You are on page 1of 27

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
Ngày nay, mạng xã hội (MXH) gần như đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng
ngày của nhiều người. Với lượng người dùng đông đảo, tính tương tác cao, MXH không
chỉ có khả năng kết nối mà còn là môi trường lý tưởng cho hoạt động quảng cáo và tiếp
thị.
Trước đây, quảng cáo được giới hạn trên các phương tiện truyền thống như tivi, radio, tạp
chí…Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trên toàn thế
giới như hiện nay, các doanh nghiệp (DN) ngày càng có nhiều sự lựa chọn để quảng bá
sản phẩm, dịch vụ và thu hút nhiều sinh viên tiềm năng lớn hơn một cách dễ dàng. Có thể
nói, việc quảng cáo trên các trang MXH như Facebook, Twitter, Instagram…là một
trong những kỹ thuật xúc tiến phổ biến nhất của hoạt động chiêu thị trong thế giới kinh
doanh.
Chính vì lẽ đó mà đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo trên mạng xã hội đến ý
định mua hàng của sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TPHCM ” được thực hiện
với sự quy mô một công trình nghiên cứu nhóm có sự tham gia đóng góp ý kiến của các
chuyên gia có chuyên môn trong ngành.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Vấn đề cần nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo trên mạng xã hội đến ý định mua hàng của sinh
viên tại trường Đại học Công Nghệ TPHCM
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng qua mạng của sinh viên tại
trường Đại học Công Nghệ TP HCM
- Xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức cho các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng qua mạng của sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TP HCM.
- Đánh giá thực trạng về mức độ hài lòng của sinh viên khi mua hàng qua mạng tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất những giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng qua mạng nhằm
đáp ứng nhu cầu hiện đại của người tiêu dung.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm trường Đai học Công
Nghệ TP HCM
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 21/2/2023-20/3/2023. Các giải pháp được đặt ra cho
giai đoạn 2023- 2024.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường Đại học Công Nghệ TPHCM có sử dụng dịch vụ
mua hàng qua mạng.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng được lựa chọn.
Các kết quả nghiên cứu có được dựa vào việc phân tích các dữ liệu thu thập được, bao
gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
- Nghiên cứu định tính được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài nghiên
cứu. Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữliệu thứ cấp sẵn
có có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu: sưu tầm, thống kê, thu thập thông tin từ
nguồn dữ liệu có sẵn ở các cơ quan, từ tạp chí, báo chí, từ các kết quả nghiên cứu khoa
học, từ việc tham khảo ý của các chuyên gia, thảo luận nhóm.
- Nghiên cứu định lượng là bước nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sơ cấp thu thập được từ
phiếu phỏng vấn. Các dữ liệu sẽ được phân tích bằng các phép thông kê mô tả định lượng
và các kiểm định cần thiết để có thể kết luận nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã
đề ra.
1.6. Cấu trúc đề tài:
Bài nghiên cứu được chia thành năm chương như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích dữ liệu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương 2: Giới thiệu sơ lược về công ty, sản phẩm / dịch vụ, đề xuất mô hình nghiên
cứu.

2.1 Tổng quan về trường đại học Công Nghệ Tp.HCM ( Hutech )

Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) là trường đại học có tên tiếng Anh đầy đủ là Ho
Chi Minh City University of Technology. Tiền thân là trường Công lập Đại học Kỹ thuật
Công nghệ TP.HCM, được thành lập ngày 26/04/1995. HUTECH hiện nay là trường đại
học dân lập với tuổi đời khá trẻ với dàn thanh niên dưới 30 tuổi. Trường có nhiều cơ sở tại
475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Có cơ sở tại 31/36 Ung
Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM và Lô E1 Khu Công nghệ cao, Xa lộ
Hà Nội, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP.HCM. Đến nay, sau gần 26 năm hoạt động,
HUTECH đã trở thành ngôi trường tư thục đáng mơ ước và tự hào của nhiều thế hệ sinh
viên.

Hiện nay Hutech có rất nhiều cơ sở trên Tp.HCM, nhưng tất cả các cơ sở được xây dựng
hiện đại, khang trang theo chuẩn quốc tế, tạo một không gian học tập hiện đại, năng động,
thoải mái cho sinh viên và giảng viên.

Đại học Công nghệ TP.HCM là trường đào tạo đa ngành với tổng số 51 chuyên ngành đáp
ứng nhu cầu nhân lực trên nhiều lĩnh vực của xã hội.

Ngoài ra, Đại học Công nghệ TP.HCM còn có nhiều học bổng hỗ trợ, khuyến khích sinh
viên trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường như học bổng tài năng, học bổng vượt
khó, học bổng Thắp sáng ước mơ, học bổng đầu vào chuyên ngành thăng tiến.

2.2 Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của Hutech.

Hutech là địa chỉ được đông đảo thí sinh ưu tiên lựa chọn trong nhiều năm qua, Hutech
đào tạo từ trình độ Đại học, Thạc sĩ đến Tiến sĩ với gần 60 ngành nghề thuộc các lĩnh vực:
Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Quản trị, Kiến trúc - Mỹ thuật, Khoa học Sức khỏe, Luật,
Khoa học xã hội - nhân văn, Ngoại ngữ và Nghệ thuật. Đối với các chương trình Sau đại
học, HUTECH được phép đào tạo Thạc sĩ 15 chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật,
Kinh tế, Du lịch, Ngoại ngữ, Luật; đào tạo trình độ Tiến sĩ với 02 chuyên  ngành Kỹ thuật
điện và Quản trị kinh doanh.

