You are on page 1of 20

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
--------

TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Đề tài:
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG NÀY TRONG TƯƠNG LAI.

GiẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S PHAN THANH HUYỀN


NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 12 -W2
LỚP : DHTMDT17B – 420300348014

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2022

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
--------
TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Đề tài:
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG NÀY TRONG TƯƠNG LAI.

GiẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S PHAN THANH HUYỀN


NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 12 -W2
LỚP : DHTMDT17B – 420300348014

Danh sách gồm:


1. Tô Ngọc Mơ 2. Trần Hữu Tín
3. Trần Ngô Bảo Trâm 4. Đặng Công Nguyên
5. Nguyễn Duy Tiến 6. Nguyễn Thị Bích Hoa

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2022


LỜI NÓI ĐẦU

Warren Edward Buffett- nhà tỷ phú người Mỹ đã từng nói rằng “Với một số người nó
là tài sản quí giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự.
Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50
hoặc 60 năm”. Kỹ năng thuyết trình- cũng chính là một phần quan trọng của việc giao
tiếp, là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Thông qua việc thuyết trình để bày
tỏ ý kiến, quan điểm, những nội dung muốn truyền tải mà từ đó ta sẽ thể hiện được giá trị
chân thực của bản thân mình. Không những vậy, việc sử dụng kĩ năng thuyết trình tốt
trong giao tiếp sẽ giúp bạn trở nên tự tin cần thiết trong các cuộc nói chuyện, từ đó tạo ấn
tượng với những người xung quanh, xây dưng các mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn.

Bài viết này, mọi người sẽ có cơ hội được tìm hiểu về kĩ năng giao tiếp một cách rõ
ràng hơn, biết cách lập kế hoạch để phát triển kĩ năng của minh sao cho hợp lí và có kết
quả cao. Mong rằng, sau bài viết này,mọi người sẽ hiểu hơn bản thân minh đang thiếu và
cần trau dồi thêm gì cho sự phát triển trong tương lai của bản thân. Mặc dù kĩ năng thuyết
trình là rất khó để ai cũng có thể nắm bắt được thế nhưng chúng ta vẫn có thể học tập và
rèn luyện nó.
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài và mục đích của bài tiểu luận:

Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, vì vậy việc con người ngày càng cố
gắng để chạy đua với thời đại trở nên gay gắt hơn. Kĩ năng thuyết trình lại trở nên cực kì cần
thiết để mỗi con người thể hiện bản thân, tạo cơ hội phát triển trong công việc, cuộc sống.
Một người muốn tiến tới thành công chỉ với khối kiến thức sâu rộng thì vẫn chưa đủ mà còn
phải có những kĩ năng truyền đạt ý kiến, thông tin, kiến thức của bản thân, khiến mọi người
nhận ra sự thành công của mình.

Kỹ năng thuyết trình là một bước không thể thiếu trên con đường thành công. Thế nên việc
sử dụng kĩ năng thuyết trình ngày càng được sử dung phổ biến ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường. Học sinh, sinh viên được học tập một cách chủ động, rèn luyện tính sáng tạo,
linh hoạt. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và sử dụng kĩ năng thuyết trình một cách
thành thạo, rèn luyện và sử dụng nó một cách hợp lí, đúng đắn. Qua quá trình khảo sát các
bạn đang học tại trường cho thấy hầu hết các sinh viên đều ngại và thấy hồi hộp khi đứng
trước đám đông trình bày một vấn đề nào đó, và đa số sinh viên chưa thuyết trình tốt các vấn
đề của minh. Vẫn còn nhiều người cố gắng lảng tránh và ái ngại khi phải sử dụng kĩ năng
này. Vì thế, xuất phát từ thực trạng và nhu cầu của mọi người, nhóm chúng em quyết định
chọn đề tài: “ Kỹ năng thuyết trình và kế hoạch rèn luyện phát triển kỹ năng này trong tương
lai ” để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về kĩ năng thuyết trình, từ đó biết được tầm quan
trọng, vận dụng và có kế hoạch rèn luyện trong tương lai.
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu:
− Nghiên cứu theo phương pháp phân tích và tổng hợp.
− Tiến hành phân tích những phương pháp trong giao tiếp thay đổi theo từng hoàn
cảnh, nội dung, đối tượng,..giao tiếp. Từ đó, tổng hợp lại những cách thức về kĩ
năng thuyết trình, đem đến cho mọi người những kiến thức chính xác và bổ ích
nhất.
− Từ những kiến thức đó, rút ra những kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai.
4. Kết cấu của bài viết:
Bố cục: 4 phần
− Mở đầu: Khái quát về chủ đề và phương pháp nghiên cứu đề tài.
− Phần 2: Các thông tin và kiến thức cần thuyết về kĩ năng thuyết trinh.
− Phần 3: Xây dựng kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân trong tương lai.
− Phần kết: Tổng hợp lại các nội dung vừa trình bày và kết thức bài tiểu luận.

II. TỔNG QUAN VỀ KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH


1. Khái niệm
Thuyết trình là phương pháp trình bày một quan điểm, nhận định, truyền đạt
những thông điệp đến mọi người nghe …nhằm giải thích, thuyết phục mọi người nghe
có thể hiểu, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với mình và sẽ hành động theo ý muốn
của mình hay là để tiếp nhận một số thông tin cần thiết.

