You are on page 1of 124

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

MAI THỊ BIẾN

KINH TẾ, VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN


TỈNH TUYÊN QUANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

MAI THỊ BIẾN

KINH TẾ, VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN


TỈNH TUYÊN QUANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM


Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử
dụng trong công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng .... năm 2017


Tác giả

Mai Thị Biến

i
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Yên Bái, Bảo tảng tỉnh Yên Bái, UBND huyện Lục Yên, Phòng Thống kê,
phòng Văn hóa huyện Lục Yên và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong quá
trình khảo sát thực tế tại địa phương.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng
các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã chỉ
bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo trường Cao
đẳng Sư phạm tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi yên tâm học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và những người thân
trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng .... năm 2017


Tác giả

Mai Thị Biến

ii
MỤC LỤC
Trang
Trang bia phụ
Lời cam đoan................................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục.......................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................. iv
Danh mục các bảng ..................................................................................................... v
Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ................................................................................................................ 4
4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................................. 7
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................... 12
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..................................................................................... 12
1.2. Lịch sử hành chính huyện Lục Yên................................................................................. 16
1.3. Các thành phần dân tộc..................................................................................................... 20
1.4. Khái quát tình hình chính trị - xã hội huyện Lục Yên .................................................... 26
Chƣơng 2. KINH TẾ CỦA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ......... 33
2.1. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .............................. 33
2.1.1. Tình hình các loại ruộng đất ở châu Lục Yên ...................................... 34
2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư .............................................................. 35
2.1.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ...................................... 36
2.1.4. Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ ...................................................... 37
2.1.5. Tình hình sở hữu ruộng đất của chức sắc ............................................. 38
2.2. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ........................ 41

iii
2.2.1. Tình hình các loại ruộng đất ở Lục Yên ............................................... 41
2.2.2. Sở hữu ruộng đất tư .............................................................................. 42
2.2.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ...................................... 43
2.2.4. Sở hữu ruộng đất theo nhóm họ ........................................................... 44
2.2.5. Sở hữu của chức sắc ............................................................................ 45
2.3. Tình hình kinh tế ............................................................................................................... 48
2.3.1. Nông nghiệp ......................................................................................... 48
2.3.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp ...................................................... 54
2.4. Thuế khóa .......................................................................................................................... 58
Chƣơng 3. VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX .................. 61
3.1. Làng bản và nhà cửa ......................................................................................................... 61
3.2. Dòng họ và gia đình.......................................................................................................... 65
3.3. Ẩm thực ............................................................................................................................. 68
3.4. Trang phục......................................................................................................................... 71
3.5. Tục lệ ............................................................................................................................... 74
3.6. Tín ngưỡng, tôn giáo ........................................................................................................ 90
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHỤ LỤC

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KH : Ký hiệu
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
M, s, th, t, p : Mẫu, sào, thước, tấc, phân.
Ví dụ : 112 mẫu 5 sào 4 thước 6 tấc 7 phân sẽ viết tắt là 112.5.04.6.7.
Tr : Trang
TS : Tiến sĩ
TTLTQGI : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ............34
Bảng 2.2. Quy mô sở hữu ruộng tư .............................................................................35
Bảng 2.3. Bình quân sở hữu và bình quân thửa ...........................................................37
Bảng 2.4. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ ......................................................38
Bảng 2.5: Tình hình tư hữu ruộng đất của các chức sắc ..............................................39
Bảng 2.6: Quy mô sở hữu và bình quân sở hữu của các chức sắc ...............................40
Bảng 2.7. Thống kê ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .......41
Bảng 2.8. Quy mô tư hữu ruộng đất của chủ sở hữu năm (1840) ...............................42
Bảng 2.9: Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ .............................................43
Bảng 2.10: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ ....................................................44
Bảng 2.11: Sở hữu ruộng tư của các chức sắc .............................................................45
Bảng 2.12: Diện tích sở hữu và bình quân sở hữu của chức sắc .................................46

v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1805 ........................................................36
Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1840 ........................................................42

vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, tiếp giáp
với các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Tuyên Quang. Trước cách mạng tháng 8/1945,
huyện có tên gọi là Châu Lục Yên thuộc tỉnh Tuyên Quang, nằm án ngữ sườn phía
tây căn cứ địa Việt Bắc, giữ vị trí hết sức quan trọng trong tuyến hành lang bảo vệ
căn cứ hậu phương kháng chiến của cả nước, là cầu nối liền căn cứ địa Việt Bắc với
chiến trường Tây Bắc và tỉnh Lào Cai, Hà Giang.
Lục Yên là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tương đối màu
mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản, các dân tộc ở Lục Yên mặc dù có nguồn gốc lịch sử
khác nhau nhưng khi đã cùng nhau sinh sống tại nơi đây thì các dân tộc đã tích cực
khai phá, mở mang ruộng đồng, xây làng lập bản để làm nơi sinh cơ lập nghiệp và
phát triển lâu dài. Tình hình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá
trình phát triển lâu dài của đất nước. Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở các
vùng dân tộc miền núi nói chung và Lục Yên nói riêng, Đảng và Nhà nước rất quan
tâm đến việc xây dựng và phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Việc phân bố
lại dân cư gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về
kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, đảm bảo an
ninh quốc phòng, đồng thời góp bảo vệ môi trường sinh thái.
Là vùng đất rộng người thưa, núi non hiểm trở, có vị trí chiến lược về quốc
phòng, Lục Yên từ xa xưa luôn là một bộ phận của tổ quốc Việt Nam thống nhất.
Đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước, giàu lòng nhân ái,
dũng cảm trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức, đánh giặc ngoại xâm; cần cù,
sáng tạo trong lao động và có đời sống văn hoá tinh thần khá phong phú, độc đáo.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã
hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có nhân dân các dân tộc
Lục Yên.

1
Việc nghiên cứu về kinh tế, văn hóa châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX không
những góp phần làm rõ hơn lịch sử kinh tế cũng như đời sống văn hóa của các dân tộc
ở Lục Yên mà còn góp phần làm cơ sở nhận thức cho việc thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà trong việc đề ra đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng
khối đoàn kết các dân tộc, trên mảnh đất Lục Yên giàu truyền thống.
Cho đến nay, vấn đề kinh tế và văn hóa châu Lục Yên nửa đầu thế kỉ XIX
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, vì vậy tôi chọn đề tài “Kinh tế,
văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX” làm luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình của các tác giả đã xuất bản có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến đề tài, có thể kể đến như sau:
Vào những năm cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, ở nước ta
xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế và ruộng đất, trong đó có
cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê
do Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội xuất bản năm 1959. Mặc dù cuốn sách không đề
cập đến tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Lục Yên tỉnh Tuyên Quang nửa
đầu thế kỷ XIX, nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng để chúng tôi có thêm
nhận thức trong quá trình hoàn thiện luận văn của mình [22].
Trong tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”
của tác giả Vũ Huy Phúc, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm
1979 tác giả đã nêu lên những chính sách chủ yếu về ruộng đất của nhà Nguyễn, các
thiết chế và cơ cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách đó, đồng thời chỉ ra
những tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Nội dung
của tác phẩm không trực tiếp đề cập đến châu Lục Yên tỉnh Tuyên Quang, nhưng đây
là một trong những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về chế độ ruộng đất
của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX [31].
Cuốn sách “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII” của tác giả
Trương Hữu Quýnh do nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản. Cuốn sách
gồm 2 tập được xuất bản lần lượt vào năm 1982 và năm 1983. Cuốn sách đã thể hiện

2
những nét chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỷ XI đến thế
kỷ XVIII, bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu và tính chất kinh tế - xã hội của
nó dựa trên cơ sở là các nguồn tư liệu phong phú bao gồm các bộ chính sử và các
nguồn tư liệu địa phương (văn bia, gia phả…) [40].
Năm 1997, hai tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang đã cho xuất bản tác
phẩm Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn
do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành. Một trong những nội dung của sách đã bàn
về tình hình ruộng đất thông qua tài liệu địa bạ. Các chính sách về nông nghiệp
đặc biệt là các chính sách về ruộng đất dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, các tác
giả còn nêu được một số nội dung liên quan đến đời sống nông dân dưới triều
Nguyễn [42].
Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những chính sách của các
triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn Chính sách dân tộc của các triều đại
phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX) của tác giả Đàm Thị Uyên do Nhà
xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2007 tại Hà Nội [56].
Tác giả Ngô Đức Thịnh đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa có
thể kể đến: Tóm lược nội dung chính cuốn sách Văn hoá vùng và phân vùng văn
hóa ở Việt Nam (2003); Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam (1994); Tìm
hiểu các luật tục các dân tộc Việt Nam (2004); Một cách tiếp cận về lịch sử văn hóa
(2007); Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (2006). Là những sách có
nội dung đề cập về văn hóa, vùng văn hóa, cũng như sắc thái đa dạng của nền văn
hóa Việt Nam.
Tháng 4 năm 2000, tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Yên Bái đã cho xuất bản
cuốn Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (Nxb Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất
bản), cuốn sách đã trình bày về lịch sử Yên Bái với điều kiện tự nhiên và các nền văn
hóa cổ đã từng tồn tại trên đất Yên Bái xưa, về truyền thống yêu nước của nhân dân ở
đây qua các thời kỳ lịch sử khác nhau về việc thành lập tỉnh Yên Bái và về tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, truyền thống yêu nước, cách mạng, sáng tạo của
nhân dân Yên Bái từ đó đến nay [53].

3
Trong cuốn Một số nét đặc trưng các dân tộc Yên Bái của Ban Dân vận và
Dân tộc Tỉnh ủy Yên Bái xuất bản tháng 6 năm 2000, cuốn sách đã nêu được nguồn
gốc, phong tục tập quán cũng như các hình thái kinh tế - xã hội của các dân tộc tỉnh
Yên Bái [52].
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lục Yên xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện
Lục Yên (1930-2005), xuất bản năm 2005. Trong cuốn sách này đã nêu khá đầy đủ và có
hệ thống về lịch sử hành chính huyện Lục Yên, huyện Lục Yên trong thời kì kháng chiến
cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước [4].
Bên cạnh đó còn có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành của một số tác
giả có liên quan đến kinh tế, văn hóa châu Lục Yên như: Đàm Thị Uyên và Nguyễn Thị
Trang (2004), Vài nét về kinh tế tỉnh tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử số 8 năm 2014 [58].
Ngoài ra, còn phải kể đến một số khóa luận, luận văn có nội dung liên quan đến
đề tài của tác giả đó là: Tìm hiểu tục tang ma của người Nùng ở huyện Lục Yên - Yên
Bái của Lộc Thị Hà, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc, năm 2014. Tác giả đã đề
cập về tục tang ma của người Nùng ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái [15]. Luận văn: Kinh
tế, văn hóa huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái thế kỷ XIX của Trần Thị Xuyên, Luận văn thạc
sĩ Lịch sử, Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên, năm 2015 đã nghiên cứu về đặc
điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, chế độ ruộng đất, kinh tế, cũng như văn hóa nhân dân
huyện Trấn Yên thế kỷ XIX. Luận văn này giúp tác giả nghiên cứu được những nét
tương đồng, khác biệt giữa Lục Yên với các huyện khác trong cùng thời điểm nửa đầu
thế kỷ XIX [59].
Như vậy, đã có một số sách, các bài báo đề cập đến từng khía cạnh về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của Tuyên Quang nói chung và Lục Yên nói riêng. Nhưng đến
nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về Lục Yên một cách hệ thống, mặc dù
vậy các công trình nêu trên là nguồn tài liệu quý mà tác giả luận văn được kế thừa trong
quá trình thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ.
- Mục đích
Chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế
kỷ XIX” để nghiên cứu, tác giả mong muốn nêu lên một cách chân thực, khoa học về

4
kinh tế, nhất là tình hình ruộng đất và văn hóa của Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX.
Ngoài ra, luận văn cung cấp thêm tư liệu về kinh tế, văn hóa của châu Lục Yên góp
phần làm cơ sở nhận thức cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, trình bày lịch sử hành chính huyện Lục
Yên, khái quát về tình hình chính trị – xã hội của huyện Lục Yên, đồng thời trình bày
một số nét khái quát về các dân tộc ở Lục Yên.
Làm rõ tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu Lục Yên nửa đầu
thế kỷ XIX.
Nêu lên những nét cơ bản về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân
các dân tộc châu Lục Yên ở nửa đầu thế kỷ XIX.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Bao gồm các vấn đề về chế độ sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần của mảnh đất Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn
thuộc phủ Yên Bình tỉnh Tuyên Quang.
Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí,
Việt sử thông giám cương mục, Đồng Khánh địa dư chí, Kiến Văn tiểu lục, Đại Nam
nhất thống chí… Những tư liệu trên đã ghi chép tên trấn, tổng, xã thôn thời Gia Long,
Minh Mệnh; ghi lại số đinh tô thuế ở địa phương, miêu tả vị trí địa lý, thổ sản, phong tục
tập quán … của các địa phương, trong đó có những tư liệu liên quan đến địa bàn nghiên
cứu của tác giả luận văn.
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Yên, Yên Bái một thế
kỷ, Lục Yên đất ngọc …Những tài liệu này đã miêu tả vị trí địa lý của Lục Yên xưa và
nay, văn hóa của các dân tộc trên mảnh đất Lục Yên.

5
- Nguồn tư liệu địa bạ: Luận văn đã sử dụng 15 địa bạ có niên đại Gia Long 4
(1805), 9 địa bạ thời Minh Mệnh 21 (1840) hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu
trữ Quốc gia I. Tất cả những địa bạ trên là nguồn tư liệu chính để tác giả phục dựng lại
tình hình ruộng đất và sở hữu ruộng đất ở châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX.
- Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: Tác giả đã thu thập được một số tài liệu trên địa
bàn huyện Lục Yên, đến những làng bản của cộng đồng cư dân thiểu số quan sát, ghi
chép về các phong tục tập quán của họ, thu thập các câu chuyện dân ca, ca dao... liên
quan đến văn hóa cổ truyền của nhân dân Lục Yên trong quá khứ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện luận văn, tác giả đã vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được vận dụng để tái hiện quá khứ
thông qua tư liệu, đồng thời nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan.
- Trong nghiên cứu về Lục Yên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp hệ thống –
cấu trúc. Với phương pháp này, đối tượng nghiên cứu được coi như một hệ thống riêng
gồm những yếu tố hợp thành. Về lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành và những
chuyển thay đổi về địa giới, hành chính, các biến động lịch sử của địa phương. Về kinh
tế, gồm có tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, các nghề thủ công nghiệp, hoạt động
thương nghiệp và chế độ thuế khóa; Về văn hóa có các yếu tố như: Làng bản và nhà cửa,
ăn uống, các tục lệ xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,… Từ đó rút ra những mối liên hệ tương
tác giữa các yếu tố trong một hệ thống.
- Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm so sánh chọn điểm cùng vấn đề giữa
hai thời điểm lịch sử hoặc với huyện khác trong tỉnh nhằm làm rõ hơn đối tượng nghiên
cứu. Trong luận văn, chúng tôi đã so sánh ruộng đất ở Lục Yên với huyện khác trong
khu vực miền núi phía Bắc để rút ra điểm chung, riêng của ruộng đất ở Lục Yên.
- Phương pháp bản đồ giúp hình dung cụ thể, sinh động về sự phân bố sông
suối và đồi núi…của huyện.
- Với giới hạn của đề tài, chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định tư liệu, nhất là
các tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó.
- Trong quá trình thực hiện, một số phương pháp khác được sử dụng nhằm thu
thập và xử lý tối đa lượng thông tin như: phương pháp hồi cố, thống kê, phân tích, tổng
hợp bằng hệ thống các bảng biểu.

6
- Phương pháp điền dã giúp tác giả quan sát, phỏng vấn, ghi chép và chụp ảnh
những nội dung liên quan đến luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn bước đầu làm rõ hơn các vấn đề kinh tế, văn hóa của châu Lục Yên,
tỉnh Tuyên Quang trong nửa đầu thế kỷ XIX. Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được,
luận văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, mối quan hệ
tộc người, những vấn đề văn hóa vất chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân,
gắn với môi trường sinh thái địa phương, vùng miền, trong thời kì lịch sử xã hội hồi
nửa đầu thế kỷ XIX.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia
làm 3 chương
Chương 1: Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Kinh tế châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX
Chương 3: Văn hóa châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX

7
8
9
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH YÊN BÁI

10
Nguồn:Tác giả vẽ
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LỤC YÊN

Nguồn:Tác giả vẽ

11
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên


Lục Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái. Phía
Bắc giáp huyện Quang Bình, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang; phía Đông giáp
huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai;
phía Nam giáp huyện Văn Yên, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Theo sách Đại Nam
nhất thống chí: “Lục Yên ở cách phủ 51 dặm về phía bắc; đông tây cách nhau 125
dặm, nam bắc cách nhau 73 dặm; phía đông đến địa giới huyện Vĩnh Tuy 37 dặm,
phía tây đến địa giới huyện Trấn Yên tỉnh Hưng Hóa 88 dặm, phía nam đến địa giới
châu Thu 22 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Vĩnh Tuy 51 dặm” [34, tr.320]. Sách
Đồng Khánh địa dư chí cũng chép lại như sau: “Lục Yên là châu do phủ Yên Bình
thống hạt. Châu lỵ trước kia đặt ở xã Thuận Mục. Trước đây giảm bỏ, do phủ Yên
Bình kiêm nhiếp. Năm Tự Đức 17 (1864) khôi phục lại, sau đó lại dời về đặt ở xã
Đào Lâm, tiếp sau lại bị phỉ cướp phá hư hại. Châu hạt phía đông giáp giới huyện
Vĩnh Tuy, phía tây giáp giới hai huyện châu Trấn Yên, Văn Bàn tỉnh Hưng Hóa,
phía nam giáp giới Thu Châu, phía bắc giáp giới hai châu Thủy Vĩ, Văn Bàn tỉnh
Hưng Hóa. Đông tây cách nhau 3 ngày đường, nam bắc cách nhau 5 ngày đường”
[51, tr.867].
Trải qua những biến động về lịch sử hành chính, địa giới của huyện cũng đã
có sự thay đổi. Ngày nay, huyện Lục Yên có tổng diện tích tự nhiên là 81.001,40 ha
chiếm 11,76% diện tích toàn tỉnh Yên Bái.
Huyện Lục Yên có hệ thống giao thông khá thuận lợi. Từ trung tâm huyện
đi tới các huyện bạn như Yên Bình, Văn Yên, thành phố Yên Bái và các huyện
Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, Quang Bình tỉnh Hà Giang và Bảo Yên tỉnh Lào Cai
một cách thuận tiện. Tuyến Quốc lộ 70, tỉnh lộ 171, tỉnh lộ Yên Thế - Vĩnh Kiên
và hệ thống giao thông từ huyện tới trung tâm các xã, đường giao thông liên xã ô
tô đi lại thông suốt nên rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa giữa các
địa phương trong và ngoài huyện. Ngoài ra giao thông đường thuỷ qua hồ Thác Bà
với huyện Yên Bình và các xã phía Tây Nam của huyện. Hệ thống giao thông này

12
đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và phát triển
dịch vụ thương mại, nâng cao đời sống nhân dân.
Về điều kiện tự nhiên, huyện Lục Yên có độ cao phổ biến từ 80m đến dưới
300m; trong đó độ cao trung bình so với mặt nước biển là 100m. Địa hình bao gồm
thung lũng sông Chảy, cao ở phía Tây - Bắc, thấp dần theo hướng Đông - Nam.
Trong đó có nhiều dãy núi đá vôi xen kẽ và chia cắt.
Theo sách Đồng Khánh địa dư chí, khí hậu của Lục Yên cũng giống Thu
Châu và Hàm Yên: “Tháng giêng, tháng hai gió đông thi thoảng gió bắc, nhiều
lạnh rét, ít ấm nóng. Trời mây âm u cả tuần, sương mù dày đặc, buổi sáng phải
đến giờ Thìn mới thấy mặt trời, mới chừng nửa giờ Thân trời đã tối. Đến hạ tuần
tháng 3 mới cảm thấy ấm áp. Tháng 4,5,6 gió nam nắng gắt. Tháng 7,8 mưa lũ,
lốc bão. Tháng 9,10 ít mưa, nhiều ngày tạnh nắng, đã bắt đầu cảm thấy lạnh.
Tháng 11,12 gió bấc, rét đậm. Đó là khí hậu ấm, mát, lạnh, nóng trong một năm.
Còn khí lam chướng thì cả bốn mùa đều có. Còn thủy triều thì không dâng đến
huyện hạt” [51, tr.860].
Các yếu tố khí hậu của huyện Lục Yên mang đặc trưng của khí hậu chuyển
tiếp của miền Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,9 0c. Mùa lạnh
vào tháng 1 nhiệt độ trung bình là 15,8 0C. Mùa nóng vào các tháng 5,6 nhiệt độ
trung bình là 28,30C, cao nhất là khoảng 39 0C, thấp nhất là 3,10C.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500mm đến 2.200mm. Mùa mưa bắt
đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 9. Lượng mưa toàn mùa là 1.629mm, chiếm
76% lượng mưa toàn năm. Số ngày mưa trải đều các tháng. Mùa khô số ngày mưa
ít nhất cũng xấp xỉ 10 ngày. Lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 là 24mm và cao
nhất vào tháng 7 là 420mm. Lượng mưa phùn nhiều hơn các huyện phía Bắc, bình
quân mỗi năm có 39,3 ngày mưa phùn. Là một trong những huyện có số ngày mưa
lớn nhất tỉnh Yên Bái. Bình quân mỗi năm có 16,8 ngày mưa trên 50mm và 2,3
ngày mưa trên 100mm [4, tr.10].
Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn và hồ Thác Bà nên độ ẩm khá cao,
trung bình trong năm là 84%, có lúc lên tới 87%.
Nằm ở vị trí nội tuyến, lượng bức xạ mặt trời lớn và khá đồng đều. Huyện
Lục Yên có số giờ nắng trung bình một năm là 1.511 giờ.

13
Vào mùa lạnh, gió mùa đông bắc ở Lục Yên từ tháng 11 đến tháng 3. Trong
những ngày mùa đông, hiện tượng sương mù chủ yếu về sáng sớm và chiều tối.
Trong mùa này có một vài ngày sương muối. Gió mùa đông nam từ tháng 4 đến
tháng 11 tạo ra sự mát mẻ và mưa. Sang đầu thời kỳ mùa hè (tháng 5,6) có gió tây
nam xen kẽ tạo khí hậu khô nóng và độ ẩm thấp.
Tài nguyên đất có thể phân ra thành hai hệ đất chính đó là đất phù sa do sông
Chảy bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi
núi. Đất thung lũng ven sông Chảy, ven hồ có khả năng trồng hoa màu, lúa nước,
cây công nghiệp ngắn ngày, gồm nhiều cánh đồng phì nhiêu, vựa lúa của huyện như
Mường Lai, Vĩnh Lạc, Liễu Đô, Minh Chuẩn...Tổng diện tích tự nhiên của huyện là
81.001,40ha trong đó đất nông nghiệp là 12.792,50ha chiếm 15,8% tổng diện tích tự
nhiên, đất lâm nghiệp 57.973,00ha, đất chuyên dùng là 2.283,80ha, đất ở chiếm
795,50 ha.
Trước đây, ở Lục Yên diện tích rừng tự nhiên khá rộng với nhiều loại gỗ
quý như: lát hoa, sến, táu, chò chỉ...và bạt ngàn tre nứa. Thú quý có hổ, báo, gấu,
cầy hương... Nhưng do phá rừng làm nương rẫy và khai thác khá ồ ạt, kéo dài
dẫn đến diện tích rừng tự nhiên bị giảm, một số loài thú quý không còn. Rừng và
tài nguyên rừng là một trong những thế mạnh của huyện. Rừng núi Lục Yên có
hình dáng khác nhau. Có những ngọn núi, hang động được ghi vào sử sách. Lê
Quý Đôn đã viết: Trên bờ khe Đài Kỵ châu Lục Yên có núi Thần Áo Đen. Tương
truyền, Vua Áo Đen là một vị tướng, trong một cuôc chiến chống ngoại xâm, ông
chiến đấu rất dũng cảm, song do quân ít không chống cự được và phải lui dần,
cuối cùng bị vây chặt ở chân dãy núi đá vùng Tân Lĩnh ngày nay. Sau những trận
kịch chiến, không thể giải vây ông đã hóa đá cùng con ngựa bay lên trên ngọn
núi đá. Từ đó trở đi, ở vách núi, nơi không có cây cối nào mọc được còn lưu giữ
hình bóng của ông và con ngựa. Núi đấy được nhân dân trong vùng gọi là núi
Thần Áo Đen (hay Vua Áo Đen vì ông mặc y phục màu đen) [32, tr.194,195].
Chế độ thủy văn của huyện Lục Yên khá phong phú nhờ hệ thống sông, suối,
ngòi phân bổ đều, nguồn nước dồi dào phục vụ nhu cầu của đời sống sinh hoạt của
nhân dân và các ngành kinh tế quốc dân, có tiềm năng thủy lợi, thủy điện. Sông Chảy

14
(tên cổ là Trôi Hà hoặc sông Đạo Ngạn) là một phụ lưu lớn của sông Lô bắt nguồn từ
vùng Tây Côn Lĩnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa phận huyện dài 60
km, sách Đại Nam nhất thống chí :“Sông Chảy cũng gọi sông Trôi, ở cách châu Lục
Yên 60 dặm về phía Đông Bắc, phát nguyên từ châu Thủy Vĩ tỉnh Hưng Hóa, chảy
vào địa phận châu Lục Yên rồi chảy qua địa phận châu Thu làm sông Đạo Ngạn, lại
chảy 80 dặm, rồi vào địa phận tỉnh Sơn Tây. Bờ phía hữu thuộc địa phận hai huyện
Hạ Hòa và Tây Quan tỉnh Sơn Tây” [34, tr.335].
Lưu vực sông Chảy được giới hạn khá rõ, phía bắc là vùng núi cao trên 1.500m.
Địa hình của lưu vực thấp dần từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam. Phía Tây là
dãy Con Voi cao từ 700m đến 1.450m. Hướng dốc địa hình đã tạo ra hướng chảy ở
trung, hạ lưu là Tây Bắc - Đông Nam. Do sông Chảy xâm thực trên một nền đá rắn kết
tinh nên có thác ghềnh. Mùa mưa dòng chảy xiết nhưng thác ghềnh không nhiều vì vậy
thuyền, bè đi lai tương đối thuận tiện. Ngoài sông Chảy, Lục Yên còn có hệ thống ngòi,
rạch khá phong phú như ngòi Trúc Lâu, ngòi Vàn, ngòi Đại Cại, Khánh Thiện… lớn
nhất là ngòi Biệc (tên cổ là Bích Đà). Bắt nguồn từ vùng núi cao Mai Sơn, Lâm
Thượng chảy dọc thung lũng Bắc Pha, xuống làng Mường, làng Ói đổ vào sông chảy
tại cửa Đầu Đồng xã Ngọc Chấn huyện Yên Bình.
Ngoài hệ thống sông ngòi, hiện nay Lục Yên còn có hệ thống ao, hồ khá
phong phú, tiêu biểu là hồ Thác Bà. Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và
Lục Yên của tỉnh Yên Bái, được hình thành khi đắp đập ngăn dòng sông Chảy để
xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà đầu tiên của miền Bắc, hoàn tất vào năm
1970. Đây là là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, bao phủ hơn
1.300 hòn đảo lớn nhỏ. Diện tích vùng hồ trải rộng 23.400ha, diện tích mặt nước đạt
19.050ha, kéo dài khoảng 80km, mực nước dao động từ 46m - 58m, chứa được 3 - 4
tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà
còn có các sông lớn như ngòi Hành, ngòi Cát... đổ về, bồi lắng phù sa quanh năm,
tạo điều kiện cho hệ động thực vật phát triển phong phú.
Những yếu tố về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn đã tạo nên
nhiều yếu tố thuận lợi cho Lục Yên xây dựng cơ cấu kinh tế Nông - Lâm - Ngư -
Công nghiệp và dịch vụ khai khoáng. Lục Yên là nơi sản xuất lúa lớn thứ hai của

15
tỉnh Yên Bái. Bên cạnh cây lúa còn có điều kiện phát triển mạnh cây lạc, ngô, đỗ
tương. Đặc biệt với những vùng được thiên nhiên ưu đãi đất đai thích hợp, còn có
thế mạnh phát triển vườn cam, hồng đặc sản mang tính chất hàng hóa. Về chăn
nuôi, ngoài việc phát triển đàn lợn, trâu mang tính chất truyền thống, còn có nhiều
tiềm năng tăng nhanh về sản lượng nuôi đánh bắt cá.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, địa phương cũng chịu nhiều hậu quả do
đặc điểm của thời tiết gây ra. Mùa đông nhiều đợt gió lạnh buốt tràn về gây ra
sương muối, đầu mùa hè những đợt gió tây nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, súc vật và cây trồng. Thiên tai như hạn hán, lũ lụt, mưa đá, sương muối
đã gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện, đặc biệt là
đối với nông nghiệp, lâm nghiệp.
Tài nguyên, khoáng sản cũng là một trong những tiềm năng, thế mạnh của
huyện. Về khoáng sản quý có pirit, phôtphorit, đá quý, than, đã được xác định trữ
lượng và bước đầu đi vào khai thác. Vàng sa khoáng phân bố ở nhiều vùng. Đặc biệt
một số vật liệu xây dựng như đá hoa, đá vôi, đá trắng chất lượng cao, cát, sỏi có trữ
lượng lớn. Cũng chính vì vậy mà Lục Yên được mệnh danh là vùng đất Ngọc.
1.2. Lịch sử hành chính
Lịch sử hành chính huyện Lục Yên gắn liền với lịch sử phát triển của
vùng đất Tuyên Quang.
Tuyên Quang thời Hùng Vương là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt,
vùng đất này là địa bàn cư trú của vùng Tây Vu. Trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài
hàng nghìn năm, vùng đất này vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận
Giao Chỉ. Đến thế kỷ XI mang tên châu Bình Nguyên, thời Lý thuộc Phủ Phú
Lương, thời Trần là Trường Phú Linh.

thế k

Thời thuộc Minh. Minh Thành Tổ xuống chiếu đổi nước ta làm quận Giao Chỉ

16
như một địa phương của nhà Minh. Dưới quận, nhà Minh lập ra 15 phủ gồm 36 châu,
181 huyện và 5 châu trực thuộc thẳng vào quận; trong đó Tuyên Quang thuộc châu
Tuyên Hóa, rồi phủ Tuyên Hóa trực thuộc quận Giao Chỉ.
Theo Minh thực lục: Năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) đổi trấn Tuyên Quang thành
châu Tuyên Hóa. Châu Tuyên Hóa lĩnh 9 huyện: Khoáng, Đương Đạo, Văn Yên,
Bình Nguyên, Để Giang, Thu Vật, Đại Man, Dương, Ất. Năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408):
Thăng châu Tuyên Hóa thành phủ Tuyên Hóa, vẫn gồm 9 huyện như trước. Năm
Vĩnh Lạc thứ 17 (1419) sáp nhập huyện Văn Yên vào huyện Khoáng; huyện Ất vào
huyện Để Giang [47, tr.260].
Thời Lê sơ, cả nước chia làm 5 đạo: Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Tây đạo,
Hải đạo và chia các lộ, trấn, phủ, châu, huyện lệ thuộc vào các đạo. Tuyên Quang
thuộc vào Tây đạo.

Thừa Tuyên Quang có 1 phủ, 1 huyện, 5 châu: Phủ Yên


Bình; Huyện Phúc Yên (Hàm Yên); 5 châu: Thu Vật, Lục Yên, Đại Man (Chiêm
Hóa), Vị Xuyên, Bảo Lạc [8, tr. 143].
Sau năm 1802, vua Gia Long bắt tay vào củng cố bộ máy cai trị từ trung ương
đến địa phương. Vùng đất Lục Yên, Gia Long vẫn theo lệ cũ của nhà Lê giữ nguyên
như vậy.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí:“Tên châu đặt từ thời Lê Quang Thuận, do
thổ tù nối đời quản trị; bản triều đầu đời Gia Long vẫn theo như thế; năm Minh
Mệnh thứ 16 đổi đặt lưu quan, lãnh 6 tổng, gồm 27 xã thôn; năm Tự Đức thứ 4, bỏ tri
châu do phủ kiêm nhiếp. Châu lị ở xã Thuận Mục nay bỏ” [34, tr.321]. Cũng theo
sách Đồng khánh địa dư chí, châu Lục Yên có 6 tổng gồm 27 xã. Các tổng, xã của
châu Lục Yên như sau:
Tổng Bì Hạ: Bì Hạ, Dự Vi, Vĩnh Lạc, Cổ Văn, Từ Hiếu, Liễu Đô.
Tổng Trúc Lâu: Trúc Lâu, Động Quan, Tô Trà, Tô Mậu
Tổng Lâm Trường Thượng: Lâm Trường Thượng, Lâm Trường Trung, Tòng
Lệnh, Đào Lâm, Minh Chuẩn.

