You are on page 1of 64

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẠNH

NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI


CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA -
LỰA CHỌN TRƢỜNG HỢP SIX SENSES
NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - Năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẠNH

NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI


CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA -
LỰA CHỌN TRƢỜNG HỢP SIX SENSES
NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG

Chuyên ngành: Du lịch


Mã số : 8810101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN NGỌC DUNG

Hà Nội - Năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ từ quý thầy cô, đồng nghiệp,
các bạn, các tổ chức và cá nhân.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc
Dung đã luôn tận tình giúp đỡ, động viên và hƣớng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô khoa Du lịch học đã tận
tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích để tôi có thể vững
vàng trên con đƣờng nghiên cứu khoa học, thực hiện luận văn.
Tiếp đến tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban quan lý, Phòng Nhân sự, Phòng
Kế toán của hai resort, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Du lịch Tỉnh Khánh
Hòa đã tạo mọi điều kiện, cung cấp những thông tin hữu ích giúp tôi hoàn
thiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, do điều kiện chủ quan và khách quan, luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 20210


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hạnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 6
6. Những đóng góp của đề tài ................................................................................. 7
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KINH DOANH
RESORT ................................................................................................................................................. 8
1.1. Resort và kinh doanh resort ............................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm resort ........................................................................................ 8
1.1.2. Kinh doanh resort ..................................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh resort ............................................................. 10
1.1.4. Các loại hình resort ................................................................................ 13
1.2. Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của resort .................................... 18
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội .................................................................. 18
1.2.2. Sự hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........ 20
1.2.3. Lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội ....... 23
1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......................................... 25
1.2.5. Nội dung trách nhiệm xã hội của resort ................................................. 28
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..................................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA SIX
SENSES NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG ...................................... 31
2.1. Thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam ................................................... 31
2.2. Tổng quan về các resort 5 sao tại Khánh Hòa................................................ 33
2.3. Giới thiệu về 2 resort lựa chọn nghiên cứu .................................................... 34
2.3.1. Six Senses Ninh Vân Bay ......................................................................... 34
2.3.2. Amiana Resort Nha Trang ...................................................................... 43
2.4. Trách nhiệm đối với cộng đồng của các resort .............................................. 50
2.4.1. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động địa phương ................. 50
2.4.2. Hỗ trợ cộng đồng thông qua hoạt động đào tạo ..................................... 51
2.4.3. Hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, văn hóa xã hội, thể
thao .................................................................................................................... 52
2.5. Trách nhiệm đối với môi trƣờng của các resort ............................................. 53
2.5.1. Hoạt động bảo vệ môi trường ................................................................. 54
2.5.2. Hoạt động tiết kiệm năng lượng.............................................................. 60
2.6. Trách nhiệm đối với khách hàng của các resort ............................................ 61
2.6.1. Cung cấp dịch vụ chất lượng tốt ............................................................. 62
2.6.2. Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách hàng ............................................ 66
2.6.3. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm .................................................................... 67
2.7. Trách nhiệm đối với ngƣời lao động của các resort ....................................... 68
2.7.1. Trách nhiệm trong sử dụng người lao động ........................................... 68
2.7.2. Trách nhiệm trong đào tạo, phát triển người lao động .......................... 70
2.7.3. Trách nhiệm trong đánh giá người lao động .......................................... 72
2.7.4. Trách nhiệm trong đãi ngộ người lao động ............................................ 73
2.8. Trách nhiệm xã hội đối với chủ đầu tƣ và các bên liên quan ........................ 78
2.9. Đánh giá chung về hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội trong các resort
tại Khánh Hòa ....................................................................................................... 79
2.9.1. Những thành công cơ bản ....................................................................... 79
2.9.2. Những tồn tại cần khắc phục .................................................................. 80
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..................................................................................................................... 82
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC RESORT 5 SAO TẠI KHÁNH HÒA........................................................................ 83
3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển của các resort ở Khánh Hòa trong thời
gian tới (Mục tiêu đến năm 2030 và định hƣớng đến 2045) ................................. 83
3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Nha
Trang – Khánh Hòa ............................................................................................... 86
3.2.1 Đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại Six Senses Ninh Vân Bay
và Amiana Resort Nha Trang............................................................................ 86
3.2.2. Đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội tại các resort ở Nha Trang –
Khánh Hòa ........................................................................................................ 87
3.3. Một số khuyến nghị........................................................................................ 93
3.4. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 94
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..................................................................................................................... 95
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 98
PHỤ LỤC............................................................................................................................................101
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lƣợng
khách quốc tế đến cũng nhƣ khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt
Nam ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nƣớc
đƣợc bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng
nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội, nó cũng đang góp phần tạo công ăn việc
làm, giải quyết an sinh xã hội. Việt Nam cũng đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dƣỡng ra đời
khiến cho thị trƣờng này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Từ khách sạn mini cho
đến khách sạn cao cấp 5 sao đều cố gắng tối ƣu dịch vụ nhằm mang đến cho khách
hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất. Cùng với đà tăng trƣởng nhanh chóng và những kết
quả đạt đƣợc, tầm quan trọng của sự phát triển bền vững của ngành đƣợc ghi nhận
là yếu tố cần thiết để mang lại sự thành công cũng nhƣ các lợi ích trong tƣơng lai.
Trong khi phát triển du lịch bền vững là định hƣớng bao trùm trong chính sách của
nhà nƣớc hiện nay, thì việc đƣa các nguyên tắc phát triển du lịch có trách nhiệm vào
hành động là con đƣờng để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững.
Bƣớc chân vào xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trƣớc nhiều cơ hội cũng nhƣ
thách thức, các doanh nghiệp hiểu rằng xây dựng thƣơng hiệu thông qua việc thực
hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều
giá trị cạnh tranh thiết thực. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đƣợc xem là một
trong những chiến lƣợc kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp. Triển khai tốt trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh
tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lƣợc liên
quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Một hệ thống trách nhiệm xã hội tƣơng
thích với việc thực thi chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ
đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lƣợc cũng nhƣ định hƣớng phát triển của
doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp không lành mạnh hoặc không triệt để, đúng hƣớng có thể làm
ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

1
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã
hội, song ở Việt Nam thuật ngữ này vẫn còn tƣơng đối mới, nhất là đối với các doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn do ngƣời Việt Nam đầu tƣ và trực tiếp điều hành.
Six Senses Ninh Vân Bay là resort 5 sao quốc tế, thuộc tập đoàn
InterContinental Hotels Group, nằm ở Vịnh Ninh Vân, Ninh Hòa, Khánh Hòa, là
resort đƣợc xếp hạng trong danh sách 101 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2006.
Một trong những tiêu chuẩn của khu nghỉ dƣỡng cao cấp vào loại bậc nhất này đó là
tuyệt đối bảo tồn thiên nhiên, thân thiện với môi trƣờng.
Amiana resort Nha Trang là resort 5 sao đƣợc thành lập bởi nhóm Việt kiều
cùng chí hƣớng sinh sống và làm việc tại Cộng Hòa Liên Bang Đức vào những năm
thập niên 90. Từ lúc ra đời cho đến nay resort đã thực hiện tốt các cam kết về bảo vệ
môi trƣờng, phát triển du lịch bền vững, giải quyết lƣợng lớn việc làm cho ngƣời
dân địa phƣơng.
Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của
các resort 5 sao tại Khánh Hòa – Lựa chọn trường hợp Six Senses Ninh Vân Bay
và Amiana resort Nha Trang” làm luận văn tốt nghiệp cao học, nhằm nghiên cứu
thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại hai resort từ đó đƣa ra những kinh
nghiệm và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các
resort 5 sao tại Khánh Hòa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trách nhiệm xã hội (Coporate Social Responsibility – CSR) là một thuật ngữ
ra đời từ những năm 50 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho tới ngày nay giới khoa học
vẫn chƣa đi đến thống nhất về các mối quan hệ giữa các thành tố trong phạm trù
trách nhiệm xã hội. Chính vì thế nó đã trở thành một chủ đề gây tranh luận cho tất cả
các học giả, các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua.
Thập niên 70 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các định
nghĩa và học thuyết xoay quanh thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội”. Archie Carroll đã
lồng ghép vào đó bốn khái niệm là Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ thiện. Sau đó
ông phát triển thành mô hình Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR Pyramid) (Carroll, 1979), cũng nhƣ đƣa ra những điều luật về trách nhiệm xã
hội đầu tiên trên thế giới. Năm 1980, điều luật về đảm bảo sức khỏe và an toàn lao
động đƣợc giới thiệu tới công chúng (Responsible Care) [9, tr.3].

2
Vào những năm 1990, trách nhiệm xã hội đã đƣợc tổ chức hóa thành các tiêu
chuẩn nhƣ ISO 14001 (Chứng nhận quản lý môi trƣờng) và SA 8000 (Cải thiện điều
kiện làm việc của ngƣời lao động), những bản hƣớng dẫn nhƣ “Hƣớng dẫn chủ
động báo cáo toàn cầu” (Golbal Reporting Initiative – GRI), hay những điều lệ quản trị
công ty nhƣ báo cáo Cadbury (Anh, 1992) và báo cáo King (Nam Phi, 1995).
Bài viết “The social responsibility of business is to increase its profit” (Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận của doanh nghiệp), Fredman Milton
(1970), đăng trên tạp chí the New York Times, ngày 13 tháng 9, năm 1970. Bài báo
cho rằng doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm xã hội là làm sao để tối đa hóa lợi
nhuận, tăng giá trị cổ đông trong khuôn khổ luật chơi của thị trƣờng là cạnh tranh
trung thực và công bằng. Ông cho rằng trách nhiệm xã hội là của nhà nƣớc, nên
ngƣời chủ doanh nghiệp, đại diện cho các cổ đông, chỉ thực hiện các trách nhiệm xã
hội mà anh ta mong muốn, đã có sự thông qua của cổ đông [30, tr.122 – 124].
Sang thế kỷ XXI, một loạt các hƣớng dẫn, quy định, điều lệ, tiêu chuẩn về
trách nhiệm xã hội đƣợc ban hành, hơn 100 trong số đó có thể tìm thấy trong cuốn:
“Từ A đến Z những điều cần biết về trách nhiệm xã hội” (The A to Z of corporate
social responsibilities) của Wayne Visser và cộng sự năm 2007.
Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội sau này đƣợc sử dụng rộng rãi để mô tả sự kết
hợp giữa kinh tế, môi trƣờng và các nỗ lực của một doanh nghiệp. Những điều này
ngày càng đƣợc các doanh nghiệp du lịch chú trọng để xây dựng các chiến lƣợc
kinh doanh. Đa số các bài nghiên cứu trực tiếp thảo luận về tác động của trách
nhiệm xã hội lên các khía cạnh của tổ chức ở nhiều góc độ khác nhau.
Bài viết “Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches” (Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Ba cách tiếp cận chính), Duane Windsor (2006) đăng
trên Journal of Management Studies. Ông đã kế thừa và phát triển những lý luận của
các học giả trƣớc đó để đúc kết ra ba phƣơng pháp chính tiếp cận với trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Ông định nghĩa khái niệm “Công dân doanh nghiệp” là sự giao
thoa của 2 lợi ích: Sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng. Từ đó ông cho rằng
một “Công dân doanh nghiệp” cần có một quyền lực linh hoạt, danh tiếng của công
ty, ảnh hƣởng của chính trị và làm từ thiện một cách chiến lƣợc [34, tr.93 – 114].
Manuela Weber (2008) “The business case for corporate social
responsibility: A company-level measurement approach for CSR” (Trƣờng hợp kinh

3
doanh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Phƣơng pháp đo lƣờng cấp công ty
đối với CSR). Ông cho rằng, mặc dù có nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn đã
chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa trách nhiệm xã hội và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, những cách tiếp cận để tính toán sự ảnh hƣởng của trách nhiệm xã
hội vẫn còn thiếu trong các tài liệu hiện thời. Bài nghiên cứu tập trung vào câu hỏi
làm thế nào để tính toán đƣợc ảnh hƣởng của các hoạt động trách nhiệm xã hội đến
doanh nghiệp. Sử dụng mô hình các bƣớc đánh giá có thể giúp các nhà quản trị trong
công việc này [33, tr 247 - 261].
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề đƣợc nghiên cứu
rộng rãi trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi Việt Nam tham gia vào
quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, lĩnh vực dịch vụ phát triển rất nhanh và
chiếm tỷ trọng ngày càng cao, thì vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh
vực dịch vụ cũng xuất hiện và ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Các nghiên cứu
về trách nhiệm xã hội trong nƣớc ở lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu vào phân tích
thực trạng trách nhiệm xã hội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc
thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực dịch vụ.
Bài viết “Trách nhiệm xã hội của các khách sạn Việt Nam” trên Tạp chí Du
lịch Việt Nam của tác giả Trần Thị Thu Thảo (2010) có nhận định rằng: “Vấn đề
nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các khách sạn thông
qua việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là sự kết hợp hài hòa giữa việc thực hiện các
quy định của luật pháp Việt Nam về lao động, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ ngƣời tiêu
dùng với yêu cầu của đối tác, của khách hàng; Giữa lợi ích của khách sạn với lợi ích
của xã hội; Giữa quyền lợi của ngƣời lao động với quyền lợi của ngƣời sử dụng lao
động… Khi đáp ứng tốt các yêu cầu này, năng lực cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế
của các khách sạn sẽ đƣợc cải thiện; Luật pháp của quốc gia đƣợc thực hiện tốt hơn
và quyền lợi của các bên liên quan tham gia cũng đƣợc bảo đảm [14, tr.31 – 33].
Bài viết “Thực hiện trách nhiệm xã hội – Lợi ích đối với doanh nghiệp” của
tác giả Lê Thị Thu Thủy (2013). Bằng việc sử dụng phƣơng pháp phân tích định
tính để đánh giá thực trạng thực hiện CSR theo mô hình Carroll, tác giả đã làm rõ
những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện CSR và những
lợi ích từ việc thực hiện CSR, từ đó đƣa ra một số gợi ý các giải pháp cơ bản để
nâng cao ý thức thực hiện CSR tại Việt Nam.

4
Bài viết “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu
trƣờng hợp các khách sạn thuê thƣơng hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội”
của nhóm tác giả Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014). Từ nghiên
cứu tình huống, hai tác giả này suy rộng ra các lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm
xã hội, trong đó gia tăng giá trị hình ảnh và danh tiếng thƣơng hiệu. Nhấn mạnh
thƣơng hiệu là yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vụ và trách nhiệm xã hội có
thể giúp gia tăng thƣơng hiệu rất đáng kể. Cung cấp một phần tài liệu cho việc
nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn.
Cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các
resort 5 sao, đặc biệt tại Tỉnh Khánh Hòa đang dần trở thành một trong những điểm
đến du lịch đa dạng dịch vụ và mô hình nghỉ dƣỡng nhờ sở hữu nhiều điều kiện
thuận lợi. Việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các resort 5
sao tại Khánh Hòa – Lựa chọn trƣờng hợp Six Senses Ninh Vân Bay và
Amiana resort Nha Trang” của tác giả là có cơ sở khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của hai resort
Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm và đƣa ra đề xuất nhằm tăng cƣờng việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong
các resort này nói riêng và trong các resort tại Nha Trang – Khánh Hòa nói chung.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu đã trình bày, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
đƣợc xác định nhƣ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách
nhiệm xã hội của các resort.
- Đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của hai resort
Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của
Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong hai resort này
và vận dụng trong kinh doanh khách sạn tại Khánh Hòa nói chung.