2. Cấu trúc bài thuyết trình


− Phần mở: Thông thường sẽ giới thiệu về chủ đề chuẩn bị trình bày. Đây là một
phần rất quan trọng để có thể thu hút, từ đó gây ấn tượng với người nghe, khơi
dậy sự hứng thú để người nghe có sự quạn tâm, hào hứng theo dõi bài thuyết
trình của bạn.
Mục tiêu:
+ Tóm lược sơ qua nội dung bao quát mà bạn chuẩn bị trình bày.
+ Tạo được ấn tượng đầu tiên đối với thính giả, làm cho họ ý đến bài trình bày
của bạn hơn.

1
+ Hướng thính giả vào đúng vấn đề để họ có thể cùng giải quyết vấn đề với bạn,
làm cho bài thuyết trình trở nên sôi nổi, tích cực và đạt hiểu quả tốt nhất.
Nội dung:
+ Giới thiệu ý tưởng / thông điệp chính (Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên
cứu).
+ Giới thiệu tóm tắt những điểm chính (Những nội dung cơ bản của bài thuyết
trình).
+ Chỉ ra các lợi ích của bài thuyết trình (Những kinh nghiệm và bài học có được
sau khi tham gia lắng nghe, xây dựng bài thuyết trình).
Cách mở đầu bài thuyết trình : Để mở đầu bài thuyết trình, chúng
ta có nhiều cách khác nhau :
+ Dẫn nhập trực tiếp: trực tiếp nói đến đề tài, nội dung thuyết trinh.
+ Dẫn nhập tương phản: Lấy hình ảnh, thông điệp, nội dung mang hàm ý đối lập
với chủ đề thuyết trình để bắt đầu dẫn dắt.
+ Dẫn nhập kể chuyện: Kể một câu chuyện có liên quan đến đề tài.
+ Dẫn nhập đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi đến mọi người.
+ Dẫn nhập trích dẫn: Có thể trích dẫ từ câu nói, văn bản hay ca từ bài hát có có
hình ảnh liên quan đến đề tài.
+ Dẫn nhập gây chấn động: Làm những hành động hoạc nội dung gây bất ngờ
khiến mọi người đổ dồn ánh mắt về người thuyết trình.
Mỗi cách trình bày có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Chúng ta
có thể linh hoạt sử dụng các cách dẫn nhập khác nhau tùy vào từng thời
điểm, tình huống thích hợp …sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất cho bài
thuyết trình đúng với mục tiêu ban đầu được đề ra.
− Phần thân: là phần chiếm thời lượng lớn nhất của bài thuyết trình. Là phần bạn
cần phải đưa ra các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để giải quyết vấn đề, làm rõ thông
điệp chính mà mình đưa ra.
Nội dung : sử dụng những lập luân chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chí như :
+ Phù hợp : Lập luận phải gắn với kết luận, không chỉ cho phạm tranh luận
chung.
+ Nhất quán với các lập luận khác cùng lập trường.
+ Không đưa vào những thông tin rườm rà, thông tin không phù hợp vào bài
thuyết trình.
+ Giải thích đầy đủ : Khi nêu lập luận cần giải thích rõ.

2
+ Lý giải đầy đủ : Nếu có lập luận nào của bạn có thể gấy tranh cãi, hãy lý giải
nó một cách cụ thể rõ ràng nếu không sẽ dễ bị thính giả lấy làm đích phản bác.
+ Sử dụng hình ảnh để minh họa.
− Phần kết: là phần tóm tắt những điểm chính, tổng kết lại nội dung mà chúng ta
đã trình bày cũng như đưa ra những ý kiến hay và những điều cần lưu ý đối với
đề tài thuyết trình.

Nội dung :
+ Tóm tắt lại những điểm chính.
+ Kết lại vấn đề đã trình bày.
+ Để lại cho người nghe một thông điệp ấn tượng.

3. Các bước thuyết trình


a. Chuẩn bị thuyết trình: gồm 3 bước.
Bài thuyết trình phải cần được trả lỡi những câu hỏi theo nguyên tắc 5W+ 1H:
Who (Ai?): Ai là người thuyết trình?
What (Cái gì?): Nội dung thuyết trình là về vấn đề gì?
Why (Tại sao?): Lý do để tiến hành bài báo cáo là gì?
When (Khi nào?): Bài báo cáo được tiến hành vào thời điểm nào?
Where (Bối cảnh?): Bài báo cáo được xuất hiện trong bối cảnh nào?
How (Thực hiện như thế nào?): Bài báo cáo được thực hiện như thế nào?

- Xác định mục đích

Sau khi đã chọn một đề tài phù hợp, bạn phải có một mục đích rõ ràng và biết
được mục tiêu cụ thể muốn hướng tới. Nếu bạn không xác định được mục đích mà
bạn muốn hướng tới người nghe thì người nghe sẽ không hiểu rõ được những gì mà
chúng ta muốn họ hiểu và họ cần phải làm được những thứ gì. Tốt hơn hết, bạn nên
lựa chọn một đề tài mà bạn cảm thấy hiểu rõ nhất, tránh trường hợp gặp khó khăn khi
xác định mục đích của mình. Một bài thuyết trình để được xem là hoàn thành tốt mục
tiêu thì phải đáp ứng một số điều sau đây:

+ Những kiến thức thông tin mới được người nghe tiếp thu đầy đủ: Thông tin
phải được truyền tải cùng với lối diễn đạt dễ nghe, dễ hiểu.
+ Những kiến thức được thể hiện một cách hấp dẫn người nghe nhất: Tạo bầu
không khí vui vẻ, hòa hợp không quá khô khan.

