You are on page 1of 26

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN


BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI TẬP CUỐI KỲ


KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Chủ đề thuyết trình: Thuốc lá điện tử


Lớp 01

HÀ NỘI, THÁNG 11/2023


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN
BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI TẬP CUỐI KỲ


KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Chủ đề thuyết trình: Thuốc lá điện tử

Danh sách sinh viên thực hiện nhóm 03 /lớp 01


1. Họ và tên: Hà Mạnh Dũng - Mã SV: B22DCCN125: Tìm hiểu nội dung
2. Họ và tên: Nguyễn Khánh Đăng - Mã SV: B22DCCN209: Thuyết trình
3. Họ và tên: Đào Ngọc Đức - Mã SV: B22DCCN221: Thuyết trình
4. Họ và tên: Trần Trọng Vinh - Mã SV: B22DCCN905: Thuyết trình
5. Họ và tên: Bùi Huy Bích - Mã SV: B22DCCN077: Thiết kế slide
6. Họ và tên: Lại Quang Vinh - Mã SV: B22DCCN902: Thiết kế slide
7. Họ và tên: Trần Duy Khởi - Mã SV: B22DCCN473: Thiết kế slide
8. Họ và tên: Nguyễn Duy Hải - Mã SV: B22DCCN266: Thiết kế slide
9. Họ và tên: Nguyễn Mạc Quang Anh - Mã SV: B22DCCN029: Thiết kế slide

HÀ NỘI, THÁNG 11/2023


LỜI NÓI ĐẦU
Kỹ năng mềm là những kiến thức vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với
mỗi người và đặc biệt là những người trẻ. Từ đó việc giảng dạy bộ môn Kỹ năng
thuyết trình trong nhà trường là điều cấp thiết, dành cho những bạn sinh viên đang
chuẩn bị bước ra ngoài môi trường công việc như chúng em. Sau khi học xong bộ môn
này, chúng em đã tự tin khi thuyết trình, hiểu được các bước chuẩn bị cho buổi thuyết
trình cũng như cách thuyết trình sao cho hiệu quả,… Để có những thành quả đó không
thể không kể đến công lao to lớn của giảng viên hướng dẫn, cô Phí Thị Thúy Nga. Cô
đã truyền dạy kiến thức của bộ môn đến cho chúng em rất nhiệt tình, đưa ra những lời
góp ý quý báu và sâu sắc sau những buổi thuyết trình của mỗi sinh viên. Nhờ đó mà
bản than em đã vượt qua sự rụt rè để có thể tự tin đứng trước đám đông để thuyết trình
một cách đầy đủ.
Bài tiểu luận dù đã được hoàn thành một cách kỹ lưỡng nhất song không tránh
khỏi những thiếu sót, em xin ghi nhận mọi góp ý đánh giá từ cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 1
PHẦN I: LÝ THUYẾT ........................................................................................... 3
Trả lời câu hỏi .................................................................................................... 3
PHẦN II: THỰC HÀNH ........................................................................................ 10
1. Lựa chọn chủ đề, mục đích chung, mục đích cụ thể, quan điểm trung tâm .... 10
2. Phác thảo đề cương và cấu trúc của bài thuyết trình ....................................... 10
3. Lên kế hoạch để thực hiện bài thuyết trình ..................................................... 12
4. Slice bài thuyết trình ....................................................................................... 14
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 23

