You are on page 1of 30

HOẠT ĐỘNG HỘI THẢO MÔ PHỎNG

(MOCK CONFERENCE)

MỤC ĐÍCH

- Hiểu được mục đích của hoạt động hội thảo mô phỏng trong đào tạo phiên dịch và
vị trí của hoạt động trong môn học Kĩ năng Nghiệp vụ Biên - Phiên dịch nói riêng;

- Nắm được các bước tổ chức một hội thảo mô phỏng đơn giản

- Nắm được nhiệm vụ và các kĩ năng của các thành phần tham gia trong một hội
thảo mô phỏng.

GIỚI THIỆU CHUNG

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà giáo dục ủng hộ phương pháp giảng
dạy theo nội dung (content-based / task-based approach) để tăng sự tham gia vào các hoạt
động học tập của người học, đặc biệt đối với các ngành liên quan tới ngôn ngữ (Fried-
Booth, 1986). Việc kết hợp các dự án (project work) vào môi trường lớp học, các nhà
giáo dục đã kiến tạo được môi trường học tập sáng tạo, yêu cầu người học chủ động tham
gia, kích thích năng lực suy nghĩ ở cấp độ cao và trao cho người học trách nhiệm đối với
việc học tập của bản thân họ (Henry, 1994). Đồng thời, trong các dự án môn học như vậy,
vai trò chủ động sẽ được chuyển dịch dần từ giáo viên hướng dẫn sang người học, hướng
tới một môi trường trao đổi chân thực, học tập hợp tác, phối hợp để giải quyết vấn đề
(Sheppard & Stoller, 1995).

Nằm trong Khối kiến thức 3 (Block 3) của môn Kĩ năng Nghiệp vụ Biên - Phiên dịch,
hội thảo mô phỏng (mock conference, HTMP) có thể được coi là một dự án lớp học diễn
ra trong 2 tuần cuối của lịch trình giảng dạy, được tổ chức nhằm ôn tập các kĩ năng
nghiệp vụ phiên dịch cơ bản mà sinh viên đã học trong môn Phiên dịch trước đó, đồng
thời hướng tới các kiến thức, kĩ năng và trải nghiệm mới có liên quan tới nghề.

Về cơ bản, HTMP tái hiện lại một cách sát thực nhất có thể một cuộc hội thảo thực sự để
sinh viên có cơ hội được trải nghiệm quá trình tác nghiệp của một phiên dịch viên.

1
HTMP giúp sinh viên biết được các tình huống có thể xảy ra trong một buổi hội thảo,
đồng thời nâng cao các kĩ năng nghiệp vụ phiên dịch. HTMP thường được quay phim lại,
và sinh viên sẽ được xem lại phim sau đó cùng với nhận xét, đánh giá của giáo viên. Giáo
viên phụ trách sẽ đưa ra các nhận xét có tính xây dựng về mọi khía cạnh của buổi hội
thảo. Kinh nghiệm trực tiếp trong nghề (phiên) dịch của giáo viên phụ trách có thể ảnh
hưởng tới mức độ hiệu quả của cuộc hội thảo mô phỏng.

Hội thảo xoay quanh các chủ đề mang tính cập nhật, thiết thực, và có tầm ảnh hưởng lớn
trong xã hội. Sáu chủ đề lớn bao gồm: Giáo dục, Môi trường, Kinh tế, Văn hóa, Xã hội
và Y tế. Đây là các chủ đề mà sinh viên đã xây dựng được một lượng kiến thức nền và
thuật ngữ liên quan qua các môn Biên dịch (kì 5) và Phiên dịch (kì 6).

Tuy chỉ là mô phỏng nhưng hội thảo vẫn phải đảm bảo các thành phần tham gia chính,
bao gồm: Chủ tọa, Diễn giả (diễn giả nước ngoài và diễn giả Việt Nam), Phiên dịch viên,
Báo chí và Người tham dự. Sinh viên sẽ được bốc thăm để chọn vai; sau đó sẽ được
hướng dẫn các kỹ năng cụ thể theo từng nhóm vai.

1. Vì sao cần tổ chức hội thảo mô phỏng?

Mục đích chính của việc tổ chức HTMP là để giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với môi
trường tác nghiệp của phiên dịch viên chuyên nghiệp.

Sau khi hoàn thành hoạt động HTMP, sinh viên có thể đạt được cũng như củng cố, nâng
cao hơn nữa các kỹ năng sau:

- Kỹ năng làm việc dưới áp lực cao: để có một buổi tác nghiệp thành công, người phiên
dịch cần phải thực hiện rất nhiều công việc như: chuẩn bị tài liệu, kiến thức nền liên quan
tới buổi tác nghiệp, luyện tập, v.v… Tùy theo kinh nghiệm của người phiên dịch cũng
như độ khó của chủ đề mà khối lượng công việc và độ dài thời gian để thực hiện khác
nhau.
Khi tham gia chương trình thực tập nói chung và hoạt động hội thảo mô phỏng nói riêng,
sinh viên phải thực hiện các bài tập và luyện tập theo các nhóm vai được phân công.
Thông qua các hoạt động này, sinh viên sẽ được làm quen với khối lượng công việc và
cường độ làm việc của một phiên dịch mới vào nghề.
- Các kỹ năng chuyên nghiệp cơ bản của nghề phiên dịch bao gồm nhưng không giới hạn:
kỹ năng phiên dịch; kỹ năng nói trước công chúng; kỹ năng phản biện.
Do điều kiện cơ sở vật chất và thời gian học hạn chế nên sinh viên sẽ tập trung thực tập
kỹ năng phiên dịch ứng đoạn (consecutive interpreting). Đây là kỹ năng phiên dịch cơ
bản và phổ biến mà bất cứ phiên dịch viên mới vào nghề nào cũng phải biết và hoàn thiện
2
trước khi đi sâu vào các kỹ năng phiên dịch nâng cao hơn như phiên dịch cabin
(simultaneous interpreting).
Kỹ năng nói trước công chúng (public speaking skills), hay làm thế nào để diễn đạt ý kiến
của bản thân hay trình bày một vấn đề rõ ràng và thuyết phục được người nghe, không
chỉ quan trọng đối với nghề phiên dịch mà còn rất hữu ích trong nhiều công việc, ngành
nghề khác. Hoạt động HTMP được thiết kế sao cho không chỉ nhóm vai Phiên dịch viên
mà tất cả các nhóm vai khác đều có cơ hội được hướng dẫn và luyện tập kỹ năng này. Ví
dụ, nhóm vai Chủ tọa, Diễn giả và Báo chí đều được yêu cầu tham gia vào phần Chất vấn
trong hội thảo. Các sinh viên trong vai này sẽ có cơ hội được thể hiện ý kiến của mình và
do vậy, thực hành được kỹ năng này.
Kỹ năng phản biện (critique skills) thể hiện qua việc biết đánh giá các thông tin một cách
chủ động, độc lập. Trong hoạt động hội thảo mô phỏng, sinh viên sẽ được trau dồi kỹ
năng này thông qua các bước chuẩn bị một hội thảo. Ví dụ, hoạt động chuẩn bị kiến thức
nền về chủ đề của hội thảo yêu cầu sinh viên phải đọc, tìm kiếm và đánh giá thông tin
theo nhiều chiều; buộc phải đưa ra ý kiến và quan điểm cá nhân về vấn đề được bàn luận.
Hoạt động Chất vấn yêu cầu sinh viên phải lắng nghe các bài thuyết trình và chắt lọc
thông tin một cách chủ động để có thể đưa ra được câu hỏi hay, trúng vấn đề.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng làm việc độc lập

