You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC – LÊNIN

Nhóm sinh viên : 1671020321(Mã SV)

Lớp : CNTT 16-06

GV hướng dẫn: Nguyễn Đăng Thu

Hà nội, tháng 5 năm 2023.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC – LÊNIN

Nhóm sinh viên : 1671020321(Mã SV)

Lớp : CNTT 16-06

GV hướng dẫn: Nguyễn Đăng Thu

Hà nội, tháng 5 năm 2023

2
T Nhận xét mức độ
Họ và tên Nhiệm vụ Điểm
T hoàn thành

1 Nguyễn Hoài Trang Làm báo


cáo,tiểu luận

2 Đỗ Văn Thuyên Chụp ảnh,tư


liệu

3 Bùi Hoàng Anh Chụp ảnh,tư


liệu

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................

3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................ 5
1. Khái quát vấn đề cần giải quyết.................................................................. 5
2. Các phương pháp để giải quyết vấn đề....................................................... 5
3. Kết cấu........................................................................................................ 5
NỘI DUNG............................................................................................................. 6
LÝ LUẬN CHUNG............................................................................................. 6
Chương 1. Cơ sở lý luận chung của nền kinh tế sản xuất hàng hóa.................
................................................................................................................................. 7
1. Khái niệm sản xuất hàng hóa ........................................................................ 7
2. Điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa................................................................ 7
3. Ví dụ về sản xuất hàng hóa............................................................................ 8
4. Nền sản xuất hàng hóa có những hạn chế .....................................................10
Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu, liên hệ vấn đề nghiên cứu trong
thực tiễn................................................................................................................... 12
1. Thực trạng.......................................................................................................12
2. Nguyên nhân...................................................................................................13
Chương 3. Giải pháp, kiến nghị............................................................................. 15
1. Giải pháp.........................................................................................................15
2. Kiến nghị.........................................................................................................15
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG HÓA…………………………………...19
KẾT LUẬN...............................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................30

4
MỞ ĐẦU

1. Khái quát vấn đề cần giải quyết:


Những hạn chế của nền sản xuất hàng hóa và nền kinh tế Việt Nam cần
khắc phục những hạn chế của nền sản xuất hàng hóa.
2.Các phương pháp để giải quyết vấn đề:
 Tìm hiểu tài liệu liên quan.
 Tham quan, khảo sát thực tế để phân tích thị trường của các sản
phẩm.
 Khảo sát thực trạng và nguyên nhân của nền sản xuất hàng hóa.
 Khảo sát quy trình mua bán hàng hóa của cửa hàng.
3.Kết cấu:
Đối tượng nghiên cứu: Khái niệm về sản xuất hàng hóa,điều kiện ra đời sản
xuất hàng hóa,những hạn chế của nền sản xuất hàng hóa.
Phạm vi: Chủ yếu được nghiên cứu trong giáo trình Kinh tế chính trị Mác –
Lênin.
Mục đích nghiên cứu: Cung cấp hiểu biết về vấn đề lên quan đến sản xuất hàng
hóa và đưa ra cái nhìn tổng quan về nền sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế
Việt Nam.Và từ đó đưa ra phương hướng cho nền kinh tế Việt Nam.

5
NỘI DUNG

LÝ LUẬN CHUNG
Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản
xuất nên sản xuất của xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con
người bị bó hẹp trong một phạm vi, giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất
phát triển và có nhiều thành tựu mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự
nhiên và chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa phát triển
càng mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng
hóa là sản xuất sản phẩm để bán.Nói cách khác,sản xuất thị trường là kiểu tổ
chức sản xuất trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó mà để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi mua bán. Sản xuất hàng hóa là
một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ
thuật, công nghệ được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển
trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Nền
sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặc cơ bản trong lịch sử phát triển của loài
người.Sản xuất hàng hóa xóa bỏ kinh tế tự nhiên,phát triển nhanh lực lượng sản
xuất,nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, sản xuất hàng hóa được ví như một mắt xích quan trọng trong
guồng máy của nền kinh tế,đóng vai trò quan trọng, nhất là trong xu thế hội
nhập và phát triển hiện nay,không những góp phần đắc lực vào quá trình thúc
đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển mà còn mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác
quốc tế cả về các lĩnh vực khác.Sản xuất hàng hóa là một quá trình tạo ra sản
phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Trong thời đại nền kinh tế mở và cạnh tranh như hiện nay, mỗi quốc gia phải
nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực thế giới và thời đại. Chính vì vậy việc
nghiên cứu về điều kiện ra đời, đặc trưng, ưu thế của sản xuất hàng hóa là vô
cùng quan trọng, từ đó ta có thể liên hệ với nước ta và làm cho quá trình sản
xuất hàng hóa của nước ta ngày càng phát triển với chất lượng cao hơn. Bài tiểu
luận của chúng em sẽ trình bày về nền sản xuất hàng hóa và nền kinh tế Việt
Nam. Do những hạn chế cả về mặt kiến thức và mặt thời gian bài tiểu luận của
chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,chúng em rất mong nhận được sự
góp ý của cô giáo. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA

