You are on page 1of 23

Giảng Viên: Th.

s Nguyễn Hữu Thanh


Môn học: Mỹ Thuật Ứng Dụng Marketing
Biên tập từ nhiều nguồn

THUẬT NGỮ CƠ BẢN AGENCY SẢN XUẤT TVC & CLIP

A. THUẬT NGỮ QUAY PHIM


1. Longshot (LS)-Cảnh rộng: Thường dùng để giới thiệu, mở đầu, kết thúc phim hoặc mỗi
trường đoạn phim. Yêu cầu giới thiệu được vị trí địa lý, và không gian bối cảnh nơi xảy ra câu
chuyện.
2. Medium shot (MS)-Trung cảnh: Thường để diễn tả nội dung câu chuyện, mọi hành động
chính đều diễn ra ở MS.
3. Close up (Cu)-Cận cảnh: Thường dùng để diễn tả chi tiết hành động, diễn xuất hoặc nhấn
mạnh trong đặc tả (extra close up).
4. Pan right/left (lia máy): Máy quay để trên chân (hoặc trục). Lia qua phải, trái (chân máy
giữ yên).
5. Zoom in/out: (thay đổi tiêu cự ống kính để làm thay đổi cỡ ảnh): IN từ Ls khung hình dần
dần chuyển vào Ms và Cu. Hiệu quả: cho người xem cảm giác đối tượng đang đến gần mình.
OUT: Từ Cu khung hình được mở rộng dần ra Ms và Ls. Hiệu quả: cho người xem cảm giác đối
tượng đang đi xa dần.
6. Till Up/Down (máy fixed trên chân ngóc lên hoặc chúc xuống trong khi thu hình)
7. Travelling (chuyển động máy quay): máy quay phim để trên chân đặt trên đường ray, xe,
hoặc đi, để chuyển động theo đối tượng. (Ngôn ngữ này thường được sử dụng ở Châu Âu, ở Mỹ
người ta chia nhỏ các động tác cụ thể cho máy quay).
8. Dolly In/Out (máy để trên chân chuyển động vào gần, hoặc ra xa đối tượng). Hiệu quả:
cho người xem có cảm giác đang đi đến gần hoặc ra xa đối tượng.
9. Track Right/Left (máy quay để trên chân chuyển động qua phải hoặc trái đối tượng).
10. Boom Up/Down (máy quay để trên cần cẩu nâng lên hoặc hạ xuống)
11. Hight angle (Plonge shot) máy quay từ trên cao xuống.
12. Overlap (lấn lên nhau) trong dựng phim người ta cắt dựng giữa động tác mà vẫn liên tục,
nên khi quay lần thứ hai cần phải lặp lại động tác từ đầu.
13. Mix images (hai hình ảnh chồng mờ lên nhau)./Dissole.
14. Raccord: liên tục về hành động hoặc khớp nhau về mọi khía cạnh như ánh sáng, hình ảnh
âm thanh, phục trang, hóa trang…
15. In frame/ out frame: Đối tượng đi vào hoặc đi ra khung hình.
16. Fade in/ out: hình ảnh sáng dần lên hoặc tối dần.
17. Cut to cut: Hai hình ảnh nối tiếp nhau.
18. Cut to fade: Hình một cắt qua hình hai fade in lên.
19. For Ground: tiền cảnh.
20. Back Ground: hậu cảnh.
21. Slow motion: Hình ảnh chuyển động chậm.
22. Ống kính:
Télé: tiêu cự dài, góc hẹp, nét sâu ngắn, dùng thu cận cảnh.
Norman: tiêu cự trung bình, nét sâu vừa, dùng thu trung cảnh
Wide: tiêu cự ngắn, nét sâu dài, dùng thu hình cảnh rộng.
Télé zoom (hay còn gọi là ôk biến tiêu) thay đổi tiêu cự.
23. Insert shot: cảnh chen vào giữa hai cảnh.
Cut away: Cảnh chen xa.
Cut in: Cảnh chen gần
Reserve shot: Cảnh nghịch đảo (Cảnh từ hướng ngược lại).
Reation shot:Cảnh phản ứng
24. Plan: khung hình
25. Shot: cảnh
26. Scene: Màn
Sequence: Đoạn phim (phân đoạn).
27. Edit (Montage): Dựng phim.
28. Effect: kỹ xảo
29. Fash back: Trở về quá khứ.
30. Fash Forward: Trong tương lai
31. Générique: Tên phim và các thành phần làm phim
32. Opening/Ending: Mở và kết phim
33. Dècor: Bối cảnh.
34. Off: tiếng ngoài hình
35. Dialog: Lời thoại
36. Iris: khẩu độ
37. Over exposed: quá sáng (qua khẩu độ)
38. Bis/Over Acting: Diễn xuất quá lố.
39. Kelvin: Đơn vị đo nhiệt độ màu
40. Lux: Đơn vị đo cường độ ánh sáng
41. Reflector: Ánh sáng phản chiếu.
42. Reflected light: Phản quang
43. Spot light: Đèn tụ
44. Shutter: màn trập
45. Shutter Speed: Tốc độ thu hình
46. Slow motion: Tốc độ chậm
47. Supper (Superimpositison): In chồng chữ lên cảnh hoặc người lên cảnh.
48. Take: Cảnh quay mỗi một lần thu)
49. Chromakey: Kỹ thuật điện tử ghép hình lên cảnh khác bằng phương pháp quay trên phông
xanh.
50. Macro (Macrography): hình ảnh siêu tiêu cự, cho ảnh ảo lớn hơn thực tế của đối tượng.
51. Lipsync: Khớp hình với tiếng
52. Moving shot: camera đi theo diễn viên khi thu hình.
53. Script: kịch bản
54. Script writer: Người viết kịch bản
55. Shooting Script: Kịch bản phân cảnh của đạo diễn.
56. /CCD (Charge Coupled Device: màn tiếp nhận ảnh (thay mặt phim nhựa))
57. CCU (Camera Control Unit): lọc sắc, chỉnh nhiệt độ màu.
58. Color bar: Sọc màu, để chỉnh tín hiệu điện tử.
59. Day light: Ánh sáng trời./ tungstent: ánh sáng đèn.
60. Filter: lọc
61. Dimmer: giảm cường độ sáng
62. Distance: khoảng cách từ đối tượng đến camera.
63. Feed back: Dội sóng.
64. Key light: Ánh sáng chính/ Fill light: Ánh sáng phụ.
65. Focus: lấy nét.
66. Ghost: Màn hình TV bị bóng mờ do dội sóng
67. Halo: Lóe sáng (ngược sáng)
68. White Blance: cân bằng sáng.
69. In door: trong nhà / out door: ngoài trời
70. Infared: tia hồng ngoại/ Untra violet: tia cực tím.
71. In put: đường tín hiệu vào/ out put: đường tín hiệu ra.
72. Insert: chen vào.
73. Jack: phím cắm, ổ cắm.
74. Jum cut: Cảnh bị nhảy.
75. Tille: tựa
76. Transition: Chuyển cảnh
77. VHS (very Hight Frequency) hệ sóng kênh TV từ 2-13
78. UHF (Untra Hight Frequency) hệ sóng kênh TV từ 14-83.
79. Steadiam: Giá đeo camera vào người chạy theo đối tượng để ghi hình.

B. THUẬT NGỮ CHUNG NGÀNH ĐIỆN ẢNH


1st Assistant Camera (1st AC) (1st AC) (phụ quay thứ nhất) – phụ trách việc đo lường và
chỉnh focus trong quá trình quay phim để đảm bảo mọi cảnh quay đều nét. Phụ quay thứ nhất
cũng sắp xếp các cảnh quay, giúp set-up và dựng máy quay, cũng như bảo quản và làm sạch máy
ảnh và ống kính.
2nd Assistant Camera (2nd AC) (2nd AC) (phụ quay thứ 2) – là người chịu trách nhiệm quản
lý và điền tất cả thông số về cuộn phim, cảnh quay, đạo diễn, quay phim, ngày quay… để người
dựng phim có thể làm việc một cách dễ dàng. Người này cũng theo sát đoàn quay để đảm bảo sự
đồng bộ và ghi đúng nhãn cho mỗi shot phim.
1st Assistant Director (Trợ lý đạo diễn 1) làm việc với cả với giám đốc sản xuất và đạo diễn để
lên lịch quay phim hiệu quả nhất có thể. Các trợ lý đạo diễn 1 chia kịch bản để xếp lịch quay
phim, giúp các nhà quản lý sắp xếp diễn viên, nhân sự và các trang thiết bị cần thiết cho mỗi
ngày quay. Đôi khi người này còn giúp đạo diễn hậu cảnh (background) cho một số cảnh.
2nd Assistant Director (Trợ lý đạo diễn 2) làm việc trực tiếp với trợ lý đạo diễn 1 để thực hiện
nhiệm vụ của mình. Lịch chi tiết cho từng ngày quay được các trợ lý đạo diễn 2 sắp xếp. Các trợ
lý đạo diễn 2 cũng giúp các nhà quản lý sắp xếp diễn viên, thành viên đoàn làm phim và các thiết
bị cần thiết cho mỗi ngày quay. Người này cũng hỗ trợ đạo diễn hậu cảnh cho các cảnh quay.

