You are on page 1of 24

I.

Tổng kết môn học

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CHÍ

1. Khái niệm

- Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh sự thật khách quan xảy ra trong
đời sống.

- Báo chí là một loại hình truyền thông đại chúng.

- Có 4 loại hình báo chí:

+ Báo in

+ Báo mạng điện tử

+ Báo phát thanh

+ Báo truyền hình

2. Chức năng

- Chức năng thông tin: Báo chí cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo
tính trung thực và độ chính xác cao.

- Chức năng tư tưởng: Thông tin báo chí có tác động rất lớn đến nhận thức công
chúng, từ đó có thể định hướng dư luận xã hội, định hướng thái độ, nhận thức,
hành vi cho công chúng. Do đó, báo chí cần đặc biệt chú ý đáp ứng công tác tuyên
truyền của Đảng và Nhà nước.

- Chức năng văn hóa – giải trí: Trong xã hội hiện đại, nhu cầu giải trí và nâng cao
kiến thức của con người ngày một nâng cao. Thông qua các tác phẩm báo chí, đặc
biệt là báo truyền hình, khán giả vừa có điều kiện giải trí, vừa có điều kiện nâng
cao kiến thức về nhiều lĩnh vực như văn hóa, đời sống, khoa học, nghệ thuật,…

- Chức năng giám sát xã hội: Tại Việt Nam, báo chí là một công cụ chính trị của
Đảng, Nhà nước, tổ chức, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí là vũ khí quan trọng
trong cuộc đấu tranh chính trị phò chính trừ tà. Tại phương Tây, chức năng giám
sát của báo chí được tuyệt đối hóa thành quyền lực thứ tư, giám sát cả 3 quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp.

3. Các nhóm thể loại báo chí

3.1. Báo chí thông tấn

- Đề cập, thông báo, phản ánh kịp thời những sự kiện, hiện tượng,… vừa, đang, sắp
xảy ra.

- Thông tin không sâu.

- Một số thể loại thuộc nhóm báo chí thông tấn: tin, phỏng vấn, tường thuật, …

3.2. Báo chí chính luận

- Trên cơ sở các tư liệu, sự kiện, hiện tượng có hệ thống để phân tích, đánh giá,
bình luận một vấn đề nào đó tùy theo ý đồ, mục đích nhất định,

- Thông tin sâu và có tính tư tưởng.

- Một số thể loại thuộc nhóm báo chí chính luận: xã luận, bình luận, điều tra, phản
ánh,…

3.3. Báo chí chính luận nghệ thuật

- Kết hợp yếu tố chính luận với yếu tố nghệ thuật để phản ánh, lí giải vấn đề.
- Một số thể loại thuộc nhóm báo chí chính luận nghệ thuật: phóng sự, tài liệu, kí
báo chí,…

4. Đặc thù của báo chí Việt Nam

- Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước quản lí. Thuộc các bộ, ngành,
địa phương, tổ chức chính trị xã hội,…Tại Việt Nam không có báo chí tư nhân.

- Báo chí Việt Nam gồm nhiều loại hình, ở nhiều cấp, thuộc nhiều cơ quan chủ
quản, xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài.

- Mỗi cơ quan báo chí có tôn chỉ mục đích hoạt động, nhiệm vụ riêng, nhưng thống
nhất dưới sự quản lí của Ban Tuyên giáo Trung ương (Vụ Báo chí xuất bản), Bộ
Thông tin & Truyền thông (Cục Báo chí, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin
điện tử).

5. Nhiệm vụ của nhà báo

- Đưa tin, phản ánh những câu chuyện, vấn đề (thuộc lĩnh vực, mảng).

- Chịu trách nhiệm trước tính xác thực của thông tin.

6. Kĩ năng

5.1. Kĩ năng phát hiện và khai thác đề tài

- Liên tục quan sát những điều xảy ra trong cuộc sống xung quanh. Luôn luôn quan
sát kết hợp với phân tích, đánh giá để rút ra những kết luận khách quan, chính xác.

- Nghiên cứu, tìm hiểu trước về lĩnh vực thông qua các tài liệu, tư liệu.
5.2. Sử dụng các công cụ tác nghiệp (Tốc kí, ghi âm, quay chụp,…)

- Biết cách sử dụng máy quay, máy ghi âm,… Hiểu các thông số máy, có kiến thức
về góc quay, cảnh quay, bố cục,…

- Liên tục học hỏi, nắm bắt những công nghệ ghi hình, ghi âm, dựng video mới.