3
+ Những ý chính trong bài thuyết trình cần phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ:
cấu trúc từng phần trình bày logic, thích hợp không lan man, dài dòng.

 Áp dụng quy tắc ABC

+ Analyse (phân tích): Tìm hiểu, phân tích so sánh những tên đề tài có liên
quan đến chủ đề mà bạn sắp thuyết trình và chọn một tên đề tài thích hợp nhất.
Thông qua đề tài, xác định mục đích thuyết trình rõ ràng, tập trung phân tích
vào những khía cạnh cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Brainstorm (động não): Bạn phải động não để phân tích, tìm kiếm số liệu,
thông tin để có những ý tưởng, tăng thêm những giá trị chân thực cho bài
thuyết trình.
+ Choose (lựa chọn): Từ những số liệu, thông tin, kiến thức mà bạn đã tìm hiểu,
chúng ta cũng cần có sự chắt lọc kĩ càng để có những thông tin, kiến thức
đúng đắn nhất phục vụ bài thuyết trình.
- Tìm hiểu thính giả
+ Sự thành công của một bài thuyết trình không phải chỉ xuất phát từ một phía
người thuyết trình mà còn phải có sự tìm hiểu, khảo sát đối với người nghe.
Khi có sự tìm hiểu về người nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết đủ để
nắm
bắt tâm lí, sở thích, trình độ người nghe, chúng ta càng có phong thái tự tin, từ
đó đáp ứng những nhu cầu tốt hơn.
Ví dụ: Chúng ta cần biết được những thính giả của chúng ta ở lứa tuổi như thế
nào, nhu cầu, nghề nghiệp, sự hiểu biết ở mức độ nào để sắp xếp bài thuyết
trình phù hợp.
+ Ngoài ra, việc tìm hiểu qui mô thính giả cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Tùy theo những qui mô nhất định mà chúng ta sẽ sắp xếp nội dung, cách
thuyết trình sao cho phù hợp nhất.
Ví dụ: qui mô thính giả với số lượng ít, ta có thể trình bày theo cách hỏi đáp nhiều
hơn, trả lời cụ thể những thắc mắc của người nghe.Còn ngược lại,qui mô quá lớn
thì nó sẽ mang hướng 1 chiều nhiều hơn. Vì vậy cần phải có sự chính xác, rõ ràng.
+ Có thể chia ra làm 4 nhóm chính:
 Thính giả biết ít – Diễn giả biết ít:Phải có sự tìm hiểu một cách cẩn thận,
chính xác, rõ ràng và đầy mới mẻ, có thể thu hút thính giả muốn tìm hiểu về
một vấn đề mới mẻ.

4
 Thính giả biết ít – Diễn giả biết nhiều: Bởi vì thính giả không có quá nhiều
sự hiểu biết trong đề tài, vì vậy chúng ta cần trình bày một cách dễ hiểu, rõ
ràng, cần nhấn mạnh vào những ý chính nhất.
 Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết ít: Cố gắng không bao giờ để rơi vào
tình huống này, trước khi thực hiện bài thuyết trinh cần tìm hiểu nội dung thật
kĩ, không bao giờ được để sự hiểu biết của minh thấp hơn sự hiểu biết của
thính giả.
 Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết nhiều: Khi mà cả thính giả lẫn diễn giả
đều có một sự hiểu biết nhiều thì khó tranh khỏi phải đối mặt với những câu
hỏi phản biện, hay những sự tranh cãi bất đồng ý kiến. Vì vậy chúng ta cần
phải sáng tạo nội dung nhiều hơn để bài thuyết trình trở thành một bài trao đổi
ý kiến với nhau.
 Soạn bài thuyết trình
Bước 1: Soạn lời giới thiệu: Viết một vài câu nêu nổi bật chủ đề thuyết trình.
Trong phần này cần có:
 Đặt vấn đề
 Xác định mục đích
 Đề nghị
 Bày tỏ quan điểm
Có 2 cách mở đầu thông dụng nhất:
 Mở đầu trực tiếp: bằng cách nói một cách trực tiếp vào vấn đề thuyết trình.
 Mở đầu gian tiếp: Sử dụng những câu chuyện, hình ảnh, video,mini game để
thu hút sự chú ý của mọi người rồi mới bắt đầu thuyết trình.
Bước 2: Giới thiệu nội dung.
Sắp xếp nội dung theo một bố cục thật logic và phân bổ thời gian
hợp lí, những nội dung quan trọng nên được sắp theo mức độ giảm dần.
Bước 3: Soạn phần chính của thuyết trình.( Chiếm 80-90% thời gian)
Trước khi thuyết trình bạn nên tổ chức một mini game hoặc một trò
chơi nào đó để dẫn dắt thính giả vào nội dung mà bạn sắp phải thuyết trình
từ đó sẽ khiến thính giả thích thú. Bài thuyết trình nên sử dụng những hình
ảnh hay video để hấp dẫn người xem, tranh thể hiện quá nhiều chữ trên
bài.
Đây là phần quan trọng nhất vì vậy bạn cần đảm bảo những yêu cầu
sau:
+ Bài thuyết trình nên được thể hiện một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với
thính giả.

