You are on page 1of 103

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Nguyện

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Nguyện

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành :Địa lý học


Mã số : 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRẦN VĂN THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, bài viết này là thành công mà tôi có được sau thời gian dài học tập
và nghiên cứu. Đây là đề tài nghiên cứu về phát triển Du lịch sinh thái của tỉnh Đồng Tháp
và là đề tài nghiên cứu kết hợp Du lịch sinh thái của một Vườn quốc gia, một khu căn cứ
cách mạng và một hệ thống rừng tràm sản xuất.
Trong quá trình viết tôi có tham khảo tư liệu từ các thế hệ đi trước. Nhưng tôi cam
đoan đây là đề tài nghiên cứu riêng của tôi.

1
LỜI CẢM ƠN

Trải qua hơn 02 năm học tập và nghiên cứu đề tài. Để hoàn thiện được luận văn này,
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến phòng Sau đại học – Trường Đại học sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa Địa Lý đã giúp tôi trong việc
giới thiệu nguồn tài liệu và liên hệ công tác tại các điểm tham quan nghiên cứu.
Lời tri ân sâu sắc xin được gửi đến Tiến sĩ Trần Văn Thông, Khoa Địa Lý Trường Đại
học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm bài nghiên
cứu này.
Xin được gửi đến các cấp, các ngành và các anh chị trong các cơ quan của Tỉnh uỷ
Đồng Tháp bao gồm: Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình thu thập thông tin.
Xin được cảm ơn Ban quản lý các Khu du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Tràm Chim,
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu căn cứ Xẻo Quýt đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá
trong quá trình tôi nghiên cứu tại đây.
Xin được gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, các anh chị đã giúp đỡ tôi rất nhiều về tinh thần
và vật chất để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Xin được tri ân và thành tâm cảm tạ.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Nguyện

2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 6
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................8
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................9
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ......................................................................9
6. Những đóng góp của đề tài ..........................................................................................11
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ............................... 13
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái .............................................................................13
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái .............................................................................. 13
1.1.2. Định nghĩa du lịch sinh thái .................................................................................. 14
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái .............................................................................. 14
1.1.4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái..................................................................... 16
1.1.5. Các yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái .............................................................. 18
1.2. Khái niệm về du khách du lịch sinh thái .................................................................21
1.2.1. Định nghĩa khách du lịch sinh thái ....................................................................... 21
1.2.2. Phân loại du khách du lịch sinh thái ..................................................................... 21
1.3. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái ...............................................................21
1.3.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 21
1.3.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái. ................................................................ 22
1.4. Khái niệm về quy hoạch du lịch sinh thái ...............................................................24
1.4.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 24
1.4.2. Phân loại đối tượng quy hoạch du lịch sinh thái................................................... 24
1.5. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam........................28
1.5.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái ở Việt Nam ............................................. 28
1.5.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam .............................................. 32
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP............................................................................ 36
3
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp ..........................36
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 36
2.1.2. Các đơn vị hành chính .......................................................................................... 36
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 38
2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................... 42
2.1.5. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2006 – 2011 ........ 47
2.2. Một số điểm du lịch sinh thái điển hình của tỉnh Đồng Tháp. ..............................57
2.2.1. Vườn quốc gia Tràm Chim ................................................................................... 57
2.2.2. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng .......................................................................... 59
2.2.3. Khu căn cứ di tích Xẻo Quýt ................................................................................ 61
2.2.4. Một số điểm tài nguyên du lịch sinh thái khác ..................................................... 62
2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ...................................................................63
2.3.1. Loại hình du lịch sinh thái hiện đang khai thác .................................................... 63
2.3.2. Thực trạng sản phẩm du lịch sinh thái .................................................................. 65
2.3.3. Thị trường du khách du lịch sinh thái ................................................................... 67
2.3.4. Lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái ............................................................. 70
2.3.5. Doanh thu du lịch sinh thái ................................................................................... 72
2.3.6. Thực trạng bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái ................................................... 74
2.4. Những thành tựu và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng
Tháp ...................................................................................................................................75
2.4.1. Những thành tựu đạt được .................................................................................... 75
2.4.2. Những khó khăn hạn chế ...................................................................................... 76
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 ......................................................... 79
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng phát triển du lịch sinh tháicủa tỉnh Đồng Tháp ............79
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ........................... 79
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL giai đoạn 2020 ............................... 80
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng
Tháp ................................................................................................................................ 81
3.2. Các định hướng phát triển cụ thể ............................................................................82
3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ................................................ 82
3.2.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch sinh thái ..................................................... 83
3.2.3. Định hướng đào tạo nhân lực du lịch sinh thái ..................................................... 84
3.2.4. Định hướng quảng cáo và tiếp thị du lịch sinh thái .............................................. 84
3.2.5. Định hướng về tổ chức không gian du lịch sinh thái ............................................ 85

4
3.2.6. Định hướng về bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái ............................................. 86
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp ...................................87
3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái.................................................... 87
3.3.2. Giải pháp tăng cường nguồn vốn và hiệu quả đầu tư ........................................... 87
3.3.3. Giải pháp đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch sinh thái có chất lượng88
3.3.4. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch sinh thái .................................................. 89
3.3.5. Giải pháp tổ chức không gian du lịch sinh thái .................................................... 89
3.3.6. Giải pháp bảo tồn tài nguyên Du lịch sinh thái .................................................... 90
3.4. Kiến nghị.....................................................................................................................91
3.4.1. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp .................................................. 91
3.4.2. Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp ......................... 92
3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái ................. 93
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 98

5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ANQP : An ninh quốc phòng


BQL : Ban quản lý
Công ty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
DL : Du lịch
DLST : Du lịch sinh thái
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
KDL : Khu du lịch
KDLST : Khu du lịch sinh thái
Khu BTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
QL : Quốc lộ
TNDL : Tài nguyên du lịch
TNDLST : Tài nguyên du lịch sinh thái
TNHHMTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
UBND : Uỷ ban nhân dân
VQG : Vườn quốc gia
Sở VH – TT&DL : Sở Văn hoá – Thể Thao và Du lịch.

6
MỞ ĐẦU
Ngày nay, trên toàn Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì du lịch đã và đang là
một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội – văn hóa. Và du lịch cũng là ngành đang
có bước chuyển mạnh mẽ trong cơ cấu nền kinh tế nước ta. Trong điều kiện kinh tế ngày
càng phát triển thì nhu cầu của con người về vui chơi giải trí cũng ngày càng tăng cả về số
lượng, chất lượng, loại hình du lịch và những sản phẩm du lịch kèm theo.
Tuy chỉ mới phát triển trong hơn hai thập kỉ vừa qua nhưng loại hình du lịch sinh thái
(DLST) ngày càng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của khách hàng. DLST sẽ mang lại cho du
khách sự gần gũi với thiên nhiên để hòa mình vào đó mà con người có thể quên đi cuộc
sống bộn bề ngoài xã hôi. Bên cạnh sự hưởng thụ không khí mát lành, những gì thân thuộc
gần gũi từ thiên nhiên mang lại thì DLST cũng còn hướng con người đến trách nhiệm bảo
vệ giư gìn và phát triển hơn nữa những gì thiên nhiên đang có. DLST không chỉ dừng lại ở
giá trị tinh thần cho du khách mà nó còn đóng góp giá trị kinh tế không hề nhỏ trong cơ cấu
nền kinh tế so với các loại hình du lịch truyền thống khác.
Nằm trong hệ thống nguồn tài nguyên DLST quốc gia, Đồng Tháp lại là tỉnh được
thiên nhiên ưu ái hơn bởi vùng đất này có sự hiền hòa của vạn vật để tạo cho chính mình
những tiềm năng du lịch có giá trị kinh tế lơn. Đến với Đồng Tháp không chỉ có hoa sen của
Tháp Mười, mà ngày nay còn có cả vườn Quốc gia Tràm Chim, khu căn cứ Xẻo Quýt, khu
du lịch sinh thái Gáo Giồng “lá phổi xanh” của Đồng Tháp Mười…,tất cả đủ để tạo nên
thương hiệu du lịch cho Đồng Tháp để ngày càng thu hút nhiều hơn nữa lượng khách du
lịch về với mình.
Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị kinh tế của DLST đối với sự phát triển của
tỉnh nhà. Việc nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch này là vấn đề mang tính cấp
thiết nhằm đi đến hướng phát triển toàn diện hơn nữa cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Không chỉ
dừng lại ở việc tìm ra những tiềm năng đã có, mà bên cạnh đó phải nhìn nhận tình hình phát
triển thực tế để đưa ra được những đinh hướng cụ thể nhằm phát triển hơn nữa tiềm năng
kinh tế này góp phần phát triển kinh tế Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung là vấn
đề cấp thiết cần có sự nhìn nhận một cách nghiêm túc và khoa học.

1. Lý do chọn đề tài

Mặc dù chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nhưng ngành du lịch sinh thái đã
và đang nhận sự quan tâm của toàn xã hội rất nhiều so với các loại hình du lịch khác bởi

7
trách nhiệm về con người, thiên nhiên và môi trường. Du lịch sinh thái đã và đang trở hướng
phát triển quan trọng trong hệ thống du lịch. Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng
đang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái góp phần tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm qua du lịch sinh thái Đồng Tháp đã có những bước tiến nhất định và
hướng tới sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn nữa cả về mở rộng quy mô, cơ sở vật chất
kỹ thuật, các chỉ tiêu cơ bản về khách, doanh thu,…Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch
của tỉnh Đồng Tháp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Sự phát triển đó
còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng tài nguyên
du lịch địa phương và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, còn bất cập trong quản lý, sử
dụng, khai thác các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan, môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên, việc tiến hành nghiên cứu những tài nguyên du lịch để phát
triển du lịch sinh thái, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh
thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, người viết lựa chọ đề tài “ Phát
triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp”

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Du lịch sinh thái đã và đang là vấn đề nghiên cứu phát triển mạnh mẽ của ngành du
lịch tỉnh Đồng Tháp với các đề án, luận án và bài nghiên cứu của các cá nhân, tập thể và cả
những công ty du lịch. Trong lịch sử các đề tài đã nghiên cứu về du lịch sinh thái chúng ta
có thể nhận thấy một điểm chung ở đây là sự nghiên cứu riêng lẻ về từng địa điểm, hoặc
nghiên cứu chung về sự phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp.
Ví dụ như bài viết “ Tiềm năng, thực trạng, và định hướng phát triển du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp” (tác giả Nguyễn Trọng Nhân, Đại học Sư
phạm Hà Nội - luận án thạc sĩ Địa Lý, 2008); đây là đề tài nghiên cứu về du lịch sinh thái
của tỉnh Đồng Tháp nhưng chỉ dừng lại ở việc điều tra nghiên cứu tại Vườn quốc gia Tràm
Chim.
Một nội dung nhỏ trong bài nghiên cứu với đề tài “ Định hướng phát triển loại hình du
lịch sinh thái “Mùa nước nổi” ở các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020” (tác giả
Trần Văn Của, Đại học Cửu Long – khoá luận tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh,
2007). Trong đề tài này, người viết tìm hiểu về du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp nhưng lại
chỉ giới hạn ở việc đánh giá loại hình du lịch này trong mùa nước nổi.

8
Các bài viết về tiềm năng du lịch sinh thái của Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh
Đồng Tháp cũng dừng lại ở việc giới thiệu về tiềm năng du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn
mà không đi sâu vào nghiên cứu một điểm, tuyến du lịch cụ thể.
Dựa trên những kết quả của các đề tài đã nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập thông
tin, tham khảo các bài viết đã được công bố và đi sâu tìm hiểu ngoài thực tế, để nhận thấy
rằng Du lịch sinh thái của Đồng Tháp không chỉ có ở Tràm Chim mà nó còn có ở rừng tràm
Gáo Giồng hay khu căn cứ Xẻo Quýt. Độc đáo hơn là cả sự kết hợp giữa du lịch tham quan
với du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền
thống với du lịch sinh thái,..Từ đó, tác giả đã đi đến việc nghiên cứu về sự “Phát triển du
lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp” định hướng đến năm 2020 để làm đề tài nghiên cứu của
mình.

3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn, luận văn thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu tiềm
năng du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, thu thập và phân tích thực trạng phát
triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu mà đề tài đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết
một số nhiệm vụ sau đây:
- Tổng quan cơ sở lí luận, thực tiễn phát triển du lịch sinh thái để vận dụng vào địa bàn
tỉnh Đồng Tháp.
- Kiểm kê, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và phân tích thực trạng phát
triển ngành du lịch này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp ngày càng đạt
hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững trong xu thế hội nhập và phát triển.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Quan điểm nghiên cứu


a. Quan điểm hệ thống.

9
Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu du lịch. Theo quan
điểm này thì mỗi đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống được cấu thành bởi nhiêu
yếu tố và có quan hệ mật thiết với nhau. Khi nghiên cứu một đối tượng thì phải đặt nó trong
mối quan hệ tương tác với các đối tượng khác trong hệ thống cao hơn và cả ở các phân vị
thấp hơn. Với ý nghĩa đó thì khi nghiên cứu vấn đề về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp thì xét về mặt lãnh thổ nó có mối quan hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch của
vùng đồng bằng sông Cửu Long; xét về khía cạnh ngành thì nó là một bộ phận của ngành
của du lịch trong hệ thống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
b. Quan điểm tổng hợp
Xuất phát từ quan điểm du lịch sinh thái cũng là ngành được tạo thành bởi các thành tố
như: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau. Do đó,
khi đánh giá về nguồn tài nguyên này thì tát nhiên phải được xem xét một cách tổng hợp kể
cả tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên và nhân văn. Từ qaun điểm tổng hợp này ta có thể
nhìn nhận, đánh giá các đối tượng du lịch một cách đồng bộ, hình thành nên những khu du
lịch sinh thái hoạt động một cách hiệu quả về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
c. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm này nhận định rằng các đối tượng nghiên cứu được phân bố trên phạm vi
không gian lãnh thổ nhất định và có đặc điểm riêng. Xem xét các hoạt động du lịch trong
mối quan hệ với đặc điểm lãnh thổ nhằm khái quát đặc trưng trên từng địa bàn nghiên cứu
để mang lại hiệu quả tổ chức kinh doanh du lịch, cần tìm ra sự khác biệt trong từng đơn vị
lãnh thổ, từ đó tạo ra được các sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng, khai thác thế mạnh mà
tỉnh đang có để phát huy một cách tối đa nhằm hạn chế mức thấp nhất những khó khăn sẽ
gặp phải.
d. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Đồng Tháp luôn gắn liền với địa danh Đồng Tháp Mười với cảnh quan và sinh thái có
nhiều nét đặc sắc. Đến với Đồng Tháp Mười hay Đồng Tháp ta sẽ gặp ở đó những cánh
rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm súng, những vườn cò, sân chim mênh mông hoang
sơ mà không phải ở đâu cũng có. Đặc biệt với Đồng Tháp nổi tiếng với vườn quốc gia Tràm
Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế
giới quan tâm. Tràm Chim còn được coi là khu Ramsar thứ 2000 của thế giới và thứ 4 của
Việt Nam. Bên cạnh đó, Đồng Tháp con nổi tiếng hơn với các khu sinh thái tự nhiên khác
như: rừng tràm Gáo Giồng, khu căn cứ Xẻo Quýt hay đây còn là nơi mà thân sinh Bác Hồ

10
sinh sống và mất,…Với đầy đủ các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn đặc sắc như vậy,
Đồng Tháp có đầy đủ điều kiện để đưa du lịch nói chung và hướng tới phát triển hơn nữa du
lịch sinh thái thành một ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại
hóa đất nước.
e. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này đòi hỏi sự phát triển phải được bền vững về cả 3 mặt gồm: kinh tế, xã
hội và môi trường. Theo đó, việc khai thác nguồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động du lịch
đạt hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư bản địa. Cần có
những biện pháp tổ chức, quản lí chặt chẽ để ngăn ngừa những hình ảnh tiêu cực đến môi
trường tự nhiên, và văn hóa – xã hội của địa bàn tỉnh từ hoạt động du lịch.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, tài liệu
Phương pháp này cho phép người viết kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là
phương pháp được sử dụng hầu như thường xuyên trong suốt đề tài, bao gồm hai giai đoạn
thu thập và xử lí tài liệu. Nguồn tài liệu sử dụng bao gồm các dạng: tài liệu chuyên khảo,
văn bản pháp luật, nghị quyết, nghị định, số liệu thống kê từ các cơ quan ban ngành liên
quan, một số luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước, một số trang tạp
trí, báo điện tử.
b. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp mà nguời viết sẽ có cái nhìn trực quan, xác thực và toàn diện về
vấn đề để từ đó tránh đưa ra các kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. Đồng thời, qua
phương pháp thực địa thì người viết con có cơ hội so sánh, kiểm tra được độ chính xác của
các tài liệu thu thập từ sách vở, tài liệu. Quá trình thực hiện đề tài này đòi hỏi người viết
phải có nhiều đợt thực địa đến các điểm du lịch sinh thái đã định sẵn. Đồng thời qua đó sẽ
trực tiếp thu thập thông tin, kiến thức không có trên sách vở từ người dân bản địa, các cơ
quan ban ngành.
c. Phương pháp bản đồ - GIS
Với đặc thù là môn khoa học nghiên cứu khía cạnh lãnh thổ đối tượng của các đối
tượng du lịch, phương pháp bản đồ cho ta thấy sự phân bố không gian của các đối tượng.
Bản đồ là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của các hoạt động nghiên cứu, cho phép
khai thác thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng.

6. Những đóng góp của đề tài

11
Kế thừa, bổ sung và cập nhật những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch
sinh thái.
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, hiện trạng phát triển ngành du lịch từ
giai đoạn 2006 đến nay. Từ đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành
kinh tế này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Đưa ra một số đinh hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
đinh hướng bền vững đến năm 2020.

7. Bố cục của luận văn

- Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái


- Chường 2 : Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2006 – 2011.
- Chương 3 : Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020.

12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái

Khái niệm về du lịch:


Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union of Offcial
Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác
với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức
không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống..”
Tại hội nghị liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma – Italya (21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng
và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể
ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ
đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “ Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan
hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định là cơ sở, lấy chủ thể du
lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình
thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một
nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: “ Du lịch là một ngành kinh tế, du lịch có nhiệm vụ phục vụ
cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa
bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Khái niệm về DLST:
DLST là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới
và ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi đây là loại hình du lịch thiên
nhiên, môi trường và phát triển cộng đồng. ngoài ra, sự phát triển của DLST, các tiềm năng
tự nhiên và văn hoá bản địa và đang mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần tích cực
vào sự phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “ Xây dựng chiến lược phát triển DLSTở Việt
Nam” từ ngày 7/9/1999 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST: “DLST là loại

13
hình du lịch thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

1.1.2. Định nghĩa du lịch sinh thái

Sinh thái (ecologi) thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ Hi Lạp (eco có nghĩa là nhà ở, nơi
ở; logos là khoa học) sinh thái là khoa học nghiên cứu về nơi cư trú của sinh vật.
Định nghĩa của Haeckel đề xướng năm 1868, sinh thái học là khoa học về mối quan hệ
tổng hoà giữa sinh vật với tất cả môi trường vô cơ và hữu cơ.
Cho đến nay, rất nhiều định nghĩa về DLST, bởi vì đây là một khái niệm tương đối
mới và được hiểu khác nhau, xuất phát từ các góc độ nghiên cứu của các cá nhân. Thuật ngữ
DLST eco-tourism bắt nguồn từ cụm từ ecologically Responsyble Tourism, có nghĩa là
DLST có trách nhiệm và DLST hiểu theo đúng nghĩa của nó bao gồm hai bộ phận: bộ phận
sinh thái tự nhiên (ecology natural) và bộ phận sinh thái nhân văn (human ecology).
Hội DLST Thế Giới (1992): DLST là sự du hành có mục đích đến các khu vực tự
nhiên để hiểu biết về lịch sử tự nhiên và văn hoá môi trường không làm biến đổi tính hoàn
chỉnh về du lịch sinh thái đồng thời tạo cơ hội phát triển du lịch kinh tế và lợi ích tài chính
cho cộng đồng địa phương.
Theo định nghĩa của Việt Nam:
DLST là loại du lịch dựa vào thiên nhiên, văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường
có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia của cộng đồng
địa phương.
Qua đó ta thấy, DLST là loại hình du lịch gắn với thiên nhiên không làm biến đổi hệ
sinh thái, gắn liền với ý thức bảo vệ môi trường và sự an bình của cộng đồng địa phương.
Và DLST luôn mang tính bền vững, một phần thu nhập của hoạt động du lịch sẽ được tái
đầu tư trực tiếp và việc bảo vệ các đối tượng du lịch cũng như nâng cao được mức sống của
cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia một cách có tổ chức của họ.

1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái

Tính đa ngành:
Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch (sự hấp
dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị văn hoá, lịch sử, văn hoá cơ sở hạ tầng và các dịch vụ
kèm theo,..) thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế

14
khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông
sản, hàng hoá,…).
Tính đa thành phần:
Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, người phục vụ du lịch, cộng
đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ các tổ chức tư nhân tham gia vào
hoạt động du lịch.
Tính đa mục tiêu:
Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng và bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, lịch sử - văn hoá,
nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động du lịch, mở
rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã
hội.
Tính liên vùng:
Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một phần quần thể các điểm du lịch trong
khu vực của một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
Tính mùa vụ:
Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm.
Tính mùa vụ biểu hiện rõ nhất ở loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa ( theo tính
chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc
của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch).
Tính chi phí:
Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải
mục tiêu kiếm tiền.
Tính xã hội hoá:
Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia (có thể hoạt
động trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động.
Bên cạnh các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng hàm chứa những đặc
trưng riêng bao gồm:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa tới
các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm
về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây lên những tác lực lớn đối với môi trường, và
DLST được coi là chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc
bảo vệ môi trường.

15
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học.
Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc
đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: cộng đồng địa phương chính là chủ
sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình. Phát triển DLST hướng con
người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra
một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó,
bởi vì hơn ai hết, chính người dân địa phương tại đây hiểu rõ hết các nguồn tài nguyên của
mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có giá trị to lớn trong việc giáo dục khách bảo
vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận
thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.

1.1.4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái

1.1.4.1.Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường
qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái, tạo ra sự
khác biệt giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Khi khách
du lịch rời khỏi nơi mình tham quan sẽ có cái nhìn mới, có được sự hiểu biết cao hơn về môi
trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu
biết đó, thái độ cư xử của khách du lịch sẽ thay đổi, được thay thế bằng sự tích cực hơn
trong hoạt động bảo tồn và phát triển về giá trị tự nhiên, khu vực và sinh thái.
1.1.4.2. Nguyên tắc hoà nhập.
Nguyên tắc hoà nhập là nguyên tắc mà người tham gia du lịch phải có sự hoà nhập tự
nguyện vào môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá xã hội theo đúng nghĩa của nó. Có
nghĩa là, khi tham gia vào hoạt động của du lịch sinh thái thì du khách phải chấp nhận sự
hạn chế của nó hơn là cải tạo, biến đổi nó theo ý muốn của mình. Đồng thời cũng cần phải
biết đó là những kinh nghiệm để hoà đồng, để tăng cường sự hiểu biết, sự thông cảm, có
thái độ tích cực và trách nhiệm hơn là đi tìm một cảm giác mới lạ hay thoả mãn những sở
thích nhất thời.
1.1.4.3. Nguyên tắc quy mô.
Là nguyên tắc mà khi tham gia du lịch sinh thái không phá huỷ môi trường và làm tổn
hại cuộc sống sinh vật cũng như cư dân của môi trường đó. Do đó, khi khai thác chúng ta

16
cần chú ý đến những yếu tố để bảo vệ tính bền vững của môi trường đến những giá trị nhỏ
nhất.
Bất cứ tại một điểm du lịch nhất định cũng đòi hỏi một sự giới hạn cụ thể về số lượng
về lượng khách tham quan nhằm đảm bảo cho sự tổn hại đến môi trường, sự sống của những
sinh vật tồn tại ở đó. Khi lượng khí thải cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng tái tạo của hệ sinh
thái, đồng thời khi lượng khách đông thì nó sẽ không kiểm soát được những hành vi tiêu cực
dù là có ý thức hay vô ý huỷ hoại đến môi trường.
1.1.4.4. Khai thác tài nguyên và sử dụng một cách hợp lý
Bố cục và tỉ lệ giữa diện tích sử dụng và diện tích tự nhiên phải hết sức hợp lý, ngay cả
kiến trúc, cấu trúc, vật liệu các trang thiết bị của các công trình xây dựng cũng phải hợp lý
với cảnh quan thiên nhiên, đó là điều ý nghĩa và cần thiết cho việc bảo vệ môi trường và mỹ
quan quang cảnh.
1.1.4.5. Tránh sử dụng tài nguyên một cách quá mức và làm ô nhiễm tới môi trường
Đây là nguyên tắc nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm giảm sức ép do việc khai
thác quá mức đặc biệt là các khu vực nhạy cảm như vườn quốc gia, các khu vực bảo tồn tự
nhiên, hạn chế sự lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực. Tối ưu hoá việc khai thác và sử
dụng tài nguyên hợp lý và kéo dài thêm được vòng đời sản phẩm du lịch.
1.1.4.6. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Cũng giống như các hoạt động du lịch khác thì DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực
đối với môi trường và tự nhiên. Vì thế, DLST luôn coi việc bảo vệ môi trường và tự nhiên.
Vì thế DLST luôn coi việc bảo vệ môi trường là nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ
vì:
- Bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu của hoạt động DLST.
- Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và cá hệ sinh thái điển hình, sự
xuống cấp của môi trường, sự suy thoái hệ sinh thái đồng nghĩa với việc đi xuống của hoạt
động sinh thái. Với nguyên tắc này, mọi hoạt động của du lịch sinh thái sẽ được quản lý chặt
chẽ để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, và một phần của hoạt động du
lịch sẽ được đầu tư vào hoạt động bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của hệ sinh
thái.
1.1.4.7. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng
Nguyên tắc này được xem là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động du lịch sinh trái,
bởi các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tác rời các giá trị môi

17
trường xã hội đối với hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hay thay đổi tập tục
sinh hoạt, văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất
đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và làm thay đổi hệ sinh thái đó. Và hậu
quả của quá trình này là làm thay đổi và tác động trực tiếp đến DLST. Chính vì thế mà việc
phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt
động của DLST.
1.1.4.8. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho kinh tế cộng đồng
Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của việc phát triển DLST, bởi vì:
- Nếu như các hoạt động du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và tất cả
các lợi nhuận từ hoạt động du lịch đều thuộc về công ty điều hành thì DLST ngược lại sẽ
dành một phần đáng kể lợi nhuận của mình từ việc hoạt động du lịch cho việc cải thiện môi
trường sống của cộng đồng địa phương.
- DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương,
như đảm nhận vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu
về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách,…Từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng
thêm thu nhập cho người dân địa phương. Điều này sẽ giúp cho cuộc sống của người dân
địa phương ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ cũng cảm nhận
được lợi ích từ việc tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST.
Chính người dân sẽ là những người chủ thực sự của các tài nguyên du lịch và họ luôn trung
thành với các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa nơi diễn ra hoạt động DLST.

