You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕

BÁO CÁO MÔN HỌC


KỸ THUẬT XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO

TÊN ĐỀ TÀI:
NHỮNG DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG Ở
VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ LAN ANH


SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ DUY QUANG
PHẠM VĂN MINH
LỚP: 73DCTM23

Hà Nội, Tháng 11 Năm 2023


Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

-Điểm số:..................................................................................................................

-Điểm chữ:................................................................................................................

Hà Nội, ngày.…..tháng……năm…….

Giáo viên

73DCTM23 2
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Công Nghệ
Giao Thông Vận Tải đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng như sự
chuyên nghiệp của giảng viên trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt,em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn-Cô Nguyễn Thị Lan Anh, người giám sát
bài báo cáo của chúng em. Sự sáng tạo và tinh thần học hỏi của em đều có được từ
cô. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ thuật xây dựng và trình bày báo cáo của cô,
em đã không chỉ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích mà còn phát triển tinh
thần học tập nghiêm túc. Đây chắc chắn là những kiến thức đáng giá mà em sẽ
mang theo trong suốt cuộc đời học tập và sự nghiệp của mình.

Môn học Kỹ thuật xây dựng và trình bày báo cáo là một môn học hết sức thú
vị, mang tính ứng dụng cao và đem lại nhiều kiến thức thực tiễn cho sinh viên. Tuy
nhiên, do hạn chế về kiến thức và khả năng lý luận của em còn tồn tại một số điểm
yếu và thiếu sót trong quá trình học. Em trân trọng mong muốn sự hướng dẫn và
đóng góp quý báu từ phía cô để làm cho bài báo cáo của em trở nên hoàn thiện hơn.

Trong bài báo cáo này, em sẽ giới thiệu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng
và đặc biệt của Việt Nam, từ những di sản được UNESCO công nhận cho đến
những kỳ quan tự nhiên và kiến trúc vĩ đại của đất nước này.

Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả mọi người đã dành thời
gian để đọc và đánh giá bài báo cáo này. Những ý kiến và nhận xét mà mọi người
đã chia sẻ là rất quan trọng với em, và em sẽ luôn giữ trong lòng để có thể phát triển
kiến thức và kỹ năng của mình trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn.

73DCTM23 3
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH.........................7
1. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Miền Bắc................................................7
1.1. Vịnh Hạ Long..................................................................................................7
1.1.1. Khái quát về Vịnh Hạ Long....................................................................7
1.1.2. Giá trị của Vịnh Hạ Long........................................................................8
1.2. Thị trấn Sapa..................................................................................................9
1.2.1. Khái quát về Sapa....................................................................................9
1.2.2. Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sapa..................................................10
2. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Miền Trung...........................................11
2.1. Công viên Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng..................................................11
2.1.1. Khái quát về Phong Nha-Kẻ Bàng........................................................11
2.1.2. Các hang động nổi tiếng ở Phong Nha-Kẻ Bàng.................................12
2.2 Phố cổ Hội An.................................................................................................13
2.2.1. Khái quát về phố cổ Hội An..................................................................13
2.2.2. Những nét du lịch ở Hội An...................................................................14
3. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Miền Nam.............................................15
3.1. Địa đạo Củ Chi..............................................................................................15
3.1.1. Khái quát địa đạo Củ Chi......................................................................15
3.1.2. Lịch sử hình thành.................................................................................16
3.1.3. Di sản lịch sử và điểm du lịch................................................................17
3.2. Đảo Phú Quốc...............................................................................................17
3.2.1. Khái quát về đảo Phú Quốc...................................................................17
3.2.2. Thiên nhiên và bãi biển của đảo Phú Quốc.........................................18
3.2.3. Đặc sản và ẩm thực................................................................................19
3.2.4. Cơ sở hạ tầng và du lịch........................................................................19
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG KHAI KHÁC DU LỊCH CỦA CÁC DANH LAM
THẮNG CẢNH.......................................................................................................21
1. Vai trò của danh lam thắng cảnh trong ngành du lịch Việt Nam................21
2. Các số liệu thống kê tầm ảnh hưởng của các danh lam thắng cảnh...........22
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG................................................................................................24

73DCTM23 4
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

1. Ảnh hưởng xã hội............................................................................................24


1.1. Tích Cực.....................................................................................................24
1.2. Tiêu Cực.....................................................................................................24
2. Kế hoạch phát triển bền vững........................................................................25
KẾT LUẬN..............................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................28

