You are on page 1of 20

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN


----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ


Môn: Phương pháp nghiên cứu KHXH&NV
Đề tài: Xu hướng tiếp cận Mega-story của sinh viên Học
viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

Họ và tên sinh viên: Phan Thị Thu Thảo


Mã sinh viên: 2051040045
Lớp tín chỉ: TG01004_1

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 4

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 4


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................................................................. 5
3. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..................................................... 9
3.1. Mục đích .......................................................................................................................... 9
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 9
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 10
4.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................................... 10
4.3. Đối tượng khảo sát......................................................................................................... 11
4.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 11
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU........................................................................................... 11
6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 13
6.1. Phương pháp luận.......................................................................................................... 13
6.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 14
7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................... 15
8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................. 16
9. KẾT CẤU ............................................................................................................................. 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIẾP NHẬN MEGA-


STORY ................................................................................................................... 17

1.1. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM ............................................................................................... 17


1.1.1. Báo mạng điện tử và thể loại báo chí trên báo mạng điện tử ..................................... 17
1.1.2. Mega-story .................................................................................................................. 17
1.1.3. Xu hướng tiếp nhận Mega-story ................................................................................. 17
1.2. LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN MEGA-STORY ........................................... 17
1.2.1. Lý thuyết chung về báo chí - truyền thông .................................................................. 17
1.2.2. Lý thuyết về sự tiếp nhận của công chúng .................................................................. 17
1.2.2. Đặc điểm của Mega-story trên báo mạng điện tử ở Việt Nam ................................... 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN MEGA-STORY CỦA SINH


VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ....................................... 17

2
2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN MEGA-
STORY CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ........................ 17
2.3. KẾT LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIẾP NHẬN MEGA-STORY CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY ................................................. 18

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG XU HƯỚNG TIẾP CẬN MEGA-


STORY CỦA CÔNG CHÚNG ............................................................................ 18

3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG XU HƯỚNG TIẾP NHẬN MEGA-STORY
CỦA CÔNG CHÚNG ............................................................................................................. 18
3.3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ, ĐÁP ỨNG XU HƯỚNG TIẾP NHẬN
MEGA-STORY CỦA CÔNG CHÚNG ................................................................................. 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 19

3
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Mega-story là “siêu tác phẩm báo chí” hay thể loại báo chí hiện đại trong
thời đại công nghệ kỹ thuật số. Đây là dạng thức E-magazines, sở hữu nhiều
ưu điểm như nội dung chuyên sâu, kết hợp nhiều yếu tố đa phương tiện (hình
ảnh, âm thanh, video,...).

Trên thế giới, mega-story đã và đang là một dạng thức báo chí phổ biến.
Thể loại này đã được biết đến từ năm 2012 và được triển khai ở nhiều trang
báo mạng điện tử như The New York Times, National Geographic, The
Guardian, The Straits Times,... Tại Việt Nam, các bài báo mega-story đã bắt
đầu được thực hiện từ 2012 và đang dần được biết đến nhiều hơn. Đây đang là
một trong những thể loại báo chí được đầu tư trong thời kỳ chuyển đổi sang
mô hình “tòa soạn hội tụ”, là sản phẩm của xu hướng “báo chí chậm”, và là
một dạng thức báo chí có tiềm năng phát triển lớn.

Mặt khác, xu hướng tiếp nhận của công chúng hiện nay đang có sự dịch
chuyển liên tục. Giữa thời đại công nghệ thông tin phát triển, công chúng
được tiếp cận với nhiều nguồn tin, thông tin đa dạng, luôn được cập nhật và
làm mới. Báo chí không còn là nguồn tin “độc tôn” với sự xuất hiện của nhiều
trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram,... Các thông tin trên
mạng xã hội được cập nhật nhanh hơn, lan tỏa nhiều hơn so với các tin bài
trên báo chí. Các dạng thức truyền tải thông tin cũng ngày càng đa dạng, hiện
đại và mới mẻ, gây ấn tượng mạnh về thị giác. Công chúng ngày nay có xu
hướng tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh khác nhau.

