You are on page 1of 58

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

“Great speakers aren’t born, they are trained.”

Những diễn giả nổi tiếng không phải sinh ra đã


thuyết trình giỏi mà do họ đã được rèn luyện
Mở đầu
Tại sao cần thuyết trình?
 Ba loại mục tiêu chính của thuyết trình:
◦ Chuyển tải thông tin
◦ Thuyết phục
◦ Giáo dục

 Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng nói trước đám đông về


một vấn đề, kế hoạch, dự thảo, sản phẩm hoặc dịch vụ
nào đó.
Vai trò của kỹ năng thuyết trình
 Giúp xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua khả năng
diễn thuyết

 Thăng tiến trong sự nghiệp (những người làm quản lý,


lãnh đạo thường phải phát biểu rất nhiều trước công
chúng)

 Thành công trong các thương vụ kinh doanh khi đối tác
đánh giá cao khả năng trình bày một Dự Án
Mục tiêu của khóa học
Giúp sinh viên:
 Tự tin khi thuyết trình trước đám đông
 Dám thể hiện ý tưởng khác biệt
 Xử lý được các tình huống trong thuyết trình
 Biết được những việc cần chuẩn bị cho một bài thuyết

trình
 Hiểu được những yếu tố giao tiếp bằng ngôn từ và phi

ngôn từ
 Biết sử dụng linh hoạt các dụng cụ hỗ trợ
 Biết cách tương tác với người nghe trong lúc trình bày
Bài tập thuyết trình nhóm
 Đề tài 1: Tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với sinh
viên đại học

 Đề tài 2: Giới thiệu Áo dài Việt Nam

 Đề tài 3: Giới thiệu Vịnh Hạ Long

Chuẩn bị: 15’


Trình bày: 10’
Nhận xét về trải nghiệm thực tế
 Hồi hộp?
 Thiếu/thừa thời gian?
 Nội dung không đủ cuốn hút?
 Không kiểm soát được câu hỏi?
 Không có phương án dự phòng?
 Không hứng thú với đề tài phải thuyết trình?
 …
Chuẩn bị một bài thuyết trình
6 nguyên tắc cơ bản
1. Xác định mục đích của bài trình bày (WHY)
2. Xác định đối tượng trình bày (WHO)
3. Tìm hiểu địa điểm nơi thuyết trình (WHERE)
4. Thời điểm diễn ra bài thuyết trình (WHEN)
5. Soạn bài thuyết trình (WHAT)
6. Diễn tập cách trình bày (HOW)
1. Xác định mục đích
 Muốn chuyển tải điều gì qua bài thuyết trình?
 Nhu cầu và kỳ vọng của người nghe?
 Người nghe nhận được những gì sau buổi thuyết

trình?
2. Đối tượng nghe
 Bao nhiêu người sẽ tham gia?
 Độ tuổi? Nam/nữ chiếm đa số?
 Trình độ?
 Kinh nghiệm? Lĩnh vực hoạt động?
 Động lực? Tại sao họ tham gia?
 Họ muốn biết điều gì?
 Họ đã biết được gì và sẽ cần biết thêm điều gì?
 Sở thích của họ?
3. Địa điểm thuyết trình
 Địa điểm (khách sạn, giảng đường, lớp học, trong nhà,
ngoài trời, v.v…)
 Cách sắp xếp chỗ ngồi
 Hệ thống đèn chiếu sáng
 Các thiết bị nghe nhìn
 Các yếu tố có thể gây xao lãng
4. Thời gian thuyết trình
 Sáng
 Chiều
 Tối
 Ngày thường hay cuối tuần
 Độ dài: bao nhiêu phút/nửa ngày/hai – ba ngày
5. Soạn nội dung trình bày
 Xác định dàn bài với những ý chính
 Tài liệu/thông tin minh họa
 Thiết kế các phần chuyển tiếp
 Xác định “phong cách” chung của bài
Phần giới thiệu
 Chủ đề (Hôm nay chúng ta sẽ bàn về vấn đề …)
 Thời lượng (Phần trình bày sẽ kéo dài trong 30’)
 Mục tiêu (Sau bài trình bày, các bạn sẽ hiểu được sự

khác biệt của IFRS và VAS, v.v… )


 Quy định về câu hỏi (Trong quá trình trình bày, nếu có

câu hỏi các bạn có thể hỏi ngay , v.v…)


 Các quy định khác: handout, điện thoại, vị trí cửa

thoát hiểm, khu vực vệ sinh, v.v..


