You are on page 1of 11

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÀI THU HOẠCH


MÔN HỌC: SẢN XUẤT VIDEO

Họ & tên sinh viên: Trần Đức Anh


Mã số sinh viên: 2051040004
Thành viên nhóm: 7
Lớp: Truyền thông đa phương tiện K40

HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC
I. THU HOẠCH VỀ LÝ THUYẾT ........................................................... 3

1.1. Các cỡ cảnh và góc quay ..................................................................... 3

1.2. Nghiên cứu về tiết tấu hình ảnh ......................................................... 6

II. THU HOẠCH VỀ THỰC HÀNH ......................................................... 9

2.1. Các cách cắt, chuyển cảnh trong dựng phim .................................... 9

2
I. THU HOẠCH VỀ LÝ THUYẾT

1.1. Các cỡ cảnh và góc quay

1.1.1. Toàn cảnh

1.1.1.1. Quay cảnh cực rộng

Cảnh quay cực rộng thường được sử dụng khi quay ở ngoài trời, miêu tả
quangcảnh, không gian lớn như: khu đô thị, vùng ngoại ô, vùng nông thôn, vùng
núi,… Khi quay loại cảnh này, máy quay thường phải đặt ở một nơi rất cao hoặc
đặt trên máy bay chuyên dụng.

Con người xuất hiện trong cảnh quay cực rộng thường không rõ ràng và
chỉmang tính chất tham dự vào như một phần của nó mà không thể biết rõ đó
làai, thậm chí là không có hình ảnh con người.

1.1.1.2. Toàn cảnh rộng

Đây là một cảnh thường được sử dụng nhiều khi quay phim. Trong cảnh
quaysẽ cho ta biết nhân vật đang ở đâu, khi nào. Con người xuất hiện nhưng
chỉchiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khung hình. Nếu có chuyển động thì sẽ cho ta
biếtchuyển động chung chung của con người như: đang chạy, đang vẽ, đang đi,
đangngồi…

Toàn cảnh rộng thường được sử dụng khi quay trong studio hoặc các sự kiện
trong diễn ra ở phòng họp, sân khấu, hội trường

1.1.1.3. Toàn cảnh

Trong một cảnh quay toàn, con người thường xuất hiện với đầy đủ từ đầu
đến chân. Đầu sát với mép trên của khung hình còn chân sát với mép dưới
củakhung hình.

3
Cảnh quay toàn sẽ cho người xem biết nhân vật đang ở đâu, khi nào, với ai,
nóilên trang phục, giới tính của nhân vật. Cho người xem cảm nhận về khung
cảnhvà mối quan hệ giữa khung cảnh với (các) nhân vật trong đó.

1.1.2. Trung cảnh

1.1.2.1. Trung cảnh rộng

Cảnh quay trung rộng thường cắt nhân vật ở phía trên đầu gối trong
khunghình. Trong cảnh quay này sẽ cho người xem biết nhiều hơn về không
gian, bối cảnh, đồ vật mối quan hệ đối với nhân vật hơn là biết về hoạt động,
biểu cảmcủa nhân vật.

Trung cảnh rộng cho người xem biết về về nhân vật là ai hơn là họ ở
trongkhông gian và thời gian nào.

1.1.2.2. Trung cảnh

Cảnh quay trung cảnh hay còn gọi là cảnh quay nửa người, vì khung hình
thường cắt nhân vật từ thắt lưng (eo) trở lên.

Trong cảnh quay này, con người chiếm tỉ lệ lớn và là phần chính của
khunghình, hành động của nhân vật là rõ ràng.Người xem sẽ thấy rõ nhân vật có
khuôn mặt như thế nào, ăn mặc ra sao và đang làm gì, ở đâu, khi nào,

Và một phần tính cách, thái độ, biểu cảm của nhân vật qua hành động của
họ.

1.1.2.3 Trung cảnh hẹp

Trong cảnh quay này, những biểu cảm của khuôn mặt của nhân vật là rõ
rànghơn về hướng nhìn, cảm xúc, kiểu tóc, màu tóc, có trang điểm hay không…

Đây là một trong những loại cảnh quay phổ biến nhất trong làm phim, bởi
nócung cấp rất nhiều thông tin về nhân vật khi họ nói, nghe, hoặc thực hiện một

4
hành động liên quan đến phần trên của cơ thể hoặc những chuyển động củaphần
đầu.

