You are on page 1of 179

Du lịch cộng đồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HUỲNH NGỌC PHƢƠNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI


CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở
THÀNH PHỐ NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

HÀ NỘI, 2014

i
Du lịch cộng đồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HUỲNH NGỌC PHƢƠNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI


CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở
THÀNH PHỐ NHA TRANG

Chuyên ngành: Du lịch học


(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM HỒNG LONG

HÀ NỘI, 2014

ii
Du lịch cộng đồng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi - Huỳnh Ngọc
Phương, học viên cao học khóa 2012 – 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu
trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học viên

Huỳnh Ngọc Phƣơng

iii
Du lịch cộng đồng

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài................................................................... 1
2. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................ 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................................ 7
6. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 7
7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn ................................................. 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 11
1.1. Khái niệm về cộng đồng và cộng đồng địa phƣơng ............................ 11
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng .................................................................... 11
1.1.2. Khái niệm cộng đồng địa phương ..................................................... 12
1.2. Du lịch cộng đồng ................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm du lịch cộng đồng ............................................................. 12
1.2.2. Các điều kiện phát triển và đặc điểm của du lịch cộng đồng ........... 14
1.2.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng .................................... 15
1.2.4. Các bên tham gia du lịch cộng đồng ................................................. 16
1.2.4.1. Cộng đồng địa phương ................................................................ 16
1.2.4.2. Chính quyền địa phương ............................................................. 17
1.2.4.3. Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các cá nhân ............... 18
1.2.4.4. Chính phủ và nhà nước ............................................................... 18
1.2.4.5. Các doanh nghiệp du lịch ........................................................... 18
1.2.4.6. Khách du lịch .............................................................................. 19
1.2.5. Các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương ... 19
1.2.6. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương..... 20

iv
Du lịch cộng đồng

1.2.7. Những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến tài nguyên
môi trường du lịch, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng .................. 21
1.2.8. Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch và phát
triển cộng đồng ............................................................................................ 22
1.2.9. Một số mô hình và kinh nghiệm phát triển của du lịch cộng đồng trên
thế giới và ở Việt Nam ................................................................................. 24
1.2.9.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới .................... 24
1.2.9.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam...................... 26
1.2.9.3. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLCĐ ở các nước
trên thế giới và ở Việt Nam cần học tập .................................................. 28
1.3. Làng nghề truyền thống ........................................................................ 28
1.3.1. Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống .......................... 29
1.3.1.1. Điều kiện để phát triển làng nghề nông lâm ngư nghiệp truyền
thống ......................................................................................................... 30
1.3.1.2. Các điều kiện để phát triển các làng nghề thủ công truyền thống
.................................................................................................................. 30
1.3.1.3. Các đặc điểm của các làng nghề truyền thống ........................... 31
*Tiểu kết chƣơng 1:....................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ
NHA TRANG................................................................................................. 34
2.1. Khái quát về thành phố Nha Trang ..................................................... 34
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................... 34
2.1.2. Tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển của Nha Trang ................. 35
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn.............................................................. 35
2.1.4. Kinh tế - xã hội .................................................................................. 36
2.2. Vị trí địa lý và các nguồn lực tự nhiên cho phát triển du lịch cộng
đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang .................. 37
2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 37
2.2.2. Tên gọi và lịch sử hình thành phát triển............................................ 37
2.2.3. Các nguồn lực tự nhiên...................................................................... 38
2.2.3.1. Địa chất và địa hình .................................................................... 38
2.2.3.2. Khí hậu ........................................................................................ 39

v
Du lịch cộng đồng

2.2.3.3. Tài nguyên nước .......................................................................... 40


2.2.3.4. Tài nguyên sinh vật ..................................................................... 40
2.3. Các nguồn lực nhân văn ........................................................................ 42
2.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể .................................................. 42
2.3.1.1. Di tích khảo cổ ............................................................................ 42
2.3.1.2. Di tích lịch sử .............................................................................. 42
2.3.1.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật......................................................... 44
2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể............................................ 48
2.3.2.1. Lễ hội ........................................................................................... 48
2.3.2.2. Nghề sản xuất truyền thống......................................................... 50
2.3.2.3. Ẩm thực........................................................................................ 55
2.3.2.4. Phong tục tập quán và văn hóa ứng xử....................................... 56
2.3.3. Đánh giá chung.................................................................................. 57
2.3.3.1. Thuận lợi ..................................................................................... 57
2.3.3.2. Hạn chế........................................................................................ 58
2.4. Các nguồn lực kinh tế xã hội và bổ trợ ................................................ 59
2.4.1. Đường lối chính sách phát triển du lịch ............................................ 59
2.4.2. Hợp tác đầu tư phát triển du lịch ...................................................... 60
2.4.3. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 60
2.4.3.1. Hệ thống giao thông .................................................................... 60
2.4.3.2. Cung cấp điện, nước và nước thải và thông tin liên lạc ............. 61
2.4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch............................................. 61
2.4.4.1. Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống............................................. 61
2.4.4.2. Cơ sở vui chơi giải trí ................................................................. 62
2.4.5. Các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch ......................................... 63
2.4.6. Dân cư, nguồn lao động và kinh tế .................................................... 63
2.4.6.1. Dân cư và nguồn lao động .......................................................... 63
2.4.6.2.Các hoạt động kinh tế .................................................................. 64
2.4.7. Đánh giá ............................................................................................ 65
2.4.7.1. Thuận lợi ..................................................................................... 65
2.4.7.2. Hạn chế........................................................................................ 66

vi
Du lịch cộng đồng

*Tiểu kết chƣơng 2:....................................................................................... 67


CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA
TRANG .......................................................................................................... 69
3.1. Khái quát hoạt động du lịch tại Nha Trang ........................................ 69
3.1.1. Lịch sử phát triển của hoạt động du lịch tại Nha Trang ................... 69
3.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Nha Trang.................... 70
3.1.2.1. Loại hình và sản phẩm du lịch của Nha Trang ........................... 70
3.1.2.2. Lượng khách du lịch .................................................................... 71
3.1.2.3. Doanh thu từ hoạt động du lịch .................................................. 72
3.1.2.4. Cơ sở lưu trú ............................................................................... 72
3.1.2.5. Các công ty lữ hành và nguồn lao động ..................................... 73
3.1.2.6. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực............................................. 73
3.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền
thống ở Nha Trang ........................................................................................ 73
3.2.1. Tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng ............ 73
3.2.1.1. Tổ chức quản lý ........................................................................... 73
3.2.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng ..................................... 74
3.2.2. Kinh doanh lưu trú và ăn uống .......................................................... 75
3.2.3. Kinh doanh vận chuyển ..................................................................... 76
3.2.4 . Sản xuất nghề truyền thống .............................................................. 77
3.2.4.1. Sản xuất lò gốm và dệt chiếu truyền thống ................................. 77
3.2.4.2. Sản xuất ngư nghiệp truyền thống tại các làng Trí Nguyên, Vũng
Ngán, Bích Đầm ....................................................................................... 78
3.2.4.3. Nghề nuôi và chế biến yến sào .................................................... 79
3.2.5. Kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm............................................ 80
3.2.6. Hoạt động hướng dẫn ........................................................................ 81
3.2.7. Sản xuất nông phẩm cung ứng cho du khách .................................... 81
3.2.8. Hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường ..................................... 82
3.3. Kết quả kinh doanh và các chủ thể tham gia DLCĐ tại các LNTT ở
Nha Trang ...................................................................................................... 83
3.3.1. Cộng đồng địa phương ...................................................................... 83

vii
Du lịch cộng đồng

3.3.2. Khách du lịch ..................................................................................... 85


3.3.3. Các công ty du lịch ............................................................................ 87
3.3.4. Chính quyền địa phương ................................................................... 88
3.3.5. Các tổ chức và các cá nhân ............................................................... 88
3.3.6. Đánh giá những tác động từ hoạt động du lịch, đến TNMT, KT – XH,
văn hóa tại các LNTT ở Nha Trang ............................................................. 88
3.3.6.1. Tác động tới tài nguyên môi trường............................................ 88
3.3.7.1.Tác động tới kinh tế - xã hội ........................................................ 89
*Tiểu kết chƣơng 3:....................................................................................... 90
CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG .................... 92
4.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp và kiến nghị .......... 92
4.2. Các giải pháp nhằm phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành phố Nha
Trang có hiệu quả.......................................................................................... 92
4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................................... 92
4.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch ...................................... 94
4.2.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ...................................................... 94
4.2.2.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển DLCĐ .................................. 96
4.2.3. Giải pháp về hợp tác, đầu tư và hỗ trợ phát triển du lịch và phát triển
cộng đồng ..................................................................................................... 97
4.2.4. Giải pháp về đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đi
đôi với bảo tồn phát triển nghề truyền thống .............................................. 97
4.2.4.1. Đối với các dịch vụ lưu trú ăn uống............................................ 98
4.2.4.2. Sản xuất nghề truyền thống và đón du khách tham quan ........... 99
4.2.4.3. Đối với hoạt động vận chuyển KDL và hướng dẫn .................... 99
4.2.4.4. Phát triển sản xuất nông ngư phẩm truyền thống..................... 100
4.2.4.5. Các sản phẩm du lịch tại các LNTT ở Nha Trang .................... 100
4.2.5. Giải pháp về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch phát
triển bền vững ............................................................................................ 101
4.2.5.1. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên tự nhiên........................................... 101
4.2.5.2. Bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống ...................... 102
4.2.6. Giải pháp về xúc tiến phát triển du lịch cộng đồng ........................ 102

viii
Du lịch cộng đồng

4.2.7. Phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch công bằng giữa các bên
tham gia và nâng cao CLCS của CĐĐP ................................................... 103
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 104
4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch .................. 104
4.3.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục ...... 104
4.3.1.2. Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương ............................... 105
4.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ..................................... 106
4.3.3. Kiến nghị đối với công ty du lịch ..................................................... 106
4.3.4. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch và CĐĐP
.................................................................................................................... 107
*Tiểu kết chƣơng 4:..................................................................................... 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
PHỤC LỤC .................................................................................................. 117

ix
Du lịch cộng đồng

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ đầy đủ Chữ viết tắt

Cộng đồng địa phương CĐĐP


Chất lượng cuộc sống CLCS
Cơ sở hạ tầng CSHT
Cơ sở vật chất kỹ thuật CSVCKT
Du lịch cộng đồng DLCĐ
Di tích lịch sử văn hóa DTLSVH
Khách du lịch KDL
Khu bảo tồn KBT
Kinh tế - xã hội KT – XH
Làng nghề truyền thống LNTT
Tài nguyên du lịch TNDL
Tài nguyên môi trường TNMT
Tài nguyên môi trường du lịch TNMTDL
Vườn quốc gia VQG
Netherlands Development Organization (Tổ SNV
chức phát triển Hà Lan)
International Union for Conservation of IUCN
Nature and Natural Resources (Liên minh
Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
thiên nhiên)
World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế WWF
Bảo vệ Thiên nhiên)

x
Du lịch cộng đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ


Bảng 1.1. Mô tả các loại hình du lịch cộng đồng ........................................ 20
Bảng 1.2. Mô tả những tác động của du lịch cộng đồng ............................ 21
Bảng 1.3. Mô tả hình thái du lịch cộng đồng .............................................. 32
Bảng 2.1. Các yếu tố nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình tháng của Nha
Trang .............................................................................................................. 40
Biểu đồ 2.1. Các tài nguyên nhân văn tại Nha Trang hấp dẫn du khách
(%) .................................................................................................................. 58
Bảng 2.2. Số dân và lao động du lịch của các LNTT ở Nha Trang (năm
2013)................................................................................................................ 63
Bảng 2.3. Mô tả nguồn lực của các LNTT ở thành phố Nha Trang ........ 67
Bảng 3.1. Lƣợng khách đến và doanh thu từ du lịch tại Nha Trang ....... 71
Bảng 3.2. Số cơ sở lƣu trú và tổng số buồng phòng khách sạn tại Nha
Trang .............................................................................................................. 72
Bảng 3.3. Các công ty du lịch đánh giá sức hấp dẫn của hƣớng dẫn viên
(%) .................................................................................................................. 81
Biểu đồ 3.1. KDL đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm DLCĐ tại các
LNTT ở Nha Trang (%) ............................................................................... 84
Bảng 3.4. Các công ty du lịch đánh giá về sức hấp dẫn của sản phẩm
DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang (%) ....................................................... 84
Bảng 3.5. Các công ty kiến nghị cải thiện các nguồn lực phát triển DLCĐ
(%) .................................................................................................................. 85
Bảng 3.6. Mức chi tiêu của du khách tham quan tại các LNTT ở Nha
trang 1 ngày (tháng 7/2013).......................................................................... 86
Bảng 3.7. Tỷ lệ du khách thích sử dụng các sản phẩm du lịch của CĐĐP
(%) .................................................................................................................. 86

xi
Du lịch cộng đồng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp tác giả nâng cao được
năng lực nghiên cứu khoa học, tri thức lý luận và thực tiễn về phát triển DLCĐ tại
Nha Trang.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ và vận dụng vào nghiên
cứu ở một địa bàn biển đảo. Đây là một sự đóng góp mới cho ngành khoa học du
lịch và là cơ sở tư liệu tham khảo và vận dụng cho các học viên, sinh viên, các cán
bộ khoa học thực hiện các đề tài có liên quan.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo thiết
thực, hữu ích cho các cơ quan quản lý về du lịch, chính quyền địa phương, các bên
tham gia hoạt động DLCĐ ở Nha Trang và một số địa phương khác có điều kiện
tương đồng đã, đang hoặc có thể phát triển DLCĐ.

2. Lý do chọn đề tài

Du lịch cộng đồng (còn được gọi là “du lịch ba cùng”, “du lịch xóa đói giảm
nghèo”), là loại hình du lịch bền vững mang tính nhân văn sâu sắc, trở thành mục
tiêu phát triển chiến lược của nhiều địa phương, nhiều quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam.
Từ khi ra đời đến nay, DLCĐ ngày càng được phổ biến rộng rãi, thu hút một
số lượng đông đảo du khách, CĐĐP, các cá nhân, các tổ chức, các cơ quan chính
phủ, các doanh nghiệp tham gia. Bởi lẽ, các loại hình du lịch này giúp cho du khách
có cảm giác thú vị, hấp dẫn khi khám phá, hòa nhập vào một nền văn hóa và những
giá trị tự nhiên mới, được hưởng thụ sự đa dạng, đặc sắc của các sản phẩm du lịch
và góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với CĐĐP, bảo tồn TNMT nơi đến.
Tại nhiều địa phương, nhiều quốc gia khi du lịch trở thành ngành kinh tế
quan trọng, mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu thuộc về các nhà cung ứng du lịch và chính
quyền địa phương. Còn người dân địa phương, chủ nhân của nguồn TNMTDL lại
không được hưởng lợi nhiều từ các hoạt động du lịch. DLCĐ với những đặc trưng

1
Du lịch cộng đồng

nổi bật là góp phần khắc phục được các hạn chế đó, CĐĐP nhận được sự hỗ trợ của
các bên tham gia khác và được hưởng phần lớn lợi ích thu được từ các hoạt động du
lịch. Việc phân chia lợi ích từ các hoạt động du lịch một cách hợp lý, công khai giữa
các bên tham gia, sẽ giúp cho việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các nhóm
quyền lợi, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Những lợi ích được hưởng từ các
hoạt động du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhờ đó
TNMTDL của địa phương sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Khi DLCĐ được quy hoạch và phát triển đúng đắn, khoa học, nhận thức của
các bên tham gia được nâng cao thông qua quá trình đào tạo và giáo dục, nhờ đó
TNMTDL sẽ được bảo vệ tốt hơn, KT – XH phát triển hơn, CLCS của CĐĐP được
nâng cao.
DLCĐ đã được quan tâm quy hoạch, đầu tư phát triển mang lại kết quả về
nhiều mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, các loại hình du lịch này đã
được tổ chức và mang lại những thành công bước đầu ở nhiều địa phương như: Mai
Châu (Hòa Bình), VQG Cúc Phương, VQG Ba Bể, Thôn Dỗi (xã Thượng Lộ, Nam
Đông, Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Vũ Ninh (Yên Bình, Yên Bái),
Sapa (Lào Cai), một số địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long... Trong các
địa phương phát triển DLCĐ, Nha Trang (Khánh Hòa) hội tụ đủ các điều kiện để
phát triển loại hình du lịch này để trở thành sản phẩm đặc trưng.
Thành phố Nha Trang là một trung tâm du lịch biển nổi tiếng của vùng
duyên hải Nam Trung Bộ với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ấm áp trong lành, cát
trắng, nắng vàng, biển xanh quanh năm, giàu tài nguyên sinh vật biển, nhiều bãi
biển, đảo và vịnh biển đẹp bậc nhất Việt Nam. Vịnh Nha Trang được bầu chọn là
một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới, do Hiệp hội Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất
thế giới bình chọn. Nha Trang còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc như:
những tháp Chăm, những ngôi chùa, đình cổ, nhiều làn điệu dân ca, những vũ điệu,
lễ hội đặc sắc... Đặc biệt nơi đây còn bảo tồn được nhiều LNTT, với nghệ thuật sản
xuất nghề hấp dẫn, người dân hiền hòa chăm chỉ, chất phác và hiếu khách. Đó là
những nguồn lực quan trọng để phát triển DLCĐ trên vùng đất này.

2
Du lịch cộng đồng

Định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020 của Khánh Hòa đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
cần được phát triển theo hướng bền vững. CĐĐP ở đây bước đầu được quan tâm
đầu tư giáo dục về môi trường và du lịch để tạo ra môi trường tự nhiên trong lành,
môi trường nhân văn lịch sự, thân thiện hấp dẫn du khách. Tuy vậy, trong quá trình
phát triển du lịch còn nhiều việc phải làm, chính quyền và các cơ quan quản lý về
du lịch ở Nha Trang còn chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho phát triển DLCĐ nói
chung và tại các LNTT nói riêng. Việc phát triển DLCĐ tại các LNTT của Nha
Trang còn nhiều hạn chế và khó khăn.
Các nguồn lực cho phát triển DLCĐ tuy phong phú, đa dạng song vẫn chưa
được quy hoạch, khai thác một cách đúng mức, phát triển một cách nhỏ lẻ, tự phát.
Từ đó, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, lãng phí nguồn lực, tác động tiêu cực đến
TNMT của địa phương, sản phẩm du lịch sơ sài, chưa tương xứng với tiềm năng và
nhu cầu của KDL.

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang có xu hướng mai một, suy giảm do
ảnh hưởng của phát triển đô thị và du lịch. Do vậy, việc bảo tồn các nguồn lực phát
triển DLCĐ cả tự nhiên và nhân văn ở đây là việc cần phải làm đối với các chủ thể
tham gia vào các hoạt động du lịch.

Những thông tin về DLCĐ ở đây đến với du khách còn nghèo nàn, chưa
được đưa vào các chương trình xúc tiến phát triển du lịch của địa phương, người
dân tham gia vào hoạt động du lịch chủ yếu với vai trò là người làm thuê, thu nhập
và CLCS còn thấp.
Thực tế trên đòi hỏi có những công trình nghiên cứu tổng thể, khoa học về
các nguồn lực, thực trạng và giải pháp phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang
nhằm mang lại hiệu quả KT – XH, môi trường bền vững cho các chủ thể tham gia
đặc biệt là CĐĐP.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển du lịch
cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang” cho luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của mình.

3
Du lịch cộng đồng

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ khoa học, nghiên cứu phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành
phố Nha Trang là một đề tài mới. Tuy vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số
công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến DLCĐ được thực hiện ở quy mô
khác nhau.
*Trên thế giới:
Theo Goerger Caze Robert Languar, Yver Raynoward trong cuốn “Quy
hoạch du lịch”: Trình bày một số nội dung về vai trò của CĐĐP trong việc quy
hoạch phát triển du lịch. [1]
Theo Dauglas Hainsworth trong bài báo cáo khoa học “Phương pháp tiếp cận
du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam”: Nội dung bài
báo cáo khoa học tác giả đã chỉ ra một số phương pháp nghiên cứu, kinh nghiệm
phát triển, kết quả ban đầu của việc phát triển DLCĐ ở một số địa phương nghèo ở
Việt Nam. [51, tr. 19 – 26]
Theo WWF, IUCN trong cuốn “Tourism concer – Bên kia chân trời mới, đã
có báo cáo tham luận các nguyên tắc phát triển bền vững”: Báo cáo đã chỉ ra và
phân tích các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó có ba nguyên tắc đề cập đến
sự cần thiết phải thu hút CĐĐP vào các hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt
động du lịch cho CĐĐP và cần góp phần phát triển kinh tế địa phương, lấy ý CĐĐP
trong phát triển du lịch. [62]
Theo Streaut I I trong bài báo cáo khoa học “Sự phát triển du lịch, ảnh hưởng
của nó đối với sự phát triển KT – XH, văn hóa và môi trường”: Nội dung báo cáo
khoa học của tác giả chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du
lịch đến sự phát triển KT – XH, văn hóa và môi trường của CĐĐP và một số giải
pháp cho vấn đề này. [60]
Trong báo cáo của Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Hội
nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức tại Johan nesburg, năm 2002 đã
kêu gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư
tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu

4
Du lịch cộng đồng

tố văn hóa và môi trường nơi sống của họ”. Cũng tại hội nghị này, Tổ chức Du lịch
Thế giới (UNWTO) đã đưa ra sáng kiến phát triển du lịch bền vững gắn với xóa đói
giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP. Với sáng kiến này, UNWTO đã cùng với
chính phủ các nước xác định và tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch có khả
năng xóa đói giảm nghèo. [48]
Theo S.Singh, DJ Timothy, RK. Dowling trong cuốn “Tourism in
Destination Communities”: Nội dung tài liệu các tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận
DLCĐ, du lịch của CĐĐP, những thách thức và cơ hội cho các điểm đến DLCĐ,
các vấn đề phát sinh trong cộng đồng, kế hoạch thích hợp cho phát triển các điểm
đến DLCĐ, marketing điểm đến DLCĐ, nhận thức và du lịch và điểm đến DLCĐ,
một số mô hình phát triển DLCĐ của các nước trên thế giới. [67]
Theo Sue BeeTon trong cuốn “Commumnity Development through
Tourism”: Nội dung cuốn sách tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ,
DLCĐ nông thôn, đối phó với khủng hoảng DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho
DLCĐ, xúc tiến phát triển DLCĐ, phát triển cộng đồng thông qua du lịch, mô hình
phát triển DLCĐ, du lịch nông thôn ở một số nước trên thế giới. [68]
Theo Grey Richards and Derek Hall trong cuốn “Tourism and Sustainable
community Development”: Nội dung cuốn sách đã đưa ra những khái niệm, đặc
điểm về sự tham gia du lịch của cộng đồng, phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát
triển du lịch bền vững gắn với phát triển cộng đồng, phát triển các doanh nghiệp
nhỏ của cộng đồng, các tiêu chuẩn của môi trường và đo lường điểm đến, các công
cụ tiếp thị, cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch. Những mô hình, kinh nghiệm
phát triển DLCĐ ở nhiều quốc gia trên thế giới. [64]
*Ở Việt Nam:
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam trong đề tài khoa học “Nghiên cứu vận
dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển lưu trú cho khách ở
nhà dân”: Nội dung của đề tài chủ yếu đưa ra các khái niệm về DLCĐ, du lịch
homestay, thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của
một số quốc gia trên thế giới và cách thức vận dụng vào Việt Nam. [42]

5
Du lịch cộng đồng

Theo Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1”:
Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về DLCĐ và nghiên cứu mô hình phát triển
DLCĐ ở một số quốc gia trên thế giới. [32]
Theo Phạm Trung Lương (chủ biên) và cộng sự trong cuốn “Du lịch sinh
thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”: Tác giả cũng khẳng
phải thu hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với
CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái. [25]
Tác giả Lê Thị Hiền Thanh trong luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu điều kiện
phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)”: Tác giả đã hệ thống, cơ sở lý luận
và một số mô hình phát triển du lịch homestay của một số quốc gia trên thế giới ở
Việt Nam. Đồng thời trong luận văn tác giả đã nghiên cứu các điều kiện, thực trạng
phát triển, đưa ra các kiến giải cho phát triển du lịch homestay ở Sa Pa. [37]
Theo Bùi Thị Hải Yến (chủ biên và cộng sự) trong các công trình, báo cáo và
đề tài khoa học “Vai trò giáo dục cộng đồng với phát triển bền vững trên thế giới và
ở Việt Nam”, “Du lịch cộng đồng”, “Tài nguyên du lịch”, “Nhận thức và năng lực
du lịch nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng người Mường ở khu vực
Vườn Quốc gia Cúc Phương”: Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, mô hình,
kinh nghiệm phát triển DLCĐ của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, đưa
ra một số giải pháp phát triển DLCĐ cho người Mường ở VQG Cúc Phương và các
nguồn lực phát triển DLCĐ tại Việt Nam. [45]; [48]; [49]; [50]
Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn phát triển DLCĐ của các
tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả vận dụng
vào nghiên cứu đề tài thạc sĩ của mình.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống những cơ sở lý
luận có liên quan đến DLCĐ, LNTT, một số mô hình và kinh nghiệm phát triển
DLCĐ của một số quốc gia và Việt Nam, các nguồn lực, thực trạng và kiến giải cho
phát triển các loại hình du lịch này tại các LNTT ở Nha Trang (Khánh Hòa).

6
Du lịch cộng đồng

- Không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động DLCĐ ở
5 LNTT: dệt chiếu Ngọc Hội, làm gốm Lư Cấm, các làng chài Trí Nguyên, Vũng
Ngán và làng chài, nuôi và chế biến yến sào Bích Đầm.
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực địa từ tháng
4/2012 đến tháng 10/2013. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ
yếu từ năm 2008 – 2013.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội về cơ sở lý luận khoa học du lịch
và các khoa học có liên quan để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về DLCĐ,
LNTT.
Điều tra, phân tích, đánh giá các nguồn lực, thực trạng khai thác các nguồn
lực và đưa ra các kiến giải để phát triển DLCĐ nhằm đạt hiệu quả cao tại các LNTT
ở Nha Trang.

6. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

- Các quan điểm nghiên cứu:


+ Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Các vấn đề về cơ sở lý luận và
thực tiễn phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang được nghiên cứu trong sự vận
động và phát triển của các thành tố trong một thành phần, cũng như giữa các thành
phần theo các quy luật tự nhiên, KT – XH khách quan. Từ đó đưa ra các phân tích
nhận định đánh giá khách quan xác thực làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đưa
ra các kiến giải nhằm phát triển DLCĐ của địa phương có hiệu quả cao.
Đồng thời khi thực hiện đề tài tác giả cũng tìm hiểu nghiên cứu các công
trình có liên quan đến DLCĐ đã được thực hiện, từ đó tổng quan, vận dụng vào việc
nghiên cứu cho phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang.
+ Quan điểm hệ thống: Được tác giả vận dụng trong việc sắp xếp các bước, các vấn
đề nghiên cứu cần được thực hiện của đề tài và việc hệ thống hóa, sắp xếp, xử lý
các tri thức lý luận cũng như thực tiễn.

7
Du lịch cộng đồng

Việc tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về DLCĐ được nghiên cứu xem
xét trong mối quan hệ biện chứng với cơ sở lý luận của khoa học du lịch của các
ngành khoa học khác và thực tiễn phát triển DLCĐ ở các quốc gia và các địa
phương khác.
+ Quan điểm phát triển bền vững: Tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận cũng như thực
tiễn phát triển bền vững ở Việt Nam và trên thế giới để soi sáng cho các vấn đề
nghiên cứu của đề tài.
+ Quan điểm kế thừa: Tác giả đã kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu, các nguồn
thông tin tư liệu của các nhà khoa học, tận dụng những ưu điểm của các công trình
nghiên cứu đi trước để khắc phục được những hạn chế của đề tài nghiên cứu.
+ Quan điểm lãnh thổ tổng hợp và chuyên môn hóa: Tác giả nghiên cứu tổng hợp
các nguồn lực cho phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang. Việc nghiên cứu
này nhằm đưa ra được các đánh giá xác thực, xây dựng những kiến giải phát huy lợi
thế tổng hợp và tránh lãng phí hoặc khai thác quá mức các nguồn lực cho phát triển
DLCĐ tại địa phương. Đồng thời, tác giả cũng nhận diện các nguồn lực đặc sắc, có
thế mạnh lâu dài, có sức cạnh tranh của các LNTT ở Nha Trang là gắn liền với khai
thác biển, du lịch tham quan biển, du lịch văn hóa.
- Các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp khảo cứu thực tế và thu thập tư liệu:
Phương pháp khảo cứu thực tế: Tác giả đã lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết
hợp với thu thập tư liệu bằng văn bản, ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri
thức từ thực tiễn thông qua 4 chuyến điền dã khảo cứu tại các LNTT ở Nha Trang
và các địa phương khác từ tháng 3/2013 đến tháng 8/2013.
Trong quá trình khảo cứu thực địa, tác giả đã tiến hành quan sát tham dự,
quan sát không tham dự, chụp ảnh kết hợp với điều tra xã hội học bằng hỏi đáp,
bằng bảng hỏi đối với người dân, cán bộ các cơ quan chính quyền địa phương, các
cán bộ quản lý du lịch và KDL tại Nha Trang. Số lượng bảng hỏi phát ra là: 10 bảng
hỏi cho các công ty du lịch, 60 bảng hỏi cho CĐĐP của 5 làng nghề, 100 bảng hỏi
cho KDL Quốc tế (50 bảng hỏi cho KDL nói tiếng Anh và 50 bảng cho KDL nói

8
Du lịch cộng đồng

tiếng Nga), 50 bảng hỏi cho KDL nội địa. Số lượng bảng hỏi thu về đầy đủ và xử lý
hết.
+ Phương pháp thu thập tài liệu: Trong quá trình khảo cứu thực tế tác giả tiến hành
thu thập các tài liệu, thông tin sơ cấp và thứ cấp thông qua quan sát, phỏng vấn,
điều tra bằng bảng hỏi, từ các cơ quan quản lý du lịch, chính quyền địa phương, các
công ty du lịch tại Nha Trang. Các thông tin dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ
các nguồn: sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học, tài liệu về phát triển DLCĐ
của địa phương, các thông tin bài báo trên internet.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành
đồng thời với phương pháp các khảo cứu thực tế và thu thập tài liệu. Gồm phương
pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn (hỏi đáp).
+ Phương pháp bản đồ, sơ đồ và ảnh tư liệu: Tác giả vận dụng phương pháp này để
tìm hiểu và xác định vị trí, nội dung, ranh giới của địa bàn nghiên cứu, các điểm
tuyến tham quan du lịch. Tác giả lựa chọn các đối tượng nghiên cứu, chụp ảnh và sử
dụng ảnh để minh chứng cho các đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp: Tác giả lựa chọn, sắp xếp
các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh
giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo nhằm có được một nội dung hoàn chỉnh,
tổng thể về đối tượng nghiên cứu. Một số công cụ hỗ trợ cho việc phân tích và tổng
hợp dữ liệu là phần mềm EXCEL, SPSS.

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
bố cục thành 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Các nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề
truyền thống ở thành phố Nha Trang
Chương 3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền
thống ở thành phố Nha Trang

9
Du lịch cộng đồng

Chương 4. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du
lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang

10
Du lịch cộng đồng

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm về cộng đồng và cộng đồng địa phƣơng

1.1.1. Khái niệm về cộng đồng


Cộng đồng là một khái niệm về tổ chức xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu
đưa ra trong các công trình khoa học với nhiều ngữ nghĩa khác nhau.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Cộng đồng được hiểu là “Một tập đoàn
người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp,
về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng
giống, một sắc tộc, một dân tộc”. [43, tr.601]
Theo Sue BeeTon trong cuốn “Commumnity Development through
Tourism”: “Cộng đồng có nguồn gốc từ Latin, mà đề cập đến tinh thần rất cộng
đồng, hoặc một cộng đồng không có cấu trúc bên trong mà mọi người đều bình
đẳng”. “Hoặc cộng đồng là một nhóm người có cùng một tín ngưỡng, cùng sống
trong một thời gian và một không gian nhất định”. [68, tr.3 – 4]
Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “Cộng đồng được
hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên
như: Làng, xã, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung
về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội”. [48, tr.33]
Theo Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1”:
“Khái niệm cộng đồng được cho là một khái niệm có nhiều tuyến nghĩa. Trong
tuyến nghĩa khoa học xã hội bao gồm: Các thực tế xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
hoặc không chặt chẽ, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định”. [32]
Từ khái niệm cộng đồng được nhiều tác giả đưa ra và các đặc điểm chung
của cộng đồng, cộng đồng có thể được hiểu là: ―một nhóm dân cư, một tập đoàn
người rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như:
Làng(bản, buôn, sóc), xã(phường, thị trấn), huyện(thị xã), tỉnh(thành phố), quốc

11
Du lịch cộng đồng

gia, tộc người… có những dấu hiệu chung về tôn giáo, thành phần giai cấp, về các
mối quan tâm, truyền thống văn hóa, về kinh tế xã hội‖.

1.1.2. Khái niệm cộng đồng địa phương


- Theo Schuwuk trong cuốn “Phát triển cộng đồng” do Nguyễn Hữu Nhân
biên soạn: “CĐĐP được hiểu là tập hợp các nhóm người có chung địa bàn cư trú và
có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương đó”. [29, tr.8]
- Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “CĐĐP là một
nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như các đơn
vị làng (bản, buôn, thôn, sóc), xã, huyện, tỉnh (thành phố) nhất định qua nhiều thế
hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử
dụng chung các nguồn TNMT, có cùng mối quan tâm về KT – XH, có sự gắn kết về
huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng”.
[48, tr.33]
Vậy, CĐĐP có thể được hiểu là ―một nhóm dân cư hoặc một tập đoàn người
rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như Làng (bản,
thôn, buôn, sóc), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã), tỉnh (thành phố), qua nhiều
thế hệ, có sự gắn kết về truyền thống, tình cảm, có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc
bảo tồn, phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương, có các dấu hiệu
chung về tôn giáo, tín ngưỡng, KT – XH, truyền thống văn hóa‖.

1.2. Du lịch cộng đồng

1.2.1. Khái niệm du lịch cộng đồng


“Du lịch cộng đồng: Community tourism”, hay “Du lịch dựa vào cộng đồng:
Community based tourism” thực chất là nói đến những phương cách, quan điểm,
nguyên tắc phát triển của các loại hình du lịch bền vững có sự tham gia của CĐĐP
nơi phân bố hoặc gần nơi phân bố các nguồn TNDL. Khái niệm DLCĐ cũng đã
được nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức đưa ra trong các công trình khoa học.
Theo tổ chức The Mountain Instilute của Hoa Kỳ: “Du lịch cộng đồng là
nhằm bảo tồn TNDL tại điểm du lịch vì sự phát triển du lịch lâu dài, đồng thời

12
Du lịch cộng đồng

khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương và có cơ chế tạo ra cơ hội đem
lại lợi ích cho cộng đồng”. [30, tr.6]
Theo Đỗ Thanh Hoa trong Tạp chí du lịch Việt Nam “Phát huy vai trò của
cộng đồng địa phương phát triển du lịch bền vững”: “DLCĐ là một hình thái du
lịch, trong đó chủ yếu là những người dân địa phương đứng ra phát triển quản lý du
lịch. Kinh tế địa phương sẽ được phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch”. [16,
tr.22]
Theo Nguyễn Văn Lưu trong báo cáo khoa học “Phát triển du lịch cộng đồng
trong bối cảnh kinh tế thị trường” cho rằng: “Tính cộng đồng trong tạo cung du lịch
có thể hiểu là sự liên kết nhiều quá trình hoạt động du lịch riêng biệt thành quá trình
KT – XH như một hệ thống hữu cơ”. [27, tr.67 – 69]
“Dưới góc độ cầu du lịch thì cộng đồng hóa du lịch, du lịch đại chúng là quá
trình chuyển đổi nhu cầu du lịch từ nhu cầu đơn lẻ cao cấp của một số ít người
thuộc tầng lớp nhiều tiền trở thành phổ biến, thiết yếu của quảng đại quần chúng
nhân dân”.
Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “DLCĐ có thể được
hiểu là phương thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó CĐĐP có sự tham gia trực
tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng
nhận được sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, của
chính quyền địa phương, cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu
được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác TNMTDL
bền vững, đáp ứng nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du
khách để mọi tầng lớp dân cư đểu có thể sử dụng tiêu dùng các sản phẩm du lịch”.
[48, tr.35 – 36]
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, quan niệm DLCĐ được nhiều nhà khoa
học, cùng các tổ chức đưa ra cũng như từ thực tiễn phát triển DLCĐ trên thế giới và
ở Việt Nam, DLCĐ có thể được hiểu: ―Là phương thức phát triển du lịch bền vững
có sự tham gia trực tiếp chủ yếu với vai trò chủ thể của CĐĐP trong mọi hoạt động
và tất cả quá trình phát triển du lịch. CĐĐP nhận được sự trợ giúp, hợp tác của các
chủ thể tham gia khác, đồng thời được hưởng phần lớn những nguồn lợi thu được

13
Du lịch cộng đồng

từ hoạt động du lịch. Phát triển DLCĐ nhằm bảo tồn, phát triển, khai thác
TNMTDL bền vững, phát triển cộng đồng và du lịch bền vững, đáp ứng nhu cầu du
lịch đa dạng ngày càng cao và hợp lý của du khách, để mọi tầng lớp dân cư có thể
tiêu dùng các sản phẩm du lịch‖.

1.2.2. Các điều kiện phát triển và đặc điểm của du lịch cộng đồng
- DLCĐ là phương thức phát triển du lịch có sự tham gia của CĐĐP với vai
trò chủ thể vào mọi hoạt động và tất cả các khâu trong suốt quá trình phát triển du
lịch. Cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch với cả vai trò là người quản lý lập,
thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch, tổ chức điều hành, giám sát các hoạt
động du lịch và phát triển cộng đồng, ra các quyết định phát triển du lịch.
- Công nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp, có quyền lợi và trách nhiệm trong
việc bảo tồn, phát triển, khai thác các nguồn lực, phát triển du lịch và KT – XH vì
sự phát triển cộng đồng cũng như du lịch. Phát triển DLCĐ nhằm thực hiện các mục
tiêu phát triển bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng.
- Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của
CĐĐP. Đây là khu vực có nguồn TNDL phong phú, có tiềm năng đa dạng sinh học
cao, đa dạng về các hệ sinh thái, đa dạng và giàu bản sắc văn hóa, đã, đang hoặc có
thể bị tác động bởi con người.
- CĐĐP tham gia hoạt động du lịch là những người đang làm ăn sinh sống
trong hoặc gần các điểm TNDL.
- Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng, nâng cao chất lượng TNMTDL và
sản phẩm du lịch, đồng thời vừa nâng cao chất lượng môi trường sống và CLCS của
cộng đồng, phát triển KT – XH địa phương. Phát triển DLCĐ góp phần duy trì phát
triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, ủng hộ sự đa dạng phát triển của
các ngành kinh tế.
- Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng và công khai trong việc phân
chia nguồn lợi, phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch, từ khai thác
TNDL được giữ lại cho cộng đồng nhằm bảo tồn phát triển TNMTDL, phát triển du
lịch và phát triển cộng đồng.

14
Du lịch cộng đồng

- Phát triển DLCĐ phải tính đến hiệu quả bền vững về KT – XH và môi
trường, chịu tác động của các quy luật tự nhiên, KT – XH, đặc biệt là quy luật cung
cầu.
- Phát triển DLCĐ bao gồm các yếu tố hỗ trợ, hợp tác giúp cộng đồng phát
triển du lịch và KT – XH, văn hóa của các chủ thể tham gia khác: về tài chính,
CSVCKT, lập, thực hiện kế hoạch phát triển kinh nghiệm, giáo dục, đào tạo nguồn
nhân lực, xây dựng CSHT, tôn tạo bảo vệ TNMT, xúc tiến phát triển du lịch, kinh
nghiệm...
- Phát triển DLCĐ cần có những giải pháp để phòng chống rủi ro và phát triển
trong sự đa dạng hóa các ngành nghề, bảo tồn sự đa dạng, giá trị đặc sắc của tài
nguyên tự nhiên và nhân văn.

1.2.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng


1/ Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy quyền chủ thể sở hữu của cộng đồng về các
nguồn lực phát triển du lịch và việc tham gia vào các hoạt động du lịch.
2/ Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của CĐĐP, đảm bảo những ý
kiến của các bên tham gia, được chuyển đến những cơ quan, những người có trách
nhiệm xem xét giải quyết.
3/ Thu hút và khuyến khích sự tham gia của CĐĐP với vai trò chủ thể vào tất cả các
giai đoạn, các lĩnh vực, các hoạt động du lịch và bảo tồn.
4/ Phát triển du lịch đi đôi với duy trì phát triển sự đa dạng các ngành kinh tế, không
làm suy giảm các ngành truyền thống. Phát triển du lịch như một phương cách giúp
CĐĐP phát triển KT – XH, xóa đói giảm nghèo.
5/ Hòa nhập quy hoạch phát triển CĐĐP vào quy hoạch phát triển KT – XH của địa
phương và quốc gia.
6/ Bảo tồn, phát triển và khai thác các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng thận
trọng, có kiểm soát, tiết kiệm, bền vững và tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc có tính
cạnh tranh.
7/ Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và văn hóa đặc biệt các giá trị văn hóa bản địa.

15
Du lịch cộng đồng

8/ Hỗ trợ CĐĐP trong việc phát triển du lịch, phát triển cộng đồng nâng cao CLCS
của CĐĐP.
9/ Tăng cường giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực địa phương và các bên tham gia.
Giáo dục và đào tạo du lịch còn cần được thực hiện với các chủ thể tham gia vào
hoạt động DLCĐ.
10/ Phần lớn nguồn thu từ hoạt động du lịch cần được giữ lại cho cộng đồng, dùng
để đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo TNDL, phát triển du lịch và phát triển cộng
đồng. Khi phân chia các nguồn lợi thu được từ các hoạt động du lịch cần công bằng
và công khai giữa các bên tham gia, cũng như giữa cộng đồng.
11/ Đầu tư, xúc tiến phát triển du lịch có trách nhiệm và trung thực.
12/ Tăng cường hợp tác nghiên cứu, theo dõi, thống kê và đánh giá trong phát triển
DLCĐ; Các yếu tố phát triển KT – XH cũng như phát triển du lịch luôn biến động
nhanh, cần được nghiên cứu điều chỉnh bổ sung kịp thời.
13/ Phát triển DLCĐ cần phải tuân theo nguyên tắc thị trường và quy luật cung cầu.