5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm xã hội của hai resort: Six
Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Six Senses Ninh Vân Bay và
Amiana resort Nha Trang.
Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội ở hai resort
trong giai đoạn 2018 – 2020.
Về nội dung: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của hai resort tại Khánh Hòa là
Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang. Sở dĩ tác giả lựa chọn hai
resort này với mục đích là nhằm so sánh điểm tƣơng đồng và khác biệt trong việc
thực hiện trách nhiệm xã hội giữa resort ở đất liền do nhóm Việt kiều quản lý
(MIAN Group) và resort ở đảo do tập đoàn quốc tế quản lý (IHG). Đây là phạm vi
tƣơng đối rộng, do thời gian không cho phép, việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều
khó khăn cũng nhƣ khả năng còn hạn chế, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu năm nội
dung cơ bản của trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động,
trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với cộng đồng địa phƣơng, trách
nhiệm đối với chủ đầu tƣ và các bên liên quan và trách nhiệm đối với môi trƣờng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi khảo sát
tại 2 resort đã lựa chọn. Tác giả nghiên cứu hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội
của các resort qua vai trò của khách hàng, nhân viên, đối tác, xã hội, cộng đồng dân
cƣ. Phƣơng pháp này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn sâu với các đối
tƣợng là ngƣời quản lý môi trƣờng và cộng đồng địa phƣơng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Để có đƣợc những ý kiến khách quan phục vụ
cho đề tài, tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu tại 2 resort lựa chọn điển hình
về vấn đề nghiên cứu. Đối tƣợng thực hiện phỏng vấn là ngƣời quản lý môi trƣờng
và cộng đồng địa phƣơng. Nội dụng phỏng vấn đề cập đến các khía cạnh về chính
sách với cộng đồng địa phƣơng, và hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phƣơng pháp phỏng vấn viết,
không thực hiện câu hỏi bằng lời, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo

6
một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu
vào các ô tƣơng theo một trật tự logic và theo nội dung nhất định. Trên cơ sở khảo
sát, xác định đối tƣợng và nội dung cần điều tra để thực hiện mục tiêu đề tài. Việc
điều tra đƣợc tiến hành đối với ngƣời lao động và khách hàng trong 2 resort nghiên
cứu. Sau đó thiết kế bảng hỏi với hệ thống câu hỏi phù hợp về cả cấu trúc, thời gian
với các đối tƣợng là ngƣời lao động và khách hàng.
- Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu: Phƣơng pháp này đƣợc
thực hiện trong luận văn thông qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết
quả đánh giá, điều tra xã hội cũng nhƣ các khảo sát thực tế. Phân tích để thấy đƣợc
mức độ, chiều sâu của vấn đề đƣợc đề cập.
6. Những đóng góp của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần hệ thống và củng cố lý thuyết về trách nhiệm xã hội trong
kinh doanh resort.
* Ý nghĩa thực tiễn
+ Đề tài làm rõ thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội Resort Six
Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
+ Việc nghiên cứu về thực trạng và rút ra các bài học kinh nghiệm từ hoạt động
thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của resort Six Senses Ninh Vân Bay và
Amiana resort Nha Trang làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã
hội tại các resort ở Khánh Hòa, giúp các resort nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan
trọng và lợi ích từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
+ Góp phần định hƣớng cho các resort và các nhà quản lý trong hoạt động
kinh doanh nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, v.v…luận văn đƣợc kết
cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh resort.
Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Six Senses Ninh
Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.
Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
resort 5 sao tại Khánh Hòa.

7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TRONG KINH DOANH RESORT

1.1. Resort và kinh doanh resort


1.1.1. Khái niệm resort
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đời sống tinh thần của con ngƣời càng
đƣợc nâng cao. Nhƣng sự phát triển cũng làm gia tăng áp lực cuộc sống và vì vậy
có đƣợc một khoảng thời gian, một không gian để nghỉ ngơi, thƣ giãn và lấy lại cân
bằng trong cuộc sống trở thành nhu cầu bức thiết. Sự ra đời của resort đã đáp ứng
nhu cầu này của con ngƣời.
Khởi thủy của khái niệm “Resort” là nơi chữa bệnh. Lâu dần resort đã trở
nên không còn độc quyền cho ngƣời chữa bệnh nữa mà dành cho những du khách.
Trong tiếng Anh, resort là một thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình lƣu trú du lịch,
nghỉ dƣỡng cao cấp và thƣ giãn đa dạng, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi
trƣờng tự nhiên.
Theo Sơn Hồng Đức (2012) cho rằng khái niệm “Khu nghỉ dƣỡng” (Resort)
bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ giữa thập niên 1990 của thế kỷ XX ở tỉnh Bình
Thuận, sau kỳ Nhật thực. Từ đó đến nay, loại hình lƣu trú gọi là “Khu nghỉ dƣỡng”
xuất hiện khắp các tỉnh miền Trung, nơi mà thiên nhiên ban tặng cho những bãi cát
vàng vô tận, biển xanh, bầu trời trong, nắng ấm và không khí trong lành. Đặc biệt là
ở Quảng Nam – Đà Nẵng – Nha Trang – Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận
và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhờ yếu tố khí hậu nên có thể hoạt động suốt năm. Và Mũi
Né đã trở thành “Thủ đô Resort” của Việt Nam.
Theo Wikipedia “Resort là một khu nghỉ mát có quy mô lớn cung cấp các
dịch vụ theo nhu cầu của khách du lịch, chẳng hạn như ăn, uống, nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí, v.v” [36].
Resort thƣờng đƣợc quy hoạch thành khu thƣơng mại khép kín, trong đó
cung cấp hầu hết mong muốn của du khách, từ thức ăn, đồ uống, chỗ ở, nơi tập thể
thao, vui chơi giải trí và mua sắm. Thuật ngữ này đôi khi đƣợc sử dụng để chỉ một
khách sạn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nghỉ dƣỡng, đặc biệt là vui chơi giải trí của du
khách. Đối với một resort, tính năng chủ yếu nhất là lƣu trú chứ không phải một tổ
hợp thƣơng mại.

8
Peter Murphy (2008), trong một nghiên cứu về ngành giải trí và khoa học xã
hội, cho rằng “Resort là một doanh nghiệp được thiết kế để thu hút, tổ chức và làm
thỏa mãn những kỳ nghỉ có kế hoạch của du khách khiến họ quay trở lại hoặc trở
thành đại sứ tốt cho resort. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi một sự quản lý
chiến lược với thị trường mục tiêu rõ ràng và quan trọng nhất resort phải tạo ra
được những trải nghiệm khác biệt cho du khách” [32, tr.9].
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4391-2015 về xếp hạng khách sạn, resort
là một loại hình khách sạn với tên gọi là khách sạn nghỉ dƣỡng và đƣợc định nghĩa:
"Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt
thự, nhà thấp tầng, căn hộ, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không
khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi, đảm bảo chất lượng về cơ sở
vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí,
tham quan,... của khách” [20, tr.5].
“Resort” là một cơ sở kinh doanh lƣu trú với các nhiệm vụ sau:
(1) Cung cấp nơi ở hiện đại, với các thiết bị cao cấp, không khí trong lành để
tạo sự thoải mái.
(2) Cung cấp sản phẩm ăn uống đa dạng, mang đậm yếu tố bản địa để khách
vừa nghỉ dƣỡng, vừa khám phá ẩm thực địa phƣơng.
(3) Cung cấp đa dạng dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo để mang lại sự thƣ thái.
(4) Cung cấp hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe phong phú để làm đẹp và
phục hồi sức khỏe.
(5) Cung cấp một phong cách phục vụ chuyên nghiệp phù hợp với từng cá
tính khách hàng, để họ luôn có cảm giác đƣợc chăm sóc ân cần, tỉ mỉ và đƣợc coi
trọng [18, tr. 6-7].
1.1.2. Kinh doanh resort
Dƣới góc độ pháp lý theo Luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh đƣợc hiểu là:
“ Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận” [7, tr.3].
Dựa trên cách hiểu về “Kinh doanh” trong luật doanh nghiệp, kết hợp với
khái niệm của “Resort” đã đƣợc bàn luận trong phần 1.1.1.1, thì kinh doanh resort

9
đƣợc hiểu là “Việc cung ứng một chuỗi các dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu
nghỉ dưỡng của khách du lịch, với mục tiêu cơ bản là lợi nhuận” [16, tr.20].
Khi nghiên cứu về resort, Peter Murphy (2008) đã nhìn nhận resort là một
doanh nghiệp, luôn nỗ lực cung ứng các dịch vụ toàn diện nhằm đạt đƣợc 4 mục tiêu:
(1) Tạo ra lợi nhuận;
(2) Phát triển một loại sản phẩm hấp dẫn và cạnh tranh;
(3) Phát triển một lực lƣợng lao động có tay nghề và chu đáo;
(4) Hoạt động kinh doanh luôn bền vững;
Cách nhìn nhận của Peter Murphy cho thấy ông khẳng định resort là doanh
nghiệp, hoạt động của resort là hoạt động kinh doanh có mục đích.
1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh resort
Kinh doanh resort là một lĩnh vực kinh doanh mang tính đặc thù riêng biệt
của hoạt động du lịch. Cũng nhƣ các lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh resort
đòi hỏi những điều kiện nhất định và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố tại điểm du
lịch. Để đƣa ra đƣợc các chính sách quản lý phù hợp, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
và các chủ resort phải hiểu rõ các đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh này. Xét về mặt
lý thuyết, kinh doanh resort có một số đặc điểm nhƣ sau:
* Kinh doanh resort phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch
Hoạt động kinh doanh lƣu trú nói chung và kinh doanh resort nói riêng chỉ có
thể đƣợc tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch. Bởi lẽ tài nguyên
du lịch là yếu tố tạo ra sự thúc đẩy, thôi thúc và thu hút con ngƣời rời khỏi nơi cƣ
trú thƣờng xuyên của mình để đi du lịch. Đối với kinh doanh resort, tài nguyên có
một giá trị đặc biệt quan trọng khi resort chỉ xây dựng đƣợc ở những nơi có bãi biển
đẹp, cảnh quan đẹp và khí hậu trong lành.
Mỗi loại tài nguyên du lịch tạo ra sức hấp dẫn thu hút đối với đối tƣợng
khách du lịch nghỉ dƣỡng khác nhau. Sự đa dạng của các loại hình resort thông qua
sự phong phú của tài nguyên du lịch. Vì vậy, tài nguyên du lịch có tác động rất
mạnh đến quyết định đầu tƣ và các chính sách kinh doanh của các khu nghỉ dƣỡng
tại các điểm du lịch. Chẳng hạn ở những nơi có bãi biển đẹp, biển xanh, cát trắng,
nắng vàng và khí hậu ôn hòa quanh năm nhƣ Nha Trang sẽ là nơi lý tƣởng để đầu tƣ
xây dựng resort biển. Còn ở những nơi núi non hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu mát lạnh
nhƣ Đà Lạt sẽ phù hợp để xây dựng resort miền núi, phục vụ những du khách ở

10
đồng bằng muốn thay đổi môi trƣờng sống…Sản phẩm kinh doanh chiến lƣợc của
resort qua đó cũng thay đổi theo. Với resort biển, sản phẩm chiến lƣợc sẽ là loại
phòng hƣớng biển, các món ăn hải sản độc đáo và các môn thể thao trên nƣớc nhƣ
nhảy dù, lƣớt sóng…Ngƣợc lại, với resort miền núi, sản phẩm thu hút du khách nhất
là không gian sống thơ mộng, ẩm thực núi rừng và các dịch vụ giải trí nhƣ bắn
súng, cƣỡi ngựa…
Ngoài ra, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ở mỗi nơi quyết định
đến quy mô, sự lựa chọn thứ hạng và chất lƣợng dịch vụ của resort ở nơi đó. Và
ngƣợc lại, khi các điều kiện khách quan (Tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa, công nghệ,…) tác động làm thay đổi giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du
lịch tại một điểm đến, đã tác động đến cầu du lịch. Khi đó, chính sách kinh doanh
của các resort cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Sự phụ thuộc của kinh doanh resort vào tài nguyên du lịch đã đặt ra những
thách thức lớn trong công tác quy hoạch và phát triển resort của các nhà quản lý du
lịch. Trong công tác quy hoạch: Số lƣợng, quy mô và thứ hạng của resort phải phù
hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại điểm đến. Còn việc phát triển resort phải
luôn tôn trọng nguyên tắc phát triển bền vững để không làm tổn hại đến tài nguyên
du lịch.
* Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn
Resort đƣợc coi là thiên đƣờng nghỉ dƣỡng. Do vậy các thiết bị đƣợc đầu tƣ
và lắp đặt trong resort phải thực sự sang trọng, đẳng cấp, hoàn hảo để thỏa mãn tối
đa kỳ nghỉ của du khách. Những yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm đã làm chi phí
đầu tƣ ban đầu của các resort rất lớn. Hiện nay, mức đầu tƣ xây dựng một resort tốn
kém hơn rất nhiều so với xây dựng một khách sạn cùng tiêu chuẩn. Theo một khảo
sát của Vụ khách sạn, Tổng cục Du lịch, tỷ suất đầu tƣ cho một phòng của resort
trung bình là 1,6 tỷ đồng/phòng hạng 5 sao; 1 tỷ đồng/phòng hạng 4 sao; 500 triệu
đồng/phòng hạng 3 sao [16, tr.22].
Mặt khác chi phí đầu tƣ ban đầu cao còn do các chi phí cho xây dựng cơ sở
hạ tầng nhƣ hệ thống đƣờng xá dẫn đến và đƣờng xá đi lại bên trong khuôn viên
khu resort, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải, hệ thống cung cấp
điện và bƣu chính viễn thông… Đặc biệt do các khu nghỉ dƣỡng thƣờng nằm cách
xa khu trung tâm và dàn trải trong một diện tích rộng lớn. Các chi phí cho đất đai để

11
xây dựng resort nhƣ chi phí mua quyền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng,
chi phí xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng trƣớc khi xây dựng cũng rất lớn.
Bên cạnh đó, các resort phải bỏ ra những khoản chi phí đầu tƣ rất lớn cho hoạt động
duy tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên để duy trì trạng thái làm việc luôn tốt của cơ sở vật
chất kỹ thuật.
Từ đặc điểm này của kinh doanh resort, các cơ quan quản lý du lịch khi làm
quy hoạch phải chú ý tính toán số lƣợng và thứ hạng resort sao cho phù hợp với yêu
cầu phát triển bền vững quốc gia. Đồng thời cũng cần phải có chính sách khuyến
khích các nhà đầu tƣ có năng lực tài chính đầu tƣ vào các resort có thứ hạng cao ở
những nơi có tiềm năng phát triển tốt.
* Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp cao
Kinh doanh resort là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vì vậy sản phẩm dịch vụ
của các khu resort chủ yếu do những nhân viên phục vụ trực tiếp tạo ra. Với thứ
hạng và đẳng cấp cao nhƣ resort, dịch vụ đƣợc cung cấp đòi hỏi phải có chất lƣợng
rất cao và không cho phép có lỗi. Để đạt đƣợc điều đó, nhân viên trong resort phải
đƣợc bố trí theo hƣớng chuyên môn hóa cao, mỗi ngƣời chỉ tận tâm vào một công
việc duy nhất. Điều đó dẫn đến khả năng thay thế lẫn nhau của các nhân viên giữa các
bộ phận hầu nhƣ không thể thực hiện đƣợc. Đó là lý do tại sao các resort buộc phải sử
dụng nhiều nhân viên phục vụ hơn bất cứ loại hình lƣu trú du lịch nào. Số lƣợng nhân
viên phục vụ cũng tăng lên cùng với mức tăng của quy mô và thứ hạng resort.
Thêm vào đó, thời gian lao động trong các resort bị phụ thuộc vào thời gian
tiêu dùng của khách. Nó thƣờng kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày, 7/7 ngày mỗi tuần,
30/30 ngày mỗi tháng và 365/365 ngày mỗi năm (Đối với các resort hoạt động
quanh năm). Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh resort phải sử dụng một số lƣợng
lớn lao động phục vụ trực tiếp trong mùa vụ chính. Đặc điểm này đã khiến cho các
resort phải luôn đối mặt với khó khăn về chi phí lao động trực tiếp quá lớn mà rất
khó giảm thiểu.
Với vị trí nằm xa khu trung tâm đô thị lớn (Nguồn cung cấp lao động du lịch
có chất lƣợng cao), lại hoạt động theo thời vụ nên các resort thƣờng cũng phải sử
dụng lao động là ngƣời dân địa phƣơng. Họ thƣờng không đƣợc đào tạo bài bản,
không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rất hạn chế về ngoại ngữ. Vì vậy, các
khu nghỉ dƣỡng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho việc đào tạo kỹ năng

12
nghề nghiệp và ngoại ngữ trƣớc khi tuyển mộ để họ đáp ứng đƣợc các yêu cầu tối
thiểu về chất lƣợng dịch vụ.
Đặc điểm này đã cho thấy sự gắn kết giữa việc phát triển lĩnh vực kinh doanh
resort với sự phát triển của kinh tế địa phƣơng. Các nhà quản lý du lịch ở địa phƣơng
cần có các chính sách ƣu tiên để thu hút các dự án kinh doanh resort nhằm giải quyết
một lƣợng lớn việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân địa phƣơng.
* Kinh doanh resort chịu tác động của một số quy luật
Cũng giống nhƣ bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào trong ngành kinh tế,
kinh doanh resort chịu sự chi phối, ảnh hƣởng của một số quy luật nhƣ: Quy luật tự
nhiên, quy luật kinh tế, quy luật tâm lý…Điển hình nhƣ giá trị và sức hấp dẫn của
một resort bị thay đổi tùy thuộc vào những biến động lặp đi lặp lại theo mùa của
nhân tố thời tiết, khí hậu trong năm. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi theo mùa trong
tổ chức hoạt động kinh doanh của các resort. Ví dụ ở các resort biển, mùa hè là mùa
cao điểm nên hoạt động hết công suất. Nhƣng sau ba tháng hè, lƣợng khách giảm rõ
rệt và đến mùa đông, resort biển gần nhƣ hoạt động theo kiểu duy trì. Vấn đề đặt ra
cho các nhà quản lý resort là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của
chúng đến hoạt động kinh doanh để đƣa ra biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Còn đứng trên góc độ của địa phƣơng – nơi resort đứng chân, đặc điểm về
tính quy luật trong kinh doanh resort gây khó khăn không nhỏ trong việc sử dụng
nguồn nhân lực. Resort hoạt động theo mùa có thể gây ra hiện tƣợng thất nghiệp
hàng loạt theo chu kỳ, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Vì vậy những địa phƣơng có resort hoạt động theo mùa vụ cần có chính sách
khuyến khích phát triển kết hợp nhiều loại hình resort. Ngoài ra địa phƣơng nên có
các chính sách hỗ trợ resort trong việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ để thu hút
khách du lịch đến vào các thời điểm khác nhau trong năm.
1.1.4. Các loại hình resort
* Phân loại theo vị trí của resort
- Resort gần nơi ở thƣờng xuyên của khách
Loại hình resort này có thể nằm ở vùng biển, vùng núi, ao hồ, ven sông, đồng
quê…Điều quan trọng là resort phải có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, tạo
đƣợc cảm giác thanh bình và sự hấp dẫn về mặt nào đó nhƣng không quá xa với nơi

