You are on page 1of 24

IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt

Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666


Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Cẩm nang IELTS Listening


Group: IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập
Khóa học Listening online: https://bit.ly/khoalistening

Xin chào mọi người, thầy là James Nguyen đến từ IELTS Fighter. Ngày
hôm nay, thầy sẽ bắt đầu 1 chuỗi bài phân tích về kỹ năng Listening hứa
hẹn sẽ đem lại nhiều góc nhìn sâu sắc để giúp các bạn nâng cao trình độ
Listening của mình.

Bài 1: Kỹ năng cần thiết để luyện Listening

Đối với những bạn mới bắt đầu và còn yếu kĩ năng nghe, thầy xin đưa ra
1 vài lời khuyên về kỹ năng này như sau:

1. Exposure to English and Shadowing

Điều đầu tiên mà các bạn cần nắm được đó chính là bản chất của Kỹ năng
Listening. Cùng với Reading, đây là một Receptive skill tức là kỹ năng
tiếp thu và hiểu thông tin. Với Receptive skills, yếu tố quan trọng nhất
góp phần xây dựng nền tảng ban đầu chính là mức độ tiếp xúc với tiếng
Anh (Exposure to English).

Hiểu một cách đơn giản, các bạn càng được tiếp xúc nhiều với tiếng Anh
chuẩn thì nền tảng Listening của mình sẽ càng tốt. Rất nhiều giáo viên
thường nói rằng các bạn cần “fully immerse or engross yourself in an
English environment” tức là phải hoàn toàn đưa bản thân vào trong một
môi trường tiếng Anh. Có thể lấy ví dụ như ngoài giờ học trên lớp, việc

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 1
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

các bạn nghe nhạc, chơi game, xem phim, hay bất kỳ hình thức giải trí
nào xung quanh mình cũng đều phải có các nội dung tiếng Anh.

Điều này là hoàn toàn chính xác, bởi vì nó xuất phát từ chính trải nghiệm
thực tế của các thầy cô, những người đã giỏi tiếng Anh nhờ phương pháp
này. Và để thực hiện được điều đó, các bạn cần trang bị cho mình những
kỹ năng vô cùng quan trọng mà trong chuỗi bài về Listening này thầy sẽ
đưa ra.

Kỹ năng đầu tiên về Listening đó chính là Shadowing:

Trên thực tế, nếu như được thực hiện chính xác, Shadowing sẽ cải thiện
không chỉ Listening mà còn là cả Speaking, Pronunciation và mọi yếu tố
khác xoay quanh tiếng Anh, nhưng trong bài này, thầy sẽ chỉ tập trung
vào yếu tố Listening.

Để hiểu shadowing là gì, các bạn hãy liên tưởng đến một ví dụ cực kỳ
kinh điển và hoàn toàn trùng khớp đó là khi các bạn học TẬP ĐỌC tiếng
Việt hồi lớp 1. Mỗi bạn được phát 1 cuốn sách giáo khoa tập đọc trong đó
có phần văn bản, bao gồm mặt chữ và hình ảnh minh hoạ, đều là những
thông tin mà con người tiếp thu qua Hình ảnh bằng mắt (Visual). Cô
giáo sẽ đọc mẫu, tức là cung cấp thông tin dưới dạng Âm thanh (Sound),
trong khi cả lớp sẽ NHÌN VÀO SÁCH (Visual), NGHE ÂM THANH
(Sound) và NHẨM THEO TRONG MIỆNG, rồi sau đó một vài bạn có
thể được mời lên đọc cho cả lớp nghe (Imitate). Sau đó, cô giáo sẽ cùng
cả lớp tìm hiểu Ý nghĩa (Meaning) của các từ ngữ và toàn bộ văn bản đã
đọc và nghe.

Quá trình đó diễn ra liên tục ngày này qua ngày khác, TAI và NÃO của
các bạn trải qua một quá trình MÃ HÓA thông tin (Encoding) như sau:
Sound a sẽ tương ứng với Visual a và tương ứng với Meaning a. Tiếp
theo, Sound b => Visual b => Meaning b, và cứ thế cho đến mãi mãi. Nói
cách khác, đến khi nào các bạn nhắm mắt lại, nghe 1 âm thanh, các bạn

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 2
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

có thể hình dung ra trong đầu mình mặt chữ của từ đó, hình ảnh minh họa
của sự vật đó, và nhớ được nghĩa của nó, là quá trình Nghe – Hiểu đã
hình thành. Và, điều tương tự cũng hoàn toàn chính xác với tiếng Anh.

