You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM
KHOA MARKETING – KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

NGHIÊN CỨU MARKETING

TÊN ĐỀ TÀI:
Ảnh hưởng của quảng cáo đến quyết định mua của
sinh viên Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Diệp Thị Phương Thảo.

Danh sách nhóm 4 lớp thứ 3 ca 3+4 Mã số SV

1 Phan Đình Anh 2011234285

2 Nguyễn Thị Hồng Phúc 2011231936

3 Nguyễn Thị Ngọc Bích 2011233334

4 Hoàng Xuân Kiều 2011233827

5 Đỗ Thành Trung 2011239583

6 Nguyễn Minh Phước 2011235134

Tp. Hồ Chí Minh 03/2023


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.......................................4

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :..............................................................4

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.........................................................................4

1.2.1. Vấn đề cần nghiên cứu............................................................................4

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................4

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:............................................................................5

1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:......................................................................5

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:...............................................................5

1.6. Cấu trúc đề tài:..............................................................................................5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY/ SẢN PHẨM / DỊCH VỤ


, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................6

2.1 Tổng quan về trường đại học Công Nghệ Tp.HCM ( Hutech )....................6

2.2 Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của Hutech..................................................7

2.3 Cơ sở lý luận.....................................................................................................9

2.3.1. Định nghĩa dịch vụ mua hàng qua mạng (online shopping) như sau. .9

2.3.2. Phương thức thanh toán và giao nhận:...................................................9

2.4. Mô hình nghiên cứu......................................................................................10

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MARKETING CHO DOANH


NGHIỆP..................................................................................................................18

3.1 Thiết kế bảng câu hỏi....................................................................................18

3.2 Xác định phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập thông tin....23

3.2.1 Tiến trình nghiên cứu của nhóm được chia làm 3 giai đoạn chính:....23

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................25

3.3. Nghiên cứu định tính:...................................................................................26

3.3.1. Xác định thông tin thứ cấp cần thiết và nguồn gốc thông tin.............26

3.3.2. Xác định loại nghiên cứu định tính thích hợp......................................26
Trang 1/48
3.4. Nghiên cứu định lượng.................................................................................26

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu định lượng......................................................26

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu............................................................................27

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................27

4.1. Trình bày số liệu nghiên cứu........................................................................27

4.2. Phân tích thực trạng kinh doanh thời trang qua mạng:...........................29

4.3. Kiểm định thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha:.........................31

4.3.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập:.................................31

4.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc:............................35

4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA):....................................................36

4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính:.......................................................................39

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................42

5.1 Kết luận..........................................................................................................42

5.2. Đề xuất:........................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................46

Trang 2/48
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông
tin, Internet đang từng bước khẳng định tầm quan trọng, trong đó xuất hiện ngày một
nhiều các trang mạng xã hội tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có nhiều cơ hội chia sẻ
những thông tin của mình nhưng cũng là thách thức đối với các cơ quan quản lý
chuyên ngành về đảm bảo nội dung và phạm vi hoạt động.

Trong hầu hết chúng ta thì các mạng xã hội như Facebook, ZaLo, Youtbe... đã nhanh
chóng trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của nhiều người đặc biệt là đối
với những thế hệ trẻ, mạng xã hội (MXH) lại càng có một vai trò quan trọng và ảnh
hưởng lớn đối với con người. Trong đó, mạng xã hội đã và đang sẽ là một phần của
đời sống xã hội ở một bộ phận công chúng. Ngày nay khi mà công nghệ thông tin
phát triển thì không ai có thể phủ nhận lợi ích mà mạng xã hội mang lại đặc biệt là
giới trẻ.

Sự xuất hiện của mạng xã hội với những tính năng, với nguồn thông tin phong phú
đa dạng, đã thật sự đi vào đời sống của cư dân mạng, với những chức năng đa dạng
kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo của các thành viên, Internet ở một khía
cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa của một bộ phận
sinh viên (SV) hiện nay vì đây là nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận những tiến
bộ khoa học một cách nhanh nhạy nhất đồng thời đây cũng là lực lượng chịu tác
động của các phương tiện thông tin truyền thông nhiều nhất trên cả hai phương diện
tích cực và tiêu cực

Ngoài những lợi ích mà mạng xã hội đem lại cho người dùng như thông tin nhanh,
khối lượng thông tin phong phú được cập nhật nhanh chóng, liên tục thì chúng ta
còn nhận thấy một khía cạnh quan trọng làm thay đổi đến hình thức giao tiếp giữa cá
nhân với cá nhân và cá nhân với nhóm, các quốc gia, dân tộc với nhau đó chính là
khả năng kết nối giữa các thành viên trong xã hội với nhau. Đây chính là không gian
giao tiếp công cộng phi vật chất tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con
người với con người với nhau thông qua nhiều hình thức, liên kết rộng khắp chứ
không bị giới hạn bởi chiều không gian. Lượng thông tin chia sẻ là hết sức to lớn và
vô cùng phong phú, đa dạng. Chính vì vậy mà số lượng người sử dụng MXH ngày

Trang 3/48
càng đông đảo và tăng lên đặc biệt là thanh thiếu niên học sinh, sinh viên trong độ
tuổi từ 16 đến 24 Số lượng người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đang gia tăng
rất nhanh, khoảng 17% số người trưởng thành thường xuyên trao đổi qua mạng với
những người không hề quen biết và tỉ lệ này tăng tỉ lệ nghịch với độ tuổi .

Có thể thấy sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cùng với đời sống của
người dân ngày một tăng lên thì việc tiếp cận với những cái mới từ bên ngoài là điều
không mấy khó khăn, đặc biệt nhất là giới trẻ. Thông qua mạng xã hội sinh viên có
thể dễ dàng truy cập mạng xã hội thông qua các phương tiện khác nhau, như
máy tính bảng, laptop đặc biệt với sự phát triển khoa học 4.0 hiện nay thì qua điện
thoại di động ở bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm nào. Sự xuất hiện của MXH với
những tính năng mới, với nguồn thông tin phong phú và đa dạng đã đem lại cho
công chúng nhiều sự trải nghiệm đầy thú vị tạo điều kiện cho con người giao tiếp
mà còn là nơi để quảng cáo, mua bán, trao đổi, kết bạn, tìm kiếm, xây dựng các mối
quan hệ. Vì vậy ở một khía cạnh nào đó mạng xã hội đã đem lại nhiều lợi ích góp
phần giúp sinh viên giảm tress sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng của.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực kể trên cũng còn nhiều hệ lụy mà mạng xã
hội mang lại như mất thời gian nhất là đối với sinh viên làm xao nhãng việc học,
sống khép kín, sa đà vào "cuộc sống ảo" trên mạng xã hội mà quên đi cuộc sống
thực tế đang diễn ra, nhiều bạn trẻ tìm bạn đời trên mạng tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi
dụng bắt cóc. Họ cập nhật trạng thái cá nhân liên tục, đăng những câu nói, hình ảnh
gây sốc để câu like để được nổi tiếng…

Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại có hành vi ứng xử như vậy, đâu là nguyên nhân, họ có
nhận thức được vấn đề không? Vì vậy nghiên cứu thái độ và nhận thức của sinh viên
dưới góc độ Tâm lý học để có được những giải pháp tối ưu nhất đang là vấn đề cấp
bách của Nhà nước và những người làm công tác giáo dục hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài " Ảnh hưởng của quảng
cáo đến quyết định mua hàng của sinh viên trường Đại học HUTECH" làm đề tài
nghiên cứu luận văn.

Trang 4/48
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :


Ngày nay, mạng xã hội (MXH) gần như đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng
ngày của nhiều người. Với lượng người dùng đông đảo, tính tương tác cao, MXH
không chỉ có khả năng kết nối mà còn là môi trường lý tưởng cho hoạt động quảng
cáo và tiếp thị. Trước đây, quảng cáo được giới hạn trên các phương tiện truyền
thống như tivi, radio, tạp chí…Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của
công nghệ thông tin trên toàn thế giới như hiện nay, các doanh nghiệp (DN) ngày
càng có nhiều sự lựa chọn để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thu hút nhiều sinh viên
tiềm năng lớn hơn một cách dễ dàng. Có thể nói, việc quảng cáo trên các trang MXH
như Facebook, Twitter, Instagram…là một trong những kỹ thuật xúc tiến phổ biến
nhất của hoạt động chiêu thị trong thế giới kinh doanh. Đây được xem là một cơ hội
tuyệt vời và đầy tiềm năng cho các DN dễ dàng tiếp cận
sinh viên mục tiêu của mình. Chính vì lẽ đó mà đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của
quảng cáo trên mạng xã hội đến ý định mua hàng của sinh viên tại trường Đại học
Công Nghệ TPHCM ” được thực hiện với sự quy mô một công trình nghiên cứu
nhóm có sự tham gia
đóng góp ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn trong ngành.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.2.1. Vấn đề cần nghiên cứu


- Nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo trên mạng xã hội đến ý định mua hàng của
sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TPHCM

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu


- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng qua mạng của sinh viên
tại trường Đại học Công Nghệ TP HCM
- Xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức cho các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng qua mạng của sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TP HCM.
- Đánh giá thực trạng về mức độ hài lòng của sinh viên khi mua hàng qua mạng tại
Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 5/48
- Đề xuất những giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng qua mạng
nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại của người tiêu dung.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm trường Đai học Công
Nghệ TP HCM
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 21/2/2023-20/3/2023. Các giải pháp được đặt ra
cho giai đoạn 2023- 2024.

1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:


- Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường Đại học Công Nghệ TPHCM có sử dụng
dịch vụ mua hàng qua mạng.

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


- Phương pháp nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng được lựa
chọn. Các kết quả nghiên cứu có được dựa vào việc phân tích các dữ liệu thu thập
được, bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
- Nghiên cứu định tính được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài nghiên
cứu. Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữliệu thứ
cấp sẵn có có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu: sưu tầm, thống kê, thu thập
thông tin từ nguồn dữ liệu có sẵn ở các cơ quan, từ tạp chí, báo chí, từ các kết quả
nghiên cứu khoa học, từ việc tham khảo ý của các chuyên gia, thảo luận nhóm.
- Nghiên cứu định lượng là bước nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sơ cấp thu thập
được từ phiếu phỏng vấn. Các dữ liệu sẽ được phân tích bằng các phép thông kê mô
tả định lượng và các kiểm định cần thiết để có thể kết luận nhằm đạt được các mục
tiêu nghiên cứu đã đề ra.

1.6. Cấu trúc đề tài:


Bài nghiên cứu được chia thành năm chương như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích dữ liệu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trang 6/48
CHƯƠNG 2: Giới thiệu sơ lược về công ty, sản phẩm / dịch vụ, đề xuất mô hình
nghiên cứu.

