You are on page 1of 275

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Chu Thành Huy

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH


DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI
Ở VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
VỊNH HẠ LONG VÀ ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Chu Thành Huy

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH


DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI
Ở VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
VỊNH HẠ LONG VÀ ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN)

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường


Mã số: 62 85 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS Trần Đức Thanh
2. PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

Hµ néi - 2017
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Chu Thành Huy

1
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, ĐHQG Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc và chu đáo của
PGS.TS Trần Đức Thanh và PGS.TS Phạm Quang Tuấn. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất đến các thầy - những người đã thường xuyên dạy bảo, khuyến khích hiện
thức hóa những cố gắng của bản thân NCS trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã nhận được những chỉ bảo và góp ý quý
báu của các thầy, cô trong và ngoài trường: GS.TS. Trương Quang Hải, PGS.TS.
Đặng Văn Bào, GS.TS. Nguyễn Cao Huần, GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, PGS.TS.
Phạm Trung Lương, TS. Nguyễn Văn Lưu, PGS.TS. Nguyễn Thị Hải, TS. Phạm
Quang Anh, GS.TS. Nguyễn Khanh Vân, PGS.TS Nguyễn Kim Chương, PGS.TS.
Vũ Văn Phái, PGS.TS Nguyễn Hiệu, PGS.TS Trần Anh Tuấn, PGS.TS Uông Đình
Khanh... Bằng cả tấm lòng của mình, NCS xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ
quý báu đó.
NCS cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ thuộc Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch Quảng Ninh, Ban quản lý vịnh Hạ Long, Phòng Thương mại và Du lịch
Hội An, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An, Hiệp hội du lịch Quảng Ninh, Hiệp
hội du lịch Quảng Nam.... và cộng đồng địa phương trên địa bàn TP Hạ Long, TP
Hội An đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ trong suốt thời kỳ NCS tiến hành nghiên
cứu tại địa phương.
NCS cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy, cô
giáo trong Phòng Sau Đại học, Khoa địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
Cuối cùng, NCS xin gửi lời cảm ơn đến tất cả cán bộ đồng nghiệp trong
trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, Khoa KHMT & TĐ, cũng như bạn
bè và gia đình đã động viên NCS rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận án.

, Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2017


NCS Chu Thành Huy

MỤC LỤC

2
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
PHẦN MỞ ĐẦU...……………………………………………………………….. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………. 2
3. Giới hạn nghiên cứu ………………………………………………………... 3
4. Luận điểm bảo vệ …………………………………………………………... 3
5. Điểm mới của luận án ……………………………………………………… 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ……………………………………………... 4
7. Cơ sở tài liệu của luận án …………………………………………………... 4
8. Cấu trúc của luận án………………………………………………………… 5
PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………………………… 6
Chương 1. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
6
VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM …………….
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ………………….. 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch dựa vào cộng đồng………… 6
1.1.2. Các nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển du lịch dựa vào cộng
13
đồng..
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vịnh Hạ Long và Đô thị cổ Hội An…… 16
1.2. Những vấn đề lý luận về cơ sở địa lý cho phát triển triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại các di sản thế giới ……………………………………….. 20
1.2.1. Các khái niệm …………………………………………………………........ 20
1.2.2. Những nội dung cơ bản của tiếp cận địa lý trong nghiên cứu phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng………………………………………………..... 24
1.2.3. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng……………………….. 26
1.2.4. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng…………. 33
1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu …………………... 39
1.3.1. Các quan điểm tiếp cận ………………………………………………….
39

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu
41
……………………………………………..
1.3.3 Quy trình nghiên cứu …………………………………………………......... 47
Tiểu kết chương 1………………………………………………………………... 48
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI
VỊNH HẠ LONG VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
………………………………………………………………………..................... 49

3
.
2.1. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di
49
sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long………………………………………
2.1.1. Khái quát về khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long….. 49
2.1.2. Tiềm năng du lịch
50
…………………………………………………………...
2.1.3. Hiện trạng phát triển du lịch và du lịch dựa vào cộng đồng………….. 58
2.2. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di
sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An……………………………………...... 67
2.2.1. Khái quát về khu vực di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An ……… 67
2.2.2. Tiềm năng du lịch
68
…………………………………………………………...
2.2.3. Hiện trạng phát triển du lịch và du lịch dựa vào cộng đồng………….. 78
2.3. So sánh điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng giữa hai khu
di sản thế giới ……………………………………………................................ 88
2.3.1. So sánh tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng……......... 88
2.3.2. So sánh về nguồn lực cơ sở vật chất …………………………………….. 89
2.3.3. So sánh đặc điểm cộng đồng dân cư và bản sắc văn hóa …………….. 90
2.3.4. So sánh vai trò của cộng đồng đối với vấn đề bảo tồn di sản……….. 91
2.3.5. So sánh cơ hội tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch 92
Tiểu kết chương 2………………………………………………………………... 93
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG VÀ DI SẢN VĂN
HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN …………………………… 94
3.1. Các cơ sở, nguyên tắc và giải pháp chung cho phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại hai khu di sản thế giới …………………………………... 94
3.1.1. Các cơ sở chung ………………..
94
…………………………………………...
3.1.2. Các nguyên tắc chung …………………………………………………….. 96
3.1.3. Các giải pháp chung
98
………………………………………………………..
3.2. Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long ………………………………………………… 101
3.2.1. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng……………………….. 101
3.2.2. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản
thế giới vịnh Hạ Long
108
……………………………………………………………...
3.2.3. Nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng
111
……………
3.2.4. Định phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vịnh Hạ Long………… 113

4
3.3. Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản văn hóa thế
118
giới đô thị cổ Hội An …………………………………………………………….
3.3.1. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng…………………… 118
3.3.2. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản
thế giới đô thị cổ Hội An ………………………………………………………….. 123
3.3.3. Nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng ……….. 125
3.3.4. Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vịnh Hội An... 126
Tiểu kết chương 3………………………………………………………………... 133
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………... 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ……………………………. 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………… 137
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………... 151

5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DLDVCĐ Du lịch dựa vào cộng đồng


CĐDC Cộng đồng dân cư
CĐĐP Cộng đồng địa phương
DLCĐ Du lịch cộng đồng
DSTG Di sản thế giới
DLST Du lịch sinh thái
IUCN International Union for Conservation of Nature (Tổ chức Bảo tồn
Thiên nhiên Quốc tế)
HĐDL Hoạt động du lịch
HTX Hợp tác xã
ICOMOS International Council on Monuments and Sites (Hội đồng quốc tế về Di
tích và Di chỉ)
KT-XH Kinh tế - xã hội
TNDL Tài nguyên du lịch
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)
UNEP United Nations Environment Programme (Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc)
UNF United Nations Foundation (Quỹ Liên Hợp Quốc)
UNWTO World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp
Quốc)
WHC World Heritage Committee (Ủy ban Di sản Thế giới)

DANH MỤC BẢNG

6
TT Nội dung Trang
1 Bảng 1.1. Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện phát triển 40
DLDVCĐ cho các tiểu khu chức năng
2 Bảng 3.1. Kết quả phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực 106
DSTG vịnh Hạ Long
3 Bảng 3.2. Đánh giá mức độ hấp dẫn của TNDL tại vịnh Hạ Long 108
4 Bảng 3.3. Đánh giá mức độ đặc sắc của các không gian văn hóa 109
theo tiểu khu chức năng tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long
5 Bảng 3.4. Đánh giá thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch 109
tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long
6 Bảng 3.5. Đánh giá CSVC, hạ tầng kỹ thuật du lịch tại khu vực 110
DSTG vịnh Hạ Long
7 Bảng 3.6. Đánh giá khả năng tiếp cận tại vịnh Hạ Long 110
8 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá điều kiện phát triển DLDVCĐ tại khu 112
vực DSTG vịnh Hạ Long
9 Bảng 3.8. Kết quả phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực 120
DSTG Hội An
10 Bảng 3.9. Đánh giá mức độ hấp dẫn của TNDL tại khu vực DSTG 122
Hội An
11 Bảng 3.10. Đánh giá mức độ đặc sắc của các không gian văn hóa 122
theo tiểu khu chức năng tại khu vực DSTG Hội An
12 Bảng 3.11. Đánh giá thái độ của cộng đồng đối với phát triển du 123
lịch tại khu vực DSTG Hội An
13 Bảng 3.12. Đánh giá yếu tố CSVC, hạ tầng kỹ thuật du lịch tại khu 123
vực DSTG đô thị cổ Hội An
14 Bảng 3.13. Đánh giá khả năng tiếp cận tại tại khu vực DSTG đô thị 124
cổ Hội An
15 Bảng 3.14: Kết quả đánh giá điều kiện phát triển DLDVCĐ tại khu 126
vực DSTG đô thị cổ Hội An

DANH MỤC HÌNH

TT Nội dung Trang


1 Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án 47
2 Hình 2.1. Vị trí làm việc của lao động địa phương 62
3 Hình 2.2. Công việc của lao động địa phương 63
4 Hình 3.1. Bản đồ phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực DSTG vịnh 107

7
Hạ Long
5 Hình 3.2. Bản đồ định hướng không gian chức năng phát triển DLDVCĐ 116
tại khu vực di sản thế giới vịnh Hạ Long
6 Hình 3.3. Bản đồ phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực DSTG Hội 121
An
7 Hình 3.4. Bản đồ định hướng không gian chức năng phát triển DLDVCĐ 130
tại DSTG đô thị cổ Hội An

8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc một khu vực nào đó của một quốc gia được UNESCO công nhận là
DSTG, đồng nghĩa với việc nó không còn là tài sản riêng của quốc gia đó mà đã trở
thành tài sản chung của toàn nhân loại. Đi kèm với vinh dự này là hệ thống các quy
định chặt chẽ được thiết lập nhằm mục đích bảo vệ các giá trị nổi bật toàn cầu mà di
sản đó có được. Tuy nhiên, khi các quy định bảo vệ được đặt ra, chắc chắn môi
trường sống, sinh kế của các cộng đồng sống trong hoặc liền kề di sản sẽ bị tác
động. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội và bảo tồn giá trị di sản một cách bền vững.
Trong bối cảnh đó, du lịch với vị thế là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng
cao, ổn định và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai (theo nhận định của
UNWTO [170]) nổi lên như một giải pháp hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn giữa
phát triển và bảo tồn tại các khu DSTG. Du lịch phát triển được kỳ vọng sẽ làm
giảm áp lực và có thể dẫn đến việc thay thế hoàn toàn các ngành kinh tế có nguy cơ
ô nhiễm môi trường cao (khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng,…).
Tuy vậy, sự phát triển ồ ạt các loại hình du lịch đại chúng, chạy theo lợi ích
kinh tế có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường (tự nhiên và xã hội),
sự bền vững của các DSTG. Điều này lại đặt ra yêu cầu phát triển du lịch bền vững
tại các DSTG - phát triển kinh tế gắn với bảo tồn di sản, đây là vấn đề có tính cấp
thiết. Lý luận và thực tiễn phát triển bền vững cho thấy CĐĐP với tư cách là chủ thể
của lãnh thổ du lịch sẽ tham gia tích cực hay tiêu cực vào sự phát triển lãnh thổ tùy
thuộc vào lợi ích họ được hưởng từ các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ đó. Do đó
CĐĐP sẽ là nhân tố bảo vệ di sản một cách hiệu quả nhất nếu chúng ta có giải pháp
huy động sự tham gia của của họ. Trên thế giới hiện nay, du lịch dựa vào cộng đồng
- DLDVCĐ (Community Based Tourism) đang là một lựa chọn phổ biến với khả
năng giải quyết thấu đáo mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ môi
trường tại các điểm đến nói chung và tại các khu DSTG nói riêng.
Tại Việt Nam, ngành du lịch đã có vị trí rất quan trọng, được Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm phát triển và coi đó "là ngành kinh tế mũi nhọn", "chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH"
[84]. Đất nước ta có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú. Trong đó

1
đáng chú ý nhất là các di tích, thắng cảnh đã được UNESCO công nhận là DSTG.
Tính đến tháng 12/2014, Việt Nam đã có 8 trong số hơn 1000 DSTG trên toàn cầu.
Đó là, Quần thể di tích cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ
Sơn, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà
Hồ và Quần thể danh thắng Tràng An (http://whc.unesco.org-/en/statesparties/vn).
Tại các khu DSTG ở Việt Nam, việc nghiên cứu phát triển DLDVCĐ đã được thực
hiện ở nhiều mức độ khác nhau, với hướng tiếp cận đa dạng. Các công trình nghiên
cứu này đã tạo nền tảng khoa học khá vững chắc và toàn diện cho phát triển
DLDVCĐ tại đây. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm những nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhằm bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về phát triển DLDVCĐ.
Vịnh Hạ Long và Đô thị cổ Hội An là hai điển hình trong số các DSTG ở
Việt Nam đang chịu áp lực lớn từ việc phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và du
lịch. Do đó việc phát triển DLDVCĐ tại đây được xem là cần thiết để giải tỏa
những áp lực này đồng thời hướng tới sự bền vững cho di sản. Cơ sở khoa học cho
phát triển loại hình du lịch này có thể được xác lập dưới nhiều góc độ (kinh tế, quản
lý, văn hóa…), nhưng rõ ràng, các yếu tố thuộc về điều kiện phát triển của mỗi di
sản xuất phát từ chính vị trí địa lý, lịch sử phát triển lãnh thổ cũng như đặc trưng về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của chúng. Mặt khác, bên trong mỗi di sản sự
phân hóa không gian của các điều kiện phát triển này cũng không đồng nhất. Chính
vì vậy hướng nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận địa lý nhằm xác lập các không gian
chức năng DLDVCĐ trong điều kiện đặc trưng của mỗi khu DSTG có thể được
xem là một bổ sung có ý nghĩa. Đây là tiền đề quan trọng cho việc định hướng, quy
hoạch phát triển các sản phẩm DLDVCĐ.
Qua những lập luận trên có thể thấy rằng, nghiên cứu “Cơ sở địa lý cho phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam (nghiên cứu
trường hợp vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An)” là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận
vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Xác định các luận cứ khoa học theo hướng tiếp cận địa lý trong việc phát
triển DLDVCĐ như một giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên bền vững tại các
DSTG ở Việt Nam.

2
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển DLDVCĐ tại vịnh Hạ Long và Hội An;
- Phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch nói chung và DLDVCĐ
nói riêng tại hai khu di sản;
- Phân khu chức năng DLDVCĐ tại hai khu di sản (khu và tiểu khu);
- Đánh giá tiềm năng phát triển DLDVCĐ theo các tiểu khu của hai khu di sản;
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLDVCĐ cho hai khu DSTG ở Việt Nam.
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Giới hạn về không gian
Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu tại hai DSTG là: vịnh Hạ
Long và Đô thị cổ Hội An. Tại hai di sản này, không gian nghiên cứu được xác định
như sau:
- Đối với DSTG vịnh Hạ Long: là toàn bộ lãnh thổ hành chính TP Hạ Long
và vùng biển đảo Ngọc Vừng, Cống Đông, Cống Tây (huyện Vân Đồn) thuộc vùng
đệm di sản, có diện tích khoảng 887 km2.
- Đối với khu vực DSTG đô thị cổ Hội An: là toàn bộ lãnh thổ hành chính
(phần đất liền) của TP Hội An (không tính xã đảo Tân Hiệp).
3.2. Giới hạn về thời gian
Đối với các số liệu về hiện trạng du lịch, nguồn lao động tại hai khu vực di
sản được thu thập từ 2008 - đến năm 2013.
Đối với các số liệu chung về phát triển kinh tế tại hai khu vực di sản được lấy
đến năm 2014.
3.3. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Luận án chỉ để cấp đến các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể,
không nghiên cứu các di sản phi vật thể.
4. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Vị trí địa lý, tính đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo nên
sự khác biệt về hệ thống tiềm năng DLDVCĐ giữa hai khu di sản vịnh Hạ Long và
đô thị cổ Hội An.
Luận điểm 2: Đặc điểm tiềm năng du lịch, hiện trạng và xu thế phát triển
DLDVCĐ là cơ sở cho định hướng không gian về chức năng, loại hình du lịch, sản

3
phẩm du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển DLDVCĐ theo các phân khu tại
DSTG vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An
5. Điểm mới của luận án
Về mặt lý luận: luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về phân khu chức
năng du lịch dựa vào cộng đồng tại các khu DSTG theo hướng tiếp cận địa lý học.
Về mặt thực tiễn: luận án đã xác định được hệ thống các không gian chức
năng DLDVCĐ tại hai khu di sản làm cơ sở xây dựng định phướng phát triển các
sản phẩm DLDVCĐ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học: kết quả nghiên cứu của luận án sẽ chỉ ra những tiềm năng
phát triển DLDVCĐ và lý giải chúng trên quan điểm địa lý học nhằm thấy rõ bản
chất cũng như quy luật hình thành, phát triển phân bố của chúng. Từ đó tạo tiền đề
cho việc xây dựng các phương pháp khai thác, sử dụng tiềm năng hợp lý và bền
vững. Đồng thời, những vấn đề lý luận, thực tiễn nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện
về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phát triển DLDVCĐ nói chung và
DLDVCĐ tại các khu DSTG nói riêng trên quan điểm địa lý.
Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và tài liệu tham
khảo có giá trị cho việc hoạch định chiến lược và thiết kế tổ chức không gian phát
triển DLDVCĐ trong tổng thể phát triển KT - XH chung của Hạ Long và Hội An.
Đồng thời kết quả này là tài liệu chỉ dẫn cho các cấp chính quyền địa phương cụ thể
hóa kế hoạch, tổ chức hoạt động DLDVCĐ, thực thi các giải pháp cho phát triển du
lịch bền vững tại địa phương.
7. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên khối lượng tài liệu phong phú, gồm: số liệu
thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học, các đề tài, các đề án quy hoạch, chương trình, dự án… Đặc
biệt là các kết quả điều tra, khảo sát của NCS trong quá trình thực hiện luận án (số
liệu điều tra về thái độ của CĐĐP, nhu cầu của khách du lịch, mức độ hấp dẫn của
tài nguyên du lịch…):
Tư liệu về bản đồ: bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000 về khu vực vịnh Hạ Long và
1.10.000 của TP Hội An; bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000; bản đồ địa mạo đáy biển
và dọc đường bờ vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh từ 0-30m nước tỷ lệ

4
1/100.000; bản đồ địa chính TP Hội An tỷ lệ 1/10.000 (2010), bản đồ quy hoạch sử
dụng đất TP Hội An tỷ lệ 1/10.000 (2010). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh
Quảng Ninh tỷ lệ 1/100.000 (2010).
Tư liệu về dân số, lao động: số liệu thống kê của Chi cục thống kê TP Hội
An, TP Hạ Long; trong quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của Hạ Long và Hội
An.
Số liệu về KT-XH, hiện trạng HĐDL: báo cáo KT-XH các năm của TP Hạ
Long và TP Hội An được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của 2 đơn vị, số liệu
thống kê lưu trữ của Trung tâm văn hóa thể thao Hội An, phòng Thương mại - Du
lịch Hội An.
Đồng thời, NCS còn tham khảo các quy hoạch ngành và các quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH địa phương; Đề tài nghiên cứu các cấp, các tài liệu download
trên mạng Internet, từ các Website của các trường đại học, của các tạp chí chuyên
ngành, các tổ chức nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam; Các công trình, bài báo
trong quá trình học NCS, các tài liệu thu được từ thực địa… là cơ sở quan trọng cho
NCS thực hiện và hoàn thành luận án.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 149 trang (cả tài liệu tham khảo), 32 phụ lục (128 trang), 1 sơ
đồ, 4 bản đồ, 15 bảng, 179 tài liệu tham khảo các loại. Ngoài phần mở đầu và kết
luận, nội dung luận án được cấu trúc trong 3 chương, gồm:
Chương 1. Tổng quan, sơ sở lý luận phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại
các di sản thế giới ở Việt Nam
Chương 2. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại
khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và di sản văn hóa thế giới đô thị
cổ Hội An
Chương 3. Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long và di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An

5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch dựa vào cộng đồng
Theo các nhà nghiên cứu du lịch, thuật ngữ DLDVCĐ xuất hiện từ những
năm 1970 [66], mặc dù trước đó (1950 đến 1960), yếu tố CĐĐP đã được đề cập đến
trong các nghiên cứu, dự án quy hoạch du lịch ở các nước phát triển [119, tr.22]. Sự
ra đời của DLDVCĐ có liên quan đến những hạn chế của ngành du lịch - "mang
trong nó những hạt giống để phá huỷ chính mình" [147, tr.32]. Theo nghiên cứu của
Griffin, từ những năm 1980, đã có nhiều hình thức và chiến lược du lịch được đề
cập để thay thế cho du lịch đại chúng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực có thể xảy
đến đối với lãnh thổ du lịch: Soft/Low Impacts/Green/Eco/Cultural/ -Responsible of
tourism, trong đó có cách tiếp cận cộng đồng (community approachs) (dẫn theo
[154, tr.19]). Tuy nhiên phải đến năm 1985, sau cuốn sách “Du lịch: một cách tiếp
cận cộng đồng” của Murphy (Tourism: A Community Approach), lý thuyết về sự
tham gia của cộng đồng mới thực sự trở thành trung tâm của các giải pháp phát triển
du lịch bền vững, theo nhận định của Pimrawee Rocharungsat [154, tr.19].
Cũng giống như nhiều lý thuyết khoa học khác, khi mới xuất hiện, DLDVCĐ
đã tạo nên nhiều cuộc tranh luận khoa học sôi nổi về vai trò, ý nghĩa của nó đối với
phát triển bền vững, với hai quan điểm chính:
Sự hoài nghi: Taylor chỉ ra rằng, sự tham gia của người dân địa phương
thường được quan tâm như là chìa khoá để phát triển bền vững và bản thân họ đều
mong muốn được trở thành một phần của SPDL, để chia sẻ lợi ích cũng như những
chi phí. Tuy nhiên việc phát triển DLCĐ có thể mở rộng sự khác biệt giữa những
thành viên trong cộng đồng. Điều này có thể trở thành trở ngại cho sự thành công
của các dự án phát triển du lịch [164]. Baum cũng chia sẻ: ý định tốt đẹp về nguyện
vọng phát triển vẫn có thể dẫn đến những sai lầm khi mà cách tiếp cận hời hợt và
không nhận ra được các đặc trưng của những cộng đồng liên quan [125]. Trong khi
đó Holland tuyên bố rằng: thậm chí với một kỹ thuật tham gia thực tế tốt nhất và
một cam kết trách nhiệm của địa phương, những mô hình gắn vào những CĐĐP vẫn
tạo nên những rào cản để đạt được mục đích phát triển du lịch bền vững [137].

6
Sự tin tưởng: mặc dù vẫn còn những người hoài nghi về hiệu quả của
DLDVCĐ, nhưng hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất rằng DLDVCĐ sẽ là
một giải pháp tất yếu cho du lịch trong tương lai. Tiêu biểu cho quan điểm này là
Ritchie, ngay từ năm 1993, ông đã dự báo: sự phát triển của DLCĐ sẽ làm thay đổi
ngành du lịch trong tương lai, và theo ông du lịch trong tương lai sẽ tập trung nhiều
hơn đến trách nhiệm của cộng đồng đối với du lịch - (dẫn theo [154, tr.81]. Trước
đó vào năm 1988, Peter Murphy đã đề cập đến vấn đề cộng đồng lập quy hoạch du
lịch như là một giải pháp để nâng cao vai trò của du lịch trong bảo tồn và là bằng
chứng để chứng minh cho khả năng liên kết giữa CĐĐP với ngành công nghiệp du
lịch để trở thành quan hệ đối tác cùng có lợi tại Bristis Columbia, Canada [148].
Năm 1990, Brian Keogh đã chỉ ra vai trò của việc cung cấp thông tin đầy đủ cho
CĐĐP trong các dự án quy hoạch du lịch có ý nghĩa quan trọng để mang đến sự
thành công cho các dự án [139].
Ở khu vực Đông Nam Á, thuật ngữ DLDVCĐ chính thức xuất hiện và được
phổ biến rộng rãi ở các nước ASEAN từ năm 1995 nhưng phải đến năm 2003 nó
mới lần đầu xuất hiện tại Việt Nam [66]. Trước đó vào thập niên 1990, nước ta rất
phổ biến khái niệm DLST, du lịch xanh. Xét về bản chất, những loại hình du lịch
này có nhiều nét tương đồng (đều hướng đến việc bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường và mang lại lợi ích cho CĐĐP). Mặc dù xuất hiện chưa lâu, nhưng
DLDVCĐ đã thu hút được đông đảo các nhà khoa học tham gia nghiên cứu. Một số
nhà khoa học tiêu biểu trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển DLDVCĐ tại Việt Nam
phải kể đến: Trương Quang Hải [25], Phạm Trung Lương [54,55], Phạm Hoàng Hải
[23,24], Đặng Duy Lợi [47,48], Phạm Quang Anh [2], Trần Đức Thanh [75],
Nguyễn Văn Lưu [56, 57], Nguyễn Thị Sơn [71], Đỗ Thị Minh Đức [17], Võ Quế
[66], Nguyễn Thị Hải [19, 20], Bùi Thị Hải Yến [119]… Trong các công trình
nghiên cứu của mình các nhà khoa học kể trên đã tập trung làm sáng tỏ khái niệm
về DLDVCĐ, DLCĐ hay DLST; các điều kiện để phát triển DLDVCĐ, DLCĐ,
những bài học thực tiễn trong và ngoài nước.
Về thực tiễn phát triển: với cơ sở lý thuyết phong phú như vậy, các dự án
DLDVCĐ đã được triển khai trên khắp thế giới, nhưng chủ yếu ở các nước đang
phát triển. Ví dụ, dự án phát triển DLDVCĐ tại DSTG Hoàng Sơn của Trung Quốc,
đây là một vùng núi có phong cảnh đẹp, hùng vĩ và đã được công nhận là Di sản

7
thiên nhiên thế giới (theo các tiêu chí ii, vii và x) năm 1990. DLDVCĐ tại Hoàng
Sơn được đánh giá là một trong những thành công đáng chú ý nhất [158], thông qua
việc khuyến khích CĐĐP tham gia xây dựng các cơ sở du lịch bổ sung, hỗ trợ dân
làng Fuxi (ngôi làng nằm trong khu vực di sản) xây dựng "Monkey Valley" trở
thành một điểm du lịch hấp dẫn đã trực tiếp làm tăng thu nhập cho người dân địa
phương. Tại "Monkey Valley", từ năm 1994 đến 1997, điểm du lịch này đã đã đón
tiếp 125 nghìn lượt khách, phí vào cửa là 1,2 triệu nhân dân tệ (200 nghìn USD) cho
CĐĐP [136]. Ngoài lợi ích về kinh tế, DLDVCĐ tại đây đã góp phẩn thay đổi nhận
thức của cộng địa phương trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Tại khu vực Đông Nam Á, DLDVCĐ đã phát triển mạnh ở các nước Thái
Lan, Inđônêsia, Philippin... Ví dụ, dự án phát triển DLDVCĐ tại DSTG ruộng bậc
thang Ifugao (Philippin), đây là một công trình nhân tạo cổ có lịch sử từ 2000 đến
6000 năm trên vùng núi thuộc tỉnh Ifugao (độ cao 1500m) đã được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995 (tiêu chí iii, iv,v). DLDVCĐ tại
Ifugao bắt đầu được phát triển từ năm 2003 và đến năm 2006, có 5 tour du lịch
được tổ chức trên cơ sở lịch thời vụ nông nghiệp trong khu vực. Sự phát triển
DLDVCĐ đã mang đến những lợi ích kinh tế trực tiếp cho CĐĐP. Theo số liệu
thống kê của UNESCO [169], năm 2006 Ifugao đã đón 93.037 lượt khách (51.400
lượt khách quố tế). Về doanh thu, 74.4% số người được khảo sát cho biết có thu
nhập từ du lịch dưới 6 USD/ngày, 21,6% có thu nhập trên 7 USD/ngày và thu nhập
sẽ cao hơn vào mùa du lịch (57,3% người được hỏi có thu nhập >7 USD/ngày).
Ở Việt Nam, nhiều dự án DLDVCĐ đã được triển khai trên khắp mọi vùng
miền: các thôn bản ở Sa Pa (Thanh Phú, Bản Hồ, Tả Van, San Xả Hồ, Tả Phìn…);
Bắc Hà (Lào Cai); Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình); bên cạnh đó hầu hết các Vườn
Quốc Gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di sản đều có các mô hình DLCĐ, đáng
chú nhất là Vườn Quốc Gia Cúc Phương (Ninh Bình), Hội An (Quảng Nam), vịnh
Hạ Long…. Các dự án kể trên có mức độ thành công, hiệu quả khác nhau tuy nhiên
tất cả đều chỉ ra một điều, DLDVCĐ là một hướng đi đúng nhằm bảo vệ tài nguyên,
môi trường trong phát triển du lịch và hướng đến một nền du lịch bền vững. Đây
chính là những cơ sở thực tiễn để các nhà khoa học tổng kết, khái quát nhằm làm
phong phú thêm nền tảng lý thuyết về DLDVCĐ.

8
Đối với các công trình nghiên cứu về DLDVCĐ, tùy theo góc độ, quan điểm
và mục đích mà có những hướng nghiên cứu khác nhau. Nhưng tựu chung lại có
một số tiếp cận nổi bật như sau:
- Hướng tiếp cận cộng đồng tham gia phát triển DLDVCĐ:
Với hướng tiếp cận này, cộng đồng điểm đến được xem như thành phần quan
trọng nhất hay chính là chìa khóa để phát triển du lịch bền vững theo nhận định của
các tác giả Murphy [147], McIntyre. G và cộng sự [143], Muhanna [146], Niezgoda
và Czernek [149], Matarrita-Cascante và cộng sự [142]. Thậm chí, Figgis và
Bushell còn khẳng định thêm rằng "việc phát triển du lịch và bảo tồn mà phủ nhận
các quyền và sự liên quan của CĐĐP là tự chuốc lấy thất bại nếu không đó cũng là
hành động phi pháp" (dẫn theo [145]). Do vậy vấn đề mấu chốt là làm thế nào để
cộng đồng tham gia có hiệu quả nhất vào loại hình du lịch này. Theo Hamzah và
Khalifah, để phát triển DLDVCĐ cần một cách tiếp cận hệ thống từ nghiên cứu sự
phù hợp của cộng đồng đến việc đảm bảo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào
HĐDL [135]. Một tiêu chí quan trọng khác, đó là sự phân phối lợi ích đến tất cả các
hộ gia đình trong cộng đồng và quyền sở hữu, quản lý các hãng kinh doanh thuộc về
cộng đồng theo luận điểm của Goodwin và Santilli [132]. Cùng với đó Matarrita-
Cascante và cộng sự [142], McIntyre và cộng sự [143], Muhanna [146], Niezgoda
và Czernek [149] đều cho rằng để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch bền
vững, các CĐĐP cần tham gia vào quá trình ra quyết định. Ở khía cạnh khác
Scheyvens.R lại đề cập đến vấn đề CĐĐP phải có được những biện pháp kiểm soát
đối với du lịch và được chia sẻ lợi ích một cách công bằng [157]. Tác giả này cũng
để xuất một khuôn khổ trao quyền cho CĐĐP ở bốn khía cạnh (kinh tế, tâm lý, xã
hội và chính trị). Theo Foucat, khi đánh giá về tính bền vững của dự án quản lý
DLST dựa vào cộng đồng tại Ventanilla (Mexico), bà đã nhận thấy rằng thách thức
lớn nhất để các dự án có thể phát triển bền vững đó là: sự gắn kết cộng đồng, chia sẻ
lợi ích công bằng, cam kết cho quản lý và bảo tồn, trong bối cảnh kinh tế, chính trị,
xã hội và môi trường cụ thể [130]. Quỹ châu Á và Viện phát triển ngành nghề nông
thôn Việt Nam cũng đề cao vấn đề phải có sự tham gia của CĐĐP trong việc lập kế
hoạch và quản lý DLCĐ như là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công DLCĐ
tại địa phương [67].

9
Trong khi đó các nhà nghiên cứu DLCĐ tại Thái Lan thường đề cao các yếu
tố thuộc về năng lực cộng đồng. Wirudchawong chỉ ra: các cộng đồng được lựa
chọn tham gia phát triển DLCĐ phải trải qua một số bước đào tạo phát triển nhận
thức và kỹ năng phục vụ khách đồng thời làm việc với các bên tham gia du lịch
[171]. Suansri cũng nhấn mạnh, cộng đồng được lựa chọn để phát triển DLDVCĐ
cần được chuẩn bị rất kỹ về kỹ năng, đặc biệt là quyền thay đổi hoặc đình chỉ các
HĐDL nếu nó phát triển vượt ngoài khả năng quản lý của cộng đồng và mang đến
những tác động tiêu cực [163].
Tuy vậy có thể thấy, trong rất nhiều các tài liệu về phát triển cộng đồng,
DLDVCĐ, các tác giả thường tập trung nhiều vào tầm quan trọng của việc tham gia
hoặc không tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch và phát triển du lịch
mà ít đi sâu nghiên cứu cách thức thiết thực để CĐĐP tham gia, làm thế nào để
tham gia, và đến mức độ nào hoặc có cũng ở tầm vĩ mô như nghiên cứu của
Mbaiwa (2005) và Timothy (1999) theo nhận định của Michael Muganda và cộng
sự [145]. Chỉ có một vài nghiên cứu của Aref và Redzuan [122], Matarrita-
Cascante và cộng sự [142] và Tosun [167] có thực hiện một bước xa hơn để kiểm
tra sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ở cấp cơ sở. Trong các nghiên
cứu này, Tosun nhận thấy CĐĐP ưa thích vai trò là người lao động và doanh nhân
trong ngành du lịch. Điều này có thể thấy, có một khoảng trống rất lớn trong lý
thuyết phát triển DLDVCĐ.
- Tiếp cận trên cơ sở nguồn lực du lịch (xác định điều kiện để phát triển):
Đây là một hướng nghiên cứu rất phổ biến, tập trung vào việc xác định điều
kiện cần thiết để phát triển DLDVCĐ: theo John Mock (dẫn theo [66]), để phát triển
DLDVCĐ cần một khu vực tài nguyên thiên nhiên hoang dã và CĐĐP - những
người đã sinh sống hàng ngàn năm, qua nhiều thế hệ trên lãnh thổ đó. Cùng quan
điểm với John Mock, Damira Raeva khi tổng kết đánh giá hiệu quả của dự án "Hỗ
trợ DLDVCĐ ở Kyrgyzstan" cho rằng cách tiếp cận cộng đồng chỉ phù hợp với
vùng nông thôn, nơi mà có ít nguồn thu nhập thay thế và mối quan hệ xã hội còn
chặt chẽ [153]. Theo tài liệu hướng dẫn phát triển DLCĐ của Quỹ châu Á và Viện
nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam [67], các khu vực có
TNDL (văn hóa và tự nhiên) là nơi có thể làm được du lịch. Tuy nhiên, tài liệu này
cũng nhấn mạnh để chắc chắn hình thành và phát triển được DLCĐ thì ngoài các

10
TNDL trên cần phải có các yếu tố hạ tầng tốt (chỗ ở, giao thông, thông tin, dịch vụ
khách trong khu vực DLCĐ hoặc lân cận, an toàn sức khỏe trong khu vực DLCĐ và
lân cận, nguồn nhân lực, mua sắm, dịch vụ đi lại, nước, năng lượng và thoát nước,
nguồn tài chính). Trần Đức Thanh và cộng sự cũng chỉ ra để phát triển DLDVCĐ cần
thiết phải có TNDL, các yếu tố CSVC kỹ thuật, giao thông vận tải, dịch vụ hỗ trợ, sự
sẵn sàng tham gia của cộng đồng và các chủ trương chính sách của chính quyền [75,
tr.49-54].
Như vậy, theo hướng tiếp cận này để phát triển DLDVCĐ cần thiết phải có
nguồn TNDL, CĐĐP và một không gian lãnh thổ phù hợp cũng như các yếu tố hỗ
trợ khác.
- Hướng tiếp cận dưới góc độ kinh tế và quản lý du lịch:
Có một thực tế là, không phải tất cả các dự án phát triển DLDVCĐ đều đem
đến thành công, rất nhiều trong số đó là những thất bại. Mader chỉ ra rằng
DLDVCĐ nông thôn diễn ra tại những khu vực khó khăn, được tạo ra với ý định
tốt, nhưng một số dự án lại bị bỏ không khi áp lực chính trị, sự đố kỵ gia tăng hoặc
không có du khách. Những nhà phát triển có thể nói đến việc tích hợp cộng đồng
vào du lịch nhưng bản thân họ hiếm khi thâm nhập vào cộng đồng và tự hỏi xem
cộng đồng thực sự muốn gì, thay vào đó các hoạt động lại được áp đặt một cách
máy móc từ trên xuống (dẫn theo [154, tr.21]). Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra
những giới hạn của hình thức du lịch này, trước hết đó là khó khăn về quy mô,
DLDVCĐ sẽ tiếp tục chiếm một phân khúc nhỏ, hay sẽ có khả năng hấp thụ một
lượng khách lớn hơn và qua đó cung cấp cơ hội việc làm nhiều hơn cho cộng đồng
vẫn là một câu hỏi lớn [165, tr.12]. Vậy làm thế nào để phát triển DLDVCĐ có hiệu
quả, và làm cho hình thức du lịch này thực sự phát huy được vai trò của nó. Đây là
câu hỏi thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học giả.
Nicole Häusler thấy rằng trong các đề nghị tài trợ của các doanh nghiệp
DLDVCĐ tại Châu Phi và Châu Á, các nhà tài trợ thường xem xét các vấn đề về sự
tham gia, giới, trao quyền và tăng cường năng lực theo các tiêu chí của họ mà thiếu
đí kế hoạch kinh doanh, quản trị, chiến lược maketing, phát triển sản phẩm, nhóm
đối tượng mục tiêu, và sự hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân hoặc các kênh
truyền thông (dẫn theo [160, tr.34]). Trong khi đó David Barkin lưu ý, du lịch hiếm
khi có thể là chính, hoặc trở thành cơ sở thu nhập chính cho cộng đồng. Thay vào

11
đó, "du lịch phải là một phần của một khái niệm rộng lớn hơn của nền kinh tế miền
núi có tính đến khai thác bền vững các nguồn tài nguyên, thỏa mãn nhu cầu cơ bản
(tự túc) và địa phương quản lý (cũng như kiểm soát và lãnh đạo)" (dẫn theo [165,
tr.8]). Tại Scotland, theo Bryden, du lịch hoạt động cho phát triển cộng đồng bởi vì
nó tồn tại bên cạnh các doanh nghiệp sử dụng đất khác (dẫn theo [165, tr.9]).
Cũng trên góc độ kinh tế, Damira Raeva chỉ ra, để dự án (DLDVCĐ) phát
huy hiệu quả trước khi triển khai cần thiết phải phân tích các tiềm năng phát triển
du lịch trong khu vực thông qua việc tiến hành nghiên cứu thị trường và yêu cầu sự
cam kết của các bên liên quan có tiềm năng [153]. Boronyak và cộng sự lại cho
rằng, để DLDVCĐ có thể phát huy vai trò cần thiết phải tạo lập được một đội ngũ
quản lý hiệu quả; xây dựng được quy chế kiểm soát chất lượng cho từng phần trong
chu trình quản lý; quản lý được rủi ro và sự thay đổi của hoàn cảnh; cần tiến hành
đánh giá liên tục đối với công tác quản lý. Các tác giả này cũng nhấn mạnh
DLDVCĐ đòi hỏi một cách tiếp cận dài hạn, hướng đến mục đích tối đa hóa lợi ích
cho CĐĐP và hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch đối với cộng đồng cũng
như tài nguyên - môi trường của họ [124].
Tóm lại, dưới góc độ kinh tế và quản lý để phát triển DLDVCĐ cần phải tiến
hành nghiên cứu thị trường, đề ra chiến lược kinh doanh, gắn du lịch với các ngành
kinh tế khác của địa phương, xây dựng đội ngũ quản lý, và quan trọng nhất là phải
có cách tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
- Hướng tiếp cận nghiên cứu sự tham gia của các bên trong phát triển
DLDVCĐ:
Để DLDVCĐ thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng và bảo tồn, điều quan
trọng là phải xác định được các bên tham gia hoặc có ảnh hưởng đến các điểm đến
du lịch. Đây cũng là vấn đề nghiên cứu được rất nhiều công trình khoa học về phát
triển DLDVCĐ đề cập đến. Theo Pimrawee Rocharungsat, có 4 thành phần liên
quan đến phát triển DLDVCĐ, bao gồm: CĐĐP, những người ra quyết định, các
nhà khai thác du lịch và khách du lịch [154, tr.81]. Còn Eileen Gutierrez và cộng sự
lại đưa ra 27 thành phần và yếu tố có ảnh hưởng và tác động đến một điểm đón
khách du lịch [133, tr.19]. Boronyak và cộng sự cũng đã chỉ ra 11 bên tham gia phát
triển DLDVCĐ [124, tr.16]. Theo Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương,
có 4 thành phần cơ bản tham gia phát triển DLDVCĐ, bao gồm: thành phần tư

12
nhân, CĐDC địa phương, các cấp lãnh đạo địa phương, các tổ chức hỗ trợ và phát
triển và các tổ chức đào tạo năng lực địa phương [41, tr.5-6].
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về các bên liên quan đến phát triển
DLDVCĐ, tuy nhiên số lượng nhiều hay ít là do mức độ chi tiết trong các công
trình nghiên cứu mà thôi. Về bản chất có thể việc phát triển DLDVCĐ cần quan tâm
đến các thành phần cơ bản sau: CĐĐP, chính quyền các cấp, các công ty du lịch, các
thành phần hỗ trợ, và khách du lịch.
Qua những phân tích ở trên có thể rút ra những nhận xét sau:
Các nghiên cứu đã bao hàm rất nhiều nội dung, phương diện khác nhau nhằm
trả lời cho câu hỏi "làm thế nào để phát triển DLDVCĐ một cách hiệu quả nhất?".
Đây là những công trình có nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn là tiền đề quan trọng
để xây dựng cơ sở lý luận cho luận án.
Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cơ bản về lý thuyết DLDVCĐ cần tiếp tục
được làm rõ, đó là: Làm sao để lựa chọn được cách tiếp cận DLDVCĐ phù hợp
nhất với một điểm đến? Cơ sở lý luận về không gian phát triển DLDVCĐ tại các
điểm đến? Cấu trúc cộng đồng tham gia phát triển du lịch? DLDVCĐ sẽ trải qua
những giai đoạn phát triển nào? Vai trò của các bên tham gia phát triển DLDVCĐ
theo giai đoạn khác nhau?...
Trong khuôn khổ luận án NCS sẽ cố gắng giải quyết một phần những tồn tại
về mặt lý thuyết thông qua hướng tiếp cận địa lý nhằm tìm ra giải pháp về không
gian phát triển DLDVCĐ tại các DSTG ở Việt Nam.
1.1.2. Các nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Trước hết đối với các nghiên cứu địa lý du lịch nói chung, trên thế giới và Việt
Nam nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển du lịch rất phổ biến, với nhiều hướng nghiên
cứu khác nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy 3 vấn đề chung nhất thường được đề cập
trong nghiên cứu này là xác định lập phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu,
đánh giá tài nguyên du lịch (hoặc tổng thể) và tổ chức lãnh thổ du lịch [2].
Đối với các nghiên cứu nhằm xác lập phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu địa lý du lịch, đáng chú ý là các công trình của Pirojnik (1985), Butler
(1990), Robinson và Cummings (1991) (dẫn theo [2]), Milesca (1963), Petrescu
(1973), Buchovarop (1979) (dẫn theo [100]). Ở Việt Nam hướng nghiên cứu này
đáng chú ý là công trình "Địa lý du lịch" của Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự [99], đã

13
đưa ra được những khái niệm, quan điểm, phương pháp, đối tượng nghiên cứu của
địa lý du lịch.
Đối với hướng nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch hay đánh giá các tổng
thể tự nhiên phục vụ phát triển du lịch, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của
Mukhina (1973), Ashworth (1992), Boniface và Cooper (1993) (dẫn theo [2]). Ở
Việt Nam hướng nghiên cứu này rất phổ biến, và được thể hiện dưới một số dạng
như sau: đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục đích du lịch
(Đặng Duy Lợi [47], Lê Thông [83]), đánh giá cảnh quan (Phạm Hoàng Hải và
cộng sự [22]), đánh giá sinh thái cảnh quan (Phạm Quang Anh [2], Nguyễn An
Thịnh [82])…
Đối với hướng nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch, đây là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu của địa lý du lịch, với các công trình nghiên cứu
của Kotliarov (1978), Mironeko và Tirodokholebok (1981), M.Buchovarov (1982),
Pirojnik (1985), Ngô Tất Hổ (1998) (dẫn theo [100]), Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi
(1995) (dẫn theo [2]), Nguyễn Minh Tuệ (1997) [99], Trương Quang Hải và cộng sự
(2006) [25]… Những công trình này đã chỉ ra 4 hình thức cơ bản của tổ chức lãnh
thổ du lịch, gồm: hệ thống lãnh thổ du lịch, cụm tương hỗ phát triển du lịch, thể
tổng hợp lãnh thổ du lịch và vùng du lịch. Cùng với đó và hệ thống các cấp phân vị,
nguyên tắc và phương pháp tổ chức lãnh thổ du lịch.
Thứ hai là các nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển DLDVCĐ và các loại
hình du lịch tương tự. Cũng giống như hướng nghiên cứu địa lý du lịch nói chung,
các nghiên cứu dạng này cũng tập trung vào việc phân tích, đánh giá tiềm năng,
hiện trạng, đánh giá điều kiện tự nhiên, đánh giá tài nguyên, đánh giá cảnh quan
(hoặc sinh thái cảnh quan)… cho phát triển DLST, du lịch xanh, du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng. Kết quả của các công trình này thường hướng đến việc lập quy
hoạch, phân vùng hoặc tổ chức lãnh thổ du lịch DLDVCĐ. Các tác giả tiêu biểu
trong lĩnh vực nghiên cứu này có thể kể tới Trương Quang Hải [25], Phạm Quang
Anh [2], Phạm Hoàng Hải [24], Đặng Duy Lợi [47], Phạm Trung Lương [53,54],
Nguyễn Thị Sơn [71], Trần Đức Thanh [75], Nguyễn Xuân Trường [96]…
Khái quát các kết quả nghiên cứu địa lý trong phát triển DLDVCĐ (và các
loại hình tương tự) nói riêng và du lịch nói chung cho thấy những vấn đề lý luận cơ
bản sau đây:

14
Về đánh giá tài nguyên du lịch: Đối tượng phổ biến nhất là đánh giá từng
loại tài nguyên (địa chất - địa mạo, địa hình, khí hậu, đa dạng sinh học…) hoặc
đánh giá tổng hợp (điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan) bằng
phương phương đánh giá mức độ thích hợp (hoặc không thích hợp). Đây là phương
pháp sử dụng cả hình thức định tính (đánh giá thẩm mỹ, mức độ hài lòng…) và định
lượng hoặc bán định lượng (đánh giá kinh tế, đánh giá sinh học, đánh giá kỹ
thuật…) trên cơ sở các bộ tiêu chí (và trọng số của chúng) nhằm xác định xem một
loại tài nguyên hoặc toàn bộ lãnh thổ đó có thích hợp phát triển một loại hình du
lịch nào đó không.
Về định hướng phát triển: Hầu hết các nghiên cứu đều tiến đến phân chia
lãnh thổ nghiên cứu thành các không gian khác nhau cho phát triển du lịch. Các
hình thức phân chia chủ yếu là phân vùng du lịch, phân vùng địa lý tự nhiên, phân
vùng cảnh quan (sinh thái cảnh quan) phục vụ phát triển du lịch hoặc xác định các
tuyến, điểm du lịch, khu du lịch… Cơ sở của các định hướng này được xác định dựa
trên sự phân hóa không gian của các điều kiện phát triển du lịch (điều kiện tự nhiên,
tài nguyên, kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật, lao động, hiện trạng hoạt động…).
Tóm lại, từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu địa lý phục vụ phát
triển du lịch nói chung và DLDVCĐ nói riêng cho thấy:
- Hệ thống các nghiên cứu địa lý du lịch rất phong phú, đa dạng và đã tạo
nên một hệ thống cơ sở lý luận vững chắc về hướng tiếp cận này trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch;
- Các công trình nghiên cứu phát triển DLDVCĐ dưới góc độ địa lý tại Việt
Nam chưa nhiều, đặc biệt đối việc nghiên cứu phát triển DLDVCĐ tại các DSTG.
- Việc phân chia không gian nhằm định hướng phát triển du lịch là một kết
quả phổ biến trong các nghiên cứu dạng này. Tuy nhiên, việc phân chia các không
gian này chủ yếu dựa trên các yếu tố tự nhiên mà ít xem xét các yếu tố nhân văn của
lãnh thổ.
Từ những phân tích kể trên, NCS nhận thấy việc tiếp cận địa lý học nhằm
xác định các không gian chức năng phát triển DLDVCĐ tại các DSTG ở Việt Nam
trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện phát triển (đặc biệt là các yếu tố văn hóa
cộng đồng) là việc làm có cơ sở khoa học và đảm bảo tính mới trong nghiên cứu.

15
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vịnh Hạ Long và Đô thị cổ Hội An
1.1.3.1. Các nghiên cứu về vịnh Hạ Long
Những công trình nghiên cứu đã có về vịnh Hạ Long là tiền đề khoa học
quan trọng cho việc thực hiện luận án của NCS. Kết quả hệ thống hóa các công
trình nghiên cứu cơ bản, các dự án và các quy hoạch về vịnh Hạ Long thời gian gần
đây liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên và TNDL tự nhiên. Có
thể nói đây là hướng nghiên cứu phong phú và đa dạng nhất, bao gồm: các công
trình nghiên cứu chung về địa chất, địa mạo, những biến động địa chất trong lịch sử
và hiện tại [77], đặc điểm cổ sinh vật [79, 90], giá trị địa chất phục vụ phát triển du
lịch [76,79,90] và hướng nghiên cứu các dạng địa mạo đặc trưng như hang động,
đảo đá vôi [29],…. Những công trình này đã phân tích rất rõ đặc điểm địa chất, địa
mạo, nguồn gốc hình thành của toàn bộ khu vực Hạ Long cũng như khu vực DSTG
vịnh Hạ Long nói riêng, đồng thời cũng chỉ ra những giá trị địa chất, địa mạo nổi
bật phục vụ cho phát triển du lịch.
Nhóm các công trình nghiên cứu về đặc điểm khí tượng, thủy - hải văn bao
gồm: các phân tích, thống kê số liệu khí hậu [4], đến các nghiên cứu chuyên sâu về
đặc điểm thủy - hải văn [168]. Các kết quả nghiên cứu này đã làm rõ được đặc trưng
khí hậu, các yếu tố thủy - hải văn, các hiện tượng thời tiết cực đoan của khu vực.
Đây là cơ sở tài liệu quan trọng giúp NCS phân tích đặc điểm tài nguyên khí hậu
phục vụ du lịch.
Nhóm các nghiên cứu về giá trị sinh vật, gồm: nghiên cứu về đặc điểm sinh
vật tự nhiên nói chung [28], tính đa dạng sinh học [42,86], các loài sinh vật đặc hữu
và các hệ sinh thái đặc trưng có giá trị cao trong phát triển du lịch [5,120]. Ngoài ra,
phải kể đến những công trình mang tính dự báo, đánh giá nguy cơ suy giảm đa dạng
sinh học tại khu vực này [78, 86]. Các nghiên cứu này đã đã góp phần làm sáng tỏ
những giá trị sinh học vô giá của vùng vịnh Hạ Long và các định hướng bước đầu
cho việc khai thác giá trị này phục vụ phát triển du lịch.
Nhóm các công trình nghiên cứu chung về lịch sử hình thành, những sự kiện
chiến đấu, đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo của cư dân trên vùng đất Hạ Long theo
chiều dài lịch sử từ sơ sử đến hiện đại [58, 64], những nghiên cứu về lịch sử đấu
tranh cách mạng, di tích lịch sử nằm trong khu vực DSTG vịnh Hạ Long và vùng

16
phụ cận [106]. Ngoài ra còn có các nghiên cứu về giá trị văn hóa phi vật thể của
vùng đất Hạ Long [68]. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học này cho
thấy Hạ Long là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, lưu giữ trong mình nhiều giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch.
Nhóm các công trình nghiên cứu khảo cổ: đầu tiên phải kể đến M.Colani
(Pháp) (1937, 1938) - người đã chỉ ra những dấu ấn của nền văn hóa Bắc Sơn ở Hạ
Long; L.G Anderson (Thụy Điển) - phát hiện di tích Danh Do La thuộc văn hóa Hạ
Long và E. Saurin - người Pháp (1954) đã phát hiện dấu tích văn hóa Hòa Bình ở
Hạ Long (dẫn theo [3]). Sau khi hòa bình lập lại ở Miền Bắc, đặc biệt từ sau năm
1960, các nhà khoa học Việt Nam tập trung vào các hướng, như: môi trường sống
của cư dân Hạ Long tiền sử [58, 59]; phương thức sinh sống, xu hướng kinh tế,
cũng như chủ nhân của các nền văn hóa tiền sử [59]. Các nghiên cứu này cho thấy:
môi trường sống của cư dân tiền sử tại Hạ Long đã trải qua những biến động rất lớn,
với các thời kỳ khí hậu xen kẽ nhau; phương thức sinh sống của cư dân tiền sử tại
Hạ Long khá giống với các nhóm cư dân tiền sử Hòa Bình, Bắc Sơn.
Nhóm công trình nghiên cứu đề cập đến thực trạng và các giải pháp về môi
trường cho khu vực vịnh Hạ Long [33, 80], nguy cơ tai biến môi trường, tai biến
thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học có thể xảy ra trong khu vực [70,78]. Kết quả
cho thấy môi trường vịnh Hạ Long tuy chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng những
biểu hiện của việc suy giảm chất lượng môi trường là hiện hữu. Đây là một chỉ dấu
cho thấy cần có những thay đổi trong việc khai thác vịnh Hạ Long và không gian
xung quanh nhằm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long. Trong bối cảnh đó, DLDVCĐ
có thể được xem xét như một phần của hệ thống các giải pháp cần có nhằm bảo vệ
và phục hồi môi trường vịnh Hạ Long.
Nhóm các công trình về du lịch, gồm: các nghiên cứu đánh giá hiện trạng,
TNDL [76 ,90] và định hướng phát triển du lịch bền vững (DLST, DLST dựa vào
cộng đồng, DLDVCĐ) [17,35]. Kết quả các nghiên cứu này cho thấy vịnh Hạ Long
là khu vực có TNDL rất đặc sắc và phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch đặc trưng thân thiện với môi trường. Ngoài ra, cũng phải
kể đến một số lượng khá lớn các luận văn thạc sĩ với hướng nghiên cứu về hiện
trạng, giải pháp phát triển và quản lý du lịch. Kết quả của các nghiên cứu đều thống
nhất du lịch vịnh Hạ Long đang phát triển rất nhanh, với sự đa dạng về các loại hình

17
dịch vụ, các SPDL, số lượng khách du lịch, cơ sở lưu trú, phương tiện vận tải du
lịch đều tăng lên nhanh chóng. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra, du lịch tại
vịnh Hạ Long hiện nay vẫn chủ yếu là du lịch đại chúng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
thiếu bền vững.
1.1.3.2. Các nghiên cứu về Đô thị cổ Hội An
Cũng giống như vịnh Hạ Long, các công trình nghiên cứu về Hội An liên
quan đến luận án rất đa dạng và phong phú, trải đều trên tất cả các lĩnh vực.
Thứ nhất, là nhóm các công trình nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên và TNDL
tự nhiên. Có lẽ do đặc thù là một đô thị cổ, diện tích nhỏ, nổi bật với các giá trị nhân
văn nên các công trình nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên và TNDL tự nhiên của Hội
An khá ít và thường nằm trong những nghiên cứu chung về thị xã (TP) Hội An hoặc
tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là khu vực Cù Lao Chàm. Mặc dù ít, nhưng các nghiên
cứu cũng khá đầy đủ về các mặt, như đặc điểm địa chất, địa mạo [62], đặc điểm khí
hậu, và vấn đề tác động của biến đối khí hậu [8], đặc điểm sinh vật, đa dạng sinh
học, các hệ sinh thái và các loài sinh vật đặc trưng [52, 91]. Các công trình nghiên
cứu trên đã làm rõ những đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Hội An có
thể khai thác phát triển du lịch.
Nhóm các công trình nghiên cứu về môi trường, tai biến thiên nhiên: với vị
trí nằm ở vùng cửa sông ven biển, nên các dạng tai biến có nguồn gốc địa mạo là
chủ đề chính của những công trình nghiên cứu dạng này [7]. Kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học này cho thấy Hội An là khu vực tiềm ẩn rất nhiều nguy
cơ tai biến thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và các nguồn
TNDL. Đây là những cứ liệu khoa học quan trọng trong việc định hướng phát triển
du lịch Hội An một cách bền vững và cũng là căn cứ để xem DLDVCĐ tại Hội An
là khả thi và cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa.
Thứ ba, là nhóm các công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa, lịch sử, khảo
cổ và TNDL nhân văn của Hội An. Nhóm các công trình thuộc hướng nghiên cứu
này rất phong phú và đa dạng, trải rộng trên hầu hết các khía cạnh, như: nghiên cứu
lịch sử hình thành, danh xưng Hội An qua các thời kỳ [6]…; vai trò thương cảng và
mối quan hệ của Hội An trong hệ thống đô thị Việt Nam [30]; các địa danh và phân
khu chính trong khu phố cổ [13, 93]; giá trị kiến trúc, mỹ thuật của Hội An và mối
quan hệ với kiến trúc cổ truyền Việt Nam [34]. Với vị thế là vùng đất "hội nhân, hội

18
văn hóa", có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua nhiều biến cố, do vậy giá trị khảo cổ
học ở vùng đất này được đánh giá rất cao và thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học [45, 93]. Bên cạnh đó, với mức độ phong phú đặc biệt, các di tích lịch
sử, văn hóa, kiến trúc, tâm linh ở Hội An và việc bảo tồn, khai thác giá trị của chúng
cho mục đích du lịch cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học [81,
93].
Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể của Hội An, các nghiên cứu cũng khá
đầy đủ và chi tiết [11, 43, 104], khai thác đầy đủ khác khía cạnh: nghệ thuật truyền
thống và văn hóa dân gian Hội An, lễ hội, tục lệ… . Cùng với đó là những nghiên
cứu về các nghề và làng nghề thủ công truyền thống [94].
Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích rất rõ những giá trị văn hóa
vật thể và phi vật để đặc sắc của vùng đất Hội An. Từ đó chỉ ra các hướng khai thác
giá trị văn hóa, lịch sử cho phát triển du lịch đặc biệt là DLDVCĐ.
Thứ tư, là nhóm các công trình nghiên cứu phát triển du lịch. Với lợi thế là
một DSTG, Hội An đã trở thành điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài
nước. Cùng với đó là hệ thống các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển du lịch và
bảo tồn di sản đã được triển khai nhằm hiện thực hóa tiềm năng của địa danh này.
Trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu cụ thể: Vấn đề nghiên cứu du lịch kết
hợp với quản lý di sản [18], thực trạng và giải pháp cho du lịch Hội An [73], vấn đề
phát triển các loại hình dịch vụ du lịch ở Hội An: DLCĐ [74], du lịch văn hóa [61],
vấn đề nghiên cứu tác động của du lịch đến KT-XH, môi trường Hội An [105]…
Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống các luận văn thạc sĩ với nhiều hướng nghiên cứu
khác nhau về du lịch Hội An.
Qua phân tích những tài liệu đã nghiên cứu ở Hạ Long và Hội An trên nhiều
khía cạnh liên quan có thể rút ra những nhận xét sau:
- Điều khẳng định trước tiên là những công trình nghiên cứu đã nêu ra ở trên
rất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Những ý tưởng của các nhà khoa học đi
trước là tiền đề để NCS hình thành hướng tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu
phù hợp, giới hạn nội dung luận án ngay từ giai đoạn phác thảo đề cương cho đến
khi hoàn thiện. Hệ thống tư liệu được tổng quan đã trở thành cơ sở quan trọng để
NCS đối chiếu với hệ thống tư liệu được chính luận án thu thập.

19
- Mặc dù đã có nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều hướng tiếp cận
khác nhau, tuy nhiên NCS nhận thấy vẫn cần có thêm các nghiên cứu mới nhằm
làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển bền vững các khu DSTG
nói chung và phát triển DLDVCĐ nói riêng.
- Do vậy NCS cho rằng việc nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận địa lý trong phát
triển DLDVCĐ tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và di sản văn hóa thế
giới đô thị cổ Hội An là hướng nghiên cứu có tính mới và khả thi.
1.2. Những vấn đề lý luận về cơ sở địa lý cho phát triển
triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Di sản thế giới
Một di sản sẽ được coi là DSTG nếu chúng có "giá trị nổi bật toàn cầu" và
đảm bảo được tính toàn vẹn và/hoặc xác thực. Theo Công ước Bảo vệ di sản văn
hóa và thiên nhiên của thế giới năm 1972 (gọi tắt là Công ước DSTG), DSTG được
chia thành di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, đến năm Ủy ban DSTG đưa ra khái
niệm di sản hỗn hợp. Về mặt không gian, các khu DSTG thường được phân chia
thành 2 khu vực chính trên cơ sở xác lập các đường ranh giới bảo vệ: vùng lõi di
sản và vùng đệm. Nội dung các khái niệm về DSTG đã được phân tích trong phục
lục 10.
1.2.1.2. Cộng đồng và không gian văn hóa cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, theo
F.Toennies, có hai khái niệm gần nhau về nghĩa là "cộng đồng" - ở nông thôn và
"hiệp hội" - ở đô thị (dẫn theo [31, tr.19]). Năm 1998, Pitamber Sharma đã đưa ra
một định nghĩa cơ bản về cộng đồng để phục vụ phát triển loại hình du lịch núi dựa
vào cộng đồng: "một cộng đồng có thể được coi là một tổ chức (bản địa), hoặc tổ
chức chính thức của các cá nhân và hộ gia đình. Cộng đồng có thể bao gồm tất cả
mọi người sống trong một khu vực cụ thể, hoặc những người tập hợp lại với
nhau…" [165, tr.10].
Đối với phát triển DLDVCĐ ở các DSTG ở Việt Nam, CĐĐP là tất cả cư
dân sinh sống trong phạm vi không gian của di sản, trong đó có các cán bộ xã, thôn
bản, già làng, trưởng bản, cán bộ Ban (Trung tâm) quản lý di sản … [38, 75]. Thực

20
tế chỉ ra rằng nếu công việc tổ chức, quản lý các dự án du lịch được giao cho những
người không có quyền lực, sẽ vấp phải những khó khăn rất lớn trong việc triển khai
và duy trì các hoạt động. Bởi lẽ, du lịch là một hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh
vực, nhiều đối tượng khác nhau. Nhưng nếu có sự tham gia của chính quyền địa
phương như một thành phần cơ hữu của hệ thống sẽ đảm sự phát triển bền vững các
dự án này.
Bên cạnh khái niệm cộng đồng, khái niệm "không gian văn hóa cộng đồng"
được cắt nghĩa là “loại hình kinh tế - văn hóa” và “khu vực văn hóa - lịch sử” (còn
gọi là khu vực lịch sử - dân tộc học hay vùng văn hóa - lịch sử) - theo các học giả
Xô Viết (dẫn theo [85]). Loại hình kinh tế - văn hóa được hiểu "là một tổng thể các
đặc điểm kinh tế và văn hóa hình thành trong quá trình lịch sử của các dân tộc khác
nhau, cùng ở một trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sinh sống trong môi trường
địa lý tự nhiên như nhau” (N.N.Trêbôcxarốp - I.A.Trêbôcxarốpva, 1971) (dẫn theo
[85, tr.17]). Trong luận án khái niệm không gian văn hóa hay không gian sắc thái
(bản sắc) văn hóa của cộng đồng tại các khu DSTG được hiểu giống với khái niệm
loại hình kinh tế - văn hóa. Ở đây, sự phân hóa về đặc điểm CĐDC (chủ yếu là nghề
nghiệp) đã tạo nên những không gian sắc thái văn hóa riêng biệt. Những không gian
này được xác định bởi sự khác nhau về nghề nghiệp, công cụ lao động, nhà cửa,
trang phục, ăn uống, các hoạt động sinh hoạt văn hóa khác…
1.2.1.3. Du lịch dựa vào cộng đồng
Cũng giống như du lịch nói chung, DLDVCĐ có rất nhiều cách hiểu khác
nhau. Tùy vào mục đích, hướng tiếp cận, mỗi tác giả đều cố gắng đưa ra khái của
riêng mình nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra. Chúng ta có thể kể đến một số khái
niệm về DLDVCĐ phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam sau đây:
Định nghĩa của UNWTO (2001): DLDVCĐ liên quan đến việc cộng đồng
được khuyến khích tham gia vào "tuyến đầu" của HĐDL. Đó là việc tiếp xúc, tương
tác trực tiếp với du khách. Các hoạt động này thường diễn ra trong lãnh thổ của một
cộng đồng hoặc gần kề với cộng đồng đó và phụ thuộc vào sự hấp dẫn của các
nguồn tài nguyên trong cộng đồng hay các dịch vụ mà cộng đồng cung cấp trực tiếp
cho du khách (dẫn theo [144, tr.3]).
Quỹ Chấu Á, Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt
Nam: "DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức,

21
quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông
qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn
hoá…)" [67, tr.2].
Trần Đức Thanh và cộng sự đưa ra quan điểm "DLDVCĐ hay DLCĐ là hai
giai đoạn của một quá trình. Mục đích của cả hai giai đoạn này đều góp phần thu
hút cộng đồng tham gia vào HĐDL, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sinh kế
du lịch" [75, tr.47].
Võ Quế: DLDVCĐ là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân
địa phương đứng ra phát triển và quản lý [66].
Phạm Trung Lương: “DLCĐ là loại hình du lịch mang lại cho du khách
những trải nghiệm về bản sắc CĐĐP, trong đó CĐĐP tham gia trực tiếp vào HĐDL,
được hưởng lợi ích KT-XH từ HĐDL và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi
trường, bản sắc văn hóa cộng đồng” [55, tr.18].
Mặc dù có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau, nhưng có thể thấy
rằng DLDVCĐ dù được tiếp cận trên quan điểm nào cũng đều hướng đến lợi ích
cho người dân địa phương, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường vì mục tiêu
phát triển bền vững.
Trên cơ sở các khái niệm đã được đề cập ở trên, trong khuôn khổ luận án,
khái niệm DLDVCĐ là loại hình du lịch, trong đó nhấn mạnh sự tham gia của cộng
đồng trên cơ sở các điều kiện cụ thể của lãnh thổ điểm đến.
1.2.1.4. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát
triển du lịch
Có rất nhiều học giả trên thế giới đã nghiên cứu về mức độ tham gia của
cộng đồng trong quá trình phát triển nói chung. Đáng chú ý nhất phải kể đến
Arnstein (1969) (dẫn theo [150]) và Pretty [152]. Trên cơ sở lý thuyết của Arnstein
và Pretty, năm 1998, France đã đưa ra thang 7 mức độ tham gia của cộng đồng
trong phát triển du lịch, bao gồm: bị khai thác (Plantation); bị lôi cuốn và tham gia
thụ động (Manipulative and passive participation); tư vấn hình thức (consulttion);
nhận khuyến khích vật chất (Material incentives); tham gia chức năng (Functional
participation); tham gia tương tác (Interactive participation); tham gia chủ động
(Self mobilization) [131]. Cụ thể hơn, Okazaki [150], trên cơ sở tích hợp 4 lý thuyết
nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng khác nhau, bao gồm: thuyết bậc thang tham

22
gia của cộng đồng (ladder of citizen participation), thuyết tái phân phối quyền lực
(power redistribution), thuyết quá trình hợp tác (collaboration processes) và thuyết
vốn xã hội (social capital) để đưa ra một mô hình DLDVCĐ, từ đó làm cơ sở để xác
định vị trí của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch.
Như vậy có thể thấy sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nói chung và
du lịch nói riêng có nhiều mức độ khác nhau và cần nghiên cứu nhiều khía cạnh để
xác định mức độ tham gia này (tham gia trong các HĐDL, mức độ được trao quyền,
mức độ hợp tác giữa các bên tham gia phát triển du lịch và vốn xã hội được tạo ra).
Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, NCS mới dừng ở việc phân tích sự tham gia
của CĐĐP trong HĐDL để đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong phát
triển du lịch tại hai khu DSTG.
1.2.1.5. Sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng
Theo luật du lịch Việt Nam "SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả
mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch" [51]. Trong khi đó, Nguyễn
Minh Tuệ chỉ ra hai thành phần cơ bản để tạo nên SPDL đó là TNDL và các dịch vụ
du lịch [100, tr.10]. Đối với UNWTO, các thành phần tạo nên SPDL gồm: hạ tầng
và CSVC kỹ thuật du lịch; tài nguyên - môi trường du lịch; dịch vụ, quản lý và hình
ảnh du lịch” (dẫn theo [72]). Theo Smith, cấu trúc SPDL gồm: nền tảng cốt lõi -
physical plant (CSVC, tài nguyên), dịch vụ - service, lòng hiếu khách - hospitality,
cơ hội lựa chọn - freedom of choice, và cơ hội tham gia - involvement [159].
Đối với DLDVCĐ, cũng giống như du lịch nói chung, để tạo nên sản phẩm
DLDVCĐ cũng cần có các yếu tố cơ bản sau: (1) tài nguyên; (2) kết cấu hạ tầng -
CSVC kỹ thuật; (3) các dịch vụ do CĐĐP (hoặc có sự tham gia) cung cấp ở các
mức độ khác nhau; (4) bản sắc hay sắc thái văn hóa cộng đồng (tất cả các sản phẩm
DLDVCĐ đều gắn với việc trải nghiệm các sắc thái văn hóa cộng đồng, được biểu
hiện rất đa dạng trong đời sống sinh hoạt, sản xuất, tín ngưỡng, nhà cửa, trang phục,
lễ hội…). Như vậy có thể khẳng định, các sản phẩm DLDVCĐ sẽ rất phong phú, đa
dạng và khó có thể thống kê hết. Tuy nhiên, xét về bản chất, sự khác biệt về sản
phẩm DLDVCĐ là do sự khác biệt về không gian văn hóa mà sản phẩm đó được tạo
ra (phụ lục 16).

23
1.2.2. Những nội dung cơ bản của tiếp cận địa lý trong nghiên cứu phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng
Địa lý học là một ngành khoa học tổng hợp nghiên cứu thể tổng hợp lãnh thổ
tự nhiên - kinh tế - xã hội. Tính địa lý trong các nghiên cứu được thể hiện ở bốn
khía cạnh cơ bản, bao gồm: tính tổng hợp, tính không gian, tính đa tỷ lệ và tính biến
đổi theo thời gian. Tùy vào từng đối tượng và mục tiêu nghiên cứu mà tính địa lý
được thể hiện một phần hay toàn bộ. Đối với nghiên cứu phát triển DLDVCĐ tại
các DSTG ở Việt Nam tính địa lý được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản sau:
- Thứ nhất là tính tổng hợp: tính tổng hợp trong nghiên cứu phát triển
DLDVCĐ được thể hiện ở cách nhìn nhận các điều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển
loại hình du lịch này. Để hình thành và phát triển DLDVCĐ cần có hai nhóm yếu tố
cơ bản là điều kiện cung và điều kiện cầu. Trong đó điều kiện cung giữ vai trò là
tiền đề vật chất để tạo nên các SPDL: bao gồm các yếu tố thuộc về TNDL, kết cấu
hạ tầng, CSVC kỹ thuật, CĐDC - lao động, chính sách….; điều kiện cầu giữ vai trò
quyết định cho việc hình thành và phát triển các HĐDL, được xác định trên cơ sở
nhu cầu của khách du lịch. Dưới góc độ địa lý học điều kiện cầu, gồm các nội dung:
không gian địa lý các nguồn khách (vùng, miền, quốc gia, châu lục), mối liên hệ
giữa đặc điểm địa lý nguồn khách (đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, châu Âu,
Mĩ…) với đặc điểm địa lý của các điểm đến, đặc điểm nhu cầu đối với các sản
phẩm của các nguồn khách khác nhau… Tuy nhiên trong khuôn khổ luận án, vấn đề
cầu du lịch không phải là nội dung chính. Các phân tích về quy mô khách du lịch,
đặc điểm, xu hướng nhu cầu của du khách, cơ cấu khách nội địa - quốc tế, cơ cấu
quốc tịch khách du lịch, mức độ và cơ cấu chi tiêu của du khách tại các điểm đến du
lịch, thời gian lưu khách trung bình, chỉ để đánh giá khái quát hiện trạng phát triển
du lịch nói chung tại hai khu di sản.
Bên cạnh đó, trong phát triển DLDVCĐ, yếu tố CĐDC thường được xem xét
như một thành phần độc lập vì ý nghĩa của nó đối với loại hình du lịch này. CĐDC
không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ nguồn lao động mà còn là người chủ sở hữu,
người quản lý, người điều hành HĐDL. Các yếu tố năng lực (trình độ nhận thức,
tiềm lực tài chính, trình độ, kỹ năng quản lý, khai thác du lịch …), thái độ của cộng
đồng đối với du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển
DLDVCĐ.

