You are on page 1of 14

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH

NGÔN NGỮ BÁO CHÍ


TRONG VIẾT TÍT BÁO VÀ SAPÔ

Tiểu luận môn học

NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

Hà Nội, tháng 4/2015


1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI TÍT
BÁO VÀ SAPÔ
1.1 Tiêu đề trong báo chí
Tiêu đề, còn gọi là đầu đề, là tên, là cái “tít” (title - tiếng Anh) chung của
một văn bản, một tác phẩm báo chí. Nó như gương mặt của một con người, nó
là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Tiêu đều (title)
thường do người viết đặt ra - như người bố, người mẹ đặt tên cho đứa con của
mình. Nhưng, cũng có khi do người khác (cán bộ biên tập) đặt hộ, hoặc đổi tên
đi cho hay, cho phù hợp với chủ đề của tác phẩm. Có những bài nói, bài viết
không có nhan đề, nhưng khi đăng báo, toà soạn phải đặt tên cho. Vì thế, ở phía
dưới có ghi chú: Tiêu đề (nhan đề tên bài, đầu đề) do toà soạn đặt.
1.2 Những đặc điểm nổi bật của tít báo
Thứ nhất, số lượng tít báo là rất lớn. Mỗi trang báo có thể có đến hàng
chục tít và một số báo bốn trang với mỗi ngày một số… thì con số đó là hoàn
toàn dễ hiểu.
Thứ hai, chính vì số lượng tít báo lớn như vậy nên ngoại trừ những tít rất
đặc biệt, rất hấp dẫn, khó có thể được độc giả lưu nhớ và nhắc lại. Khi đã không
nhớ được tít họ cũng khó có thể nhớ được tên bài.
Thứ ba, đời sống của tít báo rất ngắn ngủi, xét vào mặt nào đó, nó chỉ “
sống “ trong khoảng thời gian giữa hai kì báo ra.
Thứ tư, tít báo đòi hỏi một sự hấp dẫn cao, có khả năng níu mắt người
đọc với tác phẩm báo chí đó.
1.3 Chức năng của tít báo
Nói đến chức năng của tít báo thì chức năng đầu tiên được Lôic Écvue
khẳng định đó là phải “bắt mắt” độc giả.
Chức năng thứ hai là phải có khả năng phân biệt bài nào hơn bài nào. Nó
thể hiện sự lựa chọn của ban biên tập. Do vậy mà đọc toàn bộ các đầu đề trong
một tờ báo, độc giả sẽ biết hôm nay có gì mới và thông tin nào quan trọng hơn.

1
Tiếp theo là đầu đề phải nêu được chủ đề, nếu có thể được thì nêu vả góc
độ của bài báo nữa. Đầu đề phải nhấn mạnh có gì mới, có gì hay để độc giả có
thể lựa chọn ngay khi xem lướt qua tờ báo.
Tít báo là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, cho nên nó cũng có
những chức năng chung của tác phẩm báo chí. Nhưng do chỗ tít là phần tồn tại
tương đối độc lập với bài nên có những chức năng riêng, đặc thù, chức năng
định danh thông tin. Do vậy, để thực hiện được chức năng này tít phải thoả mãn
được hai yêu cầu:
- Tít phải khái quát được nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn
ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm.
- Tít phải đuợc trình bày hấp dẫn.
1.4 Phân loại tít báo
Tiêu đề các văn bản báo chí hết sức đa dạng cả về hình thức cũng như nội
dung, vì thế việc tìm ra một tiêu chí chung để phân loại chúng rất không đơn
giản. Tuy nhiên, xuất phát từ một góc nhìn tổng thể về các phương diện ý nghĩa
- chức năng, chúng ta vẫn có thể chia chúng thành một số kiểu cơ bản dưới đây:
1.4.1 Tiêu đề xác nhận
Đúng như tên gọi, tiêu đề loại này chỉ có nhiệm vụ đơn giản là xác nhận
sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh,... nào đó trong thực tế khách
quan. Đối với thể loại tin, nhất là các tin ngắn, tin vắn, tiêu đề xác nhận thường
là một thông báo trọn vẹn.
1.4.2 Tiêu đề câu hỏi
Các tiêu đề câu hỏi được sử dụng với mật độ khá dày trên các báo. Chúng
vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng được quan tâm
nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thoả đáng ở phía dưới, và điều này có nghĩa là
chúng đáp ứng được nhu cầu tâm lý phổ biến của con người là muốn tìm tòi,
khám phá hiện thực cuộc sống xung quanh. Chính vì lý do đó mà tiêu đề - câu
hỏi thường thu hút được sự chú ý không nhỏ của độc giả.
1.4.3 Tiêu đề kêu gọi