5
+ Trong lúc thuyết trình không nên theo khuôn khổ đọc và nói mà nên có tính
sáng tạo trong lời nói. Giọng điệu phải rõ ràng, nhấn nhá để tăng sự thu hút,
tránh cách nói lòng vòng, dài dòng, lan man vào một vấn đề.
+ Lý luận phải đúng trọng tâm, vừa phân tích sắc bén nhưng cũng dễ hiểu và dễ
theo dõi.
+ Giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp và lòng vòng, lan
man chỉ một vấn đề.
+ Dừng lại một chút mỗi ý hay có dấu hiệu trước khi chuyển qua ý sau.
+ Luôn trao đổi đặt câu hỏi với khán giả để gây sự chú ý và kiểm tra phản hồi
của thính giả.
+ Phản ánh được vấn đề của buổi thuyết trình và liên hệ vấn đề với những hiểu
biết của thính giả.
Bước 4: Kết luận
Kết thúc một buổi thuyết trình không đồng nghĩa với sự kết thúc của mọi việc mà
cần phải:
+ Tóm tắt lại nội dung chính.
+ Lắng nghe ý kiến, nhận xét, phản biện của thính giả.
+ Cung cấp cho khán giải một số tài liệu về đề tài thuyết trình nếu họ cần.
+ Mời khán giả đặt câu hỏi và nên trả lời lại nếu còn đủ thời gian.
+ Kết thúc đúng lúc không dài dòng và cảm ơn khán giả.
b. Sắp xếp thông tin
+ Đọc lại, chỉnh sửa và sắp xếp thông tin theo trật tự ưu tiên hợp lí, thêm ví dụ
thích hợp.
+ Các cấp độ ưu tiêu của thông tin là: Cần phải biết, Nên biết, Biết thì tốt.
+ Có thể thêm vào những thông tin có sức hút để tăng tính thời sự và hấp dẫn
cho bài thuyết trình.
c. Viết tự nhiên
Sử dụng những cấu trúc câu đơn giản mà bạn cảm thấy tự tin và
thoải mái về câu,từ đang trình bày. Điều này sẽ giúp bạn tạo được bầu
không khí thoải mái với thính giả hơn khi sử dụng những câu từ quá cao
siêu có thể thính giả nghe sẽ không hiểu được ý nghĩa.
d. Ngắt nhịp trình bày
Đây là một yếu tố liên quan đến kỹ năng thuyết trình của người nói.
Ngoài các nhân tố như cấu trúc bài thuyết trình, giọng nói,… thì thời gian

6
cũng sẽ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công
của buổi thuyết trình. Xét về kỹ năng của người thuyết trình trong truyền
đạt nội dung, sự im lặng một vài giây, ngắt, nghỉ trong lúc thuyết trình
cũng quan trọng bởi chúng mang lại cho không gian của buổi thuyết trình
tĩnh lặng. Vì vậy, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người nghe để cảm nhận
và cân nhắc kỹ khi soạn thảo thì bài thuyết trình sẽ tốt hơn.
Trước hết bạn nên sắp xếp cấu trúc nội dung của bài thuyết trình
hợp lí như nhấn mạnh nội dung nào ?, ngắt nhịp ra sao ?, im lặng tại những
thời điểm nào là cần thiết ?, cách để chuyển sang ý tiếp theo như thế nào ?,
… thì từ đó bạn sẽ có được sự tự tin, lôi cuốn người nghe. Nhưng cũng
phải thật cẩn thận vì nếu thực hiện không tốt thì sự ngắt nhịp làm cho buổi
thuyết trình trở nên rời rạc, tệ hơn, không lôi cuốn và bạn có thể trở nên "
buồn cười" trước người nghe. Nếu ngắt nhịp quá lâu lại là dấu hiệu của sự
thiếu tự tin
Ví dụ khi chúng ta đang thuyết trình chúng ta chuyển sang nội dung
tiếp theo nhưng lại ngập ngừng, im lặng một lúc thì sẽ làm cho người nghe
có cảm giác hụt hẫng, chán nản không còn để tâm vào lời người thuyết
trình nữa

e. Chuẩn bị các mẫu giấy ghi chú


Ngoài bản gốc, bạn có thể bổ sung thêm những mẫu giấy nhỏ ghi
các ý chính để tránh hiện tượng như đang đọc bài và có dụng ý nhắc nhở
nếu bạn quên các vấn đề cần trình bày. Những mẫu giấy ghi chú này cũng
giúp bạn tăng thêm sự tự tin, bạn dễ dàng có xu hướng đối thoại với người
nghe hơn thay vì đọc thuộc lòng bài viết. Nhưng để cẩn thận hơn bạn cần
lưu ý đánh số thự tự trên những mẩu giấy để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra,
những mẩu giấy có thể giúp cho nội dung thuyết trình phong phú, lôi cuốn
hơn vì nó có thể ghi lại những ý phụ như câu trích dẫn, chuyện vui, các
câu ví dụ thực tế mà bạn không nhớ chính xác và thay vì bạn phải viết vào
bản gốc khiến cho bài trở nên quá dài.
f. Thiết kế Power Point
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới bài thuyết trình của bạn, nó
sẽ đánh giá sự chuẩn bị bài của bạn có tốt có đầy đủ hay không. Và sau
đây là một số nguyên tắc trong thiết kế Power Point:
+ Thứ nhất về số lượng slide, bạn phải tính toán cẩn thận để trình bày bao nhiêu
slide cho phù hợp với thời gian được giao cho. Nếu cho bạn 10 phút để thuyết