17
Tổng Lâm Trường Hạ: Lâm Trường Hạ, Đà Dương, Thản Cù, Nhân
Mục, Thuận Mục.
Tổng Lương Sơn: Lương Sơn, Phúc Khánh, Canh Quan, Lâm Vân.
Tổng Nghĩa Đô: Nghĩa Đô, Xuân Kỳ, Vị Thượng [51, tr. 867, 868].
Thời Pháp thuộc, sau khi đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ và Bắc Kỳ, năm
1887, thực dân Pháp đánh chiếm Lục Yên, thiết lập bộ máy cai trị mới. Ngày 11
tháng 4 năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Yên
Bái, huyện Lục Yên trực thuộc tỉnh Yên Bái [4, tr. 37].
Tháng 7 năm 1945, huyện Lục Yên thuộc tỉnh Tuyên Quang và đến tháng 12
lại trở về tỉnh Yên Bái. Đến năm 1965 huyện Lục Yên được tách ra thành 2 huyện
là Lục Yên và Bảo Yên.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Lào Cai, Yên Bái,
Nghĩa Lộ (các huyện Mù Căng Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, Than Uyên) thành lập
tỉnh Hoàng Liên Sơn . Lục Yên thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết
chia tỉnh Hoàng Liên Sơn để tái lập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, huyện Lục Yên
thuộc tỉnh Yên Bái [4, tr.16].
Hiện nay, huyện Lục Yên có 24 đơn vị hành chính với 1 thị trấn Yên Thế và
23 xã: Tân Phượng, Lâm Thượng, Khánh Thiện, Minh Chuẩn, Khai Trung, Mai
Sơn, An Lạc, Tô Mậu, Tân Lĩnh, Yên Thắng, Minh Xuân, Mường Lai, Khánh Hoà,
Động Quan, Tân Lập, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Minh Tiến, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Trung
Tâm, Phan Thanh, An Phú. Với 261 thôn bản, cụ thể:
- Xã An Lạc (7 thôn): Làng Đũng, Làng Hốc, Làng Chà Trong, Làng Chà
Ngoài, Làng Hàm Rồng, Khe Điểu, Lâm Sinh.
- An Phú (14 thôn): Thôn Khau Cuồng, Thôn Khau Xén, Nà Hà, Đồng Dân,
Tổng Khuyển, Khau Vi, Nà Lại, Khau Ca, Làng Sóa, Nà Dụ, Lũng Đẩy, Cao Khánh,
Mỏ Cao, Tân Lập.
- Liễu Đô (11 thôn): Tân Quang, Tiền Phong, Đồng Tâm, Cây Mơ, Cây Thị,
Nà Nọi, Chính Quân, Kha Bán, Cốc Bó, Ngòi Tàu, Ngòi Kèn.
- Động Quan (16 thôn): Khe Đươn, Đồng cò, Khe Nàng, Thâm Lương, Khe

18
Chay, Khe Lác, Đồng Sát, Nà Hốc, Đồng Rèn, Khe Dầu, Nà Trú, Làng Tại, Làng
Nong, Làng Tăm, Làng Thêm, Hồng Quang.
- Tân Phượng (8 thôn): Bó My 1, Bó My 2, Khiểng Khun 1, Khiểng Khun 2,
Lũng Cọ 1, Lũng Cọ 2, Khe Bín 1, Khe Bín 2.
- Lâm Thượng (18 bản): Bản Lẹng, Bản Khéo, Bản Tông Pắng A, Bản Tông
Pắng B, Bản Tông Cại, Bản Tông Pình, Bản Nặm Chắn, Bản Hin Lạn A, Bản Hin
Lạn B, Nản Thâm Pất, Bản Chang, Bản Nà Pồng, Bản Nà Kèn, Bản Nà Bẻ, Bản Nặm
Chọ, Bản Muổi, Bản Thâm Lay, Bản Nà Kéo.
- Khánh Thiện (16 thôn): Hua Tông, Tông Luông, Nà Tông, Tông Mộ, Tông
Áng, Đon Po, Tạng Tát, Nà Lạn, Làng Giàu, Tông Quan, Nà Luồng, Khe Phay, Reo
Nác, Nà Bó, Nà Khang, Khuôn Co.
- Minh Chuẩn (9 thôn): Khuổi Khít, Co Cại, Đồng Kè, Ngòi Nạc, Nà Phung,
Làng Bướm, Làng Khánh Trong, Làng Khánh Ngoài, Sân Tập.
- Khai Trung (5 thôn): Giáp Chảy, Giáp Luồng, Giáp Cang, Tát Én, Khe Lùng
- Mai Sơn (8 thôn): Sơn Hạ, Sơn Đông, Sơn Nam, Sơn Trung, Sơn Bắc, Sơn
Thượng, Sơn Tây, Đán Đăm.
- Tô Mậu (3 bản, 9 xóm): Bản Mường, Bản Thắm, Bản Chang, Xóm Lợi Hà,
Xóm Hin Lặp, Xóm Soi Cậu, Xóm Gốc Diễn, Xóm Cửa Ngòi, Xóm Nà Hỏa, Xóm
Nà Pan, Xóm Nà Hốc, Xóm Nà Ó.
- Tân Lĩnh (18 thôn): Hin Trang, Chuông Trong, Chuông Ngoài, Làng Mo,
Làng Cốc, Bến Mảng, Cẩu Vè, Thâm Rằng, Sâng Ngoài, Sâng Trong, Sâng Chang,
Ngọc Minh, Bến Lăn, Trần Phú, Khuôn Thống, Bản Ính, Xóm Tía, Xóm Ngõa.
- Yên Thắng (có 8 thôn): Đồng Cáy, Hin Lò, Làng Già, Làng Phạ, Làng Thọc,
Thoi Xóa, Nà Khao, Thâm Pồng.
- Minh Xuân (13 thôn): Nà Khà, Nà Vài, Bản Cố, Bản Yên, Tông Pha, Tông
Cụm, Chang Thành, Bó Ngược, Bản Giạng, Tông Cáy, Tông Poọng, Đon Cạng, Bản Ất.
- Mường Lai (22 thôn): Nà Chao, Từ Hiếu, Nà Khoang, Nà Chèn, Nà Bó, Nà
Quành, Khau Quảng, Roong Loỏng, Nà Thợ, Nà Bái, Bản Cạu, Roong Đeng, Nà
Vân, Tặng An, Nà Va, Nà Chùa, Nà Cáy, Nà Ngàm, Thâm Bưa, Khuôn Thếp, Nà
Nhàn 1, Nà Nhàn 2.

19
- Khánh Hoà (7 thôn): Kim Long, Làng Chạp, Khe Pắng, Làng Khương,
Làng Nộc, Khe Chung, Tát Kiêu.
- Tân Lập (11 thôn): Bản São, Bản Xiêng 1, Bản Xiêng 2, Bản Tại, Bản
Chang, Bản Hạ, Bản Lũng, Bản Ao Sen, Bản Thanh Giang, Bản Cát 1, Bản Cát 2.
- Vĩnh Lạc (11 thôn): Yên Phú, Làng Tả, Yên Thịnh, Làng Mường, Bó Luông,
Bến Muỗm, Pù Thạo, Vĩnh Đông, Loong Xe, Bó Mạ, Làng Mác.
- Minh Tiến (14 thôn): Làng Mang, Làng Mang, Khuôn Pục, Làng Quỵ, Tông
Táng, Khau Sảo, Làng Trạng, Khau Dự, Khau Phá, Làng Ven, Làng Chang, Khe Vai,
Khau Nghiềm, Sắc Phất.
- Trúc Lâu (11 thôn): Cửa Khập, Tu Trạng, Bản Chang, Khe Giang, Tông
Châng, Trung Tâm, Nà Hiên, Bản Lẫu, Bản Pạu, Bản Riềng, Bản Lạn.
- Phúc Lợi (4 thôn): Thôn Túc, Thôn Thuồng, Thôn Thuồng, Thôn Vàn.
- Trung Tâm (10 thôn): Thôn Sâm Trên, Thôn Sâm Dưới, Thôn Sài Lớn, Thôn
Khe Vầu, Thôn Làng Lạnh, Thôn Khe Hùm, Thôn Sài Trên, Thôn Sài Dưới, Thôn
Ngòi Thìu, Thôn Làng Đát.
- Phan Thanh (8 thôn): Thôn Bản Kè, Bản Năn, Bản Chang, Bản Thủy Văn,
Bản Hốc, Bản Xả, Thôn Bản Ro, Bản Dầu [93].
1.3. Các thành phần dân tộc
Lục Yên cũng như các huyện khác của tỉnh Yên Bái, là mảnh đất vốn có lịch
sử lâu đời. Từ xa xưa đã có sự tồn tại của con người.
Từ tháng 10 năm 1963 đến tháng 12 năm 1964, các nhà khảo cổ học đã khai
quật di chỉ tại hang Hùm (địa phận xã Tân Lập ngày nay). Tại hang Hùm, hàng
ngàn hóa thạch của 30 loài được phát hiện, đặc biệt việc tìm thấy những chiếc răng
hàm của người khôn ngoan đã chứng tỏ Lục Yên là vùng đất có người của thời kì đồ
đá cũ tồn tại và phát triển [4, tr.16].
Văn hóa đá mới mà tiêu biểu là giai đoạn hậu kỳ đá mới được tìm thấy ở
nhiều điểm thuộc lưu vực sông Chảy. Đặc trưng nổi bật của thời kỳ này là rìu bôn
có vai, tìm thấy ở Lũng Ro (Phan Thanh), Khuôn Thống (Tân Lĩnh).
Những dấu tích của thời đại kim khí cũng tìm thấy ở Lục Yên với trống đồng
Ngòi Vặc (nay thuộc xã Minh Xuân) mang phong cách của trống đồng Đông Sơn.

20
Như vậy là các di chỉ khảo cổ học thuộc văn minh sông Hồng của thời đại Hùng
Vương đã có mặt ở các vùng đất trong đó có Lục Yên. Con người ở đây đã rời hang
động trong rừng, núi xuống cư trú ở vùng thấp và các dải đất ven sông Chảy để
canh tác. Họ dùng rìu đá mài, rìu đồng để làm đất. Khi kỹ thuật luyện kim phát triển
xuất hiện thêm lưỡi cày, lưỡi cuốc. Nghề gốm, sành, sứ xuất hiện đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt của con người. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những đồ dùng bằng
gốm, sành với nhiều niên đại khác nhau ở Tân Lĩnh, Yên Thắng, Tân Lập...
Từ những di chỉ, di vật phát hiện ở địa phương cho ta biết một chặng
đường kéo dài hàng vạn năm từ thời đồ đá cũ đến thời đồng thau. Chứng tỏ Lục
Yên nằm trong khu vực địa bàn sinh tồn và phát triển liên tục của người Việt cổ
trên đất nước ta. Đến nay trên dải đất Lục Yên đã có nhiều dân tộc cùng sinh
sống. Sự phân bố dân cư - dân tộc mang yếu tố xen kẽ cao, thấp khác nhau.
Sách Đồng Khánh địa dư chí có viết: “Châu hạt đều là người Thổ (Tày),
người Nùng, người Mán, chuyên làm ruộng đốn củi. Một ít người có học chữ. Tục
chuộng tiết kiệm, đại để giống phong tục Thu Châu, Hàm Yên” [51, tr.868].
Huyện có 4 dân tộc cùng chung sống là Tày, Dao, Kinh, Nùng và 13 dân tộc
khác, như dân tộc: Hoa, Sán Chay, Khơ Mú, Giáy.... Theo số liệu của Chi cục
Thống kê huyện Lục Yên, tính đến tháng 12 năm 2015 toàn huyện có 107.732 nhân
khẩu được phân bố theo các dân tộc sau:
Bảng 1.1. Thành phần các dân tộc huyện Lục Yên
STT Dân tộc Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Tày 58.068 53,9
2 Dao 20.576 19,1
3 Kinh 17.485 16,23
4 Nùng 11.096 10,3
6 Các dân tộc khác 507 0,47
Tổng số 107.732 100
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lục Yên, 2015
Trên cơ sở tư liệu hiện có và kết quả khảo sát thực tế có thể khái quát về các
thành phần dân tộc như sau:

21
1.3.1. Dân tộc Tày
Dân tộc tày là một cộng đồng thuộc ngôn ngữ Tày – Thái. Tộc danh Tày có lẽ
bắt nguồn từ cư dân chuyên nghề cày ruộng, mà bộ nông cụ tiêu biểu là cái cày, tiếng
Tày - Thái truyền thống gọi cái cày là “Mạc Thay” hay “Thây” rồi biến âm thành Tày
hay Thái (cũng có dụng ý như vậy khi người Tày được gọi là Cần Nà, tức người cày
ruộng). Từ thế kỉ XV, người Tày còn được gọi là người Thổ để phân biệt giữa thổ
quan địa phương với lưu quan người Kinh từ dưới xuôi lên. Lưu quan người Kinh bị
thổ hóa gọi là Thổ lưu quan. Thổ trong trường hợp này được hiểu là người bản xứ
hay “thổ địa”. Từ 1945 trở lại đây thống nhất cách gọi là dân tộc Tày.
Theo số liệu thống kê tỉnh Yên Bái, Dân tộc Tày chiếm khoảng hơn 17% dân
số toàn tỉnh, sống tập trung trong 7 huyện và chủ yếu là ở huyện Lục Yên. Ở Lục
Yên, dân tộc Tày lại chiếm số dân đông nhất trong huyện (có khoảng 58.068 người,
chiếm 53,9% dân số trong toàn huyện).
Địa bàn cư trú của đồng bào Tày phần lớn ở những nơi có điều kiện sản xuất
nông nghiệp và thuận lợi giao thông, sống tập trung ở các xã như: xã Tân Lĩnh, Động
Quan, Minh Xuân, Tân Lập, Mường Lai...Tuy vậy, cũng có những nơi đồng bào Tày
sinh sống ở các xã vùng cao như: xã Lâm Thượng, Khánh Thiện... Họ sống xen cư
với các dân tộc khác trong huyện. Kinh tế chủ yếu của người Tày là làm ruộng nước,
chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Người Tày ở Lục Yên có ba bộ phận hợp thành:
Thứ nhất, người Tày hay “Thổ”, là những người đã sinh sống từ lâu đời ở địa
phương, tức là người Tày bản địa. Qua số liệu thống kê của huyện cũng như qua khảo
sát thực tế cho thấy, cư dân Lục Yên chủ yếu là người Tày bản địa. Hiện nay chiếm
ưu thế trong tộc người Tày là họ Hoàng (Hiện nay, dòng họ này có nhiều người nắm
giữ vai trò lãnh đạo trong huyện với nhiều chức vụ như: Hoàng Văn Đạo - Chánh
Thanh tra huyện, Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Hoàng Viễn - Trưởng phòng Tài chính và Kế hoạch...)
Thứ hai, là bộ phận người Tày gốc Kinh từ miền xuôi lên theo lệnh của triều
đình, đi dạy học hoặc đi tìm đất để sinh nhai, sau đó ở lại địa phương làm ăn sinh
sống với người Tày và đã “Tày hóa”. Những người này do sinh sống ở địa phương

22
lâu ngày, một số dòng họ đã trở thành người Tày bản địa, vì thế người Tày ở Lục Yên
có câu “Kinh già hóa Thổ”. Cụ thể ở xã Tòng Lệnh (nay là xã Phan Thanh), theo các
cụ cao tuổi kể rằng: Tổ tiên một bộ phận cư dân ở đây có nguồn gốc là người Kinh
quê quán ở Hải Dương, Hải Phòng làm nghề đánh cá biển, trong quá trình giao lưu
buôn bán lâm thổ sản, ban đầu là buôn bè tre giang (lạt giang) về xuôi, nên gọi là
“Keo mạy ràng” (Kinh buôn giang). Tiếp theo là nhiều lý do khác, họ di cư lên lập
nghiệp tại Vạn Thiều, đặt tên cho quần cư của mình là “Vạn” (tức nghề cá) gắn với
địa danh sở tại là xã Xuân Thiều rồi thành Vạn Thiều sau này. Trải qua nhiều đời, sự
giao thoa giữa hai nền văn hóa miền núi và miền biển hòa quyện với nhau, dần dà trở
thành người Tày. Nhìn chung người Tày thuộc các dòng họ Nguyễn, Đinh, Cao, Vũ,
Hà, Phạm…đều là gốc Kinh [85].
Thứ ba, bộ phận Tày - Nùng từ Quảng Tây, Trung Quốc tới Lục Yên tìm kế
lập nghiệp. Vùng tả hữu Giang Quảng Tây vốn là vùng quê cha đất tổ của người Tày-
Thái. Một nhóm họ tự gọi mình là người Tày, còn người Nùng có thể là một bộ phận
người Tày lệ thuộc quyền lực của họ Nông, là người của họ Nông, hay Nùng, nên gọi
là họ Nùng. Từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, do ách thống trị hà khắc của nhà
Thanh, việc làm ăn sinh sống gặp nhiều khó khăn. Khởi nghĩa nông dân Thái Bình
Thiên Quốc bị triều đình Mãn Thanh đàn áp dã man. Nhiều người đã rời bỏ quê
hương sang đất Việt Nam trong đó có Lục Yên để tìm kế sinh nhai. Họ đã nhanh
chóng hòa nhập với các bộ tộc dân tộc Tày bản địa một cách tự nhiên.
Trong quá trình lịch sử, dân tộc Tày nói chung và dân tộc Tày ở Lục Yên nói
riêng dù là người Tày bản địa “cốc đin mác nhả” hay người Tày gốc Kinh ở miền
xuôi lên, người Tày - Nùng từ Trung Quốc sang, đều đã sớm tự nguyện hòa hợp, cố
kết lại với nhau thành cộng đồng người Tày.
1.3.2 Dân tộc Dao
Hiện nay người Dao ở Lục Yên có số dân đứng thứ hai sau dân tộc Tày, với
dân số khoảng 20.576 người (chiếm 19,1% dân số trong toàn huyện). Người Dao vốn
không phải cư dân bản địa. Về nguồn gốc của người Dao thì trong cộng đồng dân
tộc Dao vẫn còn lưu truyền rộng rãi trong truyện Bàn Hồ. Bàn Hồ không chỉ là câu
chuyện truyền khẩu, mà nó còn được ghi khá chi tiết trong các cuốn bảng văn và
trong các cuốn sách cúng của người Dao. Quá trình di cư vào Việt Nam có thể bắt

23
đầu từ thế kỷ XIII cho đến những năm 40 của thế kỷ XX. Người Dao cư trú ở tây bắc
Bắc Bộ, đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII và đi theo đường bộ. Còn người Dao ở
Đông Bắc Bắc Bộ và một số tỉnh trung du cũng bắt đầu đến Việt Nam vào khoảng thế
kỷ XIII cho đến thế kỷ XX, họ đi bằng đường thủy là chủ yếu [11, tr. 22]. Khi định
cư ở Việt Nam, họ có nhiều tên gọi khác nhau: Dao Nhân, Kiềm Miền, Dụ Lẩy Miền,
Ồ Gang Miền, Dụ Kùn Miền, Cần Đông, Cần Khau, Cần Téo Chèn… Người Dao ở
Lục Yên chia ra các ngành: Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Làn Tuyển, Dao
Đỏ. Tên gọi các ngành Dao hầu hết căn cứ vào trang phục mà đặt tên. Tuy tiếng nói
và phong tục tập quán không hoàn toàn giống nhau nhưng các ngành Dao trên rất
đoàn kết trong xây dựng bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Địa bàn cư trú của họ chủ
yếu vùng núi thấp, dọc theo các con suối thành các bản riêng biệt, khoảng cách giữa
các nhà thưa thớt. Họ sống tập trung đông nhất là ở các xã Động Quan, Phúc Lợi, Tân
Phượng và Khai Trung. Nguồn sống chính của họ là trồng lúa nước, lúa nương, chăn
nuôi, trồng cây ăn quả, … Nhìn chung, trình độ canh tác của người Dao ở Lục Yên
thấp, nghề phụ không phát triển, chưa biết tận dụng khả năng của đất đai. Hiện nay,
một số người Dao ở Lục Yên nhờ có thu nhập từ cây quế nên nhiều gia đình khá giả,
đây là nghề truyền thống mới được tái lập của người Dao dùng làm của hồi môn cho
con cái xây dựng gia đình. Dân tộc Dao ở Lục Yên cũng giống như các dân tộc khác
trong huyện đã hòa đồng, gắn kết với nhau.
1.3.3. Dân tộc Kinh
Dân tộc Kinh là dân tộc đa số ở Việt Nam với tỷ lệ dân cư đông nhất. Người
Kinh còn có tên gọi khác là người Việt. Còn người Tày thì gọi người Kinh là “Cần
Keo”, theo đó các dân tộc khác cũng gọi người Kinh là “Cần Keo”.
Ở Lục Yên dân tộc Kinh có số dân đứng thứ 3 trong huyện, dân số là 17.485
(chiếm 16,23%). Về nguồn gốc, họ từ dưới xuôi lên, có bộ phận là những người lên
buôn bán. Có bộ phận là những người nghèo tha phương cầu thực, lên miền núi làm
ăn. Có bộ phận khác là con, cháu của các quan quân nhà Mạc chạy lên lánh nạn. Đến
thời kỳ nhà Nguyễn, với chính sách lưu quan, những quan lại khi lên Lục Yên đã
mang theo cả gia quyến và ở lại đây …
Trong cuộc vận động cách mạng để tiến tới tổng thởi nghĩa tháng Tám năm
1945, số người Kinh lên Lục Yên ngày càng nhiều. Đó là những cán bộ, bộ đội đi

24
tuyên truyền vận động cách mạng, tổ chức khởi nghĩa vũ trang, tham gia chiến đấu.
Bên cạnh đó còn bộ phận những gia đình đi tản cư, rời bỏ vùng bị địch tạm chiếm lên
Lục Yên. Sau năm 1954, một số cán bộ, bộ đội và những gia đình tản cư trở lại miền
xuôi, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ đã ở lại lập nghiệp trên mảnh đất Lục Yên.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, với chính sách của nhà nước về “Phát triển
kinh tế - văn hóa miền núi” số người Kinh ở đây gia tăng đáng kể.
Người Kinh ở Lục Yên sinh sống tập trung đông nhất ở thị trấn Yên Thế.
Trước đây dân tộc Kinh ở xã Yên Thắng không nhiều như hiện nay, nhưng đến năm
1967 do thực hiện chuyển dân vùng hồ Thác Bà nên nhiều nhân khẩu người Kinh đã
chuyển vào xã Yên Thắng (đây là xã có số người Kinh đông nhất sau thị trấn Yên
Thế). Ngoài ra, dân tộc Kinh còn cư trú ở các xã: Tân Lĩnh, Minh Xuân, Liễu Đô...
chủ yếu là người Kinh gốc Hà Đông, Nam Định, Hưng Yên. Từ những năm từ năm
1976 đến năm 1985, đồng bào các tỉnh miền xuôi tiếp tục lên xây dựng vùng kinh tế
mới thì số lượng người Kinh ở Lục Yên trở nên đông đúc hơn. Họ sống xen lẫn với
các dân tộc khác trong huyện, chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt
họ rất thông thạo việc buôn bán và kinh doanh.
1.3.2. Dân tộc Nùng
Đại bộ phận người Nùng ở Việt Nam nói chung và ở Lục Yên nói riêng, đều
có nguồn gốc từ Quảng Tây (Trung Quốc). Họ di cư sang Việt Nam cách ngày nay
khoảng 200 đến 300 năm.
Dân tộc Nùng ở Lục Yên có dân số là 11.096 (chiếm 10,3% dân số trong toàn
huyện), sống xen kẽ với các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Hoa…ở rải rác hầu khắp các xã
trong huyện. Nơi tập trung đông nhất là các xã Liễu Đô, Phan Thanh, Yên Thắng,
Tân Lĩnh... Họ chủ yếu chuyển cư đến từ Cao Bằng, Tuyên Quang và Hà Giang; có
một bộ phận nhỏ người Nùng có nguồn gốc từ người Kinh, trong quá trình sống xen
kẽ và giao lưu văn hóa họ tự nhận mình là người Nùng, nói tiếng Nùng, ăn ở và sinh
hoạt theo phong tục người Nùng.
Dân tộc Nùng ở Lục Yên chủ yếu thuộc hai nhóm là Nùng An và Nùng Phủ
(tên chỉ nhóm địa phương của người Nùng). Người Nùng An và người Nùng Phủ có
phong tục tập quán cơ bản giống nhau nhưng có sự khác nhau về tiếng nói. Tiếng
Nùng An phát âm gần như tiếng Cao Lan - Sán Chay và tiếng Giáy. Tiếng nói người

25
Nùng Phủ ảnh hưởng âm sắc của tiếng Tày. Ví dụ ông Hoàng Nừng sinh năm 1939,
sống tại xã Phan Thanh, là người dân tộc Nùng và là hậu duệ đời thứ 9 sinh sống ở
đây, ông có thể nghe và nói được tiếng Tày [90].
Dân tộc Nùng ở Lục Yên mang các họ: Nông, Mông, Hoàng.
Do địa bàn cư trú của người Nùng ở nơi có nhiều rừng, núi và ở khoảng giữa
là thung lũng lòng chảo nên đồng bào Nùng rất thành thạo trong khai thác đất đồi,
làm nương rẫy, đất bằng trồng lúa nước.
Nguồn sống chính người Nùng ở Lục Yên là làm ruộng và trồng các loại hoa màu
như: ngô, khoai, sắn... cách trồng trọt và công cụ sản xuất giống như người Tày.
Tóm lại, các dân tộc ở Lục Yên dù là người dân bản địa hay dân nhập cư, dù là
người miền xuôi hay miền ngược nhưng khi cùng chung sống các dân tộc nơi đây đều
có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Tuy khác nhau về ngôn ngữ,
phong tục tập quán song họ gắn bó mật thiết với nhau trong lao động sản xuất, kinh
doanh, công tác, học tập và sinh hoạt cộng đồng tạo nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng
và phong phú.
1.4. Khái quát tình hình chính trị - xã hội
Nhà Nguyễn được thiết lập, vua Gia Long về cơ bản vẫn tiếp tục thực hiện
chính sách của nhà Lê ở Bắc Hà, phần lớn có dòng họ thổ tù, lang cun, lang đạo ở các
trấn biên giới phía Bắc vẫn chịu nhiều ân sủng của nhà Lê. Vì vậy vua Gia Long đã
sử dụng con cháu nhà Lê trong một số công việc. Ngoài ra Gia Long còn miễn thuế
cho các phiên thần thời Lê. Các chính sách này nhằm ngăn chặn những cuộc nổi dậy
hay chống đối của các phiên thần nhà Lê. Khoảng 20 năm đầu thế kỷ XIX, nhà
Nguyễn tiếp tục duy trì chế độ phiên thần cho các thổ tù biên giới, được gọi là thổ
quan. Năm 1802, các phủ, huyện, châu, thổ dân ở Hưng Hóa, Quảng Yên, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn lấy quan người địa phương quản lãnh (thổ quan).
Trong bộ máy chính quyền Gia Long còn đặt chức Man Phủ Sứ để chuyên trách công
việc phủ dụ lôi kéo các tộc người miền núi.
Dưới thời vua Gia Long chính quyền địa phương về cơ bản vẫn được tổ
chức như triều Lê - Trịnh ở miền Bắc. Năm 1820, Minh Mệnh lên ngôi vua, một
mặt ông tiếp tục duy trì chính sách của vua cha, mặt khác tăng cường sự kiểm soát
của chính quyền trung ương đến địa phương .

26
Nếu như đầu thời nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ “phiên thần”, thổ quan thì
giờ đây Minh Mệnh từng bước xóa bỏ chế độ này và thực hiện biện pháp người
Kinh và người Thổ cùng cai trị. Năm 1821, Minh Mệnh nghị chuẩn cho tạm đặt
các chức cai châu biên giới. Những chức này triều đình cho phép các quan đứng
đầu trấn chọn người có năng lực ở địa phương đảm nhiệm.
Năm 1827, Minh Mệnh xóa bỏ chức quan: Tuyên úy đại sứ, Tuyên úy sứ,
châu thảo sứ, phòng ngự đồng tri, phòng ngự thiêm sự trao cho các thổ tù cai trị ở
miền núi được đặt ra từ đầu thời Nguyễn thay bằng các chức tri phủ, tri huyện,
huyện thừa như ở khu vực đồng bằng. Nhưng các viên quan này đều do người địa
phương phụ trách có thêm chữ “Thổ” ở đằng trước (Thổ tri phủ, Thổ tri huyện...).
Đến năm 1829, Minh Mệnh ban hành chính sách khá cứng rắn đối với tầng lớp thổ
tù: Trong thành hạt theo công việc nhiều hay ít, dân số đông hay thưa nên đặt thổ
tri châu, tri huyện, huyện thừa, lại mục... thì định rõ ràng. Không cứ thổ ty, hào
mục cứ trong hạt ai là người có trách nhiệm, tài năng cần cán, vốn được nhân dân
tin phục thì chọn cử tâu lên, không được theo trước xưng là tập quản. Việc phân
định chức vụ theo số dân hết sức rõ ràng: đinh từ 5.000 người, ruộng từ 500 mẫu
trở lên thì đặt 1 Thổ tri châu, huyện đặt 1 Thổ tri huyện cùng thổ lại mục đều 1
người: đinh từ 100 người, ruộng từ 100 mẫu trở lên thì đặt 1 Thổ tri châu, huyện
đặt 1 Thổ huyện thừa; đinh điền không đủ 100 thì đặt 1 thổ lại mục [36, tr. 862].
Năm 1831, Minh Mệnh giải thích rõ ràng việc bãi bỏ chế độ thổ ty thế tập ở
các trấn biên giới vì: Lệ thế tập đời xưa là để đền công nhưng con cháu công thần,
nếu có người hư hỏng triều đình cũng phải truất bãi thì lại thương tổn đến ân điển.
Ví như nhà Hán phong tước hầu chỉ vạch núi thề sông mà thề nhưng mới chỉ vài
đời chỉ còn ba, bốn người thì sách thề cũng chỉ là hão. Chẳng gì bằng luận công
phong tước cho công thần ấy, còn con cháu thì tùy tài chức, thế là giữ cho trọn vẹn
cứ gì phải thế tập mới là đền công [37, tr. 224].
Trong thời kì đầu Gia Long chia cả nước ra làm: Gia Định thành gồm 5 trấn, Bắc
Thành gồm 11 trấn. Đến năm 1831 - 1832, Minh Mệnh đã tiến hành một cuộc cải
cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh
chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
Đối với các châu miền núi, tri châu thường do các tù trưởng, thổ tù, lang
đạo quản lãnh. Ở miền thượng du, tình hình chính trị thường không ổn định nên

27
các vua Nguyễn cử quan lại người Kinh lên, có nhiệm vụ chủ yếu là đề xuất việc
thu thuế, dò thám và đàn áp âm mưu phản loạn. Một số tù trưởng trung thành ở
các địa phương xa xôi hiểm yếu được triều đình dựa vào và ban cho quyền hạn đặc
biệt, phong làm ngự sử. Bên cạnh đó thường đặt một viên quan kinh gọi là chiêu
thảo sứ hoặc man phủ sứ. Các chức này gọi là Lưu quan [56, tr.157]. Chính sách
Lưu quan đã được Minh Mệnh mô phỏng theo chính sách của Ung Chính đối với
các dân tộc thiểu số vùng phía Nam Trung Hoa để ngăn chặn xu hướng “li tâm”.
Ông cho rằng đây là một biện pháp tích cực mà “quyền hành nặng nhẹ kiềm chế
lẫn nhau, chức tước lớn nhỏ ràng buộc lấy nhau thực chất là một chính sách hay
trong việc trị dân, nếu mô phỏng mà làm thì nhiều lợi lắm”[56, tr. 158].
Sau đó vua lại ra chỉ dụ: Các thổ châu, huyện ở Hưng Hóa, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng cho chọn bổ lưu quan, vì trước đây có vụ
Nông Văn Vân châu huyện ở các tỉnh còn nhiều chỗ khuyết, nên không thể không
đặt những viên chức sung vào, chứ không phải muốn đổi thổ quan và cho theo về
lưu quan, nhất nhất theo y phong tục kinh đâu. Chẳng những trong bọn thổ quan,
những người quy thuận, hết lòng trung, yên phận mình, giữ phép nước, đều chuẩn
cho vẫn để giữ chức, mà cả đến thổ ty, thổ mục, hễ ai một dạ trung thành, kính
cẩn, không có điều gì khác, cũng sẽ được tùy tài cất dùng, không sao cả. Nay
người Kinh, người Thổ cùng ở xen nhau, chính mong rằng lâu ngày, người Thổ sẽ
tiêm nhiễm thói tục người Kinh, được hun đúc theo đường thiện, cùng hưởng phúc
thái bình. Các đốc phủ, bố, án ở Thượng Ty cũng nên để tâm răn bảo rõ lại, không
nên sinh sự yêu cầu hà khắc, cũng không nên hờ hững không quan tâm. Nếu lưu
quan thuộc tỉnh hạt mình có xảy ra tệ nhũng nhiễu gì thì phải lập tức nghiêm ngặt
tham hặc, không được tư vị che đậy chút nào, quyết không nên coi nhau như kẻ
Tần người Việt, làm ngơ như không nghe thấy [38, tr. 633, 634].
Chính sách Lưu quan đã đem lại những hiệu quả thiết thực thể hiện được
sức mạnh của triều đình từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên chính sách này
đã đụng chạm tới những quyền lợi của các thổ tù, tù trưởng. Vì vậy nó vấp phải sự
chống đối của một số tù trưởng mà nổi bật là Nông Văn Vân nên chế độ Lưu quan
không phải được thực hiện ngay trong một lúc trong tất cả các địa phương miền
núi khu vục phía Bắc mà phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.

28
Trong thời gian từ năm 1828 đến năm 1837, Minh Mệnh chỉ thực thi ở
huyện châu nào khuyết chức thổ quan thì chọn một lưu quan bổ sung, còn thì giữ,
chỉ đặt thêm một chức Lưu quan để cùng hợp đồng với thổ quan mà làm việc. Từ
đó về sau có khuyết thì bổ sung. Đến năm 1838, chế độ Lưu quan mới được thực
hiện một cách triệt để. Những viên Lưu quan này nằm trong bộ máy quan lại thống
nhất, đại diện cho triều đình để quản đất, quản dân, thu tô thuế và tuyển lính, lao
dịch. Tuy nhiên đến thời Thiệu Trị năm 1844, nhà Nguyễn vẫn phải cho đặt lại
chức thổ quan ở các châu huyện biên cương phía Bắc, phải đến thời Tự Đức thì
việc đặt thổ quan mới bị bãi bỏ trong cả nước.
Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, vừa đánh dẹp các cuộc nổi
dậy, thực dân Pháp vừa ra sức củng cố những vùng đất đã bình định xong. Năm
1886, thực dân Pháp xâm lược Yên Bái. Ngày 31/7/1887, thực dân Pháp đánh
chiếm huyện Lục Yên.
Ngày 20/8/1891 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập 4 đạo
quan binh ở vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc thuộc Bắc Kì. Ngày 9/9/1891, toàn
quyền Đông Dương quy định địa bàn Đạo quan binh thứ 3 ở Yên Bái. Ngày 11- 4
– 1900, thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái gồm có phủ Trấn Yên, hai châu Văn
Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Từ năm 1910 – 1920, Pháp
chuyển châu Lục Yên (tỉnh Tuyên Quang) và châu Than Uyên (tỉnh Lai Châu) vào
tỉnh Yên Bái.
Về xã hội, Lục Yên là một huyện miền núi phát triển dựa trên cơ sở kinh tế
nông nghiệp, xã hội nông thôn, vì thế ở nửa đầu thế kỷ XIX, các thành phần trong
xã hội Lục Yên cũng gồm 2 tầng lớp chính: thống trị và bị trị.
Tầng lớp thống trị gồm các Tri phủ, Tri châu, Tri huyện, Tổng trưởng, Cai
tổng. Ngoài ra còn một đội ngũ chức dịch địa phương không nằm trong hệ thống
quan lại nhưng có ảnh hưởng chính trị rất lớn, đó là các chức sắc ở làng xã như Xã
trưởng (thời Gia Long), Lý trưởng (Minh Mệnh), các dịch mục, thôn trưởng, khán
thủ. Bên cạnh đó là một bộ phận địa chủ nhiều ruộng đất (ruộng đất có thể do làm ăn
khai phá, mua tậu, cũng có thể là binh lính chức dịch được nhà nước cấp, cũng không
loại trừ khả năng do cậy quyền thế mà chiếm được), hình thức bóc lột là phát canh
thu tô, lác đác cũng có vài người cho vay lãi và cầm cố ruộng đất. Tuy nhiên, đội ngũ

29
địa chủ ở Lục Yên nói riêng và ở Yên Bái nói chung không nhiều, mức độ bóc lột
không tàn khốc như ở các tỉnh miền xuôi. Đó là do quá trình tập trung ruộng đất ở
Lục Yên không lớn, đồng thời trong quá trình cai trị, bóc lột còn thể hiện phần nào
tình cảm họ hàng, làng xóm, cộng đồng.
Tầng lớp bị trị gồm nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh và người ở.
Một đặc điểm cơ bản của chế độ sở hữu ruộng đất ở Lục Yên là sở hữu ruộng
đất tư rất lớn. Cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp là sở hữu tư về ruộng đất, chính vì
vậy mà tầng lớp nông dân tự canh chiếm ưu thế, người nông dân cày cấy trên mảnh
ruộng của mình (ruộng chủ yếu do khai phá, được thừa kế), chịu nghĩa vụ nộp tô thuế
cho nhà nước cũng như các nghĩa vụ đi lính, phu phen.
Nông dân lĩnh canh là một bộ phận dân cư không có ruộng phải cày cấy trên
ruộng đất của địa chủ, quan lại chịu nghĩa vụ tô thuế với địa chủ, lệ thuộc vào địa chủ
vì ruộng đất, chịu nghĩa vụ với nhà nước.
Người ở là thành phần bần cùng nhất trong xã hội, do làm ăn phá sản thiếu nợ
mà người nông dân phải đi ở đợ cho địa chủ, thổ hào.
Trong xã hội của đồng bào Lục Yên đã có sự phân hóa giàu nghèo, xuất hiện địa
chủ, phú nông dù không nhiều như ở miền xuôi. Mối quan hệ xã hội cơ bản là mối
quan hệ gắn bó cộng đồng của các tộc người. Trong các thành phần xã hội của huyện
Lục Yên còn có một bộ phận không nhỏ là các thày mo, then, pụt, tào. Dù họ không
thoát ly sản xuất nông nghiệp, nhưng do hành nghề cúng bái nên nắm, giữ thế lực thần
quyền, chi phối đời sống tín ngưỡng của đồng bào địa phương, được nhân dân
kính trọng, vì thế chính quyền phong kiến cũng phải kiêng nể họ phần nào.
Với một địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thực dân
Pháp thực hiện chính sách khai thác ráo riết làm cho đời sống của đồng bào các
dân tộc huyện Lục Yên ngày càng cùng cực.
Thuế và phu là hai hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp đối với
người dân Lục Yên. Tùy từng thời kỳ thực dân Pháp điều chỉnh các mức thu nhằm
tăng mức thuế. Chế độ thuế khóa của thực dân Pháp đưa người dân Lục Yên vào
chỗ điêu đứng. Năm 1932, châu Lục Yên có khoảng 12.000 nhân khẩu nhưng
chúng đã thu được 40.000 đồng tiền thuế các loại. Gần 2/3 số nhân khẩu của châu
lâm vào tình trạng thiếu đói, cùng quẫn.