A
Academy Awards: Giải thưởng điện ảnh danh tiếng của Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật
Điện ảnh Hoa kỳ, giải thưởng còn có tên gọi khác là giải Oscar
Acting: Diễn xuất
Action Film: Phim hành động
Action Khẩu lệnh bắt đầu diễn của đạo diễn
Actor: Diễn viên
Acting Coach (Huấn luyện viên diễn xuất): giúp các diễn viên phát triển khả năng diễn xuất của
họ bằng cách dạy họ cách phát triển nhân vật theo chiều sâu để chuẩn bị cho những vai diễn đặc
biệt hoặc thi tuyển. Huấn luyện viên diễn xuất còn có vai trò quan tâm đến từng cá nhân và
hướng dẫn kỹ thuật diễn xuất chuyên sâu cho cả cá nhân và nhóm.
Accounting Assistant (Trợ lý kế toán) – làm việc trực tiếp với kế toán sản xuất, người chịu
trách nhiệm quản lý tất cả các giao dịch tài chính trong quá trình làm phim.
Actress: Diễn viên nữ
Ad Break: Tạm dừng để phát hình quảng cáo
Adapt: Chuyển thể kịch bản
Adapter: Tác giả chuyển thể
Additional Photography: Cảnh quay bổ sung
Adventure Film: Thể loại phim phiêu lưu mạo hiểm
Aerial Camera: Máy quay trên không
Aerial Shot: Cú máy quay từ trên cao
Aesthetic of Film: Thẩm mỹ điện ảnh
Agent: Người quản lý đại diện cho đạo diễn hoặc diện viên
Air: Phát song
Alternate Scence: Cảnh quay xen kẽ
Amateur Film: Bộ phim của những nhà làm phim nghiệp dư
Amateur Filmmaker: Nhà làm phim nghiệp dư
Abient Light: Ánh sáng của bối cảnh nền
Abient Sound: Âm thanh của bối cảnh nền
Anamorphosis: hệ thống quang học đặt trước máy quay và máy chiếu để ép giãn hình ảnh theo
chiều ngang.
Angle of View: Góc nhìn qua máy quay
Antagonist: Nhân vật phản diện
Aperture: Khẩu độ của ống kính máy quay
Archive Footage: Đoạn phim trích dẫn từ nguồn phim tài liệu
Armorer: Người phụ trách đạo cụ là các loại bình khí, vũ khí
Art Director: Giám đốc phụ trách thiết kế mỹ thuật chop him
Artistic Director: Người chỉ đạo nghệ thuật chop him
Aspect Ratio: Tỉ lệ chiều ngang và dọc của khuôn hình
Assistant Cameraman: Trợ lý quay phim ( Phó quay hoặc Phụ quay)
Assistant Director: Trợ lý Đạo diễn
Audience Rating: Chỉ số đo Rating đơn vị tính số lượng người đang theo dõi cúa chương trình
nào đó
Audio Library: Thư viện âm thanh
Audio Signal: Tín hiệu âm thanh
Auto Dissolve: Chồng mờ tự động
Autofocus: Chỉnh nét tự động
Avant Garde Film: Phim thể nghiệm
Axis: Trục quay
Academy of Motion Picture Arts and Sciences (AMPAS): Là cụm từ viết tắt của Viện hàn
lâm khoa học và điện ảnh Hoa kỳ, nơi hội tụ những người làm điện ảnh chuyên nghiệp thông
thường thì những thành viên của hiệp hội được bầu ra từ những người làm nghề như Đạo diễn,
Nhà biên kịch, Diễn Viên, Kỹ thuật viên…Trước đây thành viên của AMPAS chủ yếu là những
người đang làm việc tại Hollywood, nhưng thời gian gần đây người ta bắt đầu mời các thành
viên đến từ nhiều nền điện ảnh khác tham gia vào AMPAS. Và đây chính là nơi hàng năm
người ta tổ chức bình bầu ra các tác phẩm điện ảnh xuất sắc để trao giải Oscar.
Action: Đây là khẩu lệnh quen thuộc của đạo diễn khi bắt đầu một cảnh quay, Action còn là cụm
từ để miêu tả những tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại phim hành động
ADR (Automatic Dialogue Replacement): Đây là cụm từ miêu tả kỹ thuật thu âm lời thoại
trong công đoạn hậu kỳ cho bộ phim, thao tác này dùng cho các phân cảnh mà âm thanh thu tại
tiền kỳ bị lỗi hoặc những âm thanh diễn giải cho thể loại phim Câm
Arial Shot: Cụm từ miêu tả một cảnh quay được thực hiện từ trên không, với những góc quay
được đặt trên các máy bay thật hoặc các máy bay điều khiển từ xa, điều mà ngày nay trở nên khá
phổ biến và được sử dụng rất nhiều ở các nhà làm phim trẻ.
Ameriacan Film Institute (AFI): Là một ngôi trường danh tiếng, có trụ sở tại Beverly Hill,
California, Hoa kỳ. Đây là nơi đào tạo ra những nhà làm phim chuyên nghiệp, AFI đã trở thành
địa chỉ uy tín cho rất nhiều sinh viên đến từ nhiều nơi trên thế giới đến học tập cũng như theo
đuổi niềm đam mê điện ảnh của mình.
Ambient (Atmosphere) Sound Track: Thu những âm thanh tự nhiên của bối cảnh cũng như
không khí quanh một cảnh quay, kỹ thuật thu âm này áp dụng cho cả nôi và ngoại cảnh. Khi một
cảnh quay kết thúc, chuyên viên âm thanh sẽ yêu cầu mọi người trong phim trường im lặng, để
họ thu lại hiện trang không khí của trường quay. Việc làm này giúp cho dựng phim giữ được tính
đồng bộ liên tục của âm thanh trong các cảnh quay, nhằm tránh đi những lỗ hổng âm thanh trong
các mối dựng.
AMTP (American Motion Picture and Television Producers): Đây là tên gọi của hiệp hôi các
nhà sản xuất điện ảnh và truyền hinh Hoa kỳ, đây là hiệp hội được lập nên đóng vai trò quản lý
điều hành cũng như ban hành những quy định chung dành cho tất cả các thành viên như các
hãng phim, các đài truyền hình trên toàn nước Mỹ
Angle: Cụm từ diễn tả góc nhìn của ống kính khi quay phim, nó bao gồm 6 góc chính.
 Góc nhìn Bình thường- góc máy được đặt ngang tầm mắt,
 Góc nhìn Thấp – máy được đặt thấp hơn và quay hất lên
 Góc nhìn Cao – máy quay được đặt từ trên cao quay xuống.
 Góc nhìn Rộng– góc nhìn này giúp Máy quay có thể khi lại được toàn bộ nhân vật cũng
như bối cảnh xung quanh,
 Góc nhìn Trung bình- Hình ảnh được thu gần lại, cho thấy nhân vật được quay từ ngực
trở nên
 Góc nhìn Hẹp– Đặc tả một phần trên khuôn mặt nhân vật, hoặc đồ vật
Answer Print: Là cụm từ miêu tả về Bản in đầu tiên ở Labob đó là các đoạn phim nháp và
đường tiếng cho mục đcí kiểm tra chất lượng.
Animal Wrangler – người điều khiển, hướng dẫn và chăm sóc cho một con vật cụ thể được sử
dụng để quay phim. Người này có chuyên môn trong việc điều khiển động vật và thường là chủ
nhân của con vật. Các loại động vật phổ biến thường là chó, mèo, chim, thỏ và các loại thú nuôi
dễ đào tạo khác.
Aerial Photographer (Người điều hành máy quay trên không) – là người có khả năng và được
trang bị tốt để chụp ảnh và quay phim bằng các thiết bị trên không. Thường là các máy bay mô
hình và trực thăng quay phim.
Art Director (Giám đốc thiết kế mỹ thuật) – là người làm vệc với các nhà thiết kế sản xuất và
chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và xây dựng một bộ phim. Về cơ bản, họ là người hỗ trợ cho
nhà thiết kế sản xuất và giúp xây dựng “cái nhìn” và “cảm xúc” cho bộ phim.
A-Page: Đây là cách diễn giải về số trang trong kịch bản, ví dụ nhà biên kịch thêm vào kịch bản
một trang bổ sung nào đó. Nếu họ ghi là 10A có nghĩa trang này nằm giữa trang số 10 và trang
số 11còn nếu họ ghi là A 10 thì có nghĩa trang này nằm giữa trang số 9 và trang số 10 trên cuốn
kịch bản.
Apple Box: Là cụm từ ám chỉ một hộp gỗ được sử dụng để cho diễn viên đứng hoặc để dùng để
chêm hoặc kê đồ vật cho phù hợp với góc máy.
ARC Light: Là một loại đèn công xuất rất lớn, chúng thường dùng để tạo ra ánh sáng cho bối
cảnh ban ngày khi đang quay một cảnh nào đó ở ban đêm (Night for Day Shooting) một cảnh
quay giả ban ngày.
Arriflex: Là cụm từ nói về thương hiệu của một loại máy quay phim thông dụng, có thể mang
vác hoặc cầm tay.
A- Scene : Dùng để miêu tả một phân đoạn phim được quay thêm hay còn gọi là quay phát sinh,
chúng được quy chuẩn như sau ví dụ như phân đoạn A 10 và B 10 là những phần đoạn quay
trước phân đoạn 10 của tập phim, còn 10 A và 10 B là những phân đoạn phim quay sau phân
đoạn 10.
