You are on page 1of 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong


truyền thông đại chúng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H
2. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1997), Báo chí - những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
3. Jefkins F. (2007), Phá vỡ bí ẩn PR (Nguyễn Thị Phương Anh
và Ngô Anh Thy biên dịch), Nxb. Trẻ, Tp. HCM.
4. Đinh Kiều Châu (2016), Ngôn ngữ truyền thông và tiếp
thị, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội
5. Nguyễn Thành Lợi, Phạm Minh Sơn (2014), Thông tấn
báo chí – lí thuyết và kĩ năng, NXB Thông tin và truyền
thông.
6. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học Báo chí, NXB Trẻ,
2006.
VĂN BẢN THÔNG CÁO BÁO CHÍ

I. Khái lược về Thông cáo Báo chí.


II. Cấu trúc văn bản Thông cáo Báo chí
III. Đặc điểm của văn bản Thông cáo Báo chí.
IV. Cách viết văn bản Thông cáo Báo Chí
V. Quá trình chuyển hóa từ văn bản Thông cáo Báo chí
sang văn bản Báo chí
VI. Bài tập vận dụng
I. Khái lược về Thông cáo Báo chí
1. Khái niệm Thông cáo Báo chí
Thông cáo báo chí là văn bản giao tiếp của một tổ
chức được gửi đến đại diện các cơ quan truyền thông đại
chúng (báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền
hình… ) với mục đích cung cấp thông tin về một sự kiện
nào đó đến công chúng.

Thông cáo Báo


chí là gì?
2. Vai trò của Thông cáo Báo chí

- Là cầu nối giữa doanh nghiệp, tổ chức với báo chí và


công chúng.
- Là “tiếng nói” chính thức của doanh nghiệp, tổ chức.

Vai trò của


TCBC?
3. Đối tượng sử dụng văn bản TCBC
- Chủ thể phát:
TCBC phải được phát hành bởi một
cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân.
- Về chủ thể nhận:
TCBC phải được gửi đến các cơ quan
truyền thông hợp pháp, được cấp phép và
giấy phép hoạt động còn có giá trị

Theo các em, đối


tượng sử dụng (người
II. Cấu trúc văn bản Thông cáo Báo chí
1. Cấu trúc “hình tháp xuôi”
- Cấu trúc này còn có các tên gọi khác như “tam giác thường”,
“hình cây thông”, “hình nón”, “hình tháp thường”… với ý nghĩa
như nhau. Theo các em, văn
- Ưu điểm: Sức hấp dẫn ngày càngbản tăng
Thông cáo báo
về cuối
- Nhược điểm: Gây nhàm chán, tẻchínhạtcónếu lạm dụng
những nhiều
dạng
Mô hình cấu trúc này như sau: cấu trúc nào?

Chi tiết gây ấn tượng


Chi tiết quan trọng hơn

Chi tiết quan trọng nhất


II. Cấu trúc văn bản Thông cáo Báo chí
2. Cấu trúc “hình tháp ngược”
- Về lý thuyết, mô hình này thực chất là đảo ngược của mô hình
thứ nhất.
- Đây là mô hình cấu trúc được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Giáo
trình dạy viết nhiều trường đại học ở Mỹ, trong đó có Đại học
Colorado, cũng cho rằng mô hình diễn đạt TCBC tốt nhất nên theo
cấu trúc này.
- Ưu điểm: Người viết hình thành bản tin nhanh, người đọc chỉ cần
lướt qua phần đầu có thể nắm bắt được vấn đề.
Mô hình cấu trúc này như sau:
II. Cấu trúc văn bản Thông cáo Báo chí
2. Cấu trúc “hình tháp ngược”
Mô hình cấu trúc này như sau:

Chi tiết quan trọng nhất

Chi tiết ít quan trọng

Chi tiết không quan trọng


II. Cấu trúc văn bản Thông cáo Báo chí
3. Cấu trúc hình chữ nhật
- Câu trúc “hình chữ nhật” là cấu trúc mà các chi tiết của văn bản
được sắp xếp tương đối ngang hàng nhau về tầm quan trọng.
- Ưu điểm của cấu trúc này là có thể triển khai sự kiện theo chiều
sâu hoặc liệt kê các chi tiết thông tin.
- Nhược điểm của cấu trúc này dễ gây cảm giác đơn điệu, tẻ nhạt
khi dùng ngôn ngữ trần thuật thuần túy.
* Mô hình của cấu trúc này như sau:
Chi tiết 1
Chi tiết 2
Chi tiết 3
Chi tiết 4
III. Đặc điểm văn bản thông cáo báo chí
1. Tính thời sự
- Cũng như tin tức, TCBC cần phải nhanh chóng và kịp thời.
- Ngày phát hành trên TCBC phải Nêulàmột
ngày sớm hơn hoặc
số đặc
đồng thời với thời điểm xảy ra sự điểm
kiện. cơ bản của
- Phát hành đúng thời điểm sẽ phátvănhuy
bảnđược hiệu quả, tránh
TCBC?
các biến cố, khủng hoảng do thông tin chậm trễ gây ra
- Tính thời sự quyết định thông tin trên TCBC có được sử
dụng hay không

2. Tính nhất quán và chính thống


Tính nhất quán và chính thống của thông tin là yếu tố rất
quan trọng, phản ánh quan điểm “trước sau như một” của tổ
chức trước một vấn đề, sự kiện. .
III. Đặc điểm văn bản thông cáo báo chí
3. Tính chính xác cao
- Một TCBC hiệu quả trước hết phải là TCBC cung cấp
những thông tin xác thực cho báo chí.
- Trong văn bản TCBC, giá trị của thông tin nằm ở tính
chính xác và trung thực của nó.
- Khi TCBC được gửi đến phóng viên, biên tập viên, họ sẽ
kiểm chứng thông tin trước khi đưa vào bài viết.

4. Tính quan trọng và hấp dẫn


Khác với các đòi hỏi về hình thức, tính quan trọng, hấp
dẫn ở TCBC được quyết định bởi chính bản thân sự kiện
chứ không phải vì những bình luận của người viết
IV. Viết văn bản Thông cáo Báo chí
1. Trước khi viết
Đặt ra các câu hỏi: Trước khi viết
- Chủ đề của TCBC là gì? TCBC người viết
cầnnày
- Điểm đặc biệt của thông cáo báo chí chuẩn
là gì?bị gì?
- Thông điệp được viết dành cho ai?
- Điều gì bạn muốn đạt được trong thông cáo của mình?
- Tổng hợp: thông tin, số liệu, hình ảnh, Contact của người chịu
trách nhiệm nội dung thông tin
- Tư liệu diễn giải, tham khảo đính kèm.
IV. Viết văn bản Thông cáo Báo chí
1. Trước khi viết
* Cấu trúc văn bản TCBC Chọn cấu trúc cho
--Đảm
Môbảohình cấuthức
công trúc5W + H: văn bản Thông cáo
•1. Who: Ai Báo chí mà anh
•2. What: Cái gì (chị) định viết?
•3. Where: Ở đâu
•4. Why: Vì Sao
•5. When: Khi nào
•6. How: Như thế nào
Tổ chức thông tin theo cấu trúc “hình tháp ngược”.
IV. Cách viết văn bản Thông cáo Báo chí
Ví dụ mẫu như sau:
•THÔNG CÁO BÁO CHÍ
•Tên sự kiện
•Phát hành ngày:
•Tên đơn vị tổ chức:
•Thời gian diễn ra sự kiện:
•Địa điểm tổ chức:
•Nội dung cụ thể sự kiện:
•Chi tiết đơn vị tổ chức:
•Thông tin liên hệ cụ thể:
•Tên người đại diện truyền thông của doanh nghiệp:
•Tên công ty:
•Số điện thoại :
•Số fax:
•Địa chỉ email
IV. Cách viết văn bản Thông cáo Báo chí
2. Cách trình bày
- Khổ giấy A4, nên dùng giấy Letter head.
- Cách dòng 1.5 hoặc 2.
- Lề trái và lề phải ít nhất là 1 inch
- Tít phải được viết đậm: Tít chính viết hoa hoặc viết
hoa toàn bộ chữ cái đầu tiên; Tít phụ viết đậm và
nghiêng
- Độ dài; Một trang giấy A4 là lý tưởng, tối đa 2 trang
trừ những trường hợp đặc biệt.
- Cuối trang nếu còn tiếp thì nên dùng chữ more (còn
tiếp) Các trang nên được đánh số
- Cuối bảng TCBC nên dùng ký hiệu ###, the end, hết
IV. Cách viết văn bản Thông cáo Báo chí
3. Sau khi viết
- TCBC trả lời được các vấn đề chưa?
- TCBC ngắn gọn chưa?
- Được đọc kỹ và được duyệt chưa?
- Gởi tới đâu?
- Kiểm tra coi có được đăng không?
- Lưu các bài đã đăng và gọi điện cảm ơn.
- Không nên ngồi chờ đăng tin mà phải theo dõi
V. Quá trình chuyển hóa từ Văn bản TCBC sang văn
bản Báo chí
1. Mô hình chuyển hóa từ văn TCBC sang văn bản Báo chí
S1 R1 ~ S2 R2