Ở đây, kỹ năng làm việc độc lập (self-paced learning skill) có thể hiểu là kỹ năng tự đặt
ra kỷ luật để học tập và làm việc, và vì thế, là một kỹ năng tổng hợp. sinh viên sẽ phải
biết tự đánh giá nghiêm túc năng lực bản thân cũng như các yếu tố tác động bên ngoài để
đưa ra cách quản lý, phân chia thời gian và khối lượng công việc phù hợp.
- Các kỹ năng mềm khác: tổ chức sự kiện, tìm kiếm thông tin, viết bài thuyết trình, v.v…
2. Tổ chức một hội thảo mô phỏng như thế nào?
Để tổ chức một hội thảo mô phỏng suôn sẻ và có hiệu quả, đảm bảo sự tham gia và đóng
góp cũng như khối lượng kiến thức và kỹ năng sinh viên thu nhận được ở mức tối đa, cần
thực hiện theo những bước sau:

Nội dung
Bước 1: Chọn chủ đề cho buổi hội thảo
Bước 2: Xây dựng chương trình hội thảo
Bước 3: Phân nhóm vai
Bước 4: Hướng dẫn về kiến thức và các kỹ năng theo nhóm vai
Bước 5: Luyện tập theo nhóm vai
Bước 6: Tổ chức hội thảo

3
Bước 7: Tổng kết, đánh giá

2.1. Xác định chủ đề cụ thể cho hội thảo

Như đã nói ở trên, hoạt động HTMP có thể được coi là một dự án lớp học (classroom-
based project work) hỗ trợ các hoạt động giảng dạy và học tập thông thường và “có thể
được sử dụng với hầu hết tất cả các trình độ năng lực của người học” (Haines, 1989) -
những đặc điểm không khó nhận ra trong các lớp học phiên dịch.
a. Hướng tiếp cận diễn dịch
Một trong những cách chọn đề tài cho hội thảo mô phỏng thông thường là theo chiều tư
duy từ trên xuống (top-down approach). Sinh viên lựa chọn một trong sáu chủ đề lớn như
đã nêu trong phần Giới thiệu chung; sau đó, chia thành các nhóm nhỏ từ 4-5 người tùy
quy mô lớp lập danh sách về các chủ điểm có thể thảo luận từ chủ đề lớn đó. Các chủ
điểm này cần phải có tính cập nhật, tính tranh cãi, có tầm ảnh hưởng nhất định tới một
hay nhiều mặt trong xã hội.

Ví dụ: Nếu chủ đề lớn là Kinh tế thì đoàn thực tập có thể đưa ra các chủ điểm sau:
- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Các gói cứu trợ kinh tế của Nhà nước
- Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
Các nhóm có thể cử đại diện để trình bày ngắn gọn về chủ điểm mình chọn, nêu rõ lí do
lựa chọn cũng như tính khả thi của chủ điểm. Sau khi thống nhất được chọn được chủ
điểm xuyên suốt toàn bộ cuộc hội thảo, lớp sẽ đặt tên cho hội thảo.
b. Hướng tiếp cận quy nạp
Như đã trình bày ở phía trên, hoạt động hội thảo mô phỏng có thể được coi là một dự án
lớp học. Do vậy, việc tổ chức một hội thảo mô phỏng cũng có thể thực hiện giống như tổ
chức thực hiện một dự án quy mô nhỏ với nhiều bên tham gia đa dạng về trình độ tiếng,
kiến thức nền và đặc biệt không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các
hoạt động tương tự (Milosevic 2003:161). Vì vậy, một cách khác để chọn đề tài cho hội
thảo mô phỏng là xuất phát từ những vấn đề cụ thể, được sinh viên chú ý và quan tâm và
khái quát hóa lên thành chủ đề phù hợp với quy mô của một cuộc hội thảo có khách mời
quốc tế. Hướng tiếp cận từ dưới lên (bottom-up approach) này khá phù hợp với những
lớp quy mô nhỏ và lần đầu tổ chức hội thảo mô phỏng.
Nếu theo hướng tiếp cận này, giáo viên hướng dẫn cần tổ chức hoạt động động não
(brain-storming) để lấy ý tưởng từ sinh viên trong cả lớp; sau đó sẽ phân loại các ý tưởng
tương tự vào các nhóm để có thể nhìn thấy chủ đề xuyên suốt các ý tưởng và từ đó, chọn
ra được chủ đề cho hội thảo.

4
Ví dụ: Sinh viên A nêu ý tưởng về nhạc Hàn Quốc đang được các bạn trẻ rất yêu thích; sinh viên B
đưa ra dẫn chứng về việc fan cuồng của nam ca sĩ Hàn Quốc Bi - Rain trong dịp ca sĩ này sang Việt
Nam biểu diễn; sinh viên C chia sẻ thông tin về một fan cuồng khác của nam diễn viên Hong Kong
Lưu Đức Hoa…
Giáo viên hướng dẫn có thể tổng hợp lại các ý tưởng trên và giúp sinh viên nhận ra được sự kết
nối giữa các ý tưởng và gợi ý một số chủ đề liên quan như:
- Tác động của văn hóa phổ thông tới giới trẻ châu Á
- Văn hóa thần tượng của Việt Nam

Cần lưu ý, dù theo hướng tiếp cận nào thì một yếu tố rất quan trọng cần lưu tâm khi chọn
chủ đề cho hội thảo, đó là chủ đề phải phù hợp với quy mô của hội thảo. Do HTMP được
tổ chức nhằm giúp sinh viên luyện kĩ năng phiên dịch nên bắt buộc phải có diễn giả
người nước ngoài, và như vậy, chủ đề cần thể hiện tính khu vực hoặc quốc tế. Nếu hội
thảo tổ chức ở các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu thì chủ đề thường sẽ cụ thể
và có tính chất chuyên sâu hơn so với hội thảo giữa các cấp cao hơn (bộ, tổ chức quốc tế
lớn) có thể là đối thoại chính sách, hội nghị tổng kết…

c. Tên của hội thảo

Tên của hội thảo cần phải nêu bật được, một cách ngắn gọn, nội dung của cuộc hội thảo.
Tên không nên dài quá 15 từ và tránh các cụm từ thừa như “Nghiên cứu về,” “Luận bàn
về”.

Tuy nhiên, tên hội thảo cũng không nên quá ngắn hoặc quá mập mờ. Cần tránh các tên
quá văn vẻ và thiếu tính trang trọng, nghiêm túc, ví dụ “Các Doanh nghiệp Hãy Thực
hiện Trách nhiệm Xã hội!”

2.2. Xây dựng Chương trình Hội thảo

2.2.1. Quyết định nội dung và số lượng các bài nói trong hội thảo

Để quyết định nội dung của các bài nói trong hội thảo, lớp cần nghiên cứu kỹ chủ điểm
đã chọn để tìm ra được các vấn đề, các khía cạnh nổi bật của chủ điểm này. Các bài nói
sẽ thể hiện các khía cạnh đó. Khi lựa chọn các khía cạnh cần đảm bảo các khía cạnh này
cùng các bài nói về khía cạnh đó phải thể hiện được tính toàn diện về chủ điểm, xây dựng
được một bức tranh đa chiều về chủ điểm.

Ví dụ: Nếu chủ điểm được chọn là “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam” thì các khía
cạnh có thể thảo luận trong hội thảo là:

- 5 trúc hệ thống ngân hàng thương mại VN


Vai trò của xử lý nợ xấu trong tái cấu

- Sự sụp đổ của phố Walls: Nguyên nhân và Bài học cho Việt Nam
Mỗi bài nói này cần phải có tóm tắt ngắn gọn từ 100-150 từ. Tóm tắt này sẽ do các SV
thuộc nhóm vai Diễn giả chuẩn bị và phải gửi tới các thành viên trong đoàn thực tập và
GVHD trước khi hội thảo diễn ra ít nhất 01 ngày.

Một hội thảo mô phỏng tổ chức trong khóa học Kĩ năng nghiệp vụ Biên-phiên dịch được
tiến hành trong 3 tiết (3 tiết = 150 phút) trong đó thời gian chuẩn bị trang thiết bị và các
vấn đề hậu cần khác đã được tính tới. Vì hội thảo sử dụng phiên dịch ứng đoạn nên thời
gian dành cho mỗi bài nói cũng như thời gian dành cho phần Chất vấn sẽ phải nhân đôi vì
tính thêm cả thời gian tương ứng để phiên dịch viên tác nghiệp.