5.3. Kĩ năng viết tin bài

- Hiểu được cách viết bài, lên kịch bản cho từng thể loại báo chí khác nhau (tin,
phóng sự, phỏng vấn,…)

5.4. Thiết lập các mối quan hệ sâu rộng

- Xây dựng các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng trong báo chí, cho phép nhà báo
có những nguồn tin chất lượng hơn, dễ dàng liên hệ với nhân vật để tác nghiệp và
hợp tác lâu dài.

7.Thái độ

- Giữ vững phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp.

- Không ngừng phát triển kĩ năng tác nghiệp báo chí.

- Trung thực, khách quan trước vấn đề, sự kiện, hiện tượng.

- Luôn chủ động, năng động phát hiện, tìm hiểu vấn đề, sự kiện, hiện tượng đồng
thời kiên trì, dấn thân đào sâu khai thác vấn đề, sự kiện, hiện tượng.

- Không ngừng trau dồi kiến thức xã hội đời sống và các kiến thức chuyên ngành,
lĩnh vực phụ trách.

CHƯƠNG 2: TIN TRUYỀN HÌNH


1. Khái niệm về Tin

- Tin tức là thông điệp về các sự việc, sự kiện, hiện tượng,… trong đời sống, có thể
được phản ánh trong tác phẩm báo chí hoặc không.

- Tin báo chí là một thể loại báo chí có chức năng thông tin về các sự việc, hiện
tượng tiêu biểu, thời sự của cuộc sống một cách ngắn gọn và nhanh nhất.

2. Đối tượng phản ánh của tin

- Tin phản ánh các sự kiện tiêu biểu, có thực, mới xảy ra trong đời sống, chứ không
đi sâu vào giải quyết vấn đề.

- Sự kiện phải tiêu biểu, có thực và mới xảy ra.

- Nhiều người quan tâm khi tin tức mới lạ, khác thường, có tác động lớn hay liên
quan đến những người nổi tiếng, quan trọng.

- Tin trả lời cho 6 câu hỏi quan trọng: Chuyện gì? (What), Khi nào? (When), ở
đâu? (Where), Ai? (Who), Tại sao? (Why), Như thế nào? (How).

3. Nguồn tin

- Báo cáo hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền, các ngành, đơn vị, cơ sở.

- Bản tin chính thức của các hãng thông tấn, các tờ báo, chương trình phát thanh
truyền hình.

- Họp báo.

- Cộng tác viên tòa soạn, khán giả.

- Hoạt động thực tiễn của nhà báo.


4. Các dạng tin cơ bản

4.1. Tin vắn

- Có nhiệm vụ thông báo một cách ngắn gọn nhất về sự kiện với độ dài chỉ khoảng
từ 30 đến 60 chữ (tương đương với thời lượng từ 10 đến 20 giây khi đọc trên đài
phát thanh, truyền hình).

- Trả lời cho bốn câu hỏi: Chuyện gì? Ở đâu? Khi nào? Ai?

- Toàn bộ nội dung có thể gói gọn trong một hoặc hai câu văn.

4.2. Tin ngắn

- Có thể dao động từ 60 chữ đến gần 100 chữ (tương đương với thời lượng từ 20
đến 30 giây khi đọc trên phát thanh, truyền hình) .

- Trả lời đầy đủ những câu hỏi cơ bản của tác phẩm báo chí ( 5W + 1H ). Đây là
dạng tin phổ biến nhất trên báo chí.

4.3. Tin sâu

- Là dạng tin thể hiện trên một/nhiều lớp lót thông tin khác nhau nhằm cho bạn đọc
hình dung đầy đủ và đa chiều về sự kiện, hiện tượng vừa xảy ra, chứ không đơn
thuần là tiếp nhận một thông tin đơn lẻ như vốn có.

- Tin sâu thường được các nhà báo áp dụng khi tính cạnh tranh về thời sự không
còn nữa, vì thế ý nghĩa cạnh tranh của thông tin chỉ rơi vào những thông tin bao
quanh sự kiện hoặc hiện tượng.

