You are on page 1of 23

ĐỀ TÀI: HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK CỦA

SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

I. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiktok đang trở thành một nền tảng mạng xã hội phổ biến cho mọi người đặc
biệt là giới trẻ sử dụng để chia sẻ nội dung ngắn và sáng tạo. Điều này cho thấy
việc đặt trọng tâm nghiên cứu về Tiktok là một cách đi phù hợp để không chỉ làm
rõ tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này nói riêng, mà còn tạo cơ sở quan trọng để
hỗ trợ những nghiên cứu rộng hơn về vị trí, vai trò và những tác động của mạng xã
hội nói chung tới đời sống xã hội. Trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh
viên là một trong những nhóm có nhu cầu sử dụng mạng xã hội Tiktok nhiều nhất
và điều đó cũng khiến các hoạt động của họ (học tập, quan hệ gia đình, quan hệ
bạn bè, hoạt động xã hội và làm việc,...) cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc ngược trở lại
từ chính mạng xã hội này. Điều này đặt ra câu hỏi về cách mà sinh viên sử dụng và
tương tác với mạng xã hội Tiktok, cũng như tác động của nó đến cuộc sống và học
tập của sinh viên. Do đó, nghiên cứu “Hành vi sử dụng mạng xã hội Tiktok của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền” là rất cấp thiết. Nghiên cứu có thể
mang lại kiến thức giá trị và những kết quả có ý nghĩa cho việc hiểu rõ hơn về tác
động của Tiktok và cung cấp cơ sở để giúp đề xuất những kiến nghị có giá trị trong
việc hỗ trợ giáo dục và đào tạo sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung.

