You are on page 1of 131

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU VĂN NAM

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN


HÀNG NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Kinh tế nông nghiệp


Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân
văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn

Chu Văn Nam


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức mà thầy
cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với
PGS.TS. Đỗ Xuân Luận - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Có được kết quả này, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng
NNo&PTNT huyện Đại Từ, Chi cục Thống kê huyện, Hội nông dân huyện,
NHNo&PTNT huyện Đại Từ và các cán bộ đã cung cấp số liệu, tư liệu khách
quan, chính xác giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình
đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân
thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi
và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN
VAY NGÂN HÀNG CỦA HỘ NÔNG DÂN .............................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5
1.1.1. Tổng quan về hộ nông dân ...................................................................... 5
1.1.2. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân ................................. 10
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ
nông dân .......................................................................................................... 22
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 27
1.2.1. Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ
nông dân .......................................................................................................... 27
1.2.2. Các kinh nghiệm về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ nông
dân ở một số địa phương ................................................................................. 30
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ
nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ................................ 34
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 35
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ................................... 35
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................. 35
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ................................................................. 39
2.1.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 41
iii

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn
hoá xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng hộ nông dân ở vùng nghiên cứu.
......................................................................................................................... 42
2.1.5. Giới thiệu khái quát về ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại
Từ...................................................................................................................44
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 46
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 46
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 46
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 50
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 50
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 56
3.1. Khái quát hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên..... 56
3.1.1. Kết quả phân loại nông hộ .................................................................... 56
3.1.2. Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế hộ ............................ 59
3.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2018 - 2020 ...... 62
3.2. Thực trạng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên
địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên......................................................... 64
3.2.1. Mức độ tiếp cận vốn vay Ngân hàng nông nghiệp ............................... 64
3.2.2. Thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng nông nghiệp của
hộ nông dân qua điều tra ................................................................................. 84
3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vốn vay ngân hàng
nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên . 91
3.3. Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ
nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ................................. 98
3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 98
3.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 99
3.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 100
iv

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân
hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên .......................................................................................................... 104
3.4.1. Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay .... 104
3.4.2. Củng cố vai trò của tổ chức đoàn thể .................................................. 105
3.4.3. Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay .................................................. 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 108
1. Kết luận ..................................................................................................... 108
2. Kiến nghị ................................................................................................... 109
v

DANH MỤC VIẾT TẮT


Từ viết tắt Nghĩa
BQ Bình quân
CC Cơ cấu
GTSX Giá trị sản xuất
HĐND Hội đồng nhân dân
HPN Hội phụ nữ
HCCB Hội cựu chiến binh
HND Hộ nông dân
HTX Hợp tác xã
KT - XH Kinh tế - xã hội
KH - KT Khoa học kỹ thuật
LĐ Lao động
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHNo&PTNT VN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
NHTM Ngân hàng thương mại
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NN Nông nghiệp
QĐ Quyết định
SXNN Sản xuất nông nghiệp
SXKDG Sản xuất kinh doanh giỏi
TT Thông tư
TCTD Tổ chức tín dụng
TDCT Tín dụng chính thức
TSĐB Tài sản đảm bảo
UBND Ủy ban nhân dân
vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020 ........ 39
Bảng 2.2. Tình hình dân số, lao động huyện Đại Từ giai đoạn 2018 – 2020 . 41
Bảng 2.3: Phân bổ cỡ mẫu cho các địa điểm được chọn ................................ 49
Bảng 2.4: Thang đo của bảng hỏi ................................................................... 50
Bảng 3.1: Phân loại các hộ nông dân huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020 .. 57
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính của huyện giai
đoạn 2018 - 2020 ............................................................................................. 63
Bảng 3.3: Tình hình hộ nông dân vay vốn của NHNo&PTNT huyện Đại Từ
giai đoạn 2018-2020 ........................................................................................ 69
Bảng 3.4: Dư nợ hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện Đại Từ .................. 72
giai đoạn 2018 - 2020 ...................................................................................... 72
Bảng 3.5: Phân loại dư nợ hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện Đại Từ giai
đoạn 2018-2020 ............................................................................................... 74
Bảng 3.6: Tổng hợp chỉ tiêu chất lượng cho vay HND giai đoạn
2018 – 2020 ..................................................................................................... 81
Bảng 3.7: Vòng quay vốn tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện Đại
Từ năm 2018 – 2020 ....................................................................................... 83
Bảng 3.8: Cơ cấu mẫu điều tra theo đối tượng phỏng vấn ............................. 84
Bảng 3.9: Thông tin về hộ nông dân được phỏng vấn .................................... 85
Bảng 3.10: Học vấn và quan hệ xã hội của hộ nông dân ................................ 86
Bảng 3.11: Thực trạng tiếp cận tín dụng Ngân hàng nông nghiệp của hộ
nông dân .......................................................................................................... 87
Bảng 3.12: Thông tin về số tiền vay và lãi suất .............................................. 88
Bảng 3.13: Mục đích và ý nghĩa của vay vốn đối với hộ nông dân................ 90
Bảng 3.14. Đánh giá về trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng ................ 94
vii

Bảng 3.15. Kết quả đánh giá về chính sách cho vay của Ngân hàng
NN&PTNN huyện Đại Từ .............................................................................. 95
Bảng 3.16. Đánh giá về năng lực tài chính của Ngân hàng NN&PTNT huyện
Đại Từ.............................................................................................................. 97
viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Chu Văn Nam


Tên luận văn: Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông
nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Ngành: Kinh tế nông nghiêp Mã số: 8.62.01.15
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
1. Mục tiêu của đề tài
- Phân tích khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông
dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân
hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2025.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhu cầu và những rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ
nông dân Đại Từ
- Các chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng của địa phương.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông
nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi không gian: tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập ở giai đoạn 2018 –
2020. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2020.
3. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất: Tình hình chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã
hội và những vấn đề khó khăn, thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng của hộ
ix

nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ.


Thứ hai: Đề tài phân tích thực trạng khả năng tiếp cận vốn vay ngân
hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên như đặc điểm của hộ, tình hình tiếp cận tín dụng của hộ và các nhân
tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.
4. Kết luận
Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Cơ cấu hộ nông dân theo
ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm
các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp. Xuất hiện ngày càng nhiều các hộ
bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa.
Luận văn phân tích khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp
của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018
– 2020. Cụ thể: Đa số nông hộ của Đại Từ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng hộ
nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng đang có xu hướng giảm xuống trong cơ
cấu. Số hộ được vay vốn của NHNo&PTNT huyện Đại Từ tăng qua 3 năm, cụ
thể năm 2019 số HND vay vốn là 2.543 hộ tăng 12,72% so với năm 2018;
năm 2020 số HND tăng lên 2.781 hộ tương ứng tăng 9,36% so với năm 2019.
Tốc độ tăng trung bình là 11,04%/năm. Nhìn chung, có tài sản thế chấp và
không có nợ quá hạn là điều kiện quan trọng để được tiếp cận tín dụng Ngân
hàng nông nghiệp. Khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng này đến
từ hai phía là người đi vay vốn và tổ chức cung cấp tín dụng.
Trên cơ sở thực trạng đã phân tích, luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ
nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 gồm:
Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay, củng cố vai
trò của tổ chức đoàn thể và hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay.
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 5 năm 2016 - 2020, nông nghiệp, nông thôn nước ta đạt được
nhiều thành tựu, kết quả quan trọng. Ngành nông nghiệp phát triển toàn diện,
tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, thông qua việc bảo đảm
vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tạo sinh kế, việc
làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn
định chính trị - xã hội và phát triển đất nước. Trong đó nông dân đã phát huy
vai trò chủ thể, tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa
học - công nghệ, tham gia chuỗi giá trị, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
Thu nhập của nông dân và người dân nông thôn ngày càng tăng, đời sống vật
chất và tinh thần không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn
giảm nhanh, từ mức 9,2% xuống 4,2%; trong Chương trình Mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới đã có 74,4% số xã đạt tiêu chí về “giảm tỷ lệ hộ
nghèo”, tăng 21% số xã so với năm 2015 (Nguyễn Xuân Cường, 2021).
Mặc dù đã có những sự quan tâm chú trọng phát triển, nhưng để hộ gia
đình nông thôn phát triển đúng theo tiềm năng thì phải xây dựng các chính
sách hoàn thiện hơn nữa. Các hộ gia đình nông thôn Việt Nam không chỉ làm
về nông nghiệp đơn thuần mà có rất nhiều hộ tham gia sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp, là một mắt xích trong chuỗi cung ứng các mặt hàng công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, … Các hộ gia đình kinh doanh sản xuất các lĩnh
vực phi nông nghiệp tuy chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn nhưng thu nhập của các
hộ này thường lớn hơn các hộ làm nông nghiệp thông thường. Hiện nay đã có
rất nhiều hộ gia đình nông thôn đã chuyển sang hướng áp dụng công nghệ kỹ
thuật vào sản suất cũng như tập trung, chuyên môn hóa sản xuất, sản xuất đáp
ứng các tiêu chuẩn quy trình quốc tế… từ đó nâng cao năng suất, nâng cao giá
trị của sản phẩm. Tuy nhiên không phải tất cả các hộ gia đình nông thôn đều
có đủ nguồn lực, kiến thức, kỹ năng để vươn mình trong nền nông nghiệp thời
2

đại 4.0. Trong số đó thì tiềm lực tài chính của bản thân hộ gia đình nông thôn
có thể được coi là quan trọng và cần thiết nhất, bao gồm cả các hộ làm nông
nghiệp và phi nông nghiệp đều rất cần vốn để phát triển, mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Rất nhiều hộ gia đình nông thôn có ý tưởng, kế hoạch mở rộng sản xuất
kinh doanh, phát triển ngành nghề nhưng họ không có đủ vốn và cũng khó
tiếp cận với các nguồn vay chính thức. Chính phủ và các cấp bộ ban ngành đã
có những chính sách cho vay ưu đãi, khuyến khích các hộ gia đình nông thôn
vay vốn để tăng gia, tiêu biểu như Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày
09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn,
Quyết định số 899/ QĐ-TTg ngày 10/6/2013, Thông tư 01/2020/TT-
NHNN,… nhưng những chính sách này vẫn tồn tại nhiều bất cập khiến HND
khó tiếp cận do yêu cầu về tài sản thế chấp, thời hạn trả nợ... Hiện tại, các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam (NHTM) vẫn chưa có một khung đồng bộ,
chuẩn hóa cho vay đối tượng này. Một phần là vì hộ gia đình nông thôn chưa
phải là một trong số các nhóm khách hàng được xác định là đối tượng cho vay
được quy định trong Luật Cho vay các tổ chức tín dụng. Mặt khác, các
NHTM vẫn chưa có mức quan tâm hợp lý đến đối tượng này. Tương lai, đây
chắc chắn sẽ là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, mang lại nguồn lợi lớn
cho các NHTM.
Hiện nay các NHTM đã xây dựng được chủ trương hướng về nông
nghiệp nông thôn, tuy nhiên chưa có bộ cơ sở phân loại tín dụng đối với hộ
gia đình nông thôn. Các tiêu chí trong bộ cơ sở này rất quan trọng, đã có các
NHTM cho đối tượng này vay nhưng chưa có tiêu chí đánh giá tín nhiệm cụ
thể, chuẩn tắc, và trong tương lai đây sẽ là đối tượng chiếm thị phần không
nhỏ. Các NHTM dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu sẵn có của khách hàng để
làm cơ sở đưa ra các tiêu chí đánh giá cho nhóm khách hàng mới thuộc hộ gia
đình nông thôn. Khi xác định được đầy đủ các tiêu chí này cho hộ gia đình
3

nông thôn sẽ giúp cho các NHTM phòng ngừa, hạn chế rủi ro khi cho đối
tượng này vay, đưa ra quyết định, dự báo có cho vay không, quy mô cho vay,
quy trình giải ngân cũng như trích lập dự phòng…
Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, huyện có gần 20
nghìn héc-ta đất trồng trọt, trong đó đất cấy lúa là trên 6.700ha, các loại rau
màu trên 5.600ha, cây ăn quả trên 300ha, chè là trên 6.300ha… Hiện nay,
nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Nông
nghiệp của huyện có sự tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệu quả, tận dụng lợi
thế mạng lưới rộng lớn để góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp-nông thôn, phát triển kinh tế địa phương. Do đó nhu cầu vay vốn của
các HND trên địa bàn là rất lớn, tuy nhiên còn nhiều nông hộ chưa tiếp cận
được với nguồn vốn tín dụng chính thức do thiếu năng lực tài chính, thiếu tài
sản thế chấp theo quy định, chưa có dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có
hiệu quả, người nông dân và ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung. Do đó
để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cho HND cần trả lời được các câu hỏi:
Nhu cầu và những rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ nông dân của
huyện Đại Từ ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào nhằm tăng khả năng tiếp
cận tín dụng ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân Đại Từ? Đó là một số
vấn đề đặt ra cần được các nhà khoa học nghiên cứu và giải đáp.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao khả
năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa
bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ
nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay
ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2025.
4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhu cầu và những rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ
nông dân Đại Từ
- Các chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng của địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông
nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi không gian: tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập ở giai đoạn 2018 –
2020. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của
khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân. Bên cạnh
đó, dựa trên cơ sở khoa học phân tích khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng
nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2018 – 2020.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đánh giá tương đối toàn diện thực trạng khả năng tiếp cận
vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020. Trên cơ sở kết quả đạt được, hạn
chế và nguyên nhân, luận văn đề xuất được một số giải pháp nâng cao khả
năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo cho sở ban ngành của tỉnh, UBND huyện qua đó góp phần nâng cao khả
năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
5

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY
NGÂN HÀNG CỦA HỘ NÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Tổng quan về hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, thu nhập chính từ các hoạt
động trong nông hộ và ngoài nông hộ. Thu từ sản xuất trong nông hộ bao gồm
các ngành sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu từ ngoài nông hộ bao
gồm: tiền đi làm thuê, trợ cấp, tiền gửi về, tiền lương hưu, quà biếu… (Đào
Thế Tuấn, 2000).
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất
vừa là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị
kinh tế độc lập tuyệt đối toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống
kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vào
chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống
kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng
có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay (Nguyễn
Ngọc Tuấn, 2012).
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Hộ nông dân được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa
dạng. Tuỳ thuộc vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ
nông dân hình thành một kiểu cách sản xuất, cách tổ chức riêng trong phạm vi
gia đình. Các thành viên trong hộ nông dân quan hệ với nhau hoàn toàn theo
cấp vị, có cùng sở hữu kinh tế. Trong mô hình sản xuất chủ hộ cũng là người
lao động trực tiếp, làm việc có trách nhiệm và hoàn toàn tự giác. Sản xuất của
hộ nông dân khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so với các ngành khác.
6

Đối tượng sản xuất phát triển hết sức phức tạp và đa dạng, chi phí sản
xuất thường là thấp, vốn đầu tư có thể rải đều trong quá trình sản xuất của hộ
gia đình mang tính thời vụ, cùng một lúc có thể kinh doanh sản xuất nhiều
loại cây trồng, vật nuôi hoặc tiến hành các ngành nghề khác lúc nông nhàn, vì
vậy thu nhập cũng rải đều, đó là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế
hộ nông dân phát triển toàn diện.
Trình độ sản xuất của hộ gia đình ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ
công, máy móc có chăng cũng còn ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự
phát, quy mô nhỏ không được đào tạo bài bản. Hộ nông dân hiện nay nói
chung vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh theo tính chất truyền thống, thái độ
lao động thường bị chi phối bởi tình cảm đạo đức gia đình và nếp sinh hoạt
theo phong tục tập quán của làng quê.
Từ những đặc điểm trên ta thấy kinh tế hộ rất dễ chuyển đổi hoặc mở
rộng cơ cấu vì chi phí bỏ ra ít, trình độ khoa học kỹ thuật thấp.
Quy mô sản xuất của hộ thường nhỏ, hộ có sức lao động, có các điều
kiện về đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ
thuật, thiếu kiến thức về thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng
tính tự cấp, tự túc. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính
sách, về vốn thì kinh tế hộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hoá, không
thể tiếp cận với cơ chế thị trường.
Nhìn chung kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các
thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống.
Về mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế
hộ tự cấp tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hoá.
+ Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ
nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ
giữa nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ. Ở
7

nước ta, từ năm 1988 khi Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho
các hộ nông dân, sản xuất nông nghiệp - mà đặc biệt là sản xuất lúa, đã có
mức tăng chưa từng có về năng suất và số lượng. Người nông dân phấn khởi
trong sản xuất. Một vấn đề rất quan trọng ở đây là việc xác nhận họ được
quyền kiếm sống gắn bó với mảnh đất của họ.
+ Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao
động mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng
nhu cầu khác của gia đình. Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao động trong
nông nghiệp rất cao, khác với các ngành kinh tế khác.
+ Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các
thành viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn
của cộng đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông
nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưa
gắn chặt với thị trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại.
* Đặc điểm của hộ nông dân trong quan hệ với NHTM
- Các quan hệ giao dịch của hộ nông dân với NHTM không thường
xuyên và quy mô không lớn.
- Vốn vay thường được sử dụng tổng hợp cho nhiều công việc sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng, nguồn trả nợ tiền vay cũng tổng hợp từ nhiều khoản,
nhiều nguồn thu nhập khác nhau
- Hộ nông dân thường coi trọng chữ tín trong quan hệ với ngân hàng
- Trình độ sản xuất, trình độ văn hóa và ý thức pháp luật hạn chế so với
các hộ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ ở khu vực đô thị
- Tài sản nói chung và tài sản bảo đảm tiền vay nói riêng của hộ nông
dân giá trị thấp, nền tảng pháp lý yếu và khó phát mại.
1.1.1.3. Vai trò của hộ nông dân đối với nền kinh tế
Từ khi Nghị Quyết 10 - Bộ Chính trị ban hành, hộ nông dân được thừa
nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ,
8

năng động trong kinh tế nông thôn, nhờ đó người nông dân gắn bó với ruộng
đất hơn, chủ động đầu tư vốn để thâm canh tăng vụ, bố trí phân vùng đặc
điểm sinh thái và nhu cầu thị trường, khai phá thêm hàng ngàn hecta đất mới,
ruộng đất được sử dụng tốt hơn, vừa đi vào thâm canh vừa đi vào đổi mới cơ
cấu sản xuất, cơ cấu thời vụ. Việc trao quyền tự chủ cho hộ nông dân đã khơi
dậy nhiều làng nghề truyền thống, mạnh dạn vận dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất để đạt tới mục đích cuối cùng là thu được thành quả lớn
nhất. Điều này càng khẳng định sự tồn tại khách quan của hộ sản xuất với vai
trò là cầu nối trung gian giữa hai nền kinh tế, là đơn vị tích vốn, góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn.
Cụ thể:
Hộ nông dân là cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang
kinh tế hàng hoá. Kinh tế hộ nông dân được coi là khâu trung gian có vai trò
đặc biệt quan trong trong giai đoạn chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh
tế hàng hoá nhỏ tạo đà cho bước chuyển từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ tạo đà
cho bước chuyển từ kinh tế hàng hoá nhỏ sang nền kinh tế hàng hoá quy mô
lớn. Bước chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá nhỏ trên quy
mô hộ gia đình là một giai đoạn lịch sử mà nếu chưa trải qua thì khó có thể
phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn giải thoát khỏi tình trạng nền kinh tế
kém phát triển (Vương Quốc Duy, 2014).
Hộ nông dân góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải
quyết việc làm ở nông thôn. Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở nước ta, là
yếu tố năng động và là động lực quyết định của nền kinh tế quốc dân. Hiện
nay, ở nước ta số lượng lao động nông thôn chưa được sử dụng và quỹ thời
gian của người lao động ở nông thôn cũng chưa được sử dụng hết. Các yếu tố
tự nhiên chỉ mang lại hiệu quả thấp do có sự mất cân đối giữa lao động, giải
quyết việc làm ở nông thôn chúng ta cần phải phát triển kinh tế hộ sản xuất.
Trên thực tế đã cho thấy trong những năm vừa qua hàng triệu cơ sở sản xuất
9

được tạo ra bởi các hộ sản xuất trong khu vực nông nông nghiệp và nông thôn
(Nguyễn Hoàng Vũ, 2015).
Hộ nông dân có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản
xuất hàng hoá. Ngày nay, hộ nông dân hoạt động theo cơ chế thị trường có sự
tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá, là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, các
hộ sản xuất phải quyết định mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình là sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào để trực tiếp quan hệ với thị trường. Để đạt
được điều này các đơn vị kinh tế nói chung và hộ sản xuất nói riêng đều phải
không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu
cầu và một số biện pháp khác để kích thích cầu từ đó mở rộng sản xuất đồng
thời đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất (Nguyễn Ngọc Tuấn, 2012).
Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hộ nông dân có
thể dễ dàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường mà không sợ
ảnh hưởng đến tốn kém về mặt chi phí. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước có
các chính sách khuyến khích, hộ nông dân không ngừng vươn lên tự khẳng
định vị trí trên thị trường, tạo điều kiện cho thị trường phát triển đầy đủ, đa
dạng thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá. Như vậy với khả năng nhạy bén ,
hộ nông dân đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của thị
trường tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển .
Hộ nông dân thúc đẩy sự phân công lao động dần tới chuyên môn hoá,
tạo khả năng hợp tác lao động trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi. Sự phân công
lao động dẫn đến quá trình chuyên môn hoá trong các hộ sản xuất. Đối với
các hộ kinh doanh dịch vụ thì chuyên môn hoá càng cao làm xuất hiện sự hợp
tác lao động giữa các hộ sản xuất với nhau. Nếu như chuyên môn hoá làm cho
năng suất lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn thì hợp tác hoá sẽ
làm cho quá trình sản xuất hàng hoá được hoàn thiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của chính các hộ sản xuất và từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường.
10

1.1.2. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân
1.1.2.1. Tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng là một
phạm trù của kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng
với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
Tín dụng có những tính chất quan trọng sau: Tín dụng trước hết là sự
chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ
chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu của
chúng. Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả” Giá trị của
tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín
dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2014).
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng
với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng
vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân
hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang
nơi thiếu. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng
vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại
của khoản vay (Nguyễn Văn Tiến, 2014).
Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà
nước, doanh nghiệp và hộ dân cư. Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín
dụng là tiền, do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa
phương đa chiều. Đây chính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa
tín dụng ngân hàng với các loại hình tín dụng khác.
1.1.2.2. Đặc điểm nhu cầu vốn của hộ nông dân
Nhu cầu vốn trung dài hạn lớn và có tốc độ luân chuyển vốn chậm do
chu kỳ sản xuất nông ngiệp kéo dài. Mục đích sử dụng vốn đa dạng, các hộ
đều sản xuất kinh doanh như kinh doanh tổng hợp kết hợp trồng trọt, chăn
11

nuôi, tiêu thụ. Thông thường các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lấy từ nhiều
nguồn khác nhau, ngoài số tiền tự tích lũy, vay ngân hàng thì hình thức phi
ngân hàng cũng rất phát triển như vay của người thân, bạn bè, vay tư nhân…
Nếu phân loại hộ sản xuất theo thu nhập, thì hộ sản xuất giàu và khá là
loại hộ sản xuất có thu nhập cao, ổn định, có vốn, có khả năng lao động và
biết cách tiếp cận thị trường. Nhu cầu vay vốn của đối tượng này là mở rộng
quy mô sản xuất hiện có. Loại hộ sản xuất có mức thu nhập trung bình thì nhu
cầu vốn của đối tượng này là chủ đề đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, công
nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Loại hộ nghèo, đói có mức
thu nhập quá thấp, nhu cầu vốn chủ yếu của hộ này thường là phục vụ kinh
doanh nhỏ nhằm ổn định cuộc sống (Lê Khương Ninh và Phạm Văn
Dương, 2017).
Như vậy có thể thấy vốn là nhu cầu rất cần thiết cho phát triển kinh tế
hộ sản xuất. Việc thiếu vốn có thể dẫn đến một số nguy cơ như hạn chế việc
phát triển ngành nghề, ảnh hưởng xấu đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế, hạn
chế việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
1.1.2.3. Đặc điểm cho vay hộ nông dân
Cho vay nông hộ có một vị trí rất quan trọng, nó giúp cho nền nông
nghiệp tạo ra nhiều hàng hóa hơn để cung cấp cho sản xuất công nghiệp, xuất
khẩu đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của toàn xã hội. Việc cho vay
nông hộ nhằm tạo điều kiện và khuyến khích nông dân tạo ra hàng hóa nông –
lâm – ngư – diêm nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến, mở các ngành nghề
sản xuất mới, kinh doanh dịch vụ, tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả
kinh doanh trong ngành công nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn giàu có,
văn minh (Nguyễn Hoàng Vũ, 2015).
Đối tượng cho vay nông hộ thường là cây trồng, vật nuôi. Vì vậy khi
cho vay Ngân hàng phải dựa vào tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh
trưởng, phát triển của động thực vật cụ thể. Vụ, mùa trong sản xuất nông
12

nghiệp quyết định đến thời điểm cho vay và thu nợ. Vì vậy đặc điểm của hộ
ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức cho vay và áp dụng các phương thức kỹ thuật
cho vay thích hợp.
Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho
vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời
gian nhất định trong năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch tiêu thụ
tiến hành thu nợ; còn chu kỳ sống tự nhiên của cây, con quyết định thời hạn
cho vay, chu kỳ ngắn hay dài phụ thuộc và loại giống cây hoặc con và quy
trình sản xuất.
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của
khách hàng, sản suất trong ngành nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên rất lớn nên rủi ro về thời tiêt, khí hậu, dịch bệnh… là khó tránh khỏi.
Ngoài ra yếu tố tự nhiên cũng tác động đến thị trường tiêu thụ của nông sản
phẩm như thời tiết thuận lợi cho mùa màng bội thu nhưng giá cả nông sản lại
hạ, hàng hóa không có nơi tiêu thụ. Từ đó ảnh hưởng tới thu nhập và khả
năng trả nợ của khách hàng.
Chi phí tổ chức cho vay nông hộ cao do số lượng khách hàng đông,
phân bố ở khắp nơi, quy mô từng khoản cho vay nhỏ, mạng lưới nhiều nên
chi phí ngiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao. Ngành nông nghiệp có độ
rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành
khác. Lãi suất thu hút nguồn vốn cho vay nông nghiệp cao do giới hạn bởi
nguồn vốn tại chổ phải chuyển dịch vốn từ nơi khác làm chi phí vốn tăng lên.
Ngoài ra cho vay nông hộ có thể tiềm ẩn rủi ro lớn mang tính xã hội do
trình độ sản xuất của hộ còn lạc hậu, trình độ dân trí chưa cao.
1.1.2.4. Vai trò tín dụng hộ nông dân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
a. Đặc trưng cơ bản trong cho vay nông nghiệp
13