30
Hàng năm thiếu đói từ 5 đến 7 tháng. Bước đầu ở Lục Yên đã có sự phân
hóa xã hội thành các tầng lớp như: Tầng lớp địa chủ: Là con cháu thế tập nhiều thế
hệ tù trưởng. Là lớp người buôn bán. Là chủ nợ. Là binh lính sĩ quan mãn hạn trở
về địa phương. Tầng lớp ấy chia thành bộ phận “cựu chức” đã kinh qua các chức
dịch lớn bé khác nhau. Bộ phận “đương chức” là đại diện cho bộ máy chính quyền
cai trị ở địa phương có quyền lực đối với nhân dân. Hình thức áp bức bóc lột của
họ đối với nhân dân là: Phát canh ruộng đất, cho vay mượn trâu, bò làm sức kéo
để thu tô, thu tức. Phạt vạ, triết công, gán nợ cao nhất là lao dịch không công.Tuy
nhiên tầng lớp địa chủ, phú nông ở Lục Yên không nhiều, tính cố kết cộng đồng
còn đậm nét nên từ ngày có Đảng họ sớm đi theo cách mạng, hòa nhập vào lộ trình
đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân.
Nông dân: là tầng lớp cơ bản của xã hội. Họ làm ruộng và có nghĩa vụ đóng
thuế, đi phu, đi lính. Do thiếu ruộng đất nên một số phải nhận thêm ruộng của địa
chủ cấy rẽ, nộp tô với tỷ lệ từ 3/10 đến 5/10 tùy theo các loại ruộng khác nhau. Ở
vùng cao, nông dân ít ruộng phải làm nương rẫy, nộp thuế, làm lao dịch, tô hiện
vật. Nông dân nói chung phải lao động không công cho chức dịch từ 20-30 ngày
trong năm gọi là “phu đài”. Một bộ phận nhỏ quá nghèo khổ, không có ruộng phải
đi ở cho địa chủ, kỳ mục, chức dịch trở thành kẻ hầu hạ, họ là tầng lớp cố nông.
Tầng lớp nông dân ở Lục Yên chiếm hầu hết dân số, có tư liệu sản xuất ở mức độ
khác nhau. Bản chất thật thà, chất phác, cần cù lao động. Họ sẵn sàng đứng lên
đấu tranh, tham gia vào các cuộc nổi dậy theo thủ lĩnh của họ.
Trong xã hội cũ xuất hiện số ít tiểu thương, tiểu chủ xuất thân từ những
người nông dân ở xuôi lên, Hoa kiều nơi khác đến buôn bán nhỏ, mở quầy hàng
hoặc hoặc sản xuất một số mặt hàng thủ công, chế biến lương thực, thực phẩm
cung ứng nhu cầu nhân dân. Những người này cũng chịu chính sách thuế khóa
nặng nề như thuế môn bài, thuế chợ, thuế thân, thuế nhà ở...
Có một bộ phận khác là hương sư, ký bưu điện, ký nhà thương, học sinh, là
những người có ít nhiều tri thức. Vì vậy, nhiệt tình theo cách mạng, một số trở
thành cốt cán của Đảng.
Trước cách mạng tháng Tám, dưới ách thống trị của thực dân, Pháp tấng
lớp thống trị ở Lục Yên chỉ chiếm số lượng ít, nhưng nắm quyền thực lực, chi phối

31
mọi mặt vật chất và tinh thần của nhân dân. Nhân dân lao động là người làm thuê
bị bóc lột đến cùng. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân
Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. Và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Đó là những mâu thuẫn đối kháng. Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, với một đường lối đúng đắn, các mâu thuẫn trên đã được giải quyết triệt để.
Tiểu kết: Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên
Bái. Là một vùng đất có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên nên đã thu hút
nhiều dòng người tụ lại để sinh cơ lập nghiệp. Trong đó cư dân nguyên thủy là
người Tày thuộc nhóm ngữ hệ Tày - Thái. Trải qua các giai đoạn lịch sử, thành
phần dân cư dân tộc ở Lục Yên có nhiều xáo trộn. Bên cạnh cư dân bản địa là các
tộc người di cư từ nơi khác tới như người Dao, Nùng, Hoa...và chủ yếu là người
Kinh từ miền xuôi lên. Mặc dù có nguồn gốc, phong tục tập quán, đặc điểm văn
hóa khác nhau nhưng khi cùng nhau sinh sống trên mảnh đất này họ đã cùng nhau
xây dựng làng bản, ổn định đời sống. Trong xã hội Lục Yên có hai tầng lớp chính
là tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị. Tầng lớp thống trị là đội ngũ quan lại, thổ
tù, địa chủ…Tầng lớp bị trị gồm nông dân và người ở. Xã hội có sự phân hóa giàu
nghèo, có tồn tại bóc lột bất công song mức độ không khốc liệt mà nét đặc trưng
của quan hệ xã hội là tính cộng đồng làng bản.
Trải qua những thăng trầm biến đổi của lịch sử dân tộc, cũng như lịch sử
vùng đất phía Bắc tổ quốc, địa giới huyện Lục Yên có nhiều biến đổi. Đến nay
Lục Yên là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Yên Bái gồm 1 thị trấn và
23 xã. Tuy còn nhiều khó khăn song Đảng bộ và nhân dân huyện Lục Yên đã và
đang thực hiện thành công công cuộc xây dựng kiến thiết huyện nhà cùng cả nước
tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

32
Chƣơng 2
KINH TẾ CỦA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

2.1. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805)
Ruộng đất châu Lục Yên (phủ Yên Bình tỉnh Tuyên Quang) dưới triều Nguyễn
cũng như các huyện khác ở Bắc Kì đã được kê khai rõ ràng trong địa bạ. Các địa bạ
hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội) mang ký hiệu từ 7939
đến 7964. Các địa bạ của Lục Yên mà chúng tôi sưu tầm được với tổng số 24 địa bạ
trong đó có 15 địa bạ được lập năm Gia Long thứ 4 (1805) và 9 địa bạ được lập năm
Minh Mệnh 21 (1840).
Việc lập địa bạ được tiến hành theo mẫu chung của nhà nước. Địa bạ châu Lục
Yên, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang bao gồm các nội dung sau:
- Đơn vị hành chính tên xứ Tuyên Quang, phủ Yên Bình, châu Lục Yên,
tổng…, xã...
- Địa giới của xã, thôn giáp giới đông, tây, nam, bắc vật để làm mốc giới: cột
gỗ, cột đá, đường, sông, núi…
- Tổng diện tích thực trưng, lưu hoang, ruộng vụ thu, chất lượng ruộng (hạng
1, hạng 2, hạng 3).
- Miêu tả từng thửa ruộng đất tư hữu với các thông tin diện tích vị trí giáp giới
(đông, tây, nam, bắc), họ và tên người sở hữu, thuộc loại phân canh hay phụ canh.
- Họ tên sắc mục hoặc hương mục, xã trưởng, thôn trưởng cùng toàn thể xã
dân xin khai địa bạ.
Với nội dung trên việc khai thác địa bạ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về chế
độ ruộng đất châu Lục Yên nửa đầu thế kỉ XIX
Nửa đầu thế kỉ XIX, cả nước vẫn tồn tại 2 loại hình sở hữu ruộng đất: Sở hữu
nhà nước và sở hữu tư nhân nhưng sở hữu tư nhân về ruộng đất đã chiếm phần lớn
diện tích. Năm 1840 theo báo cáo của Bộ Hộ, tổng diện tích ruộng đất trong cả nước
là 4.063.892 mẫu, trong đó tổng diện tích ruộng thực canh là 3.396.584 mẫu. Tỉ lệ
ruộng công và ruộng tư là:
Ruộng tư: 2.816.221 mẫu, khoảng 83%
Ruộng công: 580.363 mẫu, khoảng 17% [43, tr. 234].
Sự phân hóa trong chế độ sở hữu là kết quả tất yếu của sự vận động lịch sử
nhưng vẫn có những đặc điểm riêng do sự khác biệt nhất định giữa các địa phương.

33
Nằm trong tình trạng chung của cả nước, châu Lục Yên thời Gia Long 4
(1805) cũng vậy, ruộng đất công không còn, ruộng đất hoang hóa lớn. Có thể thấy
được tình hình đó thông qua việc thống kê từ 15 địa bạ ở Lục Yên có niên đại Gia
Long 4 (1805) như sau:
2.1.1. Tình hình các loại ruộng đất ở châu Lục Yên
Theo số liệu của địa bạ châu Lục Yên năm Gia Long 4 (1805), các loại ruộng
đất được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.1. Thống kê ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805)
Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Tổng diện Tƣ điền
STT Tổng Xã tích ruộng
Thực trƣng Lƣu hoang
đất
Đồ Lệnh 82.2.12.5.0 82.2.12.5.0
Lâm Trường Lâm Trường
1 17.3.6.0.0 17.3.6.0.0
Thượng Trung
Liễu Đô 17.3.6.0.0 17.3.6.0.0
Xuân Kì 53.8.11.6.0 25.0.0.0.0 28.8.11.6.0
2 Nghĩa Đô
Mỹ Đô 301.6.2.7.0 5.1.0.0.0 296.5.2.7.0
Tô Mậu 64.5.1.9.0 6.5.1.9.0 58.0.0.0.0
3 Trúc Lâu Tô Trà 31.2.2.9.0 5.2.2.9.0 26.0.0.0.0
Trúc Lâu 154.6.13.2.0 59.5.0.0.0 95.1.13.2.0
Phúc Khánh 54.8.10.0.0 0.8.10.0.0 54.0.0.0.0
4 Lương Sơn
Lâm Vân 36.8.14.3.0 5.0.4.3.0 31.8.10.0.0
Lâm Trường Hạ 87.4.13.1.0 5.0.0.0.0 82.4.13.1.0
Nhân Mục 49.2.7.3.0 15.4.0.0.0 33.8.7.3.0
5 Lâm Trường Hạ
Thuận Mục 17.6.5.2.0 5.0.0.0.0 12.6.5.2.0
Đà Dương 64.1.9.6.0 16.3.0.0.0 47.8.9.6.0
6 Bì Hạ Lạc Thượng 174.3.13.7.0 22.3.5.3.0 152.0.8.4.0
Tổng 15 xã 1207.5.10.0.0 253.5.6.9.0 954.0.3.1.0

Nguồn: Thống kê 15 địa bạ Gia Long 4 (1805)


Số liệu trên cho thấy ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân (tư điền) chiếm 100%
tổng diện tích cả châu, nhưng trên thực tế phần thực trưng chỉ có 20,99%. Tổng có
nhiều ruộng tư nhất là tổng Nghĩa Đô (hơn 300 mẫu), ít nhất là tổng Lương Sơn
(hơn 90 mẫu). Xã có nhiều ruộng tư nhất là xã Mỹ Đô (301.6.2.7.0) thuộc tổng
Nghĩa Đô, xã có ít ruộng tư nhất là xã Lâm Trường Trung và xã Liễu Đô thuộc

34
tổng Lâm Trường Thượng (17.3.6.0.0). Điều này cho thấy, tùy vào đặc điểm địa
hình của từng vùng mà số ruộng tư phân bố ở các xã và các tổng trong châu Lục
Yên không đều nhau.
So sánh tỷ lệ ruộng tư trong cả nước vào thời điểm này như ở Hà Đông hay
Quảng Hòa vẫn có ruộng đất công (mặc dù chiếm tỷ lệ rất ít) nhưng sự phân bố
ruộng đất của châu Lục Yên năm 1805 là chỉ có tư điền, không có công điền, tư
thổ và công thổ đặc biệt là ruộng đất công đã hoàn toàn “vắng bóng”.
Tuy nhiên có thể thấy, trong tổng số diện tích 1207.5.10.0.0 của Lục Yên thì
ruộng lưu hoang chiếm tới 954.0.3.1.0 (79,01%), trong đó phần bỏ hoang đều là
điền chứ không có thổ. Đặc biệt là xã Lâm Trường Trung và xã Liễu Đô có diện
tích ruộng đất hoàn toàn bỏ hoang. Tại sao có tình trạng này? Điều này được lý
giải do hậu quả cuộc chiến tranh buộc người dân phải xiêu tán, bỏ quê hương nhà
cửa, ruộng vườn đi tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cũng có thể do đất
rộng người thưa nên người nông dân miền núi không đủ người để canh tác hết
ruộng đất, buộc họ phải bỏ lại phần nào đó diện tích ruộng đất biến nó thành ruộng
đất hoang. Ngoài ra còn phải kể tới ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt
như hạn hán, sương muối, lũ lụt gây khó khăn cho việc canh tác sản xuất. Qua
phân tích tư liệu địa bạ năm 1805 châu Lục Yên cho thấy ruộng đất ở đây chủ yếu
là đồi núi, ruộng chờ mưa, chất lượng đất đai đều thuộc loại 3 nên năng suất cây
trồng rất thấp.
2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư
Bảng 2.2. Quy mô sở hữu ruộng tư
Đơn vị : Mẫu, sào, thước, tấc, phân

Quy mô sở hữu Số chủ Tỷ lệ % Diện tích sở hữu Tỷ lệ (%)


< 1 mẫu 3 6,38 2.0.10.0.0 0,79
1 đến 3 mẫu 13 27,66 27.3.5.3.0 10,77
3 đến 5 mẫu 9 19,15 16.2.0.0.0 6,47
5 đến 10 mẫu 15 31,91 89.4.1.6.0 35,27
10 đến 20 mẫu 5 10,64 68.2.14.0.0 26,90
20 đến 30 mẫu 2 4,26 50.2.6.0.0 19,80
Tổng cộng 47 100 253.5.6.9.0 100
Nguồn: Thống kê 15 địa bạ Gia Long 4 (1805)

35
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, trên bình diện chung châu Lục Yên có mức
độ tập trung ruộng đất không cao. Dựa vào sự phân bố chủ ruộng và mức độ sở hữu thể
hiện rõ nét: Có 3 chủ có diện tích dưới một mẫu chiếm 6,38%, sở hữu 2.0.10.0.0
(0,79%); sở hữu 1-3 mẫu có 13 chủ (27,66%) và có số ruộng đất là 27.3.5.3.0 (10,77%);
từ 3-5 mẫu chỉ có 9 chủ (19,15%) sở hữu 16.2.0.0.0 (6,47%). Sở hữu lớn nhất cả về số
chủ về diện tích tập trung từ 5-10 mẫu có 15 chủ (31,91%) sở hữu 89.4.1.6.0 (35,27%);
từ 10-20 mẫu chỉ có 5 chủ (10,64%) sở hữu 68.2.14.0.0 (26,90%); chỉ có 2 chủ sở hữu
50.2.6.0.0 chiếm 4,26% về số chủ và 19,80% về diện tích.
Tổng quan về quy mô sở hữu ruộng đất tư của các chủ sở hữu được thể hiện ở
biểu đồ 2.1:

Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1805


Nhìn chung qua các số liệu cho thấy, sở hữu ruộng đất của các chủ ở châu Lục
Yên thời điểm này thuộc loại vừa và nhỏ. Mức độ tư hữu khá chênh lệch giữa các chủ
sở hữu.
2.1.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ
Với tổng cộng có 253.5.6.9.0 ruộng phân tán trên 54 thửa, bình quân diện
tích của một thửa là : 4.6.14.2.0. Trong đó xã có bình quân số thửa cao nhất là xã Đồ
Lệnh thuộc tổng Lâm Trường Thượng với 16.4.8.5.0 và xã có bình quân số thửa
thấp nhất là xã Phúc Khánh thuộc tổng Lương Sơn với 8 sào 5 thước.
Về bình quân số chủ, với 48 chủ thuộc 15 xã sở hữu ruộng là 253.5.6.9.0,
trung bình sở hữu mỗi chủ là 5.2.12.35.0. Trong đó xã có bình quân sở hữu một
chủ cao nhất là xã Đồ Lệnh thuộc tổng Lâm Trường Thượng với 16.4.8.5.0, xã có
bình quân sở hữu một chủ thấp nhất là xã Phúc Khánh thuộc tổng Lương Sơn với
8 sào 5 thước. Cụ thể:

36
Bảng 2.3. Bình quân sở hữu và bình quân thửa
Đơn vị tính: mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)
Diện tích Bình
Ruộng tƣ ghi Bình
có thể Số Số quân sở
Tổng Xã trong quân một
tính sở thửa chủ hữu một
địa bạ thửa
hữu chủ
Lâm Đồ Lệnh 82.2.12.5.0 82.2.12.5.0 5 16.4.8.5.0 5 16.4.8.5.0
Trường Lâm Trường Trung 17.3.6.0.0
Thượng Liễu Đô 17.3.6.0.0
Nghĩa Xuân Kì 53.8.11.6.0 25.0.0.0.0 5 5.0.0.0.0 5 5.0.0.0.0
Đô Mỹ Đô 301.6.2.7.0 5.1.0.0.0 5 1.0.3.0.0 5 1.0.3.0.0
Tô Mậu 64.5.1.9.0 6.5.1.9.0 1 6.5.1.9.0 1 6.5.1.9.0
Trúc
Tô Trà 31.2.2.9.0 5.2.2.9.0 1 5.2.2.9.0 1 5.2.2.9.0
Lâm
Trúc Lâu 154.6.13.2.0 59.5.0.0.0 13 4.5.11.5.0 7 8.5.0.0.0
Lương Phúc Khánh 54.8.10.0.0 0.8.10.0.0 1 0.8.10.0.0 1 0.8.10.0.0
Sơn Lâm Vân 36.8.14.3.0 5.0.4.3.0 1 5.0.4.3.0 1 5.0.4.3.0
Lâm Trường Hạ 87.4.13.1.0 5.0.0.0.0 5 1.0.0.0.0 5 1.0.0.0.0
Lâm
Nhân Mục 87.4.13.1.0 15.4.0.0.0 5 3.1.5.0.0 5 3.1.5.0.0
Trường
Thuận Mục 49.2.7.3.0 5.0.0.0.0 5 1.0.0.0.0 5 1.0.0.0.0
Hạ
Đà Dương 64.1.9.6.0 16.3.0.0.0 3 5.4.5.0.0 3 5.4.5.0.0
Lịch Hạ Lạc Thượng 174.3.13.7.0 22.3..5.3.0 4 5.5.12.5.0 4 5.5.12.5.0
Tổng 1207.5.10.0.0 253.5.6.9.0 54 4.6.14.2.0 48 5.2.12.3.0

Nguồn: Thống kê 15 địa bạ Gia Long 4 (1805)


Từ tình hình sở hữu bình quân về ruộng đất, cũng như bình quân về thửa và
sự phân bố các lớp sở hữu có thể rút ra nhận xét: Kết cấu sở hữu ruộng đất ở Lục
Yên nửa đầu thế kỷ XIX thể hiện quá trình tư hữu hóa ruộng đất phát triển mạnh
mẽ. Tuy nhiên, ở Lục Yên tình trạng đất bỏ hoang rất phổ biến và với số lượng rất
lớn, đặc biệt trong tổng số 48 chủ sở hữu thì không có chủ sở hữu nào là nữ; không
có chủ phụ canh.
2.1.4. Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ
Khi nghiên cứu về nông thôn Việt Nam nói chung và làng bản miền núi nói
riêng, vấn đề dòng họ thân tộc là một trong những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Trên cơ sở thống kê địa bạ năm Gia Long 4 (1805) tôi đã thống kê được
các nhóm họ cũng như quy mô sở hữu của nhóm họ ở châu Lục Yên, đó là có 48 chủ
sở hữu ở Lục Yên thuộc về 6 nhóm họ. Cụ thể như thống kê ở bảng 2.4.

37
Bảng 2.4. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ
Đơn vị tính: mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)

STT Họ Số chủ Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%)


1 Lương 12 25,00 68.7.2.9.0 27,10
2 Nguyễn 4 8,33 8.4.1.9.0 3,31
3 Hà 1 2,08 5.0.4.3.0 1,97
4 Đinh 1 2,08 25.3.0.0.0 10,03
5 Hoàng 29 60,43 143.0.12.8.0 56,41
6 Chiêu 1 2,08 3.0.0.0.0 1,18
Tổng 48 100 253.5.6.9.0 100
Nguồn: Thống kê 15 địa bạ Gia Long 4 (1805)
Trên cơ sở thống kê mức độ sở hữu ruộng đất ở bảng trên, có thể thấy sự
phân bố chủ sở hữu trong các nhóm họ không đồng đều, có những nhóm họ rất
đông như họ Hoàng với 29/48 số chủ (chiếm 60,43%), họ Lương với 12/48 số chủ
(chiếm 25,00%); nhưng có một số nhóm họ duy nhất có một chủ sở hữu như họ
Hà, Đinh, Chiêu.
Từ sự phân bố không đồng đều về số chủ trong mỗi dòng họ, có thể thấy mức
độ sở hữu giữa các nhóm họ cũng có sự chênh lệch nhau. Họ Hoàng sở hữu tới
143.12.8 (chiếm 56,41 % diện tích sở hữu), bên cạnh đó họ Chiêu chỉ sở hữu 3 mẫu
(chiếm 1,18% diện tích sở hữu).
Tuy nhiên, khi xét về mức độ sở hữu trung bình của một chủ trong từng nhóm
họ thì trên thực tế không phải cứ nhóm họ nào đông người là có sở hữu bình quân
lớn. Trong 6 dòng họ kể trên thì nhóm họ Hoàng mặc dù chiếm phần lớn về diện tích
và số chủ song bình quân diện tích chỉ có 4.9.5.0.0; trong khi đó nhóm họ Đinh chỉ có
một chủ nhưng lại sở hữu tới 25 mẫu 3 sào.
2.1.5. Tình hình sở hữu ruộng đất của chức sắc
Một trong những số liệu khá quan trọng mà địa bạ có thể cung cấp là ruộng đất
thuộc sở hữu của những người có chức quyền ở làng xã, gọi là chức sắc. Chức sắc gồm
chức dịch và sắc mục. Chức dịch là những người quản lý làng xã nằm trong hệ thống tổ
chức hành chính của nhà nước, được nhà nước công nhận như lý trưởng, xã trưởng…
Còn sắc mục là những người được làng cử ra, đại diện cho cộng đồng, tiêu biểu cho bộ
máy tự quản của làng xã như hương mục, dịch mục. Căn cứ vào tài liệu địa bạ năm
1805 trong 15 xã của châu Lục Yên có tới 53 chức dịch, trong số đó có 16 sắc mục, 13
xã trưởng, 21 thôn trưởng, 1 khán thủ, 2 tổng trưởng.

38
Để thấy rõ mức độ sở hữu cụ thể của các chức dịch ở Lục Yên, chúng tôi đã
thống kê ở bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5: Tình hình tư hữu ruộng đất của các chức sắc
Đơn vị: Mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)
Số Không Từ 20
Từ 1 Từ 3 Từ 5 Từ 10
Chức chủ/ có <1 đến
đến 3 đến 5 đến 10 đến 20
vị Tỷ lệ ruộng Mẫu 30
mẫu mẫu mẫu mẫu
% đất mẫu
Sắc 16 3 1 5 2 5
mục 100% 18,75 6,25 31,25 12,5 31,25
Xã 13 3 1 2 2 4 1
trưởng 100% 23,08 7,69 15,38 15,38 30,78 7,69
Thôn 21 4 1 7 1 4 2 2
trưởng 100% 19,05 4,76 14,29 4,76 19,05 9,52 9.52
Khán 1 1
thủ 100% 100%
Tổng 2 2
trưởng 100% 100%
53 12 3 15 5 13 3 2
Tổng
100% 22,64 5,66 28,30 9,43 24,54 5,66 3,77
Nguồn: Thống kê 15 địa bạ Gia Long 4 (1805)
Số liệu trên cho thấy số chức sắc có ruộng đất chiếm 77,36 %. Trong đó,
phần lớn là các chức sắc sở hữu ruộng đất dưới 5 mẫu, hay nói cách khác, tính
chất sở hữu nhỏ, tự canh là đặc trưng của các chức sắc có ruộng đất: có 3/53 chủ
sở hữu dưới 1 mẫu (chiếm 5,66%), từ 1 đến 3 mẫu có 15/53 chủ sở hữu (chiếm
28,30%), từ 3 đến 5 mẫu có 5/53 chủ sở hữu (chiếm 9,43%), tập trung từ 5 đến10
mẫu có 13/53 chủ sở hữu diện tích lớn nhất (chiếm 24,54%), từ 10 đến 20 mẫu có
3/53 chủ sở hữu (chiếm 5,66%) và chỉ có 2/53 chủ sở hữu từ 20 đến 30 mẫu
(chiếm 3,77%). Bên cạnh đó số chức sắc không có ruộng là 12/53 (chiếm 22,64).
Việc những người có chức ở làng xã mà không có ruộng đất tư là hiện tượng
thường thấy ở một số địa phương miền núi phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XIX, ví dụ như ở huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) có 5/87 chức sắc không có ruộng
đất chiếm 5,75% [57, tr. 88], huyện Trấn Yên (Yên Bái) có 5/38 chức sắc không
có ruộng đất [59, tr. 40]. Hiện tượng chức sắc không sở hữu ruộng đất có thể là họ
tham gia công việc của làng xã khi chưa lập gia đình riêng, hoặc lập gia đình
nhưng sống cùng bố mẹ, nên ruộng đất do bố mẹ đứng tên.

39
Bảng 2.6: Quy mô sở hữu và bình quân sở hữu của các chức sắc
Đơn vị: Mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p )
Bình quân sở hữu
Chức vụ Số chủ % Diện tích sở hữu
một chủ
Sắc mục 16 30,19 42.5.7.2.0 2.6.8.8.0
Xã trưởng 13 24,53 53.1.4.4.0 4.0.13.0.0
Thôn trưởng 21 39,62 114.8.5.0.0 5.4.3.0.0
Khán thủ 1 1,89 1.0.5.3.0.0 1.0.5.3.0
Tổng trưởng 2 3,77
Tổng 53 100 211.9.6.9.0 4.1.7.1.0
Nguồn: Thống kê 15 địa bạ Gia Long 4 (1805)

Có 53 chức sắc sở hữu 211.9.6.9.0, bình quân mỗi chức sắc sở hữu 4.1.7.1.0.
Trong các chức sắc thì số lượng thôn trưởng là lớn nhất về số chủ (39,62%) và
diện tích 114.8.5.0.0. Ngược lại, khán thủ chỉ có một người và sở hữu 1.0.5.3.0.0.
Bên cạnh những chức sắc có ruộng thì có chức sắc không có ruộng (chiếm
12 chủ) như: Xã trưởng Hoàng Đình Tuyên tại xã Thuận Mục thuộc tổng Lâm
Trường Hạ, thôn trưởng Hoàng Đình Văn và Hoàng Đình Thắng tại xã Đà Dương
thuộc Lâm Trường Hạ, tổng trưởng Hoàng Đình Thạc xã Liễu Đô thuộc tổng Lâm
Trường Thượng.
Về bình quân sở hữu, số chủ là thôn trưởng chiếm số lượng lớn nhất về số
chủ và diện tích và có bình quân diện tích lớn nhất (5 mẫu 4 sào 3 thước), trong
khi đó có 2 tổng trưởng không có ruộng. Như vậy ta có thể thấy, sở hữu diện tích
của các chức sắc ở châu Lục Yên thời kỳ này không được đồng đều.
Bằng những phân tích có tính định lượng như trên cho thấy, đội ngũ sắc
mục có quyền lực kinh tế thông qua quyền sở hữu ruộng đất tư lớn hơn hẳn so với
các chức dịch. Phải chăng đây mới chính là những người thực sự có quyền lực
trong thôn, xóm. Xã trưởng đứng đầu đơn vị hành chính cơ sở, nhưng do tính tự
quản của cộng đồng làng xã nên cũng phải tôn trọng các sắc mục và chấp hành
những quy định của hội đồng sắc mục về những hoạt động của cộng đồng làng xã.
Đây là thể hiện một phần mối quan hệ giữa “làng” và “ nước” giữa “lệ làng” và
“phép nước”.

40
2.2. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
Để có cái nhìn cụ thể về tình hình ruộng đất thời Minh Mệnh, tôi đã sử dụng 9
địa bạ của 9 xã (Lâm Trường Thượng, Minh Chuẩn, Đào Lâm thuộc tổng Lâm
Trường Thượng; Từ Hiếu thuộc tổng Lịch Hạ; Thản Cù thuộc tổng Lâm Trường
Hạ; Lương Sơn, Điện Quan thuộc tổng Lương Sơn; Bì Hạ thuộc tổng Bì Hạ; Động
Khai thuộc tổng Trúc Lâu) được lập năm Minh Mệnh 21 (1840).
2.2.1. Tình hình các loại ruộng đất ở Lục Yên
Theo số liệu của địa bạ châu Lục Yên năm Minh Mệnh 21 (1840), các loại
ruộng đất được thống kê trong bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Thống kê ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước,tấc, phân
Tổng Tƣ điền
STT Tổng Xã Công thổ
diện tích Thực trƣng Lƣu hoang
Lâm Trường Thượng 65.8.10.0.0 65.8.10.0.0
Lâm Trường
1 Minh Chuẩn 5.0.0.0.0
Thượng
Đào Lâm 56.4.4.1.0 6.4.4.1.0 50.0.0.0.0
2 Lịch Hạ Từ Hiếu 49.0.9.4.0 11.4.0.0.0 37.6.9.4.0
3 Lâm Trường Hạ Thản Cù 34.1.5.4.0 17.6.0.0.0 16.5.5.4.0
Lương Sơn 144.0.14.7.0 16.0.0.0.0 123.1.14.7 4.9.0.0.0
4 Lương Sơn
Điện Quan 20.6.4.6.0 0.7.4.6.0.0 19.9.0.0.0
5 Bì Hạ Bì Hạ 93.4.8.0.0 2.5.0.0.0 90.9.8.0.0
6 Trúc Lâu Động Khai 72.1.12.0 18.0.0.0.0 54.1.12.0.0
Tổng 9 xã 540.8.8.2.0 140.0.3.7.0 395.9.4.5.0 4.9.0.0.0
Nguồn: Thống kê 9 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
Theo địa bạ năm 1840, diện tích tư điền vẫn chiếm gần như tuyệt đối
(99,09%) tổng diện tích ruộng đất cả châu, không có công điền và tư thổ.
Tổng diện tích là 540.8.8.2.0. Trong đó diện tích tư điền thực trưng là 140.0.3.7.0
(chiếm 25,89%); còn lại là tư điền lưu hoang với diện tích là 395.9.4.5.0 (chiếm 73,20 %).
Như vậy, cho đến tận năm 1840, tức là sau khi triều đại nhà Nguyễn lên
ngôi được 38 năm, nhưng diện tích ruộng đất bỏ hoang ở châu Lục Yên không
giảm và số bỏ hoang này đều là điền.
Đáng chú ý là, thời điểm này đã xuất hiện công thổ (đất công) ở xã Lương
Sơn tổng Lương Sơn với diện tích là 4 mẫu 9 sào. Đây cũng là điểm khác với thời
Gia Long trước đó. Để giải thích vấn đề này có lẽ do thời kỳ Minh Mệnh cho rà
soát lại việc lập địa bạ hoặc do chính sách đẩy mạnh khai hoang.

41
2.2.2. Sở hữu ruộng đất tư
Bảng 2.8. Quy mô tư hữu ruộng đất của chủ sở hữu năm (1840)
Đơn vị tính: Mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)

Diện tích sở hữu Số


STT Tỷ lệ % Diện tích sở hữu Tỷ lệ %
(mẫu) chủ
1 <1 5 15,15 3.1.9.6.0 2,21
2 Từ 1 đến 3 10 30,30 17.8.14.1.0 12,71
3 Từ 3 đến 5 3 9,09 12.4.0.0.0 9,01
4 Từ 5 đến 10 12 36,37 76.5.10.0.0 54,64
5 Từ 10 đến 20 3 9,09 30.0.0.0.0 21,43
Tổng 33 100 140.0.3.7.0 100
Nguồn: Thống kê 9 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840))
Với số liệu trên, chúng ta thấy: Với 33 chủ sở hữu 140.0.3.7.0 diện tích tư điền
thực trưng. Trong đó:
Sở hữu dưới một mẫu chiếm 15,15% số chủ và 2,21 diện tích.
Sở hữu từ 1 đến 3 mẫu chiếm 30,3% số chủ và 12,71% diện tích.
3 chủ có số ruộng đất từ 3 đến 5 mẫu chiếm 9,09% số chủ và 9,01% diện tích.
Tập trung từ 5 - 10 mẫu có 12 chủ sở hữu chiếm 36,37% số chủ và 54,64%
diện tích.
Chỉ có 3 chủ sở hữu diện tích trên 10 mẫu chiếm 9,09% số chủ và 21,43 diện tích.
Quy mô sở hữu ruộng đất tư được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 2.2 sau:

Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1840

42
2.2.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ
Với 37 thửa ruộng phân bố trên 140.0.3.7.0 thì bình quân số thửa là
3.7.12.6.0 Trong đó xã có số bình quân thửa cao nhất là xã Lương Sơn thuộc tổng
Lương Sơn (8 mẫu), xã có bình quân thửa thấp nhất là xã Hạ Bì thuộc tổng Hạ Bì
(5 sào).
Trong 33 chủ sở hữu 140.0.3.7.0 diện tích có thể tính sở hữu thì bình quân
mỗi chủ sở hữu là 4.4.0.1.0. Trong đó, xã có số bình quân cao nhất là xã Lương
Sơn thuộc tổng Lương Sơn (8 mẫu), xã có bình quân thấp nhất là xã Điện Quan
thuộc tổng Lương Sơn (7 sào 4 thước 6 tấc).
Bảng 2.9: Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ
Đơn vị: Mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)
Bình
Ruộng tƣ Diện tích
Số Bình quân Số quân sở
STT Tổng Xã ghi trong có thể tính
thửa số thửa chủ hữu
địa bạ sở hữu
một chủ
Lâm
Trường 65.8.10.0.0 65.8.10.0.0 9 7.3.2.7.0 9 7.3.2.7.0
Lâm Thượng
1 Trường
Minh 5.0.0.0.0 1.5.0.0.0 2 0.7.7.5.0 2 0.7.7.5.0
Thượng
Chuẩn
Đào 65.4.4.1.0 6.4.4.1.0 4 1.6.1.2.0 4 1.6.1.2.0
Lâm
2 Lịch Từ 49.0.9.4.0 11.4.0.0.0 3 3.8.0.0.0 3 3.8.0.0.0
Hạ Hiếu
Lâm
3 Thản 34.1.5.4.0 17.6.0.0.0 4 4.4.0.0.0 4 4.4.0.0.0
Trường

Hạ
Lương 144.0.14.7.0 16.0.0.0.0 2 8.0.0.0.0 2 8.0.0.0.0
4 Lương Sơn
Sơn Điện 20.6.4.6.0 0.7.4.6.0 1 0.7.4.6.0 1 0.7.4.6.0
Quan
5 Hạ Bì Hạ Bì 93.4.8.0.0 2.5.0.0.0 5 0.5.0.0.0 3 0.8.3.0.0

6 Trúc Động 72.1.12.0.0 18.0.0.0.0 7 2.55.10.7.0 5 3.6.0.0.0


Lâu Khai
Tổng 568.4.8.2.0 140.0.3.7.0 37 3.7.12.6.0 33 4.4.0.1.0

Nguồn: Thống kê 9 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)


Nhìn chung, bình quân sở hữu ruộng đất và bình quân một thửa giữa các xã
thôn ở Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) không có sự chênh lệch lớn.