7
trình thì khoảng 6 – 12 slide; còn nếu 1 tiếng thì khoảng 30-70 slide. Tóm lại,
số lượng slide tùy thuộc vào thời gian mà bạn được cho phép thuyết trình.
+ Thứ hai về hình thức slide, bạn phải lựa chọn cỡ chữ, cách bố trí, màu sắc sao
cho phù hợp và hài hòa, ảnh minh họa phù hợp, kích cỡ hình ảnh tốt. Ví dụ:
 Cỡ chữ: từ 28 trở lên, chữ dùng cho tựa đề lớn hơn sẽ giúp cho nội dung được
nhìn rõ hơn;
 Mỗi slide nên có khoảng 5-8 dòng(trừ tựa đề), không nên nhiều quá để tránh
dài dòng hay ít quá thì thiếu nội dung;
 Trên mỗi slide sử dụng tối đa 2 kiểu chữ để tránh rối mắt người xem;
Một vài lưu ý:
 Tuyệt đối tránh mọi lỗi chính tả và ngữ pháp;
 Nên dùng phông nền đơn giản, có độ tương phản cao giữa phông nền và chữ và
phù hợp với nội dung bài thuyết trình, màu sắc phù hợp.
 Giới hạn từ trên slide, cố gắng thật đơn giản.
+ Thứ ba, gây ấn tượng bằng chạy các hiệu ứng nhưng cần tránh sử dụng quá
nhiều hiệu ứng đặc biệt vì sẽ làm người nghe mất tập trung vào bài thuyết
trình.

g. Chuẩn bị nơi thuyết trình


Bạn không thể chủ quan mà bỏ qua yếu tố này vì đây cũng là một
yếu tố quyết định đến sự thành công của buổi thuyết trình.
Thiết kế không gian, bao gồm: vị trí, tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ,
cửa sổ, trang trí, âm thanh...
Bạn cần nắm rõ để có thể kịp thời chuẩn bị. Khi có ý định sử dụng
các thiết bị nghe nhìn, bạn nên đến kiểm tra khán phòng xem ở đó đã có
sẵn những thiết bị bạn dự định sử dụng chưa, có đủ ổ cắm điện hay không.
Bạn cần dành thời gian để tập làm quen với việc sử dụng và các thao tác
điều khiển thiết bị này để tránh các trục trặc, hư hỏng xảy ra khi đang
thuyết trình.
Nếu buổi thuyết trình có đông người tham dự và có quy mô lớn thì cần xem xét đến yếu
tố sau:
+ Thứ nhất, trong những trường hợp thuyết trình ở hội trường lớn đông người
hoặc ngoài trời bạn nên sử dụng micro và hệ thống loa. Khi kiểm tra âm thanh
bạn nên nhờ người đứng ở một vài vị trí khác nhau trong phòng để xem tại đó
họ có thể nghe rõ bạn nói không.

8
+ Thứ hai, phòng phải thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, có máy lạnh thì càng tốt,
bàn ghế đầy đủ.
+ Thứ ba, chuẩn bị đầy đủ tài liệu, các vật dụng cần thiết cho buổi thuyết trình
như bảng, phấn, bút viết, khăn lau,…
+ Thứ tư, bố trí bàn ghế phù hợp sao cho tất cả mọi người có thể nghe và xem
được nội dung, hình ảnh được chiếu trên màn hình như xếp bàn chữ U, bàn
tròn, kiểu lớp học, kiểu rạp hát, kiểu nhóm...

