You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NHÓM 1
NGHIÊN CỨU NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
CỦA MẠNG XÃ HỘI TỚI SINH VIÊN NĂM 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Lớp học phần : PPNCKH – 231SCRE0111_16


Tên giáo viên : Vũ Trọng Nghĩa

Hà Nội – Năm 2023


DANH MỤC HÌNH
Hình 1…………………………………………………………………………………..12
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1………………………………………………………………………………..18

2
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................3
MỤC LỤC..........................................................................................................................4
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU.....................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................6
2. Đề tài nghiên cứu.....................................................................................................7
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................7
4. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................7
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................8
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................8
2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.......................................................................8
2.1.1. Khái niệm...........................................................................................................8
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu trước đó....................................................................9
2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.......................................................................12
2.2.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................12
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................13
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................14
3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.......................................................................14
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu............................................14
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu: phi xác suất...........................................................14
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................14
3.2.2.1. Xây dựng thang đo chính xác.....................................................................15
3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức................................................................................16
3.3. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................................17
3.3.1. Mô tả mẫu........................................................................................................18
3.3.1.2. Thống kê mô tả biến quan sát.....................................................................18
3.3.1.3. Thảo luận....................................................................................................19
3.3.1.4. Thống kê mô tả các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tới sinh viên
năm 2 trường Đại học Thương mại......................................................................20
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN...............................................................................................21
4.1. Kết luận..................................................................................................................21

3
4.2. Nhận xét..................................................................................................................22
4.3. Khuyến nghị và giải pháp.....................................................................................22
4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................25

4
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Internet và mạng xã hội ngày càng
phát triển bởi sự phổ biến và ảnh hưởng của nó trên toàn thế giới. Số người sử dụng mạng
Internet và mạng xã hội nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang gia tăng mạnh mẽ theo
trục thời gian.
Theo số liệu cập nhật ngày 05/3/2019, cứ mỗi phút trên Internet có: 1 triệu người
đăng nhập Facebook; 18,1 triệu tin nhắn trên Iphone và 41,6 triệu tin nhắn trên Facebook,
Messenger hay WhatsApp được gửi đi; 4,5 triệu video được xem; 188 triệu thư điện tử
(email) được gửi đi; gần 1 triệu đô la được tiêu; 3,8 triệu lượt tìm kiếm trên Google và có
sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động đa dạng trên Internet theo thời gian. (STT 13)
Có thể thấy rằng, mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với thanh
niên nói chung và đối với sinh viên nói riêng. Với đặc thù là những người trẻ tuổi, có tri
thức, có tính năng động nên sinh viên là đối tượng rất dễ dàng tiếp cận những cái mới. Vì
vậy, việc thường xuyên sử dụng internet và mạng xã hội, trở thành công dân mạng có thể
làm thay đổi các hoạt động giao tiếp và một số quan niệm của họ về giá trị của các quan
hệ xã hội mà họ tiếp xúc và đối xử với quan hệ đó.
Thế giới công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng phát triển, kéo theo đó là các thực
trạng nổi cộm dần xuất hiện. Tìm hiểu và nghiên cứu về sự ảnh hưởng tiêu cực của mạng
xã hội đối với sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại là một điều thiết yếu, giúp
hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thực trạng này.
Chính vì sự cấp thiết của vấn đề mà việc đưa ra các giải pháp, hướng giải quyết hợp lý
nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng lạm dụng mạng xã hội của sinh viên. Đồng thời,
giáo dục và hướng sinh viên về sự ảnh hưởng tiêu cực của mạng Internet, qua đó, làm
thay đổi suy nghĩ và hành động đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

1. Đề tài nghiên cứu


Nghiên cứu các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên năm 2 trường
Đại học Thương mại.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Mục tiêu tổng quát: xác định những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên năm 2
ĐH Thương mại.
- Mục tiêu cụ thể :
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự chú ý của sinh viên năm 2 trường Đại
học Thương mại đối với mạng xã hội.
+ Đánh giá đo lường và chiều tác động của từng nhân tố tới sinh viên năm 2
trường Đại học Thương mại khi sử dụng mạng xã hội.