2
Thực chất, các tiêu đề kêu gọi là những câu cầu khiến. Chúng kêu gọi độc
giả hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động,… cần thiết (theo quan điẻm
của người viết) nào đó. Do các tiêu đề loại này luôn thể hiện một cảm xúc khá
tha thiết và chân thành của tác giả nên chúng có tác động không nhỏ tới tâm tư,
tình cảm của người đọc, để rồi từ đó, trong lòng họ nảy sinh ý muốn đọc toàn bộ
văn bản nhằm chia sẻ các nỗi niềm cùng tác giả.
1.4.4 Tiêu đề trích dẫn
Ở đây, chúng tôi chỉ bàn đến các tiêu đề là lời trích dẫn trực tiếp. Còn các
tiêu đề trích dẫn gián tiếp nằm trong phạm vi của loại tiêu đề xác nhận.Tiêu đề -
trích dẫn tạo cảm giác rằng nguồn tin của tác giả là hoàn toàn chính xác, đáng
tin cậy. Nói cách khác, đây là những bài nói về những con người, những sự việc
có thật mà chính tác giả dược chứng kiến. Chủ thể của những lời nói được trích
dẫn thường là các nhân vật nổi tiếng, được nhiều người quan tâm nên các tiêu
đề loại này cũng có hiệu quả tâm lý khá cao vì chúng tạo điều kiên cho độc giả
được tiếp xúc với họ một cách gián tiếp và thu nhận được thêm những thông tin
mới về họ.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nói thêm rằng, trong một số trường hợp chủ
thể của lời nói được trích dẫn không xuất hiện ở tiêu đề. Bằng cách này, tác giả
bài viết đã kích thích một cách khá hiệu quả trí tò mò của độc giả, khiến họ phải
đọc tiếp ngay xem đối tượng đó là ai. Nhìn chung, các tiêu đề - trích dẫn được
dùng chủ yếu trong các bài phỏng vấn.
1.4.5 Tiêu đề bình luận
Đây là loại tiêu đề mà ở đó, tác giả bộc lộ nhận xét, đánh giá của mình về
con người hay sự việc nào đó. Thực tế khảo sát cho thấy, trong các tiêu đề bình
luận, thành tố ngôn ngữ chủ chốt thường là tính từ mang sắc thái đánh giá (độc
nhất vô nhị, nóng vội, buồn, đặc sắc,...). Song, cũng có không ít trường hợp
thành tố " hạt nhân " là các loại từ khác, chẳng hạn như danh từ hoặc danh ngữ
(bông hoa, sai lầm, đốm sáng,…).
1.4.6 Tiêu đề giật gân

