You are on page 1of 17

BÀI 1: CÁC CỠ CẢNH VÀ ĐỘNG TÁC MÁY (Technical Camera)

BÀI 1:  CÁC CỠ CẢNH VÀ ĐỘNG TÁC MÁY


Đạo diễn Tô Hồng Hải
Phim tài liệu Đài TH TPHCM
CẢNH RỘNG (LONG SHOT)
•          Là cảnh thu trọn vẹn một đối tượng hay bối cảnh, nơi xảy ra câu chuyện.
•          Thường dùng để mở hoặc kết phim.
•          Dùng để giới thiệu vị trí địa lý, bối cảnh.
•          Góc nhìn thường trên cao để thấy hậu cảnh.
•          Cảnh rộng đòi hỏi công phu,khó khăn,vì phải thu hình phối hợp các động tác diễn xuất và chuyển động.
TRUNG CẢNH (MEDIUM SHOT)
•          Cảnh quay trung bình,là cỡ cảnh trung gian giữ cảnh rông và cận cảnh.
•          Cho khán giả nhìn sự việc ở khoảng cách trung bình, giống như cái nhìn bình thường .
•          Trung cảnh là nơi chứa đựng nội dung quan trọng của toàn cảnh quay trong phim có nghĩa là diễn biến
câu chuyện luôn được kể ở MS.
•          Trung cảnh có nhiều sự việc được mô tả,vừa đủ cảnh trí (môi trường xung quanh) để khán giả định
hướng (tất nhiên có kèm theo Ls trước đó)
TRUNG CẢNH MỸ (AMERICAN SHOT)
•          Thực chất đây là trung cảnh 2 người, kịch tính nhất là 2 người đối diện,đối thoại với nhau: trai-gái, anh
hùng-tiểu nhân…cảnh này còn gọi là cảnh 2 người kiểu Mỹ vì bắt nguồn từ Hoolywood.
•          Trong phim họ chỉ đưa mâu thuẫn vào các trung cảnh 2 người mà thôi…
•          Trung cảnh 2 người có thể thu nhiều hình thức, góc độ khác nhau…diễn xuất theo chiều sâu… (TH hay
dàn hàng ngang).
•          Trong quá trình máy hay diễn viên di động,trung cảnh 2 người có thể biến thành Ms một nhóm người,
thành Ls…  lại tách nhập thành trung cảnh 2 người mới.
CẬN CẢNH (CLOSE UP)
•          Là cỡ cảnh quay gần, hay vào chi tiết của đối tượng.
•          Dùng để nhấn mạnh, hay hướng sự tập trung vào nâng cao chủ đề.
•          Loại bỏ các chi tiết thừa ra khỏi khung hình 
I.                   CÁC ĐỘNG TÁC MÁY CƠ BẢN
•          Lia(Pan): Máy quay để trên chân cố định,lia qua phải, hay qua trái.
•          Pan right: Lia sang phải 
•          Pan left: Lia sang trái.
•          Till: Máy quay để trên chân hay trục đỡ, ngóc ống kính lên hoặc xuống.
•          Till up: Máy ngóc ống kính lên.
•          Till down: Máy chúc ống kính xuống 
•          Zoom: Thay đổi tiêu cự của ống kính(bấm hay xoay)
•          Zoom in: Từ cảnh rộng vào cận cảnh 
•          Zoom out: Từ cận cảnh ra rộng cảnh 
•          Traveling:Máy đặt trên đường ray, ôtô hay đi bằng chân… chuyển động theo đối tượng.
            Thuật ngữ này Châu Âu hay dùng. Tại Mỹ họ chia nhỏ các chuyển động này ra:
.           Track right: Máy chuyển động sang phải
.           Track left: Máy chuyển động sang trái
.           Dolly in: Máy tiến gần đến đối tượng.
.           Dolly out: Máy ra xa dần đối tượng.
. Boom: Máy để trên cần cẩu chuyển động lên/xuống. Hay qua phải/trái.
II.                GÓC ĐẶT MÁY VẬT LÝ
GÓC MÁY CAO:
•          Thấy được chiều sâu của bối cảnh, nhiều lớp cảnh hiện ra tương phản, đa dạng, hấp dẫn,nên thường dùng
quay cảnh rộng…
•          Chú ý,nếu để máy cao quá khi quay trung cận cảnh các vật thể sẽ bị lùn méo dạng, mọi chuyển động bị
chậm lại…
GÓC MÁY THẤP:
•          Dưới tầm mắt bình thường, thậm chi nhiều khi máy thật thấp…
•          Nhân vật cao lớn, uy quyền…các công trình kiến trúc cao lồng lộng, đồ sộ…
•          Thấp quá sẽ mất hậu cảnh, mất đường chân trời, méo đường nét,tạo hội tụ đường nét vào chiều sâu…

GÓC MÁY NGANG TẦM MẮT:


