You are on page 1of 136

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

WATCHAREE PROMUBON

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG TIẾNG VIỆT


(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG THÁI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,


VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

WATCHAREE PROMUBON

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG TIẾNG VIỆT


(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG THÁI)

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam


Mã số: 8 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,


VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PSG.TS. Nguyễn Thị Nhung

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số tài
liệu, kết quả đưa ra là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu phát hiện có sự giân lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
luận văn của mình./.
Tác giả luận văn

Watcharee Promubon

i
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với cô Nguyễn Thị Nhung,
người đã tận tình hướng dẫn viết luận văn này. Em cũng gửi lời cảm ơn các
thầy, cô giáo đã giảng dạy, tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong học tập và nghiên cứu. Cuối cùng,
tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, học viên lớp Cao học
Ngôn ngữ khóa 24 đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn./.

Thái Nguyên, tháng 9 năm


2018
Tác giả luận văn

Watcharee Promubon

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................iv
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát..........................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
5. Đóng góp mới của luận văn............................................................................ 3
6. Cấu trúc của luận văn......................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí luận về thành ngữ và thành ngữ trong tiếng
Việt, tiếng Thái....................................................................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái
với thành ngữ trong các ngôn ngữ khác..............................................................8
1.2. Một số khái niệm ngôn ngữ học có liên quan đến đề tài............................11
1.2.1. Ẩn dụ tu từ...............................................................................................11
1.2.2. So sánh tu từ............................................................................................12
1.3. Khái quát về thành ngữ tiếng Việt..............................................................13
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt, giá trị của thành ngữ....13
1.3.2. Phân loại thành ngữ tiếng Việt................................................................ 15
1.4. Khái quát về thành ngữ tiếng Thái.............................................................22
1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của thành ngữ tiếng Thái...................................22

iii
1.4.2. Phân loại thành ngữ tiếng Thái................................................................23
1.5. Vấn đề nghiên cứu đối chiếu từ và thành ngữ............................................25
1.5.1. Nghiên cứu đối chiếu về từ..................................................................... 25
1.5.2. Nghiên cứu đối chiếu về nghĩa của từ.....................................................25
1.5.3. Nghiên cứu đối chiếu từ và thành ngữ trong luận văn............................26
1.6. Tiểu kết chương một...................................................................................27
Chương 2: CÁC THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG
TIẾNG VIỆT XÉT VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CẤU TRÚC.................................29
2.1. Giới thiệu chung.........................................................................................29
2.2. Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa trong tiếng Việt .. 31
2.2.1. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối
xứng trong tiếng Việt.........................................................................................31
2.2.2. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi
đối xứng trong tiếng Việt...................................................................................39
2.3. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh trong tiếng Việt....43
2.3.1. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh đối
xứng trong tiếng Việt.........................................................................................43
2.3.2. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối
xứng trong tiếng Việt.........................................................................................45
2.4. Tiểu kết chương 2.......................................................................................49
Chương 3: CÁC THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG TIẾNG
VIỆT XÉT VỀ Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN (CÓ ĐỐI CHIẾU
VỚI TIẾNG THÁI).........................................................................................52
3.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt.......52
3.1.1. Nhận xét chung........................................................................................52
3.1.2. Miêu tả các nhóm nghĩa.......................................................................... 54
3.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái......59
3.2.1. Nhận xét chung........................................................................................59

iv
3.2.2. Miêu tả các nhóm nghĩa.......................................................................... 60
3.3. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của từ mặt và nghĩa của các thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái...........................................64
3.3.1. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của từ “mặt” trong tiếng Việt và
tiếng Thái...........................................................................................................64
3.3.2. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của các thành ngữ có yếu tố
“mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái................................................................. 66
3.4. Một số đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ và văn hóa biểu thị qua các thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái...........................................68
3.5. Tiểu kết chương 3.......................................................................................76
KẾT LUẬN...................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 82
PHỤ LỤC

v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt về mặt
cấu trúc 29
Bảng 2.2. Phân loại các thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ
hóa đối xứng trong tiếng Việt 33
Bảng 2.3. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội
nghĩa trong tiếng Việt 35
Bảng 2.4. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết,
không hội nghĩa trong tiếng Việt 38
Bảng 2.5. Phân loại thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa
phi đối xứng trong tiếng Việt 40
Bảng 2.6. Các mô hình cấu tạo của thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu
trúc so sánh phi đối xứng trong tiếng Việt 46
Bảng 3.1. Các nhóm ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Việt 53
Bảng 3.2. Các nhóm ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Thái 59

iv
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi
ngôn ngữ, có số lượng phong phú, cấu tạo đa dạng, có giá trị tăng cường tính
nghệ thuật cho câu nói, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày. Thành
ngữ góp phần làm phong phú hóa vốn từ vựng, góp phần tăng cường hiệu quả
giao tiếp. Thành ngữ của mỗi dân tộc còn có thể phản ánh đặc trưng ngôn ngữ,
tư duy, văn hóa của dân tộc đó. Tìm hiểu thành ngữ của mỗi cộng đồng, có thể
thấy được những đặc trưng của ngôn ngữ, tư duy, cảm xúc, đặc điểm môi
trường thiên nhiên, phong tục, tôn giáo, ... của dân tộc đó nữa
1.2. Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ giữa các dân tộc có vai trò quan
trọng. Nó giúp người nghiên cứu có thể phát hiện ra những điểm thống nhất và
khác biệt về tư duy, ngôn ngữ, văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc. Đó là việc
làm cần thiết với xu thế hiện nay - xu thế của hợp tác và phát triển, khi ranh
giới văn hóa giữa các quốc gia đang dần xích lại gần nhau.
1.3. Tuy vậy, thành ngữ thường không giành được sự quan tâm đáng kể
trong các công trình về từ vựng học hay định danh học, và cũng ít được bàn đến
với tư cách một đối tượng nghiên cứu trong các công trình tìm hiểu về văn học
dân gian. Việc nghiên cứu nhóm thành ngữ cùng có chung một yếu tố ngôn ngữ
nào đó cũng chưa được quan tâm nhiều. Trong khi những nghiên cứu về các
thành ngữ cùng nhóm như vậy có thể giúp nắm được cách dùng một yếu tố
ngôn ngữ nào đó trong thành ngữ, ảnh hưởng của yếu tố đó trong việc tạo nên ý
nghĩa của thành ngữ, việc phản chiếu những đặc trưng về cấu trúc của thành
ngữ nói chung trong nhóm thành ngữ đó. Việc đối chiếu nhóm thành ngữ có
cùng một yếu tố ngôn ngữ đó với nhóm tương ứng trong ngôn ngữ khác có thể
giúp thấy được phần nào những tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, tư duy,
văn hóa giữa các dân tộc.

1
Vì vậy, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi đã chọn đề tài
“Thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Thái )”. Hi
vọng, công trình sẽ góp phần giúp hiểu sâu hơn về thành ngữ tiếng Việt, tiếng
Thái cũng như văn hóa, tư duy của hai dân tộc Việt Nam, Thái Lan.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc làm rõ các đặc điểm về các mặt số lượng, cấu tạo của nhóm
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt; đối chiếu làm rõ những điểm tương
đồng và khác biệt giữa nhóm thành ngữ đó với nhóm thành ngữ tương ứng
trong tiếng Thái về mặt ngữ nghĩa; có thể nắm vững hơn về cách tạo lập và gián
trị của thành ngữ tiếng Việt, tiếng Thái; đồng thời việc phân tích, đối chiếu
nhằm có thêm hiểu biết về ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của hai cộng đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các mục tiêu trên đã đặt ra những nhiệm vụ chính cho người nghiên cứu
đề tài là:
Thứ nhất, xác định tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu đề tài.
Thứ hai, phân tích đặc điểm về số lượng, cấu trúc của nhóm thành ngữ
có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt.
Thứ ba, phân tích, đối chiếu đặc điểm ý nghĩa và giá trị biểu hiện các đặc
trưng ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Việt và tiếng Thái.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Việt và tiếng Thái
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những phương diện: số lượng, cấu trúc,
ý nghĩa và giá trị biểu hiện đặc trưng ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của các thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái.

2
3.3. Phạm vi khảo sát
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt đã được Hoàng Văn
Hành sưu tập trong cuốn sách Thành ngữ học tiếng Việt (NXB Khoa học Xã
hội, 2008) và bổ sung thêm một số ít thành ngữ có yếu tố “mặt” ở các cuốn từ
điển khác.
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái đã được Khun Vijit
Matra sưu tập trong cuốn sách Sum Nuôn Thai (Thành ngữ tiếng Thái), NXB
Khạ- nạ Wattanatham lệ Pha - Sa, Bangkok (2000).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp miêu tả
Để nghiên cứu đề tài, phương pháp chủ yếu được chúng tôi vận dụng là
phương pháp miêu tả với các thủ pháp sau: thủ pháp thống kê toán học; thủ
pháp phân loại và hệ thống hóa; thủ pháp phân tích nghĩa tố; thủ pháp chuyển
đổi, bổ sung.
Các thủ pháp này sẽ giúp làm rõ các đặc trưng về mặt số lượng, cấu trúc,
ý nghĩa và giá trị biểu hiện của các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt;
và ý nghĩa, giá trị biểu hiện của các thành ngữ tương ứng trong tiếng Thái.
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Nhằm tìm ra sự thống nhất và khác biệt giữa các thành ngữ có yếu tố
“mặt” trong tiếng Việt và bộ phận tương ứng trong tiếng Thái về ý nghĩa, giá
trị biểu hiện.
5. Đóng góp mới của luận văn
5.1. Về lý luận
Góp phần làm rõ đôi nét về cơ chế tạo lập thành ngữ trong tiếng Việt,
tiếng Thái cùng một số đặc trưng về ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của người Việt
Nam và người Thái Lan.
5.2. Về thực tiễn
Công trình có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc dạy và học về
thành ngữ, tài liệu tham khảo cho những người làm công tác dịch thuật và
những người muốn tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam – Thái Lan.

3
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương như dưới đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt xét về số
lượng và cấu trúc
Chương 3: Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt xét ý nghĩa
và giá trị biểu hiện (có đối chiếu với tiếng Thái)

4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu


1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí luận về thành ngữ và thành ngữ trong tiếng
Việt, tiếng Thái
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí luận về thành ngữ và thành ngữ trong tiếng Việt
Đã có một số công trình đề cập đến thành ngữ tiếng Việt một cách khái
quát hoặc chỉ đi sâu tìm hiểu một phương diện nào đó của thành ngữ.
Việc tìm hiểu khái quát về thành ngữ thường là một bộ phận nội dung
trong những công trình nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt. Các công trình này đề
cập đến thành ngữ như một bộ phận của cụm từ/ ngữ cố định. Và ngữ cố định
nằm trong vốn từ vựng (bên cạnh vốn từ). Chẳng hạn, Từ vựng - ngữ nghĩa học
tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1981) đã quan
tâm đến khái niệm, đặc trưng, vai trò của thành ngữ, sự phân loại thành ngữ
(dựa vào nguồn gốc và kết cấu ngữ pháp). Cuốn Từ và Từ vựng học tiếng Việt
của Nguyễn Thiện Giáp (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009) cùng đề cập tới thành
ngữ ở những vấn đề cơ bản như định nghĩa, phân loại thành ngữ (theo cơ chế
cấu tạo hòa kết, hợp kết), phân biệt thành ngữ với ngữ định danh và cụm từ tự
do.
Đề cập một phương diện nào đó của thành ngữ thường là nội dung của
các bài báo khoa học.
Có bài góp phần giúp nhận diện thành ngữ trong sự phân biệt với các
đơn vị khác như: “Bàn thêm về ranh giới giữa thành ngữ, tục ngữ” của Phạm
Thuận Thành (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2 (87+88), 2003). Một số
bài báo của tác giả Nguyễn Thị Tân thì giúp nhận diện, tìm hiểu một bộ phận
của thành ngữ gốc Hán- bộ phận khó nắm bắt hơn cả trong thành ngữ tiếng Việt
như: “Nhận diện thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ, số

5
12 (175), 2003); “Thành ngữ Hán Việt: Khái niệm và phân loại” (Tạp chí Ngôn
ngữ & đời sống, 6/2015). Vấn đề nguồn gốc của thành ngữ cũng được quan tâm
qua “Về cơ sở hình thành thành ngữ tiếng Việt” của Đỗ Thị Thu Hương (Tạp
chí Ngôn ngữ, số 7 (175), 2017). Ngữ nghĩa và việc sử dụng thành ngữ tiếng
Việt thì được đề cập tới trong những công trình như: “Thử phân tích ba thành
ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt” của Phan Hồng Liên (Ngữ học trẻ 2006, NXB
ĐH Quốc gia Hà Nội); “Giá trị biểu đạt của thành ngữ trong truyện ngắn đồng
bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Thụy Thùy Dương, (Tạp chí Ngôn ngữ &
đời sống, Số 8/2016).
Nhưng tiêu biểu nhất trong số các công trình nghiên cứu về thành ngữ
tiếng Việt phải kể đến là các chuyên luận
Công phu và toàn diện hơn cả có lẽ là chuyên luận Thành ngữ học tiếng
Việt (NXB. Khoa học xã hội, 2008) của tác giả Hoàng Văn Hành. Với gần 300
trang, chuyên luận đã đề cập nhiều vấn đề sâu sắc về sự nhận diện, nguồn gốc,
sự phân loại thành ngữ tiếng Việt. Đặc biệt, chuyên luận đã đi sâu miêu tả các
nhóm thành ngữ tiếng Việt phân loại theo phương thức tạo nghĩa (phép so sánh,
phép ẩn dụ) và theo tính đối xứng. Bên cạnh đó, chuyên luận cũng dành hơn
nửa số trang cho việc sưu tập 3 kiểu thành ngữ là thành ngữ ẩn dụ hóa đối
xứng, thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng và thành ngữ so sánh. Có hai chuyên
luận tập trung vào những câu chuyện về nguồn gốc, sự hình thành của một số
câu thành ngữ trong tiếng Việt là Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
(Hoành Văn Hành, NXB. KHXH, 2002); và Những câu chuyện thành ngữ (Cao
Minh Đức chủ biên, NXB. Văn hóa dân tộc, 2000).
1.1.1.2. Các công trình sưu tầm thành ngữ tiếng Việt
Bên cạnh tác giả Hoàng Văn Hành (với “Thành ngữ học tiếng Việt”,
NXB Khoa học xã hội, 2008), đã có nhiều tác giả khác quan tâm tới việc sưu
tầm thành ngữ tiếng Việt. Đó là Nguyễn Lân với “Từ điển thành ngữ và tục
ngữ Việt Nam” (NXB Khoa học xã hội, 1989); Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn

6
Khang, Phan Văn Thành với Từ điển thành ngữ Việt Nam (NXB Văn hoá, Hà
Nội, 1994); Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào với Từ điển thành ngữ và
tục ngữ Việt Nam (NXB Văn hoá, Hà Nội, 1995); Viện ngôn ngữ học với Từ
điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1998); Nguyễn Lực,
Lương Văn Đang với Thành ngữ Việt Nam (NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội,
2002); ...Một tác phẩm dày dặn cũng rất đáng chú ý là Từ điển thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam trong hành chức (trên tư liệu truyện ngắn và tiểu thuyết) (Đỗ Thị
Kim Liên chủ biên, NXB KHXH, HN, 2015). Với hơn 800 trang, cuốn sách
không chỉ giúp người đọc tìm thấy hầu hết các câu thành ngữ của người Việt
mà còn nắm được ngữ nghĩa và học được cách sử dụng chúng qua những ví dụ
về sự vận dụng thành ngữ của các tác giả văn học hiện đại.
1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu lí luận về thành ngữ trong tiếng Thái
Đã có một số công trình nghiên cứu sâu về thành ngữ tiếng Thái. Đó là
công trình Sự thay đổi của lời nói và thành ngữ tiếng Thái (NXB Đại học
Chulalongkon, Bangkok, 1996) của Khaisiri Pramot Na Ayutthaya. Công trình
đã đề cập đến sự hình thành, khái niệm, đặc điểm và sự phân loại thành ngữ
tiếng Thái. Bên cạnh đó có công trình “Thành ngữ tiếng Thái để phát triển kỹ
năng ngôn ngữ giao tiếp” (Tạp chí Trường Đại học Narathiwat
Ratchanakharin, số 2, 5/ 2010) của tác giả Sahathai Chaiyapan, M.A. Công
trình đã đề cập đến lịch sử thành ngữ tiếng Thái, sự xuất hiện của thành ngữ
tiếng Thái, đặc điểm, sự phân loại, giá trị của thành ngữ tiếng Thái. Ngoài ra,
người đọc sẽ có sự hiểu biết về cách sử dụng thành ngữ tiếng Thái trong mọi kỹ
năng, đặc biệt là kỹ năng nói trong giao tiếp hàng ngày.
Tìm hiểu về sức hấp dẫn trong sử dụng của thành ngữ tiếng Thái có bài
báo “Hàng trăm thành ngữ Thái” (Tạp chí Ngôn ngữ tiếng Thái, số 3(1):88
(1996) của tác giả Sỉikan.
1.1.1.4. Các công trình sưu tầm thành ngữ tiếng Thái
Đã có một số công trình sưu tầm thành ngữ tiếng Thái. Chẳng hạn, Sum
Nuôn Thai (Thành ngữ tiếng Thái) (NXB Khạ- nạ Wattanatham lệ Pha - Sa,

7
Bangkok, 2000) của tác giả Khun Vijit Matra (Sanga Kanjanakphan) đã sưu
tầm và giải nghĩa 1500 câu thành ngữ tiếng Thái. Công trình còn giúp người
đọc có thể tìm thấy được đôi nét về đặc điểm, sự xuất hiện thành ngữ tiếng Thái
và phân loại thành ngữ tiếng Thái. Bên cạnh đó là cuốn Sum Nuôn Thai (Thành
ngữ tiếng Thái) (NXB Ratchabunđịt Sa - Than, Bangkok 2010) của
Ratchabunđịt Sa – Than. Với 123 trang, cuốn sách đã sưu tầm 644 câu thành
ngữ tiếng Thái.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái với
thành ngữ trong các ngôn ngữ khác
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Việt với thành ngữ của
một số ngôn ngữ khác
Thành ngữ tiếng Việt đã được nghiên cứu đối chiếu với thành ngữ của
một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Thái.
Phổ biến nhất là những công trình nhỏ nghiên cứu đối chiếu một bộ phận
thành ngữ tiếng Việt với bộ phận thành ngữ tương ứng trong tiếng Anh. Chẳng
hạn, “Thành ngữ chứa động từ biểu thị hoạt động cơ bản của mắt/eyes trong
tiếng Việt và tiếng Anh” của Trần Thị Hải Bình (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống,
Số 2/ 2016); và “Thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ động vật biểu thị hoạt động
ăn và uống trong tiếng Anh và tiếng Việt” của Lê Văn Thanh (Tạp chí Từ điển
học & Bách khoa thư, Số 3, 5/ 2015). Một số bài báo thì tập trung tìm hiểu ngữ
nghĩa của các thành ngữ được đối chiếu như: “Một số đặc trưng ngữ nghĩa của
thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chứa từ chỉ kim loại” của Lương Quý
Khương, Võ Ngọc Ánh (Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, Số 3, 5/ 2013);
“Thành tố ngữ nghĩa của thành ngữ đối xứng trong tiếng Anh và tiếng Việt” của
Đặng Nguyên Giang, Nguyễn Văn Minh (Tạp chí Từ điển học & Bách khoa
thư, Số 3, 5/ 2015). Bên cạnh đó là những bài báo hướng tới việc tìm hiểu giá
trị văn hóa dân tộc qua hoạt động nghiên cứu, đối chiếu thành ngữ. Đó là 2 bài
báo: “Nét văn hóa dân tộc trong thành ngữ so sánh ngang bằng tiếng Anh

8
(đối chiếu với tiếng Việt)” (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, Số 9/ 2014) và “Đặc
trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ so sánh ngang bằng tiếng Anh và tiếng
Việt có chứa yếu tố chỉ động vật” (Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, Số 6,
11/ 2014) của Hoàng Tuyết Minh.
Thành ngữ tiếng Việt cũng được nghiên cứu đối chiếu với thành ngữ
tiếng Nga và tiếng Nhật qua công trình của Nguyễn Xuân Hòa và Nguyễn Tô
Chung. Nguyễn Xuân Hòa có “Tiếp cận nguồn gốc và cách sử dụng nhóm
thành ngữ phản ánh nền văn hóa dân tộc, lịch sử và phong tục tập quán dân tộc
(trên cứ liệu thành ngữ Nga và thành ngữ Việt)”, (Tạp chí Ngôn ngữ, (số 3
(178), 2004). Nguyễn Tô Chung có “Một số nhận xét về thành ngữ đối bốn
thành tố Nhật gốc Hán” (qua so sánh với thành ngữ Việt)” (Tạp chí Ngôn ngữ
& đời sống, số 9 (95), 2003) và “Một số nhận xét về thành ngữ đối bốn thành tố
Nhật gốc Hán (qua so sánh với thành ngữ Việt)” (Tạp chí Ngôn ngữ & đời
sống, số 9 (95), 2003).
Và một bộ phận không thể không quan tâm tới, đó là bộ phận nghiên cứu
đối chiếu thành ngữ tiếng Việt với thành ngữ tiếng Thái. Trong phạm vi bao
quát của chúng tôi, tác giả Nguyễn Thị Vân Chi đã có bài báo “Tìm hiểu về con
người Thái Lan thông qua thành ngữ, tục ngữ”, (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống
số 11/ 2014). Tác giả cho rằng; nghiên cứu thành ngữ, có thể hiểu được phần
nào về tính cách, lối sống hay nói rộng hơn chính là cách ứng xử của người
Thái Lan với môi trường xã hội. Con người Thái Lan với tính cách hiền hòa,
linh hoạt, mềm dẻo giúp cho mọi người giữ được hòa khí nhưng cũng có mặt
hạn chế là sự không thành thật, thẳng thắn, hay có thái độ né tránh khiến cho
đối phương không hiểu được thực chất và dễ hiểu lầm. Đây là tính hai mặt
trong tính cách và lối sống của người Thái Lan. Việc hiểu được các đặc điểm về
văn hóa, đất nước, con người của Thái Lan sẽ giúp chúng ta có những cách
thức tiếp tiếp cận, giao lưu với đối tác một cách thuận lợi. Điều này sẽ góp
phần thúc đẩy các hoạt động hợp tác về mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Thái

9
Lan để tiến tới sự hội nhập toàn diện trong khu vực. Điều này thực sự cần thiết
trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập trong năm 2015.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Thái với thành ngữ
trong các ngôn ngữ khác
Thành ngữ tiếng Thái đã được nghiên cứu đối chiếu với thành ngữ của một
số ngôn ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Khmer.
Một công trình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Thái với thành ngữ
tiếng Trung Quốc là Thành ngữ tiếng Trung Quốc và thành ngữ tiếng Thái:
Nghiên cứu đối chiếu (luận văn thạc sĩ của Chin Ying Lin Đại học
Julalongkron, Bangkok, 1983). Luận văn đã đề cập khái niệm thành ngữ, đối
chiếu sự khác nhau và giống nhau của thành ngữ tiếng Trung Quốc với thành
ngữ tiếng Thái về mặt ý nghĩa và cấu trúc.
Công trình Thành ngữ liên quan đến động vật trong tiếng Thái và tiếng
Anh (Đại học Tecnologyratchamongkol, Bangkok, 2009) của Khoa Ngữ Văn,
chuyên ngành tiếng Thái, Đại học Tecnologyratchamongkol đã nghiên cứu đối
chiếu thành ngữ tiếng Thái với thành ngữ tiếng Anh liên quan đến động vật về
ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp. Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Thái và
thành ngữ tiếng Khmer có luận văn tốt nghiệp đại học Sự so sánh thành ngữ
tiếng Khmer và tiếng Thái (NXB. Đại học Sinlapakon, Bangkok, 2015) của
Pitchada Phakakrong. Công trình đã so sánh đặc điểm, cấu trúc, ý nghĩa giá trị
sử dụng của thŕnh ngữ tiếng Khmer với tiếng Thái.
Bŕi báo “Nghięn cứu so sánh hěnh ảnh, khái niệm của con người trong
thành ngữ tiếng Thái và tiếng Pháp” (Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học Srinakharin Tharavirot, Bangkok, số 1+20, 2013) của Chanikan Wongpiya
thì nghiên cứu đối chếu thành ngữ tiếng Thái với thành ngữ tiếng Pháp. Ở đây,
công trình đã nghiên cứu đối chiếu về hình ảnh của con người, và khái niệm
con người trong thành ngữ tiếng Thái và tiếng Pháp.
Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu thành ngữ có yếu tố mặt
trong tiếng Việt và đối chiếu với thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng Thái về
ngữ nghĩa.

