You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


------------

BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ

MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Sinh viên thực hiện: Quách Triệu Ngọc Hân


MSSV: 231A300271
Lớp học phần: 232LIT42612 (Sáng thứ 5)
Giảng viên giảng dạy: Trần Thị Lợi

Năm 2024

1
Câu 1: Anh/ chị nhận xét về tiêu đề của báo chí tiếng Việt hiện nay:
Báo chí tiếng Việt hiện nay rất đa dạng và phong phú, đây là phần đập vào mắt người
xem đầu tiên khi họ nhìn thấy trên một tờ báo. tiêu đề báo chí là câu hoặc đoạn ngắn
được sử dụng để mô tả nội dung chính của một bài báo hoặc một phần của báo, thường
được đặt ở phía trên cùng để thu hút sự chú ý của độc giả và tóm tắt ý chính của nội
dung bài báo.
Tiêu đề các văn bản báo chí hết sức đa dạng cả về hình thức cũng như nội dung, vì thế
việc tìm ra một tiêu chí chung đề phân loại chúng rất không đơn giản. Tuy nhiên, xuất
phát từ một góc nhìn tổng thể về các phương diện ý nghĩa - chức năng, chúng ta vẫn có
thể chia chúng thành một số kiểu cơ bản dưới đây:

1.1. Tiêu đề xác nhận:


1.2. Đúng như tên gọi, tiêu đề loại này chỉ có nhiệm vụ đơn giản là xác nhận sự tồn
tại của các sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh,... nào đó trong thực tế khách quan.
Đối với thể loại tin, nhất là các tin ngắn, tin vắn, tiêu đề xác nhận thường là một
thông báo trọn vẹn và khá cụ thể, Còn đối với các bài viết lớn dưới dạng bút ký,
ghi chép, phóng sự,... tiêu đề xác nhận thường chỉ dừng lại ở sự gọi tên cảnh
huống, đối tượng. Những tiêu đề như vậy mới đủ sức gợi và tầm khái quát, phù
hợp với tầm vóc của tác phẩm lớn.
1.3. Tiêu đề câu hỏi:
1.4. Các tiêu đề câu hỏi được sử dụng với mật độ khá dày trên các báo. Chúng vừa
gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng được quan tâm nào
đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thoả đáng ở phía dưới, và điều này có nghĩa là chúng
đáp ứng được nhu cầu tâm lý phổ biến của con người là muốn tìm tòi, khám phá
hiện thực cuộc sống xung quanh.
1.5. Tiêu đề kêu gọi:
1.6. Thực chất , các tiêu đề kêu gọi là những câu cầu khiến. Chúng kêu gọi độc giả
hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động,.. cần thiết nào đó. Do các tiêu đề
loại này luôn thể hiện một cảm xúc khá tha thiết và chân thành của tác giả nên
chúng có tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của người đọc, để rồi từ đó,
trong lòng họ nảy sinh ý muốn đọc toàn bộ văn bản nhằm chia sẻ các nỗi niềm
cùng tác giả.

1.7. Tiêu đề trích dẫn:


Tiêu đề - trích dẫn tạo cảm giác rằng nguồn tin của tác giả là hoàn toàn chính
xác, đáng tin cậy. Đây là những bài nói về những người, những sự việc có thật
mà chính tác giả được chứng kiến. Chủ thể của những lời nói được trích dẫn

