You are on page 1of 21

MỤC LỤC

1. LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................3

2. “PHONG BA BÃO TÁP KHÔNG BẰNG NGỮ PHÁP VIỆT NAM”.............3

2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................3

2.2. Ngữ pháp tiếng Việt không khó....................................................................3

2.2.1. Tiếng Việt bỏ qua mạo từ “a”, “the”.......................................................3

2.2.2. Tiếng Việt không có số nhiều....................................................................3

2.2.3. Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ.............................3

2.2.4. Tiếng Việt rất linh hoạt.............................................................................3

2.3. Khó khăn khi học ngữ pháp tiếng Việt.........................................................3

2.3.1. Rất dễ viết sai chính tả khi nhầm lẫn ch - tr, l - n, d - r - gi, x - s............3

2.3.2. Sự phức tạp của thanh điệu......................................................................3

2.3.3. Sự đa dạng của đại từ chỉ ngôi.................................................................3

2.3.4. Thành tố phụ hạn định..............................................................................3

3. “TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG TA RẤT GIÀU”.................................................3

3.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................3

3.2. Sự giàu có của Tiếng Việt được thể hiện ở vẻ đẹp của nó qua từng giai
đoạn lịch sử................................................................................................................3

3.3. Tiếng Việt giàu với người Việt......................................................................3

3.4. Tiếng Việt không thật sự “giàu” khi so với một số ngôn ngữ khác...........3

3.4.1. So với tiếng Anh........................................................................................3

3.4.2. So với tiếng Trung....................................................................................3

3.4.3. So với tiếng Nhật......................................................................................3

4. “GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT”........................................3

4.1. Cơ sở li luận....................................................................................................3

4.2. Sự “trong sáng” của tiếng Việt không thật sự tồn tại.................................3

4.2.1. Tiếng Việt luôn thay đổi............................................................................3


4.2.2. Hiện tượng “trộn ngữ” là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập và toàn
cầu hoá 3

4.3. Ý to 1................................................................................................................3

4.3.1. Ý nhỏ 1......................................................................................................3

4.3.2. Ý nhỏ 2......................................................................................................3

4.3.3. Ý nhỏ 3......................................................................................................3

5. KẾT LUẬN.............................................................................................................4