h. Trình bày thuyết trình


Đây chính là nhân tố quan trọng nhất khi muốn bài thuyết trinh trở nên thành công. Nó
có một vai trò rất trọng quan nếu thiếu đi nhân tố này những yếu tố trên sẽ không còn tác
dụng.Vậy nếu ta muốn thành công trong một bài thuyết trình ta cần những yếu tố sau đây:
- Kiểm soát căng thẳng
Cần nắm bắt được tâm lí của chính bản thân mình. Căng thẳng sẽ là
nguyên nhân chính dẫn đến mất kiểm soát cảm xúc, tâm lí, hành vi. Vậy
nên ta cần có một phương hướng để hạn chế và khắc phục được tình trạng
căng thẳng đó. Ví dụ như, thứ giúp ta có thể vượt qua căng thẳng trong
buổi thuyết trình đó chính là sự chuẩn bị. Một sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ là
nhân tố dẹp đi sự căng thẳng của bản thân khi bước vào buổi thuyết trình,
sự tự tin của bản thân cũng sẽ được tăng lên tỉ lệ thuận với nó.
- Sự tự tin
Thuyết trình một cách tự tin cũng là nhân tố rất quan trọng.Vì chính sự
tự tin ấy sẽ dẫn đến thành công của bài thuyết trình .Bằng cách ta sử dụng
biểu cảm của khuôn mặt, thần thái của bản thân, giọng điệu của lời nói,
sức mạnh của tâm lí từ việc chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước và còn nhiều cách
khác có thể giúp ta đạt hiệu quả hơn trong buổi thuyết trình. Từ đó ta có
thể dẫn dắt mọi người vào buổi thuyết trình với lối mở đầu một cách tự tin.
Nhưng cũng không nên nói quá dài và nói một cách phô trương về bản
thân để tránh gây sự thiện cảm không tốt từ người nghe.
- Tốc độ trình bày
Tùy vào tình trạng của buổi thuyết trình mà ta nên căn chỉnh tốc độ lời
nói của bản thân để tránh nói quá chậm gây sự buồn ngủ khó chịu cho
người nghe hoặc nói quá nhanh làm người nghe không hiểu hết ý của mình
muốn truyền đạt nhưng cũng không nên điều chỉnh tốc độ nhanh chậm khi
chưa có chủ ý. Tốc độ thuyết trình bày sẽ là một trong những phương pháp
9
giúp cho mình hiểu được người nghe đang cảm thấy như thế nào. Khi
thuyết trinh chúng ta nên nói với một tốc độ ổn định và nhấn giọng khi
mong muốn truyền đạt nội dung quan trọng cho người nghe.
- Vận dụng ngôn ngữ cơ thể
Khi chúng ta muốn truyền những thông điệp không bằng lời thì việc sử
dụng ngôn ngữ có thể như: cử chỉ, cảm xúc,,…Nhiều khi, chúng ta muốn
khắng định một điều gì đó là đúng và cần tạo sự tin tưởng của người nghe,
chỉ cần một cái gật đầu, hay một cái nháy mắt thì ý nghĩa của nó sẽ thay
đổi rất lớn.
Ngoài ra cần có những lưu ý như:
+ Luôn giữ mình ở trạng thái mở, không có rào cản giữa người nói và người nghe.
Tránh những hành động bắt chéo, đan xen tay với nhau.
+ Không lạm dụng ngôn ngữ cơ thể quá mức vì sẽ làm cho người nghe trở nên mất
tập trung.
 Yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ:
Có nhiều hình thức để biểu đạt ngôn ngữ cơ thể như các yếu tố phi
ngôn ngữ: chẳng hạn như là trang phục phải chỉnh chu gọn gàng, ánh mắt
phải nhìn một cách đầy thiện cảm,tư thế lịch sự,vị trí dễ quan sát đồng thời
tránh việc che đi các thiết bị hỗ trợ về hình ảnh. Tư thế đứng phải tạo cảm
giác tự tin, thoải mái và không gò bó.
Ví dụ, ánh mắt nhìn bao quát khán giả có thể hiểu người nghe đang cần
gì dễ dàng dẫn dắt họ đi vào bài thuyết trình của mình. Một ánh mắt thiện
cảm sẽ làm cho người nghe dễ hài lòng và lắng nghe mình hơn.
 Giao tiếp bằng ánh mắt:
Ngôn ngữ đôi mắt rất quan trọng trong việc tạo bầu không khí và sự
giao cảm với nhau. Khi thuyết trình bạn nên nhìn vào mắt người nghe,
điều đó sẽ thu hút họ quan tâm đến bạn hơn. Thế nhưng, không nên chỉ
nhìn vào ánh mắt của những người quan tâm đên bạn mà phải cả những
người đang muốn chống đối, điều đó sẽ cho họ cảm thấy bạn quan tâm đến
họ mà chịu lắng nghe bạn hơn.
 Sử dụng cử chỉ:

10
Việc sử dụng cử chỉ hợp lí có tác dụng rất lớn trong việc truyền đạt thông tin. Ví dụ, bạn
đang thuyết trình ở nơi có quy mô rất lớn thì nên sử dụng những cử chỉ có tính khếch
trương cao để đạt được hiệu quả về mặt hình ảnh, tạo cho người nghe cảm giác tò mò
những gì bạn sắp nói ra.
Tóm lại, trong thực tế của một bài thuyết trình phải có sự kết hợp của nhiều kĩ
năng ngôn ngữ như: ánh mắt, giọng nói, cử chỉ,…với mong muốn thu hút sự quan tâm từ
người nghe. Bạn nên luyện tập tất cả các kĩ năng để tạo nên một bài thuyết trình có hiệu
quả nhất.

NÊN KHÔNG NÊN

- Ngôn ngữ đơn giản, súc tích, bài thuyết trình rõ  Không nên xin lỗi người nghe vì lí do
ràng, dễ hiểu. bạn còn thiếu kinh nghiệm.
- Thường xuyên giao tiếp ánh mắt để biết được  Không nói ngập ngừng, dài dòng lan
người nghe mong muốn gì. man.
- Có sự ngắt nghỉ nhịp, nhấn nhá để người nghe  Không nên xuống giọng ở cuối câu vì
dễ dàng hiểu được những điều bạn nói. nó tạo cảm giác cho người nghe là bạn
- Có sự cân nhắc thời gian thuyết trinh sao cho chưa được chắc chắn lắm.
hợp lí nhất.

 Kết luận hiệu quả cao


Sau quá trình truyền đạt những thông tin đã truyền đạt thì ta nên
điểm lại những ý chính quan trọng .Để có một đoạn kết ấn tượng hay nên
sử dụng ngữ điệu hợp lí ngôn từ phong phú vì chính nó sẽ khắc ghi những
ý chính vào tâm trí người nghe. Nếu như bạn phát hiện mình quên một số
ý thì hãy bỏ qua luôn ,vì nếu nhắc lại sự làm tự tin của bạn bị giảm đi phần
nào đồng thời cho thấy bạn chưa chuẩn bị kĩ càng cho bài thuyết trinh.
Một cái kết ấn tượng sẽ lưu lại trong tâm trí của người nghe rất lâu. Vào đoạn kết
chúng ta nên sử dụng những kĩ năng yếu tố ngôn ngữ như giọng nói dõng dạc, cử chỉ tự