1.2.4. Các bên tham gia du lịch cộng đồng


1.2.4.1. Cộng đồng địa phương
CĐĐP là thành viên tham gia trực tiếp với vai trò chủ thể trong các hoạt
động phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.
CĐĐP chính là những người chủ sáng tạo, nuôi dưỡng, bảo tồn, phát huy các
nguồn TNDL nhân văn và các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là những sản phẩm
du lịch độc đáo, là mục đích chuyến đi du lịch của du khách và có sức hấp dẫn đối
với du khách.
CĐĐP là chủ nhân, chủ sở hữu của việc bảo tồn, tôn tạo TNMTDL tự nhiên.
Họ có nhiều kinh nghiệm, luật lệ và biết tận dụng kinh nghiệm luật lệ, phong tục tập
quán địa phương vào việc bảo vệ, khai thác TNMT tự nhiên có hiệu quả. CĐĐP
thường tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát triển và bảo vệ TNMT và các hoạt
động kinh doanh du lịch, sản xuất các loại hàng nông phẩm, hàng hóa phục vụ cho
hoạt động du lịch và du khách, tham gia xây dựng, trùng tu bảo dưỡng, CSHT,
CSVCKT du lịch.

16
Du lịch cộng đồng

Nếu các dự án quy hoạch phát triển DLCĐ không hợp lý đúng đắn sẽ dẫn
đến những tác động tiêu cực đến TNMT, KT – XH, CLCS của cộng đồng, sản phẩm
du lịch đơn điệu chất lượng thấp, CĐĐP trở thành người làm thuê, thu nhập thấp và
hiệu quả của các dự án bị hạn chế.
Khi quy hoạch phát triển DLCĐ nên lấy ý kiến của cộng đồng và lựa chọn
những người có uy tín, già làng trưởng bản làm đại diện cho cộng đồng vào các dự
án, việc ra các quyết định phát triển du lịch, các vị trí trưởng nhóm, trưởng ban du
lịch của cộng đồng.
Khi phát triển DLCĐ cần nghiên cứu kỹ các thành viên của cộng đồng tham
gia vào hoạt động du lịch, để phát hiện những người có hành động tiêu cực, không
ủng hộ cho các dự án phát triển du lịch để có các giải pháp khéo léo để thuyết phục,
khắc phục những hạn chế của những người này.

1.2.4.2. Chính quyền địa phương


Chính quyền địa phương là những người do CĐĐP tín nhiệm, bầu ra đại diện
cho cộng đồng để lãnh đạo, tổ chức quản lý, phát huy sức mạnh, tinh thần đoàn kết
của cộng đồng trong các hoạt động KT – XH, du lịch, bảo tồn và khai thác TNMT.
Chính quyền địa phương là những người làm việc trong các ban ngành, đoàn
thể của bộ máy công quyền. Họ tổ chức quản lý các hoạt động của cộng đồng theo
đường lối, chính sách, luật pháp. Họ còn là những người đại diện bảo vệ quyền lợi
cho cộng đồng, là cầu nối giữa cộng đồng với các cơ quan chính quyền cấp trên và
thế giới bên ngoài.
Chính quyền địa phương là những người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt,
trong sạch; họ sẽ trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy cho hoạt động DLCĐ phát
triển thành công, đạt được hiệu quả cao về nhiều mặt. Ngược lại nếu họ là những
người có năng lực và phẩm chất không tốt, thì sẽ trở thành rào cản, nhân tố tác động
tiêu cực cho sự thành công của các dự án phát triển DLCĐ và phát triển cộng đồng.
Chính quyền địa phương thường tham gia vào các công việc quy hoạch, tổ chức
quản lý của các dự án phát triển DLCĐ và phát triển cộng đồng theo pháp luật.

17
Du lịch cộng đồng

1.2.4.3. Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các cá nhân
Họ là những cá nhân, tổ chức và cơ quan giữ vai trò hợp tác, hỗ trợ CĐĐP
trong việc lập và thực hiện các dự án phát triển DLCĐ và phát triển cộng đồng về
các lĩnh vực và các nguồn lực. Họ đóng vai trò là người tư vấn, chỉ lối, dẫn đường,
hỗ trợ ban đầu cho cộng đồng về tài chính, CSVCKT, giáo dục tri thức, kinh
nghiệm, chuyên gia để tạo xung lực cho cộng đồng phát triển du lịch và KT – XH.
Sau một thời gian hoạt động du lịch được tiến hành theo quy hoạch có hiệu quả tích
cực, họ sẽ trao quyền điều hành, tổ chức quản lý, giám sát cho CĐĐP.

1.2.4.4. Chính phủ và nhà nước


Các quốc gia thường khuyến khích phát triển DLCĐ, phát triển cộng đồng
bằng việc ban hành hiến pháp, luật pháp, các chính sách thuận lợi và hỗ trợ về vốn.
Ngoài ra, ở nhiều nước phát triển chính phủ và nhà nước thường thực thi các chính
sách, phát triển quy hoạch DLCĐ song hành với các chính sách quy hoạch phát
triển KT – XH, an sinh xã hội.

1.2.4.5. Các doanh nghiệp du lịch


Các doanh nghiệp du lịch là cầu nối giữa KDL với cộng đồng, giữ vai trò
môi giới trung gian để bán các sản phẩm du lịch của cộng đồng cho du khách, và họ
cũng đầu tư để tạo ra một số sản phẩm du lịch (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,
chữa bệnh, nghỉ dưỡng, mua sắm…) mà cộng đồng chưa cung ứng đủ hoặc chất
lượng thấp để đáp ứng nhu cầu hợp lý của du khách.
Các doanh nghiệp du lịch góp phần phát triển DLCĐ và phát triển cộng đồng
thông qua việc sử dụng nguồn lực và đóng góp nguồn lợi trong phát triển du lịch và
KT – XH của địa phương. Nhiều doanh nghiệp du lịch đã đầu tư khai thác TNDL
tại các điểm đến theo kiểu bóc lột, biến CĐĐP trở thành người làm thuê, những
công việc nặng nhọc, trả mức lương thấp, trốn thuế, làm suy giảm tài nguyên, thiếu
trách nhiệm trong việc xử lý các hậu quả về môi trường.
Do vậy, khi quy hoạch phát triển DLCĐ, cần phải nghiên cứu xem xét kỹ
lưỡng năng lực phẩm chất của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia vào các

18
Du lịch cộng đồng

lĩnh vực du lịch cũng như các lĩnh vực KT – XH để tránh được các tác động tiêu
cực từ các doanh nghiệp đầu tư đến phát triển du lịch, KT – XH và môi trường.

1.2.4.6. Khách du lịch


Các tập KDL mua các sản phẩm DLCĐ thường là những người có trình độ
nhận thức cao, yêu thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống, thích khám phá
trải nghiệm mới, có ý thức bảo vệ TNMT, đóng góp phát triển cộng đồng. Họ sẵn
sàng trả tiền cho các sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng,
cho việc bảo vệ TNMT. Họ thường là các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động về
môi trường, các nhà hoạt động xã hội, học sinh, sinh viên, những người thích khám
phá, tìm hiểu những điều mới lạ. Những du khách này phần nhiều sẵn sàng bỏ qua
sự tiện nghi xa xỉ và đắt tiền của du lịch phổ thông để được thưởng thức những giá
trị đặc sắc hoang sơ của phong cảnh tự nhiên và văn hóa bản địa đang trở nên khan
hiếm. Những KDL đến với DLCĐ thường mong muốn được nâng cao nhận thức,
cung cấp thông tin về điểm đến hơn là giải trí, hưởng thụ về vật chất.

1.2.5. Các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương
- Nhà hàng: kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng rau, các
loại thực phẩm lấy tại nơi sinh sống của họ và các loại thủy hải sản đánh bắt tại địa
phương.
- Dịch vụ homestay: kinh doanh dịch vụ lưu trú tại nhà người dân, cung cấp
cho du khách sự trải nghiệm chính cuộc sống của họ trong một không gian mới.
- Trải nghiệm, mua sắm với nghề truyền thống: Biễu diễn các công đoạn sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho du khách xem… và sau đó cho khách tự làm các
sản phẩm để trải nghiệm thực tế. Họ sẽ trả chi phí dịch vụ để được có sản phẩm
hoặc mua sản phẩm tại địa phương.
- Trải nghiệm nông nghiệp: cho du khách trải nghiệm như cày ruộng, cấy lúa,
trồng rau, thu hoạch mùa màng, chăm sóc gia súc... và có thể cho họ được thưởng
thức các thành quả của họ.
- Tham quan, trải nghiệm các lễ tế, màn trình diễn nghệ thuật truyền thống: hát
múa tại các lễ hội, tổ chức các buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống. Du khách có

19
Du lịch cộng đồng

thể tham gia một số công đoạn trong các lễ hội và họ cùng vui chơi thưởng thức các
trò chơi dân gian, nấu ăn các món ăn truyền thống…
- Giao lưu với người dân địa phương, hướng dẫn viên địa phương: là hoạt
động giao lưu hoặc giới thiệu những phong tục tập quán, lễ tiết, luật lệ,… về làng
cho du khách bởi chính người dân bản địa.
- Tái hi ện lại lịch sử và văn hóa: cung cấp các dịch vụ viếng thăm và nghe
người dân bản địa diễn giải các tài nguyên văn hóa và các công trình kiến trúc còn
lưu lại.

1.2.6. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Bảng 1.1. Mô tả các loại hình du lịch cộng đồng

Loại Đặc trƣng Nét hấp dẫn du lịch (điển hình)


Du lịch di sản Là du lịch bảo tồn và phát huy Tham quan, nghiên cứu và học tập
các di sản văn hóa trong làng từ các di tích lịch sử, thăm các nhà
(nhà cổ, đình làng, miếu-đền, cổ, thưởng thức các làn điệu dân
nhà thờ họ, bia đá, các làn điệu ca, tập hát xướng…
dân ca) còn lưu lại cho hậu thế
và các hoạt động của người xưa,
để cho du khách có thể học tập,
giao lưu, trải nghiêm.
Du lịch làng nghề Tham quan, trải nghiệm, giao Trải nghiệm nghề truyền thống,
truyền thống lưu nghề truyền thống, nghề thủ giao lưu với nghệ nhân, mua các
công mỹ nghệ,… còn giữ gìn tại sản phẩm nghề truyền thống, tham
các làng nghề. gia tour đi tham quan nguồn gốc
các sản phẩm nghề truyền thống
hoặc tham gia các công đoạn sản
xuất sản phẩm…
Du lịch sinh thái Du lịch vận dụng các điều kiện Tour khám phá, trải nghiệm môi
tự nhiên như cảnh quan sông trường thiên nhiên như sông nước,
nước, cù lao, công viên, vườn phong cảnh, tham quan và thưởng
cây ăn quả, nhà vườn, khí hậu… thức các sản phẩm tại các vườn
cây ăn quả hoặc cơ sở chế biến…
Du lịch nông sinh Du lịch tận dụng các thế mạnh Các chương trình tham quan, trải
học của nghề nông, các điều kiện nghiệm, học tập về nông nghiệp,
nông thôn và cuộc sống tại các tập sản xuất nông nghiệp, thưởng
nông thôn. thức nông sản, giao lưu với nông
dân…
Du lịch thể thao Du lịch dựa vào các tài nguyên Các chương trình trải nghiệm cuộc
thiên nhiên để trải nghiệm: bơi, sống hoang dã, thử thách mạo
lặn biển, chèo thuyền, câu cá, hiểm, rèn luyện sức khỏe, thưởng
đua thuyền, leo núi, trượt tuyết, thức sản phẩm săn bắt được…

20
Du lịch cộng đồng

săn bắn…
Du lịch nghỉ Du lịch dựa vào các nguồn nước Các sản phẩm ngâm tắm khoáng,
dưỡng, chữa bệnh khoáng, bùn khoáng tự nhiên, ngâm tắm thuốc dân gian… nhằm
các vùng có nhiều phương thuốc, trải nghiệm và phục hồi sức khỏe.
dược liệu quý của người dân bản
địa…
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch ―Cẩm nang du lịch nông thôn Việt Nam‖

1.2.7. Những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến tài nguyên
môi trường du lịch, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng

Bảng 1.2. Mô tả những tác động của du lịch cộng đồng

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG


I Những tác động kinh tế tích cực
1 Du lịch đã làm tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại địa phương
2 Thu nhập về kinh tế của người dân được tăng lên đáng kể nhờ du lịch
3 Du lịch đã thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư cho địa phương
4 Chất lượng các dịch vụ công cộng tại địa phương tốt hơn nhờ sự đầu tư từ du lịch
5 Du lịch là một trong những lĩnh vực quan trọng hỗ trợ nền kinh tế địa phương
6 Du lịch tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho cư dân địa phương
II Những tác động kinh tế tiêu cực
Lợi nhuận từ du lịch địa phương chảy vào túi các cá nhân và tổ chức ngoài địa
7
phương
8 Lợi nhuận từ du lịch chỉ làm lợi cho một số người sống quanh khu du lịch
9 Giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ ở địa phương tăng lên là vì du lịch
10 Giá cả nhà đất ở địa phương tăng lên là vì du lịch
11 Tính mùa vụ của du lịch tạo ra rủi ro cao, tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp
Việc phát triển du lịch tại các khu du lịch cũng gây trở ngại cho hoạt động kiếm kế
12
sinh nhai của người dân địa phương
III Những tác động văn hoá - xã hội tích cực
Du lịch đã cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng du lịch như hệ thống
13 giao thông vận tải, đường xá, điện, nước, các nhà hàng, các cửa hiệu, khách sạn và
các nhà nghỉ ... trong khu vực
14 Du lịch làm tăng lòng tự hào của người dân về văn hoá bản địa của mình
Du lịch khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động văn hoá như phát triển
15
nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc tại địa phương
Du lịch giúp cho việc gìn giữ, tôn tạo và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của người
16
dân địa phương
17 Du lịch giúp tăng cường sự giao lưu văn hoá giữa du khách và dân địa phương
18 Nhờ phát triển du lịch mà người dân địa phương có nhiều hơn các cơ hội giải trí
19 Du lịch giúp cải thiện CLCS của người dân địa phương
IV Những tác động văn hoá - xã hội tiêu cực
20 Người dân địa phương phải chịu những thiệt thòi vì sống trong điểm du lịch
21 Du lịch đang làm huỷ hoại văn hoá địa phương

21
Du lịch cộng đồng

Du lịch kích thích người dân địa phương bắt chước, đua đòi cách ứng xử của du
22
khách và từ bỏ những giá trị văn hoá truyền thống
Sự gia tăng số lượng du khách dẫn đến sự gia tăng mối bất hoà giữa cư dân địa
23
phương và du khách
Do sự xuất hiện của KDL, càng ngày càng khó có thể tìm được một không gian yên
24
tĩnh ở quanh khu vực này
Du lịch đã làm hạn chế việc sử dụng các phương tiện giải trí của người dân địa
25
phương đối với các trung tâm vui chơi giải trí, khu thể thao tổng hợp và bãi tắm.
Du lịch làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội, nghiện hút, mại dâm,
26
cờ bạc, rượu chè, buôn lậu, trộm cắp... tại địa phương
V Những tác động môi trường tích cực
Du lịch đã giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã
27
tại các khu du lịch.
Du lịch đã giúp cải thiện môi trường sinh thái địa phương ở rất nhiều khía cạnh như
28
bảo tồn, tôn vinh…
Du lịch đã cải thiện diện mạo (bộ mặt) của địa phương (hợp thị giác và có tính thẩm
29
mỹ)
Du lịch cung cấp động cơ cho việc phục hồi các công trình kiến trúc mang tính lịch
30
sử.
VI Những tác động môi trường tiêu cực
Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du khách
31
làm phá huỷ môi trường cảnh quan tại các khu du lịch.
Du lịch có tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên nhiên như suy giảm sự đa dạng
32
của các loài động thực vật.
Du lịch gây ra đáng kể việc ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất thải rắn và
33
ô nhiễm đất trồng.
Do hoạt động du lịch, hiện giờ diện tích đất nông nghiệp và đất tự nhiên trong khu
34
vực bị thu hẹp lại.
Các trang thiết bị phục vụ du lịch được xây dựng trong và phụ cận tại các khu du lịch
35
không hài hoà với môi trường tự nhiên và kiểu kiến trúc truyền thống.
Nguồn: TS. Phạm Hồng Long – Giảng viên trường Đại học KHXH&NV Hà Nội

1.2.8. Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch và phát
triển cộng đồng
- Vai trò của CĐĐP đối với phát triển du lịch.
+ Khi phát triển DLCĐ, CĐĐP sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các chủ thể tham
gia vào việc bảo tồn, tôn tạo, khai thác TNDL, tu tạo, xây dựng CSVCKT du lịch,
cùng với việc đóng góp công sức, tiền của trí lực của CĐĐP, ý thức của họ được
nâng cao, TNMTDL sẽ được bảo vệ đa dạng và chất lượng tốt hơn nhưng với chi
phí thấp. Từ đó sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng tốt, giá thành
rẻ hấp dẫn du khách hơn.

22
Du lịch cộng đồng

+ CĐĐP có cơ hội phát huy lợi thế của các nguồn lực của gia đình và địa
phương tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, giá thành rẻ, độc đáo.
Đồng thời họ có cơ hội, nguồn lực để phát triển các ngành nghề truyền thống, cung
ứng các sản phẩm cho du khách. Từ đó, cũng sẽ giúp cho sản phẩm du lịch phong
phú, đặc sắc và giá thành rẻ hơn cho du khách và CĐĐP.
+ Du khách có cơ hội tìm hiểu, giao lưu, hưởng thụ, nâng cao nhận thức về
các giá trị tự nhiên văn hóa bản địa, hiểu thêm đời sống của các người dân ở các
vùng có đời sống kinh tế còn khó khăn. Do vậy, họ sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa
hơn, sống nhân văn hơn, có trách nhiệm với các cộng đồng nghèo và TNMT hơn, sẽ
tạo ra môi trường du lịch tốt hơn.
- Vai trò của phát triển DLCĐ với phát triển cộng đồng:
+ Nhiều địa phương nghèo, khó khăn về các điều kiện phát triển kinh tế
nhưng lại có lợi thế cạnh tranh về các số lượng cũng như chất lượng TNDL sẽ mở
ra cơ hội cho phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và phát triển cộng đồng và
xóa đói giảm nghèo.
+ Khi phát triển DLCĐ, CĐĐP nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các bên tham
gia tri thức và nhận thức của họ được nâng cao. CĐĐP có cơ hội phát huy khai thác,
bảo tồn có hiệu quả hơn các nguồn lực ở địa phương. Từ đó, tạo nhiều cơ hội cho
CĐĐP phát triển KT – XH địa phương, nâng cao CLCS cộng đồng.
+ Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm du lịch của du khách, CĐĐP có khả
năng khôi phục, phát triển nhiều ngành nghề truyền thống, cơ hội tạo nhiều việc làm
thường xuyên, bán thời gian, tạo cơ hội tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa
phương.
+ DLCĐ tạo nhiều cơ hội phát triển văn hóa, giáo dục, cơ hội để người
nghèo có thể được giáo dục, học tập, đào tạo nghề, ngoại ngữ, phẩm chất. Từ đó,
góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo cơ hội tìm việc làm, nâng cao CLCS cho
người nghèo, phát triển KT – XH ở những địa phương nghèo.
+ DLCĐ mang lại cơ hội đầu tư kinh doanh cho kinh tế hộ gia đình và các
doanh nghiệp nhỏ, bởi kinh tế khởi nghiệp không đòi hỏi quá cao, đồng thời lại
nhận được sự hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm, chính sách từ các bên tham gia.

23
Du lịch cộng đồng

+ DLCĐ mang lại nhiều giá trị phi vật chất cho CĐĐP như: Có cơ hội để
thưởng thức các giá trị văn hóa truyền thống và tự nhiên trong lành đặc sắc, nâng
cao lòng tự hào về văn hóa, nhận thức rộng hơn về môi trường tự nhiên và nhân
văn, các giá trị, tri thức về phát triển KT – XH, kỹ năng tổ chức cuộc sống, tăng
cường tình gắn kết hỗ trợ trong cộng đồng, giảm nhẹ tính dễ tổn thương nhờ sự đa
dạng hóa nguồn thu nhập, nhận thức được nâng cao.

1.2.9. Một số mô hình và kinh nghiệm phát triển của du lịch cộng đồng trên
thế giới và ở Việt Nam

1.2.9.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới
- Mô hình và kinh nghiệm phát triển DLCĐ của vùng Wallonie (Bỉ). Wallonie
là một vùng nông thôn của Bỉ, thuận lợi cho việc phát triển DLCĐ. Cơ quan du lịch
quốc gia ở đây đã ban hành nhiều chính sách về quản lý và hỗ trợ tài chính thuận lợi
để làm cơ sở pháp lý, đòn bẩy cho phát triển du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch
của vùng dựa vào nguồn lực của ba chủ đề chính: Câu cá, đua ngựa và khám phá
thiên nhiên.
+ Các chính sách quản lý thuận lợi: Cơ quan quản lý du lịch quốc gia của
vùng đã ban hành các quy định về: Điều kiện số lượng, chất lượng các cơ sở lưu trú
và ăn uống, cấp biển hiệu, gia nhập Hiệp hội nhà nghỉ, các tiêu chuẩn xếp loại nhà
nghỉ, đào tạo nguồn nhân lực.
+ Chính sách về tài chính: Công việc xúc tiến phát triển du lịch được tiến
hành thông qua cơ quan xúc tiến phát triển du lịch quốc gia, các thành phố và các
trung tâm thông tin du lịch tại các điểm du lịch. Ngân sách cho hoạt động này ở Bỉ
được lấy từ quỹ công ích hằng năm là 12,5 triệu Euro, trong đó các chủ nhà nghỉ
đóng góp 20%. Các chủ nhà nghỉ của vùng Wallonie khi sửa chữa, cải tạo hoặc xây
mới nhà nghỉ được xin hỗ trợ kinh phí một lần trong thời gian 15 năm, ngay cả khi
sang nhượng cho chủ khác, số tiền không vượt quá 30% kinh phí thực hiện. Số tiền
hỗ trợ không quá 1.225 Euro và không dưới 500 Euro. [42]

24
Du lịch cộng đồng

- Mô hình và kinh nghiệm phát triển DLCĐ của KBT Annapurna: KBT
Annapurna có diện tích rộng 7629 km2, nằm ở vùng núi Hymalaya, hiện có hơn
150.000 người dân sinh sống. Nơi đây có thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng bậc nhất
trên thế giới và có nhiều tộc người thiểu số vẫn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa
độc đáo sinh sống.
Số lượng du khách quốc tế đến Nepal ngày càng tăng, năm 1962 là 6000
người, năm 1998 là 460.000 người, năm 2012 là 803.092 người. Sự gia tăng của du
khách cùng với dân số địa phương đã gây ra sức ép lên những khu vực có sự đa
dạng sinh học cao, trong đó có khu vực Annapurna. Do vậy, năm 1986 dự án KBT
Annapurna dưới sự bảo hộ của tổ chức King Mahendra Trust for Nature
Conversationn (KMTNC) được thành lập với ba nhiệm vụ phát triển cộng đồng, bảo
tồn thiên nhiên và phát triển du lịch. [75]
Nhiều chương trình của dự án đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc
tế: KEEP (The Kathmandu Based Environmental Education), ADB (Asian
Development Bank), SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan)… Với mục tiêu giảm sức ép
đối với nguồn tài nguyên rừng, bảo tồn văn hóa truyền thống, phát triển cộng đồng
và làm cho ngành du lịch có trách nhiệm hơn.
CĐĐP đã được hỗ trợ giáo dục đào tạo về du lịch và môi trường, CSVCKT
du lịch, CSHT, phát triển chăn nuôi trồng trọt, lâm nghiệp, bảo tồn rừng và văn hóa
truyền thống từ các tổ chức.
Dự án KBT Annapurna đã đạt được nhiều kết quả cao hơn nhiều dự án du
lịch sinh thái ở Nepal. Sự đa dạng của tự nhiên được bảo vệ, tạo nhiều việc làm đặc
biệt cho phụ nữ, bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống, chất lượng và số lượng
CSVCKT du lịch được nâng cao, hấp dẫn du khách, CLCS của cộng đồng được cải
thiện, việc phân chia lợi nhuận công bằng từ du lịch được công khai. Thành công
của ACAP đã khuyến khích nhiều dự án khác ở Nepal làm theo mô hình du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng của ACAP. [53]
+ Mô hình dự án phát triển DLCĐ ở Kiriwong (Thái Lan): được cộng đồng
quốc tế đánh giá là một điển hình tốt. Làng Kiriwong là một cộng đồng dân cư nông
nghiệp nhỏ sinh sống ở chân núi Khao Luang, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du

25
Du lịch cộng đồng

lịch. Người dân trong làng chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tuy nhiên họ có
thể kết hợp tốt các hoạt động du lịch trong truyền thống và lối sống địa phương. Với
việc ngành du lịch hỗ trợ cộng đồng về nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ
bản, VQG Khao Luang khảo sát các điểm du lịch và lắp đặt các biển báo với những
thông tin hữu ích, cộng đồng dân cư ở đây tổ chức bán các sản phẩm lưu niệm và
sản phẩm của địa phương, đồng thời họ trở thành những hướng dẫn viên du lịch và
hỗ trợ khách du lịch. KDL có thể ở cùng với người dân địa phương “du lịch
homestay”, thưởng thức những món ăn bản địa và trải nghiệm truyền thống văn hóa
địa phương do người dân cung cấp các dịch vụ. Dự án đã giúp tăng thu nhập và cải
thiện đời sống của người dân. Trong thời gian ngắn, Kiriwong đã trở thành điểm du
lịch nổi tiếng trong nước và nước ngoài.

1.2.9.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam


- Thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách
thành phố Huế 60km về phía tây nam, thôn Dỗi nằm trong thung lũng, thượng
nguồn của sông Hương, VQG Bạch Mã. Người dân nơi đây thuộc tộc người Cơ Tu.
Trước đây, đa số dân cư ở đây có đời sống khó khăn, dựa vào trồng lúa, trồng và
bảo vệ rừng, làm nương rẫy, thu lượm sản phẩm rừng. Trên cả nước năm 2009,
người Cơ Tu có trên 4000 người, tại thôn Dỗi có 141 hộ gia đình gồm 670 người.
Tháng 7/2004, SNV và Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã bắt đầu hợp tác, hỗ
trợ phát triển DLCĐ tại tỉnh nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Dự
án cũng đã tăng cường liên kết, huy động được sự hỗ trợ của nhiều bên tham gia
như: Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, UBND huyện Nam Đông, Công ty Du lịch Đông
Kinh Nhật Bản, Đại sứ quán Mỹ. CĐĐP ở thôn Dỗi đã nhận được sự hỗ trợ để xây
dựng CSHT, nhà văn hóa, đồ dùng cho học sinh và dân làng, dụng cụ và thiết bị
nấu ăn, quần áo, cồng chiêng để biễu diễn văn nghệ.
Dự án đã giúp cộng đồng thành lập các nhóm tổ sản xuất hàng thủ công và
làm du lịch: Tổ văn nghệ, tổ đan cói, tổ dệt, tổ hướng dẫn, tổ ăn uống và lưu trú. Dự
án đã liên kết với trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế trong việc giáo dục đào tạo
nguồn nhân lực du lịch cho cộng đồng.

26
Du lịch cộng đồng

Hằng năm, công ty du lịch Đông Kinh Nhật Bản đã đưa hơn 300 du khách
Nhật đến tham quan, sử dụng sản phẩm du lịch của CĐĐP. KDL của công ty còn hỗ
trợ trên 100 triệu đồng mỗi năm bằng hiện vật và tiền để phát triển giáo dục và xóa
đói giảm nghèo ở đây. Mỗi lao động tham gia vào các hoạt động du lịch có thu nhập
từ 300 – 700 ngàn đồng/1 tháng. Toàn thôn Dỗi hiện không còn hộ nghèo, CSHT
được xây mới, nhà cửa của người dân đã được xây dựng khang trang, 60 gia đình có
thể tham gia, trong đó có nhiều phụ nữ và thanh niên và đã được hưởng lợi từ du
lịch.
- Mô hình phát triển DLCĐ Viela VuLinh: Thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái nằm cách trung tâm thành phố Yên Bái 35km theo đường ô
tô và 10km theo đường bộ và khoảng 1 giờ đi tàu trên hồ Thác Bà. Thôn Ngòi Tu
nằm ở trong vùng đồi núi thấp, xen với các thung lũng trú phú ven hồ Thác Bà với
phong cảnh thủy mạc thơ mộng. Người dân thôn này thuộc tộc người Dao ngành
quần chẹt. Gần với thôn Ngòi Tu là các thôn bản của người Dao như: Đồng Tí,
Đồng Tanh, Đồng Tầm, Tầm Vông. Các thôn bản ở đây CĐĐP còn bảo tồn được
nhiều ngôi nhà và văn hóa truyền thống.
Thôn Ngòi Tu có 110 hộ gia đình với trên 800 nhân khẩu. Trước đây, người
dân ở thôn chủ yếu sống dựa vào nghề trồng lúa, trồng và khai thác rừng, đánh bắt
cá trên hồ Thác Bà, tuy làm việc chăm chỉ nhừng đời sống của nhiều hộ gia đình
vẫn nghèo, CSHT kém phát triển.
Năm 2008, công ty du lịch VieLa VuLinh do ông Phedo Bình làm giám đốc
được thành lập, đã phối hợp với Sở Du lịch và Thương mại Yên Bái hỗ trợ CĐĐP
phát triển du lịch và KT – XH. Ngân sách của tỉnh đã hỗ trợ làm đường giao thông
bản, trạm y tế, nước sạch. Mỗi hộ làm du lịch được hỗ trợ 8 triệu đồng làm nhà vệ
sinh, được vay vốn từ 100 – 200 triệu để sửa sang nhà cửa, mua sắm các trang thiết
bị đón KDL.
Công ty VieLa VuLinh đã hỗ trợ 5 triệu VNĐ/1 năm để khôi phục văn hóa
nghệ thuật truyền thống, 300 triệu VNĐ tổ chức lễ hội văn hóa ở địa phương và
marketing sản phẩm du lịch của địa phương. Công ty còn hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ

27
Du lịch cộng đồng

và nghiệp vụ du lịch cho CĐĐP (có 70 lượt người tham gia). Công ty đã đầu tư trên
5 tỷ đồng để xây dựng nhà nghỉ (8 phòng) và bến tàu.
Khách du lịch của Công ty VieLa VuLinh đưa đến thường lưu trú ăn uống ở
nhà dân 1 ngày và lưu trú, ăn uống và ở nhà nghỉ của công ty 2 ngày. Công ty mỗi
năm đón từ 1200 – 1500 du khách, đã tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với
mức lương trung bình 3,5 triệu/1 tháng. Hiện nay, thôn Ngòi Tu có 40 gia đình có
thể tham gia đón KDL, lưu trú, ăn uống, tham quan, trong đó 10 gia đình đón KDL
thường xuyên, số lượng từ 50 – 150 khách/1 hộ gia đình/1 năm, doanh thu trung
bình từ 5 – 10 triệu đồng/1 tháng/1 hộ gia đình.
1.2.9.3. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLCĐ ở các nước trên
thế giới và ở Việt Nam cần học tập
+ Quy hoạch phát triển KT – XH, quy hoạch du lịch và quy hoạch phát triển
DLCĐ được tiến hành phù hợp, đúng đắn, nghiêm ngặt, được thực hiện công khai,
minh bạch, không có tham nhũng.
+ Có sự hỗ trợ của cộng đồng trong phát triển DLCĐ và phát triển KT – XH,
bằng việc ban hành các chính sách thuận lợi và bảo vệ TNMT, xây dựng nâng cấp
CSHT, CSVCKT, tài chính, đào tạo, xúc tiến phát triển du lịch, phân chia lợi ích từ
hoạt động du lịch.
+ Công nhận quyền chủ sở hữu của CĐĐP trong việc bảo tồn, khai thác
TNMT và tham gia vào tất cả các hoạt động du lịch.
Những hạn chế cần khắc phục: ở nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có
Việt Nam, chất lượng CSVCKT du lịch tại nhiều khu điểm DLCĐ còn thấp, các
thiết bị, đồ dùng cho du khách còn thiếu, không thuận tiện, đặc biệt là nhà vệ sinh,
việc vệ sinh nhà nghỉ chưa được làm tốt, làm giảm sức hấp dẫn của du lịch với các
dịch vụ này nên thời gian lưu trú của du khách thường ngắn. Việc ban hành và thực
hiện các chính sách thuận lợi cho phát triển DLCĐ còn chậm, chưa đầy đủ.

1.3. Làng nghề truyền thống

28
Du lịch cộng đồng

1.3.1. Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống


- Nghề thủ công truyền thống: là những nghề sản xuất ra những loại sản phẩm
chủ yếu bằng công cụ thô sơ và sức lao động sáng tạo của con người. Nghệ thuật
sản xuất nghề (hay còn gọi là bí quyết nghề nghiệp) do những nghệ nhân dân gian
sáng tạo, gìn giữ truyền thống từ đời này sang đời khác cho những người trong gia
đình, cùng huyết thống hoặc ở cùng làng bản. Các sản phẩm của các nghề thủ công
truyền thống không những mang giá trị sử dụng mà còn có giá trị về thẩm mỹ, triết
học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm tư, tình cảm ước vọng của người làm ra chúng.
- Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Tài nguyên du lịch”: “Làng nghề nông
thôn Việt Nam là làng nghề có trên 30% tổng dân số tham gia sản xuất các sản
phẩm phi nông nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất này chiếm trên 50%
tổng doanh thu của cả làng”. [49, tr.70 – 71]
- Theo Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam”: “Làng
là một đơn vị hành chính từ cổ xưa, mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người,
sinh hoạt có tổ chức, kỷ cương, tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không
những là một làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề
sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm”. [35]
Nếu xét theo tiêu chí trên về làng nghề nông thôn Việt Nam trong 1450 làng
nghề hiện còn được bảo tồn ở Việt Nam thì chỉ còn rất ít làng nghề thủ công truyền
thống đủ tiêu chuẩn để công nhận. Phần lớn các làng nghề nông thôn hiện nay chủ
yếu là làng sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Các làng nghề thủ công truyền thống của
Việt Nam hiện nay chỉ còn một vài hộ đến một vài chục hộ sản xuất và bán các sản
phẩm nghề truyền thống. Ở một số đô thị nước ta vẫn còn một số phường bảo tồn
được sản xuất nghề thủ công truyền thống được bảo tồn.
- Làng nghề truyền thống có thể quan niệm như sau: ―Là làng có những người
cùng sinh sống phát triển KT – XH, có những luật lệ, giá trị văn hóa riêng, có nghề
sản xuất hàng hóa đã được hình thành phát triển một thời gian dài trong lịch sử,
chuyên sản xuất một số loại sản phẩm hàng hóa, nghệ thuật sản xuất nghề được
bảo tồn, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong làng. Sản phẩm hàng hóa được

29
Du lịch cộng đồng

sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong làng mà còn được bán ra
thị trường trong nước và quốc tế. Các giá trị văn hóa của làng phong phú được
sáng tạo, bảo tồn qua nhiều thế hệ‖.

1.3.1.1. Điều kiện để phát triển làng nghề nông lâm ngư nghiệp truyền thống
+ Có điều kiện về đất đai, mặt nước, vườn rừng, các điều kiện về khí hậu, tài
nguyên sinh vật… để phát triển các nghề này và có thể tạo việc làm cho 50% số lao
động tham gia và tạo ra trên 50% thu nhập của cả làng.
+ Thường có tổ nghề là người sáng tạo và truyền nghệ thuật sản xuất nghề
cho các thế hệ sau. Nghệ thuật sản xuất nghề được bảo tồn và truyền từ đời này
sang đời khác ở trong Làng và tạo ra sản phẩm đặc sắc của Làng.
+ Người dân ít chịu ảnh hưởng của lối sống đô thị và công nghiệp hóa, yêu
nghề, yêu truyền thống văn hóa của dòng họ, của quê hương, do đó bảo tồn phát
triển nghề và giá trị văn hóa truyền thống.
+ Thu nhập và đời sống của lao động phải đảm bảo CLCS không nghèo khổ,
nếu đời sống của người lao động nghèo khổ nghề truyền thống sẽ có nguy cơ bị suy
giảm thất truyền.
+ Có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nghề truyền thống.

1.3.1.2. Các điều kiện để phát triển các làng nghề thủ công truyền thống
+ “Nhất cận thị, nhì cận giang”, các làng nghề thủ công truyền thống thường
phân bố ven các sông lớn và các đô thị lớn thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên
liệu và tiêu thụ sản phẩm. Gần các nguồn nguyên liệu hoặc phân bố tại các vùng có
nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất.
+ Có các nghệ nhân dân gian, các tổ nghề là những người sáng tạo ra các
nghệ thuật sản xuất, phát triển nghề và các nghệ thuật sản xuất nghề được giữ gìn,
sáng tạo truyền từ đời này sang đời khác trong dòng họ hoặc trong làng.
+ Các nguồn lực đất đai, nước, sinh vật, khí hậu để phát triển các nghề nông
lâm ngư nghiệp hạn chế, các nghề này không đảm bảo đời sống cho người dân.

30
Du lịch cộng đồng

+ Dân cư của các làng này thường có những phẩm chất: Chăm chỉ, chịu khó,
khéo tay, sáng tạo, hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống và sản xuất, yêu truyền thống văn
hóa quê hương, yêu nghề, bảo tồn được nhiều giá trị nghề và văn hóa truyền thống.

1.3.1.3. Các đặc điểm của các làng nghề truyền thống
+ Người dân có nhiều phẩm chất tốt: Chăm chỉ, chịu khó, hiền lành, khéo
tay, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng cao, tinh thần hy sinh và trách nhiệm với
cộng đồng cao, luôn có ý thức đóng góp xây dựng phát triển làng, yêu và tự hào về
quê hương.
+ CĐĐP ở các làng nghề này qua nhiều thế hệ đã sáng tạo và bảo tồn được
nhiều giá trị văn hóa truyền thống, các DTLSVH (đình, chùa, miếu, nhà thờ tổ nghề,
tổ họ), lễ hội, văn hóa ứng xử, văn hóa nghệ thuật, luật lệ của làng, tôn giáo tín
ngưỡng, tục cúng tổ nghề và thành hoàng làng.
+ Nhà cửa dân cư khang trang, có nhiều nhà cổ, đường làng ngõ xóm được
bê tông hoặc gạch hóa, tỷ lệ số hộ nghèo ít.
+ Do đặc điểm và tính chất sản xuất của làng nghề nên môi trường của làng
nghề bị ô nhiễm bởi các chất thải từ những công đoạn sản xuất và tập kết nguyên
vật liệu.
- Các giá trị văn hóa của các LNTT là những nguồn lực thuận lợi cho phát
triển DLCĐ, hấp dẫn du khách, đặc biệt là KDL quốc tế ở các nước phát triển.

*Tiểu kết chƣơng 1:

Chương 1 luận văn đã giải quyết được hai vấn đề: Cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn của DLCĐ. Trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã nhấn mạnh việc giải quyết
khái niệm DLCĐ và đưa ra một số khái niệm phù hợp với đặc điểm của DLCĐ để
làm nền tảng lý luận cho luận văn. Tác giả cũng tập trung vào việc xác định và phân
tích các đặc điểm, điều kiện, các nguyên tắc để phát triển, các chủ thể tham gia, các
loại hình du lịch và những tác động trong quá trình phát triển DLCĐ. Trong phần cơ
sở thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu đưa ra những mô hình và bài học kinh nghiệm
của các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới: Của vùng Wallonie (Bỉ),

31
Du lịch cộng đồng

KBT Annapurna (Nepal), Kiriwong (Thái Lan) và để thấy được đặc điểm, xu
hướng, kinh nghiệm phát triển DLCĐ trên thế giới. Đồng thời tác giả cũng nghiên
cứu, đưa ra ba mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam: Thôn Dỗi, xã Thượng Lộ
(Nam Đông, Thừa Thiên Huế); Viela VuLinh ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh (Yên
Bình, Yên Bái). Những bài học kinh nghiệm từ những mô hình trên thế giới và ở
Việt Nam được nhìn nhận dưới cả góc độ tích cực và hạn chế để làm cơ sở thực tiễn
cho việc triển khai nghiên cứu phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành phố Nha
Trang.

Bảng 1.3. Mô tả hình thái du lịch cộng đồng

Stt Tiêu mục Nội dung


1 Địa điểm - Ven đô, nông thôn (đồng bằng, miền núi, ven biển)
2 TNDL - TNDL tự nhiên, TNDL nhân văn, tài nguyên KT – XH, kỹ
thuật và bổ trợ, đặc biệt tại các VQG, các vùng biển đảo giàu
TNDL, các vùng nông thôn, miền núi giàu TNDL nhân văn…
3 Điều kiện phát - Phát triển ở những nơi có nguồn TNDL tự nhiên và TNDL
triển nhân văn phong phú đặc sắc.
- CĐĐP giữ vai trò chủ thể trong các quá trình và hoạt động
phát triển DLCĐ và vai trò là khách du lịch.
- Cần có sự hỗ trợ của chính phủ, chính quyền địa phương, cơ
quan quản lý du lịch các cấp và các bên tham gia khác.
- Phần lớn lợi ích để lại cho CĐĐP.
4 Mục đích - Tìm hiểu, khám phá, nâng cao nhận thức về tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa bản địa, nâng cao sức khỏe và giải trí, góp
phần phát triển cộng đồng.
5 Các thành viên - CĐĐP, chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan
tham gia quản lý du lịch, các cá nhân và tổ chức, khách du lịch.
6 Những tác động - Góp phần bảo vệ, làm phong phú và nâng cao chất lượng và
tích cực tôn vinh TNMT.
- Góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, giảm giá thành
sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo.
- Nâng cao nhận thức của CĐĐP, phân chia lợi ích từ hoạt
động kinh doanh du lịch công bằng, phát triển KT – XH và
nâng cao CLCS của CĐĐP.
- Góp phần đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng phong phú và
có chất lượng cao của du khách.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì phát triển nghề truyền
thống, xóa đói giảm nghèo.
7 Những tác động - Làm xấu cảnh quan, cạn kiệt suy thoái tài nguyên, ô nhiễm
tiêu cực môi trường.
- Gây lạm phát, giá cả tăng, suy giảm CLCS của CĐĐP, phân

32
Du lịch cộng đồng

hóa giàu nghèo, gây mâu thuẫn trong cộng đồng.


