You are on page 1of 161

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

–––––––––––––––––

GIÁO TRÌNH
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
Dành cho học sinh hệ Trung học
(Tái bản lần thứ hai, có sửa chữa , bổ sung)

Hà Nội, năm 2011


2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, môn học Tiếng Việt thực hành được đưa vào giảng dạy
trong các trường đại học, cao đẳng và một số trường trung học chuyên nghiệp. Tuỳ
thuộc vào chức năng đào tạo của mỗi trường mà đặt ra yêu cầu cụ thể đối với môn học
này.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đào tạo các ngành học Văn th ư - Lưu trữ, Hành
chính văn phòng, Thư ký văn phòng, Thông tin thư viện, Hành chính học, Dịch vụ Pháp
lí, Quản trị Nhân lực … Học sinh tốt nghiệp ngoài việc nắm vững các nghiệp vụ về công
tác văn phòng còn phải sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp công sở và soạn thảo văn bản -
một việc rất quan trọng trợ giúp hoạt động của người lãnh đạo.
Để tăng cường năng lực ngôn ngữ cho học sinh, nhiều năm qua, môn học Tiếng
Việt thực hành đã được Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đưa vào giảng dạy cho hệ Trung
học. Với thời lượ ng 60 tiết cho mỗi chuyên ngành và với một số kiến thức về tiếng Việt
thực hành, môn học đã cung cấp kỹ năng cho học sinh trong việc nhận diện chính tả,
viết hoa, sử dụng dấu câu, dùng từ, đặt câu… đặc biệt là nắm được những yêu cầu về
ngôn ngữ đối với văn bản hành chính, từ đó vận dụng vào việc soạn thảo văn bản cũng
như giao tiếp hành chính.
Giáo trình đã được sử dụng cho học sinh hệ trung cấp nhiều khóa học từ 2005 đến
nay. Trong quá trình giảng dạy, nhóm tác giả nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu
của đồng nghiệp và học sinh về nội dung, hình thức và tính vận dụng của giáo trình đối
với công tác soạn thảo văn bản và giao tiếp hành chính.
Trên cơ sở những ý kiến đó, chúng tôi tiến hành bổ sung và chỉnh sửa một số nội
dung của giáo trình nhằm giúp ngư ời đọc thuận lợi hơn trong việc thực hành tiếng Việt.
Xin cảm ơn sự đóng góp của bạn đọc đối với giáo trình này.
NHÓM BIÊN SOẠN

3
MỤC LỤC
Bài 1 ....................................................................................................................................................6
KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT ...........................................................................................................6
I. KHÁI NIỆM TIẾNG VIỆT ...........................................................................................................6
II. NGUỒN GỐC VÀ QUAN HỆ HỌ HÀNG CỦA TIẾNG VIỆT ..................................................6
III. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT ................................................7
IV. CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT .......................................................................................................8
V. CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA TIẾNG VIỆT ..........................................................................10
IV. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG VIỆT .................................10
VII. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TI ẾNG VIỆT .............................................................11
Bài 2 ..................................................................................................................................................12
CHỮ VIẾT TRÊN VĂN BẢN .........................................................................................................12
I, CHỮ QUỐC NGỮ ....................................................................................................................12
1. Chữ cái, nguyên âm và phụ âm ............................................................................................12
2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ ..................12
II. CHÍNH TẢ ..............................................................................................................................13
1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt. ...............................................................................................13
2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt................................................................................15
III, LỖI CHÍNH TẢ .....................................................................................................................17
1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành ..............................................................17
2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn ..........................................................................18
IV - QUY TẮC VIẾT HOA .........................................................................................................22
1. Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt ......................................................................22
2. Những quy định thông thường về việc viết hoa ...................................................................23
3. Văn bản của Bộ Nội vụ quy định về viết hoa trong văn bản hành chính – kèm theo Thông
tư số 01/2011/TT-BNV (xem phụ lục Tr.) ................................................................................26
4. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài. ....................................................................................26
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...................................................................................................................27
BÀI 3.................................................................................................................................................33
TỪ HÁN VIỆT .................................................................................................................................33
I. KHÁI NIỆM TỪ HÁN VI ỆT ...................................................................................................33
II. NHỮNG BIỆN PHÁP VIỆT HÓA TỪ NGỮ GỐC HÁN CHỦ YẾU ...................................33
1. Từ ngữ Hán được vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, ch ỉ Việt hóa âm đọc...33
2. Có những từ ngữ Hán được giữ nguyên nghĩa, chỉ thay đổi hình thức cấu tạo, âm thanh.
...................................................................................................................................................33
3. Một số từ ngữ Hán được Việt hóa bằng cách giữ nguyên hình thức cấu tạo từ nhưng có sự
thay đổi về nghĩa. ......................................................................................................................34
4. Dùng từ Hán được vay mượn như những yếu tố tạo từ để tạo ra những từ ghép .............35
5. Chuyển dịch, sao phỏng các từ ngữ gốc Hán nhằm xây dựng và bổ sung vốn từ tiếng Việt.
...................................................................................................................................................36
III. LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT. .................................................36
1. Lỗi về cấu tạo từ ...................................................................................................................36
2. Lỗi về nghĩa...........................................................................................................................39
3. Lỗi về phong cách .................................................................................................................40
4. Lạm dụng từ Hán Việt. ........................................................................................................40
IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT ...............................................................40
V. MỞ RỘNG VỐN TỪ HÁN VIỆT ...........................................................................................41
1. Các yếu tố chỉ số ...................................................................................................................41
2. Các yếu tố chỉ màu sắc .........................................................................................................41
3. Các yếu tố chỉ cây cối và bộ phận cây cối ...........................................................................42
4. Các yếu tố chỉ cảnh vật tự nhiên ..........................................................................................42
5. Các yếu tố chỉ tổ chức xã hội ................................................................................................43
6. Các yếu tố chỉ quan hệ thân thuộc và quan hệ xã hội .........................................................43
4
7. Các yếu tố chỉ thời gian ........................................................................................................44
8. Các yếu tố chỉ không gian. ...................................................................................................44
9. Các yếu tố chỉ vật dụng ........................................................................................................45
10. Các yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái ..................................................................................45
11. Các yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái ....................................Error! Bookmark not defined.
12. Các yếu tố chỉ tính chất. .....................................................................................................48
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...............................................................................................................50
Baì 4..................................................................................................................................................58
YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC DÙNG TỪ VÀ CÂU ........................................................................58
I. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ ............................................................................................58
1. Yêu cầu của việc sử dụng từ, ngữ trong văn bản.......................................................................58
2. Một số lỗi về từ cần tránh .....................................................................................................60
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ CÂU ........................................................................................61
1. Những yêu cầu về câu trong văn bản ...................................................................................61
2. Các loại lỗi câu thường gặp ..................................................................................................63
BÀI TẬP .......................................................................................................................................66
BÀI V................................................................................................................................................73
CÁCH DÙNG DẤU CÂU ................................................................................................................73
I. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU ................................................................................73
II. CÁC LOẠI DẤU VÀ CÁCH SỬ DỤNG ................................................................................73
1. Dấu chấm (.)..........................................................................................................................73
2. Dấu chấm hỏi (?)...................................................................................................................74
3. Dấu chấm than (!) .................................................................................................................75
4. Dấu chấm lửng (...) ...............................................................................................................76
5. Dấu hai chấm (:) ...................................................................................................................77
6. Dấu gạch ngang (-)................................................................................................................79
7. Dấu ngoặc đơn ( )..................................................................................................................81
8. Dấu ngoặc kép " " .............................................................................................................82
9. Dấu chấm phẩy (;).................................................................................................................83
10. Dấu phẩy (,) ........................................................................................................................86
11. Dấu móc vuông [ ] .............................................................................................................87
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...............................................................................................................89
Bài 6 ................................................................................................................................................100
NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH ......................................................................................100
I. PHONG CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ ........................................................................100
1. Khái niệm phong cách hành chính - công vụ.....................................................................100
2. Đặc trưng của văn bản hành chính - công vụ. ........................................................................100
II, ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH .....................................................105
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH............................................118
1. Về cấu trúc ngữ pháp .........................................................................................................118
2. Câu phân loại theo mục đích nói. .......................................................................................134
BÀI TẬP .....................................................................................................................................144
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................152
MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP ..........................................................159

5
Bài 1
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT
1. Khái niệm tiếng Việt
Tiếng Việt hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn
ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam,
cùng với gần ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai
của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ
tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ
Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số
người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại).
Ngày nay tiếng Việt dùng bảng c hữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ng ữ, cùng các dấu thanh
để viết.
Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Theo số liệu thống kê, nước ta có 54 dân
tộc, trong đó có dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh). Mỗi dân tộc ấy có ngôn ngữ
riêng.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt và là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt
Nam
2. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt
Thành tựu nghiên cứu khoa học nhiều năm gần đây cho rằng tiếng Việt (cùng với
dân tộc Việt) có nguồn gốc bản địa. Đây là ngôn ngữ xuất hiện từ rất sớm trên lưu vực
sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền v ăn minh nông nghiệp.
Tiếng Việt thuộc hệ Nam Á. Đó là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng
rộng lớn nằm ở Đông Nam Á, vùng này, thời cổ vốn là một trung tâm văn hóa trên thế
giới.
Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường; có quan hệ họ hàng xa
hơn với nhóm tiếng Môn-Khơme ở vùng núi phía Bắc, ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây
Nguyên, ở trên đất Cam -pu-chia, Miến Điện...
Ví dụ: từ tay trong tiếng Việt thì từ tương đương trong tiếng Mường là thay,
trong tiếng Khơ -mú, tiếng Ba-na, tiếng Mơ -nông, tiếng Stiêng là ti, trong tiếng Khơme
là đay, trong tiếng Môn là tai.
6
Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có quá trình phát triển đầy sức sống, gắn bó với xã
hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.
3. Sơ lược về quá trình phát triển của tiếng Việt
a. Tiếng Việt trong thời kỳ phong kiến
Trong một ngàn năm Bắc thuộc và dưới các triều đại phong kiến Việt Nam cho
đến trước thời kỳ thuộc Pháp, ngôn ngữ giữ vai trò chính thống ở Việt Nam là tiếng
Hán; tiếng Việt chỉ được dùng làm phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
Song cha ông ta đã đấu tranh để bảo tồn và từng bước phát triển tiếng Việt để giành lại
những vị trí xã hội bị tiếng Hán chiếm giữ.
Để phát triển tiếng Việt, cha ông ta đã làm hai việc:
- Thứ nhất: Làm phong phú thêm vốn từ bằng cách vay mượn nhiều từ ngữ Hán
cổ và Việt hóa chúng để tạo thành từ Hán -Việt;
- Thứ hai: Tạo ra chữ viết cho tiếng Việt, đó là chữ Nôm.
Nhìn chung, tỷ lệ các yếu tố Hán trong tiếng Việt khá lớn (khoảng trên dưới
70%), nhưng về cơ bản chúng đã được Việt hóa. Việt hoá là phương thức tự bảo tồn và
phát triển của tiếng Việt trước sự chèn ép của các ngôn ngữ ngoại lai. Theo hướng đó,
tiếng Việt vừa giữ nguyên được bản sắc dân tộc, vừa ngày càng được hoàn thiện, tiến
nhanh theo kịp trình độ các ngôn ngữ đã phát triển hiện nay trên thế giới.
Trong giai đoạn này, có hai ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán; có ba văn tự
là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ được sử dụng.
b. Tiếng Việt trong thời kỳ thuộc Pháp
Trong thời kì thuộc Pháp, ở nước ta tồn tại ba ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và
văn ngôn Hán; có bốn loại văn tự là: Chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.
Thời kì này, sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng tiếng Pháp
vươn lên chiếm vị trí số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế của tiếng
Việt ngày càng được đề cao. Đây là thời kì thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ
Pháp và chữ Quốc ngữ
Chính sách của nhà cầm quyền Pháp là đồng hoá về mặt ngôn ngữ và văn hoá.
Chúng muốn người Việt chấp nhận sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp và chấp nhận văn hoá,
chính trị Pháp. Để truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp nhằm củng cố nền thống trị
của Thực dân Pháp, nhà cầm quyền Pháp buộc phải dùng tiếng Việt làm phương tiện
7
chuyển ngữ. Vì thế, song song với việc dạy tiếng Pháp cho người Việt, thì việc dạy
tiếng Việt cho viên chức hành chính Pháp được đặt ra. Do chữ quốc ngữ gần với chữ
Pháp nên người Pháp chọn chữ quốc ngữ làm phương tiện dạy và học tiếng Việt. Điều
này làm cho chữ quốc ngữ trở thành một phương tiện giáo dục chung.
Dù người Pháp chủ trương sử dụng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ là chuyển ngữ
nhưng với thái độ rè rặt. Tiếng Việt được dạy chủ yếu ở lớp đồng ấu (lớp một); từ lớp
sơ đẳng (lớp hai và lớp ba), học sinh học song ngữ Pháp -Việt; từ năm thứ thứ tư đến
năm thứ sáu, tiếng Pháp giữ vị trí áp đảo; từ cấp trung học, tiếng Pháp chiếm vị trí độc
tôn.
Bối cảnh xã hội việt Nam thời thuộc Pháp đã tạo điều kiện cho sự phát triển chữ
quốc ngữ nề văn hoá bằng chữ quốc ngữ. Văn xuôi tiếng Việt đã hình thành và phát
triển. Báo chí, sách vở tiếng Việt ra đời ngày càng nhiều. Nhiều thuật ngữ, từ ngữ mới
đã được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt như: lãng mạn, dân chủ, bán kính, ẩn
số…hoặc từ gốc Pháp như: Săm, axit, cao su, cà phê…
Phong trào thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn nở rộ cùng với hoạt động sôi nổi của
văn chương báo chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, tinh tế, đa dạng, ngày càng tỏ
rõ tính năng động và tiềm năng phát triển dồi dào, đủ sức vươn lên làm tròn trách nhiệm
nặng nề trong giai đoạn mới.
c. Tiếng Việt từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2 tháng 9 năm
1945, tiếng Việt đã giành lại được vị trí xứng đáng của mình trong một nước Việt Nam
độc lập, tự do. Tiếng Việt đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động
của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại
Trong giai đoạn này, ở nước ta chỉ có một ngôn ngữ là tiếng Việt và một văn tự là
chữ quốc ngữ.
Tiếng Việt được dùng ở mọi cấp học và ở mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ
thấp tới cao. Từ đây, tiếng Việt đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự
nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4. Chữ viết tiếng Việt
a. Vai trò của chữ viết đối với ngôn ngữ
Chữ viết là hệ t hống ký hiệu bằng đường nét được dùng để ghi lại ngôn ngữ.
8
Đối với dân tộc nào cũng vậy, sự xuất hiện của chữ viết được coi như là một cái
mốc quan trọng, có tác dụng quyết định bước tiến mới của nền văn minh, tạo điều kiện
cần thiết cho tiếng nói dân tộc trở thành một ngôn ngữ phát triển tới trình độ cao.
Chữ Nôm và chữ quốc ngữ đã phát huy vai trò như vậy đối với tiếng Việt và văn
hóa Việt Nam.
b. Chữ Nôm
Sách Tiền Hán thư thời Đông Hán có ghi: “ Thời Đào Đường, có người Việt ở
Phương Nam cử sứ giả qua nhiều tầng thông dịch vào triều biếu con rùa thần có lẽ đã
sống hàng nghìn năm, trên lưng có khắc chữ như con nòng nọc, ghi chép việc trời đất
mở mang. Vua Nghiêu sai chép lại, gọi là Quy dịch”. Với những thông tin trên, ta thấy
từ xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết, đã am tường thiên văn lịch pháp, có tri thức tối
thiểu cho việc tổ chức xã hội và phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngôn ngữ của người
Việt và người Hán chắc chắn là rất khác nhau, vì vậy phải qua nhiều tầng thồng dịch
mới hiểu được nhau. Cũng có nghĩa là tiếng Hán và tiếng Việt khác nhau về cội nguồn
và thuộc hai ngữ hệ. Điều đó khẳng định trên địa bàn nước Văn Lang cổ đại có một
ngôn ngữ bản địa và cũng đã có chữ viết.
Trong thời kỳ nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, chữ Hán giữ vị trí độc
tôn. Khi ý thức độc lập, tự chủ và tự cường của dân tộc lên cao, khi yêu cầu phát triển
về văn hóa và kinh tế của đất nước trở lên bức thiết, cha ông ta đã sáng chế ra một lối
chữ ghi tiếng Việt, đó là chữ Nôm.
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm có thể hình thành từ khoảng cuối thế kỷ VIII,
đầu thế kỷ IX, bước đầu được sử dụng từ thế kỷ X đến thế kỷ XII, khi nước nhà đã bước
sang kỷ nguyên độc lập, với các triều đại Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần lừng lẫy chiến
công và rạng ngời văn hóa.
Với sự ra đời của chữ Nôm, nền văn học viết bằng tiếng nói của dân tộc đã hình
thành và phát triển để lại nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, một mặt do giai cấp phong
kiến thống trị sùng bái chữ Hán, khinh rẻ và kìm hãm tiếng nói và chữ viết của dân tộc,
mặt khác do chữ Nôm có những nhược điểm nhất định (như ghi âm thiếu chính xác,
cách viết không được được quy định thống nhất) cho nên tác dụng của nó không được
phát huy đầy đủ. Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi chữ quốc ngữ bắt đầu

9
được thông dụng, chữ Hán kh ông còn được dùng nữa thì chữ Nôm cũng kết thúc vai trò
lịch sử của nó.
c. Chữ quốc ngữ
Từ giữa thế kỷ XVI, nhiều giáo sĩ người Âu đã đến Việt Nam truyền đạo. Họ học
tiếng Việt, dùng chữ cái La -tinh ghi âm tiếng Việt để phục vụ cho việc giảng đạo, việ c
dịch và in các sách đạo.
Ban đầu, việc ghi âm tiếng Việt còn chưa thống nhất. Mãi về sau, gần suốt nửa
đầu thế kỷ XVII, họ mới xây dựng nên một lối viết tương đối thống nhất. Chữ quốc ngữ
ra đời từ đó.
Trong sự ra đời của chữ quốc ngữ, có phần công sức cộng tác của nhiều người
Việt Nam, nhưng vai trò của những giáo sĩ người Âu, nhất l à A.đơ Rốt, rất đáng lưu ý.
Năm 1651, họ đã cho soạn thảo và xuất bản ở Rô -ma hai bộ sách chữ quốc ngữ đầu tiên.
Có giá trị hơn cả là cuốn từ điển Việt -Bồ Đào Nha-La tinh.
Ngày 10/4/1878, Thông tư của Giám đốc Nội vụ Béleard đã chính thức gọi chữ
mà các giáo sĩ phương Tây tạo ra là quốc ngữ.
Kể từ khi xuất hiện, chữ quốc ngữ đã có những biến đổi nhất định để đạt tới độ
hoàn thiện như hiện nay.
5. Chức năng xã hội của tiếng Việt
Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam hiện
nay. Đó là trong giao tiếp thường ngày; trong giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học,
văn hóa, giáo dục, quân sự, ngoại giao...
Tiếng Việt là chất liệu của sáng tạo n ghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ.
Tiếng Việt là công cụ nhận thức, tư duy của người Việt và nó mang rõ dấu ấn của
nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt.
Tiếng Việt là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội.
Với các chức năng xã hội trọng đại như trên, vị trí và vai trò của tiếng Việt trong
cuộc sống xã hội ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định.
6. Đặc điểm và phương thức ngữ pháp của tiếng Việt
Để thực hiện chức năng xã hội như trên, ngoài việc được tổ chức theo nguyên tắc
hệ thống và nguyên tắc tín hiệu, tiếng Việt còn có một số đặc điểm riêng trong cơ cấu tổ
chức và khi sử dụng cần chú ý:
10
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tiết tính.
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình.
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu
Tiếng Việt dùng các phương thức ngữ pháp cơ bản sau:
- Phương thức trật tự từ
- Phương thức hư từ
- Phương thức ngữ điệu

II. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT


Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để sự giàu đẹp phong phú của nó, làm cho
nó ngày càng trở nên hữu ích hơn trong giao tiếp xã hội là một vấn đề có lịch sử lâu đời
và được đặt ra thường xuyên. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Tiếng nói là tài sản vô
cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó,
làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp".
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần:
- Có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với tiếng nói và chữ viết của dân
tộc; phải tìm tòi và phát hiện ra sự giàu đẹp, cùng bản sắc, tinh hoa tiến g nói của dân tộc
ở tất cả các phương diện của nó: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách.
- Phải rèn luyện một tư duy thường trực và thói quen trong sử dụng tiếng Việt sao
cho đạt tới sự đúng đắn, chính xác, sáng sủa, mạch lạc nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao.
- Sử dụng tiếng Việt trong sáng là sử dụng theo các chuẩn mực của tiếng Việt. Đó
là chuẩn mực về phát âm và chữ viết, chuẩn mực về từ ngữ, về ngữ pháp và chuẩn mực
về phong cách.
- Luôn luôn tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ có giá trị tích cực từ c ác ngôn ngữ
khác đảm bảo các yêu cầu về tính truyền thống và hiện đại để phát triển tiếng Việt hiện
đại.

11
Bài 2
CHỮ VIẾT TRÊN VĂN BẢN
I. CHỮ QUỐC NGỮ
1. Chữ cái, nguyên âm và phụ âm
- Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) được xây dựng theo hệ thống chữ cá i La-
tinh. Chữ viết tiếng Việt gồm 29 chữ cái sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o,
ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Chữ cái là kí hiệu được dùng để ghi lại nguyên âm và phụ âm.
- Nguyên âm: Là những âm âm mà khi phát âm, luồng hơi đ i từ trong phổi ra
không gặp trở ngại gì đáng kể (Chú ý là nguyên âm là những âm không thể đánh vần
được)
Tiếng Việt gồm 14 nguyên âm, trong đó có 11 nguyên âm đơn và 03 nguyên âm
đôi.
+ Nguyên âm đơn là nguyên âm được ghi lại bởi 01 chữ cái: a, ă, â, e, ê, i (y), o,
ô, ơ, u, ư
+ Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghi lại bởi 02 chữ cái: iê (yê, ia, ya), ươ
(ưa), uô (ua).
- Phụ âm : Âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi đi lên qua thanh hầu gặp phải
cản trở đáng kể trước khi thoát ra ngoài (Chú ý phụ âm là nhữ ng âm có thể đánh vần
được)
Tiếng Việt có 23 phụ âm: b, c, (k, q), ch, d, đ, g(gh), gi, h, kh, l, m, n, nh,
ng(ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. Các phụ âm chia thành chia thành hai nhóm: phụ âm
đầu và phụ âm cuối.
Ngoài các chữ cái, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, chữ tiếng Việt còn sử
dụng thêm 5 dấu để ghi thanh điệu: ` (ghi thanh huyền), ~ (ghi thanh ngã), . (ghi thanh
nặng), ? (ghi thanh hỏi), ' (ghi thanh sắc), không dùng dấu để ghi thanh ngang (không).

2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ
So với chữ viết của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ quốc ngữ có phần hợp lý
hơn, do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn rất nhiều. Nguyên nhân sâu xa nhất của
điều này là ở chỗ chữ quốc ngữ được xây dựng theo n guyên tắc âm vị học. Nguyên tắc
12
âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm và chữ phải có quan hệ tương ứng "1-1". Để
đảm bảo nguyên tắc này, chữ quốc ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiên:
- Mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị.
- Mỗi ký hiệu luôn luôn c hỉ có một giá trị, tức biểu thị chỉ cần một âm duy nhất ở
mọi vị trí trong từ.
Về căn bản, chữ quốc ngữ được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều kiện đó.
Tuy nhiên, chữ quốc ngữ vẫn tồn tại một số bất hợp lý. Đó là 2 trường hợp sau:
a) Vi phạm nguyên tắc tương ứng "1-1" giữa ký hiệu và âm thanh.
Điều này thể hiện ở chỗ dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ:
-Âm /k/ được biểu thị bằng 3 ký hiệu: C, K, Q.
-Âm /i/ được biểu thị bằng 2 ký hiệu: I, Y.
-Âm /γ/ (gờ) được biểu thị bằng: G, GH.
-Âm /η/ (ngờ) được biểu thị bằng: NG, NGH.
b) Vi phạm tính đơn trị ( mỗi ký hiệu chỉ có một giá trị) của ký hiệu.
Điều này thể hiện cụ thể ở chỗ: một ký hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy
thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó.
Ví dụ:
- Chữ G khi đứng trước các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị âm / γ/: (g);
nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị âm /z/ (gi):
gia, giữ...; khi G đi cùng với H, thì biểu t hị âm / γ/ (gh): ghi, ghế...; khi đứng trước I
hoặc IÊ thì một mình G lại biểu thị âm /z/: gì, gìn, giết. ..
Ngoài ra, còn có tình trạng:
- Dùng nhiều dấu phụ, như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư.
- Ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm, như các trường hợp: ch, gh, kh, nh, ng,
ngh, th, tr…
Những bất hợp lý này là một nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả.
II. CHÍNH TẢ
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), chính tả là cách viết chữ được coi
là chuẩn. Tức là tôn trọng những quy ước về mặt chữ viết của một ngôn ngữ.
1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt.

13
a) Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong
dòng lời nói. Vì thế, khi viết, các âm tiết được viết rời, cách biệt nhau.
Ví dụ:
Tổ quốc Việt Nam gồm đất liền, vùng trời, v ùng biển và các hải đảo (gồm 15 âm
tiết).
b) Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình. Dù đứng độc lập hay là một yếu
tố trong cấu tạo từ ghép hay đứng trong câu, trong văn bản thì hình thái của âm tiết
không bao giờ thay đổi. Vì vậy, viết đúng chính tả cần đảm bảo:
- Không viết thừa, viết thiếu chữ cái trong một âm tiết;
- Không nhầm lẫn chữ cái trong một âm tiết;
- Không đảo trật tự vị trí âm tiết trong một từ ghép
c) Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu thanh điệu. Vì vậy, khi viết âm tiết, cần điền đúng
loại thanh điệu và thanh điệu phải được điền đúng vị trí âm chính của âm tiết .
- Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt: rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ âm tiếng
Việt có cấu tạo như sau:
THANH ĐIỆU
PHỤ ÂM VẦN
ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
THANH ĐIỆU
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong cấu
tạo của bất kỳ âm tiết nào.
- Cách xác định ký hiệu ghi trong âm chính trong chữ: Muốn xác định được ký
hiệu ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào khuôn âm tiết. Ví dụ:
THANH ĐIỆU
PHỤ ÂM VẦN
ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
THANH ĐIỆU
H U Ấ N
T O À T
TH U YỀ N

14
B # ƯỚ C
# O À #
# # ÙA #
TH U Ỷ #

Khi xác định được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta ghi dấu thanh điệu kên trên
(hoặc dưới) kí hiệu đó: bàn, toàn, hóa, họ, thuế....
Trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính (âm chính là nguyên âm đôi):
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu có dấu phụ: tiến, chiến, quyển, suối, chứa...;
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu đầu tiên (từ trái sang phải) khi cả hai ký hiệu
không có dấu phụ: phía, của, múa...;
+ Ghi dấu tha nh điệu lên ký hiệu thứ hai (từ trái sang phải) khi cả hai ký hiệu đều
có dấu phụ: nước, bưởi...
Mẹo ghi thanh điệu đúng:
- Khi có một nguyên âm, dấu ghi thanh điệu bao giờ cũng đánh lên nguyên âm
đó;
- Khi phần vần có từ hai nguyên âm trở lên, nếu:
+ Vần đang xét, về nguyên tắc có thể kết hợp với (hoặc đã sẵn có) một trong các
phụ âm ( m, n, p, t, c, ng, nh, ch) làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh điệu trên (hoặc dưới)
ký hiệu nguyên âm cuối cùng bên phải: hoà(ng), quyế (t), quyể(n), giườ(ng)....;
+ Vần đang xét về nguyên tắc, không thể kết hợp được với một trong các phụ âm
kể trên làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh điệu trên (dưới) ký hiệu nguyên âm ngay bên
trái ký hiệu nguyên âm cuối cùng: hoài, hỏi, hảo, mày, múa, phía, chứa...

2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt


a) Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết
- Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đều có thể làm ký hiệu ghi âm đầu của âm tiết .
- Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm ký hiệu âm chính của âm tiết.
- Có hai chữ cái để ghi âm đệm là o và u (giữa chúng có sự phân bố vị trí rõ rệt.
Xem mục b dưới đây).
- Các ký hiệu: p, t, , c (ch), m, n, ng (nh), i, (y), u (o) biểu thị các âm cuối.
15
b) Sự phân bố vị trí giữa các ký hiệu cùng biểu thị một âm.
Tuy có những chỗ chưa hợp lý, song chữ quốc ngữ đã thiết lập được một bộ quy
tắc kết hợp hiệu chỉnh cần thiết và đủ mạnh để loại bỏ khả năng tùy tiện, nước đôi khi
viết. Các quy tắc bổ sung này đã được xã hội hóa và trở thành thói quen chính tả của
người Việt. Nhờ chúng mà chính tả chữ quốc ngữ khắc phục được tính phức tạp, rắc rối
phát nguyên từ những trường hợp vi phạm nguyên tắc ngữ âm học. Sau đây là các quy
tắc bổ sung đó:
*K, C, Q
- K viết trước nguyên âm e, ê, i (y); hoặc nguyên âm đôi iê, ia: kiên, kia, kẻ, kĩ...
- C viết trước nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư (ca, căn, cân, cô, cư...).
- Q viết trước âm đệm u (quả, quang, quân, quet....).
- Riêng quốc và cuốc: Căn cứ vào nguồn gốc từ: n ếu là từ Hán Việt, viết bằng
quốc (quốc ca, quốc hiệu, quốc tế, đế quốc, cứu quốc…); nếu là từ thuần Việt, viết bằng
cuốc (cuốc đất, cuốc xẻng, con chim cuốc…)
- Trường hợp ka- ki, Bắc Kạn, ka-li theo thói quen k vẫ n được viết trước a.
*G – GH; NG - NGH
- G, NG viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư (nga, ngăn, go, gô, ngơ,
gù, ngưng...)
- GH, NGH viết trước các nguyên âm e, ê, i (nghe, ghế, nghiên...) hoặc trước các
nguyên âm đôi ia, iê (nghĩa, nghiên....)
*IÊ, YÊ, IA, YA
- IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: chiến, tiên tiến...
- YÊ viết sau âm đêm, trước âm cuối: tuyên, quyên... hoặc khi mở đầu âm tiết:
yên, yết...
- IA viết sau đầu, không có âm cuối: chia, phía...
- YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya.
*UA, UÔ
- UA viết khi không có âm cuối: ủa, của, múa...
- UÔ viết trước âm cuối: suối, suốt, chuối...
*ƯA, ƯƠ
- ƯA viết khi không có âm cuối: chưa, thừa...
16
- ƯƠ viết trước âm cuối: nước, thương....
*O, U làm âm đệm
- Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U: quang, quân, quen, quyên...
- Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết:
+ Viết O trước các nguyên âm : a , ă, e (hoa, khoăn, toét....)
+ Viết U trước các nguyên âm : â, ê, y, ya, yê (huân, khuynh, khuya, nguyên,
huê...)
* I,Y làm âm chính (không có quy định thống nhất)
Theo xu hướng hiện đại:
- I, Y đều làm phần vần cho một âm tiết và dùng thay thế cho nhau.
Ví dụ: kĩ thuật - kỹ thuật
lí thuyết - lý thuyết
thẩm mĩ - thẩm mỹ
Tuy nhiên, xu hướng hiện nay những âm tiết này thường viết bằng I, chỉ trừ một
vài trường hợp viết bằng Y. Đó là từ kỹ sư… hay tên riêng Lê Thị Lý, nước Mỹ…
- I viết sau âm đầu: bi, phi, kĩ, mĩ, kinh, minh.....
- Y viết sau âm đệm: quy, quynh....
- I, Y đều có khả năng độc lập tạo nên âm tiết:
+ I đối với các từ thuần Việt: ỉ eo, ầm ĩ, í ới...
+ Y đối với từ Hán Việt: y tá, ý kiến, quân y, y lệnh, y phục...
III. LỖI CHÍNH TẢ
1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành
Là loại lỗi cho người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp
các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.
Ví dụ:
- Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu: hóa, hóan, qúy, ngũyên...
- Lỗi do không nắm được các quy tắc phân bổ các kí hiệu cùng biểu thị một âm:
nghành (ngh không đi trước chữ a), ngi ngờ (ng không đi trước chữ i); kách (k không đi
trước chữ a, trừ kaki); qoăn (âm đệm sau q ghi bằng u); v.v...
- Lỗi do không nắm được quy tắc viết hoa: Trần bình Trọng, Nam định, Ủy ban
Nhân dân...
17
Để khắc phục loại lỗi này, chỉ cần ghi nhớ và tuân thủ những đặc điểm và nguyên
tắc kết hợp, quy tắc viết hoa của tiếng Việt.
2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn
Tiếng V iệt là ngôn ngữ thống nhất. Chính tả tiếng Việt về căn bản cũng là một
chính tả thống nhất. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, nên bên cạnh tính
thống nhất là chủ đạo nó cũng có những nét khác biệt khá rõ ràng trong cách phát âm,
cách dùng từ giữa các vùng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế ba
"giọng" nói khác nhau: "giọng" miền Trung và "giọng" miền Nam, tương ứng với ba
vùng phương ngữ theo cách chia tách của các nhà nghiên cứu: phương ngữ Bắc Bộ,
phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ. Mỗi một vùng phương ngữ có những đặc
điểm phát âm tiếng Việt khác nhau. Chẳng hạn, đặc điểm nổi bật của phương ngữ Bắc
Bộ là sự phát âm không phân biệt các từ có phụ âm đầu là s và x (xôi-sôi), tr và ch
(tranh-chanh), gi và d/r (gia-da-ra) hoặc phát âm lẫn lộn các phụ âm l và n (nón- lón,
là-nà); còn đặc điểm của phương ngữ Trung Bộ, Nam Bộ là không phân biệt thanh hỏi
và thanh ngã, không phân biệt các âm tiết có âm cuối là ch và t (lịch - lịt), n và ng (bàn-
bàng), t và c (mặt-mặc), nh và n (nhanh - nhăn) và các từ có âm đầu là d và v (dề - về)
v.v...
Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác phát âm chuẩn là nguyên nhân
dẫn đến những cách viết sai chính tả. Có thể quy những lỗi loại này về ba dạng chủ yếu
sau đây:
a) Lỗi viết sai phụ âm đầu
* Lỗi do không phân biệt L và N: Hiện tượng lẫn lộn L và N là lỗi chính tả phổ
biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hiện tượng này xảy ra không phải do L hoặc N không có
trong cách phát âm, mà chủ yếu do có sự lẫn lộn về từ vựng, chữ đáng đọc L thì lại đọc
là N và ngược lại. Có thể giảm bớt loại lỗi này bằng một số quy tắc để phân biệt L và N
như sau:
- L đứng trước âm đệm, còn N không đứng trước âm đệm (trừ chữ noãn trong
noãn sào, noãn cầu): loe, loét, loắt, luật, lũy....
- Trong từ láy phụ âm đầu chỉ cần biết một âm tiết bắt đầu bằng L hay N là suy ra
được âm tiết kia: lạnh lùng, lặn lội, lăm le, nặng nề, no nê, nô nức...