2. Tổng quan tài liệu


“HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HẢI
DƯƠNG” – Nghiên cứu cho thấy mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời
sống và ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập cũng đời sống tâm lý của sinh viên.
Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Hải Dương chịu ảnh hưởng
của rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố chủ quan như “nhận thức, thái độ và đặc
điểm tâm lý lứa tuổi” đóng vai trò quyết định và các yếu tố khách quan như “môi
trường sống, phương tiện kỹ thuật” đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu cũng cho
thấy sinh viên Đại học Hải Dương cũng đã nhận thức được khái niệm mạng xã hội,
vai trò của mạng xã hội thể hiện qua việc chia sẻ những nội dung tốt được cộng
đồng đánh giá cao. Tuy nhiên trong quá trình điều tra vẫn còn một số sinh viên
chưa nhận thức rõ về MXH nên dẫn đến có những hành vi lệch lạc không phù hợp
“ẢNH HƯỞNG CỦA NỘI DUNG VIDEO TRÊN TIKTOK ĐẾN HÀNH VI,
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI” – Nghiên cứu nhận thấy TikTok ngày
càng được nhiều người sử dụng nhất là đối tượng sinh viên vì thao tác đơn giản, dễ
sử dụng và những tính năng thú vị mà nó có. Thực tế cho thấy, việc sử dụng
TikTok đã có một sự ảnh hưởng nhất định đến hành vi và thái độ của các sinh viên
Hà Nội hiện nay. Sự ảnh hưởng đó có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực nhưng những
mặt tiêu cực chi chiếm một phần nhỏ so với những mặt tích cực mà những nội
dung trên video trên TikTok đem lại. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đưa ra sự
khác biệt giữa 6 nhóm hành vi và thái độ với các thông tin chung về sinh viên. Từ
đó xây dựng một cái nhìn tổng quan về những nội dung video trên TikTok đã có
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực ra sao đối với sinh viên Hà Nội hiện nay. Chính vì
vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất cần đưa ra những khuyến nghị về việc sử dụng
TikTok trở nên bổ ích, lành mạnh hơn giúp cho những người sử dụng đặc biệt là
sinh viên trở thành những người dùng thông minh và sáng tạo hơn trong thời kỳ đất
nước đang phát triển, công nghệ bùng nổ và các nền tảng mạng xã hội xuất hiện
ngày càng nhiều như hiện nay.
“CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
TIKTOK CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HÀ NỘI”. Nghiên
cứu chỉ ra rằng, với độ tuổi còn nhỏ và nhận thức hạn chế, việc không thể kiểm
soát được thời gian sử dụng TikTok, cũng như bị nghiện TikTok là điều rất có thể
xảy ra nếu như hành vi sử dụng mạng xã hội này của học sinh THPT không được
giám sát bởi phụ huynh và nhà trường. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, nhân tố
“Nhận thức rủi ro” có tác động đến hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok của học
sinh THPT tại Hà Nội. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã tổng hợp, mô hình hóa các
nhân tố tác động, cũng như đánh giá và đo lường từng nhân tố tác động đến hành
vi sử dụng TikTok, nên cho phép xây dựng cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu
trong tương lai về lĩnh vực này. Về mặt thực tiễn, những phát hiện về các nhân tố
cấu thành hành vi sử dụng TikTok góp phần làm cơ sở đưa ra các quyết định của
phụ huynh và nhà trường về sử dụng các mạng xã hội nói chung và TikTok nói
riêng đối với học sinh.
Nghiên cứu “CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA
SINH VIÊN VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG” của các tác giả Trần Thị
Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái – trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
thực hiện năm 2015. Đề tài tiến hành khảo sát 4.205 sinh viên có sử dụng mạng xã
hội trên 6 tỉnh thành. Nghiên cứu chỉ ra 5 loại hình hoạt động chính của sinh viên
trên mạng xã hội là tương tác bạn bè; giải trí; thể hiện bản thân; kinh doanh và thử
nghiệm cuộc sống. Các tác giả cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến hoạt động trên
mạng xã hội của sinh viên là thời lượng sử dụng mạng xã hội trung bình trong một
ngày; Số lượng bạn, mức độ bảo mật thông tin trên mạng xã hội và sự tự đánh giá
lòng tự trọng của bản thân. Từ sự nghiên cứu yếu tố “sự đánh giá lòng tự trọng của
bản thân”, các chuẩn mực, giá trị mà bản thân sinh viên tiếp thu và tự đặt ra cho
bản thân có ảnh hưởng lớn tới các hành vi hoạt động trên mạng xã hội của họ. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu các yếu tố về nhân khẩu học như giới tính, công việc làm
thêm,... hay điều kiện tiếp cận mạng xã hội của sinh viên ít được đề cập hay phân
tích. Xu hướng các hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên được nghiên cứu dự
đoán sẽ chủ yếu được sử dụng vào mục đích tương tác với bạn bè và giải trí trực
tuyến.
“VĂN HOÁ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU
KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TOÀN CẦU HOÁ” – Đặng Thị Thu Hương –
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016. Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và
cách tiếp cận đối với các vấn đề “truyền thông đại chúng”, “văn hóa đại chúng”,
“văn hóa truyền thông đại chúng”,… nhằm làm rõ những khái niệm cơ bản, đưa lại
một cái nhìn tổng thể về các trường phái và tiếp cận với các vấn đề trên. Bằng
phương pháp thu thập thông tin và khảo sát bảng hỏi, trên cơ sở đó, có những đóng
góp cụ thể về lý luận và cách tiếp cận trong nghiên cứu về báo chí truyền thông,
cũng như các vấn đề về văn hóa truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, với cách tiếp
cận đa ngành, đề tài tổ chức khảo sát rộng rãi nhằm thu thập dữ liệu, dữ kiện để
làm rõ thực trạng văn hóa truyền thông đại chúng hiện nay; nghiên cứu cơ chế tác
động của văn hóa truyền thông đại chúng đối với công chúng cũng như phân tích,
đánh giá các nguyên nhân tác động đến văn hóa truyền thông đại chúng. Ngoài ra,
đề tài cũng đưa ra các khuyến nghị khoa học và đề xuất các định hướng và giải
pháp chính sách để tăng cường hiệu quả của văn hóa truyền thông đại chúng trong
bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các khái niệm, các lý thuyết vận dụng trong đề
tài nhằm tìm hiểu thực trạng hành vi sử dụng mạng xã hội Tiktok và một số yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Tiktok của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường nhận thức và sử dụng Tiktok
một cách có hiệu quả.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu


 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về mạng xã hội Tiktok, hành vi sử dụng
mạng xã hội Tiktok của sinh viên.
 Phân tích thực trạng mức độ, biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Tiktok
của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi sử dụng mạng xã hội Tiktok của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
 Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường nhận thức và sử dụng mạng
xã hội Tiktok của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền một cách có
hiệu quả, giải quyết những hạn chế khi sử dụng mạng xã hội Tiktok.