•          Cảnh quay có tầm nhìn bình thường, phối cảnh không bị méo dạng.
•          Máy ngang tầm mắt của diễn viên khi diễn xuất, và ngang tầm mắt của khán giả khi quay cảnh trí…
•          Cho khán giả tầm nhìn gần gũi,thân mật, giống như cái nhìn bình thường hàng ngày 
GÓC NGHIÊNG (Drunk= say). Hollywood người ta gọi là: crazily-tilted = góc máy của người điên:
•          Áp dụng cho những nhân vật ma quái,tâm thần, điên loạn,say xỉn,hoang mang,xúc động mạnh…
•          Cho những cảnh biến động như hỏa hoạn, đắm tàu, động đất, bão tố…diễn tả cảnh thảm khốc hoảng
loạn…
•          Vài trường hợp nghiêng máy dùng để quay cảnh tượng trưng,inser  các chi tiết vd:cận tài liệu, đồng hồ,
lịch diễn tả thời gian trôi qua, hay các cảnh quảng cáo…
•          Nghiêng phải dứt khoát… thường máy ở góc độ thấp.
GÓC MÁY THU HÌNH TÂM LÝ
•          GÓC MÁY KHÁCH QUAN: Khán giả xem như một người quan sát “ nhìn lén,xem trộm” người diễn
viên diễn tỏ ra như không có khán giả (tức máy quay).Họ không được phép nhìn vào ống kính,nếu sơ ý
chỉ cần liếc nhanh qua coi như cảnh đó hỏng.
•          Góc máy này được sử dụng chủ yếu trong phim 
GÓC THU HÌNH CHỦ QUAN:
•          Máy quay đóng vai trò đôi mắt của khán giả, đưa khán giả vào bối cảnh.Vd:máy traveling một dây
chuyền sx chậm theo các linh kiện như ánh mắt và bước chân người tham quan…khán giả sẽ thích thú
mạnh mẽ khi các chi tiết độc đáo bất ngờ xuất hiện…
•          Máy quay thế chỗ nhân vật trong cảnh: tạo cho người xem thấy được cảnh mà nhân vật đó nhìn. 
•          Máy quay thu hình diễn viên nhìn thẳng ống kính giao lưu trực tiếp với khán giả,kiểu thường thu phóng
viên,  phát thanh viên Truyền hình, hay MC (Master of Ceremonial).
GÓC MÁY TẦM NHÌN TƯƠNG ĐỒNG:
•          Đưa ánh mắt nhìn của người xem đến gần diễn viên hơn…khán giả có cảm giác được đứng gần diễn
viên.
•          Thường thu với cảnh 2 người đối diện nói chuyện với nhau (cảnh qua vai)…
•          Thường thu cảnh phỏng vấn trong TH phóng viên(trong hình hay ngoài hình) hỏi một người,người đó
nhìn ra phía sát cạnh ống kính để trả lời.
III.             TRƯỜNG HỢP ĐẶT MÁY
1.      MÁY QUAY ĐẶT TRÊN CHÂN CỐ ĐỊNH
•          Hầu hết các cảnh quay đều phải đặt trên chân máy.
•          Mọi động tác máy khi đặt trên chân đều phải chuyển động nhẹ nhàng, chính xác,đồng bộ với chuyển
động của đối tượng.
2.      MÁY VÁC VAI, CẦM TAY KHI QUAY.
•          Thường thích hợp với tin tức, phóng sự Truyền Hình 
•          Phim Truyện phải có thiết bị chống rung ( steadicam)
•          Thích hợp với dạng Truyền hình  thực tế (readlity)
•          Chuyển động của máy quay tương thích với đối tượng 
•          Dạng quay này thời gian trên phim gần bằng với thực tế .
CẢNH – MÀN - ĐOẠN PHIM
•          Cảnh quay (shot,plan):Là một chuỗi hình ảnh liên tục được máy quay thu hình không ngắt đoạn.Mỗi một
cảnh có thể quay nhiều lần,mỗi một lần quay gọi là một Take.Vì lý do sai sót phải quay lại cảnh đó người
ta gọi là Retake.
•          Màn (scene): Từ ngữ này mượn của sân khấu, nhưng trong phim mỗi màn có thể một cảnh,hay nhiều
cảnh cùng một địa điểm với thời gian khác nhau mô tả một sự việc liên tục tiếp diễn, ngoài ra điện ảnh
còn có cảnh chen xa (cut away). 
•          Đoạn phim (sequence): Gồm một chuỗi nhiều màn (của nhiều nơi chốn và thời gian khác nhau) diễn tiến
liên tục.
Khúc phim (cut): Là một cảnh lẻ hay một phần trong một đoạn phim được cắt ra để dùng như một cảnh
độc lập.
TẦM NHÌN-KHÔNG GIAN
•          Tầm ngang:Rộng,hẹp 
•          Tầm dài: Xa, gần 
•          Tầm đứng: Cao, thấp 
Mỗi khi dời máy đến một vị trí mới người 
quay phim phải giải đáp được 2 câu hỏi:
-Tầm nhìn nào tốt nhất để thấy diễn biến sự việc?
-Không gian của cảnh quay sẽ bao gồm từ đâu đến đâu? 
TẦM NHÌN-KHÔNG GIAN
•          Tầm ngang:Rộng,hẹp 
•          Tầm dài: Xa, gần 
•          Tầm đứng: Cao, thấp 
Mỗi khi dời máy đến một vị trí mới người 
quay phim phải giải đáp được 2 câu hỏi:
-Tầm nhìn nào tốt nhất để thấy diễn biến sự việc?
-Không gian của cảnh quay sẽ bao gồm từ đâu đến đâu? 
BÀI TẬP
•          Máy vác vai: Quay các cỡ cảnh đã học.
•          Máy để trên chân: Quay các cỡ cảnh và động tác máy đã học.
•          Rộng cảnh – Trung cảnh – Cận cảnh.
•          Lia sang phải – sang trái 
•          Till up – Till down
•          Zoom in – Zoom out
•           Traveling
•          Yêu cầu:
•          Máy ổn định khi quay  