Bên cạnh đó, thời gian đọc, xem một tin tức của công chúng có xu hướng
ngày càng ngắn, những video ngắn, siêu ngắn, tin nhanh trở thành những dạng
thức truyền tải thông tin được ưa chuộng. Có thể thấy điều này qua sự phát

4
triển thần tốc của Tiktok - một nền tảng cho phép người dùng tạo ra các đoạn
video ngắn.

Thực trạng trên đã đặt ra câu hỏi công chúng đang tiếp nhận mega-
story như thế nào? Liệu các sản phẩm mega-story đã đáp ứng được xu hướng
tiếp nhận thông tin của công chúng trong hiện tại và tương lai gần. Sau 10
năm phát triển, một mặt, các sản phẩm mega-story đã và đang được phổ biến
rộng rãi, bắt đầu trở nên bão hòa. Các đặc điểm của mega-story có thể phù
hợp với nhu cầu của công chúng 10 năm trước nhưng chưa thể đảm bảo sẽ
phù hợp với nhu cầu của công chúng ngày nay, đặc biệt là nhóm công chúng
trẻ, năng động. Nếu không sớm phát hiện mặt hạn chế, chưa phù hợp của thể
loại này, sẽ dễ dẫn đến đưa ra định hướng phát triển chưa hợp lý, lãng phí
những tiềm năng của mega-story, nguồn lực, thời gian, tiền bạc của các tòa
soạn. Đây là thời điểm thích hợp để đi sâu khai thác và nghiên cứu những ưu
điểm và nhược điểm của Mega story nhằm tìm ra bước phát triển tiếp theo của
loại hình báo chí này.

Thấu hiểu được những vấn đề trên, nhóm tác giả quyết định thực hiện
nghiên cứu với đề tài “ Xu hướng tiếp nhận Mega-story trên báo mạng điện tử
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”. Việc nghiên cứu về xu
hướng tiếp nhận mega-story với nhóm đối tượng sẽ là cơ sở để thấu hiểu nhu
cầu tiếp nhận của công chúng trẻ ngày nay, phát hiện những đặc điểm phù
hợp và chưa phù hợp của mega-story với xu hướng tiếp nhận của công chúng,
từ đó, giúp các tòa soạn tìm ra định hướng phù hợp để phát triển thể loại này
trong tương lai gần.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

“Micro Stories and Mega Stories” của tác giả Ramesh Jain và Malcolm
Slany (2013), “Megastories, changing journalism” của tác giả Ascurr. Hai bài
nghiên cứu đều cho rằng công nghệ đa phương tiện nói chung hay thể loại
mega-story nói riêng đang làm thay đổi cách mà chúng ta kể chuyện truyền

5
thông, trở thành xu hướng tiếp cận thông tin mới của công chúng trên báo
mạng điện tử. Nếu trước giờ chúng ta kể chuyện qua những bức thư, các bài
báo, các cuốn sách, thì những công nghệ mới trên nền tảng Internet cho phép
chúng ta kể chuyện bằng hai hình thức mới mẻ là “Micro Stories” và “Mega-
Stories”. Tuy nhiên, Ascurr đồng thời đề cập đến thể loại báo in trong việc
cho rằng số lượng công chúng trung thành với báo in sẽ giảm khi thể loại
mega-story trở thành xu hướng tiếp cận của công chúng.

Ở Việt Nam, vài năm trở lại đây, mega-story mới trở nên phổ biến và có
xu hướng bùng nổ trên báo điện tử. Thể loại này được kỳ vọng sẽ là một
hướng đi mới cho các tờ báo điện tử vốn đang ngang hàng nhau về mặt thông
tin.