Vì vậy, mỗi hội thảo nên có từ 3-4 bài nói, tuỳ vào số lượng sinh viên mỗi bài nói tối đa
5 phút.

Ngoài ra, mỗi hội thảo cũng có ít nhất một lần nghỉ giải lao, kéo dài khoảng 5 phút.

2.2.2. Viết chương trình hội thảo

Chủ tọa sẽ chịu trách nhiệm viết Chương trình Hội thảo sau khi đã thống nhất được số
lượng bài nói và thứ tự bài nói. Chủ tọa có thể tham khảo mẫu Chương trình Hội thảo
kèm trong giáo trình hoặc tìm hiểu thêm trên mạng hoặc dựa theo các hội thảo thực tế đã
được tham dự.

Cần lưu ý tới những yêu cầu về nội dung và thể thức trình bày của một chương trình hội
thảo giàu tính thông tin như sau:

a. Về nội dung

Một chương trình hội thảo giàu tính thông tin PHẢI có đủ những nội dung sau đây:

- Tên hội thảo


- Giới thiệu về bối cảnh liên quan tới hội thảo (lý do tổ chức, mục đích hội thảo, các
kỳ vọng)
- Ngày, giờ và địa điểm tổ chức hội thảo
- Đơn vị tổ chức hội thảo
6
- Tên các diễn giả trong hội thảo (có đầy đủ chức danh, đơn vị công tác)
- Khách mời và các thành phần tham dự khác
- Khung thời gian phân bố cho các phần của hội thảo
- Tên và tóm tắt của các bài nói trong hội thảo
- Các thông tin khác (Ngôn ngữ sử dụng trong hội thảo, Nghỉ giải lao, phần Chất
vấn, thông tin liên lạc với đơn vị tổ chức, v.vv...)
b. Về thể thức trình bày

Một chương trình hội thảo PHẢI đáp ứng được các yêu cầu sau về phần trình bày:

- Ngắn gọn
- Rõ ràng
- Trang trọng
- Trình bày theo các ý và dạng bảng

Khuyến khích viết Chương trình hội thảo bằng hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt).

c. Yêu cầu khác

Chương trình hội thảo PHẢI được gửi tới TẤT CẢ các thành phần tham gia hội thảo bao
gồm Chủ tọa, Diễn giả, Phiên dịch viên, Báo chí và Người tham gia TRƯỚC hội thảo.

2.3. Phân nhóm vai

Hoạt động phân nhóm vai được tiến hành theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên để đảm
bảo tính công bằng. Thực tế cho thấy, hình thức bốc thăm ngẫu nhiên này đã tạo cơ hội
cho các sinh viên thực hiện các nhiệm vụ, công việc có tính thử thách cao hơn, ví dụ, sinh
viên trầm tính bốc trúng vai Chủ tọa sẽ buộc phải thể hiện bản thân nhiều hơn khi điều
khiển cuộc hội thảo; các sinh viên vốn ưa hoạt động khi vào vai Khán giả buộc phải học
cách lắng nghe và phản biện các thông tin tiếp nhận được trong cuộc hội thảo.

Thông thường, sẽ cần 01 sinh viên vào vai Chủ tọa; 04 sinh viên vào vai Diễn giả; 09
sinh viên vào vai Phiên dịch, trong đó 08 phiên dịch cho Diễn giả (02 phiên dịch viên /
diễn giả) và 01 phiên dịch cho Chủ tọa.

Nhiệm vụ của các nhóm vai được trình bày ngắn gọn trong Phụ lục 2 của Chương này.
Sinh viên trong vai Chủ tọa đặc biệt cần lưu ý tới nội dung này trong quá xây dựng kế
hoạch tổ chức hội thảo.

7
2.4. Những kĩ năng cần thiết cho các nhóm vai

2.4.1. Nhóm vai Chủ tọa

Chủ tọa đóng vai trò quyết định đến sự thành công của hội thảo đó. Chủ tọa có thể chính
là người tổ chức hoặc người đại diện cho tổ chức.

Ngoài ra, chủ tọa cũng là người lên kế hoạch chương trình, với sự hỗ trợ, đóng góp ý kiến
từ phía diễn giả tham dự hội thảo. Chủ tọa còn đóng vai trò kiểm soát việc thực hiện nội
dung chương trình đã thông qua. Chủ tọa (trong hội thảo mô phỏng này) cũng có vai trò
làm MC cho chương trình.

Trong phạm vi hội thảo mô phỏng, sinh viên đóng vai trò người điều hành sẽ chỉ tập
trung thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của một chủ tọa cuộc họp thông thường, có thể chưa
xét đến các chi tiết cụ thể như trong công tác chuẩn bị, kết thúc hội thảo…

Những điều cần tránh khi điều hành hội thảo

- Chủ tọa vội vàng đánh giá bình phẩm ý kiến đưa ra: thường sẽ khiến người đưa ra ý
kiến có cảm giác như ý kiến của họ bị “khai tử” và làm cho họ chản nản và không đóng
góp ý kiến nữa.

- Chủ tọa hay tán thưởng ý kiến nào đó khi cảm thấy nó hay, và áp dụng tốt: thường sẽ
khiến người khác không đưa ra ý kiến nữa vì họ ngại là ý kiến của họ không được hay
bằng ý kiến của người trước.

Vì vậy, người vào vai Chủ tọa cần biết tiết chế cảm xúc của mình khi điều hành hội thảo
không đưa ra các bình luận, và đánh giá ý kiến đưa ra một cách vội vàng trong hội thảo.
Chủ tọa cần nắm chắc nội dung chương trình hội thảo để có thể điều hành hội thảo theo
đúng khung thời gian đã định. Như vậy, đồng nghĩa với việc chủ tọa cần có kĩ năng ngắt
lời phù hợp khi Diễn giả hoặc Khán giả trình bày quá dài.

Chủ tọa cũng cần tập trung lắng nghe các bài trình bày và các câu hỏi đặt ra trong phần
Chất vấn để có thể đưa ra kết luận hoặc đề cử người trả lời phù hợp.

Ngoài ra, giống như rất nhiều cuộc hội thảo thực tế, hội thảo mô phỏng có thể xảy ra
những tình huống bất ngờ như sự cố kĩ thuật (máy chiếu không lên hình, usb bị hỏng…).
Khi đó, Chủ tọa cần chủ động xử lí tình huống một cách tự tin, nhanh chóng.

8
2.4.2. Nhóm vai Diễn giả

Những điều diễn giả cần tránh

a. Không chuẩn bị bài phát biểu và luyện tập phát biểu

Khâu chuẩn bị bài phát biểu rất quan trọng để phần trình bày được mạch lạc, súc tích, phù
hợp với chủ đề hội thảo. Khi đã xác định được ý tưởng chính của bài phát biểu, diễn giả
cần tìm đọc các nguồn tài liệu tham khảo để có khiến thức tổng quan về vấn đề mình sẽ
trình bày, đồng thời nghiên cứu sâu những khía cạnh sẽ được khai thác trong bài phát
biểu.

Diễn giả cần luyện tập phát biểu trước khi hội thảo được tổ chức, sao cho bài phát biểu
được trình bày dễ hiểu, tự nhiên, đúng thời gian quy định.

b. Không chú ý đến những người tham dự

Diễn giả tại một buổi hội thảo là người trình bày về một vấn đề nhất định trước sự chú ý
theo dõi của ban tổ chức, chủ tọa, các diễn giả khác, các khách mời là các chuyên gia
trong lĩnh vực thuộc chủ đề của hội thảo, hoặc quan tâm đến các vấn đề đề cập đến trong
hội thảo, và các phóng viên báo chí được mời tham gia hội thảo. Do vậy, khi trình bày,
diễn giả cần hướng đến người nghe, tránh chỉ chăm chú đọc nguyên văn từ bài diễn văn
đã chuẩn bị, cần có sự tương tác thích hợp với người nghe, thể hiện bằng ánh mắt, ngữ
điệu nói, v.v… Ngoài ra, diễn giả cần quan sát được phản ứng từ phía người nghe và sự
điều phối của chủ tọa.

c. Thông điệp đưa ra không rõ ràng và bị trùng lặp

Khi biết chủ đề chính của hội thảo, nhóm diễn giả thảo luận và quyết định chủ đề cụ thể
cho bài phát biểu của riêng mình. Cùng về một vấn đề, các diễn giả có thể đưa ra quan
điểm từ các góc độ khác nhau, hoặc trình bày về những vấn đề liên quan.

