You are on page 1of 76

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


---------------------------

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI


CUNG ỨNG SẢN PHẨM LÚA GẠO Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Hằng


Lớp: 060100055901
Ngành: Quản trị kinh doanh
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Đàm Đông Như
2. Hoàng Thu Thủy
3. Bùi Đức Lương
4. Phạm Văn Lâm
5. Nguyễn Công Trữ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
5. Kết cấu của đề tài..................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ
CẠNH TRANH.........................................................................................................4
1.1. Tổng quan về CCU sản phẩm...........................................................................4
1.1.1. Bản chất CCU sản phẩm...............................................................................4
1.1.2. Tầm quan trọng của CCU sản phẩm.............................................................6
1.2. Nội dung của CCU sản phẩm............................................................................6
1.2.1. Cấu trúc và các thành viên của chuỗi cung ứng............................................6
1.2.2. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và CCU........................................................9
1.2.3. Phân biệt chuỗi cung ứng và logictics.........................................................11
1.2.4. Xu hướng phát triển của quản trị CCU.......................................................13
1.2.5. Mô hình chuỗi cung ứng.............................................................................14
1.3. Các nhân tố tác động đến CCU sản phẩm.....................................................14
1.3.1. Các nhân tố cơ bản......................................................................................14
1.3.2. Các nhân tố tác động đến hiệu suất và hiệu quả CCU sản phẩm................16
1.4. Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics...................................18
1.4.1. Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics....................18
1.4.2. Vai trò của hoạt động logistics....................................................................19
1.5. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh.................................................................19
1.5.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí.......................................................................19
1.5.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị........................................................................20
1.6. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt
động logistics............................................................................................................21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY...........................................................................................23
2.1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu................................................23
2.1.1. Đặc điểm.....................................................................................................23
2.1.2. Điều kiện vận chuyển và tài trợ...................................................................25
2.2. Thực trạng của CCU sản phẩm gạo ở nước ta hiện nay...............................26
2.2.1. Tình hình sản xuất chế biến và dự trữ lúa gạo của Việt Nam.....................26
2.2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua.................................29
2.2.3. Hình thức CCU xuất khẩu gạo của Việt Nam.............................................34
2.3. Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam...............................................................................37
2.3.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo............37
2.3.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo..............44
2.4. Kết luận đánh giá qua nghiên cứu thực trạng...............................................48
CHƯƠNG 3. HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA............52
3.1. Mục tiêu đinh hướng phát triển của ngành nông nghiệp.............................52
3.1.1. Mục tiêu chung............................................................................................52
3.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................53
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả CCU xuất khẩu gạo ở nước ta.......................54
3.2.1. Cải tiến đồng bộ hóa dịch vụ logistics........................................................54
3.2.2. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để phối hợp hoạt động trong CCU
...............................................................................................................................56
3.2.3. Giảm vai trò của hàng sáo...........................................................................56
3.2.4. Đơn giản hóa thủ tục hành chính.................................................................57
3.2.5. Nâng cao giá trị thương hiệu gạo Việt Nam................................................58
3.3. Tạo lập môi trường và điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao............59
3.3.1. Trong ngành xuất khẩu gạo.........................................................................59
3.3.2. Dịch vụ hậu cần (Logistics)........................................................................62
3.3.2. Hỗ trợ của chính phủ...................................................................................63
3.4. Khuyến nghị cho CCU xuất khẩu gạo ở nước ta...........................................64
3.4.1. Đảm bảo nâng cao chất lượng đồng thời giữ vững ưu thế trên thị trường. .64
3.4.2. Xuất khẩu gạo khởi sắc: nhưng vẫn cần chuẩn bị cho những bước tiến dài
...............................................................................................................................65
3.4.3. Thúc tiến xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.............66
KẾT LUẬN..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................68
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu độc lập của nhóm tôi. Những kiến
thức trong đây chúng tôi đã được học tại Trường Học viện Hàng không Việt Nam, các
thông tin sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả đánh giá trong bài
báo cáo hoàn toàn do nhóm tôi tự phân tích, tìm hiểu một cách trung thực, khách quan
và phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng như trên thế giới. Chúng tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Sinh viên thực hiện

NHÓM 1

i
LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành dến quý Cô TS. Nguyễn Thu Hằng đã tận
tình truyền đạt và hướng dẫn cho chúng tôi những kiến thức bổ ích trong môn học
Quản trị logistics và chuỗi cung ứng trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGĐ Học viện Hàng không Việt Nam cũng như các
bạn học viên thuộc Học viện Hàng không Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi thu thập dữ liệu cũng như đã cung cấp những tư liệu cần thiết và có đóng
góp ý kiến quý báu cho bài tiểu luận.
Sau cùng tôi xin kính chúc quý Thầy/Cô trường Học viện Hàng không Việt Nam
nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và luôn thành công trong mọi công tác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Sinh viên thực hiện

NHÓM 1

ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

SCM Supply Chain Management Quản lí chuỗi cung ứng


RFID Radio Frequency Identification Nhận dạng tần số sóng vô tuyến
GĐLH N/A Gặt đập liên hợp
CCU Supply Chain Chuỗi cung ứng
ĐBSCL N/A Đồng bằng sông Cửu Long
NNPTNT N/A Nông nghiệp phát triển nông thôn

iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: 5 hoạt động chính của chuỗi cung ứng...............................................................9


Hình 2: Đường cong kinh nghiệm chi phí.....................................................................20
Hình 3: Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2018 – 2022.........................................30
Hình 4: Tình hình xuất khẩu gạo theo các tháng năm 2022..........................................31
Hình 5: Xuất khẩu gạo theo mùa của Ấn độ (Hình trái) và Giá Ure Phú mỹ trong nước
(Hình phải)....................................................................................................................32
Hình 6: Xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2022............................................................33

iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình phát triển sản xuất lúa 1990 – 2022................................................23

v
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) vào năm 2007, điều này đã mang đến những cơ hội mới cho tổng thể nền kinh
tế và doanh nghiệp Việt Nam. Đối với sự cạnh tranh trên thị trường rộng lớn vô cùng
khốc liệt, để tránh thất bại và có cơ hội thâm nhập thị trường thế giới, các doanh
nghiệp Việt Nam buộc phải không ngừng cải tiến, nâng cao hoạt động sản xuất kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặc dù, hàng hoá không ngừng được sản xuất ra
nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ sản xuất những thứ mình có, việc sản xuất đúng
nơi, đúng lúc, đúng nhu cầu không được quan tâm. Hệ quả là chi phí sản xuất cao,
cung vượt cầu, giá trị sản phẩm thấp, nhu cầu của khách hàng không được đáp ứng đầy
đủ… và sau cùng là hiệu quả kinh doanh thấp.
Sự ra đời của logistics và sự hình thành CCU sản phẩm đã giúp các công ty tối ưu
hóa việc sử dụng nguồn lực. Nhờ thông qua hoạt động logistics mà giá trị sản phẩm
được gia tăng, đồng thời do sự tích hợp chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ
sản phẩm đầu ra nên chi phí sản xuất, vận hành giảm, tạo lợi thế cạnh tranh. Một CCU
hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng để doanh nghiệp tiết kiệm những chi phí không cần thiết,
tăng giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đối với ngành nông nghiệp nước nhà, trong số các sản phẩm nông nghiệp ta có gạo
là ngành sản xuất truyền thống từ bao đời và việc xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước và
kim ngạch đãn đầu trong việc xuất khẩu nông sản. Sản phẩm gạo là mặt hàng do hàng
trăm triệu nông dân sản xuất và có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia. Việt Nam từ nước nhập khẩu gạo trở thành nước sản xuất đủ ngũ
cốc dư thừa để xuất khẩu. Từ đầu những năm 1990 đến nay, Việt Nam đã trở thành
một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vị thế cạnh tranh của
gạo Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn thường kém xa Thái Lan một khoảng cách
đáng kể. Mặt khác, gạo cũng là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt
Nam nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về hiệu quả đóng góp của ngành cho nền kinh tế.
Với sự tiến bộ của thời đại công nghệ, nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường

1
toàn cầu và trong nước ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng và sự tiện lợi của
người tiêu dùng, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Việt Nam là nước có truyền thống
nông nghiệp - đây là một lợi thế nhưng cũng là bất lợi nếu chúng ta cho rằng mình
hiểu quá rõ về nông nghiệp và thấy không cần thiết phải thay đổi. Truyền thống hàng
nghìn năm phát triển nông nghiệp đã tạo ra rất nhiều tư duy lỗi thời cho sản xuất cung
- ứng tiêu dùng sản phẩm. Điều này đã gây bất lợi cho cả người nông dân và người
tiêu dùng. Việc tiếp cận với thời đại và áp dụng các mô hình trong công nghiệp hiện
đại vào nông nghiệp như hệ thống sản xuất theo thời gian thực và hệ thống quản lý
chất lượng tổng thể là cần thiết. Khi sự đứt gãy của CCU nông sản Việt Nam, thiệt hại
cho các công ty chế biến nông sản và nông dân, cũng như sự thống trị thị trường của
các đại gia bán lẻ và siêu thị nước ngoài tại Việt Nam, nông dân bán nông sản của
mình cho thương lái nước ngoài thay vì các nhà chế biến Việt Nam... không còn là một
viễn cảnh mà nó đang hiện diện trước mắt chúng ta. Nhận định rằng đây không phải
lỗi của nhà sản xuất riêng lẻ, người nông dân mà chủ yếu là lỗi mang tính hệ thống,
của quản lý, của những nhà hoạch định.
Liệu rằng, nguyên nhân có xuất phát từ những bất cập trong cơ chế quản lý dẫn đến
ngành lúa gạo Việt Nam chưa thực sự phát triển tốt việc hướng vào xuất khẩu? Vì tính
cấp thiết, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích và nâng cao hiệu
quả CCU sản phẩm lúa gạo ở Việt Nam” để tìm ra những điểm cần hoàn thiện, bổ
sung để nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường, góp phần phát triển
nền kinh tế nước nhà.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nâng cao nhận thức chung, nắm bắt rõ thực trạng CCU sản phẩm lúa gạo ở Việt
Nam. Từ đó nhóm nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị và phương pháp nâng cao
hiệu quả CCU sản phẩm lúa gạo ở Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng CCU sản phẩm lúa gạo ở Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn ở thực trạng CCU sản phẩm lúa gạo ở Việt Nam. Đề
tài không nghiên cứu CCU các ngành kinh tế khác trong nước và trên thế giới.

2
4. Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với việc thu thập và xử lý những tài liệu này
giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo, phụ lục đề án được
trình bày thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết về CCU sản phẩm.
Chương II: Thực trạng về CCU lúa gạo ở nước ta hiện nay.
Chương III: Hàm ý quản trị và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả CCU gạo xuất
khẩu ở nước ta hiện nay.

3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ
CẠNH TRANH

1.1. Tổng quan về CCU sản phẩm

1.1.1. Bản chất CCU sản phẩm

 Khái niệm CCU sản phẩm


"CCU là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản
phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. CCU là một mạng lưới các
lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi
các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm
này tới tay người tiêu dùng" (Introduction to supply Chain Management-
Ganeshan&Harrison).
"Chuỗi cung cấp là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các
mối liên kết phía trên và phía dưới trong các quá trình và hoạt động khác nhau sản sinh
ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng" (bài
giảng của GS. Souviron về quản trị chuỗi cung cấp).
"CCU bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp,
trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. CCU không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà
cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Những
chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing,
sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng".
Về mặt lý thuyết, CCU hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố hữu,
thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố
gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này. Điểm khác biệt chính
là các doanh nghiệp trong CCU hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc
rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này không đem lại lợi ích cho họ; đó chính là
tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ CCU vận hành một cách hiệu quả hơn khối liên
kết dọc.
 Công tác quản trị trong CCU sản phẩm
Theo Hội đồng CCU thì quản trị CCU là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn
nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận

4
đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng
cuối cùng.
Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị CCU là việc thiết kế và quản lý các
tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sực ủa khách
hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then
chốt cho việc tích hợp CCU thành công.
Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu thì
quản trị CCU như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới
nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó
đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua
hệ thống phân phối.
Quản lý CCU là tập hợp các phương pháp nhằm tích hợp và sử dụng hiệu quả các
nhà cung cấp, nhà sản xuất, hệ thống kho bãi và cửa hàng để phân phối thành phẩm
đến đúng nơi, đúng lúc, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nhằm mục đích giảm thiểu -
chi phí cao trong khi vẫn đáp ứng yêu cầu về mức độ dịch vụ. Sự liên kết, như được
thể hiện trong các định nghĩa này, đề cập đến sự phối hợp và tích hợp nhiều hoạt động
liên quan đến sản phẩm giữa các thành viên trong CCU để cải thiện năng suất hoạt
động, chất lượng và dịch vụ khách hàng, từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững
cho tất cả các tổ chức tham gia vào sự hợp tác đó. Vì vậy, để quản lý thành công CCU,
các công ty phải làm việc cùng nhau bằng cách chia sẻ thông tin về thay đổi công suất;
chiến lược tiếp thị mới; phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; phát triển công nghệ mới;
kế hoạch mua sắm; ngày giao hàng và bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến phân phối,
sản xuất và kế hoạch mua sắm. Ví dụ: khi giá của nguồn cung cấp ngắn hạn của một
nguyên liệu thô hoặc sản phẩm nhất định tăng lên, doanh nghiệp có thể thấy thuận lợi
khi chọn đúng nhà cung cấp trong số các nhà cung cấp của mình để đảm bảo nguồn
cung được tiếp tục, nhưng có rất ít thông tin chi tiết. Việc xem xét này có thể đôi bên
cùng có lợi - mang lại thị trường mới cho nhà cung cấp, từ đó mang lại cơ hội kinh
doanh sản phẩm mới trong tương lai; nguồn cung liên tục lâu dài và giá cả ổn định cho
người mua. Sau đó, khi các đối thủ cạnh tranh mới bắt đầu sản xuất các sản phẩm khan
hiếm hoặc nhu cầu giảm, công ty mua có thể không đặt ưu tiên cao cho nhà cung cấp;
thay vào đó, công ty có thể thấy sẽ có lợi hơn khi đàm phán với một người mua tiềm
năng khác và sau đó chấm dứt hợp đồng với người mua ban đầu. người mua. Qua ví
5
dụ này, chúng ta có thể thấy CCU rất năng động và linh hoạt nên rất nhiều vấn đề có
thể phát sinh khi quản lý CCU một cách hiệu quả.

1.1.2. Tầm quan trọng của CCU sản phẩm

Có thể tạm phân chia quá trình phát triển của quản lý chất lượng thành 4 giai đoạn
Trong các doanh nghiệp, CUU đóng vai trò quan trọng. Quản lý CCU (SCM) liên
quan đến hầu hết mọi hoạt động của một công ty sản xuất, từ lập kế hoạch và quản lý
quá trình mua sắm hàng hóa, thu mua, sản xuất thành phẩm... cho đến việc phối hợp
với các đối tác, nhà cung cấp, người trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và sự cộng tác
của khách hàng.
SCM đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi vào đúng thời
điểm. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với
tổng chi phí thấp nhất.
- Từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến
lược phát triển thương mại điện tử.
- Điều phối năng lực sản xuất hạn chế và thực hiện kế hoạch sản xuất sao cho kế
hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
- Cung cấp liên kết dữ liệu hóa trực tuyến đến sản phẩm, chu kỳ cung cấp sản phẩm
tối ưu hóa phù hợp với bất kỳ chuỗi nào bằng cách sử dụng kế hoạch và kế hoạch cài
đặt hệ thống.
- Phân tích dữ liệu được thu thập và lưu trữ hồ sơ với mức tối thiểu. Hoạt động này
phục vụ các mục tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất (dữ liệu thông tin sản phẩm, dữ
liệu nhu cầu thị trường...) hấp dẫn nhu cầu khách hàng.

1.2. Nội dung của CCU sản phẩm

1.2.1. Cấu trúc và các thành viên của chuỗi cung ứng

 Cấu trúc CCU:


CCU bao gồm ít nhất ba yếu tố: nhà cung cấp, đơn vị sản xuất và khách hàng.
 Nhà cung cấp là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần
thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nói chung, nhà cung cấp được hiểu
là đơn vị cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp như nguyên liệu thô, quy cách sản
phẩm, bán thành phẩm, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất,
vận hành được gọi là nhà cung cấp.
6
 Đơn vị sản xuất là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất
được sử dụng tối đa ở đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm
tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng.
 Khách hàng là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
Như vậy, CCU là một tổng thể giữa nhiều nhà cung ứng và khách hàng được kết
nối với nhau; trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức
tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới được tay người tiêu dùng. Nói một cách khác có
thể xem CCU là một mạng lưới bao gồm những đơn vị, công đoạn có liên quan với
nhau trong việc khai thác tài nguyên nhằm sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho người
tiêu dùng kể cả công đoạn trung gian như vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ và bản
thân khách hàng. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng là một CCU thu nhỏ bao gồm các
bộ phận sản xuất, các bộ phận có chức năng liên quan đến thoả mãn nhu cầu khách
hàng như tài chính, công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới, tiếp thị, bán hàng,
phân phối, dịch vụ khách hàng.
Ba dòng luân chuyển được xem xét trong bất kì CCU nào:
 Dòng vật liệu là dòng dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà bán lẻ trong đó
nguyên vật liệu được chuyển đổi thành sản phẩm và sau đó chuyển đến khách
hàng.
 Dòng thông tin bao gồm dữ liệu được lưu trữ và truy xuất mỗi khi trạng thái hệ
thống thay đổi.
 Dòng tiền bao gồm chi phí sản xuất, chi phí tồn kho, ....
 Các hoạt động của CCU:
Hoạt động của CCU là một vòng quay gồm 5 giai đoạn:
 Lập kế hoạch:
Trong các hoạt động của CCU, kế hoạch thiết lập là bước quan trọng nhất để quản
lý các hoạt động khác. Mục tiêu được thực hiện ở hai cấp độ: thứ nhất là quy trình
tổng thể và giới hạn của toàn bộ công việc chuỗi, thứ hai là quy trình từng khâu của
công nghiệp chuỗi cũng phải được thực hiện. Sau khi lập kế hoạch, thông tin sẽ được
chuyển đến các khâu khác nhau trong chuỗi để mọi hoạt động trong chuỗi được tổ
chức và có hệ thống tốt nhất. Khi xây dựng kế hoạch phù hợp, nhà phát triển phải hiểu
rõ các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như lao động, năng lực sản
7
xuất, kho bãi, vận chuyển,… Kế hoạch phải rõ ràng, cụ thể và có mục tiêu, tập trung
nguồn lực vào các lĩnh vực ưu tiên. nó phải gắn kết với doanh nghiệp, phù hợp với
chiến lược kinh doanh và có thể hỗ trợ chiến lược chung của doanh nghiệp.
 Tìm nguồn hàng và mua hàng:
Thực hiện quá trình mua hàng gồm đặt hàng, nhận hàng, kiểm tra, thanh toán trên
cơ sở kế hoạch về nguồn hàng đã được lập, ngoài ra nó còn liên quan đến việc tìm, lựa
chọn và quản lý quan hệ với các nhà cung cấp. Mục đích của hoạt động này là tìm
được nguồn hàng có chất lượng ổn định, phù hợp với những yêu cầu trong sản xuất
của doanh nghiệp, tiết giảm chi phí thông qua lợi thế về quy mô, tăng khả năng linh
hoạt trong sản xuất nhờ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp- hỗ trợ về điều kiện giao
hàng, thanh toán…
 Sản xuất:
Là công đoạn biến nguyên vật liệu thành thành phẩm theo quy cách, chất lượng đã
đề ra. Ngày nay, để tăng khả năng linh hoạt của doanh nghiệp, giảm chi phí, ngày càng
nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài gia công một phần hoặc sản xuất
hoàn thiện toàn bộ sản phẩm. Trong hoạt động này mục tiêu không chỉ là chi phí thấp
mà còn là yêu cầu về tốc độ và mức độ linh hoạt. Bên cạnh đó, một yêu cầu cũng
không kém phần quan trọng là kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ngành
nghề đăng kí hoặc do doanh nghiệp tự đề ra.
 Giao hàng:
Quá trình giao hàng bắt đầu bằng cách nhận đơn đặt hàng và bao gồm các hoạt
động cần thiết để nhận đơn đặt hàng, đưa ra giới hạn như đưa ra mức giá để thu tiền
thanh toán từ khách hàng. Một điều cần lưu ý ở giai đoạn này: Mức độ dịch vụ phải
tương xứng với chi phí. Vì vậy, những khách hàng này có thể mang lại nhiều lợi nhuận
cho doanh nghiệp hơn những khách hàng khác. Vì vậy, trước tiên chúng tôi phải phân
khúc thị trường và sau đó cung cấp các mức độ dịch vụ khác nhau cho các khách hàng
khác nhau. Giảm thời gian và chi phí thông qua hệ thống trao đổi thông tin và thiết lập
hệ thống truy cập nguồn gốc về trạng thái hàng hóa ở các đoạn công việc khác nhau
trong chuỗi.
 Hàng trả về:
Áp dụng đối với nguyên liệu nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn hoặc hàng hóa chất
lượng kém bán ra thị trường. Để quản lý hoạt động này, nguyên liệu thô được xác định
8
trước sẽ được trả lại trong bất kỳ điều kiện nào. Ngoài ra, thông tin trả lại phải được
phổ biến cho tất cả các mắt xích trong chuỗi để có giải pháp phòng và xử lý phù hợp
theo thời gian.