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.Vịnh Hạ Long.................................................................................................7
Hình 2.Tham quan trên vịnh.......................................................................................7
Hình 3.Động thiên cung..............................................................................................8
Hình 4.Hang đầu gỗ....................................................................................................8
Hình 5.Thị trấn Sapa...................................................................................................9
Hình 6.Sapa vào mùa đông.......................................................................................10
Hình 7.Đỉnh núi Fansipan.........................................................................................10
Hình 8.Thung lũng Mường Hoa...............................................................................10
Hình 9.Chợ phiên Sapa.............................................................................................11
Hình 10.Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng.............................................................12
Hình 11.Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng.........................................................12
Hình 12.Động thiên đường.......................................................................................12
Hình 13.Động phong nha..........................................................................................13
Hình 14.Động tiên sơn..............................................................................................13
Hình 15.Hội An về chiều tối.....................................................................................14
Hình 16.Phố cổ Hội An.............................................................................................14
Hình 17.Chùa cầu......................................................................................................14
Hình 18.Thả hoa đăng trên sông Hoài......................................................................15
Hình 19.Phố đèn lồng...............................................................................................15
Hình 20.Địa đạo Củ Chi............................................................................................16
Hình 21.Hệ thống hang động....................................................................................16
Hình 22.Du khách tham quan Củ Chi.......................................................................17
Hình 23.Trải nghiệm các hiện vật.............................................................................17
Hình 24.Đảo Phú Quốc.............................................................................................18
Hình 25.Hệ thống rừng nguyên sinh.........................................................................18
Hình 26.Bãi dài.........................................................................................................19
Hình 27.Bãi sao.........................................................................................................19

73DCTM23 5
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

Hình 28.Nước mắm Phú Quốc..................................................................................19


Hình 29.Rượu sim.....................................................................................................19
Hình 30.Sân bay Phú Quốc.......................................................................................20
Hình 31.Vinpearl Phú Quốc......................................................................................20
Hình 32.Khu du lịch Sun Group...............................................................................20
Hình 33.Chèo thuyền Kayak.....................................................................................21
Hình 34.Khám phá hang động..................................................................................21
Hình 35.Lượng khách du lịch Việt Nam năm 2020..................................................22
Hình 36.Lễ trao giải du lịch thế giới năm 2023........................................................23
Hình 37.Người dân giao lưu với khách tây...............................................................24
Hình 38.Ô nhiễm môi trường biển............................................................................25

73DCTM23 6
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH

1. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Miền Bắc


1.1. Vịnh Hạ Long
1.1.1. Khái quát về Vịnh Hạ Long
- Vịnh Hạ Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vùng đông bắc Việt Nam,
chỉ cách Hà Nội 180 km về phía đông. Với tổng diện tích khoảng 1553km2, Vịnh
Hạ Long sở hữu gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ. Trên làn nước xanh màu ngọc lục bảo
đặc trưng, đá và nước tạo nên một cảnh quan non nước ngoạn mục. Đây cũng là nơi
chứng kiến những thay đổi trong lịch sử phát triển của Trái đất. Các cột đá vôi được
bao phủ bởi các hàng cây nhiệt đới xanh thẳm cùng hệ thống hang, động đá vôi kỳ
vĩ.

- Trước thế kỷ XIX, vịnh Hạ Long không được ghi chép trong thư tịch cổ của Việt
Nam và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Giao Châu, Lục Thủy, An
Bang, An Quảng, Hải Đông, Hoa Phong, Nghiêu Phong. Cho đến cuối thế kỷ XIX,
tên Hạ Long mới xuất hiện trên bản đồ hàng hải của Pháp và trong một số bài báo
tiếng Pháp, tiếng Việt.Năm 1898, viên thiếu úy La-gơ-rê-din, thuyền trưởng tàu A-
va-lăng-sơ, cùng nhiều thủy thủ, đã gặp một đôi rắn biển khổng lồ trên vịnh Hạ
Long. Người Châu Âu thấy con vật này giống hình dạng của con Rồng trong truyền
thuyết Châu Á. Tin tức về sự xuất hiện của "Rồng" trên vịnh Hạ Long được đăng
trên tờ "Tin tức Hải Phòng" xuất bản bằng tiếng Pháp.

- Chính vì sự tương đồng giữa con vật và hình ảnh Rồng trong tưởng tượng người
Châu Á, vùng biển này sau đó được đặt tên là vịnh Hạ Long, một tên gọi trở nên nổi
tiếng và quan trọng trong lịch sử và văn hóa của Việt Nam.

Hình 2.Vịnh Hạ Long Hình 1.Tham quan trên vịnh

73DCTM23 7
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

- Mỗi hang động tại Vịnh Hạ Long đều mang những nét riêng khác nhau: Động
Thiên Cung lộng lẫy như một cung điện được chạm khắc từ pha lê; Hang Đầu Gỗ
uy nghiêm, cổ kính như một lâu đài cổ; Hang Sửng Sốt với vẻ đẹp hoành tráng,
luôn tạo cảm giác bất ngờ cho du khách tới thăm; hay các hang động, đảo đá như:
Hang Tiên Ông, Hang Cỏ, Hang Thầy, Đảo Bái Đông, Hang Cặp La, Hang Đúc
Tiền, Hang Cống Đỏ, Hang Gối Giường, Hang Dơi - Cửa Vạn, Bãi cát Bàn Chân,
Bãi Cát Oăn, khu vực Tùng Ngọc… là những điểm thăm quan du lịch vô cùng hấp

Hình 3.Động thiên cung Hình 4.Hang đầu gỗ


dẫn.