5
+ Đo lường yếu tố tác động mạnh nhất đến sinh viên năm 2 trường Đại học
Thương mại đối với sự lạm dụng mạng xã hội. Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị
nhằm cải thiện và thay đổi suy nghĩ của sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội ở thời
đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

3. Câu hỏi nghiên cứu


- Câu hỏi tổng quát: Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên năm 2 trường
Đại học Thương mại.
- Câu hỏi cụ thể:
+ Mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên năm 2
trường Đại học Thương mại không?
+ Mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt của sinh viên năm 2
trường Đại học Thương mại không?
+ Mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh viên năm 2 trường Đại học
Thương mại không?
+ Mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức sinh viên năm 2 trường Đại học
Thương mại không?

4. Phạm vi nghiên cứu


- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại
- Thời gian nghiên cứu: 20/9/2023 đến 1/10/2023
- Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Thương mại

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm
Từ "ảnh hưởng" (influence) có nghĩa là sự tác động, thay đổi, hoặc gây ra sự thay
đổi trong cách một người hoặc một thứ gì đó hành động, suy nghĩ, nhận thức hoặc hoạt
động. Đây là một khái niệm phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngữ cảnh khác nhau, và nó
có thể bao gồm cả các yếu tố tích cực và tiêu cực. Sự ảnh hưởng có thể xuất phát từ nhiều
nguồn khác nhau, như người khác, môi trường, sự kiện, hoặc các yếu tố văn hóa và xã
hội.
Sự ảnh hưởng có thể thể hiện qua việc thay đổi suy nghĩ, thái độ, quyết định, hành
vi, hoặc tâm lý của người hoặc nhóm được ảnh hưởng. Nó có thể làm cho người hoặc thứ
được ảnh hưởng có hành vi hoặc suy nghĩ theo một hướng cụ thể hoặc làm thay đổi cách
họ đánh giá và phản ứng với tình huống hoặc thông tin cụ thể.
"Mạng xã hội" (Social Media) là một khái niệm dùng để mô tả các nền tảng trực
tuyến hoặc ứng dụng mà người dùng có thể sử dụng để tạo, chia sẻ, và tương tác với nội
dung, thông tin, và người khác qua internet. Điểm chung của mạng xã hội là tạo cơ hội

6
cho người dùng kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và người khác, thường thông
qua việc tạo và duyệt qua các hồ sơ cá nhân, và chia sẻ nội dung, thông tin, hình ảnh,
video, và các loại tương tác khác.
Các nền tảng mạng xã hội phổ biến bao gồm Facebook, Instagram, Twitter,
LinkedIn, YouTube, TikTok, Snapchat, và nhiều nền tảng khác. Mỗi mạng xã hội có đặc
điểm riêng, hướng dẫn sử dụng, và mục tiêu tương tác khác nhau. Mạng xã hội đã thay
đổi cách con người tương tác, giao tiếp, và tiêu thụ thông tin trên internet. Chúng đã trở
thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày và có thể được sử dụng cho nhiều
mục đích, bao gồm việc xây dựng mối quan hệ, truyền tải thông tin, quảng cáo sản phẩm
hoặc dịch vụ, và thể hiện quan điểm cá nhân.
Vì vậy, "ảnh hưởng của mạng xã hội" ám chỉ đến tác động hoặc sự thay đổi trong
hành vi, suy nghĩ, tâm lý và quyết định của người dùng mạng xã hội dưới tác động của
các nền tảng và tương tác xã hội trực tuyến. Điều này có thể bao gồm tác động của nội
dung mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, tương tác với người khác trên mạng xã hội, và
tạo ra hoặc tham gia vào các trào lưu, thảo luận hoặc sự kiện trên các nền tảng này. Trên
cơ sở tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau, có thể định nghĩa mạng xã hội là “dịch vụ kết
nối các thực thể truyền thông trên internet với nhau thành những cụm bạn nhỏ hơn theo
sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian.
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh:
Dựa trên cơ sở lý thuyết và lý luận của ‘mạng xã hội’ của trong nghiên cứu những
mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook tới khía cạnh đời sống và học tập của
sinh viên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa các mặt tích cực và tiêu cực của mạng
xã hội Facebook tới sinh viên bao gồm 2 thành phần chính: mạng xã hội là phương tiện
làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo, giảm khả năng sáng tạo và rơi vào lối mòn
trong việc học; và việc dành nhiều thời gian cho mạng xã hội dẫn đến lơ là việc học và
kết quả học tập kém dần.
Nghiên cứu chính thức của tác giả được thực hiện bằng cả hai phương pháp nghiên
cứu định tính (xác định mô hình, các nhân tố ảnh hưởng, biến phụ thuộc để thiết lập bảng
khảo sát) và nghiên nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát (dựa trên kết
quả nghiên cứu, sử dụng bảo khảo sát sinh viên Đại học Ngân hàng để thu thập dữ liệu,
sau đó phân tích dữ liệu) để từ đó xây dựng các giải pháp để định hướng ảnh hưởng của
mạng xã hội tới sinh viên hiện nay.

Nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN:


Dựa trên các cơ sở lý thuyết, cơ sở thang đo chất lượng của mạng xã hội và các
thang đo đã được dùng trong các nghiên cứu trước. Nghiên cứu chính thức của tác giả

7
được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo
sát gồm 36 câu hỏi, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đánh giá sự hài lòng của khách
hàng (sử dụng phương pháp thu thập số liệu qua phiếu khảo sát tự điền trực tuyến thông
qua mẫu phiếu điện tử được thiết kế bằng Google) và tiến hành khảo sát với 401 đáp
viên.Cuối cùng tác giả đưa ra hai kết luận chính bao gồm: Thời gian sinh viên dành cho
MXH lớn nhất có thể lên đến hơn 2/3 thời gian của 1 ngày với các thời điểm truy cập
cũng vô cùng đa dạng tại các thời điểm khác nhau trong ngày và Thời gian sinh viên dành
cho việc sử dụng MXH còn nhiều hơn thời gian họ dành cho học tập cũng như dành cho
nghỉ ngơi.
Nghiên cứu của Báo Thanh Niên:
Nghiên cứu này đưa ra phân tích về các ảnh hưởng về cả sức khoẻ tinh thần và sức
khỏe thể chất. Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng hình thức phỏng vấn những người
trẻ sử dụng mạng xã hội. Kết quả phân tích hồi quy thu được từ 5242 người tham gia
nghiên cứu, phần lớn được xem xét từ những người dùng trẻ từ 11 đến 20 tuổi rằng
73,4% cho biết họ đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ít nhất 1 giờ mỗi ngày,
63,6% cho biết họ ngủ không đủ và đặc biệt biệt các nhà nghiên cứu thấy rằng những
người dùng thường xuyên kiểm tra tài khoản của họ có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi so
với những người không kiểm tra mạng xã hội. Chứng tỏ mô hình nghiên cứu tương đối
phù hợp và có ý nghĩa.
Tổng kết về các kết quả nghiên cứu trước.
Ba nghiên cứu trên đã cung cấp cái nhìn toàn diện về ảnh hưởng của mạng xã hội
Facebook đối với đời sống và học tập của sinh viên cũng như đối với sức khỏe tinh thần
và thể chất của người sử dụng.
Nghiên cứu từ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập một
mô hình nghiên cứu dựa trên các mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối
với sinh viên. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng Facebook có thể làm tê liệt quá trình sáng
tạo của sinh viên và gây giảm khả năng sáng tạo trong việc học. Ngoài ra, việc dành quá
nhiều thời gian cho mạng xã hội đã dẫn đến lơ là trong việc học và kết quả học tập kém
dần. Tác giả đã sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để xây dựng giải pháp
định hướng ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên.
Nghiên cứu từ Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN đã tiến hành một khảo sát chi
tiết với 401 đáp viên để xác định mức độ thời gian mà sinh viên dành cho mạng xã hội.
Kết quả cho thấy rằng sinh viên có thể dành tới hơn 2/3 thời gian của một ngày cho mạng
xã hội, và thời gian này còn nhiều hơn thời gian họ dành cho học tập và nghỉ ngơi. Điều
này đặt ra câu hỏi về tương quan giữa sử dụng mạng xã hội và hiệu suất học tập của sinh
viên.
Nghiên cứu từ Báo Thanh Niên tập trung vào ảnh hưởng của mạng xã hội đối với
sức khỏe tinh thần và thể chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người sử dụng mạng xã

