You are on page 1of 118

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế tới ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam

Sinh viên thực hiện Trần Thị hà Vân


Lớp : Pháp 2
Khoá : K 43
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Thị Mơ

Hà Nội, tháng 05/2008


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 0


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................. 3
I. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ, DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT
NAM ...................................................................................................................................... 3
1. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ VÀ NGÀNH DỊCH VỤ .............................................. 3
2. NGÀNH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH .......................................................... 6
3. NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM ............................................................ 12
II. NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
.............................................................................................................................................. 17
1. KHÁI NIỆM. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA HNKTQT ĐỐI VỚI NGÀNH
DỊCH VỤ DU LỊCH ............................................................................................. 17
2. YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÀNH DỊCH VỤ
DU LỊCH VIỆT NAM .......................................................................................... 23
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM ............................................... 28
I. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH .......... 28
1. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT
NAM- HOA KÌ VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH .......................................................... 28
2. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH.............. 30
3. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG TRONG ASEAN VỀ DỊCH VỤ DU
LỊCH ...................................................................................................................... 33
II. TÁC ĐỘNG TỚI DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM DO VIỆC THỰC HIỆN
CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ........................................................................................... 34
1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC........................................................................................... 34
1.1. ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM......................... 34
1.2. ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ............................................ 39

i
1.3. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH
CỦA VIỆT NAM ....................................................................................... 43
1.4. ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN ..................................................................... 49
2. NHỮNG ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC ...................................................................... 51
2.1. Ở PHẠM VI QUỐC GIA .................................................................... 52
2.2. ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM ............................................ 54
2.3. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH
CỦA VIỆT NAM ....................................................................................... 57
2.4. CÁC ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC TỚI NGƢỜI DÂN ............................ 62
3. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC ................................... 65
3.1. VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC ........................................................................ 65
3.2. VỀ PHÍA NGÀNH DU LỊCH .............................................................. 69
3.3. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH .......... 71
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT
NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG
THỜI GIAN TỚI ................................................................................................. 74
I. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................................................................. 74
II. TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH........................................................................................... 80
1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC .................................................................. 80
2. KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE ...................................................................... 85
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ...................................................................................... 86
1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC.......................................................... 86
1.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH VỀ DU LỊCH
NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DU LỊCH PHÁT TRIỂN ....................... 86
1.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH DU LỊCH QUỐC GIA
NHẰM TẠO THƢƠNG HIỆU CHO DU LỊCH ...................................... 91
1.3. HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
Ở TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG .................................................. 92

ii
2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH ............................ 93
2.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC LỮ HÀNH, COI TRỌNG DU LỊCH TRONG
NƢỚC....................................................................................................... 93
2.2. TĂNG CƢỜNG XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ........................... 94
2.3. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ................................................... 95
3. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VỚI CÁC CÔNG TY CUNG CẤP DỊCH VỤ DU
LỊCH ...................................................................................................................... 97
3.1. ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM, LOẠI HÌNH DU LỊCH ........................ 97
3.2. TĂNG CƢỜNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VỚI CÁC
NGÀNH KINH TẾ KHÁC ....................................................................... 100
3.3. GẮN KẾT DU LỊCH VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ..................... 103
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 103

iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT


Association of South-East Hiệp hội các quốc gia
ASEAN
Asian Nations Đông Nam á

ASEANTA ASEAN Tourism Association Hiệp hội Du lịch ASEAN

ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động


General Agreement on Trade Hiệp định chung về thƣơng
GATS of Service mại dịch vụ

GNP National Tổng sản phẩm quốc gia

HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế

Meeting, Incentive, Hội họp, Khen thƣởng, Hội


MICE
Convention, Exhibition nghị và Triển lãm
PATA Pacific Asia Travel Hiệp hội Du lịch Châu á -
Association Thái Bình Dƣơng

UNWTO World Tourism Organisation Tổ chức Du lịch thế giới

USD USD Dollar Đôla Mĩ

WTO Tổ chức Thƣơng mại thế


World Trade Organisation
giới
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thị Mơ đã dành thời gian và
tâm huyết hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi nhiệt tình chu đáo trong suốt quá trình học tập, triển
khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc
tế trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp của mình.
Ngoài ra, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, gia đình là nguồn sức mạnh tinh
thần to lớn đã giúp tôi đi đến đích cuối. Tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn!
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Cách mạng khoa học kĩ thuật đem lại thành tựu kì diệu cho nhân loại. Việc
cơ giới hoá và tự động hoá ngày càng phát triển đem lại năng suất lao động cao,
mức sống tốt hơn và thời gian rỗi của ngƣời lao động nhiều hơn. Do đó, các chuyến
du lịch phát triển nhanh cả về số lƣợng lẫn độ dài của các chuyến du lịch cùng dịch
vụ du lịch ngày càng phát triển hơn.
Trong những năm qua, cùng với nhiều đƣờng lối và chủ trƣơng đƣợc đƣa ra
trong công cuộc Đổi mới ở đất nƣớc ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng xác định
du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Quả thật, Du lịch Việt Nam sẽ
phát triển bùng nổ nhờ vẫn giữ đƣợc hƣơng vị và sắc màu Á Đông đặc trƣng mà
nhiều nƣớc châu Á khác đang mai một dần, cùng với phong cảnh núi non hấp dẫn,
những bãi cát dài còn nguyên sơ…bên cạnh một cục diện chính trị ổn định, kinh tế
tăng trƣởng nhanh và con ngƣời nơi đây hiền hoà, hiếu khách.
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của du lịch, sự vận động và phát
triển của các Tổ chức du lịch quốc tế và khu vực là một tất yếu khách quan. Xu
hƣớng này làm tăng khả năng liên kết của ngành du lịch trên toàn thế giới. Ngành
dịch vụ du lịch của Việt Nam cũng đang trên con đƣờng hội nhập với du lịch thế
giới. Sự phát triển thành công của ngành du lịch Việt Nam sẽ đóng góp quan trọng
vào tốc độ tăng trƣởng của Việt Nam. Tuy nhiên, những gì ngành du lịch đạt đƣợc
vẫn còn hết sức khiêm tốn, chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng du lịch của đất
nƣớc. Thực tế cho thấy tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tới
ngành dịch vụ du lịch Việt Nam rất phức tạp, có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực,
mang lại những cơ hội lớn, đồng thời đặt ra những thách thức lớn đối với ngành
dịch vụ du lịch Việt Nam.
Để có giải pháp vƣợt qua thách thức và tận dụng cơ hội cho ngành du lịch,
cần phải có sự nghiên cứu cụ thể về những tác động của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đối với ngành dịch vụ này. Đó là lí do để vấn đề “Tác động của quá trình

0
hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam” đƣợc lựa chọn
làm đề tài cho khoá luận này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khoá luận là nghiên cứu tác động của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đến ngành dịch vụ du lịch để đề ra các giải pháp thúc đẩy ngành dịch vụ du
lịch phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận có nhiệm vụ tìm hiểu các cam kết quốc về dịch vụ du lịch mà Việt
Nam đã kí kết, nghiên cứu các tác động của mở cửa dịch vụ du lịch do việc thực
hiện các cam kết đó, dự báo xu hƣớng phát triển của ngành dịch vụ du lịch của Việt
Nam, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm phát triển du lịch trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của một số nƣớc. Cuối cùng, khoá luận đề ra một số giải pháp phát
triển ngành du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của khoá luận là các tác động tích cực và tiêu cực của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn nghiên cứu tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới
ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam trong tƣơng quan so sánh với các đối thủ cạnh
tranh trong khu vực Đông Nam Á. Khoá luận tập trung nghiên cứu chủ trƣơng,
chính sách về du lịch từ năm 2000 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong quá trình viết khoá luận tốt
nghiệp là phƣơng pháp thu nhập và xử lí tƣ liệu, phƣơng pháp phân tích tổng hợp,
phƣơng pháp phân tích hệ thống, phƣơng pháp phân tích xu thế, phƣơng pháp s29o
sánh pháp luật và phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.

1
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khoá luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về ngành dịch vụ du lịch Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế
Chƣơng 2: Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du
lịch Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu của
hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới

2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT
NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

I. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ, DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ NGÀNH DỊCH VỤ


VIỆT NAM
1. Khái niệm về dịch vụ và ngành dịch vụ
1.1. Dịch vụ
Cho đến nay, chƣa có một định nghĩa thống nhất về địch vụ. Tính vô hình và
khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình địch vụ làm cho
việc nêu ra một một định nghĩa trở nên khó khăn.
Theo lí thuyết kinh tế học, dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế, không phải là
vật phẩm, mà là công việc của con ngƣời dƣới hình thái lao động thể lực, kiến thức và
kĩ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thƣơng mại. Theo cách chung nhất có hai
cách hiểu về dịch vụ. Theo nghĩa rộng, dịch vụ đƣợc coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba
trong nền kinh tế quốc dân. Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2
ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ
là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trƣớc, trong và
sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm đƣợc cung ứng cho khách hàng.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1, dịch vụ là “những hoạt động phục
vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”1. Các hoạt
động phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, quảng
cáo tiếp thị sản phẩm, vận chuyển hàng hoá, thanh toán qua ngân hàng... đều là các
dịch vụ. Các hoạt động phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt nhƣ vui chơi, giải trí, thể
thao, y tế, giáo dục, du lịch cũng là dịch vụ.
- Tính vô hình: Sản phẩm dịch vụ về cơ bản là sản phẩm phi vật chất, sản
phẩm vô hình, không nhìn thấy đƣợc, không thể nhận biết đƣợc bằng thị giác, khứu
giác, vị giác, xúc giác. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thƣờng

1
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, tr.168, Hà Nội

3
chiếm 80-90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỉ trọng nhỏ. Do vậy việc đánh giá
chất lƣợng sản phẩm du lịch rất khó khăn. vì thƣờng mang tính chủ quan và phần
lớn không phụ thuộc vào ngƣời kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch.
- Tính không thể tách rời: Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản
phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể đƣợc tổ chức
sản phẩm trƣớc, không thể cất trữ trong kho cung ứng dần, hoặc dự trữ sử dụng dần
ở những thời gian cao điểm nhƣ các hàng hoá thông thƣờng khác nhau. Do vậy để
tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn.
- Tính không đồng nhất: Hiệu quả mà dịch vụ đem lại cho khách hàng cao
hay thấp không chỉ do bản thân sản phẩm mà còn do sự tham gia của khách hàng
vào quá trình tạo thành dịch vụ đó. Dịch vụ có tính phi tiêu chuẩn hoá cao, cho nên
muốn có dịch vụ tốt cần phải có sự thực hiện tốtt cả hai phía ngƣời cung cấp và
khách hàng.
Trong phƣơng thức cung cấp dịch vụ, GATS có 4 phƣơng thức. Thứ nhất là
phƣơng thức cung cấp qua biên giới, có nghĩa là các dịch vụ đƣợc cung cấp từ lãnh
thổ của một nƣớc thành viên này sang lãnh thổ của một nƣớc thành viên khác mà
không có sự di chuyển của cả ngƣời cung cấp và ngƣời tiêu thụ dịch vụ sang lãnh
thổ của nhau. Thứ hai là phƣơng thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ, cụ thể là ngƣời tiêu
dùng của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng
dịch vụ. Thứ ba là phƣơng thức hiện diện thƣơng mại, có nghĩa là nhà cung cấp dịch
vụ của một thành viên này thiết lập các hình thức hiện diện nhƣ doanh nghiệp 100%
vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh tại lãnh thổ của một thành viên
khác để cung cấp dịch vụ. Thứ tƣ là phƣơng thức hiện diện thể nhân, có nghĩa là thể
nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên
khác để cung cấp dịch vụ.
1.2. Ngành dịch vụ
Tổ chức thƣơng mại thế giới phân loại dịch vụ dựa trên CPC (Central
Products Classification - Phân loại các sản phẩm chủ yếu). WTO phân loại dịch vụ
dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Việc phân loại dịch vụ theo WTO rất thích hợp
cho việc xúc tiến đàm phán về mở cửa thị trƣờng dịch vụ quốc tế. Theo phân loại

4
của WTO, dịch vụ đƣợc phân thành 12 ngành, trong mỗi ngành lại đƣợc phân thành
các phân ngành (hay còn gọi là các tiểu ngành), tổng cộng có 155 phân ngành.
Hệ thống phân loại của WTO phân chia dịch vụ thành 12 ngành bao gồm:
- Các dịch vụ kinh doanh: dịch vụ chuyên ngành, dịch vụ liên quan đến máy
tính, dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D), các dịch vụ bất động sản, các dịch vụ
cho thuê không qua môi giới, các dịch vụ kinh doanh khác.
- Các dịch vụ truyền thông: các dịch vụ bƣu điện, các dịch vụ đƣa thƣ, các
dịch vụ viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn, các dịch vụ truyền thông khác.
- Các dịch vụ xây dựng và kĩ sƣ công trình: Tổng công trình xây dựng nhà cao
ốc, tổng công trình xây dựng cho các công trình dân sự, công việc lắp đặt và lắp ráp,
công việc hoàn thiện và kết thúc xây dựng, các dịch vụ xây dựng và kĩ sƣ công trình
khác.
- Các dịch vụ phân phối: các dịch vụ của đại lí ăn hoa hồng, các dịch vụ
thƣơng mại bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ cấp quyền kinh doanh, các dịch vụ
phân phối khác.
- Các dịch vụ giáo dục: dịch vụ giáo dục tiểu học, dịch vụ giáo dục trung học,
dịch vụ giáo dục đại học, dịch vụ giáo dục ngƣời lớn, các dịch vụ giáo dục khác.
- Các dịch vụ môi trƣờng: dịch vụ thoát nƣớc, dịch vụ thu gom rác, dịch vụ vệ
sinh, các dịch vụ môi trƣờng khác.
- Các dịch vụ tài chính: tất cả các dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo
hiểm, các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (không kể bảo hiểm), các
dịch vụ tài chính khác.
- Các dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khoẻ: các dịch vụ bệnh viện, các
dịch vụ y tế khác, các dịch vụ xã hội, các dịch vụ khác.
- Các dịch vụ du lịch và lữ hành: khách sạn và nhà hàng, các đại lí lữ hành và
các dịch vụ hƣớng dẫn tour, các dịch vụ hƣớng dẫn du lịch, các dịch vụ du lịch và
lữ hành khác.
- Các dịch vụ văn hoá và giải trí: các dịch vụ giải trí, các dịch vụ đại lí bán
báo; thƣ viện, lƣu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn hoá khác; thể thao và các dịch vụ
giải trí khác; các dịch vụ văn hoá và giải trí khác.

5
- Các dịch vụ vận tải: các dịch vụ vận tải biển, vận tải đƣờng thuỷ nội địa, các
dịch vụ vận tải đƣờng hàng không, vận tải vũ trụ, các dịch vụ vận tải đƣờng bộ, vận
tải theo đƣờng ống dẫn, các dịch vụ phụ trợ cho tất cả các loại vận tải, các dịch vụ
vận tải khác.
- Các dịch vụ không có tên ở trên.
2. Ngành du lịch và dịch vụ du lịch
2.1. Ngành dịch vụ du lịch
Trong phân loại của WTO, dịch vụ du lịch là ngành thứ 9 từ trên xuống trong
12 ngành. Điều này cho thấy du lịch cũng đƣợc coi là ngành kinh tế quan trọng của
các nƣớc và do đó, WTO yêu cầu các nƣớc phải mở cửa cho dịch vụ du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Do vậy nó cũng mang những đặc tính
chung của dịch vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại
dƣới dạng vật thể, không lƣu kho lƣu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng.
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động
du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế thế
giới. Du lịch đã trở thành hiện tƣợng quen thuộc trong đời sống con ngƣời và ngày
càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu. Vậy dịch vụ du lịch là gì?
2.2. Dịch vụ du lịch
Về khái niệm dịch vụ du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đƣa ra các khái
niệm khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, dịch vụ du lịch là việc cung cấp các
dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hƣớng
dẫn và những dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch2.
Ngoài ra, “dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tƣơng tác
giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động

2
Quốc Hội nƣớc Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam, Điều 4, khoản 11

6
tƣơng tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức
cung ứng du lịch”3.
Nhắc đến dịch vụ du lịch, chúng ta có thể nghĩ ngay đến một số khái niệm
nhƣ là: ngành du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch.
Ngành du lịch, đƣợc định nghĩa theo nghĩa rộng, là khu kinh tế bao gồm tất
cả các ngành phục vụ khách du lịch. Ngành du lịch đƣợc định nghĩa một cách đơn
giản là một bộ phận của nền kinh tế, có chung một chức năng, đó là phục vụ nhu
cầu của khách du lịch. Do đó, ngành công nghiệp này đƣợc định nghĩa gắng lion với
thị trƣờng riêng biệt của nó và bao gồm tất cả cá nhà cung cấp dịch vụ du lịch,
những ngƣời có nguồn thu từ khách du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để định
nghĩa ngành du lịch chính xác là bao gồm những cái gì, những doanh nghiệp mà
nghiệp vụ kinh doanh của họ hoàn toàn, hay chủ yếu phụ thuộc vào khách du lịch,
chúng ta cũng có thể thấy còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp du lịch gián tiếp (nhƣ
nhà cung cấp dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao; những ngƣời bán lẻ, những doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, thậm chí cả những công ty xây dựng khách sạn
và các cơ sở hạ tầng du lịch khác), đó là những doanh nghiệp chỉ phụ thuộc một
phần vào du lịch, còn phần cơ bản trong tác nghiệp kinh doanh của họ là phục vụ
nhu cầu của dân cƣ địa phƣơng.
Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch (Công ty lữ hành) là các công ty đặc biệt
kinh doanh chủ yếu trong việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chƣơng trình
trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, các công ty lữ hành còn có thể tiến hành các
hoạt động trung gian bán sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch
hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo thực hiện các nhu
cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Về khái niệm khách du lịch, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa ba loại khách du
lịch khác nhau: khách nội địa, khách du lịch nƣớc ngoài và khách nƣớc ngoài đến Việt
Nam4. Mặc dù phát triển du lịch nội địa là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch,

3
GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế Du lịch, Nxb Lao Động - Xã hội, Hà Nội
4
Quốc hội nƣớc Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Điều 34

7
còn khách du lịch từ trong nƣớc ra nƣớc ngoài thể hiện phần mất mát ngoại hối quan
trọng mà du lịch thụ động có thể mang lại, nghiên cứu về sức cạnh tranh này sẽ tập
trung vào khách nƣớc ngoài đến Việt Nam để so sánh năng lực cạnh tranh của Việt
Nam với các nƣớc khác trong khu vực trên cơ sở hấp dẫn khách du lịch nƣớc ngoài.
2.2. Phân loại dịch vụ du lịch
2.2.1. Xét theo hình thái vật chất
Dịch vụ du lịch đƣợc phân thành 2 loại: dịch vụ du lịch hàng hoá (thức ăn,
quà lƣu niệm, vận chuyển...) và dịch vụ du lịch phi hàng hoá (hƣớng dẫn tham
quan, tổ chức trò chơi, tƣ vấn tiêu dùng...). Trong dịch vụ phi hàng hoá, dịch vụ du
lịch đƣợc hiểu theo nghĩa thuần tuý, không có hình thái vật chất. Dịch vụ du lịch
thuần tuý thƣờng chiếm từ 2/3 đến 3/4 sản phẩm dịch vụ du lịch.
2.2.2. Xét theo cơ cấu tiêu dùng
Dịch vụ du lịch đƣợc chia thành 2 loại: dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.
- Dịch vụ du lịch cơ bản bao gồm: ăn uống, lƣu trú và vận chuyển. đó là
những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu đƣợc với khách hàng trong thời gian du lịch.
- Dịch vụ du lịch bổ sung bao gồm: tham quan, giải trí, mua sắm hàng hoá.
Đó là những nhu cầu phải có nhƣng không thật cần thiết lắm so với loại hình số
lƣợng trên và nó không định lƣợng đƣợc.
Quan hệ tỉ lệ giữa 2 loại này rất quan trọng để phân tích chi tiêu của khách,
chuẩn bị phục vụ của ngành du lịch, đặc biệt là để phân biệt hiệu quả tỷ trọng giữa
dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Tỷ trọng này càng nhỏ thì hiệu quả tổng hợp của
kinh doanh du lịch ngày càng cao. Tức là tỉ lệ nhu yếu phần ngày càng nhỏ, khách
du lịch ngày càng giàu, du lịch càng phát triển vag kinh doanh nhiều lãi.
2.2.3. Xét theo tính chất tham gia vào dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch chia làm dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp:
- Dịch vụ trực tiếp là dịch vụ du lịch do đơn vị kinh doanh du lịch trực tiếp
làm, ví dụ nhƣ dịch vụ tại các nhà hàng, khu nghỉ biển, bể tắm hơi,...
- Dịch vụ gián tiếp là dịch vụ du lịch không do đơn vị kinh doanh du lịch
trực tiếp làm, mà chỉ thực hiện chức năng môi giới. đơn vị thực hiện dịch vụ gián
tiếp thƣờng là các đạo lí du lịch. Tuy không trực tiếp phục vụ khách hàng nhƣng đại

8
lí du lịch đóng vai trò rất quan trọng nhƣ: nghiên cứu thị trƣờng du lịch, tổ chức
hình thành , xác định hiệu quả của tuyên truyền quảng cáo...Trong các công ty du
lịch thì trung tâm điều hành hƣớng dẫn du lịch thực hiện nhiệm vụ dịch vụ gián tiếp
này.
2.2.4. Xét theo nội dung
Dịch vụ du lịch phải thoả mãn 4 yêu cầu của khách là đi lại, nghỉ ngơi, vui
chơi, ăn uống và nghiên cứu, tƣơng ứng với 4 yêu cầu này là 4 loại dịch vụ phcụ vụ
khách hàng. Và đây là cách phân loại quan trọng nhất, xuất phát từ bản chất của
hoạt động du lịch. Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp sử dụng sản phẩm của
những ngành khác, nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp của khách du lịch.
2.3. Đặc điểm của dịch vụ du lịch
Về mặt bản chất, dịch vụ là một loại hàng hóa phi vật chất, loại hàng hóa đặc
biệt có những nét đặc trƣng. Dịch vụ du lịch có những đặc điểm chung nhƣ các loại
dịch vụ khác. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch còn có các đặc điểm riêng. Đó là:
- Sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc tạo ra gắn liền với các yếu tố tài nguyên du
lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển đƣợc. Trên thực tế, không thể
đƣa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến
với nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng
sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là một trong những nguyên
nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Hoạt động kinh doanh du lịch thƣờng mang tính mùa vụ. Trong mùa du
lịch, nhu cầu về dịch vụ du lịch rất căng thẳng, song thời gian trƣớc và sau mùa du
lịch lại rất thấp, cơ sở vật chất, phục vụ khách du lịch đƣợc sử dụng với hệ số rất
thấp, thậm chí có thời điểm hoàn toàn trống vắng. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch
thƣờng không diễn ta đều đặn mà có thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định
trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm
của các thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại
hình du lịch nhƣ: du lịch biển, du lịch nghỉ núi...). Sự dao động về thời gian trong
tiêu dùng sản phẩm số lƣợng gây ra khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh
doanh và từ đó ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của cá nhà kinh doanh du lịch.

9
- Dịch vụ du lịch liên quan, sử dụng sản phẩm của rất nhiều ngành khác liên
quan nhƣ giao thông vận tải, giải trí, kinh doanh khách sạn, nhà hàng... Vì thế, vấn
đề hợp tác trong du lịch là rất cần thiết.
- Nhu cầu du lịch của du khách thuộc loại nhu cầu không cơ bản nên rất dễ bị
thay đổi do đó dịch vụ du lịch có đặc tính linh động cao.
- Khác với các loại dịch vụ khác, thông thƣờng mỗi loại dịch vụ du lịch đƣợc
sử dụng nhiều lần và kéo theo suốt hành trình của khách (hƣớng dẫn viên, dịch vụ
cung cấp thông tin, dịch vụ tƣ vấn...). Đối với các loại dịch vụ khác, thời gian tiếp
xúc giữa ngƣời mua và ngƣời bán chỉ một lần (khách hàng cắt tóc, gọi điện thoại,...)
- Dịch vụ du lịch có khả năng cung cấp việc làm rất cao, có chuyên gia cho rằng
đó là công việc của cả xã hội. Theo tài liệu của hội đồng du lịch thế giới, lực lƣợng lao
động phục vụ du lịch chiếm 1/40 trong tổng số việc làm của thế giới. Nhiều thông tin
đáng tin cậy lại cho rằng tỉ lệ này là 1/16 mà không phải 1/40 việc làm.
- Điều kiện để tự động hóa các dịch vụ du lịch là không thể có.
2.4. Các ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
Theo Điều 38 của Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì kinh doanh du lịch là
kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau:
2.4.1. Khách sạn và nhà hàng
Kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn tất
chƣơng trình du lịch đã lựa chọn.
Thuật ngữ “kinh doanh khách sạn” đƣợc hiểu là “làm nhiệm vụ đón tiếp,
phục vụ việc lƣu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng cho khách du lịch...”
Hiện nay trên thế giới tất cả các quốc gia đều có khách sạn và kinh doanh
khách sạn, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hoá
nghệ thuật, thể thao, du lịch phát triển...
2.4.2. Kinh doanh lữ hành
Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung, các chuyên gia về du
lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính nhƣ “làm nhiệm vụ giao dịch, kí kết với
các tổ chức kinh doanh du lịch trong nƣớc, nƣớc ngoài để xây dựng và thực hiện
các chƣơng trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói

10
đến hoạt động kinh doanh lữ hành, chúng ta thấy tồn tại song song hai hoạt động
phổ biến sau:
- Kinh doanh lữ hành: là hoạt động sản xuất, bán và tổ chức các chƣơng trình
du lịch trọn gói hay từng phần; là hoạt động môi giới trung gian giữa các doanh
nghiệp lữ hành khác với khách du lịch, nhằm mục đích sinh lợi và thoả mãn nhu cầu
du lịch của khách.
- Kinh doanh đại lí lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đƣa đón, nơi đăng
kí nơi lƣu trú, vận chuyển, hƣớng dẫn tham quan, bán các chƣơng trình du lịch của
các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tƣ vấn du lịch nhằm hƣởng
hoa hồng.
2.4.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Đặc trƣng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con ngƣời từ
nơi này đến nơi khác ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ, thƣờng là cới một
khoảng cách xa. Do đó, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động
kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận
chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho khách du
lịch dịch chuyển tại điểm du lịch.
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phƣơng tiện vận chuyển
khác nhau nhƣ ôto, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay. Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp
du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhận đƣợc toàn bộ
việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cƣ trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du
lịch. Phần lớn trong các trƣờng hợp khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của
các phƣơng tiện giao thông đại chúng hoặc các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ
vận chuyển.
2.4.4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
Theo Điều 67 Luật Du lịch Việt Nam 2005, kinh doanh phát triển khu du
lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tƣ bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đƣa
các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch
mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất- kĩ thuật du lịch.
2.4.5. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác

11
Trƣớc đây, kinh doanh du lịch chỉ quan tâm khai thác lĩnh vực lƣu trú và ăn
uống, dịch vụ bổ sung chỉ là thứ yếu nhằm đáp ứng phần nào những yêu cầu phát
sinh của khách trong chuyến đi. Tuy nhiên hiện nay loại hình kinh doanh dịch vụ bổ
sung đã đƣợc coi nhƣ phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch và góp phần
đáng kể trong doanh thu của các doanh nghiệp du lịch, không những thế nó còn tạo
ra sự hìa lòng và tin tƣởng của khách, vì những yêu cầu của họ đƣợc đáp ứng ở mức
cao nhất và chất lƣợng đảm bảo.
Ngoài những hoạt động kinh doanh đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ, nhƣ kinh doanh các loại hình
dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tƣ vấn đầu tƣ du lịch.
Cùng với xu hƣớng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du
lịch, sự tiến bộ của khoa học- kĩ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du
lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng ngày càng có xu hƣớng phát triển mạnh.
3. Ngành dịch vụ du lịch Việt Nam
3.1. Ngành dịch vụ du lịch Việt Nam trước thời kì đổi mới
Giai đoạn đất nƣớc còn tạm bị chia cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc
liệt, từ năm 1960 đến 1975, Du lịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ các đoàn
khách của Đảng và Nhà nƣớc, khách du lịch vào nƣớc ta theo các Nghị định thƣ. Để
thực hiện mục tiêu này, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CP, ngày
09/07/1960, thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại Thƣơng.
Trong điều kiện rất khó khăn của chiến tranh và qua nhiều cơ quan quản lí, ngành
Du lịch đã nỗ lực phấn đấu, vƣợt qua thử thách, từng bƣớc mở rộng nhiều cơ sở ở
Hà Nội, Hải Phòng, Tam Đảo, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ngành Du lịch đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn có chất lƣợng một lƣợng lớn
khách của Đảng và Nhà nƣớc và đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ mát của cán bộ,
bộ đội và nhân dân.
Từ năm 1975 đến 1990, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn
và phát triển của các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa đƣợc giải phóng, lần lƣợt
mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang,
Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,... từng bƣớc thành lập các doanh

12
nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Tổng cục Du lịch và ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố và
đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam đƣợc thành lập trực thuộc
Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bƣớc phát triển mới của ngành du lịch.
3.2. Ngành dịch vụ du lịch Việt Nam từ thời kì đổi mới đến nay
Giai đoạn từ 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nƣớc ngành Du
lịch đã khởi sắc, vƣơn lên đổi mới quản lí và phát triển, đạt đƣợc những thành quả
ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lƣợng, dần khẳng định vai
trò của mình. Chỉ thị 46/CP của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khóa VII tháng 10
năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng
trong đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bƣớc đƣợc
hình thành, thể chế hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trƣờng cho du
lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lí.
Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hóa - Thông tin, rồi vào Bộ Thƣơng Mại,
tháng 11 năm 1992, Tổng cục Du lịch đƣợc thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính phủ.
45 năm hình thành và phát triển, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, các
ngành, các cấp phối hợp giúp đỡ, nhân dân hƣởng ứng, bạn bè quốc tế ủng hộ, cùng
với sự cố gắng của cán bộ, công nhân viên toàn ngành, Du lịch Việt Nam đã có
những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc chuẩn bị hành trang để vững bƣớc tiến vào
thế kỉ 21 với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc.
Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam tăng trƣởng tƣơng đối ổn định với
tốc độ trung bình ở mức tƣơng đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch Việt Nam trong khu
vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên
nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một ngành có đóng
góp lớn vào GDP5.