1.1.2. Giá trị của Vịnh Hạ Long


- Tính đến nay, cảnh sắc độc nhất vô nhị của Vịnh Hạ Long đã được công nhận qua
hàng loạt bảng xếp hạng và danh hiệu quốc tế.

- Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Lần thứ nhất là vào ngày 17/12/1994, ở Kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban
Di sản Thế giới đã công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị
ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ theo tiêu chí (vii) của Công ước Quốc tế về
bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.

- Ngày 02/12/2000, tại Kỳ họp toàn thể lần thứ 24 ở thành phố Cairns, Queensland,
Australia, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên
thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn (viii) về giá trị địa chất - địa mạo, qua quá trình
Trái đất kiến tạo trong hàng tỉ năm.

- Tháng 7/2003, Vịnh Hạ Long được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng
và công nhận, kết nạp thành viên.

73DCTM23 8
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

- Ngày 27/4/2012, tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội, Việt Nam), tổ chức New
Open World đã trao tặng danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới cho Vịnh Hạ
Long.

1.2. Thị trấn Sapa


1.2.1. Khái quát về Sapa
- SaPa là một điểm du lịch cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km.
Nằm ở độ cao trung bình 1500 – 1800 m so với mặt nước biển, thị trấn Sapa luôn
chìm trong làn mây bồng bềnh, tạo nên một bức tranh huyền ảo đẹp đến kỳ lạ. Nơi
đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, với nhiệt
độ trung bình 15-18°C.

- Khách du lịch đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình
giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc, mà Sapa còn là điểm đến để bạn chiêm
ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn
vúi hùng vĩ, khám phá những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của các dân tộc
trên núi như : H’Mong đen, Dzao đỏ, Tày, Dzáy…

- Tên gọi Sapa có nguồn gốc đầu tiên từ tiếng Quan Thoại. Theo đó, tên gọi đầu tiên
theo tiếng Quan Thoại của vùng đất này là Sa Pả (“Sa” là cát, “Pả” là bãi). Địa danh
của bãi cát này ở cầu km32, hướng từ Lào Cai đi vào Sapa. Trước đây, khi chưa có
thị trấn Sapa, bãi cát này là nơi họp chợ của người dân địa phương, lúc bấy giờ gọi
là chợ Sa Pả.

- Ngoài ra, Sapa còn là nơi hội tụ tinh hoa văn


hóa dân tộc với nhiều lễ hội, văn hóa độc đáo.
Chính những điều này đã đưa Sapa trở thành địa
điểm du lịch nghỉ mát, du lịch văn hóa cộng đồng
nổi tiếng nhất khu vực miền Bắc Việt Nam.

- Sapa là một trong những địa điểm ngắm tuyết


Hình 5.Thị trấn Sapa
rơi đẹp nhất tại Việt Nam. Khoảng từ tháng 12
đến tháng 1, có nhiều đợt gió mùa tràn về mạnh khiến nhiệt độ tại một số điểm của

73DCTM23 9
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

Sapa giảm sâu xuống dưới 0 độ C, gây nên hiện tượng tuyết rơi. Mỗi đợt tuyết rơi
tại Sapa chỉ kéo dài khoảng từ 1 đến 2 ngày.

Hình 6.Sapa vào mùa đông

1.2.2. Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sapa


- Đỉnh núi Fansipan cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 9km về hướng Tây Nam,
thuộc địa phận tỉnh Sơn La. Fansipan cao 3143m, được mệnh danh là “nóc nhà
Đông Dương”. Từ độ cao này, du khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh
tuyệt đẹp của Sapa từ trên cao, ngắm mây trời bồng bềnh và đón hoàng hôn tại đỉnh
núi cao nhất Đông Nam Á. Đây là điểm đặc biệt mà du khách khi du lịch Sapa đều
mong muốn ghé đến và trải nghiệm.

Hình 7.Đỉnh núi Fansipan

- Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của
những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn
chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Hình 8.Thung lũng Mường Hoa


73DCTM23 10
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

- Chợ phiên Sapa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sapa). Người dân ở
vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau
bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dzao, bằng những âm
thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của
những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.

Hình 9.Chợ phiên Sapa

2. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Miền Trung


2.1. Công viên Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng
2.1.1. Khái quát về Phong Nha-Kẻ Bàng
- Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nằm ở vị trí Tây Bắc tỉnh Quảng Bình.
Vườn cách trung tâm thành phố Đồng Hới, khoảng 40 km; phía Tây; và Tây Nam,
giáp nước bạn Lào. Phía Bắc giáp xã Thượng Hóa; huyện Minh Hóa. Phía Đông, và
Đông Nam giáp xã Trường Sơn; huyện Quảng Ninh.

- Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, được thành lập vào ngày 12/12/2001.Vườn
có một hệ thống động thực vật phong phú, và đa dạng.