13
ở của khách. Khách của các resort này đa số là khách cuối tuần (Đến vào ngày thứ
sáu và đi vào chiều chủ nhật).
- Resort ở vùng xa
Đây là loại hình resort nằm ở rất xa nơi ở thƣờng xuyên của khách, thƣờng ở
vùng miền núi xa xôi hoặc đồng bằng hẻo lánh. Khách chọn nơi đây là vì một lý do
đặc biệt nào đó, muốn xa lánh cuộc sống bề bộn thƣờng ngày, sống tĩnh lặng một
thời gian.
- Resort cạnh biển
Loại hình resort này khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam lấy phong cảnh
và bầu không khí trong lành của biển làm nền tảng xây dựng. Tuy nhiên không phải
nơi nào có biển đều có thể xây dựng resort, mà bãi biển phải thích hợp cho bơi lội,
chơi đƣợc các môn thể thao nƣớc, không có đá ngầm, không bị ô nhiễm, khí hậu phải
ấm áp trong suốt mùa du lịch, không sóng to và gió lớn.
- Resort gần sông, hồ
Điều cần thiết để xây dựng resort kiểu này là cảnh quan đẹp, không khí trong
lành và hạ tầng giao thông thuận lợi. Mặt hồ hoặc sông phải rộng, có tầm nhìn
thoáng để có thể tổ chức đƣợc một số hoạt động thể thao nhƣ trƣợt nƣớc, bay lƣợn,
thuyền buồm… So với các resort ở biển thì resort gần sông hồ có giá trị tự nhiên
thấp hơn. Do vậy để thu hút đƣợc khách, các resort này thƣờng biến các tiềm năng du lịch
địa phƣơng thành sản phẩm liên kết của resort.
- Resort ở miền núi
Loại hình resort này có thể coi là một phần của resort ở vùng xa. Khách đến
với resort ở miền núi là những ngƣời có nhu cầu nghỉ dƣỡng thực sự hoặc thích tìm
hiểu về một môi trƣờng mới lạ. Họ có thể là dân thành thị sống trong bầu không khí
ô nhiễm, bụi bặm, muốn tìm một nơi có không khí trong lành, không ồn ào. Họ
cũng có thể là những ngƣời chuyên sống ở đồng bằng, thích lên núi để thay đổi
không khí. Một bộ phận không nhỏ khách tìm về resort ở miền núi là giới trẻ, ƣa
thích hoạt động thể thao. Núi non là nơi thích hợp với nhiều môn thể thao mạo hiểm
(Leo núi, băng rừng, khám phá hang động, cƣỡi ngựa…) và thƣởng thức ẩm thực
miền núi.
Điều đặc biệt của các resort ở miền núi là luôn có sự hiện diện những nét văn
hóa địa phƣơng của dân tộc ít ngƣời. Nó đƣợc thể hiện qua các hoa văn trang trí,

14
cảnh vật bài trí, thực đơn đặc sản và sản vật đƣợc bày bán trong resort. Do vậy, các
resort cần xây dựng đƣợc các tuyến, điểm du lịch nhằm giới thiệu tài nguyên văn
hóa, các nét sinh hoạt độc đáo cho khách.
- Resort trên sa mạc
Đây là loại hình ít phổ biến nhất trong hệ thống resort do tính đặc thù của nó.
Các resort kiểu này phải đƣợc xây dựng trên các ốc đảo hoặc vùng sa mạc toàn cát.
Điều kiện nghỉ dƣỡng ở đây không đƣợc nhƣ các loại hình resort khác do bị hạn chế
về nƣớc sinh hoạt, thực phẩm… Nhƣng bù lại, nơi đây có cảnh quan độc đáo, cây
trái khác lạ, các tuyến du lịch trong sa mạc, thể thao cƣỡi lạc đà và trƣợt đồi cát. Đó
là những trải nghiệm không nơi nào có đƣợc.
* Phân loại theo mức độ đầu tư
- Resort có quy mô nhỏ (Resort “Gia đình”)
Quy mô loại resort này nhỏ (Trên dƣới khoảng 30 phòng), thƣờng do các gia đình
địa phƣơng sở hữu và điều hành. Hạn chế của loại hình này thiếu vốn để phát triển,
nên chủ yếu chỉ kinh doanh mảng lƣu trú và ăn uống, nếu có các hoạt động khác
cũng chỉ là thứ yếu hoặc liên kết. Họ thƣờng không có các hoạt động vui chơi giải
trí và chăm sóc sức khỏe đa dạng nhƣ trong resort có quy mô lớn. Tuy nhiên, ƣu thế
của loại hình này là giá cả tƣơng đối thấp, lại có thể thƣơng lƣợng đƣợc. Hơn nữa,
thái độ chăm sóc của họ rất ân cần nhƣ chăm sóc ngƣời thân từ xa trở về. Thêm vào
đó, các sản phẩm ẩm thực luôn đƣợc chế biến theo khẩu vị của từng khách, phù hợp
với những khách hàng khó ăn nhất.
- Resort có quy mô trung bình
Là loại hình resort có từ 30 đến 100 phòng, thƣờng thuộc sở hữu của các
công ty. Ở Việt Nam, loại hình này rộng từ 10 đến 30 hecta, phƣơng tiện phục vụ
lƣu trú không quá sang trọng, đẳng cấp nên phục vụ đƣợc nhiều tầng lớp du khách.
Ngoài lối kiến trúc thông thƣờng (Tòa nhà ba tầng, bungalow và các biệt thự riêng
lẻ), trong resort trung bình còn có loại phòng tập thể dành cho các đoàn khách du
lịch đông ngƣời, không cần tiện nghi cao cấp. Loại phòng này có sức chứa từ 10
đến 15 khách, thƣờng chỉ trang bị quạt máy.
- Resort có quy mô lớn
Đây là những khu nghỉ dƣỡng có từ 100 phòng trở lên. Ở Việt Nam, nó
thƣờng thuộc quyền sở hữu của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

15
(TNHH) 1 thành viên, công ty TNHH có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhờ vậy, những
tập đoàn chuyên kinh doanh resort có thể đem tới kinh nghiệm quản lý, làm cho
chất lƣợng hoạt động của các resort ngày càng chuyên nghiệp hơn. Sản phẩm chính
bao gồm các cơ sở lƣu trú, kinh doanh ăn uống, các dịch vụ cung cấp phƣơng tiện
vận chuyển và giải trí thông thƣờng. Doanh thu của họ cũng có đƣợc từ việc tổ chức
các sự kiện, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho phụ nữ, bán hàng lƣu niệm hay cho
thuê các “Shop” trong khuôn viên resort.
- Resort mang tính phức hợp
Loại hình resort này thƣờng thấy ở các cƣờng quốc du lịch nhƣ Mỹ, Ý, Tây
Ban Nha, Úc…. Nổi tiếng thế giới là ở Las Vegas, Palm Spring, Hawai. Ở Việt
Nam có khu nghỉ dƣỡng phức hợp nhƣ: Hoiana hotel & Suite, Topas Ecolodge, Six
Senses Côn Đảo…. Đây là các cơ sở nghỉ dƣỡng có quy mô rất lớn. Họ có bãi biển
dài gần cả ki lô mét, khuôn viên rộng hàng chục hecta với cảnh quan đẹp và những
công viên chuyên đề. Mục đích của những resort này là phục vụ nhiều đối tƣợng
khách khác nhau bằng các gói dịch vụ khác nhau. Các gói dịch vụ này đƣợc thiết kế
từ các loại hình lƣu trú, ăn uống và dịch vụ giải trí đa dạng trong resort, thích hợp cho
mọi túi tiền.
* Phân loại theo tiêu chí môi trường
- Resort đã ứng dụng “Hệ thống quản lý môi trƣờng”
Trên thế giới, đó là các resort đƣợc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000, hay
“Quản lý môi trƣờng”. Các resort này đƣợc vận hành dƣới sự hƣớng dẫn, kiểm tra
và đánh giá của hệ thống EMAS. Nếu làm đầy đủ nghĩa vụ theo quy chế môi
trƣờng, các resort sẽ đƣợc gắn “Nhãn hiệu xanh” (Green Label), ở châu Âu gọi là “
Lá cờ xanh” (Green Flag), ở Bắc Âu gọi là “Ánh sáng miền Bắc (Nordic Light), ở
Thái Lan gọi là “Chiếc lá xanh” (Green Leaf).
Còn ở Việt Nam, các resort đƣợc xếp vào loại này khi tham gia đầy đủ “Quy
chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch”. Cái lợi lớn nhất khi resort có “Nhãn
hiệu” bảo vệ môi trƣờng là sự hấp dẫn những du khách có khuynh hƣớng thân thiện
với môi trƣờng ngày càng nhiều trên thế giới.
- Resort chƣa ứng dụng “Hệ thống quản lý môi trƣờng”
Các resort này chủ yếu hoạt động dƣới hình thức truyền thống. Do vậy, chƣa
quan tâm đến khía cạnh môi trƣờng trong hoạt động kinh doanh.

16
* Phân loại theo đối tượng khách phục vụ
- Resort truyền thống
Là những khu nghỉ dƣỡng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải
trí bình thƣờng của khách.
- Resort có Casino
Là loại hình resort trong đó khách đến với mục đích chơi đánh bài là chính.
Còn các sản phẩm lƣu trú, ăn uống chỉ phục vụ việc ăn, nghỉ của khách khi tạm
ngừng việc chơi.
- Resort nằm trong quần thể di sản văn hóa
Khách đến với những khu nghỉ dƣỡng này chủ yếu là để thăm quan, nghiên
cứu các sản phẩm văn hóa.
- Resort bệnh viện
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, resort
bệnh viện còn có các dịch vụ liên quan đến sức khỏe nhƣ trị bệnh, điều dƣỡng, thủy
liệu kế, phẫu thuật thẩm mỹ…Có một số khách đến đây để cai nghiện (Ma túy,
thuốc lá…). Nhƣng cũng có khách định kỳ hằng năm đến đây một tuần, vừa để
kiểm tra sức khỏe tổng quát, vừa nghỉ dƣỡng. Ngoài nhân viên phục vụ, một bộ
phận lớn lao động trong resort là những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
- Resort ẩn lánh
Là các resort nằm ở rất xa thành phố trong một vùng địa lý đặc thù. Đối
tƣợng khách là những ngƣời cần xa lánh gia đình, công việc một thời gian để giảm
áp lực công việc, để suy nghĩ cho một quyết định quan trọng hay chỉ đơn giản là
tạm lãng quên thực tại. Loại khách này rất thích vƣờn cảnh, trang viên, các môn thể
thao nhƣ cƣỡi ngựa, bơi thuyền. Đặc biệt các buổi tập Yoga, thiền định luôn có sức
hấp dẫn vì giúp họ củng cố tinh thần. Vì nằm ở quá xa khu dân cƣ nên khách không
có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài chế độ “Full Board” (Phục vụ 4 bữa ăn trong
ngày) mà resort cung cấp.
- Resort ẩm thực
Là loại hình resort tận dụng lợi thế của sản vật địa phƣơng, đẩy mạnh việc
kinh doanh ăn uống trong resort. Resort tự xây dựng thực đơn với những món ăn
hoàn toàn khác lạ, mới mẻ mà không nơi đâu có đƣợc, hoặc các món ăn thông thƣờng

17
đƣợc các đầu bếp chế biến theo một hƣơng vị và cách trình bày riêng. Vì vậy, doanh
thu đến từ các sản phẩm ẩm thực rất lớn, khoảng 30 – 40% tổng doanh thu.
* Phân loại theo thời gian hoạt động
- Resort mùa hè
Là những khu nghỉ dƣỡng chỉ hoạt động vào các tháng mùa hè và tháng đầu
của mùa thu. Còn lại các mùa khác hoạt động kiểu duy trì hoặc thậm chí đóng cửa.
- Resort mùa đông
Những khu nghỉ dƣỡng này chỉ phục vụ vào mùa đông khi có tuyết, hấp dẫn
khách bởi các loại hình thể thao liên quan đến tuyết. Và đƣơng nhiên nó sẽ tạm
dừng hoạt động khi tuyết không còn đầy. Ngày nay, với sự ra đời của máy phun
tuyết nhân tạo, đã cho phép resort mùa đông kéo dài thời gian hoạt động thêm một
tháng vào mùa xuân. Nhƣng đến khi nhiệt độ cao lên nữa, sẽ không thể duy trì đƣợc
tuyết nhân tạo, các resort này lại hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa chờ mùa
đông năm sau.
- Resort hoạt động toàn thời gian
Đó là trƣờng hợp của các resort nằm trong miền khí hậu nhiệt đới có khí hậu
ấm áp quanh năm. Mặc dù đặc trƣng của miền nhiệt đới là mùa mƣa kéo dài nhƣng
nhờ có các hoạt động trong nhà nên hạn chế ảnh hƣởng của mƣa rất nhiều. Một hệ
thống mái che tốt trong resort sẽ giúp duy trì liên tục các hoạt động ngoài trời.
- Resort chỉ hoạt động vào cuối tuần và ngày lễ lớn
Phần lớn các resort này mang tính gia đình hay của một cộng đồng dân cƣ
nhỏ. Khi khách có điều kiện về thời gian, họ tự đến đây để nghỉ ngơi, ăn uống và tổ
chức hoạt động giải trí. Khi về, khu resort lại đóng cửa, không đặt vấn đề kinh
doanh sinh lợi.
1.2. Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của resort
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội
Nền kinh tế ngày càng phát triển và bƣớc vào thời kỳ hội nhập toàn cầu nhƣ
hiện nay đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều lợi thế, cơ hội để phát
triển nhƣng đồng thời cũng đặt ra những thách thức vô cùng lớn nếu không kịp thay
đổi, thích nghi với điều kiện mới. Doanh nghiệp không chỉ chú trọng phát triển kinh
doanh mà còn phải chú trọng đến trách nhiệm xã hội. Vậy, trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là gì?