24
- Thứ hai là tính không gian: dưới góc độ địa lý học điều kiện cung để phát
triển DLDVCĐ được thể hiện ở vị trí địa lý, cấu trúc lãnh thổ tự nhiên, cấu trúc lãnh
thổ KT-XH, trong đó vị trí địa lý giữ vai trò quan trọng nhất. Như chúng ta đã biết
tài nguyên thiên nhiên nói chung hay tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du
lịch, DLDVCĐ nói riêng, là một bộ phận của điều kiện tự nhiên. Trong khi đó điều
kiện tự nhiên lại bị chi phối bởi yếu tố vị trí địa lý, việc các lãnh thổ khác nhau có
đặc điểm tự nhiên khác nhau là bởi sự kết hợp có tính quy luật của các yếu tố tự
nhiên trong một không gian nhất định (một vị trí nhất định). Điều kiện tự nhiên tạo
ra tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch, trong đó có DLDVCĐ, bao gồm: các
yếu tố nổi bật về điều kiện địa chất, địa hình - địa mạo, khí hậu, thủy - hải văn, thổ
nhưỡng, sinh vật… và các cảnh quan cụ thể có thể khai thác cho du lịch.
Mặt khác, việc khai thác tiềm năng tự nhiên bởi những CĐDC với trình độ
nhận thức nhất định sẽ tạo ra các nền văn hóa và các giá trị nhân văn đặc trưng trên
lãnh thổ đó, đây chính là tiềm năng xã hội cho phát triển kinh tế nói chung và du
lịch nói riêng. Đối với du lịch, chúng cũng được thể hiện rất đa dạng và phong phú,
bao gồm các dạng TNDL nhân văn (giá trị vật thể và phi vật thể: các công trình kiến
trúc văn hóa - nghệ thuật, các di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn phát triển của
lãnh thổ, phong tục tập quán trong sản xuất sinh hoạt của cộng đồng, lễ hội,…), hệ
thống kết cấu hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc…), CSVC kỹ thuật (nhà
hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…) và hệ thống thể chế, quan điểm, chính sách
phát triển… Đối với tiềm năng về xã hội, bên cạnh tiền đề về tự nhiên (cấu trúc lãnh
thổ tự nhiên) thì vị trí địa lý KT-XH cũng có vai trò đặc biệt. Đây được hiểu là vị trí
của một lãnh thổ trong mối tương quan với các lãnh thổ (KT-XH) khác. Sự phong
phú, đa dạng về sắc thái văn hóa, phong tục tập quán, di tích lịch sử, hình thái
(phong cách) kiến trúc nghệ thuật - văn hóa - tâm linh…có liên quan trực tiếp đến vị
trí của lãnh thổ đó trong bối cảnh KT-XH của các vùng (phạm vi một quốc gia), với
quốc gia khác trong từng thời kỳ lịch sử.
Như vậy, trong nghiên cứu địa lý, tiềm năng du lịch tự thiên và tiềm năng du
lịch xã hội (hay nhân văn), đặc điểm CĐDC là các điều kiện phát triển DLDVCĐ và
được nhìn nhận như một kết quả của quá trình phát triển lãnh thổ lâu dài trong một
không gian tự nhiên, không gian KT-XH cụ thể. Chính vì thế, việc nghiên cứu sự

25
phân bố không gian của các đối tượng này nhằm thiết lập các không gian lợi thế cho
từng sản phẩm DLDVCĐ có ý nghĩa quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững.
Một khu DSTG, cũng là một không gian lãnh thổ cụ thể, ở đó các yếu tố tự
nhiên, nhân văn và CĐDC cũng có sự phân hóa không gian theo quy luật đã phân
tích ở trên. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù, nên trong quá trình khai thác, cần quan
tâm đến các chính sách quản lý, khai thác sử dụng của chính quyền sở tại và các
quy định của Ủy ban DSTG cho mục đích bảo tồn.
1.2.3. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng
1.2.3.1. Quan niệm
Trên thực tế, phân khu chức năng du lịch nói chung và DLDVCĐ nói riêng
chưa được đề cập nhiều. Tuy nhiên, cũng có một số công trình của các học giả
Trung Quốc đã đề cập đến phân vùng (phân khu) chức năng du lịch (Tourist
Function Zoning) trong nghiên cứu địa lý du lịch. Chúng ta có thể kể đến: công
trình nghiên cứu phân vùng chức năng du lịch tại vùng đồng cỏ Jinyintan của tỉnh
Thanh Hải dựa trên tiêu chí chính là mức độ nhạy cảm của các hệ sinh thái của
ZHONG Lin Sheng và cộng sự. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này đã đưa ra
hệ thống 6 tiểu khu (sub-area) chức năng du lịch [174]. Trước đó, năm 2009, FENG
Wei-bo và cộng sự trên cơ sở phân tích toàn diện TNDL tự nhiên và nhân văn tại
vùng đất bờ sông thuộc TP Trùng Khánh (Trung Quốc) đã chia ra 7 khu (zone) chức
năng du lịch cho khu vực này [129]. Một cách tiếp cận cũng được các tác giả DING
Zhen shan và cộng sự đưa ra trong một công bố năm 2012, đó là việc ứng GIS trong
phân vùng chức năng du lịch cấp huyện (thành phố Thường Thục, tỉnh Giang Tô,
Trung Quốc) [128].
Ở Việt Nam hiện nay, phân vùng chức năng lãnh thổ là mục tiêu phổ biến
trong các nghiên cứu địa lý đặc biệt là địa lý tự nhiên tổng hợp và cảnh quan (hoặc
sinh thái cảnh quan). Tuy nhiên, nước ta lại ít phổ biến khái niệm phân khu chức
năng du lịch mặc dù nó là một phần quan trọng trong các nghiên cứu về địa lý du
lịch. Ở đây, phân khu chức năng du lịch thường là kết quả "đi kèm" của các hướng
nghiên cứu cơ bản về phân vùng địa lý tự nhiên hoặc cảnh quan. Tuy vậy những
định hướng này thường dựa chủ yếu trên các tiêu chí về sự phân hóa các yếu tố tự
nhiên (hoặc tài nguyên) mà ít chú ý tới yếu tố chuyên sâu về du lịch: hiện trạng phát
triển, kết cấu hạ tầng - CSVC kỹ thuật phục vụ du lịch, khả năng tiếp cận…

26
Mặc dù cơ sở lý luận về vấn đề này còn nhiều hạn chế, nhưng NCS nhận
thấy việc nghiên cứu phân khu chức năng du lịch là việc làm có cơ sở và ý nghĩa
thực tiễn. Trong khuôn khổ luận án, NCS cố gắng giải quyết một phần cơ sở lý luận
về phân khu chức năng DLDVCĐ: khái niệm, bước đầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu,
nguyên tắc và phương pháp phân khu chức năng DLDVCĐ cho phạm vi không gian
một khu DSTG.
Như vậy, về phân khu chức năng DLDVCĐ, do đây là một tiếp cận mới nên
việc xây dựng khái niệm cần dựa vào các khái niệm khác liên quan, gồm:
Thứ nhất, xuất phát từ khái niệm "phân vùng" - việc phân chia lãnh thổ
thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định
nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý, mang lại có hiệu quả hơn theo đặc
thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Ở đây phân vùng có thể là: phân vùng kinh tế,
phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý tự nhiên, phân vùng môi trường.
Thứ hai, xuất phát từ khái niệm "Phân vùng du lịch" - là việc phân nhóm
các đối tượng và hiện tượng du lịch theo không gian. Nó thể hiện tính liên tục của
các đối tượng và hiện tượng du lịch theo thời gian và không gian.
Thứ ba, xuất phát từ khái niệm "chức năng du lịch" - là việc một lãnh thổ có
khả năng phát triển một loại hình hay sản phẩm du lịch nào đó.
Tóm lại, từ việc nhận thức phân khu chức năng DLDVCĐ là một bộ phận
của phân vùng du lịch, nên nó cũng mang những đặc điểm chung của phân vùng du
lịch. Tuy nhiên, vì đây là loại hình du lịch gắn với CĐDC bản địa, nên yếu tố dân cư
là một thành tố quan trọng trong quá trình tiến hành phân khu. Với những phân tích
trên có thể hiểu phân khu chức năng DLDVCĐ là việc phân chia lãnh thổ du lịch
(điểm đến) thành các không gian có (định hướng) chức năng cung cấp dịch vụ
DLDVCĐ khác nhau dựa trên sự khác biệt về loại hình cộng đồng (nông thôn, đô
thị), đặc điểm nghề nghiệp, năng lực, thái độ, bản sắc văn hóa của cộng đồng (đã có
hoặc sẽ hình thành), các hoạt động KT-XH, hiện trạng kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ
thuật, TNDL gắn với không gian sinh sống của cộng đồng đó.
1.2.3.2. Vai trò của phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng
Trên thế giới, việc phân vùng chức năng đã được sử dụng rộng rãi trong
quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc. Trong khi các TP
của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được biết như phân

27
vùng chức năng, TP New York được phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối
những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển [49].
Ở nước ta, để phục vụ mục đích phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững các nhà khoa học, các nhà quản lý đã thực hiện việc phân vùng
địa lý tự nhiên [46], phân vùng KT-XH (Bộ kế hoạch và đầu tư), phân vùng cảnh
quan [22], phân vùng du lịch [99], phân vùng chức năng môi trường [49]….ở các
cấp lãnh thổ khác nhau.
Nếu so sánh giữa phân khu chức năng DLDVCĐ và các hình thức phân
vùng lãnh thổ khác (phân vùng lãnh thổ du lịch, phân khu chức năng (trong quy
hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu); phân vùng chức năng môi trường), về cơ
bản, mục tiêu đều hướng đến việc phân chia lãnh thổ (đất nước, vùng, tỉnh, hoặc
một đô thị) thành các không gian có chức năng khác nhau nhằm khai thác tối đa lợi
thế và giảm thiểu đến mức nhỏ nhất các hạn chế của lãnh thổ. Tuy nhiên, cũng có sự
khác biệt không nhỏ giữa phân khu chức năng du lịch (được đề xuất trong luận án)
và các hình thức phân vùng khác:
- Với phân khu chức năng: nếu như phân khu chức năng là một bước cụ thể
hóa quy hoạch chung (hoặc quy hoạch tổng thể) nhằm quy định các chức năng KT-
XH, môi trường (hành chính, dịch vụ, du lịch, nuổi trồng thủy hải sản…) thì phân
khu chức năng DLDVCĐ hướng đến xác định chức năng thế mạnh cho một (hoặc
một vài) sản phẩm DLDVCĐ đặc trưng của mỗi không gian lãnh thổ. Về ranh giới,
các khu vực chức năng (quy hoạch phân khu) có ranh giới xác định chính xác, có
tính pháp lý cao, trong khi đó, ranh giới khu chức năng DLDVCĐ mang tính tương
đối, không có tính pháp lý. Về bản chất, hai loại hình phân khu này không đối lập
nhau, phân khu chức năng là tiền đề, cơ sở để thực hiện phân khu chức năng
DLDVCĐ và ngược lại kết quả của phân khu chức năng DLDVCĐ sẽ giúp việc
phân khu chức năng trong quy hoạch phù hợp với thực tiễn phát triển.
- Với phân vùng du lịch: sự khác biệt lớn nhất giữa chúng nằm ở phạm vi
không gian, và mức độ chi tiết. Phân vùng du lịch là việc phân chia lãnh thổ thành
các đơn vị không gian (vùng, á vùng, tiểu vùng) nhằm định hướng phát triển các
loại hình du lịch thế mạnh (du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa…) và thường được
thực hiện ở phạm vi không gian lớn (cả nước, vùng KT-XH, tỉnh). Trong khi đó

28
phân khu chức năng DLDVCĐ là bước đi cụ thể, chi tiết hơn (ở cấp tiểu vùng trở
xuống) nhằm xác định mức độ thuận lợi (hoặc sẽ thuận lợi) của các đơn vị không
gian với một loại hình du lịch cụ thể (DLDVCĐ). Từ đó xác định vị trí, vai trò của
từng lãnh thổ (trung tâm động lực hay vệ tinh…) trong quá trình phát triển du lịch.
Bên cạnh đó nó còn giúp phát hiện các tiềm năng, thế mạnh trong hiện tại và khả
năng cải thiện chúng trong tương lai trong mối quan hệ với chức năng lãnh thổ do
chính quyền quy định. Phân khu chức năng được xem là khâu quan trọng trước khi
tiến hành xây dựng hệ thống lãnh thổ du lịch ở phạm vi quy mô lãnh thổ nhỏ.
- Với phân vùng chức năng môi trường: phân vùng chức năng môi trường
hướng đến việc không gian hóa lãnh thổ nhằm các chức năng khác nhau (không
gian sống, sản xuất, chứa dựng chất thải) trong việc sử dụng lãnh thổ hướng đến
mục đích bảo vệ môi trường. Trong khi đó, phân khu chức năng DLDVCĐ chỉ
hướng đến việc xác định chức năng phát triển các SPDL của các đơn vị lãnh thổ.
Như vậy phân vùng chức năng môi trường có phạm vi nội dung rộng hơn so với
phân vùng chức năng du lịch.
1.2.3.3. Hệ thống các đơn vị phân khu chức năng du lịch dựa vào
cộng đồng
Để xác định các đơn vị phân khu chức năng DLDVCĐ, NCS thực hiện
phân tích, so sánh với các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch phổ biến khác. Như đã
phân tích ở trên phân khu chức năng du lịch được xem như một bước trung gian để
chuyển từ phân vùng ở mức khái quát cao sang tổ chức lãnh thổ ở mức độ chi tiết
hơn (điểm, tuyến du lịch). Do vậy cấp phân vị trong phần khu chức năng DLDVCĐ
cũng cần đặt trong mối quan hệ với phân vùng hay tổ chức lãnh thổ du lịch.
Ở góc độ tổ chức lãnh thổ du lịch, E.A. Kotliarov (1978) đề nghị hệ thống
phân vị của lãnh thổ du lịch Liên Xô (cũ) gồm 4 cấp: tiểu vùng du lịch, địa phương
du lịch, vùng du lịch, nước cộng hòa (vùng, biên khu, tỉnh). Trong khi đó
M.Buchvarov (1982) đề xuất xây dựng hệ thống phân vị 5 cấp: điểm du lịch, hạt
nhân du lịch, tiểu vùng, á vùng, vùng du lịch (dẫn theo [25]).
Tại Trung Quốc, các nhóm tác giả ZHONG Lin Sheng và cộng sự [174],
FENG Wei-bo và cộng sự [129] đều sử dụng 2 cấp phân vị cơ bản là: khu (area,
zone) và tiểu khu (sub-area) trong phân vùng chức năng du lịch.

29
Trên phạm vi cả nước, theo hướng nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch,
Nguyên Minh Tuệ và cộng sự đã xây dựng hệ thống phân vị gồm 5 cấp: điểm du
lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch, vùng du lịch [99, 100]. Ở
khía cạnh khác, Phạm Quang Anh đã sử dụng hai cấp (vùng và phụ vùng) để đề
xuất các không gian phát triển DLST [2]. Trong khi đó Phạm Trung Lương và cộng
sự đã đề xuất tổ chức không gian phát triển DLST của cả nước thành 7 vùng [54].
Đối với cấp tỉnh, các tác giả Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần, Đặng
Văn Bào đã đề xuất phương án tổ chức lãnh thổ DLST (tỉnh Quảng Trị) thành 4 cấp,
gồm: điểm du lịch, cụm du lịch, trung tâm du lịch và tiểu vùng du lịch [25].
Ở phạm vi cấp huyện, Nguyễn An Thịnh, đã đề xuất phân vùng chức năng
huyện Sa Pa thành 20 tiểu vùng gắn với 20 tiểu vùng sinh thái cảnh quan, và trong
đó có 18 tiểu vùng có khả năng phát triển DLST [82].
Đối với phân vùng chức năng du lịch cho một khu vực được bảo vệ (vườn
Quốc gia, khu bảo tồn, DSTG…), Nguyễn Thị Sơn đã sử dụng cấp phân vị vùng
chức năng (4 vùng) cho hoạt động DLST tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương [71].
Như vậy có thể thấy, hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch nói chung và
phân vùng chức năng du lịch nói riêng chưa được thống nhất ở các cấp lãnh thổ
khác nhau. Nhưng về cơ bản, cấp phân vị vùng và tiểu vùng, khu và tiểu khu được
sử dụng rộng rãi. Mặc dù ở mỗi cấp lãnh thổ nó lại mang một ý nghĩa khác nhau.
Đối với cấp phân vị phân khu chức năng DLDVCĐ được sử dụng trong
luận án, NCS sử dụng 2 cấp: "khu chức năng" và dưới đó là "tiểu khu chức năng".
Khu chức năng DLDVCĐ (sau đây gọi tắt là khu): được hiểu là một lãnh
thổ có diện tích đủ lớn với nhiều điểm TNDL. Các loại TNDL trong một khu phải
hướng đến việc hình thành một nhóm sản phẩm DLDVCĐ - có điểm chung trong
việc khai thác, sử dụng các yếu tố về kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật, kỹ năng cơ
bản của người lao động.
Tiểu khu chức năng DLDVCĐ (sau đây gọi tắt là tiểu khu), được hiểu là
một lãnh thổ có tính đồng nhất cao về đặc điểm CĐDC (nghề nghiệp), các TNDL
đặc trưng, hiện trạng CSVC, trong mối tương quan với khả năng khai thác các giá
trị nổi bật của di sản (vùng đệm, vùng lõi). Các sản phẩm DLDVCĐ trong mỗi tiểu
khu có tính tương đồng cao về các tác động KT-XH, môi trường.

30
1.2.3.4. Tiêu chí phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng
a) Khu
Các khu chức năng DLDVCĐ trong một khu DSTG được phân chia dựa
theo các tiêu chí sau đây:
- Tính chất địa lý (vị trí) của các loại hình cộng đồng (cộng đồng vùng ven
bờ, cộng đồng biển đảo, cộng đồng miền núi…). Đây là tiêu chí quan trọng hàng
đầu trong phân khu chức năng DLDVCĐ. Vì vị trí địa lý của các không gian sống
và sản xuất của cộng đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế, sản
xuất (phương thức, đối tượng khai thác) từ đó hình thành các sắc thái văn hóa riêng
biệt. Mặt khác không gian địa lý của các cộng đồng sẽ tạo ra điểm chung trong việc
xây dựng hệ thống hạ tầng cơ bản (đường giao thông, phương tiện vận tải…) cũng
như sử dụng chúng trong khai thác du lịch.
Các di sản thiên nhiên thường có diện tích rộng, do vậy các cộng đồng liên
quan phân bố trên phạm vi không gian lớn, với nhiều đặc điểm địa lý khác nhau.
Trong khi đó, các di sản văn hóa thường có diện tích nhỏ, cộng đồng dân cư có tính
đồng nhất cao hơn về các đặc điểm địa lý. Do vậy việc sử dụng tiêu chí này để phân
khu chức năng DLDVCĐ tại các di sản thiên nhiên sẽ mang tính khái quát cao hơn.
- Tính chất địa lý của các loại TNDL (TNDL trên biển - đảo, TNDL trên đất
liền, TNDL núi, TNDL đồng bằng…): TNDL là nền tảng để tạo nên các sản phẩm
du lịch, do vậy tính chất địa lý của các loại tài nguyên du lịch sẽ tạo nên những
nhóm SPDL có chung các điều kiện tổ chức khai thác. Đây là một tiêu chí quan
trọng trong định hướng chức năng của mỗi không gian.
b) Tiểu khu
Các tiểu khu được phân chia dựa vào các tiêu chí sau đây:
- Chức năng lãnh thổ được pháp luật quy định gắn với vùng chứa giá trị
ngoại hạng toàn cầu của di sản. Đây là tiêu chí mang tính đặc thù trong một khu
DSTG, trong đó vùng lõi - được quy định chức năng là bảo tồn tuyệt đối; vùng đệm
có những quy định khá chặt chẽ về phát triển và bảo tồn; Vùng phát triển: được hiểu
là vùng phát triển có kiểm soát, mặc dù cho phép các hoạt động kinh tế khác diễn ra
nhưng vẫn phải đảm bảo những quy định riêng, đặc biệt là về cấu trúc không gian
của lãnh thổ. Chỉ tiêu này có ý nghĩa như một thước đo trong phân khu chức năng

31
DLDVCĐ tại các khu di sản nhằm điều chỉnh những khu vực mà hiện trạng phát
triển du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu bảo tồn di sản. Đối với Hội An - di sản văn
hóa, khu vực chứa đựng giá trị toàn cầu nằm trong khu dân cư vì vậy vùng lõi sẽ là
không gian hoạt động du lịch chính với rất nhiều loại hình dịch vụ. Trong khi đó tại
Hạ Long, khu vực chứa đựng giá trị ngoại hạng toàn cầu nằm ngoài khu dân cư, do
vậy đây là không gian mang chức năng "thu hút" là chính, chức năng tổ chức các
hoạt động du lịch lại nằm ngoài vùng lõi.
- Sự phân hóa không gian chức năng xã hội và nghề nghiệp của các loại
hình cộng đồng (đô thị, nông thôn). Đây là tiêu chí rất quan trọng vì nó là tiền đề để
tạo nên sự khác biệt về SPDL giữa các cộng đồng. Thông thường, mỗi cộng đồng sẽ
có chung một chức năng (nông nghiệp, phi nông nghiệp) hoặc nghề nghiệp (buôn
bán, trồng lúa, trồng rau, đánh cá, thợ mỏ, thợ mộc…) nổi bật. Điều đó tạo ra những
điểm chung về thái độ, nhận thức, kỹ năng, điều kiện cơ sở vật chất… cũng như khả
năng huy động chúng vào hoạt động du lịch.
- Giá trị của các loại TNDL nổi bật (hấp dẫn, không hấp dẫn). TNDL là yếu
tố quan trọng để tạo ra các SPDL và là hạt nhân để hình thành các tiểu khu. Do đó
mức độ hấp dẫn của TNDL là cơ sở để định hướng chức năng du lịch cho mỗi lãnh
thổ. Đó có thể là chức năng du lịch làng nghề nông nghiệp hoặc tiểu thủ công
nghiệp nếu loại hình sản xuất nào có tính đặc sắc cao hơn.
- Hiện trạng phân bố không gian của CSVC kỹ thuật phục vụ phát triển du
lịch. Đây là một tiêu chí có tính chất tổng hợp, bao gồm: sự phân bố không gian của
mật độ phòng nghỉ (số buồng nhà nghỉ, khách sạn/1000 dân) và số lượng buồng; Sự
phân bố không gian của số lượng các cơ sở phục vụ ăn uống, mua sắm , giải trí…
Tiêu chí này cho phép ta xác định được mức độ phát triển du lịch của mỗi lãnh thổ
và phần nào cho thấy mức độ tham gia của cộng đồng trong HĐDL.
- Chất lượng của các các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm .
Tiêu chí này chỉ ra tính chất, trình độ phát triển của các không gian du lịch. Ví dụ,
những khu vực có số lượng phòng nghỉ như nhau, nhưng chất lượng các phòng nghỉ
khác nhau (khách sạn 4,5 sao và các nhà nghỉ bình dân) sẽ tạo nên tính chất du lịch
khác nhau (cao cấp, bình dân), đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tham gia của
cộng đồng.

32
- Hiện trạng chức năng lãnh thổ về mặt hành chính theo quy định của chính
quyền địa phương (phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp, khu vực hành chính
công…). Tiêu chí này là tiền đề quan trọng để định hướng chức năng cho các không
gian phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương.
1.2.4. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
1.2.4.1. Mục tiêu đánh giá
Trong nghiên cứu địa lý du lịch, việc phân tích, đánh giá nguồn lực, đánh giá
tiềm năng, đánh giá tài nguyên hay đánh giá hiện trạng phát triển du lịch là công
việc cần thiết nhằm có được cái nhìn khái quát về những điểm mạnh và những tồn
tại trong việc khai thác lãnh thổ cho mục đích du lịch. Đây là cơ sở quan trọng để có
những nghiên cứu tiếp theo nhằm điều chỉnh và tổ chức các HĐDL có hiệu quả hơn.
Đối với việc phát triển DLDVCĐ tại các DSTG, việc đánh giá điều kiện phát
triển du lịch được thực hiện nhằm tìm ra những không gian thuận lợi hay không
thuận lợi cho các sản phẩm DLDVCĐ, từ đó làm căn cứ để xác định chức năng của
từng đơn vị lãnh thổ và định hướng phát triển DLDVCĐ một cách bền vững cho các
khu di sản.
1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá
Đánh giá điều kiện phát triển du lịch là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh
vực khoa học khác nhau. Trong đó, các nhà địa lý thường tập trung vào việc đánh
giá các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên [16, 47, 88,97], đánh giá
cảnh quan [2, 82, 97], hoặc dựa trên đánh giá từng thành phần tự nhiên: Địa chất -
địa hình - địa mạo [1], hệ sinh thái [44, 54, 71], nhân văn [83, 98]. Bên cạnh đó là
hướng tiếp cận đánh giá tổng hợp TNDL [26, 83, 96]. Đối với hướng nghiên cứu
DLDVCĐ, tác giả Bùi Thị Hải Yến cũng sử dụng các phương pháp đánh giá tương
tự như hướng nghiên cứu du lịch nói chung [119].
Năm 1996, một trong những học giả hàng đầu thế giới về du lịch là
Dickman đã đưa ra 5 tiêu chí đánh giá một điểm đến du lịch. Bộ tiêu chí này đã
nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi và có tên là "Dickman's 5A's Tourism", bao
gồm: mức độ hấp dẫn (Attractive), khả năng tiếp cận (Accessibility), tiện nghi
(Amenities), điều kiện ăn ở (Accommodation), và các HĐDL (Activities) [127]. Sau
khi 5A's ra đời, trên thế giới đã xuất hiện nhiều biến thể khác nhau để phù hợp với
những mục đích nghiên cứu cụ thể. Kharel & Khanal sử dụng tiêu chí 3As, bao

33
gồm: khả năng tiếp cận, điều kiện ăn ở, và sự hấp dẫn [dẫn theo 141], trong khi đó
Deepak Marahatta, Bal Bahadur Kshetri đã đề cập đến 7 tiêu chí (7As), bao gồm:
mức độ nhận thức (Awareness), các hoạt động (Activities), tiện nghi (Amenities),
năng lực (Ability), các mối liên hệ (Affinity), các nhân tố tác động (Actors), các
hành động (Acts) [141]. Đối với hướng phát triển DLDVCĐ, chính quyền bang
Alaska (Hoa Kỳ), năm 2002 đã xuất bản tài liệu "Alaska Community Tourism
Handbook: How to Develop Tourism in Your Community" trong đó có đề cập đến
một biến thể 5As mới phù hợp với loại hình du lịch này, đó là: thái độ cộng đồng
(Attitude), tiếp cận (Access), điều kiện ăn ở (Accommodation), sự hấp dẫn
(Attractions) và công tác tiếp thị quảng cáo (Advertising) [161, tr.9-14].
Trong khuôn khổ luận án, việc đánh giá điều kiện phát triển DLDVCĐ tại
các di sản được tiến hành trên cơ sở đánh giá 5 tiêu chí, bao gồm: sự hấp dẫn của
TNDL, không gian văn hóa, thái độ của cộng đồng, CSVC - hạ tầng kỹ thuật du
lịch, khả năng tiếp cận, trong đó:
- Mức độ hấp dẫn (tài nguyên): Tiêu chí này được xác định dựa trên mức độ
hấp dẫn về TNDL, gồm: sự phong phú về tài nguyên, quy mô, giá trị của các loại tài
nguyên, mật độ tài nguyên. Độ hấp dẫn của điểm du lịch cũng phụ thuộc vào các
điều kiện tự nhiên khác, đặc biệt là yếu tố khí hậu.
- Không gian văn hóa: Mỗi nhóm CĐDC với trình độ, nghề nghiệp khác
khác nhau sẽ tạo ra những không gian văn hóa khác nhau. Mức độ đặc sắc hay đặc
trưng của mỗi không gian văn hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của các sản
phẩm DLDVCĐ.
- Thái độ của CĐĐP: Một khu vực nào đó có thể sở hữu rất nhiều điểm
tham quan lý thú, tuy nhiên, nếu cộng đồng không tỏ ra thân thiện, thì du khách sẽ
cảm thấy không được chào đón. Thái độ của cộng đồng có thể được đo bằng mức
độ sẵn sàng cung cấp các dịch vụ du lịch, mức độ tin tưởng vào các lợi ích của du
lịch, mức độ lo lắng - hoài nghi về các tác động tiêu cực của du lịch …). Điều này ít
nhiều phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ, văn hóa, tôn giáo của cộng đồng.
- CSVC kỹ thuật: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu và bổ sung cho du khách. Nó được xác định bằng số lượng, chất lượng
khách sạn, nhà nghỉ, các khu trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm….

34
- Khả năng tiếp cận: Xét trên góc độ địa lý, đây chính là vị trí của các điểm,
khu du lịch so với các trung tâm cung cấp khách du lịch, các đầu mối giao thông…
Hầu hết khách du lịch đều mong muốn đến những điểm có khả năng tiếp cận dễ
dàng. Tiêu chí này được đo bằng sự phát triển của mạng lưới giao thông vận tải
(tuyến đường, loại hình vận tải, số lượng, chất lượng phương tiện vận tải, mức độ
an toàn, chính xác… và đặc biệt là mức độ tin cậy của các phương tiện vận tải.).
1.2.4.3. Xây dựng thang đánh giá
Xây dựng thang đánh giá (từng tiêu chí và thang đánh giá tổng hợp) là việc
làm quan trọng hàng đầu trong công tác đánh giá. Trong khuôn khổ luận án NCS
chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia (NCS đã tham khảo ý kiến của các nhà
quản lý du lịch, các nhà nghiên cứu du lịch và các nhà kinh doanh du lịch) để xây
dựng các tiêu chí đánh giá.
- Thang đánh giá từng tiêu chí:
Điều kiện phát triển DLDVCĐ của một lãnh thổ được xác định dựa trên 3
mức: rất thuận lợi, thuận lợi, ít thuận lợi. Các mức được xác định dựa trên kết quả
đánh giá tổng hợp 5 tiêu chí.
+ Độ hấp dẫn: Tiêu chí này thường được đánh giá dựa trên yếu tố TNDL
là chính, bao gồm: vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, điều
kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, sự độc đáo của các hiện tượng tự
nhiên. Về TNDL nhân văn, đó là sự phong phú, đa dạng trong đời sống sinh hoạt,
sản xuất của các CĐĐP, số lượng, quy mô, chất lượng các công trình kiến trúc -
nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hóa… Trong luận án, để đảm bảo tính khoa học và
khách quan NCS đã xây dựng bảng khảo sát cảm nhận và đánh giá của chuyên gia
về các điểm tài nguyên) trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu (phụ lục 1,2) theo 4 mức
(đẹp - độc đáo; bình thường; không đẹp và không biết) và khảo sát về độ hấp dẫn
của một lãnh thổ (phụ lục 3). Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia và việc kế thừa các
công trình nghiên cứu có trước cho phép NCS đưa ra thang đánh giá "độ hấp dẫn"
gồm 4 cấp với số điểm tương ứng như sau: rất hấp dẫn (4 điểm), khá hấp dẫn (3
điểm), trung bình (2 điểm) và ít hấp dẫn (1 điểm), trong đó các chỉ tiêu cụ thể:
(1) Rất hấp dẫn: có ít nhất 5 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng tự
nhiên; di tích lịch sử - văn hóa độc đáo, hoặc có 1 điểm tài nguyên có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng tầm quốc tế (DSTG); nét độc đáo trong đời sống văn hóa, sinh hoạt

35
sản xuất của của cộng địa phương, và có thể tạo ra tối thiểu 5 SPDL; (2) Hấp dẫn:
có ít nhất 3 cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng tự nhiên độc đáo; di tích lịch
sử - văn hóa có ý nghĩa cấp quốc gia; nét độc đáo trong đời sống văn hóa, sinh hoạt
sản xuất của CĐĐP, và có thể tạo ra tối thiểu 3 SPDL; (3) Trung bình: có ít nhất 2
cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc hiện tượng tự nhiên độc đáo; di tích lịch sử - văn
hóa có ý nghĩa cấp tỉnh; nét độc đáo trong đời sống văn hóa, sinh hoạt sản xuất của
CĐĐP và có thể tạo ra tối thiểu 2 SPDL; (4) Ít hấp dẫn: có ít nhất 1 cảnh quan thiên
nhiên đẹp hoặc hiện tượng tự nhiên độc đáo; di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa địa
phương; nét độc đáo trong đời sống văn hóa, sinh hoạt sản xuất của của cộng địa
phương, và có thể tạo ra tối thiểu 1 SPDL.
+ Không gian văn hóa: trong phát triển DLDVCĐ, sắc thái văn hóa là thành
tố quan trọng tạo nên SPDL. Trong mỗi khu DSTG đều có các nhóm CĐDC khác
nhau. Trong quá trình sinh sống và khai thác lãnh thổ, có cộng đồng vẫn giữ được
những sắc thái văn hóa truyền thống, có những cộng đồng đã kiến tạo nên những
sắc thái văn hóa mới, bên cạnh đó là sự hỗn tạp, lai căng cũng diễn ra khá phố biến.
Sản phẩm DLDVCĐ sẽ được đánh giá cao nếu nó tồn tại trong một không gian văn
hóa đặc sắc. Để đo lường mức độ đặc sắc của không gian văn hóa, NCS sẽ sử dụng
các chỉ số sau: kiến trúc nhà cửa, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật, trang
phục hàng ngày, phương tiện đi lại, công cụ và phương thức lao động, lễ hội, tín
ngưỡng, tôn giáo, đồ dùng sinh hoạt. Mỗi chỉ số sẽ được đánh giá ở 4 mức độ:
(1) Rất đặc sắc: nếu chỉ số đó đặc trưng cho một trường phái, một nền văn
hóa, một vùng miền, một dân tộc, hoặc một giai đoạn (thời kỳ) phát triển và biểu
hiện trên phạm vi không gian lớn; (2) Đặc sắc: nếu chỉ số đó đặc trưng cho một
trường phái, một nền văn hóa, một vùng miền, một dân tộc, hoặc một giai đoạn
(thời kỳ) phát triển nhưng chỉ tồn tại mang tính cá thể, không mang tính biểu trưng
cho lãnh thổ (không gian) đó; (3) Trung bình: chỉ số đó đang trong quá trình thay
đổi hoặc hình thành trên phạm vi không gian lớn, nhưng đủ cơ sở để ta tin về một
xu hướng rõ ràng trong tương lai (hướng đến bản sắc cụ thể). (4) Không đặc sắc: chỉ
số đó không phản ánh bất kỳ xu hướng phát triển nào, thể hiện sự mơ hồ, lai căng,
pha tạp mất phương hướng.
Kết quả đánh giá các chỉ số sẽ cho ta kết quả đánh giá chỉ tiểu không gian
văn hóa ở 4 mức độ, cụ thể như sau: (1) rất đặc sắc (4 điểm): nếu có ít nhất một chỉ

36
số đạt mức rất đặc sắc; (2) đặc sắc (3 điểm): nếu có ít nhất một chỉ số đạt mức đặc
sắc; (3) trung bình (2 điểm): nếu có chỉ số đạt mức trung bình; (4) không đặc sắc (1
điểm): với các trường hợp còn lại.
+ Thái độ của CĐĐP: hầu hết các nhà nghiên cứu du lịch đều tin chắc rằng
mối quan hệ tốt giữa CĐĐP và khách du lịch là rất cần thiết cho mục tiêu phát triển
dài hạn của du lịch [121]. Để đo lường thái độ, các nhà khoa học thường áp dụng
thang đo của Likert (Likert- type scale), gồm có 5 mức (hoàn toàn không đồng ý;
không đồng ý; không có ý kiến; đồng ý; hoàn toàn đồng ý) cho mỗi câu hỏi khảo
sát. Trên thực tế, việc đo lường thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch phải
khảo sát nhiều khía cạnh khác nhau (sự hiểu biết về du lịch; nhận thức về tác động
KT-XH, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ…của du lịch đối với địa phương; mong muốn đối
với du lịch…). Trong khuôn khổ mục tiêu của luận án, NCS tiến hành khảo sát thái
độ của cộng đồng trên 6 chỉ tiêu: 1. mức độ sẵn sàng chấp nhận và tham gia HĐDL;
2. mức độ kỳ vọng về việc làm do du lịch tạo ra; 3. mức độ kỳ vọng về thu nhập từ
du lịch; 4. mức độ kỳ vọng của các tiện ích sẽ được thụ hưởng khi du lịch phát triển;
5. Mức độ lo lắng (hoài nghi) về vấn đề môi trường, xã hội; 6. mức độ phản đối các
HĐDL có liên quan. Mỗi chỉ tiêu được đo bằng 2 câu hỏi (phụ lục 4,5) với 5 mức
độ đánh giá khác nhau. Với câu hỏi khảo sát sự đồng thuận của cộng đồng thang
điểm sẽ được tính như sau: hoàn toàn đồng ý- 4 điểm, đồng ý - 3 điểm, không biết -
2 điểm, không đồng ý - 1 điểm và hoàn toàn khồng đồng ý - 0 điểm. Với câu hỏi
khảo sát mức độ phản đối, hoặc hoài nghi thì số điểm được tính ngược lại: hoàn
toàn đồng ý- 0 điểm, đồng ý - 1 điểm, không biết - 2 điểm, không đồng ý - 3 điểm
và hoàn toàn khồng đồng ý - 4 điểm. Kết quả tổng hợp của tiêu chí này được chia
thành 4 mức với số điểm tương ứng: tốt (4 điểm), khá tốt (3 điểm), trung bình (2
điểm) và không tốt (1 điểm), cụ thể:
(1) Tốt: điểm trung bình đánh giá 6 chỉ tiêu đạt >3,00; (2) Khá tốt: tổng số
điểm trung bình đánh giá 6 chỉ tiêu đạt từ 2.51- 3.00; (3) Trung bình: tổng số điểm
trung bình đánh giá 6 chỉ tiêu đạt từ 2.00-2.50; (4) không tốt: tổng số điểm trung
bình đánh giá 6 chỉ tiêu dưới 2.00 điểm.
+ CSVC, hạ tầng kỹ thuật: Tiêu chí này được xét đến bao gồm sự có mặt
của hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, các cơ sở phục ăn uống, vui chơi, giải trí cũng
như số lượng và chất lượng của chúng. Theo ý kiến của các chuyên gia, tiêu chí này

37
được chia thành 4 mức với số điểm tương ứng như sau: tốt (4 điểm), khá tốt (3
điểm), trung bình (2 điểm) và không tốt (1 điểm), cụ thể:
(1) Tốt: có đầy đủ hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, phục vụ ăn uống, mua
sắm, cơ sở vui chơi giải trí,…có khả năng đáp ứng được >1500 khách/ngày; (2) Khá
tốt: có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở phục vụ ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí,
… có khả năng đáp ứng được 1000 - 1500 khách/ngày; (3) Trung bình: chỉ có hệ
thống nhà nghỉ, khách sạn và cơ sở phục vụ ăn uống, có khả năng đáp ứng từ 500 -
1000 khách/ngày; (4) Không tốt: chỉ có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn và cơ sở phục
vụ ăn uống, có khả năng đứng từ <500 khách/ngày.
+ Khả năng tiếp cận: được xác định bằng các chỉ tiêu chính sau đây: 1.Ví
trí - khoảng cách từ hạt nhân du lịch của khu vực (ở đây được xác định là trung tâm
di sản Hội An, và khu vực cảng du lịch Bãi Cháy của Hạ Long, sau đây gọi chung là
trung tâm di sản) đến trung tâm các tiểu khu; 2. Loại hình phương tiện vận tải công
cộng có thể được sử dụng để tiếp cận các tiểu khu. Tiêu chí này cũng được chia
thành 4 cấp: thuận lợi, khá thuận lợi, trung bình và ít thuận lợi, cụ thể:
(1) Thuận lợi (4 điểm): khoảng cách di chuyển từ trung tâm di sản ≤ 10 km,
có đầy đủ các loại hình phương tiện vận tải; (2) khá thuận lợi (3 điểm): khoảng cách
di chuyển từ 10-25km, có từ 3 loại hình phương tiện vận tải hoạt động trở lên; (3)
trung bình (2 điểm): khoảng cách di chuyển từ 25- 35 km, có từ 2 loại hình vận tải
trở lên; hoặc khoảng cách di chuyển < 25km, nhưng chỉ có 1 loại hình vận tải; (4) ít
thuận lợi (1 điểm): khoảng cách di chuyển từ >35 km.
1.2.4.4. Trọng số và thang đánh giá tổng hợp các tiêu chí
Trong thực tế các tiêu chí có mức độ quan trọng khác nhau với việc đánh giá
tổng hợp. Vì thế để đảm bảo cho kết quả đánh giá được chính xác và khách quan
cần xác định trọng số cho các yếu tố. Đối với du lịch nói chung và DLDVCĐ nói
riêng, mức độ hấp dẫn về tài nguyên vẫn là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu.
Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu [96, 119] độ hấp dẫn của TNDL có vai
trò quan trọng nhất, và được có trọng số là 3. Trong khi đó các yếu tố về CSVC, kỹ
thuật; không gian văn hóa, thái độ cộng đồng có trọng số là 2; còn khả năng tiếp cận
có trọng số là 1.

38
Đánh giá tổng hợp tiềm năng cho tiểu khu, là kết quả hợp nhất của các đánh
giá thành phần, nhằm lượng hóa tiềm năng của các tiểu khu về ba mức: rất thuận
lợi, thuận lợi, và ít thuận lợi. Thang đanh giá tổng hợp được xây dựng như sau:

Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện phát triển DLDVCĐ
cho các tiểu khu chức năng
Các yếu tố Trọng số Bậc đánh giá - điểm
số
4 3 2 1
Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3
Không gian văn hóa 2 8 6 4 2
Thái độ của cộng 2 8 6 4 2
đồng
CSVC kỹ thuật 2 8 6 4 2
Khả năng tiếp cận 1 4 3 2 1
Tổng điểm 40 30 20 10

Qua bảng (1.1) cho thấy, điểm số trong đánh giá tổng hợp các thành phần
được phân chia thành 3 khoảng điểm, gồm: 10 - 21; 21 - 30 và từ 31 - 40. Do vậy
thang đánh giá tổng hợp tiềm năng sẽ được phân chia như sau: Rất thuận lợi: có số
điểm từ 31 - 40; Thuận lợi: có số điểm từ 20 - 30; Ít thuận lợi: có số điểm 10 - 19.
1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu
1.3.1. Các quan điểm tiếp cận
1.3.1.1. Quan điểm tổng hợp
Trong luận án, quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu toàn diện
điều kiện tự nhiên, KT-XH và TNDL tại các khu DSTG làm cơ sở để phân tích tiềm
năng phát triển DLDVCĐ. Tiếp cận địa lý trong nghiên cứu phát triển du lịch nói
chung và DLDVCĐ nói riêng là cách tiếp cận tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu hệ
thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch (gồm 3 phân hệ chính: lãnh thổ điểm đến, nguồn
khách và phân hệ trung gian). Vì vậy để xác định được cơ sở khoa học cho phát
triển DLDVCĐ tại các DSTG cần nghiên cứu đầy đủ các phân hệ kể trên.
Quan điểm tổng hợp cũng được ứng dụng trong việc để xuất các giải pháp
phát triển DLDVCĐ tại các di sản. Bản thân du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
(bởi vì nó khai thác toàn bộ các điều kiện của lãnh thổ cho mục đích phát triển của
mình), do vậy ngoài các giải pháp của khoa học địa lý (không gian lãnh thổ), cần có

39
các giải pháp từ nhiều góc độ tiếp cận khác: kinh tế, truyền thông, tâm lý… để
DLDVCĐ tại các DSTG phát triển một cách toàn diện và bền vững.
1.3.1.2. Quan điểm hệ thống
Là quan điểm khoa học phổ biến và đặc trưng của Địa lý học. Cơ sở của
quan điểm này là các yếu tố tự nhiên và KT-XH trên một lãnh thổ luôn có tác động
qua lại và liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống động lực hở, tự điều chỉnh và
có trạng thái cân bằng động. Các khu DSTG được coi là một hệ thống tự nhiên-KT-
XH. Hệ thống này gồm nhiều yếu tố tạo thành, đồng thời lại là một bộ phận trong
hệ thống tự nhiên – xã hội lớn hơn (tỉnh, toàn quốc).
Mặc dù giới hạn lãnh thổ nghiên cứu là hai khu vực di sản vịnh Hạ Long và
đô thị cổ Hội An, song không có nghĩa là các lãnh thổ này được nghiên cứu như
những lãnh thổ biệt lập, độc lập. Việc nghiên cứu DLDVCĐ tại hai khu di sản kể
trên phải được đặt trong một hệ thống chung đó là bối cảnh chung của du lịch Việt
Nam. Các giải pháp đưa cho khu vực này không thể đối lập với các định hướng
chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam nói chung. Cũng như vậy, việc nghiên
cứu du lịch nói chung và DLDVCĐ nói riêng tại DSTG vịnh Hạ Long phải được đặt
trong định hướng quy hoạch du lịch của tỉnh Quảng Ninh, DLDVCĐ ở Hội An phải
được đặt trong định hướng quy hoạch du lịch của tỉnh Quảng Nam.
1.3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi khu di sản cần trải qua một thời gian dài để hình thành và phát triển.
Bản thân các giá trị của di sản cũng bị biến đổi theo thời gian, đặc biệt là các giá trị
nhân văn (công trình kiến trúc, phong tục, truyền thống của CĐĐP…). Do vậy khi
nghiên cứu cơ sở địa lý cho phát triển DLDVCĐ tại các di sản cần thiết phải xem
xét lịch sử khai thác, sử dụng TNDL, mối quan hệ nhân quả giữa du lịch với giá trị
di sản ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Dựa trên các kết quả nghiên
cứu đó, căn cứ vào quy hoạch phát triển của vùng, của từng địa phương trong những
giai đoạn tiếp theo để từ đó có những phương hướng, đề xuất phát triển, khôi phục,
bổ sung các giá trị di sản phù hợp và bền vững.
Ví dụ đối với di sản Đô thị cổ Hội An, sự giao thoa văn hóa là một trong
những giá trị nổi bật, tuy nhiên hiện nay, các biểu hiện phi vật thể của chúng đang bị
mai một. Để tăng sức hút của di sản, thì việc khôi phục các giá trị văn hóa phi vật
thể của sự giao thoa là hết sức cần thiết.

40
Tóm lại, quan điểm lịch sử - viễn cảnh được thể hiện trong luận án thông qua
những đánh giá, đề xuất phù hợp với giai đoạn lịch sử hiện nay về các mặt kinh tế,
nhận thức, .... và có tính đến những thay đổi trong tương lai. Đây cũng là cơ sở để
đưa ra định hướng cho sử dụng hợp lý không gian lãnh thổ.
1.3.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại và phát triển trong một không gian nhất
định. Các sự vật, hiện tượng địa lý cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên này,
chúng có sự phân hóa và thống nhất nội tại, nhưng cũng có mối quan hệ với các
lãnh thổ xung quanh cả về đặc điểm địa lý tự nhiên và KT-XH.
Mỗi khu di sản đều gắn với một không gian cụ thể, do vậy vận dụng quan
điểm lãnh thổ để xác định không gian nghiên cứu của đề tài, xác định phạm vi từng
tiểu khu trong khu vực nghiên cứu và đưa lên bản đồ. Phân tích bản đồ, đánh giá,
kiến nghị việc khai thác sử dụng hợp lý từng tiểu khu trong mỗi di sản cho mục đích
phát triển DLDVCĐ là rất cần thiết.
1.3.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố địa lý phục vụ phát triển kinh tế nói chung
và phát triển du lịch nói riêng đều phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn
hại đến các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững của một quốc gia, một lãnh thổ nào
đó phải đảm bảo đồng thời 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Quan điểm này
góp phần rất quan trọng trong đề xuất định hướng, giải pháp cho việc phát triển
DLDVCĐ tại các DSTG ở Việt Nam.
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích xử lý số liệu, khảo sát
thực địa
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã tiến hành thu thập có chọn lọc
nhiều tài liệu, số liệu, các đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực tự
nhiên, KT-XH, các số liệu về hoạt động kinh doanh du lịch tại địa bàn nghiên cứu
(DSTG vịnh Hạ Long và Hội An). Đây là một việc làm rất quan trọng và được thực
hiện ngay từ đầu nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu phù hợp, có độ tin cậy cao trên
cơ sở kế thừa và các nguồn số liệu, tài liệu đã có. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu

41
được hệ thống hóa, sắp xếp và cập nhật theo các nội dung nghiên cứu của đề tài và
được xác định đầy đủ, chính xác các nguồn trích dẫn.
Khảo sát thực địa là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu địa lí. Trong
quá trình nghiên cứu, NCS tiến hành khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng và bổ sung
các thông tin về đặc điểm tự nhiên, KT-XH, TNDL, nghiên cứu hiện trạng phát triển
DLDVCĐ; điều tra đánh giá nhu cầu của du khách đối với DLDVCĐ… Đây là
những tư liệu thực tế quan trọng nhằm minh hoạ, chỉnh lý và bổ sung cho những
nghiên cứu lý thuyết của luận án.
NCS đã thực hiện hoặc thực hiện cùng với giáo viên hướng dẫn 4 tuyến thực
địa, với nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Tuyến 1: Thái Nguyên - Cố đô Huế - Thánh địa Mỹ Sơn - Phố cổ Hội An) -
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tháng 3/2011). Trong chuyến thực địa này,
NCS đã tham gia trải nghiệm, đánh giá sơ bộ về TNDL và bước đầu tìm hiểu,
nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch nói chung và DLDVCĐ tại các DSTG. Tại
Huế và Hội An, NCS đã tiến hành điều tra nhu cầu của du khách và sự tham gia của
cộng đồng trong một số HĐDL tại Hội An.
Tuyến 2: Thái Nguyên - vịnh Hạ Long (3/2012), giúp NCS đã trải nghiệm
một số SPDL tại vịnh Hạ Long, thực hiện phỏng vấn điều tra CĐĐP, lao động và
khách du lịch. Trong chuyến khảo sát này, NCS cũng tìm hiểu hoạt động của một số
cơ quan có liên quan đến HĐDL trên vịnh: Ban quản lý vịnh Hạ Long, Trung tâm
xúc tiến quảng bá du lịch, cảng tàu Bãi Cháy…. Đây là chuyến thực địa trong
khuôn khổ đề tài cấp Đại học Thái Nguyên "Nghiên cứu phát triển DLDVCĐ tại
vịnh Hạ Long" do NCS chủ trì.
Tuyến 3: Thái Nguyên - vịnh Hạ Long (8/2013), có mục đích điều tra đánh
giá nhu cầu của du khách đối với DLDVCĐ tại vịnh Hạ Long. Thực hiện khảo sát
trên vịnh và một số điểm du lịch chính trong vịnh: hàng Đầu Gỗ, trung tâm văn hóa
nổi Cửa Vạn, đảo Ti-tốp… Bên cạnh đó NCS cũng thực hiện phỏng vấn nhanh
người dân địa phương, lao động du lịch tại các điểm đến.
Tuyến 4: Thái Nguyên - vịnh Hạ Long (3/2014), được thực hiện cùng với
giáo viên hướng dẫn, mục đích chính là phỏng vấn các cơ quan quản lý du lịch ở địa
phương (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, doanh nghiệp du lịch (công
ty cổ phần du lịch Đông Dương), Hiệp hội du lịch Quảng Ninh, Ban Quản lý vịnh

42
Hạ Long nhằm nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển du lịch
vịnh Hạ Long nói chung và DLDVCĐ nói riêng. Đây là những tư liệu thực tế quan
trọng giúp NCS có được cái nhìn đúng về vị trí và vai trò của DLDVCĐ tại vịnh Hạ
Long, triển vọng phát triển của nó tại Hạ Long.
Tuyến 5: Thái Nguyên - Hội An (4/2014). NCS thực hiện cùng với giáo viên
hướng dẫn, với mục đích tương tự như tuyến số 3. NCS đã phỏng vấn lãnh đạo các
cơ quan quản lý (phòng Thương mại - du lịch Hội An, Trung tâm văn hóa thể thao
Hội An), Hiệp hội du lịch Hội An, Trung tâm xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, NCS
cũng thực hiện các cuộc điều tra khách du lịch, hiện trạng tham gia của cộng đồng,
và trải nghiệm DLDVCĐ tại Hội An, thực địa các điểm TNDL bên ngoài phố cổ.
1.3.2.2. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý
Phương pháp bản đồ được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bắt đầu
từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm nắm bắt khái quát và nhanh chóng khu vực nghiên
cứu, vạch ra các tuyến, điểm khảo sát đặc trưng của. Nghiên cứu bản đồ, thành lập
bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lý, thể
hiện mọi kết quả nghiên cứu.
Hệ thống bản đồ trong luận án, bao gồm: bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ
hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, bản đồ phân khu chức năng và bản đồ
định hướng tổ chức không gian phát triển DLDVCĐ. Trong đó, nội dung và phương
pháp xây dựng các bản đồ cụ thể như sau:
Các bản đồ địa chất, địa mạo, hình thể và hành chính được xây dựng trên cơ
sở biên tập lại các bản đồ có trước cho phù hợp với tỷ lệ và không gian nghiên cứu
của luận án.
Bản đồ tài nguyên du lịch thể hiện vị trí các điểm tài nguyên du lịch, sự phân
bố của các loại hình cộng đồng dân cư. Các thông tin này được xác định bằng GPS,
bản đồ trực tuyến Googlemap, và kế thừa từ bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu.
Bản đồ hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thể hiện mật độ buồng nghỉ
trên 1000 dân, số lượng buồng phân theo hạng khách sạn, số lượng cơ sở ăn uống,
được xây dựng trên cơ sở tính toán số liệu thống kê của UBND thành phố Hạ Long
và Hội An, số liệu điều tra bổ sung về số nhà nghỉ, khách sạn, số buồng, số dân
phân theo đơn vị hành chính cấp xã.

43
Bản đồ phân khu chức năng được xây dựng dựa trên việc chồng xếp các bản
đồ tài nguyên du lịch, hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thể, hành chính. Trong
đó ranh giới khu và tiểu khu được xác định chủ yếu dựa vào ranh giới hành chính.
Phương pháp hệ thông tin địa lý (Geographic Information System-GIS) với
sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, nhất là phần mềm MapInfo. Phương
pháp này thực hiện có hiệu quả việc thu thập, cập nhật, phân tích và tổng hợp các
thông tin về đối tượng trên các lớp thông tin nhằm tìm ra những đặc điểm, tính chất
chung của đối tượng để tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng các
bản đồ phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá lãnh thổ.
1.3.2.3. Phương pháp toán học
Phương pháp toán học được sử dụng chủ yếu trong quá trình xác định số
lượng mẫu phục vụ điểu tra, cụ thể: luận án đã sử dụng lý thuyết về xác suất thống
kê để tính toán quy mô các mẫu điều tra:
Áp dụng công thức tính quy mô mẫu của Yamane Taro [173] với số lượng
tổng thể đã biết:
N
n=
1+ N ( e2 )
Trong đó: n là quy mô mẫu cần điều tra; N - số lượng của tổng thể muốn điều
tra, e - sai số tiêu chuẩn.
Đối với vịnh Hạ Long, việc xác định cỡ mẫu trong điều tra mức độ tham gia,
tâm lý và sự hiểu biết của cộng đồng đối với phát triển du lịch được dựa trên số dân
trung bình của TP Hạ Long và 2 đảo Ngọc Vừng, Cống Tây (năm 2014 là 236.972
người). Từ công thức trên và sai số tiêu chuẩn được lựa chọn là ±5%, cho phép ta
tính được quy mô mẫu cần điều tra là 400 mẫu. Với tiêu chí điều tra lao động du
lịch tại vịnh Hạ Long, trên tổng số lao động là 19.012 người cho ta quy mô mẫu là
392. Quy mô mẫu điều tra nhu cầu của khách đối với các sản phẩm DLDVCĐ, cũng
được tính toán theo cách thức trên. Số lượng khách du lịch đến với Hạ Long năm
2014 là 4.768.000 lượt người nên số lượng mẫu điều tra là: 400 mẫu.
Tương tự như vậy, ở Hội An số mẫu điều tra CĐĐP là 398 mẫu (tổng số dân
là 93.508 người), số mẫu điều tra lao động du lịch là 368 mẫu (tổng số 4.508 lao
động) số mẫu điều tra du khách là 400 (tổng số khách là 1.629.000 lượt).

44
1.3.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Đây là phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu địa lý du lịch, thông
qua điều tra xã hội học cho phép NCS phân tích đánh giá hiện trạng tham gia của
CĐĐP trong HĐDL tại 2 di sản, đồng thời nắm bắt được nhu cầu của du khách đối
với các sản phẩm DLDVCĐ tại các DSTG. Phương pháp này được thực hiện bằng
bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Trong quá trình thực hiện luận án NCS đã tiến
hành nhiều đợt điều tra tại 2 di sản, và những địa điểm khác (Huế, Đà Nẵng, Hà
Nội, Thái Nguyên) nhằm điều CĐĐP tham gia phát triển du lịch và tìm hiểu nhu cầu
của du khách với các sản phẩm DLDVCĐ tại vịnh Hạ Long và Hội An, cụ thể:
- Điều tra CĐĐP (người dân): NCS đã tiến hành phát bảng hỏi và phỏng vấn
trực tiếp trên 400 người dân địa phương (đại diện các hộ gia đình) ở 3 khu vực
chính: khu vực Bãi Cháy, khu vực Hòn Gai và đảo Ngọc Vừng về mức độ tham gia,
thái độ và sự hiểu biết của cộng động đối với du lịch. Ở Hội An, NCS cũng tiến
hành tương tự, điều tra 400 người dân địa phương tại khu vực phố cổ, khu vực bải
biển Cửa Đại và làng rau Trà Quế.
- Điều tra lao động du lịch: NCS đã điều tra về vai trò, vị trí, hình thức lao
động và thu nhập của lao động địa phương trong lĩnh vực du lịch. Về quy mô điều
tra, tại Hạ Long là 392 mẫu, Hội An là 368 mẫu, được trải đều trên tất các lĩnh vực:
dịch vụ lưu trú (Hạ Long: 80 mẫu, Hội An: 75 mẫu); dịch vụ vận tải (Hạ Long: 80
mẫu, Hội An: 75 mẫu); hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm (vịnh Hạ
Long: 80 mẫu, Hội An: 75 mẫu), dịch vụ ăn uống (vịnh Hạ Long: 80 mẫu, Hội An:
75 mẫu); và hướng dẫn khách du lịch (vịnh Hạ Long: 72 mẫu, Hội An: 68 mẫu).
- Điều tra khách du lịch: NCS đã tiến hành điều tra cảm nhận của khách du
lịch đối với các các di sản và các sản phẩm DLDVCĐ trong khoảng thời gian từ
2011 đến 2015 ở nhiều địa điểm khác nhau. Số lượng điều tra cụ thể như sau: tại
vịnh Hạ Long, điều tra 200 khách nội địa và 200 khách quốc tế; du khách Hội An là
200 khách nội địa và 200 khách quốc tế.
1.3.2.5. Phương pháp phân khu chức năng du lịch
Là phương pháp nhằm không gian hóa các điều kiện phát triển trong mỗi
khu DSTG thành các lãnh thổ có tính tương đồng nhất định về khả năng cung cấp
các dịch vụ DLDVCĐ khác nhau. Ba nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong
phương pháp phân khu chức năng DLDVCĐ gồm:

45
- Nguyên tắc tổng hợp: phân khu chức năng DLDVCĐ phải dựa trên cơ sở
phân tích tổng hợp các chức năng tự nhiên, KT-XH và môi trường của các khu vực
lãnh thổ. Thông qua công tác kiểm kê, đánh giá các điều kiện tài nguyên thiên
nhiên, nhân văn tại chỗ hoặc có thể điều động từ ngoài vào, hiện trạng phát triển du
lịch, hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc điểm CĐDC, các văn bản quy phạm pháp luật của
trung ương, địa phương liên quan đến quản lý, phân khu chức năng của lãnh thổ. Từ
đó đề ra chỉ tiêu ở khía cạnh chung nhất, tổng thợp tất cả đặc điểm của các yếu tố
nhằm tiến hành phân khu.
- Nguyên tắc đồng nhất tương đối: tính đồng nhất tương đối được hiểu là
mối tương quan của các nhân tố hình thành khu, làm nên tính riêng của mỗi khu, tạo
ra sự khác biệt với các khu khác. Như vậy, nguyên tắc đồng nhất được áp dụng để
giải thích việc nhóm các lãnh thổ có điều kiện gần nhau thì được về cùng một đơn
vị khu (tiểu khu).
- Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ: Nguyên tắc này thể hiện ở tính toàn vẹn của
các đơn vị lãnh thổ, không lặp lại, mặc dù các đơn vị ở xa nhau có thể có cùng các
vùng chức năng như nhau nhưng là các cá thể riêng biệt. Trên bản đồ, mỗi đơn vị
lãnh thổ được thể hiện bằng một khoanh vi riêng và tên gọi riêng.
Trên cơ sở 3 nguyên tắc nêu trên, việc phân khu chức năng được thực hiện
thông qua việc phân tích các nhân tố chủ đạo, chồng xếp các bản đồ thành phần và
khảo sát thực địa, trong đó:
- Phân tích nhân tố chủ đạo (trội) là việc nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của
yếu tố này hay yếu tố khác (những yếu tố phản ánh đặc trưng của lãnh thổ) cũng
như mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau trong một hệ thống lãnh thổ.
- Chồng xếp các bản đồ thành phần là việc đối chiếu, so sánh các bản đồ
thành phần với nhau giúp rút ra được những đặc trưng giống và khác nhau về điều
kiện phát triển DLDVCĐ giữa các lãnh thổ, từ đó đưa ra được những chỉ tiêu khoa
học thích hợp cho mỗi cấp phân khu theo mục đích nghiên cứu.
- Khảo sát thực địa là việc xác minh, cập nhật các thông tin nhằm hiệu
chỉnh kết quả của các phương pháp lý thuyết nêu trên cho phù hợp với thực tiễn.

46
1.3.2.6. Phương pháp đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng
Là phương pháp nhằm tìm ra những lãnh thổ thuận lợi hoặc không thuận lợi
cho phát triển DLDVCĐ thông qua việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá, thang đánh
giá, trọng số đánh giá trên cơ sở tiếp cận đánh giá tâm lý - thẩm mỹ. Nội dung cụ
thể của phương pháp này đã được luận giải chi tiết ở mục 1.2.4.
1.3.2.7. Phương pháp chuyên gia
Du lịch là hướng nghiên cứu đòi hỏi kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế rất
nhiều. Do vậy để có được những nhận định, đánh giá chính xác và có tính thuyết
phục cao, NCS đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực: nghiên
cứu du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch. Trong việc
thiết kế bảng hỏi, câu hỏi phục vụ điều tra xã hội học; xác định các tiêu chí phân
khu chức năng, đánh giá điều kiện; định hướng các giải pháp phát triển DLDVCĐ
tại các DSTG….
1.3.3. Quy trình nghiên cứu

Xác định mục tiêu

Tổng quan lý thuyết


Xây dựng
cơ sở lý luận
Tổng quan thực tiễn

Nghiên cứu
điều kiện tự Đánh giá tiềm
Phân khu Giải pháp
nhiên, kinh tế năng và hiện
chức năng du phát triển du
- xã hội, tài trạng phát
lịch dựa vào lịch dựa vào
nguyên và triển du lịch
CĐ tại vịnh CĐ tại vịnh
hiện trạng dựa vào CĐ
Hạ Long và Hạ Long và
phát triển du tại 2 khu di
Hội An Hội An
lịch tại 2 di sản
sản

Đối chiếu, so sánh về cơ sở khoa học phát


triển triển du lịch dựa vào CĐ tại 2 khu di Kết luận
sản 47

Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án


Các bước nghiên cứu của luận án được thể hiện ở sơ đồ trên (Hình 1.1):
- Bước 1: xác định mục tiêu, từ đó tiến hành thu thập, phân tích, tổng quan các
công trình nghiên cứu có trước phù hợp với mục tiêu đề ra; Bước 2: xây dựng cơ sở lý
luận, trên cơ sở tổng quan các tài liệu, những vấn đề về cơ sở lý luận phục vụ luận án
được xây dựng: hệ thống khái niệm, nguyên tắc, chỉ tiêu phân khu chức năng
DLDVCĐ, thang đánh giá nguồn lực phát triển DLDVCĐ; Bước 3: phân tích tiềm
năng, hiện trạng phát triển DLDVCĐ và tiến hành phân khu chức năng DLDVCĐ cho
hai khu vực di sản; Bước 4: đánh giá nguồn lực và đề xuất các định hướng phát triển
DLDVCĐ tại hai khu di sản theo các tiểu khu chức năng. Từ đó rút ra kết luận và các
khuyến nghị.

Tiểu kết chương 1


1) Nghiên cứu phát triển DLDVCĐ tại các DSTG theo tiếp cận địa lý là việc
làm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và thời sự. Nhận định trên được đưa ra trên cơ sở
tổng quan các công trình nghiên cứu DLDVCĐ đã trên thế giới và Việt Nam; các
công trình nghiên cứu về vịnh Hạ Long và đô thị Cổ Hội An.
2) DSTG là các không gian lãnh thổ đặc biệt, vừa chịu tác động của các quy
luật tự nhiên, KT-XH như các lãnh thổ khác, vừa bị chi phối bởi những quy định
hành chính nghiêm ngặt trong khai thác, bảo tồn. Do vậy việc phát triển DLDVCĐ
tại đây cần những tiếp cận riêng biệt: từ quan niệm về cộng đồng, DLDVCĐ...
3) Cơ sở địa lý cho việc phát triển DLDVCĐ tại các DSTG được xây dựng
phục vụ luận án là một quy trình thống nhất, chặt chẽ: từ khâu phân tích tiềm năng
đến không gian hóa lãnh thổ theo các chỉ tiêu phân khu, đánh giá điều kiện phát
triển. Trên cơ sở xây dựng các quan niệm, khái niệm phù hợp, nó được kỳ vọng sẽ
giải quyết tốt những mục tiêu mà luận án đã đặt ra.

48
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH
HẠ LONG VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
2.1. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
2.1.1. Khái quát về khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa
phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106 o56’ đến 107o37’ kinh độ đông và 20o43’ đến
21o09’ vĩ độ bắc (Bản đồ hình thể - phụ lục 24). Vịnh có tổng diện tích 1553 km2
gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng
di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km 2 bao gồm 775 đảo,
có vùng bảo vệ tuyệt đối xác định trong toạ độ từ 106 059’24” đến 107020’30” kinh
độ Đông và 20043’24” đến 21056’12” vĩ độ Bắc, như một hình tam giác với 3 đỉnh
là: đảo Ðầu Gỗ phía Tây, đảo Đầu Bê phía nam, đảo Cống Tây phía đông. Vùng
đệm là giải bao quanh khu vực bảo vệ tuyệt đối, theo hướng tây – tây bắc và đông –
đông bắc được xác định: phía Bắc dọc theo quốc lộ 18A, kể từ đường và Đảo Tuần
Châu đến cây số 11 (phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả), các phía còn lại rộng từ
5 – 7km tính từ đường ranh giới vùng bảo vệ tuyệt đối. Vùng phụ cận là vùng biển
hoặc đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên giáp ranh với Vườn quốc gia Cát
Bà. Vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá
Thông tin xếp hạng năm 1962.
Năm 1994, tại kỳ họp thứ 18 tại TP Phu Kẹt (Thái Lan), Uỷ ban DSTG đã
chính thức công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với
giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ theo tiêu chí vii (phụ lục 10) của Công ước
DSTG. Đến năm 2000, tại kỳ họp toàn thể lần thứ 24 tại TP Cairns (Australia), Uỷ
ban DSTG đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 về
giá trị địa chất địa mạo - tiêu chí viii (phục lục 6).

49
Về hiện trạng phát triển KT-XH: TP Hạ Long là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, là một đỉnh trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía
Bắc do vậy các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở đây diễn ra rất sôi động. Các
chí tiết cụ thể của vấn đề này được phân tích trong phụ lục 18.
2.1.2. Tiềm năng du lịch
2.1.2.1. Vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên
a) Vị trí địa lý tự nhiên
Xét về vị trí của vịnh Hạ Long trong bối cảnh lịch sử địa chất, Hạ Long và
vùng lân cận là nơi các vận động địa chất, kiến tạo diễn ra khá mạnh và liên tục.
Lịch sử tiến hoá địa chất của khu vực có thể chia thành bốn thời kỳ lớn, kéo dài
khoảng 3 tỷ năm. Vào thời kỳ Tiền Cambri (3-0,75 tỷ năm trước), móng kết tinh
được hình thành, va chạm, tạo núi Grenvilli gắn kết các craton Cathaysia, Dương
Tử - Hoàng Liên Sơn và Indosinia với nhau, là những hợp phần của siêu lục địa
Rodinia cách đây khoảng 1 tỷ năm. Thời kỳ Tân nguyên - Cổ sinh giữa (750-350
triệu năm trước), địa khu Liên hợp Việt - Trung được tạo nên nhờ chuyển động tạo
núi Caledoni vào cuối Silur. Thời kỳ Cổ sinh muộn - Trung sinh (350-65 triệu năm
trước) khởi đầu bằng sự hình thành các bể trầm tích carbonat dày trên nghìn mét
vào các kỷ Carbon - Permi, sau đó là dải địa hào chứa than Hòn Gai - Bảo Đài vào
kỷ Trias. Vào thời kỳ Tân sinh khoảng 65 triệu năm qua, đã hình thành các cấu trúc
khối tảng và bồn trũng cục bộ như địa hào Hòn Gai và trũng Hoành Bồ [90]. Chính
lịch sử tiến hóa địa chất và các chuyển động kiến tạo là cơ sở để hình thành những
giá trị địa chất, địa mạo có một không hai của khu vực này, bên cạnh đó là nguồn tài
nguyên khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế (phụ lục 25, 26).
Xét về vị trí trong bối cảnh lịch sử khí hậu của khu vực, những giá trị về địa
chất, địa mạo, các mỏ khoáng sản mà Hạ Long có được ngày nay, không chỉ là kết
quả của các vận động địa chất, kiến tạo mà còn có sự đóng góp không nhỏ của các
thời kỳ cổ địa lý rất đặc biệt. Kỷ Carbon (340-285 triệu năm trước) nóng ẩm, thuận
lợi cho hình thành các bể than đá khổng lồ ở châu Âu, thì ở đây lại là vùng khô
nóng, biển nông, hình thành nên tầng đá vôi dày, nền tảng cho cảnh quan karst độc
đáo sau này. Trái lại, vào kỷ Trias (240-195 triệu năm trước), khi Trái Đất nói
chung, châu Âu nói riêng có khí hậu khô nóng thì đây lại là vùng đầm lầy ẩm ướt
với những khu rừng Hạt trần, Dương xỉ, Thân đốt,… khổng lồ, tích tụ tạo nên bể
than Hòn Gai (dẫn theo [79]). Trong thời kỳ hiện đại, giống như toàn bộ lãnh thổ

50
Việt Nam, vịnh Hạ Long có nền khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm có mùa đông
lạnh. Chính điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều là nhân tố quan trọng tạo nên các giá trị
địa mạo đặc sắc của khu vực (địa mạo karst), và cũng chính nền tảng khí hậu đã tạo
nên một hệ động - thực vật có sự đa dạng về nguồn gốc.
Xét về bối cảnh nguồn gốc sinh vật, do vị trí địa lý nằm trong khu vực nội
chí tuyến, tính chất nhiệt đới ẩm là chủ yếu, vừa có đất liền, đảo và biển, do vậy hệ
động thực vật ở đây mang đặc trưng hệ sinh vật nhiệt đới với sự đa dạng và phong
phú về thành phần loài. Bên cạnh đó, do nằm ở vị trí giao thoa của nhiều luồng sinh
vật (Hoa Nam, Himalaya - Xích Kim...), nên nguồn tài nguyên sinh vật ở đây có
nguồn gốc đa dạng. Cũng chính đặc điểm nguồn tài nguyên sinh vật đã ảnh hưởng
đến phương thức khai thác của cư dân bản địa góp phần tạo nên các giá trị nhân văn
đặc sắc của vùng vịnh Hạ Long.
Tóm lại, vị trí địa lý tự nhiên là yếu tố tiền đề ảnh hưởng trực tiếp đến đặc
điểm tự nhiên và tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ cho phát triển kinh tế nói chung
trong đó có du lịch.
b) Tiềm năng về địa chất, địa mạo
Trên phương diện khoa học và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, giá trị
địa chất, địa mạo của vịnh Hạ Long có thể được xét trên các khía cạnh sau:
- Giá trị địa chất lịch sử và cấu trúc: Vịnh Hạ Long ngày nay được ví như
những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của các quá trình địa chất xảy ra
trong khu vực, là một minh chứng rõ nét cho quá trình phát triển lâu dài của địa chất
khu vực và thế giới. Những dấu ấn đó được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc,
thành phần vật chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hóa thạch [79,90].
Lịch sử hình thành vịnh Hạ Long có chia thành các giai đoạn sau: 340 -250
triệu năm trước - là một vùng biển cổ tích tụ đá vôi dày hàng nghìn mét; Neogen và
Đệ tứ tồn tại trong môi trường lục địa - với quá trình karst hóa diễn ra trong 20 triệu
năm; biển tiến trong vòng 7-8 nghìn năm trở lại đây.
Các hệ tầng trầm tích trong khu vực chứa đựng nhiều vết tích cổ sinh vật
dưới các dạng hóa thạch thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau, đại diện cho các thời
kỳ tiến hoá của sinh giới trong khu vực [90]: Trùng lỗ, Trùng tia, Bút đá, Bọ ba
thuỳ, Răng nón, San hô, Ruột khoang Lỗ tầng, Rêu động vật, Huệ biển, Tay cuộn,
Thân mềm Hai mảnh vỏ, Chân bụng và thực vật.
Về cấu trúc địa chất, khu vực vịnh Hạ Long nằm trong phạm vi đới Duyên
Hải, chịu vận động nghịch đảo, tạo sơn cách nay khoảng 340 đến 285 triệu năm:

51
khối nâng đơn nghiêng Vân Đồn, khối sụt nếp lõm Hạ Long, khối nâng nếp lồi Cát
Bà qua các hệ đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam [ 9] tiếp giáp
với địa hào Hòn Gai và trũng Hoành Bồ qua hệ đứt gãy á vĩ tuyến và đôi nơi còn
biểu hiện đang hoạt động.
- Giá trị địa chất Đệ tứ và địa chất biển: các di tích bậc thềm, hệ thống hang
động và trầm tích hang động, các ngấn biển cổ dưới dạng các hàm ếch và các hệ
hầu hà cổ bám trên vách đá minh chứng cho các thời kỳ biển thoái; Đồng bằng tích
tụ dạng châu thổ cổ (sâu 80-110 m), hệ thống thung lũng sông cổ bảo tồn dưới dạng
các luồng lạch kế thừa dưới đáy Vịnh (ở độ sâu từ 10-20m), minh chứng cho thời kỳ
biển tiến. Trong kỷ Đệ tứ, vịnh Hạ Long đã trải 6 giai đoạn phát triển từ Pleitocen
muộn đến ngày nay [77 , 90]
Dưới góc độ địa chất biển ven bờ, vịnh Hạ Long được ghi nhận như là một
bồn tích tụ hiện đại, được tạo nên không phải từ những mũi nhô của lục địa, mà nhờ
sự tồn tại của hệ thống đảo chắn ngoài. Tại đây, quá trình bờ bị ăn mòn hóa học đá
cacbonat rất phát triển trong môi trường nước biển kiềm tạo nên các ngấn hàm ếch
sâu rộng làm tăng thêm dáng vẻ kỳ dị cho các đảo đá vôi trên vịnh Hạ Long.
- Giá trị địa mạo karst: là một mẫu hình tuyệt vời về karst trưởng thành
trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Nơi đây có một quá trình tiến hóa karst đầy đủ trải qua
20 triệu năm (từ Miocen) nhờ sự kết hợp đồng thời của các yếu tố như tầng đá vôi
dầy, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Quá trình
phát triển đầy đủ karst khu vực vịnh Hạ Long đã trải qua 5 giai đoạn [79;90;172].
Một giá trị khác của karst vịnh Hạ Long chính là sự kỳ vĩ, quy mô của các dạng địa
hình karst. Về quy mô karst, với độ cao, độ dốc và số lượng các tháp đá vôi, vịnh
Hạ Long chỉ đứng sau vùng Yangshu, Quảng Tây, Trung Quốc. Nhưng karst nhiệt
đới Hạ Long có thêm quá trình biển ngập và xâm thực biển đã tạo lên những nét
mới làm cho địa mạo karst ở đây trở thành độc nhất vô nhị trên thế giới [172]. Karst
vịnh Hạ Long xứng đáng có tính nền tảng cho khoa học địa mạo, có ý nghĩa toàn
cầu và xứng đáng được gọi là "Karst kiểu Hạ Long"
Qua những phân tích ở trên có thể thấy, tiềm năng du lịch từ tài nguyên địa
chất, địa mạo của vịnh Hạ Long là rất lớn.
c) Tiềm năng về tài nguyên khí hậu
Như đã đề cập, vịnh Hạ Long và vùng phụ cận nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Tổng nhiệt độ năm ≥ 8000oC, nhiệt độ
trung bình năm > 21oC, tổng lượng mưa trung bình năm đạt 2000 -2200mm. Khí

52
hậu vịnh Hạ Long có thể chia thành thành 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông). Xét trên
khía cạnh TNDL, các yếu tố khí hậu được xem xét bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, số
ngày nắng, gió và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Tính toán từ số liệu thống kê của
TT dự báo KTTV Quảng Ninh [4] cho thấy các yếu tố khí hậu kể trên tại vịnh Hạ
Long được đánh giá ở mức khá luận lợi cho phát triển du lịch nói chung và du lịch
biển nói riêng (những phân tích chi tiết ở phụ lục 12).
d) Tiềm năng về thủy - hải văn
Mạng lưới thủy văn khu vực nghiên cứu khá dày, tuy nhiên, do nằm ở phía
đông của cánh cung Đồng Triều, nên sông ngòi có đặc điểm chung là nhỏ, ngắn, lưu
lượng nước ít. Trong đó đáng chú ý nhất là các sông thuộc lưu vực vịnh Cửa Lục:
sông Diễn Vọng, sông Trới, sông Vũ Oai, sông Man; lưu vực các sông chảy vào hồ
Yên Lập (suối Đôn, suối Míp). Bên cạnh hệ thống các sông suối, trong khu vực còn
cố một số hồ nước nhân tạo: hồ Yên Lập, ồ Ao Cá, hồ Cái Dăm, hồ Hùng Thắng, hồ
Yết Kiêu, hồ Khe Cá. Nhìn chung các hồ tại khu vực Hạ Long có diện tích nhỏ, làm
nhiệm vụ điều hòa là chính, ngoại trừ hồ Yên Lập có giá trị lớn cho du lịch. Yên
Lập là một hồ nước ngọt nhân tạo, được hình thành từ việc đắp đập ngăn dòng chảy
của sông Míp và suối Vạn Nho. Hồ có tổng diện tích 182 km 2, trữ lượng trong hồ
khoảng 128 triệu m3, độ sâu trung bình 29,5m, trong lòng hồ còn có nhiều đảo nổi
tự nhiên như đảo Bàn Tay, đảo Canh, đảo Cua, đảo Giáp Giới.... cùng với rừng
thông bao la phủ kín các ngọn đồi tạo nên cảnh đẹp nên thơ.
Xét về các yếu tố hải văn khu vực vịnh Hạ Long, đây là vùng biển nhiệt đới
gió mùa, có chế độ nhật triều đều, sóng biển thấp, thích hợp với loại hình du lịch
tắm biến, lặn biển. Các loại hình du lịch biển khác như, lướt sóng, lướt ván buồm,
đua thuyền buồn rất khó phát triển. Đối với tài nguyên biển phục vụ phát triển du
lịch tắm biển, có một số yếu tố cần quan tâm: nhiệt độ nước biển tầng mặt; độ mặn
của nước biển; sóng biển. Qua phân tích những thông số kỹ thuật về các yếu tố thủy
hải văn ở khu vực vịnh Hạ Long cho thấy, các yếu tố này không được đánh giá quá
cao. Tuy nhiên sự kết hợp của yếu tố hải văn này trong một khung cảnh cụ thể của
vùng karst ngập nước, của hệ động thực vật đặc trưng đã tạo nên một giá trị có một
không hai, đó chính là giá trị thẩm mỹ. Đây là tiêu chí giúp vịnh Hạ Long được ghi
danh lần đầu vào danh sách DSTG năm 1994. Giá trị thẩm mỹ của vịnh Hạ Long
chính là sự kết hợp hài hòa và đa dạng của cảnh quan thiên nhiên với yếu tố cơ bản
là đá, nước, thực vật và bầu trời.