10
1.2. Một số khái niệm ngôn ngữ học có liên quan đến đề tài
1.2.1. Ẩn dụ tu từ
Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này
(B) dùng để gọi thay cho đối tượng kia (A) dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên
tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng.
“Ẩn dụ thực chất là sự so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giản lược đi chỉ
còn lại vế so sánh. Như vậy, phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa để gọi tên
của đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa
tương đồng nào đó” [33, tr. 194-196].
Ví dụ: Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu…
(Xuân Quỳnh)
Các nét tương đồng giữa hai đối tượng có thể là màu sắc, tính chất,
trạng thái,…Trong ví dụ trên, thuyền được sử dụng để gọi thay cho người con
trai vì giữa chúng có điểm tương đồng về tính chất linh hoạt. Biển được sử
dụng để gọi thay cho người con gái vì giữa chúng có điểm tương đồng về trạng
thái tĩnh.
Ẩn dụ không chỉ có giá trị hình tượng, là phương tiện xây dựng hình
tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm.
Ẩn dụ tu từ cần được phân biệt với ẩn dụ từ vựng, đó là hình thức chuyển
đổi tên gọi (gọi tên lại, định danh lại) cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh
ngầm, trong đó các sự vật, hiện tượng có thể giống nhau về vị trí, hình thức,
chức năng, cảm giác.
VD: cổ chai; chân bàn; lá phối, tay quay…
Ẩn dụ từ vựng không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài.

11
1.2.2. So sánh tu từ
So sánh nói tới ở đây là “phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật nay
đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó,
để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người
đọc, người nghe” [33, tr. 189].
Ví dụ:
Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương.
“So sánh tu từ học khác với so sánh lôgic ở tính hình tượng, tính biểu
cảm và tính dị loại (không cùng loại) của sự vật” [33, tr. 189].
Cũng theo Đinh Trọng Lạc
của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố như sau:
1. Cái so sánh
Gái
Các chóp mái

Tùy từng trường hợp có thể hoặc đảo trật tự so sánh, hoặc bớt một số
yếu tố trong mô hình trên:
a) Đảo ngược trật tự so sánh:
Chồng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng.
b) Bớt cơ sở (thuộc
tính) so sánh: Ai về ai ở
mặc ai
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh.
c) Tỉnh lược từ so sánh
Gái thương chồng, đương đông buổi
chợ… d) Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.

12
e) Dùng “là” làm từ so sánh
Đây là loại so sánh ẩn dụ. Gọi như vậy là vì “là” có chức năng liên hệ
so sánh ngầm mà không phải “là” trong kiểu câu tường giải khái niệm:
Gió thổi là chổi trời; Nước mưa là cưa trời.
Theo Cù Đình Tú, “so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay
nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm
diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng. Trong so sánh luận lý,
cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại và mục đích của sự
so sánh là xác lập sự hơn, kém giữa hai đối tượng” [70, tr. 272],
Trong so sánh tu từ, các đối tượng được đưa ra so sánh là khác loại và
mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của
một đối tượng. (theo [70, 272]).
1.3. Khái quát về thành ngữ tiếng Việt
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt, giá trị của thành ngữ
1.3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt
Ngoài các từ đơn và từ phức, từ vựng tiếng Việt còn có những kết cấu ổn
định về cấu tạo, có nghĩa và được dùng như một đơn vị để tạo thành phần câu,
tức có chức năng như từ. Đó là những ngữ cố định (cụm từ có cố định).
Ngữ cố định có hai loại: quán ngữ và thành ngữ.
Quán ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo và ngữ nghĩa không khác gì
ngữ tự do, nhưng được dùng nhiều trong lời nói như những “công thức” có sẵn.
Ví dụ: rõ ràng là; nghĩ cho cùng; của đáng tội; nói toám lại; chẳng qua
là…
Thành ngữ là “là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu
trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp
hằng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” [18, tr. 31]. Ví dụ: cò bay thẳng cánh;
nhắm mắt xuôi tay; nát như tương; ngang như cua,…

13
Theo Bùi Tất Tươm [72, tr.150- 151], nghĩa của thành ngữ nói chung là
nghĩa toàn khối chứ không phải nghĩa hợp kết của các thành tố. Ngay trong
những thành ngữ như rách như tổ đỉa; gạo trắng nước trong cũng không thể
chỉ hiểu nghĩa đen như thế. Nghĩa toàn khối càng rõ hơn ở những thành ngữ
như chuột sa chĩnh gạo; rán sành ra mỡ trong đó phép ẩn dụ và phép thậm
xưng là điểm nổi bật của phương thức tạo nghĩa. Nhận xét này về đặc điểm ngữ
nghĩa của thành ngữ cũng là một căn cứ quan trọng để phân biệt thành ngữ với
ngữ tự do.
Cấu tạo của thành ngữ có thể là một đoản ngữ (múa tay trong bị), một
kết cấu chủ - vị (chuột sa chĩnh gạo) hoặc một liên hợp đoản ngữ (xanh vỏ đỏ
lòng), liên hợp kết cấu chủ - vị (quýt làm càm chịu). Cấu tạo của đoản ngữ có
tính gọt giũa, thể hiện ở số lượng yếu tố chọn lọc và cách tổ chức vần và đối.
Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu vững chắc, ổn định.
Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa của các yếu tố cấu thành lại mà
thường mang tính hình tượng, tính bóng bẩy và gợi cảm. Các đặc tính này
khiến cho thành ngữ trở thành đơn vị tương đương với từ, có chức năng như từ,
có thể thay thế từ. Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa hình tượng
chung, trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen (như tuần trăng
mật; há miệng mắc quai; đèn nhà ai nấy rạng,…) và những đơn vị mang nghĩa
hình tượng bộ phận, trong đó có một phần mất nghĩa đen và một phần vẫn giữ
được nghĩa đen (như giết thời gian; sách gối đầu giường;...)
1.3.1.2. Giá trị của thành ngữ
Cũng theo Bùi Tất Tươm [72, tr.198- 199], thành ngữ góp phần giải
quyết mâu thuẫn giữa cái vô hạn của những sự vật, hiện tượng trong thực tế
khách quan cần ngôn ngữ biểu thị, với cái hữu hạn của những phương tiện ngôn
ngữ. Mặt khác thành ngữ còn là loại phương tiện khắc phục tính thiếu hàm súc,
không cô đọng của các phương tiện lời nói khi biểu thị thực tế khách quan, biểu
thị tình cảm cảm xúc con người.

14
Bên cạnh đó, mỗi thành ngữ như một bức tranh nho nhỏ về các sự vật, sự
việc cụ thể được nân lên để nói cái phổ biến, khái quát trừu tượng bằng các
biện pháp như ẩn dụ, so sánh. Như vậy nghĩa của thành ngữ có tính biểu trưng
cao. Một đặc điểm khác cũng rất nổi bật của thành ngữ là tính hình tượng và
tính bóng bẩy, giàu màu sắc văn chương, giúp gây ấn tượng mạnh mẽ ở người
đọc, người nghe. Nó còn giúp người sử dụng ngôn ngữ bày tỏ tình cảm, thái độ
của mình một cách thích hợp, đúng lúc bởi các thành ngữ thường kèm theo thái
độ, cảm xúc, sự đánh giá,...của người sử dụng với sự vật hiện tượng được nói
tới.
Tóm lại thành ngữ là một mảng không thể thiếu góp phần đáng kể vào
vốn từ vựng của một ngôn ngữ, mang đến sự súc tích, sự sinh động, tính biểu
cảm tạo sức sống, sức hấp dẫn, tính thuyết phục cho lời nói.
1.3.2. Phân loại thành ngữ tiếng Việt
1.3.2.1. Phân loại thành ngữ tiếng Việt dựa vào cách thức cấu tạo
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [15, tr. 589] đặt thành ngữ trong tương quan
với cách thức cấu tạo từ ghép và phân thành ngữ thành các loại: thành ngữ kết
hợp và thành ngữ hòa kết.
a) Thành ngữ hợp kết
Cơ chế cấu tạo của loại này cũng tương tự như cơ chế cấu tạo của các
ngữ định danh hợp kết. Nghĩa là:
+ Nó cũng được hình thành do sự kết hợp của một thành tố biểu thị
thuộc tính chung của đối tượng với các thành tố khác biểu thị thuộc tính riêng
của đối tượng. Ví dụ, trong thành ngữ rách như tổ đỉa; rách biểu thị một thuộc
tính chung về tính chất, còn tổ đỉa phản ánh một thuộc tính riêng về mức độ
của tính chất đó.
+ Nó cũng được hình thành nhờ sự kết hợp của hai thành tố nghĩa biểu
thị những mặt riêng của một đối tượng chung hơn cần diễn đạt. Ví dụ: áo mảnh
quần manh; mẹ góa con côi; mẹ vò con nhện; ông chẳng bà chuộc;…

15
Cơ chế cấu tạo của những thành ngữ kiểu này tương tự với các cơ chế
cấu tạo của các ngữ định danh kiểu như: vui sướng, thành bại; cay đắng; gặt
hái; rau quả…
b) Thành ngữ hòa kết
Cơ chế cấu tạo của loại này tương tự như cơ chế cấu tạo của các ngữ
định danh hòa kết. Nghĩa là nó cũng được hình thành trên cơ sở của một ẩn dụ
toàn bộ. Ví dụ, thành ngữ chó ngáp phải ruồi có ý nghĩa chung, biểu thị sự gặp
may. Có thể nói ý nghĩa của từng từ đã hòa vào nhau để biểu thị một khái niệm
mới, vì thế thành ngữ có tính tổng hợp về nghĩa.
1.3.2.2. Cách phân loại thành ngữ tiếng Việt dựa vào phương thức tạo nghĩa và
tính đối xứng
Theo Hoàng Văn Hành [18, tr. 52- 115], dựa vào phương thức có thể
chia thành ngữ tiếng Việt thành 2 nhóm lớn là thành ngữ ẩn dụ hóa và thành
ngữ so sánh.
A. Thành ngữ ẩn dụ hóa
a. Khái quát về thành ngữ ẩn dụ hóa
* Khái niệm, đặc điểm:
Thành ngữ ẩn dụ hóa là nhóm thành ngữ có nghĩa biểu trưng được tạo
thành nhờ phép ẩn dụ. Đây là nhóm thành ngữ phổ biến nhất trong thành ngữ
tiếng Việt.
Chẳng hạn, lá ngọc cành vàng là thành ngữ chỉ những người thuộc họ
nhà vua, dòng dõi quý tộc nhờ phép ẩn dụ. Tức ở đây có việc sử dụng tên gọi
của yếu tố B là lá ngọc và cành vàng để gọi thay cho yếu tố A họ nhà vua, dòng
dõi quý tộc bởi giữa B và A có điểm tương đồng: đều có tính cao sang, quyền
quý.
* Phân loại: Dựa vào tính đối xứng, có thể chia thành ngữ ẩn dụ hóa
thành hai nhóm nhỏ là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa
phi đối xứng.

16
b. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng
* Khái niệm, đặc điểm:
- Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là loại thành ngữ ẩn dụ, đồng thời được
cấu tạo theo quy tắc đối và điệp giữa các thành tố như: một nắng hai sương; ba
cọc ba đồng. Nhóm thành ngữ này phổ biến nhất, chiếm tới 2/3 tổng số thành
ngữ tiếng Việt.
- Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ đối xứng được thiết lập
nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các yếu tố
được đưa vào trong hai vế đó. Phép đối xứng ở đây được xây dựng dựa trên cả
hai bình diện, bình diện đối ý và đối lời. Đối ý là sự đối xứng giữa hai vế của
thành ngữ với nhau về ý. Ví dụ, đó là sự đối xứng giữa đầu voi và đuôi chuột
trong thành ngữ đầu voi đuôi chuột.
Quan hệ đối xứng về ý có được và thể hiện ra được là nhờ có các quan
hệ đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của thành ngữ. Quan hệ này được gọi
là quan hệ đối lời. Trong thành ngữ mẹ tròn con vuông, sở dĩ ta nhận ra quan hệ
đối ý (sau khi sinh) mẹ khỏe khoắn, vẹn toàn, con lành lặn, kháu khỉnh là nhờ
có quan hệ đối xứng giữa các yếu tố mẹ với con; tròn với vuông.
* Phân loại: Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có thể được chia thành các
kiểu nhỏ dựa vào kiểu quan hệ: đẳng kết hay phi đẳng kết.
- Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng mà hai vế có quan hệ đẳng kết được
gọi
là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết. Ví dụ: đầu trâu mặt ngựa; xương
đồng da sắt. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng mà hai vế có quan hệ phi đẳng kết
được gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết.
- Các thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết đồng thời cũng có đặc điểm
hội nghĩa, tức hai vế đẳng lập có thể đảo trật tự, có sự hợp nhất các nét nghĩa
tương đồng tạo nên tính khái quát về nghĩa. Vì vậy, các thành ngữ này còn
được gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết hội nghĩa. Kiểu này lại bao
gồm 3 kiểu nhỏ:

17
+ Hội nghĩa tương đẳng: tức hai vế A và B có vai trò tương đẳng trong
quá trình hội nghĩa. Ví dụ: lá mặt lá trái; khoa chân múa tay.
+ Hội nghĩa trội: tức một trong hai vế (A hoặc B) có vai trò trội hơn
trong quá trình hội nghĩa.Ví dụ: mát mày mát mặt; xui khôn xui dai.
+ Hội nghĩa tuyển: tức có sự lựa chọn một trong hai khả năng ở
một
trong hai vế. Ví dụ: một sống một chết; một mất một còn.
- Các thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết đồng thời cũng có đặc
điểm không hội nghĩa, tức hai vế có vẻ như đẳng lập nhưng các vế không thể
đảo trật tự, một vế có vai trò chủ hướng về ngữ pháp, ngữ nghĩa, vế còn lại có
vai trò phụ hướng, phụ trợ cho vế kia. Vì vậy, các thành ngữ này còn được gọi
là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết, không hội nghĩa. Kiểu này cũng
bao gồm 3 kiểu nhỏ:
+ Hai vế có quan hệ nhân quả: Giữa hai vế có thể thêm các từ như: thì,
tất, sẽ, nên. Ví dụ: nhiều khế (tất) ế chanh; tin bợm (nên) mất bò;...
+ Hai vế có quan hệ mục đích: Giữa hai vế có thể thêm các từ như: để,
cốt, nhằm. theo đóm (để) ăn tàn; kéo cày (cốt) trả nợ;...
+ Hai vế có quan hệ thể cách: Có thể thêm các từ như: bằng,
bằng cách
vào kiểu thành ngữ này. Ví dụ: nhắm mắt làm ngơ-> làm ngơ (bằng cách)
nhắm mắt; quẩy trứng đầu gậy-> quẩy trứng (bằng cách để) đầu gậy.
c. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng
* Khái niệm, đặc điểm:
- Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng (còn gọi là thành ngữ thường) là
thành ngữ ẩn dụ hóa không có tính đối xứng về mặt cấu trúc. Chúng được cấu
tạo như những cấu trúc ngữ pháp bình thường.
- Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có thể được tạo nên bằng những kết
cấu ngữ pháp có hai trung tâm, tức là kết cấu chủ - vị. Về mặt cấu trúc, chúng
là những đơn vị được tạo nên bằng những kết cấu chủ - vị. Vị ngữ có thể là
động từ hoặc tính từ, ví dụ: đeo mo vào mặt; mặt sắt đen sì…
18
* Phân loại:
- Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có thể phân loại dựa vào kiểu kết
cấu ngữ pháp thành hai kiểu là: Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu
là ngữ và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là cụm chủ - vị.
- Kiểu thứ nhất lại có thể phân biệt thành 3 kiểu nhỏ là:
+ Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là danh ngữ như:
anh
hùng rơm; bạn nối khố; cá đối bằng đầu;…
+ Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là động ngữ như: ăn
cơm thiên hạ; ăn cướp cơm chim; ăn ở hai lòng;…
+ Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là tính ngữ như:
gan cóc
tía; gan lì (liền) tướng quân; gàn bát sách;…
- Kiểu thứ hai- thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có cấu trúc là một kết
cấu chủ - vị là các thành ngữ như: anh hùng mạt lộ; anh hùng không có đất
dụng võ; bụt chùa nhà không thiêng;…

a. Khái quát về thành ngữ so sánh


* Khái niệm, đặc điểm:
- Thành ngữ so sánh là một tổ hợp từ bền vững được hình thành từ phép
so sánh và thường có nghĩa biểu trưng. Ví dụ: ăn ở như bát nước đầy; chắc như
đỉa đói; ...
- Cấu trúc đầy đủ của phép so sánh là AxyB (hay AxyBx’). Trong đó, A
là cái được so sánh, x, x’ là phương diện được so sánh của A hoặc B, y là từ so
sánh, B là cái so sánh.
Trong số các yếu tố so sánh thì x- phương diện đem ra để so sánh của A
hoặc B là yếu tố có thể khuyết mà không phương hại đến ý nghĩa so sánh. Các
yếu tố còn lại đều phải đảm bảo thì mới tạo nên ý nghĩa so sánh cho thành ngữ.
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, để đảm bảo tính hàm súc, các yếu tố A và y
có thể bị tỉnh lược, nhưng khôi phục được nhờ văn cảnh.
19
Do vậy, thành ngữ so sánh có thể tồn tại dưới 13 dạng cấu tạo như sau:
1- AxyBx’, ví dụ: chuyện

2- AxyB, ví dụ: phận bạc như vôi

3- AyB, ví dụ: cửu đại

4- AyBx’, ví dụ: chuyện

5- ABx’, ví dụ:

6- AxB, ví dụ: mặt

7- xyB, ví dụ:

8- xyBx’ ví dụ: giãy nảy

9- yBx, ví dụ:

10- yB, ví dụ:

11- xB, ví dụ:

12- AB, ví dụ: mặt

13- AB A’B’, ví dụ: mặt

20
Nếu Hoàng Văn Hành [18, tr. 103] chỉ coi các thành ngữ có y- từ so sánh
là thành ngữ so sánh thì chúng tôi quan niệm rộng hơn: coi trong thành ngữ so
sánh có cả những trường hợp tỉnh lược từ so sánh như trường hợp 6, 11, 12, 13
ở trên. Bởi ở các trường hợp này, hoàn toàn có thể khôi phục y - từ so sánh
thành 6’: mặt ngây (như) cán thuổng; 11’: bé (như) hạt tiêu, 12’: mặt vuông
(như) chữ điền; 13’: mặt (như) hoa da (như) phấn. Một điểm nữa cần lưu ý ở
dạng 12 và 13 này là quan hệ giữa B và A về cơ bản phải là quan hệ không thể
tạo thành kết cấu chính phụ phi so sánh. Chẳng hạn ở trên, hoa không thể là
yếu tố trực tiếp phụ cho mặt (không biểu thị quan hệ sở hữu: mặt (của) hoa),
bởi trong thực tế, hoa là một loại thực vật không có bộ phận được gọi là mặt.
Cũng như phấn không thể trực tiếp phụ cho da, bởi trong thực tế, phấn là một
loại chất liệu không thể có bộ phận được gọi là da (không biểu thị quan hệ sở
hữu: da (của) phấn). Như vậy, quan hệ giữa mặt và hoa, giữa da và phấn phải
là quan hệ so sánh, và có thể thêm từ biểu thị quan hệ so sánh giữa chúng. Có
như vậy, mới không nhầm thành ngữ so sánh với thành ngữ ẩn dụ.
* Phân loại
Dựa vào tính đối xứng, cũng có thể phân loại thành ngữ so sánh thành
hai kiểu: thành ngữ so sánh đối xứng và thành ngữ so sánh phi đối xứng.
b. Thành ngữ so sánh đối xứng
* Khái niệm, đặc điểm: Thành ngữ so sánh đối xứng là loại thành ngữ so
sánh đồng thời được cấu tạo theo quy tắc đối các thành tố như: đầu chày đít
thớt; mặt hoa da phấn. Các thành ngữ này không nhiều, chỉ có một dạng cấu
tạo là dạng 13: AB A’B’ như đã phân tích ở trên.
Đây là dạng tương đối đặc biệt trong các dạng cấu tạo của thành ngữ so
sánh: là một trong bốn dạng mà yếu tố so sánh y bị tỉnh lược, là dạng duy nhất
có cấu trúc lặp lại của các yếu tố cái được so sánh (A) và cái so sánh (B). Và
các yếu tố lặp lại này có tính đối xứng nhau trên hai bình diện, bình diện đối ý
và đối lời. Đó là đầu chày và đít thớt đối nhau cùng để so sánh bộ phận cơ thể

