You are on page 1of 13

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


Khoa Hàn Quốc học
----------------------

BÀI GIỮA KỲ
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ỨNG DỤNG DI ĐỘNG
ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TIẾNG HÀN CỦA SINH VIÊN NĂM
NHẤT KHOA HÀN QUỐC HỌC, TRƯỜNG ĐHKHXH&NV-
ĐHQG TP.HCM
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Châu Văn Ninh
Nhóm thực hiện:
Hồ Thị Bảo Quyên - 2256200109
Đào An Thuyên - 2256200134
Ngô Thị Mỹ Vân - 2256200160
Đặng Hoàng Yến - 2256200173
Email: 2256200109@hcmussh.edu.vn
SĐT: 0359612420

Thành phố Hồ Chí Minh – 5/2023

1
Mục lục
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................3
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................5
3.1 Mục đích nghiên cứu...................................................................................5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..........................................................................6
5.1 Ý nghĩa khoa học.........................................................................................6
5.2 Ý nghĩa thực tiễn.........................................................................................7
6. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................7

2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển khiến cho nhu cầu của con người cũng tăng cao.
Các nhà tuyển dụng phải chọn cho mình những đối tác làm việc có trình độ cao
để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay và nâng cao vị thế
của mình trong kinh doanh. Và môi trường đại học chính là nơi đào tạo ra
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cao, đáp ứng cho
thị trường lao động đó. Để khẳng định chất lượng của mình, các trường đại học
đang không ngừng đổi mới chương trình đào tạo ở tất cả các khoa và bộ môn
khác nhau. Với chương trình đào tạo và yêu cầu chuẩn đầu ra ngày càng cao về
trình độ chuyên môn, sau khi tốt nghiệp, các tân cử nhân sẽ đạt được một trình
độ kiến thức nhất định. Với kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ đó, các
cử nhân có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng hay các doanh
nghiệp đề ra, sau đó là thích ứng nhanh chóng và tự tin hơn trong môi trường
làm việc đầy tính cạnh tranh hiện nay. Nhưng với chương trình đào tạo ngày
càng cao như thế, trong 4 năm học tại trường, sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn
và thách thức trong quá trình tiếp thu kiến thức, việc này khiến họ cảm thấy mệt
mỏi và áp lực. Điều này đòi hỏi người học phải tìm cho mình một phương pháp
học hiệu quả để nâng cao kết quả học tập, cải thiện năng lực của bản thân. Và
không thể thiếu trong đó là các phương tiện công nghệ đã hỗ trợ cho việc tiếp
thu kiến thức ấy.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thế giới ngày nay đã bước sang
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - cuộc cách mạng số. Nhờ đó, con người có thể
dễ dàng truy cập và tìm kiếm mọi thứ thông qua Internet. "Theo thống kê, đến
tháng 1/2020, Việt Nam có số người sử dụng Internet lên đến 68,17 triệu người
(chiếm tỷ lệ 70% dân số). [...] Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về
tỷ lệ người dân sử dụng Internet"[1]. Với sự thuận tiện và phát triển nhanh chóng
của mình công nghệ đã và đang được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội như giáo dục, y tế, giao thông, sản xuất, tài chính... Nhờ sự xuất
hiện của công nghệ trong lĩnh vực giáo dục, người học thậm chí có thể tự mình
khám phá được cả kho tàng kiến thức đồ sộ của nhân loại chỉ bằng một chiếc
điện thoại thông minh có kết nối Internet.
Để bắt kịp xu hướng và nâng cao năng lực của mình, người học ngôn ngữ
nói chung và sinh viên khoa Hàn Quốc học - Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM nói riêng đang không ngừng tìm tòi và áp dụng
nhiều phương pháp, công cụ hỗ trợ học tiếng Hàn trực tuyến thông qua các thiết
bị di động. Trên thị trường cũng xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm công