2.1 Tổng quan về trường đại học Công Nghệ Tp.HCM ( Hutech )
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) là trường đại học có tên tiếng Anh đầy đủ
là Ho Chi Minh City University of Technology. Tiền thân là trường Công lập Đại học
Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, được thành lập ngày 26/04/1995. HUTECH hiện nay
là trường đại học dân lập với tuổi đời khá trẻ với dàn thanh niên dưới 30 tuổi. Trường
có nhiều cơ sở tại 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Có
cơ sở tại 31/36 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM và Lô E1
Khu Công nghệ cao, Xa lộ Hà Nội, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP.HCM. Trường có
rất nhiều người và các tòa nhà, vì vậy có thể khó tìm thấy nó. Đến nay, sau gần 26
năm hoạt động, HUTECH đã trở thành ngôi trường tư thục đáng mơ ước và tự hào
của nhiều thế hệ sinh viên.
Hiện nay Hutech có rất nhiều cơ sở trên Tp.HCM, nhưng tất cả các cơ sở được xây
dựng hiện đại, khang trang theo chuẩn quốc tế, tạo một không gian học tập hiện đại,
năng động, thoải mái cho sinh viên và giảng viên. Hiện nhà trường có 200 phòng học
lý thuyết đạt tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị đầy đủ các thiết bị học tập như máy
tính, máy chiếu; hơn 60 phòng thí nghiệm công nghệ cao; Thư viện Sang Xin rộng
hơn 1500m2, hơn 50.000 đầu sách, khoảng 200 đầu báo, tạp chí các loại, phòng mô
phỏng kinh doanh, studio, phòng lồng tiếng… Ngoài ra, tất cả các máy tính đều được
kết nối Internet và hệ thống liên lạc. có kết nối dữ liệu với nhiều trường đại học, học
viện trong nước và quốc tế. Điều này giúp sinh viên tìm kiếm, cập nhật thông tin, kiến
thức đa dạng, kịp thời nhất.
Đại học Công nghệ TP.HCM là trường đào tạo đa ngành với tổng số 51 chuyên ngành
đáp ứng nhu cầu nhân lực trên nhiều lĩnh vực của xã hội. Các ngành học nổi bật của
trường có thể kể đến như: Thương mại điện tử, Ngôn ngữ, Luật, Logistics và Quản lý
chuỗi cung ứng, Nhà hàng khách sạn...
Học tập tại HUTECH sẽ không chia theo chương trình đại trà và chất lượng cao để
quyết định học phí mà chỉ phân theo chuẩn Nhật Bản, chuẩn Hàn Quốc, chuẩn quốc
tế, chuẩn VietGap. Học phí sẽ được tính dựa trên số tín chỉ cụ thể được công bố vào
đầu mỗi học kỳ. Vì là trường tư thục với cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo vượt

Trang 7/48
trội nên học phí của trường cũng được đánh giá là khá “đắt đỏ” so với các trường
công lập, nhưng lại ở mức vừa phải so với nhiều trường tư thục khác trong cả nước.
Đặc biệt, HUTECH quy tụ đội ngũ hùng hậu, siêu chất và tâm huyết với nghề, giàu
kinh nghiệm thực tiễn, có học hàm, học vị cao, trong đó có nhiều giáo sư đầu ngành
giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, Đại học Công nghệ TP.HCM còn có nhiều học bổng hỗ trợ, khuyến khích
sinh viên trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường như học bổng tài năng, học
bổng vượt khó, học bổng Thắp sáng ước mơ, học bổng đầu vào chuyên ngành thăng
tiến. Ngoài ra, sau khi đóng học phí, các bạn còn được tặng “túi HUTECH” gồm balo,
cặp sách, vở, bút, áo. Các vật dụng đều mang logo trường, được thiết kế đẹp mắt là
điểm nhấn độc đáo của sinh viên.

2.2 Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của Hutech.


Hutech là địa chỉ được đông đảo thí sinh ưu tiên lựa chọn trong nhiều năm qua,
Hutech đào tạo từ trình độ Đại học, Thạc sĩ đến Tiến sĩ với gần 60  ngành nghề thuộc
các lĩnh vực: Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Quản trị, Kiến trúc - Mỹ thuật, Khoa
học Sức khỏe, Luật, Khoa học xã hội - nhân văn, Ngoại ngữ và Nghệ thuật. Đối với
các chương trình Sau đại học, HUTECH được phép đào tạo Thạc sĩ 15 chuyên ngành
thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật, Kinh tế, Du lịch, Ngoại ngữ, Luật; đào tạo trình độ Tiến
sĩ với 02 chuyên ngành Kỹ thuật điện và Quản trị kinh doanh.
Các đơn vị đào tạo của Trường:

 Khoa Dược
 Khoa Điều dưỡng & Xét nghiệm
 Khoa Công nghệ thông tin
 Khoa Xây dựng
 Khoa Truyền thông và Thiết kế
 Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật
 Khoa Quản trị kinh doanh
 Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn
 Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế
 Khoa Tài chính - Thương mại
 Khoa Luật

Trang 8/48
 Khoa Tiếng Anh
 Khoa Nhật Bản học
 Khoa Trung Quốc học
 Khoa Hàn Quốc học
 Khoa Khoa học Xã hội & Quan hệ Công chúng
 Khoa Hệ thống thông tin quản lý
 Khoa Thú y - Chăn nuôi
 Viện Kỹ thuật HUTECH
 Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH
 Viện Âm nhạc & Nghệ thuật
 Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH
 Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT)
 Viện Công nghệ Việt - Hàn (VKIT)
 Viện Đào tạo Sau Đại học
 Viện Công nghệ CIRTech
 Viện Hợp tác và Phát triển đào tạo
 Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ - Kỹ năng
 Trung tâm Nhật ngữ HUTECH
 Trung tâm Giáo dục thể chất
 Trung tâm Giáo dục - Chính trị Quốc phòng

Ngoài ra, HUTECH còn hợp tác đào tạo chương trình Cử nhân Quốc tế, Thạc sĩ Quốc
tế với các trường đại học nổi tiếng thế giới như Đại học Lincoln (Hoa Kỳ), Đại học
Mở Malaysia, ĐH CY Cergy Paris (Pháp), ĐH VIA-TEKO (Đan Mạch), ĐH Quốc
gia Malaysia, ĐH Bangkok (Thái Lan),... Đây là bước đi chiến lược hướng đến tiệm
cận chất lượng giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới.
Đội ngũ giảng viên HUTECH với học hàm, học vị cao, là những giáo sư đầu ngành
trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Cán bộ, nhân viên của trường có trình độ
chuyên môn cao, quản lý chuyên nghiệp, giỏi về nghiệp vụ, tận tâm với sinh viên.
Tính đến nay, HUTECH có 1875 giảng viên cơ hữu gồm 15 Giáo sư, 45 Phó Giáo sư,
249 Tiến sĩ khoa học - Tiến sĩ, 1226 Thạc sĩ. HUTECH là trường đại học tiên phong

Trang 9/48
trong cả nước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 nhằm đảm bảo
hiệu quả quản lý cao nhất cho chất lượng đào tạo tốt nhất.
Với những bước đột phá trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học, HUTECH đã
từng bước vươn lên khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong nền giáo dục Việt
Nam và từng bước hội nhập cùng nền giáo dục thế giới.

2.3 Cơ sở lý luận

2.3.1. Định nghĩa dịch vụ mua hàng qua mạng (online shopping)
- Có rất nhiều định nghĩa về mua hàng qua mạng: “Mua hàng qua mạng là quá trình
mua sản phẩm hay dịch vụ được thực hiện bởi người tiêu dùng tại các cửa hàng trực
tuyến thông qua mạng Internet và ý định mua hàng trực tuyến có thể được định nghĩa
là một tình huống mà một người tiêu dùng sẵn sàng và dự định thực hiện giao dịch
trực tuyến” (Pavlou, 2003). Thuật ngữ này được sử dụng khi khách hàng sẵn sàng để
tìm kiếm, lựa chọn và mua sắm thông qua Internet. George (2004) cho rằng vì các
mối quan tâm của khách hàng về thông tin cá nhân và riêng tư, nhiều người tiêu
dùng không nảy sinh ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến.
- Theo Monsuwe, Dellaert và K. D. Ruyter năm 2004 cũng định nghĩa là “Mua hàng
qua mạng được định nghĩa là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông
qua các cửa hàng trên mạng hoặc website sử dụng các giao dịch mua hàng trực
tuyến”. Đây là một hình thức của thương mại điện tử được dùng trong giao dịch
B2B hoặc B2C (theo Wikipedia).
- Mặt khác, “Mua hàng qua mạng là một giao dịch được thực hiện bởi người tiêu
dùng thông qua giao diện dựa trên máy tính bằng cách máy tính của người tiêu dùng
được kết nối và có thể tương tác với các cửa hàng số hóa của nhà bán lẻ thông qua
mạng máy tính” (Haubl & Trifts, 2000). Tóm lại, mua hàng qua mạng là quá trình
mua sản phẩm hay dịch vụ được thực hiện bởi người tiêu dùng ở các cửa hàng trên
mạng thông qua mạng internet.

2.3.2. Phương thức thanh toán và giao nhận:


- Ở nước ngoài, phương thức thanh toán phổ biến là thẻ tín dụng (credit card), ở một
vài hệ thống cho phép người tiêu dùng được tạo tài khoản và trả bằng các loại thẻ
khác nhau như: thẻ ghi nợ (debit card), chi phiếu (cheque), thẻ quà tặng (gift card),…
Các hình thức vận chuyển phổ biến như: thứ nhất là tải xuống (download): sử dụng
Trang 10/48
phổ biến cho các sản phẩm số như phần mềm, nhạc, hình ảnh, … Thứ hai là gửi hàng
trực tiếp (direct shipping): sản phẩm được chuyển trực tiếp đến địa chỉ người tiêu
dùng. Thứ ba là gửi hàng gián tiếp (drop shipping): Đơn đặt hàng được chuyển đến
nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thứ ba và nhà sản xuất hoặc đối tác thứ ba này sẽ
gởi sản phẩm đến người tiêu dùng. Thứ tư là nhận hàng ở cửa hàng gần nhất (in store
pick up): Người tiêu dùng sẽ đặt hàng qua mạng nhưng sẽ nhận hàng ở cửa hàng gần
nhất trong hệ thống phân phối.