8
hội thường xuyên có nguy cơ trầm cảm cao hơn gấp đôi so với những người không sử
dụng. Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng về tác động của mạng xã hội đối với sức
khỏe tinh thần của người dùng, đặc biệt là trong nhóm tuổi trẻ.
Tóm lại, ba nghiên cứu trên cung cấp cái nhìn sâu rộng về ảnh hưởng của mạng xã
hội Facebook đối với sinh viên và sức khỏe tinh thần của người sử dụng. Các kết quả này
đề cao việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về vai trò của mạng xã hội trong cuộc sống và học
tập của chúng ta.

2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu


2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các khái niệm từ phần cơ sở lý thuyết cùng với những hạn chế của các
nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu “Ảnh hưởng
tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên năm 2 trường Đại học Thương Mại” gồm có 4
yếu tố: kết quả học tập, cuộc sống sinh hoạt, nhận thức, sức khỏe; trong đó yếu tố kết quả
học tập được nhóm tác giả thừa hưởng từ nghiên cứu của Jomon Aliyas Paul, Hope M.
Baker , Justin Daniel Cochran(2012) và yếu tố sức khỏe của Ngô Anh Huy (2022) để đo
lường các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên. (STT 9 & 4)

Hình 1. Mô hình nghiên cứu


Trong đó:
Biến độc lập:
H1: Kết quả học tập
H2: Cuộc sống sinh hoạt
H3: Sức khỏe
H4: Nhận thức

9
Biến phụ thuộc: “Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên năm hai trường Đại
học Thương Mại”
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
- H1: Kết quả học tập bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc sử dụng mạng xã hội của sinh
viên năm hai trường Đại học Thương Mại.
- H2: Cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc sử dụng mạng xã hội của sinh
viên năm hai trường Đại học Thương Mại.
- H3: Sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên năm
hai trường Đại học Thương Mại.
- H4: Nhận thức bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên năm
hai trường Đại học Thương Mại.

CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN


CỨU

3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu


Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương
pháp này có độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên thực tế kết
quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu. Ngoài ra còn
giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, có thể hạn chế
đến mức thấp những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý số
liệu.

3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu


3.2.1. Phương pháp chọn mẫu: phi xác suất
Các phần tử của mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất với
hình thức chọn mẫu thuận tiện. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì
người trả lời dễ tiếp cận, dễ lấy thu thập thông tin, các sinh viên sẵn sàng trả lời bảng
nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần thiết

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu


 Dữ liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu tham khảo các tài liệu nghiên cứu từ
trước và các tạp chí, sách báo, ấn phẩm, mạng internet nhằm phục vụ cho
quá trình nghiên cứu.
 Dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương
pháp thu thập dữ liệu định lượng - xin ý kiến của sinh viên thông qua
biểu mẫu Google Likert 5 mức. Biểu mẫu gồm các ảnh hưởng tiêu cực

10
của mạng xã hội tới sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại, thông
tin về các trang mạng xã hội mà sinh viên dùng và thời gian sử dụng
trong ngày.

3.2.2.1. Xây dựng thang đo chính xác


Từ mô hình đề xuất và giải thuyết nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thang đo
chính thức gồm 13 biến quan sát, 4 thành phần

