You are on page 1of 6

Công cụ hỗ trợ thuyết trình <Bản đọc>

1. Tính tiện dụng và linh hoạt


+PowerPoint là ứng dụng được tích hợp trong bộ Microsoft
Office, dễ học, dễ sử dụng và dễ chia sẻ. Một tệp (file) thuyết
trình PowerPoint có thể được thiết kế với vô số định dạng và
phong cách mang dấu ấn riêng của người thực hiện. Điều này
khuyến khích tính sáng tạo của người thuyết trình để lựa chọn áp
dụng các dữ liệu, thông tin và cách thể hiện phù hợp với cử tọa
và các yêu cầu cụ thể của bài thuyết trình.

2. Thu hút sự chú ý của khán giả


+Thuyết trình bằng PowerPoint dễ dàng thu hút sự chú ý của cử
tọa, tạo bầu không khí mà diễn giả mong muốn thông qua việc
sử dụng kết hợp các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh và video.

3. Công cụ hình ảnh tuyệt vời


+PowerPoint là công cụ thuyết trình hỗ trợ đa phương tiện rất
mạnh, trang bị đầy đủ các hiệu ứng tiên tiến. Gần như mọi thứ
có thể số hóa đều có thể đưa vào slide PowerPoint. Vì vậy, slide
PowerPoint có thể là sản phẩm tích hợp của nhiều yếu tố: ngôn
từ, hình ảnh, đồ họa 3D, ghi âm giọng nói, hiệu ứng âm thanh và
hình ảnh động được sử dụng một cách sáng tạo để làm sinh động
thêm các cuộc trao đổi, tăng chất lượng bài giảng, tăng tính
thuyết phục cho phần trình bày, làm phong phú thêm các nghiên
cứu và báo cáo…
Riêng đối với những cán bộ giảng dạy, PowerPointcó thể sử
dụng để tăng hiệu quả của lớp học và áp dụng được với tất cả
mọi môn học. Lợi ích lớn của việc sử dụng PowerPoint là giáo
viên có thể soạn thảo bài giảng và tái sử dụng cho những lần
giảng sau.Nhờ PowerPoint, giáo viên tiết kiệm thời gian cung
cấp các tài liệu hướng dẫn, viết lên bảng, nhắc lại các thông
điệp… PowerPoint giúp làm phong phú thông tin trong bài học,
làm việc trình bày linh hoạt nhưng lại rất quy củ.

Ngoài ra các điểm chính của bài học có thể được nhấn mạnh để
dễ ghi nhớ bằng việc sử dụng hình ảnh đồ họa, hình ảnh động
hay âm thanh. Sinh viên ngày nay rất nhạy bén với công nghệ
mới, các công cụ giáo dục kết hợp với công nghệ như
PowerPoint sẽ nâng cao mức tương tác và tham gia của sinh
viên trong lớp học.

*,Một số yêu cầu trong trình bày bằng powerpoint


a. Kiểu và cỡ chữ
Trong văn bản word thường chọn kiểu chữ có chân Times New
Roman cỡ 13-14. Nhưng trong powerpoint thường chọn kiếu
chữ không chân Arial đơn giản là để dễ đọc. Tránh dùng nhiều
kiểu chữ trong một slide hay trong nội dung bài thuyết trình trừ
trường hợp tài liệu trích dẫn bằng file hình ảnh và nhớ ghi nguồn
trích dẫn bên dưới. Cỡ chữ phụ thuộc vào:
1. Tiêu đề: cỡ 40-50
2. Nội dung: cỡ từ 18 trở lên
3. Ghi chú, nguồn trích dẫn: cỡ 12-14
b. Số lượng chữ trong một slide
Văn phong trong poweroint khác với trong word, nghĩa là không
cần đầy đủ câu cú mà chỉ cần vài chữ sao cho nêu bật nội dung
cần chuyển tải. Thường thì mỗi slide không quá 6 dòng và mỗi
dòng không quá 7 chữ. Thực tế nhiều báo cáo viên sao chép hết
từ file word sang file poweroint nên đầy chữ trong mỗi slide.
Không nên để quá nhiều chữ trong một slide và quá nhiều slide
trong một bài thuyết trình..
c. Nội dung trong một slide
Mỗi slide chỉ chuyển tải 01 nội dung, nếu chứa quá nhiều nội
dung trong slide người nghe rất khó tiếp nhận. Trường hợp cá
biệt chứa hơn 02 nội dung thì thiết kế sao cho mỗi nội dung nằm
trong một vị trí khác nhau trong slide.
d. Màu nền và màu chữ
Điều này là rất quan trọng, màu nền và màu chữ phải tương
phản nhau, ví dụ nền màu xanh đậm thì chọn chữ màu trắng hay
vàng, nền màu trắng chọn chữ màu đen là thích hợp nhất. Tránh
chọn chữ màu đỏ trên nền xanh đậm hoặc chữ vàng trên nền
trắng vì khó đọc.
e. Các thiết bị hỗ trợ trình chiếu
+,Máy chiếu: là máy quang điện dùng để chuyển đổi dữ liệu
hình ảnh từ máy vi tính hay nguồn video cho hình ảnh sáng trên
một nền xa thường là tường hay phông nền.
+,Tìm hiểu cách sử dụng, kiểm tra máy trước khi thuyết trình.
Kiểm tra kết nối điện và đầu dây nối với máy tính. Điều chỉnh
độ nét và kích thước của trang chiếu cho phù hợp với màn hình.
+,Kiểm tra micro chuột, …

