You are on page 1of 9

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại


----------

BÁO CÁO
Môn học: Các thể loại Báo chí 2

Sinh viên thực hiện : Hồ Thùy Dung


Lớp : TT45E
Mã sinh viên : TT45E-090-1822

Hà Nội, tháng 12 năm 2020


A. Các kiến thức và kỹ năng đã học
I. Môn Phát thanh
1. Công cụ sản xuất
- Micro
- Điện thoại
- Máy tính cùng với các phần mềm chỉnh sửa âm thanh
- Phương tiện di chuyển
2. Lưu ý trong quá trình thu âm
- Nên thu âm ở nơi có ít tiếng ồn xuất phát từ môi trường xung quanh,
không được để quạt máy (máy lạnh) hướng về phía micro.
- Không nên thu âm ở một không gian quá hẹp (4m2 trở xuống), tường
trơn và không có mút để hút tiếng. Với phòng rộng, không nên để
micro ngay trong góc mà nên mang ra giữa hoặc gần giữa phòng để
thu.
- Khoảng cách từ miệng tới mic hợp lý là khoảng 20 cm.
- Để đảm bảo chất lượng của giọng và độ trong, nên để một chai nước ở
bên cạnh khi thu âm.
- Độ to của âm trong phát thanh nên giữ ở quanh -12 dB, tối đa -5 dB
3. Lưu ý trong phát âm tiếng Việt
- Để có thể đọc biểu cảm trước hết, cần phải sở hữu chất giọng có âm
thanh tốt (hay còn gọi là “ăn míc”) có âm sắc tốt, âm vực không quá
cao cũng không quá thấp, phát âm đúng chuẩn tiếng Việt ghi trong từ
điển. (không mắc các tật phát âm ngọng, lẫn phụ âm các cặp L/ N, B/
P, V/ D, R/ D hoặc nguyên âm bị bẹt).
- Luyện một số bài tập để cải thiện việc ngọng L/N, phát âm bẹp
nguyên âm E, phát âm rõ phụ âm dính V/D
- Luyện bài tập luyện hơi: tích hơi, đọc rõ, nhả chữ tốc độ trung bình
(bài thơ Hè về, Làng Việt)
4. Phân biệt tin và phóng sự

Tin Phóng sự
- Phản ánh về một sự kiện mới xảy - Phóng sự cũng là một dạng của
ra được mọi người hoặc một số bản tin.
người quan tâm. - Mở rộng có tường thuật chi tiết sự
- Thường được thông báo nhanh và kiện, có hình ảnh minh họa để cung
ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt báo cấp cho người đọc thông tin một
ngày, báo điện tử, đài phát thanh và cách đầy đủ, sinh động.
truyền hình. - Được viết, được tường thuật bằng
- Một bản tin cần có thời gian địa nhiều cách khác nhau sau khi đã
điểm, sự kiện chính xác nhằm cung được điều tra xác minh chi tiết,
cấp những tin tức mới cho người nguyên nhân quá trình hình thành
đọc. sự kiện nhân vật một cách chính
- Tóm lại, bản tin chỉ đơn giản nói xác.
sự vật, sự kiện, nhân vật xảy ra ở
đâu thời gian như thế nào.