3
nghệ, các ứng dụng, trang web hay các kênh trên nền tảng YouTube...phục vụ
cho nhu cầu học tiếng Hàn của tất cả mọi người. Điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho người học có thể tự trau dồi vốn tiếng Hàn của mình. Đặc biệt với các
ứng dụng học ngôn ngữ hiện nay, người dùng đã có thể sử dụng chúng ở bất cứ
nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Thay vì phải ngồi vào bàn và đọc sách như cách học
truyền thống thì chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, người dùng đã có thể
học tiếng Hàn một cách linh động mọi lúc mọi nơi. Điều này giúp cho việc tìm
kiếm và thu thập kiến thức mới trở nên nhanh hơn bao giờ hết. Thêm vào đó,
với người học ngôn ngữ, việc có được một môi trường giao tiếp là điều hết sức
cần thiết. Và các ứng dụng công nghệ sẽ là công cụ giúp cho việc kết nối, trao
đổi ngôn ngữ giữa người dùng ở các quốc gia khác nhau trở nên dễ dàng hơn
mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Các ứng dụng này đã giúp con người tạo
ra một không gian giao tiếp vô cùng tiện lợi mà không mất nhiều thời gian.
Ngày nay, người học tiếng Hàn sử dụng nhiều ứng dụng hỗ trợ cho quá trình
học của mình. Các nhà lập trình ứng dụng đã nghiên cứu và tạo ra rất nhiều ứng
dụng với mục đích là hướng đến cải thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho
người dùng. Song, với số lượng ứng dụng học ngôn ngữ xuất hiện này càng
nhiều, nếu không tìm hiểu kỹ mà chọn phải các ứng dụng không uy tín thì sẽ
làm cho người học mất thời gian, tiếp thu các kiến thức sai lầm dẫn đến kết quả
học tập đi xuống, gây ra chán nản hoặc thậm chí từ bỏ việc tiếp thu ngoại ngữ.
Vì vậy, người học cần có đủ hiểu biết để chọn ra các ứng dụng học hiệu quả là
điều hết sức cần thiết.
Sự thay đổi môi trường học tập giúp sinh viên năm nhất có thể rèn luyện bản
thân tốt hơn nhưng sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học - Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn lại gặp nhiều khó khăn khi phải tiếp thu một loại
ngôn ngữ mới, phức tạp như tiếng Hàn. Theo Thạc sĩ Trần Thị Thu Ba thuộc
Khoa Tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế: "Nguyên nhân là do
hầu hết sinh viên đều không sử dụng số lượng giờ này (giờ tự học) cho việc tự
học, có thể vì thiếu sự hướng dẫn của giáo viên, vì chưa có tinh thần tự học,
hoặc vì còn chịu ảnh hưởng của cách làm việc ở trường trung học" [2]. Thời gian
trên lớp ít ỏi đòi hỏi sinh viên phải tự nghiên cứu nhiều hơn và công nghệ trở
thành người bạn đồng hành trong suốt quá trình học tiếng Hàn của sinh viên.
Tuy nhiên, không phải bạn sinh viên nào cũng có đủ hiểu biết để có thể lựa chọn
được cho mình một hay nhiều ứng dụng học ngoại ngữ tốt, phù hợp với bản
thân. Sinh viên năm nhất chính là đối tượng rất cần được giúp đỡ, cần được hỗ
trợ cung cấp các thông tin cần thiết.

4
Với những lý do trên, việc nghiên cứu về "Tác động của ứng dụng di động
đối với việc học tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM" là vô cùng cần thiết
nhằm nắm rõ tình hình sử dụng ứng dụng học ngoại ngữ trong việc học tiếng
Hàn của sinh viên và cho thấy ảnh hưởng tích cực của các ứng dụng này đối với
việc học ngoại ngữ, từ đó cung cấp cho sinh viên khoa Hàn Quốc học những
ứng dụng hỗ trợ học tiếng Hàn hiệu quả. Đề tài này phù hợp với thời đại công
nghệ đang chiếm ưu thế hiện nay. Giúp sinh viên vừa có thể nâng cao năng lực
tiếng Hàn vừa sử dụng được các công nghệ hiện đại và nhanh chóng trong bối
cảnh chúng ta đang phải chạy đua với thời gian.

2. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về tác động tích cực của ứng
dụng di động (công cụ đối chiếu kết quả bài tập, công cụ giao tiếp, theo dõi kết
quả học tập, bài giảng bằng công nghệ kĩ thuật số) đối với việc học tiếng Hàn
của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi không gian: khảo sát 60 khách thể là sinh viên năm nhất của khoa
Hàn Quốc học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: từ năm 2015.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 22/5/2023 đến 22/6/2023.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


3.1 Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp các thông tin về ảnh hưởng tích cực của ứng dụng di động đến
việc học tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Định hướng cho sinh viên trong việc sử dụng chủ động, hiệu quả các ứng
dụng di động trong việc học tiếng Hàn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các tác động tích cực của ứng dụng di động đến việc học tiếng Hàn
của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học thông qua tài liệu lý thuyết và bài
trả lời khảo sát của sinh viên.

5
Đề xuất các phương pháp để sử dụng hiệu quả của ứng dụng di động đối với
việc học tiếng Hàn của sinh viên năm nhất thông qua tác động tích cực mà ứng
dụng di động mang lại.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để thực hiện được vấn đề nghiên cứu trên, chúng tôi đã sử dụng những
phương pháp chính như:
Phương pháp hệ thống hóa tài liệu: sử dụng phương pháp này nhằm
nghiên cứu các tài liệu lý thuyết liên quan đến khái niệm, tác động của ứng
dụng di động. Phương pháp này giúp cho nhóm có cơ sở lý thuyết về khái niệm,
tác động ứng dụng di động một cách có hệ thống.
Phương pháp phỏng vấn: sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông
tin thực tế, đa chiều, khách quan từ khách thể về tác động tích cực mà ứng dụng
di động mang lại từ đó giúp nhóm có cơ sở nhận diện vấn đề.
Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp này nhằm so sánh được kết
quả của các bài nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nhằm đưa ra những cơ
sở lý luận phù hợp cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp thống kê, xử lý số liệu: nhằm tổng hợp lại những
số liệu thu thập được để có cơ sở định lượng, góp phần chứng minh được các
giả thuyết mà nhóm đưa ra. Từ đó xây dựng được những phương án sử dụng
hiệu quả ứng dụng di động đối với việc học tiếng Hàn.
Phương pháp liên ngành: sử dụng phương pháp này nhằm sử dụng kiến
thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau để nghiên cứu tác động mà ứng dụng di
động mang lại trong việc học ngoại ngữ. Từ đó chứng minh cho giả thuyết đã
đặt ra và xây dựng được những phương án sử dụng hiệu quả ứng dụng di động
đối với việc học tiếng Hàn.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN


5.1 Ý nghĩa khoa học
Đánh giá được ảnh hưởng tích cực của ứng dụng di động đối với việc học
tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu khoa học đóng góp nguồn tài liệu tham khảo cho các
công trình nghiên cứu có liên quan sau này.

6
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu chứng minh được tầm quan trọng của ứng dụng di động
trong quá trình học tiếng Hàn để nâng cao trình độ của sinh viên. Từ đó định
hướng, cung cấp thêm một số thông tin cho sinh viên để lựa chọn những
phương pháp học hiệu quả, tối ưu.
Bên cạnh đó, các nhà lập trình ứng dụng dựa trên các mặt tích cực và hạn
chế của ứng dụng học tập để tiến hành cải thiện, khiến chúng trở thành những
công cụ bổ trợ đắc lực cho sinh viên học ngôn ngữ nói chung và sinh viên học
tiếng Hàn nói riêng.