3
Các tiêu đề giật gân dược dùng để khêu gợi sự chú ý của độc giả. Chúng
rất hiệu quả trong việc tạo ra những cảm hứng ban đầu khiến cho độc giả phải
đọc toàn bộ bài báo nhằm thoả mãn tính hiếu kỳ của mình, cho dù nội dung của
nó thực ra chưa hẳn đã là thú vị.
Có thể chia các tiêu đề giật gân thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất
gồm các tiêu đề nêu đích danh sự việc giật gân. Nhóm thứ hai quy tụ các tiêu đề
cung cấp tín hiệu về sự việc giật gân còn chư được gọi tên cụ thể, ví dụ: “Thật
quá sức tưởng tượng!”, “Chuyện thật như bịa!”...
Rõ ràng, các tiêu đề thuộc nhóm thứ hai, bằng cách diễn đạt của mình, đã
báo trước cho độc giả rằng bài báo mà anh ta sắp đọc sẽ liên quan tới một
chuyện khó tin, bất ngờ, và do vậy, rất lý thú.
1.4.7 Tiêu đề gợi cảm
Các tiêu đề loại này được tạo lập bởi những cách diễn đạt, lối nói mới lạ,
độc đáo, giàu hình ảnh, vì thế rất sinh động và hấp dẫn. Nguồn gốc của sự gợi
cảm trong các tiêu đề nói trên là vô cùng phong phú, đa dạng. Đó có thể là việc
dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca...; là sự vay mượn từ ngữ, cách diễn
đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật; là lối chơi chữ hay dùng ẩn dụ;...
Nếu so sánh các tiêu đề gợi cảm với các tiêu đề bình luận, dễ dàng nhận
thấy là giữa chúng có mối quan hệ khá mật thiết: không ít tiêu đề có chức năng
gợi cảm lại mang ý nghĩa bình luận và ngược lại.
Như vậy là có khá nhiều cách đặt tiêu đề khác nhau cho các văn bản báo
chí. Tuy nhiên, việc lựa chọn cách này hay cách khác lại phụ thuộc vào từng
tình huống, từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Song, dù thế nào đi chăng nữa, mỗi
tiêu đề nên vừa nêu được thần thái của bài viết, vừa khêu gợi được trí tò mò của
người đọc. Không phải tình cờ, một trong những chuyên gia nghiên cứu báo chí
hàng đầu của Nga, PGS. Marina Shostak đã ví tiêu đề của bài báo tựa như cổng
vào một nơi nào đó dành cho công chúng. Cổng được trang hoàng đẹp đẽ, hấp
dẫn sẽ khiến du khách muốn vào thưởng ngoạn cảnh vật ở sâu bên trong. Còn
những chiếc cổng tầm thường, thiếu thẩm mỹ sẽ rất dễ bị bỏ qua...

4
2. SAPÔ TRÊN BÁO CHÍ
2.1 Khái niệm sapô
Sapô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Quả thực, sapô có
phần nào đó giống như cái mũ của bài báo: nó nằm ở phía trên và tạo cho bài
báo sự chỉn chu khi xuất hiện trước công chúng.
Lời mào đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo.
Nó là một văn bản hoàn chỉnh, có thể bao gồm một câu, vài câu hoặc nhiều câu.
Song độ quan trọng của lời mào đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó. Trong
báo chí hiện đại, lời mào đầu thường có xu hướng càng ngắn gọn càng tốt (tất
nhiên, ngắn gọn phải đi kèm với dễ hiểu).
2.2 Chức năng của sapô
2.2.1. Xác định chủ đề của bài báo
Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của sapô. Trước hết, sapô phải
mang đến cho người độc giả khái niệm chung về đề tài của bài viết. Thời đại
ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin. Và người đọc trở nên thực dụng hơn bao
giờ hết. Trong cùng một đơn vị thời gian họ muốn thu nhận được càng nhiều
thông tin càng tốt. Vì thế họ sẵn sàng bỏ qua bài báo của bạn nếu không tìm
thấy ở phần lời dẫn một điều gì đó có ý nghĩa, đáng được quan tâm khiến họ
phải đọc nó cho đến hết.
2.2.2 Chứng minh tính thời sự của bài báo
Quy luật nghiệt ngã của báo chí là một bài báo thường được viết trong vài
giờ, được đọc trong vài phút và bị quên đi trong vòng 24 giờ sau đó. Một vấn
đề, một sự kiện chỉ có ý nghĩa đích thực khi nó liên quan trực tiếp đến ngày
hôm nay, đến hiện tại. Độc giả thường chỉ quan tâm đến những gì nóng hổi,
nằm trong tâm điểm sự chú ý của công luận và có thể ảnh hưởng tới cuộc sống
đang diễn ra của họ. Vì thế, ngay từ phần lời dẫn, cần nhấn mạnh tính thời sự
của các thông tin sẽ được phản ánh trong bài viết. Đây chính là lý do vì sao ở
sapô chúng ta thường gặp những từ ngữ chỉ thời điểm hiện tại như: “đang”,
“hôm nay", “gần đây”, “tháng này”, “vừa mới” hay tương lai gần “sắp” “đang

