You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGÀNH VIỆT NAM HỌC
CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ DU LỊCH
~~~~

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN DU LỊCH BỀN VỮNG
MÃ MH: 303080
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI THỪA THIÊN HUẾ
GVHD: THS. HOÀNG THỊ VÂN
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
Stt Họ và tên MSSV
1 Lê Đỗ Phương Vy 31900636
2 Trần Tuyết Liên 31900460
3 Nguyễn Thị Ngọc Nữ 31900528
4 Bùi Ngọc Hoàng Linh 31900461
5 Nguyễn Minh Khánh 31900449
6 Trần Thụy Thùy Trân 31900598
7 Bùi Trần Thảo Vy 31900634
8 Nguyễn Thị Phi Yến 31900786

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


DU LỊCH BỀN VỮNG

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 2022


DU LỊCH BỀN VỮNG

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.........................................................................................................1
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................3
B. NỘI DUNG.................................................................................................4
1. Phạm vi của kế hoạch................................................................................4
2. Thực trạng.................................................................................................4
2.1 Yếu tố bên trong...................................................................................4
2.1.1 Tài nguyên du lịch..........................................................................................
2.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên........................................................4
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.......................................................5
2.1.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch.........................................................
2.1.2.1 Giao thông vận tải.......................................................................6
2.1.2.2 Cơ sở lưu trú...............................................................................7
2.1.2.3 Đưa công nghệ vào hạ tầng du lịch.............................................7
2.1.3 Nguồn nhân lực..............................................................................................
2.1.4 Công nghệ......................................................................................................
2.1.5 Các sản phẩm du lịch đang khai thác............................................................
2.1.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)...............................................
2.2 Yếu tố bên ngoài................................................................................11
2.2.1 Số lượng khách.............................................................................................
2.2.2 Số ngày lưu trú.............................................................................................
2.2.3 Hành vi tiêu dùng khách du lịch...................................................................
2.2.4 Thái độ du khách..........................................................................................
2.2.5 Sự cạnh tranh thị trường..............................................................................
2.2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).............................................
2.3 Vai trò của các bên liên quan trong lĩnh vực du lịch........................16
2.4 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch bền vững........19
2.4.1 Thuận lợi......................................................................................................
2.4.2 Khó khăn......................................................................................................
3. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch bền vững tại Thừa Thiên Huế. 24
3.1 Cơ sở đề xuất......................................................................................24
3.2 Mục tiêu.............................................................................................24

1
DU LỊCH BỀN VỮNG

4. Các nhóm giải pháp.................................................................................27


4.1 Quản lý điểm đến an toàn – thông minh – bền vững........................27
4.2 Định hướng sản phẩm du lịch an toàn – thông minh – bền vững. . .29
4.3 Tiếp thị bền vững...............................................................................31
4.4 Nguồn nhân lực.................................................................................34
4.5 Quản lý rủi ro, khủng hoảng sức chứa.............................................35
5. Dự báo rủi ro trong quá trình lập kế hoạch..........................................36
C. KẾT LUẬN..............................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................38
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM........40

2
DU LỊCH BỀN VỮNG

A. MỞ ĐẦU
Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ của núi, rừng, đầm phá, biển và quần thể di
tích lịch sử đa dạng, đặc biệt với hai di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là Quần
thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, có tiềm năng rất lớn cho
việc phát triển du lịch. Du lịch Thừa Thiên Huế luôn được xem như là ngành
kinh tế mũi nhọn, được thể hiện rõ trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
của trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, kết quả phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm qua
còn khá khiêm tốn so với kỳ vọng, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng du
lịch. Bên cạnh những đóng góp tích cực cũng dần bộc lộ những ảnh hưởng tiêu
cực như vô tình làm suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thay đổi tập
quán sinh hoạt của cộng đồng dân địa phương... Chính vì vậy, phát triển du lịch
bền vững chính là giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục được những tình trạng
tiêu cực về môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hội mà du lịch mang lại.
Hiện nay, phát triển du lịch bền vững là một xu thế của thời đại, nhận thấy
Thừa Thiên Huế với nguồn tài nguyên du lịch có giá trị nên nhóm nghiên cứu
chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch bền vững tại
Thừa Thiên Huế” trên cơ sở phân tích thực trạng du lịch của tỉnh từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước yêu cầu phát triển du
lịch bền vững. Qua đề tài lần này, nhóm chúng tôi hy vọng sẽ mang đến một
con đường phát triển mới trên nguyên tắc phát triển du lịch thông minh – an
toàn – bền vững, đồng thời góp phần quảng bá cho du lịch tỉnh Thừa Thiên –
Huế nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

3
DU LỊCH BỀN VỮNG

B. NỘI DUNG
1. Phạm vi của kế hoạch
Phạm vi không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế (quy mô thuộc cấp độ điểm
đến).
Phạm vi thời gian: Từ tháng 6/2022 – 6/2024.
2. Thực trạng
2.1 Yếu tố bên trong
2.1.1Tài nguyên du lịch
2.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên là 5.033,2ha với đầy đủ các dạng địa
hình núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, biển... tạo ra tiền đề cho việc đa dạng
hóa loại hình du lịch. Tuy nhiên, điều kiện địa hình ở Thừa Thiên Huế cũng
gây không ít khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất
kỹ thuật cho ngành du lịch.
Khí hậu
Thừa Thiên Huế có mùa đông khá lạnh, mùa hè nóng, chịu ảnh hưởng
mạnh của gió phơn và gió mùa đông bắc. Lượng mưa trung bình hằng năm lớn,
thường có lũ, số ngày mưa nhiều. Số lượng bão ở Thừa Thiên Huế khá nhiều,
thường bắt đầu từ tháng 6 và nhiều nhất là tháng 9, tháng 10 hàng năm. Điều
kiện khí hậu như vậy gây ra rất nhiều khó khăn cho việc phát triển các ngành
kinh tế của tỉnh, kể cả du lịch.
Thủy văn
Mạng lưới thủy văn ở Thừa Thiên Huế hội tụ đủ các yếu tố: sông ngòi, hồ,
đầm phá... Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dãy
Trường Sơn, chảy qua đồng bằng, xuống đầm phá, đổ ra biển như sông Ô Lâu,
sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, sông Cầu Hai... Ngoài ra, còn có rất nhiều
bãi biển đẹp và nổi tiếng thu hút khách du lịch, trong đó điển hình là bãi biển
Thuận An, bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương...
Hệ sinh vật
Hệ sinh thái của Thừa Thiên Huế rất đa dạng phản ánh sự giao thoa nhiều
luồng sinh vật thuộc khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam Việt Nam. Vì
thế đã hình thành thảm thực vật rừng nhiệt đới đa dạng, hội tụ nhiều loại cây.
Năm 2019, diện tích rừng còn 211.373,11 ha, tỷ lệ che phủ rừng đến hết năm
4
DU LỊCH BỀN VỮNG

2019 là 57,37%. Động vật thiên nhiên của Thừa Thiên Huế khá phong phú, có
giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, với gần 126km đường bờ biển, 22.000ha đầm phá và một hệ
sông ngòi phong phú, Thừa Thiên Huế có lượng thủy sản đa dạng với nhiều
loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao, đảm bảo cung cấp đặc sản cho du khách và
tạo điều kiện tổ chức các loại hình du lịch như câu cá, tôm, mực, lặn biển…
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Di tích lịch sử
Nổi bật nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Thừa Thiên Huế là Quần
thể di tích Cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến trúc
tôn giáo, kiến trúc dân dụng... Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di
sản văn hoá thế giới. Ngoài quần thể di tích Huế, còn có 34 di tích đã được nhà
nước xếp hạng. Tiêu biểu là khu di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu địa đạo huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường
mòn Hồ Chí Minh...
Các lễ hội
Các lễ hội dân gian nổi bật ở Thừa Thiên Huế là lễ hội Cầu Ngư; lễ hội
Điện Hòn Chén, tế lễ thánh mẫu Ponagar; các lễ hội Phật giáo có lễ hội Phật
Đản (15/4), Vu Lan (15/7)… Bên cạnh lễ hội dân gian, một trong những nét
đặc trưng của lễ hội Thừa Thiên Huế là các lễ hội cung đình như lễ tế giao, lễ
đại triều, lễ đăng quang... Có thể khôi phục các lễ hội này, khai thác như một
loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.
Nghệ thuật truyển thống
Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại như giao nhạc, yến
nhạc, tế nhạc... Các làn điệu dân ca của Huế có nét đặc trưng riêng biệt, mang
chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u
buồn nhưng không bi lụy. Tiêu biểu là các điệu hò như hò mái đẩy, mái nhì, hò
nện, hò giã gạo, giã vôi, giã điệp...các điệu lý như lý Con Sáo, lý Hoài Xuân, lý
Hoài Nam, lý Tình Tang... mà mỗi khi thoáng nghe ta đã liên tưởng ngay tới
Huế. Với giá trị đặc sắc về văn hoá, ca múa nhạc cung đình Huế đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển du lịch.
Ẩm thực

5
DU LỊCH BỀN VỮNG

Nghệ thuật ẩm thực của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là thành phố Huế rất
phong phú, độc đáo, mang bản sắc độc đáo địa phương. Nghệ thuật ẩm thực
của Huế vừa mang phong cách sang trọng, cung đình (với các các món ăn trong
cung đình) vừa mang phong cách giản dị, dân dã (với các món ăn bình dân).
Một số món ăn đặc sản không thể không kể đến như nem công, chả phượng,
cơm sen cung đình Huế, trà cung đình Huế, chè hạt sen long nhãn, chè heo
quay, bánh bèo nậm lọc, cơm hến, bánh ép dẻo, bún bò...
Làng nghề truyền thống
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có hệ thống làng nghề đa
dạng. Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại như làng nghề
phường đúc đồng Phường Đúc, làng nghề sơn son Tiên Nộn, làng hương Thủy
Xuân, làng nón bài thơ Tây Hồ, làng nghề làm hoa giấy Thanh Tiên... Các làng
nghề này là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá có khả năng phát triển các
sản phẩm du lịch gắn liền với văn hoá như du lịch làng nghề, các loại hàng hoá
lưu niệm.
2.1.2Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch
2.1.2.1 Giao thông vận tải
Về đường bộ, toàn tỉnh có hơn 2.500km đường bộ, quốc lộ 1A chạy xuyên
qua tỉnh từ Bắc xuống Nam, khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và một
số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây
thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ
49 đi sang Lào. Số đầu xe trong các doanh nghiệp du lịch khoảng 80 xe chất
lượng tốt với năng lực vận chuyển khoảng 1.200 chỗ; các phương tiện vận
chuyển công cộng phát triển.
Về đường thủy, tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là
cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Ngoài ra, để phục vụ cho các hình
thức nghệ thuật trên sông Hương như hò Huế, ẩm thực và vận chuyển khách du
lịch đến các di tích hai bên sông, Huế có đội thuyền rồng 125 chiếc, có đầy đủ
tiện nghi trị giá khoảng 40 – 50 triệu đồng mỗi chiếc.
Về đường sắt, tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế
đi qua 10 ga của tỉnh với chiều dài 101,2km, trong đó có ga chính là ga Huế, vì
vậy tương đối thuận tiện cho vận chuyển hành khách và hàng hoá, đóng một
vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh.

6
DU LỊCH BỀN VỮNG

Về đường hàng không, Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài nằm
trên quốc lộ I, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15km. Những năm qua,
bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể;
đảm bảo cho máy bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn. Sân bay
quốc tế Phú Bài kết nối đường bay với 8 sân bay trên khắp cả nước và 4 sân
bay quốc tế tại Campuchia, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản.
2.1.2.2 Cơ sở lưu trú
Theo Phòng Quản lý Lưu trú, Sở Du lịch, tính đến đầu năm 2021, trên địa
bàn tỉnh có 806 cơ sở lưu trú, với 13.043 phòng và 21.327 giường; trong đó, số
khách sạn từ 1 – 5 sao là 66 cơ sở với 4.399 phòng và 7.305 giường. Riêng
khách sạn từ 3 – 5 sao có 26 cơ sở với 3.321 phòng, 5.497 giường. Hiện, trong
tổng số 421 khách sạn trên địa bàn có 144 khách sạn đã được công nhận hạng
từ 1 sao đến 5 sao.
