You are on page 1of 5

BÀI TẬP NHÓM TUẦN 3

II. Bài tập nhóm tuần 3: Tổng quan lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu: Tác động của
mạng xã hội đến lối sống sinh viên Trường ĐHNH TP.HCM
BÀI LÀM
1. Khung khái niệm
1.1. Khái niệm “sinh viên” và“ lối sống của sinh viên”
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Họ được đào
tạo những kiến thức bài bản về một ngành nghề để chuẩn bị cho công việc sau này. Sinh
viên thường từ 18 đến 25 tuổi, đây là độ tuổi thích và dễ tiếp thu với cái mới, thích sự
sáng tạo, tìm tòi và khẳng định bản thân và đồng thời khá nhạy cảm với các vấn đề chính
trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.
Lối sống sinh viên là sự phản ánh (có tính chủ quan, chọn lọc) những nội dung và
phương thức hoạt động sống của đời sống xã hội, hình thành nên một tổng thể, một hệ
thống những đặc điểm chủ yếu đặc trưng cho giới sinh viên, thể hiện trong hoạt động và
cách thức thực hiện các hoạt động đó trong những điều kiện chủ quan, khách quan nhất
định, được biểu hiện trong định hướng giá trị, trong những hoạt động, quan hệ giao tiếp
ứng xử, sinh hoạt cá nhân đặc thù của sinh viên.
1.2. Khái niệm “mạng xã hội” và “sử dụng mạng xã hội”
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người
sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông
tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò
chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự
khác.
Theo định nghĩa này, mạng xã hội còn được gọi là social network và có thể hiểu một
cách đơn giản đây là hệ thống (mạng lưới) giúp con người kết nối với những người khác.
Thông qua mạng xã hội, mọi người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh… tìm
kiếm bạn bè, kết nối với những người khác…
Hiện nay, tất cả mọi người đều có thể dễ dàng truy cập vào mạng xã hội bất kỳ
thông qua điện thoại, máy tính, máy tính bảng… Tuy nhiên, để sử dụng được (đăng bài,
kết nối với người khác…), người dùng phải tạo một tài khoản bằng số điện thoại, email…
(tuỳ từng loại mạng xã hội yêu cầu thế nào).
1.3. Khái niệm “ tác động” và “tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên”
Có thể hiểu, tác động là “sự ảnh hưởng làm biến đổi tốt hoặc xấu các sự vật, hiện
tượng hay con người”. Với các hiểu biết về tác động như vậy, có nhận định, tác động của
mạng xã hội là những biến đổi do mạng xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất định (tích cực
hoặc tiêu cực) lên một đối tượng nào đó. Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh
viên là những tác động của mạng xã hội gây nên sự biến đổi trong học tập, đời sống, cách
giao tiếp, ứng xử của sinh viên.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý
Lý thuyết lựa chọn hợp lý, còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hoặc lý thuyết hành
động hợp lý, là một khuôn khổ để hiểu và thường mô hình hóa chính thức hành vi kinh tế
và xã hội. Tiền đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn hợp lý là hành vi xã hội, là kết quả hành
động của từng cá nhân, mỗi người trong số họ đưa ra quyết định cá nhân của riêng mình.
Do đó, lý thuyết tập trung vào các yếu tố quyết định sự lựa chọn của cá nhân.
Lý thuyết lựa chọn hợp lý cho rằng các cá nhân sử dụng các tính toán hợp lý để đưa
ra các lựa chọn hợp lý và đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ. Những
kết quả này cũng liên quan đến việc tối đa hóa lợi ích cá nhân và tối thiếu hóa chi phí. Sử
dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý được kỳ vọng sẽ dẫn đến các kết quả mang lại cho mọi
người sự hài lòng và lợi ích lớn nhất, với sự lựa chọn hạn chế mà họ có sẵn.
Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao sinh viên lựa chọn mạng xã hội để
sử dụng trong quá trình học tập, vui chơi, tương tác với bạn bè, gia đình, thầy cô,… Từ
đó, dẫn đến sự thay đổi như thế nào trong lối sống của sinh viên.
2.2 Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa (Socialization) là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được
định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển
khả năng con người và tiếp thu văn hóa nhân loại.. Xã hội hóa là một quá trình mà thông
qua đó con người hình thành nên tính cách của mình, học được cách ứng xử trong một xã
hội hay cộng đồng. Nói cách khác chính con người học hỏi để trở thành con người xã hội.