5
đến gần”,... rồi những cấu trúc có chức năng gắn kết quá khứ với hiện tại:
“tưởng chừng như chuyện đã qua nhưng giờ đây nó vẫn còn...”, “cho tới thời
điểm này”,...
2.2.3 Nêu những ý chính
Không chỉ dừng lại ở việc gọi tên đề tài, trong nhiều trường hợp sapô còn
phải nêu được các ý chính, tức là khung nội dung cơ bản của bài viết. Điều này
giúp cho độc giả, dù không đọc phần còn lại của tác phẩm vì một lý do nào đó
(như thiếu thời gian chẳng hạn), cũng có thể nắm bắt được thông tin khái quát
về vấn đề hay sự việc mà nhà báo phản ánh.
Tuy nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Bởi lẽ việc nêu các ý
chính nhiều khi có thể làm cho sapô trở nên khuôn sáo và dài dòng. Hơn nữa,
nếu sapô làm cho độc giả thoả mãn về mặt thông tin tới mức không cần phải
đọc tiếp tác phẩm thì có lẽ nó chưa đạt hiệu quả giao tiếp như mong đợi.
2.2.4 Thu hút sự chú ý của người đọc
Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên của sự đam mê trong lòng
người đọc, thì sapô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn lửa. Tức là sapô
cần tạo ra một thứ ma lực khiến cho người đọc không thể cưỡng lại ý muốn phải
đọc toàn bộ tác phẩm. Muốn vậy, nó phải được viết một cách ấn tượng, hấp dẫn,
thể hiện được thần thái của vấn đề hay sự kiện.
2.3 Phân loại sapô
Căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của các sapô, chúng ta có thể chia chúng
thành một số kiểu cơ bản sau đây:
2.3.1 Sapô gọi tên
Kiểu sapô này chỉ dừng lại ở việc gọi tên vấn đề, sự việc hay hiện tượng
sẽ được trình bày trong bài viết. Kèm theo nó thường là lời bình luận ngắn gọn
của tác giả.
2.3.2 Sapô tóm tắt

6
Đọc sapô loại này, chúng ta có thể nắm được những thông tin cốt lõi nhất
liên quan tới nội dung của tác phẩm, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề hay
sự kiện được phản ánh.
2.3.3 Sapô nêu sự việc dẫn đường
Những sapô kiểu này kể về các sự việc đã thúc đẩy tác giả viết nên bài
báo. Có thể gọi chúng là sapô-nguyên cớ.
Khảo sát cho thấy, phần mở đầu các sapô nói trên thường đề cập cuộc
tiếp xúc giữa tác giả với những đối tượng trực tiếp liên quan tới vấn đề, sự việc
hay hiện tượng được phản ánh trong bài viết. Điều này vừa làm nổi bật ý nghĩa
xã hội vừa làm gia tăng tính xác thực và khách quan của tác phẩm báo chí.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp mà nguyên cớ khiến tác giả viết bài chỉ là
một sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên ngẫu nhiên nào đó.
2.3.4 Sapô chân dung
Ở loại sapô này, người viết phác thảo những nét chân dung nào đó của
nhân vật chính trong tác phẩm. Đó có thể là những nét ngoại hình, tính cách. Đó
có thể là những nét về sở thích. Đó có thể là những nét về thân thế, sự nghiệp.
Hoặc đó cũng có có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của một chân dung.
2.3.5 Sapô tả cảnh
Đọc những sapô kiểu này, chúng ta như được xem những bức tranh sống
động có đủ âm thanh, màu sắc, ánh sáng. Giọng văn có thể nhẹ nhàng hay mạnh
mẽ nhưng những hình ảnh được miêu tả thường khá ấn tượng, có khả năng gợi
cảm xúc hoặc tạo ra nỗi ám ảnh đối với độc giả.
2.3.6 Sapô nêu luận cứ
Ở loại sapô này, tác giả đưa ra các con số hay dữ kiện ấn tượng có khả
năng thu hút sự chú ý của người đọc. Những con số hay dữ kiện như vậy thường
nằm trong quan hệ nhân quả với vấn đề hoặc sự kiện được phản ánh.
2.3.7 Sapô kể chuyện