II. Môn Truyền hình


1. Các công cụ sản xuất
- Thiết bị thu tiếng: Các loại Micro (mic dài, mic ve, mic định
hướng,...), Máy thu âm, Điện thoại,...
- Thiết bị quay chụp: Máy ảnh, Máy quay, Điện thoại,...
- Thiết bị kỹ thuật: Đèn, Tripod, Máy tính, Xe,...
2. Các kỹ thuật quay phim cơ bản
- Lia ngang: được sử dụng với mục đích miêu tả không gian rộng lớn
(trong quay phim phong cảnh) hoặc đi theo một vật thể đang chuyển
động theo phương ngang (trong quay phim thể thao). Camera sẽ quay
trái sang phải hoặc ngược lại, trong khi trụ cố định tại một điểm. Người
quay sẽ không di chuyển vị trí máy quay, mà chỉ hướng của ống kính.
- Lia đứng: được sử dụng để thể hiện sự cao lớn của các công trình kiến
trúc hoặc địa hình. Nó cũng thể hiện cảm giác đi theo một chuyển động
theo chiều đứng (leo núi). Lia đứng gồm có dịch camera theo chiều
dọc, từ dưới lên hoặc từ trên xuống, trong khi nó cố định tại một điểm.
Giống như lia ngang, kỹ thuật này sử dụng chân máy tripod, với máy
quay cố định nhưng ta chỉnh hướng ống kính trên xuống hoặc dưới lên.
Kỹ thuật quay này phổ biến dùng để giới thiệu một nhân vật, đặc biệt là
khi nhân vật rất uy phong, oai vệ trong phim.
- Quay zoom: bao gồm việc một máy quay tăng hoặc giảm độ dài tiêu cự
để phóng to hoặc thu nhỏ một hình ảnh. Không phải ống kính máy quay
nào cũng làm được điều này. Dưới đây là một chút phân tích về cách
thức hoạt động của một ống kính zoom.Thường thì bây giờ người quay
dùng zoom khi không rõ ràng lắm cần làm gì để tăng độ hấp dẫn của
cảnh quay.
3. Các tư thế quay chụp
a. Cách cầm máy
- Quay bằng điện thoại: Để ngón cái đỡ máy, các ngón tay còn lại ôm
phía đằng sau máy để ngón tay không chạm vào camera.
- Quay bằng máy quay: Khi quay nên cầm máy đứng, ta có thể cân
bằng hình ảnh bằng cách nhìn vào khung guide frame để có hình ảnh
đẹp hơn.
b. Tư thế cầm máy
Hai chân dang ra ngang vai, cầm máy vững. Sử dụng cả hai tay và
chân máy nếu cần.
c. Điều chỉnh các thông số kĩ thuật trên thiết bị quay chụp (chỉnh
sáng, lấy nét, tỉ lệ khung hình,…)
4. Bố cục
- Bố cục 1/3: Với bố cục ⅓, bức ảnh sẽ được chia làm 9 ô hình chữ nhật
bằng nhau, 3 phần dọc ngang. 4 điểm giao nhau ở chính giữa trong
bức ảnh là phần quan trọng nhất.
- Bố cục trung tâm: Đặt đối tượng vào chính giữa khung hình và bấm
chụp.
- Bố cục đối xứng: Tương tự như bố cục trung tâm, vật thể chụp sẽ nằm
chính giữa bức ảnh, nhưng cần thể hiện rõ sự đối xứng hai bên. Bố cục
này tạo nên tổng thể bắt mắt, hài hoà và cân đối.
- Bố cục đường chéo: Cách bố trí này sẽ tạo cảm giác như vật thể trong
ảnh đang chuyển động, hoặc tạo chiều sâu với các đối tượng ở góc
ảnh.
5. Cỡ cảnh
- Viễn cảnh: Bối cảnh rộng, người xuất hiện trong khung hình chỉ là
một chủ thể nhỏ và thường không nhìn thấy. Bạn có thể sử dụng viễn
cảnh khi bắt đầu một sự kiện, quay lại toàn cảnh nơi diễn ra sự kiện.
Tuy nhiên, viễn cảnh không nhất thiết chỉ có mặt ở đầu bộ phim, tùy
vào tính chất của sự kiện mà bạn có thể thêm vào ở bất cứ đâu cho
hợp lý.
- Toàn cảnh: Toàn cảnh hay còn biết đến với tên cảnh rộng (long shot)
là cảnh thu trọn vẹn một đối tượng hay bối cảnh, nơi xảy ra câu
chuyện; giúp lấy được toàn bộ khung cảnh, toàn bộ cơ thể và chuyển
động của một người hay một vật thể. Cảnh rộng đòi hỏi công phu,khó
khăn,vì phải thu hình phối hợp các động tác diễn xuất và chuyển động.
Cảnh quay toàn cảnh gần hơn so với viễn cảnh.
- Trung cảnh: Trong trung cảnh thì có trung cảnh rộng và trung cảnh
hẹp. Trung cảnh rộng khung hình có người lấy quá nửa đầu gối còn
trung cảnh hẹp thì người lấy bán thân. Khi quay trung cảnh, mọi chi