18
- Trong từ láy vần (không láy phụ âm đầu) không có chữ N đứng đầu âm tiết đầu:
lệt bệt, lò cò, lộp độp, lò dò, liên miên, lau chau, lăng xăng, lăn tăn, lai rai, lởn vởn,
lênh khênh...
- Trong từ láy vần: phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải là GI (hoặc không
phải là âm tiết thiếu phụ âm đầu) như: gian nan, gieo neo, ảo não, áy náy... thì phụ âm
đầu của âm tiết thứ hai không thể là N (trừ khúm núm, khệ nệ). Ví dụ: khéo léo, khoác
lác, cheo leo...
- Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là NH, từ đó viết bằng L: nhầm (lầm), nhỡ
(lỡ), nhố nhăng (lố lăng), nhấp nháy (lấp láy), nhem nhuốc (lem luốc)...
-Về nghĩa: những từ chỉ hoạt động ẩn náu, chỉ phương hướng thương viết bằng N:
náu, né, nép, nấp, nương, nam...
*Lỗi do không phân biệt TR và CH
Hiện tượng lẫn lộn TR và CH là do cách phát âm không phân biệt nhau. Có thể
nhớ một số quy tắc nhỏ để phân biệt TR và CH như sau:
-TR không kết hợ p với những vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê; các vần này chỉ kết
hợp với CH. Ví dụ: choáng mắt, loắt choắt, choai choai, choèn choẹt, chuếnh choáng...
- Từ láy phụ âm đầu phần lớn là CH (những từ láy phụ âm đầu là TR rất ít, có
nghĩa là "trơ" : trơ trọi , trơ trụi, trống trải, trần truồng, trùng trục, trơ trẽn, trâng
tráo, trơn trạo, trừng trộ; và khoảng 10 từ: trối trăng, trà trộn, tròn trặn, tròn trịa, trai
tráng, trầm trồ, trăn trở, trằn trọc...)
- Từ láy bộ phận vần (trừ tróc lóc, trót lọt, trẹt lét, trụi lũi) là âm tiết có CH:
chênh vênh, chồm hỗm, chạng vạng, chán ngán, cheo leo, chênh lệch; lã chã, loai
choai....
- Về ý nghĩa: những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng CH: cha, chú, cháu, chị,
chồng, chắt, chút... ; những từ chỉ đồ dùng trong gia đình (trừ cái tráp) viết bằng CH:
chạn, chum, chĩnh, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chày, chổi, chậu. ..; những từ
chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định viết bằng CH: chẳng, chăng, chưa, chớ ; những từ chỉ
quan hệ ngữ pháp vị trí viết bằng TR: trên, trong, trước...
*Lỗi do không phân biệt S và X.
Hiện tượng lẫn lộn S và X cũng là do đặc điểm phát âm không phân biệt nhau. Có
thể nhớ một số quy tắc phân biệt S và X như sau:
19
- S không kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê; những vần này kết hợp
với X. Ví dụ: xuề xòa, xoay xở, xoen xoét, xoắn,...
- Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là S hoặc X: Sung sướng, xinh xắn...
- Từ láy bộ phận vần thường là chữ X: loăn xoăn, lòa xòa, bờm xờm, xoi
mói...(trừ lụp sụp - lụp xụp).
- Về nghĩa: Tên thức ăn thư ờng viết với X: xôi, xúc xích, lạp xường, xá xíu.. .;
những từ chỉ hơi đi ra viết với X: xì, xỉu, xùy, xọp, xẹp...; những từ chỉ nghĩa sụp xuống
viết với S: sụt, sụp, sẩy chân, kém sút…..; những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi
với S: sự, sẽ, song...
* Lỗi do không phân biệt R, GI và D.
Có thể nhớ một số quy tắc để phân biệt GI và D như sau:
- R và GI không kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy; những
vần này kết hợp với D (trừ roa trong cu roa): dọa nạt, doanh trại...
- Xét về nguồn gốc: không có từ Hán Việt đi với R; trong các từ Hán Việt: D đi
với dấu ngã và nặng; GI đi với hỏi và sắc.
-Trong từ láy phụ âm đầu, các âm đầu giống nhau nên chỉ cần biết một tiếng viết
bằng chữ nào thì tiếng còn lại viết bằng chữ ấy. Ví dụ: Rúc rích, dễ dàng...
- Trong từ láy bộ phận vần: R láy với B và C (K) còn GI và D không láy: bứt rứt,
bủn rủn, co ro, cập rập....; R và D láy với L; còn GI không láy: liu diu, lim dim, lò dò,
lầm rầm, lào rào, lai rai...
- Nếu một từ có hai hình thức viết, mộ t trong hai hình thức đó viết bằng TR thì từ
đó viết bằng GI: giăng - trăng, giầu- trầu, giai - trai, giồng - trồng...
Trên đây là một số lỗi cơ bản và cách khắc phục , ngoài ra về phụ âm đầu còn có
thể có nhiều lỗi khác nhau như không phân biệt:V/GI/ D ; NH/ GI/ D...Những quy tắc
nhỏ trên đây chỉ mang tính bổ trợ, còn nhiều điều quan trọng giúp chúng ta ít mắc lỗi
chính tả là phải nắm vững nghĩa của từng cách viết.
b) Lỗi viết sai phần vần
Thông thường, trong dạng lỗi này hay gặp các lỗi viết sai do kh ông phân biệt
được cách phát âm các vần:

20
Uc/ ut, un/ ung-ôc/ ôt, ông/ ôn- oc/ ot, ang/ an - ac/ et/ ach, eng/ en/ anh- êc/ êt,
ênh/ ên-ich/ it, inh/ in- ưc/ ưt, ưng/ ưn-ơng/ ơn-ac/ at, ang/ an-ăn/ ăt, ăng/ ăn-âc/ ât,
âng/ ân-iêc/ iên- uôc/ uôt, uâng/ uân- ươc/ ươt, ương/ ươn.
Muốn viết đúng chính tả, điều quan trọng vẫn phải là nhớ nghĩa của từ ở mặt chữ
viết.
Cần lưu ý:
- Có một số vần không có trong chính tả tiếng Việt như: ÊC, ƯN, ƠC, ƠNG,
OOC, ÔÔC... gặp những cách phát âm như bửn phải biết là bẩn, chưn phải viết là chân, hoọc
phải viết là học... - Không có từ Hán Việt nào đi với các vần: ĂT (mà đi với ẮC:
nguyên tắc, phản trắc, tài sắc.. .), ÂC, ƠT, ƯT (những chữ ấy viết với ÂT: nhất trí, tất
yếu, thực chất, tổn thất...), ÂNG ( mà đi với Ân: nhân dân, thị trấn, kiên nhẫn, phẫn nộ,
số phận...), IÊNG (mà đi với IÊN: chiến đấu, kiên trì, tiến triển...), UÔT (mà đi với
UÔC: quốc gia, chiến cuộc, thân thuộc...), UÔN ( mà đi với UÔNG: tình huống, uổng
phí...), ƯƠT và ƯƠN (mà đi với ƯƠC: tước lộc,chiến lượ c, dược liệu... và ƯƠNG:
miễn cưỡng, cao thượng, số lượng, đại tướng, công xưởng...)
Ngoài ra có thể thấy: vần AC láy với ANG: bàng bạc, khang khác...; vần AN láy
với AT: man mát, chan chát, nhàn nhạt... (trừ: tan tác); vần ĂC láy với UC: trục trặc,
hục h ặc... với ĂNG: phăng phắc, nằng nặc...; vần ĂN láy với AY và ÂY: dầy dặn,
may mắn, với ĂT: săn bắt, ngăn ngắt...; vần ĂNG láy với ĂC: hăng hắc, nằng nặc....
với UNG: dùng dằng, tung tăng, thủng thẳng...(trừ đúng đắn); vần ÂN láy với ÂT:
phần phật, rần rật... với A: dần dà, thẩn tha, lân la...
Ngoài những lỗi về âm cuối, trong phần vần còn có thể có những lỗi về nguyên
âm chính: iêu/ ươu, iu/ ưu... như hiêu- hươu, trìu tượng- trừu tượng...
c) Lỗi viết sai thanh điệu
Lỗi viết sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh
ngã. Để khắc phục loại lỗi này có thể nhớ hai quy tắc nhỏ để phân biệt thanh hỏi, ngã
như sau:
-Trong các từ láy âm tiếng Việt có quy luật bổng trầm: Trong từ láy có hai tiếng
thì cả hai tiếng hoặc đều là bổng hoặc đều là trầm; không có tiếng bổng láy với tiếng
trầm, và ngược lại.

21
Hệ bổng gồm các thanh: không, hỏi, sắc; hệ trầm gồm các thanh: huyền, nặng,
ngã . Do vậy khi gặp một tiếng mà ta không biết là thanh hỏi hay thanh ngã ta hãy tạo
ra một từ láy: nếu tiếng đó láy với tiếng bổng ta có thanh hỏi, ngược lại nếu láy với
tiếng trầm ta có thanh ngã. Ví dụ: mở (trong mở mang) mang thanh hỏi; mỡ (trong mỡ
màng) mang thanh ngã; nghỉ (trong nghỉ ngơi) mang thanh hỏi; nghĩ (trong nghĩ ngợi)
mang thanh ngã v.v...
(Số ngoại lệ của quy tắc này rất ít: ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ, se sẽ, nháo
nhào, đứ đừ, cuống cuồng và một vài từ như trơ trẽn, lam lũ trước kia cũng coi là ngoại
lệ của quy tắc này).
- Đối với những từ Hán Việt phát âm không phân biệt hỏi/ ngã. Gặp những từ bắt
đầu bằng một trong các phụ âm : M, N, NH, V, L, D, NG thì đánh dấu ngã ( mĩ mãn,
truy nã, nhã nhặn, vũ lực, vãng lai, phụ lão, dã man , ngôn ngữ, tín ngưỡng... trừ ngải
cứu); còn những từ bắt đầu bằng các phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu thì đán h
dấu hỏi.

IV. QUY TẮC VIẾT HOA


1. Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt
Chữ hoa trong tiếng Việt có các chức năng cơ bản sau:
- Đánh dấu sự bắt đầu một câu;
- Biểu thị danh từ riêng;
- Biểu thị thái độ tôn kính, tôn trọng, lịch sự.
Chức năng thứ nhất và thứ ba nhìn chung được thực hiện một cách nhất quán
trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ
quan, tổ chức... là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong sử dụng.
Ví dụ:
- Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau: Phan vũ diễm Hằng,
Phan vũ Diễm Hằng, Phan Vũ Diễm Hằng, Phan - vũ - diễm - Hằng v.v...
- Cùng một tên tồn tại những cách viết khác nhau: Hà Nội, Hà -nội, Hà nội v.v...
- Cùng một tên tổ chức cơ quan cũng tồn tại những cách v iết khác nhau: Trường
đại học bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học bách
khoa Hà Nội v.v...
22
Để khắc phục tình trạng này, tiếng Việt đã có những quy định về việc viết hoa
trong văn bản.

2. Những quy định thông thường về việc v iết hoa


Trên văn bản, viết hoa là một quy định bắt buộc. Theo đó có những quy định
chính tả cho việc viết hoa. Không thể tùy tiện viết hoa các con chữ đầu âm tiết của từ.
Nói cách khác, viết hoa thể hiện trình độ văn hóa của người viết.
Những quy định thông thường về cách viết hoa như sau:
a. Viết hoa dùng để ngăn cách ý nghĩa (nội dung) của câu này với câu khác
hay ngăn cách các đoạn văn trên văn bản . Vì thế, chữ cái đầu âm tiết của từ đứng đầu
câu, đầu đoạn văn cần phải viết hoa.
Ví dụ:
Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ thực vật trong phạm vi cả
nước.
Cục Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, kinh phí hoạt động
do ngân sách Nhà nước cấp, được mở tài khoản riêng.
b. Viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ đầu tiên trong các lời đối thoại .
Ví dụ:
-Mời đồng chí tham dự họp triển khai kế hoạch công tác của phòng kinh doanh.
-Được. Tôi sẽ đến ngay.
c. Viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ - sau dấu ngoặc kép - trong lời
trích dẫn trực tiếp.
Ví dụ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
d. Trong văn bản thơ, con chữ đầu âm tiết của từ đầu dòng thơ, cần phải
viết hoa.
Ví dụ:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
23
Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh.
e. Viết hoa họ tên người, tên tự, tên hiệu.
Họ của người Việt Nam có thể do một từ biểu thị (Đinh, Lê, Lý, Nguyễn...) mà
cũng có thể do hai từ (họ ghép) biểu thị ( Trần Lê..., Nguyễn Hoàng...). Tên người cũng
vậy (Lan, Minh Khai...). Trước từ chỉ tên người có thể có từ "Văn" hay "Thị" để biểu thị
giới tính (Hoàng Thị Hà, Lê Việt Tuấn...) hoặc sau họ và tên người có thể có tên tự, tên
hiệu: (Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên).
Quy định chung hiện nay là viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ chỉ họ, chỉ tên,
chỉ giới tính, chỉ tên tự, tên hiệu.
Ví dụ: Tôn Thất Bách
Nguyễn Thị Minh Khai
g. Viết hoa tên địa lí, tên các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội...
Địa danh có thể là một từ do một âm tiết tạo thành ( Huế, Vinh...) có thể hai hoặc
nhiều hơn hai âm tiết tạo thành (Hà Nội, Điện Biên Phủ...). Có những từ ghép chỉ địa
danh liên kết ( Cao - Bắc - Lạng, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thừa Thiên - Huế... ) thì cần viết
con chữ đầu của các âm tiết và giữa các tên địa lí có dấu gạch ngang.
Tên các tổ chức hành chính, hiệp hội....
Ví dụ:
Hội phật giáo.
Hội cựu chiến binh.
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nhưng, để thể hiện sự trang trọng, có thể viết hoa các con chữ đầu âm tiết của
một từ ghép trong tên gọi của một tổ chức.
Ví dụ:
Hội Phật giáo.
Hội Cựu chiến binh.
Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
Hoặc viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ thông dụng nhưng được dùng với
nghĩa kính trọng.
Ví dụ: Bàn tay con nắm tay Cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
24
Tổng thống nước Cộng hòa Pháp cùng Phu nhân sang thăm hữu nghị
chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
h. Viết hoa tên các ấn phẩm sách, báo, văn kiện, tạp chí....
Tên các ấn phẩm như tên sách, tên báo, tên tạp chí, văn kiện được in trên các bìa
sách hoặc trang báo phụ thuộc vào kiểu con chữ, hoa văn màu sắc mà người trình bày
tùy chọn không có những quy định bắt buộc. Ví dụ:
-Tên báo: Nhân Dân, Hà nội mới, Quân đội nhân dân, phụ nữ Việt Nam...
-Tên tạp chí: Hoa Học trò, Quê hương, Tuổi trẻ Hạnh phúc....
-Tên sách: Tên sách cũng có cách trình bày tương tự như trên. Tên gọi văn kiện
thường dùng con chữ in hoa chân phương: BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG LẦN THỨ VIII.
Cần lưu ý: nếu trong văn bản viết tay, hoặc văn bản in có đề cập đến tên gọi các
tác phẩm, sách, báo, văn kiện... thì cách viết hoa (hoặc in hoa) như sau:
- Tên người, địa danh, tên triều đại ... dùng làm tên gọi của các tác phẩm thì viết
hoa tên người, địa danh, tên triều đại đó.
Ví dụ:
Hồ Chí Minh toàn tập
Hậu Hán thư.
Tam Quốc chí.
Nghệ An kí.
- Nếu trong câu đề cập đến tên tác phẩm, tác giả trong dấu ngoặc kép, thì chỉ viết
hoa con chữ đầu của âm tiết tạo từ, hoặc cụm từ chỉ tên tác phẩm đó.
Ví dụ:
Trong tác phẩm "Dấu chân người lính", nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khắc họa
rõ nét những đức tính cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ.

i. Viết hoa tên người, địa danh, tổ chức... tiếng nước ngoài phiên âm ra tiếng
Việt.

25
Việc phiên âm tên người, địa danh, tên tổ chức nước ngoài ra tiếng Việt chủ yếu
dựa vào cách phát âm và ghi lại cách phát âm đó bằng con chữ tiếng Việt. Người ta chỉ
viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ (giữa các âm tiết có thể dùng gạch nối).
Ví dụ:
Putin (hoặc Pu -tin) Italya (hoặc I - ta - li - a)
V.I.Lênin (hoặc Lê-nin) Matxcơva (hoặc Mát - xcơ-va)
Phơriđrich Ăngghen (hoặc Phơ-ri-đrích Ăng-ghen)
Hiện nay việc phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và ghi lại bằng con chữ
tiếng Việt đang là vấn đề chưa được giải quyết; chẳng hạn khi phiên âm có thể viết liền
các âm tiết (Italia, Mianma...) mà cũng có thể ngăn cách các âm tiết bằng dấu gạch nối.
Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp đại sứ Mi - an - ma.

3. Văn bản của Bộ Nội vụ quy định về viết hoa trong văn bản hành chính – kèm
theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV (xem phụ lục)

4. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.


Trong các văn bản khoa học chúng ta thường gặp các tên riêng nước ngoài và các
thuật ngữ quốc tế. Có ba cách xử lý các từ ngữ này, phụ thuộc vào loại hình văn bản
trong đó chúng xuất hiện: để nguyên dạng, chuyển tự hoặc phiên âm.

a. Cách viết nguyên dạng được dùng trong các sách báo, tạp chí chuyên môn,
trong các tiểu luận, luận văn đại học và sau đại học. Chẳng hạn, theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, trong thư mục của luận văn sau đại học, chữ Nga, chữ Trung
Quốc, chữ Thái… đều phải để nguyên dạng, không dịch.

b. Cách chuyển tự (chuyển từ các chữ cái tiếng nước ngoài thành chữ cái Việt
Nam) cũng được dùng trong các văn bản chuyên môn.
Khi chuyển tự ta viết liền cả từ, không có gạch nối giữa các âm tiết và cũng
không đánh dấu thanh.

26
c. Cách phiên âm được dùng trong các sách báo phổ cập. Khi phiên âm cần viết
rời từng âm tiết , giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối, các âm tiết không
đánh dấu thanh.
Ví dụ: Xanh Pê -tec-bua, Na-pô-lê-ông Bô-na-pac, Vla-đi-mia I-lich-Lê -nin…
Nếu chữ viết trong nguyên ngữ dùng thuộc hệ La -tinh thì giữ nguyên dạng như
trong nguyên ngữ, có thể giản lược các dấu phụ nếu thấy cần thiết (như các dấu phụ
trong õ, ẽ,….).
Nếu chữ viết nguyên ngữ không thuộc hệ chữ La -tinh thì dùng lối chuyển tự được
quy ước sang chữ cái la-tinh.
Chú ý:
- Tên sông, núi v.v… không thuộc riêng một nước nào và tên các tổ chức quốc tế
thì viết theo dạng chữ thống nhất và phổ biến nhất trên thế giới (kể cả tên viết tắt, nếu
có), ví dụ: Mekong, UNESCO, Himalaya… Nhưng nếu là tên có ý nghĩa và thường
được dịch nghĩa thì viết theo lối dịch nghĩa, ví dụ: Biển Đen ( hay Hắc Hải), Liên Hợp
Quốc…
- Một số tên riêng, nhất là tên đất, tên nhân vật lịch sử đã quen dùng từ lâu thì nói
chung, giữ nguyên cách gọi cũ, ví dụ: Pháp, Đức, Hy Lạp, Thích Ca…
- Trong các sách giáo khoa ở các lớp dưới, có thể áp dụng đồng thời hai cách tên
riêng nước ngoài: viết nguyên dạng (hoặc chuyển tự) và phiên âm - đặt trong ngoặc
đơn, ví dụ: Shakespeare (Sêch-xpia), Curie (Quy-ri), Tchaikovskiy (Chai-cốp-xki)….

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


CÂU HỎI
Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm của chính tả tiếng Việt. Cho ví dụ minh họa.
Câu hỏi 2. Nêu những bất hợp lí trong chữ Quốc ngữ. Cho ví dụ minh họa.

BÀI TẬP
Bài tập 1. Chọn từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong những câu sau đây
1. Xí nghiệp này tinh ... bộ máy chứ không phải là ... thợ.
a. dản b. giản c. giảm d. dảng e. giảng f. dãn

27
2. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Dân
chủ Nhân dân đã ...... cho tuổi thơ một sự quan tâm đúng mức.
a. giành b. dành c. rành
3. Cấp ủy ..... đại hội quyết định số lượng đại biểu và . ..... cho các Đảng bộ trực
thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng Đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của
từng Đảng bộ, theo hướng dẫn của Bộ Chính trị.
a. Triệu tập b. chiệu tập c. chiêu tập
d. phân bố e. phân bổ

Bài tập 2. Đánh dấu vào những từ viết đúng


1a. Dản dị 1b. Giản dị 9a. Chia sẻ 9b. Chia xẻ
2a. Bảng đồ 2b. Bản đồ 10a. Bổ xung 10b. Bổ sung
3a. Bột phát 3b. Bộc phát 11a. Giao động 11b. Dao động
4a. Chất phác 4b. Chất phát 12a. Man mác 12b. Mang mác
5a. Chuyên ngành 5b. Chuyên nghành 13a. Qoăn qoeo 13b. Quăn queo
6a. Dành giật 6b. Giành giật 14a. Sắc son 14b. Sắt son
7a. Dấu giếm 7b. Giấu giếm 15a. Tàng trữ 15b. Tàng chữ
8a. Diễu cợt 8b. Giễu cợt 16a. Trăng trối 16b. Trăn trối

Bài tập 3. Chọn từ đúng điền vào chỗ trống:


1. Cố tình làm ... lộn để... tránh trách nhiệm. (lẩn, lẫn)
2. ... đường này có nhiều bảng... cáo. (Quảng, quãng)
3. Đường bị ... nên xe phải ... máy đỗ lại. (tắc, tắt)
4. Chúng ta đã.... đánh địch ở ... đường này. (chặng, chặn)

Bài tập 4. Chữa những trườ ng hợp viết hoa không đúng
1. Tôi còn nhớ lúc đó Cụ Toàn (Giáo Sư Viện Sĩ Nguyễn Khánh Toàn), Chủ
nhiệm ủy ban Khoa Học Xã Hội đã là người thành lập ra Ban Đông Nam Á. Định
hướng của Ban lúc mới thành lập là:
a) Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Đông Nam Á ;

28
b) Lấy Việt Nam làm địa bàn thực địa để có tư liệu so sánh đối chiếu với lịch sử,
văn hóa các nước Khác, đặc biệt là các nước ở bờ biển phía Nam của Đông Nam Á;
c) Làm rõ tác động của văn hóa Trung quốc và ấn độ đối với Việt nam và các
nước ở Đông Na m Á .
2. đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ chí Minh là đội dự bị tin cậy của đảng, thường
xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho đảng, kế tục sự nghiệp Cách mạng vẻ vang của đảng và
Chủ Tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào Thanh niên; dẫn dắt đội
thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Bài tập 5. Tách đoạn và chữa lỗi viết hoa phần văn bản cho đúng với nguyên
bản
Chính Phủ thống nhất quản lý Nhà nước về Dân quân tự vệ trong phạm vi cả
nước. Bộ quốc phòng giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng hoạt động
của lực lượng Dân quân tự vệ. Tư lệnh Quân khu giúp Bộ quôc phòng trực tiếp chỉ đạo,
hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác Dân quân tự vệ của các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn Quân khu. Các bộ, cơ qu an ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt
động của lực lượng Dân quân tự vệ; theo dõi đôn đốc các đơn vị cơ sở trong Ng ành
mình xây dựng Tự vệ theo kế hoạch của cơ quan Quân sự địa phương; giải quyết những
vấn đề có liên quan đến tổ chức, xây dựng và hoạt động của Dân quân tự vệ.

Bài tập 6. Chữa lại những trường hợp viết sai theo quy định tại Thông tư
01/2011/TT-BNV
1.Các nước Đông Nam á
2. Ban Chấp hành Trung ương.
3. Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
4. Ủy ban nhân dân Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
5. Trường cao đẳng nội vụ hà nội
6. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
7. Phó Tổng giám đốc Tổng Công ti Thép Việt Nam
29
8. Phó thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
9. Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Luật Nguyễn Văn A
10. Nghị quyết trung ương 2, khóa 8 của Đảng

Bài tập 7. Chữa lỗi về viết hoa trong phần văn bản sau đây cho đúng với
nguyên bản
1. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, ủy ban Thường vụ
quốc hội giao cho Chính Phủ, tòa án Nhân dân tối cao, viện kiểm soát Nhân dân tối cao,
hội đồng dân tộc, các ủy ban của quốc hội xoạn thảo dự thảo ngị quyết giải thích Luật,
Pháp lệnh trình ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Viện kiểm sát nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm
xoát việc tuân theo Pháp Luật đối với Văn bản Quy phạm Pháp luật của bộ Trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ, hội đồng nhân dân, ủy
ban nhân dân bảo đảm các văn bản đó không trái pháp luật.

Bài tập 8. Hãy tách đoạn và chữa lỗi chính tả trong phần văn bản hành
chính sau đây cho đúng với nguyên bản
Đảng lãnh đạo quân đội nhân dâ n Việt Nam và công an nhân dân Việt nam tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt; xây dựng quân đội và công an trong sạch, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối chung thành với đảng, với Tổ quốc, hết lòng hết
sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững trắc tổ quốc
Việt nam Xã hội Chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia
xây dựng đất nước. Tổ chức đảng trong quân đội nhân dân Việt nam và công an nhân
dân Việt nam hoạt động theo cương lĩnh chí nh trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của
đảng theo chức năng giúp Cấp ủy hướng dẫn, kiểm tra công tác xã hội đảng và công tác
quần chúng trong quân đội nhân dân Việt nam và công an nhân dân Việt Nam.

Bài tập 9. Khi chép lại phần văn bản sau, đã có ng ười nhầm lẫn về chính tả.
Hãy sửa lại cho đúng
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, bãi bỏ hoặc đình trỉ việc thi hành một
phần hoặc toàn bộ Văn bản Quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
30
ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp Tỉnh trái hiến
pháp, luật và các Văn bản Quy phạm pháp luật của Cơ quan nhà nước cấp trên; xem xét,
quyết định đình trỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ Nghị quyết của hội đồng nhân dân
cấp tỉnh trái hiến pháp, luật và các Văn bản Quy phạm pháp luật của Cơ quan nhà nước
cấp trên, đồng thời đề nghị ủy ban Thường vụ quốc hội bãi bỏ.

Bài tập 10. Chữa lỗi sai về viết hoa trong phần văn bản sau đây cho đúng với
nguyên bản
Các cơ quan, tổ chức dưới đây được dùng con dấu có quốc huy:
- Chủ tịch Nước,Văn phòng Chủ tịch Nước.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch Quốc hội, hội đồng dân tộc của quốc hội,
các ủy ban của Quốc hội, văn phòng Quốc hội.
- Tòa án Nhân dân các Cấp và các tòa án khác; cơ quan thi hành án các cấp.
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
- Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan có chức năng quản lý
nhà nước thuộc Chính phủ.
- Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp.
- Phòng công chứng nhà nước các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương.
- Đoàn Đại biểu Quốc hội các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, các cơ quan đại diện và
các cơ quan đại diện khác của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài.
- Các cơ quan thường xuyên làm công tác đố i ngoại với nước ngoài thuộc Bộ
ngoại giao, sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.
Bài tập 11. Hãy sửa lại lỗi chính tả trong các câu sau cho đúng với nguyên
bản.
1/ Người giới thiệu phải là đảng viên trính thức và cùng công tác với người vào
Đảng ít nhất một năm; phải báo cáo với chi bổ về lí lịch, phẩm trất, năng nực của người
vào đảng và trịu chách nhiệm về sự giới thiệu của mình. có điều gì chưa dõ thì báo cáo
để chi bộ và cấp trên sem sét.

31
2/ Và nghày nay, hiến máu để chuyền máu cứu sống mạng người đã ch ở thành
việc thường suyên trong đời sống xả hội.
3/ Các cơ sở đào tạo phải mỡ tài khoản kinh phí hoạt động gữi kho bạc ở kho bạc
Nhà nước Lơi đang dao dịch để gửi tiền học phí thu được. Kho bạc Nhà nước có chách
nhiệm hướng dẫn thủ tục dao dịch, nập kế ho ạch tiền mặt và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho các cơ sở đào tạo dút tiền tri tiêu theo các lội dung ở trên.

Bài tập 12. Nhận xét về cách viết hoa trong đoạn văn sau đây, cho biết những
trường hợp nào vi ết hoa không đúng theo quy định. Viết lại cho đúng.
a. Tôi còn nhớ lúc đó Cụ Toàn (Giáo Sư Viện Sĩ Nguyễn Khánh Toàn), Chủ
nhiệm ủy ban Khoa Học Xã Hội đã là người thành lập ra Ban Đông Nam Á. Định
hướng của Ban lúc mới thành lập là:
1. Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Đông Nam Á;
2. Lấy Việt Nam làm địa bàn thực địa để có tư liệu so sánh đối chiếu với lịch sử,
văn hóa các nước Khác, đặc biệt là các nước ở bờ biển phía Nam của Đông Nam Á;
3. Làm rõ tác động của văn hóa Trung quốc và ấn độ đối với Việt nam và các
nước ở Đông Nam Á .
b. đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ chí Minh là đội dự bị tin cậy của đảng, thường
xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho đảng, kế tục sự nghiệp Cách mạng vẻ vang của đảng và
Chủ Tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào Thanh niên; dẫn dắt đội
thiếu niên Tiền phong Hồ Ch í Minh.
c. Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần căn cứ vào quy chế làm việc của
Chính phủ (điều 8) ban hành kèm theo Nghị Định số 13/CP ngày 01tháng 12 năm 1992
của Chính Phủ và tinh thần chỉ đạo trên đây của Thủ Tướng để rút kinh nghiệm về các
thiếu sót trên và chấn chỉnh ngay việc kí Văn bản của cơ quan địa phương mình, cần có
Quy chế thích hợp để bảo đảm việc thực hiện một cách nghiêm túc Công tác Văn phòng
ở Các cấp.

32
Bài 3
TỪ HÁN VIỆT
I. KHÁI NIỆM TỪ HÁN VIỆT
- Theo cách hiểu thông thường: Từ Hán Việt là những từ gốc Hán, được phát âm
theo âm Hán Việt, là sản phẩm Việt hóa các yếu tố gốc Hán.
- Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học: Từ Hán Việt là những từ tiếng Việt
có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối
của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc
Hán.

II. NHỮNG BIỆN PHÁP VIỆT HÓA TỪ NGỮ GỐC HÁN CHỦ YẾU
1. Từ ngữ Hán được vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, chỉ Việt hóa
âm đọc.
Những từ ngữ Hán được vay mượn vẫn giữ nguyên kết cấu, ý nghĩa cơ bản ngoài
những từ đơn như: tâm, tài, mệnh, phú v.v... thường là từ ghép song âm và rải ra khắp
các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ quá khứ đến hiện tại ví dụ: đế vương, khanh tướng, đại
thần, nhân dân, quần chúng, chủ tịch, thủ tướng, nội các, văn chương, khoa cử, trạng
nguyên, bảng nhãn, thám hoa, cử nhân, tú tài, dân chủ, xã hội, cai trị, trị vì, công
nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, chỉ huy, tác chiến, công sự, chinh chiến, xuất
chinh, chinh phu, chinh phụ, chinh phục, chuyên môn, chuyên chính, chuyên dụng,
chuyên nghiệp v.v...
Biện pháp này tạo ra một số lượng lớn từ Hán Việt.

2. Từ ngữ Hán được giữ nguyên nghĩa, t hay đổi hình thức cấu tạo, âm thanh.
- Rút gọn các yếu tố trong cấu tạo từ.
Ví dụ:
Thừa trần (nghĩa đen là "hứng bụi - một bộ phận kiến trúc ngăn cách không gian
nhà ở với mái nhà") thành trần (nhà).
Lạc hoa sinh thành lạc (cây lạc, củ lạc).
- Đảo vị trí các yếu tố trong cấu tạo nội bộ từ ghép.
Ví dụ:
33
nhiệt náo (Hán) thành náo nhiệt (Việt)
thích phóng (Hán) thành phóng thích (Việt)
cáo tố (Hán) thành tố cáo (Việt)
thương tang (Hán) thành tang thương (Việt)
- Hoặc thay đổi các yếu tố trong một từ, một ngữ.
Ví dụ:
nhất cử lưỡng đắc (Hán) thành nhất cử lưỡng tiện (Việt)
an phận thủ kỉ (Hán) thành an phận thủ thường (Việt)
cửu tử nhất sinh (Hán) thành thập tử nhất sinh (Việt).

3. Từ ngữ Hán được giữ nguyên hình thức cấu tạo từ nhưng có sự thay đ ổi về
nghĩa.
- Đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa
Ví dụ:
phương phi (Hán) vốn nghĩa là "hoa cỏ thơm tho", vào tiếng Việt lại có nghĩa là
"béo tốt" (mặt mũi phương phi, người trông phương phi, béo tốt).
khôi ngô (Hán) vống nghĩa là " người to lớn , cao lớn", vào tiếng Việt có nghĩa
"mặt mũi sáng sủa dễ coi" ( gương mặt khôi ngô)
đinh ninh (Hán) vốn có nghĩa "dặn dò, nói đi nói lại, dặn đi dặn lại", ta thêm
nghĩa "tin chắc, yên trí", "không thay đổi" ( cứ đinh ninh là nó còn đang ở nhà; Đá mòn
nhưng dạ chẳng mòn, Những lời hò hẹn vẫn còn đinh ninh. - ca dao), trong khi đó nghĩa
"nhắc đi nhắc lại, nói đi nói lại cho nhớ, cho in sâu vào tâm khảm..." vẫn được dùng
(Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai mặt một lời song song - Truyện Kiều).
- Cũng có trường hợp, từ ngữ Hán vừa bị rút gọn lại vừa bị đổi nghĩa không còn
giữ lại nét nghĩa nào vốn có trong Hán ngữ, ví dụ như: lang bạt kì hồ (Hán) chẳng hạn,
vốn là một câu thơ trong Kinh Thi, được rút gọn lại và mang một nghĩa chuyển rất xa
trong tiếng Việt (cuộc đời lang bạt).
- Có những từ ngữ Hán vào tiếng Việt đã chuyển đổi màu sắc tu từ.
Ví dụ:
thủ đoạn (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như: "cách
thức, biện pháp, phương cách...", nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, "thủ đ oạn"
34
mang hàm ý xấu: "mánh khóe khôn ngoan và xảo trá, ác độc" ( thủ đoạn bóc lột, thủ
đoạn lừa đảo, một kẻ rất thủ đoạn v.v...)
dã tâm trong tiếng Hán cũng không hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như:
"khát vọng” nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, dã tâm lại có hàm ý xấu: "lòng dạ
hiểm độc" ( dã tâm đen tối của kẻ thù) .
Những từ gốc Hán được vay mượn không nhất thiết chỉ nhằm mục đích khỏa lấp
chỗ trống do tiếng Việt còn thiếu từ tương ứng mà còn nhằm làm phong phú thêm sắc
thái biểu cảm, tạo ra một phong thái trang trọng, tinh tế, uyển chuyển khi cần thiết hoặc
tăng cường tính khái quát, trừu tượng hóa qua từ được dùng. Hiện tượng này có thể dễ
dàng nhận thấy qua sự đối chiếu những từ Việt sẵn có và từ gốc Hán được vay mượn có
quan hệ đồng nghĩa.
Ví dụ:
"vợ" và phu nhân
"mẹ" và thân mẫu, cụ bà thân sinh
"mẹ vợ" và nhạc mẫu
"bố" và thân phụ, cụ ông thân sinh
"bố vợ" và nhạc phụ
"lấy vợ lấy chồng" và kết hôn, thành thân
"đám cưới" và hôn lễ
"đàn bà" và phụ nữ, nữ giới
"trẻ con" và nhi đồng
"đàn ông" và nam giới
"xác chết" và tử thi, thi hài
"ăn mày" và hành khất
"núi sông" và giang sơn, sơn hà.

4. Dùng từ Hán được vay mượn như những yếu tố tạo từ Hán Việt
Những từ được tạo ra bằng biện pháp này gồm hai loại:
- Cả hai yếu tố tạo thành từ g hép đều là gốc Hán, ví dụ: sản xuất, sĩ diện, luận án,
linh động, y tá, y tế, dược tá, trạm xá, chánh văn phòng, phó văn phòng, quả tình, hành
lang.....
35
- Trong hai yếu tố tạo thành từ ghép, một yếu tố là Việt, ví dụ : bao gồm, bồi đắp,
sống động, thanh vắ ng, bao bọc, chối từ, binh lính, chân thật...

5. Chuyển dịch, sao phỏng các từ ngữ gốc Hán nhằm xây dựng và bổ sung vốn từ
tiếng Việt.
Ví dụ: thiên địa (thuở trời đất), phong trần (gió bụi), hồng nhan (khách má hồng),
thương (ông xanh), cửu trùng (chín tầng), thiên hạ (nước), nhung y (áo nhung), vũ thần
(quan võ), tải đạo (chở đạo).
Ngày nay, biện pháp sao phỏng này vẫn được dùng để Việt hóa sâu hơn nữa
những từ ngữ gốc Hán. Có thể nêu một số ví dụ như sau:
thiết lộ/ đường sắt, khí xa/ xe hơi, hỏa tiễn / tên lửa, phi cơ/ máy bay, phi trường
/sân bay, nhãn khoa/ khoa mắt, niêm mạc/ màng nhầy, đoạn mại/ bán đứt, giác ngạn /
bến giác (chữ nhà Phật), trung tu/ sửa chữa vừa, đại tu/ sửa chữa lớn, độc giả/ bạn đọc,
khán giả/ người xem, thượng bán niên/ nửa năm đầu, hạ bán niên / nửa năm cuối, thúc
thủ / bỏ tay, nhược tiểu / nhỏ yếu, đa số / số đông, thiểu số/ số ít, sơ bộ/ bước đầu, thâm
nhập/ đi sâu v.v...
Có thể coi những cặp từ được nêu làm ví dụ trên đây là những cặp từ đồng nghĩa
hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp. Và sự lựa chọn của người
bản ngữ hiện nay là nghiêng về phí những từ mang nhiều sắc thái Việt hơn ( ví dụ giữa
hỏa xa và "xe lửa" thì chọn "xe lửa"; thiết lộ và "đường sắt" thì chọn "đường sắt").
Có một số vấn đề cần lưu ý ở đây là: khuynh hướng lựa chọn nói trên cố nhiên sẽ
được điều chỉnh trong những trường hợp cần phải cân nhắc tới màu sắc tu từ ( ví dụ như
khi cần lựa chọn để sử dụng cho phù hợp những cặp từ đồng nghĩa: phụ nữ/ đàn bà, phu
nhân / vợ v.v...) hoặc trong những khu ôn khổ nhất định của yêu cầu biểu đạt, đặc biệt là
trong các văn bản mang phong cách khoa học, như " tình nhân loại" thì được chấp nhận,
còn nếu chuyển thành "tình loài người" thấy rất ngây ngô và ý nghĩa cũng không thật
hoàn hảo, mặc dù ở những chỗ khác, nhân loại có thể chuyển thành loài người.

III. LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT.


1. Lỗi về cấu tạo từ

36
Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ và từ Hán Việt cũng mang đặc
điểm này. Trong quá trình sử dụng, phải lưu ý dùng đúng về mặt âm thanh và cấu tạo từ
đã được cộng đồng quy ước.
Để tránh lỗi về cấu tạo từ, cần tránh:
- Tự cải biến cấu tạo của từ
Các biện pháp Việt hóa từ ngữ gốc Hán đều tạo ra một số lượng hữu hạn từ Hán
Việt và các từ Hán Việt rất ổn định về mặt cấu tạo. Việc tự ý thay đổi cấu trúc từ sẽ dẫn
đến sự sai lệch cả về cấu trúc lẫn ngữ nghĩa.
Ví dụ 1. Trên một tờ báo của ngành truyền thông đại chúng có một câu như sau:
Đây là một sản phẩm gốm nung có các văn hoa sặc sỡ.
Văn hoa xuất hiện ở câu này không đúng chỗ, vì văn hoa và hoa văn tuy đảo vị trí
các âm tiết như chức viên với viên chức nhưng nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác
nhau. Hoa văn là hình trang trí có tính đặc thù của các dân tộc người, thường vẽ, dệt,
khắc, chạm trên đồ vật: hoa văn trống đồng, hoa văn trên thổ cẩm của người Thái; còn
văn hoa có nghĩa "văn vẻ, hoa mĩ" , ví dụ như: lời lẽ văn hoa. Như vậy, trong câu trích
dẫn trên kia, nên dùng hoa văn sẽ đúng hơn.
Qua câu văn được trích dẫn, có thể đưa ra một vài nhận xét liên quan đến vấn đề
Việt hóa từ ngữ Hán v ay mượn và vấn đề dùng cho đúng từ Hán Việt như sau:
Như chúng ta đều đã biết, một trong những biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được
vay mượn là đảo vị trí các yếu tố tạo thành từ ghép song âm tiết, (nhưng vẫn giữ nguyên
ý nghĩa) ví dụ như: lệ ngoại (H)/ ngoại lệ (V), động dao (H)/ dao động (V), cứu cấp (H)/
cấp cứu, chức viên (H)/ viên chức (V), nội hướng (H)/ hướng nội (V), ngoại hướng (H)/
hướng ngoại (V), cải hoán (H)/ hoán cải (V), trừ ngoại (H)/ ngoại trừ (V), khai triển
(H)/ triển khai (V) v.v... Nhưng, sự thay đổi này cũng có giới hạn và cần lưu ý đến
những trường hợp đảo vị trí sẽ dẫn đến những ý nghĩa khác, hoặc một từ khác, kiểu
như: vãng lai khác lai vãng.
- Tự tạo từ Hán Việt bằng cách lắp ghép
Tạo ra từ mới là việc làm cần thiết để phát triển vốn từ. Tuy nhiên, từ mới phải
được hình thành theo những quy tắc nhất định và phải được cộng đồng sử dụng ngôn
ngữ chấp nhận.