43
So sánh với bình quân sở hữu một chủ ở huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái cùng
thời điểm nửa đầu thế kỷ XIX là 2.8.10.8.5 [59, tr. 45], thì Lục Yên có mức bình
quân sở hữu một chủ cao hơn với 4.4.0.1.0.
Ở Lục Yên trong 33 chủ sở hữu ở trên, chúng tôi thống kê thấy 100% chủ sở
hữu là phân canh, không có người phụ canh và cũng không có chủ nữ.
2.2.4. Sở hữu ruộng đất theo nhóm họ
Cũng như trong thống kê địa bạ Gia Long 4 (1805), ở địa bạ Minh Mệnh 21
(1840) chúng tôi tính dòng họ theo quy ước căn cứ vào chữ đầu tiên của tên người
chủ sở hữu. Thời Minh Mệnh ở Lục Yên có 33 chủ sở hữu tư điền thuộc 6 dòng họ
khác nhau (Xin xem bảng 2.10)
Bảng 2.10: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ
Đơn vị: Mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)
Tổng số Diện tích
STT Họ Tỷ lệ % Tỷ lệ %
chủ sở hữu
1 Lương 4 12,12 15.0.0.0.0 10,71
2 Nguyễn 2 6,06 8.7.3.0.0 6,21
3 Hoàng 24 72,73 96.2.9.1.0 68,80
4 Ngô 1 3,03 0.7.1.6.0 0,5
5 Lý 1 3,03 10.0.0.0.0 7,14
6 Nông 1 3,03 9.3.2.0.0 6,64
Tổng 33 100 140.0.3.7.0 100
Nguồn Thống kê 9 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, dưới thời vua Minh Mệnh tại thời điểm năm
1840 Lục Yên có 33 chủ chia thành 6 nhóm họ, nhưng số lượng người giữa các
nhóm họ không đều. Dòng họ Hoàng từ thời Gia Long đến thời Minh Mệnh vẫn là
một dòng họ lớn, có tầm ảnh hưởng rộng về kinh tế, chính trị cũng như văn hóa
đối với nhân dân trong châu Lục Yên. Dòng họ Hoàng sở hữu phần lớn về ruộng
đất với 96.2.9.1.0 (chiếm 68,80%), số chủ cũng đông nhất với 24 chủ (chiếm
72,73%). Ngược lại, có họ chỉ có 1 chủ như họ: Ngô, Lý, Nông.
Nếu xét về mức độ sở hữu trung bình của một chủ trong từng nhóm họ, thì
trong 6 nhóm họ trên thì nhóm họ Hoàng có số chủ lớn nhất nhưng bình quân sở

44
hữu của một chủ lại thấp chỉ có 4 mẫu 1 thước 6 tấc thấp hơn một số nhóm họ
khác khi nhóm họ đó chỉ có một chủ như họ Lý sở hữu tới 10 mẫu, hay họ Nông là
9 mẫu 3 sào 2 thước.
2.2.5. Sở hữu của chức sắc
Căn cứ vào tài liệu địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) cho biết: 9 xã ở Lục Yên có
17 chức sắc, trong đó có 11 Lý trưởng, 6 dịch mục. Tình hình sở hữu ruộng tư của
các chức sắc cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.11: Sở hữu ruộng tư của các chức sắc
Đơn vị: Mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)

Không
Dƣới 1 Từ 1 đến Từ 3 đến Từ 5 đến
Chức vị Số chủ có ruộng
mẫu 3 mẫu 5 mẫu 10 mẫu
đất
11 3 3 1 4
Lý trưởng
% 27,27% 27,27% 9,10% 36,36%
6 3 1 1 1
Dịch mục
% 49,72 16,67 16,67 16,67
17 3 4 4 1 5
Tổng
100% 17.65 23.53 23.53 5.88 29.41

Nguồn Thống kê 9 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)


Từ năm 1828, Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính đã bỏ Xã trưởng mà
thay bằng chức Lý trưởng. Quy định một xã có một Lý trưởng, tùy theo quy mô, số
dân mà mỗi xã có một hay hai phó Lý. Lý trưởng hay phó Lý đều phải là người do
dân địa phương bầu ra, được phủ huyện xét ký và được cấp văn bằng, mộc triện.
Theo bảng số liệu 2.11 cho thấy, số lượng chức dịch của châu Lục Yên thời kỳ
này không nhiều (9 xã nhưng chỉ có 17 người). Số chức dịch không có ruộng là 3/17
chiếm 17,65%, số chức dịch có dưới một mẫu là 4/17 chiếm 23,53%, số chức dịc có
từ 1 đến 3 mẫu là 4/17 chiếm 23,53%, số chức dịc có từ 3 đến 5 mẫu là 1/17 chiếm
5,88%, số chức dịch có từ 5 đến 10 mẫu là 5/17 chiếm 29,41%.
Xét về diện tích sở hữu: Có 17 chức sắc sở hữu 48.1.11.7.0. Trong đó lý trưởng
có 11 chủ và sở hữu đến 39.4.12.6.0. Dịch mục có 6 chủ (chiếm 35,29%) sở hữu

45
8.6.14.1.0. Bên cạnh các chức sắc có ruộng thì vẫn có các chức sắc không có ruộng như:
Dịch mục Nguyễn Đình Trung tại xã Thản Cù thuộc Lâm Trường Hạ và Dịch mục
Hoàng Đình Vượng tại xã Lâm Trường Thượng, tổng Lâm Trường Thượng.
Về bình quân sở hữu, mỗi chức sắc sở hữu 2.8.5.1.0. Lý trưởng có bình quân
ruộng đất lớn hơn Dịch mục. Mỗi Lý trưởng sở hữu 3.5.13.4.0, trong khi đó mỗi Dịch
mục chỉ sở hữu 1.4.7.7.0. Cụ thể như thống kê ở bảng 2.12 sau:
Bảng 2.12: Diện tích sở hữu và bình quân sở hữu của chức sắc
Đơn vị: Mẫu, sào, thước, tấc, phân (m.s.th.t.p)

Bình quân
Chức Số ngƣời Diện tích
Số chủ Tỷ lệ % sở hữu một
dịch có ruộng sở hữu
chủ
Lý trưởng 11 11 100 39.4.12.6.0 3.5.13.4.0
Dịch mục 6 3 50 8.6.14.1.0 1.4.7.7.0
Tổng 17 14 82.35 48.1.11.7.0 2.8.5.1.0
Nguồn: Thống kê 9 địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
Trong 17 số chủ nêu trên thì chỉ có 14 người có ruộng đất chiếm 82.35%. Có 3
người không có ruộng.
Qua phân tích địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) ở châu Lục
Yên, có thể rút ra được một số điểm như sau:
Thứ nhất, Lục Yên là một châu ở miền núi phía bắc, kinh tế nông nghiệp là
chủ yếu, nhưng những diễn biến chính về ruộng đất đã phản ánh xu thế chung của
tình hình ruộng đất của cả nước dưới triều Nguyễn. Qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và
Minh Mệnh 21 (1840), ruộng đất ở Lục Yên gần 100% diện tích đất đai là ruộng tư,
sang thời Minh Mệnh có ruộng đất công nhưng diện tích rất nhỏ (4 mẫu 9 sào chiếm
0,91%), không có tư thổ, không có phụ canh. Quá trình tư hữu hóa ruộng đất đã diễn
ra mạnh mẽ.
Hiện tượng phát triển mạnh mẽ tư hữu ruộng đất không chỉ diễn ra ở Lục Yên,
mà nó diễn ra trong cả nước. Theo nghiên cứu của các tác giả Phan Huy Lê, Vũ Minh
Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo, trong Địa bạ Hà Đông thì ruộng tư của Hà
Đông cùng thời điểm chiếm 82,90% [23, tr. 24]. Hay theo nghiên cứu Nguyễn Quang

46
Ngọc về làng xã Việt Nam qua trường hợp làng Đan Loan (xã Nhân Quyền, huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương) cũng cho kết quả tương tự: “… Như vậy, rõ ràng vào
thời điểm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX hầu hết những ruộng đất ở Đan Loan đều
là ruộng tư và hoàn toàn không có ruộng đất công làng xã…” [39, tr. 190].
Thứ hai, số lượng ruộng đất lưu hoang ở Lục Yên rất lớn và không được khắc
phục: theo địa bạ Gia Long 4 là 79,01%, theo địa bạ Minh Mệnh 21 là chiếm 73,20
%. Ruộng đất thực trưng chiếm số lượng ít, thêm vào đó toàn là ruộng loại 3 khó
canh tác, không có ruộng loại nhất và nhì.
Năm 1840, Minh Mệnh cho sửa lại phép quân điền, chính sách này của ông đã
có tác dụng nhất định đối với một số địa phương trong cả nước, như huyện Quảng
Hòa (Cao Bằng) số diện tích ruộng đất bỏ hoang đã được khôi phục, ở thời điểm Gia
Long 4 (1805) số ruộng đất bỏ hoang ở Quảng Hòa là 5,64% thì đến thời Minh Mệnh
21 (1840) không còn ruộng đất bỏ hoang nữa [57, tr.85]. Tuy nhiên, ở Lục yên thì số
ruộng đất lưu hoang vẫn không được khắc phục.
Trong sở hữu tư nhân nổi bật là xu hướng tập trung ruộng đất vào nhóm họ
Hoàng, họ Lương. Các nhóm họ có sự chênh lệnh rõ rệt cả về số chủ và diện tích sở
hữu. Các chức sắc không những có quyền lực về chính trị mà họ còn nắm trong tay
một số diện tích ruộng đất khá lớn.
Thứ ba, về quy mô sở hữu ruộng đất của các xã ở Lục Yên trong cả hai thời
điểm thì mức độ chênh lệch khá cao. Xã có quy mô sở hữu cao nhất là hơn 301 mẫu
(Gia Long 4) và hơn 144 mẫu (Minh Mệnh 21) và xã có quy mô nhỏ nhất là hơn 17
mẫu (Gia Long 4) và hơn 5 mẫu (Minh Mệnh 21); có 3/15 xã (chiếm 20%) ở thời Gia
Long 4 (1805) và 1/9 xã (chiếm 11,11%) ở thời Minh Mệnh 21 có quy mô sở hữu từ
100 mẫu trở lên.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên có thể do Lục Yên là một châu
nằm ở miền núi, địa hình dốc, đồi núi nhiều. Đây là đặc điểm chung của các xã vùng
miền núi phía Bắc.
Thứ tư, về tình hình sở hữu ruộng đất của các nhóm họ ở Lục Yên, có thể thấy
tình hình sở hữu không đồng đều giữa các nhóm họ, chủ yếu tập trung ở họ Hoàng,
Lương. Đặc biệt là họ Hoàng, ở cả hai thời điểm đều có số chủ và diện tích sở hữu

47
lớn nhất (thời Gia Long 4 có số chủ chiếm 60,43%, diện tích sở hữu là 56,41%; thời
Minh Mệnh có số chủ chiếm 72,73%, diện tích sở hữu là 68,80%).
Như vậy, cũng như các huyện miền núi khác, các nhóm họ lớn trong làng, xã
chiếm một vị trí rất quan trọng. Họ nắm trong tay về quyền lực chính trị và sở hữu
lớn về ruộng đất chi phối đến tình hình kinh tế và xã hội trong vùng.
Thứ năm, do điều kiện địa hình là đồi núi nên ruộng đất ở Lục Yên không tập
trung, manh mún nên quy mô sở hữu ruộng tư chưa lớn, chủ yếu là sở hữu vừa và
nhỏ. Hầu hết những người có sở hữu ruộng đất lớn đều là các chức sắc của địa
phương, cũng có một vài người không có ruộng đất.
Những đặc điểm trên cho thấy châu Lục Yên nằm trong xu hướng phát triển
chung của cả nước lúc bấy giờ.
2.3. Tình hình kinh tế
2.3.1. Nông nghiệp
- Trồng trọt
Ở Lục Yên có hai loại hình canh tác chính là ruộng nước và nương rẫy.
Từ xa xưa, cư dân Lục Yên đã biết khai phá những đám ruộng ở lưu vực sông
Chảy, ven các con suối và những thung lũng để làm ruộng trồng lúa nước (tiếng Tày,
Nùng gọi là nà nặm). Bên cạnh đó, do phần lớn đất là đồi núi, nên cư dân đã biết lợi
dụng vào địa hình để khai phá thêm ruộng bậc thang.
Công cụ lao động của đồng bào chủ yếu là cày, bừa, cuốc, liềm, dao… Cày
chìa vôi là phổ biến, thân cây được làm bằng loại gỗ tốt nhất, lưỡi cày được đồng bào
tự đúc bằng gang to, khỏe, có khả năng cày sâu 15 đến 20 cm lật được đất cả hai bên,
phù hợp với cày đất ruộng ở miền núi. Do chủ yếu là ruộng bậc thang hoặc là những
mảng ruộng nhỏ, nên người dân ở đây thường sử dụng bừa đơn rộng khoảng 100cm,
cao khoảng 80cm, có khoảng 9 đến 11 răng bằng gỗ hoặc gốc tre già chắc khỏe, đảm
bảo làm tơi đất dễ dàng. Họ dùng trâu hoặc bò làm sức kéo.
Kỹ thuật làm đất, được đồng bào rất chú ý, nhất là đồng bào Tày, Nùng, Kinh.
Ban đầu là cày ải (công việc này thường làm vào tháng 11, 12 Âm lịch). Việc cày ải
là để diệt cỏ dại, mầm sâu bệnh, phơi đất cho tơi. Đất cày ải, phơi đất vào thời điểm
này khi gặp mưa ngấm đất nát ngay đỡ tốn công làm đất. Sau khi cày ải, đồng bào

48
tiến hành bừa lần một (phưa cải) để thu dọn cỏ dại và cũng là để đảo đất. Sau một
thời gian thì cày lần hai, gọi là “cày lật” và bón lót. Sau khi bón lót thì bừa lần hai
(phưa làu) để trộn phân bón với đất bùn, để phân bố đều trên ruộng và cuối cùng
(loạt) là bừa kỹ lần cuối để cấy.
Hạt giống, thường được chọn từ vụ trước. Khi lúa chín, người ta chọn đám
ruộng nào tốt nhất, bông đều, hạt chắc, già, dùng hái nhắt (hép) ngắt từng bông bó
thành từng cum (va), mỗi cum nặng khoảng năm đến sáu cân, gánh về nhà phơi khô,
để trên gác gần bếp. Gần đến ngày gieo, họ mang xuống vò bằng chân, rồi sàng sẩy
cho sạch sẽ.
Gieo mạ và cấy, đem thóc giống ngâm trong nước khoảng một ngày, rồi vớt
ra ủ, khi gặp thời tiết lạnh phải ủ kỹ, để cạnh bếp củi, ngày hai lần dội nước ấm,
khoảng hai đến ba ngày thóc nẩy mầm đều thì đem gieo. Đất để gieo mạ cũng được
chuẩn bị kỹ càng như đất để cấy lúa, nhưng đất nhỏ và nhuyễn hơn. Sau khi bừa lần
cuối, để đất lắng xuống, tháo cạn nước, đánh luống, rồi gieo đều trên mặt luống. Khi
gieo mạ xong, để khoảng 3 - 4 ngày cho hạt thóc ổn định rồi cho nước vào. Trong
trường hợp gặp mưa to, đồng bào cho nước đầy ruộng mạ để tránh mưa nặng hạt làm
tung bùn đất lấp mất mầm hạt, hoặc nước trôi hạt giống. Sau khi gieo được khảng 20
ngày, người ta lấy phân chuồng đã qua hoai ủ trộn lẫn với tro bếp rắc đều lên trên
đám mạ, cung cấp thức ăn cho mạ. Để xua đuổi chim, chuột khỏi ăn thóc giống,
người ta dùng các con bù nhìn được làm bằng rơm dựng ở ruộng mạ. Từ khi gieo hạt
đến khi cấy, thời gian khoảng một tháng (lúa nếp có thể hơn một tháng). Trước khi
cấy, đồng bào tháo hết nước trong ruộng mạ để khô dễ nhổ. Cuối cùng, người ta nhổ
mạ rồi bó thành từng bó to bằng hai nắm tay người lớn, cắt bỏ ngọn để thân mạ cứng
dễ cấy, cấy xuống cây lúa không bị đổ, nhanh bén rễ và phát triển lá non.
Ngày nay, ở Lục Yên có nhiều giống lúa mới, tuổi mạ không đòi hỏi cao như
vậy, quy trình gieo, nhổ đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, ở nhiều nơi như Khánh Hòa,
Liễu Đô, Tân Lĩnh… đồng bào vẫn duy trì cách canh tác này, nhất là khi cấy lúa nếp.
Sau khi cấy khoảng gần một tháng, đồng bào tiến hành làm cỏ đợt một. Nước
được tháo cạn, lấy chân đạp đất, tay nhổ cỏ (sau này đồng bào đã biết dùng cào làm
bằng gỗ để cào cỏ). Đối với chân ruộng bình thường, đồng bào để vài ngày mới tháo

49
nước trở lại. Làm như vậy để đất giữ chặt cây lúa và kích thích lúa phát triển. Đến
khi lúa sắp làm đòng, đồng bào tiến hành phát cỏ bờ, bón thúc và làm cỏ lần hai.
Đồng bào Lục Yên còn biết ủ phân chuồng (chủ yếu là phân trâu) để bón
ruộng. Ngoài ra, đồng bào còn vào các hang động để hót phân con dơi mang về bón
lúa rất tốt. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là gánh, hoặc dùng trâu kéo (dùng thân
cây to khoét rỗng) có thể chở hàng chục gánh phân cùng một lúc.
Ngoài việc bón phân, đồng bào đặc biệt chú ý đến xây dựng hệ thống các
công trình thủy lợi. Đồng bào Tày - Nùng đã biết dựa vào hoàn cảnh thiên nhiên để
giải quyết nước tưới cho đồng ruộng trên cao như: Đắp đập (phai) ngăn nước sông,
suối chảy vào ruộng; đào mương dẫn nước từ đầu nguồn các khe suối, men theo các
sườn đồi để tưới cho các thửa ruộng trên cao. Bên cạnh đó, đồng bào Lục Yên đã
biết lợi dụng sức nước chảy không chỉ để nâng cần giã gạo mà còn biết làm cọn
nước (guồng nước) để đưa nước lên chân ruộng cao. Cọn nước được làm bằng gỗ,
tre, nứa, mây… Đó là những chiếc bánh xe, có đường kính rộng hẹp khác nhau tùy
thuộc vào độ cao thấp của mặt ruộng so với mặt nước của sông hay suối. Ở bánh xe
có những cánh quạt cản nước để cọn nước quay, đồng thời cản nước vào các ống
bương đựng nước buộc chếch ở ngoài vành bánh xe, nước chảy đầy, bánh quay đưa
ống bương lên cao, tự đổ nước vào máng dẫn nước đặt ngang và nước theo các ống
máng nối liền với ruộng.
Về kinh nghiệm mùa vụ, việc nắm bắt thời vụ là rất quan trọng, bởi lẽ khí hậu
ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa,. Khí hậu ở Lục Yên
khắc nghiệt, mùa đông đến sớm và kéo dài, nên thời vụ đặc biệt quan trọng. Vì vậy,
khi có mưa sớm, người dân tranh thủ cấy những thửa ruộng hạn (nà lẹng). Theo sách
Đại Nam nhất thống chí: “Hàng năm cứ vào khoảng tháng tháng 4, tháng 5 gieo mạ,
tháng 6, tháng 7 cấy và gặt vào tháng 10, tháng 11. Nhà nông thường xem ngày 8
tháng 4 có mưa hay không, để xếp đặt công việc làm ruộng cũng có phần ứng
nghiệm. Có câu ngạn ngữ rằng: Ngày 8 tháng 4 không mưa, ruộng trũng đừng bừa,
đi phát ruộng cao” [35, tr. 398] .
Việc đúc kết kinh nghiệm về thời vụ là “chìa khóa” đã đem lại kết quả tốt cho
người nông dân.

50
Khi thu hoạch, người Nùng do chủ yếu ở nhà đất, không có gầm sàn rộng để
lúa, nên khi gặt thường dùng liềm cắt tận gốc, gom từng đống lớn ở giữa ruộng, dùng
loỏng để đập. Loỏng là khúc gỗ to, khoét mảng sâu, khi đập ở hai đầu loỏng, hai bên
có phên che. Sau khi đập xong, lúa được quạt sạch, gánh mang về nhà phơi khô rồi
cất. Đối với người Tày, do sống trên nhà sàn, có gầm sàn rộng, cho nên khi gặt, người
Tày thường dùng liềm cắt lúa ở bên dưới bông gạo khoảng 20 cm, dùng rạ để buộc
thành nắm, phơi luôn trên các gốc rạ cho rơm và hạt thóc khô (khoảng hai đêm ba
ngày), sau đó thu gom gánh về nhà cất vào “giảo khảu” (giảo khảu được quây một
góc ở dưới gầm sàn, phên được đan bằng nứa tép, hoặc bưng ván, dưới sàn giảo được
giải bằng gỗ cách mặt đất khoảng 20 đến 30 cm). Khi nào nhà hết gạo ăn thì người
Tày bỏ lúa ra, xếp thành đống tròn, dắt ba đến bốn con trâu đi vòng quanh dẫm lên
các bó lúa cho thóc rơi ra khỏi rơm. Cách làm này người Tày ở Lục Yên gọi là “nuột
khảu”. Thóc sau khi được quạt sạch thì đem phơi khô để dự trữ và sử dụng, một phần
đem bán, đổi lấy những vật phẩm cần thiết cho gia đình.
Bên cạnh việc canh tác trên đồng ruộng nước, đồng bào ở Lục Yên còn làm
ruộng nương. Nương có hai loại: nương bằng và nương dốc.
Nương bằng có thể dùng cày, cuốc để canh tác, đó là các loại bãi bồi ven sông
ven suối. Nương dốc là loại có độ dốc cao, khó cải tạo thành mặt bằng để làm ruộng,
đồng bào khai thác, đắp bờ, giữ màu trồng cây lương thực, cây hoa màu, nhiều nhất là
ngô, đậu, sắn, đỗ tương... Ở đầu thế kỷ XIX, các nương rẫy của đồng bào chủ yếu là
do đốt rừng mà thành.
Việc tra hạt được thực hiện theo hai cách:
Cách thứ nhất, tra hạt theo hốc, người đi trước dùng gậy chọc lỗ, người đi sau
đem theo một túi hạt bỏ xuống và lấp lại. Đây là cách làm với nương dốc và mới.
Cách thứ hai là vãi hạt. Cách này chỉ cần một người vãi hạt, những người còn
lại dùng bai cào để lấp. Cách này chỉ phù hợp với nương bằng
Cả hai cách tra hạt đều làm tuần tự từ thấp đến cao, để đất lấp kín hạt trong
quá trình ủ mầm và chống chim, thú phá hoại.
Trong quá trình chăm sóc cũng tiến hành làm cỏ, ngoài ra còn phải cắm bù
nhìn, làm chòi canh muông thú không cho chúng phá hoại.

51
Việc thu hoạch được tiến hành vào khoảng tháng 10, tháng 11 Âm lịch. Đồng
bào không gặt lúa mà hái lúa, dụng cụ để hái là chiếc díp (hay nhíp). Sản phẩm thu
được cất vào chòi canh, khi nắng ráo mới đem ra phơi. Lúa, ngô khô mới đem về nhà
treo trên xà nhà hoặc để trên gác.
Nương rẫy canh tác vất vả mà sản lượng lại không nhiều, không có vai trò lớn
trong việc cung cấp lương thực nhưng hiện nay nhiều gia đình ở Lục Yên vẫn duy trì
việc canh tác nương. Họ trồng ngô, đậu tương, sắn, chè... nhất là các dạng lúa nương
bởi chất lượng gạo thơm ngon và một phần do tập quán canh tác. Ở xã Động Quan có
giống khoai sọ tím (đồng bào ở Lục Yên gọi đó là khoai Dao, khoai Xá vì chỉ có
người Dao, người Xá mới trồng được trên nương của họ). Có nơi gọi là khoai môn họ
giải thích câu "Lên rừng nhớ vợ, nhớ con. Về nhà nhớ củ khoai môn trên rừng", ngụ
ý: Khoai ngon đến mức mà người từ biên ải được trở về xuôi sum họp với gia đình
rồi lại thấy nhớ da diết củ khoai môn như khi ở trên rừng nhớ những người thân yêu
nhất nơi quê hương miền xuôi [86]. Vào độ sau Tết Âm lịch, là bà con người Dao ở
Lục Yên lại tìm những sườn đồi, hoặc các hố đất trên núi đá đào hố đặt mầm khoai.
Đến đầu mùa đông khi lá khoai vàng héo là thu hoạch.
Phần lớn các gia đình ở Lục Yên đều có mảnh vườn quanh nhà, vườn được rào
cẩn thận vừa là để xác định phạm vi đất đai của gia đình, vừa là để ngăn vật nuôi phá
hoại. Trong vườn trồng các loại rau, gia vị, cây ăn trái như chuối, cam, chanh, mơ,
mận, hồng không hạt... phục vụ nhu cầu cho gia đình và người thân.
Ngoài ra đồng bào còn trồng các loại cây như hồi, sa nhân, y dong riềng (làm
bánh tráng), các loại cây lấy gỗ như xoan, tre...
- Chăn nuôi
Đồng bào chăn bò, trâu, gà, vịt, ngan, ngỗng, cá,…để phục vụ cho sản xuất
hoặc cải thiện bữa ăn hàng ngày. Đối với trâu, bò đồng bào thường chăn thả ở sườn
đồi, thung lũng. Họ nuôi trâu, bò để lấy sức kéo trong việc cày, bừa, vận chuyển gỗ
làm nhà, thồ thóc, gạo, ngô. Ở châu Lục Yên nổi tiếng có giống trâu ngố to khỏe để
cung cấp sức kéo cho sản xuất nông lâm nghiệp, vận tải. Những con trâu đực trưởng
thành từ 7 tuổi trở lên nặng khoảng 8 tạ đến một tấn và trâu cái nặng 5 đến 6 tạ vẫn
còn khá phổ biến trong các bản làng của đồng bào Tày, Nùng, Dao, mỗi nhà thường

52
nuôi vài con trâu trở lên. Trâu được thả vào rừng, có người đi chăn nhưng do rừng núi
rậm rạp nên con đầu đàn được đeo mõ cho dễ tìm. Ngoài ra, đồng bào còn nuôi dê
trên các sườn núi đá vôi và làm chuồng tại đó để tiện cho việc chăn thả.
Chăn nuôi lợn, gà, vịt, đào ao thả cá hầu như nhà nào cũng có nhưng theo thói
quen của đồng bào, việc đầu tư chăm sóc ít được quan tâm. Việc chăn nuôi gia cầm
cũng chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của gia đình.
Có thể nói nghề chăn nuôi của đồng bào ở Lục Yên tuy đa dạng nhưng vẫn là
ngành kinh tế phụ bên cạnh ngành chính là trồng trọt.
Nhìn chung nền kinh tế nông nghiệp ở Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX là một
nền kinh tế nông nghiệp đan xen giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương
thực với hoa màu, giữa khai thác ruộng nước với ruộng nương... Trong quá trình sản
xuất có sự phân công lao động giữa nam và nữ, có sự hợp tác trong lao động (mỗi vụ
cấy, gặt đồng bào thường giúp đỡ nhau, hình thức thường thấy là đổi công). Đồng bào
hợp tác với nhau đào mương, đắp phai trước các vụ gieo trồng để đảm bảo nguồn
nước tưới.
Bên cạnh một nền nông nghiệp truyền thống, cư dân Lục Yên và đồng bào các
dân tộc miềm núi nói chung sinh sống còn dựa vào khai thác các sản vật có sẵn trong
tự nhiên. Ở Lục Yên chủ yếu là khai thác tài nguyên rừng. Theo sách Kiến văn tiểu
lục: “Các xã thuộc châu Lục Yên, sản xuất vỏ cây gió, nứa, tre và các thứ cây khác;
các xã Bắc Quang, Vị Thượng và Điện Quan thuộc châu Lục Yên sản xuất gỗ xoan,
gỗ vàng tâm, người địa phương chở xuống bán ở bến sông Chảy” [13, tr. 387]. Tùy
từng khu vực, từng mùa mà đồng bào ở Lục Yên vào rừng hái lượm những loại rau,
củ, quả, nấm hương, mộc nhĩ có nhiều trong mùa xuân và đầu mùa hạ, các loại măng,
có thể làm chua hay phơi khô để dự trữ ăn dần.
Các loại cây củ rừng có bột như cây báng, củ mài thường được đồng bào khai
thác vào những năm mất mùa hay giáp hạt để ăn thay cơm. Đồng bào còn khai thác
mật ong rừng, củi gỗ, song, mây...để sử dụng và đem bán đổi lấy muối và là một
nguồn thu hỗ trợ cho nông nghiệp.
Bên cạnh hái lượm, đồng bào còn săn bắt thú rừng để bổ sung thức ăn cho bữa
cơm gia đình. Săn bắt còn có ý nghĩa bảo vệ nương rẫy. Vũ khí săn bắt chủ yếu là tên,
nỏ, lao, giáo, bẫy.

53
Ngoài săn bắt, hái lượm ở những nơi gần sông, suối, đồng bào còn đánh bắt cá
bằng các dụng cụ tự chế như lưới, vó, đó...hoặc bằng cách thả ruốc.
Ở nửa đầu thế kỷ XIX tài nguyên thiên nhiên còn nhiều, việc khai thác của
đồng bào có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do con người khai
thác tràn lan, nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên sông nước của Lục Yên cạn dần. Các
loài muông thú quý hiếm không còn nữa, sông suối cũng ít hẳn cá tôm. Nghề khai
thác tự nhiên không còn nhiều ý nghĩa đối với đời sống của đồng bào.
Hiện nay, đồng bào Lục Yên tham gia tích cực vào phong trào trồng rừng và
bảo vệ rừng. Ngoài trồng các cây lấy gỗ, đồng bào cũng rất tích cực hưởng ứng
trồng các loại cây công nghiệp như quế, sắn; cây ăn quả có giá trị cao như cam,
quýt, hồng không hạt...
2.3.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Thủ công nghiệp
Đồng bào dân tộc Lục Yên từ lâu đã có một số nghề thủ công truyền thống:
nghề dệt vải, đan lát, nhuộm chàm, làm mộc… Trước đây do xuất phát từ nền kinh tế
tự cung tự cấp nên sản phẩm của nghề thủ công phần lớn để phục vụ nhu cầu sinh
hoạt trong gia đình, ít mang tính chất hàng hóa.
Nghề đan lát: Hầu hết các gia đình đều tự túc được các đồ đan thông thường
như giần, sàng, tấm phên, sọt, rổ… Công việc đan lát có thể làm quanh năm, nhưng
thường tập trung vào lúc nông nhàn. Nguyên liệu lấy từ cây tre, nứa có sẵn trong
vườn hoặc trong rừng được chặt về gác lên rãnh bếp để khi nào rảnh việc thì lấy
xuống đan và đồ đan sẽ dùng được bền, không bị mọt. Nghề đan lát có vai trò rất
quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người người Tày, Nùng, Dao. Họ dùng
những sản phẩm đó để đựng các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
Nghề dệt vải: Cũng như nghề đan lát, nghề dệt phát triển đều khắp ở Lục Yên.
Hiện nay, nhất là ở người Tày ở xã Khánh Thiện, nghề dệt thổ cẩm để làm nên những
vỏ chăn, đệm, trang phục.. vẫn được phát triển. Mỗi dân tộc cũng có những nét riêng
đặc trưng cho truyền thống văn hóa dân tộc. Nếu như người Nùng, người Dao chỉ biết
trồng bông, dệt vải, nhuộm vải thì người Tày còn có thêm nghề trồng dâu, nuôi tằm,
ươm tơ và dệt lụa.