Như vậy, xã hội hóa bắt đầu từ khi con người sinh ra và chỉ kết thúc khi con người không
còn tồn tại. Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, truyền thông đại chúng
hay cụ thể là mạng xã ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò quan trọng trong các hoạt
động xã hội. Sự phát triển ồ ạt của nhiều mạng xã hội khiến sinh viên càng có cơ hội
tham gia vào thế giới thông tin với kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư
tưởng và giá trị sống khác nhau. Tuy nhiên, với khối lượng thông tin lớn chưa qua kiểm
duyệt được tung lên mạng xã hội mỗi ngày ảnh hưởng đến hành vi và lối sống của đại bộ
phận sử dụng là các bạn sinh viên hiện nay.
2.3 Lý thuyết hành vi có kế hoạch
Lý thuyết về hành vi hoạch định hay hành vi có kế hoạch (TPB) là một lý thuyết
trong lĩnh vực tâm lý học và khoa học hành vi được phát triển bởi nhà tâm lý học xã hội
người Scotland Icek Ajzen. TPB mô tả cách mọi người hình thành ý định và thực hiện
hành động bằng ba yếu tố chính: thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát
hành vi. Thái độ là quan điểm của một người về hành vi của họ, bao gồm các giá trị, niềm
tin và cảm xúc. Một quan điểm phổ biến là ảnh hưởng của xã hội, gia đình và bạn bè đối
với hành vi của người biểu diễn được xác định bởi sự đồng thuận xã hội và áp lực của
bạn bè. TPB được sử dụng để giải thích và dự đoán hành vi của sinh viên. Thông qua một
số yếu tố mạng xã hội tác động đến tâm lý, thái độ sinh viên, TPB có thể dự đoán được
hành vi sau khi sử dụng mạng xã hội.
3. Một số nghiên cứu về tác động của mạng xã hội
3.1 Một số nghiên cứu trong nước
Trong một bài nghiên cứu về việc sinh viên Việt Nam sử dụng mạng xã hội của Trần
Thị Hồng Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2014) đã kết luận rằng mạng xã hội khi giúp sinh
viên tăng cường các mối quan hệ, tăng cường tri thức hiểu biết, cung cấp nguồn giải trí
lớn cho người sử dụng. Mặc dù vậy, tác giả còn dựa vào những kết quả phân tích cho
rằng cần có sự định hướng cho sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội liên quan đến
thời gian, mục đích sử dụng, cũng như những cách thức bảo vệ bản thân khi tham gia vào
cộng đồng mạng. Thời gian sinh viên sử dụng mạng xã hội cho các tương tác xã hội và
nhu cầu giải trí cá nhân vượt mức cho phép.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhóm Vũ Bích Phương (2015) về "Ảnh hưởng của
việc sử dụng internet và tương tác cá nhân trên mạng xã hội đến hành vi nguy cơ và chất
lượng cuộc sống của thanh thiếu niên", là một trong những nghiên cứu ở Việt Nam đánh
giá về sự ảnh hưởng của mạng xã hội. Thực hiện bằng phương pháp RDS (Respondent-
driven Sampling) với 590 người tham gia khảo sát, nghiên cứu đã chỉ ra nhiều ảnh hưởng
tiêu cực của internet và mạng xã hội lên sức khoẻ và tỉ lệ thực hiện hành vi nguy cơ của
thanh thiếu niên.
Với chủ đề sử dụng mạng xã hội facebook đến học tập và đời sống của sinh viên,
Nguyễn Lan Nguyên (2020) cũng đã phân tích dựa trên 2 khía cạnh. Mặt tích cực của
mạng xã hội là cung cấp nguồn thông tin dồi dào phục vụ cho việc học tập, việc làm thêm
và các hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Trái lại, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về mức
độ bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Vô tình chia sẻ thông tin cá nhân rộng rãi
trên mạng xã hội khi lập tài khoản, đặt hàng online hoặc sử dụng các ứng dụng không
chính thống, không được bảo mật thông tin đã vô tình tiếp tay và tạo điều kiện, cơ hội
cho kẻ xấu tìm kiếm, thu thập, sử dụng để trục lợi và thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài
sản, để lại những hậu họa khôn lường.