6. DANH MỤC THAM KHẢO................................................................................4


LỜI MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện giao
tiếp và làm công cụ tư duy. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là nét khác biệt làm nên bản sắc
của mỗi quốc gia. Mỗi ngôn ngữ đều sẽ có nét riêng biệt của chúng. Đối với mỗi người
khác nhau, cách nhận thức về ngôn ngữ cũng sẽ khác nhau. Tiếng Việt cũng vậy, có
rất nhiều luồng ý kiến đối với ngôn ngữ này. Từ trước đến nay, độ khó của tiếng Việt
luôn là vấn đề gây tranh cãi đối với người Việt Nam nói riêng và cả người nước ngoài
nói chung. Có những ý kiến rằng tiếng Việt rất khó, nhưng cũng có một bộ phận nói
rằng tiếng Việt không hề khó.
Có rất nhiều những nhóm tác giả cả trong và ngoài nước nghiên cứu về tiếng
Việt. Tuy nhiên, vẫn chưa có được ý kiến thống nhất về việc Tiếng Việt khó hay dễ?,
gây nên sự thiếu hiểu biết hay hiểu sai lệch về tiếng Việt. Hay như tác giả trong bài
viết nói rằng nhiều người đang tôn vinh, tâng bốc tiếng Việt quá đà với những luận
điểm vô căn cứ. Do vậy, ở nghiên cứu dưới đây, chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu hơn
về tiếng Việt và tại sao lại có nhiều ý kiến trái chiều đến vậy. Bài tiểu luận của chúng
tôi được chia ra làm ba phần chính nhằm trả lời các câu hỏi: Ngữ pháp tiếng Việt rất
khó?, Tiếng Việt có thực sự giàu?, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay sự ảo
tưởng của người dùng tiếng Việt?
“PHONG BA BÃO TÁP KHÔNG BẰNG NGỮ PHÁP VIỆT NAM”
1.1. Cơ sở lí luận
Trong ngôn ngữ học, ngữ pháp của một ngôn ngữ tự nhiên được định nghĩa là
một tập cấu trúc ràng buộc về thành phần mệnh đề, cụm từ, và từ của người nói hoặc
người viết. Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến việc nghiên cứu các ràng buộc, bao
gồm các lĩnh vực như âm vị học, hình thái học, và cú pháp học, và thường được bổ
sung bởi ngữ âm học, ngữ nghĩa học, và ngữ dụng học.
Theo cách hiểu của hầu hết các nhà ngôn ngữ học hiện đại, ngữ pháp bao gồm
ngữ âm, âm học, hình thái ngôn ngữ, cú pháp, ngữ nghĩa. Kiến thức rõ ràng về ngữ
pháp không chỉ giúp một người bày tỏ suy nghĩ của họ một cách chính xác mà còn hết
sức rõ ràng.
1.2. Ngữ pháp tiếng Việt không khó
Hiện nay, khi nhắc đến ngữ pháp tiếng Việt rất nhiều người sẽ nghĩ đến câu "
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Liệu ngữ pháp tiếng Việt có thực
sự khó và chính xác hơn là nó khó ở đâu? Để lý giải thắc mắc trên, ta nên bắt đầu xem
xét câu nói " Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam".
Trước tiên, câu nói trên là một dị bản. Dị bản là những văn bản khác với bản chính
được dùng để tham khảo trong khi nghiên cứu, khảo sát tác phẩm văn học hoặc chuẩn
bị xuất bản. Một dấu hiệu cho thấy câu nói trên là dị bản là khi nó xuất hiện một nói
khác tương đồng " Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt". Để chắn chắn
luận điểm này hơn ta có bản chính của câu nói này là " Phong ba bão táp không bằng
ngữ pháp tiếng Nga".
Hơn nữa, câu nói này một lần nữa khẳng định nó là dị bản khi bản thân nó sai
về luật bằng trắc. Câu gốc “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Nga” mang
cấu trúc bằng trắc lên xuống hài hoà, do đó nghe thuận tai; câu dị bản đúng ngữ pháp
thì bốn âm tiết cuối đều là trắc nghe sẽ không thuận bằng câu sai ngữ pháp (ngữ pháp
Việt Nam).
Từ những lí do trên có thể khẳng định rằng câu nói trên không đủ căn cứ để
khẳng định ngữ pháp tiếng Việt là khó.
1.2.1. Tiếng Việt bỏ qua mạo từ “a”, “the”
Dùng “a”, “the” trước một chủ thể có thực sự quan trọng? Một cách đơn giản
hơn, có thể loại bỏ chúng đi vì sự việc vốn hiển nhiên, người nghe cũng có thể hiểu ý
mà không cần thêm mạo từ. Đó chính xác là điều người Việt vẫn làm. “Người” là từ có
nghĩa “a person” (người nào đó) lẫn “the person” (chính người đó) mà người nghe vẫn
không lo lắng nhầm lẫn.
1.2.2. Tiếng Việt không có số nhiều
Trong tiếng Anh, khi muốn chỉ thứ gì đó ở số nhiều, ta thường thêm “s” vào
cuối từ đó. Như vậy, “dog” thành “dogs”, “table” thành “tables” và “house” thành
“houses”. Tuy nhiên, nhiều ngoại lệ tồn tại như “person” thành “people”, “mouse”
thành “mice”, “man” thành “men” và một số từ như “sheep” hay “fish” lại chẳng thay
đổi gì.
Trong tiếng Việt, mọi từ ngữ đều như “sheep” – con cừu. Từ “người” còn có
thể sử dụng giống như “people” hay “person”, “chó” là “dog” hoặc “dogs”, “bàn” là
“table” hoặc “tables”… Nếu cần thông tin chi tiết, chỉ cần dễ dàng thêm một từ trước
danh từ đó, giống như “một người” (one person), “những người” (some people) hay
“các người” (all the people).
1.2.3. Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ
Đối với những người học tiếng Tây Ban Nha khi nói những từ đơn giản như
“hablar” (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc 6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể
hiện chính xác thể của động từ này. “I hablo”, “you hablas”, “he habla”, “we
hablamos” và danh sách này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có
thể bao gồm 50 dạng (form) khác nhau mà người học phải ghi nhớ.
Tiếng Anh không giống tiếng Tây Ban Nha nhưng một từ cũng bao gồm nhiều
dạng khác nhau tùy thuộc ngữ cảnh. Chẳng hạn, động từ “speak” có thể biến cách
(inflect) thành “speaks”, “speaking”, “spoken” hay “spoke”.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không biến cách – không từ ngữ nào đổi
dạng trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Ví dụ, “speak” trong tiếng Việt là “nói” và bạn luôn
dùng “nói trong mọi trường hợp – “I nói”, “you nói”, “he nói”, “she nói”, “we nói”,
“you nói” và “they nói”. Điều này có thể tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ
học thuộc so với một thứ tiếng châu Âu.
1.2.4. Tiếng Việt rất linh hoạt
Tiếng Việt cho phép bỏ từ chia thì trong câu, như câu “I eat rice yesterday” nếu
ngữ cảnh giúp người nghe hiểu chính xác thì. Đây là một ví dụ điển hình cho một quan
điểm lớn hơn: ngữ pháp tiếng Việt rất đơn giản. Bạn gần như luôn luôn chỉ sử dụng số
lượng từ tối thiểu để để diễn đạt quan điểm của mình và ngữ pháp vẫn chính xác dù
với tiếng Anh, việc ghép từ này thường chỉ tạo nên một câu lỗi.
Cái dễ nhất của tiếng Việt là sau khi đã học một đống quy tắc của nó, người
dùng vẫn thường có thêm lựa chọn “dùng thì tốt, mà không dùng cũng không sao”. Ví
dụ câu “Tôi có nuôi chó” có thể tham chiếu đến cả số ít và số nhiều của danh từ chó,
nhà nuôi nhiều chó mà chỉ nói là “nuôi chó” cũng không sai, trong khi với tiếng Pháp
người dùng bắt buộc phải lựa chọn hoặc số nhiều hoặc số ít “J’ai le chien”, “J’ai un
chien” hoặc “J’ai les chiens”.
Tiếp đến giới tính, với tiếng Pháp bắt buộc người dùng phải lựa chọn giữa
giống đực và giống cái. Hoặc là “J’ai un chien” hoặc là “J’ai une chienne”, không có
cách nói mập mờ giấu giới tính ở những ngôn ngữ như vậy. Điều tương tự diễn ra với
tiếng Tây Ban Nha, Đức, Ả-rập,… Trong khi ở tiếng Việt “Tôi có nuôi chó” có thể
tham chiếu đến cả chó đực và cái.
Và trên hết là thời gian. Trước câu hỏi “Hôm qua cậu đi đâu ?” thì ngữ cảnh đã
thông báo thời gian rồi, câu trả lời đơn giản là “Tôi lên Hà Nội” vẫn đúng ngữ pháp,
vẫn truyền đạt thông tin về thời gian, và hợp lệ trong giao tiếp hằng ngày. Điều tương
tự không xảy ra với phần lớn ngôn ngữ trên thế giới
1.3. Khó khăn khi học ngữ pháp tiếng Việt
Mặc dù đồng tình với quan điểm của tác giả và cũng đã chỉ ra những luận điểm
để khẳng định tiếng Việt không hề “phong ba bão táp” như trong câu sáo ngữ “phong
ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và
tìm hiểu sâu về ngữ pháp tiếng Việt, nhóm chúng tôi đã phát hiện ra những đặc điểm
mới lạ, khác biệt trong ngữ pháp tiếng Việt và chính những đặc điểm này đôi khi lại
mang đến những khó khăn cho người học.
1.3.1. Rất dễ viết sai chính tả khi nhầm lẫn ch - tr, l - n, d - r - gi, x – s
Tiếng Việt có những chữ viết phát âm khá giống nhau, chúng chỉ khác nhau
một chút về độ nặng nhẹ khi phát âm. Trong khi giao tiếp, khi nói nhanh thì rất khó để
phân biệt khiến người nghe nhầm tưởng chúng là một. Tuy nhiên, điều này gây trở
ngại rất nhiều trong văn viết. Trong văn nói, đôi khi không cần quá chuẩn chỉ nhưng
trong văn viết nếu chỉ cần sai khác một chút là có thể dẫn tới sự khác biệt rõ rệt về
nghĩa rồi. Ví dụ như câu “Con lo lắm” có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt với câu “Con no
lắm”. Để có thể sử dụng đúng buộc người học phải học phải có một khoảng thời gian
đủ tiếp xúc với tiếng Việt hoặc phải học thuộc máy móc toàn bộ những quy tắc
Ví dụ như ‘l’ đứng trước các âm đệm (oa, oe, uâ, uy) còn ‘n’ không đứng trước