7
Những sapô này khiến người đọc có cảm giác đang được nghe tác giả kể
những câu chuyện nào đó. Chính cái giọng điệu đặc trưng của văn kể chuyện đã
làm cho thông tin hàm chứa trong sapô trở nên nhẹ nhàng mà thấm thía.
2.3.8 Sapô nêu cảm xúc và những suy tư riêng của tác giả
Những nhận xét, đánh giá in đậm dấu ấn của “cái tôi” tác giả như vậy có
khả năng khơi gợi cảm xúc hay suy nghĩ của người đọc theo những định hướng
đã được vạch sẵn nào đó. Tuy nhiên, nếu lập luận thiếu chặt chẽ và tình cảm của
người viết không đủ sự chân thành thì sapô kiểu này có thể làm lụi tàn đốm lửa
(nếu có) mà tiêu đề đã thắp lên.
2.3.9 Sapô tiếp nối tiêu đề
Sapô loại này không phải là tiểu văn bản tồn tại độc lập mà là bộ phận
được viết tiếp theo tiêu đề và phụ thuộc vào nó cả về mặt hình thức lẫn nội
dung. Sapô tiếp nối thường được dùng sau các tiêu đề nêu những sự việc bất
thường (nằm ngoài sự chờ đợi của độc giả) và có nhiệm vụ làm rõ hơn thông tin
chứa trong đó. Người viết khá kiệm lời khiến độc giả phải đọc tiếp ngay phần
bài viết phía dưới để biết thêm thông tin.
3. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÍT BÁO VÀ SAPÔ
3.1 Tiêu đề xác nhận
Ví dụ: Tít: Cô gái 19 tuổi tự thú giết người hàng loạt (báo điện tử
VnExpress, ngày 17/2/2014). Sapô: Một cô gái người Mỹ vừa thừa nhận là
hung thủ của hơn 20 vụ giết người tại nhiều bang ở quốc gia này.
Nhận xét: Đây là một tít và sapô nêu rõ vấn đề là cô gái đã tự thú hành
động của mình. Từ khóa cũng khá đầy đủ, thông báo trên là khá trọng vẹn. Tuy
nhiên, trong phần sapô lại gợi mở ra rằng, cô gái thừa nhận còn là hung thủ của
20 vụ khác, vì vậy sapô này ngoài việc đầy đủ từ khóa quan trọng còn gợi mở
những nội dung quan trọng khác mà bạn đọc cần phải quan tâm và đọc.
3.2 Tiêu đề câu hỏi
Ví dụ: Tít: Triều Tiên đang được “Tây hóa” (VietnamNet, ngày
07/08/2013?) Sapô: Một trung tâm mua sắm hiện đại mới tại Bình Nhưỡng đã