- Nguồn lợi từ hoạt động du lịch chảy vào túi những công ty
và những người ngoài địa phương và nước ngoài.
- Suy giảm nghề và những giá trị văn hóa truyền thống, quá
tải về môi trường, CSHT, gia tăng tệ nạn xã hội, suy giảm dân
số và di dân tự do.
- Làm giảm chất lượng và tăng giá của các sản phẩm du lịch.
- Tác động tiêu cực đến nhu cầu và quyền lợi của KDL, lãng
phí CSVCKT du lịch
Nguồn: Tác giả tổng quan

33
Du lịch cộng đồng

CHƢƠNG 2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG


ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ
NHA TRANG

2.1. Khái quát về thành phố Nha Trang

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên


Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh
Hòa. Nha Trang nằm ở tọa độ địa lý 12015’22” vĩ độ bắc và 109011’47” kinh độ
đông, phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây
giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.
Nha Trang có diện tích 251 km2, dân số 392.279 người (2009), gồm 3 tộc
người sinh sống: Kinh, Hoa và Chăm. Đơn vị hành chính gồm 8 xã, 19 phường
Nha Trang có vị trí giao thông đường bộ, đường không và đường biển thuận
lợi cho việc phát triển du lịch.
Nha Trang có địa hình cao từ 0 – 900m so với mực nước biển chia thành 3
vùng: Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái, vùng chuyển tiếp và các đồi thấp
nằm ở phía tây, đông nam, trên các đảo nhỏ, vùng núi phần lớn ở phía bắc, phía
nam trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá.
Nha Trang là thành phố biển, có vịnh Nha Trang với diện tích 507 km2, gồm
19 đảo lớn nhỏ. Nha Trang là thành phố biển nổi tiếng với dương xanh, cát trắng,
bãi biển ven bờ đẹp, dài trên 7 km, nước ấm, độ trong suốt cao, ít ô nhiễm.
Nha Trang có hai hệ thống sông lớn là sông Cái Nha Trang đoạn chảy qua
Nha Trang dài 10 km, sông Quán Trường (2 nhánh sông: phía đông dài 9 km, nhánh
phía tây dài 6 km). Nha Trang có nguồn suối khoáng nóng ở xã Vĩnh Ngọc và Vĩnh
Phương.
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới hải dương ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là
26,30C, mùa khô kéo dài, lượng mưa ít so với cả nước, nhiều ánh nắng, ít ảnh
hưởng của bão. Nha Trang giàu tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên sinh vật
biển.

34
Du lịch cộng đồng

2.1.2. Tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển của Nha Trang
Theo các nhà nghiên cứu thì tên “Nha Trang được hình thành do cách đọc
của người Việt phỏng theo âm một địa danh của người Chăm”. Trước đây Ya Tran
có nghĩa là “sông lau”, tức là gọi sông Cái Nha Trang, trước kia có nhiều cây lau
sậy. Về địa danh Nha Trang còn có trong toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư,
do nho sinh Đỗ Bá soạn vào cuối thế kỷ 17 và trong Phủ biên tập lục (1776) của Lê
Quý Đôn.
Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất dân cư thưa,
thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Ngày 3/8/1924, Nha Trang trở
thành thị trấn từ các làng cổ. Ngày 7/5/1937, Nha Trang được nâng lên thị xã gồm 5
phường. Ngày 27/1/1958, Nha Trang được chia thành xã Nha Trang đông và Nha
Trang tây thuộc quận Vĩnh Xương. Ngày 22/10/1970 thị xã Nha Trang được tái lập
làm tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa nhưng mở rộng thêm gồm 2 quận.
Ngày 2/4/1975 Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang. Ngày 6/4/1975, Ủy
ban quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh
Xương. Tháng 9/1975 hợp nhất hai quận 1 và 2 thành thị xã Nha Trang.
Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc
tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Khánh.
Ngày 1/7/1989, Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22/4/1999,
Nha Trang được công nhận là thành phố loại 2. Ngày 22/4/2009, Nha Trang được
công nhận là thành phố loại 1. [13, tr.78 – 79]

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn


Nha Trang đến nay còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể. Các giá trị văn hóa vật thể gồm: Tháp bà Ponagar, chùa Long Sơn, chùa Kim
Sơn, nhà thờ Đá, chợ Đầm, Viện Hải Dương Học, nhiều đình, chùa, miếu, nhà cổ,
viện Pasteur, biệt thự Cầu Đá, nhiều công viên, các khu nghỉ dưỡng. Nha Trang
hiện có DTLSVH được xếp hạng cấp quốc gia và DTLSVH cấp tỉnh. Nha Trang
hiện còn bảo tồn được nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ hội Tháp Bà, lễ hội

35
Du lịch cộng đồng

Cầu Ngư và Nghinh Ông Nam Hải, lễ hội Tế xuân, Tế thu, Festival Biển (từ ngày
10/6 đến 15/6 vào các năm lẻ).
Về LNTT gồm: làng dệt cói, làm hương Ngọc Hội (Vĩnh Ngọc), làng làm
gốm Lư Cấm (phường Ngọc Hiệp), Yến Sào (Bích Đầm, Vĩnh Nguyên), làng đánh
bắt và chế biến hải sản (cửa Bé, Vĩnh Trường), các làng ngư nghiệp Trí Nguyên,
Vũng Ngán (Vĩnh Nguyên)…
Văn hóa nghệ thuật truyền thống gồm: Các điệu múa, làn điệu dân ca, âm
nhạc Chămpa, nghệ thuật hát Bộ, hò Bá Trạo. Nghệ thuật ẩm thực ở đây còn bảo
tồn nhiều món ăn, thực phẩm ngon như: Bún cá dầm, bánh căn, bánh canh cá dầm,
bánh ướt, bánh xèo, các sản phẩm chế biến từ Yến Sào, nước mắm, mực một
nắng…
Người dân Nha Trang hiền hòa, mộc mạc, chăm chỉ làm việc, thân thiện và
hiếu khách tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển KT – XH và du lịch.

2.1.4. Kinh tế - xã hội


Nha Trang là thành phố có các ngành công nghiệp, ngư nghiệp và du lịch
phát triển. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 8184 USD, tốc
độ tăng trưởng GDP đạt 13 – 14%. Nha Trang chỉ chiếm 4,84% diện tích của tỉnh
Khánh Hòa nhưng chiếm 1/3 dân số và 2/3 tổng sản phẩm nội địa của tỉnh. Thành
phố đóng góp 82,5% doanh thu du lịch, dịch vụ và 42,9% giá trị sản lượng công
nghiệp của tỉnh. [13]
Nha Trang có hệ thống giao thông phát triển cả đường bộ, đường sắt, đường
thủy và đường hàng không. Đến năm 2013, tất cả các đường giao thông phường, xã
đã được trải nhựa và bê tông 100%. Nha Trang còn có cảng biển quốc tế có thể đón
được các tàu du lịch lớn và cách cảng hàng không quốc tế Cam Ranh 35km, quốc lộ
1A chạy qua thành phố dài 14,9km, tuyến đường sắt Bắc Nam có ga chính tại đây.
Các nguồn lực tự nhiên, văn hóa, KT – XH của Nha Trang là những thế
mạnh, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, du lịch văn
hóa dựa vào cộng đồng, du lịch MICE…

36
Du lịch cộng đồng

2.2. Vị trí địa lý và các nguồn lực tự nhiên cho phát triển du lịch cộng
đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang

2.2.1. Vị trí địa lý


Làng dệt Chiếu (xóm Chiếu – chợ Chiều) Ngọc Hội thuộc xã Vĩnh Ngọc,
làng Gốm Lư Cấm thuộc phường Ngọc Hiệp nằm gần nhau, cách thành phố Nha
Trang khoảng 4 km theo đường thủy trên sông Cái, từ bến cá Cù Lao đi theo đường
23 tháng 10 và hương lộ 45 theo đường bộ. Hai làng nghề này đã được phát triển
thành điểm tham quan LNTT theo tuyến du lịch ven sông Cái.
Làng chài Trí Nguyên nằm trên đảo Trí Nguyên, Làng Bích Đầm và Vũng
Ngán nằm trên đảo Hòn Tre và trong vịnh Nha Trang. Nếu đi bằng tàu du lịch thì
cách cảng Cầu Đá khoảng 20 phút đến làng Chài Trí Nguyên, 1 giờ đến làng Chài
Vũng Ngán, khoảng 2 giờ đến Làng Bích Đầm. Cả ba làng nghề này đều thuộc
phường Vĩnh Nguyên và nằm trên các tour du lịch biển đảo Nha Trang.

2.2.2. Tên gọi và lịch sử hình thành phát triển


Làng dệt chiếu Ngọc Hội hay còn gọi là “làng chiếu chợ Chiều”: Vì cả làng
trước đây làm nghề trồng cói và dệt chiếu, có chợ bán chiếu và các mặt hàng khác,
được họp vào các buổi chiều nên được gọi là làng chiếu chợ Chiều. Làng chiếu xưa
còn có tên gọi là Ngọc Toản nằm sát núi gành (hòn Quy). Phần lớn các tài liệu viết
về Nha Trang, Làng chiếu đều có tên Ngọc Hội thuộc xã Vĩnh Ngọc. Năm 2004,
được tách thành hai thôn Ngọc Hội 1 và 2. Thôn Ngọc Hội 1 có diện tích là 34 ha,
thôn Ngọc Hội 2 có diện tích là 31 ha.
Làng gốm Lư Cấm: Theo các tài liệu thì tên làng không có thay đổi.
Từ thời vương quốc Chămpa, trên địa phận làng gốm Lư Cấm và làng chiếu
Ngọc Hội đã có dân cư đến sinh sống. Đến thế kỷ thứ XVII sau năm 1653, dân cư
Việt đến đây đông đúc, làm gốm, dệt chiếu kinh tế trù phú, đến giữa thế kỷ thứ XIX
các đình làng được xây dựng.
Làng yến sào – Bích Đầm: “Bích Đầm” Bích bởi lẽ phía trước làng có vũng
nước biển trong xanh như ngọc bích nên làng có tên Bích Đầm.

37
Du lịch cộng đồng

Làng chài Trí Nguyên: Vì trên đảo có hồ cá Trí Nguyên và sau đó là khu du
lịch Trí Nguyên nên đảo có tên là Trí Nguyên, nên gọi là làng chài Trí Nguyên và vì
gần như cả làng làm nghề đánh bắt hải sản. Trước đây, đảo này có miếu thờ thần
Nam Hải nên gọi là Hòn Miễu.
Làng chài Vũng Ngán: Nằm ở vũng nước tiếp giáp với đảo Hòn Tre, có lẽ vì
vùng nước này có nhiều loài nhuyễn thể là loài Ngán. Người dân nơi đây sống bằng
nghề đánh bắt nuôi trồng hải sản nên làng có tên là làng chài Vũng Ngán.
Vào trước Công Nguyên cách đây trên 2500 năm ở trên khu vực ven vịnh
Nha Trang và trên đảo Hòn Tre đã có cư dân sinh sống, họ là chủ nhân của nền văn
hóa Sa Huỳnh và Chămpa.
Trước thế kỷ 17, tại các làng Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng Ngán đã có
người Chăm sinh sống. Đặc biệt từ sau năm 1653 đến nay, dân cư người kinh ở các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, và các tỉnh duyên hải miền Trung vào đây sinh sống
ngày càng nhiều, sống bằng nghề khai thác biển.

2.2.3. Các nguồn lực tự nhiên


2.2.3.1. Địa chất và địa hình
Địa phận và phần biển của các LNTT ở Nha Trang là một bộ phận thuộc
phần rìa phía Đông Nam của khối nền cổ Kon Tum, được nổi lên khỏi mặt biển
cùng với sự đứt gãy sâu từ kỷ Cambri thuộc đại Cổ sinh. Khu vực này chịu ảnh
hưởng mạnh của chu kỳ uốn nếp trong các đại Cổ sinh và Trung sinh.
Ở đại Tân Sinh địa hình ở đây chịu tác động của ngoại lực, tạo nên vùng
đồng bằng ven sông biển, các bãi biển, địa hình đáy biển, các đảo ven bờ. Vận động
Hymalaya cuối đại Tân Sinh làm cho phần đứt gãy nhiều nơi, làm cho thềm lục địa
ở đây hẹp và sâu.
Các làng Ngọc Hội, Lư Cấm có địa hình đồng bằng cửa sông được bồi tụ phù
sa của sông Cái cao dưới 10m, vẫn còn nhiều vùng đất trũng thuận lợi cho trồng cây
cói để dệt chiếu và các sản phẩm từ cói và có nhiều gò đất sét là nguyên liệu cho
nghề làm gốm.

38
Du lịch cộng đồng

Các làng Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng Ngán có địa hình mài mòn bồi tụ ven
biển, đảo, địa hình đảo và vịnh biển, có nhiều đảo, bãi biển cát vàng đẹp như: Bãi
Sỏi (Trí Nguyên), bãi tắm đôi của đảo Hòn Nội, bãi biển Hòn Tằm, các bãi biển ven
đảo Hòn Tre đã tạo ra phong cảnh đẹp thuận lợi cho hoạt động du lịch biển, nuôi
trồng đánh bắt hải sản.

2.2.3.2. Khí hậu


Các LNTT ở Nha Trang có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất hải
dương, ôn hòa, mát mẻ và nhiều ánh nắng quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm là
26,30C, tổng lượng nhiệt 8900 – 98000C, dao động hằng ngày của nhiệt độ từ 5 –
70C, cao nhất là vào các tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12. Biên độ nhiệt
năm từ 4 – 50C. Tháng nóng nhất đa số rơi vào tháng 5, 6. Mùa nóng bắt đầu từ
tháng 2, 3 và kết thúc vào tháng 11 và tháng 12. Thời kỳ này có gió mùa hạ hướng
tây nam. Gió mùa đông từ tháng 10, 11 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau, với
hướng gió đông bắc. Tốc độ gió ở đây thường từ 2m/giây – 5m/giây. Gió đất, gió
biển trên khu vực bờ biển: Gió thổi từ nửa đêm đến 10 giờ sáng theo hướng tây và
tây bắc, gió từ biển từ 11 giờ đến 16 giờ theo hướng đông hoặc đông nam, thuận lợi
cho hoạt động đi biển của ngư dân.
Lượng mưa trung bình năm từ 1200mm – 1800mm, mưa nhiều vào các tháng
9, 10, 11, 12 chiếm khoảng 75 – 80% lượng mưa cả năm, riêng tháng 10, 11 chiếm
50% lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ nước biển trung bình năm là 27,880C, dao động năm là 60C, nhiệt
độ cao nhất vào mùa hạ 29,880C, nhiệt độ thấp nhất và mùa đông là 220C. Độ ẩm ở
Nha Trang thường dưới 80%.
Khí hậu tại các LNTT nói riêng và Nha Trang nói chung điều hòa quanh
năm, mùa đông ít lạnh, mùa hạ mát mẻ kéo dài, ít bão, thời gian khí hậu thuận lợi
cho hoạt động du lịch tới 10 tháng/1 năm, từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.

39
Du lịch cộng đồng

Bảng 2.1. Các yếu tố nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình tháng của Nha Trang

Tháng 2 2 3 4 5 6 7
Tiêu mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ trung 2 2 2 3 3 3 3
bình cao độ C 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27
Nhiệt độ trung 2 2 2 2 2 2 2
bình thấp độ C 22 22 23 25 26 26 26 25 25 24 24 22
Lượng mưa trung 0 2 1 3 2
bình (cm) 2 ,4 0,56 2,07 1,98 5,08 3,48 2,62 3,23 13,38 25,43 25,12 2,21
Nguồn: www.msn weather

2.2.3.3. Tài nguyên nước


Các làng Ngọc Hội và Lư Cấm nằm ven sông Cái. Sông Cái Nha Trang còn
có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, phần thượng nguồn có tên là Thác Ngựa. Sông Cái
Nha Trang có độ dài 79km bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1812m chảy qua hai huyện
Khánh Vĩnh và Diên Khánh, thành phố Nha Trang. Sông đến thôn Xuân Lạc, xã
Vĩnh Ngọc thì chia làm hai nhánh: Một nhánh chảy ra biển qua Cửa Bé. Nhánh thứ
hai chảy qua Ngọc Hội rồi tiếp tục chia làm hai nhánh: Chảy qua cửa Lớn (Đại Cù
Huân) và chảy ra biển. Đoạn sông Cái chảy qua hai làng Ngọc Hội và Lư Cấm
khoảng trên 2km. Vào mùa mưa từ tháng 10, 11 sông hay có lũ lớn. Nước sông ít ô
nhiễm, tạo phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc phát triển giao thông, KT – XH và
phát triển du lịch. Tại xã Vĩnh Ngọc và Vĩnh Phương còn có nguồn khoáng nóng.
Nước biển tại địa phận của các làng chài khá trong sạch, độ trong suốt cao từ
3 – 5m, độ mặn trung bình 33,5%. Sóng biển ở đây ít khi vượt qua độ cao 0,9m. Về
mùa đông có nhiều sóng Lừng có độ cao lên đến 1,8m (48% sóng Lừng) ở khu vực
xa bờ.

2.2.3.4. Tài nguyên sinh vật


Trên các đảo và vùng biển thuộc địa phận làng Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng
Ngán là khu vực giàu tài nguyên sinh vật. Trên đảo Trí Nguyên có thủy cung Trí
Nguyên bảo tồn trên 300 loài sinh vật biển, trên đảo Hòn Tre (diện tích 32,5km2) có
nhiều rừng nhiệt đới tự nhiên mang tích chất đại dương còn được bảo tồn nguyên sơ
và có thủy cung nơi trưng bày bảo tồn 300 loài sinh vật biển quý hiếm của Việt
Nam và thế giới. Trên đảo Hòn Tằm, ngoài hệ sinh thái nhiệt đới tự nhiên được bảo

40
Du lịch cộng đồng

tồn, nơi đây còn có hang dơi, nơi có nhiều loài dơi cư trú trên vách hang ở độ cao
60m khá đông đúc. Trên đảo Hòn Mun có sự đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái
rừng ngập mặn với nhiều loại thực vật Sú, Vẹt, Đước, Mắm… cùng nhiều loài động
vật được bảo tồn. Đặc biệt, tại vùng biển KBT Hòn Mun đã tìm thấy 340 loài trong
800 loài san hô cứng trên thế giới và nhiều loài thủy sản san hô quý hiếm. Từ 2001,
KBT biển Hòn Mun được thành lập bao gồm các đảo và vùng nước xung quanh với
diện tích mặt đất là 38km2 và mặt nước 122km2. Trên các đảo Hòn Yến (Hòn Nội,
Hòn Ngoại), Hòn Nọc, Hòn Nhỏ là nơi có nhiều chim yến sinh sống. Vùng biển bao
quanh các đảo trên còn giàu hải sản như: Mực, tôm sú, sò huyết, ốc hương, bào ngư,
hải sâm, cua, ghẹ… thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và du lịch tại
các LNTT.
Trên sông Cái Nha Trang có nhiều loại thủy sản như: cá đối, cá vược, cua,
tôm… thuận lợi cho việc đánh bắt của ngư dân.
- Đánh giá chung: các LNTT ở Nha Trang có vị trí rất thuận lợi cho phát triển
DLCĐ bằng đường thủy và đường bộ, gần với trung tâm thành phố là nơi cung cấp
khách lớn. Có lịch sử kiến tạo cổ, với địa hình đồng bằng ven sông Cái thuận lợi
cho việc phát triển các nghề dệt chiếu, làm gốm, nông nghiệp, thương mại, phát
triển DLCĐ tại các làng Ngọc Hội và Lư Cấm.
Các làng Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng Ngán với địa hình biển đảo, có nhiều
bãi biển đẹp, nhiều đảo giàu tài nguyên sinh vật cả trên đảo và dưới biển, nước biển
ở đây ấm có độ trong suốt cao, ít bị ô nhiễm, độ mặn phù hợp và ở KBT biển Hòn
Mun có sự đa dạng sinh học cao, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển và
đánh bắt nuôi trồng, chế biến hải sản.
Ở đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất đại dương, ôn hòa, nhiều
ánh nắng, ít bão, mùa đông ít lạnh, biên độ nhiệt giữa các mùa, giữa ngày và đêm
thấp rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch và kinh tế biển.
Thời gian thuận lợi cho phát triển du lịch là 10 tháng/1 năm. Theo kết quả
điều tra xã hội học: Bãi biển đẹp và khí hậu ở Nha Trang tạo sức hấp dẫn với 84%
khách nội địa và 85% khách quốc tế; môi trường tự nhiên được đánh giá trong sạch

41
Du lịch cộng đồng

bởi 82% khách nội địa và 55% khách quốc tế. Các nguồn lực tự nhiên ở đây rất
thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển.

2.3. Các nguồn lực nhân văn

2.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể


2.3.1.1. Di tích khảo cổ
- Dọc theo sông Cái Nha Trang từ thành Diên Khánh xuống, Bảo tàng Khánh
Hòa đã sưu tầm hơn 1000 hiện vật gồm các loại chum, vại, lu, bình có kích thước
lớn và sản phẩm khác như các loại bình vôi, bình pha trà, ly, bát, lò đun… kiểu
dáng đa dạng là sản phẩm gốm của làng Lư Cấm (Ngọc Hiệp – Nha Trang). Niên
đại chủ yếu từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Trong số đó có nhiều bình gốm
mang các giá trị gốm truyền thống của người Chăm. [20, tr.100 – 101]
- Di tích khảo cổ Bích Đầm trên đảo Hòn Tre: Ở làng Bích Đầm trên đảo Hòn
Tre, nhà địa chất người Pháp là H.Mansuy đã phát hiện ra hai công cụ bằng đá mài,
có niên đại cách nay khoảng 2500 năm. Ông đã khảo tả và công bố trên tập san của
Sở Địa chất Đông Dương năm 1925. Năm 1993, di tích khảo cổ Bích Đầm trên đảo
Hòn Tre đã được khai quật với diện tích 186m2. Tầng văn hóa dày 50 – 70cm, cấu
tạo từ đất phù sa biển có màu đen sẫm lẫn vỏ nhuyễn thể biển. Kết quả thu được 81
hiện vật bằng đá cuội, võ nhuyễn thể, mảnh khuôn đúc, khuôn đúc lưỡi giáo đồng,
và 800 mảnh gốm, đồ gốm. Qua các loại hình di vật và kết quả đo bằng C14 cho
thấy: Bích Đẩm là di tích cư trú thuộc văn hóa Xóm Cồn, nhưng niên đại muộn hơn
một chút. (văn hóa Xóm Cồn còn được gọi là văn hóa tiền Sa Huỳnh ở Khánh Hòa).

2.3.1.2. Di tích lịch sử


- Đình Phú Vinh: Tọa lạc tại thôn Phú Vinh – xã Vĩnh Thạnh – Thành phố
Nha Trang (trước đây, đình Phú Vinh thuộc xã Vĩnh Ngọc). Từ giữa thế kỷ XVII
người dân trong làng đã lập miếu thở Thành Hoàng dưới gốc cây Chang Chang cổ
thụ nên gọi là miếu Chang Chang. Dân làng đã lựa chọn vị trí hiện nay để xây dựng
đình vào năm 1888 và khánh thành vào năm 1889. Từ khi xây dựng đến nay, đình
Phú Vinh đã được trùng tu vào các năm: 1938, 1958, 1969, 1974 và 1997.

42
Du lịch cộng đồng

Đình Phú Vinh quay về hướng đông, nằm ở vị trí trung tâm của làng có
diện tích 1ha gồm 7 bộ phận kiến trúc:
+ Nghi môn được xây dựng theo kiểu tứ trụ gồm hai trụ lớn ở giữa và hai cột
nhỏ, phía trên hai cột lớn có đắp nổi 3 chữ hán “Phú Vinh Đình”, trên hai trụ lớn có
một cặp câu đối.
+ Án phong: Phía trước, phía sau có trang trí hình long mã, hổ vàng
+ Sân vũ ca: Có hai lối lên xuống, được sử dụng để “Hát chầu” trong những
ngày lễ hội.
+ Bái đường: Có kết cấu 3 gian, 4 hàng cột ngang, 3 hàng cột dọc, nóc có
đắp nổi long chầu và hổ phù. Trong bái đường hai bên có hai bàn thờ Hộ pháp, phía
trong có hai bàn thờ Thổ công.
+ Chính điện: Có kết cấu 2 tầng 8 mái, 4 hàng cột ngang, 3 hàng cột dọc, bờ
nóc đắp “lưỡng long chầu nhật”, các đầu đao đắp nổi rồng cách điệu, bờ nóc là hai
dãy tường gạch trên có đắp nổi hình dơi. Chính điện có 7 bàn thờ: Có 3 bàn thờ
Thần ở giữa, hai bên hồi chính điện có 4 bàn thờ Văn tiên sinh và Võ tiên sinh.
+ Nhà Tiền hiền: Làm theo kiểu tường hồi bít đốc, lợp ngói tây. Nhà Tiền
hiền có 3 bàn thờ, thờ Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong và các vị tiền hiền.
+ Nhà khách: Có kết cấu hai mái lợp ngói tây theo kiểu tường hồi bít đốc.
Các vật được lưu giữ trong đình gồm: 5 đạo sắc phong do các vua Nguyễn
ban (vua Tự Đức, vua Đồng Khánh, vua Duy Tân và vua Khải Định), 1 chiêng, 1
trống sấm, 1 bộ mõ gỗ dài, 1 Lỗ Bộ, 14 câu đối bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ngoài
ra còn có chân đèn, lư hương bằng đồng và nhiều lọ hoa, hương án thờ và các hiện
vật bằng gỗ có giá trị về mỹ thuật, văn hóa lịch sử.
Phú Vinh là quê hương của Trịnh Phong là người lãnh đạo cao nhất của
phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa (1885 – 1886). Do vậy,
phía sau đình có ngôi mộ của Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong. Đình Phú Vinh
còn là cơ sở hoạt động của các chiến sĩ và cán bộ cách mạng trong các cuộc kháng
chiến của dân tộc.
Hằng năm, đình Phú Vinh là nơi tổ chức lễ hội Tế xuân vào ngày tốt của
tháng 2 âm lịch. Di tích Đình Phú Vinh được xếp hạng DTLSVH cấp tỉnh năm

43
Du lịch cộng đồng

2007, hiện được bảo quản tương đối tốt, nhưng không có người trực thường xuyên
và không được vệ sinh sạch sẽ. Trong khuôn viên đình Phú Vinh đất đai bị lấn
chiếm để làm hai lớp học và là nơi cư trú của gia đình ông Nguyễn Khen làm thủ từ
ở đình 35 năm về trước, đã ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của ngôi đình.

2.3.1.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật


+ Đình Ngọc Hội: Tọa lạc tại làng Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha
Trang; trên diện tích đất 1300m2, quay về hướng đông. Năm 1860, đình đã được
dân làng xây dựng khánh thành, tổ chức rước Thành Hoàng và các sắc phong về thờ
ở đình. Đình được trùng tu nhiều lần, lần gần nhất vào năm 1997 với chi phí do dân
làng đóng góp trên 200 triệu. Đình Ngọc Hội được các vua nhà Nguyễn ban 10 đạo
sắc phong. Song rất tiếc vào năm 1948, các sắc phong của đình gửi tại chùa Kim
Sơn bị quân Pháp đốt hết. Đình Ngọc Hội có kết cấu và hiện vật giống với đình Phú
Vinh nhưng diện tích đất hẹp hơn, các câu đối, các hương án thờ được chạm khắc
bằng gỗ tinh xảo có giá trị về văn hóa lịch sử.
Hằng năm, Đình Ngọc Hội là nơi tổ chức: Lễ hội Tế xuân và lễ hội Tế thu
của Làng. Năm 2008, đình Ngọc Hội được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Đường dẫn vào đình khá nhỏ, xe ô tô các loại không vào được. Đình Ngọc Hội
được ban quản lý vệ sinh khá tốt, bảo tồn được nhiều giá trị kiến trúc mỹ thuật, văn
hóa đặc sắc…
+ Đình Lư Cấm: Tọa lạc ở làng Lư Cấm, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha
Trang. Đình quay về hướng đông nhìn ra cánh đồng, phong cảnh hữu tình, có diện
tích 2000m2, phía trước đình là đường liên thôn đã được bê tông hóa, ô tô chở
khách các loại có thể đi lại được và có thể dừng đỗ dễ dàng. Trước đây, vị trí này là
miếu thờ Thành Hoàng làng và tổ nghề. Đình được xây dựng vào năm 1865 và đã
được trùng tu nhiều lần, hai lần trùng tu gần đây nhất vào các năm 1993 và 2010.
Đình Lư Cấm gồm các bộ phận kiến trúc được bố cục và cách thức thờ tự khá giống
với các đình Ngọc Hội và Phú Vinh.
Trong chính điện của đình Lư Cấm có thờ tổ nghề gốm của làng là ông Đào
Nghệ và bảo tồn trưng bày nhiều đồ gốm cổ của làng gồm: Nồi, niêu, vại, chậu,

44
Du lịch cộng đồng

gạch, ngói… Đây là nguồn cổ vật có giá trị lịch sử và văn hóa, minh chứng cho một
thời kỳ phát triển nghề gốm hưng thịnh và nghệ thuật sản xuất gốm của làng.
Trong đình còn lưu giữ 3 đạo sắc phong do các vua thời Nguyễn ban (Tự
Đức, Thành Thái, Khải Định) hoành phi và các cặp câu đối bằng gỗ sơn son thiếp
vàng, nhiều đồ thờ bằng đồng, bằng sứ có giá trị lịch sử văn hóa. Lễ hội của làng
được tổ chức 2 lần một năm vào ngày tốt tháng giêng âm lịch và tháng 8 âm lịch.
Ban quản lý đình Lư Cấm đã được thành lập nhiều năm. Đình Lư Cấm được bảo
tồn, vệ sinh, sạch sẽ, uy nghi, lộng lẫy, nhưng không có người trông coi thường
xuyên. Đình Lư Cấm được công nhận là DTLSVH cấp tỉnh năm 2007.
Các ngôi đình làng biển: Đình lăng Trường Tây, Trí Nguyên và Bích Đầm.
+ Đình lăng Trường Tây: Tọa lạc ở số 73 đường Trần Phú, phường Vĩnh
Nguyên, thành phố Nha Trang phía đông có nghi môn quay ra biển. Làng Trường
Tây, trước những năm 1970 là nơi cư trú của các hộ dân đánh bắt chế biển hải sản
và yến sào (gia đình ông Hộ Yến Lê Văn Yến (1897 – 1958), chủ thầu khai thác yến
sào trên các đảo ở Nha Trang, sống ở số nhà 96 đường Trần Phú, phường Vĩnh
Nguyên trước năm 1963, mới dời đi nơi khác gần đây). Đình lăng Trường Tây có
diện tích 2000m2. Khu vực này là nguyên là miếu và lăng thờ Ông Nam Hải được
khởi dựng từ 1808. Đến 1848, đình lăng được xây dựng lại có quy mô kiểu thức
như ngày nay và được trùng tu gần đây nhất vào các năm 1997 và 2002. Đình được
các vua triều Nguyễn từ vua Thiệu Trị đến vua Khải Định ban tới 9 sắc phong và
được công nhận là DTLSVH cấp tỉnh năm 2003.
Đình lăng Ông Nam Hải làng Trí Nguyên: Tọa lạc ở mặt phía nam đảo Trí
Nguyên, đình quay ra biển, lưng tựa vào núi. Diện tích của đình chỉ hơn 400m2.
Đình lăng được xây dựng lại trên diện tích đất miếu thờ Ông Nam Hải xưa vào năm
1862. Đình được trùng tu nhiều lần, những lần gần đây nhất vào năm 1974 và 2008.
Đình lăng Bích Đầm: Tọa lạc tại làng Bích Đầm ở phía cuối góc của đảo
Hòn Tre, có hướng đông bắc quay ra biển và lưng tựa vào núi. Đình có diện tích là
300m2. Đình Bích Đầm trước đây là miếu thờ Ông Nam Hải và có phối thờ Đô Đốc
Lê Văn Đạt thủy tổ của nghề Yến Sào Khánh Hòa và các vị tiền hiền, các cô hồn,

45
Du lịch cộng đồng

thổ công. Năm 1862, đình lăng được xây dựng, sau đó được trùng tu lớn nhiều lần,
gần đây nhất vào năm 2012 và được công nhận là DTLSVH cấp tỉnh 2013.
Bên cạnh những giá trị đặc điểm khác nhau thì các đình lăng này có những
đặc điểm giống nhau gồm: Nghi môn, án phong, sân ca, bái đình, chính điện, nhà
tiền hiền, nhà khách, miếu thờ. Bố cục và kết cấu kiến trúc, trang trí mỹ thuật giống
như các đình làng Phú Vinh, Ngọc Hội và Lư Cấm. Màu sắc thường sơn màu xanh
đỏ vàng rực rỡ. Tuy vậy, việc thờ tự ở tòa chính điện được bố trí 3 bàn thờ thần
Nam Hải và các vị linh thần cận vệ của thần Nam Hải. Phía sau bàn thờ chính để
các hầm, các rương chứa các bộ xương cá Voi (cá Ông) nên đình được gọi là đình
Lăng.
Cổ vật trong các đình lăng trên khá đơn giản, các bàn thờ đều xây, ốp gạch
hoặc trát vữa rồi sơn vẽ, tên các bàn thờ đều được viết bằng chữ Hán lên tường, các
câu đối đều được viết vào các cột hoặc các ô của các bộ phận kiến trúc, đồ vật thờ
chỉ có bát hương, chân đèn, lọ hoa bằng đồng hoặc sứ hiện đại, ít cổ vật.
Các đình lăng là nơi tổ chức lễ khai đầm và cầu ngư vào ngày đẹp của tháng
2 âm lịch và lễ hội Nghinh Ông vào giữa tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch. Việc quản lý
và tổ chức bảo tồn, vệ sinh, đón tiếp khách được làm tốt, những người trông coi và
ban quản lý đình lăng ứng xử cởi mở, thân thiện và hiếu khách.
- Chùa Kim Sơn: Tọa lạc trên núi Rùa (Hòn Quy) hay còn gọi là núi Gềnh, ở
thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang. Chùa có diện tích 3ha, phía
trước của chùa bao quát một vùng phong cảnh, biển trời, thủy mạc của thành phố
Nha Trang tuyệt mỹ. Kim Sơn là một ngôi chùa ở Khánh Hòa, được khởi dựng khá
sớm khoảng năm 1732 – 1735, việc xây cất được vị tổ khai sơn của chùa là thiền sư
Thiệt Địa – Pháp Ân hưng công và tổ chức thực hiện. Chùa được chúa Nguyễn
Phúc Khoát ban biển đặt tên chùa “Sắc Tứ Quy Tôn Tự”, tấm hoành phi này hiện
còn được bảo tồn nguyên vẹn, treo ở chính giữa tòa chính điện. Năm 1845, Vua ban
sắc phong và biển hiệu đặt tên “Kim Sơn Tự”. Năm 1916 – 1924, chùa được trùng
tu lớn. Năm 1946, thực dân Pháp đã chiếm chùa, lập đồn bốt, chùa bị binh lính Pháp
tàn phá, toàn bộ sắc phong của chùa và đình Ngọc Hội đều bị đốt hết. Chùa được

46
Du lịch cộng đồng

xây dựng lại và tu bổ nhiều lần, lần trùng tu lớn vào năm 1963, 1968 để lại kiểu
thức kiến trúc như hiện nay. [13, tr. 384]
Chùa Kim Sơn có kiến trúc hình chữ Khẩu, gồm 7 bộ phận kiến trúc, bao
quanh là vườn cây thế cảnh, hoa trái gồm: Tam quan, khu tháp mộ, đài Quan Âm,
sân chùa, bái đường, chính điện, nhà thờ tổ, nhà đông và nhà tây. Tam quan gồm 4
cột trụ ( 2 trụ lớn và 2 trụ nhỏ), một thành hoành bắt ngang là một bảng xi măng nối
ở trên 2 trụ chính có ghi tên chùa.
+ Tháp mộ: Có hai ngôi tháp mộ để tro cốt của vị tổ thứ nhất Thiệt Địa Phổ
Lợi và của Hòa thượng dòng Lâm Tế đời 39 Ngộ Trí Phổ Lợi.
+ Đài Quán Thế Âm: Hình vuông, mỗi cạnh rộng 8m được xây dựng năm
1968, trên nền đất cũ lô cốt thời Pháp, trong đài có đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
+ Sân chùa, phần giáp chính điện có đặt tượng lớn Phật Di Lặc và lư hương.
+ Bái đường: Được xây kiểu 2 mái, chính giữa có gắn hình “lưỡng long chầu
nhật”. Trong tòa bái đường có đặt 1 chuông đồng nặng 180kg kỹ thuật đúc chất
lượng cao vào năm 1959 và 1 trống lớn.
+ Chính điện: Được xây theo kiểu cổ lầu, một bên lầu chuông, một bên lầu
trống, 2 tầng, 8 mái. Trên bờ nóc có đắp nổi hình rồng chầu, các đầu đao ở các góc
mái của bái đường và chính điện đều đắp nổi hình đầu rồng cách điệu. Phía trong
giữa tòa chính điện là bàn thờ đặt tượng đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, hai bên
bàn thờ Phật là các án thờ đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ
Tát. Tượng và hương án thờ được điêu khắc đạt trình độ mỹ thuật cao bằng gỗ gụ.
Trong tòa bái đường và chính điện còn bảo lưu nhiều bức hoành phi tên của chùa do
các vua ban và nhiều câu đối mang ý nghĩa triết học về giáo lý nhà Phật có giá trị về
văn hóa và nghệ thuật trang trí.
+ Nhà thờ Tổ, nhà Đông, nhà Tây và các Tăng phòng mặt đều quay ra sau
của chính điện, đều được xây theo kiểu hai mái lợp ngói tây, tường hồi bít đốc. Các
tòa nhà này dùng để tiếp khách, tụ tập và sinh hoạt của các tăng lữ. Các vị trụ trì,
tăng và phật tử của chùa Kim Sơn tu theo môn phái Thiền Trúc Lâm. Các thế hệ
truyền thừa và trụ trì chùa từ khi khai lập đến nay đã có 23 vị.

47
Du lịch cộng đồng

- Các miếu thờ nhà thờ họ và nhà cổ: Tại các làng Ngọc Hội và Phú Vinh còn
có 2 ngôi miếu cổ, có lịch sử xây dựng trên 300 năm, nguyên được thờ Thành
Hoàng làng và thờ thổ địa trước khi xây dựng đình. Các ngôi miếu này có khuôn
viên rộng, đẹp, gồm: Nghi môn, miếu thờ, sân rộng, vườn cây vẫn bảo tồn được các
giá trị văn hóa truyền thống. Tại các làng còn bảo tồn được 20 ngôi nhà cổ và 15
nhà thờ họ của các gia đình và dòng họ đến cư trú sớm ở đây.
Các nhà thờ họ và nhà cổ ở đây được làm theo kết cấu bộ khung kèo cột
bằng gỗ quý, nối với nhau bởi các mộng, 3 hàng cột dọc, 4 hàng cột ngang, chồng
rường giả thủ, sơn màu nâu đen, nền nhà lát gạch men, mái lợp ngói âm dương hoặc
ngói liệt (ngói thẻ). Nội thất bài trí trong nhà ở giữa phía trong kê hương án thờ,
phía trước bàn thờ là sập gụ hoặc bàn ghế để ngồi uống nước, bao quanh là tường
xây, cổng và vườn cây.

2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể


2.3.2.1. Lễ hội
Đến nay, các LNTT ở Nha Trang vẫn còn bảo tồn được nhiều lễ hội lớn như:
lễ hội Nghinh Ông, Cầu ngư, lễ hội Tế xuân, Tế thu. Các lễ hội ở đây có nhiều nghi
thức, giá trị văn hóa mang tính tương đồng có thể chia ra hai thể loại lễ hội: lễ hội ở
các làng sản xuất thủ công và nông nghiệp và lễ hội ở các làng biển.
- Lễ hội ở các làng Phú Vinh, Ngọc Hội và Lư Cấm: Lễ hội Tế xuân và Tế thu
ở các làng này được tổ chức ở đình, thường chỉ khác nhau về ngày giờ diễn ra lễ
hội, riêng làng Phú Vinh không tổ chức lễ Tế thu, còn cách thức tổ chức lễ hội, nghi
lễ, đồ vật tế, phần hội khá tương đồng. Ban tổ chức của đình làng thường xem các
ngày giờ tốt trong tháng 2 âm lịch (từ 2 đến 25/2). Lễ Tế thu vào ngày tốt của tháng
8 âm lịch ở làng Lư Cấm và vào tháng 7 âm lịch ở làng Ngọc Hội. Thời gian diễn ra
lễ hội từ 2 đến 3 ngày (khi có hát Bộ thì tổ chức lễ hội 3 ngày)
Ban tế lễ được cử chọn 25 người gồm: Chánh tế, bồi tế, đông tây. Chánh tế
và bồi tế là những người có đức độ, gia đình hạnh phúc, không có tang gia, sống
lành mạnh. Các làng đều sắm sửa trang phục, nhạc cụ, kiệu rước theo nghi lễ truyền
thống cho ban tế lễ, các nhạc cụ: trống, chiêng, chập chõa, tiêu, đàn nhị.