1.2.2. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và CCU

Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức.
Khi con người nhấn mạnh đến họat động sản xuất, họ xem chúng như là các quy trình
sản xuất; khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối;
khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị, khi họ nhìn nhận về
cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu. Ở đây chúng
ta tập trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu và thuật ngữ chung nhất là chuỗi cung
cấp.

Hình 1: 5 hoạt động chính của chuỗi cung ứng.


Hoạt động chính của chuỗi cung ứng:
 Hậu cần đến (inbound logistics): những hoạt động này liên quan đến việc nhận,
lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên
vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho
nhà cung cấp.
 Sản xuất: các họat động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm
hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị,
kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất.
 Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): đây là những hoạt động kết hợp với việc
thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua,
9
chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật
liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình - kế hoạch.
 Marketing và bán hàng những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo,
khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên
trong kênh và định giá.
 Dịch vụ khách hàng các hoạt động liên quan đến việc cung câp dịch vụ nhằm
gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và
bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.
Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại:
 Thu mua: thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được
sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà
cung cấp và các thiết bị khác như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn
phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có
thể liên hệ với các họat động chính cũng như các hoạt động bổ trợ. Đây chính là
lý do khiến Porter phân loại thu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải
là họat động chính.
 Phát triển công nghệ: “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì
theo quan điểm của Porter thì mọi họat động đều gắn liền với công nghệ, có thể
là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình
hoặc thiết kế sản phẩm. Đa phần các họat động giá trị sử dụng một công nghệ
kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh
vực khoa học khác nhau.
 Quản trị nguồn nhân lực: đây chính là những hoạt động liên quan đến việc
chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân
viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bổ trợ.
 Cơ sở hạ tầng công ty: công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách
hàng của những hoạt động này. Chúng không hổ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các
hoạt động chính-mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các ví dụ của
những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán,
tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất.
Trong các doanh nghiệp lớn, thường bao gồm nhiều đơn vị hoạt động, chúng ta
10
có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phân chia giữa trụ sở chính và
các công ty hoạt động. Cơ sở hạ tầng chính là đề tài được bàn cải nhiều nhất về
lý do tại sao nó thay đổi quá thường xuyên đến vậy.
CCU tổng quát:
Nhà cung cấp (nhà buôn) → Nguồn → Lưu trữ, vận chuyển đến → Sản xuất → lưu
trữ, vận chuyển ra ngoài→ Phân phối tiêu dùng → Khách hàng.
Cách thức nhằm xem xét sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và CCU là khái niệm hóa
CCU như là tập hợp con của chuỗi giá trị. Tất cả nhân viên bên trong một tổ chức là
một phần của chuỗi giá trị. Điều này lại không đúng đối với CCU. Các hoạt động
chính đại diện cho bộ phận hoạt động của chuỗi giá trị, và đây chính là những điều ám
chỉ đến CCU. Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị là rộng hơn CCU vì nó bao gồm tất cả
các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Hơn nữa,
khái niệm chuỗi giá trị ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động nội bộ, trong khi
CCU, theo định nghĩa, tập trung vào cả nội bộ và bên ngoài. Để phản ánh ý kiến hiện
tại, chúng ta phải mở rộng mô hình chuỗi giá trị ban đầu, tập trung chủ yếu vào các
thành phần nội bộ, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng nằm ở vị trí ngược dòng
và xuôi dòng của chuỗi so với tổ chức trọng tâm. Các cấp độ của nhà cung cấp và
khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá trị mở rộng hoặc khái niệm doanh nghiệp
mở rộng, với tuyên bố rằng sự thành công chính là chức năng quản lý một cách hiệu
quả nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng và nhà cung cấp ở cấp
độ đầu tiên (nghĩa rằng doanh nghiệp chỉ xem xét nhà cung cấp và khách hàng của
mình mà thôi). Thực ra, các doanh nghiệp tiến bộ thấu hiểu rằng quản lý chi phí, chất
lượng và phân phối yêu cầu phải quan tâm đến nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với
doanh nghiệp (nhà cung cấp cấp hai, ba...).
Như vậy chúng ta có thể thấy được phần nào mối liên hệ giữa CCU và chuỗi giá
trị của Porter.

1.2.3. Phân biệt chuỗi cung ứng và logictics

Xét trên góc độ học thuật thì hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ
logistics. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị CCU (Council of Supply
Chain Management Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá
đầy đủ như sau: “Quản trị logistics là một phần của quản trị CCU bao gồm việc hoạch
11
định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng
như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của
khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa
xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế
mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch
vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc
tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị
logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics
cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh
doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
Phân biệt với “CCU”:
Khái niệm "CCU" của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị CCU: “Quản trị
CCU bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn
cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan
trọng, quản trị CCU bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một
kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ
bản, quản trị CCU sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty
với nhau. Quản trị CCU là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các
chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của
các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị
CCU bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt
động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận
marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
Nếu so sánh hai định nghĩa trên, có thể thấy sự khác nhau cơ bản. Khái niệm CCU
rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, CCU chú trọng hơn
đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics giải quyết về chiến lược và
phối hợp giữa marketing và sản xuất.
Khi nói đến logistics, bạn có thể hay nghe các công ty dịch vụ nhận mình là 3PL
(Third Party Logistics provider), nghĩa là Công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3.
Câu hỏi đặt ra là: 3PL là gì nếu họ là bên thứ 3, vậy còn các bên thứ nhất (1PL), thứ
hai (2PL), hay bên thứ tư (4PL) là gì?

12
1PL: là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper), hoặc là
người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của
mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn
lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập
đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt
động phù hợp với từng địa phương.
2PL: là người vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng
xe tải.
3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng, họ
thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của CCU.
4PL: Thuật ngữ 4PL lần đầu tiên được công ty Accenture sử dụng, và công ty này
định nghĩa như sau: “A 4PL is an integrator that assembles the resources, capabilities,
and technology of its own organization and other organizations to design, build and
run comprehensive supply chain solutions".

1.2.4. Xu hướng phát triển của quản trị CCU

🔹 Xu hướng phát triển của quản trị CCU:


Với sự phát triển của quản trị CCU như hiện nay, nhiều mô hình quản trị CCU sẽ
ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Các doanh nghiệp sẽ có nhiều mô hình
để lựa chọn sao cho phù hợp với tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp
mình.
🔹 Hợp nhất các CCU:
Sự hợp nhất các CCU cũng là hiện tượng nổi trội, ba yếu tố chính sẽ tác động trực
tiếp tới sự thay đổi cấu trúc để làm sao các doanh nghiệp duy trì hoạt động của CCU
đó:
 Các doanh nghiệp sẽ liên kết CCU nội bộ với các CCU của đối tác và hợp nhất
hoạt động với nhau.
 Công nghệ và internet là chìa khoá để cải thiện chiến lược quản trị CCU.
 Tái cơ cấu hoạt động CCU để đạt được mục tiêu cua doanh nghiệp.
🔹 Công nghệ RFID sẽ phát triển nổi trội:
Công nghệ RFID sẽ phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong quản trị CCU, đặc
biệt trong ngành hàng tiêu dùng. Công nghệ này giúp định dạng sản phẩm, vận chuyển
13
và kiểm soát hàng tồn kho, tránh hàng hoá trong kho không đủ để phục vụ nhu cầu của
thị trường đồng thời giảm thời gian hàng hoá, nguyên vật liệu bị lưu kho chờ sản xuất
hay xuất xưởng đưa ra phân phối trên thị trường.

1.2.5. Mô hình chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm toàn bộ hoạt động từ việc quản lý nguồn nguyên liệu đầu
vào, sản xuất cho tới phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Để kiểm
soát chuỗi cung ứng hiệu quả, tùy theo mô hình của từng tổ chức, các công ty sẽ sử
dụng các mô hình chuỗi cung ứng khác nhau.
 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản:
Một mô hình chuỗi cung ứng được coi là đơn giản khi doanh nghiệp đơn thuần chỉ
làm việc và mua bán nguyên vật liệu đầu vào với một nhà cung cấp. Doanh nghiệp sẽ
tự sản xuất các thành phẩm và bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
 Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp:
Trong mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, doanh nghiệp nhập nguồn nguyên liệu
đầu vào không chỉ từ một nhà cung cấp. Hoạt động nhập có thể liên quan đến nhiều
đơn vị, nhà máy, … Ngoài ra, bên cạnh doanh nghiệp, thì trong quá trình sản xuất có
thể có thêm nhiều nhà thầu phụ, đối tác sản xuất. Sau quá trình sản xuất, hàng hóa
thành phẩm đuộc chuyển đến tay người tiêu dùng qua nhiều kênh, địa điểm, trung tâm,
phân phối, thị trường, … Việc này đòi hỏi mô hình chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp
lựa chọn cần có khả năng điều phối, xử lý các mối quan hệ n-n linh hoạt, kiểm soát
việc giao nhận đúng – đủ - kịp thời.
Tùy theo cách thức của mỗi tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều mô hình
quản lý chuỗi cung ứng phức tạp khác nhau như: chuỗi cung ứng nhanh, dòng chảy
liên tục, linh hoạt, just in time, … Trên thực tế hiện nay, với sự phát triển của nền công
nghiệp 4.0, đại đa số các doanh nghiệp đang chuyển dịch dần từ mô hình chuỗi cung
ứng đơn giản sang phức tạp và áp dụng các công nghệ số hóa để tối ưu khâu vận hành,
khai thác và luân chuyển hàng hóa.

1.3. Các nhân tố tác động đến CCU sản phẩm

1.3.1. Các nhân tố cơ bản

 Nguồn vốn:

14
Tiết kiệm nguồn vốn, tận dụng tài nguyên.

Hiện nay, khi các công cụ Internet gần như đã vươn đến mọi ngóc ngách trên trái
đất với mức chi phí vô cùng thấp, thì chúng ta hoàn toàn có thể kết nối dây chuyền
cung ứng của bạn với dây chuyền cung ứng của các nhà cung cấp, kể cả các khách
hàng trong một mạng lưới rộng khắp nhằm tối ưu hoá chi phí và cơ hội cho tất cả các
thành phần có liên quan. Dây chuyền cung ứng tại phần lớn các ngành công nghiệp
được xem như một ván bài lớn. Người chơi không muốn phơi bày các quân bài của họ,
bởi vì họ không tin tưởng bất kỳ ai. Nhưng trên thực tế, nếu họ lật ngửa quân bài của
mình, thì tất cả đều có thể được hưởng lợi. Các nhà cung cấp sẽ không phải dự đoán
xem có bao nhiêu nguyên liệu thô sẽ được đặt hàng, các nhà cung cấp sẽ không phải
thu mua quá số lượng họ cần dự phòng trong trường hợp nhu cầu về sản phẩm đột ngột
tăng cao, các nhà bán lẻ sẽ không phải để trống các kệ hàng nếu họ chia sẻ với nhà sản
xuất các thông tin họ có về tình hình buôn bán sản phẩm của nhà sản xuất…Internet đã
giúp cho việc trao đổi thông tin này trở nên dễ dàng, nhưng hàng thế kỷ việc không tin
cậy và thiếu hợp tác giữa các bên đã khiến công việc này gặp nhiều khó khăn.

Ưu điểm của việc chia sẻ thông tin day chuyền cung ứng kịp thời, chính xác là khả
năng sản xuất hay vận chuyển một số lượng nhất định sản phẩm phù hợp với nhu cầu
thị trường. Đó là công việc vẫn được biết đến với cái tên “sản xuất kịp thời” và nó cho
phép các công ty có thể giảm thiểu lượng hàng tồn kho. Đồng thời, các công ty thực
chất sẽ cắt giảm được chi phí kể từ khi họ không còn phải mất tiền để sản xuất và lưu
kho các sản phẩm dư thừa nữa.

Dây chuyền cung ứng mở rộng (extebded supply chain): là tập hợp tất cả những ai
tham gia vào quy trình sản xuất để cho ra một sản phẩm. Ví dụ nếu bạn sản xuất sổ
tay, dây chuyền cung ứng mở rộng của bạn sẽ bao gồm các nhà máy nơi nhà cung cấp
có cổ phần và nhiều đơn vị khác có liên quan. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi chặt
chẽ tất cả những gì diễn ra trong dây chuyền cung ứng của bạn. Bởi vì chỉ một sự kiện
nào đó xảy ra với một nhà cung cấp hay nhà cung cấp của nhà cung cấp trong dây
chuyền cung ứng. Nếu bạn biết rõ những gì đang diễn ra trong dây chuyền cung ứng
mở rộng của mình thì bạn sẽ có thể chủ động xử lý các trường hợp bất ngờ xảy ra, đảm
bảo cho quá trình hoạt động sản xuất được diến ra bình thường.

15
Công ty nào cũng luôn tìm mọi cách để tạo một kênh liên lạc thông suốt giữa nhà
cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở khả năng sinh lời, giảm
chi phí, tăng thị phần…Vì vậy quản trị CCU được xem như một giải pháp tốt để nâng
cao hiệu quả kinh doanh.

 Nguồn nhân lực:

Ở bất kì tổ chức hay doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có tác động tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Trong CCU sản phẩm nguồn nhân lực cũng có tác động
đến, cụ thể là:

Các doanh nghiệp phải thiết lập các văn bản về các yêu cầu pháp luật và luật lệ đối
với nguồn lao động của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật của nước sở tại, nước
nhập khẩu, nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp.

* Yêu cầu đối về trách nhiệm xã hội:

Người lao động tuổi làm việc tối thiểu là 14 tuổi hoặc lớn hơn tuỳ thuộc vào quốc
gia, khu vực mà doanh nghiệp đang cư trú. Thời gian làm việc, tiền công, tiền lương
tuân thủ theo yêu cầu của quốc gia, khu vực. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải lập các
văn bản liên quan đến các thông tin cá nhân của nhân viên và tuân thủ các quy định,
luật lệ của quốc gia, khu vực liên quan đến quyền tự do hộ họp, các biện pháp kỷ luật.

* Yêu cầu về an toàn sức khoẻ:

Doanh nghiệp phải phổ biến cho nhân viên biết được các luật lệ về an toàn sức
khoẻ của quốc gia, khu vực, đặc biệt là những công việc có tính chất nguy hiểm. Trang
bị kiến thức, trang thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên.

Các chuyên viên quản lý CCU phải la người có kiến thức, am hiểu về quản lý CCU
không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ học vấn về quản lý phục vụ hiệu
quả choa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2. Các nhân tố tác động đến hiệu suất và hiệu quả CCU sản phẩm

Các chuyên viên quản lý CCU phải la người có kiến thức, am hiểu về quản lý
CCU.

16
 Sản xuất

Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân
xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường
xuyên phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.Thị trường cần những sản phẩm gì? Sẽ có
bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào được sản xuất. Khi đó sản xuất là nói
đến năng lực của CCU để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Hoạt động này bao gồm việc
lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất
lượng và bảo trì thiết bị.

 Hàng tồn kho

Hàng tồn kho có mặt trong suốt CCU và bao gồm từ nguyên liệu, bán thành phẩm
đến thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong CCU
lắm giữ. Tồn kho là việc hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? Chính yếu tố
tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu tồn kho ít tức sản
phẩm của doanh nghiệp được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ bấy nhiêu từ đó cho
thấy hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp cao và thu được lợi nhuận tối đa và ngược
lại.Vậy những thành phần nào nên lưu kho ở mỗi giai đoạn của CCU, lượng tồn kho về
nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay sản phẩm ở mức nào thì hợp lý. Mục tiêu chính
của hàng tồn kho là đóng vai trò hàng đợi dự trữ trong những trường hợp xảy ra bất
ngờ, không thường xuyên. Tuy nhiên việc lưu trữ hàng tồn kho có thể dẫn tới chi phí
cao vì vậy cần tối ưu hoá lượng hàng tồn kho để giảm thiểu chi phí.

 Địa điểm (vị trí)

Là việc lựa chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện trong CCU. Tìm kiếm
nguồn nguyên liệu sản xuất ở đâu, nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất, những địa
điểm nào nên đặt phương tiện cho sản xuất và kho bãi, địa điểm nào hiệu quả nhất về
mặt chi phí để sản xuất và đặt kho bãi. Có nên dùng chung phương tiện hay xây dựng
mới. Khi trả lời được các câu trên thì sẽ xác định được con đường tốt nhất để sản phẩm
có thể vận chuyển tới nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Xác đinh được
đúng vị trí sẽ giúp cho việc sản xuất, vận chuyển sản phẩm nhanh chóng tiết kiệm thời
gian, chi phí từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

17
 Vận tải

Là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm giữa các điêù kiện
khác nhau trong CCU.Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng của nhu cầu khách
hàng và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển.
Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:

 Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển trung bình, bịo giới hạn về địa
điểm giao nhận.
 Đường sắt: giá thành rẻ,thời gian vận chuyển trung bình, bịo giới hạn về địa
điểm giao nhận.
 Đường bộ: nhanh, thuận tiện.
 Đường điện thoại: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về laọi hàng hoá vận chuyển
(âm thanh, hình ảnh,…)

Hàng tồn kho sẽ được vận chuyển như thế nào từ một địa điểm trong CCU tới một
địa điểm trong CCU khác.Lựa chọn hình thức vận chuyển nào cho hợp lý cả về chi
phí, thời gian, an toàn và hiệu quả.

 Thông tin

Là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố trên.Thông tin tốt giúp đưa
ra những quyết định hiệu quả về việc sản xuất gì và bao nhiêu về nơi dự trữ hàng và
cách vận chuyển tốt nhất. Doanh nghiệp cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau và cố gắng thu thập được các thông tin cần thiết và đáng tin cậy. Câu hỏi đặt ra
cho các doanh nghiệp là “nên thu thập bao nhiêu thông tin và chia sẻ bao nhiêu thông
tin?” Thông tin chính xác và đúng thời điểm sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những cam kết
về sự phối hợp và đưa ra các quyết định tốt hơn.Với những thông tin đáng tin cậy và
chính xác doanh nghiệp sẽ đưa ra một cách hiệu quả về các vấn đề như: sản xuất cái
gì, số lượng bao nhiêu, nơi nào nên đặt kho,….Nếu thông tin chuẩn xác thì CCU sẽ
đem lại những kết quả chuẩn xác và ngược lại nếu thông tin không đúng thì CCU hoạt
động sẽ không hiệu quả.