Nội dung chính
 Trình tự phải logic và rõ ràng
 Phải chuyển tải hết những nội dung chính
 Nội dung quan trọng phải được nhấn mạnh
 Mỗi luận điểm nên được tóm tắt lại trước khi chuyển

qua phần mới


 Tận dụng tất cả các công cụ trực quan
Phần kết thúc
 Để có bài thuyết trình thành công, 2 – 3 phút cuối cũng
quan trọng như 5 phút đầu tiên
 Tóm tắt nội dung chính: nhấn mạnh những điểm quan

trọng nhất
 Thống nhất những gì cần làm sau bài thuyết trình: làm

gì, thời hạn đến khi nào, yêu cầu về kết quả …
6. Thực hành/diễn tập
 Nếu có thể được, diễn tập thử tại nơi sẽ diễn ra buổi
thuyết trình hoặc có khung cảnh tương tự
 Bám sát những ghi chú của bài và theo dõi thời gian
 Thực hành phần hỏi - đáp
 Kiểm tra trang thiết bị, máy móc, âm thanh …
 Luôn có phương án dự phòng
Trình tự một bài thuyết trình
Sắp xếp kết cấu bài
VD: Một bài thuyết trình dài 60’ có thể được phân chia
như sau:

 Phần mở đầu: 2’ – 3’
 Điểm 1: 20’ – 21’
 Điểm 2: 20’ – 21’
 Kết bài: : 2’ – 3’
 Thảo luận: 10’ – 15’
#1: Thiết lập quan hệ với khán giả
 Mục đích: khơi gợi sự quan tâm và tạo cảm giác thoải
mái để khán giả chú ý theo dõi bài thuyết trình
 Nếu điều kiện cho phép, trước khi bắt đầu bài thuyết
trình
◦ Tiếp xúc với khán giả, nhớ tên một vài người nổi bật
◦ Tạo điều kiện cho khán giả có dịp đánh giá trước về
mình
◦ Tạo ấn tượng tốt
 Nên nhớ: Người ta thường chú ý nghe người mà họ
thích
#2: Mở đầu bài thuyết trình
 Tự giới thiệu
 Giao lưu với khán giả
 Thu hút sự chú ý vào đề tài sẽ trình bày
 Một số mẹo cho phần mở đầu:

◦ Dùng cách nói hài hước


◦ Kể một chuyện ngắn
◦ Chia sẻ những con số thống kê
◦ Đặt câu hỏi cho khán giả suy nghĩ
◦ Mời khán giả cùng tham gia thảo luận
#2 Hoàn tất phần mở đầu

 Nói rõ chủ đề bài thuyết trình


 Nếu bài thuyết trình nhằm mục đích cung cấp thông
tin: xác định rõ những phần cần giới thiệu trong
khuôn khổ thời gian dự kiến
 Nếu bài thuyết trình nhằm mục đích thuyết phục:

◦ Vấn đề là gì
◦ Vấn đề ảnh hưởng tới ai
◦ Giải pháp là gì
 Giới thiệu những đề mục của bài
#3: Trình bày những ý chính
 Trình tự cho mỗi ý: trình bày – chốt lại ý chính –
chuyển tiếp
 Phải có dẫn chứng cụ thể hoặc ví dụ minh họa
 Trong quá trình trình bày, đặt câu hỏi khơi gợi sự chú