2.4. Mô hình nghiên cứu


- Nhằm khám phá các yếu tố của quảng cáo trên mạng xã hội tác động đến thái độ
sinh viên Đại học công nghệ TP.HCM, việc thực hiện nghiên cứu định tính là cần
thiết bởi lẽ các nghiên cứu trước đó mặc dù đã được kiểm nghiệm tại nhiều quốc gia
nhưng mức độ phứa tạp trong nhận thức, thái độ của NTD ở các quốc gia đó không
giống với NTD Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu này cần được điều chỉnh sao cho phù
hợp với thị trường Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Nghiên cứu đã tiến
hành thảo luận với bốn chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo và thảo luận nhóm với
mười người dùng mạng xã hội có thời gian sử dụng mỗi ngày từ hai giờ trở lên. Việc
5 chọn nhóm người này là do họ có thời gian trung bình sử dụng MXH khá cao.
Phương pháp kết hợp, vừa khám phá vừa khẳng định được sử dụng trong phương
pháp thảo luận nhóm, nghĩa là thảo luận với sinh viên yếu tố nào ảnh hưởng đến thái
độ của NTD đối với quảng cáo trên MXH. Sau đó cho họ xem xét từng yếu tố từ các
mô hình được chọn lọc dưới đây để xem yếu tố nào phù hợp, yếu tố nào không phù
hợp với thị trường Việt Nam. Sau cùng, từ các yếu tố được lựa chọn đi đến kết luận
những yếu tố nào có tác động mạnh đến thái độ của NTD.
Do thái độ của một NTD hay một cá nhân nào đó đối với bất kì một hình thức quảng
cáo nào cũng bị ảnh hưởng bởi thái độ đối với quảng cáo nói chung [9]. Trong bài
nghiên cứu này, tác giả tham khảo các mô hình nghiên cứu về thái độ của NTD đối
với quảng cáo nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất
mô hình nghiên cứu.
- Mô hình của Kwek Choon Ling & cộng sự (2010): Theo nghiên cứu này thì thái độ
NTD đối với quảng cáo chịu sự tác động bởi bốn yếu tố: (1) Độ tin cậy của quảng

Trang 11/48
cáo, (2) Thông tin quảng cáo, (3) Tính giải trí, và (4) Lợi ích cho nền kinh tế. Các
yếu tố này đều tác động cùng chiều đối với thái độ NTD đối với quảng cáo.
Mô hình của Ducoffe (1996): Mô hình nghiên cứu về thái độ của NTD đối với quảng
cáo của Ducoffe đã đưa ra ba thành phần chính của các đặc điểm quảng cáo có ảnh
hưởng đến thái độ của NTD, đó là: (1) Thông tin quảng cáo, (2) Tính giải trí, và (3)
Sự phiền nhiễu trong quảng cáo.
Mô hình của Brackett & Carr (2001): nghiên cứu của Brackett & Carr mở rộng mô
hình của Ducoffe bằng cách thêm sự tín nhiệm đối với quảng cáo cũng là một trong
những đặc điểm của quảng cáo trực tuyến, ngoài ra các biến nhân khẩu học cũng
được xem xét. Sự tin cậy được thể hiện là có liên quan trực tiếp đến cả giá trị quảng
cáo và thái độ đối với quảng cáo. Với mô hình này, những chương trình quảng cáo
trên website được đánh giá là có giá trị cao sẽ tạo thu được thái độ tích cực của NTD
và ngược lại. Tính giải trí, thông tin quảng cáo và niềm tin là những nhân tố có tác
động tích cực tới thái độ, còn sự phiền nhiễu lại tác động tiêu cực tới thái độ của
NTD.
Mô hình của Nguyễn Duy Thanh, Trần Đình Nghĩa và Phạm Mạnh Cường ( 2013)
đã sử dụng lý thuyết TRA (Theory of Reasonned Action) và mô hình TAM
(Technology Acceptance Model) để đề xuất mô hình chấp nhận quảng cáo trực tiếp
trên MXH. Các tác giả đã đề xuất tám yếu tố, đó là: (1) Thái độ hướng đến quảng
cáo, (2) Tính giải trí, (3) Thông tin quảng cáo, (4) Sự khó chịu, (5) Độ tin cậy của
quảng cáo, (6) Tính tương tác, (7) Chấp nhận quảng cáo trực tuyến, và (8) Các yếu tố
nhân khẩu học.
Tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
hàng của sinh viên Hutech
STT Yếu tố Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả
Nguyễn Chowdhury T Sang Yaakop Ducoffee Trần Phạm Kwek
Duy et al ( 2006 ( 2004) et al (1996) Đình Mạnh Choon
Thanh ) (2013) Nghĩa Cường Ling
( 2013) (2013) (2013) (2010)

1 Tính X X X X X
thông

Trang 12/48
tin
2 Giải trí X X X
3 Sự X X X X
phiền
nhiểu
4 Độ tin X X X X X X
cậy
5 Tính X X X X
tương
tác
6 Chấp X X X X
nhận
quảng
cáo trực
tuyến
7 Các X X X
yếu tố
nhân
khẩu
8 Lợi ích X X X
cho
nền
kinh tế

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy NTD TP.HCM quan tâm đến năm yếu tố, đó
là: (1) Thông tin quảng cáo, (2) Tính giải trí, (3) Sự phiền nhiễu của quảng cáo,
(4)Độ tin cậy của quảng cáo, và (5) Tính tương tác. Thông tin quảng cáo: Quảng cáo
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin. Một trong những mục tiêu của
quảng cáo là thông báo cho khách hàng về sản phẩm mới hoặc đặc tính mới của sản
phẩm hiện hữu hoặc sự thay đổi về giá sản phẩm [14]. Theo Ducoffe (1996) thì yếu
tố thông tin là yếu tố quan trọng đối với quảng cáo trên Internet. Khách hàng tiềm

Trang 13/48
năng thường đòi hỏi các thông tin bổ sung cho sản phẩm mà họ có nhu cầu. Như vậy,
thông tin được xem như là một khuyến khích rất có giá trị trong việc tiếp thị bởi vì
người nhận phản ứng rất tích cực với các quảng cáo có tính khuyến khích.
Tính giải trí: Quảng cáo có thể được coi như là nguồn gốc của sự hài lòng và giải trí.
Người tiêu dùng thích và yêu thích hơn khi xem quảng cáo có nhiều yếu tố giải trí và
thú vị, càng có nhiều yếu tố hấp dẫn càng đem lại thái độ tích cực với quảng
cáo.Tính giải trí (Entertainment) Tính tương tác (Interactivity) Thái độ của NTD đối
với quảng cáo trực tuyến trên MXH Facebook Sự phiền nhiễu (Irriatating) Độ tin cậy
(Credibility) Thông tin (Informativeness) H1+ H4+ H5+ H3- H2+ Hình 1. Mô hình
nghiên cứu quảng cáo có yếu tố thú vị và giải trí thì có thể thu hút và duy trì sự chú ý
cho khách hàng đến giai đoạn cần và muốn. Mức độ thích thú cao và sự lôi cuốn
trong quá trình tương tác với các phương tiện truyền thông sẽ ảnh hưởng tích cực
trong cảm nhận và tâm trạng của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu của Ducoffe
(1996), yếu tố giải trí sử dụng trong mô hình khảo sát thái độ đối với quảng cáo, ông
khẳng định giải trí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ đối với web quảng
cáo.
Sự phiền nhiễu: Theo Ducoffe (1996), khi quảng cáo sử dụng các kỹ thuật gây ra sự
khó chịu, sự xúc phạm hay thái quá, người tiêu dùng thường sẽ cảm thấy những tác
động không mong muốn và khó chịu từ quảng cáo đó. Sự khó chịu làm giảm đi tính
hiệu quả của quảng cáo, cảm giác gây nên sự phiền toái đối với người tiêu dùng.
Nghiên cứu của Tsang & cộng sự (2004) cho thấy quảng cáo qua điện thoại là hình
thức gây phiền toái cho khách hàng nhiều nhất vì những thông điệp quảng cáo tác
động trực tiếp đến người sử dụng điện thoại ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào [15].
Độ tin cậy: Adler và Rodman (2000) [16] định nghĩa độ tin cậy của quảng cáo là lời
tuyên bố đáng tin tưởng và luôn được nhận thức trong tâm trí của người nghe. Độ tin
cậy của một quảng cáo bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, đặc biệt là bởi danh
tiếng của công ty và uy tín của người truyền thông điệp (Goldsmith, Lafferty và
Newell, 2000) [17]. Cũng theo Goldsmith và cộng sự (2000) thì sự tin cậy đã được
chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp, tác động tích cực đến thái độ đối với quảng
cáo, thái độ đối với thương hiệu và ý định mua hàng của NTD.
Tính tương tác: Khả năng tương tác là mức độ tương tác giữa người dùng với các
loại hình quảng cáo. Cho & Leckenby (1999), Wu (1999), Sukpanich & Chen (2000)
Trang 14/48
đưa ra khẳng định về tính tương tác theo ba nhóm là tương tác “người - người”,
“người - thông điệp” và “người - máy tính”. Đối với quảng cáo trực tuyến thì
Sukpanich và Chen (2000) phân loại sự tương tác làm ba loại là tương tác “máy”,
“nội dung” và “người”. MXH là nơi môi trường tiềm năng để quảng cáo vì đây chính
là môi trường mà mức độ tương tác giữa người và người ở mức độ cao nhất, đặc biệt
là MXH Facebook .
Mô hình nghiên cứu về thái độ của NTD TP.HCM đối với quảng cáo qua MXH dưới
đây:

Tính thông tin

Tính tương tác

Tính giải trí


Quyết định
mua hàng
của sinh viên

Độ tin cậy Sự phiền nhiễu

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các giả thuyết nghiên cứu


1. Tính thông tin:
Yếu tố thông tin đề cập đến khả năng cung cấp thông tin có liên quan cho người tiêu
dùng một cách hiệu quả, là lượng thông tin mà người tiêu dùng thu nhận được từ
quảng cáo. Nó là một yếu tố quan trọng đối với quảng cáo qua MXH vì khách hàng
tiềm năng thường đòi hỏi các thông tin bổ sung cho sản phẩm mà họ có nhu cầu
(Nguyễn Duy Thanh và ctv., 2013). Theo Waldt et al. (2009), thông tin được định
nghĩa là khả năng quảng cáo cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về những lựa
Trang 15/48
chọn sản phẩm thay thế để họ thực hiện hành vi mua trong trạng thái hài lòng nhất.
Do đó, các thông tin được cung cấp cần phải chính xác, phù hợp, kịp thời và mang
tính hữu ích cho người tiêu dùng vì họ đang quan tâm đến những thông điệp có liên
quan đến họ (Chowdhury et al., 2006)
H1: Thông tin quảng cáo có tác động cùng chiều đến quyết định mua hàng của sinh
viên tại trường Đại Học Công Nghiệp
2. Tính giải trí là mức độ cảm xúc mang lại cho người dùng khi xem quảng cáo.
Nghiên cứu của Tsang (2004), Ashmawy (2014) cho thấy tính giải trí trong thông tin
QCTT có tác động tích cực đến giá trị nhận thức và thái độ của người tiêu dùng.
Mức độ thích thú cao và sự lôi cuốn trong quá trình tương tác với các phương tiện
truyền thông sẽ ảnh hưởng tích cực trong cảm nhận và tâm trạng của họ (Nguyễn
Duy Thanh và ctv., 2013). Dịch vụ vui chơi giải trí có thể làm tăng sự trung thành
của khách hàng và gia tăng giá trị cho khách hàng. Do đó, cung cấp trò chơi và giải
thưởng cho chiến dịch quảng cáo là một cách thành công để thu hút và giữ khách
hàng. Những tính năng này có thể tạo sự liên kết với khách hàng sâu sắc hơn và làm
cho họ quen thuộc hơn với các dịch vụ quảng cáo hoặc sản phẩm. Nếu một quảng
cáo mang lại tính giải trí cao sẽ thu hút người xem, gia tăng thái độ tích cực đối với
sản phẩm được quảng cáo và dẫn đến khả năng mua hàng sẽ cao hơn
H2: Tính giải trí của quảng cáo có tác động cùng chiều đến quyết định mua hàng của
sinh viên tại trường Đại Học Công Nghiệp.
3. Sự phiền nhiễu: là mức độ khó chịu mà quảng cáo mang lại cho người dùng. Theo
một số nghiên cứu thì quảng cáo sử dụng các kỹ thuật gây ra sự khó chịu, sự xúc
phạm hay thái quá, làm người tiêu dùng thường sẽ cảm thấy những tác động không
mong muốn và khó chịu từ các quảng cáo đó. Sự khó chịu làm giảm đi tính hiệu quả
của quảng cáo, cảm giác gây nên sự phiền toái đối với người tiêu dùng (Nguyễn Duy
Thanh và ctv., 2013). Quảng cáo tạo ra sự khó chịu, làm phiền và thường nói quá có
thể dẫn đến người tiêu dùng cảm thấy bối rối và phản ứng tiêu cực, tạo ra thái độ tiêu
cực đối với quảng cáo và có thể làm giảm ý định mua sản phẩm đang được quảng
cáo (Phạm Thị Lan Hương và Trần Nguyễn Phương Minh, 2014).
H3: Sự phiền nhiễu có tác động ngược chiều đến đến quyết định mua hàng của sinh
viên tại trường Đại Học Công Nghiệp.