1.1.5. Các yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh
thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự
cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên
(natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology),
sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái
nhân văn (human ecology).
- Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài
thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của
các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu
tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí
hậu... đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều

18
loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hộ nghị thượng
đỉnh Rio de Jannero về môi trường).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
(natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở
những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa
dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường
chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại
những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này
không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng
nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2
điểm:
• Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái,
người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh
thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên
khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở
người hướng dẫn viên.Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa
phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò
là một người phiên dịch giỏi.
• Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các
nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết
gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch
một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay
đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự
cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm
mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực,
cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.

Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch
sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân
thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía
cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng
khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.

19
- Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch
mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối
với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.
- Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất
hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội, kinh
tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị
phá vỡ, xâm nhập.
- Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có
khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng
nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu
cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ
làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định
một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức
chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp
thực nghiệm.
Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm” về sự đông
đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã
hội khác nhau (ví dụ giữa các nước châu Á và châu Âu, giữa các nước phát triển và đang
phát triển ...). Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của
các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản lý. Điều này cần được
tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách/thị trường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan
niệm của họ. Du lịch sinh thái không thể đáp ứng được các nhu cầu của tất cả cũng như mọi
loại khách.
- Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du
lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu
biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần
thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài
lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.
Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều đó
không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt cần nhấn
mạnh trong thời điểm mà Việt Nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch.

20
1.2. Khái niệm về du khách du lịch sinh thái

1.2.1. Định nghĩa khách du lịch sinh thái

Khách DLST là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc, hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khác với khách du lịch thông thường, khách du lịch sinh thái là những người quan tâm
hơn cả đến các giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở các khu vực thiên nhiên hoang dã, thể
hiện ở một số đặc điểm sau:
- Đó là những người trưởng thành có thu nhập cao, có giáo dục và quan tâm đến môi
trường thiên nhiên.
- Khách DLST thích hoạt động ngoài thiên nhiên và có kinh nghiệm.
- Thường có thời gian du lịch dài hơn và mức chi tiêu cao hơn so với khách ít quan
tâm đến thiên nhiên.
- Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp, đầy đủ tiện nghi mặc dù học có khả
năng chi trả, điều này phản ánh nhận thức của họ rằng “cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh
hưởng nhất đến môi trường tự nhiên”.

1.2.2. Phân loại du khách du lịch sinh thái

1.2.2.1. Du khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh


Thành phần đa số là thanh niên đi du lịch, cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổ chức độc
lập, ăn uống có tính địa phương, cơ sở lưu trú đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm.
1.2.2.2. Du khách du lịch sinh thái an nhàn
Du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên, đi du lịch theo nhóm, ở khách sạn hạng
sang, ăn uống ở nhà hang sang trọng, ưa thích du lịch thiên nhiên và săn bắn.
1.2.2.3. Du khách du lịch sinh thái đặc biệt
Bao gồm những du khách có lứa tuổi từ trẻ đến già, đi du lịch cá nhân, đi tuor đặc biệt,
thích di chuyển, thích tự nấu ăn và thu thập kiến thức khoa học.

1.3. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái

1.3.1. Định nghĩa

Tài nguyên theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và
thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục
vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

21
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền
với các nhân tố về con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài
nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
Tài nguyên du lịch là dạng cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn,
công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du
lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du
lịch (Pháp lệnh Di lịch Việt Nam, 1995)
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá,
công trình lao động sáng tạo văn hoá của con người và các giá trị nhân văn khác cụ thể được
sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm
du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch (Luật Du lịch Việt Nam, 2005).
Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, tài nguyên du
lịch sinh thái (TNDLST) là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá
trị tự nhiên thể hiện là một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát
triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng: TNDLST là 1 bộ phận quan trong của tài nguyên du lịch
nó bao gồm các khía cạnh giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn
hóa bản địa được tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên không phải mọi gía trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là
TNDLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiiên các giá trị văn hóa bản địa
gắn với mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng thì nó được xem là
TNDLST.

1.3.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái.

1.3.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng


TNDLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và có sức hấp
dẫn.
Là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch, chủ yếu được hình thành từ tự
nhiên mà bản thân tự nhiên lại rất phong phú và đa dạng vì thế TNDLST cũng có đặc điểm
này.

22
Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loại sinh vật
đặc hữu quí hiếm, thậm chí có những loài tưởng chừng đã bị tuyệt chủng, được xem là
những TNDLST đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
1.3.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các yếu tố tác động
Do đặc điểm của các hệ sinh thái là các thành phần tự nhiên có trong một hệ sinh thái
quan hệ rất chặt chẽ với nhau để tạo ra nét độc đáo riêng của hệ sinh thái, vì thế bất cứ một
thành phần nào thay đổi dù chỉ là thay đổi nhỏ cũng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Trong
trường hợp có những thay đổi lớn có thể dẫn đến hậu quả phá vỡ sự cân bằng tự nhiên vốn
có và dẫn đến sự phá huỷ toàn bộ hệ sinh thái.
Có thể nói rằng sự thay đổi tính chất của một số thành phần tự nhiên, sự suy giảm hay
mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con
người sẽ là nguyên nhân thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và kết quả là TNDLST sẽ
bị ảnh hưởng ở từng mức độ khác nhau.
1.3.2.3. Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau
Do lệ thuộc vào quy luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sinh sản của các loài
sinh vật, đặc biệt là các loài đặc hữu quí hiếm. Để có thể khai thác hiệu quả TNDLST thì
các nhà quản lý, tổ chức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về tính mùa vụ của các
loài tài nguyên để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp nhất.
1.3.2.4. Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm cách xa các khu dân cư và được khai
thác tại chổ để tạo ra sản phẩm du lịch
TNDLST nằm xa khu dân cư, đô thị nên chúng mới có thể tồn tại và phát triển đến ngày
hôm nay, nếu không, chính sự phát triển của nền kinh tế xã hội kéo theo việc con người khai
thác phục vụ cho những nhu cầu, lợi ích cá nhân sẽ làm cho các nguồn tài nguyên này suy
giảm,bị biến đổi, thậm chí không còn sự tồn tại để phát triển.
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi được khai thác có thể chế biến, vận chuyển
đi nơi khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại đưa đến nơi tiêu thụ; nhưng tài nguyên
du lịch nói chung và TNDLST nói riêng thường được khai thác tại chỗ nhằm tạo ra các sản
phẩm để thoả mãn nhu cầu của du khách tham quan.
Trong một số trường hợp thực tế thì cũng có thể tạo ra những vườn thực vật, những
công viên với nhiều loại sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham quan.
Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm DLST đích thực, chúng được tạo ra để

23
thoả mãn nhu cầu của du lịch đại chúng, đặc biệt ở các đô thị lớn dân cư đông đúc có nhu
cầu nhưng không phải ai cũng có thể đến với các khu vực tự nhiên.
1.3.2.5. Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tự tái tạo và sử dụng lâu dài
Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế
cho thấy rằng có nhiều TNDLST đặc hữu quí hiếm hoàn toàn có thể mất đi do tai biến hoặc
do các tác động từ con người.
Vấn đề đặt ra là chúng ta cần nắm những qui luật của tự nhiên, lường trước những tác
động của con người đến với tự nhiên nói chung và của TNDLST nói riêng để có những định
hướng, giải pháp cụ thể để khai thác hợp lý, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ, tồn tại và
phát triển các nguồn tài nguyên vô giá đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

1.4. Khái niệm về quy hoạch du lịch sinh thái

1.4.1. Định nghĩa

Quy hoạch DLST là việc phân chia các đơn vị không gian lãnh thổ trong phạm vi một
khu vực có hệ sinh thái đặc trưng, thường là một khu có cảnh quan sinh thái đặc thù như các
khu bảo tồn tự nhiên hay vườn quốc gia sao cho vừa phù hợp với chức năng môi trường và
điều kiện tự nhiên vốn có của nó. Và đồng thời, vừa tổ chức được hoạt động DLST, bảo vệ
và tôn tạo hệ sinh thái trên mỗi đơn vị ấy một cách hiệu quả nhất.

1.4.2. Phân loại đối tượng quy hoạch du lịch sinh thái

1.4.2.1. Vườn quốc gia


Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật
của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp
bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo
có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động - thực
vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con
người. Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ loại II theo quy định của IUCN.
Vườn quốc gia lớn nhất thế giới là Vườn quốc gia Đông Bắc đảo Greenland được thành lập
năm 1974.
Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên (IUCN) thì vườn quốc gia là:
Khu vực tự nhiên của vùng đất hoặc vùng biển, được chọn để:

24
- Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ
hiện tại và tương lai,
- Loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc
chọn lựa khu vực,
- Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm quan, tất
cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường.
Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm
2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định
trên các tiêu chí sau:
• Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo,
có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại
diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc
hữu hoặc đang nguy cấp.
• Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ
sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
• Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng;
các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất
nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn
1.4.2.2. Khu bảo tồn tự nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và
duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các
tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.
Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo
toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thếtự
nhiên.
Mục đích của các khu bảo tồn thiên nhiên là:
• Nghiên cứu khoa học;
• Bảo vệ các vùng hoang dã;
• Bảo vệ sự đa dạng loài và gen;
• Duy trì các lợi ích về môi trường từ thiên nhiên;
• Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá;

25
• Sử dụng cho du lịch và giải trí;
• Giáo dục;
• Sử dụng hợp lí các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên;
• Duy trì các biểu trưng văn hoá và truyền thống
Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt
động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo tồn thiên nhiên
này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái
không hoặc ít bị nhiễu loạn.
1.4.2.3. Các khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường
Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn
hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:
• Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.
• Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng.
1.4.2.4. Miệt vườn
Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp miệt vườn là các khu chuyên
canh cây ăn quả, trồng hoa cây cảnh…rất hấp dẫn với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt
của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn tính cách giữa người nông dân và tiểu thương.
Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa riêng gọi là “văn minh miệt
vườn” và cùng với cảnh quan miệt vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc
sắc
1.4.3. Các nguyên tắc quy hoạch điểm và khu du lịch sinh thái
Nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch và khu du lịch sinh thái tiến hành dựa trên việc
phân loại các điểm du lịch. Theo “Quy hoạch Du lịch: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
của TS. Trần Văn Thông, NXB. Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2006 thì phân loại
điểm du lịch sẽ được chia làm hai loại là:
- Khu du lịch thiên nhiên: là khu du lịch lấy phong cảnh thiên nhiên làm chính, qua
quy hoạch trở thành nơi cho các hoạt động du lịch như du ngoạn, thưởng thức, nghỉ ngơi và
điều dưỡng, săn bắn. Khu du lịch thiên nhiên được qui hoạch thành các điểm du lịch nhỏ
bao gồm: khu du lịch núi rừng; khu du lịch ven biển; khu du lịch thiên nhiên như sông, hồ,
nước, thảo nguyên, sa mạc; khu du lịch thiên nhiên tổng hợp và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Khu du lịch nhân văn: là khu du lịch lấy cảnh quan nhăn văn làm chính. Nó bao gồm:
khu du lịch cảnh quan thành phố như phố cổ, lâm viên, đô thị hiện đại; khu du lịch phong
tục tập quán ở các vùng miền; khu du lịch tôn giáo; khu du lịch thánh địa cách mạng.

26
Từ sự phân loại đó, chúng ta sẽ đưa ra được những nguyên tắc đúng đắn nhất cho quy
hoạch du lịch để phát triển du lịch một cách toàn diện nhất cho du lịch nói chung và du lịch
sinh thái nói riêng.
Các nguyên tắc quy hoạch cụ thể:
1.4.3.1. Nguyên tắc thị trường
Ngành Du lịch có mức độ thị trường rất cao, quy hoạch khai thác với các điểm du lịch
và khu du lịch sinh thái phải tiến hành theo qui luật thị trường.
Quy hoạch du lịch phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường nguồn khách (hiện tại và
tiềm năng). Trước khi quy hoạch cần tiến hành điều tra thị trường một cách tỉ mỉ, tìm hiểu
đầy đủ, nội dung, qui mô, kết cấu, sở thích, xu hướng phát triển của thị trường nguồn khách,
tìm thị trường mục tiêu để định vị điểm du lịch, xác định phương hướng chủ yếu,thứ tự phát
triển và nội dung du lịch của công tác quy hoạch du lịch.
1.4.3.2. Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích
Trong quy hoạch du lịch phải chú ý phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
sinh thái.
1.4.3.3. Nguyên tắc sắc thái đặc biệt
Sắc thái đặc biệt là linh hồn của khu du lịch, qui hoạch du lịch làm nổi bật sắc thái đặc
biệt, chủ đề rõ ràng.
Sắc thái đặc biệt của địa phương để làm thoả mãn tâm lý sẵn sàng tìm sự mới lạ của du
khách.
1.4.3.4. Nguyên tắc bảo vệ
Đại đa số tài nguyên du lịch đều có thuộc tính “di sản”. Vì vậy, quy hoạch du lịch phải
duy trì nguyên tắc bảo vệhệ sinh thái của tài nguyên thiên nhiên và hình thái hiện hữu của di
tích văn hoá.
1.4.3.5. Nguyên tắc toàn cục
Quy hoạch điểm du lịch phải quán triệt nguyên tắc toàn cục.Trước hết phải phục tùng
và phục vụ qui hoạch đất đai khu vực.Yêu cầu cụ thể cho nguyên tắc toàn cục trong quy
hoạch DLST là:
- Quy hoạch khai thác điểm du lịch phải thích ứng với chiến lược phát triển du lịch của
toàn khu vực.
- Điều hoà nhịp nhàng giữa qui hoạch điểm du lịch với mạng lưới giao thông vận tải.

27
- Phối hợp ăn khớp giữa xây dựng điểm du lịch với xây dựng hệ thống thành phố, thị
trấn của khu vực (nơi tập trung đông khách).
- Quy hoạch du lịch phải kết hợp với phòng chống thiên tai tại khu vực.

1.5. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

1.5.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái ở Việt Nam

1.5.1.1. Đa dạng sinh thái ở Việt Nam


Với 134 khu rừng đặc dụng với, trong đó có 31 VQG, 69 khu BTTN và 34 khu rừng
văn hoá, lịch sử nên Việt Nam có lợi thế hơn nhiều nước trong khu vực trong việc phát triển
du lịch sinh thái.
Hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm 12 loại điển hình: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ
sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng khô hạn, hệ
sinh thái núi cao, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái đầm lầy,hệ sinh thái đầm phá, hệ
sinh thái san hô, hệ sinh thái ngập mặnven biển, hệsinh thái biển - đảo, hệ sinh thái cát ven
biển, hệ sinh thái nôngnghiệp.
Với 350 loài san hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc và 225 loài ở vùng biển
phía Nam. Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó có 77.000 ha hệ sinh thái cát đỏ
tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận và tổng diện tích đất ngập mặn của nước ta có khoảng
từ 7 – 10 triệu ha nhiều hệ sinh thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du lịch với
ĐồngTháp Mười là vùng ngập nước tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á. Hệ thốngrừng đặc
dụng và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc loại rừng giàu có về tính đadạng sinh học với
12.000 loài thực vật (1.200 loài đặc hữu), 15.575 loài độngvật (172 loài đặc hữu). Với tiềm
năng phong phú và đa dạng, nên ngay từ thờigian đầu của quá trình đổi mới đất nước, việc
phát triển du lịch sinh thái ở ViệtNam đã được coi trọng.
Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện công tác điều tracơ bản quy
hoạch những vùng tiềm năng như Ba Bể, Cát Bà, Cúc Phương, NamCát Tiên, Yok đôn, Côn
Đảo, Bình Châu-Phước Bửu...Tổ chức không gian hoạt động du lịch sinh thái trong các khu
bảo tồn ởViệt Nam sẽ được phân thành 7 cụm vùng tiêu biểu:
- Không gian du lịch sinhthái vùng núi và ven biều Đông Bắc bao gồm một phần các
tỉnh Lạng Sơn, CaoBằng, Bắc Cạn, Bắc Thái; các hệ sinh thái điển hình và có giá trị cao
được chọnkhu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên ( Lạng Sơn); rừngvăn

28
hoá lịch sử Pắc Bó; Trùng Khánh( Cao Bằng); VQG Ba Bể ( BắcCạn); hồ núi Cốc( Bắc
Thái) và hệ sinh thái rừng ngập mặn Quảng Ninh, HảiPhòng.
- Không gian hoạt động của du lịch sinh thái vùng núi Tây Bắc và HoàngLiên Sơn chủ
yếu phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng sinhthái núi cao Sapa-
Phanxiphăng và Khu bảo tồn Mường Nhé- nơi đang tồn tại 38loài động vật quý hiếm cần
được bảo vệ như Voi, Bò tót, Gấu chó, Hổ, Sói đỏ...
- Du lịch sinh thái Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu thuộc cáctỉnh Hà
Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hoá. Các khubảo tồn thiên nhiên
điển hình được chọn cho vùng này là Tam Đảo, CúcPhương, Ba Vì, Xuân Thuỷ ( khu bảo
vệ vùng đất ngập nước (Ramsan) đầu tiên ởViệt Nam)
- Không gian du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía TâyNam Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía Đông NamThừa Thiên Huế. So
với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đây là địa bànđược đánh giá cao nhất về tính đa
dạng sinh học với Khu bảo tồn thiên nhiênPhong Nha-Kẻ Bàng được xếp vào loại lớn trên
thế giới và nhiều khu rừngnguyên sinh có giá trị phía tây của Tây Nguyên, một phần bắc
Lâm Đồng kéo dài đến tỉnhKhánh Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung
Bộ và Tâynguyên. các hệ sinh thái điển hình của vùng nay bao gồm rừng khộp ở Yok
đôn,đất ngập nước Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh, Biodup-Núi Bà; hệ sinh thái san hô Nha
Trang.
- Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây nguyên cực Nam Trung Bộ xuống đồng bằng
Nam Bộ với không gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vườnquốc gia Nam Cát Tiên
(Lâm Đồng-Bình Dương, Đồng Nai), Côn Đảo, BìnhChâu-Phước Bửu( Bà Rịa-Vũng Tàu),
Biển Lạc-Núi Ông( Bình Thuận)
- Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnhdọc sông
Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùngnày sẽ tập trung chủ
yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm Chim Đồng Tháp,Cù lao sông Tiền, sông Hậu và
Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc.
1.5.1.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng tronggiao lưu
quốc tế. Biển và thềm lục địa có vai trò quan trọng phát triển kinh tế xãhội, bảo đảm chủ
quyền, an ninh quốc gia. Vì vậy, phát huy lợi thế một quốc giacó biển, kết hợp với phát triển
kinh tế với an ninh - quốc phòng đã trở thànhchiến lược lâu dài của đất nước ta.

29
Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngànhkinh tế khác:
Du lịch biển là ngành kinh tế có tính liên ngành. Vì vậy, sự pháttriển của du lịch biển sẽ kéo
theo sự phát triển của nhiều ngành trong mối quanhệ tương hỗ. Đồng thời, tạo cơ hội phát
triển mới, làm tăng nguồn thu cho quốcgia và cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đẩy
mạnh phát triển nền kinh tếbiển, đa dạng hóa nền kinh tế cho suốt dọcvùng duyên hải và hải
đảo của 29tỉnh, thành phố, là cửa ngõ có sức lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác pháttriển.
Thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
Tại Việt Nam du lịch biển có vai trò đặc thù và chiếm vị trí quan trọngtrong chiến lược
phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển Du lịchViệt Nam đến năm 2010 và quy
hoạch tổng thể phát triển Du lịch Vịêt Nam đếnnăm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đã xác định 7 khu vực trọngđiểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu
vực là thuộc vùngven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc
biệt làhệ thống đảo ven bờ, chưa được đầu tư khai thác một cách tương xứng, tuynhiên ở
khu vực ven biển đã tập trung khoảng 70% các khu điểm du lịch trongcả nước, hàng năm
thu hút khoảng 60-80% lượng khách du lịch. Điều này đãkhẳng định vai trò của du lịch biển
đối với sự phát triển chung của Du lịch ViệtNam.
Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch biển Việt Nam đãchuyển
biến ngày một mạnh mẽ với những bước tiến quan trọng cả về lượng vàchất. Đã có sự phát
triển đáng kể về sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng và cơ sởvật chất kỹ thuật phục vụ cho du
lịch được cải thiện một bước. Hoạt động dulịch biển chiếm tỷ trọng lớn ( năm 2000 chiếm
63% GDP du lịch của cả nước),đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn ngành
Du lịch Việt Nam và kinh tế - xã hội vùng biển.
1.5.1.3. Các khu dự trữ sinh quyển Thế Giới ở Việt Nam
Tho UNESCO thì hiện nay nước ta có 08 khu dự trữ sinh quyển của Thế giới ở Việt
Nam – đóng vai trò là những khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong
phú và đa dạng cả sinh thái bờ biển hoặc trên bờ nhằm bảo tồn sinh học. 08 khu dự trữ sinh
quyển bao gồm:
- Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - hay còn gọi là rừng Sác.
- Khu dự trữ sinh quyển Vườn quốc gia Cát Tiên.
- Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà.
- Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.
- Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.

30
- Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
- Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
- Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.
Không chỉ phong phú trên phương diện hệ sinh thái, thiên nhiên còn bancho các khu
dự trữ sinh quyển này sự đa dạng sinh học cao về các loài đặc hữu, có khoảng 1.200 loàilà
loài đặc hữu trong tổng số 12.000 loài thực vật ở Việt Nam.
Trong số 15.575 loài động vật có 172 loài đặc hữu trong số đó có 14 loài là thú.Đặc
biệt sự kiện gây chú ý nhất trong giới bảo tồn thế giới là phát hiện 3 loài thúlớn ở Việt Nam:
Sao la(1992), Mang lớn(1994), Mang Trường Sơn(1997).Khoảng 58% số loài thực vật và
73% số loài động vật quý hiếm, đặc hữu củaViệt Nam tập trung trong các khu bảo tồn thiên
nhiên. Tuy nhiên các loài thú lớncủa Việt Nam khó tiếp cận hơn các loài của châu Phi, và
đôi khi sự tiếp cận làkhông thể chấp nhận được vì các loài vật này bản thân chúng đang có
nguy cơtuyệt chủng cần được bảo vệ và chúng sống trong các hệ sinh thái tương đốimong
manh. Tình trạng này có thể được khắc phục nếu có quy hoạch thích hợp.
Sự phong phú về hệ sinh thái ở Việt Nam sở dĩ có được là nhờ sự đa dạngvề địa hình
của đất nước. Sự đa dạng về địa hình kết hợp với sự phong phú về hệsinh thái đã cho ra đời
những sản phẩm, địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hấpdẫn nhất phải kể đến rừng mưa
nhiệt đới Vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, BaBể, Bạch Mã và khu bảo tồn thiên nhiên
Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoàng Liên Sơn .Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
phân bố dọc theo 3.260 kmbờ biển với hệ động thực vật còn khá phong phú và nhiều bãi
tắm lý tưởng nhưTrà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Xuân Thuỷ, Sầm Sơn, Lăng Sô, Bình Châu,
PhướcBửu. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên vùng đảo và quần đảo cũnglà địa
điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Nơi đây ngoài hệ sinh thái trên cạn còn cóhệ sinh thái trên
biển với các rạn san hô có thành phần loài phong phú. Chúng tacó thể tổ chức du lịch lặn,
xem hệ động thực vật biển phong phú trong các rạnsan hô ở khu vực đảo Cát Bà, Côn Đảo,
Phú Quốc và các đảo thuộc khu vựcNha Trang, Khánh Hoà.
Ba phần tư diện tích lãnh thổ của Việt Nam là đồi núi với nhiều đỉnh núicao có khí hậu
mát mẻ rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng mùa hè. Những địađiểm nổi tiếng như Sa Pa,
Tam Đảo, BaVì, Bạch Mã, Bà Nà - Núi Chúa đã đượcngười Pháp khai thác cách đây nửa
thế kỷ và hiện còn lưu giữ nhiều tàn tích củacác biệt thự cũ. Từ các trung tâm nghỉ dưỡng
này ta có thể thiết kế các đườngmòn thiên nhiên với cự ly từ 2 –3 km để kết hợp du lịch sinh
thái với các loạihình du lịch khác. Sông, suối, thác, ghềnh, hồ tự nhiên và nhân tạo trong các

31
khubảo tồn thiên nhiên ở các vùng núi rất thuận lợi cho việc phát triển loại hình dulịch mạo
hiểm và du lịch thể thao dưới nước .