Các đơn vị đào tạo của Trường:

 Khoa Dược
 Khoa Điều dưỡng & Xét nghiệm
 Khoa Công nghệ thông tin
 Khoa Xây dựng
 Khoa Truyền thông và Thiết kế
 Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật
 Khoa Quản trị kinh doanh
 Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn
 Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế
 Khoa Tài chính - Thương mại
 Khoa Luật
 Khoa Tiếng Anh
 Khoa Nhật Bản học
 Khoa Trung Quốc học
 Khoa Hàn Quốc học
 Khoa Khoa học Xã hội & Quan hệ Công chúng
 Khoa Hệ thống thông tin quản lý
 Khoa Thú y - Chăn nuôi
 Viện Kỹ thuật HUTECH
 Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH
 Viện Âm nhạc & Nghệ thuật
 Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH
 Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT)
 Viện Công nghệ Việt - Hàn (VKIT)
 Viện Đào tạo Sau Đại học
 Viện Công nghệ CIRTech
 Viện Hợp tác và Phát triển đào tạo
 Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ - Kỹ năng
 Trung tâm Nhật ngữ HUTECH
 Trung tâm Giáo dục thể chất
 Trung tâm Giáo dục - Chính trị Quốc phòng

Đội ngũ giảng viên HUTECH với học hàm, học vị cao, là những giáo sư đầu ngành trong
lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Cán bộ, nhân viên của trường có trình độ chuyên môn
cao, quản lý chuyên nghiệp, giỏi về nghiệp vụ, tận tâm với sinh viên.

Với những bước đột phá trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học, HUTECH đã
từng bước vươn lên khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong nền giáo dục Việt Nam và
từng bước hội nhập cùng nền giáo dục thế giới.