2
I. LÝ THUYẾT
Câu hỏi:
Anh/chị hãy trình bày những nội dung chính trong giai đoạn chuẩn bị
bài thuyết trình? Nội dung nào anh/chị thấy là quan trọng nhất quyết định
sự thành công của bài thuyết trình?
Trả lời:
Những nội dung chính trong giai đoạn chuẩn bị cho bài thuyết trình:
1. Chọn chủ đề và xác định mục đích bài thuyết trình.
A. Chọn chủ đề.
Bước đầu tiên của một buổi thuyết trình là chọn chủ đề. Lựa chọn chủ đề cần tập
trung vào những vấn đề quan trọng, những lĩnh vực mà chúng ta am hiểu, và những
đề tài hấp dẫn đối với thính giả. Làm một bản kiểm kê những ý tưởng khả thi để lựa
chọn sẽ tốt hơn là hoạt động não trong một lúc vào phút cuối.
Trong quá trình chọn chủ đề, cân nhắc về mức độ kiến thức và kinh nghiệm của
mình với chủ đề đó, những ưu điểm đặc biệt của bản thân, và uy tín đối với thính
giả. Mục tiêu chính của thuyết trình là truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, hấp
dẫn thính giả và thể hiện sự nhiệt huyết với chủ đề.
Khi trình bày, sắp xếp vấn đề một cách logic và sử dụng lập luận chính xác để
thuyết phục. Không cần phải trích dẫn quá nhiều từ người nổi tiếng, mà thay vào đó,
tập trung vào sự tương tác với thính giả và chuẩn bị kỹ lưỡng về thông tin của họ.
Tạo sự thân thiện và tin tưởng bằng cách xử lý tinh tế các câu hỏi và thể hiện sự sẵn
sàng và nhiệt huyết.
Lưu ý: Đừng bao giờ nhận lời thuyết trình về một chủ đề mà chúng ta không
nắm vững, cũng đừng nhận lời thuyết trình về những vấn đề mà tầm quan trọng của
nó không ngang tầm với người thuyết trình. Hãy chọn những chủ đề phù hợp với thế
mạnh, kiến thức và kinh nghiệm của chúng ta.
Nếu chúng ta sớm lựa chọn một chủ đề, chúng ta sẽ có nhiều thời gian để có một
lựa chọn đúng và chuẩn bị cho một bài nói chuyện hấp dẫn.
B. Xác định mục đích chung.
Đi cùng với việc lựa chọn chủ đề, chúng ta cần xác định mục đích chung của bài
thuyết trình. Thông thường sẽ rơi vào một trong hai loại chính là:
+ Để cung cấp thông tin.
+ Để thuyết phục.
Ngoài ra còn có loại thuyết trình để giải trí, thường ít xảy ra trong khuôn khổ lớp
học.
C. Xác định mục tiêu cụ thể
Sau khi đã xác định được chủ đề và mục đích chung, ta cần thu hẹp lựa chọn
bằng cách xác định mục tiêu cụ thể cho bài thuyết trình. Ta nên tập trung vào một
khía cạnh của chủ đề. Các câu hỏi quan trọng để đặt ra bao gồm: mục tiêu có thể đạt
được trong thời gian quy định không? Có liên quan và hấp dẫn đối với người nghe?

3
không quá tầm thường hoặc phức tạp, và không đòi hỏi kiến thức chuyên môn quá
mức. Mục tiêu cụ thể giúp định hình nội dung bài thuyết trình và làm nổi bật những
ý tưởng quan trọng. Đồng thời, mục tiêu cũng là tiêu chí để đánh giá thành công của
bài thuyết trình.
D. Ý tưởng trung tâm.
Mục đích cụ thể của một bài thuyết trình là những gì người thuyết trình mong
muốn đạt được. Ý tưởng trung tâm, hay quan điểm chính, là lời trình bày ngắn gọn
diễn đạt ý chính của bài thuyết trình. Nó thường được thể hiện trong một câu đơn sắc
nét, làm tăng tính chủ đích của lời trình bày.
2. Tìm hiểu thính giả.
Thính giả góp phần quyết định cho thành công của buổi thuyết trình. Do đó, nội
dung bài thuyết trình phải được xây dựng xoay quanh người nghe, lấy người nghe làm
trung tâm, muốn vậy phải phân tích và tìm hiểu khán thính giả. Càng hiểu rõ thính giả
thì khả năng thành công trong buổi thuyết trình của chúng ta càng cao.
A. Phân tích thính giả.
Để phân tích khán thính giả chúng ta có thể trả lời câu hỏi xoay quanh những nội
dung sau:
- Thính giả của buổi thuyết trình gồm những ai? Tuổi tác, trình độ văn hóa,
chuyên môn nghiệp vụ, địa vị xã hội,… của họ ra sao?
- Mục đích của họ khi đến nghe bài thuyết trình?
- Họ đến với buổi thuyết trình do tự nguyện hay bị ép buộc?
- Tình trạng tâm lý của họ khi đến nghe bài thuyết trình?
- Họ có được lợi ích gì khi nghe chúng ta nói?
- Chúng ta muốn nói gì với họ?
- Mức độ hiểu biết của thính giả về chủ đề chúng ta sẽ thuyết trình? Mức độ quan
tâm của họ về vấn đề này?
- Trong khoảng thời gian cho phép, người nghe có khả năng thu nhận được
một lượng thông tin là bao nhiêu?
- Chúng ta muốn họ nhớ gì về bài thuyết trình của chúng ta sau 2 tuần?...
Trong đó thì câu hỏi quan trọng nhất đó là: Họ là ai ? Người thuyết trình càng trả
lời rõ câu hỏi này bao nhiêu thì khả năng thành công của bài thuyết trình càng cao bấy
nhiêu.
B. Phân loại người nghe.
Ta có thể phân loại người nghe theo những cách sau:
+ Căn cứ theo cách thức tiếp nhận thông tin của người nghe (người nghe
thính giác, người nghe thị giác, người nghe trực giác).
+ Căn cứ theo cách phản ứng của người nghe (thân thiên, trung lập, thờ ơ,
chống đối).
+ Căn cứ theo tuổi tác, giới tính, trình độ, kinh nghiệm.