Trang 16/48
4. Độ tin cậy: là sự kỳ vọng lạc quan về kết quả của một sự kiện hay hành vi của con
người hoặc là nhận thức của người tiêu dùng về tính trung thực và khả năng có thể
tin tưởng của quảng cáo và các nhà quảng cáo nói chung (Bamoriya et al., 2012). Sự
tin tưởng có thể liên quan đến sự kỳ vọng của người tiêu dùng rằng các nhà quảng
cáo và công ty nên sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng đúng mục đích,
tránh lạm dụng thông tin của người tiêu dùng (Phạm Thị Lan Hương và Trần
Nguyễn Phương Minh, 2014). Người tiêu dùng sẽ không cảm thấy thoải mái về việc
lướt các trang QCTT nếu họ không tìm thấy sự đáng tin cậy của các quảng cáo đó.
Điều này làm họ do dự khi cung cấp các thông tin cá nhân và chỉ mua hàng từ các
trang mạng mà họ biết và tin tưởng (Yaakop et al., 2013). Độ tin cậy của quảng cáo
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, đặc biệt là bởi uy tín của công ty và người
đăng tin quảng cáo (Chowdhury et al., 2006). Sự tin cậy ảnh hưởng trực tiếp, tác
động tích cực đến thái độ đối với quảng cáo, thái độ đối với thương hiệu và ý định
mua hàng của người tiêu dùng.
H4: Độ tin cậy có tác động cùng chiều đến quyết định mua hàng của sinh viên tại
trường Đại Học Công Nghiệp.
5. Tính tương tác: Là mức độ tương tác giữa người dùng với các loại hình quảng cáo,
được mô tả như là phương tiện để các cá nhân giao tiếp hiệu quả với nhau, bất kể
khoảng cách và thời gian; đồng thời nó còn là một đặc tính của môi trường trong đó
cho phép người sử dụng tham gia sáng tạo và vui chơi giải trí. Sự tương tác trên
Internet thay đổi cách thức mà người sử dụng cảm nhận đối với quảng cáo. Theo
Yaakop et al. (2013), phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng đến mọi giai
đoạn của quá trình ra quyết định của người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến ý
kiến chung và hình thành thái độ. Một trong những khả năng tương tác của MXH là
khả năng thu hút nhiều người dùng sử dụng các loại văn bản, hình ảnh, video và các
liên kết để theo dõi và chia sẻ sản phẩm mới với những người tiêu dùng khác. Quảng
cáo xuất hiện trên mỗi trang MXH cho phép các công ty nhắm đến khách hàng tiềm
năng mà tốn ít thời gian và đạt hiệu quả về chi phí. Thực tế có thể thấy, nếu một
người sử dụng trang MXH để kiểm tra trang web của nhà bán lẻ nhiều lần trong tuần
thì quảng cáo của họ bắt đầu xuất hiện trên tài khoản của người tiêu dùng.
H5: Tính tương tác của quảng cáo có tác động cùng chiều đến quyết định mua hàng
của sinh viên tại trường Đại Học Công Nghệ.
Trang 17/48
Thang đo của các khái niệm nghiên cứu
Bảng 2. Thang đo của các khái niệm nghiên cứu
Mã biến Các biến quan sát Tác giả
TT – Tính Thông Tin
TT1 Đối tượng khách hàng Ducoffe
TT2 Nội dung quảng cáo (1996)
TT3 Kênh quảng cáo
TT4 Số lượng sinh viên đã xem quảng cáo
TT5 Đo lường độ chính xác của thông tin
TT6 Hiệu ứng của môi trường
TT7 Nhận thức về thương hiệu
GT – Tính Giải Trí
GT1 Thu hút sự chú ý Brackett &
GT2 Sản phẩm, dịch vụ Carr (2001)
GT3 Kết nối giữa thương hiệu và khách hàng mục tiêu
GT4 Quyết định mua
GT5 Đối tượng khách hàng
GT6 Kênh tiếp cận khách hàng
GT7 Độ tuổi của khách hàng
PN – Sự Phiền Nhiễu
PN1 Độ tuổi và thói quen mua sắm Nguyễn Duy
PN2 Nhu cầu Thanh, Trần
PN3 Ngân sách Đình Nghĩa và
PN4 Hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ Phạm Mạnh
PN5 Thể hiện tính chất của sản phẩm Cường (2013)
PN6 Phương tiện quảng cáo
PN7 Công nghệ tiếp thị
TC – Độ Tin Cậy
TC1 Nguồn gốc của quảng cáo Kwek Choon
TC2 Tính chất thực của thông tin được cung cấp Ling & cộng
TC3 Độ phù hợp với nhu cầu của khách hàng sự (2010)

Trang 18/48
TC4 Tính thuyết phục của quảng cáo
TC5 Hình thức quảng cáo
TC6 Thời điểm phát hành quảng cáo
TC7 Tính đa dạng của kênh quảng cáo
TTT – Tính Tương Tác
TTT1 Thông tin đưa ra trong quảng cáo Nguyễn Duy
TTT2 Thông tin về thương hiệu Thanh, Trần
TTT3 Phương pháp tiếp cận quảng cáo Đình Nghĩa và
TTT4 Nhận thức của sinh viên về nhu cầu Phạm Mạnh
TTT5 Sự cạnh tranh của sản phẩm Cường (2013)
TTT6 Tầm ảnh hưởng của người tham gia vào quảng cáo
TTT7 Trải nghiệm sản phẩm trước khi mua
Y– Quyết định mua hàng của sinh viên
Y1 Tôi quyết định mua hàng thông qua quảng cáo trên các Kotler, P.và
trang mạng xã hội Armstrong
Y2 Tôi sẽ giới thiệu các sản phẩm quảng cáo mà tôi thấy cho (2010)
bạn bè, người thân nếu có nhu cầu
Y3 Tôi sẽ tiếp tục mua hàng thông qua quảng cáo trên mạng

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MARKETING CHO DOANH


NGHIỆP

3.1 Thiết kế bảng câu hỏi.


Chào các bạn
Tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Ảnh hưởng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Hutech” phục vụ chobài tiểu luận cuối kì của nhóm. Xin bạn đánh dấu vào những đáp
án phù hợp tại các câu hỏi dưới đây.
Phần A. Câu hỏi gàn lọc
Câu 1. Bạn có phải là sinh viên hutech không?
☐ Có ☐ Không
Câu 2. Bạn mua hàng online không ?
☐ Có ☐ Không
Trang 19/48
Câu 3. Giới tính của bạn là:
☐ Nam ☐ Nữ
Câu 4. Bạn là sinh viên năm mấy ?
☐ Năm nhất

☐ Năm hai
☐ Năm ba

☐ Năm tư
☐ Khác
Câu 5. Bạn là sinh viên khoa ? ……………………………………………..
Câu 6. Tình trạng nhà ở ?
☐ Ở trọ
☐ Ở kí túc xá

☐ Ở nhà bố mẹ
☐ Ở nhà người thân

☐ Khác
Phần B: Nội dung câu hỏi
Phần 1
Câu 1. Bạn sử dụng thiết bị nào để mua hàng ? ( Có thể chọn nhiều lựa chọn )
☐ Điện thoại di động

☐ Laptop
☐ Máy tính bảng

☐ Máy tính để bàn


☐ Khác
Câu 2. Bạn thường mua hàng trên các mạng xã hội nào ?
Mạng xã hội Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
Facebook
Zalo
Instagram

Trang 20/48
Tiktok
Mạng khác
Câu 6. Một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để mua hàng online qua mạng xã hội ?
☐ 4 - 5 h/ngày ☐ Dưới 1h/ ngày
☐ 2 – 3h/ ngày ☐ Dưới 30 phút/ ngày

☐ 1 – 2h/ ngày
Câu 7: Tính thông tin của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh
viên?
Tính thông tin Mức độ
1 2 3 4 5
Các thông tin, sản phẩm có phù hợp với
sinh viên
Nội dung quảng cáo thông tin sản phẩm
rõ ràng
Xác định kênh quảng cáo
Xác định được số sinh viên đã xem
quảng cáo
Quảng cáo phải truyền tải đầy đủ thông
tin, chính xác
Môi trường xung quanh của sinh viên
Quảng cáo tăng nhận thức về thương
hiệu
Câu 8. Tính tương tác của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh
viên?
Tính tương tác Mức độ
1 2 3 4 5
Quảng cáo có cung cấp đầy đủ thông tin
hoặc dịch vụ
Thương hiệu của sản phẩm đưa ra rõ
ràng

Trang 21/48
Quảng cáo được tiếp cận thông qua các
kênh truyền thông
Quảng cáo phù hợp với nhu cầu hoặc sở
thích của sinh viên
Sản phẩm được quảng cáo đang cạnh
tranh với các sản phẩm khác trên thị
trường.
Người tham gia vào quảng cáo có tầm
ảnh hưởng trong cộng đồng sinh viên
Sinh viên có cơ hội trải nghiệm sản
phẩm hoặc dịch vụ trước khi quyết định
mua hàng
Câu 9. Tính giải trí của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh
viên?
Tính giải trí Mức độ
1 2 3 4 5
Quảng cáo có thể thu hút sự chú ý của
sinh viên

Quảng cáo có thể giúp sản phẩm/dịch vụ


trở nên hấp dẫn hơn
Quảng cáo có thể kết nối tốt giữa thương
hiệu và khách hàng mục tiêu
Giải trí có tác động tích cực đến quyết
định mua hàng của sinh viên
Quảng cáo phải phù hợp với khách hàng
mục tiêu
Quảng cáo phụ thuộc vào kênh tiếp cận
khách hàng
Phụ thuộc vào độ tuổi của khách hàng
mục tiêu

Trang 22/48
Câu 10. Sự phiền nhiễu của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh
viên?
Sự phiền nhiễu Mức độ
1 2 3 4 5
Sinh viên có độ tuổi khác nhau và thói
quen khác nhau
Sinh viên cần mua một sản phẩm hoặc
dịch vụ cụ thể và quảng cáo cho họ biết
đến sản phẩm đó
Quảng cáo mang lại giá trị thông tin và
giúp sinh viên hiểu rõ hơn về sản
phẩm/dịch vụ
Quảng cáo phải có tính chất rõ ràng thu
hút khách hàng quan tâm
Phương tiện quảng cáo
Vị trí và thời gian quảng cáo
Công nghệ tiếp thị
Câu 11. Độ tin cậy của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh
viên?
Độ tin cậy Mức độ
1 2 3 4 5
Quảng cáo có thể phụ thuộc vào nguồn
gốc
Quảng cáo có tính chân thực cao sẽ tăng
độ tin cậy của nó
Quảng cáo phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng
Tính thuyết phục khách hàng
Hình thức quảng cáo đa dạng
Thời gian phát hàng quảng cáo phù hợp
Sự tham gia của các người nổi tiếng