2.3 Cơ sở lý luận

Định nghĩa dịch vụ mua hàng qua mạng (online shopping) như sau

- Có rất nhiều định nghĩa về mua hàng qua mạng: “Mua hàng qua mạng là quá trình mua
sản phẩm hay dịch vụ được thực hiện bởi người tiêu dùng tại các cửa hàng trực tuyến
thông qua mạng Internet và ý định mua hàng trực tuyến có thể được định nghĩa là một
tình huống mà một người tiêu dùng sẵn sàng và dự định thực hiện giao dịch trực tuyến”
(Pavlou, 2003). Thuật ngữ này được sử dụng khi khách hàng sẵn sàng để tìm kiếm, lựa
chọn và mua sắm thông qua Internet. George (2004) cho rằng vì các mối quan tâm của
khách hàng về thông tin cá nhân và riêng tư, nhiều người tiêu dùng không nảy sinh ảnh
hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến.
- Theo Monsuwe, Dellaert và K. D. Ruyter năm 2004 cũng định nghĩa là “Mua hàng qua
mạng được định nghĩa là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông qua các
cửa hàng trên mạng hoặc website sử dụng các giao dịch mua hàng trực tuyến”. Đây là
một hình thức của thương mại điện tử được dùng trong giao dịch B2B hoặc B2C (theo
Wikipedia).
- Mặt khác, “Mua hàng qua mạng là một giao dịch được thực hiện bởi người tiêu dùng
thông qua giao diện dựa trên máy tính bằng cách máy tính của người tiêu dùng được kết
nối và có thể tương tác với các cửa hàng số hóa của nhà bán lẻ thông qua mạng máy tính”
(Haubl & Trifts, 2000). Tóm lại, mua hàng qua mạng là quá trình mua sản phẩm hay dịch
vụ được thực hiện bởi người tiêu dùng ở các cửa hàng trên mạng thông qua mạng
internet.
2.1.2. Phương thức thanh toán và giao nhận:
- Ở nước ngoài, phương thức thanh toán phổ biến là thẻ tín dụng (credit card), ở một vài
hệ thống cho phép người tiêu dùng được tạo tài khoản và trả bằng các loại thẻ khác nhau
như: thẻ ghi nợ (debit card), chi phiếu (cheque), thẻ quà tặng (gift card),… Các hình thức
vận chuyển phổ biến như: thứ nhất là tải xuống (download): sử dụng phổ biến cho các
sản phẩm số như phần mềm, nhạc, hình ảnh, … Thứ hai là gửi hàng trực tiếp (direct
shipping): sản phẩm được chuyển trực tiếp đến địa chỉ người tiêu dùng. Thứ ba là gửi
hàng gián tiếp (drop shipping): Đơn đặt hàng được chuyển đến nhà sản xuất hoặc nhà
phân phối thứ ba và nhà sản xuất hoặc đối tác thứ ba này sẽ gởi sản phẩm đến người tiêu
dùng. Thứ tư là nhận hàng ở cửa hàng gần nhất (in store pick up): Người tiêu dùng sẽ đặt
hàng qua mạng nhưng sẽ nhận hàng ở cửa hàng gần nhất trong hệ thống phân phối.
- Nhằm khám phá các yếu tố của quảng cáo trên mạng xã hội tác động đến thái độ sinh
viên Đại học công nghệ TP.HCM, việc thực hiện nghiên cứu định tính là cần thiết bởi lẽ
các nghiên cứu trước đó mặc dù đã được kiểm nghiệm tại nhiều quốc gia nhưng mức độ
phứa tạp trong nhận thức, thái độ của NTD ở các quốc gia đó không giống với NTD Việt
Nam. Do vậy, nghiên cứu này cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường Việt
Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Nghiên cứu đã tiến hành thảo luận với bốn
chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo và thảo luận nhóm với mười người dùng mạng xã
hội có thời gian sử dụng mỗi ngày từ hai giờ trở lên. Việc 5 chọn nhóm người này là do
họ có thời gian trung bình sử dụng MXH khá cao. Phương pháp kết hợp, vừa khám phá
vừa khẳng định được sử dụng trong phương pháp thảo luận nhóm, nghĩa là thảo luận với
sinh viên yếu tố nào ảnh hưởng đến thái độ của NTD đối với quảng cáo trên MXH. Sau
đó cho họ xem xét từng yếu tố từ các mô hình được chọn lọc dưới đây để xem yếu tố nào
phù hợp, yếu tố nào không phù hợp với thị trường Việt Nam. Sau cùng, từ các yếu tố
được lựa chọn đi đến kết luận những yếu tố nào có tác động mạnh đến thái độ của NTD.
Do thái độ của một NTD hay một cá nhân nào đó đối với bất kì một hình thức quảng cáo
nào cũng bị ảnh hưởng bởi thái độ đối với quảng cáo nói chung [9]. Trong bài nghiên cứu
này, tác giả tham khảo các mô hình nghiên cứu về thái độ của NTD đối với quảng cáo nói
chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu.
- Mô hình của Kwek Choon Ling & cộng sự (2010): Theo nghiên cứu này thì thái độ
NTD đối với quảng cáo chịu sự tác động bởi bốn yếu tố: (1) Độ tin cậy của quảng cáo,
(2) Thông tin quảng cáo, (3) Tính giải trí, và (4) Lợi ích cho nền kinh tế. Các yếu tố này
đều tác động cùng chiều đối với thái độ NTD đối với quảng cáo.
Mô hình của Ducoffe (1996): Mô hình nghiên cứu về thái độ của NTD đối với quảng cáo
của Ducoffe đã đưa ra ba thành phần chính của các đặc điểm quảng cáo có ảnh hưởng
đến thái độ của NTD, đó là: (1) Thông tin quảng cáo, (2) Tính giải trí, và (3) Sự phiền
nhiễu trong quảng cáo.
Mô hình của Brackett & Carr (2001): nghiên cứu của Brackett & Carr mở rộng mô hình
của Ducoffe bằng cách thêm sự tín nhiệm đối với quảng cáo cũng là một trong những đặc
điểm của quảng cáo trực tuyến, ngoài ra các biến nhân khẩu học cũng được xem xét. Sự
tin cậy được thể hiện là có liên quan trực tiếp đến cả giá trị quảng cáo và thái độ đối với
quảng cáo. Với mô hình này, những chương trình quảng cáo trên website được đánh giá
là có giá trị cao sẽ tạo thu được thái độ tích cực của NTD và ngược lại. Tính giải trí,
thông tin quảng cáo và niềm tin là những nhân tố có tác động tích cực tới thái độ, còn sự
phiền nhiễu lại tác động tiêu cực tới thái độ của NTD.
Mô hình của Nguyễn Duy Thanh, Trần Đình Nghĩa và Phạm Mạnh Cường ( 2013) đã sử
dụng lý thuyết TRA (Theory of Reasonned Action) và mô hình TAM
(Technology Acceptance Model) để đề xuất mô hình chấp nhận quảng cáo trực tiếp trên
MXH. Các tác giả đã đề xuất tám yếu tố, đó là: (1) Thái độ hướng đến quảng cáo, (2)
Tính giải trí, (3) Thông tin quảng cáo, (4) Sự khó chịu, (5) Độ tin cậy của quảng cáo, (6)
Tính tương tác, (7) Chấp nhận quảng cáo trực tuyến, và (8) Các yếu tố nhân khẩu học.
Tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
của sinh viên Hutech
STT Yếu tố Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả Tác giả
Nguyễn Chowdhur T Sang Yaakop Ducoffee Trần Phạm
Kwek
Duy y et al ( 2004) et al (1996) Đình Mạnh
Choon
Thanh ( 2006 ) (2013) Nghĩa Cường
Ling
(2013) (2013)
( 2013) (2010)