Tính thời vụ
Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ
sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp. Tính thời vụ được
biểu hiện ở những mặt sau:
- Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và
thu nợ. Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho
vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời
gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ
tiến hành thu nợ.
- Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán
thời hạn cho vay. Chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào loại giống cây
hoặc con và qui trình sản xuất. Ngày nay, công nghệ về sinh học cho phép lai
tạo nhiều giống mới có năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian trưởng
thành ngắn hơn.
Chi phí tổ chức cho vay cao
Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ
chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng, chi phí
phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là:
- Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ sản xuất thường chi phí
nghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng vốn vay nhỏ.
- Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay
thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi
nhánh, bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã,…).
Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai,
dịch bệnh…) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các
ngành khác.
14

b. Vai trò của tín dụng hộ nông dân đối với phát triển nông thôn
Trên thực tế ở nước ta tín dụng nông thôn vừa mang ý nghĩa xã hội vừa
mang ý nghĩa kinh tế. Tín dụng nông thôn không phải được tập hợp duy nhất
từ nguồn tiết kiệm của dân cư mà là của toàn xã hội bao gồm các tổ chức kinh
tế, của Chính phủ, và của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tín dụng nông
nghiệp có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế vì thông qua hợp đồng tín
dụng, với giá trị pháp lí trên hợp đồng, người nhận tín dụng sẽ phải chỉ ra cụ
thể kế hoạch sản xuất kinh doanh của bản thân, nỗ lực sản xuất và kinh doanh,
tìm tòi và chủ động tiếp cận với khoa học kỹ thuật sao cho đạt lợi nhuận. Sau
đây là một số vai trò chủ yếu của tín dụng đối với nền nền kinh tế nông thôn
nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung:
- Vai trò trung gian thu hút vốn và nguồn tài trợ của Ngân hàng thương
mại: Một NHTM hoạt động trong lĩnh vực tín dụng giữ địa vị trung gian thể
hiện qua chức năng thu hút vốn và đi vay. Khi người nông dân thu hoạch, tiêu
thụ được sản phẩm, sau khi trừ hết các khoản chi phí, người nông dân đó có
một khoản tiền nhàn rỗi mà không biết đầu tư vào đâu thì lúc đó NHTM sẵn
sàng tiếp nhận các nguồn vốn nhàn rỗi đó theo hình thức ký thác. Điều đó
giúp người nông dân làm cho khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi đó của họ sinh
lời và được dự trữ an toàn cho việc sử dụng sau này. Khi người nông dân cần
đến vốn để phục vụ sản xuất thì chính các NHTM là người cung cấp các
khoản vốn cho nông dân để mua sắm tư liệu sản xuất. Nếu thiếu sự tài trợ này
người nông dân có thể gặp khó khăn về tài chính nhiều khi phải đi vay từ
nguồn không chính thức, hoặc không thể tiến hành sản xuất được. Trong vai
trò trung gian này, ngân hàng thực sự là người bạn của nông dân, giúp đỡ
nông dân mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật, huy động các nguồn
nhân vật lực vào quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp với năng suất và
chất lượng cao hơn trước đó (Nguyễn Văn Ngân, 2014).
15

- Tín dụng giữ vai trò trung gian giữa SXNN với các ngành sản xuất
khác: Bản thân của sản xuất ở tất cả các ngành đều được tiến hành theo chu
kỳ cụ thể. Trong chu kỳ sản xuất đó có lúc nhu cầu vốn tăng lên rất cao,
nhưng có lúc lại giảm xuống. Điều này đòi hỏi phải có một sự điều tiết kịp
thời giúp các nhà sản xuất giải tỏa phần vốn thừa và cung cấp phần vốn thiếu.
Giữa SXNN với các ngành sản xuất khác cũng có nhu cầu điều tiết vốn như
đã nói ở trên và chính điều này nó kết nối SXNN với các ngành sản xuất khác
một cách chặt chẽ hơn Công nghiệp và dịch vụ là những ngành sản xuất tiêu
thụ sản phẩm của nông nghiệp dưới dạng tư liệu sản xuất. Nếu SXNN gặp
khó khăn thì sản xuất công nghiệp và dịch vụ gặp khó khăn theo Do tính mùa
vụ của SXNN, nên tín dụng nông nghiệp cũng có những đặc điểm riêng. Vào
vụ thu hoạch tín dụng nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho thu, mua, tiêu thụ
tiêu thụ sản phẩm do ngành nông nghiệp sản xuất ra. Điều này cho phép sử
dụng hình thức tín dụng gián tiếp. Các TCTD có thể cho vay các tổ chức tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa như thương nghiệp, công nghiệp để những tổ chức
này mở rộng khả năng dự trữ hàng hóa do ngành nông nghiệp sản xuất ra.
Trong điều kiện này, các TCTD đồng thời là người phát vốn ra cho các
tổ chức tiêu thụ, đồng thời là người thu hút vốn từ người nông dân vào vụ sản
xuất. Các TCTD là người trực tiếp cấp tín dụng cho người nông dân khi người
nông dân cần vốn. Nguồn vốn để cung cấp cho nông dân vào vụ sản xuất có
thể phải tìm kiếm ở các ngành sản xuất khác chứ không phải trong nội bộ của
ngành công nghiệp. Điều quan trọng là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các
ngành sản xuất để tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp cùng phát triển.
SXNN giữ vai trò sản xuất cơ bản nên luôn luôn đòi hỏi ở các ngành sản xuất
khác một sự tài trợ nhất định. Trong đó, ngân hàng làm môi giới trung gian
cho quá trình kết hợp này. Sự đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến luôn
luôn phải quan tâm đến đầu tư để sản xuất nguyên vật liệu. Và ngân làm ở
giữa để đưa hàng hóa từ nông nghiệp vào sản xuất công nghiệp và ngược lại.
16

- Tín dụng nông nghiệp thúc đẩy sản xuất ở nông thôn: SXNN chỉ có
thể phát triển khi nào nó được chuyển qua sản xuất hàng hóa. Sản phẩm nông
nghiệp được sản xuất ra được trao đổi với các ngành sản xuất khác phục vụ
cho sản xuất công nghiệp, tiêu dùng ở các đô thị và xuất khẩu ra nước ngoài.
Muốn thực hiện một mô hình sản xuất như trên nó đòi hỏi phải có sự chuyên
môn hóa sản xuất và tập trung hóa sản xuất với trình độ công nghệ sản xuất
tiên tiến hiệu quả. Muốn làm điều đó cần phải có vốn và cốt lõi của nguồn
vốn là từ sự tài trợ của hệ thống ngân hàng. Nói cách khác, nhờ vào tín dụng
nông nghiệp mà nền kinh tế nông nghiệp sẽ được tổ chức lại theo hướng sản
xuất hàng hóa chuyên môn hóa với quy mô sản xuất lớn. Sản xuất hàng hóa
vừa là mục tiêu vừa là điều kiện của tín dụng. Nhờ sản xuất hàng hóa mà tín
dụng được thu hồi nhanh chóng và khả năng thu hồi tín dụng hoàn toàn phụ
thuộc và khả năng tiêu thụ sản phẩm và hàng hóa (Nguyễn Quốc Nghi, 2016).
Tóm lại, có thể nói rằng tín dụng không phải là thiết yếu để thúc đẩy
phát triển kinh tế nông thôn nhưng hệ thống tài chính có thể hoạt động như
một sức mạnh. Hệ thống tài chính có ảnh hưởng đến phần vốn cho mục đích
phát triển trong ba mặt chính. Đầu tiên, các tổ chức tài chính có thể ủng hộ
các quy định hiệu quả về tài sản hữu hình bằng cách thực hiện những thay đổi
trong chính ngân hàng và điều chỉnh thông qua các trung gian nắm giữ tài sản
đa dạng. Thứ hai, các tổ chức tài chính có thể thực hiện các quy định trong
lĩnh vực đầu tư mới có hiệu quả bằng cách làm trung gian giữa người tiết
kiệm và những người phụ trách đầu tư. Ba là, các ngân hàng có thể kích hoạt
sự tăng trưởng tỷ lệ tích lũy vốn bằng cách ra các khuyến khích nhằm tăng
cường tiết kiệm, đầu tư và kinh doanh.
1.1.2.5. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân
a. Phương pháp tiếp cận thị trường vốn cổ điển ở các nước đang phát triển
- Những giả định cho chính sách cổ điển
Các chính sách tài chính nông thôn cổ điển dựa trên các giả định sau:
17

+ Những hộ nghèo bị giới hạn về khả năng tiết kiệm


+ Khi thiếu nguồn cấp tín dụng, nông dân phải trả lãi suất cao hơn bình
thường cho những người cho vay phi chính thức. Điều này dẫn đến việc người
cho vay tiền độc quyền bóc lột và dần dần làm cho người nông dân bần cùng.
+ Việc thừa nhận các khoản vay của các tổ chức tài chính được xem là
một sự trợ giúp để chống lại những thế lực xấu xa.
+ Lãi suất là nhân tố quyết định trong việc tiếp cận tín dụng vì nó góp
phần tạo ra chi phí đi vay. Thông thường nhu cầu vay vốn của nông dân được
coi là có lãi suất co dãn.
+ Các tổ chức tài chính chính thức có những nguồn quỹ có hạn mức và
trực tiếp để thực hiện các mục tiêu hoạt động và cho các nhóm khách hàng
bằng cách giám sát vay chặt chẽ, băng tài trợ các khoản vay và bằng những
công cụ khác.
+ Vì tín dụng tiêu dùng hầu như không có nên những nhà cho vay
chính thức không cung cấp những khoản vay ngoài sản xuất.
+ Những ảnh hưởng bất lợi của các chính sách về lạm phát và tỷ giá hối
đoái có thể được bù đắp bằng lãi suất tài trợ.
- Phương pháp tiếp cận cổ điển
Tại các nước đang phát triển, thị trường không hoàn hảo hạn chế vai trò
của các trung gian tài chính trong thị trường vốn, theo trường phái này tiết
kiệm nằm bên cung các nguồn vốn. Phương pháp tiếp cận cổ điển cho rằng
thu nhập thấp giới hạn tiềm năng tiết kiệm ở các nước đang phát triển. Vì thế
vai trò của Chính phủ trong tăng tiết kiệm, tạo tín dụng và cấp vốn cho những
nơi được ưu tiên trở nên rất quan trọng. Về mặt nhu cầu, tín dụng được coi là
đầu vào quan trọng trong sản xuất và việc không có sẵn vốn là nguyên nhân
của sự trì trệ, chậm tăng trưởng và làm giới hạn cơ hội đầu tư. Giả định rằng
tăng trưởng phụ thuộc vào sự tích lũy vốn và vốn được đưa vào thị trường tín
dụng sẽ thúc đẩy và và trang bị cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
18

Biểu hiện sinh lợi của nền nông nghiệp ở những nước đang phát triển nói
riêng phụ thuộc vào khả năng sản xuất, sản lượng, mức thu nhập… sẽ bị chậm
lại vì thiếu cung tín dụng. Hơn nữa, lãi suất thị trường lại quá cao so với
những hộ vay nhỏ, điều này buộc họ phải tìm nguồn vốn thiết yếu cho đầu tư
tăng năng suất. Lãi suất cao trên thị trường được coi là bóc lột vì nó tạo ra khe
hở cho những người cho vay độc quyền kiếm lời. Vai trò của khuyến khích
giá trong việc tạo ra nguồn tiết kiệm đã bị xóa bỏ, phương pháp tiếp cận cổ
điển lại đặt nặng việc khuyến khích giá đầu vào. Tín dụng được xem là một
trong những chi phí đầu vào của sản xuất, giảm lãi suất sẽ làm giảm những
chi phí đầu vào này và tạo nên sự khuyến khích cần thiết cho sự hình thành
vốn sản xuất. Điều này sẽ làm tăng tốc độ học hỏi của người dân trong cải
thiện kỹ thuật và động viên sản xuất. Trong những trường hợp này, trường
phái cổ điển ủng hộ cho các chính sách tín dụng lãi suất thấp đã được ban
hành như trần lãi suất, luật chống cho vay nặng lãi, lãi suất trợ cấp. Kết quả là
không cân đối giữa cung và cầu tại mức lãi suất không cân bằng được biểu
hiện qua số lượng tín dụng đã thông qua hạn mức tín dụng. Vai trò của các
chương trình tín dụng của Chính phủ trở nên rất quan trọng trong việc can
thiệp vào lập ngân quỹ cho từng ngành cụ thể, đặc biệt là ngành sản xuất nông
nghiệp với từng nhà sản xuất cụ thể mà đặc biệt là các công ty nhỏ- những
thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất của thị trường chưa hoàn hảo.
- Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính
Trường phái kìm hãm tài chính chống lại những lập luận của trường
phái cổ điển. Trong khi cả hai trường phái đều đã biết rằng thị trường tín dụng
bị phân khúc và kém hoàn hảo thì trường phái kìm hãm tài chính cho rằng hậu
quả của các chính sách của Chính phủ đã kìm hãm thị trường tài chính phát
triển theo hướng của nó. Họ xuyên tạc rằng Chính phủ đã can thiệp quá sâu
vào giá cả trên thị trường tự do như là một đặc trưng của các thị trường tài
chính ở các nước đang phát triển. Lãi suất thấp trong cho vay chính thức đã
19

phá hỏng cung của hệ thống tài chính và bóp méo nhu cầu về các khoản vay,
bằng cách đó, tín dụng hướng vào những khách hàng vay lớn, vào những
người có quyền lực chính trị hay những người có sự bảo trợ. Lý thuyết kìm
hãm tài chính tập trung vào cả hai mặt: Lượng tiền tiết kiệm và lượng tiền cho
vay trong thị trường tài chính. Về mặt cung, lý thuyết này căn cứ vào sự xác
nhận là các cá nhân sẽ chú trọng đến lợi nhuận khi họ gửi tiền trong điều kiện
có rủi ro. Lợi nhuận là lãi suất của khoản tiết kiệm và rủi ro gửi tiền là lạm
phát. Do đó, phương pháp tiếp cận “sự co dãn lãi suất” cho rằng lãi suất thực
cao và sự cố định giá cả là điều kiện cho việc rút tiền tiết kiệm. Ngược lại lãi
suất tín dụng thấp kìm hãm sự phát triển của các tổ chức tài chính chính thức.
Vì có trần lãi suất mà các NH không thể tăng nguồn vốn huy động tiết kiệm,
họ phụ thuộc phần lớn vào khung cấp tín dụng của NH Trung ương. Kết quả
là, những NH này trở thành kênh duy nhất của Chính phủ mà không thể huy
động được những nguồn tiết kiệm nông thôn. Thông qua các cơ hội đầu tư sẵn
có trong nền nông nghiệp cổ điển, những nguồn tiết kiệm luôn được cần đến
để đầu tư với lợi nhuận cao – vượt xa mức lãi suất thực. Kỹ thuật hiện đại
được nhận định là không thể chia sẻ hết được. Người nông dân với một lượng
nhỏ quỹ đầu tư có thể mua kỹ thuật lạc hậu và tất nhiên lợi nhuận thu về của
họ sẽ thấp. Ngược lại nếu anh ta đủ vốn, anh ta sẽ tiếp cận kỹ thuật hiện đại,
tiên tiến và lợi nhuận thu được sẽ cao hơn. Vì vậy mà lãi suất cao sẽ khuyến
khích người gửi tiền mà không kìm hãm đầu tư. Trong bất kỳ trường hợp nào,
mức lãi suất thấp và không công bằng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm
trọng trong chỉ định nguồn cung ứng. Chính sách lãi suất thấp dẫn đến nhu
cầu về các khoản vay, tạo nên áp lực về đầu cơ và buộc phải đưa ra các cơ chế
không định giá. Điều này làm các ngân hàng cung cấp “tín dụng rẻ” nhưng lại
không rẻ chút nào khi xem xét tất cả các chi phí khác. Mặc dù lãi suất danh
nghĩa có thể thấp nhưng chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội của người vay trong
suốt thời gian thực hiện thủ tục vay vốn sẽ là rất cao. Tín dụng lãi suất thấp
20

cũng dẫn đến tình trạng những khách hàng lớn nhận được những khoản vay
lớn và khách hàng nhỏ nhận được một khoản vay hạn chế với tiến độ giải
ngân chậm chạp. Do đó, sẽ có những nhóm đầu cơ các nguồn tài trợ này.
b. Phương pháp tiếp cận tín dụng đối với nền kinh tế có tổ chức mới
Nguồn vốn cho vay thị trường tài chính nông thôn phải được hình
thành chủ yếu từ nguồn tiết kiệm. Do đó, tích cực huy động tiết kiệm để tạo
nguồn cho vay rất quan trọng, hơn nữa chính sách tạo ra những cơ hội tiết
kiệm tốt để giúp đỡ người nghèo hiệu quả hơn chính sách lãi suất thấp.
Vốn tiết kiệm giúp người dân nghèo thoát khỏi vòng lẩn quẩn của sự
nghèo đói: Thu nhập thấp – không đủ để tiết kiệm – không đủ vốn để đầu tư
vào sản xuất – năng suất thấp. Ngoài ra, huy động tốt còn giúp cho nguồn vốn
trong xã hội được sử dụng hiệu quả hơn, đảm bảo tính phát triển bền vững của
các tổ chức tài chính vì sự giảm phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và đáp
ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, nắm thông tin khách hàng tốt
hơn, đánh giá tốt hơn về khả năng tín dụng của khách hàng đồng thời giảm
chi phí, khả năng vi phạm hợp đồng tín dụng. Trường phái kinh tế có tổ chức
mới chi ra rằng: thị trường tài chính nông thôn thường bị phân đoạn và hoạt
động không hoàn hảo. Sự cố gắng của Chính phủ trong mở rộng mạng lưới
các tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn trong nhiều trường hợp vẫn không
thể bao phủ và đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tài chính, tín dụng đa dạng của
dân chúng ở nông thôn. Họ còn cho rằng hạn chế tín dụng tồn tại ngay cả
trong thị trường cạnh tranh tự do, chỉ riêng cơ chế lãi suất đã không đủ khả
năng cân bằng giữa cung và cầu tín dụng. Do thiếu các định chế tài chính
chính thức ở thị trường tài chính nông thôn nên những cá nhân hay tập thể có
nhu cầu vay những món vay nhỏ đặc biệt là những hộ nghèo thường không có
điều kiện để tiếp cận được thị trường tài chính chính thức. Hai hướng giải
quyết là: tổ chức lại các định chế tài chính truyền thống và xây dựng lại các
định chế tài chính mới để các định chế này hoạt động năng động hơn, gần
21

khách hàng hơn, góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả của tín dụng
đối với người đi vay. Thực hiện mối liên kết giữa thị trường tài chính chính
thức và phi chính thức, các tổ chức tín dụng chính thức sẽ thông qua các tổ
chức tín dụng phi chính thức như là các kênh dẫn vốn của mình. Đã có nhiều
quốc gia đã có các chính sách vận dụng các lý thuyết mới mẻ này để giúp hệ
thống tài chính nông thôn phát triển vững mạnh và hoạt động có hiệu quả,
đóng góp nhiều vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng
như cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệm - tín dụng cho các hộ nông dân sản
xuất nhỏ, đặc biệt là các hộ nông dân nghèo.
c. Nội dung đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp
của hộ nông dân
Về phía hộ nông dân
Tính pháp lý của hộ nông dân là vấn đề cần quan tâm khi quan hệ tín
dụng. Mọi thành viên trong hộ tham gia lao động và cùng hưởng thu nhập
chung. Xuất phát từ tính đặc thù này mà mọi thành viên trong hộ nông dân
đều liên đới trong quan hệ giao dịch tín dụng. Về mặt thủ tục pháp lý trong
giao dịch ngân hàng, chỉ cần đại diện hộ đứng tên giao dịch với ngân hàng
trên cơ sở ủy quyền của các thành viên trong hộ. Lúc này quyền và nghĩa vụ
của hộ đã phát sinh, do đó hộ phải có trách nhiệm về quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện hộ xác lập, thực hiện nhân danh hộ.
Khả năng tài chính của hộ nông dân: tài sản của hộ bao gồm cả tài sản
chung trong hộ và các tài sản riêng của các thành viên góp vào sử dụng
chung. Xét từ góc độ này thì năng lực tài chính của các hộ nông dân bao gồm
tài sản chung và tài sản riêng của các thành viên. Do đó, hộ phải chịu trách
nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực
hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới
bằng tài sản riêng của mình. Khó khăn thường gặp ở các hộ có số thành viên
tham gia lao động ít, tài sản không đáng kể thì nguồn trả nợ duy nhất chỉ còn
22

trông vào thu nhập từ hoạt động mà ngân hàng cho vay. Vốn tự có lúc này
chủ yếu là khả năng lao động của hộ, tức kinh nghiệm cùng khả năng tổ chức
của hộ và trực tiếp tham gia lao động của những thành viên trong hộ. Hộ nông
dân nhìn chung có khả năng tài chính không mạnh, tài sản bảo đảm tiền vay
chủ yếu là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền trên đất có giá trị không lớn,
tính thanh khoản không cao. Mặt khác, nhiều tài sản không có giấy tờ sở hữu
hay quyền sử dụng mà có được nhờ chuyển nhượng theo phong tục, tập quán
địa phương. Đây là yếu tố cần xem xét khả năng đáp ứng điều kiện về bảo
đảm tiền vay.
Về phía ngân hàng nông nghiệp
Để đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay của HND qua các nội dung như:
Chính sách cho vay của ngân hàng (Lãi suất cho vay, phương thức vay); Tổ
chức tiếp cận và giải ngân; Mạng lưới hoạt động của ngân hàng, năng lực tài
chính của ngân hàng.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ
nông dân
Khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân chịu ảnh
hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng này đến từ hai
phía là người đi vay vốn và tổ chức cung cấp tín dụng. Về phía người đi vay,
các yếu tố ảnh hưởng bao gồm điều kiện kinh tế của hộ, trình độ văn hóa và
giới tính của chủ hộ. Về phía các tổ chức tín dụng, các yếu tố được phân tích
bao gồm: thủ tục cho vay, lãi suất, trình độ chuyên môn và thái độ của cán bộ
tín dụng.
1.1.3.1. Các nhân tố từ phía người đi vay (hộ nông dân)
Điều kiện kinh tế của hộ: các hộ khá và trung bình thường mạnh dạn
đầu tư vào các ngành sản xuất có rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận cao trong
khi các hộ nghèo chỉ tập trung vào các ngành sản xuất truyền thống, lợi nhuận
23

thấp và ít rủi ro. Hơn nữa, những hộ khá có tài sản thế chấp nên dễ dàng vay
vốn hơn.
Các hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn nên họ không tự tin
trong việc sản xuất kinh doanh, mặt khác tài sản thế chấp của các hộ này thấp
nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức nên đôi
khi mặc dù có nhu cầu vay nhưng hộ cũng không vay được.
Trình độ văn hóa của chủ hộ: trình độ văn hoá của chủ hộ liên quan
trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, từ
đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh
hiệu quả. Các hộ có trình độ văn hóa thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn
với các thủ tục hiện tại do họ không có khả năng tự làm đơn, tự xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các thủ tục phức tạp khác.
Ngoài ra, các hộ này thiếu am hiểu về kỹ thuật sản xuất và thông tin thị
trường nên đa phần họ không dám vay để đầu tư vào sản xuất, cải thiện đời
sống. Ngoài ra, lượng vốn vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào trình độ văn
hoá của hộ vì đa số các hộ có trình độ văn hoá cao sẽ vay lượng vốn lớn hơn
để làm ăn.
Giới tính của chủ hộ: sự khác biệt về giới tính của chủ hộ cũng ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ. Các chủ
hộ là nam giới có thể tiếp cận với tín dụng chính thức nhiều hơn các chủ hộ là
nữ giới, nguyên nhân là do các chủ hộ nam thường mạnh dạn, quyết đoán hơn
trong việc đầu tư sản xuất.
Năng lực từ chủ hộ: Trình độ quản lý vốn của hộ gia đình ảnh hưởng
đến chất lượng vốn tín dụng ngân hàng. Ranh giới sử dụng vốn vay cho mục
đích sản xuất và mục đích tiêu dùng của kinh tế hộ gia đình ở nông thôn khó
phân định nếu hộ gia đình yếu kém về trình độ quản lý vốn vay ngân hàng.
Nhiều trường hợp hộ gia đình sử dụng vốn vay với mục đích sản xuất kinh
doanh sang mục đích tiêu dùng để chất lượng nâng cao đời sống, dẫn đến kết
24

quả sản xuất không đạt được như dự tính, gây khó khăn về tài chính khi hoàn
trả nợ vay ngân hàng, gây ra rủi ro cho vốn tín dụng ngân hàng.
Tài sản và khả năng thế chấp: Vấn đề tài sản đảm bảo cho khoản vay
ngân hàng của hộ gia đình là một nhân tố quan trọng trong quyết định cho vay
của NHTM, hầu hết tài sản của hộ gia đình là thổ cư, nhà ở do đó, ngân hàng
thường định giá chặt chẽ các tài sản đảm bảo, yêu cầu cao về đảm bảo tính
pháp lý hồ sơ thủ tục vì khi xảy ra rủi ro cho vốn tín dụng, khả năng thanh lý
tài sản đảm báo sẽ rất khó khăn.
Mặt khác, yêu cầu về thủ tục đảm bảo tài sản là phải có giấy tờ chứng
minh tính pháp lý sở hữu chủ về tài sản, nghĩa là phải có giấy tờ chứng minh
quyền sử dụng đất, bảo đảm tính hợp pháp của tài sản bảo đảm. Do đó, trong
trường hợp vay vốn cần phải thế chấp tài sản thì hộ gia đình phải có sổ đỏ
theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện cấp các loại giấy tờ này ảnh
hưởng đến điều kiện vay vốn ngân hàng của hộ gia đình
Sự tham gia của hộ đối với các tổ chức liên kết: Khởi đầu của quá trình
liên kết sản xuất chính là việc tổ chức liên kết hộ gia đình với nhau thành Tổ
hợp tác, phát triển cao hơn là hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình Hợp tác
xã. Tiến tới liên kết với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm vật tư nông
nghiệp đầu vào cho hộ gia đình, liên kết với doanh nghiệp phân phối đầu ra.
Nếu thực hiện liên kết chặt chẽ sẽ hạn chế được nhiều rủi ro và nâng cao chất
lượng tín dụng do ngân hàng triển khai được quy trình khép kín khi cho vay,
thu nợ vốn tín dụng.
1.1.3.2. Các nhân tố từ phía tổ chức tín dụng
- Năng lực của cán bộ ngân hàng: Năng lực của cán bộ ngân hàng đặc
biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác cho vay hộ gia đình là một trong những
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ gia đình. Năng lực của cán bộ
ngân hàng ngoài việc đánh giá bằng trình độ chuyên môn còn được đánh giá
bằng trách nhiệm, nhiệt huyết trong công việc. Trong nhiều trường hợp nhân
25

viên ngân hàng đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ cho hộ gia đình trong quá
trình lập hồ sơ thủ tục vay vốn, hồ sơ đảm bảo tài sản nợ vay, kể cả việc tư
vấn cho quá trình hoạt động sản xuất, quản lý vốn của hộ gia đình.
- Chính sách cho vay của ngân hàng
Chính sách cho vay của ngân hàng trên thực tiễn luôn thay đổi để thích
ứng với tình hình hoạt động trong từng thời kỳ, nhằm đạt mục tiêu an toàn,
hiệu quả, mang lại lợi nhuận và phù hợp với tình hình thị trường. Trong các
nội dung của chính sách cho vay, lãi suất và phương thức cho vay là những
nhân tố tác động mạnh đến kết quả hoạt động cho vay.
+ Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay của ngân hàng là một trong những
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ gia đình.
Nhiều trường hợp hộ gia đình chấp nhận vay vốn với lãi suất cao để duy trì
sản xuất, nhưng nếu kéo dài, hộ gai đình sẵn sàng chuyển đổi mục đích sử
dụng của đất sản xuất nông nghiệp, chuyển sang hoạt động sản xuất kinh
doanh khác để tự cứu lấy mình trước khi chịu cảnh bán đất đai, tài sản để trả
nợ ngân hàng
+ Phương thức cho vay: Từ phương thức cho vay hình thành nên các
quy định, thủ tục vay vốn tương ứng. Các quy định, thủ tục vay vốn phù hợp
với đối tượng hộ gia đình sẽ giúp người vay tiếp cận vốn vay ngân hàng một
cách dễ dàng, thuận lợi. Cái khó trong vấn đề phù hợp này là quy trình, thủ
tục vay vốn phải vừa đơn giản, thuận tiện để hộ gia đình dễ tiếp cận vốn ngân
hàng, vừa đảm bảo chất lượng cho vốn tín dụng ngân hàng và đủ cơ sở pháp
lý để xử lý khi xảy ra rủi ro. Thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính
thức: thủ tục và phương thức cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức ảnh
hưởng lớn đến sự tiếp cận của hộ nông dân. Tổ chức tín dụng nào có thủ tục
và phương pháp cho vay đơn giản nhanh gọn thì sẽ thu hút được lượng khách
hàng lớn hơn. Đối với các ngân hàng thương mại, thủ tục và phương thức cho
26

vay hiện còn khá phức tạp nên nhiều hộ nông dân khó tiếp cận được đặc biệt
là các hộ nghèo và các hộ mà chủ hộ có trình độ văn hoá thấp.
- Tổ chức tiếp cận và giải ngân
+ Hình thức cho vay: hình thức cho vay trực tiếp đến hộ gia đình đảm
bảo an toàn vì hạn chế được những tiêu cực phát sinh khi cho vay thông qua
khâu trung gian, lợi dụng vai trò trung gian, gây thiệt hại cho hộ gia đình, gây
ra rủi ro vốn tín dụng. Tuy nhiên, với số lượng hộ gia đình lớn, sẽ dẫn đến
tình trạng hoạt động cho vay của ngân hàng quá tải.
Hình thức cho vay hộ gia đình thông qua Tổ vay vốn, có trở ngại là
riêng ngân hàng thì không thể tập hợp hộ gia đình để thành lập Tổ vay vốn
được mà cần phải có sự đồng tình, hỗ trợ của chính quyền cấp cơ sở và sự
phối hợp của các tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên nó mang lại những lợi ích như sau:
i) Đối với ngân hàng, cho phép ngân hàng đơn giản hóa được các thủ
tục, quy trình thực hiện vì đối tượng vay đồng nhất; giảm áp lực mang tính
thời vụ; giám sát sử dụng vốn vay được hỗ trợ theo quy chế hoạt động của tổ;
thông qua đó, giảm chi phí hoạt động ngân hàng;
ii) Đối với hộ gia đình: nâng cao tính tự chủ và năng lực quản lý, sử
dụng vốn vay ngân hàng, phát huy truyền thống tương trợ giữa các hộ gia
đình nông dân ở nông thôn; tăng cường sự liên kết sản xuất theo hướng hợp
tác sản xuất lớn.
Hình thức cho vay hộ gia đình thông qua các đầu mối trung gian giúp
ngân hàng tăng doanh số cho vay nhanh chóng, tiết giảm được chi phí hoạt
động, triển khai được cho vay khép kín, đồng bộ giữa thanh toán và cho vay;
do đó, nâng cao được chất lượng tín dụng.
+ Tổ chức mạng lưới của ngân hàng
Tổ chức mạng lưới ngân hàng bao phủ rộng lớn sẽ giúp cho hộ gia đình
dễ dàng tiếp cận ngân hàng; đồng thời, ngân hàng có điều kiện thuận lợi trong
quá trình thẩm định món vay, giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay.
27