các tiếng có âm đệm trừ 2 âm tiết Hán Việt và thường được sử dụng trong những từ
dùng chỉ vị trí hoặc ẩn nấp. Với chữ ‘ch’ thì đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa,
oă, oe, uê), ví dụ: áo choàng, chí chóe, choáng váng, chuệch choạc, chập choạng… Nó
cũng đứng trước danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình và danh từ
chỉ đồ vật thường dùng trong nhà, ví dụ: cha, chú, chị, chồng, chàng, chăn, chiếu,
chảo…Trong khi đói với chữ ‘tr’ thì đứng trước những từ Hán Việt có thanh nặng
hoặc thanh huyền. Ví dụ: trị giá, trình bày, tình trạng, môi trường, trọng lực…. Đó
chưa phải là tất cả. Ngoài ra, còn có rất nhiều quy tắc khác.
1.3.2. Sự phức tạp của thanh điệu
Trong tiếng Việt có tất cả 6 thanh điệu bao gồm: thanh ngang, thanh huyền,
thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc và thanh nặng. Khi so sánh với tiếng Anh, tiếng Hàn -
hai ngôn ngữ không hề có thanh điệu và tiếng Trung - chỉ có ba thanh điệu thì thanh
điệu tiếng Việt mang tới sự khác biệt, mới lạ và cũng không ít trở ngại đối với người
học.
Thứ nhất, thanh điệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến
nghĩa của từ và thậm chí là của câu. Ví dụ nghĩa của từ ‘ba’ khác với nghĩa của từ ‘bá’
và đương nhiên nó cũng không hề giống với nghĩa của từ ‘bà’. Điểm khác nhau của ba
từ trên chỉ là thanh điệu mà thôi. Và khi đặt vào trong câu ta lại được ba câu mang
nghĩa hoàn toàn khác nhau. ‘Bé gọi ba ơi’ với ‘Bé gọi bá ơi’ và ‘bé gọi bà ơi’. Như
vậy qua ví dụ trên ta thấy được tầm quan trọng và sự phức tạp của thanh điệu đến ý
nghĩa của từ và câu.
1.3.3. Sự đa dạng của đại từ chỉ ngôi
Một điều nữa khiến cho ngữ pháp tiếng Việt trở nên khó khăn hơn đối với
người nước ngoài theo học tiếng Việt hoặc thậm chí cả người Việt Nam là hệ thống đồ
sộ đại từ chỉ ngôi. Khi đặt lên bàn cân so sánh với tiếng Anh, nếu trong tiếng Anh ngôi
thứ nhất được gọi là “ I, we”, ngôi thứ hai là “ you” và ngôi thứ ba thì nhiều hơn một
chút “ they, he, she, it” thì trong tiếng Việt lại không đơn giản như vậy, có rất nhiều
cách gọi khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, cấp bậc, hoàn cảnh giao tiếp… Chẳng hạn
như ngôi thứ nhất có thể xưng là “tôi, chúng tôi, tớ, chúng tớ, mình, chúng mình, em,
chúng em, tao, chúng tao, ta, chúng ta…” . Tương tự, cũng có rất nhiều cách gọi với
ngôi thứ hai như “mày, chúng mày, mi, chúng mi, ngươi, các ngươi, bay, chúng bay,
cậu, bạn…”. Và đương nhiên đối với ngôi thứ ba cũng không hề ít những đại từ để chỉ
“nó, hắn, y, anh ấy, cô ấy, họ, chúng nó, chúng hắn…”. Ngoài ra, nếu nhìn vào cấp bậc
của một người thì các cách gọi còn khiến cho chúng ta rối hơn nhiều, nào là “me, cô,
dì, thím, mợ, bá, bà cố, cụ bà, em họ, chị họ, chị dâu, em dâu...” rồi “ba, bố, chú, cậu,
bác, ông, cụ ông, anh trai, anh họ, em rể, anh rể…”. Thực sự là khá khó để có thể nhớ
đầy đủ và chính xác được cho dù là người bản xứ đi nữa. Tuy nhiên, về mặt này trong
tiếng Anh lại đơn giản hơn nhiều.
1.3.4. Thành tố phụ hạn định
Trong tiếng Việt không có động từ số nhiều. Nếu trong tiếng Anh khi danh từ
chuyển sang số nhiều thì sẽ có sự thay đổi về hình thái từ bằng cách thêm ‘s’ hoặc ‘es’.
Ví dụ như từ city (một thành phố) sẽ chuyển thành cities (nhiều thành phố). Hoặc khi
chuyển sang số nhiều sẽ biến đổi luôn cả từ. Ví dụ, tooth (một cái răng) chuyển thành
teeth (nhiều cái răng). Tuy nhiên trong tiếng Việt lại không có sư biến đổi danh từ như
vậy. Điều này dễ dàng gây ra sự hiểu nhầm trong giao tiếp vì trong nhiều trường hợp,
số nhiều là ngầm định / ngụ ý và không có sự phân biệt nào được thực hiện.
“TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG TA RẤT GIÀU”
1.4. Cơ sở lí luận
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người
Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân
cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của
các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số được công nhận tại
Cộng hòa Séc. Vậy tiếng Việt có giàu? “Giàu” là sự sở hữu các vật chất, tài sản có giá
trị. Sự giàu có của Tiếng Việt được xem xét trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng
và ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo
trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân
tộc.
1.5. Sự giàu có của Tiếng Việt được thể hiện ở vẻ đẹp của nó qua từng giai
đoạn lịch sử
Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm năm thời kì. Đầu tiên là tiếng Việt
trong thời kì dựng nước. Tiếng Việt có lịch sử phát triển lâu đời cùng với nền văn
minh lúa nước, phát triển thêm một bước dưới thời Văn Lang - Âu Lạc, tiếng Việt
đương thời đã có kho từ vựng phong phú và những hình thức diễn đạt uyển chuyển,
đáp ứng yêu cầu giao tiếp xã hội. Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, nguồn gốc và tiến
trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc
Việt. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. Trong nhiều thiên niên kỉ,
qua sự tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ thuộc các họ ngôn ngữ khác, họ ngôn ngữ Nam Á
đã phân chia thành một số dòng, trong đó có dòng Môn - Khmer. Hai ngôn ngữ Môn
và Khmer được lấy làm tên gọi cho dòng vì đó là hai ngôn ngữ sớm có chữ viết; những
dân tộc nói hai ngôn ngữ này đã xây dựng nên những nền văn hóa khá phát triển. - Từ
dòng Môn - Khmer đã tách ra tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) và cuối cùng
tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường. Khi đối chiếu tiếng Việt với tiếng Mường, có
thể thấy sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ. - Theo các nhà nghiên cứu,
tiếng Việt thời xưa chưa có thanh điệu; trong hệ thống âm đầu, ngoài phụ âm đơn còn
có phụ âm kép. - Từ thời dựng nước, trong quá trình giao hòa với nhiều dòng ngôn
ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn Nam Á đã sớm tạo dựng cơ sở vững chắc để
có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập ồ ạt của ngôn ngữ, văn tự Hán ở
những thế kỉ đầu Công nguyên.
Thời kỳ thứ hai là tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Do
hoàn cảnh lịch sử, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn ra lâu dài và sâu
rộng nhất. - Thời Bắc thuộc, tiếng Hán theo nhiều ngả đường đã truyền vào Việt Nam.
Với chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc, tiếng Việt bị chèn ép nặng nề.
Nhưng trong gần một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc cũng là thời gian đấu
tranh để bảo tồn và phát triển tiếng nói của dân tộc. - Tiếng Việt, với nguồn gốc Nam
Á, có nhiều đặc trưng khác tiếng Hán, tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc, để tiếp tục
phát triển mạnh mẽ, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ
đạo của việc vay mượn này là Việt hóa về mặt âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng.
Với hướng Việt hóa âm đọc của chữ Hán, qua nhiều thế kỉ, người Việt đã xác lập được
cách đọc chữ Hán riêng biệt, gọi là cách đọc Hán Việt (hoặc âm Hán Việt của chữ
Hán). Từ ngữ Hán được vay mượn bằng nhiều cách như rút gọn, đảo lại vị trí các yếu
tố, đổi yếu tố (trong các từ ghép), đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa... Nhiều từ
Hán được dùng như yếu tố tạo từ để tạo ra nhiều từ ghép chỉ thông dụng trong tiếng
Việt. - Trong thời kì Bắc thuộc, tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ nhờ những cách thức
vay mượn theo hướng Việt hóa. Những cách thức Việt hóa làm phong phú cho tiếng
Việt cả ở những thời kì sau này và cho đến ngày nay.
Thời kỳ thứ ba là tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ. Từ thế kỉ XI, cùng với
việc xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến độc lập ở nước ta, Nho học được đề
cao và giữ vị trí độc tôn. Việc học ngôn ngữ - văn tự Hán được các triều đại Việt Nam
chủ động đẩy mạnh. Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành
và phát triển. - Nhờ những hoạt động ngôn ngữ - văn hóa được đẩy mạnh, trong đó có
việc vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa, tiếng Việt ngày càng phong phú, tinh
tế, uyển chuyển. Dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự Hán, một hệ thống chữ
viết được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt, đó là chữ Nôm. - Với chữ Nôm, tiếng Việt
khẳng định những ưu thế trong sáng tác thơ văn, ngày càng trở nên tinh tế, trong sáng,
uyển chuyển, phong phú.
Thời kỳ thứ tư là tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc. Dưới thời Pháp thuộc,
mặc dù chữ Hán mất địa vị chính thống nhưng tiếng Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép. Ngôn
ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục lúc này là tiếng Pháp. Cùng với sự thông dụng
của chữ quốc ngữ và việc tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ - văn hóa
phương Tây (chủ yếu là Pháp), văn xuôi tiếng Việt hiện đại đã hình thành và phát
triển. Báo chí, sách vở tiếng Việt (chữ quốc ngữ) ra đời, nhiều thể loại mới như văn
xuôi nghị luận chính trị - xã hội, văn xuôi phổ biến khoa học - kĩ thuật, tiểu thuyết,
kịch đã xuất hiện và chiếm lĩnh những vị trí của văn xuôi chữ Hán và thơ phú cổ điển.
Nhiều từ ngữ, thuật ngữ mới được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt hoặc từ gốc
Pháp… Thơ mới xuất hiện với hình thức ngôn từ không bị ràng buộc về số chữ, số
câu, về bằng trắc, niêm luật, đối ngẫu... Những hoạt động sôi nổi của văn chương, báo
chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, uyển chuyển. Từ khi Đảng Cộng sản Đông
Dương ra đời, đặc biệt sau khi bản Đề cương văn hóa Việt Nam được công bố năm
1943, tiếng Việt càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển.
Thời kỳ cuối cùng là tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Sau
Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (năm
1954), công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt được
tiến hành mạnh mẽ. Hầu hết các ngành khoa học - kĩ thuật hiện đại đều biên soạn
những tập sách thuật ngữ chuyên dùng, chủ yếu dựa trên ba cách thức sau: Phiên âm
thuật ngữ khoa học của phương Tây (chủ yếu là qua tiếng Pháp); vay mượn thuật ngữ
khoa học - kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc (đọc theo âm Hán Việt); đặt thuật ngữ thuần
Việt (dịch ý hoặc sao phỏng). Những thuật ngữ khoa học đang thông dụng trong tiếng
Việt đều đạt được tính chuẩn xác, tính hệ thống, giản tiện, phù hợp với tập quán sử
dụng ngôn ngữ của người Việt Nam. Với bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ
Chí Minh ngày 2/9/1945, tiếng Việt đã có vị trí xứng đáng trong một đất nước độc lập,
tự do. Chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng, thay thế hoàn toàn tiếng Pháp
trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại.
Tiếng Việt được dùng ở mọi bậc học, được coi như ngôn ngữ quốc gia.
1.6. Tiếng Việt giàu với người Việt
Đồng ý rằng về số lượng từ vựng ta không bằng các nước Anh, Pháp, Trung, Nga
nhưng trải qua lịch sử phát triển lâu dài, Tiếng Việt đã tích lũy được một vốn từ to lớn
đối với người Việt. Bởi thế TV có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm tư tưởng của
người VN và để thỏa mãn cho yêu cầu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch
sử, đủ sức biểu đạt đời sống sản xuất và đời sống tinh thần đằm thắm và hồn hậu của
người Việt.
Cái giàu có thực sự của Tiếng Việt đó là ở cấu tạo từ ngữ phong phú và hình thức biểu
đạt tài tình của nó. Trước hết là về mặt từ ngữ, TV không thua kém bất kì ngôn ngữ
nào về mặt từ ngữ.Trải qua thời gian, số lượng từ ngữ ngày càng tăng lên nhiều. Ngữ
pháp cũng dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Sự biến chuyển không ngừng
của ngữ pháp TV một phần là do lối sống hài hòa, thích ứng cao của người Việt ta. Và
chính bới việc thích ứng nhanh và uyển chuyển đó, Tiếng Việt là ngôn ngữ có mật độ
thông tin (information density) cao nhất trong số các ngôn ngữ chủ đạo trên thế giới
theo nghiên cứu của Đại học Lyon. Tiếng Việt chứa nhiều hơn gấp đôi số lượng thông
tin trong cùng một số lượng âm tiết so với tiếng Nhật. Mặt khác, người nói tiếng Nhật
nói nhanh hơn 50% để bù lại mật độ thấp, nhưng tiếng Việt vẫn hiệu quả hơn bởi vì nó
có “tỷ lệ thông tin” cao hơn 25% (1.0 so với 0.74). Mặc dù tiếng Việt được nói chậm
hơn, người nghe phải tập trung hơn bởi vì có nhiều thông tin được dồn nén vào mỗi
đơn vị thời gian hơn. Tuy vậy, mật độ cao hơn có lẽ cũng giúp việc học trở nên dễ
hơn, vì lý do từ ngắn hơn nhiều và khả năng diễn tả ý nghĩa một cách hiệu quả. Ví dụ:
Tiếng Anh (17 âm tiết): Yesterday I went to the aquarium and saw many beautiful fish,
nhưng trong Tiếng Việt (12 âm tiết): Hôm qua tôi đi thủy cung và thấy rất nhiều cá
đẹp. Điều này chứng minh rằng tiếng Việt súc tích, có nghĩa là từ của nó ngắn. Một
yếu tố quan trọng khiến cho tiếng Việt dễ học nằm ở việc đa số từ vựng ngắn, một số
từ rất ngắn. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng nhìn chung, tiếng Việt là một trong
những thứ tiếng có độ dài trung bình của một từ ngắn nhất trên thế giới.
Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình và năng lực sáng tạo, tiếp nhận của
dân tộc, Tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc
Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và những dân tộc láng
giếng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu đời sống văn hóa ngày
một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...Bởi thế TV
không ngững tiếp thu về mình những giá trị tinh hoa của thế giới và ngày một trở nên
giàu có hơn.
1.7. Tiếng Việt không thật sự “giàu” khi so với một số ngôn ngữ khác
1.7.1. So với tiếng Anh
1. Sự đa dạng về từ là do ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa Quan điểm của tác giả về
sự đa dạng của các từ trong tiếng việt như hạt lúa, thóc, gạo, cơm, còn tiếng anh có
nhiều tên gọi các sản phẩm làm từ sữa như butter, milk, cream, yogurt… đều là do sự
khác biệt trong nền văn hóa. Chẳng hạn như trong một ngôn ngữ, cách xưng hô luôn
luôn biểu lộ đặc trưng tâm lý, nếp suy tư và văn hóa của dân tộc đó. Trong tiếng Việt
cách xưng hô rất phong phú và phức tạp. Ngoài các đại từ nhân xưng như: tôi, tao, tớ,
mày, nó, hắn; chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng nó, còn có một số lượng lớn các
danh từ chỉ liên hệ họ hàng như: anh – em, bà – cháu, chú – cháu… để thay thế cho đại
từ nhân xưng và những danh từ này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống
xưng hô này nói lên đặc điểm của văn hóa Việt Nam: có tính thân mật, trọng tình cảm,
coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng, có tính xã hội hóa, cộng đồng hóa
cao, trong hệ thống từ xưng hô không có cái tôi chung chung. Trong tiếng anh, đại từ
nhân xưng thường không thể hiện rõ sắc thái nghĩa, mang sắc thái trung tính, không
thể hiện quan hệ tình cảm giữa người nói và người nghe hoặc với đối tượng được nói
đến. Nhưng ở tiếng việt thì rất rõ ràng, đại từ nhân xưng thể hiện rõ mối quan hệ tình
cảm giữa các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp. VD: Con có thể gọi cha mẹ bằng
nhiều từ như cha, bố, ba, tía, má, bu, bầm, u…hay gọi mọi người trong mối quan hệ họ
hàng bằng chú, bác, cậu, cô, dì, thím … Trong khi đó với tiếng anh, từ “you” được
dùng để nói với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, vai vế trong cả tình huống
thân mật lẫn trang trọng
2. Đồng âm dị nghĩa và đồng tự dị nghĩa Homonyms là những từ được viết hoặc
phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau Một vài từ homonyms trong tiếng anh có
thể kể đến như week-weak, meat-meet, sun-son, sea-see, some-sum… Homonyms bao
gồm homophones và homographs *Homophones (đồng âm dị nghĩa) là những từ có
cách phát âm giống hệt nhau,nhưng có nghĩa khác nhau và thường có cách viết khác
nhau Trong tiếng anh hiện tượng đồng âm dị nghĩa này rất phổ biến VD: +“ate”và
”eight” “I ate breakfast at eight a.m” (ate: ăn, eight: số tám) +Flour và flower “I
bought flour and some flowers.” (flour: bột mì, flowers: hoa) * Homographs ( đồng tự
dị nghĩa) là hai từ cách viết giống nhau và mang nghĩa khác nhau Ví dụ: cặp từ can-
can (có thể-cái can), mean-mean (nghĩa là-keo kiệt), bear-bear (con gấu-chịu đựng),
lead-lead (trì-lãnh đạo), bark (tiếng sủa) and bark (vỏ thây cây),produce- produce( sản
xuất-nông sản), fall-fall( mùa thu-rơi)... Trong một bài ca dao bằng tiếng việt dưới đây
tác giả cũng sử dụng hiện tượng từ đồng âm để chơi chữ: Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng
răng chẳng còn Người đọc thấy được hiện tượng chơi chữ với từ “lợi”. Từ “lợi” vừa
dùng gọi tên bộ phận trong miệng người, thực hiện nhiệm vụ nhai nghiền thức ăn với
từ “lợi” thể hiện phần có ích về mình. Tác giả dân gian gây cười cho người đọc khi
đánh tráo, gây nhiễu về nghĩa “có lợi (ích) – có lợi (răng) trong cùng hình thức biểu
hiện trong một thế đối lập “có lợi – không răng”.
3. Loại từ Loại từ, còn được gọi phân loại từ, danh từ loại thể hoặc danh từ chỉ đơn vị
tự nhiên, có thể đóng vai trò lượng từ, là một từ hoặc phụ tố đi kèm theo các danh từ
và có thể được coi là "chỉ loại" danh từ được bổ nghĩa. Trong tiếng việt có việc sử
dụng loại từ đi kèm với danh là rất phổ biến nhằm xác định đối tượng. Chẳng hạn như