5. Câu hỏi nghiên cứu


 Hành vi sử dụng mạng xã hội Tiktok của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền như thế nào?
 Những yếu tố nào tác động đến hành vi sử dụng mạng xã hội Tiktok của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền?
 Đề xuất nào được đưa ra giúp sinh viên hiểu rõ hành vi sử dụng mạng xã hội
Tiktok như thế nào là hiệu quả và nâng cao nhận thức của sinh viên khi sử
dụng mạng xã hội Tiktok?
6. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu định tính
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Với việc khai thác, tìm hiểu những công
trình khoa học, nghiên cứu liên quan đến hành vi sử dụng mạng xã hội
Tiktok đã có, nhóm đã phân tích đề tài dựa trên các cách tiếp cận khác nhau
như như tần suất các hành vi, thói quen; các yếu tố ảnh hưởng;…v.v. Đồng
thời đưa ra những kết luận, đề xuất giải pháp từ những kiến thức được tổng
hợp và thu nhận từ các nguồn khác để tiến hành nghiên cứu.

b. Phương pháp nghiên cứu định lượng


 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát
trực tuyến 180 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền bằng phần mềm
Google Forms hoặc Microsoft Forms để thu thập thông tin.
 Phương pháp xử lý dữ liệu: Dữ liệu thu thập được được xử lý thông qua
phần mềm SPSS và Excel.

c. Phương pháp chọn mẫu


Đề tài nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện: Nhóm
tiến hành gửi bảng hỏi bằng Google Forms tới các bạn sinh viên trong phạm vi
Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà nhóm tiếp cận được. Trong quá trình khảo
sát vừa kiểm tra chất lượng kết quả của phiếu, loại bỏ những phiếu không phù hợp,
thiếu thông tin,... Lọc ra được dự kiến 180 phiếu thì dừng khảo sát.
Do đó, sinh viên trong mẫu nghiên cứu không có khả năng suy rộng và đại diện
cho sinh viên toàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Kết quả chỉ đúng với những
sinh viên đồng ý trả lời khảo sát.

7. Phạm vi nghiên cứu


 Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ biểu hiện hành vi
sử dụng mạng xã hội Tiktok cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
 Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn tập trung nghiên cứu và lấy số liệu
khảo sát tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

8. Lý thuyết áp dụng
a. Lý thuyết chức năng

Theo lý thuyết chức năng, quan niệm rằng xã hội là một tổng thể trong đó bao
gồm nhiều bộ phận đều có chức năng của riêng mình. Để làm rõ về hành vi sử
dụng MXH Tiktok của sinh viên, lý thuyết nhấn mạnh các nhu cầu xã hội, thể hiện
rằng các nền tảng MXH như Tiktok, Facebook, Instagram,… được coi như là các
thiết chế xã hội khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu duy định ổn định tính duy trì
cũng như nhu cầu hội nhập và thích nghi của mỗi cá nhân bên trong xã hội.

Bên cạnh đó, lý thuyết chức năng đề cập đến các chức năng của nền tảng MXH
Tiktok, cụ thể bao gồm chức năng giải trí. Theo Richard T. Schaefer, ngoài chức
năng giải trí, thì không thể không kể đến chức năng xã hội hoá cá nhân của truyền
thông đại chúng, chức năng này giúp các cá nhân thiết lập những hành vi phù hợp,
đúng với chuẩn mực của xã hội đã đặt ra. Dựa trên những chức năng này của nền
tảng MXH Tiktok, lý thuyết này giúp nghiên cứu làm rõ nên tác động của Tiktok
đến với xu hướng sử dụng nền tảng MXH này trong những năm gần đây, bên cạnh
đó, làm rõ những hành vi sử dụng MXH này của khách thể nghiên cứu.

Thông qua các thông tin giải trí xã hội trên nền tảng Tiktok, lý thuyết chức năng
làm rõ về các quy tắc luật lệ bất thành văn cũng như là thành văn trong xã hội được
phổ biến và nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ví dụ cụ thể, với những sự kiện được đề
cập trên nền tảng MXH Tiktok liên quan đến tính chung thuỷ, ngoại tình trong mối
quan hệ tình cảm nam nữ, hành vi chung của những người sử dụng MXH sẽ là lên
án người thứ ba trong mối quan hệ, sự lặp lại trong hành vi này biểu hiện nhiều và
trở thành quy tắc bất thành văn trên MXH - lên án những hành vi sai lệch chuẩn
mực đạo đức xã hội.

Trong 3 ngày qua, địa bàn thành phố Hà Nội có sự kiện tổng thống Joe Biden
ghé thăm nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ sự kiện này, nền tảng MXH liên
tục cập nhật các tin tức liên quan, bao gồm sự việc nam thanh niên di chuyển vào
đường phong toả dành cho tổng thống Joe Biden. Từ hành vi này, dẫn đến xu
hướng chia sẻ và lan truyền thông tin của những người dùng MXH, khơi dậy
những làn sóng chia sẻ cũng như lên án hành động của nam thanh niên đến từ
những người dùng MXH này.