54
Trồng bông, dệt, nhuộm vải: Người Tày, Nùng, Dao ở Lục Yên thường gieo
hạt bông vào tháng Giêng, tháng Hai, gieo vào thời điểm này cây bông sẽ nở hoa
sớm, tránh được sương muối. Bông được thu hoạch vào tháng 6, 7, khi mang về bông
được phơi nắng, rồi tách hạt để được bông nõn, sau đó “công phải” (bật bông) làm
cho bông xốp lên, rồi vê thành từng con đưa vào “slỏa” (xa kéo sợi) kéo thành sợi.
Con sợi được hồ cứng bằng nước cháo bột gạo để làm sợi dọc, sau đó người ta dùng
“cọn lót” (guồng sợi) tạo sợi thành các con sợi đưa vào khung dệt.
Để vải có màu đẹp và bền, đồng bào thường nhuộm vào tháng 7, 8 vì khi đó
tiết trời khô ráo vải mau khô và bắt màu tốt. Vải thường được nhuộm củ nâu, chàm
hoặc các loại lá cây rừng khác, nhưng chủ yếu là nhuộm chàm. Khi chàm được thu
hoạch, đồng bào ngâm chàm vào thùng gỗ to, sau hai ngày đêm thì vớt xác cành lá,
cho nước vôi trong và nước lọc tro bếp vào ngâm cùng. Khi nào chàm lắng xuống thì
gạn bỏ nước, lọc lấy chàm ở đáy thùng. Công đoạn nhuộm chàm cũng rất công phu,
mỗi súc vải phải nhuộm đến hai, ba lần và phải mất vài tháng mới hoàn thành.
Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải: Những gia đình người Tày ở Lục Yên
trước đây, nhà nào cũng có vườn dâu. Người ta trồng dâu ở vườn hoặc các bãi bồi
ven sông, suối, có gia đình trồng ở xung quanh nương ngô, sắn, vừa để lấy lá nuôi
tằm, vừa để làm cọc rào vườn. Cây dâu cũng được chăm sóc, làm cỏ, bón phân rất
cẩn thận. Tằm được nuôi ở những nơi rộng rãi, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời,
tránh ruồi, muỗi, kiến đốt tằm. Khi cho tằm ăn lá dâu phải khô ráo, lúc tằm còn nhỏ lá
dâu phải được thái nhỏ khi cho ăn, nhưng đến khi tằm lớn thì không phải thái. Quá
trình nuôi tằm của đồng bào phải kiêng nhiều thứ như: Phụ nữ ở cữ không được đến
gần tằm, người chăn tằm không được xem người và các con vật đẻ, đi đám ma về
phải qua vài ngày mới được cho tằm ăn, kiêng ăn các loại rau có mùi… Nếu không
kiêng được tằm sẽ bị chết hoặc chất lượng kén sẽ không tốt.
Theo kinh nghiệm của đồng bào thì sau khi tằm làm kén được ba đến bốn ngày
là thời điểm đẹp nhất để kéo tơ. Tơ sau khi được kéo, phơi khô, quấn thành con sợi và
từ đó dệt thành vải.
Nghề làm hương đốt: Nguyên liệu làm hương rất đơn giản, chủ yếu từ các loại
cây có sẵn trên rừng như: gỗ mục, vỏ cây kháo, lá cây hắt, tre… Khi làm người ta
đem gỗ mục, cây kháo và lá cây hắt đã phơi khô cho vào cối giã mịn, trộn đều, pha

55
chế; tăm hương được làm từ thân tre hoặc mai trên một năm tuổi, ngâm dưới ao bùn
khoảng từ 25 đến 30 ngày, vớt lên, phơi khô, chẻ nhỏ. Trong quá trình làm hương,
điều quan trọng nhất là người làm hương cần có sự tinh tế, khéo léo trong cách pha
chế, nếu sai lệch dù là nhỏ sẽ tạo ra mùi thơm không như ý muốn. Hương sau khi
làm, phơi khô từ 2 - 3 ngày là có thể dùng được.
Nghề mộc: Nghề mộc của đồng bào ên mới chỉ dừng lại ở phạm vi tương trợ,
giúp nhau dựng nhà, làm khung cửi, làm đuống, cối giã gạo, làm quan tài gỗ…phục
vụ cho sản xuất, vui chơi chứ không chuyên sản xuất đồ gỗ.
Nghề làm đồ trang sức: Phát triển chủ yếu trong đồng bào Dao. Nguyên liệu
chủ yếu là bạc. Sản phẩm chủ yếu là những đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân,
vòng tay, nhẫn, những dây bạc, những đồ trang trí trên quần áo.. Ngoài ra đồ trang
sức chế tạo từ đá spilit quắc dít, amphibôlit… là nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa
phương. Họ dùng ngay các công cụ bằng đá để cưa, khoan, tiện mài và đánh bóng.
Nghề làm giấy: Đây là một nghề cũng được coi là phổ biến của dân tộc Dao ở
Lục Yên. Không những dân tộc Dao mà cả các dân tộc thiểu số khác, như Tày, Nùng,
rất ưa thích những thứ giấy của người Dao, vì nó bền và tốt. Loại giấy này rất ăn mực
và nét chữ giữ được lâu. Nguyên liệu làm giấy chủ yếu là vầu, nứa, trúc non. Họ
tráng giấy trên khuôn hình chữ nhật rộng 30cm, dài 60cm và thường tráng những tờ
giấy chồng lên nhau ngay trong khuôn khi nào được 40 tờ mới đem phơi, không cần
tách riêng từng tờ [92].
Nhìn chung, thủ công nghiệp nơi đây vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi nông
nghiệp, vẫn chỉ là nghề phụ gia đình, làm vào những lúc nông nhàn. Trong nền kinh
tế truyền thống của các cư dân Tày, Nùng, Kinh, Dao ở Lục Yên còn nhiều hạn chế,
nổi bật là tính tự cung, tự cấp. Hiện nay, nghề thủ công truyền thống của đồng bào
vẫn được duy trì như nghề mộc: làm giường, tủ, bàn, ghế, nghề rèn, các công cụ sản
xuất như dao, cuốc, lưỡi cày... nghề đan lát; các đồ dùng đồ đựng bằng tre, nứa...
- Thương nghiệp
Xuất phát từ vị trí thuận lợi, thương nghiệp của Lục Yên đã sớm khởi sắc: Từ
Lục Yên đi về phía Tây là huyện Trấn Yên tỉnh Hưng Hóa, phía đông và phía Bắc
giáp huyện Vĩnh Tuy, phía nam giáp châu Thu (Tuyên Quang), là chiếc cầu nối nền

56
kinh tế của các tỉnh miền xuôi và các tỉnh miền núi. Vì vậy, từ lâu các đồng bào dân
tộc ở châu Lục Yên đã có sự giao lưu buôn bán với các địa phương khác trong và
ngoài khu vực.
Về đường sông, sông Chảy chảy qua địa phận châu Lục Yên cũng giữ vai trò
quan trọng trong việc thông thương, giao lưu, phát triển kinh tế của Lục Yên với các
trao đổi hàng hóa chủ yếu là qua chợ.
Theo Địa danh Yên Bái Sơ khảo: “Chợ đặt trên một quả đồi thấp ven đường
Lục Yên đi Vĩnh Tuy. Phía Đông là ngòi Vặc nhập vào Bích Hà, phía Tây liền kề
cánh đồng màu mỡ. Chợ họp vào các ngày mồng một, rằm hàng tháng, người tứ
phương trẩy hội rất đông, buôn bán hàng hóa tấp nập” [32, tr.192].
Hoạt động buôn bán, thông thương ở khu vực này ngày một tấp nập đông vui
với chợ Tòng Lệnh và phố Đà Dương. Sản phẩm chủ yếu là tre nứa, gỗ tròn, song,
mây, củ nâu, súc vật.
Nhân dân địa phương mang lâm sản, hàng hóa từ Lục Yên về Tu Vũ (Thanh
Thủy), Chí Chủ, Vũ Ẻn, Hoàng Cương (Thanh Ba), Ấm Thượng (Hạ Hòa) của tỉnh
Phú Thọ để trao đổi. Sự buôn bán qua lại ấy còn được tiếp nối đến ngày nay.
Lúc bấy giờ nhà Nguyễn đã đặt đồn tuần để thu thuế các chợ ở Lục Yên. Hệ
thống phố, chợ và trạm thu thuế xuất hiện là cơ sở quan trọng để khẳng định hoạt
động giao lưu buôn bán trong và ngoài châu đã có sự phát triển.
Tuy nhiên, do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã quy định kinh tế Lục Yên
chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp chỉ mang
tính chất là nghề phụ chưa tách khỏi nông nghiệp.
Mặc dù, thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 nhưng phải đến năm
1886 thực dân Pháp mới đánh chiếm Yên Bái và châu Lục Yên. Từ năm 1886 đến
năm 1898 diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Yên Bái chống lại thực dân Pháp.
Vì vậy, nửa cuối thế kỷ XIX ở Lục Yên thực dân pháp chỉ đặt được ách cai trị về
chính trị bằng cách chia đặt hành chính còn chưa thống trị được về mặt kinh tế, do
vậy về cơ bản nền kinh tế của Lục Yên chưa có nhiều biến chuyển chủ yếu là nền
kinh tế nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Ngày nay, khi mà nền kinh tế phát triển, giao thông đi lại thuận lợi ngành
thương nghiệp của Lục Yên phát triển mạnh. Ngoài các chợ ở thị trấn Yên Thế thì

57
hầu hết các xã đều có chợ phiên họp vào các ngày nghỉ như thứ 7, chủ nhật để đồng
bào mua bán, trao đổi hàng hóa.
2.4. Thuế khóa
Ở thời Lý, nhà nước khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng chính sách
thuế công và khai thác tài nguyên. Theo lệ thuế năm 1013, vua Lý Thái Tổ quy định cư
dân miền núi phải cống nạp những sản vật địa phương cho nhà nước theo định kì. Năm
1117, phò mã Dương Cảnh Thông dâng hươu trắng, còn thủ lĩnh châu Tư Nông (Phú
Bình - Thái Nguyên) Hà Vĩnh Lộc dâng ngựa hồng có cựa [56, tr. 52].
Dưới thời Lê - Trịnh đã tiến hành thu thuế vùng dân tộc thông qua các tù
trưởng địa phương. Để có cơ sở quản lý địa phương, chính quyền ban lệnh: các xã
tiến hành lập sổ “Tu tri bạ” ghi rõ địa giới hình thế núi sông, những nơi hiểm yếu của
địa phương gửi lên để biên vào bản đồ của trấn. Việc lập sổ “Tu tri bạ” là cơ sở để
Nhà nước đánh thuế vùng dân tộc thiểu số.
Năm 1732, chúa Trịnh quy định ngạch thuế ở các tuần có phần rõ ràng và cụ
thể hơn các triều đại trước, như: “tuần Tam Kỳ (Hàm Yên), xứ Tuyên Quang lệ thuế
đồng niên là 1.231 quan 5 tiền 43 đồng tiền quý” [56, tr. 106].
Nhà nước còn thông qua phụ đạo để thu thuế: năm 1689, Nguyễn Công Kiều
kiêm giữ chức trấn thủ, kê khai lệ thuế của các làng người Xá Tụ ở Tuyên Quang,
Hưng Hóa như sau: Châu Văn Bàn các làng người Xá nộp thóc và sơn sống, được
nộp thay bằng bạc nén tính cả chính tang và lễ giấy bút là 4 dật 3 đồng 6 phân; vải to
120 thước [56, tr. 106, 107]. Bảy chủng tộc người Man: Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan,
Sơn Nam, Sơn Bán, Sơn Miên, Hán Văn ở Tuyên Quang (1722), phụ đạo thường sai
khiến họ, “Hàng năm thu thuế mỗi nóc nhà 5 lạng bạc”.
Sang đầu thế kỉ XIX, vua Gia Long thống nhất đất nước, thiết lập bộ máy cai
trị từ trung ương đến địa phương. Năm 1805 Gia Long cho lập sổ địa bạ nhằm tăng
cường quản lí chặt chẽ ruộng đất, đảm bảo nguồn thu tô thuế, thể hiện quyền sở hữu
tối cao về ruộng đất của nhà nước, đồng thời làm cơ sở để đánh thuế ruộng tư, chia cả
nước làm 4 khu vực để đánh thuế:
Khu vực 1 gồm: các phủ Quảng Bình, Triệu Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa
Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Hòa, Diên Khánh.

58
Khu vực 2 gồm: các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây, Kinh Bắc,
Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, phủ Phụng Thiên.
Khu vực 3 gồm: Yên Quảng, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Cao Bằng.
Khu vực 4 gồm: Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyên, Kiên Giang.
Theo đó, mức thuế của Lục Yên thuộc khu vực III, quy định cụ thể như sau:
Hạng nhất nộp 50 bát/mẫu đối với ruộng đất công, 20 bát/mẫu đối với ruộng tư.
Hạng nhì nộp 42 bát/mẫu đối với ruộng đất công, 20 bát/mẫu đối với ruộng tư.
Hạng ba nộp 25 bát/mẫu đối với ruộng đất công, 10 bát/mẫu đối với ruộng tư.
Trên cơ sở đó, châu Lục Yên với 100% là ruộng tư nên mức thuế mà nhân dân
sẽ phải đóng là: Ruộng hạng 3: 10 bát/ mẫu.
Thời Minh Mệnh chia cả nước làm 3 khu vực:
Khu vực 1: Như thời Gia Long
Khu vực 2: Từ Nghệ An ra Bắc
Khu vực 3: như khu vực 4 thời Gia Long
Trên cơ sở phân chia khu vực của vua Minh Mệnh, tỉnh Tuyên Quang thuộc
khu vực 2. Mức thuế như sau:
Hạng nhất 80 thăng/ mẫu với ruộng công và 26 thăng/ mẫu đối với ruộng tư.
Hạng nhì 56 thăng/ mẫu với ruộng công và 20 thăng/ mẫu đối với ruộng tư.
Hạng ba 33 thăng/ mẫu đối với ruộng công và 13 thăng/mẫu đối với ruộng tư
[27, tr. 163].
Như vậy, mức thuế mà nhân dân Lục Yên đóng góp là: ruộng hạng 3: ruộng
công 33 thăng/mẫu, ruộng tư 13 thăng/mẫu. Ngoài thuế ruộng, nhân dân châu Lục
Yên phải đóng góp thêm nhiều loại thuế khác nữa theo quy định của nhà nước như thuế
cửa quan, thuế sản vật...Không chỉ tăng cường quản lý đất đai, quản lý nhân khẩu cũng là
một vấn đề quan trọng của triều đình nhằm thu thuế và tuyển lính. Theo Đồng Khánh địa
dư chí có ghi mức thuế của Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX như sau:
Dân số: Số đinh theo sổ cũ là 265 người.
Ruộng đất: Số ruộng đất theo sổ cũ là 523 mẫu .
Thuế: Thuế đinh điền cả năm nộp bằng tiền là 393 quan, nộp bằng thóc là 126
hộc [51, tr. 868].

59
Tiểu kết: Lục Yên là một châu nằm ở miền núi phía Bắc, kinh tế nông nghiệp
là chủ yếu, nhưng những diễn biến chính về ruộng đất đã phản ánh xu thế chung của
tình hình ruộng đất của cả nước dưới triều Nguyễn. Qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và
Minh Mệnh 21 (1840) cho thấy, tình hình ruộng đất châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ
XIX có gần 100% là diện tích ruộng tư. Quy mô sở hữu ruộng đất chưa lớn, chủ yếu
là sở hữu vừa và nhỏ. Phần lớn ruộng đất tập trung vào nhóm họ Hoàng vì đây là một
dòng họ thổ tù thế tập, ngoài ra còn có họ Lương. Trong địa bạ, chất lượng đất đai chỉ
có ruộng hạng ba, thu điền. Kinh tế nông nghiệp của Lục Yên còn lạc hậu chủ yếu là
trồng lúa với kỹ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu dẫn đến năng suất cây trồng thấp, thủ
công nghiệp chủ yếu trong phạm vi gia đình, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ trong
gia đình, thương nghiệp chỉ phát triển ở những nơi đông dân cư, trung tâm khu vực.
Để khẳng định quyền thống trị, đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách, chính
quyền nhà Nguyễn, quản lý ngày một chặt chẽ nền kinh tế Lục Yên bằng chính sách
ruộng đất, quản lý nhân khẩu, hệ thống thuế khóa ngày một chặt chẽ, quy củ hơn.

60
Chƣơng 3
VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

3.1. Làng bản và nhà cửa


Người Tày thường cư trú tập trung thành làng bản ven các chân đồi, thung
lũng, giữa các khe núi gần với nước, ruộng, nương rẫy. Mỗi chòm xóm có 5 - 7 nóc
nhà, cũng có nơi chỉ có một hai nóc nhà, nhà nọ đi đến nhà kia thường tắt qua đồi
“yên ngựa” hoặc từ đường chính rẽ theo các bờ ruộng đến nhà. Tên làng của người
Tày không phụ thuộc vào lịch sử mà thường lấy tên đồi, núi, khe suối, cánh đồng, cây
cổ thụ hoặc một vật thể dân gian nào đấy để đặt. Người Tày Việt Bắc đặt tên đơn vị
hành chính là bản, còn người Tày Tây Bắc thường gọi là làng. Do tập quán sống theo
ven các chân đồi có nương, có ruộng, có nước nên một làng một bản không thể nằm
gọn trong một khu vực nhất định mà thường có chiều dài vài cây số, thậm chí năm
bảy cây số dọc theo con suối làng.
Người Tày cư trú thành làng (thôn) theo các triền đồi, nơi ấy tiện lợi việc đi
lại, lấy nước, tăng gia sản xuất, làm nhà ở chăn nuôi. Tuy nhiên, khi làm nhà ở, làm
chuồng trâu, chuồng lợn, chuồng gà… người Tày đều xem hướng thể hiện qua câu
tục ngữ, thành ngữ: Nhà hướng Nam làm được ăn được; chuồng lợn hướng nhà,
chuồng gà hướng bếp… Tập quán hái lượm, chọc đất trồng hạt đến nay vẫn còn tồn
tại dù rằng nông thôn đã được nông nghiệp hóa, tri thức khoa học ở người dân Tày
cao hơn, song tập quán ấy vẫn lưu lại như một nét văn hóa cổ truyền ở nông thôn.
Tập quán xã hội này không phải ngẫu nhiên được lưu giữ mà do nhiều yếu tố khách
quan (thiên nhiên, phương tiện kỹ thuật), và chủ quan (trình độ canh tác). Để phù hợp
với tính khách quan chủ quan ấy con người đã có quá trình suy nghĩ chọn lọc những
gì do mình sáng tạo ra. Qua nhiều thế hệ những sáng tạo đó được khẳng định, làm
cho nó tồn tại và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt gia đình,
sinh hoạt cộng đồng của người Tày Tây Bắc.
Đường vào cổng của nhà người Tày Lục ở Yên bao giờ cũng là một lối nhỏ ở
phía trái mặt tiền nhà sàn. Do nhà ở không sát trục đường làng nên đoạn từ đường
làng đến cổng nhà thường là bờ ruộng được đắp rộng hơn, cao hơn; hoặc một đoạn
sườn đồi được san gạt. Đối với người Tày thì đường vào nhà rất có ý nghĩa, người

61
Tày Lục Yên có câu “pỉ noọng xỏ cườn tò tồng pỉ noọng táp bá” nghĩa là anh em
hàng xóm như anh em ruột thịt (anh rẽ vào nhà em, em đón; anh không rẽ vào nhà
em, em chờ) (dân ca Tày), cho nên nhiều gia đình trồng hàng cây có hoa rất đẹp dọc
lối vào, thường là hoa dâm bụt, trạng nguyên, đất rộng hơn thì trồng cây có quả: cam,
chanh, hồng, quýt.
Bản là đơn vị cư trú của người Tày, Nùng, họ thường ở chân núi, cạnh cánh
đồng hay ven sông, ven suối, có khi ở giữa cánh đồng. Mỗi bản trung bình có 10 đến
15 nhà, bản lớn hơn có tới 20 đến 30 nhà. Bản có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất
đai canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối, mỏ nước riêng thuộc quyền quản lý và sử
dụng của bản.
Chỗ ở lý tưởng của người Tày, Nùng là nơi tiện nước, gần ruộng, gần rừng
cây, cao ráo, khi mưa xuống nước có thể chảy xuống ruộng đem theo phù sa, mùn
làm cho đất thêm màu mỡ.
Tên bản của người Tày, Nùng cũng như người Dao ở Lục Yên thường đặt
theo tên đồng ruộng, khúc sông, đồi núi chẳng hạn như Bản Lẹng, Bản Nà Kéo, Bản
Tông Cại...của xã Lâm Thượng. Khác với làng bản của của người Tày, Nùng, làng
bản của người Dao thường làm trên các triền núi cao. Đồng bào ở lẻ tẻ mỗi quả đồi
vài hộ gia đình, có khi một hộ sống riêng trên một quả đồi.
Trước đây, người Dao ở Lục Yên sống du canh du cư là chủ yếu, nhưng hiện
nay làng của người Dao đã định cư.
Nhà của người Tày, Nùng thường dựng theo thế đất, đằng sau dựa vào núi, phía
trước nhìn ra cánh đồng, sông suối. Hướng nhà thường căn cứ vào tuổi của gia chủ.
Nhà không chỉ là nơi che nắng, che mưa, tránh giá rét khi mùa đông về, mà
nhà còn phải phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, thể hiện tâm tư tình cảm, phản ánh
những giá trị mang đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Cấu trúc, bố cục của mỗi ngôi
nhà còn thể hiện phong tục, tập quán và tín ngưỡng dân gian của dân tộc đó.
Nhà của người Tày, Nùng ở Lục Yên có hai loại: Nhà sàn và nhà đất, nhưng
phổ biến nhất vẫn là nhà sàn và là loại hình nhà truyền thống.
Khác với nhà sàn của các dân tộc khác, nhà sàn của người Tày ở Lục Yên to,
cao, bề thế thường có ba gian hai chái hoặc năm gian hai chái. Nguyên liệu làm nhà

62
sàn là loại gỗ rừng (nghiến, đinh, chò chỉ...). Một nhà sàn 3 gian 2 chái thường có 4
cặp cột cái, 4 cặp cột con và hàng chục cột hiên, 4 mái được kết cấu vững chắc bằng
những cây đòn tay, rui, mè đều là cây tre già hoặc cây diễn ngâm kỹ phơi khô. Vật
liệu để buộc là lạt chẻ từ cây giang rừng hoặc dây mây ngâm cho tróc vỏ rồi cho lên
gác bếp sấy khói để chống mọt .
Để làm giát nhà, người ta chọn những cây tre hoặc cây diễn to thẳng và già, băm
dọc mấu tre rồi tách ra thành giát. Mái nhà của người Tày thường lợp bằng lá cọ dày
tới 50cm, nhà có nhiều cọ còn lợp dày hơn, có những mái nhà sau hơn 20 năm mới
phải lợp lại. Chiều cao gầm sàn đủ khoảng cách thoáng mát (độ cao từ mặt nền đất lên
sàn từ 1,8 đến 2m), mái nhà tuy thấp nhưng lòng nhà rộng, khoảng không gian phía
trước cửa sổ rộng nên vẫn đủ ánh sáng và không gây cảm giác lụp xụp.
Nếu người Kinh có Vua bếp, thì nhà người Tày có thần bếp (Pú phưa khay).
Khuôn bếp làm bằng gỗ trắc, lòng bếp đổ bằng đất đỏ và mịn. Đứng cùng trục với bếp là
dựa và gác, dưới gác là dựa dùng để những thứ chống mối mọt và rổ rá, bầu muối...
Không gian bên trong ngôi nhà chính của người Tày ở Lục Yên được chia
mang tính ước lệ, theo những chuẩn mực nhất định:
+ Hàng trên, gian bên trong cùng là buồng ngủ của gia chủ, ngăn giữa là nơi
đặt bàn thờ tổ tiên, các gian bên cạnh là buồng ngủ của nam giới và của khách nam,
gian đầu nhà chỗ cầu thang lên thường là nơi tiếp khách.
+ Hàng giữa, bên trên bố trí bàn thờ, ông chủ nhà gian bên dưới bàn thờ tổ tiên
là bếp củi, ngọn lửa được duy trì thường xuyên, dùng để sưởi về mùa đông và đun
nước uống, ít khi nấu nướng ở đây. Các nghi lễ tôn giáo khác liên quan đến lửa đều
diễn ra ở bếp này. Những đêm đông trời lạnh, quần tụ xung quanh bếp lửa hồng, cả
gia đình người Tày nhiều thế hệ cùng thảo luận việc đồng áng, trẻ em nghe người già
kể chuyện cổ tích, những lời dạy bảo..
+ Hàng bên dưới là buồng ngủ dành cho con gái, con dâu, khách là phụ nữ.
Ngoài ngôi nhà chính, nhà sàn người Tày còn có nhà bếp được ghép vào ngôi
nhà chính. Nhà bếp là nơi để nấu nướng, kho chứa lương thực …kích thước các gian
cửa nhà bếp tỷ lệ bằng 2/3 gian trong nhà chính và gầm sàn dùng để buộc trâu, ngựa,
chuồng gà.

63
Nhà của người Tày ở một số vùng khác chỉ có một cầu thang lên xuống nhưng
nhà ở của người Tày ở Lục Yên thì có hai cầu thang, một ở cửa trước và một ở cửa
sau. (Ngày nay ở Lục Yên, nhà sàn vẫn còn phổ biến và vẫn bảo tồn được nhiều yếu
tố văn hóa truyền thống của người Tày).
Người Tày, Nùng còn có nhà đất (Lườn đin). Kỹ thuật xây cất và cách bố trí
nhà đất giống như nhà sàn, tường đất, có nhà vách bằng phên nứa đan nong mốt hoặc
nong đôi, mái thường lợp lá cọ, cỏ gianh hoặc ngói. Nhà thường là 3 gian, 2 chái.
Gian giữa là phòng khách, gian bên cạnh là bếp đun nấu, bên còn lại là buồng ngủ
được ngăn làm phòng riêng cho nam, nữ. Những gia đình có điều kiện thì làm nhà
bếp riêng ở bên cạnh. Phía trước nhà có sàn phơi thóc, lúa ngô… Chuồng trại gia súc,
gia cầm ở xung quanh nhà. (Hiện nay dù là nhà sàn hay nhà đất thì đồng bào đều làm
chuồng trại và công trình phụ hợp vệ sinh ra xa khu nhà ở).
Người Kinh ở tập trung trong các thôn, làng. Nhà thường đan phên trát vách
đất trộn rơm, rạ, mái lợp tranh, nền nhà và sân bằng đất nện. Nhà khá giả thì nền nhà
và sân được lát gạch. Sân làm chỗ phơi thóc, có tường gạch xây bao quanh nhà. Nhà
chia làm ba gian. Nhà to có 5 gian. Hai phía đầu hồi thường làm thêm hai chái nhà.
Hai chái nhà thường dùng làm kho chứa thóc, lúa, đồ đạc và các dụng cụ khác. Có
nhà dùng làm buồng ở cho đàn bà, con gái. Các chái nhà đều có cửa mở bên trong ra
gian nhà chính. Trước nhà có hiên nhà để ngồi chơi hóng mát. Nhà bếp tách khỏi nhà
ở, có nhà làm nhà ngang, nơi để cối xay thóc, cối giã gạo, chạn bát, nồi niêu…
chuồng trâu, bò, chuồng lợn xa hơn và tách biệt, nhưng nhiều nhà đất hẹp, chuồng
trâu, bò, lợn nối liền với nhà bếp.
Đồng bào Dao dựng nhà gần các con suối và ở tập trung thành từng bản riêng
biệt hoặc xen cư với các dân tộc anh em khác. Người Dao ở Lục Yên có 3 loại hình
nhà ở: nhà đất, nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất.
Nhà đất là loại hình nhà ở đã có từ rất lâu đời và phổ biến trong cuộc sống của
người Dao, nhà đất thường có ba hoặc năm gian đứng (không có chái). Người ta cho
rằng: có ở nhà nền đất thì mới có chỗ để cúng Bàn vương. Bộ sườn của nhà nền đất
được cấu tạo khá đơn giản. Thông thường, mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột, một quá
giang và một bộ kèo đơn. Với người Dao, nhà nền đất luôn mang tính chất bền vững,
thích hợp với điều kiện sản xuất tương đối ổn định ở miền núi rừng.

64
Nhà sàn thường là của người Dao Quần Trắng dài từ ba đến năm gian, cột tròn
to, rộng ngang (khác với người Dao Đỏ ở nhà đất). Hướng nhà được chọn tùy theo
từng họ ví dụ họ Triệu - hướng Nam, họ Tướng - hướng Tây Bắc, họ Lý hướng Đông
Nam. Cách bố trí mặt bằng sinh hoạt, nhà năm gian của người Dao được chia làm hai
phần, ngăn bởi hai đoạn đố ngắn theo chiều ngang nhà. Phần thứ nhất, gian thứ nhất
(gian ngoài cùng bên phải) đặt giường của con trai, gian thứ hai là giường khách, gian
thứ ba (gian giữa nhà) đặt bàn thờ tổ tiên và kê bàn ăn, gian bên trong cùng là buồng
ngủ của gia chủ. Phần thứ hai gồm hai gian về bên trái nhà chủ yếu dành cho nữ giới.
Nhà thường có hai bếp, một bếp nấu ăn và một bếp lò để nấu cám lợn. Vào những
ngày giá rét người ta còn đặt thêm một bếp nữa để sưởi ấm và cũng là nơi để tiếp
khách nên gọi là bếp khách.
Nhà nửa sàn - nửa đất tập trung tại các làng người Dao sống bằng nương rẫy du
canh, cư trú trên đất dốc, vì thế những ngôi nhà này chỉ là phương tiện cư trú tạm thời.
Để làm nhà nửa sàn - nửa đất, người ta không phải bỏ ra nhiều công sức để san
nền. Có thể nói, nhà nửa sàn - nửa đất không chỉ là một bước phát triển của loại hình
nhà nền đất mà là một biến dạng của nhà nền đất để thích ứng với điều kiện sản xuất
du canh du cư trên nền đất dốc.
Mặc dù có ba loại hình nhà ở khác nhau nhưng vẫn có thể nhận ra những nét
chung trong kiến trúc nhà ở người Dao. Đó là vị trí và cách bố trí bên trong của một
"gian đặc biệt" trong ngôi nhà. Gian này thường có vách chắn theo chiều dọc của nhà
và có một đoạn vách ngăn giữa nó với gian bên, ở góc nhỏ này có bàn thờ, sau đoạn
vách ngăn dọc là một buồng nhỏ thường để rượu hay thịt ướp chua. Cách bố trí của
gian nhà này là đặc trưng nhà ở của người Dao.
3.2. Dòng họ và gia đình
Trong một làng một bản, người Tày ở Lục Yên thường tôn vinh dòng họ lớn
(còn gọi là họ gốc). Họ lớn, có thể số lượng gia đình trong làng không nhiều như một
số họ khác nhưng lại là dòng họ có công khai phá đất làng.
Ở Lục Yên người Tày có nhiều họ: Hoàng, Lương, Ma, Bế, Nguyễn...Trong
người Tày không có sự phân biệt, sự đố kỵ giữa các dòng họ, tuy nhiên trong mỗi họ,
người trong họ tộc lại cố gắng làm cho họ mình vẻ vang danh giá như các họ khác
hoặc hơn họ khác.

65
Anh em trong cùng một họ tộc dù có xa bao nhiêu đời, phân tán đi bao nhiêu
nơi vẫn tìm cách đến với nhau và nhận lại nhau kể cả việc cùng họ nhưng người kia
đã là dân tộc khác. Người Tày ở Lục Yên có câu tục ngữ “Lảc mạy tẩn, lảc gần rì”,
nghĩa là người cùng họ dù truyền nối đã xa, vẫn có chung một gốc, một tổ. Người già
nhất trong họ (chi trên cùng) có quyền quyết định mọi việc trong dòng họ. Đã là anh
em trong họ dù có bảy tám đời, mười đời thì cũng không được phép kết hôn (người ta
cho rằng làm như thế là có tội với người xưa). Để giữ niêm luật dòng họ, đồng bào
Tày ở Lục Yên rất coi trọng người đàn ông, người có vai trò duy trì dòng họ, họ nào
con đàn cháu đống (cháu bên nội, mang họ nội) họ ấy càng được tiếng là ăn ở có
phúc có đức, bổn phận của các bậc cha mẹ là phải lo của cải, đất vườn, nhà ở, ruộng
nương, trâu bò... chia đều cho các con trai có đủ cơ ngơi, vợ con yên ổn thì bố mẹ
mới mãn nguyện. Các con gái theo quan niệm của họ thì đã có người khác lo. Tuy
nhiên, cũng có cô gái vì lí do nào đó không lấy được chồng, khi vào độ tuổi 30-35, họ
hàng cho là cao số, bố mẹ vẫn cho ra ở riêng một mình với số tài sản ít ỏi như mảnh
đất đủ làm nhà sàn ba gian nhỏ, nồi niêu xoong chảo...
Do quan niệm con trai mới là người nối tiếp dòng họ nên bằng mọi cách các cặp
vợ chồng phải sinh được con trai. Trường hợp đã cố gắng mà vẫn sinh một bề gái thì
cặp vợ chồng đó phải nhận một người cháu là con trai về nuôi. Người cháu đó có thể là
con của anh trai hoặc em trai chứ không lấy người họ khác, gọi là “lấy cháu làm con”,
nhận con thừa tự để sau này người con đó kế thừa gia sản và thờ cúng tổ tiên. Lễ nhận
“cháu làm con” được tổ chức trọng thể, có trưởng họ và các bậc chi trên cùng chính
quyền làng bản chứng kiến. Từ đây người cháu mới chính thức được gọi là con trai
theo nghĩa con đẻ chứ không phải là con nuôi hay cháu nuôi.
Trong gia đình người Tày ở Lục Yên, quan hệ thứ bậc rất rõ ràng. Tên thứ bậc
của sáu thế hệ trong một gia đình là: cụ ông - cụ bà; ông - bà; bố - mẹ; con; cháu;
chắt. Chủ gia đình bao giờ cũng là người đàn ông. Khi cặp vợ chồng có con, tên
người con cả (trai hoặc gái) thường được ghép với tên bố hay mẹ để khi giao tiếp gọi
kèm tên bố hoặc mẹ với tên con [21, tr.45, 46].
N
Những người cùng dòng họ không được kết hôn với nhau. Đồng bào nơi đây không

66
có nhà thờ họ như người Kinh nhưng những người cùng một dòng họ luôn có quan hệ
mật thiết với nhau, thường cư trú cùng một thôn bản. Trong mỗi dòng họ có người
đứng đầu được gọi là trưởng họ. Trưởng họ là người có uy tín, tiếng nói nhất định mà
mọi người luôn lắng nghe. Trong họ, mọi người được phân theo thứ bậc tuổi tá

trong cùng dòng họ.

Kết quả điền dã thực tế của tác giả luận văn cho thấy, người Dao ở Lục Yên
nói riêng và dân tộc Dao nói chung đều phải trải qua lễ cấp sắc đối với con trai từ 15
đến 16 tuổi. Cấp sắc được thực hiện theo thứ bậc trong gia đình, bố mẹ cấp sắc thì
con mới được cấp sắc, anh cấp sắc rồi thì mới đến lượt em, cấp sắc cho cả những
người tàn tật và mất trí. Đồng bào cho rằng, chỉ những người qua cấp sắc mới được
coi là người lớn, người đàn ông nào chưa được cấp sắc thì bị coi như trẻ con. Người
được cấp sắc mới có đầy đủ tư cách hoàn thành những việc mà những thành viên bình
thường trong xã hội làm như có thể gieo nương đầu vụ, đốt lửa và mang đồ vào nhà
mới, khấn tổ tiên...[11, tr.214, 215].
Gia đình của người Nùng ở Lục Yên cũng giống như gia đình của người Dao
con cái cùng một mẹ sinh ra, ai nhìn thấy mặt trời trước là anh, hoặc chị; ai nhiều tuổi
thì là anh hoặc chị; con chú, con bác cũng tính theo tuổi tác của bản thân từng người
để gọi là anh hoặc chị, em, chứ không tính theo vai vế của bố như người Kinh và
người Tày. Gia đình người Nùng là gia đình phụ quyền.

