triển lâu
dài với nhiều thách thức. Truyền hình là một thể loại sử dụng hình ảnh và âm thanh để
tạo nên thông tin cung cấp cho khán giả. Các đài truyền hình trên thế giới vẫn đang nỗ
lực để cải tiến chương trình của mình để cạnh tranh với các loại hình truyền thông
khác đồng thời cung cấp cho công chúng những tin tức tốt nhất, nóng nhất của thế
giới xung quanh. Truyền hình khác với các loại hình khác ở chỗ nó đòi hỏi phải có
hình ảnh và âm thanh kết hợp, điều đó dẫn tới công nghệ đi theo nó cũng phải cao
hơn, đầu tư tốn kém hơn. Trong xu hướng quốc tế hóa ngày nay, khán giả đã chán
ngán những tin tức khô khan, chậm chạp, chỉ nằm trong khuôn khổ của nước mình do
đó nhiều đài truyền hình ở Mỹ, Châu Âu, Nga mà gần đây như Trung Quốc ra khỏi
phạm vi của nước mình để có mặt khắp thế giới. Trong điều kiện ngày nay do xu
hướng của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng
lại những điều đó. Trong bối cảnh quốc tế hóa báo chí cũng chịu phần nào ảnh hưởng.
Việc nghiên cứu các xu hướng của báo chí thế giới sẽ góp phần hiểu rõ hơn đặc điểm,
thực trạng của nền báo chí toàn cầu hiện nay. Qua đó có cách thức, giải pháp cho phù
hợp với tình hình chung. Do đó tôi tìm hiểu về các xu hướng phát triển của báo chí
thế giới, phát triển đề tài theo hướng tìm hiểu chung về các xu hướng đang diễn ra
trên thế giới, rồi đi cụ thể vào một xu hướng báo chí trên thế giới. Để làm sáng tỏ hơn
nữa xu hướng báo chí thế giới tôi đi sâu hơn nữa vào lĩnh vực báo chí truyền hình.
Trong quá trình tìm hiểu, tôi cố gắng lý giải nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các xu
hướng đó và dự đoán hướng phát triển trong tương lai. Trong quá trình tìm hiểu sẽ
không tránh khỏi những thiếu xót, mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn.
1.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu tiểu luận đạt hiệu quả tốt nhât, tôi phối hợp sử dụng nhiều
phương pháp. Đầu tiên, tôi dùng phương pháp tổng hợp, tức là đọc một số bài nghiên
cứu có liên quan rồi tổng hợp và ghi chép lại những vấn đề cần thiết cho bài nghiên
cứu của mình, sau đó tôi dùng phương pháp khảo sát xem xét qua tất cả tư liệu rồi
phân loại, liệt kê nó, ghi lại những dẫn chứng phù hợp. Khi liệt kê dẫn chứng thì phải
có phân tích nên phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích những luận cứ,
luận điểm đưa ra, làm sao để vấn đề được nói đến có sức thuyết phục người khác.
Trong bài viết đôi khi tôi còn sử dụng phương pháp so sánh làm nỗi bật vấn đề. Tóm
lại, tiểu luận đã đồng thời sử dụng nhiều phương pháp: Tổng hợp, liệt kê, phân tích,
so sánh… Tất cả chỉ với một nguyện vọng là làm sao tiểu luận đạt kết quả tốt nhất.

2
PHẦN NỘI DUNG
2.1. Khái quát về xu hướng báo chí trên thế giới.
2.1.1. Khái niệm về xu hướng.
Xu hướng là một hướng chung trong đó cái gì đó có xu hướng di chuyển, xu hướng là
một hướng chung để thay đổi. Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về một chiều
hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài. Tác
động đến hệ thống báo chí của thế giới.
2.1.2. Nguyên nhân hình thành xu hướng báo chí thế giới.
2.1.3. Một vài xu hướng báo chí thế giới.
 Xu hướng toàn cầu hóa thông tin.
Hiện nay báo chí thế giới không chỉ nằm trong khuôn khổ của một nước hay một quốc
gia nào đó mà nó đã phổ biến rộng khắp trên thế giới. Dù bạn đang ở một quốc gia
khác nhưng vẩn nắm bắt được thông tin của quốc gia đó. Thông tin được các cơ quan
truyền thông cung cấp tới bạn. Ví dụ bạn đang ngồi ở nhà mình mà vẩn xem được các
trận đá bóng AFF Suzuki Cup truyền hình trực tiếp. Rộng hơn nữa là các thông tin sự
kiện đang diển ra ở châu Âu, châu Mỹ, trên khắp thế giới chúng ta điều biết được một
cách nhanh chóng.
 Xu hướng quốc tế hóa báo chí.
Khi xu hướng toàn cầu hóa thông tin hình thành và phát triển đó cũng là điều kiện để
quốc tế hóa báo chí phát triển. Một tập đoàn truyền thông với nhiều thể loại báo chí
đã vươn ra khỏi phạm vi của nước mình. Ví dụ những tờ báo như AFP, BBC, AP,
Reiter…vv đã không còn nằm trong một nước.
 Quốc tế hóa trên lĩnh vực báo in.
 Quốc tế hóa trên lĩnh vực báo hình.
 Quốc tế hóa trên lĩnh vực báo phát thanh.
 Quốc tế hóa trên lĩnh vực báo mạng.
 Xu hướng thương mại hóa báo chí.