Đối với những câu hỏi mà nhóm tác giả đặt ra, hai nghiên cứu, lần lượt là
“Phát triển dòng sản phẩm mega-story trên báo mạng điện tử hiện nay” và
“Tổ chức sản xuất Mega story của báo điện tử: Một số vấn đề lý luận và giải
pháp ứng dụng” có câu trả lời liên quan. Cụ thể,

Nguyễn Tất Toàn (2017) trong “Phát triển dòng sản phẩm mega-story trên
báo mạng điện tử hiện nay” đã khẳng định mega-story là dòng sản phẩm
không nằm ngoài mục đích, nhu cầu của công chúng hiện đại. Tác giả đưa ra
các dẫn chứng là các sản phẩm mega-story trong và ngoài nước nhận được sự
quan tâm lớn từ công chúng như “Snow Fall” - The New York Time (3,5 triệu
lượt xem toàn cầu). Song, công chúng được xác định ở luận điểm này chưa rõ
ràng.

Nguyễn Văn Việt (2020) trong “Tổ chức sản xuất Mega story của báo
điện tử: Một số vấn đề lý luận và giải pháp ứng dụng” chỉ rõ tỉ lệ và tần suất
đọc khả quan trên báo mạng điện tử nói chung và thể loại mega-story nói
riêng của công chúng. Cụ thể hơn, thông qua phương pháp khảo sát và điều
tra bảng hỏi trực tiếp 100 người tại Hà Nội, việc đón nhận thể loại này được
thể hiện rõ với hơn 55% người đọc thường xuyên và 35% người đọc vài lần

6
một tuần, trong đó 95% tỷ lệ ý kiến cho viết mega-story hấp dẫn hơn các thể
loại báo chí khác, 99% cho rằng nội dung có chiều sâu hơn thể loại khác và
mức độ tin cậy trong thông tin lên tới 60%. Tuy nhiên, khảo sát chưa đề cập
vào điểm hạn chế, chưa phù hợp của mega-story với công chúng Việt Nam
mà mới chỉ tập trung vào điểm mạnh của thể loại này.

Bằng phương pháp nghiên cứu và khảo sát, Nguyễn Xuân Hương (2007)
trong luận văn thạc sĩ “Truyền thông đa phương tiện trên Internet xu thế của
truyền thông hiện đại” đã cho thấy tin tức được truyền tải bằng hình ảnh, nhất
là ảnh động luôn nằm trong top 10 tin được truy cập nhiều nhất trong ngày
(khoảng 130 nghìn truy cập/tin). Cũng nội dung đó, lượng truy cập của thông
tin bằng chữ viết chỉ từ vài trăm cho đến vài nghìn, điều đó chứng tỏ tính ưu
việt của các sản phẩm truyền thông đa phương tiện trong xu thế truyền thông
hiện đại.

Thực hiện so sánh về ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử Tiền
Phong và bbc.co.uk, luận văn thạc sĩ Báo chí và Truyền thông “Ứng dụng đa
phương tiện trên báo điện tử nhìn từ tienphong.vn và bbc.co.uk” của Nguyễn
Văn Tuấn (2016) chỉ ra về tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển ứng dụng
thực hiện đa phương tiện trên báo điện tử trong đời sống và xu hướng bạn
đọc, nhưng chưa nhận diện được thế nào là mega-story. Tuy nhiên, tác giả của
cũng chỉ ra những hạn chế về như chất lượng chương trình chưa cao, đội ngũ
phóng viên chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ khi thực hiện sản xuất tin bài đa
phương tiện, tính tương tác chưa cao, mới chỉ hướng đến một số công chúng.

Thể loại mega-story này cũng được tác giả Nguyễn Tất Toàn trong luận
văn thạc sĩ Báo chí học “Phát triển dòng sản phẩm mega-story trên báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay” (2017) miêu tả với những đặc điểm nổi bật hơn so
với thể loại báo chí truyền thống như: Có sự đầu tư nhiều thời gian và công
sức trong quá trình thực hiện; nội dung thông tin toàn cảnh, chuyên sâu về
một vấn đề, chủ đề, đề tài cụ thể, xác định; được thể hiện dưới một tác phẩm

7
có độ dài lớn trên nền tảng đa phương tiện. Bằng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau như điều tra xã hội học định lượng qua bảng hỏi, so sánh - đối
chiếu, thống kê, phân tích,.... trên các trang báo mạng điện tử như
Vietnamplus.vn, doanhnhanonline.com.vn…, tác giả còn cho thấy tiêu chí
quan trọng nhất của các tác phẩm mega-story để thu hút công chúng và quyết
định về thời lượng lưu lại của độc giả trước hết là “nội dung khái quát,
chuyên sâu, chi tiết”, nhưng phải quan tâm đến yếu tố đa phương tiện và thiết
kế, trình bày, hấp dẫn, sáng tạo thì tác phẩm mega-story mới có độ hấp dẫn
nhất định.

