You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------

BÀI TIỂU LUẬN


HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Đề tài: Trình bày những hiểu biết về tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo
hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp,“báo hóa”mạng xã hội và biểu
hiện “tư nhân hóa” báo chí.

Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Đức Thái

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Huyền

Mã sinh viên: 21031198

Sinh ngày: 13/01/2003

Mã môn học: JOU2019

Hà Nội, tháng 11 năm 2023


1
MỤC LỤC

I. KHÁI NIỆM...................................................................................................................... 3
* Báo chí ............................................................................................................................. 3
* Tạp chí ............................................................................................................................. 3
* Trang thông tin điện tử tổng hợp ..................................................................................... 4
* Mạng xã hội ..................................................................................................................... 4
* Tư nhân hóa ..................................................................................................................... 4
II. TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN VÀ BIỂU HIỆN ................... Error! Bookmark not defined.
* Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí ............................................................................... 5
* Nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội .............................. 6
* Biểu hiện “Tư nhân hóa” báo chí .................................................................................... 6
III. GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
I. KHÁI NIỆM
• Báo chí

Căn cứ: Điều 3 Luật Báo chí 2016

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội
thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và
phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in,
báo nói, báo hình, báo điện tử.
Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo
chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi
thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo
in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.
Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng
phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in.
Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng
nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng
dụng công nghệ khác nhau.
Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,
được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

• Tạp chí

Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có
tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng.
Tạp chí khoa học là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ để công bố kết
quả nghiên cứu khoa học, thông tin về hoạt động khoa học chuyên ngành.
Chuyên trang của báo điện tử là trang thông tin về một chủ đề nhất
định, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của báo điện tử, có tên miền cấp dưới của
tên miền đã được quy định tại giấy phép hoạt động báo điện tử.

3
• Trang thông tin điện tử tổng hợp

Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo
chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở
đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính
xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

• Mạng xã hội
Mạng xã hội được quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-
CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng như
sau:
Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng
mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông
tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, trò
chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự
khác.

• Tư nhân hóa
Tư nhân hóa là quá trình chuyển các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước sang khu vực tư nhân, hay chuyển sở hữu công cộng thành sở hữu tư nhân.
Khi các doanh nghiệp nhà nước (trong đó có các doanh nghiệp quốc hữu
hóa) hoạt động không có hiệu quả, nó trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà
nước và yêu cầu tư nhân hóa các doanh nghiệp này trở thành chủ đề quan trọng
trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế.
Bước vào những năm 1980, tư nhân hóa trở thành đề tài mang tính thời sự
ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhiều hình thức tư nhân hóa doanh nghiệp nhà
nước đã được vận dụng như bán, khoán, cho thuê, cổ phần hóa.
Các loại hình tư nhân hóa
Tư nhân hóa hoàn toàn: Cách làm này thích hợp nhất cho các doanh
nghiệp nhà nước cỡ vừa và nhỏ. Cách làm này là sự chuyển đổi triệt để một
doanh nghiệp về mặt hình thức sở hữu.

4
Tư nhân hóa một phần tài sản: Loại hình chuyển đổi sở hữu này được
vận dụng rất phổ biến ở Việt Nam.
Công ty hóa: Thực hiện phổ biến ở nhiều nước phát triển, đặc biệt là
trong các công ty dịch vụ công ích, dịch vụ quốc gia như các ngành kinh doanh
hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông và có cả một số viện nghiên cứu,
trường đại học, bệnh viện công lập.

II. TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN VÀ BIỂU HIỆN

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định 1418/QĐ-BTTTT ban


hành Bộ Tiêu chí nhận diện “báo hóa” các loại hình ấn phẩm ngoài báo, như tạp
chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa”
báo chí.
* Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí
Thể hiện gây hiểu nhầm là báo, chủ yếu diễn ra trên môi trường điện tử.
Về hình thức, mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm, mẫu trình bày giao diện trang chủ
không ghi hoặc ghi "tạp chí" rất nhỏ gây khó khăn trong việc nhận biết hoặc gây
hiểu nhầm cho bạn đọc.
Chuyên trang nhưng mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi "chuyên
trang", không ghi thuộc tạp chí hoặc chỉ ghi tên cơ quan chủ quản gây hiểu
nhầm là cơ quan báo chí độc lập trực thuộc trực tiếp cơ quan chủ quản.
Tên các chuyên mục không thể hiện tính chất chuyên sâu, chuyên ngành
mà sử dụng các từ ngữ có nội hàm rộng mang tính chất loại hình báo, cụ thể
như: Bản tin hằng ngày, bản tin, bản tin truyền hình, tin nóng, tin hot, đời
sống…; thiết lập tài khoản, trang, kênh trên các nền tảng mạng xã hội với tên
gọi là báo, truyền hình dễ gây hiểu nhầm.
Không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép. Phản ánh
vấn đề, nội dung không thuộc lĩnh vực tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép. Ví
dụ như Tạp chí thuộc lĩnh vực môi trường phản ánh về đấu thầu trong lĩnh vực
giáo dục, tạp chí thuộc lĩnh vực sức khoẻ, y tế phản ánh về trật tự xây dựng; tạp
chí khoa học nhưng có tỷ lệ thông tin phản ánh sự kiện, vụ việc sự vụ nhiều hơn,
5
chênh lệch so với thông tin khoa học, lý luận, thông tin chuyên ngành.
Tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học nhưng cử phóng viên, nhà báo tác
nghiệp hoặc yêu cầu cung cấp thông tin ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích thể
hiện như: Điều tra theo đơn thư bạn đọc không phù hợp với chức năng, tôn chỉ,
mục đích; tập trung khai thác những vụ việc nhằm mục đích ép ký hợp đồng
tuyên truyền, quảng cáo để trục lợi…

• Nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
Tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp
chí, Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily…; cách trình bày giao diện trang
thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang thông tin điện tử, mạng xã hội,
chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn…
Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống
như nhận diện của sản phẩm báo chí: màu sắc, vị trí tên gọi…
Bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính
trị, xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí… và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển
thị nội dung bài viết, tiêu đề, nội dung, chú thích ảnh, video-clip… như một tờ
báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp.
Tổng hợp tin bài từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các
thông tin tiêu cực, giật gân; tự tổng hợp tin tức từ các cơ quan báo chí thành bài
viết và ghi thông tin Tổng hợp.
Mạng xã hội không có người dùng tương tác, chia sẻ thông tin; đăng bài
viết của thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các bài báo.

• Biểu hiện “Tư nhân hóa” báo chí

Theo Cục Báo chí (Bộ TT&TT), “tư nhân hoá báo chí” bản chất là cơ
quan báo chí giao chuyên trang, chuyên mục cho văn phòng đại diện, nhóm
phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thực hiện
liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản

6
lý, chuyển giao quyền kiểm soát một phần nội dung trên thực tế cho đối tác để
đổi lấy lợi ích liên kết.
Hoạt động liên kết được quy định trong Luật Báo chí, nhưng mới chỉ có
giới hạn về phạm vi những nội dung được liên kết mà không quy định rõ hình
thức liên kết: có 2 hình thức chủ yếu là “liên kết khai thác quảng cáo” và “liên
kết sản xuất nội dung kết hợp khai thác quảng cáo. Từ đó dẫn đến thực tế là mỗi
cơ quan báo chí có một cách tiến hành hoạt động liên kết khác nhau, trong đó
một số trường hợp có những “biến tướng” cần nhận diện rõ để điều chỉnh.
Hiện tượng này đã được biết đến và đã được nhắc nhở, xử lý lâu nay. Tựu
chung lại, có những biểu hiện cụ thể sau.
Về hình thức: Các biểu hiện “tư nhân hóa báo chí” chủ yếu xuất hiện trên
loại hình điện tử (cả báo và tạp chí). Có trường hợp giao diện chuyên trang của
báo, tạp chí điện tử giống y nguyên hoặc có mẫu nhận diện giống, gây nhầm lẫn
với trang thông tin điện tử tổng hợp của đối tác liên kết: Logo nhận diện giống
nhau; Tên các chuyên mục giống nhau; Trang thông tin điện tử của đối tác ghi
mập mờ, có tên miền giống hoặc gần giống tên miền báo, tạp chí điện tử, chuyên
trang điện tử.
Về nội dung: Báo, tạp chí điện tử, chuyên trang điện tử thể hiện là công cụ
“rửa nguồn” tin cho trang thông tin điện tử tổng hợp đăng những tin, bài thời sự,
xã hội, giải trí, giật gân, câu khách.
Số lượng tin bài “xuất bản” trên trang báo, tạp chí điện tử đột biến lớn,
không tương xứng với năng lực sản xuất của cơ quan báo chí. Số lượng nhân lực
ít nhưng lượng tin bài sản xuất quá lớn, nhân sự lãnh đạo cơ quan báo chí không
thể duyệt lượng khổng lồ tin, bài.
Tạp chí điện tử thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích do thực hiện việc
rửa nguồn tin cho trang thông tin điện tử.
Về kỹ thuật, máy chủ, địa chỉ IP của trang chủ, chuyên trang đặt ở những
nơi khác nhau; có cùng địa chỉ với máy chủ, IP của đối tác liên kết. Cơ quan báo