BÀI 2:  ĐỊNH HƯỚNG TRÊN PHIM VÀ TRỤC DIỄN XUẤT


Đạo diễn Tô Hồng Hải

ĐỊNH NGHĨA
•         Đó là đường chuyển động của đối tượng(trục chuyển động)
•         Đó là hướng nhìn diễn xuất của đối tượng (trục định hướng)
TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH TRỤC DIỄN XUẤT
•         Giữ cho chuyển động được liên tục, đúng hướng, nếu không  sẽ thấy hai ôtô chạy đâm vào nhau
thay vì cảnh muốn quay là rượt đuổi nhau.(trục chuyển động)
•         Giữ cho hướng nhìn của hai đối tượng đang nói chuyện nhìn đối diện nhau, nếu không sẽ thấy
họ nhìn vào gáy nhau (trục định hướng)
•         Giữ cho sự liên tục xuyên suốt bộ phim từ cảnh này sang cảnh khác.
LIÊN TỤC ĐỊNH HƯỚNG
•         Chiều hướng di động của đối tượng, hướng nhìn của người luôn là bài toán rắc rối cho sự liên
tục của một phim điện ảnh.
•         Nếu ta đã xác lập hướng nào đó cho chuyển động,cho hướng nhìn mà lại thay đổi không tính
toán… thì sự liên tục bị gián đoạn,khán giả bị chi phối, không hiểu được câu chuyện.
ĐỊNH HƯỚNG TRÊN PHIM
•         Định hướngđộng:Đối tượng di động 
•         Một chiều:Trái qua phải(ngược lại)
•         Đổi chiều Cả 2: trái-phải-trái(ngược lại)
•         Vô hướng:thẳng vào hay ra xa ống kính 
•         Định hướng tĩnh:Đối tượng đứng yên 
DI ĐỘNG MỘT CHIỀU
•         Khi định hướng đã được xác lập đối với sự di chuyển của chủ thể, thì bắt buộc phải giữ đúng.
•         Dù có các cảnh quay xen kẽ, các góc máy khác nhau, hay các cận cảnh chi tiết chen vào, khi trở
lại cảnh rộng đã định hướng vẫn phải giữ đúng. 
•         Vd:đoàn tàu chạy từ trái-phải,khi quay cảnh  đầu tiên vào hành khách trong khoang nên giữ
cùng trục chuyển động với đoàn tàu… sau đó mới thay góc độ thu hình khác.
  
•         Mô tả chuyển động của đối tượng đi và về hay 2 nhân vật tiến đến gặp nhau.
•         Nếu một nhân vật được xác định đi từ nhà ra phố:trái –phải,thì cđ ngược lại sẽ được xem là từ
phố về nhà.Quy tắc này phải được tuân thủ dù thu hình ở các cỡ cảnh, góc độ máy khác nhau.
•         Hành trình đổi hướng cũng dùng để mô tả các đối tượng cđ đến gặp nhau.
•         Hành trình đối nghịch sẽ tạo cho khán giả cảm giác kích thích,xung động mạnh do ráp dựng: Ls-
dài, Ms-ngắn, Cận-cực ngắn…
HÀNH TRÌNH VÔ ĐỊNH HƯỚNG
•         Là cđ của đối tượng tiến thẳng đến máy quay hay từ máy quay đi ra xa.
•         Chuyển động này chỉ thấy mặt trước hay mặt sau của đối tượng.Trong quá trình cđ,nếu nhìn thấy
bên hông của chủ thể có nghĩa là đã định hướng.
•         Những cảnh quay vô định hướng thường được dùng để đổi hướng lộ trình, được xem như một
cảnh tạm nằm giữa 2 cảnh có chuyển động ngược chiều nhau.

ÁP DỤNG NHỮNG CĐ VÔ ĐỊNH HƯỚNG


•         Để thay đổi thị giác:phá vỡ nét đơn điệu một chiều phải-trái-phải.
•         Có thể dùng để mở đầu hay kết thúc một trường đoạn,tạo hiệu quả chiều sâu.
•         Từ góc độ cao-thấp,với những di động trên-dưới máy quay…cho ta những cảnh lạ mắt,khác với
các cảnh quay ngang tầm nhìn.
•         Để tạo tác động mạnh đối với khán giả.
•         Chi phối khán giả về định hướng.
TRỤC DiỄN XUẤT
•         Cách tốt nhất để giữ đúng định hướng đó là sử dụng trục diễn xuất.
•         Trục diễn xuất:Đó là đường chuyển động của chủ thể,hay đường tưởng tượng do mắt nhìn của
khán giả dõi theo hành động nhân vật.
•         Nếu máy quay giữ đúng trục thì dù thu hình ở góc độ nào,cỡ cảnh nào,chuyển động ra sao cũng
luôn luôn đúng định hướng.
•         Cuối mỗi cảnh quay ta phải xác định trục diễn xuất cho cảnh kế tiếp.
   
TRỤC DiỄN XUẤT TRONG CẬN CẢNH XEN PHẢN ỨNG
•         Khi chỉ có một người ngồi làm thì trục diễn xuất của anh ta là từ ánh mắt đến công việc đang
làm.
•         Bất ngờ anh ta nhìn ra ngoài (diễn viên ngoài hình).Lúc đó trục được xác định từ hướng ánh mắt
tới cạnh ngoài khung hình.
TRỤC DiỄN XUẤT SÂN KHẤU
•         Trục xuyên tâm giữa sân khấu chia đôi khán giả, máy để một bên của trục.
•         Trục chia song song với sân khấu,máy để hướng trung tính (giữa) và máy  để 2 bên khán giả.
•         Có thể kết hợp cả 2 cách trên…
   

TRỤC DiỄN XUẤT 3 NGƯỜI


•         Ba người gồm một người chính và hai người kia phụ thì nhân vật chính một bên còn 2 người kia
một bên đối diện như vậy ta sẽ thực hiện như cảnh quay  2 người.
•         Ba người đều là chính,với khoảng cách bằng nhau, ta sẽ có trục tam giác đều, có 2 người ở tiền
cảnh (nếu thu Ls)…
•         cảnh 3 người cũng có thể trở thành 2 người từng đôi một.