1 Tính X X X X X
thông
tin

2 Giải trí X X X

3 Sự X X X X
phiền
nhiểu

4 Độ tin X X X X X X
cậy

5 Tính X X X X
tương
tác

6 Chấp X X X X
nhận
quảng
cáo trực
tuyến
7 Các X X X
yếu tố
nhân
khẩu

8 Lợi ích X X X
cho
nền
kinh tế

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy NTD TP.HCM quan tâm đến năm yếu tố, đó
là: (1) Thông tin quảng cáo, (2) Tính giải trí, (3) Sự phiền nhiễu của quảng cáo, (4)Độ tin
cậy của quảng cáo, và (5) Tính tương tác. Thông tin quảng cáo: Quảng cáo đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp thông tin. Một trong những mục tiêu của quảng cáo là
thông báo cho khách hàng về sản phẩm mới hoặc đặc tính mới của sản phẩm hiện hữu
hoặc sự thay đổi về giá sản phẩm [14]. Theo Ducoffe (1996) thì yếu tố thông tin là yếu tố
quan trọng đối với quảng cáo trên Internet. Khách hàng tiềm năng thường đòi hỏi các
thông tin bổ sung cho sản phẩm mà họ có nhu cầu. Như vậy, thông tin được xem như là
một khuyến khích rất có giá trị trong việc tiếp thị bởi vì người nhận phản ứng rất tích cực
với các quảng cáo có tính khuyến khích.
Tính giải trí: Quảng cáo có thể được coi như là nguồn gốc của sự hài lòng và giải trí.
Người tiêu dùng thích và yêu thích hơn khi xem quảng cáo có nhiều yếu tố giải trí và thú
vị, càng có nhiều yếu tố hấp dẫn càng đem lại thái độ tích cực với quảng cáo.Tính giải trí
(Entertainment) Tính tương tác (Interactivity) Thái độ của NTD đối với quảng cáo trực
tuyến trên MXH Facebook Sự phiền nhiễu (Irriatating) Độ tin cậy (Credibility) Thông tin
(Informativeness) H1+ H4+ H5+ H3- H2+ Hình 1. Mô hình nghiên cứu quảng cáo có yếu
tố thú vị và giải trí thì có thể thu hút và duy trì sự chú ý cho khách hàng đến giai đoạn cần
và muốn. Mức độ thích thú cao và sự lôi cuốn trong quá trình tương tác với các phương
tiện truyền thông sẽ ảnh hưởng tích cực trong cảm nhận và tâm trạng của người tiêu
dùng. Trong nghiên cứu của Ducoffe (1996), yếu tố giải trí sử dụng trong mô hình khảo
sát thái độ đối với quảng cáo, ông khẳng định giải trí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
thái độ đối với web quảng cáo.
Sự phiền nhiễu: Theo Ducoffe (1996), khi quảng cáo sử dụng các kỹ thuật gây ra sự khó
chịu, sự xúc phạm hay thái quá, người tiêu dùng thường sẽ cảm thấy những tác động
không mong muốn và khó chịu từ quảng cáo đó. Sự khó chịu làm giảm đi tính hiệu quả
của quảng cáo, cảm giác gây nên sự phiền toái đối với người tiêu dùng. Nghiên cứu của
Tsang & cộng sự (2004) cho thấy quảng cáo qua điện thoại là hình thức gây phiền toái
cho khách hàng nhiều nhất vì những thông điệp quảng cáo tác động trực tiếp đến người
sử dụng điện thoại ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào [15].
Độ tin cậy: Adler và Rodman (2000) [16] định nghĩa độ tin cậy của quảng cáo là lời
tuyên bố đáng tin tưởng và luôn được nhận thức trong tâm trí của người nghe. Độ tin cậy
của một quảng cáo bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, đặc biệt là bởi danh tiếng của
công ty và uy tín của người truyền thông điệp (Goldsmith, Lafferty và Newell, 2000)
[17]. Cũng theo Goldsmith và cộng sự (2000) thì sự tin cậy đã được chứng minh là có
ảnh hưởng trực tiếp, tác động tích cực đến thái độ đối với quảng cáo, thái độ đối với
thương hiệu và ý định mua hàng của NTD.
Tính tương tác: Khả năng tương tác là mức độ tương tác giữa người dùng với các loại
hình quảng cáo. Cho & Leckenby (1999), Wu (1999), Sukpanich & Chen (2000) đưa ra
khẳng định về tính tương tác theo ba nhóm là tương tác “người - người”, “người - thông
điệp” và “người - máy tính”. Đối với quảng cáo trực tuyến thì Sukpanich và Chen (2000)
phân loại sự tương tác làm ba loại là tương tác “máy”, “nội dung” và “người”. MXH là
nơi môi trường tiềm năng để quảng cáo vì đây chính là môi trường mà mức độ tương tác
giữa người và người ở mức độ cao nhất, đặc biệt là MXH Facebook [18] [19] [20].
Mô hình nghiên cứu về quyết định mua hàng của sinh viên đại học Công nghệ TP.HCM
đối với quảng cáo qua MXH dưới đây:
Tính thông tin