1.Khái niệm sản xuất hàng hóa:


Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị
Mác - Lênin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản
xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp
sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua
việc trao đổi, mua bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ
chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán.
2.Điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện dồng thời với sự xuất hiện của xã
hội loài người. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các
điều kiện:
Một là, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực
hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ
lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất
yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những
người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó,
người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi,
mua bán, tức là phải trao đồi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản
phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối
diện với nhau như là những hàng hóa. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những
người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát
triền.Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thề sản xuất hiện
khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển,
sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.
Những người sản xuất hàng hóa có quyền độc lập tự chủ trong sản xuất kinh
doanh và phân phối sản phẩm. Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể
sản tồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi sản
phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ. Điều đó

7
chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức là
trao đổi hàng hóa, sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa.
Như vậy, phân công lao động xã hội đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế
giữa những chủ thể sản xuất trong xã hội, làm cho họ có liên quan đến nhau,
phải dựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Còn sự tách biệt về lợi ích kinh tế giữa
các chủ thể sản xuất trong xã hội khiến cho việc trao đổi sản phẩm giữa họ trở
thành trao đổi hàng hóa và do đó sản xuất sản phẩm giữa họ là sản xuất hàng
hóa. Đây là điều kiện đủ để xuất hiện sản xuất hàng hóa. Khi còn sự tổn tại của
hai diều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền
sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sc làm cho
xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định,
nền sán xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự
túc.
3.Ví dụ về sản xuất hàng hóa:
Trong nền sản xuất hàng hóa thì vải của người thợ dệt may được đem ra
mua bán trao đổi trên thị trường nhằm thỏa mần nhu cầu mặc của nhiều người
và nhu cầu này không ngừng gia tăng trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu khách
hàng, đòi hỏi người thợ dệt may phải chăm chỉ sản xuất vải cũng như nghĩ cách
cải tiến chất lượng vải, số lượng vải... Các công ty sản xuất hàng dệt may giải
quyết nhu cầu về may mặc của người dân trong nước và xuất khẩu lượng lớn
sản phẩm ra tiêu thụ ở nước ngoài. Ngành dệt may của nước ta phát triển mạnh
ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định, Đà
Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng, Long An,… Sau nhiều năm xây dựng và phát
triển, dệt may Việt Nam đã có chỗ đứng trong thị trường may mặc thế giới.

8
Cùng với dệt may, da giày là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
được đẩy mạnh sản xuất với sản lượng lớn hàng năm đáp ứng nhu cầu sử dụng
trong nước và xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam
là nước đứng thứ 4 trong top các quốc gia xuất khẩu mặt hàng da giày lớn nhất
Thế giới, và liên tục tăng trưởng đều đặn hàng năm.

Trong ngành công nghiệp gia công cơ khí, các sản phẩm chi tiết máy, jig
được sản xuất hàng loạt nhờ phay CNC, tiện CNC với độ chính xác cao, đồng
đều về chất lượng. Gia công CNC có thể thực hiện đồng thời các nhiệm vụ khác
nhau, dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả.
Toyota và Mercedes: Đây là hai thương hiệu xe hơi nổi tiếng trên thế giới.
Tuy nhiên, chúng khác nhau về mức độ sang trọng, giá cả, và mục tiêu khách
hàng. Toyota sản xuất các loại xe hơi với giá cả phải chăng và chất lượng đáng
tin cậy. Xe của Toyota thường được sử dụng để di chuyển hàng ngày hoặc cho
gia đình sử dụng. Trong khi đó, Mercedes là một thương hiệu xe sang, với mức
giá cao hơn so với các sản phẩm của Toyota. Mercedes sản xuất các loại xe hơi
có nhiều tính năng cao cấp, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
sang trọng và muốn sở hữu một chiếc xe đẳng cấp.