1.4. Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics

1.4.1. Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics
18
Định nghĩa hoạt động logistics dựa trên khái niệm logistics, cụ thể hoạt động
logistics là việc thực hiện lập kế hoạch, các kế hoạch đơn lẻ của dòng chảy sản phẩm,
thông tin liên quan… từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ, nơi sử dụng cuối cùng. Có
hai khác biệt cơ bản của logistics. Một là đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó
như là sự chu chuyển ổn định của nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ.
Hai là coi đó là một sự kết hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực…) để tiến hành quá
trình.

Quản lý hoạt động logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc
hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa.

1.4.2. Vai trò của hoạt động logistics

Nền kinh tế chỉ có thể phát triển đồng bộ và thông suốt nếu chuỗi logistics hoạt
động liên tục. Vì vậy, vai trò của logistics đối với nền kinh tế ngày càng được phát
huy. Logistics trở thành yếu tố thúc đẩy dòng chảy của các giao dịch kinh tế và cũng là
một hoạt động quan trọng đối với hầu hết các hàng hóa và dịch vụ.

 Liên kết các hoạt động trong nền kinh tế quốc gia.
 Tăng cường mối quan hệ kinh tế khu vực.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
 Hiện đại hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh kinh tế số.

1.5. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh

1.5.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí

Các chuyên gia nghiên cứu trong thế chiến II và nhóm tư vấn Boston đưa ra đường
cong kinh nghiệm như sau:

19
Hình 2: Đường cong kinh nghiệm chi phí.

Để giảm chi phí, ta có thể tăng khối lượng hàng bán ra, sản xuất ra, tăng thị phần…
nhưng không thể cứ tăng lên tùy tiện. Logistics và chuỗi cung ứng có thể tăng hiệu
suất và năng suất sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm.

Cơ hội cạnh tranh thông qua chi phí logistics:

 Sử dụng hết công suất máy móc.


 Sử dụng tốt vòng quay tài sản.
 Cung cấp đồng bộ.

1.5.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị

Cùng một sản phẩm có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau,
và nhận thức về giá trị của sản phẩm đó gần như không tuyệt đối, ít nhất đối với bất kỳ
sản phẩm nào mang ra bán. Nhận thức giá trị là sự đánh giá chung về sử dụng sản
phẩm của khách hàng dựa trên những gì họ nhận được. Điều này cho thấy giá trị ẩn
sâu trong đó còn cao hơn cả vấn đề chất lượng. Đối với “khách hàng của họ là ai?” thì
mỗi doanh nghiệp khi sản xuất ra các loại sản phẩm thì họ đều hướng tới một đối
tượng khách hàng cụ thể giúp họ có thể tạo ra được những sản phẩm nhằm đáp ứng
được “lợi ích” mà khách hàng nhắm tới. Bởi vậy tất cả những điều doanh nghiệp cần

20
làm để có thể cạnh tranh về giá trị trên thị trường đó chỉ là nắm bắt chính xác được
nhu cầu của khách hàng.

Chưa chắc doanh nghiệp cung cấp tốt về “lợi ích” mà khách hàng cần cũng giúp họ
có được lợi thế cạnh tranh mà nó còn liên quan tới nhiều vấn đề khác như quá trình để
tạo ra sản phẩm áp dụng công nghệ gì? Hay là nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đó có an
toàn không hoặc tay nghề của nhà sản xuất ra sao? Tất cả nó đều liên quan tới chất
lượng sản phẩm. Chỉ khi chính bản thân sản phẩm đó phản ánh được chất lượng mà
doanh nghiệp đã tạo ra mới giúp họ có thể tạo ra được vị trí của mình trên thị trường.

Logictics là một phần quan trọng để doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh trên thị
trường. Chỉ khi bạn có một sự dịch vụ đối với khách hàng tốt khiến khách hàng hài
lòng như đúng giờ, đúng lúc, đúng địa điểm, đúng số lượng, đúng giá cả,... mà khách
hàng cần thì từ đó bản thân khách hàng có một sự tin tưởng nhất định sẽ khiến họ an
tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó.

1.6. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động
logistics

Trong thời gian dài, nhiều nhà quản lý cấp cao xem quản lý chuỗi cung ứng, đặt
biệt là logistic, chỉ đóng vai trò là một trung tâm chi phí (cost center). Quan điểm này
vẫn còn tồn tại ở một số công ty cho đến hiện tại. Một khảo sát thực hiện bởi SAP vào
năm ngoái chỉ ra 42% đáp viên cho rằng logistic được xem là một “trung tâm chi phí”
tại công ty họ hoặc là “quản lý kho vận” đối với 31% đáp viên khác.

Ngày nay, việc quản lý chuỗi cung ứng dừng lại ở quản lý chi phí. Để tạo khác biệt
và tạo tác động đến doanh nghiệp,tìm cách biến chuỗi cung ứng, logistic là một yếu tố
cần thiết để hình thành một lợi thế cạnh tranh để tăng doanh thu, thị phần và lòng trung
thành của khách hàng.

Một ví dụ thành công điển hình chính là Amazon. Thành viên của dịch vụ Amazon
Prime ngoài các quyền lợi cơ bản còn được vận chuyển miễn phí hàng hóa trong 2
ngày. Hơn thế nữa, hệ thống phân phối lớn, đa dạng của Amazon không chỉ vượt ngoài
mong đợi khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy doanh thu, thị phần cho công ty.

Theo một nghiên cứu của Consumer Intelligence Research Partners, số lượng thành
viên của dịch vụ Amazon Prime đã tăng gấp đôi trong vòng 2 năm gần đây và chạm

21
đến mốc 80 triệu người trên toàn nước Mỹ, chiếm 60% tổng số khách hàng của
Amazon. Thành viên Prime có mức chi tiêu hàng năm gấp đôi so với các khách khách
khác của Amazon ($1300 so với $700). Cũng theo dữ liệu từ Slice Intelligence, vào
thứ hai trước Giáng sinh năm ngoái, 49.2% các giao dịch mua sắm online trên Amazon
vẫn được thực hiện vì khách hàng biết rằng các giao dịch này vẫn an toàn với sự hỗ trợ
2 ngày giao hàng miễn phí của công ty.

Vấn đề giành lợi thế cạnh trang cần dựa trên 4 yếu tố:

 Tập trung vào khách hàng: Thấu hiểu những yêu cầu và mong đợi thực sự của
họ.
 Kết nối các Giá trị của Chuỗi cung ứng, logistic với các kế hoạch kinh doanh,
chiến lược của doanh nghiệp.
 Đẩy mạnh sự cộng tác giữa Chuỗi cung ứng, Logistic, Kinh doanh, Tiếp thị và
Chăm sóc khách hàng.
 Tận dụng những kiến thức, chuyên môn và nguồn lực của những đối tác cung
ứng dịch vụ logistic bên thứ ba.

22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu.

2.1.1. Đặc điểm

Khách hàng nhập khẩu: gạo Việt Nam chưa tiếp cận trực tiếp với người tiêu
dùng tại thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn bán gạo qua nhà
kinh doanh quốc tế (Olam, Luis Dreyfus, Swiss Agri, Novel…) cho thị trường Châu
Phi, hay qua nhà buôn sỉ (trading company) đối với các thị trường Hongkong, Úc,
EU… Theo kết quả khảo sát thì cơ cấu khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo Việt Nam như sau: Hợp đồng chính phủ G2G: 40 – 60%; hợp đồng với nhà
nhập khẩu nước ngoài: 20 – 55%; hợp đồng với nhà kinh doanh quốc tế: 20 – 40%. Do
đó, gạo Việt nam cũng chưa xác lập được kênh phân phối tại thị trường nhập khẩu.

Thời gian thực hiện đơn hàng: khảo sát tại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho
thấy thời gian trung bình từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng phổ biến là 20 – 40
ngày, có trường hợp đến 70 ngày. Thời gian nhận tiền thanh toán của nhà nhập khẩu
kể từ ngày giao hàng lên tàu thông thường là 21 ngày theo L/C at sight. Đối với những
đơn hàng gạo thơm qui mô nhỏ (20 – 30 container 20’) đi thị trường gạo cao cấp
thường áp dụng hình thức T/T và được ứng trước 30% giá trị đơn hàng. Các doanh
nghiệp trong đối tượng khảo sát chỉ sử dụng phần mềm ERP software và quản lý
kho (warehouse management software) để quản lý thông tin và dự trữ hàng hóa, chưa
sử dụng các phần mềm quản lý toàn bộ để kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám sát
hàng vận chuyển, dự trữ, giao hàng… một cách chính xác.

Dự trữ sản phẩm: mức dự trữ gạo tại các doanh nghiệp phổ biến từ 5.000 – 30.000
tấn tùy vào mùa vụ thu hoạch lúa trong năm. Tuy nhiên, do thiếu vốn lưu động và giá
gạo biến động mạnh thời gian qua nên các doanh nghiệp xuất khẩu thường không dự
trữ nhiều. Thời gian dự trữ trung bình 1– 3 tháng, và chỉ dự trữ ở mức cao đối với
vụ Đông Xuân vì chất lượng gạo tốt. Thực tế trên thị trường có 3 trường hợp sau đây:

 Trường hợp 1: Doanh nghiệp có gạo dự trữ trong kho mới ký hợp đồng xuất
khẩu (đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn có nhà máy chế biến).

23
 Trường hợp 2: Doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu khi đã có 50% chân hàng,
sau đó tiến hành mua thêm để đủ cho 1 chuyến hàng.
 Trường hợp 3: Khi ký hợp đồng xong doanh nghiệp mới thu mua gạo chế biến
để xuất khẩu.

Trước thời điểm Chính Phủ đưa ra Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Về kinh doanh
xuất khẩu gạo thì tại Việt Nam có 262 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Phần lớn
trong số này là những công ty thương mại thuần túy không có cơ sở chế biến, không
có kho dự trữ gạo nguyên liệu… nên thường áp dụng trường hợp 3 để thực hiện đơn
hàng. Đây là một trong những yếu tố chính tạo nên sự bất ổn giá gạo nguyên liệu trong
thời gian qua. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109 để chuẩn hóa doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Năm 2013 đã có 99 DN đã được cấp phép xuất khẩu
gạo và 36 DN đang trong giai đoạn “xem xét”. Câu chuyện “chạy đua” giành giấy
phép XK gạo không phải là vấn đề mới kể từ khi NĐ 109 ra đời. Bởi theo Bộ Công
Thương, trong tổng số 280 DN tham gia XK gạo trước đây đã giảm dần và chỉ còn 150
DN đầu mối có khả năng đáp ứng yêu cầu nên được cấp phép sau một năm triển khai
thực hiện NĐ 109. Cung ứng nguyên liệu: Hoạt động cung ứng gạo nguyên liệu
chịu ảnh hưởng bởi mùa vụ thu hoạch. Đơn hàng trung bình mua của hàng sáo từ 100
– 500 tấn, có trường hợp giao hàng nhiều lần. Thời gian giao hàng trung bình từ 1 – 5
ngày. Một đơn hàng xuất khẩu trung bình từ 1.000 – 5.000 tấn đối với hàng xá (bulk)
và 200 – 500 tấn đối với container. Đồng thời, cũng có những đơn hàng lớn 30.000
tấn đi Châu Phi. Mùa cao điểm giao hàng trong năm từ tháng 3 đến tháng 5 với tần
suất và khối lượng cao hơn 50% so với những tháng còn lại trong năm. Đơn giá xuất
khẩu trung bình 500 USD/tấn và giá trị kim ngạch trung bình 1 – 2 triệu USD/đơn
hàng. Chi phí cho một tấn nguyên liệu mua vào khoảng 440 USD/tấn (đối với gạo xô)
và 330 USD/tấn (đối với lúa). Giá lúa được xác định theo giá thị trường ở thời điểm
mua vào. Gạo nguyên liệu chào mua được thương lượng trực tiếp theo từng chuyến
hàng. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, nhưng phổ biến là
thanh toán bằng tiền mặt. Xay xát – chế biến gạo xuất khẩu: Hiện nay, qui trình chế
biến gạo của Việt Nam phổ biến là xay xát qua 2 bước (the two-step milling process).
Trong đó, giai đoạn đầu tiên được thực hiện bởi các nhà máy nhỏ, với công nghệ lạc
hậu, do vậy chất lượng gạo không cao.

24
2.1.2. Điều kiện vận chuyển và tài trợ

 Vận chuyển sản phẩm

CCU gạo xuất khẩu liên quan đến các dòng chu chuyển sau:

 Đối với gạo chế biến và đóng bao tại Đồng bằng Sông Cửu Long (Cần Thơ, An
Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp…) được vận chuyển lên cảng Sài Gòn bằng xà
lan mất 24 – 36 giờ. Đối với gạo chế biến và đóng container tại các nhà máy
của doanh nghiệp (ở Long An, Tiền Giang…)được vận chuyển bằng xe
container đến cảng Sài gòn/Cát Lái trong vòng 4 – 5 giờ cho quãng đường
trên dưới 70km.
 Cước phí vận chuyển gạo từ Đồng bằng Sông Cửu Long về Cảng Sài Gòn đã
giảm mạnh trong mấy năm vừa qua và hiện có tính cạnh tranh rất cao. Cụ thể,
tại thời điểm khảo sát vào tháng 8/2021, cước phí vận chuyển bằng xà lan ở
mức trên 80.000 VNĐ/tấn, qui ra từ 6 – 7 USD/tấn; cước phí vận chuyển
bằng container theo đường bộ trên dưới 160.000VNĐ/tấn, cao hơn từ 50 –70%
so với vận chuyển bằng xà lan.
 Dịch vụ vận chuyển nội địa chủ yếu thuê ngoài và thường không có công nghệ
cung cấp dịch vụ theo dõi trong quá trình vận chuyển. Còn vận chuyển quốc tế
phần lớn do các hãng tàu nước ngoài đảm nhiệm theo chỉ định của nhà nhập
khẩu theo điều kiện FOB. Thời gian vận chuyển đường biển quốc tế trung bình
2 – 3 ngày đối với các thị trường Hong Kong, Philippines, nhưng sẽ mất 45
ngày đối với điểm đến Senegal, Châu Phi trong trường hợp không có chuyển
tải.
 Thời gian thực hiện hoàn tất một đơn hàng từ lúc nhận đơn đặt hàng cho
đến khi nhận thanh toán cuối cùng mất từ 4 – 12 tuần lễ. Chi phí bảo hiểm từ
0,1 – 0,4% giá trị chuyến hàng.
 Các chứng từ cần thiết kèm theo khi giao hàng, như: C/O (certificate of origin);
chứng chỉ kiểm dịch, phun trùng và vệ sinh thực phẩm (the certificates related
to inspection, fumigation and phytosanitary) thường được cấp trong vòng 1 –
2 ngày; nhưng giấy chứng nhận an toàn sức khỏe (health certification) phải
cần tới 7 – 10 ngày.

25
Ngoài ra, có một số biến động trở thành nguyên nhân chính làm cho CCU xuất
khẩu gạo của Việt Nam thiếu tính ổn định, đó là: thời gian xác nhận đơn hàng (the
time to confirm orders); biến động giá gạo nguyên liệu (the availability of inputs); và
thời hạn giao hàng lên tàu. Tỷ lệ xảy ra chậm trễ giao hàng thường chiếm 5% số
chuyến hàng. Tuy nhiên, do đặc điểm phức tạp trong công tác giao nhận của mặt hàng
gạo nên các doanh nghiệp Việt Nam không bị phạt khi chậm trễ giao hàng. Riêng
vấn đề khắc phục tình trạng biến động giá để đảm bảo cung ứng nguyên liệu ổn
định phục vụ xuất khẩu gạo cho thấy cần thiết xây dựng trung tâm lúa gạo lớn (large
central markets) như Thái Lan và tiến hành giao dịch quyền chọn cho mặt hàng này
(commodity-trading options).

 Tài trợ

Thời gian nhận tiền thanh toán cho hàng xuất khẩu là khá chậm, nên doanh nghiệp
thường gặp khó khăn về dòng tiền và bị phụ thuộc rất lớn vào ngân hàng thương mại.
Trong thực tế, mức vốn vay (tín dụng ngắn hạn) thường chiếm đến 90% tổng mức
vốn lưu động của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Cơ chế vay vốn khá linh hoạt,
thời hạn vay từ 3 tháng đến 1 năm với lãi suất thị trường, cho phép doanh nghiệp xuất
khẩu có thể thực hiện được những đơn hàng lớn đến 30.000 tấn gạo. Đặc biệt, các
công ty thành viên của Vinafood nếu được công ty mẹ bảo lãnh thì có thể vay không
hạn chế hạn mức tín dụng để mua gạo tạm trữ phục vụ chương trình bình ổn giá. Tuy
nhiên, có một sự hạn chế lớn là khi hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký và nhà nhập
khẩu đã mở tín dụng thư rồi thì doanh nghiệp vay vốn mới được giải ngân. Khi đó,
thường xảy ra hiện tượng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà xuất khẩu khiến cho
giá gạo nguyên liệu bị biến động mạnh, nhất là khi các doanh nghiệp nhận nhiều đơn
hàng lớn trong mùa cao điểm xuất khẩu gạo. Ngoài ra, do sự hạn chế của thị trường
tài chính phái sinh tại Việt Nam mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện
bất kỳ chiến lược bảo hộ giá nào (hedging strategies) trong quá trình kinh doanh.

2.2. Thực trạng của CCU sản phẩm gạo ở nước ta hiện nay

2.2.1. Tình hình sản xuất chế biến và dự trữ lúa gạo của Việt Nam

 Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam

26
Trong giai đoạn 1990 – 2022, việc gia tăng diện tích canh tác lúa không liên tục,
chỉ lên đến đỉnh điểm vào năm 2000 rồi sau đó giảm dần đi đến năm 2013 thì tăng lên
đến 7,9 triệu ha và lại tiếp tục lao dốc ở thời điểm Covid-19 bùng phát triển toàn thế
giới. Nhưng hoạt động thâm canh đã mang lại kết quả rất tích cực, liên tục trong 20
năm diện tích gieo trồng lúa tăng bình quân 1,1%/năm; năng suất lúa tăng bình quân
2,6%/năm, tương ứng từ 3,2 tấn/ha năm 1990 lên 5,58 tấn/ha năm 2013; dẫn đến sản
lượng lúa đã tăng hơn 2 lần trong cùng kỳ, từ mức 19,2 triệu tấn năm 1990 lên đến
44,1 triệu tấn vào năm 2013, nhịp độ tăng bình quân đạt 3,7%/năm. Năm 2022, bất
chấp những khó khăn do ảnh hưởng của hậu dịch Covid-19, giá nguyên vật liệu đầu
vào phục vụ cho sản xuất tăng cao, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt,
xâm nhập mặn,... song nông nghiệp Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định, trong đó có
đóng góp lớn của ngành trồng trọt mà trọng tâm là sản xuất lúa. Thực tế là năng lực
sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
của gần 100 triệu dân. Trong đó, sản lượng lúa thu hoạch năm 2022 của Việt Nam ước
đạt 42,66 triệu tấn, ngoài phục vụ nhu cầu lương thực trong nước, vẫn xuất khẩu 6,5-7
triệu tấn, qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Bảng 1: Tình hình phát triển sản xuất lúa 1990 – 2022

Năm\Chỉ tiêu 1990 2000 2010 2011 2012 2013 2022

Diện tích 6 7,7 7,5 6,5 7,75 7,9 29.756


(triệu ha)

Năng suất 3,2 4,2 5,3 5,5 5,6 5.58 6,88


(tấn/ha)

Sản lượng 19,2 32,5 40 42,3 43,4 44,1 42,66


(triệu tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Sản xuất lúa toàn quốc được phân bố trên 6 vùng kinh tế cơ bản. Trong đó, 3 vùng
lúa quan trọng là Đồng bằng Sông Hồng, khu vực Bắc Trung bộ & Duyên hải Miền
Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long. Về thời vụ, sản xuất lúa được phân bố đều 3 vụ
trong năm. Về kết quả sản xuất lúa vụ hè thu: Diện tích gieo trồng lúa hè thu 2022 cả
27
nước ước đạt 1.914,7 nghìn ha, giảm 38,1 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2021; năng
suất đạt 56,6 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; sản lượng đạt 10,8 triệu tấn, giảm 304,3 nghìn tấn.
Trong đó, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt
1.476,1 nghìn ha, giảm 32,9 nghìn ha; năng suất đạt 56,5 tạ/ha, giảm 1,4 tạ/ha; sản
lượng đạt 8,34 triệu tấn, giảm 314 nghìn tấn.