21
với cái cái tầm thường, hay bị sử dụng thô bạo, và cùng để biểu thị người có
địa vị thấp hèn, bị sai phái làm nhiều việc vất vả, khó nhọc. Sự đối ý này được
tạo nên bởi sự đối lời giữa đầu với đít, chày với thớt.
* Phân loại: Do được cấu tạo bởi một dạng duy nhất, nên dựa vào tiêu chí
cấu tạo thì tiểu nhóm này không thể chia nhỏ hơn nữa. Vậy tiểu nhóm này chỉ
có một kiểu thành ngữ duy nhất, có cấu tạo AB A’B’.
c. Thành ngữ so sánh phi đối xứng
* Khái niệm, đặc điểm: Thành ngữ so sánh phi đối xứng là loại thành
ngữ so sánh không được cấu tạo theo quy tắc đối hay điệp giữa các thành tố. Ví
dụ: nói như chó cắn ma; như diều gặp gió.
Đây là tiểu nhóm phổ biến trong thành ngữ so sánh. Nó có các kiểu cấu
tạo cũng rất phong phú: gồm 12 dạng cấu tạo 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 như
phân tích ở trên.
* Phân loại: Do được cấu tạo bởi 12 dạng, nên dựa vào tiêu chí cấu tạo
thì tiểu nhóm này có thể chia thành 12 kiểu nhỏ hơn. Đó là các kiểu có cấu tạo:
AxyBx’; AxyB; AyB; AyBx’; ABx’; AxB; xyB; xybx’; yBx’; yB; xB; AB. Ở
đây có 4 kiểu có hiện tượng tỉnh lược y- từ biểu thị quan hệ so sánh.
Trong luận văn này, chúng tôi phân loại thành ngữ có yếu tố mặt theo
cách phân loại thành ngữ tiếng Việt dựa vào phương thức tạo nghĩa v à tính đối
xứng.
1.4. Khái quát về thành ngữ tiếng Thái
1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của thành ngữ tiếng Thái
Thành ngữ tiếng Thái là đơn vị tiêu biểu của ngữ cố định trong tiếng
Thái, do người Thái sáng tạo và lưu truyền, có ý nghĩa hoàn chỉnh, hình thức
tối giản nhưng khả năng biểu đạt cô đọng, súc tích, hàm ẩn, hình tượng, sinh
động. Nó góp phần nói lên văn hóa ngôn ngữ, giao tiếp đậm đà bản sắc dân tộc
của người Thái, cùng với đó là cách nhìn, cách đánh giá về mọi việc trong tự
nhiên và xã hội. Ví dụ:

22
Từn tè kay hồ (dậy từ lúc gà gáy)
meo may yu nu rà reung (mèo đi vắng chuột lộng hành)…
Bà Ratchanii Sosottikun đã nói về thành ngữ nói chung và thành ngữ
tiếng Thái nói riêng: “là một tấm gương phản ánh mọi thứ như phản ánh về
thiên nhiên, môi trường, văn hóa, phong tục, tôn giáo, câu chuyện, trò chơi, thái
độ, ngôn ngữ và tư duy của con người mỗi ngôn ngữ mỗi quốc gia” [89, tr.25].
1.4.2. Phân loại thành ngữ tiếng Thái
1.4.2.1. Phân loại theo cấu trúc
Theo Khun Vijit Matra [83, tr. 8-9] thì thành ngữ tiếng Thái được phân
loại thành bốn nhóm:
a) Thành ngữ gần âm có thể sắp xếp một câu từ 4, 6 và 10 từ. Một câu
gồm những vần điệu, gần âm để làm cho những thành ngữ dễ nhớ và hay.
-Thành ngữ 4 từ gần âm
Ví dụ: ขข
ขขข
ข (ton rắp khặp su, chào mừng thân thiết) là đon đả chào
đón để chỉ sự nhiệt tình, thân thiết chào đón khách đến nhà.
-Thành ngữ 6 từ gần âm
ข ข ข
ขขข
Ví dụ:ขข ขขขข
ข ขขขขขขขขข
ข (nám phưng rưa sưa phưng pà, con sông cần
có thuyền – con hổ cần có rừng) là trong cuộc sống phải biết dựa vào nhau để
hai bên cùng có lợi.
- Thành ngữ 10 từ gần âm
Ví dụ: (đuchang hãy đu hang đu nang hãy
đu mè, xem voi phải xem đuôi – xem phụ nữ phải xem mẹ của họ) là muốn
mua voi phải xem đuôi voi, muốn lấy vợ thì phải xem mẹ nàng.
b) Thành ngữ so sánh là thành ngữ thường có 3-7 từ, đặc điểm của thành
ngữ so sánh là đem sự vật nay đối chiếu với sự vật khác.
Ví dụ: ขขข
ขขข
ขขขขขขขข
ขข(nảsíd pên kay tộm, mặt trắng như gà luộc) là
mặt trắng tại vì ốm yếu hoặc sợ hãi.

23
c) Thành ngữ điệp từ là thành ngữ thường có 4 từ trong đó một từ vế thứ
nhất điệp lại trong vế thứ hai.
Ví dụ: ขข
ขขข
ขขขข
ขขขข
ขข(kịn bản kịn mưởng, ăn nhà ăn thành phố) là
người lười biếng ngủ dậy muộn, ngủ cả ngày không làm việc gì cả hoặc là
người tham nhũng.
d) Thành ngữ có vần điệu
Các thành ngữ này có sự hiệp vần giữa các tiếng trong câu.
Ví dụ: ขขขขขขขขขข ขขข
ขข (phé phên phra chạ - nạ pên man,
thua là nhà sư, còn thắng là kẻ thù) là nhượng bộ trước kẻ to lớn thì cũng không
có gì là xấu.
14.2.2. Phân loại theo ngữ nghĩa
Ở đây, theo Khun Vijit Matra [83, tr.10- 11] thành ngữ có thể được phân
loại dựa vào nguyên nhân xảy ra sự tình được nói tới trong câu. Chúng gồm 6
nhóm sau:
+ Sự tình được gây ra bởi yếu tố tự nhiên

Ví dụ: ขข
ขขขข
ขขข ขขข(từn tè kay hồ, dậy từ lúc gà gáy) là thức dậy từ sáng
sớm.
+ Sự tình được gây ra bởi hành động
Ví dụ: ขขขขขขขขข
ขขขข(pid thong lắng phra, dán vàng sau lưng tượng
phật) la nói đến người làm điều tốt sau lưng người ta không ai nhìn thấy.
+ Sự tình được gây ra bởi hoàn cảnh
Ví dụ: ขข
ขขขข
ขขขขข
ขขขข
ขขข
ขขขขข
ข(khà khoai yà xỉa đai phrik, giết trâu
đừng tiếc ớt) là làm việc lớn đừng tiếc về việc nhỏ.
+ Sự tình được gây ra bởi tai nạn

Ví dụ: ตตตตตตตตตตต ตตตตตตต ตตตต (Tộc nam may lảy tộc phay may mảy,
rơi xuống nước không bị trôi, rơi vào lửa không bị chảy) là người tốt thì cho dù
có rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn nào cũng sẽ có người giúp đỡ.
+ Sự tình được gây ra bởi sự hình thành truyền thống, niềm tin

24
Ví dụ: ตตต
ตตตต
ตตตต
ตตตตตต ตตต
(Phôngต ตrươn tam jai phu yu, xây nhà theo
lời chủ nhà) là phải làm theo lời của người thụ hưởng.
1.5. Vấn đề nghiên cứu đối chiếu từ và thành ngữ
Trong các công trình viết về Ngôn ngữ học đối chiếu, các tác giả mới chỉ
đề cập tới việc nghiên cứu, đối chiếu từ và nghĩa của từ (bên cạnh việc nghiên
cứu, đói chiếu về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ dụng). Chưa có công trình nào viết về
nghiên cứu, đối chiếu thành ngữ.
1.5.1. Nghiên cứu đối chiếu về từ
Theo R. Lado (dẫn theo Bùi Mạnh Hùng [26, tr.195 - 204]) thì các khả năng
có thể có trong quá trình nghiên cứu đối chiếu từ vựng của hai ngôn ngữ là:
(1) Giống nhau về hình thức và ý nghĩa.
(2) Giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về ý nghĩa.
(3) Giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về hình thức.
(4) Khác nhau về hình thức và ý nghĩa
(5) Khác nhau về kiểu cấu tạo, liên quan đến cấu trúc hình thái học
của
từ.
(6) Giống nhau về nghĩa gốc, nghĩa cơ sở, nhưng khác nhau về nghĩa
phái sinh, nghĩa liên tưởng.
(7) Giống nhau về ý nghĩa, nhưng có những giới hạn về địa lí.
1.5.2. Nghiên cứu đối chiếu về nghĩa của từ
Tác giả Lê Quang Thiêm, trong công trình của mình [61, tr.124-177] đã
cho rằng nghiên cứu đối chiếu về nghĩa của từ là:
- Đối chiếu các từ tương ứng giữa hai ngôn ngữ (trong ngôn ngữ của một
trường nghĩa) ở cấu trúc nghĩa chính. Đây là sự đối chiếu giữa một từ của ngôn
ngữ này với từ tương ứng (về nghĩa) của ngôn ngữ khác ở các nét nghĩa trong
cấu trúc nghĩa chính.
- Đối chiếu hiện tượng đồng âm của các ngôn ngữ.

25
- Phân tích sự tương đồng ngữ nghĩa của các ngôn ngữ để phân biệt ba
hiện tượng: tương ứng, tương đương và đồng nghĩa.
+ Sự tương ứng phải tuân thủ:
b) Thuộc cùng phạm vi nhân tố ngoài ngôn ngữ: cùng phạm vi sự vật, hiện
tượng; tính chất, thuộc tính; trạng thái, cảnh huống.
c) Thuộc cùng phạm vi nhân tố nội bộ ngôn ngữ: cùng thuộc một phạm
trù
từ loại, tiểu loại; cùng thuộc một hình thái ngữ pháp (số, giống,….); cùng thuộc
về một kiểu loại dơn vị (hình vị, từ, câu,…).
+ Sự tương đương theo cách hiểu thông thường là: ngang nhau, xấp xỉ
nhau. Nếu chỉ đối chiếu về mặt nghĩa thì hai đơn vị được coi là tương đương
khi chúng là các đơn vị khác nhau về mặt vật chất âm thanh nhưng ngang bằng
nhau về nghĩa, những đơn vị tương đương chủ yếu xảy ra giữa các từ đơn nghĩa
hoặc các từ có hai nghĩa hay giữa một từ đơn nghĩa với một nghĩa của một từ
đa nghĩa. Nói tương đương là ngang bằng về nội dung nghĩa, tức đối tượng đưa
ra đối chiếu là các nội dung cụ thể. Các thành tố nội dung cùng loại (các nghĩa
cùng kiểu loại) hoặc không cùng loại (nghĩa khác kiểu loại) chỉ tương đương
khi có cùng một nội dung xác định. Tương đương là ngang bằng như không
giống nhau hoàn toàn, không đồng nghĩa. Sự tương đương có thể xảy ra giữa
các đơn vị không cùng cấp độ.
+ Đồng nghĩa là các đơn vị ngôn ngữ khác nhau có nội dung ngang bằng
nhau ở bộ phận xác định, có thể xảy ra ở những đơn vị cùng cấp độ hoặc khác
cấp độ.
- Đối chiếu các nghĩa trong từ đa nghĩa.
1.5.3. Nghiên cứu đối chiếu từ và thành ngữ trong luận văn
Vận dụng các lí thuyết nêu trên, đề tài xác định sẽ nghiên cứu đối chiếu
thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng Việt và tiếng Thái ở các phương diện sau:
- Đối chiếu yếu tố mặt trong thành ngữ tiếng Việt với yếu tố mặt trong
thành ngữ tiếng Thái về mặt ngữ nghĩa và sử dụng:

26
Đó là các trường hợp hai từ:
* Giống nhau về ý nghĩa (nghĩa gốc) nhưng khác nhau về hình thức. Đây
là trường hợp thông dụng nhất khi so sánh hai ngôn ngữ.
* Giống nhau về nghĩa gốc, nghĩa cơ sở, nhưng khác nhau về nghĩa phái
sinh, nghĩa liên tưởng.
Mục đích của đối chiếu:
* Đặt yếu tố mặt ở hai ngôn ngữ trong văn cảnh là các câu thành ngữ để
thấy được các nghĩa chuyển khác nhau của chúng. Trên cơ sở đó, thấy được đôi
nét về đặc điểm tư duy- ngôn ngữ của mỗi dân tộc.
* Phân biệt những ảnh hưởng khác nhau của yếu tố mặt với các câu
thành ngữ ở hai ngôn ngữ để thấy được đặc điểm sử dụng của yếu tố này trong
các sản phẩm ngôn ngữ truyền thống.
- Nghiên cứu, đối chiếu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt với
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái về mặt số lượng, ngữ nghĩa và sử
dụng.
Đây là trường hợp:
* Đối chiếu các đơn vị tương tương với từ.
* Đối chiếu các đơn vị từ vựng có chung một yếu tố ngôn
ngữ. Mục đích của đối chiếu:
* Đối chiếu về số lượng thành ngữ có yếu tố “mặt” để thấy được đặc
điểm sử dụng, qua đó thấy được đặc điểm tư duy, văn hóa của hai dân tộc.
* Đối chiếu về ngữ nghĩa của các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” ở hai
ngôn ngữ và bước đầu tìm hiểu việc sử dụng các câu thành ngữ có yếu tố
“mặt” trong các sản phẩm giao tiếp hiện đại để thấy đặc điểm sử dụng nhóm
thành ngữ này ở hai ngôn ngữ. Đây cũng là cơ sở để tìm hiểu phần nào về đặc
điểm tư duy- ngôn ngữ của mỗi dân tộc.
1.6. Tiểu kết chương một

27
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu
và những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài. Trước hết, chúng tôi đề cập
tới tình hình nghiên cứu lí luận về thành ngữ và thành ngữ trong tiếng Việt,
tiếng Thái cùng tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Thái với thành ngữ trong các ngôn ngữ khác. Kết quả tổng quan cho thấy
chưa có công trình nào nghiên cứu thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng Việt
(có đối chiếu với thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng Thái về ngữ nghĩa).
Tiếp theo, chương 1 đã đề cập đến một số khái niệm ngôn ngữ học có
liên quan đến đề tài như ẩn dụ tu từ, so sánh tu từ. Các vấn đề khái quát về
thành ngữ tiếng Việt (khái niệm, đặc điểm, giá trị của thành ngữ, sự phân loại
thành ngữ tiếng Việt); và các vấn đề khái quát về thành ngữ tiếng Thái (khái
niệm, đặc điểm, sự phân loại thành ngữ tiếng thái) cũng được trình bày tương
đối cụ thể. Đồng thời ở chương này, chúng tôi cũng đề cập đến việc nghiên cứu
đối chiếu thành ngữ, nghiên cứu đối chiếu về từ, nghiên cứu đối chiếu về nghĩa
của từ và nghiên cứu đối chiếu từ và thành ngữ trong luận văn. Đây là những
cơ sở cần thiết cho việc triển khai những khảo sát, nghiên cứu trong các chương
tiếp theo.

28
Chương 2
CÁC THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG TIẾNG VIỆT
XÉT VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CẤU TRÚC

2.1. Giới thiệu chung


Cũng như thành ngữ tiếng Việt nói chung, thành ngữ có yếu tố “mặt”
bao gồm 2 nhóm lớn là thành ngữ ẩn dụ hóa và thành ngữ so sánh. Mỗi nhóm
này được chia tiếp thành các nhóm nhỏ hơn. Tổng 95 câu thành ngữ có yếu tố
“mặt” có thể được phân chia thành các nhóm, tiểu nhóm với số lượng và tỉ lệ
mỗi loại thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Phân loại các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt về mặt
cấu trúc
Phân loại thành ngữ

Nhóm

Thành ngữ
ẩn dụ hóa

Tổng
Thành ngữ
so sánh

Tổng
Tổng cộng

29
Bảng thống kê cho thấy trong tiếng Việt, nhóm thành ngữ có yếu tố
“mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa có số lượng và tỉ lệ cao gần gấp đôi nhóm
thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh. Có hiện tượng trên trước hết
là bởi giống như thành ngữ nói chung, thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu
trúc ẩn dụ hóa xuất hiện phổ biến nhất. Nhưng bên cạnh đó còn có một số
trường hợp, theo chúng tôi, tính ẩn dụ không thật cao. Nhưng các thành ngữ đó
không nhiều nên để tiện cho việc thống kê và nghiên cứu, chúng tôi vẫn theo
Hoàng Văn Hành mà xếp chúng vào nhóm mang cấu trúc ẩn dụ hóa.
Ví dụ: (1) nặng mặt sa mày; (2) mặt xanh nanh vàng; (3) mặt thâm mày
xám; (4) mặt đỏ tía tai; (5) mặt mốc chân phèn; v.v…
Các thành ngữ này trước hết miêu tả hình ảnh thực tế của những con
người khi ở những trạng thái khó chịu (1), sợ hãi (2), ốm yếu (3), tức giận (4),
hoặc hình ảnh của người dân lao động chân tay vất vả (5). Tuy nhiên, cũng thể
coi những hình ảnh được miêu tả trong các câu thành ngữ như trên có giá trị
biểu trưng giúp thành ngữ biểu thị các trạng thái tâm sinh lý và tính chất nói
trên của con người.
Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa lại có thể
chia thành hai tiểu nhóm là thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ
hóa đối xứng và thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối
xứng. Tiểu nhóm thứ nhất có 45 câu, chiếm 47, 37%; tiểu nhóm thứ hai lại nhỏ
hơn hẳn, chỉ gồm 16 câu, chiếm 16, 84%.
Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh trong tiếng Việt
có số lượng nhỏ hơn nhiều so với nhóm có cấu trúc ẩn dụ hóa. Tuy nhiên,
chúng cũng gồm thành ngữ so sánh đối xứng (với 5 câu, chiếm 5,26%) và
thành ngữ so sánh phi đối xứng (với 29 câu, chiếm 30,53%) như sự phân loại
thành ngữ so sánh nói chung trong tiếng Việt.
Nếu đối chiếu với nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ
hóa thì có thể thấy một điều đáng lưu ý là: tiểu nhóm đối xứng của thành ngữ

30
có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa có số lượng vượt trội so với tiểu
nhóm phi đối xứng; nhưng ngược lại tiểu nhóm đối xứng của thành ngữ có yếu
tố “mặt” mang cấu trúc so sánh lại có số lượng ít hơn hẳn so với tiểu nhóm phi
đối xứng. Bởi cấu trúc phi đối xứng mới là cấu trúc đặc trưng của so sánh.
2.2. Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa trong tiếng
Việt 2.2.1. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa
đối xứng trong tiếng Việt
2.2.1.1. Khái quát về các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa
đối xứng trong tiếng Việt
* Đặc điểm
Đây là tiểu loại có số lượng, tỉ lệ lớn trong số các thành ngữ có yếu tố
“mặt” nói chung và nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa
nói riêng. Nó chiếm 47,37% thành ngữ có yếu tố “mặt”, chiếm 73,77 % thành
ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa.
Tiểu nhóm này có đặc trưng thứ nhất là các thành ngữ đều gồm hai vế
đối xứng nhau. Phổ biến nhất (gồm 43/45 trường hợp) là nhóm gồm bốn yếu tố
tạo thành hai vế: 2/2.
Ví dụ: tối mày tối mặt; lá mặt lá trái; mở mày mở mặt;…
Các thành ngữ gồm hơn bốn yếu tố cũng có thể quy vào một trong hai
dạng cấu tạo tổng quát trên, nhưng rất không phổ biến (chỉ 2/45 trường hợp).
Chúng tạo thành hai vế 3/3 và 4/4.
Ví dụ: vua biết mặt chúa biết tên; mưa chẳng đến mặt, nắng chẳng đến
đầu.
Đặc trưng thứ hai của thành ngữ đối xứng là: có tiết tấu hoặc có tính
nhịp điệu. Có thể phân biệt như sau:
1) Lặp âm, tức là yếu tố đầu của vế thứ nhất trùng âm với yếu tố đầu vế
của vế thứ hai. Ví dụ: tối mày tối mặt; lá mặt lá trái; mở mày mở mặt…
2) Vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất hiệp với vần của yếu tố đầu
trong vế thứ hai gọi là vần liền. Ví dụ: mặt xanh nanh vàng; chỉ mặt đặt tên;…

31
3) Chủ yếu xây nhịp đôi để tạo tiết tấu nhấn mạnh, tăng cường. Ví dụ:
đầu gio / mặt muội; đầu trâu / mặt ngựa;…
4) Mỗi yếu tố trong vế thứ nhất được đặt trong thế đối ứng với các yếu tố
trong vế thứ hai về ý nghĩa. Đối xứng về nghĩa là các yếu tố đối nhau thì
thường cùng từ loại, biểu thị cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Chúng sẽ tạo thành
các mô hình đối ứng là AX / BY và AX / AY

Ví dụ:

cháy

Ví dụ: cháy và lấm cùng là động từ, cùng biểu thị phạm trù nghĩa chỉ tác
động tiêu cực đến con người. Mặt và lưng cùng từ loại danh từ, cùng biểu thị
phạm trù nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người.