53
Có thể nói giá trị du lịch lớn nhất của Hạ Long là sự kết hợp tài tình giữa các
yếu tố khí hậu, hải văn trong một bối cảnh địa chất đặc biệt. Vẻ đẹp của Hạ Long
không chỉ ở sự cảm nhận cảnh quan bề ngoài, mà còn ở sự cảm thụ những giá trị
thẩm mỹ chiều sâu đối với những biến cố vĩ đại của lịch sử kiến tạo, cấu trúc, thành
phần vật chất, loại hình, thứ bậc và cuộc đời sinh động của mỗi hình thể, vật thể địa
chất vịnh.
e) Tiềm năng về tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật phục vụ phát triển du lịch thể hiện ở tính đa dạng rất cao
về thành phần giống loài, về các nguồn gen quý hiếm và đa dạng về các hệ sinh
thái. Tính đa dạng sinh học của Hạ Long - Cát Bà tiêu biểu cho miền Bắc Việt Nam.
Nơi đây có hầu hết các dạng sinh thái, từ rừng đến biển, từ rừng mưa nhiệt đới đến
rừng ngập mặn, từ các rạn san hô đến những bãi triều lầy. Hạ Long có thực vật trên
rừng, thực vật dưới nước, động vật trên cạn, động vật biển, các loài cá nước mặn,
nước ngọt... Điều này đã làm cho vịnh Hạ Long trở nên độc đáo và có thể khẳng
định rằng không nơi nào trên đất nước ta, với một diện tích nhỏ lại có nhiều tính đặc
thù đa dạng như vậy [42]. Dưới góc độ du lịch, đây là loại tài nguyên có giá trị và
sức hút cao đối với du khách. Do vậy, nó cần được nghiên cứu, bảo tồn và khai thác
nhằm góp phần phát huy giá trị của di sản.
- Đa dạng về thành phần loài: Vịnh Hạ Long có tính đa dạng về thành phần
loài rất cao, theo Nguyễn Khắc Hường (2005) [42], tổng số loài sinh vật ở vịnh Hạ
Long đã được thống kê là 2528 loài. Đến năm 2008 theo số liệu thống kê của Ban
quản lý vịnh Hạ Long, khu vực vịnh Hạ Long có tổng số 2949 loài, đạt mật độ 1,9
loài/km2, trong đó có 1259 loài động thực vật sống trên cạn, 1553 loài sinh vật sống
trong thuỷ vực và 66 loài (thuộc Bò Sát và Lưỡng Cư) sống ở cả trong nước và trên
cạn và 71 loài chim (phụ lục 14) [175, 177] . Tính đa dạng cao về số loài sinh vật tại
vịnh Hạ Long không chỉ có ý nghĩa hấp dẫn trực tiếp khách du lịch, mà đây còn là
điều kiện để phát triển các sản phẩm dịch vụ bổ trợ, góp phần đa dạng hoá các
SPDL tại vịnh Hạ Long.
- Đa dạng nguồn gen quý hiếm: Nguồn gen quý hiếm ở vịnh Hạ Long được
thể hiện ở nhiều sinh vật có giá trị khoa học (102 loài quý hiếm -36 loài danh sách
IUCN), đặc hữu (17 loài [175; 177]), kinh tế (200 loài sinh vật biển, 219 loài sinh

54
vật đảo) và dược liệu (457 loài động, thực vật) [42] (phụ lục 14). Cùng với đó là gá
trị về du lịch của các rạn san hô, các hệ sinh thái cỏ biển, vùng triều, rừng trên đảo...
Có thể nói đây là nguồn TNDL vô cùng quý giá. Thực tế cho thấy những
vùng có tính đa dạng sinh học cao thường là nơi hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là
các loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên trong đó có DLDVCĐ.
- Đa dạng về các hệ sinh thái: Đến nay, tại vùng vịnh Hạ Long đã xác định
được 10 kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác nhau, trong đó có một số hệ sinh thái có giá
trị cao trên phương diện bảo tồn và du lịch: hệ sinh thái rạn san hô; hệ thái thảm
thực vật trên các đảo đá vôi; hệ sinh thái hang động tùng, áng (phụ lục 14)
2.1.2.2. Vị trí địa lý kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch nhân văn
a) Vị trí địa lý kinh tế - xã hội
Vị trí của vịnh Hạ Long trong tiến trình phát triển văn hóa dân tộc: Với vị trị
thuận lợi và tiềm năng lớn về tự nhiên, ngay từ thời tiền sử vịnh Hạ Long đã là địa
bàn cư trú của người Việt cổ, với 3 nền văn hóa nối tiếp nhau (Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ
Long). Dấu tích hiện nay đó là các di chỉ khảo cổ nằm rải rác trong khu vực di sản
và vùng phụ cận. Thời kỳ văn hóa Đại Việt, Hạ Long nằm ở vị trí tiếp giáp với vùng
đồng bằng sông Hồng - cái nôi của văn hóa Việt nên đây đã sớm trở thành địa bàn
cư trú cư dân Việt cổ. Dấu ấn của họ để lại gắn liền với nghề khai thác, đánh bắt hải
sản: các đền thờ (Trần Quốc Nghiễn, đền Bà Men), lễ hội truyền thống, các món
ăn... Trong thời kỳ thực dân phong kiến, với nguồn tài nguyên than đá, Hạ Long đã
trở thành trung tâm khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, và văn hóa "vùng mỏ" -
văn hóa của những "phu mỏ" tứ xứ - những người bị bóc lột dã man, cùng cực cũng
ra đời từ đó. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của người Pháp cũng để lại những dấu ấn
nhất định trong văn hóa vùng mỏ nói chung (tôn giáo, các địa danh,...). Bước sang
thời kỳ đất nước tiến lên Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, vẫn với vị trí là trung tâm
công nghiệp khai khoáng của cả nước, Hạ Long tiếp tục là điểm đến của những
"phu mỏ" thời hiện đại - người chủ thực sự trên mảnh đất của mình. Họ đã cùng
nhau xây dựng nên bản sắc văn hóa vùng mỏ thời kỳ hiện đại. Trong giai đoạn hiện
nay, với vị trí là trung tâm hành chính - chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh Quảng
Ninh, Hạ Long là nơi hội cư của người dân đến từ khắp các vùng miền tổ quốc, vì
vậy văn hóa của Hạ Long mang sắc thái tổng hợp trên nền văn hóa vùng mỏ đã
được tạo dựng trước đó. Cùng với sự phát triển KT-XH, những sắc thái văn hóa mới

55
của Hạ Long đang được hình thành đó là văn hóa của một đô thị du lịch - dịch vụ
ven biển hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Vị trí địa lý của Hạ Long trong lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc: nằm ở vị trí
phên dậu phía Đông Bắc của Tổ quốc, vùng vịnh Hạ Long và khu vực lân cận đã là
nơi ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông trên mặt trận chống giặc ngoại
xâm (chủ yếu là các trận thủy, hải chiến). Trong thời kỳ phong kiến, từ khi Ngô
Quyền đánh tan quân Nam Hán trên dòng Bạch Đằng, đến thời kỳ quân dân nhà
Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, với chiến tích của danh tướng Trần
Khánh Dư trên cửa biển Vân Đồn đã để lại rất nhiều di tích lịch sử có ý nghĩa lớn
đối với du lịch (Bãi cọc Bạch Đằng, cảng Vân Đồn, Bãi Cháy, đền thờ Trần Quốc
Nghiễn, đền thờ Trần Quốc Tảng...). Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, với vị thế
là một trong nhưng nơi xuất hiện đầu tiên và phát triển nhất của giai cấp công nhân
Việt Nam. Các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân chống lại
ách đô hộ và bóc lột của thực dân Pháp đã để lại những dấu ấn quan trọng (di tích
khu mỏ Mạo Khê). Bước vào thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược, với vị thế là một
đô thị công nghiệp, cửa ngõ quốc tế trên biển của nước ta, là nơi sản xuất những
mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc kháng chiến. Hạ Long trở thành địa bàn đánh
phá ác liệt của không quân Mĩ, những cuộc chiến đấu đánh trả sự bắn phá của
không quân Mĩ đã để lại những di tích lịch sử có giá trị du lịch rất lớn cho ngày nay
(di tích núi Bài Thơ, trận địa phòng không...).
Vị trí địa lý của Hạ Long trong mối liên hệ với các trung tâm kinh tế, du lịch
trong khu vực và cả nước: Hạ Long là một đỉnh trong tam giác tăng trưởng Hà Nội -
Hải Phòng - Hạ Long, do vậy địa phương này nhận được sự đầu tư lớn của Nhà
nước để phát triển kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật. Đây là cơ sở để Hạ Long hướng
tới mục tiêu trở thành đô thị du lịch hiện đại mang tầm cỡ thế giới. Ở khía cạnh
khác, Hạ Long cách thủ đô Hà Nội 170km (3 giờ đi ô tô), cách TP Hải Phòng 70km,
và khoảng cách với các trung tâm kinh tế khác của miền Bắc như: Thái Nguyên
(200km), Bắc Ninh (120km), Bắc Giang (140km), Hải Dương (120km), Nam Định
(170km). Với khả năng tiếp cận dễ dàng bằng đường bộ (Quốc lộ 18, Quốc lộ 10),
đường thuỷ nội địa, đường biển và đường sắt (Hà Nội - Hạ Long), Hạ Long có
nhiều lợi thế trong việc thu hút khách du lịch từ các trung tâm này. Đối với du lịch
quốc tế, Hạ Long cũng có những lợi thế riêng: nằm cách cửa khẩu Móng Cái 180

56
km dọc theo tuyến quốc lộ 18, sân bay quốc tế Nội Bài 160 km, sân bay Cát Bi (Hải
Phòng) 70 km. Về đường biển, Hạ Long có cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hòn Gai
đều có thể tiếp nhận các tàu du lịch cỡ lớn. Xét trong phạm vi khu vực, vịnh Hạ
Long gần với các thị trường khách du lịch lớn của thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản. Như vậy, có thể nói Hạ Long có vị trí rất thuận lợi cho phát triển du lịch
nói chung và DLDVCĐ nói riêng.
b) Tiềm năng du lịch khảo cổ học
Giá trị khảo cổ học tiêu biểu của vịnh Hạ Long trước hết là sự tồn tại của các
nền văn hóa tiền sử với những sắc thái riêng, minh chứng cho bước chuyển từ tiền
sử sang văn minh, từ thời đại đồ Đá sang thời đại Kim khí của nhân loại. Những vết
tích văn hóa sớm nhất tại vịnh Hạ Long hiện được biết đến là văn hóa Hòa Bình
(17.000 -7.000 năm), văn hóa Bắc Sơn (11.000 - 7.000 năm) với di tích tiêu biểu là
hang Soi Nhụ (vịnh Bái Tử Long) có tuổi 14.000 năm. Nối tiếp sau là văn hóa Cái
Bèo có nguồn gốc từ văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn với di tích tiêu biểu là Cái Bèo
(Cát Bà) có tuổi 6.475 năm và văn hóa Hạ Long có niên đại 5.000 - 3.000 năm được
xem là dấu son trong tiền sử vịnh Hạ Long. Văn hóa Hạ Long có nguồn gốc từ văn
hóa Cái Bèo và là một trong những nguồn tạo dựng văn hóa Đông Sơn sau đó. Tiêu
biểu là di tích Ngọc Vừng, Tuần Châu, hang Trinh Nữ…
Hiện nay trong khu vực DSTG vịnh Hạ Long đã phát hiện được 7 di tích
khảo cổ gắn với các hang động karst, gồm: Động Thiên Long, Hang Luồn, Hang Bồ
Nâu, Hang Trống, Động Mê Cung, Hang Tiên Ông và Hang Trinh Nữ.
c) Tiềm năng du lịch lịch sử, tâm linh
Do vị trí đặc biệt của mình trong suốt các thời kỳ lịch sử, vịnh Hạ Long và
khu vực lân cận là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Hiện tại
chúng đang trở thành nguồn TNDL vô cùng ý nghĩa, có thể kể đến (phụ lục 15):
Cụm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở trung tâm TP, bao gồm: Núi Bài Thơ,
Đền Thờ Đức Ông Đông Hải Đại Vương, Chùa Long Tiên; Cụm di tích chùa Lôi
Âm và hồ Yên Lập: cụm di tích này được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích
cấp quốc gia tại Quyết định số 141 QĐ/BT ngày 23/1/1997, trước thuộc huyện
Hoành Bồ, nay thuộc TP Hạ Long; Di tích Trận địa pháo 37 ly của Xí nghiệp Tuyển
than Hòn Gai; Di tích Trung tâm Điện chính Bưu điện Quảng Ninh trên núi Bài
Thơ; Chùa Lấm

57
d) Tiềm năng du lịch làng chài
Cư dân các làng chài là những chủ nhân đầu tiên của di sản và bằng chính
hoạt động của mình, họ đã tạo nên những giá trị văn hoá nhân văn độc đáo cho vùng
non nước này. Từ đầu thế kỷ 19 người ta đã thấy sự có mặt của ngư dân Giang
Võng, Trúc Vong trên vịnh Hạ Long mà hậu duệ của họ là những người dân chài
sống trên các làng chài nổi Ba Hang, Cống Tàu, Vông Viêng, Cửa Vạn ngày nay
[134]. Họ lấy thuyền, bè làm nhà và chọn vịnh làm quê hương.
Dân số trên vịnh Hạ Long (trước khi tái định cư) khoảng 1.603 người, tập
trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng
Thắng, TP Hạ Long). Cư dân vùng Vịnh phần lớn sống trên thuyền, trên nhà bè để
thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng các loại thủy hải sản. Cuộc sống, sinh hoạt,
kiếm sống…trên biển đã tạo ra những nét văn hóa đặc trưng riêng cho người dân
làng chài trên vịnh Hạ Long: tục hát giao duyên, hát đúm, hò biển, hát đám cưới
trên thuyền, những lễ hội, tập quán tín ngưỡng gắn với biển… là những giá trị đặc
biệt có sức thu hút lớn đối với du khách.
Tóm lại, khu vực DSTG vịnh Hạ Long có tiềm năng du lịch tự nhiên rất lớn
để phát triển du lịch nói chung và DLDVCĐ nói riêng (phụ lục 27).
2.1.3. Hiện trạng phát triển du lịch và du lịch dựa vào cộng đồng
2.1.3.1. Hiện trạng hoạt động du lịch
a) Hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch (phụ lục 29)
Các cơ sở lưu trú: theo thống kê năm 2013, Hạ Long có 485 cơ sở lưu trú
với 8.325 phòng, trong đó có 56 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-4 sao. Ngoài ra còn
có 155 tàu có dịch vụ lưu trú nghỉ đêm trên vịnh với 1.415 buồng ngủ. Mật độ
phòng nghỉ trung bình đạt 35 phòng/1000 dân, cao nhất là phường Bãi Cháy.
Các cơ sở dịch vụ ăn uống: tại Hạ Long hầu hết các khách sạn đều phục vụ
ăn uống, bên cạnh đó còn có hệ thống các nhà hàng (100 cơ sở), quán ăn bình dân
đáp ứng tốt nhu cầu ăn uống của du khách.
Các cơ sở vui chơi giải trí, văn hoá thể thao: hiện nay tại Hạ Long hệ thống
các cơ sở loại này khá phát triển, chúng ta có thể kể đến: rạp chiếu phim, thư viện,
cung văn hoá Việt - Nhật, nhà thi đấu thể thao, sân tennis, các quán bar, cafê,....

58
Các cơ sở mua sắm: có khá nhiều trung tâm thương mại, mua sắm tại Hạ
Long (Vườn Đào, chợ đêm Bãi Cháy, trung tâm thương mại Hạ Long I, II) và rất
nhiều cửa hàng lưu niệm có quy mô nhỏ khác.
- Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch: hiện nay trên vịnh Hạ
Long có khoảng 450 tàu trở khách đăng ký hoạt động, trong đó 155 tàu lưu trú,
công suất phục vụ khoảng 7000 lượt khách/ngày. Ngoài ra còn hệ thống vận tải
bằng xe buýt, taxi, xe ôm và bằng thuyền nhỏ chèo tay.
- Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc: nhìn chung phát triển mạnh có
khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.
b) Lao động du lịch
Tổng số lao động du lịch tại khu vực vịnh Hạ Long hiện nay, theo thống kê,
là 19.012 người, trong đó số có trình độ đại học và trên đại học chiếm 20,6% (3916
người), đây là một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, đây là những con số thống kê lao động
làm việc trực tiếp trong các công ty du lịch, còn một số lượng lớn lao động làm việc
gián tiếp, theo mùa vụ chưa được thống kê. Phần lớn trong số này không có chuyên
môn về nghiệp vụ du lịch. Nhìn chung số lượng lao động hiện tại của khu vực vịnh
Hạ Long đáp đủ cho nhu cầu phát triển du lịch. Tuy nhiên vấn đề chất lượng lao
động trong du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt lao động phục vụ trong loại hình
DLDVCĐ, phần lớn họ là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến những hình ảnh không đẹp về du lịch Hạ Long thời gian qua.
c) Các loại hình và tuyến du lịch chủ yếu
Hiện nay tại khu vực vịnh Hạ Long, các loại hình và SPDL đang được khai
thác khá phong phú, đa dạng, bao gồm: du lịch tham quan ngắm cảnh; tắm biển,
nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa, cộng đồng, vui chơi giải trí biển… Cùng với đó là
tuyến du lịch tham quan vịnh đang được khai thác chính thức (phụ lục 13).
d) Kết quả hoạt động du lịch
Khách du lịch: số lượng khách du lịch đến với TP Hạ Long nói chung và
vịnh Hạ Long nói riêng giai đoạn 2008-2013 có xu hướng tăng và tăng liên tục với
tốc độ trung bình khoảng 13,5%/năm. Trong cơ cấu khách du lịch đến Hạ Long,
khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất cao (trên 50%). Số liệu thống kê cho thấy trong
22.274.000 lượt khách từ năm 2008 đến năm 2013 có hơn 11.855.000 lượt khách
quốc tế [69;115], chiếm 53,2%. Tỷ trọng khách du lịch đến Hạ Long trong tổng số

59
khách du lịch đến tỉnh Quảng Ninh c ho thấy Hạ Long luôn là điểm du lịch hấp dẫn
hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 có 63,4% trong tổng số 7.518.000 lượt
khách du lịch đến Quảng Ninh đã ghé thăm Hạ Long. Tình hình khách du lịch đến
vịnh Hạ Long có thể thấy qua biểu đồ (phụ lục 17).
Về cơ cấu khách du lịch quốc tế, theo tính toán từ số liệu thống kê [69;115]
cho thấy, trong mười thị trường khách du lịch quốc tế (lưu trú) tiêu biểu của Quảng
Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng thì Trung Quốc và Hàn Quốc luôn là các thị
trường dẫn đầu và số lượng tăng liên tục từ năm 2009 đến nay. Năm 2009 số lượng
khách Trung Quốc là 195.600 lượt, chiếm 27,72%, du khách Hàn Quốc là 129.200
người (18,31%). Đến năm 2012 con số tương ứng là 355.000 lượt người và 29,05%
đối với du khách Trung Quốc, 293.000 lượt người và 23,98% đối với du khách Hàn
Quốc. Theo đánh giá của Hiệp hội du lịch Quảng Ninh, du khách Trung Quốc là
phân khúc thị trường "bình dân", tuy nhiên sức mua các dịch vụ bổ sung (hàng hóa,
đồ lưu niệm...) của họ lại rất lớn. Hơn nữa với khả năng của điều kiện cung hiện tại,
du lịch Quảng Ninh và Hạ Long khá phù hợp với đối tượng du khách này. Đối với
khách phương Tây (châu Âu, Úc, Mĩ ), dẫn đầu là Pháp (xếp thứ 4, sau Trung Quốc,
Hàn Quốc, Đài Loan). Đây được đánh giá là phân khúc thị trường cao cấp cần mở
rộng khai thác để mang lại thu nhập lớn. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Hạ Long
có thể thấy qua biểu đồ (phụ lục 17).
Doanh thu du lịch: tính trong giai đoạn từ 2008 -2013, doanh thu từ du lịch
của Hạ Long tăng trung bình 13,5% năm. Năm 2008 đạt khoảng 1.450 tỷ đồng
(không tính tiền phí tham quan vịnh Hạ Long) đến năm 2013 tăng lên 2.425 tỷ
đồng, gấp 1,67 lần [69]. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn thu từ du lịch của Quảng
Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng (phụ lục 17), nguồn thu lớn nhất hiện nay tập
trung vào dịch vụ lưu trú (30,22% - 2011; 28,8%-2013), dịch vụ ăn uống (23,44%-
2011; 18,66% -2013), dịch vụ vận chuyển (9,46%-2011; 17,47% -2013) [69]. Đây
được xem là những dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu trong du lịch hay nói cách
khác đầu ra của các loại hình dịch vụ này tất yếu sẽ tăng khi số lượng khách tăng.
Vì vậy để tăng doanh thu về du lịch, Hạ Long cần chú ý đến việc cung cấp các dịch
vụ bổ sung khác nhằm tăng mức chi tiêu của du khách: làm mới, bổ sung liên tục
các SPDL mới, dịch vụ mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe...

60
Về nguồn thu từ bán vé tham quan và vận chuyển du khách trên vịnh chiếm
khoảng 1/4 tổng doanh thu của du lịch Hạ Long. Năm 2012 doanh thu từ hai loại
hình dịch vụ này chiếm 20,18% tương đương 527 tỷ đồng, năm 2013 con số tương
ứng là 25,75% và 675 tỷ đồng [69].
Điều này cho thấy, một mặt Hạ Long đang khai thác tốt giá trị của DSTG
vịnh Hạ Long cho phát triển du lịch, mặt khác con số xấp xỉ 1/4 tổng doanh thu cho
thấy du lịch Hạ Long hiện nay vẫn phụ thuộc rất lớn vào những điều kiện sẵn có.
Hiện trạng này cần thay đổi trong tương lai nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
và hiệu quả của vịnh Hạ Long. Bởi lẽ nếu phụ thuộc quá lớn các các nguồn thu liên
quan đến số lượng khách du lịch, sẽ tạo áp lực rất lớn đến công tác bảo tồn và sự
toàn vẹn của di sản. Cho nên bài toán tăng doanh thu nhưng không tăng số lượng
khách cần được nghiên cứu và triển khai ngay.
2.1.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
a) Khái quát mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du
lịch
Theo kết quả điều tra phục vụ luận án, trong tổng số 400 người dân địa
phương được hỏi chỉ có 14,0% số người (56 người) có tham gia trực tiếp vào
HĐDL (cho khách nghỉ lại nhà), có 12% (48 người) số người có thu nhập từ HĐDL
thông qua việc bán các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thu cộng nghiệp hoặc lao động
phục vụ khách du lịch...và có đến 54% (216 người) không có quan hệ gì với khách
du lịch, ngoài ra số còn lại 20% (20 người) có quan hệ với khách du lịch thông qua
các mối quan hệ trong công việc. Như vậy có thể thấy rằng, mức độ tham gia của
CĐĐP còn khá thấp, tính chung chỉ có 26% số người thu lợi trực tiếp từ HĐDL,
74% số người không được hưởng lợi ích trực tiếp hoặc không hưởng lợi từ hoạt
động này. Đây là một vấn đề cần xem xét khi biết rằng, tại khu vực này các HĐDL
diễn ra rất mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, trong số 26% số người có doanh thu từ HĐDL, sự phân hóa về
thu nhập thể hiện khá rõ. Nếu các gia đình có kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, thường
có 2-3 thành viên trong gia đình tham gia, thu nhập trung bình 15 triệu/tháng/hộ, thì
những hộ có thu nhập từ du lịch nhưng không kinh doanh dịch vụ lưu trú, thường
chỉ có 1 người tham gia, thu nhập trung bình 2-3 triệu đồng/tháng.
Với những số liệu trên có thể cho chúng ta nhận định: mức độ tham gia của
cộng đồng vào HĐDL tại khu vực di sản còn thấp. Bởi lẽ, nếu tính theo số liệu

61
thống kê, năm 2013, lượng khách du lịch đến Hạ Long là 4,768 triệu lượt gấp hơn
20 lần dân số trung bình của khu vực, nhưng chỉ có 26% dân số là được hưởng lợi
trực tiếp từ du lịch.
b) Hiện trạng tham gia của lao động địa phương trong một số hoạt động du
lịch
Đối với vấn đề lao động du lịch, luận án tập trung phân tích một số khía cạnh
chủ yếu, đó là: tỷ lệ lao động du lịch là người địa phương, vị trí làm việc và thu
nhập của lao động địa phương trong một số hoạt động kinh tế du lịch. Số liệu phân
tích được lấy từ kết quả điều tra thực tế của luận án, với 392 mẫu. Kết quả nghiên
cứu này, sẽ làm rõ hơn vai trò, ý nghĩa của du lịch đối với người dân địa phương,
đồng thời cũng cho thấy những tồn tại và yếu kém của lao động địa phương nhằm
tìm ra những giải pháp thích hợp thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa của cộng đồng
vào HĐDL.
- Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú
Theo kết quả điều tra thực
tế, lao động là người địa phương
làm việc trong lĩnh vực này chiếm
tỷ lệ khá cao. Trong tổng số 80
người được hỏi, có 60 người là
dân địa phương, chiếm 75%, tuy
nhiên trong số này có đến 42
người (52,5%) có thời gian sinh
sống tại địa phương dưới 10 Hình 2.1. Vị trí làm việc của lao động
địa phương
năm. Điều này cho thấy, mặc dù
tỷ lệ LĐĐP cao, nhưng phần lớn trong số họ là người từ địa phương khác đến làm
việc và ở lại địa phương. Trong khi số thực chất là người bản địa (thời gian sinh
sống trên 10 năm), chỉ có khoảng 22,5%. Nếu tính theo phương án này thì tỷ lệ lao
động là người bản địa chỉ chiếm 22,5%, số còn lại 77,5% là người từ nơi khác đến.
Về vị trí công tác của lao động địa phương trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
này, nhìn chung, lao động địa phương có vị trí làm việc khá cao (hình 2.1), theo số
liệu điều tra: có đến 30% số lao động địa phương giữ vị trí giám đốc, và quản lý
trong các doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên đây phần lớn là các cơ sở kinh doanh
nhỏ, người dân tự đầu tư xây dựng và cũng tự đứng ra kinh doanh, hoặc là do người

62
thân làm chủ. Trong khi đó, tại các doanh nghiệp lớn (khách sạn lớn), lao động địa
phương chủ yếu làm việc tại bộ phận phục vụ: bảo vệ, tạp vụ, nhân viên chạy bàn....
lực lượng này chiếm khoảng 57,5% số người được hỏi. Đặc biệt trong nhóm này, số
lượng lao động làm việc tự do (theo thời vụ) chiếm tỷ lệ khá lớn (20%). Thực tế này
cho thấy, mặc dù lao động địa phương đã được sử dụng, tuy nhiên tính bấp bênh
trong công việc vẫn còn khá lớn, hơn nữa họ còn bị cạnh tranh bởi lực lượng lao
động ngoại tỉnh. Đây là một vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển du lịch
bền vững trong khu vực.
Về thu nhập, nhìn chung nhóm có vị trí làm việc cao, ổn định sẽ có thu nhập
cao hơn. Tuy nhiên việc khảo sát số liệu về thu nhập cá nhân gặp nhiều khó khăn,
do nhiều yếu tố, vì vậy trong khuôn khổ luận án này, các số liệu đưa ra chỉ mang
tính chất tham khảo. Theo kết quả điều tra, nhóm lao động này có thu nhập khá cao,
trung bình từ 2,5-5 triệu đồng/người/tháng (2012).
- Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch
Dịch vụ vận tải du lịch tại
vịnh Hạ Long rất đa dạng, có thể kể
đến: tàu, thuyền, taxi, ôtô khách, xe
ôm… Với sản phẩm đặc thù là du
lịch biển - đảo, do vậy NCS sẽ tập
trung phân tích lao động trong loại
hình vận tải khách bằng tàu, thuyền,
trên khu vực vịnh Hạ Long. Hình 2.2. Công việc của LĐ địa phương
Tính đến nay, tại cảng tàu
khách du lịch Bãi Cháy có khoảng 450 tàu thuyền các loại, trong đó có khoảng 130
tàu lưu trú (ngủ lại trên Vịnh), còn lại là tàu chạy theo giờ, có thể phục vụ 7000
khách/ngày [15]. Theo số liệu điều tra, phần lớn các tàu du lịch thuộc về các chủ sở
hữu tư nhân, họ có đội ngũ thuyền trưởng, thuyền viên riêng và hầu hết (67%) đều
là người địa phương khác (huyện, tỉnh khác). Lao động địa phương làm việc trên
tàu, chủ yếu đảm nhận công việc phục vụ, vệ sinh, dẫn khách lên tàu, nhưng số
lượng cũng rất ít (Hình 2.2). Với vị trí công việc như vậy, nhìn chung thu nhập của
lao động địa phương thường không cao. Số người có thu nhập từ 5-10 triệu

63
đồng/tháng chỉ chiếm khoảng 8%, 60% có thu nhập từ 2-5 triệu đồng/tháng và số
còn lại có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng (2012).
Bên cạnh dịch vụ vận tải bằng tàu du lịch, còn có loại hình dịch vụ chở
khách bằng thuyền nhỏ vào thăm hang động khi những tàu du lịch không thể vào
sâu bên trong. Loại hình này phổ biến khi khách tham quan Hang Luồn, Hồ Ba
Hầm. Đối với loại hình này, gần như tất cả đều do người địa phương quản lý, tổ
chức khai thác. Đặc điểm nổi bật của loại hình dịch vụ vận tải này là sự hỗ trợ khá
lớn của các công ty du lịch cho CĐĐP. Tuy nhiên, khả năng vận chuyển của chúng
rất hạn chế, và nhu cầu của khách cũng không cao, do đó thu nhập của lao động địa
phương từ loại hình vận tải này còn thấp và thiếu ổn định.
Ngoài ra còn có đội ngũ xe ôm, lái xe taxi...., đội ngũ này khá đông đảo và
phần lớn cũng là người địa phương hoặc các khu vực lân cận (62%). Đặc điểm của
nhóm lao động này là làm việc tự do (ngoại trừ lái xe taxi của một số hãng lớn),
không có tổ chức. Tình trạng tranh giành khách, hành xử thiếu văn hóa thường
xuyên diễn ra.
Đánh giá chung về lao động địa phương làm việc trong lĩnh vực vận tải du
lịch, đó là tỷ lệ tham gia của lao động địa phương không đồng đều giữa các loại
hình vận tải; vị trí công việc thấp, thu nhập thiếu ổn định, trình độ của lao động địa
phương trong lĩnh vực này còn thấp.
- Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm:
Sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm tại các địa điểm du lịch là hoạt động
kinh tế mang lại lợi nhuận khá cao, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu mua bán của
khách du lịch, thông qua hoạt động này còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của
địa phương ra bên ngoài. Hiện nay trong khu vực DSTG vịnh Hạ Long có rất nhiều
điểm bán hàng lưu niệm với quy mô khác nhau. Lớn nhất là khu vực Chợ đêm Hạ
Long nằm ngay gần bờ biển với các mặt hàng lưu niệm phong phú như: các sản
phẩm điêu khắc gỗ, ngọc trai, các tác phẩm bằng san hô, than đá, vỏ ốc… Đặc điểm
kinh doanh hàng lưu niệm là yêu cầu vốn đầu tư lớn, chính vì lý do đó mà đa phần
các sạp hàng kinh doanh trong khu vực Chợ đêm Hạ Long đều là của người địa
phương khác. Theo kết quả điều tra khảo sát, có đến 65% chủ cửa hàng và lao động
không phải là người địa phương. Mặt khác, hàng lưu niệm được bày bán tại đây chủ
yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nơi khác (80-90%). Đây là vấn đề đáng để

64
chúng ta quan tâm, bởi lẽ một nguồn lợi lớn từ hoạt động này sẽ không thuộc về
CĐĐP.
Một thực tế cần giải quyết đối với kinh doanh hàng lưu niệm, đó là hiện
tượng “chặt chém” khách du lịch. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến HĐDL
nói riêng và hình ảnh vịnh Hạ Long nói chung.
- Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn, uống:
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người, đặc biệt trong những
chuyến du lịch. Ở Hạ Long có rất nhiều nhà hàng ăn uống từ bình dân, đến cao cấp.
Theo thống kê cơ sở dịch vụ ăn uống tại TP.Hạ Long có khoảng 350 cơ sở dưới
dạng nhà hàng, restaurant, quán ăn… [15,69] tập trung nhiều tại khu du lịch Bãi
Cháy, Tuần Châu và một số khu phố, ngoài ra một số cơ sở ăn uống được tổ chức
trên các thuyền, nhà bè, trên các bãi biển và tại các đảo. Để phù hợp với mục tiêu
của luận án, NCS đã lựa chọn các quán ăn, nhà hàng có quy mô vừa và nhỏ để tiến
hành khảo sát điều tra, kết quả cho thấy: có đến 62.5% lao động là người địa
phương, trong đó 41,7% là chủ cửa hàng, kiêm người quản lý. Trong khi lao động
từ địa phương khác chiếm khoảng 37,5% và phần lớn trong số họ làm nhân viên
phục vụ (29,1%). Kết quả này cho thấy thực tế kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khu
vực di sản diễn ra theo hình thức: người dân địa phương đứng ra đầu tư cửa hàng và
thuê nhân viên từ nơi khác về làm việc. Hoạt động kinh doanh mang tính tự phát,
thiếu quy hoạch, vấn đề quản lý lao động chưa được quan tâm, gần như tất cả (94%)
nhân viên đều không có hợp đồng lao động chính thức, làm việc theo thời vụ.
Bên cạnh đó, nhiều tàu thuyền của dân chài, cũng tham gia vào việc bán
hàng trên vịnh cho du khách với những mặt hàng do chính họ nuôi trồng, đánh bắt
được: tôm, cua, cá, ghẹ… Trên các làng chài, ngoài dịch vụ tham quan, người dân
cũng tham gia phục vụ dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên vấn đề nổi cộm nhất hiện nay đó
là trình trạng “bắt chẹt” du khách, trong quá trình phục vụ. Điều này đòi hỏi Ban
quản lý Vịnh và các cơ quan chức năng cần can thiệp kịp thời để du lịch nói chung
và DLCĐ nói riêng tại vịnh Hạ Long phát triển lành mạnh.
Thu nhập của lao động trong lĩnh vực dịch vụ này có sự phân hóa khá lớn.
Đối với chủ hoặc quản lý cửa hàng, thu nhập bình quân khoảng 5-7 triệu
đồng/tháng/người. Trong khi đó nhân viên có mức thu nhập thấp hơn 2-3 triệu
đồng/tháng/người.

65
Nhìn chung, với loại hình dịch vụ này, sự tham gia của CĐĐP là khá tốt, nguồn
lợi ở lại với địa phương là không nhỏ. Điều cần quan tâm hiện nay, là các chính sách hỗ
trợ về vốn để mở rộng kinh doanh, về chuyên môn nghiệp vụ, về công tác quản lý...
nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
- Trong hoạt động hướng dẫn khách du lịch:
Hướng dẫn du khách là khâu rất quan trọng, nhằm giúp du khách hiểu biết
hơn về những giá trị du lịch mình được thụ hưởng. Thực tế cho thấy, kiến thức, sự
hiểu biết của hướng dẫn viên về các địa điểm du lịch có ý nghĩa quyết định đến
thành công của việc hướng dẫn. Chính vì vậy, CĐĐP nên được lựa chọn để trở
thành hướng dẫn viên tại nơi họ sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, ngành nghề này đòi
hỏi khá cao về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và những phẩm chất cá nhân khác,
do đó phần lớn cư dân địa phương (những người sống trên các làng chài, ngư dân)
đều không đáp ứng được yêu cầu. Trong quá trình thực hiện khảo sát, điều tra NCS
đã phỏng vấn trên 72 mẫu, kết quả cho thấy 85% (61 người) hướng dẫn viên đều là
người đến từ các địa phương khác (làm việc cho các doanh nghiệp du lịch bên
ngoài). Ngay tại khu vực các làng chài, việc hướng dẫn du khách cũng chưa được
quan tâm, phần lớn người dân ở đây chưa được đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn,
điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức hấp dẫn của loại hình DLDVCĐ.
Có thể nói, đây là lĩnh vực dịch vụ mà sự tham gia của cộng đồng có mức độ
yếu nhất, trong khi đây là một trong những lợi thế nổi bật của lao động địa phương.
Hiện trạng này cần được xem xét cẩn trọng hơn, đặc biệt trong xu thế phát triển du
lịch bền vững, phát triển du lịch hướng tới cộng đồng vì mục tiêu bảo tồn.
c) Hiện trạng phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng
Tại vịnh Hạ Long nổi lên Hợp tác xã dịch vụ du lịch vạn chài Hạ Long
(HTX), hoạt động tại làng chài Vông Viêng và Cửa Vạn. Trong các hoạt động của
HTX có hoạt động vận chuyển khách tham quan làng chài, được vận hành theo cơ
chế Nhà nước quản lý, doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ và ngư
dân làng chài là nguồn nhân lực chính tham gia, với các gói dịch vụ chính như sau:
Dịch vụ tham quan giá trị cảnh quan làng chài bằng thuyền nan truyền thống
do ngư dân chèo; Dịch vụ tham quan, tìm hiểu ngư nghiệp mang dấu ấn bản địa
riêng của ngư dân làng chài trên vịnh Hạ Long (nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải
sản…); các giá trị văn hóa tinh thần (phong tục tâm linh, tập quán sinh sống, văn
hóa lễ hội…) của ngư dân sống thủy cư trên vịnh Hạ Long từ nhiều đời nay; Dịch

66
vụ tham quan, tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng ngư dân như: tham quan
đánh cá, câu cá, trải nghiệm đường mòn trên núi đá…
Thực tế, các sản phẩm DLDVCĐ của HTX được nghiên cứu, đầu tư và phát
triển bởi Công ty cổ phần du thuyền Đông Dương (Hạ Long, Quảng Ninh), đơn vị
đã đầu tư CSVC, đào tạo lao động và quảng bá sản phẩm, dưới sự quản lý của Ban
quản lý vịnh Hạ Long. Khi các HĐDL đi vào ổn định, doanh nghiệp đã chuyển giao
cho cộng đồng để thành lập HTX dịch vụ du lịch (tự quản) (phụ lục 19) [32].
Đây là mô hình DLDVCĐ khá thành công, đã có sự kết hợp của ba nhân tố
cơ bản: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và CĐĐP trong việc khai thác tài
nguyên, phục vụ du lịch, bảo tồn di sản, bảo vệ tài nguyên môi trường. Cơ chế
doanh nghiệp du lịch đầu tư CSVC, xây dựng sản phẩm, đào tạo lao động và
chuyển giao quyền quản lý cho cộng đồng nhưng vẫn tham gia chuỗi cung ứng dịch
vụ như một đối tác "chiến lược" là một hình mẫu lý tưởng trong phát triển
DLDVCĐ. Chỉ có như vậy, CĐĐP mới có thời gian thích nghi, trước khi tự đứng ra
quản lý, vận hành độc lập các HĐDL trên địa bàn. Đây là lời giải cho những trở
ngại trong phát triển DLDVCĐ, bởi lẽ CĐĐP những nơi có TNDL đặc sắc thường
có trình độ thấp, năng lực quản lý, điều hành chưa có.
2.2. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng tại Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An
2.2.1. Khái quát về khu di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An
TP Hội An, tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích 6.171,25 ha (chiếm 0,59%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh), nằm ở vùng cửa sông - ven biển, cuối tả ngạn của sông
Thu Bồn, ôm trọn bờ bắc Cửa Đại, được giới hạn từ 15 o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ
Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông (phụ lục 29). Hội An ở giữa
vùng đồng bằng giàu có của xứ Quảng và giữ vị trí đầu mối giao thông với các thị
trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế. Từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng
là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông - Tây, là một
thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam. Tuy nhiên, từ thế kỷ 2
trở về trước, Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của văn hoá tiền Sa Huỳnh - đến
Sa Huỳnh và còn là một cảng thị trọng yếu của Champa (thế kỷ 2 - thế kỷ 15). Trải
qua thời gian, phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích
kiến trúc cổ. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam

67
và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc
và lối sống đô thị. Năm 1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới theo hai tiêu chí ii và v (phụ lục 10). Khu vực trung tâm phố cổ,
thuộc phường Minh An có diện tích 0,5km2, dọc theo các trục đường Nguyễn Thị
Minh Khai, Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Phan Chu Trinh, Nguyễn Huệ, Lê Lợi… là
nơi được bảo tồn nguyên vẹn nhất. Đây cũng chính là vùng lõi của DSTG đô thị cổ
Hội An.
Về hiện trạng phát triển KT-XH: Nếu dịch vụ - du lịch là hoạt động kinh tế
đáng chú ý nhất tại Hội An thì các ngành tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp cũng
góp phần tạo nên những đặc trưng riêng cho đô thị cổ này. Những vấn đề KT-XH
của Hội An được phân tích cụ thể trong phụ lục 18.
2.2.2. Tiềm năng du lịch
2.2.2.1. Vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên
a) Vị trí địa lý tự nhiên
Hội An nằm ở vị trí cửa sông Thu Bồn, phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Nam,
giáp với Biển Đông, nhìn rộng ra, đây là trung tâm vùng Trung Bộ, phía nam dãy
Bạch Mã, trong nền chung của cả nước là vùng châu Á nhiệt đới, gió mùa ẩm.
Về vị trí trong lịch sử địa chất kiến tạo của khu vực, Hội An là vùng đất trẻ,
theo Vũ Văn Phái và Đặng Văn Bào, vào đợt biến tiến cách đây 6000-9000 năm
toàn bộ lãnh thổ Hội An ngày nay vẫn nằm dưới mực nước biển. Do vậy các thành
tạo trầm tích có nguồn gốc biển cổ nhất tại Hội An là các bề mặt cát biển cao 5-7m
được hình thành cách đây khoảng 4000-6000 năm [62]. Đồng thời với quá trình tạo
nên các bề mặt cát biển này, ở phía tây, các hoạt động của sông và sông - biển cũng
rất phát triển. Kết quả cuối cùng, biển lùi đến đâu thì các thành tạo tích tụ do sông
và sông - biển hỗn hợp cũng được hình thành đến đó: các bề mặt tích tụ sông - biển
cao 4 - 6m và 3 - 4m cũng được hình thành. Ngoài ra còn có các bãi bồi cao 1-1,5m
mới được tích tụ từ 100 -300 năm, hoặc muộn hơn nữa là các bãi cát ven lòng sông
có tuổi dưới 100 năm. Chính vì vậy mức độ ổn định về địa chất trong khu vực
không cao, điều này ảnh hưởng rất lớn tính bền vững của các công trình xây dựng
trong đó có các TNDL.
Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu hiện tại: Nằm ở Trung Bộ của đất nước, Hội
An mang đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam - tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa,

68
tuy nhiên do ở phía nam dãy Bạch Mã nên tính chất lạnh đã giảm rõ rệt (không còn
tháng lạnh). Đây là cơ sở để hình thành nên hệ động thực vật mang đặc trưng nhiệt
đới. Bên cạnh đó, do vị trí giáp biển, được án ngữ phía tây bởi dải Trường Sơn Nam
hùng vĩ, nên có lượng mưa lớn, mùa mưa diễn ra từ tháng 8 đến tháng 12 (mưa mùa
đông). Đó chính là tiền đề để hình thành mạng lưới thủy văn dày đặc ở Hội An.
Vị trí địa lý và điều kiện thủy - hải văn: Các đặc trưng thủy - hải văn hiện tại
của Hội An chịu tác động không nhỏ từ vị trí địa lý của nó. Do nằm ở hạ lưu của
sông Thu Bồn - hệ thống sông lớn bậc nhất miền Trung. Vùng thượng nguồn của hệ
thống sông này có lượng mưa rất lớn (3000 - 4000 mm/năm), dẫn đến lưu lượng
dòng chảy ở đây lớn (gần 20 km3/năm) [62]. Khi sông chảy vào vùng đồng bằng, do
độ dốc và động năng giảm nên sông chia nhánh rất mạnh. Đây chính là nguyên nhân
làm cho Hội An có mạng lưới sông, suối chằng chịt.
Vùng biển ven bờ Quảng Nam – Đà Nẵng có chế độ bán nhật triều không
đều, biên độ thủy triều nhỏ (tại Cửa Đại dao động từ 0,8m đến 1,5m) nên ảnh hưởng
của thủy triều không lớn (đối với việc hình thành địa hình). Điều đáng chú ý ở đây
là ảnh hưởng của thủy triều đối với vùng cửa sông. Tại vùng cửa sông Thu Bồn, do
địa hình bằng phẳng nên ảnh hưởng của thủy triều vào rất sâu trong lục địa - tới
40km. Mỗi khi thủy triều rút, cộng thêm tốc độ của dòng sông, khả năng đào sâu
phần cửa cũng như phá hủy bờ cũng được tăng cường. Đó là nguyên nhân làm cho
phần trong của Cửa Đại sâu đến hàng chục mét [62]. Đây là cơ sở để hình thành
một thương cảng phồn thịnh bậc nhất trong lịch sử đất nước.
Về vị trí địa lý trong mối liên hệ với quá trình địa mạo và đặc điểm địa hình
khu vực: Vị trí cửa sông ven biển đã tạo cơ sở để hình thành một vùng đồng bằng
khá rộng và phì nhiêu, cùng với đó là sự đa dạng về các dạng địa hình có nguồn gốc
sông, biển tại Hội An, đặc biệt đáng chú ý là các bãi biển - nguồn TNDL có ý nghĩa
lớn. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, vị trí cửa sông của Hội An, trong bối cảnh biến
đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển dâng, việc khai thác thủy điện quá mức trên
các dòng chảy của lưu vực... đang làm gia tăng quá trình xâm thực bờ biển, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự bền vững của Hội An cũng như các dạng TNDL nơi đây (các
bãi tắm, khu phố cổ...).
Vị trí địa lý trong tiến trình hình thành khu hệ sinh vật của Hội An: Để thấy
được toàn cảnh khu hệ sinh vật của Hội An cần đặt nó trong bối cảnh khu hệ sinh

69
vật của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng biển Cù Lao Chàm. Như chúng ta
đã biết sông suối là con đường giao lưu vật chất giữa lục địa và biển, không chỉ có
ảnh hưởng trực tiếp đến các loài di cư sông – biển, biển – sông mà còn là hành lang
xâm nhập của các sinh vật biển vào nước ngọt trong quá khứ và hiện tại. Lưu vực
sông Vu Gia – Thu Bồn với diện tích lên tới 10.350 km 2, dòng chảy chính dài 204
km đã tạo ra hành lang và không gian đa dạng sinh học phong phú cho tỉnh Quảng
Nam. Hội An nằm ở vị trí giao thoa giữa biển và lục địa, nên khu hệ sinh vật rất
phong phú và đa dạng đặc biệt là các loại thủy sinh. Đây là cơ sở để hình thành nên
sắc thái văn hóa sông nước của cư dân Hội An với nghề đánh cá, khai thác nguồn
lợi từ sông, biển...
b) Tiềm năng về địa hình - địa mạo
Trên thực tế địa hình - địa mạo không phải là những giá trị tạo nên sức hút
trực tiếp đối với du lịch Hội An. Tuy nhiên, địa hình lại là giá thể cho các hoạt động
sinh hoạt, sản xuất nói chung và du lịch nói riêng. Chính sự đa dạng về các dạng địa
hình (địa hình nguồn gốc sông; địa hình nguồn gốc sông - đầm lầy; địa hình nguồn
gốc biển; địa hình nguồn gốc sông biển; địa hình nguồn gốc biển - đầm lầy; địa hình
nguồn gốc biển - gió; địa hình nguồn gốc sông - biển - đầm lầy; địa hình nguồn gốc
hồ - đầm lầy) là tiền đề để tạo nên sự phong phú về các dạng hoạt động sản xuất và
đa dạng các loại TNDL. Đáng chú ý nhất là các bãi biển - một dạng địa hình có
nguồn gốc biển - sóng, đây là một dạng TNDL có ý nghĩa rất lớn đối với Hội An.
Dọc 7 km bờ biển của Hội An, các bãi tắm đều có chất lượng rất tốt: màu sắc, kích
thước hạt, chiều rộng, độ dốc của bãi.
c) Tiềm năng về khí hậu
Hội An nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tổng nhiệt độ năm
≥ 9000 - 9600oC, nhiệt độ trung bình năm > 25 oC, tổng lượng mưa trung bình năm
đạt khoảng 2250mm và có thể chia thành 2 mùa (mùa mưa và mùa ít mưa) [102].
Do Hội An chưa có trạm khí tượng, nên số liệu thống kê về khí hậu chủ yếu
được so sánh, đối chiếu với 2 điểm khống chế là Đà Nẵng (ĐN) ở phía bắc và Tam
Kỳ (TK) ở phía nam, trong khuôn khổ luận án, số liệu về khí hậu được phân tích từ
công trình nghiên cứu của tác giả Trương Tuyến [102]. Kết quả phân tích cho thấy
Hội An có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho các HĐDL, bao gồm cả du lịch biển
(phụ lục 12).
d) Tiềm năng thủy, hải văn

70
Với vị trí là vùng cửa sông ven biển, hạ lưu của hệ thống sông Thu Bồn nên
sông ngòi ở Hội An rất phát triển. Bên cạnh dòng chảy chính của sông Thu Bồn đổ
ra Cửa Đại, Hội An còn có sông Hội An - sông Hoài (nhánh sông Thu Bồn chảy sát
khu phố cổ), sông Đế Võng (sông Cổ Cò), sông Đò, sông Thanh Hà (hiện nay chỉ
còn từng đoạn). Sông ngòi không chỉ bồi đắp nên những cánh đồng trù phú mà còn
tạo nên khung cảnh hết sức thơ mộng, với những cù lao, làng mạc, cánh đồng, xen
những cánh rừng dừa nước bạt ngàn… Đây là nguồn TNDL có ý nghĩa lớn đối với
Hội An bên cạnh những giá trị nổi bật toàn cầu của khu phố cổ. Bên cạnh vẻ đẹp
nên thơ trữ tình, sông nước Hội An còn mang trong mình nó nguồn thủy sản quý
giá, là sinh kế của một bộ phận CĐDC nơi đây. Hoạt động khai thác tài nguyên thủy
sản trên sông cũng là một dạng TNDL có sức hút lớn đối với du khách.
Bên cạnh các con sông, Hội An còn sở hữu tiềm năng rất lớn về du lịch
biển. Hội An có 7 km đường bờ biển, Biển Hội An hội tụ đầy đủ những đặc trưng
của vùng biển nhiệt đới, với các yếu tố hải văn (chế độ sóng, độ mặn, nhiệt độ nước
biển) rất thuận lợi cho các hoạt động tắm biển, lặn biển.
Nhiệt độ nước biển: Giá trị trung bình tại tầng mặt của vùng bờ là 26,1 oC.
Chênh lệch nhiệt độ giữa nước ven bờ và mực nước ngoài khơi là 2 - 3 oC. Độ mặn
nước biển trung bình là 28 - 30‰, cao nhất là 34‰ vào thời kỳ mùa khô. Tại các
vùng cửa sông, độ mặn giảm xuống 1,4‰ sau những trận mưa lũ lớn.
Thủy triều ở vùng bờ biển tỉnh Quảng Nam là bán nhật triều không đều,
biên độ triều trung bình dao động từ 0,8 – 1,2m, lớn nhất là 1,5m. Biên độ triều có
sự thay đổi rõ rệt theo một chu kỳ triều nhất định trong một tháng.
Sóng gió vào mùa gió Đông Bắc có độ cao < 0,9m và đạt độ cao 0,3 – 0,5m
vào mùa gió Đông Nam. Sóng lừng tương đối phù hợp với sóng gió và thường có
độ cao từ 1,9 – 3,8m. Dòng chảy chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng chảy phía Tây
vịnh Bắc Bộ, vào mùa Đông, dòng có hướng từ phía Bắc xuống phía Nam với tốc
độ có khi đạt tới 50 – 70cm/s. Vào mùa hè có hướng ngược lại, với vận tốc có khi
đạt tới 30 – 60cm/s [112].
Về cơ bản, Hội An có nhiều tiềm năng về tài nguyên thủy, hải văn cho phát
triển du lịch.
e) Tiềm năng về tài nguyên sinh vật
Thứ nhất, sinh vật là nguồn thực phẩm cung cấp cho người dân, du khách nói
chung và phát triển du lịch ẩm thực nói riêng. Ở khía cạnh này, toàn vùng bờ biển
tỉnh Quảng Nam hàng năm có khả năng cung cấp trên 45.000 tấn thuỷ sản các loại.

71
Trong đó có hơn 30 loài cá có giá trị kinh tế (trong tổng số trên 500 loài); 5 loài
mực có giá trị cao (trong số 20 loài); 6 loài tôm có giá trị cao (trong số 24 loại
tôm)... trong số các loại kể trên, nguồn lợi hải đặc sản chính tồn tại ở vùng biển này
là tôm hùm (Palinuridae), Cua Huỳnh Đế (Portunidae), cua bể (Xanthidae), Ốc Cửu
Khổng (haliottdae), Ốc Đụn (Trochidae), Ốc Mặt trăng (Acmaeidae), Ốc Bàn tay
(Strombidae), Ốc Sứ (Cypraeidae), Trai (Pinnidae), Cá Mú (Seranidae), Cá Hồng
(Lutjanidae), Cá Ngựa (Hypocampus)… [89, tr.8].
Thứ hai, đó là mức độ phong phú về số lượng loài, hệ sinh thái và các loài
sinh vật quý hiếm như một loại tài nguyên có sức hút trực tiếp với du khách, có khả
năng tạo ra những SPDL độc lập.
Đa dạng loài: Đối với khu hệ sinh vật biển, đã ghi nhận được 277 loài san
hô, 76 loài rong biển, 7 loài cỏ biển, 270 loài cá, 97 loài thân mềm, 25 loài giáp xác
và 11 loài da gai [50, tr.9-11]. Sinh vật phù du có 174 loài thực vật phù du và 178
loài động vật phù du [89, tr.7], chúng là cơ sở thức ăn và nguồn giống thuỷ sản quan
trọng trong các thuỷ vực. Bên cạnh đó vùng cửa sông ven biển còn có thảm thực vật
ngập mặn: dừa nước (Nypa fructicans), bần trắng (Sonneratia alba), Mắm biển
(Avicennia marina), mắm trắng (A. alba), Đước đôi (Rhizophora apiculata), Giá
(Excoecaria agallocha) v.v.
Đa dạng hệ sinh thái: Mức độ đa dạng hệ sinh thái tại Hội An cũng được
đánh giá khá cao, trong đó đáng chú ý là hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển
và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trong hệ sinh thái này, ngoài các loài thực vật, còn
có một lượng lớn các loài động vật cũng như sự kết hợp của chúng để tạo ra những
khung cảnh đặc biệt có sức hút du lịch
2.2.2.2. Vị trí địa lý kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch nhân văn
a) Vị trí địa lý kinh tế - xã hội
Vị trí của Hội An trong tiến trình phát triển văn hóa dân tộc: Hội An nằm ở vị
trí "hội sông", "hội nhân" vì vậy cũng là nơi "hội văn hóa". Nền văn hóa của Hội An
ghi đậm dấu ấn của sự giao thoa. Cư dân xuất hiện sớm nhất ở Hội An là các cư dân
văn hóa Sa Huỳnh (thế kỷ thứ 2 trở về trước). Do vị trí địa lý nằm ở miền Trung
Việt Nam, xa chính quyền đô hộ trung ương (Nhà Hán), nên khu vực này giành
được độc lập khá sớm (192 sau công nguyên). Nhờ vậy, thời kỳ độc lập, tự chủ của
vùng đất này được mở ra sớm hơn so với Đại Việt, cùng với đó là sự giao thoa văn

72
hóa trong môi trường hòa bình thông qua hoạt động buôn bán với Trung Quốc, Ấn
Độ, Ba Tư, Ả Rập.... Bước sang giai đoạn văn hóa Chăm Pa - hậu duệ của văn hóa
Sa Huỳnh, vị trí địa lý một lần nữa trở thành bàn đạp để biến Lâm Ấp phố trở thành
một thương cảng quốc tế phồn thịnh bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ
(đại Chiêm cảng). Cũng chính bởi vị trí địa lý - nằm trên con đường "nam tiến" của
cư dân Đại Việt, Hội An đã sớm trở thành một bộ phận không thể tách rời của nước
Đại Việt (thời vua Trần Anh Tông- đầu thế kỷ 14). Đây là giai đoạn diễn ra cuộc
giao thoa văn hóa lớn nhất trong lịch sử Hội An - cuộc giao thoa giữa văn hóa Đại
Việt và văn hóa Chăm Pa. Bên cạnh đó, quá trình du nhập của văn hóa Trung Quốc,
Nhật Bản thời kỳ này cũng diễn ra mạnh mẽ và dấu ấn để lại còn rất rõ nét cho đến
ngày nay. Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, do nằm rất gần với Đà Nẵng - nhượng địa
của người Pháp, cùng với vị trí cửa sông ven biển, và hệ thống hạ tầng khá tốt, Hội
An đã trở thành trung tâm cai trị của thực dân Pháp ở Quảng Nam (là nơi đặt Sở
công sứ tỉnh Quảng Nam). Đây là điều kiện để văn hóa Pháp du nhập vào Hội An và
còn tồn tại đến ngày nay. Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, Hội An may mắn thoát được sự tàn phá của chiến tranh có lẽ một phần do
vị trí địa lý không thuận lợi về mặt quân sự nên Hội An không có các cơ sở quân sự
quan trọng, các trận đánh diễn ra trong phạm vi và quy mô nhỏ. Bước sang thời kỳ
đất nước thống nhất, do điều kiện tự nhiên thay đổi, vị trí cửa sông Thu Bồn không
còn giữ được lợi thế của một thương cảng (không cạnh tranh được với cảng Đà
Nẵng), nên Hội An một lần nữa may mắn tránh được quá trình đô thị hóa. Đó là
nguyên nhân những giá trị văn hóa truyền thống của Hội An được bảo toàn khá
nguyên vẹn đến ngày nay.
Vị trí địa lý của Hội An trong lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc: Khác với Hạ
Long, Hội An không nổi bật với vai trò quân sự. Trong suốt thời kỳ phong kiến, Hội
An gần như nằm ngoài các cuộc chiến tranh, duy chỉ có cuộc nội chiến giữa nhà
Tây Sơn với chúa Trịnh ở đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở đàng Trong là biến Quảng
Nam nói chung và Hội An nói riêng trở thành chiến trường trọng điểm. Đây cũng là
thời kỳ kéo lùi sự phát triển của Hội An. Di tích lịch sử đáng chú ý nhất trong thời
kỳ này là khu mộ của tướng sĩ Tây Sơn và thứ phi vua Quang Trung. Trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với vị trí trung tâm kinh tế, văn
hóa, trung tâm chính trị của tỉnh Quảng Nam, Hội An đã là địa bàn cách mạng quan

73
trọng, các sự kiện diễn ra ở đây đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng của
tỉnh và khu vực. Có thể nói Hội An là cái nôi của phong trào yêu nước của tỉnh
Quảng Nam và khu vực miền Trung, từ phong trào Cần Vương tới Đông Du, Duy
Tân và quan trọng nhất là các hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt
Nam với các di tích: nhà cổ Đức An, hiệu sách Vạn Sanh, chiến khu rừng dừa Bảy
Mẫu...
Vị trí địa lý của Hội An trong mối liên hệ với các trung tâm kinh tế, du lịch
trong tỉnh, khu vực và cả nước: Hội An nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Nam,
Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, Tây và Tây Bắc giáp huyện Điện Bàn. TP Hội
An gồm 9 phường (Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Thanh Hà, Tân An, Cửa Đại,
Cẩm Châu, Cẩm An, Cẩm Nam) và 4 xã (Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Cẩm Kim và xã đảo
Tân Hiệp cách đất liền 18km). Hội An nằm cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía
Đông (qua tỉnh lộ 608), cách TP Tam Kỳ (tỉnh lị của tỉnh Quảng Nam) khoảng
50km về phía Đông Bắc, cách khu DSTG thánh địa Mỹ Sơn khoảng 40 km về phía
Tây, cách khu kinh tế mở Chu Lai (với sân bay Chu Lai) khoảng 80 km về phía
Nam (qua quốc lộ 1A, đường ven biển Đà Nẵng - Hội An - Tam Kỳ) . Ngoài ra, do
nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, từ Hội An có thể ngược nguồn
Thu Bồn lên các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc...hay xuôi dòng
Trường Giang vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu Lai…hoặc theo sông Cổ Cò thông lên
Đà Nẵng (khi dự án nạo vét hoàn thành). Đây là điều kiện khá thuận lợi cho Hội An
có thể giao lưu và kết nối với các trung tâm kinh tế, du lịch khác trong tỉnh. Nhìn
rộng ra, Hội An cách TP Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam, một đô thị
hiện đại, với sân bay quốc tế, cảng nước sâu và cũng là trung tâm du lịch của khu
vực miền trung. Xa hơn về phía Bắc khoảng 70 km là TP Huế với DSTG cố đô Huế.
Bên cạnh đó, với vị trí trung tâm của đất nước, nằm giữa Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh - 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, Hội An hội đủ điều kiện thuận lợi để
thu hút khách du lịch từ các trung tâm lớn khác của cả nước, cùng với đó với hệ
thống hạ tầng khá phát triển, sức hút của Hội An với các nhà đầu tư cũng rất lớn.
Trên đây là những nguyên nhân giúp Hội An có được những giá trị văn hóa
đặc biệt và cũng là tiền đề để Hội An hội nhập và phát triển, góp phần bảo tồn các
giá trị nổi bật toàn cầu của mình.