18
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Social
Responsibility đƣợc viết tắt là CSR. Hiện nay, khái niệm trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp chƣa đƣợc thống nhất, mỗi định nghĩa lại có một ý nghĩa và cách tiếp
cận riêng.
Đến nay đã tồn tại nhiều cách nhìn nhận về khái niệm trách nhiệm xã hội:
Trách nhiệm xã hội nói chung và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói
riêng dùng để chỉ hoạt động liên quan đến làm từ thiện. Quan niệm này rất phổ biến.
Đây là cách hiểu trách nhiệm xã hội truyền thống, theo đó, thực hiện trách nhiệm xã
hội là tham gia hoạt động giải quyết các vấn đề xã hội mang tính từ thiện, nhân đạo.
Quan niệm này chƣa đầy đủ và thiếu chính xác, vì nó chỉ đề cập đến một loại hoạt
động hƣớng ngoại của doanh nghiệp. Trên thực tế, khi thực hiện trách nhiệm xã hội,
doanh nghiệp không chỉ hƣớng ra bên ngoài mà còn vì chính mục tiêu lợi ích, giá trị
của bản thân doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp xem việc làm từ
thiện nhƣ là một hình thức quảng cáo cho thƣơng hiệu của mình.
Theo Đỗ Hoài Nam (2007): “Trách nhiệm xã hội là ý thức của mọi chủ thể
về nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội, với cộng đồng và với ngƣời khác;
Đƣợc biểu hiện thông qua nhận thức và hành động cụ thể trong mối quan hệ giữa
con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với tự nhiên. Về thực chất, trách nhiệm xã
hội đƣợc hình thành từ quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội cũng nhƣ của
xã hội đối với cá nhân” [21, tr.19].
Theo Beyer (1972) và Drucker (1974) doanh nghiệp nên thực hiện hoạt động
xã hội nhằm tạo ra phúc lợi cho cộng đồng; Doanh nghiệp kiếm đƣợc lợi nhuận từ
cộng đồng và làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã hội. Do vậy, họ phải có
trách nhiệm cải thiện môi trƣờng và các nguồn tài nguyên khác, cũng nhƣ cải thiện
mức sống cho toàn xã hội” [35].
Theo Archie Carroll (1999): “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tất cả
các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở
doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” [27, tr.39 - 48].
Theo Matten và Moon (2004): “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái
niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhƣ đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ
thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trƣờng. Đó là một khái

19
niệm động và luôn đƣợc thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”
[31, tr.335 - 356].
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) cho rằng: Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững,
không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thu nhập cho các cổ
đông, lƣơng cho ngƣời lao động, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà còn là
trách nhiệm đối với các giá trị của xã hội và của môi trƣờng [22, tr.217].
Trong số đó, Ủy ban kinh tế thế giới về phát triển bền vững cho rằng: “CSR-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng
góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cồng
đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát
triển chung của xã hội” [15, tr.232 - 238].
Qua nghiên cứu các khái niệm trên cho thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn
đạt ngôn từ có khác nhau, song nội hàm phản ánh của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp về cơ bản đều có điểm chung là, bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của
từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích
phát triển chung của cộng đồng xã hội.
Tóm lại, chúng ta có thể đƣa ra khái niệm của nhóm phát triển kinh tế tƣ
nhân của Ngân hàng thế giới để thấy rõ hơn về bản chất của trách nhiệm xã hội
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết đóng góp vào việc phát triển
kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình
đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và
phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi nhất cho cả doanh
nghiệp lẫn xã hội” [37]. Khái niệm này còn bao quát đƣợc khá đầy đủ các nội dung
của trách nhiệm xã hội, nó chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội gắn liền với việc tạo ra lợi
ích cho nhiều đối tƣợng hữu quan: Chủ sở hữu, cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp, các đối tƣợng kinh doanh, đại diện cơ quan chính phủ, ngƣời giám sát,
cộng đồng.
1.2.2. Sự hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Ngay từ những năm 1950, chính các tác giả ngƣời Mỹ đã tạo ra khái niệm trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) dựa trên mối

20
bận tâm về mặt đạo đức và tôn giáo. Tuy nhiên vào giữa thế kỷ XX, sự phát triển của mô
hình Ford (Fordisme) và mô hình nhà nƣớc phúc lợi (Estat-providence) đã làm lu mờ
những vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh những
hiểm họa về môi trƣờng ngày càng gia tăng, quá trình toàn cầu hóa và tài chính hóa kinh
tế lại một lần nữa đƣợc đề cập đến, nhất là tại châu Âu. Một quan niệm mang tính thế tục
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã hình thành và tìm chỗ dựa trong quan niệm
về sự phát triển bền vững.
Theo Capron và Quairel-Lannoizelee (2009): "sự quan tâm đến những hậu quả
nảy sinh từ các hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và các hoạt động kinh tế nói
chung đã có từ rất lâu trên thế giới". Nói một cách khác, nhu cầu về trách nhiệm xã hội
không phải là một khái niệm mới. Những ghi chép của ngƣời Trung Hoa, ngƣời Ai Cập
và ngƣời Xume cổ đại đã phác họa những quy tắc giao thƣơng để thúc đẩy thƣơng mại
và đảm bảo rằng lợi ích của cộng đồng rộng lớn đƣợc quan tâm. Kể từ đó, mối quan tâm
của công chúng đến sự tƣơng tác giữa doanh nghiệp và xã hội ngày càng phát triển cùng
với sự phát triển các hoạt
động của doanh nghiệp [32].
Khái niệm trách nhiệm xã hội lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1953 cuả tác giả
Bowen với tựa đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” với nội dung: Tuyên truyền và
kêu gọi ngƣời quản lý không làm tổn hại đến quyền lợi của ngƣời khác; Kêu gọi lòng từ
thiện của doanh nghiệp nhằm bồi hoàn những tổn thất cho xã hội.
Sau đó, nhiều quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã tạo ra những
cuộc tranh luận rất sôi nổi về chủ đề này. Theo Frederick (2006), khái niệm trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đƣợc phát triển trong giai đoạn này gồm 3 ý tƣởng
chính. Ý tƣởng đầu tiên là những nhà quản trị doanh nghiệp nên coi họ chính là
những ngƣời đƣợc ủy thác bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Ý tƣởng thứ hai là
những nhà quản trị phải cân bằng giữa những yêu cầu đối với doanh nghiệp và
những nguồn lực của nó. Ý tƣởng cuối cùng là “cần chấp nhận lòng nhân đạo nhƣ là
một sự biểu hiện của sự hỗ trợ của doanh nghiệp với xã hội”[29, tr. 479 - 485].
Đến năm 1970, tác giả Friedman đã đƣa ra ý kiến của ông: “Chỉ có một và chỉ
một trách nhiệm xã hội của doanh nhân – đó là sử dụng nguồn lực của họ và tham gia
vào các hoạt động đƣợc thiết kế để gia tăng lợi nhuận miễn là vẫn nằm trong khuôn khổ

21
các quy tắc của luật chơi, điều mà đƣợc nói rằng tham gia vào cuộc cạnh tranh mở và tự
do không có sự gian lận và lừa gạt” [29, tr.126].
Thập kỷ 1980 tiếp theo đó củng cố vững chắc thêm khái niệm trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu cố gắng hình thành những khái niệm
mới. Tuy nhiên, giai đoạn này đƣợc coi là thời kỳ mà các nghiên cứu lý thuyết về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn và đƣa ra nhiều thuật
ngữ liên quan gần gũi với thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hơn nữa,
chính trong giai đoạn này, ngƣời ta bắt đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tính sinh lợi của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa
hai biến số này hiện vẫn đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu và còn gây nhiều tranh cãi.
Mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility) của A.Carroll (1991) là mô hình hƣớng tới quản trị đạo đức của các
cổ đông trong tổ chức. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm 4 trách nhiệm:
Kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện [26, tr.39 - 48].
Trong những năm 1990, xu hƣớng của giai đoạn trƣớc đó vẫn tiếp tục vì khái
niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý của các chủ
thể trong xã hội. Xu hƣớng thực hiện CSR bằng cách làm từ thiện cũng khá phổ biến
trong thời kỳ này. Theo Carroll (2008), những tiến bộ lớn lao của trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp trong giai đoạn này xuất phát từ những hành động thực tế của khu
vực doanh nghiệp mà cụ thể hơn là có sự xuất hiện của một tổ chức phi lợi nhuận gọi
là “Doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội” (BSR) vào năm 1992 [28, tr.19 – 46].
Năm 2000, Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (World
Business Council for Sustainable Development) ra đời, với nội dung cam kết của
doanh nghiệp đóng góp và việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt
động nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời lao động và các thành viên gia
đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội [13, tr.220 - 235].
Đến năm 2010, tổ chức ISO 26000 nêu rõ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp gồm 7 nhân tố cốt lõi: Quản trị công ty, quyền con ngƣời, đối xử với
ngƣời lao động, môi trƣờng, quản trị tổ chức minh bạch, ngƣời tiêu dùng và đóng
góp cộng đồng [13, tr.220 - 235].

22
1.2.3. Lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
Trên thế giới, đối với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, trách nhiệm
xã hội không còn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
của mình sẽ đạt đƣợc một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử
(Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những
ngƣời tiêu dùng, nhà đầu tƣ, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên
toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hƣởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của
ngƣời lao động, môi trƣờng và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực
hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế.
Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm
xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích
mà doanh nghiệp thu đƣợc khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng
doanh thu, tăng giá trị thƣơng hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và
thêm cơ hội tiếp cận những thị trƣờng mới, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất.
Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất nhờ đầu tƣ, lắp đặt các thiết bị
mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm đƣợc 12
triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7%
lƣợng nƣớc sử dụng, 70% lƣợng chất thải nƣớc và 87% chất thải khí.
Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý
nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi
phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lƣơng, thƣởng hợp lý, môi trƣờng lao
động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp
phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân
viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.
Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh
nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tƣ hỗ trợ phát triển kinh
tế địa phƣơng có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và
đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever,
một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt
động đƣợc với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phƣơng và
do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một

23
chƣơng trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lƣợng sữa bò. Chƣơng trình này bao
gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập
một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phƣơng. Nhờ đó, số lƣợng làng
cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công
suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn.
Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và
uy tín của công ty. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thƣơng hiệu
và uy tín đáng kể. Đến lƣợt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối
tác, nhà đầu tƣ và ngƣời lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một
khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tƣởng. Chẳng hạn, hãng điện
tử dân dụng Best Buy đã có chƣơng trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng
Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; Hãng nƣớc khoáng nổi
tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nƣớc thân
thiện với môi trƣờng. Những tập đoàn đa quốc gia nhƣ The Body Shop (Tập đoàn
của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dƣỡng da và tóc) và IKEA (Tập đoàn kinh
doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này
đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lƣợng và giá cả hợp lý của mình,
mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trƣờng và xã hội.
Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi.
Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lƣợng sản
phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nƣớc đang phát triển, nguồn nhân
lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra đối với các doanh
nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong
hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và
giữ đƣợc nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, những doanh nghiệp trả lƣơng
thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế
và môi trƣờng làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ đƣợc nguồn nhân lực có
chất lƣợng cao.
Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

24
1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Mặc dù hiện nay trách nhiệm xã hội là một vấn đề tƣơng đối phổ biến. Song
trên thực tế, còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung và phạm vi của trách
nhiệm xã hội, dƣới đây tác giả muốn trình bày một số cách tiếp cận nhƣ sau:
* Tiếp cận theo mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999)
Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999) có tính toàn diện và đƣợc đa số
các nghiên cứu sử dụng. Mô hình này thể hiện một cách đầy đủ và rõ nét các lĩnh
vực quan tâm của trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội ở Hình 1.1 bao gồm (1)
Kinh tế, (2) Pháp lý, (3) Đạo đức và (4) Từ thiện. Ranh giới giữa các tầng trong
“Kim tự tháp” là không rõ ràng, tác động lẫn nhau.
Từ thiện
Đạo đức
Pháp lý
Kinh Tế

Hình 1.1. Trách nhiệm xã hội theo mô hình “Kim tự tháp” của Carroll
Nguồn: Carroll Archie, 1999
Trách nhiệm kinh tế: Hình thành nền tảng của kim tự tháp, chỉ đơn giản là đề
cập đến việc tạo ra lợi nhuận. Trách nhiệm của bạn là giữ chi phí ở mức tối thiểu,
tối đa hóa doanh thu, đầu tƣ phát triển kinh doanh và trả cổ tức cho chủ sở hữu hoặc
các cổ đông. Có trách nhiệm về mặt kinh tế cũng có nghĩa là bạn có thể tạo ra và
duy trì công ăn việc làm trong cộng đồng, đóng góp sản phẩm, dịch vụ hữu ích,
không gây hại cho xã hội.
Trách nhiệm pháp lý: Đây là yêu cầu tối thiểu đối với một doanh nghiệp tuân
thủ pháp luật. Ở nhiều quốc gia, điều này có nghĩa là trung thực về những sản phẩm
hoặc dịch vụ doanh nghiệp bán, giữ an toàn cho nhân viên và khách hàng, không
phá hủy môi trƣờng và đóng thuế. Ít nhất, đó là bảo vệ tổ chức tránh khỏi việc bị
phạt hoặc truy tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận và danh tiếng của công ty thậm chí dẫn
đến phá sản.
Trách nhiệm đạo đức: Điều này là sự mở rộng nghĩa vụ, thực hiện những
việc đúng đắn và công bằng, ngay cả khi không bắt buộc phải tuân theo luật pháp.

25
Để tham gia vào trách nhiệm này, doanh nghiệp sẽ cần đến quan điểm “Đạo đức”
mà Carroll đề cập đến.
Ví dụ, trên quy mô nhỏ hơn, hỗ trợ làm việc linh hoạt cho các thành viên trong
nhóm để họ có thể rèn luyện trách nhiệm chăm sóc đối với công việc của mình.
Một số vấn đề đạo đức có thể khó. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể sản xuất sản
phẩm an toàn và hiệu quả, bán với giá cả hợp lý và đối xử tốt với nhân viên. Nhƣng
nếu đó là mặt hàng thực phẩm chứa nhiều đƣờng – doanh nghiệp có nên thay đổi
công thức ?
Trách nhiệm từ thiện: Đây là trách nhiệm cao nhất, vƣợt xa mọi kỳ vọng.
Trách nhiệm này đề cập đến việc trở thành một “Công dân tốt”, tích cực cải thiện
thế giới xung quanh. Ví dụ: Cho phép các thành viên trong nhóm tham gia chƣơng
trình tình nguyện trong thời gian làm việc, tài trợ cho sáng kiến cộng đồng, cung
cấp, tƣ vấn kiến thức chuyên môn cho những tổ chức phi lợi nhuận – hoặc trong
trƣờng hợp của Unilever là giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu.
* Tiếp cận theo các bên liên quan
Theo Matten và Moon (2005) thì “Các bên liên quan, ảnh hƣởng và hƣởng
lợi của việc thực thi trách nhiệm xã hội có thể bao gồm: Cổ đông/chủ sở hữu doanh
nghiệp, ngƣời lao động, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các đối tƣợng khác nhƣ
cơ quan quản lý, các hiệp hội hay các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc
tế”. Theo hình 1.2, trách nhiệm xã hội đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức
hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với ngƣời lao động, có trách nhiệm bảo vệ
môi trƣờng, trách nhiệm đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng và
trách nhiệm với nhà cung ứng.

Hình 1.2. Các đối tượng tác động của trách nhiệm xã hội theo Matten và Moon
Nguồn: Matten và Moon, 2005 [33].

26
Trách nhiệm xã hội là nhiệm vụ đã đƣợc xác định trong giá trị cốt lõi, sứ
mệnh, mục tiêu cơ bản, phƣơng châm hành động của các doanh nghiệp, có vai trò
định hƣớng cho các hoạt động cụ thể:
- Trách nhiệm đối với cộng đồng: Trách nhiệm đối với cộng đồng thể hiện
nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp qua những đóng góp thiết thực cho cộng đồng
và xã hội. Nhƣ tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phƣơng; Hỗ trợ phát triển
cộng đồng thông qua hoạt động đào tạo; Hỗ trợ phát triển cộng đồng thông qua các
hoạt động từ thiện, văn hóa xã hội, thể thao: Giúp đỡ những ngƣời có hoàn cảnh khó
khăn, bệnh tật, trẻ em mồ côi, khuyết tật, cơ nhỡ…
- Trách nhiệm đối với môi trường: Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho
rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chƣơng trình hoặc
hỗ trợ các đối tƣợng xã hội có hoàn cảnh khó khăn nhƣ những ngƣời tàn tật, trẻ em
mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng sâu vùng xa, đồng bào gặp
lũ lụt, thiên tai… Điều này là đúng nhƣng chƣa đủ. Mặc dù các hoạt động xã hội là
một phần quan trọng trong trách nhiệm của một doanh nghiệp nhằm đóng góp vào
sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng ngƣời lao động, gia đình họ, cộng đồng
và xã hội để cải thiện chất lƣợng cuộc sống…, nhƣng quan trọng hơn, một doanh
nghiệp phải dự đoán và đo lƣờng đƣợc những tác động về môi trƣờng của doanh
nghiệp và áp dụng các biện pháp, chính sách nhằm giảm thiểu những tác động của
hoạt động kinh doanh tới môi trƣờng.
- Trách nhiệm đối với khách hàng: Mọi quy định, chính sách áp dụng trong
doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của khách trên cơ sở tôn trọng
tính cách cá nhân về nền văn hóa đặc trƣng của họ. Nhƣ đảm bảo an ninh, an toàn
cho khách hàng, doanh nghiệp phải luôn đặt sự an toàn của khách lên vị trí hàng
đầu trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các
sản phẩm, đồ dùng an toàn, thân thiện với môi trƣờng.
- Trách nhiệm đối với người lao động: Thể hiện qua việc xây dựng môi
trƣờng làm việc chuyên nghiệp, văn minh, không khí tập thể thân thiện, cởi mở.
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao động, tạo việc làm với thù lao
xứng đáng, cơ hội việc làm nhƣ nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, đảm
bảo quyền riêng tƣ ở nơi làm việc.

27
- Trách nhiệm đối với các bên liên quan: Thể hiện chủ yếu giữa doanh
nghiệp với các nhà quản lý Nhà nƣớc của doanh nghiệp tại địa phƣơng, các đối tác,
nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh.
Với mục tiêu phát triển sâu, rộng và bền vững, trách nhiệm xã hội đƣợc thể
hiện đa dạng và đƣợc quản lý toàn diện trong các doanh nghiệp này với nhiều hoạt
động thiết thực hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng, phục vụ khách hàng, tôn trọng
chủ đầu tƣ và đối tác.
Với hai cách tiếp cận trên thì cách tiếp cận thứ 2 đƣợc các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay dùng phổ biến nhất trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Trong luận văn này tác giả chọn cách tiếp cận thứ hai, tiếp cận các
đối tƣợng tác động của trách nhiệm xã hội để nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các
resort 5 sao.
1.2.5. Nội dung trách nhiệm xã hội của resort
Kế thừa các nghiên cứu đi trƣớc, tác giả tiếp tục tìm hiểu trách nhiệm xã hội
của resort. Nghiên cứu này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 thành phần:
Ngƣời lao động, khách hàng, môi trƣờng, cộng đồng địa phƣơng, chủ đầu tƣ và các
bên liên quan (Hình 1.3).