Audio: Là cụm từ mô tả tín hiệu âm thanh trong đó có lời thoại, âm thanh môi trường….Là một
nhân tố quan trọng được sử dụng trong các tác phẩm điện ảnh cũng như truyền hình.
Avid: Là một trong những phần mềm dựng phim quen thuộc, người ta sử dụng nó để biên tập
ráp nối các bối cảnh quay lại thành một sản phẩm hoàn chỉnh theo câu chuyện, sau đó dùng
chúng để kết xuất ra sản phầm cuối cùng.
B
Background Light: Dùng chỉ Ánh sáng nền
Background Music: Dùng chỉ Nhạc nền
Backlighting: Ánh sáng ngược
Back- Matching Notes, Continuty: Lỗi Rắc co (Trang phục – Đạo cụ – Bối cảnh)
Bande Inter: Băng hòa âm tiếng động và âm nhạc
Banned Film: Tác phẩm điện ảnh bị cấm chiếu
BCU (Big Close –Up): Góc máy Cận cảnh đặc tả chi tiết
Beat: Điểm nhấn của bộ phim
Behind The Scenes: Hậu trường của quá trình thực hiện bộ phim
Best boy: Chuyên viên về điện
Biographic: Phim tiểu sử (Lý lịch bằng hình)
Bird’-eye Shot: Cảnh quay từ trên xuống
Black Comedy: Phim bi hài kịch
Blimp: Thiết bị âm thanh
Blockbuster: Phim bom tấn
Blow up: Phóng lớn
Blue Screen: Kỹ thuật phông xanh Blue
B- Movie: Phim rẻ tiền
Board of Censors, Censorship: Hội đồng kiểm duyệt phim
Body Double: Người đóng thế cơ thể (Thường sử dụng trong các cảnh quay nhạy cảm như Sex,
khỏa thân)
Boom Operator: Người cầm cần thu âm thanh tiếng động, hoặc lời thoại trong các bộ phim có
thu âm trực tiếp tại hiện trường)
Boom Shot: Miêu tả cú máy quay từ trên cao xuống bằng thiết bị như cần cẩu
Boom: Thuật ngữ dung để chỉ cẩu nâng hạ máy cho các cú quay từ trên cao và dùng để miêu tả
luôn cả thiết bị thu âm hiện trường.
Booster: Thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh
Box-office: Doanh thu phòng vé
Breakaway: Đạo cụ được tạo ra cho các cảnh đổ vỡ, đập vỡ (bàn ghế, cửa kính…)
Breakdown: Phân cảnh của bộ phim
Bridge shot: Cảnh chuyển
Brighness: Độ sáng
Budget: Tổng kinh phí dung để làm phim
Baby Shot: Gom sáng
Background Light: Ánh sáng nền
Background Music: Nhạc nền
Backdrop/Backing: Là tên gọi của nền Background phía sau, chúng có thể là những tấm phông
xanh, dùng trong kỹ thuật Chroma Keys. Hay cũng cũng có thể đơn thuần là những đối tượng
phông nền, được sử dụng làm nền hậu cảnh, cho một phân đoạn hay một cảnh quay nào đó.
Backlighting: Ánh sáng được đánh ngược với vị trí dứng của diễn viên
Banned Film: Miêu tả một tác phẩm điện ảnh vị cấm chiếu, cấm phát hành ở một thì trường nào
đó
Barndoor: Tấm che đèn chiếu sáng
Bande inter: Băng hòa âm tiếng động hiện trường được lồng ghép vào chung với nhạc nền
Banana: Một thuật ngữ dùng để chỉ đạo diễn xuất cho Diễn viên trong diễn xuất. Cụm từ này
mô tả kiểu dáng đi của diễn viên trước máy quay, đi hơi cong theo hình trái chuối trước ống kính
Camera để tạo ra bố cục góc máy đẹp.
Behind The Scences: Là những đoạn Video ghi lại hình ảnh hậu trường trong quá trình thực
hiện một tác phẩm điện ảnh
Beat: Miêu tả một khoảng lặng nhẹ trong dòng chảy của lời thoại hoặc trong một hành động.
Big Head Close – Up: Dùng miêu tả cỡ hình lấy khuôn mắt của đồi tượng từ cằm đến đỉnh đầu
Bit: Một đoạn phim nhỏ nhưng nổi bật, người thường gọi là cảnh “Đinh” hoặc cảnh “ăn tiền”.
Bloop: Thiết bị âm thanh, dùng để xóa những tạp âm trong quá trình thu tiếng trực tiếp tại hiện
trường, hoặc dùng để xử lý băng từ trong truyền hình.
Blooper: Thuật ngữ dùng để tả về hành động diễn sai của diễn viên trong một bối cảnh quay,
hoặc một lời thoại bị sai kịch bản
Blockbuster: Dùng để miêu tả một tác phẩm điện ảnh hoành tráng, doanh thu cao và tạo ra
những tín hiệu phòng vé tích cực, chúng ta thường hay gọi là phim bom tấn
Boom: Dùng để miêu cả một cây sào dài bằng kim loại mà các nhân viên phụ trách kỹ thuật âm
thanh, hay dùng để thu lại lời thoại của diễn viên trong cảnh quay. Nó cũng là thuật ngữ để miêu
tả một thiết bị kỹ thuật được thiết kế bằng cơ học hay thủy lực, được điều khiển bởi con
người hoặc nguồn điện, nâng máy quay phim di chuyển theo diễn xuất của nhân vật nhắm tạo ra
những góc máy độc đáo theo ý đồ của DOP.
Boom Mike: Thuật ngữ dùng để miêu tả thiết bị Micoro thu âm gắn ở đầu cây Boom
Boom Operator: Người điều khiển sào âm thanh, di chuyển theo diễn xuất của diễn viên để ghi
lại lời thoại cũng như tiếng động
Booster: Miêu tả thiết bị khuếch đại âm thanh
Board of Censors, censorship: Cụm từ miêu tả về hội đồng duyệt phim, trước khi bộ phim
được phép công chiếu
Body Double: Dùng để diễn giải về vai trò đóng thế của các diễn viên chuyên đóng các cảnh
quay nhạy cảm như Sex, khỏa thân…, mà vì lý do nào đó diễn viên chính không thể tham gia
Broadband: Mô tả sản phẩm được phát sóng trên bắng tần rộng
Broadcast: Thuật ngữ miêu tả một chương trình phát sóng
Breakaway Props: Miêu tả những đồ vật như cửa kính, bàn ghế, nhà cửa…..được chế tạo bằng
những chất liệu đặc biệt, thường được dùng trong các bộ phim hành động, thiên tai hay những bộ
phim có những bối cảnh đổ vỡ, cháy nổ..Những đồ vật được thiết kế và mô phỏng như sản phẩm
thật này, sẽ giúp diễn viên tương tác dễ dàng trong diễn xuất, cũng khi không gây thương tích
cho họ trên phim trường.
Brid Shot: Cảnh chuyển dùng để nối dựng hai đoạn phim
Budget: Là bảng kế hoạch chi tiết về kinh phí làm phim, ở các nước phát triển công việc này
thường là sẽ do các đạo diễn thực hiện.
C
Cameo: Là thuật ngữ dùng để miêu tả vai diễn nhỏ trong phim, được một diễn viên tên tuổi
đóng, người ta thường gọi là vai diễn khách mời ví dụ như vai diễn của Ngôi sao Jason Statham
trong Fast & Furious 6.
Camera Run Out: Từ chỉ hộp phim của máy quay đã hết trong khi cảnh quay vẫn chưa quay
xong
Camera Boom: Là thiết bị di động dùng để gắn máy quay, có thể gắn vào xe, chân máy hoặc xe
đẩy (Dolly). Dùng để điều khiển nâng camera lên cao hoặc hạ thấp xuống
Casting Assistant (Trợ lý tuyển vai) – làm việc với các đạo diễn tuyển vai khi tiến hành thử vai.
Người này sẽ giúp tổ chức và quản lý thông tin và các chi tiết liên quan đến các diễn viên trong
suốt quá trình casting.
Casting Director (Đạo diễn tuyển vai) – là người làm việc chặt chẽ với đạo diễn trong suốt quá
trình tuyển diễn viên. Trong khi đạo diễn hoặc nhà sản xuất thường đảm nhận vai trò quyết định
trong việc sẽ lựa chọn diễn viên cho các nhân vật chính thì các đạo diễn tuyển vai là người tổ
chức casting, chọn lựa, ký hợp đồng với các diễn viên khác.
Choreographer (Biên đạo múa) – người lên kế hoạch, thiết kế và chỉ đạo những phân cảnh hành
động trong phim. Những cảnh hành động có thể bao gồm nhảy múa, đánh nhau, hay những cảnh
khác có mức độ phối hợp cao.
Camera Operator (Quay phim) – người điều khiển và vận hành máy quay trong suốt quá trình
quay phim dưới sự giám sát của D.P (Đạo diễn hình ảnh). Người quay phim làm việc chặt chẽ
với cả 2 phụ quay, họ kiểm soát khung hình, các động tác máy dưới sự hướng dẫn của đạo diễn
hình ảnh.