Ví dụ, với hội thảo “Cung cấp nước sạch cho các khu đô thị mới tại Hà Nội”, diễn giả
Việt Nam số 1 có thể trình bày về thực trạng, diễn giả Việt Nam số 2 trình bày về giải
pháp của chính quyền địa phương; diễn giả quốc tế số 1 từ một nước phát triển chia sẻ
kinh nghiệm và thành công trong cấp nước đô thị của nước mình, diễn giả quốc tế số 2 từ
một nước có điều kiện tương tự như Việt Nam trình bày về kinh nghiệm của nước mình
và đưa ra khuyến nghị, v.v…

9
Giáo viên hướng dẫn có thể cho nhóm diễn giả có thể dành 5-10 phút để đưa ra một vài
chủ đề hội thảo để sinh viên thảo luận cách đặt vấn đề và các chủ đề cụ thể có thể có.

d. Mắc các lỗi ngữ pháp và diễn đạt

Các diễn giả quốc tế cần lưu ý chuẩn bị tốt bài phát biểu để tránh các lỗi ngữ pháp, phát
âm; bài phát biểu cần sử dụng nhiều cụm từ cố định trong tiếng Anh (collocations and
idiomatic expressions), các thuật ngữ được dùng đúng văn cảnh và được phát âm chính
xác.

Các diễn giả Việt Nam cần chú ý tránh những cách nói khẩu ngữ, có thể vẫn hiểu được
nhưng không đúng ngữ pháp tiếng Việt.

Ví dụ:

“Qua các văn bản pháp quy đã ban hành cho thấy chưa có những chế tài thật
nghiêm”.
“Bằng trí tuệ tuyệt vời của Giáo sư A đã đem đến những kiến giải độc đáo”.
“Với sự giúp đỡ của máy lọc nước mới sẽ đem đến cuộc sống chất lượng hơn”.
e. Nói quá dài và không tôn trọng Chủ tọa

Thời lượng cho phần trình bày của một diễn giả là 10 phút. Diễn giả cần phân bổ nội
dung bài phát biểu cho hợp lý, nếu còn ít thời gian mà chưa trình bày xong, cần linh hoạt
tóm tắt ý và nói ngắn gọn. Chủ tọa có quyền dừng bài phát biểu của diễn giả nếu vượt
quá thời gian cho phép, trong trường hợp đó, diễn giả phải tuân thủ sự điều phối của chủ
tọa.

f. Âm lượng quá nhỏ hoặc quá to, phát âm không rõ ràng

Trong hội thảo thực tế, diễn giả thường có micro hỗ trợ. Tuy nhiên, với buổi hội thảo giả,
diễn giả không có micro hoặc thiết bị hỗ trợ âm thanh nào khác. Diễn giả cần nói rõ ràng,
các âm không dính vào nhau, không quá to hoặc quá nhỏ, sao cho người ngồi ở cuối
phòng vẫn có thể nghe rõ. Diễn giả quốc tế cần chú ý các âm gió và trọng âm. Với các
thông tin quan trọng, diễn giả có thể nhấn mạnh bằng cách nói to lên hoặc lên giọng.

g. Ngôn ngữ cơ thể và tư thế không phù hợp

Diễn giả cần có ngôn ngữ cơ thể vừa phải, không quá nhiều vì sẽ khiến người nghe mất
tập trung, không quá ít hoặc không sử dụng ngôn ngữ cơ thể vì sẽ tạo cảm giác diễn giả

10
đang căng thẳng. Diễn giả cần tránh những động tác thừa như vuốt tóc quá nhiều, gõ lên
bục phát biểu, rung chân, v.v…; cũng cần tránh giữ một tư thế đứng từ đầu đến cuối bài
phát biểu.

h. Thiếu hoặc thừa tự tin

Diễn giả cần có tác phong tự nhiên và bình tĩnh. Nếu tỏ ra thiếu tự tin, diễn giả sẽ khó
thuyết phục được người nghe về những vấn đề mình trình bày. Ngược lại, nếu quá tự tin
vào quan điểm và phần trình bày của mình, diễn giả có thể sẽ có thái độ chủ quan, áp đặt
thông tin, hoặc bỏ qua những ý kiến hoặc câu hỏi từ phía người nghe.

Diễn giả không tỏ ra quá phấn khích về vấn đề gì đó, ví dụ không nên nói quá nhanh, dồn
dập và gay gắt, không nên đập bàn, đập bục phát biểu, không nên ngắt lời người khác,
v.v…

i. Không tôn trọng yếu tố văn hóa


Trong bối cảnh đa văn hóa của hội thảo quốc tế, các diễn giả cần biết và tôn trọng nguồn
gốc văn hóa của nhau. Trong bài trình bày, nên tránh đề cập đến những vấn đề nhạy cảm
hoặc những quan điểm cực đoan có thể gây hiểu nhẩm.
Ví dụ, trong hội thảo “Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em trong thế kỷ XXI”, nếu có sự
tham gia của diễn giả hoặc đại biểu Đức, các diễn giả khác nên tránh đưa ra quan điểm
“Đức là một dân tộc dã man vì đã tàn sát hang triệu người trong nạn diệt chủng”, vì nạn
diệt chủng là chuyện xảy ra trong quá khứ, không còn đúng với xã hội Đức hiện đại.

Những yếu tố quyết định thành công của diễn giả

a. Sử dụng ngôn ngữ nói

Diễn giả là “người nói”, do vậy cần xây dựng bài phát biểu bằng ngôn ngữ nói (spoken
language) hướng đến người nghe, không phải là ngôn ngữ viết (written language) của báo
cáo hoặc nghiên cứu khoa học. Ngôn ngữ nói có cách hành văn dễ hiểu, trong sáng, ý tứ
rõ ràng, chặt chẽ, các câu không quá dài nhưng cũng không cụt.

Cần lưu ý, ngôn ngữ nói khác với khẩu ngữ suồng sã (colloquial language). Tùy vào hoàn
cảnh, nhìn chung diễn giả nên tránh những cách nói quá khẩu ngữ suồng sã, ví dụ gọi
diễn giả khác là “Giáo sư A ơi”, thay vì “Thưa Giáo sư A”, để tỏ sự tôn trọng và lịch sự
của mình đối với người khác.

b. Chuẩn bị dàn bài phát biểu

11
Trong thực tế, các bài phát biểu có thể khá dài và phức tạp, gồm nhiều dữ liệu và thông
số, do đó, diễn giả thường viết sẵn toàn bộ nội dung bài.

Với hội thảo mô phỏng, bài phát biểu chỉ kéo dài 5 phút, do vậy dàn bài nên được chuẩn
bị dưới dạng ghi chép ngắn gọn, sao cho diễn giả vừa dễ nhớ vừa cảm thấy thoải mái khi
thuyết trình, tránh được tình trạng đọc nguyên văn từ một bài chuẩn bị sẵn. Diễn giả cần
hiểu rõ vấn đề mình sẽ trình bày, tập phát biểu trước để khi có mặt tại hội thảo không bị
quên ý hoặc bị vấp.

c. Cách lập luận và thuyết phục

Để thuyết phục người nghe, diễn giả cần đưa ra những lập luận rõ ràng, có căn cứ, có thể
có số liệu hoặc tài liệu liên quan làm minh chứng. Diễn giả nên tiếp cận vấn đề một cách
trực tiếp, giải quyết tận gốc và đưa ra những ý kiến chi tiết khi cần. Như vậy, bài phát
biểu có giá trị thông tin, tính khách quan và thuyết phục cao.