TRỤC DiỄN MỘT NHÓM NGƯỜI QUANH BÀN


•         Trục diễn xuất sẽ được vẽ ngang qua 2 diễn viên gần máy nhất, sau đó vẽ thêm trục phụ song
song để máy quay thu hình các diễn viên ở phía sau.
•         Một diễn viên có thể nhìn diễn viên trong hình hay ngoài hình và ta có thể thu hình họ theo trục
vẽ ngang qua người này.

TRƯỜNG HỢP NHẢY QUA TRỤC DIỄN XUẤT


•         Khi có 2 hay nhiều đối tượng đi ngang nhau, hay 2 người cưỡi ngựa đi song
   song…máy quay thu hình di động lùi song hành với diễn viên…khi diễn xuất 2 diễn viên nhìn
nhau…trục diễn xuất lúc đó sẽ thiết lập giữa 2 người…máy quay sẽ nhảy qua bên kia trục để
quay từ góc đối diện 

TRỤC DiỄN XUẤT THEO ĐƯỜNG CONG


•         Nếu cảnh rộng ta cho khán giả thấy toàn bộ đường cong, thì lộ trình của cđ sau đó vào trung cận,
chủ thể vẫn có thể thay đổi trục;trái-phải-trái.
•         Ta nên tránh thu hình chủ thể vào cảnh và ra khỏi cảnh cùng một phía của khung hình.
•         Đường cong dùng để chuyển hướng di động qua lại khi cần.Sự thay đổi hướng giúp chuyển cảnh
giữa 2 loạt cảnh quay cđ đối nghịch nhau.

TRỤC DI ĐỘNG THEO NGÃ QUANH


•         Ta có thể sử dụng ngã quanh như là một đường cong để thay đổi định hướng theo ý muốn.
•         Vd:một xe  đang cđ…
Cảnh 1:phía sau ra xa…nhỏ dần…phải-trái…đến ngã quanh quẹo phải… theo lộ trình trái-
phải…xe tiếp tục cđ ra khỏi cảnh bên phải.
Cảnh 2: máy đặt đối diện bên trục quay,xe tiếp tục vào cảnh bên trái theo lộ trình trái-phải.

TRỤC  DI ĐỘNG QUA CỬA


•         Khi đối tượng bước qua cửa, không bắt buộc phải giữ liên tục định hướng giữa trong và ngoài.
•         Nếu điều kiện cho phép máy quay không vượt trục thì càng tốt.
•         Trường hợp gặp trở ngại ta nên đưa diễn viên đến nơi thích hợp và thu hình chuyển động (vô
định hướng) thẳng vào máy,sau đó muốn đổi theo hướng nào tùy ý.
BÀI 3: BỐ CỤC TẠO HÌNH

BÀI 3:  BỐ CỤC TẠO HÌNH


Đạo diễn Tô Hồng Hải

Nguyên tắc chung: Không có một  quy tắc bất di bất dịch nào được áp dụng cho bố cục hình ảnh.
Bởi khả năng thưởng thức  nghệ thuật, sự cảm xúc cùng kinh nghiệm và trình độ của người sáng
tác hòan tòan mang tính chủ quan 
Tuy nhiên vẫn có vài yếu tố hình học,tóan học, giúp chúng ta thu hình tốt hơn.
Khó khăn của bố cục phim là: kết hợp diễn xuất và  chuyển động của nhiều đối tượng cùng lúc.
ĐẶC THÙ KHUNG HÌNH CỦA ĐIỆN ẢNH
  Trong điện ảnh Truyền hình chỉ có khung chữ nhật nằm ngang:  4:3 hoặc 16:9
  Bố cục giống hội họa: 4 đường mạnh, điểm mạnh 
HiỆU QUẢ
  Khi người quay phim biết định hướng kịch tính,nhấn mạnh đúng lúc,làm nổi bật được những động
tác, diễn xuất, cảm xúc của diễn viên sẽ làm cho chuyện phim sống động trong trí óc của người
xem.
  Bố cục tạo hình phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm thụ thẩm mỹcủa người quay phim,về phối
cảnh,màu sắc, ánh sáng,dáng điệu, đường nét,không gian…
BỐ CỤC ẢNH ĐỘNG
  Ảnh chụp là hình động bị đứng đúng vào một thời điểm.nhưng chỉ trong trường hợp ảnh đó có
quan hệ với không gian mà thôi.
  Điện ảnh phải tạo hình bố cục cả không gian và thời gian. Sự chuyển động liên tục của thời gian,
không gian, của diễn xuất, hay của máy quay đều gây khó khăn cho việc phối cảnh bố cục cho
quay phim.
  Do vậy dù phải chú tâm vào động tác, diễn xuất,người quay phim vẫn phải cẩn thận với những di
động vô nghĩa của diễn viên phụ,hay đồ vật làm phân tán với chủ thể chính 
BỐ CỤC ẢNH ĐỘNG
  Ảnh chụp là hình động bị đứng đúng vào một thời điểm.nhưng chỉ trong trường hợp ảnh đó có
quan hệ với không gian mà thôi.
  Điện ảnh phải tạo hình bố cục cả không gian và thời gian. Sự chuyển động liên tục của thời gian,
không gian, của diễn xuất, hay của máy quay đều gây khó khăn cho việc phối cảnh bố cục cho
quay phim.
  Do vậy dù phải chú tâm vào động tác, diễn xuất,người quay phim vẫn phải cẩn thận với những di
động vô nghĩa của diễn viên phụ,hay đồ vật làm phân tán với chủ thể chính 
SẮP XẾP BỐ CỤC
  Người quay phim phải tự hỏi:Tôi phải làm gì trước vật thể này để đóng góp vào phần của câu
chuyện?
  Diễn xuất của diễn viên hay cảnh trí thường gợi ý một cú pháp phối cảnh đặc biệt nào đó.
  Người quay phim có suy nghĩ về bố cục, biết tâm lý,sử dụng hiệu quả các thành phần tạo hình bố
cục, sẽ thể hiện đúng tâm trạng ước muốn.
NGÔN NGỮ CỦA BỐ CỤC
4 phần: Đường nét – Hình dạng – Khối dạng – Chuyển động 
  Đường nét: Đường viền của đối tượng, hay đường nét tưởng tượng do mắt người xem dõi theo
chuyển động của đối tượng.
  Những đường nét tưởng tượng thu hút mạnh hơn đường nét cụ thể.
  Đường thẳng đứng: Mạnh mẽ, uy nghi,nam tính, 
  Đường cong nhẹ: Tế nhị, nữ tính 
  Đường cong mạnh: Vui tươi, năng động 
  Đường nằm ngang: Yên lặng, nghỉ ngơi.
  Đường chéo đối nhau:Sự xung đột, sức lực. 
  Đường đậm, sắc:Mạnh, vui, thích thú 
  Đường dịu: Trang trọng, bình yên.
  Đường chéo ngã đổ,zic zắc, sấm chớp:Bất ổn, tai họa 
  Đường cong, chéo nhiều:Lộn xộn, rối rắm 
  Lưu ý: Những đường nét bất thường lôi cuốn người xem hơn đường nét bình thường.
HÌNH DẠNG
  Đó là hình dáng vật lý của đối tượng: Tàu,xe,sông,núi...
  Hình dạng tưởng tượng do mắt nhìn dõi theo tạo ra:
  Hình dạng này được hiện hữu trong cả chiều sâu của hình ảnh.
  Hình tam giác hai cạnh bên đứng cao: Thoáng đãng 
  Hình tam giác hai cạnh bên nằm dài: Vững trãi 
  Hình tam giác đầu nhọn xuống dưới: Bất ổn 
  Hình tròn khép kín: Bế tắc, gò bó 
  Hình chữ thập: Sức lực, sợ hãi 
  Hình tia ngôi sao(xoay tròn): Vui tươi 
  Hình chữ L: Dễ dãi, nghỉ ngơi 
Bài 4-Cận cảnh (Close Up)
BÀI 4:  CẬN CẢNH
Đạo diễn Tô Hồng Hải
NGÔN NGỮ CẬN CẢNH
      Là thủ pháp đặc trưng của điện ảnh.