37
Ví dụ : Tác quyền là một từ mới được hình thành trên cơ sở kết hợp nghĩa của hai
từ tác giả và quyền . Tác quyền có nghĩa là "quyề n tác giả".
hoặc vốn pháp định là một từ được hình thành trên cơ sở nghĩa của 3 từ: vốn,
pháp luật, quy định.
Trong thực tế, có nhiều tổ hợp từ được hình thành theo kiểu lắp ghép và kết quả
là không được chấp nhận khi sử dụng.
Ví dụ: Trong hệ thống từ Hán Việt, có nhiều từ được cấu tạo theo dạng Đa + x,
Ví dụ như: đa tài, đa tình, đa sầu, đa cảm, đa thê, đa hệ... với đa có nghĩa là "nhiều ".
Tuy nhiên, không phải bất cứ sự kết hợp nào của đa với một yếu tố khác cũng có thể
chấp nhận được. Chẳng hạn có ngườ i viết Bà chủ quán là một người đa chồng thì đa
chồng là một sự kết hợp sai, là một sự lắp ghép không được chấp nhận, nó là một sự lắp
ghép không cần thiết, chỉ làm cho tiếng Việt thêm mù mờ, tối nghĩa. Trong trường hợp
này chỉ có thể dùng cụm từ thuần Việ t lắm chồng, nhiều chồng. Còn từ Hán Việt tương
đương đa phu chỉ được dùng trong ngành Nhân loại học văn hóa, không được dùng
trong trường hợp chỉ một người cụ thể.
- Không nắm rõ hình thức vốn có của từ.
Mỗi từ Hán Việt thường có một hình thức cấu tạo n hất định. Tuy nhiên, khi sử
dụng có từ bị đọc nhầm âm.
Ví dụ: Tham quan thường bị nhầm thành thăm quan.
Tham quan là một từ Hán Việt đã được mượn từ lâu. Trong tiếng Hán, tham có
hai nghĩa và được mượn vào tiếng Việt trong hai dãy từ phái sinh khác nha u. Với nghĩa
"tham gia", tham có mặt trong các từ Hán Việt: tham chiến, tham chính, tham dự, tham
gia, tham luận... Với nghĩa "tham khảo", tham có mặt trong : tham bác, tham khảo,
tham quan, tham vấn... Trong tiếng Việt tham quan có nghĩa "xem nhìn tận nơi để thêm
hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm". Nghĩa đầy đủ của tham quan không được phản ánh
trong thăm quan, vì thăm chỉ là "đến hỏi han, xem xét để biết tình hình". Dùng Thăm
quan thay cho tham quan là sai. Và nếu nói:
Tổ chức đi tham quan là đúng
Tổ chức đi thăm quan là không đúng
Hoặc các tổ hợp dưới đây cũng bị coi là sai về mặt hình thức cấu tạo:
Liệt vị
38
Đơn phương độc mã
Bệnh mãn tính
Sáng lạn, sán lạn
Hoạch toán
Trìu tượng
Đảo ngũ
- Nhầm lẫn các từ gần âm
bàn hoàn - bàng hoàng
bàng quang - bàng quan
bao biện - ngụy biện

2. Lỗi về nghĩa
Cũng như từ thuần Việt, nghĩa là một mặt rất quan trọng của từ Hán Việt. Nghĩa
này được quy ước và được sử dụng thống nhất trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Tuy
nhiên, đây là một lớp từ vay mượn bằng nhiều con đườ ng, cách thức khác nhau nên việc
hiểu đúng nghĩa của từ để sử dụng lại là một vấn đề còn nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn
về nghĩa của từ dẫn đến sử dụng không đúng ngữ cảnh giao tiếp.
Ví dụ:
Từ cứu cánh có nghĩa là "mục đích", nhưng trên thực tế lại có rất n hiều người
dùng với nghĩa "cứu giúp". Vì vậy, có cách dùng: Tập tài liệu này là cứu cánh cho các
sinh viên trong kỳ thi. Và cách dùng đó là sai.
Cam lai có nghĩa là "ngọt lại", nhưng có người hiểu nghĩa là "cam lai ghép".
Chẳng hạn, thơ Bác có viết:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai”.
thì cam lai ở đây được hiểu là cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đã quay trở lại với con
người.
Hoặc có cách dùng từ bao biện với nghĩa là “ dùng những lập luận có vẻ như hợp
lí nhưng thật ra là sai lầm để tranh cãi trong một vấn đề” trong câu: Nói như thế là bao
biện, sự thật không phải như vậy.

39
Trong khi đó, nghĩa của từ bao biện là “Ôm đồm làm cả việc thuộc phận sự của
người khác, khiến người có trách nhiệm không phát huy được sáng kiến ”. Ở câu trê n,
phải dùng từ ngụy biện mới chính xác về nghĩa: “Nói như thế là nguỵ biện, sự thật
không phải như vậy.”
3. Lỗi về phong cách
Từ Hán Việt có tính chất tĩnh, ít gợi hình ảnh, ổn định về nghĩa và đặc biệt có tính
trang trọng, nghiêm túc. Do đó, nó phù hợp với các phong cách ngôn ngữ gọt rũa như
phong cách ngôn ngữ hành hính, phong cách ngôn ngữ chính luận…Riêng đối với
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, tỉ lệ từ Hán Việt
xuất hiện ít hơn vì hai phong cách ngôn ngữ này đòi hỏi từ ngữ cụ thể, sinh động, giàu
hình ảnh. Khi sử dụng, nên lưu ý tới đặc điểm này để tránh lỗi.
Ví dụ : Trong khẩu ngữ, không nên nói: Họ tương trợ nhau vượt qua khó khăn.
Nên nói: Họ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn
Hoặc trong văn bản hành chính lại nên viế t: Dự trù kinh phí tổ chức ngày Nhà
giáo Việt Nam.
mà không nên viết: Dự trù tiền tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam.
4. Lạm dụng từ Hán Việt.
Mặc dù từ Hán Việt là một lớp từ rất quan trọng, song không nên lạm dụng. Trên
thực tế, có nhiều trường hợp không chú ý đến yêu cầu này khiến văn bản trở nên mơ hồ,
khó hiểu thậm chí bị sai lệch trong việc hiểu nội dung văn bản.
Chỉ dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt không có hoặc không biểu đạt được ý
nghĩa. Tránh dùng những từ Hán Việt cổ hoặc không thông dụng gây mơ hồ về nghĩa
hoặc sai lệnh nội dung văn bản.
Ví dụ: Không nên dùng: Học hiệu đã triển khai nhiệm vụ năm học mới
mà nên dùng: Nhà trường đã triển khai nhiệm vụ năm học mới .
hoặc nên dùng: Chúng tôi đón Đoàn tại Sân bay Quốc tế Nội Bài.
mà không nên dùng: Chúng tôi đón Đoàn tại Phi trường Quốc tế Nội Bài.

IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT


- Dùng từ Hán Việt đúng âm, đúng nghĩa.
- Dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ.
40
- Tránh lạm dụng từ Hán Việt.
- Đối với các cặp từ Hán Việt và thuần Việt đồng n ghĩa, cần thấy rằng bên cạnh
sự giống nhau, giữa chúng vẫn có 3 điểm khác nhau:
+ Khác nhau về sắc thái ý nghĩa
+ Khác nhau về sắc thái biểu cảm
+ Khác nhau về màu sắc phong cách.
- Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm, đồng âm.
- Với các từ Hán Việt bị biến nhiều âm đọc khác nhau, cần căn cứ vào từ điển để
lựa chọn âm đọc đúng.
- Dùng từ Hán Việt đúng hoàn cảnh, đối tượng, nội dung và đích giao tiếp.

V. MỞ RỘNG VỐN TỪ HÁN VIỆT


1. Các yếu tố chỉ số
- Nhất : một (nhất thời, hợp nhất, độc nhất...); nhất còn có nghĩa là ở vị trí trên
hết trong sự sắp xếp ( giải nhất, nhất hạng... )
- Nhị: hai (nhị diện, nhị thể, độc nhất vô nhị...)
- Tam : ba (tam cấp, tam giác, tam thể...)
- Tứ: bốn ( tứ thời, tứ diện, tứ chi...)
- Ngũ: năm (ngũ quả, ngũ hành... )
- Lục: sáu (thơ lục bát, lục giác, lục lăng...)
- Thất: bảy (thất điên bát đảo, song thất lục bát)
- Bát: tám (bát giác, bát diện...)
- Cửu: chín (bảng cửu chương, cửu tuyền...)
- Thập: mười ( thập phân, khách thập phương, đàn thập l ục, thập tự...)
- Bách: trăm (bách chiến bách thắng, bách phát bách trúng, vườn bách thú...)
- Thiên: nghìn (thiên niên kỉ, thiên lí mã, thiên biến vạn hóa...)

2. Các yếu tố chỉ màu sắc


- Bạch: trắng (bạch cầu, chuột bạch...)
- Hoàng: vàng (hoàng anh, hoàng cúc...)
- Hồng: đỏ (hồng kì, hồng cầu, hồng ngọc...)
41
- Hắc: đen (hắc ín, hắc ám...)
- Thanh: xanh (thanh thiên, thanh vân...)
- Ô: đen (ngựa ô, ô mai...)

3. Các yếu tố chỉ cây cối và bộ phận cây cối


- Diệp: lá (diệp lục, vàng diệp...)
- Căn: rễ (căn bản, thâm căn cố đế...)
- Chi: cành (chi tiết, kim chi ngọc diệp...)
- Thụ: cây (cổ thụ, đại thụ...)
- Mộc: cây gỗ (mộc nhĩ, thuyền độc mộc...)
- Thảo: cỏ (thảo nguyên, thảo mộc...)

4. Các yếu tố chỉ cảnh vật tự nhiên


- Thiên: trời (thiên tài, thiên tai, bắn chỉ thiên...)
- Địa: đất (địa hình, địa danh, địa đạo...)
- Hải: biển (hải cảng, hải sản, hải quân...)
- Dương: biển lớn (Thái Bình Dương, tuần dương hạm, viễn dương...)
- Hà: sông (hà lưu, sơn hà, hà khẩu...)
- Giang: sông lớn (giang sơn, trường giang, tràng giang đại hải... )
- Sơn: núi (sơn cầm, sơn cước, sơn lâm, sơn thủy...)
- Lâm: rừng (lâm nghiệp, lâm sản, kiểm lâm.. .)
- Điền: ruộng (điền chủ, điền viên, công điền...)
- Dã: đồng nội, nơi cách dân cư tương đối xa. Ví dụ: ( dã chiến, việt dã...)
-Viên: vườn (công viên, điền viên, thảo cầm viên...)
- Đạo: đường (thủy đạo, xích đạo...)
- Lộ: đường (đại lộ, quốc lộ, lộ trình...)
- Ngạn: bờ (tả ngạn, hữu ngạn...)
- Nhật: mặt trời (nhật thực, nhật nguyệt...) , nhật còn có nghĩa là ngày (nhật kí,
cách nhật, sinh nhật...)
- Nguyệt: trăng (nguyệt thực, vọng nguyệt, đàn nguyệt.. .), nguyệt còn có nghĩa là
tháng (nguyệt phí...)
42
- Tinh: sao, thiên thể ( tinh cầu, hỏa tinh, vệ tinh...)
- Vân: mây (thanh vân, phù vân....)

5. Các yếu tố chỉ tổ chức xã hội


- Quốc: nước (quốc kì, quốc huy, ái quốc... )
- Gia: nhà (gia chủ, gia tài, tang gia...)
- Tộc: họ; cộng đồng người có tên gọi, địa lí cư trú, ngôn ngữ, văn hóa riêng (tộc
trưởng, dân tộc, đại tộc...)
- Hương: làng (hương xã...), quê hương (đồng hương, cố hương...)
- Thị: chợ (thị trường, nhất cận thị nhị cận giang...)
- Hiệu: trường (hiệu trưởng, giám hiệu...)
- Nghệ: nghề (công nghệ, mĩ nghệ)
- Nghiệp: nghề, công việc lớn lao (chuyên nghiệp, đồng nghiệp, thương
nghiệp...). Nghiệp còn có nghĩa là sự học (tốt nghiệp, tu nghiệp...) lại còn có nghĩa là tài
sản (sản nghiệp, nghiệp chủ....)

6. Các yếu tố chỉ quan hệ thân thuộc và quan hệ xã hội


- Phụ, cha (phụ mẫu, phụ hệ...) Phụ còn dùng để xưng hô đối với đàn ông thuộc
lớp trên ( phụ huynh, phụ lão, sư phụ. ..)
- Mẫu: mẹ (mẫu giáo, bảo mẫu...) Mẫu còn có nghĩa là cái chính, cái lớn (mẫu
hạm, mẫu số... )
- Huynh: anh (huynh đệ, huynh trưởng...)
- Đệ: em trai hoặc người đàn ông ít tuổi hơn (hiền đệ..). Đệ còn dùng để xưng hô
nam giới cùng lứa nhưng ít tuổi hơn ( đồ đệ, sư đệ...)
- Phu: chồng (vọng phu, vũ phu...). Phu còn có nghĩa là người đàn ông ở tuổi
thành niên (sĩ phu, nông phu...)
- Thê: vợ (thê nhi, bầu đàn thê tử...)
- Tử: con (quý tử, đệ tử...) . Tử còn dùng làm yếu tố đứng sau để cấu tạo từ có
nghĩa là thành phần, cái, con, người (phần tử, nguyên tử..)
- Tôn: cháu (trưởng tôn, đích tôn...)
- Hữu: bạn (chiến hữu, hữu nghị.. .)
43
- Bằng: bạn ( bằng hữu, thân bằng cố hữu.. .)
- Vương, đế, hoàng, quân: vua (vương cung, đế đô, ho àng hậu, quân chủ...)
- Bộc: đầy tớ (lão bộc, nô bộc...)

7. Các yếu tố chỉ thời gian


- Niên: năm (niên khóa, tất niên, thâm niên...). Niên còn có nghĩa là tuổi (thanh
niên, thiếu niên...)
- Nguyệt: tháng (nguyệt phí, nguyệt báo...) . Nguyệt còn là trăng (Nguyệt thực).
- Nhật: ngày (nhật ký, sinh nhật...). Nhật còn là mặt trời (Nhật thực)
- Tuần: thời gian gồm 10 ngày (tháng có ba tuần) (thượng tuần, trung tuần, hạ
tuần...). Tuần còn có nghĩa là khoảng thời gian 10 năm (lục tuần - 60 tuổi, ngũ tuần - 50
tuổi....). Tuần còn có nghĩa là thời gian bảy ngày (tuần lễ.. .). Tuần lại còn có nghĩa thời
kì (tuần trăng mật...).
Dạ: đêm (dạ hương, dạ hội, dạ quang...).

8. Các yếu tố chỉ không gian.


-Thượng: trên. Ví dụ: thượng lưu, thượng lệnh, sân thượng, phạm t hượng...
Thượng còn là tiếng để tôn xưng vua chúa. Ví dụ: hoàng thượng, chúa thượng...
Ngoài ra thượng còn có nghĩa là lên. Ví dụ: thượng lộ bình an...
- hạ: dưới. Ví dụ : hạ lưu, hạ tầng, thiên hạ... Hạ còn có nghĩa xuống, đưa xuống.
Ví dụ: hạ lệnh, hạ t hấp, hạ giá...
- ngoại: ngoài, nước ngoài. Ví dụ: ngoại bang, ngoại khóa, ngoại xâm, đối
ngoại... Còn nghĩa là thuộc dòng mẹ. Ví dụ: bà ngoại...
- trung: giữa. Ví dụ: trung bộ, trung thu, trung gian, tập trung... Trung còn có
nghĩa là trong. Ví dụ: không trung. Ngoài ra trung (tính từ) có nghĩa là ở mức giữa, mức
vừa. Ví dụ: trung học, trung đoàn...
- tả: bên trái. Ví dụ: tả ngạn, tả biên. .. Tả còn có nghĩa về chính trị, tư tưởng có
chủ trương tiến bộ. Ví dụ: phái tả, cánh tả... Còn có nghĩa là có chủ tr ương quá khích.
Ví dụ: quá tả....
- hữu: bên phải. Ví dụ: hữu ngạn... Còn có nghĩa về tư tưởng chính trị có chủ
trương bảo thủ, phản động. Ví dụ: phái hữu, hữu khuynh...
44
- tiền: phía trước. Ví dụ: tiền tuyến, tiền đạo, mặt tiền... Tiền còn có nghĩa là
trước về thời gian. ví dụ: tiền nhân, tiền bối...
- hậu: phía sau. Ví dụ: hậu vệ, hậu bị... Hậu còn có nghĩa là sau về thời gian. Ví
dụ : tối hậu thư, hậu sinh khả úy...
- biểu: bề ngoài, bên ngoài. Ví dụ: biểu bì... Biểu còn có nghĩa là thể hiện ra bên
ngoài. Ví dụ: biểu diễn, biểu đạt, biểu dương...

9. Các yếu tố chỉ vật dụng


- thư: sách. Ví dụ: thư viện, thư mục... Thư còn có nghĩa là giấy truyền tin, tình
cảm đến người khác. Ví dụ: viết thư... Lại còn có nghĩa là giấy tờ. Ví dụ: chứng minh
thư, văn thư...
- xa: xe. Ví dụ: xa lộ, chiến xa...
- kế: dụng cụ đo lường. Ví dụ: lực kế, phong kế... Kế còn có nghĩa là tính toán, đo
lường. Ví dụ: kế toán, thiết kế...
- cụ: đồ dùng. Ví dụ: dụng cụ, nhạc cụ, y cụ...
- phẩm : hàng hóa. Ví dụ: dược phẩm, tặng phẩm, hóa phẩm...
- đăng: đèn. Ví dụ: hải đăng, ảo đăng...
- cầm: đàn. Ví dụ: phong cầm, vĩ cầm...
- y: áo, quần áo nói chung. Ví dụ: y phục...
- hóa: hàng mua bán, trao đổi. Ví dụ: bách hóa, hàng hóa, ngoại hóa, hóa đơn...
- đường: nhà. Ví dụ: an dưỡng đường, giáo đường...
- xá: nhà. Ví dụ: bệnh xá, ký túc xá...

10. Các yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái


- thực: ăn. Ví dụ: thực phẩm, thực quản, bội thực, tuyệt thực...
- thuyết: nói, giảng, giải cho người ta rõ, làm cho người ta theo. Ví dụ: thuyết
phục, diễn thuyết...
- đàm: nói chuyện. Ví dụ: đàm luận, hội đàm...
- độc: đọc. Ví dụ: độc giả...
- tiếu: cười. Ví dụ: tiếu lâm...
- thính: nghe. Ví dụ: thính giác, dự thính...
45
- khán: xem. Ví dụ: khán giả, khán đài...
- kiến: nhìn thấy, xem. Ví dụ: chứ ng kiến, kiến tập.... Kiến còn có nghĩa là gặp. Ví
dụ: tiếp kiến, yết kiến...
- thị: nhìn. Ví dụ: thị giác, thị lực, cận thị... Thị còn có nghĩa là coi. Ví dụ: giám
thị....
- quan: xem, nhìn. Ví dụ: quan sát, quan trắc, lạc quan...
- sát: xem xét. Ví dụ: trinh sát, kiểm sát...
- vọng: nhìn ra nơi xa. Ví dụ: kính viễn vọng, lầu vọng nguyệt... Vọng còn có
nghĩa là mong mỏi, trông mong. Ví dụ: khát vọng, hy vọng, ước vọng...
- xúc: chạm phải. Ví dụ: xúc giác, tiếp xúc...
- hỉ: mừng. Ví dụ: báo hỉ, hoan hỉ, song hỉ...
- nộ: tức giận. Ví dụ: phẫn nộ, thịnh nộ....
- ái: yêu, thương. Ví dụ: ái quốc, tình ái...
- ai: buồn thương. Ví dụ: bi ai, ai oán...
- lạc: vui. Ví dụ: lạc quan, hoan lạc...
- tri: biết. Ví dụ: tiên tri, vô tri...
- úy: sợ. Ví dụ: úy tử thám sinh, hậu sinh khả úy....
- tín: tin. Ví dụ: tín đồ, tín ngưỡng, tín nhiệm...
- vấn: hỏi. Ví dụ: vấn đáp, vấn tội, nghi vấn....
- ký: ghi. Ví dụ: ký hiệu, tốc ký... Ký còn có nghĩa là nhớ. Ví dụ: ký ức...
- niệm: nhớ. Ví dụ: tưởng niệm, tâm niệm...
- giám: theo dõi kiểm tra, đôn đôc. Ví dụ: giám khảo, giám sát...
- tưởng: nghĩ. Ví dụ: ảo tưởng, suy tưởng... Tưởng còn có nghĩa là nhớ. Ví dụ:
hồi tưởng, tưởng nhớ...
- cáo: cho biêt. Ví dụ: báo cáo, quảng cáo, thông cáo....
- hiếu: ham. Ví dụ: hiếu học, hiếu thắng....
- tử: chết. Ví dụ: cảm tử, báo tử....
- sinh: sống. Ví dụ: sinh mạng, sinh vật...
- tồn: còn. Ví dụ: bảo tồn, tồn kho...
- vong: mất. Ví dụ: diệt vong, vong quốc...
- hữu: có. Ví dụ: hữu ích, hữu hiệu....
46
- vô: không có. Ví dụ: vô hạn, vô ích...
- phi: trái với, không phải. Ví dụ : phi pháp, phi đạo đức...
- trưởng: lớn lên. Ví dụ: trưởng thành, sinh trưởng...
- đắc: được. Ví dụ : đắc thắng, đắc kế, đắc ý, đắc đạo....
- thất: mất. Ví dụ: thất học, thất nghiệp, thất tình, t hất thoát.
- cư: ở. Ví dụ: cư trú, cư dân... Cư còn có nghĩa là chỗ ở. Ví dụ: an cư lạc nghiệp,
cổ cư...
- phi: bay. Ví dụ: phi đội, phi công... Phi còn có nghĩa là nhanh như bay. Ví dụ:
phi báo, song phi....
- tẩu: chạy. Ví dụ: bôn tẩu...
- xuất: ra. Ví dụ: xuất huyết, xuất trận... Xuất còn có nghĩa đưa ra. Ví dụ: xuất
quỹ, xuất trình... .
- nhập: vào. Ví dụ: nhập học, thu nhập... Nhập còn có nghĩa đưa vào. Ví dụ : nhập
kho...
- lai: đến, lại. Ví dụ: lai vãng, tương lai...
- li: rời. Ví dụ: li biệt, chia ly...
- vãng: qua. Ví dụ: vãng lai... Vãng còn có nghĩa là đã qua, về trước. Ví dụ: dĩ
vãng...
- khứ: đi. Ví dụ: khứ hồi, quá khứ...
- hồi: trở lại. Ví dụ: hồi hương, thu hồi...
- ngộ: gặp. Ví dụ: ngộ nạn, hội ngộ...
- tòng: theo. Ví dụ: tòng quân, lực bất tòng tâm...
- tùng: theo. Ví dụ: tùy tùng, phụ tùng....
- giáo: dạy. Ví dụ: giáo viên, giáo dục.. . Giáo còn có nghĩa là đạo. Ví dụ: giáo
đường, Phật giáo...
- huấn: dạy bảo. Ví dụ: huấn luyện, di huấn, giáo huấn...
- canh: cày. Ví dụ: canh tác, thâm canh.... Canh còn có nghĩa là trồng trọt. Ví dụ:
định canh, chuyên canh...
- ngư: đánh cá. Ví dụ: ngư dân, ngư cụ....
- mục: chăn súc vật. Ví dụ: mục dân, mục đồng...
- kiến: dựng, lập lên. Ví dụ: kiến quốc, kiến thiết, kiến trúc...
47
- thiết: tạ o ra, xây dựng lên. Ví dụ: thiết lập, thiết kế...
- dưỡng: nuôi. Ví dụ: phụng dưỡng, dinh dưỡng...
- dục: dậy. Ví dụ: đức dục, trí dục...
- tác: làm, tạo ra. Ví dụ: tác giả, công tác...
- hành: làm. Ví dụ: thực hành, hành hung... Hành còn có nghĩa là đi. Ví dụ: hành
khách, diễu hành....
- chiến: đánh. Ví dụ: chiến đấu, thiện chiến, chiến thắng...
- đả: đánh. Ví dụ : đả đảo, ẩu đả...
- sát: giết. Ví dụ: sát hại, sát trùng, ám sát...
- kháng: chống lại. Ví dụ: kháng chiến, phản kháng....
- trở: ngăn cản. Ví dụ: trở lực, ngăn trở...
- khai: mở. Ví dụ: khai mạc, khai hội...
- bế: đóng. Ví dụ: bế mạc, khai hội...
- lưu: chảy. Ví dụ: lưu vực, lưu thông... Lưu còn có nghĩa là thông suốt, trôi chảy.
Ví dụ: lưu loát, lưu hành.
- triển: mở rộng ra. Ví dụ: triển khai, tiến triển...
- khuếch: mở rộng, làm cho lớn lên, to ra. Ví dụ: khuếch đại, khuếch âm.
- vệ: giữ... Ví dụ: vệ quốc, hậu vệ...
- bảo: chăm sóc, giữ gìn. Ví dụ : bảo mật, bảo tồn... Bảo còn có nghĩa là phụ
trách, chịu trách nhiệm. Ví dụ: bảo đảm, bảo trợ...
- tham: dự vào, nhập vào. Ví dụ: tham dự, tham quan...
- trợ: giúp đỡ. Ví dụ: cứu trợ, trợ chiến...

11. Các yếu tố chỉ tính chất.


- đại: lớn. Ví dụ: đại lộ, đại thắng, quảng đại... Đại còn có nghĩa là không tường
tận, không thật chính xác. Ví dụ: đại khái, đại lược...
- tiểu: nhỏ. Ví dụ: tiểu đội, tiểu thương, nhược tiểu...
- thâm: sâu. Ví dụ: thâm nhập, thâm tâm, thâm thù...
- thiển: cạn, không sâu sắc. Ví dụ: thiển cận, thiển nghĩ...
- cận: gần. Ví dụ: cận thị, lân cận, tiếp cận...
- viễn: xa. Ví dụ: viễn thị, vĩnh viễn.. .
48
- cường: mạnh. Ví dụ: cường tráng, cường thịnh...
- nhược: yếu. Ví dụ: nhược điểm, suy nhược...
- nhu: mềm, mềm mỏng.Ví dụ: nhu nhược, nhu mì...
- cương: cứng. Ví dụ: cương quyết, cương trực...
- kiên: bền. Ví dụ: kiên cố, kiên gan, kiên tâm...
- bần: nghèo. Ví dụ: bần hàn, bần khổ, bần nông...
- phú: giàu. Ví dụ: phú ông, phú quý, phong phú...
- minh: sáng. Ví dụ: minh mẫn, hiền minh, thông minh.... Minh còn có nghĩa rõ
ràng. Ví dụ: minh họa, thuyết minh...
- ám: tối. Ví dụ: hắc ám, mờ ám.... á còn có nghĩa là kín, không công khai. Ví dụ:
ám chỉ, ám sát...
- u: vắng vẻ và thiếu ánh sáng. Ví dụ: u ám, u tối, âm u. U còn có nghĩa là sâu
kín, không bộc lộ ra. Ví dụ: u uất, u buồn...
- đa: nhiều. Ví dụ: đa giác, đa mưu, đa số...
- thiểu: ít. Ví dụ: thiểu số, tối thiểu...
- chân: thật. Ví dụ: chân dung, chân lí, chân tình...
- thiện: tốt lành. Ví dụ: thiện cảm, lương thiện, thiện chí.... Thiện còn có nghĩa là
giỏi, thành thạo. Ví dụ: thiện chiến, thiện xạ. .
- lương: tốt lành. Ví dụ: lương tâm, bất lương...
- mĩ: đẹp. Ví dụ: mĩ quan, mĩ phẩm, mỹ nữ...
- trường: dài, lâu. Ví dụ: trường ca, trường kỳ...
- đoản: ngắn. Ví dụ: đoản kiếm, đoản mệnh...
- vi: rất nhỏ. Ví dụ: vi huyết quản, vi trùng, vi mô....
- vĩ: to lớn. Ví dụ: vĩ đại, vĩ nhân, hùng vĩ, vĩ mô...
- tối: rất, nhất. Ví dụ: tối đa, tối tân, tối hậu thư, tối ưu...
- trọng: nặng. Ví dụ: trọng lượng, trọng tải... Trọng còn có nghĩa là ở mức độ rất
cao, rất nặng. Ví dụ: trọng tội, trọng án...
- khinh: nhẹ. Ví dụ: khinh khí cầu, khinh binh...
- lão: già. Ví dụ: lão tướng, trường xuân, bất lão...
- ấu: bé, mới sinh. Ví dụ: ấu thơ, ấu trùng...
- thiếu: trẻ. Ví dụ: thiếu niên, thiếu thời. ...
49
- nhiệt: nóng. Ví dụ: nhiệt đới, nhiệt huyết, nồng nhiệt....
- hàn: lạnh. Ví dụ: hàn đới, bần hàn, đại hàn...
- ôn: ấm. Ví dụ: ôn đới... Ôn còn có nghĩa là điềm đạm. Ví dụ: ôn tồn...
- quảng: rộng. Ví dụ: quảng đại, quảng cáo, quảng giao...
- khoan: rộng rãi, không khắt khe. Ví dụ: khoan dung, khoan nhượng...
- viên: tròn. Ví dụ: viên trụ... Viên còn có nghĩa là đầy đủ. Ví dụ: viên mãn, đoàn
viên...
- mãn: đầy đủ. Ví dụ : mãn ý, thỏa mãn, bất mãn... Mãn còn có nghĩa là đầy đủ, đã
hết một việc gì đó. Ví dụ: mãn khóa, mãn tang....
- hảo: tốt. Ví dụ: hảo tâm, hảo hạng...
- hạnh: may mắn, sung sướng. Ví dụ : hạnh phúc, bất hạnh...
- tốc: nhanh. Ví dụ: tốc độ, tốc hành, tốc chiến....
- cựu: cũ. Ví dụ: cựu binh, thủ cựu, cựu tổng thống....
- tân: mới. Ví dụ: tân binh, tân thời, tối tân....
- cố: cũ, trước k ia. Ví dụ: cố đô, cố tri... Cố còn có nghĩa là đã qua đời. Ví dụ: cố
bộ trưởng , quá cố....
- hòa: đều, vừa phải. Ví dụ: điều hòa, dung hòa, thuận hòa... Hòa còn có nghĩa là
không có chiến tranh, không xung đột, tranh chấp. Ví dụ: hòa bình, hòa hảo, bất h òa...
- bình: bằng phẳng. Ví dụ: bình nguyên, bình định.... Bình còn có nghĩa là ngang
đều. Ví dụ: bình đẳng, bình hành... Còn có nghĩa là thường, vừa phải. Ví dụ: bình
thường, bình dân.. . Lại còn có nghĩa là yên ổn. Ví dụ: hòa bình, bình yên.....

CÂU HỎ I VÀ BÀI TẬP

CÂU HỎI
Câu hỏi 1. Trình bày đặc trưng của từ Hán Việt. Cho thí dụ minh họa.
Câu hỏi 2. Trình bày sự khác nhau giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt về màu sắc
phong cách.
BÀI TẬP
Bài tập 1. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai? Chữa lại những
từ dùng sai
50
1. Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về tính xác thực và hơp lí của các
hành động tài chính như quản lí vốn, tài sản...
2. Người nào lợi dụng chức vụ, uy quyền trong hoạt động giao thông đường bộ để
gây phiền hà, hạch sách, nhận quà biếu thì tùy theo bản chất , mức độ vi phạm mà bị sử
lí kỷ luật hoặc bị truy tố nhiệm vụ hình sự.
3. Chủ chương đổi mới của Nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận tiện cho
các doanh nhân nước ngoài đưa tiền vào Việt Nam.

Bài tập 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống


1. Công dân có ............. tố cáo những............... hành chính của tổ chức, cá nhân
và những ................ của người có ................ xử phạt hành chính với cơ quan nhà nước
có............
Cho các từ sau:
Quyền hành Phạm vi Trách nhiệm
Quyền lợi Thẩm quyền Quyền
Quyền hạn Vi phạm Quyết định

2. Người nào phát hiện .............. đường bộ bị hư hỏng hoặc bị .........., hành lang
an toàn bị ............... phải kịp thời báo cho chính quyền địa phương, cơ quan ............
đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để .........., trong trường hợp ..............,
có............... báo hiệu ngay cho người ............. giao thông biết.
Cho các từ sau:
Giao thông Cấp thiết Lấn chiếm
Công trình Cần thiết Điều khiển
Xâm lấn Phương pháp Quản lí
Xâm hại Biện pháp Giải quyết
Điều khiển Xử lý Tham gia
Điều khiển Cách Trình báo

Bài tập 3. Những cặp từ sau đây có sự khác biệt về ý nghĩa không?

51
Quan trọng / Nghiêm trọng Bảo đảm / Đảm bảo
Trách nhiệm / Nhiệm vụ Thâm nhập / Xâm nhập
Yếu điểm / Điểm yếu Thực hành / Thực thi
Bàng quang / Bàng quan Phong thanh / Mong manh
Mục đích / Mục tiêu Bàn hoàn / Bàng hoàng
Kỹ năng / Kỹ xảo Kiểm sát / Kiểm soát
Đơn phương / Đơn thương Tri thức / Trí thức
Khả năng / Năng lực Bảo tồn / Bảo tàng
Yến anh / Yến oanh Nhân thân / Thân nhân
Giả thuyết / Giả thiết Khả thi / Khả dĩ

Bài tập 4.
1. Trong những từ sau đây, "hành" có ý nghĩa gì?
Hành vi Hành hung
Hành động Hành pháp
Hành khất Hành hình
Hành lang Đồng hành
2. Trong những từ sau đây, "xử" có ý nghĩa gì?
Phán xử Xử tử
Xử lí Ứng xử
Xử thế Cư xử

Bài tập 5. Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với những từ thuần Việt sau
Ép buộc Cách làm Hằng ngày
Trưng bày Xây dựng Giữ gìn
Nói Sung sướng Đàn bà
Tiền Sân bay Trẻ con
Chữa Anh em Ngả nghiêng

Bài tập 6. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai? Chữa những từ
dùng sai.

52
1. Các cách áp dụng để tổ chức lại danh nghiệp bao gồm: Sát nhập vào doanh
nghiệp nhà nước kh ác; chia tách danh nghiệp nhà nước cho hợp pháp với chức trách ,
nhiệm vụ và phạm vi mới....
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo, thu tang
chứng , đồ dùng được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Công ti tài chính là danh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của tổng công
ti.
4. Danh nghiệp nhà nước phải mở rộng phạm vi kinh doanh theo khả năng của
danh nghiệp và yêu cầu của thị trường.

Bài tập 9. Những kết hợp từ sau đây có đúng không? Tại sao?
Tái tạo lại
Nghĩa cử đẹp
Đại quy mô lớn
Ngày sinh nhật
Tối ưu nhất
Chưa vị thành niên
Hoàn thành xong
Tất cả mọi người ai nấy đều vui vẻ.
Cấm không được vi phạm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.
Tạm ngừng cắt điện từ để sửa chữa đường dây
Tạm ngừng cấp điện 14h đến 16h để sửa chữa đường dây

Bài tập 10. Cho đoạn văn sau


Trong trường tiểu học, giáo viên là lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò chủ đạo
trong mọi hoạt động giáo dục. Giáo viên tiểu học phải có tư cách, đạo đức gương mẫu,
có năng lực thực hiện giáo dục toàn diện và có trình độ đào tạo sư phạm theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Điều lệ Trường tiểu học )

53
Trong đoạn văn trên, có thể thay từ ''lực lượng'' bằng từ ''đội n gũ'', từ ''chủ đạo''
bằng từ "chính'', từ ''năng lực'' bằng từ ''khả năng'', từ ''toàn diện'' bằng cụm từ ''mọi
mặt'', từ ''trình độ'' bằng từ ''năng lực'' được không? Tại sao?

Bài tập 11. Những từ gạch chân dưới đây dùng đúng hay sai? Chữa lạ i
những từ dùng sai
1. Nhà thầu xây dựng chỉ được phép nhận thầu thi hành những công trình thực hiện
đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi hành đúng thiết kế
được duyệt; ứng dụng đúng các tiêu chí kĩ thuật đã được quy địn h và chịu sự giám soát,
kiểm soát thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ
quan dám định Nhà nước theo phân cấp quản lí chất lượng công trình xây lắp.

2. Các dự án sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức kinh tế không thuộc doanh
nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh. Việc kinh
doanh phải theo quy định của pháp luật. Nếu dự án có xây dựng, chủ đầu tư phải lập hồ
sơ trình tổ chức có thẩm quyền để cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Quy chế
này.

Bài tập 12. Đánh dấu (x) vào những từ đúng


nghe) phong phanh / (nghe) phong (bệnh) mạn tính / (bệnh) mãn tính
thanh giám sát / giám soát
sáng lạn / xán lạn danh nghiệp / doanh nghiệp
đảo ngũ / đào ngũ hoạch toán / hạch toán
nhậm chức / nhận chức quả phụ / góa phụ
khẳng định / khảng định góa bụa / góa phụ
trìu tượng / trừu tượng (Viện) kiểm soát /(Viện) kiểm sát
tham quan / thăm quan liệt vị / việt vị
khúc chiết / khúc triết tinh giản biên chế / tinh giảm biên chế
sáp nhập / sát nhập tiệt chủng / tuyệt chủng
môn đăng hộ đối / môn đăng hậu đối vu oan giáng họa / vu oan giá họa
bầu đàn thê tử / bầu đoàn thê tử tiền tuyến / tuyền tuyến
54
vũ phu / phũ phu Phản ảnh / Phản ánh

Bài tập 13. Phân biệt nghĩa của các từ trong từng cặp sau:
Chủ nghĩa xã hội / Xã hội chủ nghĩa Yếu điểm / Điểm yếu
Đảm bảo / Bảo đảm Thân nhân / Nhân thân
Vãng lai / Lai vãng Bàn hoàn / Bàng hoàng
Ích lợi / Lợi ích Bàng quang / Bàng quan
Thành danh / Thanh danh Hoa văn / Văn hoa

Bài tập 14. Chữa lỗi sai về đặt câu, dùng từ Hán Việt trong phần văn bản
hành chính sau:
Nhà nước đầu tư, phát huy và thống nhất quản lí việc duy trì sức khỏe của quân
dân, huy động và tổ chức mọi đội ngũ xây dựng và phát triển y học Việt Nam theo
phương hướng dự bị, phối kết hợp chữa bệnh với phòng bệnh, phát triển và kết hợp y
dược cổ đại với y học hiện đại, kết hợp y tế nhân dân với y tế nhà nước, thực thi bảo
hiểm y tế, tạo mọi điều kiện để mọi người dân được chăm chút sức khỏe; nhà nước ưu
tiên thực hiện chương t rình chăm sóc sức khỏe đồng bào miền núi và dân tộc tiểu số;
cấm tổ chức và cá nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn gian bán lậu thuốc chữa bệnh trái
phép gây hao tổ cho sức khỏe của quân dân.

Bài tập 15. Chọn từ thích hợp với từng nội dung sau:
- Đứng ở giữa hai bên đối lập, không theo hoặc không phụ thuộc vào bên nào.
- Ở giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền hai sự vật.
- Đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già.
- Tầng lớp giữa trong xã hội.
a. Trung gian; b. Trung bình; c. Trung niên; d. Trung lập; e. Trung hòa; g. Trung tính; h.
Trung lưu

Bài tập 16. Từ các nhóm từ sau đây, rút ra ý nghĩa và sự khác biệt về ý nghĩa của
các yếu tố trung và chung.
- Cáo chung, lâm chung, chung thủy, chung khảo, chung kết, chung quy, chung thân.
55
- Trung bình, trung lập, trung cổ, trung tuyến.
- Trung thành, trung nghĩa, bất trung, trung kiên.

Bài tập 17. Chữa lỗi sai về dùng từ trong những đoạn văn sau đây:
1. Lập hồ sơ đầy đủ để phục vụ kịp thời các yêu cầu của cấp ủy và các ban, ngành
về khai thác tài liệu và nộp v ào kho lưu trữ cấp ủy đúng thời điểm quy định.
2. Người đánh máy, in phải bảo đảm bí mật, chuẩn xác nội dung văn bản và trình
diễn đúng tiêu chí kĩ thuật (sạch, đẹp, cân đối, tiết kiệm......).
3. Ngoài các thành phần hình thức bắt buộc, tùy theo nội dung và tính chất từng
văn bản cụ thể, người kí văn bản có thể tự quyết bổ xung các thành phần hình thức sau
đây: (....)