tờ (giấy, giấy bạc, truyền đơn, rơi, hóa đơn, biên lai), tập (sách, vở, truyện, phim),
quyển, bộ (phim, sách, từ điển), mùa (thu, xuân, hạ, đông).... Đồng ý rằng tiếng việt có
rất nhiều loại từ chúng ta cần phải cân nhắc khi kết hợp với danh từ nhưng chúng ta
không nên cho rằng tiếng việt phức tạp hơn các ngôn ngữ khác. Trong tiếng việt, khi
đứng trước từ chỉ con vật như gà, chó, mèo, dê… chúng ta luôn dùng từ “con” hay
trước các từ chỉ đồ vật như bút, tủ, vòng tay…luôn dùng từ “cái” hay “chiếc”. Thực tế
là tiếng anh cũng phức tạp và đa dạng không kém như vậy. Dù tiếng anh có ít loại từ
nhưng việc sử dụng danh từ tập hợp hay dùng quán từ không xác định (a/an) với danh
từ đếm được chưa xác định, “the” với danh từ đã xác định cũng gây nhiều khó khăn
cho người học., Ví dụ: A flock of sheep, a pride of lions, a pack of wolves, a herd of
cattle, a school of fish, a nest of ants, a bouquet of flowers, a bunch of bananas, a
basket of fruit, a swarm of bees, a bar of chocolate ….
4. Hiện tượng thay đổi dấu phẩy làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của câu Theo
quan điểm của tác giả, việc đặt vị trí dấu phẩy ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu trong
tiếng việt thì tiếng anh cũng vậy. Ví dụ trong câu “Stop clubbing baby seals - Stop
clubbing, baby seals.” ta thấy rằng dấu phẩy đã bị sử dụng sai cách khi động từ “club”
được hiểu là một ngoại động từ phải có tân ngữ theo sau vậy mà lại bị tách ra khỏi tân
ngữ “baby seals” bởi dấu phẩy. Ở đây, dấu phẩy đã làm thay đổi cả nghĩa của câu khi
cụm từ “clubbing baby seals” mang nghĩa là săn hải cẩu con. Khi dùng dấu phẩy sai
cách, động từ “club” giờ mang ý nghĩa là đi đến sàn nhảy. Vì thế, thay vì truyền tải ý
nghĩa là hãy ngừng việc săn hải cẩu con đi thì câu này lại mang nghĩa là các chú hải
cẩu con hãy ngưng đến sàn nhảy đi. 5. Hiện tượng nói lái Trong tiếng việt, nói lái là
một cách nói kiểu chơi chữ của dân Việt. Đối với từng vùng miền khác nhau thì do
cách nói của tiếng địa phương nên tiếng nói lái sẽ có thay đổi một chút. VD: trời cho -
trò chơi, đầu tiên, tiền đâu, vô hàng- giang hồ (đối với miền Nam), bí mật-bật mí, hiện
đại-hại điện, từ đâu-đầu tư, ban lãnh đạo-bao lãnh đạn, cưa ngọn-con ngựa…. Nói lái
không phải chỉ xảy ra trong mỗi tiếng việt mà ta còn bắt gặp nó nhiều trong tiếng anh.
Hiện tượng này trong tiếng anh được gọi là spoonerism. Spoonerism đề cập đến việc
thực hành hoán đổi các phụ âm, nguyên âm hoặc hình thái tương ứng giữa hai từ trong
một cụm từ VD: bad salad (sad ballad), blarm wanket (warm blanket), birty dirds
(dirty birds), shake a tower (take a shower), chewing the doors (doing the chores),you
have very mad banners (you have very bad manners), know your blows (blow your
nose)
1.7.2. So với tiếng Trung
1. Đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hán Tiếng Trung Quốc
và tiếng Việt có những điểm tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ. Bởi vì cả hai nước
đều là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn tự. Nếu như ở Trung Quốc có 56
dân tộc, 81 loại hình ngôn ngữ và 31 loại văn tự, thì ở Việt Nam có đến 54 dân tộc,
khoảng trên 60 ngôn ngữ và 26 loại văn tự. Như trên, chúng ta có thể thấy rằng tiếng
Hán và tiếng Việt đều là những ngôn ngữ đa phương ngôn và tiếng Trung có loại hình
ngôn ngữ và loại văn tự phong phú hơn tiếng Việt. Từ vựng tiếng Hán phong phú.
Giới hạn từ loại không xác định, hiện tượng chuyển hoá từ loại tương đối phổ biến.
Mỗi loại có quá nhiều nghĩa, có khi còn có nhiều cách đọc, ngược lại một “con chữ”
tiếng Việt chỉ có một âm đọc duy nhất. Sự tương đồng về mặt từ loại giữa hai ngôn
ngữ ở đây là một từ có thể có nhiều nghĩa, có sự chuyển dụng linh hoạt; còn sự dị biệt
đó là từ vựng tiếng Hán phong phú hơn từ vựng tiếng Việt, một “con chữ” có nhiều
cách đọc khác nhau.
2. Tiếng Việt không giàu hơn tiếng Trung -Tiếng Việt có quy tắc ghép chữ thành từ
có nghĩa. Tuy nhiên, tiếng Hán thì không. Chúng ta bắt buộc phải học từng chữ để nhớ
mặt chữ của từ. Hệ thống ngôn ngữ tượng hình khiến người học khó nhớ chữ viết.
Bảng chữ cái tiếng Trung cũng nhiều hơn tiếng Việt rất nhiều -Với đặc điểm lịch sử và
địa lý, ngôn ngữ tiếng Việt có nhiều từ được vay mượn từ nước ngoài như Hán, Pháp,
Nga, Anh… Trong đó, ngôn ngữ Hán chiếm tỷ lệ cao nhất.Như vậy cho thấy tiếng
Việt không giàu hơn tiếng Trung, ví dụ có các từ mượn như là các từ khán giả, thính
giả, độc giả, yếu điểm, yếu lược, yếu nhân.
3. Hiện tượng đồng âm khác nghĩa -Tiếng Hán có 35 nguyên âm chính thức và 21
phụ âm chính thức cùng với 4 thanh điệu sẽ tạo được khoảng 3-4000 âm đọc khác
nhau. Tuy nhiên , theo “Hán ngữ đại từ điển” thống kê có hơn 56000 chữ Trung Quốc
tổng cộng. Với số lượng khổng lồ như thế tương đương 1 âm phải gánh gần 18 nghĩa
khác nhau. Từ đó, dẫn đến hiện tượng đồng âm trong tiếng Hán là không thể đếm xuể.
VD1:啊 啊/ā/ Oh; O. 啊/á/ Eh. 啊/ǎ/ Cái gì 啊/à/ Đúng rồi 啊/a/ Nhìn kìa, cái gì cơ…
VD2:熬 熬/āo/: chịu đựng 熬/áo/ : luộc , sắc , nấu -Từ đồng âm là những từ có phát
âm giống nhau hay cấu tạo về âm thanh giống nhau. Nhưng nghĩa của từ lại hoàn toàn
khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện trong Tiếng Việt rất nhiều và thường xuyên sẽ sử
dụng chúng. +Đồng âm từ vựng : Con đường này thật rộng! (từ đường diễn tả nơi đi
lại được tạo ra để nối các địa điểm với nhau) Cà phê bạn nên cho thêm đường. (từ
đường này là thể hiện chất kết tinh có vị ngọt được làm từ mía, củ cải,…) Tìm đường
tiến thân. (từ đường này lại thể hiện bước đi của sự nghiệp, công việc) +Đồng âm từ
vựng và ngữ pháp: Nam câu cá ở hồ.(Từ “câu” ở đây được sử dụng là động từ và nó
diễn tả một hình thức săn bắt cá) Bạn còn chưa nói hết câu mà.( Từ “câu” này lại là
một danh từ và thể hiện lời nói do từ tạo thành phát ra từ miệng) +Từ đồng âm do
phiên âm nước ngoài: Sút giảm sức khỏe – sút bóng vào gôn – thêm sút vào nước Con
Sâu – một sâu (show) diễn.
1.7.3. So với tiếng Nhật
Trong tiếng Việt chỉ có chữ cái quốc ngữ, thế nhưng trong tiếng Nhật lại có 3 bảng
chữ cái đó là Kanji, Hiragana và Katakana. Hơn nữa liên quan đến ngữ pháp thì tiếng
Việt không thay đổi về cấu tạo từ thế nhưng tiếng Nhật lại thay đổi cấu tạo từ .Từ đây
có thể khẳng định rằng tiếng Nhật là một ngôn ngữ có một vốn từ vựng rất lớn và vô
cùng phong phú đa dạng.
“GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT”
1.8. Cơ sở li luận
PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam đã từng
chia sẻ: "Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp, của tư duy và là một biểu hiện của văn
hoá. Quốc văn, quốc sử, quốc ngữ làm nên hồn vía của văn hoá dân tộc". Đúng vậy,
ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, gắn với quá trình hình thành và phát triển của xã
hội, góp phần làm nên bản sắc của một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác
của mỗi quốc gia và tiếng Việt cũng vậy, nó cũng gắn liền với sự phát triển của đất
nước. Trước khi đi vào bàn luận và phản biện "liệu rằng "Giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt" có đúng với tên gọi của nó hay chỉ là sự ảo tưởng của người sử dụng tiếng
Việt?", chúng em xin phép được giải thích hơn cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt”
để có một cái nhìn sâu hơn về vấn đề. "Trong" ở đây là trong trẻo, không có chút vẩn
đục, không bị pha tạp; còn "sáng" tức là sáng tỏ, chiếu sáng, phát huy cái "trong", nhờ
đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của con người. Có thể nói, sự trong sáng của
tiếng Việt chính là sự tinh tuý, không bị lẫn với ngôn ngữ khác, làm nên bản chất của
tiếng Việt, được bộc lộ và tuân thủ theo hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung.
Một vài ý kiến cho rằng đây là cách định nghĩa bảo thủ, không tiếp thu, ngăn chặn
ngôn ngữ khác du nhập vào Việt Nam. Thế nhưng, dường như họ đang hiểu sai, hiểu
lệch đi ý nghĩa của nó bởi sự trong trẻo, khác biệt với ngôn ngữ khác của tiếng Việt
không có nghĩa là không chấp nhận sự thay đổi và phát triển trong một phạm vi chuẩn
mực nhất định. Đương nhiên, cái trong sáng vẫn có thể bị làm vẩn đục, mai một tuỳ
theo mỗi giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, từ "giữ gìn" đã ngầm khẳng định rằng mỗi
người dân Việt Nam cần đảm bảo cho tiếng Việt không bị mất đi bởi nó là một bản sắc
tinh hoa vô cùng quý báu, nó đã có lịch sử 80 năm gắn liền và phát triển với văn hoá
dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời điểm đất nước ngày càng phát triển hiện đại
như ngày nay, hiện tượng sử dụng tiếng Việt sai cách vẫn còn tồn tại, do ý thức về