M1 M2
Trong đó:
S1 (Sender 1): Người gửi 1 - Tổ chức phát hành TCBC
R1 (Receiver 1): Người nhận 1 – Cơ quan truyền thông
M1 (Message 1): Thông điệp 1 – Thông cáo báo chí
S2 (Sender 2): Người gửi 2 – Các cơ quan truyền thông
R2 (Receiver 2): Người nhận 2 – Độc giả báo chí (đại chúng).
M2 (Message 2): Thông điệp 2 – Tác phẩm báo chí
VI. Bài tập Vận dụng
Bài tập 1: So sánh văn bản Thông cáo Báo chí với
các loại văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
Gợi ý
Ở bài tập này, chúng ta có thể so sánh nhận xét
sự khác biệt giữa TCBC và các văn bản báo chí trên
các điểm:
- Mức độ ưu tiên giữa các chức năng của phong cách
báo chí.
- Chủ thể văn bản và ngôn ngữ tác giả.
- Tính biểu cảm.
- Tính khuôn mẫu/sáng tạo.
- Ngôn ngữ hình thức.
VI. Bài tập Vận dụng
Bài tập 1: So sánh văn bản Thông cáo Báo chí với các loại văn bản
thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
1. Mức độ ưu tiên giữa các chức năng của phong cách báo chí.
- TCBC xem chức năng thông báo là quan trọng nhất. trong khi đó, văn bản
báo chí lại chú trọng cân bằng giữa chức năng thông báo và chức năng thu hút
người đọc. Điều này đã quy định về cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau ở các
thể loại văn bản.
2. Chủ thể văn bản và ngôn ngữ tác giả.
- Tác phẩm báo chí bao giờ cũng thuộc về một tác giả nào đó - là những người
sáng tạo trực tiếp các tác phẩm.
- TCBC là dạng văn bản không đề tên tác giả. Sự lu mờ của vai trò người soạn
thảo văn bản TCBC cho thấy sự phi cá thể trong phong cách TCBC.
- Quan điểm của TCBC, các nhận định mà TCBC đưa ra được hiểu là quan
điểm, nhận định của một tổ chức, không phải là quan điểm của “tác giả”
TCBC. Nói cách khác, dấu vết cá nhân của người soạn thảo TCBC đã bị ẩn đi,
thay vào đó, TCBC được hiểu là tiếng nói của một tổ chức, một tập thể. Đó là
loại văn bản có chủ thể nhưng không có tác giả.
VI. Bài tập Vận dụng
Bài tập 1: So sánh văn bản Thông cáo Báo chí với các loại văn bản thuộc
phong cách ngôn ngữ báo chí
3. Tính biểu cảm.
Tính biểu cảm trong TCBC thấp hơn và có hình thức thể hiện ít đa dạng
hơn so với văn bản TCBC:Diễn đạt trong văn bản TCBC là lối diễn đạt một
nghĩa, tránh cách hiểu mập mờ nước đôi. Nói cách khác, văn bản loại này
không sử dụng loại nghĩa hình tượng, ngôn ngữ của văn bản thường rõ ràng
và chính xác.
4. Tính khuôn mẫu/sáng tạo
Các kiểu kết hợp từ độc đáo, bất ngờ hay việc sử dụng những thành ngữ,
tục ngữ, các thủ pháp chơi chữ một cách sáng tạo hầu như không xuất hiện
trong TCBC.
5. Ngôn ngữ hình thức.
Trong báo in, người ta thường nhắc đến khái niệm ngôn ngữ hình thức
của ma-két (maquette) báo chí, thực chất là các yếu tố hình thức cấu thành
ma-két như khổ báo, măng-séc, chữ, khung nền, ảnh,… Các yếu tố này không
áp dụng đối với văn bản TCBC.
VI. Bài tập Vận dụng
Bài tập 2: Chọn đề tài và viết một thông cáo báo chí theo cấu trúc hình tháp
ngược.
Sinh viên làm trong khoảng 10 phút sau đó nộp lại cho GV để cả lớp cùng
thảo luận.

You might also like