74
b) Tiềm năng về giá trị kiến trúc đô thị độc đáo và hệ thống di tích lịch sử -
văn hóa
Hội An đã trải qua khoảng 500 năm với chức năng của một trung tâm ngoại
thương của nước ta, nhưng vẫn duy trì được một tổng thể với hàng nghìn di tích lịch
sử - văn hóa mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đô
thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về lịch sử hình thành và phát triển của
các đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa, là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô
thị cổ với một cơ cấu cư dân đô thị còn nguyên vẹn. Sự nguyên vẹn trong kiến trúc
đô thị đó vẫn được bảo tồn ở ba bình diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến
trúc (khu phố cổ) và từng công trình kiến trúc riêng lẻ [103].
Khu đô thị cổ Hội An được xây dựng vào các thế kỷ XVI - XVII và cả
trong thời kỳ từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Kiến trúc Hội An là sự kết
hợp và thẩm nhận các phương pháp xây dựng, cấu trúc kiến trúc, trang trí nội thất
của kiến trúc Việt Nam, kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Nhật Bản. Các công trình
kiến trúc cổ còn tồn tại ở đô thị cổ Hội An hiện nay có thể xếp thành 3 nhóm [103]:
Nhóm các công trình tín ngưỡng: bao gồm các đình, chùa, đền, miếu, lăng,
hội quán, nhà thờ tộc, văn bia, mộ cổ… Qua các công trình này thể hiện rõ sự giao
thoa, hòa điệu giữa các nền văn hóa của Đông Nam Á và Đông Á. Theo tài liệu
thống kê chính thức, hiện nay tại Hội An còn 23 đình, 19 chùa, 43 miếu, 5 hội quán,
38 nhà thờ tộc, 4 nhà thờ, 12 lăng, 44 mộ [93].
Nhóm các công trình dân sự, bao gồm: những đường phố hẹp, nhà ở, khu
chợ, giếng cổ và cầu. Trong nhóm kiến trúc này, nhà ở là loại hình quan trọng nhất,
là đơn vị cơ bản cấu thành đô thị. Nhà ở Hội An chia thành nhà rường và nhà phố.
Loại di tích dạng này ở Hội An hiện còn khá nhiều, với 1068 nhà cổ, 11 giếng cổ, 1
cầu (chùa Cầu) [93].
Nhóm các công trình bảo vệ: là những tòa thành cổ, chỉ còn lại một vài
đoạn như tòa thành cổ Thanh Chiêm, thủ phủ của dinh trấn Quảng Nam thời xưa.
Xét trên khía cạnh quản lý nhà nước, các di tích hiện nay tại Hội An được
phân chia thành hai nhóm chính: các di tích được cấp bằng Di tích lịch sử - văn hóa
quốc gia (21 di tích) và di tích - danh thắng được bảo vệ cấp tỉnh (98 di tích). Trên
phương diện giá trị bảo tồn, người ta chia các di tích ở Hội An thành 5 loại [93]:
loại đặc biệt - Bảo tồn được các yếu tố gốc của tất cả các hạng mục công trình; loại

75
I - Bảo tồn được các yếu tố gốc và có giá trị về kiến trúc, lịch sử kiến trúc; loại II -
Bảo tồn được khá nguyên trạng các yếu tố gốc nếp nhà trước; loại III - Bảo tồn
được mái ngói âm dương; loại IV - nhà xây, đúc kiểu mới, mái bằng hoặc lợp các
vật liệu khác không phải là ngói âm dương.
c) Tiềm năng về giá trị vật thể của sự giao thoa, kết hợp các nền văn hóa
trong một thương cảng quốc tế và hệ thống các di tích khảo cổ học
Hội An là một vùng đất có lịch sử phát triển lâu dài và ghi nhiều dấu ấn của
sự pha trộn, giao thoa văn hóa từ tiền - sơ sử tới hiện đại. Lịch sử thương cảng Hội
An có thể bắt nguồn từ thời kỳ Sa Huỳnh muộn (từ 200 năm sau Công nguyên).
Hiện nay, tại Hội An đã phát hiện và khai quật tại 22 di chỉ, di tích khảo cổ với niên
đại từ khoảng 3000 năm trước đến thế kỷ XVII-XVIII. Có thể chia các di tích này
thành các nhóm, với các giá trị đặc trưng: nhóm di tích khảo cổ thời văn hóa Sa
Huỳnh, nhóm di tích thời kỳ Chăm Pa, nhóm di tich thời kỳ Đại Việt (gồm cả các di
tích liên quan tới văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp) (phụ lục 14). Với chiều dài
lịch sử như vậy, Hội An là điểm tham quan ưa thích của rất nhiều du khách quốc tế,
đặc biệt là người Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Việc nghiên cứu, bảo tồn, khai thác
các di tích, di chỉ khảo cổ học có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ lịch sử
phát triển lâu dài của Hội An đồng thời đa dạng hóa các loại hình du lịch tại đây.
d) Tiềm năng của các giá trị văn hóa phi vật thể
Bên cạnh giá trị về kiến trúc, văn hóa vật thể, với lịch sử phát triển đặc biệt
của mình Hội An còn mang trong mình những giá trị văn hóa phi vật thể vô cùng
quý giá và đặc sắc, như: lễ hội, nghệ thuật dân gian truyền thống… Trải qua nhiều
thời kỳ phát triển, sàng lọc, tích hợp, sinh hoạt lễ hội đã trở thành truyền thống của
cư dân Hội An. Theo số liệu thống kê, hàng năm trên địa bàn Hội An có hơn 100 lễ
hội gồm 80 lễ hội cổ truyền và 20 lễ hội đương đại [176] (phụ lục 20).
Hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Hội An đều in đậm màu sắc phồn thực của cư
dân nông nghiệp trồng lúa nước, hoa mầu và cư dân làm nghề cá ở sông, biển, với
ước vọng cầu cho "mưa thuận gió hòa", tránh ngập úng, lũ lụt…. Các lễ hội có tính
chất ngoại sinh như Vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Vía Quan Công, Vía Bắc Đế Trấn
Vũ…cũng chịu sự chi phối của ước vọng “nhân khang, vật thịnh”, “buôn mau bán
được”, “tài lộc dồi dào”, “của cải như non, bạc tiền như nước"… Trong bối cảnh
hiện nay việc khôi phục, quản lý, duy trì và khai thác các giá trị của lễ hội có ý

76
nghĩa quan trọng nhằm làm phong phú thêm giá trị tổng thể của di sản, góp phần đa
dạng hóa các SPDL của Hội An.
Bên cạnh các lễ hội, những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ
thuật dân gian vẫn đang được bảo tồn và phát triển, và góp phần làm tăng sức hút
đối với du lịch của Hội An. Văn nghệ và các trò chơi dân gian: tục ngữ, ca dao, vè,
các làn điệu dân ca, các hình thức diễn xướng dân gian, hát tuồng dân gian, các
truyền thuyết, tuồng tích, truyện kể về vùng đất, về các nhân vật cổ tích và lịch sử,
các bài văn tế…. bài chòi, ném bưởi, thầy bói bắt heo… (phụ lục 20).
e) Tiềm năng của các làng nghề thủ công truyền thống và hoạt động sản xuất
nông nghiệp
Các nghề và làng nghề truyền thống ở Hội An phát triển đa dạng, phong
phú, nổi bật là: gốm, mộc, thêu, đèn lồng, may mặc... Đây là sự nối tiếp truyền
thống ngành nghề từ vùng châu thổ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trong điều kiện cư trú,
sinh thái - nhân văn mới có sự tiếp thu, hòa nhập với truyền thống làng nghề của cư
dân bản địa người Chăm, và cư dân các nước đã đến cư trú, buôn bán ở Hội An (đặc
biệt là người Trung Quốc và Nhật Bản). Các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở
Hội An là những thực thể văn hóa sống động, gắn với quá trình phát triển của các
vùng đất và CĐDC, với không gian văn hóa, cảnh quan địa lý - sinh thái của từng
làng cụ thể. Vì vậy việc bảo tồn và phục hồi lại diện mạo nhộn nhịp của các làng
nghề có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát huy giá trị di sản nói chung và phát triển
du lịch nói riêng.
Hiện nay, tại Hội An, chính quyền và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
đã đầu tư, xây dựng các tuyến DLDVCĐ đến một số làng nghề (làng mộc Kim
Bồng, gốm sứ Thanh Hà), và mở các trung tâm giới thiệu nghề truyền thống và bán
sản phẩm ngày trong khu phố cổ. Việc làm này đã góp phần vào việc phục hồi, bảo
tồn các nghề, làng nghề thủ công và đem lại thu nhập cho CĐĐP.
Bên cạnh các làng nghề thủ công truyền thống, với đăc trưng của vùng
đồng bằng cửa sông, ven biển, các hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vai
trò quan trọng trong đời sống KT-XH của Hội An. Cùng với các sản phẩm nông
nghiệp, thì bản thân quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến các sản phẩm này cũng
đang trở thành đối tượng khai thác du lịch. Việc trải nghiệm cuộc sống thường nhật
của một người nông dân, ngư dân đang là một SPDL có sức hấp dẫn lớn đối với du

77
khách. Các địa điểm có tiềm năng về du lịch nông nghiệp ở Hội An: làng rau Trà
Quế, làng chài Thanh Nam, dừa nước Cẩm Thanh, miệt vườn Cẩm Nam… đang
bước đầu được khai thác để mang lại nhu nhập cho CĐĐP.
f) Tiềm năng về hệ thống bảo tàng và các khu trưng bày sản phẩm
Hiện nay trong khu phố cổ, chính quyền Hội An đã cho xây dựng một số
bảo tàng làm nơi trưng bày các giá trị văn hóa nghệ thuật của khu vực di sản. Chúng
ta có thể kể tới một số bảo tàng và nhà trưng bày tiêu biểu sau: Bảo tàng văn hóa Sa
Huỳnh; Bảo tàng gốm sứ mậu dịch; Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An; Bảo tàng văn
hóa dân gian Hội An; Xưởng thủ công mỹ nghệ và biểu diễn nghệ thuật dân gian;
Phòng triển lãm chuyên đề của Văn phòng tư vấn tu bổ di tích và thông tin di sản.
Mỗi địa điểm có đặc trưng, sức hút riêng (phụ lục 20), góp phần đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch tại Hội An.
Tóm lại Hội An có tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch, đặc biệt là
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn được phân bố dày đặc trong khu vực phố cổ và
vùng phụ cận (phụ lục 30, 31).
2.2.3. Hiện trạng phát triển du lịch và du lịch dựa vào cộng đồng
2.2.3.1. Hiện trạng hoạt động du lịch
a) Hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch (phụ lục 32)
Hội An chỉ thực sự chú trọng đến phát triển du lịch từ sau khi khu phố cổ
được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Từ đó đến nay Hội An đã xây
dựng cho mình một hệ thống CSVC - kỹ thuật du lịch khá hoàn chỉnh, trải đều trên
tất cả các loại hình dịch vụ.
Các cơ sở lưu trú: Tính đến hết năm 2013 toàn TP có 172 cơ sở kinh doanh
dịch vụ lưu trú, với tổng số phòng nghỉ gần 4.500 phòng. Trong đó chủ yếu là các
khách sạn từ 3 đến 5 sao. Bên cạnh đó (từ 2012), Hội An đã triển khai mạnh mô
hình lưu trú trong nhà dân (Homestay) với 106 nhà và 352 phòng, tập trung dọc
đường Cửa Đại và xã đảo Tân Hiệp (46 nhà với 108 phòng).
Các cơ sở dịch vụ ăn uống: Hội An có trên 1071 nhà hàng, quán bar kinh
doanh ăn uống. Hầu hết các nhà hàng, quán bar phục vụ khách du lịch đều nằm
trong các ngôi nhà di tích đã được tu bổ trong khu phố cổ. Bên cạnh đó là các nhà
hàng của những khách sạn lớn. Ẩm thực Hội An rất đa dạng và phong phú, từ các
món ăn bình dân truyền thống (Cao Lầu, Mì Quảng, Cơm gà...) đến các món ăn Âu,

78
Á... có khả năng phục vụ tất cả nhu cầu ăn uống của du khách đến từ khắp nơi trên
thế giới. Thêm vào đó, khung cảnh, không gian phố cổ cũng góp phần làm cho loại
hình dịch vụ này có điều kiện phát triển hơn nữa.
Các cơ sở vui chơi giải trí, văn hoá thể thao: hệ thống các cơ sở loại này
chưa được phát triển nhiều, chủ yếu nằm trong các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao
cấp. Tuy vậy cũng có một số địa điểm công cộng du khách có thể tiếp cận: khu biểu
diễn nghệ thuật cổ truyền, tham gia các trò chơi thể thao nước: Jetski (môtô nước),
canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển (lặn
nông và lặn sâu), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát... tại bãi biển Cửa Đại và đảo Cù
Lao Chàm, rạp chiếu phim Hội An, du thuyền trên sông Hoài,....
Các cơ sở mua sắm: Tuy không có những trung tâm thương mại lớn như Hạ
Long, nhưng bù lại Hội An có hệ thống các cửa hàng phục vụ mua sắm dày đặc dọc
theo các tuyến phố cổ. Theo thống kê năm 2011, có tổng cộng 453 căn nhà dọc 4
tuyến phố chính của khu phố cổ được sử dụng là cửa hàng cửa hiệu. Ngoài ra, du
khách có thể mua sắm tại các khu trưng bày sản phẩm của chính quyền tổ chức,
hoặc tại các làng nghề truyền thống.
Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch: hiện nay việc tiếp cận Hội
An của khách du lịch rất dễ dàng. Hội An cách sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng
30km, hệ thống đường giao thông đã được nâng cấp rất thuận tiện cho du khách đi
lại. Từ Đà Nẵng du khách chỉ mất khoảng 45 phút để đến Hội An bằng taxi hoặc xe
buýt... Bên cạnh đó, du khách có thể đến Hội An bằng đường sông hoặc đường biển.
Về phương tiện vận chuyển khách tham quan, trong khu vực phố cổ và phụ cận, du
khách có thể lựa chọn xích lô, taxi, xe ôm hoặc xe đạp. Hiện tại có 3 hãng taxi đang
khai thác trên địa bàn Hội An (taxi Mai Linh, taxi Faifo, taxi Hội An) với khoảng
gần 200 đầu phương tiện. Cùng với đó là khoảng 100 xích lô, xe ôm do những
người dân địa phương quản lý, khai thác thông qua các tổ đội, nhóm tự quản. Về
phương tiện vận tải trên sông, Hội An có 2 HTX tàu thuyền kinh doanh vận tải trên
sông với khoảng 81 tàu, có tổng công suất là 1.637 CV (2012), ngoài ra còn có hệ
thống tàu cao tốc đưa du khách ra thăm cù lao Chàm.
Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc: hầu hết các địa phương trên địa bàn
Hội An đều đã được cung cấp điện lưới ổn định, ngoại trừ khu vực cù lao Chàm (xã
đảo Tân Hiệp). Cùng với đó là mạng lưới thông tin liên lạc (cố định, di động), hệ

79
thống internet phát triển rộng khắp. Về hệ thống cấp nước, theo quy hoạch của TP,
đến năm 2015 khoảng 85-95% dân số Hội An sẽ được sử dụng nước sạch, với tiêu
chuẩn 120-180l/ngày-đêm. Nhìn chung hệ thống phát triển mạnh có khả năng đáp
ứng tốt nhu cầu của du khách.
b) Lao động du lịch
Năm 2011 Hội An có 13.850 người làm việc trong lĩnh vực thương mai -
dịch vụ - du lịch. Trong số này có khoảng 32,5% tổng số lao động tương đương
4.508 người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch (các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống,.. không tính đến những người làm trong cơ quan
nhà nước liên quan đến du lịch). Đối với lao động đang làm việc trong 127 doanh
nghiệp du lịch (dịch vụ lưu trú và ăn uống) năm 2011, có 35% lao động được đào
tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch trong đó có 20% số lao động được đào tạo có
trình độ đại học trở lên. Tỷ lệ lao động có trình độ cao phân bố không đều giữa các
nhóm nghề: tập trung đông trong các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch và nhóm
hướng dẫn viên, lao động có trình độ thấp hơn tập trung ở nhóm dịch vụ lưu trú, ăn
uống, vận tải... Lực lượng lao động du lịch tự do, theo mùa vụ chưa được thống kê
về trình độ chuyên môn, nhưng đánh giá chung là lực lượng này có chuyên môn
nghiệp vụ thấp, phần lớn chưa qua đào tạo.
Về chất lượng nguồn nhân lực cho DLDVCĐ của Hội An, theo đánh giá
chung cộng đồng Hội An khá thuần nhất, có truyền thống, người dân có trình độ văn
hóa khá cao (ngoại trừ xã đảo Tân Hiệp), có kinh nghiệm trong phát triển du lịch. Ví
dụ tại làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà), năm 2011 có 12 người có trình độ đại học, 24
người trình độ cao đẳng và 40 người có trình độ trung cấp (số liệu điều tra thực tế).
Đây là điều kiện rất tốt để phát triển mạnh mẽ các sản phẩm DLDVCĐ một cách
bền vững.
c) Các loại hình và tuyến du lịch chủ yếu
Hiện nay ở Hội An, các loại hình du lịch khá đa dạng và phong phú từ du
lịch văn hóa đến du lịch thiên nhiên, cùng với đó là các tuyến du lịch trong khu phố
cổ, tuyến du lịch làng nghề, tuyến du lịch sinh thái… (phụ lục 13)
d) Kết quả hoạt động du lịch
- Khách du lịch: Số lượng khách du lịch đến Hội An giai đoạn 2008-2013
có xu hướng tăng, với tốc độ trung bình khoảng 9,5%/năm, mặc dù tốc độ tăng

80
không ổn định. Cụ thể năm 2008 số lượng khách du lịch đến Hội An là 1,105 triệu
lượt, đến năm 2013 con số này là 1,629 triệu lượt người tăng 1,47 lần. Xét trong
phạm vi toàn tỉnh, Hội An là điểm du lịch có sức hút lớn nhất, tính riêng năm 2013,
trong tổng số 3.437.124 đến Quảng Nam có 1.629.725 (47,4%) lượt khách ghé thăm
Hội An. Trong cơ cấu khách du lịch đến Hội An, tỷ lệ khách quốc tế và nội địa khá
cân bằng. Ví dụ, trong 6 năm, từ năm 2008 đến năm 2013 tổng số lượng du lịch đến
với Hội An là khoảng 7.909.349 lượt người, trong đó khách quốc tế là hơn
3.966.068 lượt người, chiếm 50,14% [10,65]. Hàng năm Hội An nhận được sự quan
tâm và viếng thăm của du khách đến từ trên 30 quốc gia khác nhau, lớn nhất là du
khách đến từ Ôxtrâylia và Pháp. Tình hình khách du lịch đến Hội An có thể thấy
qua biểu đồ (phụ lục 17).
Về cơ cấu khách du lịch quốc tế (phụ lục 17), không giống như Hạ Long,
quốc tịch của du khách quốc tế chính đến Hội An có sự thay đổi liên tục qua các
năm. Tuy nhiên, nhận định chung là các du khách có quốc tịch châu Âu (Pháp, Đức,
Anh, Phần Lan, Ý...), châu Đại Dương (Ôxtrâylia và Niudilân), Bắc Mĩ (Hoa Kỳ và
Canađa) chiếm tỷ cao nhất [10, 65]. Ví dụ năm 2013, du khách từ châu Âu chiếm
42,02%, từ châu Đại Dương chiếm tỷ lệ 17,17%, du khách Bắc Mĩ chiếm 11,3%,
châu Á chiếm và các khu vực khác chiếm 29,51% tổng số khách quốc tế đến Hội
An (tính trên số khách lưu trú). Khách châu Á dẫn đầu là Nhật Bản, Thái Lan và
Trung Quốc. Nhìn vào cơ cấu và số lượng khách quốc tế đến Hội An cho thấy việc
quảng bá hình ảnh và giá trị của Hội An vẫn chưa tốt, mặc dù Hội An là một đô thị
cổ ghi dấu ấn đậm nét của văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp nhưng số lượng
khách du lịch đến từ các quốc gia này vẫn còn nhỏ.
Trong số mười thị trường khách tiêu biểu đến Quảng Nam năm 2013 và Hội
An số khách có quốc tịch châu Âu, Úc, Mĩ khá đông, dẫn đầu là Úc Đây được đánh
giá là phân khúc thị trường cao cấp cần mở rộng khai thác để mang lại thu nhập lớn
du lịch Hội An.
- Doanh thu du lịch: Hiện tại, du lịch đang là ngành có đóng góp rất lớn
vào tổng GDP của TP Hội An. Tính trong năm 2013, GDP của Hội An là 3.037 tỷ
đồng, trong đó nhóm ngành thương mại - dịch vụ - du lịch đóng góp tới 68,73%
tương đương 2.087 tỷ. Xét về doanh thu du lịch, cùng với sự tăng lên nhanh chóng
về số lượng du khách đến Hội An, doanh thu từ du lịch cũng tăng liên tục và có tốc

81
độ tăng khá cao. Trong năm 2013 doanh thu du lịch của Hội An đạt 1.507 tỷ đồng.
Nếu tính trong giai đoạn từ 2008 -2013, giá trị doanh thu du lịch của Hội An tăng
trung bình 22,4%/năm. Cùng với sự gia tăng của giá trị sản xuất, doanh thu từ du
lịch cũng tăng lên nhanh chóng, năm 2008 doanh thu đạt khoảng 615,443 tỷ đồng
đến năm 2013 tăng lên 1.507 tỷ đồng (theo giá thực tế), gấp 2,45 lần [10, 65, 117].
Xét về một số chỉ tiêu khác của khách du lịch ảnh hưởng đến doanh thu, ta
thấy: mặc dù số lượng khách du lịch đến Hội An tăng nhanh, tuy nhiên số lượng
khách lưu trú và số ngày lưu trú của khách lại không tăng tương ứng. Theo số liệu
thống kê [10, 65], số lượng khách lưu trú ở Hội An tăng từ 591.888 lượt năm 2008
lên 769.481 lượt năm 2013, tương đương khoảng 6%/năm, tính trung bình chỉ có
gần 48% số khách đến Hội An nghỉ lại hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú, tỷ lệ này
khá lớn ở nhóm khách quốc tế (74,8%) và rất nhỏ ở khách nội địa (19,8%). Tổng số
ngày khách lưu trú của Hội An chỉ đạt 1.766.548, trung bình 1,084 ngày/khách
(năm 2013). Đáng chú ý là hầu hết khách lưu trú tại Hội An là khách quốc tế chiếm
79% tổng số khách lưu trú và 86,2% tổng số ngày khách. Nếu tính riêng cho khách
quốc tế thì số ngày khách bình quân là 1,87 ngày/khách, số ngày lưu trú trung bình
của mỗi lần lưu trú (khách quốc tế) là 2,5 ngày/1lần lưu trú, con số này ở khách nội
địa tương ứng là là 0,3 ngày/khách và 1,5 ngày/1 lần lưu trú.
Như vậy, vấn đề lớn nhất hiện nay của du lịch Hội An là tăng số ngày khách
trong một lần lưu trú và tăng tỷ lệ khách lưu trú, đặc biệt đối với khách nội địa.
Điều đó chỉ có thể làm được thông qua việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du
lịch, làm phong phú hơn các địa điểm tham quan, vui chơi giải trí và gia tăng các
dịch vụ bổ sung.
Về cơ cấu nguồn thu từ du lịch của Hội An năm 2013, nguồn thu lớn nhất
hiện nay tập trung vào dịch vụ lưu trú khách sạn (60,9%), dịch vụ ăn uống (20,7%),
dịch vụ vận chuyển (2,6%), lữ hành (6,2%), bán vé tham quan (5,2%), còn lại là
doanh thu từ các dịch vụ khác (4,4%). Qua đây có thể thấy, doanh thu du lịch Hội
An còn phụ thuộc quá nhiều vào lưu trú, ăn uống, trong khi các khoản thu từ dịch
vụ vận chuyển, lữ hành và các dịch vụ khác còn chiếm tỷ lệ ít. Để tăng doanh thu du
lịch một cách bền vững và mang lại thu nhập nhiều hơn cho cộng đồng, Hội An cần
chú ý đến việc cung cấp các dịch vụ bổ sung khác nhằm tăng mức chi tiêu của du

82
khách khi đến Hạ Long: làm mới, bổ sung liên tục các SPDL mới, dịch vụ mua sắm,
dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe,.....
Về nguồn thu từ bán vé tham quan phố cổ, năm 2013 doanh thu từ loại hình
này chiếm 5,2 % tổng doanh thu du lịch tương đương 78,1 tỷ đồng. Nhìn chung, tốc
độ tăng trưởng doanh thu từ bán vé khá cao, liên tục, ổn định và cao hơn tốc độ tăng
trưởng số lượng khách tham quan cũng như tốc độ tăng tổng lượng khách đến Hội
An. Loại trừ yếu tố tăng giá vé, tốc độ tăng trưởng doanh thu bán vé tham quan cho
thấy, Hội An đã bước đầu hướng du khách đến việc tìm hiểu Hội An thay vì chỉ cần
biết Hội An. Nhu cầu mua vé tham quan di tích và tham quan nhiều điểm di tích
hơn đối với mỗi du khách sẽ là mục tiêu mà du lịch Hội An cần hướng tới.
2.2.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
a) Khái quát mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du
lịch
Xét đến khía cạnh tham gia của cộng đồng vào các HĐDL, có thể đưa ra một
đánh giá tổng quan là người dân Hội An có mối liên quan rất chặt chẽ đến các
HĐDL diễn ra trong lãnh thổ của mình, đặc biệt là CĐDC khu vực phố cổ. Nếu
phân tích từ số liệu thống kê, ta thấy, có đến 41,2% tổng số người lao động đang
làm việc tại Hội An phục vụ trong lĩnh vực thương mại - du lịch - dịch vụ, tương
đương 13.850 người và đóng góp tới 56,96% GDP (năm 2011). Trong khi đó, thực
tế rất khó phân biệt doanh thu từ thương mại và du lịch, bởi lẽ với lượng khách du
lịch năm 2011 lên tới 1.462.180 người, gấp hơn 16 lần số dân trung bình của Hội
An cùng thời điểm. Có thể thấy doanh thu từ hoạt động thương mại, dịch vụ cũng
phụ thuộc rất lớn vào lượng khách du lịch nói trên.
Những phân tích từ số liệu điều tra thực tế cũng cho ta những nhận định
tương tự, trong tổng số 400 người dân địa phương được hỏi có 46,0% số người (184
người) có tham gia trực tiếp vào HĐDL (cho khách nghỉ lại nhà, cho thuê cửa hàng,
môi giới, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác), có 24 % (96 người) số người có thu
nhập từ HĐDL thông qua việc bán các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ cộng nghiệp
hoặc lao động phục vụ khách du lịch...và chỉ có 12% (48 người) không có quan hệ
gì với khách du lịch, 17% số còn lại (68 người) có quan hệ với khách du lịch thông
qua các mối quan hệ trong công việc. Như vậy có thể thấy rằng, mức độ tham gia
của CĐĐP trong HĐDL ở Hội An là rất cao, tính chung chỉ có đến 70 % số người

83
thu lợi trực tiếp từ HĐDL, chỉ có 30% số người không được hưởng lợi ích trực tiếp
hoặc không hưởng lợi từ hoạt động này.
Xét trên phương diện thu nhập từ du lịch, theo thống kê thực tế, dọc 4 tuyến
phố cổ (Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Lê Lợi) có đến 453 căn nhà trên
tổng số 475 căn nằm trên mặt tiền được sử dụng làm cửa hàng-cửa hiệu và trong đó
có 90,3% số căn nhà được sử dụng phục vụ khách du lịch, làm dịch vụ như kinh
doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, bán đồ lưu niệm,... chính vì vậy thu nhập của
CĐĐP về cơ bản là ổn định. Nếu tính riêng trong khu vực phố cổ - vùng lõi di sản
thì hầu hết các hộ gia đình đều có thu nhập từ du lịch. Đối với các hộ có nhà cho
thuê ở mặt tiền các tuyến phố, giá trung bình là 25 triệu - 30 triệu đồng/tháng, đối
với các chủ di tích (các ngôi nhà cổ) có khách tham quan mức thu nhập cũng tương
tự. (Ví dụ, nhà cổ Đức An trung bình mỗi ngày đón 400-500 khách tham quan, mỗi
khách đến tham quan chủ di tích sẽ được trích 1.800 đồng từ vé tham quan, như vậy
thu nhập trung bình mỗi tháng của chủ di tích cũng đạt từ 21 - 27 triệu đồng). Đối
với các hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú tại nhà (Homestay) cũng có thu nhập khá, tính
trung bình đạt khoảng 32 triệu đồng/năm (2011) [110].
Với những số liệu trên có thể cho chúng ta nhận định: mức độ tham gia của
cộng đồng vào HĐDL và thu nhập của họ tại khu vực di sản Hội An là khá cao.
b) Hiện trạng tham gia của lao động địa phương trong một số hoạt động du
lịch
- Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú:
Theo kết quả điều tra thực tế, lao động là người địa phương làm việc trong
lĩnh vực này chiếm tỷ lệ khá cao. Trong tổng số 75 người được hỏi, có 67 người là
dân địa phương, chiếm 89,3%. Khác với vịnh Hạ Long phần lớn những người này
đều sinh ra và lớn lên ở Hội An (những người có thời gian sinh sống tại địa phương
trên 10 năm chiếm 97%).
Về vị trí việc làm của lao động địa phương trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
lưu trú, lao động địa phương có vị trí làm việc khá cao (hình ….), theo số liệu điều
tra, trong số 30 người ở vị trí chủ sở hữu, giám đốc, quản lý thì có 67% là người
dân địa phương. Tuy nhiên cũng giống ở vịnh Hạ Long, đây phần lớn là các cơ sở
kinh doanh nhỏ (khách sạn 3 sao trở xuống và không tính loại hình Homestay),
người dân tự đầu tư xây dựng và cũng tự đứng ra kinh doanh, hoặc là do người thân
làm chủ. Trong khi đó, tại các khách sạn lớn (khách sạn từ 4 sao trở lên), phần lớn

84
chủ sở hữu, giám đốc, và những người quản lý là người ở địa phương khác hoặc
người nước ngoài. Từ những phân tích ở trên cho thấy, lao động địa phương đã
được sử dụng nhiều, có vị trí công việc và thu nhập ổn định. Tuy nhiên, còn một bộ
phận người lao động chưa thực sự được quan tâm về các quyền lợi chính đáng: bảo
hiểm, chăm sóc y tế…. Đây là một vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển
du lịch bền vững trong khu vực.
- Trong hoạt động dịch vụ vận tải du lịch:
Ở Hội An, dịch vụ vận tải đặc trưng nhất là xích lô, hiện nay ở khu di sản
này những người làm dịch vụ xích lô được quản lý bởi Nghiệp đoàn xích lô văn hóa
Hội An, nghiệp đoàn thành lập năm 2000, đến nay (2011) đã có 102 hội viên và tất
cả đều là người dân Hội An. Thu nhập của những người làm dịch vụ xích lô cũng
khá cao và ổn định, theo số liệu điều tra thực tế con số này dao động từ 3,5-4,5 triệu
đồng/người/tháng.
Một loại hình dịch vụ vận tải mới xuất hiện nhưng có tốc độ phát triển rất
nhanh ở Hội An, đó là dịch vụ vận tải bằng xe đạp (cho khách du lịch thuê xe đạp).
Đặc biệt sau khi chính quyền TP Hội An phát động phong trào cán bộ, viên chức đi
làm bằng xe đạp (3/2014 ). Hiện nay tại Hội An hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ,
homestay, quán cà phê, văn phòng du lịch… đều có dịch vụ này (trung bình 20
chiếc/điểm cho thuê). Với chi phí đầu tư thấp (1-2 triệu đồng/1 xe), giá thuê giao
động từ 20.000-30.000đ/ lượt, đây được xem là loại hình vận tải mang lại thu nhập
khá cao cho người dân địa phương (trung bình 5-6 triệu đồng/tháng).
Bên cạnh hai loại hình dịch vụ vận tải trên, do địa thế của vùng cửa sông,
ven biển nên dịch vụ vận tải thủy cũng khá phát triển ở Hội An. Hiện tại, việc vận
tải khách du lịch tham quan sông nước Hội An chủ yếu do Hợp tác xã vận tải thủy
bộ và khách du lịch Hội An đảm nhận. Tính đến năm 2011, hợp tác xã có 22 tàu
thuyền phục vụ khách du lịch trên sông và 2 tàu vận chuyển khách ra Cù Lao Chàm
với tổng số 122 xã viên, đều là cư dân của Hội An. Thu nhập của lực lực lượng lao
động nay chưa cao nhưng khá ổn định, dao động từ 2,5-3,5 triệu đồng/người (2011).
Đối với loại hình dịch vụ vận tải khách du lịch bằng xe taxi, tuy mới hình
thành nhưng cũng phát triển khá nhanh, với 3 hãng taxi lớn gồm: Mai Linh (120 lao
động), Hội An (30 lao động) và Faifo (40 lao động). Trong số các hãng taxi này chỉ
có Mai Linh có sử dụng lao động bên ngoài (chiếm 26,7%), hai hãng còn lại sử

85
dụng toàn bộ lao động là người địa phương. Thu nhập trung bình của đội ngũ lái xe
taxi là khá cao và ổn định (5-7 triệu đồng/người/tháng). Ngoài ra ở Hội An còn có
đội xe ôm (xe thồ) tự quản, với 29 thành viên, tất cả đều là người dân địa phương.
Do số lượng du khách ngày một tăng, nên việc làm cho đội ngũ xe ôm cũng khá
đều. Thu nhập trung bình của những người hành nghề xe ôm Hội An khá cao, trung
bình từ 4,5 - 6 triệu đồng/tháng.
Tóm lại đối với lao động địa phương làm việc trong lĩnh vực vận tải du lịch
tại Hội An có thể đưa ra nhận định như sau: tỷ lệ tham gia của lao động địa phương
rất cao và khá đồng đều giữa các loại hình vận tải, công việc và thu nhập ổn định.
- Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm:
Sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm tại Hội An là hoạt động diễn ra rất sôi
động và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Trên lĩnh vực sản xuất, đáng chú
nhất là các ngành nghề sau:
Nghề may: đây được xem là nghề thủ công phát đạt và hưởng lợi nhiều nhất
từ du lịch tại Hội An. Theo thống kê của TP Hội An, hiện tại có hơn 400 hộ (cửa
hàng) làm nghề may mặc với khoảng gần 3000 lao động (trong đó đó có hai công ty
lớn là Yaly và Thu Thủy với gần 400 lao động). Kết quả điều tra thực tế cho thấy
doanh thu trung bình của các cửa hiệu may tại Hội An đạt khoảng 60 - 70 triệu
đồng/tháng và tỷ lệ doanh thu từ khách du lịch chiếm trên 90% tổng doanh thu. Thu
nhập trung bình của lao động trong nghề may truyền thống ở Hội An cũng rất cao từ
7 -10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trong nghề này số lượng các chủ cửa hàng và lao
động là người địa phương khác cũng khá lớn: khoáng 38,9% chủ cửa hàng và
43,7% lao động là người từ nơi khác đến.
Sản xuất và kinh doanh Đèn lồng: đây là nghề truyền thống đã có 400 năm
tuổi, mặc dù có những giai đoạn khó khăn, nhưng hiện nay đã được khôi phục và
phát triển khá mạnh. Theo thống kê của TP Hội An, hiện tại có 43 hộ sản xuất đèn
lồng với 170 lao động là người địa phương, sản lượng khoảng 150.000 sản phẩm,
mang lại doanh thu khoảng 4 tỷ đồng (2014).
Nghề thêu: đây không phải là nghề mới xuất hiện ở Hội An nhưng nó chỉ
thực sự phát triển từ sau khi Hội An trở thành DSTG. Hiện nay ở Hội An có khoảng
200 lao động (trong đó 76,5% là người địa phương) đang làm nghề thêu trong các
cơ sở sản xuất, trưng bày, biểu diễn. Theo số liệu điều tra thực tế, doanh thu từ du

86
lịch của nghề thêu cũng rất lớn chiếm khoảng trên 80% tổng doanh thu, thu nhập
bình quân của lao động tương đối cao và ổn định (3,5-5 triệu đồng/tháng).
Nghề mộc: nổi tiếng nhất ở Hội An là các sản phẩm mộc của làng Kim Bồng
- đã hình thành Hợp tác xã Kim Bồng (2007) với 23 xã viên và 500 lao động. Theo
kết quả điều tra, số lao động nghề mộc trong hợp tác xã là người Hội An chiếm
81,9%. Thu nhập của người lao động trung bình đạt 5 triệu đồng/tháng. Cũng theo
số liệu này, doanh thu từ việc bán hàng cho khách du lịch chiếm khoảng 51,2% tổng
số doanh thu của hợp tác xã.
Gốm sứ: đồ gốm sứ Hội An cũng là một sản phẩm rất nổi tiếng, và được
khách du lịch ưa thích. Hiện nay đến Hội An khách du lịch rất khó bỏ qua làng gốm
Thanh Hà (phường Thanh Hà), đây là làng nghề truyền thống trên 500 tuổi. Hiện tại
có 23 hộ dân với khoảng 100 lao động (trên 90% là người Hội An). Ước tính, giá trị
từ du lịch mang lại trong năm 2014 khoảng 1,1 tỷ đồng, phần lớn trong số này là
tiền bán sản phẩm của làng.
Ngoài các nghề và sản phẩm thủ công mĩ nghệ như trên, ở Hội An còn rất
nhiều ngành nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm rất tinh xảo, có sức
hút lớn đối với khách du lịch: điêu khắc gỗ, mây tre đan, ….
Trên khía cạnh kinh doanh hàng lưu niệm, theo thống kê của TP, hiện tại có
tới gần 900 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm có khả năng phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm kinh doanh rất phong phú đa dạng và cũng có nhiều nguồn gốc khác
nhau. Kết quả điều tra thực tế cho thấy, doanh thu từ du lịch chiếm trên 70% tổng
doanh thu của các cửa hàng. Tỷ lệ người ngoài làm chủ các cửa hàng
Nói tóm lại, sự tham gia của lao động địa phương trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh hàng lưu niệm ở Hội An là rất cao. Hay nói cách khác du lịch phát triển
ở đây đã có tác động tích cực, trực tiếp đến việc làm, thu nhập của cộng đồng theo
hướng tích cực.
- Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn, uống:
Theo số liệu thống kê của TP Hội An [111], số cơ sở dịch vụ ăn uống (cửa
hàng) trên địa bàn TP có khả năng phục vụ khách du lịch là 1071 điểm. Bên cạnh đó
còn có hình thức phục vụ ăn uống trên các thuyền neo đậu ở sông Hoài. Đây là loại
hình kinh doanh thu hút rất nhiều lao động, theo ước tính của phòng kinh tế Hội An,
số lao động trung bình trong lĩnh vực này khoảng 6000 người. Kết quả phân tích từ
số liệu điều tra thực tế cho thấy, doanh thu từ khách du lịch của các cơ sở này chiếm

87
khoảng 50- 60% tổng doanh thu; số lao động là người địa phương chiếm khoảng
62,7%; thu nhập bình quân của lao động động trong lĩnh vực này khoảng 3,5-4 triệu
đồng/tháng. Một vấn đề đáng quan tâm, là lao động làm việc trong lĩnh vực này chủ
yếu là lao động tự do, theo thời vụ, không có hợp đồng lao động, không được đóng
bảo hiểm và đảm bảo các điều kiện chăm sóc sức khỏe cần thiết.
- Trong hoạt động hướng dẫn khách du lịch:
Hướng dẫn viên là một trong các ngành nghề có thu nhập cao nhất trong lĩnh
vực du lịch. Ở Hội An hiện nay ngoài 18 hướng dẫn viên thuộc quản lý của Trung
tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hội An, còn có khoảng 100 người đã được cấp
thẻ hành nghề (hoặc chưa có thẻ) đang làm việc cho các công ty du lịch, trong các
nhà cổ hoặc làm việc tự do. Đây là nghề có yêu cầu khá cao về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, do vậy tỷ lệ lao động địa phương làm việc trong lĩnh vực này chỉ chiếm
khoảng 37,2%. Thu nhập bình quân của lực lượng lao động này dao động từ
300.000 đến 1,2 triệu đồng/ngày. Cũng giống như vịnh Hạ Long, có thể nói, đây là
lĩnh vực dịch vụ mà sự tham gia của cộng đồng có mức độ yếu nhất, trong khi đây
được xem là lợi thế nổi bật của lao động địa phương.
c) Hiện trạng phát triển các mô hình tại du lịch dựa vào cộng đồng .
Dưới góc độ là một loại hình du lịch cụ thể, DLDVCĐ tại Hội An được phát
triển đa dạng với nhiều loại hình, và đang mang lại hiệu quả khá lớn. Ở Hội An hiện
nay phổ biến 3 mô hình (3 loại hình) DLCĐ: du lịch làng nghề, homestay và doanh
nghiệp gia đình tại các nhà cổ (phụ lục 19). Mỗi mô hình đều có những điểm mạnh
và hạn chế riêng, nhưng về cơ bản chúng đang góp phần đa dạng hóa các sản phẩm
du lịch, cung cấp việc làm và tạo thu nhập cho CĐĐP.
2.3. So sánh điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
giữa hai khu di sản thế giới
2.3.1. So sánh tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Về tiềm năng tự nhiên: tuy đều nằm giáp biển, nhưng do vị trí địa lý khác
nhau nên hệ thống tiềm năng du lịch tự nhiên giữa hai khu di sản có nhiều nét khác
biệt. Vịnh Hạ Long nằm trong khu vực có vận động địa chất, kiến tạo phức tạp trải
qua 3 tỷ năm, với các thời kỳ cổ địa lý đặc biệt xen kẽ nhau để tạo nên một vùng đá
vôi rộng lớn, cùng với quá trình karst hóa diễn ra mạnh mẽ và hiện tượng biển tiến
cách đây 7-8 nghìn năm. Trong thời kỳ hiện tại, với vị trí nằm ở khu vực nhiệt đới

88
ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, nơi giao thoa với nhiều luồng sinh vật. Tất cả yếu tố
trên đã góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ và giá trị địa chất, địa mạo có ý nghĩa toàn
cầu của Hạ Long, bên cạnh đó là mức độ đa dạng sinh học cao...
Đối với Hội An, do tính chất của một vùng cửa sông, các dấu ấn tự nhiên
hiện tại là kết quả của những vận động kiến tạo diễn ra trong khoảng 10 nghìn năm
trở lại đây. Chính vì vậy các giá trị tự nhiên có ý nghĩa du lịch ở Hội An đều gắn với
quá trình địa mạo hiện đại (bãi biển, sông nước, các bãi triều - rừng ngập mặn). Ở
khía cạnh khí hậu, do tính chất cận xích đạo, không có mùa đông lạnh nên Hội An
có nhiều lợi thế về khai thác du lịch biển.
Về tiềm năng nhân văn: cấu trúc lãnh thổ tự nhiên là tiền đề quan trọng để
hình thành đặc điểm kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có tiềm năng du lịch nhân
văn nói riêng. Đối với khu vực Hạ Long, do địa hình chân núi - ven biển, đồng bằng
nhỏ hẹp, kém màu mỡ, trữ lượng khoáng sản lớn nên nền kinh tế khu vực chủ yếu
phát triển theo hướng công nghiệp mỏ, khai thác cảng biển và đánh bắt hải sản với
quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, do vị trí nằm xa trung tâm kinh tế - chính trị - kinh đô
Thăng Long của các triều đại phong kiến Việt Nam, nên trong suốt thời kỳ phong
kiến, khu vực này hầu như không phát triển về kinh tế, những tiềm năng du lịch
nhân văn của khu vực hầu hết đều gắn với công cuộc bảo vệ biên cương, bờ cõi. Chỉ
có một số ít là gắn với quá trình khai thác biển (đánh bắt hải sản) của các ngư dân.
Sang thời kỳ hiện đại, khi có sự xuất hiện của khoa học kỹ thuật tiềm năng tự nhiên
của khu vực Hạ Long mới được khai thác mạnh mẽ, điều đó được thể hiện rõ nét
trong các sắc thái văn hóa mà Hạ Long có được ngày nay. Ngược lại, với vị trí là
vùng đồng bằng cửa sông, địa hình bằng phẳng, đất đai khá mầu mỡ, cư dân quần
tụ, nên hoạt động kinh tế tại Hội An diễn ra rất sôi động (thương mại, nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp) trở thành trung tâm kinh tế của vương quốc Chăm Pa và sau
đó là Đại Việt. Vì vậy hệ thống các giá trị nhân văn có ý nghĩa du lịch của Hội An
lại gắn liền với thời kỳ hoàng kim trong quá khứ.
2.3.2. So sánh nguồn lực cơ sở vật chất
Giá trị nổi bật của vịnh Hạ Long nằm ngoài không gian sinh sống thường
xuyên của các cộng đồng. Do vậy hệ thống hạ tầng, CSVC kỹ thuật du lịch được
phép xây dựng với quy mô lớn, loại hình đa dạng và theo hướng hiện đại. Trong khi
giá trị của Hội An lại gắn với những thành quả lao động, sáng tạo của con người

89
trong quá khứ, tồn tại trong chính cộng đồng. Việc bảo tồn nguyên trạng, khôi phục
các giá trị truyền thống là ưu tiên của Hội An. Vì vậy hệ thống hạ tầng CSVC kỹ
thuật ở đây thường có kiến trúc, quy mô (nhỏ) phù hợp với cảnh quan của di sản,
các loại hình CSVC có tính lựa chọn cao.
Đối với các cơ sở lưu trú: tại Hạ Long là các khách sạn nhà nghỉ với nhiều
quy mô, kiến trúc khác nhau, trong đó gồm cả những khách sạn nhiều tầng, mang
phong cách kiến trúc hiện đại. Tại Hội An, phổ biến các cơ sở lưu trú có quy mô
nhỏ: biệt thự nhà vườn, homestay.
Đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống: Hạ Long phổ biến các nhà hàng quán ăn
theo nhiều phong cách (bình dân, cao cấp), quy mô từ nhỏ đến rất lớn. Trong khi tại
Hội An, phần đông các nhà hàng nằm xen trong khu phố cổ, chúng được cải tạo từ
những ngôi nhà có sẵn và không có nhiều khác biệt với không gian kiến trúc xung
quanh. Tại những khu vực bên ngoài phố cổ, các nhà hàng quán ăn thường phổ biến
phong cách văn hóa nông thôn, gắn liền với môi trường sinh thái.
Đối với các cơ sở mua sắm: cũng tương tự như các cơ sở phục vụ ăn uống,
sự tương phản về phong cách giữa Hội An và Hạ Long cũng khá rõ. Tại Hạ Long
các cơ sở mua sắm rất đa dạng, từ các cửa hàng nhỏ đến hình thức chợ đêm, từ các
chợ truyền thống đến các siêu thị lớn. Trong khi đó, ở Hội An, các cơ sở mua sắm
cũng tập trung chủ yếu trong khu phố cổ, với các gian hàng, cửa hiệu nhỏ.
Đối với các cơ sở vui chơi giải trí: ở Hội An các cơ sở này thường gắn với
các loại hình văn nghệ truyền thống (bài chòi, bịt mắt đập niêu...), diễn ra trong
không gian phố cổ. Trong khi đó ở Hạ Long các dịch vụ vui chơi giải trí, lại mang
tính chất của văn hóa hiện đại, sôi động (vũ trường, trung tâm giải trí...).
2.3.3. So sánh đặc điểm cộng đồng dân cư và bản sắc văn hóa
Xét về khía cạnh phát triển kinh tế và quần cư, Hạ Long chỉ thực sự được
phát triển khi thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị tại đây. Mặc dù trước đó, các
ngư dân đã định cư và khai thác vùng đất này, nhưng dấu ấn văn hóa của họ để lại
rất mờ nhạt và gần như mất đi khi công nghiệp khai mỏ được mở ra vào cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20. CĐDC hiện tại của Hạ Long đến từ nhiều vùng khác nhau trong
cả nước, đông nhất là các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Điều đó làm cho văn hóa của
Hạ Long có nhiều sự pha trộn với sự đa dạng trong các sắc thái. Tuy nhiên nó lại
làm cho Hạ Long không thực sự có bản sắc riêng, điều này là một khó khăn trong
phát triển DLDVCĐ. Hầu hết các sắc thái văn hóa tại Hạ Long đều đang trong quá

90
trình kiến tạo. Ngay cả sắc thái văn hóa của một đô thị vùng mỏ được hình thành
trong gần một trăm năm cũng đang nhường chỗ cho một đô thị dịch vụ hiện đại.
Đối với Hội An, việc định cư ổn định trong khoảng 500 năm, đồng thời
không có những biến chuyển lớn về phương thức, ngành nghề sản xuất đã tạo cho
nơi đây một bản sắc văn hóa đặc trưng gắn với một thương cảng quốc tế sầm uất và
một vùng nông nghiệp trù phú của miền Trung Việt Nam. Đây là một lợi thế lớn đối
với Hội An trong phát triển DLDVCĐ. Bởi sự đặc sắc của văn hóa sẽ có sức hút rất
lớn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra đối với Hội An là bảo tồn, phục hồi các giá
trị văn hóa truyền thống hơn là việc kiến tạo các sắc thái văn hóa mới.
2.3.4. So sánh vai trò của cộng đồng đối với vấn đề bảo tồn di sản
Tại vịnh Hạ Long, việc cộng đồng phát huy vai trò bảo tồn di sản thông qua
mối quan hệ với du lịch tại di sản đã bước đầu được thể hiện, tuy vẫn còn ở quy mô
nhỏ và chưa toàn diện. Điều này đến từ vai trò sở hữu di sản, giá trị của DSTG vịnh
Hạ Long hầu hết thuộc sở hữu công, CĐ không có quyền sở hữu đối với di sản. Vì
vậy việc huy động CĐ tham gia bảo vệ môi trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, với việc thành lập HTX dịch vụ du lịch vạn chài Hạ Long, cùng với công tác
tuyên truyền của chính quyền địa phương, ý thức tham gia bảo vệ môi trường của
cộng đồng các làng chài đã được thể hiện rõ hơn. Theo thống kê của HTX, việc thu
gom rác thải trên vịnh Hạ Long đã được thực hiện thường xuyên, cư dân các làng
chài, xã viên HTX đã có ý thức trong việc phân loại rác thải ngay tại nguồn, chất
thải sinh hoạt đã được thu gom đúng quy định, khối lượng rác thải thu gom trung
bình đạt 40 tấn/năm. Bên cạnh đó, nhờ công tác tuyên truyền, giáo dục mà CĐDC
trên đất liền cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên những
hành động cụ thể mới chỉ diễn ra trong cơ quan, tổ chức, đoàn thanh niên, học
sinh… mà chưa thực sự trở thành ý thức của toàn cộng đồng. Đây chính là khó khăn
đối với việc bảo vệ môi trường của một di sản thiên nhiên.
Tại Hội An, vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản được thể hiện rõ hơn
so với ở Hạ Long, do đây là di sản văn hóa, giá trị của di sản gắn liền với CĐĐP.
Hay nói cách khác, vai trò sở hữu đối với các giá trị di sản thuộc về chính CĐĐP tại
đây. Sự phát triển du lịch ở Hội An đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho
cộng đồng, đó là cơ sở để cộng đồng hình thành ý thức trong việc bảo tồn di sản.
Đối với các công trình kiến trúc cổ thuộc sở hữu tư nhân, người dân đã tự ý
thức trong việc bảo tồn nguyên vẹn di tích do mình sở hữu, mặc dù việc sinh sống

91
trong các ngôi nhà cổ có nhiều bất tiện (điều kiện sinh hoạt, không gian,… không
phù hợp với cuộc sống hiện đại), vì họ có lợi ích thực sự từ việc bảo tồn. Một số
chủ di tích đã chủ động đầu tư tôn tạo di tích (theo quy định), mà không cần sự hỗ
trợ của chính quyền địa phương, để có thu nhập lớn hơn từ HĐDL (tỷ lệ phân chia
lợi nhuận liên quan đến số tiền các chủ di tích đầu tư). Ví dụ điển hình cho trường
hợp này là nhà cổ Tấn Ký.
Đối với việc bảo vệ môi trường không gian phố cổ, đại bộ phận người dân
Hội An đều được hưởng lợi từ du lịch, do vậy ý thức bảo vệ môi trường của họ cũng
rất cao. CĐĐP hưởng ứng rất mạnh chủ trương đi xe đạp, xây dựng tuyến phố đi
bộ…, xây dựng môi trường văn hóa thân thiện với du khách.
Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể: vai trò của cộng đồng cũng thể hiện
rất rõ trong việc duy trì các lễ hội truyền thống, các hoạt động sinh hoạt văn hóa tập
thể: các lớp học dân ca thường chật kín người học (đa phần là trẻ em); câu lạc bộ
hát bài chòi hoạt động đều đặn (trong khi số tiền hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa, thể
thao Hội An chỉ là 250.000đ cho 1đêm /9 người), hoặc sự hưởng ứng của cộng đồng
với chương trình "đêm rằm phố cổ"… Chính những việc làm này của cộng đồng đã
góp phần làm cho di sản giàu sức sông hơn.
Đối với các nghề thủ công truyền thống, vai trò của cộng đồng càng thể hiện
rõ, trước đây (trước năm 2000) rất nhiều nghề truyền thống của Hội An đã bị mai
một, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, rất nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề đã
phải bỏ việc. Nhưng khi du lịch phát triển, cộng đồng đã nhận thấy cơ hội phát triển
trở lại. Ngày nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất tại Hội An đã góp
phần tạo ra những SPDL hấp dẫn đồng thời làm sông lại nhiều giá trị của của di sản.
2.3.5. So sánh cơ hội tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch
Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên, đại bộ phận dân cư sinh sống ngoài vùng
lõi của di sản và nó không phải là một bộ phận cấu thành di sản. Chính vì vậy,
CĐĐP và văn hóa của họ cũng không phải là điều kiện thiết yếu cho du lịch tại đây.
Điều đó làm cho cơ hội của cộng đồng được tham gia phát triển du lịch bị hạn chế.
Trong khi đối với Hội An, CĐĐP và cuộc sống của họ là một phần cấu thành di sản,
thậm chí, nhiều bộ phận của di sản thuộc sở hữu tư nhân. Do vậy, phát triển du lịch
cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng như một phần cơ hữu của các SPDL.
Mặt khác cộng đồng tại vịnh Hạ Long và vùng chịu tác động, phân bố trong
phạm vi rộng, mức độ phân hóa về trình độ, điều kiện tài chính khá rõ. Bên cạnh đó

92
là sự khác biệt về văn hóa, nhận thức giữa các nhóm cộng đồng… Điều đó, gây khó
khăn cho việc quản lý, cũng như đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận lợi ích từ
phát triển du lịch tại di sản. Hơn thế nữa, các giá trị được khai thác để phục vụ du
lịch thường gắn với các khái niệm, kiến thức khoa học chuyên sâu, đòi hỏi trình độ
nhận thức cao. Do vậy đa phần CĐĐP không có khả năng hiểu và truyền đạt những
giá trị di sản cho du khách. Ngược lại, giá trị của Hội An là lịch sử, là truyền thống,
là những kinh nghiệm trong sinh hoạt sản xuất của chính CĐĐP, nên việc hiểu, biết
và giới thiệu với du khách có nhiều thuận lợi hơn. Do vậy cơ hội tiếp cận việc làm
trong lĩnh vực hướng dẫn khách du lịch của người dân địa phương là cao hơn.

Tiểu kết chương 2


1) Hệ thống tiềm năng du lịch và đặc điểm CĐDC của mỗi khu di sản là kết
quả của quá trình phát triển lâu dài trên một không gian lãnh thổ nhất định trong
mối quan hệ chặt chẽ với cấu trúc lãnh thổ tự nhiên. Ở đó, vị trí địa lý được coi là
nền tảng để lý giải sự khác nhau về tiềm năng, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và phát triển DLDVCĐ nói riêng giữa vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An.
2) Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong đới sống kinh tế - xã hội tại vịnh
Hạ Long và Hội An, cuộc sống của cộng đồng phụ thuộc nhiều vào HĐDL. Do đó
việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phát triển du lịch hiệu quả và mang lại lợi
ích nhiều hơn cho CĐĐP là cần thiết.
3) DLDVCĐ tại Hội An phát triển mạnh hơn so với DLDVCĐ tại Hạ Long
là do đặc trưng của mỗi loại di sản. Sự tồn tại và phát triển của Hội An gắn liền với
đời sống cộng đồng cư dân bản địa, do đó cơ hội tham gia của họ vào các hoạt động
du lịch dễ dàng hơn so với cư dân tại Hạ Long. Trong khi đó, cuộc sống của dân cư
tại Hạ Long lại nằm ngoài vùng lõi di sản, nên điều kiện phát triển DLDVCĐ tại Hạ
Long lại đến từ những quy định bảo tồn được nới lỏng.

93
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG
VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
3.1. Các cơ sở, nguyên tắc và giải pháp chung cho phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng tại hai khu di sản thế giới
3.1.1. Các cơ sở chung
3.1.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển
Quan điểm phát triển: Việc phát triển DLDVCĐ phải tuân thủ chiến lược
phát triển của cả nước và các quy hoạch của địa phương; khai thác tối đa tiềm năng,
mang lại lợi ích lớn nhất nhưng phải tuân thủ yêu cầu bền vững trên cả ba trụ cột
(kinh tế, xã hội và môi trường); gắn với yêu cầu bảo tồn nghiêm ngặt di sản theo
quy định của công ước quốc tế về di sản cũng như các văn bản pháp luật của nhà
nước và địa phương có liên quan; đặt CĐĐP vào trung tâm lợi ích của quá trình
phát triển du lịch, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng;
vận dụng linh hoạt, hợp lý các quan điểm về phát triển DLDVCĐ theo từng điều
kiện lãnh thổ cụ thể; tiếp cận DLDVCĐ theo từng giai đoạn, phù hợp với năng lực
CĐĐP; phát huy tổng hợp các nguồn lực trong nước và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
của các tổ chức nước ngoài vào phát triển du lịch; đặt DLDVCĐ trong mối liên hệ
tổng thể với các ngành kinh tế khác của địa phương, nhằm tạo sự hỗ trợ, liên kết;
chính quyền địa phương là một bộ phận hữu cơ cấu thành cộng đồng và được hưởng
lợi từ du lịch; phát triển các sản phẩm DLDVCĐ đa dạng, linh hoạt phù hợp với nhu
cầu của khách du lịch và thường xuyên đổi mới.
- Mục tiêu phát triển: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho CĐĐP, đảm bảo
công bằng về lợi ích, giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các cộng đồng gắn với nâng
cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng, du khách trong bảo vệ môi trường, bảo tồn
di sản; góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương, tạo động lực cho các ngành
kinh tế khác phát triển, tạo nguồn kinh phí hỗ trợ công tác bảo tồn, tôn tạo di sản.
3.1.1.2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển
du lịch quốc gia
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 (Quyết định 2473/QĐ-TTg), đề cập đến việc tập trung phát triển SPDL biển,
đảo, du lịch văn hóa và DLST; phát triển SPDL xanh, tôn trọng yếu tố tự nhiên và

94
văn hóa địa phương. Đây là văn bản pháp lý có ý nghĩa định hướng quan trọng nhất,
để đưa ra các giải pháp phát triển DLDVCĐ tại 2 khu di sản.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030 [84] xác định Hạ Long và Hội An là các đô thị du lịch quốc gia. Về phát triển
SPDL, Quy hoạch nhấn mạnh việc khai thác hệ thống đảo ven bờ phục vụ phát triển
du lịch, ưu tiên các SPDL văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối
sống; đẩy mạnh phát triển các SPDL sinh thái, chú trọng khám phá hang động, du
lịch núi, DLST nông nghiệp, nông thôn.
Trong chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020
(Quyết định số 321/QĐ-TTg), có đề cập đến việc ưu tiên phát triển các SPDL biển
đảo, du lịch văn hóa, DLST và DLCĐ theo hướng phát triển bền vững.
Theo quyết định số 1272/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ (2009), danh lam
thắng cảnh vịnh Hạ Long và Di tích kiến trúc nghệ thuật Đô thị cổ Hội An được xếp
hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đây là điều kiện thuận lợi để Hạ Long và Hội An
nhận được sự đầu tư lớn hơn từ ngân sách, tạo đà mạnh mẽ cho du lịch phát triển.
3.1.1.3. Xu hướng cầu du lịch trên thế giới
Theo dự báo của UNWTO, số lượng người đi du lịch quốc tế sẽ tiếp tục tăng,
với tốc độ trung bình khoảng 3,3%/năm cho giai đoạn từ 2010 đến 2030. Cũng theo
dự báo này đến năm 2020 số người đi du lịch quốc tế sẽ đạt 1,4 tỷ người và đến
năm 2030 con số này là 1,8 tỷ người [170].
Về xu hướng nhu cầu du lịch, theo Báo cáo của ITB Berlin [138] có nêu
“nhiều người quay lưng lại với “thế giới du lịch nhân tạo" và thay vào đó tìm kiếm
những điểm đến du lịch và trải nghiệm chân thực với những hoạt động được tiếp
xúc nhiều hơn với CĐĐP…”. Theo UNWTO, khách du lịch ngày càng quan tâm
đến việc giảm thiểu ảnh hưởng của các HĐDL đến môi trường. Cũng theo tổ chức
này, DLST (được hiểu là “du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên nhằm
bảo tồn môi trường và nâng cao phúc lợi cho dân địa phương”) được coi là một
trong những phân khúc phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp du lịch hiện
tại. Thống kê gần đây cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng lo ngại về tác động
của môi trường khi đi du lịch, với 93% độc giả của Conde Nast Traveler nghĩ rằng
công ty du lịch phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và 25-30% khách du lịch ưng
chọn một điểm đến thân thiện môi trường và sẽ trả phí bảo hiểm 25 USD cho 1 đêm
lưu trú (dẫn theo [115, tr.8]).

95
Đối với Việt Nam, trong chương trình hành động quốc gia về du lịch giai
đoạn 2013 - 2020, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã đưa ra dự báo: đến năm
2020 có khoảng 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam và khoảng 47-48
triệu lượt khách du lịch nội địa, doanh thu du lịch ước đạt khoảng 17-18 tỷ USD.
Để đón đầu xu thế này, Việt Nam nói chung và các tỉnh sở hữu DSTG nói
riêng cần chủ động có biện pháp cải thiện điều kiện môi trường du lịch, mở rộng, đa
dạng hóa dịch vụ DLST, DLDVCĐ.
3.1.2. Các nguyên tắc chung
Bài toán giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển du lịch, tối đa hóa lợi
ích kinh tế và bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên tại các DSTG là vấn đề khó khăn. Nếu
DLDVCĐ phát triển ở quy mô nhỏ, diễn ra trong phạm vi không gian hẹp, các tác
động đến môi trường tự nhiên và văn hóa hạn chế sẽ dễ dàng thỏa mãn yêu cầu bảo
tồn của các di sản. Tuy nhiên, nếu DLDVCĐ diễn ra theo hướng này, thì doanh thu
từ du lịch thấp, lợi ích cho cộng đồng cũng hạn chế. Điều đó sẽ không đạt được kỳ
vọng của các địa phương sở hữu di sản và cũng khó có khả năng lôi kéo cộng đồng
tham gia bảo tồn di sản. Nhưng nếu khai thác DLDVCĐ ở quy mô lớn có thể làm
suy giảm giá trị của các DSTG, làm nảy sinh những vấn đề về môi trường tự nhiên,
xã hội. Rõ ràng, chúng ta không thể lãng phí một dạng TNDL đặc biệt (DSTG) như
vậy, và cũng không thể đánh mất giá trị di sản bởi du lịch. Do vậy, theo ý kiến của
NCS việc phát triển DLDVCĐ tại các DSTG nên được tiếp cận theo không gian
chức năng của các tiểu khu, có tính đến chức năng được pháp luật quy định.
Tại vùng lõi di sản - nơi chưa đựng nguồn TNDL quý giá nhất của mỗi di
sản. Tuy nhiên, với nguyên tắc bảo vệ tuyệt đối, các hoạt động kinh tế nói chung và
du lịch nói riêng trong vùng lõi cần phải tuân theo những quy định rất chặt chẽ.
Những hoạt động này phải đảm bảo không làm tổn hại hoặc biến đổi cảnh quan,
môi trường. Trong bối cảnh đó, DLDVCĐ sẽ được phát triển theo hướng khai thác
các điều kiện sẵn có của lãnh thổ, hạn chế tối đa việc bổ sung các yếu tố ngoại lai
(hạ tầng, CSVC, lao động, ....). Xét về không gian văn hóa, việc phát triển
DLDVCĐ phải dựa trên việc bảo tồn và phục hồi nhưng giá trị truyền thống.
Tại vùng đệm: là khu vực trực tiếp gắn với di sản, có các cảnh quan quan
trọng và các khu vực hay các nhân tố có tầm quan trọng trong việc hỗ trợ di sản và
công việc bảo vệ di sản. Như vậy, xét về giá trị du lịch, bên cạnh ý nghĩa về vị trí
thuận lợi trong việc tiếp cận di sản (vùng lõi), bản thân vùng đệm cũng chứa đựng

96
những giá trị riêng biệt hoặc gắn với vùng lõi có sức hút đối với du lịch. Trong vùng
đệm, tùy vào vị trí, đặc điểm của các tiểu khu có thể phát triển DLDVCĐ trên cơ sở
bảo tồn nguyên trạng hoặc kiến tạo thêm các yếu tố mới. Điều đó có nghĩa là các
HĐDL sẽ diễn ra trên quy mô lớn gắn với các loại tài nguyên sẵn có và các tài
nguyên nhân tạo. Các SPDL phong phú và đa dạng, với nhiều dịch vụ bổ sung, đáp
ứng tối đa nhu cầu của du khách. Vấn đề quan trọng đặt ra ở đây, là lợi ích từ các
HĐDL này phải được gắn với quyền lợi của CĐĐP và phục vụ cho công tác bảo
tồn. Để làm được điều đó các dự án phát triển du lịch dạng này cần có các cam kết
về tạo việc làm, đào tạo, sử dụng lao động tại địa phương, bảo vệ môi trường và hỗ
trợ bảo tồn trước khi triển khai.
Vùng phụ cận - vùng chuyển tiếp: về mặt nguyên tắc các di sản được đề cử
không cần thiết phải có khu vực này, nhưng hầu hết các DSTG ở Việt Nam đều quy
hoạch một không gian phụ cận bao quanh các DSTG (vùng lõi và vùng đệm) - được
hiểu là khu vực phát triển có kiểm soát. Mục đích của vùng phụ cận là tạo một vùng
bảo vệ và chuyển tiếp từ từ về mặt cảnh quan, môi trường sinh thái, tránh những
thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến di sản. Việc xác định ranh giới vùng phụ cận phụ
thuộc vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các địa phương và đặc
điểm tự nhiên của di sản. Xét về TNDL vùng phụ cận, nhìn chung ít có liên hệ trực
tiếp với giá trị nổi bật toàn cầu của vùng lõi. Bên cạnh đó, ngoài du lịch trong vùng
phụ cận sẽ được phép phát triển nhiều ngành kinh tế, sản xuất khác nhau. Chính vì
vậy hướng HĐDL theo hướng DLDVCĐ sẽ góp phần giảm thiểu những tác động
tiêu cực từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng đến vùng lõi di sản.
Yêu cầu trong phát triển DLDVCĐ là việc sử dụng hợp lý lãnh thổ du lịch,
thông qua tổ chức các tiểu khu và hạt nhân du lịch. Trước nhu cầu phát triển
DLDVCĐ cũng như lượng khách đến với các DSTG hiện nay ngày càng tăng. Để
tránh những bất cập có thể nảy sinh, nâng cao hiệu quả của các HĐDL, tăng cường
hỗ trợ cộng đồng, việc đẩy mạnh hoạt động DLDVCĐ thực sự cần chú ý đến các
vấn đề sau: 1. Thỏa mãn nhu cầu khách du lịch; 2. Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch
và CSVC kỹ thuật du lịch phù hợp; 3. Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ, cải thiện các dịch vụ phù hợp với DLDVCĐ, chú trọng đến bảo tồn
di sản và bảo vệ môi trường tại các di sản; 4. Tạo điều kiện cho nhân dân địa

97
phương tham gia vào quá trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các dự án
DLDVCĐ.
Tổ chức không gian du lịch DLDVCĐ trong phạm vi các khu di sản được
lồng ghép trong cơ cấu không gian phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo các quy định
bảo tồn của địa phương. HĐDL tạo ra nhu cầu thúc đẩy sự phát triển của các ngành
kinh tế hỗ trợ khác như giao thông, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. HĐDL là
một yếu tố cấu thành trong cơ cấu KT-XH, văn hóa của địa phương.
Trên bản đồ định hướng tổ chức không gian phát triển DLDVCĐ tại các
DSTG, hệ thống lãnh thổ gồm các tiểu khu chức năng, các sản phẩm DLDVCĐ
tiềm năng, được đặt trong một không gian văn hóa cụ thể. Trong đó có các tiểu khu
có lợi thế lớn được định hướng trở thành các tiểu khu động lực, các tiểu khu còn lại
giữ vai trò là các vệ tinh thu nhận xung lực từ các tiểu khu động lực và ngược lại
chúng cung cấp các yếu tố đầu vào khác của HĐDL (lao động, lương thực, thực
phẩm…). Trong mỗi tiểu khu sẽ có các phân khu hạt nhân - giữ vai trò làm động lực
cho tiểu khu đó. Đây là những không gian lãnh thổ có lợi thế nhất của mỗi tiểu khu.
Việc xác định vai trò của các tiểu khu sẽ dựa trên tiềm năng, vị trí và đặc biệt là
hiện trạng phát triển. Các tiểu khu sẽ liên kết với nhau bằng hai loại liên kết: liên
kết chính - liên kết giữa tiểu khu động lực với các tiểu khu vệ tinh, liên kết phụ -
liên kết giữa các tiểu khu vệ tinh.
3.1.3. Các giải pháp chung
3.1.3.1. Giải pháp doanh nghiệp du lịch tham gia phát triển
Về mặt lý thuyết, một dự án phát triển DLDVCĐ thường có sự tham gia của
4 thành phần cơ bản, gồm: nhà đầu tư (doanh nghiệp), chính quyền địa phương,
CĐĐP và khách du lịch. Trong đó các doanh nghiệp du lịch cần được xem xét như
một bên tham gia phát triển có vai trò quan trọng hàng đầu. Với năng lực đội ngũ,
CSVC, kinh nghiệm quản lý, điều hành, sự năng động, sáng tạo....của mình, các
doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện để triển khai, phát triển các dự án DLDVCĐ. Vấn
đề đặt ra là cơ chế nào để doanh nghiệp tham gia phát triển DLDVCĐ, khi mục tiêu
tối thượng của các doanh nghiệp nói chung là lợi nhuận. Trong khi yêu cầu đối với
sự tồn tại của DLDVCĐ là lợi ích thuộc về cộng đồng, hai mục tiêu này dường như
đối lập với nhau. Bài học từ mô hình DLCĐ của HTX DV-DL Hạ Long và mô hình
DLDVCĐ tại làng rau Trà Quế (Hội An), cho ta thấy. Việc kết hợp giữa doanh

98
nghiệp và DLDVCĐ là hoàn toàn có thể khi cân đối được lợi ích của các bên.
Doanh nghiệp đứng ra thiết kế, tổ chức xây dựng SPDL, đào tạo hướng dẫn người
dân địa phương cung cấp các dịch vụ du lịch. Trong khi CĐĐP sẽ là bên cung cấp
không gian, lao động, các yếu tố thuộc về CSVC…
3.1.3.2. Giải pháp về phân đoạn trong phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng
DLDVCĐ nói chung và tại các DSTG nói riêng cần được xem xét như một
tiến trình phát triển. Mọi mong muốn chủ quan của con người về hiệu quả tức thời
của DLDVCĐ đều có thể dẫn đến thất bại.
Các dự án phát triển DLDVCĐ thường bắt đầu rất rầm rộ, đặc biệt các dự án
có sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Với kỹ năng truyền thông, chiến lược tiếp
thị, khả năng kết nối với các doanh nghiệp du lịch, các dự án này thường mang theo
sự kỳ vọng rất lớn của cộng đồng và giới truyền thông. Và thực tế hầu hết chúng
đều hoạt động rất tốt trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, giai đoạn này thường không
kéo dài, khi các tổ chức nước ngoài rút đi (khi dự án kết thúc), hiệu quả kinh doanh
cũng thường giảm sút nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do
năng lực yếu kém của CĐĐP khi được trao quyền quản lý. Những người nông dân,
thợ thủ công, những tiểu thương... sẽ không thể một sớm một chiều trở thành những
nhà quản lý, điều hành, kinh doanh du lịch.
Điều này cho thấy cần thiết phải tính toán các giai đoạn phát triển phù hợp
đối với một dự án DLDVCĐ. Vẫn biết rằng, mục tiêu trao quyền cho CĐĐP trên tất
cả các lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến việc tồn tại hay không tồn tại hình thức
du lịch này. Tuy nhiên vai trò của CĐĐP cần được xem xét cẩn trọng trong từng giai
đoạn phát triển của dự án du lịch. Trong khuôn khổ của luận án, NCS xin đề xuất
giải pháp về phân đoạn trong phát triển DLDVCĐ tại các DSTG ở Việt Nam.
Giai đoạn 1- giai đoạn khởi đầu: giai đoạn này cần thiết phải có sự tham gia
của doanh nghiệp du lịch hoặc tổ chức chuyên môn. CĐĐP lúc này nên tham gia ở
mức độ hỗ trợ bằng việc cung cấp các dịch vụ: dẫn đường, vận chuyển, nhà ở, nấu
ăn,... Việc quản lý, điều hành HĐDL và phân phối lợi nhuận toàn quyền thuộc về
doanh nghiệp (hoặc tổ chức đứng ra đầu tư).
Giai đoạn 2- giai đoạn chuyển tiếp: chính quyền địa phương với cách hiểu là
một bộ phận không thể tách rời khỏi cấu trúc của CĐĐP, sẽ đảm nhận việc quản lý,

99
điều hành các HĐDL sau khi kết thúc dự án (đối với các dự án có sự hỗ trợ của các
tổ chức quốc tế) hoặc sau khi có sự chuyển giao từ doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: giai đoạn chính thức phát triển DLCĐ, lúc này CĐĐP được trao
toàn quyền trong việc quản lý, điều hành, phát triển sản phẩm, tiếp thị,... và phân
chia lợi nhuận.
3.1.3.3. Giải pháp tăng cường sức hút của các di sản
Các DSTG, bản thân nó đã có sức hút rất lớn đối với khách du lịch, tuy nhiên
để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, giữ du khách ở lại lâu hơn, thì các giải
pháp nhằm bổ sung giá trị, sức hút của di sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc
biệt đối với các di sản văn hóa - thường phân bố trong một phạm vị không gian hẹp,
các điểm tham quan khá gần nhau. Điều này tạo thuận lợi cho du khách khám phá di
sản trong thời gian ngắn, tuy nhiên lại dễ làm cho du khách cảm thấy nhàm chán.
Do đó, việc tăng cường sức hút của di sản gắn liền với đời sống của CĐDC bản địa
là một giải pháp hiệu quả. Hiện nay, Hội An đang là một hình mẫu về công tác này:
việc phục dựng lễ hội truyền thống, các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian (hát
bài chòi, hát bả trạo...), các lớp dạy hát dân ca cho trẻ em, chương trình lễ hội đêm
rằm phố cổ.... đang tạo thêm sức hút lớn cho di sản văn hóa này. Tuy nhiên, ở Hội
An, người ta mới thấy hình ảnh văn hóa của cư dân Đại Việt được tái hiện mà chưa
thấy những không gian văn hóa của người Nhật, người Hoa, người Pháp - những
dân tộc đã là một phần lịch sử của Hội An. Từ thực tế này cho thấy, để tạo ra được
sức sống cho di sản từ chính CĐDC, cần có sự nghiên cứu, quan tâm một cách đầy
đủ đến chiều dài lịch sử của di sản.
Đối với di sản thiên nhiên, ngược lại với di sản văn hóa, phạm vi phân bố
thường rất rộng, các điểm tham quan thường nằm xa nhau. Chính vì vậy việc tham
quan, khám phá toàn bộ di sản là rất khó khăn. Đây là một trở ngại thực sự trong
việc phát huy giá trị di sản. Do đó, nhiệm vụ đối với các nhà quản lý di sản thiên
nhiên là làm cho các điểm du lịch "xích lại gần hơn" thông qua các hoạt động quảng
bá, các dịch vụ bổ sung, cải thiện hệ thống giao thông vận tải.