3
Báo chí luôn phát triển không ngừng, trong quá trình phát triển đó luôn có sự đào thải.
Các tập đoàn báo chí muốn tồn tại và phát triển thì phải tự minh thay đổi cho phù hợp
với xu hướng phát triển chung. Biểu hiện cụ thể là một số tập đoàn, cơ quan báo chí
tăng doanh thu chính từ quảng cáo, từ việc bán được nhiều báo, hay số lượng đăng ký
thuê bao truyền hình tăng.
 Xu hướng tập trung và độc quyền hóa báo chí.
 Xu hướng đa phương tiện

Tập trung và độc quyền hóa báo chí


Quá trình tập trung và độc quyền báo chí bắt đầu được hình thành từ năm 1892
khi mà Scripps cùng với người bạn là Macrê thành lập một mối liên kết giữa 5 tờ báo
của họ. Ở Mỹ người ta đã tính toán rằng kề từ năm 1962 “các tập đoàn tài chính hữu
quan” hàng năm đã mua lại khoảng 68 tờ báo độc lập. Năm 1979, số lượng bản phát
hành của các tờ báo hằng ngày thuộc sở hữu của các tổ chức độc quyền chiếm đến
71% tổng số lượng bản phát hành của tất cả các báo. Đồng thời, trong số 38 tờ báo
hằng ngày đã truyển về tay người chủ khác thì trong 7 tháng của năm 1979 đã có 34
tờ báo trở thành sở hữu của chính các tổ chức độc quyền.
.
Xu hướng đa phương tiện
Trước đó, các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình)
phát triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những ưu thế riêng không bị lấn át.
Nhưng internet ra đời kéo theo sự ra đời của báo mạng, thông tin được cung cấp cho
công chúng theo hình thức đa phương tiện sinh động, hấp dẫn hơn và đang là sự lựa
chọn số 1 của lớp công chúng trẻ và tiếp tục ảnh hưởng tới lớp công chúng kế cận 
Tương lai báo chí thuộc về truyền thông đa phương tiện (đi cùng sự phát triển của
internet)
Multimedia = văn bản + hình ảnh + giọng nói + âm nhạc + video…= hiệu quả
truyền thông - www.thecommunicationsgroup.com

4
2.2. Xu hướng quốc tế hóa báo hình (truyền hình).
2.2.1. Khái niệm quốc tế hóa:
Là một quá trình khái quát một sản phẩm để nó có thể xử lý nhiều ngôn ngữ và văn
hóa mà không cần phải thiết kế lại.Quốc tế diển ra ở các cấp độ thiết kế chương trình
và phát triển tài liệu.
2.2.2. Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo hình.
2.2.2.1. Truyền hình thực tế (reality show)
Truyền hình thực tế (reality show) là những show truyền hình mà người tham
gia là những người không chuyên,được quay cảnh đời sống thật và trong một mức độ
nào đó không có bàn tay của đạo diễn can thiệp.
Đây là loại hình rất phổ biến ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở Mỹ. Để tạo
ra cảm xúc thật và mới lạ cho công chúng, các đài truyền hình tiến hành xây dựng các
chương trình trong đó người tham gia sẽ được thể hiện cảm xúc thật, hành động thật
như trong đời thường mà không chịu sự chi phối của đạo diễn. Có thể hiểu là người
tham gia sẽ quên đi sự hiện diện của máy quay và sống như cuộc sống thường ngày.
Những hình ảnh đó sẽ được máy ghi lại và truyền tới cho công chúng.
Một ví dụ điển hình của chương trình truyền hình thực tế đó là American Idol
của FOX. Ra đời ngày 11/6/2002 và từ đó đến nay nó trở thành một show ăn khách
nhất trên truyền hình.