- Hệ thực vật đã thống kê được 193 họ, 906 chi. 2651 loài trong đó có 116 loài được
ghi vào sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật là 735 loài có xương sống; 132 loài thú; 338
loài chim; 96 loài bò sát; 45 loài lưỡng hệ. 124 loài cá nước ngọt trong đó có 91 loài
được ghi vào sách đỏ; 72 loài cần được ưu tiên bảo vệ.

- Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, được hình thành cách đây trên 500 triệu
năm. Đặc trưng của vườn là hệ thống núi đá vôi khổng lồ, lớn nhất thế giới; với địa
chất, địa mạo nổi bật, đa dạng.

- Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, được UNESCO công nhận Di sản thiên

73DCTM23 11
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

nhiên thế giới, vào năm 2003, và 2015.

Hình 10.Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng Hình 11.Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng

- Gần đây nhất tháng 12/2017, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng, đã được công bố là một trong hai điểm du lịch Việt Nam hấp dẫn nhất trong
nước.
2.1.2. Các hang động nổi tiếng ở Phong Nha-Kẻ Bàng
A) Động Thiên Đường
- Nằm tại lõi rừng Phong Nha – Kẻ Bàng, cách trung tâm thành phố Đồng Hới
60km về hướng Tây Bắc. Động Thiên Đường, đây là động khô dài nhất Châu Á, với
chiều dài động 31.4km. Chiều rộng dao động từ 30 đến 100m nơi rộng nhất là
150m. Chiều cao động khoảng 60m, với các khối thạch nhũ hình thành cách đây
khoảng 35 đến 36 triệu năm. Vòm động có nơi cao hơn 200m, và có các khối thạch
nhũ đồ sộ cao tới 80m. Đường kính cửa hang khoảng 1m vào trong, dưới ánh điện
lung linh là cả một “Hoàng cung trong lòng đất”.

Hình 12.Động thiên đường

B) Động Phong Nha

73DCTM23 12
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

- Động được đưa vào khai thác năm 1995, là một trong số những động đẹp nhất thế
giới với 7 cái nhất đó là: Hang có con sông ngầm đẹp nhất; Hang có cửa hang cao

rộng nhất; có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; Có hồ nước ngầm đẹp nhất; Có hang
khô rộng và đẹp nhất. hang nước dài và đặt biệt có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo, tráng
lên nhất.

Hình 13.Động phong nha

C) Động Tiên Sơn

- Động Tiên Sơn nằm ngay trên và cách động Phong nha 120m, như trời sinh một
cặp với phong cảnh hữu tình, và hang động lung linh. Động được người dân địa
phương phát hiện vào tháng 4 năm 1935 và được đưa vào khai thác năm 2001. Đi
lên 583 bậc thang, cách 200m, du khách có thể vừa đi vừa ngắm cảnh làng quê với
những cánh đồng bát ngát.

Hình 14.Động tiên sơn

73DCTM23 13
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

2.2 Phố cổ Hội An


2.2.1. Khái quát về phố cổ Hội An
- Phố cổ Hội An là một thành phố du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, nằm trọn
trong Phường Minh An, thuộc hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển

của tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km
về phía Nam, phía Đông giáp với biển Đông, phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên
và phía Tây giáp với huyện Điện Bàn.

- Năm 1999, Hội An chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Từ
đó du lịch Hội An trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài
nước ghé thăm.

- Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà
cổ, những bức tường và cả những con đường. Dù đã trải qua hàng trăm năm với biết
bao biến cố nhưng nơi đây vẫn giữ nguyên những nét đẹp cổ xưa, trầm mặc rêu
phong trên từng mái ngói, hàng cây…

Hình 15.Hội An về chiều tối Hình 16.Phố cổ Hội An

- Kiểu nhà ở đây mang lối kiến trúc hình ống thoáng mát, ngập tràn ánh nắng mặt
trời. Đường phố thì được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố
ngắn.

2.2.2. Những nét du lịch ở Hội An


- Mỗi lần nhắc đến phố cổ Hội An, chắc chắn không thể bỏ qua công trình này.
Chùa Cầu hay còn gọi là Chùa Cầu Nhật Bản, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu
biểu ở đây. Ngôi chùa được xây chính bởi các thương gia Nhật Bản khi đến đây
buôn bán vào giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tai, dịch họa, chùa đã trải qua

73DCTM23 14
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

nhiều lần trùng tu nên dần mất đi các chi tiết kiến trúc Nhật Bản mà thay vào đó là
những nét kiến trúc Việt – Trung.

- Đêm về, bên cạnh việc ngắm nhìn phố cổ du khách có thể trải nghiệm hoạt động
thả hoa đăng trên sông Hoài. Những chiếc đèn thủ công đơn giản, nhưng mang đậm
nét văn hóa truyền thống nơi đây được thắp sáng lên và thả theo dòng nước trôi với
hy vọng mang lại may mắn, bình an cho mọi người.