Diện tích và sản lượng lúa hè thu giảm nhiều nhất từ vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (chiếm 77% diện tích và 77,2% sản lượng lúa hè thu của cả nước). Nguyên nhân
kết quả sản xuất cây lúa vụ hè thu giảm do giảm diện tích, chi phí đầu vào tăng cao,
người dân giảm diện tích xuống giống, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, cho
năng suất thấp sang các cây trồng khác khác kinh tế hơn như như trồng cây ăn quả
(cây dừa, cam sành, ổi, thanh long, mít...), trồng màu dưới chân ruộng, trồng cỏ, nuôi
trồng thủy sản và một số diện tích đất do sản xuất lúa kém nên các hộ dân bỏ vụ… Bên
cạnh đó, năng suất lúa hè thu giảm còn do mưa lớn và giông gió đã làm ảnh hưởng lúa
giai đoạn ngậm sữa - chín bị đổ ngã; các loại sâu bệnh xuất hiện như: rầy nâu, nhện
gié, bệnh đạo ôn, bệnh do vi khuẩn, bệnh lem lép hạt xuất hiện nhiều.

Đối với lúa vụ thu đông tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Diện tích gieo
trồng lúa thu đông năm 2022 đạt 648,7 nghìn ha, giảm 70,6 nghìn ha so với vụ thu
đông 2021; năng suất toàn vụ đạt 56 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha; sản lượng đạt 3,63 triệu tấn,
giảm 390 nghìn tấn so với vụ thu đông năm 2021. Diện tích gieo trồng lúa thu đông
2022 giảm so với cùng kỳ năm 2021 do sản xuất vụ này không được ổn định, nguồn
nước không chủ động. Mặt khác vụ lúa thu đông năm 2022 cũng bị tác động tiêu cực
bởi giá các loại phân bón, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng, ảnh hưởng bất lợi của
tình hình thời tiết... nên người dân bỏ đất hoặc chuyển đổi lúa sản xuất kém hiệu quả
sang trồng cây lâu năm khác.

Có thể thấy, nhìn chung diện tích gieo trồng và năng suất lúa năm 2022 giảm so
với năm 2021 đã dẫn đến sản lượng lúa năm 2022 giảm, song sản xuất lúa năm 2022
vẫn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ chế
biến và xuất khẩu. Sản xuất lúa đã chuyển từ phát triển chiều rộng là tăng năng suất,
sản lượng sang phát triển chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bền
vững. Đặc biệt, theo đánh giá quá trình tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo đã được triển
khai thực hiện rất thành công. Mô hình trồng lúa chất lượng cao được nhân rộng ở

28
nhiều địa phương; vùng lúa chất lượng cao được tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh hợp
tác, liên kết theo chuỗi để giảm chi phí, gia tăng giá trị các khâu trong quá trình sản
xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nếu như nhiều năm trước, nước ta chỉ mới cơ cấu
35 đến 40% các giống lúa chất lượng thì hiện nay con số này đã đạt 75 đến 80%, thậm
chí tại nhiều địa phương, việc sử dụng giống lúa chất lượng lên đến hơn 90%. Sản
lượng các giống lúa có chất lượng cao tiếp tục nâng dần tỷ trọng trong cơ cấu của
nhóm sản phẩm. Một số sản phẩm chủ yếu như thóc chất lượng cao, thóc nếp tăng tỷ
trọng trong nhóm thóc từ 23,0% năm 2020 lên 28,6% năm 2022 (theo số liệu ước tính
năm 2022). Đây là một trong những nguyên nhân chính nâng cao chất lượng gạo, đưa
giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh.

 Tập quán sản xuất, chế biến và dự trữ lúa gạo

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kỹ thuật sản xuất và chế
biến lúa gạo của Việt Nam vẫn còn ở qui mô nhỏ nên gặp nhiều hạn chế:

- Nông dân sử dụng giống lúa không qua xác nhận (lấy từ vụ trước gieo trồng cho
vụ sau) lên đến hơn 60% hàng năm, chủ yếu là giống cao sản nên chất lượng không
cao và khó đảm bảo tốt về độ thuần chủng của lúa hàng hóa.

- Diện tích canh tác bình quân của hộ nông dân rất thấp (64,2% số nông hộ có diện
tích dưới 0,5ha). Tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất chưa cao, mới đạt 75% trong khâu làm đất,
20% trong khâu gieo sạ, 85% trong khâu tưới tiêu chủ động, 90% trong khâu tuốt lúa;
trong khi đó, khâu chăm sóc lúa (làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu...) hầu như
hoàn toàn bằng thủ công.

- Tập quán chế biến gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi cung cấp tuyệt đại bộ
phận lương thực hàng hóa có đặc điểm cơ bản là xay xát qua hai lần: lần 1, lúa được
xay xát ra gạo xô tại những nhà máy nhỏ gắn liền với các vùng lúa; sau đó, gạo xô tiếp
tục được xử lý lần 2 (đánh bóng, tách tấm, phối trộn và đóng gói) để cho ra gạo trắng
thành phẩm tại các nhà máy lớn tọa lạc ở các đầu mối giao thương có điều kiện giao
thông thuận lợi (trên bến, dưới thuyền) như Thốt Nốt, Cần Thơ hoặc Cái Bè, Tiền
Giang...

2.2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua

 Sản lượng gạo xuất khẩu:

29
Trong giai đoạn 2018 – 2022,

Hình 3: Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2018 – 2022.

(Số liệu: Tổng cục Hải quan)

Năm 2022, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều thuận lợi. Theo Tổng cục
Hải Quan, tổng khối lượng xuất khẩu gạo cả năm 2022 đạt hơn 7,1 triệu tấn, tăng
13,8% so với cùng kỳ năm trước. Về giá trị xuất khẩu, đạt hơn 3,45 tỷ USD, tăng 5,1%
so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Và
cũng là con số vượt kỳ vọng của toàn ngành trong bối cảnh thế giới có nhiều biến
động, tiếp tục là mặt hàng tỷ USD của Việt Nam.
Để đạt được kết quả này phải kể đến biến động trên thế giới đã mang lại lợi thế của
gạo Việt Nam xuất khẩu. Chiến sự Nga – Ukraine và cuộc chiến thương mại Nga – các
nước EU đã đe dọa đến vấn đề an toàn lương thực toàn cầu. Trong khi Nga là nước
cung cấp lúa mì và các sản phẩm lương thực khác hàng đầu thế giới. CHiến sự diễn ra
khiến Nga cắt giảm lượng lương thực xuất khẩu sang các nước EU. Điều này khiến
cho các nước EU phải nhanh chóng tìm kiếm nguồn cung mới để đảm bảo cung cấp đủ
lương thực cho người dân trong nước.

30
Hình 4: Tình hình xuất khẩu gạo theo các tháng năm 2022.

(Số liệu: Tổng cục Hải quan)

Theo số liệu trên, ta thấy rằng tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam biến động liên tục
về cả sản lượng và giá trị. Hầu như, các tháng trong năm 2022 đều có sự biến động.
2 tháng đầu năm 2022, tình hình xuất khẩu gạo sụt giảm về giá trị. Nhưng nhờ sự
bứt phá trong tháng 3 đã đưa kết quả xuất khẩu gạo trong quý I năm 2022 tăng trưởng
ở mức 2 con số.
Giai đoạn đầu năm, những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung do căng thẳng Nga –
Ukraine leo thang cùng với giá xăng dầu tăng cao đã đẩy giá lương thực tăng theo.
Đỉnh điểm vào tháng 6, tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức cao
nhất cả năm. Tổng sản lượng đạt hơn 726,1 nghìn tấn, tăng 2,4% so với tháng trước và
tổng giá trị đạt hơn 354 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng trước.
Kể từ tháng 3 trở đi, thị trường hàng hóa tiếp tục có những chao đảo bởi lạm phát
bao trùm các nền kinh tế và Ngân hàng các nước tăng lãi suất nhưng giá gạo thô vẫn
duy trì ổn định.
 Thị trường xuất khẩu:
Trôi về những tháng cuối năm 2022, khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và chính phủ
Ấn Độ tăng thu mua lúa thường vụ từ nông dân lên 5,2% – mức tăng lớn nhất trong
vòng 5 năm qua nhằm khuyến khích người dân tăng sản lượng và diện tích trồng lúa
trong nước.
Trong khi đó, thị trường Trung Quốc chuyển sang nhập khẩu lượng lớn gạo vào dịp
cuối năm. Ở phía bên kia bán cầu, các nước EU cũng có xu hướng tăng nhập khẩu gạo
thay thế cho nguồn cung lúa mì bị sụt giảm từ xung đột Nga – Ukraine. Điều này đã
mang đến cơ hội “vàng” cho gạo xuất khẩu Việt Nam. Từ đó, mở rộng thị trường tiêu
31
thụ và nâng cao sức cạnh tranh với gạo Thái Lan, Ấn Độ… Nhiều dự báo cho thấy, bối
cảnh hiện tại sẽ còn tiếp tục mở rộng cho gạo Việt Nam xuất khẩu vào đầu năm 2023.
Về thị trường tiêu thụ, Philippines đứng đầu danh sách về tiêu thụ gạo Việt Nam.
Năm 2022, Philippines tăng nhập khẩu từ 2,9 lên 3,4 triệu tấn, chiếm 42,9 tổng sản
lượng gạo xuất khẩu Việt Nam, tăng 30% về lượng so với năm 2021.
Tiếp đó là thị trường Trung Quốc đạt gần 808 triệu tấn, giảm 19,2% về lượng.
Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 đạt 655.593 tấn, tương đương 294,28 triệu USD, giá
448,9 USD/tấn, tăng mạnh 83% về lượng và tăng 61,3% kim ngạch nhưng giảm 11,9%
về giá so với cùng kỳ.
Nhìn chung, xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt kỳ vọng đề ra và tiếp tục là một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Bên cạnh đó, gạo Việt Nam
cần phải gia tăng về chất lượng để cạnh tranh với gạo của các nước khác khi mà các
thị trường khó tính như Mỹ, EU… đang gia tăng nhập khẩu gạo.

Hình 5: Xuất khẩu gạo theo mùa của Ấn độ (Hình trái) và Giá Ure Phú mỹ trong nước (Hình
phải)

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 10 xuất
khẩu gạo ước đạt 700.000 tấn, trị giá đạt 334 triệu USD. Tính chung 10 tháng đầu năm
lượng gạo xuất khẩu ước đạt hơn 6 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 3 tỷ USD, tăng hơn
17% về khối lượng và hơn 7% về giá trị so với cùng 10 tháng đầu năm 2021.

Như vậy, lượng gạo xuất khẩu trung bình 10 tháng năm 2022 là hơn 600.000
tấn/tháng, giá gạo bình quân ước đạt 484 USD/tấn.

32
Hình 6: Xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2022.

Trong cuộc họp báo thường kỳ gần đây, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nếu không có những bất thường về thời tiết,
dịch bệnh, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 có thể vượt kế hoạch 6,3- 6,5
triệu tấn, cao hơn 100.000 - 200.000 tấn so với năm 2021.
Đến nay, sau 10 tháng đầu năm 2022, với lượng xuất khẩu ước đạt 6 triệu tấn,
ngành gạo đã thực hiện được 93 - 96% kế hoạch xuất khẩu đề ra. Theo đó, trong 2
tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng xuất khẩu khoảng 150.000 - 250.000 tấn là
ngành hàng này có thể hoàn thành mục tiêu.
Trong khi đó, trung bình mỗi tháng đầu năm, ngành gạo đã xuất khẩu được
600.000 tấn/tháng, do đó, có thể thấy, dự báo xuất khẩu gạo vượt mục tiêu đưa ra là
hoàn toàn khả thi với thực tế hiện nay.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đứng đầu thế giới
Theo số liệu Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 10, giá gạo 5% tấm của
Việt Nam là 425 - 430 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Mức
giá này cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ 48 - 51 USD/tấn và Thái Lan 18 - 23
USD/tấn.
Trong khi đó, tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm 28 USD/tấn, từ mức 435 USD/tấn
xuống còn 407 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7/2022.

33
Các thương nhân cho rằng giá gạo giảm do nhu cầu tiêu thụ giảm ở cả thị trường
trong nước và xuất khẩu trong bối cảnh không có sự gián đoạn nguồn cung do lũ lụt.
Đồng Baht của Thái Lan đã được giao dịch gần mức thấp nhất kể từ năm 2006 so với
đồng USD, bởi những lo ngại dai dẳng về tăng trưởng toàn cầu và suy thoái.
Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm trong tháng 10 giảm nhẹ 2 USD/tấn, từ mức 376 -
384 USD/tấn xuống 374 - 382 USD/tấn. Giá gạo giảm do nhu cầu tiêu thụ giảm và
chất lượng gạo bị ảnh hưởng bởi mưa lớn.
Theo nhận định của Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice,
cho rằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng cao, hiện gạo 5% tấm đang ở
mức 440 - 450 USD/tấn. Nguyên nhân tăng giá là do nhu cầu nhập khẩu quốc tế những
tháng cuối năm tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế bởi thời tiết bất lợi ở một số
nước trồng lúa.
Những năm gần đây, đã có nhiều thời điểm giá gạo Việt Nam cao hơn Thái Lan.
Việc gạo Việt Nam bán cao hơn gạo Thái là chuyện đã dần trở nên bình thường. Gạo
Việt đi sau Thái Lan nhưng đang phát triển nhiều giống lúa mới, nâng cao quy trình
sản xuất. Đồng thời, độ tươi mới của gạo Việt cao hơn gạo Thái cùng chủng loại nên
ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cũng theo Viện Chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, ngành
gạo Việt trong những năm gần đây đang có sự chuyển dịch từ gạo ở phân khúc thấp
sang gạo chất lượng cao.
Nhờ đó, xuất khẩu gạo sang các thị trường khó tính ghi nhận mức tăng trưởng
mạnh. Đơn cử, xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ 8 tháng năm nay tăng 84,8%, sang
thị trường EU tăng 82,2%.
Nhận định về nhu cầu của thị trường xuất khẩu, các thị trường khó tính như châu
Âu, Hàn Quốc rất chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam. Theo đó, các đơn
hàng liên tục được ký mới và gần đây công ty vừa trúng gói thấu xuất khẩu 20.000 tấn
gạo sang Hàn Quốc với giá trị hơn 9 triệu USD, dự kiến sẽ xuất khẩu vào đầu năm
2023.

2.2.3. Hình thức CCU xuất khẩu gạo của Việt Nam

Khảo sát về CCU xuất khẩu gạo của Việt Nam (nghiên cứu điển hình các doanh
nghiệp tại khu vực phía Nam) có thể thấy 2 mô hình xuất khẩu gạo cơ bản như sau:

34
 Sơ đồ 1: Mô hình A (Thu mua gạo – xuất khẩu)
Nông dân→ Hàng sáo→ Nhà máy xay xát 1→ Nhà máy xay xát 2→Công ty xuất
khẩu→Cảng Sài gòn→Nhà nhập khẩu
Doanh nghiệp thu mua gạo nguyên liệu (gạo xô) từ thương lái để tái chế ra gạo
thành phẩm xuất khẩu. Theo mô hình này, phần lớn là cung ứng gạo cho các hợp đồng
G2G và các thị trường có nhu cầu gạo phẩm cấp trung bình như Philippines,
Indonesia, Cuba, Châu Phi... Qui cách gạo thường khó đảm bảo độ thuần chủng nên
giá không cao.
Đặc điểm kinh doanh của mô hình:
 Gạo nguyên liệu chuyển đến doanh nghiệp xuất khẩu qua nhiều cấp hàng sáo.
 Không truy xuất được nguồn gốc gạo nguyên liệu. Chất lượng gạo không ổn
định.
 Qui trình chế biến gạo qua 2 giai đoạn (two process system).
 Vận chuyển xuất khẩu theo xà lan đường sông tải trọng từ 100 – 1.000 tấn đến
cảng Sài Gòn. Gạo được đóng bao 25 – 50 kg tùy theo yêu cầu của khách hàng.
 Sơ đồ 2: Mô hình B (Đầu tư vùng lúa chuyên canh – xuất khẩu)
Nông dân Nông trường→Nhà máy xay xát→Công ty xuất khẩu→Công ty vận
chuyển→Cảng Sài gòn→Nhà nhập khẩu
Doanh nghiệp xây dựng vùng lúa nguyên liệu đặc chủng để xuất khẩu. Theo mô
hình này, gạo được cung ứng cho các thị trường có nhu cầu gạo cao cấp như
Hongkong, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... và giá gạo xuất khẩu (5% tấm) thường cao hơn
giá gạo cùng phẩm cấp của mô hình A khoảng 40 USD (tại thời điểm khảo sát tháng
9/2011). Đây là xu hướng chuyển dịch cơ bản của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở
các tỉnh phía Nam hiện nay.
Đặc điểm kinh doanh của mô hình:
 Vùng nguyên liệu gieo trồng giống lúa cho gạo thơm đáp ứng yêu cầu của thị
trường cao cấp.
 Kiểm soát được chất lượng và giống gạo tại nguồn cung cấp, gạo đồng nhất.
 Cơ giới hóa các khâu thu hoạch, vận chuyển, dự trữ, xay xát theo qui trình
khép. kín (one process system), tỷ lệ hao hụt thấp.
 Thực hiện CCU đầu vào và đầu ra cũng thuận lợi, hiệu quả hơn.

35
Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiều và qui mô diện tích đất canh tác phải
lớn. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp của
Việt Nam hiện nay.
Kết quả phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua đã bộc
lộ những nhược điểm liên quan đến vấn đề liên kết CCU đầu vào và đầu ra của hoạt
động xuất khẩu gạo. Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp đều xuất khẩu gạo trắng các
loại (từ 5 – 25% tấm), chỉ có một doanh nghiệp xuất khẩu gạo đồ (parboiled rice) từ
năm 2009 đến nay.
Phân tích CCU gạo xuất khẩu:
 Theo mô hình A
Hàng sáo mua lúa trực tiếp của nông dân từ các vùng khác nhau với qui mô dao
động rất linh hoạt từ 100 kg – 50 tấn/lượt. Điểm mua ngay tại đồng ruộng hoặc tại kho
dự trữ của nông dân, thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt. Hàng sáo sẽ sấy lúa, xay xát
và dự trữ gạo tại các nhà máy xay xát nhỏ ven sông. Khi các nhà xuất khẩu đặt hàng
hoặc chào giá mua hợp lý thì hàng sáo sẽ giao gạo nguyên liệu tại nhà máy của nhà
xuất khẩu hoặc giao gạo thành phẩm tại cảng giao hàng do nhà xuất khẩu chỉ định.
Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xà lan đường sông. Thời gian vận chuyển từ Thốt
Nốt, Cần Thơ lên cảng Sài Gòn bình quân 24 – 36 giờ. Mùa cao điểm vào dịp tết
Nguyên Đán hàng năm có thể mất nhiều thời gian hơn do lượng vận chuyển lớn qua
kênh Chợ Gạo, thuộc tỉnh Tiền Giang. Hàng sẽ được giao lên tàu tại phao chỉ định ở
cảng Sài Gòn, thời gian chờ giao hàng từ 2 – 3 ngày. Xuất khẩu theo mô hình này phổ
biến là gạo trắng 15 – 25% tấm theo điều kiện FOB cảng Sài Gòn, đáp ứng cho các
đơn hàng theo hợp đồng G2G, B2G đi các nước Đông Nam Á, Châu Phi và Cuba.
Theo các doanh nghiệp, mức lời đối với những đơn hàng này khá thấp (thường chỉ từ 5
– 10 USD/tấn), thậm chí có những lúc bị lỗ (như năm 2008).
 Theo mô hình B:
Hàng sáo mua lúa trực tiếp của nông dân từ các vùng lúa chuyên canh để cung ứng
cho đơn hàng của các nhà xuất khẩu theo mức giá thỏa thuận vào thời điểm mua. Hoặc
nhà xuất khẩu mua lúa trực tiếp từ nông dân. Lúa/gạo nguyên liệu được giao đến các
nhà máy của nhà xuất khẩu, thanh toán bằng tiền mặt. Gạo nguyên liệu được lau bóng,
tách hạt khác màu (sortex), phối trộn và đóng gói theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm (jasmine, fragrance) 5% tấm, đóng gói từ 1 –
36
10kg/bao (PP, PE), đựng trong container 20’ và bán theo điều kiện CNF, CIF hoặc
FOB. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xà lan đường sông và đóng container tại ICD
của cảng Sài Gòn đối với các tỉnh ven Sông Hậu; hoặc vận chuyển bằng xe container
theo quốc lộ 1A về cảng Sài Gòn, thời gian vận chuyển trung bình 4 – 5 giờ đối với
hàng hóa từ Tiền Giang và Long An. Gạo xuất khẩu theo mô hình này chủ yếu đáp
ứng cho các đơn hàng theo hợp đồng đi những thị trường gạo cao cấp như Hongkong,
Ả rập Xeut, Úc, Hàn Quốc... Theo các doanh nghiệp,mức lời đối với những đơn hàng
này thường cao hơn mô hình A, đạt trung bình từ 40 – 50 USD/tấn.