1.5.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Nhìn chung DLST ở Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của
nó. Hoạt động DLST chủ yếu mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu,
chưa có đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ. Xét về mặt nội dung
và cách thức tổ chức thì hoạt động du lịch này ở VN chủ yếu là ở các khu bảo tồn thiên
nhiên, các vườn quốc gia. Tuy nhiên cho đến nay thì hoạt động này vẫn chỉ là hình thức tự
phát và chưa đóng góp vào tổng giá trị của ngành du lịch là bao nhiêu. Để từ đó chúng ta
nhận được một số vấn đề còn tồn tại trong sự phát triển của nó:
Tiềm năng phát triển DLST rất lớn nhưng hiện trạng phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng của Việt Nam. Các hoạt động du lịch chỉ dừng ở mức độ mang tính tự phát và
dựa vào thiên nhiên là chủ yếu. Nhận thức về DLST của các đối tượng liên quan còn hạn
chế bao gồm cả khái niệm và các loại hình hoạt động. Công tác quy hoạch phát triển DLST
chưa được triển khai rộng rãi là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển của loại hình
du lịch này. Vấn đề về công tác quy hoạchphát triển DLST trên thực tế chưa được triển khai
rộng rãi đã tạo nên một trở ngại lớn cho việc đầu tư phát triển của nó. Việc triển khai còn
gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc phát triển hạn chế, cơ sở hạ tầng nghèo nàn chưa đáp ứng
được yêu cầu của sự phát triển, các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện
cung cấp thông tin giáo dục, diễn giải môi trường, đội ngũ lao động chưa thật sự đáp ứng
được nhu cầu và đòi hỏi sự chuyên nghiệp, công tác quảng bá hầu như chưa thật sự được
triển khai. Công tác tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của DLST còn chồng chéo lên
nhau và nhiều bất cập. Chưa có cơ quan chuyên trách nào của Chính phủ về DLST của cả
Việt Nam và Thế Giới.
1.5.2.1. Những thành tựu đạt được
Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói chung và
trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Các hoạt
động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự
đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phuc vụ cho du lịch sinh thái, chưa có
sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh
học đang bị de doạ.

32
Theo ước tính ở Việt Nam có hơn 12.000 loài cây, 275 loài động vật có vú, 800 loài
chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2.470 loài cá và hơn5.500 loài côn trùng,
với ước tính hơn 10% đang mắc các bệnh đặc trưng ở các loài động vật có vú, chim và cá.
Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc động vật có vú, 10% loài chim và 21% loài động vật
lưỡng cư và loài bò sát được liệt kê là đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm. Một nguyên
nhân to lớn là môi trường sống bị mất đi do nạn phá rừng.
Đối với các di sản vật thể, đặc biệt là các di sản có giá trị toàn cầu nổi bật thì sự bùng
nổ số lượng khách thăm quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di
sản này. Sự có mặt quá đông du khách trong một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những
tác động cơ học, hoá học đã cùng với các yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những sự huỷ
hoại đối với các di sản và các động sản phụ thuộc như các vật dụng trang trí, vật dụng thờ tự

Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số lượng du khách
còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu du lịch
như: khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích, xả rác bừa bãi…
Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các nền văn hoá khác
nhau, tín ngưỡng khác nhau. Do không được thông tin đầy đủ và thiếu những quy định chặt
chẽ, cụ thể nên nhiều du khách đã ăn mặc, ứng xử tuỳ tiện ở những nơi được coi là tôn
nghiêm – đặc biệt là những di tích có ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân sở tại, gây
nên sự bất hoà thậm chí là sự xung đột về mặt tâm lý và tinh thần.
Trong số 31 vườn quốc gia thì Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên đã tổ chức hoạt động
du lịch sinh thái khá hơn. Cụ thể 3 vườn này đã xây dựng được một số tuyến du lịch sinh
thái, một số tuyến đường mòn thiên nhiên, một số hướng dẫn viên là kiểm lâm được đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức về du lịch sinh thái. Các vườn còn lại cũng tổ chức hoạt động thăm
quan du lịch nhưng chưa có bài bản và định hướng rõ ràng .
Theo số liệu thống kê đến năm 2010, trên phạm vi toàn quốc có trên 235.000phòng
khách sạn tập trung tới trên 70% ở các đô thị du lịch. Nếu chỉ tính đến tácđộng của các thiết
bị điều hoà nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn du lịch thìlượng khí CFCs (loại khí thải
chính ảnh hưởng tới tầng ozon của khí quyển) thảira cũng có tác động không nhỏ đến môi
trường.
Đến năm 2003, đã thống kê được trên 7.000 phương tiện vận chuyển kháchdu lịch (
chưa kể các phương tiện tư nhân). Vào mùa du lịch, đặc biệt vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ

33
cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung chuyên chở kháchđến các trung tâm đô thị du lịch gây
tình trạng ách tắc giao thông và làm tăngđáng kể lượng khí thải CO2 vào môi trường không
khí.
Hoạt động vận chuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phươngtiện động cơ
cũng góp phần làm ô nhiễm dầu vùng nước ven bờ, tăng khả năngsự cố tràn dầu do va chạm
giữa các phương tiện. Kết quả nghiên cứu về ô nhiễmdầu nước biển ở một số khu du lịch
biển lớn như Hạ Long, Nha Trang, VũngTàu.. cho thấy ở nhiều khu vực chỉ số này đã vượt
tiêu chuẩn cho phép là 0.03mg/ lít. Mặc dù hiện nay , nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này là do khaithác vận chuyển dầu, tuy nhiên hoạt động vận chuyển khách với số lượng
tàuthuyền trung bình trên 300 chuyến/ngày tham quan vịnh Hạ Long, trên 100chuyến/ngày
thăm vịnh Nha Trang và các hoạt động vui chơi giải trí khác bằngcanô, motor nước... đã góp
phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm trên.Ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên: Do thiếu
cân nhắc trong quy hoạch vàthực hiện quy hoạch du lịch, nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh
thái nhạy cảm,đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc
giabị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới. Điềunày có thể
nhận thấy qua sự phát triển các khu du lịch trên đảo Cát Bà, khuHùng Thắng, đảo Tuần
Châu ( Hạ Long).
Đa dạng sinh học bị đe doạ do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loàisinh vật
hoang dã quý hiếm như san hô, đồi mồi... bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩmthực, đồ lưu niệm,
buôn bán mẫu vật... của khách du lịch. Ngoài ra chu trình sống (di trú, kiếm ăn, mùa giao
phối, sinh sản) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồnthiên nhiên, vườn quốc gia cũng bị
tác động do lượng khách tập trung đông.
1.5.2.2. Những khó khăn hạn chế
Nguyên nhân vì sao du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chưa
được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì khá nhiều. Nhưng nhìn chung nó có
một vài nguyên nhân chính. Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái là một hạn chế
không nhỏ cho việc phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá
mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai thác. Vấn đề
phổ cập kiến thức du lịch sinh thái chưa được các ngành liên quan quan tâm đúng mức. Hầu
hết nhân dân Việt Nam chưa có khái niệm về du lịch sinh thái.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là do lực lượng quản lý tại các khu vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức chuyên môn về bảo tồn cũng như

34
du lịch sinh thái. Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của vườn quốc
gia. Nhưng thực tế các vườn mới chỉ chú trọng đến bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới việc
quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái. Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu
những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được
những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài
nguyên du lịch của chính mình.
Các điểm du lịch sinh thái chưa được quy hoạch là một trở ngại lớn choviệc phát triển
của nghành du lịch này tại Việt nam. Hầu hết các khu bảo tồnthiên nhiên chưa có phân vùng
dành cho du lịch sinh thái. Không có các nguyêntắc chỉ đạo dựa vào đó các đối tượng biết
mình đang tiến hành du lịch sinh tháihay một hình thức du lịch nào khác .Sự thiếu tiếp thị
quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên nhânquan trọng kìm hãm sự phát triển
của du lịch sinh thái ở Việt Nam. Thiếu tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền dẫn đến thiếu nhu
cầu trong thị trường. Điều này lại dẫn đến sự thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách
có thẩm quyền và các nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn và
du lịchsinh thái.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tuy du lịch sinh thái và các khách
du lịch sinh thái không chú trọng lắm tới sự hiện đại của cơ sở vật chất, nhưng cần có sự
phục vụ tối thiểu để du khách không phải bận lòng mỗi khi cần đến chúng.
Nhìn chung nguyên nhân quan trọng nhất gây trở ngại cho việc phát triển du lịch sinh
thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên lại là thiếu sự phối hợp kếi hợp giữa
các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch
du lịch. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự
kết hợp của nhiều ngành liên quan mới có thể phát triển đựơc cơ sở vật chất, nhưng cần có
sự phục vụ tối thiểu để du khách không phải bận lòng mỗi khi cần đến chúng.

35
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp

2.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Tháp là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở đầu nguồn sông Tiền,
phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia, phía Nam giáp An
Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên 3.238 km2 (có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu
vực Đồng Tháp Mười), với 9 huyện và 2 thị xã và 1 thành phố.
Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50km từ Hồng
Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước). Hệ
thống đường quốc lộ 30, 80, 45 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với Thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.376km2 chiếm 8,2% diện tích toàn vùng ĐBSCL. Dân
số năm 2011 là 1.673.184 người chiếm 9,5% dân số vùng. Bên cạnh đó, vị trí địa lí của tỉnh
còn đóng vai trò là cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng trong và ngoài nước:
Quốc lộ 30 (QL) nối liền với QL1A với biên giới Việt Nam – Camphuchia thông thương
giữa Tiền Giang, Long An và đặc biệt là với khu kinh tế trọng điểm phía Nam (tp. Hồ Chí
Minh; Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu); QL80 nối giữa Ql 1A và phà Vàm Cống; QL 54 nằm
cặp sông Hậu kéo dài từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh.
Khu vực biên giới giữa Tân Hồng, Hồng Ngự với Camphuchia.
Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại, mở rộng thị trường
giao lưu hàng hoá với nước bạn.

2.1.2. Các đơn vị hành chính

Tính đến ngày 31 tháng 12, năm 2011, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp
huyện, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 17 phường và 119 .

36
37
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên

2.1.3.1. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo


a. Địa chất
Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Đồng Tháp có cùng chung lịch sử phát triển của
vùng đồng bằng sông Cửu Long, với sự tạo thành của việc bồi tụ phù sa cổ và phù sa mới từ
trầm tích biển và phù sa sông Cửu Long.
- Phù sa cổ: phân bố dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia, huyện biên giới Tân
Hồng chiếm lượng lớn diện tích đất phù sa cổ trong tổng diện tích đất. Đồng thời dạng phù
sa cổ này sẽ bị chìm dần vào các lớp phù sa mới. Các huyện như Tam Nông và phía bắc
huyện Tháp Mười lớp phù sa cổ nằm rất cạn bên trên mặt đất và được sử dụng chủ yếu
trong quá trình phát triển sản xuất gạch ngói và gốm sứ bậc thấp.
- Phù sa mới: được hình thành trong quá trình biển tiến và lùi với khoảng thời gian
6000 năm trước đây và đến nay. Vật liệu trầm tích gồm: các lớp sét xám xanh, xám trắng
hoặc nâu và cát. Phù sa mới ở đây bao gồm 2 cấu trúc là lớp sét mặn xám xanh nằm phía
dưới và lớp trầm tích lợ hoặc ngọt nằm ở phía trên.
Nhìn chung, địa hình tỉnh Đồng Tháp bằng phẳng, phù hợp cho việc triển khai các
công trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông. Tuy nhiên, do địa bàn có nhiều kênh,
rạch phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu, nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao,
đặc biệt đối với các công trình cao tầng.
b. Địa hình
Địa hình Đồng Tháp tương đối đơn giản, chủ yếu là địa hình bằng phẳng của vùng
đồng bằng. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 2m. Địa hình tỉnh có dạng trũng do
2/3 diện tích nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười vì thế hàng năm vẫn bị ngập nước sâu
tới hàng mét vào mùa nước lũ. Vùng bị ngập sâu tập trung ở phái Bắc sông Tiền là các
huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông và các huyện còn lại ở phía Nam lãnh thổ bao gồm
Hồng Ngự, Cao Lãnh, Sa Đéc, …có địa hình cao nên không bị ảnh hưởng nhiều của nước
lũ. Tại những vùng đất bị ngập nước hàng năm được bồi đắp phù sa nên nông nghiệp phát
triển, người dân chủ yếu trồng lúa nước; còn ở vùng cao người dân lại sản xuất chủ yếu là
hoa màu và cây ăn quả. Ngoài ra trên đất Đồng Tháp còn có nhiều cồn cát tự nhiên mà sự
hình thành với bao sự tích huyền thoại tạo nên các bãi tắm kì diệu như bãi tắm cồn Bình
Thạnh trên sông Tiền, bãi tắm cồn Tiên trên sông Hậu.
c. Địa mạo

38
Địa mạo tỉnh Đồng Tháp có đặc điểm như sau:
- Đê tự nhiên ven sông Tiền và sông Hậu: hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của
sông Tiền và sông Hậu, tạo thành dãy đất cao và các cù lao dọc ven sông, thuộc các huyện
Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc,
huyện Châu Thành,…
- Bưng sau đê: đây là vùng trũng, thoát nước kém và có mạng thoát thuỷ hình nhánh
cây. Bưng sau đê sông Tiền là phần diện tích nằm sau đê tự nhiên của sông Tiền, ngược lại
thì bưng sau đê sông Hậu lại không được rõ nét.
- Đồng trũng: đồng trũng của khu vực bắc sông Tiền với địa hình dạng lòng chảo, thấp
dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ sông Tiền vào nội đồng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp
hàng năm, thuộc các huyện nằm trong nội đồng vùng Đồng Tháp Mười. Đồng trũng khu
vực nam sông Tiền thuộc các huyện Lai Vung,. Lấp Vò, Châu Thành,…có dạng lòng máng,
địa hình thấp dần từ hai bên bờ sông vào bên trong.
2.1.3.2. Đặc điểm khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Tổng số giờ nắng hàng năm là 2.305,4 giờ, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày, lượng bức
xạ là 70 – 75 kcal/ cm2/ năm. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào
mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,20C, biên độ nhiệt chỉ từ 30C – 40C và không
có mùa đông lạnh như các tỉnh ở phái Bắc, đây chính là nét đặc trưng của khí hậu của các
tỉnh vùng ĐBSCL. Một điều đặc biệt nữa của khí hậu Đồng Tháp là không có bão lớn và gió
to ảnh hưởng trực tiếp. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 84%, vào mùa mưa thì độ ẩm
cao hơn mùa khô nhưng không có sự chênh lệch nhiều.
Tóm lại: nhìn chung khí hậu của tỉnh rất thuận lợi cho hệ động vật thực vật phát triển
đa dạng phong phú và các hoạt động du lịch hàng năm.

39
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đặc trưng khí hậu tỉnh Đồng Tháp năm 2010

Các tháng trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm


Nhiệt độ TB 0C 25,4 26,2 28,1 29,3 29,7 28,3 27,4 27,5 27,8 27,0 26,9 26,3 27,49
Số giờ nắng (giờ) 227,7 262,0 272,2 253,0 250,3 212,8 177,2 171,0 208,2 139,3 193,5 187,8 2555,9
Lượng mưa TB (mm) 29,8 0 1,2 70,4 89,6 141,0 367,9 386,7 383,8 512,5 333,8 71,1 2387,8
Độ ẩm TB (%) 85 84 78 80 83 87 88 87 86 86 84 84 84,3

Nguồn: UBND Tỉnh Đồng Tháp

40
2.1.3.3. Tài nguyên đất
Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha, chiếm
59,06% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử canh tác lâu dài,
phân bố khắp 10 huyện thị (trừ huyện Tân Hồng); nhóm đất phèn (có diện tích 84.382 ha,
chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện, thị (trừ thị xã Cao Lãnh); đất xám
(có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở
huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự); nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện
tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm
mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực.
2.1.3.4. Tài nguyên rừng
Trước đây đa số các diện tích đẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng
rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác không hợp lý đã làm
giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái. Ngày nay, nguồn rừng chỉ còn quy
mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn,
rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Theo số liệu thống kê năm 1999, diện tích rừng của tỉnh có: rừng tràm 8.912 ha (phân
bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh); rừng bạch đàn 144 ha (ở huyện Tân
Hồng). Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng 2.821 ha (phân bố ở Vườn Quốc Gia Tràm
Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ 2.287 ha, rừng sản xuất 3.951 ha.
Phân theo thành phần kinh tế: Nhà nước 5.851 ha, tập thể và tư nhân 3.208 ha. Số lượng cây
phân tán được tăng dần qua các năm, bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 3 triệu cây, đến
2002 toàn tỉnh đạt khoảng 64 triệu cây phân tán các loại.
2.1.3.5. Tài nguyên khoáng sản
Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có cát xây dựng các
loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây
dựng; sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy,
phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn; sét cao lanh có nguồn gốc trầm tích
sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh; than bùn có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV,
phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.
2.1.3.6. Tài nguyên nước

41
Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi
dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Toàn tỉnh có 13 con sông chảy qua
với tổng chiều dài 357,7km, 278 con kênh và 48 con rạch với tổng chiều dài 2.470,7km.
Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra
sông Tiền ở Hồng Ngự.
Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này
hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa
vào dùng cho công nghiệp.
Tóm lại: hệ thống thuỷ văn – sông ngòi của tỉnh Đồng Tháp rất phong phú và thuận lợi
cho phát triển kinh tế, đặc biệt là tiềm năng cho phát triển loại hình du lịch sông nước miệt
vườn giữa các tỉnh của vùng ĐBSCL và nước láng giềng Camphuchia, Lào.
 Tóm lại: với đặc điểm tài nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú về địa hình, mạng
lưới thuỷ văn, khí hậu, và hệ sinh thái của tỉnh Đồng Tháp đã tạo cho nơi đây có một tiềm
năng lớn cho việc phát triển du lịch độc đáo, đặc biệt là du lịch sinh thái.

2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Với vị trí địa lý thuận lợi mang lại nhiều yếu tố giúp cho tỉnh phát triển kinh tế một
cách đồng bộ trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Mang đặc điểm là một tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh
tế động lực Cần Thơ – An Giang – Cà Mau – Kiên Giang, chịu sự tác động về hai phía của
hai trung tâm lớn là Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời vị trí nằm sát thượng
lưu sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ qua biên giới Việt Nam - Campuchia, tỉnh
Đồng Tháp lại có nhiều thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là
cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mặt
khác thì với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù (phần lớn
diện tích thuộc vùng Đồng Tháp Mười, thủy vực rộng và đa dạng), hiện nay Đồng Tháp
được xem như một tỉnh sản xuất nông - ngư nghiệp là chủ yếu với các thế mạnh về kinh tế
lúa, kinh tế thủy sản, ngoài ra, kinh tế vườn của Đồng Tháp cũng tương đối phát triển và
còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập đặc thù. Tuy nhiên các lĩnh vực kinh tế công
thương nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phát triển mạnh.
2.1.4.1. Tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 - 2010
Bước vào giai đoạn 2001-2010, kinh tế tỉnh Đồng Tháp đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức. Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp (tốc độ tăng trưởng năm 2000 đạt 5,04%),

42
cơ sở vật chất thiệt hại nặng từ trận lũ lịch sử năm 2000 và sự biến động trong giá cả hàng
hoá (chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, trong khi giá cả sản phẩm đầu ra giảm). Tuy
nhiên cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân tỉnh Đồng Tháp,
kinh tế Tỉnh đã dần lấy lại đà tăng trưởng và đạt được một số thành quả về kinh tế - xã hội
nhất định.
Tổng giá trị gia tăng (VA) theo giá 1994 của các hoạt động kinh tế diễn ra trên địa bàn
Tỉnh vào năm 2000 là 4.620 tỷ đồng, tăng lên 7.418 tỷ đồng vào năm 2005 và đạt vào
khoảng 14.368 tỷ đồng vào năm 2010, trung bình giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng
9,93%/năm và 14,14%/năm vào giai đoạn 2006-2010.
Kinh tế Tỉnh có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2006-2010, tuy nhiên biên độ
dao động của chu kỳ kinh tế lớn, với tần suất cao được giải thích do nền tảng tăng trưởng
kinh tế của Tỉnh chủ yếu dựa vào sự gia tăng vốn đầu tư, cơ cấu ngành nghề. Năm 2000, giá
trị gia tăng ngành nông - lâm - thủy sản đạt 2.987 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,65% trong cơ
cấu kinh tế của Tỉnh đến năm 2005 đạt 4.286 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,78 %; đến năm
2010 đạt 5.855 tỷ đồng (giá 1994), chiếm tỷ trọng là 40,75% trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh;
bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng trưởng 7,49%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng
6,44%/năm.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm - thuỷ sản là tương đối ổn định
trong giai đoạn 2001-2010. Trong nội bộ ngành nông - lâm - thủy sản, chủ lực vẫn là nhóm
ngành nông nghiệp trồng trọt chiếm tỷ cao trọng trong nội bộ ngành là 88,56% vào năm
2000 và 82,17% vào năm 2010. Cùng với sự phát triển của ngành nghề thuỷ sản xuất khẩu,
ngành nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ (tăng
trưởng bình quân là 9,02%/năm giai đoạn 2001-2005 và đạt tốc độ tăng trưởng là 19,17%/
năm giai đoạn 2006-2010) đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông lâm
thuỷ sản của tỉnh.
Năm 2000, giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 500 tỷ đồng, năm 2005
đạt 1.130 tỷ đồng và năm 2010 đạt 3.810 tỷ đồng (giá 1994). Công nghiệp chế biến vẫn là
ngành chủ lực trong khối ngành công nghiệp - xây dựng trong giai đoạn 2001-2010, với
việc phát triển của nhóm ngành thuỷ sản công nghiệp chế biến trong giai đoạn 2001-2010 có
sự tăng trưởng vượt bậc (tăng bình quân là 17,71%/năm giai đoạn 2001-2005 và tăng
27,53%/năm giai đoạn 2006-2010). Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối trong nhóm

43
ngành công nghiệp - xây dựng, tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2010 ngành xây dựng cũng
có sự phát triển mạnh mẽ (tăng bình quân 25,99%/năm).
Cùng với sự phát triển của các ngành nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng
thì nhóm ngành thương mại - dịch vụ cũng có sự tăng trưởng cao trong giai đoạn 2001-
2010, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2010 (tăng bình quân 18,63%/năm). Giá trị gia tăng
ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 1.133 tỷ đồng năm 2000 lên 2.002 tỷ đồng năm 2005 và
đạt 4.703 tỷ đồng năm 2010 (giá 1994).
Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2000 – 2010
Ngành kinh tế 2000 2005 2010
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Nông – Lâm – 2.987 64,65 4.286 57,78 5.855 40,75
Thuỷ Sản
Công nghiệp – Xây 500 10,82 1.130 15,23 3.810 26,52
dựng
Thương mại – 1.133 24,53 2.002 26,99 4.703 32,73
Dịch vụ

2000 2005 2010


N-L-TS CN - XD N-L-TS CN - XD N-L-TS CN - XD
TM - DV TM - DV TM - DV

24% 27% 32% 41%


65% 58%
11% 27%
15%

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2000 – 2010

Nhìn chung, sự tăng truởng kinh tế của Tỉnh trong giai đoạn 2001-2010 chưa đạt trạng
thái bền vững do nền tảng của sự tăng truởng này chủ yếu dựa vào mở rộng quy mô sản xuất

44
(đẩy mạnh đầu tư vốn và lao động), đẩy mạnh tăng tưởng theo chiều rộng, tác động do yếu
tố tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế

Bảng 2.3.Tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 – 2010


Đơn vị tính: % năm
Ngành 2001 -2005 2006- 2010

Tăng trưởng kinh tế GDP 9,93 14,14


I. Nông, lâm và thuỷ sản 7,49 6,44
1. Nông nghiệp 7,47 4,87
2. Lâm nghiệp 3,55 3,09
3. Thuỷ sản 9,02 19,17
II. Công nghiệp và xây dựng 17,71 27,53
1. Công nghiệp khai thác mỏ 16,00 10,23
2. Công nghệp chế biến 20,16 29,42
3. Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước 12,53 23,28
4. Xây dựng 12,33 24,49
III. Dịch vụ 12,05 18,63
1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe 14,42 18,49
máy, đồ dùng cá nhân vầ gia đình.
2. Khách sạn, nhà hang 13,33 17,63
3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 13,03 19,23
4. Tài chính, tín dụng 13,74 19,82
5. Hoạt động khoa học và công nghệ 9,00 8,68
6. Các hoạt động lien quan đến kinh doanh tài sản và 7,83 19,17
dịch vụ tư vấn
7. Quản lý nhà nước, ANQP, đảm bảo xã hội bắt 8,80 18,04
buộc
8. Giáo dục và đào tạo 11,53 18,93
9. Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội 8,68 18,66
10. Hoạt động văn hoá thể thao 8,23 18,22
11. Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 6,11 16,37
12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 10,34 14,93
13. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các 26,34 22,58
hộ tư nhân
14. Thuế nhập khẩu hang hoá và dịch vụ 14,31 17,93
Nguồn: UBND Tỉnh Đồng Tháp