67
3.3. Ẩm thực
Văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam còn được thể hiện
khá đậm nét qua các bữa ăn truyền thống, nó phản ánh diện mạo và đặc điểm kinh tế
của mỗi dân tộc. Xuất phát từ hoạt động kinh tế mang tính nông nghiệp trồng trọt đóng
vai trò chủ đạo và cây lúa là cây trồng chính nên trong bữa ăn của người Tày - Nùng ở
Lục Yên thì thức ăn chính là cơm, lương thực gồm: gạo nếp, gạo tẻ; ngô, khoai, sắn.
Trước kia ở một số vùng, đồng bào ăn cơm nếp là chính, khi giáp hạt cũng có thể ăn
ngô, khoai, sắn. Trong đó, ngô là món ăn phụ quan trọng nhất.
Người Tày ăn ngày hai bữa chính và có thể có bữa phụ vào buổi sáng sớm.
Thực phẩm dùng trong bữa ăn của người Tày thường là các loại rau trồng, rau hái ở
tự nhiên như: rau dớn, mộc nhĩ, nấm hương; các loại thịt gia súc, gia cầm do chăn
nuôi, thịt thú rừng, chim săn bẫy được; các loại cá, tôm nuôi hoặc đánh bắt được.
Món ăn thường là xào, luộc, nấu canh, nướng trên than hồng, vùi trong tro nóng.
Gia vị: đồng bào thiên về dùng gừng, nghệ, ớt, mẻ… Đồng bào thường nấu
cơm nhiều hơn nhu cầu ăn của gia đình, với quan niệm là phải để thừa thì mới dư dật,
ăn nên làm ra.
Tập quán dự trữ và để dành thực phẩm được truyền từ đời này sang đời khác,
có nhiều cách giữ thịt để lâu hàng tháng, có khi hàng năm
Món thịt lạp: thịt lọc hết xương pha thành khổ dày khoảng 3 đầu ngón tay dài
khoảng 20 – 30 cm ướp thịt với muối, riềng giã nhỏ, một ít diêm sinh, một ít rượu
trộn đều cho vào chum đậy nắp, chừng 3 đến 4 ngày cho thịt ngấm đều gia vị và
muối. Lấy thịt ra xâu từng miếng treo lên gác bếp, khi ăn cho vào nước ấm rửa sạch
rồi thái để xào nấu.
Món thịt thính: thái thịt thành miếng vừa ăn cho muối, gia vị xào chín bắc ra
để nguội trộn với bột thính gạo nếp, đậu tương rang cho vào chum đậy lại khi ăn cho
bát thịt thính hấp trong nồi cơm cho nóng.
Món thịt mắm cơm đỏ: Người Tày ở Lục Yên có rất nhiều cách chế các món
ăn từ mắm thịt lợn nhưng ngon nhất vẫn là mắm thịt lợn được xào khan có mùi béo
ngậy của thịt, màu đỏ tím của rượu nếp và lá cơm đỏ ăn với bát cơm trắng thơm lừng
của gạo mới... hương vị vừa lạ, vừa độc đáo của núi rừng. Người Tày ở Lục Yên khi

68
mổ một con lợn, dù to hay bé, phần thịt ba chỉ (thịt bụng) của con lợn thường được
dành riêng để làm thịt mắm cơm đỏ.
Trước khi làm thịt mắm, người Tày ở Lục Yên đã chọn loại gạo nếp thơm
ngon nhất để dành, đến những ngày gần giáp Tết nấu thành cơm nếp rồi ủ bằng men
lá được làm từ các loại lá cây rừng. Khi nếp cái đã lên men thơm lừng có thể ăn được
là lúc có thể dùng làm nguyên liệu. Nguyên liệu làm thịt mắm cơm đỏ không thể
thiếu củ riềng thái chỉ và một ít rau răm. Nhưng quan trọng nhất là cây cơm đỏ.
Lục Yên có hai loại cây cơm đỏ và cơm đen được trồng trong vườn nhà. Vào
ngày Tết dùng nước luộc của cây cơm đen và cơm đỏ để đồ xôi sẽ cho 2 loại xôi đỏ
và đen khác nhau đem trộn lẫn thành xôi hai màu đen đỏ rất đẹp mắt, thơm ngon.
Để làm thịt mắm cơm đỏ, lấy cây cơm đỏ rửa sạch phơi qua trên nắng cho ráo
nước rồi thái nhỏ. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ của con lợn được làm sạch, thái
nhỏ bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ riềng thái chỉ,
một ít rau răm, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm rồi buộc thật kín bằng ni lông.
Chừng 5 đến 6 ngày sau, mở nắp chum ra có mùi thơm nức, là lúc thịt mắm đã ăn
được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu đỏ tươi, lớt phớt những sợi
riềng thái nhỏ.
Món hém cá (pja bẳm hay nặm bẳm): đây là món ăn đặc sản mang đậm bản
sắc của người Tày. Khi chưa có nước mắm mang từ miền xuôi mang lên, đồng bào
làm hém cá dự trữ thực phẩm, đồng thời là thức chấm khi ăn xôi, ăn các món luộc.
Để làm hém cá cần có: cá các loại, giềng, muối, men rượu, gừng, lá cơm xôi đỏ, một
ít diêm tiêu. Cách làm: cá mổ sạch cho vào trộn đều ướp với các gia vị như trên, sau
đó cho vào chum trộn đều với men rượu, thường tỉ lệ 1 cá, 1 men rượu, bịt kín miệng
chum đậy nắp hoặc phơi chum ra chỗ nắng. Hém cá ủ khoảng 15 – 20 ngày có thể ăn
được. Khi ăn được hém cá có mùi thơm hấp dẫn, thịt cá không phân rã mà cứng có
màu đỏ ăn rất ngọt và thơm, cũng có khi đem chưng lên trước khi ăn.
Ngoài các món ăn trên, người Tày ở Lục Yên còn biết làm nhiều loại bánh
như: bánh gừng, bánh gù của người Dao, hay bánh chuối, bánh đẳng của người Tày
(nhất là bánh đẳng của người Tày ở xã Minh Xuân rất nổi tiếng thơm và ngon).

69
Đồ uống: đồng bào thường uống các loại nước trà, là vối, chè dây, thân lá lúc
lắc… là những loại lá dễ kiếm, giải khát tốt. Người Tày thường có tập quán uống trà
từ lâu, mùa đông người ta hay vần ấm trà bên bếp lửa hồng, nhấm nháp tách trà thơm
ngon, nóng già…
Trong sinh hoạt hàng ngày, ngoài uống nước thông thường, người Tày còn
uống rượu (kin lẩu) trong bữa ăn. Rượu là đồ uống không thể thiếu được trong sinh
hoạt văn hóa của cộng đồng người Tày nói chung và người Tày ở Lục Yên nói riêng.
Rượu được nấu từ gạo, ngô, trước kia nấu cả bằng sắn, đồng bào tự làm men bằng lá,
gọi là men lá, sau này người ta ít dùng men lá.
Đối với người Kinh truyền thống từ xưa tới nay là dùng cơm tẻ và các loại ngũ
cốc: khoai, sắn, đậu, ngô. Gạo nếp được dùng nấu xôi, chè ngày Tết, ngày giỗ, gạo
nếp còn dùng nấu rượu và làm bánh. Người Kinh rất thích ăn những món mắm làm
bằng tôm, tép, cá. Trong bữa ăn thường có món canh hoặc món luộc để có nước chan
cơm. Người Kinh có thói quen ăn trầu, cả đàn ông và đàn bà, chủ yếu là đàn bà. Ăn
trầu đã trở thành một nét văn hóa Việt cổ và thành một phong tục có tính nghi thức
bắt buộc trong việc tế, lễ, ăn hỏi, lễ cưới, hội hè… những ngày đó phải nhất thiết có
trầu cau. Đàn ông thường hút thuốc lào, một số ít hút thuốc lá. Các thức uống quen
thuộc hàng ngày là nước chè. Rượu trắng nấu từ gạo, khoai, sắn là thức uống có men
say chỉ dùng trong các ngày lễ tết, hội hè, cưới hỏi, ma chay.
Văn hoá ẩm thực của người Dao nói chung và ở Lục Yên nói riêng đơn giản
hơn so với dân tộc người Tày hay dân tộc Kinh, thức ăn chính của người Dao là cơm tẻ
và gạo nương, thực phẩm hàng ngày chủ yếu là các loại rau hái trong rừng, măng, mộc
nhĩ và các loại thảo mộc khác. Các loại gia súc gia cầm được nuôi chủ yếu để phục vụ
các nhu cầu tín ngưỡng dân gian của đồng bào. Thịt lợn là loại thực phẩm không thể
thiếu trong tết nhảy, lễ cấp sắc, lễ chay, lễ cưới và tang ma… mỗi nghi lễ của người
Dao thường mổ từ 5 đến 7 con lợn. Các món ăn chủ yếu của người Dao trong ngày
thường được chế biến theo kiểu luộc và xào, thỉnh thoảng cũng nướng và lam.
Cũng như nhiều nhóm Dao ở nơi khác, người Dao ở Lục Yên từ lâu đời đã có
tập quán uống rượu, trong nhà hầu như ai cũng biết uống rượu, kể cả thanh niên, phụ
nữ, thậm chí cả trẻ em. Tuy nhiên chỉ có đàn ông hay uống rượu trong ngày thường

70
nhất là khi có khách đến chơi nhà. Còn đàn bà chỉ uống khi trong nhà có việc, hoặc
uống rượu bổ. Họ cho rằng rượu là đồ uống trong bữa ăn cũng là đồ uống để mời
khách quý. Dù khách lạ hay quen khi đến nhà người Dao ở đây vẫn giữ thói quen
đem rượu ra mời. Họ chủ yếu uống rượu ngô, nguyên liệu là ngô hạt, men. Ngoài ra
còn có rượu ngọt (chế biến từ gạo nếp), rượu sắn. Tuy nhiên, các loại rượu đều là đồ
uống có men nên không thuộc loại đồ uống thường xuyên và không phải ai cũng uống
được. Do đó, nước uống hàng ngày là nước lã đun với một số loại rễ, lá cây rừng vừa
mát vừa bổ như cam thảo, vối, chè… Tuy vậy, khi làm việc trên nương cũng có người
uống nước lã. Loại nước này chủ yếu được dẫn bằng ống tre từ trên đỉnh núi nên sạch
và có vị ngọt [92].
Đồng bào các dân tộc ở Lục Yên cũng giống như các dân tộc miền núi ở các
địa phương khác đều biết dùng những sản vật của tự nhiên để chế ra các loại đồ uống
hợp với mùa, hợp với điều kiện sinh hoạt của gia đình, của cộng đồng.
3.4. Trang phục
Trang phục của đồng bào dân tộc ở Lục Yên rất phong phú, đa dạng, thể hiện
truyền thống, sở thích và trình độ thẩm mỹ. Trang phục còn là bản sắc riêng của từng
dân tộc, là cơ sở để phân biệt các nhóm dân tộc với nhau.
Trang phục của người Tày, Nùng ở Lục Yên giống nhau ở chỗ đều dùng vải
chàm. Phụ nữ vấn khăn mặc váy năm thân, cài sang hai bên, thắt lưng, mặc quần hoặc
váy. Điểm khác nhau ở chỗ người Tày mặc áo dài và tay hẹp hơn, người Nùng mặc áo
ngắn, cánh tay rộng hơn (cũng có một bộ phận nữ Nùng ở Lục Yên mặc áo chàm dài quá
đầu gối). Phụ nữ đeo thêm trang sức bằng bạc như vòng cổ, vòng tay.
Trang phục truyền thống của nam giới Tày là đầu quấn khăn hoặc chít khăn
kiểu chữ nhân, mặc áo dài quá đầu gối, ống tay hẹp. Trang phục của người đàn ông
Nùng cơ bản giống người phụ nữ, đó là áo chàm ngắn, ống tay rộng, đội nón lá. Đặc
điểm của quần nam, quần nữ của dân tộc Nùng đều là quần đũng rộng, có phân biệt
với nhau là cạp quần nữ có màu xanh.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội ngày nay y phục của nữ giới đã có
nhiều thay đổi, đồng bào đã dùng nhiều loại vải để may mặc, chị em có khuynh
hướng mặc áo ngắn, quần dài theo kiểu phụ nữ Kinh. Sắc thái quần áo dân tộc nhiều

71
khi chỉ còn dùng trong các dịp có nghi lễ cưới xin, lễ hội truyền thống mà thôi.
Người Kinh luôn giữ gìn trang phục của dân tộc mình, quần áo không thêu
thùa và ít cách điệu, nam cũng như nữ hễ ra đường là ăn mặc kín đáo. Đàn ông nông
thôn đi chân đất, mặc áo cánh nhuộm nâu, quần màu nâu chân què. Những ngày lễ
hội long trọng, hoặc việc đình đám, ngày tết, giỗ chạp trong họ, người có của thì đi
đôi guốc mộc bằng gỗ hoặc đẽo bằng gộc tre, mặc chiếc áo cách trắng, quần trắng.
Người giàu thì mặc quần trắng, áo lụa màu mỡ gà chân đi guốc mộc, có người mặc áo
the đen dài ra ngoài áo cánh trắng, đầu đội khăn xếp.
Phụ nữ thường mặc áo cánh xẻ tà, áo cánh màu nâu hoặc nâu non, mặc yếm
che ngực, yếm là một mảnh vải màu nâu đỏ, nâu hoặc nâu nhạt, có khi màu trắng, đeo
lên trước ngực. Yếm không che hai bên lườn và lưng, có dây đeo lên cổ buộc ra sau
gáy và hai dây ở hai bên yếm (chỗ giữa thân yếm) buộc ra sau lưng. Đầu chít khăn
mỏ quạ đen hoặc nâu. Họ mặc váy nâu hoặc váy đen, chân đi đất. Vào những ngày
hội làng, ngày Tết… đàn bà nhất là các cô gái thường mặc áo cánh trắng, áo cánh nâu
gụ, nâu thắm hoặc màu hoa đào, lưng thắt bao xanh hoặc đỏ, nâu… chiếc xà tích bạc
bên thắt lưng. Phụ nữ đội nón quai thao, nón vành rộng, nhưng thường là đeo nón qua
vai hoặc cầm tay để tránh làm hỏng chiếc khăn mỏ quạ trên đầu. Phần lớn các cô gái
mặc áo dài tứ thân nâu có 2 hoặc 4 màu, chân đi guốc hoặc dép da trâu xỏ ngón.
Trang phục của đồng bào Dao ở Lục Yên rất phong phú có nhiều nét đặc trưng
riêng biệt của dân tộc mình.
Đối với người Dao, trang phục của người đàn ông ở các nhóm đều tương tự
giống nhau. Hiện nay phổ biến cắt tóc ngắn như người Kinh nhưng ở nửa đầu thế kỷ
XIX để tóc dài búi sau gáy hoặc để một chỏm trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn.
Dù để tóc dài hay ngắn đàn ông dao ít khi để đầu trần mà vấn trên đầu nhiều vòng
khăn vải chàm dài hai sải tay theo kiểu đầu rìu. Trang phục đàn ông Dao có hai loại
áo: áo ngắn mặc hàng ngày may xẻ bụng cài khuy, ống tay hẹp, áo có hai túi ở hai vạt
trước. Loại áo dài may kiểu năm thân cài khuy cổ, vai, nách, sườn phải nhưng chỉ để
mặc khi đi chợ, đi chơi xa, đi hội, đi đám. Quần của đàn ông Dao để trắng hoặc
nhuộm chàm, may theo kiểu chân què, cạp lá tọa, thắt lưng dây rút bên ngoài.

72
Trang phục phụ nữ người Dao ở Lục Yên theo từng nhóm. Cụ thể, phụ nữ Dao
Đỏ có đặc điểm dễ nhận thấy là dùng rất nhiều màu đỏ, nhiều tua và núm bông đỏ.
Trong đám cưới hay trong lễ cúng Bàn Vương, phụ nữ Dao Đỏ đội mũ rất to có
khung gỗ hay nan tre nứa bẻ thành hai góc nhọn nhô ra phía trước mặt. Bên ngoài
phủ vải đỏ hay khăn thêu. Phụ nữ Dao Quần Chẹt mặc quần ống hẹp bó sát vào chân.
Trước đây họ còn có tục chải tóc bằng sáp ong nên gọi là Dao Sơn Đầu. Trang phục
nữ Dao Quần Trắng có đặc điểm nổi bật là yếm rất to che kín cả ngực và bụng. Tên
gọi Dao Quần Trắng bắt nguồn từ phong tục trong lễ cưới phải mặc quần trắng.
Người Dao Làn Tuyển mặc áo dài, đội mũ nhỏ như cái đấu gỗ.
Nét chung trong văn hóa trang phục tộc người ở Lục Yên là đều có nguồn gốc
lâu đời và được làm ra từ chính bàn tay của họ. Trang phục của mỗi tộc người đạt
đến trình độ khá tinh xảo từ sản xuất nguyên liệu, dệt, nhuộm, in, thêu may do kỹ
năng này được truyền dạy trực tiếp từ đời này đến đời khác.
Đối với các tộc người, trang phục không chỉ đơn giản là để mặc mà còn thể
hiện mỹ thuật, tín ngưỡng và tâm linh. Cụ thể khi tìm hiểu trang phục của người Dao
tại sao lại nhiều màu sắc như vậy? Tương truyền, khởi thủy của họ là dân của nước do
Bàn Vương cai trị nhưng luôn bị nước của Cao Vương áp bức dồn đuổi. Bàn Vương đã
cố sức chống lại nhưng thất bại. Giữa lúc đó, tướng quân Bàn Hồ hình dạng xấu xí
nhưng có tài thao lược đã tâu với Cao Vương xin được hóa thành con long khuyển
mình rồng ngũ sắc (con chó thân rồng có 5 màu) để tiếp cận thành lũy của Cao Vương.
Cao Vương đi tuần du thấy con chó rất đẹp mang về nuôi trong cung. Lợi dụng lúc Cao
Vương say rượu, Bàn Hồ hiện nguyên hình và giết chết Cao Vương. Từ đó trở đi,
người Dao được sống hòa bình và Bàn Vương đã gả công chúa cho Bàn Hồ, ban cho
một vùng đất đai rộng lớn, tặng nhiều vải quý và dặn dò người dân may quần áo có
màu ngũ sắc để đời đời ghi nhớ công lao của Bàn Hồ tướng quân.
Nhìn chung việc thiết kế trang phục và cách ăn mặc của đồng bào ở Lục Yên
khá độc đáo, công phu, nhất là trang phục của phụ nữ Dao. Để hoàn thành một bộ lễ
phục có khi mất cả năm trời thậm chí tới hai năm. Ngày nay, đồng bào đã tiếp nhận
kiểu ăn mặc trang phục Tây Âu, nhưng có nhiều người cả ngày thường lẫn lễ hội vẫn
thích mặc trang phục của dân tộc mình nhất là phụ nữ.

73
3.5. Tục lệ
Nửa đầu thế kỉ XIX ở Lục Yên, các tục lệ là sợi dây ràng buộc mối quan hệ xã
hội của con người, chi phối đời sống của mỗi cá nhân, của bản làng. Tầm ảnh hưởng
của tục lệ rất lớn, tồn tại từ đời này sang đời khác, nhiều khi những quy định của
chính quyền phong kiến cũng không thay đổi được. Các tục lệ xã hội như: cưới xin,
sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới... được các dân tộc rất coi trọng và hình thành những
quy tắc bất di bất dịch.
- Tục lệ cưới xin
Theo tục lệ của người Tày ở Lục Yên, hôn nhân của con thường do cha mẹ
sắp đặt. Hôn nhân một vợ một chồng được truyền từ đời nay sang đời khác. Họ
tuyệt đối cấm những người trong cùng một dòng họ, cùng chung một ông tổ, có cùng
một huyết thống tính theo dòng cha, kết hôn với nhau. Nếu cùng họ kết hôn với nhau
phải làm lễ tạ tội tổ tiên. Tục ngữ Tày có câu: Lục pả lục nả au căn đẩy đin/ Lục lùng
lục áo au căn thai khả (Con dì con già lấy nhau làm nên ăn/ Con chú con bác lấy
nhau phải chết chém)[88].
Hôn nhân của người Tày ở Lục Yên không quá lệ thuộc vào các yếu tố chính
trị, kinh tế, xã hội của hai gia đình thông gia, mà lại tuyệt đối phụ thuộc vào số mệnh
của trai và gái trong các cặp hôn nhân. Trai gái Tày được phép tìm hiểu nhau trước
hôn nhân thông qua những đêm hát cọi, những dịp lễ hội lồng Tồng. Nhưng quyền
quyết định thuộc về bố mẹ, trên cơ sở xem bản mệnh của đôi trai gái có hợp nhau
không. Nếu không hợp tuổi, mệnh và số,… rất hiếm khi trai gái Tày ở đây được cha
mẹ cho phép kết hôn. Vì thế, xin số cô dâu tương lai, và xem số, so tuổi cho dâu rể
tương lai, là nghi thức đầu tiên, và quan trọng trong các nghi thức hôn nhân Tày ở
Lục Yên.
Theo phong tục lâu đời của người Tày ở Lục Yên, họ thích chọn vợ, chồng
với các tiêu chuẩn như sau: vợ, phải là người con gái chịu thương, chịu khó, chăm chỉ
làm ăn, nói năng nhẹ nhàng, giỏi cấy hái, trồng bông dệt vải, may vá, thêu thùa, đan
lát, thành thạo việc nội trợ, đối xử lễ phép với cha mẹ anh em, họ hàng, làng xóm;
nếu là dâu trưởng, phải có khả năng lo toan lễ tết, đám cưới, đám ma… Chiêm slao
chiêm bươn Lạp (Tìm vợ phải đi vào tháng chạp); chồng, phải là người con trai biết

74
làm mọi việc, khỏe mạnh, chịu khó, biết cày bừa, làm nhà, giỏi săn bắn, hiền lành,
thật thà và được mọi người quý trọng... Đối với người Tày ở Lục Yên, chồng là trụ
cột, là người lo toan cuộc sống cho vợ và các con, mọi chuyện trong gia đình đều do
chồng quyết định .
Việc chuẩn bị cưới xin
Đối với nhà trai, chuẩn bị đáp ứng thách cưới của nhà gái, bao gồm tiền thách
cưới (đây là số tiền để nhà gái sắm sửa tư trang cá nhân cho cô dâu tương lai mang
theo khi về nhà chồng, tùy theo yêu cầu của nhà gái). Lễ dẫn cưới gồm một con lợn
nặng khoảng 70kg đến 80kg để nhà gái làm cỗ thết họ hàng, gà sống thiến, gạo nếp
để nhà gái làm xôi cúng gia tiên và thết đãi họ hàng…
Đối với nhà gái, chuẩn bị cho cô dâu trước khi đi lấy chồng năm dây dao (thai
pịa), dùng để gói buộc đồ đạc khi về nhà chồng, dây buộc đeo bao dao, dây quai nón
cho tất cả những người nhà gái và nhà trai tham gia đưa đón dâu, một đôi vỏ chăn, một
đôi vỏ gối, đồ trang sức cho cô dâu (gồm vòng tay, vòng cổ và một bộ dây xà tích bằng
bạc,…). Những gia đình khá giả, chuẩn bị đồ trang sức cho cô dâu bằng vàng .
Các nghi thức trước đám cưới
Đánh tiếng, xin lá số (pay lạm pác): Đây là nghi thức đầu tiên trong các nghi
thức cưới xin của người Tày ở Lục Yên. Sau khi đã chọn được cô dâu tương lai, gia
đình nhà trai nhờ mối (pú pà) đánh tiếng ướm hỏi tới gia đình ngà gái. Mối phải là
đàn ông khỏe mạnh, phúc đức, nói năng lưu loát, lịch thiệp, mẫu mực, có uy tín trong
cộng đồng,… Sau khi nhận được lời ướm hỏi, nếu đồng ý, nhà gái cũng dùng lời
lẽ bóng gió đánh tiếng tới nhà trai. Sau đó, hai gia đình sẽ cử người gặp gỡ (pay lạm
pác), bàn bạc thống nhất việc tiến hành những nghi thức tiếp theo. Trong buổi gặp gỡ
này, mối nhà trai chuyển lời đề nghị việc thực hiện các nghi thức tiếp theo và xin lá
số của cô dâu tương lai từ nhà gái. Sau đó, nhà trai sẽ nhờ thày so tuổi cho dâu và rể
tương lai. Nếu dâu rể hợp tuổi, nhà trai sẽ chủ động dẫn lễ báo cáo việc so tuổi với
nhà gái. Nếu không, nhà trai sẽ tự chấm dứt, hủy các nghi thức tiếp theo.
Dạm hỏi (Pay lạm pác): Theo tục lệ của của người Tày ở Lục Yên, dâu rể hợp
tuổi, nhà trai sẽ mang sang nhà gái một lễ, gồm một gói trầu (khoảng 50 lá) và một
gói cau (khoảng 50 quả), gói bằng giấy màu đỏ. Màu sắc những chiếc lạt buộc hai gói

75
trầu và cau dẫn sang nhà gái (đỏ, hoặc xanh), sẽ phản ánh hoàn cảnh hiện tại của nhà
trai. Nếu nhà trai không có tang thì buộc lạt màu đỏ, đang trong thời kỳ có
tang buộc lạt màu xanh. Ông mối sẽ đại diện nhà trai trong nghi thức ăn hỏi. Nếu
chấp thuận, nhà gái sẽ chia đôi trầu cau, gửi mối mang về nhà trai một nửa, nửa giữ
lại họ sẽ dùng làm vật báo hỷ và xin phép họ hàng cho con gái đi lấy chồng.
Sau một thời gian xin ý kiến họ hàng, nếu thuận, nhà gái nhờ người chuyển lời
cho nhà trai biết. Nhận được tin lành, nhà trai nhờ mối mang trầu cau sang thưa
chuyện với nhà gái lần thứ hai. Trong nghi thức trầu cau lần thứ hai, có sự chứng
kiến của cả ông bà nội, ông bà ngoại của cô dâu tương lai. Sau thủ tục trầu cau lần
thứ hai, nhà gái làm cỗ mời mối và đại diện họ nhà trai. Dịp này, mối thay mặt họ nhà
trai, xin nhà gái ngày thực hiện nghi thức ăn hỏi chính thức.
Ăn hỏi (kin cáy): Đối với của người Tày ở Lục Yên, tham gia ăn hỏi, ngoài
mối còn có đại diện nhà trai, chú rể và những người mang vác đồ dẫn lễ (thanh niên
chưa vợ). Lễ vật ăn hỏi gồm: 10 - 12 con gà trống thiến, 1 con lợn đực đen 80 - 100kg
(không lấy lợn cái), 2 gói trầu mỗi gói 100 lá, 1 buồng cau, 20 lít rượu, 40kg gạo
nếp (4). Khi nhà trai tới, nhà gái cử đại diện ra nhận lễ vật, sau đó biện trước bàn thờ
tổ tiên, thắp hương cúng trình báo gia tiên. Tiếp theo, đại diện nhà gái sẽ công bố
trước toàn thể họ hàng và nhà trai việc nhận lễ báo cáo tổ tiên và ra mắt chú rể (khươi
mắng). Lúc này dâu rể coi như đã thành vợ thành chồng, hai gia đình chính thức trở
thành thông gia với nhau.
Ăn hỏi là nghi lễ lớn nhất trong số các nghi thức trước đám cưới của người
Tày ở Lục Yên. Vì thế, nhà trai và nhà gái đều mời đầy đủ họ hàng nội ngoại đến
giúp và chứng kiến nghi thức ăn hỏi, mừng cho hai gia đình có dâu, rể mới. Cũng dịp
này, nhà gái cũng bàn bạc với nhà trai việc chuẩn bị lễ cưới, nhất là thông báo đồ
thách cưới cho nhà trai biết để chuẩn bị.
Tết bố vợ vào dịp 14 /7 (pay chằng giam): Theo tục lệ truyền thống của người
Tày ở Lục Yên, sau khi ăn hỏi hai đến ba năm, mới được làm đám cưới. Khi chưa
làm đám cưới, vào các dịp tết 14/7 hàng năm, con rể sẽ biếu bố vợ một đôi gà thiến,
bốn chai rượu, 12 ống gạo nếp, 1 chai mật, 1 ống đỗ xanh, nửa cân trà,... Cũng trong
những năm chờ cưới, hai gia đình thông gia có trách nhiệm đi lại, giúp đỡ nhau trong

76
mọi việc. Vào mùa thu hoạch, nhà trai sẽ mướn người (au khươi pay tốc nà) sang
giúp nhà gái gặt lúa.
Xin cưới (so mự tón pặng): Sau ăn hỏi hai, ba năm, nhà trai chủ động đến báo
ngày cưới cho nhà gái biết. Nghi thức này được tiến hành trước ngày cưới ít nhất bốn
tháng để hai gia đình có đủ thời gian chuẩn bị cho đám cưới. Đây là dịp hai gia đình
bàn bạc thống nhất mọi việc cho đám cưới chính thức.
Cũng dịp này, nhà trai trao số tiền thách cưới cho nhà gái để mua sắm các đồ
dùng cá nhân của cô dâu và mọi thứ cần thiết cho đám cưới, bàn bạc và định ngày,
giờ dẫn lễ đón dâu, giờ chú rể sang đón cô dâu, giờ cô dâu xuống cầu thang về nhà
chồng, giờ cô dâu lên cầu thang vào nhà chồng trong đám cưới.
Có thể nói, ngày cưới là ngày quan trọng nhất trong cưới xin của người Tày ở
Lục Yên. Vì thế, các nghi thức được thực hiện rất nghiêm ngặt, cả về giờ giấc và cách
thức tiến hành. Họ cho rằng, nếu thực hiện các nghi thức đám cưới nghiêm túc, đôi
vợ chồng trẻ mới hạnh phúc.
Đám cưới bên nhà gái
Lễ chăng chược (căng dây chặn đường): Đúng ngày giờ đã định, đoàn nhà
trai bắt đầu sang nhà gái đón dâu. Ngay khi đoàn nhà trai đến đầu làng, nhà gái cử
một nhóm các cô gái trẻ chuẩn bị một sợi dây hoặc một tấm vải căng ngang lối
vào nhà và hát bài hát với ý chất vấn: các vị là ai, đi đâu, qua đây làm gì, đây là
cửa cấm, muốn đi qua phải nói rõ lý do... Lập tức đoàn nhà trai hát một bài hát đáp
lại, nói rõ lý do và yêu cầu mở đường cho đi qua. Đây được coi là một cuộc so tài
đầu tiên về đối đáp giữa hai họ. Có những đám cưới phải hát hai, ba bài mới đi
qua được, có khi đại diện nhà trai không hát đối đáp lại được thì phải bỏ tiền để
xin qua đường.
Lễ giữ cửa (lệ khay tu): Vượt qua được chặng căng dây chặn đường, đoàn đón
dâu lại gặp chặng giữ cửa. Trên các bậc cầu thang lên nhà có bày các chướng ngại vật
như chậu nước, chổi quét nhà, dao, thớt hay những chiếc sọt, đòn gánh… Với những
chướng ngại vật này đoàn nhà trai có thể lách qua để lên nhà, nhưng họ không bước
qua, vì như vậy sẽ bị nhà gái chê cười là mất lịch sự và kém tài hát đối đáp. Cho nên
ông quan làng nhà trai phải hát một bài xin nhà gái cất bỏ những vật chướng ngại để
có lối cho đoàn đón dâu lên nhà.

77
Lễ trải chiếu (lệ pói phục): Nhà ở của người Tày Lục Yên chủ yếu là nhà sàn 5
gian rộng rãi, bếp và bàn thờ đặt ở gian giữa. Người Tày có tục trải chiếu mời khách
ở gian ngoài cùng. Khi đoàn nhà trai lên nhà và ngồi ở gian ngoài chưa trải chiếu
hoặc trải xộc xệch, ông quan làng nhà trai khi đó sẽ hát một bài hát giới thiệu về đoàn
nhà trai và tỏ ý trách chủ nhà trải chiếu chưa ngay ngắn hoặc chưa trải chiếu đón
đoàn nhà trai. Đại diện nhà gái sẽ hát đáp lại với ý xin lỗi vì sự thiếu sót của mình và
lúc này mới cho người trải chiếu trịnh trọng mời đoàn nhà trai ngồi.
Lễ mời rượu, mời nước (lệ mơi lảu, mơi nặm): Sau khi quan làng và người họ
nhà trai ngồi ổn định, đại diện nhà gái sẽ hát bài hát mời rượu và mời nước, hỏi thăm
đoàn nhà trai đi đường có vất vả không và cảm ơn sự có mặt đúng giờ của nhà trai.
Tiếp đến nhà gái sẽ bê ra một khay nước và một khay có 4 chén rượu rót đầy mời đại
diện nhà trai uống.
Lễ trình tổ và nộp gánh (giao háp): Sau khi mời rượu, mời nước quan làng nhà
trai và đại diện nhà gái ngồi nói chuyện hỏi thăm họ hàng hai bên. Trong thời gian
này chú rể và hai phù rể sẽ bày những gánh lễ vật mà nhà trai mang sang gồm: 3 gói
trầu (một gói báo cáo tổ tiên, một gói treo, một gói xin dâu), một gói chè (1kg), 4 chai
rượu, 4m vải (phái lằm khắng). Nếu trường hợp cô dâu còn có anh trai hoặc chị gái
chưa lập gia đình thì phải có thêm cho mỗi anh, chị một tấm khăn nhuộm màu hồng
để tỏ ý xin anh chị cho phép em được đi xây dựng gia đình trước. Mâm lễ xếp xong
ông mối sẽ hát bài giao lễ cho nhà gái, trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và bà
con trong bản. Sau khi ông mối hát xong, nhà gái nhận lễ và bê lên đặt trước bàn thờ
tổ tiên để đại diện nhà gái thắp hương, thông báo với ông bà, tổ tiên đã nhận lễ.
Lễ bái tổ tiên, họ hàng (lạy đẳm táng): Đây là nghi lễ quan trọng và linh thiêng
nhất mà chú rể phải thực hiện trong ngày cưới. Đại diện nhà gái bê ra một khay có 4
chén rượu rót đầy để xin ông đón của nhà trai cho chú rể vào lễ tổ tiên. Ông quan
làng dẫn chú rể và hai phù rể vào đứng trước bàn thờ tổ tiên, trước sự chứng kiến của
đông đủ họ hàng. Đại diện nhà gái tuyên bố lý do và những nghi lễ mà chàng rể phải
làm. Chàng rể phải kính lễ tổ tiên và tất cả họ hàng nội ngoại nhà gái, theo vai vế từ
trên xuống dưới. Mỗi lần đại diện nhà gái xướng lạy thì chàng rể sẽ lạy 4 lạy: "Mự tốt
vằn đay, thống tôi lan mà, pà tôi lan lạy. Lạy mừa tổ đức tiên hiền tôi thí pết lạy. Mự

78
tốt vằn đay, thống tôi lan mà, pà tôi lan lạy. Lay mừa tôi thí pét quý chựa. Mự tốt vằn
đay, thống tôi lan mà, pà tôi lan lạy. Lạy mừ tôi thí pét tá bác, tái pá..." [93]. Bài
xướng cứ tiếp tục cho tới khi lạy đến vai các anh chị của cô dâu mới xong. Mỗi lần
xướng chú rể vái 4 vái, quỳ xuống rồi đứng lên trong không khí rất trang nghiêm. Khi
chú rể vái xong ông quan làng nhà trai sẽ hát bài hát giao cheo chúc cho đôi trẻ trăm
năm hạnh phúc, gắn bó keo sơn.
Lễ dâng tấm vải ướt khô (lệ phái lằm khắng): Sau lễ bái tổ tiên, họ hàng, chú rể
còn thực hiện một nghi lễ quan trọng nữa là lễ dâng tấm vải ướt khô. Tiến hành nghi lễ
này trước bàn thờ tổ tiên, ông quan làng trịnh trọng hát bài hát tạ ơn, chú rể hai tay
nâng tấm vải lên cho mẹ vợ. Nếu gia đình nào người mẹ không còn nữa thì tấm vải này
sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, trước vong hồn người mẹ. Nghi lễ này phản ánh
những sinh hoạt thường gặp, trong quá trình nuôi con nhỏ gặp những ngày trời mưa,
âm u, tã không kịp khô, người mẹ phải ủ tã ướt để có tã khô đắp cho con. Nghi lễ này
rất có ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với công sinh thành giáo dưỡng
của cha mẹ. Do đó, tấm vải là lễ vật không thể thiếu khi dẫn lễ sang nhà gái. Sau lễ này
nhà gái đưa chậu nước ra cho họ nhà trai rửa tay và mời đoàn nhà trai ăn bữa cơm vui
cùng gia đình, mọi người cùng ăn uống và hát chúc mừng cô dâu, chú rể, mời nhau
uống n rượu, chúc cho cô dâu lên đường về nhà chồng gặp may mắn.
Lễ xin đón dâu (So pặng lồng lang): Khi ăn cơm xong, sắp đến giờ đón dâu
như đã định thì ông đón nhà trai sẽ hát bài hát xin dâu. Đây là lễ trang trọng cuối
cùng trong các nghi lễ bên nhà gái. Nội dung bài xin dâu là cám ơn sự đón tiếp chu
đáo của nhà gái, xin phép ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn hữu cho phép nhà trai được
đón cô dâu về nhà chồng. Sau khi cô dâu chuẩn bị xong trang phục, đồ dùng thì ông
quan làng hát bài xin dâu chính thức.
Từ khi bước chân xuống cầu thang theo chú rể về nhà chồng, cô dâu không
được nhìn lại phía sau, bởi người Tày cho rằng nếu nhìn lại khi sang nhà chồng sẽ
gặp nhiều trắc trở, cuộc sống vợ chồng sẽ không được êm ấm, hạnh phúc. Trên đường
về nhà chồng đoàn đưa đón dâu phải tránh gặp đoàn đưa dâu khác, nếu không may
gặp một đoàn đưa dâu khác thì hai cô dâu phải đổi khăn, đổi nón cho nhau. Họ cho
rằng nếu không làm như vậy một trong hai đôi vợ chồng sẽ không có hạnh phúc,
thậm chí không có con.