II,Phần kết
1.Tầm quan trọng của thuyết trình
+,Một giám đốc giỏi không chỉ là người có tầm nhìn chiến lược,
ý tưởng hoạt động sáng tạo mà còn phải là một người có khả
năng thuyết trình tốt, một người có thể làm cho nhân viên hiểu
và làm theo những chiến lược và định hướng mà anh ta đề ra.
+,Một giảng viên không thể dạy giỏi nếu không làm cho học
viên hiểu bài, mặc dù có kiến thức sâu rộng. Người giảng viên
đó sẽ chưa thành công vì không đạt được mục tiêu quan trọng
nhất là truyền đạt kiến thức cho học viên.
+,Do đó, kỹ năng thuyết trình chính là một bước không thể thiếu
trên con đường thành công. Chúng ta không thể được gọi là
thành công khi không thể làm cho mọi người nhận ra thành công
của mình. Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó nhưng hoàn
toàn có thể rèn luyện được.
+,Hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho mình để rút ngắn con
đường đi đến thành công của bạn. Và điều quan trọng là, bạn
thuyết trình giỏi sẽ chuyển tải được nội dung và đạt được mục
tiêu thuyết trình, bạn sẽ lôi cuốn người nghe cùng tham gia
“tương tác”, bạn sẽ tăng sự tự tin, tạo dựng được hình ảnh của
bản thân vàbạn càng dễ thuyết phục người khác.
2.Cấu trúc bài thuyết trình
+,Mở đầu bài thuyết trình:
-Phần mở bài giống như cái Mũi đinh. Mũi đinh phải sắc nhọn
thì mới xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy phần mở bài
phải sắc xảo để có thể:
1. Thu hút người nghe
2. Tạo bầu không khí ban đầu
3. Giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập trung sang
trạng thái lắng nghe.
+,Những nội dung chính (thân bài)
-Phần thân bài giống như cái Thân đinh. Thân đinh cần chắc
chắn, độ dài vừa đủ, mức độ to nhỏ phù hợp với vật cần đóng
đinh. Như vậy phần thân của bài thuyết trình cần được thiết kế
phù hợp với trình độ người nghe, thời gian và bối cảnh của hội
trường. Một bài thuyết trình quá ngắn với một khoảng thời gian
quá dài không khác gì lấy đinh đóng guốc để đóng thuyền.
Ngược lại một bài thuyết trình quá dài, nội dung phức tạp trong
một khoảng thời gian quá ngắn thì không khác gì lấy đinh đóng
thuyền đi đóng guốc. Vậy yêu cầu cần có là một độ dài phù hợp,
nội dung phù hợp với người nghe.
+,Kết thúc phần thuyết trình (phần kết)
-Phần kết luận giống như Mũ đinh. Hai mảnh gỗ không thể kết
dính chặt chẽ vào nhau nếu như chiếc đinh không có mũ. Vậy
người nghe cũng không thể nhớ được nội dung chính bài thuyết
trình nếu như không có kết luận. Phần kết luận giúp cho thính
giả nắm được những điểm chính của bài thuyết trình và lưu lại
những ấn tượng về diễn giả và bài thuyết trình.

=>Khi ta đã xây dựng được dàn bài cơ bản, điều ta cần làm tiếp
theo là làm thế nào để thể hiện các phần đó một cách sắc xảo,
thú vị, đầy sức thuyết phục.
3.Nghệ thuật thu hút người nghe
+,Giống như ca sĩ lên sân khấu muốn chinh phục người nghe
giọng hát là yếu tố tiên quyết. Người thuyết trình cũng như vậy,
giọng nói cũng là yếu tố đầu tiên quyết định thành công. Cảm
nhận đầu tiên của người nghe chính là lúc bạn cất tiếng.
+,Martin Luther King là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh
hưởng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Điển hình, ông đã khiến
hơn 250 nghìn người xúc động mãnh liệt khi đọc bài diễn văn đã
đi vào lịch sử nhân loại: “Tôi có một giấc mơ”. Nhiều lãnh tụ
khác như Hồ Chí Minh, Churchill, Napoleon, Fidel Castro,
Nelson Mandela... đều có sức hút như nam châm dễ nhận thấy.
Họ lôi cuốn được hàng triệu con người đi theo hướng họ đặt ra.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó chính là “sức hút cá nhân”.
Sức hút cá nhân đã từng được coi như là một món quà thiên phú,
tuy nhiên, rất ít người có được may mắn là tự nhiên có được sức
hút mãnh liệt đó. Còn lại, hầu hết các chính khách, nhà quản lý,
nghệ sĩ... nổi tiếng đều phải tự rèn luyện.

You might also like