45
2.1.4.2. Cơ cấu tổng sản phẩm nội tỉnh GDP và cơ cấu lao động
Năm 2001, ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng 64,15% tổng giátrị gia tăng nền
kinh tế Tỉnh và 82,37% tỷ trọng lao động trong nền kinh tế Tỉnh; đến năm 2010, tỷ trọng
này của ngành nông - lâm - thuỷ sản đạt theo thứ tự là 40,75% và 70,49%. Qua đó cho thấy
ngành nông - lâm - thuỷ sản của Tỉnh là ngành thâm dụng lao động so với các ngành khác,
đặc biệt là ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 88,82% giá trị trong tổng cơ cấu giá trị gia
tăng, nhưng lại chiếm đến 94,65% lao động của ngành (năm 2001). Lao động trong ngành
nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng bão hoà trong giai đoạn 2001-2010, trình độ lao động
chủ yếu là lao động phổ thông, sản xuất theo tập quán truyền thống; bước đầu đã áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá vào các khâu sản xuất, đạt được những kết
quả nhất định.
Năm 2001, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 11,31% tổng giá trị gia tăng
nền kinh tế Tỉnh và 5,92% tỷ trọng lao động trong nền kinh tế Tỉnh; đến năm 2010, tỷ trọng
này của ngành công nghiệp – xây dựng đạt theo thứ tự là 26,52% và 9,88%. Trong nội bộ
ngành, lao động tập trung vào ngành công nghiệp chế biến là chủ yếu, năm 2001 lao động
công nghiệp chế biến chiếm 92,79%, năm 2010 chiếm 79,33%; ngành xây dựng của Tỉnh có
sự gia tăng đáng kể về số lượng lao động, đặc biệt là giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân
hàng năm là 29%. Nhìn chung lao động ngành công nghiệp – xây dựng trong giai đoạn
2001-2010 có sự gia tăng lớn về số lượng, tuy nhiên xét về mặt chất lượng thực thì chưa
được cải thiện nhiều. Trong đó ngành công nghiệp chế biến với sự phát triển mạnh của
ngành chế biến thuỷ sản, nên tập trung số lượng lớn lao động trong ngành, không đòi hỏi
nhu cầu trình độ chuyên môn cao của người lao động.
Năm 2001, ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng 24,54% giá trị giatăng nền
kinh tế Tỉnh và 11,71% tỷ trọng lao động trong nền kinh tế Tỉnh; đến năm 2010, tỷ trọng
này của ngành thương mại – dịch vụ đạt theo thứ tự là 32,73% và 19,63%. Tuy nhiên khi đi
vào chi tiết theo từng phân ngành của ngành thương mại – dịch vụ thì xuất hiện nhiều vấn
đề cần đáng quan tâm; trong đó, các ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô,
xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; khách sạn nhà hàng; vận tải kho bãi và thông tin liên
lạc, tài chính tín dụng là những ngành có tỷ lệ tăng trưởng cao, trung bình là 14% năm giai
đoạn 2001-2005 và 19% năm giai đoạn 2006-2010.
2.1.4.3. Các lĩnh vực kinh tế của tỉnh

46
Ngành nông - lâm - thuỷ sản trong giai đoạn 2001-2010 có cơ cấu giảm dần, tuy nhiên
đây vẫn là ngành kinh tế chủ lực của Tỉnh (năm 2010 chiếm 40,75% cơ cấu kinh tế), trong
đó ngành nông nghiệp (chủ yếu là cây lúa) chiếm tỷ trọng cao nhất 88,82%.
Ngành công nghiệp của Tỉnh trong thời gian qua phát triển rất mạnh, tốc độ tăng
trưởng đạt 17,7%/ năm giai đoạn 2001-2005 và đạt 27,53%/ năm giai đoạn 2006-2010, tuy
nhiên khi đi vào phân tích thì cho thấy sự tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp chủ yếu
dựa trên nền tảng của sản phẩm ngành nông - lâm - thuỷ sản phục vụ cho công nghiệp chế
biến.
Ngành thương mại - dịch vụ chủ yếu phát triển phục vụ cho nhu cầu cho việc phát
triển ngành nông - lâm - thuỷ sản, ngành công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng của
người dân địa phương là chủ yếu.
2.1.4.4. Các đặc điểm kinh tế đáng lưu ý của tỉnh.
Kinh tế Đồng Tháp trong thời gian qua tuy đạt được những thành quả đáng kể, nhưng
quy mô kinh tế nhỏ, còn hạn chế, khó khăn với những đặc điểm đáng lưu là một trong
những tỉnh hàng năm còn hưởng trợ cấp ngân sách của Trung ương; có khối lượng đầu tư
nước ngoài thấp; số khu, cụm công nghiệp khu kinh tế còn yếu kém, tính cạnh tranh, thu hút
các dự án đầu tư còn thấp; các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế quy mô nhỏ, chưa đồng bộ,
cảng biển mới đáp ứng cho tàu có tải trọng dưới 5.000 tấn, …; kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa tăng dần qua các năm, nhưng chưa vững chắc, chủ yếu sản phẩm nông thủy sản qua chế
biến thô.
Trong hướng phát triển sắp tới, cần có sự đầu tư mở rộng, phát triển đồng bộ về cơ sở
hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, cảng biển, hạ tầng thủy lợi; nâng cao chất lượng, tính
cạnh tranh sản phẩm hàng hóa, trên cơ sở đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực có trình độ, tay
nghề, tính chuyên nghiệp cao, đi đôi với năng suất lao động ngày càng được tăng lên và
hiệu quả.

2.1.5. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2006 – 2011

2.1.5.1. Khái quát chung


Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong những năm qua đang từng bước phát triển
theo hướng ổn định; có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động làm cho sự phát triển
của ngành thêm phong phú và nâng lên được một bước về chất lượng. Bên cạnh đó, công
tác đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng yếu của tỉnh cũng được quan tâm
thực hiện; Các cơ sở lưu trú du lịch được cải tạo, nâng cấp theo Tiêu chuẩn quốc gia về xếp

47
hạng khách sạn; Luật Du lịch và các văn bản pháp quy được ban hành đã tạo điều kiện
thuận lợi cho du lịch phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động và có tác động tích cực đến một số ngành, lĩnh vực
khác. Hoạt động du lịch luôn đi đôi với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Du lịch được xem là ngành kinh tế quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính
liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hoá cao.Từ đó có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ,
đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành. Tuy nhiên du
lịch Đồng Tháp đang ở giai đoạn đầu phát triển, quy mô còn nhỏ, điểm xuất phát thấp nên
chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của Tỉnh.
2.1.5.2. Loại hình du lịch
Với lịch sử phát triển hơn 300 năm, Đồng Tháp được đánh giá là nơi có nhiều cảnh
quan sinh thái đặc trưng của ĐBSCLvới sông nước hữu tình – quyến rũ, trái cây bốn mùa
trĩu quả, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hoá – lịch sử của cộng
đồng với nhiều lễ hội dân gian truyền thồng mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo với nét
riêng của con người phương Nam. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển đa dạng của các loại
hình du lịch của tỉnh Đồng Tháp.
Nhìn chung, tiềm năng du lịch của Tỉnh là rất phong phú, nhưng về loại hình du lịch
thì đánh giá là còn ở xa so với tiềm năng sẵn có. Loại hình du lịch đang khai thác chủ yếu
của Tỉnh là du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch lễ hội truyền thống và đặc biệt là DLST – loại
hình du lịch đang được UBND Tỉnh đặc biệt đầu tư phát triển. Bên cạnh đó các loại hình du
lịch khác như du lịch sông nước miệt vườn, du lịch kết hợp hội nghị, du lịch công vụ, triển
lãm, lễ hội – tín ngưỡng, thể thao giải trí,…cũng được khai thác và đưa vào hoạt động phát
triển.
VQG Tràm Chim, khu Ramsan thứ 4 của Việt Nam và thứ 2000 của Thế giới, nơi tái
hiện lại vùng trũng ngập nước Đồng Tháp Mười ngày xưa được xem là nơi phát triển DLST
tiêu biểu của Tỉnh. Bên cạnh đó thì Gáo Giồng, Xẻo Quýt cũng được định hướng phát triển
theo loại hình du lịch đặc biệt này.
Một loại hình du lịch khác cũng được phát triển rất phổ biến tại Đồng Tháp đó là loại
hình tham quan các di tích văn hoá – lịch sử truyền thống gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo
và kết hợp cả với giáo dục môi trường bảo vệ sinh thái của tự nhiên như: khu di tích lăng Cụ
phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu kiến trúc nhà cổ Huỳnh

48
Thuỷ Lê, chùa Kiến An Cung, tượng đài Gò Quản Cung – Giồng Thị Đam,… Các loại hình
tham quan trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống như làng hao kiểng Sa Đéc, làng chiếu
Định Yên, Nem Lai Vung, Dệt Choàng Long Khánh và các Khu Cửa khẩu Quốc tế Thường
Phước, Dinh Bà... có thể phát triển loại hình du lịch tham quan kết hợp mua sắm.
Tiềm năng phong phú cùng với sự đầu tư cần thiết từ phía UBND Tỉnh, DL đã xây
dựng và đạt được những thành công quan trọng trong quá trình phát triển của mình đặc biệt
trong giai đoạn những năm 2001 – 2010 và ngày càng trở thành một trong ngành kinh tế
chính của cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp.
2.1.5.3. Sản phẩm du lịch
Điểm du lịch:
- Nhóm phát triển DLST:
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim
Vườn cò Tháp Mười
Làng hoa kiểng Tân Quy Đông
Bãi cát Cồn Tiên
Bãi tắm cồn Bình Thạnh
- Nhóm phát triển di tích lịch sử - văn hoá:
Di tích Gò Tháp với nền văn hoá cổ Phù Nam
Chùa Kiến An Cung với giá trị tôn giáo tiêu biểu của tỉnh
- Nhóm di tích lịch sử - cách mạng:
Khu di tích Gò Tháp
Khu di tích Xẻo Quýt
Khi di tích lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc
- Nhóm lễ hội truyền thống:
Lễ hội Gò Tháp
Lễ hội cung đình Tân Phú
- Nhóm làng nghề truyền thống:
Làng nghề làm bánh phồng tôm Sa Giang
Làng nghề làm nem Lai Vung
Làng nghề trồng hoa kiểng, Bonsai, kiểng cổ, hoa tươi Tân Quy Đông.
 Cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch
- Cơ sở hạ tầng:

49
Giao thông vận tải: mạng lưới đường bộ cho phép 72% các trung tâm có ô tô đi được,
hình thành các tuyến đường đối ngoại trên các QL 54, QL30, QL80, tỉnh lộ 847. Hệ thống
giao thông đường thuỷ liên kết được các vùng trong tỉnh và xuất hàng hoá ra bên ngoài.
Hiện nay hệ thống giao thông vận tải tỉnh đang được đầu tư nâng cấp và mở rộng nhằm đảm
bảo cho sự thông thương giao lưu phát triển kinh tế toàn diện.
Hệ thống thông tin liên lạc: 100% điện hoá điện năng, phục vụ cho hầu hết các ngành
kinh tế và sinh hoạt của người dân nhất là tại các điểm du lịch. Hệ thống tổng đài điện tử kỹ
thuật số phủ kín toàn tỉnh, bảo đảm 100% huyện thị có điện thoại tự động hoà vào mạng
thông tin quốc gia, kết nối quốc tế, chất lượng nâng cao rõ rệt, thông tin liên lạc phủ sóng
24/24, 100% xã có bưu điện văn hoá.
- Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật:
Cơ sở lưu trú rất phong phú và đa dạng về loại hình, quy mô và cấp hạng. Toàn tỉnh có
43 khách sạn (2011) đang hoạt động trong đó có 2 khách sạn 3sao, 10 khách sạn 2 sao, 15
khách sạn 1 sao và nhiều khách sạn đủ tiêu chuẩn với 950 phòng.
Bảng 2.4. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2011
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
tính 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 21 23 23 27 33 43
Tổng số phòng Phòng 538 569 542 752 761 950
Phòng đạt chuẩn phục vụ khách Phòng 366 390 383 561 598 800
quốc tế
Phòng nội địa Phòng 172 179 159 191 163 150
Công suất sử dụng % 44,7 49,4 50,3 52,3 51,5 51,5
Nguồn: Sở VH – TT &DL
Đến nay, số cơ sở lưu trú được xếp hạng của tỉnh không ngừng tăng lên cả về số lượng
và chất lượng mà ngày càng được đầu tư nâng cấp chất lượng nhằm phục vụ cho nhu cầu
của khách quốc tế.
Tiện nghi ăn uống: theo thống kê của sở VH – TT&DL tỉnh thì tiện nghi ăn uống của
tỉnh được chia làm hai loại là: Cơ sở ăn uống trong hệ thống DL: gồm 6 nhà hàng ăn uống
nằm trong khách sạn và 2 nhà hàng nằm trong KDL Xẻo Quýt và Gáo Giồng. Cơ sở ăn
uống nằm ngoài hệ thống DL: toàn tỉnh có hơn 400 nhà hàng quán ăn, tiệm ăn nhưng lại tập
trung chủ yếu ở Sa Đéc và Cao Lãnh.

50
Tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí: hiện nay các dịch vụ này chủ yếu dừng lại ở một
số phòng karaoke, sân tenis, chủ yếu phục vụ cho khách nội địa.
Phương tiện vận tải khách DL: vận tải đường bộ chủ yếu là các phương tiện của Công
ty cổ phần DL Đồng Tháp gồm 3 chiếc xe từ 15 ghế, 25 ghế và 30 ghế. Phương tiện vận tải
đường thuỷ có 15 tắc rán trong đó liên doanh với tư nhân là 10 chiếc và phục vụ chủ yếu
cho việc đưa đón khách vào 2 khu Xẻo Quýt và Gáo Giồng.
Tóm lại: mặc dù sản phẩm du lịch của tỉnh chưa thật sự phong phú và đa dạng so với
tiềm năng DL tỉnh đang có, nhưng những sản phẩm tỉnh đang có và đang trong quá trình
hình thành sẽ góp phần to lớn vào phát triển DL mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành.
2.1.5.4. Thị trường du khách
Du khách chính là thước đo của sự phát triển du lịch. Du khách đến với thị trường du
lịch càng đông thì doanh thu càng cao. Theo số liệu thống kê của Sở VH – TT&DL Tỉnh
trong giai đoạn 2006 – 2010 số lượng du khách đến ngày càng tăng và tốc độ tăng trưởng
cũng tăng đáng kể hàng năm
Bảng 2.5. Lượng khách du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: Lượt người
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu
Tổng lượt khách 720542 701527 961437 1130000 1184500
Tăng so với năm trước (%) 29,35 -2,63 37,05 17,53 4,82
Khách du lịch 153006 192767 221437 239000 265500
Tăng so với năm trước (%) 16,72 25,99 14,87 7,93 11,09
Khách quốc tế 6678 12968 19516 14800 20866
Tăng so với năm trước (%) 35,51 94,19 50,49 -24,16 40,98
Khách tham quan hành hương 567536 508760 740000 891000 919000
Tăng so với năm trước (%) 26,35 -10,35 45,45 20,4 3,14
Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp

51
1000000

900000

800000

700000

600000
Khách DL
500000
Khách QT
400000 Khách HH
300000

200000

100000

0
2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch giai đoạn 2006 – 2010
tỉnh Đồng Tháp
Theo bảng số liệu chúng ta dễ dàng nhận thấy một điều là lượng du khách của tỉnh
luôn có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ 2006 – 2010 cả du khách trong nước và
khách quốc tế. Thành phần du khách đến với Đồng Tháp chủ yếu là khách hành hương
tham quan các di tích lịch sử - văn hoá và các lễ hội truyền thống với số lượng chiếm hơn
75% mỗi năm, số còn lại là khách du lịch nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học. Về nguồn
gốc thì khách du lịch đến với Đồng Tháp bao gồm cả khách của các tỉnh trong 13 tỉnh của
vùng ĐBSCL và cả các vùng lân cận như Đông Nam Bộ hay các tỉnh duyên hải. Khách
quốc tế tham quan du lịch tỉnh chủ yếu do các đoàn khách từ trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh với du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau từ châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thái Lan, Indonexia,..), châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Ý…), châu Mỹ (Mỹ, Canada,..)
và cả châu Úc (Autralia,..). mặc dù khách quốc tế đến với các điểm du lịch của Đồng Tháp
ngày càng tăng nhưng lượng khách tự tìm đến tham quan là rất ít và chưa tương xứng với
tiềm năng du lịch của tỉnh hiện đang có. Một điểm đáng chú ý nữa của du khách đến với du
lịch tỉnh là khách hành hương theo đoàn là các đoàn sinh viên, học sinh về nguồn hay các
đoàn tham quan nghiên cứu. Lượng du khách tham quan theo nhu cầu phát sinh là có nhưng
số lượng không đáng kể so với tổng lượng du khách tham quan du lịch tỉnh. Theo thống kê
của Sở VH – TT&DL Tỉnh vào năm 2006 thì khách du lịch chỉ chiếm số lượng 28%/ năm
còn khách hành hương lại chiếm giữ đến 78%/ năm và khoảng cách này lại có sự chênh lệch
cao so với những năm sau đó. Điều này cũng đưa đến cho Tỉnh những cái nhìn lại về sự

52
phát triển của DL tỉnh để đưa ra được những định hướng nhất định phù hợp với sự phát triển
trong tương lai, đầu tiên nhất là định hướng phát triển và sự đầu tư hợp lý.
2.1.5.5. Doanh thu du lịch
Bảng 2.6. Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu xã hội từ du lịch (tỷ 36,424 61,803 65 76,2 117,95
đồng)
- Tăng trưởng so năm trước (%) 25,9 69,67 5,17 17,23 54,79
- Tăng trưởng so năm trước (%) 5,16 30,83 35,58 7,54 30,78
Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp
140.000

120.000

100.000

80.000
Tổng doanh thu
60.000 Doanh thu dịch vụ

40.000

20.000

0
2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch giai đoạn 2006 – 2010
tỉnh Đồng Tháp
Nhìn vào bảng doanh thu của du lịch tỉnh Đồng Tháp ta dễ dàng nhận ra được nguồn
doanh thu này còn rất thấp cho một ngành kinh tế được coi là có vai trò quan trọng trong
định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhìn lại tất cả những doanh thu từ DL tỉnh từ
năm 2000 khi bước đầu đổi mới từ một thống kê khác ta thấy đoanh thu du lịch của tỉnh
luôn có sự tăng về mọi mặt, đây là một thành tựu đáng ghi nhận của ngành du lịch tỉnh nhà.
Tuy nhiên sự tăng trưởng lại không có sự đồng đều giữa các năm và sụt giảm khá mạnh vào
năm 2008. Đến giai đoạn từ 2010 đến nay thì doanh thu ổn định và tăng trưởng trở lại. Xét
về cơ cấu du lịch tỉnh thì thấy rằng doanh thu du lịch của nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối
thấp với khoảng hơn 20% số còn lại là từ nguồn thu của các thành phần cá nhân và cá thể

53
với các hoạt động chủ yếu như phục vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, phòng trọ, karaoke,
massage,…Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh chủ yếu là doanh thu từ các dịch vụ lưu trú và ăn
uống chiếm khoảng 80% đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh du lịch, các dịch
vụ khác lại chưa được quan tâm phát triển. Như vậy, doanh thu du lịch tỉnh còn thấp chưa
tương xứng với lượng khách du lịch đến với Đồng Tháp.
Bảng 2.7. Thành phần doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2010
Năm 2000 2005 2008 2009 2010
Tổng doanh thu 12.960 40.684 59.681 34.620 36.701
1.Phân theo khu vực kinh tế
Nhà nước 8.563 14,788 29,286 7.610 8.691
Tư nhân 3.575 830 1,505 1120 1.360
Cá thể 822 25,030 28,890 25.890 26.650
2.Phân theo loại hình doanh thu
Doanh thu dịch vụ 6.114 27,272 39,647 23.000 24.380
Doanh thu bán hàng hoá 954 2,792 2,898 2.261 2.390
Doanh thu ăn uống 5.649 10,162 15,554 9.023 9.560
Doanh thu khác 243 422 582 336 371
Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Đồng Tháp
Doanh thu du lịch của Đồng Tháp trong giai đoạn 2000 – 2010 có sự thay đổi lớn về
nguồn gốc. Ở sự phân chia theo thành phần kinh tế, nếu như năm 2000 nhà nước chiếm tỉ trọng
cao trong tổng cơ cấu doanh thu ngành du lịch với hơn 66% so với doanh thu của tư nhân và
các thành phần cá thể thì đến năm 2010 cơ cấu này lại thay đổi, nhà nước chỉ chiếm 23% trong
tổng doanh thu thay vào đó cá thể kinh doanh lại chiếm đến gần 73%. Chính sách kêu gọi đầu
tư từ tỉnh vào ngành du lịch đã làm cho các cá nhân có sự đầu tư mạnh mẽ vào đây để mang lại
nguồn lợi nhuận đáng kể của du lịch trong cơ cấu kinh tế. Xét về loại hình doanh thu thì doanh
thu về dịch vụ du lịch và ăn uống luôn chiếm tỉ trọng cao với hơn 45% so với các dịch vụ
khác.
2.1.5.6. Lao động du lịch
Bảng 2.8. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số lao động ngành DL 308 344 365 413 556 618
Trình độ ĐH, trên ĐH 25 20 20 31 24 40
Trình độ CĐ, trung cấp 59 46 53 15 37 14
Trình độ sơ cấp 94 63 17 134 97 115

54
Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc 92 51 133 71 182
bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn)
Nguồn: Sở VH – TT&DL

160
140
120
100 ĐH - SĐH

80 CĐ - TC
60 Sơ Cấp
40 TĐ khác
20
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện trình độ lao động ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2006 -2011
Qua thống kê trên ta thấy được số lao động trong ngành DL đến năm 2011 là 618
người, đã tăng lên khá nhiều so với các năm trước tuy nhiên vẫn còn rất khiêm tốn. Trong
tổng số lao động thì những người có trình độ ĐH và SĐH chiếm khoảng 6,1% trong đó tốt
nghiệp chuyên ngành du lịch rất ít mà chủ yếu là từ các ngành khác như ngoại ngữ, kinh tế,
tài chính, luật,…Đáng kể nhất vẫn là số lao động chưa qua đào tạo được chuyển từ các
ngành nghề khác chiếm trên 40%, còn số lao động được đào tạo ngắn hạn chiếm đến 30%.
Điều này cho thấy lao động trực tiếp phục vụ cho ngành DL có tăng thêm nhưng số lao
động qua đào tạo lại rất hạn chế.
Sản phẩm du lịch có chất lượng, sức cạnh tranh và bền vững hay không đều phụ thuộc
vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động DL. Chất lượng lao động của tỉnh hiện nay
vẫn chưa đủ sức đảm đương nhiệm vụ phát triển ngành, là rào cản không nhỏ đến chất
lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh.
Do vậy hiện nay Sở VH – TT&DL tỉnh đã rất quan tâm và có nhiều chương trình
nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch. Tổng cục du lịch hỗ
trợ kinh phí đào tạo từ chương trình hành động quốc gia về DL, Sở đã phối hợp với trường
Trung học nghiệp vụ DL Vũng Tàu mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhà hàng khách sạn
cho các lao động trên địa bàn tỉnh.

55
56
2.2. Một số điểm du lịch sinh thái điển hình của tỉnh Đồng Tháp.

2.2.1. Vườn quốc gia Tràm Chim

2.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên


a. Vị trí địa lí
Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim được thành lập ngày 29/12/1998 với vị trí địa lý
10037’ đến 10046’ độ vĩ Bắc, 105028’ đến 105036’ độ kinh Đông. Nằm lọt giữa vùng đất
trũng ngập nước Đồng Tháp Mười nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, VQG Tràm Chim có
diện tích tự nhiên 7.313 ha, dân số xung quanh Vườn khoảng 50.000 người, thuộc địa phận
5 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim,
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Nằm ở hạ lưu sông Mê – Kông và trung tâm Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền khoảng
25km về phía Tây, gần biên giới Việt Nam – Campuchia, Tràm Chim có cảnh quan thiên
nhiên tuyệt đẹp với mênh mang sông nước, một màu xanh của rừng tràm ngút ngàn và thảm
thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật khác nhau. Vùng đất này cũng chính là nơi cư
trú loài chim Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế giới với những vũ điệu thiên nhiên làm mê hoặc
lòng người.
Địa hình (VQG) Tràm Chim thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười với độ cao trung
bình khoảng 0,9 – 2,3m so với mực nước biển. Trong đó khoảng 44,4% diện tích nằm ở độ
cao 1,3 – 1,45m và 20,6% nằm ở độ cao từ 1,45 – 1,6m. Với diện tích hơn 7ha, VQG được
chia làm 3 phân khu gồm A, B, C trong đó phân khu C là phân khu hành chính của VQG
nằm trên trục đường ĐT 814.
b. Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu và thuỷ văn:
Nhiệt độ trung bình của VQG hàng khoảng 270C thấp hơn khoảng 1-20C vào mùa
mưa và tăng lên 1 – 20C vào mùa khô. Trong đó nhiệt độ cao nhất là vào khoảng tháng 4
với trên 370C và thấp nhất nằm trong khoảng 160C.
Độ ẩm hàng năm của VQG cũng duy trì trong khoảng 82 – 83% và giao động ở mức
100% khi cao nhất, 35 - 40% khi thấp nhất.