tiết không bé nhỏ như khi quay viễn cảnh hay toàn cảnh, nhưng cũng
không quá tập trung vào một chi tiết nào đó. Cảnh cho khán giả nhìn
sự việc ở khoảng cách trung bình, giống như cái nhìn bình thường.
Trung cảnh có nhiều sự việc được mô tả,vừa đủ cảnh trí (môi trường
xung quanh) để khán giả định hình nội dung.
- Cận cảnh: Cận cảnh rộng lấy từ ngực còn cận cảnh hẹp lấy từ cổ của
một người. Quay cận cảnh thường thường được nhiều người áp dụng
khi quay phỏng vấn một người tham gia sau khi sự kiện kết thúc. Cận
cảnh là cỡ cảnh quay gần, hay vào chi tiết của đối tượng, dùng để
nhấn mạnh, hay hướng sự tập trung vào nâng cao chủ đề. Khi quay
cảnh này, ta đang loại bỏ các chi tiết thừa ra khỏi khung hình.
- Đặc tả: Quay chi tiết về người hoặc một vật nào đó. Gần giống với cận
cảnh những khung hình gần hơn nữa, chú ý chi tiết vào một chi tiết
nhất định như mắt, miệng, … nhằm miêu tả sâu về đối tượng đó.
6. Góc quay
- Góc quay cao: Góc cao cho phép đưa toàn cảnh sự kiện, giúp người
xem có một cái nhìn bao quát, tổng thể hơn, tập trung sự chú ý cao độ
cho người xem. Góc quay cao chính là điểm nhấn cho một thước phim
hay, đặc sắc.
- Góc quay ngang: là góc xuất hiện nhiều nhất trong một thước phim
bởi góc ngang lột tả được sự chân thật, quay lại tổng quan các hoạt
động diễn ra của sự kiện. Tuy nhiên, nhược điểm dễ thấy của góc
ngang là không tạo được sự kịch tính cho đoạn phim.
- Góc quay thấp: là một trong số góc các góc quay được sử dụng để
quay các cảnh gần, cận cảnh cho một chủ thể nhất định nào đó, quay
cảnh nhóm, nhằm tạo được sự kết nối đặc biệt giữa khán giả với tình
huống nào đó đang diễn ra trong sự kiện. Góc thấp có thể tạo nên sự
chú ý đặc biệt ở người xem về một cảnh/ nhân vật nào đó mà thước
phim sự kiện cần tập trung truyền tải. Góc thấp được các là kỹ thuật
quay phim sự kiện được sử dụng nhiều bởi nó dễ dàng đưa đến cảm
xúc cho người xem, khiến người xem nhớ về sự kiện lâu hơn.
7. Phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere Pro
- Cách tạo project, tạo sequence, import media vào phần mềm để chỉnh
sửa.
- Chỉnh, ghép audio với Move Tool và Razor Tool (lưu ý để âm thanh
dưới mức 5dB)
- Thêm text, thêm nhạc nền, thêm transition cho video
- Cắt, ghép các footage với nhau bằng Selection Tool (công cụ chọn) và
Razor Tool (công cụ cắt).
8. Xây dựng bản tin
a. Phân biệt bản tin và phóng sự
Bản tin là đơn vị cơ sở của thông tin báo chí nhằm truyền đạt, phản
ánh “về một sự kiện mới xảy ra được mọi người hoặc một số người quan
tâm. Tin thường được thông báo nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt
báo ngày, báo điện tử, đài phát thanh và truyền hình. Một bản tin cần có thời
gian địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho
người đọc. Hay nói cách khác bản tin chỉ đơn giản nói sự vật, sự kiện, nhân
vật xảy ra ở đâu thời gian như thế nào mà thôi. Ngoài nhiệm vụ phản ánh,
bản tin sẽ còn có thể lý giải, phân tích để người đọc, người xem hiểu rõ hơn
về sự việc;, hiểu nguồn gốc, diễn biến, ý nghĩa của sự việc, tác động của sự
việc ra sao, sự thay đổi mà sự việc, con người đó mang lại.
Phóng sự là một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí.
Phóng sự cũng là một dạng của bản tin nhưng thuộc dạng bản tin mở rộng có
tường thuật chi tiết sự kiện, có hình ảnh minh họa để cung cấp cho người
đọc thông tin một cách đầy đủ, sinh động. Phóng sự được viết, được tường
thuật bằng nhiều cách khác nhau sau khi đã được điều tra xác minh chi tiết,
nguyên nhân quá trình hình thành sự kiện nhân vật một cách chính xác.
b. Xác định phương hướng triển khai đề tài