48
Du lịch cộng đồng

Các vật tế lễ gồm: Lợn sống nguyên con và cả tiết lợn, xôi, hương đăng hoa
quả thực, trà, rượu để tế thần, các món thịt lợn được chế biến, cùng xôi thịt rượu…
được chế biến thành cỗ dùng để tế các vị tiền hiền, hậu hiền và lễ cúng cô hồn.
Ngoài phần rước sắc từ miếu hoặc chùa về đình có múa lân, múa rồng. Lễ
hội Tế xuân, thu ở các làng được tổ chức gồm 95 bước, chia làm 8 phần, được tiến
hành sau 12 giờ đêm gồm: rước sắc, cầu an, cúng cô hồn. Lễ tế thần (những năm có
hát Bộ có hát thứ lễ và Tôn vương hát cúng thần và lễ hồi sắc. Lễ tế tiền hiền hậu
hiền gồm: 2 lễ, những năm có hát Bộ thì có phần cung hiến ca viên). Sau phần tế lễ,
dân làng đến dự tế sẽ thụ lộc và xem biểu diễn hát Bộ (cứ 2 – 3 năm các làng tổ
chức hát Bộ một lần tùy theo kinh phí tổ chức của các làng)
- Lễ hội ở các làng Bích Đầm, Trí Nguyên và Vũng Ngán: Những lễ hội Tế
thu hay còn gọi là lễ hội Nghinh Ông – Cầu ngư của ngư dân ở các làng biển được
tổ chức ở các đình Lăng của các làng. Các lễ hội này được tổ chức vào các giờ,
ngày đẹp của tháng 3 và tháng 8 âm lịch hằng năm. Để dân làng tỏ lòng tôn kính
thần cá Ông (Ông Nam Hải), các vị tiền hiền, thần biển, các vong linh mất trên biển
và ôn lại văn hóa truyền thống, gắn kết tình cảm cộng đồng, cầu nguyện những điều
an lành, tốt đẹp cho dân làng. Dân cư cả làng tham dự đông vui, vẫn bảo tồn được
nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc gồm cả: Ban tế lễ và những người tham
dự, trang phục lễ, nhạc cụ và các đồ tế lễ, các bước tế lễ. Ban tế lễ gồm 25 người,
trong đó những người chủ lễ và chánh tế là những người có gia đình sống nề nếp,
hạnh phúc, đức độ, mẫu mực ở cộng đồng, không có tang gia. Các làng này đều sắm
trang phục tế lễ truyền thống, nhạc cụ tế lễ. Lễ vật tế thần: Lợn sống cả con (gồm
tiết lợn và đuôi lợn), nhang đăng, trà, quả thực rượu, xôi, bánh kẹo, các món ăn chế
biến thành cỗ, ca múa nhạc dâng cúng thần: Hò múa Bá Trạo, hát Bộ.
Trình tự lễ cúng Nghinh Ông và Cầu ngư ở Nha Trang gồm các bước: Quá
trình chuẩn bị tinh thần và vật chất, lễ nghênh rước sắc phong được cất giữ, lễ
nghinh Ông, rước linh hồn Ông từ ngoài biển về chính điện để chuẩn bị tế chính, hò
múa Bá Trạo; Lễ cúng cô hồn được tiến hành lúc 18h00; Lễ cầu an; Lễ thỉnh sinh
được diễn ra vào sau 0 giờ của ngày tế thần, vật lễ là heo sống cả con, cạo sạch lông
và cả tiết, đuôi; Lễ tế chính: hát thứ lễ và tôn vương; Lễ hồi sắc; Lễ tế tiền hiền và

49
Du lịch cộng đồng

hậu hiền. Sau đó, tất cả các quan khách và dân làng thụ lễ vật và xem biểu diễn hát
Bộ, tham dự các trò chơi dân gian diễn ra hai ngày một đêm tại sân đình Lăng (thi
đấu cờ tướng, kéo co, chọi gà…)
- Lễ Thượng điền và lễ Hạ điền: Ở Khánh Hòa vùng đồng bằng ven sông
thường mưa lụt vào tháng 10 âm lịch. Dân gian lưu truyền ca dao: “Ông tha bà cũng
chẳng tha. Cho nên mới có hai ba tháng mười”. Để biết ơn và cầu nguyện trời đất
phù hộ cho được mưa thuận gió hòa và mùa màng được bội thu, nhân dân tại các
làng nghề Ngọc Hội, Lư Cấm và Phú Vinh làm nông nghiệp, đến sau ngày 23 tháng
10 âm lịch là cúng lễ Thượng điền và sau tháng giêng là cuối mùa gặt thì cúng lễ Hạ
điền. Lễ vật gồm: Xôi, gà, hương đăng, hoa quả, rượu… được các gia đình mang ra
ruộng để cúng tạ trời đất.
Những vai trò tích cực của hệ thống đình làng và các lễ hội tại các LNTT ở
Nha Trang trong một thời gian là trung tâm tín ngưỡng và là nơi bảo tồn, nuôi
dưỡng phát triển các giá trị kiến trúc mỹ thuật cổ, các giá trị văn hóa nghệ thuật
diễn xướng, lễ hội và là nơi không gian gắn kết tình cảm của cộng đồng, giáo dục
truyền thống quê hương, “uống nước nhớ nguồn” của người Việt.
Những hạn chế: Việc tham gia vào ban quản lý các di tích nói chung cũng
như ban tổ chức, ban tế lễ của các lễ hội hiện nay chủ yếu là những người già trên
60 tuổi tham dự. Lớp trẻ cũng không còn tham gia đóng góp và tham dự vào các
công việc của làng cũng như lễ hội nhiều. Đây là nguy cơ các giá trị văn hóa truyền
thống bị mai một và thất truyền.

2.3.2.2. Nghề sản xuất truyền thống


- Nghề sản xuất lò gốm Lư Cấm:
+ Các điều kiện và lịch sử phát triển nghề: Lư Cấm có vị trí nằm thuận lợi
cho việc cung cấp nguyên liệu để làm gốm và tiêu thụ sản phẩm.
Sau năm 1653, nhiều người Kinh từ Hội An, Quảng Nam và Bình Định đến
đây sinh sống đã học hỏi nghệ thuật sản xuất gốm của người Chăm và phát triển
nghề gốm ở Lư Cấm. Tổ nghề gốm được thờ ở đình làng là ông Đào Nghệ, người

50
Du lịch cộng đồng

có công sáng tạo và phát triển nghề gốm ở làng. Lịch sử nghề gốm ở đây đã có trên
300 năm.
Trước năm 1954, cả làng Lư Cấm đều làm nghề sản xuất gốm, sau năm
1970, đặc biệt những năm gần đây nghề gốm bị mai một, đến nay chỉ còn 7 gia đình
sản xuất lò gốm.
+ Các công đoạn sản xuất gốm:
Chế biến nguyên liệu: Đất sét được các lao động cuốc, dậm đất bằng chân
cho nhuyễn, nhào bằng máy cho nhuyễn 3 lần, dùng kéo để cắt đất.
Men: Đất sét được ngâm từ 3 đến 5 giờ, bóp cho mềm, loại bỏ tạp chất, cho
thêm bột màu rồi khuấy đều.
Tạo cốt khuôn gốm: Các khuôn gốm được đúc bằng bê tông theo 4 loại kích
thước to nhỏ khác nhau, khi tạo cốt người làm gốm trải một lớp tro trấu vào phía
trong khuôn, dùng tay bóc đất trát cho đều và đổ ra phơi trong bóng râm khoảng 1
tuần.
Hoàn thành sản phẩm và tráng men (vỏ gốm): Cốt gốm đã được phơi cho
khô bớt, đặt lên các bàn xoay, cắt các tai lò, cửa lò và được phủ lớp vỏ (men gốm)
bên ngoài và trong lò cho đều.
Lò nung và đốt lò nung: Mỗi gia đình làm gốm ở Lư Cấm hiện nay, cứ 15
ngày là nung sản phẩm một lần 500 sản phẩm, vỏ lò nung được xây bằng gạch với
đất sét, phía bên trên có cửa lò để đưa sản phẩm vào và lấy sản phẩm ra, phía dưới
có cửa lò để đưa củi đốt vào.
Xếp lò và đốt lò: Sản phẩm được xếp có khe hở sao cho đều nhận được nhiệt
cả trên và dưới, thì các sản phẩm đều chín. Chỉ có người thợ cả trong gia đình đảm
nhiệm và nắm được kỹ thuật đốt lò: Họ nhìn ngọn lửa bằng mắt theo kinh nghiệm
thì sẽ quyết định tăng hay giảm củi, nhiệt độ lò nung cao hơn 1000 0C, thời gian đốt
lò khoảng 15 giờ là kết thúc, tỷ lệ sản phẩm gốm sau khi nung ở đây bị hỏng rất ít
chỉ có khoảng 1%.
Sản phẩm gốm: Trước năm 1954, sản phẩm gốm của cả làng đa dạng gồm:
Chum, vại, lu, bình, bình vôi, bình pha trà, ly, bát, lò đốt… Là loại gốm sắc đỏ, kiểu
dáng và men gốm giống nghệ thuật sản xuất gốm Chămpa; Các sản phẩm gốm này

51
Du lịch cộng đồng

vẫn được trưng bày ở đình làng Lư Cấm và bảo tàng Khánh Hòa. Đến nay, các gia
đình ở làng chỉ còn sản xuất hai loại lò đốt củi và than củi.
- Nghề dệt chiếu cói Ngọc Hội:
+ Các điều kiện phát triển: Thôn Ngọc Hội nằm ở vùng đồng bằng ven sông
Cái, thuận tiện nghề trồng cói phát triển và tiêu thụ sản phẩm.
Nghề dệt chiếu ở đây được những người dân từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hội
An – Quảng Nam đã mang theo đến định cư và phát triển ở đây trên 300 năm.
Trước năm 1975, cả làng Ngọc Hội đều dệt chiếu. Đến nay, làng chỉ còn 9 hộ gia
đình làm nghề dệt chiếu và trồng cói.
+ Các công đoạn sản xuất chiếu:
Trồng và khai thác và chế biến cói: Cói được trồng vào tháng giêng ở những
vùng đất phù sa thấp ven sông hoặc các vùng trũng, đến tháng 7 phát bỏ lứa đầu,
đến tháng 4 năm sau cây cói cao từ 1,5 – 2m thì thu hoạch. Khi thu hoạch cắt sát
gốc, dùng máy chẻ 3 bỏ ruột, rửa sạch, phơi khô 7 nắng, phân loại theo độ dài, chất
lượng, rồi bó lại. Nếu cói được dùng để dệt các loại chiếu hoa hoặc sản phẩm có
màu sắc thì phải nhuộm cói.
*Nhuộm cói: Màu được hòa với nước, khuấy đều, đun sôi, lọc bỏ tạp chất và
cặn, sau đó nhúng cói vào sao cho ngập nước màu và đun sôi từ 15 – 20 phút, vớt ra
vắt lên cây sào phơi khô để dệt.
Chế biến đay: Người dệt chiếu ở đây mua đay từ các địa phương khác dùng
con quay để ve (xe) sợi đay làm nguyên liệu dệt.
*Dệt cói: Công cụ dệt gồm: Khung dệt có 2 cọc nêm ở phía trước, 2 cọc nêm
ở giữa, đòn dàn ở phía sau, go (lược), thoi, ghim, ghế ngựa, ghế ngồi và một vài chi
tiết khác. Cách dệt gồm: Rũ cói cho thẳng, phân loại cói, mắc sợi đay và dệt chiếu.
Dệt chiếu phải có 2 người, một người cầm go rập vào, còn người kia quấn đầu cói
vào đầu nhọn của thoi đưa qua hàng dọc sợi, cứ mỗi sợi cói quấn ngọn đến một sợi
gốc đổi chiều. Cứ mỗi sợi cói xâu qua dây trân (sợi dọc), người dệt lại bắt biên bằng
chính đầu sợi cói ở cả hai bên gọi là làm diềm, răng go được dùi lỗ, xỏ sợi dọc (sợi
đay xe), đan kéo sợi cói với sợi đay, để tạo ra tấm chiếu theo thiết kế.

52
Du lịch cộng đồng

*Sản phẩm: Trước đây, các sản phẩm chiếu của làng là chiếu thơm, chiếu
đậu. Hiện nay, các sản phẩm chiếu của làng gồm: Chiếu nhỏ để trải xa – long, kê
bàn ăn, túi, và các loại chiếu với nhiều kích cỡ khác nhau.
- Nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến yến sào:
+ Các điều kiện phát triển nghề: Vùng biển Khánh Hòa nói chung và thành
phố Nha Trang nói riêng có điều kiện khí hậu và môi trường sinh sống, thuận lợi
cho việc làm tổ của chim yến. Ngoài khơi biển Khánh Hòa có 55 hòn đảo và có 200
hang động có chim yến làm tổ.
Nghề khai thác yến sào đã được phát triển ở nước ta từ trước thế kỷ thứ X.
Trong suốt thời kỳ các vua Nguyễn và cho đến đâu những năm 1970, nghề khai thác
yến sào ở Khánh Hòa đều do triều đình và nhà nước quản lý kiểm soát. Những
người làm nghề khai thác yến sào sống ở làng Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên chỉ
được hưởng công theo sản phẩm do chủ Hộ Yến quản lý. [20, tr.178 – 185]
Năm 1970, Tổ hợp Yến Sào Vĩnh Nguyên, Khánh Hòa được thành lập. Năm
1976, Tổ hợp này được nâng lên thành Hợp tác xã Yến Sào Vĩnh Nguyên. Năm
1977, Xí nghiệp Yến Sào quốc doanh Nha Trang được thành lập. Tháng 11 năm
1990, công ty Yến Sào Khánh Hòa được thành lập với chức năng quản lý, khai thác
và kinh doanh sản phẩm Yến Sào. Người dân trên làng Bích Đầm có nhiều người
làm việc bảo vệ khai thác yến cho công ty Yến Sào Khánh Hòa và một số hộ gia
đình nuôi và chế biến, kinh doanh Yến Sào. Tổ nghề yến được thờ hiện nay là Trần
Triều Đề Đốc Lê Văn Đạt (1328) và Lê Thị Huyền Trân (1793), ngày giỗ là 10/5
âm lịch.
+ Các công đoạn sản xuất:
Khai thác yến sào: Chim yến hàng có hai tuyến nước bọt dưới hầu, đến mùa
làm tổ để đẻ trứng và nuôi con thì chúng tiết chất dịch tương dệt thành tổ lên vách
đá. Tổ của loài chim yến này ăn được và dùng sào tre làm dàn để khai thác nên gọi
là Yến Sào. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng bay trong không trung. Các
hang động yến làm tổ phải luôn sạch, tinh khiết, để tổ có thể kết dính, nhiệt độ ổn
định. Chim yến sống thành từng đàn. Chim yến từ lúc nở đến lúc trưởng thành, làm
tổ đẻ trứng là 6 tháng. Mùa chúng làm tổ từ tháng 2 đến tháng 6.

53
Du lịch cộng đồng

Từ tháng giêng đến tháng 4 tổ có trọng lượng 6 – 14gram/1 tổ. Chim mái đẻ
trứng từ 2 – 4 trứng. Đến tháng 4 âm lịch, qua gương soi thấy 30 – 50% số tổ có
trứng, người khai thác yến thu hoạch đợt 1 (đỗ trứng gỡ tổ). Mất tổ, ngày hôm sau
vợ chồng chim yến lại xây tổ mới, đến hết tháng 6 thì xong, nặng từ 3 – 10gram/1
tổ. Những người làm yến thường không gỡ tổ này, để chim cái đẻ trứng (1 – 2 quả),
bố mẹ chim yến thay nhau ấp và nuôi con, khoảng 20 – 22 ngày trứng nở thành
chim non, khoảng 40 – 45 ngày chim con rời tổ và tự kiếm ăn. Lúc này người khai
thác tổ yến thu tổ lần 2. Nếu thu hoạch nhiều lần hơn, khiến chim bố mẹ kiệt sức,
lượng chim con bổ sung cho đàn sẽ giảm. Dụng cụ khai thác gồm có dàn giáo bằng
tre, các thiết bị an toàn, gương soi, bay sắt nhỏ.
Nuôi yến sào: Hiện nay, nhiều công ty và hộ gia đình ở nhiều địa phương và
phường Vĩnh Nguyên Nha Trang đã xây nhà nhử (dụ) chim yến về làm tổ để khai
thác (không phải cho chim ăn). Các hộ gia đình này, nghiên cứu kỹ thuật hoặc thuê
chuyên gia tư vấn kỹ thuật để xây nhà yến: Diện tích nhà khoảng 100m2/1 nhà trở
lên, tường có các lỗ hình tròn thông ra ngoài, xây phía trong giống hang núi, lắp
thiết bị phát âm thanh tiếng chim yến kêu, dùng chất dẫn dụ là phân chim yến. Nhà
có đủ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm giống môi trường ở các hang yến tự nhiên
để nhử chim yến về làm tổ. Diện tích nhà 100m2, mỗi năm thu hoạch được khoảng 6
– 25kg tổ yến.
+ Chế biến yến sào: Tổ yến khô được ngâm nước lạnh 15 phút, vớt bỏ vào
đĩa sứ trắng, dùng nhíp nha khoa lấy sạch tạp chất, lông chim, phân chim và rác.
Sau đó, dùng vải màn vắt khô, để lên vỉ dùng quạt làm khô. Mỗi lao động có thể sơ
chế được 100 – 200gram tổ yến/1 ngày. Yến sào ở Nha Trang được đánh giá có chất
lượng tốt, trở thành đặc sản của địa phương.
- Nghề đánh bắt hải sản:
+ Các điều kiện để phát triển nghề: Người dân ở các làng Trí Nguyên, Vũng
Ngán và Bích Đầm đã có trên 300 năm sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Người dân
ở các làng Chài trên vịnh Nha Trang tích lũy được nhiều kinh nghiệm đánh bắt hải
sản như: Nghề lưới đăng – nghề này có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, sản
lượng cao, thu được nhiều cá ngon không phải đi chuyến dàn lưới mà chỉ cắm, đòn

54
Du lịch cộng đồng

lưới ở nơi cố định chân các gành đảo để đón cá. Do từ tháng chạp đến tháng 5 âm
lịch, các loại cá khơi như: Cá thu, cá ngừ, cá bò… từ vùng biển phía Nam di cư lên
phía Bắc thường đi theo hướng các gành đảo. Làng Bích Đầm vốn nổi tiếng với
nghề này, ông Lê Văn Chất là ông tổ của nghề lưới Đăng ở Nha Trang.
Người dân ở đây còn phát triển một số nghề khác: Lưới rê, cản ba lường,
lưới chuồn, lưới tôm, nghề cấn, mành đèn. Một số gia đình có vốn lớn còn tổ chức
đánh bắt xa bờ, câu cá ngừ đại dương. Họ nắm bắt kinh nghiệm về luồng lạch và
biết cách tránh bão, thời gian hải sản tập trung nhiều để câu và đánh bắt có hiệu quả
“Tôm chạng vạng, cá rạng đông”. Trong các hộ gia đình đánh bắt hải sản ở các làng
chài thì thường chồng và con trai lớn ra biển đánh bắt hải sản, phụ nữ ở nhà đan
lưới, làm các sản phẩm thủ công từ vỏ trai ốc, làm việc nhà và trông con cái.

2.3.2.3. Ẩm thực
Người dân tại các LNTT ở đây còn bảo tồn và khéo léo chế biến nhiều món
ăn đồ uống mang hương vị tinh khiết địa phương như: Các món ăn từ yến sào, bún
sứa cá dầm, bánh canh, bánh xèo và nhiều món ăn được chế biến từ đặc sản sông,
biển.
- Chè yến và súp yến:
+ Chè yến hạt sen: Nguyên liệu: Yến đã sơ chế, đường phèn, hạt sen khô
hoặc hạt sen tươi, nước lọc.
Cách chế biến: Hạt sen bỏ vỏ và lõi được ninh nhừ nhưng không nát, yến
được rửa sạch và ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút, sau đó cho thêm đường
phèn và nước lọc vào, đem chưng cách thủy khoảng 25 phút, bỏ hạt sen đã ninh nhừ
vào. Chè hạt sen có màu trắng, thơm ngon tinh khiết và bổ dưỡng.
+ Súp yến: Nguyên liệu: Bào ngư, tôm, sườn non, yến đã sơ chế, nước lọc.
Cách chế biến: Yến được rửa sạch cho nước lọc vào đem chưng cách thủy
khoảng 25 phút. Các loại bào ngư, tôm, sườn non được hầm riêng. Sau khi mọi thứ
đã chín thì sẽ cho vào cùng với yến và nêm gia vị cho vừa ăn.

55
Du lịch cộng đồng

- Bún cá dầm hoặc bún cá sứa: Bún được chế biến từ gạo trồng ở đồng bằng
ven sông Dinh – Ninh Hòa, gạo thơm ngon nên chế tạo ra bún rất dai và ngon.
Nước lèo được nấu bằng xương heo bỏ tủy hoặc xương cá, nêm gia vị cho vừa ăn.
Cá dầm: Cá cờ, cá thu, cá dưa gang, cá ngừ đại dương được cho vào nồi hấp
chín, gở bỏ xương, cắt thành miếng nhỏ.
Chả cá: Là các loại cá cờ, cá thu, cá dưa gang, cá ngừ đại dương tươi được
giã nhuyễn, thêm hồ tiêu, gia vị, nước mắm, nặn thành bánh tròn hoặc viên tròn
đem chiên hoặc hấp.
Sứa: Có nhiều ở biển Nha Trang từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, các tháng
khác dùng sứa khô. Sứa được rửa sạch, cắt thành từng miếng dài khoảng 3cm, trần
qua nước sôi.
Bún được nhúng vào nước nóng, bày vào tô, bỏ khoảng 1/3 bát bún, cho cá
dầm vào, chả cá, sứa lên trên bề mặt tô bún, chan nước lèo vào vừa đủ ngập tô bún
và thêm một ít hành ngò vào cho thơm. Bún được ăn kèm với các loại rau sống thái
nhỏ.
- Bánh canh cá dầm: Cách chế biến cá và nguyên liệu giống bún cá nhưng
bánh canh là gạo xay thành bột, lọc và cán khô, ăn đến đâu mới cho vào nước xôi
nhúng chín đến đó.

2.3.2.4. Phong tục tập quán và văn hóa ứng xử


Tục tôn thờ cá Ông (Ông Nam Hải), thành Hoàng làng, Tiền Hiền là những
vị thần tối cao, ơn nhớ tôn kính những người có công với làng và tổ tiên khai mở
đất, tổ nghề. Khi người dân đi biển gặp cá voi chết đều mang về làm lễ mai tang, cải
táng rồi thờ ở đình lăng, hằng năm tổ chức lễ hội Tế Ông. Tất cả mọi gia đình ở
trong các làng đều tích cực tham gia đóng góp, tham dự vào những công việc của
làng, giữ gìn trao truyền những giá trị văn hóa như: Xây dựng, trùng tu đình chùa,
miếu, tổ chức, tham dự lễ hội, xây dựng CSHT.
Tập tục cưới hỏi, ma chay tại các LNTT ở đây vẫn được tổ chức theo nghi lễ,
trang phục truyền thống, họ hàng và làng xóm đến giúp đỡ đông vui.

56
Du lịch cộng đồng

Người dân ở các LNTT có nhiều đức tính tốt đẹp: Chịu khó, chăm chỉ, hiền
lành, thật thà chất phác, tiết kiệm, thân thiện, cởi mở, mộc mạc, sẵn sàng giúp đỡ
lẫn nhau trong họ ngoài làng, không đua chen, tôn kính người già, trưởng làng, nhớ
ơn tổ tiên. Những phẩm chất tốt đẹp này đã tạo ra môi trường văn hóa an lành, ít tệ
nạn xã hội, thân thiện cho cộng đồng và hấp dẫn đối với du khách.

2.3.3. Đánh giá chung


2.3.3.1. Thuận lợi
Các LNTT ở Nha Trang đến nay vẫn bảo tồn được nguồn TNDL nhân văn
vật thể và phi vật thể phong phú đặc sắc và khá hấp dẫn du khách.
Các di chỉ khảo cổ được nghiên cứu khai quật trên sông Cái Nha Trang và tại
làng Bích Đầm trên đảo Hòn Tre đã chứng tỏ tại địa phận của các làng nghề này từ
trên 2000 năm có giá trị lịch sử văn hóa hấp dẫn du khách.
Những ngôi đình làng, chùa Kim Sơn, nhà cổ, nhà thờ họ… là những
DTLSVH còn bảo tồn được nhiều bộ phận kiến trúc, cổ vật, cảnh quan nguyên sơ
có giá trị về văn hóa lịch sử, là những điểm tham quan hấp dẫn về văn hóa làng
nghề.
Các lễ hội ở các LNTT được tổ chức uy nghiêm, linh thiêng, vui nhộn, quy
tụ đông đảo dân làng, quan khách tham gia, bảo tồn được các giá trị truyền thống,
rất hấp dẫn đối với du khách.
- Các LNTT có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển, bảo tồn được nhiều giá trị
truyền thống. Đến nay, tuy sản xuất nghề bị suy giảm cả về số lượng và chủng loại.
Nhưng các làng này hiện là các điểm tham quan khá hấp dẫn du khách.
- CĐĐP có nhiều phẩm chất tốt đẹp là nguồn lực quan trọng và tạo môi trường
sống lành mạnh, tốt cho cộng đồng và phát triển du lịch: 78% KDL nội địa, 72%
KDL quốc tế đánh giá CĐĐP đối xử thân thiện, lịch sự, cởi mở, trung thực.
- Người dân các làng nghề ở đây còn biết chế biến nhiều món ăn, đồ uống
ngon mang phong vị địa phương, hấp dẫn du khách: 68% KDL quốc tế và 38%
KDL nội địa thích nghệ thuật ẩm thực ở đây.

57
Du lịch cộng đồng

2.3.3.2. Hạn chế


- Nghề thủ công truyền thống và hoạt động du lịch ở các LNTT còn phát triển
tự phát, chưa có quy hoạch, thiếu các chính sách hỗ trợ thuận lợi cho phát triển, thu
nhập người lao động thấp, sản xuất bị thu hẹp, suy giảm, mai một.
- Các DTLSVH chưa được tổ chức quản lý trong coi, bảo vệ chặt chẽ, thường
xuyên, giảm sức hấp dẫn đối với du khách.
- Hiện nay, thế hệ trẻ ở các LNTT làm việc ở thành phố, văn hóa truyền thống
bị mai một. Họ không tham gia sản xuất nghề thủ công truyền thống, không tích cực
tham gia vào việc quản lý các DTLSVH và tổ chức các lễ hội. Đây là nguy cơ suy
giảm nghề văn hóa truyền thống mà thế hệ cha ông của họ hiện nay rất lo lắng.

Biểu đồ 2.1. Các tài nguyên nhân văn tại Nha Trang hấp dẫn du khách (%)

70

60

50

40

30 KDL quốc tế
KDL nội địa
20

10

0
Người dân thân Văn hóa truyền Các làng nghề
thiện, cởi mở, an thống giàu bản truyền thống hấp
ninh tốt sắc dẫn

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê


Mặc dù còn một số hạn chế, xong nguồn TNDL nhân văn của các LNTT ở
Nha Trang khá hấp dẫn du khách, thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch văn
hóa: Tham quan nghiên cứu làng nghề, lễ hội, tâm linh, thưởng thức ẩm thực…
được mô tả rõ hơn qua biểu đồ trên.

58
Du lịch cộng đồng

2.4. Các nguồn lực kinh tế xã hội và bổ trợ

2.4.1. Đường lối chính sách phát triển du lịch


Định hướng phát triển KT – XH và du lịch của tỉnh đã xác định du lịch là
ngành kinh tế mũi nhọn và có nhiều lợi thế để phát triển theo hướng bền vững.
Nha Trang được xác định là trung tâm du lịch của tỉnh Khánh Hòa và cả
vùng du lịch Nam Trung Bộ, được đầu tư phát triển thành trung tâm du lịch biển
lớn, hiện đại có tầm cỡ quốc tế. Thành phố Nha Trang là thị trường cung cấp khách
lớn và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch, thuận lợi cho việc phát triển du lịch
tại các LNTT. Làng gốm Lư Cấm và làng dệt chiếu Ngọc Hội nằm ven sông Cái
nên được định hướng xây dựng kè và đường dọc sông Cái Nha Trang là điều kiện
thuận lợi cho phát triển du lịch và KT – XH ở địa phương.
Các chương trình bảo tồn phát huy nghề truyền thống gắn với phát triển du
lịch làng nghề, xây dựng giao thông thôn xã, đào tạo cho nông dân, xóa đói giảm
nghèo vẫn tiếp tục được thực hiện và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và chính
sách. Đây là những nguồn lực thuận lợi cho phát triển DLCĐ tại các LNTT. Cơ
quan quản lý du lịch quốc gia và của địa phương có nhiều văn bản pháp luật thuận
lợi cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch tại các LNTT ở Nha Trang.
Quyết định QĐ 217/QĐTCTDL ngày 15/6/209 của Tổng cục Trưởng Tổng
cục Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại, xếp loại cơ sở lưu trú
du lịch; Nghị định ngày 16/2/2012/ NĐ CP của Thủ Tướng Chính phủ về việc xử
phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch; Quyết định số 185/QĐ CTUB tỉnh Khánh
Hòa, ngày 25/5/2010 về việc công bố áp dụng bình ổn giá dịch vụ lưu trú trên địa
bàn thành phố Nha Trang.
Tuy vậy, việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển du lịch tại Nha
Trang nói riêng và tại Khánh Hòa nói chung còn chậm, còn thiếu các chính sách cụ
thể để hỗ trợ khôi phục bảo tồn nghề truyền thống, vệ sinh môi trường, bảo tồn văn
hóa truyền thống, DLCĐ.

59
Du lịch cộng đồng

2.4.2. Hợp tác đầu tư phát triển du lịch


Theo kết quả điều tra của đề tài: 2 công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
Metus và Trung tâm du lịch Sannest tourist thuộc công ty TNHH nhà nước một
thành viên Yến Sào Khánh Hòa có liên kết đầu tư đường vào các gia đình làm gốm
ở Lư Cấm. Công ty cây xanh Làng Cối Xưa đã đầu tư trên 4 tỷ VNĐ, trên diện tích
0,86ha đất của làng Ngọc Hội 1, xây dựng trung tâm giới thiệu nghề truyền thống
dệt chiếu Ngọc Hội để đón khách. Hiện nay, đã trồng cây xanh, dựng nhà theo kiểu
nhà truyền thống đang trong giai đoạn hoàn thiện. Công ty cổ phần du lịch
Vinpearl: Từ năm 2001 đến 2009, đã đầu tư trên 1000 tỷ VNĐ trên diện tích đất
hơn 150ha trên đảo Hòn Tre, xây dựng khu nghỉ dưỡng vui chơi giải trí tổng hợp.
Công ty đã đào tạo và tuyển dụng hơn 200 lao động của các làng chài trên đảo,
trong đó có làng chài Trí Nguyên và Vũng Ngán. Dự án khu bảo tồn Hòn Mun đã
hỗ trợ giáo dục đào tạo về môi trường cho CĐĐP và tổ chức thu gom rác tại các khu
vực biển của các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm.

2.4.3. Cơ sở hạ tầng
2.4.3.1. Hệ thống giao thông
+ Giao thông đường bộ: Hương lộ 45 được bê tông hóa nhưng đường hẹp,
nhiều chỗ đã bị hỏng, không có vỉa hè, xe lớn đi vào khó khăn.
Các tuyến đường liên thôn, liên xóm và dẫn đến các điểm tham quan ở làng
Lư Cấm, Ngọc Hội 1 và 2 đến cuối năm 2013 đã và sẽ được bê tông hóa 100%, hệ
thống thoát nước được xây dựng những năm gần đây với kinh phí theo hướng góp,
với tổng kinh phí lên gần 12 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 70%, địa phương 20%, nhân
dân góp 10%).
Tại làng Lư Cấm và Ngọc Hiệp chưa quy hoạch và xây dựng bãi đỗ xe ô tô
cho nhân dân ở làng cũng như KDL. Khi có những đoàn khách đông, xe ô tô 45 chỗ
đến tham quan làng chiếu Ngọc Hội, các hộ gia đình dệt chiếu phải mang công cụ,
nguyên vật liệu ra đình làng Phú Vinh để dệt chiếu cho du khách tham quan.
Các tuyến đường liên thôn liên xã được xây dựng nhưng chiều ngang hẹp,
chất lượng thấp, chỉ đảm bảo cho các phương tiện của cư dân địa phương, thiếu các

60
Du lịch cộng đồng

bản chỉ dẫn, gây khó khăn cho việc đi lại của các phương tiện chở khách và của dân
cư.
Các tuyến đường ven đảo và liên xóm của làng Trí Nguyên và Bích Đầm từ
2008 đã được nhà nước cấp kinh phí 70% để bê tông hóa, xong đường chỉ rộng
chưa đến 2m, việc đi lại không thuận lợi.
+ Giao thông đường thủy: Cảng biển Cầu Đá đến các làng Trí Nguyên, Vũng
Ngán và Bích Đầm thẩm mỹ xấu, quá tải, môi trường vệ sinh không tốt, không đảm
bảo an toàn cho du khách và dân cư đi lại làm hạn chế cho phát triển du lịch.

2.4.3.2. Cung cấp điện, nước và nước thải và thông tin liên lạc
Tại tất cả các LNTT ở Nha Trang từ năm 2008, đã có mạng lưới điện và
thông tin liên lạc quốc gia cung cấp và phủ sóng, đảm bảo điện sinh hoạt và thông
tin liên lạc cho người dân và du khách.
Tại các làng Lư Cấm và Ngọc Hội, từ năm 2004, 100% hộ dân được sử dụng
hệ thống nước sạch do nhà nước hỗ trợ đến đường ống chung đến tận cổng các hộ
dân. Tại các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm đến nay vẫn chưa có hệ thống
nước sạch.
Toàn bộ nước thải của người dân và các nhà hàng đón khách, tàu chở khách
đều xả thẳng xuống biển hoặc xả thải vào các hệ thống thoát nước thải, rồi chảy vào
Sông Cái chưa được xử lý.
Cách thức thu gom, cùng các phương tiện thu gom rác đều được thiết kế
không hợp lý, thẩm mỹ xấu, rác được thu gom chỉ đạt 60% khối lượng rác thải. Rác
sau khi thu gom, chỉ được chôn cát, hoặc đốt ở các bãi rác thành phố gây ô nhiễm
môi trường.

2.4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch


2.4.4.1. Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống
+ Hệ thống cơ sở lưu trú: Tại các làng Lư Cấm và Ngọc Hội, có 20 ngôi nhà
cổ có kiến trúc và nội thất đẹp, nếu được sửa sang, trang bị thiết bị đồ dùng phù hợp

61
Du lịch cộng đồng

có thể tổ chức đón khách lưu trú. Tại các làng Trí Nguyên, có nhiều biệt thự và nhà
dân, có thể tổ chức đón khách du lịch lưu trú.
+ Hệ thống nhà hàng: Tại các làng Ngọc Hội 1, 2 và Lư Cấm có 20 nhà hàng
kinh doanh ăn uống, các nhà hàng này nằm sát kề sông Cái, hướng mặt ra sông, có
phong cảnh đẹp, phần lớn các nhà hàng được xây cất bằng nguyên liệu tự nhiên, bài
trí nhiều cây cảnh xung quanh, có kiến trúc sinh thái mở ra thiên nhiên, phù hợp với
việc đón tiếp KDL và khách hàng là người địa phương. Mỗi nhà hàng có thể phục
vụ 100 - 150 khách ăn uống cùng thời gian.
Tại các làng Ngọc Hội 1, 2 và Lư Cấm, còn có 10 hộ gia đình kinh doanh
nhà hàng cà phê kiểu thức kiến trúc hài hòa với cảnh quan, có phong cảnh đẹp, nội
thất được bài trí đơn giản và đẹp, mỗi nhà hàng có thể đón được 50 – 70 khách hàng
một lúc. Tại các làng này có 50 gia đình nằm ở vị trí mặt đường, có CSVCKT kinh
doanh bán hàng hóa và làm đẹp.
Các làng Trí Nguyên và Vũng Ngán, mỗi làng có 4 hộ gia đình kinh doanh
nhà hàng ăn uống. Các nhà hàng này được xây dựng nổi trên mặt vịnh, kết hợp với
nuôi hải sản, cá lồng bè, sàn lát gỗ, kết cấu khung thép, lợp mái tôn. Tại tất cả các
nhà hàng này, bàn ghế, nội thất và đồ dùng để chế biến thức ăn, đồ uống, cùng đồ
ăn uống của du khách đơn giản. Việc sắp đặt nội thất không được thiết kế và trang
trí phù hợp với cảnh quan biển và chưa đẹp.

2.4.4.2. Cơ sở vui chơi giải trí


+ Hồ cá Trí Nguyên: Trên đảo Trí Nguyên của làng chài này từ những năm
1968 – 1970, ông Lê Cẩn người phường Vĩnh Nguyên (Nha Trang) đã đầu tư để
đắp một eo vịnh nhỏ trên đảo Trí Nguyên, làm hồ nuôi cá biển phục vụ du khách
câu cá giải trí, ngắm cảnh, kinh doanh ăn uống.
Cách đây hơn 20 năm, hồ cá này đã được nhà nước thu mua, nâng cấp, tôn
tạo, xây dựng phỏng theo con tàu cổ nổi trên vịnh biển và mua về nhiều loại hải sản
để nuôi, và tổ chức kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống và bán hàng lưu niệm.

62
Du lịch cộng đồng

+ Trên đảo Hòn Tre trong khu du lịch và giải trí Vinpearl có: công viên nước
với nhiều trò chơi và thủy cung có nuôi trên 300 sinh vật biển có thể đón trên 1000
KDL/1 ngày.
+ Khu du lịch Hòn Tằm có trang bị CSVCKT cho các hoạt động vui chơi thể
thao biển cho du khách.

2.4.5. Các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch


Các LNTT có vị trí địa lý và TNDL thuận lợi đã được quy hoạch thành các
điểm tham quan trong các tour du lịch hấp dẫn du khách của Nha Trang. Do vậy, để
hấp dẫn du khách, Cơ quan quản lý du lịch địa phương và các công ty du lịch đã
thực hiện việc xúc tiến các sản phẩm du lịch địa phương thông qua việc xúc tiến
điểm đến trên các phương tiện: bản đồ, các ấn phẩm, internet, các phương tiện
thông tin giải trí, các sự kiện du lịch, các hội chợ du lịch, trung tâm thông tin du
lịch.
Tuy vậy, việc xúc tiến phát triển du lịch về các LNTT mới được thực hiện
giới thiệu tên điểm đến, việc giới thiệu các giá trị tự nhiên và văn hóa còn hạn chế,
còn thiếu trách nhiệm. Như vậy, đến nay chưa có các chương trình xúc tiến phát
triển du lịch cụ thể cho các LNTT ở Nha Trang. Theo kết quả điều tra xã hội học:
74% KDL nội địa, 70% KDL quốc tế biết thông tin về Nha Trang.

2.4.6. Dân cư, nguồn lao động và kinh tế


2.4.6.1. Dân cư và nguồn lao động

Bảng 2.2. Số dân và lao động du lịch của các LNTT ở Nha Trang (năm 2013)

Tiêu mục Số hộ gia đình Số dân (ngƣời) Số lao động du


Tên làng lịch(ngƣời)
Ngọc Hội 1,2 647 2437 40
Lư Cấm 663 3250 80
Trí Nguyên 600 4580 250
Vũng Ngán 105 500 100
Bích Đầm 120 700 130
Tổng số 2165 11467 600
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

63
Du lịch cộng đồng

Tính đến năm 2013, 5 LNTT ở Nha Trang có 2.165 hộ và 11.467 người. Các
làng này đều có đất chật người đông, số người trung bình của một hộ gia đình trên 4
người, sống theo kiểu gia đình truyền thống, số con trung bình của một bà mẹ trên 2
con tại làng Ngọc Hội và Lư Cấm. CLCS của các gia đình ở đây đã được cải thiện
hơn, số hộ nghèo chỉ còn có 30 hộ, số hộ cận nghèo 54 hộ, (12% số hộ) không còn
người mù chữ.
Các làng này chỉ còn rất ít đất canh tác để trồng cói và trồng rau. Người lao
động ở làng thường làm ăn buôn bán ở thành phố, đặc biệt là lao động trẻ. Những
lao động tham gia sản xuất nghề truyền thống phần lớn là những người từ 40 tuổi
trở lên, trình độ văn hóa phổ thông cơ sở và phổ thông trung học cơ sở. Những lao
động kinh doanh và làm việc tại các nhà hàng ở độ tuổi từ 18 – 40 tuổi nhưng trình
độ văn hóa phổ thông.
Tại các làng Bích Đầm và Trí Nguyên, Vũng Ngán, không có đất canh tác và
đất vườn, họ chỉ sống dựa vào biển. Trước năm 2008, các làng này chưa có điện lại
xa đất liền, không có lớp học bán trú, trẻ em bỏ học sớm, để đi biển khai thác thủy
sản và tham gia lao động cùng bố mẹ nhiều. CLCS, trình độ dân trí và nhận thức
thấp, họ sống dựa vào biển, thiên tai nhiều, cuộc sống không ổn định, nên cái nghèo
cứ luẩn quẩn mãi, tỷ lệ nghèo 20% và cận nghèo chiếm 50% số hộ.
Theo điều tra nghiên cứu của đề tài, 60 hộ gia đình với 250 nhân khẩu tham
gia kinh doanh du lịch và sản xuất nghề truyền thống đều có trình độ văn hóa hóa
thấp, có 5/11 người có trình độ cao đẳng, đại học được đào tạo về du lịch. Nguồn
lao động du lịch ở đây mới được qua lớp giáo dục về môi trường do Dự án KBT
Hòn Mun tổ chức cho các làng chài trên đảo, nhưng chưa được qua giáo dục đào tạo
về du lịch. Do vậy, chỉ trừ một vài chủ các nhà hàng và nuôi yến sào là người quản
lý, còn CĐĐP ở các làng này chỉ tham gia vào những công việc nặng nhọc, làm
thuê với thu nhập thấp, phần lớn trong số họ không tham gia loại bảo hiểm nào.

2.4.6.2.Các hoạt động kinh tế


Kinh tế của các LNTT ở Nha Trang chủ yếu là phát triển các nghề truyền
thống, hoạt động kinh doanh du lịch, kinh doanh dịch vụ. Hoạt động nông nghiệp

64
Du lịch cộng đồng

không còn đất để phát triển, trữ lượng hải sản bị giảm nên các ngành truyền thống
bị thu hẹp. Nguồn thu của địa phương chủ yếu là thu thuế kinh doanh từ các hoạt
động trên nên rất thấp, gây khó khăn cho việc tổ chức quản lý các hoạt động KT –
XH, văn hóa, phát triển du lịch ở địa phương, CLCS của dân cư chậm được cải
thiện. Các hoạt động trên đóng góp vào ngân sách nhà nước như: những hộ gia đình
có tàu lớn đánh bắt hải sản đóng thuế môn bài cho địa phương 2.000.000đ/năm;
Mỗi hộ nuôi hải sản lồng bè đóng vào ngân sách địa phương 2.000.000đ/năm; Các
hộ kinh doanh ăn uống và bán hàng phục vụ du khách nộp thuế cho địa phương từ 5
– 8 triệu đồng/năm; Các hộ kinh doanh nuôi và sơ chế yến sào nộp thuế cho địa
phương từ 10 – 20 triệu đồng/năm. Nguồn: do tác giả điều tra.

2.4.7. Đánh giá


2.4.7.1. Thuận lợi
Định hướng và quy hoạch phát triển du lịch và nhiều chính sách của địa
phương được ban hành thực thi thuận lợi cho phát triển du lịch ở các LNTT: Các
địa phương này đều nhận được ngân sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, xóa đói
giảm nghèo. 77 % hộ gia đình được điều tra đều xác định hộ được hỗ trợ về cơ chế
chính sách, 50% số hộ nhận được sự hỗ trợ về giáo dục.
Các LNTT của Nha Trang đã được xác định là các điểm tham quan trên các
tour du lịch tham quan vịnh đảo và ven sông Cái.
Các loại hình du lịch được xác định có lợi thế là du lịch sinh thái biển và du
lịch văn hóa.
CSHT ở các làng nghề đã được đầu tư xây dựng, bước đầu đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt đời sống của CĐĐP và tham quan nghiên cứu của du khách.
CSVCKT tại các làng nghề hiện có 26 nhà hàng kinh doanh ăn uống, bán
hàng hóa. Các nhà hàng ven sông Cái tại các làng Lư Cấm và Ngọc Hội được thiết
kế đẹp, hài hòa với cảnh quan tự nhiên, theo hướng sinh thái mở ra thiên nhiên.
Các cơ sở vui chơi giải trí tại hồ cá Trí Nguyên, khu nghỉ dưỡng thể thao giải
trí Vinpearl và khu du lịch Hòn Tằm, với nhiều trò chơi thể thao, mạo hiểm, tham
quan hấp dẫn và cũng là những dự án đầu tư tại các LNTT ở đây.

65
Du lịch cộng đồng

Sản phẩm du lịch của các LNTT đã được xúc tiến quảng bá thông qua các
hoạt động này của các công ty lữ hành, của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh
Khánh Hòa.