5
Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trƣởng thành của Ngành Du lịch
Việt Nam,

13
Giai đoạn 1990-2000 có thể khẳng định là giai đoạn bứt phá trong tăng
trƣởng kháchvà thu nhập. Khách quốc tế tăng trên 9 lần, từ 250.000 lƣợt (năm
1990) lên 2,05 triệu lƣợt (năm 2000); khách nội địa tăng 11 lần, từ 1 triệu lƣợt lên
11 triệu lƣợt; thu nhập du lịch tăng gần 13 lần từ 1.350 tỷ đồng lên 17.400 tỷ đồng.
5 năm gần đây (2000-2005), tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣ chiến
tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm, nhƣng do áp dụng các biện pháp táo
bạo tháo gỡ kịp thời, nên lƣợng khách và thu nhập du lịch hàng năm vẫn tiếp tục
tăng trƣởng 2 con số. Khách quốc tế năm 2001 đạt 2,33 triệu lƣợt, năm 2005 đạt gần
3,47 triệu lƣợt, khách nội địa năm 2001 đạt 11,7 triệu lƣợt, năm 2005 đạt 16,1 triệu;
ngƣời Việt Nam đi du lịch nƣớc ngoài năm 2005 khoảng 900.000 lƣợt. Du lịch phát
triển đã góp phần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (riêng GDP du lịch chiếm khoảng 4%
GDP cả nƣớc, theo cách tính của UNWTO thì con số này khoảng 10%). Du lịch là
một trong ít ngành kinh tế ở nƣớc ta mang lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10
năm trƣớc, du lịch Việt Nam đứng hàng thấp nhất khu vực, nhƣng đến nay khoảng
cách này đã đƣợc rút ngắn, đã đuổi kịp và vƣợt Philippin, chỉ còn đứng sau
Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là
một trong những nƣớc có tốc độ tăng trƣởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới.
Năm 2006, du lịch Việt Nam đƣợc Hội đồng du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7
thế giới về tăng trƣởng khách trong số 174 nƣớc; Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm 10
điểm đến hàng đầu thế giới6.
Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét. Ở đâu du lịch
phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn đƣợc chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời
sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác
phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ; mỗi năm, hàng
chục lễ hội truyền thống đƣợc khôi phục, tổ chức dần đi vào nề nếp và lành mạnh,
phát huy đƣợc thuần phong Hoa Kì tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống
đƣợc khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng

6
Hoàng Hà, Du lịch Việt Nam, 3:05:47PM 9/29/2006, http://www.tiasang.com.vn/news?id=2345

14
lƣu niệm, thủ công Hoa Kì nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu
nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phƣơng đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch
phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức
trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và cộng đồng dân
cƣ giữ gìn, phát triển di sản văn hóa. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nƣớc ngoài
và tại chỗ trong nƣớc đã truyền tải đƣợc giá trị văn hóa nhân dân tộc đến bạn bè
quốc tế, khách du lịch và nhân dân.
Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con ngƣời
trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp
và gián tiếp cho các tầng lớp dân cƣ, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lƣu giữa các vùng, miền trong nƣớc và với
nƣớc ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả” của
hòa bình, góp phần hình thành, củng cố môi trƣờng cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh
phát triển kinh tế- xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Du lịch Việt Nam đã vƣơn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch
quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nƣớc làng
giềng, các nƣớc trong khu vực và thế giới; kí 29 Hiệp định hợp tác du lịch song
phƣơng với những nƣớc là thị trƣờng du lịch trọng điểm và đầu mối giao lƣu quốc
tế và hợp tác du lịch đa phƣơng 10 nƣớc ASEAN; đã có quan hệ bạn hàng với trên
1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nƣớc và vùng lãnh thổ7. Du lịch
nƣớc ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu Á-
Thái Bình Dƣơng, của Hiệp hội du lịch Đông Nam Á và phát huy đƣợc vai trò, khai
thác tốt quyền lợi hội viên. tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng,
khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ đƣợc vốn, kinh nghiệm,
công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và trên

7
Võ Thị Thắng, Tổng Cục Trƣởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam, APEC - Cơ hội vàng của du lịch Việt Nam, 4:24:01 PM 13/06/2006,
http://mfo.mquiz.net/WTO/?function=NEF&file=448

15
thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng đƣợc thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ
trƣơng dựa vào lợi thế so sánh (nhƣ văn hóa, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ..)
đầu tƣ ra nƣớc ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nƣớc láng giềng, Nhật
Bản, Đức và Hoa Kì.
Tuy nhiên, nếu xét về giá trị tuyệt đối, quy mô ngành du lịch Việt Nam còn
nhỏ. Tốc độ tăng trƣởng việc làm trong ngành vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn so với
mức tăng trung bình của khu vực. Năng lực của các công ty du lịch Việt Nam không
tƣơng xứng với tiềm năng.
Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chƣa phát triển cùng nhịp với sự
phát triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phƣơng
tiện vận tải lạc hậu, đƣờng vận chuyển hàng không vẫn chƣa đƣợc phát triển đúgn
mức. Công nghệ thông tin chƣa đƣợc ứng dụng nhiều; ứng dụng thƣơng mại điện tử
trong điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch
chƣa đƣợc nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nƣớc ngoài còn yếu về số lƣợng và
hiệu quả. Các dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao vẫn chƣa phát triển và các dịch vụ
ngân hàng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu.
Sản phẩm du lịch chƣa phong phú, đa dạng. ta có nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp và có bãi biển đƣợc xếp hạng quốc tế, nhƣng trên phạm vi cả nƣớc chƣa
có đƣợc một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi nhƣ Pataya, Phuket (Thái Lan),
Sentosa (Singapore), Bali (Indonesia), hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc
điểm này ảnh hƣởng đến việc thu hút đƣợc sự chú ý của khách du lịch, không kéo
dài đƣợc thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi
tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam.
Nguồn nhân lực cho du lịch chƣa đƣợc đào tạo một cách có hệ thống về
chuyên môn và lỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kĩ năng công nghệ thông
tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không
đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lƣợng
các công ty du lịch lữ hành trong nƣớc, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành
mạnh về giá, giảm chất lƣợng dịch vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.

16
Hiện nay sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phƣong, lãnh thổ tuy gần
đây có nhiều tiến bộ nhƣng vẫn còn yếu hoặc thiếu (Tổng Cục Du lịch, Bộ Tài nguyên
và môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Bộ Công
An), đặc biệt là việc quản lí các nguồn lực tự nhiên. Cũng chƣa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành (tài chính, ngân hàng, hàng không, biên phòng, hải quan, điện lực và
viễn thông...) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng
trong ngành du lịch Việt Nam cũng chƣa đƣợc cải tiến nhiều.
Vấn đề cảnh quan môi trƣờng du lịch chƣa đƣợc chú trọng đúng mức: Với
nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền thông lịch
sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên
phong phú và sự đa dạng của các nền ch dân tộc, thời gian gần đây Việt Nam đã nổi
lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách quốc tế. Tuy nhiên sự
gia tăng lớn về khách du lịch, trong khu việc giữ gìn cảnh quan, môi trƣờng tại các
khu, điểm du lịch lại chƣa đƣợc chú trọng đúng mức đã và đang gây ra các tác động
không tốt tới môi trƣờng du lịch.
II. NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
1. Khái niệm. đặc điểm và yêu cầu của HNKTQT đối với ngành dịch vụ du lịch
1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình mà chủ thể là các quốc gia, các doanh
nghiệp tham gia vào môi trƣờng kinh doanh mang tính chất toàn cầu, khu vực với
các quy luật chung (luật chơi) mang và có yếu tố cạnh tranh.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ thực chất là quá trình gắn kết
ngành dịch vụ Việt Nam với dịch vụ thế giới với mục tiêu giành thị trƣờng, tranh
thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm của các nƣớc và các tổ chức quốc tế, tham gia
phân công lao động quốc tế để khai thác tiềm năng bên ngoài, kết hợp và phát huy
tối đa nội lực nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh và vị thế của nền kinh tế Việt
Nam.
Đây cũng là quá trình mở cửa ngành dịch vụ của Việt Nam, điều chỉnh các
chính sách, luật lệ của Việt Nam cho hợp với thông lệ quốc tế và các hiệp ƣớc, hiệp
định mà Việt Nam đã kí kết và cam kết với các nƣớc, các tổ chức quốc tế. Quá trình

17
hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, và hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ phải đảm bảo
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có
lựo, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà
Việt Nam kí kết hoạc tham gia, tăng cƣờng quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết
lẫn nhau giữa các dân tộc.
1.2. Đặc điểm
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ là một quá trình mà
trọng tâm là đƣa ngành dịch vụ Việt Nam hội nhập vào ngành dịch vụ thế giới và
mở cửa ngành dịch vụ. Đó vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu nội tại của sự
phát triển ngành dịch vụ Việt Nam khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh
tế thế giới. Điều đó xuất pháp từ việc phải thực hiện các nội dung:
- Kí kết và tham gia các định chế và tổ chức quốc tế; cùng các thành viên
đàm phán xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định, cam kết đối với
các thành viên của các định chế, tổ chức đó;
- Tiến hành các công việc cần thiết ở trong nƣớc bảo đảm đạt đƣợc mục tiêu
của quá trình hội nhập cũng nhƣ thực hiện các quy định, cam kết quốc tế về dịch vụ.
Cụ thể là cần điều chỉnh các chính sách trong nƣớc theo hƣớng tự do hóa, mở cửa,
giảm thiểu và tiến tới dỡ bỏ các rào cản làm cho việc di chuyển của khách du lịch
ngày càng thuận tiện, thông thoáng hơn.
- Thực hiện các cam kết của WTO về việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ. Đồng
thời quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới và tham gia vào các hoạt động xúc tiến
phát triển dịch vụ, hội nhập vào thị trƣờng dịch vụ thế giới một cách toàn diện.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ diễn ra ở nhiều cấp độ
khác nhau với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Tùy theo tình hình thời gian
và không gian cụ thể mà sự tham gia hội nhập dịch vụ quốc tế đƣợc thực hiện theo
các cấp độ sau: đơn phƣơng, song phƣơng hoặc đa phƣơng. Các cấp độ tham gia
này đƣợc biểu hiện dƣới nhiều vẻ khác nhau, có thể từ thấp đến cao, từ song
phƣơng đến đa phƣơng, cũng có khi tham gia cùng một lúc ở nhiều cấp độ. Hội
nhập kinh tế quốc tế trong ngành dịch vụ cũng có thể đƣợc tiến hành ở nhiều cấp độ

18
quốc gia hoặc cấp địa phƣơng hay một tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ...
Điều đó phụ thuộc vào từng nội dung cụ thể của hoạt động du lịch, sự phân cấp
quản lí trong lĩnh vực dịch vụ.
Ba là, quá trình mở cửa ngành dịch vụ là quá trình phức tạp, vừa hợp tác vừa
đấu tranh lẫn nhau
Trên thế giới, lực lƣợng tham gia toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế bao gồm nhiều nƣớc khác nhau. Mặc dù vậy, có thể dựa trên hai tiêu thức
cơ bản sau để phân loại các nƣớc tham gia.
- Nếu căn cứ theo định hƣớng phát triển củamỗi loại nƣớc có thể chia thành:
các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa; các nƣớc dân tộc chủ nghĩa vừa thoát khỏi ách đô hộ
thực dân; các nƣớc đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa.
- Nếu căn cứ theo trình độ phát triển có thể chia thành: các nƣớc phát triển,
các nƣớc đang phát triển; các nƣớc chậm phát triển.
Hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia theo đuổi những mụ tiêu và lợi ích
khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Các nƣớc phát triển đứng đầu là Hoa Kì không
chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà còn tìm mọi cách để chi phối thị trƣờng thế
giới, mƣu toan áp đặt cái gọi là “giá trị của Hoa Kì và phƣơng Tây” ra toàn thế giới.
Các nƣớc dân tộc chủ nghĩa, các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển cũng
muốn tranh thủ và lợi dụng quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế để có
điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế độc lập của mình. Các nƣớc theo con
đƣờng xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, tham gia quá
trình toàn cầu hóa kinh tế để tranh thủ những điều kiện thuận lợi của môi trƣờng
kinh tế quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa.
Mở cửa ngành dịch vụ cũng không nằm ngoài bối cảnh cung đó. Ngành dịch
vụ Việt Nam muốn phát triển phải hội nhập với ngành dịch vụ thế giới. Trong quá
trình hội nhập, dịch vụ Việt Nam cũng phải đấu tranh với những mục tiêu đối lập lại
lợi ích của Việt Nam, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xây dựng bản sắc
du lịch riêng của Việt Nam, đƣa ngành dịch vụ Việt Nam phát triển góp phần vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.

19
Điều đó cho thấy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chứa đựng những quan
hệ lợi ích chằng chịt, đầy mâu thuẫn, phức tạp, vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ thực chất là tham gia
cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế và ngay trong thị trƣờng nội địa.
Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc mở cửa nền kinh
tế Việt Nam, hạ thấp hàng rào thuế quan, dỡ bỏ các rào cản sẽ đƣợc thực hiện một
cách triệt để trong thời gian ngắn. Các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam phải
vƣơn ra thị trƣờng thế giới và các doanh nghiệp du lịch quốc tế sẽ vào thị trƣờng
Việt Nam. Do đó, không những phải cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới mà du lịch
Việt Nam còn phải cạnh tranh ngay tại thị trƣờng trong nƣớc. Để hội nhập trong
lĩnh vực du lịch có hiệu quả, phải ra sức tăng cƣờng nội lực, đổi mới, điều chỉnh cơ
chế, chính sách cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này nhiều khi có cảm tƣởng
là cá nƣớc tham gia bị ép phải đổi mới, mở cửa, nhƣng thực ra đó là vì sự phát triển
của chính mình.
Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ là hệ quả của toàn
cầu hóa kinh tế, là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau diễn ra ở nhiều cấp
độ, quy mô và phƣơng thức mà trọng tâm là mở cửa ngành dịch vụ thông qua đổi
mới các luật lệ, chính sách, cơ chế tập quán kinh doanh cho phù hợp với thông lệ
quốc tế, nhằm tạo điều kiện huy động tối đa sức mạnh của nội lực, kết hợp với
ngoại lực để thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển, hƣớng tới chiếm một vị trí chiến
lƣợc trong nền kinh tế quốc dân.
1.3. Yêu cầu của HNKTQT đối với ngành dịch vụ
Khu vực dịch vụ nói chung và thƣơng mại dịch vụ nói riêng ngày càng đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh
quá trình toàn cầu hoá và việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ đang diễn
ra mạnh mẽ. Sự phát triển các lĩnh vực có hàm lƣợng tri thức và giá trị gia tăng cao
cũng nhƣ sự liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ với các ngành công nghiệp và nông nghiệp
là một nhân tố quyết định đảm bảo khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế.
Đối với với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, những nguồn lợi và cơ
hội xuất khẩu lớn nhất bắt nguồn từ các ngành dịch vụ nhƣ du lịch, vận tải và xuất

20
khẩu lao động. Chính vì thế, Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cƣ, góp phần
đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế.
Những ngƣời tiêu dùng dịch vụ sẽ có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ một
cách dễ dàng hơn. Tính đa năng của các dịch vụ đƣợc cung cấp cũng sẽ làm cho
những nhu cầu khác nhau của ngƣời dân đƣợc thoả mãn ở mức độ cao nhất. Việc thị
trƣờng đƣợc tự do hoá, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ tăng lên, giúp cho
ngƣời dân đƣợc hƣởng các dịch vụ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc một số thị
trƣờng dịch vụ hạ tầng, nhƣ dịch vụ tài chính, viễn thông, vận tải đƣợc tự do hoá sẽ
tác động đến mọi ngành nghề trong nền kinh tế nói chung và các lĩnh vực nói riêng.
Điều này thể hiện ở việc các chi phí cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ giảm, ngƣời
dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ với giá thấp hơn. Các dịch vụ hạ tầng còn là đầu vào
cho các ngành sản xuất hàng hoá khác, nên chi phí sản xuất và giá cả hàng hoá cũng
giảm theo. Nhƣ vậy, nhờ có tự do hoá thƣơng mại dịch vụ, lợi ích của ngƣời tiêu
dùng sẽ đƣợc nâng lên qua hai kênh: giảm giá cả hàng hóa - dịch vụ, và gia tăng
mức độ đa dạng của dịch vụ đƣợc cung cấp.
Về phía nhà cung cấp dịch vụ, tự do hoá thị trƣờng dịch vụ sẽ tạo điều kiện
cho các nhà cung cấp nâng cao lợi nhuận của mình. Nhƣ đã nói ở trên, việc tự do
hoá thị trƣờng dịch vụ dẫn đến việc gia tăng cạnh tranh và mức độ hiệu quả của các
thị trƣờng dịch vụ hạ tầng, qua đó giảm chi phí, lợi nhuận tăng. Hơn nữa, với cam
kết mở cửa ngành dịch vụ, tính minh bạch trong chính sách của Chính phủ sẽ đƣợc
nâng cao đáng kể. Quá trình đƣa ra quyết định sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ phần nào trở nên dễ dàng hơn, vì thế các doanh nghiệp không phải tốn chi
phí để theo dõi những thay đổi trong chính sách. Việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ tạo
ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp trong nƣớc tiếp cận đƣợc thị trƣờng
thế giới, tiếp cận thêm đƣợc đầu tƣ, công nghệ và kĩ năng quản lí mới từ bên ngoài.
Ngoài ra, mở cửa các thị trƣờng dịch vụ trong nƣớc nhằm tạo ra các cơ hội
việc làm mới và thúc đẩy năng suất và đổi mới. Việc cải cách các thị trƣờng dịch vụ

21
sẽ mang lại các cơ hội cho các công ty triển khai các dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu
đang tăng và tạo việc làm.
Nhìn từ khía cạnh tổng thể của nền kinh tế, tự do hoá thị trƣờng dịch vụ sẽ
làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trƣớc hêt, mở cửa thị trƣờng dịch vụ sẽ
có khuyến khích quá trình chuyển giao công nghệ. Thông qua cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, các nguồn lực đầu vào nhƣ sức lao động, vốn, công nghệ cũng nhƣ
các tài nguyên khác sẽ đƣợc phân bổ một cách hiệu quả. Không có hiện tƣợng một
ngành nào đó sử dụng quá nhiều hoặc quá ít nguồn lực, vì các nhân tố này sẽ đƣợc
phân bổ cho đến khi hiệu quả cận biên của chúng đƣợc cân bằng. Mở cửa thị trƣờng
dịch vụ, do đó, có thể đóng góp vốn cho tăng trƣởng và phát triển bằng cách khuyến
khích nhập khẩu dịch vụ với giá rẻ hơn và thay thế cho các dịch vụ mà trong nƣớc
cung cấp kém hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp giải phóng các tài nguyên và nguồn
lực cho các mục đích khác. Hơn nữa, bản thân việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ cũng
có vai trò củng cố và xúc tiến xuất nhập khẩu hàng hoá. Điều này là do các chi phí
liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá nhƣ chi phí thanh toán, bảo hiểm, vận tải...
đƣợc giảm đáng kể nhờ các rào cản với những dịch vụ này đã bị dỡ bỏ.
Hơn nữa, dòng FDI trên thế giới hiện đang có xu hƣớng tập trung vào lĩnh
vực dịch vụ. Là một nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút
vốn FDI vào lĩnh vực này. Việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ cho nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng phát triển của các
ngành dịch vụ, qua đó, góp phần tăng trƣởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ngƣợc lại, sự tăng trƣởng và phát
triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức hấp dẫn và
cạnh tranh thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác.
Trong thế giới ngày nay, thực tế không có một quốc gia nào, không một nhà
hoạch định chính sách nào chống lại hội nhập kinh tế quốc tế. Đi ngƣợc lại một xu
thế của thời đại, dẫu đó là một xu thế phức tạp chứa đựng cả những mặt tiêu cực,
những mƣu đồ của siêu cƣờng này, càng quốc khác, không bao giờ là dấu hiệu của
sự sáng suốt. Ngành dịch vụ của Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế này. Hội

22
nhập trong lĩnh vực dịch vụ là một tất yếu khách quan và cũng đáp ứng đƣợc đòi
hỏi nội tại của ngành vì sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ Việt Nam.
2. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành dịch vụ du lịch Việt Nam
2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu tự do hoá dịch vụ du lịch
Toàn cầu hóa đƣợc khởi nguồn từ các nƣớc phát triển, nhƣng đến nay nó
đang lôi kéo đƣợc tất cả các nƣớc tham gia, kể cả các nƣớc chậm phát triển. Tính tất
yếu của nó đƣợc bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trƣờng vốn là hệ
thống mở, không hạn chế bởi các đƣờng biên giới quốc gia, ranh giới dân tộc,
chủng tộc và tôn giáo. Nó đƣợc quy định bởi những lợi ích thu đƣợc từ quá trình
toàn cầu hóa.
Đây là một tất yếu bởi tất cả các nƣớc trên thế giới, từ nƣớc công nghiệp phát
triển cho tới những nƣớc đang phát triển, muốn phát triển đƣợc nền kinh tế của
nƣớc mình không thể độc lập mà phát triển đƣợc. Do vậy xuất phát từ lợi ích của
mình, các nƣớc liên kết với nhau để cùng phát triển. Các liên kết kinh tế khu vực và
liên khu vực phát triển mạnh mẽ, nhất là từ 1990 đến nay tăng đột biến. Hiện nay có
khoảng 250 tổ chức liên kết khu vực trên toàn thế giới. Các liên kết khu vực, liên
khu vực và toàn cầu đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động
thƣơng mại quốc tế, nó điều tiết hoạt động thƣơng mại giữa các nƣớc. Các tổ chức
liên kết khu vực và liên khu vực, đặc biệt là WTO đề ra các định chế điều tiết
thƣơng mại thế giới, thƣơng mại quốc tế là bị phụ thuộc bởi các định chế đó. Hiện
nay, 90% lƣu lƣợng thƣơng mại quốc tế thuộc về các tổ chức thƣơng mại.
Quá trình toàn cầu hoá mang lại những hệ quả rất tích cực. Toàn cầu hoá
thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá các lực lƣợng sản xuất, đem lại sự tăng trƣởng
kinh tế cao. Nhƣ vậy, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm những tiền
đề rất quý cho xã hội mới hiện đại của con ngƣời.
Toàn cầu hoá thúc đẩy quá trình tự do hoá dịch vụ trong đó có tự do hoá
ngành dịch vụ du lịch sẽ làm giảm bớt hoặc huỷ bỏ các rào cản ngăn cách, làm cho
việc cung cấp dịch vụ của mỗi nƣớc có thị trƣờng tiêu thụ rộng hơn, do đó kích
thích sản xuất phát triển. Nhờ đó sẽ thúc đẩy phân công lao động quốc tế theo

23
hƣớng chuyên môn hoá, làm cho các nguồn lực ở mỗi nƣớc đƣợc sử dụng hợp lí và
có hiệu quả hơn.
Toàn cầu hoá làm gia tăng các luồng chuyển giao vốn và công nghệ. Quá
trình này tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất
quan trọng, rất cần thiết cho các nƣớc đang phát triển, từ các nguồn lực vật chất đến
các nguồn lực tri thức và kinh nghiệm cả về tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của
quốc gia và ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng hộ. Toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế một mặt gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về sức cạnh tranh và
hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố
chất lƣợng, yếu tố thời gian, yếu tố có giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu
quả. Mặt khác, toàn cầu hoá mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới,
những thị trƣờng mới, những đối tác mới cho từng nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát
triển. Có thể nói đó là thời cơ lịch sử.
Toàn cầu hoá củng cố và tăng cƣờng các thể chế quốc tế, thúc đẩy sự xích lại
gần nhau giữa các dân tộc,làm cho con ngƣời ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết
lẫn nhau, nắm đƣợc tình hình cập nhật ở mọi nơi và có thể góp phần tác động nhanh
chóng đến mọi sự kiện.
Là quốc gia nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của
ngành du lịch Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế phát triển chung của ngành du
lịch khu vực. Bên cạnh đó, do lợi thế về vị trí địa lí, kinh tế - chính trị ổn định, tài
nguyên phong phú,...ngành du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng
cƣờng phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và trên thế giới.
Việt Nam trong tiến trình đổi mới, hội nhập cùng phát triển đƣợc cộng đồng quốc
tế đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, cơ hội đầu tƣ hấp dẫn, đƣợc ƣa chuộng
nhất châu Á. Ngành du lịch đƣợc khẳng định là một trong những ngành kinh tế trọng điểm,
góp phần vào sự phát triển của các ngành liên quan. Việt Nam là nƣớc có những bƣớc đi
vững chắc trên con đƣờng hội nhập và đạt đƣợc nhiều thành công: chính trị ổn định, kinh
tế tăng trƣởng, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững. Việt Nam luôn có đủ năng lực và trí
tuệ vƣơn tới những đỉnh cao mới trong hoạt động kinh tế và hợp tác quốc tế.

24
Định hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan của du lịch Việt Nam. Ngành du lịch
Việt Nam cần phải đánh giá đúng khoảng cách trong du lịch và tiến tới hội nhập
giữa các ngành, đơn vị nhằm tạo nên một sức mạnh tổng hợp đối với các sản phẩm
du lịch mới.
Hợp tác để cùng phát triển, ngành du lịch Việt Nam phải chủ động có những
bƣớc chuyển mạnh theo hƣớng đối ngoại nhƣ tổ chức hội nghị, hội thảo, tham gia
hội chợ quốc tế về các du lịch nhằm tạo sân chơi hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế cũng
đồng nghĩa với ngành du lịch Việt Nam cũng phải chuyển mình để thích nghi, nắm
bắt đƣợc cơ hội do quá trình hội nhập mang lại nhƣng đồng thời vƣợt qua đƣợc
thách thức của chính quá trình mở cửa này.
2.2. HNKTQT tạo cơ hội để ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ
Việt Nam có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí và chính trị. Nằm ở trung tâm
Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa, vừa thông rộng với đại
dƣơng, có vị trí giao lƣu quốc tế thuận lợi cả về đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng sắt,
đƣờng bộ và đƣờng không. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân
lực dồi văn hóa, ngƣời Việt Nam cần cù và mến khách là những yếu tố quan trọng
cho du lịch phát triển.
Tài nguyên thiên nhiên du lịch của nƣớc ta rất phong phú và đa dạng. Các
đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình và hải đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên
tạo cho Việt Nam sự đa dạng và phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái có giá
trị cho phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh
thái sông hồ, hệ sinh thái rừng, hang động...Điển hình nhƣ Vịnh Hạ Long, khu du
lịch Phong Nha- Kẻ Bàng, đảo Phú Quốc...
Tài nguyên du lịch văn hóa của Việt Nam phong phú với lịch sử hàng ngàn
năm dung nƣớc và giữ nƣớc. Trong số khoản 40.000 di tích có hơn 2.000 di tích
đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng. Nhiều di tích đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn
hóa thế giới nhƣ quần thể di tích triều Nguyễn ở cố đô Huế, khu đô thị cổ Hội An,
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên...