Trung cảnh hẹp cho người xem biết rõ nhân vật, việc chỉ ra không gian và
thờigian phải phụ thuộc vào ánh sáng trong cảnh và những đồ vật mà chúng ta
sắpxếp để cho vào khung hình.

1.1.3. Cận cảnh

1.1.3.1. Cận cảnh

Cận cảnh còn được gọi là “Cảnh quay đầu” (head shot) vì trong khung hình
xuất hiện phần chủ yếu của khuôn mặt. Phía trên khung hình cắt ở phần đỉnh của
tóccủa nhân vật, phía dưới khung hình thì có thể cắt ở bất cứ đâu nhưng phải
dưới cằm (có thể lấy một phần cổ hoặc một ít vai).

Ở cận cảnh, người xem sẽ có một cái nhìn đầy đủ về khuôn mặt của nhân
vật,nó cũng chỉ ra một cách chị tiết về mắt, tóc (màu, kiểu),… Cận cảnh sẽ
mangđến một cách đầy đủ về biểu cảm của nhân vật thông qua mắt, miệng,… và
hoặc động của các cơ mặt khi nhân vật nói, nghe hoặc thể hiện bất cứ một thái
độ nào.

Cận cảnh cho người xem biết rõ nhân vật là ai nhưng biết rất ít thông tin về
không gian và thời gian.

1.1.3.2. Cận cảnh hẹp

Khuôn mặt của nhân vật chiếm hầu hết và là phần chính của khung hình.
Người xem sẽ có được cái nhìn chi tiết đến từng phần về khuôn mặt của nhân
vật: mắt màu gì, có kẻ mày hay không, một mí hay hai mí,…; mũi cao hay
thấp,… thậm chí sẽ cho biết nhân vật có sẹo, mụn hay nốt ruồi… hay không.

5
Người xem sẽ bị bắt phải chú ý hoàn toàn vào khuôn mặt của nhân vật.
Nhữngbiểu cảm của nhân vật cũng được truyền tải gần gũi và chân thực nhất đến
người xem.

Cảnh quay sẽ cho rõ nhân vật và xúc xúc của họ: giận dữ, lo sợ, lãng mạn.

1.2. Nghiên cứu về tiết tấu hình ảnh

Tiết tấu hình ảnh có nghĩa là tốc độ của hình ảnh, là thời gian mà hình ảnh
đó xuất hiện. Một video thường chứa nhiều hình ảnh, và cứ mỗi hình ảnh với các
tiết tấu khác nhau ghép lại sẽ tạo ra tiết tấu của video. Ngắn gọn lại, khi nói đến
tiết tấu của video là người ta muốn nói đến tốc độ mà cốt truyện của video diễn
ra.

Nhìn chung, tiết tấu có thể được phân loại thành tiết tấu nhanh, tiết tấu chậm,
và tiết tấu bình thường. Nói nôm na, tiết tấu được coi như nhịp tim của một video,
và cách bạn cảm nhận tiết tấu cũng giống như cảm nhận nhịp tim của mình.

Đối với phim ảnh, hay video nói chung, tiết tấu hình ảnh đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo cảm xúc cho người xem. Giống như trên, một tiết tấu nhanh
sẽ tạo cảm giác mạnh, dồn dập, và hứng thú, trong khi một tiết tấu chậm sẽ khiến
bạn cảm thấy nhẹ nhàng, lắng đọng, hay căng thẳng, sợ hãi. Đó là khi tiết tấu
của video được áp dụng hợp lí. Ngược lại, tiết tấu không khớp với mạch phim sẽ
cho ra những bộ phim quá nhàm chán tẻ nhạt, hoặc quá nhanh, làm người xem
bị “bội thực” thông tin, vừa không truyền tải được cốt truyện, vừa không tạo
được cho người xem cảm giác mong muốn.

Quá trình tạo ra tiết tấu/ nhịp điệu phim chủ yếu diễn ra trong khâu dựng
phim. Khi đó người editor hay biên tập phim sẽ tiến hành cắt và ghép các cảnh
quay khác nhau sao cho liền mạch, hợp lí, thu hút người xem. Vì một bộ phim
hay video thường mang một mạch truyện được dựng lên từ nhiều cảnh quay, nên

6
tiết tấu của nó phụ thuộc nhiều vào tiết tấu và thời lượng của mỗi cảnh. Hiểu một
cách ngắn gọn, thời lượng của một cảnh phim là khoảng thời gian từ khi xuất
hiện đến khi kết thúc của các cảnh phim đó, còn tiết tấu được tạo nên từ sự
chuyển động của hình ảnh và âm thanh trong cảnh phim.