ý của khán giả


 Luôn chú ý đến phản ứng của khán giả: Ai đang chú ý

lắng nghe? Nói chuyện riêng? Lơ đãng? Làm việc


riêng?
Lưu ý
 Chú ý đến thời gian để không bị thừa/thiếu giờ: sử
dụng giáo án chi tiết (day plan/lesson plan) để theo
dõi và điều tiết thời gian
 Luôn bám sát chủ đề và mục tiêu của bài
 Chuẩn bị trước cho những câu hỏi có thể phát sinh
 Thu thập tài liệu từ nhiều nguồn với nhiều góc độ
phân tích khác nhau
 Các luận điểm phải liên tục và nhất quán theo trình
tự logic
 Chuẩn bị tài liệu tham khảo phát cho khán giả
#4: Kết thúc bài thuyết trình
 Báo cho khán giả biết bài thuyết trình chuẩn bị kết
thúc
 Tóm tắt lại những ý chính
 Nhấn mạnh những điểm cần ghi nhớ, bài tập hoặc

những điểm cần chuẩn bị cho buổi học/lần họp tiếp


theo
 Giành thời gian giải đáp thắc mắc của khán giả
Các phương tiện thị phạm
(Visual Aids)
Các phương tiện thị phạm
• PowerPoint slides
• Overhead transparencies (đèn chiếu)
• Biểu đồ
• Tranh ảnh
• Web links
• Video clip
• Flip charts
• Bảng viết, phấn
Tại sao cần?
Chúng ta ghi nhớ được
 10% của những gì ta đọc được
 20% của những gì ta nghe được
 30% của những gì ta nhìn được
 Và … 50% của những gì ta vừa nhìn vừa nghe được

Vì vậy: Phương tiện thị phạm giúp chuyển tải nội dung
thuyết trình đến người nghe một cách hiệu quả hơn
Các phương tiện thị phạm
 Giúp minh họa các luận điểm
 Giúp cho việc hiểu nội dung dễ dàng hơn
 Dùng để liên kết các phần của bài
 Giúp bài thuyết trình trở nên sinh động
 Giúp khán giả nhớ lâu hơn

Nhưng:
Sử dụng quá nhiều sẽ khiến khán giả mất tập trung
 kém hiệu quả
Về nội dung
 KHÔNG đưa vào slide những gì không thực sự làm nổi
bật vấn đề
 1 ý chính/slide
 Tránh dùng những từ ngữ quá trừu tượng, khó hiểu
 Dùng cụm từ dễ đọc, dễ nhớ, không nên là đoạn văn
hoàn chỉnh trừ trường hợp cần định nghĩa
 Dùng hình ảnh, biểu đồ, biểu tượng khi có thể
 Trình bày theo tiểu mục: ≤ 7 tiểu mục
Về hình thức
 Font chữ: Sans Serif, Arial, Calibri v.v. (là loại font không
có chân)
 Kích cỡ:

◦ Tiêu đề: size 32-44 pt., in đậm


◦ Ý chính: size 24-32 pt
◦ Ý phụ: size 20-28 pt (hoặc cùng size)
 Mật độ

◦ 7 – 10 dòng/slide
◦ 8 – 10 từ/dòng
 Dùng chữ, số nhất quán
Màu sắc
 Chú ý sự tương phản màu sắc giữa nền và chữ
 Dùng màu nhất quán
 Tối đa: 5 màu/slide
 Tránh các thiết kế slide rườm rà
 Màu sắc: nên phù hợp với khán phòng
o Phòng tối  chữ màu sáng trên nền tối
o Phòng nhiều ánh sáng  chữ màu tối trên nền sáng
* Mẹo nhỏ:
 Test: Chiếu thử trong khán phòng thực tế hoặc một
phòng có điều kiện ánh sáng, kích thước gần giống
phòng thật
 Đảm bảo nội dung slide có thể thấy rõ từ mọi vị trí
 Nếu sử dụng overhead projector:

◦ Quay mặt về phía khán giả khi trình bày


◦ Chỉ trên slide bằng một cây viết, không phải bằng tay
 Dùng laser pointer và slide control nếu có điều kiện
 Tắt/che khi không cần dùng: sử dụng các phím

Function trong khi trình bày


Đối chọi màu đỏ/xanh

Chữ đỏ trên nền xanh tạo


hiệu ứng “chập chờn”

Chữ xanh trên nền đỏ cũng


hại mắt không kém
Kém tương phản

Chữ trắng trên Chữ vàng trên


nền vàng nền trắng

Chữ đen trên Chữ xanh trên


nền xanh nền đen
Các hiệu ứng Animations
• Bạn đọc được dòng chữ này không?
• Dòng này thì sao?
• Có lẽ lần thứ ba sẽ dễ chịu hơn?
Animations:
 Không nên làm khán giả mất tập trung
 Không nên khiến khán giả phải đảo mắt quá nhiều
 Nên làm cho khán giả dễ đọc và theo dõi nội dung
 Nên nhất quán, không sử dụng quá nhiều loại

Không nên lạm dụng!