Toyota Mercedes

9
Xe máy Honda và Yamaha: Đây là hai thương hiệu xe máy nổi tiếng tại
Việt Nam. Honda có thương hiệu mạnh và được xem là sản phẩm cao cấp, với
giá cả cao hơn so với các sản phẩm cùng loại từ các nhà sản xuất khác. Yamaha,
trong khi đó, có chất lượng tốt và giá cả thấp hơn so với Honda. Do đó, đối với
những người dùng muốn có một sản phẩm tốt với giá cả hợp lý, họ có thể lựa
chọn Yamaha. Tuy nhiên, đối với những người muốn sở hữu một sản phẩm cao
cấp, có thương hiệu mạnh và đáng tin cậy, họ có thể lựa chọn Honda.
4.Nền sản xuất hàng hóa có những hạn chế:
Nền sản xuất hàng hoá mang lại nhiều lợi thế nhưng cũng sẽ mang lại
nhiều mặt hạn chế cho cá nhân, cho toàn xã hội. Nhiều hạn chế có thể kể đến
như :
 Gia tăng cách giàu nghèo, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội.
Có nhiều người sẽ đầu cơ trục lợi dùng tiền để thu gom, vơ vét hàng hoá
khiến cho mặt hàng đó trở nên khan hiếm, làm mất cân đối quan hệ cung – cầu
khiến cho giá cả các mặt hàng tăng cao. Khi ấy, những người nghèo sẽ càng khó
khăn hơn khi không thể mua hàng hoặc phải trả khoản tiền cao hơn rất nhiều.
Tình trạng này gây rối loạn nền kinh tế – xã hội, tạo sự chênh lệch giàu nghèo
lớn,những việc này đều gây mất trật tự xã hội.
 Bóc lột quá sức sức lao động của con người và cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên dẫn đến ô nhiễm mỗi trường.
Xã hội đang phát triển không ngừng, đã có rất nhiều thành tựu khoa học –
kỹ thuật ra đời tạo nên những đột phá mới về công nghệ. Song song với sự phát
triển ấy là môi trường ngày càng bị tàn phá nặng nề. Các chất thải công nghiệp,
chất thải nông nghiệp, khói bụi tích tụ trong bầu khí quyển, lắng đọng trong đất,
nước khiến cho nhiều sinh vật bị biến đổi gen, có nguy cơ tuyệt chủng. Thậm
chí những vật liệu độc hại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con
người.Như tại Mỹ và Trung Quốc,hai nước đang có nền công nghiệp rất giàu
tiềm năng và vận hành một nền công nghiệp khổng lồ,thì tại đó cũng là hại nơi
thải ra lượng khí thải lớn nhất,bằng ½ lượng khí thải của toàn thế giới.
 Gây mất cân bằng cung cầu khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng
thừa, thất nghiệp và lạm phát.
Một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần túy điều tiết khó tránh khỏi
những thăng trầm,khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp.Người ta
nhận thấy rằng,một nền kinh tế thị trường hiện đại đứng trước một khó khăn
gian nan của kinh tế vĩ mô: không một nước nào trong một thời gian dài lại duy
trì được một mức lạm phát thấp và đầy đủ công ăn việc làm. Tỷ lệ lạm phát tăng
10
khiến cho các mức lãi suất cũng tăng theo dẫn đến những hạn chế của sản xuất
hàng hoá và gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, thất nghiệp trầm trọng.Tình
trạng lạm phát còn khiến đồng tiền của nước này trở nên mất giá hơn so với các
nước khác, gia tăng khoản nợ với nước ngoài, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh
tế và địa thế của nước đó trên thị trường quốc tế.
 Nguồn nhân lực và trang thiết bị không đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Hiện nay, ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang đối mặt
với thực trạng số người lao động tuy dồi dào nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót
tạo ra nhiều hạn chế của sản xuất hàng hoá. Số lượng nhân công có tay nghề,
trình độ chuyên môn cao còn thấp, đa phần là lao động chân tay. Điều này gây
khó khăn cho việc chuyển đổi sản xuất trong các doanh nghiệp khi người lao
động không đủ khả năng nắm bắt, vận hành và sử dụng máy móc vào sản
xuất.Ngoài ra, tốc độ đổi mới, cải tiến các thiết bị công nghệ chưa đồng đều và
còn tụt hậu hơn so với các nước các nước phát triển khác mang lại rất nhiều hạn
chế của sản xuất hàng hoá để có thể cạnh tranh về giá cả, thị trường. Cạnh tranh
ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản
xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được
hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn.
 Những cuộc cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến những hiện tượng
xấu như: buôn lậu,trốn thuế,lách luật,lừa đảo,làm hàng giả,hàng
nhái,hàng kém chất lượng,...
Nền kinh tế sản xuất hàng hóa chỉ có thể phát huy tác dụng tốt nhất trong
môi trường cạnh tranh lành mạnh,khi xuất hiện môi trường cạnh tranh không
lành mạnh thì hiệu lực của nền kinh tế sản xuất hàng hóa bị giảm.Chẳng hạn
như xuất hiện độc quyền,các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng,tăng giá để
thu lợi nhuận cao,mặt khác, khi xuất hiện độc quyền thì không có sức ép về
cạnh tranh để cải tiến kỹ thuật.Bên cạnh đó, hạn chế của sản xuất hàng hoá kém
chất lượng không chỉ làm mất uy tín mà còn khiến khách hàng mất niềm tin vào
các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Từ đó càng khó khăn hơn đối với
các công ty nội địa khác khi sản xuất và ra mắt sản phẩm đến người tiêu dùng.
Càng quan trọng hơn khi những sản phẩm này sẽ gây ra những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
 Xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội.
Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhưng
không tự động mang lại những giá trị chân,thiện,mỹ mà xã hội vươn tới.Tại
Mỹ,một đất nước vô cùng phát triển về cả kinh tế lẫn khoa học,nhưng lại có
11
hàng loạt những sự kiện mà sinh viên,học sinh,vì quá căng thẳng với cuộc sống
công nghiệp tại nước mình,mà cầm súng xả vào bạn bè thầy cô ngay trong
trường mình,rồi cuối cùng tự sát.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU,LIÊN HỆ VẤN ĐỀ