Đề tài tiêu điểm là những vấn đề phức tạp nhiều tầng lớp mà để có thể
không chỉ phản ánh mà còn lý giải, phân tích vấn đề cho người xem hiểu
hơn về nó thì phải đưa ra những thông tin nền cần thiết, phản ánh đa dạng
các khía cạnh vấn đề bằng nhiều phương thức khác nhau để không gây nhàm
chán cho người xem. Chính vì thế việc xác định cách khai thác đề tài tiêu
điểm là một trong những khâu vô cùng quan trọng khi xây dựng một chương
trình tin tức. Cần có các chùm thông tin, chuyên mục thông tin kết nối lô-gíc
đến tiêu điểm để tạo ra sự phân tích nhiều tầng lớp nhưng không quá nặng nề
cho người xem.
c. Chọn đề tài phóng sự
Đề tài phóng sự truyền hình bắt nguồn từ hiện thực đời sống, phản ánh
mâu thuẫn trong thực tế. Mâu thuẫn chính là yếu tố cần có đầu tiên của một
bộ phim phóng sự. Những phóng sự truyền hình ngắn tốt thường là phóng sự
phản ánh một mâu thuẫn nào đó trong xã hội.
Một trong những điểm cần lưu ý đặt trong vị trí là sinh viên thực hiện
phóng sự là mức độ khả thi của khâu thực hiện. Thực chất, có rất nhiều các
đề tài thời sự nóng hổi, vô cùng thu hút người xem tuy nhiên các vấn đề xã
hội thu hút nhiều sự quan tâm cũng thường là những vấn đề lớn, vô cùng
phức tạp mà với khả năng sinh viên để có thể thu thập đủ các thông tin, tư
liệu dưới dạng âm thanh hoặc video và thực hiện phân tích sâu ở nhiều mặt
là điều vô cùng khó khăn. Chính vì thế kinh nghiệm rút ra được trong quá
trình thực hiện bản tin của em là trong bể thông tin chúng ta có hiện nay,
không thiếu các vấn đề thời sự được mọi người quan tâm ở ngay những nơi
xung quanh ta nên mặc dù trong quá trình lên kế hoạch sinh viên luôn ham
vọng làm những bản tin chính luận sắc bén, và đó cũng là một điều tốt, việc
cân nhắc mức độ khả thi của việc thực hiện đề tài là vô cùng quan trọng (khả
năng quay các loại phóng sự, phỏng vấn, thu thập thông tin từ các bên liên
quan, …).
d. Phần mở đầu
Bắt đầu phóng sự cần được thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt,
nhạy bén. Ngay từ hình ảnh đầu tiên, cần đề cập những chi tiết quan trọng
nhất. Muốn có chi tiết hay cần quan sát kỹ khi tác nghiệp, hỏi chuyện cũng
là cách phát hiện ra những chi tiết hay để khai thác cho phần mở đầu có ấn
tượng.
e. Phỏng vấn
Phỏng vấn càng ngắn càng tốt, cần tìm và đặt ra những câu hỏi để
người trả lời đi thẳng vào vấn đề để lấy được thông tin trọng tâm. Cần lên
danh sách câu hỏi và tìm hiểu kĩ về người được phỏng vấn trước khi thực
hiện để có thể khai thác thông tin một cách tốt nhất. Nếu có thể, hãy dự đoán
câu trả lời, hoặc định hướng câu trả lời để có thể đặt câu hỏi vào trọng tâm
nhất có thể và chuẩn bị các câu hỏi tiếp nối.
f. Khai thác chi tiết
Sự thành công của bài phóng sự ngắn nằm ở “chi tiết” của nó. Thông
thường trong một bài phóng sự có một vài chi tiết, chi tiết này được đặt ở
các phần khác nhau tùy thuộc vào ý đồ của tác giản để tạo nên sức hấp dẫn
cho phóng sự truyền hình.
Khi quay phóng sự luôn quay nhiều cảnh, thời lượng dài để tạo nhiều
lựa chọn cho bên biên tập, kỹ thuật.
g. Thông điệp
Phóng sự ngắn có tính chiến đấu cao trong các bản tin hay chương
trình thời sự, từ đó chuyển tải thông điệp.
Mặt khác, để nâng tầm phóng sự cần có cái nhìn rộng hơn, có khả
năng khái quát vấn đề mình đang đề cập đang là câu chuyện chung với tình
hình thời sự trong nước và quốc tế dựa trên “phông kiến thức” sẵn có của
mình. Để sử dụng tốt thao tác này đòi hỏi người thực hiện phải thường
xuyên tích lũy tri thức được tích lũy và sự nhạy bén nghề nghiệp. Cách liên
hệ này thường dùng ở phần kết của phóng sự ngắn.