b. Lý thuyết truyền thông 2 bậc

Theo quan điểm của lý thuyết này thì tác động của phương tiện truyên thông đại
chúng đến công chúng không mang tính chất trực tiếp mà mang tính chất gián tiếp,
lâu dài. Theo lý thuyết này, thông tin đại chúng nhận được không phải đến trực
tiếp từ các phương tiện truyền thông đại chúng, mà thực sự bắt nguồn từ việc trao
đổi thông tin trong nhóm. Việc trao đổi thông tin trong các nhóm xã hội mới là yếu
tố quyết định đến quá trình nhận biết và thay đổi thái độ, hành vi của công chúng.
Đây là một trong những đặc trưng của nền tảng Tiktok, khi thuật toán xây dựng
nền tảng này hướng đến mục đích gợi ý những nội dung người dùng hứng thú, và
khuyến khích người dùng tham gia bình luận, tranh luận thể hiện quan điểm, trao
đổi, trò chuyện cùng các người dùng khác.

Dựa trên lý thuyết này, lý thuyết không nhấn mạnh sự tác động của các phương
tiện truyền thông đại chúng, mà đề cập nhiều hơn về quá trình chia sẻ, trao đổi, trò
chuyện bàn luận của công chúng về thông tin. Quá trình này chính là yếu tố tác
động chủ yếu lên cách nhận biết và hành vi của người sử dụng. Có nghĩa là các
nhóm công chúng nhỏ không cần phải tiếp nhận thông tin trực tiếp từ các nội dung
được phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà họ có thể cập nhật
thông qua việc trao đổi, chia sẻ thông tin giữa nhóm này với nhóm kia. Từ đó, họ
sẽ có những thái độ, nhận thức, hành vi, đánh giá thông tin họ nhận được thông
qua việc trao đổi và bàn luận xoay quanh các nội dung được truyền tải trên nền
tảng Tiktok mà không cần phải tiếp cận với thông tin được phát sóng chính thức.
Bên cạnh đó, nền tảng Tiktok cũng cho phép người dùng đăng tải các video thể
hiện quan điểm, chia sẻ thông tin, từ đó tạo ra các buổi thảo luận, trao đổi của các
cá nhân trong nhóm tiếp cận với nội dung đó.

c. Lý thuyết công dụng và sự thoả mãn

Dựa trên lý thuyết này đã đưa ra 3 kiểu thoả mãn của công chúng, cụ thể là giải
toả cảm xúc, mơ tưởng và thu được lời khuyên.

Lý thuyết này giải thích được về nhu cầu thoả mãn của công chúng, từ đó lý
giải được về những hành vi sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng của các cá
nhân. Lý thuyết tiếp cận một cách thực dụng về phương thức sử dụng của công
chúng và sự hài lòng của họ khi tiếp cận thông tin. Dưới góc độ của lý thuyết này,
công chúng là khán giả chủ động trong việc tích cực thu nhập thông tin đến từ các
phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này lý giải xu hướng phát triển của các
cơ quan truyền thông, họ đang dần phát triển và rời bỏ lối truyền thông cũ, thay
bằng phương pháp truyền thông mới, phù hợp hơn với các nhóm tuổi khác nhau,
trở nên đa dạng hơn trong phương pháp truyền thông. Có thể thấy, Đài truyền hình
Quốc gia VTV đã có những chiến lược phù hợp với độ tuổi thế hệ Z, khi nhà đài đã
có những kênh truyền thông trên nền tảng Tiktok, đồng thời tương tác qua lại với
người dùng bằng ngôn ngữ đặc trưng của thế hệ Z, tạo nên sự gần gũi trong cách
tiếp cận của thế hệ Z trong việc cập nhật thông tin. Từ đây, lý thuyết cũng đã chỉ ra
rằng hành vi của người dùng MXH Tiktok đã có sự chủ động tiếp cận những thông
tin được truyền tải một cách phù hợp với nhóm cộng đồng đặc trưng. Cụ thể có thể
thấy, ở độ tuổi sinh viên, các bạn trẻ có xu hướng cập nhật thông tin ngắn gọn, súc
tích, có phương pháp truyền tải trẻ trung.

Như vậy, vận dụng lý thuyết này, có thể rút ra về xu hướng hành vi sử dụng
MXH Tiktok trong việc cập nhật thông tin của nhóm lứa tuổi sinh viên.

d. Lý thuyết thuyết phục

Bổ sung thêm cho lý thuyết chức năng, lý thuyết thuyết phục tiến hành phân
tích về nội dung thông điệp được truyền tải có mối quan hệ với công chúng. Bên
cạnh đó, lý thuyết thuyết phục trực tiếp chỉ ra rằng việc nghiên cứu về hiệu quả
truyền thông của lý thuyết chức năng là không đủ để giải thích tính chất phức tạp
về hành vi của người sử dụng truyền thông đại chúng. Lý thuyết thuyết phục giải
thích về thái độ, hành vi ứng xử của công chúng, và lý thuyết này bổ sung thêm
bằng chứng về mặt lý luận nhằm gắn kết mối quan hệ giữa thông điệp và sự thay
độ của công chúng khi nhận được thông điệp.