5. Các mô hình viết tin


- Tháp ngược: những chi tiết, sự kiện, số liệu quan trọng nhất đưa lên đầu, sau đó
giảm dần giá trị của sự kiện ở phần thân tin và cuối tin thường là yếu tố phụ hoặc
giải thích.

- Tháp xuôi: Đầu tin sử dụng câu từ, hình ảnh gây ấn tượng, tò mò, sau đó tăng dần
mức độ quan trọng, hấp dẫn ở phần thân tin và sức nặng nhất, hay nhất, quan trọng
nhất của tin nằm ở phần kết luận.

- Kim cương: Thường áp dụng cho những thể loại dài như phóng sự, bình luận,
điều tra,… Người viết xoay chiều nhiều góc cạnh khác nhau nhằm tạo dấu ấn và
hấp dẫn xuyên suốt bài viết.

6. Tin truyền hình

6.1. Xét về hình thức thể hiện

6.1.1. Tin lời

- Tin do người dẫn chính đọc lên và không có hình ảnh.

- Sử dụng khi tin quá ngắn, không có hình ảnh, tin nóng, mới cập nhập.

6.1.2. Tin trám hình

- Tin do người dẫn chương trình đọc lên, có hình ảnh trám vào.

- Sử dụng khi tin ngắn, hoặc muốn thể hiện sự tham gia của người dẫn chương
trình vào nội dung, hay trong trường hợp tin mới chưa kịp hoàn thiện hậu kì thành
tin hình.

6.1.3. Tin hình


- Tin đã được hậu kì hoàn chỉnh gồm cả lời bình đọc sẵn và hình ảnh. Người dẫn
chương trình chỉ đọc lời dẫn giưới thiệu vào tin.

- Sử dụng khi có thời gian để hậu kì, nhằm giảm thiểu sai sót khi phát song (người
dẫn chương trình đọc vấp hoặc đọc sai).

6.2. Xét về cách thức sản xuất

- Tin sản xuất toàn bộ: do đài truyền hình tự sản xuất bằng phương tiện và nhân lực
của mình.

- Tin khai thác biên tập: đài truyền hình đặt hàng/mua bản quyền của bên khác rồi
phát song hoặc biên tập lại rồi phát.

7. Quy trình sản xuất tin truyền hình

7.2. Lựa chọn sự kiện

- Lựa chọn sự kiện từ các nguồn tin như báo cáo, tài liệu, họp báo, người báo tin,…

- Hình dung trước trong đầu về những hình ảnh, thông tin sẽ sử dụng.

7.2. Thu thập thông tin tại hiện trường

- Làm việc với quay phim để thống nhất những hình ảnh cần quay và nhân vật cần
phỏng vấn.

- Thu thập thông tin từ các dữ kiện để viết tin (nghe báo cáo, đọc tài liệu, thông
cáo, phỏng vấn nhân chứng, nhân vật…)

7.3. Viết tin

- Có thể viết tin ngay tại hiện trường.

- Xem lại hình ảnh đã quay.


- Chọn mô hình cho tin.

- Chọn những chi tiết, dự kiện quan trọng, tiêu biểu nhất.

- Chọn dạng tin và hình thức thể hiện phù hợp cho tin.

7.4. Dựng tin (Hậu kì)

- Thường thực hiện khi đã về cơ quan.

- Đọc lời bình.

- Dựng hình.

- Hoàn chỉnh thành phẩm.

7.5. Kiểm duyệt và phát sóng

- Ban biên tập, lãnh đạo trực sóng kiểm duyệt.

- Phát sóng (theo sắp xếp của người tổ chức sản xuất bản tin).

8. Kĩ năng cho sản xuất tin truyền hình

7.1. Kĩ năng lựa chọn sự kiện

- Trong đời sống có vô vàn những sự việc sự kiện ngẫu nhiên, cần lựa chọn đâu là
sự kiện tiêu biểu, quan trọng và thu hút khán giả để phản ánh, khai thác.

7.2. Kĩ năng ghi hình tại hiện trường

- Tin truyền hình ưu tiên các cú máy tĩnh, các cảnh cận, trung. Nếu lia máy, cần lia
chậm, từ từ. Trước và sau khi lia, để máy tĩnh khoảng 2 giây tránh bị ngắt chuyển
động đột ngột, tạo thuận lợi khi biên tập lại video về sau.