NGHIÊN CỨU TRONG THỰC TIỄN.

1.Thực trạng:
Đi lên từ một nền nông nghiệp nhỏ lạc hậu, nền kinh tế ta có đặcthù là sản
xuất nhỏ lẻ mang nặng tính tự cung tự cấp, sức cạnh tranh yếu. Trình độ công
nghệ sản xuất, quản lý, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. chất lượng laođộng
được đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một khắt khe của nền kinh tế,
người dân nước ta chưa có được cách nghĩ năng động, chính sách dù được
cảithiện còn nhiều bất cập... bên cạnh đó, các nền kinh tế khác và đặc biệt là,
Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á đã và đang lên mạnh mẽ và cạnh tranh gay
gắt với Việt Nam... Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng hiệu quả và chất
lượng còn thấp.Công nghệ,kĩ thuật còn lạc hậu,chưa sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn.
Do đặc thù là nước đang trong quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa nên
việc lựa chọn hình thức phân phối công bằng là hết sức quan trọng,chính vì thế
nhà nước ta đã chọn hình thức phân phối theo lao động.Trên thực tế,khoảng
cách giàu nghèo ở nước ta vẫn đang giãn ra một cách nhanh chóng,chênh lệch
giữa nhóm 20% người có thu nhập cao so với 20% người có thu nhập thấp nhất
năm 1996 là 7,3 lần,đến năm 2003 là 8,1 lần.Vấn đề này đang là một trong
những vấn đề nan giải.
Các mặt văn hóa – xã hội còn nhiều điểm nhức nhối.Tình trạng tham
nhũng,lãng phí,buôn lậu,làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn có hiệu quả.Sự
phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn,giữa các tầng lớp dân cư có
chiều hướng tăng lên.Đời sống và mức sống của một bộ phận dân cư,nhất là ở
vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn khó khăn.Sức mua của thị
trường còn yếu. Hiện tượng thiếu việc làm,thất nghiệp còn nhiều.Chất
lượng,hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo còn thấp,chất lượng phục vụ y
tế chưa cao.Một bộ phận người nghèo không đủ tiền để chữa bệnh và cho con đi
học...Các tệ nạn xã hội vẫn có chiều hướng gia tăng.Một bộ phận đảng viên
giảm sút cách mạng,có biểu hiện tha hóa về lối sống,phẩm chất đạo đức,tình
trạng tham nhũng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nội địa vẫn chưa ứng dụng được nhiều
các kỹ thuật tiên tiến, các khâu sản xuất và sản phẩm chưa có sự đổi mới, sáng
tạo.Hàng hóa có sức cạnh tranh thấp,công nghệ - kỹ thuật còn lạc hậu,yếu
12
kém,chưa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Đặc biệt là các nguyên liệu sản xuất
đa phần là phải nhập khẩu từ nước ngoài, bị phụ thuộc về giá và không có tính
ổn định. Những điều này không chỉ khiến mức chi phí sản xuất tăng, mà cả về
giá cả và chất lượng sản phẩm cũng không ổn định, khó cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài khác.Việc chỉ đạo quan hệ sản xuất mới còn lúng