Dựa trên 10 bước để thay đổi thái độ, hành vi của công chúng, lý thuyết đã giải
thích về các tác động của các nhà truyền thông đến sự thay đổi hành vi thái độ của
công chúng. Bên cạnh đó, giải thích cụ thể về xu hướng cập nhật thông tin chủ
động của công chúng, khi những người sử dụng MXH Tiktok đã và đang có xu
hướng bài trừ những nguồn tin không đáng tin cậy, và hành vi kiểm duyệt lại
những nội dung mà họ nhận được trên TikTok.

e. Lý thuyết hành động xã hội


Theo M. Weber, nghiên cứu xã hội cần phải thông qua lăng kính nhận thức chủ
quan của cá nhân. Vì vậy, lý thuyết hành động xã hội lý giải hợp lý hành vi của
chủ thể hành động. Phương pháp lý giải được thực hiện dựa trên tính logic, tính
chính xác của sự kiện, hiện tượng có liên quan đến hành vi có ý nghĩa của con
người. Bên cạnh đó, việc lý giải hành vi của con người dựa trên sự thấu hiểu động
cơ, mục đích, phương tiện và ý nghĩa mà cá nhân đó gắn cho hành vi của mình và
định hướng vào người khác.

Bên cạnh đó, một luận điểm không kém quan trọng khác của Max Weber cho
rằng, ranh giới giữa hành động được cắt nghĩa chủ quan và loại hành động thuần
tuý chỉ là phản xạ cụ thể, tức tính xã hội và không xã hội của nó khá mong manh.

Áp dụng vào nghiên cứu đề tài, thuyết hành động xã hội luận giải các yếu tố tác
động từ bên trong cá nhân và cả môi trường bên ngoài cá nhân. Thuyết hành động
xã hội trực tiếp tìm hiểu về mong muốn, nhu cầu xuất phát từ bên trong cá nhân tác
động như thế nào đến hành động sử dụng nền tảng MXH TikTok của họ, ngoài ra,
thuyết còn luận giải về những tác động đến từ các yếu tố xã hội bên ngoài, như xu
hướng sử dụng TikTok, tính giải trí của ứng dụng này, thuật toán TikTok đã tác
động như thế nào đến hành vi của người dùng.

Thuyết hành động xã hội trực tiếp khai thác và phân loại hành vi của người sử
dụng TikTok, ví dụ như những hành vi diễn ra mang tính hệ thống như tiếp cận
thông tin, chia sẻ quan điểm, tham gia tranh luận của người dùng nhằm làm rõ tính
xã hội được thể hiện trong những hành động đó. Hoặc những hành vi mang tính
chất phản xạ thuần tuý, ít mang tính xã hội như việc sử dụng TikTok trong vô thức,
thuyết hành động xã hội sẽ trực tiếp làm rõ cụ thể về tính xã hội trong những hành
động phản xạ như vậy, những hành động này ảnh hưởng gì đến cá nhân và xã hội,

9. Khái niệm
 Hành vi:

Nhà tâm lý học Mỹ John Watson định nghĩa hành vi của con người là một chuỗi
các mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng khác nhau. Còn trong xã hội học, theo
Gordon Marshall thì hành vi là một phản ứng xác định của của cơ thể đối với các
kích thích từ bên trong hay bên ngoài và có thể đo lường được.

Áp dụng vào đề tài nghiên cứu, hành vi có thể nhận định là: Những phản ứng,
ứng xử được thể hiện ra bên ngoài sau khi tổng hợp những cảm xúc, suy nghĩ bên
trong mỗi cá nhân tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Những phản ứng, ứng xử đó được
thể hiện bởi thời gian, tần suất, nhu cầu, cách thức tương tác (chia sẻ, theo dõi,
bình luận…) giúp cho chủ thể các hành vi đấy đạt được những mục đích mà họ
hướng tới.

 Mạng xã hội:

Mạng xã hội là một xã hội ảo trên không gian mạng với hai thành tố là các
thành viên và liên kết giữa các thành viên đó. Mạng xã hội là một loại hình dịch vụ
Internet cho phép mỗi cá nhân tạo dựng một hoặc nhiều tài khoản định danh ảo cho
bản thân từ đó kết nối với các thành viên có chung mục đích, sở thích không phân
biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, nhắn tin, gửi và chia
sẻ hình ảnh, tương tác,... nhằm đáp ứng nhu cầu, mục đích của người sử dụng.