Hình 18.Thả hoa đăng trên sông Hoài

- Việc dạo bước ngoài phố cổ và ngắm nhìn những ngôi nhà cổ, những con phố đèn
lồng rực rỡ về đêm sẽ khiến cho bạn có cảm giác như lạc vào một buổi dạ tiệc của
ánh sáng. Đây là một trải nghiệm đáng nhớ của tất cả mọi người khi đến thăm phố
đèn lồng Hội An.

Hình 19.Phố đèn lồng

3. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Miền Nam


3.1. Địa đạo Củ Chi
3.1.1. Khái quát địa đạo Củ Chi
- Địa đạo Củ Chi là một hệ thống địa hình ngầm phức tạp nằm ở huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nó là một biểu tượng chiến tranh và kháng
chiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

73DCTM23 15
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

- Địa đạo Củ Chi không chỉ là một tuyệt phẩm kỹ thuật, mà còn là biểu tượng của
sự kiên cường, sáng tạo và tinh thần đấu tranh của người dân Việt Nam trong cuộc
chiến chống lại ách đô hộ và xâm lược ngoại quốc.

Hình 20.Địa đạo Củ Chi

3.1.2. Lịch sử hình thành


- Giai đoạn tiền Chiến tranh Việt Nam: Địa đạo Củ Chi có nguồn gốc từ thời kỳ
Pháp thuộc, khi người dân Củ Chi đã xây dựng các hầm ngầm nhỏ nhằm tránh cuộc
tấn công của quân Pháp.Những hầm ngầm này ban đầu chỉ có mục đích phòng thủ
và giữ bí mật.

Hình 21.Hệ thống hang động

- Giai đoạn Chiến tranh Việt Nam:Trong thập kỷ 1960 và 1970, địa đạo Củ Chi trở
nên phức tạp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến .Dân quân Củ Chi và
người miền Nam Việt Nam đã cùng nhau xây dựng và phát triển hệ thống địa đạo để
sử dụng như nơi trú ẩn, trữ vũ khí và làm căn cứ quân sự.Hệ thống địa đạo Củ Chi
có hàng trăm hầm với chiều dài từ vài chục mét đến hàng trăm mét và có sự kết nối
với nhau thành một mạng lưới rộng lớn.

- Địa đạo Củ Chi đã chứng tỏ hiệu quả trong việc tổ chức và tiến hành các hoạt
động kháng chiến, góp phần quan trọng vào sự thành công của phong trào giải
phóng miền Nam Việt Nam.

73DCTM23 16
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

Hình 22.Du khách tham quan Củ Chi Hình 23.Trải nghiệm các hiện vật
Địa đạo Củ Chi được công nhận là di sản quốc gia năm 2015 bởi Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Việt Nam. Nó đại diện cho một phần quan Nam trong thời kỳ chiến
tranh. Địa đạo Củ Chi đã chứng kiến sự dũng cảm và sự sáng tạo của người dân
Việt Nam trong việc chống lại quân thù.trọng của lịch sử và văn hóa Việt.

3.1.3. Di sản lịch sử và điểm du lịch


- Bảo tàng Địa đạo Củ Chi được xây dựng để giới thiệu lịch sử và tri thức về địa
đạo Củ Chi. Du khách có thể thăm quan các phòng trưng bày với những hiện vật,
hình ảnh và trình chiếu đa phương tiện, giúp hiểu rõ hơn về cuộc sống và cuộc
chiến trong địa đạo. Du khách có cơ hội khám phá và thăm quan một phần của địa
đạo Củ Chi. Họ có thể đi qua các hầm ngầm, hầm chui và hệ thống đường hầm kết
nối, nhìn thấy các phòng chứa, trạm y tế và các cơ sở sản xuất nhỏ. Các hướng dẫn
viên địa phương cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử và sự sử dụng của địa đạo.

- Địa đạo Củ Chi là một điểm đến hấp dẫn cho du khách quan tâm đến lịch sử và
văn hóa Việt Nam, đồng thời cung cấp cơ hội để họ trải nghiệm và hiểu thêm về
cuộc sống trong thời kỳ chiến tranh.

3.2. Đảo Phú Quốc


3.2.1. Khái quát về đảo Phú Quốc
- Đảo Phú Quốc là một hòn đảo xinh đẹp nằm ngoài khơi vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh
Kiên Giang, Việt Nam.

- Với cảnh quan tuyệt đẹp, bãi biển trắng mịn và không khí trong lành,đảo Phú
Quốc đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam.
Chúng ta sẽ cùng khám phá những lợi ích và thách thức mà đảo Phú Quốc mang lại.

73DCTM23 17
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

Hình 24.Đảo Phú Quốc


3.2.2. Thiên nhiên và bãi biển của đảo Phú Quốc
- Thiên nhiên tại Phú Quốc được biểu thị bằng những cảnh quan độc đáo và đa
dạng. Đảo Phú Quốc được biết đến với rừng nguyên sinh phong phú, nơi du khách
có thể khám phá và tìm hiểu về đa dạng sinh học của khu vực. Rừng nguyên sinh
Phú Quốc được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Du khách có thể tham
gia các chuyến đi bộ đường dài, leo núi và khám phá các hang động đầy bí ẩn để
khám phá cảnh quan thiên nhiên hoang sơ của hòn đảo này.