57
Chế độ gió ảnh hưởng trực tiếp của hai gió là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc,
ngoài ra vào mùa lũ VQG cũng như các tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh
hưởng bởi gió Bấc. Gió ở VQG có tốc độ không lớn và hầu như không bị ảnh hưởng của
bão.
Lượng mưa: trung bình hàng năm khoảng 1.650mm, trong đó hơn 90% tập trung vào
mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm). Số ngày mưa hàng năm giao động từ 110 –
160 ngày.
Chế độ thuỷ văn: chịu ảnh hưởng và nhận nguồn nước trực tiếp của sông Mê Kông;
các kênh thuỷ lợi như Hồng Ngự, Long An, Đồng Tiến, An Hoà, Phú Hiệp. Với hệ thống bờ
đê bao quanh VQG có tổng chiều dài lên đến 59km để giữ nước. Mực nước bên trong VQG
được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiện nay,
để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong vườn quốc gia luôn được giữ ở mức
cao hơn những điều kiện trong quá khứ.
- Tài nguyên đất: được chia thành 5 nhóm đất chính bao gồm:
+ Nhóm đất cát cổ: đây có thể coi là loại đất đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp được hình
thành từ quá trình phong hoá trầm tích Pleistocenne với diện tích hiện nay của toàn vườn là
154ha.
+ Nhóm đất xám mùn.
+ Nhóm đất dốc tụ trên trầm tích.
+ Nhóm đất phù sa nén phèn.
+ Nhóm đất phèn hoạt động.
- Tài nguyên sinh vật: VQG là một rừng tràm nguyên sinh được đưa vào bảo tồn và
phát triển du lịch, chính vì thế hệ sinh vật học ở đây rất đa dạng với nhiều loài động vật,
thực vật phong phú.
+ Hệ động vật: đây là địa bàn cư trú của hơn 130 loài cá nước ngọt chiếm khoảng ¼ số
loài cá của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó còn có hơn 231 loài chim với
32 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới như: Ngan cánh
trắng, Đại bàng đen, Ô tác, Công đất, Cổ rắn, Điêng điểng, Bồ nông chân xám,…đặc biệt là
Sếu cổ trụi và Sếu đầu đỏ.
+ Hệ thực vật: với đặc điểm trầm tích địa mạo tạo nên hệ mùn dinh dưỡng cho các loài
cây sinh trưởng và phát triển nên VQG hiện nay có được các quần xã thực vật tự nhiên rất
đa dạng. Từ kết quả khảo sát từ năm 2005 – 2006 của BQL VQG đã ghi nhận được 130 loài

58
thực vật với 6 kiểu quần xã đặc trưng như: Quần xã sen, quần xã năn, lúa ma, cỏ ống, mồm
mốc, và đặc trưng nhất là quần xã rừng tràm.
2.2.1.2. Tiềm năng du lịch
- VQG Tràm Chim là một VQG được nhà nước qui hoạch, bảo tồn. Bên cạnh những
nguồn tài nguyên du lịch chung thì vị trí địa lý thuận lợi là nét riêng của Tràm Chim. Nằm
ngay trên trục đường tỉnh 834 của Đồng Tháp, cách quốc lộ 30 khoảng 18km, cách tp. Cần
Thơ khoảng 130km, tp. Hồ Chí Minh khoảng 200km bằng đường ô tô rất thuận lợi cho việc
tham quan nhất là vào dịp lễ tết và ngày chủ nhật.
- Là một trong 2000 khu Ramsan của thế giới, là khu Ramsan thứ 4 của Việt Nam nên
số lượng khách du lịch biết đến Tràm Chim rất lớn, là cơ sở để doanh thu du lịch từ du
khách hàng năm đến với khu du lịch này ngày càng tăng.
- Nếu như hoạt động tham quan tại Gáo Giồng và Xẻo Quýt du khách có thể đi bộ
hoặc ngồi thuyền ba lá, thì VQG Tràm Chim sẽ thực hiện việc tham quan dựa trên mỗi
tuyến cố định đã được xây dựng mà du khách lựa chọn. Với 5 tuyến cụ thể, từng đoàn khách
sẽ được ngồi trong “tắc rán” nghe tiếng máy chạy, tiếng sóng vỗ, tận hưởng những làn gió
tự nhiên mát đến lạnh người. Xung quanh con tàu là sự hoang vu của một VQG rộng lớn,
nơi đây chỉ có tràm bám rễ sâu vào đất, những cánh đồng cỏ xanh mướt hay những đàn
chim bay kín cả bầu trời phía trước đoàn tham quan.
- Một đặc điểm nổi bật của VQG Tràm Chim là việc xây dựng các cuộc sống trải
nghiệm lênh đênh sông nước vào mùa nước nôi. Tại đây, khách du lịch sẽ được ở nhà sàn
giữa mênh mông nước lũ trong VQG, tiếng song vỗ bờ, vỗ mạn thuyền, vỗ rì rầm dưới sàn
nhà mà chỉ có vùng Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung mới có được nét đặc trưng
này trong du lịch. Nhưng hoạt động này chỉ được thực hiện khi độ an toàn được đảm bảo
cho du khách cũng như việc bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên được cam kết thực
hiện.

2.2.2. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

2.2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên


- Vị trí địa lý
Nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 18km về phía Bắc. Gáo Giồng là
một trong những rừng tràm sản xuất lớn nhất của tỉnh Đồng Tháp và được qui hoạch vùng
trung tâm rừng tràm trở thành một khu du lịch sinh thái từ năm 2003 nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan nghỉ dưỡng của người dân và khách du lịch.

59
Nằm cận thành phố Cao Lãnh có tọa độ địa lý là 10019B đến 10040’B và từ
105033’25” Đ đến 105049’00”Đ nên Gáo Giồng mang nhiều nét chung của tự nhiên tỉnh
Đồng Tháp.
- Địa hình: tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng tây bắc – đông nam, cao từ 1,0 - 1,4
m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao
từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng ngập nước thời gian từ 4 - 5 tháng/năm.
- Khí hậu và thuỷ văn: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2.710giờ nắng/
năm, nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,30C – 32,80C, biên độ nhiệt chênh lệch
ngày và đêm tương đối lớn, rất thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao
chất lượng nông sản.
+ Lượng mưa bình quân hàng năm thấp 1.332mm. Vào mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô (mùa kiệt): từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh triều hầu như thấp
hơn các cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bơm tưới bổ sung nước cho cây trồng.
Lượng mưa thấp, chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa của năm. Trong những tháng này các cây
trồng thiếu nước nghiêm trọng.
+ Chế độ thủy văn có thể chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa khô.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn tiếp giáp sông Tiền chảy qua, sông Cần Lố, kênh An
Phong - Mỹ Hòa, kênh Tháp Mười, kênh Cái Bèo, kênh số 1... nên khá phong phú thuận lợi
cho việc phát triển cây trồng - vật nuôi, vận chuyển hàng hóa và phát triển du lịch sinh thái.
2.2.2.2. Tiềm năng du lịch
- Gáo Giồng có vị trí tương đối thuận lợi cho khách tham quan du lịch cả đường bộ lẫn
đường thuỷ. Cách quốc lộ 30 khoảng 15km, Gáo Giồng nằm giữa mênh mông đại ngàn của
một rừng tràm xanh mướt. Từ Mỹ Hiệp, mất chưa đầy một giờ để đến với Gáo Giồng bằng
xe, hoặc lênh đênh sông nước theo dòng chảy.
- Tuy là điểm DLST nằm xa các trục đường chính của tỉnh, nhưng Gáo Giồng lại rất
có tiềm năng du lịch về các hoạt động sinh thái tại đây.
- Tham quan DL tại Gáo Giồng, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống giữa rừng
tràm hoang sơ. Trải nghiệm cuộc sống trong rừng, tự tay “vỡ trà bắt cá” để mang về làm ra
những món ăn đặc sản đồng quê. Vào mùa nước nổi, Gáo Giồng cũng sẽ đưa khách DL lênh
đênh trên mặt nước len lỏi vào từng cánh rừng tràm để tháy được sự gần gũi của thiên nhiên
như: chim mẹ mớm mồi cho chim non, thả câu, giăng lươi hay sống lênh đênh trên ghe
thuyền trên dòng lũ. Tất cả tạo nên cho Gáo Giồng nét đặc biệt là thú vị.

60
- Ngồi thuyền ba lá, nghe những cô lái đò mặc áo bà ba vừa tay chèo vừa ngân nga
tiếng ca vọng co ngọt ngào, luôn tạo cho khách niềm vui trong mỗi chuyến đi.

2.2.3. Khu căn cứ di tích Xẻo Quýt

2.2.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên


Khu du lịch sinh thái – căn cứ cách mạng Xẻo Quýt thuộc địa bàn hai xã Mỹ Long và
Mỹ Hiệp thuộc huyện Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp. Một căn cứ giữa lòng người dân được
bảo tồn nguyên trạng: nhà hầm, công sự, hầm bí mật,…giúp du khách biết được khung cảnh
của cuộc sống khắc nghiệt thời kháng chiến chống Mỹ.
Về điều kiện tự nhiên : do cùng nằm trong toạ độ địa lý nên các điều kiện tự nhiên của
Xẻo Quýt không có gì khác so với Tràm Chim và Gáo Giồng.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng số giờ nắng trên 2000 giờ, lượng mưa
trung bình khoảng 1300mm/ năm và mưa chủ yếu vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 11
hàng năm khi nước lũ từ đầu nguồn sông Mê Kông tràn về. Điều này gây ra tình trạng ứ
nước và ngập ở các vùng trũng trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng.
Nằm trên quốc lộ 30, khu du lịch sinh thái – căn cứ cách mạng Xẻo Quýt gợi cho du
khách một sự tò mò về cái tên của mình. Với diện tích hơn 50 ha nằm trên địa bàn hai xã
Mỹ Long và Mỹ Hiệp thuộc huyện Cao Lãnh, Xẻo Quýt là một trong những điểm du lịch về
nguồn độc đáo và để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách đến Xẻo Quýt
2.2.3.2. Tiềm năng phát triển du lịch
- Xét về vị trí thì Xẻo Quýt có vị trí thuận lợi hơn trong việc thu hút khách du lịch so
với Tràm Chim và Gáo Giồng.
- Nằm ngay trên trục đường chính của tỉnh là QL 30 và QL54, cách không xa tỉnh
Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Chính điều kiện này đã giúp cho Xẻo Quýt có lượng
khách tham quan đông, nhát là dịp lễ tết và ngày chủ nhật.
- Năm 2013, UBND tỉnh Đồng Tháp kết hợp với Sở VH – TT&DL đã chỉ đạo qui
hoạch Xẻo Quýt thành điểm DLST đặc biệt của tỉnh nhà. Đây chính là điều kiện thuận lợi
cho sự đầu tư và hấp dẫn sự đầu tư từ bên ngoài.
- Một tài nguyên DL quan trọng nữa của Xẻo Quýt đó là giá trị văn hoá lịch sử kết hợp
với DLST. Là căn cứ quân sự bí mật trong thời gian kháng chiến, nơi chứng kiến bao trận
đánh ác liệt, nơi diễn ra cuộc sống của hàng vạn chiến sĩ yêu nước, nơi các hầm sâu thiếu
ánh đèn nhưng lại rực lửa những trái tim thù giặc. Tất cẩ để lại đến ngày nay cho Xẻo Quýt
một giá trị lịch sử oanh liệt. Xẻo Quýt trở thành khu căn cứ không dừng lại ở việc tham

61
quan mà còn là quá trình học tập lịch sử chiến đấu oanh liệt một thời của người dân xứ uỷ
Nam Kỳ. Đồng thời là hoạt động tham quan sinh thái tự nhiên. Điều này giúp cho Xẻo Quýt
có nét đặc trưng trong phát triển DL.

2.2.4. Một số điểm tài nguyên du lịch sinh thái khác

Xét về tổng thể, với lịch sử phát triển hơn 300 năm, tỉnh Đồng Tháp là địa phương có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và hệ sinh thái đất ngập
nước. Về tài nguyên DLST bên cạnh VQG Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt là nơi bảo
tồn nhiều thực vật với bốn bề là màu xanh của rừng tràm, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim
đặc biệt là Sếu đầu đỏ được ghi vào sách đỏ thế giới. Đồng Tháp còn xây dựng nên những
loại hình du lịch văn hoá lịch sử kết hợp tiêu biểu dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương
để ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan đến những nơi có cảnh quan đẹp,
không khí trong lành, thanh bình.
Lăng Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là thân sinh của Bác Hồ. Đến đây, bên cạnh việc
thăm ngôi nhà sàn là nơi trưng bày tiểu sử, sự nghiệp của Cụ phó và Bác Hồ thì du khách
còn được hưởng một không khí nhẹ nhàng của hương sen thơm ngát. Hồ sen hình ngôi sao
năm cánh tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch của Cụ phó bảng được xây dựng xung quanh
vòm mộ Cụ phó. Nhà sàn và ao cá Bác Hồ cũng được xây dựng để thấy được cuộc sống
giản dị và gần gũi của Người. Thăm quan lăng Cụ phó trong lòng du khách như được trở về
với cội nguồn của con người yêu nước và cả cái cảm nhận được sự thanh bình của miền quê
với con kênh, cái rạch, từng cây cầu khỉ, từng hàng cây xanh toả hương hoa và trái ngọt bên
mái nhà truyền thống xưa. Hiểu lịch sử và cảm nhận được thiên nhiên. Đây chính là sự kết
hợp tiêu biểu của DLST và du lịch văn hoá lịch sử của Đồng Tháp đang được phát triển.
Khu di tích Gò Tháp của thành phố Cao Lãnh là một di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Đến Gò Tháp là tìm đến với một nền văn hoá cổ Óc Eo của Vương quốc Phù Nam xưa.
Không chỉ có nét văn hoá cách đây hơn 1500 năm, lịch sử của các cuộc kháng chiến của dân
tộc, mà Gò Tháp còn sẽ bất ngờ bởi bầu không khí với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi
trường sinh thái hoang sơ. Vào mùa nứơc nổi, bông súng, sen, năn, lác xanh mượt đua nhau
đâm chồi nảy lộc và trổ hoa cùng lũ chim trời kiếm ăn, làm tổ náo nhiệt, tạo nên một bức
tranh thiên nhiên thơ mộng hữu tình thu hút du khách đến tham quan khám phá. Với lễ hội
truyền thống hàng năm cùng với các hoạt động văn hoá văn nghệ thì DLST cũng là một
tiềm năng đầy phát triển tại khu di tích Gò Tháp này.

62
Làng hoa kiểng Sa Đéc: đây là làng nghề truyền thống của người dân Sa Đéc với tuổi
đời hơn thế kỉ dài. Làng hoa kiểng Tân Qui Đông của Sa Đéc sẽ đưa du khách lạc vào xứ sở
ngàn hoa quanh năm với hương thơm quyến rũ của nhiều loài hoa quí như thược dược, tú
cầu, hồng, lan, vạn thọ Pháp, cúc, mãn đỉnh hồng… Rồi đến cả ngàn vạn cây kiểng quí hiếm
hàng trăm tuổi thọ với dáng và thế đi vào lòng người bởi cái đượm nét văn hoá Việt. Tất cả
đều có hồn và có sức hút đến kì lạ vào đôi mắt cả tâm hồn người tham quan. Tham quan
làng hoa và kiểng để du khách sẽ trải nghiệm được cuộc sống đơn sơ mộc mạc của người
dân Nam Bộ. Họ lao động hết mình và yêu tất cả những gì thuộc về cuộc sống. Từng hơi
thở của gió trời cũng được họ tận dụng cho cây và hoa sinh trưởng. Vì vậy, đến đây du
khách không chỉ tham quan mà còn lao động và hoà mình vào để nắm bắt từng phút giây
gần gũi với sinh thái xung quanh để thấy được tầm quan trọng của một môi trường “xanh”
đối với cuộc sống.
Với những đặc điểm tự nhiên đa dạng như trên đã tạo cho Đồng Tháp một tiềm năng
du lịch phong phú thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là DLST và sự
kết hợp giữa DLST cùng với DL văn hoá – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch miệt vườn,
du lịch tâm linh, du lịch sông nước,…nhưng tất cả đều gắn chặt với thiên nhiên để bảo vệ
chính cái tự nhiên vô giá ấy. Tất cả đã làm cho một Đồng Tháp rất hấp dẫn rồi trở thành địa
chỉ quen thuộc cho du khách mỗi khi về với miền tây sông nước ĐBSCL.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái

2.3.1. Loại hình du lịch sinh thái hiện đang khai thác

Là ba điểm khai thác DLST chủ yếu của tỉnh nên hiện nay hoạt động du lịch này đang
được phát triển chủ yếu tại Gáo Giồng, Xẻo Quýt và Tràm Chim. Đây là hoạt động tiêu biểu
và đồng thời cũng là hướng phát triển trong định hướng đến giai đoạn những năm 2020 của
du lịch tỉnh. Cả ba khu du lịch đều có chung một hoạt động DLST đó là tham quan rừng
tràm và hoà mình vào cái thiên nhiên của vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ để cảm nhận được
sự gần gũi để qua đó du khách tự rút ra được cho mình những suy nghĩ về việc bảo vệ môi
trường sinh thái cho cuộc sống của mình trong tương lai.
Vườn QG Tràm Chim khai thác DLST dựa trên việc đưa du khách vào VQG bằng
đường bộ và đường thuỷ. Nếu tham quan đường bộ thì du khách chỉ có thể đi bằng xe máy
trên những đoạn đê bao quanh bên ngoài phía của VQG và nhìn ngắm phía bên ngoài mà
không thể đi vào bên trong Vườn do sự ngăn cách của những con rạch nước. Còn nếu du
khách đi bằng thuyền máy thì khách DL sẽ được đi quanh VQG và đi sâu vào những địa

63
điểm dừng chân bên trong Vườn. Do diện tích VQG rộng nên thời gian tham quan dài hơn
so với các khu DL khác. Hoạt động tham quan của khách sẽ được các hướng dẫn viên
hướng dẫn cụ thể trên mỗi tuyến đường đi. Song song với việc hướng dẫn cho du khách
tham quan rừng tràm, nhận biết các loài chim quí hiếm sinh sống trong VQG, hoà mình vào
những lung sen bạt ngàn thì những hướng dẫn viên tại đây sẽ luôn luôn ý thức cho du khách
chú ý đặc biệt đến việc bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh. Du khách tham quan sẽ
phải đảm bảo nghiêm ngặt việc giữ vệ sinh chung cho VQG để không gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường sinh sống của các loài sinh vật tại đây. Bên cạnh đó thì việc săn bắt các loại
chim, cá, động vật,…sinh sống trong vườn cũng được nghiêm cấm rất chặt chẽ. Đó chính là
yếu tố cơ bản để VQG luôn là địa điểm dừng chân cho những cánh chim dừng chân sinh
sống tại vùng đất này.
Hiện nay Gáo Giồng đang khai thác cũng là hoạt động tham quan rừng tràm và bảo tồn
nguồn sinh vật đang sinh sông phát triển trong rừng tràm thông qua việc giáo dục bảo vệ
môi trường cho du khác tham quan. Điểm khác của KDL này so với Tràm Chim là phương
tiện tham quan không phải bằng thuyền máy mà du khách được trải nghiệm với thuyền ba lá
trên những con rạch nhỏ len lỏi vào trong rừng tràm. Thuyền ba lá được những cô gái áo bà
ba quấn khăn rằn tay chèo miệng hát ca cổ với giọng hát ngọt lịm luôn đi vào lòng du khách
nhất là khách nước ngoài. Bên cạnh việc tham quan bằng thuyền thì du khách còn có thể
tham quan Gáo Giồng bằng xe đạp đôi trên bờ đê để ngắm quang cảnh bên ngoài rừng tràm.
Đến với Xẻo Quýt du khách sẽ tìm được cái nét mới trong việc tham quan sinh thái tại
đây so với hai điểm du lịch trên. Tham quan DLST ở Xẻo Quýt được thực hiện song hành
với tham quan di tích lịch sử cách mạng. Len lỏi vào rừng tràm cao bạt ngàn, hai bên bờ
kênh cây cao bị hàng loạt những dây leo rủ kín cả cây tạo nên nét huyền bí của thiên nhiên
hoang dã, trên những dòng kênh xanh cá bơi từng đàn, lục bình kín cả mặt nước, mát lạnh.
Trên bờ kênh còn có những căn cứ cách mạng, những chòi cơ mật, những hầm bí mật chữ
L, chữ Z. Tham quan Xẻo Quýt khách du lịch sẽ cảm nhận được cái hoang dã của thiên
nhiên chưa bị khai phá cũng như không khí mát lành dễ chịu đến đi vào lòng người và ở đó
còn dấy lên được trog lòng du khách niềm tự hào dân tộc vì những chiến tích vẻ vang ngày
xưa để lại. Đến với Xẻo Quýt khách DL sẽ không thể không nhớ đến một khung cảnh trong
lành cho cuộc sống sau những bộn bề của cuộc sống hiện đại. Đó chính là nét mà DLST
Xẻo Quýt làm được trong hoạt động du lịch của mình.

64
Sau những hoạt động tham quan rừng tràm thì cả ba khu DL đều có chung những hoạt
động ăn uống, vui chơi giải trí cho du khách và lưu trú lại cho những du khách muốn nghỉ
dưỡng dài ngày. Mặc dù có những hoạt động DL không giống nhau trong hình thức tham
quan nhưng điểm chung nhất của ba khu du lịch này là đều khái thác một loại hình DLST
chung là thám hiểm rừng tràm, quan sát sinh vật và bảo vệ một môi trường sinh thái trong
lành cho cuộc sống tương lai.

2.3.2. Thực trạng sản phẩm du lịch sinh thái

Sản phẩm du lịch luôn luôn là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động du lịch của bất
kì. Nó đóng vai trò là yếu tố thu hút khách du lịch và kéo dài thời gian du lịch của du khách
đến tham quan. Sản phẩm càng phong phú và đa dạng thì càng thu hút được khách và thời
gian ở lại cũng như quay trở lại của du khách càng cao.
Tại ba khu DLST đang khai thác của Đồng Tháp, xét chung nhất chúng có sự trùng lặp
về sản phẩm du lịch tại hoạt động tham quan và các dịch vụ kèm theo. Sản phẩm DLST của
ba khu DLST nói riêng và tỉnh Đồng tháp nói chung là:
- Sản phẩm DLST có:
Khu DLST và bảo vệ môi trường VQG Tràm Chim.
Khu DLST Gáo Giồng
Khu DLST và di tích lịch sử Xẻo Quýt
- Tour – tuyến tham quan:
Tuyến tham quan rừng tràm Gáo Giồng
Tuyến tham quan rừng tràm và di tích cách mạng Xẻo Quýt
Tuyến tham quan VQG Tràm Chim gồm 5 tuyến được đánh dấu từ 1 đến 5:
+ Tuyến 1:
Đây là tuyến tham quan dài nhất trong các tuyến tham quan của Trung Tâm Du Lịch
VQG Tràm Chim, với tổng chiều dài đi và về của tuyến là 36 km, thời gian tối thiểu khoảng
3h ngồi thuyền.
+ Tuyến 2:
Tuyến 2 là tuyến tham quan dài thứ hai trong bảng giá dịch vụ du lịch của Trung Tâm
Du Lịch VQG Tràm Chim, với tổng chiều dài đi và về là 29 km, thời gian tối thiểu khoảng
2h30’ ngồi thuyền.
+ Tuyến 3:

65
Đây có thể nói là tuyến tham quan hấp dẫn nhất được du khách ưa chuộng vì là tuyến
có thời gian và đoạn đường tham quan trung bình, với tổng chiều dài đi và về là 25 km, thời
gian tối thiểu khoảng 1h30’ ngồi thuyền.
+ Tuyến 4:
Đây là tuyến tham quan đặc biệt nhất của Trung tâm du lịch VQG Tràm Chim, vì đây
là tuyến tham quan bãi chim sinh sản thuộc khu A2 của VQG Tràm Chim, với bãi chim sinh
sản có diện tích khoảng 2 – 3 ha, là nơi tập trung của các loài chim như Cồng cộc, chim Cốc
và loài chim quý hiếm là chim Điêng điểng (Cổ rắn) – loài chim nằm trong sách đỏ của Việt
Nam. Trong tuyến tham quan này quý khách sẽ bắt gặp hình ảnh cánh rừng tràm nguyên sơ
của khu bảo tồn VQG Tràm Chim.
+ Tuyến 5:
Tuyến 5 là tuyến tham quan ngắn nhất, với chiều dài đi và về khoảng 12km, thời gian
tối thiểu khoảng 1h ngồi thuyền.
Du khách sẽ tham quan được một góc nhỏ của VQG Tràm Chim, quan sát những cánh
đồng cỏ năng, lúa trời và rừng tràm bạt ngàn, quan sát được cuộc sống của một số loài chim
nước như Cồng cộc, Điêng điểng, Bói cá, Cò ma…
- Dịch vụ DLST:
Tham quan rừng tràm sinh thái và nguồn sinh vật đang tồn tại và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Các dịch vụ giải trí: câu cá, hái sen, chèo thuyền, vỡ trà bắt cá, đặt lợp, thả câu, đạp
xe,lên đài quan sát, đờn ca tài tử...
Dịch vụ nghỉ dưỡng: các nhà nghỉ, phòng nghỉ tại khu du lịch. Riêng đối với Xẻo Quýt
thì hiện nay chưa có cơ sở lưu trú lại cho du khách ở lại nên khách đến với Xẻo Quýt cơ bản
đi trong ngày hoặc lưu trú tại địa phương khác.
- Cơ sở vật chất DLST:
+ VQG Tràm Chim: 02 văn phòng làm việc, 01 phòng trưng bày, 07 phòng nghỉ với số
lượng 03 giường, 03 phương tiện tắc rán trọng tải 12 khách đến năm 2013 con số này đã
tăng lên là 07 chiếc. 02 nhà nghỉ chân trên tuyến đường tham quan có diện tích 08m x 10m,
06 đài quan sát cao khoảng 20m, 01 bến xe 100 x 200m, 02 đoạn đê lát nhựa, 03 bến tàu do
Sở thương mại và Du lịch tỉnh làm chủ đầu tư. Đối với công cụ truyền thông đủ điều kiên
giới thiệu cho du khách tham quan tại VQG có các bảng pa-no chỉ dẫn tại các điểm giao
thông quan trọng, tivi, amply bass, máy chiếu, laptop, tranh ảnh, tin bướm,… Bên cạnh đó,

66
trung tâm cũng đã cập nhật thông tin lên website của Vườn và xây dựng một trang mạng
điện tử riêng để giới thiệu du lịch của Tràm Chim.
+ Khu DLST Gáo Giồng: có 05 phòng làm việc trong đó có 01 hội trường lớn phục vụ
yêu cầu khách đoàn công tác với sức chứa 150 người; 05 hệ thống nhà ăn; 03 phòng nghỉ
qua đêm cho khách có nhu cầu ở lại bên cạnh các dịch vụ cắm trại, lán trải nghiệm cuộc
sống thực tế; 20 chiếc xuồng ba lá và 10 chiếc xe đạp đôi, đài quan sát 18m để quan sát
rừng tràm. Ngoài ra, Gáo Giồng còn xây dựng các dịch vụ du lịch khác như: karaoke, đàn ca
tài tử Đồng Tháp, sinh hoạt lửa trại, bơi thuyền câu cá hái sen, đi xe đạp đôi, dịch vụ giăng
lưới đêm vào màu nước nổi,…
+ Khu căn cứ Xẻo Quýt: do chưa có hệ thống cơ sở lưu trú nên cơ sở hạ tầng của Xẻo
Quýt còn rất đơn sơ và chủ yếu là nằm bên khu hạ tầng du lịch. 12 chiếc thuyền ba lá phục
vụ cho việc đưa khách tham quan, hầm căn cứ chiến sự. Bên cạnh đó KDL còn xây dựng
các hệ thống dịch vụ du lịch như nhà ăn, tạo nên các ốc đảo, hồ sen, nhà trưng bày,…Hầu
hết hệ thống đường đi của KDL đều được bê tông hoá, xây dựng các cây cầu xi măng giả
gỗ…tạo nên một không gian du lịch thoáng đãng và hấp dẫn.
Nhìn chung những sản phẩm DLST tại ba KDLST đều đáp ứng được nhu cầu cần thiết
cho khách du lịch. Tuy nhiên theo đánh giá chung thì những sản phẩm du lịch ở đây còn ít
và mang tính trùng lắp giữa các KDL. Theo đó trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng
đến năm 2020, ngành du lịch Đồng Tháp sẽ phát triển theo hướng du lịch sinh thái, văn hóa,
lịch sử trên cơ sở khai thác triệt để các tài nguyên sẵn có, sản phẩm du lịch phải đáp ứng
được nhu cầu của thị trường khách du lịch đồng thời phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo
cảnh quan môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển du lịch mang tính bền vững.