2.3. Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam

2.3.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo

Như ta đã biết, chi phí xuất khẩu hàng hóa được xác định là tổng chi phí sản
xuất/thu mua cộng với tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình đưa hàng hóa từ kho
của người xuất khẩu sang nơi nhận hàng của người nhập khẩu.
Một cách tổng quát,chi phí xuất khẩu được tính theo công thức sau:
Tổng chi phí xuất khẩu của hàng hó a= Chi phí sản xuất/thu mua + Chi phí vận tả
i+ chi phí lưu kho, lưu bãi + chi phí dự trữ + chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp
thông tin, ...
Trong số các loại chi phí trên,chi phí sản xuất/thu mua hàng hóa có tỷ trọng lớn
nhất trong tổng chi phí xuất khẩu của hàng hóa(khoảng 75-80%), phần còn lại là các
chi phí có liên quan đến hoạt động vận tải,.giao nhận và lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Nhóm chi phí sản xuất:
Nước ta với lợi thế tài nguyên đất màu mỡ cùng với điều kiện tự nhiên, khí hậu phù
hợp cho cây lúa phát triển, tạo ra cho nước ta những lợi thế so sánh trong việc xuất
khẩu gạo.
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó có khoảng 4,1
triệu ha đất đang được sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả năng làm nông
nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa khoảng 8,5
triệu ha. Như vậy quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn. Các quốc gia khác như Thái
Lan với diện tích có khả năng trồng lúa là hơn 11 triệu ha, trong đó đã sử dụng cho
trồng lúa là 9,6 triệu ha; Pakistan với tổng diện tích đất trồng lúa là 5,3 triệu ha, sử

37
dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ đất giành cho trồng lúa của Ấn Độ còn lại khoảng 2,4
triệu ha... So với các quốc gia này (đều là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới),
thì khả năng mở rộng diện tích đất trồng lúa của Việt Nam còn tương đối cao thêm vào
đó, một số nước như Philipine, Indonesia, thậm chí cả Ấn Độ do tốc độ tăng dân số
nhanh, nguồn lực đất khan hiếm nên diện tích đất lúa khó có thể mở rộng, và diện tích
canh tác lúa phải cạnh tranh với các diện tích đất trồng các cây lương thực thay thế
khác và đất sử dụng cho phi nông nghiệp. Như vậy, Việt Nam có nhiều tiềm năng
trong việc mở rộng diện tích đất canh tác để có thể tăng sản lượng so với các quốc gia
khác. Về điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái. Nhìn chung, so với các nước khác,
khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá thuận lợi cho sản xuất lúa gạo.
Việt Nam có 2 vựa lúa lớn là 2 đồng bằng phù sa màu mỡ : đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm không
khí cao khoảng 80%, nhiệt độ thường xuyên trên 20oC, khí hậu ấm áp , số giờ nắng
trong năm đạt trung bình 1200h/năm và tập trung mạnh vào thời kì làm hạt của lúa,
góp phần cho năng suất cao. Lượng mưa hàng năm lớn, trung bình 1500 –2000 mm, hệ
thống nước ngầm có trữ lượng lớn, hệ thống sông ngòi dày đặc,đảm bảo cung cấp đủ
nước tưới cho hàng triệu ha lúa.
Nước ta có 70% lực lượng lao động trong cả nước là lao động trong nông nghiệp.
Hàng năm có khoảng 1 – 1,2 triệu người đến tuổi lao động. Ưu thế đặc trưng của
người lao động Việt Nam là cần cù, chăm chỉ... hơn nữa với bề dày lịch sử sản xuất lúa
gạo, người nông dân Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trồng lúa, bên
cạnh đó trình độ học vấn của người dân lại ngày càng được cải thiện, trong đó nhóm
lao động có học vấn cao ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 41% dân số nông thôn.
Thêm vào đó, thu nhập bình quân đầu người thấp hay giá nhân công tương đối rẻ: thu
nhập bình quân đầu người tính theo tỉ giá sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam là
1,979 USD, thấp hơn nhiều so với Philipine( 2,852 USD) ; Indonesia(3,064 USD) ;
Thái Lan (6,623 USD) và Ấn Độ (2,070 USD). Như vậy với lực lượng lao động dồi
dào và giá nhân công rẻ sẽ làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường
thế giới có giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá của gạo xuất khẩu Việt nam.
Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan: chi phí lao
động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần,
năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50% -80% chi
38
phí của Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của Việt nam bình quân từ 90 –110
USD/ tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là 120 –150 USD/tấn.
Để xác định lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo của Việt Nam theo
phương pháp RCR, nghiên cứu tiến hành phân loại các khoản mục chi phí nội nguồn
và ngoại nguồn. Trong đó, các yếu tố phục vụ sản xuất lúa được nhập khẩu gồm:
(1) Phân bón: Tỷ lệ nhập khẩu phân bón các loại của Việt Nam là trên
35% , nguồn khác cho biết có đến 40% phân bón là nhập khẩu cho nhu cầu
trong nước . Nghiên cứu đề xuất tỷ lệ phân bón sử dụng nhập ngoại ở vụ lúa
Đông Xuân là 46% và Hè Thu là 45%.
(2) Thuốc bảo vệ thực vật: Tỷ lệ nhập khẩu thành phẩm và nguyên liệu tương
ứng là 80% và 50%. Nghiên cứu đề xuất tỷ lệ nhập khẩu đối với thuốc bảo vệ thực
vật cho cả hai vụ lúa năm 2015 là 79%.
(3) Xăng dầu, máy móc nông nghiệp: Tỷ lệ nhập khẩu xăng dầu của Việt
Nam là 50% , tỷ lệ máy móc nông nghiệp nội địa khoảng 20-30%, tính cả các
doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp máy móc nông nghiệp từ nước ngoài và các
doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, bộ phận về chế tạo, lắp ráp,... thì hiện nay,
việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp của Việt Nam phụ thuộc 70-80% vào nhập
khẩu 90% máy nông nghiệp phải nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp. Cùng với thực trạng tình hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở ĐBSCL
và kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp (2015), nghiên cứu này đề xuất tỷ lệ nhập
khẩu xăng dầu là 50%, tỷ lệ máy móc nhập khẩu ở công đoạn chuẩn bị đất là
50%, thu hoạch 70% và máy móc khác là 70%. Tổng hợp từ các nguồn, nghiên
cứu này đề xuất tỷ lệ ngoại nguồn tương ứng với các yếu tố liên quan đến chi
phí sản xuất lúa để phục vụ tính hệ số chi phí nội nguồn (DRCR).
 Nhóm chi phí lưu trữ, giao nhận và vận tải:
 Chi phí vận tải:
Vận tải hàng hoá xuất khẩu là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người
nhằm thay đổi vị trí của hàng hoá từ nước này đến các nước khác bằng các phương
tiện vận tải. Hay nói cách khác,vận tải hàng hoá xuất khẩu là việc chuyên chở hàng
hoá từ quốc gia này đến một hay nhiều quốc gia khác (tức là điểm đầu và cuối của
hành trình vận tải nằm ở những quốc gia khác nhau), bằng các phương tiện vận tải

39
khác nhau như: Vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường
ống ...
Chi phí vận tải hàng hóa xuất khẩu là tất cả các khoản chi phí để thực hiện việc vận
chuyển hàng hóa từ kho của người sản xuất thu gom lên phương tiện vận tải quốc tế
hoặc đến kho của người nhập khẩu (Tùy theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng vận tải
quốc tế).
Về cơ cấu, chi phí vận tải hàng hoá xuất khẩu bao gồm: Chi phí vận tải nội địa và
chi phí vận tải quốc tế.Trong tổng chi phí vận tải hàng hoá xuất khẩu, cước phí vận tải
chiếm tỷ trọng lớn hơn cả.Theo các chuyên gia về vận tải thì cước phí chiếm khoảng
65-70% tổng chi phí vận tải hàng hoá xuất khẩu.
Ngoài cước phí, phần còn lại của chi phí vận tải là các chi phí khác và các khoản lệ
phí.
 Chi phí vận tải nội địa: Là toàn bộ chi phí để vận chuyển hàng hoá từ nơi sản
xuất hoặc nơi gom hàng ra đến cảng biển hoặc cửa khẩu để xếp lên phương tiện
vận tải quốc tế, bao gồm: Cước phí vận chuyển nội địa; Chi phí làm các thủ tục
cần thiết; Chi phí cho việc chờ đợi xếp hàng lên hoặc dỡ hàng khỏi phương
tiện; Các khoản lệ phí ...
 Chi phí vận tải quốc tế: Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình chuyên chở
hàng hoá xuất khẩu (kể cả bằng container) từ nơi gửi hàng (gốc).
Việt Nam đến nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài, bao gồm: Cước phí vận chuyển
quốc tế, chi phí làm các thủ tục cần thiết, chi phí cho việc chờ đợi xếp hàng lên hoặc
dỡ hàng khỏi phương tiện, các khoản lệ phí...
Có thể nói, chi phí vận tải nói chung và cước phí vận tải nói riêng là yếu tố rất quan
trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và biến động của giá xuất khẩu hàng
hoá. Do vậy, người xuất khẩu luôn quan tâm đến yếu tố chi phí vận tải trong khi tính
toán giá xuất khẩu hàng hoá. Việc tính toán để lựa chọn hãng vận tải uy tín, có năng
lực vận tải lớn, có mức cước phí hợp lý với các dịch vụ liên quan đến việc vận tải hàng
hoá toàn diện, đồng bộ... là hết sức quan trọng và cần thiết để chủ hàng có thể giảm
được chi phí xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
 Chi phí giao nhận:
Chi phí giao nhận hàng hoá xuất khẩu được cấu thành bởi chi phí giao nhận nội địa
và chi phí giao nhận quốc tế.
40
 Chi phí giao nhận nội địa: Là Số tiền mà người gửi hàng xuất khẩu phải trả cho
người giao nhận để họ thực hiện các công việc cần thiết nhằm đưa Số hàng hoá
đó đến được cảng/cửa khẩu đích một cách an toàn và kịp thời gian, bao gồm:
Chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa; Chi phí gom các lô hàng nhỏ
thành lô hàng lớn hoặc tách một lô hàng lớn thành các lô hàng nhỏ để thuê
chuyên chở; Chi phí lưu kho, lưu bãi, đóng gói, bao bì, ghi ký mã hiệu...(nếu
có).
 Chi phí giao nhận quốc tế: Là toàn bộ chi phí để đưa hàng hoá từ cảng/cửa khẩu
Việt Nam sang nước ngoài và giao cho người nhập khẩu.
Gồm: Chi phí bốc hàng ở cảng/cửa khẩu gửi hàng và giao cho người vận tải; Chi
phí gom/tách các lô hàng để giao cho các nhà nhập khẩu khác nhau ở một hoặc nhiều
quốc gia; Phí lưu kho, bãi; Chi phí đóng gói, bao bì, ghi kỹ mã hiệu...(nếu có); Chi phí
làm các thủ tục giấy tờ liên quan đến hàng xuất khẩu như: Phí hải quan, lệ phí chứng
từ, phí vận đơn, phí giám định hàng hoá, lệ phí C/O, phí hun trùng, phí kiểm dịch, phí
làm thủ tục khiếu nại, đòi bồi thường (nếu có tổn thất xảy ra trong hành trình của hàng
hoá từ Việt Nam sang nước nhập khẩu); Chi phí chuyển tải (nếu có); Chi phí dỡ hàng
từ phương tiện vận tải ở cảng/cửa khẩu đến rồi giao cho người nhập khẩu...
Nhìn chung, chi phí giao nhận quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc vào
các qui định trong ĐKCSGH được thoả thuận giữa người bán và người mua và yêu
cầu của người nhập khẩu trong việc thu gom hoặc chia tách, bao gói lại hàng hoá, số
loại phương tiện vận chuyển tham gia vào quá trình chuyên chở...
Kinh nghiệm cho thấy, thực hiện tốt dịch vụ vận tải và giao nhận sẽ giúp doanh
nghiệp có thể giảm đến mức thấp nhất các chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản
phẩm và nhờ đó giảm chi phí xuất khẩu hàng hóa nói chung. Hiện tại, đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, chi phí cho dịch vụ vận tải và giao nhận đang chiếm tới gần
20% trong tổng chi phí xuất khẩu hàng hóa, trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển
chỉ vào khoảng 8 - 12%. Đây là lý do cơ bản dẫn tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam đang ở mức thấp so với các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã rất mạnh.
Các nhân tố tác động đến ảnh hưởng đến chi phí vận tải và giao nhận hàng xuất
khẩu:
Theo đó, chi phí vận tải, giao nhận là các bộ phận cấu thành và chiếm tỷ lệ nhất
định trong giá xuất khẩu hàng hoá. Vậy nếu bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng khác, nếu chi
41
phí vận tải, giao nhận ở mức cao sẽ trực tiếp làm cho giá xuất khẩu hàng hoá tăng cao
và ngược lại. Các chi phí này được chia làm 2 loại:
(1) Chi phí thực tế: Bao gồm các khoản chi phí mà chủ hàng phải thanh toán thực
tế với các hãng vận tải và hãng giao nhận như: Cước phí vận tải, chi phí xếp dỡ hàng
hóa, phí lưu kho...;
(2) Chi phí lựa chọn: Là những chi phí và thiệt hại mà chủ hàng phải chịu trong
quá trình tổ chức chuyên chở hàng hoá. Chi phí này có thể xảy ra hoặc không xảy ra
tuỳ thuộc vào độ chính xác của các quyết định lựa chọn của chủ hàng. Giữa chi phí lựa
chọn và chi phí thực tế có sự bù trừ lẫn nhau, tức là việc tăng chi phí thực tế thường
kéo theo sự giảm chi phí lựa chọn đồng thời đạt được những lợi ích khác như: Đảm
bảo an toàn cho hàng hoá, bảo đảm đúng thời hạn giao hàng...
 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải hàng xuất khẩu:
+ Ảnh hưởng của chính sách, cơ chế hiện hành
Chính sách, cơ chế về hoạt động vận tải của Nhà nước là yếu tố chủ quan rất quan
trọng ảnh hưởng đến chi phí vận tải hàng hoá xuất khẩu. Trong thời gian gần đây, mặc
dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ
tục trong các dịch vụ vận tải hàng hoá xuất khẩu như: Đơn giản hoá, giảm bớt các thủ
tục trong quá trình vận tải, bỏ bớt các “giấy phép con”... vì đây là nguyên nhân phát
sinh các khoản lệ phí “không chính thức làm cho chi phí vận tải hàng hoá của Việt
Nam đang ở mức cao. - Ảnh hưởng của chi phí phương tiện vận tải, chất lượng đường

Ngoài việc chịu ảnh hưởng của chi phí phương tiện vận tải, cước phí vận tải đường
bộ còn chịu ảnh hưởng của chất lượng đường sá. Thực tế cho thấy: Nếu đường sá có
chất lượng tốt sẽ làm cho chi phí xăng dầu giảm và chi phí phương tiện vận tải cũng sẽ
ở mức thấp và ngược lại.
+ Ảnh hưởng của sự biến động giá xăng dầu
Theo tính toán của các doanh nghiệp vận tải đường bộ, thông thường, chi phí nhiên
liệu chiếm khoảng 30% giá thành vận tải bằng ô tô. Trong 5 năm vừa qua, chi phí
nhiên liệu (xăng dầu) đã tăng đáng kể. Trong nửa đầu năm nay với sự tác động của
chiến dịch Ukraina- Nga, khiến cho mức giá của Xăng chạm đỉnh, bị ảnh hưởng tăng
đáng kể nhất do với cùng kỳ 3 năm trước, đặc biệt giá dầu tăng kỷ lục. vùng 1 xăng
RON 95-V giá 26.750 Đồng/lít, xăng RON 95-III 26.070 Đồng/lít, xăng sinh học E5
42
RON 92-II 25.070 Đồng/lít, Điêzen 0,001S-V 26.830 Đồng/lít, Vùng 2 theo thứ tự:
27.280 Đồng/lít, 26.590 Đồng/lít, 25.570 Đồng/lít, 27.360 Đồng/lít, 25.340
Đồng/lít(Cập nhật đến ngày 21/07/2022)
Hiện nay, Nhà nước đang giảm dần sự can thiệp vào giá xăng dầu.Theo tính toán
của các chuyên gia về logistics, trong chi phí vận tải hàng hóa bằng container từ Việt
Nam sang các cảng Châu Âu, ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu chiếm tới khoảng
11%.
So với Thái Lan, nước có mức giá xăng dầu tương đương với Việt Nam, chi phí
vận chuyển bằng ô tô có trọng tải 10 - 12 tấn từ Băng Cốc đi Chiangmai với chiều dài
750 km là 178 USD (Theo Cost of doing business in Thailand” tại
website:www.busines-in-asia.com), tương đương với mức 0,023 USD/tấn/km. Trong
khi đó, với cùng tải trọng và cùng chiều dài, chi phí vận tải đường bộ của Việt Nam là
0,084 USD/tấn/km, gấp 3,6 lần của Thái Lan.
Tác động của việc giảm thiểu các chi phí nêu trên đến chi phí xuất khẩu hàng hóa
Thực tế cho thấy, khi các điều kiện khác như nhau, hàng hoá của doanh nghiệp
quốc gia nào có giá xuất khẩu thấp do chi phí vận tải, giao nhận thấp sẽ giành được ưu
thế cạnh tranh về giá cao hơn so với hàng hoá của doanh nghiệp quốc gia khác có giá
xuất khẩu cao do không tiết kiệm được các loại chi phí này.
Đây là lý do khiến các nước luôn không ngừng đấu tranh giảm cước phí vận tải,
giảm chi phí giao nhận để có được giá xuất khẩu hàng hoá thấp - điều kiện cơ bản để
tạo dựng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Hiện nay, do chịu ảnh hưởng của giá cước vận tải đường biển tăng cao và dự đoán
sẽ còn tiếp tục tăng trong vài năm tới, cùng với mức giá cước vận tải biển từ cảng Việt
Nam đi các cảng quốc tế luôn ở mức cao hơn so với các nước khác trong khu vực nên
giá xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam tương đối cao, dẫn đến sức cạnh tranh của hàng
xuất khẩu bị hạn chế.
Để đạt mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, trong điều kiện
quy mô sản xuất nhỏ, hệ thống phân phối yếu và thị trường hẹp, các doanh nghiệp Việt
Nam đang tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất và khách nước ngoài vẫn có thể
mua được hàng với giá thấp để bù giá cước tăng cao. (Ví dụ: Gạo Việt Nam nếu cùng
phẩm cấp với gạo Thái Lan thì bao giờ giá bán cũng thấp hơn 10 - 15 USD/tấn nên

43
trong điều kiện giá cước phí cao hơn Thái Lan nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu được
hàng).