Chuyển động
mắt: nguyên
tắc chữ “Z”
Mắt chúng ta có xu
hướng chuyển động dễ
dàng hơn nếu thông tin
được trình bày theo thứ
tự:

 Từ TRÁI qua PHẢI


 Từ TRÊN xuống DƯỚI
Kỹ năng trình bày
Trạng thái “sợ sân khấu”
 Bất kỳ ai cũng có thể rơi vào trạng thái đó
 Những diễn giả có kinh nghiệm có thể điều chỉnh sự

tập trung vào bài trình bày để vượt qua sự hồi hộp
 Nguyên tắc: Practice makes perfect!
Những rào cản giao tiếp
 Nói quá nhanh
 Dùng quá nhiều thuật ngữ hoặc từ ngữ khó hiểu
 Cách diễn đạt rườm rà hoặc mập mờ
 Không dám đặt câu hỏi
 Không chú ý đến trạng thái của người nghe để điều

chỉnh kịp thời


Các yếu tố để giao tiếp hiệu quả
 Kiểm soát được lượng thông tin
 Giọng nói rõ ràng, mạch lạc
 Sử dụng từ ngữ thích hợp, đơn giản
 Cử động hình thể phù hợp
 Di chuyển để bao quát khán phòng
 Chuẩn bị tốt:
o Các công cụ nhắc nhở, giấy ghi chú
o Dùng các phương tiện thị phạm hiệu quả
Khi thuyết trình …
 Thể hiện sự nhiệt tình đối với bài trình bày  không
đứng yên một chỗ
 Kiểm soát cử chỉ của mình
 Nói chuyện một cách tự nhiên, không gò bó
 Thiết lập mối giao cảm với khán giả:

 Thể hiện sự quan tâm chân thành đến người nghe


 Điều chỉnh cách trình bày tùy theo thái độ người
nghe
 Nói chuyện với họ chứ không chỉ trình bày hết bài
một cách máy móc
Giọng nói
 Độ lớn: Nếu bạn có giọng nói nhỏ nhẹ  đừng cố nói
lớn mà hãy cân nhắc dùng micro
 Độ cao thấp, nhấn nhá: chú ý dùng cho những điểm

quan trọng
 Ngưng lại để tạo hiệu ứng: có độ dừng ở những điểm

quan trọng để nội dung “ngấm” vào người nghe


 Lời khuyên: Đặt toàn bộ sự chú ý và nhiệt tâm của

bạn vào điều bạn đang nói, khán giả sẽ cảm nhận
được!
Giọng nói – nguyên tắc chung
C: Clear – sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu

L: Loud (vừa đủ) – đảm bảo mọi người đều nghe được

A: Assertive – tự tin nhờ hiểu rõ đề tài đang trình bày và


sự chuẩn bị kỹ càng

P: Pause – dừng lại để người nghe kịp hiểu rõ điều bạn


vừa trình bày
Ngôn ngữ hình thể
 Ánh mắt: nhìn vào khán giả, nhưng không tập trung
vào một số người mà nên bao quát
 Sử dụng dấu hiệu tay một cách thoải mái, nhưng đừng

quá nhiều
 Di chuyển trong khán phòng nhưng vừa phải thôi
 Giữ dáng điệu thoải mái, chuyên nghiệp
 Đảm bảo là mọi người đều nhìn thấy bạn
 Tuyệt đối KHÔNG đứng quay lưng lại khán giả quá lâu
Lời thoại
 Viết sẵn lời thoại cho những bài thuyết trình quan
trọng
 Gạch dưới những từ chính để không quên những ý

quan trọng
 Chuẩn bị tờ giấy ghi chú cho từng slide (giấy nhắc)
 Sử dụng 1 tờ giấy nhắc cho 1 slide hoặc 1 ý chính
Cẩn thận: đọc slide
 Một diễn giả có thể ghi hết toàn bộ phần trình bày lên
slides. Rồi anh ta quay lưng lai khán giả và đọc lớn các
slide. Có lẽ anh ta tin rằng cách đó sẽ đảm bảo rằng tất
cả thông tin sẽ đến được khán giả một cách đầy đủ.
 Đây có lẽ là cách tệ nhất để thực hiện một bài thuyết
trình. Khán giả sẽ rất bực bội vì họ hoàn toàn có thể tự
đọc được. Họ sẽ nghĩ rằng diễn giả chỉ cần đưa slide
cho họ là đủ. Vậy thì họ cần anh ta làm gì?
 Rõ ràng diễn giả đã không mang được giá trị gì thêm
cho những gì đã được viết trên slide.