Trên thực tế, không có công thức chung nào để tạo ra tiết tấu khi dựng phim.
Mỗi một video hay một bộ phim sẽ có những cách xây dựng tiết tấu khác nhau,
và để tạo ra được chúng, người biên tập sẽ cần làm tốt việc cân bằng giữa thời
lượng và tiết tấu ở mỗi ảnh quay, bằng cách vận dụng hợp lí, linh hoạt các yếu
tố sau:

• Thời lượng của một cảnh

Thời lượng của một cảnh sẽ trả lời cho câu hỏi cảnh đó kéo dài nhanh hay
chậm. Thông thường, thời lượng trung bình của một cảnh trong video là 4
đến 6 giây. Một cảnh được coi là nhanh khi nó kéo dài ít hơn 4 giây, và
được coi là chậm khi tồn tại hơn 6 giây.

• Sự tiếp nối giữa các chuyển động

Đó có thể là sự chuyển động của máy quay, sự chuyển động của hình ảnh
trong khuôn hình, sự chuyển động giữa các cảnh quay với nhau,...

• Tính động trong hình ảnh và mật độ của nó

Tính động trong hình ảnh có nghĩa là trong hình ảnh/ cảnh quay đó có
chứa nhiều hành động của nhân vật hay không, và mật độ là các cảnh quay
hình ảnh được xuất hiện dày đặc, dồn dập, hay giãn ra.

• Cách sử dụng/thay đổi các kích cỡ cảnh

Cỡ cảnh rộng thường truyền tải được nhiều thông tin hơn cỡ cảnh hẹp, vì
vậy, nó có thời gian xuất hiện lâu hơn, đủ để người xem nắm bắt được hết

7
thông tin, trong khi cỡ cảnh hẹp/ đặc tả thường chỉ xuất hiện trong vài
giây)

• Nhịp điệu của âm thanh (bao gồm cả thoại và tiếng động)

• Khoảng lặng về âm thanh

• Khoảng nghỉ về thị giác

Ngoài ra, editor cũng phải dựa vào cảm giác của bản thân mình, vì vậy trau

dồi tư duy khi dựng phim là vô cùng cần thiết. Giống như Anne Voase Coates,
nhà biên tập phim người Anh, đã nói: “Hãy dũng cảm tin vào cảm xúc của bản
thân, nếu cảm xúc của bạn tốt, sẽ cho ra những thước phim tốt.”

Trả lời có câu hỏi “Âm nhạc có quyết định tiết tấu hình ảnh hay không?”.
Thực tế, âm nhạc không quyết định tiết tấu hình ảnh mà chỉ ảnh hưởng một phần
nhỏ đến tiết tấu. Điều này là bởi cả âm nhạc và hình ảnh đều có những tiết tấu
của riêng chúng. Tiết tấu của âm nhạc được tạo bởi nhịp và phách, trong khi đó,
tiết tấu của hình ảnh, hay nói rộng ra là tiết tấu của video được tạo thành bởi
nhiều cảnh quay khác nhau. Bên cạnh đó, âm nhạc ở trong phim thường được
làm riêng cho bộ phim đó, sao cho tiết tấu của nhạc và tiết tấu của phim khớp
với nhau. Khi đó, âm nhạc sẽ đóng vai trò như một loại âm thanh trong phim,
góp phần khiến tiết tấu của bộ phim được cảm nhận rõ hơn bởi khán giả, tạo cảm
xúc cho người xem.

Tuy nhiên, đối với một số video ở dạng MV, khi bài hát đã được sản xuất ra
trước quá trình quay dựng video và khán giả xem cũng để nghe nhạc, tiết tấu ở
âm nhạc trong trường hợp này cũng phần nào quyết định đến tiết tấu của hình
ảnh/ video.