Tính tương tác

Quyết định Tính giải trí


mua hàng
của sinh viên

Độ tin cậy Sự phiền nhiễu

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các giả thuyết nghiên cứu


1. Tính thông tin:
Yếu tố thông tin đề cập đến khả năng cung cấp thông tin có liên quan cho người tiêu
dùng một cách hiệu quả, là lượng thông tin mà người tiêu dùng thu nhận được từ quảng
cáo. Nó là một yếu tố quan trọng đối với quảng cáo qua MXH vì khách hàng tiềm năng
thường đòi hỏi các thông tin bổ sung cho sản phẩm mà họ có nhu cầu (Nguyễn Duy
Thanh và ctv., 2013). Theo Waldt et al. (2009), thông tin được định nghĩa là khả năng
quảng cáo cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về những lựa chọn sản phẩm thay thế
để họ thực hiện hành vi mua trong trạng thái hài lòng nhất. Do đó, các thông tin được
cung cấp cần phải chính xác, phù hợp, kịp thời và mang tính hữu ích cho người tiêu dùng
vì họ đang quan tâm đến những thông điệp có liên quan đến họ (Chowdhury et al., 2006)
H1: Thông tin quảng cáo có tác động cùng chiều đến quyết định mua hàng của sinh viên
tại trường Đại Học Công Nghiệp
2. Tính giải trí là mức độ cảm xúc mang lại cho người dùng khi xem quảng cáo. Nghiên
cứu của Tsang (2004), Ashmawy (2014) cho thấy tính giải trí trong thông tin QCTT có
tác động tích cực đến giá trị nhận thức và thái độ của người tiêu dùng. Mức độ thích thú
cao và sự lôi cuốn trong quá trình tương tác với các phương tiện truyền thông sẽ ảnh
hưởng tích cực trong cảm nhận và tâm trạng của họ (Nguyễn Duy Thanh và ctv., 2013).
Dịch vụ vui chơi giải trí có thể làm tăng sự trung thành của khách hàng và gia tăng giá trị
cho khách hàng. Do đó, cung cấp trò chơi và giải thưởng cho chiến dịch quảng cáo là một
cách thành công để thu hút và giữ khách hàng. Những tính năng này có thể tạo sự liên kết
với khách hàng sâu sắc hơn và làm cho họ quen thuộc hơn với các dịch vụ quảng cáo
hoặc sản phẩm. Nếu một quảng cáo mang lại tính giải trí cao sẽ thu hút người xem, gia
tăng thái độ tích cực đối với sản phẩm được quảng cáo và dẫn đến khả năng mua hàng sẽ
cao hơn
H2: Tính giải trí của quảng cáo có tác động cùng chiều đến quyết định mua hàng của sinh
viên tại trường Đại Học Công Nghiệp.
3. Sự phiền nhiễu: là mức độ khó chịu mà quảng cáo mang lại cho người dùng. Theo một
số nghiên cứu thì quảng cáo sử dụng các kỹ thuật gây ra sự khó chịu, sự xúc phạm hay
thái quá, làm người tiêu dùng thường sẽ cảm thấy những tác động không mong muốn và
khó chịu từ các quảng cáo đó. Sự khó chịu làm giảm đi tính hiệu quả của quảng cáo, cảm
giác gây nên sự phiền toái đối với người tiêu dùng (Nguyễn Duy Thanh và ctv., 2013).
Quảng cáo tạo ra sự khó chịu, làm phiền và thường nói quá có thể dẫn đến người tiêu
dùng cảm thấy bối rối và phản ứng tiêu cực, tạo ra thái độ tiêu cực đối với quảng cáo và
có thể làm giảm ý định mua sản phẩm đang được quảng cáo (Phạm Thị Lan Hương và
Trần Nguyễn Phương Minh, 2014).
H3: Sự phiền nhiễu có tác động ngược chiều đến đến quyết định mua hàng của sinh viên
tại trường Đại Học Công Nghiệp.
4. Độ tin cậy: là sự kỳ vọng lạc quan về kết quả của một sự kiện hay hành vi của con
người hoặc là nhận thức của người tiêu dùng về tính trung thực và khả năng có thể tin
tưởng của quảng cáo và các nhà quảng cáo nói chung (Bamoriya et al., 2012). Sự tin
tưởng có thể liên quan đến sự kỳ vọng của người tiêu dùng rằng các nhà quảng cáo và
công ty nên sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng đúng mục đích, tránh lạm
dụng thông tin của người tiêu dùng (Phạm Thị Lan Hương và Trần Nguyễn Phương
Minh, 2014). Người tiêu dùng sẽ không cảm thấy thoải mái về việc lướt các trang QCTT
nếu họ không tìm thấy sự đáng tin cậy của các quảng cáo đó. Điều này làm họ do dự khi
cung cấp các thông tin cá nhân và chỉ mua hàng từ các trang mạng mà họ biết và tin
tưởng (Yaakop et al., 2013). Độ tin cậy của quảng cáo bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
nhau, đặc biệt là bởi uy tín của công ty và người đăng tin quảng cáo (Chowdhury et al.,
2006). Sự tin cậy ảnh hưởng trực tiếp, tác động tích cực đến thái độ đối với quảng cáo,
thái độ đối với thương hiệu và ý định mua hàng của người tiêu dùng.
H4: Độ tin cậy có tác động cùng chiều đến quyết định mua hàng của sinh viên tại trường
Đại Học Công Nghiệp.
5. Tính tương tác: Là mức độ tương tác giữa người dùng với các loại hình quảng cáo,
được mô tả như là phương tiện để các cá nhân giao tiếp hiệu quả với nhau, bất kể khoảng
cách và thời gian; đồng thời nó còn là một đặc tính của môi trường trong đó cho phép
người sử dụng tham gia sáng tạo và vui chơi giải trí. Sự tương tác trên Internet thay đổi
cách thức mà người sử dụng cảm nhận đối với quảng cáo. Theo Yaakop et al. (2013),
phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng đến mọi giai đoạn của quá trình ra quyết
định của người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến ý kiến chung và hình thành thái độ.
Một trong những khả năng tương tác của MXH là khả năng thu hút nhiều người dùng sử
dụng các loại văn bản, hình ảnh, video và các liên kết để theo dõi và chia sẻ sản phẩm
mới với những người tiêu dùng khác. Quảng cáo xuất hiện trên mỗi trang MXH cho phép
các công ty nhắm đến khách hàng tiềm năng mà tốn ít thời gian và đạt hiệu quả về chi
phí. Thực tế có thể thấy, nếu một người sử dụng trang MXH để kiểm tra trang web của
nhà bán lẻ nhiều lần trong tuần thì quảng cáo của họ bắt đầu xuất hiện trên tài khoản của
người tiêu dùng.
H5: Tính tương tác của quảng cáo có tác động cùng chiều đến quyết định mua hàng của
sinh viên tại trường Đại Học Công Nghệ.
Bảng 2. Thang đo của các khái niệm nghiên cứu

Mã biến Các biến quan sát Tác giả

TT – Tính Thông Tin

TT1 Đối tượng khách hàng Ducoffe


(1996)
TT2 Nội dung quảng cáo

TT3 Kênh quảng cáo

TT4 Số lượng sinh viên đã xem quảng cáo

TT5 Đo lường độ chính xác của thông tin

TT6 Hiệu ứng của môi trường

TT7 Nhận thức về thương hiệu

GT – Tính Giải Trí

GT1 Thu hút sự chú ý Brackett &


Carr (2001)
GT2 Sản phẩm, dịch vụ

GT3 Kết nối giữa thương hiệu và khách hàng mục tiêu

GT4 Quyết định mua

GT5 Đối tượng khách hàng

GT6 Kênh tiếp cận khách hàng

GT7 Độ tuổi của khách hàng

PN – Sự Phiền Nhiễu

PN1 Độ tuổi và thói quen mua sắm Nguyễn Duy


Thanh, Trần
PN2 Nhu cầu
Đình Nghĩa và
Phạm Mạnh
PN3 Ngân sách
Cường (2013)
PN4 Hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ

PN5 Thể hiện tính chất của sản phẩm

PN6 Phương tiện quảng cáo

PN7 Công nghệ tiếp thị

TC – Độ Tin Cậy

TC1 Nguồn gốc của quảng cáo Kwek Choon


Ling & cộng
TC2 Tính chất thực của thông tin được cung cấp
sự (2010)
TC3 Độ phù hợp với nhu cầu của khách hàng

TC4 Tính thuyết phục của quảng cáo

TC5 Hình thức quảng cáo

TC6 Thời điểm phát hành quảng cáo

TC7 Tính đa dạng của kênh quảng cáo

TTT – Tính Tương Tác

TTT1 Thông tin đưa ra trong quảng cáo Nguyễn Duy


Thanh, Trần
TTT2 Thông tin về thương hiệu
Đình Nghĩa và
TTT3 Phương pháp tiếp cận quảng cáo Phạm Mạnh
TTT4 Nhận thức của sinh viên về nhu cầu Cường (2013)

TTT5 Sự cạnh tranh của sản phẩm

TTT6 Tầm ảnh hưởng của người tham gia vào quảng cáo
TTT7 Trải nghiệm sản phẩm trước khi mua

Y– Quyết định mua hàng của sinh viên

Y1 Tôi quyết định mua hàng thông qua quảng cáo trên các Kotler, P.và
trang mạng xã hội Armstrong
(2010)
Y2 Tôi sẽ giới thiệu các sản phẩm quảng cáo mà tôi thấy cho
bạn bè, người thân nếu có nhu cầu

Y3 Tôi sẽ tiếp tục mua hàng thông qua quảng cáo trên mạng

3.1 Thiết kế bảng câu hỏi

THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

Chào các bạn

Tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Ảnh hưởng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Hutech” phục vụ chobài tiểu luận cuối kì của nhóm. Xin bạn đánh dấu vào những đáp án
phù hợp tại các câu hỏi dưới đây.

Phần A. Câu hỏi gàn lọc

Câu 1. Bạn có phải là sinh viên hutech không?

☐ Có ☐ Không

Câu 2. Bạn mua hàng online không ?

☐ Có ☐ Không

Câu 3. Giới tính của bạn là:

☐ Nam ☐ Nữ

Câu 4. Bạn là sinh viên năm mấy ?


☐ Năm nhất

☐ Năm hai

☐ Năm ba

☐ Năm tư

☐ Khác

Câu 5. Bạn là sinh viên khoa ? ……………………………………………..

Câu 6. Tình trạng nhà ở ?

☐ Ở trọ

☐ Ở kí túc xá

☐ Ở nhà bố mẹ

☐ Ở nhà người thân

☐ Khác

Phần B: Nội dung câu hỏi

Phần 1

Câu 1. Bạn sử dụng thiết bị nào để mua hàng ? ( Có thể chọn nhiều lựa chọn )

☐ Điện thoại di động

☐ Laptop

☐ Máy tính bảng

☐ Máy tính để bàn

☐ Khác
Câu 2. Bạn thường mua hàng trên các mạng xã hội nào ?

Mạng xã hội Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Facebook

Zalo

Instagram

Tiktok

Mạng khác

Câu 6. Một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để mua hàng online qua mạng xã hội ?

☐ 4 - 5 h/ngày ☐ Dưới 1h/ ngày

☐ 2 – 3h/ ngày ☐ Dưới 30 phút/ ngày

☐ 1 – 2h/ ngày

Câu 7: Tính thông tin của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh viên?

Tính thông tin Mức độ

1 2 3 4 5

Các thông tin, sản phẩm có phù hợp với


sinh viên

Nội dung quảng cáo thông tin sản phẩm


rõ ràng

Xác định kênh quảng cáo


Xác định được số sinh viên đã xem
quảng cáo

Quảng cáo phải truyền tải đầy đủ thông


tin, chính xác

Môi trường xung quanh của sinh viên

Quảng cáo tăng nhận thức về thương


hiệu

Câu 8. Tính tương tác của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh viên?

Tính tương tác Mức độ

1 2 3 4 5

Quảng cáo có cung cấp đầy đủ thông tin


hoặc dịch vụ

Thương hiệu của sản phẩm đưa ra rõ


ràng

Quảng cáo được tiếp cận thông qua các


kênh truyền thông

Quảng cáo phù hợp với nhu cầu hoặc sở


thích của sinh viên

Sản phẩm được quảng cáo đang cạnh


tranh với các sản phẩm khác trên thị
trường.

Người tham gia vào quảng cáo có tầm


ảnh hưởng trong cộng đồng sinh viên
Sinh viên có cơ hội trải nghiệm sản
phẩm hoặc dịch vụ trước khi quyết định
mua hàng

Câu 9. Tính giải trí của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh viên?