2.1.2.3 Đưa công nghệ vào hạ tầng du lịch
Dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh” có tổng
mức đầu tư 14,8 triệu USD, trong đó nguồn vốn tài trợ của KOIKA 13 triệu
USD, ngân sách tỉnh đối ứng 1,8 triệu USD. KOIKA hỗ trợ xây dựng dự án
nhằm nâng cao năng lực quản lý công trong lĩnh vực du lịch liên quan đến việc
chuyển biến và chuyển đổi ngành du lịch theo định hướng phát triển kinh tế,
đảm bảo môi trường và xã hội bền vững.
Mục tiêu cụ thể của dự án nhằm phát triển du lịch thành phố Huế và xây
dựng hệ thống thông tin du lịch thông minh. Phát triển trung tâm du lịch văn
hóa đô thị và mở rộng mạng lưới đi bộ đô thị ở Huế. Các hợp phần được thực
hiện gồm lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh và camera giám sát dọc theo
bờ sông Hương. Đồng thời, xây dựng năng lực hành chính công trong phát
triển du lịch và quản lý đô thị. Phạm vi của dự án là khu vực công viên hai bên
bờ sông Hương từ cầu Dã Viên đến cầu Trường Tiền.
Trong các hợp phần triển khai đáng chú ý là hợp phần Xây dựng đề án phát
triển Du lịch thành phố Huế và Lắp đặt Hệ thống thông tin du lịch thông minh.
Theo đó, đơn vị đầu tư sẽ tiến hành khảo sát tài nguyên du lịch tại Huế, các
hoạt động du lịch và hiện trạng du lịch; xây dựng chiến lược thực hiện và phát
triển du lịch Huế về dữ liệu thông tin du lịch Huế và vườn ươm công nghệ văn
hóa và du lịch; lắp đặt hệ thống ki-ốt thông tin du lịch thông minh tại trung tâm
thành phố Huế và xây dựng bảo tàng số.
7
DU LỊCH BỀN VỮNG

2.1.3Nguồn nhân lực


Năm 2015, lao động ngành du lịch của tỉnh đạt 12.000 người, gần 88% là
lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch, 84% lao động
trong lĩnh vực du lịch đã qua đào tạo, 35% lực lượng lao động có trình độ đại
học và cao đẳng trở lên. Lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú tại tỉnh có
trình độ tay nghề không cao, đặc biệt là các vị trí quan trọng, vị trí quản lý. Đa
phần các vị trí quản lý cao cấp trong các khách sạn từ 4 – 5 sao đều do người
nước ngoài nắm giữ (ERST, 2015). Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có 1200
hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ (với 715 quốc tế), tạo nên một lợi thế nhất
định trong việc phục vụ và làm hài lòng khách du lịch.
Trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19, nguồn nhân lực giảm nghiêm trọng,
ngành du lịch tỉnh đang đứng trước một sức ép về nhu cầu nguồn nhân lực chất
lượng cao cả về người lao động trực tiếp lẫn cán bộ quản lý chủ chốt, đòi hỏi
nguồn nhân lực phải có kiến thức và chuyên môn sâu rộng về du lịch.
2.1.4Công nghệ
Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề tới các lĩnh vực của
nền kinh tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong
ngành du lịch nhằm vừa phòng chống dịch vừa phục hồi lĩnh vực mũi nhọn của
địa phương.
Các sản phẩm du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số như thực tế ảo
(VR), thực tế tăng cường (AR), 3D mapping… cũng được phát triển mạnh để
giúp du khách có những trải nghiệm mới lạ, độc đáo khi đến Thừa Thiên Huế.
Thực tế, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã có nhiều ứng dụng giúp du
khách trải nghiệm được du lịch thông minh bằng thực tế ảo ấn tượng, hấp dẫn.
Nổi bật trong số ứng dụng đó có thể kể đến chương trình “Đi tìm hoàng cung
đã mất” tại Đại Nội. Bằng công nghệ thực tế ảo VR360, du khách có thể tận
mắt thấy được không gian Hoàng cung Huế xưa với những công trình kiến trúc
không gian đa chiều có từ hàng trăm năm trước. Ngoài ra, còn có hệ thống
thuyết minh tự động với 12 ngôn ngữ khác nhau tại khu vực Hoàng cung và các
lăng tẩm. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể sử dụng mã QR code của ứng
dụng VN Guide để trải nghiệm tham quan các cổ vật qua không gian 3D tại
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

8
DU LỊCH BỀN VỮNG

2.1.5Các sản phẩm du lịch đang khai thác


Sản phẩm du lịch gắn liền với Sông Hương: Thành phố Huế là nơi hình
thành du lịch sông sớm nhất. Ở nơi đây đã tổ chức du lịch trên sông Hương, từ
trung tâm thành phố Huế du khách được đưa đến gần chùa Thiên Mụ, lên khu
lăng các triều nhà Nguyễn bằng thuyền rồng. Trên dòng sông êm ả, trong lành
du khách vừa thưởng ngoạn cảnh quan tự nhiên, cùng với những khu dân cư
ven sông, những cảnh đền, chùa nổi tiếng.
Chùa chiền: Huế và các vùng phụ cận có khoảng trên 100 cảnh chùa,
nhưng nổi tiếng nhất và thuận lợi cho sự giao thông thủy bộ là các chùa Linh
Mụ, Bảo Quốc, Từ Đàm, Từ Hiếu.
Lăng tẩm: Khu Cố Đô chính là khu Hoàng Thành hay còn gọi là Đại Nội
gồm quần thể lâu đài, đền miếu được xây dựng từ thế kỷ XIX. Các lăng tẩm
đều xây ở phía tây kinh đô Huế, hai bên bờ sông Hương, bao gồm các lăng Gia
Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh,
Khải Định.
Nhà vườn: Ở Huế có nhiều nhà vườn được kiến tạo từ các đời Vua trước.
Nhiều khu nhà vườn đã được đưa vào tuyến du lịch, cho khách đến thưởng
ngoạn và tìm hiểu nếp sống của người dân Huế trong những khu vườn. Một số
nhà vườn hiện nay còn nguyên vẹn, tiêu biểu như nhà vườn An Hiên, nhà vườn
công chúa Ngọc Sơn, Lạc Tịnh, nhà vườn Ý Thảo…
Ca Huế trên sông Hương: Ca Huế là một trong những loại hình nghệ thuật
truyền thống tiêu biểu của Huế. Hoạt động biểu diễn ca Huế hiện nay ngoài
mục đích bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống nghệ thuật còn phải phục vụ
yêu cầu phát triển du lịch nhằm giao lưu văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
của du khách và góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách của địa phương.
Phố đêm Hoành thành Huế: Đây được xem là sản phẩm du lịch mới, hấp
dẫn, mang đậm nét văn hóa Huế, nhằm tạo sự khác biệt, thu hút người dân
trong tỉnh và du khách trong tiến trình phục hồi ngành du lịch của địa phương.
Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt phù hợp, tạo điểm nhấn cho không gian phố
đêm và có khoảng 28 quầy hàng tại lòng đường. Những quầy hàng này bán các
mặt đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống của Cố đô
Huế. Các hộ dân ở khu phố đêm cũng được thành phố khuyến khích tham gia
kinh doanh ẩm thực, nước giải khát không cồn. Ngoài ra còn có nhiều sự kiện
văn hóa đặc sắc trong khu phố đêm như tái hiện lễ đổi gác từ cổng Ngọ môn

9
DU LỊCH BỀN VỮNG

đến cửa Chương Đức, biểu diễn ca Huế, múa mặt nạ tuồng, biểu diễn áo dài
ngũ thân…
2.1.6Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Nghiên cứu nguồn cung giúp những nhà hoạch định chiến lược có thể xây
dựng một kế hoạch phát triển du lịch bền vững thực tế và hiệu quả hơn. Bao
gồm các yếu tố: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, những dịch
vụ phục vụ khách du lịch, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch. Nhóm chúng
tôi sẽ dựa vào “ma trận IFE” để phân tích về thực trạng nguồn cung.
Các bước hình thành ma trận IFE:
- Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố, bao gồm tất cả cả những điểm mạnh và
điểm yếu có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của điểm đến.
- Ấn định tầm quan trọng bằng cách thực hiện phân loại từ 0.0 (không
quan trọng) tới 1.0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng
được ấn định trong mỗi yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của
mỗi yếu tố đó đối với sự phát triển bền vững của điểm đến. Tổng cộng
tất cả những mức độ quan trọng này phải bằng 1.0.
- Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 - 4, trong đó: 4 -
rất mạnh; 3 - khá mạnh; 2 - khá yếu; 1 - rất yếu.
- Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để tiến
hành xác định số điểm quan trọng cho mỗi biến số.
- Cộng tất cả số điểm cho mỗi biến số xác định được tổng điểm quan
trọng, đưa ra kết luận về sự mạnh yếu của nguồn cung điểm đến. Tổng
điểm quan trọng của các yếu tố không bị ảnh hưởng bởi số lượng các
yếu tố có trong ma trận IFE: Tổng điểm dưới 2.5: Điểm đến yếu về
nguồn cung; Tổng điểm trên 2.5: Điểm đến mạnh về nguồn cung.
Bảng 2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
STT Các yếu tố bên ngoài Trọng số Phân loại Số điểm
1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 0.2 3 0.6
2 Tài nguyên du lịch văn hóa 0.2 3 0.6
3 Giao thông vận tải 0.1 2 0.2
4 Cơ sở lưu trú 0.15 2 0.3
5 Doanh nghiệp lữ hành 0.1 1 0.1
6 Nguồn nhân lực 0.15 2 0.3
7 Sản phẩm du lịch 0.1 4 0.4
10
DU LỊCH BỀN VỮNG

Tổng cộng 1.0 2.5


Từ số liệu Bảng 2.1, kết quả đánh giá của ma trận IFE cho thấy tỉnh Thừa
Thiên Huế có phản ứng trung bình khá với các yếu tố bên trong (nguồn cung)
với số điểm 2.5. Điều này cho thấy mặc dù mạnh về các yếu tố nội bộ nhưng
tỉnh vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng, cơ hội của mình, chưa có những
chiến lược hiệu quả để phát triển du lịch tại đây một cách bền vững.
2.2 Yếu tố bên ngoài
2.2.1Số lượng khách
Tổng lượng khách đến Thừa Thiên Huế trong năm 2019 ước đạt 4,81 triệu
lượt, trong đó, khách quốc tế ước đạt 2.186.747 lượt. Khách lưu trú 2.247.885
lượt. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.945 tỷ đồng. Riêng trong tháng 12/2019,
lượng khách đến Huế ước đạt 370.628 lượt; trong đó khách quốc tế ước đạt
237.825 lượt, tăng 12,06%; khách lưu trú ước đạt 202.934 lượt. Doanh thu từ
du lịch trong tháng 12 ước đạt 422 tỷ đồng, tăng 10,04%. Như vậy, với 4,8
triệu lượt khách trong năm 2019 và doanh thu ước đạt 4.945 tỷ đồng.[1]
Do dịch bệnh đã làm ngưng trệ ngành du lịch hơn 1 năm do đó số lượng
khách trong mùa dịch giảm mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 2021, đặc biệt giai
đoạn từ cuối tháng 4, du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gần như ngừng
hoạt động, mọi chỉ tiêu về du lịch giảm nhanh chóng, các kế hoạch quảng bá,
xây dựng sản phẩm mới đều bị ngưng trệ. Do đó, khi đất nước bình thường mới
thì ngành du lịch tại Huế bắt đầu có khởi sắc và bắt đầu triển khai kích cầu du
lịch bằng việc tuyên truyền và mở ra nhiều cuộc thi và hoạt động như là festival
ở Huế, Giải chạy jogging lần 2, Giải đua ghe... Tổng lượng khách đến Huế
trong 3 tháng đầu năm 2022 ước tính hơn 300 ngàn lượt.
Các điểm di sản đã thu hút được hơn 105 ngàn lượt khách, doanh thu hơn
14 tỷ đồng. Riêng trong tháng 3, Huế đón gần 115 ngàn lượt khách, khách lưu
trú gần 50 ngàn lượt khách[2]. Song tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều
hoạt động lễ hội văn hóa phục vụ du khách và người địa phương trong dịp nghỉ
lễ như Festival Thuận An biển gọi, Ngày hội vùng cao A Lưới, Ngày hội Huế -
kinh đô ẩm thực, Phố đêm Hoàng Thành… trong 4 ngày nghỉ lễ, có khoảng
45.000 lượt khách đến tham quan, du lịch tại địa phương. Trong khoảng thời
gian từ ngày 30/4 – 1/5, các khách sạn 3 – 5 sao gần như khách đặt kín phòng.