6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Trong những năm gần đây, việc sử dụng ứng dụng di động để học ngoại ngữ
đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Với sự phát triển của công nghệ và
Internet, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và tải về các ứng dụng học ngoại
ngữ miễn phí hoặc có phí từ Google Play hoặc App Store. Một số ứng dụng phổ
biến như Duolingo, Memrise, Rosetta Stone và Babbel, mỗi năm có đến hàng
chục triệu, hay thậm chí là hàng trăm triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới.
Ở các nước trên thế giới, việc sử dụng ứng dụng di động để học ngoại ngữ
cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, mức độ phổ biến có thể khác nhau giữa các quốc
gia và khu vực. Ví dụ, ở các quốc gia châu Âu, việc học ngoại ngữ hai là một
phần của giáo dục cơ bản, vì vậy các ứng dụng này có thể không được sử dụng
nhiều như ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia,...
Theo dữ liệu toàn cầu của Duoling khảo sát tại thị trường Việt Nam
(2022), tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ 4 được lựa chọn để học. Và tiếng
Hàn cũng đứng thứ 2 (chiếm 36%) trong số những ngoại ngữ được quan tâm
nhất trong tương lai[3]. Hơn nữa, số lượng người học ngôn ngữ này đã tăng lên
nhiều sau khi bom tấn truyền hình của Hàn Quốc là Squid Game (Trò chơi con
mực) được phát hành vào năm 2021.
Tiếng Hàn là một trong 4 ngôn ngữ khó học nhất đối với người Việt Nam [4],
vì vậy việc tìm ra phương pháp học tốt là rất quan trọng. Tại Việt Nam, có tổng
cộng 77,93 triệu người truy cập Internet, đạt tỷ lệ 79,1% trên tổng dân số. Số
lượng kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu, tương đương với 164%
tổng dân số truy cập Internet trên toàn quốc (Vnetwork, 2023)[5]. Đây là một
điều kiện rất thuận lợi để biến việc học bằng ứng dụng di động trở thành một
công cụ học tập hữu hiệu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc học tiếng Hàn bằng ứng