11
tin,..để đoạn kết trở nên thu hút, ấn tượng nhất. Từ đó, làm cho người nghe thấm sâu vào
tâm trí và còn giúp cho hình ảnh của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.
 Kiểm soát người nghe
Ta có một số cách để kiểm soát tình trạng người nghe bị sao lãng bởi các yếu tố
khác bằng cách tạo ra những đợt phát biểu ý kiến, cảm nhận của cá nhân để được sự góp
ý đồng thời thấu hiểu người nghe đang cần gì và ta lần theo dấu vết đó để hoàn thành việc
giải đáp và đáp ứng được nhu cầu của người nghe. Đặc biệt là sự tôn trọng bằng lời nói
cảm ơn sau mỗi ý kiến được nói lên điều này cho thấy mình tốn trọng người nghe,từ đó
sẽ tạo được không khí cho buổi thuyết trình trở nên vui vẻ hơn.
 Trả lời các câu hỏi:
Phần này vừa khó khăn vừa dễ dàng bước qua nhất đối với người
thuyết trình.Dễ là vì câu hỏi đã được mình chuẩn bị trước và tiên đoán
trước thì sẽ dễ dàng giải đáp cho người đặt câu hỏi. Còn khó là ở tình
huống người nghe đặt lại cho người thuyết trình những câu hỏi hóc búa
vượt quá sự chuẩn bị của mình làm cho mình phải lúng túng,bớt sự tự
tin.Để khắc phục được tình trạng khó khăn đó thì ta nên đọc kĩ và suy diễn
tình huống về vấn đề mình nói nhiều hơn để có thể tiên đoán được nhiều
vấn đề hơn nữa .
 Ứng xử với báo chí
Chỉ xảy ra khi ta phát biểu tại hội nghị hay các lễ hội có báo chí đến
tham dự. Nên sử dụng từ ngữ đủ chuẩn mực để giải đáp thắc mắc và không
được để các phóng viên dẫn dắt lời nói của mình để tránh bị tình trạng đưa
vào thế trả lời những câu hỏi ngoài lề,...Tóm lại khi trả lời với phóng viên
phải giữ trong mình một cái đầu thật bình tĩnh,sử dụng ngôn ngữ hợp lí.
i. Đánh giá thuyết trình
Mọi thứ đều được đánh giá qua mức độ hài lòng và chuẩn mực tiêu
chuẩn dựa trên bảng đánh giá đã được đề ra từ trước:
- Mọi sự việc diễn ra một cách hoàn hảo thực sự được đánh giá với khung điểm tốt.
- Có một chút sai sót nhỏ nhưng lỗi có thể bỏ qua được thì sẽ được đánh giá mức
độ khá.
- Nếu như có sự sai sót nào đó khá quan trọng ví dụ như nội dung không đủ hay sai
nội dung sẽ dễ bị đánh giá ở mức độ trung bình.

12
- Quá nhiều sự sai sót khó có thể bỏ qua thì thang điểm đánh giá ở mức độ này là
kém.
Để đánh giá được một bài thuyết yếu tố thời gian sẽ là một trong
những thứ quan trọng bởi thời lượng thuyết trình như thế nào là phù hợp
để tránh được nói dài dòng và các vấn đề không liên quan đến vần đề đang
thuyết trình gây sự nhàm chán đối với người nghe.Vậy nên trong qua trình
chuẩn bị ta nên dự đoán trước là bài thuyết trình của mình cần thời gian
bao nhiêu là đủ chia thời gian thành các khoản nhỏ để trùng khớp với nội
quan trọng mà mình mướn truyền đạt.
Ngoài thời gian thì bố cục cũng chính là phần quyết định được cho
thấy rằng bản thân mình đã chuẩn bị rất kĩ cho bài thuyết trình.Mức độ
đánh giá ở phần bố cục sẽ tốt nếu ta đã có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng ,rõ
ràng để phù hợp với thời gian thì đây sẽ là một nút thắt giúp ta có thể diễn
ra buổi thuyết trình một cách suôn sẻ và liền mạch,đồng thời gây được ấn
tượng tốt từ người nghe vì họ sẽ thấy được sự tôn trọng từ mình đến họ từ
đó điểm đánh giá của chính mình cũng sẽ được tăng lên.
Các lập luận,dẫn chứng phù hợp chặt chẽ,nếu ta làm tốt các yếu tố
đó thì bài thuyết trình sẽ được đánh giá cao hơn bởi vì đây là kết quả cho
sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng và dự đoán trước được các tình huống xảy ra để
đưa ra phần nội dung nào vào lúc nào là hợp lí,và liền mạch một cách liên
kết với nhau hết sức chặt chẽ.
Sử dụng từ ngữ hợp lí dựa vào nội dung đề tài sẽ là một trong
những ưu thế đối với chính mình. Hạn chế lặp lại một từ quá nhiều lần để
tránh gây buồn ngủ và nhàm chán cho người nghe,ở đây việc lặp từ nhìu
lần sẽ tỉ lệ nghịch với điểm mà mình nhận lại được.
Khi muốn trình bày một vấn đề ngoài sử dụng từ ngữ phù hợp ta
cần kết hợp thêm với một số hoạt động phi ngôn ngữ để dẫn dắt người
nghe đi vào bài thuyết trình một cách thu hút nhất.Vậy nên hãy sử dụng
kết hợp hợp giữa ngôn ngữ nói và các hình thức phi ngôn để diễn đạt cho
người nghe dễ hiểu và chú tâm hơn vào vấn đề muốn truyền tải.
Cuối cùng ,các thiết bị hỗ trợ được sử dụng trong quá trình diễn ra
buổi thuyết trình cũng sẽ là một điểm cộng.Như là ta có thể dùng các thiết
bị hỗ trợ từ xa để có thể trình bày đầy đủ và hoàn chỉnh. Tránh tình trạng
như âm thanh không lưu loát khi thuyết trình,che đi hình ảnh từ việc đứng