Cụ thể, khách lưu trú ước đạt 28.000 lượt (trong đó có gần 650 khách quốc tế),

11
DU LỊCH BỀN VỮNG

công suất phòng khách sạn từ 3 – 5 sao trung bình đạt trên 55% (riêng trong 2
ngày 30/4 và 1/5 công suất phòng là trên 90%)[3]. Những dữ liệu trên đã dần
minh chứng du lịch Huế đang hồi phục và phát triển mạnh mẽ hơn sau dịch
bệnh.
2.2.2Số ngày lưu trú
Số ngày lưu trú và mức chi tiêu của du khách là hai chỉ tiêu cho thấy sự
phát triển về chiều sâu của mỗi điểm đến. Thời điểm cuối năm 2019, khi dịch
bệnh chưa bùng phát số ngày lưu trú trung bình của du khách đến Huế chỉ
khoảng 1,6 ngày/khách. Nếu không tính các resort có số ngày lưu trú cao (trung
bình khoảng 3 ngày/khách) nằm xa thành phố. Huế, riêng ở thành phố. Huế, số
ngày lưu trú chỉ vào khoảng 1ngày/khách. Khách ngủ lại ở thành phố. Huế chỉ
đúng 1 đêm. Con số được cho là thấp nhất trong vài năm trở lại. Trên thực tế,
số ngày lưu trú của khách trên toàn tỉnh cũng đang giảm dần qua các năm. Số
ngày lưu trú giảm, trong khi đó, công suất sử dụng phòng của các khách sạn rất
cao, nhất là từ 3 – 5 sao luôn đạt trên 80%. Trong năm 2019, dự kiến khách du
lịch tăng 10,8%, nhưng trên thực tế khách lưu trú chỉ tăng 5,03% số ngày khách
ở lại để khám phá, tìm hiểu, tham quan, sử dụng các dịch vụ du lịch, sản phẩm
du lịch khi đến Huế. [4]
Việc không giữ chân được du khách ở lại dài ngày là một hạn chế lớn của
ngành du lịch tỉnh trong việc khai thác nguồn khách. Điều này càng cho thấy
những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của du lịch trong tương lai. Tuy
du lịch Huế đã phát triển trở lại nhưng số ngày lưu trú của du khách cũng
không gia tăng điều này góp phần thúc đẩy việc nâng cao du lịch để thu hút
khách lưu trú lâu hơn. Vấn đề của việc lưu trú không dài phần lớn vì Huế thiếu
các sản phẩm du lịch về đêm, các dịch vụ vui chơi giải trí còn thiếu và yếu,
chưa thu hút, hấp dẫn được du khách.
2.2.3Hành vi tiêu dùng khách du lịch
Đối tượng du khách đến Huế theo “Nghiên cứu du lịch có trách nhiệm của
du khách đến Huế” thường chiếm nhiều nhất trong độ tuổi từ 18 đến 30 tiếp
đến là từ 31 đến 40 tuổi. Điều này có thể dễ hiểu khi những người trong độ tuổi
này thường đã có thu nhập ổn định hoặc tự chủ về tài chính nên có khả năng
chi trả cho chuyến đi của mình. Bên cạnh đó, còn có khách hàng dưới 18 và
trên 60 tuổi thường đi theo đoàn và đi theo gia đình. Khách du lịch đến Huế đa

12
DU LỊCH BỀN VỮNG

phần thường muốn tìm hiểu về văn hoá di sản, những công trình kiến trúc cổ
cùng với các món ăn bản địa và thưởng thức nền văn hoá ẩm thực cung đình.
Mua sắm và trải nghiệm dịch vụ là một yếu tố không thể thiếu trong du
lịch. Hành vi tiêu dùng của du khách điển hình là việc mua sắm bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố về nhãn hiệu, nhà cung ứng, thời điểm và thời gian mua... chính
vì vậy ngành du lịch phải biết tìm hiểu về những tác động lên ý thức của người
tiêu dùng để từ đó kích thích quyết định mua sản phẩm. Đến với Huế thì khách
du lịch thường chi trả nhiều cho việc ăn uống, tham quan và lưu trú bên cạnh
đó những sản phẩm du lịch cũng như là các hàng hoá tại đây cũng chiếm một
lượng lớn chi tiêu nhưng nhìn chung thì mức chi tiêu tại Huế khá thấp do đặc
điểm vùng và các món ăn có giá thành tương đối không cao nên bình quân mỗi
du khách đến Huế chi tiêu khoảng 1 triệu đồng.
Mức chi tiêu bình quân trong cơ sở lưu trú vào năm 2020 ước đạt hơn 1,2
triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế và 0,66 triệu đồng đối với khách nội
địa[5]. Đối với khách du lịch, 70% chi tiêu là vào ban đêm vào các hoạt động
ăn uống, mua sắm và vui chơi chiếm phần lớn, 30% còn lại là vào ban ngày tại
các điểm tham quan và ăn uống. Theo nghiên cứu thì dịch Covid-19 ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng trong du lịch, người tiêu dùng sẽ có xu hướng cắt giảm
bớt chi tiêu và không chi những thứ không cần thiết, mặc dù họ chịu chi những
vẫn còn e ngại nên điều này cũng là thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam
nói chung và du lịch Huế nói riêng. Theo xu hướng hiện nay thì mọi người đều
ưa chuộng vấn đề xanh và trong du lịch cũng vậy, ngày nay du lịch bền vững
cũng là một xu hướng mà nhiều đối tượng khách để tâm.
2.2.4Thái độ du khách
Để hướng đến hoạt động du lịch an toàn trong tình hình mới, bộ quy tắc
ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch sẽ được triển khai tại Huế với chủ
trương sẽ lấy du khách làm trọng tâm. Bộ quy tắc giúp nâng cao ý thức, thái độ
trong việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch của các tổ chức và cá nhân kinh
doanh du lịch, góp phần xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, nâng
cao chất lượng, hình ảnh điểm đến; cung cấp thông tin, khuyến cáo cho khách
du lịch, người dân trên địa bàn tỉnh những hành vi nên làm và không nên làm
nhằm xây dựng hình ảnh văn minh, lịch sự trên địa bàn tỉnh.
Bất cứ ai đi du lịch thì cũng đều muốn nhận được sự phục vụ và chất lượng
tương xứng với chi phí mình bỏ ra do vậy nhận được sự hài lòng của du khách

13
DU LỊCH BỀN VỮNG

là điều kiện cho sự thành công. Sản phẩm du lịch là vô hình nên chất lượng và
phục vụ là các yếu tố quan trọng làm hài lòng du khách đặc biệt là tại các điểm
đến thì những yếu tố trên góp phần rất lớn đến doanh thu và sự quay lại của du
khách. Bên cạnh việc chiêm ngưỡng và trải nghiệm các tài nguyên du lịch hay
các hoạt động thì yếu tố con người cũng ảnh hưởng đến tâm lí du khách, khi
đến với một điểm đến xa lạ thì ta hay bỡ ngỡ và dễ bị sốc văn hoá do đó sự tiếp
đón nhiệt tình, thân thiện của người dân địa phương sẽ gia tăng độ thiện cảm tại
điểm đến, thời gian lưu trú và khả năng quay lại. Trong thời gian bình thường
mới này thì việc an toàn được đặt lên hàng đầu do vậy mặc dù đang trong tình
trạng xã hội ổn định nhưng tâm lý du khách vẫn có sự e ngại về bệnh dịch đặc
biệt là những người cao niên do vậy cần phải ổn định được tâm lý của khách du
lịch tại điểm đến Huế. Tâm lý của những du khách khi đến Huế thường là tham
quan và chiêm ngưỡng các di tích cũng như là các điểm đến tâm linh cùng với
cảnh quan tự nhiên nhưng bên cạnh đó cũng có nhu cầu tham gia và trải
nghiệm nhiều hoạt động thú vị, nhận thấy được điều đó ở Huế đã định hình và
phát triển nhiều hoạt động và nhiều nơi vui chơi hơn để đáp ứng thị hiếu của
khách du lịch.
Khách đến tham quan thường sẽ có tâm lý mua các sản phẩm lưu niệm
hoặc ẩm thực. Những sản phẩm mà du khách trong nước thường quan tâm là
mè xững, chuỗi hạt, áo dài, hương trầm, trà cung đình, nón bài thơ và một số
vật lưu niệm như đồng xu, móc khóa, tượng Phật, tranh ảnh về Huế, thư
pháp...cùng với những món ăn đặc sản, trong khi du khách quốc tế có xu hướng
mua những vật lưu niệm nhỏ như tượng đồng, khăn thêu hoặc áo, mũ phục vụ
cho việc đi lại trong chuyến du lịch của mình. Tuy nhiên, sản phẩm lưu niệm
du lịch văn hóa tâm linh tại Thừa Thiên Huế cho đến nay vẫn còn đơn điệu,
kém hấp dẫn do vậy cần có những biện pháp và thay đổi.
Bên cạnh đó, hiện nay đang là thời đại công nghệ số 4.0 nên hầu như du
khách đều sử dụng công nghệ vào du lịch chính vì đó tâm lí khách hiện nay
muốn điểm đến phải số hoá, áp dụng những kỹ thuật để mang đến những trải
nghiệm mới lạ hơn và thông minh hơn để phù hợp với thời thế và xu hướng của
thời đại để tạo nên một Huế mới lạ tuy cổ điển nhưng mà hiên đại.
2.2.5Sự cạnh tranh thị trường
Thừa Thiên Huế giàu tài nguyên du lịch, có môi trường sống khá ổn định
và an toàn, nhưng vẫn chưa có những chiến lược, giải pháp đột phá nhằm tăng

14
DU LỊCH BỀN VỮNG

tính cạnh tranh và hấp dẫn cho điểm đến du lịch này. Thừa Thiên Huế chỉ đang
phát triển du lịch dựa vào các yếu tố nguồn lực tự nhiên vốn có và đặc điểm
chính của du lịch nơi đây vẫn mang tính khám phá. Trong khi các lợi thế về tài
nguyên đang được du khách đánh giá khá cao thì các yếu tố khác như hoạt
động giải trí, dịch vụ mua sắm, thái độ với du khách... vẫn chưa được cải thiện
nhiều.
Hạ tầng giao thông du lịch và hạ tầng dịch vụ du lịch là hai hạn chế, điểm
yếu của Huế đã được nhìn nhận, đánh giá nhiều năm qua. Cụ thể, giao thông
không thuận lợi (điển hình là đường hàng không) ảnh hưởng lớn đến quyết
định đi du lịch, lựa chọn điểm đến của du khách; trong khi đó, hạ tầng du lịch
ngày càng đòi hỏi chất lượng, vì xu hướng du lịch cao cấp dần được lựa chọn
hơn du lịch bình dân. Về mặt an toàn, an ninh và tài nguyên thiên nhiên. Lâu
nay, hai chỉ số này luôn được xem là thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh của Huế,
nhưng khi xét theo các tiêu chí của bộ đánh giá năng lực cạnh tranh lại ở mức
điểm thấp.
2.2.6Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Việc nghiên cứu nguồn cầu sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ thị hiếu và
nhu cầu của du khách bên cạnh đó còn nắm bắt được những hành vi và tâm lý
của khách du lịch qua đó đề xuất ra những giải pháp cũng như là chương trình
phù hợp để thu hút được nguồn khách mới và sự quay lại của nguồn khách cũ.
Đánh giá các yếu tố bên ngoài thông qua ma trận EFE sẽ giúp việc phát triển
du lịch bền vững tại Huế có tầm nhìn trở nên rõ ràng từ đó đưa ra những
phương hướng phát triển hiệu quả và hợp lí hơn.

Các bước tạo nên ma trận EFE:

- Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố, bao gồm tất cả cả những thách thức và
cơ hội có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của điểm đến.
- Ấn định tầm quan trọng bằng cách thực hiện phân loại từ 0.0 (không
quan trọng) tới 1.0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Việc đánh giá này
cần phải hết sức khách quan, dựa trên các số liệu thực tế. Tầm quan
trọng được ấn định trong mỗi yếu tố cho thấy mức độ trọng yếu của mỗi
yếu tố đó đối với sự phát triển bền vững của điểm đến. Tổng cộng
những mức độ quan trọng này phải bằng 1.0.

15
DU LỊCH BỀN VỮNG

- Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 – 4, trong đó: 4
– rất mạnh; 3 – khá mạnh; 2 – khá yếu; 1 – rất yếu.