cách nói, cách viết, lối tư duy và sử dụng ngôn ngữ của từng cá nhân mà ra. Điều này
dẫn đến sự lan truyền của những thông tin sai lệch, hiểu nhầm về ngôn ngữ tiếng Việt,
để rồi đã có một vài những bài báo lên án về hiện tượng đáng quan ngại này. Vậy,
giống như câu hỏi ở đầu, rốt cuộc "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" có thật sự là
sự ảo tưởng của cá nhân, tổ chức hay không? Chúng em xin được trình bày rõ hơn
những quan điểm của mình cùng những lí do dưới đây.
1.9. Sự “trong sáng” của tiếng Việt không thật sự tồn tại
1.9.1. Tiếng Việt luôn thay đổi
Trước hết, chúng em đồng tình một phần với quan điểm của tác giả nêu ra trong
bài viết rằng hành động giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là câu nói lập lờ đánh lận
con đen, bởi vì không có cái gì gọi là tiếng Việt gốc và khi mà cái trong sáng đó đã
vốn không tồn tại thì làm sao mà giữ gìn nó được. Thật vậy, Tiếng Việt vẫn đã, đang,
và sẽ thay đổi liên tục. Bởi vì trong ngôn ngữ học có thuật ngữ là biến đổi ngôn ngữ
(language change) trong đó có ba loại biến đổi chính: biến đổi âm vị, biến đổi loại suy,
và vay mượn từ vựng. Sự biến đổi này là một hiện tượng tự nhiên và nó sẽ không phụ
thuộc theo ý muốn của một người hay một nhóm người nào cả.
Nếu có một phép lạ nào làm cho một người Việt Nam ngày nay gặp được người
Việt thời cổ nói chuyện thì chắc chắn người Việt Nam ngày nay sẽ không hiểu tiền
nhân của mình muốn nói gì. Sở dĩ có hiện tượng này là do xuyên suốt chiều dài lịch sử
hình thành và phát triển đất nước, tiếng Việt đã có rất nhiều sự thay đổi. Vào giữa thế
kỷ 17, trong các bản văn chữ quốc ngữ mới do người Việt Nam viết , có ba bản văn
viết tay rất quý giá, hiện lưu trữ tại Văn khố dòng Tên ở La Mã. Trong đó có bức thư
của thầy giảng Biển Đức Thiện (Bento Thiện) viết tại Đàng Ngoài (ở Thăng Long)
ngày 25-10-1659 gửi cho linh mục G.F.de Marini. Trong thư, có phần tác giả nhắc tới
việc Marini đi La Mã và ông tỏ ra mến nhớ linh mục nhiều: “… tôy làm thư nầi xin
cho đến Thầi như bàng độy ớn Thầi bài chãng biét là tôy có được gạp Thầi nữa
chăng, vì một ngài là một xa thì tôy xin Thầi nhớ đến tôy là tôy tá ở nhà các Thầi …”.
(Tôi làm thư này xin cho đến Thầy như hằng đội ơn Thầy vậy chẳng biết là tôi có được
gặp Thầy nữa chăng, vì một ngày là một xa thì tôi xin thầy nhớ đến tôi là tôi tá ở nhà
các thầy). Chỉ qua một câu văn ngắn, chúng ta đã có thể thấy cách hành văn và từ vựng
của thời bấy giờ khác biệt đến thế nào. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều danh xưng Việt
cổ đã biến đổi theo thời gian. Ví dụ như cau, trầu ngày xưa được nói là ping nang và
bu liu. Con gái ngày xưa được gọi là mái, ngày nay mái chỉ còn được dùng để chỉ
những loại chim chóc hay gia cầm thuộc giống cái, ví dụ như con gà mái. Trưng Trắc
chỉ là danh xưng của vị nữ anh hùng Việt Nam đã được người đời sau phiên âm theo
tiếng Hán, còn người Việt ngày xưa gọi Bà là Mling Mlak. Đến trước năm 1945,
những từ ngữ được sử dụng trong văn chương cũng vẫn có những sự khác biệt nhất
định so với hiện tại. Ví dụ như trong một đoạn trích thuộc tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ
Trọng Phụng, tác giả có viết: “...Đây, bà cứ xem những biển đề ở tượng là rõ nghĩa lý
của từng bộ y phục một… Đây là bộ Chiếm lòng mặc bộ ấy thì ta nắm vận mệnh bọn
nam nhi trong tay ta. Đây là bộ Ngây thơ, đây là bộ Dậy thì, toàn cho gái mới nhớn.
Từ đây vào là của các bà thiếu phụ, các bậc nội tướng rồi…” Tác phẩm này được sáng
tác năm 1936, tức là mới cách đây chưa đến một trăm năm, vậy mà cách sử dụng các
từ ngữ như “y phục”, “nam nhi”, “thiếu phụ”, “nội tướng”,... cũng đã là rất hiếm gặp
trong các văn bản ngày nay. Sự thay đổi này của tiếng Việt qua từng thời kỳ lịch sử
phần lớn là do hoàn cảnh xã hội đất nước mình thay đổi theo thời gian. Bởi vì hoàn
cảnh xã hội tác động trực tiếp đến cuộc sống và tư duy của con người, mà theo C.Mác
thì ngôn ngữ lại là cái vỏ vật chất của tư duy. Vì vâỵ, hành động ngăn chặn sự biến đổi
ngôn ngữ đã thất bại ngay từ khi nó chưa bắt đầu do xã hội loài người luôn luôn có xu
hướng vận động và thay đổi.
Hơn thế nữa, tiếng Việt còn có một bộ phận từ mượn không hề nhỏ và vẫn được
sử dụng một cách thường xuyên cho đến ngày. Theo công trình của viện nhân chủng
và tiến hóa Max Planck (2009) khi tiến hành tìm từ gốc, từ vay mượn trong 1000-2000
từ vựng cốt lõi của 41 ngôn ngữ trên thế giới đã cho thấy: Trong 1477 từ tiếng Việt
thường dùng có 28,1% là từ vay mượn, trong đó 25,3% từ vay mượn Trung Quốc như
là thính giả, độc giả, khán giả, nghệ sĩ, hạnh phúc, phẫn nộ,…; 1,2% từ vay mượn
Pháp như là jambon (dăm bông), fromage (pho mát), ballot (ba lô), béton (bê tông),
clé (cờ lê),…; 0,5% từ vay mượn Proto-Tai, 0,3% từ vay mượn tiếng Anh như là vi-
deo cờ-líp (video clip), mít-tinh (meeting), tắc-xi (taxi), vi-ô-lông (violin), vắc-xin
(vaccine)... Do đó, có thể nói tiếng Việt từ trước khi bị du nhập từ tiếng Pháp (và sau
là Mĩ) không phải là một cái gì đó rất tinh khiết Việt tính và không bị thay đổi gì từ
hàng nghìn năm trước.
1.9.2. Hiện tượng “trộn ngữ” là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập và toàn
cầu hoá
Ngoài ra, sở dĩ có những sự tranh cãi nảy lửa diễn ra xung quanh câu nói “ giữ
gìn sự trong sáng của tiếng việt” còn là do Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ bị tác
động bởi xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa như những ngôn ngữ khác đã và đang trải
qua. Ở Việt Nam, chúng ta đều biết rằng mỗi người dân đều mang trong mình một thứ
“tình cảm riêng” với mong muốn bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc nhưng có lẽ
“chân lý khách quan” của vấn đề này cần được nhìn nhận thiết thực sâu sắc hơn rằng
là trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hoá như ngày nay thì dân tộc ta, ngôn ngữ ta đã
và đang phần nào bị ảnh hưởng và pha trộn với những thứ ngôn ngữ khác như một
điều tất yếu. Ví dụ như việc những bạn trẻ thuộc thế hệ genZ, genAlpha có xu hướng
ưu tiên sử dụng những từ chêm tiếng Anh, những từ trộn như là xem livestream, book
xe, FTUer, làm Tuesday… Rõ ràng những từ chêm này đã vô tình ăn sâu vào tiềm thức
của các thế hệ trẻ mới và dần dà nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Tiếng
Việt. Bên cạnh đó, người Việt cũng rất hưởng ứng xu hướng hội nhập này, biểu hiện
rõ ràng nhất là các bậc phụ huynh đang rất đầu tư cho con cái học ngoại ngữ ngay từ
khi còn rất nhỏ cùng với sự mở rộng của các trung tâm Anh ngữ và các trường quốc tế
như là RMIT, BUV, VinUni, BVIS, APU… Hơn thế nữa, hiện nay mọi trường học
công lập hay tư nhân đều có trang bị cho trẻ thêm ít nhất một ngoại ngữ bên cạnh tiếng
mẹ đẻ (phổ biến nhất là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp,...) Ngoài ra, xu hướng
nghe nhạc của giới trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Anh Mỹ hay K-pop. Bây
giờ thật hiếm để có thể tìm thấy một bài hát không chêm tiếng Anh của những nghệ sĩ
trẻ. Nếu bài hát của họ không được lắng nghe hay đề cao khi sử dụng từ chêm, tiếng
mượn thì không có gì đáng nói, nhưng hiện thực lại cho thấy kết quả ngược lại rằng
giới trẻ Việt Nam vô cùng phấn khích, thích thú khi nghe những bài nhạc “trộn” như
vậy. ( “Chạm đáy nỗi đau” của Erik - “baby kachima” (tiếng Hàn); “Your smile” của
Emma và Obito - “Girl I want to see your smile, I think I’m fall in love with you”...)
Có thể nói chưa bao giờ ngôn ngữ tiếng Việt được phát triển dân chủ, đa dạng, phong
phú như ngày nay. Nếu như trước đây, việc “chuẩn hóa ngôn ngữ” quy định lấy tiếng
thủ đô làm chuẩn, thì ngày nay trăm hoa đua nở, các đài truyền hình địa phương mọc
ra như nấm như HTV (Đài truyền hình Tp. HCM), BTV (Đài truyền hình Bình
Dương), đưa cách phát âm, cách dùng từ của địa phương mình hòa nhập vào ngôn ngữ
chung của toàn dân như mắc chi, làm riết, nhậu, xỉn, trễ, dơ,… Nhờ vậy mà một trong
những rào cản văn hoá quan trọng nhất là ngôn ngữ đang được gỡ bỏ khá nhanh, góp
phần ảnh hưởng trực tiếp đến “sự trong sáng của Tiếng Việt”. Tóm lại, ngôn ngữ là
một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của văn hoá, là một tài sản vô cùng quý
giá của dân tộc, là nơi lưu giữ ký ức của toàn dân cùng vô vàn những thông tin văn
hoá. Song, suy cho cùng, chức năng làm công cụ giao tiếp mới là chức năng chính duy
nhất không ai phủ nhận được của ngôn ngữ. Vì vậy, mặt tích cực của toàn cầu hoá
ngôn ngữ chính là việc phá bỏ rào cản trong giao tiếp, dỡ bỏ “tòa tháp Babilon” chia rẽ
nhân loại và xúc tiến hội nhập, phát triển đất nước.