7
dụng di động là một phương pháp học khá mới mẻ khi mà người học chưa quen
với việc sử dụng các ứng dụng trong việc học ngôn ngữ. Vì vậy đã có nhiều
nghiên cứu tìm hiểu về sự ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ đến hiệu quả học
tập nói chung và học ngôn ngữ nói riêng. Dưới đây là một số bài nghiên cứu đã
từng đề cập đến vấn đề này.
Các nghiên cứu trong nước:
Trần Thị Thu Ba (2016), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng
cao ý thức tự học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ,
Đại học Huế”
Tác giả đã sử dụng phương pháp thí nghiệm để so sánh hiệu quả của việc cải
thiện các kỹ năng nghe, đọc, viết và nâng cao ý thức học tập ở nhà của sinh viên
năm nhất khoa tiếng Pháp (thi đầu vào khối D01) thông qua các bài tập được
chia sẻ trên mạng xã hội Facebook của nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhờ
sử dụng chương trình học bổ trợ trên ứng dụng Facebook, người học có sự tiến
bộ đáng kể với kết quả kiểm tra cao hơn so với nhóm đối chứng. Kết quả thu
được là đáng tin cậy và cho thấy tính khả quan của phương pháp nghiên cứu.
Điểm thú vị của chương trình được đề xuất trong nghiên cứu này là Facebook
vốn là một nền tảng mạng xã hội, nhưng tác giả đã khai thác nó như một ứng
dụng học tập hiệu quả cho sinh viên. Đa số giới trẻ Việt Nam hiện nay đều sử
dụng quỹ thời gian rảnh của mình cho việc dùng mạng xã hội, đặc biệt là
Facebook. Và chương trình hỗ trợ sáng tạo này có thể nhắc nhở các bạn sinh
viên quan tâm đến việc học ngoại ngữ của mình hơn, thường xuyên làm bài tập,
củng cố kiến thức khi mà bài tập trong nhóm tình cờ xuất hiện trên trang chủ
Facebook ngay lúc các bạn đang sử dụng nó. Tuy nhiên, chính tác giả cũng đã
đề cập đến hạn chế của chương trình này. Đó là giảng viên chỉ có thể kiểm tra
xem sinh viên đã làm bài tập hay chưa, mà không thể kiểm tra được kết quả làm
bài tập của sinh viên. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất các trang web học
tập, các tài liệu, từ điển trực tuyến, đồng thời đề cập đến vấn đề kỹ năng thông
tin cho sinh viên nhưng lại chưa đề ra phương pháp, làm thế nào để sinh viên có
thể nhận biết, chọn lọc được nguồn thông tin đáng tin cậy.
Phạm Ngọc Thạch và cộng sự (2021), “Học tiếng Anh trên thiết bị di động
của học sinh và sinh viên Việt Nam: Một nghiên cứu so sánh”
Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn đối với việc
học tiếng Anh di động. Nghiên cứu đã dùng phương pháp so sánh nhằm tập
trung vào việc so sánh quan điểm của học sinh, sinh viên Việt Nam về vấn đề sử
dụng thiết bị di động cho việc học tiếng Anh. Trong thời đại công nghệ hiện đại,
8
học sinh, sinh viên đã được tiếp cận thiết bị di động từ rất sớm nhưng qua kết
quả nghiên cứu, việc sử dụng thiết bị di động cho học tập tương đối thấp mà chủ
yếu là cho mục đích giải trí. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu đa dạng các đối
tượng, cũng như nhiều vùng miền khác nhau để kết quả nghiên cứu mang tính
khách quan hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế bao gồm số
lượng khách thể nghiên cứu ít (655) so với số lượng người sử dụng thiết bị di
động (hơn 61 triệu người, năm 2021). Vì vậy, chưa thể đánh giá được toàn diện
về tình hình học tiếng Anh di động của thanh thiếu niên Việt Nam. Thông qua
nghiên cứu này, tác giả cũng đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy phát triển
ứng dụng học di động phù hợp với người học mà theo chúng tôi, những biện
pháp ấy rất cần thiết và mang tính ứng dụng cao.
Phạm Ngọc Thạch và cộng sự (2022), “Học tiếng Anh di động: Thanh thiếu
niên Việt Nam đã tự chủ chưa?”
Phạm Ngọc Thạch và cộng sự đã tập trung vào việc nghiên cứu tình hình tự
chủ học tiếng Anh của thanh thiếu niên Việt Nam thông qua việc sử dụng ứng
dụng di động để học tập. Một số hạn chế và thiếu sót của phương pháp nghiên
cứu bao gồm dữ liệu dùng để phân tích chưa đủ lớn (330), số lượng nghiệm thể
có sự chênh lệch giữa nam và nữ (1:2) nên việc tác giả kết luận không có sự
khác nhau giữa nam và nữ về việc sử dụng ứng dụng là một vấn đề cần được
nghiên cứu thêm. Và nghiên cứu cũng chưa có nhóm đối chứng để đánh giá một
cách chính xác hiệu quả của ứng dụng đối với người học. Tuy nhiên, nghiên cứu
này là một nghiên cứu có ý nghĩa, phục vụ cho những nghiên cứu trong tương
lai về tác động tích cực của ứng dụng di động đến việc học ngôn ngữ, bằng cách
giúp định hình và tìm hiểu hành vi, thái độ của người học khi sử dụng ứng dụng
di động để học và áp dụng những kết quả thu được để tối ưu hóa hiệu quả của
các ứng dụng này mang lại trong việc hỗ trợ học ngôn ngữ cho thanh thiếu niên
Việt Nam.
Lê Hoàng Thái Thương và Dương Mỹ Thắm (2022), “Students’ Attitudes
Towards Using Mobile Applications in Learning English Listening Skills at Ho
Chi Minh City University of Foreign Languages and Information Technology -
Thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng các ứng dụng di động trong việc học
kỹ năng Nghe tiếng Anh tại trường đại học Ngoại ngữ và Tin học Thành phố Hồ
Chí Minh”
Nghiên cứu này chủ yếu bàn về quan điểm của sinh viên năm hai chuyên
ngành tiếng Anh tại trường ĐH Ngoại ngữ Tin học Thành phố Hồ Chí Minh đến
việc sử dụng ứng dụng di động để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh - một trong