- Nhân chỉ số tầm quan trọng với mức độ ảnh hưởng điểm quan trọng của
từng yếu tố được xác định bằng cách tổng điểm quan trọng của từng yếu
tố chính là điểm số quan trọng của các yếu tố.
- Tổng điểm của các yếu tố chỉ có thể nằm trong khoảng 1.0 đến 4.0.
Cộng tất cả số điểm cho mỗi biến số xác định được tổng điểm quan
trọng, đưa ra kết luận về sự mạnh yếu của nguồn cung điểm đến. Tổng
điểm quan trọng của các yếu tố không bị ảnh hưởng bởi số lượng các
yếu tố có trong ma trận IFE: Tổng điểm dưới 2.5: Điểm đến yếu về
nguồn cung; Tổng điểm trên 2.5: Điểm đến mạnh về nguồn cung.

Bảng 2.2: Bảng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)


Stt Các yếu tố Trọng số Phân loại Số điểm
1 Mức độ an toàn tại điểm đến 0.1 2 0.2
2 Sự hiện đại 0.1 3 0.3
3 Hình ảnh điểm đến 0.1 3 0.3
4 Giá cả 0.1 4 0.4
5 Độ dài lưu trú 0.1 3 0.3
6 Khả năng quay lại của du khách 0.1 4 0.4
7 Mức độ hài lòng của khách 0.15 3 0.45
8 Thông tin và truyền thông 0.05 2 0.1
9 Số lượng khách 0.05 1 0.05
Nhiều loại hình dịch vụ khác cho
10 0.05 3 0.15
người tiêu dùng lựa chọn hơn
11 Sự thay đổi nhu cầu du lịch 0.1 2 0.2
Tổng cộng 1.0 2.85

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng Thừa Thiên – Huế có kết quả là
2.85 đây là biểu hiện phản ứng trung bình khá với các yếu bên ngoài (nguồn
cầu), đây là dấu hiểu khá tốt của du lịch tại đây nhưng vẫn chưa tận dụng được
tối đa các cơ hội và khắc phục và đối phó hiệu quả với các rủi ro. Ta có thể
thấy rằng du lịch tại Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều bất cập và vẫn chưa có
những chính sách phát triển mới để thay đổi và phát triển bền vững. Do đó từ

16
DU LỊCH BỀN VỮNG

bảng này sẽ bước đầu định hướng được tầm nhìn và bước tiến hiệu quả hơn
trong việc phát triển du lịch bền vững.
2.3 Vai trò của các bên liên quan trong lĩnh vực du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan quản lý nhà nước là bộ phận quan trọng có khả năng tác động và
điều chỉnh các hoạt động du lịch bằng pháp quyền của nhà nước nhằm định
hướng cho du lịch Huế phát triển theo hướng bền vững, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhưng vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cũng như đảm bảo các
yếu tố về tài nguyên và môi trường. Những mục tiêu mà nhà nước đưa ra đã
giúp định hướng hình ảnh cho Huế trong tương lai. Bên cạnh đó, nhà nước
cũng đề ra những biện pháp và hướng đi cụ thể giúp phát triển du lịch Thừa
Thiên Huế một cách bền vững theo những mục tiêu đã đề ra.

Trong những năm qua, cơ quan quản lý nhà nước đã có những đề án và


chính sách cụ thể cho việc phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng bền
vững như:

- Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 với mục tiêu “Xây dựng và phát
triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên
nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa
Huế”.
- Nghị quyết số 04-NQ/TU về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một
trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á
về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chính quyền địa phương


Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những nổ lực đáng
kể và những đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế một
cách bền vững và lâu dài. Các chính sách phát triển và các đề án mà chính
quyền địa phương Thừa Thiên Huế đưa ra rất phù hợp với mục tiêu phát triển
bền vững của tỉnh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng chú trọng đầu tư
trên lĩnh vực khoa học – công nghệ trong du lịch, vận dụng sự tiến bộ của cách
mạng công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, xây dựng các loại hình
du lịch phù hợp với bối cảnh mới. Các chính sách và đề án của chính quyền địa
phương tỉnh có ưu điểm là mang tính lâu dài và hướng đến sự bền vững.
17
DU LỊCH BỀN VỮNG

Trong thời gian qua, chính quyền địa phương mà cụ thể là UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế đã đưa ra một số đề án và chính sách phát triển du lịch của
vùng theo hướng bền vững như sau:

- Đề án “Văn hóa Huế - Con người Huế: Bảo tồn và phát triển” với lộ
trình thực hiện là 36 tháng (9/2021 – 9/2024). Theo đó, đề án sẽ đảm
bảo kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu có
chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến, hiện đại. Khẳng định vị thế của
tỉnh Thừa Thiên Huế xứng đáng là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc
sắc của Việt Nam.
- Đề án “Phát huy giá trị và xây dựng ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ
văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021-2025” đưa ra một số mục tiêu
cụ thể như xây dựng, ban hành thống nhất chương trình biểu diễn nghệ
thuật Ca Huế mẫu, đảm bảo tính chất đặc trưng của Ca Huế để phục vụ
du khách. Nghiên cứu hình thành các điểm, không gian biểu diễn Ca
Huế thính phòng phục vụ du lịch.
- Diễn đàn Du lịch Huế với chủ đề “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế
thông minh và bền vững”.

Các tổ chức
Để đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh, các tổ
chức đã quan tâm đầu tư trên nhiều mặt cho địa phương như nâng cao sinh kế
cho người dân, quảng bá hai loại hình du lịch mang xu hướng an toàn là du lịch
sinh thái và du lịch cộng đồng, phát triển đội ngũ nhân sự cho các điểm du lịch.
Quan trọng hơn hết, các tổ chức đã quan tâm đầu tư về mặt nhận thức, nâng cao
hiểu biết cho cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp về phát triển bền vững.
Tạo cơ hội học tập từ các nước phát triển hơn để vận dụng cho sự phát triển du
lịch bền vững của tỉnh.

- Dự án phát triển du lịch bền vững tại những điểm tiềm năng trên địa bàn
tỉnh được thực hiện trong vòng 18 tháng với mục tiêu hỗ trợ phát triển
du lịch bền vững, sinh kế bền vững trong tương lai. Đồng thời, đẩy
mạnh môi trường kinh doanh du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch
trách nhiệm và bền vững cho khối doanh nghiệp.
- Dự án TOURIST được ra mắt tại tại Khoa Du lịch, Đại học Huế
(29/10/2019) với nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ gắn liền
18
DU LỊCH BỀN VỮNG

với sự bền vững cho ngành du lịch và môi trường, đồng thời gia tăng các
lợi ích kinh tế của du lịch đến với cộng đồng địa phương.

Các doanh nghiệp


Các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh tạo điều kiện để đầu tư và phát triển
du lịch trên nhiều mặt như nâng cao cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật, quy
hoạch những địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển, hỗ trợ vốn cho các dự án.
Nhằm mục đích nâng cao diện mạo cho tỉnh, thúc đẩy phát triển du lịch và kinh
tế - xã hội.

- Hợp tác chiến lược giữa UBND Thừa Thiên Huế với tập đoàn FLC.
FLC tài trợ thực hiện các đồ án quy hoạch, nghiên cứu mở mới đường
bay của Hãng Hàng không Bamboo Airways đến Thừa Thiên - Huế, hỗ
trợ một số hoạt động phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội của tỉnh.
- Vietravel khởi công dự án “Tổ hợp du lịch và dịch vụ cao cấp” tại Huế
với mục đích phục vụ cho hệ sinh thái lữ hành của địa phương. Khi dự
án hoàn thiện và đi vào hoạt động sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu
xây dựng cố đô Huế trở thành trung tâm thương mại du lịch dịch vụ của
miền Trung, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, đồng thời hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai.

Người dân địa phương


Sự tham gia của cộng đồng địa phương là một nhân tố then chốt để phát
triển du lịch bền vững tại địa phương đó. Với sự đồng tình và ủng hộ rất lớn từ
người dân địa phương cho nên việc phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế rất
thuận lợi, đặc biệt là trong việc khai thác các loại hình du lịch truyền thống như
nghệ thuật, làng nghề, phong tục tập quán...

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu về “Nhận thức của người dân thành phố
Huế đối với việc phát triển du lịch tại địa phương” được thực hiện bởi Ngô Thị
Thảo Hiền (2017) đã thu được kết quả rất khả quan. Tỷ lệ người dân ủng hộ
cho việc phát triển du lịch ở thành phố Huế đạt 100%. Các hoạt động du lịch
của Huế đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương, đặc biệt là ở mặt kinh
tế. Những tác động tiêu cực mà du lịch mang lại thì chưa đáng kể. Vì vậy,
người dân hoàn toàn ủng hộ cho việc phát triển du lịch tại Huế.

19
DU LỊCH BỀN VỮNG

2.4 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch bền vững
2.4.1Thuận lợi
Kinh tế
Ngành du lịch tại Huế đã và đang có những chuyển biến tích cực nhằm tạo
tiền đề cho sự phát triển du lịch bền vững, nâng cao sức hút với du khách. Theo
số liệu thống kê của Kế hoạch phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm
2008 - 2020, vào năm 2020, Huế đã thu hút 5,1 triệu lượt khách trong đó khách
quốc tế đạt 2 triệu lượt. Trong cùng năm 2020, chỉ tiêu GDP du lịch đạt 6.182
tỷ đồng và chiếm 13,1% so với GDP toàn tỉnh. [12]
Có thể thấy du lịch bền vững đã mang đến nhiều lợi ích lớn như góp phần
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng địa
phương (tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động du lịch), nâng cao chất
lượng đời sống người dân và khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội
cho địa phương (y tế, vui chơi giải trí...). Trong 2022, thị xã Hương Thủy sẽ
được hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại địa phương như tái hiện và
làm sống lại khuôn viên nhà trưng bày nông cụ, trải nghiệm homestay và nâng
cấp đường vào rừng nguyên sinh, xã Thủy Phù...
Sự phát triển du lịch bền vững còn mang đến nhiều ý nghĩa khác như thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các
hướng như ký kết hợp đồng du lịch. Trong năm 2021 vừa qua, Công ty Akitek
Tenggara (Singapore) đã ký văn bản hợp tác quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2016-2020 và tầm nhìn đến 2025. Trên cơ sở đó,
sẽ lập thiết kế cho 10 dự án trọng điểm có tính chất đột phá trong sự phát triển
của tỉnh để kêu gọi đầu tư, thu hút từ 5 đến 10 nhà đầu tư chính nhằm đảm
trách các dự án này.
Môi trường
Thông qua các chương trình quy hoạch, du lịch bền vững có thể thúc đẩy
cộng đồng có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng
nước, đất, rác thải và một số vấn đề môi trường khác. Các hoạt động bảo vệ
môi trường và nâng cao chất lượng của khu du lịch sẽ góp một phần nhỏ vào
việc bảo vệ nguồn nước của khu vực. Gần đây nhất, Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế đã tổ chức hoạt động nhặt rác “Cảm ơn dòng Hương” nhằm nâng cao trách
nhiệm bảo vệ môi trường, hoạt động này đã nhận được sự tham gia của nhiều
người dân cho đến những doanh nghiệp, giới khách sạn - lữ hành…

20
DU LỊCH BỀN VỮNG

Các cơ sở hạ tầng tại địa phương như đường xá, sân bay, hệ thống cấp
thoát nước, hệ thống điện được cải tạo, nâng cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho nhu cầu lưu trú và đi lại của du khách. Một số cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ
thuật du lịch đang được triển khai như đoạn Phú Mỹ - Thuận An (đường Tự
Đức - Thuận An); dự án đường cao tốc Túy Loan – La Sơn, Cam Lộ - La Sơn
Ngoài ra, việc phát triển du lịch bền vững còn giúp giảm sức ép do khai
thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế trong những dự án
phát triển du lịch tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên...) với các ranh giới đã được xác định cụ thể. Theo ông Nguyễn Anh
Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch), Huế đang xây dựng
một mô hình du lịch phát triển bền vững, mô hình này không chỉ phát triển theo
hướng tăng trưởng xanh mà còn ở khía cạnh bảo vệ môi trường thiên nhiên và
các vấn đề xã hội, bảo tồn, phát triển bền vững.