 TikTok:

TikTok là mạng xã hội cho phép người dùng sáng tạo và đăng tải những đoạn
video với thời lượng ngắn nhằm phục vụ nhu cầu giải trí và tiêu thụ thông tin, cũng
như mua sắm cùng với nhiều hiệu ứng âm thanh, hình ảnh độc đáo. Được ra mắt
lần đầu tiên vào năm 2016 tại Trung Quốc với cái tên Douyin. Đến năm 2017,
TikTok mới bắt đầu được phát triển ra thị trường nước ngoài, từ đó nhanh chóng
trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới.

 Sinh viên:

Sinh viên là những người đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị
cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt
được trong quá trình học.

 Hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên:

Hành vi cá nhân là kết quả của sự tác động qua lại của các nhân tố chủ quan của
chủ thể và các nhân tố khách quan của môi trường. Hành vi cá nhân luôn chứa
đựng sắc thái và tinh chất, trình độ phát triển của xã hội. Môi trường mới với
những đặc điểm sinh hoạt không giống nhau giữa các bạn, với các mối quan hệ đa
chiều giữa người với người dựa trên nền tảng yêu cầu về kỹ thuật, trên nền tảng
thiên về yếu tố cả nhân do đó mà sức ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân sẽ có
cách ứng xử khác nhau. Chủ thể của hành vi có thể là một cá nhân có thể là một
nhóm xã hội.
Hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên là cách ứng xử của sinh
viên với những phương tiện nhằm đạt được mục đích của chủ thể, con người và
hành vi này phải được thể hiện qua bên ngoài của cá nhân.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ xem xét hành vi sử dụng mạng xã hội
TikTok của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trên những vấn đề sau:
Hoàn cảnh sử dụng, thời gian, tần suất sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên,
mục đích sinh viên sử dụng mạng xã hội TikTok và các nội dung sinh viên quan
tâm khi sử dụng mạng xã hội TikTok.
10. Khung lý thuyết

Các biến số:

 Biến độc lập:


- Giới tính
- Ngành học
- Khu vực sinh sống
 Biến phụ thuộc:
- Phản ứng, ứng xử
- Hành động
 Biến trung gian: Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội
11. Bảng ma trận

Khái niệm Biến số Chỉ báo Thang đo

Hành vi sử Phản ứng, ứng Thời gian sử dụng - Số giờ sử dụng/ngày


dụng mạng xử - So sánh với các MXH
xã hội khác
Tiktok của
sinh viên
Nhu cầu sử dụng Nhu cầu chia sẻ, nhu cầu
HVBCVTT
thể hiện bản thân và tìm
kiếm việc làm, nhu cầu giải
trí, nhu cầu kinh doanh,
nhu cầu tương tác

Nội dung được quan tâm - Chia sẻ kiến thức, tin tức
- Giải trí, nhảy, ca hát,…
- Giao lưu, thử thách
- Ẩm thực: Mukkbang,
review đồ ăn,…
- Thủ công: DIY,
handmade,…
- Làm đẹp, thời trang
- Du lịch, vlog,...

Tương tác - Chia sẻ


- Bình luận
- Thả tim
- Duet

Mức độ hài lòng khi sử dụng - Chưa hài lòng


mxh Tiktok - Hài lòng
- Rất hài lòng

Hành động - Cập nhật, tìm kiếm thông tin - Không bao giờ
- Xem Tiktok bất kể thời gian - Thỉnh thoảng
nào khi rảnh rỗi - Thường xuyên
- Tham gia sáng tạo nội dung,
đăng tải video
- Thường xuyên cập nhật số
lượng tương tác ở video của
bản thân trên Tiktok
- Gỡ những video đã đăng khi
video đó không đạt đến số lượt
tương tác như kỳ vọng
- Sử dụng các tính năng của
Tiktok để chỉnh sửa video
- Xác minh những thông tin,
tin tức được đăng tải
- Mua – bán hàng online trên
Tiktok
- Theo dõi tài khoản của người
nổi tiếng
- Mua sản phẩm được đánh giá
qua video của những KOC trên
mạng xã hội TikTok
- Tranh luận với những người
dùng khác trên mạng xã hội
TikTok