Hình 1.3. Mô hình trách nhiệm xã hội của các Resort

28
* Trách nhiệm đối với người lao động: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một
trong những đãi ngộ đƣợc sử dụng để tạo động lực cho ngƣời lao động chính là các
hoạt động trách nhiệm xã hội do các doanh nghiệp thực hiện. Trách nhiệm xã hội có
ảnh hƣởng tích cực đến sự gắn kết, khả năng tuyển dụng, mức độ thỏa mãn, sự
trung thành và cam kết của ngƣời lao động với doanh nghiệp [24, tr.836 - 863].
Trên thị trƣờng ngày nay, các resort đang đứng trƣớc thách thức phải tăng cƣờng tối
đa hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ, tới các phƣơng thức marketing cũng nhƣ các
quy trình nội bộ hiệu quả. Để đạt đƣợc điều này, các doanh nghiệp resort phải dựa
vào một số tài sản lớn nhất của mình đó chính là “Ngƣời lao động”. Nhận thức đƣợc
tầm quan trọng cũng nhƣ lợi ích to lớn, trong kinh doanh resort cần thực hiện tốt
trách nhiệm đối với ngƣời lao động. Trách nhiệm này đƣợc thể hiện ở nhiều mặt
nhƣ sau: Resort cần phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật
về vấn đề sử dụng lao động, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ thân
thiện, tốt đẹp trong nội bộ resort.
* Trách nhiệm đối với khách hàng: Trong kinh doanh resort, trƣớc thị trƣờng
có quá nhiều sự lựa chọn, tâm lý của khách hàng thƣờng tìm kiếm, so sánh và cân
nhắc rất kỹ lƣỡng. Trung thực ngay từ ban đầu, nhiệt tình, khách quan và luôn dành
cho khách hàng sự thoải mái khi lựa chọn là việc mà các resort nên làm. Trong kinh
doanh du lịch nói chung và resort nói riêng, sự chu đáo, kỹ lƣỡng đến từng chi tiết
nhỏ, tôn trọng lời hứa và thực hiện đúng những gì đã cam kết là những việc làm đầu
tiên thể hiện trách nhiệm. Sự hài lòng của khách hàng đƣợc xem nhƣ chìa khóa
thành công cho tất cả các doanh nghiệp. Việc phục vụ để khách hàng hài lòng là cơ
sở quan trọng góp phần gia tăng lòng trung thành của khách hàng, qua đó nâng cao
năng lực cạnh tranh, giúp resort mở rộng đƣợc thị trƣờng.
* Trách nhiệm đối với môi trường: Bảo vệ môi trƣờng ở thời đại nào, thời
điểm nào của mỗi quốc gia cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ngày nay có nhiều
cơ sở lƣu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm
tăng nguy cơ xói mòn đƣờng bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nƣớc thải
chƣa qua xử lý từ các cơ sở lƣu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trƣờng, làm
tăng mức độ hữu cơ nƣớc biển ven bờ. Chính vì vậy, chúng ta cần đồng thời chú
trọng đến những tác động của du lịch đến môi trƣờng, và sử dụng tài nguyên môi

29
trƣờng quốc gia một cách có trách nhiệm. Những gì chúng ta làm hôm nay không
chỉ ảnh hƣởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnh hƣởng đến nhiều thế hệ tiếp theo.
* Trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương: Trách nhiệm với cộng đồng là
trách nhiệm góp phần nâng cao, cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần
nhất là địa phƣơng nơi resort hoạt động, đóng góp cho sự phát triển bền vững môi
trƣờng văn hóa - kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Ví dụ nhƣ trách nhiệm đối với
môi trƣờng là trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng xung quanh hoặc ít nhất không vì lý
do kinh tế mà gây ảnh hƣởng xấu tới môi sinh; Sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên…
* Trách nhiệm đối với chủ đầu tư và các bên liên quan: Ngoài việc thực hiện
tốt trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động, khách hàng, môi trƣờng, cộng đồng
địa phƣơng thì chủ đầu tƣ, nhà cung ứng là một trong những bên liên quan đảm bảo
cho sự thành công trong kinh doanh của resort. Do vậy resort phải đảm bảo thúc đẩy
việc tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ tin cậy với các bên liên quan.
Resort cũng phải có những chính sách đảm bảo trung thực, công bằng trong các hợp
đồng, cam kết thanh toán đúng hạn các khoản phải trả, cũng nhƣ phối hợp với các
đối tác khác để giải quyết các vụ tranh chấp liên đới kịp thời.

Tiểu kết chƣơng 1


Chƣơng 1 đã đƣa ra đƣợc khái niệm resort, đặc điểm vai trò của resort, các
loại hình resort và thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam. Đồng thời đƣa ra các
khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, những lợi ích của doanh nghiệp
từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Đóng góp cơ bản của Chƣơng 1 là việc xây
dựng nội hàm, mô hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh resort. Từ
đó đƣa ra đƣợc bản chất của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các resort.
Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chƣơng 1, chƣơng 2 sẽ tiến hành phân tích đánh
giá cụ thể thực trạng hoạt động trách nhiệm xã hội của 2 resort tiêu biểu là Six
Senses Ninh Vân Bay và Amiana resort Nha Trang.

30
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA SIX SENSES NINH VÂN BAY VÀ AMIANA RESORT NHA TRANG

2.1. Thực trạng kinh doanh resort tại Việt Nam


Các resort Việt Nam đều thuộc cơ sở lƣu trú hạng cao sao, từ 3 sao trở lên
chiếm tới 73% tổng số resort đƣợc xếp hạng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm của
hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch, đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng đang có xu
hƣớng gia tăng trong một vài năm trở lại đây. Với lợi thế bờ biển dài và đẹp, nằm ở
vị trí trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, Việt Nam có khả năng to
lớn để phát triển ngành du lịch biển và có thể trở thành mảnh đất trù phú cho các
khu nghỉ dƣỡng cao cấp nhất khu vực.
Bảng 2.1. Hệ thống các resort của Việt Nam
Thời điểm: Tính đến tháng 9 năm 2019
Xếp hạng Số lƣợng resort
5 sao 110
4 sao 146
3 sao 126
2 sao 36
1 sao 2
Không xếp loại 72

Nguồn: Booking.com
* Đặc điểm:
- Về hình thức tổ chức kinh doanh: Chủ yếu là hình thức liên doanh nƣớc
ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Nhƣ vậy tạo điều kiện cho những
tập đoàn chuyên kinh doanh resort nhƣ Six Senses, IHG, Mian đem tới kinh nghiệm
quản lý tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng hoạt động của các khu resort.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Các resort ở Việt Nam thƣờng hƣớng tới những
phong cách thiết kế tự nhiên, xa khu dân cƣ. Hệ thống phòng ốc bên trong resort
đƣợc thiết kế thành từng căn hộ biệt lập, với những thiết bị hiện đại, tiện nghi. Hệ
thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng mà còn
phát triển các dịch vụ của khách hàng nhƣ hội thảo, hội nghị…

31
- Về các loại hình dịch vụ: Ngoài cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi xung
quanh khu resort còn nhiều dịch vụ vui chơi giải trí nhƣ bể bơi, massage, phòng tập
thể hình, khu biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực…
- Về giá cả dịch vụ: Các resort thƣờng đƣợc xây dựng rất sang trọng theo tiêu
chuẩn từ 4-5 sao. Tại đây nhà cung cấp sản phẩm cung cấp các dịch vụ cao cấp đến
khách hàng. Thông thƣờng thì resort thƣờng đƣa ra các sản phẩm trọn gói đến
khách hàng (Giá trọn gói có thể gồm việc đƣa đón, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí, thẩm
mỹ…) chính vì vậy mà giá cả ở resort thƣờng rất cao.
- Về đối tƣợng khách hàng: Đối tƣợng phục vụ của resort chính là những
khách hàng có tiềm lực về kinh tế nhƣ: doanh nhân thành đạt, du khách yêu thích
nghỉ dƣỡng, nhà đầu tƣ…
- Về cách thức tổ chức quản lý: Thƣờng áp dụng theo tiêu chuẩn của các tập
đoàn nƣớc ngoài, trong đó một số resort đã thành lập bộ phận chuyên trách quản lý
công tác môi trƣờng.
- Về chất lƣợng lao động: Hầu hết các resort là cơ sở hạng cao sao nên chất
lƣợng tuyển chọn ngƣời lao động đƣợc chú trọng nhằm đảm bảo chất lƣợng dịch vụ
của cơ sở.
* Hạn chế
- Các khu resort có vị trí gần các nguồn tài nguyên du lịch nên thƣờng ở xa
khu trung tâm, xa thành phố lớn. Nên khả năng tiếp cận tới nguồn nƣớc sạch cũng
nhƣ khả năng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lƣợng còn gặp khó khăn. Chính vì
vậy mà các resort thƣờng chịu chi phí cao trong quá trình vận chuyển thực phẩm.
- Công suất hoạt động của nhiều resort chƣa cao, chịu ảnh hƣởng rõ rệt của
tính thời vụ trong kinh doanh do khách du lịch thƣờng đi nghỉ vào thời điểm hè.
- Ở một số resort có tỷ lệ ngƣời lao động thƣờng là ngƣời địa phƣơng nên
gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ.
- Do các resort thƣờng nằm gần các tài nguyên du lịch nên công tác bảo vệ
môi trƣờng phải đƣợc đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo sự phát triển của các resort
không gây ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng thiên nhiên. Tuy vậy, chƣa đầu tƣ
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng nhƣ hệ thống xử lý nƣớc thải, hệ thống
xử lý rác thải.

32
- Đầu tƣ ở các vùng xa trung tâm nên gặp khó khăn trong việc vận chuyển
nguyên liệu xây dựng, chọn thợ xây dựng nên ảnh hƣởng tới chất lƣợng và tính
chuyên nghiệp trong cơ sở vật chất của các resort đặc biệt là resort thuộc hình thức
sở hữu tƣ nhân.
Mặc dù tỷ trọng của các resort còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số cơ sở lƣu
trú du lịch nhƣng trong thời gian tới đây, sự phát triển của các resort là xu hƣớng
mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm lƣu trú du lịch vì sự phát triển của các khu nghỉ
dƣỡng vừa thể hiện sự đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng hòa hợp với thiên nhiên của
ngƣời du lịch vừa đảm bảo khai thác sự đa dạng của tài nguyên du lịch ở nƣớc ta.
2.2. Tổng quan về các resort 5 sao tại Khánh Hòa
Ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa tiếp tục trên đà tăng trƣởng. Chỉ tiêu về
doanh thu, lƣợt khách tăng năm sau cao hơn năm trƣớc, đặc biệt là khách quốc tế.
Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Những sản phẩm truyền
thống chất lƣợng ngày càng cao. Bên cạnh đó, các ngành đã quản lý tốt về vấn đề
giá cả, an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng… tạo môi trƣờng du lịch an toàn, thân
thiện. Trong 02 năm 2017 và 2018, lƣợng du khách đến Khánh Hòa đạt gần 12 triệu
lƣợt khách, bằng 80% tổng lƣợt khách đến trong 05 năm từ 2010 - 2015, đặc biệt
khách quốc tế đạt 4,9 triệu lƣợt khách, cao hơn 01 triệu lƣợt khách so với tổng trong
05 năm từ 2010 - 2015. Doanh thu du lịch tăng trƣởng mạnh với đối tƣợng khách đa
dạng, từ những khách du lịch nghỉ dƣỡng sang trọng cho tới đối tƣợng khách du lịch
có mức chi tiêu trung bình, từ khách nội địa đến du khách quốc tế. Riêng năm 2018,
đóng góp của ngành dịch vụ, du lịch vào GDP tỉnh Khánh Hoà đạt khoảng 7,6%,
góp phần tích cực vào sự tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Nối tiếp đà tăng trƣởng
mạnh mẽ từ các năm trƣớc, theo kết quả hoạt động kinh doanh du lịch năm 2019
của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, tổng lƣợt khách lƣu trú ƣớc thực hiện đạt 7.000
nghìn lƣợt, đạt 102,94% so với kế hoạch, tăng 12,6% so với cùng kỳ 2018. Ngày
khách lƣu trú ƣớc thực hiện đạt 21.000 nghìn ngày khách, tăng 23,4% so với cùng
kỳ năm 2018. Trong đó: khách quốc tế ƣớc đạt 3.560 nghìn lƣợt, tăng 27,5% so với
cùng kỳ 2018, đạt 107,88% so với kế hoạch; Khách nội địa ƣớc đạt 3.440 nghìn
lƣợt, tăng 0,5% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 27.100 tỷ đồng, tăng 24,2%
so với cùng kỳ 2018, đạt 120,44% so với kế hoạch đề ra [12, tr.1 - 2].

33
Cùng với đà tăng trƣởng của khách du lịch quốc tế và nội địa, các cơ sở lƣu
trú, đặc biệt là khách sạn, resort cũng không ngừng tăng trƣởng. Tính đến nay, tổng
số dự án trong lĩnh vực du lịch đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc quyết định
chủ trƣơng đầu tƣ là 220 dự án, trong đó có trên 36 dự án đã đƣa vào hoạt động và
184 dự án đang triển khai thực hiện. Tỉnh Khánh Hòa hiện có 773 cơ sở lƣu trú với
42.475 phòng.
Bảng 2.2. Hệ thống cơ sở lƣu trú trên phạm vi Tỉnh Khánh Hòa
theo từng loại hạng
Thời điểm: Tính đến tháng 9/2019
Xếp hạng Số lƣợng cơ sở lƣu trú Số lƣợng phòng
5 sao 26 12.307
4 sao 23 3.702
3 sao 37 2.911
2 sao 55 1.670
1 sao 46 813
Không xếp hạng 586 21.072
Tổng cộng 773 854.662

Nguồn: Sở Du lịch Tỉnh Khánh Hòa năm 2019


Tuy nhiên việc xây dựng hàng loạt các khách sạn chuẩn 4 - 5 sao, khu nghỉ
dƣỡng – resort cao cấp còn chịu sự chi phối của các doanh nghiệp bất động sản
trong và ngoài nƣớc. Sự bùng nổ những khu nghỉ dƣỡng ven biển làm gia tăng các
áp lực lên môi trƣờng ven biển, tăng nguy cơ xói mòn đƣờng bờ biển và làm suy
thoái hệ sinh thái biển đảo. Tại rất nhiều những khu nghỉ dƣỡng ven biển hiện nay
chƣa có đƣợc hệ thống xử lý chất thải và nƣớc thải chuyên nghiệp dẫn đến việc nƣớc
thải chƣa qua xử lý bị xả thải trực tiếp ra biển.
2.3. Giới thiệu về 2 resort lựa chọn nghiên cứu
2.3.1. Six Senses Ninh Vân Bay
2.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Six Senses Ninh Vân Bay bắt đầu xây dựng từ tháng 2 năm 2002 và chính
thức đƣợc đƣa vào hoạt động vào tháng 11 năm 2004, với chủ đầu tƣ là Công ty Du
lịch Hồng Hải, Hải Dƣơng. Và đƣợc sự điều hành bởi tập đoàn Six Senses – tập

34
đoàn chuyên quản lý và phát triển các khu resort và spa với các thƣơng hiệu nổi
tiếng trên thị trƣờng nhƣ Soneva, Six Senses và Evason ... Ngày 13/02/2019 Six
Senses Ninh Vân Bay chính thức về dƣới “Mái nhà” của tập đoàn IHG -
Intercontinental Hotel Group. Đƣợc thành lập từ năm 1995, đến nay, cho dù ở bất
kỳ nơi nào, Six Senses luôn cam kết đem đến cho khách hàng: Chất lƣợng, sự sáng
tạo, tính bền vững và các dịch vụ hàng đầu. Đây là một trong những khu du lịch
nghỉ dƣỡng cao cấp nhất tại Việt Nam hiện nay.
Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, khu nghỉ dƣỡng này đã đổi tên 3 lần:
- Evason Hideaway Ninh Vân Bay Resort & Spa ( 11/2004 – 01/2008 )
- Six Senses Hideaway Ninh Vân Bay ( 2/2008 – 5/2011)
- Six Senses Ninh Vân Bay ( 6/2011 – nay )
Six Senses Ninh Vân Bay là sự cộng hƣởng của sự sang trọng và nét tự nhiên
hoang dã, khẳng định đƣợc uy tín chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ vị thế của mình trong
thị trƣờng du lịch cao cấp tại Châu Á và trên thế giới với nhiều giải thƣởng danh giá
đƣợc các Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam và thế giới công nhận.
2.3.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Dịch vụ lưu trú: Loại hình dịch vụ lƣu trú chủ yếu tại Six Senses Ninh Vân
Bay là villa. Hiện nay, Six Senses Ninh Vân Bay có 59 villa cao cấp. Tất cả đều có
bể bơi ngoài trời, khu phòng khách rộng và hầm rƣợu cá nhân đầy đủ tiện nghi sang
trọng. Một số biệt thự nằm trên đỉnh đồi.
Bảng 2.3. Các loại villa tại Six Senses Ninh Vân Bay
Diện tích
Loại villa Số lƣợng Đặc trƣng
(m2)
Hill Top Pool Villa 10 158 Nằm trên đỉnh đồi
Beachfront Pool Villa 30 176 Mặt giáp với biển
Rock Pool Villa 4 187 Nằm trên đá
Water Pool Villa 5 154 Nằm trên mặt nƣớc
Family Beach Pool Villa 5 207 Mặt giáp với biển
Two Bedroom Hill Top
3 267 Nằm trên đỉnh đồi và có 2 phòng ngủ
Pool Villa