Trang 23/48
Câu 13. Theo bạn những yếu tố nào sau đây có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến
hành vi quyết định mua hàng qua quảng cáo ?
Quyết định mua Mức độ
1 2 3 4 5
Các thông tin, sản phẩm/dịch vụ phù
hợp, chính xác, đầy đủ với sinh viên
Quảng cáo sử dụng hình ảnh hoặc thông
điệp hấp dẫn khiến khách hàng quan tâm
Tác động của người nổi tiếng, thương
hiệu doanh nghiệp

3.2 Xác định phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập thông tin

3.2.1 Tiến trình nghiên cứu của nhóm được chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính
Bước 1: Chuẩn bị và tham khảo ý kiến các chuyên gia. Sau khi xác định mục tiêu
nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các lý thuyết, học thuyết, các mô
hình nghiên cứ, các đề tài khoa học liên quan đến sự thu hút khách du lịch quốc tế
đến để xác định các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Sau khi tham khảo ý kiến
của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia, nhóm đã đưa ra mô hình nghiên cứu ban
đầu gồm 5 thang đo.
Bước 2: Thiết kế thang đo/ bảng câu hỏi (sơ bộ).
Tiếp đó, nhóm tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Bên cạnh việc kế thừa kết
quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan trong và ngoài nước,
nhóm tác giả còn tranh thủ tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Bảng câu hỏi khảo
sát ban đầu gồm 5 thang đo và 35 biến quan sát.
Bước 3: Tham khảo ý kiến các chuyên gia.
Tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia về bảng câu hỏi khảo sát bằng cách
gặp và phỏng vấn các chuyên gia. Quá trình gặp và tham khảo ý kiến các chuyên gia
được diễn tra trong thời gian từ 11/02/2021 đến 11/03/2023. Quá trình này gặp khá
nhiều khó khăn vì mất nhiều thời gian, công sức bởi vì các chuyên gia rất bận.
Bước 4: Điều chỉnh thang đo và bảng câu hỏi.

Trang 24/48
Sau khi tham khảo ý kiến của Th.S Trần Phi Hoàng và phân tích ý kiến của 10
chuyên gia thì nhóm đưa ra bảng câu hỏi khảo sát lúc này gồm 5 thang đo và 35 biến
quan sát. Quá trình được xem là một quá trình quan trọng và có tính bước ngoặc
trước khi thực
hiện bước nghiên cứu sơ bộ và bước nghiên cứu định lượng tiếp theo để đề xuất mô
hình
nghiên cứu chính thức cho đề tài.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu sơ bộ
Bước 1: Nhóm tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, thực hiện khảo sát và lấy ý
kiến của 50 người gồm giới trẻ đang sử dụng dịch vụ mua hàng qua mạng.
Bước 2: Sau đó thu thập số liệu để tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS gồm
dùng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân
tố khám phá EFA để gom biến và loại biến không thỏa điều kiện. Từ đó, nhóm sẽ
loại thang đo và những biến không phù hợp và dựa vào những biến còn lại để đưa ra
mô hình chính thức.
Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức:
Bước 1: Nhóm tiến hành khảo sát 260 sinh viên Hutech sử dụng dịch vụ mua hàng
qua mạng. Nhóm thu thập số liệu, kiểm tra và chọn lọc 250 mẫu hợp lệ tiến hành
phân tích bằng SPSS.
Bước 2: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Đầu tiên, nhóm dùng
hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của các thang đo. Sau khi kiểm
định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, nhóm tiến hành phân tích nhân tố
khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis) nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu
giúp cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ
giữa các nhóm biến có liên quan qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các
nhân tố cơ bản, tăng khả năng giải thích các nhân tố. Kết quả trên dùng để phân tích
hồi quy tuyến tính bội để kiểm định các giả thiết của mô hình, từ đó xem xét mức tác
động của các nhân tố đến quyết định mua hàng qua mạng trong lĩnh vực thời gian
của giới trẻ tại TPHCM.
Bước 3: Dựa vào hệ số ß của phương trình hồi quy và mức tác động của các nhân tố

Trang 25/48
đến quyết định mua hàng qua mạng, nhóm đã đưa ra các giải pháp cho từng nhóm
nhân tố theo thứ tự Beta mạnh nhất đến thấp nhất và cho biến có giá trị MEAN thấp
nhất.
Bước 4: Nhóm tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và tiến hành sửa chửa,
hoàn chỉnh bài nghiên cứu.

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp kết hợp với dữ liệu thứ cấp để
nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo trên mạng xã hội đến ý định mua
hàng của sinh viên tại trường Đại học Công Nghiệp TPHCM” thông qua bảng khảo
sát online.
- Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ những thông tin có sẵn, các thông tin được trích
lược ra những thông tin cần thiết cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định hành vi mua hàng qua mạng của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM. Với các nguồn thông tin thứ cấp đều được sử dụng trong nghiên cứu định
lượng và định tính như một phương pháp thu thập dữ liệu Nhóm em tham khảo tìm
kiếm và thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu sách, các trang web trên mạng xã
hội, các bài báo khoa học và các mô hình nghiên cứu trước đây để tìm hiểu lĩnh vực
quảng cáo các trang mạng xã hội và hành vi mua sắm, tiêu dùng của sinh viên trường
Đại học Công Nghiệp TP.HCM làm nền tảng cho bài nghiên cứu này. Ngoài ra còn
có bài giải về phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu SPSS tham khảo các tài
liệu trên Internet, sách báo…cũng góp phần quan trọng trong việc tìm nguồn tài liệu
mà nhóm em dùng để tham khảo trong quá trình làm bài nghiên cứu này.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp
Sau khi tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP HCM” nhóm xây
dựng bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 điểm với lựa chọn số 1 là “rất không đồng
ý” cho đến lựa chọn số 5 là “rất đồng ý”. Bảng khảo sát bao gồm 6 yếu tố độc lập
và 1 yếu tố phụ thuộc với 35 câu hỏi. Nhóm tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách
phỏng vấn online thông qua bảng câu hỏi, nhờ đối tượng khảo sát điền thông tin vào

Trang 26/48
bảng câu hỏi khảo sát và đánh giá các câu hỏi thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn sản phẩm. Thời gian trung bình cho 1 bảng khảo sát là 3 phút.

3.3. Nghiên cứu định tính:

3.3.1. Xác định thông tin thứ cấp cần thiết và nguồn gốc thông tin
Các số liệu, thông tin liên quan đến đề tài: số liệu sinh viên đang học tập tại trường
đại học Công Nghiệp TP.HCM, các đối thủ, sự ưa chuộng mặt hàng trên các trang
mạng xã hội từ các nguồn thông tin như: các bài báo, các bài nghiên cứu, tiểu luận,
internet…

3.3.2. Xác định loại nghiên cứu định tính thích hợp
 Nghiên cứu tài liệu
Trước tiên, nhóm tìm hiểu các bài viết, bài báo liên quan đến vấn đề mua hàng của
sinh viên, đồng thời tìm kiếm các nghiên cứu liên quan để tìm hướng cho đề tài. Sau
khi xác định được đề tài nghiên cứu, nhóm tiến hành tra cứu các thông tin từ sách,
báo, mạng internet… để tìm kiếm những thông tin liên quan và cần thiết cho đề tài
như các khái niệm, cơ sở lý thuyết, số liệu, những ý kiến, quan điểm của người tiêu
dùng liên quan đến vấn đề nghiên cứu…
 Nghiên cứu thăm dò
Nhóm lựa chọn nhanh một vài phòng học có các sinh viên đạt tiêu chí nêu để phỏng
vấn, để thông tin thu thập được có tính đại diện tương đối cao. Qua đó thu thập
những thông tin liên quan đến thực trạng mua hàng qua mạng, các yếu tố mà người
tiêu dùng (sinh viên) quan tâm khi mua hàng qua mạng làm cơ sở cho việc làm bảng
câu hỏi khảo sát.

3.4. Nghiên cứu định lượng

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu định lượng


Quy trình chọn mẫu định lượng:
Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu: Sinh viên đang học tại Trường Đại học Công
Nghiệp TPHCM.
Bước 2: Xác định khung chọn mẫu: Các sinh viên năm 1 tới năm 4 thuộc đại học
Công nghệ TP.HCM.

Trang 27/48
Bước 3: Xác định kích thước mẫu: Tiến hành chọn kích thước mẫu: Phân tích nhân
tố khám phá EFA (Hair và cộng sự ,2014) n >10*m (m là số biến quan sát) n >10*35
=260 Nhóm chọn kích thước mẫu là 260 sinh viên
Bước 4: Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu theo phương
pháp thuận tiện

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu


Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp thuận tiện giúp tiết kiệm chi phí và thời
gian cùng với đó dễ dàng khảo sát và đem lại kết quả mong muốn. Cỡ mẫu dùng để
quan sát là 260 sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
theo hình thức phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi và qua google form. Thời gian
khảo sát từ ngày 11/02/2023 đến ngày 20/03/2023
Quy trình xử lý dữ liệu:
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát 260 sinh viên
trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã từng mua hàng trên mạng
xã hội. Mục đích đánh giá nội dung phát biểu về các biến quan sát nhằm xây dựng
nội dung của nghiên cứu thông qua thang đo Likert 5 mức độ (1-Hoàn toàn không
đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Trung lập, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý).
Quy trình xử lý số liệu
Bước 1: Dữ liệu được xử lý và loại bỏ các khảo sát chưa đạt yêu cầu, chưa hoàn
chỉnh
Bước 2: Mã hóa các biến dữ liệu và nhập dữ liêu vào phần mềm SPSS 20.0
Bước 3: Phân tích mô hình hồi quy, kiểm định giả thuyết

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Trình bày số liệu nghiên cứu


Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT, giá trị mua hàng trực
tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ
TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả
nước. Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng như đồ công nghệ và điện
tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm
(31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi
đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức
Trang 28/48
thanh toán qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm
14%. Với ưu thế tiết kiệm thời gian, không giới hạn vị trí và giá thành sản phẩm
thường thấp hơn thị trường từ 3% đến 5% (do không tốn nhiều chi phí cho mặt bằng,
nhân sự,…), thị trường mua bán trực tuyến tại Việt Nam ngày càng trở nên được ưa
chuộng hơn. Trợ giúp cho sự sôi động của thị trường mua bán qua mạng là sự góp
sức của nhiều trang web mua bán, rao vặt. Vatgia.com của công ty cổ phần vật giá
Việt Nam hiện là trang mua bán online có lượng truy cập đông đảo. Các công ty sở
hữu thương hiệu mạnh trên internet như fpt, vinagame,… cũng đang ráo riết gia tăng
thị phần trong lĩnh vực mua bán trực tuyến bằng việc đầu tư các kênh dành
riêng cho mua bán như chodientu.vn,123mua.com.vn,… Nhiều công trình
nghiên cứu quyết định hành vi của người tiêu dùng, các lý thuyết này đã được chứng
minh thực nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới. Song song đó là sự phát triển của
Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân
hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam đangđứng trước thời cơ bùng nổ với
doanh thu dự kiến lên đến 4 tỷ USD trong năm 2015. Những nỗ lực đẩy mạnh
TMĐT của Việt Nam đã mang lại hiệu quả nhất định. Theo CụcTMĐT và Công
nghệ thông tin, (Bộ Công Thương) TMĐT đang có bước phát triển rấtnhanh nhờ hệ
thống viễn thông phát triển vượt bậc với khoảng 1/3 dân số Việt Nam truy cập
Internet. Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, trong đó tỷ lệ
website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%.
Báo cáo mới nhất của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ cũng cho thấy,
Việt Nam là thị trường bùng nổ của smartphone (điện thoại thông minh) với 30%
dân chúng sử dụng. Thời gian online trên thiết bị di động cũng chiếm tới 1/3 ngày
của người tiêu dùng Việt Nam. Sự phổ cập của Internet, 3G và các thiết bị di động đã
chắp thêm sức mạnh cho TMĐT cất cánh. Căn cứ vào những số liệu trên và ước tính
giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với
năm 2013, thì dự báo doanh số mua bán trực tuyến tranh thị phần với nhiều chiến
lược kinh doanh mới, trong đó, kinh doanh trên ứng dụng điện thoại thông minh
được dự báo sẽ diễn ra rất sôi động. Google đã trở thành thành viên của Hiệp hội
TMĐT Việt Nam và không giấu diếm kỳ vọng thu được 30 triệu USD mỗi năm từ
thị trường này. Alibaba và eBay cũng đã nhanh chân tìm được đại diện chính thức,
trong khi Amazon và Rakuten đang tiến tới việc thiết lập quan hệ đối tác hoặc mua
Trang 29/48
cổ phần tại các hãng TMĐT Việt Nam. Tóm lại có thể thấy được tình hình TMĐT ở
Việt Nam đang trong giai đoạn cơ sở, bước đầu hình thành những ưu thế nhất định
cho việc cạnh tranh với các hình thức bán hàng trực tiếp, offline. Trong những năm
gần đây, nhờ vào sự phát triển bùng nổ của Internet nói chung và các mạng xã hội
Facebook, Zalo, Viber…đã tạo điều kiện rất tốt cho việc giao dịch và kinh doanh qua
mạng. Nước ta đang hòa nhập và từng bước phát triển bền vững cùng với TMĐT thể
giới. Những làn sóng này tạo nên sự lạc quan nhất định và đánh dấu sự tăng trưởng
về doanh thu cũng như phát triển kinh tế Việt Nam.

4.2. Phân tích thực trạng kinh doanh thời trang qua mạng:
Năm 2019, thị trường TMĐT Việt Nam chia tay những “ông lớn” như: Adayroi hay
Lotte.vn, nhưng không vì thế mà sức hút ở lĩnh vực này kém đi. Theo báo cáo
eConomy SEA 2019 do Google và Temasek công bố, quy mô thị trường TMĐT Việt
Nam đầu năm 2020 đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Đáng chú ý, Sách
trắng TMĐT Việt Nam năm 2019 được Cục TMĐT và kinh tế số (Bộ Công Thương)
phát hành cho thấy, tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam đang ở mức cao
nhất trong 3 năm trở lại đây
Đặc biệt, vai trò của TMĐT cũng trở nên quan trọng hơn khi tỷ trọng doanh thu từ
TMĐT trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, tăng 0,6% so với
năm 2018. Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT
tăng vọt. Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng
11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Giá trị mua sắm trực
tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD, tăng 8,6%. Trong số 10 sàn TMĐT có tổng
số lượt truy cập website cao nhất tại thị trường Đông Nam Á 6 tháng đầu năm 2019,
có tới 5 là của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam – gồm Tiki, Sendo, thegioididong,
Điện Máy Xanh và FPT Shop. Theo các chuyên gia, thị trường TMĐT Việt
Nam đang diễn ra theo hai xu hướng. Một là, cuộc chơi dành cho các ông lớn
TMĐT với những khoản đầu tư khổng lồ nhằm tranh giành thị phần; Hai là, sự xuất
hiện ngày càng nhiều các ý tưởng khởi nghiệp với công nghệ đột phá cung cấp dịch
vụ cho những DN đầu ngành. Theo Bảng xếp hạng các DN TMĐT hàng đầu tại Việt
Nam do iPrice insights cập nhật vào ngày 03/3/2020 cho thấy, Shopee Việt Nam tiếp
tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website (đạt trung bình 38 triệu

Trang 30/48
lượt/tháng). Theo sau lần lượt là Thegioididong với 28 triệu lượt/tháng,
Sendo với 27,2 triệu lượt/tháng, Lazada với 27 triệu lượt/tháng và Tiki với 24,5 triệu
lượt/tháng. Cạnh tranh cao đối với dịch vụ giao hàng chặng cuối và hoàn tất đơn
hàng. Cùng với tốc độ tăng trưởng cao của TMĐT, thời gian gần đây đã chứng kiến
sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn
hàng. Ba yếu tố nổi bật của lĩnh vực này là đầu tư gia tăng mạnh mẽ, ứng dụng công
nghệ tiên tiến và cạnh tranh khốc liệt. Sự không hài lòng trong trải nghiệm giao hàng
là một điều khá phổ biến đang diễn ra trong hoạt động TMĐT ở khu vực Đông Nam
Á. Theo nghiên cứu của iPrice và Parcel Performance, có đến 34,1% người dùng
TMĐT trong khu vực vẫn chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ chuyển phát bưu
kiện mà họ nhận được. Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, trung bình phải mất
5-6 ngày sản phẩm mới được chuyển phát đến tận tay người mua, tốc độ giao dịch
chậm thứ hai trong khu vực. Nhận thấy nhu cầu về tốc độ giao hàng nhanh chóng và
kịp thời của người tiêu dùng là chính đáng, các công ty TMĐT hàng đầu tại Việt
Nam đang chạy đua nước rút để cải thiện tốc độ giao hàng với nhiều chiến lược khác
nhau để gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Cạnh tranh giao nhận hàng hóa nhanh
hay chậm trên thị trường ngày càng trở nên khắc nghiệt khi “người khổng lồ” DHL
cam kết giao hàng trong ngày, Lazada mở dịch vụ hỏa tốc, Tiki với “tuyên ngôn”
giao hàng trong vòng 2 giờ, Shopee “cam kết” giao hàng trong 4 giờ với dịch vụ
Shopee Express. Các sàn TMĐT Việt Nam trong vài năm trở lại đây liên tục đẩy
mạnh hệ thống kho vận hậu cần nhằm tối ưu hiệu suất và chi phí. Chẳng hạn như:
Tiki đã hợp tác với UniDepot, một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần đang sở hữu 35.000
m2 không gian lưu kho trong nước, để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng trong tương
lai. Trong khi đó, Lazada mở các kho giao nhận tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và
Bắc Ninh. LEL Express đã đưa trung tâm phân loại hàng hóa thứ 2 ở Hà Nội đi vào
hoạt động với công suất khoảng 10.000 sản phẩm/giờ.
Theo khảo sát của Hiệp hội TMĐT cho thấy, hiện nay, Việt Nam có hơn 50 đơn vị
giao hàng nhanh quy mô lớn nhỏ. Con số này đã tăng 10 lần trong vòng 5 năm qua.
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) là DN cung cấp dịch vụ chuyển
phát được 61% các đơn vị bán hàng trực tuyến thuê, tiếp đó là Công ty Bưu chính
Viettel (Viettel Post) với tỷ lệ là 25%. Tỷ lệ tương ứng cho EMS, giao hàng nhanh
và giao hàng tiết kiệm lần lượt là 5%, 1% và 1%. Các đơn vị chuyển phát khác chỉ
Trang 31/48
chiếm 13%. Năm 2019 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của một số doanh nghiệp
khởi nghiệp logistics như: Ninja Van, Ahamove, J&T Express, GrabExpress kết hợp
với các sàn TMĐT khiến cho việc giao hàng được thực hiện nhanh chóng và nhận
được phản hồi tích cực từ người mua hàng.

4.3. Kiểm định thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha:

4.3.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập:


Thang đo tính thông tin:
BẢNG 4.3.1: Kiểm định nhân tố tính thông tin
Reliability Statistics
Cronbach’s N of Items
Alpha
.874 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's
Item Deleted if Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Correlation Deleted

TT1 23.79 17.273 .727 .846


TT2 23.76 17.851 .704 .849
TT3 23.98 18.030 .620 .860
TT4 23.97 17.829 .613 .861
TT5 23.95 17.888 .625 .859
TT6 23.87 18.024 .644 .857
TT7 23.92 17.510 .642 .857

Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy: hệ số Cronbach’s Alpha cho 7
biến quan sát trong thang đo tính thông tin có Cronbach’s Alpha= 0.902 > 0.7. Hệ số
tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép)
nên thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Trang 32/48
Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo nhận thức sự thuận tiện, tất
cả các biến TT1,TT2,TT3,TT4,TT5,TT6,TT7 đều thỏa mãn yêu cầu nên phù hợp để
thực hiện phân tích bước tiếp theo.
Thang đo tính giải trí:
BẢNG 4.3.2: Kiểm định nhân tố giải trí.
Reliability Statistics
Cronbach’s N of
Alpha Items
.896 7
Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
if if Item Deleted Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted

GT1 22.65 22.289 .704 .880


GT2 22.71 21.860 .739 .876
GT3 22.82 23.055 .625 .889
GT4 22.82 22.019 .698 .880
GT5 22.80 22.483 .670 .884
GT6 22.84 21.441 .746 .875
GT7 22.74 22.498 .698 .881
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo tính giải trí là 0.896> 0.7 nên thang
đo này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều > 0.3
(lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn độ tin cậy, đảm bảo chất
lượng tốt khi kiểm định Cronbach’s Alpha.
Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo tính giải trí, tất cả các biến
GT1,GT2,GT3,GT4,GT5,GT6,GT7 đều thỏa mãn yêu cầu nên phù hợp để thực hiện
phân tích bước tiếp theo.
Thang đo sự tin cậy:
BẢNG 4.3.3: Kiểm định nhân tố sự tin cậy:
KMO and Bartlett's Test

Trang 33/48
Kaiser-Meyer-Olkin .934
Measure of
Sampling
Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi- 7250.21


Sphericity Square

df 595
Sig. .000

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo sự tin cậy là 0.916> 0.7 nên thang đo
này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều > 0.3
(lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn độ tin cậy, đảm bảo chất
lượng tốt khi kiểm định Cronbach’s Alpha.
Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo sự tin cậy, tất cả các biến
TC1,TC2,TC3,TC4,TC5,TC6,TC7 đều thỏa mãn yêu cầu nên phù hợp để thực hiện
phân tích bước tiếp theo.
Thang đo tính tương tác xã hội:
BẢNG 4.3.4: Kiểm định nhân tố tính tương tác xã hội:
Reliability Statistics
Cronbach’s N of
Alpha Items
.893 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's