8
cho phép tầng lớp ưu tú của quốc gia này tiếp cận với các mặt hàng xa xỉ của
phương Tây.
Nhận xét: Đây là một tít và sapô đặt luôn một câu hỏi cho cả độc giả và
thể hiện rõ sự nghi ngờ của tác giả. Phần sapô cũng minh họa khá rõ cho tít trên
khi dẫn ra các hình ảnh minh họa cho sự nghi ngờ của tác giả. Đó là hình ảnh
trung tâm mua sắm, mặt hàng xa xỉ… Rõ ràng đây là một tít và sapô gợi mở
được vấn đề, có từ khóa tốt và kích thích bạn đọc phải đọc bài.
Ví dụ: Lá chắn an ninh Mỹ bị hacker Trung Quốc đục thủng tới đâu?
(VietnamNet, ngày 30/05/2013).
Nhận xét: Đây cũng là một tít khá hay khi kích thích trí tò mò của bạn
đọc. Câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung cho nhiều tầng lớn công chúng trong
xã hội, trên diện rộng, thu hút nhiều tầng lớp công chúng của nhiều nước quan
tâm.
3.3 Tiêu đề kêu gọi
Ví dụ: Tít: “Nồi áp suất” Ban-căng đang ở giới hạn nguy hiểm (Báo
điện tử Quân đội nhân dân, ngày 16/02/2014). Sapô: Tiếp theo sau Bô-xni-a -
Héc-xê-gô-vi-na (Bosnia-Herzegovina), đến lượt Môn-tê-nê-grô (Montenegro)
đang lâm vào khủng hoảng chính trị với làn sóng biểu tình phản đối chính phủ.
Giới phân tích cho rằng không chỉ là vấn đề của riêng hai nước thuộc Liên
bang Nam Tư cũ này, những biến động chính trị xã hội tại đây còn là hình ảnh
phản chiếu cho cả khu vực và đang tiềm ẩn nguy cơ về cái gọi là “Mùa xuân
Ban-căng” .
Nhận xét: Trong ví dụ trên, tính chất kêu gọi, cảnh báo được thể hiện rất
rõ. Trong bối cảnh các nước thuộc Nam Tư cũ trong cảnh “nồi da xáo thịt” bởi
những vụ biểu tình biến thành bạo lực, đã có người chết và bị thương….tình
hình khiến người dân trong khu vực đó cũng như trên thế giới hết sức lo ngại. Ở
đây Tít bài đã lột tả được tình hình thời sự cũng như muốn nêu ra cảnh báo về
nguy cơ.
3.4 Tiêu đề trích dẫn

9
Ví dụ: Tít: COC quyết định sự ổn định của châu Á (VnExpress, ngày
17/2/2014). Sapô: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua nhấn mạnh sự ổn định
của khu vực châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc đạt được một bộ quy
tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Nhận xét: Rõ ràng tít và sapô trên đã nêu đầy đủ ý nghĩa câu nói của
Ngoại trưởng Mỹ Kerry. Ở đây với những từ khóa rõ ràng như COC, ổn định,
châu Á, cả tít và sapô tạo nên điểm nhân và một sự gợi mở cần thiết để bạn đọc
phải đọc các phần tiếp theo. Việc trích dẫn trên đã tạo cảm giác rằng nguồn tin
của tác giả là hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy.
3.5 Tiêu đề bình luận
Ví dụ: Tít: Nga tin Nhật, bác đề xuất hợp sức của Trung uốc (Báo Đất
Việt, ngày 09/02/2014). Sapô: Gần đây, mối quan hệ Nga-Nhật dường như
đang có chiều hướng tốt đẹp lên, chiều hướng ấy được thấy rõ trong cuộc gặp
gỡ của hai nguyên thủ tại Thế vận hội mùa Đông 2014 tổ chức tại thành phố
Sochi (Liên bang Nga). Đối với mối quan hệ Nga-Trung, Nga đã bác bỏ lời đề
xuất hợp sức chống Nhật của Trung Quốc.
Nhận xét: Trong tiêu đề và sapô trên, tác giả đã nhấn mạnh được ý đồ
bình luận của mình về sự kiện Nga và Nhật Bản bắt tay quan hệ với nhau. Đồng
thời nêu rõ ý đồ của các bên trong tam giác quan hệ Nga - Nhật Bản – Trung
Quốc. tiêu đề mà ở đó, tác giả bộc lộ nhận xét, đánh giá, bình luận của mình về
sự kiện trên.
3.6 Tiêu đề giật gân
Ví dụ 1: Tít: Cựu tổng biên tập báo Ấn Độ cưỡng hiếp đồng nghiệp nữ
(VnExpress, ngày 18/2/2014). Sapô: Cựu tổng biên tập của một tạp chí tin tức
nổi tiếng Ấn Độ vừa bị buộc tội "quấy rối tình dục" và "xúc phạm phẩm hạnh"
của một nữ đồng nghiệp.
Ví dụ 2: Tít: Cảnh sát trưởng kinh đô mại dâm Trung Quốc bị sa thải
(VnExpress, ngày 15/02/2014). Sapô: Cảnh sát trưởng thành phố Đông uản,