25
Ngoài ra, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống với kĩ năng độc đáo, nhiều
lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng
54 dân tộc với nhiều nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực đƣợc hòa quyện, đan
xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị đã tạo cho du lịch Việt Nam có nhiều
điều kiện khai thác về du lịch văn hóa- lịch sử, thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt
của du khách.
Việt Nam là đất nƣớc thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tƣơi, địa hình có
núi, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên, núi non đã tạo nên những
vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá,
nhiều điểm nghỉ dƣỡng và danh lam thắng cảnh nhƣ Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo
(Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh); động Tam Thanh (Lạng
Sơn), động Tự Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng
(Quảng Bình); thác Bản Giốc (Cao Bằng)
Tài nguyên du lịch có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành lãnh thổ du lịch.
Tài nguyên du lịch đƣợc chia thành 2 nhóm lớn:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình đặc sắc, điều kiện khí hậu, nƣớc, sinh
vật và các HST đặc biêt, các di sản thiên nhiên thế giới...
- Tài nguyên du lịch nhân văn: di tích lịch sử, văn hoá kiến trúc, lễ hội, các đối
tƣợng liên quan đến dân tộc học, đối tƣợng văn hoá, thể thao, di sản văn hoá thế giới.
2.3. Vị trí, vai trò của ngành dịch vụ du lịch ngày càng quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của Việt Nam
Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, ở nhiều nƣớc phát triển, thậm
chí du lịch đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá mức sống và chất lƣợng cuộc sống, môi
trƣờng sống và môi trƣờng làm việc ngày càng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và du
lịch là một hƣớng giả quyết nhằm tái sản xuất sức lao động...
Trong 10 năm qua, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 14 lần, trong đó
năm 2007 đã đón 3,58 triệu lƣợt khách quốc tế, tăng trƣởng 10,43 % so với năm
2005. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, trung bình mỗi khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam chi tiêu hơn 900 USD đã góp phần đẩy mạnh doanh thu “xuất khẩu
tại chỗ” năm 2005 lên trên 3 tỷ USD. Số du khách tới Việt Nam đã tăng trung bình

26
10%/năm từ 2000 lên 3,5 triệu ngƣời năm 2006. Dự đoán số du khách tới Việt Nam
sẽ tăng lên tới 8 triệu ngƣời vào năm 2010.
Những đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng gia
tăng, khẳng định vai trò quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế. Do đó,
trong Nghị quyết của Đảng và Chiến lƣợc phát triển ngành du lịch Việt Nam đã xác
định: xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

27
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM

I. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH


1. Cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kì về
dịch vụ du lịch
Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kì (BTA) đƣợc kí kết
ngày 13/07/2000 và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, Hiệp định này đƣợc đánh giá
là hiệp định thƣơng mại song phƣơng toàn diện nhất mà Việt Nam và Hoa Kì từng
đàm phán, quy định các nghĩa vụ toàn diện nhất cho cả 2 bên. Hiệp định thƣơng mại
Việt Nam - Hoa Kì có hiệu lực đánh dấu một bƣớc phát triển quan trọng của nền
kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và có ảnh hƣởng sâu sắc
đến các ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành du lịch… Hiệp định này mở
ra một triển vọng to lớn cho việc thu hút đầu tƣ, công nghệ du lịch, cũng nhƣ thu
hút số du khách nƣớc ngoài (gồm cả khách đi du lịch và khách sang tìm hiểu thị
trƣờng, làm kinh tế). Các quy định về mở cửa thị trƣờng dịch vụ du lịch giữa hai bên
đƣợc quy định ở Chƣơng III (chƣơng về thƣơng mại dịch vụ) và phụ lục F đính kèm
theo Hiệp định.
Theo hiệp định này, Việt Nam đã cam kết tƣơng đối thông thoáng trong lĩnh
vực dịch vụ du lịch (xem bảng 1). Trong phân ngành khách sạn và nhà hàng, Việt Nam
cho phép các công ty Hoa Kì đƣợc thành lập liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh
với các đối tác Việt Nam hay công ty 100% vốn Hoa Kì. Còn trong phân ngành dịch
vụ đại lí và điều phối lữ hành, Việt Nam cho phép các công ty Hoa Kì đƣợc lập liên
doanh với đối tác Việt Nam, trong đó có phần góp vốn của các công ty Hoa Kì không
vƣợt quá 49% vốn pháp định của liên doanh, 3 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, hạn
chế này sẽ đƣợc nâng lên 51% và 5 năm sau khi hiệp định hiệu lực, hạn chế này sẽ
đƣợc bãi bỏ, với điều kiện các công ty này phải đầu tƣ xây dựng khách sạn, nhà hàng.

28
Bảng 1: Cam kết của của Việt Nam về dịch vụ du lịch trong Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kì

Ngành và A. Khách sạn và nhà hàng bao gồm:


phân - dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn B. Dịch vụ đại lí lữ hành và điều phối du lịch lữ hành
ngành - dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống

(1) Không hạn chế (1) Không hạn chế


(2) Không hạn chế (2) Không hạn chế
(3) Các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kì cùng (3) Các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kì đƣợc phép cung cấp dịch
với việc đầu tƣ xây dựng khách sạn, nhà hàng vụ dƣới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam.
Hạn chế
đƣợc phép cung cấp dịch vụ thông qua thành Phần vốn góp của của phía Hoa Kì không vƣợt quá 49% vốn pháp
tiếp cận
lập liên doanh với đối tác VN hay xí nghiệp định của liên doanh và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, hạn chế
thị trƣờng
100% vốn Hoa Kì. này là 51% và 5 năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, hạn chế
(4) Chƣa cam kết ngoài các cam kết chung và này đƣợc bãi bỏ.
giám đốc khách sạn hay nhà hàng phải thƣờng (4) Không hạn chế, trừ các cam kết chung.
trú tại Việt Nam.
(1) Không hạn chế
(1) Không hạn chế (2) Không hạn chế
Hạn chế
(2) Không hạn chế (3) Các hƣớng dẫn viên trong liên doanh phải là công dân Việt
đối xử
(3) Không hạn chế Nam. Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tƣ Hoa Kì chỉ đƣợc
quốc gia
(4) Chƣa cam kết ngoài các cam kết chung kinh doanh dịch vụ đƣa khách vào du lịch Việt Nam (Inbound).
(4) Chƣa cam kết, trừ các cam kết chung.
Nguồn: Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt - Hoa Kì
Phƣơng thức cung cấp: (1). Cung cấp qua biên giới (2). Tiêu dùng ở nƣớc ngoài
(3). Hiện diện thƣơng mại (4). Hiện diện thể nhân

29
2. Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ du lịch
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới
vào ngày 11/01/2007. Chính các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này sẽ
có những tác động rất lớn đến tất cả các ngành, trong đó có ngành dịch vụ du lịch.
Việc đàm phán mở cửa thị trƣờng dịch vụ trong khuôn khổ đàm phán gia nhập Tổ
chức thƣơng mại thế giới (WTO) đƣợc tiến hành theo các nguyên tắc của Hiệp định
chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS).
Về diện cam kết, Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch
vụ đại lí lữ hành và điều hành tour du lịch, không cam kết dịch vụ hƣớng dẫn viên
du lịch. Theo đánh giá của giới chuyên môn về các cam kết trong WTO về dịch vụ
du lịch, Việt Nam mở cửa thị trƣờng du lịch tƣơng đối mạnh mẽ so với một số
ngành dịch vụ khác nhƣ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm (xem bảng 2).
Việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO đƣợc áp dụng nhƣ các cam kết
của GATS. Nhƣ vậy trong các cam kết của mình đối với WTO, Việt Nam cam kết
không hạn chế đối với phƣơng thức 1 và 2. Đối với phƣơng thức 3, Việt Nam không
cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, chi nhánh cung cấp dịch vụ
du lịch tại Việt Nam (phù hợp với Điều 51, 42 Luật Du lịch Việt Nam 2005) mà chỉ
cam kết cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài thành lập liên doanh với đối
tác Việt Nam; không hạn chế vốn nƣớc ngoài trong liên doanh (Luật Du lịch Việt
Nam 2005 chƣa đề cập đến). Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép cung cấp dịch vụ đƣa khách vào du lịch
Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam nhƣ là
một phần của dịch vụ đƣa khách vào du lịch Việt Nam mà không đƣợc phép thực
hiện các dịch vụ gửi khách trong nƣớc. Công ty nƣớc ngoài tuy đƣợc phép đƣa cán
bộ quản lí vào làm việc tại Việt Nam nhƣng ít nhất 20% cán bộ quản lí của công ty
phải là ngƣời Việt Nam.Tuy nhiên, hƣớng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phải là ngƣời Việt Nam; và các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép cung cấp dịch vụ Inbound và lữ hành
nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam nhƣ một phần của dịch vụ đƣa khách

30
vào du lịch Việt Nam. Đối với phƣơng thức 4, Việt Nam vẫn không cho phép
hƣớng dẫn viên du lịch nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam.

31
Bảng 2: Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ du lịch

Ngành và phân ngành Hạn chế tiếp cận thị trƣờng Hạn chế đối xử quốc gia

A. Khách sạn và nhà hàng (CPC 641-


(1) Không hạn chế (1) Không hạn chế
643)

(1) Không hạn chế (1) Không hạn chế


(2) Không hạn chế (2) Không hạn chế
(3) Không hạn chế, ngoại trừ nhà cung (3) Không hạn chế, trừ các hƣớng dẫn
cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc phép cung viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
B. Dịch vụ đại lí lữ hành và điều hành
tour (CPC 7471) cấp dịch vụ dƣới hình thức liên doanh với nƣớc ngoài là công dân Việt Nam. đƣợc
đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế phép đƣa khách vào du lịch Việt Nam
phần góp vốn của phía nƣớc ngoài. (Inbound).
(4) Không hạn chế, trừ các cam kết (4) Chƣa cam kết, trừ các cam kết chung.
chung.
Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam
Phƣơng thức cung cấp: (1). Cung cấp qua biên giới (2). Tiêu dùng ở nƣớc ngoài
(3). Hiện diện thƣơng mại (4). Hiện diện thể nhân

32
3. Cam kết của Việt Nam trong trong ASEAN về dịch vụ du lịch
Trong khuôn khổ hợp tác đa phƣơng trong ASEAN, Du lịch Việt Nam đã có
quá trình hơn 10 năm tham gia cùng các bộ, ngành vào hoạt động đàm phán để có
đƣợc những kết quả phân ngành hợp tác rất cụ thể và hiệu quả.
Đến tháng 6/2004, Việt Nam đã cho phép đối tác ASEAN đƣợc liên doanh
đầu tƣ về khách sạn, khu nghỉ du lịch tổng hợp. Việt Nam cũng cho phép đối tác
ASEAN đƣợc tham gia 3 phân ngành là xếp chỗ trong khách sạn, phục vụ ăn trong
nhà hàng, phục vụ uống không có chƣơng trình giải trí.
Từ năm 2005, ASEAN đã thực thi một hƣớng đi mới, phát triển hội nhập khu
vực dựa trên sự liên kết của 11 ngành ƣu tiên, trong đó ngành dịch vụ du lịch đƣợc
đẩy nhanh hơn.
Du lịch Việt Nam đã cùng các nƣớc thành viên hoàn thành vòng 3 đàm phán
hợp tác dịch vụ ASEAN với việc thống nhất nội dung cam kết dịch vụ lữ hành, góp
phần đẩy mạnh luồng khách, vốn đầu tƣ du lịch trong ASEAN. Trong đó Việt Nam
cho phép đối tác nƣớc ngoài có thể liên doanh với đối tác Việt Nam với vốn đóng
góp không vƣợt quá 49% vốn pháp định của liên doanh và 05 năm sau khi cam kết
có hiệu lực, hạn chế này sẽ là 51%. Hƣớng dẫn viên du lịch trong liên doanh phải là
công dân Việt Nam. Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ
đƣợc kinh doanh dịch vụ đƣa khách vào du lịch Việt Nam.
Du lịch Việt Nam cũng chú trọng hợp tác song phƣơng với các nƣớc thành viên
ASEAN. Cho tới nay, Việt Nam đã miễn thị thực du lịch cho 09 nƣớc (trừ Myanmar)
trên cơ sở có đi có lại, tạo điều kiện cho khách các nƣớc đi du lịch Việt Nam.
Các nƣớc ASEAN đã cam kết mở cửa hoàn toàn ngành dịch vụ vào năm
2015 để tiến tới thực hiện mục tiêu thành lập “Cộng đồng kinh tế ASEAN” có thị
trƣờng và cơ sở sản xuất chung vào năm 2020.

33
II. TÁC ĐỘNG TỚI DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM DO VIỆC THỰC HIỆN
CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
1. Tác động tích cực
1.1. Đối với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam
1.1.1. Tạo nguồn thu cho Ngân sách
Khách du lịch cũng phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế, có thể là thuế trực
tiếp nhƣ thuế khởi hành (Departure tax) phải trả ở các sân bay, hoặc thuế phòng
(bed tax) cộng thêm vào các hoá đơn thanh toán lƣu trú tại khách sạn, cũng có thể là
thuế gián tiếp nhƣ thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá dịch vụ; hay các loại
phí nhƣ phí phục vụ trong nhà hàng, khách sạn. Vì du khách là “ngƣời mới” đối với
cộng đồng nên những khoản thuế họ đóng là nguồn thu thêm cho Nhà nƣớc (vì
chúng không từ các công dân của địa phƣơng).
Ngoài ra, du lịch còn cải thiện cán cân thƣơng mại quốc gia. Khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam thƣờng phải chi trả các dịch vụ và hàng hoá bằng ngoại tệ
khác nhau. Điều này mang lại hiệu quả giống nhƣ một ngành xuất khẩu do đó làm
cải thiện cán cân thanh toán thƣơng mại của quốc gia. Du lịch đƣợc coi nhƣ một
loại hàng hoá xuất khẩu (có thể có giá trị hơn vì nó không làm cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên của đất nƣớc nhƣ ngành khai khoáng). Nếu du lịch đƣợc duy trì thƣờng
xuyên và phù hợp thì có thể coi nhƣ là một nhân tố giữ ổn định một khoản thu ngoại
tệ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nƣớc có các mặt hàng xuất khẩu
chính có thể có sự nhạy cảm về giá cả hoặc thị trƣờng của các mặt hàng này có thể
bị thu hẹp. Đặc biệt càng có nghĩa đối với các nƣớc bị lệ thuộc vào sản xuất nông
nghiệp nhƣ Việt Nam sẽ gặp khó khăn về kinh tế nếu mùa màng thất bát do thời tiết
không thuận lợi.
Du lịch quốc tế góp phần tăng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam. Việc thiếu
ngoại tệ thƣờng gây ra sự hạn chế về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất
kì một quốc gia nào đều mong muốn cải thiện nền công nghiệp, hệ thống giao
thông, nguồn năng lƣợng...của mình nhƣng phải đối mặt với nhu cầu ngoại tệ khổng
lồ để chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ. Du khách quốc tế có thể giúp cung cấp

34
khoản ngoại tệ cần thiết đó. Môĩ năm thu nhập từ du lịch đạt 56.000 tỉ đồng, trong
đó từ ngoại tệ đạt 3 tỉ USD8. Nhƣ vậy, du lịch có tác dụng điều hoà nguồn vốn từ
vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự phát
triển kinh tế của vùng sâu, vùng xa.
1.1.2. Tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động
Du lịch là ngành dịch vụ có nhu cầu lớn về lao động, do vậy xu hƣớng chung
thừa nhận khi du lịch càng phát triển sẽ thu hút số lƣợng lao động càng lớn vào làm
việc trong các lĩnh vực hoạt động của ngành. Luật Du lịch Việt Nam 2005 cũng đã xác
định rõ phát triển du lịch có nhiệm vụ giải quyết lao động, việc làm cho nhân dân.
Thực tế phát triển ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua cho thấy lao
động sử dụng trong lĩnh vực du lịch đang có xu hƣớng tăng khá nhanh. Năm 2000
tổng số lao động trong ngành du lịch là 450.000 ngƣời, đến năm 2005 tổng số lao
động trong ngành đã tăng lên 1.224.096 ngƣời9. Hiện nay cả nƣớc có 1.035.000
ngƣời làm việc trong ngành du lịch. Theo ƣớc tính của ngành du lịch, từ nay đến
năm 2010, dƣới sự tác động của các cam kết về mở cửa ngành dịch vụ du lịch, Việt
Nam sẽ có cơ hội đón tiếp và phục vụ hơn 5,5 đến 6 triệu lƣợt khách quốc tế và
khoảng 25 đến 26 triệu lƣợt khách nội địa. Với lƣợng khách nhƣ vậy phải cần
khoảng 1,4 triệu lao động, trong đó, lao động trực tiếp khoảng 350 nghìn ngƣời; tỉ lệ
tăng bình quân mỗi năm là 8,5%, con số tƣơng ứng năm 2015 sẽ là 503.200 ngƣời.
Riêng lao động nghiệp vụ lễ tân, hƣớng dẫn viên, nhân viên phục vụ khách sạn
chiếm trên 308.000 ngƣời vào năm 2010 và hơn 567 nghìn ngƣời vào năm 2015.
Trong đó, số lƣợng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19.000
ngƣời/năm10. Đây là cơ hội cho lao động phổ thông tìm kiếm việc làm, đặc biệt là
du lịch thu hút nhiều lao động địa phƣơng. Sự phát triển của ngành du lịch giúp
chúng ta bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề truyền thống. Qua đó du lịch

8
Hoàng Anh Tuấn (2007), “Những thuận lợi và khó khăn của du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO”, ITDR News, số
11/2007, tr.31
9
Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trƣởng thành, tr.9, tr.10
10
Quang Ngọc, “Năm 2010: Ngành du lịch cần khoảng 1,4 triệu lao động”, 11:49 AM 16/03/2007
http://vietbao.vn/Viec-lam/Nam-2010-Nganh-du-lich-can-khoang-1-4-trieu-lao-dong/40191382/267/

35
tạo cơ hội giúp ngƣời dân địa phƣơng xoá đói giảm nghèo, làm giàu trên chính quê
hƣơng của mình và phần nào hạn chế luồng lao động di cƣ từ nông thôn lên thành
thị.
Mặt khác, do đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, du lịch là một
trong những ngành có nhu cầu và điều kiện sử dụng lao động nữ nhiều nhất so với
các ngành khác. Nhƣ vậy, không những du lịch có khả năng giải quyết khó khăn về
việc làm cho xã hội mà còn là ngành tạo nên sự cân đối trong việc sử dụng lao động
nữ, góp phần tích cực cho sự nghiệp bình đẳng giới.
1.1.3. Thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch
- Nhờ tăng cƣờng đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc:
Trên cơ sở xác định vị trí “mũi nhọn” của ngành du lịch trong công cuộc đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế; thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế trong lĩnh vực du lịch, Nhà nƣớc ta đã liên tục tăng cƣờng đầu tƣ nhằm phát
triển hạ tầng du lịch.

Bảng 3: Vốn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng du lịch

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Lƣợng vốn
266 380 450 500 550 620 750
(tỷ ®ång)
Nguån: Tæng Côc Thèng kª
Nguån vèn Ng©n s¸ch ®Ó tËp trung cho sù ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng du lÞch t¹i
c¸c tØnh - thµnh phè, ®¹i bé phËn ®Òu ®óng môc ®Ých vµ hiÖu qu¶. Tõ n¨m 2001,
thùc hiÖn chñ tr-¬ng tËp trung cho ph¸t triÓn du lÞch cña ChÝnh phñ, ng©n s¸ch Nhµ
n-íc ®· hç trî ®Çu t- c¬ së h¹ tÇng du lÞch cho c¸c ®Þa ph-¬ng. NÕu n¨m 2001, Nhµ
n-íc trÝch ng©n s¸ch 266 tû ®ång cÊp cho 23 khu du lÞch cña c¶ n-íc th× ®Õn n¨m
2005, Nhµ n-íc tiÕp tôc trÝch 550 tû ®ång tõ ng©n s¸ch hç trî h¹ tÇng cho c¸c khu
du lÞch träng ®iÓm, gåm 58 tØnh, thµnh phè víi kho¶ng 200 dù ¸n kh¸c nhau. Tæng
sè vèn hç trî ®Çu t- tõ ng©n s¸ch Nhµ n-íc trong 8 n¨m qua (2000-2007) cho du
lÞch ®· ®¹t 3516 tû ®ång, b×nh qu©n mçi n¨m t¨ng lªn 150 tû ®ång so víi n¨m tr-íc.
Ng©n s¸ch Nhµ n-íc cßn hç trî 2300 tû ®ång ph¸t triÓn khu du lÞch quèc gia t¹i c¸c

36
tØnh, thµnh phè nh- Ninh B×nh, H¶i Phßng, HuÕ, Hµ T©y, Qu¶ng Nam, Qu¶ng Ninh,
L©m §ång.
Nhµ n-íc hç trî c¸c ®Þa ph-¬ng cã khu du lÞch x©y dùng c¬ së h¹ tÇng nh-
®-êng giao th«ng nèi tõ ®-êng trôc chÝnh ®Õn c¸c ®Þa ®iÓm, khu du lÞch, cÇu c¶ng,
bÕn thuyÒn, b·i ®ç xe nh»m t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó tiÕp cËn c¸c ®iÓm du lÞch, c¸c
khu du lÞch. Kh¼ng ®Þnh giao th«ng lµ huyÕt m¹ch cña sù ph¸t triÓn du lÞch, víi tæng
vèn ®Çu t- 2.146 tØ ®ång cho c¬ së h¹ tÇng, ®-êng vµo c¸c khu du lÞch vµ ®-êng
trong khu du lÞch ®· ®-îc ®Çu t- 1.933,3 tØ ®ång, chiÕm 80% tæng vèn. Cßn l¹i lµ hç
trî ph¸t triÓn hÖ thèng cÊp ®iÖn n-íc cho c¸c khu du lÞch, hç trî ph¸t triÓn hÖ thèng
xö lÝ chÊt th¶i vµ c¸c c«ng t¸c b¶o vÖ m«i tr-êng, hç trî ph¸t triÓn hÖ thèng l-u tró
chiÕm 20%.
Nguån vèn ng©n s¸ch dµnh cho ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng trong du lÞch ®-îc
xem nh- lµ bµn ®¹p cho sù ph¸t triÓn du lÞch, lµ c¬ së ®Ó thu hót c¸c nguån lùc kh¸c
tham gia ®Çu t- c¸c c¬ së kinh doanh du lÞch, thóc ®Èy viÖc x· héi ho¸ ®Çu t-. Ng©n
s¸ch Nhµ n-íc hç trî h¬n 487 tû ®ång cho vïng s©u, vïng xa nh»m g¾n ph¸t triÓn
du lÞch víi gi¶m nghÌo ®ãi t¹i h¬n 20 tØnh.
Nh- vËy, ta cã thÓ kh¼ng ®Þnh qu¸ tr×nh héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ trong lÜnh
vùc du lÞch kh«ng chØ diÔn ra ë c¶ cÊp quèc gia mµ cßn ë cÊp ®Þa ph-¬ng. Qu¸ tr×nh
®ã t¸c ®éng khiÕn bé mÆt n«ng th«n ®-îc chØnh trang, gãp phÇn vµo c«ng cuéc c«ng
nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i hãa n«ng th«n, c¶i thiÖn møc sèng cña ng-êi d©n.
- Thu hót tõ vèn ®Çu t- n-íc ngoµi cho ngµnh du lÞch :
Bªn c¹nh ®ã, ngµnh du lÞch n-íc ta cßn thu hót ®-îc mét l-îng lín vèn ®Çu
t- n-íc ngoµi. ViÖc huy ®éng vèn ®Çu t- bªn ngoµi lµ mét nhu cÇu tÊt yÕu vµ cã ý
nghÜa hÕt søc quan träng ®èi víi ph¸t triÓn du lÞch, trong ®ã FDI ®ãng vai trß chñ
®¹o. Do vËy, h¹ tÇng du lÞch n-íc ta cã sù chuyÓn biÕn râ rÖt.
Bảng 4: FDI vào du lịch Việt Nam thời kỳ 2000 - 4/2008
(Đv: triệu USD)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 4/2008
Tổng vốn 22,8 10,3 239 127,3 250 4460 600 1800 1080
Nguồn: Tổng Cục Thống kê

37
Năm 2003, đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam nói chung và vào ngành du lịch
nói riêng có xu hƣớng chững lại, thậm chí suy giảm. Nguyên nhân của sự suy giảm
này không chỉ bởi các yếu tố bên ngoài mà còn phải kể đến các yếu tố bên trong của
nền kinh tế mặc dù một trong những lợi thế của đầu tƣ vào ngành du lịch là vòng
quay vốn ngắn, lƣợng vốn đầu tƣ không lớn, khả năng sinh lãi cao và ít rủi ro. Theo
một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực cho biết, thị trƣờng đầu tƣ vào du lịch
Việt Nam còn kém hấp dẫn là do một số yếu tố nhƣ chi phí điện nƣớc, chi phí cho
thuê văn phòng quá cao so với nhiều nƣớc trong khu vực, giải phóng mặt bằng
chậm và tốn kém.
Nhƣng đến năm 2007, Việt Nam đã bùng nổ các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài
vào lĩnh vực du lịch nhất là xây dựng các khách sạn cao sao. Chính bởi sự hấp dẫn
của du lịch Việt Nam, cộng với cơ chế cởi mở nên đã tăng sức hút vào du lịch đối
với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nếu nhƣ năm 2006 chỉ có 17 dự án đầu tƣ vào du
lịch, với số vốn chƣa đầy 600 triệu USD thì năm 2007, số dự án đầu tƣ đã tăng lên
47 dự án, tăng gần 2,5 lần và số vốn đăng kí đầu tƣ cũng đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng
gấp 3 lần so với năm 2006, bằng 1/3 tổng số vốn FDI cả nƣớc11. Các địa phƣơng thu
hút đƣợc nhiều dự án và vốn FDI nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm
Đồng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà, Đà Nẵng. Các nƣớc dẫn đầu
về số vốn FDI đầu tƣ vào các dự án du lịch là Singapore với 2 dự án và tổng số vốn
đăng kí gần 1,3 tỷ USD, Đài Loan có 15 dự án với 784 triệu USD, Hồng Kông có
41 dự án với 642 triệu USD, tiếp đến là các nƣớc Trung Quốc, Malaysia, Pháp,
Nhật Bản12.
Theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, tính đến tháng 4/2008, đã có 8.737 dự án với
tổng số vốn 104 tỷ USD đầu tƣ vào Việt Nam. Riêng đầu tƣ vào ngành du lịch đạt
10,8 tỷ USD chiếm hơn 10% tổng số vốn đăng kí13.