Hình 25.Hệ thống rừng nguyên sinh

- Trải dài trên diện tích hơn 500 km², Phú Quốc có hàng chục bãi biển xinh đẹp,
nước biển trong xanh và cát trắng mịn, du khách có thể tận hưởng những giờ phút
thư giãn và tắm biển.

- Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường và Bãi Khem là những bãi biển nổi tiếng với cát
mịn và nước biển trong xanh, tạo nên một hình ảnh mê hoặc cho du khách.

73DCTM23 18
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

Hình 26.Bãi dài Hình 27.Bãi sao


3.2.3. Đặc sản và ẩm thực
- Với vị trí ven biển, Đảo Phú Quốc nổi tiếng với hải sản tươi ngon như ghẹ, hàu, cá
trích, cua, và tôm hùm. Du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản từ hải sản
tại các nhà hàng và chợ địa phương.

- Đến với nơi đây không thể không nhắc đến nước mắm Phú Quốc. Nước mắm Phú
Quốc nổi tiếng khắp thế giới với hương vị đặc trưng được sản xuất từ cá cơm Phú
Quốc. Phú Quốc còn hấp dẫn du khách bằng những loại rượu trái cây độc đáo.
Rượu sim là một trong số đó. Quả sim chín mọng được lựa chọn và ủ kỹ lưỡng, tạo
nên một loại rượu trái cây thơm ngon và độc đáo.

Hình 28.Nước mắm Phú Quốc Hình 29.Rượu sim

3.2.4. Cơ sở hạ tầng và du lịch


- Đảo Phú Quốc là một điểm đến du lịch nổi tiếng tại Việt Nam, với cơ sở hạ tầng
và dịch vụ du lịch phát triển, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách.
Các yếu tố quan trọng như sân bay quốc tế, giao thông, khách sạn và resort, nhà
hàng và quán ăn, các điểm tham quan, hoạt động giải trí và dịch vụ du lịch đã đóng
góp vào sự phát triển bền vững của du lịch đảo Phú Quốc.

- Đảo Phú Quốc có mạng lưới đường bộ khá phát triển, điều này giúp du khách dễ
dàng di chuyển từ sân bay và các điểm du lịch khác nhau trên đảo. Ngoài ra, cũng

73DCTM23 19
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

có sẵn dịch vụ taxi, xe đạp, xe máy và ô tô cho thuê để du khách tự do khám phá
đảo.

Hình 30.Sân bay Phú Quốc

- Những dự án lớn đã được triển khai tại Phú Quốc nhằm thúc đẩy nghành du lịch
nơi đây vươn ra tầm cỡ quốc tế. Nổi bật là khu du lịch Vinpearl Phú Quốc. Đây là
khu du lịch tổng hợp, bao gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công viên giải trí, sân
golf, khu vui chơi nước và bãi biển riêng. Cùng với đó là khu du lịch Sun Group.

Hình 31.Vinpearl Phú Quốc Hình 32.Khu du lịch Sun Group

- Các dự án trên chỉ là một số ví dụ về những dự án nổi bật tại đảo Phú Quốc. Sự
phát triển của các dự án này đã nâng cao hạ tầng du lịch và mang lại nhiều cơ hội
kinh doanh, thu hút du khách và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đảo Phú Quốc.

73DCTM23 20
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG KHAI KHÁC DU LỊCH CỦA CÁC DANH


LAM THẮNG CẢNH
1. Vai trò của danh lam thắng cảnh trong ngành du lịch Việt Nam
- Hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng
về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du
lịch. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn
hoá Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động
Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc, du lịch sự kiện
Nha Trang... ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch trong và
ngoài nước.

- Cung cấp môi trường cho trải nghiệm độc đáo và không gian nghỉ ngơi thoải mái
cho du khách, từ việc thăm di tích lịch sử đến thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên.
Tạo cơ hội cho du khách tham gia các hoạt động mạo hiểm như leo núi, đua thuyền
kayak, hay khám phá hang động, làm tăng thêm phần thú vị và khó quên cho trải
nghiệm du lịch.

Hình 33.Chèo thuyền Kayak Hình 34.Khám phá hang động

- Duy trì và phát triển các khu vực du lịch địa phương, tạo nguồn thu nhập mới cho
cộng đồng địa phương và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong khu vực. Sự quan tâm
đối với danh lam thắng cảnh thường đi kèm với việc phát triển cơ sở hạ tầng du
lịch, bao gồm khách sạn, nhà hàng, và các dịch vụ hỗ trợ khác, tạo điều kiện thuận
lợi cho du khách.

- Ngoài ra, danh lam thắng cảnh còn là biểu tượng của văn hóa và đẹp tự nhiên,
giúp xây dựng và củng cố hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.