2.4.7.2. Hạn chế


Còn thiếu các cơ chế chính thuận lợi và sự hỗ trợ các nguồn lực cho CĐĐP
phát triển DLCĐ. Các chính sách hỗ trợ tài chính đã có cho các hộ sản xuất nghề
truyền thống, triển khai thực hiện chậm.
90% số hộ sản xuất nghề truyền thống đề nghị Nhà nước có các chính sách
của nhà nước hỗ trợ tài chính cho các lao động sản xuất nghề truyền thống để giữ
nghề, vì thu nhập của họ thấp và cho vay vốn đơn giản thủ tục hơn, hỗ trợ đầu ra
cho sản phẩm và quy hoạch du lịch Làng nghề.
CSHT ở địa phương, đặc biệt về hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng
nhu cầu phát triển du lịch. Thẩm mỹ xấu, không hài hòa với cảnh quan, ô nhiễm
môi trường, tại các làng biển đảo hiện chưa có hệ thống nước sạch, tất cả các LNTT
chưa có hệ thống thu gom xử lý chất thải hợp vệ sinh.
Nội thất, đồ dùng trong các nhà hàng còn sơ sài, chất lượng chưa tốt, việc bài
trí chưa gọn gàng, đẹp mắt, chưa đáp ứng được nhu cầu ăn uống của du khách.
Các cơ sở vui chơi giải trí chưa đáp ứng nhu cầu của dân cư địa phương, các
khu nghỉ dưỡng sử dụng nguồn TNDL làm ô nhiễm môi trường sống ở địa phương
nhưng tạo ít việc làm và nguồn lợi cho CĐĐP, nguồn lợi chủ yếu rơi vào túi các chủ
đầu tư và những người đến từ bên ngoài.
Chưa có các hoạt động xúc tiến quảng bá cụ thể về nguồn lực và sản phẩm
du lịch của các LNTT.
Các ngành kinh tế bị suy giảm, sản xuất bị thu hẹp không ổn định, nguồn lao
động du lịch chất lượng thấp, người lao động, đặc biệt lao động trẻ phải ra thành
phố tìm việc làm. Do vậy, nguồn ngân sách của địa phương thấp, CLCS của CĐĐP
chậm được cải thiện, suy giảm nghề và văn hóa truyền thống và ô nhiễm môi
trường. Các nguồn lực kinh tế kỹ thuật bổ trợ tại các LNTT ở Nha Trang chưa huận
lợi cho phát triển DLCĐ.

66
Du lịch cộng đồng

*Tiểu kết chƣơng 2:

Chương 2: Luận văn đã giới thiệu, phân tích đánh giá các yếu tố thuận lợi và
hạn chế của các nguồn lực phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang gồm: Các
nguồn lực tự nhiên, các nguồn lực du lịch nhân văn, các nguồn lực KT – XH và kỹ
thuật bổ trợ. Trong đó luận văn tập trung nhấn mạnh vào các nguồn TNDL nhân
văn gồm: DTLSVH, lễ hội, nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, phong tục tập
quán, ứng xử tại tất cả các LNTT và tài nguyên tự nhiên ở các làng nghề.
Các LNTT ở Nha Trang đều có vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên tự nhiên
và nhân văn sinh thái biển đảo và văn hóa thuận lợi cho phát triển các loại hình du
lịch sinh thái biển và du lịch văn hóa.
CSVCKT du lịch tại các gia đình sản xuất nghề đón khách tham quan và các
nhà hàng còn sơ sài, bài trí chưa đẹp, chưa vệ sinh. Kết cấu hạ tầng chất lượng còn
thấp, thẩm mỹ xấu, cần được nâng cấp cải thiện.
Còn thiếu các chính sách thuận lợi và các hoạt động xúc tiến phát triển du
lịch cụ thể về các nguồn lực, sản phẩm du lịch của các LNTT. Các nghề truyền
thống ở các địa phương này đều có xu hướng suy giảm, nghề nông nghiệp không
còn phát triển. Do vậy, phát triển DLCĐ như một giải pháp hữu hiệu cho việc khôi
phục phát triển nghề truyền thống và phát triển cộng đồng tại các LNTT ở Nha
Trang.

Bảng 2.3. Mô tả nguồn lực của các LNTT ở thành phố Nha Trang

Tên làng Vị trí địa lý


Nguồ n lƣ̣c Nguồ n lƣ̣c Nguồ n lƣ̣c Đánh giá
nghề tƣ̣ nhiên nổ i nhân văn KT – XH chung
bâ ̣t nổ i bâ ̣t nổ i bâ ̣t
Làng chiếu Thôn Ngọc + Có đất + Nghề + Giao thông Rất thuận lợi
Ngọc Hội Hiệp, xã trồng cây cói truyền thuận lợi. cho phát
Vĩnh Ngọc, nguyên liệu thống: dệt + Có 4 nhà triển du lịch
Nha Trang tốt. chiếu hàng kinh làng nghề.
+ Khí hậu + Đình Phú doanh ăn
trong lành Vinh, Ngọc uống.
mát mẽ. Hội, chùa + Có hai
Kim Sơn. công ty du
+ Lễ hội: Tế lịch lớn đã
xuân, Tế thu, đầu tư vào

67
Du lịch cộng đồng

Thượng đây.
điền, Hạ
điền.
Làng gốm Phường + Có nguồn + Nghề + Giao thông Rất thuận lợi
Lư Cấm Ngọc Hiệp, đất sét làm truyền thuận lợi. cho phát
Nha Trang nguyên liệu thống: làm + Có 16 nhà triển du lịch
tốt. gốm. hàng kinh làng nghề.
+ Khí hậu + Đình Lư doanh ăn
trong lành Cấm. uống.
mát mẽ. + Lễ hội: Tế
xuân, Tế thu.
Làng chài Phường + Địa chất + Nghề + Giao thông Rất thuận lợi
Trí nguyên, Vĩnh địa hình đa truyền thuận lợi. cho phát
Vũng Ngán Nguyên, Nha dạng, hấp thống: đánh + Có 4 gia triển du lịch
và Bích Đầm Trang dẫn. bắt, nuôi đình kinh làng nghề.
+ Khí hậu trồng thủy doanh ăn
trong lành hải sản. uống.
mát mẽ. + Đình Lăng + Nguồn lao
+ Nước Trường Tây động nghề
trong lành, ít + Lễ hội: biển nhiều.
ô nhiễm. Cầu ngư,
+ Sinh vật đa Nghinh Ông,
dạng, quý Tế xuân, Tế
hiếm. thu.
Làng nuôi và Phường + Có nhiều + Nghề + Giao thông Rất thuận lợi
sơ chế biến Vĩnh hang động tự truyền thuận lợi. cho phát
yến sào Bích Nguyên, Nha nhiên. thống: nuôi + Có nguồn triển du lịch
Đầm Trang + Khí hậu yến sào. lao động làng nghề.
trong lành + Đình Bích kinh nghiệm
mát mẽ. Đầm. cao trong
+ Nước + Lễ hội: việc nuôi
trong lành, ít Cầu ngư, trồng và khai
ô nhiễm. Nghinh Ông, thác yến sào.
+ Chim yến Tế xuân, Tế
tự nhiên thu.
nhiều.
Nguồn: Tác giả tổng quan

68
Du lịch cộng đồng

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG


TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA
TRANG

3.1. Khái quát hoạt động du lịch tại Nha Trang

3.1.1. Lịch sử phát triển của hoạt động du lịch tại Nha Trang
Tháng 7/1891, bác sĩ Yersin đến Nha Trang, rồi ông ở lại làm việc tại đây, đã
khởi đầu cho lịch sử phát triển du lịch ở thành phố biển này.
Từ những năm 1920, khu biệt thự trên núi Cảnh Long đã được xây dựng và
trở thành nơi nghỉ mát của quan chức cao cấp Pháp và vua Bảo Đại, sau này là nơi
nghỉ của các quan chức Sài Gòn.
Trong thời gian từ 1930 đến 1945, nhiều khách sạn đã được xây dựng ở Nha
Trang như: Beau Rivage (khu C khách sạn Hải Yến hiện nay), Grand (nay là nhà
nghỉ T78 - 44 Trần Phú), Ternumus Bon Air….
Từ năm 1945 – 1975 có thêm các khách sạn và nhà nghỉ được xây dựng như:
La Frégte, Phượng Hoàng, Gia Long, Duy Tân, Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Khương
Hải, Mạnh Tấn, Thiên Sơn…
Hoạt động du lịch Nha Trang từ những năm 1920 đến năm 1989 chỉ dựa vào
những ưu thế về cảnh quan, tự nhiên biển, với hai loại hình chính là: Du lịch nghỉ
dưỡng, tắm biển kết hợp với tham quan.
Tháng 8/1993, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa được thành lập. Tháng 2/2001
hai Sở Du lịch và Thương mại được hợp nhất thành Sở Du lịch – Thương mại
Khánh Hòa; Nha Trang trở thành trung tâm du lịch của tỉnh và khu du lịch tổng hợp
quốc gia.
Ngày 11/3/1994, Ủy ban Nhân dân tỉnh có chỉ thị số 06/UB “Về việc củng cố
và phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa, làm cơ sở để kiện toàn hệ thống kinh doanh
du lịch, thích nghi dần với cơ chế thị trường”. Nha Trang được đầu tư phát triển
thành trung tâm du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và của tỉnh Khánh Hòa.

69
Du lịch cộng đồng

Các loại hình du lịch được ưu tiên phát triển là: Du lịch sinh thái biển đảo, du lịch
văn hóa, du lịch MICE, du lịch công vụ và thăm thân.

3.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Nha Trang
3.1.2.1. Loại hình và sản phẩm du lịch của Nha Trang
Có lịch sử hình thành phát triển du lịch trên 300 năm với TNDL phong phú
và đặc sắc, Nha Trang đã và đang phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp
dẫn, thu hút đông đảo KDL trong nước và quốc tế gồm:
+ Các loại hình du lịch sinh thái biển đảo và nghĩ dưỡng biển, vui chơi giải
trí, tham quan thể thao mạo hiểm phát triển ở dải không gian ven bờ, gồm các điểm
tham quan du lịch chính : bãi tắm Nha Trang, Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Tằm, hồ cá
Trí Nguyên, Hòn Yến, Hòn Một, Hòn Mát, Hòn Chồng, vịnh Nha Trang và các làng
chài trên vịnh. 64% du khách đánh giá môi trường du lịch tự nhiên ở Nha Trang có
sức hấp dẫn với họ.
+ Du lịch văn hóa: gồm các loại hình tham quan nghiên cứu các DTLSVH.
+ Du lịch sông nước và du lịch lễ hội tham quan làng nghề.
+ Du lịch MICE phát triển trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây.
+ Du lịch công vụ, thăm thân: phát triển chủ yếu ở khu vực nội thành của
Nha Trang.
+ Du lịch tàu biển
- Các tuyến du lịch đang được triển khai thực hiện ở Nha Trang:
+ Các tuyến du lịch nội tỉnh:
Tuyến du lịch dọc theo quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam: Vân Phong
– Nha Trang – Cam Ranh.
Tuyến du lịch Nha Trang – Trường Sa.
Tuyến du lịch đường biển từ thành phố Nha Trang đi các đảo Trí Nguyên,
Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Yến, Hòn Tằm.
Tuyến du lịch trên sông Cái tham quan các LNTT.
Tuyến Nha Trang – Ninh Hòa – Vạn Ninh.
Tuyến Nha Trang – Cam Ranh – Khánh Sơn.

70
Du lịch cộng đồng

Tuyến Nha Trang – Diên Khánh – Khánh Vĩnh


- Các tuyến du lịch ngoài tỉnh:
Nha Trang – TP Hồ Chí Minh – các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (theo
quốc lộ 1A, đường sắt và đường biển).
Nha Trang – Đà Lạt : theo quốc lộ 1A và tỉnh lộ 723.
Nha Trang đi các tỉnh Tây Nguyên gắn với tuyến du lịch “con đường xanh”
Tây Nguyên (quốc lộ 20 và 26)
Nha Trang – Đà Nẵng – Huế - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

3.1.2.2. Lượng khách du lịch

Bảng 3.1. Lƣợng khách đến và doanh thu từ du lịch tại Nha Trang

Stt Tiêu mục 2008 2009 2010 2011 2012


1 KDL quốc tế Lượt 315.585 281.202 384979 440.390 530.660
đến người
2 Mức tăng % - 8,9 13.69 11.44 12.05
trưởng
3 KDL nội địa Lượt 1.281.643 1.298.878 1.456.280 1.639.618 1.787.290
người
4 Mức tăng % 10.13 11.21 11.26 10.9
trưởng
5 Tổng số lượt Lượt 1.597.228 1.580.080 1.840.259 2.180.008 2.317.950
khách người
6 Mức tăng % - 9.8 11.65 11.85 10.63
trưởng
7 Doanh thu từ Tỷ 1.357 1.563 1.877 2.252 2.568
du lịch đồng
8 Mức tăng % 11.52 12.0 12.0 11.40
trưởng
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa
- Theo bảng ( số liệu) tổng lượng du khách đến Nha Trang từ năm 2008 đến
năm 2012 tăng 24,33%, mức tăng trung bình năm đạt 6,82%. Trong đó, KDL quốc
tế đến tăng 26,28% mức tăng trung bình hàng năm đạt 6,575, KDL nội địa tăng
43,5% mức tăng trung bình hàng năm đạt 10,88%. (năm 2010 số ngày lưu trú của
khách quốc tế là 2,5 ngày và của KDL nội địa là 1,8 ngày). Trừ năm 2009, số lượng
KDL quốc tế và tổng số lượt KDL đến Nha Trang giảm, các năm còn lại lượng du

71
Du lịch cộng đồng

khách đến Nha Trang tăng liên tục qua các năm (trên 10%/năm), báo hiệu một triển
vọng cho hoạt động du lịch ở địa phương nói chung và cho phát triển DLCĐ ở các
làng nghề nói riêng.
9 tháng đầu năm 2013, KDL đến Nha Trang là 1.357.474 lượt người, trong
đó KDL quốc tế đến là 309.306 lượt người, khách nội địa là 1.048.168 lượt người.
Lượng KDL đến Nha Trang tăng, có nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên
nhân quan trọng là Nha Trang đã thực hiện quy hoạch du lịch đúng đắn và thực hiện
các chính sách phát triển du lịch thông thoáng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng
bá, nâng cao hình ảnh du lịch Nha Trang ở trong nước và quốc tế, đồng thời nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm du lịch sinh thái biển
đảo đang hấp dẫn du khách.

3.1.2.3. Doanh thu từ hoạt động du lịch


Theo bảng số liệu doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2008 đến năm 2012
tăng 46,92% với mức tăng trung bình hàng năm đạt 11,84%, mức doanh thu tăng
trưởng năm sau khá cao so với năm trước. 9 tháng đầu năm 2013 doanh thu từ hoạt
động du lịch đạt 1.484.443 tỷ VNĐ.

3.1.2.4. Cơ sở lưu trú

Bảng 3.2. Số cơ sở lƣu trú và tổng số buồng phòng khách sạn tại Nha Trang

Stt Tiêu mục 2008 2009 2010 2011 2012


1 Cơ sở lưu trú Cơ sở 397 409 455 503 511
2 Tổng số phòng buồng Phòng 9.400 10.200 11.730 12.048 12.700
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa
Cơ sở lưu trú của Nha Trang phát triển và tăng cả về số lượng và chất lượng.
Từ năm 2008 đến năm 2012 tại Nha Trang số cơ sở lưu trú tăng 13,5%; số phòng
khách sạn tăng 13,51%. Tính đến tháng 7/2013 toàn thành phố có 539 cơ sở lưu trú.
Số khách sạn 5 sao là 06 ; 4 sao là 05; 3 sao là 35; 2 sao là 103, 1 sao là 117 và 17
nhà khách, cơ sở lưu trú – ăn uống của Nha Trang được đánh giá là đa dạng về
chủng loại, chất lượng có giá cả hợp lý hấp dẫn với 66% du khách (theo kết quả
điều tra nghiên cứu của đề tài)

72
Du lịch cộng đồng

3.1.2.5. Các công ty lữ hành và nguồn lao động


Tính đến tháng 02 năm 2002, toàn thành phố có 80 đơn vị lữ hành nội địa và
6 công ty lữ hành quốc tế và 56 đơn vị vận chuyển.
Tính đến tháng 9/2013, toàn thành phố có 250 công ty lữ hành nội địa, tăng
87,5% so với năm 2002, và 28 công ty lữ hành quốc tế tăng 46,7% so với năm
2002. và số hướng dẫn viên được cấp thẻ quốc tế là 236 người và nội địa là 283
người.
Tính đến năm 2002, ngành du lịch của thành phố đã tạo việc làm cho 3.000
lao động trực tiếp, trong đó có trình độ cao đẳng – đại học 404, trung cấp 324, sơ
cấp 474. Tính đến năm 2012, ngành du lịch của thành phố tạo việc làm cho 9.000
lao động trực tiếp và 18.000 lao động gián tiếp. [13, tr.288 – 292]

3.1.2.6. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực


Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nha Trang đã phối hợp với các cơ sở
đào tạo trên địa bàn thành phố, các cơ quan và tổ chức trong và ngoài nước đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực du lịch
của địa phương.
- Các trường đại học và cao đẳng đóng tại Nha Trang mỗi năm đào tạo 200 lao
động du lịch có trình độ đại học và 1.000 lao động du lịch có trình độ trung cấp và
cao đẳng, 80 hướng dẫn viên, 300 nhân viên nghiệp vụ nhà hàng khách sạn.
- Phối hợp với Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch
(EU) tổ chức chương trình đạo tạo viên cho 13 nghiệp vụ cho các cơ sở đào tạo và
các khách sạn từ 03 sao trở lên cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

3.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền
thống ở Nha Trang

3.2.1. Tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng
3.2.1.1. Tổ chức quản lý
Việc tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và các nguồn TNDL do Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch Khánh Hòa đảm trách, trực tiếp quản lý và triển khai thực

73
Du lịch cộng đồng

hiện. Tuy vậy, việc tổ chức các hoạt động du lịch tại các LNTT ở đây còn mang tính
hình thức, không đồng bộ và chặt chẽ. Nguồn KDL đến các LNTT do các công ty lữ
hành đưa tới hoặc KDL tự tìm đến. Chính quyền địa phương, phường, xã, thôn chỉ
quản lý con người và các hoạt động KT – XH chung, thu thuế kinh doanh, không có
sự quan tâm, tổ chức quản lý sâu sát các hoạt động bảo tồn tôn tạo tài nguyên và
phát triển du lịch.

3.2.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng


- Tại các LNTT chưa có các dự án quy hoạch phát triển DLCĐ chi tiết cụ thể.
Trong Định hướng, Quy hoạch du lịch và phát triển KT – XH của Khánh Hòa đến
năm 2015 và tầm nhìn 2020 đã có những dự án xây dựng phát triển CSHT phường
xã và nông thôn được thực hiện. Nhưng việc xây dựng kè dọc sông Cái Nha Trang,
đầu tư CSHT ở khu vực nông thôn, quy hoạch vùng nuôi trồng hải sản cho các
phường xã ở Nha Trang chưa được thực hiện.
- Trong Quy hoạch tổng phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa, thời kỳ 1997 –
2015 và dự báo đến năm 2020: Các làng nghề gốm Lư Cấm và làng dệt chiếu Ngọc
Hội được quy hoạch thành điểm du lịch LNTT trên tuyến du lịch ven sông Cái (xuất
phát từ cầu Bóng theo sông Cái đến làng gốm – làng dệt chiếu – nhà cổ - đình Phú
Vinh). Nhưng thiếu quy hoạch chi tiết, việc triển khai còn chậm, bến tàu khách chưa
được đầu tư xây dựng, các tuyến đường dẫn đến các điểm tham quan chất lượng
xấu, chưa có các biển chỉ dẫn, không có bãi đỗ xe. Trung tâm giới thiệu nghề và văn
hóa làng nghề, việc xây dựng và triển khai chậm, việc cho các hộ làng nghề vay vốn
có chủ trương nhưng chưa triển khai.
Các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán, làng chài Yến Sào Bích Đầm được
quy hoạch nằm trong các tour du lịch tham quan đảo và vịnh Nha Trang. Song việc
thực hiện quy hoạch còn chậm, thiếu đầu tư và tổ chức quản lý. Cảng Cầu Đá trước
đây là cảng hàng hóa và khi du lịch phát triển được sử dụng một phần làm cảng du
lịch nên chật hẹp, không thuận tiện. Người dân tự đầu tư nhà hàng, nuôi cá lồng bè
và kinh doanh du lịch chưa được hỗ trợ đầu tư, quy hoạch theo hướng phát triển du
lịch bền vững.

74
Du lịch cộng đồng

Kết quả điều tra xã hội học tại các hộ gia đình sản xuất nghề truyền thống và
đón KDL 100% kiến nghị cần đầu tư quy hoạch phát triển du lịch làng nghề và xây
dựng CSHT ở làng nghề kịp thời.

3.2.2. Kinh doanh lưu trú và ăn uống


- Kinh doanh lưu trú: Đến nay, tất cả các LNTT ở Nha Trang không có hộ gia
đình nào tổ chức kinh doanh lưu trú. Làng Bích Đầm, ở cách xa bờ biển, KDL đến
thăm quan làng không thể đi về trong ngày thường nghỉ lại nhà dân hoặc trên
thuyền của người dân và có trên 200 lao động ở làng Vũng Ngán, Trí Nguyên và
Bích Đầm làm việc trong các bộ phận của khu du lịch Vinpearl, khu du lịch Hòn
Tằm, hồ cá Trí Nguyên.
- Kinh doanh ăn uống và vui chơi giải trí : Tại các làng Ngọc Hội 1, 2 có 4 hộ
gia đình và làng Lư Cấm có 16 hộ gia đình kinh doanh nhà hàng ăn uống, mỗi nhà
hàng phục vụ khoảng 200 khách ăn uống.
Các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại các làng Ngọc Hội và Lư Cấm, thực
đơn phục vụ du khách chủ yếu là các món đặc sản đồng quê được chế biến từ thịt
gà, thịt bò, cá sông, thịt lợn, cua, ốc, rau quả. KDL đến tại địa phương chiếm 20%
tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống ở các nhà hàng này, còn lại khách hàng là
người địa phương. Ngoài ra, tại các làng Ngọc Hội và Lư Cấm còn có 10 hộ gia
đình có vị trí ở giáp đường giao thông liên xã và bờ sông Cái kinh doanh nhà hàng,
cà phê giải khát. Khách hàng sử dụng dịch vụ chủ yếu từ người địa phương.
Tại các làng Trí Nguyên và Vũng Ngán mỗi làng có 8 hộ gia đình kinh
doanh nhà hàng ăn uống, mỗi ngày phục vụ khoảng 500 lượt khách ăn uống. Các
nhà hàng kinh doanh ăn uống tại các làng chài Trí Nguyên và Vũng Ngán, thực đơn
phục vụ du khách chủ yếu là các món ăn được chế biến từ hải sản nuôi trồng hoặc
đánh bắt do các hộ dân địa phương cung cấp. Khách hàng đến ăn uống tại các nhà
hàng này chiếm trên 95% là KDL đi các tour tham quan đảo, trong đó KDL nội địa
chiếm 70%.
Đồ uống phục vụ du khách tại tất cả các nhà hàng các loại bia, rượu, nước
giải khát đóng chai hoặc lon.

75
Du lịch cộng đồng

Giá ăn uống trung bình của một KDL từ 120.000 - 150.000VNĐ/1 bữa, 66%
du khách được điều tra cho rằng dịch vụ ăn uống ở Nha Trang có chất lượng tốt và
giá cả phù hợp.
Mỗi nhà hàng nộp thuế trung bình 01 tháng 02 triệu VNĐ, lợi nhuận của mỗi
nhà hàng sau khi trừ các chi phí chưa tính khấu hao tài sản khoảng từ 10 – 15 triệu
VNĐ/1 tháng.
Trang trí nội thất, bàn ghế, đồ dùng, thiết bị để bảo quản và chế biến thực
phẩm và phục vụ du khách đều đơn giản, chưa thật phù hợp với việc phục vụ KDL
ăn uống, đặc biệt là du khách quốc tế. Việc vệ sinh các nhà hàng, cũng như vệ sinh
an toàn thực phẩm đều chưa thực hiện tốt.
Chủ hộ kinh doanh các nhà hàng đều là người địa phương, họ trực tiếp quản
lý tại các nhà hàng.
Nhân viên phục vụ tại các nhà hàng phần lớn là người trong gia đình, họ
hàng hoặc người lao động ở địa phương, phần nhiều trong số họ là lao động trẻ,
chưa qua đào tạo quy chuẩn, khi làm việc tại nhà hàng họ được đào tạo bởi chủ nhà
tại chỗ. Tuy vậy, họ có thái độ phục vụ hiếu khách, niềm nở, lịch sự. Mỗi nhà hàng
tạo việc làm từ 7 – 20 nhân viên.
Nhân viên làm việc tại các nhà hàng không được kiểm tra sức khỏe, không
được trang bị đồng phục, không được hưởng chế độ bảo hiểm nào. Ngoài việc được
cấp các bữa ăn hàng ngày, lương nhân viên phục vụ trong các nhà hàng từ 1,8 triệu
– 3 triệu VNĐ.
Các chất thải ở các nhà hàng tại các làng nghề đều xả thẳng xuống sông Cái
và xuống vịnh Nha Trang gây ô nhiễm môi trường.

3.2.3. Kinh doanh vận chuyển


- Kinh doanh vận chuyển khách bằng tàu biển: Ở làng Trí Nguyên có 5 hộ gia
đình, ở làng Bích Đầm và Vũng Ngán có 02 hộ gia đình sở hữu tàu biển tham gia
vận chuyển KDL và người dân từ đất liền ra đảo.
Công suất của tàu mỗi ngày 1 chuyến ra đảo và về cảng Cầu Đá (làng Bích
Đầm ở xa bờ nên 2 ngày một chuyến ra và một chuyến vào cảng Cầu Đá). Mỗi tàu

76
Du lịch cộng đồng

chở được 45 khách, trên tàu có áo phao cứu hộ trang bị cho du khách, có bàn ghế,
đồ dùng để nấu ăn và phục vụ du khách ăn uống. Các nhân viên cũng như lái tàu
chưa được đào tạo nghề du lịch nên chất lượng phục vụ trên tàu còn hạn chế về
nghiệp vụ.
Mỗi tàu có 2 nhân viên phục vụ, với mức lương từ 5 đến 7 triệu đồng/1tháng
và đóng thuế 2 triệu đồng/1tháng.
Sau khi trừ các chi phí: Xăng dầu, bến bãi, lương nhân viên, đóng thuế (chưa
trừ khấu hao phương tiện) mỗi chủ tàu có tiền lãi 20 triệu VNĐ/1 tháng.
- Kinh doanh vận chuyển khách bằng mủng:
Ở các làng chài Trí Nguyên và Vũng Ngán có 40 lao động tham gia vận
chuyển du khách từ các tàu du lịch tham quan các làng chài và đảo Hòn Mun. Tất cả
các lao động này đều chưa được tham gia các lớp giáo dục đào tạo về du lịch. Do
vậy, tuy họ có thái độ cởi mở thân thiện với du khách, song họ thường mời chào,
chèo kéo du khách mua hàng cho họ, ý thức vệ sinh môi trường chưa tốt và thu
nhập của họ một lần chở khách là 20.000VNĐ. Ngoài ra họ có thêm thu nhập từ
việc bán hàng hóa cho du khách. Thu nhập của một lao động vận chuyển khách
bằng mủng khoảng 3 triệu VNĐ.

3.2.4 . Sản xuất nghề truyền thống


3.2.4.1. Sản xuất lò gốm và dệt chiếu truyền thống
Ở Làng Lư Cấm đến nay còn 7 gia đình tham gia sản xuất lò gốm truyền
thống. Mỗi gia đình sản xuất khoảng 1000 lò đốt/1 tháng để bán cho người dân
quanh vùng, chưa sản xuất các sản phẩm lưu niệm bán cho du khách.
Nghề sản xuất lò gốm truyền thống tạo việc làm cho 20 lao động ở địa
phương với mức thu nhập 3 triệu VNĐ/1 tháng.
Dệt chiếu ở làng Ngọc Hội 1, 2 đến nay còn 9 hộ gia đình tham gia trồng cói
và dệt chiếu, tạo việc làm cho 25 lao động với mức thu nhập trung bình 1,5 triệu
VNĐ/1 tháng.

77
Du lịch cộng đồng

Sản phẩm dệt chiếu gồm: Chiếu nhỏ để trải salong, võng nằm, kê bàn ăn, túi
xách và các loại chiếu hoa, chiếu đơn bán cho KDL, các khách sạn – nhà hàng và
người dân quanh vùng.
Một số hộ gia đình làm gốm và dệt chiếu đã được các công ty du lịch và
chính quyền địa phương hỗ trợ làm đường bê tông dẫn từ đường làng vào để thuận
tiện cho du khách tham quan.
4 hộ gia đình sản xuất gốm và dệt chiếu vẫn bảo tồn được nhà truyền thống,
vườn cây trái, nhiều đồ vật, hương án thờ cổ và truyền thống thờ cúng tổ tiên.
Người dân địa phương tại các làng nghề này nói chung và những người lao
động tham gia sản xuất nghề thủ công truyền thống nói riêng, ứng xử với du khách
cởi mở, thân thiện, trung thực và vẫn bảo tồn được các giá trị truyền thống.
Thu nhập của các hộ gia đình sản xuất gốm và chiếu không cao, nhưng góp
phần bảo tồn nghề thủ công văn hóa truyền thống, tạo ra sự đa dạng sản phẩm du
lịch, hấp dẫn du khách, phát triển du lịch và KT – XH của địa phương. Các sản
phẩm thủ công của các làng nghề hấp dẫn 22% KDL quốc tế và 6% KDL nội địa.
Mỗi tháng, các hộ gia đình đón trung bình 400 lượt KDL đến tham quan.
Mỗi lần các đoàn khách đến tham quan nghiên cứu làng nghề và các gia đình sản
xuất nghề truyền thống do các công ty du lịch đưa đến, thường trả cho các gia đình
50.000đ – 100.000 VNĐ. Và nhiều đoàn KDL mua các sản phẩm dệt chiếu cho các
hộ gia đình sản xuất. Người lao động sản xuất nghề thủ công nặng nhọc, thu nhập
thấp nên thế hệ trẻ không theo nghề. Những người tham gia sản xuất nghề thiếu vốn
về đầu tư mở rộng sản xuất, tuổi của họ đều trên 40 tuổi.

3.2.4.2. Sản xuất ngư nghiệp truyền thống tại các làng Trí Nguyên, Vũng
Ngán, Bích Đầm
- Nghề đánh bắt hải sản : Đây là một trong những hoạt động kinh tế chính tại
các làng chài. Nhiều hộ gia đình ở đây có kinh nghiệm truyền thống trong việc đánh
bắt hải sản bằng lưới đăng, giã và câu. Một số hộ gia đình có vốn lớn mua sắm tàu
thuyền, phương tiện đã tổ chức đánh bắt xa bờ, câu cá ngừ đại dương. Sản phẩm

78
Du lịch cộng đồng

đánh bắt một phần được bán cho các hộ kinh doanh nhà hàng ăn uống tại địa
phương, còn lại bán cho thương lái.
Trữ lượng thủy sản ven bờ sụt giảm do việc đánh bắt vượt quá mức giới hạn
sinh học và phương thức đánh bắt hủy diệt nên sản lượng đánh bắt thủy sản truyền
thống của ngư dân giảm sút nhiều, thu nhập thấp không ổn định, chỉ từ 5 đến 10
triệu đồng cho một hộ gia đình 4 – 6 người.
Do thiếu vốn, việc vay vốn khó khăn vì không có tài sản thế chấp, nên 3 làng
chài có trên 800 hộ gia đình nhưng chỉ gần 100 hộ mua sắm được tàu lớn để đánh
bắt xa bờ. Các hộ đánh bắt hải sản đóng thuế môn bài 2 triệu VNĐ/1 năm cho địa
phương.
Một số hộ gia đình ở làng Trí Nguyên phối hợp với các công ty lữ hành tổ
chức phục vụ du khách câu cá, câu mực với mức thu nhập từ các chi phí nhân công
và xăng dầu 1 triệu VNĐ/1 chuyến tàu vào các buổi tối.

3.2.4.3. Nghề nuôi và chế biến yến sào


Năm 1987, khi xí nghiệp Yến Sào Nha Trang được thành lập, rồi năm 1990
công ty Yến Sào Khánh Hòa được thành lập. Do vậy, từ đó tới nay có nhiều người
dân Bích Đầm làm bảo vệ và khai thác yến sào tại công ty Yến Sào Khánh Hòa, với
mức thu nhập từ 4 – 6 triệu VNĐ/1 tháng.
Những năm gần đây có 10 hộ dân trước đây sống ở làng Bích Đầm, do điều
kiện kinh doanh, họ đã xây nhà nuôi, tổ chức chế biến và bán các sản phẩm yến sào
tại các khu phố thuộc phường Vĩnh Nguyên và Vĩnh Trường thành phố Nha Trang.
Các hộ gia đình này đầu tư xây nhà nuôi yến, chế biến kinh doanh các sản phẩm yến
sào. Các cơ sở này tạo việc làm cho 130 người, từ 7 – 40 lao động/1 cơ sở với mức
lương từ 3 – 5 triệu VNĐ và đảm bảo các chế độ bảo hiểm, các bữa ăn cho họ.
Người lao động làm việc ở các cơ sở nuôi, chế biến và kinh doanh sản phẩm yến
sào, làm việc không quá nặng nhọc, không ô nhiễm, có mức lương cao so với mặt
bằng chung ở Nha Trang và được hưởng các chế độ đãi ngộ khác khá tốt.
Công ty TNHH Nhà Yến Nha Trang, địa chỉ ở 08 Lê Thành Phương đã xây
dựng bài trí mô hình nuôi, quá trình vòng đời của chim yến, khai thác, chế biến và

79
Du lịch cộng đồng

trưng bày các sản phẩm yến sào giới thiệu với du khách. Mỗi ngày trung bình công
ty đón tiếp từ 500 – 700 du khách tham quan và mua sản phẩm yến. 50% sản phẩm
yến sào của công ty được bán cho KDL.
Các đoàn khách du lịch cũng thường tham quan và mua sản phẩm yến của
công ty TNHH Thanh Thảo ở 49 Đặng Duy Trứ (Cầu Đá) – phường Vĩnh Nguyên.
Các cơ sở nuôi, chế biến và kinh doanh sản phẩm yến sào của CĐĐP đang đóng
góp thuế cho ngân sách từ 8 – 100 triệu đồng cho địa phương/1 cơ sở. KDL tham
quan và mua sản phẩm yến sào chủ yếu là KDL nội địa và Đài Loan, Trung Quốc.

3.2.5. Kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm


- Tại các làng Ngọc Hội 1 và 2, làng Lư Cấm có 42 gia đình có nhà ở vị trí
mặt đường và chợ và 9 hộ dệt chiếu đã đầu tư kinh doanh bán hàng hóa và các hàng
thủ công mỹ nghệ phục vụ cho KDL và nhân dân địa phương. Việc bán hàng thủ
công mỹ nghệ và các loại hàng hóa của các hộ gia đình ở đây tạo việc làm cho từ 1
– 2 lao động/1 hộ với mức thu nhập từ 2 – 5 triệu VNĐ/1 hộ/1 tháng và đóng thuế
cho địa phương từ 2 – 5 triệu VNĐ/1 hộ/1 năm. Các loại hàng hóa được bán gồm
các nhu yếu phẩm, thực phẩm, quần áo, các sản phẩm dệt chiếu cói, bếp lò gốm.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bán cho du khách ở đây khá đơn điệu chưa hấp dẫn
du khách.
- Tại các khu vực bến cảng Cầu Đá, làng Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích
Đầm có trên 100 hộ gia đình tham gia, kinh doanh các loại hàng lưu niệm, đồ ăn
uống bán cho du khách. Các mặt hàng bán cho du khách gồm: các loại quần áo, túi
xách, các sản phẩm lưu niệm làm từ vỏ trai, cua, ốc, các loại nước uống đóng chai,
lon, bánh kẹo, hoa quả... việc kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm đã tạo việc
làm cho trên 100 lao động địa phương và mang lại cho họ nguồn thu nhập từ 1-5
triệu VNĐ/1 lao động/1 tháng, góp phần nâng cao CLCS của dân cư.
Người dân địa phương tham gia bán hàng hóa nói chung có phẩm chất trung
thực, thân thiện, lịch sự với du khách, ít hiện tượng chèo kéo làm phiền du khách.

80
Du lịch cộng đồng

3.2.6. Hoạt động hướng dẫn

Bảng 3.3. Các công ty du lịch đánh giá sức hấp dẫn của hƣớng dẫn viên (%)

Hấp dẫn Khá hấp dẫn Hấp dẫn Không


trung bình hấp dẫn
Hướng dẫn viên 40 30 30 0
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê
33% KDL quốc tế và 20% KDL nội địa thích sử dụng hướng dẫn viên địa phương.
Người dân địa phương tại các LNTT ở Nha Trang không được tham gia các
khóa học đào tạo hướng dẫn viên và không có ai tham gia hoạt động hướng dẫn tại
các công ty lữ hành. Nhưng là những người trực tiếp tham gia sản xuất nghề truyền
thống và sống tại địa phương nên họ am hiểu về cảnh quan tự nhiên và văn hóa lịch
sử của địa phương. Do vậy, những người dân địa phương tham gia hoạt động vận
chuyển, sản xuất nghề truyền thống, quản lý các DTLSVH, họ đều có thể hướng
dẫn về cảnh quan thiên nhiên, những giá trị văn hóa lịch sử của nghề truyền thống,
lễ hội, văn hóa truyền thống của địa phương và các điểm tham quan làng nghề với
du khách.

3.2.7. Sản xuất nông phẩm cung ứng cho du khách


Tại làng Ngọc Hội 1, 2 và Lư Cấm, các hộ gia đình có diện tích đất vườn
rộng, đã trồng nhiều loại rau xanh, rau thơm, cây quả, chăn nuôi gia cầm, lợn, để tự
cấp nguồn thực phẩm cho gia đình và bán cho các hộ gia đình kinh doanh ăn uống
và các chợ tại địa phương. Việc trồng rau quả và chăn nuôi gia cầm, gia súc, ngoài
việc tự cấp cho gia đình mang lại thu nhập cho các hộ gia đình từ 500.000đ đến
5.000.000đ/1 tháng.
Tại các địa phương này có 4 hộ gia đình làm nghề đánh bắt thủy sản trên
sông Cái để bán cho các hộ kinh doanh nhà hàng ăn uống, mang lại thu nhập cho họ
từ 3 - 4 triệu VNĐ/1 tháng.
Tại các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm có gần 300 hộ gia
đình ở các địa phương nuôi hải sản, mỗi hộ đầu tư khoảng 100 lồng bè với số vốn
đầu tư từ 1,7 đến 2 tỷ và tạo việc làm cho 4 - 5 lao động. Sản lượng hải sản đánh bắt

81
Du lịch cộng đồng

và nuôi trồng ở các địa phương này được bán cho KDL và các nhà hàng kinh doanh
ăn uống tại đây. Sản lượng hải sản của các hộ gia đình tại các làng chài được bán
cho du khách và các nhà hàng kinh doanh ăn uống thường được giá và mang lại thu
nhập cao hơn so với bán cho thương lái, vì không bị ép giá. Nghề đánh bắt nuôi
trồng hải sản thường mang lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình tại các làng chài
từ 5 – 10 triệu VNĐ/1 hộ/1 tháng.
Việc nuôi hải sản của người dân ở đây gặp nhiều rủi ro, do thức ăn, thuốc
kháng sinh, giống đầu vào cao, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, dịch bệnh, thị trường
đầu ra không ổn định, bị tư thương ép giá. Do vậy, thu nhập của các hộ dân nuôi hải
sản ở đây không ổn định, nhiều hộ lỗ vốn phải ngừng sản xuất.

3.2.8. Hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường


- Khôi phục, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống: Tuy thu nhập thấp, lao
động vất vả, thiếu CSVCKT và vốn, dân sản xuất nghề truyền thống ở các làng vẫn
trăn trở, tiếp tục làm nghề và giữ nghề, với mong muốn truyền nghề cho thế hệ trẻ.
- Người dân tại các LNTT ở Nha Trang vẫn bảo tồn được các giá trị văn hóa,
ứng xử tốt đẹp như: Tôn trọng già làng, trưởng thôn, đoàn kết trong dòng họ (bảo
tồn nhà thờ họ, ngày giỗ tổ họ), giúp đỡ nhau trong họ và làng xóm; vẫn giữ được
nhiều đức tính tốt đẹp.
- Bảo tồn và tổ chức các lễ hội: Tất cả các gia đình, chính quyền địa phương
trong các làng đều tham gia đóng góp kinh phí, thời gian và công sức để tham gia tổ
chức hoặc tham dự các lễ hội của làng hằng năm.
- Bảo tồn và trùng tu các DTLSVH: CĐĐP tại các làng nghề đã bầu ra Ban
quản lý các DTLSVH. Ban Quản lý các DTLSVH tại các LNTT ở Nha Trang đến
nay hoạt động khá tốt, họ đã thực hiện các nhiệm vụ, bảo vệ, quản lý, vệ sinh, huy
động người dân đóng góp, trông coi việc trùng tu tôn tạo các di tích. CĐĐP ở các
làng nghề, cùng với các Việt Kiều đã đóng góp kinh phí cùng công sức cho việc
trùng tu, tôn tạo các DTLSVH.
- Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:

82
Du lịch cộng đồng

Tại các làng chài ở Nha Trang, người dân đã được giáo dục về bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển. Do vậy, họ đã từ bỏ các loại hình đánh bắt hải sản hủy
diệt, đồng thời có ý thức thu gom và nhắc nhở du khách đổ rác, bỏ rác đúng nơi qui
định, tham gia vào việc thu gom rác trên biển, không khai thác san hô trái phép,
tham gia làm việc tại bảo tồn biển Hòn Mun.

3.3. Kết quả kinh doanh và các chủ thể tham gia DLCĐ tại các LNTT ở
Nha Trang

3.3.1. Cộng đồng địa phương


Những người dân tham gia hoạt động DLCĐ tại các làng nghề đều là những
người dân bản địa sinh ra và lớn lên ở đây.
CĐĐP tham gia vào các hoạt động du lịch, đã tận dụng được nhà cửa, đồ
dùng, các nguồn lực của gia đình, để tạo được việc làm, nâng cao nhận thức, kỹ
năng sống và mang lại thu nhập từ 1,5 đến 10 triệu VNĐ/1 lao động/1 tháng và từ 5
– 20 triệu VNĐ cho các lao động và chủ hộ kinh doanh. Nguồn thu nhập từ du lịch
đã giúp cho các hộ gia đình địa phương đảm bảo, nâng cao CLCS.
Nguồn thu nhập từ du lịch còn góp phần đóng thuế, phát triển CSHT, đảm
bảo cho các hoạt động tổ chức quản lý của chính quyền địa phương. Các hộ gia đình
tham gia kinh doanh du lịch đóng thuế cho địa phương hàng năm. Nghề truyền
thống và kinh doanh du lịch ở các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm đóng
thuế cho địa phương trung bình hàng năm 900 triệu VNĐ. Ở các làng Ngọc Hội 1, 2
và Lư Cấm đạt 160 – 200 triệu VNĐ.
CĐĐP tham gia hoạt động du lịch chủ yếu là những công việc nặng nhọc,
với vai trò làm thuê, thu nhập thấp, do thế nên các nguồn thu để phát triển cộng
đồng của địa phương bị hạn chế. Kết quả là CLCS của người dân địa phương chậm
được cải thiện (tỷ lệ hộ nghèo ở các làng chài tới 20% và hộ cận nghèo tới 50%).
Tại làng Lư Cấm vẫn còn 12% hộ nghèo và cận nghèo, sản phẩm nghề
truyền thống và du lịch còn đơn điệu, chất lượng không cao.