11
Hà Phƣơng - Nguyễn Vũ (2008), “WTO tạo sức hút mới đầu tƣ nƣớc ngoài vào du lịch Việt Nam ”, Du lịch Việt
Nam, số 01/2008, Hà Nội
12
Hà Phƣơng - Nguyễn Vũ (2008), “WTO tạo sức hút mới đầu tƣ nƣớc ngoài vào du lịch Việt Nam”, Du lịch Việt Nam,
số 01/2008, Hà Nội, tr.31
13
Đinh Ngọc Đức (2008), “Du lịch Việt Nam tham gia tổ chức thƣơng mại thế giới”, Du lịch Việt Nam, số 05/2008, Hà
Nội, tr.46,47

38
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, nhiều
tập đoàn kinh doanh khách sạn nƣớc ngoài coi Việt Nam là địa bàn hấp dẫn để triển
khai các dự án xây dựng khách sạn cao cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu của dòng khách
du lịch đang đổ vào Việt Nam ngày càng đông.
Một số tập đoàn lớn đã lên những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị đầu tƣ vào Việt Nam.
Trƣớc hết phải kể đến Tập đoàn Starwood đã đầu tƣ vào Việt Nam từ năm 2003 và đang
điều hành hai khách sạn Sheraton tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã lên kế
hoạch để chuẩn bị đầu tƣ tiếp; Tập đoàn Hyatt đã khai trƣơng khách sạn đầu tiên tạo thành
phố Hồ Chí Minh vào năm ngoái và hiện đang lên kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ xây dựng các
khách sạn tiếp theo. Tập đoàn quản lí khách sạn lớn nhất thế giới Inter Continential Hotels
Groups đã công bố sẽ xây dựng khách sạn đầu tiên này tại Việt Nam đầu năm 2009; Tập
đoàn quốc tế Millenium (Millenium International Group) phát triển dự án khu du lịch 5 sao
tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng với tổng vốn đầu tƣ dự kiến là 80 triệu USD; Công ty MH
Golden Sands (Hoa Kì) đầu tƣ khu du lịch phức hợp tiêu chuẩn 6 sao tại huyện Côn Đảo...
1.2. Đối với ngành du lịch Việt Nam
1.2.1. Số khách du lịch đến Việt Nam ngày càng gia tăng
Với việc cam kết không hạn chế trong phƣơng thức (2) - phƣơng thức cung
cấp dịch vụ tiêu dùng ngoài lãnh thổ, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có nhiều
cơ hội trong việc thu hút và đón nhận sự tăng trƣởng mạnh mẽ của dòng khách du
lịch quốc tế vào Việt Nam.
Trong những năm qua, lƣợng khách du lịch nƣớc ngoài đến nƣớc ta tăng
nhanh qua các năm, du lịch Việt Nam đƣợc đánh giá là đạt mức tăng trƣởng khá cao
so với các nƣớc trong khu vực. Từ năm 2000 cho đến nay, năm nào nƣớc ta cũng
đón hơn 2 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế. Năm 2001, tốc độ thu hút khách du lịch
nƣớc ngoài đạt 8,9%, Việt Nam đã đƣợc PATA xếp thứ 2 về tốc độ tăng trƣởng du
lịch trong khối ASEAN, và đƣợc WTO trao danh hiệu “Điểm du lịch thân thiện
nhất”. Riêng năm 2003, do chiến tranh Iraq và đại dịch SARS xảy ra, lƣợng khách
quốc tế đến nƣớc ta đã giảm 7,6% so với năm 2002. Song từ năm 2004, ngành du
lịch đã lấy lại đà tăng trƣởng. Năm 2005 là năm cuối của Chƣơng trình hành động
quốc gia về du lịch, cả nƣớc đã đón đƣợc 3,47 triệu lƣợt khách nƣớc ngoài. So với

39
mục tiêu của chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2010: năm 2005 đã đạt 3,2 - 3,5
triệu lƣợt khách số lƣợng quốc tế thì mục tiêu này gần nhƣ đạt đƣợc14.
Biểu đồ 1: Lƣợng khách đến Việt Nam từ năm 2000-2007
Đơn vị tính: 1000 lƣợt khách

4500 4190
4000 3560
3467
3500
3000 2927
2627 2428
2500 2330
2140
2000
1500
1000
500
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Năm 2007 là một năm thành công của ngành Du lịch Việt Nam bởi nhiều
điểm nổi bật, trong đó ấn tƣợng nhất là lƣợng khách quốc tế tới Việt Nam đã vƣợt
con số 4 triệu lƣợt và tăng 18% so với năm 2006. Đây là lần đầu tiên du lịch Việt
Nam đạt kỉ lục tăng trƣởng về lƣợng khách quốc tế: một năm tăng đƣợc 600.000
khách đến. Hàng chục năm trƣớc trƣớc đây, con số này đều ổn định ở mức 300.000
lƣợt khách. Năm cao nhất cũng không quá 500.000 lƣợt khách (xem biểu đồ 1).
Khách du lịch đến Việt Nam thời gian qua đã thể hiện sự chuyển đổi một cơ
cấu khác. Nếu trƣớc đây lƣợng khách đƣờng bộ và lƣợng khách chi trả thấp rất cao
(có những năm lƣợng khách đƣờng bộ và chi trả thấp chiếm đến hơn 30%), thì từ
năm 2007, tỉ lệ nhóm khách này đã giảm đáng kể trong tổng số khách đến. Điều này
chứng tỏ Việt Nam đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với những ngƣời có
khả năng chi trả cao và đi dài ngày hơn. Một trong những tín hiệu tốt đối với ngành
du lịch là khách đến với mục đích du lịch thuần tuý đã tăng lên 26%, khách thƣơng
mại tăng 16%, khách thăm thân nhân tăng 9%, khách đến với mục đích giảm xuống

14
Đỗ Hoàng Giang, “Ngành du lịch Việt Nam định hƣớng phát triển trong thời gian “, 4:23PM 2/03/2006,
http://vnexpress.net/vietnam/kinhdoanh/duongvaoWTO/2006/033b7d9d79

40
10%15. Trong năm 2007, tỉ lệ tăng trƣởng khách đến cao nhất từ các nƣớc khối
ASEAN đã chứng minh cho sự thành công của chiến lƣợc chuyển hƣớng thị trƣờng
lấy ASEAN là trọng tâm. Hàng loạt các ƣu đãi trong chính sách xuất nhập cảnh của
Việt Nam dành cho các nƣớc ASEAN, việc thực hiện các cam kết về mở cửa du lịch
đã tạo điều kiện thu hút du khách trong khu vực.
1.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch Việt Nam nâng cao chất lƣợng dịch vụ du
lịch
Đáp ứng yêu cầu của hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực đa
dạng hoá, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Từ năm 2000, triển khai kế hoạch nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch,
Tổng Cục Du lịch đã tổ chức hàng chục đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch trong
và nƣớc ngoài. Đƣợc sự phối hợp của các bộ ngành liên quan và các địa phƣơng,
ngành du lịch đã lựa chọn, hỗ trợ khôi phục và tổ chức 20 lễ hội tiêu biểu mỗi năm,
gắn với việc tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức du lịch trong nhân dân với
việc hình thành các tours du lịch văn hoá phục vụ khách trong và ngoài nƣớc. Các lễ
hội truyền thống đƣợc ngành du lịch hỗ trợ khôi phục, tổ chức đƣợc duy trì hàng
năm gắn với việc tuyên truyền thu hút khách, tạo điều kiện cho các hãng lữ hành
xây dựng thành tour bán cho khách nhƣ: Chử Đồng Tử - Hƣng Yên, Nguyễn Bỉnh
Khiêm - Hải Phòng, Cồng chiêng - Hoà Bình và Tây nguyên, Lồng Tồng - Thái
Nguyên, đền Hùng - Phú Thọ, Ponaga - Khánh Hoà, Ooc Om Booc - Sóc Trăng,
làng Sen - Nghệ An, cầu Ngƣ - Huế, phủ Dầy - Nam Định...
Ngành du lịch đã đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp 34 tour ở các địa phƣơng
trong cả nƣớc, từ văn hoá - lịch sử, sinh thái, làng nghề, thể thao - mạo hiểm. Các
doanh nghiệp lữ hành quốc tế, từ các tours cơ bản này đã vận dụng xây dựng thành
các chƣơng trình đa dạng, phù hợp thị hiếu khách, tổ chức xúc tiến, quảng cáo rộng
rãi trên thị trƣờng ngoài nƣớc và đƣa vào khai thác. Bên cạnh việc hỗ trợ các
chuyến khảo sát xây dựng sản phẩm mới, trong 3 năm qua, Tổng Cục Du lịch đã hỗ

15
Mai Châu, “Du lịch Việt Nam, một năm nhìn lại”, 6:15AM, 03/02/2008,
http://www.laodong.com.vn/Home/xuan2008_kinhte/2008/1/75414.laodong

41
trợ cho 45 làng bản, mời nhân dân huấn luyện để thiết lập những đội văn nghệ tại
các bản làng dân tộc ít ngƣời hoặc những làng xã có các loại hình nghệ thuật biểu
diễn truyền thống hấp dẫn, thu hút khách. Việc định hƣớng và hỗ trợ các hoạt động
văn nghệ văn hoá dân gian tại trên 40 điểm du lịch đông khách đã góp phần nâng
cao tính đa dạng và chất lƣợng của sản phẩm, nhân rộng hoạt động này trên toàn
quốc.
Sản phẩm du lịch Việt Nam, từ chỗ chủ yếu đƣợc hình thành thụ động, dịch
vụ thiếu chuyên nghiệp, nay đã cải thiện rõ rệt về chất lƣợng và số lƣợng. 20 điểm
du lịch đông khách đƣợc khảo sát và có kế hoạch đầu tƣ nâng cấp đã góp phần tạo
nét mới và tăng tính đa dạng của sản phẩm, ngành du lịch đã hỗ trợ kinh phí và phối
hợp thiết lập đƣợc 5 tour du lịch liên hoàn trong nƣớc (tour liên vùng nhƣ con
đƣờng huyền thoại đƣờng Hồ Chí Minh dọc theo dải Trƣờng Sơn, hành trình di sản
miền Trung, hành trình 1000 năm những kinh đô Việt Nam, hƣớng về cội nguồn tại
Yên Bái - Lào Cai - Phú Thọ, con đƣờng xanh Tây Nguyên) và nâng cấp 2 tours
liên quốc gia (tour Việt - Lào - Thái và tour dọc sông Mekong từ Việt Nam -
Campuchia). Việc hỗ trợ khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện
văn hoá - lịch sử truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Festival Huế 2 năm
một lần, Đêm rằm Phố cổ Hội An, hội đua ghe Ngo - Lễ cúng trăng ở Sóc Trăng, lễ
hội Ka tê ở Ninh Thuận,... đã trở thành sản phẩm độc đáo thu hút du khách quốc tế
và trong nƣớc.
1.2.3. Chất lƣợng nguồn nhân lực của toàn ngành du lịch ngày càng đƣợc cải thiện
Hiện tại, lao động trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu (lễ tân, phục vụ
buồng, bar, bàn hƣớng dẫn, nấu ăn,...) trong ngành du lịch ngày càng tăng, chiếm
75% lao động toàn ngành. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 42,5% lao động đƣợc đào
tạo về nghiệp vụ du lịch16. Ngành du lịch đã hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dƣỡng, huấn
luyện ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch cho các đối tƣợng này theo phƣơng thức: địa

16
Trần Quang Hảo (2008), “Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực du lịch?", Du lịch Việt Nam, số
04/2008, Hà Nội.

42
phƣơng chủ động tập hợp nhu cầu, chiêu sinh mở lớp và lo về địa điểm, trang thiết
bị giảng dạy; doanh nghiệp đóng góp một phần (chủ yếu cho thực hành) và Tổng
Cục Du lịch hỗ trợ nhu cầu về nội dung giáo trình, giáo viên. Với hình thức đó,
ngành đã tổ chức đƣợc trên 200 lớp học bồi dƣỡng, tập huấn về nghiệp vụ du lịch và
ngoại ngữ cho hàng nghìn lƣợt lao động du lịch ở 47 địa phƣơng nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng dịch vụ và phục vụ.
Trong các năm qua, các hội thi chuyên ngành đƣợc tổ chức từ cấp địa
phƣơng, vùng đến toàn quốc là dịp cọ sát, cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ,
tạo khí thế thi đua trong toàn ngành, tăng sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Tổng Cục Du lịch Việt Nam đã tổ các hội thi toàn quốc về hƣớng dẫn viên du lịch,
về lễ tân, ẩm thực. Đồng thời, hàng năm đều tổ chức bình chọn các doanh nghiệp du
lịch (lữ hành và khách sạn) và trao giải cho 10 doanh nghiệp lữ hành, 10 khách sạn
hàng đầu của ngành. Việc tổ chức bình chọn và trao giải cho 10 doanh nghiệp lữ
hành, 10 khách sạn hàng đầu của ngành hàng năm, các hội thi chuyên ngành đƣợc
tổ chức từ cấp địa phƣơng, vùng đến toàn quốc là dịp cọ sát, thúc đẩy cải tiến và
nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tạo khí thế thi đua trong toàn ngành, tăng sức cạnh
tranh của du lịch Việt Nam. Các đơn vị tham gia có những thành tựu đáng kể trong
việc nâng cao hiệu quả chất lƣợng phục vụ.
Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Trong quá trình hội nhập, Nhà nƣớc chỉ hỗ
trợ, tạo môi trƣờng pháp lí thông thoáng và thuận lợi, còn thành công hay không lại
phục thuộc vào sức cạnh tranh, vào sự năng động của doanh nghiệp. Do vậy, đã đến
lúc các doanh nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nƣớc mà phải bắt
tay vào cuộc, thật sự tự thân nỗ lực. Việc hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh
tế thế giới đã có những tác động đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam. Trƣớc
những vận hội mới, với nỗ lực chung, du lịch Việt Nam sẽ vững bƣớc tiến và sớm
đạt đƣợc mục tiêu chung trên con đƣờng hội nhập kinh tế quốc tế chung của đất
nƣớc; tham gia hiệu quả trong sân chơi chung của WTO.
1.3. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam
1.3.1. Cơ hội để các doanh nghiệp vƣơn lên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

43
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch đã thúc đẩy Du lịch
Việt Nam tập trung minh bạch hoá chính sách liên quan đến thƣơng mại dịch vụ, thực
hiện điều chỉnh, hoàn thiện khuôn khổ pháp lí cho phù hợp với nội dung các cam kết đã
đƣa ra. Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật sẽ là định hƣớng để các doanh nghiệp du
lịch chuẩn bị thực thi nội dung các cam kết. Đƣa ra các chính sách mở cửa thị trƣờng
cho phù hợp với cam kết, cho phép các đối tác trên thế giới tham gia cung cấp dịch vụ
du lịch ở Việt Nam đã tạo ra sức ép nhất định đối với doanh nghiệp trong nƣớc, buộc
các doanh nghiệp này muốn tồn tại và phát triển thì phải tự mình vƣơn lên, hoặc tìm
đối tác để liên doanh liên kết, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây cũng
là cơ sở để các doanh nghiệp lữ hành mở rộng quan hệ và thâm nhập sâu hơn vào thị
trƣờng cung cấp dịch vụ du lịch cả trong và ngoài nƣớc.
1.3.2. Doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã tạo đƣợc lòng tin đối với khách du lịch nƣớc ngoài
Cam kết trong phƣơng thức cung cấp dịch vụ (3) - hiện diện thƣơng mại còn
cho thấy doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành quốc tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
chỉ đƣợc phép đƣa khách vào du lịch Việt Nam sẽ là một phần của dịch vụ đƣa
khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nƣớc ngoài không đƣợc
phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nƣớc, điều đó đồng nghĩa với việc các
doanh nghiệp du lịch trong nƣớc vẫn còn có nhiều cơ hội để giữ sân nhà. Hơn nữa,
trong cam kết phƣơng thức cung cấp dịch vụ (4) - hiện diện thể nhân, Việt Nam
chƣa cho phép hƣớng dẫn viên nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam. Do đó, hạn chế
này tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch trong nƣớc. Mặt khác, việc
không cho phép sử dụng hƣớng dẫn viên du lịch nƣớc ngoài tại Việt Nam sẽ góp
phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, hạn chế sự tiếp nhận lệch lạc về truyền thống
của Việt Nam trong con mắt quốc tế. Không những thế, với thế mạnh của kinh
nghiệm nhiều năm khai thác trên sân nhà, lại mang bản sắc văn hoá bản địa cùng
với sự cải tiến chất lƣợng dịch vụ nên doanh nghiệp du lịch trong nƣớc dễ dàng
đƣợc khách du lịch nội địa tin cậy và lựa chọn.
Các thành công trong việc thu hút khách du lịch quốc tế khẳng định sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có những bƣớc tiến bộ nhất định. Sự
độc đáo, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng quyết định việc

44
khách du lịch có đến hay không. Hơn nữa, gia nhập WTO là chính là môi trƣờng để
các doanh nghiệp vƣơn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức
cạnh tranh nếu muốn tồn tại trên thị trƣờng. Và đối với những doanh nghiệp đã
khẳng định đƣợc tên tuổi và thƣơng hiệu thì đây chính là cơ hội tốt nhất để họ nâng
cao vị thế của mình.
1.3.3 Dịch vụ do các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cung cấp ngày càng phong phú, đa dạng
Mạng lƣới doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch quốc tế ở
nƣớc ta hiện nay phát triển tƣơng đối đầy đủ, đã có thể tạo thành một chƣơng trình
du lịch khép kín cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho du khách nhƣ dịch vụ lữ
hành, đƣa đón khách, làm thủ tục xuất nhập cảnh, lƣu trú, ăn uống, tham quan, giải
trí, mua sắm và các dịch vụ bổ sung khác. Sự đa dạng hoá các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ du lịch là một tất yếu khi số lƣợng du khách đên Việt Nam ngày càng
đông.
Với nội dung cam kết trong phƣơng thức cung cấp dịch vụ (3) - hiện diện
thƣơng mại, Việt Nam cam kết xoá bỏ việc hạn chế vốn sở hữu nƣớc ngoài đối với
doanh nghiệp đầu tƣ vào Việt Nam dƣới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động
đại lí du lịch, kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ có
cơ hội tốt trong việc tăng vốn đầu tƣ kinh doanh nhằm hạn chế khó khăn về tài chính
bằng hình thức liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài. Sự tăng trƣởng vốn kinh doanh sẽ
là tiền đề để doanh nghiệp du lịch trong nƣớc phát triển với ý tƣởng kinh doanh mới, đa
dạng hoá và cá biệt hoá sản phẩm du lịch, tăng cƣờng việc chiếm lĩnh thị trƣờng du lịch
trong và ngoài nƣớc.
- Dịch vụ lữ hành quốc tế
Tổng Cục Du lịch cho biết năm 2007, du lịch đã có thêm 100 doanh nghiệp
lữ hành quốc tế mới ra đời, nâng tổng số lên 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
Trong số trên 600 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, có 87
doanh nghiệp Nhà nƣớc, 157 công ty cổ phần, 12 công ty liên doanh, 345 công ty

45
trách nhiệm hữu hạn và 4 doanh nghiệp tƣ nhân17. Số lƣợng các doanh nghiệp lữ
hành quốc tế tại Việt Nam ngày càng tăng về số lƣợng và đã có những biến chuyển
về chất lƣợng. Trong thời gian qua, các công ty lữ hành quốc tế đã từng bƣớc
nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng hƣớng đi riêng cho mình, cố gắng hoàn chỉnh các
tour du lịch với nhiều loại hình du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều khách nƣớc
ngoài. Một số công ty đã bƣớc đầu đầu tƣ ra nƣớc ngoài, mở văn phòng đại diện và
chi nhánh tại nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng mạng lƣới phục vụ khách quốc tế:
Saigon Tourist, Viettravel, Công ty du lịch Bến Thành...
- Dịch vụ vận chuyển
Mạng lƣới giao thông vận tải tại nƣớc ta đã và đang dần đƣợc hiện đại hoá, hỗ
trợ tích cực cho hoạt động du lịch, đặc biệt phải kể đến ở đây là ngành hàng không.
Hiện nay, thị trƣờng hàng không nƣớc ta rất sôi động, bên cạnh hai doanh nghiệp hàng
không trong nƣớc là Vietnam Airline và Pacific Airline còn có sự tham gia của khoảng
30 hãng hàng không lớn trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Chất lƣợng phục vụ của
các hãng hàng không ngày càng đƣợc cải thiện với nhiều thủ tục đã đƣợc giảm gọn
đáng kể, dịch vụ phục vụ trên máy bay ngày càng tiện nghi, đã thu hút đƣợc nhiều
khách du lịch lựa chọn phƣơng tiện này.
Bên cạnh đó, vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng biển cũng đang phát
triển mạnh mẽ. Các tuyến đƣờng sắt dọc hành lang Đông Tây, tuyến đƣờng bộ nối
các tỉnh miền Trung với các tuyến, điểm du lịch của Lào, Thái Lan, Campuchia đã
đƣợc thiết lập, tạo điều kiện thuận lợi để đón khách vào Việt Nam. Các doanh
nghiệp nƣớc ta cũng đang củng cố khả năng đóng tàu, hình thành các vận tải chuyên
nghiệp và hiệu quả. Trong mấy năm gần đây, nƣớc ta là điểm đến lôi cuốn của du
khách đƣờng biển với hàng chục chuyến tàu du lịch chở theo hàng nghìn du khách
cập cảng Hạ Long, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phú Quốc.
- Dịch vụ lƣu trú

17
Ngọc Hƣơng, “ATPVietnam – Năm 2007: Có thêm 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế”, 19:45, 6/1/2008
http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/9205/index.aspx

46
Những năm qua, ngành khách sạn nƣớc ta đã có những bƣớc thay đổi sâu sắc
cả về lƣợng và chất, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch có thể đón tiếp và
phục vụ nhiều sự kiện lớn.
Năm 1998, cả nƣớc chỉ có 3.000 cơ sở lƣu trú với trên 5.000 buồng phục vụ
khách du lịch, đến nay, tổng số cơ sở lƣu trú của du lịch Việt Nam đạt con số
khoảng 9.000 với 180.051 buồng. Trong đó, 4.283 cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng đạt
tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao chiếm 49,4%. Với tình hình đầu tƣ vào khách sạn, nhà
hàng nhƣ hiện nay, sự kiến trong vòng 3 năm tới cả nƣớc sẽ có thêm 28.000 phòng,
tức là vào năm 2010 tổng số phòng sẽ đạt đến con số 170.000. Điều đáng mừng là
phần nhiều trong số phòng mới đều có chất lƣợng cao, có khả năng đáp ứng đủ cho
lƣợng khách nhƣ dự kiến18.
Các cơ sở lƣu trú du lịch không những ngày càng tăng về số lƣợng mà còn
đƣợc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là các
sự kiện của quốc gia, những khách du lịch có khả năng chi trả cao. Hầu hết các cơ
sở lƣu trú đều nâng cao, cải tạo cơ sở vật chất kĩ thuật, đổi mới trang thiết bị, đa
dạng hoá dịch vụ và đặc biệt rất chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao
trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động. Nhiều khách sạn đã đạt tiêu chuẩn trên thế
giới: khách sạn Caravelle - khách sạn tổ chức sự kiện tốt nhất do Hiệp hội khách sạn
thế giới bình chọn, khách sạn Caravelle và khách sạn Sofitel đƣợc giới doanh nhân
nƣớc ngoài bầu chọn là khẳng định tốt nhất của Việt Nam và châu Á, khu resort
Furama Đà Nẵng đƣợc giải thƣởng “Sự lựa chọn của các thành viên” xuất sắc của
châu Âu.
- Dịch vụ ăn uống
Nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam từ lâu đã đƣợc khách du lịch từ các nƣớc
phƣơng Tây coi nhƣ “Thiên đƣờng của thức ăn” có sự tao nhã của cả hai nền ẩm
thực Đông - Tây. Dịch vụ ăn uống ngày càng đƣợc mở rộng tại hàng trăm siêu thị,

18
Trần Nam, “Du lịch Việt Nam hƣớng tới chuyên nghiệp”, 19:42PM, 16/01/2008,
http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/9204/index.aspx

47
ngoài ra còn có hàng vạn nhà hàng của tƣ nhân tại các thành phố lớn. Các món ăn từ
đơn giản, dân dã đến những món cầu kì, đặc sản của ba miền Bắc - Trung - Nam với
hƣơng vị, màu sắc phong phú, giá cả cũng rất đa dạng đã làm hài lòng ngay cả
những khách hàng khó tính nhất về ẩm thực. Các quán ăn cũng ngày càng chú trọng
đến cách bài trí để tạo cho khách cảm giác trong lành, yên ả. Ngành du lịch hiện
đang cố gắng tổ chức nhiều lễ hội ẩm thực nhƣ liên hoan du lịch quốc tế, liên hoan
nghệ thuật ẩm thực... một mặt nhằm giới thiệu văn hoá nƣớc ta với bạn bè quốc tế,
mặt khác nhằm phát triển các loại hình ẩm thực của dân tộc.
Hơn nữa, các cam kết mở cửa trong phân ngành hàng, khách sạn đã thúc đẩy
các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến Việt Nam với tƣ thế thân thiện và dễ thích nghi.
Không phải khách nƣớc ngoài nào cũng thích nghi hết đƣợc các món ăn dân tộc của
Việt Nam. Chính những khách sạn hay những dịch vụ và quán ăn kết hợp giữa tính
hiện đại của nƣớc ngoài với tính cổt truyền của Việt Nam đã làm cho dịch vụ ăn
uống, môi trƣờng du lịch tại Việt Nam đa dạng hơn, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của
khách du lịch.
- Dịch vụ vui chơi giải trí
Các dịch vụ thuộc nhóm này đang từng bƣớc đƣợc quan tâm, đầu tƣ phát
triển. Hiện tại, tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố đã đƣợc tổ chức đƣợc 3-4 khu vui
chơi giải trí, tham quan gắn với các điều kiện tự nhiên nhƣ tắm biển, vƣợt thác, đua
thuyền,... hoặc dựa trên cơ sở khai thác các khu vui chơi giải trí công cộng: vƣờn
bách thú, vƣờn bách thảo, công viên. Bên cạnh đó, nhiều khu vui chơi giải trí nhân
tạo từ vốn tƣ nhân và nƣớc ngoài cũng đã đƣợc xây dựng, đang thu hút nhiều khách
số lƣợng nhất hiện nay là các khu chơi golf. Trên cả nƣớc hiện nay có 12 sân golf
đã và đang đi vào hoạt động, cùng lúc đó hàng chục dự án khác đang trong quá trình
triển khai. Nhiều khu vui chơi giải trí khác đã đƣợc nâng cấp để có thể đón đƣợc
trên 1 triệu khách/năm: Công viên văn hoá Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên, địa đạo
Củ Chi...Cả nƣớc đang xây dựng và triển khai nhiều dự án lớn theo hƣớng gắn dịch
vụ vui chơi, giải trí, tham quan với thiên nhiên, lịch sử: dự án du lịch bán đảo Bình
Quới, Thanh Đa, dự án số lƣợng Bắc Bình Chánh, Cần Giờ, Đền Bến Dƣợc... với

48
nhiều dịch vụ vui chơi giải trí khác nhau hiện nay ngành du lịch hy vọng sẽ đón và
lƣu giữ đƣợc nhiều khách quốc tế hơn nữa.
Việc số lƣợng các doanh nghiệp du lịch ngày càng gia tăng không chỉ khẳng
định ngành du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam mà
còn cho thấy tính đa dạng, phong phú của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du
lịch.
1.3.4. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có điều kiện học hỏi đƣợc kinh nghiệm quản lí
Hội nhập trong lĩnh vực du lịch sẽ tạo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du
lịch của Việt Nam cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tƣ chuyển giao công nghệ
quản lí với đối tác nƣớc ngoài; cung cấp cho doanh nghiệp những kĩ năng kinh
doanh, kinh nghiệm quản lí.
Trong nội dung cam kết (3) - hiện diện thƣơng mại, Việt Nam hạn chế doanh
nghiệp du lịch nƣớc ngoài tuy đƣa cán bộ quản lí vào làm việc tại Việt Nam nhƣng
ít nhất 20 cán bộ quản lí của công ty phải là ngƣời Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để
cán bộ quản lí du lịch trong nƣớc có điều kiện tiếp cận với môi trƣờng quản lí nơi tƣ
duy quản lí hoạt động, phƣơng pháp quản lí tiên tiến và công nghiệp. Từ đó nâng
cao trình độ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp du lịch trong nƣớc hoàn thiện
mình hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới và đội ngũ quản lí
ngƣời Việt Nam sẽ là lực lƣợng quản lí nguồn cho ngành du lịch Việt Nam và
doanh nghiệp du lịch trong nƣớc.