Bài tập 18. Giải thích ý nghĩa của một số từ sau:


Công chứng Miễn giảm Ngụy biện
Chánh án Thừa hành Thi hành
Công báo Công vụ Ban hành
Chánh Văn phòng Yêu cầu Bãi bỏ
Thường phạm Đề nghị Thực thi
Nhậm chức Thường phạm Kiến nghị
Công chứng Nhậm chức Đề xuất
Chánh án Thường trú Trình tự
Công báo Cứu cánh Căn cứ
Chánh Văn phòng Thường vụ Bao biện

Bài tập 19. Cho đoạn văn sau:


"Những dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi và cho phép phân ra các dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) thì những
dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) được lập báo cáo nghiên cứu khả thi như một dự án
đầu tư độc lập , việc trình duyệt và quản lý dự án phải theo quy định của dự án nhóm A".
(Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng)
Thay từ "tiền khả thi" bằng cụm từ "trước khi thực hiện",
56
"tiểu dự án" bằng cụm từ "dự án nhỏ",
"độc lập" bằng cụm từ "đứng một mình"
“trình duyệt” bằng “ trình báo”
có đúng không? Tại sao?

Bài tập 20. Phân biệt nghĩa và cách sử dụng của các cặp từ đồng nghĩa sau
đây:

Nhược điểm / Điểm yếu Hạnh phúc / Sung sướng


Siêu thị / Chợ Vĩ đại / To lớn
Phúc đáp / Trả lời Không phận / Vùng trời
Hy sinh / Chết Từ trần / Qua đời
Sinh viên / Người học Căn cứ / Xét
Văn bản / Giấy tờ Hoàn thành Xong

57
Bài 4.
YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC DÙNG TỪ VÀ CÂU

I. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ


1. Yêu cầu của việc sử dụng từ, ngữ trong văn bản
Lựa chọn và sử dụng từ, ngữ trong văn bản cần phải dựa trên những cơ sở thống nhất,
những cơ sở tạo điều kiện cho việc giao tiếp đạt hiệu quả. Cơ sở của việc lựa chọn đó chính là
yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản. Từ, n gữ sử dụng trong văn bản cần phải bảo đảm các
yêu cầu cơ bản sau:
a. Dùng từ phải đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo
Từ là đơn vị hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Hai mặt này đều được cộng đồng xã hội quy
ước và chấp nhận. Vì vậy, khi sử dụng từ ngữ, đi ều đầu tiên chúng ta phải đảm bảo đúng về
âm thanh của từ được xã hội công nhận. Việc không ghi lại đúng âm thanh sẽ làm cho người ta
không hiểu hoặc hiểu sai nội dung câu nói:
Ví dụ:
Không nói Cần nói
Bàn quang Bàng quan
Sáng lạng Xán lạn
Khảng định Khẳng định
Sát nhập Sáp nhập
Trìu tượng Trừu tượng
Tuyền tuyến Tiền tuyến

b. Dùng từ phải đúng ý nghĩa


Ý nghĩa của từ là một trong hai mặt của từ, được cộng đồng xã hội thừa nhận và sử
dụng trong giao tiếp hàng ngày. Thông thường các ý nghĩa này được ghi lại trong các từ điển
giải thích. Khi sử dụng từ ngữ, cần bảo đảm đúng các mặt sau:
- Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự vật, hành động, tính chất) cần nói tới.
- Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt.
- Phản ánh đúng thái độ, tình cảm của n gười viết, người nói đối với hiện thực khách
quan, đối với người đọc văn bản.
58
Ví dụ: Hồ Chủ tịch trong "Tuyên ngôn độc lập" đã chọn trong hàng loạt các từ đồng
nghĩa: nhấn, dấn, dìm, nhận, dúng, nhúng, tắm, gội, rửa. ... một từ thích hợp nhất để tố cáo tội
ác dã man của Thực dân Pháp.
"Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong các bể máu".

c. Dùng từ phải đúng đặc điểm ngữ pháp của chúng.


Từ là đơn vị tạo câu. Khi tham gia vào câu, từ không chỉ có hình thức và ý nghĩa mà
còn có những đặc điểm ngữ pháp nữa. Đối với tiếng Việt, đặc điểm ngữ pháp của từ thể hiện
rõ nhất ở khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp của từ trong câu. Khi cho các từ kết hợp với
nhau, bố trí từ đảm nhận một chức năng ngữ pháp nào đó trong câu, cần phải tính toán và tuân
theo các đặc điểm ngữ pháp của từ.
Ví dụ:
Điều 1. Giao ông Nguyễn Văn A phụ trách Phòng Giao dịch khách hàng kể từ ngày
01/3/2000 là một kết hợp sai. Phải sử dụng thêm quan hệ từ “cho”
Điều 1. Giao cho ông Nguyễn Văn A phụ trách Phòng Giao dịch khách hà ng kể từ
ngày 01/3/2000.
d. Dùng từ phải phù hợp với phong cách chức năng.
Ngôn ngữ được sử dụng bao giờ cũng thuộc một phong cách chức năng nhất
định. Mỗi phong cách chức năng có những yêu cầu riêng trong việc sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ. Trong từ vựng, đại đa số các từ là từ đa phong cách (từ được sử dụng
trong nhiều phong cách) nhưng có một số từ chuyên dụng cho một hoặc một số phong
cách chức năng nhất định.
Ví dụ:
Trong văn bản hành chính thường có lớp từ ngữ hành chính với tính khuôn mẫu
và trang trọng như: ban hành, trân trọng đề nghị, nghiêm cấm, bãi bỏ, đình chỉ... Văn
bản khoa học lại có nhiều thuật ngữ khoa học tương ứng với các ngành khoa học nhất
định như: giao thoa, điện trở, gen trội... Chính vì vậy, từ ngữ được sử dụng trong văn
bản ph ải phù hợp với phong cách chức năng của văn bản.
e. Tránh dùng từ thừa, lặp; sáo rỗng, công thức.

59
- Hiện tượng dùng thừa từ là dùng hai hoặc hơn hai đơn vị đồng nghĩa để cùng
biểu đạt một nội dung. Nên lựa chọn một đơn vị từ “đắt” nhất, có khả năng biểu đạt
chính xác nội dung vấn đề và loại bỏ các đơn vị còn lại.
Ví dụ: Tái tạo lại, chưa vị thành niên, hoàn thành xong, nghiêm cấm không được
vi phạm, bắt buộc cần phải…là những tổ hợp thừa từ. Chỉ nên dùng: tái tạo, vị thành
niên (hoặc chưa thành niên), hoàn thành (hoặc xong), nghiêm cấm vi phạm (hoặc không
được vi phạm), bắt buộc (hoặc cần phải)
- Hiện tượng lặp từ (không có dụng ý của người viết) hầu hết là do người viết
nghèo nàn vốn từ nên dùng lặp đi lặp lại một đơn vị từ vựng khiến cho văn bản trở nên
đơn điệu, thiếu tính thuyết phục.
Ví dụ: Thứ cười gượng. Đêm ấy , Thứ thức rất khuya sẽ kém hiệu quả hơn khi
viết: Thứ cười gượng. Đêm ấy, y thức rất khuya.
Hoặc: Nghe chuyện Thánh Gióng, tôi tưởng tượng ra một Thánh Gióng sức vóc
hơn người, nhưng tâm hồn còn thô sơ, giản dị như tâm hồn của tất cả mọi người xưa.
Thánh Gióng gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông phẩ trận đem sức khoẻ mà đánh tan
giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, Thánh Gióng vẫn còn ăn một bữa cơm …
Nếu viết như trên, đoạn văn sẽ mắc l ỗi lặp từ, giảm độ hay của văn bản. Vì vậy,
tác giả Nguyễn Đình Thi đã viết: Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng
tượng ra một trang nam nhi sức vóc hơn người, nhưng tâm hồn còn thô sơ, giản dị như
tâm hồn của tất cả mọi người xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông phẩ
trận đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng
Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm…
- Hiện tượng dùng từ ngữ sáo rỗng, văn hoa thái quá cũng bị coi là lỗi dùng từ.
Ví dụ: Lao động chân tay là đán g quý lắm, vinh quang lắm và tự hào lắm.
2. Một số lỗi về từ cần tránh
- Tránh dùng từ thừa, từ lặp
- Tránh dùng từ sai âm, sai nghĩa
- Tránh dùng từ không đúng với khả năng kết hợp
- Tránh dùng từ lạc phong cách
- Tránh dùng từ sáo rỗng

60
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ CÂU
1. Những yêu cầu về câu trong văn bản
a. Câu xét theo quan hệ hướng nội.
- Câu phải được viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
- Câu phải đúng về nghĩa.
- Câu được điền dấu câu cho phù hợp với chính tả tiếng Việt và nội du ng của câu.
- Phù hợp phong cách chức năng.

b. Câu xét về quan hệ hướng ngoại.


- Câu cần hướng tới chủ đề của văn bản. Đó là cơ sở để tạo tính trọn vẹn về nội
dung.
- Câu cần phải được hoàn chỉnh về mặt hình thức.
- Câu cần được liên kết với nhau hài hòa bởi các phương thức sau đây:
* Phương thức lặp
+Lặp từ ngữ:
"Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1998.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ"
+ Lặp cấu trúc:
"Căn cứ Nghị định số 38/ CP ngày 18-5-1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động công chứng nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 -6-1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;"
* Phương thức thế
"Căn cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, HĐND tỉ nh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mỗi xã được để lại một quỹ đất không quá
5% đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu công ích của địa phương. Chính phủ quy
định việc sử dụng đất này".
* Phương thức liên tưởng
+ Liên tưởng đồng loại:
"Quốc hội thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý
và sử dụng đất đai trong cả nước.
61
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát việc quản lý và sử
dụng đất đai trong địa phương mình."
+ Liên tưởng bộ phận với toàn thể và ngược lại:
"Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc
phiện và các chất ma túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa
các bệnh xã hội nguy hiểm".
+ Liên tưởng đối lập:
"Nhà nước phát t riển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện
ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nghiêm cấm
những hoạt động văn hóa, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách,
đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam''.
+ Liên tưởng nhân quả:
'' Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt
hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của
pháp luật''
+ Liên tưởng định vị:
''Tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa
phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác
với tất cả các nước. Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước
trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền
thống..., phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế. Củng cố môi trường hòa bình và tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi
hơn nữa cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại thế
giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
*Phương thức nối
+ Nối bằng quan hệ từ:
"Trong những năm qua, UBND thành phố đã triển khai thực hiện Nghị quyết
06/CP ngày 29-01-1993 của Chính phủ về phòng chống và kiểm soát ma túy. Các
62
ngành, các cấp và các đoàn thể đã có nhiều biện pháp tích cực để ngăn chặn tệ nạn
buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất này. Song, do tổ chức triển khai thực hiện chưa
chặt chẽ, thiếu biện pháp cương quyết đồng bộ, chưa thống nhất nội dung, nhận thức,
chưa có quy trình cai nghiện và chữa trị đúng, công tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu
rộng... nên kết quả đạt được còn rất hạn chế".
+ Nối bằng các từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp:
"Thực hiện dán tem hàng nhập khẩu là biện pháp tích cực để chống nhập lậu và
tiêu thụ hàng nhập lậu, công tác này có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và có các
loại hình kinh doanh, lại phải triển khai trong thời gian rất ngắn. Do đó, sẽ có nhiều
khó khăn, phức tạp. Vì vậy, UBND thành phố yêu cầu các cấp, các ngành cần coi đây là
một công tác trọng tâm đột xuất; phải tập chung chỉ đạo sát sao và thống nhất theo yêu
cầu của Chỉ thị này và Thông tư số 30/1998/TTLT -BTC-BTM-BNV-TCHQ ngày 16-3-
1998 của liên bộ Tài ch ính - Thương mại - Nội vụ - Tổng cục Hải quan".

2. Các loại lỗi câu thường gặp


a. Lỗi về cấu tạo câu
* Thiếu các thành phần nòng cốt của câu
Thành phần nòng cốt của câu là thành phần nhất thiết phải có mặt để chuỗi từ ngữ
kết hợp với nhau đủ điều kiện trở trành câu, nghĩa là chúng có thể độc lập về nội dung
ngữ nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức thể hiện.
Thành phần nòng cốt của câu gồm: Chủ ngữ, vị ngữ và đôi khi là một số bổ ngữ
xuất hiện có tính chất bắt buộc trong câu. Đối với phong cách ngôn ngữ văn chương
nghệ thuật hoặc khẩu ngữ, do có sự hỗ trợ của ngữ cảnh và người nghe không cần căn
cứ vào đầy đủ thành phần nòng cốt vẫn có thể lĩnh hội trọn vẹn nội dung ý nghĩa của
phát ngôn (tức là sự xuất hiện câu tỉnh lược đặt trong một ngữ cảnh cụ thể vẫn có thể
thực hiện được hoạt động giao tiếp).
Có thể chia kiểu lỗi sai này thành các loại cụ thể như sau:
+ Câu thiếu chủ ngữ
Ví dụ: Ngày càng đạt được nhiều thành tựu về khoa học và kĩ thuật.
+ Câu thiếu vị ngữ
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm kinh tế của cả nước.
63
+ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
Ví dụ: Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong những ngày lễ lớn trong năm
2007.
+ Thiếu một vế của câu ghép
Câu ghép là loại câu thường được sử dụng trong trường hợp cần trình bày những
sự việc có tính độc lập tương đối nhưng lại có sự liên quan mật thiết với nhau. Thành
phần của câu ghép ít nhất cũng gồm hai cụm chủ vị nòng cốt, được nối với nhau bằng
dấu phẩy hoặc các quan hệ từ. Chính vì cấu tạo ngữ pháp của nó phức tạp như vậy nên
người không nắm chắc quy tắc ngữ pháp mắc lỗi viết thiếu vế (thiếu cụm chủ vị nòng
cốt) khi khai triển câu.
Ví dụ: Mặc dù trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản
quy định về công tác soạn thảo văn bản hành chính nhằm đưa công tác này đi vào n ề
nếp.
Muốn tránh lỗi, người viết cần thận trọng khi sử dụng câu ghép. Nếu các vế câu
có khả năng độc lập cao thì có thể bỏ quan hệ từ, tách ra thành các câu đơn; nếu nhất
thiết phải dùng câu ghép thì không nên quá sa đà vào việc phát triển các ý phụ của một
vế mà bỏ sót các vế khác.
* Sắp xếp sai trật tự từ trong câu
Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ, chức năng ngữ pháp của từ
thường do vị trí của chúng trong câu quy định. Trật tự từ là một trong những phương
thức ngữ pháp quan trọng của t iếng Việt.
Sự thay đổi vị trí của từ trong câu thường kéo theo sự thay đổi về nghĩa của câu.
Trong thực tế tạo lập văn bản, rất nhiều trường hợp do đặt sai vị trí của từ trong câu mà
dẫn đến hậu quả câu không biểu hiện đúng ý đồ của người viết hoặc câu tr ở thành đa
nghĩa hay tối nghĩa.
Ví dụ: Phong trào bảo vệ thiên nhiên trong các nhà trường phổ thông đã dược
phát động ngay từ đầu năm học.
hoặc Năm 2006, những văn bản về phòng chống tệ nạn xã hội của Chính phủ đã
được các Bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện.
Đối với văn bản hành chính, văn bản khoa học thì càng phải cẩn trọng trong việc
sắp xếp trật tự từ trong câu.
64
* Dùng sai cặp từ quan hệ trong câu ghép
Trong câu ghép, thường dùng một số cặp quan hệ từ tiêu biểu để biểu thị quan hệ
ngữ nghĩa:
+ Quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì ... nên, do ... cho nên, chỉ vì... thành thử.
+ Quan hệ tăng tiến: Bao nhiêu... bấy nhiêu, càng ... càng, sao .... vậy.
+ Quan hệ tương phản: Tuy ... nhưng, mặc dù.... vẫn, dù.... song. v.v. ..
Trong khi viết câu, có nhiều người đã không sử dụng đúng các cặp từ quan hệ với
những quan hệ ngữ nghĩa tương ứng kể trên.
Ví dụ: Tuy gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện kế hoạch nhưng
kết quả đạt được còn rất hạn chế.
Những trường hợp viết câu như vậy ảnh hưởng đến hiệu quả tác động của văn
bản.

b. Lỗi về nghĩa
- Phản ánh sai hiện thực khách quan
Ví dụ: Chính phủ là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
- Câu viết không hợp tư duy của người Việt
Ví dụ: Báo cáo tổng kết năm đang được hoàn chỉnh bởi Phòn g HCTC.
- Câu không có thông tin mới
Ví dụ: Ngày hôm nay có buổi sáng, buổi chiều và cả đêm.
- Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần không hợp lôgic.
Ví dụ: Trong thanh niên nói chung, trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt
được nhiều thành tích đáng kể.

c. Các lỗi về dấu câu.


Tiếng Việt có 11 loại dấu câu với các chức năng khác nhau và ở các vị trí khác
nhau. Lỗi về câu chính là những trường hợp sử dụng dấu câu không đúng vị trí và chức
năng vốn có của nó.
Ví dụ: Bộ đội ta tấn công vào đồn địch tổn thất nhiều.

d. Sử dụng câu sai phong cách ngôn ngữ.


65
Có nhiều phong cách chức năng của hoạt động lời nói:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Phong cách ngôn ngữ văn chương nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ cổ động - tuyên truyền
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ báo chí, tin tức
- Phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ
Mỗi phong cách ngôn ngữ có một yêu cầu riêng về cách sử dụng từ ngữ và đặt
câu. Đa số các kiểu câu đều có thể được dùng để kiến tạo văn bản. Tuy nhiên có một số
loại phong cách ngôn ngữ chỉ thích hợp với loại câu này mà không thích hợp với loại
câu khác.
Chẳng hạn, phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ ưu tiên sử dụng câu tường
thuật và câu cầu khiế n; không sử dụng câu nghi vấn và rất hãn hữu sử dụng câu cảm
thán; không dùng lốidiễn đạt cầu kì, bóng bẩy của văn bản nghệ thuật.
Ví dụ: Chúng ta phải nhanh chóng nghiêng nước ra biển, cứu vãn mùa mang, ổn
định đời sống cho nhân dân.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


CÂU HỎI
Câu hỏi 1. Nêu những yêu cầu chung của việc dùng từ
Câu hỏi 2. Nêu những yêu cầu của việc đặt câu.
Câu hỏi 3. Phân tích các biểu hiện lỗi thường gặp của việc dùng từ. Cho ví dụ
minh họa.
BÀI TẬP
Bài tập 1. Tìm lỗi và sửa lại cho đúng :
1) Là người chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố và HĐND quận về quản lý
nhà nước trên địa bàn quận. Lãnh đạo, điều hành toàn bộ các mặt công tác của cơ quan
UBND quận. Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của các cơ quan nhà
nước cấp trên, triệu t ập và chủ trì các phiên họp của UBND quận, chỉ đạo các hoạt động
đối nội đối ngoại của quận.
66
2) Để đảm bảo kỷ cương của nhà trường nghiêm minh, chấm dứt tình trạng một
số gia đình ở khu tập thể tự ý chuyển vào ở và sử dụng những căn phòng của nhà trường
chưa phân phối. Đồng thời bảo đảm cho công trình không bị hư hỏng. Nay văn phòng
xin thông báo một số nội dung như sau: (…)
3) Quan Hóa, một huyện vùng cao nằm ở phía Tây bắc của tỉnh thanh Hóa. Đây
là vùng có nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
4) Được biết Ban chấp hành Trung ương Đảng đang mở đợt lấy ý kiến góp ý cho
dự thảo báo cáo chính trị tình hình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX sẽ họp vào năm
2001. Tôi là một Đảng viên, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực Ngân hàng nhưng hiện
nay đã về hưu. Xin có một số ý kiến sau đây....
5) Theo tờ Công nhân nhật báo xuất bản tại Bắc Kinh nói rằng ông Lý Quý Sinh
trước đó bị cảnh sát bắt vì tội giấy tờ giả mạo.
6) Các bạn vừa nghe xong bản tin thời sự đã kết thúc chương trình phát thanh
hôm nay của Đài chúng tôi.
7) Trong tình hình hiện nay đã chứng tỏ những dự đoán của cấp trên là hoàn
toàn có cơ sở.
8) Các em làm phiên dịch, biên dịch, hướng dẫn viên không chuyên, kinh doanh
vặt, làm gia sư, thậm chí đạp xích lô, tiếp thị nửa ngày...mặc dù trong số đó có nhiều
em không thuộc diện bố mẹ không nuôi nổi. Nhưng rồi thời gian cũng qua đi, âm thầm
biết chịu đựng, rèn luyện, tu chí, rồi cũng học xong đại học, có chút ít kinh nghiệm bon
chen giữa cuộc đời.
9) Qua đợt phát động thi đua vừa rồi cho thấy thanh niên chúng ta còn rất sôi nổi,
rất nhiệt huyết và cũng rất sáng tạo.
10) Thực hiện công văn số 1214 ngày12/2/1997 của UBND Quận hướng dẫn việc
triển khai công tác phòng cháy chữa cháy. Phường chúng tôi đã ti ến hành tổ chức đội
công tác và đưa vào hoạt động có hiệu quả.
11) Với sự nỗ lực phi thường của người luật sư có tâm huyết đã cứu được mẹ của
anh thoát khỏi cạm bẫy.
12) Nhân dịp một ông Việt kiều hảo tâm về thăm quê hương, đến xã thấy lớp học
của các cháu tuềnh toàng quá mới tặng cho ít tiền xây dựng lại khang trang như thế này.

67
13) Chính ông, một nguyên thủ quốc gia với những chính sách trị quốc có nhiều
thay đổi theo hướng có lợi cho người da đen.
14. Những thiệt hại do nạn ô nhiễm môi trường gây ra không thể kể bằng số liệu
hay con số cụ thể.
15. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa tổ chức cho các sinh viên
và học sinh đi xâm nhập thực tế.
16. Căn cứ Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức của
Chính phủ ngày 25/1/2010.
17. Chiểu theo lời đề nghị của ông (bà) Vụ trưởng vụ Tổ chức - Cán bộ.
18. Trong lúc hàng nội địa đang bị "tràn ngập" bởi hàng ngoại.
19. Trong nền kinh tế thị trường đa dạng hàng hóa.
20. Trong hội nghị đã bầu ra Ban Thanh tra nhân dân mới.
21. Đội ngũ các nhà báo phải trong sạch thì uy tín của báo chí càng lớn.
22. Đây là một vụ án cực kỳ nghiêm trọng cả mức độ vi phạm lẫn số người tham
gia, và nó mang tính chất maphia rõ rệt.
23. Buôn lậu không phải là những nỗi đau cho sự phát triển kinh tế mà còn là một
trong những thách thức của đất nước.
24. Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa dược tích cực pha chế,
điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.
25. Với lí do trình bày như trên, tập thể lớp chúng em yêu cầu lãnh đạo nhà
trường và Phòng đào tạo xem xét rồi giải quyết ngay.
26. Để tổng hợp thông tin báo cáo Giám đốc. Phòng HCTC yêu cầu các đơn vị
nộp ngay và khẩn trương bản báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của đơn vị mình cho
Phòng.
27. Điều 1: Nay Hiệu trưởng ban hành kèm theo quy ết định này bản quy chế chi
tiêu nội bộ của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
28. Kính thưa cô giáo bộ môn! Vì ốm quá, nên em viết mấy dòng mong cô cho
nghỉ vài buổi học. Khi nào khỏi, em sẽ đi và chép bài đủ ạ. Xin chân thành cảm ơn cô.
29. Điều 3: Trưởng các Phòng HCTC, KHTC và các đồng chí, các ông bà có tên
trên căn cứ văn bản thực hiện.

68
30. Yêu cầu các đồng chí lãnh đạo cấp trên xem xét, giải quyết. Chúng tôi xin
chân trọng cảm ơn.

Bài tập 2. Chọn phương án đúng


1) a/ Chân anh công an vẫn quấn băng , nhỏm dậy chạy theo chị Lương.
b/ Anh công an, chân còn quấn băng mà vẫn chạy theo chị Lương.
2) a/ Trong những năm cuối thập kỷ bảy mươi, đầu thập kỷ tám mươi, Lê Đình
Chinh là người thanh niên Việt Nam nổi tiếng.
b/ Trong những năm cuối thập kỷ bảy mươi, đầu thập kỷ tám mươi, Lê Đình
Chinh là người thành niên nổi tiếng Việt Nam.
3) a/ Đầu năm nay, bà tôi định tổ chức kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 cho cô tôi ,
nhưng cô tôi từ chối.
b/ Trong năm nay, bà tôi định tổ chức lần thứ 20 kỷ niệm sinh nhật cho cô tôi,
nhưng cô tôi từ chối.
4) a/ Trả lời phỏng vấn của tân Thủ tướng Thái Lan nhân dịp nhậm chức.
b/ Tân Thủ tướng Thái Lan trả lời phỏng vấn của báo chí nhân dịp nhậm chức
c/ Trả lời phỏng vấn của tân Thủ tướng Thái Lan với báo chí nhân dịp nhậm
chức.

Bài tập 3. Phần nội dung của công văn sau viết chưa đúng phong cách ngôn
ngữ hành chính. Hãy sửa lại cho thích hợp.
Thực hiện Chỉ thị của UBND Tỉnh về việc tăng cường củng cố và sắp xếp lại tổ
chức của các cơ quan quản lý nhà n ước trong địa bàn các quận, huyện của tỉnh nhà.
UBND huyện Thái Hoà đ ề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc địa bàn huyện
Thái Hoà báo cáo ngay một số điểm sau đây:
- Đề án sắp xếp bố trí lại cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình cho phù hợp với
nhiệm vụ được giao.
- Những ai cần thuyên chuyển sang đơn vị khác?
- Cần xin ai thuộc đơn vị khác về đơn vị mình?
- Những ai cần nghỉ theo chế độ chính sách?

69
Hãy huy động tất cả nhân lực có thể để trong hai ngày hoàn thành gấp rút công
việc này! Báo cáo bằng văn bản cho UBND huyện trước 30/4/2010.

Bài tập 4. Phát hiện lỗi dùng từ trong các đoạn văn sau và sửa lại cho đúng
a. Nhà nước đầu tư, phát huy và thống nhất quản lí việc bảo vệ sức khỏe của quân
dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xây dựng và phát triển y học Việt Nam theo
phương hướng dự phòng, phối hợp chữa bệnh với phòng bệnh, phát triển và kết hợp y
dược cổ truyền với y học hiện đại, kết hợp y tế nhân dân với y tế nhà nước, thực hiện
bảo hiểm y tế, tạo mọi điều kiện để mọi người dân được ch ăm chút sức khỏe; Nhà nước
ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe đồng bào miền núi và dân tộc tiểu số;
nghiêm cấm tổ chức và cá nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn lậu thuốc chữa bệnh trái phép
gây tổn hại cho sức khỏe của quân dân.

b. Số việc làm tạo thêm hàng năm gần đây đã xấp xỉ số người mới bổ xung vào
đội ngũ lao động. Đ ời sống vật chất của đại bộ phận người dân được cải thiện. Năng lực
dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân khá hơn trước. Các phong trào đền ơn
đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo khó được toàn dân hưởng ứng. Dân chủ được phát triển.
Lòng tin của bà con dân đối với chế độ và tiền đồ của đất nướ c, với Đảng và Nhà nước
được khảng định.
c. Các lực lượng vũ trang … phải tuyệt đối … với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm
vụ sẵn sàng chiế n đấu … độc lập, chủ quyền thống nhất, … lãnh thổ của Tổ quốc, an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn …, bảo vệ chế độ … chủ nghĩa và những thành quả của
cách mạng, cùng toàn dân … đất nước.

Bài tập 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống


a. Công chức là … Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ … nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo …. của pháp luật, làm việc trong các cơ quan,
tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị địn h này.

70
b. Việc quản lý và … con dấu trong công tác … được thực hiện theo … của pháp
luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này.
Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho …. văn thư giữ và đóng dấu tại cơ
quan, tổ chức. … văn thư có …. thực hiện những quy định sau:
- Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người
có …;
- Phải tự tay đóng dấu vào các …, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
- Chỉ được đóng dấu vào những …, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có …;
- Không được đóng … khống chỉ.

c. Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của
pháp luật về công tác văn thư thì tuỳ theo …, mức độ … mà bị xử lý … hoặc truy cứu
trách nhiệm … theo quy định của ….

d. Tài liệ u lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với … xây
dựng và … Tổ quốc Việt Nam … chủ nghĩa.

e. Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức
(sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có … cố ý hoặc vô ý vi phạm các … của pháp
luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo … của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính.

Bài tập 6. Diễn đạt lại phần văn bản sau cho đúng với văn phong hành chính
Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và phát huy quyền làm chủ tập thể của
nhân dân lao động đối với chính quyền cơ sở là một vấn đề lớn có nhiều mặt cần giải
(1)
quyết thật là đồng bộ . Trong đấy, việc xây dựng và củng cố tổ nhân dân thực sự vững
mạnh là công tác quả là hết sức quan trọng và nó mang lai hiệu quả thiết thực cho công
tác quản lý và phát huy quyền làm chủ tập thể của bà con lao động .
Để mà thực hiện chủ trương này, trong thời gian gần một năm của năm 2011, các
địa phương đã có vô số cố gắng đi vào tổ chức thực hiện.

71
Qua sơ kết sáu tháng đầu năm có nơi đã có tổ chức hoàn chỉnh tổ nhân dân đi vào
hoạt động mang lại hiệu quả bước đầu. Ấy vậy mà, cũng còn một số nơi thực hiện chưa
tốt...

72
Bài 5
CÁCH DÙNG DẤU CÂU

I. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU


Dấu câu là một trong những phương tiện ng ữ pháp dùng trên văn bản viết (thay
cho ngữ điệu khi nói). Nó có tác dụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc
chiết; ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu.
Dùng dấu câu không chuẩn xác hoặc dùng dấu câu không phù hợp trong văn bản
làm cho câu sai hoặc có nội dung mơ hồ.

II. CÁC LOẠI DẤU VÀ CÁCH SỬ DỤNG


(Trong bài này, các ví dụ được in nghiêng để phân biệt với phần lý thuyết)
1. Dấu chấm (.)
- Dấu chấm dùng để kết thúc câu tường thuật (câu kể) trên văn bản. Dù là câu đơn
giản, câu rút gọ n, câu đặc biệt hay câu ghép đều phải dùng dấu chấm câu. Trong giao
tiếp bằng lời (phát thanh, đàm thoại, đối thoại, phát biểu, tự thuật...), sau dấu chấm câu
có độ nghỉ ngắt đoạn tương đối dài hơn so với dấu chấm phẩy và đương nhiên, cần hạ
giọng.
Ví dụ: Khi nhận được hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định,
Bộ Tư pháp có trách nhiệm kịp thời tổ chức việc thẩm định dư án luật, pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết, nghị định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có thể yêu cầu cơ
quan soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo, cung cấp thông tin và tài liệu có liên
quan đến dự án, dự thảo văn bản đó.
- Dấu chấm được dùng để kết thúc câu cầu khiến trong văn bản hành chính
Ví dụ: Nghiêm cấm việc tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các chất m a túy.
- Dấu chấm còn được dùng để kết thúc một đoạn trên văn bản hoặc kết thúc toàn
bộ văn bản.
Ví dụ:
Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ
bằng một văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản

73
đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản
khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản của văn bản bị sửa đổi, b ổ sung, thay
thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Văn bản quy phạm pháp luật khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa
đổi, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành thì vẫn còn nguyên hiệu lực và phải
được nghiêm chỉnh thi hành.
Lưu ý: Hiện nay, khi kết thúc văn bản, có người dùng dấu ./. Tuy nhiên, đó
không phải là dấu câu.

2. Dấu chấm hỏi (?)


Dấu chấm hỏi dùng trong câu nghi vấn (câu hỏi) nhất là trong trường hợp đối
thoại.
Ví dụ: - Sao anh không đến?
- Tôi bận.
Cần chú ý:
a. Dấu chấm hỏi có thể dùng trong câu tường thuật, đặt trong dấu ngoặc đơn để
biểu thị sự nghi ngờ.
Ví dụ:
- Anh ấy làm ra vẻ không biết gì (?)
- Thế mới khôn ngoan chứ!
b. Không dùng dấu chấm hỏi trong trường hợp có từ nghi vấn trong cấu tạo của
câu ghép với nghĩa nêu lên một tiền đề cho ý tiếp theo.
Tình hình sản xuất của Xí nghiệp ta hiện nay như thế nào, lãnh đạo Công ty đã
năm được.
c. Khi muốn biểu thị ý nghi ngờ kèm theo sự mỉa mai, đặt dấu (?!) ở cuối câu
tường thuật.
Ví dụ:
Đài AFP đưa tin theo cách đưa tin ỡm ờ của AFP.... họ là 80 người sức lực khá
tốt nhưng hơi gầy.... (!?).
74
Lưu ý: Dấu chấm hỏi thường được dùng trong phong cách văn chương nghệ
thuật, phong cách báo chí, chính luận; ít được dùng trong phong cách khoa học.
Phong cách hành chính - công vụ không dùng loại dấu này. Trên thực tế, có
loại văn bản hỏi ý kiến nhưng không xuất hiện câu hỏi.

3. Dấu chấm than (!)


Dấu chấm than thường được đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến, khuyên ngăn,
mệnh lệnh.
Ví dụ:
- Đã sáu năm rồi! Biết bao là sự đổi thay!
- Đi đi!
Khi đọc cần ngưng giọng ở cuối câu và xuống giọng hay lên giọng tùy theo hoàn
cảnh giao tiếp mà người đọc muốn tỏ thái độ, tình cảm của mình.
Dấu chấm than còn có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (!) để biểu thị thái độ mỉa mai
hay dùng cùng với dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn (!?) để vừa biểu thị thái độ mỉa mai
vừa hoài nghi.
Ví dụ:
Anh ấy cũng là chuyên gia dạy tiếng Việt (!?)
Lưu ý: Vì dấu chấm than là một trong những phương tiện biểu cảm, do đó
phong cách hành chính công vụ cần rất thận trọng khi sử dụng loại dấu này. Văn
bản hành chính đôi khi có dùng kiểu câu cảm thán biểu thị thái độ nhưng không
dùng dấu chấm than để kết thúc câu mà dùng dấu chấm.
Khi kết thúc một công văn hành chính có thể dùng câu cảm thán biể u thị thái độ.
Ví dụ:
Kính đề nghị lãnh đạo Sở quan tâm xem xét, giải quyết. Công ty xin chân thành
cảm ơn.
Khi kết thúc một bài diễn văn, một bài phát biểu.
Ví dụ:
Xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các đại biểu.
Chúc đại hội thành công rực rỡ.

75
Chỉ khi biểu thị sự tiếc nuối, thương tiếc đối với một người đã khuất (điếu
văn) thì có dùng dấu chấm than.
Ví dụ:
- Thế là đồng chí Nguyễn Văn A, Tổng Bí thư của chúng ta không còn nữa.
- Vĩnh biệt Người, vị lãnh tụ Cách mạng vĩ đại của Đảng và giai cấ p công nhân
Việt Nam!

4. Dấu chấm lửng (...)


Khi nói, dấu chấm lửng được thay thế bằng từ "vân vân". Khi viết cũng có thể
dùng từ này, viết tắt "v.v..." hoặc dùng dấu 3 chấm. Dấu chấm lửng dùng để:
a. Đặt cuối câu khi người nói không muốn nói hết ý mìn h mà người nghe vẫn
hiểu những ý không nói ra:
Ví dụ:
- Tình trong như đã... mặt ngoài còn e.
(Nguyễn Du)
- Cụ Nhờn, cụ Nhỡ ngồi đợi... Một lát sau Gái bưng mâm xuống.
(Nam Cao)

b. Dùng để thay thế sự liệt kê (tức là còn nữa)


Ví dụ:
- Phân loại theo tên loại, văn bản có thể bao gồm: nghị quyết, nghị định, quyết
định, chỉ thị, thông tư, báo cáo v.v...
- Các văn bản giúp cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý nhà nước tổ chức các
hoạt động cụ thể theo quyền hạn của mình. Đó là các văn bả n như quyết định, chỉ thị,
thông báo, công văn hướng dẫn các công việc cho cấp dưới, các báo cáo tổng kết công
việc v.v....

c. Đặt sau từ, ngữ biểu thị lời nói đứt quãng
Ví dụ:
Giả .... tao .... đây...!
(Nguyễn Công Hoan)
76
d. Đặt sau "từ tượng th anh" để biểu thị sự kéo dài âm thanh.
Ví dụ:
Tùng ... tùng... tùng....

e. Đặt sau từ, ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước .
Ví dụ:
- Giơ tay hàng tuốt quân ta
Té ra công sự chỉ là công ... toi

g. Dấu chấm lửng (hoặc dấu chấm lửng trong ngoặc đơn) còn được dùng để biểu
thị sự lược bớt một phần, một đoạn nào đó trên văn bản.
Ví dụ:

Chương I
NHữNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính
phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác
trong phạm vi cả nước.
(...)

Lưu ý: Phong cách hành chính - công vụ rất hạn chế dùng loại dấu này. Nếu
có sử dụng phải hết sức thận trọng, tránh để người đọc tự suy diễn ý.

5. Dấu hai chấm (:)


Dấu hai chấm dùng để:
a. Báo hiệu sự liệt kê
Ví dụ:
Viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ phải bảo đảm
các yêu cầu sau:
- Đúng với ngữ pháp và chính tả tiếng Việt phổ thông.

77
- Theo cách viết thông dụng trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước đang được
đa số các cơ quan và các nhà ngôn ngữ học tiếng Việt chấp nhận.

- Giảm tối đa các chữ viết hoa.


- Thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn bản.
Hoặc trong thành phần vị ngữ có các từ biểu thị sự liệt kê ở sau các từ: sau đây,
để, gồm, gồm có, như, như sau....
Ví dụ 1:
Những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện
trước khi Thủ tướng cơ quan quyết định gồm có:
1. Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước
liên quan đến công việc của cơ quan;
2. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan;
3. Tổ chức phong trào thi đua;
(...)
(Trích điều 17, mục 4 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
Ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ).
Ví dụ 2:
Điều 25. Các Viện kiểm sát quân sự gồm có:
- Viện Kiểm sát quân sự Trung ương;
- Các Viện Kiểm sát quân sự quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục và cấp
tương đương;
- Các viện Kiểm sát quân sự tỉnh và khu vực.
Thông thường trước bộ phận liệt kê, thường dùng dấu gạch ngang hoặc dùng
những từ : một là...., hai là.... và cuối cùng là...., hoặc đánh số thứ tự.
Theo thói quen, sau các bộ phận liệt kê, thường dùng dấu chấm. Điều này không
đúng với quy tắc dùng dấu chấm câu. Vì thế, thay vì dấu ch ấm là dấu chấm phẩy.

b. Chỉ ra ranh giới giữa lời của người dẫn chuyện với lời của nhân vật
Ví dụ:
Một thanh niên hỏi tôi một cách đột ngột:
78
"Này sao, trong ngành địa chất không có phụ nữ là khoa học, bác nhỉ?"
(Nguyễn Tuân)
Trong trường hợp này, dấu hai chấm thường đứng trước dấu ngoặc kép để trích
dẫn lời nói trực tiếp.

c. Báo hiệu đằng sau nó có nội dung được trình bày, được minh hoạ, được giải
thích.
Ví dụ 1:
Tiêu chí phân loại: Căn cứ vào hiệu lực pháp lý, có thể chia văn bản hành chính
thành 5 loại.
Ví dụ 2:
Chế độ làm việc của các Tiểu ban Hợp tác kinh tế và Tiểu ban Hợp tác chuyên
ngành:
- Các tiểu ban làm việc định kỳ 2 tháng một lần. Khi cần thiết, trưởng tiểu ban có
thể triệu tập các cuộc họp bất thường.
- Trước mỗi phiên họp của ỦY ban, hai Tiểu ban họp chung để chuẩn bị cho nội
dung phiên họp của ỦY ban. Văn phòng ỦY ban có thể triệu tập các cuộc họp chung bất
thường khi cần thiết.

d. Dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại.
Ví dụ:
- Hiền chống cái gậy trúc đứng lên, nghiêng đầu châm thuốc lá rồi cười:
- Làm lính dân chủ thật là cả một sự khó khăn.
Tôn lù rù đi ra, mặt vẫn khó đăm đăm:
- Từng này việc là lại hết ngủ.
(Nguyễn Đình Thi)

6. Dấu gạch ngang (-)


Cần phân biệt dấu gạch ngang khác với dấu nối. Trước đây dấu nối thường dùng
trong phiên âm nước ngoài (Pê -li-xi-lin), hoặc dùng trong cách viết họ tên nhân vật (Đỗ
- Thanh.....), hoặc dùng trong từ ghép Hán Việt (Độc - lập, Tự - do....).
79
Cách dùng dấu nối như trên hiện nay ít dùng. D ấu nối không phải là phương tiện
ngữ pháp.
Dấu gạch ngang dùng để:
a. Đặt đầu dòng, trước lời đối thoại trực tiếp hoặc đặt giữa lời thuật gián tiếp. Con
chữ đầu âm tiết của từ trong lời đối đáp cần viết hoa.
Ví dụ:
- Đề nghị thủ trưởng do ý kiến về vấn đề nhân sự của phòng tiếp thị.
- Được. Tôi sẽ trình bày việc này trong cuộc họp giao ban sáng nay.

b. Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê mà mỗi bộ phận đó được trình bày
riêng thành từng dòng. Sau dấu ngang, con chữ đầu âm tiết của từ cần viết ho a. Nhưng
cũng có khi người ta không dùng dấu gạch ngang trong trường hợp này mà dùng số thứ
tự.
Ví dụ:
Công điện gồm hai phần:
- Phần cơ quan gửi điện gồm: số điện, thời gian, (giờ, ngày, tháng), nơi nhận
điện, tên cơ quan điện.
- Phần cơ quan (cá nhâ n) nhận điện bao gồm: tên cơ quan, địa chỉ người nhận
điện, nội dung điện, chữ ký của người chịu trách nhiệm, con dấu của cơ quan.
Ví dụ 2:
Điều 4: Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam gồm có:
- Ban Thư ký biên tập.
- Ban Biên tập thời sự.
- Ban Biên tâp khoa giáo.
- Ban Biên tập đối ngoại.
- Ban Biên tập văn nghệ.
- Ban Truyền hình địa phương.
- Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình.
- Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.
- Ban Tổ chức cán bộ và đào tạo.
- Ban Kế hoạch tài vụ.
80
- Ban Quan hệ quốc tế.
- Thanh tra.
- Văn phòng.
Ví dụ 3: Trường hợp dùng số Ả rập thay cho dấu gạch ngang
ỦY ban Thường vụ Quốc hộicó những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
2. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Quốc hội;
3. Giải thích Hiến pháp và pháp luật;
4. [....].
c. Ngăn cách thành phần chú thích với từ ngữ trong cấu tạo nội bộ thành phần
chính của câu.
Ví dụ:
Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Na m - chuẩn bị chào
đón một nghìn năm Thăng Long.

d. Đặt nối những tên, địa danh, tổ chức có liên quan với nhau:
Ví dụ:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh
- Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
- Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
e. Dùng trong cách đề ngày, tháng , năm.
Ví dụ: 2-9-1945
7-5-1954

7. Dấu ngoặc đơn ( )


Dấu ngoặc đơn dùng để:
a. Ngăn cách thành phần chú thích (biểu lộ tình cảm, thái độ, nhận định... của tác
giả) với từ ngữ trong thành phần chính của câu.
Ví dụ:
Cách mạng bùng lên
81
Rồi kháng chiến trường kì
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên (Có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (Thương thương quá đi thôi!)
(Giang Nam)
b. Dùng để giải thích nghĩa cho một từ một yếu tố ngôn ngữ không thông dụng
hoặc chưa được thông dụng.
Ví dụ:
Tình hình lắp đặt, sử dụng TVRO (truyền hình từ vệ tinh) hiện đang là một vấn đề
cần được quan tâm.
(Thông báo của Bộ Văn hóa Thông tin v/v tạm ngừng giấy phép sử dụng TVRO)
c. Dùng để giải thích nguồn gốc của dẫn liệu (tên ấn phẩm, tác giả...)
Ví dụ:
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt
Nam.
(Hiến pháp 1992)

8. Dấu ngoặc kép " "


Dấu ngoặc kép dùng để:
a. Trích dẫn lời nói được thuật lại trực tiếp. Trước dấu ngoặc kép, trong trường
hợp này, thường dùng dấu hai chấm .
Ví dụ:
Khoản 1 điều 27 được bổ sung:
"1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
gồm:"
- ỦY ban Thẩm phán;
- Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính; trong
trương hợp cần thiết ỦY ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các tòa chuyên
82
trách khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với Tòa án
nhân dân tối cao;
- Bộ máy giúp việc."

b. Trích dẫn đầy đủ một câu, một ý, một danh ngôn, một khẩu hiệu. Trong trường
hợp này không dùng dấu hai chấm trước đó.
Ví dụ:
Mặt sau của thẻ chấp hành viên có ghi "Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu
của chấp hành viên trong việc thi hành án".
Con chữ đầu âm tiết của từ trong danh ngôn, tục ngữ, lời dẫn.... cần được viết
hoa.

c. Dùng để biểu thị thái độ mỉa mai, khinh bỉ, chế giễu của người viết. Khi nói
cần biểu lộ thái độ này qua giọng điệu (nhấn giọng, dằn giọng, kéo dài giọng....).
Ví dụ:
Chúng cũng nói đến "nhân quyền", "tự do", khi mà hàng ngàn người da đen còn
bị đánh đập, đối xử như nô lệ.

d. Dùng chú thích một nghĩa của từ được dùng đặc biệt, khác với nghĩa thông
dụng phổ dụng .
Ví dụ:
- Cái Gái lấy ngón tay gí vào cục "chè", rồi bỗng nói to lên: À! Con biết rồi!
Không phải chè, cám mà! Cám nấu mà bu bảo chè!

9. Dấu chấm phẩy (;)


Văn bản hành chính là loại văn bản dùng dấu chẩm phẩy với một tần số rất cao,
bởi loại dấu này thường dùng để phân tách ý trong những câu dài, mà câu dài lại được
ưu tiên dùng trên văn bản hành chính để diễn đạt các thông tin phong phú, nhiều ý,
nhiều tầng.
Dấu chấm phẩy dùng để:
83
a. Ngăn cách các vế trong câu ghép song song, khi giữa các vế có sự tương xứng
về hình thức, về nghĩa hoặc các vế là những mệnh đề tương đương với nhau. Nói cách
khác, dùng để ngăn cách các vế trong một câu ghép có nhiều thành phần, khi các thành
phần đó dược trình bày kế tiếp nhau.
Ví dụ 1:
Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công
nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng
cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản.
(Trích Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ
về kinh tế trang trại).

Ví dụ 2:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa
phương xây dựng quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại; quy hoạch phát triển
hệ thống thủy lợi, cơ sở công nghiệp chế biến; tổ chức hệ thống khuyến nông, khuyến
lâm, thông tin thị trường; hướng dẫn các doanh nghiệp công nghiệp chế biến ký kết hợp
đồng tiêu thụ nông sản, nguyên liệu cho các trang trại; tổ chức đào tạo nghiệp vụ kỹ
thuật, quản lý cho chủ trang trại.
(Trích dẫn như trên)
b. Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung ý cho vế trước thì có
thể dùng dấu chấ m phẩy.
Ví dụ 1:
Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được.
Ví dụ 2:
Tiêu đề của công văn gồm tên cơ quan gửi công văn, trích yếu của công văn;
trích yếu của công văn phải gọn và rõ, thể hiện được một cách tổng quát nộ i dung của
công văn.

c. Đứng sau các bộ phận liệt kê mà mỗi bộ phận đó có thể là một từ, ngữ hay một
cấu tạo mệnh đề cùng giữ một chức năng trong câu và tách biệt nhau bằng dấu gạch đầu

84
dòng. Loại câu ghép có nhiều thành phần đồng chức mà các thành phần này được trình
bày riêng thành từng dòng thì cũng dùng dấu chấm phẩy đặt sau mỗi mệnh đề.
Ví dụ 1:
Sự phát triển đại học trong những năm qua có những nét nổi bật:
- Nhu cầu học đại học của nhân dân rất lớn, nhiều loại hình đào tạo được mở ra,
số lượng sinh viên tăng nhanh;
- Xuất hiện các đại học mở, các trung tâm đào tạo từ xa, là các công cụ quan
trọng để tăng quy mô đào tạo hệ thống giáo dục đại học;
- Và xuất hiện các trường đại học dân lập.

Ví dụ 2:
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NỘI VỤ HÀ NỘI
Căn cứ Quyết định số 1052/QĐ-BNV ngày 04/82008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Nội
vụ Hà Nội ;
Căn cứ Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo
Quyết định số 04/2007/ QĐ-BGD&Đ ngày 22/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:
[.....]
Ví dụ 3:
Nghị định của Thủ tướng Chính phủ ban hành để:
1) Quy định những nguyên tắc, những chi tiết thi hành các đạo l uật, sắc luật và
sắc lệnh;
2) Quy định sự thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ;
3) Quy định những chi tiết cụ thể để thi hành các đạo luật, sắc lệnh về những vấn
đề có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều bộ;
4) Bổ nhiệm các cán bộ cao cấp như chánh , phó giám đốc văn phòng, vụ.
(Phụ lục về tên loại văn bản)
85
Chú ý: Sau dấu gạch đầu dòng, con chữ đầu âm tiết của từ phải viết hoa và
trước ý liệt kê cuối cùng có thể có từ và (đứng sau dấu gạch ngang) để báo hiệu sự
liệt kê kết thúc .

10. Dấu phẩy (,)


Đây là loại dấu câu được dùng nhiều trong các văn bản và có nhiều chức năng.
a. Dấu phẩy dùng để ngăn cách thành phần chính của câu với thành phần phụ
(thành phần tình huống, thành phần chuyển tiếp và thành phần than, gọi....).
Ví dụ:
Trước khi đưa ký công văn, người đưa ký công văn phải soát lại và sửa chữa bản
đánh máy cho đúng với bản dự thảo đã được duyệt.
(Trích Điểu 9, Mục 2, Điều lệ quy định chế độ chung về công văn, giấy tờ ở các
cơ quan).
b. Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập hay khi đảo trật tự vế của
câu ghép qua lại.
Ví dụ 1: Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
trên.
c. Dùng để liên kết các yếu tố cùng chức năng (còn gọi là bộ phận song song hay
bộ phận đồng chức) trong cấu tạo nội bộ các thành phần câu.
Ví dụ 1:
Những công văn có tính chất quan trọng thuộc phạm vi phương châm, chính
sách, chương trình, chủ trương, kế hoạch công tác, báo cáo, công văn xin chỉ thị của
cấp trên, những nghị quyết, thông tư, chỉ thị về công tác gửi cấp dưới thi hành đều phải
do thủ trưởng cơ quan ký.
Ví dụ 2:
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
phải thường xuyên chỉ đạo và kịp thời cho ý kiến về việc thực hiện chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh, chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ do
Bộ, Ngành mình chủ trì soạn thảo.

86
(Trích Điều 12, Chương 2 Nghị định số 101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

d. Dùng để chỉ ra ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ trong cấu tạo câu đơn bình
thường, khi cấu tạo chủ ngữ là một đoạn khá dài.
Ví dụ:
Những công văn, tài liệu sau khi đã được giải quyết và sắp xếp thành hồ sơ đem
nộp vào bộ phận lưu trữ của cơ quan hoặc kho lưu trữ Trung ương hay địa phương để
tra cứu và sử dụng khi cần thiết, gọi là hồ sơ, tài liệu lưu trữ.
(Trích Điều 24, Mục II Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ,
ban hành kèm theo Nghị định số 142 ngày 28/9/1963 của Hội đồng Chính phủ).

e. Dùng khi vị ngữ được đặt lên trước chủ ngữ trong câu đơn bình thường để
nhấn mạnh ý. Trong trường hợp này, dấu phẩy thay thế cho động từ "là".
Ví dụ:
Lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh chống áp bức, chống bọn xâm lược, giành tự
do, độc lập. Phi nghĩa, những cuộc chiến tranh xâm lược hoặc bình định chiếm nước
ngoài hoặc cướp tự do, hạnh phúc của một dân tộc.
(Trường Chinh)
- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo
vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.
(Thép mới)
g. Thay vì giọng điệu (ngắt quãng) nhằm diễn tả khúc chiết rành mạch ý trong lời
nói, trên văn bản có thể dùng dấu phẩy.
Ví dụ: So sánh
- Trâu bò cày, không được cho thịt.
với - Trâu bò cày không được, cho thịt.

11. Dấu móc vuông [ ]

87
a. Dấu móc vuông ít được dùng trên văn bản nghệ thuật, hành chính. Nó thường
được dùng trong văn bản khoa học với chức năng chú thích công trình nghiên cứu khoa
học của các tác giả được đánh theo số thứ tự ABC ở mục lục trích dẫn nguồn tư liệu và
trang sách có lời được trích dẫn.
"Tính ngữ là một ngữ có tí nh từ làm chính tố" [8,147]
Có nghĩa: chữ số đầu tiên thay tên sách ở số thứ tự mục trích dẫn nguồn tư liệu;
chữ số tiếp theo là số của trang sách trích dẫn.
b. Chỉ dẫn thêm cho người đọc tham khảo một văn bản hay một trích đoạn rút ra
từ chú thích ở ngoài văn bản.
Ví dụ:
Mậu Thân Thuận Thiên năm thứ nhất [1428].... người Minh đã về nước, vua bèn
thống nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên.
(Đại Việt sử kí Toàn thư)
c. Dùng chú thích thêm cho chú thích đã có: tức là trong dấu ngoặc vuông đã có
phần chú thích.
Ví dụ:
Anh là cầu thủ bóng đá tầm cỡ quốc tế [giày vàng: hai lần vô địch (một lần ở giải
Ơrô châu Âu năm 1987 và một lần cũng ở giải châu Âu năm 1986, nhưng ở đội trẻ)].
*Một vài nhận xét về dấu câu trong văn bản hành chính.
- Dấu chấm được dùng với tỷ lệ nhiều nhất, có tác dụng kết thúc câu trình bày,
câu cầu khiến mệnh lệnh.
- Dấu chấm phẩy được dùng khá nhiều với tác dụng ngăn cách các bộ phận
(hoặc các mệnh đề) đồng chức có quan hệ đẳng lập với nhau.
- Dấu hai chấm được d ùng để báo hiệu đằng sau nó có các bộ phận được giải
thích, bổ sung, diễn giải hoặc được liệt kê.
- Dấu gạch ngang dùng để:
+ Liên kết các thành tố song song trong phần tiêu ngữ của văn bản
Ví dụ: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
+ Đứng ở đầu dòng, trước các bộ phận liệt kê tạo sự rành mạch, rõ ràng.
- Dấu phẩy được dùng rất phổ biến với tác dụng:
+ Ngăn cách thành phần phụ trạng ngữ với nòng cốt câu
88
+ Ngăn cách các bộ phận liệt kê
+ Ngăn cách các vế trong một câu ghép liên hợp hoặc đảo trật tự vế c ủa
câu ghép chính phụ.
- Dấu ngoặc đơn dùng để chứa thành phần chú thích, giải thích cho một từ, một
ngữ chưa thông dụng hay cho một ý nào đó trong văn bản.
- Dấu ngoặc kép rất ít được dùng.
- Dấu hỏi chấm không xuất hiện trong bất cứ loại văn bản hành chính nào.
- Dấu chấm than nói chung không dùng, chỉ cực kỳ hãn hữu xuất hiện trong thể
loại diễn văn, điếu văn.
- Dấu gạch chéo (/) tuy không phải là dấu câu, nhưng được dùng như một ký hiệu
lghi phần số, kí hiệu của văn bản.
- Do tính chính xác của vă n bản quy định mà dấu ba chấm không được dùng phổ
biến. Đặc trưng của loại dấu này là biểu thị sự "còn nữa" nên phải rất thận trọng tránh
cho đối tượng thực thi văn bản tự suy diễn những nội dung tiếp sau đó.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


I. CÂU HỎI
Câu hỏi 1. Trình bày cách sử dụng dấu chấm phẩy. Cho ví dụ minh họa
Câu hỏi 2. Phân biệt cách sử dụng dấu phẩy và dấu chấm phẩy. Cho ví dụ minh
họa.

II. BÀI TẬP


Bài tập 1. Hãy sắp xếp lại phần nội dung văn bản dưới đây đúng về cách
trình bày, viết hoa và dấu câu như ngu yên bản.
nghị định của chính phủ số 147/2003/nđ-Chính phủ ngày 02/12/2003 quy định về
điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy
tự nguyện
chính phủ
căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
căn cứ luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989
89
căn cứ luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995 và luật doanh
nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999
căn cứ luật phòng chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000
căn cứ pháp lệnh hành nghề y dượ c tư nhân ngày 20 tháng 02 năm 2003
theo đề nghị của các bộ trưởng bộ lao động thương binh xã hội bộ trưởng bộ y tế
nghị định
chương I
những quy định chung
điều 1 đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1 nghị định này quy định về điều kiện thủ tục cấp thu hồi giấy phép hoạt động cai
nghiện ma tuy và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện cho người cai nghiện ma túy
tự nguỵện sau đây gọi chung là cơ sở cai nghiện
cơ sở cai nghiện do cơ quan tổ chức cá nhân thành lập theo quy định của pháp
luật tổ chức hoạt động cai nghiện ma túy theo loại hình dịch vụ có thu phí lợi nhuận
hoặc hoạt động nhân đạo từ thiện
2 các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc theo luật phòng chống ma túy được thành
lập theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính không thuộc đối tượng áp dụng c ủa nghị
định này
Điều 2. khuyến khích hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
Cơ quan tổ chức cá nhân quy định tại khoản 1 điều 1 và có đủ điều kiện theo quy
định của nghị định này thành lập cơ sở cai nghiện đều được cấp giấy phép tạo điều kiện
hoạt động cai nghiện ma túy
Điều 3 nội dung giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
1 giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp
cho cơ sở cai nghiện phục hồi bao gồm
a) điều trị cắt cơn giải độc và phục hồi sức khỏe
b) giáo dục phục hồi hành vi nhân cách
c) lao động trị liệu chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng và chống tái nghiện
d) thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện phục hồi theo nội dung quy định tại
điểm a, b và c khoản 1 điều này

90
2 việc cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo nội dung quy định tại điểm
b và điểm c khoản 1 điều này chỉ áp dụng đối với các cơ sở cai nghiện đang hoạt động
theo nội dung đó giấy phép hoạt động theo nội dung quy định tại điểm a hoặc điểm d
khoản 1 điều này
điều 4 các hành vi bị nghiêm cấm
nghiêm cấm các hanh vi
1 tổ chức cơ sở cai nghiện trái pháp luật
2 cho mượn cho thuê chuyển nhượng hoặc sử dụng giấp phép hoạt động cai
nghiện ma túy vào các mục đích khác
3 xâm phạm tính mạng danh dự nhân phẩm sức khỏe tài sản của người đang cai
nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện

Bài tập 2. Điền dấu phù hợp vào phần văn bản sau cho đúng với bản chính.
1. Ở cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng người đứng đầu cơ quan tổ
chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan tổ chức người đứng đầu cơ quan tổ
chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực
được phân công phụ trách.
2. Ở cơ quan tổ chức làm việc chế độ tập thể
a) Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan tổ chức mà theo quy định của
pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức phải được thảo luận tập thể và quyết định theo
đa số việc ký văn bản được quy định như sau:
Người đứng đầu cơ quan tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các văn bản
của cơ quan, tổ chức
Cấp phó của người đứng đầu và các thà nh viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được
thay mặt tập thể ký thay người đứng đầu cơ quan tổ chức những văn bản theo uỷ quyền
của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Việc ký văn bản về những vấn đề khác được thực hi ện như quy định tại khoản
1 của Điều này.
3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan tổ chức có thể uỷ quyền
cho một cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản
mà mình phải ký việc giao ký thừa uỷ quyền phải được qu y định bằng văn bản và giới
91
hạn trong một thời gian nhất định người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho
người khác ký.
4. Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng Trưởng
phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (T L.) một số loại văn bản
việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế
công tác văn thư của cơ quan tổ chức.
5. Khi ký văn bản không dùng bút chì không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ
phai.

Bài tập 3. Tách dòng và điền dấu câu thích hợp và viết hoa vào các đoạn sau
đây cho đúng với nguyên bản.
ủy ban khoa học công nghệ và môi trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau
đây thẩm tra dự án luật kiến nghị về luật dự án pháp lệnh và các dự án khác thuộc lĩnh
vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái giám sát việc thực hiện luật
pháp lệnh nghị quyết của quốc hội ủy ban thường vụ quốc hội thuộc lĩnh vực khoa học
công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái trong các kế hoạch chương trình phát triển
kinh tế xã hội của đất nước và việc thực hiện ngân sách trong lĩnh vực này kiến nghị với
quốc hội về chính sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường sinh
thái

Bài tập 4. Trong các đoạn sau đây có người khi chép lại đã dùng dấu câu và
viết hoa chưa đúng. Hãy sửa lại cho thích hợp.
ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1, Thẩm tra dự án luật. Kiến nghị về luật. Dự án pháp lệnh và các dự án thuộc
lĩnh vực hoạt động đối ngoại của Nhà nước. Công pháp và tư pháp quốc tế. Báo cáo của
Chính phủ về công tác đối ngoại trình Quốc hội.
2, Giám sát thực hiện luật. Pháp lệnh. Nghị quyết của Quốc hội. ủy ban thường
vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực đối ngoại. Giám sát hoạt động của chính phủ trong việc thực
hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước. Ho ạt động đối ngoại của các ngành và địa
phương.

92
3, Thực hiện và giúp Quốc hội thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các
nước và Liên minh Quốc hội thế giới.
4, Kiến nghị với Quốc hội những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại của Nhà
nước; về quan hệ với Quốc hội các nước; với liên minh quốc hội thế giới và với các tổ
chức quốc tế,
5, Tổ chức việc chuẩn bị; triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội. Giải thích
Hiến pháp; Luật; Pháp lệnh. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao.
6, Giám sát việc thi hành Hiến pháp; Luật; Nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh;
Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội. Giám sát hoạt động của Chính phủ; Tòa án
nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của
Chính phủ; Thủ tướng Ch ính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối
cao trái với Hiến pháp; luật; nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc
hủy bỏ các văn bản đó. Hủy bỏ các văn bản của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; Tòa
án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh; nghị quyết của
ủy ban thường vụ Quốc hội

Bài tập 5. Điền dấu câu và viết hoa cho đúng bản chính.
Điều 4. Hình thức văn bản
Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan tổ chức bao
gồm
1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002
2. Văn bản hành chính
Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt) thông cáo thông báo chương trình kế hoạch
phương án đề án báo cáo biên bản tờ trình hợp đồng công văn công điện giấy chứng
nhận giấy uỷ nhiệm giấy mời, giấy giới thiệu giấy nghỉ phép giấy đi đường giấy biên
nhận hồ sơ phiếu gửi ph iếu chuyển
3. Văn bản chuyên ngành
Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan quản lý
ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ
93
4. Văn bản của tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã hội
Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã hội do người
đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã hội quy định.
Điều 5. Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các
thành phần sau:
Quốc hiệu
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
Số ký hiệu của văn bản
Địa danh và ngày tháng, năm ban hành văn bản
Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản
Nội dung văn bản
Chức vụ họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
Dấu của cơ quan, tổ chức
Nơi nhận
Dấu chỉ mức độ khẩn mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật)
b) Đối với công văn công điện giấy giới thiệu giấy mời phiếu gửi phiếu chuyển
ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này có thể bổ sung địa chỉ cơ
quan tổ chức địa chỉ E-mail số điện thoại số Telex số Fax.
c) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định.
2. Thể thức văn bản chuyên ngành
Thể t hức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng Thủ trưởng
cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội
vụ.
3. Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã
hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chứ c chính trị, tổ chức chính trị xã
hội quy định.

94
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan tổ chức hoặc cá
nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế.
Điều 6. Soạn thảo văn bản
1. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 th áng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12
năm 2002.
2. Việc soạn thảo văn bản khác được quy định như sau
a) Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo người đứng đầu cơ quan
tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo.
b) Đơn vị hoặc cá nhân có trách nh iệm thực hiện các công việc sau
Xác định hình thức nội dung và độ mật độ khẩn của văn bản cần soạn thảo
Thu thập xử lý thông tin có liên quan
Soạn thảo văn bản
Trong trường hợp cần thiết đề xuất với người đứng đầu cơ quan tổ chức việc
tham khảo ý kiến của các cơ quan tổ chức hoặc đơn vị cá nhân có liên quan nghiên cứu
tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo
Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.

Bài tập 6. Phần văn bản sau đây trích trong một văn bản hành chính nhưng
lại viết liền và có sự nhầm lẫn về dấu câu và cách viết hoa. Hãy căn cứ vào nội
dung của nó và đặc điểm của văn bản hành chính để tách dòng, tách đoạn và sửa
lại dấu câu cho thích hợp.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân quân tự v ệ. Trong phạm vi cả
nước bộ quốc phòng giúp chính phủ quản lý nhà nước về tổ chức xây dựng, hoạt động
của lực lượng của dân quân tự vệ hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc kiểm tra việc thực hiện
của các bộ. cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. ủy ban nhân dân các cấp. các tổ
chức kinh tế. tổ chức chính trị xã hội trong việc tổ chức. xây dựng và hoạt động của lực
lượng dân quân tự vệ, tư lệnh quân khu giúp bộ quốc phòng trực tiếp chỉ đạo. hướng
dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác dân quân tự vệ c ủa các tỉnh. thành phố
trực thuộc trung ương trên địa bàn quân khu, các bộ cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc
95
chính phủ trong phạm vi. nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp
vời bộ quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức xây dựng. H oạt động của lực
lượng dân quân tự vệ theo dõi và đôn đốc các đơn vị cơ sở trong ngành mình xây dựng
tự vệ theo kế hoạch của cơ quan quân sự địa phương giải quyết những vấn đề có liên
quan đến tổ chức. xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ.

Bài tập 7. Điền dấu câu thích hợp


a, Trong xã hội truyện Kiều đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê
Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền có tiền Thúc Sinh Từ
Hải mới chuộc được Kiều Kiều mới cứu được cha và sau này mới báo được ơn cho
người này người nọ đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt nhưng chủ yếu
Nguyễn Du nhìn về mặt tác hại vì Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác bất
chính đều do đồng tiền chi phối quan lại vì tiền mà bất chấp công lí sai nha vì t iền mà
làm nghề buôn thịt bán người Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm. Khuyển Ưng vì
tiền mà làm những điều ác cả một xã hội chạy theo tiền.

b, Văn hóa truyền thống của ta là tốt đẹp trong tương lai biết đâu cái màu sắc dịu
dàng tươi mát cái không khí thanh bình của nó lại không phải là nơi cần tìm đến trong
cuộc sống căng thẳng của nền sản xuất hiện đại thế nhưng trước mắt nó lại có những
chỗ khác đến là đối lập với văn hóa xã hội chủ nghĩa nông nghiệp chứ không phải công
nghiệp làng xã chứ không ph ải đô thị không phải thế giới gia đình và nhà nước chứ
không phải xã hội cho nên quá trình gia nhập của nó vào đời sống xã hội chủ nghĩa
không phải là suôn sẻ hiểu đặc sắc cả mặt hay mặt dở là dự kiến con đường phát triển ý
thức đầy đủ về điểm xuất phát của thời kỳ quá độ để giải quyết vấn đề để lại hay xóa bỏ
phát triển hay hạn chế và tìm những hình thức trung gian để dẫn dắt và lót ổ cho văn
hóa truyền thống mở đường cho cái mới ra đời
Bài tập 8. Phân tích chức năng của các loại dấu câu trong những đoạn văn
dưới đây:
1/ Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như
sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu

96
tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động,
coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình...

2/ Kính gửi:
- Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Văn phòng ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Để thống nhất các mẫu dấu: đăng ký công văn đến, dấu chỉ mức độ mật, độ khẩn
và các mẫu dấu khác dùng trong công tác văn thư, vụ Hành chính Văn phòng Chính phủ
xin gửi các mẫu nêu trên hiện tại Văn phòng Chính phủ đang sử dụng (kèm theo) để các
văn phòng tham khảo, sử dụng:
- Mẫu dấu "Đăng ký công văn đến" : Đóng ở đầu trang, góc trái phía trên (dưới
trích yếu nội dung công văn)
- Các mẫu dấu "Tài liệu họp", "Xong hội nghị xin trả lại" : đóng trên trang đầu,
phía trên, góc phải (trên Quốc hiệu).
3/ Về số tiền trên 3 tỷ đồng, riêng với Phùng Long Thất chỉ khai nhận 32 triệu
đồng (!?). Theo luật sư, việc cha mẹ nuôi cho tiền Phùng Long Thất là có thật, nhưng
con số cụ thể bao nhiêu thì không biết!

Bài tập 9. Chỉ ra lỗi về dấu câu trong các loại văn bản sau và sửa lại cho
đúng
Lực lượng dân quân tự vệ có những nhiệm vụ sau đây:
1. Sẵn sàng chiến đấu. Chiến đấu, phục vụ chiến đấu: làm nòng cốt cùng toàn dân
đánh giặc bảo vệ địa phương cơ sở
2. Phối hợp với quân đội - công an và các lực lượng khác bảo vệ độc lập chủ
quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ - an ninh - chính trị trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ
Đảng chế độ xã hội chủ nghĩa; chính quyền; tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản
của Nhà nước; của tổ chức ở cơ sở tính mạng và tài sản của cá nhân nước ngoài mục
tiêu và công trình quốc phòng - an ninh trên địa bàn
3. Xung kích trong bảo vệ sản xuất phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai dịch
hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác

97
4. Vận động nhân dân thực hiện đường lối. Chủ trương của Đảng chính sách;
pháp luật của Nhà nước, tích cực thực hiện các c hương trình phát triển kinh tế xã hội ở
địa phương góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Bài tập 10. Điền dấu câu thích hợp, viết hoa đúng và tách đoạn cho phần nội
dung công văn sau đây như nguyên bản.
Kính gửi các sở giáo dục và đào tạo các trường đại học cao đẳng trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề nhằm củng cố và nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân trong thời gian tới theo tinh thần nghị quyết 40qh2000
của quốc hội và sự chỉ đạo của chính phủ bộ giáo dục và đào tạo tiến hành điều tra tình
hình dạy học ngoại ngữ tại các trường phổ thông các trường trung học chuyên nghiệp
dạy nghề cao đẳng đại học và các cơ sở giáo dục không chính quy trên cả nước để có
thể nắm được tình hình thực tế từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức và quản lý tốt hơn nữa
việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân bộ giáo dục và đào tạo đề
nghị các sở giáo dục và đào tạo các trường đại học cao đẳng trung học chuyên nghiệp
dạy nghề và các cơ sở giáo dục không chính quy cung cấp các số liệu thống kê theo biểu
mẫu kèm theo và gửi về viện chiến lược và chương trình giáo dục 101 trần hưng đạo hà
nội trước ngày 30/5/2004.

Bài tập 11. Điền dấu câu thích hợp, viết hoa đúng và trình bày văn bản sau
đúng thể thức như nguyên bản.
công văn của văn phòng chính phủ.
số 1022vpcp ttbc ngày 22 tháng 03 năm 2000
về việc thi hành nghiêm các quyết định hành chính
Kính gửi các đồng chí bộ trưởng thủ trưởng các cơ quan ngang bộ thủ trưởng cá c
cơ quan trực thuộc chính phủ chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc tw
quyết định 19 2000 qđ ttg ngày 3/2/2000 của thủ tướng chính phủ về việc bãi bỏ các
loại giấy phép trái với quy định của luật doanh nghiệp đã được dư luận báo chí nhân dân
biểu thị thái độ hoan nghênh và tích cực thực hiện tuy nhiên vẫn tồn tại một số đơn vị
thực hiện thiếu nghiêm túc quyết định này thủ tướng chính phủ yêu cầu các đồng chí bộ
98
trưởng thủ trưởng các cơ quan ngang bộ thủ trưởng các cơ quan trực thuộc chính phủ
chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm
quyết định 10 2000 qđttg và tất cả các nghị định quyết định hành chính đã được chính
phủ ban hành trong khi triển khai thấy các vấn đề cần kiến nghị điều chỉnh thì báo cáo
thủ tướng chính phủ không được tự ý làm trái thủ tướng chính phủ giao bộ kế hoạch và
đầu tư ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương rà soát lại các văn bản có liên
quan để tiếp tục hủy bỏ các giấy phép trái với luật doanh nghiệp và kiến nghị xử lý
những vướng mắc khi thực hiện quyết định 19 2000qđttg của thủ tướng chính phủ và
nghị định 02 2000nđcp nghị định 03 2000 nđcp của chính phủ ban hành ngày 3/2/2000.

Bài tập 12. Điền dấu câu thích hợp và viết hoa đúng
Khi thu tiền Thi hành án kể cả khoản tiền tang vật hoặc tiền do đương sự nộp
trong giai đoạn xét xử chấp hành viên chỉ được dùng một loại biên lai thống nhất theo
mẫu quy định riêng các khoản thu tiền án phí tiền phạt và tiền tịch thu cũng như tiền
tạm ứng án phí phải sử dụng biên lai do cơ quan thuế phát hành theo quy định tại công
văn số 164 TCT/AC ngày 26-1-1995 của Tổng cục thuế và Công văn số1853 /TC-
TCTngày 27-9-1995 của bộ tài chính tuyệt đối không được ghi chép vào bất cứ loại
giấy tờ nào khác hoặc nhận tiền mà không có biên lai thu biên lai phải có chữ kí của
chấp hành viên chữ kí và họ tên địa chỉ của người nộp tiền.

99
Bài 6
NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

I. PHONG CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ


1. Khái niệm phong cách hành chính - công vụ
Phong cách hành chính công vụ là phong cách ngôn ngữ của tiếng Việt văn hóa
hiện đại, dùng trong lĩnh vực pháp luật và hoạt động quản lý nhà nước; nhằm ghi nhận
và truyền đạt các thông tin pháp lí, thông tin quản lý từ Nhà nước đến nhân dân, từ nhân
dân đến Nhà nước; từ cơ quan này đến cơ quan khác; từ n ước này đến nước khác.
Văn bản hành chính là sản phẩm của phong cách ngôn ngữ hành chính – công vụ.

2. Đặc trưng của văn bản hành chính - công vụ.