10
nơi được coi là "kinh đô tình dục của Trung Quốc", hôm qua bị sa thải do
không xử lý được nạn mại dâm ở đây.
Nhận xét: Yếu tố giật gân ở cả hai ví dụ trên khá rõ nét khí tác giả dùng
những từ ngữ mạnh đặt ngay lên tít và sapô: như cưỡng hiếp đồng nghiệp nữ,
kinh đô mại dâm… để kích thích trí tò mò của bạn đọc.
3.7 Tiêu đề gợi cảm
Ví dụ: Tít: Putin quỳ gối tưởng nhớ liệt sĩ Thế chiến II (VnExpress, ngày
17/2/2014). Sapô: Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua tới đặt hoa tại
tượng đài liệt sĩ ở thành phố St. Petersburg nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hồng
quân Liên Xô phá tan vòng vây của phát xít Đức tại Leningrad.
Nhận xét: Tác giả bài báo vừa tỏ ý ngưỡng mộ, vừa sử dụng khéo léo các
từ ngữ có tính kích thích nhằm thu hút của sự quan tâm của công chúng, như
hành động quỳ gối để tưởng nhớ liệt sĩ Thế chiến II…
4. CÁC VIẾT ĐỂ CÓ MỘT TÍT BÁO VÀ SAPÔ HAY
Để có một bài báo hay, hấp dẫn, kích thích người đọc, người làm báo
ngoài công tác trình bày, bố cục nội dung, chủ dề… và rất nhiều yếu tố khác,
nhưng yếu tố đầu tiên để thu hút độc giả, khán thính gián chính là phải tuân thủ
chặt chẽ theo chuẩn ngôn ngữ báo chí. Đó là tính chính xác, cụ thể, đại chúng,
ngắn gọn, định lượng, bình giá, biểu cảm, khuôn mẫu. Ở mỗi tác phẩm báo chí,
nhà báo lại linh hoạt sử dụng những “chuẩn” đẻ đạt được hiệu quả cao nhất. Để
có một tác phẩm hay, thu hút bạn đọc ngay từ cái “liếc mắt” đầu tiên, nhà báo
cần chọn vấn đề tốt, đặt tít hấp dẫn, viết sapô cô đọng và mang tính gợi mở, gợi
tò mò cho công chúng.
Vậy như thế nào là một sapô và tít hay? Viết ngắn nhưng thông tin được
chọn lọc kỹ càng, nói được đầy đủ những điều cần thiết phải nói. Tít và sapô đó
phải trung tính, khách quan, có cá tính, cái riêng của nhà báo và cũng phải rất
nhân văn. Điều quan trọng nhất là phải kết hợp các yếu tố để tạo ra dấu ấn, làm
cho công chúng dễ nhớ, dễ hiểu.