4
Khi tìm hiểu người nghe, chúng ta cần làm rõ những câu hỏi sau: Chủ đề thuyết
trình sẽ lôi cuốn người nghe như thế nào? Lợi ích mà bài thuyết trình có thể đem lại
cho người nghe là gì?...
C. Xác định số lượng người nghe.
Để tăng khả năng thành công của buổi thuyết trình, cần chọn địa điểm và phương
tiện kỹ thuật phù hợp với đối tượng người nghe. Ví dụ, khi thuyết trình cho trẻ em, nên
điều chỉnh cách trang điểm và trang phục của người thuyết trình. Đồng thời, việc sử
dụng loa đài, máy chiếu, ánh sáng phải đảm bảo phù hợp với không gian thuyết trình.
Số lượng người nghe cũng ảnh hưởng đến cách tổ chức buổi thuyết trình, với số
lượng ít có thể tăng cường giao tiếp và thảo luận, trong khi số lượng đông đòi hỏi
thông điệp phải rõ ràng và hấp dẫn để thu hút sự chú ý.
D. Thu thập thông tin về người nghe.
Để thu thập thông tin về người nghe, chúng ta có thể tận dụng các nguồn như
những người tổ chức buổi thuyết trình. Đề xuất yêu cầu danh sách đại biểu tham dự từ
ban tổ chức, đồng thời tìm hiểu thông qua các đối tác trong ngành. Kiểm tra thông tin
trên báo chí địa phương là một cách hiệu quả để nắm bắt mối quan tâm của người dân
trong khu vực. Qua những người quen trong ngành, chúng ta có thể có cái nhìn sâu sắc
hơn về đối tượng người nghe và điều chỉnh nội dung bài thuyết trình để phản ánh đúng
nhu cầu và quan tâm của họ. Điều này giúp tăng cơ hội để tạo ra sự kết nối và hiệu ứng
tích cực trong buổi thuyết trình.
E. Đánh giá về người nghe.
Để truyền đạt thông điệp hiệu quả, cần quan tâm đến trình độ văn hóa và quan
điểm của người nghe. Cẩn trọng khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm và hiểu rõ phản ứng
của người nghe, đặc biệt là khi đối diện với quan điểm cứng rắn. Sử dụng hài hước cẩn
thận, lựa chọn câu chuyện và lời nói đùa phù hợp với đối tượng người nghe để tăng
tính thú vị và hiệu quả của bài thuyết trình.
3. Thu thập tư liệu cho bài thuyết trình.
A. Các loại thông tin, tư liệu cần thu thập.
+ Thông tin phải biết.
+ Thông tin cần biết.
+ Thông tin nên biết.
+ Tài liệu hỗ trợ.
+ Thông tin về điều kiện, hoàn cảnh trình bày.
B. Các nguồn thông tin.
+ Sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của người thuyết trình.
+ Nghiên cứu tại thư viện.
+ Tìm kiếm trên Internet.
+ Phỏng vấn.
C. Nghiên cứu tài liệu một cách hiệu quả.

