You are on page 1of 10

TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI

HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG VIỆC ĐẤU TRANH
VỚI CÁC THÓI HƯ TẬT XẤU, HÀNH VI PHẢN VĂN HÓA HIỆN NAY

Sinh viên Hoàng Thị Hồng Hải


Khoa Chính trị học , Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Email: honghai150504@gmail.com
Điện thoại: 0385488699

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngày càng có
nhiều trang mạng xã hội xuất hiện và đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt
động và sinh hoạt hàng ngày của con người, đặc biệt là giới trẻ. Mặc dù mang
lại nhiều tiện ích, mạng xã hội cũng đồng thời gây ra những vấn đề khó lường,
tiêu cực. Việc giảm thiểu tác động tiêu cực của mạng xã hội là trách nhiệm
chung của cộng đồng, đặc biệt là trách nhiệm quản lý, giáo dục từ gia đình, nhà
trường, cơ quan chức năng và quan trọng nhất là trách nhiệm cá nhân của
người sử dụng
Từ khóa: Mạng xã hội, Internet, khoa học công nghệ, , gen Z
1. Đặt vấn đề:
Nhà vật lý người Anh Stephen Hawking đã từng phát biểu rằng: “Chúng ta
bây giờ đều kết nối với nhau qua Internet, giống như những nơ ron thần kinh trong
một bộ não khổng lồ”. Thế giới dường như xoay chuyển trong vòng quay của cuộc
cách mạng công nghệ lần thứ tư, với sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc của mạng
xã hội đã làm cho cuộc sống dần được bao phủ bởi “thế giới ảo” ấy. Theo số liệu
của Google, tính đến tháng 4/2023, tỷ lệ người dùng internet trên toàn thế giới
chiếm đến 64,6% dân số toàn cầu với 5,18 tỷ người, trong đó, gần 4,8 tỷ người,
tương đương 59,9% dân số thế giới dùng mạng xã hội. Theo thống kê của công ty
tư vấn kỹ thuật số Kepios, số lượng người dùng mạng xã hội đã tăng tới 3,7%
1
trong năm qua1. Mạng xã hội mang những đặc điểm hoàn hảo dành cho một xã hội
đang chạy đua với thời gian. Với những đặc điểm nhanh chóng truyền thông tin đi,
phổ biến, phủ sóng rộng rãi, mạng xã hội dần trở thành một nơi lý tưởng không chỉ
cho mỗi chúng ta có thể cập nhật tin tức xung quanh cuộc sống của mình mà còn
giúp cho mạng lưới kinh doanh online trở nên hữu dụng và phong phú hơn trong
thời đại 4.0 luôn thay đổi từng ngày. Như vậy, con người đã hấp thụ những kết quả
mà sự phát triển ấy mang lại, làm cho cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại giống
như cách gọi của Thomas Friedman là “Thế giới phẳng2”.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ở Việt Nam, các ứng dụng
mạng xã hội đang thu hút hàng triệu người tham gia vì chúng đem lại nhiều lợi ích.
Theo số liệu kỹ thuật số từ Google, đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người
dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Trong đó, số lượng người dùng mạng xã
hội cũng đạt con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số 3. Như vậy, mạng
xã hội đã trở thành một phương tiện phổ biến với nhiều tính năng khác nhau cho
phép người dùng kết nối, chia sẻ và nhận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu
quả.
Người trẻ tuổi với đặc trưng là những người nhanh nhẹn, nhạy cảm với sự
thay đổi của xã hội cũng như có thể tiếp thu sự phát triển của thế giới và là đối
tượng trung tâm sử dụng mạng xã hội. Sự tác động của mạng xã hội đã làm ảnh
hưởng ít nhiều đến đời sống và văn hóa của người trẻ tuổi. Đặc biệt, đối tượng sinh
viên hay còn gọi là thế hệ gen Z, với những điều kiện phát triển hiện nay thì đây
được coi là nhóm đối tượng chịu sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội. Không thể
phủ nhận những tiện ích mà mạng xã hội đã mang đến cho sinh viên, song mặt trái

1
Số liệu chính thức của Google về tỷ lệ người dùng Internet
2
Tác phẩm của Thomas Friedman, một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times
xuất bản năm 2005.