Ví dụ:
tối mặt tối mày

32
Bên cạnh hai từ trùng lặp hoàn toàn về âm thanh, ngữ pháp, ngữ nghĩa
thì hai từ còn lại mặt và mày cũng giống nhau về phạm trù ngữ pháp (đều là
danh từ) và ngữ nghĩa (cùng bộ phận cơ thể con người).
* Phân loại
Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối
xứng đến lượt mình, lại được chia thành hai kiểu là thành ngữ có yếu tố “mặt”
mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa và thành ngữ có yếu tố
“mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết, không hội nghĩa.
Bảng 2.2. Phân loại các thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa
đối xứng trong tiếng Việt

Các kiểu

Thành ngữ có yếu tố


“mặt” mang cấu trúc ẩn
dụ hóa đối xứng đẳng
kết, hội nghĩa

Thành ngữ có yếu tố


“mặt” mang cấu trúc ẩn
dụ hóa đối xứng phi đẳng
kết, không hội nghĩa

Tổng

2.2.1.2. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng
đẳng kết, hội nghĩa trong tiếng Việt
* Đặc điểm
Những thành ngữ có quan hệ đẳng kết, hội nghĩa là những thành ngữ tạo
được thế đối xứng giữa hai vế, có sự đối ứng giữa các thành tố đan chéo nhau
theo từng cặp. Những thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối
xứng như mặt người dạ thú, mặt dạn mày dày, tối mặt tối mày… có 38/45

33
chiếm 84,45 %. Đây là những thành ngữ có quan hệ đẳng kết cả thuộc tính ngữ
pháp và ngữ nghĩa. Chúng có đặc trưng sau:
1) Hai vế của thành ngữ có kết cấu ngữ pháp đồng dạng, có thuộc tính
ngữ pháp giống nhau, liên kết với nhau theo nguyên tắc đẳng lập. Như vậy
chúng có vai trò ngữ pháp ngang nhau. Do đó, về nguyên tắc, hai vế của thành
ngữ có thể đảo trật tự mà nghĩa của thành ngữ cơ bản không thay đổi.
Ví dụ: (1) tối mặt tối mày / tối mày tối mặt
(2) mặt dạn mày dày / mặt dày mày dạn
Ở đây có hai kiểu thay đổi trật tự: giữ nguyên từng vế khi đảo (1); chỉ
đảo trật tự yếu tố thứ hai trong từng vế (2). Tuy nhiên ở kiểu này cũng có một
số thành ngữ mà trong thực tế người ta thường không đảo trật tự như: mặt sứa
gan lim; mặt trơ trán bóng.
2) Ở bình diện ngữ nghĩa diễn ra quá trình tương hợp- hội nghĩa. Đó là
quá trình được thể hiện bằng ít nhất ba biểu hiện là: a) Lược bỏ những nét dư
thừa không cần, yếu; b) Hợp nhất những nét nghĩa tương đồng; c) Có tính khái
quát về nghĩa. Ví dụ: vẽ mày vẽ mặt là thành ngữ đã lược bỏ những yếu tố như
là tô (bằng bút), điểm (son), đánh (phấn), chỉ giữ lại yếu tố vẽ; đã hợp nhất các
nét nghĩa tương đồng (mày và mặt); có nghĩa kháí quát là “tô vẽ làm tăng thêm
vẻ đẹp, uy tín giả tạo để lòe bịp”.
* Phân loại
Đến lượt mình, kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ
hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa lại được chia thành hai kiểu nghĩa: hội nghĩa
tương đẳng và hội nghĩa trội.
Kiểu hội nghĩa tương đẳng có đặc trưng là: hai vế A và B có vai trò
tương đẳng trong quá trình hội nghĩa. Ví dụ: mặt người dạ thú. Ở đây, mặt và
dạ, người và thú có vai trò bình đẳng với nhau.
Ở kiểu hội nghĩa trội: một trong hai yếu tố A và B có vai trò trội hơn yếu
tố kia trong việc thể hiện nghĩa, nó dường như choán hết nghĩa của yếu tố kia;

34
còn yếu tố kia thì trở nên mờ nhạt, chỉ như một hình thức nhái lại. Ví dụ: mặt
dầy mày dạn. Trong trường hợp này, yếu tố mặt có vai trò trội hơn, yếu tố mày
mờ nghĩa, chỉ là hình thức nhái lại của yếu tố mặt.
So với thành ngữ nói chung thì kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang
cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa thiếu 1 kiểu nghĩa là hội nghĩa
tuyển (A hoặc B và khi thì A, khi thì B).
Số lượng và tỉ lệ giữa hai kiểu nghĩa thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội
nghĩa trong tiếng Việt
Kiểu nghĩa
Hội nghĩa
tương đẳng

35
Kiểu nghĩa

Hội nghĩa trội

Tổng
Như vậy kiểu hội nghĩa tương đẳng là kiểu nghĩa chính trong các thành
ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa, và
cũng là kiểu nghĩa chính trong toàn bộ tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt”
mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng.
2.2.1.3. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng phi
đẳng kết, không hội nghĩa trong tiếng Việt
* Đặc điểm
Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết tiềm ẩn một khả năng biểu
hiện hiển ngôn mối quan hệ giữa hai vế chủ hướng và phụ hướng trong cấu trúc
của thành ngữ. Số lượng thành ngữ có yếu tố mặt thuộc nhóm này là 7/45
chiếm 15, 55%.
Chúng có đặc trưng:
1) Vế chủ hướng có chức năng chủ đạo về ngữ pháp - ngữ nghĩa, vế phụ
hướng có chức năng phụ trợ trong quan hệ với chủ hướng. Vì vậy, các vế của
nhóm thành ngữ này không được phép tự do đảo trật tự. Chẳng hạn, chọn mặt
gửi vàng có quan hệ mục đích giữa hai vế, vế chính ở trước, vế phụ ở sau: chọn
mặt (để) gửi vàng. Không thể đảo trật tự giữa hai vế này.
2) Hai vế tuy đồng nhất về thuộc tính ngữ pháp, nhưng không có quan hệ
đồng nhất về thuộc tính ngữ nghĩa. Chẳng hạn, thành ngữ chọn mặt gửi vàng có
hai vế đồng nhất về thuộc tính ngữ pháp, đều là hai động ngữ. Nhưng nghĩa của
chúng không đồng nhất thành một nghĩa khái quát mà hai vế có những ý nghĩa
riêng: chỉ hoạt động (chọn mặt) và mục đích của hoạt động (gửi vàng).
* Phân loại
Mối quan hệ này thường lập nên những cặp đối ứng về ý và có khả năng
hiển ngôn hóa bằng những phụ từ chuyên dùng.
Có thể phân biệt những dạng cấu trúc của những thành ngữ có yếu tố
mặt mang cấu trúc ẩu dụ hóa đối xứng phi đẳng kết thành hai kiểu nghĩa:

37
a) Vế chủ hướng và vế phụ hướng có quan hệ nhân quả, có khả năng
hiển ngôn hóa bằng các phụ từ chuyên dùng như thì (sẽ), tất (sẽ), ắt (sẽ) nên…
Cấu trúc của dạng này là: A (thì/tất/ ắt/ nên) B, trong đó B là vế chủ hướng. Ví
dụ: xa mặt (nên/ thì) cách lòng.
b) Vế chủ hướng biểu thị hành động chủ đạo, còn về phụ hướng biểu thị
mục đích của thành động. Có thể hiển ngôn hóa mối quan hệ này bằng các từ
như: để, cốt để, nhằm, nhằm để… Cấu trúc của dạng này là: A (để, nhằm) B. Ví
dụ: chỉ mặt (để) đặt tên; chọn mặt (để) gửi vàng.
c) Vế chủ hướng và vế phụ hướng biểu thị quan hệ nhượng bộ - tăng
tiến. Có thể hiển ngôn hoá mối quan hệ đó bằng các cặp kết từ như: tuy
…nhưng / song / mà; dù… nhưng / xong / mà. Ví dụ: (tuy) bằng mặt
(nhưng/song /mà) chẳng bằng lòng; (dù) ba mặt (nhưng/song /mà) một lời.
Số lượng và tỉ lệ giữa hai kiểu nghĩa thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết,
không hội nghĩa trong tiếng Việt
Kiểu nghĩa

Quan hệ nhân -
quả

Quan hệ hành
động- mục đích

Quan hệ nhượng
bộ - tăng tiến

Tổng

Như vậy, có thể thấy thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng phi
đẳng kết không hội nghĩa là kiểu rất nhỏ trong số các thành ngữ có yếu tố mặt,
tỉ lệ các kiểu nghĩa tương đối đồng đều.

38
Đều đặc biệt là so với sự phân loại theo Thành ngữ học tiếng Việt của
Hoàng Văn Hành [18, tr.74] thì thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn
dụ hóa đối xứng phi đẳng kết không hội nghĩa không có kiểu nghĩa hành động
thể cách, nhưng lại có kiểu nghĩa nhượng bộ - tăng tiến.

2.2.2. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi
đối xứng trong tiếng Việt
2.2.2.1. Khái quát về các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa
phi đối xứng trong tiếng Việt
* Đặc điểm

Đây là tiểu nhóm có số lượng, tỉ lệ nhỏ trong số các thành ngữ có yếu tố
“mặt” nói chung và nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa
nói riêng. Nó chiếm 16,84% thành ngữ có yếu tố “mặt”, chiếm 26,23% thành
ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa.
Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng là tiểu
nhóm thành ngữ có đặc trưng sau:

Đặc trưng thứ nhất là về mặt cấu trúc, đây là tiểu nhóm thành ngữ không
có tính đối xứng do được cấu tạo giống những cấu trúc ngữ pháp bình thường.

Đặc trưng thứ hai của tiểu nhóm này là các thành ngữ cũng được tạo
nghĩa bằng con đường ẩn dụ hóa.
* Phân loại

Xét về mặt cấu trúc những thành ngữ được cấu tạo theo hai kiểu kết cấu
ngữ pháp phổ biến là: a) Những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm còn gọi là
kết cấu đoản ngữ (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ) và b) những kết cấu ngữ pháp
có hai trung tâm (kết cấu chủ - vị). Có thể coi là chúng gồm bốn kiểu cấu tạo:
danh ngữ, động ngữ, tính ngữ, kết cấu chủ - vị.

39
Bảng 2.5. Phân loại thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi
đối xứng trong tiếng Việt
Các kiểu

Thành ngữ có yếu


tố “mặt” mang
cấu trúc ẩn dụ
hóa phi đối xứng
danh ngữ
Thành ngữ có yếu
tố “mặt” mang
cấu trúc ẩn dụ
hóa phi đối xứng
động ngữ

Thành ngữ có yếu


tố “mặt” mang
cấu trúc ẩn dụ
hóa phi đối xứng
tính ngữ
Thành ngữ có yếu
tố “mặt” mang
cấu trúc ẩn dụ
hóa phi đối xứng
kết cấu chủ - vị
Tổng
2.2.2.2. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng
danh ngữ
Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng danh
ngữ là những thành ngữ có hình thức là kết cấu chính phụ có danh từ làm trung
tâm. Trong danh ngữ, yếu tố trung tâm/ yếu tố chính luôn đứng trước yếu tố phụ.
Chúng là các từ đơn: mặt, thò lò. Còn thành tố phụ lại là các đoản ngữ, ví dụ:
mặt
C
mặt

C
thò lò

Ở đây, các thành tố phụ của danh từ búng ra sữa; cắt không còn giọt
máu là hai
động ngữ; hai mặt là danh ngữ.
Kiểu này chỉ chiếm 18,75% trong các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang
cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng.
2.2.2.3. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng
động ngữ
Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng động
ngữ là những thành ngữ có hình thức là kết cấu chính phụ có động từ làm trung
tâm. Trong động ngữ, yếu tố trung tâm/ yếu tố chính luôn đứng trước yếu tố
phụ. Các thành tố chính ở đây chủ yếu là các từ đơn (7/8 trường hợp), chỉ có
một trường hợp là từ ghép (phải lòng).
Số thành tố phụ ở đây có thể là một hoặc hai. Nếu là hai, các thành tố
phụ này thường có quan hệ đệ gia.
41
Ví dụ:
(1 có

C
(2) vục mặt (xuống) đất
C P1 P2

Kiểu động ngữ còn có một trường hợp đặc biệt nữa, đó là trường hợp
thành ngữ là đoản ngữ được tạo thành bởi hai động ngữ. Ví dụ:

(1) chém tre

C1
P C
Đây là trường hợp hai động ngữ có quan hệ chính phụ với nhau. Ở ví dụ
trên, hai động ngữ có quan hệ điều kiện - hệ quả.
Kiểu này có 8/16 thành ngữ, chiếm tỉ lệ 50,00% trong thành ngữ có yếu
tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng.
2.2.2.4. Kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng
tính ngữ
Đây là các thành ngữ có hình thức là kết cấu chính phụ có tính từ làm
trung tâm. Các thành tố chính ở đây là những từ đơn như gần, rát, hoặc từ láy
như tối tăm. Thành tố phụ cũng là từ đơn như lửa, mặt hoặc từ ghép hợp nghĩa
láy phụ âm đầu như mặt mũi.
Có thành ngữ là một tính ngữ. Có thành ngữ là một đoản ngữ do hai tính
ngữ có quan hệ chính phụ với nhau tạo thành. Ví dụ:
(1) tối tăm

(2) gần

C1
42
Ví dụ (2) là trường hợp hai tính ngữ có quan hệ nguyên nhân - kết quả
tạo thành một kết cấu chính phụ.
Chỉ có hai thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối
xứng tính ngữ, chiếm 12,54% thành ngữ có yếu tố thành ngữ có yếu tố “mặt”
mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng.
2.2.2.5. Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối
xứng kết cấu chủ- vị
Đây là những thành ngữ ẩu dụ hóa phi đối xứng được tạo nên bằng
những kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm là chủ - vị. Chủ ngữ ở đây có thể là
từ, đoản ngữ, vị ngữ. Ví dụ:
(1) chó liếm mặt người

Chủ ngữ trong ví dụ (1) và (2) là từ, vị ngữ trong cả 2 trường hợp đều là
đoản ngữ (động ngữ).
Kiểu này cũng chỉ chiếm 18,75% trong các thành ngữ có yếu tố “mặt”
mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng.
2.3. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh trong tiếng Việt
2.3.1. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh đối
xứng trong tiếng Việt
2.3.1.1. Khát quát về các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh đối
xứng trong tiếng Việt
Đây là tiểu nhóm có số lượng, tỉ lệ rất nhỏ trong số các thành ngữ có yếu
tố “mặt” nói chung và thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh nói
riêng. Nó chỉ chiếm 5,26% thành ngữ có yếu tố “mặt”, chiếm 14,70 % thành
ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh.

43
Tiểu nhóm này có đặc trưng là gồm hai vế đối xứng nhau. Tất cả, các câu
đều gồm bốn yếu tố tạo thành hai vế: 2/2.
Ví dụ: mặt hoa da phấn; mặt chai mày đá;…
Đặc trưng thứ hai của tiểu nhóm thành ngữ này là: cũng có tiết tấu hoặc
có tính nhịp điệu. Có thể phân biệt như sau:
1) Vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất có thể hiệp với vần của yếu tố
đầu trong vế thứ hai, ví dụ: mặt hoa da phấn.
2) Cũng xây nhịp đôi để tạo tiết tấu nhấn mạnh, tăng cường: mặt thiếc /
chân chì; mặt chai / mày đá;…
3) Mỗi yếu tố trong vế thứ nhất được đặt trong thế đối ứng với các yếu tố
trong vế thứ hai về ý nghĩa. Đối xứng về nghĩa là các yếu tố đối nhau thì
thường cùng từ loại, biểu thị cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Chúng sẽ tạo thành
các mô hình đối ứng là AX / BY.

Ví dụ:
mặt

Như vậy mặt và mày đều cùng từ loại danh từ, cùng biểu thị phạm trù
nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người. Chai và đá là các danh từ cùng biểu thị tính
chất cứng rắn.
2.3.1.2. Mô hình cấu tạo của thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so
sánh đối xứng trong tiếng Việt
5 câu thành ngữ của tiểu nhóm này đều có một mô hình cấu tạo AB
A’B’ (A, A’ là cái được so sánh; B, B’ là cái đem ra để so sánh); ví dụ

44
mặt
A
mặt
A
Các thành ngữ có yếu tố mặt mang cấu trúc so sánh đối xứng chỉ có một
mô hình cấu tạo là mô hình thứ 13 trong số các mô hình cấu tạo thành ngữ so
sánh. Ở mô hình này, cấu trúc so sánh thiếu cả phương diện đem ra để so sánh
của A và B (x và x’) cùng từ biểu thị quan hệ so sánh (y). Tuy nhiên, A và B lại
được lặp lại thành A’, B’ để thành ngữ có tính đối xứng cả về ý và lời. Đó là
mặt hoa và da phấn đối nhau cùng để so sánh bộ phận cơ thể với cái đẹp đẽ,
tươi tắn và cùng để biểu thị vẻ xinh đẹp, sáng sủa, tươi trẻ của con người. Sự
đối ý này được tạo nên bởi sự đối lời giữa mặt với da, hoa với phấn.
Trường hợp mặt sứa và gan lim đối nhau cùng để so sánh bộ phận cơ thể
người với một đối tượng khác. Ở đây, mặt và gan đối theo quan hệ tương đồng;
sứa và lim lại đối theo quan hệ tương phản.
2.3.2. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối
xứng trong tiếng Việt
2.3.2.1. Khát quát về các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi
đối xứng trong tiếng Việt
Đây là tiểu nhóm có số lượng trung bình trong số các thành ngữ có yếu
tố “mặt” nói chung nhưng có số lượng lớn trong số các thành ngữ có yếu tố
“mặt” mang cấu trúc so sánh nói riêng. Nó chiếm 30,85% thành ngữ có yếu tố
“mặt”, chiếm 85,29% thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh.
Thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng trong
tiếng Việt là tiểu nhóm thành ngữ có các đặc trưng sau:
Đặc trưng thứ nhất là về mặt cấu trúc, đây là tiểu nhóm thành ngữ không
có tính đối xứng do được cấu tạo giống những cấu trúc ngữ pháp bình thường.

45
Chẳng hạn, mặt nặng như chì; trơ như mặt thớt,... là các cấu trúc không có
hai vế, không có sự đối xứng cả về lời, về ý.
Đặc trưng thứ hai của tiểu nhóm này là các thành ngữ bắt nguồn từ phép
so sánh, với nghĩa biểu trưng. Chẳng hạn, trong thành ngữ mặt sắt đen sì có sự
so sánh mặt với sắt về màu đen (mặt như sắt đen sì), nhưng mục đích chính
không phải để mô tả sắc mặt, mà để muốn nói đến sự cứng rắn, lạnh lùng hay lì
lợm, dữ tướng.
2.3.2.2. Các mô hình cấu tạo của thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so
sánh phi đối xứng trong tiếng Việt
Các thành ngữ có yếu tố mặt mang cấu trúc so sánh phi đối xứng thuộc
11 dạng cấu tạo. Số lượng và tỉ lệ câu thành ngữ ở mỗi dạng cấu tạo thể hiện
qua bảng dưới đây.
Bảng 2.6. Các mô hình cấu tạo của thành ngữ có yếu tố “mặt” mang
cấu trúc so sánh phi đối xứng trong tiếng Việt
Số Dạn
TT cấu t
1. AxyB

2. Axy
Số Dạn
TT cấu t
3. AyB

4. AyB

5. ABx

6. AxB

7. xyB

8. xyBx

9. yBx

10. yB

11. xB

12. AB

Tổng

* Nhận xét chung


- Bảng kết quả khảo sát cho thấy số mô hình cấu tạo của tiểu nhóm
thành
ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng rất phong phú. Tuy
nhiên, so với các dạng cấu tạo của thành ngữ so sánh phi đối xứng nói chung
trong tiếng Việt thì ở đây vắng mô hình 9 (yBx’).
47
- Trong 11 mô hình cấu tạo, thành ngữ có yếu tố “mặt” xuất hiện phổ
biến nhất ở dạng 2 (AxyB); tương đối phổ biến ở dạng 7 (xyB). Điều đó cho
thấy các thành ngữ so sánh có yếu tố “mặt” chủ yếu xuất hiện ở dạng đầy đủ
và dạng tỉnh lược yếu tố A (cái được so sánh).
* Nhận xét về các yếu tố trong cấu trúc so sánh
- Yếu tố A: Điểm đặc biệt đáng lưu ý ở đây là ở tất cả các câu có sự xuất
hiện của yếu tố A thì yếu tố đó điều được biểu thị bằng danh từ mặt và đều có
cấu tạo là từ đơn. Như vậy, trong 29 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu
trúc so sánh phi đối xứng thì có đến 20 câu có yếu tố A đồng thời cũng là 20
câu yếu tố A thể hiện bằng danh từ mặt.
- Yếu tố x: Trong 29 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so
sánh phi đối xứng thì có đến 23 câu có yếu tố x. Các yếu tố x này đều thuộc từ
loại tính từ hoặc động từ.
Có đến 19/ 23, tức 82,60% yếu tố x thuộc từ loại tính từ. Các tính từ này
chủ yếu biểu thị màu sắc (6 trường hợp với 5 từ: đỏ, vàng, trắng bệch, xanh,
xanh lét). Ngoài ra là các tính chất khác như nặng, dầy, vuông, căng, trơ, rỗ,
lạnh, nhăn, ngây. Có 2 trường hợp rỗ, vuông thuần túy biểu thị hình thức; 1
trường hợp (căng) biểu thị tính chất của một vật hay sự kiện nào đó. Ở 16
trường hợp còn lại, x đều là các tính từ vừa biểu thị hình thức của gương mặt,
vừa qua hình thức gương mặt mà biểu thị thể trạng, cảm xúc, tính cách của con
người.
Chỉ có 4 trường hợp yếu tố x thuộc từ loại động từ: vục, mắng, nói, trở
mặt. Đáng lưu ý là các trường hợp x thuộc từ loại động từ này đều là các thành
ngữ có cấu trúc xyB (tức vắng yếu tố A).
Về mặt cấu tạo, có 21/ 23 trường hợp yếu tố x có cấu tạo là từ đơn. Chỉ
có 2 trường hợp có cấu tạo là từ ghép (xanh lét, trở mặt).
- Yếu tố y: Số câu có yếu tố y cũng giống như số câu có yếu tố x. Tức
cũng có 23 29 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối

48
xứng có yếu tố y. Và ở tất cả 23 trường hợp này, y đều được biểu thị bằng từ
như. Vậy là, tất cả các trường hợp đều biểu thị quan hệ so sánh ngang bằng.
Chỉ có 6 trường hợp tỉnh lược y. Nhưng 6 trường hợp này đều có thể bổ
sung từ biểu thị quan hệ so sánh ngang bằng nói trên.
mặt ngay (ngây) cán tàn
mặt vuông chữ điền
trơ mặt thớt
mặt trái xoan;
mặt cối đá
mặt sắt đen sì
- Yếu tố B: Đây là một yếu tố không thể vắng mặt trong tất cả các cấu
trúc so sánh. Do vậy, yếu tố B xuất hiện ở cả 29 câu thành ngữ.
Về từ loại, có 26/29 trường hợp B là danh từ, danh ngữ. Ví dụ: đá,
ngỗng, gà, gấc, chì, nghệ, bàn tay, trái xoan, cối đá,... Chỉ có 3/29 trường hợp
B là động ngữ. Ví dụ: đưa đám; đổ mẻ vào mặt; tát nước vào mặt.
Về cấu tạo 15/29 trường hợp B là từ đơn. Còn lại đều là từ ghép hoặc
cụm từ. Đặc biệt, có trường hợp B là đoản ngữ (cụm từ chính phụ) hoặc đẳng
lập có đến 4 thành tố như tát nước vào mặt; đổ mẻ vào mặt; mặt trăng mặt trời.
Như vậy, B là thành tố xuất hiện phổ biến nhất, có cấu tạo đa dạng nhất
trong số các yếu tố của cấu trúc so sánh ở các thành ngữ có yếu tố “mặt”.
- Yếu tố x’: Chỉ có 5/29 trường hợp có yếu tố x’. Yếu tố biểu thị phương
diện đem ra để so sánh của B đều có cấu tạo chủ yếu là từ đơn (đeo, ỉa, đổ,
phù), chỉ có 1 trường hợp là từ ghép (đen sì). Có 3 trường hợp là động từ (đeo,
ỉa, đổ); 2 trường hợp là tính từ (đen sì, phù).
2.4. Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã khảo sát về các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt
xét về số lượng và cấu trúc. Thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt có thể

49
chia thành 2 nhóm là thành ngữ ẩn dụ và thành ngữ so sánh. Các nhóm này lại
được phân chia tiếp thành các tiểu nhóm, các kiểu như sơ đồ dưới đây:

TN CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG TIẾNG VIỆT

TNYTM AD

TNYTM AD ĐX

ĐX ĐX

ĐK PĐK

HN KHN

(Ghi chú viết tắt: TNYTM AD: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu
trúc ẩn dụ; TNYTM ADĐX: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ
hóa đối xứng; ĐX ĐK HN: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ
hóa đối xứng đẳng kết hội nghĩa; ĐX PĐK KHN: thành ngữ có yếu tố “mặt”
mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết không hội nghĩa; TNYTM AD
PĐX: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ phi đối xứng; TNYTM
AD PĐX ĐN: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ phi đối xứng
động ngữ; TNYTM AD PĐX DN: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc
ẩn dụ phi đối xứng danh ngữ; TNYTM AD PĐX TN; thành ngữ có yếu tố

50
“mặt” mang cấu trúc ẩn dụ phi đối xứng tính ngữ; TNYTM AD PĐX C-V:
thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ phi đối xứng có cấu trúc C-V ;
TNYTMSS: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh; TNYTMSS
ĐX: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh đối xứng; TNYTMSS
PĐX: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng)

Mỗi kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” nói trên đều được thống kê về số
lượng, xác định về tỉ lệ, phân tích về cấu trúc và có các ví dụ minh họa cụ thể.
Các phương thức ẩn dụ tạo nên tính biểu trưng. Tính đối xứng và phương
thức so sánh đã khiến cho thành ngữ có yếu tố “mặt” cũng như nhiều thành ngữ
khác trong tiếng Việt trở nên giàu hình ảnh, nhạc điệu. Khi sử dụng trong lời
nói, nó góp phần tạo sự hàm súc, hình ảnh, nhạc điệu cho lời nói, khiến lời nói
thêm hấp dẫn, thêm hiệu quả biểu đạt. Những điều này đã khiến cho thành ngữ
có yếu tố “mặt” trở thành một trong những nhóm thành ngữ được sở dụng phổ
biến trong lời nói…

51
Chương 3
CÁC THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG TIẾNG VIỆT
XÉT VỀ Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG THÁI)
3.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt
3.1.1. Nhận xét chung
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên [48, tr. 798]), từ mặt trong
tiếng Việt có các nghĩa sau:
1. Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước
của đầu con thú. Mặt trái xoan. Rửa mặt. Nét mặt. Đầu trâu mặt ngựa.
2. Những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm (nói
tổng quát). Mặt lạnh như tiền. Tay bắt mặt mừng. Làm mặt giận.
3. (dùng trong một số tổ hợp). Mặt người làm phân biệt người này với
người khác; dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau. Gặp mặt (nhau). (Cuộc) họp
mặt. Thay mặt (cho ai). Ba mặt một lời. (Người) lạ mặt. Có mặt.
4. (dùng trong một số tổ hợp). Mặt con người, hiện ra trước mọi người,
coi là biểu trưng cho thể diện, danh từ, phẩm giá. Ngượng mặt. (Nói cho) rát
mặt. Lên mặt (với mọi người).
5. Phần thẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên
dưới hoặc bên trong. Mặt bàn. Mặt nước. Giấy viết một mặt. Mặt vải rất mịn.
Trên mặt đất.
6. Phía nào đó trong không gian, trong quan hệ với một vị trí xác
định.