5
Trước hết chúng ta hãy suy nghĩ kỹ về những ưu, nhược điểm của nguồn thông
tin mà mình dự định sử dụng. Đồng thời phải xác định tính chính xác của dữ liệu này,
nếu là trích dẫn phải ghi nguồn gốc rõ ràng sau đó chúng ta mới sử dụng chúng hiệu
quả nhất trong bài thuyết trình. Ngoài ra nên tham khảo ý kiến của những người xung
quanh, rất có thể họ sẽ cho chúng ta những lời khuyên bổ ích và cung cấp những tài
liệu quý giá mà chúng ta đang cần
4. Xây dựng nội dung bài thuyết trình.
Chúng ta hãy coi nội dung là vấn đề trọng tâm và mọi điều xung quanh đều phải
thích hợp với nội dung đó. Nếu bài thuyết trình của chúng ta không có được nội dung
hay, đồng nghĩa với việc sẽ không thể có được một buổi thuyết trình thành công.
Muốn vậy, bài thuyết trình của chúng ta cần được soạn thảo một cách kỹ lưỡng với
bước đầu là phác thảo đề cương gồm các vấn đề sau.
+ Chọn lựa kết cấu phù hợp với các ý chính.
+ Phác thảo đề cương.
A. Chọn lựa kết cấu phù hợp với các ý chính.
Trình tự sắp xếp các ý chính được trình bày và trọng tâm của từng ý sẽ ảnh
hưởng đến thông điệp chúng ta muốn chuyển tải đến người nghe. Vì vậy, chúng ta hãy
sử dụng kết cấu thích hợp nhất cho bài thuyết trình để có thể chuyển tải nội dung đến
người nghe một cách hiệu quả nhất.
Các kiểu kết cấu:
+ Trình bày các ý riêng lẻ.
+ Nhấn mạnh một ý.
+ Gối ý.
Hoặc có thể sắp xếp các ý theo các cách sau:
+ Sắp xếp theo trình tự thời gian.
+ Sắp xếp theo trình tự không gian.
+ Sắp xếp theo chủ đề, chức năng, hoặc theo quy ước.

B. Phác thảo đề cương.
Chuẩn bị một đề cương phác thảo cho các nội dung chính của bài thuyết trình là
một bước quan trọng. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ cấu trúc của bài thuyết trình, hỗ
trợ quá trình soạn thảo, và giúp nhớ các nội dung khi thuyết trình. Xác định 3 hoặc 4 ý
chính, có thể sử dụng đánh số như I, II, III, IV hoặc chữ cái A, B, C, D. Sau mỗi ý
chính, xác định các ý nhỏ hơn (1, 2, 3, 4) và tiếp tục đến khi đầy đủ tất cả các ý. Khi
phác thảo đề cương, cố gắng viết sao cho có thể nhìn qua và đọc được một cách dễ
dàng.
C. Cấu trúc bài thuyết trình.
a. Mở bài.
Mục tiêu là làm thế nào để gây ấn tượng đối với thính giả?