Bạn có thấy khó chịu không?


Một vài vấn đề thường gặp
 Verbal fillers
◦ “Um”, “uh”, “like”, “you guys”
◦ Dùng những từ ngữ không liên quan
 Lắc lư, đong đưa người, đi lòng vòng
 Bỏ tay trong túi quần
 Chép miệng, cắn môi
 Cắn móng tay
 Cựa quậy, nhúc nhích liên tục
 V.v…
Kiểm soát thông tin
 Nắm vững chủ đề được trình bày
 Biết khán giả cần nghe gì
 Biết mình nên nói những gì
 Tập luyện kỹ trước khi thuyết trình:

◦ Luyện nói trước gương


◦ Thuyết trình thử cho đồng nghiệp
◦ Thuyết trình thử cho người thân
 Tin vào bản thân
 Thuộc lòng phần mở đầu
Phần kết bài
 Khán giả thường chú ý đến phần mở đầu
 Phần nội dung chính: quan tâm, nhưng bớt tập trung
 Trở nên chú ý hơn khi đến cuối bài
 Phương pháp chung:

◦ Giới thiệu những gì cần trình bày


◦ Sau đó trình bày những nội dung đó
◦ Cuối cùng: tóm tắt lại
◦ Hỏi - đáp
Cách xử lý câu hỏi
 Bình tĩnh
 Chuẩn bị sẵn câu trả lời cho một số vấn đề có thể phát

sinh câu hỏi


 Đôi khi những câu hỏi sẽ giúp bạn có cơ hội làm nổi

bật những nội dung bạn đang muốn chuyển tải


 Chủ động kiểm soát tình hình:

◦ Câu hỏi không bổ ích cho số đông: thảo luận sau


◦ Kiểm soát thời gian khi có quá nhiều câu hỏi
 Nên nhớ: Không ai có thể biết tất cả mọi thứ trên đời,

kể cả bạn
Xử lý tình huống
 Câu hỏi khó và bạn không biết trả lời:
◦ ĐỪNG “chế” ra câu trả lời để đối phó
◦ Thừa nhận mình không biết và hẹn sẽ trả lời sau
◦ Đừng quên nghiên cứu kỹ vấn đề mình còn nợ và trả
lời đúng hẹn
 Khán giả khó tính:

◦ Tuyệt đối tránh”cãi nhau” hoặc tranh luận


◦ Ghi nhận ý kiến – cung cấp thêm thông tin để minh
họa quan điểm của mình hoặc hẹn tìm thêm thông
tin và trao đổi sau
◦ Tránh để khán giả “cướp diễn đàn” và thành diễn giả
5 mẹo nhỏ khi thuyết trình
1. Mỉm cười
2. Hít thở và kiểm soát hơi thở của mình
3. Chuẩn bị nước thấm giọng
4. Các ghi chú
5. Kiểm soát thời gian bằng Kế hoạch chi tiết (Day
Plan/Lesson Plan)
Kết luận
Để có bài thuyết trình hiệu quả, ta cần:
 Chuẩn bị chu đáo:

◦ Tìm hiểu đối tượng trình bày, địa điểm


◦ Xác định mục tiêu để xây dựng nội dung phù hợp
◦ Vận dụng tốt những phương tiện thị phạm
◦ Lập dàn bài chi tiết (Day Plan/Lesson Plan)
◦ Tập luyện, diễn tập thử
 Thuyết trình hiệu quả:
◦ Nắm vững nội dung
◦ Kiểm soát tốt giọng nói, cử chỉ
 Xử lý câu hỏi một cách chuyên nghiệp
Câu hỏi
Cám ơn các bạn!

You might also like