83
Du lịch cộng đồng

Sản phẩm du lịch các làng Ngọc Hội 1, 2 và làng Lư Cấm cung cấp cho du
khách là tham quan, nghiên cứu nghề và văn hóa LNTT, mua sản phẩm thủ công và
ăn uống.
Sản phẩm du lịch các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm cung cấp
cho du khách gồm: Tham quan biển đảo, tắm biển, lặn biển, mua sắm biển đảo và
nghề truyền thống; Thưởng thức hải sản, các sản phẩm yến sào, câu cá, ăn uống.
Tuy vậy, sản phẩm DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang vẫn được du khách
đánh giá cao được thể hiện qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 3.1. KDL đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm DLCĐ tại các LNTT
ở Nha Trang (%)

50

45

40

35

30

25 KDL quốc tế
20 KDL nội địa

15

10

0
Rất hấp dẫn Khá hấp dẫn Hấp dẫn trung bình Không hấp dẫn

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

Bảng 3.4. Các công ty du lịch đánh giá về sức hấp dẫn của sản phẩm DLCĐ tại
các LNTT ở Nha Trang (%)

Tiêu mục Rất Khá Hấp Không


hấp hấp dẫn hấp
dẫn dẫn trung dẫn
bình
Tham quan biển đảo 80 20 0 0

84
Du lịch cộng đồng

Các DTLSVH 30 30 40 0
Quy hoạch kiến trúc 50 30 20 0
Vệ sinh môi trường 20 20 40 20
An ninh và an toàn du lịch 50 10 40 0
Nghệ thuật sản xuất nghề và các sản phẩm 20 30 50 0
thủ công truyền thống
Bán hàng lưu niệm 20 40 30 10
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 20 20 40 20
Văn hóa truyền thống của CĐĐP 20 50 30 0
Dịch vụ lưu trú 30 50 10 10
Dịch vụ ăn uống 30 60 10 0
Dịch vụ vận chuyển 30 60 10 0
Dịch vụ vui chơi giải trí 20 70 10 0
Hướng dẫn viên địa phương 40 30 30 0
Các dịch vụ khác 30 50 10 10
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

Bảng 3.5. Các công ty kiến nghị cải thiện các nguồn lực phát triển DLCĐ (%)

stt Tiêu mục Các công ty kiến nghị


1 Các điểm tham quan biển đảo 50
2 Các DTLSVH 60
3 Quy hoạch kiến trúc 60
4 Vệ sinh môi trường 70
5 An ninh và an toàn du lịch 50
6 Nghề thủ công truyền thống 100
7 Bán hàng lưu niệm 60
8 Văn hóa truyền thống 70
9 Dịch vụ lưu trú 30
10 Dịch vụ ăn uống 90
11 Dịch vụ vận chuyển 40
12 Dịch vụ vui chơi giải trí 60
13 Hướng dẫn viên địa phương 80
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

3.3.2. Khách du lịch


Đến nay cơ quan quản lý du lịch địa phương chưa có thống kê về số lượng
KDL đến tham quan du lịch tại các LNTT ở Nha Trang.

85
Du lịch cộng đồng

Theo điều tra nghiên cứu của đề tài: Năm 2012, các làng Ngọc Hội và Lư
Cấm đón trên 5000 KDL, chủ yếu là khách quốc tế đến và hơn 50% khách quốc tế
đến đây là khách Nga. Vì thế kết quả điều tra của đề tài 83% hộ gia đình ở đây thích
đón KDL quốc tế.
Tại các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm, các hộ gia đình nuôi
và chế biến yến.
Năm 2012, các LNTT ở Nha Trang đón 858.000 lượt du khách đến chiếm
37,23% KDL đến Nha Trang, trong đó khách quốc tế đến là 262.000 lượt khách và
khách nội địa là 600.600 lượt người.
Hình thức đi du lịch của du khách: Tự tổ chức: 57% KDL quốc tế và 26%
KDL nội địa.
Do các công ty du lịch tổ chức: 43%/KDL quốc tế và 74% KDL nội địa.

Bảng 3.6. Mức chi tiêu của du khách tham quan tại các LNTT ở Nha trang 1
ngày (tháng 7/2013)

Tập khách Số khách đƣợc Mức chi tiêu Tỷ lệ (%)


điều tra (ngƣời) USD
Quốc tế 60 60-105 60
16 106-150 16
9 Trên 150-250 9
15 Trên 250 15
Nội địa 29 60-105 58
13 106-150 26
3 Trên 150-250 6
5 Trên 250 10
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

Bảng 3.7. Tỷ lệ du khách thích sử dụng các sản phẩm du lịch của CĐĐP (%)

Các loại sản phẩm du lịch KDL quốc tế KDL nội địa
Homestay 12 2
Nhà nghỉ của CĐĐP 51 8
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ 16 6
Các hoạt động ngư nghiệp truyền thống 21 12
(câu cá, đánh lưới, chế biến hải sản)
Ẩm thực 68 38

86
Du lịch cộng đồng

Hướng dẫn viên địa phương 36 20


Các phương tiện giao thông 26 18
Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê
KDL sử dụng sản phẩm du lịch của CĐĐP, đều muốn tìm hiểu, thưởng thức,
khám phá tôn trọng văn hóa truyền thống địa phương: 98% KDL quốc tế tôn trọng
văn hóa truyền thống và 96% KDL nội địa tôn trọng văn hóa địa phương.
KDL mong muốn được CĐĐP đối xử như khách quý: 26% KDL nội địa và
KDL quốc tế 38% như thành viên trong gia đình: KDL nội địa 56%, KDL quốc tế:
23%; như KDL: KDL nội địa: 18; KDL quốc tế: 38%.

3.3.3. Các công ty du lịch


Các công ty du lịch tham gia vào hoạt động DLCĐ tại các LNTT ở Nha
Trang, phần lớn là những công ty du lịch có uy tín, đang hoạt động trên địa bàn Nha
Trang, có nguồn khách khá ổn định và công ty Cổ phần du lịch Vinpearl, công ty
Cổ phần Hòn Tằm.
Các công ty lữ hành là cầu nối giữa KDL và CĐĐP, với vai trò môi giới
trung gian bán các sản phẩm du lịch của cộng đồng cho du khách như: Các giá trị
lịch sử văn hóa của nghề và LNTT, ăn uống, tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn
biển, mua sắm, vận chuyển, đồng thời họ cũng đầu tư để tạo ra hoặc môi giới bán
các sản phẩm du lịch như lưu trú, vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung hướng dẫn
viên mà CĐĐP ở đây chưa cung ứng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Các công ty du lịch thường mua sản phẩm DLCĐ ở các LNTT với giá rẻ,
chưa tạo nhiều việc làm cho dân cư, các việc làm cho CĐĐP thường làm thuê, nặng
nhọc, thu nhập thấp. Do vậy, nguồn lợi phần lớn thu được từ hoạt động DLCĐ tại
đây thường đổ vào túi các công ty du lịch ở bên ngoài đến đầu tư và kinh doanh tại
các LNTT. Nhưng người dân và chính quyền địa phương ở đây đang phải chịu
những tác động tiêu cực đến TNMT, KT – XH, thu gom xử lý chất thải, CLCS
chậm cải thiện.
Trong 10 công ty lữ hành mà đề tài điều tra và nghiên cứu có: 7 công ty đã
xây dựng và tổ chức đưa một số đoàn du khách đến tham quan nghiên cứu, sử dụng
sản phẩm du lịch tại các LNTT. Nếu chưa xây dựng và tổ chức có 9 công ty sẽ có

87
Du lịch cộng đồng

kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình DLCĐ tại các LNTT ở địa
phương.
Hình thức hợp tác liên kết mà các công ty du lịch thực hiện: 05 công ty đã ký
các hợp đồng với CĐĐP để mua các sản phẩm du lịch của họ; 03 công ty thực hiện
hình thức liên kết kinh doanh và 02 công ty tự tổ chức kinh doanh các sản phẩm du
lịch và thuê người dân địa phương phục vụ.
Số công ty đã thực hiện liên kết hoặc đầu tư phát triển DLCĐ tại các LNTT ở
Nha Trang nhận được các sự hỗ trợ của Nhà nước gồm: Về chính sách: 07; đất đai:
01; giáo dục đào tạo: 02; CSVCKT: 02 và xúc tiến phát triển du lịch: 08
Số công ty du lịch đã hỗ trợ CĐĐP phát triển du lịch về giáo dục đào tạo: 01;
CSVCKT: 02; Xúc tiến phát triển du lịch: 05

3.3.4. Chính quyền địa phương


Chính quyền địa phương các cấp tại địa phương đã hỗ trợ CĐĐP ở các
LNTT ở Nha Trang về các chính sách và vốn để xây dựng và nâng cấp CSHT, xóa
đói giảm nghèo, trùng tu các DTLSVH, xếp hạng các DTLSVH.
Chính quyền địa phương tại đây mới chủ yếu quản lý các hoạt động DLCĐ
về con người, cấp giấy phép và biển hiệu kinh doanh, thu thuế.

3.3.5. Các tổ chức và các cá nhân


WWF và IUCN qua dự án KBT sinh thái Hòn Mun, hỗ trợ CĐĐP tại các
làng chài Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng Ngán về giáo dục môi trường, thu gom rác
thải tại các làng và trên biển; xúc tiến quảng bá về tài nguyên và bảo vệ tài nguyên
biển. Một số Việt kiều là người gốc ở địa phương đã hỗ trợ nguồn tài chính cho các
làng nghề, góp phần khôi phục tổ chức lễ hội và trùng tu tôn tạo các DTLSVH.

3.3.6. Đánh giá những tác động từ hoạt động du lịch, đến TNMT, KT – XH,
văn hóa tại các LNTT ở Nha Trang

3.3.6.1. Tác động tới tài nguyên môi trường


*Tác động tích cực:

88
Du lịch cộng đồng

+ Góp phần bảo vệ, tôn tạo, nghiên cứu, đề nghị xếp hạng, tôn vinh và nâng cao giá
trị của TNMT. Vịnh Nha Trang được xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia năm 1989,
được công nhận là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới năm 2005. Các đình
làng, miếu thờ, chùa Kim Sơn được bảo tồn, trùng tu xếp hạng DTLSVH cấp tỉnh;
nghề và văn hóa truyền thống được bảo tồn và duy trì.
+ Nhận thức của CĐĐP được nâng cao, TNMT được bảo vệ và dọn vệ sinh tốt hơn,
cảnh quan đẹp hơn. TNMT được khai thác có hiệu quả hơn cho phát triển du lịch và
nghề truyền thống, nâng cao CLCS của dân cư.
+ Du khách có cơ hội tìm hiểu và thưởng thức các giá trị tự nhiên văn hóa bản địa
độc đáo, phong phú của CĐĐP với giá rẻ.
*Tác động tiêu cực:
+ Việc xây dựng CSVCKT của các dự án Vinpearl, Hòn Tằm, nuôi trồng đánh bắt
thủy hải sản và tham quan của du khách làm thay đổi địa hình, xấu cảnh quan, suy
giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, (0,65kg rác x 858.000 lượt khách =
557.700kg rác và khoảng 429.000m3 nước thải của du khách thải ra môi trường).
Ở Nha Trang hiện chưa thu loại vé thắng cảnh và lệ phí môi trường nào,
CĐĐP không có nguồn kinh phí cho các hoạt động bảo vệ TNMT.
100% hộ gia đình và các công ty được điều tra đều có kiến nghị với chính
quyền địa phương cần bán và thu lệ phí tham quan, phí môi trường và hỗ trợ CĐĐP
về vệ sinh môi trường.
Thế hệ trẻ, lao động địa phương rời bỏ làng quê ra thành phố làm việc làm
suy giảm văn hóa và nghề truyền thống.

3.3.7.1.Tác động tới kinh tế - xã hội


*Tác động tích cực:
+ CĐĐP đã nhận được sự hỗ trợ về chính sách, vốn của nhà nước để xây dựng,
nâng cấp CSHT.
+ Tạo việc làm mới từ du lịch: 600 việc làm trực tiếp, 1200 việc làm gián tiếp từ du
lịch, góp phần nâng cao CLCS.

89
Du lịch cộng đồng

+ Khôi phục, duy trì phát huy nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng đa dạng ngành nghề. Góp phần phát triển kinh tế địa phương qua việc đóng
thuế cho địa phương từ các hộ, các công ty kinh doanh du lịch.
+ Nâng cao CLCS của dân cư, tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ trong trong cộng
đồng, tạo ra môi trường văn hóa tốt hơn cho cộng đồng và du khách.
*Tác động tiêu cực:
+ Người lao động chưa được giáo dục đào tạo du lịch nên chất lượng chuyên môn
nghiệp vụ thấp, hiệu quả kinh doanh thấp, chủ yếu là những công việc thủ công,
nặng nhọc, làm thuê, thu nhập thấp, CLCS chậm cải thiện.
+ Suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất phương tiện sản xuất, không còn
kế sinh nhai, giá cả tăng, thu nhập thấp, nguồn lợi từ du lịch bị rơi vào túi những
công ty, những người ở ngoài địa phương, CLCS của dân cư giảm sút.
+ CĐĐP ở các làng chài chưa được hưởng chính sách của những vùng hải đảo nên
kinh tế và đời sống gặp nhiều khó khăn, còn chưa có nước sạch.
+ Sản xuất bị thu hẹp, hiệu quả thấp, nguồn thu vào ngân sách địa phương bị suy
giảm, gây khó khăn cho việc tổ chức quản lý và phát triển KT – XH ở địa phương.
+ Gây xung đột văn hóa, thế hệ trẻ bắt trước lối sống và chuẩn mực đạo đức khác lạ
của KDL, làm suy giảm văn hóa truyền thống theo hướng tiêu cực.
+ Phân hóa giàu nghèo, gây mâu thuẫn trong cộng đồng giữa những gia đình kinh
doanh, du lịch với những gia đình sản xuất truyền thống thuần túy
+ Quá tải về CSHT, môi trường sống và di dân ra thành phố.
+ Làm giảm chất lượng sản phẩm du lịch và tác động tiêu cực tới nhu cầu và quyền
lợi của KDL.

*Tiểu kết chƣơng 3:

Chương 3: Tác giả nghiên cứu khái quát hoạt động du lịch tại Nha Trang,
thực trạng phát triển DLCĐ và các tác động của hoạt động du lịch tới TNMT, KT –
XH tại các LNTT ở Nha Trang.
Nha Trang là địa phương có lịch sử phát triển lâu dài trên 300 năm, Nha
Trang có vị trí địa lý rất thuận lợi, có nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch sinh

90
Du lịch cộng đồng

thái biển, du lịch văn hóa, du lịch MICE. Hoạt động du lịch của Nha Trang những
năm qua đã đạt được những hiệu quả tích cực, CSVCKT du lịch, số lao động trực
tiếp từ hoạt động du lịch, KDL đến, doanh thu từ hoạt động du lịch liên tục có mức
tăng trưởng cao.
CĐĐP tại các LNTT đã tham gia vào trong nhiều hoạt động du lịch như:
kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển KDL, hướng dẫn, sản xuất hàng thủ công,
kinh doanh hàng hóa, sản xuất nông phẩm, bảo vệ TNMT. Việc phát triển DLCĐ đã
tạo ra việc làm, mang lại thu nhập, tạo các nguồn lực, bước đầu góp phần nâng cao
CLCS, phát triển cộng đồng, bảo vệ TNMT.
Tuy vậy, hoạt động DLCĐ ở đây vẫn còn mang tính tự phát, còn thiếu quy
hoạch khoa học và đúng đắn, nên chưa phát triển bền vững, hiệu quả về KT – XH
và môi trường còn thấp, TNMT suy giảm. CĐĐP chủ yếu tham gia các công việc
nặng nhọc, thu nhập thấp, lợi nhuận chủ yếu chảy vào túi những công ty ở ngoài địa
phương. CLCS của người dân còn thấp và chậm cải thiện, chất lượng của sản phẩm
du lịch còn thấp. Cần có những chính sách và giải pháp phù hợp, hữu hiệu để hoạt
động DLCĐ ở đây khắc phục những hạn chế và phát triển bền vững.

91
Du lịch cộng đồng

CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO


HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

4.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp và kiến nghị

Các giải pháp và kiến nghị được xây dựng phải mang tính khoa học, dựa trên
cơ sở lý luận về khoa học du lịch, DLCĐ, các khoa học khác có liên quan.
Căn cứ vào thực tế, kinh nghiệm phát triển DLCĐ của một số quốc gia trên
thế giới cũng như tại một số địa phương ở Việt Nam. Từ đó, học hỏi những kinh
nghiệm xây dựng các kiến giải để phát triển DLCĐ đạt hiệu quả cao tại các LNTT ở
Nha Trang.
Căn cứ vào việc điều tra, phân tích đánh giá các nguồn lực phát triển DLCĐ
thực trạng phát triển du lịch của Nha Trang và phát triển DLCĐ của các LNTT ở
đây. Các kiến giải phải phù hợp và phát huy lợi thế của các nguồn lực, đảm bảo
phát triển bền vững.
Căn cứ vào định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH, phát triển
du lịch của Khánh Hòa đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch tổng
thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Luật Du
lịch Việt Nam, các văn bản pháp Luật du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác.
Căn cứ vào xu hướng phát triển du lịch DLCĐ ở Nha Trang, Việt Nam và
thế giới, tình hình phát triển KT – XH của Việt Nam, khu vực và thế giới, các bộ
luật có liên quan.

4.2. Các giải pháp nhằm phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành phố Nha
Trang có hiệu quả

4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách


Các cấp quản lý về du lịch và các cấp chính quyền địa phương một mặt cần
tổ chức giáo dục, phổ biến rộng rãi hệ thống luật pháp, các quyết định, nghị định
hướng dẫn thực hiện liên quan trong lĩnh vực du lịch, KT – XH và môi trường tới

92
Du lịch cộng đồng

CĐĐP, đặt biệt với những người tham gia hoạt động du lịch. Mặt khác, cần nghiên
cứu ban hành thực thi các văn bản pháp luật còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện, các
chính sách ưu tiên hỗ trợ cho phát triển DLCĐ như:
- Chính sách khuyến khích hợp tác đầu tư và hỗ trợ CĐĐP:
+ Cơ chế chính sách thuận lợi “quyền ưu tiên đặc biệt” để thu hút nhiều cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp, có các dự án hợp tác đầu tư và hỗ trợ các LNTT ở Nha
Trang, phát triển DLCĐ bảo tồn phát triển nghề và văn hóa truyền thống, phát triển
KT – XH, bảo vệ TNMT.
+ Chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ cho các hộ nghèo, các hộ bảo tồn
phát triển nghề thủ công vay vốn cần được đơn giản hóa về thủ tục và ngân hàng
chính sách cùng chính quyền địa phương cần triển khai nhanh hơn.
- Chính sách về đất đai và bảo vệ TNMT:
+ Chính quyền địa phương phối hợp cùng với dân cư địa phương tiến hành
đo đạc, thống kê lại quỹ đất, diện tích mặt nước, có các biện pháp bảo vệ nguyên
vẹn diện tích đất công tại các DTLSVH và các công trình công cộng, vỉa hè, lề
đường, ven sông, biển, mặt nước và các bãi tắm, diện tích đất nông nghiệp hiện có.
+ Yêu cầu các công ty đầu tư, các khu nghỉ dưỡng tại địa phương đền bù, tạo
việc làm, phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch thỏa đáng cho CĐĐP và góp
phần phát triển kinh tế địa phương, khi sử dụng đất đai và tài nguyên của địa
phương. Đồng thời, yêu cầu các công ty này xử lý các chất thải trước khi đưa ra môi
trường, nộp các loại lệ phí đầy đủ cho địa phương.
+ Triển khai, kiểm tra giám sát các hoạt động bảo vệ TNMT, đặc biệt TNMT
biển… Xây dựng, ban hành các chế tài thưởng phạt và đóng phí môi trường.
- Chính sách tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển cộng đồng và
DLCĐ:
+ Chính quyền tỉnh Khánh Hòa cần ban hành các chính sách để bán và thu vé
thắng cảnh, lệ phí môi trường tại các điểm du lịch, tuyến trên sông Cái, trên vịnh
Nha Trang và các đảo trong vịnh. Nhưng miễn vé thắng cảnh đối với CĐĐP, tạo
điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn sinh sống. Đồng thời, cần có các chính sách phân
chia phần lớn nguồn lợi từ hoạt động du lịch, cho phát triển DLCĐ và phát triển

93
Du lịch cộng đồng

cộng đồng, công bằng và công khai, các gia đình sản xuất nghề thủ công ở các làng
Lư Cấm và Ngọc Hội cần được nhận một phần lệ phí tham quan/1 KDL.
+ Các chính sách này tính đến việc giảm lệ phí vé thắng cảnh, giảm thuế cho
các nhà đầu tư, các công ty du lịch bảo vệ TNMT, đầu tư cho phát triển cộng đồng
và sử dụng sản phẩm du lịch của CĐĐP, các đối tượng ưu tiên; cảnh báo và có các
biện pháp xử phạt đối với các cá nhân tổ chức quản lý và vận hành du lịch chạy theo
lợi nhuận, không tuân thủ luật pháp, các quy định gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng
đồng và TNMTDL; động viên hỗ trợ tài chính với các hộ gia đình, tu sửa, xây dựng
nhà theo kiểu truyền thống, có kiến trúc đẹp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và
văn hóa bản địa.

4.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch


4.2.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý
- Quản lý theo pháp luật và các văn bản quy phạm:
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Nha Trang, Ban Quản lý
Khu Du lịch vịnh Nha Trang, phối hợp với các sở ngành có liên quan, CĐĐP để tổ
chức quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch trong Khu Du lịch Vịnh Nha
Trang nói chung, tại các LNTT ở Nha Trang theo hệ thống pháp luật và các quy
định đặc biệt các bộ luật: Luật Di sản, Luật Đất đai, Du lịch, Thủy sản, Môi trường,
Xây dựng và các văn bản dưới luật như: Quyết định QĐ 217/QĐTCDL ngày
15/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc
gia về phân loại xếp loại cơ sở lưu trú du lịch; Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
92/2007/NĐCP ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch; Nghị định 16/20/2012/NĐCP của Thủ
tướng Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Quyết
định số 185/QĐ – CTUBND tỉnh Khánh Hòa ngày 25/01/2010, về việc công bố áp
dụng biện pháp bình ổn giá dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Nha
Trang…
- Tổ chức quản lý các hoạt động du lịch theo quy hoạch:

94
Du lịch cộng đồng

Trong quá trình quy hoạch phát triển DLCĐ, cần tư vấn giúp đỡ cộng đồng
thành lập và tổ chức quản lý các hoạt động du lịch, cũng như phát triển cộng đồng
theo các nhóm tổ: tổ dệt trồng cói và dệt chiếu, tổ sản xuất gốm, tổ kinh doanh ăn
uống, tổ vận chuyển tàu khách, tổ kinh doanh homestay, tổ hướng dẫn, tổ vận
chuyển và bán hàng cho khách bằng mủng, tổ bán hàng hóa… Các tổ này bầu các tổ
trưởng, tổ phó, những người này sẽ trực tiếp tổ chức quản lý, điều phối cho các
thành viên của tổ hoạt động. Họ cũng sẽ là những người đại diện cho các nhóm tổ,
cùng chính quyền địa phương tham gia vào quá trình quy hoạch, ra các quyết định,
kiến nghị cho phát triển du lịch và phát triển cộng đồng với các cấp quản lý du lịch
và chính quyền địa phương.
- Quản lý khách du lịch:
KDL đến du lịch tại Nha Trang và các LNTT tại đây mang tính theo mùa vụ.
Từ đó dẫn đến việc quá sức chứa của CSVCKT và TNMT, gây hậu quả tiêu cực về
nhiều mặt. Vì vậy, Ban Quản lý Khu Du lịch vịnh Nha Trang cần phối hợp với
CĐĐP, quản lý điều chỉnh lượng du khách đến bằng các biện pháp:
+ Ban hành và thực thi các thủ tục đăng ký tham quan, đặt các dịch vụ đối
với du khách, nhất là khách đi theo đoàn do các công ty du lịch tổ chức. Ban Quản
lý sẽ ưu tiên tiếp nhận các đoàn khách có đăng ký trước thời gian đến và các dịch vụ
du lịch. Khi các du khách đến tham quan, cần được hướng dẫn quy định những gì
khách được làm và không được làm. Những đoàn khách đông từ 5 người trở lên
phải thực hiện đặt cọc tiền để thực hiện các quy định về môi trường và có các
hướng dẫn viên địa phương.
+ Quản lý và điều tiết nguồn khách bằng mức thu lệ phí tham quan và giá các
dịch vụ: Xây dựng và thực thi các quy định giảm giá vé tham quan và giá các dịch
vụ du lịch vào những ngày trong tuần và các dịp vắng khách. Các biện pháp này
cần được phổ biến tuyên truyền rộng rãi cho các chủ thể tham gia du lịch, đặc biệt
là KDL.
- Quản lý các nguồn thu từ du lịch:
CĐĐP phải được cử đại diện của mình tham gia vào Ban Quản lý du lịch
vịnh Nha Trang và các LNTT để tham gia quản lý điều tiết nguồn khách, thu lệ phí,

95
Du lịch cộng đồng

tham gia giám sát quản lý và phân chia, sử dụng các nguồn lợi từ hoạt động du lịch,
đảm bảo việc phân chia công bằng công khai cho CĐĐP và các chủ thể tham gia
khác.

4.2.2.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển DLCĐ


- Cơ quan quản lý du lịch của địa phương, phối hợp với các sở ngành có liên
quan, tiếp tục tổ chức quản lý, nghiên cứu, đánh giá những tác động tích cực, hạn
chế việc thực hiện quy hoạch và quy hoạch điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể,
quy hoạch chi tiết khu du lịch quốc gia Vịnh Nha Trang đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020. Từ đó, làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển khu du lịch vịnh Nha
Trang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch khu du lịch vịnh Nha Trang, cần
tiếp tục: xây dựng chỉnh trang đường và công viên dọc bờ biển theo nguyên tắc bảo
vệ nguyên vẹn mặt nước, các bãi biển, đẩy lùi các công trình xây dựng về phía lục
địa; xây dựng mới, nâng cấp cảng Cầu Đá thành cảng du lịch có kiến trúc mỹ thuật
đẹp phù hợp với cảnh quan môi trường biển, có quy mô lớn hiện đại, đáp ứng nhu
cầu neo đậu của các phương tiện, vui chơi giải trí, chở KDL, dân cư trên các đảo,
hiện tại và tương lai lâu dài, đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách.
+ Có kế hoạch vận động, tư vấn hướng dẫn các cá nhân, công ty tham gia
vận chuyển khách bằng tàu thuyền, đóng mới, hoặc nâng cấp, lắp đặt thiết bị đồ
dùng trên tàu thuyền đảm bảo tính thẩm mỹ, thoáng mát, thuận tiện, vệ sinh sạch sẽ
an toàn cho KDL. Cơ quan quản lý du lịch của tỉnh có thể tổ chức cuộc thi thiết kế
mẫu tàu biển chở khách, để chọn được mẫu tàu đáp ứng các yêu cầu trên .
+ Cơ quan quản lý du lịch phối hợp các chủ thể tham gia DLCĐ khác hỗ trợ
các LNTT tại Nha Trang, lập và thực hiện dự án quy hoạch phát triển DLCĐ theo
hướng bền vững. Trong quy hoạch phát triển DLCĐ, cần đầu tư nâng cấp, cải tạo,
mở rộng hệ thống giao thông, thu gom xử lý chất thải, xây dựng các điểm tuyến
tham quan, trung tâm giới thiệu nghề phù hợp với điểm du lịch LNTT. Đồng thời
dự án cần có các kế hoạch hỗ trợ giáo dục đào tạo du lịch, khôi phục nghề truyền
thống, marketing điểm đến cho CĐĐP, nâng cấp trang bị CSVCKT du lịch.

96
Du lịch cộng đồng

+ Xác định các sản phẩm DLCĐ tại các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích
Đầm là các sản phẩm du lịch sinh thái biển.
+ Các sản phẩm DLCĐ tại làng Lư Cấm và Ngọc Hội là các loại hình du lịch
văn hóa sông nước.

4.2.3. Giải pháp về hợp tác, đầu tư và hỗ trợ phát triển du lịch và phát triển
cộng đồng
CĐĐP hiện không đủ nguồn lực để bảo vệ, phát huy nghề truyền thống, tham
gia vào hoạt động du lịch, bảo vệ TNMT, phát triển cộng đồng, quy hoạch du lịch,
cơ chế chính sách thuận lợi, tài chính, bảo vệ TNMT, phát triển KT – XH, giáo dục
đào tạo, CSVCKT du lịch, CSHT, xúc tiến phát triển du lịch. Cơ quan quản lý du
lịch và chính quyền địa phương vận động, kêu gọi các chủ thể tham gia khác hỗ trợ
CĐĐP.
- Hỗ trợ về tài chính, CSVCKT du lịch, bảo vệ tôn tạo TNMT: Chính quyền
địa phương các cấp sớm ban hành thực thi các chính sách hỗ trợ tài chính, cho hộ
gia đình sản xuất gốm, trồng cói và dệt chiếu tại các làng Lư Cấm và Ngọc Hội 1, 2
để bảo tồn, phát huy các nghề truyền thống, bảo tồn nhà truyền thống, để nâng cấp,
sửa sang nhà cửa, mua sắm thiết bị đồ dùng để đón KDL. Hỗ trợ vốn cho CĐĐP để
xây dựng các bến tàu đón khách trên sông Cái, các bãi đỗ phương tiện, xây dựng
mở rộng hệ thống đường giao thông, thiết bị thu gom xử lý chất thải, lắp các biển
chỉ đường, bảo tồn tôn tạo các DTLSVH, TNMT biển.
Chính quyền các cấp ở địa phương chỉ đạo các hệ thống ngân hàng, các sở
ban ngành nhanh chóng triển khai các chính sách xóa đói giảm nghèo cho các hộ
gia đình sản xuất nghề truyền thống, sản xuất nông phẩm vay vốn với lãi suất thấp,
thủ tục đơn giản và an toàn.

4.2.4. Giải pháp về đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đi
đôi với bảo tồn phát triển nghề truyền thống
Phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang chỉ nên coi như một giải pháp
cho sự phát triển KT – XH, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Do vậy, phát triển du lịch đa

97
Du lịch cộng đồng

dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phải đi đôi với duy trì phát triển
các ngành nghề kinh tế truyền thống, không đòi hỏi hiệu quả kinh tế riêng biệt cao
từ hoạt động này, nhưng cần có các giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực
từ hoạt động du lịch đến KT –XH và TNMT ở địa phương.
Để thực hiện giải pháp này, cơ quan quản lý về du lịch chính quyền địa
phương, vận động phối hợp cùng với các chủ thể tham gia hoạt động DLCĐ tại các
làng nghề, thực hiện đồng bộ các giải pháp gồm: cơ chế chính sách, quy hoạch phát
triển DLCĐ, tổ chức quản lý, đào tạo giáo dục, xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng,
CSVCKT du lịch, bảo tồn phát triển nghề truyền thống và đa dạng hóa các sản
phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn, bán hàng
hóa, phát triển chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ CĐĐP trong phát triển DLCĐ, KT – XH
và bảo vệ TNMT, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.

4.2.4.1. Đối với các dịch vụ lưu trú ăn uống


+ Các chủ thể tham gia khác hỗ trợ tài chính, CSVCKT, đào tạo, chính sách
cho các gia đình tham gia kinh doanh lưu trú ăn uống. Cơ quan quản lý du lịch địa
phương, tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hộ kinh doanh lưu trú, ăn uống,
sửa sang, xây dựng CSVCKT, trang trí, sắp đặt các trang thiết bị đồ dùng tiện nghi,
thẩm mỹ đẹp, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời giúp CĐĐP bảo tồn kiến trúc
truyền thống, mở ra thiên nhiên nên sử dụng các vật liệu tự nhiên truyền thống. Các
gia đình kinh doanh lưu trú ăn uống, đón khách cần bố trí công trình vệ sinh thuận
tiện cho việc vệ sinh và cung cấp đủ nước nóng cho du khách; việc vệ sinh chuồng
trại nuôi gia súc và vệ sinh lồng bè nuôi thủy sản cần đảm bảo sạch sẽ. Các hộ kinh
doanh lưu trú, ăn uống và bán hàng phải có đủ các điều kiện tiêu chuẩn được cấp
biển hiệu và có giấy phép kinh doanh. Các hộ gia đình kinh doanh các dịch vụ này
phối hợp với các hộ đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng rau quả ở địa
phương để mua thực phẩm và chế biến các món ăn đồ uống bán cho du khách. Cách
làm này sẽ giúp cho giá sản phẩm du lịch rẻ, đảm bảo nguồn gốc sản phẩm và góp
phần duy trì phát triển nghề truyền thống. Trong thực đơn phục vụ du khách nên

98
Du lịch cộng đồng

đưa vào chế biến các món ăn đặc sản của địa phương như: bún cá, bánh canh, bánh
xèo, chả cá, các món ăn hải sản, hoa quả.

4.2.4.2. Sản xuất nghề truyền thống và đón du khách tham quan
Các chủ thể tham gia khác hỗ trợ, tư vấn, vận động các gia đình tham gia sản
xuất nghề truyền thống, đón tiếp KDL tu sửa, nâng cấp nhà cửa, sân vườn, đường
đi, sạch đẹp, bảo tồn kiến trúc truyền thống, mua sắm lắp đặt các thiết bị đồ dùng,
các công cụ sản xuất, trưng bày sản phẩm đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu tham quan
nghiên cứu của KDL. Các lao động tham gia sản xuất, đón tiếp và bán hàng cho du
khách cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, sạch đẹp, được trang bị kỹ năng tri thức đón
tiếp, hướng dẫn du lịch và bán hàng cho KDL. Các hộ gia đình sản xuất gốm ở Lư
Cấm và dệt chiếu ở Hội Ngọc 1, 2 cần nghiên cứu sáng tạo, để sản xuất các sản
phẩm mới đa dạng về chủng loại, chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của du
khách, nhưng vẫn giữ được các giá trị truyền thống. Chính quyền địa phương nhanh
chóng hoàn thiện, đưa vào khai trương trung tâm du lịch làng nghề dệt chiếu Ngọc
Hội.

4.2.4.3. Đối với hoạt động vận chuyển KDL và hướng dẫn
+ Vận chuyển khách bằng mủng: Các hộ vận chuyển khách bằng mủng cần
trang bị phao cứu sinh. Lao động tham gia vận chuyển du khách cần được trang bị
kiến thức giao tiếp với du khách, kiến thức về cứu hộ và mặc quần áo đồng phục,
không được chèo kéo, nài ép du khách mua hàng hóa, hoặc trả thêm tiền giá dịch vụ
vận chuyển và hàng hóa bán cho du khách phải được niêm yết giá bán.
+ Vận chuyển khách bằng tàu thuyền: Các chủ thể tham gia hoạt động
DLCĐ khác hỗ trợ, hướng dẫn các gia đình, nâng cấp, sửa sang, đóng mới tàu
thuyền, đảm bảo mẫu mã đẹp, kỹ thuật an toàn cho việc vận chuyển du khách, các
tàu thuyền cần được lắp thiết bị đồ dùng sạch sẽ, đẹp, có phao cứu sinh, có nhà vệ
sinh sạch sẽ, giá vận chuyển phải được niêm yết. Các nhân viên phục vụ phải mặc
đồng phục có kỹ năng đón tiếp KDL, có phẩm chất, thái độ tốt, có kỹ năng cứu hộ
trên biển, các phương tiện tàu thuyền có đủ điều kiện chở KDL và được cấp giấy
phép kinh doanh.

99
Du lịch cộng đồng

+ Đối với hoạt động hướng dẫn: Cơ quan quản lý du lịch và các Công ty lữ
hành cần đào tạo và sử dụng hướng dẫn viên địa phương. Các hướng dẫn viên phải
mặc đồng phục, đeo phù hiệu và phải được cấp thẻ hướng dẫn viên, phải có phẩm
chất đạo đức tốt. Các hướng dẫn viên phải được trang bị các kiến thức về nghiệp vụ
hướng dẫn, kiến thức về tài nguyên tự nhiên của vịnh biển đảo, đa dạng sinh học
của Nha Trang, kiến thức về nghề và văn hóa LNTT, KT – XH của các làng nghề ở
Nha Trang.

4.2.4.4. Phát triển sản xuất nông ngư phẩm truyền thống
+ Chính quyền địa phương phối hợp trường Đại học Nha Trang và các bên
tham gia khác hỗ trợ các gia đình làm nghề này những kinh nghiệm, kỹ thuật chăn
nuôi, kiến thức về kinh doanh, phương tiện và cách thức đánh bắt, phòng chống
thiên tai, bảo quản các sản phẩm và quy hoạch các làng chài Trí Nguyên – Vũng
Ngán, Bích Đầm thành các điểm du lịch làng nghề.
+ Đối với các hộ gia đình còn nhiều đất vườn và lao động ở các làng Lư Cấm
Ngọc Hội 1 và 2, cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương vận động, hỗ
trợ họ phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rau quả để bán cho các nhà hàng,
KDL và dân cư địa phương.
+ Đối với các loại hình du lịch thể thao và vui chơi giải trí: Chính quyền địa
phương, các cơ quan quản lý về du lịch, các công ty du lịch có thể phối hợp với các
hộ gia đình ở làng Trí Nguyên, Vũng Ngán đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm các
thiết bị như cano, tàu, thuyền, dù, thuyền kayak… để họ có thể tham gia vào hoạt
động kinh doanh này.

4.2.4.5. Các sản phẩm du lịch tại các LNTT ở Nha Trang
+ Du lịch làng nghề: Tham quan, nghiên cứu nghề truyền thống, nhà cổ, nhà
thờ tổ, đình, chùa, miếu, cảnh quan, các phong tục tập quán của các LNTT.
+ Du lịch lễ hội: Tham quan nghiên cứu các lễ hội Tế xuân, Tế thu, Cầu ngư,
Nghinh Ông.
+ Du lịch tâm linh: Tham quan nghiên cứu các di tích tôn giáo tín ngưỡng và
các khóa tu thiền tại chùa Kim Sơn.

100
Du lịch cộng đồng

+ Du lịch thể thao biển: Bơi lội, lặn biển, đua thuyền, lướt ván, câu cá…
+ Du lịch tham quan nghiên cứu KBT biển Hòn Mun.
+ Du lịch tham quan và tắm biển.
+ Du lịch ẩm thực: Thưởng thức các món ăn chế biến từ thủy hải sản.

4.2.5. Giải pháp về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch phát
triển bền vững
Các chủ thể tham gia khác hoạt động du lịch phối hợp với CĐĐP thực hiện
các biện pháp đồng bộ, chặt chẽ nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ở mức thấp
nhất đến việc cạn kiệt, suy thoái TNMTDL và đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo, sử
dụng nhằm nâng cao chất lượng TNMTDL.

4.2.5.1. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên tự nhiên


+ Giáo dục du khách và cộng đồng cũng như các chủ thể tham gia DLCĐ
khác tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong thời gian dài. Đầu tư xây
dựng hệ thống cống rãnh thu gom và các thiết bị để xử lý nước thải, không xả nước
thải xuống biển và sông.
+ Các gia đình đón tiếp du khách, kinh doanh nhà hàng, vận chuyển cần
trang bị, lắp đặt thùng rác hợp lý, nhắc nhở du khách bỏ rác vào thùng rác và đổ rác,
xả nước thải đúng nơi quy định, phải xây dựng lắp đặt nhà vệ sinh tự hoại.
+ Kết hợp cùng với KBT biển Hòn Mun và các chủ thể tham gia khác cùng
với nguồn thu đóng phí môi trường và du lịch để thu gom và xử lý chất thải trên
biển và tại các làng nghề, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
+ Vận dụng hệ thống luật pháp và các quy định hiện hành để kiểm tra, giám
sát và xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm đất các DTLSVH và
làm suy thoái tài nguyên.
+ Nghiêm cấm chặt phá rừng, săn bắt mua bán san hô, rùa biển và các loại
động vật quý hiếm, săn bắt thủy sản bằng các hình thức hủy diệt, đổ dầu mỡ, hóa
chất xuống biển.

101
Du lịch cộng đồng

+ Bảo vệ nguyên vẹn diện tích đất công, mặt nước, bãi biển, các DTLSVH,
vận dụng các chỉ tiêu về sức chứa để quản lý các hoạt động xây dựng, CSVCKT du
lịch và nhà ở của cộng đồng, CSHT và điều tiết lượng du khách.
+ Ban hành và triển khai các quy định thu phí TNMT, đảm bảo kinh phí cho
việc tổ chức quản lý và làm sạch môi trường.

4.2.5.2. Bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống
+ Giáo dục, CĐĐP và các chủ thể tham gia DLCĐ về các giá trị văn hóa
truyền thống và ý nghĩa, sự cần thiết, trách nhiệm nghĩa vụ phải bảo tồn, tôn trọng,
khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống.
+ Vận động, kêu gọi CĐĐP và các chủ thể tham gia hoạt động DLCĐ khác
đóng góp hỗ trợ kinh phí cho việc trùng tu, bảo tồn quản lý các DTLSVH, khôi
phục nghề và văn hóa truyền thống.
+ Chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương có các chính sách phù
hợp để hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình sản xuất nghề thủ công, vay vốn để phát
triển sản xuất, nhanh chóng triển khai quy hoạch du lịch tại các LNTT.

