You are on page 1of 3

PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

I. MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG
VẤN
  1. Mục đích
  Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý
nghĩa.
  2. Tầm quan trọng
  Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng
quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng. Vì thế, là một biểu hiện của tinh thần dân chủ
trong xã hội văn minh.
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN
  1. Chuẩn bị phỏng vấn
    a. Các yếu tố tham gia trong hoạt động phỏng vấn
 Trong hoạt động phỏng vấn, có 5 yếu tố tham gia:
   Người phỏng vấn (Ai phỏng vấn?)
   Người trả lời phỏng vấn (Phỏng vấn ai?)
   Mục đích phỏng vấn (Phỏng vấn để làm gì?)
   Chủ đề phỏng vấn (Phỏng vấn về đều gì?)
   Phương tiện phỏng vấn (sổ tay, giấy bút)
 Các yếu tố trên không tồn tại riêng rẽ mà gắn bó, hòa hợp với nhau, quyết định lẫn
nhau.
    b. Hệ thống câu hỏi phỏng vấn
 Phân tích ngữ liệu
 Mục đích của những câu phỏng vấn mà những người tuyển dụng thường nêu ra cho
các ứng viên: thu thập nhiều thông tin cần thiết về các ứng viên.
 Để thu thập nhiều thông tin cần thiết, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi (B): Đi lại
ngoài đường trong tình hình giao thông như hiện nay, chị có cảm giác thế nào?
 Kết luận
   Ngắn gọn, rõ ràng
   Phù hợp với mục đích và đói tượng phỏng vấn
   Làm rõ chủ đề
   Liên kết với nhau và sắp xếp theo một trình tự hợp lí
   Cần tránh câu hỏi người trả lời phỏng vấn chỉ cần đáp: không/ có, đúng/ sai
  2. Tiến hành phỏng vấn 
 Trong quá trình hỏi- đáp, người trả lời phỏng vấn cần lắng nghe lời đáp để đưa ra thêm
câu hỏi thích hợp, nhằm:
   Giúp câu chuyện liên tục, không rời rạc, gián đoạn
   Khéo léo lái người trả lời phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn, nếu thấy họ có dấu
hiệu “lạc đề”
   Gợi mở, khiến người trả lời phỏng vấn nêu ý kiến rõ hơn
 Cuộc phỏng vấn nên được diễn ra trong không khí thân mật, tự nhiên. Tỏ ra tôn trọng
ý kiến của người trả lời phỏng vấn bằng cách chăm chú ghi chép và cố tránh chạm vào
những chỗ làm họ không vui. 
 Trước khi phỏng vấn, không quên cảm ơn người trả ời phỏng vấn đã bỏ công sức, thời
gian cho buổi trò chuyện.
 
 

 3. Biên tập sau khi phỏng vấn


 Kết quả phỏng vấn phải được trình bày trung thực
 Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn
III. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
  1. Phân tích ngữ liệu
  Lời đáp của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi được các nhà báo nước ngoài đề nghị cho biết về
tình hình chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK/182)
 Nội dung rất rõ ràng, sáng tỏ
 Cách trả lời thật thú vị, vừa thông minh, vừa dễ hiểu đến bất ngờ
  2. Kết luận
 Người trả lời phỏng vấn phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về điều
được hỏi với thái độ thẳng thắn, chân thành.
 Người trả lời phỏng vấn còn phải trình bày sao cho ý kiến của mình trở nên hấp dẫn
(sâu sắc, mới mẻ, dí dởm, thông minh)
IV. LUYỆN TẬP
Bài 1: Những sự kiện có thể viết bản tin: A, B, D, E
Bài 2: Cách hay nhất để trả lời câu hỏi
 Thành thật chỉ ra điểm yếu của bạn.
 Chỉ ra cách thức bạn đã biến điểm yếu thành điểm mạnh của mình.
Bài 3: Xây dựng một cuộc phỏng vấn

You might also like