7. Phần trước trừu tượng hóa khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với
phần đối lập hoặc những phần còn lại; phương diện. Chỉ chú ý mặt nội dung.
Khắc phục mặt tiêu cực. Quán xuyến mọi mặt.
8. (chm.). Hình được vẽ nên bởi một điểm mà vị trí phụ thuộc liên tục
vào hai tham số. Mặt phẳng. Mặt tròn xoay.

52
Theo khảo sát của chúng tôi, các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng
Việt có thể biểu thị: vẻ bề ngoài; tâm trạng và thái độ; phẩm chất, tính cách, trí
tuệ; hoạt động, trạng thái; hoàn cảnh, tình trạng của con người.
Tỉ lệ các nghĩa thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 3.1. Các nhóm ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Việt

Vẻ bề
ngoài

Số
lượng

Tỉ lệ

Bảng thống kê cho thấy, tâm trạng, thái độ là nhóm nghĩa phổ biến nhất của
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt. Trong khi đó, biểu thị vẻ bề ngoài và
hoàn cảnh, tình trạng là 2 nhóm nghĩa ít phổ biến của các thành ngữ này.
Tuy nhiên sự phân loại các nhóm nghĩa trên chỉ là tương đối. Một số
thành ngữ tùy hoàn cảnh, góc nhìn mà có thể cho rằng có các nghĩa khác nhau.
Chẳng hạn, mặt vàng như nghệ; mặt xanh lét như tàu lá có thể tùy hoàn cảnh
sử dụng mà có nghĩa biểu thị thái độ sợ hãi hoặc tình trạng ốm yếu của con
người. Câu mặt bủng da chì thì vừa biểu thị vẻ ngoài nhợt nhạt bủng beo vừa
biểu thị thể chất ốm yếu, bệnh tật của con người. Hay trường hợp mắng như tát
nước vào mặt xét từ phía người mắng thì thành ngữ có thể được xếp vào nhóm
chỉ hoạt động, trạng thái; nhưng nếu xét từ phía người bị mắng thì câu thành
ngữ lại có thể được xếp vào nhóm chỉ hoàn cảnh, tình trạng. Để tiện cho việc
thống kê, chúng tôi tạm thời chỉ xếp mỗi thành ngữ vào một nhóm nghĩa, đó là
nhóm nghĩa đầu trong số các nghĩa vừa chỉ ra.
53
3.1.2. Miêu tả các nhóm nghĩa
3.1.2.1. Nhóm nghĩa biểu thị vẻ bề ngoài của con người
Nhóm này gồm 11 câu, ví dụ:
(1) mặt hoa da phấn
(2) mặt cú da lươn
(3) mặt mốc chân phèn
(4) mặt vuông chữ điền
(5) mặt bủng da chì
(6) mặt búng ra sữa / mặt bấm ra sữa
Trong các trường hợp này, yếu tố mặt đều có nghĩa là “phần phía trước,
từ trán đến cằm của đầu người”. Đây là nghĩa đen, nghĩa gốc của từ mặt trong
tiếng Việt. Nghĩa biểu thị bộ phận cơ thể của từ mặt đã khiến cho các câu thành
ngữ chứa nó đều trước hết có nghĩa biểu thị vẻ ngoài của con người.
Câu (1) nói về khuôn mặt, nước da thể hiện vẻ đẹp, nền nã, tươi tắn
thường là của các thiếu nữ. Ngược lại, câu (2) lại nói đến tướng mạo xấu xí, thể
hiện sự ranh ma, hay dòm ngó để ý người khác của ai đó. Câu (3) nói đến hình
thức xấu do lao động nông nghiệp vất vả. Câu (4) lại đặc tả khuôn mặt vuông
vức, phúc hậu. Câu (5) miêu tả gương mặt nhợt nhạt bủng beo xanh xám do ốm
yếu. Câu (6) nói đến khuôn mặt non choẹt, trẻ măng.
Như vậy, các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” nói về hình thức con người
có thể đề cập đến vẻ xấu đẹp, hình dáng khuôn mặt, thể trạng sức khỏe, tuổi
tác. Trong số 11 câu biểu thị vẻ ngoài của con người chỉ có 2 câu biểu thị tuổi
tác mang tính trung hòa, 4 câu biểu thị hình thức đẹp mang tính tích cực, 5 câu
còn lại đều biểu thị vẻ ngoài xấu xí mang tính tiêu cực.
3.1.2.2. Nhóm nghĩa biểu thị tâm trạng và thái độ của con người
Đây là nhóm có số lượng lớn nhất trong số các nhóm thành ngữ có
yếu tố “mặt”. Nhóm này gồm 34 câu, ví dụ:

54
(1) nở mày nở mặt
(2) phải lòng mặt
(3) ba mặt một lời
(4) mặt ủ mày chau
(5) nặng mặt sa mày
(6) đỏ mặt tía tai
(7) mặt lạnh như tiền
(8) mặt ngay (ngây) cán tàn
Câu (1) nói tới sự sung sướng, hãnh diện qua nét mặt hân hoan rạng rỡ.
Câu (2) biểu hiện tình yêu, thấy yêu ai đó một cách khó cưỡng lại nổi. Câu (3)
biểu thị thái độ thẳng thắn, dứt khoát thể hiện qua hành động nói trực tiếp, công
khai. Câu (4) nói về vẻ mặt buồn, u sầu, khổ đau. Câu (5) biểu hiện vẻ bực dọc,
giận dỗi qua nét mặt. Câu (6) nói đến khuôn mặt đỏ gay thường do tức giận, do
xấu hổ hoặc chất men kích thích. Câu (7) miêu tả bộ mặt bộc lộ thái độ rất lạnh
lùng đối với người đối thoại hoặc những người xung quanh. Câu (8) nói đến
thái độ ngạc nhiên khiến mặt thuỗn ra, đờ đẫn, không biết nói gì.
Tóm lại, đây là nhóm nghĩa cơ bản của các thành ngữ có yếu tố “mặt”
trong tiếng Việt. Chúng có thể biểu thị tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét, sợ hãi, tức
giận,…và thái độ lạnh lùng, thẳng thắn dứt khoát, ngạc nhiên,... Trong số 34 câu
biểu thị tńh cảm, thái độ có 1 câu có nội dung mang tính trung hòa; có 3 câu mang
tính tích cực, 30 câu biểu thị những tình cảm, thái độ mang tính tiêu cực.
Trong các trường hợp này, từ mặt có nghĩa chuyển, biểu thị “những nét
trên mặt người, thể hiện thái độ, tâm tư, tình cảm”.
3.1.2.3. Nhóm nghĩa biểu thị phẩm chất, tính cách, trí tuệ của con người
Nhóm này gồm 18 câu, ví dụ:
(1) mặt dạn mày dày; trơ như mặt thớt
(2) mặt sứa gan lim
(3) lá mặt lá trái; thò lò hai mặt

55
(4) mặt hùm da beo; mặt người dạ thú
(5) khô chân gân mặt
(6) tai to mặt lớn
(7) mặt nạc đóm dày
Ví dụ (1) gồm 2 câu nói về tính cách trơ lì, không biết hổ thẹn, bất chấp
tất cả. Câu (2) nói về tính cách lì lợm, ương gàn, bướng bỉnh, không xúc cảm,
không dễ lung lạc tinh thần. Ví dụ (3) gồm 2 câu nói đến loại người lật lọng,
tráo trở, không trung thực. Ví dụ (4) gồm 2 câu nói về loại người có tướng mạo
xấu, độc ác, nham hiển, dã man như thú vật. Câu (5) nói đến người có vẻ bên
ngoài cương quyết, được chuộng. Câu (6) nói về hạng người có quyền thế, địa
vị cao trong xã hội. Câu (7) nói đến vẻ mặt bì bì, da mặt dày vẻ ngu độn.
Đây là nhóm nghĩa của các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt
biểu thị khí chất, tính cách và trí tuệ của con người. Chúng thể hiện các tính
cách trơ trẽn, lì lợm, tráo trở, độc ác,… hay vẻ cương quyết, đàng hoàng, đĩnh
đạc,… và trí tuệ thấp kém.
Nhóm biểu thị khí chất, tính cách chỉ có 3 câu mang tính tích cực (biểu
thị vẻ đàng hoàng, đĩnh đạc; vẻ vượt trội so với cộng đồng chung; và vẻ cương
quyết). 15 câu còn lại đều biểu thị những khí chất, tính cách mang tính tiêu cực.
Trong các trường hợp này, yếu tố mặt chủ yếu có nghĩa là “mặt con
người, hiện ra trước mọi người, coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm
giá”. Riêng trong các câu trơ như mặt thớt; mặt dày như mặt mo; lá mặt lá trái
thì yếu tố mặt có nghĩa “phần thẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân
biệt với phần bên dưới hoặc bên trong”.
3.1.2.4. Nhóm nghĩa biểu thị hoạt động, trạng thái của con người
Nhóm này cũng tương đối lớn, gồm 21 câu, ví dụ:
(1) chọn mặt gửi vàng
(2) tay bắt mặt mừng
(3) vạch mặt chỉ tên

56
(4) chém tre dè đầu mặt
(5) chó liếm mặt người
(6) nói như đổ mẻ vào mặt
(7) căng như mặt trống
(8) gần lửa rát mặt
Câu (1) nói đến hoạt động chọn người tốt, có khả năng, đáng tin cậy để
giao phó, trao gửi công việc quan trọng. Câu (2) biểu thị hoạt động gặp gỡ vui
vẻ, mừng rỡ, hân hoan. Câu (3) nói về hoạt động vạch rõ, chỉ rõ bộ mặt thật xấu
xa, gọi đích danh thủ phạm, kẻ lừa bịp. Câu (4) biểu thị hoạt động né tránh,
không muốn làm liên lụy đến một người, mà người đó là cấp trên hoặc có quan
hệ gần gũi với mình, khi đang xem xét một việc hay một người có liên quan
đến người đó. Câu (5) nói đến những biểu hiện suồng sã, mất cả lễ nghĩa với
người trên. Câu (6) thể hiện hoạt động nói xa xả, chửi mắng, xỉ vả. Câu (7) nói
đến trạng thái hết sức căng thẳng. Câu (8) biểu thị trạng thái bị vạ lây khi chơi
với con cái nhà quyền thế hoặc bị soi xét, đòi hỏi, hạch sách nhiều khi ở gần
những kẻ có quyền thế.
Tóm lại, nhóm này có thể biểu thị các hoạt động của chủ thể tác động tới
đối tượng được nói tới qua từ mặt hoặc trạng thái nào đó. Trong 21 câu của
nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” biểu thị hoạt động, trạng thái của con người
chỉ có 2 câu biểu thị trạng thái, còn lại là các câu biểu thị hoạt động. Trong 19
câu biểu thị hoạt động, chỉ có 2 câu biểu thị hoạt động mang tính tích cực, còn
lại đều biểu thị hoạt động mang tính tiêu cực.
Trong nhóm trên, ở câu căng như mặt trống, yếu tố mặt có nghĩa là
“phần thẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới
hoặc bên trong”. Trong các câu còn lại, yếu tố mặt có thể có nghĩa “mặt người
làm phân biệt người này với người khác; dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau”
(chọn mặt gửi vàng; gần lửa rát mặt;…); hoặc có nghĩa “phần phía trước, từ
trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước của đầu con thú” (tay bắt mặt
mừng; chó liếm mặt người;…).

57
3.1.2.5. Nhóm nghĩa biểu thị hoàn cảnh, tình trạng của con người
Thành ngữ có yếu tố “mặt” có thể biểu thị hoàn cảnh hoặc là tình trạng
của con người cũng gồm 11 câu như nhóm thứ nhất. Ví dụ:
(1) mưa chẳng đến mặt nắng chẳng đến đầu
(2) mở mày mở mặt
(3) vua biết mặt chúa biết tên
(4) mặt nước cánh bèo
(5) mặt nước chân mây
(6) ngập đầu ngập mặt / lút mày lút mặt
(7) cháy nhà ra mặt chuột
Câu (1) nói đến hoàn cảnh sống nhàn nhã không phải lao động vất vả
ngoài trời. Câu (2) thể hiện một hoàn cảnh sống được hãnh diện tự hào với
những người xung quanh. Câu (3) đề cập điều kiện của một con người có chức
vụ địa vị được nhiều người biết đến. Câu (4) biểu thị hoàn cảnh sống phiêu bạt,
trôi nổi, vùi lên dập xuống, không yên thân. Câu (5) gợi đến hoàn cảnh sống
trôi giạt, phiêu bạt đến nơi xa xôi. Câu (6) đề cập hoàn cảnh của những con
người có quá nhiều việc, bận rộn suốt ngày không được nghỉ ngơi. Câu (7)
miêu tả tình trạng do có một sự việc nào đó xảy ra thì một sự thật mới được
phơi bày.
Như vậy, nhóm này tập trung biểu thị hoàn cảnh sống may mắn tốt đẹp
hoặc tình trạng vất vả, phiêu bạt,… của con người. Biểu thị hoàn cảnh tốt là nội
dung của 4 câu thành ngữ; biểu thị hoàn cảnh, tình trạng xấu là nội dung của 7
câu còn lại.
Trong trường hợp này yếu tố mặt trong các thành ngữ có thể có nghĩa là
“mặt người làm phân biệt người này với người khác”; dùng để chỉ từng cá nhân
khác nhau (vua biết mặt chúa biết tên). Yếu tố mặt trong nhóm này cũng có thể
mang nghĩa “mặt con người, hiện ra trước mọi người, coi là biểu trưng cho thể
diện, danh dự, phẩm giá” (mở mày mở mặt).

58
3.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái
3.2.1. Nhận xét chung
Theo Từ điển tiếng Thái (Ratchabunđit Sa – Than chủ biên) [91, tr. 324],
từ mặt trong tiếng Thái có các nghĩa như sau:
1. Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước
của đầu con thú.
2. Cơ thể phần trước của con người, hay phần phía trước của con
vật.
3. Mặt người làm phân biệt người này với người khác; dùng để chỉ
từng
cá nhân khác nhau.
4. Mặt con người, hiện ra trước mọi người, coi là biểu trưng cho thể
diện, danh dự, phẩm giá.
5. Dùng với nghĩa chỉ thời gian thời gian kế tiếp như ngày sau,
tháng sau,
lần sau.
Theo khảo sát của chúng tôi, các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng
Thái cũng có thể biểu thị vẻ bề ngoài; tâm trạng và thái độ; phẩm chất, tính
cách; hoạt động; hoàn cảnh, tình trạng của con người.
Tỉ lệ các nghĩa thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2. Các nhóm ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố
“mặt” trong tiếng Thái

Vẻ b
ngoà

Số lượng

Tỉ lệ

Bảng thống kê cho thấy rằng, phẩm chất, tính cách là nhóm nghĩa phổ
biến nhất của các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái. Trong
59
khi đó, biểu thị tâm trạng, thái độ là nhóm nghĩa ít phổ biến nhất của các thành
ngữ này.
3.2.2. Miêu tả các nhóm nghĩa
3.2.2.1. Nhóm nghĩa biểu thị vẻ bề ngoài của con người
Nhóm thành ngữ này bao gồm 9 câu, ví dụ:
(1) ขขข
ขขข
ขขขขขข
ขขขขข
ขขขข(mặt trắng như trứng gà bóc)
(2) (mặt ข bự phấn)
(3) ขขข
ขขข
ขขขขขขขขขขขข
ข(mặt dầy như mũ nấm)
(4) ขขขข
ขขขข
ขขขข
(mặt khác người như mặt chuột)
(5) ขขข
ขขข
ขขขข
ขขขขข
ขขขข
ขข(mặt đáng sợ như mặt ông khổng lồ)
Câu (1) nói đến con người có mặt hoặc da trắng đẹp như trứng gà bóc.
Câu (2) nói về vẻ mặt quá trắng vì đánh phấn quá nhiều. Câu (3) thể hiện khuôn
mặt tròn, dầy như mũ nấm. Câu (4) biểu thị khuôn mặt khác biệt, xấu xí. Câu
(5) nói đến khuôn mặt đáng sợ, không thân thiện.
Như vậy, các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” nói về hình thức con người
có thể đề cập đến vẻ xấu đẹp, hình dáng khuôn mặt. Bên cạnh đó, các câu này
cũng có thể biểu thị cả sự đánh giá. Chẳng hạn câu (2) có sự đánh giá tiêu cực
về trình độ thẩm mỹ, câu (4) có sự đánh giá tiêu cực về phẩm cách con người.
Trong số 9 câu biểu thị vẻ ngoài của con người chỉ có 1 câu biểu thị hình thức
đẹp mang tính tích cực, 8 câu còn lại đều biểu thị vẻ ngoài xấu xí, mang tính
tiêu cực.
Trong các trường hợp này, yếu tố mặt đều có nghĩa là “phần phía trước,
từ trán đến cằm của đầu người”.
3.2.2.2. Nhóm nghĩa biểu thị tâm trạng và thái độ của con người
Nhóm này là nhóm ít nhất, có 5 câu thành ngữ có yếu tố “mặt”, ví dụ:

(1) ขขข
ขขขข
ขขขข
ข (máu chảy lên mặt)
(2) (mặt, mắt như con mèo giật
(3) ขขข
ขขข
ขขขขขขขข
ข(mặtข
ข trắng như gà luộc)

60
Câu (1) thể hiện tâm trạng, mặt đỏ lên vì tức giận hay thẹn. Câu (2) nói
đến vẻ mặt của một người khi giật mình, kinh ngạc, mắt sáng quắc lên. Câu (3)
biểu thị sự sợ hãi hoặc vẻ ốm yếu, mặt trắng nhợt đi.
Như vậy, nhóm này có thể biểu thị sự tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi hay vẻ
ốm yếu. Các câu thuộc nhóm này đều biểu thị tình cảm, thái độ mang tính tiêu
cực.
Trong các thành ngữ có yếu tố “mặt” thể hiện tâm trạng và thái độ của
con người, từ mặt có nghĩa gốc, biểu thị “phần phía trước, từ trán đến cằm của
đầu người”.
3.2.2.3. Nhóm nghĩa biểu thị phẩm chất, tính cách của con người
Nhóm này lớn nhất, bao gồm 15 câu thành ngữ có yếu tố “mặt”, ví dụ:

(1) ขขขขขขข
ขขข
ข(bảo vệ mặt, danh dự)
(2) ขข
ขขขขขข
ขข(có mặt có mắt)
(3) (được mặt quên lưng)
(4) ขข
ขขข
ขขขขข
ข(chuyển nhiều trạng thái)

(5) ขขข
ขขขข
ขขขขขขข (mặt thịt lòng con hổ)
(6) ขขข
ขขขข
ขขขขข
ขขขขขขข ขขขข ขขขขขขข(mặt cứng như đường xi
măng)
Câu (1) nói đến người bao dung, hay bảo vệ danh dự cho người khác.
Câu (2) thể hiện người có vẻ cao sang, có quyền thế, địa vị cao trong xã hội.
Câu (3) nói đến tính hay quên. Câu (4) biểu thị tính cách lật lọng, tráo trở. Câu
(5) biểu thị tính cách con người trông bề ngoài có vẻ mềm yếu, dễ bảo, nhưng
thực chất lại rất bướng bỉnh, lì lợm. Câu (6) biểu thị hạng người cứng rắn đến
mức vô cảm.
Đây là nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái biểu thị tính
bao dung, vẻ cao sang, tính hay quên, tính lì lợm, tráo trở, độc ác và vô cảm,...
Trong các thành ngữ này, có 5 câu biểu thị phẩm chất, tính cách mang tính tích
cực, 10 câu còn lại biểu thị các nét tính cách tiêu cực.