Nếu các diễn giả đưa ra những quan điểm trái ngược nhau, các diễn giả cần tránh khẳng
định quan điểm của đối phương là sai, mà nên đưa ra những lập luận vững chắc của mình
để thuyết phục người nghe.

d. Tốc độ và thời lượng nói

Diễn giả cần giữ tốc độ nói vừa phải để người nghe dễ theo dõi và để phiên dịch dễ nắm
bắt nội dung; cần phân bổ nội dung bài nói hợp lý, tránh nói quá nhanh và quá nhiều
thông tin vào phần cuối phát biểu.

Một số lưu ý về kỹ năng trả lời câu hỏi

a. Xác định đúng nội dung câu hỏi

Trước bất cứ câu hỏi nào, diễn giả cần chắc chắn rằng mình hiểu đúng câu hỏi để có thể
đưa ra câu trả lời thích hợp và thỏa đáng. Nếu câu hỏi không rõ ràng hoặc quá dài, diễn
giả nên hỏi lại người đặt câu hỏi trước khi đưa ra câu trả lời. Nếu câu hỏi nằm ngoài nội
dung buổi hội thảo, diễn giả nên linh hoạt quyết định có giải đáp câu hỏi đó hay không.

b. Trả lời thẳng, cung cấp thông tin phù hợp

Khi đã xác định được đúng nội dung câu hỏi, diễn giả cần nhanh chóng đưa ra câu trả lời
thẳng, vào đúng vấn đề được hỏi, không trả lời lòng vòng. Diễn giả cần chắc chắn về

12
những thông tin của câu trả lời, không đưa ra những thông tin không rõ nguồn gốc hoặc
căn cứ.

Trong trường hợp diễn giả biết nhưng không muốn đưa ra câu trả lời, cần khẳng định
điều đó và nói rõ lý do, ví dụ, không có thẩm quyền để khẳng định hoặc công bố thông
tin nào đó.

c. Nói ngắn gọn và đơn giản

Diễn giả cần trình bày quan điểm một cách ngắn gọn, súc tích, bảo đảm dễ hiểu đối với
người nghe. Trừ trường hợp nhấn mạnh có chủ ý, diễn giả không nên nói đi nói lại về
một vấn đề hoặc một cụm từ nào đó để tránh trùng lặp.

d. Ứng phó khi không biết câu trả lời


Với những vấn đề diễn giả không nắm được hoặc không biết chắc chắn nội dung câu trả
lời, cần nói thẳng và đưa ra giải thích thỏa đáng.

2.4.3. Nhóm vai Phiên dịch

Như mục đích tổ chức HTMP, các kỹ năng được chú trọng chính là các kĩ năng cần thiết
mà một phiên dịch cần phải có và hoàn thiện để có thể tác nghiệp thành công: Chuẩn bị
tài liệu dịch, Ghi chép, Nói trước công chúng.

Cần lưu ý là các kỹ năng này tuy có thể có những điểm giống với các nhóm vai khác
nhưng GVHD cần nêu bật được những điểm khác biệt, đặc thù của các kỹ năng này từ
phương diện một người phiên dịch.

Kỹ năng chuẩn bị tài liệu

Để tác nghiệp thành công, ngay cả một phiên dịch chuyên nghiệp lâu năm cũng cần phải
chuẩn bị hết sức cẩn thận trước khi đi dịch.

a. Cần chuẩn bị những gì?

Phiên dịch cần chủ động chuẩn bị các tài liệu liên quan tới nội dung của cuộc hội thảo và
đặc biệt là thuật ngữ. Thuật ngữ không chỉ thuộc về phần Năng lực ngôn ngữ mà còn
đóng vai trò quan trọng trong phần Kiến thức nghề cũng như các Kỹ thuật dịch. Nếu
không có thuật ngữ thì phiên dịch khó lòng chuyển tải được đúng, đủ nội dung được thảo
luận trong hội thảo.

13
Có thể chuẩn bị thuật ngữ như bảng sau theo định dạng file Excel hoặc Words:

ST Thuật ngữ tiếng Anh Tiếng Việt tương đương Ghi chú
T
1 People living with HIV Người sống chung với HIV - HIV-infected ppl:
không dùng nữa vì
mang tính kỳ thị

b. Chuẩn bị như thế nào?

Cần nhớ là phiên dịch được quyền hỏi và yêu cầu phía bên khách hàng (thường là người
điều phối sự kiện) về các tài liệu có liên quan tới hội thảo. Cần hỏi xin tài liệu NGAY
SAU KHI được mời dịch hoặc càng sớm càng tốt để có thời gian chuẩn bị thuật ngữ.

Nếu phía bên khách hàng từ chối cung cấp tài liệu với lý do họ cần bảo mật thông tin
chẳng hạn, thì cũng không nên hoảng hốt hay lo lắng. Phiên dịch cần phải chủ động tìm
kiếm BẤT KỲ thông tin nào có liên quan gần nhất tới chủ đề của hội thảo. Tìm kiếm trên
mạng Internet là một lựa chọn tốt.

Cần phải đọc kỹ tài liệu để lấy thông tin và kiến thức nền. Việc này rất có ích vì nó giúp
cho phiên dịch không bị bị động khi nghe các nội dung được thảo luận trong hội thảo.

Sau đó lập bảng thuật ngữ và các cấu trúc thường dùng liên quan tới chủ đề và HỌC
THUỘC LÒNG cả hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt. Có thể luyện dịch các từ và cấu
trúc này bằng cách tự đặt các câu có sử dụng từ và cấu trúc rồi dịch ngược và xuôi liên
tục.

Khi đã nắm được các thuật ngữ và cấu trúc, tiến hành đọc dịch các tài liệu theo cả hai
chiều - Anh - Việt và Việt - Anh. Cố gắng đẩy nhanh dần tốc độ đọc dịch.

Để ứng phó với các tình huống ngẫu hứng xảy ra trong hội thảo, đặc biệt trong phần Chất
vấn, có thể tự đặt ra các câu hỏi và câu trả lời liên quan tới chủ đề hội thảo và luyện dịch.
Hoạt động này không những giúp phiên dịch có phản xạ nhanh khi tác nghiệp mà còn
giúp phiên dịch có cái nhìn phản biện về vấn đề được thảo luận. Điều này rất có ích cho
việc nâng cao kiến thức nền của phiên dịch.

c. Chuẩn bị trong bao lâu?

14
Tùy thuộc vào độ phức tạp của các chủ đề cũng như kinh nghiệm của phiên dịch. Tuy
nhiên, đối với những phiên dịch mới vào nghề, tối thiểu thời gian để chuẩn bị chu đáo
cho một buổi tác nghiệp là từ 3-6 tiếng.

Kỹ năng Ghi chép

Kỹ năng Ghi chép rất quan trọng đối với phiên dịch ứng đoạn. Nếu ghi chép tốt thì phiên
dịch sẽ có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin trong bài nói mà có thể phiên dịch sẽ
quên hoặc để sót nếu không ghi chép hoặc bài nói quá dài.

Cách ghi chép cũng đa dạng, tùy theo từng Diễn giả và từng phiên dịch. Mỗi phiên dịch
nên có một hệ thống các từ viết tắt và ký hiệu để có thể sử dụng khi ghi chép nhanh.

Giáo viên hướng dẫn có thể giới thiệu cho SV xem một số mẫu ghi chép của phiên dịch
chuyên nghiệp. Sau đó, yêu cầu SV đưa ra nhận xét và từ đó rút ra kết luận về cách thức
ghi chép của phiên dịch.