Craft Service – là những món ăn nhẹ và đồ uống cung cấp cho đoàn làm phim trong suốt quá
trình quay phim. Đây là một dịch vụ riêng biệt. Người phụ trách Craft Service thành lập và điều
hành một cơ sở gần khu vực sản xuất để cung cấp các món ăn nhẹ và đồ uống.
Caterer – là người lên kế hoạch, tổ chức và chuẩn bị tất cả các bữa ăn cho toàn bộ bộ phận sản
xuất phim. Caterer được dành một khu vực cho phép họ làm việc hiệu quả hơn và cũng giúp tiết
kiệm thời gian sản xuất cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí đi ăn trưa của đoàn làm phim.
Caterer có thể phục vụ cho đoàn làm phim khoảng từ 10 người cho đến hàng trăm người. Họ còn
cung cấp các phần ăn chay để đáp ứng nhu cầu của từng người trong đoàn làm phim.
Crane / Jib Operator – Người này chịu trách nhiệm set-up và vận hành máy quay cơ hay còn
được gọi là “jib arm”. Jib Arm chủ yếu được sự dụng cho các cảnh quay lớn đòi hỏi độ cao đáng
kể và chuyển động trơn tru.
Costume Assistant (Trợ lý phục trang) – là những người làm việc dưới sự giám sát của các
Costume Designer với tất cả mọi thứ liên quan đến trang phục của diễn viên. Nhiệm vụ của
Costume Assistant là hỗ trợ việc tổ chức, phân bổ và tính toán các trang phục được sử dụng
trong các cảnh quay. Họ cũng hỗ trợ trong việc duy trì và chăm sóc cho tủ đồ chung. Đôi khi,
công việc này có những yêu cầu rất khắt khe, đặc biệt là các phim mang yếu tố lịch sử.
Costume Designer (Thiết kế phục trang) – là người đưa ra các quyết định về tủ quần áo và trang
phục mà diễn viên sẽ mặc dựa trên yêu cầu của kịch bản và miêu tả nhân vật. Costume Designer
tạo hoặc chọn nhiều mẫu quần áo, kiểu dáng, màu sắc, kích thước và phụ kiện cho mỗi tủ quần
áo được sử dụng cho quá trình sản xuất. Trong những bộ phim lớn hơn, các Costume Designer
có các trợ lý hỗ trợ việc tổ chức, phân chia và duy trì tất cả các trang phục dành cho diễn viên.
Catwalk: Không phải sàn diễn dành cho thời trang, trong điện ảnh Catwalk dung để chỉ lối đi
bằng gỗ treo trên sàn diễn dung để đặt đèn và dung để cho các chuyên viên ánh sáng di chuyển,
nó còn có một từ khác là (Scaffold)
CGI (Computer Generated Images): Là thuật ngữ chỉ những đối tượng như nhân vật, bối cảnh
hay những hiệu ứng kỹ xảo điện ảnh, được tao ra từ các phần mềm chuyên dụng.
Choker: Khuôn hình máy quay đóng khung nhân vật từ cổ trở lên
Cirled Takes: Những lần quay được đem âm bản (Negative) đi in tráng
Clapboard: Bảng thông tin, biểu thị thông tin, phân đoạn, góc máy. Nhằm cung cấp Timecode
chính xác cho thư ký quản lý
Close Shot: Khuôn hình máy quay đóng khung nhân vật từ ngực lên đỉnh đầu
Close – Up: Khuôn hình máy quay đóng khung đối tượng từ vai lên đỉnh đầu
Comtec: Thiết bị thu âm không dây dung pin, có Jack cắm tai nghe khi theo dõi diễn xuất trên
màn hình Monitor tại trường quay.
Cover Set: Bối cảnh dự bị trong trường quay, phòng khi thời tiết xấu hoặc những yếu tố khách
quan không thể quay trực tiếp trên hiện trường.
Cover Shot: Cảnh quay khác với cảnh chủ, thường là quay từ góc máy khác và hẹp hơn, nhằm
tôn lên hình ảnh hoặc nhấn mạnh một ý nào đó của câu chuyện.
Crane Shot: Cảnh quay từ rất cao nhờ xe cần trục (crane). Trên xe cần trục có một thiết bị gọi là
Camera Boom, Thiết bị này có thể điều khiển bằng tay, bằng thủy lực điều khiển từ xa, Máy
quay có thể xoay 360 độ.
Credits: Danh sách công nhận những người có tham gia vào việc sản xuất một bộ phim truyệt
hoặc phim truyền hình.
Cross Angle: Khuôn hình gồm hai hoặc nhiều đối tượng, với góc máy nhìn nghiêng ở cả
Camera Left và Camera Right.
Cross Cutting: Cảnh dựng xen kẽ giữa hai hoặc nhiều ph6an đoạn xảy ra ở nhiều bối cảnh khác
nhau, để thây nhiều hành động khác nhau xảy ra cùng lúc, hay nhiều phân đoạn ở nhiều thời gian
khác nhau được nối kết xen kẽ.
Crosses: Chuyển động của đối tượng từ vị trí này sang vị trí khác trong một cảnh diễn, đi quan
màn hình từ trái sang phải hay từ phải sang trái.
Cue Cards: Là một tấm giấy cứng lớn, ghi lời thoại và chỉ dẫn diễn xuất, dung để hỗ trợ diễn
viên trong lúc diễn xuất
Cut:
 Là ngôn ngữ chỉ thao tác cắt đoạn phim ( có thể cắt bỏ hoặc ráp nối)
 Cut còn là khẩu lệch của đạo diễn, khi muốn ra lệnh ngừng quay hoặc dừng thu
Cutter: Thường dùng để chỉ người dựng phim, nhưng ngày này dùng để chỉ người trợ lý dựng
phim
Cutting Room: Là phòng dùng để dựng phim
D
Dailies: Thuận ngữ dùng để miêu tả về các cuộn phim đã được in tráng tại Labo, nó bao gồm
các phân đoạn hay phân cảnh phim được quay từ ngày hôm trước và được sử dụng dụng để trình
chiếu cho đạo diễn, nhà sản xuất cũng như các thành viên có liên quan trong đoàn phim xem xét
rút kinh nghiệm.
Dance Floor: Từ dùng để chỉ cac tấm lót bằng gỗ, hoặc có thể bằng chất liệu khác đặt trên sàn
quay bọ lồi lõm, tạo cho bánh xe của thiết bị Dolly vận hành êm ái hơn khi quay
DAT: Từ viết tắc của Digital Audio Tape – Một hệ thống thiết bị kỹ thuật cao, chuyên dùng để
thu âm thanh của phim thông qua hệ thống băng từ nhỏ, khác với lối thu truyền thống bằng âm
thanh Analog.
DNLE: là thuật ngữ viết tắt của từ Digital Nonlinear Editing. Hệ thống dựng phim hiện đại trên
thiết bị vi tính nhiều màn hình, cho phép người dựng phim nhanh chóng tìm thấy và sắp xếp các
cảnh quay hoặc các phần đoạn bằng kỹ thuật số.
Down Angle : Cảnh quay từ trên xuống
Dolly: Tấm sàn có bánh xe, bề trên được đặt máy quay, có thể di chuyển theo hành động cảnh
diễn. Có nhiều loại khác nhau kể cả có đường ray hay không.
Dolly In: Máy quay được dẩy về phía đối tượng, di chuyển từ góc máy rộng vào hẹp, khiến đối
tượng thấy lớn hơn trên màn hình.
Dolly Shot: Cảnh quay bằng máy đặt trên Dolly có gắn máy quay đi theo hành động của nhân
vật
Dolly Tracks: Đường ray đặt khớp với bánh xe Dolly đi theo hành động của cảnh diễn
Dolly Grip – Camera dolly là một cái xe đẩy nhỏ có bánh lăn bên dưới với một cánh tay nâng để
gắn camera. Dolly Shots giúp các cảnh quay mượt mà hơn. Các nhà điều hành máy quay và các
trợ lý đạo diễn thường ngồi trên xe dolly trong các cảnh quay. Các Dolly Grip xây dựng đường
ray, làm cho nó bằng phẳng và đặt dolly lên đường ray. Người này cũng khởi động, đánh dấu,
đẩy dolly và điều khiển cánh tay trong suốt quá trình quay.
Dolly Back: Máy quay được kéo lùi xa ra khỏi nhân vật, di chuyển từ góc hẹp ra góc rộng, khiến
đối tượng thấy nhỉ hơn trên màn hình.
Dolly Grip: Người đẩy Dolly có gắn máy quay đi theo hành động của cảnh diễn
Double: Người đóng thế diễn viên chính trong các cảnh quay khó có tính chất mạo hiểm cao.
Dailies: Thuật ngữ dùng để miêu tả về các cuộn phim đã được in tráng tại Labo, nó bao gồm các
phân
Dialect Coach (Huấn luyện viên ngôn ngữ) – hỗ trợ trong việc hướng dẫn cho diễn viên đối
thoại một cách phù hợp với kịch bản. Điều này bao gồm việc dạy cho diễn viên những điểm
nhấn, tông giọng, tiếng địa phương và những chi tiết khác sao cho phù hợp với những đặc điểm
của nhân vật.