Địa bàn nông thôn rộng lớn, dân cư thưa thớt, nên hệ thống tổ chức
mạng lưới rộng là một trong những nhân tố quyết định đến việc tăng trưởng
quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình. Thông qua việc đặt trụ
sở tại địa bàn hoạt động, việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tài sản đảm
bảo nợ vay thường xuyên hơn. Tuy nhiên, việc mở thêm các chi nhánh, phòng
giao dịch, ngoài sự ràng buộc về mặt luật pháp về thủ tục, điều kiện thành lập,
còn bị hạn chế vì cần có kinh phí lớn hơn để thực hiện.
- Năng lực về kế hoạch kinh doanh của ngân hàng
Việc xác định kế hoạch kinh doanh của ngân hàng phải gắn với môi
trường kinh doanh. Ngoài vấn đề cân nhắc các nguồn lực để thực hiện, kế
hoạch kinh doanh còn phải hướng đến đặc điểm phát triển, phù hợp với điều
kiện thuận lợi của từng vùng, khu vực.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ
nông dân
Ở Việt Nam đã có nhiều các nghiên cứu về thị trường tài chính nông
thôn cả tín dụng chính thức và không chính thức cho hộ nông dân ở các mức
độ và khía cạnh khác nhau. Tín dụng được các nhà kinh tế công nhận là có vai
trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Góp
phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nông thôn, hoạt động tín dụng
đã góp phần đẩy nhanh quá trình tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học
công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn, tín dụng đã góp phần tận dụng khai
thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên,… Điển
hình là một số nghiên cứu sau:
Theo Vương Quốc Duy (2014), “Nghiên cứu về những nhân tố ảnh
hưởng đến tiếp cận tín dụng đối với hộ nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long đến nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức”. Bằng việc sử dụng
mô hình Probit và Tobit, kết quả cho thấy khả năng tiếp cận thị trường tín
28

dụng chính thức chịu tác động tích cực và mạnh mẽ bởi tuổi tác, giới tính, quy
mô của hộ (số người trong hộ), trình độ học vấn. Việc nghèo khó có tác động
tiêu cực và mạnh mẽ đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Đối với thị
trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận nguồn tín dụng này chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi quy mô của hộ và chi tiêu trên đầu người.
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Văn Ngân (2014), “Nghiên
cứu khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nông dân”. Đề tài đã
nghiên cứu tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ nông
dân ở huyện Châu Thành A – tỉnh Cần Thơ. Với việc sử dụng mô hình Probit
và Tobit, Tác giả cho rằng giá trị của đất và giá trị vật nuôi trong tổng tài sản
của hộ càng cao thì nó càng có ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn tín dụng chính
thức. Ngoài ra, các biến như: diện tích đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, chi tiêu của hộ, địa vị xã hội, giới tính cũng góp phần quan trọng trong
việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nông dân. Đặc biệt, quy mô
đất có tác động mạnh mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.
Đề tài của tác giả Nguyễn Hoàng Vũ (2015), “Một số nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức ở nông thôn đồng
bằng sông Hồng”. Tác giả đã sử dụng mô hình Logit và kết quả là ảnh hưởng
đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức là quy mô đất và địa vị xã
hội. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: trình độ học vấn của chủ hộ,
số lao động và số người còn phụ thuộc, độ tuổi, giới tính, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và hộ có khả năng vay được từ nguồn tín dụng phi
chính thức.
Tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2016), “Nhu cầu tín dụng chính thức trong
phát triển mô hình nuôi ba ba của nông hộ ở tỉnh Kiên Giang” đã cho thấy,
thiếu nguồn vốn đầu tư là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng
đến khả năng mở rộng qui mô sản xuất ba ba của nông hộ, trong khi khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ còn hạn chế. Sử dụng phương pháp
29

thống kê mô tả và hồi qui Binary Logistic, Tác giả chỉ ra rằng nhu cầu TDCT
của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như số lao động tham gia sản
xuất, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, quan hệ xã hội của hộ,
diện tích đất sản xuất và tài sản thế chấp. Trong đó nhân tố quan hệ xã hội của
hộ có ảnh hưởng mạnh nhất đến nhu cầu TDCT của nông hộ.
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2017), “Các nhân
tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở
Đồng bằng sông Cửu Long” đã thông qua số liệu sử dụng thu thập từ 306
nông hộ sản xuất lúa và sử dụng phương pháp hồi quy đa biến. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ có tương
quan thuận với trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ,
việc tham gia vào tổ chức đoàn thể địa phương, tổng diện tích đất của nông hộ
và tương quan nghịch với việc hộ có vay vốn phi chính thức và ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật.
Theo tác giả Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2017), “Các yếu tố
quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang” đã
đề cập đến việc vốn là yếu tố đầu vào rất cần thiết cho sản xuất nói chung và
sản xuất nông nghiệp nói riêng. Kết quả hồi qui bằng mô hình Tobit cho thấy
lượng vốn vay TDCT của các nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như
trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, thu nhập của hộ, khoảng cách đến
chợ huyện.
Đề tài nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2017),
“Phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ
nông dân ở An Giang” bằng việc sử dụng mô hình Tobit nhằm phân tích các
yếu tố quyết định lượng vốn vay TDCT của nông hộ. Kết quả cho thấy các
yếu tố như giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của chủ hộ hay
thành viên trong hộ, thu nhập, giá trị tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn
và số lần vay có ý nghĩa quyết định đối với lượng vốn vay tín dụng chính
30

thức. Ngoài ra, các hộ chọn vay tín dụng phi chính thức thường ít vay tín
dụng chính thức vì không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín
dụng chính thức.
Tất cả những nghiên cứu trên mặc dù có những biện pháp cũng như
cách tiếp cận khác nhau thông qua những mô hình như Probit, Tobit, sử dụng
phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, giá trị log của hàm gần đúng
nhưng tất cả đều cho thấy rằng nguồn tín dụng chính thức là phương tiện làm
giảm nghèo tại một số nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hầu hết các
nghiên cứu đều cho thấy rằng các yếu tố như trình độ học vấn, địa vị xã hội,
độ tuổi, giới tính, số thành viên trong hộ, chi tiêu trên đầu người, giá trị tài
sản thế chấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ có khả năng vay từ
nguồn tín dụng phi chính thức có tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng chính thức của nông hộ cũng như tác động đến giá trị món vay. Tuy
nhiên hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về khả năng tiếp cận vốn vay ngân
hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên. Do đó đề tài không bị trùng với các nghiên cứu khác.
1.2.2. Các kinh nghiệm về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ
nông dân ở một số địa phương
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính
sách tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp - nông thôn, nhờ đó hoạt động
của mạng lưới tín dụng chính thức cho nông nghiệp - nông thôn nước ta ngày
càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, điều đó đã giúp cho nhiều hộ
nông dân cải thiện được tình trạng thiếu vốn. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều
nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với tín dụng chính thức, do
vậy họ phải phụ thuộc vào mạng lưới tín dụng phi chính thức ở nông thôn.
Tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, lĩnh vực nông nghiệp đang
có những khởi sắc mới từ nguồn vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Huyện xác định mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo
31

hướng an toàn sinh học, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao và bền vững, nhằm
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Sản xuất nông nghiệp
vẫn là lúa, lợn, gà, nhưng được tổ chức một cách bài bản với quy mô trang
trại, hợp tác xã, áp dụng kỹ thuật nên đã có thương hiệu nếp Thầu Dầu, tương
Úc Kỳ, gà đồi Phú Bình, ngựa bạch Tân Thành... được người tiêu dùng ưa
chuộng, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, đi đến đâu cũng thấy nông
thôn đổi mới, tràn đầy sức sống, người dân phấn khởi trước những thay đổi
ngoạn mục của thôn, xóm.
Người dân vay vốn để sản xuất, kinh doanh nông nghiệp không cần
phải thế chấp bằng tài sản, sổ đỏ. Các TCTD căn cứ năng lực thực tế của các
hộ sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ vốn với những ưu đãi tối đa. Đến nay,
Agribank chi nhánh Thái Nguyên đã đầu tư mở rộng hiệu quả trên các lĩnh
vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn. Ở Phú Bình, sản xuất
nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát ngày càng giảm, những mô hình hợp
tác, liên kết, áp dụng kỹ thuật, chăn nuôi với quy mô trang trại xuất hiện ngày
càng nhiều và lan tỏa rộng với gần 60 hợp tác xã và tổ hợp tác, 255 trang trại
chăn nuôi, trong đó có 27 trang trại được cấp chứng nhận tiêu chuẩn
VietGAP, hình thành các vùng chuyên canh, như trồng rau, sản xuất lúa có
chất lượng. Đặc biệt, ba xã thực hiện dồn điền đổi thửa, hình thành cánh đồng
lớn sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, hạ tầng đồng bộ, bước đầu
thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. (Báo cáo
tổng kết công tác hội nông dân huyện Phú Bình năm 2020)
Có được thành công đó là do địa phương có cách vận dụng linh hoạt,
mềm dẻo chính sách, cơ chế thì đồng vốn vẫn có điều kiện đến với nông dân
và các cơ sở sản xuất nông nghiệp sạch vẫn có cơ hội tiếp cận những nguồn
vốn tín dụng quý giá. Việc giải ngân nguồn vốn mà Agribank dành để cho vay
là rất chậm, do các dự án chưa đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn tại
Quyết định 738 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc cấp giấy
32

chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn
chậm; chưa có các bộ định mức kinh tế kỹ thuật về cây trồng vật nuôi, nhất là
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch làm cơ sở để ngân
hàng thẩm định cho vay; công tác bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được
thực hiện để bảo đảm an toàn vốn cho khách hàng và ngân hàng; vốn đầu tư
xây dựng nhà lưới, nhà kính, trang thiết bị cho SXNN công nghệ cao rất lớn
nhưng hiện các tài sản này chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu về tài sản nên không đủ điều kiện để thế chấp vay; nhiều vấn đề
từ chính sách đất đai còn vướng mắc mà chính ngành ngân hàng đã có nhiều
đề xuất tháo gỡ song đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Vì thế, để người nông dân có điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi,
các cấp có thẩm quyền của huyện đã đẩy nhanh tiến độ, đơn giản hóa trình tự
thủ tục cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất, ghi
nhận công trình nhà kính trên đất theo cấp hạng phù hợp trên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp (đối với công trình nhà kính trên đất nông
nghiệp). Mặt khác, tạo điều kiện cho khách hàng có cơ sở thế chấp cho khoản
vay, bảo đảm đầu tư đủ vốn cho doanh nghiệp SXNN công nghệ cao; có
chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ giúp DN đầu tư SXNN công nghệ cao;
hỗ trợ về lãi suất đối với các tổ chức tín dụng khi áp dụng lãi suất ưu đãi cho
vay khách hàng ứng dụng công nghệ cao.
Tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Tương tự như các địa phương khác, nguồn vốn TDCT mà các hộ nông
dân ở huyện có thể tiếp cận bao gồm vốn của NHNo&PTNT, NHCSXH
huyện Chợ Mới và QTDND xã. Hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn TDCT
thông qua hai hình thức đó là tiếp cận trực tiếp và tiếp cận gián tiếp. Theo
hình thức thứ nhất, người dân có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng
khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức. Đối với trường
hợp này, người vay chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh với quy mô lớn
33

thuộc nhóm hộ khá. Theo hình thức thứ hai, người dân vay vốn gián tiếp
thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội
cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Đối tượng vay vốn trong trường hợp này
thường là các hộ thuộc diện chính sách, đối tượng được ưu tiên và chủ yếu là
các hộ nghèo.
Đối với NHNo&PTNT thì hộ có thể vừa giao dịch trực tiếp vừa thông
qua các tổ chức hội. Các hộ có thể trực tiếp tới ngân hàng làm đơn xin vay
vốn nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp và dự án sản
xuất kinh doanh. Trong trường hợp hộ không có tài sản thế chấp thì có thể
vay thông qua sự bảo lãnh của Hội phụ nữ, Hội nông dân và Hội cựu chiến
binh. Riêng đối với NHCSXH, hộ chỉ có thể giao dịch thông qua các tổ chức
đoàn thể xã hội vì các đối tượng vay là hộ nghèo, gia đình chính sách, các gia
đình gặp khó khăn nên họ không có tài sản thế chấp để vay. Do vậy, có thể
khẳng định các đoàn thể xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp
cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân. Các tổ chức này được ví như “cánh
tay vươn dài” của ngân hàng với nhiều chức năng hỗ trợ khác nhau trong quá
trình tiếp cận tín dụng của hộ, đặc biệt là hộ nghèo. Các tổ chức này đóng vai
trò trung gian giữa ngân hàng và hộ nông dân, đồng thời cũng tham gia trong
quy trình cho vay từ khâu hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn đến đôn đốc thu hồi
nợ. Số hộ nông dân được vay vốn và số vốn cho vay từ các tổ chức TDCT
ngày càng tăng, bình quân từ 10 triệu/lượt hộ lên 20 triệu/lượt hộ. Mặc dù
vậy, mức độ tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân trên địa bàn huyện
còn thấp. Có đến 30-40% số hộ chưa từng vay vốn tại các tổ chức TDCT, còn
lại trong số các hộ đã từng vay thì các hộ thường xuyên vay chỉ chiếm
khoảng 45%. (Báo cáo tổng kết công tác hội nông dân huyện Chợ Mới năm
2020)
Thời gian qua, để nâng cao khả năng tiếp cận của hộ nông dân đối với
nguồn vốn tín dụng chính thức huyện Chợ Mới đã triển khai thực hiện một số
34

giải pháp sau: Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho
vay; Củng cố vai trò của tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội cựu chiến
binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên; Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tín
dụng chính thức với các tổ chức xã hội; Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của
hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức tín dụng với đoàn thể và chính
quyền địa phương hướng dẫn người dân cách xây dựng dự án vay vốn sử
dụng đồng vốn hợp lý, đảm bảo quản lý nợ và rủi ro, vốn cho vay phải gắn kết
với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương.
- Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động
của các tổ chức tín dụng nông nghiệp và đổi mới hoạt động của các tổ chức
tín dụng nông nghiệp và nông thôn, nòng cốt là NHNo&PTNT.
- Tiếp tục cải thiện hệ thống chính sách hỗ trợ nông dân, hỗ trợ phát triển
nông thôn và đầu tư tài chính cho nông thôn, nâng cao đời sống người dân.
35

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên,
cách Huyện Đại Từ 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp
huyện Phổ Yên và Huyện Đại Từ; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây
bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.
Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 28 xã và 2 thị trấn,
tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57.790 ha và 158.721 khẩu, có 8 dân
tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa,
Ngái...; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật
độ dân số bình quân 274,65 người/km2 (Chi cục thống kê huyện 2020).
Là Huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất Tỉnh (Lúa 12.500
ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả
nước biết đến, đồng thời cũng là huyện có truyền thống cách mạng yêu nước:
Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được nhà nước hai lần
phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.
b. Địa hình
Do vị trí địa lý của huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa huyện và
tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m.
- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
- Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m.
- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam
(http://daitu.thainguyen.gov.vn/gioi-thieu).
36

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Từ


(http://daitu.thainguyen.gov.vn/gioi-thieu)
37

c. Khí hậu
Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80%,
nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều
loại cây trồng phát triển) (http://daitu.thainguyen.gov.vn/gioi-thieu).
d. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: đất
nông nghiệp chiếm 28,3%, đất Lâm nghiệp chiếm 48,43%; Đất chuyên dùng
10,7%; Đất thổ cư 3,4%. Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích
là 93,8%, còn lại 6,2% diện tích tự nhiên chưa sử dụng
(http://daitu.thainguyen.gov.vn/gioi-thieu).
* Tài nguyên nước
- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng
Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các
suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê... cũng là nguồn nước quan
trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.
- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa
là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ
Yên, Phú Bình, Sông Công, Huyện Đại Từ và một phần cho tỉnh Bắc Giang.
Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú
Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ
40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.
- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao
bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng
năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè).
* Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng
tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là
rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những
38

năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy
(http://daitu.thainguyen.gov.vn/gioi-thieu).
* Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên
địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh, 15/31 xã, thị trấn có mỏ và
điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:
- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã
của Huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An
Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ Núi
Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20
nghìn tấn/ năm.
- Nhóm khoáng sản kim loại:
+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà
Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13
nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn
tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong
Huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, Tân Thái, Văn Yên,
Phục Linh, Tân Linh, Cù vân.
+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm
thuộc các xã phía Bắc của Huyện như Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn
lại phân tán.
- Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã
trong Huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán.
- Khoáng sản và vật liệu xây dựng: Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn
nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác
quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy phục vụ
vật liệu xây dựng tại chỗ của Huyện (http://daitu.thainguyen.gov.vn/gioi-
thieu).
39

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội


2.1.2.1. Tình hình kinh tế
Giai đoạn 2018 - 2020, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, song
phát huy tinh thần đoàn kết, với quyết tâm cao, Đảng bộ chính quyền và nhân
dân huyện Đại Từ đã đạt và vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
đề ra.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Tốc độ tăng trưởng BQ (%)
Chỉ tiêu
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 BQ

I. Tổng GTSX
4.139 4.327 4.666 4,54 7,83 6,19
1. Nông, lâm
2.245 2.406 2.665 7,20 10,76 8,98
nghiệp và thủy sản
2. Công nghiệp -
999 1.015 1.053 1,55 3,74 2,65
Xây dựng
3. Dịch vụ 895 906 948 1,21 4,64 2,92
II. Cơ cấu kinh tế 100,0 100,0 100,0
1. Nông, lâm
54,23 55,61 57,12
nghiệp và thủy sản
2. Công nghiệp -
24,14 23,45 22,56
Xây dựng
3. Dịch vụ 21,63 20,94 20,32

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ năm 2020)


Trong cơ cấu sản xuất của huyện thì giá trị sản xuất ngành nông lâm
nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng lớn khoảng 55% tổng giá trị sản xuất toàn
huyện và duy trì đều tốc độ tăng trưởng. Năm 2019 giá trị sản xuất nông lâm
40

nghiệp - Thủy sản tăng 162 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng tăng 7,2%;
Năm 2020 chỉ tiêu này tiếp tục tăng 259 tỷ đồng tương ứng tăng 10,76% so
với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 8,98%/năm.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, Đại Từ đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực
đưa các giống cây trồng có năng suất, hiệu quả cao, phù hợp với “đồng đất”
của địa phương vào sản xuất.
Từ đó, hình thành nên các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp tập
trung như: Vùng trồng rau ở Hùng Sơn; vùng trồng bưởi diễn ở Tiên Hội; củ
đậu, dưa hấu ở Bản Ngoại… Một trong những tiềm năng, thế mạnh về sản
xuất nông nghiệp của Đại Từ là cây chè và sản phẩm trà với diện tích chè lớn
nhất tỉnh, khoảng 6.300 ha, chiếm 1/3 diện tích chè toàn tỉnh, huyện có nhiều
vùng chè đặc sản nổi tiếng như: La Bằng, Khuôn Gà, Hoàng Nông…
Toàn huyện đã thành lập được 15 hợp tác xã chè, có 33 làng nghề
truyền thống được UBND tỉnh quyết định công nhận. Hiện nay, cùng với đẩy
mạnh chuyển đổi cơ cấu sang giống chè mới có năng suất cao, các cơ sở sản
xuất, chế biến và kinh doanh chè của huyện đã quan tâm hơn đến việc thâm
canh, cải tạo chè; sản xuất chè sạch, an toàn, chú trọng đến mẫu mã, bao bì
sản phẩm và phát triển thương hiệu trên thị trường. Nhờ vậy giá trị sản phẩm
chè được nâng lên, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã gắn phát triển kinh tế với thực
hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Bằng các nguồn vốn
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vốn hỗ trợ xi măng của tỉnh
xây dựng đường giao thông nông thôn, vốn lồng ghép từ chương trình, dự án
khác và nguồn huy động đóng góp của doanh nghiệp, nhân dân, huyện Đại
Từ đã triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn.
41

2.1.2.2. Dân số, lao động


Dân số Đại Từ hiện có 158.721 nhân khẩu (Trong đó dân số nông
nghiệp chiếm 94%; Thành thị: 6%). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm
56,5%. Lao động làm trong các Ngành nghề kinh tế chiếm 90,8% (Trong đó:
Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%;
Dịch vụ chiếm 1,2%).
Bảng 2.2. Tình hình dân số, lao động huyện Đại Từ
giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: Người
Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 (%)
19/18 20/19 BQ

Tổng dân số 155.324 156.435 158.721 0,72 1,46 1,09

Nam 79.205 79.432 80.280 0,29 1,07 0,68

Nữ 76.119 77.003 78.441 1,16 1,87 1,51

Tổng số lao động 82.406 88.385 90.343 7,26 2,22 4,74

LĐ nông nghiệp 77.461 79.088 80.084 2,10 1,26 1,68

LĐ phi nông
4.945 9.297 10.259 88,01 10,35 49,18
nghiệp
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ năm 2020)
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
a, Hệ thống cung cấp điện: huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia
kéo đến 30 xã, thị trấn.
42

b, Giao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các
Huyện trong Tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km.
Trong đó
+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt Huyện, dài 32km, đã được dải nhựa.
+ Đường Tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại
Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến -Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- ôn
Lương Phú Lương.
Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ
yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 30 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến
trung tâm xã, Song do đặc điểm của Huyện miền núi, hệ thống giao thông còn
gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triẻn và giao lưu
hàng hoá trên địa bàn.
- Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn
trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than)
Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song
về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất), cần
phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện,
liên xã, xóm trong những năm tới.
c, Thông tin liên lạc: Toàn Huyện đã được phủ sóng truyền thanh,
truyền hình, 30/30 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là
điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã,
xóm trong kịp thời trong ngày (Chi cục thống kê huyện, 2020).
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
văn hoá xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng hộ nông dân ở vùng
nghiên cứu.
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán vận chuyển
hàng hoá, đặc biệt tiêu thụ các loại nông sản phẩm. Ngoài ra còn thuận lợi
43

trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho
đời sống và sản xuất.
- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích
hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử
dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.
- Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng
tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp.
Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sản
xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm
nghiệp, thủy sản tăng lên do đó nhu cầu vay vốn tăng.
- Xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự
cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình phát
triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản. Trong bản thân kinh tế hộ nông dân cũng có sự phát triển
về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động
thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo
hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trang trại
chăn nuôi tăng rất nhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây
lâu năm cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Lượng hàng hóa
nông sản của các trang trại đang ngày càng có vị trí trên thương trường. Một
số các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ
làm ăn với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu.
- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, các cụm
thương mại chợ nông thôn ngày càng phát triển và lưu thông hàng hoá thúc
đẩy chuyển dịch kinh tế.
* Khó khăn:
Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn
có những khó khăn đó là:
44

- Điểm xuất phát của nền kinh tế của huyện còn thấp so với cả nước nói
chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, huyện có tới 16 xã đặc biệt khó
khăn và thuộc vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020,
đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong huyện phải vượt qua bằng sự
nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tốc độ phát triển chậm,
rủi ro lớn, thì khoảng cách khó có thể rút ngắn nếu không có những giải pháp
mang tính đột phá.
- Khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản trở lớn đối với
kinh tế hộ nông dân. Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu kỹ thuật và khả năng
sơ chế nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chi phí giao dịch
cao... Nên phần lớn nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh tế đáng kể
trong các khâu tiếp theo của quy trình sản xuất đến tay người tiêu dùng, kể cả
mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ, xuất khẩu.
- Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh mà hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở nhiều xã vẫn chịu nhiều rủi ro, không ít cá nhân, hộ gia đình lâm vào
cảnh khó khăn, chồng chất khó khăn. Dẫn đến nợ nần của người dân đối với
các ngân hàng không có tiền trả nợ dẫn đến vay tín dụng đen do người dân
tìm đến các hình thức cho vay nặng lãi nên đời sống càng thêm khó khăn…
Quy trình vay vốn chưa linh hoạt, thủ tục rườm rà ảnh hưởng lớn tới
khả năng tiếp cận vốn của HND.
2.1.5. Giới thiệu khái quát về các ngân hàng trên địa bàn huyện Đại
Từ
Trên địa bàn huyện Đại Từ hiện tại có 6 ngân hàng thương mại hoạt
động trên địa bàn trong đó có 2 ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay đối
với hộ nông dân là Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh huyện Đại Từ Thái
Nguyên và Ngân hàng CSXH Đại Từ.
Về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đại Từ
có địa chỉ tại Phố Đình, Thị Trấn Hùng Sơn, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái
45

Nguyên. Hiện tại huyện có 1 chi nhánh và 4 phòng giao dịch được đặt ở
Huyện Đại Từ. Cụ thể:
1. Phòng giao dịch Yên Lãng: Xóm Trung Tâm, Xã Yên Lãng, Huyện
Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên.
2. Phòng giao dịch Cù Vân: Xóm Bãi Chè, Xã Cù Vân, Huyện Đại Từ,
Tỉnh Thái Nguyên.
3. Phòng giao dịch Ký Phú: Xóm Gió, Xã Ký Phú, Huyện Đại Từ, Tỉnh
Thái Nguyên.
4. Phòng giao dịch Phú Xuyên: Xóm Khuôn Ngàn, Xã Phú Xuyên,
Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên
5. Chi nhánh huyện Đại Từ: Phố Đình, Thị Trấn Hùng Sơn, Huyện Đại
Từ, Tỉnh Thái Nguyên.