6
Người thuyết trình phải biết cách gây ấn tượng, tập trung thu hút sự chú ý của
khán thính giả, làm cho họ ngạc nhiên thích thú và chăm chú lắng nghe. Có nhiều cách
gây ấn tượng, căn cứ vào lợi thế đặc biệt của mỗi thuyết trình viên, đối tượng nghe và
chủ đề thuyết trình để chọn cơ chế gây ấn tượng thích hợp.
Lưu ý:
- Tránh mở đầu quá dài dễ làm giảm hứng thú của người nghe.
- Tránh mở đầu không ăn nhập với chủ đề của bài nói chuyện.
- Tránh cách mở đầu thiếu tự tin, bằng những lời biện hộ hoặc bằng lời
xin lỗi.
b. Thân bài.
Mục tiêu: Làm thế nào để làm rõ thông điệp chính?
Để làm rõ thông điệp chính trong bài thuyết trình, quan trọng nhất là sử dụng
những lập luận chặt chẽ và phù hợp. Lập luận cần gắn với kết luận, không nên quá phổ
quát và phải nhất quán với các lập luận khác. Giải thích và lý giải đầy đủ là chìa khóa
để thuyết phục thính giả.
Phần thân bài nên tập trung vào 3-5 vấn đề chính, tuân thủ Quy tắc số 3 (Ruler of
Three) để tạo sự thuyết phục mạnh mẽ. Mỗi vấn đề cần được giới thiệu một cách rõ
ràng, trình bày nội dung có những nhấn mạnh quan trọng, đồng thời kết luận mỗi phần
để chuyển sang vấn đề tiếp theo.
Trong phần thân bài, câu chuyển ý giữa các đoạn văn là yếu tố quan trọng để duy
trì sự mạch lạc và hấp dẫn của bài thuyết trình. Một số mẫu chuyển ý bằng tiếng Việt
có thể bao gồm: "Trước hết, tôi/ chúng tôi xin giới thiệu về…" hoặc "Chuyển sang vấn
đề tiếp theo..." và các biểu hiện tương tự.
Tóm lại, sự kết hợp linh hoạt giữa lập luận chặt chẽ, giải thích đầy đủ, và sự
chuyển động mạch lạc giữa các phần là chìa khóa để làm rõ thông điệp chính và thu
hút sự chú ý của thính giả trong bài thuyết trình.
c. Kết bài.
Phần kết bài: Mục tiêu là làm thế nào để tóm tắt những điểm chính.
Khi trình bày, không ít người đã vội vã kết luận bằng những lời không có ý
nghĩa mà quên rằng người nghe thường rất quan tâm đến những lời kết của
bài thuyết trình. Những lời kết ấn tượng thường giúp người nghe nhớ lâu hơn. Chính
vì vậy, người thuyết trình nên dành nhiều thời gian chuẩn bị một lời kết ấn tượng để có
thể đạt được hiệu quả thuyết trình cao nhất.
Để có được phần kết cho một bài thuyết trình hay cần chú ý ba yếu tố: Cơ chế
chuyển sang phần kết, tóm tắt lại những nội dung chủ yếu của bài thuyết trình và phải
có một câu kết phù hợp nhằm gây ấn tượng tốt.
D. Phân bổ thời gian giữa các phần mở đầu, thân bài và kết luận.
Phân bổ thời gian trong bài thuyết trình rất quan trọng để đảm bảo sự cân đối và
hiệu quả. Một tỷ lệ phổ biến là chiếm khoảng 10% thời gian cho phần mở đầu, 85%
cho phần thân bài, và 5% cho phần kết luận. Điều này giúp đảm bảo rằng bài thuyết
trình không chỉ mở đầu mạnh mẽ và kết thúc ấn tượng, mà còn có thời gian đủ để trình

7
bày nội dung chính một cách chi tiết và thuyết phục. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể linh
hoạt tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của nội dung và đối tượng người nghe.
E. Một số phương pháp thu hút sự chú ý của người nghe.
+ Hứa hẹn.
+ Tạo kịch tính.
+ Giao tiếp bằng mắt.
+ Đặt câu hỏi.
+ Minh họa.
+ Sử dụng các sản phẩm mẫu để làm phần thưởng, quảng cáo.
+ Sử dụng hình ảnh.
+ Lợi ích cá nhân.
5. Chuẩn bị các điều kiện cho bài thuyết trình.
+ Chuẩn bị các tài liệu có liên quan.
+ Sử dụng các phương tiện nghe nhìn.
+ Chuẩn bị và xử lý các vấn đề tổ chức thuyết trình.
+ Chuẩn bị về địa điểm thuyết trình.
+ Chuẩn bị về hình thức và tâm lý.
6. Luyện tập thuyết trình.
+ Luyện tập nói.
+ Luyện tập theo nhóm.