Văn hóa – xã hội
Phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào yếu tố kinh tế, môi
trường, mà nó còn tập trung vào những nét văn hóa, xã hội của cộng đồng dân
cư địa phương. Du lịch bền vững đóng vai trò giảm bớt tệ nạn xã hội bằng việc
tạo công ăn việc làm cho người dân nhờ vào các ngành nghề truyền thống mà
không cần qua các lớp đào tạo công phu. Thu nhập từ du lịch sẽ giúp đời sống
vật chất của người dân ngày càng được ổn định và nâng cao. Một số tour du
lịch kết hợp với tham quan làng nghề tại một số điểm nổi bật như thôn Thanh
Toàn (chằm nón), làng Thanh Tiên (hoa giấy), làng Sình (tranh dân gian)... đã
tạo được ấn tượng tốt với du khách.
Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, truyền thống văn hóa
đến với bạn bè quốc tế, đánh thức và bảo tồn những ngành nghề cổ truyền của
cộng đồng dân cư địa phương. Chẳng hạn như thương hiệu “Huế - Kinh đô áo
dài”, “Huế - Kinh đô ẩm thực” sẽ gắn với những địa điểm cho thuê áo dài, may
áo dài, những địa điểm chụp ảnh đẹp với áo dài hay giới thiệu những nhà hàng,
khách sạn chuyên phục vụ những món ăn cung đình để du khách trải nghiệm,
thưởng thức.
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác phục vụ bảo tồn, phát huy các giá trị
di sản văn hóa. Điển hình là hệ thống thuyết minh tự động, bản đồ số 3D, mã
vạch QR để truy cập thông tin và hình ảnh về hiện vật được trưng bày tại các
bảo tàng không chỉ cung cấp cho du khách sự trải nghiệm, tìm hiểu về các giá

21
DU LỊCH BỀN VỮNG

trị lịch sử mà còn phục vụ cho công tác quảng bá du lịch. Nổi bật trong số đó
có thể kể đến chương trình "Đi tìm hoàng cung đã mất" tại Đại Nội. Bằng công
nghệ thực tế ảo VR 360, du khách sẽ tận mắt thấy được không gian Hoàng
cung Huế xưa với các công trình kiến trúc không gian đa chiều có từ hàng trăm
năm trước.
2.4.2Khó khăn
Kinh tế
Vấn đề lớn nhất khi phát triển du lịch bền vững đó chính là các cơ quan
quản lý và doanh nghiệp chưa thật sự hiểu đúng về khái niệm cũng như cách
thức thực hiện du lịch bền vững phù hợp và điều đó dẫn đến việc phát triển sai
lệch. Theo ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch
tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng các doanh nghiệp lữ hành tại Thừa Thiên Huế
nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển sản phẩm, vẫn
còn thụ động, thiếu chắc chắn về thị trường, sản phẩm du lịch quá đơn điệu,
mới dựa chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, không thể
hiện ưu thế trên thị trường.
Khả năng cạnh tranh của Thừa Thiên Huế còn rất hạn chế so với nhiều khu
vực khác. Theo kết quả của Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
cấp tỉnh Việt Nam cho 15 tỉnh, thành phố năm 2021 do Hội đồng Tư vấn Du
lịch phối hợp cùng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân thực hiện, du
lịch Thừa Thiên Huế được xếp ở vị trí thứ 5, sau Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh
Hòa và Quảng Nam. Dù được đánh giá cao nhưng nơi này vẫn chưa có nhiều
điểm nổi bật hay những chính sách phát triển du lịch bền vững thu hút du
khách.
Kinh phí nhà nước đầu tư còn hạn chế, vì vậy chưa tạo được hiệu ứng kích
cầu du lịch tại Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Tại hội nghị “Phục hồi, phát triển du lịch Huế trong trạng thái bình thường
mới” được tổ chức gần đây, dù nhiều điểm đến của Huế rất đẹp, hấp dẫn nhiều
đối tượng du khách nhưng vì giao thông khó khăn mà mất sức hút. Cụ thể là di
tích Hổ Quyền – Voi Ré, các loại xe ô tô không thể di chuyển vào bên trong
nên khách phải đi bộ vài km để tham quan. Điều này cho thấy rằng hạ tầng giao
thông tại đây vẫn chưa được đầu tư, cải thiện.
Môi trường

22
DU LỊCH BỀN VỮNG

Công tác quản lý nguồn tài nguyên chưa được triển khai hiệu quả dẫn đến
nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, bừa bãi. Một số tài nguyên bị tàn phá,
sử dụng sai mục đích gây ra khó khăn đến sự phát triển du lịch bền vững.
Trong năm vừa qua, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã phát hiện nhiều mỏ
khai thác đất tại khu vực phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế đang có dấu hiệu bị khai thác ngoài phạm vi và độ sâu cho phép
trong thời gian dài, gây thất thoát nguồn tài nguyên của Nhà nước.
Ô nhiễm môi trường luôn là một vấn đề đáng lo ngại, đe dọa đến sự phát
triển du lịch bền vững. Sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên, nhiên liệu... gây ảnh
hưởng đến yếu tố kinh tế - xã hội nói chung cũng như du lịch nói riêng. UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi
trường, rác thải, xi măng thừa, đá…bị đổ chất thành đống. Tại nhiều đoạn
đường, rác tràn ra lòng đường, gây cản trở giao thông. Một số đoạn đường như
Tố Hữu, Ngự Bình…dù đã có biển cấm đổ rác nhưng rác vẫn đổ tràn lan gây
mất mỹ quan.
Hoạt động du lịch còn phải lệ thuộc vào thiên nhiên, các ảnh hưởng của
thời tiết, khí hậu như bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra, khó dự báo trước gây
khó khăn phát triển du lịch vào mùa mưa. Ở Huế thường xảy ra những đợt mưa
lũ lớn, gây ra nhiều thiệt hại, thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau,
điều này gây khó khăn do nhiều du khách lẫn cư dân địa phương khi đến đây
vào dịp này.
Văn hóa – xã hội
Các sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, thiếu đặc sắc, chưa thật sự sáng
tạo, còn trùng lặp giữa các vùng miền, thiếu đồng bộ và sự liên kết trong phát
triển sản phẩm. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, du lịch Huế vẫn chưa thật sự phát
triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Lượng khách đến đây thấp hơn so
với Hà Nội, thành phố.Hồ Chí Minh… Thừa Thiên Huế cần tập trung xây dựng
môi trường văn hóa, từ những giá trị văn hóa đặc trưng, cần có thêm nhiều sản
phẩm du lịch khác biệt, khi đó mới thu hút nhiều du khách.
Tình trạng an ninh, trật tự, mất vệ sinh tại các điểm du lịch vẫn còn xảy ra.
Các hiện tượng chèo kéo, lừa đảo, chèn ép khách du lịch vẫn thường xuyên
diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là mùa cao điểm… Điển hình là khi du
lịch mới phục hồi trở lại thì đã xuất hiện một vài hình ảnh như chèo kéo, đeo
bám khách để bán hàng rong, xin tiền. Điển hình, nhiều đối tượng ăn xin ở khu

23
DU LỊCH BỀN VỮNG

vực bến xe Nguyễn Hoàng, chùa Thiên Mụ bu bám xin tiền khách tham quan,
một số tài xế xích lô không mặc đồng phục, đậu ở những vị trí không đúng quy
định để mời chào và bắt khách...
Công tác xúc tiến và quảng bá chưa chuyên nghiệp, chỉ mới mới dừng
trong việc giới thiệu hình ảnh chung, chưa gây được sức hấp dẫn đặc thù của
từng sản phẩm du lịch. Tại lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2019 vừa qua,
với không gian ẩm thực Huế, nhiều du khách cho rằng các món ăn được bày
bán không đẹp mắt, không có một “chút Huế” và nhìn chung vẫn chưa có điểm
gì nổi bật.
→ Trong vòng đời điểm đến, hiện nay du lịch Thừa Thiên Huế đang
nằm trong giai đoạn phát triển. Thừa Thiên Huế là một trong những địa
điển du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn phong phú, thu hút nhiều khách ghé thăm. Thừa Thiên Huế không chỉ
nhận được sự quan tâm, đầu tư từ chính quyền địa phương mà cũng có rất
nhiều các doanh nghiệp du lịch, cơ quan tổ chức bên ngoài tham gia vào
công tác xây dựng và quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế.
3. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch bền vững tại Thừa Thiên Huế
3.1 Cơ sở đề xuất
Dựa trên nguồn cung, cầu được phân tích qua hai ma trận IFE và EFE.
Dựa vào những tác động tích cực cũng như những khó khăn mà tỉnh Thừa
Thuế Huế cần giải quyết khi định hướng phát triển du lịch an toàn – thông
minh – bền vững trong những năm tới.
Trong thời kỳ hậu Covid-19, xu hướng du lịch xanh (bền vững) và thông
minh lên ngôi.
3.2 Mục tiêu
Vận dụng mô hình S.M.A.R.T để đánh giá mục tiêu cho chiến lược kinh
doanh trung hạn, mục tiêu được định hướng như sau:
Tính cụ thể (Specific)
Mục tiêu bước đầu xác lập thành tích nằm trong danh sách top 10 điểm đến
du lịch thông minh – bền vững trong khu vực ASEAN do Tổ chức World
Travel Awards bình chọn.
Có thể đo lường (Measurable)
Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam (VTCI) năm 2021 do Hội
đồng Tư vấn Du lịch (TAB) phối hợp với Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư

24
DU LỊCH BỀN VỮNG

nhân (Ban IV) thực hiện. VTCI được xây dựng trên một hệ thống, gồm hơn 70
chỉ số đánh giá trên 12 trụ cột. Thừa Thiên Huế xếp vị trí thứ 5 trên 15 địa
phương được đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam năm
2021.
Nhằm đưa du lịch Thừa Thiên Huế chiếm giữ vị trí cao hơn nữa theo định
hướng du lịch bền vững – thông minh, du lịch Thừa Thiên Huế cần đảm bảo
các yếu tổ sau:
- Cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2022 – 2024: Đa dạng hóa, nguồn vốn
xã hội tăng liên tục và ổn định, bình quân giai đoạn đạt tỷ trọng
trên 50%; mỗi năm tiếp theo, tỷ trọng này tăng thêm không dưới
5% so 2 năm trước.
- Tăng trưởng lượng khách du lịch: Tiêu chí này cần phải đạt được
một cách ổn định, không chỉ trong 2 năm thực hiện kế hoạch trung
hạn mà nên duy trì hoặc đưa ra các hoạch định mới để tăng chỉ
tiêu.
- Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch Tối thiểu 2,5
ngày/khách.
- Chi tiêu bình quân của khách du lịch: Tăng dần liên tục và không
thấp hơn trung bình chỉ số này của du lịch cả nước.
- Mức độ hài lòng của khác du lịch: Duy trì ở mức ổn định (tối thiểu
80/100%)
- Mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường và công nghệ
thông tin: Mức độ ứng dụng công nghệ mang tính thân thiện môi
trường và công nghệ thông tin ở các điểm đến phải tăng 10% mỗi
năm.
Tính khả thi (Achievable)
Năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành đề án “Phát triển
dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm
2025”. Trong đó, du lịch là lĩnh vực được chú trọng phát triển hàng đầu. Bên
cạnh đó, Sở Du lịch phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông cùng một số ban
ngành liên quan xây dựng “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong
lĩnh vực du lịch giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025”.
Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình
mới kết hợp công nghệ với các điểm đến để tăng trải nghiệm cho du khách

25
DU LỊCH BỀN VỮNG

được thể hiện rõ qua Cổng thông tin điện tử du lịch Huế visithue.vn, App Visit
Hue, Audio Guide (12 ngôn ngữ được bố trí tại khu vực Hoàng cung và các
lăng tẩm tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế), mã QR Code (trong ứng
dụng VN Guide để nâng cao trải nghiệm tham quan của du khách tại Bảo tàng
Cổ vật Cung đình Huế), thực tế ảo VR (Chương trình “Đi tìm Hoàng cung đã
mất” tại Đại Nội Huế)… Bên cạnh đó vào tháng 8/2021, Chủ tịch UBND thành
phố Huế và Giám đốc Quốc gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA)
tại Việt Nam đã thống nhất “Dự án Xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch
thông minh”.
Xác định phát triển du lịch thông minh là một trong những loại hình du
lịch trọng điểm trong tương lai, Thừa Thiên Huế đã thực hiện sự kết hợp giữa
công nghệ và du lịch để phát huy giá trị di sản độc đáo của mình. Mặc dù, phần
lớn còn mang tính chất nhỏ lẻ và riêng biệt, chưa có sự kết nối chặt chẽ, nhưng
mục tiêu dựa trên những thành công nổi bật mà tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được
trong thời gian qua và sự nhìn nhận đúng đắn về những vấn đề tồn đọng để từ
đó đưa ra những giải pháp đồng bộ để phát triển du lịch an toàn – thông minh –
bền vững tại Thừa Thiên Huế.