3
Số liệu chính thức từ Google ( cập nhật 4/2023)

2
của mạng xã hội cũng ảnh hưởng không ít đến lối sống và văn hóa học đường của
một số bộ phận sinh viên, trong đó có sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các thói hư tật xấu, hành vi phản văn hóa hiện nay luôn là một trong những
vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại, nhất là trong thời đại công nghệ số đang phát
triển mạnh mẽ, khi những nền văn hóa đa sắc được đan xen và hàng loạt các âm
mưu nhằm bôi nhọ và lật đổ chế độ XHCN của các thế lực thù địch luôn rình rập.
Các hành vi như sử dụng chất cấm, nói tục, chửi thể mất kiểm soát, các hành vi
gây náo loạn xã hội, không tôn trọng lẫn nhau,…Tất cả các hành vi này không chỉ
gây mất trật tự xã hội, vi phạm nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức mà những điều
này còn dần xuất hiện nhiều trên các nền tảng mạng xã hội như một nội dung thu
hút nhiều người quan tâm.
2. Tác động của mạng xã hội đến sinh viên các trường đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong việc đấu tranh với các thói hư tật xấu, hành vi
phản văn hóa hiện nay
Về mặt tích cực
Dưới sự phát triển mạnh mẽ của Internet, phần lớn sinh viên trên địa bàn
thành phố Hà Nội đã và đang tiếp thu những ảnh hưởng tích cực trong việc đấu
tranh với các thói hư tật xấu, hành vi phản văn hóa trong xã hội. Cụ thể:
Thứ nhất, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, sinh viên có cái nhìn rõ
nét và toàn diện hơn với những gì diễn ra xung quanh mình, đặc biệt là có cái nhìn
tổng quan về những thói xấu và hành vi phản văn hóa hiện nay thông qua Internet.
Nếu như trước đây chưa có sự phổ biến của các phương tiện truyền thông
đại chúng, con người chỉ có thể nhìn nhận mọi sự vật diễn ra thông qua cái nhìn
trực tiếp bên ngoài hay lan truyền từ người này sang người khác, thì với xã hội
hiện đại, khi mạng xã hội đã trở nên quá phổ biến, mọi hiện tượng nổi cộm trong
xã hội đều được phơi bày trên không gian mạng đã làm cho con người có cái nhìn
trực diện và đầy đủ những hiện tượng, sự vật đó. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng
3
xã hội chính là cánh cửa mở ra cho người dùng nói chung và sinh viên nói riêng
một cái nhìn toàn cảnh về những gì xảy ra xung quanh bản thân chỉ qua màn hình.
Tất cả mọi thứ được cập nhật một cách nhanh chóng và chân thực nhất. Có thể
nhận diện thông tin xấu, hành vi sai trái trên mạng xã hội hiện nay là những thông
tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, hoặc có một phần sự thật nhưng
được đưa tin và định hướng dư luận bằng luận điệu thù địch, kích động nhân dân...
Đó còn có thể là các dạng thông tin có nội dung không phù hợp về chuẩn mực đạo
đức, thuần phong mỹ tục như: kích động bạo lực, bôi nhọ cá nhân, vu khống, tin
đồn không đúng đắn, thông tin rùng rợn gây hoang mang dư luận…; thông tin cổ
vũ, lôi kéo người dân tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, lô đề,
cờ bạc, cá độ,… hay tham gia vào các hội kín, nhóm kín trên mạng xã hội dẫn đến
vi phạm kỷ luật, pháp luật… Qua những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội,
sinh viên có cái nhìn đúng đắn những việc nào nên làm và những việc nên né tránh
và tố cáo. Đây cũng là nền móng và bước đệm về mặt nhận thức cho sinh viên để
có thể nêu lên quan điểm của mình và phản bác lại những thói hư tật xấu, các hành
vi sai trái cho xã hội.
Thứ hai, nhờ có mạng xã hội, sinh viên có được một không gian rộng mở,
một phương tiện dễ dàng để bày tỏ quan điểm phản bác, đấu tranh của mình về
những hành vi sai trái, thói hư tật xấu của con người trong xã hội.
Cùng với việc tạo dựng thương hiệu cá nhân, mạng xã hội còn mở ra cho
sinh viên một không gian rộng lớn để nhìn ngắm thế giới quanh mình. Đồng thời,
đây cũng là nơi để họ có thể bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của mình về vấn đề
xung quanh. Mỗi một sinh viên là một cá tính, một màu sắc cá nhân riêng. Với khả
năng sáng tạo và nhanh nhẹn trong mọi vấn đề, sinh viên hiện nay đã vận dụng khả
năng của mình để phản biện với các hành vi sai trái, cái thói hư tật xấu, cùng với