Director of Photography (Đạo diễn hình ảnh) – là người phụ trách tổng quan hình ảnh trong
video. Họ đề xuất loại máy quay và lenses phù hợp. Họ cùng đạo diễn thiết kế khung hình và các
chuyển động của camera. Họ cũng chịu trách nhiệm về đoàn quay phim, thiết kế ánh sáng và
cộng tác với các gaffer.
Data Handler / Wrangler – Đây là một công việc khá mới được tạo ra khi các định dạng video
kỹ thuật số được sử dụng phổ biến. Các Data Wrangler thường là người chịu trách nhiệm tổ
chức, ghi nhãn, tải, nhân bản và định dạng lại ỗ đĩa lưu trữ kỹ thuật số để sử dụng cho các phòng
biên tập/hậu kỳ.
DIT – Digital Imaging Technician (Kỹ thuật viên hình ảnh kỹ thuật số) – Đây là công việc
được tạo ra do sự phổ biến của các định dạng video kỹ thuật số hiện đại. Các kỹ thuật viên hình
ảnh kỹ thuật số sử dụng các phương pháp xử lý ảnh khác nhau để cho ra chất lượng hình ảnh cao
nhất có thể trong quá trình sản xuất. Người này thưởng quản lý việc chuyển giao và lưu trữ các
dữ liệu hình ảnh một cách tốt nhất.
Director (Đạo diễn) – Các đạo diễn là các nghệ sĩ sáng tạo hàng đầu trong một bộ phim. Đạo
diễn làm việc chỉ đạo các diễn viên và kiểm soát về hoạt động sáng tạo cũng như hầu hết mọi
khía cạnh của bộ phim. Đạo diễn đóng một vai trò to lớn trong casting, sửa đổi kịch bản, quay
phim và dựng phim. Thông thường, các đạo diễn được thuê bởi các nhà sản xuất phim.
E
Editing Room : Phòng dựng phim
Establishing Shot: Thường là các cảnh quay rộng từ đầu đến cuối, giới thiệu một bối cảnh nào
đó bằng cách mô tả cảnh vật, môi trường, không khí của phân đoạn
Exterior: Những cảnh quay xảy ra ngoài đời
Extreme Close-up: Khuôn hình chỉ được lấy một phần khuôn mặt, thân hình hoặc đồ vật. Hình
ảnh được phóng to lên.
Extreme Long Shot: Cảnh rất rộng mô tả quang cảnh chung của phân đoạn. Khuôn hình mô tả
đối tượng và độ vật ở hậu cảnh xa của cảnh quay
Eyemo: Máy quay rất nhỏ, chứa chừng 100 feet phim, thường được điều khiển từ xa và đặt trong
hộp bảo vệ crash housing – thiết bị này thường dùng để quay những cảnh đóng thế nguy hiểm,
giúp tránh đi những sự va chạm dẫn tới hư hỏng máy móc cũng như nguy hiểm cho tổ quay
phim.
Electrician (Thợ điện) – về cơ bản, thợ điện chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành tất cả các
công cụ chiếu sáng và cáp theo hướng dẫn của best boy hoặc gaffer. Đây là công việc đòi hỏi
người làm phải có thể chất tốt vì đèn và cáp thường có trọng lượng lớn và được yêu cầu với số
lượng nhiều. Thợ điện cũng phải có kiến thức về đèn Vonfram và HMI cũng như việc thay đổi
và cài đặt bóng đúng vị trí.
F
Fast Motion: Hành động được đẩy nhanh hơn tốc độ bình thường. Hiệu quả này tạo ra do tốc độ
máy quay hạ bớt: ít hơn 24 Frame/Second
Favor: Từ chỉ một nhân vật hay một đồ vật cần được nổi bật trong một cảnh quay
Final Cut: Là bản dựng chính thức của một bộ phim, cũng là tên của một ứng dụng phần mềm
dùng để dựng phim, được phát triển bởi Apple.
First Team: Từ để chỉ các diễn viên chính, phân biệt với các diễn viên đứng thế khi đặt đèn.
Flashback: Những phân đoạn hồi tưởng dựng xen với những phân đoạn hiện tại của câu chuyện.
Flopped Film: Một đoạn phim được xử lý đảo ngược. Hiện nay, kiểu đảo ngược này có thể thực
hiện bằng quang học hoặc kỹ thuật số. Đôi khi một cảnh quay cần phải đảo ngược khi dựng
phim để sửa các lỗi về trục máy. Nhưng đôi lúc điều này không thể thực hiện được, nếu trên bối
cảnh đó xuất hiện những con số, hoặc các đồ vật.
Foley: Kỹ thuật làm tăng hoặc sáng tạo thêm hiệu quả âm thanh đồng bộ với hành động diễn
xuất trong giai đoạn hậu kỳ: tiếng bước chân, vỗ tay, cú đấm, tiếng thở mạnh…Hiện tại hầu hết
các công việc này được thực hiện trên máy tính. Foley chính là tên của người đã sáng tạo ra kỹ
thuật này.
Follow Focus: Điều chỉnh độ nét ống kính, tùy theo sự thay đổi khoảng cách của đối tượng,
hoặc sự di chuyển máy quay. Thao tác này do người phó quay thực hiện.
Forced Call: Sự trở lại trường quay làm việc trước khi hết giờ nghỉ theo theo hợp đồng.
Foreground:
 1- khoảng không gian gần máy quay nhất
 2- Vị trí và những hoạt động phía trước đối tượng hoặc đồ vật đang quay
Frame: Đơn vị đo phim tính bằng hình ảnh phóng ra
FPS: (Frame per Second) Đo tốc độ phim chạy qua máy quay
 Máy quay 35mm
o chạy 24 frame/ giây
o thu 16 frame/foot
o 1 1/2 feet phim/giây
o 90 feet phim/phút.
 Máy quay 16mm
o chạy 24 frame/giây
o thu 40 frame/foot
o 3/5 foot phim/giây
o 36 feet phim /phút
Freeze Frame: Giữ yên hình ảnh, bao lâu tùy ý của một khung hình phim, có thể xử lý bằng
quang học hoặc kỹ thuật số. Điều này tạo ra ấn tượng một hành động bị dừng đột ngột.
From the Top: Chỉ hành động làm lại một cảnh diễn từ đầu hoặc từ đầu câu thoại của diễn viên.
FX Make-Up / Prosthetics – các bộ phận giả hoặc hiệu ứng đặc biệt: những người này sử dụng
một loạt các kỹ thuật và vật liệu khác nhau như cao su, gelatin và các dụng cụ tạo màu cho da
của diễn viên… Máu đông và máu, vết bỏng, các sinh vật, sự lão hóa… là những hiệu ứng đặc
biệt thường sử dụng trong kỹ thuật hóa trang.
G
Group Shot: Thuật ngữ dùng để miêu tả khuôn hình, được lấy từ 4 đối tượng trở lên. Có thể đó
là một khung hình quay toàn cảnh, trung cảnh và cũng có thể là cận cảnh. Kích cỡ khung hình
tùy thuộc vào kích cỡ ống kính.
Grip (nhân viên kỹ thuật hiện trường) – có nhiệm vụ lắp đặt, điều chỉnh, vận hành tất cả các
thiết bị liên quan đến kỹ thuật trong quá trình sản xuất phim. Bao gồm việc tạo ra mô hình và
hiệu ứng đổ bóng, ánh sáng màu, khuyếch tán ánh sáng hoặc chắn sáng. Trong khi thợ điện phụ
trách việc thiết lập hệ thống đèn chiếu sáng, dây cáp, các grip cung cấp mọi thứ để dựng hệ
thống đèn, đảm báo chất lượng ánh sáng mà các gaffer mong muốn. Họ cũng cung cấp một loạt
các kỹ xảo đặc biệt để bảo vệ và đảm bảo an toàn trong trường quay.
Gaffer – các gaffer cũng được biết đến như là giám đốc kỹ thuật chiếu sáng. Người này chịu
trách nhiệm chính cho việc phát triển một kế hoạch chiếu sáng theo mong muốn của đạo diễn
hình ảnh. Các Gaffer thông báo cho Best boy và key grip về nơi đặt đèn và loại đèn nào cần đặt.
Gaffer phụ trách việc cung cấp ánh sáng tốt nhất theo yêu cầu kịch bản cho các khung hình.
Gang Boss / Transportation Captain – là người tổ chức và cung cấp các xe vận chuyển cho tất
cả các thành viên đoàn lam phim, trang thiết bị và diễn viên đến và đi khỏi các địa điểm quay.
Các Gang Boss / Transportation Captain triển khai các phương tiện và điều khiển và các thời
điểm thích hợp giúp cho việc quay phim diễn ra đúng tiến độ và ngân sách. Họ cũng làm việc
chặt chẽ với các nhà quả lý địa điểm trong việc xin giấy phép đậu xe và địa điểm đậu xe phù
hợp.
H
Hand Held Camera: Máy quay được người quay phim, cầm hoàn toàn trên tay khi quay
HDTV (High Definition Television) Chuẩn phát hình mới của Mỹ, dùng tín hiệu kỹ thuật số để
phát hình ảnh có chất lượng cực cao, hiệu quả hình ảnh và âm thanh rõ nét trên màn hình và màn
ảnh rộng.
Head on Shot Cảnh quay với hành động của diễn viên tiến thẳng về phía ống kính máy quay
High Hat/ Hi Hat Là thuật ngữ miêu tả một loại chân máy thấp, dùng để quay phim ở góc thấp.