9
những kỹ năng khó nhất khi học ngôn ngữ nhưng sinh viên ít có cơ hội được
thực hành nhiều trên lớp. Trước tiên, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn
bán cấu trúc để ghi nhận lại quan điểm, suy nghĩ cụ thể của một số sinh viên đối
với việc sử dụng ứng dụng di động để nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh rồi từ
đó xây dựng bảng hỏi để tiến hành khảo sát trên 101 khách thể là sinh viên năm
hai chuyên ngành tiếng Anh. Kết quả thu được cho thấy sinh viên tham gia khảo
sát có thái độ tích cực đối với phương pháp học này. Đa số cho rằng ứng dụng
di động rất hữu ích và đã tạo ra một môi trường thú vị, thoải mái để sinh viên có
thể vừa học vừa thư giãn; tạo sự hứng thú và chủ động tìm kiếm tài liệu học để
phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bản thân; sinh viên còn có thể cùng học với
bạn bè sau giờ lên lớp. Từ những lợi ích trên, các sinh viên thực hiện khảo sát
đã cho rằng bản thân thích làm bài tập trên ứng dụng hơn là trên giấy cho kỹ
năng nghe của mình, họ sẵn sàng học ngôn ngữ thông qua thiết bị di động và
sinh viên điểm cao sẽ cân nhắc sử dụng ứng dụng di động nhiều hơn. Tuy nhiên,
người tham gia khảo sát cũng đồng ý rằng ứng dụng di động sẽ có tác động tiêu
cực nếu người học không có ý thức tự học, bị thiết bị di động gây xao nhãng
làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đề xuất ở cuối báo cáo nghiên cứu thể hiện
mong muốn của tác giả về việc ứng dụng di động có thể trở thành công cụ bổ
trợ đắc lực cho sinh viên học ngôn ngữ nói chung và sinh viên chuyên Anh
trường Đại học Ngoại ngữ Tin học nói riêng. Điểm nổi bật trong nghiên cứu này
chính là tác giả đầu tư rất nhiều cho phần thống kê mô tả, đây được xem là một
trong những phần phức tạp nhất của một bài nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành
khảo sát trên nhiều yếu tố tác động đến thái độ chung của sinh viên tham gia
khảo sát đối với vấn đề nghiên cứu, xây dựng nhiều giả thuyết và xử lý chúng
khá tốt, tạo cơ sở cho những kết luận mang tính thuyết phục cao. Còn điểm hạn
chế của nghiên cứu này là không có ý nghĩa thực tiễn mà chỉ có ý nghĩa khoa
học nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này hay định hướng cho cả người
dạy và người học có thể sử dụng ứng dụng di động một cách phù hợp vào việc
học tập trong bối cảnh công nghệ hiện đại chưa được áp dụng rộng rãi trong môi
trường giáo dục ở Việt Nam.
Các nghiên cứu nước ngoài:
Cha Yoon-jung, Kim Hae Suk (2016), “An Alternative Method for
Vocabulary Learning Using Quizlet - Một phương pháp thay thế học từ vựng
bằng việc sử dụng ứng dụng Quizlet”
Trong công trình này, mục đích của nhà nghiên cứu là muốn điều tra xem có
thể thay thế cách học từ vựng trên giấy bằng ứng dụng di động hay không, mà