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Xu hướng siêu tác phẩm báo chí trên báo
mạng điện tử” của tác giả Trần Huyền Anh (2019) hay tác phẩm “Xu hướng
phát triển của Báo mạng điện tử ở Việt Nam” của Trần Vũ Thị Giang Lam
(2020) đã chỉ ra một số xu hướng của báo mạng điện tử Việt Nam đang được
hình thành và dự đoán là sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khẳng định về sự
phát triển tiềm năng của thể loại mega story cũng như khả năng thu hút công
chúng lớn hơn của thể loại báo chí mới mẻ này.

Gần đây nhất, Đỗ Bích Thảo Trân (2020) trong “Megastory: Dạng thức
báo chí mới trên nền tảng truyền thông Đa phương tiện” tiếp tục đề cập mega-
story là một dạng thức mới của báo điện tử đánh dấu bước tiến vượt bậc của
sự phát triển các tác phẩm báo chí trong nền công nghiệp 4.0, hướng đến
nhóm công chúng có thói quen đọc nhiều, đọc sâu. Như những nghiên cứu
trên, công trình của tác giả cũng đã đề cập về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức cùng một số kiến nghị cho các cơ quan báo chí xây dựng kế
hoạch phát triển Mega story thành tác phẩm báo chí hiệu quả thời đại số.

Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã khái quát hoá về tính
ưu việt của mega-story, cách tổ chức sản xuất mega-story cũng như đưa ra đề
cập chung về những đặc thù của thể loại đa phương tiện này. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu mới chỉ nhìn nhận mega-story dưới góc nhìn thể loại

8
hoặc mới tập trung về tính ưu việt, điểm mạnh của mega-story chứ chưa
hướng nhiều tới những mặt chưa phù hợp của mega-story, chưa đặt đối tượng
công chúng của thể loại này vào trung tâm. Nói cách khác, các nghiên cứu
vẫn chưa đề cập hoặc đi sâu vào vấn đề tiếp nhận của công chúng đối với hình
thức báo chí đa phương tiện này. Kế thừa những ưu điểm của các công trình
nghiên cứu trước, đề tài “Xu hướng tiếp nhận mega-story trên báo mạng điện
tử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” tiếp tục đóng
góp, bổ sung về vấn đề tiếp nhận, cụ thể là xu hướng tiếp nhận của công
chúng hiện nay về thể loại này.

3. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích

Nghiên cứu tìm hiểu xu hướng tiếp cận mega-story của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền nhằm thấu hiểu xu hướng tiếp nhận chung của công
chúng trẻ ngày nay, phát hiện những đặc điểm phù hợp và chưa phù hợp của
mega-story với xu hướng tiếp nhận của công chúng, từ đó, giúp các tòa soạn
tìm ra định hướng phù hợp để phát triển thể loại này trong tương lai gần.

3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu 1: Tổng hợp tài liệu, thông tin về mega-story, xu hướng tiếp
nhận của công chúng hiện nay.

- Xây dựng hệ thống khái niệm được sử dụng trong đề tài


- Tổng hợp, kế thừa các lý quyết và nghiên cứu liên quan tới đề tài

Mục tiêu 2: Tìm hiểu xu hướng tiếp nhận mega-story của sinh viên Học
viện báo chí và tuyên truyền.