61
Trong các trường hợp này, yếu tố mặt có thể có 3 nghĩa. Có 3 câu, yếu tố
mặt mang nghĩa là “phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người”

ขขขข
(ขขข ขขขขขข ข / mặt thịt lòng con hổ). Có 6 câu, yếu tố mặt mang nghĩa “cơ thể
phần trước của con người, hay phần phía trước của con vật” ( / được mặt quên
lưng). Ở 6 câu còn lại, yếu tố mặt đều có nghĩa là “mặt con người, hiện ra trước
mọi người, coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm giá” (ขขขขขขขขขขขขขขข ข

ขขข
ข / bán mặt mỗi ngày 5 bạc).
3.2.2.4. Nhóm nghĩa biểu thị hoạt động của con người
Có 9 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” biểu thị hoạt động của con người,
ví dụ:
(1) (khôi phục lại mặt)
(2) (tay bắt mặt mừng)
(3) ขขข
ขขข
ขข(che mặt)
(4) ขข
ขขขข
ขขขข
ขขขข
ขขขข(bán vải để giữ mặt)
(5) ขข
ขขข
ขขขข
ขขข(đánh cá trước mặt bẫy cá)
(6) ขข
ขขข
ขขขขขข
ข(rau mùi che mặt)
Câu (1) nói về hoạt động khôi phục danh tiếng của bản thân. Câu (2) nói
đến hoạt động gặp gỡ vui vẻ, mừng rỡ. Câu (3) miêu tả hoạt động làm điều tốt
để che đi cái xấu của bản thân. Câu (4) nói đến người hy sinh những thứ quý để
duy trì danh dự của mình. Câu (5) miêu tả hoạt động nói hoặc làm cho việc của
người khác bị tổn hại. Câu (6) nói về sự giả bộ làm điều tốt.
Tóm lại, nhóm này có thể biểu thị các hoạt động của chủ thể tác động tới
đối tượng được nói tới qua từ mặt. Các câu trong nhóm này đều biểu thị hoạt
động. Trong số 9 câu biểu thị hoạt động, chỉ có 3 câu biểu thị hoạt động mang
tính tích cực, còn lại đều biểu thị hoạt động mang tính tiêu cực.
Như vậy, yếu tố mặt ở nhóm này có thể có 4 nghĩa. Có 3 câu, yếu tố mặt
là “phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người” ( /tay bắt

62
mặt mừng). Có 2 câu, yếu tố mặt mang nghĩa “cơ thể phần trước của con
ขขข
người” (ขข ขขขขขข
ข/rau mùi che mặt). Có 1 câu, yếu tố mặt có nghĩa “mặt
ขขขข
người làm phân biệt người này với người khác” (ขข ขขขขขข
ข/vuốt mặt
không nể mũi). Còn 3 câu, yếu tố mặt có nghĩa “mặt con người, hiện ra trước
mọi người, coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm giá” ( /khôi phục lại
mặt).
3.2.2.5. Nhóm nghĩa biểu thị hoàn cảnh, tình trạng của con người
Nhóm thành ngữ này bao gồm 11 câu, ví dụ:
(1) (được mặt được mắt)
(2) (lông (mặt) chân không rụng)
(3) (chân voi (mặt) trước)

(4) ขขขขขข
ขขข
ขขขข
ข (chờ ao nước tiếp theo)
(5) ขข
ขขขขขขขขขข
ข(đất chưa lấp mặt)
(6) ขข
ขขขข
ขขข
ขขข
ข(cúi mặt để làm)
Câu (1) (nói đến hoàn cảnh sống tốt đẹp, được hãnh diện với mọi người
xung quanh. Câu (2) nói đến người giàu có, nhiều tiền, tiêu dùng thế nào cũng
không hết. Câu (3) nói về vị thế trai trưởng. Câu (4) miêu tả người trong tình
trạng luôn không hài lòng với những điều mình đã có, cứ chờ đợi mãi về những
điều chưa bao giờ đến. Câu (5) nói về tình trạng của con người vẫn còn tồn tại,
chưa chết. Câu (6) biểu thị hoàn cảnh của người phải làm những việc gì đó mà
mình không muốn làm.
Như vậy, nhóm này tập trung biểu thị hoàn cảnh sống may mắn tốt đẹp,
giàu có, hoặc tình trạng mòn mỏi đợi chờ, tình trạng sống không ra sống, hoặc
bất như ý,… của con người. Có 3 câu, yếu tố mặt thể hiện hoàn cảnh tốt. Có 5
câu, yếu tố mặt biểu thị hoàn cảnh, tình trạng xấu. Còn 3 câu nữa, yếu tố mặt
biểu thị hoàn cảnh trung hòa.

63
Trong trường hợp này yếu tố mặt có thể có 5 nghĩa. Có 1 câu, yếu tố mặt là
“Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người” ( /cúi mặt để làm). Có 3 câu, yếu
tố mặt thuộc nghĩa “cơ thể phần trước của con người” ( /lông (mặt) chân không
rụng). Có 2 câu, yếu tố mặt mang nghĩa “mặt người làm phân biệt người này với
ขขขขข
người khác” (ขข ขขขข
ขขขข
ข/ nhiều người, đông người). Có 3 câu, yếu tố mặt có
nghĩa là “mặt con người, hiện ra trước mọi người, coi là biểu trưng cho thể diện,
danh dự, phẩm giá” ( /mở mày mở mặt; /làm phước để được biết đến
ขขขข
mặt). Có 2 câu, yếu tố mặt mang nghĩa “biểu thị thời gian” (ขข ขขขข
ขขขขข
ข/ tiền
tiêu hôm nay không có cho ngày mai).

3.3. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của từ mặt và nghĩa của các
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái
3.3.1. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của từ “mặt” trong tiếng Việt và
tiếng Thái
3.3.1.1. Sự tương đồng
Từ mặt trong tiếng Việt và tiếng Thái đều là từ nhiều nghĩa.
Chúng cùng có các nghĩa như nghĩa 1, 3, 4 của từ mặt trong tiếng Việt.
Cụ thể là các nghĩa sau:
1. Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước
của đầu con thú. Mặt trái xoan. Rửa mặt. Nét mặt. Đầu trâu mặt ngựa.
3. (dùng trong một số tổ hợp). Mặt người làm phân biệt người này với
người khác; dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau. Gặp mặt (nhau). (Cuộc) họp
mặt. Thay mặt (cho ai). Ba mặt một lời. (Người) lạ mặt. Có mặt.
4. (dùng trong một số tổ hợp). Mặt con người, hiện ra trước mọi người,
coi là biểu trưng cho thể diện, danh từ, phẩm giá. Ngượng mặt. (Nói cho) rát
mặt. Lên mặt (với mọi người).
3.3.1.2. Sự khác biệt
Tuy nhiên, từ mặt trong 2 ngôn ngữ này cũng có một số điểm khác biệt.

64
Về số lượng nghĩa thì từ mặt trong tiếng Việt có 8 nghĩa, trong khi từ
mặt trong tiếng Thái chỉ có 5 nghĩa.
Từ mặt trong tiếng Việt có 5 nghĩa không có, hoặc không được xác định
trong từ điển tiếng Thái. Đó là các nghĩa 2, 5, 6, 7, 8, dưới đây:
2. Những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm (nói
tổng quát). Mặt lạnh như tiền. Tay bắt mặt mừng. Làm mặt giận.
5. Phần thẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên
dưới hoặc bên trong. Mặt bàn. Mặt nước. Giấy viết một mặt. Mặt vải rất mịn.
Trên mặt đất.
6. Phía nào đó trong không gian, trong quan hệ với một vị trí xác
định.

7. Phần trước trừu tượng hóa khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với
phần đối lập hoặc những phần còn lại; phương diện. Chỉ chú ý mặt nội dung.
Khắc phục mặt tiêu cực. Quán xuyến mọi mặt.
8. (chm.). Hình được vẽ nên bởi một điểm mà vị trí phụ thuộc liên tục
vào hai tham số. Mặt phẳng. Mặt tròn xoay.
Trong đó, các nghĩa 5, 7, 8, không có ở từ mặt trong tiếng Thái. Các
nghĩa 2, 6, theo chúng tôi, phần nào cũng có ở từ mặt trong tiếng Thái, nhưng
chúng chưa được đưa vào từ điển với từ cách là các nghĩa của từ mặt tiếng
Thái. Ví dụ, từ mặt trong các thành ngữ ขขข
ขขข
ขขขขขขข
ขขขข
(mặt ข nhăn như
đuôi vịt) hoặc là ขขข
ขขขข
ขขขขข
ขขขขขขข
ขขขข
ขขขขขขข(mặt cứng như đường xi
măng) rõ ràng đều có nghĩa giống với nghĩa 2 của từ mặt trong tiếng Việt
(những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm). Trong các
thành ngữ có yếu tố “mặt” như ขข
ขขข
ขขขข
ขขข(đánh cá trước mặt bẫy cá / nói
hoặc làm cho việc của người khác tổn hại); (chân voi (mặt) trước / trai
trưởng) thì từ mặt cũng có nghĩa gần giống với nghĩa 6 của từ mặt trong tiếng
Việt (phía nào đó trong không gian, trong quan hệ với một vị trí xác định).

65
Ngược lại, từ mặt trong tiếng Thái có một nghĩa không hề có trong nghĩa
của từ mặt tiếng Việt, đó là nghĩa 5 (dùng với thời gian như ngày sau, tháng sau,
lần sau). Nghĩa 2 (cơ thể phần trước của con người, hay phần phía trước của con
vật) thì về phần nào cũng có trong nghĩa của từ mặt tiếng Việt. Hai ngôn ngữ có
2 câu thành ngữ sau hoàn toàn tương đương nhau /lá mặt lá trái. Mà nghĩa từ
mặt trong là nghĩa 2 nói trên, suy ra nghĩa của từ mặt trong lá mặt lá trái cũng
như vậy. Đó là nghĩa gần với nghĩa 5 của từ mặt trong tiếng Việt: phần thẳng ở
phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong.
3.3.2. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của các thành ngữ có yếu tố
“mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái
3.3.2.1. Sự tương đồng
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái có nhiều
điểm tương đồng về tỉ lệ và ngữ nghĩa.
Về tỉ lệ, các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái
chiếm tỉ lệ gần giống nhau trong vốn thành ngữ của mỗi ngôn ngữ. Có 95 câu
thành ngữ mang yếu tố mặt trong 2384 câu thành ngữ tiếng Việt (theo thống kê
của Hoàng Văn Hành [18 tr. 185- 285]), chiếm gần 3,98 %. Có 49 câu thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong 1500 câu thành ngữ tiếng Thái, (theo thống kê của
Khun Vijit Matra [ 82 tr. 12- 719 ]) chiếm gần 3,27 % .
Về số lượng nhóm nghĩa, các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong cả 2
ngôn ngữ đều gồm 5 nhóm nghĩa (tuy nhiên, đây chỉ là sự phân nhóm mang
tính tương đối).
Về nội dung, 5 nhóm nghĩa cơ bản giống nhau. Chỉ có nhóm nghĩa 3,
nghĩa 4 của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái khác đôi chút với
nhóm nghĩa 3, nghĩa 4 của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt vì thiếu
thành phần nghĩa “trí tuệ” và thành phần nghĩa “trạng thái”.

66
Điểm thống nhất thứ tư là các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng
Việt và tiếng Thái đều nghiêng về biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực.
Cụ thể, trong 95 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt có đến 78 câu
mang nội dung có tính tiêu cực, chiếm đến 82,10%. Trong 49 câu thành ngữ có
yếu tố “mặt” trong tiếng Thái có đến 37 câu mang nội dung có tính tiêu cực,
cũng chiếm 75,51%.
3.3.2.2. Sự khác biệt
Về ngữ nghĩa, bên cạnh những điểm thống nhất, các thành ngữ có yếu
tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái cũng có một số điểm khác biệt nhau.
Thứ nhất là: cùng có 5 nhóm nghĩa, nhưng tỉ lệ số câu thành ngữ trong
các nhóm ở 2 ngôn ngữ không giống nhau. Nghĩa thành phần trong mỗi nhóm ở
các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt có phần phong phú hơn ở các
nghĩa thành phần trong mỗi nhóm ở các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng
Thái.
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt dùng phổ biến nhất là để
biểu thị tình cảm, thái độ của con người (có 34 câu); thứ đến là để biểu thị hoạt
động, trạng thái (có 21 câu). Chúng cũng dùng để biểu thị phẩm chất, tính cách,
trí tuệ; vẻ bề ngoài của con người; hoàn cảnh, tình trạng trong cuộc sống con
người nhưng ít phổ biến.
Đối với các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái, số thành ngữ
thuộc nhóm có thể biểu thị phẩm chất, tính cách con người và hoàn cảnh, tình
trạng lại vượt trội hơn so với số thành ngữ thuộc các nhóm còn lại. Cụ thể
nhóm biểu thị phẩm chất, tính cách con người có 15 câu; nhóm biểu thị hoàn
cảnh, tình trạng có 11 câu. Còn 2 nhóm biểu thị vẻ bề ngoài của con người và
biểu thị hoạt động đều có 9 câu. Riêng nhóm biểu thị tình cảm thái độ ít nhất,
có 5 câu.
Như vậy, điểm nổi bật ở đây là: với các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Việt, nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ là nhóm nghĩa phổ biến nhất. Ngược

67
lại, đó lại là nhóm nghĩa ít phổ biến nhất của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Thái.
Điểm khác biệt thứ hai là trong tiếng Việt có một số câu thành ngữ mà từ
mặt biểu thị một bộ phận của đồ vật hay một phía của hiện tượng thiên nhiên
như: căng như mặt trống; thò lò sáu mặt; trơ như mặt thớt; mặt trăng mặt trời;
mặt nước chân mây. Các câu này, có thể gián tiếp biểu thị những vấn đề của
con người. Trong tiếng Thái từ mặt không có các nghĩa trên nên cũng không có
các câu thành ngữ tương tự. Do đó, các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Thái hạn chế biểu thị gián tiếp những vấn đề của con người thông qua
những đối tượng không phải là con người. Ngược lại, trong tiếng Thái từ mặt
còn có một nghĩa là dùng biểu thị thời gian kế tiếp như ngày sau, tháng sau, lần

sau nên có câu thành ngữ ขขขขขขขขขขขขขข - chờ ao nước tiếp theo, tức không hài
lòng với những điều mình đã có, vẫn chờ đợi mãi về những điều chưa bao giờ
đến. Nghĩa này không có trong tiếng Việt
Điểm khác biệt thứ ba là thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái
thường đơn nghĩa. Trong khi ở tiếng Việt, một số thành ngữ có yếu tố “mặt” có
thể hiểu theo 2 nghĩa khác nhau, tùy vào tình huống sử dụng. Đó là những câu
(mặt bủng da chì; mắng như tát nước vào mặt;…) vừa biểu thị vẻ về ngoài hoặc
hoạt động, vừa biểu thị tình trạng thể chất hoặc hoàn cảnh, tình trạng như đã
nói ở trên.
Điểm khác biệt thứ tư là tuy đều nghiêng về biểu thị những nội dung
mang tính tiêu cực nhưng tỉ lệ ở thành ngữ có yếu tố “mặt” của 2 dân tộc
không giống nhau. Tỉ lệ các thành ngữ có yếu tố “mặt” biểu thị những nội
dung mang tính tiêu cực trong tiếng Việt cao hơn các thành ngữ có yếu tố
“mặt” biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực trong tiếng Thái.
3.4. Một số đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ và văn hóa biểu thị qua các
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái

68
a) Từ mặt và thành ngữ có yếu tố “mặt” góp phần phản ánh sự phát triển
của tư duy, ngôn ngữ ở hai cộng đồng Việt Nam, Thái Lan
Như đã nói ở mục 3.3.1.2, từ mặt trong tiếng Việt đến 7 nghĩa chuyển,
trong đó, có đến 4 nghĩa biểu thị một phần hay một phía liên quan đến các đối
tượng không phải là con người. Các nghĩa này có thể có liên quan đến đồ vật
(nghĩa 5: phần thẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần
bên dưới hoặc bên trong), đến không gian (nghĩa 6: phía nào đó trong không
gian, trong quan hệ với một vị trí xác định), đến khái niệm trừu tượng (nghĩa 7:
phần trước trừu tượng hóa khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với phần đối
lập hoặc những phần còn lại; phương diện), và cả đến những khái niệm của lĩnh
vực khoa học (nghĩa 8: hình được vẽ nên bởi một điểm mà vị trí phụ thuộc liên
tục vào hai tham số).
Điều này phần nào biểu hiện khả năng liên tưởng phong phú trong tư
duy người Việt Nam cùng sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt.
Từ mặt trong tiếng Thái, như đã trình bày ở mục 3.2.1., chỉ có 5 nghĩa
được xác định ở từ điển. Trong đó, 4 nghĩa chỉ một phần hay một phía liên quan
đến các đối tượng không phải là con người nói trên không được xác định (dù
trong thực tế sử dụng vẫn phần nào có thể hiện). Nhưng, từ mặt trong tiếng
Thái có một nghĩa rất độc đáo, không hề có trong nghĩa của từ mặt tiếng Việt,
đó là nghĩa 5 (dùng với thời gian như ngày sau, tháng sau, lần sau). Nghĩa 2 (cơ
thể phần trước của con người, hay phần phía trước của con vật) thì về phần nào
cũng có trong nghĩa của từ mặt tiếng Việt nhưng vẫn có vẻ riêng biệt ở việc
nhìn con người, con vật trong chỉnh thể hình thức, trong tính khái quát về
không gian.
Hai nghĩa này phần nào giúp phản ánh khả năng tư duy khái quát, trừu
tượng và việc sử dụng từ mặt để biểu thị những nội dung mang tính khái quát,
trừu tượng đó của người Thái.

69
Các nghĩa chuyển nói trên của từ mặt trong tiếng Việt đã khiến vốn thành
ngữ có được một số câu mà từ mặt biểu thị một bộ phận của đồ vật hay một
phía của hiện tượng thiên nhiên như mặt nước chân mây; căng như mặt trống;
mặt trăng mặt trời; thò lò sáu mặt; trơ như mặt thớt. Đây là các câu được
người Việt dùng để gián tiếp biểu thị những vấn đề như tình trạng; tình hình
cuộc sống, hay quan hệ; tính cách của con người. Như vậy, nếu nghĩa của từ
mặt chuyển từ nghĩa đen biểu thị bộ phận con người sang nghĩa bóng biểu thị
bộ phận của đồ vật hay vị trí trong không gian của hiện tượng thiên nhiên; thì
nghĩa các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” lại chuyển từ nghĩa đen nói về những
cái không phải là con người sang nghĩa bóng biểu thị những vấn đề thuộc về
con người.
Đây là sự biểu hiện lối tư duy uyển chuyển, cùng con đường vận dụng từ
ngữ vô cùng linh hoạt, phong phú và rất tinh tế của người Việt. Sự linh hoạt,
phát triển của thành ngữ tiếng Việt còn có thể thấy được qua tính đa nghĩa của
một số thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt.
Trong tiếng Thái, từ mặt không có các nghĩa trên nên cũng không có các
câu thành ngữ biểu thị một bộ phận của đồ vật hay một phía của hiện tượng
thiên nhiên; các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” cũng không đa nghĩa. Do đó,
các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái hạn chế biểu thị gián tiếp
những vấn đề của con người thông qua những đối tượng không phải là con
người. Tuy nhiên, do từ mặt trong tiếng Thái có một nghĩa là dùng biểu thị thời

gian kế tiếp nên thành ngữ tiếng Thái có câu ขขข
ขขข
ขขข
ขขขข
ข (chờ ao nước tiếp
theo) để biểu thị tình trạng của những kẻ không hài lòng với những điều mình
đã có, vẫn chờ đợi mãi về những điều chưa bao giờ đến. Đây là một nghĩa
chuyển thú vị không có trong thành ngữ tiếng Việt.
b) Thành ngữ có yếu tố “mặt” góp phần phản ánh thế giới nội tâm và
cách biểu lộ thế giới nội tâm của hai cộng đồng Việt Nam, Thái Lan

70
Như đã nói ở mục 3.3.2.2. nhóm nghĩa biểu thị phẩm chất, tính cách của
con người là nhóm nghĩa phổ biến nhất của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Thái và là nhóm nghĩa tương đối phổ biến của thành ngữ có yếu tố “mặt”
trong tiếng Việt. Đặc điểm này cho thấy, đối với người Thái Lan và người Việt
Nam, mặt (người) đều được nhìn nhận như một nơi thể hiện thế giới nội tâm,
trong đó có phẩm chất, tính cách của con người.
Cả hai dân tộc đều tìm thấy ở thành ngữ các phương tiện để biểu thị con
người với những phẩm cách khác nhau. Đó là con người có năng lực, điều kiện
vượt trội (có máu mặt; ขขขขขขขขขข-có mặt có mắt), người có tính cách cương
quyết hay quá cứng rắn (khô chân gân mặt; ขขข ขขขขขขขขขขขขขขขข ขขขข ขขขข
ขขข-mặt cứng như đường xi măng), người không đàng hoàng, thiếu tự trọng

(vục mặt xuống như chó; ขข
ขขขขข
ขขข
ขขขขข
ขขขข
ข - bán mặt mỗi ngày 5 bạc), kẻ
tráo trở (trở mặt như bàn tay; ขขขขขข
ข- hai mặt), kẻ độc ác, nham hiểm, dã
man (mặt

người dạ thú; ขขข
ขขขข
ขขขขขข
ข - mặt thịt lòng con hổ). Bên cạnh đó, thành ngữ
có yếu tố “mặt” của người Thái Lan còn phản ánh về kiểu người vui vẻ

ขขขขขขข
(ขขข ข -mặt vui cười), người giàu lòng tự trọng (ขขข
ขขขข
ขขข
ข- bảo vệ
mặt, tức danh dự), kẻ xăng xái giành việc của người khác ( -mượn mặt mượn
mắt / người thích làm công việc của người khác). Thành ngữ có yếu tố “mặt”
của người Việt Nam thì dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phản ánh về những
kẻ người trơ lì, không biết hổ thẹn (mặt dạn mày dà; mặt trơ trán bóng; mặt
dày như mặt mo; trơ như mặt thớt).
Còn nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ là nhóm nghĩa phổ biến nhất của các
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt, nhưng lại là nhóm nghĩa ít phổ
biến nhất của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái.
Ở các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt, thế giới tình cảm chủ
yếu biểu lộ qua sắc mặt hoặc nét mặt.