73DCTM23 21
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

2. Các số liệu thống kê tầm ảnh hưởng của các danh lam thắng cảnh
- Nhờ các danh lam thắng cảnh du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc:

+) Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn; thu hút mạnh khách du lịch, trở
thành một trong 10 quốc gia có số lượng khách quốc tế cao nhất thế giới.

+) Về khách du lịch quốc tế, năm 1990 mới chỉ có 250 nghìn lượt khách quốc tế đến
Việt Nam thì chỉ 5 năm sau đã tăng hơn 4 lần, đạt trên 1,3 triệu lượt; đạt mốc 5 triệu
lượt vào năm 2010 và hơn 18 triệu lượt vào năm 2019 – tăng 72 lần so với năm
1990. Khách du lịch nội địa tăng 85 lần từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu
lượt vào năm 2019.

+) Năm 1990, tổng thu từ du lịch mới đạt 1.340 tỷ đồng thì đến năm 2019, con số
đó là 755.000 tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong đó tổng thu từ khách du
lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa
đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD).

Hình 35.Lượng khách du lịch Việt Nam năm 2020

- Các danh lam thắng cảnh cũng góp phần giúp Việt Nam đạt được các giải thưởng
to lớn trong ngành du lịch:

+) Năm 2019 đạt giải thưởng Việt Nam - Điểm đến di sản hàng đầu thế giới.

+) Năm 2020 Điểm đến Di sản hàng đầu Châu Á.

+) Vừa qua, giải thưởng “Oscar của du lịch thế giới” World Travel Awards vừa công
bố danh sách đề cử giải thưởng khu vực Châu Á năm 2023, trong đó Việt Nam được
đề cử ở 54 hạng mục giải thưởng hàng đầu Châu Á có thể kể đến:

73DCTM23 22
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á; Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ
ngắn ngày hàng đầu châu Á 2023;….

Hình 36.Lễ trao giải du lịch thế giới năm 2023

73DCTM23 23
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH PHÁT


TRIỂN BỀN VỮNG
1. Ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội đến các danh lam thắng cảnh có thể mang theo cảm nhận tích cực
và tiêu cực:

1.1. Tích Cực


- Tăng Cường Nhận Thức Văn Hóa và Lịch Sử: Du lịch tại các danh lam thắng cảnh
thường tăng cường nhận thức về văn hóa và lịch sử, giúp du khách hiểu rõ hơn về
đất nước và con người.

- Phát Triển Kinh Tế Địa Phương: Du lịch mang lại nguồn thu nhập cho cộng đồng
địa phương, từ việc cung cấp dịch vụ nhà nghỉ đến bán hàng địa phương, đóng góp
vào phát triển kinh tế cục bộ.

- Tạo Nền Tảng Cho Giao Lưu Văn Hóa: Các sự kiện và hoạt động du lịch thường
tạo ra không gian giao lưu văn hóa, tạo cơ hội cho sự đa dạng và hiểu biết giữa các
cộng đồng khác nhau.

Hình 37.Người dân giao lưu với khách tây

1.2. Tiêu Cực


- Quá Tải Du Lịch: Một số danh lam thắng cảnh có thể trải qua tình trạng quá tải do
lượng du khách quá lớn, gây áp lực lớn cho môi trường và cơ sở hạ tầng địa
phương.

- Rủi Ro Về Bảo Tồn Thiên Nhiên: Sự tăng cường du lịch cần được quản lý một
cách cẩn thận để đảm bảo rằng không gây hại đến môi trường tự nhiên và độ bền
của danh lam thắng cảnh.

73DCTM23 24
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

- Ảnh Hưởng Đến Đời Sống Địa Phương: Đôi khi, sự phát triển du lịch có thể tạo ra
sự đô thị hóa, ảnh hưởng đến lối sống và văn hóa truyền thống của cộng đồng địa
phương.

Hình 38.Ô nhiễm môi trường biển

2. Kế hoạch phát triển bền vững


Kế hoạch phát triển bền vững cho các danh lam thắng cảnh đòi hỏi sự cân nhắc kỹ
lưỡng và quản lý thông minh để bảo vệ giá trị văn hóa và môi trường. Dưới đây là
một số chiến lược cơ bản:

1. Quản lý Lưu Lượng Du khách:

- Thực hiện hệ thống giới hạn số lượng du khách vào các điểm đến nhằm tránh tình
trạng quá tải và bảo vệ môi trường địa phương.

2. Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng:

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch như đường sá, giao thông, và các tiện nghi khác
để đảm bảo du khách có trải nghiệm an toàn và thuận lợi.

3. Khuyến Khích Du Lịch Bền Vững:

- Hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động du lịch bền vững, như du lịch sinh thái, giáo
dục môi trường, và các chương trình bảo tồn.

4. Hợp Tác Đối Tác Cộng Đồng:

- Liên kết với cộng đồng địa phương, người dân, và doanh nghiệp để đảm bảo rằng
kế hoạch phát triển du lịch đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của cả cộng đồng.