- Quay đa dạng các hình ảnh, cỡ cảnh.


- Luôn quay thừa hình.

7.2. Kĩ năng viết tin, lời bình

- Viết đầu đề thu hút:

+ Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.

+ Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà, đi thẳng vào
vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ,
dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng
chấm than do không thay thế được các từ mạnh.

+ Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm.

+ Không dùng câu hỏi.

+ Sử dụng những số liệu, chi tiết nổi bật, gây ấn tượng để đặt tít. Tránh
những tít quá chung, tít giật gân, câu khách, rẻ tiền.

- Viết lời dẫn:

+ Ngôn ngữ tin ngắn gọn, dễ hiểu, trực tiếp nhưng đồng thời cũng phải thu
hút người xem.

+ Mô hình tháp ngược hoặc kim cương là mô hình tối ưu nhất cho tin truyền
hình.

+ Trả lời cho các câu hỏi 5W 1H.

7.5. Kĩ năng biên tập

- Lời bình cần khớp với hình ảnh. So với bài viết tin trên báo in, lời bình có thể
lược bỏ bớt các chi tiết mà hình ảnh, âm thanh đã diễn tả.

- Thay đổi các cỡ cảnh cận, trung, toàn tránh gây nhàm chán.
9. Thái độ

- Luôn chủ động, năng động phát hiện, tìm hiểu vấn đề, sự kiện, hiện tượng.

- Trung thực, khách quan trước vấn đề, sự kiện, hiện tượng.

- Không ngừng sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình ảnh, âm thanh giúp tin bài thu
hút công chúng hơn.

- Tránh việc lạm dụng những tin bài câu view, giật tít rẻ tiền.

CHƯƠNG 3: PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

1. Quan niệm về phóng sự

Có nhiều quan niệm khác nhau, cả trong giới nghiên cứu và thực tiễn người làm
phóng sự, về cách phân loại, đặc điểm, đặc trưng của thể loại này.

- Phóng sự là một thể loại có năng lực phản ánh hiện thực một cách sinh động.

- Phóng sự là thể loại được dùng nhằm nêu một vấn đề, nói một câu chuyện, hoặc
phản ánh một sự kiện.

- Không tuyệt đối, nhưng đa số phóng sự có cốt truyện với nhân vật chính và có thể
cả những nhân vật liên quan khác.

- Mỗi phóng sự đều cố gắng truyền đạt một thông điệp rõ ràng.

- Một số phóng sự có xu hướng giải quyết trọn vẹn các vấn đề (từ nêu vấn đề đến
giải pháp). Tuy nhiên, đây không phải là mô hình chuẩn mực hay cần thiết phải áp
dụng một cách máy móc, cứng nhắc.
- Rất nhiều nhà báo và nhà nghiên cứu còn lẫn lộn giữa phóng sự và các thể loại
khác như ghi nhận, ghi nhanh.

Tóm lại, đây là một thể loại báo chí phổ biến để phản ánh các vấn đề, hoặc kể lại
một câu chuyện mang tính thời sự.

2. Đặc điểm của phóng sự

- Phóng sự kể một câu chuyện với đầy đủ 5W 1H.

- Có nhiều cấp độ phản ánh:

+ Khám phá, phơi bày hiện trạng; tái tạo các sự vật, sự kiện, tình huống, vấn
đề.

+ Phân tích lý giải nguyên nhân và cảnh báo hậu quả.

+ Đề xuất kiến nghị giải pháp: dự đoán chiều hướng phát triển của vấn đề.

- Có dung lượng vừa phải:

+ Trước đây, phóng sự trên phát thanh truyền hình dài 3 đến 5 phút. Giờ
đây, theo xu thế báo chí hiện đại thế giới, phóng sự chỉ dài 2 đến 3 phút,
thậm chí 1 phút rưỡi.

+ Trên báo in, báo mạng, phóng sự dài khoảng 800 đến 1200 chữ.

- Kết cấu điển hình gồm 3 phần:

+ Mở đầu (nêu vấn đề, sự kiện)

+ Phát triển (minh chứng sự tồn tại của vấn đề, sự kiện, tìm ra bản chất của
vấn đề, sự kiện…)

+ Kết luận (nhận định, kiến nghị, giải pháp)


3. Tiêu chí của phóng sự

- Phản ánh những mâu thuẫn và trả lời câu hỏi của đời sống.