71
Rất nhiều sắc thái cảm xúc đã được biểu lộ trên khuôn mặt qua các màu:
xanh (mặt xanh nanh vàng; mặt xanh như đít nhái; mặt xanh lét như tàu lá;
mặt như chàm đổ), đỏ, tía (mặt đỏ như gà chọi; mặt đỏ như gấc; đỏ mặt tía tai),
thâm, xám (mặt thâm mày xám), tím (tím mặt tím gan), đen (mặt sắt đen sì),
vàng (mặt vàng như nghệ); trắng (mặt trắng bệch như sáp; mặt cắt không còn
giọt máu );... Sự biểu thị màu sắc ở đây có thể trực tiếp bằng tính từ, hoặc gián
tiếp bằng sự gợi tả (mặt cắt không còn giọt máu). Trong 34 câu thành ngữ có
yếu tố “mặt” biểu thị tình cảm, thái độ của tiếng Việt, có đến 13 câu thành ngữ
biểu lộ tình cảm, thái độ qua sắc mặt với nhiều màu vẻ phong phú.
Tiếp đó là sự biểu lộ tình cảm, thái độ qua nét mặt với những biểu hiện
không kém phần đa dạng. Đó là những cảm xúc bộc lộ khi cơ mặt nở ra (nở
mày nở mặt), sưng lên (mặt sưng mày xỉa) hay chảy xuống (mặt nặng mày nhẹ;
nặng mặt sa mày; mặt nặng như chì; mặt nặng như đá đeo; mặt như đưa đám;
mặt cối đá). Và những cảm xúc, thái độ biểu lộ khi cơ mặt đơ ra (mặt ngay
(ngây) cán tàn; mặt ngây như ngỗng ỉa); nhăn vào (mặt ủ mày chau; xụ mặt
chau mày; mặt nhăn như bị; mặt nhăn như mặt hổ phù), hay đanh lại (mặt chai
mày đá; mặt lạnh như tiền). Có đến 16 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” đã biểu
lộ tình cảm, thái độ qua nét mặt.
Như vậy, chỉ còn 5 câu thành ngữ thuộc nhóm này không biểu lộ tình
cảm, thái độ qua biểu hiện trực tiếp trên sắc mặt, nét mặt. Và với sự quan sát
tinh tế, với những phát hiện phong phú và sự miêu tả sắc nét qua ngôn ngữ về
các biểu hiện, những tình cảm thái độ của con người được miêu tả trong thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt là hết sức đa dạng. Đó là những tình cảm:
yêu, vui, sợ, buồn, giận, tức, căm; thái độ: ngạc nhiên, xấu hổ, dứt khoát, lạnh
lùng, xa cách, bực dọc, khó chịu, bất như ý; và có thể kèm theo những thể trạng
không tốt.

72
Việc có đến 29/34 câu biểu thị tình cảm, thái độ qua những biểu hiện quan
sát được trên gương mặt cho thấy một nét tâm lí của người Việt là thường biểu thị
thế giới tình cảm của mình một cách trực tiếp, công khai, không che giấu.
Ngược lại, thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái ít được dùng để
biểu thị tình cảm thái độ, chỉ có 5 câu. Trong 5 câu đó, có 2 câu biểu lộ tình

ขขขข
cảm, thái độ qua sắc mặt (ขขข ขขขข
ข - máu chảy lên mặt / như mặt đỏ tía tai;
ขขข
ขขข
ขขขขขขขข
ข-mặtข
ข trắng như gà luộc / mặt trắng vì sợ hãi hoặc ốm yếu), và
ขขข
3 câu có thể coi như đã biểu lộ tình cảm, thái độ qua nét mặt (ขขข ขขขขขขข
ขขขขข
- mặt nhăn như đuôi vịt; -mặt, mắt như con mèo giật mình; ขขข
ขขขขขขข
ขขขข

ขขข
ข-mặt như con ngựa / mặt không hài lòng). Các
câu này ít trực tiếp nói đến sắc mặt, nét mặt mà chỉ gợi ra qua miêu tả quá trình
(máu chảy lên mặt; mặt, mắt như con mèo giật mình). Tức chúng ít nói đến
biểu hiện trực tiếp của tình cảm, thái độ trên gương mặt. Hơn nữa, các tình
cảm, thái độ được biểu hiện ở đây cũng không phong phú và về cơ bản không
phải là những cảm xúc mạnh.
Thực ra, về cơ bản cộng đồng người nào cũng có thể trải qua tất cả các
cung bậc của tình cảm, thái độ; chỉ có điều họ có biểu hiện với tần suất như thế
nào và có công khai, trực tiếp hay không. Người Thái Lan chủ yếu theo đạo
Phật. Họ có niềm tin tôn giáo sâu sắc, luôn sùng bái những lời dạy của Phật. Vì
vậy, đại đa số người dân Thái Lan đều đề cao lối sống hiền hòa, thân thiện, lịch
sự, coi trọng nền dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Khi tất cả đều sống với nhau
như vậy thì những xung đột ít xảy ra, các cảm xúc tiêu cực sẽ không quá nhiều.
Điều này lí giải vì sao tỉ lệ các thành ngữ có yếu tố “mặt” biểu thị những nội
dung mang tính tiêu cực trong tiếng Thái thấp hơn tỉ lệ đó trong tiếng Việt.
Và các cảm xúc, thái độ tiêu cực nếu có xảy ra, thì thường không quá
gay gắt. Bởi khi gặp những gì bất như ý, họ thường chịu đựng, ít phản ứng lại.
Nếu có những cảm xúc dâng trào, họ thường cố gắng kìm nén. Các câu

73
ข (cúi mặt để làm, tức phải làm những điều gì đó mà mình không muốn làm);
ขขขขขข
ข(buộc phải quay lại, tức phải quay lại nói hoặc làm việc với người
mình không thích) cho thấy thói quen che dấu cảm xúc, nhất là cảm xúc tiêu
cực (cúi mặt để không ai nhìn thấy), thái độ nhẫn nhịn, chịu đựng (vẫn làm việc
mình không muốn làm, quan hệ với người mà mình không thích) của người
Thái Lan. Điều này thống nhất với nhận định của tác giả Nguyễn Thị Vân Chi
trong bài báo của mình [6]: Con người Thái Lan với tính cách hiền hòa, linh
hoạt, mềm dẻo giúp cho mọi người giữ được hòa khí nhưng cũng có mặt hạn
chế là sự không thành thật, thẳng thắn, hay có thái độ né tránh khiến cho đối
phương không hiểu được thực chất và dễ hiểu lầm. Đây là tính hai mặt trong
tính cách và lối sống của người Thái Lan.
Tóm lại, việc nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ là nhóm nghĩa phổ biến
nhất của các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt, song lại là nhóm
nghĩa ít phổ biến nhất của thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng Thái đã góp
phần biểu thị những nét khác biệt về tần số xuất hiện của tình cảm, thái độ;
mức độ của cảm xúc; cùng cách thức biểu lộ tình cảm, thái độ của người Việt
Nam và người Thái Lan.
c) Thành ngữ có yếu tố “mặt” góp phần phản ánh môi trường sống của
người Việt Nam và người Thái Lan
Qua các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt, có thể thấy sự
xuất hiện của rất nhiều loại quả, cây, con, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên quen
thuộc với người Việt. Đó là trái xoan, quả gấc, cây tre (trong mặt trái xoan
mặt; mặt đỏ như gấc; chém tre dè đầu mặt); là con lươn, con nhái, con chuột,
con hổ, tổ ong (trong mặt cú da lươn; mặt rỗ như tổ ong bầu; mặt xanh như đít
nhái; nhăn như mặt hổ phù; mặt dơi tai chuột). Đó là cái thuổng, cối đá, cái
trống, cái thớt (trong mặt ngay (ngây) cán thuổng; mặt cối đá; căng như mặt
trống; trơ như mặt thớt), là nước, đất, trời (trong mặt nước cánh bèo; bán mặt
cho đất bán lưng cho trời).

74
Người Thái Lan cũng gửi gắm thế giới thiên nhiên của mình trong các
câu thành ngữ có yếu tố mặt. Đó là sự góp mặt của cây nấm, cây rau mùi (trong
ขขข
ขขข
ขขขขขขขขขขขข
ข-mặt dầy như mũ nấm; ขข
ขขข
ขขขขขข
ข-rau mùi che mặt ),
của con chuột, con ngựa, con vịt, con voi (trong ขขขข
ขขขข
ขขขข
-mặt khác người
như mặt chuột; ขขข
ขขขขขขข
ขขขข
ขขขข
ข -mặt như mặt ngựa; ขขข
ขขข
ขขขขขขข
ขขขข
-
mặt ข nhăn như đuôi vịt; -chân voi (mặt) trước ). Và sự góp mặt của cái giỏ,
tấm vải, cái bàn sản (trong ขขข
ขขข
ขขขขขขขขขขข
ขข- mặt to như cái giỏ; ขข
ขขขข

ขขข
ขขขข
ขขขข-bán vải để giữ mặt; ขขข
ขขขขขขขขขขขข
ข-mặt như cái bàn sản),

của đất và nước (trong ขขขขขข ขขขขขข ข-đất chưa lấp mặt; ขขข
ขขข
ขขขขขขข ข - chờ
ao nước tiếp theo). Đặc biệt, trong số các biểu tượng được đem ra để so sánh,
biểu lộ các vấn đề của cuộc sống người dân có cả các biểu tượng về chính con
người

như kẻ trộm, ông khổng lồ, (trong ขขข
ขขข
ขขขขข
ขขขข
ขขขข
ขขขข
ขขขข - mặt đáng sợ
như

kẻ trộm; ขขข
ขขข
ขขขขข
ขขขขข
ขขข
ขขข
- mặt như khổng lồ). Sở dĩ có các biểu tượng
này là do xã hội Thái Lan vốn ít trộm cắp, kẻ làm việc trộm cắp là rất đặc biệt
và rất đáng sợ với cộng đồng. Ông khổng lồ cũng là một biểu tượng quan trọng
với người Thái Lan bởi nhân vật kiểu này đã được nói đến nhiều trong các
truyện cổ dân gian Thái Lan, gắn với những hành vi đáng sợ như bắt cóc người,
ăn thịt người.
Hầu hết thế giới thiên nhiên và vật dụng được nói tới là không xa lạ giữa
hai dân tộc. Nhưng như vậy không có nghĩa là thế giới môi trường xung quanh
hai cộng đồng dân tộc không có vẻ riêng. Vẻ riêng đó chính là sự xuất hiện của
cây tre (với người Việt Nam) và con voi (với người Thái Lan).
Lũy tre xanh bình yên mang hồn quê hương xứ sở gắn bó thủy chung với
dân tộc Việt Nam, là biểu tượng cho tính tự trị - một trong hai đặc trưng cơ bản
trong văn hóa tổ chức cộng đồng của người Việt Nam trong truyền thống. Cây
tre xanh nhũn nhặn mà dẻo bền, cứng cáp, hiên ngang là biểu tượng cho cốt
cách và các phẩm chất đặc sắc của con người và văn hóa Việt Nam.

75
Loài voi, với sức mạnh, sức bền bỉ và tuổi thọ dai dẳng, bằng sự gắn bó
với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, đã trở thành loài vật linh thiêng,
biểu tượng của đất nước Thái Lan. Đối với người Thái, voi tượng trưng cho tôn
giáo, dân tộc và hoàng gia; là biểu tượng của sức mạnh, sự thịnh vượng và
hạnh phúc.
Hay nấm và giỏ được nói tới ở đây chính là thứ cây và đồ vật rất phổ
biến, gắn bó với cuộc sống của người dân Thái Lan.
Tóm lại, thành ngữ có yếu tố “mặt” cũng góp phần phản ánh cái chung
cũng như vẻ riêng trong môi trường sống của người Việt Nam và người Thái
Lan.
3.5. Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận văn dùng để khảo sát, phân tích những đặc trưng ngữ
nghĩa và giá trị biểu đạt tư duy, ngôn ngữ, văn hóa của thành ngữ có yếu tố
“mặt” trong tiếng Việt có đối chiếu với thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng
Thái. Trước hết, chương 3 nghiên cứu các đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ
có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái. Trên cơ sở nghĩa của từ mặt
trong tiếng Việt và tiếng Thái, luận văn đã xác định các nội dung mà những
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái có thể biểu thị. Đó là
các nội dung về những phương diện: vẻ bề ngoài; tâm trạng và thái độ; phẩm
chất, tính cách, trí tuệ; hoạt động, trạng thái; hoàn cảnh, tình trạng của con
người. Luận văn đã xác định tỉ lệ các thành ngữ ở từng nhóm nghĩa, phân tích,
minh họa bằng các ví dụ, chỉ rõ số thành ngữ biểu thị các nội dung mang tính
tích cực hay tiêu cực, và nghĩa / các nghĩa của từ mặt trong các thành ngữ của
từng nhóm nghĩa đó.
Chương 3 cũng dùng một dung lượng đáng kể cho việc những phân tích
những điểm thống nhất và khác biệt về nghĩa của từ mặt và nghĩa của thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái. Cuối cùng là những phân

76
tích một số đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ và văn hóa biểu hiện qua các thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái.

KẾT LUẬN

Theo mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, khảo sát đề ra; vận dụng
các phương pháp đã xác định, luận văn đã khảo sát, phân tích thành ngữ có yếu
tố “mặt” trong tiếng Việt về cấu trúc; nghiên cứu đối chiếu với các thành ngữ
đó trong tiếng Việt với các thành ngữ tương ứng tiếng Thái về ngữ nghĩa, giá trị
biểu hiện và rút ra một số kết luận như sau:
1. Trong tiếng Việt có 95 thành ngữ có yếu tố “mặt”. Về mặt cấu tạo,
dựa vào phương thức tạo nghĩa và tính đối xứng, các thành ngữ này được chia
thành 2 nhóm lớn: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa và
thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh. Nhóm thứ nhất là các thành
ngữ có yếu tố “mặt” mang nghĩa biểu trưng được tạo thành nhờ phép ẩn dụ,
gồm 61 câu. Nhóm thứ hai là các thành ngữ có yếu tố “mặt” được hình thành
nhờ phép so sánh và thường có nghĩa biểu trưng, chỉ gồm 34 câu.
2. Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa trong
tiếng Việt lại bao gồm tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn
dụ hóa đối xứng (45 câu, chiếm 47,37%) và tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố
“mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng (16 câu, chiếm 18, 64%). Tiểu

77
nhóm thứ nhất có đặc trưng gồm hai vế đối xứng nhau (về từ loại và ngữ
nghĩa), có tiết tấu hoặc có tính nhịp điệu (nhờ hiện tượng lặp âm, hiệp vần, xây
nhịp đôi). Tiểu nhóm này lại được chia nhỏ hơn nữa thành kiểu thành ngữ có
yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa (có quan
hệ đẳng kết cả thuộc tính ngữ pháp và ngữ nghĩa; gồm 38 câu, chiếm 84,44% )
và kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng
kết, không hội nghĩa (có vế chủ hướng và vế phụ hướng; gồm 7 câu, chiếm 16,
56%). Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối
xứng cũng được tạo nghĩa bằng con đường ẩn dụ hóa song không có tính đối
xứng về cấu trúc. Tiểu nhóm này gồm 8 câu mang cấu trúc động ngữ, 3 câu
mang cấu trúc danh ngữ, 3 câu mang cấu trúc chủ - vị và 2 câu mang cấu trúc
tính ngữ.
3. Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh trong tiếng
Việt lại bao gồm tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh
đối xứng (5 câu, chiếm 5,26%) và tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang
cấu trúc so sánh phi đối xứng (29 câu, chiếm 30, 53%). Ở tiểu nhóm đối xứng,
các câu đều gồm bốn yếu tố tạo thành hai vế: 2/2, cấu tạo theo mô hình so sánh
AB A’B’ (A, A’ là cái được so sánh; B, B’ là cái dùng để so sánh). Tiểu nhóm
phi đối xứng gồm các thành ngữ không có tính đối xứng do được cấu tạo giống
những cấu trúc ngữ pháp bình thường. Tiểu nhóm này được cấu tạo bởi 11 mô
hình AxyBx’; AxyB; AyB; AyBx’; ABx’; AxB; xyB; xybx’; yB; xB; AB. So với
các dạng cấu tạo của thành ngữ so sánh phi đối xứng nói chung thì ở đây vắng
mô hình yBx. Trong 11 mô hình cấu tạo, thành ngữ có yếu tố “mặt” xuất hiện
phổ biến nhất ở mô hình AxyB; tương đối phổ biến ở xyB tức ở dạng đầy đủ và
dạng tỉnh lược yếu tố A. Đặc điểm của các yếu tố trong cấu trúc so sánh
ở đây là: A xuất hiện ở 20 câu, luôn là danh từ mặt; x (phương diện đem ra để
so sánh) xuất hiện ở 23 câu, đều thuộc từ loại tính từ hoặc động từ; y (từ biểu
thị quan hệ so sánh) cũng xuất hiện ở 23 câu, đều là từ như; B có mặt ở tất cả

78
29 câu, chủ yếu là danh từ, danh ngữ; x’ chỉ xuất hiện ở 5 câu, cũng đều thuộc
từ loại tính từ hoặc động từ.
4. Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ mặt trong tiếng Việt
có các nghĩa: 1. Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người, hay phần phía
trước của đầu con thú; 2. Những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư,
tình cảm; 3. Mặt người làm phân biệt người này với người khác; dùng để chỉ
từng cá nhân khác nhau; 4. Mặt con người, hiện ra trước mọi người, coi là biểu
trưng cho thể diện, danh từ, phẩm giá; 5. Phần thẳng ở phía trên hoặc phía
ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong; 6. Phía nào đó trong
không gian, trong quan hệ với một vị trí xác định; 7. Phần trước trừu tượng hóa
khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với phần đối lập hoặc những phần còn lại;
phương diện; 8. (chm.). Hình được vẽ nên bởi một điểm mà vị trí phụ thuộc
liên tục vào hai tham số.
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt có thể biểu thị: vẻ bề
ngoài (11 câu); tâm trạng và thái độ (34 câu); phẩm chất, tính cách, trí tuệ (18
câu); hoạt động, trạng thái (21 câu); hoàn cảnh, tình trạng của con người (11
câu). Như vậy, tâm trạng, thái độ là nhóm nghĩa phổ biến nhất của thành ngữ
có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt; biểu thị vẻ bề ngoài và hoàn cảnh, tình trạng
là 2 nhóm nghĩa ít phổ biến của các thành ngữ này. Khi biểu thị vẻ bề ngoài của
con người, yếu tố mặt trong các câu thành ngữ đều có nghĩa 1; biểu thị tâm
trạng và thái độ, yếu tố mặt đều có nghĩa 2. Nhưng khi biểu thị phẩm chất, tính
cách, trí tuệ, yếu tố mặt trong các câu thành ngữ chủ yếu có nghĩa 4, vài trường
hợp có nghĩa 5; biểu thị hoạt động, trạng thái, yếu tố mặt chủ yếu có nghĩa 3,
nghĩa 1, chỉ một trường hợp có nghĩa 5; biểu thị hoàn cảnh, tình trạng của con
người thì yếu tố mặt trong các câu thành ngữ có nghĩa 3 và nghĩa 4.
5. Theo Từ điển tiếng Thái (Ratchabunđit Sa – Than chủ biên), từ
mặt
trong tiếng Thái có các nghĩa: 1. Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu
người, hay phần phía trước của đầu con thú; 2. Cơ thể phần trước của con

79
người, hay phần phía trước của con vật; 3. Mặt người làm phân biệt người này
với người khác, dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau; 4. Mặt con người, hiện ra
trước mọi người, coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm giá; 5. Dùng với
nghĩa chỉ thời gian thời gian kế tiếp như ngày sau, tháng sau, lần sau.
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái có thể biểu thị: vẻ bề
ngoài (9 câu); tâm trạng và thái độ (5 câu); phẩm chất, tính cách (15 câu); hoạt
động (9 câu); hoàn cảnh, tình trạng của con người (11).
Như vậy, phẩm chất, tính cách là nhóm nghĩa phổ biến nhất của thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái. Khi biểu thị vẻ bề ngoài của con người,
yếu tố mặt trong các câu thành ngữ tiếng Thái cũng đều có nghĩa 1; biểu thị tâm
trạng và thái độ, yếu tố mặt có thể coi là vẫn có nghĩa 1. Song khi biểu thị
phẩm chất, tính cách, yếu tố mặt trong các câu thành ngữ tiếng Thái có thể
mang nghĩa 1, 2, chủ yếu có nghĩa 4; biểu thị hoạt động, yếu tố mặt có thể
mang nghĩa 1, 2, 3, 4; biểu thị hoàn cảnh, tình trạng của con người thì yếu tố
mặt trong các câu thành ngữ có thể mang cả 5 nghĩa.
6. Từ mặt trong tiếng Việt và tiếng Thái đều là từ nhiều nghĩa;
nhưng từ
mặt trong tiếng Việt có 8 nghĩa, trong khi từ mặt trong tiếng Thái chỉ có 5 nghĩa.
Các thành ngữ có yếu tố mặt trong cả 2 ngôn ngữ đều gồm 5 nhóm nghĩa
cơ bản giống nhau, chiếm tỉ lệ gần giống nhau trong vốn thành ngữ của mỗi
ngôn ngữ và đều nghiêng về biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực
Tuy nhiên, ngữ nghĩa các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và
tiếng Thái cũng có một số điểm khác biệt nhau về: tỉ lệ số câu trong các nhóm
nghĩa, nghĩa thành phần trong mỗi nhóm; về các câu gián tiếp biểu thị những vấn
đề của con người; về nghĩa chỉ thời gian kế tiếp; về tính đơn nghĩa hay đa nghĩa;
về tỉ lệ các thành ngữ biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực.
7. Từ mặt và thành ngữ có yếu tố “mặt” có thể góp phần phản ánh sự
phát triển của tư duy, ngôn ngữ ở hai cộng đồng Việt Nam, Thái Lan; góp phần

80
phản ánh thế giới nội tâm cùng cách biểu lộ thế giới nội tâm của hai cộng đồng và
góp phần phản ánh môi trường sống của người Việt Nam và người Thái Lan.