2.1. Tính chính xác, mạch lạc
Văn bản hành chính là văn bản chứa đựng những thông tin hết sức quan trọng ,
liên quan tới sự tồn, vong, thành, bại của Nhà nước, của một cơ quan, tổ chức…Do đó,
việc diễn đạt thông tin phải chuẩn xác, mạch lạc là yêu cầu số một.
Ngôn ngữ trong văn bản hành chính phải phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt,
phản ánh tường tận, sán g tỏ các vấn đề, không để người đọc, người nghe không hiểu
hoặc hiểu nhầm, hiểu sai ý. Giữa các ý, các phần trong văn bản phải có sự gắn kết, tiếp
nối theo một trật tự hợp lí, lôgic.
Cụ thể là:
- Dùng từ, ngữ chính xác, nhất quán, đơn nghĩa. Cần phân biệt các từ gần âm, các
gần nghĩa, các từ ghép Hán Việt có yếu tố đồng nhất… vì rất dễ bị nhầm lẫn trong khi
sử dụng.
- Diễn đạt ý chính xác, rõ ràng, mạch lạc. Không dung nạp cách diễn đạt ý đại
khái, chung chung hay mập mờ.
- Viết câu chặt chẽ về ngữ pháp; chính xác, ngắn gọn, chặt chẽ, lôgíc về nghĩa.
Do đó phải sắp xếp từ đúng trật tự cần thiết, dùng quan hệ từ chính xác, dấu câu phù
hợp, …
- Chính xác về chính tả.
2.2. Tính khuôn mẫu
100
Tính khuôn mẫu cũng là một đặc trưng nổi bật của văn bản hành chính - công vụ.
Đặc trưng này được biểu hiện ở cả thể thức và ngôn ngữ của văn bản.
- Về mặt thể thức: Văn bản được soạn thảo theo thể thức quy định của Nhà nước.
So với các phong cách ngôn ngữ khác, văn bản hành chính - công vụ có tính quy ước rất
cao. Thời kỳ Nhà nước phong kiến độc lập (938 - 1858) văn bản hành chính Việt Nam
được xây dựng theo khuôn mẫu văn bản hành chính của người Hán. Tiêu biểu nhất là bộ
Luật Hồng Đức (Lê Triều hình luật) với 721 điều, chia thành 6 quyển 16 chương.
Thời kỳ thuộc Pháp văn b ản hành chính kiểu Hán tự dần được thay thế theo lối
Pháp kể cả chữ viết và cách hành văn.
Hiện nay, mỗi văn bản hành chính phải có 9 hoặc 10 thành phần được đặt ở
những vị trí quy định. Từng thể loại văn bản có mẫu trình bày riêng, đánh dấu từ thời kỳ
từ Cách mạng Tháng Tám đến nay.
Khuôn mẫu của văn bản có tính khả biến theo thời gian, thể hiện rõ sự can thiệp
của Nhà nước đối với các quy chuẩn của từng thể loại văn bản. Ngay cả trong chế độ
mới, thể thức và ngôn ngữ văn bản hành chính vẫn thay đổi thường xuyên do sự điều
chỉnh các chính sách quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
Thí dụ: Thành phần Quốc hiệu của văn bản cũng có sự thay đổi theo từng thời
gian:
+ Từ 1945 - 1975: Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
+ Từ 1976 - nay: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Về ngôn ngữ: Tính khuôn mẫu của văn bản hành chính thể hiện ở việc thường
dùng lặp đi lặp lại những câu, những từ, những cấu trúc có sẵn mà không bị coi là lỗi
lặp từ, lặp câu.
Thí dụ:
- Căn cứ Quyết định số..../QĐ-XYZ ngày ..../.../... của .... về việc. .. ;
- Theo đề nghị của ....,
- Các .... có tên trên căn cứ Quyết định thi hành.
Tính khuôn mẫu đảm bảo cho sự thống nhất, kỉ cương, chuẩn mực của văn bản;
giúp cho việc tăng năng suất và chất lượng soạn thảo văn bản, tránh được những sai sót
trong quá trình soạn thảo văn bản; giúp thuận lợi cho việc lập hồ sơ, sắp xếp tài liệu
trong công tác văn thư, lưu trữ. Tính khuôn mẫu cũng giúp cho người thực hiện văn bản
101
dễ tiếp nhận nội dung thông tin, biết chỗ nào là quan trọng cần chú ý, chỗ nào có thể
lướt qua. Và ở một mức độ, tính khuôn mẫu cũng đem lại sự cân đối, thẩm mĩ cho văn
bản.
Một văn bản hành chính công vụ được soạn thảo đúng thể thức là một trong
những yếu tố quyết định hiệu lực pháp lí của văn bản.
2.3 Tính nghiêm túc, trang trọng, lịch sự
Văn bản là phương tiện giao tiếp, là phát ngôn chính thức của các cơ quan nhằm
ban hành mệnh lệnh hoặc giải quyết công việc. Ngôn ngữ trong văn bản hành chính
phải hết sức nghiêm túc, đó là ngôn ngữ của lí trí. Và tính nghiêm túc được coi như một
dấu hiệu đặc biệt của văn bản hành chính.
Đối với văn bản thuộc các phong cách khác như văn bản nghệ thuật, văn bản
chính luận, văn bản báo chí... thì hình thức, kết cấu của văn bản hoàn toàn phụ thuộc
vào ý tưởng riêng của tác giả. Với văn bản hành chính, điều này khôn g được phép. Văn
bản phải được soạn thảo theo một khuôn mẫu nhất định do Nhà nước quy định. Mỗi văn
bản phải có đầy đủ 9 hoặc 10 thành phần ( quốc hiệu, tác giả, số kí hiệu, địa danh, tên
loại, ....) được đặt ở những vị trí nhất định. Mỗi thể loại văn bản cụ thể lại có mẫu riêng
cho việc soạn thảo.
Thể thức của một văn bản khẳng định tính nghiêm túc của văn bản. Sự tùy tiện
thay đổi hình thức của văn bản là điều không thể cho phép, nó làm mất đi tính nghiêm
túc, và mất tính hiệu lực của văn bản (nói cách khác, một văn bản không được soạn thảo
đúng thể thức sẽ không có giá trị về mặt pháp lí).
Về phương diện sử dụng ngôn ngữ, tính nghiêm túc vốn là thuộc tính của ngôn
ngữ sách vở, đi ngược lại với tính cảm xúc, tính bình giá chủ quan vốn là những thuộc
tính của ngôn ngữ hàng ngày. Lời nói trong văn bản hành chính - công vụ là lời nói
được coi là nghiêm túc bậc nhất và cũng do đó mang tính chất đơn điệu, lạnh lùng.
Ngôn ngữ hành chính - công vụ dùng truyền đạt các tư tưởng mang tính hành chính và
mang tính luật pháp. Nó không phải là sự trao đổi cá nhân. Để đảm bảo tính nghiêm túc,
cần lưu ý:
- Tuyệt đối không dùng tiếng lóng, từ tục tĩu…
- Tránh lối diễn đạt dông dài, bỡn cợt hoặc đưa những ý kiến bình giá dễ dãi, chủ
quan đối với nội dung thông tin của văn bả n.
102
- Xưng hô đúng tôn ti, trật tự hành chính.
- Thông tin trong văn bản phải được phản ánh đúng hiện thực khách quan, không
hư cấu.
- Tất cả các bên tham gia giao tiếp đều phải tôn trọng văn bản như là với tư cách,
một công cụ của luật pháp.
Tính nghiêm túc của văn bản gắn liền với chuẩn mực, vị thế, tôn ti mang tính hệ
thống của các cơ quan Nhà nước.
Là phương tiện giao tiếp chính giữa các cơ quan, tổ chức.... nên trang trọng, lịch
sự lễ độ cũng là yêu cầu cần thiết đối với văn bản hành chính - công vụ. Tính lịch sự
trong văn bản phản ánh trình độ văn hóa trong giao tiếp của các Nhà nước và của các cơ
quan, tổ chức.
- Trước hết, hình thức văn bản phải đảm bảo tính thẩm mĩ. Nghĩa là được trình
bày đúng thể thức; cân đối, sáng sủa.
- Cách xưng hô phải đúng thứ bậc hành chính. Việc đưa ra các yêu cầu, đề nghị,
mệnh lệnh phải phân định rõ dạng cầu hoặc dạng khiến. Việc đề đạt các yêu cầu hay
nguyện vọng cần phải được diễn đạt theo lối cầu thị, cầu tiến....
- Trình bày thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu, không đánh đố người đọc. Và đặc biệt
là diễn đạt phải trong sáng để không bị suy diễn theo những nghĩa thô tục.
- Dùng ngôn ngữ gọt rũa, văn hoá. Ưu tiên sử dụng từ Hán Việt vì lớp từ này
mang sắc thái biểu cảm trang trọng, nghiêm túc, lịch sự. Không dùng từ thô tục, khiếm
nhã vì chúng dễ gây nên phản ứng xấu ở người đọc.
- Thường sử dụng cách diễn đạt có tính chất nghi thức, thể hiện phép lịch sự xã
giao. Thí dụ:
+ Trân trọng kính mời...
+ Kính đề nghị…
+ Xin trân trọng thông báo…
+ Rất mong được…xem xét và gi ải quyết .
- Khi ban hành mệnh lệnh cho cấp dưới thi hành hoặc trong các quyết định khiển
trách đối với người phạm lỗi, cần thể hiện thái độ đúng mực với đối tượng, không tỏ
thái độ hách dịch, trịch thượng hoặc dọa nạt, khinh bỉ… Đối với văn bản của cấp dư ới
gửi cấp trên, tránh lối diễn đạt thể hiện sự khúm núm, sợ hãi hay nịnh bợ; song cũng
103
không xưng hô, trình bày một cách xách mé, hạ thấp cấp trên. Đặc biệt với các văn bản
phải đưa ra lời từ chối nên lưu ý cách diễn đạt để tránh có tác động xấu đến tâm l í người
đọc. Thí dụ:
Nên viết: Tổng Công ty rất tiếc phải từ chối lời đề nghị của Xí nghiệp v/v xin
thay đổi phương hướng kinh doanh vì điều kiện hiện nay chưa cho phép.
Không nên viết: Tổng Công ty không thể chấp nhận lời đề nghị của Xí nghiệp v/v
xin thay đổi phương hướng kinh doanh vì điều kiện hiện nay chưa cho phép.
- Lời văn trang trọng sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với các chủ thể thi hành, làm
tăng uy tín của cá nhân, tập thể ban hành văn bản.
2.4. Tính khách quan
Văn bản hành chính phải trình bày thông tin một cách khách quan, không thiên vị
vì nó là tiếng nói quyền lực của Nhà nước chứ không phải là tiếng nói của cá nhân, dù
rằng văn bản có thể được giao cho một cá nhân hay một nhóm cá nhân soạn thảo.
Là người phát ngôn thay cho công quyền, người soạn thảo văn bản không được
tự ý đưa những quan điểm riêng của mình vào văn bản, mà phải nhân danh cơ quan
trình bày đúng ý chí của Nhà nước, ý tưởng của tập thể hay của của lãnh đạo. Do đó,
ngôn ngữ phải khách quan. Tính khách quan của văn bản hành chính gắn liền với tính
chính xác của văn bản.
Tính khách quan được biểu hiện cụ thể như sau:
- Thông tin trình bày trong văn bản phải đúng với hiện thực khách quan, không bị
hư cấu. Nghĩa là việc tô hồng hay bôi đen, bóp méo thông tin đều đi ngược với yêu cầu
khách quan của văn bản.
- Ngôn ngữ phải khách quan, không dùng từ biểu cảm, ít dùng đại từ nhân xưng
ngôi thứ nhất số ít, không dùng các danh từ chỉ mối quan hệ thân thuộc để xưng hô giữa
các cơ quan hay các cá nhân trong quá trình giải quyết việc công. D ùng từ chỉ chức vụ,
chức danh hoặc dùng tên cơ quan để xưng hô trong văn bản.
Thí dụ: Hay dùng các cụm từ chỉ các đối tượng chung như: “ Sở Kế hoạch và Đầu
tư đề nghị …”, “Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu… ”. Nếu văn bản có ghi: “Thủ tướng
Chính phủ yêu cầu ...”, “Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị...”, “Trưởng phòng Đào tạo thông
báo...” thì đó cũng là ý chí Nhà nước. Họ chỉ với tư cách Nhà nước, đại diện cho tập
thể, thay mặt tập thể ra văn bản mà thôi.
104
- Thể hiện ý chí Nhà nước ở mức tối đa, giảm yếu tố cá nhân ở mứ c tối thiểu.
- Không dùng từ địa phương hay các từ mang phong cách cá nhân.
- Không dùng các câu, từ mang sắc thái biểu cảm; tuyệt đối không sử dụng các
biện pháp tu từ, những hình ảnh bóng bẩy, cầu kì.... Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ
của lí trí, và nó i chung đơn điệu, lạnh lùng. Tính đơn điệu lạnh lùng này làm cho tính
khách quan càng được biểu hiện rõ nét.
2.5. Tính phổ thông, đại chúng
Đối tượng tiếp nhận của văn bản quản lí nhà nước, đặc biệt của nhóm văn bản
quy phạm pháp luật, là nhiều tầng lớp nh ân dân trong cả nước. Vì vậy, ngôn ngữ biểu
đạt phải mang tính phổ thông, đại chúng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu đối với quần
chúng nhân dân. Tất nhiên, tính phổ thông, đại chúng không hề mâu thuẫn với tính
khuôn mẫu, chuẩn mực. Cần lưu ý tránh hiện tượng sử dụng ngôn ngữ suồng sã, thông
tục với quan điểm cho rằng như thế mới đạt yêu cầu đại chúng. Không dùng khẩu ngữ,
tiếng lóng, tiếng địa phương, các từ nước ngoài chưa được Việt hoá ở phạm vi toàn
quốc. Cần viết cho phù hợp với trình độ người tiếp nhận. Không nên viết ở tầm quá thấp
cho người có trình độ cao sẽ làm giảm giá trị văn bản, làm mất thiện cảm của người tiếp
nhận. Cũng không nên viết ở tầm quá cao cho người có trình độ thấp bởi người đọc sẽ
khó tiếp nhận văn bản một cách thấu đáo, chính xác.
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản, đồng thời cũng là những tiêu chí của việc
lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ hành chính, ngoài ra còn một
số đặc điểm khác nữa như tích ngắn gọn, súc tích, tính có hiệu lực cao... Nhưng nói
chung, thực hiện tốt những đặc điểm trên đây là đạt được yêu cầu cần thiết của ngôn
ngữ văn bản quản lí nhà nước.

II, ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH


Xuất phát từ chức năng, vai trò của văn bản trong hoạt động quản lý nhà nước và
pháp luật, văn phong của văn bản hành chính - công vụ đòi hỏi đảm bảo tính chính xác,
rõ ràng. Nhìn chung, màu sắc trung tính của các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng
chủ yếu trong văn bản này. Ngôn ngữ được lựa chọn làm sao để không bị hiểu thành đa
nghĩa, đảm bảo tính khách quan, không diễn đạt theo lối biểu cảm; vừa mang tính khuôn
mẫu vừa thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự, trang trọng.
105
Từ ngữ sử dụng trong văn bản hành chính - công vụ thường có sự quy định chặt
chẽ, phổ thông, dễ hiểu và tuân thủ tính thứ bậc trong nền hành chính.
Từ ngữ sử dụng trong văn bản hành chính - công vụ có hai dấu hiệu cơ bản, đó là
màu sắc tu từ trung tính và tần số sử dụng các phương tiện khuôn mẫu (khuôn sáo hành
chính), các thuật ngữ hanh chính rất cao. Đồng thời, các thuật ngữ của văn bản hành
chính - công vụ cụ thể hơn, ít trừu tượng hơn so với phong cách khoa học.
"Khuôn sáo hành chính" là đơn vị từ vựng hay đơn vị cú pháp luôn luôn được tái
hiện, có tương quan với những hoàn cảnh được lặp đi lặp lại với những khái niệm phổ
biến và làm cho chúng được biểu đạt dễ dàng. Còn theo tác giả Nguyễn Văn Thâm,
những câu, những từ, những cấu trúc được dùng lặp đi, lặp lại rất đặc trưng cho văn bản
hành chính được gọi là các "từ khóa". Khuôn sáo hành chính đối lập với phương tiện cá
nhân tác giả. Đặc điểm của văn bản hành chính - công vụ là sự chiếm ưu thế của khuôn
sáo hành chính, của các phương tiện khuôn mẫu và sự tối giảm các phương tiện ngôn
ngữ cá nhân tác giả.
Trong văn bản hành chính - công vụ, từ ngữ được lựa chọn một cách khắt khe,
cẩn trọng bởi tính chính xác, nghiêm túc và hiệu lực pháp lý của văn bản hành chính
quy định.
Những từ ngữ diễn đạt khái niệm chung chung, mơ hồ, đa nghĩa, mang tính hình
ảnh biểu tượng không được phép dùng. Đặc biệt sau văn bản hành chính - công vụ là
phương tiện giao tiếp chính thức giữa các cơ quan nhà nước nên từ ngữ phải mang tính
phổ thông chuẩn mực, trung tính thuộc văn viết. Không dùng từ thuộc phong cách khẩu
ngữ, phong cách văn chương nghệ thuật; tránh sử dụng từ cổ, thận trọng với việc dùng
từ mới; không dùng từ địa phương, tiếng lóng, từ tục tĩu vì chúng làm mất đi tính trang
trọng, thể chế, pháp quy nghiêm túc của văn bản. Cần sử dụng đúng các thuật ngữ
chuyên ngành.
Những yêu cầu cụ thể:
Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến; mang n hững đặc
điểm ngữ pháp nhất định; nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định; tất cả ứng với một
kiểu nghĩa nhất định. Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. Khi sử dụng từ trong tiếng Việt
để hình thành ngôn ngữ văn bản hành chính cần chú ý:

106
1. Lựa chọn và sử dụng từ đúng ngữ nghĩa
Nghĩa của từ là sự phản ánh trong từ một hiện tượng hay sự vật nhất định (đồ vật,
tính chất, quan hệ, quá trình v.v.)
Nghĩa của từ bao gồm nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp .
Nghĩa từ vựng của từ là tương quan của từ với khái niệm tươn g ứng; là vị trí, sự
tương quan ngữ nghĩa của từ đó trong hệ thống nghĩa từ vựng của ngôn ngữ. Nghĩa từ
vựng có thể bao gồm nghĩa sự vật (chỉ sự vật, hiện tượng khách quan) và nghĩa biểu thái
(biểu thị thái độ, tình cảm của con người).
Nghĩa ngữ pháp là c ác thuộc tính ngữ pháp của từ (từ loại, khả năng kết hợp với
các từ loại khác nhau v.v.)
a. Dùng đúng nghĩa từ vựng
- Cần dùng từ đúng nghĩa từ vựng sao cho từ phải biểu hiện được tính chính xác
nội dung cần thể hiện.
Ví dụ: "Nhà nước khuyến mại và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong việc sử
dụng và khai khẩn hợp lý thành phần môi trường"
Trong câu này, thay vì "khuyến mại, khai khẩn" phải dùng "khuyến khích, khai
thác".
Ví dụ:
Trong tiếng Việt, các từ phá hại, phá hoại, phá hủy, hủy hoại, hủy diệt v.v. đều
có nghĩa là "làm cho hư hỏng, thiệt hại", nhưng ở các mức độ khác nhau.
Phá hại là "làm cho hư hại (thường là hoa màu)".
Phá hoại là "cố ý làm cho hỏng, cho bị thiệt hại nặng".
Phá hủy là "làm cho bị hư hỏng nặng, không dùng được nữa hoặc k hông còn tồn
tại".
Hủy hoại là "làm cho hư hỏng, tan nát".
Hủy diệt là "diệt hoàn toàn trong một phạm vi rộng lớn".
Vì vậy, cần nắm bắt chính xác nghĩa của từ để sử dụng cho đúng với từng trường
hợp cụ thể.
- Ngôn ngữ thông dụng và dễ hiểu.

107
Hiện nay, có rất nhiều từ đã trở thành từ cổ. Thay và đó là những từ mới vừa
thông dụng, dễ hiểu đồng thời làm cho cách diễn đạt mang tính thời sự. Tránh dùng từ
cổ trong văn bản hành chính.
Ví dụ: Căn cứ Quyết định số....
Không dùng Chiểu theo Quyết định số....
Báo cáo quý I, không dùng Báo cáo Tam cá nguyệt thứ nhất
- Không dùng từ làm phát sinh cách hiểu đa nghĩa
Hiện tượng từ đa nghĩa rất phổ biến trong tiếng Việt. Nếu dùng từ đa nghĩa có thể
làm mất tính chính xác của văn bản, tạo ra những cách hiểu không thống nhất đối với
văn bản.
Ví dụ: Đề nghị các gia đình có người ở đến Trụ sở Công an Phường đăng kí tạm
trú.
Cách dùng từ người ở dễ phát sinh cách hiểu khác là "người sống trong các gia
đình". Cần dùng từ người giúp việc sẽ chính xác về thông tin.
Hoặc "Phải xử phạt đối với những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ những quy định về đăng ký hộ khẩu khi thay đổi nơi ăn ở ".
Trong câu này, từ "ăn ở" dùng không chính xác, dễ làm phát sinh các cách hiểu
khác nhau, cần thay bằng từ " cư trú".
- Không sử dụng từ ngữ mang sắc thái văn chương, gợi hình ảnh:
Ví dụ: Chúng ta phải nhanh chóng nghiêng nước ra biển, cứu vãn mùa màng,
sớm ổn định cuộc sống cho nhân dân.
- Dùng từ đúng nghĩa biểu thái, phù hợp với phong cách hành chính:
Ví dụ: Yêu cầu các đồng chí công an viên đến ngay xóm N trói gô cổ mấy thanh
niên đang gây rối trật tự về Trụ sở UBND xã để giải quyết.
Câu trên, dùng cụm từ trói gô cổ không đúng với tính nghiêm túc của văn bản
hành chính.
b. Dùng đúng nghĩa ngữ pháp
Khi sử dụng từ, cần xác định nó thuộc loại từ nào; với loại từ đó nó có nghĩa như
thế nào và có thể phối hợp với những loại từ nào trong cùng một câu; vị trí của nó trong
câu v.v.

108
Nếu sử dụng không đúng nghĩa ngữ pháp của từ có thể làm cho câu bị tối nghĩa
hoặc bị hiểu theo nội dung khác với ý đồ của người soạn thảo. Cần lưu ý:
+ Để tạo nên câu và những đơn vị của câu, các từ được sử dụng luôn quan hệ với
nhau về nghĩa và ngữ pháp, tùy thuộc vào khả năng kết hợp của chúng. Khả năng kết
hợp này do bản chất ngữ nghĩa, ngữ ph áp của từ quy định. Cần nắm bắt điều đó để sử
dụng từ cho đúng.
Ví dụ: "Lượng mưa năm nay kéo dài nên úng lụt xảy ra ở nhiều địa phương".
Trong câu này "lượng mưa " không thể kết hợp với "kéo dài", mà chỉ có thể kết
hợp với "lớn", "nhỏ"; "kéo dài" không thể kết hợp với "lượng mưa" mà chỉ phù hợp với
"mùa mưa".
+ Phải có từ quan hệ thích hợp trong câu
Ví dụ: “Quy chế làm việc Trường ĐHSP Hà Nội” là một câu sai vì thiếu quan hệ
từ “của”. Phải viết: “Quy chế làm việc của Trường ĐHSP Hà Nội.”
Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thực
hiện " là một câu thiếu quan hệ từ "cho"
+ Sắp xếp từ trong câu phải đúng trật tự
Ví dụ: Thời gian qua, những văn bản về việc phòng chống tiêu cực trong thi cử
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đ ược các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm túc.
Câu trên sắp xếp như vậy sẽ mơ hồ về nghĩa. Cần sắp xếp lại:
Thời gian qua, những văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phòng chống
tiêu cực trong thi cử đã được các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm túc.
+ Một biểu hiện khác của việc dùng từ đúng ngữ pháp, đúng quan hệ kết hợp là
không dùng lặp từ, thừa từ.
Ví dụ: " Cải cách thủ tục hành chính là nhu cầu đòi hỏi cấp bách đang được thực
tiễn đặt ra".
Hay: "Những thiệt hại do nạn ô nhiễm môi trường gây ra là rấ t nghiêm trọng,
không thể xác định cụ thể bằng các số liệu hay con số cụ thể".
Là những câu dùng thừa từ.

2. Sử dụng từ đúng phong cách chức năng. (Sử dụng từ đúng văn phong hành chính
công vụ)
109
- Sử dụng đúng văn phong hành chính công vụ là lựa chọn, sử dụng từ đúng với
kiểu thể loại văn phong hành chính, với hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức.
- Sử dụng các lớp từ trong văn bản hành chính:
a. Từ trong văn bản hành chính theo nguồn gốc:
+ Trong văn bản hành chính, từ HánViệt được sử dụng phổ biế n.
Theo thống kê của tác giả bài viết "Tìm hiểu tính chính xác của ngôn ngữ luật
pháp tiếng Việt" Nguyến Thế Truyền, tỷ lệ từ Hán - Việt trong văn bản pháp luật
khoảng 85%.
Sự ưu tiên sử dụng từ HánViệt so với các lớp từ khác do đặc điểm của lớp từ này.
- Từ Hán - Việt có tính trang trọng hơn từ thuần Việt tương ứng.
Ví dụ: Kết hôn - Lấy nhau
Công vụ - Việc công
Hành khất - Ăn mày
Phụ nữ - Đàn bà
- Tính trừu tượng, khái quát: từ Hán Việt biểu thị nhiều nội dung mà trong tiếng
Việt tương ứng với một tổ hợp từ
Ví dụ: Công chức - Cán bộ Nhà nước
Nguyên đơn - Người khởi kiện
Lưu ý khi sử dụng:
- Không lạm dụng từ Hán Việt mà sử dụng trong trường hợp cần thiết khi không
có từ tương ứng hoặc có nhưng tránh từ thông tục nhằm gìn giữ sự t rong sáng của tiếng
Việt.
Ví dụ: không dùng hỏa xa mà dùng xe lửa
không dùng cự ly mà dùng khoảng cách
- Sử dụng từ đúng nghĩa, đúng âm: hiểu rõ nghĩa của nó. (Tra từ điển những từ
chưa thật hiểu nghĩa).
+ Từ thuần Việt: Thông số không cao trong văn bản hành chính đặc biệt trong
văn bản quy phạm pháp luật do đặc điểm của từ tiếng Việt có sắc thái biểu cảm trung
hòa hoặc khiếm nhã; có màu sắc ý nghĩa cụ thể; sinh động và dùng ở nhiều phong cách.

110
Văn bản hành chính có thể sử dụng từ thuần Việt thay cho từ Hán Việt nếu từ đó
dễ hiểu, đại chúng mà không ảnh hưởng đến tính nghiêm túc khách quan của văn bản
hành chính.
Ví dụ: “Dự án cải tạo sân bay quốc tế Nội Bài giai đoạn 1” là tên một văn bản
hành chính có dùng từ thuần Việt sân bay mà không dùng từ phi trường, văn bản vẫn
đảm bảo tính trang trọng, dễ hiểu.
+ Từ gốc ấn - Âu .
Những từ đã được Việt hóa, (có dấu thanh điệu: cà-phê, xăng….) có thể được sử
dụng trong văn bản hành chính.
Những từ gốc ấn - Âu là những thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng tương đối
rộng rãi trên phạm vi quốc tế có thể sử dụng.
Lưu ý: Phiên âm những từ gốc La tinh thì tôn trọng dạng chính tả có tính quốc tế
(giữ nguyên dạng)
Những từ gốc ấn - Âu chưa thông dụng thì hạn chế sử dụng nếu cần dùng phải có
sự giải thích
Ví dụ: barem (biểu điểm)
b. Từ trong văn bản hành chính theo phạm vi sử dụng.
- Từ toàn dân:
Văn bản hành chính sử dụng từ toàn dân (từ phổ thông), nhằm mục đích: tạo ra
cách hiểu thống nhất để thực hiện thống nhất.
- Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế trong một vài địa phương mà
không được sử dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước.
Văn bản hành chính hạn chế dùng từ địa phương vì từ địa phương không phổ
biến, có địa phương hiểu, có địa phương không hiểu.
Tuy nhiên, văn bản hành chính vẫn phải sử dụng từ địa phương khi có sự thay đổi
về phạm vi sử dụng hoặc không có từ toàn dân tương ứng. Sự vật chỉ có ở địa phương
đó mà thôi.
Ví dụ: Kế hoạch mở rộng rừng đước giai đoạn 1
- Tiếng lóng: Là do một, một nhóm người tự đặt ra, tự quy ước với nhau nh ằm
biểu thị một sự vật, sự việc, hành động nào đó. Không sử dụng tiếng lóng trong văn bản
hành chính vì làm mất đi tính nghiêm túc và tính dễ hiểu của văn bản hành chính.
111
Ví dụ: Nghiêm cấm tàng trữ và sử dụng ma túy.
Không thể nói…. nghiêm cấm tàng trữ và sử dụng cơm đen.
- Thuật ngữ khoa học: Là những từ có nội dung là các khái niệm thuộc một lĩnh
vực chuyên môn nhất định: khoa học, kĩ thuật, y tế… Văn bản hành chính hạn chế sử
dụng những thuật ngữ khoa học. Chỉ sử dụng những từ ngữ thông dụng. Nếu cần thiết
phải dùng thuật ngữ thì cần có sự giải thích nghĩa một cách rõ ràng.
Ví dụ: Văn bản viết hoa của Văn phòng Chính phủ sử dụng thuật ngữ của ngôn
ngữ như: từ, âm tiết.

c. Từ trong văn bản hành chính theo mục đích sử dụng


- Từ vựng tích cực: Từ đan g được sử dụng với tần số cao trong một cộng đồng
ngôn ngữ.
Lớp từ này được văn bản hành chính sử dụng một cách rộng rãi.
Đáp ứng yêu cầu về tính phổ biến của văn bản đảm bảo phát huy hiệu lực của văn
bản hành chính.
Ví dụ: Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, trừ trường hợp
cần thiết do thủ tướng chính phủ quyết định (luật xuất bản) .
- Từ vựng tiêu cực: xuất hiện với tần số thấp trong cộng đồng ngôn ngữ nên ít
xuất hiện.
- Từ cổ: Từ được hình thành trong giai đoạn trước đây nhưng hiện tại đã có từ
thay thế.
Ví dụ: Chiểu - Căn cứ
Ông chủ - Người sử dụng lao động
Người làm thuê - Người lao động
Văn bản hành chính không được sử dụng từ cổ.
- Từ mới: Từ mới được tạo ra đề diễn đạt nội dung mới hoặc diễn đạt một nội
dung không mới nhưng bằng cấu trúc khác.
Tạo từ mới để diễn đạt những vấn đề mới, hoặc thay thế từ cổ.
Ví dụ: "Vốn pháp định" (hình thành từ vốn pháp luật quy định)
"Người có quyền và lợi ích liên quan " thay thế "người dự sự".

112
- Văn bản hành chính chỉ sử dụng từ mới khi nó được định nghĩa, giải thích một
cách rõ ràng (sử dụng trong từ điển tiếng Việt). Không sử dụng khi nghĩa chưa xác định.
d. Từ về mặt phong cách chức năng: Có nhiều phong cách ngôn ngữ trong tiếng
Việt.
+ Từ trung hòa.
Có những từ ngữ được dùng trong mọi phong cách được gọi là từ đa phong cách
(từ trung hòa): Văn bản hành chính được sử dụng những từ này.
Ví dụ: Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lí do sức khỏe hoặc vì lí do khác. Hội
thẩm bị bãi nhiêm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức, hành vi vi phạm pháp luật
không còn xứng đáng làm hội thẩm.
+ Từ hội thoại.
Tránh sử dụng từ hội thoại trong ngôn ngữ văn bản hành chính. (Từ hội thoại
được sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, có tính nôm na, giản dị đôi khi khiếm nhã).
Ví dụ: Ăn ở = cư trú
Giấy tờ = văn bản
Chơi bạc = đánh bạc
Lúc này = hiện nay
+ Từ khoa học: (Xem mục b)
+ Từ báo chí: ít sử dụng (chỉ sử dụng khi đề cập đến những nội dung mang tính
chuyên môn). Như Luật Báo chí sử dụng một số từ ngữ báo chí.
+ Từ hành chính: V ăn bản hành chính sử dụng với tần số cao từ hành chính.
Đó là những từ chỉ người theo chức trách, tên cơ quan, tên gọi văn bản quản lí
nhà nước; từ khuôn sáo hành chính (mở đầu, kết thúc, chuyển tiếp)…..
Hoặc từ được dùng một cách đặc biệt; từ chỉ cá nhân (người), pháp nhân (cơ
quan, xí nghiệp hoặc tổ chức có quyền lợi và trách nhiêm), phía, bên (người, nhóm
người, nhà nước, cơ quan trong quan hệ với người, nhóm người, cơ quan, nhà nước
khác)
Ví dụ: Cục phòng chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân, c ó con dấu riêng,
được cấp kinh phí sự nghiệp, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
Ví dụ: Trước khi công nhận và đăng kí, ủy ban nhân dân nhắc nhở cho hai bên rõ
nghĩa vụ và quyền hạn của vợ chồng như đã quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
113
3. Sử dụng từ viết tắt.
Hiện nay có 2 cách viết tắt điển hình: viết các chữ cái đứng đầu các âm tiết trong
từ tiếng Việt hoặc viết các chữ cái đứng đầu từ trong tiếng Anh sau khi đã dịch từ tiếng
Việt ra tiếng Anh.
Trong văn bản quản lý nhà nước, từ viết tắt thường được sử dụng trong một số
trường hợp:
- Để trình bày một số đề mục hình thức văn bản quản lý nhà nước, như: ký hiệu,
chữ ký;
- Để trình bày tên cơ quan, tổ chức hoặc một số thuật ngữ chuyên ngành.
Tuy nhiên, để bảo đảm sự chặt chẽ của văn bản qu ản lý nhà nước, trong trường
hợp thứ hai, trước khi viết tắt phải viết các từ nói trên một cách đầy đủ.
Ví dụ: Hội đồng nhân dân (HĐND), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)…

4. Sử dụng từ đúng chính tả tiếng Việt


Trong tiếng Việt, lỗi chính tả khá đa dạng mà điển hình là:
- Lỗi về phụ âm đầu (X - S, N - L, Tr - Ch, Ng - Ngh, v.v.);
- Lỗi về thanh điệu (các dấu giọng hỏi (?) với ngã (~), sắc (') với ngã (~), v.v.);
- Lỗi viết hoa.
Nếu mắc lỗi chính tả trong văn bản hành chính thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng, hiệu lực của văn bản; làm giảm uy tín của Nhà nước, cơ quan.

5. Một số lỗi dùng từ thường gặp trong văn bản hành chính (Theo Tạp chí
Ngôn ngữ và Đời sống. Số 3/2005) - Tác giả Phan Ngọc ấn - TP. Hồ Chí Minh.
Tình hình sử dụng ngôn ngữ hành chính ở cấp cơ sở hiện nay còn khá nhiều vấn
đề phải chấn chỉnh. Trên cơ sở khảo sát 241 văn bản hành chính thu thập ở tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu, bao gồm các văn bản pháp quy và văn bản thông thường, thử nêu lên một số
nhận xét bước đầu về tình hình sử dụng từ ngữ.
a. Tổng quan chung về lỗi từ vựng

114
a.1. Có thể nói rằng, hầu như văn bản nào cũng chứa lỗi, từ lỗi chính tả đến lỗi tổ
chức văn bản. Lỗi từ vựng, theo quan sát của chúng tôi, tần suất của nó tuy không cao
bằng lỗi chính tả nhưng lại gây ấn tượng nặng nề nhất. Số lỗi chúng tôi thu thập được là
1.940 phân bố như sau (xem bảng1):

Bảng 1:

Loại lỗi Số lượng Tỉ lệ


/241 VB
Câu 554 28,5
Từ ngữ 653 33,6
Chính tả 733 37,7
Tổ ng 1.940

a.2. Đặt ngữ liệu vào ngữ cảnh sử dụng, nhất là ngữ cảnh rộng (toàn văn bản), việc
nhận diện lỗi là dễ thấy nhất , tuy nhiên việc phân loại lỗi lại có nhiều ý kiến khác
nhau, bởi thực tế ngôn ngữ cho thấy có nhiều hiện tượng nằm ở vị trí trung g ian. Tại
đây, chúng tôi tạm thời phân loại theo một quan niệm phổ biến nhất (xem bảng 2).

Bảng 2:

Stt Loại lỗi Số lượng Tỉ lệ/241


VB
1 Lỗi sai từ ngữ 154 64
2 Lỗi lặp, thừa, thiếu 169 70
từ
3 Lỗi dùng từ địa 148 61
phương
4 Lỗi sai phong cách 182 75,5
Tổng 653
b. Miêu tả và phân loại lỗi
115
b.1 Lỗi dùng từ ngữ sai
Như chúng ta đã biết, để đảm bảo tính đơn trị về nghĩa, mọi ngôn ngữ trong văn
bản hành chính phải đươc sử dụng một cách chính xác, phản ánh đúng đối tượng mà nó
muốn gọi tên. Thế nhưng, đi ều này đã không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Khảo sát các ví dụ sau:
Ví dụ 1: "Đội ngũ ổn định về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng dần…"
(Tờ trình)
Ví dụ 2: " Năm 2002 hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đều đạt yêu
cầu 100% phổ cập cấp I. Trong đó, hai huyện X và Y còn nhiều xã chưa thực hiện
được". (Báo cáo)
Ví dụ 3: " Đời sống cán bộ, nhân viên ngày càng nâng cao, tạo được tâm lý vững
vàng, an tâm công tác" (Báo cáo)
Quan sát 3 ví dụ trên, các ngữ đoạn gạch chân đều đư ợc dùng không chính xác.
Thực ra, lỗi sai về từ ngữ nếu căn cứ vào chức năng từ loại có thể phân thành những tiểu
loại, nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, có đến trên 70% đều tập trung ở lỗi về liên từ.

b.2 Lỗi lặp, thừa, thiếu từ ngữ.


Về nguyên nhân sâ u xa, có thể nói được rằng, người soạn thảo văn bản chưa phân
biệt được sự khác biệt giữa hình thức nói và viết. Hãy xem các vi dụ sau:
Ví dụ 1: "Các đoàn thể phối hợp cùng với chính quyền trong việc kiểm tra thực
hiện qui chế dân chủ cơ sơ…" (công văn).
Ví dụ 2: "Ban giám hiệu các trường phối hợp với Đoàn thành niên, Đội thiếu
niên, tích cực tuyên truyền giáo dục, làm cho học sinh thấy rõ sức tác hại của ma
túy…." (chỉ thị).
Ví dụ 3: " UBND tỉnh đã có chủ trương về việc giải tỏa nhằm giải quyết việc giả i
tỏa, đền bù thỏa đáng cho các hộ dân phải di dời". (thông báo)
Rõ ràng là ba ví dụ trên đều hoặc thừa, hoặc thiếu hoặc lặp từ ngữ không cần
thiết. Điều này làm cho câu văn dàn trải, ít thông tin, thậm chí còn sai lệch hẳn về nội
dung.

b.3 Lỗi dùng từ đ ịa phương


116
Ngoại trừ những biên bản hình sự, nhìn chung về nguyên tắc, văn bản hành chính
không được sử dụng từ ngữ địa phương. Cần thấy rằng, nhiều khi phải dựa vào ngữ
nghĩa của từ, mới có thể phát hiện được loại lỗi này, ví dụ: Một chục trái cây, ở Nam Bộ
có sở chỉ xê dịch từ 10 đến 18 đơn vị hay cân và kí ở đây rất khác nhau, hoặc sào, mẫu
ở Nam Bộ và Trung Bộ khác nhau về lượng.
Nhìn vào bảng 2 có thể thấy lỗi khảo sát về loại này chiếm tỉ lệ thấp nhất. Tuy
nhiên, về mặt hệ quả diễn đạt trong văn bản hành chính lại rất lớn.
Ví dụ: " Là một huyện vùng sâu, vùng xa, trừ khu vực thị trấn và các xã lân cận,
các xã còn lại, tổ chức Hội phụ nữ hầu như còn trắng."
Các ví dụ trên, trong diễn đạt từ ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của
một văn bản hàn h chính. Việc nhận diện và phân loại lỗi ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối.
Dù vậy, việc sử dụng khẩu ngữ địa phương là một sai phạm không thể chấp nhận được.
b.4 Lỗi dùng từ ngữ sai phong cách
Không thể phủ nhận rằng, lỗi từ vựng đang bàn ở mục này có liên quan mật thiết
đến (b.3). Với dụng ý làm nổi rõ loại lỗi chiếm tỉ lệ cao nhất (75,5%), sau đây, bài viết
sẽ phân tích thêm các tiểu loại của chúng.
* Nhóm 1
Ví dụ 1: " Trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, nhờ tai mắt của quần chúng,
các tội phạm buôn bán ma túy, mãi dâm đã được quét sạch làm trong sạch địa bàn dân
cư" (báo cáo).
Ví dụ 2: " Để giải quyết khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa ở khu vực X,
UBND thành phố cần có phương án tháo gỡ, phù hợp với chủ trương của tỉnh về ngân
sách, ổn định đời sống và thỏa đáng quyền lợi cho các hộ dân di dời" (chỉ thị).
* Nhóm 2
Ví dụ 1: "Trên cơ sở nắm bắt sự chỉ đạo của nghị quyết lần thứ X Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh…" (báo cáo)
Ví dụ 2: "So với cùng kì năm ngoái, số vụ cháy rừng đã giảm xuống rõ rệt"
(báo cáo).
Nếu xem xét các tiêu chí như: chính xác, khách quan, đơn vị của từ ngữ trong văn
bản hành chính thì ở cả hai nhóm vừa liệt kê trên, việc sử dụng các từ ngữ này đã không

117
tuân thủ của phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ. Cụ thể là dùng khẩu ngữ của
phong cách sinh hoạt hàng ngày và dùng từ ngữ hình tượng của phong cách nghệ thuật.
c. Với những vấn đề trình bày trên, bài viết đã sơ khởi nhận diện, phân loại và
miêu tả một số lỗi từ ngữ thường gặp trong VBHC trên một địa bàn cụ thể. Cần thấy
rằng, đây là hiện tượng không chỉ bó hẹp trong phạm vi hoạt động hành chính của một
tỉnh mà có thể bắt gặp ở bất kì hệ thống VBHC cơ sở nào trên cả nước. Nếu khảo sát cả
các lĩnh vực như chính tả, ngữ pháp câu và tổ chức văn bản, chắc chắn thực trạng sử
dụn g ngôn ngữ sẽ cung cấp những gợi ý lí thú và bổ ích cho việc xây dựng nền hành
chính còn non trẻ ở Việt Nam. Quả nhiên, cải cách hành chính có khá nhiều việc phải
làm, trong đó không thể không quan tâm một cách thích đáng về mặt sử dụng ngôn ngữ.