2.3.3. Thị trường du khách du lịch sinh thái

Đánh giá chung cho thị trường du khách đến với Đồng Tháp và các khu DLST chủ yếu
là phục vụ nhu cầu du khách nội địa. Số lượng tham quan lớn nhất là hoạt động tham quan
của du khách các tỉnh ĐBSCL, ngoài ra cũng có một lượng lớn du khách đến từ thành phố
Hồ Chí Minh sau những thời gian làm việc căng thẳng. Đối tượng du khách chủ yếu có độ
tuổi từ 15 – 55 tuổi, và nhiều nhất là các đoàn sinh viên, các nhà nghiên cứu cùng các đoàn
khách công ty. Khách nước ngoài nhiều nhất là khách của Campuchia do có sự gần nhau về
vị trí lãnh thổ và hoạt động du lịch của họ mang tính tự phát là chủ yếu – nghĩa là hoạt động
du lịch của họ phát sinh khi họ đến Việt Nam thăm gia đình, bạn bè và chữa bệnh, du lịch
theo tour của họ có nhưng rất ít. Các nước khách như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,… lại được đi

67
theo tour và do các công ty từ thành phố Hồ Chí Minh cung cấp nhưng thời gian lưu trú của
họ không nhiều, từ 01 – 03 ngày hoặc tour đi theo ngày; rất ít du khách nước ngoài đến đây
theo hình thức tự tìm nghiên cứu. Đối tượng du khách nước ngoài chủ yếu cũng là theo gia
đình và theo đoàn với độ tuổi từ 15 đến 60. Từ đây cho chúng ta thấy được tiềm năng du
lịch có, nhưng việc phát triển thu hút sự tham quan và lưu trú của du khách tại đây đang là
vấn đề cần có sự đầu tư một cách tổng thể khoa học và lợi nhuận trong tương lai.
Theo thống kê tại các điểm du lịch bao gồm Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quýt thì
lượng khách tham quan hàng năm trong giai đoạn từ 2006 – 2011 như sau:
- Vườn quốc gia Tràm Chim:
Bảng 2.9. Khách du lịch Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: Người
Thông tin 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số đoàn 534 529 456 302 358 655
Tổng số lượng khách 5.386 5.402 5.429 5.928 6.460 7.280
Đoàn khách nghiên cứu 39 15 24 18 12 10
Đoàn khách không doanh thu 36 18 20 32 40 37
Khách nước ngoài 121 178 225 150 122 142
Khách trong nước 5.386 5.132 5.204 5.778 6.338 7.138
Phòng nghỉ 180 198 225 195 264 742
Khách câu cá 1.098 1.107 1.123 1.129 970 1.399
Nguồn: Khu du lịch VQG Tràm Chim

K. Nội Địa

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện lượng khách DL đến Tràm Chim giai đoạn 2006 – 2011

68
- Khu DLST Gáo Giồng
Bảng 2.10. Khách du lịch đến KDL Gáo Giồng giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: Lượt người
Thông tin Khách nội địa Khách quốc tế
2004 9.891 96
2005 12.849 188
2006 15.578 101
2007 24.410 141
2008 26.068 152
2008 36.294 265
2010 40.852 396
2011 48.249 482
2012 51.007 417
Nguồn: Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

60000 K. Nội Địa


K.Quốc Tế
50000

40000

30000

20000

10000

0
2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện lượng khách DL đến Gáo Giồng
giai đoạn 2006 – 2011

- Khu du lịch Xẻo Quýt


Bảng 2.11. Khách du lịch tại Xẻo Quýt giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: Lượt người

69
Thông tin 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng khách 27.290 39.974 40.918 40.724 42.886 54.113
(Lượt người)
Khách nội địa 25.075 35.053 38.437 37.614 40.739 51.366
Khách quốc tế 2.215 4.921 2.481 3.110 2.147 2.717
Nguồn: Khu du lịch sinh thái Xẻo Quýt
Từ những số liệu thống kê được cho thấy lượng khách đến với ba điểm DLST của tỉnh
ngày càng tăng cả khách nội địa lẫn quốc tế. Tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn đạt trên
20%/ năm và tuỳ từng khu du lịch. Số khách nước ngoài tuy có sự tăng trưởng hàng năm
nhưng không đồng đều và chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số khách tham quan (1% – 9%).

2.3.4. Lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái

Xét về nguồn lao động du lịch tại các điểm khai thác DLST của Đồng Tháp ta dễ dàng
nhận thấy được một điều là nguồn nhân lực ở đây tương đối mỏng - ít hơn ở nhiều ở các
điểm có qui mô nhỏ. Mặt bằng chung của lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói
chung và DLST của Đồng Tháp nói riêng là xuất phát từ nguồn lao động nông nghiệp sẵn
có của địa phương. Ở đây ta sẽ xét về nguôn lao động hiện có ở các khu DLST đã đang
được khai thác là Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt.
VQG Tràm Chim có tiền thân là nông trường tràm Tràm Chim của Tam Nông được
nâng cấp qui hoạch và khái thác du lịch đặc trưng nhất là DLST. Nguồn nhân lực ở đây chủ
yếu là tận dụng và đào tạo từ lực lượng lao động từ nông trường sản xuất ngày xưa. Về tổng
số lao động hiện nay của Tràm Chim là rất ít so với tổng diện tích khu du lịch. Với 17 lao
động vừa là trực tiếp vừa là gián tiếp trong các hoạt động kinh doanh du lịch của Tràm
Chim so với hơn 7.500ha thì đây thực sự là một lực lượng lao động rất mỏng đối với nhu
cầu. Trên thực tế 17 lao động là tổng số lao động hiện có của VQG tham gia vào tất cả các
hoạt động từ quản lý đến kinh doanh du lịch tại đây. 8 lao động thực hiện nghiệp vụ du lịch,
3 lao động là ban quản và 6 lao động còn lại phục vụ trong các dịch vụ ăn uống cũng nhu
chạy thuyền máy đưa du khách tham quan trên các tuyến đường. Với số lượng rất hạn chế
như vậy thì tại VQG Tràm Chim một lao động mà thực hiện nhiều công việc bao gồm cả
những công việc không thuộc chuyên môn nghiệp vụ của mình là điều khó tránh khỏi. Nhất
là trong các dịp lễ, tết thì nhu cầu về phục vụ du lịch tăng cao, sự thiếu nguồn lao động như
trên là một ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cũng như chất lượng phục vụ của khu DLST
này. Xét về trình độ chuyên môn, Tràm Chim hiện tại đang trong quá trình chuyên môn hoá
70
nghiệp vụ cho tất cả lao động đang công tác tại Vườn nhưng trên thực tế con số này chưa
thật sự đáng kể. 6/17 có trình độ đại học nhưng lại không thuộc chuyên môn nghiệp vụ du
lịch mà từ các ngành khác được đào tạo ngắn hạn. Chỉ có 1 hướng dẫn viên có trình độ đại
học nhưng lại không chuyên về nghiệp vụ hướng dẫn viên. Số còn lại có 1 lao động có trình
độ cao đẳng hướng dẫn viên du lịch, 4 lao động tốt nghiệp trung học phổ thông, 1 lao động
tốt nghiệp trung học cơ sở và 3 lao động phổ thông chưa qua trình độ phổ cập cơ sở.
Khu DLST Gáo Giồng với sự quản lý của ban quản lý rừng tràm Gáo Giồng, được
tách ra thành lập 1 công ty du lịch mang tên Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch
Gáo Giồng vào năm 2003 nhưng tổng số lao động ở đây lại chỉ dừng ở con số 23 lao động
bao gồm cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trình độ học vấn chung Gáo Giồng có 3 lao động đạt
trình độ đại học – cao đẳng trong đó có 1 trình độ đại học và 1 tình độ cao đẳng chuyên
ngành nghiệp vụ du lịch, 7 trình độ trung cấp và 13 trình độ trung học phổ thông. Phân theo
nghiệp vụ du lịch, với 23 lao động Gáo Giồng có 4 lao động phục vụ lễ tân với nhiều công
việc như tiếp khách, đặt tiệc, phục vụ soát vé,…9 phục vụ du lịch bao gồm phục vụ ở các
nhà ăn hay chèo thuyền đưa du khách tham quan, 7 phục vụ bếp bao gồm đầu bếp và nhân
viên, 1 hướng dẫn viên và 2 thuyết minh viên cho các đoàn cần hỗ trợ từ công ty du lịch.
Cũng giống như ở VQG Tràm Chim thì Gáo Giồng cũng gặp những khó khăn trong vấn đề
về số lượng – chất lượng lao động. Lực lượng lao động ít, không đáp ứng nhu cầu thực tế
của du khách cũng như chuyên môn nghiệp vụ đang là vấn đề mà các công ty du lịch chú
trọng hơn nữa trong việc phát triển. Nhất là trong định hướng chiến lược phát triển của du
lịch Đồng Tháp ngày càng mở rộng hơn việc phát triển du lịch sinh thái, một loại hình du
lịch rất cần sự hỗ trợ của nguồn lao động chuyên nghiệp về nghiệp vụ, kiến thức về tài
nguyên môi trường.
Xẻo Quýt là một căn cứ Cách mạng trong lòng dân của Đồng Tháp Mười được quy
hoạch phát triển du lịch sinh thái nhưng vẫn đảm bảo được bề dày lịch sử nơi đây. Nguồn
lao động tại đây được ban quản lý trưng dụng từ nguồn lao động tại địa phương, nhất là lao
động tại các gia đình đã có công với cách mạng nhằm giải quyết việc làm và nâng cao chất
lượng cuộc sống hơn cho những người dân địa phương. Mặt bằng chung lao động của Xẻo
Quýt không trẻ như hai KDL trên, nhưng ở đây lao động lại là những người dân am hiểu về
giá trị lịch sử và có cả tay nghề thủ công truyền thống đáp ứng cho việc phát triển các sản
phẩm lưu niệm tại KDL. Với hơn 20 lao động chủ yếu từ nguồn lao động tại chỗ song họ
vẫn được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn những lớp kỹ năng cơ bản về phục vụ du

71
khách, hiểu giá trị lịch sử và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. 5 lao động tham gia trong
công tác điều hành và quản lí khu di tích có trình độ đại học – cao đẳng, chiếm 25%, số còn
lại bao gồm hướng dẫn viên chèo thuyền và lực lượng phục vụ bên khu ăn uống giải trí tại
khu du lịch.
Nhìn chung, lao động tại 3 khu du lịch còn rất thiếu so với nhu cầu thực tế, nhất là lực
lượng lao động đã qua đào tạo, có kỹ năng nghề nghiệp.

2.3.5. Doanh thu du lịch sinh thái

Một điểm chung của doanh thu du lịch sinh thái là: thấp hơn nhiều so với các loại
hình du lịch khác như du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch giải trí.
Do hoạt động DLST là hoạt động tham quan các cảnh quan tự nhiên và luôn đi theo đó là ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái, không tác động đến môi trường sống của sinh vật đang tồn
tại nên hầu như hoạt động du lịch này chỉ dừng lại ở mức độ tham quan và kết thúc trong
ngày. Việc nghỉ ngơi lưu trú và giải trí còn rất hạn chế, nhất là đối với DLST Đồng Tháp chỉ
mới được phát triển trong thời gian gần đây.
Vì vậy doanh thu du lịch sinh thái ở đây sẽ là doanh thu tổng hợp của 3 điểm đang
khai thác du lịch sinh thái cuả Đồng Tháp bao gồm Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt
trong giai đoạn 2006 – 2011 không bao gồm doanh thu kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
VQG Tràm Chim là khu du lịch thuộc cấp quản lý của Nhà nước nên hàng năm nguồn
thu nhập từ các hoạt động du lịch tại vườn như câu cá, tham quan rừng tràm, các dịch vụ ăn
uống, nghỉ dưỡng thì hàng năm Tràm Chim còn nhận được sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước
tuỳ theo từng hạng mục phát triển được VQG dự kiến phát triển. Doanh thu sự nghiệp của
Tràm Chim luôn có sự tăng trưởng đáng kể hàng năm từ 2006 – 2012. Đó chính là dấu hiệu
đáng mừng cho dịch vụ du lịch
tại đây:
Bảng 2.12. Doanh thu du lịch tại VQG Tràm Chim 2006 – 2011
Đơn vị: VNĐ
Thông tin Tổng Tổng chi Ngân sách Ghi chú
doanh thu (x1000) hỗ trợ (x1000)
(x1000)
2006 330.485 330.485 215.000

2007 226.415 216.976 340.000 Doanh thu đạt 87% kế


hoạch năm

72
2008 277.380 97.535 75.000

2009 365.945 344.007 150.000 Doanh thu đạt 130,6% kế


hoạch năm
2010 375.300 361.358 107.000 Doanh thu đạt 115,5% kế
hoạch năm
2011 469.420 591.963 Không thống kê Doanh thu tăng 25,07% so
với năm 2010
2012 1.523.118 1.384.608 Không thống kê Doanh thu tăng 224,5% kế
hoạch năm
Nguồn: Khu du lịch VQG Tràm Chim

Khu DLST Gáo Giồng:


Bảng 2.13. Doanh thu du lịch Gáo Giồng giai đoạn 2006 – 2011[*]
Đơn vị: đồng
Thông tin Doanh thu (x1000) Lợi nhuận (x1000)
2004 517.998
2005 782.286 130.411
2006 927.546 189.906
2007 1.529.151 271.212
2008 2.147.435 325.056
2009 3.049.837 619.834
2010 4.021.935 761.508
2011 4.697.743 962.260
2012 5.313.097 1.086.433
Nguồn: Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
[*] Doanh thu và lợi nhuận bao gồm cả từ nguồn thu của rừng tràm sản xuất.
Khu DLST Xẻo Quýt
Bảng 2.14. Doanh thu du lịch Xẻo Quýt giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: VNĐ
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu năm (x 104.458 151.422 168.095 191.351 208.202 289.208
1.000)
Nguồn: Khu du lịch sinh thái Xẻo Quýt

73
2000

1800

1600

1400

1200
Gáo Giồng
1000
Xẻo Quýt
800 Tràm Chim

600

400

200

0
2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch


tại Tràm Chim – Gáo Giồng – Xẻo Quýt giai đoạn 2006 - 2011
Hàng năm tổng doanh thu du lịch tại ba điểm đều có sự thay đổi đáng kể, đó là nguồn
doanh thu hàng năm luôn có sự tăng trưởng tại mỗi điểm du lịch. Bên cạnh nguồn doanh thu
từ khai thác du lịch (Lợi nhuận) thì Gáo Giồng còn có một nguồn doanh thu đáng kể từ hệ
thống rừng tràm sản xuất (Tổng doanh thu), đây là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động cuả
Công ty TNHH Gáo Gồng trong việc kinh doanh du lịch. Và đây cũng lý giải cho tổng số
doanh thu của Gáo Giồng cao hơn so với Tràm Chim và Xẻo Quýt mặc dù điều kiện tại hai
điểm trên thuận lợi hơn rất nhiều so với Gáo Giồng. Tuy nhiên, nhận định chung thì cùng
với lượng khách du lịch ngày càng đông thì doanh thu tại các điểm cũng sẽ tăng theo tỉ lệ
thuận của nó. Doanh thu ngày càng tăng đó chính là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các
khu du lịch trên ngày càng phát triển và thu hút khách du lịch.

2.3.6. Thực trạng bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái

Bảo tồn tài nguyên DLST là một yếu tố quan trọng giúp cho loại hình du lịch này ngày
càng có tiềm năng để phát triển và hiện nay vấn đề này đang được Uỷ ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp đặc biệt quan tâm và bảo tồn. Trong ba khu DLST đang khai thác thì VQG
Tràm Chim thuộc quyền quản lý nghiêm ngặt của ban quản lý VQG VN đồng thời việc bảo
vệ nguồn tài nguyên hiện nay ở đây cũng rất được quan tâm tối đa. Hoạt động du lịch của
Tràm Chim luôn đặt vấn đề bảo tồn nguồn sinh thái lên hàng đầu. Hàng năm ban quản lý

74
rừng tràm luôn vệ sinh Vườn để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh
vật sinh sống tại đây đặc biệt là tạo sự bình yên cư trú cho sếu đầu đỏ, tránh nguy cơ bị
tuyệt chủng. Vào mùa nắng nóng, nguy cơ cháy rừng là rất cao, do đó VQG hàng năm được
sự giúp sức của lực lượng bộ đội về đóng quân và bảo vệ rừng phòng tránh thiệt hại cao nếu
có cháy rừng xảy ra. Ngoài ra VQG Tràm Chim còn có những buổi thảo luận giáo dục cho
người dân địa phương nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sinh thái để tránh sự
xâm lấn, săn bắt các loại sinh vật cá, tôm, cua, rắn….Tuyên dương, khen thưởng những
trường hợp có công bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên, thả thú về với rừng, kỉ luật và phê
bình những trường hợp xâm chiếm trái phép và khai thác nguồn tài nguyên đang được bảo
vệ trong khuôn viên VQG.
KDLST Gáo Giồng cũng đang được bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái rất nghiêm
ngặt, chỉ đạo từ UBND tỉnh Đồng Tháp cần có sự bảo tồn những giá trị sẵn có để phát triển
cho tương lai. Chính vì vậy với hơn 1700ha, trong đó có hơn 40ha rừng tràm nguyên
sinhhiện nay đang được bảo vệ rất chặt chẽ bởi BQL rừng Tràm Gáo Giồng. Hoạt động du
lịch chỉ dừng lại ở mức độ quan sát và nhìn ngắm mà không có bất kì hoạt động nào tác
động đến việc khái thác chặt phá. Chính vì thế hiện nay nguồn động vật như chim, sếu,
cò,…ngày càng về đây lưu trú đông
đúc hơn.
Năm 2013, Sở VH – TT&DL tỉnh được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Tháp đặc
biệt bảo vệ khu di tích lịch sử Xẻo Quýt và phát triển hơn nữa loại hình DLST đang khai
thác tại đây đúng với tiềm năng đang có. Việc bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái ở đây gắn
chặt với việc bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng do vậy việc bảo tồn tài nguyên DLST ở
đây cũng được triển khai và thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo cho cây rừng không bị
chặt phá cũng như môi trường sống của động vật được an toàn, ngày càng phát triển.
Việc bảo tồn và phát triển những tiềm năng sẵn có trong tự nhiên để phát triển DLST
bền vững trong tương lai là một định hướng đúng đắn của Sở DL tỉnh cũng như các đơn vị
phát triển DL. Trong tương lai rất cần hơn nữa những chính sách hợp lý hơn trong việc
khuyến khích chính người dân địa phương chung tay với các cơ quan chức năng bảo vệ tốt
hơn nữa những tài nguyên to lớn này.

2.4. Những thành tựu và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh
Đồng Tháp

2.4.1. Những thành tựu đạt được


75
Từ một nông trường sản xuất tràm và Vườn quốc gia Tràm Chim của huyện Tam
Nông, một huyện nằm sâu bên trong nội đồng và gần với biên giới Camphuchia cách đây
khoảng 15 năm rất ít người biết đến bởi sự hoang vu của một vùng trũng ngập trong mùa
nước về. Nhưng chính sự hiền của đất của cây “mà chim bay mỏi cánh cũng đậu lại nơi đây,
cò đi muôn ngả cũng tìm chốn quay về” đã biến Tràm Chim thành nơi đất lành chim đậu với
hàng ngàn loài chim cò cư ngụ, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim được bảo tồn bởi nguy
cơ tuyệt chủng cao. Cùng với đó là không khí trong lành nhiều cây xanh, yên ả không có sự
chi phối của đô thị ồn ào đã khiến cho nhiều người tìm về đây thư giãn nghỉ ngơi sau những
ngày dài bận rộn mưu sinh. Từ đó, Tràm Chim được biết đến nhiều hơn không chỉ là tham
quan mà còn hấp dẫn rất nhiều đề tài nghiên cứu về đất, về chim, về sinh vật và cả những
con người thân thiện của vùng tràm này.
Cũng giống như vậy, Gáo Giồng là một rừng tràm sản xuất, hàng năm cứ hơn 10ha
tràm bị chặt đi thì 10ha tràm mới lại được gầy dựng. Giữa rừng tràm đó lại xuất hiện những
sân trống lớn hàng ngày chim bay về làm tổ, những ao sen toả hương ngát suốt ngày. Sinh
thái hữu tình đã khiến cho những con người nơi đây không thể thờ ơ. Những buổi gặp gỡ,
nghỉ ngơi và thư giãn tại đây đã nảy ra ý định xây dựng nên một trung tâm du lịch sinh thái
ngay giữa rừng tràm sản xuất với mục đích tận hưởng vẻ hiền hoà của thiên nhiên và bảo vệ
được sinh thái của Đồng Tháp Mười xưa kia.
Xẻo Quýt cũng có sự thành công không nhỏ khi bên cạnh những di tích lịch sử cổ kính
là một thiên nhiên hiền hoà đến thơ mộng, nước xanh, cây xanh, gió mát lành đã tạo nên
một sinh thái đặc biệt cho việc phát triển du lịch.
Từ những bắt đầu nhỏ nhất, trải qua hơn 10 năm phát triển các khu DLST đã tạo nên
được những thành công đáng kể. Khách du lịch đến ngày càng đông và mở rộng ở nhiều thị
trường trong , ngoài nước. Sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu cao của du khách quốc
tế tại nhiều quốc gia. Doanh thu du lịch ngày càng cao, đóng góp ngày càng đáng kể vào tỉ
trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn vừa qua, dự đoán trong tương lai sẽ trở thành
loại hình du lịch hấp dẫn trong ngành du lịch tỉnh. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng được
xây dựng và hoàn thiện. Nguồn lao động ngày càng được nâng cao về trình độ, kỹ năng. Tại
mỗi điểm du lịch đã tự xây dựng cho mình những tuyến hoạt động tham quan riêng và xây
dựng mô hình DLST ngày càng hoàn thiện.

2.4.2. Những khó khăn hạn chế

76
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì những khó khăn hạn chế vẫn còn tồn tại rất
nhiều trong các KDL. Khó khăn hạn chế ở đây có nhiều nguyên nhân từ trực tiếp hoặc gián
tiếp, chủ quan hoặc khách quan nhưng nó luôn cần được sự giải quyết để ngày càng phù hợp
hơn. Tại mỗi KDL lại có những khó khăn riêng mang cái nét riêng của vị trí địa lý, của
chính sách đầu tư, của hệ thống cơ sở vật chất, quy mô, diện tích:
- Khó khăn về vị trí địa lý: Do đặc điểm là tỉnh nằm ven biên giới Camphuchia nên
nhìn chung Đồng Tháp có vị trí không gần những địa phương có nguồn dân cư đông đúc
hoặc ví trí hấp dẫn du lịch cũng như đầu tư. Xẻo Quýt, Gáo Giồng, Tràm Chim là những
điểm DLST nổi tiếng của tỉnh nhưng xét về vị trí lại tương đối xa cho một hành trình tham
quan. Trong đó phải nói đến Gáo Giồng, đây là điểm du lịch nằm sâu trong nội đồng và xa
khu dân cư. Từ Cao Lãnh phải mất hơn 1giờ chạy xe vào tham quan và hơn 3 giờ ngồi tàu
máy trong khi đó các phương tiện vận tải lớn lại không thể đi vào khu du lịch này. Bên cạnh
đó, việc tham quan khép kín giữa 3 điểm du lịch này gặp rất nhiều khó khăn. Khoảng cách
giữa 3 điểm trung bình khoảng 30km, riêng Xẻo Quýt và Tràm Chim có khoảng cách xa
nhau lên đến 90km.
- Hạn chế về cơ sở vật chất: Đây là khó khăn chung cho cả 3 điểm DLST Tràm Chim,
Gáo Giồng, Xẻo Quýt. Nếu như Tràm Chim hay Gáo Giồng chỉ nằm ở điều kiện hạn chế về
cơ sở vật chất như số lượng thuyền đưa khách tham quan không đủ, hệ thống nhà nghỉ, nhà
ăn không đủ sức chứa khi vào mùa khách đông,..thì Xẻo Quýt lại gặp khó khăn trong vấn đề
du khách muốn lưu lại nhưng bên trong khu du lịch không có hệ thống nhà nghỉ hoặc khách
sạn. Khách du lịch muốn ở lại phải di chuyển lên thành phố Cao Lãnh cách hơn 20km. Bên
cạnh đó, thuyền ba lá, nhà ăn, hay các dịch vụ vui chơi khác cũng chung tình trạng thiếu
như hai điểm du lịch kia.
- Khó khăn về đầu tư và thu hút đầu tư: hiện nay Tỉnh uỷ Đồng Tháp và Sở VH –
TT&DL đang có rất nhiều chính sách kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tỉnh nói chung và
DLST nói riêng. Tuy nhiên, tất cả chỉ nằm trong tình trạng dự án và dự án treo. Có rất nhiều
nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến tham quan nghiên cứu đặt vấn đề, nhưng lợi nhuận thu
lại và thời gian thu hồi nguồn vốn lại rất khó khăn nên hầu như rất nhiều dự án bị “treo” vô
thời hạn, ví dụ như dự án xây hệ thống nhà nghỉ trong KDL Xẻo Quýt, dự án nâng cấp
đường giao thông và mở rộng khu du lịch Gáo Giồng,…
Bên cạnh những khó khăn trên cả 3 điểm DLST và DL của tỉnh còn gặp rất nhiều khó
khăn và hạn chế khác. Từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện kinh tế xã hội. Vì vậy, định

77
hướng phát triển cho DL tỉnh trong thời gian hiện tại và đến năm 2020 là điều cần thiết cho
ngành kinh tế này của tỉnh Đồng Tháp.