Dựa trên những thành công đã được được và định hướng trong tương lai
của tỉnh Thừa Thiên Huế, kế hoạch trung hạn có tính khả thi trong giai đoạn
bước đầu xác lập thành tích nằm trong danh sách top 10 điểm đến du lịch thông
minh – bền vững trong khu vực ASEAN do Tổ chức World Travel Awards
bình chọn.
Tính thực tế (Relevant)
Mục tiêu trung hạn của kế hoạch bám sát tầm nhìn, định hướng chung của
Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế như:
- Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng
xanh trong quyết định quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2013-2030. (Theo Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày
26/8/2013)
- Định hướng của Thừa Thiên Huế về phát triển du lịch thông minh [7]:
+ Năm 2019: cung cấp dịch vụ thông tin du lịch, thông tin các dịch vụ
bổ trợ du lịch, công cụ kết nối doanh nghiệp dịch vụ, sản phẩm.
+ Năm 2020: cung cấp một số dịch vụ du lịch cơ bản, dịch vụ thanh
toán điện tử liên kết, liên kết các dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác.

26
DU LỊCH BỀN VỮNG

+ Sau năm 2020: hoàn thiện “Hệ sinh thái du lịch thông minh”, hoàn
thành nền kinh tế số chia sẻ trong lĩnh vực du lịch.
Ngoài ra, kế hoạch còn phù hợp với xu hướng phát triển du lịch theo
hướng bền vững hiện nay nên việc du lịch thông minh – an toan kết hợp thêm
với yếu tố bền vững sẽ giúp Thừa Thiên Hues từng bước đáp ứng, hoàn thành
các mục tiêu phát triển lâu dài. Mục tiêu mang tính thực tiễn vì góp phần cải
thiện đời sống người dân nơi đây do đem đến cho họ cơ hội tiếp cận với công
nghệ hiện đại. Từ đó, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo hướng
hiện đại nhưng vẫn mang tính bền vững.
Trong kế hoạch trung hạn này, mục tiêu đặt ra không mang nhiều tính đột
phá vì thời gian thực hiện kế hoạch không dài. Nên mục tiêu trung hạn chỉ là
bước đầu của sự kết hợp hai yếu tố “bền vững” và “thông minh” trong du lịch
tại Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, kế hoạch trung hạn này mang tính từng bước
thiết lập lại vị trí danh hiệu “du lịch thông minh – bền vững” của Thừa Thiên
Huế trong khu vực ASEAN, làm bàn đạp và cơ sở vững chắc để thực hiện các
chiến lược dài hạn có tính đột phá trong tương lai.
Giới hạn thời gian (Time-bound)
Theo phân loại thời gian mục kế hoạch cùng với việc nối tiếp sự kiện “Lễ
ký kết hợp tác đầu tư triển khai các dự án phát triển du lịch thông minh tại tỉnh
Thừa Thiên Huế”(18/9/2019), kế hoạch phát triển du lịch bền vững, thông
minh tại Thừa Thiên Huế trung hạn sẽ diễn ra trong 2 năm từ 6/2022 - 6/2024.
→ Tuyên bố mục tiêu: Bước đầu đưa Thừa Thiên Huế nằm trong top 10
điểm đến du lịch thông minh – bền vững trong khu vực ASEAN (định hướng
từ 6/2022 - 6/2024).
4. Các nhóm giải pháp
4.1 Quản lý điểm đến an toàn – thông minh – bền vững
DMO cần có một hệ thống thông tin liên tổ chức hỗ trợ trao đổi thông tin
và giao dịch kinh doanh giữa các tổ chức khác nhau, dựa trên các mạng lưới
của tổ chức. DMS hiện nay đã áp dụng rất thành công ở các điểm đến, Thừa
Thiên Huế cũng cần có để phối hợp xúc tiến và phân phối sản phẩm của tổng
thể điểm đến, loại bỏ trung gian và tối ưu hóa cho cả nhà cung cấp dịch vụ du
lịch và du khách lập kế hoạch trải nghiệm điểm đến, thực hiện quảng bá hiệu
quả trên thị trường rộng khắp nhằm thúc đẩy phát triển điểm đến du lịch thông
minh thông qua tận dụng dữ liệu trực tuyến từ DMS cung cấp.

27
DU LỊCH BỀN VỮNG

Mục tiêu giải pháp: Thúc đẩy quá trình quản lý điểm đến diễn ra sâu rộng
ở nội thành, đặt cơ sở để mở rộng đến các khu vực phụ cận trong phát triển du
lịch thông minh – bền vững tại Thừa Thiên Huế.
Xây dựng hệ thống thông tin du lịch thông minh nhằm cung cấp đa dạng
các thông tin liên quan đến điểm đến: Hệ thống thông tin có thể được cụ thể
hóa dưới các hình thức ứng dụng, boots thông tin tự động tại các điểm đến.
Năm 2019, công ty VIETSOFTPRO đã liên kết với Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế đưa vào hoạt động hệ thống thuyết minh tự động (audio guide) sử
dụng 12 ngôn ngữ khác nhau tại khu vực Hoàng cung và các lăng tẩm. Cũng từ
đầu năm 2019, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã sử dụng công nghệ mã QR
Code trong ứng dụng VN Guide để nâng cao trải nghiệm tham quan của du
khách[8]. Đây là những ứng dụng hiện đại của du lịch thông minh, khi kết hợp
với du lịch bền vững cần đảm bảo yếu tố an toàn về thông tin cung cấp, hiện
đại về các trải nghiệm cho du khách và bền vững về bao gồm việc nâng cấp
thường xuyên các thiết bị thông minh, đa dạng nguồn dữ liệu để tăng giá trị
cảm nhận cho du khách đồng thời duy trì sức sáng tạo của thông tin điểm đến.
Bởi hiện nay, đa số các nguồn thông tin tại điểm do các ứng dụng công nghệ
mang lại còn rập khuôn, lặp lại. Điều này dễ gây nhàm chán cho du khách, đặc
biệt là khách du lịch đến lần thứ hai trở đi.
Đảm bảo kết nối không ngừng giữa tổ chức quản lý điểm đến với du
khách, người dân địa phương và các bên liên quan khác: Du lịch thông minh –
bền vững không chỉ tập trung vào sự hiện đại của công nghệ đối với dịch vụ
khách du lịch mà còn có thể hiểu là việc duy trì kết nối và sự tham gia của các
bên liên quan trong phát triển du lịch bền vững. Tính bền vững ở đây được xem
xét với vai trò là động lực để du lịch thông minh đẩy mạnh các mục tiêu vì
cộng đồng thay vì chỉ hướng đến mục tiêu kích cầu du lịch đối với du khách.
Đảm bảo kết nối có thể hiệu quả thông qua việc thiết lập các mạng lưới phản
hồi nhanh chóng giữa nhà quản lý điểm đến, cụ thể là đội ngũ kỹ thuật viên đến
với du khách hoặc người dân sở tại. Mạng lưới này cần đầu tư về kinh phí lớn
và thời gian triển khai, tuy nhiên hiện nay tại thành phố Huế đã và đang triển
khai việc này trong giao thông thành phố. Đây là cơ sở để nhân rộng hơn nữa
mạng lưới kết nối thông tin trong các khía cạnh khác của du lịch như cơ sở lưu
trú, điểm tham quan…

28
DU LỊCH BỀN VỮNG

Phối hợp với các tổ chức quản lý điểm đến (DMOs) quốc tế trong việc trao
đổi kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững gắn với du lịch thông minh: Việc
kết nối thông qua các chương trình trao đổi, các chuyến lưu công có thể giúp
Thừa Thiên Huế nói riêng và hệ thống các điểm du lịch tại Việt Nam có xu
hướng phát triển thông minh được tiệm cận với các thành tựu của thế giới. Một
số hoạt động trao đổi văn hóa, chia sẻ kiến thức và thậm chí là hợp tác trong
việc tham gia chung một mạng lưới DMOs sẽ mở ra cơ hội lớn để đưa Thừa
Thiên Huế đến với bảng xếp hạng top 10 điểm đến du lịch an toàn – thông
minh – bền vững trong khối ASEAN. Tuy nhiên, điều này cần một thời gian đủ
dài với những thành công lớn hơn để có thể tham gia vào một cộng đồng
chung.
4.2 Định hướng sản phẩm du lịch an toàn – thông minh – bền vững
Du lịch thông minh và bền vững nếu phát huy tốt khả năng của mình sẽ mở
ra cho Thừa Thiên Huế rất nhiều cơ hội trở thành một điểm đến du lịch vừa
mang yếu tố hiện đại của công nghệ kỹ thuật vừa giữ được chiều sâu về giá trị
văn hóa lịch sử. Một ý tưởng được đề xuất đó là việc nhân rộng mô hình du
lịch này đến với các làng nghề truyền thống nội vi và ngoại vi thành phố Huế.
Cụ thể đó là hệ thống các làng nghề nón lá ở các địa phương như Tây Hồ, Dạ
Lê, Phú Cam, Đốc Sơ…hướng đến việc góp phần mở rộng quy mô của mô
hình du lịch tiềm năng. Mặt khác, cải thiện cuộc sống cho người dân địa
phương, giúp họ tiếp cận gần hơn với khoa học công nghệ, gia tăng nhận thức
về tiềm năng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong bối cảnh các làng
nghề rất dễ bị biến mất nếu không có những đổi mới về phương thức tiếp cận
khách du lịch. Hướng đến các giá trị đó, sinh viên thực hiện báo cáo đề xuất
mô hình du lịch “Smart City – Smart Village” hướng đến sản phẩm du lịch làng
nghề nón lá tại Huế.
Mục tiêu giải pháp: Đề xuất mô hình du lịch mang tính thông minh – bền
vững dựa trên thế mạnh về tiềm năng du lịch làng nghề của Thừa Thiên Huế.
Tận dụng tối đa lợi thế về công nghệ của nguồn nhân lực trẻ và kinh
nghiệm của nguồn nhân lực cao tuổi: Người trẻ có sức mạnh về khả năng tiếp
thu các kiến thức và vận dụng linh hoạt công nghệ. Đây là một nguồn lao động
dồi dào và đầy tiềm năng, đặc biệt là đối với Gen Z – thế hệ của công nghệ và
các ứng dụng thông minh. Việc tập hợp lực lượng lao động trẻ trở thành đội
ngũ nhân sự du lịch chất lượng cao làm việc tại tỉnh, đặc biệt là tại các địa bàn

29
DU LỊCH BỀN VỮNG

có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề sẽ giúp gia tăng sức bật của việc lan
tỏa du lịch thông minh trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Những chính sách, đãi
ngộ là điều cần thiết nhằm kích thích sự tham gia của họ đối với sản phẩm du
lịch làng nghề địa phương. Đặc biệt hướng đến đối tượng là người có xuất thân
từ địa phương nhằm khuyến khích họ trở về quê làm việc và sinh sống. Mặt
khác, cần tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu, cử nhân sự ra nước ngoài học
tập để tích lũy kiến thức công nghệ ứng dụng chuyên ngành du lịch. Đối với
nguồn nhân lực là những người trung niên, cao tuổi đã có kinh nghiệm lâu năm
trong việc duy trì các sản phẩm của làng nghề, việc phổ cập về vai trò và tiềm
năng phát triển của du lịch thông minh đối với việc bảo tồn sản phẩm văn hóa
truyền thống và cải thiện mức sống cho họ là cần thiết. Nhằm hướng đến việc
định hướng họ lưu truyền cho thế hệ sau, truyền đạt kinh nghiệm và nuôi
dưỡng niềm tự hào về văn hóa bản địa cho thế hệ trẻ. Bởi người trẻ mặt dù có
sự năng động, ham học hỏi và sức sáng tạo nhưng đối với các giá trị truyền
thống, nếu họ không tìm thấy sự hứng thú và niềm say mê sẽ rất dễ phá vỡ kế
hoạch. Tuy nhiên, một khi đã tạo được giá trị cốt lõi cho thế hệ này, giúp họ
nhìn thấy được cho kinh tế xã hội địa phương thông qua du lịch bền vững và
khả năng áp dụng các chuyên môn của mình đối với thực tiễn sẽ giúp những
làng nghề truyền thống hiện nay không chỉ lưu giữ được nét đẹp cổ xưa mà còn
mang những vẻ đẹp đó lên một tầm cao mới dưới sức sáng tạo của thế hệ trẻ.