- Tái hiện sự thật dưới dạng một bức tranh vừa khái quát vừa chi tiết, cụ thể.

- Câu chuyện về con người, được nhìn nhận ở một góc độ nhân văn (đứng về phía
con ng, bảo vệ quyền lợi con người theo số đông).

- Có sự tham gia của nhân chứng, nhân vật liên quan.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, bút pháp sinh động.

4. Đặc điểm của phóng sự truyền hình

4.1. Về đối tượng phản ánh

- Giống phóng sự báo chí nói chhung, có đối tượng phản ánh là sự kiện, hiện
tượng, vấn đề, … nhưng mục đích cuối cùng là tìm ra bản chất vấn đề.

- Phóng sự thường kể lại hoàn chỉnh một câu chuyện nhỏ hoặc một khía cạnh của
một vấn đề lớn.

4.2. Về phương tiện biểu đạt

- Bối cảnh, khuôn hình, cỡ cảnh, động tác máy quay.

- Các thủ pháp, hiệu ứng dựng hình.

- Lời nói, tiếng động, âm nhạc.

4.3. Sự kết hợp giữa phóng viên và quay phim


- Phóng viên là tác giả của phóng sự. Người quay phim giúp phóng viên hình ảnh
hóa ý tưởng của mình.

- Quay phim phải đảm bảo về chất lượng hình ảnh.

- Quay phim trước hết nghe theo sự chỉ đạo của phóng viên, sau đó có thể sáng tạo
theo ý mình.

4.4. Về cái tôi của tác giả

- Thể hiện qua góc độ tiếp cận tác phẩm, qua ngôn ngữ của tác phẩm.

4.5. Về các nhân chứng, nhân vật liên quan

- 2-3 nhân vật, nhân chứng

- Thể hiện sự khách quan, đa chiều, trung thực của tác phẩm

4.6. Về tiền kì, hậu kì

- Tiền kỳ: phóng viên thực hiên mọi khâu từ lên ý tưởng đến viết kịch bản, liên hệ
nhân vật, làm việc với quay phim.

- Hậu kỳ: phóng viên tự làm hoặc cùng thực hiện với kỹ thuật dựng.

5. Quy trình sản xuất phóng sự truyền hình

5.1. Chọn đề tài

- Đề tài là một sự kiện, hiện tượng, vấn đề mới trong cuộc sống đang đặt ra mâu
thuẫn hoặc câu hỏi cần được nêu lên hay làm sáng tỏ.

- Có thể do phóng viên tự nghĩ ra hoặc do ban biên tập, lãnh đạo phân công cho
phóng viên.
- Khi có đề tài, phóng viên cần xác định phản ánh nó dưới góc độ nào, phương
pháp nào để đảm bảo chất lượng phóng sự.

5.2. Khai thác thông tin

- Nếu đề tài nào không phải do phóng viên tự nghĩ ra, thì sau khi được giao đề tài,
phóng viên phải tự tìm hiểu, khai thác thêm thông tin để có đủ chất liệu triển khai
viết kịch bản phóng sự.

5.3. Viết kịch bản khung

- Kịch bản viết trước khi quay, phác thảo ý đồ tổ chức, triển khai nội dung của
phóng sự. Trong đó, các phần Mở đầu, Phát triển, và Kết thúc của phóng sự được
trình bày rõ ràng.

5.4. Liên hệ để đi quay

- Phóng viên cần xác định liên hệ với ai để có thể ghi hình ở những địa điểm cần có
sự cho phép và biết được cần phải liên hệ vơi nhân vật nhân chứng nào để phỏng
vấn.

- Nếu nhân vật từ chối thì phóng viên phải có phương án dự phòng và tìm cách
hoàn thành việc liên hệ trước khi tiến hành đi quay.

5.5. Đi quay

- Phóng phải làm việc trước với quay phim về idea và mong muốn của mình.

- Tùy vào số lượng và khoảng cách địa điểm cần ghi hình, phỏng vấn cũng như tùy
vào việc liên hệ, phóng viên xác định thời gian đi quay (buổi nào, bao nhiêu buổi).

- Có thể kiêm tra hình ảnh âm thanh ngay tại chỗ và yêu cầu quay lại nếu chưa ưng
ý.
- Trong quá trình quay kịch bản khung có thể sẽ bị thay đổi linh hoạt để phù hợp
với thực tiễn. Phóng viên phải hình dung ra sự thay đổi này trong quá trình đi quay.