Trang 34/48
Item Deleted if Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Correlation Deleted

TT1 22.53 21.194 .668 .880


TT2 22.57 20.624 .749 .870
TT3 22.64 21.513 .657 .881
TT4 22.62 20.962 .669 .880
TT5 22.61 21.283 .673 .879
TT6 22.71 20.792 .717 .874
TT7 22.63 20.991 .704 .876

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo tính tương tác xã hội là 0.893> 0.7
nên thang đo này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát
đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn độ tin cậy, đảm
bảo chất lượng tốt khi kiểm định Cronbach’s Alpha.
Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo sự tin cậy, tất cả các biến
TT1,TT2,TT3,TT4,TT5,TT6,TT7 đều thỏa mãn yêu cầu nên phù hợp để thực hiện
phân tích bước tiếp theo.
Thang đo sự phiền nhiễu:
BẢNG 4.3.5: Kiểm định nhân tố tính tương tác xã hội:
Reliability Statistics
Cronbach’s N of
Alpha Items
.945 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's
Item Deleted if Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Correlation Deleted

PN1 20.95 37.132 .847 .934

Trang 35/48
PN2 20.96 37.113 .845 .934
PN3 21.11 37.376 .819 .936
PN4 21.11 37.879 .771 .940
PN5 21.04 37.335 .819 .936
PN6 20.90 36.704 .802 .938
PN7 20.97 37.504 .813 .937

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo sự phiền nhiễu là 0.945> 0.7 nên
thang đo này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều
> 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn độ tin cậy, đảm bảo
chất lượng tốt khi kiểm định Cronbach’s Alpha.
Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo sự tin cậy, tất cả các biến
PN1,PN2,PN3,PN4,PN5,PN6,PN7 đều thỏa mãn yêu cầu nên phù hợp để thực hiện
phân tích bước tiếp theo.

4.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc:


BẢNG 4.3.6: Kiểm định nhân tố ý định mua sắm:
Reliability Statistics
Cronbach’s N of
Alpha Items
.822 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Cronbach's
Item Deleted if Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Correlation Deleted

Y1 15.00 8.154 .685 .767


Y2 15.02 8.339 .663 .773
Y3 15.14 8.553 .640 .781

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo quyết định mua hàng qua mạng là

Trang 36/48
0.822 > 0.7 nên thang đo này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các
biến quan sát đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn độ
tin cậy, đảm bảo chất lượng tốt khi kiểm định Cronbach’s Alpha.. Như vậy khi
thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo này, tất cả các biến
Y1,Y2,Y3 đều thỏa mãn yêu cầu nên phù hợp để thực hiện phân tích bước tiếp theo.

4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA):


Dựa vào bảng:
Giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO) = 0.934> 0.5,
Sig.(Bartlett's Test of Sphericity) = 0,000 < 0,05 điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để
phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
. BẢNG 4.3.7 Bảng phương sai trích của các yếu tố độc lập:
Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of
ent Loadings Squared
Loadings

Total % of Total % of Cumulati Total % of Cumul


Variance Cumulati Varianc ve % Varian ative
ve % e ce %

1 12.691 36.259 36.259 12.691 36.259 36.259 5.379 15.370 15.370


2 5.593 15.979 52.238 5.593 15.979 52.238 4.968 14.195 29.565
3 2.222 6.349 58.587 2.222 6.349 58.587 4.308 12.307 41.872
4 1.338 3.822 62.408 1.338 3.822 62.408 3.344 9.555 51.427
5 1.127 3.219 65.627 1.127 3.219 65.627 3.135 8.958 60.386
6 1.081 3.089 68.716 1.081 3.089 68.716 2.916 9.330 68.716
7 .729 2.083 70.799
8 .727 2.077 72.876
9 .648 1.852 74.728
10 .641 1.832 76.561
11 .573 1.636 78.197
12 .531 1.518 79.715

Trang 37/48
13 .499 1.426 81.141
14 .491 1.403 82.545
15 .469 1.341 83.885
16 .456 1.303 85.189
17 .439 1.255 86.444
18 .405 1.158 87.602
19 .395 1.128 88.730
20 .369 1.1055 89.785
21 .346 .987 90.772
22 .337 .964 91.736
23 .315 .901 92.637
24 .305 .870 93.508
25 .299 .855 94.362
26 .268 .769 95.129
27 .253 .723 95.852
28 .239 .683 96.535
29 .219 .627 97.162
30 .207 .592 97.754
31 .199 570 98.324
32 .171 .489 98.814
33 .166 .474 99.288
34 .147 .421 99.709
35 .102 .291 100.000

Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax.
Kết quả cho thấy các biến quan sát ban đầu được nhóm thành 6 nhóm. Giá trị tổng
phương sai trích = 68.716% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 6 nhân tố này
giải thích 68.716% biến thiên của dữ liệu. Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố
đều cao (>1), nhân tố thứ 6 có Eigenvalues thấp nhất là 1.081> 1.
BẢNG 4.3.8 Bảng ma trận xoay nhân tố
Nhóm nhân tố cấu thành

Trang 38/48
1 2 3 4 5
NT1 .867
NT2 .849
NT6 .840
NT3 .822
NT5 .803
NT4 .718
CQ5 .848
CQ3 .838
CQ6 .836
CQ2 .815
CQ1 .743
MD1 .888
MD2 .877
MD3 .822
MD5 .734
MD4 .710
WS4 .893
WS1 .856
WS5 .852
WS2 .837
HV4 .897
HV3 .871
HV1 .759
HV5 .746

Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, và không có trường hợp biến nào cùng lúc
tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau. Nên các nhân tố đảm bảo được giá trị
hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA. Ngoài ra phát hiện thêm 1 nhân tố mơi thay vì
5 biến như ban đầu. Biến tính giải trí được chia hành 2 nhân tố goi là TGT1 và TGT2

Trang 39/48
Sau khi chay phân tích nhân tố cho biến độc lập ta được 6 nhân tố bao gồm Y, TT,
TC, TTT, GT và PN

4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính:


b
Model Summary

Mod R R Adjuste Std. Change Statistics Durbin-


el Squar dR Error Watson
e Square of the R F df1 df2 Sig. F
Estimate Square Change Change
Change

1 .798a .636 .629 .433 .636 85.997 6 295 .000 2.131

Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng hệ số R bình phương hiệu chỉnh Adjusted R Square
là 0.629, có nghĩa là 62.9% biến thiên của biến phụ thuộc Quyết định được giải thích
bởi 6 nhân tố độc lập. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp
với tập dữ liệu của mẫu ở mức 62.9%, tức là các biến độc lập giải thích được 62.9%
biến thiên của biến phụ thuộc quyết định.
Hệ số Durbin-Watson (DW): Tiến hành tra hệ số Durbin-Watson với mức ý nghĩa
5%, k’ = 6, n = 300, tra bảng DW ta có dL = 1.770 và dU = 1.852. Gắn vào thanh giá
trị DW, ta thấy 1.852 <2.131 < 2.148 (4 – dU) như vậy sẽ không sự tương quan
chuỗi bậc nhất trong mô hình.
ANOVAa
Model Sum of Df Mean F SIG
Squares Square

1 Regression 96.568 6 16.095 85.997 .000b

Residual 55.211 295 .187

Total 151.779 301

Trang 40/48
Nhìn vào ANOVA hình trên, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của
mô hình, giá trị F = 85.997 với sig. =0.000 < 5%. Chứng tỏ R bình phương của tổng
thể khác 0. Đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù
hợp với tổng thể.
a
Coefficients

Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity


Coefficients Coefficients Statistics

B Std.Error Beta Tolerance VIF


1 ( Constan .431 .178 2.419 .016
t)
FTTT .144 .056 .141 2.572 .011 .408 2.452
FTGT1 .047 .049 .055 .970 .333 .384 2.602
FTGT2 -.024 .050 -.029 -.480 .632 .348 2.870
FTTC .302 .038 .379 7.980 .000 .547 1.827
FTTXH .362 .056 .386 6.479 .000 .347 2.885
FSPN .079 .026 .112 2.988 .003 .883 1.133

Nhìn vào Bảng bảng trên, kiểm định các giả thuyết sử dụng phần mềm SPSS: cái giá
trị ở cột SIG có 2 biến TGT1 và TGT2 có Sig >0.05 do đó ta loại 2 biến này và chạy
lại hồi quy
Kết qủa chạy lại
Model R R Adjusted Std. Change Statistics Durbin-
Square R Error of R F df1 df2 Sig. F Watson
Square the Square Change change
Estimate Change
1 .797a .635 .630 .432 .635 129.216 4 297 .000 2.128
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng hệ số R bình phương hiệu chỉnh Adjusted R Square
là 0.630, có nghĩa là 63% biến thiên của biến phụ thuộc Quyết định được giải thích

Trang 41/48
bởi 6 nhân tố độc lập. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp
với tập dữ liệu của mẫu ở mức 63%, tức là các biến độc lập giải thích được 63% biến
thiên của biến phụ thuộc quyết định.
Hệ số Durbin-Watson (DW): Tiến hành tra hệ số Durbin-Watson với mức ý nghĩa
5%, k’ = 4, n = 300, tra bảng DW ta có dL = 1.784 và dU = 1.838. Gắn vào thanh giá
trị DW, ta thấy 1.838 <2.128 < 2.162 (4 – dU) như vậy sẽ không sự tương quan
chuỗi bậc nhất trong mô hình
ANOVAa

Model Sum of df Mean F Sig.


Squares Square
1 Regression 96.391 4 24.098 129.216 .000b
Residual 55.388 297 .186
Total 151.779 301
Nhìn vào ANOVA hình trên, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của
mô hình, giá trị F = 129.216 với sig. =0.000 < 5%. Chứng tỏ R bình phương của tổng
thể khác 0. Đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù
hợp với tổng thể.
Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients


Standardized t Sig.
Collinearity
Coefficients Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .441 .177 2.489 .013

FTTT .151 .050 .149 3.018 .003 .506 1.977

FTTC .305 .038 .383 8.104 .000 .551 1.813

FTTXH .372 .051 .397 7.325 .000 .419 2.385

FSPN .079 .026 .112 2.997 .003 .883 1.132

Nhìn vào Bảng bảng trên, kiểm định các giả thuyết sử dụng phần mềm SPSS: cái
giá trị ở cột Sig. của các biến đều < 0.05 nên các biến đó đều tác động có ý nghĩa
thống kê đến biến phụ thuộc.