Yếu tố tác a. Yếu tố chủ a. Yếu tố chủ quan Từ 0 = “Không ảnh


động đến quan: nhận thức, - Nhận thức của sinh viên về hưởng” đến 10 = “Rất ảnh
hành vi sử động cơ, đặc MXH Tiktok hưởng”
dụng mạng điểm tâm lý, lứa - Nhu cầu, động cơ sử dụng
xã hội tuổi MXH Tiktok của sinh viên
Tiktok của b. Yếu tố khách - Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của
sinh viên quan: môi sinh viên
HVBCVTT trường xã hội, b. Yếu tố khách quan
điều kiện sinh - Văn hoá sử dụng mạng xã hội
hoạt, phương ở Việt Nam
tiện vật chất - Môi trường sống, điều kiện
sinh hoạt
- Phương tiện vật chất

12. Bảng hỏi

HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK CỦA SINH VIÊN


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Chào bạn, chúng mình đến từ lớp Xã hội học K40. Nhóm chúng mình hiện đang
thực hiện một khảo sát nhỏ để phục vụ việc nghiên cứu. Rất mong bạn có thể dành
chút thời gian giúp chúng mình hoàn thành thật tốt và trung thực phiếu khảo sát.
Sự giúp đỡ của bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng mình trong nghiên cứu lần này.
Cảm ơn bạn rất nhiều!

Phần A. Thông tin chung


A1. Giới tính của bạn là?
1. Nam
2. Nữ
A2. Bạn là sinh viên năm mấy?
1. Năm 1
2. Năm 2
3. Năm 3
4. Năm 4
A3. Ngành học của bạn thuộc khối ngành nào?
1. Lý luận
2. Nghiệp vụ
A4. Trước đây bạn sống ở khu vực nào?
1. Thành thị
2. Nông thôn
A5. Bạn thường sử dụng những mạng xã hội nào?
1. Facebook
2. Instagram
3. Youtube
4. Zalo
5. Tiktok
6. Telegram
7. Khác (ghi rõ)
Phần B. Hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên
B1. Thời gian bạn sử dụng mạng xã hội TikTok trong 1 ngày khoảng bao nhiêu
giờ?
1. Dưới 1h
2. Từ 1h – 3h
3. Từ 4h – 6h
4. Trên 6h
B2. Thời gian bạn sử dụng mạng xã hội TikTok so với những mạng xã hội khác:
1. Ít hơn các trang mạng xã hội khác
2. Ngang bằng với các trang mạng xã hội khác
3. Nhiều hơn các trang mạng xã hội khác
B3. Bạn sử dụng mạng xã hội TikTok nhằm đáp ứng nhu cầu nào của bản thân?
(Chọn nhiều đáp án)
1. Chia sẻ
2. Thể hiện bản thân
3. Tìm kiếm việc làm
4. Giải trí
5. Kinh doanh
6. Nhu cầu tương tác với mọi người
B4. Những nội dung nào bạn quan tâm nhất khi sử dụng mạng xã hội TikTok?
(Chọn tối đa 3 đáp án)
1. Chia sẻ kiến thức, tin tức
2. Giải trí, nhảy, ca hát,…
3. Giao lưu, thử thách
4. Ẩm thực: Mukkbang, review đồ ăn,…
5. Thủ công: DIY, handmade,…
6. Làm đẹp, thời trang
7. Du lịch, vlog,…
B5. Bạn có hay tương tác (chia sẻ, thả tim, bình luận, duet,…) với các video trên
mạng xã hội TikTok không?
1. Có
2. Không
B6. Đánh giá mức độ hài lòng của bạn khi sử dụng mạng xã hội TikTok?
1. Chưa hài lòng
2. Hài lòng
3. Rất hài lòng
B7. Chọn phương án đúng đối với bạn:

Không Thỉnh Thườn


bao giờ thoản g xuyên
g

1. Bạn có sử dụng mạng xã hội TikTok với mục đích


tìm kiếm, cập nhật thông tin hay không?

2. Trong thời gian rảnh dỗi, bạn có sử dụng mạng xã


hội TikTok với mục đích giải trí, giết thời gian hay
không?

3. Bên cạnh việc tiếp nhận thông tin trên nền tảng
MXH TikTok, bạn có tham gia vào quá trình sáng
tạo nội dung, video và đăng tải trên MXH này hay
không?

4. Bạn có thường kiểm tra, cập nhật những tương tác


ở trang cá nhân TikTok của bản thân hay không?

5. Nếu đăng tải nội dung bản thân thực hiện lên
TikTok, bạn có thường gỡ nội dung và trau chuốt lại
nội dung nếu việc đăng tải nội dung không đem lại số
lượt tương tác bạn mong muốn?

6. Bạn có sử dụng TikTok và những công cụ hỗ trợ


của TikTok để chỉnh sửa nội dung không?

7. Bạn có xác minh, kiểm tra lại những thông tin mà


bạn tiếp nhận được trên mạng xã hội TikTok không?

8. Bạn có sử dụng Tiktok để thực hiện việc trao đổi,


mua bán online không?