5.6. Dựng phim

- Dựng theo kịch bản khung

- Phóng viên không thể tự dựng thì cần kĩ thuật viên.

5.7. Chi tiết hóa kịch bản, viết lời bình

- Tiến hành chi tiết hóa kịch bản khung, thêm bớt các chi tiết sao cho phù hợp với
thực tiễn, những vẫn đảm bảo tư tưởng của phóng sự.

- Dựa vào hình ảnh đã quay, phóng viên viết lời bình sao cho ăn nhập và logic với
các cụm hình ảnh sắp xếp trước đó khi dựng phim.

- Đọc lời bình.

6. Kĩ năng

Ngoài những kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng quay, dựng, khi làm phóng sự cần
trau dồi những kĩ năng sau:

6.1. Kĩ năng nghiên cứu, đào sâu vấn đề

- Nghiên cứu tài liệu, quan sát hoặc phỏng vấn chuyên gia, nhân chứng.

- Đã có báo nào viết về vấn đề đó.

- Đi khảo sát, lấy số liệu.

- Nhiều đề tài yêu cầu phóng viên phải trực tiếp trải nghiệm để phản ánh sự việc,
hiện tượng chân thực, chính xác nhất.
6.2. Kĩ năng giao tiếp, liên hệ nhân vật

- Tận dụng mối quan hệ sẵn có để mời nhân vật tham gia.

- Thuyết phục nhân vật tham gia bằng cách phân tích những điểm có lợi, hoặc chỉ
ra những điểm bất lợi.

7. Thái độ

- Luôn kiên trì tìm tòi, khai thác, nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc, tránh việc
phản ánh một cách hời hợt.

- Năng động, chịu khó dấn thân, trải nghiệm để có thể phản ánh được tốt nhất sự
kiện, hiện tượng, vấn đề.

CHƯƠNG 4: PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH

1. Khái niệm

- Phỏng vấn báo chí là một thể loại báo chí trong đó nhà báo là người chủ động đặt
câu hỏi và hỏi chuyện trực tiếp một hoặc một vài nhóm người nhằm khai thác
thông tin phục vụ cho yêu cầu và mục đích tuyên truyền của các phương tiện
truyền thông đại chúng.

- Phỏng vấn truyền hình là một cuộc trao đổi, nói chuyện giữa phóng viên với một
người đại diện trả lời phỏng vấn thông qua hình thức hỏi – đáp nhằm mục đích
cung cấp thông tin về lĩnh vực nào đó mà cơ quan báo chí muốn cung cấp đến khán
giả.

- Phân biệt kĩ năng phỏng vấn báo chí với thể loại phỏng vấn báo chí:
Kĩ năng phỏng vấn báo chí Thể loại phỏng vấn báo chí
- Khả năng sử dụng kiến thức, năng lực - Một loại tác phẩm trong báo chí có
của chủ thể phỏng vấn … để thu thập đặc điểm về nội dung là thông tin tác
thông tin từ đối tượng phỏng vấn thông phẩm chủ yếu do đối tượng/nhân ật
qua quá trình hỏi-đáp phỏng vấn cung cấp, có đặc điểm về
- Mục đích để thu thập thông tin phục hình thức cuộc đối thoại giữa bên đặt
vụ cho tác phẩm báo chí. câu hỏi là nhà báo và bên trả lời là
nhân vật phỏng vấn
- Phỏng vấn một vấn đề, sự kiện, chân
dung…

2. Đặc điểm của phỏng vấn báo chí

- Nhân vật trực tiếp tương tác với công chúng chứ ít thông qua thao tác chủ quan
của nhà báo. Với phỏng vấn truyền hình, nó là một cuộc nói chuyện diễn ra một
cách chân thật nhất trước màn ảnh, công chúng được xem cuộc trò chuyện trực tiếp
giữa phóng viên và người trả lời. Do đó, tính xác thực, chân thật của thông tin đạt
đến mức tối đa.

- Thông tin chân thực, tận nguồn, nhân vật trực tiếp cung cấp.