79
Đám cưới bên nhà trai
Khi nhà gái đưa dâu đến, nhà trai sẽ têm bốn miếng trầu, chuẩn bị một ống
nước, một cum thóc xuống chân cầu thang trao cho cô dâu cầm lên nhà. Họ quan
niệm cô dâu mới đến mang theo nhiều nước để cấy cày, gia đình sẽ thu được nhiều
thóc lúa. Trước khi cô dâu lên nhà, bố mẹ chồng phải tránh mặt, đi xuống bãi trước.
Khi cô dâu lên nhà rồi bố mẹ chồng mới bước lên sau. Vì với quan niệm truyền thống
bố mẹ chồng phải bước lên sau để dẫm gót chân con dâu, làm như vậy con dâu sau
này sẽ nghe lời bố mẹ chồng, chăm chỉ làm ăn.
Đoàn nhà gái lên nhà và ngồi ở gian ngoài cùng. Nhà trai bê khay nước ra mời,
các nghi lễ mới nước, mời rượu cũng được tiến hành theo trình tự và nghi lễ như bên
nhà gái. Chỉ khác lúc này nhà gái là khách, nhà trai là chủ. Bên nhà trai có hai nghi lễ
quan trọng khi cô dâu về nhà chồng đó là lễ cô dâu bái tổ tiên, họ hàng và lễ nộp dâu.
Lễ cô dâu bái tổ tiên (lạy đẳm táng): Khi đại diện nhà trai xin cô dâu ra bái tổ
tiên họ hàng. Đại diện nhà gái (ta thống) sẽ đưa cô dâu ra ngồi trước bàn thờ nhà trai.
Cô dâu ngồi giữa, hai phù dâu ngồi hai bên. Trước sự chứng kiến của đông đảo họ
hàng nhà trai, ông đưa sẽ xướng lạy để cô dâu bái tổ tiên và họ hàng nhà trai (theo
trình tự vai vế như khi chú rể lễ bái bên nhà cô dâu).
Lễ nộp dâu (giao pặng): Sau lễ bái tổ tiên, đại diện nhà gái (ta thống), sẽ hát
bài “nộp dâu” cho nhà trai: Từ nay cô dâu sẽ thuộc người của họ nhà trai, chịu sự răn
dạy của nhà chồng theo tập tục.
Nghi thức sau đám cưới - lại mặt (tao lòi tin)
Sau khi cưới được ba ngày đôi vợ chồng trẻ sẽ về thăm gia đình bố mẹ vợ. Lễ
vật mà đôi vợ chồng trẻ mang theo sang nhà gái là hai con gà trống thiến, hai ống gạo
nếp, hai chai rượu, và một cặp bánh dày để tạ ơn cha mẹ. Đây cũng là dịp cô dâu
được gặp lại họ hàng thân thích, cảm ơn họ hàng đã giúp đỡ khi tổ chức đám cưới.
Cùng đi với đôi vợ chồng trẻ có một hoặc hai người bạn của chú rể. Ngày lễ lại mặt,
nhà gái cũng mời ông, bà, chú, bác, cô, dì... đến chung vui, cùng ăn cơm với đôi vợ
chồng trẻ và để họ hàng nhận mặt cháu rể.
Cũng dịp này, bố mẹ vợ sẽ trao của hồi môn cho con gái mang về nhà chồng.
Theo tập quán xưa, người Tày Lục Yên thường cho con gái của hồi môn gồm: các
loại giống lúa, ngô, giống gia súc, gia cầm, đồ dùng gia đình và tiền bạc .

80
Cưới xin của người Tày ở Lục Yên là một trong những nghi thức, tục lệ quan
trọng trong chu kỳ đời người. Bởi thế, nó được thực hiện rất nghiêm ngặt theo tục lệ
truyền thống của dân tộc. Việc cưới xin được tất cả các thành viên trong gia đình và
cộng đồng coi trọng như là trách nhiệm với tổ tiên, với con cháu mai sau. Dựng vợ,
gả chồng, làm đám cưới cho con cái là nghĩa vụ và vinh hạnh của ông bà, cha mẹ, họ
hàng, làng bản,…
Cưới xin của người Tày ở Lục Yên không chỉ đơn thuần là việc kết hôn cho
đôi lứa, mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa, giá trị lớn lao khác. Đó là sự cố kết cộng
đồng làng bản, họ hàng, gia tộc; tương trợ, giúp đỡ, chia vui giữa các thành viên,
trong cộng đồng. Cưới xin còn góp phần vào việc bảo tồn các tục lệ, sự giáo dục
nhân cách, đạo đức làm người của cha mẹ đối với con cháu. Dâu hiền, rể thảo, lễ
phép, tin tưởng,… là đích hướng tới của những người Tày ở Lục Yên [94].
Đối với hôn nhân của người Dao nói chung và ở Lục Yên nói riêng trong giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XIX là hôn nhân buôn bán, tính toán lợi hại. Trong hôn nhân,
thịt, rượu, bạc trắng là những vật để định giá người con gái khi gả bán. Cho nên con
gái của những gia đình khá giả thường được gả cho con trai của những gia đình sung
túc và ngược lại. Lễ cưới, tiếng Dao gọi là “chịp nhau”. Sau khi được gia đình nhà gái
đồng ý, gia đình nhà trai đem lễ vật đến nhà cô dâu. Lễ vật gồm: hai con gà trống,
mười chai rượu, gạo nếp và những đồng bạc trắng hoặc tiền mặt (đáp ứng thách cưới
của nhà gái) để gia đình nhà gái mua một số vật dụng cho đám cưới.
Sau khi nhờ thầy cúng chọn được ngày lành tháng tốt, trước khi về nhà chồng,
cô dâu phải may đồ cưới và sắm những thứ cần thiết để làm của hồi môn. Thời gian
chuẩn bị cho đám cưới có khi phải kéo dài cả năm đến khi nào cô gái chuẩn bị đủ vật
dụng về nhà chồng, đám cưới mới được tiến hành.
Đám cưới người Dao Đỏ kéo dài hai hoặc ba ngày. Trong ngày cưới, gia đình
nhà trai không đến rước dâu. Ngày đầu họ hàng nhà gái đưa cô dâu về nhà chồng,
hướng dẫn cách vào nhà chồng tuỳ vào từng thời điểm đến. Khi vào nhà chồng cô
dâu phải bước qua dải lụa hoặc vải. Từ 13h - 15h thì phải bước vào hướng cửa Đông,
từ 17h đến 19h thì bước vào hướng cửa Bắc. Nếu các hướng đó không có cửa thì phải
phá vách để vào nhà.

81
Trước cửa nhà, thầy cúng đặt một bồn nước sạch để cô dâu bước qua. Thầy
cúng giăng một sợi giây đỏ nối liền vai đôi vợ chồng mới và khấn vái xin tổ tiên
chứng giám, phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc, con đàn cháu đống.
Điều đặc biệt là tục của người Dao Đỏ ở Lục Yên bất kỳ họ hàng nhà trai cũng như
nhà gái đến dự đám cưới đều được phần thịt và bánh mang về.
Trước đây, trong lễ cưới hỏi, người Dao Đỏ ở Lục Yên còn lưu giữ nhiều
tập tục lạc hậu nhưng ngày nay, để phù hợp với nếp sống văn hoá mới, bà con đã
tự lược bỏ nhiều thủ tục, chỉ giữ lại những phần quan trọng để đám cưới vừa vui,
vừa ý nghĩa [92].
- Nghi lễ trong đám ma
Đồng bào Tày, Nùng, Dao cho rằng sau khi cha mẹ mất, đạo làm con phải lo
việc ma chay chu đáo, đó là hình thức báo hiếu quan trọng nhất. Từ quan niệm này đã
sinh ra những nghi lễ phong tục trong đám ma rất phức tạp và tốn kém. Một đám ma
của người Tày thường trải qua nhiều nghi lễ:
+ Lễ tắm rửa cho người chết: Khi người thân qua đời, con cháu túc trực bên
cạnh, gõ mõ, bắn ba phát súng hoặc gõ nong nia và gọi “Bố ơi (Mẹ ơi) ở đâu thì về
lấy quần áo” để báo tin cho họ hàng chòm xóm biết. Người chết được mặc thêm áo
mới, đi hài, đội mũ như người có việc phải đi xa. Miệng người chết được cho ngậm
đồng tiền bằng kim loại, hoặc tiền giấy để chi tiêu dọc đường về với mường trời xa
xôi, và cũng để bố thí cho bọn đầu trâu mặt ngựa đỡ quấy quả. Cũng có quan niệm
cho rằng làm vậy để người chết không phát ngôn lung tung ảnh hưởng tới con cháu.
Người chết được tắm bằng lá thơm. Theo tục lệ, người chết được đặt lên tấm vải
trắng gấp kín từ chân lên tới đầu, và xé vải trắng thành từng mảnh nhỏ để buộc thân
xác, nam 7 nút, nữ 9 nút (tượng trưng cho vía của nam và nữ), đoạn vải trắng che đầu
thì lấy hương lửa châm thành ba lỗ để hở mắt mũi. Người chết để giữa nhà được căng
màn ba góc, có nơi lấy màn che bàn thờ tổ tiên tránh uế tạp.
+ Lễ mở đàn thầy tào lập bàn thờ thánh tướng: Mời thánh tướng chứng giám
phù hộ cho đám tang được yên lành.
+ Lễ lấy nước (rặp nặm): Thầy tào gióng trống, chiêng cùng các con trong gia
đình mang mâm cúng ra sông suối lấy ít nước, con trai gồng ống nước này bằng dao

82
hoặc đòn gánh về hòa cùng nước đun lá bưởi, lá thanh táo rửa mặt cho người chết.
+ Lễ nhập quan: Thầy tào làm phép thu hồn vía người chết vào áo quan, áo
quan dù đóng kín hay trát keo cũng phải lót tro đốt từ những bó lúa cho người chết
nằm, trước khi đạy nắp quan người ta nhét quần áo của người chết vào xung quanh
xác. Tục lệ của người Tày- Nùng không cải táng, vì vậy áo quan cúng phải chọn loại
gỗ tốt.
+ Lễ phát tang: Con cháu anh em đến chịu tang, chít khăn trắng, các con mặc
quần áo tang màu trắng, thắt lưng bằng bẹ chuối và chống gậy, con gái, con dâu xõa
tóc đến ngang vai.
+ Lễ tế: Bữa ăn tối ăn trưa tế vào thời gian các bữa ăn trong ngày (sáng, trưa,
chiều) do thầy tào phụ trách.
+ Lễ thắp đèn: Thầy tào mặc áo lễ cho nổi nhạc tang, múa chào trước bàn thờ
thánh tướng của mình đến bên linh cữu, lúc này nhà táng đã được chụp lên linh cữu,
quanh thềm nhà táng được đặt 7 bát dầu mỡ đối với nam, 9 bát đối với nữ (bát dầu có
thể được thay thế bằng nến). Con cháu họ hàng theo thầy tào đi vòng quanh linh cữu,
thầy tào ngâm hát bằng tiếng quan thoại, cũng có khi là tiếng Tày, giọng điệu rầu rĩ
kể công ơn của người đã khuất, mỗi người cầm một que lửa lần lượt đốt sáng các bát
dầu mỡ khiến nhà táng sáng rực ánh đèn.
+ Lễ “xiên đàn phá ngục”: Là một tuần ăn chay cho người chết ra khỏi địa
ngục. Đồng bào cho rằng linh hồn người chết thường hay bị cầm tù ở địa ngục,
nhất là các bà mẹ vì từ lúc sinh con các bà mẹ thường hay xuống suối giặt nên đã
làm ô nhiễm thủy phủ. Cho nên phải làm lễ phá ngục để đưa linh hồn người chết
ra khỏi ngục.
+ Lễ mùng san: Tức lễ bố thí thức ăn cho tất cả những linh hồn người chết
không có người thờ cúng. Đồng bào cho rằng càng bố thí nhiều càng làm cho nhẹ bớt
tội đi để có thể lên thiên đàng.
+ Lễ “mại xe”:Là lễ trao nhà táng cho người chết trước khi đưa ma.
+ Lễ đưa ma: Trước khi đưa áo quan ra cửa, thầy tào làm phép thu thập hồn
vía người chết để sau này không quấy rầy con cháu.
+ Lễ hạ huyệt: Trước khi hạ quan tài xuống huyệt thầy tào thả một con gà
xuống trước để “an thần sơn” rổi để con gà nhảy lên khỏi huyệt, con cháu ngồi xung

83
quanh vì đồng bào cho rằng con gà nhảy về phía nào thì phía ấy được phúc lành.
Người ta hạ huyệt lấp đất, con cháu thay quần áo tang, làm cỗ bàn cúng gia tiên.
+ Lễ mở cửa mồ “Khay tu mả”: Sau ba hôm, thầy tào cùng con cháu đến mở
của mồ, báo cho sơn thần biết đến thu nhận linh hồn người chết mới nhập hộ.
+ Lễ chuộc hồn: Sau khi chôn cất cha mẹ, người thân xong, gia chủ còn phải
làm lễ chuộc hồn cho người đã khuất thông thường là 3 lần 40 ngày, 100 ngày và 3
năm. Lễ chuộc hồn cuối cùng đồng thời là lễ mãn tang. Đồng bào ở Lục Yên rất coi
trọng các lễ nghi trong việc tổ chức đám hiếu, các nghi thức diễn ra cầu kỳ, phức tạp,
thông thường dưới sự phụ trách của thầy tào (thầy cúng).
Tục lệ làm ma của người Tày ở Lục Yên có thể diễn ra một trong hai hình
thức, đó là ma khô và ma tươi. Ở gia đình khá giả không trùng vào mùa vụ, người ta
tiến hành làm ma ngay sau khi người chết đã tắt thở, linh cữu còn trong nhà làm ma,
như vậy gọi là ma tươi. Trường hợp do hoàn cảnh khó khăn, bận rộn mùa vụ, hoặc do
con cái đi vắng xa, sau khi chôn cất vài tháng, vài năm sau người ta mới tổ chức làm
ma, như vậy gọi là ma khô. Để tượng trưng cho linh cữu người ta phải làm nhà xe,
làm xong nhà xe người ta tổ chức ma khô, mời thầy cúng đến, không phải một thầy
mà là nhiều thầy để viết sớ cúng, công việc này cũng tốn nhiều thời gian. Thầy cúng
viết sớ bằn chữ Nôm, rồi cúng khấn, tang chủ đội khăn, mặc áo tang khấn vái cùng
thầy cúng bên cạnh nhà xe. Đám ma tươi hoặc ma khô diễn ra khoảng 2 ngày 2 đêm.
Tổ chức đám ma rất tốn kém, nhiều nghi lễ diễn ra trong nhiều ngày đêm, nếu làm ma
khô thì việc chuẩn bị càng mất nhiều công sức, chi phí tốn kém. Các vật để cúng tế
gồm thịt lợn, trâu, bò, gà vừa là để hiến tế vừa là thực phẩm cho người phục vụ, trả
công cho thầy cúng. Người Tày cũng có tục xem đất để mai táng, nơi mai táng
thường theo gia đình và dòng họ, không cải táng, do vậy họ không có tập quán giỗ,
sau đám ma và lễ mãn tang (sau 3 năm), mọi việc tang ma cho người chết được coi là
đã xong xuôi. Đến ngày Thanh minh 3 - 3 người ta mới sắm lễ đưa mộ cúng. Trước
khi cúng người ta dọn sạch cỏ trên các mộ. Hàng tháng ngày rằm, mồng một họ thắp
hương cho người thân quá cố cùng với tổ tiên.
Có thể nói, vào nửa đầu thế kỉ XIX một đám hiếu của đồng bào người Tày,
Nùng, Dao ở Lục Yên thường kéo dài gây nhiều tốn kém cho gia chủ, không đảm

84
bảo vệ sinh…Ngày nay, các lễ nghi của một đám hiếu vẫn được duy trì song đơn
giản hơn và không kéo dài ngày nữa. Mặc dù vậy ở một số vùng việc ăn uống vẫn
diễn ra [94].
- Tục lệ trong sinh đẻ
Đồng bào các dân tộc ở Lục Yên rất coi trọng việc sinh đẻ và nuôi con. Có lẽ
do điều kiện cuộc sống khó khăn, việc chăm sóc bà mẹ khi mang bầu có nhiều hạn
chế, đặc biệt ở thời kỳ phong kiến, sự hiểu biết khoa học, sức khỏe sinh sản hầu như
không có. Chính vì thế mà nhiều tập tục mê tín, lạc hậu được thực hành ví dụ như tục
lệ trong sinh đẻ của đồng bào Dao. Khi có người ở cữ, gia đình cắm một cành lá xanh
trước cửa để trừ tà khí. Đây cũng là tín hiệu để báo cho mọi người biết không được
vào nhà khi chưa được phép. Khi sinh con, người mẹ phải tự đỡ đẻ trong buồng kín,
nhau thai của đứa trẻ được bảo quản cẩn thận, có thể là treo lên cành cây ở nơi kín
đáo hoặc cho vào ống nứa bịt kín dựng đứng ở gốc cây hay hốc đá. Có nơi đồng bào
gói vào giấy bản để lên gác bếp. Đồng bào cho rằng làm như vậy đứa trẻ sẽ dễ nuôi.
Sau ba ngày gia đình làm lẽ cúng mụ và đặt tên cho đứa bé, thông thường sẽ mời họ
hàng tới dự tiệc chia vui. Và người phụ nữ được tắm lá thuốc (có tới hàng chục vị
thuốc). Chính vì có loại thuốc này nên chỉ khoảng một tháng sau sản phụ đã có thể đi
làm được, thức ăn cho sản phụ thường là thịt gà xào gừng, nghệ và một số loại thuốc
quý. Người Dao làm đầy tháng cho con nhưng thủ tục đơn giản hơn người Tày,
Nùng. Thông thường họ chỉ làm gà, xôi để khấn bái tổ tiên chứ không làm cỗ to.
Trong việc nuôi dưỡng con cái họ không phân biệt con nuôi hay con đẻ mà đối xử
công bằng, khi trẻ bị bệnh nặng thì mời thầy cúng về trừ tà.
Ngoài các lễ nghi kể trên đồng bào ở Lục Yên còn có nhiều nghi lễ trong cuộc
sống như lễ sinh nhật của đồng bào Dao, lễ cấp sắc cho thầy tào, lễ cúng giỗ người đã
khuất, lễ kết nghĩa. Dường như mỗi một sự kiện trọng đại nào cũng có những nghi lễ
kèm theo [89].
Đồng bào Nùng ở Lục Yên có tục lệ rất đặc biệt trong quá trình mang thai và
chăm sóc trẻ nhỏ. Khi người phụ nữ mang thai họ kiêng không được mang các loại lá
cây tươi xanh vào nhà hoặc để dưới gầm sàn đề phòng sẩy thai; kiêng không được sửa
nhà, sửa giường chiếu, không được làm gì tác động mạnh đến giường ngủ của người

85
mang bầu cũng là đề phòng bị sảy thai; người có bầu và chồng mình phải kiêng không
được giết mổ gia súc, gia cầm (không được sát sinh); người mang bầu kiêng không
được đi viếng đám tang hoặc có chuyện buồn để tránh làm ảnh hưởng không tốt và
những chuyện không hay xảy ra với thai nhi …[90]. Những kiêng kỵ của họ được thực
hiện một cách nghiêm túc và tự giác từ mỗi cá nhân, gia đình chứ không phải những
luật tục bắt buộc mọi người tham gia. Tuy vậy, vì là những phong tục có từ lâu đời và
người dân quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành nên họ cứ thực hiện phong tục
truyền thống từ đời này sang đời khác với sự thành tâm nhất của mình.
Tập tục lễ nghi của đồng bào ở Lục Yên rất đa dạng, phong phú, mang bản sắc
của các dân tộc ở Lục Yên. Ngày nay với cuộc vận động thực hiện nếp sống mới,
những yếu tố tập tục lạc hậu dần được hạn chế, những yếu tố truyền thống đậm bản
sắc, lành mạnh đang được duy trì và phát triển.
- Lễ tết
Người Tày ở Lục Yên tổ chức các tết: Tết Nguyên đán, Rằm tháng Riêng,
thanh minh (mồng 3 tháng 3), sát sâu bọ (mồng 5 tháng 5), Rằm tháng Bảy, tết cơm
mới (15 tháng 8 Âm lịch), tết Trùng cửu (mùng 9 tháng 9) tết này có hội hát cốm (hội
loỏng) và tết Đông chí ngày rét nhất vào cuối năm tính theo lịch của người Tày.
Tết Nguyên đán là lớn nhất được chuẩn bị ngay từ tháng ba, tháng tư (thiến gà,
vỗ lợn, ngả cây rừng làm củi…). Mỗi gia đình phải có ít nhất một đôi gà thiến, nếu có
việc hỷ, phải chuẩn bị vài đôi để đi lễ tết ông bà vãi. Nhà nào cũng vỗ béo một con
lợn 60kg trở lên, quan niệm của người Tày khi cúng ông bà tổ tiên phải có đầu và
chiếc đuôi lợn cài ngay miệng thủ lợn đặt vào lòng mâm để giữa bàn thờ. Nếu thiếu
đầu lợn thì “ông bà ông vải” (tổ tiên) sẽ quở trách con cháu là năm đấy làm ăn kém
cỏi không bằng nhà người ta.
Sáng ngày mồng một, gần như không ai đến nhà ai trừ con cháu đến lễ tết ông
bà. Họ kiêng vì sợ đem cái không may cả năm đến nhà người khác. Để tránh điều
này, người chủ nào kỹ tính thường nhờ một người đàn ông trong bản làng, khỏe
mạnh, giỏi giang...đến “xông nhà” ngay từ sáng sớm với lời chúc tốt đẹp đến gia chủ
và được gia chủ chúc lại.
Điều đặc biệt nữa ở người Tày Lục Yên là bất kỳ khách là ai, con cháu hay
xóm giềng đến chơi và chúc tết trong ngày đều phải ngồi vào mâm “rượu thịt”, dù ăn

86
ít hay nhiều cũng phải ngồi, phải nhấc đũa lấy may, không ai được từ chối sẽ “dông”
nhà chủ, mà “dông” nhà chủ là điều không ai muốn làm.
Ngày mùng ba tết bắt đầu vào tháng chơi xuân, hội xuân. Đây là tháng sôi
động của tết Nguyên đán mà trọng điểm là từ mùng 3 đến 15 tháng giệng. Những
ngày này từng đoàn từng tốp từ trẻ con đến người già trong những bộ quần áo chàm,
vòng cổ, vòng tay. Ngày thì tụ tập ở bãi bằng chơi đu, ném còn, tát yến, múa xòe...tối
thì tập trung đến nhà sàn nào đó trò chuyện dưới ánh lửa bếp hoặc đèn dầu cho tới 11,
12 giờ đêm mới về, hôm sau lại tiếp tục vui ở nhà người khác.
Tết Trùng cửu là cái tết nhỏ nhưng rất đậm nét xã hội của người Tày. Tháng
chín là tháng của mùa cốm nên nhân tết Trùng cửu, nhà nhà làm cốm, cả làng cả bản
làm cốm và vang lên tiếng chày giã cốm. Đồng bào có câu: “Thâng bươn cẩu khảu
màu còi mừa” (đến tháng chín mùa cốm hãy về).
Ngoài những ngày tết nói trên, người Tày có nhiều lễ hội. Các lễ hội đều là
những dịp để người già, người trung niên, thanh niên và trẻ con hòa nhập một cách
bình đẳng đồng thời truyền cho nhau và truyền cho lớp trẻ nét đẹp trong bản sắc văn
hóa cũng như yếu tố tâm linh lành mạnh như lễ hội Lồng tồng, lễ cầu mưa, lễ đền,
lễ đình,...
Đồng bào Nùng ở Lục Yên có 2 tết lớn nhất trong năm là tết Nguyên đán và
tết 14/7 (Sipslxi). Ngoài ra, đồng bào còn ăn tết vào các dịp: 3/3- tết Thanh minh; 5/5
tết Đoan ngọ, đồng bào ăn mừng đã cấy xong vụ mùa, dịp này đồng bào còn đi hái
cây thuốc; 6/6 lúc này lúa đã lên xanh, đồng bào tổ chức tết cúng thần ruộng, thần
trâu, bảo vệ mùa màng, gia súc; tết trung thu 15/8; 10/10 khi vụ mùa đã gặt xong,
đồng bào tổ chức ăn mừng thành quả lao động.
Những ngày tết của đồng bào Nùng ở Lục Yên đều mang ý nghĩa lành mạnh
thể hiện sự mong muốn của người dân lao động cho mùa màng tốt tươi, đời sống ấm
no hạnh phúc; đồng thời cũng là dịp cải thiện đời sống của người lao động sau những
ngày vất vả trên đồng ruộng, nương rẫy.
Đồng bào Nùng ở Lục Yên có tổ chức mừng sinh nhật, không có tục giỗ,
thông thường những người từ 60 tuổi trở lên được tổ chức lễ sinh nhật. Lễ sinh nhật
đầu tiên được tổ chức rất trang trọng, mời thầy cúng, họ hàng nội ngoại, con cháu,

87
các gia đình trong bản và bạn bè thân thiết. Tổ chức những lần sau không mời nữa,
những ai đã được mời rồi cứ đúng ngày, tháng năm sau đến dự .
Đối với người Kinh cũng có nhiều ngày tết trong một năm: Tết Nguyên đán,
Rằm tháng riêng, mồng Ba tháng Ba, tết mồng Năm tháng Năm, tết Rằm tháng Bảy,
Tết Trung thu, tết ông Công ông Táo... Trong đó, Tết Nguyên đán là to nhất, đầy ý
nghĩa nhất đối với người Kinh. Trong Tết Nguyên đán luôn luôn có những thứ sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Có nhà không
đầy đủ những thứ trên nhưng bánh chưng nhất thiết phải có.
Người Dao ở Lục Yên cũng có tục cúng ông Công, ông Táo như người Kinh,
nhưng đặc biệt ở chỗ là không cúng vào ngày 23 tháng Chạp mà làm chung với lễ
cúng gia tiên. Những ngày này, cả gia đình cùng dọn dẹp nhà cửa, vườn tược và
chuẩn bị lương thực, thực phẩm để dùng trong những ngày Tết, tất cả công việc đều
phải được làm tươm tất trước ngày 30 Tết.
Người Dao không tự làm lễ mà mời thầy cúng, hoặc những người lớn tuổi có
uy tín trong cộng đồng về nhà hành lễ. Trước sự có mặt của đông đủ thành viên trong
gia đình, thầy cúng thay mặt gia chủ làm lễ cúng giải hạn để xua đi tất cả những điều
rủi ro, không may mắn trong năm cũ; cầu xin sức khỏe, bình an, may mắn cho mọi
người; mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, trâu bò lợn gà khỏe mạnh…[87].
Sau bữa cơm tất niên, tất cả mọi người trong gia đình đều phải tắm rửa sạch sẽ
bằng thứ nước được đun với một số loại lá và rễ cây thơm, sau đó mặc những bộ
trang phục truyền thống mới và đẹp nhất để đón giao thừa. Đêm giao thừa, người Dao
đỏ không ra khỏi nhà mà tất cả mọi người quây quần bên nhau để chờ thời điểm bước
sang năm mới chúc tuổi và những điều may mắn cho nhau. Sáng mùng một Tết, mọi
người đều dậy thật sớm, chuẩn bị bữa cơm tươm tất để cúng đầu năm mới. Cũng có
tục xông đất như người Kinh, nhưng người Dao Đỏ đón khách xông nhà bằng 6 chén
rượu. Trước tiên, chủ nhà rót 4 chén tượng trưng cho tứ quý trong năm, chủ và khách
cùng uống để cầu chúc những điều tốt lành trong năm mới, sau đó rót tiếp hai chén để
chúc nhau sức khỏe.
Trong những ngày Tết, sau khi đi chúc năm mới những người trong họ và
hàng xóm láng giềng thì già trẻ, trai gái thường tập trung về nơi bãi đất rộng (nay là

88
nhà văn hóa thôn bản). Tại đây, bên chén trà đầu Xuân, người lớn tuổi cùng nhau ôn
lại truyền thống và những phong tục, bản sắc văn hóa của dân tộc mình, lớp thanh
niên thì chia thành tốp để ca hát, nhảy múa, chơi các trò chơi dân gian… Đặc biệt,
đây cũng chính là dịp để những chàng trai, cô gái Dao gặp gỡ, tìm hiểu rồi ướm lời
nhau qua những bài hát tỏ tình, giao duyên. Đã có rất nhiều đôi đã nên nghĩa vợ
chồng từ những buổi đi chơi Xuân như thế.
- Tục kết tồng
“Tồng” trong tiếng Tày có nghĩa là “hợp nhau”, “giống nhau”. Những chàng
trai, cô gái dân tộc Tày luôn muốn tìm người hợp ý để làm bạn tồng, giống như kết
nghĩa anh em ở người Kinh và các dân tộc khác. Đây là một phong tục mang tính
nhân văn trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày.
Do đặc điểm cư trú trước đây, dân tộc Tày thường sống quy tụ thành chòm
xóm nhỏ, bản làng hẻo lánh giữa các thung lũng, triền đồi. Các thanh niên nam nữ
dân tộc Tày luôn mong muốn tìm bạn để mở rộng giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Khi gặp
nhau, qua nhiều lần tiếp xúc, trò chuyện, qua nhiều ngày tháng đi lại thăm nhà nhau
và biết rõ cha mẹ, gia đình, thấy hợp tính tình nhau thì chàng trai (hoặc cô gái) ngỏ ý
đặt vấn đề kết tồng. Việc kết tồng có thể giữa nam với nam, nữ với nữ, còn nam
không kết tồng với nữ. Dân tộc Tày có thể kết tồng với các dân tộc khác cũng có tục
kết tồng như Nùng, Mông... Làm bạn tồng được với nhau bởi hai người có nhiều lý
do tương đồng: Bạn tồng cùng năm sinh, cùng tên, cùng chí hướng, cùng quê, cùng
sở trường, cùng cảnh ngộ… cụ thể như ông Hoàng Văn Nhàn ở xã Mường Lai cho
biết ông có 2 bạn cùng xã Mường Lai đã kết tồng với ông từ khi còn tuổi trẻ. Trong
đó một người là cùng dân tộc Tày và người kia là dân tộc Nùng. Mặc dù năm nay các
ông đều đã 68 tuổi nhưng hễ gia đình nào có công việc gì là các ông và con cháu lại
đến với nhau, tình cảm luôn gắn bó và mật thiết như con cháu một nhà [88].
Tục lệ kết tồng của dân tộc Tày có từ xa xưa, cho đến nay vẫn duy trì. Đây là
một phong tục đẹp, giàu tính nhân ái của dân tộc Tày. Sau khi kết tồng, bạn tồng thể
hiện sự thân thiết, quan tâm giúp đỡ, coi trọng nhau trên cơ sở một quan hệ mới, đôi
khi còn gắn bó, thắm thiết hơn cả họ hàng.
Việc kết tồng có sự suy nghĩ chín chắn, lựa chọn kỹ lưỡng lâu ngày để đi đến
quyết định gắn bó với nhau. Mỗi thanh niên, nếu kết bạn tồng thì chỉ với một hoặc hai

89
người, rất ít người có ba bạn tồng. Những người bạn khác, dù thân thiết đến mấy
cũng chưa gọi là bạn tồng nếu chưa qua một buổi lễ chính thức kết tồng. Việc kết
tồng diễn ra trong một buổi lễ chính thức trang trọng ở gia đình, có sự công nhận của
cha mẹ, ông bà, anh chị em và người thân. Trong buổi lễ có bữa ăn thịnh soạn mừng
đôi bạn tồng và những người chứng kiến.
Khi chính thức kết tồng, đôi bạn trở nên thân thiết, quý mến nhau và thường
gọi nhau là “lạo tồng”. Họ coi nhau như anh em ruột thịt, đi lại nhà nhau như anh em
một nhà, tham gia mọi công việc của nhà bạn như công việc của nhà mình. Bạn tồng
luôn chia sẻ cho nhau những niềm vui, nỗi buồn, động viên nhau vươn lên trong cuộc
sống. Nếu không may, ông bà, cha mẹ mỗi bên qua đời, bạn tồng phải sắm lễ vật đến
lễ tế và để tang như một người con trong gia đình thật sự.
Có thể nói rằng, việc kết tồng của người dân tộc Tày mang ý nghĩa cao đẹp,
thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với nhau. Cho dù đến
đời sau, mối quan hệ tình cảm thân thiết của những người bạn tồng của thế hệ đi
trước vẫn được lưu giữ trong con cháu với tình cảm gắn bó và bền chặt.
3.6. Tín ngƣỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là chỗ dựa của tinh thần, thuộc về đời sống tâm linh của
con người, là bộ phận cực kỳ quan trọng trong đời sống của các tộc người. Khi gặp
rủi ro bất hạnh hay những hiện tượng không lý giải được, con người lại dựa vào thần
thánh, dựa vào thế lực siêu nhiên, cầu xin sự che chở giúp đỡ của trời, của thánh thần
hay ma quỷ.
Đồng bào Lục Yên tin ở thuyết “Vạn vật hữu linh” có đủ loại hồn và thần. Từ đó
đồng bào cho rằng mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội đều có linh hồn.
Đồng bào Tày, Nùng, Dao, Kinh... đều quan niệm có ba thế giới đó là cõi trời,
cõi đất và cõi âm.
Cõi trời (mường bôn, quảc phạ) là nơi ở của Ngọc Hoàng, bà mụ, nàng tiên và
những người sống thanh bạch, cuộc sống vinh hoa phú quý, vì thế khi chết phải tổ
chức tiễn đưa linh hồn về với cõi trời để hưởng lạc.
Cõi đất (trần gian, dương thế, dương đông) là nơi ở của con người và vạn vật.
Cõi âm là nơi ở của các loài ma, yêu tinh, quỷ quái, thuồng luồng...
Đồng bào cũng tưởng tượng cả ba cõi đều có người ở, có làng bản, nhà cửa,

90
đồng rộng. Con người ở trên trần do Pụt Luông (bụt lớn) sinh ra để chế ngự muôn
loài, con người có xác có hồn, đồng bào gọi hồn là khoăn (gồm cả hồn, vía), hồn rời
khỏi xác thì người chết thành phi (ma).
Theo quan niệm của đồng bào tất cả mọi vật kể cả con người đều có ma.
Ma có ma lành, ma dữ, (phúc thần, hung thần). Ma lành (phúc thần) là ma tổ
tiên, ma mường, ma bản, ma mụ, ma bếp giúp người bảo vệ mùa màng, giúp
người trừ các ma tà quỷ quái. Ma dữ (hung thần) như ma rừng, ma rú, ma sấm
sét, ma thuồng luông, ma những người chết vì tai nạn, ma người chết đuối, ma từ
những cây cổ thụ...
Đồng bào thờ ma lành ở trong nhà hay những nơi công cộng. Đối với ma dữ
đồng bào không thờ cúng nhưng nếu khi ốm đau bệnh tật, thầy cúng phát hiện ra con
ma nào gây ốm thì sẽ phải cúng con ma đó.
- Các tục thờ cúng
Tục thờ cúng tổ tiên: Cũng như các đồng bào khác, người Tày - Nùng ở Lục
Yên rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ việc thờ
cúng thị tộc. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm trong gia đình. Đồng bào Tày - Nùng theo tộc
hệ 9 đời nhưng thờ cúng 3 đời (cha, ông, cụ). Từ đời thứ 4 trở đi, tổ tiên biến thành
thần giữ gia súc mà đồng bào thờ cúng ngoài trời dịp lễ tết.
Thờ tổ sư: những gia đình có người làm Tào, Mo, Then, Pụt tin là có tổ sư
nghề cúng bái, có nhiều thiên binh, thiên tướng để diệt trừ ma quỷ bảo vệ gia đình,
nên họ thờ tổ sư.
Thờ thần: Đồng bào thờ bà mụ ở trong buồng để bảo vệ trẻ em, thờ thần táo
quân để làm công việc quản lý hộ khẩu trong gia đình, Thổ địa thờ chung cho cả bản
hoặc vài hộ gia đình, thờ thần nông trong lễ hội Lồng tồng, các vị thần công cộng đều
được coi là thần nông, có công giúp đồng bào khai phá ruộng nương, xây dựng bản
làng, ngoài ra còn thờ người có công khai phá bản làng.
Trong xã hội của người Tày - Nùng, đồng bào thờ tổ tiên tức là thờ thần của
gia đình, của dòng họ là chính. Nhưng đồng thời, đồng bào cũng thờ nhiều thứ ma,
cúng rất nhiều ma, không ngoài mục đích mong muốn được phù hộ sức khỏe, hạnh
phúc gia đình, bảo bệ gia súc, mùa màng, mong cuộc sống ấm no.