Đôi khi được đặt âm dưới đất, để có hiệu quả góc nhìn như ý.
HMI (Hydragium Medium Iodide) Là thuật ngữ miêu tả một loại đèn có cường độ ánh sáng
cao, nhẹ, độ sáng của loại đèn này có thể miêu tả ánh sáng của ban ngày.
Honey Wagon Miêu tả một loại toa xe rộng, có phòng tắm cũng như các phòng chức năng khác,
dùng để cho diễn viên thay đổi trang phục khi quay phim ở những nơi xa xôi thiếu tiện nghi.
Hubba Dùng để miêu tả loại âm thanh quần chúng, tiếng bàn luận tiếng cổ vũ…của số đông
trong một cảnh quay, do trợ lý đạo diễn điều khiển.
Hair Dresser– là người có trách nhiệm tạo kiểu tóc và duy trì kiểu tóc của các diễn viên trong
suốt bộ phim. Hair Dresser thường có tất cả các đồ dùng cần thiết cho việc tạo kiểu tóc. Các Hair
Dresser làm việc với các nghệ sĩ make-up để tạo cho diễn viên có ngoại hình tốt nhất có thể.
I
IATE : Là chữ viết tắt của từ Internetional Alliance of Theatrical and Stage Employees – tên
của Hội nghề nghiệp của những người lao động thủ công trong ngành sản xuất phim và truyền
hình.
Insert :Một góc quay cận cảnh riêng biệt, nhằm nhấn mạnh hay làm nổi bật một chủ thể nào đó
trong diễn biến của câu chuyện. như bức thư, tấm hình, giờ đồng hồ, tựa đề cuốn sách…những
cảnh này được nối chèn vào giữa các cảnh quay chính khi dựng phim
Insert Car : Một chiếc xe được chế tạo đặc biệt dùng để quay những cảnh cần di chuyển. Đó là
một chiếc xe tải, có trang bị máy phát điện và các thiết bị máy quay, có gắn âm thanh đèn và các
máy móc chuyên dụng khác
In Sync :Miêu tả máy quay và đường âm thanh chạy đồng thời với nhau, khớp nhau về tốc độ
giữa âm thanh và hình ảnh.
Interio : Miêu tả những phân đoạn được quay trong nhà
IPS (Inches per Second) : Đo tốc độ thu của băng âm thanh. Máy thu Analog dùng băng 1/4
inch và chạy với tốc độ 7 1/2 inches mỗi giây
Iris In :Hiệu quả hinh ảnh nổi lên từ một điểm sáng trên màn hình đen, và to đầy lên cả màn
hình, có thể được thực hiện trong phòng lab quang học hoặc bằng phương pháp kỹ thuật số.
K
Key Light: Nguồn sáng chính chiếu vào đối tượng trong bối cảnh quay, đôi lúc có thể sử dụng
thêm những đèn phụ hỗ trợ để tạo thêm hiệu ứng cho bối cảnh khi cần thiết
Key Grip (tổ trưởng kỹ thuật hiện trường) là người nắm chính hoạt động kỹ thuật hiện trường
trong một bộ phim và phụ trách tất cả các nhân viên phụ trách hiện trường khác. Key Grip và
Best Boy hợp tác với các Gaffer và đạo diễn hình ảnh đễ xây dựng các chiến thuật tốt nhất để
hoàn thành một cảnh quay. Key Grip giám sát các hoạt động lựa chọn camera phù hợp cũng như
quản lý việc chắn sáng hoặc khuếch tán.
L
Level: Dùng để dẫn giải cao độ của âm thanh chuyển vào máy thu âm, có thể tăng hoặc giảm
bằng nút điều khiển trên bàn hòa âm
Lining Up: Diễn giải việc sắp xếp phồi hợp giữa diễn viên và máy quay cho một cảnh quay mới.
Lip Sync: Dùng để diễn giải kỹ thuật thu âm và nồng tiếng khớp với miệng của nhân vật trong
những cảnh đã quay trước đó. Kỹ thuật này dùng để thay thế những tín hiệu âm thanh bị hư hay
bị nhiễu, kỹ thuật này được thực hiện trong phòng lồng tiếng, khi Lip Sync người ta thường
chiếu hình ảnh của cảnh quay đó, vừa để giúp diễn viên kiểm soát chính xác cử động của nhân
vật, cũng như tạo cho diễn viên diễn tả được cảm xúc chính xác nhất trong cảnh quay đó.
Live Feed: Màn hình Video truyền trực tiếp cảnh máy quay phim đang quay. Thông thường
những hình ảnh này đều được ghi lại, người ta thường xem lại để kiểm saot1 chất lượng và thời
lượng của cảnh quay.
Loop: Một đoạn phim được nối đầu với đuôi để chiếu liên tục khi lồng tiếng
Looping: Công việc lồng tiếng cho khớp với đạn phim đã quay.
Location Assistant là người giúp các Location manager và location scout các công việc liên
quan đến việc điều phối các vị trị, bãi đậu xe cho đoàn làm phim và các loại xe dùng trong sản
xuất. Những người này cũng hỗ trợ trong việc xin giấy phép quay phim và các giấy tờ pháp lý
cần thiết khác.
Location Scout thường là người làm công việc tiền trạm bối cảnh và là một trong những thành
viên đầu tiên của đoàn phim bắt tay vào khâu sản xuất. Location Scout hỗ trợ việc tìm địa điểm
quay theo ý muốn của nhà sản xuất và đạo diễn. Các Location Scout thường có một cơ sở dữ liệu
lớn và các bức ảnh về các địa điểm để tham khảo trước khi đi thực địa.
Locations Manager (phụ trách chọn bối cảnh) là người có nhiệm vụ chuẩn bị các giấy tờ, thủ
tục pháp lý để được cho phép quay phim tại một địa điểm cụ thể. Locations Manager cũng là
người chịu trách nhiệm về các khoản phí dùng cho bối cảnh. Các địa điểm này bao gồm cả bối
cảnh quay phim và khu đỗ xe cho đoàn phim.
M
Match Cut: Kỹ thuật cắt nối phim các động tác giữa chừng của nhân vật. Kỹ thuật này khá phức
tạp, đòi hỏi người dựng phải nối thật khớp các động tác giữa hai đoạn phim được quay riêng
biệt.
Mismatch: Một sai sót về tính đồng bộ do các nguyên nhân sau
 Một hành động hay cử chỉ nào đó không giống nhau trong các cảnh quay, khiến bộ phận
hậu kỳ không thể chuyển êm các động tác giữa các góc máy, toàn cảnh và cận cảnh..
 Một đồ vật đạo cụ, hay phục trang, hóa trang bị sắp xếp sai vị trí
Mock Up: Miêu tả Một mô hình kiến trúc hoặc đồ vật trong một cảnh quay, bị phá hủy theo đòi
hỏi của kịch bản vi dụ như: Mô hình một tòa nhà, một chiếc máy bay, Xe hơi vv.
Montage: Một thủ pháp điện ảnh, dùng để chuyển tải một thời điểm của câu chuyện: Những
hình ảnh được chồng mờ, để diễn tả lại những biến cố bi kịch nối tiếp. Hoặc dùng để diễn tả một
tâm trạng đặc biệt của nhân vật.
Makeup Artist có nhiệm vụ trang điểm cho các diễn viên sao cho phù hợp với vai diễn của họ,
từ phong cách hiện đại đến phong cách cổ điển theo từng giai đoạn lịch sử. Makeup Artist tạo
cho diễn viên có được ngoại hình theo mong muốn của đạo diễn, thường là phù hợp với khung
cảnh và bối cảnh trong câu chuyện.
N
1. Là ký tự viết tắt của chữ No Good, ám chỉ những cảnh quay hay yếu tố kỹ thuật chưa đạt
đúng yêu cầu của đạo diễn.
Night for Day: Dùng để miêu tả một cảnh quay ngoại cảnh với câu chuyển xảy ra vào ban ngày,
nhưng lại được thực hiện quay vào ban đêm. Lúc này bối cành sẽ được giả lập bởi một hệ thống
đèn chiếu sáng chuyên dụng, tạo nên một bối cảnh ban ngày.
Night for Night: Chỉ việc một cảnh quay ngoại cảnh đêm được thực hiện vào ban đêm
No Print: Ý kiến của đạo diễn về một cảnh quay vừa được thực hiện, không đem in tại phòng
Lab
O
Off Camera: Diễn tả một hành động hoặc âm thành nằm ngoài tầm nhìn của máy quay
Off Mike: Chỉ một giọng nói hoặc tiếng động nằm ngoài vùng thu chuẩn của Micro thu âm
Off Screen: Chỉ một hành động hoặc âm thanh có tham gia vào cảnh diễn, nhưng nằm ngoài tầm
nhìn của máy quay
On a Bell: Chỉ khoảng thời gian sau khi có tiếng chuông báo hiệu cảnh quay sắp bắt đầu. Mọi
người làm công tác hỗ trợ trong trường quay, hoặc xung quanh trường quay dừng mọi hoạt động,
hoặc đứng im tại chỗ. Sau khi quay xong sẽ có hai tiếng chuông báo hiệu, mọi người lại tiếp tục
trở lại công việc của mình.