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng kế toán – Phòng kinh


ngân quỹ doanh

PGD Yên Lãng PGD Cù Vân PGD Ký Phú PGD Phú Xuyên

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Đại Từ


(Nguồn: NHNo&PTNT huyện Đại Từ )
46

Về ngân hàng chính sách xã hội: thực hiện mục tiêu cho vay đối với hộ
nghèo. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội có trụ sở đặt tại xã Tiên Hội
và các điểm cho vay thu nợ lưu động đặt tại UBND các xã.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất: Tình hình chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã
hội và những vấn đề khó khăn, thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng của hộ
nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ.
Thứ hai: Đề tài phân tích thực trạng khả năng tiếp cận vốn vay ngân
hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên như đặc điểm của hộ, tình hình tiếp cận tín dụng của hộ và các nhân
tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.
Thứ ba: Trên cơ sở kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân, đề tài đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng
nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:
- Sách, báo, giáo trình, công trình nghiên cứu có liên quan về khả năng
tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tại địa bàn.
- Các tài liệu thống kê đã công bố về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ
nông dân tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2018-2020.
- Báo cáo về tình hình phát triển KT-XH huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2018-2020.
- Tài liệu giới thiệu về hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên: quy mô, số lượng,....
47

- Bài học kinh nghiệm về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân
tại một số tỉnh được thu thập từ website.
- Quan điểm, mục tiêu, định hướng về tiếp cận tín dụng của hộ nông
dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Phương pháp được đề tài sử dụng trong thu thập các dữ liệu sơ cấp là
phương pháp phỏng vấn điều tra.
+ Thu thập tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua
phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định
lượng về vấn đề liên quan đến tiếp cận tín dụng của hộ.
+ Nội dung điều tra có các thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của
nông hộ, về tình hình tiếp cận tín dụng cũng như nhận thức của nông hộ...
được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để người dân hiểu và trả lời chính
xác, đầy đủ.
* Chọn địa điểm điều tra:
Căn cứ vào đặc điểm riêng của các vùng sinh thái huyện Đại Từ được
chia huyện thành 3 khu vực đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau:
- Vùng phía Bắc và Tây Bắc (gọi tắt là phía Bắc)
- Vùng phía Đông và và trung tâm huyện
- Vùng Phía Nam (gọi tắt là phía Nam)
Căn cứ vào đặc điểm của 3 vùng sinh thái trên tác giả chọn 3 xã đại
diện cho 3 vùng nghiên cứu và mỗi xã chọn ngẫu nhiên 40 hộ để điều tra
thông tin.
- Vùng 1 chọn xã Phú Lạc
- Vùng 2 chọn xã Cù Vân
- Vùng 3 chọn xã Quân Chu
* Chọn hộ điều tra: Do điều kiện về thời gian, kinh phí và cán bộ hỗ
trợ, mỗi xã tác giả lựa chọn 40 hộ điều tra với phương pháp chọn mẫu ngẫu
48

nhiên phân tầng, lấy tiêu chí thu nhập làm tiêu chí cơ bản để chọn hộ khảo sát.
Số lượng hộ được chọn ra là 120 hộ chiếm 2,27% tổng số hộ của 3 xã. Mỗi xã
chọn 4 thôn đại diện cho các loại hình sản xuất trong xã thì tiến hành điều tra
10 hộ mỗi thôn. Thông qua trao đổi với chủ tịch xã, chủ tịch hội nông dân hay
chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, các trưởng thôn và bí thư chi bộ thôn, tác
giả xác định cụ thể các hộ điều tra. Tiêu chí cơ bản lựa chọn hộ như sau:
Hộ đại diện cho loại hình sản xuất trong thôn và xã như hộ thuần nông,
hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ, hộ nông nghiệp kiêm tiểu thủ công nghiệp.
Lựa chọn các hộ có thời gian tiếp cận tín dụng nông nghiệp từ 5 năm
trở lên và có trình độ học vấn đủ để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra.
Điều đó khẳng định rằng những thông tin mà họ cung cấp đảm bảo độ tin cậy
để đưa vào phân tích.
Hộ đại diện cho mức độ kinh tế trong thôn/xã (hộ khá, trung bình,
nghèo); tác giả căn cứ vào chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 -
2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:
+ Nhóm 1 - nhóm hộ khá: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ
1.000.000đ/người/tháng trở lên.
+ Nhóm 2 - nhóm hộ cận nghèo: Là những hộ có mức thu nhập BQ từ
700.000đ – 1.000.000đ/người/tháng.
+ Nhóm 3 - nhóm hộ nghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân
dưới 700.000đ/người/tháng.
Tổng số mẫu điều tra là:
10 hộ * 4 xóm/thôn * 3 xã/phường = 120 mẫu.
* Nội dung khảo sát: Bảng phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần đầu
giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn và cam kết với
người cung cấp thông tin. Phần tiếp theo là các mục hỏi được sắp xếp phù hợp
49

theo từng yếu tố, hình thức câu hỏi đóng. Phần cuối là những câu hỏi mở và
thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.
Bảng 2.3: Phân bổ cỡ mẫu cho các địa điểm được chọn
Tỷ lệ số hộ trong
Tên xã được Tên thôn được Số hộ được
tổng mẫu được
chọn chọn chọn
chọn (%)
Văn Giang 10 8,33
Đồng Vẽn 10 8,33
Phú Lạc
Phú Hòa 10 8,33
Đồng Tiến 10 8,33
Bãi Chè 10 8,33
Đồng Trại 10 8,33
Cù Vân
Trung Tiến 10 8,33
Xóm Đình 10 8,33
An Thái 10 8,33
Cây Hồng 10 8,33
Quân Chu
Vạn Thành 1 10 8,33
Tân Sinh 10 8,33
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng câu hỏi gồm có những thông tin chính như sau: (1) Thông tin về
hộ gia đình: thông tin nhân khẩu, thu nhập, tuổi của chủ hộ, học vấn; (2) Khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng. Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở
phụ lục.
Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào
mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí
đánh giá người được hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng: Rất
tốt, tốt, trung bình, kém, rất kém.
* Tổ chức điều tra:
Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều
50

tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn
trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.
+ Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng
trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
Bảng 2.4: Thang đo của bảng hỏi
Diễn giải giá trị
Thang đo Mức hài lòng Giá trị trung bình
trung bình
1 Rất không hài lòng 1,0 đến 1,8 Rất kém
2 Không hài lòng 1,81 đến 2,6 Kém
3 Bình thường 2,61 đến 3,4 Trung bình
4 Hài lòng 3,41 đến 4,2 Tốt
5 Rất hài lòng 4,21 đến 5,0 Rất tốt
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập được nhập vào excel và sử dụng phần
mềm SPSS trong quá trình phân tích, thống kê mô tả về khả năng tiếp cận vốn
vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
* Thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình
hình tiếp cận tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, thực trạng
tiếp cận tín dụng ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân. Phân tổ các mẫu
điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản về tình
hình tiếp cận tín dụng ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân. Từ đó là cơ
sở để so sánh khả năng tiếp cận tín dụng của các nhóm hộ, đồng thời rút ra
những nhận xét và kết luận. Các trị thống kê sử dụng như số trung bình cộng,
phương sai, độ lệch chuẩn; khoảng và độ lệch bình quân tuyệt đối.
51

* Thống kê so sánh
Để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích,
phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu,
tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu
được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung tiếp cận tín dụng
của hộ nông dân cần nghiên cứu. Thông qua phương pháp này để so sánh mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiếp cận tín dụng ngân hàng nông nghiệp của
hộ nông dân giữa các xã. Xem xét những yếu tố cơ bản nhất quyết định đến
ứng xử của họ, từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp góp phần khuyến khích
các xã khác trên địa bàn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng nông nghiệp
của hộ nông dân.
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Dư nợ cho vay của HND
Dư nợ cho vay (còn có cách gọi khác là dư nợ tín dụng) là số tiền mà
HND nợ ngân hàng tính từ thời điểm khách hàng nhận tiền vay.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh
tế tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay với HND tại một thời điểm là
tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với HND tại thời điểm đó.
Tốc độ tăng Dư nợ cho vay năm (n) - Dư nợ cho vay năm
trưởng dư nợ = (n-1)
x100%
cho vay
Dư nợ cho vay năm (n-1)
năm n (%)
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là con số thường được nhìn
vào đầu tiên khi đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Khi
ngân hàng đạt được sự tăng trưởng về dư nợ với tốc độ cao có nghĩa là việc
phát triển khách hàng để cho vay tại ngân hàng đó đang đạt hiệu quả tốt.
Ngược lại, không thể nói hoạt động cho vay nói chung hoặc cho vay khách
52

hàng nói riêng là hiệu quả cao khi ngân hàng không phát triển được dư nợ,
hoạt động cho vay bị giảm sút về dư nợ và doanh số. Xem xét tốc độ tăng
trưởng dư nợ còn nhằm mục đích so sánh với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ
hoạt động cho vay, qua đó giúp đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả cho vay
của ngân hàng thương mại và quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng
thương mại.
Tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng
Tỷ trọng dư nợ tín Dư nợ tín dụng ngắn hạn
= x 100%
dụng ngắn hạn (%) Tổng dư nợ cho vay
Tỷ trọng dư nợ tín Dư nợ tín dụng trung, dài hạn
= x 100%
dụng trung, dài hạn Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ loại vốn vay theo thời hạn trong cơ cấu vốn
vay của hộ nông dân.
Thu nhập từ hoạt động cho vay HND và mức sinh lời của đồng vốn cho vay
Thu nhập từ hoạt động cho vay HND là toàn bộ các khoản thu từ lãi
(ngân hàng thu được từ HND) của các khoản cho vay sau khi trừ đi chi phí trả
lãi cho các khoản vay đó.
Thu nhập từ hoạt động cho vay = Thu lãi cho vay - Chi trả lãi
Thu nhập từ hoạt động cho vay HND càng cao thì hiệu quả hoạt động
cho vay càng tốt và ngược lại.
Mức sinh lời của đồng vốn cho vay: Thông qua việc xác định thu nhập
từ hoạt động cho vay HND giúp tính toán thêm một chỉ tiêu đánh giá được
hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, đó là mức sinh lời của đồng vốn
cho vay, được tính toán dựa trên công thức sau:
Mức sinh lời của Thu nhập từ hoạt động cho vay
đồng vốn cho vay = x 100%
Dư nợ cho vay bình quân
(%)
Trong đó:
53

Dư nợ cho vay bình quân (năm) = Tổng dư nợ cuối các ngày/365 = (Dư
nợ đầu năm/2 + Dư nợ cuối tháng 1 + Dư nợ cuối tháng 2 +…+ dư nợ cuối
tháng 11 + dư nợ cuối tháng 12/2) = (Dư nợ đầu năm/2 + dư nợ cuối quí 1 +
dư nợ cuối quí 2 + dư nợ cuối quí 3 + dư nợ cuối quí 4/2)/4 = (Dư nợ đầu năm
+ Dư nợ cuối năm)/2.
Tỉ lệ này cho biết thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn
cho vay ra, khi thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn cho vay
ra càng cao đồng nghĩa với việc hiệu quả cho vay của ngân hàng đó càng cao.
Dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn: là khoản nợ mà HND không trả được khi đã đến hạn thoả
thuận ghi trên hợp đồng tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ quá
hạn trong tổng dư nợ cho vay:
Dư nợ quá hạn
Tỉ lệ nợ quá hạn (%) = x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng các khoản nợ quá hạn trong tổng dư
nợ cho vay HND của ngân hàng. Khi tỉ lệ này cao nghĩa là số dư nợ quá hạn
của HND càng lớn, việc có quá nhiều các khoản nợ quá hạn sẽ làm giảm thu
nhập/kéo dài thời gian thu hồi vốn của ngân hàng trong một khoảng thời gian
nhất định, làm giảm hiệu quả cho vay và khả năng trả nợ của HND.
Dư nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi
Nợ khó đòi: là khoản nợ quá hạn đã quá một kì gia hạn nợ, hoặc không
có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo không bán được, khách hàng phá
sản...
Tỷ lệ nợ khó đòi được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ khó đòi
trong tổng dư nợ cho vay:
Tỉ lệ nợ khó đòi Dư nợ khó đòi
= x 100%
(%) Tổng dư nợ cho vay
54

Chỉ tiêu nợ khó đòi càng cao thì rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn,
ảnh hưởng trực tiếp làm giảm khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của HND.
Dư nợ cho vay có bảo đảm và tỷ lệ cho vay có bảo đảm
Cho vay có bảo đảm: Là việc ngân hàng cho HND vay vốn và yêu cầu
phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm được xác định bằng tỷ lệ phần trăm
của dư nợ cho vay có bảo đảm trong tổng dư nợ cho vay:
Tỉ lệ cho vay có Dư nợ cho vay có TS bảo đảm
= x 100%
TS bảo đảm (%) Tổng dư nợ cho vay
Việc cho vay HND có áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản khiến
cho rủi ro/mức độ tổn thất của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra giảm xuống. Phản
ánh qua hai khía cạnh:
Một là, khi HND không trả được nợ đúng hạn việc thu hồi nợ sẽ rất khó
khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí. Lúc này nếu khoản vay không có tài sản
bảo đảm thì việc thu hồi nợ phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí trả nợ của
khách hàng, với những khách hàng không hợp tác thì gần như sẽ không thu
hồi được nợ. Khoản vay có tài sản bảo đảm sẽ khắc phục được tình trạng trên,
thiệt hại của ngân hàng sẽ giảm xuống (ngân hàng sẽ bán tài sản để thu hồi nợ).
Hai là, khi khách hàng phải dùng chính tài sản của mình để bảo đảm
cho khoản vay, bản thân khách hàng sẽ có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng
vốn vay ngân hàng, hiệu quả cho vay nhờ vậy mà có thể được nâng lên.
Doanh số cho vay: Là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho
khách hàng tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà
khách hàng vay được từ ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ).
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn Tín dụng = Doanh số thu nợ/ dư nợ bình quân
Phản ánh được một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay
trong năm, chỉ tiêu này càng lớn thì thể hiện nguồn vốn được luân chuyển
55

nhanh và tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Vòng quay
tín dụng càng cao thì nguồn vốn càng được sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí
tạo ra lợi nhuận lớn trong lưu thông và ngược lại, trên thực tế đây là chỉ một
chỉ tiêu sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng.
56

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Kết quả phân loại nông hộ
Giai đoạn 2018 – 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ cơ cấu hộ nông dân
theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng
nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp. Trong bản thân lĩnh vực sản
xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sản xuất thuần túy nông nghiệp
giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tăng lên.
Xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp
vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình phát
triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản. Trong bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển
về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động
thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo
hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trang trại
chăn nuôi tăng rất nhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây
lâu năm cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Lượng hàng hóa
nông sản của các trang trại đang ngày càng có vị trí trên thương trường. Một
số các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ
làm ăn với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu.
Kết quả phân loại nông hộ toàn huyện theo hai tiêu thức ngành nghề
kinh doanh và điều kiện kinh tế qua 3 năm, số liệu bảng 3.1 cho thấy:
Đa số nông hộ của Đại Từ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng hộ nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng đang có xu hướng giảm xuống trong cơ cấu.
Năm 2018 tỷ lệ hộ nông nghiệp của huyện là 59,02% đến năm 2020 chỉ còn
56,49%. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp của Đại Từ là ngành sản
xuất chính, chủ yếu và có vị trí quan trọng. Song, thông thường các hộ thuần
57

nông sản xuất độc canh, tự cung, tự cấp, kém hiệu quả, chưa năng động, chưa
mạnh dạn thử sức với thị trường. Tuy nhiên, trong số những hộ thuần nông
tác giả thấy cũng có một số hộ khá giàu nhờ sự cần cù, thiết tha với đồng
ruộng mà mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, cũng như tích cực
đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Nhờ vậy, giá trị sản xuất ngành trồng
trọt và chăn nuôi đã làm thay đổi đời sống cũng như thu nhập của gia đình họ.
Bảng 3.1: Phân loại các hộ nông dân huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
Diễn giải
Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC(%)
Tổng số hộ 27.611 100,00 28.177 100,00 29.866 100,00
- Theo ngành nghề
+ Hộ NN 16.296 59,02 16.309 57,88 16.871 56,49
+ Hộ phi NN 11.315 40,98 11.868 42,12 12.995 43,51
- Theo thu nhập
+ Khá trở lên 7.615 27,58 7.977 28,31 9.264 31,02
+ Trung bình 18.176 65,83 18.687 66,32 19.359 64,82
+ Nghèo 1.820 6,59 1.513 5,37 1.242 4,16
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ, 2020)
Hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề trong huyện những năm qua cũng đã
có tăng lên. Năm 2018 loại hộ này chiếm 4,53% tổng số hộ toàn huyện, đến
năm 2020 tỷ lệ này là 9,16%. Trên thực tế cho thấy, các hộ này có sản xuất
ngành nghề phụ nhưng vẫn coi trọng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, qua
tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy đây là những hộ tiên tiến, họ có ý thức rõ
ràng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế gia đình. Họ không chỉ phát triển sản
xuất nông nghiệp mà còn kết hợp cả ngành nghề hay buôn bán dịch vụ để
tăng thu nhập, giải quyết lao động nhàn rỗi trong gia đình. Dù giá trị sản xuất
nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu trong tổng thu nhập của họ nhưng những hộ
này đã có định hướng thị trường, sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần.
58

Hiện nay, nhóm hộ này của huyện đang có sự chuyển dịch theo hướng tập
trung, nghĩa là một phần các nông hộ này đã bán hay chuyển nhượng ruộng
đất của mình để tập trung vào ngành nghề hay dịch vụ, buôn bán khác có hiệu
quả hơn. Đây là xu hướng phát triển kinh tế rất mới mẻ đang diễn ra trong
nông thôn nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ở Đại Từ, hàng
năm một phần không nhỏ những hộ này đã chuyển hẳn sang kinh doanh
chuyên ngành nghề - buôn bán dịch vụ. Điều này đã làm thay đổi cơ cấu nông
hộ của huyện qua 3 năm theo hướng giảm dần số hộ thuần nông, tăng dần các
hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm kinh doanh ngành nghề phụ và số hộ chuyên
kinh doanh ngành nghề.
Bên cạnh đó tác giả phân loại nông hộ của huyện theo điều kiện kinh tế,
theo hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên. Qua
các tài liệu thu thập được, thu nhập của nông hộ được tính bằng tổng thu nhập
bình quân cho một khẩu/tháng quy thành tiền, căn cứ vào tình hình thực tế
của huyện Đại Từ và căn cứ vào số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện
phân loại như sau:
- Những hộ có mức thu nhập dưới 700.000đ/ khẩu/ tháng là những hộ
nghèo, loại hộ này năm 2020 của huyện Đại Từ chiếm 4,16% tổng số hộ của huyện.
- Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000đ đến 1.000.000đ/1
người/1 tháng là các hộ trung bình, loại hộ này trong huyện Đại Từ năm 2020
chiếm phần lớn 64,82% tổng số hộ toàn huyện.
- Những hộ có mức thu nhập bình quân trên 1.000.000đ/ người/ tháng
là những hộ khá. Ở huyện Đại Từ loại hộ này năm 2020 chiếm 31,02% tổng
số hộ toàn huyện.
Nếu đem so sánh với mức thống kê của các huyện lân cận trong tỉnh
thấy rằng tỷ lệ hộ khá trong huyện là tương đối cao. Điều này nói lên phần
nào thực tế kinh tế và đời sống người dân trong huyện trong từng bước thay đổi.
59

3.1.2. Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế hộ


Trong giai đoạn 2018 - 2020 phong trào nông dân sản xuất kinh doanh
giỏi (SXKD) huyện Đại Từ luôn được sự quan tâm của Thường trực HND
tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy, HĐND, UBND Đại Từ và sự hưởng ứng tích
cực của Hội viên nông dân trong toàn huyện. Phong trào đã có sức lan tỏa
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đạt hiệu quả, ngày càng cao.
Nhằm đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SXKD, ngay từ đầu năm
2018, Hội Nông dân huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai tới Hội Nông dân
các xã trong toàn huyện giai đoạn 2018 - 2020. Các cấp bộ Hội trong huyện
đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển nông
nghiệp, nông dân và nông thôn tới hội viên, nông dân. Kết quả: Trong 5 năm
các cấp bộ Hội Nông dân trong toàn huyện đã tổ chức tuyên truyền được 647
buổi cho hơn 66.000 lượt hội viên, nông dân. Qua tuyên truyền, phổ biến
phong trào, cán bộ, hội viên, nông dân thấy được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhiều hộ gia đình đã
mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi,
đầu tư phát triển sản xuất đem lại hiệu qủa kinh tế cao.
Phong trào thi đua được tổ chức triển khai phát động sâu rộng từ huyện,
xã, chi hội và đến tận hội viên, nông dân. Hàng năm, tổ chức Hội đã phát
động và cho đăng ký thi đua phấn đấu đạt danh hiệu nông dân SXKDG của
các cấp theo tiêu chí và tổ chức bình xét những đơn vị, cá nhân sản xuất kinh
doanh giỏi để tôn vinh, nêu gương vào cuối năm.
Trong năm 2019 các cấp Hội từ huyện đến cơ sở đã xây dựng 31 mô
hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng được 7 mô
hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả; kết nạp gần 820 hội viên mới… Thực
hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, trong giai đoạn
2018-2020, Hội có 1.631 lượt hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh;
60

7.691 lượt hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện và gần 39.400 lượt
hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở. Năm 2020, Hội Nông dân
huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt các
phong trào: Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
làm giàu và giảm nghèo bền vững; nông dân xây dựng nông thôn mới…
Đồng thời, tiếp tục phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các
hội viên nông dân, phấn đấu kết nạp 750 hội viên mới, mỗi cơ sở hội thành
lập 2 tổ hội nghề nghiệp trở lên.
Trong quá trình tổ chức phát động thi đua Hội Nông dân huyện đã xây
dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, nắm tình hình thực trạng phong trào SXKDG
của các năm để đánh giá tác dụng của phong trào đối với việc phát triển kinh
tế xã hội của địa phương. Đồng thời, hàng năm Hội Nông dân các cấp tổ chức
sơ kết, tổng kết phong trào và tôn vinh, công nhận danh hiệu nông dân
SXKDG theo từng cấp đã đạt được.
Nhằm giúp hội viên, nông dân tham gia phong trào đạt hiệu quả, Hội
Nông dân các cấp trong huyện đã đề ra các biện pháp hỗ trợ phong trào.
Thường xuyên phối hợp với các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng
Sacombank, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT và các tổ chức tín dụng để tín
chấp, tạo điều kiện cho các hộ hội viên, nông dân vay vốn theo các chương
trình, dự án phát triển sản xuất. Giai đoạn 2018 - 2020 toàn huyện có tổng số
dư nợ của ngân hàng trên 158 tỷ đồng cho 5.120 hội viên nông dân vay vốn.
Hội Nông dân huyện đã đồng hành phối hợp với các Công ty, Doanh
nghiệp, các nhà khoa học, các ngành trong khối nông nghiệp đưa các mô hình
sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, liên kết, liên doanh thực hiện
cung ứng đồng bộ từ giống, phân bón, thuốc BVTV, KHKT đến khâu tiêu thụ
sản phẩm theo chuỗi giá trị, theo hướng bền vững. Hiện nay, huyện Đại Từ có
trên 53 HTX, trong đó có 45 HTX sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu
chuẩn VietGap, 38 làng nghề hoạt động hiệu quả được công nhận. Trong đó
61

phần lớn là các tổ hợp tác, HTX sản xuất chè, rau, cây ăn quả như mô hình
sản xuất rau an toàn tại Hợp tác xã Rau an toàn thị trấn Hùng Sơn; mô hình sản
xuất, chế biến chè của Công ty Cổ phần chè Hà Thái, HTX Chè La Bằng…
Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện đẩy mạnh thực hiện hai đề án 1956
và Kết luận 61 của Trung ương Hội Nông dân Việt nam, chỉ đạo Hội cơ sở
tiến hành ký kết với Trung tâm dạy nghề & hỗ trợ nông dân tỉnh hàng năm
cung ứng phân bón NPK trả chậm cho hội viên, đồng thời phối hợp với các
ngành chức năng tổ chức dạy nghề cho hội viên. Kết quả qua 5 năm huyện
Hội đã cung ứng hơn 600 tấn phân NPK trả chậm cho hội viên nông dân. Phối
hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức được 50 lớp cho 1.500 lượt hội viên
nông dân với các nội dung về khoa học kỹ thuật như: trồng trọt, nuôi trồng
thủy sản, chăn nuôi.
Các giải pháp hỗ trợ phong trào SXKDG của các cấp Hội Nông dân
huyện Đại Từ 5 năm qua đã làm thay đổi rõ rệt nhận thức của cán bộ, hội
viên, nông dân về phát triển kinh tế nông nghiệp và làm giàu chính đáng, góp
phần xóa đói, giảm nghèo. Tính đến cuối năm 2020, số hộ nghèo trên địa bàn
huyện đã giảm xuống còn dưới 3% theo tiêu chí mới.
Công tác bình xét hộ sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp Hội tiến
hành đúng quy trình công khai, minh bạch. Kết quả: Năm 2018, toàn huyện
có 8.559 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SXKDG,đến năm 2020 số hộ gia đình
đạt danh hiệu hộ nông dân SXKDG trong huyện đã lên tới 9.056 hộ,trong đó:
Cấp cơ sở: 7.236 hộ, chiếm 80%. Cấp huyện: 1.548 hộ, chiếm 17,0%. Cấp
Tỉnh: 194 hộ, chiếm 2,0% Cấp Trung ương: 78 hộ, chiếm 0,9%. Số hộ nông
dân SXKD giỏi được phân theo ngành nghề: Trồng trọt: 2.301 hộ. Chăn nuôi
gia súc, gia cầm: 1.278 hộ. Thủy sản: 756 hộ. Thương mại, dịch vụ: 943 hộ.
Sản xuất kinh doanh tổng hợp: 3.814 hộ.
Số hộ SXKD giỏi đạt các mức thu nhập đã trừ chi phí: Hộ đạt từ 100
đến 200 triệu đồng/năm: có 4.139 hộ, Hộ đạt từ 200 đến 300 triệu đồng/năm:
62