      Giúp người xem thấy được chi tiết trong bối cảnh lớn.

      Lọai bỏ các chi tiết không cần thiết.

      Tăng kịch tính mạnh mẽ.

      Khắc sâu chủ đề phim.

      Tăng cảm xúc cho người xem

CHÚ Ý
      Cận cảnh được coi như vũ khí đắc lực cho chủ đề phim 

      Nên không thể sử dụng tùy tiện.

      Khán giả sẽ bị phân tâm, không hiểu chủ đề chính của phim là gì? Nếu lạm dụng cận cảnh.

CÁC CỠ CẢNH CỦA CẬN CẢNH


      Cận rộng: Từ đầu xuống giữa bụng (nếu quay người).

      Cận đầu và vai: Từ đầu xuống dưới vai.

      Cận đầu: Chỉ có đầu.

      Đặc tả: ngang trán, trên mắt dưới cằm.

      Siêu đặc tả: Một chi tiết nào đó được phóng đại, cực lớn.

CÁC LOẠI CẬN CẢNH


Cận cảnh quay qua vai: Cận mặt đối tượng, qua vai người khác ở tiền cảnh.
Cận cảnh quay vào gần (cut in): Là một phần của cảnh rộng trước đó.
      Cận góc nhìn khách quan(đt không nhìn vào ống kính). 
      Cận góc nhìn chủ quan(đối tượng nhìn vào ống kính).
      Cận góc nhìn tương đồng(nhìn bên cạnh khung hình).

Cận cảnh phản ứng: cảnh ở không gian khác cắt thẳng vào câu chuyện.Có thể hiện tại, quá khứ,
tương lai hay vô định.
Cách sử dụng cận cảnh phản ứng:
      Kích thích người xem phản ứng với câu chuyện.

      Làm nổi bật chủ đề phim.

      Dùng thay thế những cảnh ghê sợ, hoặc tốn kém.

      Có thể dùng để đổi trục diễn xuất.

Cận cảnh cắt qua nơi khác:


      Cũng giống cảnh phản ứng là qua không gian khác. Nhưng cận cảnh này diễn tả một cảnh song

song cùng thời gian xảy ra sự việc. 


      Cũng có thể dùng như một cảnh báo trước sự việc sắp xảy ra.

HƯỚNG NHÌN CỦA CẬN CẢNH


      Hướng nhìn của diễn viên luôn thay đổi ngay trong một cảnh, nên phải đặc biệt chú ý, phải được

tương ứng với cảnh trước đó, nghĩa là phải chú ý đến trục diễn xuất.
      Chú ý cảnh 3 hay nhiều người thoại, diễn viên phải quay qua phải-trái… vô tình ánh mắt lọt ngang

ống kính là hư, thường với diễn viên không chuyên…(khi quét ngang ánh mắt phải lướt qua phía
trên ống kính)
GÓC ĐỘ THU HÌNH CHO CẬN CẢNH
      Hầu hết các cận cảnh khách quan đều thu hình ngang tầm mắt diễn viên (có thể hơi cao hay thấp

hơn đôi chút để che giấu một vài khuyết điểm của nét mặt)…
      Cận cảnh thu theo góc độ chủ quan thì luôn luôn ngang tầm mắt điễn viên, cũng là ngang tầm mắt

khán giả.
      Từng đôi các cận cảnh nên được thu hình theo một cỡ ảnh tương đương nhau,nhất là đang đối

diện, hay đối thoại…


TỐC ĐỘ ĐỘNG TÁC TRONG CẬN CẢNH
      Đối với các “diễn viên” bất đắc dĩ như các nhân vật của phim tài liệu ta nên nói họ thao tác tương

đối chậm lại một chút như chỉnh máy đo, bấm nút điều khiển máy, hay đưa một một chi tiết vào
vị trí…vì những loại động tác này vào cận cảnh diễn ra quá nhanh.Tất nhiên có những thao tác
cần nhanh gọn, thuần thục ta không thể nói làm chậm lại… lúc đó cảnh cận chỉ có thể diễn ra
công đoạn cuối của thao tác.
CÁCH SỬ DỤNG CẬN CẢNH
      Khi cần nhấn mạnh cảnh trọng tâm.