3.2 Một số nghiên cứu ngoài nước
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng mạng xã hội có thể có tác động
tích cực đến hành vi lối sống của con người. Ví dụ, một nghiên cứu xem xét các sinh viên
đại học và nhận thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến việc có
mối quan hệ tốt với người khác (Charles Steinfield, 2008). Các nhà nghiên cứu khác cũng
quan tâm đến quá trình trưởng thành của thanh niên muốn tìm hiểu thêm về những thứ
mạng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến quá trình lớn lên và kết bạn của trẻ vị thành niên
(Brown, 2006). Đối với nhóm người ở độ tuổi đại học, các trang web như Facebook có
thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì những mối quan hệ lẽ ra sẽ bị mất khi
những cá nhân này rời khỏi mạng lưới giới hạn về mặt địa lý (Kraut, Patterson,
Lundmark, Kiesler, Mukhopadhyay, & Scherlis, 1998; Kraut, Kiesler, Boneva,
Cummings, Helgeson, & Crawford, 2002; Shaw & Gant, 2002; Valkenburg et al., 2006).
Bên cạnh đó, vẫn xuất hiện các nghiên cứu phản ánh về ảnh hưởng tiêu cực của
mạng xã hội. Điển hình như một nghiên cứu của đại học Stanford cho thấy ảnh hưởng
của mạng xã hội có thể dẫn đến sự so sánh bản thân tiêu cực và cảm giác tự ti, nghiên cứu
của Đại học Oxford cho thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến các
vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo lắng và cô lập xã hội và nghiên cứu
của Đại học Harvard cho thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội có thể dẫn đến hành vi bắt
nạt trực tuyến.
Đến với một quan điểm khác của nhà nghiên cứu của Heyam A. Al-Tarawneh
(2014), tác giả cho rằng mạng xã hội giúp sinh viên tiếp cận và thích nghi với những cái
mới một cách dễ dàng và nhanh hơn, từ đó giúp làm việc và học tập một cách năng suất
hơn. Mặt khác cũng cho rằng mạng xã hội gây lãng phí thời gian khi phải tiếp cận với rất
nhiều thông tin vô bổ, bạo lực. Ngoài ra, Rithika M. & Sara Selvaraj (2013) chỉ ra mạng
xã hội gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với sinh viên, mạng xã hội gây ảnh hưởng đến
quá trình học tập, có nhiều thông tin không chính xác, chúng ta có thể dễ bị dính vào và
ảnh hưởng theo những thói quen xấu ấy.
4. Khoảng trống trong nghiên cứu
Không thể phủ nhận rằng, các nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đã đóng góp
những thành tựu nổi bật cho nghiên cứu khoa học, đồng thời là nguồn tài liệu phong phú
cho các nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu tồn tại một số khoảng
trống, hạn chế:
Những nghiên cứu về mạng xã hội ở Việt Nam khá bao quát về ảnh hưởng và các
yếu tố liên quan, có tính tham khảo cao. Hầu hết đều dùng phương pháp sử dụng bảng hỏi
để dễ dàng tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế, các bài
nghiên cứu tập trung vào một hướng tích cực hoặc tiêu cực. Bên cạnh luận án của
Nguyễn Lan Nguyên thì một số bài nghiên cứu khác được thực hiện cách đây khá lâu,
khó bám sát với số liệu hiện tại đặc biệt là trong tình hình thay đổi chóng mặt của mạng
xã hội.
Đối với nghiên cứu của nhóm Vũ Bích Phương (2015), nghiên cứu có khá nhiều hạn
chế, đầu tiên, nghiên cứu có số lượng mẫu khảo sát hạn chế trên phạm vi rộng nên không
có tính phổ quát. Thứ hai, nghiên cứu chỉ tập trung vào những ảnh hưởng tiêu cực của
internet mà bỏ qua mặt tích cực cũng như những nhân tố khác trong cuộc sống có thể ảnh
hưởng đến người được khảo sát.
Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngoài có sự đa dạng về số liệu cũng như phương
pháp nghiên cứu và khảo sát nhưng hầu hết họ đều sử dụng phương pháp chính là sử
dụng bảng hỏi để khảo sát, đa số đều đưa ra các kết quả trực quan, giúp dễ dàng tiếp cận
đối tượng khảo sát và làm rõ những yếu tố liên quan đến tác động tích cực và cả tiêu cực
của các nền tảng mạng xã hội đối với người dùng. Nhưng có một số nghiên cứu, vì chỉ
xét một khía cạnh nhỏ của đối tượng nghiên cứu, hay phạm vi nghiên cứu chưa đủ rộng
đã dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa đủ tính khái quát, không thể tham khảo số liệu cho
các nghiên cứu khác.

You might also like