100
3.2. Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di
sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
3.2.1. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng
3.2.1.1. Các tiêu chí phân khu
Khu vực DSTG vịnh Hạ Long bao gồm 2 khu vực chính là đất liền và biển
đảo với các điều kiện phát triển du lịch khác nhau.
Về TNDL, phần biển đảo chứa đựng giá trị nổi bật của di sản (giá trị thẩm
mỹ, giá trị địa chất - địa mạo, giá trị khảo cổ học) và phần nào đó là các giá trị nhân
văn. Trong khi phần đất liền gắn với các giá trị nhân văn (di tích lịch sử - văn hóa,
công trình tín ngưỡng - tâm linh, công trình xây dựng đương đại). Giá trị du lịch về
tự nhiên phần đất liền có nhiều hạn chế, gồm một vài bãi biển nhỏ (Bãi Cháy,
Hoàng Gia), hồ nước (Yên Lập), vùng than phía Đông Bắc của TP. Trên thực tế,
phần đất liền giáp biển có sức hút du lịch lớn hơn rất nhiều so với khu vực sâu trong
nội địa.
Về kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật, có sự tương phản là rất rõ giữa hai khu
vực. Khu vực biển đảo, do những quy định của UNESCO nên sở vật chất kỹ thuật
không phát triển ở vùng lõi di sản, trong khi vùng đệm cư dân lại thưa thớt, điều
kiện đi lại khó khăn nên CSVC kỹ thuật du lịch cũng không phát triển, chỉ có một
vài nhà nghỉ quy mô nhỏ trên các đảo Ngọc Vừng, Cống Đông, Cống Tây, hệ thống
bến thuyền tại các cụm đảo…. Ngược lại khu vực đất liền có hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật du lịch rất phát triển, mạng lưới nhà nghỉ khách sạn dày đặc, các cơ sở
phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm. Tuy nhiên cũng có sự phân hóa rõ nét,
hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển tập trung nhất ở vùng ven biển trung
tâm TP (phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu), khu Hòn Gai thưa hơn, các cơ
sở có quy mô nhỏ, các khu vực tây bắc (Đại Yên, Việt Hưng), đông và đông bắc
(Hà Khánh, Hà Phong, Hà Lầm) của TP rất thưa thớt và gần như chưa có các yếu tố
hạ tầng kỹ thuật cho phát triển du lịch.
Về đặc điểm CĐDC, ở đây sự phân hóa cũng thể hiện rất rõ theo không
gian. Tại vùng biển đảo (hiện nay chỉ còn trên các đảo vùng đệm và một số nhà bè
được bảo tồn), CĐDC là những người theo nghề chài lưới, khai thác biển (nuôi
trồng, đánh bắt thủy hải sản) là chủ yếu, mật độ dân cư thưa thớt. Trình độ dân trí,
điều kiện sống cũng như các yếu tố về vật chất, tài chính, kinh nghiệm quản lý ở

101
mức thấp. Sự phân hóa cũng cũng thể hiện trên khu vực đất liền, các phường Bãi
Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu tập trung những người dân hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực dịch vụ - du lịch. Cộng đồng ở đây có trình độ cao, tiềm lực tài chính
mạnh, năng lực trong quản lý, kinh doanh tốt. Trong khi đó khu vực Hòn Gai cũ
(bao gồm các phường: Hòn Gai, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Hồng Hải, Hồng Hà,
Yết Kiêu, Cao Xanh, Cao Thắng)- là khu vực đô thị, dân cư tập trung đông đúc,
nhưng mang chức năng chính là chính trị - hành chính- văn hóa - giáo dục. Đối với
khu vực phía tây (xã Đại Yên), mặc dù đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ,
nhưng vẫn mang sắc thái của vùng nông thôn miền núi - ven biển. Dân cư ở đây khá
thưa, tập trung chủ yếu ven đường quốc lộ 18 và một phần sát với hồ Yên Lập. Đặc
điểm nghề nghiệp của dân cư gồm hoạt động dịch vụ (cư dân ven quốc lộ 18), nuôi
trồng hải sản, trồng lúa nước (giáp biển), trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả
(giáp núi). Khu vực phía bắc và đông bắc gồm vành đai công nghiệp Việt Hưng -
Cái Lân (Việt Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy, phía bắc đường 18 thuộc địa phận Bãi
Cháy) và khu vực công nghiệp khai thác mỏ (phía bắc và đông bắc các phương Hà
Tu, Hà Phong, Hà Khánh). Đây là khu vực tập trung dân cư liên quan đến các hoạt
động sản xuất công nghiệp, với thu nhập và mức sống trung bình, các dịch vụ và
tiện ích đi kèm cũng ở mức độ trung bình.
Về sắc thái văn hóa, sự khác biệt về nghề nghiệp của CĐDC là tiền đề để
tạo nên các không gian văn hóa khác nhau trong khu vực vịnh Hạ Long. Chúng ta
có thể kể tới không gian văn hóa của cư dân nông thôn đảo, sắc thái văn hóa cư dân
làng chài trên biển, sắc thái văn hóa của cư dân đô thị dịch vụ - du lịch (đô thị hiện
đại), sắc thái văn hóa của cư dân đô thị hành chính - chính trị (đô thị truyền thống),
sắc thái văn hóa của cư dân nông thôn miền núi - ven biển, sắc thái văn hóa của cư
dân khu công nghiệp, sắc thái văn hóa cư dân vùng mỏ.
3.2.1.2. Kết quả phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng tại
khu vực di sản thế giới vịnh Hạ Long
Dựa vào các tiêu chí đã xác lập, khu vực nghiên cứu được chia thành 2 khu
chức năng DLDVCĐ, gồm:
a) Khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng ven bờ (khu I)
Khu chức năng này bao gồm toàn bộ không gian đất liền và biển đảo ven bờ
của TP Hạ Long. Đây là nơi tập trung đông dân cư, với các hoạt động sản xuất đa

102
dạng, hệ thống kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật (trong đó có du lịch) rất phát triển.
Nghề nghiệp của CĐDC trong khu I chủ yếu gắn với các hoạt động kinh tế trên đất
liền (công nghiệp, dịch vụ - du lịch, hành chính, trồng trọt, chăn nuôi....) do vậy các
sắc thái văn hóa của họ cũng phản ánh những đặc trưng của cư dân đất liền. Do nằm
ở ngoài vùng lõi di sản - những quy định về phát triển được mở rộng, nên các sản
phẩm DLDVCĐ sẽ đa dạng hơn so với vùng lõi di sản.
Căn cứ vào đặc điểm CĐDC, hiện trạng phát triển, hạ tầng, kỹ thuật và các
không gian văn hóa có thể chia khu này thành 4 tiểu khu, gồm:
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ nông thôn miền núi - ven biển (I.A): là
không gian phía tây của khu I, thuộc địa phận phường Đại Yên và một phần phường
Việt Hưng. Đây là khu vực dân cư thưa thớt với hoạt động kinh tế chính là sản xuất
nông nghiệp. Sự phân hóa về điều kiện sản xuất cho phép phân chia tiểu khu thành
hai bộ phận (ven biển và ven rừng núi). TNDL đáng chú ý trong tiểu khu là rừng và
hồ nhân tạo (hồ Yên Lập, núi Chùa Lôi), bên cạnh đó là di tích văn hóa - lịch sử
chùa Lôi Âm. Do vậy tiểu khu này nên được định hướng phát triển các SPDL gần
gũi với môi trường sinh thái trên nền tảng không gian sắc thái văn hóa nông thôn
miền núi (tham quan - khám phá, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch thể thao) và
ven biển (trải nghiệm cư dân làng nghề).
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ vành đai công nghiệp (I.B): là không gian
phía bắc và đông bắc của khu I (kéo dài từ phường Việt Hưng đến Hà Khánh). Dân
cư ở đây tập trung đông với hoạt động kinh tế chính ở là sản xuất công nghiệp (khu
công nghiệp Việt Hưng, Cái Lân) và khai thác than (Hà Khánh, Hà Lầm, Hà
Phong). TNDL trong tiểu khu không thật sự phong phú và ít có sức hấp dẫn (đáng
chú ý là không gian mặt nước vịnh Cửa Lục và các mỏ than), do vậy, chức năng
DLDVCĐ chính ở đây là du lịch tham quan - học tập - nghiên cứu, du lịch trải
nghiệm (thợ mỏ, điêu khắc than) và du lịch thể thao (sân golf).
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ đô thị hiện đại ven biển (I.C): là không gian
của khu Bãi Cháy (phường Tuần Châu, Hùng Thắng, phía nam đường 18 của
phường Bãi Cháy). Đây là tiểu khu có lợi thế nhất về vị trí (được xem như "điểm
tập kết du khách"), kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật du lịch trong khu I. Do vậy, nó
được xem là tiểu khu trung tâm động lực của toàn bộ khu vực di sản. Mặc dù chưa
có một sắc thái văn hóa đặc trưng, nhưng với tính chất của một đô thị dịch vụ - du

103
lịch hiện đại đang hình thành, chức năng DLDVCĐ của tiểu khu có thể định hướng
theo hướng đô thị hiện đại, sang trọng. Các sản phẩm DLDVCĐ của tiểu khu này sẽ
hướng đến tính tiện nghi và hiện đại: nghỉ dưỡng biển, mua sắm, hội nghị - hội
thảo, vui chơi - giải trí và các SPDL phi truyền thống khác (lễ hội đương đại....).
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ đô thị truyền thống (I.D): là không gian phía
đông (dải ven biển từ Hồng Gai đến Cọc 8 - khu Hồng Gai), có tính chất của một đô
thị truyền thống trên nền không gian văn hóa thợ mỏ. Ngày nay, đây là trung tâm
hành chính - chính trị - văn hóa của Hạ Long, dân cư đông, lĩnh vực nghề nghiệp
chủ yếu là phi nông nghiệp (công nghiệp, hành chính, dịch vụ). Tiểu khu có nhiều
lợi thế về di tích lịch sử - văn hóa, các công trình tín ngưỡng tâm linh và TNDL ven
biển, cùng với đó là một không gian văn hóa đô thị hành chính - dịch vụ - du lịch
đang dần hình thành là cơ sở để định hướng các sản phẩm DLDVCĐ của tiểu khu
theo hướng: khai thác các giá trị văn hóa truyền thống (văn hóa - lịch sử, tâm linh)
và các giá trị văn hóa mới đang hình thành (mua sắm, vui chơi - giải trí biển).
b) Khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng biển đảo (khu II)
Là không gian vùng lõi của di sản thiên nhiên thế giới theo quy định của
UNESCO, Chính phủ Việt Nam và không gian biển đảo thuộc huyện Vân Đồn nằm
trong vùng đệm DSTG (các đảo Ngọc Vừng, Cống Đông, Cống Tây).
Hoạt động kinh tế của CĐDC nơi đây dựa chủ yếu vào biển, hương vị biển
thấm đẫm trong từng nét sinh hoạt, sản xuất, do vậy có thể gọi đây là không gian
văn hóa biển đảo. Tuy nhiên, sự đa dạng trong phương thức định cư, khai thác lãnh
thổ của cư dân địa phương cũng dẫn đến sự khác biệt nhất định về sắc thái văn hóa
trong khu vực. Đây là cơ sở để phân chia sắc thái văn hóa khu vực thành hai không
gian nhỏ, bao gồm: không gian văn hóa của cư dân làng chài và không gian văn hóa
của cư dân đảo (định cư trên đảo). Mặc dù năm 2015, việc di dân ra khỏi vùng lõi di
sản đã hoàn tất và gần như toàn bộ cư dân trên các làng chài ở đây đã được đưa vào
khu tái định cư Cái Xà Cong (phường Hà Phong). Tuy nhiên, cộng đồng này vẫn
được xem là lực lượng lao động chủ chốt trong phát triển DLDVCĐ ở vùng lõi di
sản. Bên cạnh đó việc giữ lại hai làng chài Vông Viêng và Cửa Vạn cũng tạo điều
kiện để khai thác giá trị văn hóa đặc trưng này.
Với chức năng bảo tồn là ưu tiên hàng đầu, việc xây dựng hạ tầng, CSVC
kỹ thuật trong khu vực bị hạn chế tới mức tối đa. Do vậy chỉ các SPDL thân thiện

104
với môi trường, khai thác các điều kiện sẵn có (hoặc việc bổ sung không gây ảnh
hưởng đến cảnh quan tự nhiên) mới được phép phát triển: tham quan biển - đảo, tắm
biển, vui chơi - giải trí và lưu trú ngắn hạn trên biển, tìm hiểu văn hóa làng chài.
Từ sự phân hóa về không gian sắc thái văn hóa, tài nguyên, điều kiện
CSVC kỹ thuật, hiện trạng phát triển các SPDL và chức năng bảo tồn được chính
quyền quy định, khu chức năng này có thể được chia thành 2 tiểu khu chức năng:
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ làng chài (II.A): là không gian vùng lõi của
DSTG vịnh Hạ Long, gồm dải biển đảo phía tây - nơi tập trung nhiều hang động,
bãi tắm, các di chỉ khảo cổ, các thắng cảnh tự nhiên (được chính quyền định hướng
phát triển các SPDL đại trà, phục vụ đông đảo các loại hình du khách) và khu vực
biển đảo phía đông của vùng lõi - nơi tự nhiên còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ
(được định hướng phát triển các SPDL cao cấp: thể thao - giải trí biển, lặn biển,
nghỉ đêm). Đây là không gian chứa đựng giá trị nổi bật nhất, hấp dẫn của vịnh Hạ
Long cùng với không gian văn hóa làng chài
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ nông thôn đảo (II.B): là không gian biển
đảo thuộc huyện Vân Đồn - phía trong vùng đệm DSTG, ở vị trí tương đối biệt lập,
điều kiện đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, các điều kiện kết cấu hạ tầng, CSVC còn
thiếu thốn nên thiên nhiên nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Bên cạnh đó, là
sự hấp dẫn trong các sắc thái văn hóa đến từ cuộc sống định cư trên các đảo của
CĐĐP. Với những điều kiện trên, tiểu khu này phù hợp với các sản phẩm DLDVCĐ
trên cơ sở khai thác môi trường sinh thái tự nhiên: tham quan, khám phá, tắm biển
và trải nghiệm cuộc sống của ngư dân trên đảo. Tuy nhiên trong tương lai, có thể
xây dựng tiểu khu này trở thành "điểm tập kết thứ 2" để khai thác giá trị vùng lõi di
sản với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.
Như vậy dựa trên sự phân hóa về các điều kiện phát triển du lịch, cũng như
chức năng theo quy định của chính quyền địa phương. Khu vực DSTG vịnh Hạ
Long có thể được chia thành 2 khu và 6 tiểu khu chức năng DLDVCĐ. Bên cạnh
chức năng du lịch (trực tiếp), mỗi tiểu khu còn có các chức năng gián tiếp để hỗ trợ
các tiểu khu khác trong phát triển du lịch. Vấn đề này sẽ được phân tích và làm rõ
hơn ở phần định hướng phát triển. Mỗi tiểu khu có những lợi thế tiêu biểu cho một
số sản phẩm DLDVCĐ. Kết quả phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực di sản
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có thể tóm tắt qua bảng 3.1:

105
Bảng 3.1. Kết quả phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long
Khu Tiểu khu Phạm vi không gian Đặc điểm TNDL nổi bật, hiện trạng du lịch
II. Khu I.A. Tiểu khu phát Là lãnh thổ của 2 phương - TNDL tự nhiên: cảnh quan núi rừng, hồ Yên Lập, hệ sinh thái ven biển
chức triển DLDVCĐ Đại Yên và Việt Hưng - Tài nguyên nhân văn: chùa Lôi Âm
năng nông thôn miền núi - Các SPDL chủ yếu: du lịch tâm linh (chùa Lôi Âm), DLST hồ Yên Lập, hệ sinh
phát triển - ven biển thái ven biển
DLDVCĐ I.B Tiểu khu phát Là không gian lãnh thổ - TNDL tự nhiên: mặt nước và các hệ sinh thái ngập nước của vịnh Cửa Lục
ven bờ triển DLDVCĐ các phường còn lại của - TNDL nhân văn: các công trình đương đại, nhà máy xí nghiệp…
vành đai công vùng - Hiện trạng: du lịch tham quan nghiên cứu - học tập
nghiệp
I.C Tiểu khu phát Gồm địa phận các - TNDL tự nhiên: bãi tắm, không gian mặt nước biển đảo ven bờ.
triển DLDVCĐ đô phường (phía tây cầu Bãi - Hệ thống kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật rất phát triển.
thị hiện đại ven Cháy): Bãi Cháy, Hùng - Hiện trạng phát triển du lịch: tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, mua sắm, hội
biển Thắng, Tuần Châu. nghị - hội thảo, thể thao, ….
I.D Tiểu khu phát Gồm lãnh thổ ven biển - Tài nguyền du lịch tự nhiên: cảnh quan biển, đảo ven bờ, các hang động.
triển DLDVCĐ đô phía đông cầu Bãi Cháy - Tài nguyên nhân văn: di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, nghệ thuật, các công
thị truyền thống (từ Hồng Gai đến Cọc 8) trình tín ngưỡng, tâm linh, các công trình đương đại…
- CSVC, hạ tầng kỹ thuật khá phát triển
- Hiện trạng phát triển du lịch: các SPDL tâm linh, tham quan, nghỉ dưỡng..
II. Khu II.A Tiểu khu phát Là không gian vùng lõi - TNDL tự nhiên: cảnh quản biển đảo, giá trị địa chất, địa mạo, hang động, bãi tắm,
chức triển DLDVCĐ của DSTG rạn san hô, các thắng cảnh tự nhiên…
năng làng chài - Tài nguyên nhân văn: phong tục tập quán sinh hoạt của của cộng đồng dân chài,
phát triển di chỉ khảo cổ học.
DLDVCĐ - Hiện trạng phát triển du lịch: tham quan, nghiên cứu - học tập, chèo thuyền, nghỉ
biển- đảo đêm, lặn biển
II.B Tiểu vùng phát Là không gian biển đảo - Tài nguyền du lịch tự nhiên: cảnh quan biển, đảo, hoang sơ.
triển DLDVCĐ thuộc huyện đảo Vân - Tài nguyên nhân văn: cuộc sống của người dân bản địa
nông thôn đảo Đồn nằm ở phía trong - Hiện trạng phát triển du lịch: du lịch chưa phát triển, một vài SPDL sinh thái
vùng đệm di sản (tham quan, khám phá), tắm biển.

106
BẢN ĐỒ PHAN KHU CHỨC
NĂNG VỊNH HẠ LONG

107
3.2.2. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản thế giới
vịnh Hạ Long
3.2.2.1. Độ hấp dẫn
Dựa vào kết quả lấy ý kiến chuyên gia về độ hấp dẫn của 52 điểm tài nguyên
trong khu vực di sản vịnh Hạ Long cho phép NCS đưa ra kết quả đánh giá như sau:
- Sáu tiểu khu tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long có sự phân hóa khá rõ về
mức độ hấp dẫn của TNDL. Tiểu khu II.A thuộc không gian của DSTG vịnh Hạ
Long nên có độ hấp dẫn cao nhất (rất hấp dẫn), các tiểu khu I.C, I.D, II.B được đánh
giá ở mức độ hấp dẫn, tiểu khu I.A ở mức trung bình và tiểu khu I.B ở mức ít hấp
dẫn (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ hấp dẫn của TNDL
tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long

Tài nguyên du lịch


Tổng số Số điểm tài Số điểm tài Cấp độ xếp
Tiểu điểm tài nguyên được nguyên từ loại tài Mức đánh
khu nguyên đánh giá đẹp, mức bình nguyên cao giá
dấp dẫn, độc thường trở nhất
đáo xuống
I.A 2 2 0 Quốc gia Trung bình
I.B 4 0 4 Địa phương Ít hấp dẫn
I.C 5 2 3 Quốc gia Hấp hẫn
I.D 12 3 9 Quốc gia Hấp dẫn
II.A 24 16 8 Quốc tế Rất hấp dẫn
II.B 8 4 4 Quốc gia Hấp dẫn
3.2.2.2. Không gian văn hóa cộng đồng
Mức độ đặc sắc của các không gian văn hóa được đánh giá dựa trên những,
khảo sát, phân tích của NCS trong quá trình đi thực địa phục vụ luận án. Mặc dù
còn mang nặng cảm tính và chủ quan nhưng vẫn là một căn cứ quan trọng trong
việc xác định các điều kiện phát triển DLDVCĐ.
Tại vịnh Hạ Long, có 2 không gian văn hóa được đánh giá ở mức độ rất đặc
sắc (II.A và II.B), 3 không gian được đánh giá ở mức độ đặc sắc (I.C, I.A, I.B) và 1
không gian được đánh giá ở mức trung bình (I.D).

108
Bảng 3.3. Đánh giá mức độ đặc sắc của các không gian văn hóa theo tiểu khu
chức năng tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long
Tiểu Văn Ẩm
Tôn Đồ
khu Kiến Trang hóa Phươ Công cụ, thực Điể
giáo, dùn
trúc phục ngh -ng phương m
tín g
nhà hàng ệ tiện thức lao đánh
ngưỡn sinh
cửa ngày thuậ đi lại động giá
g hoạt
t
I.A K K T K Đ T T T 3
I.B K T T K K Đ T K 3
I.C Đ K T Đ T T T T 3
I.D T K T T T T T T 2
II.A T K Đ Đ R R T Đ 4
II.B T K T T R Đ T Đ 4
(R- rất đặc sắc; Đ - đặc sắc; T - trung bình; K - không đặc sắc)
3.2.2.3. Thái độ của cộng đồng địa phương
Dựa trên kết quả điều tra thực tế đối với 400 người dân địa phương cho phép
NCS đưa ra những kết quả sau đây về thái độ của CĐĐP đối với vấn đề phát triển
du lịch trong địa bàn nghiên cứu: các tiểu khu II.A, II.B thái độ của cộng đồng được
đánh giá ở mức tốt, trong khi đó tiểu khu I.A, I.B, I.C ở mức khá tốt, chỉ có tiểu khu
I.D là ở mức trung bình (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Đánh giá thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch
tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long
Các chỉ tiêu đánh giá Điểm trung Mức đánh
Tiểu khu
1 2 3 4 5 6 bình giá
I.A 3.22 3.47 3.19 2.81 2.38 2.44 2.92 Khá tốt
I.B 3.29 3.38 3.32 2.65 1.24 1.41 2.55 Khá tốt
I.C 3.03 3.50 2.93 2.73 1.70 1.90 2.63 Khá tốt
I.D 2.73 2.90 2.60 2.57 1.60 2.00 2.40 Trung bình
II.A 3.72 3.65 3.81 3.45 2.01 2.98 3.27 Tốt
II.B 3.63 3.70 3.57 3.23 2.67 2.87 3.28 Tốt
(Ghi chú:1. Mức độ sẵn sàng tham gia; 2. Mức độ tin tưởng về việc làm; 3.
Mức độ tin tưởng về thu nhập; 4. Mức độ tin tưởng về các tiện ích khác; 5. Mức độ
hoài nghi về môi trường; 6. Mức độ phản đối các hoạt động liên quan đến du lịch).
3.2.2.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
Căn cứ vào các chỉ tiêu: phòng nghỉ (cố định, lưu động - thuyền nghỉ đêm
trên vịnh), cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm, cơ sở phục vụ ăn uống (cố định, lưu
động), cơ sở tổ chức hội nghị hội thảo và xem xét sự phân hóa về không gian của

109
chúng theo đơn vị tiểu khu chức năng. Kết quả phân tích cho thấy, khu vực vịnh Hạ
Long chỉ có tiểu khu I.C được đánh giá ở mức rất tốt, tiểu khu I.D ở mức tốt, các
tiểu khu II.A, II.B, I.A được đánh giá ở mức trung bình. Riêng tiểu khu I.B được
đánh giá ở mức không tốt (bảng 3.5)..
Bảng 3.5. Đánh giá CSVC, hạ tầng kỹ thuật du lịch
tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long
Số lượng Cơ sở Cơ sở tổ chức
Tiểu Cơ sở vui Cơ sở Mức đánh
buồng phục vụ Hội nghị, hội
vùng chơi giải trí mua sắm giá chung
nghỉ ăn uống thảo
I.A Trung bình Không tốt Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
I.B Không tốt Không tốt Không tốt Không tốt Trung bình Không tốt
I.C Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt
I.D Tốt Trung bình Tốt Rất tốt Rất tốt Tốt
II.A Trung bình Không tốt Trung bình Tốt Không tốt Trung bình
II.B Trung bình Không tốt Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
3.2.2.5. Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận là yếu tố tác động trực tiếp đến mong muốn đi du lịch của
đại bộ phân khách du lịch. Dựa trên số lượng các loại hình vận tải có thể sử dụng để
đến các tiểu khu trong mỗi khu di sản để đánh giá. Kết quả cho thấy có sự phân hóa
nhất định về điều kiện tiếp cận của các tiểu khu tại khu vực vịnh Hạ Long như sau:
tiểu khu I.C được đánh giá ở rất thuận lợi, I.D ở mức thuận lợi, tiểu khu I.A, I.B ở
mức trung bình, các tiểu khu II.A, II.B là vùng biển đảo nên được đánh giá ở mức ít
thuận lợi (bảng 3.6).
Bảng 3.6. Đánh giá khả năng tiếp cận tại vịnh Hạ Long

Vị Hệ thống phương tiện vận tải


Tiểu Mức đánh
trí Tàu Xe Ô tô Ta Tàu Xe Xe đạp,
vùng giá
(km) hỏa buýt khách -xi thủy máy xích lô
I.A 10 x x x Trung bình
I.B 15 x x x x Trung bình
I.C 0 x x x x x x x Rất thuận lợi
I.D 15 x x x x x x Thuận lợi
II.A 15 x Ít thuận lợi
II.B >30 x Ít thuận lợi
3.2.2.6. Đánh giá tổng hợp
Việc đánh giá điều kiện phát triển DLDVCĐ tại khu vực DSTG vịnh Hạ
Long được tiến hành theo các tiểu khu (dựa vào kết quả phân khu). Trong số 6 tiểu

110
khu được đánh giá, có 3 tiểu khu ở mức rất thuận lợi (tiểu khu I.C, II.A và II.B), 2
tiểu khu ở mức thuận lợi (I.A, I.D), 1 tiểu khu ở mức ít thuận lợi (I.B) cho phát triển
DLDVCĐ (Kết quả đánh giá được thể cụ thể ở bảng 3.7).
Về cơ bản, tiểu khu ít thuận lợi có số điểm thấp ở các yếu tố: CSVC - kỹ
thuật và độ hấp dẫn của tài nguyền. Do vậy muốn cải thiện tiềm năng DLDVCĐ tại
các tiểu khu này, cần thiết phải tăng cường đầu tư vào hệ thống CSVC, hạ tầng kỹ
thuật và coi trọng việc phát triển TNDL.
3.2.3. Nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng
Kết quả phân tích số liệu điều tra du khách cho thấy có 65% (130 phiếu)
khách nội địa có nhu cầu và sẵn sàng chi trả để được trải nghiệm các sản phẩm
DLDVCĐ tại vịnh Hạ Long, 23,4% (37 phiếu) giữ thái độ chờ đợi (cần xem xét) và
khoảng 12,7% (20 phiếu) không có nhu cầu. Con số này ở khách quốc tế lần lượt là
85,3% (64 phiếu). Số liệu điều tra cũng cho thấy, những du khách trẻ tuổi (<35 tuổi)
có nhu cầu đối với các sản phẩm DLDVCĐ cao hơn (88,8% - tính chung cho cả
khách nội địa và quốc tế) so với nhóm du khách lớn tuổi (>35 tuổi -50%). Đặc biệt
những du khách nội địa lớn tuổi (>60 tuổi) không có nhu cầu với các SPDL này,
trong khi khách quốc tế tỷ lệ này là 28,8% ở cùng độ tuổi.
Xét về quốc tịch, nhìn chung khách châu Âu, Mĩ, Úc (phương Tây) có nhu
cầu đối với DLDVCĐ cao hơn du khách châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan). Trong tổng số 75 phiếu điều tra khách quốc tế, khách phương Tây
chiếm 42,7% (32 phiếu) thì cả 32 phiếu đều trả lời sẵn sàng tham gia trải nghiệm
DLDVCĐ tại vịnh Hạ Long.
Xét về hình thức chuyến đi du lịch, nhìn chung khách du lịch theo đoàn
(trọn gói) có nhu cầu DLDVCĐ thấp hơn so với khách du lịch tự do (tự tổ chức)
hoặc mua tour một phần. Trong tổng số 233 khách được điều tra,có 58 thuộc diện
khách tự do, thì 100% đều có câu trả lời sẵn sàng trải nghiệm DLDVCĐ.
Từ thực tế này cho thấy trong quá trình thiết kế xây dựng các sản phẩm
DLDVCĐ trong tương lai cần chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, quốc tịch của du khách
nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

111
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá điều kiện phát triển DLDVCĐ tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long

Tiểu khu Độ hấp dẫn Sắc thái văn Thái độ CSVC Khả năng tiếp Tổng Xếp
hóa cận điểm loại
Điể Trọng Trọng Điể Trọng Điể Trọng Trọng
Điểm Điểm
m số số m số m số số
I.A Tiểu khu phát triển
Thuận
DLDVCĐ nông thôn miền 2 3 3 2 3 2 2 2 2 1 26
lợi
núi - ven biển
I.B Tiểu khu phát triển
Ít thuận
DLDVCĐ vành đai công 1 3 3 2 3 2 1 2 2 1 19
lợi
nghiệp
I.C Tiểu khu phát triển Rất
DLDVCĐ đô thị hiện đại 3 3 3 2 3 2 4 2 4 1 33 thuận
ven biển lợi
I.D Tiểu khu phát triển
Thuận
DLDVCĐ đô thị truyền 3 3 2 2 2 2 3 2 3 1 26
lợi
thống
II.A Tiểu khu phát triển Rất
DLDVCĐ làng chài 4 3 4 2 4 2 2 2 1 1 33 thuận
lợi
II.B Tiểu khu phát triển Thuận
DLDVCĐ nông thôn đảo 3 3 4 2 4 2 2 2 1 1 30
lợi

112
3.2.4. Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vịnh Hạ Long
3.2.4.1. Cơ sở của định hướng
a) Quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch của Quảng Ninh và
TP Hạ Long
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn 2030, xác định mục tiêu là phát triển du lịch toàn diện, có trọng tâm, trọng
điểm gắn với bảo tồn và bảo vệ môi trường tại di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long.
Quy hoạch cũng xác định Bãi Cháy là trái tim của du lịch Quảng Ninh. Bên cạnh
đó, các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cũng được đề cập tới, trong đó có giải pháp
nâng cấp các chuyến tham quan làng chài để trải nghiệm gần gũi hơn với đời sống
địa phương và đảm bảo tính bền vững của các làng chài với biện pháp then chốt là
bảo tồn 2-3 làng chài để bảo vệ nền văn hóa và phong cách sống độc đáo của các
làng chài (các làng chài lớn và quan trọng như Vung Viêng và Cửa Vạn sẽ được lựa
chọn để bảo tồn và phục vụ du khách tham quan).
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 xác định di sản - Kỳ quan Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là danh
thắng có giá trị đặc biệt có ý nghĩa toàn cầu, là TNDL nổi trội, là nền tảng và động
lực phát triển du lịch Quảng Ninh. Đồng thời phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn,
phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị
văn hoá, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường.
b) Dự báo về lượng khách du lịch đến Quảng Ninh và vịnh Hạ Long
Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 dự báo: năm 2020 số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh sẽ đạt
10,5 triệu, trong đó khách quốc tế là 4 triệu lượt, doanh thu đạt 30.000 tỷ đồng.
Năm 2030 tổng số khách là 23 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là 10 triệu lượt,
tổng doanh thu đạt 130.000 tỷ đồng.
Cũng trong đề án này, vịnh Hạ Long được coi là trọng tâm của chiến lược
phát triển du lịch Quảng Ninh, dự báo đến năm 2020, tổng số khách đến vịnh Hạ
Long là 7,4 triệu lượt (mức cao) hoặc 5,9 triệu lượt (mức thấp).
Như vậy có thể thấy, theo những dự báo đáng tin cậy, số lượng khách du lịch
đến vịnh Hạ Long và Hội An đều sẽ tăng trong các năm tới. Đây là cơ sở quan trọng
để đưa ra các định hướng phát triển nhằm khai thác tối đa các lợi ích từ du lịch,
đồng thời chuẩn bị đối phó tốt với những tác động tiêu cực của từ du lịch.

113
3.2.4.2. Định hướng chức năng không gian phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại vịnh Hạ Long
Theo kết quả phân khu chức năng và đánh giá điều kiện phát triển của các
tiểu khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực DSTG vịnh Hạ Long, cho phép ta đề xuất
các không gian phát triển DLDVCĐ như sau:
a) Khu chức năng phát triển DLDVCĐ đất liền và đảo ven bờ
Đây là không gian nằm trong vùng đệm và một phần vùng phát triển có kiểm
soát của DSTG vịnh Hạ Long. Tuy là vùng không có nhiều TNDL đặc sắc, nhưng
lại có lợi thế về vị trí so với khu chứa đựng giá trị ngoại hạng toàn cầu của di sản
trong khi đó các quy định về bảo tồn được nới lỏng hơn so với vùng lõi. Do vậy,
khu sẽ giữ vai trò phát triển chính, là vùng động lực để lôi kéo các vùng khác cùng
phát triển. Về định hướng phát triển cho từng tiểu khu:
- Tiểu khu I.A, I.B là những khu vực có ít lợi thế về du lịch hơn, nằm xa
vùng lõi di sản, nên vai trò chủ yếu của hai tiểu khu này sẽ là vệ tinh, góp phần giải
tỏa sức ép về khách du lịch cho tiểu khu II.A. Do vậy những sản phẩm DLDVCĐ ở
quy mô nhỏ, có tính độc đáo và khác biệt sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Trong đó, tiểu khu I.A sẽ lấy hồ Yên Lập - chùa Lôi Âm làm trung tâm, với
các sản phẩm du lịch: tâm linh, thể thao, sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm cuộc
sống cư dân ven biển... Ở đây những hộ gia đình có điều kiện sẽ tham gia cung cấp
dịch vụ cho các tour du lịch do các công ty du lịch bên ngoài xây dựng. CĐĐP có
thể hướng dẫn du khách các thao tác trồng và chăm sóc cây trồng, nuôi - trồng,
đánh bắt thủy hải sản; cho thuê vật dụng nấu ăn; phục vụ dịch vụ ăn uống ở mức độ
bình dân (khu vực giáp biển). Đối với khu vực đồi núi, CĐĐP có thể cung cấp dịch
vụ cắm trại, mang vác hành lý, chèo thuyền trên hồ Yên Lập, dịch vụ phục vụ du
lịch tâm linh (chùa Lôi Âm). Trong tương lai, khi dự án sân golf được triển khai,
CĐĐP có thể tham gia phục vụ loại hình du lịch thể thao.
Tiểu khu I.B sẽ lấy các mỏ than và cuộc sống lao động của người thợ lò làm
động lực, với các SPDL: tham quan học tập, trải nghiệm cuộc sống thợ mỏ, làng
nghề thủ công (điêu khắc than đá), thể thao... CĐĐP tham gia các hoạt động du lịch
thông qua việc cho thuê phương tiện vận chuyển, hướng dẫn kỹ thuật tạo tác than
đá, kỹ năng thợ lò… Bên cạnh đó là các dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm…
- Tiểu khu I.C, I.D - là những khu vực có nhiều lợi thế, có tiềm năng lớn cho
phát triển du lịch, gần vùng lõi di sản, do vậy sẽ phát triển DLDVCĐ theo hướng bổ

114
sung và xây dựng mới hệ thống hạ tầng, CSVC kỹ thuật để khai thác tối đa lợi thế
của vùng lõi. Nói cách khác, DLDVCĐ ở đây sẽ phát triển trong một không gian
văn hóa đô thị hiện đại và sang trọng. Khách du lịch đến đây sẽ được trải nghiệm
các sắc thái văn hóa đô thị hiện đại (văn hóa phục vụ chuyên nghiệp, các thiết bị đồ
dùng sang trọng,....) thay vì những sản phẩm DLDVCĐ gắn với không gian văn hóa
làng quê, đồng bào dân tộc thiểu số...
Trong đó, tiểu khu I.C giữ vai trò động lực, phân phối khách cho các tiểu khu
khác, phát triển các sản phẩm DLDVCĐ: nghỉ dưỡng, tắm biển, mua sắm, vui chơi-
giải trí, tham quan, học tập, hội họp... gắn với sắc thái văn hóa đô thị hiện đại.
CĐĐP ở đây có nhiều cơ hội tham gia phát triển du lịch, họ có thể tham gia cung
cấp dịch vụ cho các công ty du lịch hoặc đứng ra tự tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên,
CĐĐP cần có phương án nhằm hoàn hiện các điều kiện (CSVC kỹ thuật, kỹ năng -
trình độ phục vụ du lịch, phương thức quản lý…) theo hướng hiện đại, chuyên
nghiệp. Các dịch vụ phổ biến mà CĐĐP địa phương có thể cung cấp là: dịch vụ lưu
trú, ăn - uống, dịch vụ hỗ trợ - bổ sung cho du lịch tắm biển, thể thao giải trí biển,
dịch vụ vận tải…
Tiểu khu I.D phát triển du lịch tham quan - học tập di tích lịch sử, du lịch
tâm linh, vui chơi giải trí và du lịch mua sắm. Bên cạnh đó, tiểu khu I.D là khu vực
đông dân cư, trình độ dân trí cao, do vậy sẽ là nơi cung cấp nguồn lao động du lịch.
CĐĐP sẽ tham gia cung cấp các dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống ở quy mô vừa và
nhỏ, phân khúc bình dân, cùng với đó là các dịch vụ bổ sung cho du lịch văn hóa -
tâm linh.
b) Khu chức năng phát triển DLDVCĐ biển - đảo
Đây là vùng lõi di sản, sở hữu cảnh quan biển - đảo đá vôi độc đáo, hệ thống
hang động và các di chỉ khảo cổ (phân bố khá dày ở các khu vực phía đông), các rạn
san hô (tập trung ở phía nam và tây nam), các bãi tắm ven đảo, văn hóa cộng đồng
làng chài... Tuy là vùng sở hữu giá trị ngoại hạng, nhưng đây sẽ không thể trở thành
vùng động lực đúng nghĩa, bởi vai trò của nó chỉ thể hiện ở sức hấp dẫn về mặt tài
nguyên, trong khi những quy định không cho phép phát triển các cơ sở dịch vụ có
quy mô lớn, vì vậy cần nhìn nhận tiểu khu này có vai trò là "động lực hấp dẫn". Về
định hướng phát triển cho từng tiểu khu:
- Tiểu khu II.A - là nơi chứa đựng giá trị nổi bật của di sản, tuy nhiên do
những quy định nghiêm ngặt về bảo tồn mà tiểu khu này chỉ nên phát triển

115
DLDVCĐ trên cơ sở điều kiện sẵn có, sắc thái văn hóa làng chài vẫn là chủ đạo
trong hệ thống các sản phẩm DLDVCĐ tại tiểu khu này. Tiểu khu này lấy làng chài
Cửa Vạn và làng chài Vông Viêng làm trung tâm để khai thác DLDVCĐ, với các
sản phẩm: tham quan, tắm biển, thể thao giải trí biển, ngủ đêm trên vịnh, khảo cổ,
trải nghiệm văn hóa ngư dân làng chài… CĐĐP sẽ tham gia cung cấp các dịch vụ
cho du khách của các công ty du lịch: chèo thuyền, hướng dẫn khách tham quan;
cho thuê ngư cụ và hướng dẫn trải nghiệm làm ngư dân; thu dọn vệ sinh và bảo vệ
môi trường biển; cung cấp dịch vụ ăn uống với quy mô nhỏ; cho thuê các vật dụng
và dịch vụ bổ sung cho du lịch tắm biển, thể thao giải trí biển…
- Tiểu khu II.B - nằm trong vùng đệm DSTG, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, với
nhiều hang động, bãi tắm đẹp, cư dân biển đảo nơi đây còn gìn giữ được nhiều nét
đẹp truyền thống. Đặc biệt, có vị trí rất gần với vùng lõi di sản, là cầu nối với các
vùng du lịch biển đảo còn lại của tỉnh Quảng Ninh (Vườn Quốc gia Ba Mùn, đảo
Quan Lạn, Minh Châu, Cô Tô). Tuy nhiên, do điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật hiện
tại của tiểu khu còn kém phát triển nên trong giai đoạn hiện nay chỉ tập trung phát
triển DLDVCĐ theo hướng sử dụng điều kiện sẵn có với sắc thái văn hóa vùng
nông thôn biển đảo, với các sản phẩm: lưu trú - homestay, trải nghiệm cuộc sống
ngư dân trên đảo, tắm biển, tham quan - ngắm cảnh, du lịch văn hóa lịch sử…Mặc
dù vậy trong tương lai, khi điều kiện tốt hơn có thể thay đổi hướng tiếp cận, biến
tiểu khu II.B trở thành "điểm dừng chân thứ 2" của du khách (sau tiểu khu I.C) với
các SPDL biển - đảo cao cấp.
CĐĐP sẽ tham gia cung cấp các dịch vụ cho các công ty du lịch: chèo
thuyền, hướng dẫn tham quan; dịch vụ trải nghiệm cư dân nông nghiệp đảo và ngư
dân; cho thuê các vật dụng và dịch vụ bổ sung cho du lịch tắm biển, thể thao giải trí
biển, căm trại… hoặc đứng ra tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú với quy mô nhỏ.

116
BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG
VỊNH HẠ LONG

117
3.3. Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di
sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An
3.3.1. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng
3.3.1.1. Các tiêu chí phân khu
Không gian nghiên cứu tại Hội An nằm hoàn toàn trên đất liền. Tuy nhiên
điều kiện phát triển DLDVCĐ tại Hội An cũng có sự phân hóa rõ rệt theo không
gian và có thể chia thành các khu vực sau: khu vực trung tâm phố cổ, khu vực ven
đô, khu vực ven biển và khu vực sông nước phía nam.
Về TNDL: khu vực trung tâm phố cổ có TNDL rất phong phú, đa dạng, gắn
với giá trị ngoại hạng toàn cầu của khu DSTG đô thị cổ Hội An (công trình kiến trúc
văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán sản xuất, sinh hoạt...). Khu vực ven đô là
nơi chứa đựng các giá trị nhân văn trên cơ sở hoạt động sản xuất nông nghiệp của
cư dân địa phương (các làng nghề) và di tích có liên hệ chặt chẽ với giá trị nổi bật
toàn cầu của khu DSTG (các ngôi mộ cổ, lễ hội, di chỉ khảo cổ…). Khu vực ven
biển sở hữu đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm đẹp, bên cạnh đó là truyền thống khai
thác biển (đan lưới, đánh cá...) vẫn còn lưu giữ trong đời sống cộng đồng. Trong khi
đó khu vực phía nam (Cẩm Thanh, Cẩm Nam, Cẩm Kim) thực chất là những cù lao,
ngăn cách với phần phía bắc bởi các con sông. Sức hút du lịch lớn nhất của khu vực
này là khung cảnh thiên, không gian nông nghiệp sông nước, ngoài ra còn có một số
làng nghề, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa….
Về kết cấu hạ tầng và CSVC kỹ thuật: yếu tố này cũng có sự phân hóa khá
rõ theo khu vực. Khu vực trung tâm có hệ thống hạ tầng, CSVC kỹ thuật du lịch rất
phát triển, gồm nhiều nhà hàng, khách sạn, cửa hàng buôn bán... Tuy nhiên điểm
chung của các cơ sở này là quy mô nhỏ, năng lực phục vụ hạn chế và mang tính
chất truyền thống. Tương tự như vậy là khu vực ven biển, cũng có hệ thống CSVC
kỹ thuật du lịch rất phát triển, nhưng điểm khác biệt chính là các cơ sở ở đây có quy
mô lớn, tính chất sang trọng, hiện đại. Trong khi đó, khu vực ven đô và phía nam hạ
tầng cũng như các yếu tố CSVC kỹ thuật chưa được đầu tư phát triển.
Về đặc điểm CĐDC: CĐDC Hội An phân hóa khá rõ theo không gian địa
lý, khu vực trung tâm và ven biển chủ yếu là các cộng đồng đô thị, với mật độ dân
số cao, hoạt động phi nông nghiệp là chủ yếu (dịch vụ, nghề thủ công, cán bộ, viên
chức). Các cộng đồng này có trình độ dân trí, điều kiện tài chính, mức sống đều khá

118
cao. Trong khi khu vực ven đô và phía nam chủ yếu là các CĐDC nông thôn, hoạt
động kinh tế gắn liền với nông nghiệp lúa nước và đánh bắt thủy sản trên sông, bên
cạnh đó là một số nghề thủ công truyền thống. Do điều kiện đi lại khó khăn nên về
cơ bản trình độ dân trí, mức sống, tiềm lực tài chính của cộng đồng nơi đây không
bằng so với hai khu vực trên.
Về sắc thái văn hóa ở Hội An: trên cơ sở sự khác biệt về nghề nghiệp của
dân cư, tại Hội An cũng có thể phân chia ra một số không gian sắc thái văn hóa tiêu
biểu. Thứ nhất là không gian văn hóa của CĐDC phố cổ, được đặc trưng bởi những
ngôi nhà cổ, phố phường chật hẹp, cửa hàng, cửa hiệu dày đặc, các kiểu quan hệ xã
hội đô thị truyền thống (phường, hội: hội nghề may, hội đèn lồng...). Thứ hai là
không gian văn hóa nông nghiệp ven đô được trưng bởi những không gian rộng lớn,
các cánh đồng lúa, rau màu xanh mướt, mật độ dân cư thưa, quan hệ xã hội kiểu
làng xã truyền thống... Thứ ba không gian văn hóa của cư dân sông nước, đặc trưng
bởi không gian sông nước, phương tiện đi lại chủ yếu là tàu, thuyền, các kỹ năng
trong nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy, hải sản của cư dân... Thứ tư là không gian
văn hóa của cư dân đô thị hiện đại, tuy chưa thực sự rõ nét, nhưng những dấu hiện
của một đô thị du lịch hiện đại đang dần hình thành với không gian kiến trúc, các
khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn cao cấp.... Ngoài ra còn phải kể đến không
gian văn hóa của các làng nghề thủ công truyền thống (làng mộc, làng gốm, làng
tranh dừa nước).
Tóm lại, sự phân hóa về các điều kiện như trên là tiền đề để tiến hành phân
khu chức năng DLDVCĐ nhằm tạo cở sở khoa học cho việc khai thác di sản một
cách bền vững và hiệu quả.
3.3.1.2. Kết quả phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng tại
khu vực di sản thế giới đô thị cổ Hội An
Dựa vào các tiêu chí đã xác lập, toàn bộ khu vực DSTG Hội An được xếp
chung vào một khu chức năng, đó là khu chức năng phát triển DLDVCĐ cửa sông -
ven biển. Từ sự phân hóa về điều kiện tài nguyên và các điều kiện khác theo quy
định của UNESCO có thể chia vùng thành 4 tiểu khu chức năng DLDVCĐ như sau:
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ đô thị cổ (A): là không gian chứa dựng giá
trị nổi bật toàn cầu của di sản, thuộc lãnh thổ các phường Minh An, Sơn Phô, Cẩm
Phô, Tân An. Là nơi dân cư tập trung đông, nghề nghiệp chính là dịch vụ - du lịch

119
và các nghề thủ công truyền thống. Tiểu khu này là nơi gìn giữ và bảo tồn rất tốt sắc
thái văn hóa của một cảng thị cổ trên phương diện vật thể và phi vật thể. Tiểu khu
có lợi thế về TNDL nhân văn (khu vực phố cổ, các di tích lịch sử, văn hóa), hệ
thống kết cấu hạ tầng, CSVC kỹ thuật khá phát triển. Tuy nhiên do tính chất của
vùng lõi nên chức năng DLDVCĐ chính là bảo tồn hay nói cách khác là khai thác
DLDVCĐ tại đây cần hướng tới việc khai thác các điều kiện hiện có, hạn chế việc
bổ sung làm mới.
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ nông thôn ven đô (B): là không gian lãnh
thổ của phường Thanh Hà, Cẩm Châu và xã Cẩm Hà. Tuy là vùng ven phố cổ,
nhưng hệ thống CSVC kỹ thuật du lịch ở đây còn khá hạn chế. Về không gian văn
hóa, mặc dù đang trong quá trình đô thị hóa, nhưng sắc thái văn hóa nông thôn vẫn
còn khá đậm nét (nghề nghiệp chính của cư dân vẫn liên quan nhiều đến nông
nghiệp, diện tích đất canh tác còn lớn). Trong tiểu khu có hai hạt nhân đáng chú ý là
làng gốm Thanh Hà và làng rau Trà Quế, bên cạnh đó còn có các di chỉ khảo cổ. Do
vậy chức năng của tiểu khu nên được định hướng là du lịch làng nghề.
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ đô thị hiện đại ven sông - biển (C): là không
gian lãnh thổ 2 phường Cẩm An và Cửa Đại, với lợi thế về tài nguyên biển, các bãi
tắm đẹp, cảnh quan sông nước, hệ thống hạ tầng đồng bộ, mang sắc thái văn hóa
của một đô thị hiện đại. Do cách xa không gian phố cổ, nên việc xây dựng CSVC
kỹ thuật tại đây sẽ không bị giới hạn. Theo quy hoạch của TP Hội An, tiểu khu được
định hướng trở thành một đô thị du lịch hiện đại với các SPDL cao cấp.
- Tiểu khu phát triển DLDVCĐ nông thôn sông nước (D): là không gian
lãnh thổ của các xã Cẩm Nam, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, có lợi thế về không gian và
đời sống văn hóa của cư dân nông nghiệp sông nước, các hệ sinh thái đặc trưng
(rừng dừa) và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp… Do vậy chức năng du lịch chính
của tiểu khu được xác định là DLST sông nước.
Như vậy, đối khu vực DSTG Hội An, 4 tiểu khu chức năng DLDVCĐ
(được tóm tắt trong bảng 3.8) là cơ sở để định hướng phát triển các sản phẩm
DLDVCĐ một cách hiệu quả và tối ưu.

120
Bảng 3.8. Kết quả phân khu chức năng DLDVCĐ tại khu vực DSTG Hội An
Khu Tiểu khu Phạm vi không gian Đặc điểm tài nguyên, hiện trạng du lịch
A. Tiểu khu phát triển - Bao gồm các phường - Tài nguyên nhân văn: giá trị ngoại hạng của di sản (công trình, kiến
DLDVCĐ đô thị cổ Minh An, Sơn Phong, trúc, di tích lịch sử…); không gian, hoạt động lao động, sản xuất của cư
Cẩm Phô, Sơn Phô, Tân dân phố cổ, các lễ hội;
An - CSVC kỹ thuật: hệ thống cơ sở lưu trú, cửa hàng ăn uống, cơ sở phục
vụ mua sắm phát triển;
- Hiện trạng: du lịch tham quan, tâm linh, mua sắm, ẩm thực,
homestay…

B. Tiểu khu phát triển - Gồm các phường Thanh - Tài nguyên nhân văn: làng nghề nông nghiệp và làng nghề thủ công
DLDVCĐ nông thôn Hà, Cẩm Hà, Cẩm Châu truyền thống, di chỉ khảo cổ học;
Khu chức năng ven đô - CSVC kỹ thuật: còn hạn chế;
DLDVCĐ cửa - Hiện trạng phát triển du lịch: du lịch làng nghề, du lịch khảo cổ,
sông ven biển homestay
C Tiểu khu phát triển Thuộc địa phận 2 - TNDL tự nhiên: bãi biển, không gian mặt nước
DLDVCĐ đô thị hiện phường: Cẩm An và Cửa - Tài nguyên nhân văn: các công trình văn hóa tâm linh
đại ven sông - biển Đại - Hiện trạng: du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, ẩm thực

D. Tiểu khu phát triển Thuộc địa phận xã Cẩm - TNDL nhân văn, không gian văn hóa nông thôn, làng nghề thủ công
DLDVCĐ nông thôn Kim, Cẩm Nam, Cẩm truyền thống
sông nước Thanh - Tài nguyên tự nhiên: mặt nước, các hệ sinh thái sông và cửa sông
- Hiện trạng: du lịch làng nghề, tham quan ngắm cảnh sông nước, trải
nghiệm văn hóa truyền thống…

121
BẢN ĐỒ PHAN KHU CHỨC
NĂNG HỘI AN

122
3.3.2. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản thế giới
đô thị cổ Hội An
Bằng việc sử dụng các phương pháp đánh giá tương tự với khu vực DSTG
vịnh Hạ Long, cho phép NCS đưa ra kết quả đánh giá như sau đối với khu vực
DSTG đô thị cổ Hội An.
3.3.2.1. Độ hấp dẫn
Dựa vào kết quả lấy ý kiến chuyên gia về độ hấp dẫn của 61 điểm tài nguyên
tại Hội An, cho phép NCS đưa ra kết quả đánh giá như sau:
Tiểu khu A (là trung tâm của di sản) được đánh giá ở mức rất hấp dẫn, trong
khi tiểu khu C tuy chỉ có 2 điểm tài nguyên được đánh giá là đẹp (2 bãi tắm), nhưng
lại được các tổ chức du lịch uy tín quốc tế xếp hạng cao nên cũng được đánh giá là
rất hấp dẫn. Tiểu khu B, D được đánh giá ở mức hấp dẫn (bảng 3.9 ).
Bảng 3.9. Đánh giá mức độ hấp dẫn của TNDL tại khu vực DSTG Hội An
TNDL
Cấp độ xếp
Tiể Tổng số Số điểm tài Số điểm tài loại tài Mức đánh
u điểm tài nguyên được nguyên từ nguyên cao giá
khu nguyên đánh giá đẹp, hấp bình thường
nhất
dẫn, độc đáo trở xuống
A 30 15 3 Quốc tế Rất hấp dẫn
B 14 2 12 Quốc gia Hấp hẫn
C 5 2 3 Quốc tế Rất hấp dẫn
D 12 3 9 Quốc gia Hấp dẫn
3.3.2.2. Không gian văn hóa cộng đồng
Tại Hội An, có 2 không gian văn hóa được đánh giá ở mức độ rất đặc sắc (A,
D) và 2 không gian được đánh giá ở mức bình trung (B, C). Kết quả đánh giá được
thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Đánh giá mức độ đặc sắc của các không gian văn hóa theo tiểu khu
chức năng tại khu vực DSTG Hội An
Văn
Tôn Đồ
Kiến Trang hóa- Phươ Công cụ, Điể
giáo, dùn
Tiểu trúc phục ngh ng phương Ẩm m
tín g
khu nhà hàng ệ tiện thức lao thực đánh
ngưỡn sinh
cửa ngày thuậ đi lại động giá
g hoạt
t
A R T R R Đ Đ Đ Đ 4
B T K T T T T T T 2
C T K T T T T T T 2

123
D Đ T Đ Đ R R Đ Đ 4
(R- rất đặc sắc; Đ - đặc sắc; T - trung bình; K - không đặc sắc)
3.3.2.3. Thái độ của cộng đồng địa phương
Ở Hội An 3 tiểu khu A, B, D đều được đánh giá ở mức tốt, chỉ có tiểu khu C
ở mức khá tốt (Bảng 3.11).
Bảng 3.11. Đánh giá thái độ của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch tại
khu vực DSTG Hội An
Tiểu Chỉ tiêu đánh giá Điểm trung Mức
khu 1 2 3 4 5 6 bình đánh giá
A 4.14 3.83 3.81 3.79 2.76 1.85 3.36 Tốt
B 3.50 3.25 3.72 3.09 2.46 3.12 3.19 Tốt
C 3.80 3.95 3.37 3.40 1.56 1.78 2.97 Khá tốt
D 3.53 3.55 3.51 3.08 2.18 3.04 3.15 Tốt
(Ghi chú:1. Mức độ sẵn sàng tham gia; 2. Mức độ tin tưởng về việc làm; 3. Mức độ
tin tưởng về thu nhập; 4. Mức độ tin tưởng về các tiện ích khác; 5. Mức độ hoài
nghi về vấn đề môi trường; 6. Mức độ phản đối các hoạt động liên quan đến DL).
3.3.2.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
Tại Hội An, tiểu khu A, C được đánh giá ở mức rất tốt, B, D ở mức trung
bình (bảng 3.12).
Bảng 3.12. Đánh giá yếu tố CSVC, hạ tầng kỹ thuật du lịch
tại khu vực DSTG đô thị cổ Hội An
Cơ sở tổ
Tiểu Cơ sở vui
Số lượng Cơ sở Cơ sở phục chức Hội Mức đánh
vùn chơi giải
buồng nghỉ mua sắm vụ ăn uống nghị, hội giá chung
g trí
thảo
A Rất tốt Tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt
Không
B Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
tốt
C Rất tốt Trung bình Tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt
Không
D Trung bình Không tốt Trung bình Trung bình Trung bình
tốt
3.3.2.5. Khả năng tiếp cận
Tại khu vực Hội An mức độ phân hóa về khả năng tiếp cận thấp hơn tại vịnh
Hạ Long, ngoại trừ tiểu khu D là vùng sông nước được đánh giá ở mức trung bình,
tất cả các tiểu khu còn lại đều được đánh giá ở mức rất thuận lợi (bảng 3.13).
3.3.2.6. Đánh giá tổng hợp
Cũng giống như Hạ Long, Hội An có 4 tiểu khu được đánh giá. Kết quả cho
thấy có 3 tiểu khu ở mức rất thuận lợi (A, C, D) và 1 tiểu khu ở mức thuận lợi cho

124
phát triển DLDVCĐ (kết quả đánh giá được khái quát ở bảng 3.14). Từ kết quả
đánh giá có thể kết luận rằng Hội An có đầy đủ điều kiện rất thuận lợi để phát triển
DLDVCĐ. Lợi thế nổi bật của khu DSTG này là các loại TNDL nhân văn và không
gian văn hóa truyền thống đặc sắc. Vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng chiến lược
bảo tồn có hiệu quả các không gian văn hóa truyền thống, đồng thời kiến tạo những
không gian văn hóa mới theo định hướng rõ ràng.
Bảng 3.13. Đánh giá khả năng tiếp cận tại khu vực DSTG đô thị cổ Hội An
Vị Hệ thống phương tiện vận tải
Tiểu Mức đánh
trí Tàu Xe Ô tô Tàu Xe Xe
vùng Taxi giá
(km) hỏa buýt khách thủy máy đạp
A 0 x x x x x x Rất thuận lợi
B 4 x x x x x Rất thuận lợi
C 5 x x x x x x Rất thuận lợi
D 7 x x x x Trung bình
3.3.3. Nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng
Kết quả khảo sát tại Hội An cho thấy, có 70% (140 phiếu) khách nội địa có
nhu cầu và sẵn sàng chi trả để được trải nghiệm các sản phẩm DLDVCĐ, 9,5% (19
phiếu) giữ thái độ chờ đợi (cần xem xét) và khoảng 20,5% (41 phiếu) không có nhu
cầu. Con số này ở khách quốc tế lần lượt là 73% , 6% và 21%. Như vậy tính chung
cho cả khách nội địa và khách quốc tế, tỷ lệ người sẵn sàng tham gia trải nghiệm
DLDVCĐ là 71,5%. Số liệu điều tra cũng cho thấy những nét tương đồng về nhu
cầu DLDVCĐ giữa các nhóm du khách tại Hạ Long và Hội An. Du khách trẻ tuổi
(<35 tuổi) có nhu cầu đối với các sản phẩm DLDVCĐ cao hơn (97% - tính chung
cho cả khách nội địa và quốc tế) so với nhóm du khách lớn tuổi (>35 tuổi là 52,5%).
Xét về quốc tịch, ở Hội An tỷ lệ khách phương Tây lớn hơn khách châu Á và nhìn
chung khách phương Tây cũng có nhu cầu đối với DLDVCĐ cao hơn du khách
châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan). Trong tổng số 200 phiếu
điều tra khách quốc tế, khách phương Tây chiếm 77% (154 phiếu) thì có 135 phiếu
(87,7%) trả lời sẵn sàng tham gia trải nghiệm DLDVCĐ tại Hội An.
Kết quả điều tra tại Hội An cũng cho thấy sự tương đồng với vịnh Hạ Long
khi xét về nhu cầu của du khách dựa trên hình thức chuyến đi du lịch. Khách du lịch
theo đoàn (trọn gói) có nhu cầu DLDVCĐ thấp hơn so với khách du lịch tự do (tự
tổ chức) hoặc mua tour một phần. Trong tổng số 400 khách được điều tra, có 178

125
người thuộc diện khách tự do, thì 77,5% (138 người) số này trả lời sẵn sàng trải
nghiệm DLDVCĐ.
Như vậy, DLDVCĐ tại Hội An đang nhận được sự quan tâm rất lớn của cả
du khách nội địa và quốc tế. Điều này củng cố cho nhận định DLDVCĐ sẽ có khả
năng giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu phát triển kinh tế và bảo tồn di sản.
3.3.4. Định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Hội An
3.3.4.1. Cơ sở của định hướng
a) Quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch của Quảng Nam và
TP Hội An
Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Quảng Nam đến năm 2015,
Hội An được tỉnh Quảng Nam định hướng trở thành một đô thị du lịch, với các
SPDL di sản văn hóa, lịch sử và DLCĐ.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015,
tầm nhìn 2020, khu di sản văn hóa thế giới Hội An và vùng phụ cận được định
hướng phát triển thế mạnh du lịch văn hoá (tham quan các di tích, công trình kiến
trúc, nghiên cứu di chỉ khảo cổ, tham dự các lễ hội, các chương trình nghệ thuật dân
tộc), tham quan Công viên Văn hoá Du lịch Hội An, mua sắm hàng thủ công mỹ
nghệ, may mặc, du thuyền trên sông, tham quan làng nghề, du lịch hội nghị, du lịch
biển, du lịch nghỉ dưỡng, DLST.
Trong chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm
2015, phố cổ Hội An được xác định là trọng tâm trong phát triển SPDL văn hóa lịch
sử, đồng thời các làng xung quanh phố cổ được định hướng phát triển các SPDL
sinh thái, làng quê, làng nghề gắn với phát triển DLCĐ.
Quyết định số 777/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành
Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị TP Hội An. Xác định phân khu chức
năng du lịch, nghỉ dưỡng của Hội An, gồm: khu phố cổ; khu sinh thái biển phía
Đông TP nằm ở trục ven biển từ phường Cẩm An đến Cửa Đại và đảo Cù Lao
Chàm; khu công viên du lịch đa chức năng ở phường Thanh Hà và Cẩm Phô; các
khu di chỉ khảo cổ, các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; các khu DLST làng quê,
sông nước nằm dọc hai bờ sông Đò, sông Thu Bồn và sông Đế Võng.

126
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá điều kiện phát triển DLDVCĐ tại khu vực DSTG đô thị cổ Hội An

Tiểu khu Độ hấp dẫn Sắc thái văn Thái độ CSVC Khả năng tiếp Tổng Xếp
hóa cận điểm loại
Điể Trọng Trọng Điể Trọng Điể Trọng Trọng
Điểm Điểm
m số số m số m số số
A. Tiểu khu phát triển Rất
DLDVCĐ đô thị cổ 4 3 4 2 4 2 4 2 4 1 40 thuận
lợi
B. Tiểu khu phát triển
Thuận
DLDVCĐ nông thôn 3 3 2 2 4 2 2 2 4 1 29
lợi
ven đô
C Tiểu khu phát triển Rất
CB đô thị hiện đại ven 4 3 2 2 3 2 4 2 4 1 34 thuận
sông - biển lợi
D. Tiểu khu phát triển Rất
DLDVCĐ nông thôn 3 3 4 2 4 2 2 2 2 1 31 thuận
sông nước lợi

127
Trong đề án phát triển mô hình lưu trú trong nhà dân ( homestay) tại Hội An
đến năm 2020 của TP Hội An, có hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển DLDVCĐ
theo hướng du lịch văn hóa - sinh thái; mở rộng không gian du lịch đến các vùng
ven, giảm tải cho khu trung tâm phố cổ. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa,
thiên nhiên tại các vùng thiên nhiên cận đô thị, các địa phương có tiềm năng.
Như vậy có thể thấy, các cơ sở pháp lý đều tạo điều kiện rất thuận lợi cho
việc phát triển DLDVCĐ tại Hạ Long và Hội An.
b) Dự báo về lượng khách du lịch đến Quảng Nam và Hội An
Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015,
định hướng 2020 dự báo: sẽ có 10 triệu lượt khách đến Quảng Nam (trong đó có 4,7
triệu lượt khách quốc tế), thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 1.152 triệu USD vào
năm 2020.
Trong đề án Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TP Hội An đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025: số lượng khách du lịch đến Hội An được dự báo ở con số
4,6 triệu lượt năm 2020, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 2,5 triệu lượt. Doanh
thu từ du lịch dự báo đạt 4.470 tỷ đồng.
Như vậy có thể thấy, theo những dự báo đáng tin cậy, số lượng khách du lịch
đến vịnh Hạ Long và Hội An đều sẽ tăng trong các năm tới. Đây là cơ sở quan trọng
để đưa ra các định hướng phát triển nhằm khai thác tối đa các lợi ích từ du lịch,
đồng thời chuẩn bị đối phó tốt với những tác động tiêu cực của từ du lịch.
3.3.4.2. Định hướng chức năng không gian phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại Đô thị cổ Hội An
Do đặc thù là một di sản văn hóa nên việc tiếp cận DLDVCĐ tại Hội An sẽ
dựa trên cơ sở bảo tồn không gian văn hóa truyền thống là chủ yếu, chỉ có tiểu khu
C là nên tiếp cận theo hướng kiến tạo không gian văn hóa mới (đô thị hiện đại). Dựa
vào kết quả phân khu chức năng và đánh giá điều kiện phát triển của các tiểu khu
chức năng DLDVCĐ tại khu vực DSTG Hội An, cho phép đề xuất các không gian
phát triển DLDVCĐ như sau:
- Tiểu khu A: Đây là vùng lõi di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An, chứa
đựng nguồn TNDL phong phú và đặc sắc nhất. Tuy nhiên do yêu cầu bảo vệ nghiệm
ngặt, nên vấn đề phát triển du lịch trong khu vực này cần hết sức thận trọng. Do đó,
phát triển DLDVCĐ theo hướng bảo tồn là nhiệm vụ bắt buộc. Tiểu khu A có thể
chia thành 3 phân khu (phù hợp với 3 khu vực bảo vệ theo quy định của UNESCO

128
và chính quyền địa phương), với các sản phẩm DLDVCĐ trên nền sắc thái văn hóa
đô thị cảng sông ven biển truyền thống, bao gồm:
Khu vực 1 - vùng lõi của DSTG là khu vực bảo vệ nguyên trạng. Các sản
phẩm DLDVCĐ tại vùng lõi di sản nên được xem xét bao gồm: du lịch tham quan
di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, trải nghiệm đời sống văn hóa cư dân
phố cổ, du lịch mua sắm (sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền thống); du lịch tâm
linh (đình, miếu, chùa, hội quán…); homestay; ẩm thực...
Khu vực 2 (2.A và 2.B) là không gian tiếp giáp, bao quanh khu vực 1, trong
đó khu vực 2.A là khu vực chỉ được xây dựng các công trình nhằm tôn tạo di tích và
danh thắng; khu vực 2.B là vùng bảo vệ cảnh quan. Do đây vẫn là khu vực nằm
trong giới hạn bảo vệ (tuy nhiên các quy định được nới lỏng hơn), nên việc cải tạo,
xây mới các công trình được cho phép (vẫn phải nằm trong giới hạn nhất định). Đây
là điều kiện tốt để khu vực này mở rộng các HĐDL, đa dạng hóa các sản phẩm
DLDVCĐ. Khu vực 2 nên tập trung phát triển dịch vụ homestay, bởi đây là khu vực
giáp phố cổ, rất thuận tiện cho việc tham quan phố cổ. Đồng thời phù hợp với các
quy định về bảo tồn không gian, kiến trúc và những thay đổi nội thất được cho
phép. Bên cạnh đó là các SPDL khác như ẩm thực, mua sắm... cũng nên được quan
tâm phát triển.
Khu vực 3 - vành đai đô thị bao quanh khu vực trung tâm - nằm trên tuyến du
lịch phố cổ - bãi biển Cửa Đại, và phố cổ tới làng nghề Thanh Hà, làng rau Trà Quế.
Khu vực này có lợi thế lớn về tài nguyên nhân văn (di tích lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật, đình, chùa). Do vậy khu vực có thể định hướng phát triển các SPDL: tham
quan học tập, tâm linh, lưu trú (homestay, khách sạn cao cấp), ẩm thực (các nhà
hàng ven sông…).
Về tổ chức không gian, tiểu khu I.A được xem là tiểu khu động lực, có sức
hút mạnh nhất đối với du khách. Tuy vậy, không gian phố cổ rất hẹp, việc có quá
đông du khách cùng lưu trú sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của CĐĐP, ảnh hưởng đến
không gian yên bình vốn có của phố cổ. Do vậy việc phân tán khách lưu trú ra các
tiểu khu khác là việc làm bắt buộc. Đối với tiểu khu này CĐĐP có thể tổ chức kinh
doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm với quy mô nhỏ; hoặc cho thuê
mặt bằng (nhà), tham gia biểu diễn nghệ thuật dân gian…
- Tiểu khu B: Đây là nơi có lợi thế với hạt nhân là làng gốm Thành Hà, làng
rau Trà Quế và cánh đồng Cẩm Châu rộng lớn, cùng với các di chỉ khảo cổ, đình,

129
miếu, mộ cổ tập trung với mật độ cao. Tiểu khu B nên tập trung phát triển du lịch
làng nghề, trải nghiệm cuộc sống lao động nông nghiệp, homestay, du lịch tâm
linh…. trên nền không gian văn hóa nông nghiệp ven đô. Bên cạnh đó, tiểu khu còn
có chức năng vệ tinh góp phần giải tỏa sức ép về du khách cho phố cổ, cung cấp
nguồn lao động du lịch và các sản phẩm nông nghiệp, đồ thủ công mỹ nghệ… phục
vụ cho các tiểu khu khác và khách du lịch (đặc biệt là sản phẩm rau thơm Trà Quế
và gốm sứ Thanh Hà). Do vậy CĐĐP có thể có tham gia cung cấp hoặc tự tổ chức
kinh doanh các dịch vụ: lưu trú, ăn uống với quy mô trung bình; cho thuê phương
tiện vận tải (xe đạp, xe máy, xích lô); hướng dẫn trải nghiệm cư dân nông nghiệp;
cung cấp các dịch vụ bổ sung cho du lịch tâm linh…
- Tiểu khu C: Đây là nơi có lợi thế về tài nguyên du lịch biển biển (bãi biển
dài, chất lượng tốt, nước biển trong xanh) và vị trí nằm không quá xa phố cổ (5km),
trên tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng vào Hội An. Đây là không gian lý tưởng để
trở thành một tiểu khu động lực thứ 2 của Hội An (sau phố cổ). Cũng giống như tiểu
khu II.C ở Hạ Long, tiểu khu C (Hội An) đang trên đường kiến tạo một không gian
văn hóa mới - văn hóa đô thị hiện đại. Các sản phẩm DLDVCĐ nên được định
hướng phát triển tại đây gồm: tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao - giải trí biển, mua
sắm, vui chơi giải trí với tính chất sang trọng, tiện nghi. Do vậy CĐĐP có thể tham
gia cung cấp các dịch vụ bổ sung cho du lịch tắm biển, thể thao giải trí biển; tham
gia lao động trong các khu du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp; tổ chức kinh doanh dịch vụ
lưu trú ăn uống, vui chơi giải trí theo hướng hiện đại (quy mô nhỏ đến trung bình).
- Tiểu khu D: Với vị trí nằm ở phía nam phố cổ, thực chất đây là những hòn
đảo nằm giữa dòng sông Thu Bồn, tiếp giáp với biển thông qua Cửa Đại. Tiểu khu
D sở hữu hệ thống rừng ngập mặn phong phú (đặc biệt là khu rừng dừa bảy mẫu -
một di tích lịch sử cách mạng), phong cảnh làng quê thanh bình, yên tĩnh, CĐĐP
còn lưu giữ nhiều nét đẹp trong phong tục truyền thống, có sức hấp dẫn lớn với du
khách đặc biệt là du khách quốc tế. Bên cạnh đó, trong tiểu khu có làng mộc Kim
Bồng - là một điểm đến trong các tour DLDVCĐ đang khai thác hiện nay. Ngoài ra
tiểu khu cũng có các di tích lịch sử - văn hóa (mộ thứ phi Quang Trung và các tướng
sĩ Tây Sơn), đền miếu, chùa chiền có giá trị tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc đặc
sắc. Các sản phẩm DLDVCD nên được định hướng phát triển tại đây gồm: du lịch
sinh thái tham quan rừng dừa, trải nghiệm làm ngư dân, du lịch làng nghề, du lịch

130
tham quan, học tập khám phá làng quê bằng xe đạp…trên nền sắc thái văn hóa nông
thôn sông nước truyền thống. Về chức năng không gian khác, đây được xem là tiểu
khu vệ tinh của hai tiểu khu động lực (A và C). CĐĐP có thể tham gia cung cấp
dịch vụ vận chuyển (thuyền, xe đạp), hướng dẫn du khách trải nghiệm ngư dân;
hướng dẫn tạo tác đồ thủ công mỹ nghệ (gỗ, lá dừa); mang vác hành lý, cho thuê lều
trại; kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú quy mô nhỏ.

131
BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG
HỘI AN

132
Tiểu kết chương 3
1) Việc phân khu chức năng DLDVCĐ, đánh giá điều kiện phát triển theo
từng tiểu khu tại hai khu DSTG cho ta thấy được thế mạnh của từng không gian
lãnh thổ trong mỗi khu di sản. Đây là tiền đề quan trọng cho phép định hướng vị trí,
vai trò của mỗi không gian trong hệ thống lãnh thổ DLDVCĐ tại các di sản.
2) Tại DSTG vịnh Hạ Long, CĐDC không phải là một bộ phận cấu thành di
sản, nên việc kiến tạo các không gian văn hóa mới theo hướng hiện đại sẽ không
ảnh hưởng đến giá trị di sản. Ngược lại, điều đó sẽ mang đến những SPDL có sức
hấp dẫn lớn hơn. Hướng phát triển các sản phẩm DLDVCĐ trọng điểm của Hạ
Long sẽ gắn với việc kiến tạo các không gian văn hóa đô thị hiện đại, dịch vụ sang
trọng tiện nghi. Việc bảo tồn các không gian văn hóa truyền thống trên vịnh Hạ
Long chỉ mang tính chất trình diễn, và góp phần làm đa dạng thêm các SPDL tại
đây.
3) Tại DSTG Hội An, CĐDC là một bộ phận hữu cơ cấu tạo nên giá trị của di
sản. Điều đó đồng nghĩa với việc bảo tồn di sản phải đi đôi với bảo tồn các không
gian văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó các không gian văn hóa liền kề có liên hệ
chặt chẽ với khu vực phố cổ, để bảo tồn phố cổ, cần thiết phải bảo tồn cả các khu
vực liền kề. Do đó, hướng phát triển các SPDL DLDVCĐ trọng tâm của Hội An là
bảo tồn và phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống. Phát triển các không gian văn
hóa xung quanh hài hòa với văn hóa phố cổ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

133
Nghiên cứu phát triển DLDVCĐ tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho định
hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền
vững tại các DSTG ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu tại DSTG vịnh Hạ Long và
DSTG đô thị cổ Hội An, luận án rút ra được những kết luận và khuyến nghị sau:
1. Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới là giải pháp
phù hợp nhằm cân bằng mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội với bảo tồn di
sản. Mỗi khu di sản thế giới có hệ thống tiềm năng và điều kiện phát triển cũng như
những nguy cơ khác nhau trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Sự khác biệt
đó xuất phát từ sự khác biệt về vị trí địa lý của các di sản. Trong mỗi khu di sản, các
điều kiện phát triển cũng có sự phân hóa theo không gian, tùy thuộc vào vị trí của
không gian đó so với vùng chứa đựng giá trị nổi bật toàn cầu.
2. Dưới góc độ địa lý, cơ sở khoa học để phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng tại các khu di sản thế giới là việc xác định và đánh giá các không gian chức
năng (khu và tiểu khu) dựa trên sự phân hóa về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
điều kiện về tài nguyên và hiện trạng phát triển du lịch. Đây là cơ sở cho phép ta
định hướng phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng phù hợp với điều
kiện lãnh thổ, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
3. Tại di sản thế giới vịnh Hạ Long, đã xác lập được 2 khu với 6 tiểu khu
chức năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Kết quả đánh giá điều kiện phát
triển tại 6 tiểu khu cho thấy 2 tiểu khu có điều kiện rất thuận lợi (I.C và II.A), 3 tiểu
khu ở mức thuận lợi (I.A, I.D và II.B), 1 tiểu khu ở mức ít thuận lợi cho phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng. Việc định hướng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
tại di sản thế giới vịnh Hạ Long lấy quan điểm kiến tạo các không gian văn hóa mới
làm nền tảng.
4. Tại di sản thế giới đô thị cổ Hội An, đã xác lập được 1 khu với 4 tiểu khu
chức năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Kết quả đánh giá điều kiện phát
triển tại 4 tiểu khu cho thấy 3 tiểu khu có điều kiện rất thuận lợi (A, C, D) và 1 tiểu
khu ở mức thuận lợi (B) cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Việc định hướng
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản thế giới vịnh đô thị cổ Hội An lấy
quan điểm bảo tồn các không gian văn hóa truyền thống làm nền tảng.
5. Để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng có hiệu quả và bền vững cần một
hệ thống các giải pháp trên cơ sở giải pháp về không gian phát triển. Mỗi tiểu khu

134
chức năng sẽ được định hướng những loại hình và SPDL đặc trưng phù hợp với thế
mạnh cũng như khả năng tham gia của cộng đồng địa phương tại tiểu khu đó, đồng
thời đảm bảo mục tiêu bảo tồn di sản. Đối với các tiểu khu nằm ngoài vùng lõi di
sản tiếp cận du lịch dựa vào cộng đồng theo hướng kiến tạo các sắc thái văn hóa
mới. Đối với các khu vực nằm trong vùng lõi hoặc nằm xa trung tâm di sản (nơi
điều kiện phát triển hạn chế) cần tiếp cận du lịch dựa vào cộng đồng theo hướng bảo
tồn các sắc thái văn hóa truyền thống.
6. Một số kiến nghị về điều kiện đảm bảo tính khả thi và định hướng nghiên
cứu tiếp theo:
- Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long và Hội An cần đưa mục tiêu du lịch
dựa vào cộng đồng vào trong các quy hoạch phát triển của mình;
- Chính quyền địa phương có kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động
địa phương; Có cơ chế tài chính hỗ trợ cộng đồng phát triển du lịch; Xây dựng các
hợp tác xã du lịch trên cơ sở liên kết với các doanh nghiệp du lịch địa phương.
- Định hướng nghiên cứu tiếp theo: để làm rõ thêm vấn đề lý luận cần có
thêm những nghiên cứu nhằm định lượng chính xác các tiêu chí. Việc đánh giá điều
kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cũng cần hướng đến việc đánh giá cho
từng sản phẩm du lịch cụ thể. Các kết quả nghiên cứu của luận án tại vịnh Hạ Long
và Hội An có thể là một nghiên cứu mẫu để từ đó tiếp tục phát triển ở các khu di sản
thế giới khác của Việt Nam.

135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Chu Thành Huy, Hoàng Bích Ngọc, Nguyễn Thị Bích Liên, Trần Hoàng Tâm
(2012), "Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du
lịch khu vực di sản thế giới Vịnh Hạ Long phục vụ nghiên cứu, phát triển du
lịch cộng đồng", Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên T.96
(8), tr. 243-247.
2. Chu Thành Huy, Nguyễn Thị Bích Liên (2012), "Nghiên cứu thực trạng tham
gia của cộng đồng tại khu vực di sản thế giới vịnh Hạ Long trong hoạt động du
lịch", Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 6, tr. 161-166.
3. Chu Thành Huy, Trần Đức Thanh (2013), "Đề xuất mô hình phát triển du lịch
dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học và
công nghệ, Đại học Thái Nguyên T. 109 (9), tr. 161-167.
4. Chu Thành Huy, Nguyễn Thị Bích Liên (2014), "Nghiên cứu hiện trạng mô
hình du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản thế giới vịnh Hạ Long và đô thị cổ
Hội An", tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị khoa học
Địa lý toàn quốc lần thứ 8, tr. 1043-1049.

136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Lê Đức An, Đặng Văn Bào, Lê Đức Tố (2006), "Địa mạo Hòn Khoai - một tài
nguyên quý cho du lịch và nghiên cứu khoa học" Tuyển tập các báo cáo khoa
học, Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ II, Hà Nội, tr.229-238.
2. Phạm Quang Anh (1996), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng
định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam, Luận án PTS khoa học Địa lý -
Địa chất, Trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Ban quản lý vịnh Hạ Long (2012), Báo cáo đề tài: Khảo sát, đanh giá hiện
trạng các di tích khảo cổ khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tài
liệu lưu trữ tại Ban quản lý vịnh Hạ Long.
4. Ban quản lý vịnh Hạ Long và TT dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ninh
(2000), Đặc điểm khí tượng hải văn vịnh Hạ Long, NXB Thế giới, Hà Nội.
5. Ban quản lý vịnh Hạ Long (2011), Cọ Hạ Long: Thực vật đặc hữu cần được
bảo vệ, Quảng Ninh.
6. Đỗ Bang (1985), "Phố cảng Hội An thời gian và không gian lịch sử", Kỷ yếu
Hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An 1985, Hội An, tr.69-81.
7. Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, Trần Thanh Hà (2005), "Nghiên cứu tai biến lũ
lụt lưu vực sông Thu Bồn trên cơ sở ứng dụng phương pháp địa mạo và hệ
thông tin địa lý", Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, T.XXI (1), tr. 63-70.
8. Đinh Phùng Bảo (2006), Báo cáo tổng hợp đề tài đánh giá tài nguyên khí hậu
- thủy văn, chất lượng nước và không khí phục vụ du lịch trên địa bàn thị xã
Hội An- Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam, tài liệu lưu trữ.
9. Nguyễn Biểu, Trịnh Thanh Minh, Nguyễn Chung Hoạt, Hoàng Văn Thức,
Nguyễn Tiến Cường, Lê Việt Nam (1999), "Cấu trúc địa chất vùng biển Hải
Phòng - Quảng Ninh", Kỷ yếu Hội nghị KHCN biển IV T.II, tr. 755-766.
10. Chi cục thống kê TP Hội An (2014), Niên giám thống kê TP Hội An năm 2013.
11. Chi hội Văn nghệ dân gian Hội An (2010), Lễ lệ - lễ hội ở Hội An, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08 tháng
12 năm 2014, Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong
thời kỳ mới.