túng,còn chậm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách để phát huy vai
trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,việc quản lý còn lỏng lẻo sơ hở.
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, nhiều cá nhân doanh nghiệp vì
muốn giảm thiểu chi phí sản xuất xuống thấp nhất để thu được nhiều lợi nhuận
mà bất chấp sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng để sản xuất ra
các sản phẩm kém chất lượng. Ở Việt Nam, năm 2019 các cơ quan, lực lượng
chức năng đã xử lý 149.502 vụ việc vi phạm; Quản lý thị trường đã phát hiện và
xử lý 82.300 vụ vi phạm. Vào năm 2020, chỉ riêng ở TP. Hồ Chí Minh đã có đến
1.013 vụ vi phạm tại các TTTM, chợ và các cửa hàng kinh doanh khác.Chúng ta
có thể ngược thời gian về năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ trong cộng
đồng, các loại hàng hóa trở nên khan hiếm đặc biệt là khẩu trang y tế. Nhiều
người đã nhân lúc này thu mua số lượng lớn khẩu trang và bán ra với mức giá
cao gấp 3, 4 lần so với bình thường.Nhiều người không thể mua được khẩu
trang và có nhiều người phải mua với giá cao trong khi tình hình kinh tế đang
không ổn định do dịch bệnh. Hoặc thị trường sản xuất phim ảnh, ca nhạc, giải
trí vì chạy theo lợi nhuận mà sản xuất những tác phẩm mang nội dung phản
cảm, đồi trụy, gây tổn hại tới đạo đức xã hội.
Cho đến nay, với sự tiến bộ trong công nghiệp, lượng khoáng chất cần
cho nghiên cứu, chế tạo, vận hành còn lớn hơn rất nhiều cộng thêm trợ lực của
máy móc nên con người đã khai thác mà không biết ngừng, dẫn đến nguồn tài
nguyên ngày càng suy giảm thậm chí biến mất.Đặc biệt trong đó có những tài
nguyên rất quan trọng nhưng không thể tái tạo như dầu mỏ, nó chiếm khoảng
40% trên tổng số năng lượng được sử dụng toàn cầu. Cạn kiệt dầu sẽ dẫn đến rất
nhiều tác động tiêu cực như chi phí tăng cao, các hoạt động sản xuất, kinh
doanh bị đình trệ, nhiều công ty không thể hoạt động sẽ dẫn đến phá sản,… đây
là hạn chế của sản xuất hàng hoá tiêu biểu nhất. Nhiều địa phương trên cả nước
đang chứng kiến môi trường sống thay đổi theo hướng tiêu cực vì ô nhiễm
không khí nghiêm trọng.Mà khu vực nào càng ô nhiễm thì mức độ tập trung của
nhiều ngành sản xuất càng lớn.Năm 2004, 5 doanh nghiệp tư nhân đã nhập khẩu
230 tấn phế liệu không đúng với thực tế khai báo về cảng sài gòn đã vi phạm về
quy định bảo vệ môi trường. Đặc biệt phải kể đến đó là vụ Formosa Hà Tĩnh
năm 2016 đã dội lên một làn sóng phẫn nộ của người dân trên cả nước. Nước
thải công nghiệp của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formusa Hà Tĩnh
thải trái phép chưa qua xử lý ra môi trường biển đã làm cho hải sản chết hàng
loạt ven biển bốn tỉnh miền Trung, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và môi
trường sinh thái dưới biển, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, du lịch và đời