Trong quá trình trên, cả 4 yếu tố Âm thanh – Sound, Hình ảnh –


Visual, Bắt chước theo – Imitate, và Ý nghĩa – Meaning đều không
thể thiếu.

Vậy khi đã nắm được bản chất, các bạn hoàn toàn có thể áp dụng công
thức này với bất kỳ nguồn tiếng Anh nào mình có thể tiếp xúc, mà đơn
giản nhất là thông qua các bộ phim, bài hát, hay video giải trí ngắn mà
các bạn yêu thích. Các bạn cần phải kết hợp cả 4 yếu tố Nghe Âm thanh,
Nhìn Hình ảnh + Mặt chữ, Bắt chước theo bằng Miệng, và tìm hiểu Ý
nghĩa của các từ và câu. Lặp lại hành động đó nhiều lần, liên tục với
cường độ ngày một gia tăng là cách xây dựng nền tảng Listening tốt nhất
và duy nhất.

2. Chép chính tả - Dictation


Chúng ta đã nói về nền tảng gốc rễ của kỹ năng Listening nói riêng và
Receptive skills nói chung, đó chính là Mức độ tiếp xúc với tiếng Anh
(English exposure). Kỹ năng đầu tiên mà mình chia sẻ với các bạn trong
bài trước đó chính là Shadowing, là sự kết hợp giữa Tai (Âm thanh –
Sound), Mắt (Hình ảnh – Visual), Miệng (Bắt chước theo – Imitate), và
Trí não (Ý nghĩa – Meaning). Trong bài tiếp theo này, mình sẽ tiếp tục
đưa ra một kỹ năng nữa ở tầm cao hơn dành cho những bạn đã có nền
tảng ngôn ngữ tốt, đó chính là Chép chính tả - Dictation.

Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ những ngày tháng học tập dưới mái trường
tiểu học, cô giáo thì đọc thật chậm từng chữ từng câu “Việt Nam đất nước
ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn?/ Cánh cò bay lả rập rờn/
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều …”. Trong khi đó, cả lớp thì
nghe kỹ từng câu chữ và cố gắng chép lại y nguyên văn bản đó vào vở.

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 3
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Trong quá trình này, sự kết hợp của các yếu tố Tai (Âm thanh – Sound),
Mắt (Hình ảnh – Visual), và Trí não (Ý nghĩa – Meaning) vẫn giữ nguyên,
Miệng các bạn lúc này không nhẩm đọc theo, mà thay vào đó là tay chép
ra từng chữ cái. Tay các bạn viết thì rõ ràng là chậm hơn miệng cô giáo
đọc, nhưng cũng chính vì vậy mà tốc độ xử lý thông tin của não
(Processing Speed) và sự kết hợp nhuần nhuyễn của các yếu tố nêu trên
phải diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Nói cách khác, chép chính tả (Dictation)
không chỉ là rèn luyện đôi tay, mà là rèn luyện tốc độ xử lý thông tin của
não (Processing Speed).

Trong tiếng Anh, nguyên tắc này cũng hoàn toàn chính xác như vậy.
Thực tế các lớp học cho thấy, gần như toàn bộ học sinh chưa thể chép
chính xác câu văn tiếng Anh ngay từ lần nghe đầu tiên, một phần bởi vì
tay không đủ nhanh, nhưng lý do quan trọng hơn là bởi vì Processing
Speed của các bạn chưa đủ nhanh để bắt kịp tốc độ của những bài IELTS
Listening. Đến khi được tận mắt nhìn thấy tapescript của câu văn vừa
được nghe, các bạn lại “tức tưởi” khi những từ mình không nghe được
chẳng có gì là khó khăn, mà trái lại phần lớn là những từ vựng đơn giản.

Vậy thì làm cách nào để thực hiện dictation một cách hiệu quả? Các bạn
hãy theo dõi ví dụ sau.

Lần nghe 1:

“… I said .....
roads … ………………………………closed, …………………………
home, ………………….taxi…”

Lần nghe 2 - 3:

“….. I said before, roads ……. town centre ……….. closed, ………
need ……pick up…. your home, ............. take a taxi…”

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 4
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Lần nghe 4 - 5:

“As I said before, roads in the town centre will be closed, but if
you need to be picked up at your home, then you could take a taxi…”

Trong lần nghe thứ nhất, người thực hiện chỉ cố gắng nghe được từ đầu
tiên, từ cuối cùng, và nếu may mắn thì thêm được 1 – 2 từ khóa quan
trọng nhất, thường là các danh từ, ở giữa câu.