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Văn bản hành chính - công vụ thường sử dụng chủ yếu là loại câu tường thuật và
mệnh lệnh, các "trường cú" có nhiều bộ phận đồng chức. Không dùng câu nghi vấn và
biểu cảm, câu cảm thán biểu thị thái độ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt.
1. Về cấu trúc ngữ pháp
Văn bản hành chính là loại văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gọt giũa, được
dùng trong lĩnh vực pháp luật và hoạt động quản lý nhà nước, được soạn thảo theo một
khuôn mẫu nhất định; chứa đựng hiệu lực có tính quy định hay bắt buộc một cá nhân,
đơn vị chịu trách nhiệm thi hành, chấp hành. Thông tin được trình bày trong văn bản
hành chính là nhằm thông báo, nhằm tác động hoặc nhằm trao đổi ý kiến giưa đối tượng
quản lý và đối tượng bị quản lý và ngược l ại. Chính vì vậy, nhìn một cách khái quát,
văn bản hành chính ưu tiên dùng những câu có kết cấu hoàn chỉnh. Đặc điểm này trái
ngược với đặc điểm cú pháp ở phong cách khẩu ngữ tự nhiên (dùng kết cấu tỉnh lược
xen lẫn kết cấu có yếu tố dư). Sở dĩ như vậy vì nội dung thông tin được biểu đạt trong
văn bản hành chính là những thông tin có ý nghĩa pháp lý, có ảnh hưởng đến vận mệnh,
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân hay đơn vị nào đó, thậm trí là cả một
quốc gia nên văn bản hành chính không được phép tạo nên tình trạng ngờ vực, lúng
túng trong nhận thức nội dung câu nói. Mặt khác, văn bản hành chính là phương tiện
giao tiếp chính thức của các cơ quan nhà nước có tính chất nghiêm chỉnh, trang trọng
nên cũng không cho phép đặt câu có những yếu tố dư (th ừa thành phần).
118
Về mặt cấu tạo, câu tiếng Việt được phân loại thành câu đơn và câu phức hợp.
Trong văn bản hành chính, dùng cả hai loại câu này. Tuy nhiên, không phải tất cả các
dạng câu đơn và câu phức của tiếng Việt đều xuất hiện đầy đủ trong văn bản h ành
chính.
a. Câu đơn một thành phần (câu đơn đặc biệt)
Câu đơn đặc biệt là loại câu bao gồm nòng cốt một thành phần, do một từ hay
một cụm từ đảm nhiệm. Câu đơn đặc biệt dùng để xác định trạng thái tồn tại của sự vật,
để biểu thị một sự đánh giá về sự v ật, để xác định thời gian, nơi chốn, cảnh tượng, sự
kiện hay để liệt kê sự vật.
Trong văn bản hành chính, câu đơn đặc biệt có xuất hiện nhưng không nhiều.
Chúng thường được dùng trong các trường hợp sau đây:
- Dùng để làm đề mục hoặc tiêu đề cho văn bản .
Ví dụ: Điều 10 (cụm danh từ làm nòng cốt)
Chế độ kinh tế (cụm danh từ)
Giải quyết khiếu nại tố cáo(cụm động từ)
Hàng đưa ra khỏi kho ngoại quan (cụm danh từ)
Quy định quản lý và sử dụng con dấu (cụm động từ)
- Dùng để chỉ chức danh của người có thẩm quyền ở thể thức ký văn bản.
Ví dụ: HIỆU TRƯỞNG (cụm danh từ)
GIÁM ĐỐC (cụm danh từ)
- Dùng để chỉ quốc hiệu, tiêu ngữ của văn bản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Dùng để chỉ tên cơ quan ban hà nh văn bản ( thành phần tác giả , ghi ở góc trái,
trên cùng mỗi văn bản).
Ví dụ: BỘ NỘI VỤ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- Dùng để chỉ tên loại của văn bản (ghi ở giữa dòng, dưới địa danh, ngày tháng).
Ví dụ: - THÔNG BÁO
- GIẤY MỜI
- LỆNH
119
- Dùng để biểu thị địa dạnh, ngày tháng trong văn bản.
Ví dụ: - Hà nội, ngày 19 tháng 8 năm 2003
- Vĩnh phúc, ngày 20 tháng 6 năm 2003
- Dùng để biểu thị họ tên đầy đủ của người ký văn bản.
Ví dụ: Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Thiện Nhân
b. Câu đơn hai thành phần.
Câu đơn hai thành phần (còn gọi là câu đơn bình thường) là câu đơn có cấu tạo
nòng cốt là một cụm chủ - vi. Trong văn bản hành chính, câu đơn bình thường có tần số
xuất hiện nhiều hơn câu đặc biệt, thông thường theo trật tự thuận: chủ ngữ trước, vị ngữ
sau.
Ví dụ: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật"
"Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt
Nam"
(Hiến pháp 1992)
+ Câu mở rộng nòng cốt bằng cách thành phần song song rất hay được dùng
trong văn bản hành chính nhằm biểu đạt nội dung thông báo phong phú. Có thể gặp câu
đơn mở rộng thành phần chủ ngữ.
Ví dụ: "Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu
đãi của Nhà nước".
(Hiến pháp 1992)
+ Cũng có thể gặp câu đơn mở rộng thành phần bổ ngữ.
Ví dụ: "Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ".
(Hiến pháp 1992)
+ Cũng có thể gặp câu đơn mở rộng thành phần phụ trạng ngữ.
Ví dụ: "Trong sản xuất, trong lưu thông phân phối, ta còn gặp rất nhiều khó
khăn".
- Ở văn bản hành chính, loại câu mà nòng cốt được mở rộng bằng thành phần
trạng ngữ rất phổ biến. Trong đó trạng ngữ chỉ mục đích, chỉ thời gian, cách thức,
nguyên nhân, sự nhượng bộ được dùng nhiều.

120
Ví dụ 1: " Để thực hiện nghiêm túc chế độ và nguyên tắc kế toán của Nhà nước
quy định, Văn phòng xin đề nghị Thủ trưởng các đơn vị đôn đốc, nhắc nhở cán bộ của
đơn vị mình thanh toán tạm ứng với phòng Tài vụ" - Trạng ngữ chỉ mục đích.
Ví dụ 2: " Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành Luật và Nghị quyết" (Hiến
pháp 1992) - Trạng ngữ chỉ phương tiện.
Cũng gặp những trường hợp, trạng ngữ đứngở vị trí sau bộ phận nòng cốt câu.
Ví dụ: "Nhiều tập thể và cá nhân đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,
Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Cục trưởng Cục Lưu trữ Nhà nước tặng
Bằng khen, vì đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác văn thư, lưu trữ".
(Báo cáo kỷ niệm 40 năm thành lập Cục Lưu trữ Nhà nước) - Trạng ngữ chỉ nguyên
nhân.
Hoặc cũng có trường hợp, trạng ngữ đứng xen giữa t hành phần chính của câu:
Ví dụ: "ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm vi
địa phương mình, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: […] (Quy chế hành nghề tư vấn
pháp luật của tổ chức Luật sư nước ngoài tại Việt Nam).
Dạng câu có trạng ngữ chỉ mục đích, chỉ phương tiện, chỉ nguyên nhân thường
được dùng để mở đầu khi viết văn bản Chỉ thị.
Ví dụ: "Để đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự trong những ngày lễ lớn , ủy ban
nhân dân thành phố Chỉ thị như sau: […]".
hoặc có tác dụng liên kết văn bản:

Ví dụ: […]
Tình hình lắp đặt, sử dụng truyền hình từ vệ tinh (TVRO) không có giấy phép,
nhất là trường hợp không đúng đối tượng được sử dụng TVRO chưa được các địa
phương tích cực kiểm tra, sử lý như quy định tại văn bản số 3328/BC. (1)
Do tình hình trên, Bộ Văn hóa Thông tin tạm ngừng cấp phép sử dụng TVRO kể
từ tháng 9/1996. (2)
[…]
Ở ví dụ trên, (2) được bắt đầu bằng một trạng ngữ. Do tình hình trên vừa được bổ
sung ý nghĩa nguyên nhân cho nội dung trong câu, vừa có tác dụng liên kết ý nghĩa giữa
câu (1) và câu (2).
121
- Kết cấu kiểu câu luận cũng thường xuất hiện trong văn bản hành chính. Câu
luận biểu thị một quá trình tư duy và thông báo có tính chất một sự suy luận theo đẳng
thức X = Y, trong đó X là sự vật chủ thể, Y là đặc trưng nhận thứ c về sự vật ấy. Nòng
cốt của câu luận rất điển hình với dạng D là D. Thông qua quá trình suy luận mà xác
định được đặc trưng của sự vật.
Ví dụ: Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
c. Câu tỉnh lược.
Trong ngữ pháp tiếng Việt, có hiện tượng tỉnh lược một bộ phận nào đó của câu
như: tỉnh lược riêng chủ ngữ, riêng vị ngữ, riêng bổ ngữ hoặc tỉnh lược toàn bộ nòng cốt
câu, chỉ còn lại bổ ngữ, trạng ngữ hay một thành tố phụ nào đó của cụm từ. Với phong
cách ngôn ngữ khẩu ngữ tự nhiên, hiện tượng tỉnh lược rất phổ biến bởi nó phù hợp với
đặc điểm của giao tiếp bằng lời trực tiếp.
Chẳng hạn:
- Cậu làm bài tập chưa đấy?
- Rồi. (tỉnh lược cả nòng cốt câu).
hoặc:
- Ai vừa cầm quyển sách của tôi thế?
- Tôi. (tỉnh lược vị ngữ).
hoặc:
- Cậu ăn cơm chưa?
- Ăn rồi. (tỉnh lược chủ ngữ).
Ở văn bản hành chính, câu tỉnh lược có được dùng, nhưng chỉ trong trường hợp
đối tượng đọc văn bản đã xác định được văn cảnh. Việc tạo dựng ra văn cảnh t rước đó
của câu tỉnh lược là rất quan trọng bởi văn bản hành chính cần phải diễn đạt thông tin
một cách chính xác, diễn đạt làm sao để người đọc tiếp nhận đúng nội dung thông tin.
Nếu không có văn cảnh thì người đọc khó phỏng đoán nội dụng, từ đó lúng tún g, ngờ
vực khi nhận thức nội dung văn bản. Và tất nhiên, việc thực thi văn bản sẽ không đúng
như mục đích ban hành văn bản.
Thường thấy câu tỉnh lược xuất hiện trong các trườnghợp sau đây:
- Khi kết thúc một bài diễn văn, một bài phát biểu.
122
Ví dụ: "  Chúc đại hội thành công rực rỡ" (tỉnh lược chủ ngữ)
hoặc: " Xin cảm ơn và kính chúc các vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc , thành đạt
trên mọi lĩnh vực". (tỉnh lược chủ ngữ)
- Khi kết thúc một công văn hành chính.
Ví dụ: "  Rất mong Cục Lưu trữ Nhà nước q uan tâm, xem xét và cho ý kiến chỉ
đạo kịp thời" . (tỉnh lược chủ ngữ).
- Khi kết thúc một thông báo, một giấy mời họp.
Ví dụ: " Rất mong các đồng chí đến đúng giờ và đúng thành phần để hội nghị
đạt kết quả tốt". (tỉnh lược chủ ngữ)
- Hoặc khi là một mệ nh đề được dùng để liệt kê.
Ví dụ: "Chi nhánh tổ chức Luật sư nước ngoài vi phạm các quy định của Quy chế
này, thì tùy theo mức độ bị xử lí theo các hình thức sau đây:
1. Hành nghề tư vẫn pháp luật khi chưa đăng kí hành nghề thì bị phạt 10.000
USD.
2. […] "
(Trích Điều 40, Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức Luật sư nước
ngoài tại Việt Nam).
Ở mệnh đề 1, khuyết chủ ngữ "Chi nhánh tổ chức Luật sư nước ngoài" , nhưng vì
nó nằm trong văn cảnh đã được xác định nên nội dung ngữ nghĩa của câu vẫn h ết sức rõ
ràng, dễ hiểu.
Hầu hết các điều, khoản tại các văn bản Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư…
nếu có các bộ phận đồng chức là các mệnh đề được liệt kê theo dạng:
A như sau (sau đây, để, như là, gồm….): - a;
- b;
- c.
thì a, b, c có thể coi là câu tỉnh lược.
d. câu phức hợp: - câu ghép (gồm câu ghép song song và câu ghép chính phụ).
- Câu phức thành phần
Câu phức thành phần và câu ghép đều là câu có từ hai cấu trúc chủ - vị trở lên và
biểu thị một phán đoán phức hợp hay một suy lý. Nhìn chung, thông tin chưa đựng
trong câu phức và câu ghép thường phong phú, nhiều ý, nhiều phần.
123
Văn bản hành chính thuộc phong cách gọt giũa của tiếng Việt, nó chứa đựng
lượng thông tin cao, thông tin chính xác, rõ ràng về các lĩnh vực pháp lý và hoạt động
quản lý, điều hành. Vì vậy, văn bản hành chính sử dụng câu phức hợp với một tần số
cao.
Tuy nhiên, câu phức hợp trong văn bản hành chính có nhiều dạng thể hiện.
Tìm hiểu các văn bản hành chính, thấy có những điểm nổi bật sau đây:
1) Vì văn bản hành chính là loại hình văn bản được soạn thảo theo một khuôn
mẫu nhất định do Nhà nước quy định, cho nên một số văn bản quy phạm pháp luật như
Chỉ thị, Quyết định, Nghị quyết, Nghị định có thể đượ c coi là một "siêu câu", "câu lớn"
hay trường cú". Chẳng hạn trong văn bản Quyết định của ủy ban nhân dân, việc trình
bày theo một mẫu như sau:

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
………………. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: ….. / QĐ - UB _____________________
Địa danh, ngày …. tháng …. năm…..

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ………………………………………
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ….;
Căn cứ…;
Theo đề nghị của….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.…..
Điều 2.....
…….
……
Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
...........
- LưuVP. CHỦ TỊCH
124
.....

Toàn bộ thành phần nội dung của quyết định mới biểu thị trọn vẹn được một hành
động "quyết định" của " ai" "về việc gì". Và cả uyết định, xét về mặt cấu tạo chỉ là một
câu được viết theo dạng "trường cú".
Trong mỗi "trường cú" đó lại bao gồm nhiều câu.
Chẳng hạn, trong văn bản Quyết định mỗi căn cứ ra quyết định là một mệnh đề
tỉnh lược chủ ngữ được sắp xếp theo kiểu liệt kê, nối tiếp nhau và đồng chức, mỗi Điều
là một câu diễn đạt một thông tin tương đối trọn vẹn. Còn trong văn bản Nghị định, mỗi
điều của Nghị định lại được diễn đạt bằng một câu đ ơn có thành phần phụ, có nòng cốt
(C-V) hoặc bằng một câu ghép có nhiều thành phần.
2) Do yêu cầu dễ hiều , chính xác, mạch lạc trong việc biểu đạt thông tin mà văn
bản hành chính thường sử dụng các loại câu dài có nhiều thành phần đồng chức nhằm
trình bày trọn vẹn một nội dung thông báo lớn.
Các thành phần đồng chức này có thể được trình bày theo các dạng khác nhau.
- Dạng 1: Các thành phần đồng chức được được sắp xếp tiếp nối tiếp nhau và có
sự đối xứng về hình thức hoặc về nghĩa. Ngăn cách giữa các thành phần đồng chức ấy là
dấu chấm phẩy.
Ví dụ 1: "Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện
quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; theo
dõi, đôn đốc các đơn vị cơ sở trong ngành mình xây dựng tự vệ theo kế hoạch của cơ
quan quân sự địa phương; giải quyết những vấn đề có liên quan đến tổ chức, xây dựng
và hoạt động của dân quân tự vệ".
(Pháp lệnh Dân quân t ự vệ)
Dạng 1 có thể được mẫu hóa như sau:
A; a1; a2; a3. hoặc a1; a2; a3. (trong đó a1, a2, a3 là các mệnh đề, các vế của câu
ghép)
- Dạng 2: Các thành phần đồng chức là các mệnh đề được trình bày riêng thành
từng dòng, có dấu gạch đầu dòng(hoặc các số Ả rập, hoặc các chữ cái a, b, c…) đặt
trước. Sau mỗi mệnh đề, mỗi ý có thể dùng dấu chấm phẩy (;)
125
Ví dụ 1: Sự phát triển đại học trong những năm qua có những nét nổi bật:
- Nhu cầu học đại học của nhân dân rất lớn, nhiều loại hình đào tạo được mở ra,
số lượng sinh viên tăng nhanh;
- Xuất hiện các đại học mở, các trung tâm đào tạo từ xa, là các công cụ quan
trọng để tăng quy mô đào tạo của hệ thống giáo dục đại học;
- Và xuất hiện các trường đại học dân lập.
(Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác Đào tạo đại học)
Kiểu cấu trúc như dạng 2 rất thường gặp trong văn bản hành chính. Đây chính là
kiểu câu có nhiều bộ phận liệt kê. Đặc biệt là trong các văn bản như Hiến pháp, Luật,
Quy định, Nghị định. Một ý tổng quát, ý chủ đề được đưa ra, sau đó c ó những ý cụ thể
có tác dụng minh hoạ, làm rõ nghĩa được trình bày thành một hệ thống . Trong lọai câu
này, hầu như đều sử dụng hệ thống các con số I, II, III…. 1, 2, 3…. hay các con chữ a,
b, c…. để đặt trước các bộ phận liệt kê (bằng cách xuống dòng, viết hoa chữ cái đầu
tiên). Bằng kiểu kết cấu này, những câu phức có độ dài rất lớn nhưng nội dung vẫn rất
rõ ràng, minh bạch, người đọc dễ theo dõi, dễ tiếp thu và tất nhiên, thực hiện sẽ đúng.
Thường thấy trước phần liệt kê, có những từ: sau đây, để, là, như sau.
Hoặc khi trình bày các căn cứ để trình bày một Quyết định thì cũng trình bày như
dạng 2.
Ví dụ:
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAAO ĐẲNG VĂN THƯ - LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG I
Căn cứ Quyết định số108/2005 QĐ -BNV ngày 17 tháng 10 năm 200 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I;
Căn cứ điều 12 Quy chế Công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo
ban hành kèm theo Quyết định số 1584/GD - ĐT ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Phòng Quản lý học sinh, sinh viên,

QUYẾT ĐỊNH:
[…].
Nhìn chung, kiểu kết cấu này có thể mô hình hóa như sau:
126
A như sau (để, là, sau đây, gồm…):
1, […];
2, […];
3, […].
hoặc A như sau:
a, […];
b, […];
c, […].
hoặc A:
- […];
- […];
- […].
Mỗi bộ phận liệt kê, mỗi ý thường kết thúc bằng dấu (;), bộ phận liệt kê cuối cùng
thì dùng dấu chấm (.).
Ví dụ:
Quốc hội thành lập các Uỷ ban sau đây:
1.Ủy ban Pháp luật;
2. Ủy ban Ki nh tế và Ngân sách;
3. Ủy ban Quốc phòng và An ninh;
4. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng;
5. […];
6. […].
(Hiến pháp 1992)
3) Câu ghép phụ thuộc: Văn bản hành chính hay có kiểu câu dùng quan hệ từ, đặc
biệt là các quan hệ từ biểu thị quan hệ ngữ pháp chính phụ. Loại câu này biểu thị sự
kiên kết, gắn bó thông tin một cách chặt chẽ hoặc một sự lập luận rành mạch, có sức
thuyết phục đối với người đọc.
Có trường hợp, trong câu xuất hiện đầy đủ các từ quan hệ ở vế điều kiện và vế kết
quả.

127
Ví dụ 1: Nếu thí sinh không chịu ký vào biên bản thì giám thị coi thi mời thí sinh
khác ký vào biên bản để làm chứng và báo cáo với Trưởng ban coi thi xem xét giải
quyết.
(Nội quy thi tuyển và thi nâng ngạch).
Cũng có khi tron g câu chỉ xuất hiện thì, còn quan hệ từ ở vế điều kiện không xuất
hiện.
Ví dụ 2: Người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời
điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang, bị mất
năng lực hành vi dân sự hoặc bị chết thì ủy ban bầu cử phải báo cáo ngay cho Hội đồng
bầu cử để xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
(Hướng dẫn về việc tổ chức cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI)
- Kiểu câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả:
Ví dụ: Do tình hình sức khỏe và được ủy ban nhân dân tỉnh cho phép nên tôi
được nghỉ điều trị bệnh theo Quyết định số 12/QĐ-UB ngày 15/2/1998.
Trong thời gian trị bệnh, được sự nhất trí của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân
dân huyện, tôi ủy quyền cho ông….
(Thông báo về việc ủy quyền…)
- Kiểu câu có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến thường xuất hiện trong văn bản Chỉ
thị.
Ví dụ: Mặc dù trong những năm qua Chính phủ đã ra Chỉ thị và những văn bản
chỉ đạo về công tác trật tự an toàn giao thông, nhưng đến nay công tác quản lý Nhà
nước về trật tự an toàn giao thông vẫn đang bị buông lỏng.
(Chỉ thị 317-TTg ngày 26-5-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ, giao thông đô thị).

e. Lối tách câu.


- Tách câu có nghĩa là tách một bộ phận của câu thành câu riêng biệt.
Ví dụ 1: Bên thuê nhà cam kết: Sử dụng nhà đúng mục đích theo hợp đồng, có
trách nhiệm bảo quản tốt các tài sản trang thiết bị trong nhà, không được đập phá, tháo
dỡ hoặc chuyển dịch đi nơi khác, không được thay đổi cấu trúc, không được đục tường

128
trổ cửa, phá dỡ hoặc xây cất thêm, không được sang nhượng, không được tự ý cho thêm
người ở.
Tách :Bên thuê nhà cam kết:
1) Sử dụng nhà đúng mục đích theo hợp đồng, có trách nhiệm bảo quản tốt các
tài sản trang thiết bị trong nhà, không được đập phá, tháo dỡ hoặc chuyển dịch đi nơi
khác, không được thay đổi cấu trúc, không được đục tường trổ cửa, phá dỡ hoặc xây cất
thêm.
2) Không được sang nhượng.
3) Không được tự ý cho thêm người ở.
(Hợp đồng thuê nhà ở).
Ở ví dụ 1, vế 2 và vế 3 có quan hệ đẳng lập với một bộ phận của vế 1, nhưng vẫn
được tách thành mục riêng nhằm tạo sự rõ ràng, mạch lạc về nội dung thông tin khiến
người tiếp nhận văn bản không thể nhầm lẫn trong quá trình t hực hiện.
Trong phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Luật, Nghị định
thì dạng cấu trúc
Điều n: 1, […].
2, […].
3, […].
là phổ biến. Việc trình bày nội dung của văn bản thành các điều, các khoản giúp cho sự
phân định thông tin được rõ ràng, có hệ thống. Còn trong từng điều, từng khoản, kỹ
thuật tách câu cũng được áp dụng để tạo sự minh bạch, rõ ràng về ý.
Ví dụ 2: "Nhân viên bảo vệ các trạm trong khi đi làm nhiệm vụ phải đi lại,
thường xuyên kiểm tra khu vực được phân c ông (1). Không được nằm trong lúc đang làm
nhiệm vụ (2). Phải đặc biệt chú ý những giờ cao điểm, những khu vực quan trọng". (Quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên bảo vệ cơ quan).
Ở ví dụ trên, (2) và (3) có quan hệ đẳng lập với bộ phận vị ngữ "phải đi lai,
thường xuyên kiểm tra khu vực được phân công " ở (1). Bình thường (1), (2) và (3) nằm
trong cấu trúc một câu ghép. Song, tách câu ghép thành các câu (1), (2), (3) đã giúp cho
nội dung thông tin được nổi rõ; nhiệm vụ không chỉ rõ ràng m à còn có sự nhấn mạnh,
buộc người thực hiện cần chú ý.

129
g, Câu có bộ phận chuyển tiếp hoặc nối kết.
Trong văn bản hành chính lại có những câu được dùng với tư cách là sự kế tiếp ý
của câu hay của đoạn đứng trước. Chúng được bắt đầu bằng các từ hoặc các cụm từ có
tác dụng liên kết hoặc chuyển tiếp câu này với câu khác, nội dung của phần này với
phần khác trong văn bản.
Ví dụ: "Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và phát huy quyền làm chủ tập
thể của nhân dân lao động đối với chính quyền cơ sở là một vấn đề lớn có nhiều mặt
(1)
cần giải quyết đồng bộ . Trong đó, việc xây dựng và củng cố tổ nhân dân thực sự
vững mạnh là công tác hết sức quan trọng và nó mang lai hiệu quả thiết thực cho công
(2)
tác quản lý và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động .
Để thực hiện chủ trương này , thời gian gần một năm qua, các địa phương đã có
(3)
nhiều cố gắng đi vào tổ chức thực hiện.
Qua sơ kết sáu tháng đầu năm có nơi đã có tổ chức hoàn chỉnh tổ nhân dân đi
(4)
vào hoạt động mang lại hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, cũng còn một số nơi thực
(5)
hiện chưa tốt. Để tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của ủy, ủy ban nhân dân huyên Chỉ
thị […]. (6)
(Chỉ thị của ủy ban nhan dân huyện Mê Linh về việc tổ chức tổng kết một năm
thực hiện nhiệm vụ tổ chức và hoạt động của tổ nhân dân).
Ở ví dụ trên, câu (2), câu (3), câu (5), câu (6) đều dùng các cụm từ (gạch chân)
mang tính chất liên kết ý nghĩa giữa câu trước với câu hiện dụng.Từ đó, thông tin được
trình bày rất mạch lạc, dễ hiểu, gắn kết chặt chẽ, không rời rạc.
Kiểu câu trên rất hay được dùng trong các loại văn bản như: Chỉ thị, Báo cáo,
công văn hành chính.
h. Câu trong loại văn bản in mẫu sẵn
Có một số văn bản hành chính được in mẫu sẵn như: Bằng tốt nghiệp, giấy giới
thiêu, giấy chứng nhận, giấy nghỉ phép, hóa đơn…. thì cấu trúc câu đã được mẫu hóa
theo quy định của Nhà nước hay của một ngành và hết sức ổn định. Người viết chỉ cần
điền các thông tin vào chỗ trống. Và xét về mặt cú pháp, mỗi văn bằng, chứng chỉ hay
mỗi giấy giới thiệu, giấy chứng nhận… có thể coi là một câu lớn, hoàn chỉnh về cấu tạo
ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung thông báo.
Ví dụ:
130
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Căn cứ vào quy chế về văn bằng bậc đại học ban hành
theo quyết định số 1994/QĐ-ĐH ngày…tháng…năm….của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường…
____________________________________________

Cấp
BẰNG TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Loại hình đào tạo………………
Ngành…………………………
: Hạng………………năm tốt nghiệp…….
và công nhận danh hiệu………………….
Cho…………………………………….
Số vào sổ: Sinh ngày……tại………………………
Hà Nội, ngày…..tháng….năm…
Chữ kí của người HIỆU TRƯỞNG
được cấp bằng
i. Câu viết theo dạng khái quát
Một kiểu cấu trúc hình thức nữa cũng xuất hiện trong văn bản hành chính là câu
được viết theo dạng khái quát. Kiểu câu này không chỉ tiết hóa sự kiện, đối tượng mà
diễn đạt nội dung một cách khái quát nhưng lại đầy đủ.
Ví dụ:
- Các đơn vị trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước…
- Toàn thể các phòng, ban, đơn vị chức năng….
- Các tỉnh miền núi phía Bắc…
- Các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước…
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các
cấp….
131
Sau các phần khái quát trên là các vấn đề cần trình bà y.
- Các đơn vị trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước hoạt động theo Quyết
định số… ngày… về việc….

k. Những kiểu cấu trúc thường dùng trong văn bản hành chính:
Cấu trúc câu của văn bản hành chính (trong từng thể loại văn bản nhất định)
thường lặp đi lặp lại những khuôn mẫu nhất định, song không bị tẻ nhạt, bị trùng thừa
mà ngược lại, đảm bảo tính chất khuôn mẫu mực thước của văn bản, là cơ sở tạo dựng
hiệu lực pháp lý cho văn bản trong quá trình thực hiện.
Có thể thấy một số cấu trúc sau đây hay được dùng:
- Dùng để mở đầu văn bản:
+ Căn cứ Nghị định số… ngày… của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức của Bộ…
+ Thực hiện văn bản … của…
+ Theo đề nghị của …. tại văn bản số… ngày….
+ Kính gửi…
+ Để…., cơ quan….xin….như sau…
+ Thi hành Quyết định của …. về việc…..., A xin…
- Dùng để liên kết các phần của văn bản:
+ So với yêu cầu đặt ra,…
+ Để triển khai nhanh chóng…
+ Tuy nhiên…
+ Qua khảo sát điều tra…
+ Do đó…
- Dùng để nhắc nhở và yêu cầu thực hiện.
+ Nhận được văn bản này, yêu cầu (đề nghị) các đơn vị…
+ Các ông (bà), các đơn vị…căn cứ Quyết định thi hành.
+ Bộ (…) yêu cầu các đơn vị …căn cứ Quyết định thi hành.
+ Bộ (…) yêu cầu các đơn vị (…) triển khai kịp thời.
+ Đề nghị (mong) các đồng chí (…) đến họp đúng giờ (đúng thành phần).

132
+ Các đơn vị trực thuộc…có trách nhiệm thực hiện Quyết định (Chỉ thị, Thông
tư) này…
- Dùng để kết thúc văn bản:
+ Kính mời các vị đại biểu (…) đến dự đầy đủ và đúng giờ. (với công văn mời
họp).
+ Xin chân thành cảm ơn. (với công văn đề nghị)
+ Rất mong được sự quan tâm giải quyết kịp thời của ủy ban nhân dân thành phố
(…).
+ Kính đề nghị …quan tâm, xem xét, giải quyết.
+ Để đảm bảo… đề nghị….cho ý kiến về vấn đề trên.
+ Nhận được thông báo này, đề nghị…..triển khai thực hiện, đảm bảo đạt được
yêu câu…
+ Nghị quyết đã được thông qua với… số phiếu thuận.
+ Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân…khóa…thông qua kỳ họp lần
thứ…. thông qua ngày…
+ ….có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các nội dung trong Nghị quyết này.
+ Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân…, thủ trưởng… chịu trách nhiệm thực hiên
Quyết định này.
+ Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí.
+ Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
+ Vì……, ủy ban nhân dân…. kêu gọi các… hãy tích cực…
+ Kính đề nghị ủy ban nhân dân…, các ngành chức năng xem xét chấp thuận
để…triển khai thành lập….
+ Kính đề nghị ủy ban nhân dân…và ủy ban Kế hoạch xem xét, phê duyệt và cấp
kinh phí xây dựng để…sớm được thi công và đưa vào sử dụng.
+ Trên đây là.., đề nghị… sớm triển khai.
+ Bộ (Tổng cục..) xin thông báo để các … biết và thực hiện.
+ Biên bản này được lập thành … bản, kết thúc hồi…, đọc cho…cùng nghe.
+ Cuộc họp (hội nghị) kết thúc hồi… cùng ngày.
+ Hợp đồng được lập thành…bản có giá trị như n hau, mỗi bên giữ 01 bản.

133
+ Hợp đồng được lập thành..bản, mỗi bên giữ 01 bản bà 01 bản gửi cơ quan
Công chứng Nhà nước giữ.
+ Tôi (chúng tôi) xin cam đoan…là đúng sự thực. Nếu …xin chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang B ộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ; Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này.
+ Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày công bố. Những quy định trước đây trái
với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
+ Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh này.
Ngoài sự lặp lại cấu trúc có sẵn, văn bản hành chính công vụ rất hay dùng lặp lại
từ ngữ, đặc biệt là danh từ. Việc lặp lại này giúp cho câu văn được chuẩn xác về nghĩa,
không bị mơ hồ, khó phán đoán và tất nhiên khó có thể bị bắt bẻ, xuyên tạc hay lợi
dụng. Sự lặp lại từ ngữ kiểu này không giống lỗi dùng từ thừa, từ lặp mà chúng ta vẫn
phê phán.
Ví dụ:
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước có trách nhiệm và báo cáo cô ng tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quôc hội kết nhiệm
kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch
nước mới.
(Điều 102 - Hiến pháp 1992)
Ở ví dụ trên, cụm danh từ Chủ tịch nước được nhắc đi nhắc lại 5 lần trong 3 mệnh
đề, người đọc thấy rất minh bạch về nghĩa, không thể có sự nhầm lẫn trong cách hiểu.
Cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu có tác dụng xác định chủ thể hành động và trách
nhiệm của chủ thể một cách rõ ràng.

2. Câu phân loại theo mục đích nói.


Theo mục đích nói, câu tiếng Việt được phân thành 4 loại: câu tường thuật, câu
nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

134
- Câu tường thuật: là câu có chức năng trình bày, kể, xác nhận, mô tả một vật,
hiện tượng với các đặc trưng và quan hệ của chúng .
- Câu nghi vấn (còn gọi là câu hỏi): là câu có chức năng hỏi, nhằm diễn đạt một
điều chưa biết hoặc muốn biết.
- Câu cầu khiến (còn được gọi là câu mệnh lệnh): là câu có chức năng điều khiển.
Phạm vi của sự điều khiển khá rộng: từ việc ra lệnh, yêu cầu, đề nghị cho đến khuyên
răn, khuyên nhủ cho đến cầu xin, van nài…
- Câu cảm thán: là câu có chức năng diễn đạt mức độ nhất định của cảm xúc, tâm
trạng khác thường, cách đánh giá của người nói đối với vật, việc, hiện tư ợng được nêu
ra trong câu với tư cách là nguyên nhân của sự cảm thán.
Văn bản hành chính là loại hình văn bản được sản sinh trong lĩnh vực pháp luật
và hoạt động quản lý nhà nước với chức năng chuyển đạt các thông tin pháp lý, quản lý
hay nhằm ban hành cá c yêu cầu, mệnh lệnh giữa các cơ quan, tổ chức cá nhân. Chính vì
vậy kiểu câu tường thuật, câu cầu khiến tỏ ra rất thích hợp với văn bản hành
chính ; còn câu nghi vấn và câu biểu cảm không thích hợp trong phong cách này.
a. Câu tường thuật
Câu tường thuật dùng trong văn bản hành chính theo hai cách: Trực tiếp và
không trực tiếp.
Ở thể loại văn bản Hiến pháp, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Nghị quyết, Báo cáo,
Tờ trình, công văn, do đặc trưng của các loại văn bản này có một điểm nổi bật là trình
bày các thông tin pháp lý, quản lý hoặc trình bày các nội dung công việc trong quá trình
hoạt động của các cơ quan cho nên câu tường thuật chiếm ưu thế so với câu cầu khiến.
Ví dụ:
- "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của
các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam".
(Điều 5 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992)
- "Nhiệm kỳ của đại biểu mỗi khóa Quốc hội bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của khóa
Quốc hội đó đến kỳ thứ nhất của Quốc hội khóa sau".
(Luật Tổ chức Quốc hội)
- "Hoạt động tư vấn pháp luật đã góp phần giúp các tổ chức, cá nhân trong việc
nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật pháp và chấp hành pháp luật".
135
(Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý hoạt động hành
nghề tư vấn p háp luật).
Ở các ví dụ trên, câu tường thuật đã đưa ra các thông tin về hệ thống, vai trò,
nhiệm vụ…. của các cơ quan Nhà nước. Người đọc dễ dàng tiếp thu được thông tin mà
câu biểu đạt một cách rõ ràng, chính xác. Và chính những câu tường thuật ấy được d ùng
một cách trực tiếp, tức là dùng câu tường thuật phù hợp với mục đích trình bày thông tin
pháp lý, quản lý.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng câu tường thuật trong văn bản hành chính
không phải lúc nào cũng với chức năng tường thuật (tức là không p hải lúc nào cũng
theo cách trực tiếp). Mà có những lúc, về mặt hình thức là câu tường thuật nhưng mục
đích lại là cầu khiến. Và trường hợp này là sử dụng câu tường thuật với mục đích gián
tiếp.
Ví dụ:
- "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và
nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn d ân xây dựng đất nước".
(Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992)
Câu trên được viết theo lối trình bày, khẳng định (dùng phó từ khẳng định phải)
nhưng mục đích lại diễn đạt một điều bắt buộc với đối tượng thực thi văn bản (các lực
lượng vũ trang nhân dân ). Và do đó, nó có ý nghĩa cầu khiến.
- "ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hướng dẫn và bảo đảm thực hiện Quy
chế này".
(Quy chế hoạt động của Đại biểu quốc hội và Đoàn đại biểu quốc hội, 1993)
Câu trên viết theo lối trình bày, xác nhận song thực chất là một mệnh lệnh, buộc
ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có trách nhiệm thực hiện Quy chế….
- "Khâu tiếp nhận hồ sơ tiến hành thận trọng theo trình tự kiểm tra tình trạng tài
liệu, lập biên bản tiếp nhận, ghi rõ đề nghị của cơ quan giao hồ sơ vào sổ tiếp nhận, lập
biên bản kê danh mục tài liệu có trong hồ sơ".
(Công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ công chức)

136
- "Khách vào cơ quan liên hệ công việc xuất trình giấy giới thiệu cho nhân viên
văn phòng thường trực".
(Nội quy ra vào cổng cơ quan)
Ở các ví dụ trên, mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, hoặc sự bắt buộc đều được diễn
đạt dưới hình thức câu tường thuật. Và đây chính là việc câu tường thuật được dùng
theo lối gián tiếp.
Hầu hết những câu tường thuật có dùng phó từ khẳng định phải, dùng phó từ phủ
định không, không được… đều mang ý nghĩa cầu khiến (tức là được dùng với mục đích
gián tiếp).
Chẳng hạn: Thẻ "công nhân viên" của ai người đó sử dụng, không được cho
mược hay thay đổi bất cứ chi tiết nào trong thẻ. (Sử dụng thẻ công nhân viên)
hay: Không được tự ý tiếp người thân, bạn bè trong giờ làm việc (Nội quy làm
việc cơ quan).