137
13. Nguyễn Ngọc Chung (1985), "Góp phần tìm hiểu nguồn gốc của một số địa
danh và vai trò của phố cảng Hội An", Kỷ yếu Hội nghị khoa học về khu phố
cổ Hội An 1985, Hội An, tr.120-149.
14. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2000), Tập bản đồ địa chất và khoáng
sản Việt Nam, tỷ lệ 1:200.000.
15. Cục thống kê Quảng Ninh (2011), Niên giám thống kê tỉnh năm 2010.
16. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh
thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
17. Đỗ Thị Minh Đức (2007), "Du lịch cộng đồng tại làng cá ở Vân Đồn, Quảng
Ninh", Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội T.52 (2), tr. 149-153.
18. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), “Phát triển du lịch với việc quản lý di sản văn hóa
ở Hội An”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (300).
19. Nguyễn Thị Hải (2004), Định hướng tổ chức lãnh thổ Du lịch sinh thái ở
Vườn Quốc gia Bạch Mã, Đề tài cấp ĐHQG, mã số QT 04-19, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Hải - chủ trì (2007), Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát
triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh
Lào Cai, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học đặc biệt cấp ĐHQG, QG-0617.
21. Phạm Hoàng Hải (2001), Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An, NXB Thế
giới, Hà Nội.
22. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở
cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
23. Phạm Hoàng Hải, Lê Thu Hương, Lê Minh Hải (2013), "Du lịch sinh thái dựa
vào cộng đồng - kế sinh nhai cho người dân địa phương cải thiện đời sống
thoát nghèo một cách công bằng và bền vững", Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn
quốc lần thứ VII, T.1,tr.778-781.
24. Phạm Hoàng Hải, Lê Thu Hương (2013), "Đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng
đến sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái (DLST) dựa vào cộng đồng
tại vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn)", Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần
thứ VII T.1, tr. 932-937.

138
25. Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần, Đặng Văn Bào (2006), "Tổ chức lãnh
thổ du lịch sinh thái cấp tỉnh (nghiên cứu điển hình tại tỉnh Quảng Trị)", Kỷ
yếu Hội nghị khoa học Địa lý - Địa chính, tr. 7-16.
26. Trương Quang Hải (chủ nhiệm) (2015), "Đề tài TN3/T18: Nghiên cứu, đánh giá
tổng hợp TNDL, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du
lịch ở Tây Nguyên", Chương trình Tây Nguyên 3, Viện KH&CN Việt Nam.
27. Lê Văn Hảo (1985), "Sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội
An trong bối cảnh sự phát triển của hàng hải thế giới và thương nghiệp quốc tế
ở Đông Nam Á trong các thế kỷ XVI -XVII", Kỷ yếu Hội nghị khoa học về
khu phố cổ Hội An 1985, Hội An.
28. Nguyễn Tiến Hiệp và Ruth Kiew (2000), Thực vật tự nhiên ở vịnh Hạ Long,
NXB Tiến Bộ, Hạ Long.
29. Nguyễn Hiệu, Đặng Văn Bào, Đỗ Trung Hiếu, Trần Văn Hiến (2008), "Biến
đổi địa hình karst khu di sản vịnh hạ long - những vấn đề đặt ra cho công tác
quản lí, bảo tồn", Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, T.IV, tr. 525-532.
30. Nguyễn Duy Hinh (1985), "Vị trí của Hội An trong Đô thị cổ Việt Nam", Kỷ
yếu Hội thảo khoa học về khu phố cổ Hội An, tr.59-68.
31. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, (2000), Phát triển cộng đồng: Lý thuyết và
vận dụng, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
32. Hợp tác xã dịch vụ du lịch vạn chài Hạ Long (2013), Báo cáo tổng hợp các
hoạt động của HTX từ năm 2008 - 2013, Tài liệu lưu tại Công ty cổ phần Du
thuyền Đông Dương.
33. Nguyễn Cao Huần (chủ trì) và cộng sự (2009), "Quy hoạch bảo vệ môi trường
lãnh thổ và một số vùng chính của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020", Báo cáo
tổng kết đề tài nghiên cứu, Quảng Ninh.
34. Đào Hùng (1985), "Từ ngôi nhà Hà Nội xưa, nhìn về phố cổ Hội An", Kỷ yếu
Hội thảo khoa học về khu phố cổ Hội An, tr.194-198.
35. Phạm Ngọc Hùng (2012), Đề án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại
làng chài Cửa Vạn, vịnh Hạ Long, tài liệu lưu trữ, Ban quản lý vịnh Hạ Long.
36. Chu Thành Huy, Hoàng Bích Ngọc, Nguyễn Thị Bích Liên, Trần Hoàng Tâm,
(2012), "Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du

139
lịch khu vực di sản thế giới vịnh Hạ Long phục vụ nghiên cứu, phát triển du
lịch cộng đồng", Tạp chí KHCN Đại học Thái Nguyên T.96 (8), tr.243-247.
37. Chu Thành Huy, Nguyễn Thị Bích Liên (2012), "Nghiên cứu thực trạng tham
gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại khu vực di sản thế giới vịnh Hạ
Long", Kỷ yếu hội nghị Địa lý toàn quốc lầ thứ 6 T.1, tr.161-167.
38. Chu Thành Huy, Trần Đức Thanh (2013), “Đề xuất mô hình phát triển du lịch
dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam”, Tạp chí KHCN Đại
học Thái Nguyên T.109 (9), tr.161-166.
39. Chu Thành Huy (chủ nhiệm) (2013), Tiềm năng phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng tại vịnh Hạ Long, Đề tài NCKH cấp Đại học Thái Nguyên, mã số
ĐH2011-07-18.
40. Chu Thành Huy, Nguyễn Thị Bích Liên (2014), "Nghiên cứu hiện trạng mô
hình du lịch dựa vào cộng đồng tại di sản thế giới vịnh Hạ Long và độ thị cổ
Hội An", tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị khoa học
Địa lý toàn quốc lần thứ 8, tr. 1043-1049.
41. Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nghiên cứu các mô hình
du lịch dựa vào cộng đồng ở Việt Nam, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV),
Trường Đại học Hà Nội.
42. Nguyễn Khắc Hường (2005), Đa dạng sinh học vịnh Hạ Long và vùng phụ
cận, Ban quản lý vịnh Hạ Long, Hạ Long.
43. Tôn Thất Hướng (2010), "Vài nét về lễ hội cầu ngư ở Quảng Nam", Tạp chí
Di sản Văn hóa số 3(32), tr.42-45.
44. Nguyễn Ngọc Khánh, Đỗ Trọng Dũng (1998), "Hệ sinh thái núi cao
Phanxipăng và ý nghĩa du lịch sinh thái", Thông báo khoa học số 1, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.62-66.
45. Kikuchi S. (2010), Nghiên cứu đô thị cổ Hội An: từ quan điểm khảo cổ học
lịch sử, NXB Thế giới, Hà Nội.
46. Vũ Tự Lập (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
47. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án
PTS khoa học Địa lý - Địa chất, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

140
48. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Đức Hoa Cương, Nguyễn Thục
Nhu (2013), "Xác định hệ thống tiêu chí của điểm khu du lịch sinh thái ở Việt
Nam", Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ VII T.1, tr. 39-46.
49. Đặng Văn Lợi (2010), Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu, xây dựng phương
pháp luận phân vùng chức năng môi truờng phục vụ công tác xây dựng quy
hoạch, kế họach theo định hướng phát triển bền vững, Tổng cục Môi trường.
50. Nguyễn Văn Long (2012), Báo cáo chuyên đề "Đa dạng sinh học khu bảo tồn biển
Cù Lao Chàm và tác động của biến đối khí hậu", Sở NN&PTNT Quảng Nam.
51. Luật du lịch (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. Cao Văn Lương (2011), "Hiện trạng thảm cỏ biển Cửa Đại (Hội An- Quảng
Nam)", Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ T.XVI, tr. 144-150.
53. Phạm Trung Lương (2000a), Đánh giá hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch -
lấy ví dụ ở trung tâm du lịch lịch thành phố Hạ Long, Báo cáo tổng hợp đề tài
nghiên cứu khoa học cấp ngành, Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
54. Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Lê Văn Lanh,
Đỗ Quốc Thông (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề lí luận và thực tiễn ở
Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
55. Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng, Viện
nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch.
56. Nguyễn Văn Lưu (2006), “Phát triển du lịch cộng đồng trong nền kinh tế thị
trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (10), tr.14 - 15.
57. Nguyễn Văn Lưu (2012), "Phát triển du lịch có trách nhiệm trong du lịch cộng
đồng", Tạp chí du lịch Việt Nam (11), tr.20-21.
58. Hà Hữu Nga (2002), Hạ Long lịch sử, NXB Thế giới, Hà Nội.
59. Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo (2002), Hạ Long thời tiền sử, Ban quản lý
vịnh Hạ Long, Hạ Long.
60. Nguyễn Đăng Ngải (2008), "Đánh giá hiện trạng và dự báo xu hướng biến
động của san hô ở khu vực vịnh Hạ Long–Bái Tử Long", Viện TN&MT biển.
61. Nguyễn Thị Thống Nhất (2010), "Khai thác tài nguyên du lịch văn hóa ở Hội
An", Tạp chí Du lịch Việt Nam (5), tr. 58-59.

141
62. Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào (1991), "Đặc điểm địa mạo khu vực Hội An và
lân cận", Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học Xã hội, tr.87-100.
63. Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu, Vũ Lê Phương, Dương Tuấn Ngọc, Vũ Tuấn Anh
(2009), "Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển Hải Phòng -
Quảng Ninh từ 0-30m nước", Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
64. Nguyễn Hồng Phong, Vũ Khiêu (chủ biên) (2003), Địa chí Quảng Ninh, NXB
Thế Giới, 3 tập, Quảng Ninh.
65. Phòng Thương mại - Du lịch Hội An, Số liệu thống kê hoạt động thương mại -
du lịch các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, Tài liệu lưu trữ tại
Phòng Thương mại - Du lịch Hội An, Hội An.
66. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng: Lý thuyết và vận dụng, Nxb Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội.
67. Quỹ châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam
(2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng.
68. Thi Sảnh (2002), Non nước Hạ Long, NXB Thế giới, Hạ Long.
69. Sở Văn hóa - Thể thảo và Du lịch Quảng Ninh, Báo cáo tình hình kinh doanh
du lịch các năm 2008, 2009, 2010, 2012, 2013, Tài liệu lưu trữ.
70. Hoàng Danh Sơn (2007), Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng
hợp lý lưu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sỹ Địa lý,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
71. Nguyễn Thị Sơn (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển Du
lịch sinh thái ở vườn Quốc gia Cúc Phương, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường
ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
72. Trần Đức Anh Sơn (2014), "Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để phát
triển du lịch ở Tây Nguyên: Định hướng và giải pháp thực hiện", Tạp chí Phát
triển KT-XH Đà Nẵng (56), tr.14-21.
73. Nguyễn Thị Mỹ Thanh (1998), "Du lịch Hội An - Thực trạng và giải pháp",
Tập san Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng.
74. Nguyễn Thị Mỹ Thanh (2013), "Bài học kinh nghiệm rút tỉa từ phát triển du
lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế Hội Ạn", Tạp chí Khoa học Kinh tế, Đại
học Kinh tế Đà Nẵng, (2), tr. 116 -125.

142
75. Trần Đức Thanh (chủ biên) (2014), Một số vấn đề du lịch sinh thái cộng đồng
và an sinh xã hội tại vườn Quốc Gia Cúc Phương, NXB ĐHQG Hà Nội.
76. Trần Đức Thạnh, Trần Văn Trị, Lê Đức An, Lê Huy Anh, Waltham Tony
(2004), "Hạ Long một di sản địa chất và địa mạo của thế giới", Tạp chí Di sản
Văn Hóa (8), tr. 81-84.
77. Trần Đức Thạnh (2008), Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long, BQL vịnh Hạ Long.
78. Trần Đức Thạnh (2009), "Nguy cơ suy thoái môi trường và suy giảm đa dạng
sinh học vịnh Hạ Long", Tạp chí Hàng Hải Việt Nam (5), tr. 53 - 54.
79. Trần Đức Thạnh (2012), “Kỳ quan địa chất vịnh Hạ Long”, Tạp chí Các khoa
học Trái đất, T.34(2), tr. 162 -172.
80. Trần Đức Thạnh (CB), Trần Văn Minh, Cao Thị Thu Trang, Vũ Duy Vĩnh,
Trần Anh Tú (2013), Sức tải môi trường vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, NXB
Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
81. Bùi Thiết (1985), "Một số tư liệu về ngôi chùa cổ tại Hội An", Kỷ yếu Hội
nghị khoa học về khu phố cổ Hội An, tr.69-81.
82. Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ
phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai,
Luận án Tiến sĩ Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
83. Lê Thông (1995), "Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và TNDL (tự nhiên,
nhân văn) phục vụ phát triển du lịch biển Việt Nam", Đề tài nhánh (KT -03-
18-01), Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
84. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 201/QĐ-TTg, Phê duyệt “Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
ngày 22 tháng 01 năm 2013.
85. Nguyễn Thị Thục (2014), Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa,
Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện VH&NT Quốc Gia Việt nam, Hà Nội.
86. Đỗ Công Thung, Lê Thị Thúy (2009), "Hiện trạng đa dạng sinh học khu
DSTG vịnh Hạ Long", Tuyển tập Hội nghị khoa học Toàn Quốc về sinh vật
biển và phát triển bền vững, NXB KHTN&CN, tr.28 - 37.
87. Nguyễn Văn Tiến (2004), "Về giá trị đa dạng sinh học ở vịnh Hạ Long", Tạp
chí di sản văn hóa (8), Hà Nội.

143
88. Lê Văn Tin (1999), Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên - Huế
phục vụ du lịch, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
89. Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường (2008), Chuyên đề "Tổng quan tình
hình KT-XH - môi trường- văn hoá tại khu vực nghiên cứu", Tổng cục Môi trường.
90. Trần Văn Trị, Lê Đức An, Lại Huy Anh, Trần Đức Thạnh, Waltham Tony
(2003), "Di sản thế giới vịnh Hạ Long: Những giá trị nổi bật về địa chất", Tạp
chí Địa chất, Loạt A (277), tr. 6-20.
91. Chu Mạnh Trinh (2007), “Cù Lao Chàm, San hô và đa dạng sinh học biển”,
Kỷ yếu Cù Lao Chàm, Vị thế, Tiềm năng và Triển vọng, Trung tâm Quản lý
Bảo tồn Di tích, Hội An, tr.80 – 90.
92. TT Di sản thế giới (2012), Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới
(tiếng Việt), Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam dịch và xuất bản.
93. TT Quản lý bảo tồn di tích Hội An(2000), Danh mục di tích Hội An, Hội An.
94. TT Quản lý bảo tồn di tích Hội An (2008), Nghề truyền thống Hội An, Hội An.
95. TT Quản lý bảo tồn di tích Hội An (2008), Du lịch văn hóa và quản lý di sản ở
DSTG Hội An, Việt Nam.
96. Nguyễn Xuân Trường (2015), Đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát
triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Hà Giang trên quan điểm phát triển bền vững,
Đề tài cấp Đại học Thái Nguyên, mã số ĐH2012-TN01-02, Thái Nguyên.
97. Phạm Quang Tuấn (2008), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và KT-XH
phục vụ phát triển bền vững lâm nghiệp và du lịch khu vực Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh, Đề tài NCKH. QG.07.17, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
98. Nguyễn Minh Tuệ (chủ nhiệm) (1995), "Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân
văn phục vụ du lịch biển", Đề tài nhánh (KT -03-18-01-1b), Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường.
99. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu,
Nguyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
100. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lễ Mỹ Dung, Nguyễn
Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2013), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
101. Phạm Hồng Tung (2009), "Cộng đồng: khái niệm, cách tiếp cận và phân loại
trong nghiên cứu", Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 12, tr.21-29.

144
102. Trương Tuyến (2011), Báo cáo chuyên đề "Thời tiết, khí hậu, thiên tai ảnh
hưởng đến Cù Lao Chàm", Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam.
103. Nguyễn Phước Tương (1997), Đô thị cổ Hội An và những di tích tiêu biểu,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
104. Nguyễn Phước Tương (2004), Hội An Di sản thế giới, Nhà xuất bản Văn nghệ
TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
105. Nguyễn Thanh Tưởng (2013), "Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến
môi trường và đề xuất giải pháp quản lý ở TP Hội An, tỉnh Quảng Nam",
Tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần 7, tr. 38-47, Thái Nguyên.
106. Nguyễn Đức Tý (2010), Di tích lịch sử vùng Mỏ, NXB Văn hóa Thông tin,
Quảng Ninh.
107. UBND TP Hạ Long (2014), Báo cáo số 320/BC-UBND về Báo cáo tình hình
phát triển KT-XH và công tác chỉ đạo điều hành của UBND TP năm 2014; kế
hoạch phát triển KT-XH 2015, tài liệu lưu trữ.
108. UBND TP Hạ Long (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TP Hạ
Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tài liệu lưu trữ.
109. UBND TP Hội An (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TP Hội An
đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025, tài liệu lưu trữ, Hội An.
110. UBND TP Hội An (2012), Đề án phát triển mô hình lưu trú trong nhà dân
(Homestay) tại Hội An đến năm 2015, tài liệu lưu trữ, Hội An.
111. UBND TP Hội An (2015), Kế hoạch phát triển mạng lưới khu vui chơi giải trí
trên địa bàn TP Hội An, tài liệu lưu trữ, Hội An.
112. UBND tỉnh Quảng Nam (2011), Thuyết minh gói I đề án quy hoạch vùng
Đông tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tài liệu lưu trữ.
113. UBND tỉnh Quảng Nam (2014), Quyết định số 2482/QĐ-UBND về việc phê
duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TP Hội An đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2025".
114. UBND tỉnh Quảng Ninh (2013), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-
XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, tài liệu lưu trữ, Quảng Ninh.
115. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tài liệu lưu trữ, Hạ Long.

145
116. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng bảo
tồn và phát huy giá trị DSTG vịnh Hạ Long đến năm 2020, tài liệu lưu trữ.
117. UNESCO và TT Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An (2008), Những ảnh hưởng
của du lịch đối với văn hóa và môi trường ở Chấu Á - Thái Bình Dương: Tác
động Du lịch văn hóa và quản lý di sản ở DSTG Hội An, Việt Nam.
118. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên Du lịch,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
119. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục, Hà Nội
120. Nguyễn Huy Yết, Lăng Văn Kẻn (1996), "Một số dẫn liệu về thành phần loài và phân
bố của san hô cứng (Scleractinia) ở vịnh Hạ Long", Tạp chí sinh học (18), tr. 7-13.
B. Tiếng Anh
121. Agrawal. A., Gibson C. (1999), "Enchantment and Disenchantment: The Role of
Community in Natural Resource Conservation", Wildlife Development 27(4), pp.629–
649.
122. Aref F., Redzuan M.B. (2009), "Community Capacity Building for Tourism
Development", Journal of Human Ecology 27(1), pp.21-25.
123. Ashley C., Goodwin H. (2007), ‘Pro poor tourism’: What’s gone right and
wrong?, Overseas Development Institute, Opinion Papers.
124. Boronyak L., Asker S., Carrard N., Paddon M. (2010), Effective Community
Based Tourism: A Best Practice Manual, Sustainable Tourism Cooperative
Research Centre 2010, Australia.
125. Baum T. (1996), “Tourism and The Host Community: A Cautionary Tale”,
Tourism Management 17(2), Pages 149–150.
126. Bramwell B. (1994), “Rural Tourism and Sustainable Rural Tourism”, Journal
of Sustainable Tourism 2 (1-2), pp. 1-6.
127. Dickman S. (1996), Tourism: An Introductory Text, Sydney Holder Education.
128. Ding Z.S., Qian X.F., Zhang X.W., Sun Y. (2012), "A research on functional
divisions of tourism space at county level based on GIS technology: A case study of
Chanshu City, Jiangsu Province", Geographical Research 31(10), pp. 1905-1915.
129. Feng W.B., Yu J.Y., Yang R., Qin Q. (2009), "The Waterfront Tourist function Zoning
and the Development of Mountainous City - a Case Study of Chongqinh Main City",
Journal of Chongqinh Normal University (Natural Science) 26(4), pp. 1-6.

146
130. Foucat V.S.A. (2002), "Community - Based Ecotourism Management
Moving towards Sustainability in Ventanilla, Oaxaca, Mexico", Ocean
&Coastal Management 45(8), pp. 511-529.
131. France, L. (1998), "Local participation in tourism in the West Indian Islands",
In E. Laws, B. Faulkner & G. Moscardo (eds), Embracing and managing
change in tourism: International case studies, London: Routledge, pp.222-234
132. Goodwin H., Santilli R. (2009), Community-Based Tourism: a success?, ICRT
Occasional Paper 11.
133. Gutierrez E., Lamoureux K., Matus S., Sebunya K. (2005), Linking
Communities, Tourism & Conservation: A Tourism Assessment Process,
Conservation International and George Washington University.
134. Ha Long Bay Management Department (2010), Cửa Vạn Fishing Village: A
Cultural Feature of Hạ Long Bay, Hạ Long.
135. Hamzah A., Khalifah Z. (2009), Handbook on Community Based Tourism:
How to Develop and Sustain Community Based Tourism”, Asia-Pacific
Economic Cooperation Secretariat, Malaysia.
136. Hatton M.J. (1999), Community-based tourism in the Asia-Pacific, Toronto :
School of Media Studies at Humber College.
137. Holland J. (2000), “Consensus and conflict: the socioeconomic challenge
facing sustainable tourism development in South Albania”, Journal of
Sustainable Tourism 8(6), pp. 510-524.
138. ITB Berlin (2013), ITB World Travel Trends Report 2012/2013, IPK
International, Messe Berlin GmbH, Germany.
139. Keogh B. (1990) “Public Participation in Community Tourism Planning”,
Annals of Tourism Research, Volume 17, Issue 3, Pages 449–465.
140. Khanal B.R., Babar J.T. (2007), Community Based Ecotourism for Sustainable
Tourism Development in the Mekong Region, CUTS Hanoi Resource Centre, Ha Noi.
141. Marahatta D., Kshetri B.B. (2011), "Major Factors Contributing To Tourism In
Patihani VDC of Chitwan, Nepal", International Journal of Scientific &
Technology Research 1(9), pp.46-51.

147
142. Matarrita-Cascante D. et al (2010), "Community agency and sustainable
tourism development: the case of La Fortuna, Costa Rica", Journal of
Sustainable Tourism 18(6), pp. 735–756.
143. McIntyre G., Hetherington A., Inskeep E. (1993), Sustainable tourism
development : guide for local planners, World Tourism Organization, Spain.
144. Ministry of Tourism and Entertainment (2014), Towards a National
Community Tourism Policy & Strategy, Jamaica.
145. Muganda M., Sirima A., Ezra P.M. (2013), "The Role of Local Communities
in Tourism Development: Grassroots Perspectives from Tanzania", Journal of
Human Ecology, 41(1), pp. 53-66.
146. Muhanna. E (2007), "Tourism Development Strategies and Poverty
Elimination", Problems and Perspectives in Management 5(1), pp. 37-49.
147. Murphy P.E. (1985), Tourism: A community approach, London: Methuen.
148. Murphy P.E. (1988), “Community driven tourism planning”, Tourism
Management 9(2), pp. 96–104.
149. Niezgoda N., Czernek K. (2008), "Development of cooperation between
residents and local authority in tourism destination", Original Scientific Paper
56(4), pp. 385-398.
150. Okazaki E. (2008), "A Community-Based Tourism Model: Its Conception and
Use", Journal of Sustainable Tourism 16(5), pp. 511-529.
151. Pakurar M., Olah J. (2008), "Definition of Rural Tourism and Its
Characteristics in the Northern Great Plain Region", Fascicula: ecotoxicologie
zootehnie si tehnologii de industrie alimentara, vii(7), pp.777-782.
152. Pretty N.J. (1995), "Participatory Learning for Sustainable Agriculture", World
Development 23(8), pp. 1247-1263.
153. Raeva D. (2005), “Strategies for Development and Food Security in
Mountainous Areas of Central Asia”, International Workshop Dushanbe,
Tajikistan June 6-10, Tajikistan.
154. Rocharungsat Pimrawee (2005), Community - based Tourism: perspectives
and future possibilities, Ph.D. Thesis, James Cook University, Australia.
155. Salazar N.B. (2012), "Community-based cultural tourism: issues, threats and
opportunities", Journal of Sustainable Tourism 20(1), pp. 9–22.

148
156. Scherl L.M., Edwards S. (2007), "Tourism, Indigenous and Local Communities and
Potected Areas in Developing Nations", In: R Bushell, PFJ Eagles (Eds.): Tourism
and Protected Areas: Benefits beyond Boundaries, Wallingford: CABI International.
157. Scheyvens R. (1999), "Ecotourism and Empowerment of Local Communities",
Tourism Management 20 (2), pp. 245-249.
158. Singh S., Timothy D.J., Dowling R.K. (2003), Tourism in Destination
Communities, CABI Publishing, London, UK.
159. Smith L.J.S. (1994), "The Tourism Product", Annals of Tourism Research
21(3), pp. 582-595.
160. Spenceley A., Ashley C., Kock D.M. (2009), Tourism and Local
Development: An Introductory Guide, Tourism - Led Poverty Reduction
Programme - ITC (Core Training Module), International Trade Centre.
161. State of Alaska (2002), Alaska Community Tourism Handbook: How to
Develop Tourism in Your Community, Juneau, Alaska.
162. Stronza A. (1999), "Learning Both Ways: Lessons from a Corporate and Community
Ecotourism Collaboration", Cultural Survival Quarterly 23(2), pp. 36 - 39.
163. Suansri P. (2003), Community based tourism handbook, Responsible
Ecological Social Tour-REST, Thailand.
164. Taylor G. (1995), “The community approach: does it really work?”, Tourism
management 16(7), pp. 487–489.
165. The Mountain Institute (1998), Community-Based Mountain Tourism:
Practices for Linking Conservation with Enterprise, Synthesis of an Electronic
Conference of the Mountain Forum.
166. The Mountain Institute, (2000) Community-Based Tourism for Conservation
and Development: A Resource Kit, The Mountain Institute.
167. Tosun. C (2006), "Expected nature of community participation in tourism
development", Tourism Management 27(3), pp.493-504.
168. Tran Anh Tu (2004), "Waves and currents in Ha Long bay", Collection of
works on Marine Environment and Resources XI, pp.115-125.
169. UNESCO (2008), IMPACT: The Effects of Tourism on Culture and the
Environment in Asia and the Pacific: Sustainable Tourism and the

149
Preservation of the World Heritage Site of the Ifugao Rice Terraces,
Philippines, UNESCO Bangkok.
170. World Tourism Organization (2016), UNWTO Tourism Highlights, 2016 Edition.
171. Wirudchawong N. (2012), "Policy on Community Tourism Development in
Thailand", Journal of Ritsumeikan Social Sciences and Humanities 4(2), pp.13-26.
172. Waltham T. (1998), "Limestone karst of Hạ Long Bay, Việt Nam" Engineering
Geology Rep 806, pp.1-14, Nottingham Trent University, London.
173. Yamane, Taro. (1967), Statistics: An Introductory Analysis, 2nd Ed., New
York: Harper and Row.
174. Zhong L., Tang C., Guo H. (2010), "Tourism function zoning of Jinyintan
Grassland Scenic Area in Qinghai Province based on ecological sensitivity",
Chin. J. App l. E col. 21( 7), pp. 1813- 1819.
C. Tài liệu điện tử
175. Ban quản lý vịnh Hạ Long, Giá trị sinh học (http://www.halongbay.com.vn/-
index.php?option=com_content&view=article&id=13&Itemid=315&lang=vi).
176. Phòng Văn hóa và Thông tin Hội An (2011), Tổng quan về Hội An
(http://www.hoian.gov.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=163&Itemid=126).
177. Đỗ Công Thung, Cơ sở đề nghị công nhận hồ sơ di sản thiên nhiên thế giới về
đa dạng sinh học quần đảo Cát Bà không bao gồm phần không gian vịnh Hạ
Long, Cổng thông tin điện tử Tp Hải Phòng (http://haiphong.gov.vn/Portal/-
Detail.aspx?Organization=vhtt&MenuID=6936&ContentID=55804)
178. Tourism Concern, What is Community Tourism? United Kindom (http://-
www.tourismconcern.org.uk/community-tourism.html).
179. Schejbal, C. (2011), Evaluation of Tourist Destination Attractivness. Available
at: http://web2.vslg.cz/ fotogalerie/acta_logistica/2013/2-cislo/2_schejbal.pdf.

150
PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA


VỀ CÁC ĐIỂM DU LỊCH TẠI KHU VỰC VỊNH HẠ LONG
(Dành cho nhà quản lý, nghiên cứu, kinh doanh du lịch)

- Kính gửi: …………………………………………………………………….


Để phục vụ nội dung đánh giá tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng trong
khuôn khổ luận án "Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di
sản thế giới ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội
An". NCS Chu Thành Huy kính mong Quý ông (bà) cho biết ý kiến của mình về nội
dung sau đây:
Theo cảm nhận của ông (bà) các điểm du lịch tại Hạ Long dưới đây được đánh
giá là:

150
a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường
1. Hang Đầu Gỗ
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình


2. Hang Trinh Nữ thường
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình


3. Hang Bồ Nâu thường
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình


4. Hang Luồn thường
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình


5. Động Thiên Cung thường
c. Không đẹp d. Không biết
a. Đẹp - độc đáo b. Bình
6. Hồ Ba Hầm thường
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình


7. Hang Sửng Sốt thường
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường


8. Đảo Lờm Bò
c. Không đẹp d. Không biết
a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường
9. Đảo Titốp
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường


10. Hòn Sim Đôi
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường


11. Hòn Lưỡi Liềm
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường


12. Đảo Hang Trai
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường


13. Đảo Đầu Bê
c. Không đẹp d. Không biết
a. Đẹp - độc đáo b. Bình
14. Hòn Vông Viêng thường
c. Không đẹp d. Không biết

15. Cảnh quan đảo a. Đẹp - độc đáo b. Bình


Cống Đỏ thường
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình


16. Hồ Cống Đỏ thường
c. Không đẹp d. Không biết
151
17. Rạn san hô đảo a. Đẹp - độc đáo b. Bình
Cống Đỏ thường
c. Không đẹp d. Không biết
PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA


VỀ CÁC ĐIỂM DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN
(Dành cho nhà quản lý, nghiên cứu, kinh doanh du lịch)

- Kính gửi: …………………………………………………………………….


Để phục vụ nội dung đánh giá tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng trong
khuôn khổ luận án "Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di
sản thế giới ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội
An". NCS Chu Thành Huy kính mong Quý ông (bà) cho biết ý kiến của mình về nội
dung sau đây:
Theo cảm nhận của ông (bà) các điểm du lịch tại Hội An dưới đây được đánh
giá là:

155
a. Đẹp - độc đáo b. Bình
1. Không gian phố cổ thường
c. Không đẹp d. Không biết

2. Hội quán Triều a. Đẹp - độc đáo b. Bình


Châu thường
c. Không đẹp d. Không biết
Xin
a. Đẹp - độc đáo b. Bình
3. Hội quán Hải Nam thường trân
c. Không đẹp d. Không biết

4. Hội quán Quảng a. Đẹp - độc đáo b. Bình


Đông thường
c. Không đẹp d. Không biết
a. Đẹp - độc đáo b. Bình
5. Chùa Cầu thường
c. Không đẹp d. Không biết

6. Hội quán Phúc a. Đẹp - độc đáo b. Bình


Kiến thường
c. Không đẹp d. Không biết
a. Đẹp - độc đáo b. Bình
7. Miếu bà thường
c. Không đẹp d. Không biết

8. Nhà cổ Quân a. Đẹp - độc đáo b. Bình


Thắng thường
c. Không đẹp d. Không biết
a. Đẹp - độc đáo b. Bình
9. Nhà cổ Tấn Ký thường
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình


10. Chùa Ông thường
c. Không đẹp d. Không biết

a. Đẹp - độc đáo b. Bình


11. Nhà thờ tộc Trần thường
c. Không đẹp d. Không biết

12. Hội quán Dương a. Đẹp - độc đáo b. Bình


Thương (Ngũ Bang) thường
c. Không đẹp d. Không biết

13. Bảo tàng văn hóa a. Đẹp - độc đáo b. Bình


dân gian thường
c. Không đẹp d. Không biết

14. Bảo tàng gốm sứ a. Đẹp - độc đáo b. Bình


mậu dịch thường
c. Không đẹp d. Không biết

15. Bảo tàng văn hóa a. Đẹp - độc đáo b. Bình


Sa Huỳnh thường
c. Không đẹp d. Không biết

16. Bảo tàng lịch sử a. Đẹp - độc đáo b. Bình


văn hóa thường
c. Không đẹp d. Không biết

17. Nhà cổ Phùng a. Đẹp - độc đáo b. Bình


Hưng 156 thường
c. Không đẹp d. Không biết

18. Nhà cổ Diệp a. Đẹp - độc đáo b. Bình


thường
trọng cảm ơn Ông (bà)! Nếu có ý kiến gì thêm xin mời ông (bà) ghi cụ thể:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

157
PHỤ LỤC 3

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐỘ HẤP DẪN CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH

- Kính gửi: …………………………………………………………………….


Đề phục vụ nội dung đánh giá tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng trong
khuôn khổ luận án "Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di
sản thế giới ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội
An)". NCS Chu Thành Huy kính mong Quý ông (bà) cho biết ý kiến của mình về
một số vấn đề sau:
1. Theo ông (bà), "độ hấp dẫn" của một lãnh thổ du lịch nên được phân thành mấy
bậc?
a. 5 bậc (rất hấp dẫn, hấp dẫn, khá b. 4 bậc (rất hấp dẫn, hấp dẫn, trung bình
hấp dẫn, trung bình và ít hấp dẫn) và ít hấp dẫn)
a. 3 bậc (rất hấp dẫn, trung bình và b. 2 bậc rất (hấp dẫn, không hấp dẫn )
ít hấp dẫn)
e. Ý kiến
khác ..........................................................................................................................
2.Theo ông (bà) nếu độ hấp dẫn của một lãnh thổ du lịch phụ thuộc vào yếu tố nào:
a. Chất lượng tài nguyên b. Số lượng tài nguyên

a. Số lượng và chất lượng tài b. Không quan trọng


nguyên
3.Theo ông (bà) nếu độ hấp dẫn của một lãnh thổ du lịch được đánh giá ở mức "rất
hấp dẫn" thì lãnh thổ đó cần có tài nguyên du lịch được đánh giá ở mức:
a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường

a. Không đẹp b. Không quan trọng

4.Theo ông (bà) nếu độ hấp dẫn của một lãnh thổ du lịch được đánh giá ở mức
"khá hấp dẫn" thì lãnh thổ đó cần có tài nguyên du lịch được đánh giá ở mức:
a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường

a. Không đẹp b. Không quan trọng

5.Theo ông (bà) nếu độ hấp dẫn của một lãnh thổ du lịch được đánh giá ở mức
"trung bình" thì lãnh thổ đó cần có tài nguyên du lịch được đánh giá ở mức:
a. Đẹp - độc đáo b. Bình thường

a. Không đẹp b. Không quan trọng

158
6. Theo ông (bà) "độ hấp dẫn" của một lãnh thổ du lịch được đánh giá ở mức "rất
hấp dẫn" khi lãnh thổ đó có (hãy ghi một con số cụ thể):
.............. điểm tài nguyên ở mức "đẹp - độc đáo"
.............. điểm tài nguyên ở mức "bình thường"
.............. điểm tài nguyên ở mức "không đẹp"
7. Theo ông (bà) "độ hấp dẫn" của một lãnh thổ du lịch được đánh giá ở mức "hấp
dẫn" khi lãnh thổ đó có (hãy ghi một con số cụ thể):
.............. điểm tài nguyên ở mức "đẹp - độc đáo"
.............. điểm tài nguyên ở mức "bình thường"
.............. điểm tài nguyên ở mức "không đẹp"
8. Theo ông (bà) "độ hấp dẫn" của một lãnh thổ du lịch được đánh giá ở mức
"trung bình" khi lãnh thổ đó có (hãy ghi một con số cụ thể):
.............. điểm tài nguyên ở mức "đẹp - độc đáo"
.............. điểm tài nguyên ở mức "bình thường"
.............. điểm tài nguyên ở mức "không đẹp"
9. Theo ông (bà) "độ hấp dẫn" của một lãnh thổ du lịch được đánh giá ở mức "ít
hấp dẫn" khi lãnh thổ đó có (hãy ghi một con số cụ thể):
.............. điểm tài nguyên ở mức "đẹp - độc đáo"
.............. điểm tài nguyên ở mức "bình thường"
.............. điểm tài nguyên ở mức "không đẹp"
10. Theo ông (bà) nếu một lãnh thổ du lịch có tài nguyên mang ý nghĩa quốc tế (di
sản thế giới, được bình chọn của các công ty, doanh nghiệp, tạp chí du lịch nổi
tiếng...) lãnh đó sẽ được đánh giá ngay ở mức:

a. Rất hấp dẫn b. Hấp dẫn


a. Trung bình b. Ít hấp dẫn

11. Theo ông (bà) nếu một lãnh thổ du lịch có tài nguyên mang ý nghĩa quốc gia (di
sản quốc gia, được bình chọn của các công ty, doanh nghiệp, tạp chí du lịch nổi
tiếng...) lãnh đó sẽ được đánh giá ngay ở mức:

a. Rất hấp dẫn b. Hấp dẫn


a. Trung bình b. Ít hấp dẫn

159
PHỤ LỤC 4

PHIẾU ĐIỀU TRA


MỨC ĐỘ THAM GIA,THÁI ĐỘ VÀ HIỂU BIẾT CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA
PHƯƠNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
(Phục vụ luận án: Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế
giới ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp di sản thế giới Vịnh Hạ Long và
Đô thị cổ Hội An )

Ngày………………
Địa điểm (làng, xã, huyện):…………………………………………………..
1. Giới tính của Ông (bà) là (xin vui lòng lựa chọn):
a. Nam b. Nữ
2. Tuổi của Ông (bà) là:
a. Dưới 18 tuổi b. Từ 18- đến dưới 35 tuổi
c. Từ 35 đến dưới 60 tuổi d. Trên 60 tuổi
3. Ông (bà) đã sống ở đây được bao nhiêu bao năm?
a. Dưới 5 năm b. Từ 5 - 10 năm
c. Từ 10 - 15năm d. Trên 15 năm
4. Trình độ học vấn của Ông (bà) là gì?
a. Trung học cơ sở trở xuống b. Trung học phổ thông
c. Trung học chuyên nghiệp d. Cao đẳng, đại học trở lên

5. Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp chính của Ông (bà) hiện nay là gì?
a. Nông, lâm, ngư nghiệp b. Cán bộ, viên chức, lực lượng vũ trang
c. Du lịch d. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
e.Thương mại - dịch vụ khác d.
Khác..........................................................
6. Ông (bà) có cho rằng khu vực gia đình mình đang sống thường xuyên diễn ra các
hoạt động du lịch không?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
7. Trong gia đình ông (bà) có bao nhiêu người tham gia hoạt động trong lĩnh vực du
lịch?
a. Không có ai b. 1 người c. 2 người
d. 3 người e. 4 người f. Từ 5 người trở lên

8. Ông (bà) có cho rằng các hoạt động du lịch diễn ra (sẽ) trong khu vực này có (sẽ)
ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình?

160
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý

9. Tổng thu nhập của gia đình ông (bà) hiện nay là bao nhiêu (triệu đồng/tháng)

a. <5 b. 5-15 c. 15-25


d. 25-35 e. 35-45 f. >45

10. Thu nhập từ du lịch chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số thu nhập của gia đình
ông (bà)?
a. Không có b. <10% c. 10-20
d. 20-30 e. 30-40 f. 40-50
d. >50

11. Thu nhập từ du lịch của gia đình ông (bà) có được từ việc (có thể chọn nhiều):

a. Kinh doanh nhà b. Kinh doanh ăn, c. Cung cấp dịch vụ giải trí
nghỉ uống
d. Bán hàng hóa (lưu e. Cung cấp lương f. Do công ty du lịch, chính
niệm.....) thực thực phẩm quyền chi trả

d. Cung cấp, cho thuê e. Hướng dẫn khách


f. Khác ................................
dịch vụ vận tải tham quan
12. Ông (bà) có cho rằng du lịch diễn ra (hoặc sẽ diễn ra) ở đây có thể nâng cao
mức sống cho cộng đồng địa phương?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
13. Ông (bà) có cho rằng du lịch diễn ra (hoặc sẽ diễn ra) ở đây có thể tạo ra nhiều
việc làm hơn cho cộng đồng địa phương?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý

14. Ông (bà) có cho rằng các công việc mà hoạt động du lịch (đang diễn ra hoặc sẽ
diễn ra ở đây) tạo ra sẽ là những công việc phù hợp với lao động tại địa phương?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
15. Ông (bà) có mong muốn du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế chính của địa
phương mình?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý

161
16. Ông (bà) có cho rằng việc xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí cho cộng đồng địa
phương sẽ quan trọng hơn là xây dựng để phục vụ khách du lịch?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
17. Ông (bà) có cho rằng việc phát triển du lịch sẽ làm giảm cơ hội tham gia các
hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời của cộng đồng địa phương?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
18. Ông (bà) có cho rằng mình sẽ phản đổi việc xây dựng các cơ sở vật chất mới để
phục vụ du lịch?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
19. Ông (bà) có cho rằng việc mua bán (hàng hóa) của cộng đồng sẽ thuận lợi hơn
khi du lịch phát triển ở đây?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
20. Ông (bà) có cho rằng du lịch phát triển sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường
sống của cộng đồng địa phương?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
21. Ông (bà) có cho rằng du lịch phát triển sẽ làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội hơn
tại địa phương?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
22. Ông (bà) có sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch (cung cấp các dịch vụ, lao
động) nếu nó diễn ra tại địa phương của ông bà hay không?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý
23. Ông (bà) có cho rằng tham gia hoạt động du lịch sẽ mang lại nguồn thu nhập
lớn hơn nguồn thu nhập hiện tại của mình?
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không biết d. Không đồng ý e. Hoàn toàn không đồng ý

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ông (bà)!

162
PHỤ LỤC 5

PHIẾU ĐIỀU TRA


DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM
DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VỊNH HẠ LONG
(FOREIGN VISITOR QUESTIONNAIRE)
(Phục vụ luận án: Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế
giới ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp di sản thế giới Vịnh Hạ Long và
Đô thị cổ Hội An )
Date………………
Place:…………………………………………………..
1. What is your sex?
a. Male b. Female
2. How old are you?
a. <18 b. 18-34
c. 35-60 d. >60

4. What is your Occupation?


a. Farmer b. Officer
c. Bussinessman d. Retiree
d. Worker f. Education
e. Other (Please specify) …………………………………………………………….
5. How many times have you been in Ha Long bay?
a. This is the first time b. 2
c. 3 d. >3
6. You come to Ha Long bay by:
a. Yourself or your family b. Your Oganization
c. Travel Agency d. Other
………………………..
7. How long will (or did) you stay here?
a. < 1 day b. 1-2 days c. 2-3 days

d. >3 days
8. What types of tourist service did you use in Ha Long bay?
a. Swimming b. Visit Halong Bay c. Visit caves
d. Sleeping on the boat e. Kayaking f. Diving
g.
Other…………………

163
9. Where did you go when you in Ha Long?

a. Tuan Chau b. Yenlap lake- Loiam c. Ha Nam Island


Island pagoda
e. Hon Gai area e. Vung Duc f. Ngoc Vung, Quan Lan
Islands
g. Mine of coal h. Bai Tu Long bay i. Cua Ong
k. Cua Luc bay l. Ho Long bay

10. Did you have any experiences with community based tourism (CBT)?

a. Ever b. Never c. I don't know

11. Following you, CBT is:

a. Local community oganization b. Benefit for local community


c. Take place in ethnic villages d. Homestay
e. Take place in urban f. Take place in rural
g. Experience the life of local resident i. I don't know
h. Local people employment in tourism company
12. Are you ready to experience CBT in Ha Long?
a. Ready b. Not sure
c. I don't know d. I won't

13. Do you accept paying more money for CBT?

a. Yes b. No
14. How many percent of your total expenditure do you want to pay for CBT
products.
a. < 10% b. 10-20% c. 20-30%
d. 30-40% e. 40-50% f. >50%

15. How far from your hotel do you want experience CBT?
a. <5 km b. 5-15km c. 15-25km
d. 25-35km e. >35km f. Not important
16. What types of vehicle would you like using to experience CBT?

a. Taxi b. Bus c. Motobycle


d. Bycle e. Boat f. Walking
Thank you so much!

164
PHỤ LỤC 6

PHIẾU ĐIỀU TRA


DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM
DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỘI AN
(VISITOR QUESTIONNAIRE)
(Phục vụ luận án: Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế
giới ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp di sản thế giới Vịnh Hạ Long và
Đô thị cổ Hội An )
Date………………
Place:…………………………………………………..
1. What is your sex?
a. Male b. Female
2. How old are you?
a. <18 b. 18-34
c. 35-60 d. >60

4. What is your Occupation?


a. Farmer b. Officer
c. Bussinessman d. Retiree
d. Worker f. Education
e. Other (Please specify) …………………………………………………………….
5. How many times have you been in Hoi An?
a. This is the first time b. 2
c. 3 d. >3
6. You come to Hoi An by:
a. Yourself or your family b. Your Oganization
c. Travel Agency d. Other
………………………..
7. How long will you stay here?
a. < 1 day b. 1-2 days c. 2-3 days

d. >3 days
8. What types of tourist service did you use in Hoi An?
a. Visit Ancient Houses b. Walking Ancient c. Shopping
Town
g. Restaurant g. Homestay h. Traditional Art
d. Visit Assembly Hall e. Japanese Covered f. Archaeological Sites
Bridge

165
9. Where did you go when you in Hoi An?

a. Beach b. Tra Que Village c. Kim Bong Village


e. Cham Iland e. Rừng dừa bảy mẫu f. Làng gốm Thanh Hà
g. Fishing Village h. Cam Nam Commune i. Thuan Tinh Ecotourism
Zone
10. Did you have any experiences with community based tourism?

a. Ever b. Never c. I don't know

11. Following you, community based tourism is:


a. Local community oganization b. Benefit for local community
c. Take place in ethnic villages d. Homestay
e. Take place in urban f. Take place in rural
g. Experience the life of local resident i. I don't know
h. Local people employment in tourism company
12. Are you ready to experience community based tourism in Hoi An?
a. Ready b. Not sure
c. I don't know d. I won't
13. Do you accept paying more money fỏ community based tourism?
a. Yes b. No
14. How many percent of your total expenditure do you want to pay for community
based tourism products.
a. < 10% b. 10-20% c. 20-30%
d. 30-40% e. 40-50% f. >50%

15. How far from your hotel do you want experience CBT?

a. <5 km b. 5-15km c. 15-25km


d. 25-35km e. >35km f. Not important

16. What types of vehicle would you like using to experience CBT?

a. Taxi b. Bus c. Motobycle


d. Bycle e. Boat f. Walking
Thank you so much!

PHỤ LỤC 7

166
PHIẾU ĐIỀU TRA
NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VỊNH HẠ LONG
(DÀNH CHO KHÁCH TRONG NƯỚC)
(Phục vụ luận án: Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế
giới ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp di sản thế giới Vịnh Hạ Long và
Đô thị cổ Hội An )
Ngày………………
Địa điểm (làng, xã, huyện):…………………………………………………..
1. Giới tính của Ông (bà) là (xin vui lòng lựa chọn):
a. Nam b. Nữ
2. Tuổi của Ông (bà) là:
a. Dưới 18 tuổi b. Từ 18- đến dưới 35 tuổi
c. Từ 35 đến dưới 60 tuổi d. Trên 60 tuổi
3. Trình độ học vấn của Ông (bà) là gì?
a. Trung học cơ sở trở xuống b. Trung học phổ thông
c. Trung học chuyên nghiệp d. Cao đẳng, đại học trở lên
4. Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp chính của Ông (bà) hiện nay là gì?
a. Nông, lâm, ngư nghiệp b. Cán bộ, viên chức, lực lượng vũ trang
c.Thương mại - dịch vụ d. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
e. Lĩnh vực nghề nghiệp khác
………………………………………………………….
5. Đây là lần thứ mấy ông (bà) đi du lịch ở Hạ Long?
a. Lần thứ nhất b. Lần thứ 2
c. Lần thứ 3 d. Nhiều hơn 3 lần
6. Chuyến đi du lịch này của ông (bà) được tổ chức dưới hình thức nào
a. Cá nhân, gia đình tự tổ chức b. Cơ quan tổ chức cho
c. Đặt mua các tour du lịch d. Hình thức khác
7. Ông bà sẽ (đã) ở Hạ Long trong bao nhiêu ngày?
a. Dưới 1 ngày b. 1-2 ngày c. 2-3 ngày

d. Trên 3 ngày
8. Trong thời gian ở Hạ Long ông (bà) đã sử dụng những dịch vụ du lịch nào (chọn
nhiều)?
a. Tắm biển b. Tham quan vịnh c. Tham quan hang động
d. Ngủ đêm trên vịnh e. Chèo thuyền f. Lặn biển ngắm san hô
g. Dịch vụ khác ………..

167
9. Trong thời gian ở Hạ Long ông (bà) đã đến những khu vực nào dưới đây?

a. Đảo Tuần Châu b. Hồ Yên Lâp- chùa Lôi c. Vùng đào Hà Nam
Âm
e. Vịnh Hạ Long e. Vịnh Bái Tử Long f. Đảo Ngọc Vừng, Quan
Lạn
g. Khu vực Hòn h. Vũng Đục - Cẩm i. Cửa Ông - Cẩm Phả
Gai Phả
k. Các mỏ than l. Vịnh Cửa Lục

10. Ông (bà) đã từng trải nghiệm du lịch dựa vào cộng đồng hay chưa (chọn một)?

a. Đã từng b. Chưa từng c. Không biết

11. Theo ông (bà) du lịch dựa vào cộng đồng là hình thức du lịch (chọn nhiều):
a. Do cộng đồng địa phương tổ chức b. Lợi ích từ du lịch thuộc về cộng
đồng
c. Diễn ra ở các bản làng dân tộc thiểu số d. Ở cùng nhà với người dân tộc
e. Diễn ra ở đô thị f. Diễn ra ở các vùng nông thôn
g. Trải nghiệm cuộc sông của người địa i. Không biết
phương
h. Có người dân địa phương làm việc trong các cơ sở du lịch
12. Nếu du lịch dựa vào cộng đồng diễn ra tại đây, ông (bà) có sẵn sàng trải nghiệm
không?
a. Rất sẵn sàng b. Tùy thuộc vào điều kiện
c. Không biết d. Chắc chắn không tham gia
13. Nếu các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng không phải là sản phẩm trong
tour du lịch, ông (bà) có sẵn sàng chi trả thêm để được trải nghiệm không?
a. Có b. Không
14. Ông (bà) nghĩ rằng mình sẽ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền trong tổng số tiền của
chuyến đi du lịch cho việc trải nghiệm du lịch dựa vào cộng đồng.
a. Dưới 10% b. 10-20% c. 20-30%
d. 30-40% e. 40-50% f. >50%

15. Ông (bà) cho rằng du lịch dựa vào cộng đồng diễn ra trong phạm vi cách chỗ
nghỉ chính của mình bao nhiêu km là thích hợp nhất nhất?
a. <5 km b. 5-15km c. 15-25km
d. 25-35km e. >35km f. Không quan trọng

16. Ông (bà) thích sử dụng loại hình phương tiện giao thông nào khi trải nghiệm du
lịch dựa vào cộng đồng (nếu có sự lựa chọn)?

168
a. Taxi b. Xe buýt c. Xe ôm, xe máy tự lái
d. Xe đạp, xích lô e. Thuyền, bè f. Đi bộ

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ông (bà)!

PHỤ LỤC 8

PHIẾU ĐIỀU TRA

169
NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM
DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỘI AN
(DÀNH CHO KHÁCH TRONG NƯỚC)
(Phục vụ luận án: Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế
giới ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp di sản thế giới Vịnh Hạ Long và
Đô thị cổ Hội An )

Ngày………………
Địa điểm (làng, xã, huyện):…………………………………………………..
1. Giới tính của Ông (bà) là (xin vui lòng lựa chọn):
a. Nam b. Nữ
2. Tuổi của Ông (bà) là:
a. Dưới 18 tuổi b. Từ 18- đến dưới 35 tuổi
c. Từ 35 đến dưới 60 tuổi d. Trên 60 tuổi
3. Trình độ học vấn của Ông (bà) là gì?
a. Trung học cơ sở trở xuống b. Trung học phổ thông
c. Trung học chuyên nghiệp d. Cao đẳng, đại học trở lên
4. Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp chính của Ông (bà) hiện nay là gì?
a. Nông, lâm, ngư nghiệp b. Cán bộ, viên chức, lực lượng vũ trang
c.Thương mại - dịch vụ d. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
e. Lĩnh vực nghề nghiệp khác
…………………………………………………………….
5. Đây là lần thứ mấy ông (bà) đi du lịch ở Hội An?
a. Lần thứ nhất b. Lần thứ 2
c. Lần thứ 3 d. Nhiều hơn 3 lần
6. Chuyến đi du lịch này của ông (bà) được tổ chức dưới hình thức nào
a. Cá nhân, gia đình tự tổ chức b. Cơ quan tổ chức cho
c. Đặt mua các tour du lịch d. Hình thức khác
7. Ông bà sẽ (đã) ở Hội An trong bao nhiêu ngày?
a. Dưới 1 ngày b. 1-2 ngày c. 2-3 ngày

d. Trên 3 ngày

8. Trong thời gian ở Hội An ông (bà) đã sử dụng những dịch vụ du lịch nào (chọn
nhiều)?
a. Tham quan nhà cổ b. Dạo phố cổ c. Mua sắm tại phố cổ

170
g. Ăn uống trong phố cổ g. Ngủ tại nhà dân h. Xem biểu diễn nghệ
thuật
d. Tham quan Hội quán e. Thăm Chùa cầu f. Tham quan di chỉ khảo
cổ
9. Trong thời gian ở Hội An ông (bà) đã đến những khu vực nào dưới đây?

a. Bãi biển (Hội b. Làng rau Trà Quế c. Làng mộc Kim Bồng
An)
e. Cù Lao Chàm e. Rừng dừa bảy mẫu f. Làng gốm Thanh Hà
g. Làng Chài h. Làng quê Cẩm Nam i. Du lịch sinh thái Thuận
Tình
10. Ông (bà) đã từng trải nghiệm du lịch dựa vào cộng đồng hay chưa (chọn một)?

a. Đã từng b. Chưa từng c. Không biết

11. Theo ông (bà) du lịch dựa vào cộng đồng là hình thức du lịch (chọn nhiều):

a. Do cộng đồng địa phương tổ chức b. Lợi ích từ du lịch thuộc về cộng
đồng
c. Diễn ra ở các bản làng dân tộc thiểu số d. Ở cùng nhà với người địa phương
e. Diễn ra ở đô thị f. Diễn ra ở các vùng nông thôn
g. Trải nghiệm cuộc sống của người địa i. Không biết
phương
h. Có người dân địa phương làm việc trong các cơ sở du lịch
12. Nếu du lịch dựa vào cộng đồng diễn ra tại đây, ông (bà) có sẵn sàng trải nghiệm
không?
a. Rất sẵn sàng b. Tùy thuộc vào điều kiện
c. Không biết d. Chắc chắn không tham gia
13. Nếu các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng không phải là sản phẩm trong
tour du lịch, ông (bà) có sẵn sàng chi trả thêm để được trải nghiệm không?
a. Có b. Không
14. Ông (bà) nghĩ rằng mình sẽ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền trong tổng số tiền của
chuyến đi du lịch cho việc trải nghiệm du lịch dựa vào cộng đồng.
a. Dưới 10% b. 10-20% c. 20-30%
d. 30-40% e. 40-50% f. >50%
15. Ông (bà) cho rằng du lịch dựa vào cộng đồng diễn ra trong phạm vi cách chỗ
nghỉ chính của mình bao nhiêu km là thích hợp nhất nhất?
a. <5 km b. 5-15km c. 15-25km
d. 25-35km e. >35km f. Không quan trọng
16. Ông (bà) thích sử dụng loại phương tiện giao thông nào khi trải nghiệm du lịch
dựa vào cộng đồng (nếu có sự lựa chọn)?

a. Taxi b. Xe buýt c. Xe ôm, xe máy tự lái

171
d. Xe đạp, xích lô e. Thuyền, bè f. Đi bộ

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ông (bà)!

PHỤ LỤC 9

PHIẾU ĐIỀU TRA


LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH

172
(Phục vụ luận án: Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế
giới ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp di sản thế giới Vịnh Hạ Long và
Đô thị cổ Hội An )
Ngày………………
Địa điểm (làng, xã, huyện):…………………………………………………..
1. Giới tính của Ông (bà) là (xin vui lòng lựa chọn):
a. Nam b. Nữ
2. Tuổi của Ông (bà) là:
a. Dưới 18 tuổi b. Từ 18- đến dưới 35 tuổi
c. Từ 35 đến dưới 60 tuổi d. Trên 60 tuổi
3. Ông (bà) có phải người ở đây không (có hộ khẩu ở TP Hạ Long hoặc xã Ngọc
Vừng, Thắng Lợi, huyện Vân Đồn)?
a. Có b. Không
3. Ông (bà) đã sống ở đây được bao nhiêu bao năm?
a. Dưới 5 năm b. Từ 5 - 10 năm
c. Từ 10 - 15năm d. Trên 15 năm
4. Trình độ học vấn của Ông (bà) là gì?
a. Trung học cơ sở trở xuống b. Trung học phổ thông
c. Trung học chuyên nghiệp d. Cao đẳng, đại học trở lên

5. Lĩnh vực hoạt động du lịch chính của Ông (bà) hiện nay là gì?
a. Hướng dẫn viên b. Công chức, viên chức trong ngành du lịch
c. Bán hàng lưu niệm d. Vận tải du lịch (1: tàu thủy, 2-Taxi, 3-xe ôm)
e. Dịch vụ ăn uống f. Sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ
g. Dịch vụ vui chơi giải trí d. Dịch vụ lưu trú

Khác ...........................................................................................
6. Trong gia đình ông (bà) có bao nhiêu người tham gia hoạt động trong lĩnh vực du
lịch?
a. Không có ai b. 1 người c. 2 người
d. 3 người e. 4 người f. Từ 5 người trở lên
7. Thu nhập từ công việc chính của ông (bà) hiện nay là bao nhiêu (triệu
đồng/tháng)
a. <2,5 b. 2,5-4,5 c. 4,5-6,5
d. 6,5 - 8,5 e. 8,5 - 10,5 f. >10,5
8. Thu nhập từ công việc này chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng thu nhập của gia
đình ông (bà)?

173
a. Không đáng kể b. <10% c. 10-20
d. 20-30 e. 30-40 f. 40-50
g. >50

9. Vị trí làm việc hiện tại của ông (bà) là gì?


a. Chủ sở hữu, Giám đốc b. Quản lý bộ phận
c. Tổ trưởng d. Nhân viên e. Khác.............
10. Hình thức lao động của ông (bà) là gì?
a. Hợp đồng ngắn hạn b. Hợp đồng dài hạn c. Hợp đồng theo thời vụ
c. Lao động tự do d. Công chức, viên e. Khác.........................
chức
11. Nghiệp vụ để phục vụ khách du lịch ông (bà) có được từ các lớp học do (có thể
chọn nhiều):
a. Chính quyền địa phương tổ chức b. Được đào tạo chính quy từ sơ cấp trở
lên lên
c. Công ty, nghiệp đoàn, hiệp hội tổ d. Tổ chức nước ngoài tổ chức
chức
e. Khác.............................................. f. Không được đào tạo
12. Ông (bà) có muốn gắn bó với công việc này lâu dài không?
a. Có b. Không c. Không biết
13. Thuận lợi của ông (bà) khi tham gia lĩnh vực hoạt động này là gì (có thể chọn
nhiều)?
a. Chính quyền địa phương hỗ trợ b. Doanh nghiệp du lịch hỗ trợ
c. Nghiệp đoàn, hiệp hội.... hỗ trợ d. Tổ chức nước ngoài hỗ trợ
e. f. Không có thuận lợi
Khác...............................................
14. Khó khăn của ông (bà) khi tham gia lĩnh vực hoạt động này là gì (có thể chọn
nhiều)?
a. Cơ chế, chính sách kém thông b. Thiếu vốn
thoáng
c. Thiếu chuyên môn nghiệp vụ d. Môi trường làm việc
e. Khác............................................. f. Không có khó khăn
15. Ông (bà) có nhận xét hoặc kiến nghị gì về hoạt động du lịch tại đây không:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ông (bà)!
PHỤ LỤC 10
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN KHÁI NIỆM DI SẢN THẾ GIỚI
DSTG bao gồm di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp, trong
đó: Di sản văn hóa là các di tích, quần thể các công trình xây dựng và các thắng

174
cảnh (điều 1 công ước DSTG); Di sản thiên nhiên là các cấu trúc tự nhiên; cấu trúc
địa chất học và địa văn học; các cảnh quan tự nhiên và các khu vực tự nhiên có giá
trị ngoại hạng toàn cầu đặc biệt trên phương diện thẩm mỹ, khoa học, bảo tồn (điều
2 của Công ước DSTG).
Đến năm 1992, Ủy ban DSTG đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp. Đó là cảnh
quan văn hóa miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên
của một số khu di sản. Nói cách khác, đó là những di sản đáp ứng cả tiêu chí di sản
thiên nhiên và tiêu chí di sản văn hóa.
Một trong những nội dung quan trọng trong Công ước DSTG là các tiêu chí
để xác định "giá trị nổi bật toàn cầu" của các di sản. Nói cách khác một khu vực
muốn được ghi danh vào danh sách DSTG phải đáp ứng được ít nhất một trong
mười tiêu chí về "giá trị nổi bật toàn cầu":
(i) Là một tuyệt tác của thiên tài sáng tạo;
(ii) Thể hiện sự giao thoa quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay
trong một khu vực văn hoá của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, hoặc công
nghệ, nghệ thuật xây dựng đền tháp, quy hoạch thành phố hay thiết kế cảnh quan;
(iii) Chứa đựng một minh chứng duy nhất hoặc ít nhất cũng hết sức khác biệt
về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh hiện vẫn đang tồn tại hoặc đã
diệt vong;
(iv) Là một ví dụ nổi bật về một loại công trình xây dựng, một quần thể kiến
trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn quan trọng trong
lịch sử nhân loại;
(v) Là một ví dụ nổi bật về một hình thức cư trú truyền thống của con người,
việc sử dụng đất đai hay biển cả, đại diện cho một (hay nhiều) nền văn hoá, hoặc sự
tương tác giữa con người và môi trường đặc biệt là khi nó đã trở nên dễ tổn thương
do ảnh hưởng của những đổi thay không thể đảo ngược;
(vi) Có liên hệ trực tiếp hoặc có liên quan đến những sự kiện hay các truyền
thống sinh hoạt, với các ý tưởng, hay các tín ngưỡng, với các công trình nghệ thuật
hay văn học có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (Ủy ban di sản cho rằng tiêu chí này tốt
nhất là sử dụng kết hợp với các tiêu chí khác);
(vii) Chứa đựng các hiện tượng thiên nhiên siêu việt hay các khu vực có vẻ
đẹp thiên nhiên kỳ thú và tầm quan trọng thẩm mỹ;

175
(viii) Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn của lịch sử trái
đất, bao gồm cả việc ghi chép lại cuộc sống, các quá trình địa chất lớn đang tiếp diễn
trong sự phát triển của các địa mạo, hay những đặc điểm địa chấn và địa hình lớn;
(ix) Là những ví dụ nổi bật đại diện cho các quá trình sinh thái và sinh học
trong sự tiến hoá và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn, nước ngọt, biển và ven
biển và các cộng đồng động thực vật;
(x) Sở hữu các môi trường sống tự nhiên quan trọng và có ý nghĩa nhất đối
với việc bảo tồn tại chỗ đa sạng sinh học, kể cả những nơi sở hữu các loài bị đe dọa
có giá trị nổi bật toàn cầu xét dưới góc độ khoa học hoặc bảo tồn.
Bên cạnh đó, theo Hướng dẫn thực hiện Công ước DSTG (mục II.E) của
Trung tâm DSTG xuất bản năm 2012 (tiếng Việt) [92], để được công nhận là DSTG
các khu vực di sản còn phải đáp ứng được các điều kiện về tính toàn vẹn và/hoặc
tính xác thực:
Tính xác thực: Các di sản được đề cử theo các tiêu chí từ (i) đến (vi) phải đáp
ứng các điều kiện về tính xác thực, bao gồm:
Khả năng hiểu biết về giá trị gắn với di sản phụ thuộc vào mức độ tin cậy và
trung thực của các nguồn thông tin về giá trị này. Kiến thức và sự hiểu biết về các
nguồn thông tin này trong mối liên hệ với các đặc điểm gốc hay hệ quả của di sản
văn hoá và ý nghĩa của chúng là các cơ sở không thể thiếu để đánh giá tất cả các
khía cạnh của tính xác thực.
Nhận định về giá trị gắn với di sản văn hoá, cũng như tính chất đáng tin cậy
của các nguồn thông tin liên quan, có thể khác nhau giữa các nền văn hoá, và thậm
chí trong cùng một nền văn hoá. Sự tôn trọng đối với tất cả các nền văn hoá đòi hỏi
rằng di sản văn hoá phải được xem xét và đánh giá trước hết trong các bối cảnh văn
hoá của di sản.
Tuỳ theo thể loại và bối cảnh văn hoá của di sản văn hoá, các di sản có thể
được coi là đáp ứng được các điều kiện về tính xác thực nếu giá trị văn hoá của
chúng (như được công nhận trong các tiêu chí đề cử dự kiến) được biểu hiện một
cách trung thực và đáng tin cậy thông qua hàng hoạt các thuộc tính như:
 Hình dáng và thiết kế; Chất liệu và nội dung; Ích dụng và chức năng; Các
truyền thống, các kỹ thuật và các hệ thống quản lý; Địa điểm và khung

176
cảnh; Ngôn ngữ, và các hình thức khác của di sản phi vật thể; Tinh thần và
tình cảm; và Các yếu tố nội tại và ngoại biên khác.
Các thuộc tính như tinh thần và tình cảm không dễ dàng được sử dụng để
đánh giá tính xác thực, nhưng dù sao chúng cũng là những chỉ số quan trọng về đặc
tính và về cảm nhận vị trí, ví dụ, trong những cộng đồng vẫn duy trì các truyền
thống và tiếp biến văn hoá.
Việc sử dụng tất cả những nguồn thông tin này cho phép thể hiện chi tiết các
khía cạnh nghệ thuật, lịch sử, xã hội và khoa học cụ thể của di sản văn hoá đang
được xem xét. "Các nguồn thông tin" được định nghĩa là tất cả các nguồn vật chất,
văn bản, ngôn từ và hình tượng, làm cho ta có thể nhận biết bản chất, đặc tính, ý
nghĩa và lịch sử của di sản văn hoá.
Khi các điều kiện về tính xác thực được tính đến để Chuẩn bị hồ sơ đề cử
một di sản, Quốc gia thành viên trước hết phải xác định tất cả những đặc tính lớn có
thể áp dụng được về tính xác thực. Tuyên bố về tính xác thực nên đánh giá mức độ
hiện diện tính xác thực trong, hoặc được biểu đạt bởi, từng đặc tính lớn này.
Trong mối liên hệ với tính xác thực, việc tái tạo lại những di tích khảo cổ học
hay những công trình xây dựng hoặc những khu phố lịch sử chỉ có thể chấp nhận được
nếu có hồ sơ tư liệu hoàn chỉnh và chi tiết và hoàn toàn không dựa trên suy đoán.
Tính toàn vẹn: Tính toàn vẹn là một thước đo của sự toàn thể và sự nguyên
vẹn của di sản văn hoá và/hoặc thiên nhiên và các đặc tính của nó. Việc đánh giá
các điều kiện về tính toàn vẹn do đó đòi hỏi việc xem xét mức độ mà di sản:
 Bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết để biểu đạt giá trị nổi bật toàn cầu của nó;
 Có quy mô phù hợp để bảo đảm rằng các các đặc điểm và các quá trình
truyền tải ý nghĩa của di sản được đại diện một cách đầy đủ;
 Chịu những tác động tiêu cực của sự phát triển và/hoặc thiếu quan tâm;
Đối với những di sản được đề cử theo các tiêu chí từ (i) - (vi), cấu tạo vật chất
của di sản và/hoặc các đặc điểm lớn của nó cần phải ở tình trạng tốt, và tác động của
quá trình suy thoái phải được khống chế. Phần lớn các yếu tố cần thiết để truyền đạt
toàn bộ giá trị của di sản cần được đưa vào hồ sơ đề cử. Các mối quan hệ và các chức
năng linh hoạt hiện diện trong các cảnh quan văn hoá, các thành phố lịch sử hay các di
sản sống khác thiết yếu đối với đặc tính của di sản cũng cần phải được duy trì.

177
Đối với tất cả những di sản được đề cử theo các tiêu chí từ (vii) - (x), các quá
trình sinh - vật lý và các đặc điểm địa mạo cần phải tương đối nguyên vẹn. Tuy
nhiên, người ta công nhận rằng không có khu vực nào là hoàn toàn nguyên sơ và tất
cả các khu vực thiên nhiên đều ở tình trạng biến động, và ở một mức độ nhất định
đều có tiếp xúc với con người. Các hoạt động của con người, kể cả những hoạt động
của các xã hội truyền thống và CĐĐP, thường diễn ra trong các khu vực thiên nhiên.
Các hoạt động này có thể phù hợp với "giá trị nổi bật toàn cầu" của khu vực nơi mà
chúng có thể bền vững về mặt sinh thái.
Ngoài ra, đối với các di sản được giới thiệu theo các tiêu chí từ (vii) - (x),
mỗi tiêu chí đều có một điều kiện tương ứng về tính toàn vẹn.
Các di sản được đề cử theo tiêu chí (vii) cần có "giá trị nổi bật toàn cầu" và
bao gồm các khu vực thiết yếu cho việc duy trì vẻ đẹp của di sản đó. Ví dụ, một di
sản mà giá trị cảnh đẹp của nó phụ thuộc vào một thác nước sẽ chỉ đáp ứng yêu cầu
về tính toàn vẹn nếu nó bao gồm cả khu vực thượng lưu và hạ lưu có gắn kết hữu cơ
với việc duy trì các phẩm chất thẩm mỹ của di sản đó.
Các di sản được đề xuất theo tiêu chí (viii) cần phải chứa đựng tất cả hoặc
hầu hết các yếu tố có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau một cách tự nhiên. Ví dụ, một
khu vực "kỷ băng hà”sẽ đáp ứng các điều kiện về tính toàn vẹn nếu nó bao gồm cả
cánh đồng tuyết, bãi băng và các mô hình đục cắt, sự bồi đắp và xâm thực (ví dụ,
các vết tích, băng tích các giai đoạn phát triển kế tiếp của thực vật, v.v…); với
trường hợp các núi lửa, các xê-ri mắc ma cần phải hoàn chỉnh và tất cả hoặc hầu hết
các thể loại đá phun lên và các loại phun trào phải được hiện diện.
Các di sản được đề cử theo tiêu chí (ix) nên đủ rộng và chứa đựng những yếu
tố cần thiết để bày tỏ những khía cạnh quan trọng của các quá trình thiết yếu cho việc
bảo tồn lâu dài hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của chúng. Ví dụ, một khu vực
rừng rậm nhiệt đới sẽ đáp ứng yêu cầu về tính toàn vẹn nếu độ cao của nó so với mực
nước biển có sự biến thiên, những thay đổi về địa hình và loại đất, ruộng đồng và các
khoảnh ruộng được tái tạo một cách tự nhiên, hay một bãi san hô cần có rong rêu,
rừng ngập mặn hoặc các hệ sinh thái gần kề điều tiết dinh dưỡng vào bãi.
Các di sản được đề cử theo tiêu chí (x) nên là những di sản quan trọng nhất
dành cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Chỉ những di sản có sự đa dạng sinh học
và/hoặc có tính đại diện lớn mới có thể đáp ứng được tiêu chí này. Các di sản này

178
cần có những môi trường sống duy trì giới động thực vật đa dạng nhất đặc trưng
cho khu vực sinh - địa và hệ sinh thái. Ví dụ, một đồng cỏ nhiệt đới sẽ đáp ứng điều
kiện về tính toàn vẹn nếu nó có một quần thể hoàn chỉnh các loài thú ăn cỏ và các
loài cây cùng tồn tại; một hệ sinh thái hải đảo nên có các môi trường sống cho các
loại thực vật; một di sản chứa đựng nhiều loài khác nhau cần phải đủ rộng lớn để có
những môi trường sống thiết yếu nhất bảo đảm sự sinh tồn của các loài; với một khu
vực có các loài sinh vật di cư, các điểm làm tổ và kiếm thức ăn theo mùa, các con
đường di cư, cho dù chúng có ở đâu, cần được bảo vệ thích đáng.
Về không gian, các khu DSTG thường được phân chia thành 2 khu vực chính
trên cơ sở xác lập các đường ranh giới bảo vệ: vùng lõi di sản và vùng đệm:
- Vùng lõi di sản: là khu vực thể hiện đầy đủ "giá trị nổi bật toàn cầu" và tính
toàn vẹn và/hoặc xác thực của di sản. Vùng lõi được xác định bằng các đường ranh
giới bảo vệ, đây được coi là một yêu cầu thiết yếu cho việc bảo vệ hiệu quả các
DSTG. Tùy theo tính chất của di sản, vùng lõi được xác định khác nhau.
Đối với các di sản được đề cử theo các tiêu chí từ (i) đến (vi) (di sản văn
hóa), các đường ranh giới cần được vạch ra để bao hàm tất cả những khu vực và các
thành tố biểu thị trực tiếp và rõ ràng "giá trị nổi bật toàn cầu" của di sản cũng như
những khu vực mà các nghiên cứu trong tương lai có khả năng đóng góp và tăng
cường cho sự hiểu biết đó.
Đối với các di sản được giới thiệu theo các tiêu chí từ (vii) đến (x) (di sản
thiên nhiên), đường ranh giới cần phản ánh các yêu cầu về không gian của các môi
trường sống, các loài, các quá trình hoặc các hiện tượng làm cơ sở cho việc ghi
danh vào "Danh sách DSTG". Đường ranh giới cần chứa đựng các khu vực đủ rộng
nằm kế cận với khu vực sở hữu "giá trị nổi bật toàn cầu" để bảo vệ các giá trị của di
sản đó khỏi những tác động trực tiếp từ các xâm phạm của con người và tác động
của việc sử dụng các nguồn tài nguyên bên ngoài khu vực được đề cử.
- Các vùng đệm: là khu vực bao quanh di sản, có quy định phù hợp về mặt
pháp lý và/hoặc theo tập quán. Vùng đệm cần phải bao gồm khu vực trực tiếp gắn
với di sản, các cảnh quan quan trọng và các khu vực hay các nhân tố có tầm quan
trọng trong việc hỗ trợ di sản và công việc bảo vệ nó. Vùng đệm cần được chỉ rõ
kích cỡ chi tiết, đặc điểm và các hoạt động khai thác được phép trong vùng đệm
(cùng với một bản đồ chỉ rõ đường ranh giới chính xác của di sản và vùng đệm khi

179
lập hồ sơ đề cử). Trong trường hợp nếu không đề xuất vùng đệm, quốc gia đề cử
cần nói rõ tại sao không cần có vùng đệm. Cách thức sử dụng vùng đệm để bảo vệ
di sản cũng cần được giải thích rõ ràng.
Tuy các vùng đệm thông thường không phải là bộ phận của di sản đề cử,
nhưng điều chỉnh hoặc hình thành vùng đệm sau khi đã ghi danh di sản vào danh
sách DSTG cần có sự chấp thuận của Ủy ban DSTG theo quy trình áp dụng cho
thay đổi ranh giới nhỏ. Việc xác định và hình thành vùng đệm sau khi di sản được
công nhận có thể coi như là thay đổi nhỏ về ranh giới.
Khi các quốc gia tham gia công ước bảo vệ di sản và có di sản được đứng
trong danh sách các DSTG. Các quốc gia đó cần bảo đảm rằng "giá trị nổi bật toàn
cầu" cũng như các điều kiện về tính toàn vẹn và/hoặc xác thực tại thời điểm công
nhận được duy trì và tăng cường trong tương lai. Hay nói cách khác các quốc gia và
địa phương cần đảm bảo sự tồn tại của di sản và bảo vệ nó trước sự phát triển và
biến đổi có tác động tiêu cực tới "giá trị nổi bật toàn cầu", hay tính toàn vẹn và/hoặc
tính xác thực của di sản. Theo quy định, tình hình bảo tồn các di sản cũng như các
"giá trị nổi bật toàn cầu" sẽ được kiểm tra thường xuyên trong quá trình giám sát
các DSTG. Việc bảo vệ DSTG phải được thực hiện bằng luật pháp, quy định, thể
chế và/hoặc truyền thống một cách đầy đủ và dài hạn.