35
Diện tích
Loại villa Số lƣợng Đặc trƣng
(m2)
Nằm tách biệt trên đá và phải đi ca
The Rock Retreat 1 271 nô đến biệt thự, một trong những
biệt thự có quang cảnh đẹp nhất
Đây là biệt thự cao nhất thƣợng
tọa trên đỉnh đồi với 3 phòng ngủ
Hill Top Reserve 1 727
và hồ bơi rộng với tầm nhìn bao
quát cả khu nghỉ

Nguồn: Six Senses Ninh Vân Bay năm 2019


Giá của các căn villa thì tùy vào mùa cao điểm hay thấp điểm, nên giá villa
thƣờng dao động từ 800 tới 4200 USD/đêm (Giá nett).
Bảng 2.4. Giá villa tại Six Senses Ninh Vân Bay Đơn vị
tính: VNĐ
Mùa thấp Mùa đỉnh
điểm Mùa cao điểm điểm
Thời gian
(8/1 đến 15/2, (22/12 đến (27/12 đến
Loại Villa
25/2 đến 27/4, 26/12) 31/12, 1/1/09
1/7 đến 31/8) đến 3/1/09)
Hill PooVilla 8.530.000 10.220.000 21.728.000
Beachfront Pool Villa 9.750.000 11.380.000 22.855.000
Family Beach Pool Villa 14.070.000 16.870.000 31.082.000
Two Bedroom Hill Top Pool Villa 15.870.000 18.770.000 33.666.000
Rock Pool Villa 15.870.000 18.770.000 33.666.000
Water Pool Villa 15.870.000 18.770.000 33.666.000
The Rock Retreat 28.730.000 31.530.000 58.855.000
Hill top Reserve 31.940.000 35.000.000 93.374.000

Nguồn: Six Senses Ninh Vân Bay năm 2019


Dịch vụ ăn uống: Six Senses Ninh Vân Bay có ba nhà hàng phục vụ ăn
uống chính:

36
Dining By The Bay là nhà hàng chính của resort, gồm 2 tầng: Tầng trệt là
dành cho những khách hút thuốc và tầng trên là khu vực không hút thuốc.
Dinning By The Pool: Đây là nhà hàng chính phục vụ ăn trƣa cho du khách,
với sức chứa 60 ngƣời.
Dining By The Rock: Là nhà hàng cao nhất của resort có sức chứa từ 45 -
80 khách, tọa lạc trên núi đá, khách phải bƣớc ít nhất 160 bậc thang để đến đƣợc
nơi đây.
Dịch vụ bổ sung:
Dịch vụ “Quản gia” (Guest Experience Maker – GEM): GEM phải theo sát
khách hàng, chăm lo cho khách về mọi mặt từ lúc khách đến cho đến lúc khách đi.
Ngoài việc thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau, GEM còn phải am hiểu về du
lịch, đặc điểm văn hóa của khách, nắm bắt nhu cầu nhằm mang đến cho khách sự
thoải mái và hài lòng.
Dịch vụ gọi bác sĩ qua điện thoại: Vấn đề sức khỏe của khách luôn là
mối quan tâm hàng đầu ở resort, đội ngũ y tế luôn hoạt động 24/24 để phục vụ
khách hàng.
Dịch vụ mua sắm: Thời gian mở cửa từ 8 giờ 30 đến 21 giờ hằng ngày. Tại
đây, du khách có nhiều sự lựa chọn cho mình với những món quà lƣu niệm xinh xắn
về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam.
Dịch vụ Spa: Tại đây, du khách sẽ đƣợc tận hƣởng những kĩ thuật trị liệu từ
Đông sang Tây với đội ngũ nhân viên đƣợc huấn luyện kĩ càng và giàu kinh nghiệm.
Các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí: Hoạt động thể thao dƣới nƣớc:
Lặn, lƣớt ván, chèo thuyền Kayak, câu cá,...; Hoạt động vui chơi giải trí: quần vợt,
bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, leo núi, xem phim,..
2.3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
* Cơ cấu tổ chức

37
Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Six Senses Ninh Vân Bay
Nguồn: Six Senses Ninh Vân Bay năm 2019

38
Công ty tổ chức mô hình hoạt động theo kiểu trực tuyến - chức năng, bao
gồm hai khối chính, đó là khối phòng ban công ty và khối các bộ phận Khu nghỉ
mát. Khối phòng ban công ty bao gồm: Tổng giám đốc công ty và văn phòng công
ty; Khối bộ phận Khu nghỉ mát: Tổng quản lý khu nghỉ (General Manager), bộ phận
Kế hoạch – Tài chính, bộ phận Nhân sự - Đào tạo, bộ phận Kỹ thuật bảo trì, bộ
phận Tiền sảnh – Đặt phòng, bộ phận Ẩm thực, bộ phận Bếp, bộ phận Phát triển
bền vững, bộ phận Sale & Marketing, bộ phận Buồng phòng, bộ phận Spa, bộ phận
hoạt động Thể thao, bộ phận Tàu thuyền, bộ phận An ninh. Mỗi bộ phận thực hiện
chức năng riêng theo quy định của resort.
* Nguồn nhân lực:
Tổng số lao động của khu resort là 368 ngƣời.
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động tại Six Senses Ninh Vân Bay
Tên bộ phận Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
Kế toán - tài chính 20 5.43
Nhân sự - đào tạo 28 7.61
Kỹ thuật - bảo trì 48 13.04
Tiền sảnh - đặt phòng 29 7.88
Ẩm thực 42 11.41
Bếp 47 12.77
Phát triển bền vững 2 0.54
Sale & Marketing 21 5.71
Buồng phòng 48 13.04
Spa 20 5.43
Thể thao 13 3.53
Tàu thuyền 24 6.52
An ninh 26 7.07
Tổng số 368 100
Nguồn: Six Senses Ninh Vân Bay năm 2019

41
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động theo trình độ tại Six Senses Ninh Vân Bay
Số lƣợng
Trình độ Tỉ lệ (%)
(ngƣời)
Khác 63 17.12
Trung học phổ thông 121 32.88
Trung cấp 36 9.78
Cao đẳng 68 18.48
Đại học 76 20.65
Sau đại học 4 1.09
Tổng số 368 100

Nguồn: Six Senses Ninh Vân Bay năm 2019


Số lƣợng đội ngũ nhân viên khá phù hợp với mô hình của resort. Có sự phân
công nhiệm vụ rõ ràng, bố trí số lƣợng ngƣời phù hợp cho từng bộ phận để thuận
tiện và có chất lƣợng hơn trong quá trình phục vụ khách hàng. Số lƣợng nhân viên ở
các bộ phận tiền sảnh, buồng phòng, nhà hàng, bếp và bảo trì luôn duy trì ở mức
cao. Lý do là những bộ phận trên thƣờng trực tiếp phục vụ khách hàng và lƣợng
công việc lớn nên cần số lƣợng nhân viên nhiều.
2.3.1.4. Hệ thống cơ sở vật chất
Hệ thống khách sạn, resort có 59 villa biệt lập, đƣợc thiết kế theo kiểu nhà
vƣờn gần gũi với thiên nhiên. Tất cả các villa đều có hồ bơi ngoài trời riêng biệt, có
sân vƣờn hay hiên tắm nắng, khu vực tiếp khách riêng biệt và hầm rƣợu cá nhân,
đặc biệt tại căn Hill Rock Villa thiết kế dạng hồ bơi vách đá. Một trong những điểm
nhấn của khu nghỉ dƣỡng là dịch vụ spa cao cấp, với các liệu trình trị liệu massage
hiệu quả.
2.3.1.5. Thị trường khách
Six Senses Ninh Van Bay là resort nghỉ dƣỡng cao cấp nhắm đến lƣợng
khách có khả năng chi trả cao. Hầu hết khách đến đây chủ yếu là khách nƣớc ngoài
chiếm đến 95%, tập trung vào thị trƣờng Châu Âu, Bắc Âu (Trong đó khách Đức
chiếm 26%, Nhật chiếm 18%, Nga chiếm 20% còn lại là Anh, Úc, Hàn Quốc, Trung
Đông…), khách nội địa chỉ chiếm 5%. Vì khách quốc tế chiếm một tỷ lệ lớn và có
sự khác biệt về văn hóa nên phong cách phục vụ phần lớn bị ảnh hƣởng ít nhiều.

42
2.3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Six Senses Ninh Vân Bay
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2018 2019
Dịch vụ Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%)
Lƣu trú 31.441 42.76 35.680 45.32
Ăn uống 28.496 38.76 29.386 37.33
Bổ sung 13.586 18.48 13.658 17.35
Tổng doanh thu 73.523 100 78.724 100

Nguồn: Six Senses Ninh Vân Bay


Thông qua bảng số liệu trên (Bảng 2.8) cho ta thấy kết quả hoạt động của Six
Senses Ninh Vân Bay Resort có sự tăng trƣởng đáng kể, doanh thu từ các dịch vụ
đạt đƣợc năm sau cao hơn năm trƣớc. Cụ thể doanh thu từ dịch vụ lƣu trú năm 2019
tăng 113.48% so với năm 2018, doanh thu từ dịch vụ ăn uống tăng 103.12%, dịch
vụ bổ sung tăng 100.53%, phù hợp với xu thế phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng
cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đây là điểm mạnh nên resort cần phát huy hơn nữa
để có thể đạt đƣợc sự tăng trƣởng trong những năm tới.
2.3.2. Amiana Resort Nha Trang
2.3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Từ năm 1998 – 2000 tập đoàn Minh Anh (MIAN Group) đƣợc thành lập bởi
nhóm Việt Kiều cùng chí hƣớng sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức
vào những năm cuối thập niên 90. MIAN đã cho ra đời thƣơng hiệu thời trang đẳng
cấp và nhanh chóng trở thành cái tên đƣợc ƣa chuộng tại nhiều quốc gia Châu Âu
nhƣ Anh, Pháp, Đức, Séc, Ba Lan, Hungary cùng một số nƣớc khác.
Từ năm 2000 – 2010 nhóm cổ đông MIAN Group đã đầu tƣ về Việt Nam,
xây dựng các nhà máy may cùng chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu may mặc cho thị
trƣờng Châu Âu và Mỹ.
Từ năm 2010 đến nay, với tầm nhìn sâu rộng từ đầu những năm 2000, lãnh
đạo Tập đoàn tiếp tục nhận thấy những tiềm năng của ngành công nghiệp không

43
khói, đặc biệt là lĩnh vực du lịch nghỉ dƣỡng tại Việt Nam. MIAN Group đã đầu tƣ
chuỗi khách sạn và khu nghỉ dƣỡng tiêu chuẩn 5 sao quốc tế mang tên Amiana.
Bƣớc sang năm thứ 6 hoạt động, Amiana tự hào là resort đạt tiêu chuẩn 5 sao
quốc tế, tự quản lý vận hành và thu hút lƣợng khách quốc tế lƣu trú chiếm 95%, tỷ
lệ lấp đầy trung bình hàng năm lên đến hơn 90%.
2.3.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Kinh doanh dịch vụ lƣu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh dịch
vụ bổ sung.
- Kinh doanh dịch vụ lƣu trú là hoạt động cơ bản nhất của resort, chi phối
đến tất cả các hoạt động khác và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu.
Amiana Resort Nha Trang có 153 phòng nghỉ và biệt thự rộng rãi với tầm nhìn hƣớng
vƣờn hoặc hƣớng biển, có ban công hoặc sân hiên riêng tƣ.
Bảng 2.8. Các loại phòng tại Amiana Resort Nha Trang
Diện tích
Loại phòng Số lƣợng Đặc trƣng
(m2)
75
Deluxe 65 Phòng hƣớng vƣờn
Rooms
31
Ocean Deluxe 70 Phòng hƣớng biển
Rooms
Ocean Villa 20 Villas 80 Biệt thự hƣớng biển
Family Villa 16 Villas 120 Biệt thự gia đình
Ocean Pool Villa (1 Biệt thự có hồ bơi riêng hƣớng
2 Villas 100
bedrooms) biển
Ocean Pool Villa (2 Biệt thự có hồ bơi riêng hƣớng
9 Villas 450
bedrooms) biển

Nguồn: Amiana Resort Nha Trang năm 2019


Giá của các loại phòng tùy vào mùa cao điểm hay thấp điểm, nên giá phòng
và giá villa giao động nhƣ sau:

44
Bảng 2.9. Bảng giá các loại phòng tại Amiana Resort Nha Trang
Đơn vị tính: VNĐ
Mùa đỉnh
Mùa thấp điểm
Thời gian Mùa cao điểm điểm
(01/11 – 22/12,
Loại phòng, villa (11/01 – 02/05) (23/12 –
3/5 – 31/10)
10/01)
Deluxe 3.470.000 4.570.000 4.860.000
Ocean Deluxe 4.160.000 5.480.000 5.780.000
Ocean Villa 4.690.000 6.200.000 6.500.000
Family Villa 7.580.000 10.010.000 10.560.000
Ocean Pool Villa (1 bedrooms) 6.620.000 8.760.000 9.080.000
Ocean Pool Villa (2 bedrooms) 16.960.000 22.450.000 24.100.000

Nguồn: Amiana Resort Nha Trang năm 2019


- Kinh doanh dịch vụ ăn uống: Chiếm doanh thu đứng thứ hai sau hoạt động
kinh doanh lƣu trú. Resort có một nhà hàng chính là nhà hàng Bacaro, ba quầy bar
(Lobby bar phục vụ các loại rƣợu vang, các loại whisky lâu năm, cũng nhƣ các loại
cocktail; Pool bar với tầm nhìn hƣớng ra hồ bơi và bãi biển phục vụ nhiều loại
cocktail, Giờ Happy Hour từ 16h00 đến 18h00 và 20h00 đến 22h00 hàng ngày;
Lagoon bar có riêng một hồ bơi vô cực và chuyên phục vụ các loại cocktail theo
yêu cầu), một góc Café chuyên phục vụ các loại cà phê xuất sắc nhất và các loại
thức uống đa dạng.
- Kinh doanh dịch vụ bổ sung: Amiana resort Nha Trang là nơi lý tƣởng để
tham gia các hoạt động thể thao sôi nổi nhƣ lặn biển khám phá đại dƣơng, ngắm san
hô, lái mô tô nƣớc, chèo thuyền kayak, thuyền chuối hay câu cá. Ngoài ra còn có
tour du lịch sinh thái, tham gia lớp nấu ăn, lớp yoga. Dịch vụ spa thƣ giãn kết hợp
giữa truyền thống và hiện đại. Ngoài ra Amiana còn có thêm các dịch vụ phục vụ
cho sự thoải mái của khách nhƣ: Cửa hàng lƣu niệm, thƣ viện, câu lạc bộ trẻ em,
phòng y tế, xe đạp, dịch vụ đón tiễn sân bay, các dịch vụ tour…
2.3.2.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
* Cơ cấu tổ chức

45
Hình 2.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Amiana Resort Nha Trang
Nguồn: Amiana Resort Nha Trang năm 2019

46
Cũng giống với Six Senses Ninh Vân Bay, Amiana Resort Nha Trang cũng
tổ chức mô hình hoạt động theo kiểu trực tuyến - chức năng, bao gồm hai khối
chính, đó là khối phòng ban công ty và khối các bộ phận Khu nghỉ mát. Trong đó,
khối phòng ban công ty gồm: Tổng giám đốc công ty và các phòng ban; Khối bộ
phận khu resort gồm: Tổng quản lý khu nghỉ, bộ phận Nhân sự, bộ phận Tiền sảnh,
bộ phận Sale & Marketing, bộ phận Kế toán, bộ phận Nhà hàng, bộ phận Bếp, bộ
phận Buồng phòng, bộ phận Giải trí, bộ phận Công nghệ thông tin, bộ phận Nhà vƣờn,
bộ phận Bảo vệ, bộ phận Kỹ thuật.
* Nguồn nhân lực
Tổng số lao động của Amiana Resort Nha Trang là 245 cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.10. Cơ cấu lao động tại Amiana Resort Nha Trang
Số lƣợng
Bộ phận Tỉ lệ (%)
(ngƣời)
Bộ phận tiền sảnh 25 10.20
Bộ phận buồng phòng 39 15.92
Nhà hàng 49 20.00
Bếp 40 16.33
Nhân sự 6 2.45
Sale & Marketing 8 3.27
Kế toán 14 5.71
Giải trí 15 6.12
Nhà vƣờn, cây xanh 20 8.16
Công nghệ thông tin 4 1.63
Bảo vệ 11 4.49
Kỹ thuật 14 5.71
Tổng số 245 100
Nguồn: Amiana Resort Nha Trang năm 2019