13
sống cũng như sức khỏe của người dân. Ở Việt Nam, các “làng ung thư” xuất
hiện ngày càng nhiều.
2.Nguyên nhân:
Do mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu của
bản thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của
người khác, của thị trường. Bên cạnh đó,đất nước ta vốn là thuộc địa nửa phong
kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội rất thấp. Đất nước lại
trải qua hàng chục năm chiến tranh để lại hậu quả nặng nề như độc quyền
điện,nước,giao thông,bưu chính... Những tàn dư thực dân, phong kiến còn
nhiều, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung, quan liêu, bao
cấp.Khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng tăng là do thiếu ngồn nhân lực và
công nghệ,sự tập trung vốn,đầu tư,đất đai và công nghê vào một số ít người
thuộc tầng lớp giàu có. Kèm theo các chính sách phát triển thường tập trung vào
thành phố và các khu công nghiệp lớn, trình độ giáo dục và kĩ năng thấp. Phân
phối thu nhập không công bằng,có những mục tiêu xã hội dù nền kinh tế hàng
hóa hoạt động trôi chảy cũng không thể đạt được. Kinh tế Việt Nam bước vào
giai đoạn hội nhập,chính vì thế những trang bị vốn và kiến thức sẽ có cơ hội tạo
ra thu nhập khổng lồ.Sự tác động của nền kinh tế hàng hóa dẫn đến sự phân hóa
giàu nghèo,sự phân chia của cải,tác động xấu đến đạo đức và tình người.Cơ chế
thị trường làm cho nhiều người chỉ nghĩ đến đồng tiền,bán rẻ trách nhiệm và
danh dự của mình để lấy đồng tiền,khiến cho xã hội,đất nước lâm vào một quốc
nạn mới: tham nhũng. Sự tác động của nền kinh tế hàng hóa sẽ đưa lại hiệu quả
kinh tế cao,nhưng không tự động đem lại những giá trị chân,thiện,mỹ mà xã hội
vươn tới. Hệ thống pháp luật còn thiếu và kém hiệu lực,hệ thống bảo hiểm và an
toàn xã hội còn chư ão ràng và lúng túng.Đó chính là một trong những trở ngại
trong quá trình đổi mới,cải cách khu vực kinh tế nhà nước,bảo về quyền lợi và
lợi ích của người lao động trước những rủi ro của kinh tế thị trường.Do nền kinh
tế Việt Nam không bao giờ hoàn hảo nên dễ nảy sinh những vấn đề làm cho cơ
chế thị trường kém hiệu quả,cùng với đó là hậu quả do các cuộc chiến tranh gây
lên.Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập các doanh nghiệp phát triển nhanh và
nhiều cả về số lượng cũng như quy mô.Khiến cho việc quản lý hết sức khó
khăn.Các doanh nghiệp chạy theo lợi ích trước mắt mà có thể lạm dụng tài
nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khan hiếm sẽ gây ra những hậu quả hết sức
nguy hại cho xã hội. Cho đến nay, với sự tiến bộ trong công nghiệp, lượng
khoáng chất cần cho nghiên cứu, chế tạo, vận hành còn lớn hơn rất nhiều cộng
thêm trợ lực của máy móc nên con người đã khai thác mà không biết ngừng,
dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm thậm chí biến mất.Các ngành sản
xuất có nhu cầu nước rất lớn,chủ yếu phục vụ cho các giai đoạn tẩy rửa,làm
sạch,sản xuất và vận hành thiết bị,máy móc.Nguồn tài nguyên nước càng sử
dụng nhiều thì lượng nước thải càng lớn.Sự đa dạng và phong phú về ngành
nghề/lĩnh vực đã đặt một sức ép rất lớn khiến cho môi trường không thể chịu
nổi.Bên cạnh đó,chất thải rắn và chất thải nguy hại cũng liệt vào danh sách loại
14
chất thải tác động rất lớn đến môi trường.Nếu các cơ sở sản xuất không có kế
hoạch thu gom và xử lý đúng cách sẽ là nguyên nhân khiến môi trường
nước,không khí ô nhiễm.Ví dụ như vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp đã nhập
khẩu hàng trăm tân rác được về cảng Sài Gòn.Đây là vấn đề gây bức xúc dư
luận xã hội vào đầu năm 2004.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP,KIẾN NGHỊ

1.Giải pháp:
Để khắc phục những hạn chế của nền sản xuất hàng hóa thì vai trò của nhà
nước rất quan trọng. Chính từ tính ưu việt rất riêng, rất có lợi (tuy bên cạnh đó
vẫn còn có những hạn chế) của sản xất hàng hoá mà tại Đại hội VII Đảng ta đã
xác định phương hướng : Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng XHCN vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
 Tăng cường điều chỉnh và quản lý vĩ mô một cách kiên quyết và khôn
khéo để mọi hoạt dộng vào khuôn khổ và đều tuân theo pháp luật.
 Nhà nước cần thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế kết hợp với các
luật về bảo vệ môi trường sinh thái để xác định hành vi kinh doanh là hợp
pháp hay không và có biện pháp xử lý khi có cá nhân hoặc tổ chức vi
phạm.
 Các cơ quan nhà nước phải can thiệp như nghiêm phạt những người đầu
cơ trục lợi; khuyến khích, thúc đẩy sự sản xuất tại các cơ sở sản xuất vật
phẩm y tế; cung cấp khẩu trang miễn phí cho người dân, nhất là những
người có hoàn cảnh khó khăn; bình ổn lại mức giá chung,…
 Hoàn thiện quy định pháp luật, quy định các chế tài xử lý hành vi cạnh
tranh không lành mạnh.Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
 Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi
trường,loại bỏ xe cũ nát và chấm dứt việc sử dụng than tổ ong trong sản
xuất và kinh doanh.
 Kết hợp sản xuất gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường,hạn chế sử
dụng nguồn nguyên liệu phát thải lớn và dễ gây ô nhiễm.
 Cơ cấu lại đất sản xuất nông nghiệp,đất sản xuất công nghiệp tránh tình
trạng manh mún,bằng cách tổ chức các hình thức sản xuất như nông trại
hay đồn điền...
 Cung cấp vốn và tín dụng với mức lãi suất thấp là điều kiện vô cùng quan
trọng để người nghèo có cơ hội đầu tư để tăng thu nhập.

