You are on page 1of 1

1.

Tiêu đề “Phỏng vấn là một cuộc đấu trí đặc biệt”: tiêu đề đặt được theo dạng kích thích; sử
dụng một thông tin trong toàn bộ bài báo để đặt tiêu đề, giúp kích thích sự tò mò của độc
giả.
2. Nội dung: khái quát về chất lượng đào tạo của đại học Lille: theo em, sapo này chưa thực sự
hấp dẫn vì nó không thống nhất với tiêu đề, trong khi tiêu đề đề cập đến sự kịch tính và gay
cấn của một cuộc phỏng vấn thì sapo giới thiệu sơ lược về trường đại học Lille; điều này dễ
khiến người đọc “tụt hứng”.
Ngữ pháp: cách tổ chức câu lủng củng, bị lặp ý: “không chỉ ở nước Pháp” và “không chỉ ở
nước sở tại”.
3. Cấu trúc câu hỏi phỏng vấn:
Tất cả các câu hỏi trong bài báo đều sử dụng dạng câu hỏi mở để khai thác tối đa thông tin
Mở đầu bài phỏng vấn là câu hỏi dẫn dắt “Một trường đại học chuyên nghề báo lâu năm,
sinh viên không phải là ít, khách vãng lai cũng nhiều, sao trường lại có vẻ yên ắng thể”
Tiếp theo, trong toàn bộ cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn sử dụng linh hoạt câu hỏi chính
và câu hỏi phụ để khai thông tin về các vấn đề: các dạng phỏng vấn báo chí hiện nay, nghệ
thuật phỏng vấn, vai trò của tít báo, v.v. c

Trong bài phỏng vấn, “tương tự, bạn là người kỵ sĩ cầm cương, bờm ngựa có tung bay trong gió hay
không tùy thuộc người phỏng vấn” là câu nói ấn tượng nhất với em . “Phỏng vấn là một cuộc đấu trí
đặc biệt” và người phỏng vấn đóng vai trò là một người kỵ sĩ cầm cương. Người phỏng vấn là người
dẫn dắt câu chuyện và nội dung cuộc phỏng vấn có hấp dẫn, lôi cuốn hay không phụ thuộc chủ yếu
vào người phỏng vấn. Thứ nhất, trước phỏng vấn, người phỏng vấn cần phải nắm rõ chủ đề, nắm kỹ
thông tin về người được phỏng vấn từ quá trình công tác đến chính kiến của họ, càng biết nhiều về
họ càng tạo được bầu không khí thoải mái, thân mật khi phỏng vấn. Cùng với đó, trong giai đoạn
này, người phỏng vấn đặc biệt phải chuẩn bị kỹ càng các câu hỏi phỏng vấn, sắp xếp thứ tự các câu
hỏi trong giấy, nhấn mạnh những thông tin giá trị cần phải khai thác. Điều này sẽ giúp người phỏng
vấn làm chủ được “chiến mã của mình”, hạn chế tối đa việc người được phỏng vấn lái câu chuyện
sang hướng có lợi cho họ. Thứ hai, giai đoạn trong phỏng vấn, ngoài việc ghi âm, để làm chủ cuộc
phỏng vấn, ghi chép là một việc rất cần thiết. Bởi ghi chép sẽ giúp người phỏng vấn “chộp” được
những giây phút quan trọng như là điểm nhấn của cuộc đối thoại. Cuối cùng, trong giai đoạn sau
phỏng vấn, người phỏng vấn đóng vai trò như một bà nội trợ. Thay đổi trật tự câu hỏi, điều chỉnh
câu hỏi cho sắc, gọn, v.v là những công việc phần nào quyết định sự hấp dẫn và lôi cuốn cho bài
phỏng vấn. Tóm lại, để thu thập được những thông tin hấp dẫn, có giá trị cho một bài phỏng vấn,
người phỏng vấn đóng vai trò hết sức quan trọng.

You might also like