“Theo tôi, thói quen chỉ xem hình cho vui mắt của công chúng là thói quen đã
qua... Ngày nay, công chúng chú ý xem truyền hình tương tác để mong giải quyết
được những vấn đề gì mà họ đang quan tâm. Các chuyên mục như “Đối thoại”,
“Chính sách - cuộc sống”, “Sự kiện - bình luận”, gần đây có “Người xây tổ ấm” trên
VTV (đi sâu vào “tế bào” gia đình với nhiều tình huống chạm trán thử thách trong
cuộc sống đời thường)... được người xem gọi điện thoại, gửi thư hoặc email rất

5
đông” - nhà báo Trường Phước (công tác tại ban chuyên đề của Đài truyền hình VN)
nhận xét.
2.2.2.2. Truyền hình theo yêu cầu (on-demand)
Truyền hình theo yêu cầu là dịch vụ mà khán giả có thể tự mình lựa chọn
chương trình yêu thích để xem mà không phải phụ thuộc vào giờ phát của đài truyền
hình.
 Mobile  Truyền hình
Hình thức sử dụng SMS để tác động lên chương trình truyền hình trong thời
gian gần đây đang như nấm sau mưa với hàng loạt các công ty khai thác các dịch vụ
giá trị gia tăng trên các thiết bị di động. Có thể nói đây là hình thức phổ biến và hiệu
quả nhất trong việc khai thác truyền hình tương tác ở Việt Nam. Tuy nhiên, với cách
thức khai thác ồ ạt và na ná giống nhau dàn trải trên mọi chương trình truyền hình, sự
nhàm chán và thờ ơ của khán giả đối với loại hình dịch vụ này đã manh nha xuất hiện.
 Truyền hình  Mobile
Với việc công nghệ WiMax sẽ triển khai sớm ở Việt Nam, cho phép các thiết bị
không dây có thể truy cập đường truyền tốc độ cao, việc xem những chương trình
truyền hình trực tiếp trên Mobile đang dần trở nên tực tế
 Internet  Truyền hình
Máy tính PC với khả năng tương tác trực tiếp lên Internet cung cấp những công
cụ mới cho việc tương tác truyền hình một khi Internet và truyền hình đã kết nối.
Thay cho các hình thức tương tác cổ điển như thư phản hồi hay điện thoại cố định,
chúng ta hãy nghĩ đến tất những gì chúng ta tương tác được với Internet cũng sẽ chính
là những gì chúng ta tương tác được với truyền hình. Đó là khả năng phản hồi thông
điệp trực tiếp, trực tuyến, đó là khả năng gửi âm thanh và thậm chí cả hình ảnh trực
tiếp lên truyền hình.
 Truyền hình  Internet.
IPTV cũng như Internet Television đã rậm rịch xuất hiện ở Việt Nam cùng với
các giao thức truyền video trực tiếp (streaming), các giao thức phân phối ngang hàng

6
(P2P sharing) đang hoàn thiện mở ra những hình thức mới trong việc xem truyền
hình. Khán giả đã có thể xem trực tiếp chương trình của VTV, VTC… được ngay trực
tiếp trên trang chủ cũng như download những chương trình truyền hình số thông qua
những mạng ngang hàng mà VNN-TV là một trong những ví dụ đầu tiên của những
nhà cung cấp dịch vụ Video theo yêu cầu (VOD - Video On Demand), hình thức xem
TV rất phổ biến tại Bắc Mỹ.

2.2.2.3. Truyền hình kỹ thuật số: Giữa năm 2008 và 2012, truyền hình công nghệ
tương tự (analogue TV) sẽ chấm dứt tại Anh để hoàn toàn chuyển sang dịch
vụ truyền hình kĩ thuật số với chất lượng tốt hơn. TV kĩ thuật số có thể thu
sóng từ dây anten, vệ tinh, cáp hoặc các đường dây điện thoại. Để chuyển
sang truyền hình công nghệ số, yêu cầu phải có bộ chuyển đổi để xem
truyền hình kĩ thuật số trên TV thông thường (set-top box) hoặc bộ giải mã
cho TV.
2.2.2.4. Truyền hình di động: Hiện nay xem TV trên màn hình di động là điều khá
phổ biến. Nhờ kết nối mạng tốc độ cao 3G, việc tải về các gói dịch vụ để
xem trực tiếp trên di động đơn giản hơn bao giờ hết. Các công nghệ cạnh
tranh như: DAB-IP và DVB-H đang được các nhà sản xuất điện thoại đưa
vào để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng. Cũng như điện thoại, việc xem
show trên iPod và máy nghe nhạc MP3 ngày càng phổ biến hơn.
2.2.3. Ảnh hưởng cũa quốc tế hóa báo hình với Việt Nam.
2.2.3.1. Về mặt tích cực.
Đến năm 2006, Phụ nữ thế kỷ 21 mới thật sự là chương trình truyền hình thực
tế đúng nghĩa đầu tiên tại VN. Ngay khi ra mắt bạn xem đài, chương trình đã tạo được
sự chú ý bởi tính tươi mới, chân thật và thẳng thắn. Tuy là một cuộc thi truyền hình
nhưng các thí sinh (TS) được thoải mái bộc lộ quan điểm và cá tính, những điểm