      Tạo chú ý của người xem vào chủ đề chính của phim.

      Để mở đầu hay kết cho phim hoặc một trường đoạn.

      Loại các chi tiết  phân tán điểm nhìn.

      Dùng để cắt bớt hay kéo dài không gian, thời gian.

      Dùng để chuyển cảnh.


      Dùng để sửa sai các mối nối bị nhảy, hay diễn xuất.
Lưu ý: Truớc hay sau một loạt cận cảnh phải trả lại cảnh trung hay cảnh rộng đi kèm, nếu không
người xem sẽ mất định hướng.
KẾT LUẬN
      Cận cảnh chính là thủ pháp gây hiệu quả kịch tính nhất của chuyện phim.

      Một trường đoạn có thể xây dựng để vào cận cảnh, nhưng ngược lại cận cảnh dùng mở ra một

trường đoạn sẽ gây nhiều ngạc nhiên thú vị…


      Cận cảnh dùng làm chuyển cảnh, hoặc dùng kéo dài, rút ngắn thời gian không gian…

      Dùng sửa sai giữa 2 cảnh sai sót…

BÀI TẬP
      Chia nhóm, lên kịch bản.

      Áp dụng các cận cảnh đã học như: Qua vai, vào gần, phản ứng, chủ quan, khách quan.

Bài 5-Quay diễn xuất


BÀI 5:  QUAY DIỄN XUẤT
Đạo diễn Tô Hồng Hải
DIỄN XUẤT CÓ KIỂM SOÁT
  Có sự sắp xếp chuẩn bị kỹ.
  Được tập dợt trước khi quay
  Đòi hỏi độ chính xác cao 
  Quay lại nhiều lần, đạt yêu cầu mới thôi 
DIỄN XUẤT KHÔNG KIỂM SÓAT ĐƯỢC
  Sự việc xảy ra không kiểm sóat được.
  Chỉ xảy ra một lần duy nhất.
  Không kiểm sóat được, nhưng đóan được.
  Không kiểm sóat được và không đóan được
CÁCH QUAY CẢNH KHÔNG KiỂM SOÁT ĐƯỢC
  Xác định vị trí camera(nếu được)
  Tránh di chuyển nhiều.
  Bấm máy chạy liên tục, ngay cả khi đảo máy)
  Bấm máy ngay khi có thể 
  Nên thay đổi cỡ cảnh và động tác máy khi thấy đủ thời lượng một cảnh.
CÁCH QUAY CẢNH KHÔNG KiỂM SOÁT ĐƯỢC
  Xác định vị trí camera(nếu được)
  Tránh di chuyển nhiều.
  Bấm máy chạy liên tục, ngay cả khi đảo máy)
  Bấm máy ngay khi có thể 
  Nên thay đổi cỡ cảnh và động tác máy khi thấy đủ thời lượng một cảnh.
KỸ THUẬT THU HÌNH
  Kỹ thuật quay toàn cảnh trọn màn(master scene):
   Thu trọn vẹn cảnh rộng một phân đọan. Sau đó mới đặt lại góc máy để thu các cỡ cảnh khác.
  Thu toàn cảnh trọn màn bằng nhiều máy(trong TH) cùng lúc.
SỬ DỤNG NHIỀU MÁY QUAY
  Những cảnh không thể dựng lại,như phóng tên lửa, phi thuyền vào không gian…
  Diễn viên không chuyên hay các nhân vật của PTL không thể diễn các động tác khớp nhau nhiều
lần.
  Cảm xúc chân thật của nhân vật phim tài liệu cần quay chộp…
ƯU ĐIỂM CỦA THU NHIỀU MÁY TRONG TRUYỀN HÌNH
  Nhanh chóng, gọn nhẹ, và đơn giản 
  Diễn xuất liền mạch, động tác liên tục.
  Sự kiện xảy ra một lần đỡ mất thời gian.
  Cách thu nhiều máy của TH khác phim Truyện.
ƯU ĐIỂM CỦA THU TÒAN CẢNH TRỌN MÀN
  Là xương sống của tòan bộ cảnh diễn.
  Quay được nhiều góc máy và cỡ cảnh đẹp để chen vào mà không sợ sai sót.
  Diễn xuất liên tục, dễ nuôi cảm xúc, nhất là diễn cân nội tâm, xúc động mạnh.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUAY TRỌN MÀN
  Tốn phim, băng hay bộ nhớ, và thời gian.
  Diễn viên phải thuộc thọai, thuộc diễn xuất.
  Phối hợp diễn xuất,di chuyển cùng chuyển động của máy quay phải chính xác.
  Diễn viên không chuyên khó thực hiện lọai cảnh này 
KỸ THUẬT QUAY HÀNH ĐỘNG BA LẦN
  Quay lặp lại ba lần trong một hành động.
  Dễ dàng thay đổi góc máy và cỡ cảnh.
  Cuối của cảnh đầu gối tiếp đầu cảnh sau.
  Người quay phim kiểm sóat được diễn xuất, và dừng lại theo ý muốn.
  Phim tài liệu hay áp dụng cách quay này.
ƯU ĐIỂM QUAY HÀNH ĐỘNG BA LẦN
  Diễn xuất được chia nhỏ, cắt bớt được thời gian và phim.
  Diễn viên thỏai mái, không bị áp lực.
  Diễn sai, dừng máy lặp lại dễ dàng.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUAY HÀNH ĐỘNG BA LẦN
  Hành động dù  liên tục, diễn xuất dễ vô hồn.
  Khi các cận cảnh bị hư không có cảnh rộng để sửa.
  Dễ bị sai về ánh sáng, đồ vật, vì nhiều lần ngừng máy và thay đổi liên tục.(cận – rộng).
NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUAY HÀNH ĐỘNG BA LẦN
  Hành động dù  liên tục, diễn xuất dễ vô hồn.
  Khi các cận cảnh bị hư không có cảnh rộng để sửa.
  Dễ bị sai về ánh sáng, đồ vật, vì nhiều lần ngừng máy và thay đổi liên tục.(cận – rộng).
CÁCH QUAY TỐT HÀNH ĐỘNG BA LẦN
  Phải nắm vững kỹ thuật quay và dựng phim.
  Phải nắm vững nghệ thuật ăn gian trong quay phim và dựng phim, mới có thể thay đổi, diễn
xuất,góc máy,vị trí diễn viên, đạo cụ…
  Tùy hòan cảnh, điều kiện,kỹ thuật, diễn viên… mà ta áp dụng cách quay cho phù hợp.
PHỐI HỢP HAI CÁCH QUAY TOÀN CẢNH TRỌN MÀN VÀ HÀNH ĐỘNG QUAY BA
LẦN
  Khi đang quay dạng toàn cảnh trọn màn mà diễn viên nói sai lời, hay diễn sai, thì ta chuyển sang
thu kỹ thuật  ba lần quay… sau đó lại trở về toàn cảnh trọn màn.
  Toàn cảnh trọn màn được quay cho mở và kết của một trường đoạn, còn các cảnh ngắn và cận thì
dùng cách thu hành động ba lần.
BỐI CẢNH
Là không gian xảy ra câu chuyện
  Người làm phim không chuyên hay bỏ sót, không chú ý đến bối cảnh hoặc các chi tiết trong đó.
  Các chi tiết trong bối cảnh phải được cân nhắc kỹ khi đưa vào khung hình.
  Nội cảnh hay ngọai cảnh đều quan trọng,
  Bối cảnh không được nổi hơn chủ thể chính.
  Chính bối cảnh làm cho phim chân thật và tin cậy.
  Đôi khi chỉ cần xê dịch vài cm có thể bỏ được chi tiết thừa trong khung hình..