có 1480 hộ. Hộ đạt từ 300 đến 500 triệu đồng/năm: có 159 hộ, hộ đạt từ 500
đến 1 tỷ đồng/năm: có 64 hộ, hộ đạt từ tỷ đồng trở lên/năm: có 18 hộ.(Báo
cáo công tác Hội nông dân huyện Đại Từ các năm 2018, 2019, 2020)
3.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2018 - 2020
Giai đoạn 2018 - 2020 huyện Đại Từ luôn thực hiện nghiêm túc và chỉ
đạo thành công chương trình cải tạo giống lúa của Tỉnh ủy Thái Nguyên, sản
xuất liên tục được mùa, an ninh lương thực và an ninh nông thôn được ổn
định. Toàn huyện đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa đất canh tác ở
64/64 thôn đủ điều kiện. Sau dồn điền đổi thửa hệ thống giao thông, thuỷ lợi
nội đồng đã được cải tạo, nâng cấp tiện lợi, phục vụ tốt cho sản xuất hàng
hoá; số thửa ruộng bình quân sau dồn điền đổi thửa còn 3 - 4 thửa/hộ, tạo điều
kiện cho 100% diện tích làm đất được cơ giới hóa, trên 30% diện tích đã áp
dụng phương pháp gặt đập liên hoàn. Bên cạnh đó thực hiện đưa khu chăn
nuôi tập trung ra xa khu dân cư theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt,
bước đầu đã xây dựng được 3 mô hình chăn nuôi với khoảng trên 2000 đầu
lợn/trang trại tập trung khép kín từ đầu vào: khâu giống, thức ăn… đến đầu ra của
sản phẩm tạo thành chuỗi giá trị, vừa đảm bảo an toàn môi trường sinh thái.
Tổng GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 là 2.245 tỷ
đồng đến năm 2019 là 2.406 tỷ đồng tăng 7,1% so với 2018. Năm 2020 chỉ
tiêu này là 2.665 tỷ đồng so với 2019 tăng 10,7%, tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 8,95%/năm. Như vậy GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
trong 3 năm liên tục tăng lên và tỷ trong vẫn nghiêng nhiều về lĩnh vực trồng trọt.
Trong năm 2020, sản xuất nông lâm nghiệp gặp khó khăn về thời tiết,
dịch cúm gia cầm, sự biết động về giá cả, nhưng hầu hết các chỉ tiêu đều đạt
và vượt mức kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi cơ cấu
theo hướng tích cực, phát triển kinh tế hàng hóa gắn với thị thường, tăng giá
trị trên một đơn vị diện tích, đa dạng hóa cây trồng, phát triển mạnh chăn nuôi
gia súc, gia cầm. Tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm 11.179 ha đạt 100,7% so
63

với kế hoạch; năng suất bình quân 64,5 tạ/ha; sản lượng lúa 55.799 tấn bằng
103% kế hoạch, sản lượng ngô 2.921 tấn bằng 102,9% kế hoạch. Tổng sản
lượng cây có hạt đạt 121% kế hoạch.
Về lâm nghiệp: Do tích cực chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị, cung cấp
dầy đủ cây giống nên trồng rừng năm 2020 hoàn thành sớm về mặt thời gian
và đạt kết quả tốt. Diện tích trồng rừng đạt 109,6 ha bằng 169,7% kế hoạch,
tăng 26% so với năm 2019.
Về chăn nuôi: Công tác tuyên truyền triển khai các biện pháp phòng
chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được tăng cường. Tình hình chăn
nuôi trên địa bàn tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định. Tổng đàn trâu
tăng 64,2%, đàn bò tăng 3,1%, đàn lợn tăng 0,8%, đàn gia cầm tăng 2,8% so
với năm 2019.
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính của huyện giai
đoạn 2018 – 2020

Diễn giải ĐVT 2018 2019 2020

* Tổng diện tích gieo trồng Ha 13.734,50 14.362,00 14.495,00


Trong đó : - Lúa Ha 10.315,00 10.987,00 11.179,00
- Ngô Ha 518,00 313,00 291,00
- Khoai tây Ha 550,00 828,00 1.100,00
- Rau đậu Ha 1.067,90 883,10 895,00
- Cây khác Ha 1.283,60 1.350,90 1.030,00
* Năng suất cây trồng
- Lúa xuân Tạ/ha 59,49 64,00 65,50
- Lúa mùa Tạ/ha 56,77 59,00 63,05
- Ngô Tạ/ha 24,40 24,35 24,40
- Khoai tây Tạ/ha 155,50 164,70 172,70
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ 2020)
64

Giai đoạn 2018 – 2020 diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện có
xu hướng tăng, cụ thể năm 2018 diện tích gieo trồng là 13.734,50 ha; năm
2019 tăng lên 14.362,00ha và năm 2020 tăng lên 14.495,00ha. Trong đó: chủ
yếu là diện tích cây lương thực có hạt (gồm diện tích trồng lúa và ngô) chiếm
tới 80% diện tích gieo trồng; diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm khác
như khoai lang, đậu tương, rau, sắn, lạc,… chiếm khoảng 20% diện tích gieo
trồng.
3.2. Thực trạng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân
trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Mức độ tiếp cận vốn vay Ngân hàng nông nghiệp
3.2.1.1. Các hình thức tín dụng
Ở khu vực nông thôn, NHCSXH và NHNo&PTNT là hai ngân hàng
chính song hành thực hiện các khoản cho vay dân cư. Các ngân hàng được
phân tích thông qua các chính sách cho vay và kết quả cho vay để thấy được
tính chất hoạt động đặc trưng của từng ngân hàng, từ đó, thể hiện đóng góp
của các ngân hàng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn làm tiền
đề cho sự tham gia cung cấp tín dụng của các NHTM.
Nhìn chung, hệ thống tín dụng chính thức tại huyện Đại Từ còn ít về số
lượng, cơ sở hạ tầng vật chất còn khiêm tốn trong khi đời sống kinh tế của
huyện dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do đó nhu cầu về nguồn vốn
cho sản xuất của người dân là rất cao, chỉ với hai ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội thì chỉ có đáp ứng một
phần nhỏ nguồn vốn để người dân vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
tiêu dùng.
Bên cạnh tín dụng chính thức, người nông dân huyện Đại Từ còn có thể
tiếp cận nguồn vốn tín dụng phi chính thức. Tín dụng phi chính thức gồm có
người cho vay chuyên nghiệp; vay mượn tư người thân, bạn bè; mua chịu vật
tư nông nghiệp.
65

Người cho vay chuyên nghiệp thường là người khá giả ở nông thôn, có
nhiều tiền hoặc tài sản dư trong nhà có thể cho vay bằng tiền mặt hoặc bằng
hiện vật (phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi, lúa gạo,…) theo kỳ hạn ngắn
(tuần, tháng). Những người cho vay này thường ấn định mức lãi suất rất cao,
đặc biệt trong trường hợp họ nắm được nhu cầu khẩn thiết của người đi vay
(ốm đau, ma chay hoặc bệnh tật,…), những nhu cầu không thể không vay để
trang trải.
Vay, mượn từ người thân, bạn bè: Tín dụng loại này thường không cần
trả lãi suất và kỳ hạn cũng linh hoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người
vay và người cho vay. Những khoản vay này dựa trên mối quan hệ thân thiết
của những người sống trong cùng một gia đình, có quan hệ huyết thống hoặc
bạn bè quen biết. Tuy nhiên, việc cho vay giữa bạn bè và người thân thường
là bị giới hạn bởi số tiền vay.
Hụi hay họ là một hình thức huy động vốn tự phát. Kể từ năm 2006, hụi
được pháp luật quy định hướng dẫn. Mỗi hụi có từ 10 đến 30 thành viên hoặc
hơn nữa thường là trong cùng một dòng họ với nhiều thế hệ khác nhau hoặc
các nhóm có cùng một nghề nghiệp hoặc cùng lợi ích. Các hội viên đóng góp
tiền tiết kiệm để gây quỹ cho vay lần lượt từng thành viên của hội. Việc thực
hiện theo vòng quay lần lượt. Đặc điểm của loại hình cho vay này là không
thế chấp tài sản, không thủ tục, ai cũng có thể tham gia, nhưng lãi suất cao vì
tổng số tiền nhận được thấp hơn tổng số tiền phải trả sau cùng. Khi một cá
nhân tham gia mất khả năng chi trả thì hụi dễ vỡ, các thành viên còn lại khó
có khả năng nhận lại được tiền.
Mua chịu vật tư nông nghiệp: Mua chịu vật tư nông nghiệp là hình thức
mượn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức mượn vốn bằng
hiện vật, trả lãi khá cao, tiền lãi được tính vào giá thành vật tư khi mua chịu.
Tuy người nông dân mua vật tư nợ phải chịu lãi suất cao nhưng họ vẫn chấp
nhận vì không có vốn để sản xuất.Ngoài ra còn có tín dụng bán chính thức
66

như các tổ của hội nông dân, hộ phụ nữ. Các hội viên cùng góp vốn, cho vay
vốn xoay vòng giữa các thành viên trong hội với lãi suất thấp. Tuy nhiên,
lượng vốn cho vay của hội không nhiều chỉ từ 2 đến 10 triệu đồng, nên chủ
yếu chỉ dùng cho sản xuất nhỏ.
3.2.1.2. Các chính sách cho vay của Ngân hàng nông nghiệp
* Các đối tượng cho vay thuộc khu vực nông thôn
Nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT VN là
cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp các đối tượng chính sách
theo chỉ thị của Chính phủ, bên cạnh đó là hoạt động cho vay thương mại
tương tự như các NHTM khác. Ngân hàng đã và đang thực hiện 9 chương
trình tín dụng chính sách như sau:
- Cho vay theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính
sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/ tổ liên kết;
- Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp
theo quyết định số 63, 65, 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ;
- Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo nghị quyết
30a/2008/NQ- CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/ TT-NHNN ;
- Cho vay xây dựng Nông thôn mới;
- Cho vay gia súc, gia cầm;
- Cho vay tái canh cà phê (chăn nuôi, thịt lợn, gia cầm), cá tra và tôm;
- Cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản;
- Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”
* Các quy định cho vay đối với một số đối tượng
Đối với cấp tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông
thôn theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó, các đối
tượng chính sách trong quy chế này có các đối tượng sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc trên địa bàn nông thôn. Hạn mức cho vay
67

không có tài sản đảm bảo: Hạn mức cho vay tối đa 100-500 triệu đồng đối với
các cá nhân, hộ gia đình nông thôn có những đặc điểm nhất định được trình
bày trong quy chế. Lãi suất cho vay được thỏa thuận phù hợp với quy định
của NHNN và NHNo&PTNT VN, hoặc theo mức lãi suất và hỗ trợ theo quy
định của Chính phủ với những chương trình tín dụng chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn thuộc chỉ đạo của Chính phủ, hoặc mức lãi suất cho
vay của Chính phủ/tổ chức, cá nhân ủy thác với những khoản cho vay của
Chính phủ/bên ủy thác. Khi gặp những nguyên nhân khách quan, bất khả
kháng khiến khoản nợ chưa được trả thì các đối tượng vẫn có thể được cơ cấu
lại nợ và được cho vay khoản vay mới có phương án sản xuất kinh doanh khả
thi. Nếu các hộ sản xuất kinh doanh bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan,
bất khả kháng do thên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng được Chính phủ xem
xét để khoanh nợ không tính lãi, xóa nợ, xóa lãi. (Quy chế số 515/QĐ-HĐTV-
HSX ngày 31/7/2015 của NHNo&PTNT VN)
Đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn, tổ liên kết
NHNo&PTNT định nghĩa tổ vay vốn là các tổ do các hộ gia đình, cá nhân
trong cùng khu dân cư, đơn vị đang vay hoặc có nhu cầu vay mới tại ngân
hàng tự nguyện thành lập; tổ liên kết là các tổ vay vốn do các hộ gia đình, cá
nhân sản xuất nông nghiệp trong cùng 1 xã cùng ký kết hợp đồng với tổ hợp
tác, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá
trình sản xuất nông nghiệp thông quan việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sx,
thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổ vay vốn/tổ liên kết có
tối thiểu 10 thành viên, là người cư trú hợp pháp tại khu dân cư hoặc làm việc
tại 1 đơn vị có nhu cầu vay vốn và mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được tham gia
1 tổ vay vốn/tổ liên kết của ngân hàng. Người có nhu cầu vay vốn đủ điều
kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng có nhu cầu vay vốn thông qua Tổ
vay vốn/Tổ liên kết thì được Tổ trưởng bổ sung vào danh sách. Các thành
viên chỉ có thể ra khỏi Tổ vay vốn/Tổ liên kết khi đã trả hết nợ và không có
68

nhu cầu vay vốn hoặc được 50% số tổ viên biểu quyết đồng ý cho ra khỏi tổ
khi đã trả hết nợ. (Quyết định 5199/QĐ-NHNo-HSX ngày 30/12/2016 của
NHNN&PTNT VN)
Đối với cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện
nghèo: Các đối tượng thuộc 61 huyện nghèo được quy định theo Nghị quyết
số 30a/2008/NĐ-CP , bao gồm các hộ nghèo, các hộ sản xuất kinh doanh, hợp
tác xã, các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh được ưu đãi
với mức lãi suất cho vay thấp nhất đang áp dụng cho các khoản vay vốn trong
cùng kì của ngân hàng. Ngoài ra, các đối tượng vay vốn với mục đích vay vốn
như sau còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay bao gồm:
các hộ nghèo vay vốn để trồng rừng sản xuất; các hộ nghèo, các hộ sản xuất
kinh doanh, hợp tác xã, các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh trên địa bàn 61 huyện nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất
nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và sản xuất nông sản. (Quyết
định số 480/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 23/4/2009 của NHNo&PTNT VN).
Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh
quy mô nhỏ: Ngân hàng sẽ dựa trên điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có
như diện tích địa điểm thực hiện sản xuất kinh doanh,máy móc, công lao
động,… được tính bằng tiền; nhu cầu chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh, chi
phí phục vụ đời sống trong năm; thu nhập từ sản xuất, kinh doanh chính và
thu nhập khác trong năm và mức độ tín nhiệm của hộ với ngân hàng để xác
định hạn mức tín dụng phù hợp. Theo đó, hạn mức cho vay tối đa dành cho
các hộ là 300 triệu đồng được duy trì trong thời hạn tối đa 3 năm, tuy nhiên
thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể được vượt quá con số này. Các
hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần trong phạm vi và thời hạn của HMTD đã
ký kết nhưng số dư nợ tại mọi thời điểm không được vượt quá hạn mức đó.
(Quyết định 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/6/2019 của NHNo&PTNT VN)
69

3.2.1.3. Kết quả cho vay hộ nông dân tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đại Từ
* Số lượng hộ nông dân vay vốn
Trong khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank vẫn luôn
ghi dấu là ngân hàng thương mại lớn, đi đầu trong công cuộc phát triển tam
nông. Nhiều năm qua NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã thực hiện hiệu quả giải
pháp cho vay qua tổ nhóm, giúp tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của
người dân, từ đó kịp thời cung ứng vốn giúp họ phát triển sản xuất, nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống.
Bảng 3.3: Tình hình hộ nông dân vay vốn của NHNo&PTNT
huyện Đại Từ giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Hộ, triệu đồng
So sánh (%)
BQ
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/ 2020/
2018-
2018 2019
2020
Số hộ được vay vốn 2.256 2.543 2.781 112,72 109,36 111,04
Dư nợ HND 374.656 497.220 617.881 132,71 124,27 128,49
Dư nợ trung bình 1
HND 166 196 222 117,74 113,63 115,68
Tỷ trọng những hộ
được vay trên tổng 55,48 67,73 71,25
số hộ có đơn vay (%)
(Nguồn: NHNo&PTNT huyện Đại Từ)
Qua bảng tổng hợp cho thấy số hộ được vay vốn của NHNo&PTNT
huyện Đại Từ tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2019 số HND vay vốn là 2.543 hộ
tăng 12,72% so với năm 2018; năm 2020 số HND tăng lên 2.781 hộ tương
ứng tăng 9,36% so với năm 2019. Tốc độ tăng trung bình là 11,04%/năm.
Mặc dù số hộ được vay vốn qua các năm ở NHNo&PTNT huyện Đại
Từ có sự tăng lên nhưng tỷ lệ tăng giảm, số hộ được vay vẫn chiếm tỷ trọng
70

thấp so với tổng số hộ trên địa bàn huyện, nguyên nhân do cơ chế, thủ tục vay
còn phức tạp.
Bên cạnh đó, nhiều hộ có hồ sơ vay nhưng không được duyệt bởi nhiều
lý do, trong đó nhiều nhất là các hồ sơ vay của nông dân, qua thẩm định
không đáp ứng những quy định trong việc cho vay tín dụng, trong đó có lý do
về tính minh bạch thông tin. Vì thông tin chưa minh bạch, rõ ràng cho nên các
ngân hàng không thể cho vay, bởi đã có trường hợp người vay vốn nhưng
không sử dụng hiệu quả đồng vốn, hoặc sử dụng sai mục đích. Ðây chính là
nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, do đó, các ngân hàng phải siết chặt quy định
cho vay.

250
222
200 196
166
150

Dư Dư nợ TB 1 HND
100
nợ
trung
bình
50
Năm
0
2018 2019 2020

Biểu đồ 3.1. Dư nợ trung bình trên 1 hộ nông dân


(ĐVT: Triệu đồng/hộ)
Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Đại Từ cơ bản đáp ứng
tốt được nhu cầu về vốn của người nông dân để tạo vùng sản xuất hàng hoá
71

tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của các hộ. Tuy nhiên
NHNo&PTNT huyện Đại Từ mới đang chỉ tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu
vốn của các hộ xung quanh địa bàn đặt chi nhánh phòng giao dịch, việc mở
rộng quy mô cho vay của NHNo&PTNT huyện Đại Từ còn đang bị giới hạn
về mặt địa lý do sự phân tán của các hộ, địa hình đi lại khó khăn và cạnh tranh
giữa các NHTM trên địa bàn.
Dư nợ trung bình trên 1 hộ giai đoạn 2018 – 2020 có xu hướng tăng
lên, cụ thể năm 2018 trung bình 1 HND được vay 166 triệu đồng; năm 2019
tăng lên 196 triệu đồng tương ứng tăng 17,74% so với năm 2018; năm 2020
tăng lên 222 triệu đồng tương ứng tăng 13,63% so với năm 2019. Tốc độ tăng
trưởng trung bình là 15,68%/năm.
Agribank là ngân hàng chủ lực đầu tư cho nông nghiệp nông dân, nông
thôn, việc phát triển mở rộng hình thức cho vay qua tổ vay vốn là một định
hướng đúng đắn và sáng suốt của Agribank. Tổ vay vốn rất phù hợp ở địa bàn
nông thôn, nơi các tổ chức hội, đoàn thể hoạt động mạnh mẽ, có uy tín cao,
giúp các chi nhánh tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính
quyền địa phương và tổ chức đoàn thể các cấp, hỗ trợ tạo tiền đề cho các chi
nhánh trong quá trình phối hợp tuyên truyền triển khai các hoạt động cho vay,
quảng bá thương hiệu Agribank…
* Dư nợ hộ nông dân
Trong những năm qua, huyện Đại Từ trở thành địa phương trọng điểm
về phát triển thương mại dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên. Việc phát triển mạnh
các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, dân cư… là điều kiện để nông
nghiệp tích tụ ruộng đất, chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn,
do đó người dân có nhu cầu rất lớn về vốn để sản xuất. NHNo&PTNT huyện
Đại Từ, là một trong những chi nhánh xuất sắc trên địa bàn tỉnh, cung ứng đủ
vốn cho người dân trong bối cảnh hiện nay. Kết quả đạt được như sau:
72

Bảng 3.4: Dư nợ hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện Đại Từ


giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: Triệu đồng

So sánh (%)

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 BQ


2019/ 2020/
2018-
2018 2019
2020

Tổng dư nợ 605.138 786.243 973.655 129,93 123,84 126,88

Dư nợ HND 374.656 497.220 617.881 132,71 124,27 128,49

- Dư nợ ngắn hạn
101.644 131.465 170.906 129,34 130,00 129,67
- Dư nợ trung và
dài hạn 273.012 365.755 446.975 133,97 122,21 128,09
Tỷ lệ dư nợ HND
61,91 63,24 63,46
(%)
(Nguồn: NHNo&PTNT huyện Đại Từ)
Qua số liệu tổng hợp cho thấy dư nợ hộ nông dân tăng đều qua 3 năm,
năm 2018 dư nợ HND đạt 374.656 triệu đồng chiếm 61,91% tổng dư nợ của
Chi nhánh; năm 2019 tăng lên 497.220 triệu đồng tương ứng tăng 32,71% so
với năm 2018, chiếm 63,24% trong tổng dư nợ; năm 2020 tăng lên 617.881
triệu đồng tương ứng tăng 24,27% so với năm 2019, chiếm 63,46% tổng dư nợ.
Từ năm 2018 Agribank hiện dành tới 7 chương trình tín dụng ưu đãi và
02 chương trình quốc gia về phát triển nông thôn mới và giảm nghèo bền
vững… cùng người nông dân vượt qua khó khăn phát triển sản xuất.
NHNo&PTNT huyện Đại Từ còn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phối hợp với
Hội nông dân, Hội Phụ nữ trong việc chú trọng tổ chức công tác tập huấn cho
73

cán bộ Hội cơ sở và tổ trưởng các Tổ vay vốn về các nội dung như: công tác
tuyên truyền, cập nhật các chính sách mới, hướng dẫn về quy trình thành lập
tổ vay vốn, cho vay vốn, cách quản lý vốn, sử dụng vốn vay hiệu quả. Từ đó,
góp phần cung cấp vốn giúp cho hàng ngàn lao động nông thôn có công ăn
việc làm thu nhập ổn định; tạo điều kiện cho các hộ dân tăng thu nhập, nâng
cao đời sống. Đồng thời cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng,
vật nuôi, khôi phục và phát triển các làng nghề, đẩy mạnh dịch vụ trong nông nghiệp.

1000000
900000
800000
Dư 700000
nợ 600000
500000 Tổng dư nợ
400000 Dư nợ HND
300000
200000
100000
0
2018 2019 2020
Năm

Biểu đồ 3.2. Dư nợ hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện Đại Từ


(ĐVT: Triệu đồng)
Qua số liệu cho thấy dư nợ HND chiếm tỷ trọng cao nhất so với các
loại hình cho vay và luôn duy trì được sự tăng trưởng qua các năm, trung bình
chiếm 60% tổng dư nợ. Điều này cho thấy lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
vẫn tăng trưởng tốt, nhiều ngân hàng tiếp tục hướng về tín dụng nông nghiệp,
nông thôn và coi đó là cửa thoát hiểm trong bối cảnh tín dụng gặp khó khăn.
Hầu hết các ngân hàng đều nhận ra nông dân chính là cứu cánh của ngân
hàng, đảo ngược hoàn toàn so với suy nghĩ trước đây, ngân hàng là “ân nhân”
của nông nghiệp, nông thôn.
74

Để phân tích kỹ hơn về dư nợ HND của huyện, tác giả tiến hành phân
loại dư nợ HND thành các nhóm. Kết quả như sau:
Bảng 3.5: Phân loại dư nợ hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện Đại Từ
giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Triệu đồng

2018 2019 2020

Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
(%) (%) (%)
Tổng dư nợ HND 374.656 100,00 497.220 100,00 617.881 100,00
Theo kỳ hạn
- Dư nợ ngắn hạn 101.644 27,13 131.465 26,44 170.906 27,66
- Dư nợ trung và
273.012 72,87 365.755 73,56 446.975 72,34
dài hạn
Theo mục đích vay vốn

Nông nghiệp
169.569 45,26 215.545 43,35 257.471 41,67
Sản xuất kinh
doanh 142.257 37,97 193.120 38,84 252.034 40,79

Vay tiêu dùng


62.830 16,77 88.555 17,81 108.376 17,54
Theo mức độ tín nhiệm

- Có TSBĐ
313.063 83,56 404.389 81,33 478.734 77,48

- Không có TSBĐ
61.593 16,44 92.831 18,67 139.147 22,52
(Nguồn: NHNo&PTNT huyện Đại Từ)
Dư nợ HND theo kỳ hạn
Xét theo kỳ hạn vay, dư nợ cho vay HND tại NHNo&PTNT huyện Đại
Từ bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn. Trong cơ cấu dư
nợ HND của Ngân hàng chủ yếu là dư nợ trung và dài hạn chiếm trên 70%;
dư nợ ngắn hạn chiếm 30%. Điều này phản ánh một sự điều chỉnh cơ cấu hợp
75

lý khi vay vốn của các hộ nông dân, trước đây hộ chủ yếu vay vốn trong thời
gian ngắn (dưới 12 tháng) phục vụ cho hoạt động nông nghiệp ngắn hạn, kết
quả thu được không cao.
Hiện nay, khi định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước thay
đổi, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các hộ nông dân tham
gia tập huấn về khoa học kỹ thuật, khuyến nông lâm nghiệp xây dựng mô
hình vườn ươm, trồng cỏ nuôi bò,… Do vậy, HND trong huyện hiện nay đã
mạnh dạn tiếp cận với các vốn vay trung dài hạn để mua máy móc trang thiết
bị phục vụ cho khai thác, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp; đầu tư mở rộng quy
mô sản xuất, trang trại chăn nuôi. Điển hình như một số mô hình: Mô hình
chăn nuôi bò và mô hình trồng cây ăn quả và nuôi gà tại hai xã Đức Lương và
Phúc Lương; Mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xóm
10 xã Tân Linh, xã Hà Thượng, xã La Bằng; Rau an toàn Thị trấn Hùng
Sơn;…
Dư nợ HND theo mục đích vay vốn
Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ cho vay HND tại
NHNo&PTNT huyện Đại Từ được chia thành 3 nhóm chính bao gồm: vay
nông nghiệp và phát triển nông thôn, vay mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh, vay tiêu dùng. Trong tổng doanh số cho vay của các hộ thì doanh số
cho vay lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm tỷ trọng lớn nhất
(chiếm 43%); vay để sản xuất kinh doanh chiếm 40% và vay tiêu dùng chiếm
17%. Cụ thể như sau:
- Cho vay nông, lâm ngư nghiệp là các khoản vay nhằm giúp các HND
có vốn để chi trả cho các chi phí trong sản xuất nông, lâm ngư nghiệp như chi
phí: mua giống, phân bón, thuốc... Bảng số liệu cho thấy, dư nợ cho vay để
phát triển nông, lâm ngư nghiệp của NHNo&PTNT huyện Đại Từ có xu
hướng tăng đều qua các năm. Năm 2018 dư nợ vay nông nghiệp là 169.569
triệu đồng; năm 2019 tăng lên 215.545 triệu đồng tương ứng tăng 27,11% so
76

với năm 2018; năm 2020 tăng lên 257.471 triệu đồng tương ứng tăng 19,45%
so với năm 2019. Sự tăng trưởng này chứng tỏ nông, lâm, ngư nghiệp của
huyện đã có những sự khởi sắc cả về nông, lâm, ngư nghiệp, trong đó, sự phát
triển của nông nghiệp là nổi bật nhất. Các địa phương trong huyện đã tập
trung khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng
khoa học công nghệ, nhằm nâng cao giá trị sản xuất.
Là địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh với trên 6.330ha, 5 năm
qua, Đại Từ tập trung cải tạo cây chè giống cũ, cằn cỗi, hiệu quả thấp sang
trồng giống mới, chất lượng cao. Trong giai đoạn 2016-2020, toàn huyện đã
trồng mới, trồng thay thế được 1.500ha chè giống mới có năng suất, chất
lượng cao, nâng tổng diện tích trồng chè giống mới của huyện lên gần
5.000ha, chiếm 77,4% tổng diện tích chè của huyện.
Bên cạnh đó, huyện đã thúc đẩy phát triển sản xuất chè an toàn theo
tiêu chuẩn VietGAP, ưu tiên phát triển vùng chè đặc sản. Hằng năm, sản
lượng chè búp tươi của huyện ước đạt trên 70.100 tấn, vượt 2.100 tấn so với
chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Huyện đã xây dựng xã La Bằng trở thành vùng sản
xuất chè đặc sản.
Những năm gần đây, cây ăn quả cũng là một trong những cây trồng
được chú trọng phát triển mạnh ở Đại Từ. Nhằm mở rộng diện tích cây ăn
quả, huyện chỉ đạo các địa phương tận dụng vùng đất bãi, gò đồi, bán sơn địa,
những diện tích trồng lúa, chè không hiệu quả để trồng cây ăn quả. Đến nay,
toàn huyện có trên 300 ha cây ăn quả các loại đang cho thu hoạch, tập trung ở
các xã: Tiên Hội, Quân Chu, Cát Nê, Ký Phú, Yên Lãng và thị trấn Quân Chu.
Đặc biệt việc hỗ trợ giúp đỡ các HND triển khai áp dụng tiến bộ kỹ
thuật và quy trình VietGAP, GlobalGAP trong canh tác cây ăn quả, cây chè…
đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
77