78
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

3.1. Cơ sở xây dựng định hướng phát triển du lịch sinh tháicủa tỉnh Đồng Tháp

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Mục tiêu chung:


- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chính và chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong
tổng cơ cấu GDP.
- Phát triển du lịch chuyên nghiệp hoá, hiện đại, có trọng tâm trọng điểm và chú trọng
phát triển theo chiều sâu để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả cạnh tranh từ đó thúc
đẩy cả việc phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
- Phát huy các thế mạnh văn hoá truyền thống, tinh hoa dân tộc, giữ gìn cảnh quan bảo
vệ môi trường, an ninh quốc phòng cùng với trật tự an toàn xã hội cũng được gắn chặt với
việc phát triển du lịch, đẩy mạnh xã hội hoá, phát huy mọi nguồn lực cả trong lẫn ngoài để
đầu tư phát triển tối đa tiềm năng du lịch quốc gia.
- Phấn đấu đến năm 2020 du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại.
- Sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao và đa dạng, có thương hiệu mang đậm bản sắc
văn hoá dân tộc để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như Thế giới.
Mục tiêu kinh tế:
- Khách du lịch sẽ đạt ngưỡng 10 – 15 triệu du khách quốc tế cùng với 47 – 48 triệu
khách nội địa đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,2% / năm với khách quốc tế và 5,3%/
năm với khách nội địa.
- Doanh thu DL sẽ đạt 10 – 11 tỷ USD vào năm 2015 (13,8%/ năm) và 18 – 19 tỷ USD
vào năm 2020 (12%/ năm). Tỷ trọng GDP trong năm 2015 cũng sẽ đóng góp 5,5 – 6% tổng
GDP cả nước, đến năm 2020 con số này sẽ chạm mốc từ 6,5 – 7% tổng tỉ trọng GDP cả
nước.
Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cũng được tăng cường để đáp ứng nhu
cầu phát triển nhất là số buồng phục vụ cho nhu cầu của du khách. Dự kiến đến năm 2015
có 390.000 buồng và năm 2020 có 580.000 buồng do đó nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn
2015 sẽ là 18,5 tỷ USD và 24 tỷ USD vào năm 2020.

79
Các mục tiêu văn hoá – xã hội, môi trường: phấn đấu phát triển nhằm tạo thêm nhiều
vệc làm cho xã hội góp phần xoá đói giảm nghèo.Đảm bảo góp phần vào bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá, nâng cao đồi sống vật chất, đời sống dân trí, văn hoá và cả tinh thần
cho nhân dân nhằm tăng cường sự đoàn kết hữu nghị cũng như tinh thần tự tôn của dân tộc.
Mục tiêu về môi trường, chiến lược phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch
với việc gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên bảo vệ môi trường. khẳng định môi
trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và gái trị hưởng thụ du lịch, thương
hiệu du lịch. Các dự án phát triển du lịch phải tuân theo qui định của pháp luật về môi
trường.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL giai đoạn 2020

Mục tiêu chính của định hướng là dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn để
tạo ra những sản phẩm đặc thù, độc đáo và mở ra khả năng kết nối sản phẩm nội vùng, liên
vùng, liên quốc gia để tăng nguồn lợi từ hoạt động du lịch.
Chỉ tiêu cụ thể cho sự phát triển du lịch của ĐBSCL đến giai đoạn 2020 là phấn đấu
đạt 2,7 triệu lượt khách quốc tế và 5,2 triệu lượt khách nội địa vào năm 2015; đến năm 2020
con số này sẽ chạm mốc 3,9 triệu lượt khách quốc tế cùng 6,5 triệu lượt khách nội địa. Điều
đó sẽ thúc đẩy doanh thu du lịch tăng lên từ 723 triệu USD vào năm 2015 lên 1,35 tỉ USD
vào năm 2020. Cùng đó là sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú với mục tiêu phấn đấu
xây dựng đến năm 2020 sẽ có tổng 50.000 buồng phục vụ cho nhu cầu lưu trú và nghỉ
dưỡng của khách du lịch khi tham quan.
Bên cạnh đó thì việc phát triển du lịch cũng sẽ góp phần vào việc tăng thêm giá trị văn
hoá dân tộc, giá trị của các di tích lịch sử - cách mạng của vùng và tạo công ăn việc làm cho
lao động cùng với hoạt động giao lưu văn hoá thiết lập mối quan hệ hữu nghị hợp tác. Để
làm được điều đó, Tổng cục Du lịch Việt Nam chỉ đạo đến năm 2020 sẽ đào tạo và bổ sung
nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch là 82.700 người cùng với 153.900
lao động gián tiếp. Đó là nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng nhu cầu hoạt động hiện tại cho
sự phát triển du lịch mà còn là bước đệm tạo nguồn lao động kinh nghiệm cho tương lai.
Môi trường cũng là vấn đề mà đòi hỏi sự phát triển của du lịch cần phải quan tâm.
Trước sự biến đổi mạnh mẽ của khí hậu toàn cầu và vấn đề rác thải ngày càng phức tạp thì
du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,..là lựa chọn hàng đầu của du khách của ĐBSCL nói
riêng và khách du lịch nói chung để tận hưởng cảm giác thanh bình và trong lành. Do vậy,

80
ĐBSCL định hướng phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường để góp phần cải thiện
bộ mặt đô thị, cải thiện môi trường xung quanh và không khí trong lành.

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Đồng Tháp

a. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
Với mục tiêu phát triển của mình Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2020 du lịch tỉnh có
những bước thay đổi nhanh chóng, đồng bộ theo đúng quan điểm – định hướng của Nghị
quết Đảng bộ tỉnh khoá IX. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu, các điểm du lịch
nhất là việc đầu tư mang tính chất trọng điểm để từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch mới, đặc
thù, có bản sắc và mang tính cạnh tranh. Ngoài ra việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản
lý của nhà nước nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc đầu tưu phát triển du lịch
tỉnh từng bước trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn cũng là vấn đề cấp thiết cần đưuọc đề
ra những định hướng cụ thể.
Với những mục tiêu chung, trong kế hoạch của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khoá IX đã
đưa ra những mục tiêu cụ thể mà ngành du lịch của tỉnh phải đạt được từ nay cho đến năm
2020.
Về tổng lượng khách tỉnh Đồng Tháp phấn đấu đón và phục vụ 2.100.000 khách vào
năm 2015 và tăng lên gấp đôi vào năm 2020. Về khách quốc tế, du lịch tỉnh phấn đầu đón
và phục vụ được hơn 100.000 khách, bên cạnh đó lượng khách du lịch nội địa và hành
hương cũng phấn đấu tăng lên ngày càng nhiều. tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là
khoảng 12,45%, tăng lượng khách quốc tế 16,6%, khách du lịch 17,2% và khách hành
hương tăng lên 10,67%.
Về tổng doanh thu du lịch, Đồng Tháp phấn đấu đạt 360 tỷ vào năm 2015 và khoảng
800 tỷ vào năm 2020; trong đó doanh thu từ các dịch vụ du lịch của các cơ sở kinh doanh
phải đạt hơn 50 tỷ đồng mỗi năm và đạt ngưỡng tăng trưởng bình quân hàng năm là 22%.
Để đạt được những mục tiêu cụ thể về số lượng du khách tham quan và doanh thu du
lịch thì mục tiêu về nâng cấp cơ sở vật chất và hạ tầng cũng được Đảng uỷ tỉnh đưa ra
những định hướng rõ ràng. Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch, chất lượng các
sản phẩm du lịch ngày một hoàn thiện. Phấn đấu bước đầu từ năm 2012 đến 2015 ngoài khu
di tích Xẻo Quýt thì có 05 dự án khác bao gồm : dự án khu Văn hoá lúa nước, dự án khu du
lịch nghỉ dưỡng ven sông Tiền, dự án Công viên sinh thái Gáo Giồng, dự án khu du lịch

81
sinh thái Phù sa Cửu Long ở Cồn An Hoà, dự án du lịch sinh thái Gò Tháp sẽ được đưa vào
khai thác tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm du lịch của Đồng Tháp.
b. Nhiệm vụ phát triển du lịch.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường, trật tự an toàn xã hội và phát triển du lịch bền vững
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, hình thành và phát huy các
sản phẩm liên kết của từng địa phương để tạo sức mạnh cạnh tranh cao cho các chương trình
du lịch tổng hợp.
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, liên kết và xúc tiến du lịch cả chiều rộng
lẫn chiều sâu, giới thiệu hình ảnh điểm đến Đồng Tháp thông qua các phương tiện truyền
thông, các kênh tuyên truyền.
Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước tham gia phát triển đầu tư sản phẩm du lịch cũng như khai thác tiềm năng, lợi thế du
lịch cả tỉnh, đóng góp có hiệu quả chung và phát triển du lịch của tỉnh nhà.
Tập trung khai thác thị trường du khách Đông Nam Á, duy trì thị trường Tây Âu; phát
huy thị trường du khách nội địa các tỉnh phía Nam đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí
Minh.
Đổi mới, tăng cường thể chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du
lịch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

3.2. Các định hướng phát triển cụ thể

3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Dựa trên những đặc điểm, sở thích của thị trường khách du lịch và khả năng phát triển
những sản phẩm DLST của loại hình du lịch này ở Tỉnh Đồng Tháp để định hướng cho sự
phát triển một cách phù hợp nhất đối với khách nội địa và quốc tế. Xây dựng các loại sản
phẩm du lịch sinh thái tham quan các giá trị tự nhiên và văn hoá kết hợp với lễ hội truyền
thống nhằm thu hút du khách trong và ngoài tỉnh nhất là các tỉnh thuộc ĐBSCL. DLST kết
hợp du lịch nghiên cứu, học tậpvề giá trị tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật cho các nhà
nghiên cứu và sinh viên các trường đại học trong và ngoài vùng ĐBSCL, ví dụ: nghiên cứu
về Sếu đầu đỏ tại Tràm Chim, vấn đề sử dụng tài nguyên đất tại Vườn quốc gia Tràm Chim,
hệ sinh vật của Gáo Giồng,… DLST kết hợp với giá trị lịch sử - văn hoá là điểm tham quan
học tập của các đoàn học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch sinh thái còn hướng
đến việc bảo vệ môi trường xung quanh, bảo tồn hệ động thực vật góp phần làm thiên nhiên

82
phong phú. Đa dạng sinh học còn có sức hấp dẫn đối với nhiều đề tài nghiên cứu đối với
khách trong và ngoài nước, đặc biệt Tràm Chim sau khi được công nhận là khu Ramsa thứ
2000 của thế giới thì luôn được sự quan tâm đặc biệt cũng như sự đầu tư thường xuyến từ
các chính sách bên ngoài.
Sản phẩm du lịch ngày càng thu hút được nhiều thành phần du khách quốc tế tại nhiều
quốc gia với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ: thị trường khách Mỹ, Úc, Tây Âu, Nhật có
sự quan tâm đến các giá trị sinh thái đích thực, thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á lại
được hấp dẫn bởi các sản phẩm từ du lịch sinh thái tự nhiên,…
Do vậy, định hướng sắp tới cho một ngành du lịch sinh thái phát triển là việc định
hướng phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có sức hấp dẫn đặc biệt cho mọi du khách.

3.2.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch sinh thái

Trong định hướng đầu tư phát triển DLST của tỉnh Đồng Tháp là việc phấn đấu đưa
loại hình du lịch mới mẻ này ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu của ngành du lịch
nói riêng và trong giá trị kinh tế nói chung. DLST hiện nay đã được Tổng cục Du lịch Việt
Nam định hướng phát triển ở ĐBSCL. Nguyên nhân do đây là vùng đất được thiên nhiên ưu
ái ban tặng những giá trị to lớn trong việc khai thác loại hình du lịch này. Có thể nói, “thiên
thời, địa lợi, nhân hoà” đã giúp cho 13 tỉnh của ĐBSCL có được vị trí, tài nguyên tự nhiên
phong phú và hoang sơ để kích thích nhu cầu tham quan của du khách. Chính vì vậy, trong
định hướng chiến lược phát triển chung của du lịch tỉnh, Đồng Tháp cũng xây dựng cho
mình bước đi chung với định hướng của ĐBSCL, nghĩa là chú trọng đến việc khai thác để
đưa vào sử dụng các mô hình DLST.
Đưa DLST đến rộng rãi với nhận thức của người dân. Là một tỉnh có nền nông nghiệp
truyền thống do vậy Đồng Tháp rất khó khăn trong vấn đề thu hút người dân tham gia du
lịch nhất là DLST. Nguyên nhân là do tất cả đều gần gũi và gắn bó với người dân từ khi họ
có mặt tại đây. Thiên nhiên luôn ở cạnh người nông dân và cũng thấy được cái gần gũi của
cây, của chim rừng, cá nước. Nhưng khái niệm về du lịch lại rất xa vời đối với họ. Định
hướng phát triển DLST là đưa người dân đến với hoạt động tham quan sinh thái, nâng cao
nhận thức và tinh thần bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó là việc đầu tư từ nguồn vốn
đến các cơ sở dịch vụ hạ tầng phục vụ một cách tối ưu cho du khách đến tham quan sinh
thái hoặc nghiên cứu và nghỉ ngơi tịnh dưỡng. Sau những thời gian nghiên cứu, khám phá
những cái hoang sơ của tự nhiên thì một nơi nghỉ ngơi thoải mái, đầy đủ chính là điều mà
du khách cần bên cạnh nhu cầu ăn uống và giải trí. Nếu tham quan DLST mà chỉ gói gọn
trong một khoảng thời gian nhất định đi rồi về thì chắc chắn rằng khách du lịch sẽ không thể

83
cảm nhận được cái điều mà mục đích của DLST hướng đến hoặc là quá trình nghiên cứu
sinh thái mà không lưu trú thì sẽ bị gián đoạn.
VQG Tràm Chim, khu DLST Gáo Giồng và căn cứ Xẻo Quýt hiện nay cần định hướng
phát triển DLST bằng việc giúp người dân địa phương hiểu được khái niệm DLST, tham gia
công tác giữ gìn – phát huy giá trị tự nhiên từ hệ động vật, thực vật tại các khu quy hoạch du
lịch. Đưa người dân tham gia vào các hoạt động hướng dẫn du khách tham quan, hướng dẫn
khách du lịch ý thức bảo vệ môi trường sinh thái khi đi du lịch. Đồng thời khuyến khích các
hoạt động bảo tồn phát triển các loài sinh vật tồn tại trong các khu DLST.
Trước thực trạng đó, định hướng chiến lược trong việc phát triển DLST của Đồng
Tháp là nâng cao vị trí của DLST trong ngành du lịch tỉnh. Hoạt động DLST phải đúng
nghĩa với tên gọi của nó, nghĩa là phải đầu tư như thế nào để du khách đến tham quan hiểu
được cái giá trị tự nhiên của môi trường sinh thái nơi họ tham quan và từ đó tự họ cảm nhận
được cái giá trị của việc bảo vệ môi trường tự nhiên cũng giống như đang bảo vệ cuộc sống
của mình.

3.2.3. Định hướng đào tạo nhân lực du lịch sinh thái

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố không thể thiếu của bất kỳ ngành kinh tế
nào. Nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Du lịch là một trong
những ngành rất cần đội ngũ lao động nhanh nhẹn và có chuyên môn. Không giống như sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, chỉ cần những lao động lành nghề và có sự chăm chỉ học
hỏi. Ngành du lịch thì yêu cầu về lực lượng lao động là rất cao: từ một đội ngũ nhân viên
trẻ, năng động, sáng tạo và tri thức đến những hướng dẫn viên có tâm huyết với nghề bên
cạnh trình độ chuyên môn cao.
Đào tạo nguồn nhân lực DLST là đào tạo ra cán bộ nhân viên có kiến thức thật sự về
DLST. Trường Đại học Đồng Tháp cần có sự bám sát với thực tế phát triển DL của tỉnh
trong việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên du lịch vừa có năng lực và vừa có kiến thức
chuyên môn. Đây là lực lượng lao động bổ sung rất quan trọng cho du lịch tỉnh trong giai
đoạn phát triển hiện nay và định hướng tương lai. Định hướng đào tạo nhân lực DLST của
tỉnh Đồng Tháp bao gồm cả nguồn lao động tại chỗ và lực lượng lao động trẻ trong các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp của tỉnh. Thu hút sự cống hiến của nhân tài ngoài tỉnh
để DLST có sắc thái đa màu trong quá trình phát triển.

3.2.4. Định hướng quảng cáo và tiếp thị du lịch sinh thái

84
Việc giới thiệu về các điểm khai thác DLST của tỉnh và các điểm du lịch ngày càng
rộng rãi đến mọi người là yếu tố cần thiết cho sự phát triển trong tương lai. Tràm Chim, Gáo
Giồng và Xẻo Quýt hiện nay tuy đã có được những thành công đáng kể nhưng trên thực tế
vẫn chưa nhiều người biết đến các điểm DLST này, nhất là đối với khu du lịch Gáo Giồng,
nơi nằm sâu trong khu dân cư và điều kiện phát triển còn hạn chế.
Trong định hướng quảng bá và tiếp thị DLST để nhiều người biết đến hơn với loại
hình này của DL tỉnh Đồng Tháp: thì UBND tỉnh cần kết hợp Sở VH – TT&DL cần đưa
hình ảnh DLST đến rộng rãi đến nhận thức của người dân, giới thiệu đến các tỉnh trong
vùng, ĐBSCL và các vùng khác trên cả nước. Không dừng lại đó, DLST tỉnh Đồng Tháp
còn được bạn bè quốc tế ngày càng biết đến nhiều hơn qua việc tiếp thị quảng bá trên các
phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, các in ấm phẩm,… Đặc biệt với thành công
khi VQG Tràm Chim trở thành khu Ramsa thứ 2000 của thế giới thì việc quảng bá du lịch
tại đây ngày càng dễ dàng hơn.
Việc quảng bá hình ảnh và tiếp thị sản phẩm du lịch sinh thái tại các điểm du lịch sẽ
mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển trong tương lai. Và điều này cũng đồng
nghĩa với việc cần có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lí trong việc tạo điều
kiện thuận lợi, giảm thuế, đơn giản các thủ tục để sự đầu tư đến với Đồng Tháp ngày càng
nhiều.

3.2.5. Định hướng về tổ chức không gian du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái không bị quy định trong những diện tích nhất định như các loại hình
du lịch nhân văn, lịch sử,… mà nó có sự lan toả trong thiên nhiên và gắn liền với các giá trị
thiên nhiên. Định hướng về tổ chức không gian DLST bao hàm cả không gian quy hoạch du
lịch và không gian bảo tồn các giá trị sinh thái tự nhiên. Sự liên kết giữa DLST và các loại
hình du lịch khác sẽ kéo dãn ra lượng khách tham quan ngày càng đông đến với các giá trị
nhân văn lịch sử và tôn giáo. Sự kết hợp này có thể tạo ra các tour khép kín giữa Tràm
Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quýt với các điểm khác như lăng Cụ Phó bảng Nguyễn SInh Săc,
chùa Kiến An Cung, nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê (du lịch lịch sử - văn hoá – kiến trúc), làng hoa
kiểng Tân Quy Đông, làng chiếu Tân Định (du lịch làng nghề)…Đồng thời, sự mở rộng
không gian DLST sẽ góp phần đưa du khách đến với nhiều loại hình du lịch của Đồng Tháp
và đưa DLST đến với khách ngày càng rộng rãi, phổ biến hơn.
Việc tổ chức không gian hợp lý là điều cần thiết cho một điểm du lịch hấp dẫn. Trong
hoạt động DLST tại Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt cần thiết nhất hiện nay là một

85
không gian phù hợp. Các khu du lịch sinh thái hiện nay đều có sự phân chia giữa khu bảo
tồn và phân khu các công trình phục vụ du lịch. Tuy nhiên, không gian lại chưa thật sự đáp
ứng đúng yêu cầu của DLST. Sự đan xen này một mặt nó ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của
một môi trường sinh thái cho sự sống của động vật tự nhiên, nhưng đối với hoạt động tham
quan lại gây nhàm chán và buồn tẻ. Từ thực tế đó, ban quản lý các khu du lịch phải nhìn
nhận lại vấn đề này một cách sát thực nhât.
Bên cạnh đó, tổ chức không gian du lịch đồng thời cả việc kêu gọi người dân xung
quanh vùng đệm các khu DLST chung tay bảo vệ môi trường và lao động du lịch mang lại
lợi ích chung. Khi không gian được mở rộng, người dân cũng đóng góp sức lao động của
mình vào hoạt động du lịch để tăng thu nhập, giảm tình trạng thất nghiệp, qua đó chính họ
cũng nhận thức được vấn đề quan trọng của môi trường đối với cuộc sống để tự mình có
những hành động chung tay bảo vệ môi trường và cả không gian sống xung quanh.

3.2.6. Định hướng về bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái

Vấn đề bảo tồn tài nguyên sinh thái chính là việc bảo vệ tài nguyên động thực vật tự
nhiên tại các khu DLST. Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt được quy hoạch phát triển
loại hình du lịch này là do có nguồn tài nguyên sinh vật đặc biệt và phong phú. Bảo tồn
nguồn tài nguyên rừng tràm nguyên sinh trên 10 năm tuổi cùng với hệ thống dây leo bao
phủ tạo ra vẻ huyền bí của một vùng đất hoang ngày xưa; đồng cỏ năn, cỏ ống, đồng lúa ma
chỉ có vào mùa lũ. Bảo tồn và phát triển đa dạng các loài sen từ sen hồng, sen đỏ đến sen
trắng; loài hoa chỉ ưa cái đất và nước của vùng Đồng Tháp Mười. Bảo tồn hệ động vật bao
gồm hệ chim, cò với số lượng hàng trăm đơn vị loài, sếu đầu đỏ quí hiếm; hệ cá tôm với
hơn phong phú, các chi bò sát như trăn, rắn, rùa,…tạo ra sự phong phú đặc sắc thu hút du
khách.
Tuy nhiên, bất kì trong thời điểm nào thì tác động của người dân đến việc khái thác hệ
sinh thái này cũng rất nhiều. Ngày xưa khi bên ngoài còn nhiều nguồn lợi từ thiên nhiên thì
các vùng quy hoạch như Vườn quốc gia, rừng Gáo Giồng và di tích Xẻo Quýt ít bị tác động
khai thác. Nhưng với tốc độ phát triển đô thị hoá thì thiên nhiên bên ngoài dần dần bị biến
mất, các vùng đệm xung quanh các khu du lịch bị mất dần nguồn tài nguyên quý giá mà đời
sống người dân lại rất khó khăn nên việc khai thác trộm ở đây diễn ra thường xuyên. Hàng
năm tại Vườn quốc gia Tràm Chim, và các khu bảo tồn tại Gáo Giồng, Xẻo Quýt thường
xuyên giải quyết các vụ việc xâm hại khai thác trái phép nguồn lợi thuỷ sản, động vật trong
các khu bảo tồn. Sự xâm lấn này là suy giảm nguồn lợi tài nguyên sinh thái. Do vậy cần có

86
những chiến lược nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn đa dạng sinh
thái và sinh học tại các địa điểm trên.
Tích cực chuẩn bị các phương án phòng cháy chữa cháy rừng phòng hộ vào mùa nắng
khô hanh để bảo vệ nguồn sinh thái đa dạng. Bảo vệ các nguồn sinh vật đang trong tình
trạng nguy cơ bị tuyệt chủng và hệ thống rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới.

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp

3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh được Uỷ ban nhân dân và Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh định hướng bằng phương pháp xã hội hoá về đầu tư nâng
cấp các sản phẩm du lịch đặc thù. Qua đó, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và
ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển du lịch giúp đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ du lịch
đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư khai thác dịch
vụ tại các khu du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ
và Sở VH – TT&DL còn tiến hành hỗ trợ các dự án do các thành phần kinh tế trong và
ngoài tỉnh đang thực hiện thủ tục đầu tư để chuẩn bị khai thác các điểm du lịch bao gồm:
nâng cấp khu di tích Xẻo Quýt thành khu du lịch sinh thái quy mô lớn, nâng cấp khu di tích
Nguyễn Sinh Sắc, dự án Khu văn hoá lúa nước ở Long Hưng A – Lấp Vò do công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHHMTV) Hai Lúa tài trợ với vốn đầu tư dự án lên đến
150 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái Gò Tháp do công tu cổ phần Đầu tư – Thương mại
– Du lịch Đồng Tháp Mười đầu tư với kinh phí 20 tỷ đồng; dự án khu du lịch nghỉ dưỡng
ven sông Tiền do công ty cổ phần đầu tư Hưng Thịnh góp vốn hơn 666 tỷ đồng; dự án công
viên bảo tồn sinh thái Gáo Giồng do công ty cổ phần Thiên nhiên Đồng tháp đầu tư 400 tỷ
đồng; dự án khu du lịch sinh thái Phù Sa Cửu Long nằm trên địa bàn Cồn An Hoà – An
Nhơn – Châu Thành do công ty Cổ phần đầu tư Cần Giờ đầu tư 30 tỷ đồng. Sau khi hoàn
thành các dự án này cộng với sự phát triển mạnh mẽ sản phẩm du lịch đặc trưng các khu du
lịch đang được khai thác thì việc quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng và độc đáo của du
lịch Đồng Tháp sẽ có những sự thay đổi nhất định theo hướng tích cực, góp phần đưa ngành
du lịch Tỉnh thành ngành kinh tế quan trọng thật sự.