BÀI 6: PHIM TÀI LIỆU

Định nghĩa: Là thể loại khám phá về con người và những thực tại trong cuộc sống

CÁC THỂ LOẠI

  Lịch sử 

  Văn hóa xã hội 

  Thiên nhiên môi trường 

  Khoa học kỹ thuật

Ý TƯỞNG PHIM

  Ý tưởng là cái gốc đầu tiên.

  Ý tưởng lớn đôi khi từ việc nhỏ 

  Ý tưởng có thể triển khai thành kịch bản được không.

  Xác định rõ:Cách thể hiện,bố cục,ánh sáng,âm thanh, âm nhạc, kỹ xảo…
  Giới hạn mục tiêu của phim.

  Hậu trường của câu chuyện n.t.n?

TRẢI NGHIỆM

  Kinh nghiệm của bản thân luôn là sợi chỉ xuyên suốt, mang dấu ấn cá nhân của người sáng tác trong
phim tài liệu.

  PTL phải làm cho người xem có cảm xúc như đang đi vào câu chuyện,đó mới là quan trọng, chứ không
phải đưa ra sự thật 100% như những con số thống kê.

TỰ ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG

•      Xem mình có đủ kiến thức để thực hiện ý tưởng đó không?có phải mời chuyên gia chuyên ngành tham
gia không?

•      Phim sẽ có tác dụng xã hội ra sao?

•      Tại sao ta lại cho vấn đề này là đặc biệt? để làm phim 

•      Cách thể hiện phim như thế nào?

•      Có cần những thiết bị đặc biệt khi làm phim không?

•      Có cần sử dụng tư liệu cho phim không, nguồn tư liệu dự tính tìm ở đâu?

•      Có cần sử dụng hình ảnh đồ họa vi tính không?

•      Âm thanh, âm nhạc sử dụng như thế nào?

•      Phim cần nhiều tiền không?,nguồn tài trợ?

NẾU PHIM LỊCH SỬ

•      Tham khảo kỹ tư liệu 

•      Ý kiến chung của xã hội 

•      Xem xét tất cả các vấn đề liên quan 

•      Ý kiến của các nhà nghiên cứu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

•      Sự đối nghịch của các lực lượng.

•      Cùng một vấn đề, được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau thì phim càng hấp dẫn.

•      Đảm bảo tính trung thực và độ tin cậy của vấn đề được đưa ra.

•      Quan điểm của tác giả. 


KỊCH BẢN PTL

  Dự tính thời lượng phim 

  Cách thể hiện phim.

  Cấu trúc kịch bản:4 phần 

1/Tạo tình huống,bối cảnh 

2/Dẫn dắt, theo đuổi nhân vật, sự việc 

3/Đối mặt,kịch tính 

4/Giải quyết vấn đề 

TẠI HIỆN TRƯỜNG QUAY

  Theo kinh nghiệm nên quay:

  Ngoại cảnh trước, nội cảnh sau 

  Đông người trước, ít người sau 

  Khó khăn phức tạp trước, dễ sau 

  Địa điểm xa trước, gần sau 

  Quay cảnh lấy tiếng trực tiếp trước, cảnh minh họa sau.