On Camera: Chỉ những đối tượng, đồ vật hoặc hành động đang ở trước máy quay và có thể bị
thu hình
Out of Frame: Chỉ những đối tượng, đồ vật hoặc hành động, toàn phần hoặc 1 phần của chúng
không nằm trong ống kính của máy quay.
Out of Sync: Tốc độ của máy quay phim không đồng bộ với tốc độ thu của thiết bị thu âm, dẫn
đến việc tiếng và hình lệch nhau khi chiếu phim
Out Take: Miêu tả một cảnh quay không được đem đi in, một cảnh quay bị loại bỏ trong quá
trình dựng phim.
Overcrank: Một máy quay quay với tốc độ cao hơn tốc độ 24fps, điều này sẽ tao ra một cảnh
quay với chuyển động chậm khi chiếu lên màn ảnh.
Over the Shoulder : Diễn tả về một bố cục quay phim cơ bản khi khung hình lấy 2 đối tượng,
một sẽ đối diện với máy quay, một quay lưng vào máy quay, chỉ thấy bờ vai hoặc phần gáy, dù ở
góc máy trái hay phải.
P
Producer (Nhà sản xuất) – là một trong những vị trí hàng đầu trong đoàn làm phim. Điều này là
do các nhà sản xuất chịu trách nhiệm về kinh phí làm phim, thuê đạo diễn, theo dõi tài chính của
bộ phim. Các nhà sản xuất cũng làm công việc thuê người nắm chính trong đoàn làm phim, và
thường hồ trợ trong việc lập kế hoạch phân phối chính thức cho bộ phim.
Production Accountant (Kế toán sản xuất) – là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý tất
cả các giao dịch tài chính trong quá trình sản xuất.
P.A. – Production Assistant (Trợ lý sản xuất) – nhiều người đã bắt đầu sự nghiệp của mình
trong ngành công nghiệp điện ảnh với vai trò trợ lý sản xuất. Một trợ lý sản xuất thường chịu
trách nhiệm chung hoặc phụ trách các công việc nhỏ mà nhà sản xuất yêu cầu. Nhiệm vụ cơ bản
có thể bao gồm phụ trách máy bộ đàm, lập trại, làm bảng biểu, làm các việc lặt vặt khi cần thiết.
Các trợ lý sản xuất cũng có thể giao việc cho người khác để hoàn thành công việc của mình.
Production Coordinator (Điều phối sản xuất) – là người có trách nhiệm điều phối hậu trường,
chuẩn bị hầu cần, bao gồm thuê thiết bị, thuê thành viên đoàn phim, điều phối diễn viên. Ngoài
ra, người này có thể xử lý các thủ tục giấy tờ cần thiết để tổ chức sản xuất. Vì lý do này, điều
phối sản xuất là một thành viên quan trọng trong đoàn làm phim, đảm bảo hoàn thành các mục
tiêu sản xuất về ngân sách và thời gian.
Production Supervisor/UPM (Giám sát sản xuất) – là người làm việc với điều phối sản xuất và
về cơ bản, người này còn giám sát việc tổ chức và phân bổ ngân sách sản xuất, kế hoạch của
thành viên đoàn làm phim và diễn viên, giám sát tiền lương và ngân sách hàng ngày, lịch trình
cho thuê thiết bị và các thủ tục giấy tờ. Người này có trách nhiệm đảm bảo ngân sách hợp lý
theo từng ngày.
Production Supervisor – Assistant (Trợ lý giám sát sản xuất) – là người quản lý, giúp đỡ và hỗ
trợ việc phân bổ nhân lực thành viên đoàn làm phim và diễn viên, kiểm soát thời gian làm việc
của các thành viên, kiểm soát hóa đơn, lập lịch trình thuê các thiết bị và các vấn đề liên quan đển
thủ tục giấy tờ.
Props Assistant (Trợ lý đạo cụ) – là người hỗ trợ các vấn đề về địa điểm và bố trí các đạo cụ.
Người này trực tiếp làm việc và hỗ trợ cho các Prop master xử lý tất cả các đạo cụ khác nhau
được sử dụng trong một bộ phim. Bao gồm tất cả các vật dụng di chuyển được như súng, dao,
sách, điện thoại, bát đĩa, thực phẩm, dụng cụ âm nhạc, vật nuôi hoặc bất kỳ vật dụng nào khác
mà bộ phim cần.
Prop Builder / Sculptor – là những người chịu trách nhiện xây dựng các đạo cụ đặc thù và cần
thiết cho bộ phim khi không thể tìm mua chúng ở bên ngoài, hoặc giá mua quá đắt. Những người
này có thể sử dụng nhiều dạng vật liệu khác nhau từ xốp, nhựa, đồ điện tử, kim loại, gỗ hoặc các
loại kính. Những người này thường là các thợ thủ công, xây dựng và và điêu khắc có tay nghề
cao.
Prop Master – các Prop Master mua lại, tổ chức, duy trì và quản lý tất cả các đạo cụ khác nhau
cần thiết cho việc làm phim. Một đạo cụ về cơ bản được làm ra theo từng mảnh để có thể dễ
dàng di chuyển và ráp lại. Các đạo cụ trong phim có thể là súng, dao, sách, điện thoại, chén dĩa,
thực phẩm, dụng cụ âm nhạc, vật nuôi hoặc bất kỳ thứ gì mà đoàn làm phim cần cho bộ phim.
Pyrotechnics / Firearms – đôi khi còn được gọi là armorer, người này chịu trách nhiệm chính
trong việc xử lý, bảo trì và chăm sóc tất cả các loại vũ khí, chất nổ và pháo hoa sử dụng trong
quá trình quay. Bao gồm tất cả các chất nổ trong cần dùng trong các cảnh quay hành động thực
tế, các hiệu ứng khói trong cảnh chiển đấu. Pyrotechnicians thường được đào tạo bài bản và có
giấy chứng nhận có thể xử lý các đạo cụ nguy hiểm có thể gây cháy nổ.
Precision Driver – lái xe kỹ thuật cao. Các bộ phim thường sử các Precision Driver, nhất là đối
với các cảnh quay đòi hỏi sự khéo léo. Các Precision Driver thường đã được chứng nhận và và
có tay nghề cao trong việc điều khiển nhiều loại xe dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Họ
được cho phép sử dụng các thiết bị định vị để xác định chính xác điểm dừng, tốc độ cần duy trì
và xuất hiện đúng thời điểm.
Pickup: Thuật ngữ này được dùng trong các hoàn cảnh sau:
 Một cảnh quay giữa chừng được đem đi in và phần đoạn tiếp tục với cảnh quay bắt đầu
bằng cách tiếp nối từ chỗ cảnh quay trước kết thúc
 Chỉ một phần cảnh quay được làm lại để sửa một sai sót nào đó
 Một hành động hoặc câu thoại phải sửa lại, hoặc thay đổi khi cảnh quay đã đem in
Picture Time: Số phút, giây của một bô phim trong bản dựng cuối cùng
Playback: Thuật ngữ này dùng để miêu tả những hoàn cảnh sau
 Bài hát hoặc nhạc được thu sẵn, sẽ phát lênkhi quay phim
 Băng Video thu sẵn dùng để phát lên máy truyền hình có hiện diện trong cảnh quay
POV (Point of View): Cảnh quay riêng biệt từ góc nhìn của một nhân vật trong phân đoạn được
quay, cho khán giả biết nhân vật này đang nhìn thấy gì.
Production Designer (Nhà thiết kế sản xuất) thường làm việc với đạo diễn và chịu trách nhiệm
chính cho việc thiết kế tổng thể hình ảnh mà người xem “nhìn thấy” và “cảm giác” về một bộ
phim. Công việc này bao gồm việc sử dụng trang phục, phong cảnh, đạo cụ và các khung cảnh
khác có thể phản ánh kịch bản phim.
Production Board: Một bảng gỗ rộng dùng để dán những mảnh giấy Note lại những thông tin
và những yếu tố cần thiết cho cảnh diễn. Vật dụng này giúp phó đạo diễn quản lý tốt kế hoạch
quay cụ thể cho từng ngày. Ngày nay đa phần người ta sử dụng trên máy tính, với những phần
mềm quản lý chuyên biệt.
S
Scenic Artist (Nghệ sĩ tạo cảnh) – là người chịu trách nhiệm thiết kế và xử lý các bề mặt vật
dụng. Bao gồm các công việc như sơn, trát, tô màu, tạo kết cấu hay sử dụng bất kỳ phương pháp
nào để tạo ra một quang cảnh. Thông thường, các Scenic Artist mô phỏng, đá, gỗ, kim loại hoặc
gạch…
Storyboard Artist (Nghệ sĩ phác thảo kịch bản phân cảnh) – là người tạo ra một loạt các ảnh
minh hoa và bản phác thảo dựa trên ý tưởng của đạo diễn trong khâu tiền kỳ. Mỗi phác họa đại
diện cho một góc máy khác nhau. Những bản vẽ thường bao gồm các góc máy ảnh, nhân vật và
thiết kế bối cảnh. Những minh họa đó sau đó được sử dụng để hỗ trợ cho các bộ phận khác trong
việc tìm hiểu nhiệm vụ của họ.