1.4. Đối với người dân


1.4.1. Đƣợc hƣởng dịch vụ du lịch có chất lƣợng tốt hơn
Khi ngành du lịch hội nhập với ngành du lịch thế giới, các doanh nghiệp và
ngƣời tiêu dùng Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng các dịch vụ chất lƣợng hơn, phong phú
hơn, rẻ hơn nhờ đó chi phí kinh doanh hạ hơn, mức sống ngƣời lao động gia tăng.
Trên thị trƣờng du lịch, với một số lƣợng ít các nhà cung cấp cũng nhƣ loại
hình cung cấp, một số ngƣời dân có nhu cầu với một số loại hình nhất định có thể sẽ

49
không đƣợc thoả mãn nhu cầu ở mức cao nhất, và phải tiêu thụ loại hình du lịch
không phải loại mình thích nhất. Với việc thị trƣờng du lịch đƣợc mở cửa rộng hơn,
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sẽ tăng lên, và một kết quả là môi trƣờng tốt
khuyến khích các nhà cung cấp đƣa ra những loại hình dịch vụ mới, phục vụ tốt hơn
nhu cầu của ngƣời dân. Từ đó, lƣợng khách du lịch nội địa của Việt Nam gia tăng.
Bảng 5: Lƣợng khách du lịch nội địa của Việt Nam từ 2000 - 2007
Đơn vị: triệu lƣợt
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Khách nội địa 11,2 11,7 13,0 13,5 14,5 16 17,5 19,2
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007, lƣợt du khách nội địa tăng đều qua
các năm. Nếu năm 2000, du lịch ngƣời Việt Nam đi du lịch chỉ đạt 11,2 triệu lƣợt
thì đến năm 2007, con số đó đã là 19,2 triệu lƣợt, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong
mỗi năm (xem bảng 5).
Lƣợng khách du lịch nội địa tăng nhanh qua các năm thể hiện sự cải thiện
trong đời sống của ngƣời dân. Mức sống cao hơn cho phép ngƣời dân chi tiêu nhiều
hơn cho du lịch. Không chỉ số lƣợng mà thu nhập từ khách du lịch nội địa cũng tăng
cao. Trƣớc đây ngƣời dân Việt Nam thƣờng đi du lịch với quãng đƣờng ngắn, thời
gian ít, thậm chí du lịch trong ngày, thêm vào đó họ thƣờng chuẩn bị sẵn những đồ
cần thiết nhƣ đồ ăn, thức uống... nên việc tiêu thụ các dịch vụ du lịch là rất ít.
Nhƣng nay thói quen đó đã thay đổi, ngƣời Việt Nam có xu hƣớng đi du lịch dài
ngày và chi dùng các dịch vụ du lịch cao cấp. Theo điều tra của Tổng Cục Thống
kê, chi tiêu trung bình cho một chuyến đi của khách du lịch nội địa vào khoảng 2
triệu đồng và thời gian chuyến đi trung bình 4 - 5 ngày, cao hơn nhiều so với trƣớc
đây, đây là tín hiệu tốt cho kinh doanh du lịch nội địa.
Để phát triển một cách vững chắc, ngành du lịch Việt Nam phải đồng thời
phát triển du lịch quốc tế và du lịch trong nƣớc. Khách du lịch trong nƣớc đang tăng
lên về số lƣợng hàng năm và mở rộng đối với thế giới do điều kiện kinh tế phát
triển, sự ổn định chính trị và trình độ dân trí đƣợc nâng cao.

50
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành du lịch Việt Nam đang ngày
một rõ nét. Các dịch vụ du lịch trong nƣớc ngày một phổ biến, chất lƣợng và đảm
bảo mang lại cho khách du lịch Việt Nam sự thoải mái và tiện lợi.
1.4.2. Có thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện cuộc sống của ngƣời dân
Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con ngƣời
trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp
và gián tiếp cho các tầng lớp dân cƣ, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lƣu giữa các vùng, miền trong cả nƣớc và với
nƣớc ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả” của
hòa bình, góp phần hình thành, củng cố môi trƣờng cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Du lịch tạo ra một loạt các ngành nghề mới làm thay đổi quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình tại các dân tộc thiểu số. Trong gia đình hạt nhân, việc cày
nƣơng chỉ có ngƣời chồng đảm nhiệm nên ngƣời chồng đƣợc đề cao. Nhƣng hiện
nay, phụ nữ tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch khá đông. Thu nhập của họ khá
cao. Phụ nữ tham gia dẫn khách du lịch có mức thu nhập từ 600.000 đồng đến
800.000 đồng/ tháng; phụ nữ tham gia sản xuất thổ cẩm, bán hàng rong cũng thu
nhập từ 400.000 đến 600.000 đồng/tháng. Một ngƣời phụ nữ tham gia dịch vụ du
lịch có thu nhập bằng hoặc hơn cả gia đình sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vai trò
của phụ nữ trong gia đình đƣợc nâng cao.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch không chỉ ở những
thành phố lớn, những đô thị hiện đại, mà nó còn len lỏi đến tận các bản làng xa xôi,
hẻo lánh, những vùng dân tộc ít ngƣời. Hội nhập trong du lịch thúc đẩy du lịch tại
các vùng kinh tế còn yếu kém; đời sống vật chất ngƣời dân còn thiếu thốn, khó
khăn; các phong tục, tập quán còn hủ lậu, mê tín chập chững phát triển. Du lịch đem
lại cho đồng bào của chúng ta miếng cơm, manh áo, sự ổn định về kinh tế và thậm
chí những thay đổi lớn trong thiết chế xã hội, những quan niệm về ngƣời phụ nữ,
ngƣời chủ gia đình. Du lịch đã góp phần hạn chế đƣợc sự bất bình đẳng giới.
2. Những ảnh hƣởng tiêu cực

51
2.1. Ở phạm vi quốc gia
2.1.1. Phát triển du lịch một cách thụ động, quá tải có thể dẫn đến mất cân bằng
cán cân thanh toán quốc tế
Khách du lịch mang ngoại tệ vào nƣớc đến, làm tăng ngoại tệ cho nƣớc đó;
ngƣợc lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng tại nƣớc có nhiều công dân ra nƣớc ngoài du
lịch. Trƣờng hợp đầu cán cân thanh toán sẽ nghiêng về nƣớc đón khách, trƣờng hợp
sau Nhà nƣớc phải xuất ra một lƣợng ngoại tệ lớn để gửi khách.
Bên cạnh đó, lƣợng khách Việt Nam đi số lƣợng nƣớc ngoài ngày một tăng.
Vào năm 2000, số lƣợng công dân Việt Nam đi nƣớc ngoài là 230.000 lƣợt, gấp 10
lần so với năm 1994. Từ năm 2003, số lƣợng ngƣời Việt Nam đi du lịch nƣớc ngoài
tiếp tục tăng ở mức khá cao, hàng năm tăng trên 20%. Năm 2007, gần 1.500.000
lƣợt ngƣời Việt đi du lịch nƣớc ngoài. Mức tăng bình quân lƣợng khách Việt đi du
lịch nƣớc ngoài trong giai đoạn 2000-2007 đạt 19,4%. Nguyên nhân chủ yếu cho sự
gia tăng trong năm này là đồng tiền các nƣớc lân cận bị “mất giá” so với đồng tiền
nƣớc ta. Hơn nữa, các cải cách về thủ tục xuất cảnh và giải quyết vấn đề ngƣời Việt
Nam đã xuất cảnh nhƣng không về nƣớc đúng hạn, cho phép công dân Việt Nam ra
nƣớc ngoài qua các cửa khẩu quốc tế đều không thị thực xuất cảnh.
Hiện nay, việc đi lại giữa các nƣớc trở nên thuận tiện, ngày càng có nhiều
hãng hàng không giá rẻ, các hãng du lịch ở các nƣớc Đông Nam Á đang đua nhau
giảm giá tour...sẽ là những yếu tố góp phần thúc đẩy nhiều ngƣời Việt Nam ra nƣớc
ngoài du lịch trong thời gian tới. Nhƣng đây là một loại hình du lịch quốc tế thụ
động, không đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, cho nên vẫn chƣa đƣợc quan
tâm, khuyến khích trong thời gian qua. Hơn nữa, nếu lƣợng khách du lịch ngƣời
Việt ra nƣớc ngoài quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng thụ động, ảnh hƣởng không tốt đến
cán cân thanh toán quốc tế. Vì lí do trên mà một số nƣớc trên thế giới đã dùng các
biện pháp ngăn chặn nhƣ hạn chế các chuyến du lịch ra nƣớc ngoài của ngƣời dân
(chẳng hạn nhƣ Malaysia quy định mỗi công dân một năm chỉ đƣợc đi du lịch ra
nƣớc ngoài một lần, trong mỗi lần ra nƣớc ngoài chỉ đƣợc mang một lƣợng nội tệ
nhất định).
2.1.2. Gia tăng một số tệ nạn xã hội

52
Du lịch còn có thế gây ra một số tệ nạn xã hội và tác hại sâu xa trong đời
sống tinh thần mỗi dân tộc.
Tại một số điểm du lịch, cơ quan công an đã phát hiện những tệ nạn xã hội
nhƣ : ma tuý, trộm cắp, xuất hiện các hành vi phi văn hoá nhƣ xây dựng chùa, động
giả để thu lợi bất chính, các hiện tƣợng ép khách, ép giá tại các chùa chiền, những
hành động xâm hại di tích quốc gia; phụ nữ, trẻ em tham gia hƣớng dẫn nghiệp dƣ
tạo tâm lí khó chịu cho du khách. Ngoài ra, có những hành vi khó kiểm soát đƣợc
nhƣ : tổ chức các lễ hội truyền thống một cách tuỳ tiện, sử dụng các hình thức biểu
diễn dân gian nhƣ là một công cụ kinh tế mà không tính đến tính truyền thống và
giá trị tinh thần thiêng liêng của dân tộc, đặc biệt tại các điểm mật độ khách du lịch
cao, những hiện tƣợng nhƣ ăn xin, chèo kéo khách, môi giới mại dâm tại các khách
sạn; bán các dịch vụ thiếu chất lƣợng hoặc với giá quá cao đã làm mất dần hình ảnh
đẹp của điểm và để lại hệ quả xấu trong xã hội khó có thể khắc phục đƣợc trong
thời gian ngắn.
Một số bộ phận xã hội, đặc biệt lớp trẻ luôn chạy theo phong cách lối sống
phƣơng Tây, tổ chức làng xã đặc trƣng của vùng quê dần bị phá vỡ. Vì vậy, tính
truyền thống của nền văn hoá địa phƣơng dần dần bị tha hoá và mất đi bản sắc
riêng. Tại một số làng nghề thủ công truyền thốn thay vì đón tiếp khách với tấm
lòng hiếu khách thực sự của ngƣời dân Việt Nam lại là mục đích kiếm đƣợc càng
nhiều tiền càng tốt từ du khách. Thiện cảm của du khách dành cho điểm đến giảm
xuống rất nhiều dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng về số lƣợng khách quay trở lại.
2.1.3. Phát sinh vấn đề diễn biến hoà bình thông qua du lịch
Ngày nay, khi du lịch phát triển thì việc mở cửa đón tiếp khách quốc tế với
tinh thần thân thiện, hiếu khách là điều tất yếu. Các cải cách hành chính trong thủ
tục xuất nhập cảnh, gia hạn thời gian lƣu trú cho khách du lịch tạo thuận lợi cho du
khách đến tham quan, khám phá vùng đất mới bao nhiêu thì đồng thời cũng tạo
những kẽ hở cho phần tử phản động du nhập vào nƣớc ta bấy nhiêu. Các thành phần
phản cách mạng, khủng bố xâm nhập vào nƣớc ta qua con đƣờng du lịch, đóng giả
những vị khách đáng kính để thực hiện hành vi sai trái, gây rối xã hội, ảnh hƣởng

53
đến trật tự công cộng, an ninh quốc gia và chế độ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta
đang dầy công xây dựng.
Các văn bản phản động kích động nhân dân, chống phá cách mạng sẽ ảnh
hƣởng tiêu cực và nhanh chóng đến một số ngƣời không đƣợc học tập chủ nghĩa
Mác - Lênin một cách hệ thống, không nắm vững bản chất khoa học và cách mạng
của lí luận này hoặc không vững vàng về tƣ tƣởng, tỏ ra hoang mang, dao động,
giảm niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, vào lí tƣởng xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa. Bộ phận nhân dân này sẽ lôi kéo những ngƣời khác tham gia chống
đối chính phủ, rải truyền đơn, tổ chức hội họp chống phá Nhà nƣớc; ảnh hƣởng đến
cục diện chính trị, sản xuất và đời sống.
2.2. Đối với ngành du lịch Việt Nam
2.2.1. Bất lợi do những biến động thị trƣờng
Gia nhập nền kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, các tác động của
nền kinh tế thế giới cũng nhanh chóng ảnh hƣởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung
và ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Những biến động của tỉ giá đồng USD và EUR
hay biến động trong giá dầu lửa đang có tác động xấu đến du lịch Việt Nam.
Ngƣời đi du lịch đang đắn đo chọn tour vì du lịch nội địa thì tăng giá thêm, tour
du lịch châu Âu thì quá đắt do giá EUR đã có lúc leo lên mức kỉ lục 25.000đồng/EUR.
Chỉ có tour đi Hoa Kì thì nhẹ hơn do USD đang mất giá so với VND. Các công ty du
lịch đang đau đầu vì tình trạng giá cả tăng, đặc biệt là tình trạng tỉ giá tăng giảm thất
thƣờng. Các công ty cung cấp tour cho du khách nƣớc ngoài cũng “khóc ròng” vì
không thể thuyết phục đối tác chi thêm khoản giá tăng. Không chỉ với các tour đi châu
Âu, những tour đi châu Á cũng lấn cấn chuyện giá cả do giá đồng tiền của các nƣớc
này cũng tăng mạnh so với USD làm ảnh hƣởng đến giá tour. Nhiều công ty kinh
doanh nội địa dang gặp khó khăn vì đang bƣớc vào mùa du lịch từ tháng tƣ đến tháng 7
hàng năm. Khách hàng thƣờng là các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công
nghiệp... Tuy nhiên do tình hình làm ăn khó khăn hơn trƣớc nên nhiều kế hoạch du lịch
trong dịp hè đã tạm gác. Biến động của tỉ giá tác động đến cầu du lịch của du khách.
Đây là ảnh hƣởng tiêu cực khi hội nhập mà du lịch Việt Nam phải chấp nhận.

54
Hơn nữa, ngành du lịch chƣa bao giờ lại gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay,
bởi giá phòng, vận chuyển, dịch vụ tăng chóng mặt, trong khi giá tour khó có thể
tăng giá theo thị trƣờng. Sau khi Bộ Tài chính cho phép từ ngày 24/1 tăng giá vé
máy bay từ 1,5 triệu đồng lên 1,7 triệu đồng với các tuyến bay nội địa khiến cho
ngành du lịch trong nƣớc lại phải đối mặt với chuyện tăng giá. Chƣa kịp khắc phục
khó khăn này thì khó khăn khác đã xuất hiện, các công ty du lịch phải đối mặt với
chuyện xăng dầu và phòng khách sạn tăng giá. Từ đầu năm 2008, giá phòng khách
sạn cao cấp tăng vọt, có nơi tới 50-70%. Giá phòng trung bình tại Sofitel Plaza Hà
Nội tăng từ 90USD lên 160USD, Bảo Sơn từ 70USD lên 100USD, Nikko Hà Nội
tăng từ 130USD lên 170USD, Sofitel Đà Lạt từ 120USD lên 210USD. lí giải
chuyện tăng giá mạnh do lƣợng khách đến Việt Nam tăng đột biến khiến cung câu
chênh lệch. Ngoài ra, các chi phí nhƣ xăng dầu, điện nƣớc, nhân công cũng tăng
khiến giá phòng tăng theo. Việc giá phòng, cƣớc vận chuyển và các dịch vụ khác
tăng giá khiến các công ty du lịch phải tăng giá tour tới 30%. Điều này ảnh hƣởng
rất nhiều đến năng lực cạnh tranh về giá của du lịch Việt Nam.
Các công ty du lịch cho biết gặp nhiều khó khăn khi thuyết phục doanh
nghiệp mua tour cho nhân viên công ty đi nghỉ do doanh nghiệp đang đánh vật với
những khó khăn do chi phí sản xuất tăng, xuất khẩu lời ít hơn trƣớc. Theo Phòng du
lịch nội địa Công ty du lịch Saigontourist cho biết nhiều tour đã lên chƣơng trình
hoàn chỉnh với đối tác từ tháng 2/2008, nhƣng đến nay một số doanh nghiệp thông
báo huỷ bỏ. Chi phí vận chuyển dƣới tác động của giá xăng leo thang đã tăng 20%
so với cùng kì năm ngoái.
2.2.2. Nhân lực du lịch không theo kịp hội nhập
Đứng trƣớc yêu cầu của hội nhập, nguồn nhân lực ngành du lịch vừa thiếu về
số lƣợng, vừa yếu về trình độ chuyên môn đã ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực cạnh
tranh của toàn ngành. Vấn đề nguồn nhân lực cho ngành du lịch vừa đƣợc đƣa ra
bàn định với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, công ty liên quan.
Trong những năm gần đây, số lƣợng sinh viên đại học tốt nghiệp hàng năm
ngày càng tăng. Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch cũng vậy. Lực
lƣợng lao động đƣợc đào tạo chuyên ngành du lịch, bậc đại học trong các doanh

55
nghiệp cũng đa dạng, song chiếm tỉ lệ không cao. Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực,
đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lƣợng đang là thách thức đối với ngành du lịch
trƣớc yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện nay. Hiện cả nƣớc có 1.035.000 ngƣời
làm việc trong ngành du lịch, chỉ có khoảng 20% trong số này qua đào tạo từ trình
độ sơ cấp trở lên, trong đó có bằng đại học đúng ngành nghề chỉ chiếm 3,11%.
Hiện nay, hầu hết các khách sạn cao cấp nhƣ Dewoo, Melia, Fortuna... đều
vấp phải một khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài
bản, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là nhân viên giỏi tiếng Anh. Hiện hầu hết các sinh viên
tốt nghiệp chuyên ngành du lịch của các trƣờng đại học khi đƣợc nhận vào làm tại
các khách sạn vẫn phải qua một khoá đào tạo ngắn hạn của khách sạn. Theo thống
kê, chỉ xét riêng về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp, Nhật, Đức... số
hƣớng dẫn viên thông thạo chỉ chiếm khoảng 5-12% trong tổng số trên 5.000 hƣớng
dẫn viên đã đƣợc cấp thẻ.
Một số lƣợng lớn nhân viên thị trƣờng làm việc phụ thuộc vào thông tin và
kinh nghiệm của một số ít ngƣời trong doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trƣờng
nhƣng thiếu năng động trong công tác khai thác thị trƣờng. Nhiều cán bộ điều hành
thiếu thông tin cập nhật về các dịch vụ du lịch tại các địa phƣơng, thiếu thông tin về
tuyến điểm và ít tạo đƣợc mối liên hệ mật thiết với các cơ sở dịch vụ này nên hiệu
quả làm việc bị hạn chế.
Trên thực tế, thói quen hợp tác và làm việc theo nhóm tại các công ty du lịch
Việt Nam còn yếu. Việc liên kết giữa các cá nhân, giữa các bộ phận trong doanh
nghiệp không phải lúc nào cũng ổn thoả. Có nhiều lí do nhƣ phân công công việc
không rõ ràng, do nhu cầu tự thể hiện minh của một số cá nhân trong tập thể và cả lí
do kinh tế đã làm giảm sự gắn kết giữa các cá nhân hoặc giữa các bộ phận trong
kinh doanh.
Các nhà quản lí doanh nghiệp du lịch luôn trong tâm trạng e ngại khả năng
chảy máu chất xám. Do vậy, nhiều nhà quản lí ít khi tạo điều kiện hoặc đầu tƣ đồng
đều cho mọi nhân viên phát triển khả năng của mình. Đa số doanh nghiệp du lịch
đều chỉ khai thác đóng góp của các cá nhân ngƣời lao động, chƣa chú trọng đến
công tác đào tạo họ. Hiện tƣợng chảy máu chất xám trƣớc đã diễn ra thì nay, lại

56
càng phổ biến khi các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài có tiềm lực tài chính mạnh,
chính sách đãi ngộ nhân viên tốt đang lôi kéo nhân lực giỏi nghiệp vụ của Việt
Nam.
Khả năng đáp ứng nhân lực cho hoạt động lữ hành quốc tế cũng góp phần
làm tăng hoặc giảm chất lƣợng làm việc của nguồn nhân lực, dẫn đến giảm sút năng
lực cạnh tranh của nguồn nhân lực này. Trong những năm gần đây, một số thị
trƣờng inbound của Việt Nam nhƣ khách Hàn Quốc, Nhật Bản và cả khách Thái
Lan có biểu hiện phát triển “nóng”, nhƣng chúng ta không chuẩn bị đủ nguồn nhân
lực làm thị trƣờng và dịch vụ là hƣớng dẫn viên các thứ tiếng đó.
Sức ép cạnh tranh nguồn nhân lực gia tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO
tạo điều kiện cho các tập đoàn du lịch nƣớc ngoài thành lập công ty tại Việt Nam.
Các công ty mới hình thành tìm mọi cách thu hút nhân lực có kinh nghiệm từ các
công ty khác, gây xáo trộn không nhỏ tới tính ổn định nhân lực trong các doanh
nghiệp. Từ thực tế trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực du
lịch của Việt Nam là chƣa chuyên nghiệp do tỉ lệ đào tạo có bài bản chƣa cao, thiếu
cập nhập thông tin thị trƣờng nên hiệu quả làm viẹc bị hạn chế, phƣơng pháp làm
viẹc của số đông lao động còn thụ động, thiếu động lực làm việc một cách mạnh
mẽ, năng động và sáng tạo, thiếu thói quen hợp tác và làm việc theo nhóm; môi
trƣờng làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên chƣa thuận lợi; nguồn nhân lực luôn
trong tình trạng có nguy cơ bị xáo trộn. Từ những đặc điểm này cho thấy những hạn
chế cơ bản của nguồn nhân lực phát huy tác dụng chƣa thuận lợi, dẫn đến việc giảm
sút năng lực cạnh tranh trong và ngoài nƣớc.
2.3. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam
2.3.1. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt
Theo các doanh nghiệp lữ hành nội địa, việc Việt Nam gia nhập WTO là
hình thức quảng bá tự nhiên, hiệu quả, giúp khách nƣơc ngoài chủ động tìm đến và
không phải vất vả tìm kiếm thị trƣờng nhƣ trƣớc. Tuy nhiên, họ sẽ chấp nhận cạnh
tranh sinh tử với các đại gia quốc tế.
Theo ông Peter A.Semone, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch châu Á
Thái Bình Dƣơng, Việt Nam đứng thứ 87 về chỉ số cạnh tranh du lịch trong 124

57
nƣớc, đứng sau Singapore xếp thứ 8, Malaysia xếp thứ 31 và Thái Lan xếp thứ 43.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đƣợc một số kết quả nhất định, nhƣng ngành du
lịch vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đó là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng và
sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kĩ thuật.
Các khách sạn cao cấp 4, 5 sao tại các thành phố lớn hiện tại cũng vẫn không
đủ đáp ứng nỗi cầu. Các khách sạn cao cấp ở các trung tâm du lịch lớn đều hoạt
động hết công suất, thậm chí nhiều khách sạn đã hết chỗ đến tận tháng 12 năm
2008. Với tình trạng này, dù các biện pháp thu hút khách đƣợc thực hiện tốt thế nào
đi nữa thì cũng không thể đón đƣợc nhiều khách. Tuy nhiên, với các khách sạn nhỏ,
công suất hiện tại chỉ đạt 50 - 60, trong khi ở các nƣớc Đông Nam Á khác đạt con
số khoảng 75. Hiện nay, mỗi khách du lịch nƣớc ngoài chi trả trung bình ở Việt
Nam là 800USD/tour, trong khi đó họ chi 1.200 USD khi ở Thái Lan và 2.200 USD
ở Australia. Thời gian lƣu trú của khách ngắn, số tiền trả thấp khiến doanh thu năm
2007 của Việt Nam chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD. Trong khi đó, con số này của
Malaysia là 17 tỷ USD, Thái Lan là 13 tỷ USD. Mục tiêu của chúng ta đến năm
2010 đạt doanh thu 6 tỷ USD, song các nƣớc xung quanh đã tăng lên hơn 20 tỷ
USD. Do vậy, Việt Nam vẫn không thể đuổi kịp các nƣớc khu vực. Chi phí các dịch
vụ cơ bản ở Việt Nam nhƣ đi lại, lƣu trú, ăn uống... cũng không rẻ hơn các đối thủ
cạnh tranh, tỉ lệ quay lại của du khách là 30 thấp hơn nhiều so với con số hơn
50 cuả các nƣớc cùng khu vực. Đây là một biểu hiện cho thấy khả năng cạnh
tranh thấp của du lịch Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch quốc tế.
Sản phẩm du lịch chƣa phong phú là nhận xét của nhiều khách tham quan trong
cuộc điều tra về du lịch của Tổng Cục Du lịch tiến hành trong năm 2007. thực tế cho
thấy, các khu du lịch nghỉ quanh quẩn chỉ một vài dịch vụ, nhiều nơi vẫn chừng ấy dịch
vụ diễn ra hết năm này qua năm khác tạo ra sự nhàm chán cho du khách.
Bên cạnh đó, đại diện các đơn vị lữ hành trong nƣớc không khỏi e ngại vì nguy
cơ cạnh tranh khắc nghiệt sẽ diễn ra trong thời gian gần. Không lâu sau khi tìm hiểu thị
trƣờng Việt Nam, các tập đoàn nƣớc ngoài có thể đặt đại diện và tự tổ chức tour cho
ngƣời dân nƣớc họ tới (khách inbound). Yếu thế hơn về ngoại ngữ, sản phẩm dịch vụ
và khả năng điều hành tour, các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ mất đi nguồn khách

58
nay. Nhờ ƣu thế điều hành tour, các đơn vị nƣớc ngoài có thể thu hút khách nội địa vào
tour của họ. Các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài có cách thức tổ chức điều hành
chuyên nghiệp, hạn chế đƣợc những chi phí phát sinh nên có thể hạ giá tour. Chúng ta
không loại trừ khả năng họ sẽ chinh phục khách nội địa, khi đã thông thạo thị trƣờng,
địa hình Việt Nam, nghĩa là không chỉ mất khách từ xứ bạn mà ta còn có khả năng bị
chảy máu chất xám, nếu không có sách lƣợc rõ ràng bởi đối tác đến Việt Nam khai thác
du lịch rất có thể là những tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lí hơn
hẳn đơn vị đồng ngành nội địa. Do vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam không
những có nguy cơ đầu hàng sân khách mà còn thua ngay trên sân nhà.
Mức tăng trƣởng về lƣợng khách du lịch nội địa chƣa cao. Trong thực tế,
nhiều doanh nghiệp du lịch do năng lực tự thân nên chỉ khai thác thị trƣờng du lịch
nội địa, cả từ khách đến chƣơng trình du lịch, sản phẩm du lịch nội địa. Số lƣợng
các doanh nghiệp du lịch nội địa nhiều hơn so với số lƣợng quốc tế. Song do chỉ
chú ý đến chƣơng trình tham quan nên hiệu quả kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ công chức lao động trong các hoạt động du lịch
trong nƣớc còn chắp vá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thƣờng thua kém
so với đội ngũ hoạt động trong các doanh nghiệp du lịch quốc tế. Các hoạt động tiếp
thị, khuyếch trƣơng cho du lịch trong nƣớc cũng thiếu kế hoạch, thiếu đồng bộ giữa
các địa phƣơng, giữa các doanh nghiệp du lịch trong cả nƣớc. Ngay cả một bộ phận
dân cƣ tham gia vào các dịch vụ du lịch cũng ít mặn mà với khách nội địa mà
thƣờng chú ý đến khách quốc tế, gọi nôm na là khách “Tây”. Và cũng là một thực
tế, trong quy hoạch tổng thể về du lịch Việt Nam và quy hoạch du lịch ở các địa
phƣơng, định hƣớng phát triển các khu du lịch, các điểm du lịch thƣờng đƣợc hoạch
định cho khách quốc tế hơn là khách trong nƣớc. Một loạt các vấn đề liên quan tới
du lịch trong nƣớc nhƣ nhu cầu, thị hiếu khách trong nƣớc, giá cả doanh nghiệp du
lịch, thiết kế các chƣơng trình du lịch, xây dựng và phát triển các loại hình du lịch
cho hấp dẫn khách trong nƣớc... chƣa đƣợc đầu tƣ cả về trí tuệ, sức lực cho đúng
mức để phát triển. Tình trạng đơn giản hoá các dịch vụ du lịch phục vụ khách trong
nƣớc cũng khá phổ biến trong các cơ sở dịch vụ, các doanh nghiệp du lịch.
2.3.3. Môi trƣờng pháp lí cho hoạt động du lịch còn yếu kém