Trang 42/48
Tiếp theo sẽ tiến hành kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan
giữa các biến độc lập) thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation
factor): VIF > 10 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng &
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Dựa vào bảng có thể thấy hệ số phóng đại phương
sai VIF từ kết quả hồi quy đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa công tuyến
xảy ra.
Y = 0.397TT+0.383TC+0.149TTT+0.112PN
Với:
Y: quyết định mua của sinh viên
TTT: Tính tương tác
TC: Độ tin cậy
TT: Tính thông tin
PN: Sự phiền nhiễu

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận


Bài nghiên cứu đã xác định được bốn yếu tố tác động đến Thái độ NTD TP.HCM đối
với quảng cáo qua MXH Facebook với mức độ tác động của từng yếu tố có sự khác
nhau như sau:
Tính tương tác của NTD đối với các quảng cáo Facebook không những bao gồm các
tương tác thấy rõ như “Comment”, “Like”, “Share” mà còn bao gồm sự tương tác
với các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính xách tay hay máy tính
bảng. Thật vậy, ngày nay gần như mọi hoạt động của người dùng Internet đều được
thực hiện qua các thiết bị di động từ việc gửi tin nhắn, đọc báo, mua sắm, đặt chỗ,
chuyển tiền, tìm kiếm khách hàng, học tập đến việc tra cứu thông tin… Điều này thể
hiện rất rõ trong hàm hồi qui với yếu tố Sự tương tác có mức độ tác động mạnh nhất
qua hệ số hồi quy 0.376.
Tính giải trí có tác động cùng chiều đến thái độ của NTD đối với quảng cáo có hệ số
hồi quy 0.287, nghĩa là các thành phần của yếu tố tính giải trí tác động đến thái độ
bao gồm: quảng cáo bắt mắt, quảng cáo thú vị, hài lòng khi xem quảng cáo và sự
thích thú từ các minigame. Qua khảo sát sơ bộ, những người dùng Facebook cho biết

Trang 43/48
họ xem quảng cáo là vì họ thấy quảng cáo đó có hình ảnh đẹp, lạ và xuất hiện đúng
lúc họ đang có nhu cầu.
Độ tin cậy là yếu tố ảnh hưởng ít nhất trong nhóm yếu tố tác động cùng chiều với
thái độ quảng cáo với hệ số hồi quy 0.211. Đối với nhân tố này, các thành phần bao
gồm: quảng cáo trên Facebook là trung thực vì một phần xuất phát từ những người
đã biết về thông tin của sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu, góp phần trong quyết định
mua hàng và quảng cáo là đáng tin cậy.
Sự phiền nhiễu là nhân tố duy nhất tác động ngược chiều đến thái độ NTD với hệ
số hồi quy là -0.128, tức là khi tác động của sự phiền nhiễu tăng lên 1 đơn vị thì thái
độ của NTD đối với quảng cáo sẽ giảm 0.128 đơn vị. Các tác động đó bao gồm: cảm
thấy bị làm phiền bởi quảng cáo, khó chịu khi quảng cáo xuất hiện trên Newsfeed
của người dùng, cảm thấy quảng cáo là không trung thực, gây mất tập trung của
người dùng và bị làm phiến bởi loại hình quảng cáo banner hình ảnh hoặc video.

5.2. Đề xuất
Thứ nhất, nhà quảng cáo cần tư vấn cho doanh nghiệp việc xây dựng và duy trì
Fanpage bằng hình thức quản trị Fanpage nhằm giữ tương tác với khách hàng của
doanh nghiệp, trả lời những câu hỏi, thắc mắc của NTD. Đa dạng hóa các bài viết
trên Fanpage bằng cách đăng tải các loại hình có nội dung khác nhau như: hình ảnh,
video, câu hỏi mở, dẫn về link các bài viết trong website. Đồng thời tăng vòng tương
tác giữa quản trị Fanpage và NTD bằng cách quản trị sẽ bấm thích (like) hay trả lời
những bình luận (comment) của người dùng. Vì điều đó giúp hiển thị nhắc nhở trên
thông báo của người dùng mạng xã hội, làm họ quay lại và đọc tiếp thông tin đăng
tải. Thêm vào đó, việc tối ưu hóa website là hết sức cần thiết vì tối ưu website làm
tăng trải nghiệm người dùng, từ đó NTD cũng như đối tác dễ dàng tương tác với
website, dễ dàng tìm kiếm về thông tin, sản phẩm hơn trên các thiết bị di động, máy
tính, máy tính bảng. Đồng thời việc truy cập website từ các trang mạng xã hội cũng
nhanh hơn, giúp cho hình thức quảng cáo Click to website đạt được nhiều hiệu quả.
Tốc độ website chậm sẽ bị đánh giá đem lại trải nghiệm người dùng thấp. Một số
cách tối ưu tốc độ website như tối ưu hình ảnh trên website, tận dụng bộ nhớ đệm
trình duyệt [21]. Thứ hai, để tăng tính thu hút trong quảng cáo, hình ảnh là một trong
những yếu tố giúp tăng sự thu hút hiệu quả. Hình ảnh trong các bài quảng cáo đăng

Trang 44/48
tải cần đảm bảo các đặc trưng và tiếng nói của thương hiệu, cần tuân thủ các nguyên
tắc về nhận diện thương hiệu, tuân thủ các nguyên tắc về định hướng nội dung, màu
sắc chủ đạo, quy định về hình ảnh và không làm tổn hại đến uy tín thương hiệu. Hình
ảnh bắt mắt gây thiện cảm với bài post quảng cáo, thống nhất với thương hiệu doanh
nghiệp, từ đó kích thích NTD tìm hiểu thêm thông tin bằng cách bấm vào Fanpage.
Tương tự như hình ảnh, video với hình ảnh và âm thanh sống động là hình thức thu
hút sự quan tâm của người dùng nhiều nhất, video mang tính hài hước làm NTD cảm
thấy vui vẻ. Từ đó, đáp ứng tính giải trí cho họ. Thứ ba, tùy theo ngành hàng,
Fanpage của các doanh nghiệp nên xây dựng theo hướng tư vấn, chia sẻ những thông
tin bổ ích, cho khách hàng hơn là chỉ đăng những bài quảng cáo giới thiệu sản phẩm
của mình. Khi khách hàng cảm thấy mình được lắng nghe, họ sẽ có lòng tin về dịch
vụ/ thương hiệu/ sản phẩm đó tốt hơn. Sử dụng hình ảnh và tiếng nói của người ảnh
hưởng trong cộng đồng mạng. Sử dụng người có ảnh hưởng (Influencer) là một trong
những chiến lược truyền thông giúp tăng độ tin cậy đến NTD. Vì người ảnh hưởng
(Influencer) một phần đã nhận được sự yêu mến của mọi người nên tiếng nói của họ
đã có có sự tin tưởng của NTD và họ dễ dàng tạo ra trào lưu cho sản phẩm dịch vụ
cần được quảng cáo, gây tác động đến những đối tượng bạn bè NTD, làm NTD cảm
nhận được sự tin cậy vì sản phẩm/dịch vụ đã được bạn bè, người
xung quanh mình sử dụng. 12 Thứ tư, khi thực hiện quảng cáo qua MXH Facebook,
nhà quàng cáo cần tư vấn cho các doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh cần có các
thông điệp quảng cáo phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp có
thể lựa chọn chỉ quảng cáo cho nhóm khách hàng mục tiêu của mình, như vậy thông
điệp quảng
cáo, ý tưởng sẽ tập trung hơn, đến đúng đối tượng hơn. Bởi mỗi nhóm đối tượng sẽ
có suy nghĩ, ý thích, hành vi và nhu cầu khác nhau. Và hơn hết điều này tránh gây
phiền nhiễu đến những đối tượng không có nhu cầu. Các kỹ thuật gây chú ý trong
quảng cáo là cần thiết tuy nhiên các nhà quảng cáo, các doanh nghiệp hay các cá
nhân kinh doanh không nên quá lạm dụng, nếu không sẽ gây tác dụng ngược lại hay
nói cách khác là gây phản cảm, phiền nhiễu cho khách hàng (tránh những trường hợp
quảng cáo nói quá, đăng những tin giật gân, sử dụng hình ảnh không phù hợp…)

Trang 45/48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trân, N. M., & Thanh, M. V. N. (2017). Phân tích tác động của quảng cáo qua
mạng
xã hội đến ý định mua sắm của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ. Can Tho
University Journal of Science, (48), 66-76.
[2]. Nguyên Đức, 2014. Những thống kê đáng chú ý về mạng xã hội
năm 2014.<http://ictnews.vn/internet/nhung-thong-ke-dang-chu-y-ve-mang-xa-hoi-
nam-2014-116458.ict>. [Ngày truy cập: 28 tháng 02 năm 2015].
[3]. Nguyễn Duy Thanh, Trần Đình Nghĩa và Phạm Mạnh Cường, 2013. Đề xuất mô
hình chấp nhận quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội ở Việt Nam. Tạp chí Phát
triển Khoa học & Công nghệ, số Q3 – 2013, trang 5-18.
[4]. Hà Ngọc Thắng, 2015. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
[5]. Phạm Thị Lan Hương và Trần Nguyễn Phương Minh, 2014. Các yếu tố ảnh
hưởng đến thái độ của người tiêu dùng trẻ đối với quảng cáo SMS. Tạp chí Phát triển
Kinh tế, số 286 (08/2014), trang 89-108.
[6]. Ashmawy, M.E., 2014. Measuring the University Students’ Attitude toward
Facebook Advertising, Master Thesis in Business Administration. Arab Academy for
Science, Technology and Maritime Transport.
[7]. Bamoriya, H., Singh R., 2012. SMS Advertising in India: Is TAM a robust
model for explaining intention? Organizations and Markets in Emerging Economies,
1(5):89- 101.
[8]. Bhatnagar, A., Misra, S. & Rao, H.R., 2000. On risk, convenience, and
Internet shopping behavior. Communications of the ACM, 43(11):98-105.
[9]. Burke, R.R., 2002. Technology and the customer interface: what consumers
want in the physical and virtual store. Journal of the Academy of
Marketing Science, 30(4):411-432.
[10]. Chowdhury, H.K., Parvin N., Weitenberner C. & Becker M., 2006. Consumer
attitude toward mobile advertising in an emerging market: An empirical
study. International Journal of Mobile Marketing, 2:33-41.
[11]. Ho, S.F., 2013. A study on consumers’ attitude towards online shopping on
Penang famous fruit pickles, the degree of Bachelor in Psychology, Open University
Trang 46/48
Malaysia.
12]. Jayawardhena, C., Wright, L.T. & Dennis, C., 2007. Consumers
online: intentions, orientations and segmentation. International Journal of
Retail & Distribution Management, 35(6):515-526.
[13]. Seyed, R.N., Laily P. & Sharifi fard S., 2013. The Effectiveness
of E- Advertisement towards Customer Purchase Intention: Malaysia Perspective.
Journal of Business and Management (IOSR-JBM), 10:93-104.
[14]. Tsang, M.M., Ho S-C. & Liang T-P., 2004. Consumer Attitudes toward Mobile
Avertising: An Empirical Study. International Journal of Electronic Commerce,
3:65- 78.
[15]. Waldt, D.L.R Van der, Rebello T.M. & Brown W.J., 2009. Attitudes of young
consumers towards SMS advertising. African Journal of Business
Management, 3(9):444-452.
[16]. Yaakop, A., Anuar M.M. & Omar K., 2013. Like it or Not: Issue of Credibility
in Facebook Advertising. Asian Social Science, 3:154-163.
[17]. Yan L.S., 2014. Influence of Social Media on Purchase Intention in
Generation Y. Thesis in Partial Fulfilment of Requirements for the
Degree of Bachelor of Arts in Fashion & Textiles.
[18]. Zhou, L., Dai, L. & Zhang, D., 2007. Online shopping acceptance model – A
critical survey of consumer factors in online shopping. Journal of
Electronic Commerce Research, 8(1):41-62.

Trang 47/48

You might also like