8
II. THU HOẠCH VỀ THỰC HÀNH

2.1. Các cách cắt, chuyển cảnh trong dựng phim

2.1.1. Các cách cắt cảnh trong dựng phim.

• Cutting on action ( Cắt tại hành động ): Hiểu đơn giản, phương pháp này
là cắt cảnh ngay trong khi chủ thể đang hành động. Ví dụ như chủ thể của
bạn đang nhảy từ trên cao xuống hồ bơi trong một phân cảnh và lặn từ mặt
nước lên từ một phân cảnh tiếp sau. Kỹ thuật này là một cách cắt cảnh cơ
bản nhưng rất quan trọng trong dựng phim. Khi thành thạo được kỹ thuật
này, bộ phim của bạn sẽ trở nên mạch lạc, giúp khán giả tập trung, không
bị gián đoạn mạch cảm xúc.
• Cut away: Đây là một phương pháp cắt cảnh trong dựng phim hiệu quả
khi bạn muốn bổ sung thông tin như địa điểm, thời gian liên quan tới chủ
thể trong shot bằng những shot khác mang thông tin để bổ bung cho shot
trước đó.
• Cross Cut: Hay còn gọi là hai khung hình song song, xảy ra cùng một thời
điểm. Người sử dụng phương pháp này sẽ tạo dựng lên hai bối cảnh song
song cùng diễn ra.
Hiểu đơn giản như hai người nói chuyện với nhau qua điện thoại tại hai
nơi khác nhau.
• Jump Cut: Đây là phương pháp ” nhảy vọt “, vẫn giữ chủ thể của khung
hình bị “Jump cut” nhưng mạch thời gian bị đứt bằng cách gây một sự chú
ý khác.
• Match Cut: Cách cắt cảnh trong dựng phim này cắt qua lại hai khung cảnh
khác nhau về mặt thời gian và không gian nhưng lại có liện hệ chặt chẽ,
tương đồng với nhau về mặt nội dung hình ảnh. Điều này khiến cho hai
khung cảnh trở nên hòa hợp, liên kết chặt chẽ tạo cảm giác liền mạch.

9
2.1.2. Các cách chuyển cảnh trong dựng phim.

• Fade in/out: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên hầu
như các bộ phim. Trước khi chuyển sang cảnh mới, đạo diễn sẽ làm mờ
dẫn để kết thúc phân cảnh trước đó rồi chuyển sáng dần dần hiện lên khi
bắt đầu phân cảnh mới.
• Dissolve ( Hòa tan ): Về cơ bản, phương pháp này khá giống với Fade
in/out, khác biệt ở cách này, khung cảnh trước được làm mờ dần dần và
khung cảnh sau sáng dần lên cùng một lúc.
• Smash cut: Cách này được dùng khi bạn muốn mượn những hình ảnh
tmang tính đối lập hoặc ẩn dụ với khung cảnh trước để truyền đạt ý nghĩa
một cách dễ hiểu và nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: Trong phân cảnh tên sát thủ
cầm chiếc dao đâm vào người nạn nhân, trước khi để người xem thấy được
cảnh nạn nhân bị đâm, để giảm tình tiết ghê rợn, đạo diễn sẽ dùng cách
này để chuyển cảnh nạn nhân gục xuống hoặc máu chảy xuống sàn
• Wipes: Ở phương pháp chuyển cảnh này, phân cảnh trước sẽ được cuộn
lại từ các cạnh của màn hình để chuyển sang phân cảnh mới. Đây là một
cách khá cũ và “quê màu”,hầu như không được sử dụng trong giới làm
phim hiện đại.
• Invisible Cuts ( Chuyển cảnh vô hình ): Đúng như cách gọi của nó.
Phương pháp “ma thuật” này lợi dụng những vật thể bên ngoài để chuyển
cảnh một cách rất tự nhiên, khiến người xem không nhận ra vừa có một
pha chuyển cảnh
• Iris: Phương pháp này chuyển cảnh băng cách xuất hiện một vòng tròn
trên màn hình rồi dần dần thu nhỏ lại và chuyển sang phân cảnh mới.
Tương tự với Wipes, phương pháp này đã cũ và không còn được áp dụng
trong dựng phim hiện đại.

10
• J – cut: Đây là một cách chuyển cảnh trong dựng phim thú vị. Khi người
dùng sẽ chuyển cách một cách mượt mà nhờ cách dùng âm thanh ở đầu
phân cảnh mới gán vào cuối phân cảnh trước. Nói một cách dễ hiểu hơn,
là khi bạn xem hết phân cảnh A, âm thanh ở cuối của A sẽ là âm thanh mở
đầu của phân cảnh B trước khi bắt đầu phân cảnh B.
• L – cut: Cách này là cách chuyển cảnh ngược lại so với J – Cut. Thay vì
âm thanh ở phân cảnh B được gán sang cuối phân cảnh A thì ở phương
pháp này, phần âm thanh của phân cảnh A sẽ được chồng lên hình ảnh bắt
đầu của phân cảnh B, Hai phương pháp này được áp dụng nhiều trong
những cảnh thoại của nhân vật.

11

You might also like