59
Đặc biệt, hầu hết các đơn vị lữ hành nội địa đều chƣa quan tâm đúng mức
đến việc tìm hiểu luật pháp trong nƣớc và thông lệ quốc tế liên quan. Đây là điểm
yếu khi các đơn vị hoạt động trong khuôn khổ pháp lí chung của WTO. Các doanh
nghiệp du lịch nội địa cần có thời gian để thích ứng và nâng cao sức cạnh tranh của
mình, vì từ trƣớc đến nay, các đơn vị ít nhiều đƣợc bảo hộ bởi cơ chế quản lí của
Nhà nƣớc. Khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế của một nƣớc thành
viên WTO, những bảo hộ này sẽ dần dỡ bỏ, đến bỏ hoàn toàn. Vào một sân chơi lớn
mà không am tƣờng luật chơi thì rất dễ va chạm, rủi ro. Đại diện các đơn vị lữ hành
cũng nhìn nhận, đội ngũ nhân sự của họ phần lớn mới đƣợc đào tạo trong nƣớc,
chƣa tiếp cận mặt bằng công nghệ điều hành chung, chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu
hợp tác và chuẩn hoá của các tập đoàn du lịch lớn. Nếu không chủ động tìm hiểu và
thâm nhập thị trƣờng quốc tế, không đổi mới cải cách quản lí thì doanh nghiệp du
lịch trong nƣớc sẽ không tồn tại.
Trên thực tế, theo các cam kết của Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kì
hay các cam kết hợp tác trong ASEAN, Việt Nam đã cho phép các hãng nƣớc ngoài
vào kinh doanh trong những lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, lữ hành. Tuy nhiên các
doanh nghiệp nƣớc ngoài kinh doanh trong lĩnh vực này chỉ đƣợc phép thành lập
liên doanh với đối tác Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ mở cửa hơn nữa
dịch vụ du lịch, cho phép các công ty lữ hành nƣớc ngoài đƣợc thành lập tại Việt
Nam theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, và trong giai đoạn đầu các công ty này
chỉ đƣợc phép khai thác thị trƣờng đƣa khách vào Việt Nam (thị trƣờng inbound).
Mặc dù bị giới hạn ở thị trƣờng inbound song nguy cơ cạnh tranh từ các
doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là rất lớn. Ngay trƣớc khi mở cửa, cuộc cạnh
tranh đã diễn ra khá gay gắt, các lữ hành nƣớc ngoài tồn tại dƣới hình thức liên
doanh gần nhƣ điều hành toàn bộ hoạt động của công ty liên doanh, đặc biệt là thị
trƣờng inbound. Vì vậy, trong thời gian tới, khi sân chơi đƣợc mở rộng hơn nữa cho
nhiều đối tƣợng tham gia, cạnh tranh sẽ càng nặng nề hơn. Với nguồn vốn lớn,
thƣơng hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, kinh nghiệm quản lí tiên tiến, có mạng
lƣới đại lí toàn cầu.. các hãng lữ hành nƣớc ngoài sẽ có khả năng làm chủ thị trƣờng
khách quốc tế Việt Nam. Còn các doanh nghiệp lữ hành quá trình trong nƣớc với

60
khả năng cạnh tranh yếu kém, cụng nghệ điều hành du lịch chƣa chuyên nghiệp,
công tác tiếp thị yếu, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm (khách sạn,
nhà hàng, phƣơng tiện vận chuyển...) chƣa ổn định, chắc chắn sẽ bị điêu đứng.
Trong số các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của ta, đa phần là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, các doanh nghiệp này có nguy cơ sẽ phải rút khỏi thị trƣờng nếu không sáp
nhập với các doanh nghiệp lớn. Các đơn vị quốc doanh cũng sẽ bị cạnh tranh ráo
riết, và gặp không ít khó khăn do bộ máy quản lí còn cồng kềnh, khả năng thích
nghi kém, hoạt động không hiệu quả... Hơn nữa, việc cam kết không hạn chế trong
phƣơng thức cung cấp dịch vụ (1) và (2) là một thách thức. Các doanh nghiệp du
lịch nƣớc ngoài mạnh về thƣơng mại điện tử có thể tổ chức chƣơng trình du lịch
quốc tế hấp dẫn, đặc sắc nên việc duy trì thị trƣờng du lịch nội địa và giữ sân nhà là
điều khó khăn cho doanh nghiệp du lịch trong nƣớc.
Nhƣ vậy, trong ba mảng kinh doanh lữ hành: đƣa khách quốc tế vào Việt
Nam (inbound), đƣa khách Việt Nam đi nƣớc ngoài (outbound), và du lịch nội địa,
thì các doanh nghiệp lữ hành trong nƣớc sẽ rất có thể chỉ khai thác đƣợc mảng
khách du lịch nội địa và một phần khách Việt Nam đi du lịch nƣớc ngoài. Đây là
một tƣơng lai không mấy khả quan cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
Sức ép cạnh tranh đƣợc dự báo là không chỉ diễn ra tại thị trƣờng du lịch
quốc tế mà ngay cả tại thị trƣờng nội địa, khi mà nhiều công ty lữ hành mất thị
trƣờng inbound sẽ nhảy vào thị trƣờng nội địa, tạo sức ép cạnh tranh với các công ty
chuyên về du lịch trong nƣớc. Với nội dung cam kết trong phƣơng thức (3), việc
xoá bỏ hạn chế vốn trong các liên doanh tạo nguy cơ thôn tính của doanh nghiệp
nƣớc ngoài đối với doanh nghiệp du lịch trong nƣớc. Nếu không nỗ lực phấn đấu và
khẳng định vị thế của mình trong quan hệ liên doanh, liên kết, doanh nghiệp du lịch
trong nƣớc sẽ trở thành ngƣời làm thuê cho doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài ngay
trên sân nhà.
Mở cửa là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế nói
chung. Do đó, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần nhanh chóng nhận thức về
năng lực cạnh tranh của đơn vị mình và sớm có những động thái thay đổi tƣ duy,
nâng cao khả năng phục vụ của doanh nghiệp mình.

61
2.4. Các ảnh hưởng tiêu cực tới người dân
2.4.1. Cảnh quan môi trƣờng bị tàn phá
Môi trƣờng sinh thái nói chung, môi trƣờng du lịch nói riêng đang và còn là
vấn đề không chỉ trong phạm vi mỗi địa phƣơng - mỗi ngành mà còn là vấn đề của
quốc gia, của thế giới. Môi trƣờng du lịch Việt Nam đƣợc đề cập từ nhiều năm qua
cùng với quá trình hội nhập và phát triển của du lịch Việt Nam.
Trƣớc hết là về môi trƣờng tự nhiên liên quan đến hoạt động kinh doanh du
lịch, khai thác tiềm năng du lịch cũng nhƣ tổ chức dịch vụ du lịch còn những vấn đề
tồn tại. Rác thải đƣợc coi là vấn nạn tại các điểm tham quan du lịch, kể cả những
nơi có cảnh quan đẹp nhƣ các bãi biển, cảnh núi non hùng vĩ hay những nơi thể hiện
tâm linh trang trọng cũng đều có hiện tƣợng xả rác bừa bãi. Không chỉ có khách du
lịch xả rác mà tham gia vào đó còn có những ngƣời bán hàng đủ loại, những cơ sở
kinh doanh dịch vụ cũng góp phần làm tổn hại môi trƣờng. Rác thải khó phân hủy,
mùi khó chịu, thiếu mĩ quan đô thị, làm ô nhiễm nguồn nƣớc không chỉ tác động
đến sự phát triển của du lịch mà hơn nữa, nó trực tiếp gây hại cho đời sống ngƣời
dân địa phƣơng.
Ở nhiều địa điểm du lịch, do tình trạng tập trung thƣờng xuyên quá nhiều
ngƣời đã khiến thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị huỷ hoại. Ngày nay
khi đến vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, du khách hầu nhƣ hiếm khi nhìn thấy các loài
thú đặc trƣng nhƣ voọc, khỉ... Tình trạng thảm sát các loài động vật làm đặc sản
phục vụ du khách diễn ra thƣờng xuyên, tràn lan ở nhiều khu du lịch khiến nguy cơ
nhiều loài có khả năng bị tuyệt chủng. Nhũ đá trong các hang động nhƣ Tam Cốc,
Ninh Bình, Cát Bà... bị mất vẻ đẹp nguyên sơ, trở nên nhẵn nhụi, hay bị phủ một
lớp khói đen do việc đốt đuốc, hƣơng của khách du lịch. Việc mua bán, lấy đi tiêu
bản tự nhiên để làm kỉ niệm nhƣ phong lan, nhũ đá... còn khá phổ biến, không đƣợc
các cơ quan chức năng quản lí.
Thứ hai là môi trƣờng văn hoá xã hội trong du lịch. Hiện tại vẫn đang diễn ra
và ngày càng phổ biến các lễ hội đông nghẹt ngƣời. Các lễ hội còn tình trạng nặng
về phần lễ, phần hội còn ít, thiếu các trò chơi dân gian. Vẫn còn hiện tƣợng nhiều
du khách với những y phục xa lạ, thiếu nghiêm túc đến những nơi uy nghiêm nhƣ

62
đền chùa. Ngành du lịch càng hội nhập sâu, càng đón đƣợc nhiều khách du lịch, cơ
hội làm giàu từ du lịch càng tăng lên thì nguy cơ tha hoá về mặt đạo đức, sự mất
gốc, lai căng, thay đổi về bản sắc văn hoá dân tộc càng gia tăng. Có đau xót không
khi cảnh ngƣời dân địa phƣơng bỏ qua tinh thần hiếu khách, bỏ qua chữ “tín” trong
kinh doanh để nài kéo,“chém đẹp” khách Tây; hay khi lên đến Sapa, những đứa con
lai không biết cha chúng là ai ngày càng nhiều và rất nhiều khách du lịch nƣớc
ngoài thốt lên “Sapa là một Chiêng Mai thu nhỏ của Thái Lan trên đất Việt Nam ”...
Du lịch đem lại nguồn thu nhập, công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng nhƣng
đôi khi chính nó đã khiến văn hoá truyền thống của dân tộc bị mai một, bị thoái hoá,
biến chất. Quả thực, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra
những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam, nhƣ một số bộ phận giới trẻ
có dấu hiệu xa rời giá trị văn hoá truyền thống. Một số giá trị văn hoá truyền thống
không đƣợc bảo quản, gìn giữ, thậm chí đem ra mua bán để trục lợi; có những giá
trị tinh thần bị biến dạng hoặc bị mai một. Không ít gia đình, phá bỏ quan hệ truyền
thống tốt đẹp, bị quan niệm sống thực dụng, tuỳ thích làm cho hạnh phúc gia đình
và sự ràng buộc trách nhiệm tan vỡ, rạn nứt.
Đặc biệt, các tiềm năng du lịch cũng nhƣ các di sản thế giới tại Việt Nam
đang lâm vào tình trạng chung: bị xuống cấp nhanh chóng, khó tái tạo. Tổng giám
đốc UNESCO đã phải kêu lên rằng: “Huế cần đƣợc cứu vãn vì Huế là bộ phận cấu
thành di sản văn hoá của loài ngƣời”. Hay nhƣ tại bãi đá cổ tại Sapa, những phiến
đá cổ đƣợc phát hiện có những kí tự quá giống với các kí tự trên đá ở châu Âu và
châu Hoa Kì. Việc lƣu lại tên, kỉ niệm của con ngƣời, những đôi lứa yêu nhau trên
thân cây đã có từ ngàn năm trƣớc nhƣng với việc khắc bậy bạ, tràn lan trên những
phiến đá cổ nhƣ hiện nay đang đóng dần cánh cửa khám phá thế giới con ngƣời xƣa
kia. Các phiến đá cổ hiện đã đƣợc rào lại nhƣng vẫn không cản đƣợc trẻ em lọt vào,
hoặc rào chắn bị bẻ gãy khiến tình trạng hƣ hại của bãi đá ngày càng trở nên nghiêm
trọng. Thời gian có thể tàn phá những phiến đá đó nhƣng chúng vẫn tồn tại đến
ngày nay, nhƣng sự phá hoại của con ngƣời lại thực sự khủng khiếp. Thời gian 10,
20 năm nữa không dài cho việc nghiên cứu ý nghĩa những văn tự trên đá nhƣng sẽ
rất dài nếu chúng ta tiếp tục thờ ơ với hành vi phá hoại của con ngƣời. Huế hay

63
Sapa chỉ là một trong rất nhiều ví dụ của việc các khu di tích, điểm du lịch bị khai
thác bừa bãi, bị phá hoại nghiêm trọng. Việc phát triển du lịch một cách bừa bãi,
một cách chụp giật, không có quy hoạch cụ thể đã dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng. Các địa điểm du lịch không chỉ có ý nghĩa là tiềm năng du lịch mà còn là môi
trƣờng sống của con ngƣời; nhƣng chính con ngƣời nơi đây, khai thác nó không biết
trân trọng, giữ gìn nó, và nghiêm trọng hơn, ngƣời Việt Nam hiện tại và các thế hệ
sau này đang có đứng trƣớc nguy cơ đánh mất các di sản văn hoá, đánh mất văn
hoá, truyền thống nghìn năm tuổi.
Môi trƣờng tự nhiên và xã hội chính là những thông số đầu vào cho du lịch,
nếu môi trƣờng du lịch bị phá huỷ, các hoạt động du lịch cũng không thể đƣợc thực
hiện. Bên cạnh đó, môi trƣờng sinh thái bị phá hoại còn ảnh hƣởng đến đời sống của
thảm động thực vật và con ngƣời. Chính vì vậy cần phải phát triển hoạt động du lịch
một cách bền vững, lâu dài, tiến hành các hoạt động du lịch phải đi đôi với bảo vệ
tôn tạo các tiềm năng du lịch sẵn có của quốc gia.
2.4.2. Thiếu sự quan tâm của gia đình kinh doanh du lịch tới trẻ em
Du lịch tạo ra một loạt ngành nghề mới làm thay đổi mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình. Quan hệ bố mẹ và con cái trong gia đình cũng có sự biến
đổi ở gia đình ba thế hệ, nếu bố mẹ bận sản xuất thì còn ông bà chăm sóc dạy bảo
con cháu. Nhƣng hiện nay, khi gia đình ba thế hệ này giảm nhanh chóng, bố mẹ khó
có điều kiện chăm sóc con cái. Càng khó có điều kiện hơn khi ngƣời mẹ bên cạnh
việc nƣơng rẫy phải mua và bán hàng lƣu niệm. Ở Cát Cát, một bản ngƣời Hmông ở
Sapa, ngƣời mẹ bán hàng rong phải đi từ sáng sớm đến tối khuya mới về, thậm chí ở
lại trị trấn hàng tuần mới về nhà một lần. Vì vậy, trẻ em ít đƣợc bố mẹ quản lí. Các
trẻ em bận làm nhiều việc nhà, tham gia dịch vụ du lịch (từ chiều thứ 6 đến thứ 2
các em không về nhà mà lang thang trên phố bán hàng rong). Do đó, chất lƣợng học
tập của các em rất thấp, nhiều em học đến lớp 3, lớp 4 vẫn chƣa đọc thông, viết
thạo. Hiện nay, Sapa có từ 200 đến 250 em (chủ yếu là trẻ em gái) lang thang bán
hàng rong trên phố. Trong số đó có hơn 100 em sớm bỏ học. Khi đã học hết tiểu
học, trẻ em bỏ học rất cao. Nguyên nhân bỏ học để có thời gian tham gia các hoạt
động du lịch chiếm tỉ lệ khá cao chiếm 51,7%. Riêng ở Cát Cát có 63,33% số học

64
sinh bỏ học do tham gia dịch vụ du lịch. Không chỉ ở Sapa, mà tại các điểm du lịch
khác, trẻ em tham gia dịch vụ du lịch không có thời gian học hành, nghỉ ngơi và vui
chơi trở nên khá phổ biến. Các em sớm tiếp xúc với đồng tiền, sớm phải lao động
nên dễ dàng học những thói hƣ tật xấu từ ngƣời lớn, bỏ học sớm khiến tƣơng lai các
em bị đe doạ....
Từ thực tiễn ở các số làng du lịch Sapa đặt ra hàng loạt vấn đề thiết chế xã
hội. Du lịch có mặt tích cực tạo ra nguồn thu nhập mới, ngành nghề mới, tổ chức
mới, nâng cao đời sống ngƣời dân, nhƣng du lịch cũng có một số tác động tiêu cực
về xã hội nhƣ việc trẻ em lang thang bỏ học nhiều, việc thiếu điều kiện giáo dục
chăm sóc con cái trong các gia đình dân tộc thiểu số. Đặc biệt kết cấu làng truyền
thống thay đổi, cần xây dựng một số chính sách, biện pháp mới trong quản lí xã hội
ở vùng cao.
3. Nguyên nhân của các ảnh hƣởng tiêu cực
3.1. Về phía Nhà nước
3.1.1. Quản lí Nhà nƣớc về du lịch còn yếu kém
Bộ máy quản lí Nhà nƣớc về du lịch chƣa tƣơng xứng với chức năng của một
ngành kinh tế mũi nhọn. Quy mô tổ chức cán bộ quản lí ở cấp trung ƣơng và sở du
lịch ở các địa phƣơng chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ hiện nay.
Xét về môi trƣờng pháp lí, hiện nay, hoạt động du lịch của Việt Nam đƣợc
chi phối bởi hàng loạt các văn bản luật và dƣới luật. Nhiều văn bản pháp quy vẫn
chƣa quy định rõ ràng, đầy đủ, chƣa kịp thời, đồng bộ gây khó khăn cho việc triển
khai hoạt động du lịch. Về Luật doanh nghiệp, trong thực tế thi hành Luật doanh
nghiệp và các văn bản dƣới Luật vẫn còn những khó khăn nhƣ một số điều khoản
trong Luật và các thông tƣ hƣớng dẫn không rõ ràng, dẫn đến tình trạng nhiều
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sau khi có giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh là tiến hành kinh doanh ngay mà không làm thủ tục đề nghị cấp giấy
phép lữ hành quốc tế. Luật Du lịch Việt Nam đƣợc công bó tháng 6/2005 và có hiệu
lực từ 01/01/2006. Luật Du lịch ra đời đề cập đến nhiều nội dung mới, thực sự đáp
ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch. Tuy

65
nhiên, những văn bản luật chuyên ngành vẫn còn chậm khiến doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ du lịch khó phát triển.
Khi đã có chính sách thì lại chậm triển khai, nhƣ việc làm thủ tục để chuyển
các nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh du lịch, quy chế quản lí Karaoke, vũ
trƣờng, massage, xông hơi, các tệ nạn ăn xin, trộm cắp, bán hàng rong ở các nơi du
lịch, nhiều hiện tƣợng không phù hợp với yêu cầu văn minh du lịch vẫn còn tồn tại.
Đó là hậu quả của sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp hành động giữa du lịch và
các ngành nội vụ, văn hoá thông tin và chính quyền các cấp. Tình trạng lộn xộn
trong hoạt động quản lí du lịch, kinh doanh lữ hành, khách sạn vẫn chƣa đƣợc chấm
dứt. Việc bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển lâu dài du lịch “xanh” và “sạch” ở
nƣớc ta còn nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra, cần phải giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu
của hoạt động du lịch.
Tựu chung lại, môi trƣờng pháp lí cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
đƣợc cải thiện trong thời gian qua nhƣng vẫn còn chƣa thông thoáng, thuận lợi cho
doanh nghiệp.
3.1.2. Chính sách Nhà nƣớc chƣa mang tính đột phá trong việc phát triển du lịch
Thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp với nhiều loại phí, lệ phí tăng thêm, đặc
biệt là việc chi thêm ở các cửa hàng hành chính khiến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn
phải cần tới đối tác Việt Nam để hoạt động một cách suôn sẻ. Bên cạnh đó, các thông
tin chính thức, đáng tin cậy về thị trƣờng du lịch tại Việt Nam, giá đất, các thủ tục xin
phép đầu tƣ cần thiết...còn thiếu. Việc quản lí đầu tƣ, kinh doanh và khai thác tại các
khu du lịch còn chồng chéo. Thực hiện quản lí đầu tƣ xây dựng theo quy định của luật
pháp về đầu tƣ xây dựng, quản lí mở rộng theo pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, quản lí
kinh doanh, khai thác phục vụ hoạt động du lịch theo Nghị định 39 và một số văn bản
pháp luật khác. Trong công tác quy hoạch, các yếu tố về thị trƣờng khách, sản phẩm,
tài nguyên du lịch, tình hình xã hội... chƣa đƣợc phân tích, đánh giá thấu đáo khiến
nhiều dự án quy hoạch, đầu tƣ bị kéo dài, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tƣ và địa
phƣơng có dự án đầu tƣ. Việc thanh tra, giám sát của các cơ quan Nhà nƣớc đối với các
dự án, công trình phát triển các khu du lịch chƣa hiệu quả.

66
Những ƣu đãi cho hoạt động lữ hành quốc tế chƣa rõ ràng, thậm chí hầu hết văn
bản luật đƣa ra các quy định khó khăn nhất, thí dụ: đối với lữ hành quốc tế, thuế suất
VAT là 10% chƣa có tính cạnh tranh với du lịch một số nƣớc trong khu vực. Thái Lan
đƣợc coi là thiên đƣờng mua sắm do hàng hoá, dịch vụ đa dạng và rẻ, thuế suất VAT là
7%. Vấn đề thuế VAT cho khách quốc tế mang hàng hoá mua sắm trong tour du lịch ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam chƣa đƣợc áp dụng. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu
quá cao. Giá điện nƣớc áp dụng cho du lịch luôn ở mức cao nhất, gấp nhiều lần mức
sinh hoạt và sản xuất. Các quy định về hạn chế tốc độ xe còn bất hợp lí, gây tình trạng
kéo dài thời gian đi lại và ức chế cho lái xe và hành khách.
Hơn nữa, việc quản lí các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế
và hàng hoá của họ ra vào Việt Nam còn chậm chạp, gây nhiều khó khăn cho du
khách. Làm visa còn mất nhiều thời gian và tốn kém. Tại Pháp, làm visa vào Việt
Nam mất 3 - 4 tiếng xếp hàng ở Đại Sứ quán, chờ tới 10 ngày mới đƣợc cấp, lệ phí
làm visa còn cao khoảng 100 euro.
3.1.3. Cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hội nhập
- Phƣơng tiện vận tải
Hiện còn thiếu các sân bay quốc tế, tồn tại nhiều đƣờng bay phải qua sân bay
trung chuyển, chất lƣợng dịch vụ chƣa đảm bảo (mỗi năm có khoảng 700 chuyến
bay bị trễ, hoãn). Tại Phú Quốc, hòn đảo đƣợc dự kiến xây dựng thành khu du lịch
chuẩn của quốc gia nhƣng kế hoạch này đến nay vẫn chƣa đƣợc thực hiện do chƣa
xây dựng đƣợc một sân bay quốc tế tại đây.
Phƣơng tiện vận chuyển chủ yếu là thuê của nƣớc ngoài, các phƣơng tiện
đƣờng bộ, đƣờng thuỷ hầu hết là phục chế nên thƣờng gặp tai nạn trên đƣờng. Số
lƣợng cầu cảng đủ lớn để đón tiếp khách du lịch quốc tế chƣa nhiều, các tàu chở
khách quốc tế chủ yếu cập cảng tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều chuyến đƣờng
bộ chƣa đƣợc nâng cấp cải tạo, gây khó khăn trong việc đi lại, ách tắc giao thông
thƣờng xuyên xảy ra.
- Khách sạn:
Cả nƣớc hiện có 18 khách sạn 5 sao, 4 khách sạn 4 sao nhƣng chủ yếu tập
trung tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Khánh Hoà. Mặc dù các

67
khách sạn và khu nghỉ mát 5 sao mọc lên liên tục tại các thành phố và khu du lịch
lớn nhƣ Nha Trang và Đà Nẵng, tỉ lệ phòng đƣợc thuê vẫn còn thấp hơn so với các
khách sạn cùng loại tại Bali (Indonesia) và Phuket (Thái Lan). Hiện tại, ở các khu
du lịch nóng nhƣ Vịnh Hạ Long, Hội An, Huế, Phan Thiết đều không có một khách
sạn hay khu nghỉ mát nào 5 sao cả. Nhƣ vậy, một thị trƣờng du lịch dành cho khách
du lịch giàu, có khả năng chi trả cao vẫn chƣa hình thành ở Việt Nam va cơ sở hạ
tầng yếu kém sẽ là một cản trở để thu hút tầng lớp này.
Số lƣợng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao chiếm chƣa đầy 3% tổng số
khách sạn đƣợc xếp hạng. Ngành du lịch đang thúc đẩy việc xây dựng hàng loạt
khách sạn cao cấp. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng khách sạn cao cấp hiện nay rất chậm
chạp, mặc dù các nhà đầu tƣ đã sẵn sàng, nguyên nhân vì chƣa có đất sạch cho các
nhà đầu tƣ triển khai dự án. Nhiều dự án đã chọn đƣợc địa điểm nhƣng việc đàm
phán đền bù giải toả, di dời rất khó khăn.
Trong những năm qua, nƣớc ta đƣợc xem nhƣ một điểm đến đến đầy tiềm
năng của du lịch MICE. Khách nƣớc ngoài đến Việt Nam không chỉ qua đƣờng du
lịch mà kết hợp với các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, triển lãm rất đông. Nhu
cầu này hiện nay rất lớn. Nhƣng để phát triển loại hình du lịch cũng còn nhiều khó
khăn: Việt Nam còn thiếu các khách sạn, các trung tâm hội nghị, hội thảo, đặc biệt
là các trung tâm triển lãm quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đƣợc lắp đặt hệ thống
trang thiết bị hiện đại.
- Thông tin liên lạc: Giá cả viễn thông rất cao, hơn thế nữa mạng lƣới liên
lạc không sẵn và bao phủ đồng đều, thƣờng chỉ tập trung tại các thành phố lớn, còn
các khu du lịch thì chỉ ở các khách sạn lớn thì mạng liên lạc mới có nhƣng cƣớc rất
đắt.
- Khu vui chơi giải trí: Cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch
còn hạn chế ngay cả tại các khu du lịch biển chủ chốt nhƣ Nha Trang, Đà Nẵng và
Phan Thiết. Mua sắm, thể thao, giải trí là những yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu
cầu du khách. Nếu chúng ta muốn du khách ở lại lâu và sử dụng nhiều các dịch vụ
du lịch cũng nhƣ là các dịch vụ đi kèm thì chúng ta phải tìm cách thoả mãn nhu cầu
của họ. Các khu vui chơi giải trí, bảo tàng, khu du lịch sinh thái còn ít, lại mang tính

68
sao chép sẵn từ nƣớc ngoài nên chỉ hợp với ngƣời Việt, không hấp dẫn với khách
quốc tế.
Cả nƣớc có 1.864 máy ATM đƣợc lắp đặt còn quá ít so với số thẻ phát hành
và so với nhu cầu hiện nay, các ngân hàng phát hành thẻ chƣa liên kết với nhau
thành một hệ thống đã gây không ít trở ngại cho việc thanh toán. Cơ sở hạ tầng thấp
kém là những nguyên nhân lớn khiến lƣợng khách du lịch quốc tế cũng nhƣ các dự
án đầu tƣ cho du lịch tại Việt Nam hiện nay còn ít.
3.2. Về phía ngành du lịch
3.2.1. Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch còn yếu
Công chúng đã quá quen với điệp khúc “chúng ta giầu tiềm năng, chúng ta
đang có cơ hội vƣợt lên”. Nhƣng tiếc thay mọi sự cho đến nay vẫn dƣờng nhƣ đang
ở dạng tiềm năng phát triển trong khi du lịch các nƣớc xung quanh đang tiến lên
nhƣ vũ bão. Một trong những nguyên nhân cho sự phát triển đƣợc nhiều ngƣời cho
là tính thiếu chuyên nghiệp trong công tác quảng bá du lịch.
Chúng ta cần lấy sự độc đáo của văn hoá Việt Nam là điểm nhấn trong các
hoạt động quảng bá, Tổng Cục Du lịch kết hợp với các địa phƣơng tổ chức nhiều lễ
hội văn hoá - du lịch trong cả nƣớc. Tiếp theo là phải nâng cao tính hiệu quả của
công tác tuyên truyền. Năm 2006, Việt Nam tham gia 15 hội chợ du lịch quốc tế
nhƣng dƣờng nhƣ cũng không mang lại kết quả mấy khả quan. Lí do quảng bá dàn
trải, đơn điệu thậm chí là cẩu thả, không có sự sáng tạo, gian trƣng bày triển lãm
không mấy đặc sắc và riêng biệt do vậy không thu hút sự chú ý của ngƣời dân các
nƣớc, hơn nữa , chỉ quảng bá chung chung không đƣa ra các thông tin cụ thể về
từng điểm du lịch, giới thiệu từng loại hình du lịch, các công ty lữ hành.
Một trong các kênh quan trọng trong công tác quảng bá trong thời đại hiện
nay là Internet. Tuy nhiên kết quả tìm kiếm cụm từ “Vietnam Tourism” từ các
website có nguồn gốc từ Việt Nam trên thanh công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất
google.com thì kết quả khá khiêm tốn la 26.000 kết quả trong khi đó cụm từ
Singapore Tourism cho ra 383.000 kết quả, hơn nữa việc cập nhật thông tin cũng rất
chậm. Trừ các trang chính thức của Tổng Cục Du lịch, các web có tham gia quảng
bá du lịch Việt Nam thƣờng quá chú trọng đến kinh doanh hoặc chỉ đề cập đến du