2.3.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo

 Chất lượng gạo Việt Nam hiện nay:


Các thương nhân xuất khẩu gạo Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến nâng cao
chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các
thị trường xuất khẩu như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… Đây là một trong các yếu tố đã
giúp nâng cao sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam. Trong quý I/2022, gạo là một
trong 8 mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt giá trị xuất khẩu (XK) cao hơn so với cùng
kỳ. Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, khối
lượng gạo XK 3 tháng đầu năm nay đạt gần 1,48 triệu tấn, tương đương 715 triệu
USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Các DN XK gạo cho rằng, giá gạo Việt Nam trong nhiều năm gần đây luôn đạt giá
trị cao và hiện đang cao hơn giá gạo Thái Lan bởi Việt Nam đã chú trọng đến cơ cấu
giống, các giống đặc sản, lúa thơm được đưa vào canh tác đã giúp khẳng định thương
hiệu gạo Việt ở nhiều thị trường "khó tính”.
Đơn cử, sau 1 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu (EU) – Việt
Nam (EVFTA), XK gạo nói riêng của Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị
trường EU bởi chất lượng gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng
được cải thiện. Các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như ST24, ST25, Jasmine…
được người dân khu vực này ưa chuộng. Dự báo XK gạo của Việt Nam trong năm
2022 sang thị trường EU sẽ đạt tối thiểu 60.000 tấn, đặc biệt là tại các thị trường
truyền thống như Đức, Italy, Ba Lan.
Đặc biệt, nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và giá trị cho hạt gạo Việt,
xây dựng mô hình cánh đồng lớn là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ
cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất
lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác trong những năm tới.
Gạo ST25 là minh chứng hàng đầu cho chất lượng gạo Việt Nam. là loại gạo thơm
Sóc Trăng được công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới .
Chất lượng của gạo ST25 đã được công nhận trên trường quốc tế khi xuất sắc đạt
danh hiệu "Gạo ngon nhất thế giới 2019" và giành giải nhì tại cuộc thi "Gạo ngon nhất

44
thế giới 2020" được tổ chức tại Mỹ ST25, gạo được trồng bằng phương pháp organic,
quy trình sản xuất gạo với công nghệ tiên tiến, hiện đại của châu Âu cho ra những hạt
gạo đẹp, sạch và chất lượng cao. Đây chính là điểm đặc biệt của giống gạo cao sản
này. Hơn thế nữa cơm được nấu từ gạo ST25 là loại cơm "cực phẩm" với hạt cơm khô
ráo, độ dẻo, thơm nhất định và vị ngọt thanh đến từ tinh bột gạo hảo hạng, khi để
nguội cũng khô bị khô cứng, hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Trên thị trường hiện nay gạo ST25 có giá giao động từ 150.000 - 190.000đ/túi 5kg.
 Việc kiểm soát đối với nhà cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật:
 Chọn giống:
Hiện nay và trong tương lai, sản xuất lúa ở ĐBSCL và ĐBSH đang và sẽ đứng
trước các thử thách mới, trong đó nổi lên là ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và
yêu cầu nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của ngành lúa gạo nước ta. Một trong các
nguyên nhân của giá trị gạo thấp là do thiếu các giống lúa có chất lượng cao, đặc biệt
là lúa thơm và chưa xây dựng được thương hiệu gạo Việt.
Với mục tiêu chọn tạo và phát triển được giống lúa thơm, chịu mặn, chất lượng cao
(hàm lượng amylose ≤ 20%, hạt dài đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ≥ 7mm), chống chịu khá
với một số loại sâu bệnh hại chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo ở các
vùng sinh thái nhiễm mặn, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông
Cửu Long.
Hiện nay để cải thiện về chất lượng để phù hợp với các thị trường khó tính, ngành
Nông nghiệp tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất lúa
giống và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các mô hình trồng khảo nghiệm
giống lúa mới. Từ đó, lựa chọn những giống phù hợp bổ sung vào cơ cấu giống và đưa
vào canh tác trên địa bàn tỉnh.
 Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật:
+ Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng, được bón vào đất hay hòa vào nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con
nhằm tăng năng xuất và cải thiện chất lượng nông sản.
Phân bón là yếu tố quan trọng và là nguồn cung cấp chủ yếu dinh dưỡng vô cơ cho
cây trồng thông qua quá trình hấp thụ của bộ rễ. Nhưng cấu tạo đất không giống nhau,
đất ở mỗi vùng khác nhau. Vì vậy cải tạo đất chính là bổ sung chất dinh dưỡng vào
45
trong đất để cho cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi thân cây, lá, hoa quả một cách
phù hợp, làm cho cây trồng phát triển tốt và sản phẩm đạt năng suất cao.
Việc bón phân hợp lý cho cây trồng vừa nhằm đạt năng suất cây trồng cao thoả
đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời để ổn định và bảo vệ được
đất trồng trọt. Bên cạnh đó bón phân còn có thể làm môi trường tốt hơn, cân đối hơn.
+ Thuốc BVTV là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong
nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối
tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng
cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản.
Sử dụng thuốc BVTV tuy đem lại hiệu quả tức thời, nhanh chóng, chi phí hợp lý
nhưng lại gây ra những hệ quả quan trọng trên nhiều mặt lâu dài về sau như mất cân
bằng sinh thái.hình thành dịch bệnh hại, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại kinh tế và
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. chính vì vậy để vừa an toàn vừa đạt được
hiểu quả kinh tế, người sử dụng trang bị cho bản thân những kiến thức và hiểu biết
đúng và đủ về thuốc BVTV. Theo đó việc đối phó với dịch bệnh, thực hiện chính sách
“phòng hơn chống”, thực hiện các phương pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) như:
canh tác, sinh học, thủ công. Chỉ nên dùng thuốc BVTV trong trường hợp đã thực hiện
mọi biện pháp phòng trừ khác nhưng dịch hại vẫn phát sinh và có thể gây tổn thất nặng
nề đến năng suất, phẩm chất của cây trồng. Tiếp đó là thực hiện việc sử dụng thuốc
BVTV đúng chuẩn quy định. Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng
cách là nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV bà con cần tuân thủ để đảm bảo
an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
 Ứng dụng các phương pháp canh tác mới hiệu quả:
Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất lúa đang được nhân rộng.
Nông dân tham gia mô hình sẽ áp dụng cơ giới toàn diện từ khâu làm đất, xuống giống
đến thu hoạch. Điển hình như ở 2 vựa lúa lớn nhất cả nước là đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sống Hồng cùng với tỉnh Đồng Tháp. Ứng dụng công nghệ thông
minh vào sản xuất lúa ở Đồng Tháp được áp dụng với các phương pháp cấy bằng máy,
bón vùi phân, kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ trong quản lý nước, phun thuốc bảo vệ
thực vật bằng phương tiện bay không người lái, ghi chép nhật ký sản xuất và truy xuất
nguồn gốc bằng điện thoại thông minh… Qua đó, góp phần đưa tổng giá trị sản xuất
lúa năm 2020 của tỉnh đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3 nghìn tỷ đồng so năm
46
2017. Năng suất lúa bình quân tăng thêm 383kg/ha/năm so với thực hiện năm 2017.
Lợi nhuận bình quân đạt 12,8 triệu đồng/ha/vụ, tăng từ 1 đến 6 triệu đồng/ha so với
quy trình sản xuất truyền thống.
Khởi đầu cho việc áp dụng công nghệ thông minh trong sản xuất lúa ở Đồng Tháp
là mô hình canh tác lúa lý tưởng của nông dân ở Hợp tác xã Mỹ Đông 2, huyện Tháp
Mười. Mô hình áp dụng đồng bộ 3 khâu trong một máy cơ giới như: cấy lúa, bón phân
vùi phân thông minh (tan chậm) theo gốc lúa, kết hợp phun xịt thuốc diệt cỏ dại tiền
nảy mầm, diệt ốc. Đồng thời, trang bị cho nông dân hệ thống cảm biến mực nước
thông minh, hoạt động bằng pin năng lượng mặt trời và thiết bị bơm tưới nước tự
động. Nông dân bơm nước vào hay rút nước ra sẽ thao tác bằng cách điều khiển qua
điện thoại thông minh. Mạng lưới tự động nhận diện, thống kê số lượng, mật độ, các
chủng loại sâu rầy; tự động đưa ra các cảnh báo và dự báo sâu rầy thông qua phần
mềm quản lý trung tâm SaaS.
Thông qua việc ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
vào canh tác giúp nông dân giảm giá thành sản xuất khoảng 400 đồng/kg lúa, lợi
nhuận thu được cao hơn gần 10 triệu đồng/ha so với quy trình sản xuất truyền thống.
Có thể nói, mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm
nhân công lao động. Đặc biệt, áp dụng phun thuốc bằng phương tiện bay không người
lái sẽ cho năng suất cao gấp khoảng 20 lần so với phun thủ công, tiết kiệm khoảng
30% lượng thuốc bảo vệ thực vật so với truyền thống.
 Chính sách của nhà nước :
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo,
trong đó quy định cụ thể điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Cụ thể, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:
+ Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện: Có ít nhất 1 kho chuyên
dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho
chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật.
+ Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ

47
quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật.
+ Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương
nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn
bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 5 năm.
+ Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Giấy
chứng nhận) không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến
thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn
đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích
xin cấp Giấy chứng nhận.

2.4. Kết luận đánh giá qua nghiên cứu thực trạng

Từ đầu thập niên 1990s đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong ba quốc gia xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới. Song, vị thế cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường
thế giới vẫn thường xuyên đứng sau Thái Lan với một khoảng cách khá xa.Trong
những năm qua xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tạo được một số thành tựu nổi bật là:
Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên (năm 2012 đạt 7,72 triệu
tấn, kim ngạch đạt 3,5tỷ USD); Kết cấu chủng loại gạo đặc biệt là các loại gạo thơm
giá trị cao đã có nhiều cải thiện; thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng;
xuất khẩu gạo đã góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, tạo sự
ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo; Xuất khẩu
gạo có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo thêm việc làm,
tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung; Xuất
khẩu gạo góp phần hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Bên cạnh đó vẫn có
những nhược điểm là: Chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp; giá xuất khẩu thấp so với
các nước Thái Lan, Ấn Độ; năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế yếu…Vấn đề
lớn nhất là vấn đề tổn thất sau thu hoạch. Từ đầu thập niên 1990s đến nay, tỷ lệ tổn
thất sau thu hoạch của ngành lúa gạo đã giảm từ 16% còn 13,7%. Nhưng như vậy vẫn
còn rất cao, gấp hơn 2 lần so với Nhật Bản (chỉ có 5%) hay Ấn Độ (6%). Theo thông
tin từ Hội thảo về bảo quản lúa gạo cho Đồng bằng Sông Cửu Long tại Cần Thơ ngày
29/07/2022 thì, cơ cấu tổn thất sau thu hoạch lúa gạo của vùng này như sau: thu hoạch
3%, phơi sấy 4,2%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Kết hợp thêm với

48
một số thông tin của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ
NN&PTNT), đã chỉ ra các nguyên nhân yếu kém là:
Theo ước tính của các chuyên gia, trung bình mỗi năm khu vực đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) thiệt hại tới nửa tỷ USD (tương đương cả chục nghìn tỷ đồng) vì
thiếu các loại máy móc phục vụ thu hoạch, bảo quản lúa.Đến năm 2021 ĐBSCL cần
thêm 8.000 máy sấy. Hiện tại, tỷ lệ cơ giới hóa trong thu hoạch tại ĐBSCL chỉ đạt
40%, trong khi tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch (STH) vẫn ở mức cao, tới 13%. Theo Bộ
NNPTNT, hiện nay ở khu vực ĐBSCL có 9.600 máy sấy, đáp ứng được khoảng 45-
50% lượng lúa thu hoạch vụ hè thu (tương đương khoảng 8 – 8,5 triệu tấn).Với sản
lượng lúa còn lại, ĐBSCL cần có thêm khoảng 8.000 máy sấy với năng suất trung bình
8,8 tấn/mẻ. Riêng khâu thu hoạch, đến nay ĐBSCL có 12.234/máy gặt lúa, trong đó
máy gặt đập liên hợp (GĐLH) là 8.698 chiếc, chiếm 71%. Số máy trên chỉ đáp ứng
được 56% diện tích lúa được gặt bằng máy. Việc thu hoạch lúa bằng máy có lợi ích là
giảm được chi phí, bình quân chi phí gặt bằng máy chỉ hết 2,1 triệu đồng/ha, tiết kiệm
900.000 đồng/ha so với thu hoạch bằng tay. Hơn nữa, việc dùng máy GĐLH, tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân bán lúa tươi tại ruộng cho thương lái và thương lái thực
hiện việc làm khô lúa tại các lò sấy dịch vụ quy mô lớn.máy gặt, còn có tình trạng
thiếu lao động (cụ thể là tài xế), khiến cho nông dân không dám đầu tư mua máy
GĐLH. Để điều hành 1 máy GĐLH cần 1 tài xế và 2-4 người hỗ trợ việc đóng bao.
Hầu hết các tài xế đều không được đào tạo một cách bài bản, chủ yếu là những người
đã từng lái máy cày, máy kéo chuyển sang, nhưng số lượng tài xế này cũng chưa đủ để
đáp ứng nhu cầu sử dụng máy GĐLH. Quan hệ giữa chủ máy và tài xế rất lỏng lẻo,
100% là hợp đồng bằng miệng nên chỉ cần có bất đồng là tài xế sẵn sàng bỏ đi, gây
nhiều thiệt hại cho chủ máy. Dựa trên khảo sát, toàn vùng ĐBSCL hiện có khoảng
6.500 máy GĐLH, nhưng toàn bộ người điều khiển số máy này chưa qua đào tạo. Tình
trạng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thu hoạch lúa bằng máy ở ĐBSCL.
• Máy sấy cũng thiếu trầm trọng máy sấy lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long có
6.435 máy (tổng công suất khoảng 37.000 tấn/mẻ sấy), chỉ đáp ứng được 31% nhu cầu
sấy lúa vụ Hè Thu. Giải pháp phơi sấy thủ công không chỉ làm tăng tổn thất do rơi vãi
mà còn ảnh hưởng giảm chất lượng lúa gạo do không đạt tiêu chuẩn về ẩm độ, nhất là
trong mùa mưa.

49
• Trong khâu xay xát, yêu cầu độ ẩm của lúa phải đạt 14 – 14,5% thì khi xay xát
mới đảm bảo tốt về qui cách chất lượng gạo và tỷ lệ hạt nguyên cao (có thể đến 55%
khối lượng gạo thu hồi). Tuy nhiên, do khâu phơi sấy không tốt nên lúa thường không
đạt ẩm độ tiêu chuẩn, khi xay xát không chỉ hao hụt nhiều mà còn làm giảm tỷ lệ chính
phẩm, tăng tỷ lệ thứ phẩm và phụ phẩm (trong đó, tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ khoảng
40%). Mặt khác, do tập quán xay xát hai lần như nói trên cũng góp phần làm tăng tỷ lệ
hao hụt.
• Trong khâu bảo quản, cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện có hệ thống
kho chứa lương thực với tổng tích lượng vào khoảng 800.000 tấn. Nhưng hầu hết kho
đều được xây dựng trên căn bản dùng để dự trữ gạo: qui mô nhỏ (một kho chứa từ vài
trăm đến vài ngàn tấn), trữ gạo trong bao (25 – 50 kg/bao), có trang bị băng tải kết hợp
với bốc xếp thủ công. Bên cạnh đó, chỉ có 3 cụm silo tại Trà Nóc (Cần Thơ), Cao Lãnh
(Đồng Tháp) và Bình Chánh (Tp. Hồ Chí Minh) với tích lượng khoảng 70.000 tấn
dùng để dự trữ lúa, có kết hợp trang bị đường ống hút lúa, máy sấy, cân đo điện tử và
vận hành tự động... khá hiện đại, nhưng không đáng kể so với nhu cầu chung và cũng
ít được sử dụng trong thực tế do chi phí vận hành cao hơn làm thủ công.
• Trong khâu vận chuyển lương thực, khối lượng vận chuyển đường thủy chiếm tỷ
trọng khoảng 3/4 còn lại vận chuyển đường bộ khoảng 1/4. Riêng tại Đồng bằng Sông
Cửu Long khối lượng vận chuyển đường thủy chiếm tới hơn 90%. Qui cách lúa gạo
khi vận chuyển cũng giống như khi dự trữ, chủ yếu là đóng bao PP cỡ 25 – 50 kg/bao
và bốc xếp thủ công là chính nên tỷ lệ hao hụt khá nhiều.
• Được mùa mất giá, được giá mất mùa: Các nông sản thường là các sản phẩm tươi
sống, khó bảo quản và được thu hoạch đồng loạt. Do các đặc điểm cơ bản về cầu và
cung của nông sản dẫn đến thị trường nông sản mang tính cạnh tranh cao và thường
xảy ra hiện tượng "được mùa mất giá".
• Một số chính sách và thuế còn chưa rõ ràng, gây cản trở đến việc xuất khẩu gạo:
Một trong những “ gian truân” trong việc đưa hạt gạo Việt vươn ra biển lớn đó đó là
ngành xuất khẩu gạo còn bị tác động của các chính sách chưa thỏa đáng. Từ chuyện
mở tờ khai hải quan có vấn đề, chuyện dừng xuất khẩu (XK), phân bổ hạn ngạch hay
cạnh tranh không lành mạnh, thiếu công bằng… đều được các doanh nghiệp (DN) ghi
nhớ, phản ánh. Một số thương nhân phản ánh đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA), việc phân bổ hạn ngạch thông qua hình thức đăng ký hải quan trừ lùi như hiện
50
nay chưa gắn liền với nghĩa vụ thu mua lúa gạo trong dân của một số thương nhân,
cũng như quy mô, năng lực giao dịch hiệu quả thực tế của các thương nhân. Các DN
cũng đã ghi nhận dấu hiệu cạnh tranh chưa lành mạnh trong giao dịch thương mại như:
Khó khăn trong thuê bãi chứa container, thuê tàu vì đây là một trong các điều kiện để
thông quan và đặc biệt là một số thương nhân chào bán giá thấp để lấy hợp đồng đăng
ký hạn ngạch. Mỗi ngày mất 50 tỷ đồng vì gạo chờ tại cảng.