Ứng dụng công nghệ gia tăng trải nghiệm sản phẩm tại điểm đến: Bên
cạnh việc thương mại hóa các sản phẩm nón lá tại điểm tham quan và cơ sở sản
xuất, đưa du khách đến nghe thuyết minh và tự tay làm sản phẩm, một số trải
nghiệm liên quan đến thiết kế nón lá có thể thử với các ứng dụng 3D, theo đó
mà các chi tiết trên nón liên quan đến hình vẽ, bài thơ có thể được thao tác trên
máy. Ngoài ra, đối với những sản phẩm nón lá độc lạ, bên cạnh việc bảo quản
thông thường và trưng bày trực tiếp có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, đơn
vị du lịch có thể đưa những sản phẩm này vào trong các bảo tàng nghệ thuật
3D, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng những mô phỏng chân thực nhất về nón
lá cùng với ý tưởng và lịch sử tạo tác nghệ thuật. Điều này góp phần duy trì lâu
dài các sản phẩm truyền thống, gia tăng cảm nhận của khách du lịch đối với
điểm đến và định hình một tư duy mới về du lịch thông minh. Rằng không chỉ
có những nơi hiện đại, sầm uất như các khu vực thành phố mới có thể phát
triển được du lịch thông minh.

30
DU LỊCH BỀN VỮNG

Hợp tác liên ngành hướng đến phát triển bền vững cho kinh tế – văn hóa
xã hội các địa phương lân cận: Việc này cần một chiến lược dài hạn để gia
tăng nguồn lực cho tỉnh trong việc thúc đẩy kinh tế các địa phương khác. Có rất
nhiều yếu tố chi phối nhưng tập trung nhất đó là việc phát triển không đồng đều
giữa các địa phương. Vì vậy, muốn đẩy mạnh du lịch thông minh đến với các
khu vực cách xa địa lý, chênh lệch về mật độ dân số và chất lượng sống là điều
rất khó, thậm chí bất khả thi đối với chiến lược trung hạn. Tuy nhiên, trong
phạm vi của chiến lược, điều này có thể được khắc phục bằng cách tập trung
vào các điểm đến phát triển chủ lực du lịch làng nghề bằng cách khởi tạo các
dự án, thí điểm mô hình nhằm tạo tiền đề cho các dự án trung và dài hạn phía
sau. Hơn nữa, một điểm du lịch khi đã có những bước tiến sâu hơn về việc mở
rộng quy mô, bên cạnh các thành công đã có trong suốt thời gian qua cũng là
một yếu tố để đánh giá được tiềm năng vươn xa của điểm đến, tăng sức cạnh
tranh trên bản đồ các điểm đến du lịch thông minh ấn tượng, hơn nữa là tạo sự
tò mò, mong muốn trải nghiệm nhiều hơn nữa du lịch của Thừa Thiên Huế. Bởi
du lịch Huế không chỉ có nội thành với khả năng phát triển thông minh mà cả
những địa phương khác cũng có thể. Đặc biệt là khi kết hợp với yếu tố bền
vững, du lịch thông minh sẽ không bị lệ thuộc hoàn toàn vào mức độ hiện đại
của công nghệ mà còn mang được giá trị truyền thống, tôn vinh văn hóa bản
địa một cách sinh động và thực tế.
Ứng dụng công nghệ trong các chiến lược marketing sản phẩm du lịch bền
vững: Điều này có thể được thực hiện bằng cách tận dụng tối đa các hình thức
của digital marketing trong tiếp thị sản phẩm tại điểm. Hiện nay, Việt Nam đã
đưa vào hoạt động website Vietnam.travel, trang web du lịch chính thức và
chuyên nghiệp nhất của nước ta hiện tại. Đây là website tiếp cận chủ yếu là thị
trường khách quốc tế với việc đa dạng các tính năng, trải nghiệm sống động về
các điểm đến và sản phẩm du lịch Việt Nam. Website có sự liên kết khá tốt với
DMO tại các địa phương bên cạnh viết cập nhật các thông tin về sản phẩm hoặc
điểm đến với những nội dung và hình thức chuyên nghiệp, website còn sáng
tạo trong việc điều hướng người truy cập đến các trang website chính thức của
những DMO địa phương để người sử dụng không chỉ cập nhật các thông tin du
lịch mà còn có thể trực tiếp xem các sản phẩm du lịch, đặt mua trên website.
Website có một danh mục riêng “Green Travel” chuyên về các sản phẩm
“xanh” do các đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (CSR) sản xuất, đặc biệt

31
DU LỊCH BỀN VỮNG

là đối với các sản phẩm bản địa, đặc sản của địa phương. Sản phẩm nón lá bài
thơ của Huế hoàn toàn có thể tiếp cận nhằm tạo ra các hình thức truyền thông
chuyên nghiệp, mở rộng ra thị trường quốc tế. Có thể thấy, đây là một hướng
tiếp cận rất tiềm năng đối với sản phẩm nón lá bài thơ của Huế trong việc đa
dạng hóa kênh thương mại và quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề của tỉnh.
Ngoài ra, những đơn vị như Google Art and Culture cũng là một kênh để quảng
bá sản phẩm du lịch làng nghề hiệu quả như cách mà Sở Du Lịch Quảng Bình
đã phối hợp với Google Art and Culture để mang hang Sơn Đoòng ra thị
trường quốc tế với các dự án di sản Việt Nam ngoạn mục.
4.3 Tiếp thị bền vững
Sản phẩm (product)
Mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách khi đến các điểm tham
quan cũng như trong quá trình sử dụng sản phẩm du lịch ở điểm đến bao gồm
tiện nghi và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn, mức độ và chất lượng dịch vụ. Ví dụ
như việc ứng dụng công nghệ quét mã QR Code của Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế để cung cấp thông tin chi tiết về di tích, hiện vật, cổ vật… cho du
khách là rất sáng tạo, phù hợp với xu thế nhưng cần thực hiện đồng bộ ở tất cả
các địa điểm và thường xuyên kiểm tra để tránh trường hợp du khách không
truy cập được vì mã QR Code bị mờ, đường link bị lỗi hay quá tải, tra thông tin
điểm này mà lại ra của điểm khác…
Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng để du khách có thêm nhiều sự
lựa chọn cũng như làm giảm sức tải ở điểm đến. Ví dụ: Kết hợp các điểm đến
trong thành phố Huế với các điểm ở ngoại thành. Hay kết hợp các địa điểm nổi
bật ở Huế với các điểm đến ở những tỉnh lân cận.
Giá cả (price)
Xây dựng nhiều mức giá khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Ưu tiên
các sản phẩm, dịch vụ trọn gói với mức giá hấp dẫn để tiết kiệm chi phí cho du
khách cũng như kích thích hành vi tiêu dùng của khách hàng. Điển hình như
mức thu phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô
Huế cho khách quốc tế và khách Việt Nam là như nhau, như vậy có thể thay
đổi mức giá cho khách Việt Nam thấp hơn. Hay về chính sách giảm, miễn phí
tham quan thay vì chỉ có học sinh, sinh viên ở tỉnh Thừa Thiên Huế mới được
giảm 50% giá vé thì có thể áp dụng cho học sinh, sinh viên trên toàn cả nước.
Địa điểm (place)

32
DU LỊCH BỀN VỮNG

Xây dựng cũng như mở rộng hơn các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp
để du khách có thể sản phẩm, dịch vụ dễ dàng hơn. Đặc biệt, với thời đại công
nghệ số phát triển thì việc kết hợp với các hình thức mua online là rất cần thiết.
Hiện nay, nhiều khách hàng sử dụng internet banking, ví điện tử… để thanh
toán cho các khoản chi tiêu của mình, do đó, thiết kế app điểm đến tích hợp với
ngân hàng, ví điện tử để tối ưu hóa quy trình mua bán, tiết kiệm thời gian cho
cả người mua và người bán.
Xúc tiến (promotion)
Đẩy mạnh công tác truyền thông và quảng bá du lịch cả tỉnh. Áp dụng
phương pháp hỗn hợp truyền thông tiếp thị (marketing communication mix):
quảng cáo (advertising), marketing trực tiếp (direct marketing), khuyến mãi
(sales promotion), quan hệ công chúng (public relations), bán hàng cá nhân
(personal selling). Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
Một trong những xu hướng hiện nay là hợp tác với người nổi tiếng, KOLS,
Youtuber để gián tiếp giới thiệu, đưa những cảm nhận, cái nhìn từ việc họ trải
nghiệm trực tiếp tại điểm đến đến với khách hàng.
Đối với các cơ quan xúc tiến du lịch và các tổ chức marketing về điểm đến,
marketing có trách nhiệm nghĩa là cung cấp cho du khách thông tin chính xác
hơn về con người, địa điểm và cơ sở vật chất tại điểm đến khiến du khách có
động lực đúng đắn và hài lòng hơn với lựa chọn và trải nghiệm của mình, cũng
như tôn trọng hơn cộng đồng và môi trường tại điểm đến [9]. Do đó, cần tuân
thủ ba thành tố chính của tính trách nhiệm trong tiếp thị và truyền thông du
lịch:
- Không gian lận trong bán sản phẩm
- Cung cấp thông tin xác thực về điểm đến
- Tăng cường nhận thức về bền vững: VisitEngland đã phát triển một lý
thuyết hướng dẫn tuyệt vời về marketing bền vững, đưa ra một số ý kiến
quan trọng bao gồm các chủ điểm:
- Tìm hiểu về thị trường
- Xác định mục tiêu trong tuyên truyền bền vững
- Sử dụng các nguồn thông tin và kênh tuyên truyền phù hợp [10]
Là cố đô của Việt Nam và là một vùng văn hoá đặc sắc với nhiều tài
nguyên văn hoá vật thể, phi vật thể, trong đó có di sản văn hoá thế giới thì tỉnh
Thừa Thiên Huế có thể áp dụng lý thuyết trên để có thể bảo tồn, giữ gìn và phát

33
DU LỊCH BỀN VỮNG

triển nét đẹp của mình. Ví dụ: Đối với những dòng khách muốn đến Huế tham
quan, tìm hiểu lịch sử, văn hóa Huế thay vì là đi nghỉ dưỡng thì ta có thể xác
định mục tiêu của mình là tuyên truyền, đưa đến khách hàng thông tin lịch sử,
văn hóa đó kết hợp với thông điệp về du lịch bền vững như những vấn đề về
bảo tồn, gìn giữ sản phẩm du lịch đó hay đưa trải nghiệm của du khách về du
lịch bền vững thành một yếu tố cấu thành trong gói sản phẩm là các nhà hàng
có thể nhấn mạnh việc sử dụng các sản phẩm từ địa phương như một điểm đặc
trưng. Từ đó, có thể sử dụng thông điệp và kênh truyền tải phù hợp về du lịch
bền vững của tỉnh đến với du khách, trong đó, cần cho thấy sự đồng cảm và cần
làm cho nội dung thông điệp trở nên đặc biệt hơn.
4.4 Nguồn nhân lực
Yếu tố thành công lớn nhất của dịch vụ du lịch là con người [11]. Nhưng
một thách thức lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả ngành du lịch Việt Nam
hiện nay là đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Vì vậy, việc phát triển
nguồn nhân lực bền vững và nâng cao chất lượng là điều hết sức cấp bách và
rất cần thiết.
Thu hút nguồn nhân lực mới
Thực hiện tốt các chính sách về lương thưởng, môi trường làm việc, chính
sách phúc lợi, sức khỏe và an toàn cho người lao động.
Xây dựng và tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở
vật chất kỹ thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo viên.
Tạo cơ hội thực tập, làm việc cho các sinh viên đang theo học ngành du
lịch trên địa bàn tỉnh.
Có thể thu hút thêm nguồn nhân lực tại các tỉnh lân cận bằng cách hỗ trợ
lao động về việc di chuyển, nhà ở.
Rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục
quốc dân. Tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp [13].
Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực hiện tại
Áp dụng Bộ tiêu chuẩn VTOS trong công tác giảng dạy, học tập nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
Thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện nâng cao kỹ năng cho tất cả
lao động, bao gồm cả kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng nghiệp vụ.
Tổ chức các khóa tập huấn nhân sự về công tác chuyển đổi số, truyền
thông, quảng bá trực tuyến, cải tiến quy trình phục vụ du khách.