Ở lần nghe thứ 2 và 3, người nghe dựa vào những từ khóa mình đã bắt
được trong những lần trước để tìm ra thêm các từ nằm gần chúng nhất, có
thể ở cả phía trước lẫn phía sau. Trong những lần nghe này, não bộ hoạt
động theo một hiện tượng vô cùng thú vị. Nó đã biết vị trí của các từ như
“said”……“road” …… “closed”, nhưng chưa biết các từ xung quanh, khi
đó nó sẽ tự động tập trung một cách đặc biệt vào những vị trí còn khuyết
đó, và chính sự Tập trung (Concentration) đó là cái các em cần thu được
sau những lần luyện nghe như vậy.

Ở những lần nghe cuối cùng, các cụm từ được gạch chân mới hiện ra. Đó
là những cụm từ thường không mang thông tin quan trọng, mà chỉ xuất
hiện để làm đầy, làm đủ, và làm đúng cấu trúc ngữ pháp của câu văn.
Chúng thường là giới từ, trợ động từ, từ nối, hoặc động từ to be. Trên
thực tế, đây là những từ ngữ mà native speakers thường có xu hướng lướt
qua nhanh nhất hoặc hạ thấp giọng, cho nên mặc dù chúng đều là từ dễ,
nhưng các bạn vẫn khó nghe nhất.

Vậy, qua phân tích ví dụ vừa rồi, các bạn đã có thể tự nhận thấy các bước
để luyện tập Dictation trong Listening rồi phải không nào. Còn chần chờ
gì nữa mà không thử lấy ngay giấy bút ra, hãy nhớ (Dictation) không chỉ
là rèn luyện đôi tay, mà là rèn luyện tốc độ xử lý thông tin của não
(Processing Speed).

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 5
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

3. Sự kết hợp giữa Shadowing và Dictation

Trong 2 bài trước, chúng ta đã tìm hiểu lần lượt thế nào là 2 kỹ năng
Shadowing và Dictation. Vậy các em có thắc mắc làm cách nào để ứng
dụng và phối hợp 2 kỹ năng này trong lúc luyện Listening không, trình tự
các bước như thế nào, 2 kỹ năng đó sẽ bổ trợ cho nhau ra sao hay có điểm
gì cần lưu ý không?

3.1 Shadowing bổ trợ cho Dictation, phát triển short-term memory

Trong ví dụ của bài trước, với một câu văn dài, nhưng gồm toàn những từ
vựng đơn giản, ngay trong lần nghe đầu tiên nhiều bạn đã có thể hiểu
được thông tin, nhưng lại chưa thể nào chép lại dc cả câu (Dictation), khi
đó thì chính việc dùng miệng nhại theo (Shadowing) sẽ giúp mình nhớ
lâu và nhớ chính xác thông tin hơn. Trong bài thi thật, sự kết hợp này còn
được thể hiện rõ nhất khi các bạn làm các dạng câu hỏi điền tên riêng
(name spelling) hay số điện thoại (phone numbers) trong bài thi IELTS
Listening Part 1.

Chỉ cần vừa nghe vừa nhại theo từng chữ cái/con số (Shadowing), việc
em chép lại đúng được tên riêng hay con số đó (Dictation) sẽ dễ dàng hơn
nhiều. Chính quá trình này cũng sẽ góp phần nâng cao trí nhớ ngắn hạn
(Short-term memory) của các bạn lên rất nhiều, bởi lẽ sau khi nghe xong
được 1 chuỗi thông tin, các em gần như có thể nhắc lại toàn bộ thông tin
đó và nhớ rất rõ.

3.2. Shadowing giải đáp cho Dictation, mở rộng vocabulary và


grammar.

Đây là một ví dụ tuyệt vời được lấy ra từ chính một buổi dạy trên lớp của
thầy, hôm đó lớp đã luyện tập một bài nghe trong sách Cambridge 16,
Test 1, Listening Part 2, có đoạn như sau:

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 6
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

“In the past, a teacher from your school has come in at the end of each
week to find out how the group was getting on. But your school isn’t able
to arrange that this year.”