69
lịch nhƣ một thông tin chứ chƣa thực sự chú trọng tới khâu trau chuốt nội dung, giới
thiệu và quảng bá những đặc điểm riêng của du lịch Việt Nam cũng nhƣ những đặc
điểm cụ thể của mỗi điểm du lịch để khách quốc tế có nhu cầu tới Việt Nam du lịch
có thể lựa chọn hoặc tự thiết kế những tour phù hợp với sở thích cá nhân.
3.2.2. Chƣa chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho toàn ngành
Từ lâu nay, việc đào tạo nhân lực cho hoạt động kinh doanh du lịch là vấn đề
vừa cấp thiết, vừa cơ bản nhằm có nguồn lực luôn luôn có đủ tri thức và năng lực
đáp ứng đòi hỏi sự phát triển, sự đổi mới của du lịch cùng với thời gian cả trên bình
diện quốc gia và quốc tế.
Hiện tại, cả nƣớc có khoảng 30 cơ sở đào tạo hệ nghề và trung cấp du lịch và
38 cơ sở hệ đại học, cao đẳng. Mạng lƣới các cơ sở đào tạo chƣa đƣợc phân bổ hợp
lí, tạo các khu vực nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long có lƣợng
khách du lịch lớn song lại thiếu các trƣờng đào tạo ngay tại địa phƣơng. Tất cả
những cơ sở đào tạo hiện đều nằm trong tình trạng chung: cơ sở vật chất trang thiết
bị hỗ trợ việc giảng dạy còn thiếu; chƣơng trình đào tạo nặng về lí thuyết, chƣa tạo
nhiều cơ hội cho sinh viên đƣợc thực hành, nội dung đào tạo chƣa cập nhập đƣợc
thực tiễn kinh doanh du lịch trong nƣớc và thế giới, chƣa tiếp cận đƣợc với các
chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy ở cấp quốc tế, đào tạo ngoại ngữ chƣa
đƣợc đánh giá cao, đội ngũ giáo viên đào tạo du lịch còn chƣa đáp ứng đƣợc cả về
lƣợng và chất. Ngoài ra, sinh viên du lịch còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm
các sách tham khảo, hƣớng dẫn do giáo viên không có kinh phí để phát hành sách,
giáo trình có nội dung còn chung chung, lại chủ yếu là sách lƣu hành nội bộ.
Nguồn nhân lực trong du lịch đang và cần đƣợc đào tạo vừa cơ bản, chính
quy theo môn học, theo thời gian pháp quy trên giảng đƣờng, theo giáo trình và bài
giảng của giảng viên. Nhƣng mặt khác, do nguồn nhân lực đang đƣợc chuẩn bị này
còn cần phải có tri thức thực tiễn qua hoạt động kinh doanh của cá doanh nghiệp.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, có những doanh nghiệp luôn từ chối nhận sinh
viên tới thực tập dù điều đó hoàn toàn không gây trở ngại tới hoạt động khai thác tài
nguyên du lịch hoặc hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Hơn nữa, ở nhiều diểm
du lịch, các ban quản lí, lãnh đạo của các cơ sở dịch vụ du lịch cũng chƣa nhiệt tình

70
đón nhận và cho phép sinh viên đến thực tập, nghiên cứu, bổ sung các kiến thức
thực tế cần thiết.
3.3. Về phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch
3.3.1. Dịch vụ du lịch chƣa bứt phá
Hiện tại, tỉ lệ quay lại của du khách là 30% thấp hơn nhiều con số hơn 50%
của các nƣớc cùng khu vực. Đây là những biểu hiện cho thấy khả năng cạnh tranh
thấp của du lịch Việt Nam. Sản phẩm du lịch chƣa phong phú, độc đáo, giá cả chƣa
tƣơng xứng với chất lƣợng khả năng cạnh tranh yếu. Thực tế cho thấy, các khu du
lịch chỉ quanh quẩn một vài dịch vụ, nhiều nơi vẫn chừng đó dịch vụ diễn ra hết
năm này đến năm khác tạo ra sự nhàm chán cho du khách. Hầu hết các khu du lịch,
điểm du lịch khai thác ở dạng tự nhiên, chƣa đầu tƣ tôn tạo. chƣơng trình du lịch
còn nghèo nàn, trùng lắp. các khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí còn ít. Hàng lƣu
niệm chƣa phong phú và đáp ứng thị hiếu. Việc mở các loại hình du lịch mới, tuy đã
đƣợc chú ý, song còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. giá cả các chƣơng trình
du lịch còn cao so với chất lƣợng dịch vụ và so với một số nƣớc trong vùng.
Hiện tƣợng “lừa” khách còn khá phổ biến ở các công ty lữ hành. Các công ty
này thƣờng xuyên cắt xén hoặc thay đổi lịch trình, phƣơng tiện du lịch và các chế
độ phục vụ trái với hợp đồng đã kí, ví dụ nhƣ theo hợp đồng là ở khách sạn 3 sao
nhƣng thực tế chỉ ở khách sạn 1, 2 sao. Ngƣời chịu thiệt thòi vẫn là du khách bởi
chƣa có cơ quan chức năng nào giải quyết vấn đề này cả.
Việt Nam cũng chƣa tạo dựng đƣợc những khu du lịch có thƣơng hiệu quốc
tế để nhắc tới du lịch Việt Nam là nhớ ngay đến những khu du lịch. Ta có nhiều
cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển đƣợc xếp hạng tầm cỡ quốc tế, nhƣng trên
phạm vi cả nƣớc, chƣa có đƣợc một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi nhƣ Pataya,
Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Indonesia) hay Genting, Langkawi
(Malaysia). Đặc điểm này đã ảnh hƣởng đến việc thu hút sự chú ý của khách du
lịch, không kéo dàu đƣợc thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ
hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam.
3.3.2. Mạng lƣới dịch vụ du lịch thiếu tính liên kết

71
Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch thƣờng xuyên tranh giành khách, cạnh
tranh không lành mạnh. Công cụ cạnh tranh duy nhất là giảm giá tour, nhƣng việc giảm
giá lại rất tuỳ tiện, giá giảm kéo theo chất lƣợng dịch vụ cũng giảm. Lợi dụng tình trạng
khan hiếm phòng, nhiều khách sạn đã ép giá, buộc nhiều hãng lữ hành phải huỷ tour
hoặc thay đổi lịch trình của khách. Việc mua vé còn khó khăn, đặc biệt là vé máy bay:
một đoàn khách quốc tế trên 30 ngƣời dù đã đăng kí trƣớc cả tháng cũng khó mua vé,
nếu có thì lại bị chia thành nhiều chuyến bay với giờ bay khác nhau, làm hỏng kế
hoạch tham quan. Các món ăn có xu hƣớng bị lai tạp; phố ẩm thực Việt Nam tại Hà
Nội kinh doanh chủ yếu các món ăn Tàu; tại nhiều nhà hàng sang trọng, các món ăn
Âu, á nhiều hơn các món ăn Việt Nam. Bảo hiểm cho khách du lịch quốc tế không
đƣợc quan tâm đúng mức, các doanh nghiệp không mua bảo hiểm do sợ giá tour tăng,
làm mất tính cạnh tranh. Mối liên hệ giữa doanh nghiệp du lịch - đơn vị cung cấp hàng
hoá trong nƣớc còn nhiều hạn chế khiến nhiều khi khách muốn tiêu tiền nhƣng không
biết mua sắm ở đâu. Ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, công việc cung cấp toàn bộ
hàng hoá cho tàu khi cập cảng đều do một công ty của Singapore đảm nhận, trong khi
công ty này mua hàng hoá ngay tại Việt Nam.
3.3.3. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế
Trừ những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nƣớc, còn lại các doanh
nghiệp quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng máy tính nhƣ công cụ quản lí nội bộ, chƣa có
suy nghĩ nghiêm túc đầu tƣ toàn diện cho vi tính hoá. Theo điều tra khảo sát đầu
năm 2006 của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao
năng lực cạnh tranh Việt Nam tiến hành trên 225 đơn vị đại diện cho hơn 1.500
khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, hơn 90% đơn vị khảo sát sử dụng phần cứng
nhƣ máy tính, máy in, máy fax, trong khi chƣa đến 25% sử dụng sản phẩm phần
mềm quản lí,chỉ có 20-30% cam kết đầu tƣ cho phần mềm. Việc ứng dụng phần
mềm quản lí chủ yếu ở mức sơ khai. Theo điều tra năm 2005 của trung tâm công
nghiệp thông tin của Tổng Cục Du lịch, trong 1.511 khách sạn chỉ có 495 khách sạn
có địa chỉ e-mail và website có hỗ trợ đặt hàng, thanh toán trực tuyến hầu nhƣ
không đáng kể. Bên cạnh đó, số lƣợng phần mềm quản lí du lịch ở trong nƣớc còn

72
ít, giá cao, chất lƣợng kém. Phần mềm do nƣớc ngoài cung cấp có đa dạng hơn, chất
lƣợng tốt hơn song giá cũng còn cao hơn rất nhiều.
Chặng đƣờng hội nhập du lịch trong WTO còn rất dài, khó khăn nhƣng là cơ
hội tốt cho cả trƣớc mắt và lâu dài. Toàn ngành cần chuẩn bị tốt về mọi mặt để kịp
thời hành động khi thời cơ đến nhanh nhƣ hiện nay, không bỏ lỡ cơ hội và vƣợt qua
thách thức mới nảy sinh để phát triển. Chỉ chủ động tiếp cận với thị trƣờng du lịch
thế giới đầy tiềm năng, cả trong và ngoài WTO, khi toàn ngành nhận thức đầy đủ và
vào cuộc một cách thực sự. Với nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành
để hợp tác quốc tế, trong đó ƣu tiên cho hội nhập du lịch trong WTO, chắc chắn du
lịch Việt Nam sẽ đẩy mạnh chủ động hội nhập du lịch khu vực và thế giới, tranh thủ
ngày càng nhiều kinh nghiệm, công nghệ, vốn và nguồn khách, góp phần phát huy
vai trò đầy đủ của một ngành kinh tế mũi nhọn và khẳng định vị thế của mình trên
trƣờng quốc tế.

73
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
DU LỊCH VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI

I. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM


TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để hấp dẫn khách điều kiện nƣớc ngoài
đến với Việt Nam
Sự kiện gia nhập WTO giúp tin tức, hình ảnh về điểm đến Việt Nam xuất hiện
một cách ấn tƣợng, dồn dập trên các kênh truyền hình, thông tấn nƣớc ngoài. Nhờ đó,
thƣơng hiệu Việt Nam đƣợc thế giới biết nhiều hơn. tƣơng lai gần, các công ty trong
nƣớc sẽ tiếp cận nhiều thị trƣờng. Khách các nƣớc có thể chủ động tìm đến và chúng ta
không phải lần dò, tìm kiếm nguồn khách mới mà không biết hiệu quả tới đâu. Hơn
nữa, khách du lịch sẽ yên tâm khi tìm đến Việt Nam, với vai trò là một thị trƣờng mới
nhƣng có những điểm tƣơng đồng với nƣớc họ, vì đã vào sân chơi chung của thế giới.
Theo Tổng Giám đốc công ty du lịch Vietravel Nguyễn Quốc Kì, bạn bè quốc tế sẽ có
cách nhìn mới về Việt Nam, qua khám phá những di sản thế giới, cảnh đẹp tự nhiên,
văn hoá độc đáo, kinh tế - chính trị ổn định, lòng hiếu khách của ngƣời dân..., chứ
không chỉ là đất nƣớc anh hùng trong chiến tranh chống ngoại xâm. Ông Kì cho biết
thêm, việc gia nhập WTO với các cam kết mở cửa gần nhƣ hoàn toàn trong mọi lĩnh
vực kinh tế, cũng tạo cơ hội để Việt Nam điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống luật pháp
cho phù hợp với quốc tế. Thời gian thành lập doanh nghiệp đƣợc rút ngắn, hồ sơ giấy
tờ không cần thiết đƣợc bãi bỏ... sẽ thu hút nhiều nhà đầu tƣ, góp phần cải thiện, phát
triển cơ sở hạ tầng du lịch vốn còn rất thiếu và yếu trong nƣớc.
Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đang đứng trƣớc vận
hội mới, vị thế Việt Nam đã đƣợc nâng lên, “sân chơi” rộng mở và luật chơi cũng rõ
ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan
hệ kinh tế song phƣơng, đa phƣơng giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi
trƣờng đầu tƣ kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nƣớc ta

74
ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động đƣợc nhiều nguồn vào các hoạt
động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực du lịch.
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới vì
WTO là tổ chức gồm 151 thành viên, chiếm khoảng 90 tổng thƣơng mại dịch vụ
toàn cầu. Với những lợi thế do WTO mang lại, Việt Nam có điều kiện để tăng
cƣờng tiếp cận thị trƣờng của các nƣớc thành viên khác, mở rộng thị trƣờng du lịch,
thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến từ các nƣớc.
Sau khi gia nhập WTO, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng đƣợc cải
thiện, trong đó có một nguồn lớn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch. Đây là nguồn vốn
quan trọng để phát triển ngành du lịch nƣớc ta theo kịp trình độ của các nƣớc trong
khu vực và trên thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tƣ mới. Hiện tại
nhiều tập đoàn kinh tế mới đang hƣớng sự chú ý đến Việt Nam và sẽ “đổ bộ” vào
đầu tƣ đón đầu trong lĩnh vực du lịch.
Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lí, tổ
chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nƣớc có nền du lịch phát triển; giúp đào
tạo đội ngũ nhân lực theo kịp trình độ quốc tế. Sự dỡ bỏ những rào cản còn cho
phép gia tăng luồng lƣu chuyển du khách giữa các nƣớc. Bên cạnh đó, sức ép cạnh
tranh do hội nhập cũng tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn
thiện, nâng cao chất lƣợng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch nhằm tồn tại và
phát triển một cách bền vững.
Tuy nhiên, hội nhập WTO cũng đƣợc xác định là một thách thức quyết liệt đối
với ngành du lịch. Du lịch Việt Nam trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch vừa phải hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và
luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp
chƣa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nƣớc ta còn thấp bởi dịch vụ
chƣa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lƣợng dịch vụ còn
kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú, dẫn đến du lịch nƣớc ta chƣa giữ chân
đƣợc khách, kéo dài thời gian lƣu trú, tỉ lệ khách quay lại lần hai còn thấp.

75
Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong
cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại vừa và nhỏ, chất lƣợng
dịch vụ hạn chế, năng lực quản lí thấp. Đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về
trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những ngƣời có chuyên môn cao.
Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trƣờng và cảnh
quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lí hiệu quả. Đó là
một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng khi gia nhập WTO.
2. Vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trƣờng quốc tế khơi dậy trí tò mò,
ƣa khám phá của khách du lịch nƣớc ngoài
Những năm qua đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, sự hỗ trợ
của các ban, ngành liên quan và nỗ lực tự thân của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã
có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và đang từng bƣớc hội nhập vào quá trình phát
triển của du khách thế giới. Vị thế của Việt Nam ngày càng đƣợc khẳng định và
nâng cao.
Việt Nam ngày càng nổi lên nhƣ một điểm đến an toàn thân thiện. Vị thế
Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế do hiệu ứng năm APEC
Việt Nam, thành viên WTO, uỷ viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc, hàng loạt Diễn đàn, Hội nghị Quốc tế, sự kiện ngoại giao, kinh tế, văn hoá,
thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Nƣớc ta đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng rộng và sâu. Vị thế cạnh tranh tầm quốc gia của Việt Nam ngày càng lớn…
Những nhân tố mới này là thời cơ chung của cả nền kinh tế, nhƣng trƣớc hết và trực
tiếp nhất là ngành du lịch phải nắm lấy và biến thành sức mạnh vật chất, thành động
lức tăng trƣởng bởi du lịch gắn liền với hoà bình, an ninh và ổn định.
Đồng thời, quan hệ quốc tế của ngành du lịch Việt Nam ngày càng mở rộng,
Việt Nam đã tích cực tham gia vào nhiều diễn đàn hợp tác du lịch song phƣơng và
đa phƣơng của khu vực và thế giới. Du lịch Việt Nam còn mở rộng, tăng cƣờng hợp
tác quốc tế, kí kết 38 hiệp định hợp tác du lịch song phƣơng cấp Chính phủ với các
nƣớc trong và ngoài khu vực, thiết lập quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch của hơn
50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về hợp tác đa phƣơng, Việt Nam đã kí hiệp định hợp

76
tác du lịch đa phƣơng 10 nƣớc ASEAN, chủ động tham gia các chƣơng trình phát
triển du lịch. Chúng ta còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác
du lịch quốc tế và khu vực nhƣ Tổ chức Du lịch thế giới, hợp tác du lịch ASEAN,
Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dƣơng, chƣơng trình phát triển du lịch tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng, hợp tác hàng lang Đông Tây, hợp tác du lịch sông
Mê Kông - sông Hằng, tổ chức thành công Hội nghị Bộ trƣởng Du lịch APEC 2006
đƣợc bạn bè quốc tế đánh giá cao và trong năm 2009, Việt Nam đăng cai tổ chức
Diễn đàn Du lịch ASEAN. Hiện nay nƣớc ta còn là thành viên của các tổ chức du
lịch: ASEANTA, PATA, UNWTO.
Từ chỗ đứng vào nhóm cuối của ASEAN, hơn 10 năm qua, Việt Nam đã
vƣơn lên vƣợt qua Philippines, chỉ còn đứng sau 4 nƣớc du lịch phát triển hàng đầu
là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia. Thƣơng hiệu Việt Nam đang ngày
càng đƣợc khẳng định và đề cao. Trong một báo cáo mới đƣợc công bố gần đây của
công ty phát triển thƣơng hiệu Future Brand đƣa ra, Việt Nam xuất hiện ở vị trí thứ
7 thế giới về tốc độ tăng trƣởng du lịch và sẽ là một trong 10 điểm đến hàng đầu của
du lịch thế giới trong 10 năm tới. Khách du lịch cung nhƣ báo chí nƣớc ngoài đều
nói về Việt Nam với nhận xét chung: Việt Nam là điểm đến mang nhiều nét Á Đông
hấp dẫn, gợi mở những khám phá, nhƣng điều quan trọng nhất đây còn là điểm đến
thân thiện, an ninh đƣợc đảm bảo trong một thế giới đầy biến động. Đối với du lịch,
nhân dân thế giới sẽ biết đến hình ảnh mới của Việt Nam; sẽ tò mò, mong muốn tìm
hiểu đất nƣớc mà hình ảnh vốn gắn với chiến tranh và nghèo đói đã, đang và sẽ thay
đổi thế nào. Do vậy, lƣợng khách du lịch đến Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Đặc biệt,
với cục diện chính trị ổn định, hệ thống cơ chế chính sách, luật pháp minh bạch, các
doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ đến đầu tƣ vào Việt Nam nhiều hơn nữa, mang lại
những đổi thay lớn lao cho ngành du lịch nƣớc nhà.
Trong tƣơng lai, với những thành tựu đã đạt đƣợc, ngành du lịch Việt Nam
sẽ còn nỗ lực huy động sức mạnh tổng hợp tạo bƣớc đột phá để Việt Nam sớm trở
thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.
3. Ngành du lịch của Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc coi là ngành kinh tế mũi nhọn

77
Trong bản báo cáo “Các cơ hội của ngành công nghiệp du lịch Việt Nam
(2007-2009)”, hãng nghiên cứu công nghiệp toàn cầu RNCOS dự báo Việt Nam sẽ
lọt vào danh sách 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2016. Theo tính
toán cảu RNCOS, trong năm 5 tới (2008-2011), tốc độ tăng trƣởng của ngành dng
du lịch Việt Nam luôn đạt mức trên 14% và đây cũng là “một trong những nền kinh
tế thể hiện sự tăng trƣởng ấn tƣợng nhất ở châu Á”. Các chuyên gia kinh tế của
RNCOS khẳng định, nhờ sự bùng nổ của ngành công nghiệp du lịch, sẽ có thêm
nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân và sự tăng sức mua. Ngành du
lịch cũng sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trƣởng của nền kinh tế Việt
Nam. Giao thông, y tế và các ngành công nghiệp liên quan khác cũng sẽ đƣợc
hƣởng lợi từ sự bùng nổ của du lịch. Báo cáo nhấn mạnh: “Du lịch nằm trong số
những ngành công nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất tại hầu hết các nƣớc trên thế giới.
Tại các nƣớc châu Á, Việt Nam nằm trong số những điểm du lịch đạt tỉ lệ tăng
trƣởng cao nhất. Trong những năm gân đây, Việt Nam chào đón khách du lịch từ
nhiều nƣớc, nhiều khu vực”
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng: “Thực hiện nhất quán đƣờng lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế.
Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế,
phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”19. Đảng đã có những chủ trƣơng và
quan điểm đúng đắn, toàn diện thông qua hàng loạt những điều chỉnh về cơ cấu
kinh tế, về nâng cao sức cạnh tranh, về luật pháp, chính sách và cơ chế sao cho phù
hợp với thực tế nƣớc ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, thể hiện rõ trong các điều
khoản của các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng. Những quan điểm trên đã tác
động không nhỏ đến ngành du lịch.
Đảng và Nhà nƣớc đã xác định “Phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh
tế mũi nhọn là hƣớng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

19
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010

78
nƣớc”20. Ngành du lịch cần phải nâng cao tỉ trọng trong khối ngành dịch vụ, góp
phần tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ
cấu theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển du lịch phải tạo ra những
điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh sự phát triển của các ngành liên quan: vận tải,
bảo hiểm, ngân hàng, các ngành sản xuất hàng hoá…. Du lịch phát triển phải đóng
góp tích cực vào việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia,
nhằm đạt mục tiêu đến 2010 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp, Việt
Nam sẽ nằm trong nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Hơn
nữa, “phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong
và ngoài nƣớc, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, nâng cao
chất lƣợng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu của phát triển”21. Hiện tại,
du lịch Việt Nam vẫn đang ở vị trí trung bình so với các nƣớc trong khu vực, vì vậy
để đạt đƣợc mục tiêu đến 2010 nƣớc ta sẽ là một trong những quốc gia hàng đầu về
phát triển du lịch trong khối, thì trong thời gian tới cần thiết phải phát triển nhanh
du lịch, tăng mức đóng góp của du lịch vào GDP của cả nƣớc. Tuy nhiên, không
đƣợc phát triển nhanh du lịch bằng mọi giá, mà phải dựa trên cơ sở phát triển bền
vững. Phát triển du lịch bền vững theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta là phát
triển trên cơ sở bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội, giữ gìn và phát huy các truyền
thống lâu đời của dân tộc, các giá trị văn hoá- lịch sử.
Để chủ động hội nhập với du lịch thế giới, Chính phủ đã ban hành Chiến
lƣợc phát triển du lịch và Chƣơng trình hoạt động quốc gia về du lịch, đã đầu tƣ
hàng nghìn tỉ đồng hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng kĩ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và
thu hút các dự án đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào du lịch. Hàng trăm khách sạn,
khu du lịch cao cấp đƣợc xây mới, gia tăng số lƣợng phòng khách sạn và những sản
phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Công tác xúc tiến, quảng bá,
đào tạo nhân lực cũng đƣợc đẩy mạnh. Nhứng yếu tố đó tạo điều kiện cho việc thu
hút du khách nƣớc ngoài đến Việt Nam ngày càng đông.

20
Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2002), Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Hà Nội
21
Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du lịch (2007), Chƣơng trình hành động quốc gia của ngành du lịch giai đoạn 2006-2010, Hà Nội

79
Việt Nam cũng đã hoàn thành và đƣa vào triển khai Luật Du lịch và ban hành
nhiều văn bản hƣớng dẫn tạo ra một môi trƣờng pháp lí rõ ràng hơn trong hoạt động
kinh doanh du lịch. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, lực lƣợng doanh
nghiệp du lịch nƣớc ta cũng đã phát triển, thích nghi dần với cơ chế mới.
Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch của con ngƣời đang đƣợc cổ phần hoá và
sắp xếp lại theo hƣớng hình thành những tập đoàn du lịch mạnh, công ty mẹ - công
ty con để từng bƣớc làm ăn hiệu qủa trƣớc môi trƣờng cạnh tranh quốc tế. Ngành
Du lịch phấn đấu đến năm 2010 thu nhập du lịch đạt 4 - 5 tỷ USD, gấp 2 lần so với
năm 2005, đƣa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực.
Mục tiêu cho đến 2020 thu nhập du lịch đạt đƣợc 10 tỷ USD.
Về tổng sản phẩm du lịch (GDP), ngành phấn đấu năm 2010 đạt 3 tỷ USD,
gấp 3,6 lần so với năm 2000. Đảm bảo tốc độ tăng trƣởng GDP du lịch bình quân
giai đoạn 2006-2010 đạt 15,6%.
Về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, ngành đặt mục tiêu nâng cao và xây dựng
mới các cơ sở lƣu trú đảm bảo đến năm 2010 có 212.000 phòng khách sạn.
Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp
và gián tiếp cho ngành du lịch.
II. TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc đƣợc biết đến nhƣ là một đất nƣớc phát triển kinh tế du lịch
đứng đầu thế giới. Du lịch Trung Quốc phát triển mạnh, trƣớc hết là dựa vào thế
mạnh tiềm năng văn hóa đặc sắc, phong phú. Trung Quốc là một đất nƣớc rộng lớn
với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời. Vì vậy, đến bất cứ địa phƣơng nào ở nƣớc này,
du khách cũng có những địa chỉ du lịch hấp dẫn. Ngƣời Trung Quốc hôm nay đã rất
biết giữ gìn, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó để phát triển
du lịch.
1.1. Nhấn mạnh bản sắc văn hoá dân tộc trong sản phẩm du lịch
Một trong những yếu tố dẫn đến thành công của du lịch Trung Quốc trong
thu hút khách du lịch quốc tế là việc xây dựng những sản phẩm số lƣợng mang đặc

80
tính bản sắc văn hóa Trung Quốc. Những ngày hội văn hóa độc đáo của ngƣời
Choang, ngƣời Mông, ngƣời Dao ở Vân Nam, Quảng Tây; những điệu múa, khúc
ca của những ngƣời du mục trên cao nguyên Thanh-Tạng; mỗi địa danh, tên mỗi
nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ.. tất cả đều đƣợc gìn giữ và biến thành những
sản phẩm số lƣợng đặc sắc mang nhãn hiệu “Trung Quốc”. Các di tích lịch sử văn
hóa nhƣ Trƣờng Thành, Di Hòa Viên, Thập tam lăng ở Bắc Kinh; hồ Tây ở Hàng
Châu, lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán…dẫu bị thời gian và chiến tranh tàn phá ghê gớm,
song đều đƣợc ngƣời Trung Quốc hôm nay không tiếc tiền của, công sức, xây dựng,
khôi phục. Theo ƣớc tính của Tổ chức Du lịch - Lữ hành quốc tế thì đầu tƣ cho
ngành du lịch - lữ hành Trung Quốc năm 2004 lên tới 512,1 tỉ NDT, chiếm 9,6%
tổng kim ngạch đầu tƣ của cả nƣớc. Bên cạnh kiến trúc cổ, cùng với sự vƣơn lên về
kinh tế, những công trình hiện đại của Trung Quốc cũng không kém phần hấp dẫn.
Đến Bắc Kinh, ngoài các di tích cổ, du khách có thể ngắm phố đêm Tràng An lộng
lẫy; dạo phố đi bộ Nam Kinh…là những điểm không thể thiếu trong hành trình của
khách tham quan. Cho đến nay, hầu hết tài nguyên du lịch của Trung Quốc đã đƣợc
tổ chức khai thác, dù hiệu quả không đồng đều. Việc khai thác tài nguyên du lịch
cùng với việc tổ chức các dịch vụ du lịch ngày càng hoàn hảo hơn đã làm cho thế
giới biết đến các sản phẩm du lịch đậm sắc màu Trung Quốc, có sức hấp dẫn cao
đối với du khách. Giáo sƣ Vƣơng Lập Cƣơng – Viện trƣởng Viện nghiên cứu du
lịch Trung Quốc cho biết, năm 2007 Trung Quốc đón hơn 50 triệu khách quốc tế,
chính từ những sản phẩm du lịch độc đáo của mình.
Hiện nay, hầu nhƣ ở các địa phƣơng của Trung Quốc đều xây dựng thành
công phố đi bộ - mua sắm theo mô hình Vƣơng Phủ Tỉnh của Bắc Kinh. Các thành
phố lớn của Trung Quốc đã xây dựng thành công mô hình du lịch kết hợp thƣơng
mại, thu hút khách du lịch đến không chỉ tham quan, mà còn mua sắm, tìm hiểu thị
trƣờng, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ. Cục phó Cục du lịch Bắc Kinh Ôn Tử Cát cho biết,
hiện nay trong số hơn 3 triệu du khách nƣớc ngoài đến thành phố mỗi năm, có
khoảng 30% là du khách thƣơng mại.
1.2. Nêu bật tính riêng có, đặc thù của từng điểm du lịch