- Xây dựng công cụ khảo sát là bảng hỏi, tiến hành khảo sát trên phạm vi
xác định

9
- Phân tích kết quả và rút ra nhận xét về xu hướng tiếp nhận Megastory
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay và của công
chúng trẻ nói chung.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp đáp ứng xu hướng tiếp nhận mega-story của
công chúng hiện nay.
- Đánh giá mức độ đáp ứng xu hướng tiếp nhận mega-story của công
chúng
- Đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế và đáp ứng xu hướng tiếp cận
mega-story của công chúng

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xu hướng tiếp nhận Megastory của
sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay. Cụ thể, đối tượng bao
gồm tần suất, mục đích đọc mega-story, sự lựa chọn các trang báo mạng điện
tử, thời gian trung bình dành ra để đọ mega-story, những tuyến nội dung và
các trình bày hình thức yêu thích, những hạn chế của mega-story dưới góc
nhìn của sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể của nghiên cứu là sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền.
Do đặc thù môi trường ngành học, nhóm đối tượng này được trang bị kiến
thức về báo chí - truyền thông, có nhiều cơ hội tiếp cận với các dạng thức báo
chí mới, các xu thế, xu hướng mới trong báo chí và truyền thông. Họ vừa là
công chúng, vừa là nguồn tin cho các tòa soạn, các trang mạng xã hội. Họ vừa
có góc nhìn của một độc giả trẻ lớn lên giữa xã hội thông tin vừa có sự nhạy
bén của một nhà báo, nhà truyền thông. Vì vậy, nhóm công chúng này có khả
năng tiếp cận với dạng thức megastory cao hơn so với các nhóm công chúng
trẻ khác, đồng thời, cũng có khả năng để đánh giá, nhận xét về xu hướng tiếp
nhận mega-story.
10
4.3. Đối tượng khảo sát

Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phi thực nghiệm -
bảng hỏi trên đối tượng khảo sát là 800 sinh viên đang theo học tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền. Nghiên cứu khảo sát sinh viên các lớp từ năm nhất
đến năm bốn, tại tất cả 40 chuyên ngành của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Mỗi lớp khảo sát 5 mẫu (cả nam và nữ).

4.4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài “Xu hướng tiếp nhận Megastory của sinh học Học viện báo chí và
tuyên truyền” được thực hiện trên không gian là Học viện báo chí và tuyên
truyền, từ tháng 5/2022 đến tháng 12/2022. Lý do nhóm nghiên cứu chọn thời
điểm này bởi hiện nay, mega-story đã trở nên phổ biến, đặc biệt đối với
những người đang học và làm việc trong lĩnh vực báo chí - truyền thông.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay, báo chí đang trải qua cuộc cách mạng chuyển đối số vô cùng
mạnh mẽ. Trong đó, Mega-story chính là một trong những sản phẩm của nền
báo chí đa phương tiện. Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiều
cơ hội tiếp xúc với lĩnh vực báo chí - truyền thông qua đó có tần suất tiếp
nhận thể loại báo mạng điện tử này cao. Đặc biệt, do tính chất của ngành học,
sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện sở hữu tần suất tiếp nhận
thường xuyên hơn cả.

Tuy nhiên, mục đích khi tiếp nhận Mega-story của nhóm nhóm độc giả
này thường khá đa dạng. Bên cạnh cập nhật thông tin, truyền cảm hứng, một
động cơ không thể thiếu chính là phục vụ cho các bài tập thực hành và nghiên
cứu.

Với mục đích nghiên cứu, nhóm độc giả này có xu hướng ưa thích những
nội dung phức tạp, được đầu tư kĩ lưỡng, chất lượng thông tin và lao động nhà

11
báo đòi hỏi ở mức cao. Bên cạnh đó là hình thức trau chuốt, tỉ mẩn, tích hợp
nhiều thể loại như ảnh báo chí, video,...

Khi tiếp nhận với tư cách độc giả đơn thuần, những người này mang đặc
trưng của giới trẻ hiện đại với thời gian tập trung ngắn và nhiều lựa chọn
thông tin khác nhau trên không gian mạng. Do đó, họ thường tìm đọc những
nội dung đơn giản và có khả năng truyền cảm hứng. Những gì họ lựa chọn
trước tiên phải gây được sự tò mò, giật gân. Dạng thức không phức tạp mà chỉ
dừng lại ở văn bản và ảnh minh hoạ được thiết kế bắt mắt. Và cũng chính nhờ
sự chỉn chu trong hình ảnh minh họa cũng như tính “động” của nền tảng đọc
báo đã thu hút giới trẻ hiện đại và tăng thời gian tập trung đọc bài hơn.