15
 Thay đổi cách thức sản xuất bằng cách áp dụng những dây chuyền
mới,ưu tiên những công nghệ,thiết bị ít phát thải khí nhà kính,không phát
thải gây ô nhiễm.
 Đầu tư công cộng vào đường sá,trường học,các dự án tưới tiêu và các cơ
sở hạ tầng khác. Tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế giữa các vùng miền.
 Nhà nước nên tìm hiểu những bộ luận trên thế giới, kết hợp điều kiện Việt
Nam để cho ra đời bộ luật chống độc quyền.

2.Kiến nghị:
Là một sinh viên của Trường Đại học Đại Nam,đứng trước vấn đề
khuyết tật,hạn chế của nền sản xuất hàng hóa theo quan điểm cá nhân, để
khắc phục những hạn chế trên nền kinh tế Việt Nam cần xác định rõ tăng
trưởng kinh tế phải gắn chặt với giải quyết các vấn đề xã hội. Kết hợp
chặt chẽ các mục tiêu chính sách kinh tế với các mục tiêu chính sách xã
hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách
phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền
vững. Các vấn đề xã hội không phải là thụ động, đi sau kinh tế, mà giải
quyết tốt các vấn đề xã hội cũng chính là điều kiện, là động lực cho tăng
trưởng.Nhà nước cần quyết tâm cải cách ,đổi mới trong trong đường
lối,mở cửa bằng thể chế kinh tế định hướng hướng thị trường và thực
hiện công nghiệp hóa,đẩy mạnh tin học hóa,xây dựng nhanh hiện đại
hóa,duy trì kinh tế quốc dân phát triển nhanh,lành mạnh,bền vững,không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.Tiến hành cải cách kinh tế ở nông
thôn,đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp quốc hữu theo phương châm “ưu
thắng kém thải”,chuyển biến chức năng quản lý kinh tế của chính
quyền,không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất,kinh doanh của
các doanh nghiệp,xí nghiệp,tăng cường chế độ pháp luật của kinh tế thị
trường,cải cách về tài chính,thuế,tiền tệ,ngoại thương,đầu tư,giá cả,thực
hiện các chính sách xã hội và việc làm.Tấn công mạnh vào các hiện
tượng làm giả,mạo danh và các hành vi xâm phạm quyền lợi chính
đáng,xây dựng và kiện toàn kinh tế chữ “tín” và kinh tế pháp chế thị
trường,kết hợp đúng đắn giữa pháp trị và đức trị. Kinh tế thị trường đòi
hỏi cạnh tranh công bằng,bất luận kinh tế công hữu hay kinh tế phi công
hữu đều không được hưởng bất cứ một đặc quyền nào.Các loại hình kinh
doanh có chế độ sở hữu khác nhau hoàn toàn có thể phát huy ưu thế của
mình,thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong cạnh tranh thị trường,thực
hiện “dân làm,dân doanh,dân có,dân hưởng”. Phát triển kinh tế hàng hoá
là con đường dân chủ đời sống kinh tế, phải giải phóng tiềm năng phát
triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Phát triển công nghiệp theo