91
- Ảnh hưởng của tôn giáo ngoại lai
Người Tày - Nùng tiếp thu tam giáo nhờ sự truyền bá của các thầy cúng ở
dưới xuôi lên và qua các tộc người từ Trung Quốc sang. Ở mỗi nơi, mỗi tộc người,
tôn giáo đó lại có biến đổi bằng cách pha tạp thêm những yếu tố tín ngưỡng tôn giáo
địa phương, đặc biệt là của vật linh giáo, ma thuật giáo. Tam giáo ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống tâm linh của các dân tộc địa phương, các Mo, Then, Tào đều là đồ đệ
của tam giáo.
+ Thầy Mo (Pháp sư) cúng các đám ma, có nhiều khi phối hợp với thầy Tào
nhưng chủ yếu là cúng bái để chữa bệnh.
+ Bà Then, Pụt thường cúng lễ chuộc hồn người chết để đưa lên cõi tiên, cầu
bình yên, giải hạn và công việc chính cũng là chữa bệnh.
+ Thầy Tào (Đạo sư) được coi là thầy cao tay, nắm thần quyền mang yếu tố
Phật giáo nhưng lại biết chữ Hán thông thạo đạo Nho. Là người giữ vị trí đặc biệt
trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân, được coi là người mắt sáng. Từ việc xem
ngày lành tháng tốt, bói toán, tử vi, phong thủy, giải hạn, cầu phúc, cúng đám ma...
thầy tào có sách và phải biết viết sớ, viết biểu, nghề chính của thầy tào là cúng đám
ma đưa người chết về cõi thiên đường mà hiếm then pụt làm được. Thầy có thể tiếp
thu phương pháp bí truyền “Khủi giáng” (bước qua đài gươm), bước qua chậu than
hồng mà không bị hề hấn gì. Đồ nghề của thầy Tào ngoài sách cúng, mũ áo, tranh
thờ, các tờ đại tự còn có trống một mặt, thanh la, chiêng, chũm chọe, não bạt. Khi
hành nghề, thầy Tào phải cần 4-5 người giúp đánh trống, thắp hương, chiêng đệm
các bài cúng. Thầy tào còn có quyền năng cấp sắc, ấn cho Mo, Then, Pụt. Trước khi
hành nghề thầy Tào phải kiêng ăn thịt chó, trâu, bò, ba ba và uống rượu, tục gọi là
“lẩu tào”.
Các Mo, Then, Tào không chỉ là những người cúng bái, chữa bệnh, tuyên
truyền tín ngưỡng tôn giáo. Họ không có vai vế gì trong bộ máy thống trị, nhưng vẫn
được cư dân trong vùng kính trọng. Tuy vậy, không phải ai cũng làm được Mo, Then,
Tào mà phải là con cháu dòng dõi, tức là thừa kế những người trong dòng họ và phải
trải qua lễ thụ phong để được cấp sắc, ấn tín mới có thể hành nghề.

92
- Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp
+ Lễ hội Lồng tồng: Hằng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, ở khắp các bản
làng của tộc người Tày, Nùng ở Lục Yên lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng
của lễ hội Lồng tồng (Lồng thồng, Lùng tùng...), hay còn gọi là Oóc tồng, nghĩa là
xuống đồng (Lồng là xuống, tồng là đồng). Do vậy, lễ hội Lồng tồng là lễ hội xuống
đồng. Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa
sản xuất mới; trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng
bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi
nhà ấm no, hạnh phúc...
Lễ hội Lồng tồng không chỉ thu hút tất cả các thành viên trong thôn mà còn
thu hút dân làng ở nhiều thôn bản, nhiều xã lân cận cũng đến tham dự. Vào dịp đầu
xuân hầu như tại thôn bản nào của người Tày nào cũng đều tổ chức hội Lồng tồng
vào những ngày lệch nhau để mọi người trong vùng đến chia vui như: ở xã Khánh
Thiện được tổ chức vào ngày mồng 5 tết, ở Minh Xuân tổ chức vào 12 tháng giêng
Âm lịch, ở xã Tân Lĩnh, Trúc Lâu tổ chức vào ngày rằm tháng giêng...
Để chuẩn bị cho lễ hội Lồng tồng, đồng bào thường dựng một cây nêu ở khu
đất rộng, bằng phẳng giữa cánh đồng. Mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm
xôi, thịt, rượu và đôi quả còn (Quả còn có lõi gạo, hạt bông, bọc ngoài bằng nhiều
mảnh vải ngũ sắc ghép lại, có tua dài).
Từ sáng sớm, mâm cỗ của các gia đình đã được xếp thẳng hàng trước miếu
Thổ công. Thầy mo (một vị cao tuổi có uy tín về mọi mặt “mát tay” trong trồng trọt,
chăm sóc cây quả… ) đứng ra làm chủ lễ. Vị chủ lễ gióng trống chiêng mời làng bản
tề tựu nghiêm trang, ông khấn Thần, khấn xong đại diện các lớp tuổi già, trung niên,
trẻ hoặc các chủ hộ, những ai muốn cầu may mùa màng…vào lễ bái Thần Nông. Giờ
lễ thường chỉ kéo dài một giờ đồng hồ sau đấy vị chủ lễ hoặc Ban tổ chức tuyên bố và
nổi trống khai mạc hội.
Tiếp theo phần lễ trang trọng, thành kính là phần hội náo nhiệt, sôi động. dân
bản và khách thập phương thi nhau ném quả còn qua vòng nguyệt trên cây nêu. Hội
ném còn chỉ kết thúc khi có 3 quả còn chui qua vòng tròn, tượng trưng cho việc dân
bản đã xin được hạt giống tốt hứa hẹn một mùa bội thu. Những người ném được quả
còn chui qua vòng tròn, ngoài niềm vui lớn với hi vọng một năm may mắn sẽ được

93
lĩnh thưởng bằng tiền của thôn mà các gia đình trong thôn đóng góp. Khi hội tung còn
kết thúc, dân bản tranh nhau nhặt quả còn mang về treo ở cây to trong vườn với mong
muốn cây sai quả hoặc bóc lõi gạo bên trong cho lợn, gà ăn cho chóng lớn, không bị
bệnh dịch. Ngoài hội tung còn, hội đánh yến, đánh quay...các trò chơi trong hội lồng
tồng diễn ra rất phong phú và đa dạng kéo dài đến hai ba ngày.
Vài chục năm gần đây, lễ hội Lồng tồng được chuyển hóa dần, ít còn thấy có
mâm cơm, đĩa quả, gà cúng và lễ bái Thổ công, lễ bái Thần Nông, mà chỉ có “mít
tinh” sau đấy từng đoàn người lên đồi trồng cây.
+ Lễ Cầu mùa: Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất được tổ chức
vào dịp tháng Giêng và Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Theo một số già làng, lễ Cầu
mùa đã có truyền thống từ hàng trăm năm, qua thời gian dài bị mai một thì trong
khoảng 20 năm trở lại đây, lễ Cầu mùa đã được người Dao Đỏ khôi phục và duy trì.
Hàng năm, lễ Cầu mùa được bà con tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và
Rằm tháng 7 âm lịch, để cầu cho mọi người trong dân làng luôn khỏe mạnh, phát
triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt, mùa màng được bội thu, không có dịch bệnh xảy
ra, gia đình, hàng xóm, làng bản sống hòa thuận, đoàn kết, bản làng được bình an. Bà
Đặng Thị Mây ở thôn Khe Rùng xã Khai Trung chia sẻ: “Mỗi dịp lễ Cầu mùa, chúng
tôi đều mong muốn có một năm làm ăn phát đạt, có được sức khỏe, gia đình hạnh
phúc”.Theo phong tục, lễ Cầu mùa được tổ chức gồm 2 nội dung, phần lễ và phần
hội. Ở phần lễ, mỗi gia đình sẽ cùng nhau đóng góp đồ lễ để thờ cúng mang tính lòng
thành như: gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo... Tất cả đều phải do tự tay các hộ trồng được,
nuôi được, không được mua từ nơi khác về, sau đó cùng tập trung về một hộ gia đình
có uy tín trong cộng đồng để tổ chức. Chuẩn bị làm lễ, đàn ông trong làng sẽ lo khâu
thờ cúng; phụ nữ lo nấu ăn và chuẩn bị đồ để thờ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, lễ thờ cúng sẽ được diễn ra ở 2 nơi: trước cửa gian
chính của ngôi nhà và khu vực sau nhà, nơi có địa thế giáp núi. Trong khoảng thời
gian hơn 1 giờ đồng hồ, các thầy cúng có uy tín sẽ được chọn để làm lễ và cầu cho
bản làng một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, các hộ
dân trong làng có một năm mới thuận lợi, làm ăn kinh tế phát triển, đời sống ngày
càng khá giả, đẩy lùi khó khăn, vất vả.

94
Lễ Cầu mùa người Dao Đỏ ở Lục Yên tổ chức một năm 2 lần như đã nói ở
trên, tuy nhiên, cứ 3 năm lễ được tổ chức với quy mô lớn theo dạng lễ hội, ngoài phần
lễ, ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với
các tiết mục, trò chơi mang đậm đà bản sắc của người Dao Đỏ địa phương.
Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con gửi gắm những ước
mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió
hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc. Vì vậy, với trên 60% là đồng bào Dao
Đỏ ở đây đã và đang có nhiều giải pháp nhằm phục dựng và duy trì tốt lễ Cầu mùa
vào tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm để cho đồng bào mơi đây hiểu
thêm ý nghĩa của lễ Cầu mùa trong đời sống của dân tộc mình [92].
- Hệ thống đền, đình, chùa
Văn hóa đền, đình, chùa là khởi nguồn từ vùng đồng bằng, cùng với quá trình
di cư của người kinh, quan quân triều đình lên chung sống với các dân tộc anh em
khác ở Lục Yên. Các dân tộc nơi đây đã dung hòa tiếp nhận vào trong văn hóa địa
phương mình, tạo nên sự giao thoa văn hóa. Điều này chứng tỏ nhân dân ta có lối
sống hòa đồng, tiếp thu một cách có chọn lọc những nét văn hóa tinh hoa của nhau để
làm phong phú thêm văn hóa của mình.
Quần thể di tích đền Ðại Cại thuộc xã Tân Lĩnh được Bộ Văn hóa Thông tin
(nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận năm 2001. Di tích được phát
hiện năm 1995, qua nhiều đợt khai quật càng phát lộ nhiều giá trị đáng quý. Quần thể
di tích lịch sử này bao gồm đình Bến Lăn, chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Ðại Cại và
thành nhà Bầu bao bọc quanh bãi đua ngựa huấn luyện kỵ binh.
Quần thể này nằm dưới chân núi Vua áo đen, bên hữu là sông Chảy, trước mặt
là suối Ðại Cại. Những thần được thờ ở đây đều là những người có công khai sơn lập
thạch, mở mang chợ búa, lập ra làng bản, phố xá. Ðền Ðại Cại có từ thời hậu Lê, do
nhân dân tổng Lâm Trường Hạ xây dựng để thờ bà Vũ Ngọc Anh, con gái một vị
quần thần nhà Lê bị nhà Mạc giết hại. Bà là một danh nhân, chịu trách nhiệm việc
đáp luỹ xây thành, lập ra các chợ. Ngoài ra, đền có thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ
Văn Uyên có công lớn trong việc chống quân nhà Mạc. Ðền Ðại Cại, đình Bến Lăn
có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự như bát nhang đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng,

95
đề có trạm trổ tứ quý làm từ gỗ tứ quý như chò chỉ, vàng tâm, lõi thọ, đinh hương.
Ðặc biệt, những tảng đá kê cột đình, cột đền được chạm trổ hình mặt trăng, hoa sen,
lá đề, mỗi tảng nặng hơn 100 kg. Ðền có chiên đồng, chuông đồng, có sắc phong
của vua Tự Ðức. Ngôi đền có kiến trúc đồ sộ, các chân tảng kê cột loại lớn có
đường kính tới 45 cm, loại nhỏ 32 cm để đỡ các cột nách, cột lòng. Các chân tảng
đều chạm 16 cấnh hoa sen đều đặn vây quanh. Tại đây còn tìm thấy bệ Phật hoa sen
bằng đất nung, bát sứ, lọ sư men ngà rạn trang trí hình cánh sen rất đặc trưng của
nghệ thuật thời Trần. Ngay dưới chân núi, tại dải thung lũng trải dài song song với
sông Chảy vẫn còn lưu lại dấu vết của ngôi đền và những bức tường đất của một toà
thành bao quanh. Bãi đua ngựa luyện tập kỵ binh nằm trong thành ngay trước của
đình Bến Lăn.
Ngày 21/3/1997, bảo tàng tỉnh Yên Bái đã khảo sát khu miếu Hắc Y và đã tìm
thấy tháp đất nung cổ. Ðây là một phát hiện rất quan trọng vì ở miền núi cao cũng có
một chùa tháp đất nung đồ sộ. Vật liệu xây dựng là những viên gạch đất nung có kích
thước 450x245x100 mm. Trên tháp có hoạ tiết hoa văn trang trí như lá đề, hoa cúc,
hoa sen đều bằng đất nung [45, Tr.81,82,83]
Ðáp ứng tín ngưỡng của nhân dân, trân trọng các di sản văn hoá của cha ông ta
để lại, khu di tích đền Ðại Cại được bảo tồn và trùng tu. Cho tới nay, hàng năm,
khách thập phương từ nhiều nơi trong cả nước tới đây để thắp hương cầu phúc, cầu
may và chiêm ngưỡng hệ thống di chỉ còn lại của văn hoá thời Lý, Trần, Lê đang có ở
một tỉnh miền núi phía Bắc.
Có thể nói, quần thể di tích khảo cổ này rất quan trọng không chỉ của riêng
Yên Bái mà quan trọng đối với cả nước.
Chùa hang São thuộc thôn São, xã Tân Lập. Chùa có tên gọi theo tiếng địa
phương là chùa São, São là một bản của làng Nhân Mục, thuộc tổng Lâm Trường Hạ,
châu Lục Yên xưa. Lý giải về tên chùa có ý kiến cho rằng trước đây thường có đàn
chim São bay về và làm tổ trong hang, vì vậy đặt tên São cho tên chùa.
Theo đồng bào Tày trong vùng này kể lại, thời xa xưa đã lâu lắm rồi, nơi đây
còn hoang dã, chim São thường bay về đậu làm tổ trong hang. Sau này đồng bào dân
tộc phát triển ngày một đông đúc, chim São cũng thưa dần, rồi không thấy xuất hiện

96
nữa. Từ đó, nhân dân quanh vùng vẫn quen gọi là hang São. Thời Lý, Trần kiêm
thêm chức năng chùa nên gọi là chùa hang São. Khoảng giữa thế kỷ 16 anh em Vũ
Văn Uyên, Vũ Văn Mật hợp tác với quân lực Lê trung Hưng để đánh lại nhà Mạc –
dòng họ Vũ được phong tước Quốc công rồi định chia đất nước như thời Tam Quốc
thế kỷ thứ III bên Tàu rồi tự xưng là An Tây Vương. Như vậy, toàn bộ vùng Tây Bắc
và Bắc châu thổ sông Hồng, các cơ sở thờ cúng đều có thay đổi theo phong cách họ
Vũ. Chùa hang São được đưa ra ngoài ngay trước cửa chùa hang São. Có thể nói chùa
hang São được tận dụng động hang tự nhiên làm cơ sở phát triển phật giáo làm quốc
giáo thời Lý Trần, là kế sách giữ nước về mặt chính trị, kế sách an dân, là một mốc
lịch sử quan trọng trong lịch sử vùng núi phía Bắc.
Chùa Hang São đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận
di tích cấp tỉnh theo quyết định số 1395/QĐ - UBND Ngày 17/9/2009 [91].
Tiểu kết: Lục Yên mang trong mình màu sắc văn hóa của các dân tộc anh em
Tày, Nùng, Dao, Kinh... Các dân tộc ở Lục Yên bên cạnh việc duy trì và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình đã tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân
tộc anh em sống cộng cư để làm giàu thêm vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đồng thời những tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc được hun đúc lại và phát huy thành
cái tinh hoa chung của cả cộng đồng. Các dân tộc ở Lục Yên hầu hết đều tin vào thuyết
“Vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn). Xuất phát từ quan niệm đa thần, do con
người nhỏ bé, bất lực trước những thần bí và sức mạnh của tự nhiên. Những thần bí và
sức mạnh chưa lý giải được đều được đồng bào xem là ma. Từ đó sinh ra những tín
ngưỡng mà mục đích, ý nghĩa không rõ ràng, hoặc dẫn đến việc thờ cúng, bói toán,
kiêng kị rườm rà, tốn kém, thiếu cơ sở khoa học. Tục thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công, thổ
địa, thờ tổ sư của các dân tộc cũng tương tự như các dân tộc ở các vùng miền, địa
phương khác... Ngoài ra, tín ngưỡng của các dân tộc còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của
Tam giáo, một số đền chùa thờ được xây dựng.

97
KẾT LUẬN
1. Châu Lục Yên tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX (nay là một huyện
nằm ở phía Đông Bắc thuộc tỉnh Yên Bái). Là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận
lợi, đất đai tương đối màu mỡ bởi lượng phù sa của sông Chảy bồi đắp, lại có hệ
thống khe suối, ao, hồ đảm bảo nguồn nước tưới tiêu. Bên cạnh đó, Lục Yên còn có
diện tích rừng rộng lớn với các nguồn lợi từ rừng rất phong phú, tài nguyên khoáng
sản dồi dào, có hệ thống giao thông khá thuận lợi... Nhờ có điều kiện tự nhiên tương
đối thuận lợi như vậy, Lục Yên sớm là nơi quần tụ của các tộc người, trong đó cư dân
nguyên thủy là người Tày thuộc nhóm ngữ hệ Tày - Thái. Trải qua các giai đoạn lịch
sử, thành phần dân cư dân tộc ở Lục Yên có nhiều xáo trộn. Bên cạnh cư dân bản địa
là các tộc người di cư từ nơi khác tới như người Dao, Nùng, Hoa...và chủ yếu là
người Kinh từ miền xuôi lên. Do cùng sinh sống trên một địa vực nhất định mà quá
trình thống nhất giữa các tộc người Kinh với các tộc người Tày ở đây diễn ra mạnh
mẽ, lịch sử ghi nhận đây là hiện tượng "Kinh già hóa thổ". Dù là người bản địa hay di
cư từ nơi khác đến, có nguồn gốc và phong tục tập quán khác nhau nhưng khi cùng
chung sống ở một quê hương mới (huyện Lục Yên) thì các tộc người luôn yêu
thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách để
xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
2. Từ số liệu địa bạ tại hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21
(1840) cho thấy, tình hình ruộng đất và sở hữu ruộng đất của Lục Yên: Đặc điểm nổi
bật nhất của ruộng đất ở châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX có tới gần 100% là ruộng
tư, chất lượng đất đều thuộc hạng 3. Diện tích ruộng tư bỏ hoang nhiều. Đây cũng là
hiện tượng phổ biến lúc bấy giờ. Điều này có thể lý giải do nhiều nguyên nhân sau:
Thứ nhất là khu vực miền núi nên đất đai phần nhiều khô cằn, khó canh tác. Ở những
xã vùng cao do khí hậu khắc nghiệt mưa ít vào mùa khô nên không đủ nước để tưới
cho cây trồng nên đồng bào đành phải bỏ hoang ruộng đất. Thứ hai cũng có thể do đất
rộng người thưa nên ruộng đất không thể canh tác hết được. Thứ ba do chiến tranh
xảy ra trong một thời gian dài trước đó nên người dân xiêu tán khắp nơi, bỏ nơi “chôn
rau cắt rốn” của mình đi tìm một quê hương mới...

98
Sở hữu ruộng đất ở Lục Yên thông qua địa bạ năm 1805 và năm 1840 là tư
hữu chiếm tuyệt đối nhưng không có sự tích tụ ruộng đất, không có sở hữu lớn mà
dàn trải với các chủ sở hữu nhỏ, manh mún, không tập trung và không có tình
trạng phụ canh. Điều đó chứng tỏ, nguyên tắc “ruộng làng nào làng ấy cấy” không
bị phá vỡ.
Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ là không đồng đều. Các nhóm họ
lớn tập trung trong tay nhiều về số chủ và nhiều về ruộng đất như nhóm họ Hoàng,
nhóm họ Lương. Đội ngũ chức sắc là những người có quyền lực chính trị ở địa
phương và họ cũng là những người nắm trong tay một phần lớn diện tích ruộng tư
của châu. Nhưng bên cạnh đó cũng có chức sắc không có ruộng đất. Hiện tượng này
có thể giải thích: “những người này được đảm nhận chức vụ vẫn chưa trở thành
người chủ sở hữu của gia đình vì chưa tách riêng ra khỏi đại gia đình chung của bố
mẹ hoặc có thể do đây là những trường hợp đi ở rể” [57, tr. 116,117]. Nhưng nhìn
chung chế độ sở hữu ruộng đất của Lục Yên trong thời gian này là sự thắng thế của
sở hữu tư nhân.
Cũng giống như các địa phương khác, châu Lục Yên được áp dụng mức thuế
cho các địa phương vùng miền núi phía Bắc. Nhìn chung mức thuế không cao nhưng
sự bần cùng của người nông dân ngày càng nặng nề bởi những nghĩa vụ phu, phen tạp
dịch mà người nông dân phải thực hiện đối với nhà nước phong kiến.
Mặc dù, triều Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong việc khôi phục nền kinh tế
của đất nước như ban hành hàng loạt chính sách về ruộng đất. Bên cạnh việc đo đạc
lập sổ địa bạ để nắm được quỹ đất trong cả nước, các vua Nguyễn còn đẩy mạnh
chính sách khai hoang, phục hóa, khuyến khích dân phiêu tán trở về quê cũ làm ăn...
nhưng nền kinh tế của đất nước vẫn giảm sút, đời sống của dân nhân ngày càng cơ
cực, đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng ở cuối thế kỷ XIX.
Hoạt động kinh tế chủ yếu ở Lục Yên là nông nghiệp với những cây trồng như
lúa nước, ngô, khoai... Tuy nhiên, với kỹ thuật canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên nên năng suất cây trồng chưa cao. Thủ công nghiệp và thương
nghiệp chưa phát triển, vẫn chỉ là nghề làm thêm những lúc nông nhàn. Chính vì vậy
mà đời sống nhân dân còn gặp rất khó khăn.

99
3. Văn hóa được nhìn nhận là nền tảng của sự phát triển có tầm quan trọng đối
với sự phát triển văn hóa của mỗi địa phương và lan tỏa đến văn hóa quốc gia, văn
hóa là cái “hồn”, là sức sống nội sinh của tộc người. Người ta có thể tìm thấy những
sắc thái, những đặc trưng văn hóa riêng biệt của mỗi tộc người qua lề lối, qua những
khuân mẫu ứng xử mà dân tộc đó có được. Những nét đẹp của văn hóa truyền thống,
những bài học đạo đức đã trở thành chuẩn mực cho mọi thời đại, trở thành các quy
tắc hướng dẫn lối hành xử của các cá nhân trong cộng đồng. Trong xu thế giao lưu và
hội nhập quốc tế, kho tàng văn hóa, sinh hoạt văn hóa đặc thù là điều kiện thuận lợi,
là thế mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện miền núi Lục Yên.
Qua nghiên cứu cho thấy, Lục Yên vẫn còn mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc. Các tộc người nơi đây bên cạnh việc duy trì và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của mình đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc sống cộng cư để
làm giàu thêm vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời những tinh hoa
văn hóa của mỗi dân tộc được hun đúc lại và phát huy thành cái tinh hoa chung của
cả cộng đồng. Xuất phát từ quan niệm đa thần nên các dân tộc vẫn duy trì tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công, thổ địa, thờ tổ sư, các lễ hội diễn ra với mục đích mong
muốn những người đã mất phù hộ độ trì cho con cháu khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.

100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
2. Triều Ân - Hoàng Quyết (2010), Tục cưới xin dân tộc Tày, Nxb Đại học quốc gia.
3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (1998), Lịch Sử Đảng bộ
huyện Lục Yên (1930-1954), tập I, Huyện ủy Lục Yên xuất bản.
4. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (2005), Lịch Sử Đảng bộ
huyện Lục Yên (1930-2005), Huyện ủy Lục Yên xuất bản.
5. Nguyễn Trọng Báu (2012), Phong tục tập quán và lễ hội của người Việt, Nxb
Văn hóa thông tin.
6. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những vấn
đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Chi cục Thống kê huyện Lục Yên (2015), Niên giám thống kê huyện Lục Yên.
8. Phan Huy Chú (2006), Lịch triều hiến chương loại chí, tập I. Nxb Giáo dục, HN.
9. Quốc Cường (2008), Bảo tồn và phục hồi di tích Hắc Y, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2.
10. Ma Ngọc Dung (2007), Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội.
11. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971),
Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Lê Quý Đôn (1998), Kiến văn tiểu lục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
14. Trần Văn Giầu (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn
trước năm 1858, NXB Văn hoá, Hà Nội.
15. Lộc Thị Hà (2014), Tìm hiểu tục tang ma của người Nùng ở huyện Lục Yên- Yên
Bái, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc.
16. Nguyễn Thị Hà (2010), Huyện Chiêm Hóa – Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX,
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên.
17. Đỗ Thị Hoa (2003), Trang phục các dân tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt -
Mường, Tày- Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
18. Lê Như Hoa (1998), Hôn lễ xưa và nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

101
19. Phan Kim Huê (2000), Lễ tục Việt Nam xưa và nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Huy (1997), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
21. Hà Lâm Kỳ (2005), Mỗi nét hoa văn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
22. Phan Huy Lê (1959), Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ, Nxb
Văn Sử Địa, Hà Nội.
23. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo (1995), Địa
bạ Hà Đông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Ngô Sĩ Liên (1973), Đại Việt sử ký toàn thư, tập IV, Nxb KHXH, Hà Nội.
25. Lã Văn Lô - Hà Văn Thư (1980), Bàn về cách mạng tư tưởng văn hóa ở vùng
các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
26. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày,
Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
27. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên), Đào Tố Uyên, Võ Xuân Đàn (2008), Giáo trình
Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
28. Nguyễn Quang Ngọc (2000), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
30. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập IV, Nxb Thuận
Hóa, 2005.
31. Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Hoàng Việt Quân, Địa danh Yên Bái Sơ khảo (Tài liệu sưu tầm).
33. Quốc sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam thực lục chính biên - đệ nhị kỉ, tập
IX, Nxb Khoa học, Hà Nội.
34. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971), Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb khoa
học xã hội, Hà Nội.
35. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb Thuận Hóa.
36. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập II, Nxb Giáo dục
37. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập III, Nxb Giáo dục.

102
38. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập IV, Nxb Giáo dục.
39. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập V, Nxb Giáo dục.
40. Trương Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI - XVIII,
Tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
41. Trương Hữu Quýnh (1983), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, Tập II, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
42. Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang (chủ biên) (1997), Tình hình ruộng đất nông
nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa.
43. Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (1999), Lịch sử Việt Nam từ nguyên
thủy đến 1858, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Siêu (2001), Phương Đình dư địa chí, Nxb Văn hóa- Thông tin.
45. Sở Văn hóa Thông tin Yên Bái (2008), Di tích Lịch sử- Khảo cổ học Hắc Y.
46. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái (2009), Hồ sơ lý lịch Di tích chùa
Hang São
47. Hồ Bạch Thảo (dịch), (2010), Minh thực lục- Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam
Thế kỷ XIV – XVII, Tập 1, Nxb Hà Nội.
48. Phan Phương Thảo (2004), Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư
liệu địa bạ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
49. Dương Thị The, Phạm Thị Thoa (dịch) (1999), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ
XIX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
50. Bùi Thiết (1999), 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
51. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe PaPin (dịch) (2003), Đồng Khánh
địa dư chí, Nxb Thế giới, Hà Nội.
52. Tỉnh ủy - Ban Dân vận và Dân tộc tỉnh Yên Bái (2000), Một số nét đặc trưng
các dân tộc tỉnh Yên Bái.
53. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2000), Tỉnh Yên
Bái một thế kỷ (1900 - 2000).
54. Trung tâm Văn hóa Thông tin- Thể thao huyện Lục Yên (2005), Lục Yên đất ngọc.
55. Nông Quốc Tuấn (2003), Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam, Nxb
Văn hóa dân tộc.

103
56. Đàm Thị Uyên (2007), Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt
Nam (thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
57. Đàm Thị Uyên (2011), Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến
giữa thế kỉ XIX, Nx b Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
58. Đàm Thị Uyên và Nguyễn Thị Trang (2014), Vài nét về kinh tế tỉnh Tuyên
Quang nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 8.
59. Trần Thị Thanh Xuyên (2015), Kinh tế, văn hóa huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái thế kỷ
XIX, Luận Văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

104
TÀI LIỆU ĐỊA BẠ
60. Bì Hạ xã, địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGIHN, KH: 7963.
61. Đà Dương xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7944.
62. Đào Lâm xã, địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGIHN, KH: 7960.
63. Điện Quan xã, địa bạ năm, Minh Mệnh 21, TTLTQGIHN, KH: 7957.
64. Đồ Lệnh xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7945.
65. Động Khai xã, địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGIHN, KH: 7958.
66. Lạc Thượng xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7955.
67. Lâm Trường Hạ xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7950.
68. Lâm Trường Thượng xã, địa bạ năm Minh Mệnh 21 , TTLTQGIHN, KH: 7951.
69. Lâm Trường Trung xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7949.
70. Lâm Vân xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7948.
71. Liễu Đô xã, Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7947.
72. Lương Sơn xã, địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGIHN, KH: 7959.
73. Minh Chuẩn xã, địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGIHN, KH: 7961.
74. Mỹ Đô xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7941.
75. Nhân Mục xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7940.
76. Phúc Khánh xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7946.
77. Thản Cù xã, địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGIHN, KH: 7962.
78. Thuận Mục xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7939.
79. Tô Mậu xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7952.
80. Tô Trà xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7942.
81. Trúc Lâu xã, địa bạ năm Gia Long 4 , TTLTQGIHN, 7956.
82. Từ Hiếu xã, địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGIHN, KH: 7964.
83. Xuân Kỳ xã, địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGIHN, KH: 7954.

105
TÀI LIỆU ĐIỀN DÃ

STT Họ và tên Tuổi Nghề nghiệp Địa chỉ

84. Nguyễn Xuân Đoán 78 CB hưu trí Thị trấn Yên Thế

85. Nguyễn Nguyên Đúng 48 Trưởng phòng Dân tộc Thị trấn Yên Thế

86. Lý Đạt Lam 42 Trưởng phòng Văn hóa Thị trấn Yên Thế

87. Đặng Thị Mây 65 Nông dân Xã Khai Trung

88. Hoàng Văn Nhàn 68 CB hưu trí Xã Mường Lai

89. Bàn Thị Nòi 70 Nông dân Xã Động Quan

90. Hoàng Quang Nừng 69 CB hưu trí Thị trấn Yên Thế

91. Nguyễn Văn Quy 69 CB hưu trí Thị trấn Yên Thế

92. Phùng Văn Thíp 72 Nông dân Xã Động Quan

93. Hoàng Ngọc Thường 50 Trưởng phòng thống kê Thị trấn Yên Thế

94. Hoàng Thị Vĩ 65 Nông dân Xã Khánh Thiện

106
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: LẠC THƢỢNG XÃ ĐỊA BẠ NĂM GIA LONG 4 (1805)

Tên xã: Lạc Thượng


Tổng: Bì Hạ.
Ký hiệu:7955.
Niên hiệu: Gia Long 4(1805).
Số tờ gốc: 04.
Vị trí: Đông giáp xã Dự Chương đến núi đất.
Nam giáp xã Dự Chương đến núi đá.
Tây giáp xã Bì Hạ đến Tiểu Khê.
Bắc giáp xã Cổ Văn đến núi đá
Diện tích ruộng đất: 174.3.13.7.0
Tư điền: 174.3.13.7.0
Thực canh : 22.3.5.3.0
Lưu hoang: 52.0.8.4.0
Loại đất: Loại 3.
Chức sắc:
Xã trưởng: Hoàng Đình Hột: 17.3.0.0.0.
Khán Thủ: Hoàng Đình Dinh: 1.0.5.3.0
Thôn trưởng: Hoàng Đình Xuân: 4.0.0.0.0
Hoàng Đình Bí
Hoàng Đình Hoàng
Phụ lục 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

1 2 3

4 5 6

7 8 9

10 11 12
1. Cọn nước vào ruộng 4. Nương ngô 7,8,9. Thu hoạch măng, lúa, ngô, cam
2. Làm đất 5. Lúa nước 11, 12. Nghề thủ công
3. Chăm sóc mạ 6. Lúa nương
Nguồn: Tác giả chụp và sưu tầm tại xã Khai Trung, Động Quan, Tô Mậu, Minh Xuân, Tân Lĩnh, Liễu Đô
Phụ lục 3: LÀNG BẢN VÀ NHÀ CỬA

1 2

3 4

5 6
1. Làng bản của người Tày 3,4. Nhà sàn của người Tày
2. Làng bản của người Dao 5, 6. Nhà trình tường của người Dao

Nguồn: Tác giả chụp và sưu tầm


Phụ lục 4: ẨM THỰC

1 2 3

4 5 6

7 8 9

10 11 12
1. Bánh chuối 5. Gói bánh đẳng 9. Thịt lạp
2. Cơm lam 6. Thịt mắm cơm đỏ 10. Trứng kiến
3. Bánh dày 7. Cá hém 11. Quả cọ
4. Cốm 8. Cá nướng 11. Rượu hoẵng
Nguồn: Tác giả chụp tại xã Minh Xuân, Tân Lập, Tân Lĩnh tháng 12/2016
Phụ lục 5: ĐÁM CƢỚI

1 2 3

4 5 6

7 8 9

10 11 12
1, 2, 3. Chuẩn bị lễ vật đón dâu của 6. Cô dâu, chú rể Tày trước bàn thờ gia 8, 9,10,11. Đón dâu của người Dao
người Tày tiên 12. Cô dâu, chú rể Dao trước bàn thờ gia
4. Quan làng xin dâu của người Tày 7.Nhà gái đưa dâu về nhà chồng của tiên
5. Cô dâu Tày về đến nhà chồng người Dao
Nguồn: Tác giả chụp và sưu tầm tại xã Tân Lập tháng 12/2016
Phụ lục 6: TÔN GIÁO, TÍN NGƢỠNG

1. 2. 3.

4. 5. 6.

7. 8. 9.
1. Cổng chùa tháp Hắc Y - đền Đại Cại 7. Lễ hội đền Đại Cại
2,3. Chùa tháp Hắc Y - đền Đại Cại 8. Đồng bào Dao chuẩn bị lễ Cầu mùa
4. Hang chùa São 9. Lễ Cầu mùa của người Dao
5,6. Nhũ đá ở hang chùa São
Nguồn: Tác giả chụp và sưu tầm tại xã Tân Lập, Tân Lĩnh, Khai Trung tháng 7 /2016.

You might also like