Theo bài nghiên cứu “Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ở Việt
Nam của tác giả Trần Vũ Thị Giang Lam đăng trên Chuyên san Khoa học Xã
hội và Nhân văn” thì: “Xu hướng tiếp nhận thể loại báo chí chung hiện nay
chính là hướng đến thể loại đa dạng và chuyên sâu hơn”. Bên cạnh đó, những
hạn chế được nêu trong bài báo “Mega story: dạng thức báo chí mới trên nền
tảng Truyền thông Đa phương tiện của tác giả Đỗ Bích Thảo Trân đăng trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế”, đó
là:

- Không đáp ứng được tính nóng của thông tin


- Tốn quá nhiều thời gian, công sức cho một bài viết
- Mega-story có dung lượng dài nên kén độc giả

Mega-story vẫn có thể đáp ứng được một phần xu hướng tiếp cận của
công chúng ở khía cạnh ngôn từ trau chuốt, tích hợp yếu tố đa phương tiện
như hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, âm thanh và tính tương tác. Những
thông tin và kiến thức mega-story mang tới cũng là điểm cộng lớn khiến sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền yêu thích vì thể loại báo mạng này
được chú trọng đầu tư thời gian, công sức nhằm mang đến những tác phẩm
chất lượng nhất cho công chúng.

12
Song, thể loại này lại không đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh, chính
xác, uy tín. Một số sản phẩm mega-story làm về các chủ đề đặc thù thường
khá kén người đọc.

Bên cạnh đó là giả thuyết rằng có sự hạn chế trong việc tiếp nhận mega-
story của công chúng trẻ vì việc trải nghiệm dạng tác phẩm báo chí này chỉ
được giới hạn trên thiết bị máy tính cá nhân và máy tính bảng (những thiết bị
có màn hình đủ rộng để có truyền tải hết nội dung). Trong khi xu hướng tiếp
nhận của công chúng trẻ hiện nay là những thông tin chuyển tải qua thiết bị di
động.

Qua đó, các giải pháp có thể rút ra bao gồm:

Thứ nhất, đội ngũ nhà báo cần tìm ra một phương pháp sản xuất ra những
bài mega-story một cách nhanh chóng hơn.

Thứ hai, mở rộng nền tảng phủ sóng. Hiện nay trải nghiệm mega-story tốt
nhất là ở trên nền tảng máy tính cá nhân, trong khi điện thoại đang là thiết bị
phổ biến và tiện dụng của công chúng hơn cả.

Thứ ba, nội dung trên mega-story nên theo sau những sự kiện nóng hổi
chứ không đơn thuần về các đề tài về đời sống, sức khỏe như hiện nay.

Thực chất, thể loại này đã đáp ứng rất tốt xu hướng người đọc trong công
tác phòng, chống dịch bệnh Covid 19. Thời điểm trên, nhiều trang báo lớn
như VietnamPlus, Tuổi trẻ, VnExpress hay các trang thông tin điện tử như
Zingnews đều đẩy mạnh các tuyến bài Megastory, thực hiện thành công công
tác tuyên truyền và tạo nguồn cảm hứng lớn cho độc giả.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp luận

Để kiểm chứng và làm sáng tỏ những giả thuyết trên, nhóm tác giả, trong
quá trình nghiên cứu, dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận:

13
- Nguyên tắc khách quan: Xem xét và phân tích sự phát triển của mega-
story và xu hướng tiếp nhận thể loại này dựa vào những biến đổi khách
quan của thế giới và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Quan điểm toàn diện: Bóc tách và phân tích các yếu tố của mega-story.
Khảo sát và rút mối quan hệ của các yếu tố này đối với xu hướng tiếp
nhận của người đọc.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể: Phân tích xu hướng tiếp nhận mega-story
dựa trên xu hướng chung của năm 2022 so sánh với thời điểm hai năm
trước. Megastory hiện không còn quá mới lạ đối với lĩnh vực báo chí -
truyền thông. Từ đó, đưa ra dự đoán về những biến đổi sắp tới trong xu
hướng tiếp nhận thể loại này và giải pháp đáp ứng xu hướng đó.