Trong quá trình chuẩn bị bài thuyết trình, xác định mục tiêu và nắm vững nội dung
đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng nền tảng cho sự thành công của bài
trình bày. Mục tiêu giúp định hình rõ ràng mục đích và kết quả mà người trình bày
mong muốn đạt được thông qua bài thuyết trình. Nếu mục tiêu không rõ ràng, bài
thuyết trình có thể mất hướng và không gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe.
Nắm vững nội dung là bước quan trọng để chắc chắn rằng người trình bày có kiến
thức sâu rộng về chủ đề, từ những khái niệm cơ bản đến những chi tiết phức tạp. Sự
hiểu biết sâu rộng này không chỉ tăng tính thuyết phục mà còn làm tăng sự tự tin trong
quá trình trình bày. Người nghe sẽ cảm nhận được sự chuyên sâu và sự chắc chắn
trong thông điệp mà người trình bày muốn truyền đạt.
Ngoài ra, cấu trúc logic cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho bài
thuyết trình mạch lạc và dễ theo dõi. Một cấu trúc rõ ràng từ mở đầu đến kết luận giúp
người nghe theo dõi luồng thông tin một cách tự nhiên, không gây nhầm lẫn.
Lựa chọn phương tiện trình chiếu, như slide, hình ảnh, đồ họa, video, là một yếu tố
thêm vào giúp làm rõ và minh họa ý kiến. Tuy nhiên, chú ý đến sự cân nhắc và cân
đối, tránh quá tải thông tin để tránh gây nhàm chán cho người nghe.

8
Chú ý đến thời gian là một yếu tố quyết định sự hiệu quả của bài thuyết trình. Bài
trình bày cần phải vừa vặn trong khoảng thời gian được quy định, đồng thời cần duy trì
sự linh hoạt để điều chỉnh nếu cần thiết.
Cuối cùng, tạo kết nối với người nghe là yếu tố tạo nên sự giao tiếp hiệu quả. Việc
sử dụng ví dụ, câu chuyện, hoặc câu hỏi giúp tạo ra một không khí thoải mái và gần
gũi, làm cho người nghe cảm thấy họ đang tham gia vào một cuộc trò chuyện, không
chỉ là lắng nghe một bài thuyết trình.
Như vậy, mặc dù xác định mục tiêu và nắm vững nội dung là quan trọng nhất,
nhưng tất cả các yếu tố khác cũng đóng góp vào việc xây dựng một bài thuyết trình
hiệu quả và ấn tượng. Sự cân nhắc đồng đội và sáng tạo trong mỗi phần của quá trình
chuẩn bị sẽ giúp tạo ra một trải nghiệm thuyết trình không chỉ là thông tin mà còn là
một hành trình tương tác và ý nghĩa.

9
II. THỰC HÀNH

I. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ, MỤC ĐÍCH CHUNG, MỤC ĐÍCH CỤ THỂ, QUAN
ĐIỂM TRUNG TÂM.
a. Chủ đề: Thuốc lá điện tử và ảnh hưởng của thuốc lá điện tử trong môi trường
học tập
b. Mục đích chung: Truyền tải thông tin về chủ đề “Thuốc lá điện tử và ảnh hưởng
của thuốc lá điện tử trong môi trường học tập”.
c. Mục đích cụ thể: Thông tin và truyền tải tới thính giả biết về thuốc lá điện tử,
thực trạng sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay, ảnh hưởng xấu của thuốc
lá điện tử đối với sức khỏe, môi trường xung quanh và đưa ra giải pháp.
d. Quan điểm trung tâm: Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, môi
trường, xã hội. Thế hệ trẻ cần tránh xử dụng những loại chất kích thích như vậy.
II. PHÁC THẢO ĐỀ CƯƠNG VÀ CẤU TRÚC CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH.
A. Phác thảo đề cương.
1. Mở bài.
Dẫn dắt vào vấn đề.
2. Thân bài.
Khái niệm, phân loại thuốc lá điện tử.
Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay ở giới trẻ.
Tác hại của thuốc lá điện tử.
Biện pháp.
3. Kết bài.
Tóm tắt và nêu thông điệp.
B. Cấu trúc bài thuyết trình.
1. Mở bài.
Chào hỏi.
Giới thiệu nhóm.
Giới thiệu vấn đề, mục đích của bài thuyết trình.
2. Thân bài.
Khái niệm, phân loại thuốc lá điện tử.
+ Thuốc lá điện tử là gì ?
+ Có bao nhiêu loại thuốc lá điện tử ?
Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay ở giới trẻ.
+ Hiện nay thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử.
 Báo động, vấn đề của xã hội.