3. Phương pháp và kĩ năng phỏng vấn

3.1. Chuẩn bị trước phỏng vấn


- Thu thập thông tin: nghiên cứu tài liệu, tra cứu thông tin; tham vấn chuyên gia,
đồng nghiệp; quan sát, tổng hợp-phân tích…

- Tạo lập kế hoạch: làm về đề tài gì, mời ai tham gia, vào thời điểm nảo, ở đâu,
chuẩn bị như thế nào…

- Kĩ năng tìm nhân vật:

+ Tùy vào gốc độ khai thác đề tài.

+ Là người có trách nhiệm/kinh nghiệm/kiến thức/trải nghiệm, quan sát sự


kiện, vấn đề của đề tài phỏng vấn.

+ Nhận diện nhân vật phỏng vấn:

- Trách nhiệm: đại diện cơ quan/tổ chức… (thường là lãnh đạo hoặc
người được ủy quyền phát ngôn)

- Kinh nghiệm: kiến thức, chuyên gia trong ngành…

- Trải nghiệm, quan sát: người trong cuộc, người chứng kiến…

- Kĩ năng mời nhân vật tham gia:

+ Tận dụng mối quan hệ sẵn có để mời nhân vật tham gia.

+ Thuyết phục nhân vật tham gia bằng cách phân tích những điểm có lợi,
hoặc chỉ ra những điểm bất lợi.

- Kĩ năng chuẩn bị câu hỏi/kịch bản:

+ Chuẩn bị câu hỏi chính, quan trọng: Là các câu hỏi không thể thiếu để làm
rõ nội dung chính của đề tài. Mục đích hỏi để làm rõ:

- Vấn đề tồn tại, nguyên nhân, giải pháp của vấn đề.

- Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện.


- Đặc điểm, cá tính, khả năng, trình độ… của chân dung nhân vật.

+ Câu hỏi phụ: Là câu hỏi có thể có hoặc không, không làm ảnh hưởng dến
nội dung chính, nhưng có thể làm phong phú hơn nội dung thông tin và có
thêm thời lượng.

+ Tiêu chí câu hỏi:

- Hỏi rõ và thẳng vào trọng tâm điều cần biết.

- Nên sử dụng một ý trong câu hỏi. Tránh hỏi nhiều ý cùng lúc.

- Linh hoạt với câu hỏi đóng/mở.

- Dùng 1 quan điểm/phát ngôn/trích dẫn để làm tiền đề cho câu hỏi.

3.2. Trong buổi phỏng vấn

- Kỹ năng đặt câu hỏi và lắng nghe:

+ Đảm bảo câu hỏi ý và nhân vật trả lời đúng câu hỏi.

+ Theo sát câu trả lời của nhân vật để đặt câu hỏi bổ sung cũng như kết nối
với các câu hỏi tiếp theo của mình.

+ Chọn đúng thời điểm để ngắt lời nhân vật (khi nhân vật trả lời quá dài, lan
man, lạc trọng tâm).

+ Bao quát toàn bộ diễn biến để hoàn thiện những nội dung còn thiếu (“Còn
gì ông muốn nói mà tôi chưa hỏi không?).

- Kĩ năng giao tiếp:

+ Xin phép nhân vật được ghi âm (với phỏng vấn báo in, báo mạng)

+ Giao tiếp với khách mời (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ). Với truyền hình: giao
tiếp với camera (khán giả).
- Kĩ năng dẫn dắt (Đặc biệt với phỏng vấn phát thanh, truyền hình):

+ Trình bày ý kiến rõ ràng, biểu cảm.

+ Dẫn dắt nội dung có sự kết nối, trao đổi với nhân vật hiệu quả.

+ Mở đầu và kết thúc rõ ràng.

- Kĩ năng ghi hình:

+ Tối thiểu 3 góc quay: toàn cảnh phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả
lời phỏng vấn.

+ Các máy quay nên được cố định xuyên suốt buổi phỏng vấn.

+ Có thể sử dụng các thiết bị ghi âm nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh của
người hỏi, người trả lời.

3.3. Biên tập sau buổi phỏng vấn

- Xác định những nội dung phải có và phải cắt để biên tập, đảm bảo mạch nội dung
tác phẩm có sự tiếp nối, logic, thống nhất.

+ Với phát thanh: biên tập về âm thanh

+ Với truyền hình: biên tập về hình ảnh, trám hình, cắt hình, thêm hình, làm
đồ họa… Phóng viên nên trực tiếp dựng sản phẩm của mình để biết nên hậu
kì thế nào.