1.10. Ý to 1
1.10.1.Ý nhỏ 1
1.10.2.Ý nhỏ 2
1.10.3.Ý nhỏ 3
KẾT LUẬN
Tóm lại, nhìn trong tổng thể, việc có nhiều tranh luận xung quanh việc
“người Việt thần thánh hóa tiếng Việt” là quy luật tất yếu vì sở dĩ mọi sự vật
hiện diện trên trái đất này đều có hai mặt của nó. Tất yếu nên không thể và
không nên chọn thái độ tự vệ chống lại, mà nên đối mặt và chấp nhận.

Mang tính hai mặt nên việc phát huy mặt tích cực của nó cần coi trọng
ngang với việc chuẩn hóa, giữ gìn. Văn hoá và ngôn ngữ là tài sản của toàn dân,
nên việc chuẩn hóa phải được tiến hành hết sức thận trọng, không chỉ trên cơ sở
kết quả nghiên cứu của giới khoa học và vai trò quyết định của chính quyền, mà
còn phải tôn trọng sự đóng góp của cộng đồng, cả trẻ lẫn già, cả bình dân lẫn
bác học.

Đừng vội coi tất cả những thứ không bình thường là sai chuẩn, mà cần xem
độ phổ biến của hiện tượng đó đến mức nào, khuynh hướng của nó ra sao. Đừng
nên quá lo lắng và phóng đại các nguy cơ: ngôn ngữ như một cơ thể sống luôn
biết tự nó điều chỉnh.