Giáo viên hướng dẫn cũng nên nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc ghi chép của một phiên
dịch và một người nghe chẳng hạn. Nếu người nghe mục đích ghi chép là để lưu lại thông
tin cho việc đọc và phân tích sau này thì cách thức ghi chép sẽ khác. Họ có thể dùng câu
từ dài hơn, cụ thể hơn, và sẽ ghi theo những vấn đề họ quan tâm. Ngược lại, mục đích ghi
chép của người phiên dịch là để hỗ trợ cho trí nhớ ngắn hạn của họ, giúp họ dịch đầy đủ
và chính xác thông tin. Vì vậy, phiên dịch ghi chép theo từ khóa, rất ngắn gọn và tất cả
các ý quan trọng được trình bày. Đó là lý do vì sao nếu một người ngoài nhìn vào phần
ghi chép của một phiên dịch thì có thể sẽ không hiểu nổi nội dung được ghi chép.

Về cơ bản, ghi chép trong phiên dịch nối đoạn có thể theo một số nguyên tắc chính do
Rozan (1956) đề xuất như sau:

- Ghi chép theo từ khóa


- Ghi chép theo ý: nên gạch ngang dài khi hết một ý lớn
- Sử dụng từ viết tắt và ký hiệu
- Ghi chép theo chiều dọc: nên chia đôi trang giấy khi ghi chép

Kỹ năng Nói trước công chúng

Như đã trình bày ở phần giới thiệu về hội thảo mô phỏng, kỹ năng Nói trước công chúng
là kỹ năng quan trọng không chỉ đối với phiên dịch mà còn với tất cả các nhóm vai khác.
Tuy nhiên, tùy từng nhóm vai mà có các lưu ý khác nhau về kỹ năng này.

15
Đối với vai phiên dịch, các khía cạnh sau của kỹ năng Nói trước công chúng cần chú
trọng:

- Thời lượng dịch không được dài hơn quá nhiều so với thời lượng diễn giả nói: về mặt lý
thuyết, thời lượng dịch chỉ được phép dài tối đa bằng thời lượng diễn giả nói. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp phiên dịch cần phải làm rõ hơn nội dung của diễn giả nên có thể
thời lượng dịch kéo dài, nhưng không được quá dài.

- Âm lượng khi nói: phiên dịch cần điều chỉnh giọng nói của mình cho thích hợp. Nếu nói
quá nhỏ, người nghe không nghe rõ, ảnh hưởng đến chất lượng hội thảo. Mặt khác, nói
nhỏ cũng gây cho người nghe cảm giác phiên dịch thiếu tự tin và kém chuyên nghiệp.
Nếu nói quá to thì tốc độ dịch có thể bị chậm lại. Hơn nữa, nói quá to sẽ có thể gây khó
chịu đối với người nghe.

- Nhìn người nghe: giao tiếp bằng ánh mắt rất quan trọng. Phiên dịch khi dịch cần nhìn
vào người nghe. Điều này không chỉ giúp truyền đạt tốt hơn nội dung cần dịch mà còn
khiến người nghe cảm thấy phiên dịch tự tin và do đó tin tưởng phiên dịch hơn. Việc
quan sát người nghe cũng giúp phiên dịch có những điều chỉnh thích hợp khi tác nghiệp.
Ví dụ, phiên dịch có thể nói to hơn hoặc diễn giải cụ thể hơn nếu thấy người nghe có dấu
hiệu không nghe rõ hoặc không hiểu.

- Nguyên tắc KISS: phiên dịch cần diễn đạt thật ngắn gọn và đơn giản. Tránh rườm rà
ảnh hưởng tới thời lượng dịch và chất lượng dịch.

Tác phong nghề nghiệp

Nội dung phần này về cơ bản giống phần về các chuẩn mực đạo đức và tác phong nghề
nghiệp trong môn Phiên dịch đã học. Trong đó, các sinh viên vào vai Phiên dịch cần lưu
ý những điểm sau:

- Phiên dịch có trách nhiệm truyền đạt nội dung cần dịch một cách chính xác, kỹ lưỡng,
không được thêm hay bớt bất cứ thông tin nào và cần đảm bảo tinh thần của ngôn ngữ
gốc.

- Phiên dịch phải giữ đúng vai trò trung lập của mình, không có thái độ thiên lệch giữa
các bên, làm ảnh hưởng tới nội dung dịch

- Phiên dịch cần có tác phong phù hợp với bối cảnh buổi tác nghiệp, ví dụ, ăn mặc trang
nhã, lịch sự.

16
- Phiên dịch phải có trách nhiệm bảo mật thông tin theo yêu cầu của khách hàng.

- Phiên dịch phải có trách nhiệm trau dồi kỹ năng và kiến thức của bản thân thông qua
các khóa học, đào tạo và học hỏi từ đồng nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực tác nghiệp.

2.4.4. Nhóm vai báo chí và khán giả

Kĩ năng xử lí thông tin

Được coi là một kĩ năng tư duy, xử lí thông tin bao gồm việc não bộ tiếp nhận thông tin
thông qua các giác quan, và lưu trữ những thông tin đó trong bộ não để sau này dùng
thông tin đó một cách có mục đích.

Theo lí thuyết của Marzano và các cộng sự (1988), để có thể xử lí thông tin tốt cần phải
tập luyện và thực hành 4 kĩ năng sau:

Kĩ năng tập trung

Kĩ năng này hướng sự chú ý tới những thông tin có chọn lọc từ trước. Kĩ năng này bao
gồm việc xác định vấn đề (làm rõ tình huống) và đặt ra mục đích (xây dựng định hướng).

Ví dụ, trong một chương trình giới thiệu về việc du học ở các quốc gia Bắc Âu, nếu
người nghe chỉ quan tâm đến việc du học ở một nước thôi, như Thụy Điển thì người nghe
sẽ tập trung cao độ để tiếp nhận thông tin phần này và có thể bỏ qua các phần về các
nước khác.

Kĩ năng thu thập thông tin

Kĩ năng này giúp người nghe nhận thức được những thông tin sẽ được sử dụng trong quá
trình xử lí thông tin. Kĩ năng này bao gồm việc quan sát nhằm thu thập thông tin mới từ
môi trường bên ngoài và xây dựng câu hỏi để làm rõ các vấn đề.

Kĩ năng ghi nhớ

Kĩ năng này là những hoạt động hoặc chiến lược được sử dụng để lưu trữ thông tin trong
bộ nhớ dài hạn và lấy thông tin từ bộ nhớ dài hạn. Nhìn chung, ghi nhớ có thể coi là một
quá trình gồm có mã hóa thông tin và giải mã thông tin. Để có thể mã hóa thông tin thì
cần phải dùng một số thuật nhớ và cả việc tập luyện nhắc đi nhắc lại các mối liên hệ và
hình thành mối liên hệ trong bộ não. Để giải mã thông tin cần vận dụng các kiến thức sẵn
có và huy động các thông tin thu thập được.
17
Kĩ năng tổ chức

Đây là kĩ năng quan trọng nhằm mục đích sắp xếp thông tin để hiểu và thể hiện thông tin
một cách hiệu quả hơn. Để thực hiện kĩ năng này, người nghe có thể dùng một số biện
pháp như so sánh (tìm ra sự giống và khác nhau), phân loại (sắp xếp những loại có cùng
tính chất vào một nhóm), sắp xếp theo thứ tự (theo một trật tự logic nào đó).

Kĩ năng ghi chép

a. Nguyên tắc chung

Khi tham dự một cuộc hội thảo với thời gian thường từ hai đến ba tiếng, có khi lâu hơn,
việc ghi chép là điều rất cần thiết. Trước hết là vì người nghe không thể chỉ dựa vào trí
nhớ của mình để ghi nhớ thông tin. Ghi chép sẽ giúp người nghe nắm được những ý
chính, ý quan trọng và sau đó có thể dùng để đặt câu hỏi khi cần thiết. Ghi chép tưởng
chừng như là một kĩ năng đơn giản nhưng nếu không biết cách ghi chép đúng thì khi nhìn
lại bản ghi chép, người ghi chép sẽ khó có thể thu được thông tin gì từ đó. Vì vậy nên
muốn ghi chép có hiệu quả, sinh viên nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây.