2
thường là các nhân vật nổi tiếng, được nhiều người quan tâm nên các tiêu đề
loại này cũng có hiệu quả tâm lý khá cao vì chúng tạo điều kiên cho độc giả
được tiếp xúc với họ một cách gián tiếp và thu nhận được thêm những thông tin
mới về họ.
1.8. Tiêu đề bình luận
1.9. Đây là loại tiêu đề mà tác giả bộc lộ nhận xét, đánh giá của mình về con người
hay sự việc bất kỳ nào đó. Luôn phải tỏ ra công bằng/cân bằng trong việc lựa
chọn luận điểm luận cứ, sử dụng ngôn từ, câu chữ, giọng điệu, tránh sự thiên
lệch, một chiều, thiếu hợp lý, bất công
1.10. Tiêu đề giật gân
1.11. Các tiêu đề giật gân dược dùng để khêu gợi sự tò mò và chú ý của độc giả.
Chúng rất hiệu quả trong việc tạo ra những cảm hứng ban đầu khiến cho độc giả
phải đọc toàn bộ bài báo nhằm thoả mãn tính hiếu kỳ của mình, cho dù nội dung
của nó thực ra chưa hẳn đã là thú vị.
Nhìn chung thì tiêu đề báo chí hiện nay khá đa dạng và phong phú, tác giả luôn cập
nhật những tin tức nóng hổi nhất đến với độc giả, dùng những ngôn từ, từ ngữ gây
kích thích người xem, tạo cảm giác tò mò gây thu hút người đọc. Các tiêu đề được
đặt rất đa dạng nhiều thể loại để phản ánh nhiều lĩnh vực với những mục đích khác
nhau, các tiêu đề thường được sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, ngắn gọn súc tích.
Nhưng bên cạch đó cũng còn một số vấn đề tiêu cực vẫn còn chưa được giải quyết
một cách triệt để, chẳng hạn như vấn đề sai chính tả, sai lỗi từ ngữ,... Đây là những
vấn đề cơ bản nhưng nhiều nhà làm báo vẫn còn hay mắc phải. Không những thế,
mà nhiều nhà báo còn đặt những tiêu đề thiếu tính chính xác, xuyên tạc sự thật, làm
cho vô số độc giả gây hoang mang lo lắng. Tuy là nhà báo là viết cho cộng đồng
nhưng vẫn còn tình trạng phân biệt chủng tộc, vùng miền, tầng lớp gây mất tính
công bằng và đa dạng trong báo cáo tin tức. Tất cả các vấn đề này có thể gây ra hậu
quả tiêu cực, bao gồm làm mất niềm tin của công chúng vào báo chí và gây ra sự
hiểu lầm và hỗn loạn trong xã hội. Vậy nên khi đặt tiêu đề thì báo chí cần có trách
nhiệm sử dụng tiêu đề một cách cân nhắc và đạo đức, đảm bảo rằng thông tin được
cung cấp là chính xác và công bằng nhất cho người đọc.

Câu 2: Anh/ chị hãy chọn một TVC và phân tích theo mô hình truyền thông:

Quảng cáo bánh Trung Thu Kinh Đô 2017 – TRUNG THU CỦA BỐ

https://www.youtube.com/watch?v=h3FXf0TN_5g

S – Source: bánh Trung Thu Kinh Đô

3
M – Message: Với mỗi người Việt, Tết trung thu là lễ hội lớn thứ hai trong năm. Đây là
dịp quý giá để mỗi người chúng ta về với gia đình, cùng tìm lại những giây phút thân
tình ấm áp cùng bạn bè, người thân và làm sống mãi những truyền thống văn hóa tốt
đẹp của người Việt. Hãy cùng Kinh Đô trông trăng, phá cỗ và trải nghiệm những giây
phút tròn vẹn bên gia đình và người thân.

C – Chanel: Youtube, truyền hình

R – Receiver: Công chúng

E – Effect: Tết Trung Thu không chỉ là dịp để kỷ niệm, mà còn là thời điểm để xây
dựng lại tình cảm gia đình. Đây là cơ hội để chúng ta gửi đi những lời chúc tốt đẹp,
những yêu thương và hy vọng đến mọi người xung quanh. Bánh Trung Thu Kinh Đô
đã thể hiện điều đó qua một đoạn TVC ngắn 30s