4.2.6. Giải pháp về xúc tiến phát triển du lịch cộng đồng
- Cơ quan quản lý du lịch của địa phương tiến hành nghiên cứu, biên soạn các
tài liệu, ấn phẩm, giới thiệu chi tiết về vị trí địa lý, TNMTDL, các loại hình du lịch,
các điểm tuyến, chương trình du lịch tại các LNTT ở Nha Trang. Các sản phẩm du
lịch LNTT cần được lồng ghép cùng với nội dung và hình thức tuyên truyền quảng
bá các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang, qua việc phát
hành các ấn phẩm có nội dung hướng dẫn du lịch, phát thanh truyền hình, internet,
Festival biển Nha Trang, các hội chợ, hội thảo du lịch…
- Các công ty lữ hành tổ chức đưa du khách đến các LNTT ở Nha Trang và dự
án KBT biển Hòn Mun, tiếp tục hỗ trợ CĐĐP ở đây xúc tiến phát triển và tiếp thị
sản phẩm du lịch, thông qua việc xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch của các
công ty và của dự án KBT biển Hòn Mun.
- Trung tâm xúc tiến phát triển du lịch Khánh Hòa hỗ trợ cộng đồng:

102
Du lịch cộng đồng

+ Nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng bá, cung cấp các thông tin và bán sản
phẩm du lịch của làng nghề đến du khách cùng công ty du lịch. Các tổ chức, cá
nhân liên kết với các bên tham gia. Biên soạn, xuất bản, phát hành các ấn phẩm và
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các liên hoan, các sự kiện du lịch
biển, để quảng bá sản phẩm du lịch của các LNTT.
+ Tổ chức điều tiết kết nối sản phẩm du lịch của các hộ gia đình ở địa phương với
nhau và với sản phẩm du lịch của các công ty du lịch, để tạo thành chuỗi sản phẩm
phù hợp với nhu cầu của du khách. Đồng thời, trung tâm vận động, kết hợp cùng
các chủ thể khác tham gia DLCĐ hỗ trợ cho CĐĐP phát triển du lịch, phát triển
cộng đồng và bảo vệ TNMTDL.
- Thường xuyên nghiên cứu thị trường để đánh giá chất lượng sản phẩm
DLCĐ, nắm được nhu cầu thị hiếu của du khách có các biện pháp hướng dẫn cộng
đồng, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, sản xuất các sản phẩm nghề
truyền thống, khuyến mại, chăm sóc khách hàng cho phù hợp.

4.2.7. Phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch công bằng giữa các bên
tham gia và nâng cao CLCS của CĐĐP
Các cơ quan quản lý về du lịch và chính quyền địa phương, các tổ chức, cá
nhân, công ty đầu tư cho phát triển du lịch tại các địa phương này, có các biện pháp
sau: Cần ban hành thực thi các cơ chế, chính sách hỗ trợ CĐĐP đảm bảo phần lớn
các nguồn lợi từ hoạt động du lịch được giữ lại cho CĐĐP gồm: Việc làm, các
khoản thu thuế, lệ phí, thị trường, lợi nhuận từ hoạt động du lịch, cơ hội được giáo
dục đào tạo, thị trường du lịch.
Đồng thời các công ty đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng và các công ty lữ
hành cần tuyển lao động các LNTT vào làm việc, tùy theo năng lực của họ để làm
việc ở các vị trí khác nhau. Các công ty này phải thực hiện đóng góp các loại lệ phí,
thuế đầy đủ, nghiêm chỉnh theo pháp luật và quy định của địa phương, thực hiện
nghĩa vụ đền bù người dân và địa phương thỏa đáng, khi thu hồi đất và sử dụng
TNMT của địa phương, chia một phần lợi nhuận cho CĐĐP.

103
Du lịch cộng đồng

Đảm bảo CĐĐP là chủ thể của việc bảo tồn, khai thác các nguồn TNMTDL
và được tham gia vào các quá trình, mọi hoạt động du lịch. Chính quyền và cơ quan
quản lý du lịch của địa phương cùng với cơ quan hữu quan cần ban hành các chính
sách, cơ chế quy định về bán, thu vé thắng cảnh, lệ phí môi trường tại các điểm
tuyến du lịch LNTT đối với KDL và các công ty kinh doanh du lịch tại đây.
Phát triển DLCĐ đi đôi với việc khôi phục, phát triển nghề truyền thống,
phát triển các ngành sản xuất nông phẩm, dịch vụ bổ sung, bảo tồn tôn tạo TNMT,
phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch công bằng, phần lớn được để lại cho
CĐĐP sẽ là những giải pháp hữu hiệu thực hiện được các mục tiêu phát triển bền
vững, nâng cao CLCS của dân cư địa phương.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
4.3.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục
- Xây dựng và thực thi các chính sách, quy định, định hướng, hỗ trợ cụ thể cho
phát triển DLCĐ và bảo tồn tôn tạo TNDL, đặc biệt DLCĐ tại các LNTT và các
bản làng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng, ban hành và chỉ đạo việc thực hiện các quyết định, hướng dẫn áp
dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp hạng các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn
uống, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở bán hàng.
- Tăng cường xúc tiến phát triển sản phẩm DLCĐ của các địa phương, trong
đó có sản phẩm DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang vào các chương trình xúc tiến
phát triển du lịch quốc gia và địa phương bằng nhiều hình thức và phương tiện.
- Đầu tư CSHT, CSVCKT, hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho phát triển DLCĐ tại
các địa phương có nguồn TNDL thuận lợi cho phát triển DLCĐ.
- Liên kết, hợp tác, vận động các tổ chức hỗ trợ về các nguồn lực phát triển
DLCĐ ở các địa phương trong đó có Nha Trang.

104
Du lịch cộng đồng

4.3.1.2. Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương


- Ban hành phổ biến thực thi các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách
nhằm động viên, khuyến khích CĐĐP và các chủ thể tham gia khác đóng góp, hỗ
trợ cho việc khôi phục, bảo tồn, phát huy những giá trị của TNMT, phát triển du
lịch, phát triển KT – XH, nâng cao CLCS dân cư ở các địa phương phát triển
DLCĐ.
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hoạt động DLCĐ tại địa phương,
nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, đặc sắc, hấp dẫn và an
toàn với du khách theo pháp luật.
- Tiến hành quy hoạch DLCĐ tại các LNTT có các nguồn lực phát triển du
lịch, đặc biệt các LNTT ở Nha Trang, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, phát
triển KT – XH của địa phương.
- Giáo dục CĐĐP về ý thức, lòng tự hào về quê hương và những giá trị văn
hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ tích cực tham gia vào việc
bảo tồn, quản lý các giá trị văn hóa và nghề thủ công truyền thống, vì CLCS và môi
trường sống của CĐĐP.
- Hỗ trợ kinh phí, đầu ra cho sản phẩm, vay vốn đối với các hộ gia đình duy trì
sản xuất nghề truyền thống và cho việc trùng tu bảo tồn các DTLSVH kịp thời và
bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng CSHT và CSVCKT du lịch.
- Tổ chức quản lý việc bảo vệ trông coi, vệ sinh tại các DTLSVH và vệ sinh
môi trường thường xuyên và nghiêm ngặt hơn.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo, các tổ chức, chính quyền đia phương tổ chức
triển khai đào tạo, giáo dục nguồn lao động du lịch, và giáo dục các bên tham gia,
CĐĐP về du lịch, TNMT.
- Tiến hành xúc tiến quảng bá cho DLCĐ cùng với các sản phẩm du lịch của
địa phương. Bổ sung kịp thời các thông tin về DLCĐ và sản phẩm DLCĐ trên trang
web của trung tâm xúc tiến phát triển du lịch Nha Trang và trên các ấn phẩm,
phương tiện xúc tiến quảng bá khác.

105
Du lịch cộng đồng

4.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương


- Tuyên truyền phổ biến giáo dục cho CĐĐP về hệ thống văn bản pháp luật,
cho phát triển DLCĐ.
- Quy định và có các chính sách bảo vệ nguyên vẹn diện tích đất trồng cói,
diện tích đất sét để làm gốm và diện tích mặt nước bãi biển, diện tích đất công.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động DLCĐ tại các LNTT theo pháp
luật và các quy định, quy chế của địa phương để đảm bảo môi trường du lịch an
ninh, an toàn cho du khách và CĐĐP .
- Hỗ trợ kinh phí và các chính sách thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nghề
và các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển DLCĐ và phát triển KT – XH, bảo vệ
TNMT. Ban hành và thực hiện chính sách để CĐĐP ở các làng Trí Nguyên, Vũng
Ngán và Bích Đầm được hưởng các chính sách chế độ ưu tiên của các vùng hải đảo.
- Tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích người dân về ý thức và tham gia
đóng góp bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và vệ sinh môi trường,
xây dựng làng xóm văn minh sạch đẹp.
- Bảo vệ quyền lợi của người dân và đảm bảo thực hiện đúng các chính sách
của Đảng và Nhà nước về đền bù và những quyền lợi của người dân khi bị thu hồi
đất và tài nguyên cho các dự án đầu tư. Quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch, phân
chia công bằng các nguồn lợi từ du lịch cho bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, phát triển
cộng đồng và cho CĐĐP.

4.3.3. Kiến nghị đối với công ty du lịch


- Tăng cường hợp tác, liên kết cùng các hộ gia đình sản xuất nghề truyền
thống, các hộ gia đình kinh doanh du lịch và Ban quản lý các DTLSVH, chính
quyền địa phương để tạo ra các sản phẩm DLCĐ có chất lượng cao, đa dạng hấp
dẫn du khách, đem lại hiệu quả cao.
- Tôn trọng các chỉ tiêu về sức chứa tại các điểm đến DLCĐ, tôn trọng các giá
trị văn hóa truyền thống và TNMT tự nhiên tại các LNTT. Giáo dục nhân viên và
du khách ý thức tôn trọng và bảo tồn TNMTDL, hỗ trợ CĐĐP trong phát triển du
lịch, phát triển cộng đồng và bảo vệ TNMT.

106
Du lịch cộng đồng

- Đóng góp đầy đủ các loại lệ phí với CĐĐP, chia sẻ công bằng các lợi ích về
du lịch với các bên tham gia, hỗ trợ đào tạo nghề du lịch, giới thiệu tạo việc làm cho
lao động địa phương.
- Hỗ trợ CĐĐP xúc tiến quảng bá du lịch làng nghề, và tiếp thị có trách nhiệm
với du khách.

4.3.4. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch và
CĐĐP
- Thực hiện đăng ký kinh doanh và kinh doanh du lịch theo pháp luật, cung
cấp cho khách những sản phẩm DLCĐ tốt nhất, thể hiện lòng hiếu khách qua trang
phục, văn hóa ứng xử, và truyền thống văn hóa và sản phẩm du lịch.
- Thường xuyên trau dồi, học tập kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiệp vụ, kiến
thức ngoại ngữ và tu dưỡng phẩm chất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
ngoại ngữ và có phẩm chất tốt.
- Thường xuyên cải tạo, nâng cấp CSVCKT, đặc biệt là nhà vệ sinh và vệ sinh
sạch sẽ nhà cửa, nhà hàng, thiết bị đồ dùng, môi trường, nhân viên mặc đồng phục.
- Liên kết với các hộ gia đình kinh doanh khác để phân chia lượng khách và
hỗ trợ nhau về dịch vụ sản xuất, hợp tác tích cực với chính quyền địa phương, các
tổ chức, các doanh nghiệp để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, CSVCKT, kinh nghiệm, thị
trường... cho phát triển sản xuất nghề và kinh doanh du lịch.
- Tích cực đóng góp cho việc bảo tồn, khôi phục nghề, văn hóa truyền thống,
và phát triển KT – XH, bảo vệ TNMT ở địa phương, vệ sinh môi trường, đối xử văn
minh, lịch sự, thân thiện, cởi mở, trung thực với du khách.
- Tích cực tham gia các chương trình giáo dục du lịch và TNMT, và các
chương trình giáo dục, KT – XH khác. Tích cực tham gia kinh doanh các dịch vụ bổ
sung, bảo tồn phát triển các nghề truyền thống, sản xuất nông phẩm để cung cấp cho
du khách, thị trường và nâng cao thu nhập.
4.3.5. Kiến nghị đối với du khách

107
Du lịch cộng đồng

- Thực hiện, tôn trọng luật pháp của đất nước, và các quy định, quy chế của
các điểm tham quan DLCĐ, giữ gìn bảo vệ TNMTDL, tôn trọng truyền thống văn
hóa bản địa, ứng xử với CĐĐP văn minh lịch sự thân thiện.
- Mua và tiêu dùng những sản phẩm du lịch của CĐĐP ở các làng nghề truyền
thống. Hỗ trợ CĐĐP về tài chính, CSVCKT, đồ dùng để phát triển du lịch, bảo vệ
tôn tạo TNMT và xóa đói giảm nghèo.
- Tư vấn, phản hồi với các công ty du lịch và chủ nhà về chất lượng sản phẩm
du lịch và sản phẩm hàng hóa. Giới thiệu, tuyên truyền cho những người quen về
sản phẩm DLCĐ, về các LNTT ở Nha Trang và Việt Nam

*Tiểu kết chƣơng 4:

Chương 4 đã xác định những cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải
pháp, kiến nghị và xây dựng những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển DLCĐ có
hiệu quả tại các LNTT ở thành phố Nha Trang.
Các giải pháp và kiến nghị được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận
DLCĐ, khoa học du lịch, các khoa có liên quan, thực tiễn phát triển DLCĐ trên thế
giới, ở Việt Nam, các nguồn lực và thực trạng phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha
Trang. Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, CĐĐP cùng với các chủ thể
tham gia khác cần đóng góp, đầu tư phát triển du lịch đi đôi với phát triển KT – XH,
xóa đói giảm nghèo, duy trì, phát triển nghề và các giá trị văn hóa truyền thống, bảo
tồn TNMT tự nhiên DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang theo hướng tiết kiệm lâu
bền. DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang đã và đang phát triển thiếu quy hoạch, mang
tính tự phát, hiệu quả thấp. Để bảo tồn và khai thác các nguồn lực ở đây cho phát
triển DLCĐ có hiệu quả cao, cần có một hệ thống các giải pháp được thực hiện
đồng bộ lâu dài. Về cơ chế chính sách, quy hoạch du lịch đúng đắn, tổ chức và quản
lý theo quy hoạch và pháp luật, đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực và sản phẩm du
lịch, xúc tiến phát triển du lịch kết hợp với việc bảo vệ TNMT du lịch, hợp tác hỗ
trợ CĐĐP phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.
Một số kiến nghị đối với tất cả các chủ thể tham gia hoạt động DLCĐ tại các
LNTT ở Nha Trang nhằm đảm bảo cho sự phát triển DLCĐ ở đây và tương lai.

108
Du lịch cộng đồng

KẾT LUẬN
DLCĐ còn được gọi là du lịch ba cùng “ Cùng ăn, cùng làm việc và sinh
hoạt với người dân bản địa”, hay “ Du lịch xóa đói giảm nghèo”. Đây là những hình
thái phát triển du lịch mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần bảo tồn phát huy thế
mạnh của TNMT, phát triển du lịch, phần lớn nguồn lợi thu được từ du lịch được để
lại cho CĐĐP, nâng cao CLCS, phát triển KT – XH của CĐĐP.
Nha Trang là đô thị loại I, một trung tâm du lịch biển của vùng Du lịch
Duyên hải Nam Trung Bộ. Thế mạnh của Nha Trang là có lịch sử phát triển du lịch
lâu dài và bãi biển dài, cát trắng cùng với vịnh biển đẹp, khí hậu ấm áp, nhiều ánh
nắng, quanh năm ít mưa, sự đa dạng sinh học biển cao, thuận lợi cho phát triển du
lịch biển vào bậc nhất ở Việt Nam. Nha Trang còn là vùng đất cổ, nơi hình thành
bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống, LNTT như : làng gốm Lư Cấm, làng dệt
chiếu Ngọc Hội, làng chài, khai thác và chế biến Yến Sào Bích Đầm, làng chài Trí
Nguyên, làng chài Vũng Ngán. Mỗi làng nghề lại là một mã số văn hóa hấp dẫn du
khách đến tham quan, tìm hiểu và khám phá những DTLSVH, đình Lăng, đền,
chùa, nhà cổ, nhà thờ họ tộc, nghệ thuật sản xuất nghề truyền thống, những món ăn,
các lễ hội, phong tục tập quán, văn hóa ứng xử là nguồn TNDL quí giá được CĐĐP
lưu giữ qua nhiều thế hệ và được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày của họ.
DLCĐ ở đây bước đầu còn nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa
phương, các công ty du lịch, các tổ chức, CĐĐP và du khách trong quá trình phát
triển du lịch và KT – XH. Các LNTT ở Nha Trang có vị trí thuận lợi nằm trên các
điểm, tuyến, chương trình du lịch đã được địa phương và các Công ty lữ hành quy
hoạch, đưa vào khai thác trong nhiều năm.
Kết quả của hoạt động DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang bước đầu đã tạo ra
việc làm, mang lại thu nhập cho các hộ gia đình tham gia, nâng cao nhận thức của
dân cư, bảo tồn và phát huy nghề và văn hóa truyền thống, song còn nhiều hệ lụy và
hạn chế.
Hoạt động du lịch của CĐĐP chưa có quy hoạch, việc tổ chức quản lý còn
mang tính hình thức, thiếu các cơ chế chính sách thuận lợi và chưa nhận được nhiều

109
Du lịch cộng đồng

sự hỗ trợ của các chủ thể tham gia, CSHT, CSVCKT chất lượng thấp, chưa phù hợp
và đáp ứng nhu cầu phát triển DLCĐ; trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ
của nguồn lực du lịch còn thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng còn thấp, thu
nhập của lao động sản xuất nghề truyền thống và kinh doanh du lịch còn thấp, số
việc làm còn ít, CĐĐP đang bị bóc lột.
TNMTDL của địa phương đang bị khai thác cạn kiệt, nguồn lợi từ hoạt động
du lịch chủ yếu rơi vào túi các Công ty du lịch ở bên ngoài đến kinh doanh. CLCS
của dân cư chậm cải thiện, nghề và văn hóa truyền thống đang bị suy giảm, môi
trường bị ô nhiễm.
Để DLCĐ phát triển bền vững có hiệu quả cao, tương xứng với các nguồn
lực phát triển của địa phương cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ và lâu dài
đối với CĐĐP, các cấp, các ngành và các chủ thể tham gia khác.
Cơ quan quản lý du lịch Nhà nước và địa phương, chính quyền địa phương,
CĐĐP, các công ty du lịch cần ban hành, tuyên truyền phổ biến thực thi các cơ chế
chính sách thuận lợi, quy hoạch phát triển DLCĐ, hỗ trợ các nguồn lực cho phát
triển DLCĐ, CSHT, CSVCKT phát triển DLCĐ theo hướng bền vững là một nhiệm
vụ, mục tiêu chiến lược cần làm và phải làm nhằm nâng cao CLCS, đảm bảo công
bằng xã hội, bảo tồn khôi phục nghề và văn hóa truyền thống, bảo vệ TNMT, phát
triển du lịch và KT – XH tại các LNTT ở Nha Trang. Việc thực hiện các giải pháp
và những kiến nghị đối với các chủ thể tham gia DLCĐ, các cấp, các ngành được
thực hiện đồng bộ, kiên trì, hữu hiệu sẽ mang lại hiệu quả cao về du lịch KT – XH
và môi trường du lịch cho các LNTT nói riêng và thành phố Nha Trang nói chung.

110
Du lịch cộng đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Đào Đình Bắc, (biên dịch) (1998), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
2. Ban du lịch – Vườn Quốc gia Cúc Phương , Báo cáo số liệu thống kê 2000 –
2008.
3. Nguyễn Thanh Bình (2006), Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực. Tạp
chí Du lịch Việt Nam số 3.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Vườn Quốc gia Cúc Phương
(1998), Dự thảo kế hoạch quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương 2000 – 2010.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Vườn Quốc gia Cúc Phương
(2004), Dự án đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2005
– 2008.
6. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Cục di sản văn hóa, Danh sách di tích lịch
sử văn hóa của các tỉnh, thành phố được xếp hạng Quốc gia tính đến ngày
31/12/2010.
7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo tóm
tắt Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030.
8. Chi Cục Kiểm lâm Hòa Bình, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn
(2007), Dự án hổ trợ phát triển du lịch cộng đồng trong khu bảo tồn thiên
nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông và khu vực lân cận.
9. Đặng Kim Chi, Xử lý nước thải tại Làng nghề (2007), Tạp chí Du lịch Việt
Nam.
10. Võ Trí Chung (1998), Sinh thái nhân văn trong du lịch sinh thái Việt Nam,
Tuyển tập báo cáo Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững
ở Việt Nam, Hà Nội.

111
Du lịch cộng đồng

11. Võ Trí Chung (1999), Kiến thức bản địa làm phong phú các giá trị sinh thái
ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về
phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Hà Nội.
12. Phạm Kim Cúc (2003), Cộng đồng dân cư địa phương với việc phát triển du
lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn – Hà Tây, Khóa luận tốt nghiệp Cử
nhân – Khoa Du lịch học – Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội.
13. Địa Chí Khánh Hòa (2002), NXB Chính Trị Quốc Gia.
14. Đại học Quốc gia Hà Nội (dịch và giới thiệu) (2002), Các phương pháp
trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng, NXB Nông Nghiệp.
15. Phạm Thị Thúy Hà (2008), Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại khu du
lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình, Khóa luận tốt nghiệp – Ngành Văn hóa
du lịch, Đại học dân lập Hải Phòng.
16. Đỗ Thanh Hoa (2007), Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương phát triển
du lịch bền vững. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4.
17. Nguyễn Văn Hóa (2008), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du
lịch cộng đồng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
– Ngành quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, Đại học Lâm nghiệp.
18. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG
Hà Nội.
19. Nguyễn Thượng Hùng (1998), Phát triển du lịch sinh thái quan điểm phát
triển bển vững, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Du lịch sinh thái với phát triển
du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên) (2003), Tìm hiểu giá trị lịch sử & văn hóa
truyền thống Khánh Hòa 350 năm, NXB Chính trị quốc gia.
21. Lê Văn Lanh (1997), Các bước chuẩn bị cho sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào các dự án du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên, Tuyển
tập báo cáo Hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương
trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

112
Du lịch cộng đồng

22. Lê Văn Lanh (1998), Sinh thái và quản lý môi trường du lịch ở các Vườn
Quốc gia Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo, Du lịch sinh thái với phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
23. Lê Văn Lanh và MacNaril, DS (1995), Du lịch sinh thái ở Việt Nam triển
vọng cho việc bảo tồn và sự tham gia của cộng đồng địa phương, Tuyển tập
báo cáo Hội nghị Quốc gia về các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam, Hà Nội.
24. Phạm Trung Lương (1999), Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển
du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Xây dựng chiến
lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội.
25. Phạm Trung Lương (Chủ biên) và cộng sự (2002), Du lịch sinh thái, những
vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.
26. Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Cung (1998), Một số kết quả về đề tài
nghiên cứu “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”, Tuyển
tập báo cáo Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam,
Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Lưu (2006), Phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế
thị trường, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bảo vệ môi trường du lịch với sự
tham gia của cộng đồng, Hà Nội.
28. Hạnh Nguyên (2008), Hiệu quả từ sự phát triển Du lịch cộng đồng tại Thừa
Thiên Huế, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 9.
29. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, NXB ĐHQG Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010), Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc
thiểu số tại Sa Pa theo hướng phát triển bền vững, Luận văn Cao học Du lịch
– Khoa Du lịch học – ĐHKHXH & NV – ĐHQG Hà Nội.
31. Nguyễn Quỳnh Phương (1998), Vài suy nghĩ về du lịch bền vững và việc bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống (khảo sát tại Sa Pa), Tuyển tập báo cáo
Hội thảo Du lịch, sinh thái và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà
Nội.

113
Du lịch cộng đồng

32. Võ Quế (Chủ biên) (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1,
NXB Khoa học và Kỹ thuật.
33. Võ Quý (2005), Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong
việc quản lý các khu bảo tồn, Tuyển tập báo cáo, Hội thảo Quốc gia về sự
tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên
nhiên Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
34. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – Khánh Hòa
35. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân
tộc.
36. Quách Tấn (2002), Xứ Trầm Hương, NXB Hội văn học nghệ thuật Khánh
Hòa.
37. Lê Thị Hiền Thanh (2008), Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu điều kiện phát triển
du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai), Luận văn Cao học Du lịch – Khoa Du
lịch học – ĐHKHXH & NV – ĐHQG Hà Nội.
38. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.
39. Nguyễn Bá Thụ (1997), Giải quyết vấn để vùng đệm một nhiệm vụ quan
trọng trong công tác bảo vệ các khu bảo tồn, tuyển tập báo cáo Hội thảo
Quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu
bảo tồn thiên nhiên, TP. Hồ Chí Minh.
40. Nguyễn Bá Thụ và Nguyễn Hữu Dũng (1998), Bảo tồn và phát triển các
Vườn Quốc gia với hoạt động phát triển du lịch sinh thái, Tuyển tập báo cáo
Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển bền vững Việt Nam, Hà Nội.
41. Tổng cục Du lịch (2005), Luật Du lịch.
42. Tổng cục Du lịch (2006), Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài
trong việc quản lý phát triển lưu trú cho khách ở nhà dân, Đề tài cấp Bộ.
43. Từ điển bách khoa Việt Nam (2000), tập 1, NXB khoa học và kỹ thuật.
44. Bùi Văn Vượng (1998), Tinh hoa nghề nghiệp cha ông, NXB Thanh niên.
45. Bùi Thị Hải Yến (2004), Vai trò giáo dục cộng đồng với phát triển bền vững
trên Thế giới và ở Việt Nam , Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4.
46. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

114
Du lịch cộng đồng

47. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục.
48. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục.
49. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) và Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch,
NXB Giáo dục.
50. Bùi Thị Hải Yến (Chủ nhiệm đề tài) (2008 – 2010), Nhận thức và năng lực
du lịch nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng người Mường ở
khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp ĐHQG Hà
Nội, mã số 08 – 35.
51. Dauglas Hainsworth (SNV – Tổ chức phát triển quốc tế Hà Lan) (2006),
Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học
ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Bảo vệ môi trường du lịch với sự
tham gia của cộng đồng, Hà Nội 2006.
52. Gray J C (1997), Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng, Tuyển tập
báo cáo Hội nghị Quốc tế và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Huế.
53. Gurung (1999), Bài học từ du lịch sinh thái ở Nepal, Tuyển tập báo cáo hội
thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt
Nam, Hà Nội.
54. IUCN, CIDA (Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – ĐHQG Hà
Nội dịch và giới thiệu) (2000), “Các phương pháp tham gia trong quản lý tài
nguyên ven biển dựa vào cộng đồng”.
55. IUCN, UNEP, WWF (1991), Cứu lấy trái đất, chiến lược cho cuộc sống bền
vững (bản dịch), NXB khoa học kỹ thuật.
56. IUCN, VNAT, ESCAP (1999), Tuyển tập báo cáo “Hội thảo xây dựng chiến
lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam”, Hà Nội.
57. Keg. LinvaDonnal E.hankins (1991), Du lịch sinh thái hướng dẫn cho các
nhà lập kế hoạch và quản lý (bản dịch), Cục Môi trường.
58. Koeman – A, Du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam, Hà Nội, 1998.

115
Du lịch cộng đồng

59. Saat. SB (1999), Kế hoạch du lịch sinh thái quốc gia: Kinh nghiệm của
Malaysia. Tuyển tập báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát
triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội.
60. Streaut I I, Sự phát triển du lịch, ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh
tế xã hội văn hóa và môi trường, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Quốc tế về phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Huế 1997.
61. Triraganon R (1999), Các vấn đề trong xây dựng phát triển du lịch sinh thái
cộng đồng ở Thái Lan, Báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về
phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội.
62. WWF – IUCN – Tourism convern (1998), Bên kia chân trời mới, Báo cáo
tham luận các nguyên tắc du lịch bền vững, Cục Môi trường (dịch và xuất
bản).
63. WWF – IUCN Roland Eveschobhama Mandhana – Vũ Dũng (2003), Quy
hoạch không gian để bảo tồn thiên nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ
Quang, một phương thức tiếp cận sinh thái, Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên.

TIẾNG ANH
64. Greg Richards and Derek Hall (2002), Tourism and Sustainable community
Development, puhlished in the Taylor and Francix, e – Library.
65. Gurung CP and Decoursey M (1994), The Annapurna Coservation Area
Projeet, Aproneering Example of Sustainable Tourism, in cater, E and
Lowman.
66. Murray C. Simpson (2007), Community Benefit Tourism Initiatives—A
conceptual oxymoron?, Oxford OX1 3QY, UK
67. S.singh, D J. Timothy and RK. Dowling (2003), Tourism in Destination
communites, CAPI publisling
68. Sue BeeTon (2006), Commumnity Development through Tourism, LanhLinks
Press, 1500 Xford street ( POBOX 1139) Colung woodvic 3006, Australia.
69. Wesley S. Roehl, Robert B. Ditton, Daniel R. Fesenmaier (1989),
Community – Tourism Ties, Pergamon Press plc and J. Jafari

116
Du lịch cộng đồng

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng xử lý số liệu phiếu điều tra……………………..…………I

Phụ lục 2. Một số văn bản liên quan đến hoạt động du lịch ở thành phố
Nha Trang…………..………………………………………..……….XXXVI

Phụ lục 3. Một số hình ảnh hoạt động của các làng nghề truyền thống ở
thành phố Nha Trang…………...…………………………..……………XLI

Phụ lục 4. Một số chƣơng trình tham quan du lịch có sự tham gia của
CĐĐP tại các LNTT ở thành phố Nha Trang….................................XLVII

117
Du lịch cộng đồng

PHỤ LỤC 1
BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU PHIẾU ĐIỀU TRA

I
Du lịch cộng đồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
HỌC VIÊN CAO HỌC: HUỲNH NGỌC PHƢƠNG
*****************************************

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH


Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
dân cư và kinh tế địa phương. Đây là loại hình du lịch đã và đang được quan tâm
phát triển tại thành phố Nha Trang – Khánh Hòa, Việt Nam. Việc nghiên cứu nhằm
phát triển các loại hình du lịch này là cần thiết. Phiếu điều tra nhằm nghiên cứu về
sự tham gia của du khách trong các hoạt động du lịch cộng đồng tại các làng nghề
truyền thống ở Nha Trang. Chúng tôi cam kết rằng những thông tin mà ông (bà)
cung cấp sẽ được xử lý và sử dụng phục vụ cho các công trình khoa học, cũng như
ứng dụng vào thực tiễn, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự
hợp tác và giúp đỡ của ông (bà).

Câu 1:
Ông (bà) đi du lịch theo hình thức nào?
Nhóm do công ty tổ chức
Tự tổ chức
Câu 2 :
Ông (bà) thích đến Nha Trang là do:
Ông (bà) đã hiểu biết rõ về các sản phẩm du lịch tại Nha Trang từ những
nguồn thông tin, Internet, Sách hướng du lịch, qua người quen giới thiệu, qua các
phương tiện khác.
Ông (bà) chưa hiểu biết rõ về các sản phẩm du lịch của Nha Trang.
Câu 3 :
Những giá trị tự nhiên và nhân văn nào tại Nha Trang hấp dẫn ông (bà)?

II
Du lịch cộng đồng

Bãi biển đẹp, khí hậu trong lành, ấm áp nhiều ánh nắng
Môi trường du lịch tự nhiên trong sạch
Các dịch vụ lưu trú, ăn uống đa dạng, chất lượng tốt, giá cả phù hợp
Các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn
Người dân thân thiện, cởi mở, an ninh tốt
Văn hóa truyền thồng, giàu bản sắc
Các làng nghề truyền thống hấp dẫn
Tất cả các giá trị trên
Câu 4:
Ông (bà) thích sử dụng các sản phẩm du lịch cộng đồng nào?
Homestay
Nhà nghỉ của cộng đồng địa phương
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống
Các hoạt động ngư nghiệp truyền thống (câu cá, đánh lưới, chế biến thủy hải
sản)
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật
Ẩm thực
Hướng dẫn viên địa phương
Các phương tiện giao thông
Câu 5:
Theo ông (bà) mức độ hấp dẫn của các sản phẩm du lịch cộng đồng tại các làng
nghề truyền thống ở Nha Trang như thế nào?
Rất hấp dẫn Hấp dẫn trung bình
Khá hấp dẫn Không hấp dẫn
Câu 6:
Khi sử dụng các sản phẩm du lịch cộng đồng ông (bà) sẽ?
Tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống
Tránh tiếp xúc với các giá trị văn hóa truyền thống
Không quan tâm đến việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống

III
Du lịch cộng đồng

Câu 7:
Theo ông (bà) thái độ ứng xử của cộng đồng địa phương với khách du lịch như thế
nào?
Lịch sự, cởi mở, thân thiện, trung thực
Bình thường
Không trung thực, lịch sự, cởi mở
Câu 8:
Ông (bà) có muốn cộng đồng địa phương coi như?
Khách quý
Thành viên trong gia đình của họ
Khách du lịch đến địa phương
Câu 9:
Mức chi tiêu của ông (bà) cho các dịch vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống ở
của địa phương?
Từ 60 USD đến dưới 105 USD
Từ 105 USD đến 150 USD
Trên 150 USD đến 250 USD
Trên 250 USD
Xin ông (bà) có thể cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Họ và tên:……………………………………………………………………..
Tuổi:…………………Nam/nữ……………………………………………….
Nghề nghiệp:………………………………………………………………….
Địa chỉ (quận/huyện, tỉnh/thành phố): ..............................................................
…………………………………………………………………………...........
Xin trân trọng cảm ơn./.

IV
Du lịch cộng đồng

BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH
Số lượng: 50 phiếu khách du lịch nội địa (khách Việt Nam)

CH 1 Ông (bà) đi du lịch theo hình thức nào? Kết Tỷ lệ


quả (%)
Trả lời Nhóm do công ty tổ chức 37 74
Tự tổ chức 13 26

CH 2 Ông (bà) thích đến Nha Trang là do: Kết Tỷ lệ


quả (%)
Trả lời Ông (bà) đã hiểu biết rõ về các sản phẩm du lịch tại Nha 37 74
Trang từ những nguồn thông tin, Internet, Sách hướng
du lịch, qua người quen giới thiệu, qua các phương tiện
khác.
Ông (bà) chưa hiểu biết rõ về các sản phẩm du lịch của 13 26
Nha Trang.

CH 3 Những giá trị tự nhiên và nhân văn nào tại Nha Kết Tỷ lệ
Trang hấp dẫn ông (bà)? quả (%)
Trả lời Bãi biển đẹp, khí hậu trong lành, ấm áp nhiều ánh nắng 42 84
Môi trường du lịch tự nhiên trong sạch 41 82
Các dịch vụ lưu trú, ăn uống đa dạng, chất lượng tốt, giá 35 70
cả phù hợp
Các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn 35 70
Người dân thân thiện, cởi mở, an ninh tốt 33 66
Văn hóa truyền thồng, giàu bản sắc 30 60
Các làng nghề truyền thống hấp dẫn 31 62
Tất cả các giá trị trên 28 56

V
Du lịch cộng đồng

CH 4 Ông (bà) thích sử dụng các sản phẩm du lịch cộng Kết Tỷ lệ
đồng nào? quả (%)
Trả lời Homestay 1 2
Nhà nghỉ của cộng đồng địa phương 4 8
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống 3 6
Các hoạt động ngư nghiệp truyền thống (câu cá, đánh 6 12
lưới, chế biến thủy hải sản)
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 12 24
Ẩm thực 19 38
Hướng dẫn viên địa phương 10 20
Các phương tiện giao thông 9 18

CH 5 Theo ông (bà) mức độ hấp dẫn của các sản phẩm du Kết Tỷ lệ
lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở Nha quả (%)
Trang nhƣ thế nào?
Trả lời Rất hấp dẫn 17 34
Khá hấp dẫn 20 40
Hấp dẫn trung bình 12 24
Không hấp dẫn 1 2

CH 6 Khi sử dụng các sản phẩm du lịch cộng đồng ông Kết Tỷ lệ
(bà) sẽ? quả (%)
Trả lời Tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống 48 96
Tránh tiếp xúc với các giá trị văn hóa truyền thống 2 4
Không quan tâm đến việc giữ gìn các giá trị văn hóa 0 0
truyền thống

VI
Du lịch cộng đồng

CH 7 Theo ông (bà) thái độ ứng xử của cộng đồng địa Kết Tỷ lệ
phƣơng với khách du lịch nhƣ thế nào? quả (%)
Trả lời Lịch sự, cởi mở, thân thiện, trung thực 39 78
Bình thường 11 22
Không trung thực, lịch sự, cởi mở 0 0

CH 8 Ông (bà) có muốn cộng đồng địa phƣơng coi nhƣ? Kết Tỷ lệ
quả (%)
Trả lời Khách quý 11 22
Thành viên trong gia đình của họ 28 56
Khách du lịch đến địa phương 11 22

CH 9 Mức chi tiêu của ông (bà) cho các dịch vụ du lịch tại Kết Tỷ lệ
các làng nghề truyền thống ở của địa phƣơng? quả (%)
Trả lời Từ 60 USD đến dưới 105 USD 29 58
Từ 105 USD đến 150 USD 13 26
Trên 150 USD đến 250 USD 3 6
Trên 250 USD 5 10

VII
Du lịch cộng đồng

UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES,


VIETNAM UNIVERSITY HANOI
NAME’S STUDENT: HUỲNH NGỌC PHƢƠNG
*****************************************

QUESTIONNAIRE FOR TOURISTS


Community-based tourism has a part in enhancing the quality of the residents’ life
and local economy. This is a type of tourism has been developing in Nha Trang City
– Khanh Hoa Province. A research on the ways how to develop this type of tourism
is necessary. The questionnaire is about the tourists’ participation in the activities of
the community-based tourism at the traditional craft villages in Nha Trang City. We
make sure that all your information will only be used for researches and practical
applications without other purposes. I am looking forward to your cooperation and
assistance.
Sentence 1:
Which type of travel do you use?
a group tour organized by a company
a tour organized by yourself
Sentence 2 :
Why do you like visiting Nha Trang?
You have learnt about the tourism products in Nha Trang from information
sources, Internet, guidebooks, introductions or other means of communication.
You have not known about the tourism products in Nha Trang
Sentence 3 :
Which values of nature and humanity in Nha Trang attract you?
Beautiful beach, fresh air, warm and sunny
Clean natural tourist environment
plentiful services of accommodation, foods and drinks, good quality, reasonable
prices

VIII
Du lịch cộng đồng

interesting entertainment services


friendly and open-hearted people and good security
Traditional culture with the richness in racial character
Attracting traditional craft villages
All values above
Sentence 4:
Which tourism products do you like?
Homestay
Local Guests House
traditional handicrafts
Traditional activities of fishery (fishing, netting, seafood proessing)
Art – Culture Performance
Food Cuisine
Local Tourguides
Types of transport
Sentence 5:
What do you think about the attraction of the traditional craft villages in Nha
Trang?
very exciting averagely exciting
quite exciting unexciting
Sentence 6:
When using tourism products, you will …?
Respect the values of traditional culture
Avoid the values of traditional culture
Not care about maintaining the values of traditional culture
Sentence 7:
According to you, how does local community behave towards tourists?
Polite, expansive, friendly, honest
Normal
Dishonest, impolite, non-expansive

IX
Du lịch cộng đồng

Sentence 8:
Would you like local community to consider you as …?
Distinguished guest
Their family member
Tourists
Sentence 9:
How much do you spend on the services at the local traditional craft villages?
From 60 USD to about 105 USD
From 105 USD to 250 USD
From 150 USD to 250 USD
Above 250 USD
Please give some following personal information.
Full name: ……………………………………………………………………
Age: ……………………………Male/ Female
Job: …………………………………………………………………………...
Address (county/ district, province/ city): …...………………........................
………………………………………………………………………………...
Thank you very much.

X
Du lịch cộng đồng

ХАНОЙСКИЙ ГОСУДАРСТВЕННЫЙ УНИВЕРСИТЕТ


ИНСТИТУТ ОБЩЕСТВЕННЫХ И ГУМАНИТАРНЫХ НАУК
ФАКУЛЬТЕТ ТУРИЗМА
ИССЛЕДОВАТЕЛЬ: ХУИНЬ НГОК ФУОНГ
*****************************************
АНКЕТА ДЛЯ ТУРИСТОВ
Общественный туризм является туристической формой,
способствующая улучшению качества жизни жителей и местной экономики.
Этот вид туризма был заинтересован и заинтересующийcя и развивается в
городе Нячанг - Кханьхоа, Вьетнам. Исследования для развития этого вида
туризма являются необходимыми. Анкета для изучения участия туристов в
общественно-туристических действиях в традиционных ремесленных
деревнях в Нячанге. Мы обещаем, что информациями, которые вы даѐте,
будем использоваться иметь целью в научных работах, а также на практике, а
не для каких-либо других целей. Мы очень хотим получить ваши
сотрудничества и помощи.

Вопрос 1:
По какой форме вы путешествуете?
в группе компании
cамоорганизация
Вопрос 2 :
Вы любите приехать в Нячанг, по:
Вы хорошо знаете туристические продукты в Нячанге от источника
информации, такого как: Интернет, путеводитель, знакомые и другие
средства.
Вы не хорошо знаете туристические продукты в Нячанге.

XI
Du lịch cộng đồng

Вопрос 3:
Природные и гуманитарные ценности в Нячанге увлекают вас)?
Прекрасные пляжи, свежий воздух, тѐплый солнечный свет
Природная среда туризма чистая
Услуги проживания, питания разнообразные, качество хорошое, цена
соответственная
Развлекательные услуги привлекательные
Жители дружественные, открытые и хорошая безопасность.
Традиционная культура богатая
Ремесленные деревни привлекательные.
Все выше значения
Вопрос 4:
Какие общественные туристические продукты вы любите использоваться?
Homestay (Проживание в семье)
Пансион жителей
Продукт традиционных ремесел
Деятельности традиционные рыбоводства (рыбалка, бросок невод и
переработки морепродуктообработка)
выступления исскуства и культуры
Кухня
Местные гиды
Транспорт
Вопрос 5:
По-вашему, какая привлекательная степень общественных туристических
продуктов в традиционных ремесленных деревнях в Нячанге?
Очень привлекательная привлекательное среднее
довольно привлекательно непрвлекательная
Вопрос 6:
Когда пользуетесь общественными туристическими продуктами вы будете:
Уважать традиционные культурные ценности

XII
Du lịch cộng đồng

Избегать контакта с традиционным культурным ценностям


Не заинтересоватьcя сохранением традиционных культурных ценностей
Вопрос 7:
По-вашему, какое отношение местных жителей к туристам?
Вежливое, открытое, дружелюбное, честное
нормальное
Не честное, вежливое, открытое
Вопрос 8:
Хотите ли вы местных жителей удовлять вас как:
почетные гости
Члены в их семье
туристы
Вопрос 9:
Ваша степень расхода в услуги в местных традиционных ремесленных
деревнях?
от 60 USD до менее 105 USD
От 105 USD до 150 USD
От более 150 USD до 250 USD
Более 250 USD
Cкажите, пожалуйста, ваши cледующие личные информация:
ФИО:……………………………………………………………………..
Возраст: ..................... Мужчина / женщина .......................................
Род занятий:.......................................................................................
Адрес: (район, провинция / город): ...................................................
...............................................................................................................