16
hướng tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng về thuỷ điện, khai
thác lợi thế về nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế
biến nông, lâm sản như công nghiệp chế biến cao su, điều, cà phê, bông
vải và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng mộc
cao cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công
nghiệp truyền thống,...Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây
là yếu tố nền tảng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm
xuyên suốt trong quy hoạch phát triển 10 - 15 năm tới. Ưu tiên đầu tư
hoàn thiện mạng lưới giao thông và hệ thống thuỷ lợi. Tiếp tục xây dựng
các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thông. Đầu tư cơ sở hạ tầng
vùng biên giới, mở cửa khẩu Đăk Ruê. Phát triển và mở rộng hệ thống đô
thị, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật,
y tế,dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây
Nguyên. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc
tham gia tích cực vào quá trình phát triển cùng với các địa phương, lãnh
thổ trong Tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia. Tạo bước chuyển biến
vượt bậc trong du lịch, dịch vụ với mức tăng trưởng cao. Tập trung đầu tư
các cụm du lịch trọng điểm Buôn MaThuột, Buôn Đôn, hồ Lăk v.v…
Nâng cao năng lực và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường liên doanh liên kết với các vùng lân cận
và cả nước, đặc biệt là với TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung trong phát triển du lịch, dịch vụ, xuất
khẩu, trao đổi hàng hóa. Phát triển nông, lâm, nghiệp và kinh tế nông
thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đầu tư chiều sâu, tăng
cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm. Hình thành các vùng trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng,
vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng, tổ
chức khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ ổn định sản xuất, nâng cao đờisống. Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực; đào tạo tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật, quản lý, các doanh nhân, công nhân lành nghề,xây dựng tiềm lực
khoa học công nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất và đời sống. Nhà nước ta tập trung phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần thì mới phát triển được lực lượng sản xuất,mới thúc đẩy sự
nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá,mới đẩy lùi được kinh tế tự nhiên,
khắc phục được hậu quả của kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mới làm cho
kinh tế nước ta hoà nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh phát
triển kinh tế cần gắn liền với phát triển văn hóa,xã hội. Sự phát triển sản
xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vùng, các nước...
17
không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hoá, tinh thần
cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn.Nền kinh tế Việt
Nam cũng cần chú trọng đối ngoại với các nước khác,góp phần hội nhập
kinh tế quốc tế. Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của
các quan hệ hàng hoá tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các
địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều
kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân cấp,
tự túc của nền kinh tế, tất yếu phải phát triển sản xuất hàng hoá để phát
huy những ưu thế của nền kinh tế .

QUY TRÌNH SẢN XUẤT HÀNG HÓA


Sản phẩm : Giày cao gót.

18
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
HÀNG HÓA MÀ NHÓM EM ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM.
Sản phẩm: Túi hàng mây tre đan.
Địa điểm: Cơ sở sản xuất hàng hóa.
Quy trình sản xuất:

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
KẾT LUẬN

Qua quá trình tham quan,khảo sát và được trải nghiệm thực tế quá trình sản
xuất túi mây tre đan, nhóm chúng em nhận thấy rằng để sản xuất ra một mặt
hàng cần rất nhiều công đoạn cũng như thời gian. Mỗi công đoạn lại chia ra
thành từng phân đoạn nhỏ lẻ nhưng lại vô cùng quan trong trong khâu sản xuất.
Nhà sản xuất đã chăm chút từng công đoạn, tỷ mỉ, kĩ càng ngay từ khâu chọn
nguyên liệu nên khi đến tay chúng ta đã là một thành phẩm hoàn thiện.

Hệ thống sản xuất hàng hóa.

Chúng ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhằm tăng trưởng kinh tế, khuyến
khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, gia tăng về mức sống nhưng vẫn giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc. Chúng ta phải chủ động nắm thời cơ, kiên quyết đẩy
lùi và khắc phục những nguy cơ,hạn chế của nền sản xuất hàng hóa nhằm vượt
lên để phát triển nhanh, vững chắc và đúng hướng. Có như vậy, đất nước ta mới
ngày càng phồn vinh, giàu đẹp hơn.

30
DANH MỤC THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung
ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác –
Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, năm 2005.
2. Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (in lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung), Vũ
Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp,
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
3. Giáo trình tài liệu Khao Lí luận Mác – Lênin biên soạn 2008.Nhà xuất
bản Chính trị Quốc Gia năm 2008 dùng cho đối tượng không chuyên về
kinh tế - quản trị kinh doanh.
4. Nguyễn Như Phát & Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp
luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam, nhà xuất bản Công an nhân dân.
5. Tài liệu học tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin lưu hành nội bộ khoa
Lý luận chính trị của Trường Đại học Đại Nam.
6. Kinh tế học phổ thông – GS Trần Phương – Trường Đại học quản lý
vàkinh doanh Hà Nội.
7. Thời báo kinh tế Việt Nam 2002-2003.
8. Kinh tế chính trị học chủ nghĩa Mác Lênin (tập 1, tập 2)

31

You might also like