You are on page 1of 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhóm PSK – Hoạt động 5 – Chủ đề 4


Tóm tắt tài liệu 1:
1. Thuyết trình miệng là gì?
Thuyết trình miệng là một bài nói ngắn theo một tập hợp chủ đề dành cho
một nhóm hay một hội thảo. Trong một bài thuyết trình miệng thì một hoặc
nhiều học sinh sẽ nói tới nhóm người xem và thuyết trình chủ đề đó dựa trên
những nghiên cứu của họ. Các thành viên còn lại của nhóm sẽ thma gia vào
việc diễn giải chủ đề đó.
Tùy thuộc vào khóa học của người học, đưa ra một buổi thuyết trình nói bao
gồm:
 Tài liệu đọc làm nền.
 Chuẩn bị và trao đổi buổi nói chuyện.
 Định hướng diễn giải của nhóm
 Chuẩn bị tờ rơi và phương tiện trực quan
 Chuẩn bị những câu hỏi mang tính tư duy và liên quan đến chủ đề
 Nộp bản viết thuyết trình dựa trên chủ đề mà nhóm thuyết trình.
Những chủ đề cho buổi thuyết trình thường được lên lịch sớm trong học kì.
Nhóm có thể chọn chủ đề hoặc làm theo chủ đề được giao. Nếu như được chọn
chủ đề thì hãy chọn chủ đề mà nhóm có câu hỏi liên quan và gây ấn tượng với
nhóm nhiều nhất. Bài thuyết trình có thể làm cá nhân hoặc làm nhóm.
Một số khóa học có thể có một số bài thuyết trình miệng được lấy làm cơ sở cho
bài thuyết trình viết và có thể có một số yêu cầu cụ thể mà nhóm có thể gặp
phaei và thông thường chúng sẽ nằm ở chi tiết khóa học hoặc tài liệu hướng dẫn
học tập.
2. Chuẩn bị cho buổi thuyết trình
Chuẩn bị một buổi thuyết trình miệng thì nó tương tự như các công việc
khác, nó cần một đề cương chi tiết và phải được viết trước khi nộp bài.
 Kiểm tra tiêu chí thuyết trình nằm trong phụ lục khóa học một cách
cẩn thận và chắc chắn rằng mình sẽ phải làm gì:
 Phân tích những người sẽ nghe bài thuyết trình, cụ thể họ cần gì, họ ở
trình độ nào?
 Nghiên cứu chủ đề. Nhóm cần phải chứng minh những luận điểm
trong những tài liệu đọc và cần phải đọc những tài liệu sâu xa hơn.
 Đọc và xem xét kỹ tài liệu đọc, trình bày kết luận của nhóm về ý kiến
của mình điều mà tác giả của tài liệu đọc đó đang trình bày.
Tóm tắt tài liệu 2:
Thuyết trình miệng là một trong những bài tập phổ biến ở các khóa học cao
đẳng. Các nhà khoa học, chuyên gia và học sinh ở tất cả các lĩnh vực đều mong
muốn truyền đạt những kiến thức mới mà họ sản xuất ra và nó thường được
hoàn thành vằng cách thuyết trình miệng ở lớp, hội nghị, các hội thảo cộng đồng
và các cuộc họp trong công ty. Vì vậy, để làm ra một buổi thuyết trình hiệu quả
là một kỹ năng cần thiết để làm chủ cả hai ở cao đẳng và những bậc giáo dục
cao hơn.
Một buổi thuyết trình miệng bao gòm 3 bước là lên kế hoạch, tập luyện và
thuyết trình.
Bước 1: Lên kế hoạch
Buổi thuyết trình miệng cần một kế hoạch tốt. Các chuyên gia nhận ra rằng
khoảng 50% lỗi trong một bài thuyêt trình miệng thường ở khâu lên kế hoạch:
Chỉ ra được những vấn đề sau:
 Khán giả
 Tập trung cho bài thuyết trình của nhóm cho khán giả, bài thuyết trình
không liên quan đến việc bạn nói bao nhiêu mà là khán giả hiểu bao
nhiêu về bài thuyết trình của bạn.
 Tổ chức thông tin thành 3 – 5 điểm chính. Khán giả có thể dễ dàng
nhớ tối đa từ 3 – 5 điểm.
 Lặp đi lặp lại, nghe thì khác nhiều hơn so với đọc. Khán giả không thể
quay lại và đọc lại những thông tin họ bỏ lỡ hoặc không hiểu. Lặp đi
lặp lại thông qua khảo sát, phân tích,…
 Giới thiệu
 Giới thiệu bản thân nếu cần
 Tạo ra mở đầu thu hút khán giả: Đặt câu hỏi, đưa ra những sự thật thú
vị hoặc kể chuyện hài
 Làm rõ chủ đề của nhóm và giải thích tại sao nó quan trọng
 Đưa ra những luận điểm mà nhóm sẽ bao quát xuyên suốt buổi thuyết
trình.

You might also like