51
CHƯƠNG 3. HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA

3.1. Mục tiêu đinh hướng phát triển của ngành nông nghiệp

3.1.1. Mục tiêu chung

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản
xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm
bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Duy trì, chủ động
và đẩy mạnh sản xuất giống; đảm bảo diện tích lúa, ngô vùng thấp; chú trọng vào tăng
vụ lúa xuân, đồng thời phát triển cây ngô xuân và ngô vụ mùa và tăng vụ ngô thu đông
vùng cao; bố trí cơ cấu giống, thời vụ hợp lý; đẩy mạnh thâm canh và áp dụng khoa
học kỹ thuật, giống mới để nâng cao năng suất, sản lượng (Trong đó, đặc biệt quan
tâm hỗ trợ thâm canh vùng trọng điểm lúa để nâng cao năng suất, sản lượng).
Phát triển mạnh các loại rau, hoa và cây ăn quả bản địa có ưu thế đặc thù của địa
phương như phát triển sản xuất rau chuyên canh trái vụ vùng cao, đào pháp, lê Tai
nung, dứa, chuối... Xây dựng và phát triển thương hiệu, mở rộng các hình thức liên kết
trong sản xuất, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường;
Thực hiện đầu tư thâm canh diện tích chè hiện có, tập trung vào cải tạo tăng năng
xuất, chất lượng chè. Đầu tư mở rộng trồng cây thuốc lá, đảm bảo sản xuất ổn định và
lâu dài; Duy trì diện tích cây đậu tương, cây lạc, chú trọng vào thâm canh tăng năng
xuất. Tập trung và tích cực triển khai trồng cây cao su, tuyên truyền vận động để người
dân hiểu và tích cực tham gia, đồng thời làm tốt công tác đo đạc quy chủ, lập hồ sơ địa
chính bàn giao đủ diện tích đất cho công ty cao su.
Đẩy mạnh việc chuyển đổi và đổi mới phương thức chăn nuôi: Tập trung chỉ đạo
về công tác giống, kỹ thuật, chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để phát
triển nhanh đàn gia súc, gia cầm theo h¬ướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung
hình thức trang trại, nuôi công nghiệp, nuôi nuôi thâm canh bò; phát triển và xây dựng
thương hiệu trâu Bảo Yên gắn với xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và xử lý chất thải;
tăng nhanh các cây thức ăn chăn nuôi, nhất là các giống cỏ mới; chủ động phòng
chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm;
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đa loài, đa đối tượng (chú
trọng nhiều hình thức nuôi thâm canh, bán công nghiệp); Đẩy mạnh phát triển các đối

52
tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá Hồi, cá tầm, tôm càng xanh, rô phi
đơn tính, chép lai V1… Thực hiện tốt công tác giống, khuyến ngư, kiểm soát dịch
bệnh, đảm bảo nuôi trồng thuỷ sản phát triển an toàn dịch bệnh và bền vững.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

 Giai đoạn 2023 - 2025: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, bảo vệ môi trường.
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3-3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở
rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công nghệ.
Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực, nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất
kinh doanh nông lâm ngư nghiệp.
Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát
triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường sinh thái nông thôn tập trung vào
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, phòng
chống thiên tai.
 Giai đoạn 2026 -2030: Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại,
sản xuất hàng hoá lớn, vững bền.
Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5-4%. Hình
thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên trường quốc tế
 Định hướng
Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt khoảng từ 2,5 - 3%/năm, trong đó
giai đoạn 2023 - 2025 là khoảng 2,7%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 là khoảng
2,8%/năm bằng các giải pháp tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm giá thành, điều
chỉnh cơ cấu phù hợp xu hướng biến đổi nhu cầu tiêu dùng theo mức tăng thu nhập của
nhân dân (giảm tỷ lệ tiêu thụ lương thực, tăng rau hoa quả, tăng nông sản tiêu dùng từ
cây công nghiệp, tăng cây trồng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây trồng làm
nhiên liệu sinh học, nguyên liệu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dược liệu...),
duy trì quy mô sản xuất lương thực hợp lý, đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực cho
mức dân số ổn định tương lai. Tập trung phát triển các cây trồng nhiệt đới mà Việt
Nam có lợi thế và thị trường thế giới phát triển trong tương lai có nhu cầu (lúa, cà phê,
cao su, điều, tiêu, chè, rau hoa quả nhiệt đới,…), giảm thiểu những cây trồng kém lợi

53
thế, chấp nhận nhập khẩu với quy mô hợp lý phục vụ chế biến và nhu cầu tiêu dùng
trong nước (bông, thuốc lá, rau hoa quả ôn đới, đỗ tương…).
Phát triển chăn nuôi theo lợi thế của từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường trong nước theo hướng sản xuất tập trung công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh mức tăng trưởng
của ngành chăn nuôi đạt khoảng 6 - 7% trong giai đoạn 2023 - 2025 và khoảng 5 - 6%
trong giai đoạn 2026 - 2030 đáp ứng nhu cầu trong nước với mức thu nhập ngày càng
tăng (tăng thịt đỏ, tăng gia cầm, tăng trứng sữa, tăng sản phẩm đặc sản,…), theo hướng
phát triển sản xuất thâm canh công nghiệp quy mô lớn, tăng nhanh hiệu quả sản xuất,
giảm giá thành thức ăn chăn nuôi phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, làm tốt
công tác vệ sinh an toàn và kiểm dịch động vật. Tập trung phát triển những ngành
hàng có lợi thế ở từng địa phương. Xác định rõ quy mô tự túc tối ưu và mức độ nhập
khẩu cần thiết những sản phẩm mà nước ngoài có lợi thế hơn (sữa, bò, gà, sản phẩm
chăn nuôi ôn đới,…) để tập trung đầu tư và phát triển công nghiệp chế biến.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả CCU xuất khẩu gạo ở nước ta

3.2.1. Cải tiến đồng bộ hóa dịch vụ logistics

Phải đi từ chủ thể quan trọng nhất của chuỗi giá trị lúa gạo là người nông dân.
Nông dân phải là người chủ trang trại gia đình sản xuất lúa gạo hàng hóa có quy mô
lớn, nhờ tích tụ ruộng đất, cơ giới hóa sản xuất và áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến
từ khâu giống đến quá trình canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản theo tiêu chuẩn và
quy trình Global GAP. Nhờ đó, chất lượng lúa gạo được nâng cao và ổn định, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm với khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng yêu cầu của công
nghiệp chế biến và của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Nông dân sản xuất
hàng hóa lớn phải là nông dân chuyên nghiệp, được đào tạo để trở thành những chủ
trang trại lớn. Khi tham gia mối liên kết này, chỉ những nông dân sản xuất lúa gạo
hàng hóa lớn mới cần và có thể giữ chữ tín trong các hợp đồng liên kết với các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ ở cả đầu vào và đầu ra của sản xuất.
Các doanh nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ lúa gạo phải được trang bị công
nghệ tiên tiến, đồng thời phải trở thành “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị ngành hàng
lúa gạo, tổ chức lại nền sản xuất của nông dân theo hướng hiện đại.

54
Các doanh nghiệp chế biến, bảo quản tiêu thụ lúa gạo cũng chỉ có thể và cần liên
kết với các nông dân sản xuất hàng hóa lớn, tuân thủ tiêu chuẩn Global GAP. Các
doanh nghiệp này không thể ký hợp đồng với hàng chục vạn hộ nông dân sản xuất nhỏ
để tạo ra các cánh đồng lớn “liền đồng, cùng trà giống, khác chủ.
Trong sản xuất lúa gạo, chính quyền trung lượng và địa phương phải hướng dẫn,
giáo dục, tư vấn, nông dân muốn xuất khẩu bền vững phải tập trung vào chất lượng để
đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng sản lượng lúa gạo. Gạo thơm hay bình homari là
loại bình phổ biến, giống lúa IR50404 có năng suất vừa phải (dưới 20%), người nông
dân thấy được hiệu quả, lợi nhuận làm sản phẩm giống lúa thơm mang lại và đạt được
sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng (xuất khẩu). Ngoài ra, chính quyền trung ương và
địa phương cần có đầu tư đầy đủ để lựa chọn các giống lúa chủ lực phù hợp với từng
vùng, miền khi cần thiết bị bắn đạt năng suất và giá trị cao. Thị trường trong và ngoài
nước (hiểu khái niệm “sản phẩm sản phẩm cho thị trường”) và không nên theo đuổi vị
trí thứ nhất, thứ hai về số lượng, đã đến lúc phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng đế
có giá trị cáo vì năng suất lúa và diện tích trồng lúa không thể tăng mãi được.
Phần lớn lúa gạo được sản xuất ở quy mô nhỏ, đơn lẻ, dựa trên mô hình kinh tế hộ
gia đình là chủ yếu, vì vậy số lượng sản phẩm thường không lớn và phân bố không tập
trung. Các doanh nghiệp chế biến gạo hiện nay nhất là các doanh nghiệp nhà nước
xuất khẩu gạo không thể tự tổ chức các hình thức thu mua để mua được lúa nguyên
liệu tại chân ruộng của nông dân (không đủ nhân lực, thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật phục vụ vận chuyển, phơi sấy, kho bảo quản và vốn yếu, thiếu), do vậy, vai
trò của thương lái rất quan trọng. Thương lái thu gom nguyên liệu từ các hộ sản xuất
đơn lẻ, sau đó đem bán lại cho doanh nghiệp, hoặc các đại lý của doanh nghịêp chế
biến hoặc các cơ sở xay xát chế biến nhỏ của tư nhân trong vùng. Thương lái có vai trò
rất quan trọng, giúp cho nông dân, đặc biệt, nông dân ở những vùng sâu, vùng xa tiêu
thụ được lúa hàng hóa, đồng thời giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Không có
thương lái, các doanh nghiệp rất khó có đủ nguyên liệu đầu vào. Bản thân doanh
nghiệp không thể ký hợp đồng trực tiếp tiêu thụ nông sản cho nông dân còn nông dân
thì chỉ muốn bán cho các thương lái và việc mua bán với thương lái dễ dàng dàng hơn.
Vì vậy cần có sự liên kết hợp lý giữa doanh nghiệp với thương lái, hàng xáo.
Các doanh nghiệp xuất khẩu: Tính chuyên nghiệp trong hoạt động cung ứng gạo
xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa cao do có biên độ dao động lớn về
55
thời gian thực hiện các đơn hàng, dự trữ trung bình, thời gian vận chuyển... dẫn đến
xác suất rủi ro giao hàng chậm rất lớn, nhất là vào mùa cao điểm xuất khẩu gạo từ
tháng 2 đến tháng 5. Doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ chậm thực hiện đơn hàng đến
5%, so với các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân cơ bản là do nguồn cung ứng
nguyên liệu đầu vào không ổn định, không có đơn hàng xuất khẩu ổn định. Theo đó,
doanh nghiệp cũng không thể có kế hoạch dự trữ cụ thể trong năm. Để khắc phục tình
trạng đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:
 Chủ động để có đơn hàng dài hạn ổn định.
 Xây dựng hệ thống dự trữ lúa gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
 Sử dụng dịch vụ forwarding chuyên nghiệp.

3.2.2. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để phối hợp hoạt động trong CCU

Việc xây dựng hệ thống thông tin tự động về tình hình xuất nhập khẩu lúa gạo
của thị trường Việt Nam và thế giới kết nối với Hiệp hội lương thực Việt Nam, Bộ
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Công thương sẽ giúp các doanh nghiệp
xuất khẩu nắm bắt được tín hiệu, thông tin thị trường để điều hành sản xuất kinh
doanh nhanh chóng, hiệu quả hơn. Hiện nay, doanh nghiệp lưu chuyển thông tin giữa
các bộ phận chức năng cũng như với các đối tác trong CCU trên căn bản chứng từ
(paper based). Vì vậy, việc giao dịch cũng như truyền đạt thông tin khá chậm, không
đưa ra được các dự báo được chính xác và kịp thời. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt
động của CCU, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin được coi là một yêu cầu tất yếu
khách quan để phối hợp các hoạt động liên hoàn tốt hơn, tự động hóa khâu xử lý
thông tin sẽ giúp cải thiện được vị thế cạnh tranh trong kinh doanh do giảm chi phí
giao dịch; giảm tồn kho; giảm thời gian vận chuyển; giao hàng đúng hạn; đáp ứng
chính xác các đơn hàng; phối hợp tốt hơn trong xây dựng kế hoạch và dự báo; dịch vụ
khách hàng hiệu quả hơn… Bên cạnh đó, cũng phải giải quyết tốt yêu cầu đào tạo
nhân lực để hướng đến sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử EDI cho tất cả các dịch vụ trên
CCU, bao gồm cả dịch vụ ngân hàng và khai báo hải quan, khai báo thuế…..Nhưng
khó khăn hiện nay là các doanh nghiệp, mặc dù nhận biết rõ lợi ích của công nghệ
thông tin trong CCU, nhưng chi phí đầu tư quá cao nên chậm đầu tư cho lĩnh vực này.

3.2.3. Giảm vai trò của hàng sáo

56
Thực tiễn cho thấy vai trò của hàng sáo rất cần cho hoạt động xuất khẩu gạo trong
thời gian qua do đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, hoạt động này
qua nhiều tầng lớp đã làm cho chất lượng gạo xuất khẩu không đồng nhất. Những vấn
đề còn tồn tại của hoạt động thương lái:
 Hành vi ứng xử của thương lái hoàn toàn theo tín hiệu của thị trường, dễ dẫn
đến tình trạng "được mùa mất giá và mất mùa được giá". Do thương lái hầu hết
xuất phát từ nông dân, nên vốn ít.
 Nhiều thương lái không quan tâm đến chất lượng gạo nên mua tất cả dù chất
lượng tốt hay xấu. Điều này làm cho gạo sản xuất ra không đồng đều về chất
lượng, là một trong những nguyên nhân khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
luôn thấp hơn giá gạo Thái Lan.
Vì vậy trong tương lai, khuyến khích hoạt động đầu tư của tư nhân cho công nghệ
xay xát hiện đại, đồng bộ (one process system) gắn liền với vùng lúa chuyên canh để
tăng giá trị của gạo xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá trị gạo toàn cầu.

3.2.4. Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay qui định các doanh nghiệp khi ký hợp
đồng xuất khẩu gạo phải đăng ký tại Hiệp Hội lương thực Việt Nam (VFA). Đối
tượng điều chỉnh không chỉ là thành viên của VFA mà bao gồm tất cả các thương
nhân tham gia xuất khẩu gạo.Về cơ bản, các doanh nghiệp cho rằng không mất nhiều
thời gian cho việc đăng ký (1 ngày) nhưng đều cho rằng điều này không cần thiết. Vì
vậy, thủ tục đăng ký này nên được thay bằng thông báo khối lượng gạo xuất khẩu
hàng tuần thông qua trao đổi dữ liệu điện tử EDI.
Theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Về kinh doanh xuất khẩu gạo, kể từ ngày
01/10/2011 các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có kho dự trữ dung lượng 5.000 tấn; (2) Có nhà máy xay xát công suất 10
tấn/giờ (điều khoản 4.1). Kho hàng và nhà máy phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qui định. Doanh nghiệp phải duy trì
thường xuyên mức dự trữ lưu thông bằng 10% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 06
(sáu) tháng trước đó (điều 12). Đồng thời, điều 18 của Nghị định số 109/2010/NĐ-
CP Về kinh doanh xuất khẩu gạo qui định doanh nghiệp xuất khẩu được đăng ký hợp
đồng xuất khẩu gạo khi đáp ứng các tiêu chí sau: (a) Đơn giá xuất khẩu không thấp

57
hơn giá sàn gạo xuất khẩu đã được công bố theo quy định; và (b) Doanh nghiệp có
lượng gạo ít nhất bằng 50% (năm mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng xuất
khẩu đăng ký, không bao gồm lượng gạo thường xuyên phải có để duy trì mức dự trữ
lưu thông theo quy định tại điều 12 nghị định này. Nghị định 109 nhằm lập lại trật tự
trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam, hạn chế sự tham gia của các doanh
nghiệp không có kho tàng, không có cơ sở chế biến, không dự trữ đủ lượng gạo cần
thiết cho xuất khẩu, theo đó tình trạng bất ổn sẽ giảm trong thời gian tới . Nhưng đòi
hỏi phải được triển khai hợp lý, đơn giản hóa các thủ tục hành chính có liên quan.
Thông báo giá xuất khẩu gạo tối thiểu: Theo điều lệ được phê duyệt, Hiệp hội
lương thực Việt Nam có nhiệm vụ hướng dẫn giá các loại gạo xuất khẩu; tổ chức thực
hiện việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Việc đàm phán để không bị công bố giá
sàn hướng dẫn là nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ sở giá thương nhân nước ngoài ép
giá. Doanh nghiệp nào muốn xuất khẩu gạo phải đảm bảo không bán dưới giá sàn và
được sự đồng ý của VFA. Theo đó, VFA đã ban hành Quy chế thực hiện Hợp đồng
xuất khẩu gạo tập trung (G2G), giao cho Thường trực Hội đồng quản trị Hiệp hội
quyền phân bổ số lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng G2G cho các hội viên của
Hiệp hội. Thời gian qua, VFA đã bị chỉ trích khá nhiều về cách điều hành theo cơ chế
“xin – cho” này. Các doanh nghiệp không phải thành viên Vinafood II cho rằng cần
cải tiến cơ chế này cho hợp lý hơn, vì người điều hành VFA cũng chính là lãnh đạo
của Vinafood II, có thể dẫn đến sự đối xử không công bằng đối với các thành viên
không trực thuộc Vinafood II.

3.2.5. Nâng cao giá trị thương hiệu gạo Việt Nam

Với định hướng thay đổi chiến lược, tập trung chuyển hướng vào nâng cao chất
lượng và xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Một
trong những nhiệm vụ đầu tiên của đề án là xây dựng nhãn hiệu Gạo Việt
Nam/Vietnam Rice và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận trong nước và quốc tế.
Hiện tại, nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice được bảo hộ tại Việt Nam và 22
quốc gia, bao gồm cả Nhãn hiệu thông thường và Nhãn hiệu chứng nhận. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đang là chủ sở hữu nhãn hiệu này.

58
Song hành với hoạt động xây dựng biểu trưng, hệ thống nhận diện... cho nhãn hiệu
Gạo Việt Nam - Vietnam Rice, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 3
tiêu chuẩn quốc gia về gạo là TCVN 11888-2017 gạo trắng; TCVN 11889:2017 gạo
thơm trắng và 8368:2010 gạo nếp trắng.
Đồng thời, củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và
sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần phòng
chống hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice.