Vì đây là 2 câu văn rất dài, nên sau 5 lần tua lại để thực hành Dictation,
nhiều bạn vẫn chưa ghi lại được toàn bộ thông tin. Ngoài ra, nhiều bạn
mặc dù đã nghe được, chép được, và nhại theo được những lại không hiểu
được câu văn này. Tại sao lại là “has come in” (hiện tại hoàn thành) chứ
không phải là came in (quá khứ đơn) mặc dù trước đó đã có dấu hiệu là
“in the past”? Các từ “getting on” hay “arrange” nghĩa là gì? Tại sao lại
có cấu trúc “how the group was getting on” trông rất giống một câu hỏi
WH, nhưng hóa ra lại không phải vì không có dấu ?, Vậy đó là cấu trúc
ngữ pháp gì?

Trước hết, sau lần nghe thứ 5, nếu các bạn vẫn không thể thực hiện
Dictation thành công thì hãy dừng lại. Lý do rất có thể là do độ khó, độ
dài, hay tốc độ của bài nghe/câu văn mà mình chọn, cũng có thể trong câu
đó có từ mới mà bạn hoàn toàn không biết. Trong trường hợp là từ mới
hoàn toàn, dù có cố gắng nghe mãi bạn cũng không thể hiểu và chép được
từ đó ra. Khi đó, giải pháp chính là mở phần script của sách, nhìn xem đó
là từ mới hay cấu trúc ngữ pháp mới lạ nào, và tra cứu nghĩa của chúng.
Sau đó, hãy thực hiện Shadowing với câu văn đó.

Ngoài ra, để có thể hiểu hết các cấu trúc ngữ pháp hay từ vựng trong cả 1
bài IELTS Listening, bản thân người học phải nắm cực kỳ chính xác các
kiến thức ngữ pháp cơ bản và có kỹ năng tự tra cứu từ vựng trên từ điển.
Nếu không, các bạn sẽ cần một giáo viên/ người hướng dẫn có đủ chuyên
môn để giải đáp những vấn đề nêu trên.

Qua bài hôm nay, hi vọng các bạn đã thấy được sự kết hợp giữa
Shadowing và Dictation trong việc luyện tập Listening. Ngoài ra thầy
cũng muốn các bạn hãy thử tự mình ôn lại các kiến thức ngữ pháp cơ bản

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 7
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

và trả lời những câu hỏi còn bỏ ngỏ trong ví dụ ở mục 2 Cambridge 16,
Test 1, Listening Part 2 nhé!

Bài 2: Chú ý trong IELTS Listening Part 1

Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về các kỹ năng để xây dựng nền
tảng Listening cơ bản. Khi đã xây dựng nền tảng Listening tốt, các bạn
mới có thể tiếp xúc với các đề thi thật. Bắt đầu từ bài hôm nay, thầy sẽ đi
sâu và cụ thể từng phần trong bài thi IELTS Listening và các dạng câu
hỏi thường gặp.

Listening Part 1 – Attention to details

Việc đầu tiên mà chúng ta cần nhớ đó là bản chất của 1 bài IELTS
Listening Part 1. Đó chính là 1 đoạn hội thoại mang tính chất QnA – Hỏi
đáp để cung cấp thông tin - giữa 2 người về 1 chủ đề đời sống xã hội. Đi
phòng khám gặp bác sĩ (doctor's appointment), đi ra ngân hàng làm thủ
tục (bank services), gọi điện đặt chỗ nhà hàng, khách sạn (reservations)
v.v đều là những tình huống vô cùng thường gặp.

- Đầu tiên, khi đã nắm được bản chất này, các bạn hoàn toàn có thể đọc
TIÊU ĐỀ của bài nghe + dùng vốn hiểu biết xã hội của mình để đoán ra
nội dung của cuộc hội thoại ngay từ trước khi nghe. Ngoài ra, đề bài cũng
nói rõ SỐ LƯỢNG TỪ/CON SỐ được phép điền trong mỗi chỗ trống,
đây cũng là một điều cần nhớ. Các bạn hãy xem ví dụ sau đây: [Ảnh 1]

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 8
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Tất nhiên, thời gian để đọc trước các câu hỏi trong phòng thi thật chỉ là
30s, nên không nhiều người có thể đọc và phân tích kỹ như vậy. Tuy
nhiên, với những bạn mới bắt đầu, thì việc phân tích cụ thể ngữ cảnh của
bài nghe có tác động vô cùng lớn đến khả năng hiểu bài, cũng như giúp
các bạn làm quen được với kỹ năng này và có thể thực hiện thành công
khi đi thi thật sau này.

- Thứ hai, trong đoạn hội thoại này, người ta tập trung hỏi đáp để cung
cấp các thông tin cơ bản, thường là tên riêng, số liệu, và các danh từ ngắn.
Vì là QnA nên trước khi có câu trả lời, chúng ta bắt buộc phải nắm bắt
được câu hỏi Wh question của nó.