10
Tác hại của thuốc lá điện tử.
+ Đối với bản thân người sử dụng.
+ Đối với mọi người.
+ Đối với môi trường xung quanh.
Biện pháp.
+ Từ cá nhân.
+ Từ xã hội.
3. Kết bài.
Tóm tắt và nêu thông điệp.
+ Thông điệp: “Tránh xa, không dùng và dừng lại ngay khi có thể đối
với thuốc lá điện tử”
C. Nội dung chi tiết.
1.Khái niệm về thuốc lá điện tử?
-“Thuốc lá điện tử” là thiết bị mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá
truyền thống. Nhưng khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo
ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật. Do không tạo khói khi hút,
thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ
các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá truyền thống.
-Phân loại thuốc lá điện tử:
+, Loại dùng nhiều lần: Có thể sạc để sử dụng lại
+, Loại dùng một lần: Dùng một lần rồi bỏ
2.Thực trạng hiện nay?
-Dường như hiện nay việc sử dụng thuốc lá điện tử như một trào lưu của các bạn
trẻ, việc chúng ta đi đường bắt gặp một nhóm học sinh, sinh viên sử dụng chúng là
không hề hiếm. Các bạn trẻ có thể mua chúng ở một nơi không rõ nguồn gốc.
-Tuy đã có nhiều biện pháp tuyên truyền về việc sử dụng chúng có hại như thế
nào nhưng thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử vẫn ngày càng tăng cao, tỷ lệ hút thuốc
lá của nữ giới có xu hướng tăng.
-Theo đó, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trên 15 tuổi tăng từ 0,2% năm 2015 lên 3,6%
năm 2020, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi 15 - 24 tuổi với tỷ lệ là 7,3%. Ở nhóm tuổi
học sinh từ 13-15 tuổi, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 3,5%, trong đó học sinh nam là
4,3%, học sinh nữ là 2,8%.
-Trích dẫn:
"Các sản phẩm thuốc lá được quảng bá và thu hút giới trẻ bằng nhiều hình
thức và thông qua nhiều kênh thông tin, trong đó có nhiều thông tin chưa kiểm
chứng hoặc dễ gây ra những cách hiểu không chính xác về tác hại cũng như mức
độ nguy hại của các dòng sản phẩm so với thuốc lá điếu. Thanh thiếu niên có thể dễ
dàng mua các sản phẩm thuốc lá mới không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua các
trang mạng xã hội và internet"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nêu thực trạng.

11
3.Ảnh hưởng của thuốc lá điện tử?
-Theo WHO, sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có chứa
nicotine, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó, rất nhiều loại
hương liệu độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, có thể gây cháy nổ, và có thể pha
trộn các chất khác vào dung dịch như ma tuý, cần sa.
-Vì vậy, thuốc lá điện tử có thể gây hại gấp nhiều lần thuốc lá thông thường.
-Và đặc biệt hơn thuốc lá điện tử không có chức năng làm cai nghiện thuốc lá
truyền thống.
-Trích dẫn:
“Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) tại Việt Nam thông tin sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung
nóng có chứa nicotine, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó
rất nhiều loại hương liệu độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, có thể gây cháy nổ
và pha trộn các chất khác vào dung dịch (ma tuý, cần sa).”
4.Cách giải quyết vấn đề này
-Nêu cao trách nhiệm công dân, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử.
-Chặt chẽ kiểm soát thị trường thuốc lá trong nước.
-Nếu là một công dân tốt chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề một cách trực diện,
không nên phớt lờ những điều này vì biết đâu người thân của chúng ta cũng đang là
người sử dụng thuốc lá điện tử mà không biết đến mối nguy hại của chúng.
III. LÊN KẾ HOẠCH ĐỂ THỰC HIỆN BÀI THUYẾT TRÌNH.

SƠ LƯỢC KỊCH BẢN THUYẾT TRÌNH (15 phút)

Thời gian Nội dung Người thực hiện Chi tiết Ghi chú

8h00 - 8h05 - Mở đầu. Nguyễn Khánh Đăng Mở đầu Đăng sẽ đại Trước khi vào
- Chào hỏi, giới diện nhóm gửi lời trình bày khái
thiệu nhóm, giới chào tới mọi người. niệm Đăng có
thiệu bản thân và nội Giới thiệu nhóm và thể hỏi một
dung bản thân sẽ chủ đề thuyết trình vài thính giả
chịu trách nhiệm của nhóm. về hiểu biết
thuyết trình. Tiếp theo Đăng sẽ dẫn của mình về
- Thuyết trình, trình dắt mọi người đi vào thuốc lá điện
bày nội dung kết vấn đề, giao lưu với tử.
hợp slice trình chiếu. thính giả hiểu biết của
mọi người về thuốc lá
điện tử.
Trình bày khái niệm
thuốc lá điện tử, phân
loại, thực trạng sử
dụng của thuốc lá điện
tử trong học đường.