Đảng và Nhà nước phơi bày mặt trái của xã hội. Ví dụ, sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền với thế mạnh về truyền thông, báo chí đã sử dụng khả năng của
4
mình cùng hiểu biết về mạng xã hội để viết các bài báo, làm phóng sự, các diễn
đàng phản biện và nêu rõ quan điểm đúng đắn của mình về các thói hư, tật xấu trên
không gian mạng. Hay một số bộ phận, hội nhóm sinh viên phản biện lại những
thói hư, tật xấu trong xã hội qua những thước phim ngắn hay các dạng kịch nói,…
Hay phổ biến nhất là những quan điểm phản bác được sinh viên bộc lộ qua các bài
thảo luận trên nền tảng đa phương tiện, các bình luận trên một số bài báo online,…
Đây chính là một điểm nổi bật và là điểm sáng mà mạng xã hội đã mang lại cho
sinh viên trong việc phản bác các quan điểm sai trái, hành vi không đúng với thuần
phong mỹ tục.
Thứ ba, thông qua những nội dung phản biện các hành vi trái với thuần
phong mỹ tục, các thói hư tật xấu của con người, sinh viên có thể nhìn nhận và
nhận thức một cách sâu sắc nhất những hành vi nào là nên và không nên làm. Từ
đó có các biện pháp phòng tránh những hành vi đó, góp phần hoàn thiện bản thân
mình.
Tháng 10-2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thông tin
Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” nhằm cung cấp cho người dân
những thông tin thời sự nhất về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, các hoạt động
của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đây là một bước đi đúng đắn và hợp thời đại của
Đảng và Nhà nước ta trong thời đại Internet lên ngôi. Việc lập hai trang mạng xã
hội chính thống này không chỉ giúp cho người dân cập nhật thông tin mà còn định
hướng cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn và chính xác nhất về những nước đi của
Đảng và Nhà nước. Đồng thời còn giúp cho Đảng và Nhà nước quản lý chặt chẽ
những nội dung được đăng tải trên mạng xã hội. Qua đó giúp cho người dân, đặc
biệt là giới trẻ thêm tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng ta. Từ các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh và ngăn chặn những hành vi sai trái mà
Đảng và Nhà nước đã thực hiện trên các phương tiện truyền thông, sinh viên sẽ có
cái nhìn sâu sắc và toàn diện về những hành vi đó. Qua đó còn nâng cao trách
5
nhiệm và nghĩa vụ của sinh viên trong việc phản bác lại những quan điểm, hành vi
sai trái, cái thói hư tật xấu của xã hội. Nói cách khác, sinh viên chính là cầu nối
mạnh mẽ nhất hiện nay trong việc tiếp thu và truyền bá những nội dung, hành vi
đúng đắn cho xã hội. Từ những hành vi không đúng đắn trên các nền tảng xã hội
được đăng tải, sinh viên nhận thức được những hành vi, thái độ không đúng đắn.
Từ những bài viết tuyên truyền, động viên, giáo dục của các trang chính thống của
Đảng và Nhà nước, sinh viên có cái nhìn rõ nét và chắc chắn hơn những đường lối
và hành động đúng đắn trong xã hội.
Về mặt tiêu cực
Thứ nhất, cùng với sự phát triển của mạng xã hội đã tạo cho con người rất
nhiều điều tốt đẹp thì những nội dung về các hành vi sai trái, những thói hư tật xấu
cũng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dùng. Nếu sinh viên không có lập
trường vững vàng thì dễ dàng bị xoáy vào lối suy nghĩ và hành động không đúng
đắn ấy.
Những năm gần đây, sự xuất hiện của những cá nhân, tổ chức với những nội
dung trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa, đạo đức con người ngày càng nhiều.
Tưởng chừng như tất cả mọi người, bao gồm cả giới trẻ cũng như sinh viên sẽ có
những biện pháp phản bác, tố cáo những cá nhân đó, song một số bộ phận lại xem
họ là “idol giới trẻ”. Có thể kể đến những cái tên như Ngô Bá Khá (Khá Bảnh),
Bùi Xuân Huấn (Huấn Hoa Hồng), Dương Minh Tuyền,… cùng những hành động
gây náo loạn trật tự an toàn xã hội như nói tục, chửi tề, lái siêu moto không đội mũ
bảo hiểm,,… Đỉnh điểm hơn, với sự kiện kênh youtube của Khá Bảnh bị xóa hoàn
toàn khỏi nền tảng này, một loạt những kênh nhái đã mọc lên nhiều hơn với nội
dung tương tự. Không những thế, khi đối tượng này bị vào vòng lao lý, không khó
để thấy các em học sinh tới tạm biệt, tôn sùng như thần tượng, khung cảnh rối loạn
đến mức các cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý.