3.3. Tạo lập môi trường và điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao

3.3.1. Trong ngành xuất khẩu gạo

Đa dạng hóa và tăng giá trị sản phẩm:


 Gạo đồ (parboiled rice) là loại gạo được chế biến từ lúa đã ngâm nước nóng
hoặc hấp bằng hơi nước nóng rồi sấy khô trước khi xay, xát, đánh bóng. Tại
một số quốc gia, xu hướng sử dụng gạo đồ thay cho gạo trắng đang tăng lên,
nhất là ở các vùng dân cư có thu nhập cao. Đặc biệt, chế biến gạo đồ phải dùng
lúa tươi, sẽ giải quyết được vấn nạn lúa ướt trong vụ hè – thu mà lại nâng
cao được giá trị hạt gạo, vì giá gạo đồ xuất khẩu thường cao hơn loại gạo trắng
thường 5% tấm từ 50 – 60 USD/tấn. Theo Công ty Cổ phần Đầu tư Vinh Phát
(đơn vị duy nhất đang xuất khẩu gạo đồ tại Việt Nam), kể từ năm 2009 công ty
đã xuất khẩu khoảng 20 – 30 nghìn tấn gạo đồ mỗi năm, riêng năm 2011
xuất được 42.000 tấn. Giá xuất khẩu bình quân 570 USD/tấn. Thị trường
chính là Nigeria, Trung Đông, Nga và các nước Châu Phi. Công suất thiết kế
của nhà máy 90.000 tấn/năm, nhưng hiện công ty chỉ mới khai thác được 1/2
công suất chế biến của nhà máy.
 Gạo ST25: là loại gạo thơm của Ông Cua Sóc Trăng được vinh danh là gạo
ngon nhất thế giới năm 2019 và 2023. Gạo có hạt dài, trắng trong, không bạc
bụng, cơm khi chín mang hương thơm thoang thoảng của mùi lá dứa, hòa cùng
mùi thơm của cốm non tỏa ra nhẹ nhàng và cuốn hút. Hạt cơm ráo nước, mềm,
dẻo và có độ dai nhẹ, càng nhai lâu vị ngọt từ tinh bột gạo càng ngọt đậm đà
hơn. Đặc biệt, gạo vẫn giữ được kết cấu mềm, dẻo ngay cả khi để nguội. Năm
2017, tại Hội nghị quốc tế lần 9 về mua bán gạo do The Rice Trader (Tổ chức
thương mại gạo) tổ chức tại Ma Cao, gạo ST24 với những phẩm chất vượt trội

59
(Ngắn ngày, hạt gạo dài, trắng trong, dẻo cơm, thơm thoảng hương lá dứa…) đã
được vinh danh là một trong 3 loại gạo ngon nhất theo tiêu chuẩn thế giới; Giải
Nhất gạo ST24 hữu cơ tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ III tại Long An
năm 2018. Tại Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2019, do The Rice Trader
tổ chức từ ngày 10 đến 13/11/2019, Gao ST25 của Ông Hồ Quang Cua đã xuất
sắc vượt qua gạo Thái Lan, giành giải Nhất cuộc thi. Tháng 11/2023, một lần
nữa gạo ST 25 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới. Điểm nổi trội làm nên
tên tuổi của gạo ST25 khiến nó được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới chính
là thành phần dinh dưỡng bên trong hạt gạo. Với hàm lượng đạm cao cùng với
đó là sắt, canxi, magie, chất xơ. Hàm lượng đạm trong gạo cao (10% protein),
gấp 1,5 lần so với gạo thường do đó nó cho cảm giác no trước khi đầy bụng.
Gao ST25 còn có chỉ số đường huyết thấp, tốt và an toàn cho sức khỏe người sử
dụng. Phù hợp với mọi khách hàng, nhất là trẻ em và người cao tuổi, người có
tiền sử về bệnh đái tháo đường. Chính vì thế, giống gạo này ngày càng xuất
hiện phổ biến trong mâm cơm hàng ngày của mọi nhà.
Cần có chính sách thúc đẩy phát triển loại hình này mạnh hơn trong thời gian tới.
 Phát triển dịch vụ gia tăng giá trị: Đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm
gạo Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Đồng thời, xây dựng thương hiệu gạo
Việt Nam bắt đầu từ việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trên căn bản nâng cao chất lượng, giá cả cạnh
tranh, nâng cao uy tín và quản trị tốt CCU. Xây dựng thương hiệu gạo Việt
Nam, chúng ta cần chú vào bốn khâu sau:
 Chọn, tạo và phổ biến cho nhân dân các giống lúa có chất lượng cao hơn, năng
suất cao hơn.
 Tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng như những hình thức
tổ chức để có sản lượng hàng hóa lớn và đồng đều với giá thành rẻ hơn.
 Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản đảm bảo chất
lượng ổn định.
 Xúc tiến thương mại.
Cả bốn khâu trên cần phải thực hiện đồng bộ thì hạt gạo Việt Nam mới dần có
thương hiệu trên thị trường thế giới.

60
 Mở rộng sự tham gia vào CCU gạo toàn cầu: Doanh nghiệp Việt Nam không có
nhiều vốn đầu tư xây dựng kho ngoại quan cho sản phẩm gạo tại thị trường
nhập khẩu chủ lực nên có thể bất lợi trong đấu thầu giành hợp đồng G2G và
thiết lập quan hệ chặt chẽ với những khách hàng có tiềm năng lớn. Vì vậy,
chính phủ có thể hỗ trợ xây dựng kho ngoại quan ở thị trường chủ lực như
Philippines và Châu Phi (trong khuôn khổ được phép, không bị kiện chống tài
trợ), giúp cho nhà xuất khẩu có thể đóng gói lại sản phẩm với trọng lượng nhỏ
hơn đáp ứng cho người tiêu dùng ngay tại kho ngoại quan ở thị trường nhập
khẩu.
 Đầu tư vùng nguyên liệu xuất khẩu: Để mở rộng qui mô sản xuất, cải thiện chất
lượng giống lúa và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, cần xây
dựng các vùng nguyên liệu theo qui mô sản xuất lớn (nông trại từ 1.000 ha
– 5.000 ha), tạo thuận lợi cho cơ giới hóa việc canh tác, thu hoạch, xử lý sau
thu hoạch để không chỉ giảm tổn thất về số lượng, nâng cao chất lượng gạo,
mà còn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc nguyên liệu của
các nhà nhập khẩu. Đồng thời, cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lai tạo
giống lúa đảm bảo cho các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu sử dụng đầy đủ
giống lúa đã qua xác nhận, lúa hàng hóa có độ thuần chủng cao để đáp ứng nhu
cầu cao của khách hàng theo từng thị trường riêng biệt.
 Giảm tổn thất sau thu hoạch: Điểm nhấn quan trọng nhất là giảm tỷ lệ tổn thất
sau thu hoạch của vùng lúa Đồng bằng sông Cửu Long từ 13,7% hiện nay
xuống ngang mức của Ấn Độ và Nhật Bản (5 – 6%). Trong đó, cần tập trung
mạnh vào hai khâu có mức tổn thất lớn hiện nay là sấy (4,2%) và dự trữ
(2,6%). Việc tổ chức lại CCU sau thu hoạch theo hướng tinh gọn và hiệu quả
không chỉ chú trọng trong phạm vi các doanh nghiệp, mà còn phải đầu tư và
huấn luyện cho cả nông dân và hàng sáo để đảm bảo sự phối hợp tốt trên toàn
CCU.
 Cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào vùng nguyên liệu và
xuất khẩu gạo: Hiện nay, nhiều công ty kinh doanh nông sản quốc tế như
Olam, Luis Defrey, Agri… đều có văn phòng đại diện tại Việt Nam và có
quyền trực tiếp ký hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam để tiến hành
mua và xuất khẩu gạo với khối lượng lớn. Với lợi thế có sẵn khách hàng
61
mục tiêu đảm bảo đầu ra, nguồn vốn lớn và có thông tin thị trường thế giới
chính xác, các nhà kinh doanh quốc tế này thường xuyên mua được sản phẩm
vào những lúc giá có lợi nhất. Tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư FDI về
quản trị CCU sẽ cung cấp cho khách hàng và nhà cung ứng những giải pháp
vận chuyển tích hợp với mức giá cạnh tranh. Công ty nước ngoài sử dụng
container, xe tải, xà lan, vận tải đường sông, vận tải biển quốc tế một cách hợp
lý nhất và qua đó, có thể tối ưu hóa chu trình vận chuyển bằng cách phối hợp
quản lý hải trình của tàu, dịch vụ logistics và cung cấp chứng nhận chất lượng ở
mỗi điểm dỡ hàng… để giảm mạnh cước phí vận tải, giao nhận hàng hóa.
Điều đó nhất định gây ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong ngắn hạn. Nhưng chắc chắn là nó cũng sẽ tạo động lực để từng bước thúc
đẩy sự chuẩn hóa hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của CCU toàn cầu, góp
phần nâng cao giá trị sản phẩm gạo Việt Nam.

3.3.2. Dịch vụ hậu cần (Logistics)

Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông kết nối đến cảng ở Sài Gòn: Vào mùa cao
điểm xuất khẩu gạo những tuyến đường bộ kết nối vào các cảng tại Tp.Hồ Chí
Minh (đặc biệt là cảng Cát Lái) thường xuyên bị tắc nghẽn. Buộc các doanh nghiệp
xuất khẩu phải dự phòng thời gian vận chuyển dài hơn 1,5 lần so với thường ngày để
đảm bảo giao hàng đúng hạn. Chiến lược gia tăng giá trị gạo xuất khẩu sẽ bị giới hạn
nếu tình trạng giao hàng chậm xảy ra thường xuyên như thời gian qua.
Cải thiện chất lượng dịch vụ vận chuyển đường sông nội địa: Vận chuyển gạo
bằng đường thủy từ Đồng bằng sông Cửu Long đến cảng Sài Gòn bắt buộc phải đi
qua kênh Chợ Gạo, Tiền Giang. Cũng tương tự như vận chuyển bằng đường bộ, vào
mùa cao điểm xuất khẩu gạo việc vận chuyển thường xuyên bị tắc nghẽn tại kênh
Chợ Gạo, có lúc mất cả ngày mới thông tuyến. Cần đầu tư thỏa đáng hơn cho cơ sở hạ
tầng đường thủy để cải thiện dịch vụ vận chuyển đường sông thời gian tới.
Phát triển liên kết nhóm trong kinh doanh xuất khẩu gạo: Mô hình liên kết giữa
nông dân – nhà kinh doanh đã chứng minh sự thành công ở trên thế giới như Ghana,
Ấn Độ… Ở Việt Nam, thời gian qua, liên kết này không khả thi do tính chất không
vững chắc trong mối quan hệ giữa các đối tác (đặc biệt là từ phía nông dân) do
không có ràng buộc về pháp lý và tài chính, cũng như ảnh hưởng của tập quán sản

62
xuất nhỏ từ lâu đời. Việc cam kết tham gia trên CCU cần phải được đảm bảo bằng lợi
ích được chia từ phần giá trị tăng thêm trong chuỗi để ràng buộc sự gắn bó chặt
chẽ lâu dài của từng thành viên.
Thành lập Trung tâm giao dịch gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long: Trung tâm/sàn
giao dịch gạo (Rice exchange) thực hiện đấu thầu mua bán gạo của Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Sàn giao dịch qui định tiêu chuẩn gạo, khối lượng giao dịch tối thiểu của
lô hàng, biên độ dao động giá, thời hạn giao hàng (kỳ hạn của hợp đồng)… Đồng
thời, xây dựng kho ngoại quan cho mặt hàng gạo tại Tp.Hồ Chí Minh.
Sử dụng các phương tiện tài chính để giảm rủi ro biến động giá: Phát triển hợp
đồng mua kỳ hạn lúa/phân bón giữa doanh nghiệp với nông dân để đảm bảo giá
bán/lợi nhuận kỳ vọng của các bên. Theo đó, ngân hàng/doanh nghiệp cung cấp tín
dụng thương mại có đảm bảo của Hội nông dân, để nông dân có đủ vốn canh tác và lựa
chọn phương thức canh tác hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần xây dựng đầy đủ cơ sở
pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nông dân với hợp đồng đã ký.

3.3.2. Hỗ trợ của chính phủ

Các giải pháp nêu trên sẽ càng phát huy tác dụng tốt nếu có được sự hỗ trợ tích
cực từ phía chính phủ. Tuy nhiên, như ở trên đã có nói, cần phải lưu ý đến vấn đề đảm
bảo cho những hành vi hỗ trợ đó vẫn nằm trong khuôn khổ không vi phạm Hiệp định
về tài trợ và các biện pháp chống tài trợ của WTO để hạt gạo Việt Nam không bị kiện
chống tài trợ khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ở đây,
Các nội dung hỗ trợ của chính phủ sẽ chỉ được nêu lên như những kiến nghị chứ
không đi sâu vào nội dung chi tiết như các giải pháp. Các kiến nghị cụ thể như sau:
 Đầu tư cho các viện nghiên cứu nông học tạo ra giống lúa tốt và nhân giống lúa
xác nhận để cung cấp đầy đủ cho các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu.
 Bảng tiêu chuẩn gạo Việt Nam được ban hành từ năm 1999, cần được cải tiến
để tiếp cận với tiêu chuẩn gạo Thái Lan và ban hành sớm để phục vụ cho hoạt
động xuất khẩu gạo.
 Đẩy mạnh công tác khuyến nông theo hướng hỗ trợ tích cực hơn cho việc phổ
biến kỹ thuật canh tác lúa hiện đại.
 Cải tiến cơ chế tín dụng nông thôn tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp cận
với nguồn vốn tài trợ sản xuất của ngân hàng thương mại dễ dàng hơn.

63
 Qui hoạch và đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển vùng lúa chuyên canh xuất
khẩu qui mô lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long.
 Hỗ trợ xây dựng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử cho Hội nông dân gắn kết với
các đối tác tham gia CCU lúa gạo.
 Có cơ chế cho phép Quỹ dự trữ quốc gia thực hiện chức năng của Sàn giao
dịch lúa gạo: mở thầu định kỳ cho dự trữ an ninh lương thực quốc gia; ký gửi
lúa gạo và bán gạo bình ổn giá trên thị trường nội địa để đảm bảo mức lãi mong
đợi cho nông dân.
 Có chính sách ưu đãi đầu tư thiết bị xay xát hiện đại để thúc đẩy quá trình cải
tiến nâng cao qui mô lợi suất kinh tế của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo…
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn về vốn trong thu mua
gạo tạm trữ cũng như áp lực trả nợ ngân hàng, nên các doanh nghiệp không thể
thu mua lúa kịp thời vào thời điểm thu hoạch của người nông dân, cũng như
phải hạ giá bán gạo để đáo hạn nợ ngân hàng gây ra sự biến động giá gạo. Vì
vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp xuất khẩu mua
gạo xuất khẩu như giãn nợ cho các doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn để ổn
định giá gạo trong nước cũng như xuất khẩu.Theo nghiên cứu của Ngân hàng
thế giới (WB) cho biết phần lớn người trồng lúa ở Việt Nam có quy mô nhỏ.
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 4 triệu hộ trồng lúa, với quy mô
khoảng 4,4 nhân khẩu/1 hộ, với lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa khoảng
230USD/người-năm. Qua số liệu này cho thấy, phần lớn người nông dân sản
xuất lúa ởViệt Nam là nghèo. Như vậy, Nhà nước phải có sự quan tâm kịp thời
khi giá lúa giảm để trợ giá cho người nông dân đảm bảo cho họ luôn có mức lợi
nhuận định mức từ 30% trở lên, để họ tái sản xuất và yên tâm, gắn bó với nghề
nông của mình.

3.4. Khuyến nghị cho CCU xuất khẩu gạo ở nước ta

3.4.1. Đảm bảo nâng cao chất lượng đồng thời giữ vững ưu thế trên thị trường

Theo Reuters, chính phủ Philippines mới đây thông báo, để kiềm chế lạm phát,
quốc gia này đã quyết định kéo dài việc giảm thuế suất nhập khẩu gạo ở mức 35% đối
với các quốc gia bên ngoài Đông Nam Á đến hết năm 2022.

64
Đồng nghĩa với việc các quốc gia đang cung cấp gạo cho Philippines, điển hình
như Việt Nam sẽ phải cạnh tranh thêm với các nhà xuất khẩu đến từ các nước bên
ngoài khối ASEAN.
Như vậy, đối thủ "nặng ký" với Việt Nam nằm bên ngoài Đông Nam Á có thể kể
đến là Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới và có giá gạo thấp hơn Việt
Nam.
Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy giá gạo của Ấn Độ
đứng thứ ba trong Top các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, thấp hơn từ 55 - 85
USD/tấn so với gạo Việt Nam. Như vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng để thâm nhập
vào những thị trường khó tính như Bắc Âu chúng ta vẫn cần cân bằng với việc đảm
bảo sản lượng đối với các đối tác lớn như Philipines.

3.4.2. Xuất khẩu gạo khởi sắc: nhưng vẫn cần chuẩn bị cho những bước tiến dài

Do dưới tác động của đại dịch COVID-19, kế hoạch sản xuất của nhiều quốc gia bị
ảnh hưởng, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung lúa gạo.
Trong khi đó, Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiểm soát và thích ứng được
với dịch bệnh, chủ động bố trí thời vụ, cơ cấu giống phù hợp nên sản xuất lúa vẫn đảm
bảo, dù ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng nguồn cung lúa gạo vẫn dồi dào,
đảm bảo an ninh lương thực trong nước và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường
xuất khẩu.
Khuyến nghị chính sách nhằm phục hồi sản xuất và phát triển xuất khẩu gạo của
Việt Nam, trước hết, về định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo, để nắm bắt các cơ hội và
hạn chế thách thức từ việc thực thi hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Việt Nam cần chuẩn bị cho những bước tiến dài và chắc chắn.
Trong đó, các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo nói
chung và các thương nhân xuất khẩu gạo nói riêng phải tự xây dựng vị thế riêng cho
mình để có thể nắm bắt và hiện thực hóa cơ hội này.
Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sang các loại gạo
có giá trị gia tăng cao như gạo thơm, gạo japonica, gạo dẻo, gạo nếp, giảm trồng các
loại gạo thấp cấp, gạo trắng, hạt cơm rời vì không cạnh tranh được với Ấn Độ và
Pakistan, vừa nâng cao giá trị xuất khẩu, đồng thời thâm nhập sâu vào các thị trường
lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thuộc Liên minh châu Âu...

65
3.4.3. Thúc tiến xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

"Việc xuất khẩu gạo phải bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc
gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh
biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh COVID – 19. Không làm giảm thiểu việc gián
đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo và phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người
nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan" – Trong công văn về đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia.
Cùng với đó, Bộ Tài chính phải kịp thời cung cấp số liệu xuất khẩu gạo theo đề
nghị của Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo. Chủ trì, phối
hợp các cơ quan liên quan khẩn trương mua đủ số lượng thực dự trữ theo chỉ tiêu, kế
hoạch dự trữ quốc gia năm 2020 đã được phê duyệt , đồng thời nghiên cứu việc mua
tăng thêm mức dự trữ nếu cần thiết theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại Thông báo số 140 / TB - VPCP ngày 3/4/2020 của Văn phòng Chính phủ.

66
KẾT LUẬN
Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật về xuất khẩu gạo trong hơn 2 thập niên
gần đây, thể hiện qua khối lượng xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và giá trị xuất khẩu
cao nhất ngành nông nghiệp. Nhưng sự tăng trưởng của ngành hàng này chưa bền
vững, thể hiện qua qui mô sản xuất chế biến còn nhỏ, tổn thất sau thu hoạch lớn,
thương hiệu gạo Việt Nam đang định hình ở gạo giá rẻ, phẩm cấp trung bình, tỷ lệ
chậm giao hàng cao, chưa tham gia tích cực vào CCU gạo toàn cầu… Tình hình
cạnh tranh trên thị trường quốc tế đối với mặt hàng gạo ngày càng gay gắt. Việt Nam
không chỉ cạnh tranh với Thái Lan – quốc gia đã có thương hiệu gạo cao cấp – mà
còn phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu gạo giá rẻ như Ấn Độ, Pakistan, Trung
Quốc... Do đó, muốn duy trì vị thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai,
Việt Nam cần phải hoàn thiện và đồng bộ hóa giữa các khâu trong CCU gạo xuất
khẩu; đồng thời phải tham gia tích cực hơn vào CCU gạo toàn cầu để nâng cao giá trị
gia tăng cho sản phẩm gạo Việt Nam . Các giải pháp nêu trên đòi hỏi phải có sự nỗ
lực phối hợp chặt chẽ giữa tất cả thành viên trong CCU cũng như sự hỗ trợ của tích
cực từ phía chính phủ.

67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tiếng Việt:
1. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân- Quản trị CCU- Những trải nghiệm tuyệt vời.
2. GS.TS Đoàn Thị Hông Vân- Logistics những vấn đề cơ bản.
3. TS. Nguyễn Văn Sơn, Khoa Kinh tế & Luật, Trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí
Minh-Tham luận tại hội thảo và triển lãm quốc tế về: "Hậu cần vận tải hàng hải
Việt Nam 2013"
4. Báo cáo thường niên lúa gạo.
5. Tạp chí Phát triển và hội nhập, tháng 3-4/2013.

 Tiếng Anh:
6. Micheal Hugos- Tinh hoa quản trị CCU.
7. Agrifood consulting International, Northeast Thailand Rice Value Chain Study.
February 2005.
8. IDFC, study of the domestic Rice Value Chains in the Niger Basin of Mali,
Niger and Nigeria,
9. West Africa, Sept. 2008.

 Website:
10. http://www.isgmard.org.vn/Jobs/2008/IPSARD/Demo%20Vietnam%27s
%20Rice%20Yearbook-v.pdf
11. http://www.mmw4p.org/dyn/bds/docs/553/Agrifood%20Consulting%20Rice
%20VC%20Thailand%202005.pdf
12. http://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-ly-thuyet-chuoi-cung-ung-va-thuc-trang-
chuoi-cung-ung-tai-tap-doan-ban-le-walmart-24828/
13. http://WWW.baomoi.com/Xuất-khau-gao-nam-2012-Luong-tang-gia
giam/45/10140883.epi
14. http://WWW.SGGP.org.vn/nongnghiepkt/2012/12/305895

68

You might also like