12
Dẫn dắt, giới thiệu nội
dung và người sẽ đảm
nhận thuyết trình nội
dung tiếp theo.

8h05 - 8h10 Thuyết trình, trình Đào Ngọc Đức Trình bày ảnh hưởng Có thể giao
bày về ảnh hưởng của thuốc lá điện tử lưu, hỏi cảm
của thuốc lá điện tử. tới người dùng trực nhận của
tiếp và mọi người, thính giả khi
môi trường xung có người hút
quanh. thuốc ở gần
Sức khỏe cá nhân: mình.
Việc hút thuốc lá điện
tử có thể gây ảnh
hưởng lớn đến sức
khỏe cá nhân, từ vấn
đề về hô hấp đến
những nguy cơ về các
bệnh lý liên quan đến
hút thuốc.
Tác động xã hội: Môi
trường học tập có thể
bị ảnh hưởng nếu
nhiều sinh viên sử
dụng thuốc lá điện tử,
tạo ra những vấn đề
về môi trường làm
việc và học tập.

8h10 - 8h15 Thuyết trình, trình Trần Trọng Vinh Trình bày biện pháp, Ngoài các
bày về cách giải hướng giải quyết vấn biện pháp trên
quyết, biện pháp xử đề và kêt luận lại vấnslice, có thể
lý vấn đề sử dụng đề. giao lưu để có
thuốc lá điện tử Tóm tắt lại vấn đề, thêm các biện
trong trường học. gửi tới thông điệp: phấp từ quan
Tóm tắt lại vấn đề. điểm của
“Tránh xa, không thính giả.
dùng và dừng lại ngay
khi có thể đối với
thuốc lá điện tử”

13
IV. SLIDE BÀI THUYẾT TRÌNH.

14
15
16
17
18
19
20
21
22
KẾT LUẬN
Tổng kết lại, kỹ năng thuyết trình không chỉ là công cụ giao tiếp mà là một phép
màu đa chiều, mở ra những cánh cửa của sự thành công và phát triển cá nhân trong
mọi phương diện cuộc sống. Trong môi trường học tập, nó là nguồn động viên thúc
đẩy tư duy sáng tạo và tương tác sâu rộng. Tại nơi làm việc, kỹ năng này trở thành
chìa khóa quan trọng, không chỉ truyền đạt thông tin mà còn xây dựng uy tín và tạo ra
cơ hội thăng tiến.
Cuộc sống hàng ngày trở nên mạnh mẽ hơn khi kỹ năng thuyết trình được áp
dụng linh hoạt trong giao tiếp gia đình và giao lưu xã hội. Đây không chỉ là việc biểu
đạt ý kiến, mà là tạo ra sự tương tác tích cực và ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng.
Nhìn chung, kỹ năng thuyết trình không chỉ là trình bày thông tin mà còn là sự
đầu tư vào bản thân, mở rộng tầm nhìn và xây dựng mối quan hệ sâu sắc. Hy vọng
rằng, qua việc chăm chỉ phát triển kỹ năng này, mọi người sẽ không chỉ là những
người biết truyền đạt mà còn là những người tạo nên sự khác biệt và thành công trong
hành trình cá nhân của họ.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bài giảng bộ môn “Kỹ năng thuyết trình” - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông (Ths. Trần Hương Giang).
- Khái niệm thuốc lá điện tử
(Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BB%91c_l%C3%A1_%C4%91i%E1
%BB%87n_t%E1%BB%AD)
- Báo động thực trạng hút thuốc lá điện tử và nung nóng trong giới trẻ gia tăng: Hiểm
họa với sức khoẻ
(Nguồn: https://cdcbentre.org/vi/news/tin-tuc-su-kien/bao-dong-thuc-trang-hut-thuoc-
la-dien-tu-va-nung-nong-trong-gioi-tre-gia-tang-hiem-hoa-voi-suc-khoe-2940.html)

24

You might also like