Tính giải trí Mức độ

1 2 3 4 5

Quảng cáo có thể thu hút sự chú ý của


sinh viên

Quảng cáo có thể giúp sản phẩm/dịch vụ


trở nên hấp dẫn hơn

Quảng cáo có thể kết nối tốt giữa thương


hiệu và khách hàng mục tiêu

Giải trí có tác động tích cực đến quyết


định mua hàng của sinh viên

Quảng cáo phải phù hợp với khách hàng


mục tiêu

Quảng cáo phụ thuộc vào kênh tiếp cận


khách hàng

Phụ thuộc vào độ tuổi của khách hàng


mục tiêu

Câu 10. Sự phiền nhiễu của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh
viên?

Sự phiền nhiễu Mức độ


1 2 3 4 5

Sinh viên có độ tuổi khác nhau và thói


quen khác nhau

Sinh viên cần mua một sản phẩm hoặc


dịch vụ cụ thể và quảng cáo cho họ biết
đến sản phẩm đó

Quảng cáo mang lại giá trị thông tin và


giúp sinh viên hiểu rõ hơn về sản
phẩm/dịch vụ

Quảng cáo phải có tính chất rõ ràng thu


hút khách hàng quan tâm

Phương tiện quảng cáo

Vị trí và thời gian quảng cáo

Công nghệ tiếp thị

Câu 11. Độ tin cậy của quảng cáo có tác động đến quyết định mua hàng của sinh viên?

Độ tin cậy Mức độ

1 2 3 4 5

Quảng cáo có thể phụ thuộc vào nguồn


gốc

Quảng cáo có tính chân thực cao sẽ tăng


độ tin cậy của nó

Quảng cáo phù hợp với nhu cầu của


người tiêu dùng

Tính thuyết phục khách hàng

Hình thức quảng cáo đa dạng

Thời gian phát hàng quảng cáo phù hợp

Sự tham gia của các người nổi tiếng

Câu 13. Theo bạn những yếu tố nào sau đây có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hành
vi quyết định mua hàng qua quảng cáo ?