7
chí sử dụng hệ thống kỹ thuật của bên đối tác và bên đối tác có quyền truy cập,
tác động; đưa tin, bài lên, chỉnh sửa, gỡ xoá tin bài trên hệ thống.
Về hoạt động tác nghiệp: Cấp giấy giới thiệu cho cộng tác viên là người
của đối tác liên kết, ghi là phóng viên của cơ quan báo chí, dẫn đến việc người
của đối tác liên kết đi tác nghiệp như phóng viên cơ quan báo chí.
Phóng viên của cơ quan báo chí là người chịu trách nhiệm nội dung của
trang thông tin điện tử, viết bài đăng ở cơ quan báo chí rồi đưa sang trang thông
tin điện tử cùng là một người, một nhóm người.
Về tổ chức: “Phân lô, bán nền”, giao khoán các chuyên trang, chuyên mục
cho nhà báo, phóng viên, Văn phòng đại diện, đối tác liên kết. Giao chuyên
trang, chuyên mục cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác chịu
trách nhiệm toàn bộ hoạt động.
Cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ nhà báo cho nhân sự của đối tác, đồng
thời vừa làm báo vừa làm trang thông tin điện tử tổng hợp.
Các cơ quan báo chí liên kết với các công ty truyền thông – công nghệ có
nhận được một số lợi ích khác qua việc được hỗ trợ về công nghệ xây dựng
trang web của cơ quan báo chí, về hệ điều hành xuất bản nội dung, về băng
thông, chỗ đặt máy chủ…
Theo đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, hiện
tượng này hay xảy ra ở truyền hình. Có đơn vị thành lập văn phòng đại diện,
thành vương quốc riêng, muốn đăng gì thì đăng. Đối tác liên kết với truyền hình,
sau đó lấy thương hiệu và mở kênh riêng. Có những kênh người xem đông hơn
cả truyền hình và có quảng cáo.
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do tình hình kinh tế báo chí eo
hẹp. Đối với các tạp chí điện tử có ấn phẩm in, nếu chỉ đăng tải bài nghiên cứu
chuyên ngành trên bản in giấy thì nguồn kinh phí duy trì khó khăn và không bảo
đảm thu nhập cho phóng viên, biên tập viên. Mặt khác là do còn nhiều bất cập
trong quản lý báo chí như: chưa có sự giám sát chặt chẽ các tạp chí khoa học,
tạp chí chuyên ngành dẫn đến việc cho ra đời quá nhiều văn phòng đại diện với

8
nhiều phóng viên thường trú, tập trung khai thác những vấn đề tiêu cực, bất cập
của địa phương. Trong lúc đó, văn phòng đại diện không đáp ứng đủ các điều
kiện hoạt động vẫn được cơ quan báo chí thành lập. Việc cấp phép hoạt động
cho các cơ quan báo chí, tạp chí điện tử, trang tin điện tử tổng hợp còn khá dễ và
nhiều kẽ hở. Từ đó đã kéo theo việc cấp số lượng thẻ nhà báo lớn hơn so với quy
mô, tính chất của tạp chí. Việc quy định khoán toàn bộ cho đối tác liên kết đã
tạo kẽ hở trong quản lý nội dung khi máy chủ của trang chủ và máy chủ của
chuyên trang đặt ở những nơi khác nhau, không đúng quy định trong giấy phép
dẫn đến tình trạng đối tác toàn quyền quyết định nội dung chuyên trang.

III. GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT


Trước thực tế đó, ngày 30-3-2022, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Quyết định 75/QĐ-BTTT xây dựng và thực hiện Kế hoạch về việc xử lý tình
trạng “báo hóa” tạp chí. Đến hết tháng 9-2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã
ban hành 11 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 616,5 triệu
đồng đối với các tờ như Tạp chí Thương gia, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống,
Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị, Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Tạp chí điện
tử Tri thức trực tuyến, ..
Ở quan điểm cá nhân, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống các quy định, chế tài về vấn đề này.
Hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng
một số trang tin tổng hợp, mạng xã hội lợi dụng các kẽ hở này để “báo hóa”.
Việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn và bị kéo dài thời gian do các quy định,
chế tài còn bất cập, chưa đầy đủ khiến các địa phương khi xử lý tình trạng “báo
hóa” còn hạn chế. Có địa phương hầu như chỉ nhắc nhở mà không có xử phạt.
Thứ hai, cơ quan chủ quản của các tạp chí điện tử cần nghiêm túc trong
lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cơ quan báo chí, bám sát tôn chỉ, mục đích,
chức năng, nhiệm vụ để triển khai các hoạt động nghiệp vụ phù hợp, đúng
luật định. Làm rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan

9
báo chí khi để các chuyên trang, ấn phẩm có nhiều vi phạm, sai phạm. Cần xử lý
nghiêm các trường hợp hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan
báo chí, vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo.Công khai danh
sách các cơ quan báo chí nói chung, tạp chí điện tử nói riêng vi phạm, bị xử lý;
Công khai các văn bản xử lý vi phạm, góp phần làm trong sạch đời sống báo chí
trong tình hình hiện nay.
Thứ ba, các tạp chí điện tử cần tập trung nâng cao chất lượng nội dung,
bám sát nhu cầu của độc giả, tận dụng thế mạnh internet và các ứng dụng
đa phương tiện để tạo sự liên kết nội dung thông tin chuyên biệt. Ban Biên
tập các tạp chí điện tử phát huy tính chủ động, sáng tạo tìm “lối ra” cho các sản
phẩm báo chí của mình theo đúng khuôn khổ luật định. Đội ngũ phóng viên,
biên tập viên các tạp chí điện tử cần nỗ lực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ cũng
như đạo đức nghề báo.
Thứ tư, phải có cơ chế tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước đối với công tác báo chí; phát huy vai trò của các cơ quan báo chí
và các nhà báo chân chính chống lại nạn “báo hóa” tạp chí, "tư nhân hóa"
báo chí, vi phạm pháp luật về báo chí. Cơ quan chức năng phải có kế hoạch
kiểm tra thường xuyên và đột xuất, xử phạt nghiêm những vi phạm; kiên quyết
không để tồn tại hiện tượng sử dụng giấy phép hoạt động báo chí của tạp chí để
xuất bản như báo, nhất là trên môi trường mạng.
Đặc biệt, một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát hiện kịp thời dấu
hiệu, hành vi vi phạm của các tạp chí là mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
nhận thấy tạp chí đưa tin, bài sai tôn chỉ, mục đích hoặc bị nhà báo dọa dẫm,
"vòi vĩnh", cần mạnh dạn tố giác. Tuy nhiên việc này phải được nghiên cứu
thấu đáo và có cơ chế hợp lý, bởi không ít cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
cũng có những sai phạm nhất định, nên thường không dám tố giác khi bị nhà
báo và các tạp chí "hành" sai pháp luật.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Chính phủ, Tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, trang thông tin điện
tử, mạng xã hội.
2. Nhĩ Anh, Chặn tình trạng “báo hóa” mạng xã hội và hiện tượng “tư nhân
hóa” báo chí, Vneconomy.
3. Trần Thị Thúy Linh, “Báo hóa” tạp chí điện tử - thực trạng và giải pháp,
Lý luận chính trị.
4. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân.

11

You might also like