3.3.2. Giải pháp tăng cường nguồn vốn và hiệu quả đầu tư

Nguồn vốn từ Trung ương: hỗ trợ việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu, điểm
du lịch trọng yếu của tỉnh với tổng kinh phí ước tính là 180,219 tỷ đồng, trong đó:nguồn

87
vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá 92,809 tỷ đồng; và nguồn vốn Chương trình
mục tiêu quốc gia về du lịch 87,41 tỷ đồng.
Nguồn vốn ngân sách của tỉnh: đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông; hệ thống điện,
cấp nước, thoát nước; tôn tạo cảnh quan, duy tu các công trình hiện có; bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử-văn hoá và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
ở các khu du lịch trọng điểm; công tác quảng bá xúc tiến du lịch; công tác đào tạo phát triển
nguồn nhân lực .Tổng kinh phí ước được tính là 273,868 tỷ đồng, trong đó: nâng cấp hệ
thống giao thông là 222,384 tỷ đồng; đầu tư hệ thống điện, cấp nước, thoát nước là 6,3 tỷ
đồng; đầu tư duy tu các công trình, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử -
văn hoá và cơ sở vật chất kỹ thuật là 39,94 tỷ đồng; công tác quảng bá xúc tiến du lịch là
4,078 tỷ đồng; công tác đào toạ nguồn nhân lực là 1,166 tỷ đồng.
Nguồn vốn xã hội hoá: tổng kinh phí ước tính 1.405,947 tỷ đồng. Trong đó: vốn xã hội
hoá một số hạng mục công trình ở khu di tích Gò Tháp và VQG Tràm Chim là 69,142 tỷ
đồng; nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch của các dựu án là 1.336 tỷ đồng.

3.3.3. Giải pháp đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch sinh thái có chất
lượng

Xây dựng mang tính toàn diện; đào tạo mới, đào tạo lại, nâng cao kiến thức quản lý,
quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp. Từng bước xây dựng
đội ngũ các nhà quản lý, các nàh doanh nghiệp năng động, sáng tạo, đồng thời cso chính
sách thu hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh.
Mở rộng các lớp đào tạo nghiệp vụ, văn hoá phục vụ cho đội ngũ lao động trong các
cơ sở kinh doanh du lịch để từng bước chuẩn hoá tiêu chuẩn cả về chuên môn, nghiệp vụ,
tin học, ngoại ngữ,…theo từng laoij hình du lịch
Đối với cán bộ quản lý nhà nước các cấp về du lịch: đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về
kiến thức quản lý bảo vệ môi trường trong du lịch và phát triển du lịch bền vững.
Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp, khu, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch:
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kiến thức quản lý, điều hành, kỹ năng giao tiếp,
giám sát, nghiên cứu thị trường, tiếp thị, xúc tiến, quảng bá du lịch, kỹ năng lập, tổ chức
triển khai kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch; quản lý phát triển các loại hình du lịch và
khai thác phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.
Đối với nhân viên phục vụ trong ngành du lịch: tập trung đào tạo 13 kỹ năng nghề
nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam. Chú trọng phát triển các chuyên

88
môn sâu như: nghiệp vụ lễ tân – phục vụ buồng – phục vụ bàn – bar – bếp – hướng dẫn viên
du lịch – thuyết minh viên; kỹ năng giao tiếp – bán hàng; kiến thức tổng quan về du lịch cho
tài xế và nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển khách du lịch; thống kê du lịch – công nghệ
thông tin – ngoại ngữ du lịch.

3.3.4. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch sinh thái

Tăng cường công tác tuyên truyền, nghiên cứu rộng thị trường và kêu gọi đầu tư. Tổ
chức các sự kiện cấp vùng, quốc gia nhằm quảng bá hình ảnh đại phương và thu hút khách
du lịch.
Xây dưng các ấn phẩm, video clip giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh; danh mục dự
án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch để quảng bá nhân các sự kiện du lịch và các cuộc, hội
thi; liên hoan văn hoá – nghệ thuật; các giải thể thao cấp khu vực – toàn quốc; các hội thảo –
hội chợ triển lãm – liên hoan du lịch trong và ngoài nước.Xây dựng các biển quảng cáo và
biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch trọng yếu.Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền,
quảng bá sản phẩm du lịch Đồng Tháp trên mạng Internet và các phương tiện thông tin đại
chúng. Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề thu thập ý tưởng cho sản phẩm du lịch.Tổ chức
cho các doanh nghiệp du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch tham dự các sự kiện du lịch
của các ngành tối thiểu 2 lần/ năm để giới thiệu sản phẩm du lịch của địa phương và tạo sự
liên kết giữa các công ty Du lịch – Lữ hành các đại phương khách để đưa khách về Đồng
Tháp và đầu tư khái thác các dịch vụ ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.Tổ chức các
đoàn doanh nghiệp du lịch, khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch tham quan những mô
hình du lịch có hiệu quả và xúc tiến du lịch với các đại phương có ngành du lịch phát triển
mạnh, tiến tới xúc tiến du lịch nước ngoài khi có điều kiện. Tăng cường hợp tác, tham quan
các hiệp hội, đặc biệt là hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
Định hướng nâng cấp các đô thị mang tính biểu trưng đặc thù để thu hút khách du lịch
thông qua tổ chức các lễ hội, thành phố hoa và các lễ hội hoa Sa Đéc, thành phố ven sông
Tiền và các lễ hội trên dòng Mê Công ở thành phố Cao Lãnh, lễ hội sen Tháp Mười,…Tổ
chức các sự kiện thường xuyên nhằm giới thiệu các sản phẩm đặc thù của địa phương như:
tổ chức chợ nổi trái cây, chợ hoa kiểng,…

3.3.5. Giải pháp tổ chức không gian du lịch sinh thái

Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng yếu: khu di tích
Xẻo Quýt, VQG Tràm Chim, khu di tích Gò Tháp, công viên bảo tồn sinh thái Gáo Giồng,

89
khu lăng Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Làng hoa kiểng Sa Đéc theo mục tiêu tập trung
không dàn trải.
Đầu tư phát triển các công trình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí phù hợp tại các khu,
các điểm, khu lưu trú du lịch; phát triển hệ thống các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch,
nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm đặc
thù nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách nhằm kéo dài thời gian lưu trú.
Tiếp tục đầu tư phát triển và trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc cổ,
nhất là các di tích đã được xếp hạng để đưa vào tuyến điểm du lịch gắn với tổ chức các dịch
vụ du lịch để thu hút khách du lịch. Phát huy các lễ hội truyền thống hàng năm như: Lễ hội
Bà Chúa Xứ, Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều, Lễ giỗ cụ Nguyễn Sinh Sắc, Lễ giỗ ông bà
chủ chợ Cao Lãnh, lễ hội Trần Văn Năng,…nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa
phương gắn với hoạt động văn hoá – văn nghệ - thể thao để quảng bá du lịch, thu hút khách.
Hỗ trợ một số làng nghề tiêu biểu, có điều kiện phát triển thành điểm du lịch. Tổ chức
đào tạo nghề, xúc tiến thương mại du lịch cho các làng nghề tạo sản phẩm du lịch mới, hỗ
trợ điểm bán hàng, nơi tham quan các làng nghề, các khu và điểm du lịch.
Khảo sát và lập quy hoạch chi tiết những khu vực có lợi thế vườn cây ăn trái để phát
triển thành khu du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề.
Khuyến khích hỗ trợ các nhà hàng, khách sạn nghiên cứu, khai thác chuyên sâu ẩm
thực truyền thống và chế biến các món ăn mới tạo ra nét văn hoá ẩm thực riêng cho từng
điểm, từng khu du lịch.
Phối hợp tố chức các sự kiện văn hoá – thể thao và du lịch; tổ chức phát triển loại hình
đờn ca tài tử, dân ca Đồng Tháp tại các khu – điểm du lịch theo loại hình các câu lạc bộ để
phục vụ khách du lịch. Xây dựng loại hình văn hoá dân gian lồng ghép với các tour du lịch
văn hoá, xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch sinh thái phù hợp với điều kiện của mình.
Hỗ trợ áp dụng các công nghệ trưng bày tiên tiến, xây dựng các đoạn phim ngắn
chuyên nghiệp để giới thiệu, thuyết minh các điểm du lịch, khu di tích.

3.3.6. Giải pháp bảo tồn tài nguyên Du lịch sinh thái

Thực hiện nghiêm các quy định về lĩnh vực môi trường trong các khu du lịch sinh thái,
cơ sở lưu trú, điểm du lịch, nhà hàng du lịch, trên các tuyến du lịch. Thực hiện đầy đủ các
bước lập báo cáo tác động môi trường đối với các dự án, khu, điểm du lịch và công trình
phục vụ du lịch.

90
Hỗ trợ công tác đảm bảo môi trường tại các khu di tích văn hoá lịch sử, điểm du lịch
trọng điểm như: thu gom và xử lý rác, nước thải, xây dựng các khu vệ sinh công cộng, bãi
đậu xe, các biển báo cho du khách, hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh, an toàn của du khách.
Tổ chức kiểm tra công tác trật tự, vệ sinh, an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch, sắp xếp
hợp lý các điểm bán hàng, giải khát tại các khu, điểm du lịch.
Hạn chế đến mức tối đa việc cháy rừng đặc dụng tại các điểm quy hoạch bảo vệ
nghiêm ngặt và các vùng đệm nhất là vào mùa khô hạn

3.4. Kiến nghị


3.4.1. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp

Đây là kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Tháp trong việc phát triển mạnh hơn nữa với
ba điểm DLST đang khai thác trên địa bàn tỉnh là Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt.
Dựa trên những định hướng phát triển của UBND tỉnh và thực trạng phát triển hiện tại
của DLST tỉnh nhà, bản thân tôi là một người nghiên cứu thấy rằng DLST của tỉnh đang có
nhiều tiềm năng nhưng chưa thật sự có cơ hội để phát triển. do vậy, định hướng đến năm
2020 cho sự phát triển của loại hình du lịch này, tôi
thấy rằng:
Việc đầu tiên là ưu tiên đặc biệt phát triển du lịch là loại hình DLST. Đây là một loại
hình mới trong du lịch được khai thác trong những năm gần đây và nó càng ngày càng
chứng minh được vai trò của mình đối với nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân trong thời
cuộc công nghiệp như hiện nay. Để làm được điều đó thì tỉnh cần có nguồn vốn riêng cho sự
đầu tư phát triển du lịch. Nếu nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt trong cơ cấu GDP thì
trong thời gian sắp tới, UBND tỉnh cần kết hợp với du lịch, công nghiệp để tổng giá trị thu
nhập quốc nội ngày càng tăng lên. Nguồn vốn này xuất phát từ ngân sách tỉnh nhà cùng với
sự đầu tư cuả tỉnh đến các doanh nghiệp trong và ngoài Nhà nước. Khi nguồn vốn đầu tư
được tăng lên thì du lịch sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển trong xu thế mới.
Xây dựng và đi đến hoàn thiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao
thông, thông tin liên lạc. Hiện nay, tại ba điểm đang khai thác DLST của tỉnh đánh giá
chung về cơ sở vật chất hạ tầng còn rất thiếu thốn đối với nhu cầu thực tế. VQG Tràm Chim
là nơi có diện tích lớn và cũng là điểm du lịch nằm gần thị trấn và khu đông dân cư nhất
trong ba điểm đang khai thác DLST. Gáo Giồng và Xẻo Quýt lại có vị trí nằm rất sâu trong
khu vực canh tác ruộng lúa của người dân và mật độ dân cư còn rất ít, chủ yếu nhất là các
hộ gia đình sản xuất nông nghiệp lâu năm sống tại đây. Về giao thông đi lại nhìn chung tất
cả đã được bê tong hoá (Gáo Giồng) và trải nhựa (Tràm Chim, Xẻo Quýt) nhưng lại rất hẹp

91
cho những xe lớn đi vào như Gáo Giồng hay Xẻo Quýt. Đây là trở ngại lớn nhất cho các
đòan khách du lịch với số lượng lớn từ các khu vực khác đến thăm quan. Do vậy, UBND
tỉnh cần có sự đầu tư hoàn thiện hơn nữa hệ thống giao thông trên các tuyến đường tuyến du
lịch, trải nhựa trên các tuyến giao thông đi lại để đảm bảo an toàn cho du khách.Tràm Chim
và Xẻo Quýt đã được trải nhựa và cần được mở rộng thêm diện tích mặt đường, Gáo Giồng
cần sự hỗ trợ và hoàn thiện các đoạn đường đal và lộ đá để giao thông ngày càng được hoàn
thiện hơn. Mạng lưới thông tin liên lạc nhất là hệ thống công nghệ thông tin cần được xem
xét đầu tư bởi trong thời đại ngày nay thì việc truy cập internet là điều không thể thiếu với
mọi người nhất là đối với các đoàn nghiên cứu.
Xây dựng các hệ thống hạ tầng như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải
trí cho khách du lịch nghỉ ngơi và lưu trú. Đây là điều cần và đủ để du khách lưu lại với các
khu du lịch lâu hơn. Nhưng với hiện tại cả ba điểm du lịch trên còn rất khó khăn về phương
diện này. Hầu như không có những khách sạn đủ tiêu chuẩn mà chỉ đơn giản là những nhà
nghỉ qua đêm hay các phòng được dựng nên bằng các vật liệu sẵn có của khu du lịch, nhà
hàng thì đơn giản là những túp lều lá trên lung nước sen hoặc súng với chất lượng đang dần
xuống cấp do tác động thời gian. Nguồn kinh phí cho việc xây dựng và tu bổ là rất lớn,
không thể đủ nếu lấy từ ngân sách lợi nhuận của các điểm du lịch hàng năm. Do vậy, cần ở
đây là sự đầu tư từ UBND tỉnh để việc xây dựng khởi công cũng như hoàn thiện nhanh
chóng.
Bên cạnh đó, việc kêu gọi đầu tư từ Tỉnh uỷ Đồng Tháp đến các cơ quan, tập thể, cá
nhân trong và ngoài tỉnh cũng như sự đầu tư từ nước ngoài nhằm quan tâm hơn nữa đến việc
phát triển loại hình du lịch đặc biệt này cũng là một định hướng tốt cho sự phát triển toàn
diện của DLST. Chính vì vậy Đồng Tháp là một trong số mười ba tỉnh thành của ĐBSCL
đang được quan tâm chặt chẽ và sự đầu tư lâu dài cho tương lai. Chính sự quan tâm một
cách đúng đắn đến vai trò của DLST nói riêng và vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế tỉnh,
bản thân tôi nghĩ rằng Đồng Tháp sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn từ sự ủng hộ và đầu tư
các dự án phát triển trong cũng như ngoài tỉnh.

3.4.2. Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đóng vai trò là đơn vị định hướng chung
cho sự phát triển du lịch tỉnh. Là cơ quan đầu ngành của du lịch, sở VH – TT&DL tỉnh luôn
phải nhận thức rõ vai trò của mình trong sự phát triển chung của du lịch tỉnh cũng như tìm
ra được thế mạnh loại hình du lịch của tỉnh để định hướng đầu tư một cách hiệu quả cao.

92
Nhận định được vị trí chiến lược của DLST đối với ngành du lịch tỉnh. Hiện nay sở
VH – TT &DL cũng đang có những định hướng nhất định cho sự phát triển này. Bản thân
tôi là một người nghiên cứu để tìm hiểu. Thiết nghĩ rằng trong thực trạng phát triển như hiện
nay thì công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi mô hình DLST đang phát triển ở tỉnh là một
điều cấp thiết nhất.
In ấn xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về các khu du lịch sinh thái để quảng bán đến
nhiều người. Xây dựng trang web riêng về du lịch của Tỉnh, giới thiệu rộng rãi mô hình
DLST và kết hợp nó với các loại hình khác để tạo sự đa dạng trong sản phẩm du lịch cũng
như đưa DLST phát triển rộng rãi.
Liên kết với các trường đại học, cao đẳng để tìm ra nhân tài phục vụ du lịch. Mở các
lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng, kiến thức và nghiệp vụ du lịch cho nhân viên các khu du
lịch trên địa bàn tỉnh nhất là kiến thưc về DLST. Đầu tư, kêu gọi sự quay trở lại phục vụ cho
tỉnh nhà đối với thế hệ trẻ của tỉnh đang học tập và công tác trong, ngoài tỉnh.
Kết hợp với UBND tỉnh kêu gọi sự đầu tư từ các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong ngoài
tỉnh để đầu tư phát triển DL tỉnh. Kết hợp quảng bá giữa du lịch với các hoạt động văn nghệ
thể thao.
Hợp tác với các công ty DL trong tỉnh cũng như vùng ĐBSCL, Tp. HCM để xây dựng
các chương trình DL, các tour DL cho du khách tham quan, đưa khách đến tham quan ngày
càng nhiều hơn nữa.

3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái

Quan tâm đến các lời kêu gọi đầu tư từ tỉnh, sở ban ngành. Xem xét để có những chiến
lược đầu tư phù hợp nhằm đưa DL tỉnh ngày càng phát triển.
Hợp tác với các doanh nghiệp ngoài tỉnh, các công ty nước ngoài để xây dựng những
chương trình DL phù hợp.
Đào tạo nhân lực có tiềm năng, kiến thức vững về DL để có được những sáng kiến
nhất định đầu tư cho DL.
Đầu tư lâu dài và hiệu quả, không để dự án treo, hợp tác với nhiều thành phần kinh tế
để đầu tư lớn, phát triển ổn định.

93
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tìm hiểu về sự phát triển DLST của Đồng Tháp bằng việc nghiên cứu tại
các điểm đang khai thác là VQG Tràm Chim, KDL Gáo Giồng, KDL Xẻo Quýt, tác giả rút
ra được một số kết luận sau:
Đồng Tháp là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú, từ du lịch nhân văn với
các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống, du lịch làng nghề đến loại hình DLST, DL gắn liền
với việc bảo vệ tài nguyên sinh thái, môi trường.
Từ năm 2006 – 2011, DL tỉnh nói chung và DLST tại ba điểm nghiên cứu đã có những
bước chuyển thành công đáng kể. Du khách tham quan ngày càng đông bao gồm khách nội
địa và nước ngoài, mỗi năm một tăng trưởng nhanh hơn so với năm trước. Doanh thu du
lịch luôn vượt chỉ tiêu đề ra, đóng góp tỉ trọng trong cơ cấu GDP không nhỏ sau nông
nghiệp và công nghiệp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng hoàn thiện,
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ăn ở và nghỉ dưỡng.
Sự quan tâm đầu tư từ nhà nước, nguồn ngân sách tỉnh và sự đầu tư từ các cá nhân tổ
chức, góp phần đưa DL tỉnh và các điểm DLST đến với nhiều người dân hơn. Tầm ảnh
hưởng của loại hình DLST rất được sự quan tâm từ các cơ quan ban ngành và định hướng
đến năm 2020 loại hình DL này sẽ đóng góp phần lớn trong cơ cấu ngành DL.
Hoạt động DLST tuy hình thành chưa lâu nhưng loại hình DL này lại rất nhiều tiềm
năng tại Đồng Tháp. Đây là một trong những thuận lợi mà ngành du lịch tỉnh có được trong
xu thế phát triển chung của DLST Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã và sẽ có được trong tương lai thì DLST
Đồng Tháp còn gặp những vướng mắc đáng kể để đi đến sự hoàn thiện và hấp dẫn du
khách. Ban đầu là nguồn kinh phí đầu tư còn rất hạn chế do ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, từ
đó dẫn đến việc hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy có sự phát triển nhưng chỉ dừng ở mức
độ chưa hoàn thiện. Nguồn nhân lực có kiến thức về DLST thật sự chưa đáp ứng đầy đủ loại
hình DL này. Hoạt động DLST chỉ dừng ở quá trình tham quan DL, còn vấn đề giáo dục
môi trường, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái lại chưa thật sự được đẩy lên thành
hoạt động chủ đạo tại các điểm DLST.
Do đó, trên cơ sở định hướng phát triển DL của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020, tác giả đưa ra một số định hướng phát triển DLST dựa trên thành công
đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời gợi ý một số giải pháp mà có thể thực hiện nhằm
góp phần đẩy mạnh sự phát triển của loại hình DLST.

94
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thế Anh (2008), Đánh giá tiềm năng thực trạng và định hướng phát triển khu du
lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình, Khoá luận tốt nghiệp Du
lịch.
2. Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, Niên giám thống kê năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
3. Đinh Trung Kiên, Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội.
4. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Báo cáo tổng kết cuối năm các năm
5. 2006 – 2011.
6. Khu di tích Xẻo Quýt, Báo cáo tổng kết cuối năm các năm 2006 – 2011.
7. Lê Huy Bá, Lê Thái Nguyên (2006), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và
8. Kỹ thuật.
9. Lê Thông, Nguyễn Trọng Nhân (2011), “Phát triển Du lịch sinh thái Vườn quốc gia
Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí khoa học.
10. Lê Thông (2000), Tổ chức lãnh thổ du lịch, Nxb Giáo dục Tp. HCM.
11. Nguyễn Minh Tuệ (1997), Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim
Hồng, Địa lý du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
12. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái – Những vấn đề về lý luận và thực tiễn
phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.
13. Sở Văn hoá , thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp, “Báo cáo cuối năm giai đoạn 2006 –
2010”.
14. Sở văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp (2012), “Định hướng phát triển du lịch
tỉnh giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn 2020”.
15. Trần Văn Của (2007), Định hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái “Mùa nước
nổi” ở các tỉnh thuộc vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, Khoá luận tốt nghiệp.
16. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục.
17. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, Nxb ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
18. Tổng cục du lịch Việt Nam, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn năm 2030”.
19. Tổng cục du lịch Việt Nam, “Định hướng phát triển Du lịch vùng đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020”.

96
20. Vườn quốc gia Tràm Chim, “Báo cáo tổng kết cuối năm các năm 2006, 2007, 2008,
2009, 2010, 2011”.
21. Vườn quốc gia Tràm Chim, “Giới thiệu tuyến điểm tham quan tại Vườn quốc gia Tràm
Chim”.
22. Vườn quốc gia Tràm Chim (2012), “Kế hoạch bảo vệ, khai thác và phát triển Vườn
quốc gia Tràm Chim sau khi nhận danh hiệu Ramsan”.
23. www.svhttdl.dongthap.gov.vn.
24. www.dongthap.gov.vn.
25. www.vqgtc.dongthap.gov.vn.
26. www.vietnamtouris.gov.vn.

97
PHỤ LỤC

98
I – PHÒNG NGHỈ: II – GIÁ VÉ DỊCH VỤ CÂU CÁ GIẢI TRÍ:
1. Phòng thường: giường đơn, máy quạt, tivi, tủ lạnh (4 giường) 150.000 đồng/phòng/ngày 1. Cá rô:30.000 đồng/vé/ngày
2. Phòng lạnh: giường đơn, máy lạnh, tivi, tủ lạnh (4 giường) 200.000 đồng/phòng/ngày 2. Cá lóc:100.000 đồng/vé/ngày
3.Phòng lạnh: giường đơn, máy lạnh, máy nước nóng, tivi, tủ lạnh (4 giường)250.000đồng/phòng/ngày
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
III – Vé thuê phương tiện tham quan: Tắc ráng Composite (12 chỗ)

SƠ ĐỒ TUYẾN THAM QUAN LỘ TRÌNH TUYẾN THAM QUAN GIÁ VÉ THUÊ PHƯƠNG TIỆN THAM QUAN
Tuyến 1: Từ TTDL - trạm C4 - trạm Phú Thọ - trạm Phú
Thành B - trạm C1 - Đài QS số 3 - Kênh Mười Nhẹ - trạm Giá thuê tắc ráng
1.000.000
Phú Đức 2 - về TTDL (36 km). (đồng/phương tiện)
-

Tuyến 2: Từ TTDL - trạm C4 - Đài QS số 3 - trạm C1 -


Giá thuê tắc ráng
trạm Phú Hiệp - về TTDL (29 km). 900.000
(đồng/phương tiện)

Tuyến 3: Từ TTDL - trạm C4 - kênh Mười Nhẹ - Đài QS


số 3 - về kênh Mười Nhẹ - trạm Phú Đức 2 - về TTDL (25 Giá thuê tắc ráng
800.000
km). (đồng/phương tiện)
-

Tuyến 4: Từ TTDL - kênh A3 - trạm Quyết Thắng - kênh Giá thuê tắc ráng (đồng/phương tiện) 700.000
Cà Dâm - về TTDL (Khu A2 - 17 km).
Giá thuê xuồng Việt Nam 200.000
Xem chim sinh sản mùa nước nổi
(tháng 9 – 11 hàng năm) (đồng/người)
Nước ngoài 300.000

Tuyến 5: Từ TTDL - trạm C4 - kênh Mười Nhẹ - trạm


Giá thuê tắc ráng
Phú Đức 2 - về TTDL (12 km). 500.000
(đồng/phương tiện)

99
Vườn quốc gia Tràm Chim

Tràm Chim mùa nước nổi

Hoàng hôn Tràm Chim

100
Tràm Chim nhìn từ trên cao

101

You might also like