Trước hết, sinh viên thực tập cần phải nhớ rằng ghi chép chỉ là một phương tiện trợ giúp
trí nhớ, không thể thay thế toàn bộ trí nhớ nên trong quá trình ghi chép, không nên cố
gắng ghi lại tất cả những từ mà diễn giả nói, vì như thế vừa là một điều gần như không
thể, hơn nữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nghe hiểu thông tin vì não bộ chỉ tập
trung vào việc ghi chép. Sinh viên chỉ nên ghi những ý chính, và có thể dùng từ ngữ của
riêng mình để ghi ý chính đó chứ không nhất thiết phải dùng chính xác từ mà diễn giả
dùng trong bài nói.

Để đảm bảo vừa ghi chép được nhiều thông tin vừa không ảnh hưởng đến việc nghe hiểu
thì sinh viên thực tập nên sử dụng một hệ thống kí hiệu, dấu hiệu, chữ viết tắt. Hệ thống
viết tắt này có thể bao gồm những từ đã rất phổ biến như WTO, WHO, PNTR, BTA,
LGBT, …; những kí hiệu như mũi tên, hình tròn, hình vuông….tượng trưng cho từ hoặc
cụm từ nào đó, và cũng thể có cả những từ do sinh viên tự sáng tạo. Một điều quan trọng
cần nhớ là hệ thống viết tắt này có tính cá nhân và sáng tạo rất cao, người sử dụng phải
cảm thấy việc ghi lại thông tin bằng hệ thống rất thuận tiện và dễ dàng, nếu không sau đó
lại mất nhiều thời gian và công sức để đoán ý nghĩa của những kí hiệu viết tắt. Như vậy
hệ thống viết tắt đã trở nên vô dụng.

b. Ghi chép như thế nào?

18
Có rất nhiều cách để ghi chép thông tin. Việc này phụ nhiều vào cá nhân người ghi chép
và không có nguyên tắc bắt buộc nào cả. Ở phần dưới sẽ giới thiệu về hai cách ghi chép
phổ biến nhất.

Cách thứ nhất, sinh viên có thể ghi chép theo chiều dọc. Nếu như trang giấy quá to, sinh
viên có thể chia trang giấy làm hai cột để dễ dàng kiểm soát thông tin ghi chép. Mỗi
dòng sẽ diễn đạt một ý chính, và kết hợp với một hệ thống kí hiệu, dấu hiệu để diễn đạt
và liên kết các ý. Điều nên ghi chép đầu tiên là ý chính, vì ý chính là phần quan trọng
nhất của bài diễn văn, và cũng tạo nên cấu trúc bài diễn văn.

Cách thứ hai, sinh viên có thể ghi chép theo đường chéo. Các thành phần câu chủ ngữ, vị
ngữ, tân ngữ sẽ được ghi theo đường chéo từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Đương
nhiên ngoài chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ thì người ghi chép hoàn toàn có thể thêm các thông
tin cần thiết khác.

Không nên ghi chép thông tin một cách dầy đặc mà nên có một khoảng cách rộng giữa
các từ và các ý chính để vừa dễ nhìn, vừa có thể bổ sung và sửa chữa thông tin trong quá
trình nghe sau đó.

Làm rõ mối quan hệ giữa các ý bằng các kí hiệu, dấu hiệu rõ ràng, và nên có dấu hiệu, kí
hiệu để nhận biết khi nào thì một ý hoặc một đoạn kết thúc, để khi nhìn vào bản ghi chép,
sinh viên có thể dễ dàng nhận ra được cấu trúc của bài nói.

c. Ghi chép những gì?

Khác với phiên dịch, nhóm vai báo chí và người nghe không phải cố gắng ghi chép tất cả
các thông tin và không phải ghi chép dưới sức ép về mặt thời gian nên sinh viên vào
nhóm vai này có thể ghi chép thoải mái hơn và có chọn lọc hơn. Sinh viên có thể ghi
những ý kiến mình cảm thấy hay, có giá trị, hoặc những ý kiến chưa hiểu để lúc sau hỏi
lại diễn giả.

Phần ghi chép nên bao gồm những thông tin sau:

+ ai nói về cái gì
+ thời điểm xảy ra hành động
+ ý kiến đó là khẳng định, phủ định, nghi vấn, hay cảm thán
+ sự liên kết giữa các ý
+ ý kiến đó có được nhấn mạnh không

19
d. Ghi chép khi nào?

Sinh viên vào nhóm vai báo chí và khán giả không phải ghi chép dưới sức ép lớn về mặt
thời gian và yêu cầu ghi được nhiều nhất thông tin có thể, nên nhóm vai này có thể ghi
chép khi thấy xuất hiện ý quan trọng, hoặc là phù hợp với sự quan tâm của mình. Điều
quan trọng là sinh viên chỉ nên ghi chép khi nào đã bắt đầu hiểu diễn giả đang nói gì.

Kĩ năng đặt câu hỏi

Một yêu cầu quan trọng đối với sinh viên vào nhóm vai báo chí và khán giả đó là sau khi
nghe bài trình bày của diễn giả, phải đặt ra được những câu hỏi liên quan đến bài trình
bày đó. Nghe tưởng chừng như đơn giản, nhưng đặt câu hỏi là một kĩ năng quan trọng mà
không phải sinh viên nào cũng nắm bắt được.

a. Tại sao phải học kĩ năng đặt câu hỏi

Nếu như không nắm vững các kĩ năng đặt câu hỏi, sinh viên sẽ không thể đưa ra câu hỏi
đúng với ý mình muốn, dẫn đến việc cũng người hỏi không thể nhận được câu trả lời theo
đúng ý mình. Ngược lại, nếu đặt được câu hỏi đúng với nội dung và hoàn cảnh, người hỏi
sẽ nhận được câu trả lời đúng với ý mình muốn hỏi, từ đó người hỏi có thể thu nhận thêm
thông tin, và cũng giúp những người khác thu thập thêm thông tin bổ ích.

b. Những điều nên tránh khi đặt câu hỏi

Không nên đặt những câu hỏi mà diễn giả chỉ trả lời “Có” hoặc” Không”, ví dụ như “Bạn
có đồng tình với kế hoạch chương trình mới không?” hay “Bạn có hứng thú với vấn đề
này không?”. Rõ ràng những câu hỏi và câu trả lời như vậy không mang đến những câu
trả lời với nhiều thông tin có giá trị.

Không nên hỏi quá nhiều câu bắt đầu bằng “Tại sao” vì người được hỏi có thể cảm thấy
không thoải mái và sẽ không mang lại thông tin mà người hỏi mong muốn.

Không nên hỏi những câu hỏi với mục đích cố tình dẫn dắt người trả lời theo cách suy
nghĩ của người hỏi, khiến cho người trả lời không thể đưa ra chính kiến của họ về vấn đề
đó.

Ví dụ câu hỏi “Theo bạn thì dự án này sẽ hoàn thành chậm bao lâu?” dẫn dắt người được
hỏi theo cách nghĩ là dự án sẽ không thể hoàn thành đúng thời hạn.

20
Hoặc đưa ra câu hỏi “Bạn đồng tình với phương án A hay phương án B?” trong khi người
được hỏi hoàn toàn có thể lựa chọn phương án C.

c. Những điều nên làm khi đặt câu hỏi

Nên sử dụng các câu hỏi mở, tức là các câu hỏi về “Cái gì”, “Ở đâu”, “Khi nào”, “Như
thế nào”, vì các câu hỏi dạng này sẽ có nhiều khả năng mang lại những thông tin cần thiết
cho người hỏi.

Ví dụ:

“Chương trình mới sẽ được thực hiện như thế nào?”

“Ai là người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính?”

“Những vấn đề gì có thể xảy ra khi áp dụng qui định này?”

“ Quyết định này có tầm ảnh hưởng như thế nào?”

Người hỏi có thể dùng câu hỏi để làm rõ thông tin nếu như cảm thấy chưa hiểu rõ một
vấn đề nào đó.

