You are on page 1of 3

PHÓNG VIÊN

I. Đặc Điểm Nghề:


Phóng viên là những người đưa tin. Họ làm việc cho các Đài truyền hình, Đài
phát thanh, Tòa soạn….Để đưa tin tức đến với khán giả, người phóng viên đã pjải
trải qua quá trình lấy tin, biên tập và dựng bài. Phóng viên là một trong những
công việc đặc thù nhất của ngành nhà báo, họ có thể phải chạy đến nhiều nơi,
nhiều địa điểm để lấy được tin tức. Đôi khi, họ cũng sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ quay
phim, chụp ảnh.
II. Phân Loại: gồm có 5 loại phóng viên
+ Phóng viên truyền hình
+ Phóng viên báo chí
+ Phóng viên thường trú
+ Phóng viên chiến trường
+ Phóng viên ảnh
III. Công Việc Của Một Phóng Viên:
- Thu thập, tổng hợp thông tin. Sau đó chọn lọc ra những sự kiện, tin tức
quan trọng, nổi bật.
- Tiến hành lấy tin, quan sát, điều tra, phỏng vấn đề kiểm chứng, kiểm định
nguồn tin.
- Quay phim, chụp ảnh, ghi âm để dùng làm tư liệu.
- Viết bài và kết hợp cùng Biên tập viên để tạo ra những bản tin hấp dẫn và
chính xác.
- Đưa tin trực tiếp tại hiện trường sự kiện. (Đối với phóng viên truyền hình)
Hoặc gửi ấn phẩm đi xuất bản.
IV. Những Tố Chất Để Trở Thành Một Phóng Viên:
1. Không ngại gian khổ:
Nghề phóng viên không chỉ chịu áp lực và sức ép về thời gian deadline để “lên
cho kịp bài” mà còn phải đối mặt với những hiểm nguy luôn rình rập như phải
tác nghiệp trong những mùa mưa lũ, chiến tranh, phản ánh cái xấu… Vậy nên
để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bạn phải hết sức năng động, linh hoạt và
say mê thâm nhập cuộc sống để phản ánh những vấn đề xã hội.
2. Phản ánh trung thực, khách quan:
Hiện nay, có những vấn đề nhức nhối trong xã hội và sự “cám dỗ” của đồng
tiền nên có nhiều phóng viên/nhà báo không thể chiến thắng được “góc tối” đó.
Nhiều người trong số họ đã không làm chủ được và nhận những khoản tiền đút lót,
hối lộ để che đậy sự thật, phản ánh khác đi hoặc phớt lờ những cái xấu. Điều này
trong “từ điển” đạo đức nghề báo không hề cho phép xuất hiện. Để trở thành một
phóng viên giỏi trước tiên bạn cần hiểu rằng “tiên học lễ, hậu học văn”, luôn đặt
lợi ích của tập thể và xã hội lên hàng đầu, bởi có tài mà không có đức thì mọi công
sức đều “đổ sông, đổ biển”.
3. Ham học hỏi, trau dồi kiến thức:
Trong nghề báo, cách học tốt nhất là học hỏi chính ngay trong cuộc sống, học
bạn bè đồng nghiệp và tự học ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn của bản
thân mình. Làm phong phú “kho dữ liệu” trong đầu bạn chính là điều kiện để có
thể xây dựng những bài viết chất lượng, có chiều sâu và dễ dàng thuyết phục người
đọc bằng những lập luận chặt chẽ, xác đáng nhất.
4. Tư duy nhạy bén:
Một người phóng viên cần có tư duy nhanh nhạy và phân tích tình huống
“khác biệt” so với những người bình thường. Một vụ án, một phóng sự bên cạnh
cách dẫn dắt tin tức thường gặp, thì người phóng viên nên đưa ra những góc nhìn
khác biệt hơn, khai thác những khía cạnh mà những người đồng nghiệp ít khi nghĩ
đến. Nắm bắt thị hiếu cũng như suy nghĩ của công chúng để từ đó có những tác
phẩm “để đời”.
5. Học thêm ngoại ngữ:
Song song với việc nâng cao nghiệp vụ nghề báo bạn cũng cần trang bị cho
mình một ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) để có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ
quan cũng như mở ra nhiều “cảnh cửa” cho tương lai nghề nghiệp.
V. Vai Trò Của Nghề Phóng Viên:
- Làm giàu vốn văn hóa của một quốc gia
- Hướng đến sự nhân văn của con người
- Tiếp cận nền văn hóa - kinh tế - xã hội của thế giới
- Lên án, chống lại những tiêu cực của xã hội
VI. ngành phóng viên học
- Báo chí truyền thông
- Việt Nam học
- Văn Học
- Xã Hội Học
- Ngôn Ngữ Học

You might also like