CÔNG ViỆC CỦA BIÊN TẬP

  Liên hệ với chính quyền địa phương và nhân vật 

  Lúc này biên tập vừa là chủ nhiệm vừa lãnh đạo đoàn phim (đặt nơi ăn ở, phương tiện di chuyển của
đoàn phim).

  Bàn với đạo diễn để chỉnh sửa đề cương theo sát với thực tế hiện trường.

  Theo dõi nội dung và tiến trình quay phim.

  Giai đoạn này chính kinh nghiệm sống của biên tập, đạo diễn giúp thực hiện phim nhiều thuận lợi, bớt
khó khăn.

PHỐI HỢP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN VÀ CẢNH QUAY

  Đạo diễn là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình tại hiện trường quay:

  Nếu quay phim không đúng ý hay thiếu hình 


  Âm thanh,ánh sáng không đạt yêu cầu 

  Bối cảnh tại hiện trường khác với tưởng tượng hay thông tin ở nhà.(80% như vậy).

  Khắc phục:

  Sau mỗi ngày quay ngồi lại với nhau để bàn bạc tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc,nhất là
ekip mới làm với nhau lần đầu.

  Đạo diễn là người đưa ra quyết định sau cùng.

TÌM TƯ LIỆU

  Tư liệu phim cũ, băng cũ của bản thân hay đồng nghiệp.

  Tư liệu ảnh chụp hay phim miếng(slide).

  Tư liệu báo cũ, văn bản cũ.

  Xem, ghi chép cẩn thận và đánh dấu những đoạn cần dùng.

XEM BĂNG

  Tất cả các băng quay xong được gọi là băng nháp.Khi về đạo diễn phải ngồi xem lại các cảnh quay này…
ghi nội dung cảnh, thời lượng, đánh dấu timecode in/out từng đoạn.

  Ghi chú cụ thể nội dung phát biểu của từng nhân vật(kể cả tên họ, chức danh, địa chỉ)

  Quay số: Xem file, ghi số file ( ghi 3 số cuối)

KỊCH BẢN DỰNG

  Từ những bản nháp đã xem, đạo diễn mới làm kịch bản dựng trên giấy (máy tính).

  Những hình ảnh cụ thể được mô tả trên giấy theo một trình tự đường dây phim chi tiết cả timecode
in/out và thời lượng.

DỰNG PHIM

  Đạo diễn mang băng nháp, băng gốc để dựng, và kịch bản cùng kỹ thuật viên tiến hành dựng phim.

  Dựng analog: Kiểu băng nối băng 

  Dựng Digital:Phải capture băng những cảnh đã đánh dấu vào máy tính rồi mới tiến hành dựng được.

  Kỹ thuật số: Dựng file

VIẾT LỜI BÌNH-CHỌN NHẠC- LÀM TIẾNG ĐỘNG-CHỮ KỸ XẢO


  Sau khi dựng xong phần hình, người ta đo thời lượng của từng phân đoạn, nắm rõ nội dung hình ảnh để
viết lời bình.

  Sau khi duyệt lời bình, đọc riêng vào một băng tiếng (hay file) rồi đem ráp với phần hình.

  Phần nhạc và tiếng động được trộn lại với nhau sau đó.

DẠNG KHÁC

  Có một dạng phim tài liệu không có lời bình, chỉ có hình ảnh, thoại, phát biểu, nhạc, tiếng động… dù vậy
phim vẫn được quay với sự sắp xếp chặt chẽ,theo ý đồ chủ quan của người sáng tác chứ không có điều
gì là thật 100%.

  Loại này cũng khác với dạng phóng sự truyền hình thực tế.

TRÌNH TỰ THỜI GIAN TRONG PTL

  Thời gian thuận: A---B---C

  Thời gian đảo lộn: C---B---A

  Thời gian xen kẽ: A---C---B---A---C--

ÂM THANH TRONG PTL

  Âm thanh chiếm 60% trong PTL

  Chia cụ thể như sau:

1/Lời bình/thoại:         40%

2/Phỏng vấn:               20%

3/Nhạc:                        20%

4/Tiếng động kỹ xảo:  10%

5/Tự sự:                       8%

6/Sự im lặng:               2%

  Âm thanh luôn là thành phần quan trọng của phim, và nhớ phải chân thật.

  Nên chú ý nhiều cho âm thanh tại hiện trường.

  Sử dụng âm thanh phục vụ chủ đề của phim.

MỘT SỐ CÁCH QUAY

  Quay tĩnh,dài,máy không động.


  Quay cắt nhanh,ngắn,máy động 

  Quay cảnh tương phản 

  Quay chuyển động theo nhân vật.

  Quay  kiểu trường đoạn.

  Quay theo góc nhìn chủ quan 

Quay kiểu chuyển động “kéo màn”

CÁCH PHỎNG VẤN

  Chuẩn bị kỹ các câu hỏi 

  Câu hỏi chặt chẽ, ngắn gọn 

  Câu hỏi dễ trước, khó sau 

  Đôi khi im lặng để nghe tiếp, mà không cần hỏi.

  Đôi khi lặp lại câu trả lời của người được phỏng vấn.

CHÚ Ý

  Chúng ta nên tuân thủ sự thật.Nếu một chi tiết nhỏ nào trong phim không đúng sự thật bị phát hiện,thì
người xem sẽ không tin tưởng tất cả những phần còn lại của phim.

  Trong PTL tốt nhất nên để nhân vật làm và nói đúng về công việc của họ…phim sẽ chân thật và sinh
động…

You might also like