Quyết định mua Mức độ

1 2 3 4 5

Các thông tin, sản phẩm/dịch vụ phù


hợp, chính xác, đầy đủ với sinh viên

Quảng cáo sử dụng hình ảnh hoặc thông


điệp hấp dẫn khiến khách hàng quan tâm

Tác động của người nổi tiếng, thương


hiệu doanh nghiệp

2.4
TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU:
Tiến trình nghiên cứu của nhóm được chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính
Bước 1: Chuẩn bị và tham khảo ý kiến các chuyên gia. Sau khi xác định mục tiêu nghiên
cứu, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các lý thuyết, học thuyết, các mô hình nghiên cứ,
các đề tài khoa học liên quan đến sự thu hút khách du lịch quốc tế đến để xác định các
thang đo trong mô hình nghiên cứu. Sau khi tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn
và các chuyên gia, nhóm đã đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 5 thang đo.
Bước 2: Thiết kế thang đo/ bảng câu hỏi (sơ bộ).
Tiếp đó, nhóm tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Bên cạnh việc kế thừa kết quả
nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan trong và ngoài nước, nhóm tác
giả còn tranh thủ tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Bảng câu hỏi khảo sát ban đầu
gồm 5 thang đo và 35 biến quan sát.
Bước 3: Tham khảo ý kiến các chuyên gia.
Tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia về bảng câu hỏi khảo sát bằng cách gặp
và phỏng vấn các chuyên gia. Quá trình gặp và tham khảo ý kiến các chuyên gia được
diễn tra trong thời gian từ 11/02/2021 đến 11/03/2023. Quá trình này gặp khá nhiều khó
khăn vì mất nhiều thời gian, công sức bởi vì các chuyên gia rất bận.
Bước 4: Điều chỉnh thang đo và bảng câu hỏi.
Sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia thì nhóm đưa ra bảng câu hỏi khảo sát lúc này
gồm 5 thang đo và 35 biến quan sát. Quá trình được xem là một quá trình quan trọng và
có tính bước ngoặc trước khi thực
hiện bước nghiên cứu sơ bộ và bước nghiên cứu định lượng tiếp theo để đề xuất mô hình
nghiên cứu chính thức cho đề tài.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu sơ bộ
Bước 1: Nhóm tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, thực hiện khảo sát và lấy ý
kiến của 50 người gồm giới trẻ đang sử dụng dịch vụ mua hàng qua mạng.
Bước 2: Sau đó thu thập số liệu để tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS gồm
dùng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố
khám phá EFA để gom biến và loại biến không thỏa điều kiện. Từ đó, nhóm sẽ loại thang
đo và những biến không phù hợp và dựa vào những biến còn lại để đưa ra mô hình chính
thức.
Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức:
Bước 1: Nhóm tiến hành khảo sát 200 sinh viên sử dụng dịch vụ mua hàng qua mạng.
Nhóm thu thập số liệu, kiểm tra và chọn lọc 150 mẫu hợp lệ tiến hành phân tích bằng
SPSS.
Bước 2: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Đầu tiên, nhóm dùng hệ
số
Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của các thang đo. Sau khi kiểm định độ tin cậy
bằng hệ số Cronbach’s Alpha, nhóm tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA-
Exploratory Factor Analysis) nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu giúp cho việc xác định
các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên
quan qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản, tăng khả năng
giải thích các nhân tố. Kết quả trên dùng để phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định
các giả thiết của mô hình, từ đó xem xét mức tác động của các nhân tố đến quyết định
mua hàng qua mạng trong lĩnh vực thời gian của giới trẻ tại TPHCM.
Bước 3: Dựa vào hệ số ß của phương trình hồi quy và mức tác động của các nhân tố
đến quyết định mua hàng qua mạng, nhóm đã đưa ra các giải pháp cho từng nhóm nhân
tố theo thứ tự Beta mạnh nhất đến thấp nhất và cho biến có giá trị MEAN thấp nhất.
Bước 4: Nhóm tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và tiến hành sửa chửa,
hoàn chỉnh bài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp kết hợp với dữ liệu thứ cấp để
nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo trên mạng xã hội đến ý định mua hàng
của sinh viên tại trường Đại học Công Nghệ TPHCM” thông qua bảng khảo sát online.
- Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ những thông tin có sẵn, các thông tin được
trích lược ra những thông tin cần thiết cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định hành vi mua hàng qua mạng của sinh viên trường Đại học Công Nghệ TP.HCM.
Với các nguồn thông tin thứ cấp đều được sử dụng trong nghiên cứu định lượng và định
tính như một phương pháp thu thập dữ liệu
Nhóm em tham khảo tìm kiếm và thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu sách, các
trang web trên mạng xã hội, các bài báo khoa học và các mô hình nghiên cứu trước đây
để tìm hiểu lĩnh vực quảng cáo các trang mạng xã hội và hành vi mua sắm, tiêu dùng của
sinh viên trường Đại học Công Nghệ TP.HCM làm nền tảng cho bài nghiên cứu này.
Ngoài ra còn có bài giải về phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu SPSS tham
khảo các tài liệu trên Internet, sách báo…cũng góp phần quan trọng trong việc tìm nguồn
tài liệu mà nhóm em dùng để tham khảo trong quá trình làm bài nghiên cứu này.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp
Sau khi tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ TP HCM” nhóm xây dựng
bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 điểm với lựa chọn số 1 là “rất không đồng ý” cho đến
lựa chọn số 5 là “rất đồng ý”. Bảng khảo sát bao gồm 6 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ
thuộc với 35 câu hỏi.
Nhóm tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn online thông qua bảng câu
hỏi, nhờ đối tượng khảo sát điền thông tin vào bảng câu hỏi khảo sát và đánh giá các câu
hỏi thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm. Thời gian trung
bình cho 1 bảng khảo sát là 3 phút.
3.3. Nghiên cứu định tính:
3.3.1. Xác định thông tin thứ cấp cần thiết và nguồn gốc thông tin
Các số liệu, thông tin liên quan đến đề tài: số liệu sinh viên đang học tập tại trường
đại học Công Nghệ TP.HCM, các đối thủ, sự ưa chuộng mặt hàng trên các trang mạng
xã hội từ các nguồn thông tin như: các bài báo, các bài nghiên cứu, tiểu luận, internet…
3.3.2. Xác định loại nghiên cứu định tính thích hợp
 Nghiên cứu tài liệu
Trước tiên, nhóm tìm hiểu các bài viết, bài báo liên quan đến vấn đề mua hàng của
sinh viên, đồng thời tìm kiếm các nghiên cứu liên quan để tìm hướng cho đề tài. Sau khi
xác định được đề tài nghiên cứu, nhóm tiến hành tra cứu các thông tin từ sách, báo, mạng
internet… để tìm kiếm những thông tin liên quan và cần thiết cho đề tài như các khái
niệm, cơ sở lý thuyết, số liệu, những ý kiến, quan điểm của người tiêu dùng liên quan đến
vấn đề nghiên cứu…
 Nghiên cứu thăm dò
Nhóm lựa chọn nhanh một vài phòng học có các sinh viên đạt tiêu chí nêu để phỏng vấn,
để thông tin thu thập được có tính đại diện tương đối cao. Qua đó thu thập những thông
tin liên quan đến thực trạng mua hàng qua mạng, các yếu tố mà người tiêu dùng (sinh
viên) quan tâm khi mua hàng qua mạng làm cơ sở cho việc làm bảng câu hỏi khảo sát.
3.4. Nghiên cứu định lượng
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu định lượng
Quy trình chọn mẫu định lượng:
Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu: Sinh viên đang học tại Trường Đại học Công
Nghệ TPHCM.
Bước 2: Xác định khung chọn mẫu: Các sinh viên năm 2 và năm 3 thuộc các khoa Quản
trị kinh doanh, Kế toán- Kiểm toán và Thương mại du lịch.
Bước 3: Xác định kích thước mẫu: Tiến hành chọn kích thước mẫu: Phân tích nhân tố
khám phá EFA (Hair và cộng sự ,2014) n >10*m (m là số biến quan sát) n >10*35 =350
Nhóm chọn kích thước mẫu là 350 sinh viên
Bước 4: Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu theo phương pháp
thuận tiện
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp thuận tiện giúp tiết kiệm chi phí và thời gian
cùng với đó dễ dàng khảo sát và đem lại kết quả mong muốn. Cỡ mẫu dùng để quan sát là
350 sinh viên trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh theo hình thức phỏng
vấn thông qua bảng câu hỏi và qua google form. Thời gian khảo sát từ ngày đến ngày
Quy trình xử lý dữ liệu:
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát 350 sinh viên trường
Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã từng mua hàng trên mạng xã hội. Mục
đích đánh giá nội dung phát biểu về các biến quan sát nhằm xây dựng nội dung của
nghiên cứu thông qua thang đo Likert 5 mức độ (1-Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không
đồng ý, 3- Trung lập, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý).
Quy trình xử lý số liệu
Bước 1: Dữ liệu được xử lý và loại bỏ các khảo sát chưa đạt yêu cầu, chưa hoàn chỉnh
Bước 2: Mã hóa các biến dữ liệu và nhập dữ liêu vào phần mềm SPSS 20.0
Bước 3: Phân tích mô hình hồi quy, kiểm định giả thuyết

You might also like