47
Bảng 2.11. Cơ cấu lao động theo trình độ tại Amiana
Resort Nha Trang
Số lƣợng
Bộ phận Tỉ lệ (%)
(ngƣời)
Khác 20 8.16
Trung học phổ thông 30 12.24
Trung cấp 35 14.3
Cao đẳng 145 59.18
Đại học 14 5.71
Sau đại học 1 0.41
Tổng số 245 100

Nguồn: Amiana Resort Nha Trang năm 2019


Cán bộ công nhân viên ở đây đều đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo về nghiệp vụ qua
từng kỳ. Mỗi cán bộ công nhân viên phải biết ít nhất một thứ tiếng. Đây là yếu tố
quan trọng trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh resort nói riêng. Trình
độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên hầu hết đã đƣợc
đào tạo qua các trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Tài chính Kế toán, Đại học Luật,
Đại học Ngoại ngữ, trƣờng Trung học Nghiệp vụ và Trƣờng dạy nghề,…
2.3.2.4. Hệ thống cơ sở vật chất
Amiana luôn mang đến một dịch vụ cao cấp với hệ thống cơ sở vật chất tốt
nhất. Tổng cộng 153 phòng, villa với 4 loại phòng từ 1 tới 3 phòng ngủ. Tất cả các
phòng đƣợc thiết kế gần gũi với thiên nhiên và nội thất đƣợc làm từ vật liệu địa
phƣơng mang đậm chất văn hóa và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Amiana Resort Nha
Trang sở hữu cả hồ bơi nƣớc ngọt (700 m²) và hồ bơi nƣớc mặn rộng gấp 3 lần
(2.500 m²). Trung Tâm Hội Nghị Amiana Conference Centre (ACC) với 5 phòng
họp có tổng diện tích lên đến 720 m² (Bao gồm một phòng họp lớn rộng 360 m² có
sức chứa 410 ngƣời theo kiểu rạp hát, 320 ngƣời theo kiểu bàn tròn, và 200 ngƣời
theo kiểu phòng học cộng với 4 phòng họp khác có sức chứa 72 – 144 ngƣời theo
kiểu rạp hát) có trang thiết bị nội thất đầy đủ tiện nghi, ghế ngồi dự họp theo tiêu
chuẩn quốc tế, hệ thống đèn chiếu sáng độc lập, trang thiết bị nghe nhìn tại chỗ
(Máy chiếu và màn hình có độ phân giải lớn), mạng Internet không dây tốc độ cao,

48
bảng viết và đồ dùng văn phòng phẩm. Hội trƣờng, phòng hội thảo cũng đƣợc trang
bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy lạnh, âm thanh nổi, hệ thống vách ngăn và
sân khấu di động...
2.3.2.5. Thị trường khách
Sau 6 năm hoạt động và đƣợc thử thách với những thị trƣờng khách khó tính
nhất nhƣ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu. Bên cạnh thị trƣờng khách chủ
yếu là khách Châu Âu, Nga… Nắm bắt đƣợc Du khách Hàn Quốc có mức chi tiêu
cao. Họ thƣờng ở trong các khách sạn, khu resort từ 3 đến 5 sao nhƣ: Diamond Bay,
Sheraton Nha Trang, Sunrise Nha Trang, Novotel Nha Trang, Vinpearl Resort…;
Sử dụng những sản phẩm du lịch cao cấp nhƣ: Đánh golf, tắm bùn, ẩm thực cao
cấp… Ngoài ra, từ cuối năm 2014, đã có thêm chuyến bay thẳng từ thủ đô Seoul
đến Sân bay quốc tế Cam Ranh của hãng hàng không Korean Air với tần suất 2
chuyến/ tuần. Chính vì thế resort cũng đang tăng cƣờng những hoạt động xúc tiến,
quảng bá đến thị trƣờng khách này.
2.3.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.12. Kết quả hoạt động kinh doanh của Amiana Resort Nha Trang
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2018 2019
Dịch vụ Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%)
Lƣu trú 5.236 45.09 5.898 45.36
Ăn uống 4.821 41.51 5.376 41.35
Bổ sung 1.556 13.4 1.728 13.29
Tổng doanh thu 11.613 100 13.002 100

Nguồn: Amiana Resort Nha Trang năm 2019


Tuy mới hình thành và phát triển song Amiana Resort Nha Trang đã đạt
đƣợc kết quả kinh doanh khá ấn tƣợng. Hoạt động kinh doanh lƣu trú là mảng kinh
doanh chủ yếu của hầu hết khu nghỉ dƣỡng do vậy ta có thể dễ dàng hiểu đƣợc tại
sao doanh thu về dịch vụ lƣu trú cao hơn hẳn các dịch vụ khác. Tổng doanh thu năm
2019 tăng 112% so với năm 2018. Với con số này Amiana Resort Nha Trang ngày
càng khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình, resort luôn ứng dụng, tìm kiếm những

49
nguồn lao động có tay nghề cao, từ đó phát triển, xúc tiến và quảng bá hình ảnh sản
phẩm trên thị trƣờng.
2.4. Trách nhiệm đối với cộng đồng của các resort
Trách nhiệm với cộng đồng thể hiện nghĩa vụ nhân văn của các resort qua
những đóng góp thiết thực cho cộng đồng và xã hội.
2.4.1. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động địa phương
Du lịch là động lực của tăng trƣởng việc làm và sự thịnh vƣợng kinh tế. Phát
triển du lịch đem lại tiềm năng tạo việc làm và thu nhập cho rất nhiều ngƣời cả
trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết lẫn trong quá trình vận hành các
dịch vụ du lịch. Nhận thức rõ đƣợc trách nhiệm xã hội trong phát triển du lịch đối
với cộng đồng, các resort đã đánh giá việc tạo ra những giá trị thiết thực cho cộng
đồng là kim chỉ nam trong chiến lƣợc phát triển. Đây là điều tất yếu để doanh
nghiệp xây dựng đƣợc lòng tin, sự đồng cảm nơi ngƣời dân thông qua những nỗ lực
lâu dài để cải thiện đời sống cho cộng đồng. Cụ thể nhƣ:
Six Senses Ninh Vân Bay Resort: Khuyến khích cộng đồng địa phƣơng làm
du lịch (Chuyên chở khách, hƣớng dẫn du lịch…) thay vì đến các điểm tham quan
nhân tạo thì resort dẫn khách du lịch đến các làng nghề.
Sử dụng lao động địa phƣơng (Vừa có dài hạn, vừa có thời vụ tùy theo từng
vị trí công việc resort sắp xếp). Sử dụng nhà cung cấp địa phƣơng (Cung cấp lƣơng
thực, thực phẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…). Sản phẩm bán trong resort là hàng
mang tính chất địa phƣơng nhƣ lụa tơ tằm, gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Minh Long,
ngọc trai của Việt Nam có chứng nhận bảo vệ môi trƣờng… thay vì bán các mặt
hàng cao cấp nhập khẩu từ nƣớc ngoài thì resort bán những sản phẩm cao cấp của
địa phƣơng.
Thƣờng xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phƣơng trong
việc xây dựng và phát triển resort (Khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến, lồng
ghép các lợi ích của resort và quần chúng)
Amiana Resort Nha Trang: Ƣu tiên sử dụng là ngƣời lao động địa phƣơng,
nâng cao thu nhập cho nguồn nhân lực địa phƣơng, tạo công việc trực tiếp cho lao
động địa phƣơng nhƣ lễ tân, phục vụ bàn, dọn phòng, phiên dịch, đầu bếp, kế toán,
quản trị kinh doanh, marketing, thƣ ký, nhân viên văn phòng đến các lao động vệ
sinh môi trƣờng bãi biển, tạo dáng cây cảnh, chăm sóc khuôn viên sân vƣờn, bảo vệ

50
khu du lịch, bán vé hay lực lƣợng ứng cứu trên biển. Resort tuyển ngƣời lao động
có chuyên môn tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc. Ví dụ: Thợ chăm sóc cây
cảnh, làm vƣờn thì yêu cầu chỉ trình độ trung học phổ thông trở xuống; Đối với lễ
tân, kế toán… thì yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên và phải phù hợp về chuyên môn
nghiệp vụ và bằng cấp.
Đội ngũ lao động của hai resort không những tăng về số lƣợng mà còn đảm
bảo chất lƣợng, giải quyết lƣợng lớn cho ngƣời lao động địa phƣơng, giảm tỉ lệ
thất nghiệp.
2.4.2. Hỗ trợ cộng đồng thông qua hoạt động đào tạo
Ngoài mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nội bộ, các resort còn quan tâm
tới các hoạt động hỗ trợ đào tạo lao động tại địa phƣơng, trong lĩnh vực du lịch và
khách sạn, đề cao những chƣơng trình phát triển cá nhân, nâng cao vị trí của ngƣời
địa phƣơng cho những vị trí quản lý cấp cao tại khu nghỉ, thể hiện trách nhiệm xã
hội đối với cộng đồng. Ví dụ nhƣ: Lao động địa phƣơng khi mới tiếp nhận công
việc tại resort sẽ đƣợc bố trí công việc phù hợp với chuyên môn, ngƣời có kinh
nghiệm hơn sẽ cầm tay chỉ việc những lao động mới thử việc, sau một tháng sẽ
làm đƣợc những công việc đơn giản, sau ba tháng sẽ làm đƣợc những công việc
bình thƣờng.
Không chỉ đƣợc hƣớng dẫn học nghề, tạo việc làm, có mức thu nhập ổn định
để đảm bảo cuộc sống, những lao động có năng lực tốt còn đƣợc resort tạo điều kiện
học tập để sắp xếp vào những vị trí quan trọng.
Đón tiếp sinh viên từ các cơ sở đào tạo: Đại học Nha Trang, Đại học Khánh
Hòa, Cao đẳng Du lịch Nha Trang, Trung tâm dạy nghề nghiệp vụ du lịch khách sạn
quốc tế Yasaka – Sài Gòn – Nha Trang, trung tâm giới thiệu việc làm… đến tham
quan học tập tại resort.
Căn cứ vào tình hình thực tế của từng trƣờng và điều kiện làm việc của
resort, quân bình mỗi năm resort tiếp đón sinh viên từ các trƣờng là 3 đến 4 đợt.
Đây là những đợt gặp gỡ, trao đổi và đặc biệt là cho sinh viên tham quan học tập tại
resort, đó là những kiến thức thực tế rất hữu ích cho các em trƣớc khi tốt nghiệp.
Tiếp nhận sinh viên thực tập tại resort theo đúng ngành nghề, vị trí công việc
đƣợc đào tạo.

51
Tuyển chọn sinh viên làm việc toàn thời gian, bán thời gian, lao động thời vụ
tại resort.
Phối hợp với cơ sở đào tạo du lịch khách sạn trong việc xây dựng, cập nhật
chƣơng trình đào tạo chuyên ngành, tham gia giảng dạy. Ví dụ nhƣ: Hợp tác với
Trƣờng Cao đẳng Du lịch Nha Trang trong việc tham gia góp ý, xây dựng chƣơng
trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ nghề Quản trị Khách sạn, Quản trị Lễ tân, Quản
trị Resort.
Tham gia định hƣớng nghề nghiệp du lịch về lĩnh vực khách sạn – resort cho
sinh viên tại các cơ sở đào tạo. Ví dụ: Vào mỗi tháng 9 của năm học, lãnh đạo
các resort đến Trƣờng Cao đẳng Du lịch Nha Trang tham gia gặp gỡ, tƣ vấn hƣớng
nghiệp cho các tân sinh viên. Cuộc gặp gỡ tạo sự phấn khích và hƣởng ứng nhiệt
tình của các em sinh viên.
Ngoài ra, nguồn tuyển dụng từ cộng đồng đã giúp cho doanh nghiệp có đƣợc
những ứng viên tiềm năng một cách nhanh chóng, tiện ích và chi phí thấp. Mặt
khác, việc hợp tác với các trƣờng, trung tâm đào tạo nghề đã giúp cho đơn vị bù đắp
đƣợc nguồn lực bị thiếu hụt. Dù ban đầu chƣa đáp ứng đƣợc công việc ngay nhƣng
đây là một nguồn nhân lực trẻ, nhiệt huyết và tâm huyết.
2.4.3. Hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, văn hóa xã hội, thể thao
Cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng – nhất là với những ngƣời có hoàn
cảnh khó khăn là một nghĩa cử cao đẹp và cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta đối
với xã hội. Hầu nhƣ hai resort rất quan tâm đến các hoạt động từ thiện tại địa
phƣơng nhƣ giúp đỡ trẻ em khuyết tật, mồ côi, ngƣời già neo đơn, bệnh nhân mắc
bệnh hiểm nghèo… trực tiếp tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phƣơng. Cụ
thể là:
Six Senses Ninh Vân Bay Resort: Từ khi thành lập đến nay, Six Senses Ninh
Vân Bay Resort có nhiều hoạt động từ thiện nhƣ: Ngày 22 tháng 04 năm 2014, ông
Gary Henden – Tổng Giám Đốc cùng một số lãnh đạo và khách của resort đã có
chuyến thăm thân tình và tặng quà gồm vở, bút, sữa, bánh kẹo cho các em học sinh
Trƣờng Tiểu học Ninh Vân, đồng thời tặng cho trƣờng máy lọc nƣớc có giá trị trên
11 triệu đồng. Sau đó cả đoàn còn chung tay làm vệ sinh bãi biển cho Làng Ninh
Vân. Đây là hoạt động từ thiện thƣờng niên của resort nhằm hỗ trợ cộng đồng, nâng
cao cơ sở vật chất cho các trƣờng học miền núi.

52
Ngày 29/10/2019 Six Senses Ninh Vân Bay đã lắp đặt 03 hệ thống lọc nƣớc
uống cho hai trƣờng tiểu học địa phƣơng ở Huyện Vạn Ninh và Cam Lâm Tỉnh
Khánh Hòa. Việc lắp đặt hệ thống lọc nƣớc không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ
em mà còn giảm rác thải nhựa ra môi trƣờng.
Ngày trái đất 22/4/2020 Six Senses Ninh Vân Bay đã đến tặng quà hỗ trợ cho các
gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đang cần sự giúp đỡ tại Xã Vĩnh Lƣơng, Thành phố
Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Amiana Resort Nha Trang: Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên
Amiana Resort Nha Trang cùng chung tay đóng góp để chia sẻ sự cảm thông với
những ngƣời có hoàn cảnh kém may mắn nhân ngày vì cộng đồng (Ngày 13/3 hằng
năm). Amiana đã đến thăm Trung tâm Bảo trợ Xã Hội Tỉnh Khánh Hòa và Mái ấm
tình thƣơng Hoa Hƣớng Dƣơng. Amiana mong muốn và sẽ nỗ lực duy trì hoạt động
từ thiện thƣờng niên để có thể thăm lần lƣợt các tổ chức bảo trợ xã hội trên địa bàn
Tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 10/9/2019 Amiana Resort Nha Trang tổ chức thành công Hội chợ gây
quỹ từ thiện, đó là một hoạt động nội bộ đƣợc tổ chức thƣờng xuyên tại phòng họp
Cove Room tại Amiana Resort, thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân viên và
khách lƣu trú. Khách có thể vào tham quan miễn phí và gây quỹ ủng hộ trẻ em
nghèo bằng việc mua những vật dụng second-hand (Quần áo, giày dép, kính lặn,
phao, v.v…) từ nguồn "Thất lạc và Tìm thấy" trong khuôn viên khu nghỉ, với mức
giá chỉ từ 10,000 VND đến 50,000 VND. Toàn bộ số tiền gây quỹ đã đƣợc Amiana
gửi đến những trẻ em nghèo và hộ dân gặp hoàn cảnh khó khăn tại Xã Diên Tân,
Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa.
100% Đánh giá resort có tham gia các hoạt động từ thiện. Hai resort luôn dẫn
đầu trong việc tham gia các hoạt động từ thiện nhƣ: Phát quà khuyến học cho các
cháu có hoàn cảnh khó khăn vào các ngày lễ thiếu nhi (01/6), ngày trung thu (15/8).
Vào các trại trẻ mồ côi, phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách, đến thăm và phát
cơm từ thiện tại bệnh viện tâm thần….
2.5. Trách nhiệm đối với môi trƣờng của các resort
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế thị trƣờng phát triển ở quy mô toàn
cầu, đi kèm với nó là sự tiêu tốn một lƣợng lớn tài nguyên thiên nhiên và sự liên kết
chặt chẽ giữa các cá nhân không phân biệt về mặt địa lý, con ngƣời ngày càng đề