10
cụ thể ở đây là ứng dụng Quizlet. Bài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp
điều tra phỏng vấn khi đã khảo sát hai nhóm thực nghiệm quan điểm của họ về
phương pháp học họ thích hơn. Cả hai nhóm đã đưa ra ý kiến về thế mạnh cũng
như nhược điểm mà hai phương pháp học mang lại. Cái mới và cái hay của
công trình nghiên cứu này là nhà nghiên cứu không chỉ dựa vào những tác động,
lợi ích của Quizlet đối với việc học từ vựng để kết luận mà còn tìm hiểu quan
điểm của người học về phương pháp mà họ yêu thích. Thông qua nghiên cứu,
có thể rút ra kết luận rằng việc tạo môi trường cho người học tiếp cận nhiều
phương pháp học khác nhau, giúp họ có cái nhìn khách quan để chọn được
phương pháp học phù hợp nhất với bản thân là một điều hết sức cần thiết.
Kim Hea Suk (2017), “어휘 목록과 모바일 앱을 활용한 영어 어휘
학습의 비교 연구 - Nghiên cứu so sánh việc học từ vựng tiếng Anh trên ứng
dụng di động và sổ ghi từ vựng”
Nghiên cứu này tập trung so sánh hiệu quả của việc học từ vựng tiếng Anh
giữa hai phương pháp học khác nhau: sử dụng ứng dụng di động và dùng sổ ghi
chép từ vựng. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả khẳng định rằng cả hai phương
pháp đều hiệu quả để học từ vựng tiếng Anh bất kể trình độ thông thạo của sinh
viên. Tuy nhiên, nhóm sinh viên học bằng ứng dụng di động thay vì phương
pháp học truyền thống cho thấy sự cải thiện rõ rệt về điểm số, bất kể trình độ
tiếng Anh của người học. Tác giả cũng lý giải điều này là do việc học bằng ứng
dụng di động hiệu quả hơn so với phương pháp học truyền thống. Tác giả đã sử
dụng phương pháp thí nghiệm ngẫu nhiên kiểm tra hai nhóm sinh viên để đảm
bảo tính khách quan và đáng tin cậy của kết quả. Tuy nhiên, nghiên cứu này
cũng có một nhược điểm là phạm vi đối tượng nghiên cứu khá hạn chế (100
nghiệm thể), chỉ tập trung vào nhóm sinh viên đang theo học các lớp nghệ thuật
tự do tại một trường đại học ở Hàn Quốc, do đó không thể áp dụng kết quả
nghiên cứu này trên các đối tượng khác (ví dụ như nhóm sinh viên chuyên ngôn
ngữ). Nhưng kết quả của nghiên cứu cũng phần nào cho thấy hiệu quả của việc
sử dụng ứng dụng di động đối với việc học từ vựng tiếng Anh của sinh viên Hàn
Quốc.
Tóm lại, các nghiên cứu trên về việc học ngoại ngữ di động cho thấy ứng
dụng di động mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người học bởi khả năng dễ tiếp
cận, dễ sử dụng và tính di động tuyệt vời. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những
hạn chế của việc học qua ứng dụng di động như đa phần các ứng dụng di động
chỉ nhằm vào việc hỗ trợ học tốt kỹ năng nghe, nói và học từ vựng. Điện thoại
thông minh có nhiều lợi ích về tính linh hoạt, chủ động trong việc học nhưng do

11
màn hình nhỏ nên đó cũng là một hạn chế trong việc luyện kỹ năng đọc, viết.
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch và cộng sự (2021) và nghiên cứu của Kim
Hae Suk (2017) cũng cho thấy rằng người học ở trình độ thấp có hứng thú học
ngoại ngữ bằng thiết bị di động tương đối cao và việc học bằng ứng dụng di
động cũng mang lại hiệu quả hơn với nhóm đối tượng này.
Hầu hết các nghiên cứu đều dùng phương pháp thử nghiệm và áp dụng bảng
hỏi thu thập ý kiến và tìm hiểu quan điểm của người học hiệu quả khi sử dụng
ứng dụng di động; ít nghiên cứu phân tích hành vi thực tế của người dùng đối
với một ứng dụng cụ thể, đặc biệt là ở Việt Nam. Số lượng người tham gia
nghiên cứu cũng còn bị giới hạn và không đồng nhất dẫn đến kết quả thử
nghiệm chưa mang tính khách quan, toàn diện nhất.
Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về tác động cụ thể của ứng
dụng di động đến việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Hàn nói riêng. Với
sự phát triển của mạng Internet và sự sẵn có của thiết bị di động - đặc biệt là
điện thoại thông minh, các ứng dụng di động được hy vọng sẽ đem lại hiệu quả
cao cho quá trình học tập của người học. Mặc dù thanh thiếu niên Việt Nam -
thế hệ của thời đại mới được kỳ vọng sẽ tiếp thu và phát huy những thành tựu
khoa học và công nghệ mang lại, có thái độ tích cực đối với việc học ngoại ngữ
di động, họ vẫn đánh giá cao việc tiếp xúc trực tiếp với giáo viên trong quá trình
học ngoại ngữ hơn.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Thạch và các cộng sự (2021, 2022) cho
thấy việc sử dụng thiết bị di động cho mục đích học tập của thanh thiếu niên
Việt Nam là rất thấp so với các mục đích khác, chưa có tinh thần tự chủ khi sử
dụng ứng dụng di động để học. Trái với nghiên cứu của Kim Hae Suk (2017),
sinh viên đại học ở Hàn Quốc rất tích cực trong việc học ngoại ngữ di động bất
kể trình độ của người học. Đây là một thách thức lớn đối với nhà giáo dục trong
việc thay đổi ý thức và hành vi của người học ở Việt Nam trong việc sử dụng
ứng dụng di động để học ngoại ngữ nói chung.