Bên cạnh đó, Ngân hàng đã chủ động phối hợp với Hội nông dân, Hội
Liên hiệp Phụ nữ để triển khai hoạt động cho vay thông qua tổ vay vốn. Với
hình thức cho vay này đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của
huyện. Các hộ từ chỗ chỉ biết chăn nuôi với quy mô nhỏ nay đã phát triển với
quy mô lớn hơn; nhiều mô hình trang trại được hình thành, tính đến năm 2020
số trang trại chăn nuôi trên địa bàn đạt mức 45 tăng 13 trang trại so với năm
2019; thu nhập của trang trại bình quân đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ngoài ra, Ngân hàng còn chú trọng cho vay theo hướng nâng cao chất lượng
tổng đàn và tập trung cho vay phát triển chăn nuôi theo quy mô hợp lý có áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
Tuy nhiên việc vay vốn của các HND trong sản xuất nông nghiệp còn
gặp nhiều khó khăn, thủ tục rườm ra, tài sản thế chấp hạn chế nên lượng vốn
vay không đủ đáp ứng nhu cầu.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: chủ yếu là các HND vay vốn để phát
triển các làng nghề truyền thống của địa phương. Năm 2018 dư nợ vay SXKD
là 142.257 triệu đồng; năm 2019 tăng lên 193.120 triệu đồng tương ứng tăng
35,75% so với năm 2018; năm 2020 tăng lên 252.034 triệu đồng tương ứng
tăng 30,51% so với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng cao hơn so với vay nông
nghiệp, điều này cho thấy việc phát triển SXKD với quy mô lớn ngày càng
được các HND quan tâm, các hộ không chỉ dừng lại ở trồng trọt hay chăn
nuôi mà tập trung xây dựng mô hình liên kết chuỗi giữa các hộ hoặc thu mua
chế biến nông sản của bà con nông dân. Đây là một hướng đi đúng đắn để
phát triển nông nghiệp bền vững. Toàn huyện Đại Từ có 43 làng nghề, làng
nghề truyền thống, 100% các làng nghề đều sản xuất, chế biến và kinh doanh
chè. Điển hình như: Làng nghề chè xóm 3, Làng nghề chè xóm 12, ở xã Tân
Linh, Làng nghề chè truyền thống xóm 12, xã Cù Vân; Làng nghề chè truyền
thống xóm Bán Luông, Làng nghề chè truyền thống xóm Đèo, xã Phú Cường
78

với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn với hộ gia đình (Home stay), du
lịch văn hóa, du lịch làng nghề.
- Cho vay tiêu dùng của HND có thể là vay để tiêu dùng, mua sắm
những vật dụng cần thiết cho ra đình hoặc sửa chữa nhà cửa. Đặc biệt từ năm
2015 trở đi, phong trào đi du học, xuất khẩu lao động ở khu vực nông thôn
trên địa bàn tỉnh lại rộ nên, do vậy nhu cầu vay vốn của các HND tương đối
cao. Tuy nhiên thông qua bảng số liệu có thể thấy các món vay trong mục này
có xu hướng giảm đi, tỷ trọng ngày càng chiếm phần nhỏ trong tổng dư nợ
cho vay HND của chi nhánh mặc dù chủ trương của chính phủ cũng như chi
nhánh là thực hiện kích cầu, mở rộng cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời
sống của các HND. Điều này cho thấy, NHNo&PTNT huyện Đại Từ chưa
chú trọng đa dạng hóa các khoản vay, chưa nắm bắt kịp nhu cầu vốn của các
HND. Mặt khác việc tiếp cận vốn ngân hàng của các HND vẫn còn khó khăn
do địa bàn chia cắt, chủ yếu ở nơi có phòng giao dịch. Thể hiện năm 2018 dư
nợ vay tiêu dùng là 62.830 triệu đồng; năm 2019 tăng lên 88.555 triệu đồng
tương ứng tăng 40,94% so với năm 2018; năm 2020 tăng lên 108.376 triệu
đồng nhưng chỉ tương ứng tăng 22,38% so với năm 2019.
Dư nợ HND theo mức độ tín nhiệm
Việc phân loại hoạt động cho vay theo mức tín nhiệm sẽ góp phần giúp
ngân hàng quản lý danh mục cho vay theo tài sản đảm bảo và không có tài sản
đảm bảo để có thể xây dựng kế hoạch quản lý và bảo quản tài sản và có dự
báo về tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thông qua việc
đánh giá tài sản đảm bảo. Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Đại Từ
phân theo mức độ tín nhiệm được thể hiện cụ thể như sau:
Doanh số cho vay HND có TSĐB là hoạt động chính của
NHNo&PTNT huyện Đại Từ , hoạt động này tăng qua các năm. Năm 2018
Ngân hàng có doanh số cho vay có TSĐB là 313.063 triệu đồng chiếm
83,56% dư nợ HND thì đến năm 2019 tăng lên 404.389 triệu đồng tương ứng
79

29,17 % so với năm 2018. Năm 2020 cho vay có TSĐB tăng tiếp tục lên
478.734 triệu đồng, tương ứng tăng 18,38% so với năm 2019.
Doanh số cho vay HND không có TSĐB chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
khoảng 20% dư nợ HND nhưng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018-2020.
Cụ thể năm 2018 Ngân hàng có doanh số cho vay HND không có TSĐB là
61.593 triệu đồng, năm 2019 doanh số này tăng lên 92.831 triệu đồng tương
ứng tăng 50,72% so với năm 2018. Đến năm 2020 doanh số này tiếp tục tăng
139.147 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 49,89% so với năm 2019.
Như vậy có thể thấy hoạt động cho vay HND phân theo TSĐB đều tăng
lên trong thời gian qua, điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của HND trên địa
bàn là khá cao, NHNo&PTNT huyện Đại Từ cần có những biện pháp cụ thể
để đẩy mạnh cho vay HND. Hình thức cho vay HND có tài sản đảm bảo luôn
đạt tỷ lệ vượt trội so với không có tài sản đảm bảo, điều này nhằm đảm bảo sự
ổn định về tính bền vững trong hoạt động cho vay của Ngân hàng và khả năng
tiếp cận vốn vay của HND. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tỷ trong cho vay không
có tài sản bảo đảm cũng đang có xu hướng tăng cao hơn. Bên cạnh đó, cũng
thấy được sự tăng nhẹ của hình thức vay không có tài sản đảm bảo. Điều này
chứng tỏ khả năng tính dụng của HND ngày càng được chi nhánh đánh giá
cao, cùng với đó là sự tích cực của chi nhánh trong việc giúp đỡ người dân
trong việc tiếp cận nguồn vốn một cách tối ưu nhất.
* Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của cho vay hộ nông dân
Vấn đề nợ quá hạn là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng quan tâm
và thường gặp phải khi cấp tín dụng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng nhất phản
ánh chất lượng tín dụng của NHTM đồng thời là chỉ tiêu phản ánh độ rủi ro
mà ngân hàng đó gặp phải. Dư nợ được tăng trưởng một cách dễ dàng sẽ càng
tăng mức độ rủi ro phát sinh nợ quá hạn.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống
đốc NHNN Việt Nam “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
80

dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ
chức tín dụng” và quyết định số 18/2007QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của
Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hang của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005” và các thông tư,văn bản hướng dẫn
về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thì dư nợ của các tổ chức tín dụng
được chia làm 05 nhóm, trong đó nợ xấu được hiểu là các khoản nợ từ nhóm
3, 4, 5 được phân nhóm rất cụ thể. Việc phân loại nợ mới của NHNN vừa dựa
vào tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay, vừa dựa vào tiêu chí rủi ro của
khoản vay đã làm cho các NHTM phải đánh giá lại thực sự các khoản nợ đã
cho khách hàng vay và có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng.
Tại Việt Nam các tổ chức tín dụng phân loại nợ theo quy định của
Ngân hàng nhà nước. Nợ được phân thành 05 nhóm, về cơ bản theo thời gian
quá hạn như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới
10 ngày.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến
180 ngày.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Nợ từ nhóm 03 đến nhóm 05 được quy định là nợ xấu, các khoản nợ
này quá hạn thời gian tương đối dài, việc thu hồi là rất khó khăn và tốn nhiều
chi phí.
Để đánh giá chính xác hơn về chất lượng cho vay HND của
NHNo&PTNT huyện Đại Từ, chúng ta cùng xem xét tới các chỉ tiêu nợ nhóm
2 (Nợ quá hạn dưới 90 ngày) và nợ xấu (Nợ quá hạn trên 90 ngày), đây là một
81

trong số những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ để xem xét chất lượng tín dụng
của một ngân hàng. Với Chi nhánh thì tình hình nợ quá hạn được phản ánh
qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.6: Tổng hợp chỉ tiêu chất lượng cho vay HND
giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: %

TT Chỉ tiêu 2018 2019 2020

1 Tỷ lệ nợ nhóm 2 (Nợ quá hạn dưới


3,8 2,5 2,69
90 ngày)
2 Tỷ lệ nợ xấu (Nợ quá hạn trên 90
0,40 0,42 0,24
ngày)
(Nguồn: Số liệu tính toán)
Qua nghiên cứu bảng trên ta thấy:
- Chỉ tiêu nợ nhóm 2 phản ánh khoản nợ quá hạn (dưới 90 ngày) so với
dư nợ trong tín dụng HND. Tại NHNo&PTNT huyện Đại Từ chỉ tiêu này rất
nhỏ, năm 2018 nợ quá hạn HND chỉ chiếm 3,8% so với tổng dư nợ tín dụng
HND; năm 2019 chỉ tiêu này giảm xuống còn 2,5% và năm 2020 chỉ tiêu này
là 2,69%. Như vậy các khoản tín dụng HND của NHNo&PTNT huyện Đại Từ
được đảm bảo khá tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này lại có xu hướng tăng nên
NHNo&PTNT huyện Đại Từ cần lưu ý đến vấn đề này để có biện pháp kịp
thời tránh để các khoản nợ này chuyển sang nợ xấu.
- Tỷ lệ nợ xấu: đối với các khoản Nợ xấu của chi nhánh tuy thấp nhưng
chi nhánh cần có biện pháp để kiểm soát và giảm tỷ lệ này xuống mức thấp
nhất có thể. Có nhiều nguyên nhân phát sinh nợ xấu nhưng chủ yếu là các
nguyên nhân khách quan như những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp như
tình hình dịch bệnh trên vật nuôi, giống cây trồng, lũ lụt; thông tin về thị
trường của bà con phần lớn còn hạn chế nên gặp khó khăn về đầu ra của sản
82

phẩm, bị thương lái ép giá... hoặc một số món vay phát sinh nợ xấu do khách
hàng cố tình không trả, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, thua lỗ trong
kinh doanh.
Ngoài ra, sự phối hợp với các tổ chức như Hội như Hội nông dân, Hội
Phụ nữ của ngân hàng mới làm tốt được công tác nhận diện nhu cầu về vốn và
kết nối người dân với NHNo&PTNT huyện Đại Từ để tiến hành việc giải
ngân nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho bà con nông dân sản xuất.
Còn lại thì giữa ngân hàng và các tổ chức trung gian chưa có sự kết hợp chặt
chẽ sau khi đã giải ngân: chưa thường xuyên họp giao ban giữa ngân hàng và
các cán bộ phụ trách về công tác quản lý vốn, chưa tăng cường kiểm tra tình
hình sử dụng vốn vay.
Như vậy qua phân tích hệ thống chỉ tiêu trên ta nhận thấy trong thời
gian vừa qua hoạt động của NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ, tổng nguồn vốn huy động thường xuyên tăng trưởng
qua các năm, hoạt động tín dụng an toàn, chất lượng và hiệu quả, trong đó tỷ
lệ tín dụng HND luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, chất lượng tín dụng
đã từng bước được nâng cao và dần khẳng định vị thế của NHNo&PTNT
huyện Đại Từ trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả
đã đạt được ngân hàng cần cố gắng hơn nữa, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để
giải quyết các mặt còn hạn chế nhằm làm cho họat động nói chung của ngân
hàng ngày một tốt lên, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng HND trong
thời gian tới.
* Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng được xác định bằng doanh số cho vay trong kỳ
chia cho dư nợ bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tổ chức,
quản lý vốn tín dụng, đồng thời thể hiện chất lượng cho vay của Ngân hàng
trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu của khách
83

hàng, để có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, hoặc được quy đổi
đồng nhất trong việc áp dụng cho từng loại vay cụ thể.
Bảng 3.7: Vòng quay vốn tín dụng hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện
Đại Từ năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020
1 Doanh số thu nợ hộ nông dân 483.284 697.501 646.759
2 Dư nợ hộ nông dân bình quân 366.124 435.938 557.551
3 Vòng quay vốn tín dụng 1,32 1,6 1,16
(Nguồn: NHNo&PTNT huyện Đại Từ )
Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng được các ngân hàng
sử dụng để tính toán và đánh giá khả năng các tổ chức quản lý vốn tín dụng
và chất lượng tín dụng trong đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vòng quay vốn tín
dụng của chi nhánh thường xuyên có sự thay đổi thể hiện sự không ổn định,
tuy nhiên số vòng quay nhỏ nên khả năng sử dụng vốn của ngân hàng là chưa tốt.
Qua phân tích kết quả cho vay hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện
Đại Từ cho thấy NHNo&PTNT là NHTM, vừa thực hiện tín dụng theo chính
sách với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, vừa thực hiện cho vay
thương mại. NHNo&PTNT cho vay chính sách ưu đãi chính là đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp, nông thôn vốn còn nhiều yếu kém và cũng gặp không ít rủi
ro. NHNo&PTNT lại phải tự đảm bảo an toàn hoạt động cho mình, không
được hỗ trợ vốn từ ngân sách, và thực hiện kinh doanh vì lợi nhuận với các
nghiệp vụ đa dạng như các NHTM khác. Điều này cho thấy NHNo&PTNT
có thể cung cấp tín dụng cho mọi đối tượng nông thôn với áp lực lớn. Khi
những đồng vốn tín dụng của ngân hàng này tại khu vực nông thôn đem lại
hiệu quả kinh tế thì vốn tín dụng ưu đãi sẽ trở lên thu hẹp nhường chỗ cho tín
dụng thương mại. Hơn nữa, theo đề án sáp nhập và chuyển đổi của Chính
phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ được sáp nhập với NHCSXH và hoạt
84

động dưới hình thức NHTM, những đối tượng chính sách khi ấy sẽ được vay
tại các tổ chức tài chính vi mô. Những phân tích càng khẳng định tầm quan
trọng của việc đưa ra dự báo cho vay đối với dân cư nông thôn tại NHTM để
đảm bảo sự an toàn bền vững của toàn hệ thống.
3.2.2. Thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng nông nghiệp
của hộ nông dân qua điều tra
3.2.2.1. Thông tin cơ bản của hộ điều tra
Tổng số lượng quan sát của mẫu là 120; cụ thể như sau:
Bảng 3.8: Cơ cấu mẫu điều tra theo đối tượng phỏng vấn
STT Khoản mục Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)
i Theo địa bàn phỏng vấn 120 100,0
1 Phú Lạc 40 33,33
2 Cù Vân 40 33,33
3 Quân Chu 40 33,33
II Theo giới tính chủ hộ 120 100,0
1 Nam 75 62,5
2 Nữ 45 37,5
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)
Theo giới tính của chủ hộ: chủ hộ nam giới là 75 hộ, chiếm 62,5%; chủ
hộ nữ giới là 45 hộ, chiếm 37,5%.
Về quy mô, trung bình một hộ có 5,9 người (độ lệch chuẩn 1,6 người),
hộ ít người nhất là 3,0 người, nhiều người nhất là 9,0 người. Tỷ lệ người phụ
thuộc trung bình của hộ là 22,8% (độ lệch chuẩn 16,7%), hộ có tỷ lệ người
phụ thuộc nhỏ nhất là 0,0% và lớn nhất là 50,0%. Thời gian cư trú của hộ tại
huyện Đại Từ trung bình là 20,2 năm (độ lệch chuẩn 8,6 năm), hộ có thời gian
cư trú nhỏ nhất là 6,0 năm, lớn nhất là 35,0 năm.
3.2.2.2. Đặc điểm của hộ nông dân được phỏng vấn
85

Bảng 3.9: Thông tin về hộ nông dân được phỏng vấn


Trung Độ lệch Nhỏ Lớn
STT Chỉ tiêu ĐVT
bình chuẩn nhất nhất
1 Quy mô hộ Người 5,9 1,6 3,0 9,0
2 Tỷ lệ phụ thuộc % 22,8 16,7 0,0 50,0
3 Thời gian cư trú Năm 20,2 8,6 6,0 35,0
4 Kinh nghiệm sản xuất Năm 15,1 9,7 5,0 27,0
5 Tuổi chủ hộ Năm 47,6 9,7 30,0 65,0
6 Tổng thu nhập Tr.đồng/năm 155,3 71,4 30,0 340,0
7 Thu nhập bình quân Tr.đồng/người 27,1 11,5 7,5 53,3
8 Tổng tài sản Triệu đồng 346,6 242,5 80,0 1.100,0
9 Diện tích canh tác 1.000m2 16,1 6,5 4,0 40
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)
Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ là 15,1 năm (độ lệch chuẩn 9,7 năm),
hộ có kinh nghiệm sản xuất ít nhất là 5,0 năm và nhiều nhất là 27,0 năm. Tuổi
bình quân của chủ hộ là 47,6 tuổi (độ lệch chuẩn 9,7 tuổi), chủ hộ nhỏ tuổi
nhất là 30,0 tuổi và lớn nhất là 65,0 tuổi.
Tổng thu nhập hàng năm của hộ trung bình là 155,3 triệu đồng/năm (độ
lệch chuẩn 71,4 triệu đồng/năm), hộ có thu nhập nhỏ nhất là 30,0 triệu
đồng/năm và cao nhất là 340,0 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu
người của hộ là 27,1 triệu đồng/năm (độ lệch chuẩn 11,5 triệu đồng/năm),
thấp nhất là 7,5 triệu đồng/năm và cao nhất là 53,3 triệu đồng/năm. Tổng tài
sản bình quân của hộ là 346,6 triệu đồng, hộ có tài sản nhỏ nhất là 80,0 triệu
đồng, lớn nhất là 1.100,0 triệu đồng.
Như vậy, về cơ bản các thông tin liên quan đến hộ như tuổi của chủ hộ,
kinh nghiệm sản xuất, thu nhập bình quân, tổng tài sản, diện tích canh tác có
ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. Ví dụ hộ có nhiều kinh
nghiệm sản xuất sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn tín dụng hơn, mạnh dạn
86

đầu tư nhiều hơn trong sản xuất hoặc tài sản, diện tích canh tác càng lớn sẽ là
tài sản đảm bảo để vay được nhiều hơn,…
Về học vấn, có 79 (chiếm 65,8%) chủ hộ học vấn từ cấp 2 trở và 41
(chiếm 34,2%) chủ hộ học vấn dưới cấp 2. Về quan hệ xã hội, 31 hộ (chiếm
25,8%) có người thân làm ở cơ quan nhà nước, ban ngành cấp huyện, tỉnh,
trung ương hoặc làm trong lĩnh vực ngân hàng.
Bảng 3.10: Học vấn và quan hệ xã hội của hộ nông dân
Số lượng
STT Khoản mục Tỷ lệ (%)
quan sát
i Học vấn của chủ hộ 120 100,0

1 Từ cấp 2 trở lên 79 65,8

2 Dưới cấp 2 41 34,2

II Quan hệ xã hội 120 100,0


Có người thân làm ở cơ quan nhà
1
nước hoặc ngân hàng 31 25,8
2 Không có 89 74,2
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)
3.2.2.3. Tình hình tiếp cận tín dụng Ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân
Trong tổng số 120 hộ phỏng vấn, 61,7% hộ tiếp cận được tín dụng
Ngân hàng nông nghiệp, có 38,3% hộ không tiếp cận được tín dụng Ngân
hàng nông nghiệp. Nhìn chung, có tài sản thế chấp và không có nợ quá hạn là
điều kiện quan trọng để được tiếp cận tín dụng Ngân hàng nông nghiệp.
Đối với nhóm hộ tiếp cận được tín dụng: Tỷ lệ hộ có tài sản thế chấp
tiếp cận được tín dụng là 60,0%; không có tài sản thế chấp tiếp cận được tín
dụng là 1,7% như vậy tài sản thế chấp là điều kiện quan trọng giúp cho các
HND tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp; Chỉ có 1,7%
hộ có nợ quá hạn tiếp cận được tín dụng Ngân hàng nông nghiệp, chủ yếu là
87

các trường hợp ngoại lệ hoặc các hộ thuộc nhóm nợ 1 và 2 có thể vay được
khi đã thanh toán hết khoản vay đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ.
Bảng 3.11: Thực trạng tiếp cận tín dụng Ngân hàng nông nghiệp của hộ
nông dân
STT Khoản mục Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)
i Tiếp cận được tín dụng 74 61,7
1 Theo tài sản thế chấp
Có tài sản thế chấp 72 60,0
Không có tài sản thế chấp 2 1,7
2 Theo nợ quá hạn
Không có nợ quá hạn 72 60,0
Có nợ quá hạn 2 1,7
II Không tiếp cận được tín dụng 46 38,3
1 Theo tài sản thế chấp
Có tài sản thế chấp 9 7,5
Không có tài sản thế chấp 37 30,8
2 Theo nợ quá hạn
Không có nợ quá hạn 31 25,8
Có nợ quá hạn 15 12,5
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)
Đối với nhóm hộ không tiếp cận được tín dụng: có tài sản thế chấp
nhưng không tiếp cận được tín dụng là 7,5% nguyên nhân chủ yếu do không
đầy đủ thủ tục khi vay và không có tài sản thế chấp không tiếp cận được tín
dụng là 30,8%. Bên cạnh đó, có đến 12,5% hộ có nợ quá hạn bị xếp vào nhóm
nợ xấu nên không tiếp cận được tín dụng Ngân hàng nông nghiệp. Đối với
những hộ không tiếp cận được tín dụng thì nguyên nhân chủ yếu là số tiền vay
quá ít nên họ không muốn vay; không biết thủ tục vay vốn và không có tài sản
thế chấp khi vay vốn cũng là một trở ngại chính; thủ tục vay rườm rà và thời
88

gian là nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng khá đến việc tiếp cận được tín
dụng chính thức. Thủ tục vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức đã đơn
giản hơn trước rất nhiều. Số người gặp khó khăn trong thủ tục vay vốn thường
là những hộ vay vốn lần đầu, chưa có kiến thức về thủ tục vay nên họ cho
rằng thủ tục vay không đơn giản, quá rườm rà. Bên cạnh đó vay vốn dạng thế
chấp cũng chẳng hề đơn giản. Những nông dân không có tài sản hoặc đi thuê
đất sản xuất thì không vay được. Hầu hết nông dân phát triển sản xuất, lập
trang trại từ nguồn đất hoang hóa, bờ bãi ven sông hay vùng đồi núi, đất thầu
khoán hoặc đi thuê từ người khác nên không có giấy quyền sử dụng đất. Việc
ngân hàng đòi hỏi nông dân phải thế chấp sổ đỏ khi vay vốn là một điều
không thể.
Nông hộ tiếp cận thông tin về tín dụng chính thức qua nhiều kênh khác
nhau. Ngân hàng tự tìm đến là 55,4%; qua chính quyền địa phương 11,5%;
qua tivi, báo đài 15,2%; người thân 12,7%; tự tìm đến ngân hàng là 5,2%.
Số tiền được vay bình quân của một hộ là 212,8 triệu đồng (độ lệch
chuẩn 104,1 triệu đồng) là khá lớn; hộ được vay ít nhất 10,0 triệu đồng, vay
nhiều nhất 500,0 triệu đồng, chênh lệch giữa hộ vay ít nhất và nhiều nhất là
50 lần. Lãi suất vay bình quân trong năm là 8,4%, hộ có lãi suất vay cao nhất
là 12,0%. Đây là mức lãi suất chấp nhận được trong điều kiện hiện tại.
Bảng 3.12: Thông tin về số tiền vay và lãi suất
Trung Độ lệch Nhỏ Lớn
STT Chỉ tiêu ĐVT
bình chuẩn nhất nhất
1 Số tiền được vay Triệu đồng 212,8 104,1 10,0 500,0
2 Lãi suất vay %/năm 8,4 2,2 5,0 12,0
3 Kiểm tra sau cho vay Lần/năm 0,9 0,8 0,0 2,0
4 Điểm số hài lòng Điểm 2,9 1,5 1,0 5,0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)
89