81
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Hoàng Anh (2003), “Về cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo
chí”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 10 (96).
2. Thế Anh (2005), “Trở lại câu thành ngữ Tóc bạc da mồi”, Tạp chí
Ngôn
ngữ & đời sống, số 5 (115).
3. Trần Thị Hải Bình (2016), “Thành ngữ chứa động từ biểu thị hoạt
động cơ bản của mắt/eyes trong tiếng Việt và tiếng Anh, Tạp chí Ngôn
ngữ & đời sống, số 2.
4. Đình Cao (2008), “Thành ngữ mới buôn dưa lê”, Tạp chí Ngôn ngữ &
đời sống, số 153.
5. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa học tiếng Việt, NXB ĐH
Quốc Gia Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Vân Chi (2014), “Tìm hiểu về con người Thái Lan thông
qua thành ngữ, tục ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 11.
7. Nguyễn Tô Chung (2003) “Một số nhận xét về thành ngữ đối bốn
thành tố Nhật gốc Hán (qua so sánh với thành ngữ Việt)”, Tạp chí Ngôn
ngữ & đời sống, số 9 (95).
8. Nguyễn Đức Dân (1986), “Ngữ nghĩa thành ngữ, tục ngữ - sự vận
dụng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
9. Vũ Dung - Vũ Quang Hào - Vũ Thúy Anh (2000), Từ điển thành ngữ
và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn hóa, TP. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thụy Thùy Dương (2016), “Giá trị biểu đạt của thành
ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Ngôn ngữ &
đời sống,
số 8.
11. Cao Minh Đức (2000), Những câu chuyện thành ngữ, NXB
Văn hóa dân tộc.
82
12. Đặng Nguyên Giang, Nguyễn Văn Minh (2015), “Thành tố ngữ
nghĩa của thành ngữ đối xứng trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Từ
điển học & Bách khoa thư, số 3, 5/ 2015.
13. Đặng Nguyên Giang (2016), “Một số yếu tố chi phối sự hình
thành của thành ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học
& Bách khoa thư, số 6, 11/ 2016.
14. Nguyễn Thiện Giáp (2008), “Tính cố định và tính thành ngữ
theo quan niệm của Mel’cuk lgor Alesankdrovich”, Tạp chí Ngôn ngữ &
đời sống,
số 9 (155).
15. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Từ và Từ vựng học tiếng Việt của,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Trịnh Thị Hà (2006), “Phạm vi ngữ nghĩa trong nhóm thành
ngữ có chứa thành tố chỉ con người của dân tộc Tày”, Ngữ học trẻ, NXB
ĐH Quốc gia Hà Nội.
17. Đoàn Thị Thu Hà (2017), “Đặc điểm chất liệu ngôn ngữ hợp
thành quán ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 2,
3/ 2017.
18. Hoàng Văn Hành (2008), Thành ngữ học tiếng Việt, NXB Khoa
học xã hội.
19. Hoàng Văn Hành (1988), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, NXB
Khoa học xã hội.
20. Phong Hóa (2002), “Ngựa trong thành ngữ và tục ngữ Việt
Nam”, Tạp
chí Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2 (75+76).
21. Nguyễn Xuân Hòa (2004), “Tiếp cận nguồn gốc và cách sử
dụng nhóm thành ngữ phản ánh nền văn hóa dân tộc, lịch sử và phong
tục tập quán dân tộc (trên cứ liệu thành ngữ Nga và thành ngữ Việt)”,
Tạp chí Ngôn
ngữ, số 3 (178).
22. Quý Hoa (2006), “Chó trong thành ngữ - tục ngữ”, Tạp chí
Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2 (123+124).
83
23.Nguyễn Xuân Hòa (2009), “Khả năng kết hợp của đồng từ tiếng Việt
và việc phân tích chuyển dịch một số thành ngữ có động từ sang tiếng
Hán”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 5 (163).
24.Phan Thị Nguyệt Hoa (2012), Từ đa nghĩa từ vựng trong tiếng Việt
hiện đại, NXB Khoa họa xã hội.
25.Nguyễn Khắc Hùng (1988), Thêm một vài nhận xét về việc sử dụng
thành ngữ, tục ngữ trong văn bản của chủ tích Hồ Chí Mình, NXB Khoa
học xã hội.
26. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
27.Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học: Từ bình diện hệ thống đến
hoạt động, NXB Đại học sư phạm.
28.Đỗ Thị Thu Hương (2013), “Các quan hệ đồng nghĩa trong hệ thống
thành ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ và văn học”, Kỉ yếu hội thảo ngôn ngữ
học toàn quốc 2013.
29.Đỗ Thị Thu Hương (2017), “Về cơ sở hình thành thành ngữ tiếng
Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
30.Vũ Văn Khương (2002), “Thử xét mấy thành ngữ: nghèo rớt mồng
tơi, côi trời trữa đọt và cao trật ót”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 6
(80).
31.Lưu Quý Khương (2011), “Khảo sát các câu trúc thành ngữ có chứa
cặp tương liên “as…as” trong tiếng Anh và cái tương đương trong tiếng
Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 4 (186).
32.Lương Quý Khương, Võ Ngọc Ánh (2013), “Một số đặc trưng ngữ
nghĩa của thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chứa từ chỉ kim loại”, Tạp
chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 3, 5/ 2013.
33.Định Trọng Lạc (chủ biên) (1998), Nguyễn Thái Hòa, Phong cách
học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Trịnh Cẩm Lan (2009), “Biểu tượng ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Việt
(trên cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật), Tạp chí Ngôn ngữ
& đời sống, số 5 (163).
84
35. Nguyễn Lân (1989), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam,
NXB

36. Phan Hồng Liên (2006), Thử phân tích ba thành ngữ đồng
nghĩa trong tiếng Việt, Ngữ học trẻ, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
37. Đỗ Thị Kim Liên (Chủ biên) (2014), “Việc sử dụng sáng tạo
thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết sau”, Tạp chí Ngôn
ngữ & đời sống, số 11.
38. Đỗ Thị Kim Liên (2015), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
trong hành chức (trên tư liệu truyện ngắn và tiểu thuyết), NXB Khoa học
và xã hội, Hà Nội.
39. Lê Đức Luận (2011), “Nghĩa tố và phân tích nghĩa tố của từ”,
Tạp chí

40. Nguyễn Lực (1978), Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt,
NXB

41. Hoàng Tuyết Minh (2014), “Nét văn hóa dân tộc trong thành
ngữ so sánh ngang bằng tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt), Tạp chí
Ngôn ngữ
& đời sống, số 9.
42. Hoàng Tuyết Minh (2014), “Đặc trưng văn hóa dân tộc trong
thành ngữ
so sánh ngang bằng tiếng Anh và tiếng Việt có chứa yếu tố chỉ động vật,
Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 6, 11/ 2014.
43. Hà Quang Năng (2013), “Đặc điểm vế so sánh trong thành ngữ
so sánh
tiếng Việt”, Ngôn ngữ và văn học, Kỉ yếu hội thảo ngôn ngữ học toàn
quốc 2013.
44. Nguyễn Thanh Nga (2003), “Đôi điều về câu thành ngữ (Đồng
bấc thì qua, đồng quà thì nhớ)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 5 (91).
45. Nguyễn Bá Ngọc (2001), “Thành ngữ tiếng Anh với người dạy,
người học Việt Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9 (140).
85
46. Mai Thị Nhung (2007), “Nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong
sáng tác của Tô Hoài”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12 (223).
47. Hồ Thị Kiều Oanh (2013), “ Đặc trưng ngôn ngữ của thành ngữ
có chứa từ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt (dưới góc nhìn của
Ngôn ngữ học Tri nhận)”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, Số 2, 3/
2013.
48. Hoàng Phê (2013), Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng.
49. Hoàng Quốc (2003), “ Góp thêm suy nghĩ về thành ngữ Hán
Việt”, Tạp
chí Ngôn ngữ & đời sống, số 6 (92).
50. Đặng Thị Hảo Tâm (2011), “Hành động ngôn ngữ giễu nhại
trong thơ hậu hiện đại”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 5 (187).
51. Nguyễn Thị Tân (2003), “Nhận diện thành ngữ gốc Hán trong
tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12 (175).
52. Nguyễn Thị Tân (2004), “Các dạng thức tồn tại của thành ngữ
gốc Hán trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10 (185).
53. Nguyễn Thị Tân (2006), “Đặc điểm sử dụng thành ngữ gốc
Hán trong một thể loại văn bản tiếng việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12
(175).
54. Nguyễn Thị Tân (2015), “Thành ngữ Hán Việt: Khái niệm và
phân loại”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 6.
55. Lã Thành (1989), Từ điển thành ngữ Anh – Việt, NXB Khoa
học và kính tế.
56. Phạm Thuận Thành (2002), “Tục ngữ hay thành ngữ”, Tạp chí
Ngôn
ngữ & đời sống, số 9 (83).
57. Phạm Thuận Thành (2003), “Bàn thêm về ranh giới giữa thành
ngữ, tục ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2 (87+88).
58. Phạm Thuận Thành (2003), “Bàn thêm về thành ngữ (Cạn tàu
ráo
máng)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 4 (90).
59. Dương Thành (2005), “Những thành ngữ phi logic”, Tạp chí
Ngôn ngữ
& đời sống, số 1+2 (111+112).

86
60.Lê Văn Thanh (2015), “Thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ động vật
biểu thị hoạt động ‘ăn’ và ‘uống’ trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí
Từ điển học & Bách khoa thư, số 3, 5/ 2015.
61.Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB
ĐH và Giáo dục chuyên nghiệp.
62. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, NXB Giáo dục.
63.Phạm Thị Thoan (2011), “Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong
ngôn ngữ báo chí ngành công an”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 9
(191).
64.Bùi Thị Thi Thơ (2006), “Hiện tượng biến thể thành ngữ - tục ngữ
trong phương ngữ Nghệ Tĩnh”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2
(123+124).
65.Nguyễn Thị Hồng Thu (2003), “Về những dạng thức của thành ngữ
gốc Hán trong tiếng Việt và tiếng Nhật”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 (171).
66.Ngô Minh Thủy (2004), “Một số vấn đề về thành ngữ và thành ngữ
học tiếng Nhật”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 (179).
67.Trần Thị Lam Thủy (2012), “Con số “bốn” trong thành ngữ, tục ngữ,
ca dao của người Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 8 (202).
68. Võ Xuân Trang (2002), “Về một thành ngữ trong Truyện
Kiều”, Tạp chí

69. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, NXB
Giáo
dục, Hà Nội.
70. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
Việt, NXB
Đại học và trung học chuyên nghiệp.
71.Tạ Đức Tú (2005), “Một số thành ngữ có từ bụng”, Tạp chí Ngôn ngữ
& đời sống, số 3 (113).
72. Bùi Tất Tươm (chủ biên - 1997), Nguyễn Văn Bằng- Hoàng
Xuân Tâm,
Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
73.Vụ Giáo viên (1996), Tiếng Việt, tập 1, Giáo trình chính thức đào tạo
giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2, NXB Giáo dục.

87
74. Viện ngôn ngữ học (1998), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng
Việt,
NXB Giáo dục.
75. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Văn Thành (1994),
Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội.
76. Hoàng Thị Yến, Hoàng Thị Hải Anh (2018), “Tính hai mặt của
nhân cách người Việt (qua thành ngữ tiếng Việt)”, Tạp chí Từ điển học &
Bách khoa thư, số 3, 5/ 2018.
Tiếng Thái
77. Chanikan Wongpiya (2013), “Nghiên cứu so sánh hình ảnh,
khái niệm của con người trong thành ngữ tiếng Thái và tiếng Pháp”, Tạp
chí Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Srinakharin Tharavirot, Bangkok,
số 1+20,
2013.
78. Chin Ying Lin (1983), Thành ngữ tiếng Trung Quốc và thành
ngữ tiếng Thái: Nghiên cứu đối chiếu, luận văn thạc sĩ của ĐH
Julalongkron,
Bangkok.
79. Chunzil Khuan (1994), Thành ngữ tiếng Hàn Quốc và Thành
ngữ tiếng Thái: Nghiên cứu đối chiếu, luận văn cử nhân, ĐH
Srinakharinwirot, Bangkok.
80. Daranii Phuttharaksa (1990), Sự đối chiếu thành ngữ tiếng Thái
và thành ngữ tiếng Pháp, ĐH Julalongkron, Bangkok.
81. Direkchai Mahanthanasin (1986), Từ và thành ngữ: Khái niệm
về nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Sukanya, Bangkok.
82. Khaisiri Pramot na Ayutthaya (1996), Sự thay đổi của lời nói và
thành ngữ tiếng Thái, NXB ĐH Chulalongkon, Bangkok.
83. Khun Vijit Matra (2000), Sum Nuôn Thai (Thành ngữ tiếng
Thái), NXB
Khạ- nạ Wattanatham lệ Pha - Sa, Bangkok.
84. Khoa Ngữ Văn, chuyên ngành tiếng Thái (2009), Thành ngữ
liên quan đến động vật trong tiếng Thái và tiếng Anh, ĐH
Tecnologyratchamongkol, Bangkok.
88
85. Landroulos Finiguika (2002), Thành ngữ Romania và thành
ngữ tiếng thái: sự đối chiếu, luận văn cử nhân, ĐH Srinakharinwirot,
Bangkok.
86. Nikhom Khaolad (1996), Thưởng thức các thành ngữ tập 4, in
lần thứ 2,
NXB Wisitwatthana, Bangkok.
87. Penkhe Watchanasunthon (1985), Giá trị của thành ngữ tiếng
Thái, in lần thứ 3, NXB Odeon store, Bangkok.
88. Pitchada Phakakrong (2015), Sự so sánh thành ngữ tiếng
Khmer và tiếng Thái, NXB ĐH Sinlapakon, Bangkok.
89. Ratchanii Sosotthikun (1997), Thành ngữ tiếng Anh và Tiếng
Thái có ý nghĩa giống nhau, NXB ĐH Julalongkron, Bangkok.
90. Ratchabundittayasathan (2010), Sum Nuôn Thai (Thành ngữ
tiếng Thái), NXB Ratchabunđit sa-than, Bangkok.
91. Ratchabundittayấthan (2011), Từ điển tiếng Thái, NXB
Ratchabundit sa-than, Bangkok.
92. Sahathai Chaiyapan, M.A (2010), “Thành ngữ tiếng Thái để
phát triển kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp”, Tạp chí ĐH Narathiwat
Ratchanakharin, số 2, 5.
93. Sarinkan (1996), Thành ngữ tiếng Thái, NXB Viện Ngôn ngữ
Thái Lan.
94. Sirikan (1996), “Hàng trăm thành ngữ Thái”, Tạp chí Ngôn
ngữ tiếng Thái, số 3 (1):88.
95. Suphamat Thiplueaphon (1985) Phân tích thành ngữ tiếng Anh
và tiếng
Thái, luận văn cử nhân, ĐH Srinakharinwirot, Bangkok.
96. Orsa Khunphutprua (1997), Thành ngữ thú vị: Thái – Pháp
trong tư duy và lời nói, Khoa học xã hội & nhân văn, ĐH Khonkean,
Khonkean.
Tiếng Lào
97. Mouksikham Khemdy (2017), Khảo sát thành ngữ chỉ bộ phận
cơ thể trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt, luận văn thạc sĩ, Trường
ĐH KHXH và Nhân văn, Hà Nội.
98. Thipphavanh Soulinthavong (2016), Đối chiếu thành ngữ có
yếu tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Lào với hình thức tương đương
trong tiếng Việt, Trường ĐH KHXH và Nhân văn, Hà Nội.

89
PHỤ LỤC
Bảng 1. Thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt xét về cấu trúc
Nhóm
Thành ngữ
ẩn dụ hóa

4. cháy mặt lấm lưng


5. chỉ mặt đặt tên
6. chỉ mặt vạch tên
7. chọn mặt gửi vàng
8. đầu gio, mặt muội
9. đầu trâu mặt ngựa
10. đầu tắt mặt tối
11. khô chân gân mặt
12. lá mặt lá trái
13. mát mày mát mặt
14. mặt hùm da beo
15. mặt dơi tai chuột
16. mặt nạc đóm dày
17. mặt nặng mày nhẹ
18. mặt sưng mày xỉa
19. mặt xanh nanh vàng
20. mặt ủ mày chau
21. mặt bủng da chì
22. mặt cú da lươn
23. mặt đỏ tía tai
24. mặt dạn mày dày/mặt dày mày dạn
25. mặt mốc chân phèn
9. mặt còn măng sữa
10. phải lòng mặt
11. phơi mặt phong trần
12. tối tăm mặt mũi
13. thò lò hai mặt / thò lò sáu mặt
14. vục mặt xuống đất
15. vuốt mặt không kịp
16. vuốt mặt không nể mũi
Thành ngữ
so sánh
17. mặt ngay (ngây) cán thuổng / mặt
ngay
(ngây) cán tàn
18. mặt trái xoan
19. mặt cối đá
20. mặt sắt đen sì
21. mặt vuông chữ điền
22. mắng như tát nước vào mặt / Chửi
như tát nước vào mặt
23. nhăn như mặt hổ phù
24. nói như đổ mẻ vào mặt
25. như mặt trăng mặt trời
26. trơ như mặt thớt
27. trơ mặt thớt
28. trở mặt như bàn tay (như trở bàn tay)
29. vục mặt xuống như chó

Bảng 2. Thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt xét về ý nghĩa
Nghĩa
1. Vẻ bề
ngoài của
con người
2.Tình cảm,
thái độ

10. tím mặt tím gan


11. mặt sắt đen sì
12. mặt chai mày đá
13. mặt đỏ như gà chọi
14. mặt đỏ như gấc
15. mặt nặng như chì
16. mặt nặng như đá đeo
17. mặt ngây như ngỗng ỉa
18. mặt nhăn như bị
19. mặt như chàm đổ
20. mặt vàng như nghệ
21. mặt lạnh như tiền
22. mặt trắng bệch như sáp
23. mặt xanh như đít nhái
24. mặt cối đá
25. mặt như đưa đám
26. mặt xanh lét như tàu lá
3. Phẩm
chất, tính
cách, trí tuệ
4. lá mặt lá trái
5. mặt dạn mày dày / mặt dày mày dạn
6. mặt dơi tai chuột
7. mặt dày như mặt mo
8. mặt nạc đóm dày
9. mặt người dạ thú
10. mặt hùm da beo
11. mặt sứa gan lim
12. mặt trơ trán bóng
13. tai to mặt lớn
14. thò lò hai mặt / thò lò sáu mặt
15. trơ như mặt thớt
16. trở mặt như bàn tay / như trở bàn tay
17. trơ mặt thớt
18. vục mặt xuống như chó
4. Hoạt
động, trạng
thái
4. chém tre dè đầu mặt
5. chỉ mặt đặt tên
6. chỉ mặt vạch tên
7. chó liếm mặt người
8. chọn mặt gửi vàng
9. đầu tắt mặt tối
10. đeo mo vào mặt
11. gần lửa rát mặt
12. mắng như tát nước vào mặt / chửi
như tát nước vào mặt
13. nói như đổ mẻ vào mặt
14. phơi mặt phong trần
15. tay bắt mặt mừng
16. vạch mặt chỉ tên
17. vạch mặt chỉ trán
18. vẽ mày vẽ mặt / vẽ mặt vẽ mày
19. vuốt mặt không nể mũi
20. vuốt mặt không kịp
21. vục mặt xuống đất
5. Hoàn
cảnh, tình
trạng
Tổng

Bảng 3. Thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái


ตต
ตตต

Cú ná

ตต
ตตตต
ตตต
ตตต
Cồm ná cồm ta

ตตต
ตตตตตตตต
ตตต
ตตตต
ตตต
Cặp pện ná mư lẳng mư

ตตตตต
ตตตตตตต
ตตตต
Khái phá au ná rót

ตตตตต
ตตตต
ตตตต
ตตต

Khổn ná kháng mai


ruồng

ตตตตตต ตตตตตตตต ตตตต ต


Khải ná văn lạ há bía

ตตตตตต
ตตต
ตตตต
Ngơi ná á pak
ตตตตตตต
ตตตต
Cho rạ ka ná nủ

ตตต
ตตตต
ตตตต
ตตต
Chao ná chao ta

ตต
ตตตต ตตตต
ตตตตต ต
Chắt ná mai thứng lẳng

ตต
ตตตตต
ตตตต

Cháng tháo ná

ตต
ตตตตตตตตตต ต
Địn mai klop ná

ตตต
ตตต
ตตต
ตตตต

Đái ná lưm lẳng

ตตต
ตตต
ตตตต
ตต
Đai ná đai ta

ตต
ตตตตตตต ต
Ti lải ná
ตต
ตตตตตต
ตตต
Ti pa ná say
ต ตตต
ตตตตตตต

Thăm bụn au ná

ตตตตตต

Bẹk ná

ตตตตตตต ตตต

Pện ná đắng

ตต
ตตตตตตตตต ต
Phắc xi rôi ná

ตตตต
ตตตตตตต

Pha li lải ná

ตตต
ตตตตตตตตตตตตต
Phóm ná phóm ta

ตตตตตตตตตตตตต
Mạk ná lải ta

ตต
ตตตตตตตต
Mi ná mi ta

ตตต
ตตตต
ตตตต
ตต
Lượt khửn ná
ตต
ตตตตตตตตตต ต
Lup ná pạ cha-muk

ตตตตตต

Xỏng ná

ตตต
ตตตต
ตตต
Nắng ná phai

ตตต
ตตตต
Ná chak

ตตต
ตตตตตตตตตตตตตต

Ná pện mạk rúc

ตตต
ตตตต ตต
Ná lượt

ตตต
ตตตตต ตตตต
Ná yay chay tô
ตตต
ตตตตตตตต ตตตตต ตตตต
Ná khảo mửn khay pok

ตตต
ตตตตตตตต
ตตตตตตตตต

ตตต
Ná khảo mửn tôc kra
đống phéng

ตตต
ตตตตตตตตตตตต ต
Ná ngo pện kra chạt

ตตต
ตตตตตตตตตตต ตต
Ná xíd pện kai tộm

ตตต
ตตตตตต ตตตตต
ตตตตตตต
Ná ta thạ mựng thựng
mửn yak
ตตต
ตตตตต
ตตตตต
ตตตตต
ตตต

ตตตต
Ná ta bóng béo mửn meo
khang

ตตต
ตตตตตตตต ตตตตตตต

Ná yu yi mủn yak

ตตต
ตตตต
ตตตตตต

Ná nứa chay xửa

ตตต
ตตตตตตตตตตตตตต
Ná ban pện kra chạt

ตตต
ตตตตตตตตตตตตตต ต
Ná ban pện đok hệt

Ná ban hiếm rao ma-ha-
chôn

ตตต
ตตตตตตตตตต ตตตตต
Ná bụt pện tut pệt

ตตต
ตตตตตตต

Ná pện măn

ตตต
ตตตตตตตต
ตตตตตตตตตต
ตตตตตต
Ná nả mửn thạ-nộn rat
yang ma toi
ตตต
ตตตตต
ตตต
ตตตตต
Ná vái lẳng lỏk

ตตต
ตตตตตต ตตตตตตตต
Lẳng xứ phá ná xứ địn

Vắng nám bò ná

Bảng 4. Thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái xét về ý nghĩa
Nghĩa

1. Vẻ bề
ngoài của
con người

2.Tình
cảm, thái
độ

3. Phẩm
chất, tính
cách,

4. Hoạt
động
5. Hoàn
cảnh, tình
trạng
7. ขข
ขขขข
ขขขขขข
ข/đất chưa lấp mặt / vẫn còn
sống
8. /làm phước để được biết đến mặt
9. ขขขขขข
ข/ buộc phải quay lại / phải quay lại
nói
hoặc làm việc với người mình không thích
10. ขข
ขขขขข
ขขขข
ขขขข
ข/ mạk ná lải ta / nhiều người,
đông người

11. ขขขขขขขขขขขขขข / chờ ao nước tiếp theo / không
hài lòng với những điều mình đã có, vẫn chờ đợi
mãi về những điều chưa bao giờ đến
Tổng 49

You might also like