Ví dụ:

“Tôi nhìn nhận vấn đề này như sau…….., không biết có đúng ý của anh không?”

“Anh có thể nói rõ hơn về những mặt bất cập được không?”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Fried-Booth, D. (1986). Project work. New York: Oxford University Press.

Haines, S. (1989). Projects for the EFL classroom: Resource material for teachers.
Walton-on-Thames Surrey, UK: Nelson.

Henry, J. (1994). Teaching through project. London: Kogan Page Limited.

21
Marzano, R.J., Brandt, R.S., Hughes, C.S., Jones, B.F., Pressiesen, B.Z., Rankin, S.C., &
Suhor, C. (1988).Dimensions of thinking: A framework for curriculum and instruction.
Alexandria, VA: Association for Supervision and Curriculum Development.

Milosevic, D. Z. (2003). Project Management ToolBox: Tools and Techniques for the


Practicing Project Manager. John Wiley & Sons, 161.

Rozan, G.F (1956). Note-taking in Consecutive Interpreting. Geneve: Georg.

Sheppard, K., & Stoller, F. (1995). Guidelines for the integration of student projects in
ESP classrooms. English Teaching Forum, 33(2), 10-15.

PHỤ LỤC 1 - (MẪU) DANH SÁCH PHÂN VAI

ST Số
Vai Họ và tên Ghi chú
T lượng
1 Chairman - Chủ tọa 1
2
3 Speakers - Diễn giả
4

22
5
6
7
8
9
10 Interpreters - PD
11
12
14
15
16
17
18
19
20 Audience + Press
21
22
23
24

23
PHỤ LỤC 2 - (MẪU) NHIỆM VỤ CỦA CÁC NHÓM VAI

STT Vai Trước hội thảo Trong hội thảo Lưu ý


1 Chủ tọa - Danh sách phân vai, Chương - Giới thiệu tên và các mục tiêu chính Gửi toàn bộ tài liệu của mình
trình HTMP hoàn chỉnh (bằng của hội thảo và của các diễn giả cho lớp
tiếng Anh và tiếng Việt; có tóm - Giới thiệu thành phần tham dự hội và CC cho giáo viên 2 ngày
tắt và lí lịch của Diễn giả) thảo. Cần đặc biệt chú trọng tới họ tên trước: 18:00 19/10
- Diễn văn Khai mạc và Bế đầy đủ – chức danh – cơ quan công
mạc tác của từng khách mời, tránh giới

24
thiệu sai.
- Nhắc nhở người tham dự hội thảo
một số điểm cần lưu ý:
+ Nội dung chương trình và các tài
liệu cần thiết đã được phát cho tất cả
người tham dự hay chưa?
+ Khách mời cần tuân thủ những
nguyên tắc của hội thảo như tắt
chuông điện thoại, giơ tay khi đưa ra ý
kiến, đứng lên khi phát biểu…
- Trong khi tiến hành vào nội dung
chính của hội thảo, người điều hành
cần đảm bảo một số yêu cầu như sau:
+ Bắt đầu và kết thúc hội thảo đúng
thời gian như lịch trình đã thông báo
đến khách mời
+ Có sự chuyển tiếp hợp lý giữa mỗi
phần trình bày của diễn giả (thông qua
giới thiệu sơ bộ ban đầu và tóm tắt
ngắn gọn khi diễn giả kết thúc)
+Tuân theo trình tự kế hoạch đã định,
tuy nhiên có thể thay đổi để thích ứng
với từng trường hợp (diễn giả đi
muộn, các phần thảo luận kết thúc
sớm hơn dự kiến…)
+ Luôn khuyến khích sự tham gia của
tất cả mọi người và đảm bảo các thành
viên có đóng góp như nhau
+ Luôn giữ thái độ làm việc tích cực
trong suốt quá trình điều hành (thông
qua cử chỉ, nét mặt, dáng điệu, trang
25
phục…)
+ Luôn luôn tóm tắt sau mỗi phần
trình bày của từng diễn giả hoặc khán
giả (nếu trình bày dài) và có phần tổng
kết trước khi kết thúc hội thảo.
- Hệ thống và tóm tắt lại các ghi chú
về diễn tiến của hội thảo, những vấn
đề đã được giải quyết, những việc cần
làm đối với những vấn đề cần đi sâu
phân tích thêm.
- Bế mạc cuộc hop và cảm ơn sự tham
gia và đóng góp của mọi người.
- Trình bày phần chuẩn bị của mình
- Tóm tắt bài trình bày bằng theo sự điều hành của Chủ tọa Diễn giả gửi toàn bộ tài liệu
tiếng Anh và tiếng Việt (tối đa Tối đa 5-6 phút của mình cho chủ tọa 2 ngày
100 từ); Lí lịch cá nhân ngắn - Lắng nghe phần trình bày của các trước hội thảo
2 Diễn giả gọn bằng tiếng Anh và tiếng Diễn giả khác 18:00 19/10
Việt - Trả lời câu hỏi của các Khán giả
- Slides bài trình bày
- Bài trình bày (không bắt
buộc)
3 Phiên dịch Bảng thuật ngữ (tối thiểu 40 từ, - Phiên dịch viên sẽ chỉ được biết PD gửi bảng từ cho giáo
viên theo hình thức bảng đã được mình sẽ dịch cho ai trong Hội thảo viên 1 ngày trước khi hội
hướng dẫn trên excel) (Diễn giả? Chủ tọa?) trước khi hội thảo diễn ra
thảo bắt đầu ít phút, và bằng hình thức 18:00 20/10
bốc thăm
- Phối hợp với bạn trong cặp làm việc
để dịch nội dung Diễn giả / Chủ tọa
trình bày và phần trả lời của Diễn giả
4 Khán giả và 4 câu hỏi bằng tiếng Anh và 4 - Lắng nghe và ghi chép phần trình
Báo chí câu hỏi bằng tiếng Việt kèm bày của các Diễn giả Khán giả và báo chí gửi lại

26
gợi ý trả lời (ghi rõ vai/lập - Đặt câu hỏi cho các Diễn giả câu hỏi 1 ngày trước khi hội
trường của mình: nhà báo, nhà - Dịch phần câu hỏi cho người ngồi thảo diễn ra
nghiên cứu, hoạt động xã hội… bên phía tay phải mình 18:00 20/10
để thấy câu hỏi đc đặt theo 1 phút trả lời/câu hỏi
quan điểm nào)

27
PHỤ LỤC 3 - (MẪU) CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

AGENDA
(Title of the conference)…………………………………………

………………………………………………………………………

Date: …………………………………

Venue: …………………………………

Organised by: …………………………………………………………………………..

Speakers: (Title/Full Name/Organisation)………………………………………..

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

Participants: …………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………...

Language: The conference will be conducted in both English and Vietnamese with
consecutive interpretation.

Further details are available at:

(Website)................................................................................................................................

Or for more details, please contact:

(Contact person: Title/Full Name/Position/Email/Fixed Tel/Mobile/…)

PROGRAMME

Time Content
…..-…… Registration

28
Welcome remark / Opening comments
…..-……
By (Chairman)…………………….
Presentation 1: ……………………………………………
…..-…… Presented by…………………………………………………
(Note: 10 mins
incld. Intrprtn’)

…..-…… Presentation 2: ……………………………………………


(Note: 10 mins Presented by…………………………………………………
incld. Intrprtn’)
….-….. Tea break
(Note: max. 5 mins)
…..-…… Presentation 3: ……………………………………………
(Note: 10 mins Presented by…………………………………………………
incld. Intrprtn’)
…..-…… Presentation 4: ……………………………………………
(Note: 10 mins Presented by…………………………………………………
incld. Intrprtn’)
…..-…… Tea break (if necessary)
(Note: max. 5 mins)
…..-…...
(Note: 10 mins Q&A
incld. Intrpretn’)
….-….. Recapitulation and Closing remark

Abstracts of Keynote speeches


- 100 - 150 words in both English and Vietnamese

29
30

You might also like