PHỤ LỤC 11

CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU THỦY VĂN TẠI VỊNH HẠ LONG VÀ HỘI AN

A. Tại vịnh Hạ Long


Yếu tố nhiệt độ: Hạ Long có 8 tháng nhiệt độ trung bình trên 20 oC (tháng IV
- tháng XI), trong đó số tháng có nhiệt độ trung bình trên 25 oC là 5 tháng (tháng V -

180
tháng X). Đây là thời kỳ thuận lợi cho các HĐDL biển, đặc biệt là tắm biển. Số
ngày có nhiệt độ trung bình 20oC - 30oC là 249,1 ngày (68,2% tổng số ngày trong
năm), đây là chỉ tiêu rất tốt đối với phát triển du lịch biển nói chung. Nếu tính riêng
mức độ thuận lợi cho hoạt động tắm biển thì số ngày có nhiệt độ trung bình >20 oC
là 263,6 ngày (72,2%). Có thể nói nhiệt độ tại vịnh Hạ Long khá thuận lợi cho phát
triển du lịch tắm biển, thể thao giải trí biển.
Bảng 12.1. Nhiệt độ không khí trung bình, cao nhất và thấp nhất

Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Yếu tố
Ttb 16,3 16,8 19,3 23,2 26,8 28,5 28,7 28,0 27,1 24,8 21,3 17,8 23,2
Tmax 28,8 29,5 32,0 34,6 36,1 37,0 37,9 36,5 36,3 33,5 33,8 29,7 37,9
Tmin 5,9 5,3 7,1 12,2 17,1 19,1 21,7 21,8 16,6 14,0 9,0 5,5 5,3

(Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh)


Bảng 12.2. Số ngày có nhiệt độ trung bình các cấp tại Bãi Cháy

Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
Đặc trưng

Ttb<10oC 0,4 0,4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,3 1,1


o o
10 C≤Ttb<15 C 11 8,2 3,1 0,1 0 0 0 0 0 0 0,5 4,7 27,6
o o
15 C≤Ttb<20 C 17 13 13 3,6 0 0 0 0 0,1 0,9 8,2 18 73,8
o o
20 C≤Ttb<25 C 3,1 6,1 14 18 4,7 0,4 0,4 0,9 2 14 20 7,7 91,3
o o
25 C≤Ttb<30 C 0 0 0,5 8,6 25 25 24 28 28 17 1,7 0 157,8
o
Ttb≥30 C 0 0 0 0 1,1 4,9 6,5 1,7 0,3 0 0 0 14,5

(Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh)


Lượng mưa, số ngày mưa: vịnh Hạ Long là khu vực có lượng mưa lớn ở
đồng bằng Bắc Bộ. Theo chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con người trong phát triển du
lịch, lượng mưa thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người là từ 1250-
1900mm/năm. Như vậy đối với chỉ tiêu này, khí hậu VHL được xếp vào loại khá
thích hợp, với giá trị trong khoảng 1900-2550 (dẫn theo [100, tr.44]). Bên cạnh
lượng mưa, số ngày mưa nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch và khả
năng cung cấp các dịch vụ du lịch. Tại VHL số ngày có mưa trung bình là 137 ngày
chiếm 37,5% tổng số ngày trong năm. Con số này không cao, tuy nhiên số ngày có
mưa xuất hiện nhiều trong các tháng VI, VII, VIII, đây là các tháng cao điểm nhất
trong mùa du lịch tại Hạ Long, do đó tác động của nó đến HĐDL là không nhỏ.

181
Bảng 12.3. Tổng lượng mưa tháng và năm ở Vịnh Hạ Long (mm)
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Địa điểm
24, 27, 81, 173, 264, 325, 169,
Bãi Cháy 47,8 444,5 263,5 35,3 14,3 1870,2
6 9 0 0 1 1 1
29, 31, 97, 195, 294, 389, 164,
Cửa Ông 51,1 528,1 345,6 70,2 23,0 2218,6
5 1 0 3 1 3 3
27, 29, 89, 184, 279, 357, 166,
Trung bình 49,5 486,3 304,6 52,8 18,7 2044,4
1 5 0 2 1 2 7

(Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh)


Bảng 12.4. Số ngày có mưa ở vịnh Hạ Long

Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
Địa điểm
Bãi Cháy 8 11 14 11 11 15 16 18 14 10 5 5 139
Cửa Ông 7 11 14 11 11 15 16 18 13 9 5 5 135

(Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh)


Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình tháng tại vịnh Hạ Long luôn
duy trì ở mức cao trên 80% (trung bình từ 82-83%) chỉ có 3 tháng có giá trị nhỏ hơn
80% (tháng X, XI, XII). Đây là độ ẩm khá lý tưởng đối với một đất nước nhiệt đới -
theo nghiên cứu của Đào Ngọc Phong (1987) (dẫn theo [118]) độ ẩm không khí
mùa hè thích hợp nhất với người Việt Nam là trên 80%.
Bảng 12.5. Độ ẩm không khí trung bình tại vịnh Hạ Long (%)

Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Địa điểm
Bãi Cháy 81 85 88 87 83 83 84 85 82 79 76 76 82
Cửa Ông 81 86 88 87 83 84 84 85 82 79 77 77 83

(Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh)

Số giờ nắng: tổng số giờ nắng trung bình tại Hạ Long dao động từ 1550 -
1700 giờ. Để đánh giá mức độ thuận lợi của yếu tố giờ nắng đối với du lịch, ta xét
trên giá trị trung bình của một ngày. Nếu số giờ nắng trong 1 ngày là 8 giờ (bằng số
giờ phải làm việc/ngày theo quy định) được cho là rất thuận lợi, thì tổng số giờ nắng
trung bình tại vịnh Hạ Long là 1632,4h/2920h tương đương 60%. Nhìn chung dựa

182
vào tiêu chí này, điều kiện khí hậu Vịnh Hạ Long khá thuận lợi cho phát triển du
lịch.
Bảng 12.6: Số giờ nắng tại VHL

Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
Địa điểm
77, 165, 150,
Bãi Cháy 49,6 42,3 83,8 194,4 179,3 202,4 182,3 191,0 179,0 1696,9
4 4 0
60, 148, 131,
Cửa Ông 49,3 39,5 77,7 169,9 153,3 166,9 197,4 180,0 193,7 1567,8
1 5 8
68, 157, 140,
Trung bình 49,5 40,9 80,8 182,2 166,3 184,7 189,9 185,5 186,4 1632,4
8 0 9

(Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh)


Nhiệt độ nước biển tầng mặt: có sự biến động theo mùa, cao nhất vào mùa
hạ và thấp nhất vào mùa đông. Nhiệt độ tăng từ vùng nước sâu vào vùng nước
nông, và giảm từ tầng mặt xuống tầng đáy vào mùa hạ, vào mùa đông nhiệt độ tầng
nước sâu cao hơn tầng mặt khoảng 1oC. Nhìn chung, nhiệt độ nước biển tầng mặt tại
vịnh Hạ Long khá cao, có 9 tháng nhiệt độ trung bình >20oC, và 6 tháng >25oC.
Theo chỉ tiêu về nhiệt độ nước để xác định mùa tắm của Kornhilôva (1979) (dẫn
theo [118]), nhiệt độ trung bình của nước biển tại VHL được đánh giá từ mức mát
(17-19oC) đến rất nóng (>27oC), tuy nhiên biên độ dao động giữa nhiệt độ cao nhất
và nhiệt độ thấp nhất trong tháng rất lớn, từ 13-16 oC trong các tháng mùa đông -
xuân, 8-10oC trong mùa hạ. Chính vì lý do đó, thời gian thực tế có thể khai thác cho
hoạt động tắm biển chỉ khoảng 5 tháng (tháng 5 đến tháng 10).
Bảng 12.7. Nhiệt độ nước biển tầng mặt tại Vịnh Hạ Long

Tháng

Yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Ttb (oC) 18,1 18,1 20,0 23,6 28,6 30,2 30,6 30,3 29,1 27,3 24,5 20,3 25,1
o
Tmax ( C) 24,1 24,7 27,2 30,0 33,1 34,0 34,3 34,5 34,2 31,8 28,7 26,6 34,5
o
Tmin ( C) 11,0 11,7 12,5 14,0 21,4 25,3 24,5 25,0 23,9 19,8 15,4 10,9 10,9

(Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh)


Độ mặn của nước biển: căn cứ vào nồng độ muối cao hay thấp người ta chia
ra các loại nước: nước ngọt (0,01‰ -0,5‰), nước lợ (0,5‰-16‰), nước mặn
(16‰-47‰), nước quá mặn (>47‰). Tại khu vực Vịnh Hạ Long nước biển có nồng
độ muối thấp, chỉ có 4 tháng nồng độ muối vượt quá 30‰ (tháng 12, 1, 2, 3). Như

183
vậy, nếu xét theo khả năng hấp dẫn du lịch dựa vào tiêu chí nồng độ muối, biển vịnh
Hạ Long không được đánh giá cao.
Bảng 12.8. Độ mặn của nước biển tại Vịnh Hạ Long

Tháng

Yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Mtb (‰) 31,5 31,8 31,7 30,8 28,7 24,8 21,0 20,8 22,2 26,0 28,9 30,8 27,4
Mmax (‰) 35,0 34,4 34,7 34,4 33,8 31,7 30,1 30,6 30,5 33,0 33,9 34,3 35,0
Mmin (‰) 19,0 26,8 23,3 2,7 3,6 2,2 1,9 1,9 2,0 4,0 16,2 27,2 1,9

(Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh)


Sóng biển: độ cao sóng lớn phù hợp với các loại hình du lịch thể thao mạo
hiểm, ngược lại độ cao sóng thấp phù hợp cho HĐDL tắm biển, lặn biển. Vịnh Hạ
Long là khu vực có độ cao sóng thấp. Tỷ lệ lặng sóng và sóng lăn tăn (<0,25m)
trung bình năm lên tới 96,6% số lần quan trắc. Như vậy có thể thấy yếu tố sóng tại
VHL chỉ thích hợp với hai loại hình du lịch biển đó là tắm biển và lặn biển, còn các
loại hình khác ít phù hợp hoặc không phù hợp.
Bảng 12.9. Tần suất lặng sóng, sóng lăn tăn (TSLS) và chiều cao sóng lớn nhất
(Smax) tại vịnh Hạ Long

Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Yếu tố
TSLS (%) 99,4 98,0 98,9 98,8 94,0 94,6 88,7 92,0 92,6 95,5 97,4 97,5 96,6
Smax (m) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,75 1,0 2,5 1,0 1,0 0,5 0,75 2,5

(Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Ninh)

B. Tại Hội An
Yếu tố nhiệt độ: tại khu vực Hội An, không có tháng nào nhiệt độ trung bình
dưới 20oC, trong đó số tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC là 7 tháng (từ tháng
IV đến tháng X). Về cơ bản các HĐDL biển (tắm biển, lặn biển) ở đây có thể diễn
ra quanh năm. Tuy nhiên, thuận lợi nhất là vào giai đoạn tháng IV đến tháng X.
Bảng 12.10. Nhiệt độ không khí trung bình, cao nhất và thấp nhất tại Hội An

Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Yếu tố
Ttb ĐN 21.5 22.5 24.1 26.4 28.1 29.3 29.2 28.8 27.4 26 24.2 22 25.8

184
Ttb TK 21.4 22.5 24.3 26.7 28.1 29 28.9 28.5 27.1 25.6 23.9 21.8 25.7
Tmax ĐN 34 36.5 39.3 39.9 40.5 40.1 39.1 39.3 38.2 34.5 31.9 30.4 40.5
Tmax TK 32.2 35 36.5 38.6 40.1 40 38.9 39 38.6 34.7 32.4 30.7 40.1
Tmin ĐN 10.3 13.4 12.7 18.3 20.7 22.1 22.8 22.4 20.7 16.9 14.4 9.2 9.2
Tmin TK 12.3 14.8 12.6 18.8 20.6 22.4 21.4 19.8 20.6 17.6 15.1 12 12

(Nguồn: Trương Tuyến, 2011])


Yếu tố lượng mưa, số ngày mưa: Hội An là khu vực có lượng mưa lớn, tuy
nhiên thời gian mưa thường xuất hiện vào chiều tối và đêm (mưa dông) do vậy mức
độ ảnh hưởng đến du lịch không lớn. Về số ngày có mưa của Hội An, như ta đã biết,
khu vực này không có mùa khô, chỉ có mùa ít mưa. Các tháng có số ngày mưa trung
bình nhiều nhất kéo dài từ tháng 9 đên tháng 12. Tổng số ngày mưa ở Hội An là 114
ngày, chiếm 31,2% tổng số ngày trong năm.
Bảng 12.11. Lượng mưa trung bình tháng, năm ở các địa phương (mm)

Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Địa điểm
24. 42. 87. 82. 144. 697. 470. 220. 2285.
Đà Nẵng
71.3 9 25 5 99.3 8 6 9 337 3 7 2 4
35. 25. 43. 79. 61. 128. 322. 644. 491. 257. 2249.
Hội An
75.5 3 1 6 83.5 7 7 7 3 9 3 7 4
125. 45. 48. 58. 106. 77. 356. 746. 608. 385. 2772.
Tam Kỳ
3 8 2 4 3 95 4 119.2 2 9 7 3 8

(Nguồn: Trương Tuyến, 2011])


Bảng 2.12. Số ngày mưa trung bình theo tháng ở các địa phương

Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Địa điểm
Đà Nẵng 12 6 5 6 10 9 9 12 15 20 20 19 141
Hội An 9 5 3 4 7 6 6 9 13 19 17 17 114
Tam Kỳ 15 8 6 5 10 8 8 10 15 21 21 21 146

(Nguồn: Trương Tuyến, 2011])

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm ở Hội An dao động từ 80-90%.
Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 12 (88 - 90%), tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng
7 (76 - 77 %). Xét về tiêu chí này, cho thấy độ ẩm của Hội An rất thích hợp với
HĐDL tại vùng nhiệt đới.

185
Chế độ gió: tại khu vực Hội An nói riêng và ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng
nói chung, chế độ gió có hai mùa rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Gió có hướng Bắc và Đông Bắc là chủ yếu; tốc độ gió có thể đạt
giá trị cực đại tới khoảng 15 - 25m/s. Gió là tác nhân làm cho cát di chuyển và tích
tụ lại khi gặp điều kiện thuận lợi, tạo nên các cồn cát cao tới 6 - 8m, thậm chí đến
13 -14m như ở đông bắc Trung Phường - tác nhân động lực chủ yếu trong quá trình
hình thành và phát triển địa hình bờ biển.

PHỤ LỤC 12
HIỆN TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH VÀ TUYẾN DU LỊCH
TẠI VỊNH HẠ LONG VÀ HỘI AN
13.1. Tại vịnh Hạ Long

186
Du lịch tham quan - ngắm cảnh: là loại hình du lịch phổ biến nhất trên vịnh
Hạ Long. Tham gia loại hình du lịch này du khách có cơ hội được trải nghiệm giá
trị thẩm mỹ của vịnh Hạ Long, giá trị địa chất - địa mạo (các hang động karst). Địa
bàn hoạt động chủ yếu của SPDL này là không gian biển đảo thuộc phạm vi DSTG.
Du lịch tắm biển: đây là một sản phẩm thu hút được sự quan tâm lớn của du
khách. Địa bàn hoạt động chủ yếu của SPDL này là khu Bãi Cháy, đảo Tuần Châu,
và các bãi tắm trên các đảo trong khu vực di sản.
Du lịch nghỉ dưỡng: vịnh Hạ Long là nơi có khí hậu trong lành, dễ chịu,
phong cảnh thiên nhiên đẹp, là nơi lý tưởng để phát triển SPDL nghỉ dưỡng. Hiện
nay SPDL nghỉ dưỡng chủ yếu phát triển trên đảo Tuần Châu, khu vực Bãi Cháy.
DLST: loại hình du lịch này vẫn còn mang tính tự phát, do du khách tự tổ
chức tại những vụng áng, đảo hoang sơ, các vùng biển có dải san hô ngầm quý hiếm
trên vịnh… (đảo Ngọc Vừng, Cống Đỏ, Đầu Bê…).
Du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh: là sản phẩm có địa hoạt hoạt động rộng,
trên không gian vịnh (tham quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, lịch sử (tự nhiên,
xã hội), giá trị văn hóa làng chài…) và trên đất liền (các di tích lịch sử cách mạng,
lịch sử - văn hóa - tâm linh…).
DLDVCĐ: việc khai thác DLDVCĐ hiện nay chủ yếu do HTX DV-DL vạn
chài tổ chức, với SPDL chính là chèo thuyền đưa khách đi tham quan các địa điểm
kỳ thú trên vịnh.
Du lịch vui chơi giải trí biển: bao gồm các sản phẩm lặn biển, leo núi, chèo
thuyền (kayak)… Đây là loại hình du lịch hấp dẫn, du khách có thể tự chèo thuyền
khám phá những điểm hấp dẫn trên vịnh Hạ Long, lặn biển ngắm san hô, hoặc tham
gia leo núi, chơi dù lượn… Địa bàn hoạt động chủ yếu là không gian mặt nước của
vịnh Hạ Long (đặc biệt khu vực phía đông của di sản).
Nghỉ đêm trên Vịnh: với SPDL này du khách sẽ được trải nghiệm một cách
trọn vẹn nhất giá trị thẩm mỹ của vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, đây là SPDL khá cao
cấp. Hiện nay, trên vịnh có trên 100 tàu du lịch đã được các cơ quan chức năng cấp
phép hoạt động dịch vụ lưu trú nghỉ đêm. Những tàu này được thiết kế với kiểu
dáng, kiến trúc đẹp, đảm bảo an toàn, có nội thất trang nhã, hài hòa; đầy đủ các
phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, bar, boong dạo.

187
Du lịch tham quan học tập: du khách chủ yếu là học sinh, sinh viên, các nhà
khoa học, với đối tượng tham quan học tập là các di tích lịch sử cách mạng, các giá
trị tự nhiên của vịnh Hạ Long, các giá trị khảo cổ, và các công trình KT-XH hiện đại
trên địa bàn TP Hạ Long.
Ngoài ra các SPDL mua sắm, hội thảo - công vụ, vui chơi giải trí khác…
cũng đã xuất hiện, tuy nhiên chưa được định hình rõ nét mà chủ yếu do du khách tự
bố trí, thiết kế.
Về các tuyến du lịch đang được khai thác tại vịnh Hạ Long. Hiện nay Ban
quản lý vịnh Hạ Long đã và đang khai thác 4 tuyến du lịch trên vịnh, gồm:
- Tuyến 1: Động Thiên Cung - Hang Đầu Gỗ - Hòn Đỉnh Hương - hòn Gà
Chọi; Tuyến 2: Động Thiên Cung - Hang Đầu Gỗ - Hòn Đỉnh Hương - hòn Gà Chọi
- hang Sửng Sốt - đảo Ti Tốp; Tuyến 3: Động Tam Cung - hang Sửng Sốt - đảo Ti
Tốp; Tuyến 4: Đông Mê Cung - Sửng Sốt - làng Vạn Chài - hồ Ba Hầm.
Bên cạnh các tuyến chính thức nêu trên, các công ty lữ hành, các doanh
nghiệp du lịch cũng thiết kế những tuyến riêng dành cho từng đối tượng khách du
lịch (chủ yếu dành cho phân khúc hạng sang).
13.2. Tại Hội An
Du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh: đây là loại hình du lịch phát triển và phổ
biến nhất ở Hội An. Các SPDL đặc trưng của loại hình du lịch này là: tham quan
không gian phố cổ, trải nghiệm văn hóa cư dân phố cổ (đêm rằm phố cổ), khám phá
không gian làng quê, tham quan các công trình kiến trúc nghệ thuật, tâm linh (nhà
cổ, chùa Cầu, hội quán,…). Phạm vi hoạt động chính của loại hình du lịch này
chính là khu vực DSTG.
Du lịch biển: là vùng ven biển, với nhiều bãi tắm đẹp, nước biển trong xanh
nên du lịch biển Hội An khá phát triển. Các SPDL biển Hội An cũng khá phong
phú: tắm biển, vui chơi giải trí biển, nghỉ dưỡng… Địa bàn hoạt động là địa phân
hai phường Cẩm An và Cửa Đại cùng với xã đảo Tân Hiệp.
Du lịch làng nghề: đây là một đặc trưng ở Hội An với làng nghề gốm Thanh
Hà, rau Trà Quế, mộc Kim Bồng, dừa Cẩm Thanh đang trở thành các điểm du lịch
hấp dẫn.
Du lịch mua sắm: đây là loại hình du lịch rất được quan tâm phát triển, thể
hiện bằng số lượng cửa hàng, cửa hiệu, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất phong

188
phú và đa dạng. Địa bàn hoạt động chính là khu vực phố cổ và các làng nghề thủ
công truyền thống.
DLST: là loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, với lợi thế là vùng cửa
sông ven biển, không gian mặt nước rộng, với nhiều hệ sinh thái đặc trưng (rừng
dừa 7 mẫu), kết hợp với các giá trị văn hóa bản địa (đời sống, sinh hoạt, sản xuất
của người dân) đã tạo thành loại hình du lịch hấp dẫn ở Hội An hiện nay. Địa bàn
hoạt động chủ yếu của loại hình du lịch này là khu vực sông nước phía nam phố cổ
(Cẩm Kim, Cẩm Nam và Cẩm Thanh).
Du lịch homestay: đây là loại hình du lịch mới, nhưng lại phát triển rất
nhanh ở Hội An. Đến với loại hình du lịch này du khách đều có dịp tìm hiểu, khám
phá vẻ đẹp cuộc sống dân dã, nét văn hóa địa phương qua sinh hoạt thường ngày
của gia chủ, tạo sự kết nối thú vị, trải nghiệm độc đáo với CĐDC. Du lịch homestay
phát triển mạnh ở khu vực xung quanh phố cổ (đường Cửa Đại).
Du lịch tham quan học tập: là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa lịch sử
có tầm thế giới nên đây là địa điểm tham quan trọng học tập rất hấp dẫn của học
sinh, sinh viên và các nhà khoa học.
- Các tuyến du lịch chính: tuyến du lịch tham quan trong phố cổ: đi bộ hoặc
xích lô, du khách sẽ trải nghiệm không gian văn hóa phố cổ, tham quan các di tích,
công trình kiến trúc nghệ thuật, tâm linh đặc sắc, các món ăn truyền thống, các môn
nghệ thuật truyền thống…; tuyến du lịch: phố cổ - Trà Quế: phương tiện di chuyển
bằng xe đạp, du khách sẽ tham gia trải nghiệm làm nông dân tại Trà Quế, học nấu
ăn…; tuyến du lịch phố cổ - Cẩm Thanh: phương tiện di chuyển bằng thuyền,
thuyền thúng. Tham quan, trải nghiệm tại làng tre - dừa nước Cẩm Thanh; tuyến du
lịch phố cổ - làng gốm Thanh Hà: phương tiện di chuyển bằng xe đạp hoặc xích lô;
tuyến du lịch phố cổ - Cẩm Nam: phương tiện di chuyển bằng xe đạp, tham quan,
trải nghiệm văn hóa làng quê truyền thống Việt Nam; tuyến du lịch phố cổ - Cửa
Đại: có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện, với các SPDL biển. Ngoài ra, du
khách có thể kết hợp các tuyến du lịch để phù hợp với điều kiện của mình.

PHỤ LỤC 13

MỨC ĐỘ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VỊNH HẠ LONG VÀ HỘI AN

189
Bảng 14. 1. Đa dạng về thành phần loài

STT Nhóm loài Số STT Nhóm loài Số lượng


lượng
1 Thực vật trên cạn 507 11 Thân mềm biển 261
2 Côn trùng 478 12 Giáp xác 113
3 Thân mềm trên cạn 178 13 Da gai 26
4 Chân khớp bé trong đất 43 14 Hải miên 26
5 Thực vật ngập mặn 19 15 San hô 181
6 Rong, cỏ biển 143 16 Cá biển 156
7 Thực vật phù du 278 17 Bò sát 45
8 Động vật phù du 141 18 Lưỡng cư 21
9 Giun tròn 64 19 Chim 71
10 Giun đốt 145 20 Thú 53
Nguồn: Nguyễn Khắc Hường (2005)
Bảng 14.2. Các loài thực vật quý hiếm tại vịnh Hạ Long

STT Tên loài STT Tên loài


1 Chò đãi 12 Thổ phục linh
2 Lát hoa 13 Kim cang Petelot
3 Re hương 14 Ba kích
4 Bách bộ đứng 15 Sa mộc quế phong
5 Trai 16 Kim giao
6 Sến mật 17 Cầu tích
7 Đinh 18 Khuyết lá thông
8 Củ khí 19 Rong đại bò
9 Dây gió 20 Rong sừng ngắn
10 Sừng dê 21 Rong mơ
11 Trúc đũa
Nguồn: Nguyễn Khắc Hường (2005)

Bảng 14.3. Các loài động vật quý hiếm tại Hạ Long

STT Tên loài STT Tên loài


1 Ốc anh vũ 16 Cá ngựa Nhật
2 Con sút 17 Rùa núi vàng
3 Ốc đụn đực 18 Rùa híp
4 Sam đuôi tam giác 19 Đồi mồi

190
5 Bào ngư hình bầu dục 20 Vích
7 Bào ngư vành tai 21 Kì đà nước
8 Ốc đụn cái 22 Ô rô vảy
9 Tôm hùm sen 23 Tắc kè
10 Tôm hùm bông 24 Mòng biển mỏ đen
11 Cá Bống bớp 25 Sơn dương
12 Cá ngựa chấm 26 Hươu sao
13 Rái cá thường 27 Cá nàng tiên
14 Báo hoa mai 28 Voọc đầu trằng
15 Khỉ mốc 29 Voọc mũi hếch
Nguồn: Nguyễn Khắc Hường (2005)

Bảng 14.4. Các loài đặc hữu tại Hạ Long

STT Tên loài STT Tên loài

1 Thiên tuế Hạ Long 8 Cơm nguội chân


2 Ngũ gia bì Hạ Long 9 Nhài Hạ Long
3 Rita một cặp 10 An điền
4 Rita hiệp 11 Ngoại mộc lá
5 Rita ôn hòa 12 Lá han
6 Sung bế Hạ Long 13 Cọ Hạ Long
7 Sung Hạ Long 14 Riềng núi đá
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2004)

Bảng 14.5. Các loài sinh vật có giá trị dược liệu tại Hạ Long

STT Tên loài Công dụng chữa bệnh

1 Rong thuốc giun, Rong đại, Rong chủn Chữa bệnh về giun, sán

2 Rong giuột chùm, Rong tơ mềm chữa bệnh huyết áp

191
3 Rong quạt, Rong gai. điều tiết sinh dục

4 Rong Cơm, cá Dưa, cá Chình trị phong thấp


5 chim Yến hoàng chữa suy nhược cơ thể

6 Tắc kè chữa suy nhược thần kinh,


đau ngang thắt lưng, ho....
7 sung Hạ Long riềng núi đá

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2004), Nguyễn Khắc Hường (2005)

Bảng 14.6. Các hệ sinh thái tại Hạ Long

STT Tên loài STT Tên loài


1 Hệ sinh thái các thảm thực vật 6 Hệ sinh thái bãi triều cát
trên đảo
2 Hệ sinh thái rừng ngập mặn 7 Hệ sinh thái thực vật phù du
3 Hệ sinh thái cỏ biển 8 Hệ sinh thái động vật phù du

4 Hệ sinh thái san hô 9 Hệ sinh thái động vật đáy


5 Hệ sinh thái hang động và 10 Hệ sinh thái động vật tự du
tùng áng
Nguồn: Nguyễn Khắc Hường (2005)

14.7. Một số hệ sinh thái có giá trị du lịch cao tại vịnh Hạ Long
- Hệ sinh thái rạn san hô: là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng tại vịnh
Hạ Long - Bái Tử Long. Các kết quả điều tra khảo sát ở khu vực này những năm
gần đây cho thấy có 151 loài san hô thuộc 12 họ và 40 giống. Trong đó, phổ biến là
các loài san hô dạng khối thuộc họ Faviidae với 47 loài; tiếp đến là họ Acroporidae
có 29 loài, trong đó có 22 loài san hô cành thuộc giống Acropora rất có ý nghĩa về
mặt sinh thái và cảnh quan. Đứng thứ 3 là họ san hô khối Poritidae, có 22 loài [60].
Một số rạn có số loài cao là Cọc Chèo, Cống Đỏ, Áng Dù, Cống Đầm, Lưỡi Liềm
và Vung Viêng (31 - 37 loài). Các rạn có số loài ít là Cặp La, Giã Gạo, Soi Ván,
Vụng Hà và Trà Giới (5 - 11 loài) [80]. San hô ở vịnh Hạ Long phân bố khá rộng,
tuy nhiên, số lượng loài cũng như độ phủ đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các dải
san hô hiện nay rất nhỏ và hẹp, chiều ngang chỉ khoảng 2 đến trên 5m. Rạn Cọc

192
Chèo có độ phủ thuộc loại rạn tốt (bậc 4), rạn Cống Đỏ thuộc loại khá (bậc 3) và rạn
Áng Dù thuộc loại trung bình (bậc 2).
- Hệ sinh thái thảm thực vật trên các đảo núi đá vôi: trong điều kiện sinh thái
khắc nghiệt, lượng mưa tập trung trong một mùa, khả năng giữ nước của núi đá vôi
kém, gió mạnh, lượng bốc hơi lớn. Các loài thực vật ở đây có bộ rễ dài, xuyên sâu
vào các kẽ đá hoặc có khả năng lấy nước từ sương, hơi ẩm trong không khí..., như:
Xương rồng, Thu hải đường, Giềng núi, Khoai nưa hoa chuông, Móng tai. Đây
cũng là hệ sinh thái có nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm: Thiên tuế Hạ Long,
Khổ cử đại tím, Phất dụ núi, Khổ cử đại Hạ Long, Cọ Hạ Long. Thảm thực vật tự
nhiên trên các sườn núi đá vôi biến các đảo đá trong vịnh có một màu xanh mượt
mà, làm cho ánh sáng chói chang của mặt trời trở nên êm dịu. Đó cũng là màu xanh
của những loài hoa thơm và đẹp, như: Ngọc nữ, Râu ông lão, Móng bò thơm, Sảng.
Cùng với đó là các loại cây dây leo: Hồ da Hạ Long, Hồ da thịt, Tiết căn.
- Hệ sinh thái hang động, tùng áng, là một kiểu hệ sinh thái đặc thù của vùng
biển đảo đá vôi, nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm và độc đáo. Hiện nay trên
vịnh Hạ Long có 26 áng và 19 tùng [42]. Các “cư dân” sống trong các tùng, áng khá
đa dạng, với 21 loài rong, gần 36 loài thân mềm, 8 loài giáp xác, 6 loài da gai và
một số loài san hô. Đặc biệt, trong các tùng, các nhà khoa học còn tìm thấy một số
loài sinh vật quý hiếm như ốc đụn đực, ốc đụn cái, trai ngọc môi đen và con sút.
Những loài này đã được ghi nhận là động vật cần được bảo vệ trong Sách đỏ. Các
tùng, áng không những góp phần làm đa dạng sinh thái của vịnh Hạ Long mà còn
làm tăng giá trị cảnh quan của di sản, tạo nên một kiểu sinh cảnh đẹp, hấp dẫn du
khách và các nhà nghiên cứu sinh vật biển.

14.8. Một số hệ sinh thái có giá trị du lịch cao tại Hội An

- Hệ sinh thái rạn san hô: là một dạng đặc thù của vùng biển nhiệt đới và
cũng rất điển hình ở các đảo vùng Cù Lao Chàm (Hội An). Hầu hết các đảo đều có
các rạn san hô phân bố trong đó san hô cứng chiếm từ 17,3% - 24,9%, san hô mềm
từ 13,5 - 20,7% [89, tr.21]. Sinh vật sống kèm theo vùng rạn khá phong phú bao
gồm đại diện của các nhóm rong biển, trai, ốc, cầu gai và hải sâm. Đáng chú ý hầu

193
hết các loài động vật vùng rạn đều là các đối tượng kinh tế chủ yếu của vùng đảo
như tôm hùm cầu gai gai ngắn, hải sâm đen, hải sâm trắng, ốc nón, trai tai tượng,
bàn mai, trai ngọc .v.v.
- Hệ sinh thái cỏ biển: Thảm cỏ biển với 7 loài, phân bố rải rác hầu khắp
vùng nước ven bờ từ Cù Lao Chàm khoảng 50ha, hạ lưu sông Thu Bồn vài chục ha.
Các thảm cỏ biển bao phủ hầu hết các vùng nước nông, các cồn, gò, từ mực triều
thấp đến sâu 1 -2m. Tại đây có 3 loài cỏ biển ưu thế đã được tìm thấy là cỏ Hẹ 3
răng, cỏ Lươn Nhật Bản và cỏ Xoan tròn. Trong thảm cỏ biển thường gặp Hải sâm
và Bàn mai [89, tr.21].
- HST rừng ngập mặn (RNM): trong số các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Hội
An, đáng chú nhất là rừng Dừa nước. Đây là loài cây ngập mặn ưu thế tuyệt đối tại
hạ lưu sông Thu Bồn. Chúng hiện diện khắp nơi từ ven sông lớn đến các kênh rạch
nhỏ. Thông thường là những dãy hẹp, rộng từ 3-20m. Khu vực Dừa nước phân bố
tập trung nhất là khu rừng dừa Bảy Mẫu thuộc xã Cẩm Thanh, ở đây Dừa nước mọc
thành thảm rộng (vài chục ha). Vành đai phía ngoài, Dừa nước mọc xen kẽ với cỏ
biển tạo ra sinh cảnh các hệ sinh thái đan xen vào nhau rất đặc sắc. Về thành phần
loài thực vật trong rừng Dừa nước, gồm: họ Cọ - Palmae (Dừa nước- Nippa
fructicans wurmb), họ Đước - Rhizophoranceae (Đước đôi - Rhizophoranceae
apiculata Bl; Vẹt dù - Brufuiera gymnorhiza (L.) Lamk), họ Ráng - Pteridaceae
(Ráng Đại - Acrostichum aureum L.). Ngoài ra còn có Ô rô - Acathus ilicifolius L.
và câu Tra biển - Thespesis populnea L. mọc rải rác ở vài nơi.

PHỤ LỤC 14

MỘT SỐ DẠNG TIỀM NĂNG DU LỊCH NHÂN VĂN


TẠI VỊNH HẠ LONG VÀ HỘI AN
15.1. Tiềm năng du lịch lịch sử, tâm linh tại vịnh Hạ Long
Cụm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở trung tâm TP, bao gồm: Núi
Bài Thơ, Đền Thờ Đức Ông Đông Hải Đại Vương, Chùa Long Tiên.
+ Núi Bài Thơ (phường Bạch Đằng)

194
Đây là hòn núi đá vôi, cao 191m, dưới thời phong kiến, núi Bài Thơ (thời đó
có tên là núi Truyền Đăng) là trạm canh phòng của vùng biển Đông Bắc. Tháng 2
năm Mậu Tý (1468) vua Lê Thánh Tông duyệt võ trên sông Bạch Đằng, đã đi tuần
vùng biển An Bang, đóng quân dưới núi Truyền Đăng và Người đã cho khắc bài thơ
của mình vào vách núi đá phía đông. Từ đó, nhân dân đổi tên núi là núi Bài Thơ.
Hiện nay, trên vách núi ngoài bài thơ của Lê Thánh Tông còn có 6 bài thơ chữ Hán
khác của các thi sĩ từ thế kỷ 15-20. Ngày 1/5/1930, ngày Quốc tế lao động, các
chiến sĩ cách mạng đã cắm lá cờ đỏ trên núi này để kêu gọi đấu tranh cho quyền
sống của người lao động.
+ Đền thờ Đức Ông Đông Hải Đại Vương
Đông Hải đại vương là Trần Quốc Nghiễn, con cả của Hưng Đạo đại vương
Trần Quốc Tuấn. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ở
thế kỷ thứ XIII chống giặc ngoại xâm và chiến công của ông chắc có gắn bó với
vùng đất này, nên nhân dân lập đền thờ. Ngôi đền được xây không rõ năm nào, chỉ
còn lại tấm bia ghi trùng tu năm 1913. Đền trông ra Cửa Lục, tại phố Bến Đoan,
phường Hồng Gai. Nhân dân TP Hạ Long mở hội hằng năm nhân ngày giỗ ông vào
24 tháng 3 âm lịch.
+ Chùa Long Tiên: được xây dựng vào năm 1941, là ngôi chùa lớn nhất và là
một di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng ở TP Hạ Long. Chùa toạ lạc dưới chân núi
Bài Thơ, gần chợ Hạ Long, tại phố cũng mang tên "Phố Long Tiên”. Từ một miếu
nhỏ, thờ Phật ở chính điện, hai cung tả và hữu, bên tả phối thờ Cha là Đức thánh
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, bên hữu phối thờ Mẹ là Văn Phương Thánh
Mẫu.
Chùa có phong cách kiến trúc độc đáo hiếm thấy, mang phong cách kiến trúc
và điêu khắc của các ngôi chùa thời nhà Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiêng và
những hoạ tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu. Chùa nằm ở trung
tâm TP nên rất thuận tiện cho khách đến viếng thăm. Trước kia, chùa Long Tiên mở
hội chính vào ngày 24/3 (âm lịch). Còn hiện nay ngày nào cũng là hội. Khách du
lịch Việt Nam và nước ngoài đến vãn cảnh chùa, các tín đồ dâng hương cúng Phật,
tụng kinh... nhưng đông nhất là ngày rằm và mồng một hàng tháng và đặc biệt vào
dịp Tết Nguyên đán.

195
Ba di tích trên thuộc cụm Di tích lịch sử và danh thắng núi Bài Thơ được Bộ
Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích Cấp quốc gia ngày 31/8/1992.
- Cụm di tích chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập: cụm di tích này được Bộ Văn hoá
Thông tin xếp hạng là di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 141 QĐ/BT ngày
23/1/1997, trước thuộc huyện Hoành Bồ, nay thuộc TP Hạ Long.
+ Chùa Lôi Âm: (chữ Lôi Âm nghĩa là tiếng của Phật) ở trên độ cao 350m,
xây dựng ở thời Trần (không rõ năm), hiện còn bia đá ghi các năm trùng tu 1468,
1626, 1660. Theo sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ, vua Trần Nhân
Tông cùng các đại sư Pháp Loa, Huyền Quang, những nhà sáng lập Thiền phái Trúc
Lâm trong Đạo Phật Việt Nam đã từng đến giảng kinh ở đây vào thời Trần, cuối thế
kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. Hiện nay, chùa đang được xây dựng lại từ các phế tích.
+ Hồ Yên Lập: được hình thành sau năm 1975 do nước đổ vào từ sông Míp
và sông Vạn Nho. Diện tích hồ rộng khoảng 18.376ha. Giữa hồ có những hòn đảo
có hình thù lạ như đảo Cua, đảo Bàn Tay. Xung quanh hồ là những cánh rừng đẹp,
với thác Bạc, suối Tiên luôn hấp dẫn khách du lịch.
- Di tích Trận địa pháo 37 ly của Xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai: nằm trên
đồi bến phà, có độ cao 102m so với mặt biển. Địa điểm này là nơi ghi dấu những
chiến công oanh liệt của đại đội pháo cao xạ 37 ly cúa xí nghiệp Bến Hòn Gai. Hiện
nay, vẫn còn lưu giữ được nguyên vẹn hệ thống hầm hào phòng không, trận địa
pháo, hầm đựng đạn trên đồi 102. Những hiện vật liên quan đến trận địa được bảo
quản gìn giữ và trưng bày tại phòng truyền thống của Xí nghiệp. Đây là những bằng
chứng sống minh chứng cho tinh thần hy sinh, chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ
tự vệ Xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các
thế hệ mai sau. Di tích này đã được xếp hạng cấp Quốc gia năm 1997.
- Di tích Trung tâm Điện chính Bưu điện Quảng Ninh trên núi Bài Thơ: nằm
ở sườn phía Bắc của núi Bài Thơ, là di tích có giá trị tiêu biểu, ghi dấu những chiến
công oanh liệt của cán bộ ngành Bưu điện trong thời kỳ chống Mỹ, đồng thời di tích
còn ghi dấu sự hy sinh dũng cảm của nữ cán bộ trẻ Nguyễn Thị Lạt ngày 9/6/1972.
Đến nay, dấu tích còn gần như nguyên vẹn, bao gồm: hệ thống hang tổng đài, hang
sơ tán của tổ chỉ huy, tổ xử lý đường dây điện thoại, hang trú ẩn, cột ăng ten Vi ba.
Các nhà Cơ vụ, Nhà tổng đài, nhà Vi ba do chiến tranh và thời gian nên chỉ còn nền
móng và tường cũ. Ngoài ra di tích còn giữ được rất nhiều hiện vật có giá trị như:
máy thu Vi ba RVG 950, máy phát Vi ba RVG 950, máy tải ba TVT4, tổng đài 60 và

196
máy điện thoại xử lý đường dây. Di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du
lịch xếp hạng cấp Quốc gia năm 2000.
- Chùa Lấm: nằm trên đảo Cống Đông, chùa được xây dựng dưới thời Trần,
trên sườn núi phía tây của đảo. Kiến trúc gồm: Tam quan, Bái đường, Phật điện, nhà
Tổ. Phía Bắc chùa có ngôi bảo tháp, qua những phế tích còn sót lại cho thấy quy mô
ngôi bảo tháp khá đồ sộ.
15.2. Tiềm năng về giá trị vật thể của sự giao thoa, kết hợp các nền văn hóa
trong một thương cảng quốc tế và hệ thống các di tích khảo cổ học tại Hội An
- Nhóm di tích khảo cổ thời văn hóa Sa Huỳnh, gồm hai loại: các di chỉ mộ
táng (Bãi Ông, khu mộ chum Hậu Xá I, Hậu Xá II, An Bang, Xuân Lâm) và các di
tích cư trú (Hậu Xá I và di chỉ Đồng Nà, Thanh Chiếm, Ruộng đồng cao…). Các
hiện vật của di tích khảo cổ học thời kỳ này gồm: mộ chum, công cụ, đồ trang sức
bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại… đã được tìm thấy tại các di chỉ khảo cổ học ở
Cẩm Hà, Thanh Hà, Cẩm Phô, Cẩm Thanh. Các loại tiền đồng Trung Quốc (Ngũ
Thù, Vương Mãng) và những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, dáng dấp văn hóa Đông
Sơn, Ốc Eo, đã chứng minh, ngay từ thời Sa Huỳnh đã có giao thương với các
CĐDC đến từ Trung Hoa và từ Nam, Trung Bộ Việt Nam [95].
- Nhóm di tích thời kỳ Chăm Pa: di chỉ cư trú Thanh Chiếm, Bàu Đà,
Ruộng đồng cao, di chỉ cư trú Bãi Làng. Thời kỳ Chămpa (từ thế kỷ II đến thế kỷ
XV), Hội An được biết đến với cái tên Lâm Ấp phố (khu phố Champa) và là một
khu phố chính của vương quốc Trà Kiệu (miền Trung Việt Nam ngày nay) [95]. Dấu
vết của người Chăm để lại ở vùng Hội An là những ngôi miếu Bà Lồi, Bà Dàng và
nhiều pho tượng (hiện được trưng bày ở bảo tàng Chăm Đà Nẵng) [27]. Giữa thế kỷ
thứ IX và thế kỷ X, Lâm Ấp phố trở thành một cảng thị quan trọng, thu hút nhiều
thương nhân Arập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán trao đổi vật phẩm như tơ tằm,
ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm hương, nước ngọt… Những phế tích móng Chăm,
những giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm, cùng những mảnh gốm sứ
Trung Quốc và Trung Cận Đông, đồ trang sức, những mảnh thủy tinh màu được
phát hiện đã minh chứng cho sự buôn bán nhộn nhịp ở Lâm Ấp phố trong suốt thời
kỳ Chăm Pa.
- Nhóm di tích thời kỳ Đại Việt: di chỉ nhà 85 Trần Phú, di chỉ nhà 129 Phan
Chu Trinh, di chỉ Đình Cẩm Phô… Thời kỳ Đại Việt (từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ

197
XIX): người Việt (chủ yếu từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) kế tiếp người Chăm là
bộ phận cư dân cơ bản, chủ nhân chính của Hội An. Khi cư dân Đại Việt đến định
cư ở Hội An, họ chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp (trồng lúa nước) và ngư
nghiệp. Các làng ở khu vực Hội An dần dần trở thành các làng phát triển theo
hướng chuyên ngành, chuyên nghề, đặc biệt là các hình thức sản xuất tiểu thủ công,
và giao thương buôn bán giữa các làng với nhau, rồi cuối cùng là giao thương với
người nước ngoài. Rất nhiều làng nghề vẫn tồn tại đến ngày nay: làng mộc Kim
Bồng, gốm Thanh Hà, rau Trà Quế….
Trong giai đoạn này, quá trình giao thoa và tiếp biến văn hóa với Nhật Bản,
Trung Quốc và các nước phương Tây diễn ra mạnh mẽ. Đầu tiên là những thương
nhân Nhật Bản đã đến giao thương, định cư lâu dài ở Hội An và lập ra khu phố Nhật
(đường Trần Phú ngày nay), lúc cao điểm có thể tới hơn 1000 người [21]. Mặc dù
trước đó có thể đã có thương nhân Trung Quốc tới buôn bán ở Hội An [103]. Người
Nhật đã để lại những dấu ấn rõ nét tại Hội An thông qua các công trình kiến trúc
(tiêu biểu là chùa Cầu), mồ mả của các thương gia (mộ ông Banjiro, Tani Yajirobei,
Gu Sokukun)… và phần nào đó là sự hòa quyện trong kiến trúc nhà ở của cư dân
Hội An hiện nay [21]. Một số tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng vai trò của người Nhật
ở Hội An có lẽ đã kết thúc vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII (1695) [6,103],
khu phố Nhật có thể đã bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc nội chiến giữa quân Trịnh
và quân Tây Sơn năm 1775 [103]. Tiếp đến là vai trò của người Hoa, những nhà
buôn Trung Quốc là những người thứ hai đến Hội An, sau người Nhật khoảng 20
năm, đặc biệt sau sự kiện lịch sử nhà Thanh đánh đổ nhà Minh ở Trung Quốc
(1644), rất nhiều người Hoa đã đến Hội An để định cư và thành lập khu phố Khách
(đường Nguyễn Thị Minh Khai). Dấu ấn văn hóa Trung Quốc ở Hội An còn rất rõ
nét, hiện tại vẫn còn những ngôi nhà cổ là hậu duệ của các thương gia Trung Quốc
(nhà cổ Tấn Ký), các hội quán (Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Châu…) [103].
Cũng trong giai đoạn này, dấu ấn của văn hóa phương Tây cũng đã xuất
hiện ở Hội An. Đầu thế kỷ XVII, các thương thuyền lớn của các hãng buôn châu Âu
đã đến cảng Hội An để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Những nhà buôn châu Âu
không dựng nhà, định cư như người Nhật và người Trung Quốc mà chỉ lập các
thương điếm để giao dịch, lớn nhất là các thương điếm của người Hà Lan, Bồ Đào
Nha và Pháp. Nhưng trước đó phải kể đến vai trò của các thương nhân Bồ Đào Nha,

198
những người có công đặt nền móng cho tư bản thương nghiệp Tây Âu xâm nhập thị
trường Quảng Nam và là những người đầu tiên sử dụng danh xưng Faifo để chỉ Hội
An. Dấu ấn của người Bồ Đào Nha tại Hội An là một vài ngôi mộ cổ ở ngoại ô [13].
Đi cùng với các thuyền buôn là các nhà truyền giáo phương Tây (Ý, Đức, Tây Ban
Nha, Pháp, Bồ Đào Nhà), nổi tiếng nhất là giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1591-
1660), người có công sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Mặc dù là cửa ngõ của thiên chúa
giáo vào Việt Nam, nhưng Hội An không phải là địa bàn phát triển của Công giáo.
Dấu tích hiện nay chỉ là một nhà thờ duy nhất (do giáo sĩ Fran-Cisco Buzomi, người
Italia xây dựng1615) còn sót lại nằm trên đường Nguyễn Trường Tộ [21].
Thời kỳ thuộc Pháp (từ đầu thế kỷ XIX đến 1954), mặc dù người Pháp đến
Hội An khá muộn so với các các nước phương Tây khác nhưng dấu ấn văn hóa của
người Pháp ở Hội An là đậm nét nhất. Hội An trở thành vùng đất đầu tiên của Việt
Nam rơi vào tay người Pháp sau hiệp ước Vec-xây (1787) giữa Pháp và nhà Nguyễn
để đổi lấy sự giúp đỡ của Pháp trong việc đánh lại nhà Tây Sơn [21]. Hiện nay trong
khu phố cổ ta vẫn còn thấy bên cạnh các ngôi nhà gỗ cổ là các ngôi nhà hai tầng
hoàn toàn bằng gạch, mái bằng hoặc mái ngói xây với nhiều họa tiết trang trí theo
kiểu châu Âu. Đó là những ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỷ XX khi người
Pháp đã xác lập được bộ máy cai trị ở Hội An (phía Tây đường Nguyễn Thái Học).
Ngoài khu phố cổ, các tuyến đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Đình
Phùng, Trần Hưng Đạo cũng còn rất nhiều ngôi nhà cổ có kiến trúc Pháp.

15.3. Bảo tàng và các khu trưng bày sản phẩm ở Hội An
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh: nằm ở số 149 đường Trần Phú, tại đây trưng
bày các bộ sưu tập đầy đủ và độc đáo, các hiện vật liên quan đến cư dân cổ thuộc hệ
văn hóa Sa Huỳnh (niên đại cách nay 2000 năm), được coi là chủ nhân của tiền
cảng - thị sơ khai Hội An, những người đã có quan hệ thương mại, giao lưu văn hóa
với cả khu vực Đông Nam Á, Nam Ấn Độ và Trung Hoa. Bộ sưu tập về văn hóa Sa
Huỳnh ở Hội An tại bảo tàng này được các nhà khoa học đánh giá là phong phú và
độc đáo bậc nhất của Việt Nam.
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch: nằm ở số 80 đường Trần Phú. Đây là ngôi nhà
hai tầng tiêu biểu với ban công bằng gỗ được xây dựng ổn định vào khoảng năm

199
1920. Ở đây, có thể thấy được tổng thể không gian điển hình của kiến trúc nhà cổ
Hội An. Bảo tàng này trưng bày các hiện vật gốm sức được tìm thấy tại các điểm
khảo cổ ở Hội An, phản ánh con đường gốm sứ mậu dịch trên biển vào các thể kỷ
trước, khi thương cảng Hội An còn là tụ điểm giao thương trên biển của thương
thuyền khắp Á, Âu.
Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An: nằm ở số 13 đường Nguyễn Huệ, hiện
bảo tàng đang trưng bày 273 hiện vật gốc và 107 ảnh tư liệu, liên quan đến các thời
kỳ phát triển của đô thị cổ Hội An từ thời tiền - sơ sử cho đến nay. Nguyên xưa đây
là ngôi chùa của dân làng Minh Hương, thờ phật bà Quan Âm. Di tích này được xây
dựng vào thế kỷ XVII theo lối kiến trúc rất ấn tượng.
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An: nằm ở số 33 đường Nguyễn Thái Học,
là ngôi nhà cổ lớn nhất lớn nhất trong đô thị cổ (dài 57m, rộng 9m, hai tầng sàn
bằng gỗ, thông ra 2 mặt phố). Bảo tàng này là thiết chế văn hóa đặc biệt và được coi
là hiếm trong khu vực. Thông qua hiện vật, tư liệu, hình ảnh, bảo tàng tập trung thể
hiện các giá trị thuộc về văn hóa phi vật thể, giới thiệu bề dày về truyền thống văn
hóa, sự sáng tạo, những đóng góp của nhân dân địa phương trong quá trình xây
dựng, phát triển khu vực Hội An. Bảo tảng trưng bày theo từng mảng chủ để: Nghệ
thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ngành nghề truyền thống,
các hiện vật liên quan đến đời sống hàng ngày của cư dân Hội An.
Xưởng thủ công mỹ nghệ và biểu diễn nghệ thuật dân gian: nằm ở số 9
đường Nguyễn Thái Học - ngôi nhà cổ có tuổi đời trên 200 năm. Nơi đây trước kia
vốn là nơi buôn bán thổ sản nổi tiếng khắp miền Trung. Xưởng quy tụ hầu hết các
ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam, như dệt chiếu, dệt
vải, gốm, sơn mài, thêu,… Vào thăm xưởng du khách sẽ được tận mắt chứng kiến
đôi bàn tay khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của các nghệ nhân trong việc tạo ra những
sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đặc sắc đồng thời sẽ còn có cơ hội xem chương trình
biểu diễn nghệ thuật dân gian Quảng Nam và các tỉnh miền Trung.
Phòng triển lãm chuyên đề của Văn phòng tư vấn tu bổ di tích và thông tin
di sản: nằm ở 57 đường Trần Phú, mặt sau là 46 đường Nguyễn Thái Học, là một
ngôi nhà cổ nằm ở trung của khu phố cổ. Bên cạnh chức năng hành chính nhà nước,
nơi đây là địa điểm trưng bày các tác phẩm tranh, ảnh của các tác giả trong và ngoài
nước sáng tác về Hội An.

200
PHỤ LỤC 16:
CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

- Nhóm sản phẩm DLDVCĐ trên nền không gian văn hóa đô thị hiện đại:
nhóm này có tính chất sang trọng, tiện nghi trên cơ sở sử dụng sự hỗ trợ của các
thành tựu khoa học (ứng dụng, quản lý…) tiên tiến.
- Nhóm sản phẩm DLDVCĐ trên nền không gian văn hóa đô thị truyền
thống: nhóm này có tính chất chuyển tiếp giữa đô thị cổ và đô thị hiện đại (có tính
hiện đại nhưng ở quy mô nhỏ) và thường gắn với việc khai thác các công trình tín
ngưỡng, tôn giáo, di tích lịch sử… .

201
- Nhóm sản phẩm DLDVCĐ trên nền không gian văn hóa đô thị cổ: nhóm
này được đặc trưng bởi việc khai thác những không gian kiến trúc cổ (phố nghề,
phường, hội…), diễn ra trong không gian chật hẹp, yếu tố truyền thống được đề cao
thay vì sự tiện nghi, hiện đại.
- Nhóm sản phẩm DLDVCĐ trên nền không gian văn hóa nông thôn: nhóm
này được đặc trưng bởi việc khai thác các hoạt động sản xuất nông nghiệp, diễn ra
với quy mô nhỏ, gắn với yếu tố truyền thống. Tùy thuộc vào vị trí, có thể phân biệt
chúng thành sản phẩm không gian văn hóa nông thôn biển đảo, nông thôn sông
nước, nông thôn miền núi, nông thôn ven đô… Sự khác biệt về sắc thái giữa các
loại hình này chủ yếu đến từ đối tượng lao động sản xuất (đất, rừng, biển, sông),
công cụ lao động,…
- Nhóm sản phẩm DLDVCĐ trên nền không gian văn hóa làng nghề thủ
công truyền thống: nhóm này liên quan trực tiếp đến việc khai thác các hoạt động
sản xuất hàng hóa bằng phương pháp thủ công (gốm sứ, mộc, đan lát, điêu khắc…).
Ở đây, du khách có thể tham quan, mua sắm, hoặc tham gia trực tiếp vào các khâu
(hoặc toàn bộ) của quá trình sản xuất (chế tác) sản phẩm.
Tuy vậy, việc phân chia này chỉ mang tính tương đối, vì thực tế các không
gian văn hóa này có thể kết hợp với nhau trong những điều kiện cụ thể.

202
PHỤ LỤC 17

Hình 17.1. Số lượng khách du lịch và khách quốc tế đến Tp Hạ Long giai đoạn
2008-2013 (nguồn [69])

Hình 17.2. Cơ cấu khách du lịch quốc tế lưu trú tại Quảng Ninh
năm 2012 (tính cho 10 thị trường tiêu biểu)- Nguồn []

206
Hình 17.3. Cơ cấu doanh thu du lịch của Vịnh Hạ Long (nguồn
[])

Hình 17.4. Tăng trưởng khách du lịch đến Hội An giai đoạn 2008-2013 (nguồn [])

207
Hình 17.5. Cơ cấu khách du lịch quốc tế lưu trú tại Hội An năm 2013
(tính cho 10 thị trường tiêu biểu) - nguồn []

208
PHỤ LỤC 18
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ HỘI AN

18.1. Tại thành phố Hạ Long


a) Hiện trạng phát triển kinh tế
Tại TP Hạ Long, theo số liệu báo cáo của UBND TP [107], trong năm 2014:
giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (công nghiệp đóng tàu, khai thác
than, điện, sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng, sản xuất dầu thực vật và các
ngành tiểu thủ công nghiệp khác...) đạt 15.918,7 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất
công nghiệp là 14.356 tỷ, chiếm 90,2% tổng giá trị sản xuất toàn ngành; Giá trị sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 114,3 tỷ đồng, trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp
đạt 58 tỷ đồng, giá trị ngành thuỷ sản đạt 53,9 tỷ đồng, giá trị sản xuất lâm nghiệp
đạt 2,4 tỷ đồng; Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ là 4.109,4 tỷ đồng. Trong đó
doanh thu từ du lịch đạt 2.440 tỷ đồng (59,4% doanh thu toàn ngành), với 4.992.000
lượt khách (khách quốc tế là 2.167.000 lượt) du lịch đến Hạ Long.
b) Hiện trạng dân số - dân tộc - tôn giáo
Dân số trung bình khu vực nghiên cứu tính đến năm 2014 là khoảng 236.972
người (riêng TP Hạ Long là 235 nghìn người [108, tr.80]) với 16 dân tộc khác nhau
(Kinh, Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân Kiều, Cao Lan...).
Mật độ dân số trung bình là 819 người/km2 (nếu tính cả diện tích mặt nước và các
đảo trong vùng lõi thì mật độ dân số là 267 người/km 2). Về tôn giáo, có 2 tôn giáo
chính là đạo Phật và đạo Công giáo. Các dân tộc và tôn giáo trên địa bàn đều đoàn
kết không có những mâu thuẫn, xung đột đáng chú ý.
CĐDC trong khu vực vịnh Hạ Long có nguồn gốc từ 2 làng thủy cư Giang
Võng, Trúc Võng xưa (đầu thế kỷ XX) nằm hai bên bờ vịnh Cửa Lục thuộc phường
Cao Xanh và Bãi Cháy (TP Hạ Long). Trong số 1.969 đảo của Hạ Long hiện nay có
khoảng 40 đảo là có dân sinh sống, những đảo này có quy mô từ vài chục đến vài
nghìn hecta tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam vịnh Hạ Long. Năm 2013
trên vịnh Hạ Long có 703 nhà bè, 648 hộ, 2.574 nhân khẩu sinh sống tại các làng
chài: Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng, Cống Đầm... với nghề đánh bắt, nuôi trồng

209
thủy sản, hải sản là chính. Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 1/2015, theo quyết
định di dời, tái định cư các làng chài trong vùng lõi di sản của UBND tỉnh Quảng
Ninh, hầu hết các hộ dân sống trong các làng chài đã chuyển lên bờ tại khu tái định
cư Cái Xà Cong (phường Hà Phong, TP Hạ Long). Mặc dù vậy, theo quy hoạch của
tỉnh UBND TP Hạ Long, sẽ giữ lại 27 nhà bè ở làng chài Vông Viêng và 15 nhà bè
ở làng chài Cửa Vạn đề phục vụ du lịch và bảo tồn (dẫn theo [116, tr.42]).
c) Hiện trạng lao động - việc làm
Tại TP Hạ Long, với 55% tổng số dân trung bình năm 2013 trong độ tuổi
lao động, tương đương khoảng 130 nghìn người, trong đó 31% (tổng số lao động)
có độ tuổi dưới 35. Đây được xem là nguồn tài nguyên quan trọng trong phát triển
KT-XH nói chung và du lịch nói riêng. Về cơ cấu lao động, năm 2013 nhóm ngành
dịch vụ chiếm tỷ trọng 49%, tiếp đến là nhóm công nghiệp - xây dựng chiếm 40%,
và nhóm nông nghiệp chiếm 11% tổng số lao động làm việc. Theo kế hoạch phát
triển của TP đến năm 2020 tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông
nghiệp là 92,5%. Tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn TP Hạ Long đã giảm từ
2,5% năm 2009 xuống còn 1,6% vào năm 2013 và được đánh giá là thấp so với mặt
bằng chung của tỉnh Quảng Ninh và các đô thị cấp tỉnh trong cả nước [108, tr.81].
Về chất lượng nguồn lao động tại Hạ Long, tính đến hết năm 2013, có tổng
số 76% lao động xã hội được qua đào tạo, tương đương khoảng 94.800 người.
Trong đó, số có trình độ cao (cao đẳng, đại học trở lên) chiếm khoảng 24%, còn lại
được đào tạo trong các trường nghề. Tuy vậy, xét về chất lượng hay kỹ năng của
người lao động, nguồn nhân lực tại Hạ Long chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía
người sử dụng, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm tại nơi làm việc, kỹ
năng về công nghệ thông tin, kỹ năng bán hàng và dịch vụ [108, tr.182-183].
18.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội Hội An
a) Hiện trạng phát triển kinh tế
Tại Hội An, theo số liệu của Trung tâm văn hóa thể thao, du lịch - dịch vụ -
thương mại vẫn là hoạt động kinh tế chính ở đây. Giá trị sản xuất của ngành này
năm 2014 đạt 4.648,93 tỷ đồng (giá hiện hành) chiếm 64,62% tổng giá trị sản xuất
của TP. Đối với nhóm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, giá trị

210
sản xuất đạt 1.931,8 tỷ đồng, chiếm 26.85%. Nhóm ngành nông - ngư - lâm nghiệp
đạt 613,3 tỷ đồng, chiếm 8,35%. Thu nhập bình quân đầu người ở Hội An khá cao,
năm 2014 là 27,49 triệu đồng/người. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Hội An khá cao và ổn định trong nhiều năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng. Bên cạnh ngành du lịch - dịch vụ - thương mại, Hội An đang chú trọng phát
triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là các làng nghề thủ công nghiệp
truyền thống, hạn chế tối đa việc phát triển các cơ sở công nghiệp ít thân thiện với
môi trường.
b) Hiện trạng dân số - dân tộc - tôn giáo
Tại Hội An, tính đến hết năm 2013, toàn TP Hội An có 93.060 nhân khẩu
với 22.530 hộ, mật độ dân số là 1.508 người/km2. Trong đó, phường Minh An có
mật độ dân số cao nhất là 10.040 người/km2, thấp nhất là xã đảo Tân Hiệp - 160
người/km2 [10]. Về kết cấu dân tộc, bên cạnh người Kinh chiếm phần lớn dân số,
Hội An còn có người Hoa và một số dân tộc khác. Với vị trí là nơi giao thoa hội tụ
của nhiều nền văn hóa, do vậy trên địa bàn TP cũng tồn tại nhiều loại hình tôn giáo
khác nhau: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài. Về cơ bản các cộng
đồng dân tộc, tôn giáo trên địa bàn TP Hội An, chung sống hòa bình, không xuất
hiện những mẫu thuẫn, xung đột có tính chất đối kháng.
c) Hiện trạng lao động - việc làm
Tại Hội An, năm 2013 có 59.284 người trong độ tuổi lao động, chiếm
63,7% dân số, lực lượng lao động trẻ dưới 35 tuổi là 20.568 người chiếm 48,81%,
dân số hoạt động kinh tế chiếm khoảng 60% nguồn lao động, tương đương khoảng
35.570 người. Về cơ cấu lao động, nhóm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
chiếm 17,1% (6.064 người), nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 12,4%
(4.395 người), còn lại 70,5% người làm việc trong khu vực dịch vụ [10]. Về trình
độ lao động, năm 2013 Hội An có khoảng 50% tổng số nguồn lao động đã qua đào
tạo [113], trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 9%. Tỷ lệ lao động thất
nghiệp chỉ 1,8% tổng số lao động [10].

PHỤ LỤC 19

211
CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI VỊNH HẠ LONG VÀ HỘI AN
19.1. Tại vịnh Hạ Long
Cơ cấu tổ chức của mô hình CBT của HTX dịch vụ du lịch vạn chài Hạ
Long, gồm có: CĐĐP - với tổ chức đại diện là Hợp tác xã DV-DL vạn chài. CĐĐP
là nơi cung cấp lao động cho HTX đồng thời là "một dạng TNDL" để HTX khai
thác phục vụ du khách. Hợp tác xã dịch vụ du lịch vạn chài, được thành lập trên tinh
thần tự nguyện
Ban quản lý vịnh Hạ Long đại diện cho nhà nước thực hiện việc quản lý
hành chính các hoạt động du lịch tại HTX. Bên cạnh đó là các hoạt động hỗ trợ cho
HTX: bằng tiền (900.000đồng/tháng - giai đoạn 2009-2012; 2.000.000 đồng/tháng
từ 2012 đến nay); đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; thiết kế, xây dựng các tour tham
quan (do Ban quản lý phụ trách - thông qua bán vé tham quan vịnh) đến các điểm
du lịch mà HTX khai thác; hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường. Ngoài ra Ban quản
lý vịnh Hạ Long cũng là một khách hàng của HTX thông qua việc thuê các dịch vụ:
vệ sinh môi trường, cứu hộ, cứu nạn.
Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp và hợp tác xã có quan hệ theo kiểu
"cổ đông". Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các làng chài của
HTX sẽ được chia sẻ cho doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định. Doanh nghiệp sẽ là
người thiết kế, xây dựng các tour và đưa khách đến với HTX, các xã viên HTX là
người tổ chức đón tiếp, phục vụ du khách. Công ty CP du thuyền Đông Dương, với
tư cách là một doanh nghiệp du lịch và một cổ đông của HTX, đơn vị đã đầu tư cơ
sở vật chất, đào tạo lao động và quảng bá sản phẩm. Sau khi chuyển giao cho CĐ
quản lý, bên cạnh quan hệ hợp tác kinh doanh với HTX, công ty còn có quan hệ
phân chia lợi nhuận theo một tỷ lệ nhất định. Công ty sẽ thiết kế, xây dựng các tour,
và đưa khách trực tiếp đến với HTX. HTX tiếp nhận và cung cấp các dịch vụ đồng
thời thu phí từ du khách (trực tiếp hoặc gián tiếp).
- Hiệu quả của mô hình du lịch dựa CĐ tại vịnh Hạ Long
+ Lượng khách và doanh thu: theo số liệu của Ban chủ nhiệm HTX, từ 2008
đến 2012 tổng số khách du lịch đến với 2 làng chài kể trên là 282.000 lượt, với tốc
độ tăng trưởng khách bình quân lên tới 363%/năm, từ 6.700 lượt năm 2008 lên
104.062 lượt năm 2012, tăng 15,5 lần. Cùng với lượng khách tăng lên nhanh chóng,
doanh thu của HTX cũng có mức tăng trưởng đáng kể, từ 134 triệu đồng năm 2008

212
lên 4.142,5 triệu đồng năm 2012. Doanh thu của HTX có từ các nguồn: cung cấp
dịch vụ du lịch, vệ sinh môi trường, cứu hộ cứu nạn. Đây là một mô hình có tính
sáng tạo nhằm đa dạng hóa nguồn thu, duy trì hoạt động của HTX trong thời gian
đầu và góp phần tạo môi trường du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Ban quản lý Vịnh


Hạ Long
Liên minh HTX
tỉnh Quảng Ninh
CTCP du thuyền HỢP TÁC XÃ
Đông Dương DV- DL
VẠN CHÀI

Tổ quản lý Tổ chèo đò Tổ cứu hộ Tổ vệ sinh


điều hành cứu nạn môi trường

KHÁCH CỘNG ĐỒNG


DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

Mối quan hệ công việc Dòng phân chia lợi nhuận

Hình 13.1. Mô hình du lịch dựa vào CĐ tại Vịnh Hạ Long


+ Giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động: mô hình CBT của
HTX được đánh giá là thành công và mang lại nhiều lợi ích cho CĐ (tạo việc làm
và thu nhập cho CĐĐP). Năm 2012, tổng số lao động trực tiếp trong HTX là 110
người (6 người trong tổ quản lý điều hành; 90 người trong tổ chèo đò; 10 người
trong tổ phục vụ và cứu hộ cứu nạn; 4 người trong tổ vệ sinh môi trường). Cùng với
sự phát triển của HTX, thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên, dao
động tư 2,5 triệu đến 4,5 triệu đồng/tháng (phụ lục 9). Nhìn chung với mức thu
nhập hiện tại cũng đảm bảo cho cuộc sống của người lao động và gia đình họ, đồng
thời tạo động lực cho các cư dân làng chài tích cực tham gia làm việc trong HTX.
- Những ý nghĩa khác: Bên cạnh việc tạo ra việc làm và mang lại thu nhập cho
những cư dân trực tiếp tham gia lao động trong HTX. Mô hình CBT này còn góp

213
phần giáo dục ý thức và tạo động lực cho ngư dân Hạ Long nói chung tham gia bảo
vệ môi trường, cảnh quan DSTG vịnh Hạ Long; Các làng chài được đầu tư cơ sở hạ
tầng, được hỗ trợ giáo dục đào tạo từ nguồn lợi nhuận của HTX và các tổ chức khác.
Trong năm 2012, tổng số tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng của hai làng chài (Vung Viêng
và Cửa Vạn là 950 triệu đồng, số tiền hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp là 85 triệu đồng).
- Nhận xét về mô hình du lịch dựa CĐ tại vịnh Hạ Long
Từ những dẫn chứng trên có thể đưa ra một số nhận định sau về mô hình
CBT do HTX DV-DL vạn chài Hạ Long tổ chức:
+ Đây là mô hình CBT khá thành công, đã có sự kết hợp của ba nhân tố cơ
bản: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và CĐĐP trong việc khai thác tài
nguyên, phục vụ du lịch, bảo tồn di sản, bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Cơ chế doanh nghiệp du lịch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng sản phẩm,
đào tạo lao động và chuyển giao quyền quản lý cho CĐ nhưng vẫn tham gia chuỗi
cung ứng dịch vụ như một đối tác "chiến lược" là một hình mẫu lý tưởng trong phát
triển DLCĐ. Chỉ có như vậy, CĐĐP mới có thời gian thích nghi, trước khi tự đứng
ra quản lý, vận hành độc lập các hoạt động du lịch trên địa bàn. Đây là lời giải cho
những trở ngại trong phát triển CBT, bởi lẽ CĐĐP những nơi có TNDL đặc sắc
thường có trình độ thấp, năng lực quản lý, điều hành chưa có.
19.2. Tại Hội An
a) Mô hình quản lý - đón tiếp khách tham quan tại nhà cổ
Những ngôi nhà cổ là những địa điểm tham quan hấp dẫn của du khách khi đến
Hội An. Việc tổ chức đón tiếp khách tham quan do chủ nhà tự tổ chức và được hưởng
lợi từ vé tham quan theo tỷ lệ nhất định. Điển hình nhất trong mô hình quản lý - đón
tiếp khách tham quan tại nhà cổ là mô hình tại nhà cổ Tấn Ký. Trong mô hình này, hộ
gia đình được tổ chức như một doanh nghiệp tư nhân (Hình 12). Mỗi bộ phận trong mô
hình có vai trò riêng thể hiện như sau:
Trung tâm văn hóa thể thao Hội An chịu trách nhiệm bán vé, ban hành các
quy chế, quy định và hỗ trợ về hoạt động du lịch. Chủ nhà chịu sự quản lý của các cơ
quan nhà nước về việc đảm bảo sự nguyên vẹn của di tích, đón tiếp khách theo nhu cầu.
Thu lợi nhuận từ khách tham quan theo tỷ nhất định. Cụ thể với nhà cổ Tấn Ký, chủ nhà
sẽ được Ban quản lý di sản trích 4.000 đồng/khách trên tổng số 24.000 đồng du khách
phải trả. Các nhân viên được thuê với mức lương cơ bản khoảng 1.500.000 đồng/
người/tháng cộng với tỷ lệ doanh thu từ số lượng khách viếng thăm, với mức trích
phí là 800-1000 đồng/khách (đối với đội ngũ hướng dẫn viên- 5 người). Cùng với

214
đó là thu nhập từ việc bán hàng lưu niệm cho du khách. Theo thống kê từ chủ nhà,
trung bình mỗi ngày đón từ 400-500 khách tham quan, như vậy mỗi nhân viên có
mức thu nhập trung bình từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng (không kể doanh thu từ bán
hàng lưu niệm).
Có thể nói đây là một mô hình DLCĐ mới, có nhiều ưu điểm, đặc biệt khắc
phục được tình trạng thiếu lao động trong phục vụ và đón tiếp du khách tại các nhà
cổ. Do phần lớn con em của các gia đình này đều thoát ly hoặc công tác trong các
lĩnh vực kinh tế khác. Một ưu điểm khác là khả năng phục vụ một lượng lớn du
khách trong cùng thời điểm, số lượng khách được thuyết minh, giới thiệu về di sản
tăng. Nâng cao tính chủ động của các chủ di tích trong việc bảo tồn, bảo vệ và hợp
tác với cơ quan chức năng trong khai thác du lịch. Tuy nhiên mô hình này cũng tồn
tại những nhược điểm nhất định. Với cơ chế phân chia lợi nhuận theo doanh thu nếu
không có các biện pháp quản lý tốt sẽ dẫn đến tình trạng chèo kéo du khách, gây
mất thiện cảm. Việc "đi đêm" giữa các chủ di tích với các hãng lữ hành nhằm tăng
số lượng khách tham quan dẫn đến tình trạng cạnh tranh không công bằng với các
chủ di tích khác. Hơn nữa việc tổ chức theo mô hình doanh nghiệp sẽ làm mất đi
không văn hóa truyền thống trong các ngôi nhà cổ.
b) Mô hình du lịch lưu trú tại nhà dân (homestay) trong phố cổ
Năm 2013, tại Hội An có 61 hộ dân đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay
với tổng số 164 phòng. TP Hội An đã ban hành những quy định khá chặt chẽ về
điều kiện tổ chức kinh doanh loại hình du lịch này, với mục đích biến homestay
thành một công cụ để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hội An.
Ngoài những quy định về diện tích, không gian sống, các yếu tố đảm bảo an toàn
cho du khách, còn có điều kiện về số thế hệ sinh sống trong gia đình (từ 3 thế hệ trở
lên), phải tổ chức được các hoạt động sinh hoạt văn hóa, sản xuất cùng gia đình.
Đánh giá về hiệu quả của mô hình này, có thể thấy một số điểm lưu ý sau:
Về kinh tế: với giá phòng từ 250.000 đồng - 750.000 đồng/ phòng/ ngày tùy
vào vị trí so với phố cổ. Với số lượng du khách đến và lưu trú tại Hội An ngày càng
tăng, doanh thu từ loại hình dịch vụ này cũng mang lại kết quả tốt, tính trung bình
mội hộ gia đình có doanh thu 32 triệu đồng/năm.
Về bảo tồn: mặc dù có quy định rất rõ ràng về điều kiện kinh doanh dịch vụ
homestay, tuy nhiên hầu hết các chủ hộ kinh doanh loại hình dịch vụ này đều không
tổ chức cho du khách tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa, sản xuất. Điều này

215
làm biến tướng loại hình dịch vụ homestay và tạo nên những bức xúc trong CĐ, khi
những chủ hộ homestay được ưu đãi rất lớn về thuế, nhưng bản chất lại không khác
gì các nhà nghỉ và khách sạn đơn thuần.
c) Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở làng mộc Kim Bồng
Làng Kim Bồng (tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cẩm
Kim thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng), nơi có nghề thủ công nổi tiếng
mang tên nghề mộc Kim Bồng, nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội
An trước khi đổ ra biển. Từ làng nhìn qua bên kia sông là khu phố cổ Hội An. Đây
là một vị trí thuận lợi vừa không cách xa trung tâm đô thị, vừa dễ dàng trong việc
giao thông - vận chuyển vật liệu bằng đường thủy để phát triển ngành nghề.
Năm 2004, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm thương mại Thế giới và chương
trình xóa đói giảm nghèo do Liên hiệp quốc tài trợ, TP Hội An đã lập dự án đầu tư
khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng gắn với hoạt động
du lịch giai đoạn 2004 - 2007. Cùng với đó Hợp tác xã Du lịch - Dịch vụ - Làng
nghề truyền thống Kim Bồng được thành lập (gọi tắt là HTX Kim Bồng) được
thành lập với 23 thành viên, ban chủ nhiệm hợp tác xã gồm 3 người. Mức đóng góp
ban đầu là 5 triệu đồng/xã viên khi tham gia HTX. Bên cạnh đó tổ chức quốc tế này
cũng hỗ trợ CĐ xây dựng trung tâm làng nghề, đào tạo, xây dựng chương trình du
lịch, quảng bá hình ảnh, tiếp thị SPDL đến các công ty du lịch, các hãng lữ hành
trong và ngoài nước. Trong giai đoạn đầu, khi còn sự hỗ trợ của Trung tâm thương
mại thế giới dự án phát triển mạnh, thu hút rất đông khách du lịch. Năm 2008 lượng
khách đến Kim Bồng đạt 33.428 lượt, doanh thu 370 triệu đồng, thu nhập bình quân
của xã viên đạt khoảng 1,3 triệu đồng/tháng, thu nhập của thành viên Ban chủ
nhiệm đạt 3,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên khi dự án kết thúc, việc quản lý khai thác
du lịch được chuyển giao hoàn toàn cho CĐĐP, thì việc kinh doanh du lịch bắt đầu
gặp khó khăn, số lượng du khách và doanh thu giảm, năm 2012 lượng khách đến
Kim Bồng khoảng 10.000 lượt, doanh thu đạt 64 triệu đồng, năm 2013 doanh thu
của HTX cũng chưa đạt 100 triệu đồng. Thu nhập của xã viên cũng sụt giảm, trung
bình chỉ đạt khoảng 250.000 đồng/tháng, thu nhập của thành viên ban chủ nhiệm
cũng chỉ đạt 500.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó doanh thu từ bán hàng tại các kiốt
cũng giảm mạnh, đã có 6/13 kiốt đóng cửa. Thu nhập thấp làm cho xã viên cũng
như thành viên Ban chủ nhiệm chán nản, mô hình du lịch này có nguy cơ đổ vỡ.