6
Không chỉ thế, với tình hình chính trị luôn căng thẳng khi các thế lực thù
địch luôn rình rập để lật đổ chế độ XHCN bất cứ lúc nào, chúng có thể sản xuất
hàng loạt những nội dung tiêu cực và truyền bá tư tưởng bôi nhọ đến chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Những thành phần này lấy những cái tên có
thể gây hiểu lầm là trang yêu nước nhưng thực chất lại có nội dung chống lại Đảng
Cộng sản, nhằm lôi kéo những người không đủ hiểu biết tạo thành một lực lượng
hùng mạnh chống lại Nhà nước. Có thể kể đến những trang mạng với nội dung
xuyên tạc, bôi nhọ Đảng và Nhà nước như: Nhật ký yêu nước, Tổ chức Việt Tân,
Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời,… Nếu không đủ sáng suốt và có lập
trường chính trị vững vàng, sinh viên có thể có cái nhìn không đúng về Đảng và
Nhà nước bất cứ lúc nào.
Thứ hai, mạng xã hội một mặt có giá trị tích cực đến sinh viên trong việc
phản bác, đấu tranh với những thói hư tật xấu, các hành vi sai trái bằng quan
điểm, lập trường vững vàng của mình, mặt khác, nó có thể biến sinh viên trở thành
người có văn hóa kém khi ứng xử trên không gian mạng.
Một thực trạng đáng buồn hơn bên cạnh những biểu hiện tích cực chính là
những hành động đi ngược lại với những chuẩn mực của xã hội. Mặt trái của con
dao hai lưỡi mang tên “mạng xã hội” làm cho sinh viên học theo những thói hư, tật
xấu trong xã hội một cách nhanh chóng hơn. Họ có thể dùng những từ ngữ kém
văn hóa để viết ra những quan điểm cố tình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác. Một mặt để biểu lộ thái độ trước những thói hư tật xấu, mặt khác chính
họ lại là những người dùng mạng xã hội kém văn minh. Theo khảo sát mới được
công bố của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn
minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI). Kết quả này được Microsoft công bố
nhân ngày quốc tế An toàn Internet. Đáng chú ý, người tham gia khảo sát đều cho
biết họ gặp những hành vi thiếu văn minh trên không gian mạng ngày càng nhiều
trong thời gian gần đây. Cụ thể, 70% người được khảo sát cho biết họ đã gặp phải
7
một trong 21 hành xử không đúng mực trong một tháng gần đây. 97% thừa nhận
họ đã bị tổn thương từ những hành xử đó trên không gian mạng và 83% lo lắng
rằng họ sẽ gặp phải những hành vi tương tự một lần nữa. 4 Với những số liệu đó,
không khó để có thể nhận thức được những hành vi phản văn hóa, thói hư tật xấu ở
ngoài xã hội thực tế đã đi sâu vào thế giới mạng một cách mạnh mẽ và báo động ở
Việt Nam.
Một số bộ phận sinh viên sử dụng mạng xã hội như một vỏ bọc ảo của mình
so với thực tế. Thay vì cố gắng và phấn đấu cho tương lai và cuộc sống của chính
bản thân mình, góp phần làm tốt đẹp xã hội thì họ lại chăm chăm vào cuộc sống
của người khác, xuất hiện bệnh “sân si” hay hóa thân thành “anh hùng bàn phím”
vô tình làm xấu đi phẩm chất và tính cách của họ.
Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến những tác động tiêu cực của mạng xã hội đến
sinh viên như vậy? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tác động tiêu cực mà mạng xã
hội đã ảnh hưởng trong việc đấu tranh phản bác các thói hư tật xấu, hành vi phản
văn hóa hiện nay, cụ thể:
Thứ nhất, xuất phát từ chính người sử dụng mạng xã hội, hay ở đây chính là
sinh viên, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu. Sinh viên là những người trẻ
với tính cách tò mò, muốn thử những cái mới lạ, muốn “làm màu”, “tạo nét” trên
không gian mạng, họ có thể dễ dàng đánh liều để học theo những thói xấu trên
mạng xã hội. Họ không kiểm soát được chính mình, dẫn tới những cám dỗ trên
chiếc màn hình điện thoại kia và không thể thoát khỏi màn hình điện thoại. Họ có
thể dành hàng giờ đồng hồ để chìm đắm vào nội dung đa dạng trên Internet. Điều
đó không chỉ làm tốn thời gian, ảnh hưởng sức khỏe mà còn làm cho sinh viên dần
trở nên ngu muội khi chọn lọc nội dung trên mạng xã hội. Như Umberto Eco đã
từng phát biểu rằng: “Internet cho chúng ta mọi thứ và buộc chúng ta lọc nó không