b. Câu cầu khiến


Văn bản hành chính không chỉ có chức năng trình bày, thông tin, thông báo mà
còn nhằm điều hành các hoạt động quản lý. Để biể u đạt các yêu cầu, đề nghị, mệnh lệnh
hay sự điều khiển ngoài kiểu câu tường thuật dùng theo lối gián tiếp với mục đích cầu
khiến như đã trình bày ở mục a thì còn có dạng câu cầu khiến được dùng theo lối có sử
dụng một số động từ gây khiến.
Ví dụ:
"Nghiêm cấm tổ chức và tư nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh
trái phép gây tổn hại cho sức khỏe của nhân dân".
"Nghiêm cấm các hoạt động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các
công trình nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh". (Hiến pháp 1992)
Hai ví dụ trên là những câu mệnh lệnh, dùng từ nghiêm cấm nhằm biểu thị sự
"không được phép" một cách dứt khoát, rõ ràng khiến đối tượng thực thi văn bản buộc
phải chấp hành.
Luật lại có nhiều câu cầu khiến dùng các động từ yêu cầu, đề nghị, kính chuyển
nhằm đề đạt một nguyện vọng, một yêu cầu của chủ thể giao tiếp trong quá trình giải
quyết công việc.
137
Ví dụ:
"Kính đề nghị lãnh đạo Sở quan tâm, xem xét và giải quyết kịp thời".
"Đề nghị Trường sớm trả lời cho Cục biết về sự án cải tạo phòng học chất lượng
cao trước ngày 30/8/2002".
"Kính chuyển Phòng Đào tạo giải quyết".
Động từ xin vốn có nghĩa mạnh (cầu xin, van xin) đã có phần giảm nghĩa và có
thể dùng làm phụ từ cầu khiến.
Ví dụ:
"Xin các đồng chí lưu tâm vấn đề này và cho ý kiến góp ý kịp thời bằng văn bản
trước 30/6/2002".
Trong văn bản Quyết định, Nghị định, câu cầu khiến với cấu trúc điển hình
thường gặp là:
- Nay ban hành kèm theo Quyết định này…
- Bộ trưởng…, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân
dân tỉnh , thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
- Các … căn cứ Quyết định thi hành.
- Các … chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Về mặt hình thức, câu cầu khiến đích thực có dùng các phụ từ cầu khiến: Hãy,
đừng, chớ, nên, không nên…. kèm theo nội dung mệnh lệnh. Tuy nhiên, trong văn bản
hành chính, rất ít dùng dạng này (chỉ được dùng ở trong thể loại diễn văn khai mạc
nhằm khích lệ tinh thần người nghe, chẳng hạn: "Thầy trò trường ta hãy tích cực phấn
đấu ngay từ lúc này để thự c hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới".
Để ban hành một mệnh lệnh, chủ thể quản lý hoàn toàn có thể dùng từ hãy kèm
theo nội dung lệnh, kiểu như: " Trường hãy nộp báo cáo số liệu công tác tuyển sinh năm
2003 về Cục trước 30/9/2003" . Nhưng để đảm bảo tính lịch sự trong quan hệ giao tiếp,
người ta không dùng hãy mà thay vào đó là các động từ cầu khiến đề nghị, yêu câu,
mời… Và câu: "Đề nghị Trường nộp báo cáo số liệu về công tác tuyển sinh năm 2003
về Cục trước ngày 30/9/2003" là một lệnh vừa ngắn gọn, chính xác, rành mạch vừa tôn
trọng đối tượng thực thi văn bản.
Gọi là câu cầu khiến cũng nên phân biệt phần cầu và phần khiến. Cầu là sự
mong muốn, van nài, đề nghị, thỉnh cầu, thỉnh thị, đề xuất, đề đạt nguyện vọng;
138
khiến là nghiêm cấm, bãi bỏ, đình chỉ, cho phép, ban hành, yêu cầu, bắt buộc, ra
lệnh, khuyên nhủ, răn đe. Đó cũng chính là các thang độ của câu cầu khiến.
- Thông thường, câu viết theo lối cầu hay sử dụng trong văn bản của cơ quan cấp
dưới gửi cấp trên. Tần số xuất hiện nhiều nhất là trong các lo ại hình văn bản: công văn
đề nghị, tờ trình, đề án, kế hoạch, đơn từ (đơn đề nghị, đơn khiếu nại), báo cáo, giấy
mời của cấp dưới gửi cấp trên.
Ví dụ:
"Với tình hình trên, ủy ban nhân dân xã Tam Cường kiến nghị với ủy ban nhan
dân huyện hỗ trợ giúp xã hướng dẫn phòng trị rầy nâu nhằm đảm bảo an toàn và năng
xuất vụ hè thu năm nay".
(Báo cáo về tình hình xuất hiện rầy nâu phá hoại lúa hè thu)
"Với lý do như trên, kính đề nghị ủy ban nhân dân quận, các ngành chức năng
của quận, thành phố xem xét, phê duy ệt để Công ty sớm được thành lập và đi vào hoạt
động có hiệu quả thiết thực".
(Đề án thành lập Công ty cổ phần Vận tải)
"Kính mong ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, xem xét và giải quyết kịp thời".
(Công văn đề nghị của Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây về v iệc bảo vệ các di
tích lịch sử).
"Đề nghị Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho ý kiến chỉ đạo kịp thời về vấn đề
nêu trên".
(Công văn hỏi ý kiến của Trường T.H Văn thư Lưu trữ TWI về việc thay
đổi kế hoạch đào tạo Nghề).
"Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Công an thành phố Hà Nội và các cấp ngành có
liên quan xem xét sự việc đã trình bày trên và trả lại sự công bằng, trong sạch cho gia
đình tôi".
(Đơn khiếu nại của một cá nhân).
Sự thỉnh thị, đề nghị, mong muốn…. của dạng câu viết theo lối cầu không chỉ phổ
biến trong các văn bản của cơ quan cấp dưới gửi cơ quan cấp trên mà còn được dùng
trong văn bản của các cơ quan ngang cấp gửi cho nhau hoặc cả trong những văn bản
của cấp trên gửi cho cấp dưới thực hiện. Lối viết cầu này nhằm đưa ra một yêu cầu, giải

139
quyết văn bản. Đồng thời, làm giảm nhẹ sự nặng nề của câu văn, tạo yếu tố tích cực về
mặt tâm lý cho đối tượng thực thi văn bản.
Ví dụ: "Văn phòng Chính phủ đề nghị các Văn phòng lưu ý và chỉ đạo bộ phận
văn thư, hành chính thực hiện theo nội dung nêu tr ên".
(Công văn của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn gửi công văn, tài
liệu lên Chính phủ)
Ở ví dụ trên, bình thường phải viết: "Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Văn
phòng lưu ý và chỉ đạo bộ phận văn thư, hành chính thực hiện theo nội dung nêu trên".
Song, lối diễn đạt đó tỏ ra cứng và có phần áp đặt. Việc chuyển từ yêu cầu thành đề
nghị cho thấy sự cầu thị, hợp tác và tôn trọng cấp dưới trong quá trình giải quyết công
việc.
Hoặc trong một văn bản gửi cơ quan ngang cấp, chỉ có mối quan hệ giao tiếp
thông thường, không chịu sự quản lý lẫn nhau về mặt Nhà nước, ta cũng gặp lối viết
này:
Ví dụ: "Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước kính chuyển ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh xem xét và cho chúng tôi biết ý kiến trả lời trước ngày 02/10/2002".
(Công văn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước).
Hoặc trong các loại giấy mời, lối viết này có tác dụng khích lệ người được mời.
Người ta ít dùng diễn đạt: Yêu cầu…mà dùng lối diễn đạt Kính mời… hoặc Trân trọng
kính mời…hoặc Đề nghị… Thực chất, câu viết như trên vẫn là một lệnh , song câu văn
mềm dẻo hơn, dễ tiếp nhận hơn.
Ví dụ: "Đề nghị các đồng chí tham dự họp đúng giờ để cuộc họp đạt kết quả tốt".
(Giấy mời họp bất thường của Công ty Khóa Minh Khai)
Đôi khi trong văn bản gửi cho cơ quan ngang cấp, vì tính lịch sự, ở câu cầ u khiến
còn dùng thêm từ chúng tôi sau tên cơ quan để tự xưng. Sự thỉnh thị lúc này được tăng
lên.
Ví dụ:
Công ty Giầy Thượng Đình chúng tôi xin trân trọng đề nghị…
Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội chúng tôi xin thông báo…

140
- Câu cầu khiến viết theo mục đích khiến lại xuất hiện ở các văn bản của cơ quan
cấp trên gửi cho cấp dưới nhằm ban hành mệnh lệnh, chỉ thị có tính chất bắt buộc phải
thực hiện, phải tuân thủ.
Loại câu này có dùng các động từ gây khiến nhằm mục đích khiến. Các động từ
gây khiến thường dùng để biểu thị mục đích khiến là: yêu cầu, chịu trách nhiệm, có
trách nhiệm, đình chỉ, bãi bỏ, công nhận, chấp thuận, bác bỏ, cho phép, nghiêm cấm….
Trong văn bản Nghị định, Quyết định, điều khoản cuối cùng hầu như đều được
viết theo lối cầu khiến, nhằm lệnh cho đối tượng thực thi văn bản, đồng thời cũng xác
định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan thực hiện.

Ví dụ:
"Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này".
(Nghị định số 20/CP ngày 01/3/1995 của Chính phủ về tổ chức bộ máy của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
"Chủ tịch ủy ban nhân dân, giám đốc Sở Thương mại các tỉnh biên giới Tây Nam,
Thủ trưởng các cơ quan chức năng thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này".
(Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế tổ chức và
quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia).
Thể loại Nghị quyết cũng thường dùng câu cầu khiến ở cuối văn bản, nhằm nhấn
mạnh một nhiệm vụ cần giải quyết trong thời gian sắp tới và yêu cầu thực hiện.
Ví dụ:
"Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo tố các giải pháp đã nêu trong
Nghị quyết 08/CP ngày 09/7/1999; đặc biệt chú ý đẩy mạnh chương trình đầu tư, giải
ngân các nguồn vốn còn đang ứ đọng…".
(Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/1999).
Thể loại Chỉ thị có thể dùng câu mệnh lệnh ở cuối văn bản để chỉ đạo cụ thể việc
thực hiện các nội dung của Chỉ thị.

141
Ví dụ: " Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện
Chỉ thị này và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ".
(Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sơ kết việc thực hiện một bước cải cách
thủ tục hành chính…)
Các loại công văn của cấp trên gửi cáp dưới nhằm đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh
công việc, hầu hết đều có dùng câu cầu khiến với từ yêu cầu.
Ví dụ: "Yêu cầu Sở Giáo dục các tỉnh, thành phố nghiên cứu các nội dung trên và
trả lời Bộ bằng văn bản trước ngày 30/10/2002".
(Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đóng góp ý kiến).
Cũng có trường hợp, câu cầu khiến được thể hiện bằng ngữ điệu.
Ví dụ: " Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, ngành, địa phương biết, thực
hiện".
(Thông báo về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp với
Ban Chỉ đạo phòng chống buôn lậu…)
Tóm lại
1) Câu cầu khiến trong văn bản hành chính không kết thúc bằng dấu chấm than(!)
mà kết thúc bằng dấu chấm (.)
2) Rất hãn hữu dùng phụ từ cầu khiến hãy, đừng , chớ, nên để tạo ý cầu khiến mà
hầu hết dùng trực tiếp các động từ gây khiến để tạo câu như: yêu cầu, đề nghị, xin, chịu
trách nhiệm, bắt buộc…
3) Hiệu quả cầu khiến có thể được tạo bởi từ hình thức của một câu tường thuật
(tức là dùng câu tường thuật với mục đích gián tiếp - mục đích cầu khiến).
4) Lối diễn đạt mang ý cầu thường dùng các từ xin, đề nghị, kính đề nghị, kính
mong, rất mong, mong, kính, xem xét… kèm theo nội dung đề đạt được dùng phổ biến
trong văn bản của cấp dưới gửi cấp trên nhằm tăng sự cầu thị, hợp tác; còn văn bản của
cơ quan cấp trên gửi cấp dưới, hay các cơ quan ngang cấp gửi cho nhau, nếu để tăng
tính lịch sự, tôn trọng đối tượng tiếp nhận văn bản, cũng có thể dùng lối diễn đạt này.
5) Lối diễn đạt mang ý khiến (tức là ra lệnh, bắ t buộc, cưỡng chế…) thường dùng
các từ yêu cầu, phải, bãi bỏ, đình chỉ… kèm theo nội dung lệnh thì chỉ có trong văn bản
của cấp trên gửi cấp dưới, có tính chất bắt buộc phải thực hiện. Văn bản gửi cho cơ

142
quan ngang cấp và gửi cấp trên không dùng lối diễn đ ạt này. Nếu dùng, sẽ vi phạm tính
thứ bậc, tôn ti của nền hành chính và mất đi tính lịch sự của văn bản.
6) Câu cầu khiến trong văn bản hành chính diễn đạt được mệnh lệnh, lời thỉnh
cầu, đề xuất, đề nghị rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Đặc biệt với việc b an hành mệnh
lệnh, câu cầu khiến tỏ ra rất có ưu thế bởi nó đã thể hiện được sự nghiêm túc đồng thời
mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc phải thực hiện. Và do đó thông tin pháp lý, quản lý
mới thực sự được hiện thực hóa trong đời sống.
c. Câu nghi vấn
Trong văn bản hành chính có một tiểu loại văn bản là công văn hỏi ý kiến. Công
văn hỏi ý kiến dùng khi:
- Cơ quan cấp trên cần có ý kiến đóng góp của các cơ quan cấp dưới về một vấn
đề quan trọng.
- Cơ quan cấp dưới trong quá trình thực hiện các chủ trương , chính sách của cấp
trên nếu phát hiện nhiều khó khăn, vướng mắc, những điểm chưa rõ thì ra công văn để
hỏi cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo.
Tuy là văn bản dùng để hỏi ý kiến, song trên thực tế, không thấy xuất hiện câu
nghi vấn nào. Văn bản vẫn dùng lối di ễn đạt: "Để…., xin (đề nghị, yêu câu)… cho biết ý
kiến về…" . Cũng từ kết quả khảo sát ở tất cả các thể loại văn bản hành chính, có thể
nhận xét: văn bản hành chính không sử dụng câu nghi vấn.
d. Câu cảm thán
Một số tác giả khi xét câu trong văn bản hành chính theo mục đích nói đã có nhận
xét: Văn bản hành chính không dùng câu cảm thán. Nhận xét này đúng nếu xét câu cảm
thán bằng chính các phương tiện hình thức nguyên cấp của nó. Tức là trong văn bản
hành chính không xuất hiện cá câu có dùng thán từ: ôi, ơi, hỡi, trời ơi…, tiểu từ thay;
phụ từ lạ, ghê, thật, quá, thế, xiết bao, nhường nào, sai mà, chết đi được, quá đi mất…
Thực ra, nên nhìn câu cảm thán ở hai góc độ: Biểu thị cảm xúc và biểu thị thái
độ, cách đánh giá. Ở góc độ thứ hai (biểu thị thái độ), nó có thể được dùng trong văn
bản hành chính (tuy nhiên không nhiều).
Những văn bản như công văn trao đổi, công văn đề nghị, công văn hỏi ý kiến đôi
khi có dùng một câu để kết thúc viết theo lối trình bày nhưng lại với mục đích biểu cảm.
Ví dụ:
143
Kính đề nghị lãnh đạo Sở quan tâm, xem xét, giải quyết (1). Công ty xin chân
thành cảm ơn (2).
Ở ví dụ trên, (1) là câu cầu khiến, (2) là câu tường thuật dùng với mục đích cảm
thán, bày tỏ thái độ của cơ quan cấp dưới với cấp trên.
Ở công văn trả lời, cũng có thể dùng câu cảm thán ở cuối văn bản.
Ví dụ:
Trân trọng kính báo.
Xin chân thành cảm ơn.
Ở thể loại văn bản diễn văn, câu cảm thán dùng để bày tỏ thái độ của người nói
với sự việc được nói đến trong văn bản. Nó thường dùng ở đầu văn bản hoặc cuối vă n
bản.
Ví dụ:
Thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi trân trọng cảm ơn quí đại biểu đã đến tham dự
hội nghị đông đủ.
Xin cảm ơn các đồng chí đã đến tham dự chương trình.
Có khi trong một câu, ý nghĩa cảm thán và cầu khiến cùng được biểu thị.
Ví dụ: Xin cảm ơn và kính chúc các vị khách sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt trên
mọi lĩnh vực.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


I. CÂU HỎI :
1. Phân tích các đặc trưng của văn bản hành chính.
2. Nêu đặc điểm về từ ngữ trong văn bản hành chính
3. Nêu đặc điểm câu cầu khiến trong văn bản hành chính
4. Nêu cách dùng câu tường thuật trong văn bản hành chính.
II. BÀI TẬP
Bài tập 1. Điền các từ hành chính thích hợp vào đoạn văn sau đây:
1. Pháp lệnh này có (1) thi hành từ ngày (2) Những (3) trước
đây trái với Pháp lệnh này (4) .

144
2. Người lợi dụng (5) , quyền hạn tổ chức hoặc sử dụng lực lượng dân quân
tự vệ trái __________, thì tùy theo tính chất, mức độ (6) sẽ bị xử lý (7) hoặc bị
truy cứu (8) hình sự theo (9) của pháp luật.

Bài tập 2. Hãy căn cứ vào nội dung của phần văn bản hành chính sau đây để
tách dòng, tách đoạn cho phù hợp.
"ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. ủy ban
Thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội; Các phó Chủ tị ch Quốc hội; các Uỷ
viên. Số thành viên ủy ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên ủy
ban Thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ. ủy ban
Thường vụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quố c hội
khóa mới bầu ủy ban Thường vụ Quốc hội".
(Hiến pháp năm 1992)

Bài tập 3. Xác định các phương tiện từ ngữ dùng để liên kết các câu trong
những đoạn văn sau đây:
"Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm
theo đề nghị của Chủ tịch nước
Nhiệm kỳ của Chánh án tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh
và Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương, tòa án quân sự là năm năm."
(Luật Tổ chức tòa án nhân dân)

Bài tập 4. Những từ ngữ gạch chân dưới đây thuộc những phương thức liên
kết nào? Hãy chỉ rõ tác dụng liên kết của chúng?
"Thực hiện dán tem hàng nhập khẩu là biện pháp tích cực để chống nhập lậu và
tiêu thụ hàng nhập lậu. Công tác này có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và có các
loại hình kinh doanh, lại phải triển khai trong thời gian ngắn. Do đó sẽ có nhiều khó
khăn, phức tạp. Vì vậy, ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các cấp, các ngành cần coi
đây là một công tác trọng tâm, đột xuất; phải tập trung chỉ đạo sát sao theo yêu cầu của
Chỉ thị này và Thông tư số 30/1998/TTLT - BTC - BNV - TCHQ ngày 16/3/1998 của
145
Liên bộ Tài Chính - Thương mại - Nội vụ - Tổng cục Hải quan" (Chỉ thị của ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác chống nhập lậu).

Bài tập 5. Phát hiện và sửa lỗi một số câu sau đây cho đúng với yêu cầu của
ngôn ngữ văn bản hành chính.
1. Căn cứ theo văn bản số 39/QĐ-VTLTNN của Cục trưởng Cục Văn thư Lưu trữ
Nhà nước quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường T.H Văn thư -
Lưu trữ TW I ngày 27/4/2004.
2. Theo lời đề nghị của đồng chí Trưởng phòng đào tạo.
3. Điều 1: Nay Cục trưởng ban hành kèm theo văn bản này qui chế làm việc của
Cục Dự trữ Quốc gia.
4. Điều 3: Giám đốc Công ty Vận tải hành khách và các đồng chí, các ông bà có
tên trên căn cứ quyết định thực hiện.
5. Thực hiện công văn số 23/CV-TC của Ban tổ chức Quận uỷ X - Hà Nội về việc
chiêu sinh lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Văn phòng Đảng uỷ xí nghiệp thông báo
và yêu cầu các đồng chí Chi bộ làm thủ tục giới thiệu quần chúng ưu tú thuộc đơn vị
mình và gửi danh sách về văn phòng Đảng uỷ ngay.
6. chiểu theo lời đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo
viên và Vụ trưởng Vụ tổ chức - Cán bộ,

Bài tập 6. Dựa vào nội dung sau đây, hãy trình bày lại một Thông tư của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học (vận dụng kiến
thức về văn bản, về ngôn ngữ hành chính sao cho phù hợp).
Ngày 30/12/2010, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số
41/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường tiểu học. Bộ trưởng đã căn cứ vào Căn cứ
Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ -CP ngày 03
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ -CP ngày 19 tháng
3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ -CP ngày 02 tháng 8 năm
146
2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo
dục; căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ -CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ
quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dụ và theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Tiểu học. Theo Thông tư này, Điều lệ Trường Tiểu học được ban hành kèm
theo. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2011. Thông tư này
thay thế Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học. Các quy định trước đây trái
với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ. Bộ trưởng quy định Chánh Văn phòng, Vụ
trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc
sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Bài tập 7. Dựa vào những thông tin sau đây và những hiểu biết của mình về
ngôn ngữ văn bản hành chính hãy thảo một quyết định nâng bậc lương cho CB,
CC, CV.
Ngày 7/2005 Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước sẽ ban hành QĐ số
……/QĐ-VTLTNN để nâng bậc lương thường xuyên cho CB, CC, VC. Các văn bản mà
Cục trưởng đã lấy làm cơ sở đề ra quyết định là: Quyết định 177/2003/QĐ -TTg ngày
1/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; thông tư 03/2005/TT -BNV ngày
5/1/2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên
và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức; văn bản
1590/BNV-TCCB ngày 30/6/2005 của Bộ Nội vụ về nâng bậc lương đợt I năm 2005
của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Trưởng phòng tổ chức - Cán bộ của Cục cũng
có đề nghị. Theo Quyết định này, Cục trưởng sẽ nâng bậc lương cho bà Nguyễn Thị A -
Giáo viên Trung học của Trường T.H Văn thư - Lưu trữ TWI mã ngạch 15113 từ bậc
5/9 hệ số 3,66 lên bậc 6/9 hệ số 3,99. Thời gian được hưở ng lương mới 3,99 bậc 6/9 của
bà A là từ 1/1/2005.
Theo Quyết định này, trách nhiệm thực hiện thuộc về ông Hiệu trưởng - Trường
T.H Văn thư - Lưu trữ TWI, bà A giáo viên, các vị Trưởng phòng kế hoạch - Tài chính,
Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ của Cục.
147
Quyết định này sẽ được gửi cho những người có trách nhiệm thực hiện như nêu ở
trên, gửi cho Vụ TCCB - BNV để báo cáo gửi cho phòng TC -KT của đơn vị, lưu ở bộ
phận Văn thư và TCCB.

Bài tập 8. Khi đánh máy sao lại văn bản số 6032 - BGD&ĐT - VP có người
đã nh ầm lẫn về tách dòng, tách đoạn, dấu câu. Hãy trình bày lại phần nội dung
của văn bản cho đúng với yêu cầu của văn bản hành chính.
Kính gửi: Các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng, các Trung tâm Giáo
dục quốc phòng sinh viên.
I/ Về hội nghị - Tập huấn giảng viên giáo dục quốc phòng.
Nhằm đổi mới phương pháp giáo dục quốc phòng (GDQP) nâng cao chất lượng
giáo dục - đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho giảng viên GDQP
các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm GDQP sinh viên, Bộ Gi áo dục và Đào tạo
tổ chức hội nghị - tập huấn năm 2005 với các nội dung sau đây:
1. Mục đích: Đánh giá kết quả GDQP, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về quân sự, quốc phòng cho sinh viên; Bồi dưỡng phương pháp dạy học đại học,
ứng dụng phần mềm tin học nâng cao chất lượng GDQP trước yêu cầu mới về giáo dục
- đào tạo và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
2. Nội dung: Đánh giá kết quả GDQP cho sinh viên theo chương trình 12/2000; đối
thoại về tổ chức, phương pháp giáo dục quốc phòng. Lý luận dạy học đạ i học và phương
pháp giảng dạy bộ môn; Hướng dẫn, thực hành ứng dụng công nghệ thông tin và sử
dụng phần mềm trong giảng dạy GDQP; Giới thiệu bộ đề thi trắc nghiệm khách quan và
hướng dẫn sử dụng phần mềm trộn đề thi môn học GDQP; Giới thiệu bộ sách hướng
dẫn giảng dạy GDQP đại học, cao đẳng.
3. Thành phần: Lãnh đạo khoa, trung tâm, bộ môn GDQP; Giáo viên giáo dục
quốc phòng các trường đại học, cao đẳng, trung tâm GDQP sinh viên; mỗi trung tâm
(khoa) cử đi tập huấn từ 4 người trở lên, các trường tổ chức bộ môn cử từ 1 đến 2 người
trở lên.
4. Thời gian, địa điểm:
Từ ngày 08/8 đến ngày 13/8/2005, tại Khách sạn HTC số 52, đường Trần Phú, thành
phố Nha Trang, Khánh Hoà (khai mạc: 7h30 ngày 08/8/2005). Cán bộ, giảng viên tham
148
dự hội nghị - tập huấn có nhu cầu về chỗ ở xin liên hệ ngay với Nhà khách Hải quân;
điện thoại (058) 822997, (058) 827278, fax (058) 829852; khách sạn HTC: điện thoại
(058) 524228, fax (058) 524230.
5. Kinh phí: Các đơn vị bảo đảm công tác phí, tiền ăn, ở cho cán bộ, giảng viên
được cử đi dự hội nghị - tập huấn theo chế độ quy định hiện hành. Ngoài tài liệu do Hội
nghị - tập huấn bảo đảm, các đơn vị, cá nhân có nhu cầu mua phần mềm các bài giảng
thuộc 3 học phần trong chương trình GDQP 12/2000, được cài đặt trên đĩa CD -ROOM
sẽ đăng ký với Ban Tổ chức hội nghị (giá khoảng 150.000đ đến 200.000đ/bộ).

II/ Về sách hướng dẫn giảng viên giáo dục quốc phòng.
Nhằm nâng cao chất lượng môn học GDQP, giúp giảng viên GDQP làm tốt công
tác biên soạn bài giảng và thực hành giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo b iên soạn và
phát hành bộ sách hướng dẫn giáo viên GDQP các trường trung học phổ thông, trung
học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng. Bộ sách được biên soạn căn cứ vào chương
trình GDQP ban hành theo Quyết định số 12/2000/BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và tài liệu, giáo trình GDQP hiện hành. Sách cấp phát
cho giáo viên và cán bộ quản lý GDQP (không thu tiền). Tên sách: Giáo dục quốc
phòng đại học, cao đẳng - sách giáo viên. Số lượng: các trường có tổ chức bộ môn, mỗi
trường 3 bộ (gồm tập 1, tập 2). Các trường có tổ chức khoa GDQP, mỗi trường 5 bộ;
các trung tâm GDQP sinh viên, mỗi đơn vị từ 6 đến 10 bộ. Các trường quân sự có tham
gia giảng dạy GDQP cho sinh viên, mỗi trường 3 bộ. Để bảo đảm sách giáo viên đến
đúng người sử dụng đề nghị các đơn vị liên hệ nhận sách tại địa chỉ sau: Các đơn vị
thuộc khu vực phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) nhận sách tại Vụ giáo dục Quốc
phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội (điện thoại liên hệ
04.8684158 - 04.8683760). Các đơn vị thuộc khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào)
nhận sách tại Văn phòng đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 3 Công trường Quốc tế,
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (điện thoại liên hệ 08. 8277420). Nhận được thông báo này
các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi để cán b ộ, giảng viên GDQP đi dự hội nghị - tập huấn
đầy đủ, đúng thời gian; khi đến nhận sách cần liên hệ trước, theo số điện thoại trên đây.
Nơi nhận: Như trên; Thứ trưởng Bành Tiến Long (để b.c); Lưu: VT, Vụ GDQP.
TL. Bộ trưởng
149
Chánh văn phòng
Nguyễn Quốc Anh

Bài tập 9. Tách đoạn và trình bày phần nội dung công văn sau đây đúng
như nguyên bản
Kính gửi: Các đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
Thực hiện Văn bản số 2745/BNV-TĐKT ngày 27/12/2004 của Bộ Nội vụ về việc
hướng dẫn một số nội dung về công tác thi đua hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày truyền
thống ngành TCNN Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước yêu cầu các đơn vị bình xét các
tập thể và cá nhân đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen trong đợt thi đua đặc
biệt do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát động Tiêu ch uẩn đối với tập thể là đơn vị thuộc Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác được giao năm
2004 và 6 tháng đầu năm 2005 (đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc năm 2004)
Không có cán bộ công chức, viên chức vi phạm luật bị xử lý kỉ luật Tập thể có môi
trường văn hoá lành mạnh, nơi làm việc xanh sạch đẹp tổ chức tốt các hoạt động văn
nghệ thể dục thể thao thu hút đông đảo cán bộ công chức viên chức tham gia Tiêu chuẩn
đối với cá nhân là người tiêu biểu nhất của đơn vị hoàn thàn h xuất sắc nhiệm vụ công
tác năm 2004 và 6 tháng đấu năm 2005 (năm 2004 đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở);
chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Nhà nước quy định của cơ quan tham gia
nhiệt tình các phong trào văn nghệ thể dục thể thao do cơ quan phát động đề nghị các
đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trước ngày
19/7/2005 Hồ sơ đề nghị khen thưởng bao gồm văn bản đề nghị của đơn vị đề nghị khen
thưởng các tập thể và cá nhân biên bản họp xét thi đua của đơn vị.

Bài tập 10. Vận dụng kiến thức về ngôn ngữ văn bản hành chính, hãy soạn
thảo một số văn bản với các chủ đề sau:
1. Công văn mời đại diện UBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội tời dự
Lễ Kỷ niêm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 do Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội tổ
chức. Địa điểm Hội trường tầng 5 – TTTTTV vào hồi 8h30 ngày 18/11/2011.
2. Thảo một thông báo của Phòng Hành chính – Tổ chức Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội về việc mời họp triển khai Kế hoạch tổ chức Lễ Kỷ niệm 40 năm ng ày truyền
150
thống nhà trường, đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba và công bố Quyết định
thành lập trường Đại học. Thành phần gồm Ban Giám hiệu, Trưởng, Phó các đơn vị
thuộc trường, đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên. Tổ chức tại P102A vào hồi 9h
ngày 10/02011.
3. Viết một giấy xin p hép nghỉ học.
4. Viết một đơn trình bày với Khoa chuyên môn về việc xin học bổ sung học
phần.
5. Viết một đơn xin việc làm gửi cho một cơ quan đang có thông báo thi tuyển
chức danh nhân viên văn thư.

151
PHỤ LỤC
VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ)

I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU


1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh : Sau dấu
chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau
dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng.
2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;)
và dấu phẩu (,) khi xuống dòng. Ví dụ:
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI
1. Tên người Việt Nam
a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ
tên người. Ví dụ:
- Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng…
b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Bác Hồ,
Cụ Hồ….
2. Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng V iệt
a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt
Nam.
Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn…
b) Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách
đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố.
Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô…
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ
1. Tên địa lý Việt Nam

152
a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…) với
tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên
riêng và không dùng gạch nối.
Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk…; quận Hải Châu,
huyện Gia Lâm, huyện Ea H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát…; phư ờng
Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng…
b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp
với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành
chính đó.
Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…
c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.
d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển,
cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên
riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.
Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy….
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa
danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.
Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông V àm Cỏ, vịnh Hạ Long…
đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ
phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các
âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được c ấu tạo bằng từ
chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi
âm tiết.
Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…
2. Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
a) Tên địa lý đã được phiên â m sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên
địa lý Việt Nam.
Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…
b) Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc
của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại
Điểm b, Khoản 2, Mục II.
153
Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin…
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức
năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ:
- Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ban Quản lý dự án Đê
điều…
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ủy ban
Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh Nam Định…
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp v à
Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin
và Truyền thông…
- Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục…
- Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng
công ty Hàng không Việt Nam…
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;…
- Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ủy ban nhân
dân quận Ba Đình; Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản;…
- Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu
tư; Sở Giáo dục và Đào tạo;…
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội; Trường Đại học dân
lập Văn Lang; Trường Trung học phổ thông Chu Văn An; Trường Trung học cơ sở Lê
Quý Đôn; Trường Tiểu học Thành Công;…

154
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Viện K hoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện
Ứng dụng công nghệ;…
- Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc; Trung tâm Khoa học và Công nghệ
văn thư, lưu trữ; Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Trung tâm Tư vấn
Giám sát chất lượng công trình;…
- Báo Thanh niên; Báo Diễn đàn doanh nghiệp; Tạp chí Tổ chức nhà nước; Tạp
chí Phát triển giáo dục; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;…
- Nhà Văn hóa huyện Gia Lâm; Nhà Xuất bản Hà Nội; Cổng Thông tin điện tử
Chính phủ;…
- Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm; Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy;
Xí nghiệp Chế biến thủy sản đông lạnh; Xí nghiệp Đảm bảo an toàn giao thông đường
sông Hà Nội; Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305;…
- Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng; Công ty Nhựa Tiền
Phong; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Vận tải Đông Nam Á; Công ty Đo đạc
Địa chính và Công trình;…
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam,
Hội Nông dân Việt Nam…
- Vụ Hợp tác quốc tế; Phòng Nghiên cứu khoa học; Phòng Chính sách xã hội; Hội
đồng Thi tuyển viên chức; Hội đồng Sáng kiến và Cải tiến kỹ thuật;…
- Trường hợp viết hoa đặc biệt:
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn phòng Trung ương
Đảng.
2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩ a: Viết hoa theo quy tắc viết tên
cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
Ví dụ: Liên hợp quốc (UN); Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Hiệp hội Các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN)….
b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt:
Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La – tinh nếu nguyên ngữ không
thuộc hệ La-tinh.
Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; SARBICA; SNG….
155
V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự
Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và các từ
chỉ thứ, hạng.
Ví dụ: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Sao vàng; Huân chương
Lê-nin; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Chiến công; Huân chương Kháng
chiến hạng Nhì; Huy chương Chiến sĩ vẻ vang; Bằ ng Tổ quốc ghi công; Giải thưởng
Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao
động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;…
2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu
Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.
Ví dụ:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống V.V. Pu-tin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…
- Phó Thủ tướng, Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Tổng
Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòn g, Tổng thư ký…
- Giáo sư Viện sĩ Nguyên Văn H., Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M….
3. Danh từ chung đã riêng hóa
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong
một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.
Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt
Nam),…
4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.
Ví dụ: ngày Quốc khánh 2 -9; ngày Quốc tế Lao động 1 -5; ngày Phụ nữ Việt Nam
20-10; ngày Lưu trữ Việt Nam lần thứ Nhất,...
5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại
Tên các sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và
tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và v iết
hoa chữ đó.

156
Ví dụ: Phong trào Cần vương; Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh; Cách mạng tháng
Tám; Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang;…
Tên các triều đại: Triều Lý, Triều Trần,…
6. Tên các loại văn bản
Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của â m tiết thứ nhất tạo
thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.
Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Bộ luật Dân
sự; Luật Giao dịch điện tử;…
Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa
chữ cái đầu của điều, khoản, điểm
Ví dụ:
- Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động…
- Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao dịch điện tử…
7. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩ m, sách báo
Ví dụ: tác phẩm Đường kách mệnh; từ điển Bách khoa toàn thư; tạp chí Cộng
sản;…
8. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm
a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên
gọi.
Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hội, Mậu Tuất, Mậu Thân….
b) Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo
thành tên gọi.
Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn; tết Đoan ngọ; tết Trung thu; tết Nguyên đán;…
Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để t hay cho một tết cụ thể (như Tết thay
cho tết Nguyên đán).
c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết
chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số:
Ví dụ: thứ Hai; thứ Tư; tháng Năm; tháng Tám;…
9. Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

157
- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành
tên gọi.
Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; đạo Cao Đài…
hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nh o giáo; Thiên Chúa giáo; Hồi
giáo;…
- Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên
gọi.
Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản;….

158
MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP

Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN
AIA ASEAN Investment Area Khu vực Đầu tư ASEAN
AICO ASEAN Industrial Cooperation Chương trình Hợp tác công
nghiệp (scheme) ASEAN
AIPO ASEAN Inter-parliamentary Tổ chức Liên minh Nghị viện
Organization ASEAN
AIT Asian Institute of Technology Viện Kỹ thuật châu Á
AMEX American Stock Exchange Sở Giao dịch chứng khoán Hoa
Kỳ
AMM/ ASEAN Ministerial Meeting/ Hội nghị Bộ trưởng ASEAN/
PMC Post Ministerial Conference Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng
APEC Asia Pacific Economic Diễ n đàn Hợp tác kinh tế
Cooperation Châu ÁTháiBình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEA N
ASC Asean Standing Committee Ủy ban Thường trực ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Nations Á
ASEM Asia-Europe Meeting Hội nghị Á-Âu

BIT Bilateral Invesment Treaty Hiệp định Đầu tư song


phương
BOOT Build-own-Operate-Transfer Hợp đồng Xây dựng-Sở hữu -
Vận hành-Chuyển giao
BOP Balance of Payment Cán cân thanh toán
BOT Build-Operate-Transfer Hợp đồng Xây dựng-Vận
hành-Chuyển giao
BTO Build-Transfer-Operate Hợp đồng Xây dựng-Chuyển
giao-Vận hành
BT Build-Transfer Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao
CAP Collective Action Plan (APEC) Kế hoạch Hành động tập thể
(APEC)
ARICOM The Caribbean community Cộng đồng các nước vùng Ca -ri-

CBM Confidence Building Measures Các biện pháp xây dựng lòng tin
CEPT Common Effective Preferential Hệ thốngưu đãi thuế quan có
Tariffs hiệulực chung
CIDA Canada International Development Cơ quan phát triển quốc tế của Ca
- na-da
Agency
CPE Centrally Planned Economy Nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung
159
EAEC European Atomic Energy Tổ chức Năng lượng nguyên tử
Community châu Âu
ECOSOC Economic and Social Council Hội đồng Kinh tế và Xã hội
Liên hợp quốc
ECU European Currency Unit Đơn vị tiền tệ châu Âu
EEC European Ecconomic Cộng đồng Kinh tế châu Âu
Community
EEZ Exclusive Economic zone Vùng đặc quyền kinh tế
EMS European Monetary System Hệ thống tiền tệ châu Âu
EPZ Export Processing Zone Khu chế xuất
ESCAP Economic and Social Ủy ban Kinh tế và Xã hội
Commission for Asia and the châu Á-Thái Bình Dương
Pacific của Liên hợp quốc
FAO Food and Agriculture Tổ chức Lương thực thế giới
Organization và
Nông nghiệp Liên hợp quốc
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp của nước
ngoài
FS Feasibility Study Nghiên cứu khả thi
GATT General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về thuế quan
and Trade và
thương mại
GDP Groos Domestic Product Tổng sản lượng quốc nội
GNI Groos National Income Tổng thu nhập quốc dân
GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc dân
GSP Generalized System of Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ
Preferences cập
GSTP Global System of Trade Hệ thống ưu đãi thương mại
Preferences toàn
cầu
IAEA International Atomic Energy Tổ chức Năng lượng nguyên
Agency tử
quốc tế
IAP Individual Action Plan (APEC) Chương trình Hành động quốc
gia (trong APEC)
IBRD International Bank For Ngân hàng Tái thiết và Phát
Reconstruction and triển
Development quốc tế
ICAO International Civil Aviation Tổ chức Hàng không dân
Organization dụng
quốc tế
ICJ International Court Of justice Tòa án quốc tế
IDA International Development Hiệp hội Phát triển quốc tế
Association (thuộc Ngân hàng thế giới)
IFC International Finance Corporation Công ty Tài chính quốc tế

160
(thuộc
Ngân hàng Thế giới)
ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế


IMO International Maritime Tổ chức Hàng hải quốc tế
Organization
INTERPOL International Criminal Police Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc
Organization tế

IOM International Organization for Tổ chức di cư quốc tế


Migration
ISO International Organization for Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn
Standardization hóa
IP Intellectual Propety Sở hữu trí tuệ
IPR Intellectual Propety Right Quyền sở hữu trí tuệ
JETRO Japan External Trade Tổ chức Xúc tiến thương mại
Organization Nhật Bản
JICA Japan International Cooperation Cơ quan Hợp tác quốc tế của
Agency Nhật Bản
JV Joint Venture Công ty liên doanh
L/C Letter of Credit Tín dụng thư
LDC Less Developed Country Nước kém phát triển
LLDC Least Developed Country Nước kém phát triển nhất

MFN Most-favoured Nation Tối huệ quốc


MITI Ministry of International Trade Bộ Thương mại và Công nghiệp
and Industry Nhật Bản
MOU Memorandum of Understanding Bị vong lục; Bản thỏa thuận
NAFTA North American Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Bắc
Mỹ
NATO North Atlantic Treaty Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây
Organization Dương
NGO Non-governmental Organization Tổ chức phi Chính phủ
NIC Newly Industrializing Country Nước mới công nghiệp hóa
NT National Treatment Đãi ngộ quốc gia
NTB Non-tariff barrier Hàng rào phi thuế quan
OAS Organization of American States Tổ chức Các quốc gia châu
Mỹ
OAU Organization of African Unity Tổ chức Đoàn kết châu Phi
ODA Official Development Assistance Viện trợ P hát triển chính thức
OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Development kinh tế
OECF Overseas Economic Quỹ Hợp tác Kinh tế hải ngoại
Cooperation Fund (Japan) (Nhật Bản)
161
162

You might also like