11
Một tít và sapô hay là tít và sapô có nhiều từ khóa, có nhiều thông tin để
bạn đọc dễ dàng ghi nhớ và đó sẽ lầ cái titl mà Google dễ nhận diện, như vậy
tác phẩm báo chí đó dễ dàng được công chúng tìm đến. Tối ưu nhất là trong tít
và trong sapô, cũng như những câu đầu tiên của bài viết có các từ khóa quan
trọng.
Ngoài ra, đặt tít và viết sapô cần chú trọng tới tính thời sự, tính tự chủ. Tít
và sapô đó phải mang thông điệp rõ ràng. Việc này giống như ta gửi một tin
nhắn cho bạn bè, phải ngắn nhất nhưng dễ hiểu nhất, nó rõ điều ta cần nói. Vì
vậy trước khi đặt tít hay viết sapô cần tính xem người bạn đó có hiểu mình định
nói gì không. Một cái tít có ý nghĩa, lượng bạn đọc quan tâm và muốn đọc sẽ
cao hơn.
Về cách sử dụng ngôn từ, cũng cần quan tâm tới mục đích tôn chỉ từng tờ
báo, cơ quan báo chí, loại hình báo chí. Báo in, báo mạng, phát thanh hay truyền
hình đều có đặc thù và những đối tượng khác nhau, vì vậy với mỗi loại hình ta
cũng có những lưu ý riêng cho phù hợp.
Ví dụ với báo mạng điện tử: Tu từ hay chơi chữ có thể sẽ không hiệu quả
với báo mạng. Quan trọng nhất phải hiểu bạn đọc quan tâm tới cái gì. Tít mang
tính thông tin là tối ưu hơn. Bản thân tít có tính độc lập và có thông tin. Độ dài
của tít không quá quan trọng mà quan trọng là tít đó hay hoặc không hay, hấp
dẫn hay không hấp dẫn… Có đi thẳng vào vấn đề, có dễ hiểu và giàu thông tin
không mà thôi. Với báo mạng trong tít bắt buộc phải có từ khóa. Bởi có từ khóa
sẽ có nhiều bạn đọc tra cứu được và đọc nhiều hơn. Nếu bạn có trí tưởng tượng
thì thêm vào tít sẽ rất hay, có tác dụng kích thích người đọc.
Nếu ví một tít hay như cánh cổng tòa nhà đẹp thì sau khi công chúng đã
vào được nhà, sapô như người dẫn đường đưa công chúng tới những gian phòng
đẹp đẽ khác. Sapô có nhiệm vụ bổ sung thông tin cho tít với những thông tin
mới mẻ nhất, cụ thể nhất, xúc tích nhất. Có thể đưa ý nghĩa chủ quan của mình
vào trong sapô, nhằm kích thích trí tò mò của độc giả. Công việc viết sapô cũng
đòi hỏi sự sáng tạo và chắt lọc ngôn ngữ. Trong bối cảnh bùng nổi thông tin

12
hiện nay, để “giành” công chúng từ các loại hình báo chí khác nhau, sapô cần
dẫn trực tiếp, đưa công chúng tới thẳng sự kiện, tuy nhiên nó phải mang tính
khúc triết và đầy gợi mở. Một sapô hay là sapô đi thẳng vào vấn đề thu hút
nhiều người quan tâm; thông tin trong sapô dày đặc hơn, phong phú hơn, giàu
có hơn và phải có từ khóa và quan trọng nhất sapô phải gợi ra một sự xuyên
suốt cho cả tác phẩm. Nếu như với báo điện từ nó là từ khóa thì với truyền hình
chính là câu giới thiệu để người xem “bắt buộc” phải hướng sự chú ý vào màn
hình, thu hút khán giả ngay từ câu đầu tiên.
Để có một sapô hay, nhà báo cũng cần tránh nhắc lại những gì tít đã nói.
Sapô không nên là việc tóm tắt nội dung bài viết, người đọc chỉ đọc sapô mà
không đọc bài nữa. Sapô không nên quá dài, tránh để bạn đọc lười. Cần có chút
lửa trên tít và sapô với những thông tin không bằng phẳng và có sự gợi mở để
công chúng đi cùng nhà báo tới hết tác phẩm.

13

You might also like