Hỏi tên (first name/last name) của một người rồi yêu cầu người đó đánh
vần từng chữ cái (spelling) – What is your first name/last name? Can you
spell your first name/last name please?

Hỏi giá tiền – How much …

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 9
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Hỏi số điện thoại – What is your phone number/ Can you give me your
contact number?

Hỏi thời gian – When … What time …

- Tiếp theo, nghe được đúng mà tay lại không chép lại được thì cũng vô
ích phải không nào? Thế nên các bạn cần luyện tập cho mình đôi tay
nhanh nhẹn, mà nền tảng của việc này chính là Dictation thầy đã nói
trong bài trước.

- Cuối cùng, với những bạn đã có nhiều kinh nghiệm luyện nghe
Listening Part 1, các bạn chắc hẳn phải quen, nhớ, và lường trước được
những bẫy ẩn chứa trong đề bài. Để làm được điều đó, các bạn cần chú ý
rất kỹ tới các từ khóa mà nhiều người thường cho là “không mấy quan
trọng” trong đề bài. Các bạn hãy xem ví dụ sau đây: [Ảnh 2]

Qua 4 điều lưu ý vừa rối về dạng đề này, hi vọng các bạn đã thấy được
phương pháp để giải quyết dạng bài IELTS Listening Part 1.

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 10
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Bài 3: Chú ý khi luyện IELTS Listening Part 2

Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về các kỹ năng để xử lý dạng đề


completion trong Listening Part 1. Phần tiếp theo trong bài thi, Listening
Part 2, thường đem lại rất nhiều khó khăn cho các thí sinh, đặc biệt là với
2 dạng câu hỏi Multiple Choice và Map labeling. Vậy, hãy cùng thầy tìm
hiểu về những dạng câu hỏi này trong các bài tiếp theo nhé

Multiple choice: Understanding long sentences and avoiding traps

Việc đầu tiên mà chúng ta cần nhớ đó là bản chất của phần 2 đã không
còn giống như phần 1. Listening Part 2 yêu cầu mỗi thí sinh phải nghe và
hiểu được những câu văn dài, từ đó phân biệt được sự giống và khác giữa
từng đáp án thay vì chỉ nghe và ghi chép các details ngắn gọn. Các bạn
hãy nhìn ví dụ sau: (Ảnh 1, Cam 15, Test 2, Listening Part 2)

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 11
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Trong phần này, ngoài việc cần phải đọc và dịch được hết các câu hỏi và
đáp án, thí sinh còn phải chuẩn bị trước tinh thần tránh những thông tin
gây nhiễu. Cụ thể thì các từ khóa của tất cả các câu hỏi đều sẽ được đưa
ra, người nghe bắt buộc phải nghe và hiểu cả câu văn nếu không muôn
chọn sai. Ảnh 2 sẽ cung cấp đáp án.

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 12
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Trong các câu hỏi 11, 13, và 14, lần lượt keyword của tất cả các đáp án A,
B, C đều được đưa ra để gây rối cho thí sinh, và đáp án đúng chỉ có thể
tìm được bằng cách thí sinh nghe + hiểu và loại trừ các đáp án sai.

Còn với câu 12, đáp án không đơn giản là 1 câu văn mà là cả 1 câu
chuyện dài, thí sinh phải ngay và hiểu từ đầu đến cuối, xâu chuỗi các
thông tin và paraphrase mới có thể chọn đáp án đúng.

Ngoài ra, các bạn học sinh ở trình độ mới bắt đầu thường có thói quen
chọn ngay đáp án/keyword đầu tiên mình nghe được, điều này không
hoàn toàn chính xác trong bài thi. Như đã nói ở trên, gốc rễ để có thể
nghe + hiểu đc những câu văn dài trong bài thi chính là việc luyện tập

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 13
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Dictation, Shadowing, và sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng Anh đã nói
đến trong bài trước.

Dạng bài Map labeling

Chúng ta đã tìm hiểu về các kỹ năng để xử lý dạng đề Multiple Choice


trong Listening Part 2, và như đã hứa, bài tiếp theo sẽ nói về Map
labeling. Vậy, các bạn hãy cùng thầy tìm hiểu về cách làm dạng đề rất
khó này nhé!

“Mù đường, dốt địa lý, bật Google Map còn đi lạc”

Chắc chắn rất nhiều bạn trên thực tế cuộc sống đã rơi vào các trường hợp
trên. Khi đó, IELTS Listening dạng đề Map labeling chính là giải pháp,
đơn giản là bởi vì những kỹ năng, từ vựng, hay các cách diễn đạt trong
bài thi này sẽ vô cùng hữu ích trong thực tế cuộc sống.