4. Thái độ

- Thái độ tôn trọng, đúng mực khi phỏng vấn, không nên đặt những câu hỏi mang
tính riêng tư, cá nhân đối với nhân vật.
- Lịch sự, văn hóa, tạo bầu không khí chân thành, thân thiện, tự nhiên, không áp
đặt, hách dịch khi phỏng vấn.

II. Thuận lợi và khó khăn khi học tập

1. Thuận lợi

1.1. Về trình độ giảng viên

Giảng viên có chuyên môn trong nghề, giảng viên thường xuyên chia sẻ những
kiến thức thực tế có tính nghiệp vụ cao. Giảng viên bám sát quá trình học tập của
sinh viên, chấm chữa chi tiết các bài tập thực hành của sinh viên. Nhờ đó, sinh viên
rút kinh nghiệm nhanh và cải thiện được những điểm mạnh, yếu của bản thân.

1.2. Về chương trình học

Chương trình học lồng ghép lý thuyết và thực hành. Sinh viên có cơ hội được áp
dụng ngay những kiến thức chuyên ngành đã học vào thực tế đồng thời trau dồi
thêm những kĩ năng nghiệp vụ cần thiết.

1.3. Về cơ sở vật chất

Nhà trường có các phòng multimedia với các thiết bị ghi âm, ghi hình hiện đại.
Sinh viên được làm quen với các thiết bị và sử dụng khi làm các bài tập thực hành.

2. Khó khăn

2.1. Về kinh nghiệm của sinh viên


Sinh viên chưa có kiến thức chuyên môn sâu rộng, trải nghiệm tác nghiệp thực tế
nên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hành. Ngoài ra, bản thân sinh viên
còn rụt rè, cần mạnh dạn, tự tin hơn khi tác nghiệp.

2.2. Về khối lượng các bài tập thực hành

Môn học đòi hỏi nhiều giờ thực hành, đòi hỏi sinh viên phải mạnh dạn, chịu khó
tác nghiệp thực tế dù kinh nghiệm chưa nhiều.

2.3. Về trang thiết bị cá nhân

Sinh viên chưa thể chi trả cho những thiết bị tác nghiệp chuyên nghiệp (máy ảnh,
ghi âm,…) nên chất lượng sản phẩm còn những hạn chế kĩ thuật khó tránh khỏi
(video bị mờ, rung; âm thanh chưa rõ nét,…).

III. Phân công công việc và đánh giá

ST Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá Điểm


T (/10)
1 Lương Thuỳ Anh - Lên ý tưởng, khai thác đề tài. Hoàn thành 10
- Lên khung kịch bản phóng sự. nhiệm vụ
- Xây dựng câu hỏi phỏng vấn chỉn chu,
nhân vật. đúng thời
- Đóng góp ý kiến hoàn thiện hạn.
bài.
2 Lê Minh Huyền - Lên ý tưởng, khai thác đề tài. Có trách 10
- Ghi hình lớp học nghệ nhân nhiệm, sẵn
Kim Dung và buổi phỏng vấn. sàng giúp đỡ
- Edit, biên tập video phóng sự. nhóm trong
- Đóng góp ý kiến hoàn thiện mọi công
bài. việc.
3 Nguyễn Ngọc Ánh - Lên ý tưởng, khai thác đề tài. Hoàn thành 10
Linh - Ghi hình lớp học nghệ nhân nhiệm vụ
Kim Dung và buổi phỏng vấn. chỉn chu,
- Xây dựng câu hỏi phỏng vấn đúng thời
nhân vật. hạn.
- Đóng góp ý kiến hoàn thiện
bài.
4 Nguyễn Trà My - Lên ý tưởng, khai thác đề tài. Có trách 10
- Xây dựng câu hỏi phỏng vấn.  nhiệm, đóng
- Phỏng vấn nhân vật. góp nhiều ý
- Đóng góp ý kiến hoàn thiện kiến cho
bài. nhóm.
5 Nguyễn Thu - Lên ý tưởng, khai thác đề tài. Hoàn thành 10
Phương - Viết và đọc lời bình. tốt, đúng
- Edit, biên tập video phóng sự. thời hạn.
- Đóng góp ý kiến hoàn thiện
bài.

You might also like