You are on page 1of 2

Key light – Nguồn sáng chính

Nguồn sáng chính là nguồn ánh sáng chủ yếu của cảnh phim. Đó sẽ là nguồn sáng có
cường độ mạnh và mang tính định hướng nhất trong toàn bộ cảnh phim. Đây là nguồn
sáng được thiết lập đầu tiên và được sử dụng để chiếu sáng chủ thể hoặc diễn viễn.

Fill lght - Nguồn sáng phụ


Nguồn sáng phụ giúp chiếu sáng bóng đổ được tạo ra bởi nguồn sáng chính. Nguồn sáng
phụ được đặt đối diện với nguồn sáng chính và thường không mạnh bằng nguồn sáng
chính.

Back light - Nguồn sáng ngược


Nguồn sáng ngược chiếu sáng diễn viên hoặc chủ thể từ đằng sau và thường được bố
trí cao hơn chủ thể mà nó chiếu sáng. Nguồn sáng ngược có tác dụng tách chủ thể
hoặc diễn viên với background, giúp làm rõ hình dạng cũng như tăng chiều sâu của
chủ thể. Việc đánh ánh sáng ngược giúp chủ thể của bạn nổi bật và đa chiều hơn.

Sidelight – Ánh sáng bên


Ánh sáng bên, như tên gọi, là ánh sáng đến từ phía bên song song với diễn viên. Ánh
sáng bên rất lý tưởng để tạo không khí drama và phong cách Chiaroscuro. Chiaroscuro
là một kỹ thuật trong hội họa sử dụng độ tương phản cao của ánh sáng và bóng tối để
làm nổi bật chủ thể và tạo chiều sâu cho khung hình. Một kỹ thuật truyền thống được
sử dụng rất nhiều trong thời kỳ phim Noir.

Practical light ( Unmotivated lighting)– Nguồn sáng thực tế


-Nguồn sáng thực tế là các loại nguồn sáng có mặt trong cảnh phim. Đó có thể là một
chiếc đèn bàn, một chiếc TV, nến, đèn xe cảnh sát…
-Shaping the scene without being an element of it.

Bounce – Phản chiếu


Dụng cụ cần thiết có thể là một tấm bảng trắng hoặc một tấm lụa, nhưng bạn cũng có
thể phản chiếu ánh sáng từ tường hay trần. Có rất nhiều cách để làm điều này.

Soft light – Ánh sáng mềm mịn


Ánh sáng mềm mịn là một khái niệm dùng để mô tả kích thước của nguồn sáng (so với
chủ thể) nhiều hơn là nói về vị trí của nó. Ánh sáng mềm mịn đến từ một nguồn sáng
lớn hoặc từ một tấm tản sáng. Ánh sáng kiểu này sẽ cho bóng mịn, nhẹ – hoặc nếu ánh
sáng đủ mềm sẽ hoàn toàn không có bóng đổ.

Hard light – Ánh sáng cứng


Ánh sáng cứng tạo ra bóng đổ có đường nét rõ ràng. Bạn sẽ có được ánh sáng cứng từ
mặt trời chính ngọ hoặc một nguồn sáng nhỏ. Thường người ta không chuộng ánh sáng
cứng. Cũng tương tự như trên với ánh sáng mềm mịn, việc ánh sáng phát ra từ một
nguồn sáng cứng hay mềm phụ thuộc hoàn toàn vào kích cỡ của nguồn sáng đó (so với
chủ thể).

High key
High Key là một phong cách đánh ánh sáng cho hình ảnh sáng và không có bóng đổ bằng
việc sử dụng rất nhiều nguồn sáng phụ. Cách đánh sáng này được sử dụng rất nhiều
trong các phim kinh điển Hollywood thời những năm 30-40, đặc biệt là trong phim hài
và nhạc kịch.

Low key
Một khung hình với cách đánh sáng kiểu Low Key được bao phủ bởi bóng tối nhiều hơn
là ánh sáng. Nguồn sáng phụ rất nhẹ hoặc hoàn toàn không có. Low Key tập trung vào
việc sử dụng bóng tối như một nhân vật chứ không chỉ đơn thuần là một chủ thể trong
ánh sáng. Nó được sử dụng nhiều trong các phim kinh dị và giật gân.

Motivated lighting (nguồn sáng giả lập)


Chiếu sáng giả lập là cách chiếu sáng mà nguồn sáng thật sự dùng cho cảnh phim mô
phỏng/giả lập một nguồn sáng tự nhiên hoặc nguồn sáng thực tế xuất hiện trong khung
hình. (Ví dụ, nhân vật của bạn đang đi trong đêm. Nguồn sáng gốc trong cảnh này là
mặt trăng, nhưng ánh sáng mặt trăng không đủ để chiếu sáng nhân vật. Lúc đó, ta
dùng một nguồn sáng giả lập áng sáng mặt trăng và chiếu sáng cho chủ thể. Tất nhiên
nguồn sáng này không xuất hiện trong khung hình và khán giả vẫn đang nghĩ là mặt
trăng đang chiếu sáng). Điểm khác biệt giữa chiếu sáng giả lập và chiếu sáng thực
tế là chiếu sáng giả lập là một phương thức để nhấn mạnh chiếu sáng thực tế.

Ambient lighting (Available lighting) – ánh sáng sẵn có


Ánh sáng sẵn có là ánh sáng có sẵn trên trường quay, có thể bao gồm ánh sáng mặt
trời hoặc/và các loại ánh sáng đèn thông thường. Nó có thể là mặt trời trên sa mạc
Rub’ al Khali, là đèn đường hay các biển hiệu neon trên đường phố New York.

Chiaroscuro

- Một thuật ngữ tiếng ngữ tiếng tiếng Ý được sử dụng để miêu tả kỹ thuật sử dụng
ánh sáng và bóng tối trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các bức tranh. Nó
bắt nguồn từ thời kỳ Phục hưng và là sự kết hợp của các từ tiếng Ý: “chiaro” nghĩa
là “sáng sủa” hoặc “ánh sáng”, còn “scuro” nghĩa là “tối tăm” hoặc “bóng tối”. Cụ
thể hơn, kỹ thuật này sử dụng hiệu ứng từ độ tương phản giữ ánh sáng và bóng tối
trong một tác phẩm.
- Sử dụng độ tương phản thấp hoặc cao của ánh sáng và bóng tối để tạo ra các khoảng
sáng tối trong phim. Kỹ thuật này thường được dùng nhiều trong các phim đen trắng.
Cách sử dụng kỹ thuật này trong phim là chiếu sáng thường sẽ chiếu một nửa khuôn
mặt của nhân vật, còn bóng tối sẽ che mất nửa còn lại, giúp tạo hình ảnh ba chiều.
Phim noir của Hollywood đã biến kỹ thuật này thành tiêu chuẩn cho các bộ phim, mặc
dù nó đã xuất hiện từ những năm 1940 và 1950. Trường phái Biểu hiện Đức cũng sử
dụng kỹ thuật này.

You might also like