Security Bảo vệ – Các nhà sản xuất thường thuê dịch vụ bảo vệ cho đoàn phim vì nhiều lý do
khác nhau. Trong nhiều trường hợp, nhân viên bảo vệ chỉ cần làm những nhiệm vụ đơn giản như
trông nom và bảo vệ các thiết bị trong thời gian đoàn làm phim không làm việc. Những lúc khác,
nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ giúp đỡ đoàn làm phim kiểm soát đám đông hoặc hộ tống các
diễn viên.
Set Medic trong hầu hết các bộ phim lớn, một Set Medic là người chịu trách nhiệm về các
trường hợp khẩn cấp về y tế và các tai nạn có thể xảy ra khi làm phim. Các Set Medic được trang
bị một loạt các vật dụng y tế dùng cho các vết cắt nhỏ đến chân thương nghiêm trọng hơn. Các
Set Medic là một biện pháp dự phòng rủi ro đơn giản nhưng hiệu quả nhằm đảm bảo việc sơ cứu
kịp thời và đúng cách cho các thành viên đoàn làm phim hay diễn viên khi xảy ra tai nạn.
Set Decorator (Chuyên viên thiết kế bối cảnh) – là người đưa ra các quyết định về việc những
đồ nội thất và đồ trang trí nào sẽ được sử dụng trong các cảnh quay. Người này làm việc chặt
chẽ với các Art Director và thiết kế sản xuất để tạo ra môi trường trực quan tối ưu cho việc quay
phim. Bao gồm các hạng mục như tranh vẽ, vải và những phần không di chuyển được.
Set Dresser (Chuyên viên trang trí) – người này làm việc chặt chẽ với các Set Decorator để giúp
trang bị và trang trí cho phù hợp với bộ phim. Các loại đồ trang trí bao gồm tất cả các mặt hàng
không thể di chuyển như đồ nội thất, tranh vẽ, vải, màn treo và những thứ khác. Các Set Dresser
hỗ trợ các Set Decorator các vấn đề cơ bản mà các Set Decorator cần để có được bối cảnh tốt
cho phim.
Script Consultant (Tư vấn kịch bản) – là người hỗ trợ người nhà biên kịch trong việc chuyển
thể một quyển sách hay một câu chuyện trở thành một kịch bản. Người tư vấn sẽ phân tích kịch
bản, tư vấn, hiệu chỉnh, sửa đổi lời thoại và câu chuyện hoặc phát triển nhân vật ở những điểm
cần thiết. Họ còn có thể làm kịch bản ngắn lại hoặc dài hơn để có được một độ dài hợp lý. Nói
chung, một trang từ kịch bản tương đương với một phút trên bộ phim. Vì lý do này mà kịch bản
phim thường có độ dài từ 90 đến 120 trang.
Script Supervisor (Giám sát kịch bản) – làm việc chặt chẽ với đạo diễn bằng cách ghi chú các
chi tiết liên quan đến các cảnh đã quay và cần phải được quay. Đồng thời cũng ghi nhật bất kỳ
điểm sai lệch nào với kịch bản. Họ cũng đảm bảo rằng lời thoại của diễn viên đúng như trong
kịch bản. Các Script Supervisor cũng ghi chú những điều cần thiết trong quá trình dựng phim
như là địa điểm quay, tìm kiếm cảnh quay tốt nhất. Script Supervisor cũng thường xuyên giúp
đảm bảo tính liên tục và sự thống nhất giữa các cảnh quay.
Script Writer (Biên kịch) – hỗ trợ những khách hàng có ý tưởng nhưng cần sự giúp đỡ để có
thể đưa các ý tưởng đó ra giấy. Ngoài phim ảnh, biên kịch làm các công việc như soạn thảo kịch
bản cho truyền hình hoặc phát thanh, video quảng cáo và giáo dục, phim tài liệu… Biên kịch
cũng có thể chuyển thể những quyển sách hoặc câu chuyện phù hợp vào kịch bản phim – thứ
được xem như kim chỉ nam cho toàn bộ quy trình làm phim. Kịch bản bao gồm lời thoại giữa
các nhân vật, mô tả về khung cảnh trong câu chuyện hay giúp định hướng các cảnh quay…
Sound Mixer – Film – Các Sound Mixer trong một bộ phim là người phụ trách bộ phận âm
thanh và chịu trách nhiệm giám sát, ghi lại âm thanh trong quá trình sản xuất. Các Sound Mixer
quyết định việc sử dụng loại microphone nào, đặt mic ở đâu. Người này cũng có thể hòa trộn
nhiều loại âm thanh khác nhau. Sound Mixer giám sát công việc của các Boom Operator và các
vật dụng khác liên quan đến âm thanh.
Special Effects Technician – là người hỗ trợ trong việc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt có sử dụng
máy móc cơ khí, các thiết bị quang học hoặc thiết bị gây ảo giác để tạo ra những hình ảnh sống
động trong phim. Các Special Effects Technician còn cung cấp cách hình ảnh cần thiết như các
yếu tố thời tiết hoặc hỗ trợ để tạo ra các khung cảnh đỗ vỡ, sụp đổ, cháy, khói, vụ nổ. Họ cũng
cung cấp các thiết bị cơ khí đặc biệt cho phép các diễn viên bay trên không.
Stunt Coordinator – là người quản lý và điều phối tất cả các cảnh quay hành động nguy hiểm
đòi hỏi sự có mặt của diễn viên đóng thế trong phim. Các Stunt Coordinator luôn tuân theo quy
định an toàn trong quá trình quay để đảm bảo sự an toàn của mỗi diễn viên đóng thuế. Các cảnh
nguy hiểm có thể bao gồm nhảy xuống từ độ cao lớn, các cảnh lật xe, lặn, rơi tự do, đâm xe,
cháy, các pha nguy hiểm dưới nước và những pha hành động nguy hiểm khác cần đến sự giúp đỡ
của diễn viên đóng thế.
Stunt Performer (Diễn viên đóng thế) – là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các
pha hành động nguy hiểm trên màn ảnh. Dưới sự dám sát chặt chẽ của các Stunt Coordinator,
các diễn viên đóng thế sẽ thực hiện các cảnh quay mà diễn viên không có khả năng hoặc không
sẳn sàng để thực hiện theo kịch bản. Các cảnh nguy hiểm có thể bao gồm nhảy xuống từ độ cao
lớn, các cảnh lật xe, lặn, rơi tự do, đâm xe, cháy, các pha nguy hiểm dưới nước và những pha
hành động nguy hiểm khác cần đến sự giúp đỡ của diễn viên đóng thế.
Storyboard là phương pháp phân cảnh kịch bản bằng hình, mô tả nội dung và cả góc máy thể
hiện
Steadicam Operator (Người vận hành máy quay cầm tay) – Steadicam là một dạng máy quay
sử dụng một cánh tay cơ khí gắn vào cơ thể người quay phim để giúp việc cầm máy bằng tay trở
nên dễ dàng hơn và cho phép người quay phim di chuyển trong lúc ghi hình mà tránh được tình
trạng rung giật. Các Steadicam Operator là người chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành
steadicam trong khâu sản xuất. Hầu hết các Steadicam Operator đều là những người có sức khỏe
tốt vì công việc này yêu cầu cần có sức khỏe và độ dẻo dai để vận hành steadicam.
Still Photographer (nhiếp ảnh hậu trường) – là người chụp ảnh tĩnh và tài liệu cơ bản về những
cảnh hậu trường sản xuất. Thông thường, người này chụp những bức ảnh sử dụng cho mục đích
tiếp thị như làm poster film và DVD nghệ thuật.
T
Teleprompter – Các Teleprompter là các thiết bị gắn trước camera chứa lời thoại để các diễn
viên đọc trong khi nhìn vào ống kính. Kỹ thuật này cũng được sử dụng bởi các phát thanh viên.
Người điều hành Teleprompter giúp đặt và phóng đại chữ trên máy ảnh cũng như máy tính và
cuộn văn bản đến đoạn phù hợp. Người làm việc này thường được cung cấp kịch bản trước để họ
có thể nhập nó vào máy tính của họ trước khi đến trường quay.
Transportation Driver Transportation Driver – là người làm việc dưới sự giám sát của
Transportation Captain. Transportation Captain và tà xế lái xe và vận hành tất cả các loại xe
được nhà sản xuất cung cấp đến và đi từ các địa điểm quay. Bao gồm việc di chuyển đoàn làm
phim, thiết bị và diễn viên một cách an toàn đến và đi khỏi địa điểm quay theo lịch trình đã định.
Các loại xe được cung cấp có thể là xe tải, xe khách, stake beds, flatbeds, limos, xe hơi hoặc bất
kỳ loại xe nào cần thiết để phục vụ di chuyển.
V
Video Assist / VTR – người hỗ trợ kỹ thuật thu hình (Video Tape Recorder) trong quá trình sản
xuất. Hầu hết các máy quay phim sử dụng phim thường có một cuộn băng ghi lại và có thể phát
ngay lập tức những gì vừa quay. Vì bạn không thể xem phim 35mm chưa qua xử lý trong phòng
tối, vậy nên đây là một công cụ đặc biệt hữu ích trong trường quay. Video Assist là thuật ngữ
dùng để mô tả bản ghi và phát lại quá trình này. Việc kiểm tra các đoạn phim này lập tức cho
phép đạo diễn có thể kiểm soát các yếu tố như diễn xuất của diễn viên, góc quay, khung, vũ đạo
và các yếu tố khác cho phù hợp.

You might also like