13
sai vị trí gây mất đi một số chi tiết cần thiết đang được các thiết bị phản
chiếu hình ảnh nội dung của bài thuyết trình như là máy chiếu.
Ngoài ra, mọi chi tiết đều có thể đánh giá và góp ý cho bài thuyết trình
vậy nên hãy có một sự chuẩn bị thật tốt trước khi diễn ra buổi thuyết trình.
III. KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TRONG TƯƠNG LAI
1. Mục tiêu:
- Tiến tới phương pháp 3T: Tự tin, Thong thả, Thuần thục.
- Có thể tự tin đứng trước đám đông trong mọi hoàn cảnh. Lời nói to, rõ ràng thong
thả, thuần thục, không quá nhanh cũng không quá chậm, biết tạo những điểm
nhấn nhá, âm vực cao thấp, điểm dừng phù hợp,...Dễ dàng thu hút được người
nghe luôn ở trạng thái hứng thú,vui vẻ và tập trung ánh nhìn và suy nghĩ về phía
mình.
- Biết được những điểm mạnh để tiếp tục phát huy và những điểm hạn chế để
chỉnh sửa, khắc phục kể cả nội dung và phương pháp.
- Khắc phục được những lỗi cơ bản không đáng có và thuần thục kĩ năng thuyết
trình.
2. Các bước thực hiện:
* Phương pháp luyện tập:
- Tập luyện trước gương: Chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong gương
thuyết trình như thế nào, từ phong thái cho đến cử chỉ tay, từ đó có thể dễ dàng
sửa những lỗi sai không đáng có khi thuyết trình.
- Tập và đặt Camera ghi hình: Khi tự ghi hình trước camera, ta có thời gian xem
lại, tự phân tích chínnh mình và sửa chữa, về lâu dài sẽ có thói quen, cử chỉ
thuyết trình một cách tốt nhất.
- Tập trước một vài người, một nhóm nhỏ: Giúp gia tăng sự tự tin khi đứng trước
đám đông và thu thập được những kiến thức, nhận xét, ý tưởng mới mà bổ sung
và chỉnh sửa.
- Kiểm soát tone giọng và tốc độ thuyết trình: Có thể kiểm soát tốt giọng và tốc
độ thuyết tình bằng cách thu âm và nghe lại để chỉnh sửa giọng nói tone
giọng cho chuẩn.
- Tận dụng mọi cơ hội: Để có được kỹ năng thuyết trình tốt đó thì đó là cả một
quá trinh nỗ lực rèn luyện của bản thân. Vì thế, chúng ta nên tận dụng mọi
cơ hội được nói, phát biểu ý kiến của mình trước đám đông.
- Quan sát và học hỏi mọi người xung quanh: Bằng cách quan sát và chọn lọc
những cái hay để học hỏi từ mọi người xung quanh, ta có thể tích lũy thêm kinh
nghiệm và thực hành nó vào bài thuyết trình.
- Thích nghi với nỗi sợ hãi và tự tin vào chính mình: Khi chúng ta thích nghi được
với nỗi sợ hãi thì bài thuyết trình sẽ trở nên suông sẻ hơn, cùng với sự tự tin sẽ
tăng thêm một sức hấp dẫn cho thính giả.

14
3. Xem xét, đánh giá:
Kỹ năng thuyết trình có tầm quan trọng rất lớn .Ngay từ khi ngồi
trong ghế nhà trường đã được vận dụng trong rất nhiều các môn học đối
với học sinh, sinh viên, cũng như là trong công việc. Với vai trò là một
sinh viên, chúng ta càng phải cố gắng rèn luyện và phát triển kĩ năng
thuyết trình. Có kĩ năng thuyết trình tốt, nó sẽ là một hành trang trong
tương lai. Bạn có cơ hội được thể hiện giá trị tối đa của bản thân mình và
có hội thăng tiến cao hơn. Khi bạn có kĩ năng thuyết trình tốt sẽ dẫn đến
rèn luyện được kĩ năng giao tiếp tốt, từ đó xây dựng các mối quan hệ trở
nên dễ dàng hơn.

IV. TỔNG KẾT

Qua bài báo cáo này, mong rằng mọi người sẽ có những nhận thức đúng đắn về kĩ
năng thuyết trình, biết được các cách để xây dựng bài thuyết trình cũng như những kĩ
năng thu hút người xem trong những cuộc giao tiếp nói chung và những buổi thuyết
trình nói riêng. Quan trọng hơn cả, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng
thuyết trình để từ đó xây dựng cho minh những kĩ năng cần thiết. Nó không chỉ là
những kiến thức khô khan mà có giá trị trong nhiều mặt trong cuộc sống như: giúp
cho mọi người thấu hiểu bạn, từ đó tạo nên nhiều cơ hội cho bản thân mình, làm cho
các mối quan hệ của bạn trở nên dễ dàng hơn,…Kĩ năng thuyết trình rất có ích cho
cuộc sống vì vậy hãy rèn luyện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

15

You might also like