4
Số liệu khảo sát từ Microsoft cập nhật năm 2020

8
phải qua hoạt động của văn hóa, mà với chính bộ não của ta. Rủi ro là tạo ra sáu tỷ
bộ bách khoa riêng biệt, điều sẽ ngăn cản bất cứ hiểu biết nào chung.”
Thứ hai, do người sản xuất những thông tin trên mạng xã hội. Một số nhà
sản xuất tạo ra những nội dung không phù hợp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự
an toàn xã hội hay thậm chí nghiêm trọng hơn là khi các thế lực thù địch, phản
động lợi dụng mạng xã hội xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ, lôi kéo,
kích động bạo loạn, biểu tình, gây rối trật tự công cộng,.... Những nội dung đó
ngày càng nhiều trên Internet mà người dùng không thể kiểm soát được hết những
nội dung xuất hiện trên đó. Trong một vài trường hợp, người sáng tạo nội dung xấu
trên mạng xã hội có thể bị cảnh cáo và phạt tội bởi cơ quan chức năng khi phát tán
những nội dung không tốt. Song họ không có suy nghĩ ăn năn, hối lỗi hay không
nhận thức được những nội dung không đúng đắn mà mình sản xuất ra mà chỉ chăm
chăm và lượt tương tác, số lượt thích, bình luận, chia sẻ bất kể xấu hay đẹp. Điều
đó không chỉ do nhà sản xuất nội dung mà còn do cả người dùng mạng xã hội cũng
như cơ quan chức năng vẫn chưa xóa sạch những tàn dư còn sót lại từ nội dung
tiêu cực ấy.
Thứ ba, do đầu dây quản lý nội dung được đăng tải trên mạng xã hội. Đây
cũng chính là một trong những lý do dẫn tới những nội dung tiêu cực ảnh hưởng
đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên. Sự tràn lan của các nội dung
không lành mạnh ngày càng nhiều một phần chính là do việc quản lý không chặt
chẽ và mạnh mẽ đến từ các nhà chức trách. Việc kiểm soát không chặt chẽ những
nội dung được đăng tải trên mạng xã hội dẫn tới việc những nhà sáng tạo nội dung
xấu “được đà lấn tới” và có thái độ coi thường, dửng dưng trước những cảnh cáo
của nhà mạng. Những nội dung xấu ngày càng nhiều và phát tán mạnh mẽ cho đến
thời điểm các nhà mạng không thể quản lý và triệt tiêu được nữa, dẫn tới việc
những nội dung ấy ngày càng đến rộng rãi với người sử dụng và gây tiêu cực đến
họ.
9
TỔNG KẾT:
Mạng xã hội hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong tiến trình
phát triển của loài người, đặc biệt là đối tượng giới trẻ hay ở đây chính là sinh viên.
Chúng ta phải khẳng định những giá trị tốt đẹp mà sự phát triển của khoa học công
nghệ đã mang lại cho cuộc sống của mình, cũng như những tiện ích tuyệt vời mà ta
có được từ việc sử dụng mạng xã hội. Song không thể ngó lơ được những ảnh
hưởng tiêu cực mà mạng xã hội có thể ảnh hưởng tới bản thân người dùng, đặc biệt
là thế hệ sinh viên – những người nắm giữ vận mệnh của đất nước.
Là sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, vinh dự được có tên
trong danh sách sinh viên của ngôi trường Đảng cũng là một trong những trường
đại học nổi trội về đào tạo truyền thông, thường xuyên tiếp cận tới không gian
mạng bản thân tôi cũng như những sinh viên khác của học viện, nhất thiết phải có
cái nhìn toàn diện về mạng xã hội nói riêng cũng như mọi vấn đề trong cuộc sống
nói chung. Đặc biệt phải có cái nhìn trực diện, phản bác những hành vi sai trái, các
thói xấu dựa trên kiến thức thông minh và tận dụng sự phát triển của mạng xã hội
để ngăn chặn những hành vi đó, góp phần xây dựng xã hội trong sáng, lành mạnh./.

10

You might also like