53
cập nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội. Điều này cho thấy phạm vi của trách nhiệm
xã hội đang đƣợc mở rộng. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi một cộng đồng,
khu vực nhỏ hẹp, mà là trách nhiệm đối với toàn bộ xã hội. Ngƣời ta cũng không
chỉ bàn đến trách nhiệm đối với con ngƣời, mà còn bàn đến trách nhiệm đối với tự
nhiên hay trách nhiệm môi trƣờng.
Trách nhiệm xã hội về môi trƣờng thể hiện cam kết về quản lý và cải thiện
những tác động với môi trƣờng do hoạt động của doanh nghiệp tạo ra.
Hai resort Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana Resort Nha Trang là 2 trong
Top 10 Khách sạn – Resort bảo vệ môi trƣờng tốt nhất Việt Nam, đƣợc nhận giải Sen
Xanh năm 2013-2014. Đây là giải thƣởng đƣợc trao cho các doanh nghiệp du lịch, dịch
vụ có những nỗ lực thân thiện với môi trƣờng trong kinh doanh thông qua các hoạt
động cụ thể nhƣ xử lý rác thải, nƣớc thải, tiếng ồn, sử dụng năng lƣợng… cho đến các
ý tƣởng sáng tạo giúp cho thiên nhiên sống động, hòa hợp phục vụ con ngƣời.
2.5.1. Hoạt động bảo vệ môi trường
Việc thực hiện tốt các vấn đề môi trƣờng sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho doanh
nghiệp, cho môi trƣờng và cho cộng đồng. Vì vậy quan tâm đến hoạt động bảo vệ
môi trƣờng là điều rất quan trọng để hƣớng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững:
* Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường
Six Senses Ninh Vân Bay Resort: Luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng. Gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; Báo cáo định kỳ kiểm định về
nƣớc cấp, nƣớc thải, rác thải, không khí, tiếng ồn, hóa chất; Hàng quý đều có các xét
nghiệm, lấy mẫu gửi Sở Tài nguyên Môi trƣờng để lƣu hồ sơ, các mẫu làm cho tất cả
hệ thống nhƣ nƣớc, không khí, rác thải…
Đã thực hiện chế độ báo cáo định kỳ gửi Sở Tài nguyên và Môi trƣờng về
tiêu chuẩn môi trƣờng không khí xung quanh và chất lƣợng nƣớc thải theo cam kết
bảo vệ môi trƣờng.
Đã thực hiện các cam kết bảo vệ môi trƣờng: Duy trì hệ thống xử lý nƣớc
thải hoạt động tốt, thể hiện bằng thí nghiệm chất lƣợng nƣớc thải định kỳ hàng
tháng luôn đạt tiêu chuẩn hiện hành.
Amiana Resort Nha Trang: Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang đã cấp giấy
xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trƣờng số 1266/UBND ngày 08/4/2011 của
dự án Khu du lịch thể thao Hồ Tiên (Nay là Amiana Resort Nha Trang).

54
Hai resort tuân thủ nghiêm ngặt về các quy chuẩn bảo vệ môi trƣờng Việt
Nam nhƣ: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng môi
trƣờng không khí xung quanh; QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngƣỡng chất thải nguy hại…
* Tham gia các chương trình bảo vệ môi trường của thành phố
Là những resort đƣợc khách hàng đánh giá với con số lên đến 89% có vị trí
địa lý, không gian gần gũi với thiên nhiên. Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana
Resort Nha Trang luôn là những điểm đến mà du khách có thể đƣợc thanh thản nghỉ
ngơi giữa một bầu trời không khí trong lành với hƣơng thơm đồng nội của cây cỏ,
sƣơng sớm với núi rừng và biển cả.

Không những thế Six Senses Ninh Vân Bay và Amiana Resort Nha Trang còn tham
gia tất cả các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng do thành phố phát động: Tuần lễ xanh
và sạch, Tuần lễ an toàn lao động, Ngày môi trƣờng thế giới (5/6), Lễ phát động Du
lịch chung tay bảo vệ môi trƣờng…
Mỗi năm, Ngày Đại Dƣơng Thế Giới 08/6 Six Senses Ninh Vân Bay đã tổ
chức dọn dẹp vệ sinh cho rạn san hô tại khu nghỉ. Ngày môi trƣờng thế giới (5/6)
Six Senses Ninh Vân Bay tổ chức cho các bạn nhỏ trồng cây với mong muốn giúp
các bạn nhỏ yêu thiện nhiên hơn, biết trân trọng sự sống và đặc biệt resort muốn lan
tỏa một hành động nhỏ nhƣng ý nghĩa với môi trƣờng.
Mỗi thứ năm hàng tuần, chủ đầu tƣ Amiana Resort Nha Trang đều tổ chức
Amiana Green Day để các nhân viên dọn dẹp vệ sinh ở khu vực xung quanh và bên

55
trong khu nghỉ dƣỡng. Mỗi nhân viên từ văn phòng Back and Front sẽ xoay vòng
tham gia Green Day 4 lần mỗi tháng.
Nội dung Six Senses Ninh Vân Bay Amiana Resort Nha Trang
- Grow with Six - Resort có 1 ngọn núi
Senses: Các khách du lịch nhỏ chuyên trồng các loại
đến nghỉ dƣỡng sẽ tham gia trái cây nhƣ: Thăng long,
trồng cây, ra vƣờn chăm chuối, dừa, mít…các loại
sóc những cây của khách cây ăn quả. Những loại trái
trồng. Khách có thể xuống cây này sẽ đƣợc resort sử
các khu vƣờn của resort, dụng để bán cho khách hàng.
xem các chƣơng trình Trái cây ở resort chủ yếu là
resort làm và dạy cho con tự cung tự cấp.
cái của họ những cách
chăm sóc và bảo vệ môi
Dịch vụ thân thiện
trƣờng của resort.
với môi trƣờng
- Eat with Six Senses - Ngoài ra ở Amiana
(Ăn với Six Senses): thực Resort Nha Trang còn có thể
phẩm của resort là thực đến bàn đặt tour đi xe đạp,
phẩm hữu cơ (Organic), có tour đi bộ để thu xếp các
những sản phẩm tự trồng, tự hoạt động vui chơi giải trí và
nuôi, hoặc những sản phẩm các chuyến du ngoạn riêng
mua về có nguồn gốc tốt cho sức khỏe, tiết kiệm
organic. Những sản phẩm đƣợc nhiên liệu và tiết kiệm
của resort chiếm hơn 90% đƣợc không gian.
là những sản phẩm có thể
tái chế đƣợc.
- Kiến trúc hài hòa - Kiến trúc xanh độc
với thiên nhiên, xây dựng đáo, tinh tế, với tầm nhìn
Nguyên vật liệu thân
theo những gì thiên nhiên rộng thoáng, ánh sáng tự
thiện với môi trƣờng
đã có, đó là dƣới tán rừng, nhiên, tận dụng tối đa các
đá núi, nên cây rừng trong khoảng xanh và cung cấp khí

56
thiên nhiên vẫn đƣợc giữ tƣơi trong lành. Thiết kế của
nguyên, cảnh quan thiên Amiana lấy cảm hứng từ văn
nhiên không bị phá huỷ. hóa phƣơng Đông với mái
- Bậc thang, bậc ngói đỏ rợp bóng dừa,
thềm gỗ, tay nắm cửa bằng nguyên liệu sử dụng chính là
sợi thừng thô mộc, những gỗ tần bì, dừa và các sản
gáo dừa, bồn tắm gỗ… gạt phẩm đƣợc làm từ tre, nứa,
tàn thuốc đƣợc làm từ gáo đá địa phƣơng và lá cọ.
dừa khô bên trong chứa cát. - Loại trừ việc sử
Dùng chiếc bình thủy tinh dụng ống hút nhựa và thay
bên trong có cát để cắm thế bằng ống hút gạo hay sả
đèn cầy dùng làm đèn trang tự nhiên,…lót ly nhựa thay
trí phát sáng trên bàn ăn và thế bằng lót ly giấy; Tăm
trên khắp các con đƣờng bông nhựa thay thế bằng
dẫn đến nhà hàng dùng bữa thân gỗ; Khay nhựa đựng
vào buổi tối. thức ăn cho nhân viên thay
- Resort có hẳn một thế bằng khay inox; Túi
khu vƣờn rộng, trồng rất nhựa đựng hàng thay thế
nhiều các loại rau nhƣ cà, bằng thùng chứa hàng có thể
bí, xà lách, tần ô… Nguyên tái sử dụng.
liệu đầu vào chủ yếu là
trồng đƣợc hoặc tận dụng
đƣợc, làm ra đƣợc. Ví dụ
nhƣ: Resort có nhà nấm,
trang trại gà (Khoảng 300
con), trứng gà ta thả vƣờn...
* Quản lý chất thải, tái chế
Chất thải rắn sinh hoạt:
Các chất thải có thể tái sử dụng đƣợc nhƣ chai nhựa, lon nhôm (Nƣớc ngọt,
bia…), bao bì nhựa PE, giấy loại,… đƣợc công nhân thu gom, tích trữ tại khu chứa
ở sân bãi để bán cho ngƣời có nhu cầu thu mua phế liệu.

57
Các rác thải không có khả năng tái sử dụng đƣợc nhân viên resort thu gom từ
các phòng, villa và tập trung tại khu vực tập trung rác thải tại sân bãi của resort.
Chủ đầu tƣ trang bị 1 thùng rác lớn có nắp đậy để chứa toàn bộ lƣợng chất thải sinh
hoạt phát sinh trong ngày. Resort ký hợp đồng với công ty Môi trƣờng Đô thị Nha
Trang thu gom và vận chuyển về nơi xử lý theo quy định. Để hạn chế mùi hôi tại
các vị trí tập trung rác, resort thực hiện các biện pháp sau:
Trang bị thiết bị rửa và vệ sinh thùng chứa rác để hạn chế mùi hôi phát sinh,
phun chế phẩm EM (Effective Microorganisms) cho phòng rác để ngăn chặn mùi
hôi, định kỳ tháng/lần.
Rác thải đƣợc thu gom hằng ngày nhằm tránh sự phân hủy và phát sinh mùi
hôi trong khu resort.
Thƣờng xuyên quét dọn và vệ sinh khu vực tập trung rác thải.
Riêng Six Senses Ninh Vân Bay có khâu làm phân bón cho cây trồng, vƣờn
rau...từ các chất thải ở bếp. Có chƣơng trình tái chế hàng của khách đã qua sử dụng
thành các mặt hàng khác để bán. Six Senses còn có lò đốt than để tái sử dụng cây
cối mục, hƣ.
Tải bản FULL (124 trang): bit.ly/2Ywib4t
Nước thải sinh hoạt Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

Resort đã xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải và đang vận hành ổn định.
Resort xây dựng các hầm chứa chìm dƣới đất, tại các ngăn xử lý có nắp bằng gang
hình tròn để nhân viên vận hành kiểm tra, theo dõi hoạt động của thiết bị xử lý nƣớc
thải định kỳ.
Đối với Six Senses Ninh Vân Bay nƣớc thải sinh hoạt đƣợc xử lí sơ bộ bằng
bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc trƣớc khi đƣợc thu gom vào hệ thống xử lý nƣớc thải
chung của resort. Bể tự hoại là công trình xử lí sơ bộ thực hiện hai chức năng: Lắng
và lên men cặn lắng. Các ngăn của bể tự hoại đƣợc chia làm hai phần: Phần lắng
nƣớc thải phía trên và phần lên men cặn phía dƣới, nƣớc thải chảy vào bể do thời
gian lƣu lâu nên phần lớn cặn lơ lửng đƣợc lắng lại.
Đối với Amiana Resort Nha Trang nƣớc thải đƣợc thu gom từ nƣớc bệ xí, tiểu
và nƣớc rửa, nƣớc nhà bếp, tắm đƣa trực tiếp về thiết bị chứa có 4 ngăn: Ngăn 1 bể
chứa, ngăn 2 xử lý hiếu khí 1, ngăn 3 xử lý hiếu khí 2, ngăn 4 lắng, lọc và khử trùng.

58
Nƣớc thải sau khi xử lý các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép của Quyết
định số 824/QĐ – UBND ngày 07/4/2014, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt.
Ngoài ra, vào mùa hè thời tiết nóng, hanh khô nên lƣợng nƣớc sử dụng để
tƣới cây rất cao nên resort đã tái sử dụng nƣớc thải sinh hoạt sau khi xử lý đạt chuẩn
cho mục đích tƣới cây trong khuôn viên resort và đã đƣợc Sở Tài nguyên Môi
trƣờng chấp nhận.
Giảm thiểu khí thải từ máy phát điện dự phòng
Chỉ sử dụng máy phát điện vào trƣờng hợp cần thiết: Duy trì điện cho bảng
chỉ lối thoát hiểm, bơm cứu hỏa, hệ thống báo cháy, chiếu sáng phòng ngủ. Trang bị
máy phát điện dự phòng loại mới.
Đặt tại vị trí thích hợp, ít gây tác động đến khu vực xung quanh
Đặt trong phòng riêng xây bằng tƣờng gạch để chống ồn và có trang bị ống
khói để phát tán khí thải đi xa. Tải bản FULL (124 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Đƣợc bảo trì và tra dầu mỡ định kỳ.
Khí thải từ hoạt động nấu nướng
Không sử dụng các loại nhiên liệu gây ô nhiễm môi trƣờng cao nhƣ củi, than
đá để trực tiếp nấu ăn…; Sử dụng các loại nhiên liệu và nguồn năng lƣợng nhƣ khí
hóa lỏng (LPG), điện.
Tuân thủ các phƣơng án thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật khi xây dựng công trình.
Xây dựng nhà bếp cao ráo, thoáng mát.
Có hệ thống chụp hút khí nóng đƣa ra ngoài.
Bố trí quạt gió khu vực bếp
Thƣờng xuyên vệ sinh nhà bếp sạch sẽ.
Six Senses Ninh Vân Bay đã sử dụng phƣơng pháp lọc sinh học để xử lý các
chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại nhƣ giẻ lau dính dầu nhớt, bóng đèn huỳnh quang hỏng,
pin, ắc quy đƣợc thu gom, phân loại, lƣu trữ tại resort. Sau đó hợp đồng với đơn vị có
chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại để xử lý định kỳ 6
tháng/lần theo đúng quy định tại Thông tƣ 36/2015/TTBTNMT ngày 30/6/2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

59
* Hướng dẫn bảo vệ môi trường cho nhân viên
Dọc xung quanh khuôn viên resort đều có bảng hƣớng dẫn để rác và thùng
đựng rác. Tất cả các nhân viên khi vào làm tại resort đều đƣợc học nội quy về Vệ
sinh Lao động.
Riêng Six Senses Ninh Vân Bay Resort có Leading Quality Assurance
(LQA) quy định chặt chẽ những yếu tố mà resort phải tham gia để bảo vệ môi
trƣờng. Ví dụ: Resort sẽ phấn đấu hoạt động là không có đồ nhựa cho đến năm 2021.
* Hoạt động bảo vệ môi trường cho nhân viên
Các hoạt động Six Senses Ninh Vân Bay Resort tổ chức cho các nhân viên:
Cleaner: Dọn rác 1 tháng 2 lần (Có ngân sách, có đồng phục, có lịch cụ thể…
và mỗi 1 phòng ban cử 1 ngƣời để tham gia).
Greener: Tổ chức hoạt động trồng cây xung quanh resort và trong các khu
vƣờn của resort.
Cùng tham gia thu hoạch thực phẩm đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp và tiêu
chuẩn của nông nghiệp hữu cơ, đó là nguồn thức ăn sạch và an toàn để cơ thể khỏe
và đẹp hơn.
Zero waste: Ngày không lãng phí, nhân viên lấy bao nhiêu thì phải ăn hết
bấy nhiêu, tránh lãng phí thức ăn.
Amiana Resort Nha Trang tổ chức các hoạt động cho nhân viên tình nguyện
tham gia dọn vệ sinh bờ biển tại điểm với mục đích góp phần gìn giữ môi trƣờng để
thành phố Nha Trang luôn là thành phố xanh, sạch, đẹp.
Tổ chức ngày môi trƣờng xanh (Green day) hàng tuần cho nhân viên
Cả hai resort đều có hƣớng dẫn khách hàng về bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên
thông qua những cuốn sách về bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn hệ sinh thái, hoặc là
những trao đổi trực tiếp với khách hàng. Vì có 2 lý do, thứ nhất, resort là chỗ nghỉ
dƣỡng, nên những hƣớng dẫn bảo vệ môi trƣờng resort sẽ thông báo với khách
nhƣng không phải là điều resort bắt buộc để làm mất đi sự thoải mái của khách, thứ
hai là tất cả các khách khi đã chọn resort để nghỉ dƣỡng đều ý thức đƣợc rằng resort
là nơi mà ở đó luôn coi hoạt động bảo vệ môi trƣờng là quan trọng nhất.
2.5.2. Hoạt động tiết kiệm năng lượng
Với tâm niệm kinh doanh phải góp phần vào sự phát triển của xã hội và bảo
vệ môi trƣờng, hai resort rất quan tâm tới vấn đề tiết kiệm năng lƣợng.

60 8072269

You might also like