5. Chăm Sóc Di Sản Văn Hóa:

73DCTM23 25
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

- Bảo vệ và duy trì di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử, và khuyến khích giáo dục
văn hóa để tăng cường nhận thức của du khách về giá trị lịch sử và văn hóa.

6. Quản Lý Rủi Ro Môi Trường:

- Đối mặt với và giải quyết rủi ro môi trường như ô nhiễm và sự suy giảm đa dạng
sinh học thông qua chính sách bảo vệ môi trường.

7. Giáo Dục và Tạo Nhận Thức:

- Tổ chức các chương trình giáo dục du lịch, tăng cường nhận thức về du lịch bền
vững và khuyến khích hành vi du lịch có trách nhiệm.

8. Duy Trì Hòa Bình Xã Hội:

- Đảm bảo rằng du lịch mang lại lợi ích cho cả cộng đồng địa phương và du khách,
hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng và tạo ra cơ hội việc làm.

Những chiến lược này có thể tùy chỉnh phù hợp với từng địa điểm cụ thể, nhưng
mục tiêu chung là tạo ra một mô hình du lịch bền vững và tôn trọng đối với môi
trường và văn hóa

73DCTM23 26
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

KẾT LUẬN
Danh lam thắng cảnh là những điểm đến tuyệt đẹp và đầy mê hoặc trong quần thể
di sản văn hóa và thiên nhiên của một quốc gia. Việc khám phá danh lam thắng cảnh
không chỉ mang lại cho chúng ta những trải nghiệm tuyệt vời mà còn giúp chúng ta
hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa và đa dạng tự nhiên của một đất nước.

Mỗi danh lam thắng cảnh đều mang trong mình một sức hút đặc biệt, từ những
ngọn núi hùng vĩ, những thác nước trùng trùng, những bãi biển tuyệt đẹp cho đến
những công trình kiến trúc tuyệt vời và khu di tích lịch sử đáng kính.

Danh lam thắng cảnh không chỉ mang lại những giá trị văn hóa và thiên nhiên độc
đáo, mà còn có thể thúc đẩy lợi ích kinh tế đáng kể.

Nâng cao ý thức bảo vệ bảo tồn các danh lam thắng cảnh là một thách thức không
nhỏ trong bối cảnh tăng cường du lịch và phát triển kinh tế. Cần có sự quản lý thông
minh và bền vững để đảm bảo rằng những cảnh quan này có thể được thừa hưởng
bởi các thế hệ tương lai.

Tóm lại, danh lam thắng cảnh không chỉ là những địa điểm đẹp mắt mà còn mang
trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên vô cùng quý giá. Việc khám
phá và trải nghiệm danh lam thắng cảnh giúp chúng ta tìm lại sự kết nối với thiên
nhiên và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh chúng ta.

73DCTM23 27
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. "Danh lam thắng cảnh Việt Nam" (Vietnamese Edition) của tác giả Nguyễn
Văn Khương: Cuốn sách này cung cấp thông tin chi tiết về các danh lam thắng ở
Việt Nam, bao gồm vịnh Hạ Long, cố đô Huế, Đà Nẵng, Hội An, và nhiều địa điểm
khác.

2. "Vietnam: A Traveler's Literary Companion" của tác giả John Balaban và tác
giả người Việt Nam Nguyễn Quí Đuc: Cuốn sách này bao gồm một loạt các truyện
ngắn và thơ về Việt Nam, trong đó có mô tả về cảnh quan và văn hóa của quốc gia
này.

3. "Lonely Planet Vietnam" của tác giả Lonely Planet: Lonely Planet là một trong
những nguồn thông tin du lịch uy tín và cuốn sách về Việt Nam này cung cấp thông
tin về các danh lam thắng, nhà hàng, khách sạn và hoạt động tại Việt Nam.

4. "National Geographic Traveler Vietnam" của tác giả James Sullivan: Cuốn
sách này cung cấp một loạt hình ảnh ấn tượng về cảnh quan và văn hóa của Việt
Nam, kèm theo thông tin chi tiết về các địa điểm tham quan.

5. "Vietnam - A Natural History" của tác giả Eleanor Jane Sterling: Cuốn sách
này tập trung vào thiên nhiên và động vật ở Việt Nam, giúp bạn hiểu rõ hơn về các
di sản tự nhiên của đất nước.

6. Trang web chính thức của Sở Du lịch Việt Nam: Trang web này cung cấp
thông tin cập nhật về các danh lam thắng, sự kiện du lịch, và hướng dẫn du lịch ở
Việt Nam.

Ngoài ra, có nhiều tài liệu và sách khác về Việt Nam và các danh lam thắng cảnh
tại thư viện cũng như trực tuyến. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về các cuốn sách này để tìm
thông tin chi tiết về các danh lam thắng ở Việt Nam theo quan tâm của bạn.

73DCTM23 28
Nhng Danh Lam Thng Cnh Ni Ting Vit Nam

73DCTM23 29

You might also like