9. Bạn có theo dõi những tài khoản Tiktok của những


người nổi tiếng hay không (ca sĩ, diễn viên, streamer,
nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng,…)?

10. Bạn có bao giờ mua sản phẩm được đánh giá qua
video của những KOC (Key Opinion Consumer -
người tiêu dùng chủ chốt - ví dụ như các reviewer,
…) trên TikTok hay chưa?

11. Bạn đã từng tranh luận với những người dùng


khác trên mạng xã hội TikTok chưa?
Phần C. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok của
sinh viên
C1. Theo bạn, việc sử dụng nhiều trang mạng xã hội khác nhau có ảnh hưởng đến
việc sử dụng mạng xã hội Tiktok không?
1. Không ảnh hưởng
2. Ảnh hưởng
3. Rất ảnh hưởng
C2. Bạn hãy đánh giá mức độ những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng mạng xã hội TikTok của sinh viên:
(Từ 0 = “Không ảnh hưởng” đến 10 = “Rất ảnh hưởng”)

Yếu tố Điểm đánh giá


1. Nhận thức của sinh viên về mạng xã hội 12345678910
TikTok
2. Nhu cầu, động cơ sử dụng MXH Tiktok của 12345678910
sinh viên
3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của sinh viên 12345678910
4. Văn hoá sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam 12345678910
(văn hoá bình luận, đăng tải, chia sẻ,...)
5. Môi trường sống, điều kiện sinh hoạt 12345678910
7. Phương tiện vật chất (điện thoại, máy tính, 12345678910
…)
Một lần nữa cảm ơn bạn đã tham gia bài khảo sát của chúng mình nha. Chúc
bạn luôn hạnh phúc và tươi vui nhé!
II. BÁO CÁO SƠ BỘ

1. Phương pháp chọn mẫu


Đề tài nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện: Nhóm
tiến hành gửi bảng hỏi bằng Google Forms tới các bạn sinh viên trong phạm vi
Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà nhóm tiếp cận được. Trong quá trình khảo
sát vừa kiểm tra chất lượng kết quả của phiếu, loại bỏ những phiếu không phù hợp,
thiếu thông tin,... Lọc ra được dự kiến 180 phiếu thì dừng khảo sát.
Do đó, sinh viên trong mẫu nghiên cứu không có khả năng suy rộng và đại diện
cho sinh viên toàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Kết quả chỉ đúng với những
sinh viên đồng ý trả lời khảo sát.

2. Thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin


 Vì nhóm gửi bảng hỏi online nên sinh viên có thể tự do hoàn thành
trong khoảng thời gian của mình mà không cần phải gặp gỡ người
khảo sát. Vậy nên việc thực hiện khảo sát trở nên nhanh chóng và dễ
dàng hơn.
 Với phương pháp khảo sát bảng hỏi online, có thể khảo sát được nhiều
kết quả hơn cùng 1 lúc. Sinh viên có thể hiện quan điểm cá nhân một
cách tự do. Khảo sát có thể bảo vệ quyền riêng tư của sinh viên.
 Nội dung nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, dễ tiếp cận với sinh
viên.
 Khi hỏi bảng hỏi online người hỏi có thể dễ dàng kiểm soát được tỷ lệ
về giới tính, khối ngành, năm học.

3. Khó khăn trong quá trình thu thập thông tin


Khó khăn Cách khắc phục

Khó khăn trong việc kiểm soát việc Kiểm tra lại dữ liệu: Sau khi thu thập
điền mẫu: Vì Google Forms cho phép dữ liệu, kiểm tra lại để tìm hiểu nếu có
truyền thông tin qua Internet, không bất kỳ sự không chính xác hoặc không
thể kiểm soát trực tiếp quá trình điền đáng tin cậy nào. Nếu thấy dữ liệu
mẫu của người tham gia. Điều này dẫn không chính xác, cân nhắc loại bỏ, tiến
đến việc nhận được dữ liệu không hành khảo sát thêm để đủ số lượng
chính xác hoặc thiếu trung thực mẫu.

Khảo sát qua Google Forms có thể Thêm yêu cầu hình ảnh sau khi làm
gặp khó khăn trong việc kêu gọi sinh xong khảo sát nhằm tăng tỷ lệ hoàn
viên tham gia và trả lời phiếu khảo thành khảo sát.
sát.

4. Ý tưởng báo cáo


 Thực trạng hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok (Phản ứng, ứng xử và
Hành động).
 Những yếu tố tác động tới hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
 Hành vi tương tác của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trên
mạng xã hội TikTok.
 Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tiếp cận mạng xã hội TikTok của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

You might also like