DANH MỤC THAM KHẢO


GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, Hà Nội
Vũ Trọng Phụng, Tiểu thuyết Số đỏ,
Tiếng Việt, https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiếng_Việt, 03/04/2022
Tóm tắt bài khái quát lịch sử tiếng Việt, https://www.kienguru.vn/blog/tom-tat-
bai-khai-quat-lich-su-tieng-viet
Phép ngắt câu, các lỗi ngắt câu thường gặp và ứng dụng trong IELTS Writing,
https://zim.vn/phep-ngat-cau-cac-loi-ngat-cau-thuong-gap-va-ung-dung-phep-ngat-
cau-trong-ielts-writing
Loại từ tiếng Việt, https://tranthilan.wordpress.com/2012/06/04/loai-tu-tieng-
viet-_-vietnamese-classifiers/ - :~:text=comments on everything-,Loại từ tiếng
Việt _ Vietnamese classifiers và cách nói khái,, nắm, bím, v.v.)
Người Việt nói lái (kỳ 2): Những nguyên tắc nói lái,
https://plo.vn/van-hoa/nguoi-viet-noi-lai-ky-2-nhung-nguyen-tac-noi-lai-
559676.html
Đặc điểm tương đồng và dị biệt của ngôn ngữ và của văn hóa việt, trung ảnh
hưởng tới việc sử dụng, tiếp thu tiếng việt trong quá trình học tập của sinh
viên trung quốc, https://cnx.org/contents/XGthXsua
Các từ đồng âm trong Tiếng Việt, https://tiengviet24h.com/cac-tu-dong-am-

trong-tieng-viet/
Đặc điểm từ vựng trong tiếng Việt, https://tiengviet24h.com/cac-tu-dong-am-
trong-tieng-viet/
Thủ tướng Phạm Văn Đồng với công tác "Giữ gìn sự trọng sáng của tiếng
Việt", https://vusta.vn/thu-tuong-pham-van-dong-voi-cong-tac-giu-gin-su-trong-
sang-cua-tieng-viet-p76660.html
Tiếng Nói và Chữ Viết của người Việt Nam qua các thời đại,
https://nghiencuulichsu.com/2018/03/11/tieng-noi-va-chu-viet-cua-nguoi-viet-
nam-qua-cac-thoi-dai/
Tập lược sử nước Annam, https://dongten.net/2011/05/18/tap-luoc-su-nuoc-
annam/

You might also like