Câu 3: Tổng giám đốc tờ The Times (Anh), Paul Hayes cho rằng: “Khi bạn đánh
mất lòng tin nơi độc giả, xem như mọi việc đã chấm dứt. Thương hiệu bạn gầy
dựng bấy lâu sẽ dần tan biến. Chỉ cần độc giả nghĩ rằng họ không thể tin vào
những gì họ đang đọc, thế là hợp đồng tín nhiệm hai bên bị phá vỡ”.
Anh/ chị giải thích và bình luận ý kiến trên.
3.1. Lòng tin là gì?
Lòng tin hay sự tin tưởng được định nghĩa là sự đặt niềm tin vào một người hay một sự
vật sự việc nào đó. Là khi mình tin vào những thông báo dữ liệu, kiến thức của người
đã cung cấp chúng. Lòng tin không phải là một khái niệm có hoặc không mà nó được
biểu hiện bằng mức độ là tin nhiều hay tin ít. Lấy được và củng cố lòng tin rất khó
nhưng mất đi lòng tin thì rất dễ. Vì thế, những người mất lòng tin thường khó có thể tin
ai được nữa, đặc biệt là với những người đã gây ra những tổn thương cho họ. Lòng tin
ảnh hưởng đến tinh thần, thâm chí có thể dẫn tới cảm xúc tiêu cực của một người kéo
dài. Vì vậy khi đánh mất lòng tin của một người là một điều rất khó để có thể gầy dựng
lại niềm tin của họ như thuở ban đầu.
3.2. Độc giả là gì?
Độc giả là những người tiếp nhận, tiêu thụ những tác phẩm của các tác giả, nhà báo,
hoặc là những người đọc thông thường đơn giản chỉ muốn tìm hiểu hoặc giải trí. Đối
với các tác phẩm văn học, độc giả thường được coi là một phần quan trọng vì họ chính
là những người tiêu thụ sản phẩm. Quan trọng nhất, việc hiểu rõ độc giả là yếu tố then
chốt trong việc tạo ra nội dung hiệu quả, chỉ vì thế mới có thể thu hút lượng lớn độc giả
trên toàn cầu, từ đó có thể mang lại một khoản lợi nhuận lớn cho các công ty. Bởi vì