Bước đầu tiên mà các bạn cần chú ý đó là phân tích bản đồ trước khi nghe.
Việc phân tích này bao gồm cả Điểm bắt đầu (Starting Point) và cả các vị
trí đã biết và chưa biết trên bản đồ. Khi chính mắt bạn nhìn thấy vị trí
giữa các sự vật/ địa điểm trên bản đồ, chính các bạn có thể suy luận ra các
từ vựng mà đề bài RẤT CÓ THỂ sẽ dùng để mô tả hay dẫn đường tới vị
trí đó. Các bạn hãy nhìn ví dụ sau: (Ảnh 1, Cam 14, Test 2, Listening Part
2)

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 14
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Link nghe: https://www.youtube.com/watch?v=J4MIr47dKYo

Khi đã thấy rõ và hiểu được những từ vựng có thể được sử dụng để diễn
đạt và cả mẹo lừa có thể xuất hiện trong bài, các bạn hãy nghe thử bài test
này và tự check xem mình làm được bao nhiêu câu đúng nhé!

Bài 4: Chiến thuật Listening Part 3

Các bạn hãy nhìn phần Instruction của 2 bài Listening Part 3 trong ảnh
như sau:

“Now you have some time to look at questions..." (Cam16, Test 3,


Listening Part 3)

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 15
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 16
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

- “some time”, cụ thể là 30 giây, là thời gian để chúng ta đọc và hiểu


được tất cả các câu hỏi và các đáp án của Multiple Choice, liệu có đủ?
Đây có thể là một thử thách lớn đối với các bạn mới bắt đầu. Vậy thí sinh
cần phải làm gì? Hãy luyện tập tốc độ đọc và xử lý thông tin của mình
sao cho thật nhanh. Trong vòng 30s, các bạn cần đọc hiểu, không cần
dịch được ra tiếng Việt nhưng nhất định phải hiểu sự khác nhau của từng
đáp án, lưu ý các từ khóa quan trọng có thể paraphrase. Lựa chọn thứ
hai, khó hơn nhiều chính là multitasking, cùng một lúc vừa nghe thông

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 17
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

tin và vừa so sánh với những gì mắt đọc được. Về mặt bản chất, việc đó
vẫn đòi hỏi tốc độ đọc và xử lý thông tin cực kỳ nhanh. Đó là bước cốt lõi
đầu tiên để các bạn làm được Listening Part 3.

- Điều thứ 2 các bạn cần lưu tâm chính là hiểu được bản chất của bài thi
IELTS Listening Part 3. Đây là một cuộc thảo luận (Discussion) giữa
các bạn sinh viên (students) (có thể có cả giảng viên - lecturer) về
một chủ đề học thuật. Các cuộc thảo luận này sẽ nói về các bộ môn
chuyên ngành của Đại học (VD: Công nghệ thực phẩm - Food technology,
Thông tin và truyền thông - Information and Communications, Tâm lý
học - Psychology, v,v) và các hoạt động học tập cấp độ Đại học (thuyết
trình - presentation, đồ án - academic project, luận văn - research paper,
v.v). Hiển nhiên, những bạn sinh viên đại học, hoặc đã trải qua môi
trường đại học sẽ có nhiều trải nghiệm và thuận lợi hơn trong phần thi
này. Còn những bạn cấp 2, cấp 3 có thể tham khảo thêm tài liệu như sách,
báo Tiếng Anh để củng cố kiến thức học thuật của mình nhé.

Cụ thể, trong discussion, lần lượt mỗi người sẽ phát biểu những ý kiến
của mình, những ý kiến đó có thể tương đồng hoặc trái ngược nhau, nếu
có sự khác biệt thì cuối cùng họ có đi đến một sự đồng thuận
(agreement) được hay không, và sự đồng thuận đó là gì?

Đây chính là những hiểu biết mà thí sinh cần nắm được trong phần thi
này. Ví dụ như câu hỏi 21 + 22 ghi rất rõ là theo ý kiến của Adam và 23 +
24 là theo lời Rosie. Tuy nhiên, sang các câu từ 25 đến 30, có những câu
hỏi yêu cầu thí sinh phải hiểu và tóm tắt được ý kiến của một người cụ
thể (Adam hoặc Rosie), nhưng cũng có những câu yêu cầu thí sinh tổng
hợp quan điểm của cả 2 người đó (26, 29, 30). Với những câu này, thí
sinh cần có khả năng nghe và hiểu toàn bộ thông tin trong những câu văn
hoặc đoạn văn dài, thậm chí là xâu chuỗi thông tin từ 2 câu nói rất dài của
2 người khác nhau để tìm ra quan điểm chung giữa họ.