[1] Vụ Gia đình - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2020)


[2] “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên Khoa Tiếng
Pháp, Trường đại Ngoại ngữ, Đại học Huế” ( ThS. Trần Thị Thu Ba, 2016)
[3] “Báo cáo về thói quen học ngoại ngữ của người Việt Nam” (2021),
https://qandme.net/vi/baibaocao/bao-cao-ve-thoi-quen-hoc-ngoai-ngu-cua-nguoi-vietnam.html
[4] “Difficult languages to learn” (Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, 2016),
hhttps://vovworld.vn/en-US/current-affairs/difficult-languages-to-learn-495944.vov

12
[5] “Số liệu mới nhất và xu hướng phát triển” (Internet Việt Nam, 1/2023),
https://www.vnetwork.vn/vi/news/internet-viet-nam-2023-so-lieu-moi-nhat-va-xu-huong-phat-trien

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Trần Thị Thu Ba, (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng
cao ý thức tự học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ,
Đại học Huế. Tạp chí Bài báo trên các tạp chí khoa học của các Đại học trong
nước, 38, 120-129.
https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/article/detail_full/27919
2. Phạm Ngọc Thạch và cộng sự, (2021) .Học tiếng Anh trên thiết bị di động
của học sinh và sinh viên Việt Nam: Một nghiên cứu so sánh. Tạp chí Khoa học
Ngoại ngữ, 67,66-83.
https://www.researchgate.net/publication/
356728113_HOC_TIENG_ANH_TREN_THIET_BI_DI_DONG_CUA_HOC_
SINH_VA_SINH_VIEN_VIET_NAM_MOT_NGHIEN_CUU_SO_SANH
3. Phạm Ngọc Thạch và cộng sự, (2022). Học tiếng Anh di động: Thanh thiếu
niên Việt Nam đã tự chủ chưa? Tạp chí nghiên cứu nước ngoài, 38(4), 154-
173.
https://js.vnu.edu.vn/FS/article/view/4865
Tiếng Anh
4. Lê Hoàng Thái Thương và Dương Mỹ Thắm . (2022). Students Attitudes
Towards Using Mobile Applications in Learning English Listening Skills at Ho
Chi Minh City University of Foreign Languages and Information Technology.
VNU Journal of Science: Education Research, 39(2), 68-81.
https://js.vnu.edu.vn/ER/article/view/4703
5. Cha Yoon-jung, Kim Hae Suk. (2016). An Alternative Method for
Vocabulary Learning Using Quizlet. 한국학술지인용색인, 17(1),117-144.
https://www.kci.go.kr/kciportal/ci/sereArticleSearch/ciSereArtiView.kci?
sereArticleSearchBean.artiId=ART002082248
Tiếng Hàn
6. Kim Hea Suk. (2017). 어휘 목록과 모바일 앱을 활용한 영어
어휘 학습의 비교 연구. STEM Journal, 18(1), 183-206.
https://www.kci.go.kr/kciportal/landing/article.kci?
arti_id=ART002200240#none

13

You might also like