Số lần ngân hàng kiểm việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân trung
bình là 0,9 lần/năm; số lần kiểm tra nhiều nhất là 2,0 lần/năm. Theo quy định,
ngân hàng kiểm tra sau khi giải ngân 4 lần/năm đối với khoản vay ngắn hạn
và 2 lần/năm đối với khoản vay trung, dài hạn (NHNo&PTNT huyện Đại Từ).
Như vậy, các ngân hàng kiểm tra sau khi giải ngân đối với nông hộ tại huyện
là ít lần hơn so với quy định.
Sử dụng thang đo 5 mức: 1 là rất không hài lòng, 2 là không hài lòng, 3
là bình thường, 4 là hài lòng và 5 là rất hài lòng để đánh giá mức độ hài lòng
của nông hộ khi tiếp cận tín dụng. Kết quả cho thấy điểm số hài lòng trung
bình của nông hộ là 2,9 điểm tương đương với mức bình thường. Về nguyên
nhân không hài lòng khi tiếp cận tín dụng, có 35,1% cho rằng do mất “chi phí
lót tay”; 25,7% do thủ tục vay vốn (thường kéo dài và phải bổ sung nhiều loại
hồ sơ khác nhau), 17,6% là do số tiền vay thấp hơn nhu cầu.
Một trong những lý do quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
nguồn vốn TDCT của các hộ nông dân ở các xã điều tra đó là thiếu thông tin.
Kết quả điều tra cho thấy, nhiều hộ nông dân chỉ biết đến tổ chức tín dụng
thông qua đài phát thanh của xã hoặc các buổi họp của HPN, Hội nông dân,
HCCB, song họ cũng không hiểu rõ về thủ tục cũng như lãi suất cho vay.
Có đến 23,3% số hộ điều tra chưa từng biết thông tin về NHNo&PTNT, và
chỉ có 36 hộ (30%) nắm đầy đủ thông tin, hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của
mình khi vay vốn. Về mục đích vay vốn: qua kết quả điều tra cho thấy các hộ
vay chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sản xuất (chiếm 89,17% hộ), chỉ có
10,83% hộ vay phục vụ tiêu dùng. Bên cạnh đó các hộ đều xác định, các
khoản vay này có ý nghĩa rất lớn đối với hộ trong việc phát triển sản xuất,
nâng cao thu nhập cho gia đình (chiếm tới 70% hộ được hỏi), tuy nhiên có
20,83% hộ được hỏi trả lời khoản vay chính thức này quá nhỏ nên không đủ
mở rộng sản xuất và 9,17% hộ cho rằng vay làm tăng thêm nợ của gia đình vì
thời gian vừa qua nhóm hộ này chịu ảnh hưởng của thiên tai, thị trường dẫn
90

tới sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, họ chưa biết sẽ làm thế nào để trả
nợ ngân hàng.
Bảng 3.13: Mục đích và ý nghĩa của vay vốn đối với hộ nông dân
Số lượng Tỷ lệ
STT Khoản mục
quan sát (%)
I Mục đích vay vốn
1 Vay SXKD 107 89,17
2 Vay tiêu dùng 13 10,83
II Ý nghĩa của vốn vay
Giúp gia đình phát triển sản xuất, nâng
1 84 70,00
cao thu nhập
Khoản vay nhỏ nên không đủ mở rộng sản
2 25 20,83
xuất
3 Tăng thêm nợ của gia đình 11 9,17
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)
Tiêu biểu như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sinh, tổ dân phố Vạn
Thành 2, có con bị khuyết tật nên hoàn cảnh khá khó khăn. Năm 2017 – 2019
gia đình ông vay 50 triệu từ NHNo&PTNT huyện Đại Từ để đầu tư mô hình
chăn nuôi gà, chủ yếu vào việc xây dựng chuồng trại và mua con giống với
qui mô ban đầu là 300m² với 500 con gà nuôi lấy trứng giống. Đến nay mô
hình này đã phát triển trên 2.000 con gà với diện tích chuồng trại lên 1.200m²,
thu nhập bình quân tăng từ 4-5 triệu đồng/tháng lên trên 10 triệu đồng/tháng.
Gia đình ông Sinh đã học hỏi được kinh nghiệm từ nhiều mô hình khác giúp
cho việc chăn nuôi tốt hơn, đặc biệt là khâu phòng bệnh cho vật nuôi. Ngoài
ra, ông cũng mạnh dạn đầu tư thêm mô hình chăn nuôi lợn thịt và trồng rau,
trồng hoa để tận dụng các chất thải từ chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình
bền vững. Nhờ lãi suất vay ưu đãi đã giúp cho gia đình yên tâm phát triển mô
hình và tăng chất lượng cuộc sống.
91

Ngoài ra còn một số hộ điều tra khác như: Từ nguồn vốn vay ưu đãi
của NHNo&PTNT huyện Đại Từ qua Hội nông dân, gia đình ông Nguyễn
Văn Tần ở xóm Trung Tiến, xã Cù Vân đầu tư chăn nuôi bò thương phẩm,
trồng bưởi, nhãn đem lại hiệu quả kinh tế cao; Gia đình bà Hoàng Thị Cảnh ở
xóm Văn Giang, xã Phú Lạc đã có thu nhập ổn định từ làm chè, chăn nuôi và
trồng cây ăn quả từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng.
Nhìn chung, các hộ trả nợ đúng hạn, tỷ lệ sai hạn ở mức khá thấp,
chiếm 6,67%. Các hộ trả nợ đúng hạn cũng chiếm tỷ lệ khá cao 36,67%, sử
dụng nguồn vốn vay đúng mục đích nên đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ, giúp
hộ có của ăn của để và trả được nợ ngân hàng. Số hộ chưa đến hạn trả là
chiếm 53,33%, tại thời điểm điều tra hộ mới vay vốn nên chưa đến hạn phải trả.
3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vốn vay ngân hàng
nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
3.2.3.1. Các yếu tố từ phía người đi vay (hộ nông dân)
Giới tính của chủ hộ: Theo kết quả điều tra chủ hộ nam giới là 75 hộ,
chiếm 62,5%; chủ hộ nữ giới là 45 hộ, chiếm 37,5%. Kết quả phân tích cho
thấy, các chủ hộ là nam giới có thể tiếp cận với TDCT nhiều hơn các chủ
hộ là nữ giới, nguyên nhân là do các chủ hộ nam thường mạnh dạn hơn
trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh nên họ quyết đoán hơn trong việc
vay vốn. Vì vậy, để giúp đỡ các chủ hộ là nữ tự tin hơn trong việc tiếp cận
với nguồn vốn TDCT cũng như giúp họ mạnh dạn trong việc đầu tư sản
xuất cần có sự giúp đỡ nhiệt tình từ các ban ngành nhất là HPN, tạo điều
kiện giúp đỡ chị em trong quá trình vay vốn, giúp nhau kinh nghiệm làm
ăn từ đó giúp chị em có thể tiếp cận với nguồn vốn TDCT dễ dàng.
Về học vấn của chủ hộ: Điều tra cho thấy có 79 (chiếm 65,8%) chủ hộ
học vấn từ cấp 2 trở và 41 (chiếm 34,2%) chủ hộ học vấn dưới cấp 2, các chủ
hộ có trình độ văn hóa càng cao thì họ càng tiếp cận nhiều với nguồn vốn tín
dụng. Trong tổng số hộ vay vốn có trên 40% số hộ có trình độ trung học
92

phổ thông. Tuy nhiên, một số chủ hộ có trình độ tiểu học nhưng vẫn tích cực
vay vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng diện tích do họ có kinh nghiệm,
không sợ rủi ro, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Lượng vốn vay nhiều hay ít
cũng phụ thuộc vào trình độ văn hoá của chủ hộ vì đa số các hộ có trình độ
văn hoá cao sẽ vay lượng vốn lớn hơn để làm ăn.
Điều kiện kinh tế của hộ: Trong số các hộ có vay vốn tại các tổ chức tín
dụng, các hộ trung bình luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân là do, những
hộ này có điều kiện về kinh tế tương đối ổn định, là cơ sở vững chắc giúp
hộ có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn vay lớn từ ngân hàng. Qua điều
tra cho thấy các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá và trung bình tự tin trong
việc sản xuất kinh doanh. Các hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn
nên họ không tự tin trong việc sản xuất kinh doanh, mặt khác tài sản thế chấp
của các hộ này thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn TDCT
nên đôi khi mặc dù có nhu cầu vay nhưng hộ cũng không vay được. Do đó để
các hộ nghèo tiếp cận gần gũi hơn với nguồn vốn TDCT thì cần có sự giúp đỡ
của các ban ngành, đoàn thể trong xã để có thể giảm số hộ nghèo xuống
còn mức thấp nhất.
Tài sản đảm bảo của các hộ là yếu tố quan trọng quyết định tới khả
năng tiếp cận tín dụng của hộ, qua kết quả điều tra cho thấy có 60% hộ có tài
sản đảm bảo mới tiếp cận được tín dụng của ngân hàng nồng nghiệp. Các tài
sản bảo đảm khoản vay của nông dân chủ yếu là ruộng đất, các vấn đề về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phát mại tài sản khi nợ xấu phát sinh
cũng khiến ngân hàng gặp nhiều rắc rối. Các món vay trong lĩnh vực nông
nghiệp thường là nhỏ lẻ, chi phí hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng sẽ
cao. Do vậy, các tổ chức tín dụng thường không mặn mà cấp tín dụng trong
nông nghiệp, nông thôn.
Thành viên các tổ chức chính trị xã hội là yếu tố quan trọng có ảnh
hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, bởi họ cập nhật được thông tin
93

nhanh và được các hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh tạo điều kiện cho
vay. Đặc biệt xác định hỗ trợ vốn và định hướng các cách thức làm ăn chính
là hỗ trợ nông dân “cần câu cơm” hiệu quả cho hội viên, nên nhiều năm qua,
Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh các xã đã phát huy vai trò cầu
nối của mình huy động và nhận ủy thác các nguồn vốn vay, hỗ trợ hội viên
nông dân phát triển kinh tế. Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn các hộ
được tiếp cận vốn vay đều là thành viên của các tổ chức chính trị xã hội (Hội
nông dân, Hội Phụ nữ). Các tổ chức này được ví như “cánh tay vươn dài” của
ngân hàng với nhiều chức năng hỗ trợ khác nhau trong quá trình tiếp cận tín
dụng của hộ, đặc biệt là hộ nông dân. Các tổ chức này đóng vai trò trung
gian giữa ngân hàng và hộ nông dân, đồng thời cũng tham gia trong quy
trình cho vay từ khâu hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn đến đôn đốc thu hồi nợ.
Kết quả điều tra cho thấy HPN đã giúp gần 40% số hộ vay tại NHNo&PTNT;
Hội nông dân cũng là một trong các tổ chức quan trọng giúp cho gần 60% số
hộ được vay tại NHNo&PNTNT.
Nhiều hộ được phỏng vấn cho rằng nhờ các tổ chức đoàn thể họ mới
có thể tiếp cận được với nguồn vốn TDCT. Các tổ chức đoàn thể không chỉ
đứng ra bảo lãnh vay vốn cho các hộ gặp khó khăn không trực tiếp vay được
từ ngân hàng mà họ còn giúp nông dân cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.
Tuy nhiên, do áp lực từ việc cam kết hỗ trợ thu hồi nợ vay dẫn đến việc
tham gia vào xét duyệt đối tượng cho vay tại Ngân hàng nhằm chọn những hộ
có điều kiện trả vốn nhanh vào tổ vay vốn. Điều đó đã gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận tín dụng của hộ nông dân.
3.2.3.2. Các yếu tố từ phía tổ chức tín dụng
* Năng lực của cán bộ ngân hàng
Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định đến tiếp cận tín dụng của HND tại NHNo&PTNT
huyện Đại Từ. Về cơ bản trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng được đánh
94

giá tương đối tốt. Chỉ tiêu được đánh giá cao nhất là: “Nhân viên thể hiện kiến
thức và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp” đạt mức điểm 4,04. Điều này cho
thấy các cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã được đào tạo tốt
nên có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, có kiến thức nghiệp vụ tốt.
Bảng 3.14. Đánh giá về trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng
Ý
Nhóm Chỉ tiêu Điêm TB
nghĩa
Nhân viên thể hiện kiến thức và kỹ năng làm việc
4,04 Tốt
chuyên nghiệp
Nhân viên tín dụng có thái độ nhiệt tình, lịch
Trình độ 3,45 Tốt
thiệp khi làm việc với KH
chuyên
Nhân viên làm việc luôn đúng giờ và tuân thủ về
môn của 3,96 Tốt
lịch hẹn với khách hàng
cán bộ
Nhân viên được trang bị kiến thức, hiểu biết về
tín dụng
sản phẩm, dịch vụ tốt, nên dễ dàng tư vấn cho 3,76 Tốt
Chi
khách hàng
nhánh
Nhân viên luôn thể hiện được sự đồng cảm và
Trung
quan tâm tới nhu cầu, mong muốn của khách 3,08
bình
hàng
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)
Chỉ tiêu được đánh giá cao tiếp theo là “Nhân viên làm việc luôn đúng
giờ và tuân thủ về lịch hẹn với khách hàng” đạt mức điểm 3.96. Việc tuân thủ
giờ giấc và đúng hẹn thể hiện sự tôn trọng, phép lịch sự với khách hàng, qua
đó tạo ấn tượng tốt từ phía khách hàng.
Chỉ tiêu: “Nhân viên được trang bị kiến thức, hiểu biết về sản phẩm,
dịch vụ tốt, nên dễ dàng tư vấn cho khách hàng” cũng được khách hàng đánh
giá tốt với mức điểm là 3,76. Chi nhánh đã quan tâm đến việc đào tạo kiến
thức về sản phẩm tín dụng HND của chi nhánh vì vậy họ có thể dễ dàng tư
vấn cho khách hàng chọn lựa các sản phẩm tín dụng phù hợp với khả năng tài
95

chính của bản thân, bởi vậy chỉ tiêu này đã được đánh giá cao.
“Tuy nhiên các cán bộ tín dụng của Chi nhánh chưa được khách hàng
đánh giá cao ở hai chỉ tiêu bao gồm “Nhân viên tín dụng có thái độ nhiệt tình,
lịch thiệp khi làm việc với khách hàng” có mức điểm 3,45 và “Nhân viên thể
hiện được sự đồng cảm và quan tâm tới nhu cầu, mong muốn của khách
hàng” đạt 3,08 điểm. Hoạt động cho vay HND của các ngân hàng thương mại
trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt với
nhau, bởi vậy đòi hỏi thái độ của nhân viên tín dụng phải nhiệt tình, lịch thiệp
khi giao dịch với khách. Thái độ của nhân viên tín dụng chưa được đánh giá
cao và các nhân viên chưa thể hiện rõ sự quan tâm với nhu cầu, mong muốn
của khách hàng là một trong những nguyên nhân làm giảm sự hài lòng của
khách hàng đối với hoạt động tín dụng HND của Chi nhánh. Tuy nhiên, mức
điểm của hai chỉ tiêu này vẫn ở mức độ chấp nhận được nên NHNo&PTNT
huyện Đại Từ cần chú trọng hơn để khách hàng đánh giá cao hơn các chỉ tiêu này.
* Chính sách cho vay của ngân hàng
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá về chính sách cho vay của Ngân hàng
NN&PTNN huyện Đại Từ

Nhóm Chỉ tiêu Điêm TB Ý nghĩa

Chính sách cho vay HND của ngân hàng rất


3,45 Tốt
thông thoáng
Chính sách cho vay HND phù hợp với nhiều đối
Chính 3,51 Tốt
tượng khách hàng
sách cho
Quy trình thủ tục xử lý hồ sơ vay vốn nhanh Trung
vay 3,10
gọn đơn giản bình
Quy trình thủ tục giải ngân nhanh gọn chính xác Trung
3,17
không phiền hà bình
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)

Chính sách cho vay là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá
chất lượng cho vay của ngân hàng. Chính sách cho vay càng thông thoáng,
96

đơn giản thì độ hài lòng của khách hàng càng cao và ngược lại. Dưới đây là
bảng đánh giá chính sách cho vay của khách hàng đối với NHNo&PTNN
huyện Đại Từ.
Qua bảng trên ta thấy chính sách cho vay của NHNo&PTNN huyện
Đại Từ được khách hàng đánh giá khá cao thể hiện ở số điểm trung bình các
khách hàng đánh giá ở 4 chỉ tiêu nêu trên.
Trong đó chỉ tiêu đạt được số điểm cao nhất là chỉ tiêu về “Chính sách
cho vay HND phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng” đạt 3,51 điểm có thể
thấy chính sách cho vay dành cho HND tại Chi nhánh đã được thực hiện khá
tốt, các sản phẩm cho vay HND được đa dạng hóa nhằm thu hút nhiều hơn
các đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là khi tình hình kinh tế trên địa
bàn đang phát triển khá nhanh. Với những sự thay đổi này của chi nhánh đã
nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Mức điểm cao thứ hai thuộc về chỉ tiêu “Chính sách cho vay HND của
ngân hàng rất thông thoáng” với số điểm đạt được là 3,45 điểm. Điều này đã
thể hiện các thủ tục quy trình giải ngân của chi nhánh đã được đơn giản hóa
nhiều, hồ sơ của khách hàng cần đảm bảo theo những yêu cầu có sẵn theo sự
hướng dẫn của cán bộ tín dụng để khách hàng có thể tiếp cận với vốn vay.
Chỉ tiêu thứ ba “Quy trình thủ tục giải ngân nhanh gọn chính xác
không phiền hà”, đạt 3,17 điểm, chỉ ở mức trung bình.
Chỉ tiêu có mức điểm thấp nhất là chỉ tiêu “Quy trình thủ tục xử lý hồ
sơ vay vốn nhanh gọn đơn giản” được đánh giá với số điểm chỉ đạt 3,1 điểm.
* Năng lực về kế hoạch kinh doanh của ngân hàng
Năng lực tài chính của ngân hàng là một trong những yếu tố thu hút
khách hàng, ngân hàng có năng lực tài chính tốt, tình hình tài chính mạnh sẽ
tạo sức hút lớn đối với khách hàng và ngược lại. Hơn nữa, nếu ngân hàng có
năng lực tài chính ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng từ đó
phát triển hoạt động tín dụng.
97

Năng lực tài chính của Ngân hàng NN&PTNT VN là rất mạnh, bởi vậy
hệ thống các chi nhánh của ngân hàng nói chung và chi nhánh huyện Đại Từ
nói riêng cũng được khách hàng đánh giá cao. Thể hiện ở bảng tổng hợp sau:
Bảng 3.16. Đánh giá về năng lực tài chính của Ngân hàng NN&PTNT
huyện Đại Từ

Điêm
Nhóm Chỉ tiêu Ý nghĩa
TB

Năng Ngân hàng luôn đáp ứng được nhu cầu vay
3,71 Tốt
lực tài vốn của khách hàng tại mọi thời điểm
chính Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh so
3,62 Tốt
của với các ngân hàng khác trên địa bàn
ngân Các thông tin về tài chính thu nhập của
2,66 Trung bình
hàng ngân hàng được công khai minh bạch
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)
Chỉ tiêu được đánh giá cao nhất là: “Ngân hàng luôn đáp ứng được
nhu cầu vay vốn của khách hàng tại mọi thời điểm” đạt 3,71 điểm. Đây là
một mức điểm cao. Do nhu cầu vốn của HND thường không cao và thời hạn
thường ngắn, ngoài ra tiềm lực về tài chính của NHNo&PTNT huyện Đại Từ
tương đối mạnh nên việc cung ứng vốn cho HND là rất dễ dàng và
NHNo&PTNT huyện Đại Từ có thể thực hiện bất cứ lúc nào nếu hồ sơ khách
hàng đáp ứng được yêu cầu tín dụng của chi nhánh. Đây là nguyên nhân
khách hàng đánh giá cao chỉ tiêu này của NHNo&PTNT huyện Đại Từ, là yếu
tố thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng của hộ nông dân.
Bên cạnh đó chỉ tiêu: “Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh so với
các ngân hàng khác trên địa bàn” cũng đạt số điểm đánh giá cao với mức
điểm là 3,6. Do năng lực tài chính của ngân hàng rất mạnh, ngân hàng đã tạo
được uy tín, thương hiệu với khách hàng nên khách hàng rất tin tưởng vào
ngân hàng. Chính vì vậy, mặc dù trên địa bàn có rất nhiều chi nhánh của các
98

ngân hàng thương mại khác nhưng ngân hàng NHNo&PTNT huyện Đại Từ
vẫn giữ vị trí đứng đầu về thị phần tín dụng hộ nông dân, về số lượng khách
hàng và về khả năng huy động vốn. Từ đó làm chỉ tiêu này của chi nhánh
được đánh giá ở mức rất cao.
Trong 3 chỉ tiêu về năng lực tài chính của ngân hàng thì có một chỉ tiêu
bị khách hàng đánh giá thấp, số điểm đạt được là 2,66 là mức điểm trung bình
đó là chỉ tiêu “Các thông tin về tài chính, thu nhập của ngân hàng được công
khai minh bạch và dễ tiếp cận đối với khách hàng”. Điều này thể hiện, khách
hàng khó có thể tìm kiếm các thông tin về tài chính thu nhập của ngân hàng
do đó thiếu sự công khai minh bạch.
3.3. Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn vốn vay ngân hàng nông nghiệp của
hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Những kết quả đạt được
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội
như Hội Nông dân, Hội phụ nữ các cấp…, cụ thể là chính sách hỗ trợ tại các
Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp – nông thôn trong các năm qua bộ mặt nông thôn tỉnh Thái Nguyên
nói chung và huyện Đại Từ nói riêng đã có nhiều thay đổi.
Các cấp Hội nông dân trong huyện đã phối hợp với Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội của huyện Đại
Từ cho nông hộ vay vốn theo mô hình tổ liên kết sản xuất, mang lại hiệu quả
thiết thực, nhiều hộ vay vốn làm ăn có hiệu quả cao, xóa được đói, giảm
nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu mở rộng đầu tư, thu hút nhiều lao động tại
nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nông dân.
Với quá trình hình thành và phát triển trong nhiều năm, NHNo&PTNT
huyện Đại Từ đã làm rất tốt công tác huy động vốn cũng như cho vay vốn,
đặc biệt là khi có Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 09/6/2018 về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, NHNo&PTNT huyện Đại
99

Từ tập trung cho vay đối với HND và coi đây là mảng hoạt động kinh doanh
trọng tâm. Chính vì vậy hoạt động cho vay HND của NHNo&PTNT huyện
Đại Từ trong thời gian gần đây có sự tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệu
quả, tận dụng lợi thế mạng lưới rộng lớn để góp phần làm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp-nông thôn, phát triển kinh tế địa phương.
Dư nợ cho vay HND của NHNo&PTNT huyện Đại Từ ngày càng tăng
và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Kết quả
này đã góp phần chuyển dịch mạnh mẽ, toàn diện từ cho vay doanh nghiệp
Nhà nước, hợp tác xã là chủ yếu sang tập trung cho vay HND với nhiều
phương thức cho vay đa dạng. Với sự chuyển biến kịp thời đó đã giúp cho
NHNo&PTNT huyện Đại Từ luôn là bạn đồng hành của nông dân.
Bên cạnh việc cho vay hộ nông dân đơn thuần là trồng trọt, chăn nuôi;
NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã đa dạng hóa các loại hình cho vay: vay tiêu
dùng; chế biến tiêu thụ nông, lâm nghiệp, thủy sản; phát triển ngành
nghề,…góp phần tạo nên sự chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển kinh tế địa
phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, xoá đói giảm nghèo, tăng thu
nhập, nâng cao đời sống người dân;
3.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những mặt đạt được, các chính sách về hỗ trợ nông dân tiếp
cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn
còn nhiều nông hộ chưa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức; các
vướng mắc trong thủ tục cho vay cần tiếp tục được giải quyết trong thời gian
tới. Cụ thể như việc xác nhận các đối tượng vay vốn của ngân hàng ở các địa
phương chưa thống nhất, nơi thì quá chặt, có nơi thì quá lỏng lẻo chưa thật sự
công bằng cho các đối tượng vay vốn.
Dư nợ HND có xu hướng tăng, tuy nhiên việc huy động vốn từ các
HND chưa đáp ứng được việc sử dụng vốn. Qua các năm, phần dư nguồn vốn
HND đều âm, ngân hàng phải dùng phần lớn phần dư nguồn vốn huy động
100

khác để bù đắp. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nhưng
dư nợ lại trung và dài hạn, điều này cho thấy rủi ro nhiều như mất khả năng
thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn
hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản này không sinh lời.
Số hộ được vay vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng số hộ trên địa bàn
huyện.
Tỷ trong cho vay không có tài sản bảo đảm cũng đang có xu hướng
tăng cao hơn. Bên cạnh đó, cũng thấy được sự tăng nhẹ của hình thức vay
không có tài sản đảm bảo.
Việc vay vốn của các HND trong sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều
khó khăn, thủ tục rườm ra, tài sản thế chấp hạn chế nên lượng vốn vay không
đủ đáp ứng nhu cầu.
Huyện Đại Từ mới đang chỉ tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu vốn của
các hộ xung quanh địa bàn đặt chi nhánh phòng giao dịch
Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh thường xuyên có sự thay đổi thể
hiện sự không ổn định, tuy nhiên số vòng quay nhỏ nên khả năng sử dụng vốn
của ngân hàng là chưa tốt.
3.3.3. Nguyên nhân
3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Trước hết hãy xem xét các nguyên nhân từ phía HND vay vốn. Hiên
nay các HND có nhu cầu vay vốn rất cao nhưng họ rất khó đáp ứng được các
tiêu chí của Ngân hàng. Một số nguyên nhân dẫn đến HND chưa được vay
vốn là:
Người nông dân vẫn còn tâm lý e ngại khi vay vốn tại ngân hàng, thói
quen dựa vào bạn bè, người thân trong gia đình để vay mượn. Ngoài ra, năng
lực tiếp cận tín dụng chính thức còn hạn chế thể hiện ở trình độ dân trí thấp,
tầm nhìn hạn hẹp và không đủ năng lực lập phương án vay vốn, kế hoạch sản
xuất, kinh doanh; việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa
101

vào tập quán, kinh nghiệm, thiếu sổ sách ghi chép; không có các phương thức
quản lý và sử dụng vốn hiệu quả.
Phần lớn các HND của thành phố vẫn sản xuất theo truyền thống hoặc
chạy theo phong trào chưa tuân thủ theo định hướng quy hoạch của địa
phương, chọn lựa vật nuôi, giống cây trồng theo cảm tính, thấy cái gì có lợi
trước mắt thì làm, không dự báo, định hướng khả năng có thể xảy ra trong
tương lai; thiếu cơ sở khoa học và không đảm bảo số lượng, chất lượng sản
phẩm theo yêu cầu thị trường, do đó dẫn đến rủi ro trong đầu tư sản xuất. Do
đó khi đi vay vốn Ngân hàng, các HND phải có dự án khả thi được xây dựng
trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, thẩm định và phân tích một cách chính
xác. Nhưng trong thực tế do nhiều yếu tố về trình độ, kinh nghiệm nên có
những hộ có ý tưởng làm ăn lớn nhưng không lập được kế hoặch dưới bảng
biểu theo yêu cầu của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng nhiều khi phải giúp đỡ
người vay, tính toán và lập phương án vay vốn trả nợ. Vì vậy nếu trình độ của
các cán bộ tín dụng yếu thì chất lượng tín dụng sẽ không tốt.
HND không đủ tài sản thế chấp hợp pháp. Đối với các hộ muốn đi vay
phải có tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án sản
xuất kinh doanh gặp khó khăn ngoài dự kiến, dẫn đến hoạt động kinh doanh
không có hiệu quả. Hiện nay chủ yếu các HND thế chấp bằng tài sản cố định
hoặc bất động sản nhưng việc xác định giá trị thực tế của các tài sản còn gặp
nhiều khó khăn, độ chính xác thấp, các văn bản quy định có liên quan còn một
số chồng chéo và mâu thuẫn.
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Về phía các ngân hàng, thủ tục cho vay đối với nông hộ trong những
năm qua đã được giảm bớt, tuy nhiên, do quy định về quản trị ngân hàng và
quản trị rủi ro thì thủ tục cho vay vẫn còn khá chặt chẽ và thiếu tính linh hoạt,
chưa tính đến đặc thù sản xuất nông nghiệp nên nhiều trường hợp nông hộ
không vay được do vướng mắc thủ tục (hộ khẩu, tài sản bảo đảm, thiếu chứng
102

từ sử dụng vốn vay). Ngân hàng Nông nghiệp chủ yếu dựa trên diện tích canh
tác để xác định số tiền cho vay đối với nông hộ (trung bình là 5-7 triệu
đồng/1.000m2 đất canh tác) mà chưa tính đến nhu cầu vay vốn thực sự của
người dân và đặc điểm của ngành nghề, dẫn đến số tiền cho vay chưa đủ để
sản xuất kinh doanh. Ngân hàng còn quá thận trọng đối với khách hàng vay
vốn, đặc biệt là HND. Ngân hàng luôn cho rằng cho vay các doanh nghiệp, cá
nhân khác là an toàn hơn các HND. An toàn vốn là một điều rất quan trọng và
các Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu đó. Nhưng Ngân hàng cũng cần phải
cân nhắc giữa sự thận trọng của mình và kết quả thu được. Vẫn biết cho vay
đối với các HND có rủi ro hơn các đối tượng khác, nhưng không vì vậy mà
Ngân hàng hướng sang phát tới các nhóm đối tượng khác. Cái căn bản là tiến
hành thẩm định dự án cho vay, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro để
tạo điều kiện kinh doanh cho các HND làm ăn có hiệu quả đang cần nhu cầu
vốn. Thời gian xét duyệt một dự án cho vay còn dài, thủ tục rườm rà vì có
nhiều giấy tờ biểu mẫu được đòi hỏi và phải được sự nhất trí của Ngân hàng
chủ quản cấp trên do vậy nó làm cho cán bộ tín dụng mất thời gian điều tra
đồng thời làm cho người nông dân đi vay vốn chán nản. Nhất là những khoản
vay không lớn, khi vay được vốn thì các hộ đã mất đi những cơ hội mà đáng
ra nếu vay đựơc sớm thì mọi việc theo tiến độ thì tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó,
việc thực hiện qui trình nghiệp vụ cho vay chưa nghiêm túc và khoa học nên
dẫn đến việc giải quyết vay cho khách hàng còn chậm.
Năng lực cán bộ các hội, đoàn thể còn hạn chế. Chỉ có thể hỗ trợ vay
vốn nhưng không hỗ trợ được việc lập kế hoạch sinh kế bền vững, không hỗ
trợ việc nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn. Chưa tạo được sự liên kết
giữa Ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước và những đơn vị cung ứng
các dịch vụ công khác như: Khuyến nông, khuyến ngư; tư vấn thị trường; trợ
giúp pháp lý để hỗ trợ người dân tiếp cận và sử dụng vốn.
103