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 18
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Chúng ta hãy cùng tiếp tục phân tích một ví dụ nữa trong ảnh (Cam16,
Test 1, Listening Part 3)

Khi làm bài này, chúng ta cần chú ý hiểu thế nào là quy trình Nghiên cứu
khoa học (Scientific Research) trên cấp độ Đại học: thế nào là
Introductory stage, Rationale, Action plans, và thế nào là ghi chú theo
kiểu Mô tả (Descriptive) và kiểu Đánh giá (Evaluative) v.v

Sau đó mới đến phần phân tích các từ khóa trong câu hỏi. Câu 21 và 22,
khi tham gia Introductory stage, 2 hoạt động nào mà cả Jess và Tom đều

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 19
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

đánh giá là “USEFUL”? Tất cả 5 đáp án A – E đều sẽ được 2 bạn này liệt
kê và có những nhận xét của riêng mình. Học sinh cần nắm được Jess
nhận xét thế nào và Tom nhận xét thế nào về lần lượt các hoạt động trên
(A- E), từ đó tìm ra 2 hoạt động mà cả 2 người đều cho là HỮU ÍCH.

Tương tự như vậy, câu 23 và 24, khi làm Proposal, cả Jess và Tom đều đã
phạm sai lầm ở đâu dẫn đến việc phải sửa lại (change)?

Trong 5 đáp án, người nghe cần lần lượt nghe xem Tom sai lầm ở đâu và
Jess sai lầm ở đâu, tìm ra điểm chung cả 2 người.

Trọng dạng đề này, cách tốt nhất chính là lần lượt loại trừ từng đáp án sai
và chọn đáp án đúng ngay trong khi nghe. Mà trên thực tế, kinh nghiệm
của rất nhiều thầy cô đạt điểm cao cho thấy việc phát hiện và loại trừ câu
sai đôi khi còn dễ hơn tìm ra câu đúng.

Sau 2 bài liên tiếp về Listening Part 3, hi vọng các bạn đã tích lũy được
cho mình những chiến lược và hiểu biết về phần thi này.

Bài 5: Chú ý IELTS Listening Part 4

1. Tổng quan về IELTS Listening Part 4

Trên giảng đường đại học, mỗi lần gục xuống bàn là một nửa kiến thức
của học kỳ đã trôi qua.

Nhiều bạn học sinh (thậm chí là cả sinh viên) chưa biết về phương pháp
nghe giảng và ghi chép bài trên giảng đường đại học ở các quốc gia
phương Tây. Trong một bài giảng (Lecture), sẽ luôn luôn có những
trường đoạn mà giảng viên (Lecturer) nói thao thao bất tuyệt về một chủ
đề, thường là lý thuyết cơ bản, rồi sau đó mới đến phần thảo luận hoặc

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 20
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

bài tập. Hãy thử lấy ví dụ từ một video bài giảng kinh điển của Đại học
Harvard:

https://www.youtube.com/watch?v=kBdfcR-8hEY&t=481s

Sau khoảng hơn 10p đầu tiên hỏi đáp về những ví dụ với mục đích để tạo
không khí và thu hút sự chú ý của sinh viên (hook), bắt đầu từ thời
điểm 13:10 đến 35:05, giảng viên liên tục nói về các lý thuyết căn bản
nhất của chủ đề này. Trong suốt thời gian đó, sinh viên sẽ phải hoàn toàn
tự giác ghi chép bài theo cách hiểu và và bằng tốc độ của chính mình.
Trong những trường đoạn về lý thuyết như vậy, chỉ một thoáng mất tập
trung là các bạn đã có thể bỏ lỡ phần kiến thức cốt lõi nhất của bài học
hay thậm chí là của học kỳ đó. Bài thi IELTS Listening Part 4 tái hiện
vô cùng chân thực điều này. Thí sinh sẽ được nghe 1 trường đoạn giảng
bài lý thuyết trên một giảng đường đại học về một bộ môn hoặc chủ đề
của cấp độ đại học.

Như vậy, qua bài viết lần này, các bạn đã nắm được thế nào là bản chất
của bài thi Listening Part 4. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ nói cụ
thể hơn vào những kỹ năng mà thí sinh cần thành thục để có thể làm tốt
bài thi này nhé.