6.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra bằng bảng trên cỡ
mẫu 800 sinh viên của Học viện báo chí và tuyên truyền. Phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên trực tiếp đưa bảng hỏi về các lớp.

Bảng hỏi phục vụ trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

- Sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền có thường xuyên tìm đọc
các sản phẩm mega-story trên báo mạng điện tử? Đọc để phục vụ mục
đích gì?
- Những nội dung, đề tài nào trên các sản phẩm mega-story được ưa
chuộng bởi sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền?
- Cụ thể những nhu cầu của sinh viên Học viện xoay quanh các tác phẩm
mega-story như: hình thức, thời lượng của nội dung, dạng thức truyền
tải thông tin như thế nào?

14
7. Điểm mới của đề tài

Đề tài nghiên cứu của nhóm kế thừa quan điểm đúng đắn, phù hợp của
những công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời, cũng sở hữu những điểm
mới, điểm phát triển.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nhận thấy những đề tài trước đó mới
chỉ dừng ở việc nghiên cứu lý luận, nghiên cứu megastory như một thể loại,
một định hướng mới cho báo chí - truyền thông chứ chưa khai thác sâu vào
vấn đề tiếp nhận, chưa khai thác sâu vào đối tượng công chúng trẻ. Vì vậy, đề
tài nghiên cứu của nhóm sẽ khai thác một khía cạnh vẫn còn khá mới - vấn đề
tiếp nhận megastory.

Mặt khác, đề tài được thực hiện trong bối cảnh năm 2022, trong thời kỳ
“bình thường mới” sau COVID-19. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xu
hướng tiếp nhận của công chúng đã có nhiều thay đổi, xuất hiện những vấn đề
mới, khác với bối cảnh thực hiện nghiên cứu của nhiều đề tài trước đó, đặc
biệt là các đề tài trước năm 2019. Trong khi đó, nhu cầu thị hiếu của công
chúng thay đổi mạnh mẽ theo thời gian, những gì trước đây được coi là chuẩn
mực về mặt thiết kế, tính năng của Mega-story sẽ dần trở nên lỗi thời. Do đó,
nghiên cứu sẽ cập nhật dữ liệu, thông tin mới về mega-story nói chung, nhu
cầu tiếp nhận và xu hướng tiếp nhận mega-story của công chúng ngày nay nói
riêng, từ đó, phát hiện ra những vấn đề mới, những mặt chưa phù hợp của
mega-story với công chúng hiện nay.

Bên cạnh đó, đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu là những sinh viên
thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhóm đối tượng này là những
người trẻ vừa là những người có cơ hội tiếp xúc rộng mở với công nghệ, là
vừa là người tiếp nhận thông tin, vừa là nguồn tin và đồng thời cũng là những
người nghiên cứu ngành Báo chí - Truyền thông. Họ là những người sẽ định
hình sự phát triển của báo chí trong tương lai. Nghiên cứu về nhu cầu tiếp

15
nhận của nhóm đối tượng này có thể phát hiện những góc nhìn mới về định
hướng phát triển của mega-story.

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận

- Nghiên cứu hệ thống lại các quan điểm, công trình nghiên cứu liên quan
về mega-story tại Việt Nam và nước ngoài.
- Nghiên cứu góp phần xây dựng, bổ sung, phát triển cơ sở lý luận khoa học
về báo chí - truyền thông nói chung và lý luận về xu hướng tiếp nhận
mega-story của công chúng nói riêng trong sự vận động phát triển không
ngừng của truyền thông số.

Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài xác định đúng đắn xu hướng tiếp nhận
mega-story của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay nói
riêng cùng những khía cạnh của thể loại này chưa phù hợp với xu hướng
tiếp nhận của công chúng Việt Nam hiện nay nói chung.
- Từ kết quả nghiên cứu, các phân tích, đánh giá xu hướng tiếp nhận của
công chúng giúp gợi mở hướng phát triển phù hợp cho các sản phẩm
mega story của các tòa soạn tại Việt Nam hiện nay.
- Các số liệu, thông tin cung cấp từ đề tài là tài liệu tham khảo, nghiên cứu
rộng rãi trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về báo chí -
truyền thông, là cơ sở cho các công trình nghiên cứu Mega story trong
tương tương lai.

9. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài gồm gồm 3 chương, 6 tiết, và 12 tiểu tiết.

16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIẾP NHẬN
MEGA-STORY
1.1. Hệ thống khái niệm
1.1.1. Báo mạng điện tử và thể loại báo chí trên báo mạng điện tử
1.1.1.1. Báo mạng điện tử
1.1.1.2. Thể loại báo chí trên báo mạng điện tử
1.1.2. Mega-story
1.1.2.1. Thuật ngữ Mega-story
1.1.2.2. Thể loại Mega-story trên báo mạng điện tử
1.1.3. Xu hướng tiếp nhận Mega-story
1.1.3.1. Xu hướng
1.1.3.2. Xu hướng tiếp nhận

1.2. Lý thuyết về vấn đề tiếp nhận Mega-story


1.2.1. Lý thuyết chung về báo chí - truyền thông
1.2.1.1. Lý thuyết truyền thông
1.2.1.2. Mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon
1.2.2. Lý thuyết về sự tiếp nhận của công chúng
1.2.2.1. Lý thuyết tâm lý học báo chí - truyền thông
1.2.2.1. Lý thuyết sử dụng và hài lòng
1.2.2. Đặc điểm của Mega-story trên báo mạng điện tử ở Việt Nam
1.2.2.1. Về nội dung
1.2.2.2. Về hình thức

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN MEGA-STORY


CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
2.2. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng tiếp nhận mega-story của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

17
2.3. Kết luận về xu hướng tiếp nhận mega-story của sinh viên Học viện
báo chí và tuyên truyền hiện nay

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG XU HƯỚNG TIẾP CẬN


MEGA-STORY CỦA CÔNG CHÚNG
3.2. Đánh giá mức độ đáp ứng xu hướng tiếp nhận mega-story của công
chúng

3.3. Giải pháp khắc phục hạn chế, đáp ứng xu hướng tiếp nhận mega-
story của công chúng

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu nước ngoài

[1] Ascurr, “Megastories, changing journalism”

[2] Ramesh Jain & Malsolm Slaney (2013), “Micro Stories and Mega
Stories”

Danh mục tài liệu trong nước

[1] Trần Huyền Anh (2019), “Xu hướng siêu tác phẩm báo chí trên báo mạng
điện tử”, Tạp chí Khoa học, Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, tập 10, Số đặc
biệt, Hà Nội;

[2] Nguyễn Xuân Hương (2020), “Truyền thông đa phương tiện trên Internet
– xu thế của truyền thông hiện đại”; Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội;

[3] Trần Vũ Giang Lam (2020) Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ở
Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 6, Hà Nội;

[4] Nguyễn Tất Toàn (2017), “Phát triển dòng sản phẩm Mega-story trên báo
mạng điện tử Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, TP.HCM;

[5] Nguyễn Văn Tuấn (2016), “Ứng dụng đa phương tiện trên báo điện tử
nhìn từ tienphong.vn và bbc.co.uk”, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội;

[6] Đỗ Bích Thảo Trân (2020), “Megastory: Dạng thức báo chí mới trên nền
tảng truyền thông Đa phương tiện”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học
Huế, tấp 16, Số 3, Huế;

[7] Nguyễn Văn Việt (2020), “Tổ chức sản xuất Mega-story của báo điện tử:
Một số vấn đề lý luận và phải pháp ứng dụng”, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

19
20

You might also like