7
mạnh và cả điểm yếu của mình để từ đó phác họa nên những nét độc đáo của phụ nữ
thế kỷ ngày nay.
Sau Phụ nữ thế kỷ 21 có thể kể đến Ước mơ của tôi, Vui là chính, Thần tượng
âm nhạc - Vietnam Idol. Và tháng mười tới, HTV cũng sẽ phát sóng "Funny video
home" (bản quyền của Mỹ) với những tình huống hài xảy ra trong gia đình do khán
giả tự quay và gửi đến. Đây sẽ là chương trình "mồi" để các khán giả VN gửi những
video clip tương tự về gia đình mình cho đài biên tập và phát sóng.

2.2.3.2. Về mặt tiêu cực.

8
PHẦN KẾT LUẬN
Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung cấp thông
tin cho công chúng. Là một người đóng vai trò đem đến cái mới cho công chúng, báo
chí luôn phải tự hoàn thiện mình để phát triển. Từ buổi đầu ra đời cho đến nay, báo
chí trải qua nhiều xu hướng khác nhau để phát triển. Một xu hướng cũ qua đi thì một
xu hướng khác, mới hơn, tiến bộ hơn lại hình thành. Trong giai đoạn quốc tế hóa báo
chí ngày nay, vũ khí quan trọng nhất chính là thông tin, kiểm soát và tận dụng hiệu
quả của thông tin thì quốc gia đó sẽ tạo dựng được chỗ đứng cho mình trên trường
quốc tế.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tờ báo đã biến cơ quan báo chí
của mình thành một tờ báo đa phương tiện. Một tờ báo in giờ không đơn thuẩn chỉ
khai thác mỗi mảng báo in nữa mà đã phát triển các website đi kèm và có thể có cả
truyền hình. Trên đó không chỉ đăng các bài báo đã in trên báo in mà còn cập nhật
những tin mới, đăng tải clip hay các chương trình phát thanh online. Thông tin dưới
nhiều hình thức sẽ giúp cho khán giả có nhiều lựa chọn cho mình. Điều đó cho ta
nhận thấy rằng ngày nay quá trình quốc tế hóa đang xãy ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh
vực và khắp các châu lục trên thế giới. Trong quá trình quốc tế hóa đó sẻ có những cái
mất đi vì không phù hợp với hiện thời và những cái mới ra đời đáp ứng của đọc giả
cũng như xu hướng phát triển của báo chí thế giới.
Trên đây tôi đã giới thiệu một số xu hướng của báo chí thế giới. Qua đó tôi đã
chọn xu hướng quốc tế hóa báo chí và làm rỏ xu hướng đó. Trong quá trình làm bài
tiểu luận không tranh khỏi những thiếu sót mong được sự góp ý chân thành của cô và
các bạn.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và nghịch lý – X.A.Mikhailốp
2. Nhà báo hiện đại – The Missouri Group – NXB Trẻ 2007
3. Tạp chí Người làm báo
4. Tạp chí Nghề báo
5. Báo phát thanh – Học viện Báo chí tuyên truyền
6. Bài giảng báo truyền hình – PGS.TS Dương Xuân Sơn
7. Bài giảng thiết kế tạp chí – Th.s Vũ Trà My.
8. Interactive television – Wikipedia.org
9. Free daily Newspaper – Wikipedia.org
10. Introduction of citizen media
11. Media trends - sourcewatch.org
12. The State of the news Media 2008 - Journalism.org
13. http://www.vietnamjournalism.com/
14. http://www.nghebao.com
15. http://vietnamnet.vn/
16. www.thecommunicationsgroup.com
17. www.washingtonpost.com
18. www.nytimes.com
19. www.guardian.co.uk.
20. Ngoài ra còn tham khảo vài tờ báo mạng khác.

10

You might also like