TT Biến quan sát Mã hóa Nguồn thang đo

Kết quả học tập

1 Giảm thiểu khả năng sáng tạo, rơi vào KQ1


lối mòn

2 Mất quỹ thời gian học KQ2

3 Giảm khả năng tập trung học KQ3

Cuộc sống sinh hoạt

4 Đắm chìm trong thế giới ảo, bỏ qua thế SH1


giới thực

5 Không muốn tham gia vào các hoạt SH2


động ngoại khóa

6 Bị xâm phạm trật tự an ninh mạng SH3

7 Quên đi mục tiêu thực sự của cuộc SH4


sống
Sức khỏe

8 Suy giảm thị lực SK1

9 Cột sống bị ảnh hưởng SK2

10 Có nguy cơ bị trầm cảm SK3

11
11 Chất lượng giấc ngủ không tốt SK4

Nhận thức

12 Tiếp nhận nhiều thông tin sai lệch về NT1


vấn đề xã hội

13 Nhận thức sai về thế giới thực NT2

14 Dễ bị kích động, hoang mang bởi NT3


nguồn thông tin không được xác thực

3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức


Thiết kế bảng câu hỏi:
Phần 1: Thông tin cá nhân của sinh viên được điều tra
Phần 2: Bảng hỏi được thiết kế căn cứ vào khung nghiên cứu của đề tài. Để đo
lường các biến quan sát trong Bảng khảo sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.
Dạng thang đo quãng Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối
tượng điều tra; nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá Rất ít đến Rất nhiều.
Thang đo 5 điểm là thang đo phổ biến để đo lường Kết quả học tập, Cuộc sống sinh hoạt,
sức khỏe và nhận thức
– Kích thước mẫu:
Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998), phương pháp xác định kích
thước mẫu áp dụng dựa theo phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Tactor
Analysis), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát hay tổng số câu hỏi
khảo sát.
Kích thước mẫu = số biến quan sát x 5 = 14 x 5 = 70
Ước tính tỷ lệ trả lời khoảng 80%, do đó luận văn thu thập dữ liệu với kích thước
mẫu tối thiểu phải là 90. Để đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, nhóm chúng tôi
dự kiến khảo sát với kích thước mẫu là 110. Hình thức là khảo sát bằng biểu mẫu
Google.

12
3.3. Xử lý và phân tích số liệu
Kết quả thống kê mô tả
3.3.1. Mô tả mẫu
Theo kích thước mẫu đã được xác định ở mục trước là 110 .Do đó để đảm bảo độ
tin cậy và tính đại diện của mẫu nghiên cứu , 130 bảng câu hỏi được phát ra .
Theo thực tế , kết quả thu về có 107 mẫu hợp lệ ( 97,3%) được sử dụng làm dữ
liệu phân tích.
3.3.1.2. Thống kê mô tả biến quan sát
Dựa vào phương pháp nghiên cứu đã trình bày, bài nghiên cứu sử dụng phương
pháp thống kê tần số các thông tin gồm: Khoa, mạng xã hội đang dùng, số tiếng dùng
trong ngày.
Cụ thể được trình bày trong bảng sau :

Thông tin Nội dung Số lượng %

Khoa Tiếng Anh 63 58,9


Thương mại điện tử 18 16,8
Kinh tế - kinh doanh quốc tế 9 8,4
Quản trị kinh doanh 4,7
Marketing 5 3,7
Kế toán-kiểm toán 4 1,9
Tài chính ngân hàng 2 1,9
Luật 2 0,9
Khách sạn - Du lịch 1 0,9
Kinh tế 1 0,9
Quản trị nhân lực 1 0,9
1
Mạng xã hội đang dùng Facebook 105 98,1
Zalo 95 88,8
Instagram 95 88,8
Tiktok 93 86,9
Twitter 26 24,3
Khác 5 4.4

13
Số tiếng dùng trong Dưới 5 tiếng 41 38,3
ngày Từ 5-10 tiếng 56 52,3
Trên 10 tiếng 10 9.3

Bảng 3.1. Kết quả thống kê biến quan sát

3.3.1.3. Thảo luận


- Mạng xã hội đang dùng : Theo kết quả nhận được từ khảo sát , sinh viên của các khoa
có xu hướng đều sử dụng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo,
TikTok ( tỷ lệ cao đều trên 80%). Thậm chí ,số lượng sử dụng mạng xã hội Facebook
lên tới 98,1% (chiếm tỷ lệ cao nhất ) , điều đó chứng tỏ Facebook có ảnh hưởng
không nhỏ đến đa số sinh viên năm 2 Đại học Thương mại. Tất cả số liệu này cho
thấy nhu cầu giải trí thông qua sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngày càng nhiều và
đa dạng các nền tảng khác nhau .
- Số tiếng dùng trong ngày : Thống kê trên cho biết, hơn nửa số lượng sinh viên tham
gia sử dụng mạng xã hội từ 5-10 tiếng trong ngày (chiếm 52, 3%) . Vấn đề đáng bận
tâm hơn hết , số lượng sinh viên dành nửa ngày 10 tiếng / 24 tiếng vẫn chiếm tới
9,3%. Có thể nói , thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên đang ở mức báo
động, có khả năng cao gây hại tới sức khỏe , tinh thần , mức độ tập trung và ảnh
hưởng lớn tới cuộc sống sinh viên .