P/s: Mọi người hãy thử xem kỹ video trên + bật phụ đề tiếng Anh để xem
liệu bản thân mình đã đủ trình độ để nghe giảng về Triết học ở Harvard
chưa nhé!

Vậy chúng ta đã làm rõ về bản chất thực tế của IELTS Listening Part 4.
Còn bây giờ, chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn vào các yếu tố cần thiết để làm
tốt phần thi này!

2. Các yếu tố cần thiết để làm tốt Part 4

2.1. Kiến thức nền ngoài tiếng Anh

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 21
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Như bài trước đã đề cập, Listening part 4 là một bài giảng về kiến thức
học thuật của cấp độ đại học, tuy nhiên độ khó của những nội dung kiến
thức thường không quá cao, mà chủ yếu là những lý thuyết rất cơ bản về
chủ đề đó.

Điều này mở ra một tình huống, dù hiếm gặp, nhưng vẫn hoàn toàn có thể
xảy ra. Đó là khi thí sinh thực sự đã có hiểu biết trong tiếng Việt về lĩnh
vực học thuật đang được đề cập trong bài thi IELTS Listening part 4. Khi
đó, thí sinh có thể tự suy luận, phán đoán, và dễ dàng nắm bắt được nội
dung bài nghe. Ví dụ như sau: (Ảnh 1)

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 22
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Trong bài giảng Triết học về Stoicism (Chủ nghĩa khắc kỷ), nếu như thí
sinh thực sự đã am hiểu hoặc ít nhất là đã từng tìm hiểu về chủ nghĩa này
trong tiếng Việt, đã từng biết đến các danh nhân được đề cập trong bài
nghe có liên quan đến chủ nghĩa này như Zeno, Cato, Epictetus, Marcus
Aurelius, hay Adam Smith, biết được câu nói nổi tiếng của Epictetus là gì,
hay Adam Smith nổi tiếng với những tư tưởng về lĩnh vực nào v.v thì thí
sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung của bài nghe.

2.2. Phân tích ngữ pháp và từ loại

Bất kỳ ai có một trình độ tiếng Anh kha khá đều sẽ nhận thấy việc phân
tích ngữ pháp để tìm ra từ loại của từ cần điền là căn bản và quan trọng
như thế nào. Sâu sắc hơn, thí sinh còn có thể suy luận xem nếu chỗ trống
cần điền tính từ, thì tính từ đó mang nghĩa tích cực hay tiêu cực, động từ
thì phải chia thì gì hay nguyên thể, danh từ đếm được hay không, số ít
hay số nhiều. Làm được những điều này chính là một kỹ năng cực kỳ
quan trọng thể hiện việc thí sinh có chắc kiến thức ngữ pháp và từ vựng
hay không.

2.3. Theo dõi tiến trình bài giảng

Giống như bài trước đã đề cập, trong một trường đoạn dài, chỉ cần một
thoáng mất tập trung là thí sinh đã có thể bỏ lỡ thông tin quan trọng.

Để hỗ trợ cho việc này, các bài thi Listening Part 4 đều được thiết kế vô
cùng khoa học. Mỗi bài giảng đều sẽ được chia thành nhiều phần, nhiều
mục được viết in đậm để làm nổi bật ngay từ đề bài (Ảnh minh họa). Thí
sinh cần nắm vững được các dòng tiêu đề của mỗi mục lớn trong bài
giảng, từ đó theo kịp tiến độ của bài, biết trước câu hỏi nào, đáp án nào
sắp xuất hiện trong vài giây tới. Đặc biệt, kỹ năng này giúp khắc phục
một tình trạng rất phổ biến trong thực tế, đó là khi bài nghe đã tới câu 35,
36, thí sinh vẫn không nắm được và loay hoay ở 33, 34.

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 23
IELTS Fighter – Tiên phong phổ cập IELTS cho người Việt
Website: ielts-fighter.com | Hotline: 0903 411 666
Fanpage: www.facebook.com/ielts.fighter/
Group: www.facebook.com/groups/ieltsfighter.support/

Với bài hôm nay, chuỗi bài phân tích lý thuyết về IELTS Listening đã kết
thúc. Hi vọng những bài phân tích này đã mang lại cho các bạn nhiều
kiến thức mới về IELTS Listening. Chúc các bạn thành công trên con
đường chinh phục IELTS.

Cẩm nang IELTS Listening (Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập) 24

You might also like