4
độc giả chính là người đã giúp tác giả tạo nên sự thành công to lớn như thế, Số lượng
độc giả và mức độ tương tác của họ với nội dung báo chí ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh thu từ quảng cáo, mua bản quyền đọc trực tuyến, và các dịch vụ liên quan đến
độc giả.
3.3. Thương hiệu là gì? Vì sao độc giả lại rất quan trọng đối với thương hiệu?
Thuật ngữ "thương hiệu" thường được sử dụng để chỉ một cái tên, biểu tượng, hoặc bất
kỳ phần nào khác của một sản phẩm hay dịch vụ mà khi người tiêu dùng nhìn thấy, đọc
hoặc nghe đều gợi lên hình ảnh cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Tuy nhiên, thương
hiệu không chỉ đơn giản là một biểu tượng hoặc cái tên, mà còn bao gồm những giá trị
và trải nghiệm mà người tiêu dùng ấn tượng với sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Thương hiệu còn phản ánh tầm nhìn và danh tiếng của doanh nghiệp hoặc tổ chức
đứng sau sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Một thương hiệu mạnh mẽ và thành công thường
được xây dựng thông qua việc liên tục tạo ra các trải nghiệm tích cực và giữ vững một
hình ảnh đáng tin cậy trong tâm trí của khách hàng.
Để gầy dựng nên một thương hiệu nổi tiếng với sự tin tưởng của nhiều khách hàng, độc
giả thì đây là điều không hề dễ dàng, nó không những tốn nhiều thời gian và công sức,
mà nó còn tốn rất nhiều chất xám để tạo nên một thương hiệu thành công. Thương hiệu
đó thành công là khi được nhận nhiều phản ánh tích cực trong mỗi lần ra mắt sản phẩm
mới, và được sự tin tưởng và ủng hộ các sản phẩm cũ trong thời gian dài. Vì vậy nếu
như đã mất lòng tin của những khách hàng, độc giả thì khó mà có thể thành công bước
tiếp trong nghề, vì không còn ai ủng hộ những sản phẩm của mình. Niềm tin của khách
hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng danh tiếng và uy
tín của một thương hiệu. Một khi một thương hiệu đã mất đi niềm tin mạnh mẽ từ phía
khách hàng, họ có thể khó duy trì và phát triển danh tiếng và uy tín của mình trên thị
trường trong thời gian dài.
3.4. Hợp đồng bị phá vỡ là gì?
Hợp đồng bị phá vỡ là khi một hoặc cả hai bên trong một hợp đồng không tuân thủ các
điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận như ban đầu. Trong quá trình thực hiện
hợp đồng, nếu một bên không thực hiện đúng hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ của mình theo như đã thỏa thuận, thì họ được coi là đã vi phạm hợp đồng. Việc này
gây ra sự phá vỡ hoặc vi phạm hợp đồng.
Hợp đồng tín nhiệm là một loại hợp đồng mà các bên cam kết với nhau dựa trên niềm
tin và tôn trọng. Trong hợp đồng này, không chỉ có các điều khoản cụ thể được ghi rõ
mà còn có sự cam kết tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác một cách trung thực và công bằng
giữa các bên. Khi một hợp đồng tín nhiệm hai bên bị phá vỡ, điều này thường gây ra
hậu quả nghiêm trọng đối với mối quan hệ giữa các bên. Việc phá vỡ hợp đồng tín
5
nhiệm thường có thể gây ra sự mất mát niềm tin và uy tín giữa các bên, và có thể ảnh
hưởng đến mối quan hệ kinh doanh hoặc cá nhân trong tương lai. Trong một số trường
hợp, việc phá vỡ hợp đồng tín nhiệm hai bên có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý và tài
chính nghiêm trọng, do đó cần phải được xem xét một cách cẩn thận
3.5. Bình luận và suy nghĩ của tôi về câu nói của Paul Hayes:
Những độc giả có thể nói là nơi tiêu thụ thông tin của tác giả, khi độc giả không còn tin
tưởng vào thông tin được cung cấp, họ sẽ không chỉ không đọc hay tiếp tục theo dõi,
mà còn có thể đưa ra phản ứng tiêu cực như phản đối, chỉ trích, hoặc ngừng ủng hộ
thương hiệu đó. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của thương
hiệu mà còn có thể gây ra tổn thất về uy tín và danh tiếng của thương hiệu.
Có thể thấy, niềm tin là một trong những yếu tố quan trọng, chủ chốt, là động lực, tiền
đề cho mọi mục tiêu trong cuộc sống. Một lần bị mất niềm tin rồi thì khó có thể gầy
dựng lại. Niềm tin là một giá trị tinh thần vô hình, được hình thành từ trong suy nghĩ