3.3.1.4. Thống kê mô tả các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tới sinh viên
năm 2 trường Đại học Thương mại
- Nhân tố “Kết quả học tập”:
Nhân tố “Kết quả học tập” có 3 biến quan sát, mức độ không ảnh hưởng cao nhất là 1 và
ảnh hưởng cao nhất là 5, giá trị ảnh hưởng trung bình cao nhất là 3.67 đối với biến “Giảm
khả năng tập trung học”. Điều này thể hiện việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều khiến
cho sinh viên bị sao nhãng cũng như không thể tập trung vào việc học một cách hiệu quả
nhất.
- Nhân tố “Cuộc sống sinh hoạt”:
Nhân tố “Cuộc sống sinh hoạt có 4 biến, mức độ ảnh hưởng cao nhất là 5, giá trị ảnh
hưởng trung bình cao nhất là 3.24 đối với biến “Bị xâm phạm trật tự an ninh mạng” và
biến “Quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống” là không thực sự ảnh hưởng nhiều với giá
trị trung bình 2.71. Điều này cho thấy sinh viên vẫn có những mục đích, hoài bão riêng
trong cuộc sống nhưng họ lại có rủi ro về việc lộ thông tin cá nhân, bị xâm phạm quyền
riêng tư khi sử dụng mạng xã hội.

- Nhân tố “Sức khỏe”:

14
Nhân tố “Sức khỏe” có 4 biến quan sát, kết quả thống kê cho thấy sinh viên bị ảnh hưởng
nhất với biến “Gây ra suy giảm ở thị lực” với giá trị trung bình 3.69 và biến “Cột sống bị
ảnh hưởng do tư thế dùng” với giá trị trung bình là 3.65. Như vậy, sinh viên cần chú ý tới
thời gian cũng như khoảng cách khi sử dụng thiết bị điện tử để truy cập mạng xã hội và
tư thế khi sử dụng để tránh ảnh hưởng tới cột sống tự nhiên.
- Nhân tố “Nhận thức”:
Nhân tố “Nhận thức” gồm 3 biến quan sát. Trong đó, biến “Tiếp nhận nhiều thông tin sai
lệch về vấn đề xã hội”, “Dễ bị hoang mang, kích động bởi nguồn tin không được xác
thực” là cao nhất với giá trị trung bình lần lượt là 3.36 và 3.26. Qua đó, ta có thể thấy
sinh viên cần có những nhận thức đúng đắn, biết phân biệt và kiểm chứng khi tiếp cận
mọi thông tin trên mạng xã hội bởi tồn tại rất nhiều người chia sẻ những thông tin lên
mạng vì lợi ích cá nhân mà thông tin đó vẫn chưa được xác thực độ chính xác.
- Nhân tố “Mức độ ảnh hưởng”:
Nhân tố “Mức độ ảnh hưởng” có 3 biến quan sát. Biến quan sát có mức độ cao nhất là
“Có ảnh hưởng nhưng có thể nhận thức và thay đổi” với giá trị trung bình 3.63. Biến
quan sát có giá trị trung bình thấp nhất 2.97 là “Không có quá nhiều ảnh hưởng”. Qua số
liệu này, ta có thể thấy sinh viên còn bị ảnh hưởng nhiều bởi mạng xã hội trong mọi khía
cạnh của cuộc sống. Nhưng họ vẫn nhận thức được sự ảnh hưởng tiêu cực đó và dần dần
thay đổi thói quen, hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội để hướng tới một lối sống lành
mạnh, tốt đẹp hơn.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN


4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã xác định mạng xã hội có 4 khía cạnh ảnh hưởng tiêu cực đối với
sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại là: Sức khoẻ, Kết quả học tập, Cuộc sống
sinh hoạt, Nhận thức.
4.2. Nhận xét
Bài nghiên cứu này đã giải quyết được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đã xác
định được những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tới sinh viên năm 2 trường
Đại học Thương mại và đề ra những giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng đó.
4.3. Khuyến nghị và giải pháp

- Nhân tố “Kết quả học tập”


 Sinh viên nên tự giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội và tạo ra lịch trình
hợp lý cho việc học tập.
 Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh để tìm kiếm thông tin học tập, tham
gia vào các nhóm học tập trực tuyến và chia sẻ kiến thức với nhau.
- Nhân tố “Cuộc sống sinh hoạt”
 Tìm hiểu và áp dụng các công cụ quản lý thời gian hợp lý.

15
 Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như thể thao, câu lạc bộ, tổ chức tình
nguyện hoặc các khóa học bổ sung.
- Nhân tố “Sức khỏe”
 Tìm hiểu về các chính sách và quy định rõ ràng về việc sử dụng mạng xã hội,
bao gồm cả việc kiểm soát nội dung và hành vi không lành mạnh.
 Học cách sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức và cân nhắc.
 Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý và các dịch vụ tư vấn nếu sinh
viên gặp các vấn đề về sức khỏe tâm lý từ các ảnh hưởng của mạng xã hội.
- Nhân tố “Nhận thức”
 Bổ sung các kiến thức về những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội như tác
động đến sức khỏe tâm lí, tự tin và học tập.
 Nâng cao việc bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
 Tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc trên mạng xã hội và có cách ứng xử
văn minh trên mạng xã hội.

4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, đề tài chỉ thu về 107 phiếu hợp lệ nên kết quả vẫn
chưa đại diện hết được cho sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại. Mặt khác phạm
vi nghiên cứu tương đối hẹp nên kết quả chỉ đại diện được cho một nhóm sử dụng mạng
xã hội. Khả năng phản ánh của đề tài sẽ có ý nghĩa hơn nữa nếu mẫu nghiên cứu được
tiến hành ở phạm vi rộng hơn với số lượng lớn hơn.
Nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội vào 4 khía cạnh của sinh
viên. Có thể có nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác nữa và đồng thời có nhiều giải pháp để
hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đó. Đây sẽ là 1 hướng nữa cho các nghiên cứu tiếp theo.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bá, N. T. (2019). VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN. Được truy lục từ m.elib.
Chuộng, N. V. (2016). Ảnh hưởng của internet và các trang mạng xã hội đến lối sống
của thanh niên hiện nay. Được truy lục từ Cổng thông tin đảng bộ Hà Tĩnh.
Đỗ Thu Uyên, Đ. K. (2022). Những tác động tích cực và tiêu cực của Internet đối với
sinh viên Văn Hiến. Được truy lục từ academia.edu.
Huy, N. A. (2022). Thực trạng sử dụng, ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi và
sức khoẻ trong sinh viên trường đại học y dược-ĐHQGHN năm 2021. Được truy
lục từ thuvienso.hcmute.
Jomon Aliyas Paul, H. M. (2012). Effect of online social networking on student academic
performance. Computers in human behavior, tập 28, số 6. Được truy lục từ
Computers in human behavior.
Lam, N. (2018). 5 tác hại đối với sức khỏe do quá lạm dụng mạng xã hội. Được truy lục
từ Báo thanh niên.
Minh, N. s. (2022). Những tác động của mạng xã hội facebook đến học tập và đời sống
sinh viên. Được truy lục từ Studocu.
PHẠM NGỌC TÂN, T. T. (2021). Một số ảnh hưởng của internet, mạng xã hội đến giới
trẻ: nghiên cứu tổng quan. TẠP CHÍ KHOA HỌC HỌC VIỆN PHỤ NỮ , Quyển
15, Số 3.
Trần Thị Minh Đức, B. T. (2014). Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam. Tạp
chí khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81).
Trịnh Hòa Bình, L. T. (2015). Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi
ý. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 2(12).

17

You might also like