B. Đánh giá môn học


1. Về những kiến thức được học
Phát thanh – Truyền hình là một môn học bổ ích đối với em. Em đã
biết cách tiếp cận được với việc xây dựng một bản tin, phóng sự cũng như
các kỹ năng cần thiết liên quan như cách phát âm, thu thanh, quay chụp,…
Mặc dù điều kiện có giới hạn nhưng thầy cô luôn cho chúng em cơ hội thực
hành để có thể hiểu bài một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên điều mà em cảm thấy ấn tượng nhất từ môn học là thầy cô
cho em cảm nhận được về cuộc sống của người làm phát thanh và truyền
hình qua những bài học. Từ việc lắng nghe những chia sẻ trên lớp và trong
quá trình thực hiện bài tập, đặc biệt là bài giữa và cuối kỳ, em cảm nhận
được sự vất vả của nghề, sự hy sinh lớn lao của mỗi nhà báo, phóng viên khi
thực hiện một bản tin, phóng sự để có được thành phẩm chất lượng nhất. Và
hơn hết, mặc dù biết là khó khăn nhưng em cảm thấy đây là một nghề hấp
dẫn đối với em và em sẽ cảm thấy rất tự hào nếu được trở thành một người
làm phát thanh – truyền hình.
2. Về phương pháp giảng dạy của thầy cô
Thầy cô luôn đúng giờ và nhiệt tình chia sẻ những trải nghiệm của
mình cho sinh viên để chúng em có thể dễ dàng thực hiện bài tập của mình
hơn.
Bên cạnh đó, thầy cô luôn tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc
với các giảng viên khác, các tư liệu mới để thuận tiện cho quá trình học tập.
Mặc dù hơi nhiều bài tập nhưng nhờ vào việc làm cũng như được thầy cô
chữa rất chi tiết trên lớp nên bọn em có thể tiếp thu nhiều hơn. Do số buổi
hạn chế nên em mong có thể học và được thực hành nhiều hơn nữa trên lớp
học.

You might also like