của con người từ đó mang lại các yếu tố tích cực hơn trong cuộc sống. Nhưng một khi
niềm tin đã mất thì khó có thể mà lấy lại như ban đầu được, đó không phải là thứ mà
ngày một ngày hai các tác giả khiến độc giả của họ tin tưởng họ như ban đầu. Hoặc
thậm chí là nhiều độc giả quay lưng hoàn toàn lại với những tác phẩm mà trước đây họ
rất thích, chỉ đơn giản vì họ bị lừa bởi một thông tin không chính xác do tác giả đã
cung cấp.
Và đương nhiên khi gầy dựng lên một thương hiệu hùng mạnh và có tiếng tăm thì
không chỉ có một vài độc giả đơn độc, lẻ loi, mà gồm rất nhiều độc giả ở nhiều nơi. Họ
đọc những tác phẩm của tác giả là họ đã một phần nào tin tưởng những thông tin họ
được cung cấp trong bài báo đó. Sự tin tưởng và lòng trung thành là yếu tố sống còn
đối với sự duy trì liên tục của một nền báo chí với những tin tức lành mạnh. Nhưng
một khi nhà báo cung cấp thông tin sai lệch, những thông tin xuyên tạc sự thật, gây mất
niềm tin với số lượng lớn độc giả trên toàn cầu thì họ khó có thể lấy lại sự tin tưởng
của độc giả như trước, hoặc thậm chí đây là điều không thể.
Trong một mối quan hệ kinh doanh hoặc cá nhân, niềm tin là yếu tố rất quan trọng
trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ. Nếu một bên cảm thấy họ không thể tin
vào những gì họ đang đọc hoặc nhận thấy sự thiếu tin cậy từ bên kia, điều này có thể
gây ra sự mất mát niềm tin và ảnh hưởng đến mối quan hệ. Một hợp đồng tín nhiệm hai
bên thường đòi hỏi sự công bằng và minh bạch từ cả hai bên. Việc cung cấp thông tin
không đúng đắn hoặc không minh bạch có thể gây ra sự mất mát niềm tin và phá vỡ
hợp đồng. Nếu một bên cảm thấy họ không thể tin vào thông tin hoặc hành động của
bên kia, điều này có thể dẫn đến việc phá vỡ hợp đồng. Hậu quả của việc phá vỡ hợp
đồng có thể là rất nghiêm trọng và có thể gây ra thiệt hại tài chính và danh tiếng cho cả
hai bên.
6
Vì vậy khi độc giả đã không còn có thể trao sự tin tưởng của mình đối với những tác
giả thì sẽ gây ra rất nhiều tổn thất lớn, tổn thất ở đây không những về mặt tinh thần mà
còn về mặt tài chính. Các thương hiệu sẽ trở nên vô cùng khó khăn khi “hợp đồng tín
nhiệm hai bên bị phá vỡ”, bởi vì không còn độc giả tiêu thụ những thông tin thì các nhà
báo, các thương hiệu viết ra những tác phẩm coi như hoàn toàn vô nghĩa.
Tóm lại, trong một mối quan hệ hợp đồng, niềm tin là một yếu tố rất quan trọng và việc
mất mát niềm tin có thể dẫn đến phá vỡ hợp đồng. Điều quan trọng là cần phải duy trì
sự minh bạch, công bằng và tôn trọng trong tất cả các giao dịch và tương tác để giữ
vững niềm tin trong mối quan hệ đặc biệt như tác giả với độc giả, các thương hiệu với
khách hàng của họ.
3.6. Một số ví dụ về việc các nhà báo đánh mất lòng tin từ độc giả:
3.6.1. Tờ báo Pháp Luật TP.HCM đã bị phát hiện sử dụng tiêu đề hoặc nội dung bài
báo không chính xác hoặc có thiên vị chính trị.
Báo PLVN đăng tải thông tin sai sự thật trong 13 bài viết, đã vi phạm quy định tại
Khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí 2016, trong đó có 2 bài viết gây ảnh hưởng rất nghiêm
trọng. Các trường hợp này đã gây ra sự phản đối từ phía độc giả và làm mất niềm tin
vào sự khách quan và chính xác của báo chí.
3.6.2. Tạp chí điện tử Zing Newsbị tước giấy phép hoạt và phạt hành chính tổng cộng
243,5 triệu đồng.
Zing News đã đăng tải các bài viết không đúng tôn chỉ, mục đích. Với vi phạm này,
Thanh tra Bộ TT&TT áp dụng hình thức xử phạt hành chính 65 triệu đồng và áp dụng
hình thức phạt bổ sung, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí trong ba
tháng kể từ ngày 14-7. Điều này không những ảnh hưởng đến độc giả mà còn ảnh
hưởng lớn đến chính trang báo ấy
Tài liệu tham khảo:
Tiêu đề Link
Mô hình truyền thông Lassewll (1948) https://123docz.net/trich-doan/3858403-
mo-hinh-truyen-thong-lasswell-1948.htm
Lòng tin giống như một tờ giấy, khi https://baohatinh.vn/long-tin-giong-nhu-
đã nhàu nát sẽ không bao giờ phẳng mot-to-giay-khi-da-nhau-nat-se-khong-bao-
phiu được gio-phang-phiu-duoc-post231850.html

You might also like