216
Thực tế này cho thấy, mô hình DLCĐ tại Kim Bồng cũng giống nhiều mô
hình DLCĐ tại các địa phương khác trong cả nước. Việc đầu tư ồ ạt, dưới sự giúp
đỡ về tài chính, tổ chức, quản lý, điều hành của nước ngoài có thể tạo nên những
"cơn sốt" nhất thời về loại hình du lịch này. Tuy nhiên khi được chuyển giao cho
CĐĐP, việc vận hành sẽ gặp khó khăn rất lớn. Sự thất bại về mô hình CBT tại Kim
Bồng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: năng lực tổ chức, quản lý yếu
kém của CĐĐP trong hoạt động du lịch; sự kém năng động, linh hoạt, sáng tạo
trong đổi mới các SPDL; không xây dựng được mối liên kết với các doanh nghiệp
du lịch, lữ hành; không xây dựng được các thiết chế quản lý có hiệu quả nhằm đảm
bảo sự công bằng trong kinh doanh dịch vụ CBT...

PHỤ LỤC 20

CÁC LỄ HỘI VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT


VĂN NGHỆ DÂN GIAN Ở HỘI AN
20.1. Các lễ hội

217
Lễ hội ở Hội An diễn ra quanh năm, bắt đầu từ lễ hội chuyển mùa - Tết
Nguyên Đán. Cũng giống như mọi miền khác trên đất nước Việt Nam, đây là thời
điểm các hoạt động sinh hoạt CĐ diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt tại các điểm thờ tự tôn
giáo – tín ngưỡng, người dân đều đắm mình vào một “không gian thiêng trong
khoảnh khắc thời gian thiêng”. Tại các gia đình, nhà thờ họ, các đình, lăng, miếu,
chùa, hội quán…đều có lệ cúng suốt 3 ngày Tết. Các gia đình đều có lễ cúng ông
Táo (đêm 23 tháng Chạp) cúng đất (đêm giao thừa). Các di tích thờ tự CĐ có lễ
dựng nêu. Các làng xã ngoại thành, các phường nội thành đều có trò diễn, trò chơi :
hát sắc bùa, chơi thai đề, hô bài chòi, chơi du tiên, hội đua thuyền, chiếu hát bội, hát
hò khoan đối đáp, chơi cờ tướng, thả thơ…
Sau Tết Nguyên Đán, lễ hội diễn ra quanh năm ở các di tích thờ tự tín
ngưỡng - tôn giáo như lễ hội Nguyên Tiêu của CĐ người Hoa ở các hội quán, cúng
giỗ Tiền hiền và sinh hoạt vui chơi của đồng hương các bang; lễ cúng cầu bông, giỗ
tổ nghề Mộc, giỗ tổ nghề Gốm, lễ cúng kỳ yên (cầu an) ở các đình làng, miếu xóm;
ở các chùa lớn có lễ thiên quan tích phúc (còn gọi là Lễ Thượng Nguyên) cầu trời
ban phước lành; lễ tống Long Chu đầu năm.
Sang tháng hai, lễ hội Lục tánh Vương gia ở hội quán Phúc Kiến, cầu ngư ở
các lăng Ông…; Tháng ba, có Tết Hàn Thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch), Tết Thanh
Minh, các tộc họ tổ chức tảo mộ và cúng tộc ( 10 đến 15 tháng 3 âm lịch); giỗ Tổ
nghề Yến (10/3 âm lịch); Lễ Vía Thiên Hậu Thánh Mẫu ( 23/3 âm lịch); Tháng tư,
vào ngày rằm có lễ hội Phật Đản ở các chùa và ở các gia đình theo đạo Phật; Tháng
năm, có Tết Đoan Ngọ, cúng sông, cúng đất, cúng cô hồn (Mùng 5 tháng 5) khắp cả
TP. “Mùng Năm, ngày Tết” – là dịp Tết xum họp lần thứ hai trong năm của các gia
đình; Tháng sáu, có lễ hội Hội quán Hải Nam (15/6 âm lịch); lễ Vía Quan Thánh đế
quân (24/6 âm lịch), đây là các lễ hội khá quy mô ở Chùa Ông và Hội quán Quảng
Triệu; Tháng bảy, có Tết Trung Nguyên (15/7 âm lịch) cũng đồng thời là Lễ Vu
Lan, lễ Địa quan xá tội vong nhân ở các chùa Phật và một số miếu Ngũ Hành ở các
làng; Tháng tám, có Lễ hội Trung Thu (15/8 âm lịch) là lễ cúng trăng ở các gia đình
và cũng là dịp tổ chức hội rước đèn, rước cộ, phá cỗ dành cho trẻ em; Tháng chín,
có Tết Trùng Cửu (mùng 9/9 âm lịch) cúng tổ tiên, ông bà; Tháng mười, có lễ Thuỷ
Quan giải ách (15/10 âm lịch). Chùa Vạn Đức làm đại lễ giỗ tổ sư Minh Lượng
( 28/10 âm lịch).; Tháng mười một, lễ cúng Minh Hải tổ sư phái thiền Lâm Tế Chúc

218
Thánh (7/11 âm lịch) ở chùa Chúc Thánh, lễ giỗ tổ sư Minh Giác (10/11 âm lịch) ở
chùa Phước Lâm; Tháng chạp, có lễ tổ nghề may (12 tháng chạp), các đình làng làm
lễ lạp tiết (Mùng hai tháng chạp) cáo yết thần linh, sau đó trở lại chu kỳ Tết Nguyên
Đán, cúng ông Táo ( 23 Tháng chạp) về lễ tất niên ( hết một năm ở các gia đình).
20.2. Một số hoạt động sinh hoạt văn nghệ dân gian

- Bài chòi: thường có khoảng 10 người chơi (10 chòi) với một (hoặc 2)
người (chòi) ở trung tâm. Bài chòi tại Hội An được dùng hai bộ bài chòi. Một bộ đặt
ở trung tâm, làm thành từng thẻ, mỗi thể dán một con bài. Bộ còn lại phát cho các
chòi, thường dán thành từng bảng, mỗi bảng 3 con. Bắt đầu chơi, người hiệu đến
chòi trung ương, rút một con thẻ bài hô lên kèm theo những câu hát. Chòi có con
bài trùng tên đánh trống báo hiệu để nhận. Sau đó, người hô lại quay về rút một con
bài khác cho đến khi hết số thẻ. Nếu người nào có đủ các con bài đã được hô và hát
thì là người thắng cuộc. Trò chơi thường diễn ra vào các dịp tết, lễ hội hàng tháng.
Hiện nay bài chòi được tổ chức hàng đêm trong khu phố cổ để thu khách du lịch.
- Hát Bả Trạo: là một loại hình diễn xướng dân gian phổ biến của ngư dân
Hội An nói riêng, duyên hải miền Trung nói chung. Hát Bả Trạo hay hát bạn chèo
đưa linh, là lối hát có cầm mái chèo, diễn tả động tác đang bời ghe, chèo thuyền.
Hát Bả Trạo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Hội An.
Đây là hoạt động vừa thể hiện sự thương tiếc, thành kính cá Ông "Ngọc Lân Nam
Hải", vị thần đã giúp họ trong những khi hoạn nạn trên biển, đồng thời vừa là sự cầu
mong bình an trước cảnh sóng nước mênh mông, cầu mong một năm được mùa, bội
thu hải sản.
- Múa thiên cẩu: có nguồn gốc lâu đời ở Hội An và được biểu diễn trong lễ
hội Trung thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch. Ba hoặc nhiều người mặc trang
phục thiên cẩu dài và múa theo tiếng trống. Những người khác thì đi theo đoàn rước
cầm cờ phướn, và đèn ngôi sao. Múa thiên cẩu được trình diễn gắn với ý nghĩa trừ
tà, cầu phúc, cầu trăng sáng để mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
- Du Hồ: là một loại hình biểu diễn dân gian của bà con người Hoa lưu hành
ở Hội An từ những năm đầu thế kỷ XX. Sau năm 1975 thì hoạt động này không còn.
Đây là hình thức văn nghệ dân gian có sức lôi cuốn CĐ lớn vì vậy cần có kế hoạch
phục dựng và làm sống lại Du Hồ trong các đêm phố cổ.

219
PHỤ LỤC 21

CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM


I. Khái Quát về các khu di sản

220
Tính đến hết năm 2015, Việt Nam có 8 khu di sản được công nhận là DSTG
bao gồm 2 di sản tự nhiên (vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng), 5 di sản văn hóa
(cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà
Hồ) và 1 di sản hỗn hợp (khu danh thắng Tràng An).
1. Quần thể di tích cố đô Huế: là kinh đô một thời của Việt Nam (1802 đến
1945), nổi tiếng với một hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc
nguy nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng. Nằm ở bờ
Bắc sông Hương, thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh. Tổng
thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng với diện tích hơn
500ha và được giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ (Kinh
Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành). Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu
mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây,
được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có
tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế
- đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Bên cạnh
đó là hệ thống các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị: khu Đại Nội (có
253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền,
điện Hòn Chén. Cố đô Huế còn là nơi lưu giữ rất nhiều những di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc
Việt Nam. Ngày 11/12/1993, tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới,
UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của
nhân loại với tiêu chí (iii): là là biểu trưng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế
chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nó đầu thế kỷ
19; và tiêu chí (iv): là một điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phương
Đông, gồm 16 hạng mục, trong đó đáng chú ý là hệ thống Cung điện trong tử cấm
thành, Hoàng Thành, Kinh Thành, các lăng tẩm, đàn Nam Giao, Văn Miếu, Võ
Miếu, Chùa Thiên Mụ, Hồ Quyền…
2. Vịnh Hạ Long: là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc
địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106o56’ đến 107o37’ kinh độ đông và 20o43’
đến 21o09’ vĩ độ bắc. Phía Tây và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua TP Hạ
Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía

221
Nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam và Tây giáp đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng).
Trên bản đồ thế giới, phía bắc vịnh Hạ Long tiếp giáp với Trung Quốc; phía Đông
tiếp giáp với Biển Đông. Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn
nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng tập trung dày đặc các
đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung
tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái
Tử Long.
Vùng di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao
gồm 775 đảo, có vùng bảo vệ tuyệt đối xác định trong toạ độ từ 106059’24” đến
107020’30” kinh độ Đông và 20043’24” đến 21056’12” vĩ độ Bắc, như một hình
tam giác với 3 đỉnh là: đảo Ðầu Gỗ phía Tây, đảo Đầu Bê phía Nam, đảo Cống Tây
phía Đông. Vùng đệm là giải bao quanh khu vực bảo vệ tuyệt đối, theo hướng tây
– tây bắc và đông – đông bắc được xác định: phía Bắc dọc theo quốc lộ 18A, kể từ
đường và Đảo Tuần Châu đến cây số 11 (phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả), các
phía còn lại rộng từ 5 – 7km tính từ đường ranh giới vùng bảo vệ tuyệt đối. Vùng
phụ cận là vùng biển hoặc đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên giáp ranh
với Vườn quốc gia Cát Bà. Vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc
gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962.
Năm 1994, tại kỳ họp thứ 18 tại Phu Kẹt (Thái Lan), Uỷ ban DSTG đã chính
thức công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị
ngoại hạng về mặt thẩm mỹ theo tiêu chí vii của Công ước DSTG. Đến năm 2000,
tại kỳ họp toàn thể lần thứ 24 tại Cairns (Australia), Uỷ ban DSTG đã công nhận
vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 về giá trị địa chất địa mạo -
tiêu chí viii
3. Khu di tích Mỹ Sơn: là khu vực đền tháp của người Chăm cổ, được học
giả người Pháp M.C.Paris tìm thấy trong chuyến thám hiểm vùng Đông Nam Á vào
năm 1898 tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà
Nẵng 68km về hướng Tây-Tây Nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km. Khu
đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung
quanh là các dải đồi, núi có độ cao khoảng 100m đến 400m kéo dài từ Đông Trường
Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu. Được khởi công từ thế kỷ 4, Mỹ Sơn là một
quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu

222
biểu của dân tộc Chăm được chia thành ba khu vực chính: khu tháp Chùa (khu A và
khu A1) có 19 di tích; khu tháp Chợ (khu B, C, D) có 27 di tích; khu tháp Bàn Cờ
và khu tháp Hố Khế (khu H) có 16 di tích; khu G có 5 di tích và các khu khác có từ
một đến vài di tích. Trong đó, khu tháp Chùa (A1) được xem là đỉnh cao nghệ thuật
của đền tháp Champa. Hiện ở Mỹ Sơn còn hiện diện khoảng 20 công trình kiến trúc,
chỉ một số đền tháp ít bị hư hại, còn phần lớn chỉ lưu lại một mảng tường hoặc phần
thân, hoặc những dấu tích của nền móng.
Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ
giáo) ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Nơi đây từng là địa điểm mà các vương triều Champa tổ chức các nghi lễ cúng tế
thần linh và các vị thần - vua của người Chăm. Mỹ Sơn có lịch sử phát triển liên tục
từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng
ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua
sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần
của họ. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần
Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là
Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối
thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ
tiên hoàng tộc. Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng
một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao
quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng
cho núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các
đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những
công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương
sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không có cửa sổ, chỉ các công trình
tháp phụ mới có cửa sổ.
Ngày 4 tháng 12 năm 1999, tại thành phố Marr kesk - Nước cộng hòa
Marocco, khu di tích Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới
của UNESCO theo tiêu chí ii (như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hóa) và
tiêu chí iii (như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất).
4. Phố cổ Hội An: thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam có tổng diện
tích 6.171,25 ha (chiếm 0,59% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), nằm ở vùng cửa sông -

223
ven biển, cuối tả ngạn của sông Thu Bồn, ôm trọn bờ bắc Cửa Đại, được giới hạn từ
15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông.
Hội An ở giữa vùng đồng bằng giàu có của xứ Quảng và giữ một vị trí đầu mối giao
thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế. Từ
cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương
mại Đông - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam
trong triều đại các chúa Nguyễn. Thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá. Tuy
nhiên, từ trước đó rất lâu (từ thế kỷ 2 trở về trước), vùng đất Hội An đã nằm trong
địa bàn phân bố của văn hoá tiền Sa Huỳnh - đến Sa Huỳnh và còn là một cảng thị
trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15).
Trải qua thời gian, phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một
quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu
mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... những con đường phố hẹp chạy ngang
dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường
hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một
bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Năm 1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới dựa trên hai tiêu chí ii và v. Khu vực trung tâm phố cổ, thuộc phường Minh An
có diện tích 0,5km2, dọc theo các trục đường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú,
Nguyễn Thái Học, Phan Chu Trinh, Nguyễn Huệ, Lê Lợi… là nơi được bảo tồn
nguyên vẹn nhất. Đây cũng chính là vùng lõi của DSTG đô thị cổ Hội An.
5. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: thuộc địa phận các huyện Quảng
Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 50km về
hướng tây bắc. Toàn bộ khu di sản có diện tích 343.300ha, trong đó vùng lõi là
123.300ha và vùng đệm là 220.000ha.
Giá trị nổi bật đầu tiên của Phong Nha - Kẻ Bàng là giá trị về lịch sử địa
chất, địa hình, địa mạo. Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất
khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp
nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá
mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite... Phong Nha – Kẻ Bàng
cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước

224
của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt
gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt
lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về địa chất, địa
hình, địa mạo.
Vùng đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng có những đặc trưng toàn cầu trong nhiều
giai đoạn phát triển từ kỷ Ordovic muộn – Silur (463,9 – 430 triệu năm trước) đến
kỷ Đệ Tứ (1,75 triệu năm trước). Một đặc điểm mang tính đặc thù ở đây là hệ thống
sông chảy ngầm và các hang động trong lòng núi đá vôi.
Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật
phủ trên bề mặt. Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung lũng của các
sông Son, sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở vùng trung tâm. Vùng
địa hình chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi.
Nằm trong vùng có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao nhưng nước ở
đây đã ngấm và chảy ngầm trong lòng các núi đá vôi, trải qua hàng chục triệu năm
đã tạo nên vô số hang động ở khu vực này. Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có khoảng
300 hang động lớn nhỏ được chia thành ba hệ thống chính: hệ thống động Phong
Nha, hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Rục Mòn. Một số hang động tiêu biểu:
động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Tối, hang Én, hang Khe
Ry, đặc biệt hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới với
chiều cao khoảng 200m, có nơi lên đến 250m, rộng 200m, chiều dài ít nhất là
8,5km.
Giá trị nổi bật thứ hai của Phong Nha - Kẻ Bàng là giá trị về đa dạng sinh
học. Với đặc điểm về địa hình, khí hậu, đất đai, thủy văn của Phong Nha – Kẻ Bàng
đã hình thành hệ động - thực vật phong phú, đa dạng và độc đáo. Kết quả hoạt động
điều tra, khảo sát đã ghi nhận Phong Nha – Kẻ Bàng có thảm rừng nhiệt đới rộng
lớn, phủ kín 93,57% diện tích tự nhiên, trong đó gần 83,74% diện tích được che phủ
bởi rừng nguyên sinh hoặc gần như rừng nguyên sinh. Sự phong phú, đa dạng về
thành phần, chủng loại động thực vật quý hiếm ở Phong Nha – Kẻ Bàng là hệ quả
tất yếu của điều kiện sinh cảnh và là đặc trưng tiêu biểu về sinh thái rừng tại đây.
Tại vườn quốc gia này các nhà khoa học đã thống kê được 2.400 loài thực
vật bậc cao với 208 loài Lan trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách
Đỏ của Việt Nam và IUCN. Bên cạnh đó còn có 140 loài thú, 356 loài chim, 97 loài

225
bò sát, 47 loài lưỡng thể, 162 loài cá, 369 loài côn trùng, trong đó nhiều loài thuộc
danh mục Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới như: Sao La, Mang Lớn, Mang Trường
Sơn, voọc Hà Tĩnh... Phong Nha – Kẻ Bàng có ý nghĩa như một bảo tàng sinh vật
khổng lồ ở Việt Nam.
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã 2 lần được UNESCO công nhận là
Di sản thiên nhiên thế giới: lần thứ nhất vào tháng 7/2003 tại Hội nghị lần thứ 27
họp ở Paris (Pháp) với tiêu chí về địa chất - địa mạo và lần thứ 2 vào tháng 7/2015
tại Hội nghị lần thứ 39 họp ở Bonn (Cộng hòa Liên bang Đức) với tiêu chí về đa
dạng sinh học.
6. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long: nằm ở quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội được giới hạn bởi phía bắc là đường Phan Đình Phùng; phía nam
là đường Bắc Sơn và nhà Quốc hội; phía tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập
và nhà Quốc hội; phía tây nam là đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường
Nguyễn Tri Phương. Khu di tích có tổng diện tích 18,395ha, bao gồm: khu khảo cổ
học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như
cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường
bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.
Kinh thành Thăng Long được bắt đầu xây dựng ngay sau khi Lý Công Uẩn
dời đô về Thăng Long năm 1010, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây
dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách
gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô
và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu.
Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng
thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ
nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung
tần mỹ nữ. Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếp
tục tu bổ, xây dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thành cũng
như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra. Trong thời gian từ năm 1516 đến
năm 1788 thời nhà Mạc và Lê Trung Hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá
nhiều lần. Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ
còn là Bắc thành. Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long
lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành

226
mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các
vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành. Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường
của Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với
quy mô nhỏ hơn nhiều. Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một "bộ lịch sử sống" chảy suốt
theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La
thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.
Mặc dù trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc
biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Chỉ có kiến trúc bên trong là đã
qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu khảo
cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các
thời kỳ lịch sử. Các di tích đó có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một
tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối quan
hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều
đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long. Đó chính là giá trị nổi bật và độc
đáo của khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội. Tại đây, các nhà
khảo cổ học còn khai quật được một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng
dùng hàng ngày trong hoàng cung qua nhiều thời kỳ. Những khám phá này đã thực
sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng
trong hoàng cung Thăng Long qua các triều đại, là minh chứng cụ thể về trình độ
phát triển cao của kinh tế và văn hoá. Ngoài ra, nhiều tiền đồng, đồ gốm sứ của
Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á... được tìm thấy ở đây là bằng chứng cho thấy Thăng
Long là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và tiếp nhận những
giá trị tinh hoa của nhân loại.
Vào ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban di sản thế giới
của UNESCO đã công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà
Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: (ii) là minh chứng đặc sắc
về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ
bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại để
tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa của quốc gia, (iii) là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của
người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng qua các thời kỳ lịch sử, (vi) có liên hệ trực

227
tiếp với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của quốc gia trong mối quan hệ với khu vực
và thế giới.
7. Thành Nhà Hồ: được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
và là một trong rất ít còn lại trên thế giới, thuộc địa phận huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà
Trần - cho xây dựng vào năm 1397, Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần
Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Sau khi lên
ngôi năm 1400, Hồ Quý Ly chính thức chọn thành Nhà Hồ là kinh đô của nước Đại
Ngu. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô,
Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng
đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt
Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15.
Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối
đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn
nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động
của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như
nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng
thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn
tế Nam Giao. Thành nội được xây dựng gần như hình vuông; có chu vi 3.508m;
diện tích 142,2ha; tường thành chiều nam – bắc dài 870,5m; chiều đông – tây dài
883,5m. Thành nội có 4 cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. Toàn
bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục
đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung
bình 1,5m, dày 1m, nặng khoảng từ 15 đến 20 tấn.
Hệ thống Hào thành nằm bao quanh Thành nội và được nối thông với sông
Bưởi qua một con kênh ở góc đông nam của thành. Hào thành có bốn cầu đá bắc
vào 4 cửa của Thành nội (ngày nay, dấu tích của Hào thành vẫn có thể nhận thấy rất
rõ ở phía bắc, phía đông và một nửa phía nam của thành).

228
La thành là vòng thành ngoài cùng của thành Nhà Hồ, được xây dựng để che
chắn cho Thành nội (Hoàng thành) và nơi sinh sống của cư dân trong thành. La
thành dài khoảng 10km, được xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên. Nhà Hồ đã dựng
La thành bằng cách cho đắp đất, trồng tre gai để nối liền các ngọn núi xung quanh.
Đàn tế Nam Giao, hay còn gọi là đàn Nam Giao là một công trình kiến trúc
cung đình quan trọng, được xây dựng năm 1402 ở phía tây nam núi Đốn Sơn, nằm
thẳng trên đường thần đạo từ cổng Nam nhìn ra, cách thành Nhà Hồ khoảng 2,5km
về phía đông nam. Đàn Nam Giao có diện tích 43.000m². Mặt bằng hiện tại còn lộ
rõ 5 nền đất với 5 bậc cấp. Từ nền đàn cao nhất xuống nền đàn thấp nhất chênh lệch
nhau là 7,80m. Đàn Nam Giao là nơi tế trời, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân
an, vương triều trường tồn, thịnh trị. Ngoài ra, đàn còn là nơi tế linh vị của các
hoàng đế, các vì sao và nhiều vị thần khác.
Với những giá trị đặc biệt của mình Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong
kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà
Hồ là di sản văn hóa thế giới theo là tiêu chí ii “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của
các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế
giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy
hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí iv “là ví dụ nổi bật về một loại
hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan
minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.
8. Quần thể danh thắng Tràng An: có diện tích 6.172ha thuộc địa bàn
huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, cách
thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Đông Nam. Bao quanh quần thể là vùng đệm
có diện tích 6.268ha, chủ yếu là đồng ruộng và làng mạc. Là di sản hỗn hợp duy
nhất của Việt Nam cho đến nay được cộng nhận và di sản thế giới. Giá trị nổi bật
của Tràng An được thể hiện ở cả khía cạnh văn hóa, thẩm mỹ và địa chất - địa mạo.
Giá trị văn hóa: Tràng An là địa điểm nổi bật ở khu vực Đông Nam Á và trên
thế giới chứa đựng những bằng chứng khảo cổ phong phú và vẫn còn được bảo tồn
gần như nguyên trạng, chủ yếu là vỏ ốc, vỏ sò, xương động vật, đồ gốm, công cụ
bằng đá, nền bếp, gốm vặn thừng và di cốt người. Đây là kho tư liệu vô giá cho thấy
sự thích ứng của người tiền sử với những biến đổi quan trọng về môi trường kéo dài
hơn 30.000 năm, ít nhất từ thời kỳ Băng hà cuối cùng. Trong thời gian này, họ đã

229
trải qua một số biến đổi địa lý và khí hậu khắc nghiệt nhất trong lịch sử trái đất. Bên
cạnh đó, các di tích văn hóa lịch sử như đền, chùa, cung điện cũng góp phần bổ
sung và củng cố nhiều tư liệu khảo cổ học.
Giá trị thẩm mỹ: cảnh quan tháp karst Tràng An là một trong những khu vực
đẹp và ngoạn mục nhất thuộc loại này trên thế giới, gồm chủ yếu một loạt các tháp
karst dạng nón với vách dốc đứng cao 200m so với nền đất và mực nước xung
quanh. Đan xen các đỉnh núi hình tháp là hệ thống các thung lũng và hố sụt karst có
độ nông sâu khác nhau. Trong các hố sụt là các đầm lầy bồi tích rộng, nối thông với
nhau bởi các dòng suối ngầm xuyên qua núi tạo thành vô số hang luồn, trên trần
hang lấp lánh những thạch nhũ muôn hình vạn trạng. Hòa vào vẻ đẹp của cảnh quan
karst là thảm rừng nguyên sinh dày, bao phủ các vách đá, mang lại không khí mát
mẻ, hoang sơ. Điểm xuyết giữa những ngọn núi hùng vĩ, hang động huyền bí, sông
nước thanh tĩnh là những đền, chùa, miếu linh thiêng. Đặc biệt, cảnh quan của vùng
đệm xung quanh Tràng An tạo nên một bức tranh cuộc sống nông thôn truyền thống
sinh động, quyến rũ với những ngôi làng nhỏ nối với nhau bởi các con đường đất
hoặc đường mòn cùng mạng lưới sông suối và kênh rạch.
Giá trị địa chất - địa mạo: Tràng An minh chứng cho các giai đoạn cuối cùng
của quá trình tiến hóa karst trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm. Sản phẩm của
quá trình phân cắt mạnh các khối đá vôi lớn trong hàng trăm triệu năm là một dãy
hoàn chỉnh các dạng địa hình đá vôi điển hình, bao gồm tháp, lũng (hố karst), thung
lũng (hố sụt), các cấu trúc sụt lở, các lớp trầm tích, hang ngầm và sông ngầm, hang
động và trầm tích hang động. Mạng lưới các đứt gãy song song giao nhau chia cắt
khu vực thành các ô mạng và thúc đẩy sự phát triển của các trũng karst tròn, kín. Sự
hiện diện rộng rãi của một loạt các ngấn xâm thực trên các vách đá với những hang
động, nền sóng vỗ, lắng đọng bãi biển và vỏ sò là những bằng chứng cho mực nước
biển cũ.
Ngày 23/6/2014, tại thủ đô Doha (Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới đã chính
thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào danh mục Di sản Văn
hóa và Thiên nhiên thế giới dựa trên 3 tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ và địa chất
- địa mạo.
II. Việc lựa chọn vịnh Hạ Long và Hội An cho mục tiêu nghiên cứu

230
Các khu DSTG ở Việt Nam đều chứa đựng các giá trị nổi bật toàn cầu và có
sức hút lớn đối với du lịch. Tuy nhiên mỗi khu di sản lại có những đặc điểm về tiềm
năng và thách thức riêng trong quá trình phát triển cũng như bảo tồn.
Đối với khu di sản hỗn hợp (khu danh thắng Tràng An), mới được công nhận
năm 2014 trong khi đó luận án được triển khai từ cuối nằm 2010 do vậy, khu di sản
này không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
Đối với hai di sản tự nhiên (vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng), vị trí
và khả năng tiếp cận khác nhau nên đã tạo ra những nguy cơ khác nhau trong quá
trình bảo tồn. Vịnh Hạ Long nằm trong địa bàn thành phố Hạ Long - trung tâm hành
chính, chính trị, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh - các hoạt động kinh tế diễn ra rất sôi
động, tốc độ đô thị hóa nhanh. Vịnh Hạ Long nằm gần vùng khoáng sản than lớn
của cả nước, các hoạt động khai thác, vận chuyển đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự
bền vững của di sản này, cùng với đó, điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho
Hạ Long có tiềm để phát triển các cảng nước sâu. Thêm vào đó, các hoạt động du
lịch tại vịnh Hạ Long diễn ra rất mạnh mẽ. Trong khi đó Phong Nha - Kẻ Bàng nằm
ở phía tây của tỉnh Quảng Bình, điều kiện kinh tế kém phát triển, khả năng tiếp cận
khó khắn. Tác động của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa lớn cũng
như hoạt động du lịch chưa mạnh. Điều đó tạo ra nguy cơ ít hơn vịnh Hạ Long
trong quá trình bảo tồn và phát triển.
Đối với 5 di sản văn hóa, ngoại trừ Hội An là "di sản sống" còn lại đều là các
di tích nằm cách biệt với cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư hay nói cách
khác, việc bảo tồn các di sản này sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Sự "sống" của Hội An
được thể hiện ở chỗ, các giá trị nổi bật toàn cầu của Hội An không tách rời cuộc
sống lao động hàng ngày của người dân. Các hoạt đông buôn bán, đi lại, sinh hoạt,
sản xuất của người dân vẫn diễn ra bên trong lòng di sản. Cũng chính vì vậy, nguy
cơ thiếu bền vững của di sản này là hiện hữu cùng với quá trình phát triển kinh tế -
xã hội.
Với những lý do trên NCS đã lựa chọn vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An
làm không gian nghiên cứu chính của luận án.

231
PHỤ LỤC 22
1. ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHU VỰC DI SẢN THÉ GIỚI VỊNH HẠ LONG
KHU VỰC BÃI CHÁY (I.C)
Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu làm nhập ích nghi đối sàng
số Câu
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15
22 Điểm TB
1 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 2 2.83
2 4 3 3 4 3 4 3 3 3 4 4 4 3.50
3 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
4 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
5 4 4 4 4 3 4 3 3 4 4 4 4 3.75
6 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
7 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
8 4 4 3 4 3 4 4 3 3 3 3 3 3.42
9 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
10 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 2 2.92
11 2 2 2 3 2 3 3 2 1 1 2 1 2.00
12 3 4 3 3 3 4 3 3 4 3 4 4 3.42
13 1 1 1 1 1 0 1 0 1 2 1 0 0.83
14 1 2 2 2 2 1 2 1 1 2 2 2 1.67
15 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
16 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25
17 4 4 3 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.50
18 4 4 3 3 3 2 2 2 1 2 2 2 2.50
19 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
20 3 4 4 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.33
232
21 4 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 4 3.58
22 3 3 3 4 3 4 2 3 3 2 3 2 2.92
23 3 4 3 3 3 3 3 2 1 1 2 1 2.42
24 4 4 4 4 3 4 3 3 4 3 4 4 3.67
25 3 3 3 3 3 0 1 0 1 2 1 0 1.67
26 4 3 3 3 3 1 2 1 1 2 2 2 2.25
27 2 2 0 1 2 1 1 2 0 2 0 0 1.08
28 1 2 2 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.08
29 4 3 3 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.42
30 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
31 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
32 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
33 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
34 3 3 2 2 3 4 2 2 2 2 2 2 2.42
35 4 4 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.75
36 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 3.17
37 3 3 2 3 2 4 2 2 1 2 3 2 2.42
38 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
39 2 2 3 3 3 3 1 1 1 1 2 2 2.00
40 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
41 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.83
42 2 2 3 3 3 3 2 3 2 2 2 3 2.50
43 4 3 3 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.75
44 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 4 4 2.33
45 1 1 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.75
46 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.33

233
47 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
48 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
49 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.17
50 3 4 4 4 3 4 3 4 4 4 4 3 3.67
51 4 4 3 3 3 4 4 3 4 2 3 3 3.33
52 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
53 4 4 3 3 3 4 3 1 1 2 4 4 3.00
54 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
55 1 0 2 2 0 1 2 2 2 2 2 2 1.50
56 3 4 3 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.42
57 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
58 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.08
59 2 2 3 3 2 2 3 2 2 2 2 2 2.25
60 4 3 4 4 4 4 0 0 0 0 2 2 2.25
61 1 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1.83
62 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
63 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
64 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
65 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
66 1 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
67 3 3 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2.33
68 2 2 3 3 3 2 3 2 1 2 3 3 2.42
69 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.00
70 3 3 2 3 2 4 2 2 1 2 3 2 2.42
71 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
72 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00

234
73 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
74 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 0 0 1.67
75 2 2 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0.67
76 4 3 3 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.75
77 1 1 2 1 2 2 2 1 1 1 0 0 1.17
78 1 1 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.75
79 4 3 4 3 3 3 4 3 4 4 4 4 3.58
80 2 2 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2.25
81 3 3 3 3 3 4 3 3 1 2 4 2 2.83
82 3 3 3 3 3 4 3 2 1 2 4 3 2.83
83 4 4 3 3 2 2 4 4 4 4 4 4 3.50
84 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
85 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
Điểm trung bình 2.63039

KHU VỰC HỒNG GAI (I.D)


Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu làm nhập ích nghi đối sàng
số Câu
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15
22 Điểm TB
1 3 3 3 3 3 4 2 2 2 2 4 4 2.92
2 4 3 3 3 3 1 2 1 1 2 2 2 2.25
3 2 2 0 1 2 1 1 2 0 2 0 0 1.08
4 1 2 2 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.08
5 2 2 2 2 2 2 1 1 2 1 1 1 1.58
6 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
7 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
235
8 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
9 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
10 2 2 3 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.00
11 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
12 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00
13 2 2 2 3 2 3 3 2 1 1 2 1 2.00
14 3 4 3 3 3 4 3 3 4 3 4 4 3.42
15 1 1 1 1 1 0 1 0 1 2 1 0 0.83
16 1 2 2 2 2 1 2 1 1 2 2 2 1.67
17 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
18 3 3 3 3 3 4 3 3 1 2 4 2 2.83
19 3 3 3 3 3 4 3 2 1 2 4 3 2.83
20 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.17
21 1 1 1 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1.17
22 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
23 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
24 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
25 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25
26 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
27 4 4 3 3 3 2 2 2 1 2 2 2 2.50
28 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
29 3 4 4 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.33
30 4 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 4 3.58
31 3 4 3 3 3 3 3 2 1 1 2 1 2.42
32 4 4 4 4 3 4 3 3 4 3 4 4 3.67
33 3 3 3 3 3 0 1 0 1 2 1 0 1.67

236
34 4 3 3 3 3 1 2 1 1 2 2 2 2.25
35 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
36 1 2 2 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.08
37 4 3 3 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.42
38 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
39 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
40 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00
41 1 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
42 3 3 2 2 3 4 2 2 2 2 2 2 2.42
43 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
44 3 3 2 3 2 4 2 2 1 2 3 2 2.42
45 2 2 3 3 3 3 1 1 1 1 2 2 2.00
46 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
47 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 2.00
48 2 2 3 3 3 3 2 3 2 2 2 3 2.50
49 4 3 2 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.67
50 1 1 1 1 2 2 2 1 1 1 0 0 1.08
51 1 1 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.75
52 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.00
53 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
54 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
55 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.17
56 3 4 4 4 3 4 3 4 4 4 4 3 3.67
57 3 3 2 3 3 3 2 2 2 2 4 4 2.75
58 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
59 1 0 2 2 0 1 2 2 2 2 2 2 1.50

237
60 3 4 4 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.50
61 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
62 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.08
63 4 4 4 4 4 4 3 2 2 2 4 3 3.33
64 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00
65 1 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1.83
66 1 2 1 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1.25
67 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
68 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
69 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
70 1 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
71 3 3 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2.33
72 2 2 3 3 3 2 3 2 1 2 3 3 2.42
73 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.25
74 4 4 3 3 3 3 3 4 4 4 3 3 3.42
75 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 3.17
76 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
77 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 0 0 1.67
78 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 3.50
79 4 3 3 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.75
80 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
81 1 1 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.75
82 2 2 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2.25
83 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
84 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
85 1 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83

238
86 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 4 4 2.50
87 2 2 3 3 2 2 3 2 1 2 4 4 2.50
88 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.17
89 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
90 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
Điểm trung bình 2.40185

KHU VỰC ĐẠI YÊN (I.A)


Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu làm nhập ích nghi đối sàng
số Câu
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15
22 Điểm TB
1 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
2 4 4 4 4 4 4 4 3 3 4 3 4 3.75
3 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
4 3 3 3 3 3 4 3 3 1 2 4 2 2.83
5 3 3 3 3 3 4 3 2 1 2 4 3 2.83
6 4 4 3 3 4 4 4 4 3 4 3 4 3.67
7 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
8 4 4 4 3 3 3 4 4 4 4 2 2 3.42
9 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.00
10 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
11 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25
12 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
13 4 4 3 4 3 3 3 3 3 4 4 4 3.50
14 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
15 3 4 4 3 3 4 4 3 4 4 4 3 3.58
239
16 4 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 4 3.58
17 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
18 2 2 2 2 2 2 4 4 4 4 4 4 3.00
19 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
20 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
21 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
22 2 2 3 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.00
23 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
24 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
25 2 2 2 3 2 3 3 2 1 1 2 1 2.00
26 3 4 3 3 3 4 3 3 4 3 4 4 3.42
27 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
28 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.08
29 3 3 3 3 4 4 3 3 4 3 4 4 3.42
30 1 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1.83
31 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
32 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
33 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
34 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
35 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
36 3 3 3 3 3 4 3 3 1 2 4 2 2.83
37 3 3 3 3 3 4 3 2 1 2 4 3 2.83
38 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.17
39 1 1 1 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1.17
40 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
41 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25

240
42 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
43 4 4 3 3 3 2 2 2 1 2 2 2 2.50
44 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
45 3 4 4 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.33
46 4 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 4 3.58
47 3 4 3 3 3 3 3 2 1 1 2 1 2.42
48 4 4 4 4 3 4 3 3 4 3 4 4 3.67
49 4 3 3 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.42
50 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
51 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
52 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
53 1 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
54 3 3 2 2 3 4 2 2 2 2 2 2 2.42
55 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
56 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
57 4 4 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 3.67
58 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
59 4 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.75
60 4 4 3 3 3 3 4 4 4 4 3 3 3.50
61 4 3 2 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.67
62 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
63 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.33
64 3 4 4 4 3 4 3 4 4 4 4 3 3.67
65 3 3 2 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2.42
66 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
67 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3 3 3.75

241
68 3 4 4 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.50
69 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
70 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
71 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 4 4 2.42
72 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00
73 3 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2.92
74 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
75 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
76 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
77 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
78 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
79 3 3 2 2 3 4 4 4 4 4 4 4 3.42
80 3 4 4 3 3 2 3 4 3 4 4 4 3.42
81 4 3 3 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.75
82 2 2 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2.25
83 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
84 2 3 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2.25
85 4 4 4 4 4 3 2 2 3 2 3 3 3.17
Điểm trung bình 2.921569

KHU VỰC GIẾNG ĐÁY, HÀ KHÁNH (I.B)


Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu làm nhập ích nghi đối sàng
số Câu
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15
22 Điểm TB
1 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25
242
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 0 0 1.67
3 3 4 4 3 3 4 4 3 4 4 4 3 3.58
4 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
5 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
6 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
7 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
8 4 4 4 4 4 4 4 3 3 4 3 4 3.75
9 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
10 3 3 3 3 3 4 3 3 1 2 4 2 2.83
11 3 3 3 3 3 4 3 2 1 2 4 3 2.83
12 4 4 3 3 4 4 4 4 3 4 3 4 3.67
13 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
14 4 4 4 3 3 3 4 4 4 4 2 2 3.42
15 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.00
16 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
17 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25
18 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
19 4 4 3 4 3 3 3 3 3 4 4 4 3.50
20 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
21 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
22 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
23 3 3 3 3 3 4 3 3 1 2 4 2 2.83
24 3 3 3 3 3 4 3 2 1 2 4 3 2.83
25 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.17
26 1 1 1 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1.17
27 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00

243
28 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25
29 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
30 4 4 3 3 3 2 2 2 1 2 2 2 2.50
31 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
32 3 4 4 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.33
33 4 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 4 3.58
34 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
35 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
36 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
37 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
38 2 2 3 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.00
39 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
40 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
41 2 2 2 3 2 3 3 2 1 1 2 1 2.00
42 0 0 0 0 0 0 4 4 4 4 0 0 1.33
43 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
44 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.08
45 3 3 3 3 4 4 3 3 4 3 4 4 3.42
46 1 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1.83
47 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
48 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
49 1 1 1 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1.17
50 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
51 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25
52 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
53 4 4 3 3 3 2 2 2 1 2 2 2 2.50

244
54 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
55 3 4 4 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.33
56 4 3 3 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.42
57 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
58 3 4 3 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2.42
59 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
60 1 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
61 3 3 2 2 3 4 2 2 2 2 2 2 2.42
62 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00
63 4 4 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 3.67
64 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
65 4 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.75
66 4 4 3 3 3 3 4 4 4 4 3 3 3.50
67 4 3 2 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.67
68 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
69 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.33
70 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
71 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
72 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
73 4 4 3 4 3 3 3 3 3 4 4 4 3.50
74 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
75 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
76 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
77 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.33
78 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
79 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 0 0 2.50

245
80 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
81 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
82 3 3 2 2 3 4 4 4 4 4 0 0 2.75
83 3 4 4 3 3 2 3 4 3 4 3 3 3.25
84 4 3 3 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.75
85 2 2 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2.25
Điểm trung bình 2.55392157

KHU VỰC NGỌC VỪNG (II.B)


Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu làm nhập ích nghi đối sàng
số Câu
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15
22 Điểm TB
1 3 3 3 4 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
2 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
3 2 2 3 3 3 4 3 2 4 4 4 4 3.17
4 3 3 3 3 3 4 3 3 3 3 4 3 3.17
5 3 3 3 3 3 4 3 4 4 4 4 4 3.50
6 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
7 2 2 3 3 3 2 3 3 3 3 4 4 2.92
8 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
9 4 4 3 4 3 3 3 3 3 4 4 4 3.50
10 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
11 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
12 2 2 3 3 3 4 3 2 2 2 4 4 2.83
13 3 3 3 3 3 4 3 3 2 2 4 2 2.92
14 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67

246
15 4 4 3 3 3 4 4 4 4 4 2 2 3.42
16 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
17 3 4 4 3 3 2 4 3 4 4 4 4 3.50
18 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
19 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
20 3 3 3 4 3 4 2 2 2 2 3 3 2.83
21 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
22 2 2 3 3 3 2 4 3 4 4 4 4 3.17
23 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
24 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4 4 4 3.92
25 4 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.67
26 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
27 4 4 3 3 3 4 4 4 4 4 3 3 3.58
28 3 4 3 4 3 3 2 2 2 2 4 4 3.00
29 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
30 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
31 3 3 4 4 3 4 2 2 2 2 4 4 3.08
32 4 4 3 3 3 3 4 4 4 4 3 3 3.50
33 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3 3.83
34 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.33
35 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
36 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
37 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
38 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
39 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.33
40 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
Điểm trung bình 3.28125
247
KHU VỰC NGỌC VỪNG (II.B)
Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu làm nhập ích nghi đối sàng
số Câu
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15
22 Điểm TB
1 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 4 4 2.83
2 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
3 2 2 3 3 3 4 3 2 2 2 4 4 2.83
4 3 3 3 3 3 4 3 3 2 2 4 2 2.92
5 3 4 4 3 3 2 4 3 4 4 4 4 3.50
6 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
7 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 4 4 2.33
8 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4 4 4 3.92
9 4 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.67
10 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
11 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
12 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 4 4 2.33
13 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.33
14 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
15 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
Điểm trung bình 3.27222222
2. ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHU VỰC DI SẢN THÉ GIỚI HỘI AN
KHU VỰC PHỐ CỔ (A)
Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu làm nhập ích nghi đối sàng
số Câu
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15
22 Điểm TB

248
1 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
2 4 4 4 4 2 2 2 2 2 2 4 4 3.00
3 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
4 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
5 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
6 4 4 3 3 4 4 4 3 4 2 4 4 3.58
7 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
8 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
9 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
10 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
11 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 2 2 3.67
12 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
13 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
14 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
15 4 4 3 3 3 4 4 3 4 4 4 4 3.67
16 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
17 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00
18 4 4 4 3 4 3 3 4 4 4 4 4 3.75
19 3 4 3 3 3 4 3 3 4 3 4 4 3.42
20 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
21 4 4 4 3 3 3 2 3 3 2 4 4 3.25
22 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
23 4 4 3 3 3 4 3 2 2 2 4 3 3.08
24 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 2 2 3.67
25 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
26 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00

249
27 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
28 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
29 4 4 4 4 4 3 2 2 2 2 4 4 3.25
30 4 4 3 4 4 4 4 3 3 3 3 3 3.50
31 3 3 4 4 3 3 4 4 4 4 3 3 3.50
32 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
33 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
34 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
35 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
36 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
37 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
38 2 2 2 3 2 3 3 2 1 1 2 1 2.00
39 4 3 3 3 3 4 4 4 4 4 3 3 3.50
40 3 4 4 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.33
41 4 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 4 3.58
42 3 3 4 4 4 4 2 2 2 2 2 2 2.83
43 4 4 4 4 3 4 3 3 4 3 4 4 3.67
44 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.58
45 4 3 3 3 3 1 2 1 1 2 2 2 2.25
46 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
47 1 2 2 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.08
48 4 3 3 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.42
49 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
50 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.08
51 4 4 4 4 4 4 3 2 2 2 4 3 3.33
52 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00

250
53 1 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1.83
54 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 2 2 3.67
55 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
56 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
57 4 4 4 4 2 4 4 4 4 4 2 2 3.50
58 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
59 4 4 4 4 4 4 3 2 2 2 4 4 3.42
60 3 3 2 2 3 4 2 2 2 2 3 3 2.58
61 4 4 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.75
62 4 3 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.83
63 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 3.33
64 3 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.25
65 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
66 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3.92
67 4 3 4 3 3 4 3 4 4 4 4 3 3.58
68 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
69 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 4 3 3.33
70 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
71 4 4 4 4 4 4 3 3 3 3 4 4 3.67
72 3 3 4 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3.33
73 3 3 2 2 2 2 4 4 4 4 4 4 3.17
74 3 4 4 4 3 4 3 4 4 4 4 3 3.67
75 3 3 2 3 3 3 2 2 2 2 4 4 2.75
76 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
77 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
78 3 4 4 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.50

251
79 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
80 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.08
81 4 4 4 4 4 4 3 2 2 2 4 3 3.33
82 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
83 3 3 4 4 4 4 2 2 2 2 3 3 3.00
84 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.25
85 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
86 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
87 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
88 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.83
89 3 3 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2.33
90 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
91 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.25
92 4 4 3 3 3 3 3 4 4 4 3 3 3.42
93 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 3.17
94 0 0 4 4 4 4 2 2 2 2 0 0 2.00
95 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
96 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
97 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
98 3 3 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.17
99 2 2 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.42
100 3 3 4 3 4 4 4 4 4 4 3 4 3.67
101 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
102 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
103 3 4 4 4 4 4 3 3 3 3 4 4 3.58
104 4 4 3 3 4 4 4 3 4 4 4 3 3.67

252
105 4 3 2 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.67
106 3 4 4 4 3 3 4 4 4 4 4 4 3.75
107 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
108 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
109 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
110 4 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 3.33
111 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
112 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
113 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
114 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3.92
115 4 4 4 4 4 4 0 0 0 0 4 4 2.67
116 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
117 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 4 3.92
118 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.25
119 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
120 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
Điểm trung bình 3.36041667

KHU VỰC THANH HÀ, CẨM HÀ (B)


Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu làm nhập ích nghi đối sàng
số Câu
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15
22 Điểm TB
1 4 4 4 3 4 3 3 4 4 4 4 4 3.75
2 3 4 3 3 3 4 3 3 4 3 4 4 3.42
3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
4 4 4 4 3 3 3 2 3 3 2 4 4 3.25
253
5 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
6 4 4 3 3 3 4 3 2 2 2 4 3 3.08
7 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 2 2 3.67
8 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
9 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
10 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
11 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
12 2 2 2 3 2 3 3 2 1 1 2 1 2.00
13 4 3 3 3 3 4 4 4 4 4 3 3 3.50
14 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
15 4 4 4 4 2 2 2 2 2 2 4 4 3.00
16 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
17 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
18 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
19 4 4 3 3 4 4 4 3 4 2 4 4 3.58
20 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
21 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
22 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
23 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
24 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 2 2 3.67
25 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
26 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
27 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
28 4 4 3 3 3 4 4 3 4 4 4 4 3.67
29 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
30 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00

254
31 4 4 4 3 4 3 3 4 4 4 4 4 3.75
32 3 4 3 3 3 4 3 3 4 3 4 4 3.42
33 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
34 4 4 4 3 3 3 2 3 3 2 4 4 3.25
35 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
36 4 4 3 3 3 4 3 2 2 2 4 3 3.08
37 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 2 2 3.67
38 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
39 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
40 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
41 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
42 4 4 4 4 4 3 2 2 2 2 4 4 3.25
43 4 4 3 4 4 4 4 3 3 3 3 3 3.50
44 3 3 4 4 3 3 4 4 4 4 3 3 3.50
45 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
46 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
47 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
48 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
49 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
50 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
51 2 2 2 3 2 3 3 2 1 1 2 1 2.00
52 4 3 3 3 3 4 4 4 4 4 3 3 3.50
53 3 4 4 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.33
54 4 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 4 3.58
55 3 3 4 4 4 4 2 2 2 2 2 2 2.83
56 4 4 4 4 3 4 3 3 4 3 4 4 3.67

255
57 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.58
58 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.17
59 1 1 1 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1.17
60 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
61 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
62 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
63 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25
64 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
65 4 4 3 3 3 2 2 2 1 2 2 2 2.50
66 1 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1.83
67 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 2 2 3.67
68 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
69 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
70 4 4 4 4 2 4 4 4 4 4 2 2 3.50
71 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
72 4 4 4 4 4 4 3 2 2 2 4 4 3.42
73 3 3 2 2 3 4 2 2 2 2 3 3 2.58
74 4 4 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.75
75 4 3 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.83
76 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 3.33
77 3 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.25
78 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
79 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3.92
80 4 3 4 3 3 4 3 4 4 4 4 3 3.58
81 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
82 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 4 3 3.33

256
83 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
84 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
85 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 4 4 2.42
86 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00
87 3 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2.92
88 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
89 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
90 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
91 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
92 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
93 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.08
94 4 4 4 4 4 4 3 2 2 2 4 3 3.33
95 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
96 3 3 4 4 4 4 2 2 2 2 3 3 3.00
97 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.25
98 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
99 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
100 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
101 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.83
102 3 3 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2.33
103 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
104 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.25
105 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
106 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
107 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1.33
108 4 3 3 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.75

257
109 1 1 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1.75
110 1 1 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.75
111 4 3 4 3 3 3 4 3 4 4 4 4 3.58
112 2 2 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2.25
113 3 3 3 3 3 4 3 3 1 2 4 2 2.83
114 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
115 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
116 3 4 4 4 4 4 3 3 3 3 4 4 3.58
117 4 4 3 3 4 4 4 3 4 4 4 3 3.67
118 4 3 2 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.67
119 3 4 4 4 3 3 4 4 4 4 4 4 3.75
120 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
Điểm trung bình 3.19236111

KHU VỰC CỬA ĐẠI (C)


Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu làm nhập ích nghi đối sàng
số Câu
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15
22 Điểm TB
1 3 4 4 3 3 4 4 3 4 4 4 3 3.58
2 4 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 4 3.58
3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
4 2 2 2 2 2 2 4 4 4 4 4 4 3.00
5 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
6 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
7 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
258
8 2 2 3 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.00
9 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.00
10 3 3 3 3 4 4 3 3 4 3 4 4 3.42
11 1 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1.83
12 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
13 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
14 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
15 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
16 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
17 3 3 3 3 3 4 3 3 1 2 4 2 2.83
18 3 3 3 3 3 4 3 2 1 2 4 3 2.83
19 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.17
20 3 3 3 4 3 4 1 2 2 2 3 3 2.75
21 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
22 2 2 3 3 3 2 1 3 1 2 2 2 2.17
23 3 4 3 3 3 4 4 3 4 3 4 4 3.50
24 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
25 2 2 2 3 2 3 3 2 1 1 2 1 2.00
26 3 4 3 3 3 4 3 3 4 3 4 4 3.42
27 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
28 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.08
29 3 3 3 3 4 4 3 3 4 3 4 4 3.42
30 1 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 1.83
31 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
32 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
33 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00

259
34 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
35 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
36 3 3 3 3 3 4 3 3 1 2 4 2 2.83
37 3 3 3 3 3 4 3 2 1 2 4 3 2.83
38 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2.17
39 1 1 1 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1.17
40 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
41 2 2 3 3 3 2 2 3 1 2 2 2 2.25
42 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
43 4 4 3 3 3 2 2 2 1 2 2 2 2.50
44 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
45 3 4 4 3 3 2 1 3 1 2 1 1 2.33
46 4 3 3 4 3 4 4 3 4 3 4 4 3.58
47 3 4 3 3 3 3 3 2 1 1 2 1 2.42
48 4 4 4 4 3 4 3 3 4 3 4 4 3.67
49 4 3 3 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.42
50 2 2 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
51 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
52 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
53 1 2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1.83
54 3 3 2 2 3 4 2 2 2 2 2 2 2.42
55 2 2 3 3 3 4 3 2 1 2 4 4 2.75
56 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
57 4 4 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 3.67
58 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
59 4 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.75

260
60 4 4 3 3 3 3 4 4 4 4 3 3 3.50
61 4 3 2 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.67
62 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
63 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
64 3 4 4 4 4 4 3 3 3 3 4 4 3.58
65 4 4 3 3 4 4 4 3 4 4 4 3 3.67
66 4 3 2 3 3 2 3 2 2 2 3 3 2.67
67 3 4 4 4 3 3 4 4 4 4 4 4 3.75
68 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
69 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
70 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
71 4 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 3.33
72 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
73 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
74 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
75 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3.92
76 3 3 2 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2.42
77 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
78 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3 3 3.75
79 3 4 4 3 3 4 3 4 3 3 4 4 3.50
80 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
81 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
82 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 4 4 2.42
83 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00
84 3 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2.92
85 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00

261
86 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
87 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
88 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
89 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
90 3 3 3 3 3 2 2 2 2 2 4 4 2.75
91 4 4 4 4 4 4 3 2 2 2 4 3 3.33
92 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
93 3 3 4 4 4 4 2 2 2 2 3 3 3.00
94 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.25
95 2 3 2 2 3 3 2 2 2 2 2 2 2.25
96 4 4 4 4 4 3 2 2 3 2 3 3 3.17
Điểm trung bình 2.96006944

KHU VỰC CẨM NAM (D)


Kỳ vọng về việc Kỳ vọng về thu Kỳ vọng về tiện Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn
Phiếu
làm nhập ích nghi đối sàng Điểm
số
Câu 13 Câu 14 Câu 12 Câu 23 Câu 17 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 16 Câu 18 Câu 15 Câu 22 TB
1 3 3 2 2 3 4 0 0 0 0 2 2 1.75
2 4 4 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.75
3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 3.17
4 3 3 2 3 2 4 2 2 1 2 3 2 2.42
5 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
6 2 2 3 3 3 3 1 1 1 1 2 2 2.00
7 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
8 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.83
9 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
10 2 2 3 3 3 4 3 2 4 4 2 2 2.83
11 3 3 3 3 3 4 3 3 3 3 4 3 3.17
262
12 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
13 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
14 2 2 3 3 3 2 3 3 3 3 4 4 2.92
15 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
16 4 4 3 4 3 3 3 3 3 4 4 4 3.50
17 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
18 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 4 4 2.42
19 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1.00
20 3 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2.92
21 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
22 4 3 3 3 3 4 3 3 3 2 3 4 3.17
23 4 3 3 3 3 4 2 3 3 2 3 3 3.00
24 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
25 2 2 3 3 3 4 3 2 2 2 4 4 2.83
26 3 3 3 3 3 4 3 3 2 2 4 2 2.92
27 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 2.67
28 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 2 2.83
29 4 3 3 3 3 4 2 3 2 3 3 3 3.00
30 3 4 4 3 3 2 4 3 4 4 4 4 3.50
31 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
32 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
33 3 3 3 4 3 4 2 2 2 2 3 3 2.83
34 3 4 3 3 3 4 2 3 3 2 3 4 3.08
35 2 2 3 3 3 2 4 3 4 4 4 4 3.17
36 3 4 4 4 3 3 4 4 4 4 4 4 3.75
37 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3.00
38 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
39 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
40 4 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 3.33

263
41 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
42 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
43 3 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 3 3.17
44 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3.92
45 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
46 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4 4 4 3.92
47 4 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 3.67
48 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.00
49 4 4 3 3 3 4 4 4 4 4 3 3 3.58
50 3 4 3 4 3 3 2 2 2 2 4 4 3.00
51 4 4 4 4 4 4 2 2 2 2 4 4 3.33
52 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
53 3 3 4 4 3 4 2 2 2 2 4 4 3.08
54 4 4 3 3 3 3 4 4 4 4 3 3 3.50
55 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3 3.83
56 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.33
57 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2.00
58 4 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3.08
59 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
60 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4.00
61 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 3.33
62 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3.92
Điểm trung bình 3.15053763

Chỉ tiêu Kỳ vọng về Kỳ vọng về Kỳ vọng về Mức độ hoài Mức độ phản Mức độ sẵn Điểm
việc làm thu nhập tiện ích nghi đối sàng TB
Khu vực Câu 13 Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 18 Câu Câu
264
14 12 23 17 19 20 21 16 15 22
Đại Yên (I.A) - 85 phiếu
3.07 3.07 2.99 2.99 2.98 3.22 2.78 2.81 2.53 2.66 3.01 2.95 2.92
Giếng Đáy, Hà Khánh
(I.B) - 85 phiếu 2.78 2.72 2.71 2.67 2.66 2.80 2.38 2.52 2.11 2.36 2.49 2.47 2.55
Bãi Cháy (I.C) - 85
phiếu 2.85 2.82 2.74 2.81 2.69 2.89 2.48 2.46 2.24 2.39 2.65 2.54 2.63
Hồng Gai (I.D) - 90
phiếu 2.50 2.58 2.53 2.60 2.54 2.59 2.27 2.27 1.94 2.19 2.44 2.37 2.40
Làng chài Cửa Vạn
(II.A)- 15 phiếu 3.33 3.27 3.33 3.27 3.27 3.47 3.13 3.07 3.00 3.07 3.60 3.47 3.27
Đảo Ngọc vừng (II.B) -
40 phiếu 3.33 3.30 3.38 3.25 3.55 3.08 3.15 3.15 3.23 3.35 3.30 3.33 3.28
Phố cổ (A) - 120 phiếu
3.46 3.51 3.47 3.47 3.41 3.62 3.18 3.21 3.21 3.12 3.36 3.33 3.36
Thanh Hà, Cẩm Hà (B) -
120 phiếu 3.34 3.33 3.28 3.25 3.20 3.41 3.05 3.06 3.05 2.94 3.23 3.18 3.19
Cửa Đại (C) - 96 phiếu
3.11 3.10 3.04 3.04 3.03 3.28 2.76 2.79 2.58 2.61 3.11 3.04 2.96
Cẩm Nam (D) - 62 phiếu
3.24 3.23 3.21 3.26 3.16 3.42 2.97 2.98 2.97 3.00 3.21 3.16 3.15

265
PHỤ LỤC 23

KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ ĐỘ HẤP DẪN


CỦA CÁC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Ý kiến chuyên gia Điểm
Ban Sở Doan trung
T Nhà Hiệp
Điểm tài nguyên quản VH h bình
T khoa hội du
lý TT nghiệ
học lịch
VHL DL p
1 Hang Đầu Gỗ 4 4 4 4 4 4.0
2 Hang Trinh Nữ 4 4 4 4 4 4.0
3 Hang Bồ Nâu 4 4 4 4 4 4.0
4 Hang Luồn 4 4 4 3 4 3.8
5 Động Thiên Cung 4 4 4 3 4 3.8
6 Hồ Ba Hầm 4 4 4 4 4 4.0
7 Hang Sửng Sốt 4 4 4 4 4 4.0
8 Đảo Lờm Bò 3 4 4 2 3 3.2
9 Đảo Titốp 4 4 4 4 4 4.0
10 Hòn Sim Đôi 3 3 3 2 3 2.8
11 Hòn Lưỡi Liềm 3 3 3 3 3 3.0
12 Đảo Hang Trai 4 4 4 3 3 3.6
13 Đảo Đầu Bê 4 4 4 4 4 4.0
14 Hòn Vông Viêng 3 4 3 2 2 2.8
15 Cảnh quan đảo Cống Đỏ 4 4 4 3 3 3.6
16 Hồ Cống Đỏ 4 4 4 4 4 4.0
17 Rạn san hô đảo Cống Đỏ 3 3 3 2 2 2.6
18 Bãi tắm Bãi Cháy 2 3 4 2 2 2.6
19 Đảo Tuần Châu 2 3 3 3 3 2.8
20 Hồ Yên Lập 3 2 3 3 3 2.8
21 Chùa Lôi Âm 4 3 4 3 3 3.4
22 Núi Bài Thơ 4 4 3 4 4 3.8
23 Chùa Long Tiên 4 4 4 4 4 4.0
24 Đền thờ Trần Quốc Nghiễn 4 4 4 4 4 4.0
25 Vịnh Cửa Lục 2 2 3 2 2 2.2
26 Cầu Bãi Cháy 2 2 3 2 2 2.2
27 Nhà Thờ Hòn Gai 3 3 3 3 3 3.0
28 Hồ Cô Tiên 2 3 2 2 2 2.2
29 Đền Cái Lân 2 2 2 2 2 2.0
30 Công Viên Hoàng Gia- Bãi 2 3 3 2 2 2.4

265
Cháy
31 Hồ Yêt Kiêu 2 2 2 2 2 2.0
32 Bến phà Hòn Gai cũ 3 3 3 2 2 2.6
33 Chợ đêm Hạ Long 2 3 3 2 2 2.4
34 Chợ Hạ Long 2 2 2 2 2 2.0
35 Công viên Hạ Long 3 3 3 3 3 3.0
Bảo tàng - thư viện Quảng
36 Ninh
3 3 3 3 3 3.0
37 Phố cổ Hòn Gai 3 3 3 2 2 2.6
38 Khu mỏ than Hà Lầm 3 3 3 2 2 2.6
39 Hòn Chân Voi 3 3 3 2 3 2.8
40 Hang Bồ Nâu 4 4 4 4 4 4.0
41 Áng Dù 4 4 4 4 4 4.0
42 Vụng Vua 3 4 4 3 3 3.4
43 Đền Bà Men 3 4 4 3 3 3.4
Hòn Bọ Hung- Hòn Soi
44 Ván
4 4 4 4 4 4.0
45 Cảnh quan Đảo Cống Tây 4 4 4 3 3 3.6
Cảnh quan Đảo Ngọc
46 Vừng
4 4 4 3 3 3.6
47 Bãi biển Trường Trinh 4 4 4 4 4 4.0
48 Khu tưởng niệm Bác Hồ 2 3 3 2 2 2.4
49 Cột cờ (Ngọc Vừng) 2 2 2 2 2 2.0
Rừng phi lao (Ngọc
50 Vừng)
3 3 3 3 3 3.0
51 Hồ sinh thái (Ngọc Vừng) 4 4 4 3 4 3.8
52 Đông Tam Cung 4 4 4 3 4 3.8

2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ ĐỘ HẤP DẪN


CỦA CÁC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI HỘI AN
Điểm
Ý kiến chuyên gia
trung
T TT bình
Điểm tài nguyên Nhà TT Phòng Hiệp Doanh
T xúc
khoa VH TM - hội nghiệp
tiến
học - TT DL DL du lịch
DL
1 Không gian phố cổ 4 4 4 4 4 4 4.0
2 Hội quán Triều Châu 4 4 4 4 4 3 3.8
3 Hội quán Hải Nam 4 4 4 4 4 3 3.8

266
4 Hội quán Quảng Đông 4 4 4 4 4 3 3.8
5 Chùa Cầu 4 4 4 4 4 4 4.0
6 Hội quán Phúc Kiến 4 4 4 4 4 3 3.8
7 Miếu bà 3 3 3 3 3 3 3.0
8 Nhà cổ Quân Thắng 4 4 4 4 3 3 3.7
9 Nhà cổ Tấn Ký 4 4 4 4 4 4 4.0
10 Chùa Ông 4 4 4 4 4 4 4.0
11 Nhà thờ tộc Trần 3 3 3 3 3 3 3.0
Hội quán Dương
12 Thương
4
4 4 4 4 3
3.8
Bảo tàng văn hóa dân
13 gian
3
3 3 3 3 3
3.0
Bảo tàng gốm sứ mậu
14 dịch
3
3 3 3 3 3
3.0
Bảo tàng văn hóa Sa
15 Huỳnh
3
3 3 3 2 2
2.7
Bảo tàng lịch sử - văn
16 hóa
3
3 3 3 2 2
2.7
17 Nhà cổ Phùng Hưng 4 4 4 4 4 4 4.0
Nhà cổ Diệp Đồng
18 Nguyên
4
4 4 4 3 3
3.7
19 Mộ ông Banjiro 3 3 3 3 2 2 2.7
20 Mộ ông Tani Yajirobei 3 3 3 3 2 2 2.7
21 Mộ ông Gu Sokukun 3 3 3 3 2 2 2.7
Mộ chí sí Nguyễn Duy
22 Hiệu
3
4 4 4 2 2
3.2
Mộ thứ phi Quang
Trung và tướng sĩ Tây 3 2.7
23 Sơn 3 3 3 2 2
24 Mộ tổ tộc Lê 2 3 3 3 2 2 2.5
25 Chùa Viên Giác 3 3 3 3 3 3 3.0
26 Chùa Phước Lâm 3 3 3 3 3 3 3.0
27 Chùa Vạn Đức 4 4 3 4 3 3 3.5
28 Chùa Kim Bửu 4 4 4 3 3 3 3.5
29 Chùa Long Tuyền 3 3 3 3 3 3 3.0
30 Chùa Chúc Thánh 4 4 4 4 4 4 4.0
Chùa Minh Giác (Cẩm
31 Hà)
3
3 3 3 2 2
2.7

267
32 Nam Quang Tự 3 3 4 4 3 3 3.3
33 Tịnh xá Ngọc Châu 3 3 3 3 3 2 2.8
34 Chùa Long An 2 3 3 2 2 2 2.3
35 Chùa An Lạc 3 3 3 3 3 3 3.0
36 Làng mộc Kim Bồng 3 4 4 4 4 4 3.8
37 Làng rau Trà Quế 3 4 4 4 4 4 3.8
38 Làng gốm Nam Diêu 3 4 4 4 4 4 3.8
39 Làng Yến Thanh Châu 3 3 3 3 2 2 2.7
40 Đình Thanh Hà 4 4 4 4 3 3 3.7
41 Đình Xuân Mỹ 4 4 4 4 3 3 3.7
42 Đình Đế Võng 4 4 4 3 3 3 3.5
Đình tiền hiền Kim
43 Bồng
4
4 4 4 3 3
3.7
44 Đình Sơn Phô 4 4 4 4 3 3 3.7
45 Lăng Trà Quân 2 2 2 2 2 2 2.0
46 Lăng Ông (Hà Trung) 3 3 3 3 3 3 3.0
47 Lăng Ông An Bàng 3 3 3 3 2 2 2.7
48 Lăng Tiêu Diện 3 3 3 3 3 2 2.8
49 Nam Diêu tổ miếu 3 3 3 3 3 2 2.8
50 Miếu ông Tiến 3 3 3 3 2 2 2.7
51 Miếu Khổng tử 3 3 4 3 3 3 3.2
52 Di chỉ Trảng Sỏi 3 3 3 2 2 2 2.5
53 Di chỉ An Bang 3 3 3 2 2 2 2.5
54 Di chỉ Ruộng Đồng Cao 2 2 2 2 2 2 2.0
55 Di chỉ Hậu Xá I 3 3 3 2 2 2 2.5
56 Di chỉ Hậu Xá II 3 3 3 2 2 2 2.5
57 Di chỉ Đồng Nà 2 2 2 2 2 2 2.0
58 Bãi tắm Phước Trạch 4 4 4 4 4 4 4.0
59 Bãi tắm An Bàng 4 4 4 4 4 4 4.0
60 Rừng rừa bảy mẫu 3 4 4 4 3 3 3.5
Khu du lịch sinh thái
61 Thuận Tình
3
3 3 3 3 2
2.8
Nhà thờ tộc Nguyễn
62 Tường
4
4 4 3 3 3
3.5

268
63 Nhà thờ Hội An 4 3 3 3 3 2 3.0

269

You might also like