Большое спасибо вам за помощ

XIII
Du lịch cộng đồng

BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH
Số lượng: 100 phiếu khách du lịch quốc tế (50 phiếu khách nói tiếng Anh, 50 phiếu
khách nói tiếng Nga)
CH 1 Ông (bà) đi du lịch theo hình thức nào? Kết Tỷ lệ
quả (%)
Trả lời Nhóm do công ty tổ chức 40 80
Tự tổ chức 10 20

CH 2 Ông (bà) thích đến Nha Trang là do: Kết Tỷ lệ


quả (%)
Trả lời Ông (bà) đã hiểu biết rõ về các sản phẩm du lịch tại Nha 35 70
Trang từ những nguồn thông tin, Internet, Sách hướng
du lịch, qua người quen giới thiệu, qua các phương tiện
khác.
Ông (bà) chưa hiểu biết rõ về các sản phẩm du lịch của 15 30
Nha Trang.

CH 3 Những giá trị tự nhiên và nhân văn nào tại Nha Kết Tỷ lệ
Trang hấp dẫn ông (bà)? quả (%)
Trả lời Bãi biển đẹp, khí hậu trong lành, ấm áp nhiều ánh nắng 41 82
Môi trường du lịch tự nhiên trong sạch 36 72
Các dịch vụ lưu trú, ăn uống đa dạng, chất lượng tốt, giá 34 68
cả phù hợp
Các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn 25 50
Người dân thân thiện, cởi mở, an ninh tốt 40 80
Văn hóa truyền thồng, giàu bản sắc 32 64
Các làng nghề truyền thống hấp dẫn 22 44
Tất cả các giá trị trên 15 30

XIV
Du lịch cộng đồng

CH 4 Ông (bà) thích sử dụng các sản phẩm du lịch cộng Kết Tỷ lệ
đồng nào? quả (%)
Trả lời Homestay 7 14
Nhà nghỉ của cộng đồng địa phương 14 28
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống 10 20
Các hoạt động ngư nghiệp truyền thống (câu cá, đánh 13 26
lưới, chế biến thủy hải sản)
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 16 32
Ẩm thực 35 70
Hướng dẫn viên địa phương 23 46
Các phương tiện giao thông 16 32

CH 5 Theo ông (bà) mức độ hấp dẫn của các sản phẩm du Kết Tỷ lệ
lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở Nha quả (%)
Trang nhƣ thế nào?
Trả lời Rất hấp dẫn 16 32
Khá hấp dẫn 24 48
Hấp dẫn trung bình 10 20
Không hấp dẫn 0 0

CH 6 Khi sử dụng các sản phẩm du lịch cộng đồng ông Kết Tỷ lệ
(bà) sẽ? quả (%)
Trả lời Tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống 48 96
Tránh tiếp xúc với các giá trị văn hóa truyền thống 1 2
Không quan tâm đến việc giữ gìn các giá trị văn hóa 1 2
truyền thống

XV
Du lịch cộng đồng

CH 7 Theo ông (bà) thái độ ứng xử của cộng đồng địa Kết Tỷ lệ
phƣơng với khách du lịch nhƣ thế nào? quả (%)
Trả lời Lịch sự, cởi mở, thân thiện, trung thực 37 74
Bình thường 10 20
Không trung thực, lịch sự, cởi mở 3 6

CH 8 Ông (bà) có muốn cộng đồng địa phƣơng coi nhƣ? Kết Tỷ lệ
quả (%)
Trả lời Khách quý 17 34
Thành viên trong gia đình của họ 7 14
Khách du lịch đến địa phương 26 52

CH 9 Mức chi tiêu của ông (bà) cho các dịch vụ du lịch tại Kết Tỷ lệ
các làng nghề truyền thống ở của địa phƣơng? quả (%)
Trả lời Từ 60 USD đến dưới 105 USD 17 34
Từ 105 USD đến 150 USD 16 32
Trên 150 USD đến 250 USD 2 4
Trên 250 USD 15 30

XVI
Du lịch cộng đồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
HỌC VIÊN CAO HỌC: HUỲNH NGỌC PHƢƠNG
*****************************************

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁC CÔNG TY DU LỊCH

Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của dân cư và kinh tế địa phương. Đây là loại hình du lịch đã và đang được
quan tâm phát triển tại thành phố Nha Trang – Khánh Hòa, Việt Nam. Việc nghiên
cứu nhằm phát triển các loại hình du lịch này là cần thiết. Phiếu điều tra nhằm
nghiên cứu về sự tham gia của các công ty du lịch trong các hoạt du lịch cộng đồng
tại các làng nghề truyền thống ở Nha Trang. Chúng tôi cam kết rằng những thông
tin mà Quý công ty cung cấp sẽ được xử lý và sử dụng phục vụ cho các công trình
khoa học, cũng như ứng dụng vào thực tiễn, không nhằm mục đích nào khác. Rất
mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của Quý công ty.
Câu 1:
Quý công ty đã tổ chức thực hiện các chương trình DLCĐ tại các làng nghề truyền
thống (làng chiếu chợ Chiều, làng chài Trí Nguyên, nuôi và chế biến Yến Sào) cho
khách du lịch tại Nha Trang chưa?
Chưa xây dựng và tổ chức thực hiện
Đã xây dựng nhưng chưa tổ chức thực hiện
Đã xây dựng và tổ chức thực hiện một số lần
Câu 2:
Nếu chưa, Quý công ty có kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình
DLCĐ tại các làng nghề trên ở Nha Trang hay không?
Có không

XVII
Du lịch cộng đồng

Câu 3:
Nếu đã xây dựng và tổ chức thực hiện, Quý công ty sẽ dự định hoặc đang sử dụng
hình thức liên kết nào sau?
Đã thiết lập các hợp đồng với các cơ sở lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm và
các dịch vụ du lịch khác của cộng đồng địa phương để cung ứng phục vụ du
khách.
Đã liên kết thực hiện với cộng đồng địa phương để cung cấp các dịch vụ lưu trú,
ăn uống, bán hàng lưu niệm và các dịch vụ du lịch khác cho du khách.
Tự tổ chức kinh doanh và cung ứng các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ
khác thuê người dân địa phương phục vụ.
Câu 4:
Theo Quý công ty, sản phẩm du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại
các làng nghề truyển thống ở Nha Trang có sức hấp dẫn như thế nào?
Các mục Rất hấp Khá hấp Hấp dẫn Không
dẫn dẫn trung bình hấp dẫn
Tham quan biển đảo
Các di tích lịch sử văn hóa
Quy hoạch kiến trúc
Vệ sinh môi trường
An ninh và an toàn du lịch
Nghệ thuật sản xuất nghề
và các sản phẩm thủ công
truyền thống
Bán hàng lưu niệm
Biểu diễn văn hóa nghệ
thuật
Văn hóa truyền thống của
cộng động địa phương
Dịch vụ lưu trú

XVIII
Du lịch cộng đồng

Dịch vụ ăn uống
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ vui chơi giải trí
Hướng dẫn viên địa phương
Các dịch vụ khác

Câu 5:
Theo Quý công ty, để phát triển DLCĐ tại các làng nghề truyền thống ở Nha Trang
cần phải cải thiện các yếu tố nào dưới đây?
Các điểm tham quan du lịch biển đảo
Các di tích lịch sử văn hóa
Quy hoạch kiến trúc
Vệ sinh môi trường
An ninh và an toàn du lịch
Nghề thủ công truyền thống
Bán hàng lưu niệm
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật
Văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương
Dịch vụ lưu trú
Dịch vụ ăn uống
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ vui chơi giải trí
Hướng dẫn viên địa phương

Câu 6:
Nếu Quý công ty đã thực hiện liên kết hoặc đầu tư cho phát triển DLCĐ tại các làng
nghề truyền thống trên ở Nha Trang, Quý công ty có nhận được sự hỗ trợ nào từ các
tổ chức du lịch, chính quyền, các cá nhân và các tổ chức khác?

XIX
Du lịch cộng đồng

Các mục Có Không


Cơ chế chính sách
Tài chính Khoảng bao nhiêu?

Đất đai
Giáo dục đào tạo
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Xúc tiến phát triển du lịch

Câu 7:
Quý công ty đã có hổ trợ cho phát triển DLCĐ tại các làng nghề truyền thống ở Nha
Trang nào dưới đây?
Các mục Có Không
Tài chính Khoảng bao nhiêu?

Đất đai
Giáo dục đào tạo
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Xúc tiến phát triển du lịch

Câu 8 :
Theo Quý công ty, thái độ ứng xử của cộng đồng địa phương với khách du lịch như
thế nào?
Lịch sự, cởi mở, thân thiện, thật thà
Bình thường
Không trung thực, lịch sự, cởi mở

XX
Du lịch cộng đồng

Câu 9 :
Quý công ty có kiến nghị gì với các cơ quan quản lý du lịch, các cấp chính quyền,
cộng đồng địa phương và các tổ chức về sự hỗ trợ cho sự phát triển DLCĐ tại các
làng nghề truyền thống ở Nha Trang?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
......................................................................................................

Xin Quý công ty có thể cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Tên công ty:…………………….……………………………………………..
Thời gian hoạt động của công ty:………..........................................................
Tổng số nguồn nhân lực của công ty:…………………......…………………..
Địa chỉ (quận/huyện, tỉnh/thành phố): ..............................................................
…………………………………………………………………………...........
Xin trân trọng cảm ơn./.

XXI
Du lịch cộng đồng

BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHIẾU ĐIỂU TRA DÀNH CHO CÁC CÔNG TY DU LỊCH
Số lượng: 10 phiếu
CH 1 Quý công ty đã tổ chức thực hiện các chƣơng trình Kết Tỷ lệ
DLCĐ tại các làng nghề truyền thống (làng chiếu quả (%)
chợ Chiều, làng chài Trí Nguyên, nuôi và chế biến
Yến Sào) cho khách du lịch tại Nha Trang chƣa?
Trả lời Chưa xây dựng và tổ chức thực hiện 3 30
Đã xây dựng nhưng chưa tổ chức thực hiện 0 0
Đã xây dựng và tổ chức thực hiện một số lần 7 70

CH 2 Nếu chƣa, Quý công ty có kế hoạch xây dựng và tổ Kết Tỷ lệ


chức thực hiện các chƣơng trình DLCĐ tại các làng quả (%)
nghề trên ở Nha Trang hay không?
Trả lời Có 9 90
Không 1 10

CH 3 Nếu đã xây dựng và tổ chức thực hiện, Quý công ty Kết Tỷ lệ


sẽ dự định hoặc đang sử dụng hình thức liên kết nào quả (%)
sau?
Trả lời Đã thiết lập các hợp đồng với các cơ sở lưu trú, ăn uống, 5 50
bán hàng lưu niệm và các dịch vụ du lịch khác của cộng
đồng địa phương để cung ứng phục vụ du khách.
Đã liên kết thực hiện với cộng đồng địa phương để cung 2 20
cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm và
các dịch vụ du lịch khác cho du khách.
Tự tổ chức kinh doanh và cung ứng các dịch vụ lưu trú, 3 30
ăn uống và các dịch vụ khác thuê người dân địa phương
phục vụ.

XXII
Du lịch cộng đồng

CH 4 Theo Quý công ty, sản phẩm du lịch có sự tham gia của cộng đồng
địa phƣơng tại các làng nghề truyển thống ở Nha Trang có sức hấp
dẫn nhƣ thế nào?
Rất hấp Khá hấp Hấp dẫn Không
dẫn dẫn trung bình hấp dẫn
Trả lời Kết Tỷ Kết Tỷ Kết Tỷ Kết Tỷ
quả lệ quả lệ quả lệ quả lệ
% % % %
Tham quan biển đảo 8 80 2 20 0 0 0 0
Các di tích lịch sử văn hóa 3 30 3 30 4 40 0 0
Quy hoạch kiến trúc 5 50 3 30 2 20 0 0
Vệ sinh môi trường 2 20 2 20 4 40 2 20
An ninh và an toàn du lịch 5 50 1 10 4 40 0 0
Nghệ thuật sản xuất nghề 2 20 3 30 5 50 0 0
và các sản phẩm thủ công
truyền thống
Bán hàng lưu niệm 2 20 4 40 3 30 1 10
Biểu diễn văn hóa nghệ 2 20 2 20 4 40 2 20
thuật

Văn hóa truyền thống của 2 20 5 50 3 30 0 0


cộng động địa phương
Dịch vụ lưu trú 3 30 5 50 1 10 1 10
Dịch vụ ăn uống 3 30 6 60 1 10 0 0
Dịch vụ vận chuyển 3 30 6 60 1 10 0 0
Dịch vụ vui chơi giải trí 2 20 7 70 1 10 0 0
Hướng dẫn viên địa phương 4 40 3 30 3 30 0 0
Các dịch vụ khác 3 30 5 50 1 10 1 10

XXIII
Du lịch cộng đồng

CH 5 Theo Quý công ty, để phát triển DLCĐ tại các làng Kết Tỷ lệ
nghề truyền thống ở Nha Trang cần phải cải thiện quả (%)
các yếu tố nào dƣới đây?

Trả lời Các điểm tham quan du lịch biển đảo 5 50


Các di tích lịch sử văn hóa 6 60
Quy hoạch kiến trúc 6 60
Vệ sinh môi trường 10 100
An ninh và an toàn du lịch 5 50
Nghề thủ công truyền thống 10 100
Bán hàng lưu niệm 6 60
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 9 90
Văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương 7 70
Dịch vụ lưu trú 3 30
Dịch vụ ăn uống 9 90
Dịch vụ vận chuyển 4 40
Dịch vụ vui chơi giải trí 6 60
Hướng dẫn viên địa phương 8 80

CH 6.1 Nếu Quý công ty đã thực hiện liên kết hoặc đầu tƣ Kết Tỷ lệ
cho phát triển DLCĐ tại các làng nghề truyền thống quả (%)
trên ở Nha Trang, Quý công ty có nhận đƣợc sự hỗ
trợ nào từ các tổ chức du lịch, chính quyền, các cá
nhân và các tổ chức khác? (dành cho phiếu trả lời
có)
Trả lời Cơ chế chính sách 7 70
Tài chính 0 0
Đất đai 1 10

XXIV
Du lịch cộng đồng

Giáo dục đào tạo 2 20


Cơ sở vật chất kỹ thuật 2 20
Xúc tiến phát triển du lịch 8 80

CH 6.2 Nếu Quý công ty đã thực hiện liên kết hoặc đầu tƣ Kết Tỷ lệ
cho phát triển DLCĐ tại các làng nghề truyền thống quả (%)
trên ở Nha Trang, Quý công ty có nhận đƣợc sự hỗ
trợ nào từ các tổ chức du lịch, chính quyền, các cá
nhân và các tổ chức khác? (dành cho phiếu trả lời
không)
Trả lời Cơ chế chính sách 3 30
Tài chính 10 100
Đất đai 9 90
Giáo dục đào tạo 8 80
Cơ sở vật chất kỹ thuật 8 80
Xúc tiến phát triển du lịch 2 20

CH 7.1 Quý công ty đã có hổ trợ cho phát triển DLCĐ tại Kết Tỷ lệ
các làng nghề truyền thống ở Nha Trang nào dƣới quả (%)
đây? (dành cho phiếu trả lời có)
Trả lời Tài chính 0 0
Đất đai 0 0
Giáo dục đào tạo 1 10
Cơ sở vật chất kỹ thuật 2 20
Xúc tiến phát triển du lịch 5 50

XXV
Du lịch cộng đồng

CH 7.2 Quý công ty đã có hổ trợ cho phát triển DLCĐ tại Kết Tỷ lệ
các làng nghề truyền thống ở Nha Trang nào dƣới quả (%)
đây? (dành cho phiếu trả lời không)
Trả lời Tài chính 10 100
Đất đai 10 100
Giáo dục đào tạo 9 90
Cơ sở vật chất kỹ thuật 8 80
Xúc tiến phát triển du lịch 5 50

CH 8 Theo Quý công ty, thái độ ứng xử của cộng đồng địa Kết Tỷ lệ
phƣơng với khách du lịch nhƣ thế nào? quả (%)
Trả lời Lịch sự, cởi mở, thân thiện, thật thà 9 90
Bình thường 1 10
Không trung thực, lịch sự, cởi mở 0 0

XXVI
Du lịch cộng đồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
HỌC VIÊN CAO HỌC: HUỲNH NGỌC PHƢƠNG
*****************************************
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG THAM
GIA TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI NHA TRANG

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
dân cư và kinh tế địa phương. Đây là loại hình du lịch đã và đang được quan tâm
phát triển tại thành phố Nha Trang – Khánh Hòa, Việt Nam. Việc nghiên cứu nhằm
phát triển các loại hình du lịch này là cần thiết. Phiếu điều tra nhằm nghiên cứu về
sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch tại các làng nghề
truyền thống ở Nha Trang. Chúng tôi cam kết rằng những thông tin mà ông (bà)
cung cấp sẽ được xử lý và sử dụng phục vụ cho các công trình khoa học, cũng như
ứng dụng vào thực tiễn, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự
hợp tác và giúp đỡ của ông (bà).

Câu 1:
Ông (bà) đã tham gia vào các hoạt động du lịch nào dưới đây tại Nha Trang?
Kinh doanh lưu trú
Kinh doanh ăn uống
Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh dịch vụ giao thông vận tải
Các hoạt động thương mại
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật
Hoạt động hướng dẫn
Sản xuất các nông phẩm phục vụ du lịch

XXVII
Du lịch cộng đồng

Câu 2:
Nếu ông (bà) chưa tham gia vào các hoạt động du lịch thì ông (bà) có mong muốn
tham gia vào các hoạt động du lịch nào dưới đây?
Kinh doanh lưu trú
Kinh doanh ăn uống
Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh dịch vụ giao thông vận tải
Các hoạt động thương mại
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật
Hoạt động hướng dẫn
Sản xuất các nông phẩm phục vụ du lịch
Câu 3:
Ông (bà) đang làm việc ở vị trí quản lý du lịch nào tại địa phương?
Có không
Câu 4:
Ông (bà) có được tham gia vào việc lập các kế hoạch và ra quyết định cho việc phát
triển du lịch tại địa phương hay không?
Có không
Câu 5:
Ông (bà) đã được tham gia tập huấn, học tập của các khóa học về chuyên môn
nghiệp vụ du lịch hoặc giáo dục du lịch cộng đồng nào chưa?
Đã được tham gia nhiều khóa học
Đã được tham gia một khóa học
Chưa được tham gia
Nếu chưa ông (bà) có muốn được tham gia: có không
Câu 6:
Ông (bà) có thể cho biết trình độ học vấn của ông (bà)?
Trên đại học: Du lịch các ngành khác
Đại học, cao đẳng: Du lịch các ngành khác

XXVIII
Du lịch cộng đồng

Trung cấp và đào tạo nghề: Du lịch các ngành khác


Học vấn phổ thông: PTCS PTHCS PTTH
Câu 7:
Ông (bà) vui lòng cho biết khả năng sử dụng ngoại ngữ của mình?
Sử dụng thông thạo Biết một ít
Có khả năng giao tiếp thông thường Không biết
Câu 8:
Ông (bà) có thể cho biết mức thu nhập của gia đình ông (bà) từ các hoạt động du
lịch trong một tháng?
Sản xuất nghề Các hoạt động du Kinh doanh hàng Sản xuất nông
truyền thống lịch hóa phẩm
Từ 1 triệu đến Từ 1 triệu đến Từ 1 triệu đến Từ 1 triệu đến
2 triệu 2 triệu 2 triệu 2 triệu
Từ trên 2 Từ trên 2 Từ trên 2 Từ trên 2
triệu đến 3 triệu triệu đến 3 triệu triệu đến 3 triệu triệu đến 3 triệu
Từ trên 3 Từ trên 3 Từ trên 3 Từ trên 3
triệu đến 5 triệu triệu đến 5 triệu triệu đến 5 triệu triệu đến 5 triệu
Trên 5 triệu Trên 5 triệu Trên 5 triệu Trên 5 triệu

Câu 9:
Ông (bà) có tham gia các chế độ bảo hiểm nào sau đây không?
Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm nhân mạng Bảo hiểm y tế
Câu 10:
Ông (bà) có nhận được sự hỗ trợ nào từ các tổ chức du lịch, chính quyền, các cá
nhân và các tổ chức khác?
Các danh mục Có Không
Cơ chế chính sách
Tài chính Khoảng bao nhiêu?

XXIX
Du lịch cộng đồng

Đất đai
Hổ trợ về giáo dục đào tạo
Cơ sở vật chất kỹ thuật

Câu 11:
Ông (bà) mong muốn đón tiếp đối tượng khách nào?
Khách du lịch Việt Nam
Khách du lịch Nga
Các khách du lịch quốc tế khác
Câu 12:
Khi đón tiếp khách du lịch ông (bà) sẽ đối xử với du khách như thế nào?
Lịch sự, thân thiện, cởi mở như khách quý
Như người thân, bạn bè
Bình thường
Thờ ơ, lạnh nhạt
Câu 13:
Ông (bà) có đề nghị gì với các cơ quan quản lý du lịch, các cấp chính quyền địa
phương, các tổ chức về sự hỗ trợ cho phát triển du lịch và tổ chức các hoạt động du
lịch?…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin ông (bà) có thể cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Họ và tên:……………………………………………………………………………..
Tuổi:…………………Nam/nữ……………………………………………………….
Nghề nghiệp:………………………………………………………………………….
Địa chỉ (quận/ huyện, tỉnh/thành phố): ........................................................................
…………………………………………………………………………......................
Xin trân trọng cảm ơn./.

XXX
Du lịch cộng đồng

BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG THAM
GIA TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI NHA TRANG
Số lượng: 60 phiếu (Người dân làng dệt chiếu: 15 phiếu ; Người dân làng Gốm: 8
phiếu; Người dân làng chài: 26 phiếu ; Người dân làng nuôi và khai thác Yến Sào:
11 phiếu)
CH 1 Ông (bà) đã tham gia vào các hoạt động du lịch nào Kết Tỷ lệ
dƣới đây tại Nha Trang? quả (%)
Trả lời Kinh doanh lưu trú 2 3.3
Kinh doanh ăn uống 11 18.3
Kinh doanh lữ hành 1 1.7
Kinh doanh dịch vụ giao thông vận tải 4 6.7
Các hoạt động thương mại 28 46.7
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống 33 55.0
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 0 0
Hoạt động hướng dẫn 0 0
Sản xuất các nông phẩm phục vụ du lịch 18 30

CH 2 Nếu ông (bà) chƣa tham gia vào các hoạt động du Kết Tỷ lệ
lịch thì ông (bà) có mong muốn tham gia vào các quả (%)
hoạt động du lịch nào dƣới đây?
Trả lời Kinh doanh lưu trú 0 0
Kinh doanh ăn uống 1 1.7
Kinh doanh lữ hành 0 0
Kinh doanh dịch vụ giao thông vận tải 0 0
Các hoạt động thương mại 1 1.7
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống 0 0
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật 0 0
Hoạt động hướng dẫn 0 0

XXXI
Du lịch cộng đồng

Sản xuất các nông phẩm phục vụ du lịch 1 1.7

CH 3 Ông (bà) đang làm việc ở vị trí quản lý du lịch nào Kết Tỷ lệ
tại địa phƣơng? quả (%)
Trả lời Có 0 0
Không 60 100

CH 4 Ông (bà) có đƣợc tham gia vào việc lập các kế hoạch Kết Tỷ lệ
và ra quyết định cho việc phát triển du lịch tại địa quả (%)
phƣơng hay không?
Trả lời Có 1 1.7
Không 59 98.3

CH 5.1 Ông (bà) đã đƣợc tham gia tập huấn, học tập của các Kết Tỷ lệ
khóa học về chuyên môn nghiệp vụ du lịch hoặc giáo quả (%)
dục du lịch cộng đồng nào chƣa?
Nếu chưa ông (bà) có muốn được tham gia: có
không
Trả lời Đã được tham gia nhiều khóa học 6 10.0
Đã được tham gia một khóa học 22 36.7
Chưa được tham gia 32 53.7

CH 5.2 Nếu chƣa ông (bà) có muốn đƣợc tham gia: Kết Tỷ lệ
quả (%)
Trả lời Có 58 96.7
Không 2 3.3

XXXII
Du lịch cộng đồng

CH 6.1 Ông (bà) có thể cho biết trình độ học vấn của ông Kết Tỷ lệ
(bà)? quả (%)
Trả lời Trên đại học 0 0
Đại học, Cao đẳng 11 18.3
Trung cấp và đào tạo nghề 1 1.7
Phổ thông trung học 10 16.7
Phổ thông trung học cơ sở 26 43.3
Phổ thông cơ sở 12 20.0

CH 6.2 Ngành học Kết Tỷ lệ


quả (%)
Trả lời Chuyên ngành du lịch 4 6.7
Các ngành khác 56 93.3

CH 7 Ông (bà) vui lòng cho biết khả năng sử dụng ngoại Kết Tỷ lệ
ngữ của mình? quả (%)
Trả lời Sử dụng thông thạo 2 3.3
Có khả năng giao tiếp thông thường 10 16.7
Biết một ít 19 31.7
Không biết 29 48.3

CH 8.1 Ông (bà) có thể cho biết mức thu nhập của gia đình Kết Tỷ lệ
ông (bà) từ các hoạt động du lịch trong một tháng? quả (%)
Trả lời Thu nhập từ sản xuất nghề truyền thống 38 63.3
Thu nhập từ các hoạt động du lịch 19 31.7
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa 22 36.7
Thu nhập từ sản xuất hàng nông phẩm 12 20

XXXIII
Du lịch cộng đồng

CH 8.2 Các mức thu nhập từ các hoạt động trong một Kết Tỷ lệ
tháng: quả (%)
Trả lời Từ 1 đến 2 triệu 6 10
Trên 2 triệu đến 5 triệu 23 38.3
Trên 5 đến 10 triệu 14 23.3
Trên 10 triệu 17 28.3

CH 9 Ông (bà) có tham gia các chế độ bảo hiểm nào sau đây Kết Tỷ lệ
không? quả (%)
Trả lời Bảo hiểm xã hội 5 8.3
Bảo hiểm thất nghiệp 3 5.0
Bảo hiểm nhân mạng 6 10.0
Bảo hiểm y tế 16 26.7

CH Ông (bà) có nhận đƣợc sự hỗ trợ nào từ các tổ chức Kết Tỷ lệ


10.1 du lịch, chính quyền, các cá nhân và các tổ chức quả (%)
khác? (dành cho phiếu trả lời có)
Trả lời Cơ chế chính sách 36 60.0
Tài chính 4 6.7
Đất đai 7 11.7
Hổ trợ về giáo dục đào tạo 20 33.3
Cơ sở vật chất kỹ thuật 2 3.3

CH Ông (bà) có nhận đƣợc sự hỗ trợ nào từ các tổ chức Kết Tỷ lệ


10.2 du lịch, chính quyền, các cá nhân và các tổ chức quả (%)
khác? (dành cho phiếu trả lời không)
Trả lời Cơ chế chính sách 24 40.0
Tài chính 56 93.3
Đất đai 53 89.3

XXXIV
Du lịch cộng đồng

Hổ trợ về giáo dục đào tạo 40 66.7


Cơ sở vật chất kỹ thuật 58 96.7

CH 11 Ông (bà) mong muốn đón tiếp đối tƣợng khách nào? Kết Tỷ lệ
quả (%)
Trả lời Khách du lịch Việt Nam 55 91.7
Khách du lịch Nga 42 70.0
Các khách du lịch quốc tế khác 50 83.3

CH 12 Khi đón tiếp khách du lịch ông (bà) sẽ đối xử với du Kết Tỷ lệ
khách nhƣ thế nào? quả (%)
Trả lời Lịch sự, thân thiện, cởi mở như khách quý 55 91.7
Như người thân, bạn bè 3 5.0
Bình thường 2 3.3
Thờ ơ, lạnh nhạt 0 0

CH 12 Ông (bà) có đề nghị gì với các cơ quan quản lý du Kết Tỷ lệ


lịch, các cấp chính quyền địa phƣơng, các tổ chức về quả (%)
sự hỗ trợ cho phát triển du lịch và tổ chức các hoạt
động du lịch?
Trả lời Có
Không

XXXV
Du lịch cộng đồng

PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

XXXVI
Du lịch cộng đồng

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH KHÁNH HÕA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 703/QĐ-UBND Khánh Hòa, ngày 19 tháng 3 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động
Của Ban quản lý Vịnh Nha Trang

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÕA

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày
26/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 2259/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của UBND tỉnh


Khánh Hòa về việc thành lập Ban quản lý Vịnh Nha Trang.

Xét đề nghị của Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang tại Tờ trình số
406/TTr-UBND ngày 31/01/2013 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số
385/SNV-TCBC ngày 05/3/2013.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Vịnh Nha
Trang gồm 06 Chương, 12 Điều kèm theo Quyết định này.

Điều 2: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang; Trưởng Ban quản lý
Vịnh Nha Trang và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- Như điều 2; Chủ tịch
- Lưu VT, SNV

XXXVII
Du lịch cộng đồng

UBND TP NHA TRANG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN QUẢN LÝ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VỊNH NHA TRANG

QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Vịnh Nha Trang
( Được phê duyệt theo Quyết định số 703/QĐ-UBND
ngày 19/3/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

(Trích chương II, điều 2 và điều 12)

Chƣơng II.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Đề xuất và phối hợp với các phòng, ban, UBND các xã, phường trình
UBND thành phố ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của UBND thành phố
nhằm quản lý việc khai thác và bảo vệ Vịnh Nha Trang theo quy hoạch và các quy
định của Nhà nước có liên quan đến Vinh Nha Trang.

2. Xây dựng kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện
pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

3. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch , kế hoạch sau khi được phê duyệt.

4. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh
vực thuộc phạm vị quản lý được giao nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm
của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị Vịnh Nha Trang; giới
thiệu, quảng bá, tham gia xúc tiến du lịch theo quy định pháp luật.

5. Chủ trì kiểm tra hoặc tham mưu UBND thành phố tổ chức phối hợp với
các ngành có liên quan xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân
trên Vịnh Nha Trang, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vượt quá
thẩm quyền.

XXXVIII
Du lịch cộng đồng

6. Tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu
nạn, xử lý các sự cố xảy ra, phối hợp các ngành liên quan trong việc đảm bảo an
ninh, trật tự trên Vịnh Nha Trang.

7. Tổ chức, quản lý các hoạt động thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường Vịnh Nha Trang.

8. Xây dựng, trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự
án, đề án tham quan du lịch trên Vịnh Nha Trang theo quy định.

9. Giúp UBND thành phố tổ chức quản lý về sắp xếp, bố trí các khu vui chơi,
giải trí và các bến tàu du lịch trên Vịnh Nha Trang theo quy hoạch và quy định của
pháp luật; tổ chức thu các loại phí, lệ phí theo quy định.

10. Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ Khu bảo tồn biển theo quy định hiện
hành.

11. Nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh diện tích, vị trí các phân khu chức
năng của Khu bảo tồn biển, lập bản đồ và đánh dấu các phân khu chức năng trên
thực địa.

12. Tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát triển các loài động vật thủy sinh,
duy trì diễn thế tự nhiên các hệ sinh thái trong Vịnh Nha Trang.

13. Thực hiện các biện pháp phòng, ngừa ô nhiễm, dịch bệnh; ngăn chặn các
hành vi xâm hại đến Vịnh Nha Trang.

14. Phối hợp với cộng đồng dân cư sống bên trong và xung quanh Vịnh Nha
Trang đề xuất và tổ chức thực hiện các hoạt động cải thiện sinh kế đảm bảo quản lý
và bảo tồn giá trị Vịnh Nha Trang.

15. Xây dựng và trình UBND thành phố kế hoạch đầu tư xây dựng, tôn tạo,
tu bổ, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Nha Trang.

16. Được phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thu thập các thông tin,
tài liệu, số liệu có liên quan nhằm phục vụ công tác quản lý Vịnh Nha Trang.

XXXIX
Du lịch cộng đồng

17. Được hợp đồng với các đơn vị tư vấn, trường, viện tiến hành các hoạt
động nghiên cứu, điều tra khảo sát để thực hiện nhiệm vụ.

18. Tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng tuần tra, kiểm tra các hoạt
động kinh tế- xã hội trên Vịnh Nha Trang và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm
hành chính.

19. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát huy
các giá trị Vịnh Nha Trang theo quy định của pháp luật.

20. Quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện các chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý.

21. Quản lý tài chính, tài sản theo quy định pháp luật.

22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thành phố giao.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

Trưởng ban quản lý Vịnh Nha Trang, Thủ trưởng các cơ quan,đơn vị liên
quan và Chủ tịch UBND các xã, phường thuộc thành phố Nha Trang có trách nhiệm
thực hiện nghiêm túc Quy chế này và các quy định pháp luật khác.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Ban quản lý
Vịnh Nha Trang có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét kiến
nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp ./.

TRƢỞNG BAN

Trƣơng Kỉnh

XL
Du lịch cộng đồng

PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

XLI
Du lịch cộng đồng

Hình ảnh hoạt động của làng dệt chiếu Ngọc Hội 1 và 2

Dùng thoi đưa dây cói vào dệt chiếu của Công đoạn se dây đay của người dân ở
người dân ở làng chiếu Ngọc Hội 1 làng chiếu Ngọc Hội 1

Các loại sản phẩm đã hoàn thiện ở làng Người dân hướng dẫn du khách cách dệt
chiếu Ngọc Hội 1 ở làng chiếu Ngọc Hội 2

Du khách Pháp tham gia dệt chiếu ở làng Hướng dẫn viên giới thiệu các loại sản
chiếu Ngọc Hội 2 phẩm cho du khách ở làng chiếu Ngọc
Hội 2

XLII
Du lịch cộng đồng

Hình ảnh hoạt động của làng làm gốm Lƣ Cấm

Đất sét nguyên liệu đang được ủ ẩm Công đoạn cắt gọt để hoàn thiện sản
trước khi đưa vào sản xuất lò đất phẩm lò đất của người dân

Lò đất chờ xếp vào hầm nung Hầm dùng nung lò đất

Vỉ chặn than trong lò đất Sản phẩm lò đất chưa đã nung chín

XLIII
Du lịch cộng đồng

Hình ảnh hoạt động của làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm

Lồng bè nuôi hải sản ở làng chài Trí Du khách vào tham quan làng chài Trí
Nguyên Nguyên

Du khách tham quan và chọn mua hải sản Du khách tham quan và chọn mua hải
ở làng chài Vũng Ngán sản ở làng chài Vũng Ngán

Du khách ăn uống trên nhà hàng lồng bè Hàng thủ công mỹ nghệ mành ốc của
ở làng chài Vũng Ngán làng chài Bích Đầm

XLIV
Du lịch cộng đồng

Hình ảnh hoạt động tế lễ ở các đình Làng

Lễ rước sắc phong của dân làng tại đình Lễ rước sắc phong của dân làng tại đình
Phú Vinh (ảnh tư liệu) Phú Vinh (ảnh tư liệu)

Lễ tế thần của các hào lão tại đình Phú Dân làng đến dự tiệc sau lễ cúng tại
Vinh (ảnh tư liệu) đình Phú Vinh (ảnh tư liệu)

Lễ tế thần của các hào lão tại đình Phú Lễ Tế xuân của các hào lão tại đình Phú
Vinh (ảnh tư liệu) Vinh (ảnh tư liệu)

XLV
Du lịch cộng đồng

Hình ảnh hoạt động ở làng nuôi và chế biến yến sào

Mô hình nuôi yến sào tại công ty Nhà Công đoạn sơ chế tổ yến tại công ty Nhà
Yến Nha Trang Yến Nha Trang

Yến sào thành phẩm tại công ty Nhà Yến Yến sào thành phẩm tại công ty Nhà
Nha Trang Yến Nha Trang

Giám đốc điều hành Phan Hùng Vĩ đang Du khách đang chọn mua sản phẩm tại
hướng dẫn cách chế biến yến sào công ty Nhà Yến Nha Trang

XLVI
Du lịch cộng đồng

PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH THAM QUAN DU LỊCH CÓ SỰ
THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG Ở THÀNH
PHỐ NHA TRANG

XLVII
Du lịch cộng đồng

*Chƣơng trình du thuyền trên sông Cái và tham quan các làng nghề thời gian
1 ngày:

8h00: HDV đón khách tại điểm hẹn trong thành phố Nha Trang bằng ô tô, đi
đến bến cá Cù Lao. Du khách đi thuyền ngắm cảnh làng xóm hai bên sông.

9h00: Đi bộ hoặc xe ngựa thăm các gia đình làm gốm ở Làng Lư Cấm, đình
làng Lư Cấm, chùa Kim Sơn, các gia đình dệt chiếu ờ làng Ngọc Hội 1và 2.

12h00: Du khách ăn trưa tại các nhà hàng ven sông Cái.

13h30: Quý khách xuống thuyền đi theo sông cái, đến làng Phú Vinh tham
quan (bằng xe ngựa) đình Phú Vinh, viếng mộ Trịnh Phong, cảnh quan của làng,
nhà cổ, nhà thờ họ Huỳnh hoặc họ Trần và nhà cổ ở Vĩnh Trung.

15h30: Quý khách xuống thuyền đi về bến cá Cù Lao và ô tô đưa du khách


thăm cơ sở sản xuất và bán các sản phẩm yến sào - số 8 Lê Thành Phương.

*Chƣơng trình tham quan các nghề truyền thống dọc sông Cái Nha trang 1
ngày bằng phƣợng tiện ô tô:

8h00: HDV đón quý khách bằng ô tô tại điểm hẹn trong thành phố Nha
Trang

8h30: Tham quan cơ sở sản xuất đá xây dựng ở Vĩnh Thái có lịch sử trên 100
năm.

9h30: Tham quan các gia đình làm gốm ở làng Lư Cấm, sau đó đi bộ hoặc
bằng xe ngựa tham quan đình làng Lư Cấm, chùa Kim Sơn, các gia đình dệt chiếu ở
làng Ngọc Hội 1, 2.

12h30: Ăn trưa tại các nhà hàng ven sông Cái ở làng Lư Cấm hoặc Ngọc
Hội.

14h: Du khách lên xe ô tô tham quan đình làng Phú Vinh, viếng mộ Trịnh
Phong, nhà cổ và nhà thờ họ Trần ở Phú Vinh.

15h30: Du khách lên ô tô tham quan nhà cổ Vĩnh Trung.

XLVIII
Du lịch cộng đồng

16h: Du khách lên xe ô tô để trả du khách về điểm hẹn.

*Chƣơng trình du lịch tâm linh 1 ngày tham quan các công trình kiến trúc
chùa, đình ở thành phố Nha Trang và các làng nghề:

8h00: Đón quý khách bằng ô tô tại điểm hẹn trong thành phố Nha Trang.

9h00: Chiêm bái và tham quan chùa Long Sơn

10h30: Chiêm bái và tham quan chùa Hải Đức

11h30: Ăn trưa tại các nhà hàng ven sông Cái ở Lư Cấm hoặc tại chùa Kim Sơn

13h30: Chiêm bái tham gia thời khóa thiền tại chùa Kim Sơn

15h30: Tham quan đình làng Lư Cấm.

16h00: Quý khách lên xe về thành phố Nha Trang và kết thúc tour.

Chương trình du lịch chuyên đề tham quan nghiên cứu lễ hội được tổ chức
vào các thời kỳ diễn ra lễ hội Tế xuân, ngoài 20 tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch hằng
năm và lễ hội Tế thu diễn ra vào ngày đẹp từ ngày 16 tháng 7 đến ngày 25 tháng 8
Âm lịch hằng năm. Các công ty du lịch cần liên hệ với Ban Quản lý của đình và
Ban tổ chức lễ hội của các làng nghề.

*Chƣơng trình tham quan 4 đảo 1 ngày bằng tàu biển:

8h00: Đón quý khách tại cảng Cầu Đá, lên tàu đi tham quan vịnh đảo Nha
Trang

8h30: Tham quan mua sắm hoặc thưởng thức hải sản tại các gia đình nuôi hải
sản lồng bè và đình Lăng tại Làng Trí Nguyên

9h30: Lên tàu đi đến đảo Hòn Mun, tham gia lặn biển hoặc đi tàu đáy kính
ngắm san hô và biển tại KBT biển Hòn Mun.

12h00: Ăn trưa tại nhà hàng ở làng chài Vũng Ngán, sau đó tham quan các
gia đình nuôi hải sản lồng bè ở đây.

14h:00 Lên tàu tham quan vịnh Nha Trang

XLIX
Du lịch cộng đồng

14h30: Tham quan hồ cá Trí Nguyên và tắm biển tại bãi Sỏi.

16h00: Lên tàu về cảng Cầu Đá, tham quan và mua sản phẩm cơ sở chế biến
và bán sản phẩm yến sào tại 18 Cầu Đá và kết thúc tour.

*Chƣơng trình tham quan tắm lặn biển 4 đảo 1 ngày:

8h00: Quý khách xuống tàu tại cảng Cầu Đá.

8h30: Tham quan làng chài Trí Nguyên và Đình Lăng ở đây.

9h30: Lên tàu ngắm vịnh, thăm quan KBT biển đảo Hòn Mun, lặn ngắm san
hô và sinh vật biển bằng tàu đáy kính hoặc lặn biển.

12h00: Ăn trưa sau đó tham quan tại làng chài và khai thác yến sào Bích Đầm.

14h00: Lên tàu tham quan vịnh và hồ cá Trí Nguyên, sau đó tắm biển ở bãi Sỏi.

16h00: Tàu đưa quý khách về cảng Cầu Đá tham quan cơ sở nuôi, chế biến
và bán sản phẩm Yến sào ở 18 Cầu Đá hoặc 32 Phước Long - Phường Vĩnh
Nguyên.

*Chƣơng trình tham quan nghỉ dƣỡng, tắm biển 2 ngày 4 đảo:

Ngày 1:

8h00: Đón quý khách lên tàu tại cảng Cầu Đá.

9h30: Tham quan KTB biển Hòn Mun, ngắm san hô và sinh vật biển bằng
tàu đáy kính hoặc lặn biển.

11h30: Tham quan mua hải sản và ăn trưa tại làng chài Vũng Ngán

14h00: Tham quan hồ cá Trí Nguyên và tắm biển ở bãi Sỏi.

16h00: Tham quan và ăn tối tại làng chài Trí Nguyên

15h00: Lên tàu đưa khách đến nhận phòng và nghỉ tại khu nghỉ dưỡng Hòn Tằm.

Ngày 2:

Tắm biển vui chơi giải trí và ăn nghỉ tại khu nghỉ dưỡng Hòn Tằm.

L
Du lịch cộng đồng

16h00: Quý khách lên tàu về cảng Cầu Đá.

*Chƣơng trình du lịch câu cá và nghỉ trên vịnh Nha Trang (1 đêm):

18h00 (ngày đăng ký tour): Tàu của ngư dân làng Trí Nguyên hoặc Vũng
Ngán đón khách câu cá trên vịnh tại cảng Cầu Đá.

23h00(ngày đăng ký tour): Ăn tối trên tàu và tiệc nhẹ trên tàu, có thể thưởng
thức sản phẩm của mình câu được, sau đó tiếp tục câu cá ngắm vịnh và nghỉ trên
tàu.

7h00(sáng hôm sau ngày đăng ký tour): Ăn sáng tại làng chài Trí Nguyên

8h00(sáng hôm sau ngày đăng ký tour): Tàu đưa khách về cảng Cầu Đá.

LI

You might also like