34
DU LỊCH BỀN VỮNG

Đội ngũ quản lý ngành du lịch cần nêu cao trách nhiệm trong vấn đề tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sử
dụng lao động không đủ điều kiện, các lao động tự do không giấy phép và xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm để tạo ra thị trường lao động cạnh tranh lành
mạnh [5].
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
Thường xuyên tổ chức, vận động những chương trình tập huấn thường kỳ
về du lịch, nghiệp vụ du lịch từ các tổ chức giáo dục, chính phủ uy tín để trang
bị cho người dân kiến thức nghiệp vụ đồng thời giúp họ nhận thấy tầm quan
trọng cũng như những hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội khi phát triển du lịch tại
địa phương.
Đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ cho cá nhân, tập thể tham gia các chương
trình du lịch của cộng đồng địa phương.
Cung cấp thông tin du lịch và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc
làm của họ. Đặc biệt, hướng dẫn người dân sử dụng, công nghệ thông tin, các
trang thiết bị công nghệ hiện đại để giúp họ thu hẹp khoảng cách, tiếp cận gần
hơn với du lịch 4.0.
4.5 Quản lý rủi ro, khủng hoảng sức chứa
Trong quá trình phát triển du lịch bền vững, sẽ có những rủi ro tại điểm
đến mà người tổ chức du lịch cần phải nắm rõ để giảm thiểu thiệt hại. Khi phát
triển du lịch ở điểm đến, có những rủi ro truyền thống nhất định như quá tải
khách du lịch, tài nguyên tự nhiên bị hủy hoại… Phần lớn những rủi ro này đến
từ sự mất cân đối trong việc quản lý cung cầu, cân bằng số lượng khách du lịch
và khả năng tiếp nhận của điểm đến.
Theo kịch bản trên thì vấn đề cần giải quyết đó là làm thế nào để quản lý
cung cầu trong du lịch hiệu quả. Kết hợp với mục tiêu chung của kế hoạch này,
nhóm chúng tôi đặt ra các mục tiêu cụ thể về việc giải quyết rủi ro như sau:
- Độ chênh lệch cung cầu mỗi tháng chỉ được ±5%.
- Thiết lập quy định đơn giản, dễ hiểu nhưng chặt chẽ và phổ biến đến
100% khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dựa trên mục tiêu đã đề ra, giải pháp cho vấn đề rủi ro từ việc quản lý
cung cầu đó là thành lập tổ chức hoặc câu lạc bộ kêu gọi sự gia nhập của tất cả
các nhà kinh doanh du lịch trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, cần nêu ra
quy định về việc chia sẻ thông tin cần thiết như quy tắc hoạt động của từng

35
DU LỊCH BỀN VỮNG

doanh nghiệp, thống kê số lượng khách du lịch, xu hướng du lịch… để từ đó


các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhau một cách dễ dàng trong trường hợp bị quá
tải.
Để sử dụng hiệu quả các thông tin trên, câu lạc bộ cần đầu tư sử dụng công
nghệ vào việc quản lý và bảo mật thông tin, tăng tốc độ chia sẻ và khả năng
theo dõi cung cầu tại điểm du lịch nhất định. Ví dụ như câu lạc bộ có thể phát
triển một phần mềm hoặc website giúp cho từng thành viên đăng tải thông tin
và tự động phân loại vào các chủ đề liên quan như chia sẻ về doanh nghiệp của
mình, chia sẻ về thị trường khách du lịch, chia sẻ về khả năng phục vụ khách
du lịch… Nhờ vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp khác dễ dàng tìm kiếm thông
tin cần thiết và kịp thời kêu gọi sự giúp đỡ của các thành viên trong câu lạc bộ.
Bên cạnh mục đích chia sẻ thông tin, câu lạc bộ cũng cần thiết lập các quỹ
cần thiết để nhận đóng góp cho việc cải tạo cơ sở hạ tầng điểm đến và đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng tại tỉnh Thừa Thiên Huế để tăng sức chứa và khả
năng phục vụ, làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Nếu có tổ chức lãnh đạo có uy tín, tạo ra được nhiều lợi ích thấy rõ cho các
thành viên câu lạc bộ cũng như có kế hoạch hoạt động cụ thể, tính hiệu quả của
giải pháp này là rất cao vì có thể thống nhất được những nhân tố có liên quan
để cùng nhau đưa ra những phương án đối mặt với các rủi ro trong quá trình
hoạt động du lịch và hướng tới việc phát triển bền vững tại tỉnh Thừa Thiên
Huế.
5. Dự báo rủi ro trong quá trình lập kế hoạch
Rủi ro bên ngoài: Các quy định pháp luật hiện hành có thể thay đổi, khiến
cho kế hoạch không thể thực hiện được như dự định. Bên cạnh đó, việc phát
triển du lịch thông minh và đưa Thừa Thiên Huế vào top 10 điểm đến du lịch
thông minh sẽ có độ canh tranh cao vì việc ứng dụng công nghệ của các nước
khác có phần vượt trội hơn so với Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế
nói riêng.
Rủi ro nội bộ: Tiến độ của các bộ phận đảm nhận những trách nhiệm khác
nhau sẽ bị chênh lệch, khiến cho kế hoạch chung bị trì trệ. Ngoài ra ngân sách
trong thực tế có thể sẽ không đủ để hoàn tất các hạng mục.
Rủi ro kỹ thuật: Công nghệ là một lĩnh vực có rất nhiều thay đổi. Những
thay đổi này có thể sẽ ảnh hưởng đến dự định ban đầu của kế hoạch.

36
DU LỊCH BỀN VỮNG

Rủi ro thương mại: Những hợp đồng cung cầu có thể sẽ không đạt được
kết quả, khiến cho việc thực hiện kế hoạch không được thuận lợi.

37
DU LỊCH BỀN VỮNG

C. KẾT LUẬN
Trong nỗ lực phát triển ngành du lịch bền vững tại tỉnh Thừa Thiên Huế,
bài báo cáo đã tìm hiểu các tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch
bền vững, phân tích các yếu tố tác động, và nhận thấy du lịch bền vững kết hợp
các yếu tố công nghệ là một hướng đi phù hợp cho tỉnh trong thời gian sắp tới.
Do vậy. nhóm chúng tôi đã đặt mục tiêu đưa du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế
thành du lịch bền vững và thông minh. Dựa trên cơ sở đó, báo cáo đề ra những
chiến lược cụ thể để phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thành một điểm đến du
lịch thông minh song song với việc quản lý hiệu quả các di sản và tài nguyên
du lịch sẵn có.
Thông qua những chi tiết được trình bày, nhóm chúng tôi đánh giá đây là
một kế hoạch có tính sáng tạo và tính khả thi cao. Tuy nhiên, do nguồn lực có
hạn nên kế hoạch đề ra chỉ là một tiền đề và mang tính trung hạn. Do vậy,
không tránh khỏi những thiếu sót và trong tương lai, cần có những kế hoạch,
chiến lược dài hạn, sâu xa hơn, phân tích kỹ hơn về địa phương, từ đó đưa ra
những tầm nhìn xa hơn, giúp hoàn thiện hóa kế hoạch phát triển ngành du lịch
bền vững tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

38
DU LỊCH BỀN VỮNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. http://www.vietnamtourism.vn/index.php/news/items/23008
[2]. http://sdl.thuathienhue.gov.vn/?gd=20&cn=28&tc=86453
[3]. http://www.vietnamplus.vn/thua-thienhue-don-45000-luot-khach-tham-
quan-du-lich-dip-nghi-le/788037.amp
[4]. http://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nhung-xu-huong-du-lich-moi-cua-the-
gioi-va-viet-nam-1491857151
[5]. http://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tid/Quy-hoach-
tong-the-phat-trien-du-lich-tinh-Thua-Thien-Hue-giai-doan-2013-2030/
newsid/EF1A9096-E3B6-45FB-9372-8F5685C929CD/cid/FA4A9D84-B3DD-
43D0-A991-E4B76297B820
[6]. http://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tid/Ke-hoach-
phat-trien-ben-vung-tinh-Thua-Thien-Hue-2008-2020/newsid/1878F790-0F14-
4742-812B-8278A4A5ABFE/cid/F0D52958-FF34-4B1C-9907-
31868D1278B6
[7]. http://dangcongsan.vn/kinh-te/hue-tap-trung-phat-trien-du-lich-thong-
minh-va-ben-vung-535669.html
[8]. https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/printer/30067
[9], [10]. http://bvhttdl.gov.vn/thua-thien-hue-tham-quan-di-tich-bang-cong-
nghe-qr-20220425090742533.htm
[11]. htthành phố://www.vista.net.vn/tin-dao-tao-du-lich/nhan-luc-chia-khoa-
phat-trien-du-lich-ben-vung.html
[12]. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/28647
[13]. http://m.baovinhphuc.com.vn/xa-hoi/76064/nguon-nhan-luc-chat-luong-
cao---chia-khoa-trong-phat-trien-du-lich-ben-vung.html
http://cafeland.vn/tin-tuc/hon-80000-ti-dong-chap-canh-cho-su-phat-trien-du-
lich-thua-thien-hue-103508.html
http://bnews.vn/du-lich-thua-thien-hue-ung-dung-chuyen-doi-so/197509.html
htthành phố://mt.gov.vn/tk/tin-tuc/72378/thua-thien---hue--ha-tang-giao-
thong---dong-luc-cho-nganh-du-lich.aspx
http://vov.vn/du-lich/hue-can-xay-dung-san-pham-du-lich-khac-biet-rieng-co-
post938566.vov
http://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/tai-xuat-hien-tinh-trang-cheo-
keo-co-moi-khi-du-lich-phuc-hoi-i650089/

39
DU LỊCH BỀN VỮNG

http://khamphahue.com.vn/ban-can-biet/thong-tin-can-biet/tid/Bang-gia-ve-
tham-quan-Hue/newsid/0CB7C757-415E-4165-93B2-A7FB0089FAD4/cid/
A81CEBF9-AE4C-4498-8683-A7BB00EAFBFF
http://ittravel.com.vn/article/237/bai-3-tiep-thi-va-truyen-thong-du-lich-co-
trach-nhiem-doc-pdf-online.html
Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã
hội do Liên minh Châu Âu tài trợ (2013), Bộ công cụ Du lịch có trách nhiệm
tại Việt Nam.
https://bnews.vn/du-lich-thua-thien-hue-ung-dung-chuyen-doi-so/197509.html
https://bvhttdl.gov.vn/xay-dung-thanh-pho-hue-van-hoa-va-du-lich-thong-
minh-20201221104953711.htm

40
DU LỊCH BỀN VỮNG

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM


Nhiệm vụ Mức độ
St Thái độ Nhóm
Họ và tên Mssv phân hoàn
t làm việc đánh giá
công thành
3.2, Tổng
Lê Đỗ Hoàn
nội dung
1 Phương Vy 31900636 100% Xuất sắc thành
và trình
(Nhóm trưởng) xuất sắc
bày Word
Hoàn
Trần Tuyết
2 31900460 A, 1, 2.1 100% Xuất sắc thành xuất
Liên sắc
Nguyễn Thị Hoàn
3 31900528 2.3 95% Tốt
Ngọc Nữ thành
Bùi Ngọc Hoàn
4 31900461 2.4, 3.1 97% Tốt
Hoàng Linh thành tốt
Nguyễn Minh Hoàn
5 31900449 2.2 97% Tốt
Khánh thành
Trần Thụy Hoàn
6 31900598 4.5, 5, C 95% Tốt
Thùy Trân thành
Bùi Trần Hoàn
7 31900634 4.3, 4.4 95% Tốt
Thảo Vy thành tốt
Hoàn
Nguyễn Thị
8 31900786 4.1, 4.2 100% Xuất sắc thành xuất
Phi Yến sắc

CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ


Mức độ hoàn thành: Nhóm trưởng đánh giá trên thang điểm 100%
Thái độ làm việc: Nhóm trưởng đánh giá các thành viên dựa trên tinh
thần đóng góp ý kiến, tham gia đầy đủ các buổi họp meeting và hạn nộp bài đã
được yêu cầu. Thái độ làm việc của nhóm trưởng sẽ do các thành viên đánh
giá, bao gồm 4 mức đánh giá: Xuất sắc, tốt, trung bình, kém
Nhóm đánh giá: (Các thành viên đánh giá chéo không công khai) trên
thang điểm 100%, điểm của thành viên được nhóm trưởng tính trung bình
tương đương với 4 mức đánh giá: Hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn
thành, không hoàn thành.

41

You might also like