Việc phối hợp với các tổ chức Hội nông dân, Hội Phụ nữ chưa chặt
chẽ. Ở một số địa phương, chi nhánh và Hội đoàn thể chỉ làm đến đâu hay đến
đó, không có tổ chức hội họp sơ kết đánh giá mặt được, chưa được, tìm
nguyên nhân để đề ra phương hướng phối hợp khắc phục. Do đó số lượt họp
dân, số tổ thành lập và số thành viên gia nhập tổ vay vốn còn hạn chế, ảnh
hưởng rất lớn đến chương trình phối hợp giữa chi nhánh và Hội Nông dân,
Hội Liên hiệp Phụ nữ. Một số tổ vay vốn chỉ phối hợp tốt với ngân hàng trong
quá trình giải ngân, nhưng khi thu hồi nợ, đặc biệt là nợ quá hạn, nợ xấu thì
các tổ vay vốn chưa kiên quyết trong việc phối hợp giúp đỡ xử lý thu hồi nợ
cùng với cán bộ tín dụng. Một khi trong tổ có thành viên để nợ quá hạn, nợ
xấu sẽ kéo theo tâm lý chây ỳ, không chịu trả nợ của một số tổ viên khác.
Cũng có tình trạng khi cho vay qua tổ, các tổ trưởng chiếm dụng tiền lãi vay
không nộp cho ngân hàng hoặc nộp chậm nên ảnh hưởng xấu đến các thành
viên trong tổ. Hiện nay việc cho vay qua tổ hoạt động chưa hiệu quả, việc trả
nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn, nhiều tổ trưởng thoái thác trách nhiệm,
không quản lý tổ gây khó khăn cho Ngân hàng.
Sự phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội tại một số
phòng giao dịch còn chưa chặt chẽ trong việc tuyên truyền, phổ biến nội dung
các chính sách vay vốn. Tại một số địa phương, các tổ chức hội đoàn thể
không thông báo rõ ràng đến đối tượng hưởng lợi, còn một số địa phương
nắm bắt thông tin này thì lại thờ ơ với quyền lợi được hưởng ưu đãi của bà
con. Kết quả là nguồn vốn ưu đãi không giải ngân được bao nhiêu, làm bỏ lỡ
cơ hội thoát nghèo của bà con nông dân.
104

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay
ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh
Thái Nguyên
3.4.1. Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay
Trình độ dân trí thấp là rào cản hạn chế các hộ nông dân tiếp xúc
cũng như cập nhật thông tin. Do vậy vẫn còn một tỷ lệ đáng kể hộ nông dân
chưa nắm rõ điều kiện vay, thủ tục cho vay, lãi suất, các khoản phải trả,
quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn... Để giúp họ, đặc biệt là hộ
trung bình và hộ nghèo tiếp cận một cách tốt hơn với nguồn vốn vay, ngoài
việc các tổ chức tín dụng tìm mọi biện pháp để cung cấp vốn thì cần có những
biện pháp giúp hộ nông dân nắm rõ những thông tin về hoạt động cho vay
thông qua các hình thức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức,
hiểu biết cho người dân.
Chính quyền địa phương và các tổ chức tín dụng là những đơn vị tiếp
xúc trực tiếp với nông hộ nhiều hơn và sống gần bên cạnh nông hộ hơn. Các
tổ chức xã hội có số hội viên đông đảo, có nhiều kinh nghiệm trong công tác
vận động quần chúng có đội ngũ cán bộ nhiệt tình và đông đảo. Đây là kênh
thông tin quan trọng giúp cho các tổ chức tín dụng và cán bộ tín dụng dù có
nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại không
hiểu rõ tình hình kinh tế, đời sống của nông hộ và vai trò của các tổ chức xã
hội trong việc phân phối, mở rộng, quản lý khách hàng nhất là nông hộ khó
khăn và những nông hộ nghèo. Vì thế việc tăng cường các mối quan hệ với
chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể sẽ giúp cho các tổ chức tín
dụng bám sát được địa bàn sâu và rộng hơn đồng thời mang lại nhiều lợi ích
cho các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng chính thức phải thông tin rộng rãi hơn
nữa các chương trình vay của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng
như quảng cáo trên ti vi, thông báo trên đài địa phương, đài phát thanh truyền
105

hình của huyện, tổ dân cư tự quản để các hộ nông dân tại địa phương dễ dàng
tiếp cận, thay vì đi đến tậ trụ sở xin được vay vốn.
3.4.2. Củng cố vai trò của tổ chức đoàn thể
HND, HCCB và ĐTN có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận tín dụng
của hộ. Các tổ chức này hoạt động mạnh và có hiệu quả thì người dân sẽ
dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng hơn. Hầu hết các hộ nông dân
thường vay theo hình thức tín chấp, thông qua các tổ chức đoàn thể quần
chúng. Do đó để cung cấp vốn cho người dân nhiều hơn đặc biệt là các hộ
nghèo và trung bình để họ làm ăn thoát khỏi nghèo đói, góp phần phát triển
kinh tế thì cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội.
Các tổ chức xã hội có số hội viên đông đảo, có kinh nghiệm trong
công tác vận động quần chúng, có đội ngũ cán bộ nhiệt tình. Cán bộ tín dụng
có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại
không hiểu rõ đời sống của người nông dân và vai trò của các tổ chức
xã hội trong việc phân phối mở rộng và quản lý khách hàng nhất là các hộ
nghèo. Do vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các tổ chức xã
hội sẽ mang lại thuận lợi cho cả bên đi vay và bên cho vay. Cán bộ tín dụng
cần được trang bị kỹ năng về quản lý, giám sát các nhóm tín dụng tiết kiệm.
Cán bộ của các tổ chức xã hội cần hiểu biết về quy trình và thủ tục cho
vay vốn.
Cán bộ địa phương và cán bộ phụ trách công tác đoàn thể là những
người thường xuyên tiếp dân, nắm bắt tình hình nông hộ rõ nhất. Vì thế cán
bộ địa phương đặc biệt là những cán bộ phụ trách liên kết tổ chức tín dụng với
nông hộ xin vay vốn cần nâng cao kiến thức công tác hội và cá kiến thức cơ
bản về quy trình và thủ tục vay vốn để hỗ trợ nông hộ nhanh chóng.
3.4.3. Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay
Ngân hàng cần cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn
nhẹ, phù hợp với trình độ người dân, tránh tình trạng hộ nông dân phải đi lại
106

nhiều lần và chờ đợi quá lâu. Bên cạnh đó việc tăng quy mô vốn vay trung và
dài hạn đối với các hộ hoạt động hiệu quả là cần thiết. Ngoài ra, cơ chế cho
vay bằng hiện vật như giống, phân bón thức ăn gia súc... cho nông dân nghèo
cần được khuyến khích để bảo đảm vốn vay được sử dụng đúng mục đích.
Các tổ chức tín dụng cũng cần có một cơ chế lãi suất hợp lý, mềm dẻo cho
phù hợp với từng đối tượng vay.
Ngân hàng chủ động phối hợp với khách hàng để tháo gỡ khó khăn
trong việc tiếp cận vốn vay và trả nợ vay, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng
vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất, đảm bảo khả năng trả
nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vay có
hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Thường xuyên kiểm tra tình hình sử
dụng vốn vay của nông hộ để đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu
quả nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn. Vừa tăng hiệu quả cho ngân hàng,
vừa góp phần phát triển kinh tế của hộ và đảm bảo có nguồn trả nợ đúng hạn
cho ngân hàng.
Thực hiện việc nhắc nợ (gốc, lãi) định kỳ đối với nông hộ thông qua tin
nhắn SMS tự động hoặc điện thoại nhắc nhở. Lưu ý tập trung đôn đốc trả nợ
đối với các khách hàng có lịch sử trả nợ thường xuyên trễ hạn từ 1-5 ngày
nhằm tránh phát sinh nợ quá hạn.
Phát triển thêm các sản phẩm tín dụng như: Cho vay làng nghề truyền
thống, các sản phẩm công nghiệp – dịch vụ, cho vay xuất khẩu lao động, dịch
vụ tại địa bàn nông thôn. Chủ động xác định nhu cầu theo từng nhóm khách
hàng ở khu vực Nông nghiệp nông thôn từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ
phù hợp với từng nhóm.
Theo kết quả nghiên cứu thì tài sản thế chấp, thu nhập bình quân là một
trong những yếu tố quan trọng trong đó có tương quan thuận ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ. Đối với các hộ
107

nông dân có thể cho vay không cần tài sản thế chấp nhưng mức cho vay sẽ
thấp hơn và hộ cho vay phải có cách thức sử dụng tiền vay hiệu quả.
Đối với những nông hộ có thu nhập thấp, đất đai ít thì khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng sẽ càng khó khăn nếu nông hộ cần vốn để sản xuất.
Vì thế các tổ chức tín dụng cần mở rộng chính sách tín dụng cho nhiều đối
tượng hơn nữa, mang nguồn vốn tín dụng đến với những nông hộ có ít điều
kiện, diện tích đất đai thế chấp để những nông hộ này có cơ hội tiếp cận dược
với các nguồn vốn tín dụng chính thức, phát triển kinh tế nông hộ.
108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển nông nghiệp và không
ngừng nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ có tính chiến lược hàng
đầu.Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu và là yếu tố
quyết định trong việc sản xuất kinh doanh, nông hộ để đáp ứng yêu cầu mua
máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động từ đó, làm tăng thu nhập
cho người nông dân. Trong điều kiện thu nhập của nông hộ hiện tại còn thấp
nên không đủ tích lũy để tái đầu tư thì nguồn vốn tín dụng chính thức đóng
vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của nông hộ.
Qua nghiên cứu đề tài: “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng
nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên” luận văn đã làm rõ một số nội dung sau:
Thứ nhất: Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái
Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Cơ cấu hộ
nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và
tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp. Xuất hiện ngày càng
nhiều các hộ bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng
hóa.
Thứ hai: Luận văn phân tích khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông
nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2018 – 2020. Cụ thể: Đa số nông hộ của Đại Từ sản xuất nông nghiệp,
tỷ trọng hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng đang có xu hướng giảm xuống
trong cơ cấu. Số hộ được vay vốn của NHNo&PTNT huyện Đại Từ tăng qua
3 năm, cụ thể năm 2019 số HND vay vốn là 2.543 hộ tăng 12,72% so với năm
2018; năm 2020 số HND tăng lên 2.781 hộ tương ứng tăng 9,36% so với năm
2019. Tốc độ tăng trung bình là 11,04%/năm. Nhìn chung, có tài sản thế chấp
và không có nợ quá hạn là điều kiện quan trọng để được tiếp cận tín dụng
109

Ngân hàng nông nghiệp. Khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của hộ
nông dân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh
hưởng này đến từ hai phía là người đi vay vốn và tổ chức cung cấp tín dụng.
Trên cơ sở thực trạng đã phân tích, luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ
nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 gồm:
Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay, củng cố vai
trò của tổ chức đoàn thể và hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Chính phủ
Chính phủ nên xây dựng toàn diện hệ thống quy định, nghị định, quyết
định phát triển nông thôn, song hành cùng với những văn bản hoàn thiện thể
chế tín dụng khu vực nông thôn, pháp nhân là hộ gia đình. Cả hai khía cạnh
này đều cần tạo được tính hấp dẫn tín dụng nông thôn với ngân hàng như đảm
bảo sự an toàn hoạt động của ngân hàng, cho ngân hàng thấy được tiềm năng
thị trường tín dụng nông thôn.
Chính phủ cần triển khai những chương trình hướng dẫn người nông
làm nông nghiệp: (1) Về hình thức hoạt động SXKD trong nông nghiệp,
Chính phủ nên khởi xướng liên kết những hộ gia đình có thửa ruộng liền kề
thành một nhóm, hướng dẫn các nhóm cách hợp tác sản xuất cùng nhau, có
những quy định minh bạch và linh hoạt việc phân chia lợi ích kinh tế; (2) Về
kỹ thuật trong hoạt động SXKD, Chính phủ cần có chính sách cử các chuyên
gia phù hợp kết hợp với các nhóm tìm và áp dụng kỹ thuật canh tác khoa học,
máy móc cải tiến, sử dụng giống cây trồng chất lượng tốt. Những thay đổi này
không chỉ tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế ngành nông nghiệp mà còn
tạo cho ngân hàng niềm tin vào khoản cho vay của họ sẽ “đơm hoa, kết trái”
khi được gieo trong nghề nông.
110

Đối với những khoản cho vay không cần tài sản thế chấp, Chính phủ
nên đưa ra những quy định ràng buộc rõ ràng khác, những chế tài xử lý khi
việc trả nợ của hộ gặp khó khăn. Đối với cho vay mục đích tiêu dùng, chính
phủ nên xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ, chặt chẽ hơn nữa.
Chính phủ cần có các biện pháp triệt để, mạnh mẽ hơn nữa để đẩy lùi
tín dụng đen trong thị trường tài chính nông thôn để giúp các hộ dễ tiếp cận
với nguồn vốn chính thức, giá rẻ hơn, an toàn hơn.
2.2. Chính quyền địa phương cấp huyện, xã
Chính quyền địa phương phối hợp nên phối hợp với Chính phủ thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cho các hộ gia đình, có những hoạt
động kết nối giữa chính quyền và hộ gia đình để hiểu rõ đặc điểm các hộ gia
đình hơn.
Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, mở
các khóa học ngắn ngày để bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, kỹ năng, truyền đạt
kinh nghiệm của các chuyên gia về phát triển ngành nghề chủ lực của địa
phương; tạo môi trường động viên, khuyến khích các hộ cùng lĩnh vực sản
xuất kinh doanh thường xuyên giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm.
111

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bùi Hoàng Anh (2000), “Tín dụng ngân hàng phục vụ đối tượng chính
sách và các chương trình kinh tế của Chính phủ: Những tồn tại và kiến nghị
tháo gỡ”, Tạp chí Ngân hàng số 4.
2. Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết 10-NQ/TW năm 1988 về đổi mới quản
lý kinh tế nông nghiệp.
3. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2017), Quyết định 738 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng
dụng trong nông nghiệp.
4. Chi cục thống kê huyện Đại Từ (2020), Số liệu thống kê 2020.
5. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ
trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
6. Chính phủ (2013), Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về
chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
7. Chính phủ (2014), Nghị định 67/2014/NĐ-CP Về một số chính sách phát
triển thủy sản.
8. Chính phủ (2018), Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 09/6/2018 của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
9. Nguyễn Xuân Cường (2021), Những điểm sáng của ngành nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2016- 2020, Tạp chí cộng sản.
10. Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu (2012). “Vai trò của tín dụng chính thức
trong đời sống nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Đại học Cần Thơ.
11. Vương Quốc Duy (2014), “Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng
đến tiếp cận tín dụng đối với nông hộ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến
nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức”, Đại học Cần Thơ.
12. Hội nông dân huyện Đại Từ (2020), Báo cáo tổng kết công tác hội nông
dân các năm 2018, 2019, 2020.
112

13. Hội nông dân huyện Chợ Mới (2020), Báo cáo tổng kết công tác hội
nông dân năm 2020.
14. Hội nông dân huyện Phú Bình (2020), Báo cáo tổng kết công tác hội
nông dân năm 2020.
15. Phan Đình Khôi (2012). “Tín dụng chính thức và không chính thức ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận”, Đại
học Cần Thơ.
16. Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang”, Tạp chí ngân hàng số 4, trang 29-32.
17. Nguyễn Văn Ngân (2014), “Nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng chính thức của nông hộ”.
18. NHNN Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v ban hành quy định về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng của Tổ chức tín dụng”.
19. NHNN Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007QĐ-NHNN ngày
25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hang của tổ chức tín dụng ban hành theo
quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005”.
20. NHNN Việt Nam (2009), Thông tư 06/2009/TT-NHNN quy định chi
tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo Chương trình hỗ trợ các huyện
nghèo.
21. NHNo&PTNT Việt Nam (2015), Quy chế số 515/QĐ-HĐTV-HSX
ngày 31/7/2015 của NHNo&PTNT VN.
22. NHNo&PTNT Việt Nam (2016), Quyết định 5199/QĐ-NHNo-HSX
ngày 30/12/2016 của NHNN&PTNT VN.
113

23. NHNo&PTNT Việt Nam (2009), Quyết định số 480/QĐ-HĐQT-TDHo


ngày 23/4/2009 của NHNo&PTNT VN.
24. NHNo&PTNT Việt Nam (2019), Quyết định 1225/QĐ-NHNo-TD
ngày 18/6/2019 của NHNo&PTNT VN.
25. NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đại Từ (2020), Báo cáo tổng
kết công tác ngân hàng năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ 2021.
26. Nguyễn Quốc Nghi (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín
dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
27. Nguyễn Quốc Nghi (2016), Nhu cầu tín dụng chính thức trong phát triển
mô hình nuôi ba ba của nông hộ ở tỉnh Kiên Giang.
28. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2017), “Các yếu tố quyết định
lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang.
29. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2017), Phân tích các yếu tố quyết
định lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ nông dân ở An Giang”.
30. Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2014), “Khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại
thành Hà Nội”, Tạp chí khoa học và phát triển 2010: Tập 8, số 1: 170 – 177.
Trường đại học nông nghiệp Hà Nôi.
31. Hoàng Công Thắng (2010), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng nhằm mục đích giảm nghèo của đồng bào dân tộc
M’Nông tỉnh Đak Nông”, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh.
32. Nguyễn Văn Tiến (2014), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
33. Đào Thế Tuấn (2000), Kinh tế hộ nông dân. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
34. Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, Luận án tiến
sĩ kinh tế năm 2012, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
114

35. UBND huyện Đại Từ (2020), Báo cáo tình hình KT-XH năm 2020 và
nhiệm vụ năm 2021.
36. Nguyễn Hoàng Vũ (2015), “Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận nguồn tín dụng chính thức ở nông thôn đồng bằng sông Hồng”.
37.http://daitu.thainguyen.gov.vn/gioi-thieu
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Tác giả là nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái
Nguyên. Tác giả đang thực hiện đề tài về “Tiếp cận tín dụng Ngân hàng nông
nghiệp của hộ nông dântrên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” rất mong
ông/bà dành một ít thời gian trả lời giúp tác giả một số câu hỏi dưới đây. Giá trị các
ý kiến là như nhau và nhằm mục đích thống kê, tác giả không quan niệm ý kiến nào
đúng hay sai.
PHẦN I: THÔNG TIN VỀ HỘ
1. Họ tên người được phỏng vấn: …….....................................…………………
2. Địa chỉ: .............................................................................................................
3. Giới tính: Nam  Nữ 
4. Năm sinh: …………………..
5. Trình độ học vấn của chủ hộ:
 Chưa biết chữ  THCS
 Chưa tốt nghiệp tiểu học  THPT
 Tiểu học
6. Số nhân khẩu của hộ:…………………………………................……………
7. Số lao động của hộ:…………………………….……...............………………
8. Thời gian cư trú trên địa bàn huyện:..................................................................
9. Kinh nghiệm sản xuất của hộ:.............................................................................
10. Thu nhập trung bình của hộ/năm:……...........................................……………
11. Ước lượng giá trị tài sản chủ yếu của gia đình:..............................................
12. Diện tích đất canh tác của gia đình:....................................................... (m2)
13. Các thành viên trong gia đình có người thân hay bạn bè làm việc tại 1
trong các cơ quan sau (câu hỏi nhiều lựa chọn):
 Cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh
 Cơ quan nhà nước cấp trung ương
 Các tổ chức xã hội hay đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương
 Các ngân hàng hay quỹ tín dụng nhân dân
 Không thuộc các trường hợp trên
14. Ông (bà) hiện đang là thành viên của tổ chức chính trị xã hội nào tại địa
phương
 Hội nông dân
 Hội phụ nữ
 Hội cựu chiến binh
 Hội khác
PHẦN II: THÔNG TIN TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ
1. Từ năm 2018 đến năm 2020, có ai trong hộ gia đình của Ông/bà đã vay
hoặc còn đang nợ các tổ chức tín dụng chính thức (các ngân hàng, quỹ tín
dụng nhân dân) không?
 Có
 Không
2. Khi vay có cần tài sản thế chấp không?
 Có
 Không
3. Mục đích vay của Ông/bà là gì?
 Vay phục vụ sản xuất
 Vay tiêu dùng
4. Khoản vay của Ông/bà ở các tổ chức tín dụng có bị xếp vào nợ quá hạn?
 Có
 Không
5. Ông/bà biết được thông tin cho vay từ nguồn nào (câu hỏi nhiều lựa
chọn)?
 Chính quyền địa phương
 Người thân giới thiệu
 Tự tìm đến tổ chức cho vay
 Từ cán bộ tổ chức cho vay
 Từ Tivi, báo, đài
 Nguồn khác
6. Thông thường Ông/bà mất bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn xin vay cho
tới lúc nhận được tiền? ……………... ngày.
7. Thông tin về khoản vay tín dụng chính thức trong thời gian từ năm 2018
đến năm 2020 (nếu câu 1 trả lời “CÓ”)
Tài sản Giá trị
Số Số Giá trị Đã trả
Lãi thế chấp thị trường
tiền xin tiền được ngân hàng định hết gốc, lãi
Nguồn vốn suất vay Có … ghi của tài sản
vay vay giá tài sản thế (Có=1
(%/năm) 1; Không thế chấp
(tr.đồng) (tr.đồng) chấp (tr. đồng) Không=0)
… ghi 0 (tr. đồng)
NH Nông
nghiệp
Ngân hàng
CSXH
NH thương mại
khác
Quỹ tín dụng
nhân dân
Các dự
án/chương trình
chính phủ
Cộng

8. Trong thời gian sử dụng vốn vay, có cán bộ của tổ chức cho vay có đến
kiểm tra việc sử dụng vốn theo mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng không?
 Có. Nếu trả lời có, xin cho biết: Số lần kiểm tra trong năm: …… lần/năm
 Không
9. Ông/bà có hài lòng với quy trình, thủ tục vay vốn tín dụng chính thức
không?
 Rất không hài lòng
 Không hài lòng
 Bình thường
 Hài lòng
 Rất hài lòng
10. Tại sao hộ Ông/bà không vay tín dụng chính thức (câu hỏi nhiều lựa
chọn)?
 Không có nhu cầu
 Không có tài sản thế chấp
 Thủ tục rườm rà, phức tạp
 Không biết thủ tục vay vốn
 Số tiền vay quá ít
 Mất phí “lót tay”
 Khác (ghi rõ ………………………..)
11. Các khoản vay có ý nghĩa như thế nào đối với hộ ông/bà?
 Giúp gia đình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
 Khoản vay nhỏ nên không đủ mở rộng sản xuất
 Tăng thêm nợ của gia đình
12. Ý kiến đánh giá của hộ về NHNo&PTNT huyện Đại Từ (Đối với những
hộ đã từng vay vốn hoặc giao dịch tại Ngân hàng)
Xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của Ông (bà) về mức độ hài lòng
đối với mỗi phát biểu dưới đây.
Xin đánh dấu « V » vào cột phù hợp theo quy ước:
1 2 3 4 5
Rất không Không Không Hài lòng Rất hài lòng
hài lòng hài lòng ý kiến Tốt Rất tốt

Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng 1 2 3 4 5


Nhân viên thể hiện kiến thức và kỹ năng làm
việc chuyên nghiệp
Nhân viên tín dụng có thái độ nhiệt tình, lịch
thiệp khi làm việc với KH
Nhân viên làm việc luôn đúng giờ và tuân thủ
về lịch hẹn với khách hàng
Nhân viên được trang bị kiến thức, hiểu biết về
sản phẩm, dịch vụ tốt, nên dễ dàng tư vấn cho
khách hàng
Nhân viên luôn thể hiện được sự đồng cảm và
quan tâm tới nhu cầu, mong muốn của khách
hàng
Chính sách cho vay 1 2 3 4 5
Chính sách cho vay HND của ngân hàng rất
thông thoáng
Chính sách cho vay HND phù hợp với nhiều
đối tượng khách hàng
Quy trình thủ tục xử lý hồ sơ vay vốn nhanh
gọn đơn giản
Quy trình thủ tục giải ngân nhanh gọn chính
xác không phiền hà
Năng lực tài chính của ngân hàng 1 2 3 4 5
Ngân hàng luôn đáp ứng được nhu cầu vay vốn
của khách hàng tại mọi thời điểm
Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh so với
các ngân hàng khác trên địa bàn
Các thông tin về tài chính thu nhập của ngân
hàng được công khai minh bạch

Xin chân thành cảm ơn Ông (bà)!

You might also like