81
Điều đáng suy ngẫm là, cũng những tài nguyên du lịch nổi tiếng - thậm chí
“độc nhất vô nhị” trên thế giới, nhƣng trƣớc đây do thiếu khả năng tổ chức khai thác
nên sản phẩm du lịch Trung Quốc đơn điệu. Cho đến nay, với các chƣơng trình số
lƣợng phong phú, đa dạng, các yếu tố văn hoá của 56 dân tộc, của các địa phƣơng,
của mỗi vùng đều có dấu ấn riêng trong sản phẩm du lịch của Trung Quốc. Chƣơng
trình du lịch hang động, du lịch trƣợt tuyết ở phƣơng Bắc, du lịch nhiệt đới, du lịch
sông hồ ở phƣơng Nam với những món ăn lạ miệng, với những đồ lƣu niệm độc đáo
và ngay cả những chƣơng trình biểu diễn văn nghệ, các trang phục của nhân viên
phục vụ trong ngành du lịch… là những ví dụ sống động, gây ấn tƣợng cho du
khách. Ở Hàng Châu, Tô Châu, Quảng Đông, Quảng Tây so với ở Bắc Kinh, kĩ
năng, phong cách của các nhân viên lữ hành đã khác so với các đồng nghiệp ở
Thƣợng Hải, Thiên Tân. Hoạt động du lịch ở Hồng Kông, Ma Cao, Thâm Quyến lại
mang lại sắc thái khác biệt với sự kết hợp tài tình giữa văn hoá du lịch phƣơng
Đông và phƣơng Tây. Tài nguyên du lịch đƣợc bảo vệ , quản lí chu đáo, nghiêm
ngặt và khai thác tối đa. Dẫu không có Vạn Lí Trƣờng Thành, Di Hoà Viên, Cố
Cung, Thập Tam Lăng, Khai Phong Phủ, Thiếu Lâm Tự…, Việt Nam vẫn có thể tổ
chức bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch tốt hơn. Sự kết hợp tham quan với giới
thiệu sản phẩm, bán hàng trong chƣơng trình du lịch nhƣ uống trà Công phu, trà
Long Tỉnh, thƣ giãn trong hiệu thuốc Đông Nhân Đƣờng rộng lớn…đáng để chúng
ta học tập.
1.3. Chú trọng đặc biệt đến việc quảng bá du lịch
Sức hấp dẫnvà sự thành công của ngành du lịch Trung Quốc còn do công tác
quảng bá du lịch luôn đƣợc chú trọng. Những lời quảng cáo ấn tƣợng và hàm súc
nhƣ: “Bất đáo Trƣờng Thành phi Hảo hán” hay “Non nƣớc Quế Lâm đứng đầu
thiên hạ”.. đƣợc truyền tụng từ bao năm qua đã có tác động thôi thúc hàng triệu
khách du lịch đến với Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm và có
chính sách để thúc đẩy du lịch phát triển.
Vào dịp Tết âm lịch, ngày Quốc tế lao động 1-5, Quốc khánh hàng năm, Trung
Quốc đều cho nghỉ trọng một tuần, gọi là “tuần lễ Vàng”, để tạo điều kiện cho nhân
dân đi du lịch, mua sắm. Đây là những tuần lễ “bội thu” đối với ngành du lịch. Riêng

82
“Tuần lễ vàng” 1-5 năm 2006, Trung Quốc đón tiếp hơn 100 triệu du khách và ngành
du lịch đạt mức doanh thu 39 tỉ NDT. Bên cạnh đó, việc quy phạm hóa, chuyên môn
hóa đội ngũ cán bộ, hƣớng dẫn viên làm công tác du lịch; tạo hành lang pháp lí, cải tiến
trong việc cấp thị thực nhập cảnh đã tạo tiền đề quan trọng cho tổ chức, thu hút khách.
Có thể nói, ở Trung Quốc, giữa các ngành du lịch, thƣơng mại, hải quan, giao thông
vận tải…. đã tìm đƣợc tiếng nói chung, phối hợp nhịp nhàng.
Vốn đầu tƣ cho du lịch và đào tạo nhân lực ở Trung Quốc hiện nay đƣợc huy
động từ nhiều nguồn, Trung Quốc huy động 5 nguồn vốn vào phát triển du lịch:
Nhà nƣớc, các địa phƣơng, các Bộ ngành, mà quan trọng nhất là Giao thông, Xây
dung, Thƣơng mại, Du lịch; tập thể; cá nhân (cả trong và hợp tác nƣớc ngoài). Với
những nguồn vốn này, thực sự Nhà nƣớc Trung Quốc chỉ đầu tƣ 15%, còn 85% là
từ 4 nguồn còn lại và du lịch Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn vả về cơ sở
vật chất kĩ thuật, dịch vụ, tôn tạo,bảo quản lâu dài, tàiu nguyên du lịch và phát triển
môi trƣờng du lịch. Vốn đầu tƣ gắn lion với chính sách mở cửa, năng động với tinh
thần sẵn sàng hỗ trợ tháo gỡ vƣớng mắc từ các địa phƣơng, các ngành cho đến
Trung Ƣơng là một động lực quan trọng cho du lịch Trung Quốc phát triển.
1.4. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch
Trung Quốc xây dựng 4 trung tâm đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực du lịch lớn
ở cấp quốc gia. Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng lãnh đạo, quản lí du lịch của các tỉnh
thành; Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng giám đốc các khách sạn, Trung tâm đào tạo bồi
dƣỡng nghiệp vụ lữ hành và Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ dịch vụ du
lịch. Tuỳ theo yêu cầu của từng trung tâm, những việc tổ chức các lớp đào tạo
thƣờng xuyên và đột xuất hàng năm do Cục Du lịch Quốc gia chỉ đạo đã góp phần
tăng khả năng kinh doanh du lịch Trung Quốc lên rất nhiều. Việc đào tạo dài hạn tại
các trƣờng Đại học, Học viện Du lịch Trung Quốc vẫn là hƣớng cơ bản và lâu dài.
Nhƣng trƣớc thực tế là cán bộ lãnh đạo quản lí các lĩnh vực hoạt động hoặc chƣa
đào tạo cơ bản, hoặc yêu cầu cần cập nhật tri thức, phƣơng pháp đào tạo từ các
Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng quốc gia là rất cần thiết. Việc đào tạo bồi dƣỡng theo
loại hình này thật ra không phức tạp và khá hiệu quả không chỉ ở Trung Quốc. Có lẽ

83
trong tƣơng lai Việt Nam cũng cần định hƣớng tới sự ra đời và hoạt động của Trung
tâm đào tạo -bồi dƣỡng mang tính quốc gia về du lịch.
1.5. Ngoại ngữ yếu là một nhược điểm trong hoạt động du lịch ở Trung Quốc
Tuy nhiên, hạn chế dễ thấy qua các chuyến du lịch ở Trung Quốc là vốn
ngoại ngữ của những ngƣời làm du lịch. Ở nhiều khách sạn cỡ 3 - 4 sao tại các trung
tâm du lịch lớn, những cán bộ, nhân viên phục vụ có khả năng sử dụng ngoại ngữ
thật ít ỏi, ngay cả với những ngoại ngữ có tinh phổ cập quốc tế nhƣ tiếng Anh, tiếng
Pháp,… Các khách sạn ở Hồng Kông, Thƣợng Hải do thực tế đòi hỏi nên đội ngũ
nhân viên có ngoại ngữ khá đông. Nhƣng ở các địa phƣơng khác, kể cả Bắc Kinh,
khách quốc tế Âu-Hoa Kì rất vất vả khi muốn trao đổi hay tìm kiếm thông tin.
Một trong những lí do căn bản khiến du lịch Trung Quốc phát triển nhanh
chóng trong những năm qua là do thu nhập của ngƣời dân đã đƣợc nâng cao đáng
kể. Nếu năm 1978, khi Trung Quốc vừa thực hiện cải cách, mở cửa, thu nhập bình
quân đầu ngƣời/năm là 1459NDT, thì đến 2003, con số này đã đạt khoảng 8.500
NDT. Thu nhập của ngƣời dân tăng cao không chỉ khiến du lịch trong nƣớc sôi
động, mà số ngƣời Trung Quốc đi du lịch nƣớc ngoài cũng tăng lên đáng kể. Sự kết
hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch quốc tế với du lịch nội địa đƣợc coi là phƣơng
hƣớng chỉ đạo vĩ mô và xuống tới từng doanh nghiệp. Có thể thấy đƣợc ở các trung
tâm du lịch, các địa danh du lịch Trung Quốc, hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ số
lƣợng, sự quan tâm tới cả khách du lịch quốc tế và khách nội địa đƣợc thể hiện rất
cụ thể. ở các địa danh nổi tiếng nhƣ Vạn Lí Trƣờng Thành, Cố Cung, Trung Hoa
Cẩm Tú, Khổng phủ, Bến Thƣợng Hải…, khách du lịch nội địa rất nhiều và khả
năng thanh toán, chi tiêu cao. Những điều kiện tiềm năng cho phát triển du lịch nội
địa Trung Quốc thuận lợi hơn và rất khác so với Việt Nam song cũng gợi những vấn
đề có tầm quan trọng cơ bản và lâu dài cho du lịch Việt Nam, đặc biệt là phát triển
du lịch nội địa. Với số dân hiện nay và trong tƣơng lai, cùng với sự phát triển kinh
tế - xã hội, du lịch nội địa Việt Nam sẽ phát triển tốt hơn nhiều so với hiện nay. Vấn
đề ngành du lịch cần cụ thể hoá hoạt động kinh doanh du lịch hƣớng vào đối tƣợng
khách này cho phù hợp.

84
Từ những hoạt động tổ chức, kinh doanh và phát triển du lịch Trung Quốc có
thể rút ra đƣợc khá nhiều bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam, du lịch văn
hoá, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm đang là những loại hình du lịch đƣợc ƣu tiên;
vấn đề bảo vệ môi trƣờng du lịch, nhất quán và chặt chẽ trong chính sách phát triển
du lịch, khai thác tiềm năng du lịch tại chỗ…cũng cần thiết chức cho chúng ta. Tuy
nhiên, những dịch vụ ăn uống, nghiệp vụ, kĩ năng và phong cách phục vụ ăn uống,
mua sắm của đội ngũ nhân viên ở Trung Quốc còn lắm hạn chế, chƣa thực sự tạo
đƣợc cảm tình với du khách. Thực tế đó cũng tạo ra những vấn đề cho du lịch Việt
Nam, trong đào tạo nghề hiện nay và mai sau.
2. Kinh nghiệm của Singapore
2.1. Lựa chọn những vấn đề chủ yếu nhất để có chính sách phát triển mạnh
Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn tai Singapore. Trong những năm
vừa qua, Chính phủ Singapore rất chú trọng đầu tƣ cho việc phát triển ngành du lịch,
qua đó đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, đóng góp trên 5% GDP của nƣớc này.
Với dân số 4 triệu ngƣời và diện tích hơn 600 km2, hàng năm Singapore thu hút gần 8
triệu du khách, tạo thu nhập khoảng 11 tỉ Đôla Singapore và hơn 150.000 việc làm.
Một trong những yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ
năm chữ A trong tiếng anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phƣơng tịên giao
thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary
services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment).
Để đạt đƣợc những thành tựu trên Singapore rất chú trọng tới việc xây dựng
thƣơng hiệu cho ngành du lịch, tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch ra nƣớc
ngoài, tích cực hợp tác với các nƣớc trong công tác du lịch, đơn giản hóa các thủ tục
nhập cảnh cho khách du lịch… Để phát triển nguồn khách du lịch, ngành du lịch
Singapore đã mở trên 20 văn phòng đại diện du lịch ở các nƣớc là thị trƣờng trọng
điểm. Từ giữa những năm 1980, chính phủ Singapore đã đầu tƣ hàng trăm triệu
USD nâng cấp các điểm thắng cảnh văn hóa và lịch sử. Sân bay Changi dù liên tục
đƣợc bầu chọn là sân bay tốt nhất thế giới vẫn đang đƣợc đầu tƣ 1,8 tỉ Đôla
Singapore để nâng cấp.
2.2. Có chiến lược phát triển du lịch mềm dẻo và linh hoạt

85
Về mặt tiện nghi, Singapore dám quảng bá là một thủ đô ẩm thực và mua
sắm bậc nhất châu Á. Nhƣng khả năng điều chỉnh mới mang tính chiến lƣợc nhất.
Thành công của ngành du lịch Singapore chính là thành công trong điều chỉnh chiến
lƣợc phát triển du lịch trƣớc những thay đổi kinh tế và xã hội bên ngoài. Singapore
đang tập trung xây dựng thành trung tâm triển lãm bậc nhất nhằm thực hiện tham
vọng tăng khách du lịch lên 17 triệu ngƣời, thu nhập từ du lịch thành 30 tỉ Đôla
Singapore và tạo 250.000 việc làm vào năm 2015.
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nƣớc
1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về du lịch nhằm tạo điều kiện cho
du lịch phát triển
- Tiếp tục tháo gỡ một số khâu liên quan đến việc ra vào du lịch, đi lại,
tham quan, mua sắm của khách
Các nƣớc du lịch phát triển đều coi giải quyết thủ tục cho khách là khâu đột
phá. Ở nƣớc ta việc giải quyết vấn đề trên đã có những bƣớc tiến bộ cơ bản, nhƣ
ban hành Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cƣ trú đi lại, các Nghị định quy định chi tiết thi
hành pháp lệnh, việc cải cách một bƣớc thủ tục hành chính của các ngành Nội vụ,
Hải quan..Nhƣng trong thủ tục xuất nhập cảnh vẫn còn tồn tại ở một số khâu cần
tháo gỡ. Chúng ta tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất
nhập cảnh, hải quan tại các cửa khẩu. Thực hiện cấp thị thực tại cửa khẩu; tăng
cƣờng đầu tƣ, hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra hành lí và hành khách nhƣ máy soi
hành lí, dây chuyền hành lí…. Các ngành liên quan đến làm visa cho khách chỉ nên
thu lệ phí theo quy định của Chính phủ, giảm và tiến tới bỏ các phụ thu, cấp nhanh,
giảm phiền hà, nghiên cứu áp dụng cơ chế miễn visa cho khách du lịch ở các thị
trƣờng trọng điểm. Hơn nữa, chúng ta cần có quy chế nghiêm ngặt, xử lí thích đáng
những hành vi gây phiền hà, lừa đảo, côn đồ đối với khách nƣớc ngoài; có biện
pháp phối hợp trong giáo dục cộng đồng dân cƣ khi giao tiếp với khách du lịch; có
kế hoạch đào tạo, tăng cƣờng năng lực cho cán bộ, nhân viên xuất nhập cảnh, hải
quan; thực hiện giảm thiểu các giấy phép, thủ tục đối với khách du lịch khi tham gia

86
các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở Việt Nam nhƣ loại hình du lịch ôtô, môtô,
xe đạp do khách tự lái, leo núi, khinh khí cầu…
- Các chính sách bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan du lịch
Cảnh quan môi trƣờng luôn là những yếu tố đƣợc đánh giá quan trọng đối
với hoạt động du lịch. Nhƣng đến hôm nay, khi mà vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang
là thách thức và cũng là mối quan tâm lớn của toàn thế giới thì việc giữ gìn sự trong
sạch, lành mạnh cho cảnh quan du lịch đối với với mỗi quốc gia lại càng có ý nghĩa
và cần thiết hơn. Một điểm du lịch hấp dẫn không thể chỉ là một vài di tích cổ sơ
với những gì thiên nhiên đã ban tặng, quan trọng hơn đó là gìn giữ môi trƣờng cảnh
quan nơi tham quan sạch sẽ và mang nét văn hoá riêng của từng vùng, từng khu du
lịch. Nƣớc ta trƣớc đây đã có thời kì dài coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trƣờng
cho du lịch vì chƣa hiểu biết, chƣa đánh giá đúng tầm quan trọng của công việc này.
Từ đó, dẫn đến việc kinh doanh du lịch tách rời việc giữ gìn môi trƣờng du lịch,
khiến môi trƣờng của nhiều điểm du lịch bị ôn nhiễm, làm cho các di tích, thắng
cảnh đẹp bị huỷ hoại nhanh chón chỉ sau một thời gian ngắ. Để tạo cho hoạt động
du lịch có môi trƣờng trong sạch cần có sự nghiên cứu học tập kinh nghiệm nƣớc
láng giềng nhƣ Singapore, một quốc gia nổi tiếng về xanh và sạch nhất thế giới. Họ
có quy chế, chính sách chặt chẽ về bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là việc tuyên truyền
và giáo dục bảo vệ môi trƣờng “xanh sạch” trở thành nếp sống thƣờng xuyên, khiến
cho các du khách đều phải tôn trọng và thực hiện việc đó. Việc giữ gìn cảnh quan
môi trƣờng du lịch cũng là việc ngăn chặn một cách có hiệu quả những tệ nạn xã
hội bằng nhiều cách đang cố len lỏi vào nƣớc ta.
Đặc biệt cán bộ, nhân viên lữ hành quốc tế, đội ngũ hƣớng dẫn viên phải
đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng. Nhà
nƣớc yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế không bán và tổ chức chƣơng trình
tour cho khách du lịch tới csc địa điểm nhạy cảm về môi trƣờng, khuyến khích tổ
chức các chƣơng trình du lịch thân thiện môi trƣờng.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra đối với các hoạt động du lịch
Hầu hết các nƣớc có hoạt động du lịch phát triển đều có hệ thống thanh tra
chuyên ngành du lịch và cũgn nhằm vào mục đích nâng cao chất lƣợng sản phẩm du

87
lịch và đảm bảo lợi ích cho du khách. Ngành Du lịch Việt Nam nên thành lập các
đội ngũ cảnh sát du lịch với chức năng thực hiện việc thanh tra hành nghề hƣớng
dẫn viên du lịch, các lái xe chuyên chở khách, có những biện pháp bảo vệ tốt nên du
khách yên tâm. Đối với dịch vụ lữ hành, thanh tra giữa các chƣơng trình quảng cáo
có ăn khớp với việc thực tế phục vụ hay không. Đối với các khách sạn cũng đƣợc
thanh tra ở nhiều mặt: tiêu chuẩn vật chất kĩ thuật, tiêu chuẩn ngƣời phục vụ, vệ
sinh môi trƣờng. Với sự hữu hiệu nhiều mặt của công tác thanh tra chuyên ngành du
lịch nên công tác này trở thành giải pháp quan trọng để phát triển du lịch ở nƣớc ta
về trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.
- Đổi mới chính sách đầu tƣ du lịch
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và trong ngành du lịch nói riêng đều
rất thiếu và yếu so với các nƣớc trong khu vực. Nguyên nhân quan trọng là do kinh
phí để đầu tƣ của Việt Nam là rất thiếu. Không còn cách nào khác để có thể phát
triển ngành du lịch một cách đúng hƣớng, Việt Nam cần thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài
vào ngành du lịch nhiều hơn nữa.
Để thực hiện thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Nhà nƣớc cần có những chính
sách ƣu đãi đối với nhà đầu tƣ. Trƣớc tiên là chúng ta phải giải quyết nhanh gọn, tập
trung các thủ tục hành chính đối với các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài để tạo thuận tiện,
thoải mái cho họ trong đầu tƣ. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn cần phải tạo những ƣu đãi về
thuế, các điều kiện ƣu đãi đầu tƣ và về điều kiện cƣ trú đối với nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài. Trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, muốn thu hút đƣợc đông đảo các nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài thì cần phải có sự ƣu đãi đối với họ và phải tạo đƣợc môi trƣờng
đầu tƣ hấp dẫn hơn các nƣớc khác.
Còn đối với vốn ODA cũng cần tranh thủ tối đa cho sự phát triển nói chung
và du lịch nói riêng. Muốn vậy thì phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc khác
trên lĩnh vực du lịch, phối hợp với các tổ chức quốc tế về du lịch (UNWTO, PATA,
ASEANTA) nhằm tận dụng tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của họ, đặc biệt là việc đầu
tƣ phục hồi, cải tạo các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh và
cơ sở hạ tầng.

88
Ngành du lịch cần thực hiện phân bổ vốn đầu tƣ một cách hiệu quả. Việc đầu
tƣ cần có trọng điểm, cần có quy hoạch cẩn then, chú trọng khai thác và đầu tƣ vào
nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên sẵn có, các tuyến, điểm du lịch, các điạ chỉ văn
hoá và các khu vui chơi giải trí.
- Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng du lịch:
+ Nhà nƣớc giành nhiều ngân sách hơn cho đầu tƣ kết cấu hạ tầng du lịch
theo hƣớng đầu tƣ tập trung, có trọng điểm để tạo ra các khu du lịch có quy mô lớn,
đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao.
Nhà nƣớc đẩy mạnh đầu tƣ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng du lịch tại các tuyến
điểm du lịch trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch phát triển du lịch ở địa phƣơng. Trên cơ
sở Quy hoạch tổng thể, Nhà nƣớc phải xác định tỉ lệ ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết
cấu hạ tầng du lịch với các ngành khác.
+ Ngoài ra, Nhà nƣớc cần tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở lƣu trú hiện
cơ sở và xây dựng mới các cơ sở lƣu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế ở những trung tâm
du lịch lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh, Nha Trang, Phan Thiết.
Tƣơng lai, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh nhất là
từ châu Âu và châu HOA Kì. Với mục tiêu du lịch Việt Nam đến năm 2010, khách
quốc tế đạt 8,7 triệu và khách nội địa đạt 25 triệu, việc cải tạo và xây dựng thêm
khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế là yêu cầu cấp bách. Mặt khác, cần phải tăng thêm
trang thiết bị hiện đại nhƣ đƣa công nghệ thông tin vào quản lí và phục vụ khách
sạn.
Thời gian gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã tổ chức việc phân loại khách
sạn, phong sao. Việc làm đó có tác dụng tích cực, đẩy nhanh quá trình đƣa khách
sạn nƣớc ta đạt trình độ quốc tế. Tổng Cục Du lịch gần đây ra quyết định sẽ thắt
chặt hơn tiêu chuẩn của các khách sạn nhằm hệ thống khách sạn và du lịch Việt
Nam tham gia vào hệ thống khách sạn của Khu vực Mê Kông.
+ Chúng ta cần nâng cao chất lƣợng phƣơng tiện phục vụ và tiếp đón hành
khách tại các sân bay. Vì vậy, việc mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá các tuyến

89
đƣờng từ sân bay tới các thành phố và các khu du lịch; đầu tƣ xây dựng đồng bộ và
hiện đại hoá hệ thống biển bảo, chỉ dẫn giao thông và du lịch; cải thiện chất lƣợng
kết cấu hạ tầng giao thông tại các cửa khẩu; nâng cấp, mở rộng các tuyến đƣờng
huyết mạch nhƣ quốc lộ 1, đƣờng Hồ Chí Minh và nâng cấp, xây dựng mới các
uyến đƣờng tới các trung tâm du lịch lớn là hết sức cần thiết.
+ Đẩy nhanh quy hoạch, đầu tƣ xây dựng hệ thống điểm dừng chân dọc các
tuyến quốc lộ, thực hiện xếp hạng điểm dừng chân hàng năm.
- Đổi mới, hoàn thiện chính sách tài chính và thuế áp dụng đối với hoạt
động du lịch và lữ hành
+ Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp
lữ hành xuống dƣới 10% (chỉ nên 5-6%); điều chỉnh mức giá điện nƣớc, thuế đất
hợp lí phù hợp với tính đặc thù của ngành kinh tế dịch vụ; thực hiện chính sách
hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch, chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với
phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch đƣờng bộ cao cấp từ 24 chỗ ngồi trở lên.
+ Nghiên cứu thành lập ngân hàng đầu tƣ phát triển du lịch và quỹ phát
triển ngành du lịch; tập trung đầu tƣ, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng
trên toàn quốc, đặc biệt là tại các đô thị, trung tâm du lịch, các điểm du lịch lớn;
thúc đẩy thanh toán các sản phẩm, dịch vụ du lịch thông qua hệ thống lƣu thông
séc/hối phiếu, thẻ tín dụng và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt.
- khuyến khích, hỗ trợ phát triển, đa dạng hoá sản phẩm, loại hình du lịch và
tăng cƣờng liên kết trong hoạt động du lịch và lữ hành: Nhà nƣớc nghiên cứu ban
hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức các
loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái tại các địa phƣơng có địa hình thích
hợp và thế mạnh về thiên nhiên.
- Đổi mới, hoàn thiện công tác tổ chức quản lí hoạt động lữ hành đáp ứng
yêu cầu mới của quá trình hội nhập quốc tế: Chúng ta cần tách bạch hoàn toàn chức
năng quản lí hành chính Nhà nƣớc và chức năng kinh doanh trong hoạt động lữ
hành; xoá bỏ cơ chế doanh nghiệp trực thuộc; đẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nƣớc, doanh nghiệp của các tổ chức đoàn thể hoạt động du lịch, xoá bỏ cơ chế
chủ quản.

90
1.2. Xây dựng chiến lược cạnh tranh du lịch Quốc gia nhằm tạo thương hiệu cho
du lịch
Để du lịch Việt Nam phát triển sau gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã
ban hành Chƣơng trình hành động ngành Du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO
giai đoạn 2007-2012. Theo đó, mục tiêu chung của Chƣơng trình là xác định rõ
nhiệm vụ của các cơ quan quản lí Nhà nƣớc về du lịch ở TW và địa phƣơng, của
doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức, đƣa du lịch nƣớc
ta bƣớc vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và
vƣợt chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lƣợc Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 -
1010. Tuy nhiên, phát triển du lịch cần phải gắn với việc xây dựng và phát triển
thƣơng hiệu du lịch quốc gia. Tạo thƣơng hiệu quốc gia là đƣa hình ảnh của đất
nƣớc rộng rãi đến với mọi ngƣời, họ là những nhà đầu tƣ, khách du lịch và ngƣời
tiêu dùng toàn cầu.
Nhà nƣớc cần xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh du lịch quốc gia nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh điểm đến; sớm tập trung xây dựng thƣơng hiệu du lịch Việt
Nam. Hiện tại, Tổng Cục Du lịch đang triển khai chƣơng tạo dựng thƣơng hiệu cho
các doanh nghiệp. Tiếp đó, ngành cũng tiến hành tìm kiếm chọn những sản phẩm
tiêu biểu của doanh nghiệp, địa phƣơng để cùng doanh nghiệp xây dựng thƣơng
hiệu du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia. Thƣơng hiệu du lịch Việt Nam cần
hội tụ 3 yếu tố: chất lƣợng, năng động và sự sáng tạo. Các doanh nghiệp có thƣơng
hiệu sẽ đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ về mặt xây dựng chiến lƣợc quảng bá phát triển
thƣơng hiệu, bảo vệ thƣơng hiệu, hỗ trợ thông tin du lịch. Việc xây dựng thƣơng
hiệu du lịch quốc gia sẽ tạo thêm lực cạnh tranh trên thị trƣờng du lịch trong nƣớc
và quốc tế trong thời kì hội nhập.
Việc xây dựng thƣơng hiệu cho du lịch sẽ góp phần gia tăng lƣợng khách đến
và lƣợng khách quay trở lại Việt Nam. Chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu cạnh
tranh quốc gia sẽ tạo ra “một hình tƣợng du lịch” có sức hấp dẫn. Hình tƣợng du
lịch nên là một bộ mặt mới mẻ, có cá tính riêng của khu du lịch, dễ để lại ấn tƣợng
trong trí nhớ của mọi ngƣời. Ngành du lịch Việt Nam có thể thành công thông qua
các phƣơng pháp lợi dụng tốt nhất nguồn tài nguyên và nét đặc sắc của khu du lịch;

91
sử dụng những quy hoạch phản ánh đƣợc bối cảnh và nét đặc sắc về khí hậu của địa
phƣơng đồng thời sử dụng nguồn nguyên liệu của địa phƣơng; đƣa ra những xử lí
giàu tính tƣởng tƣợng cho các công trình, phản ánh đƣợc thuộc tính của điểm tham
qua và khí hậu; đem lại những cơ hội tiếp xúc với phong tục tập quán, các mặt hàng
thủ công Hoa Kì nghệ và cuộc sống của cƣ dân địa phƣơng; đƣa vào những thuộc
tính đặc biệt, tạo nên bầu không khí mới. Đặc biệt, nền văn hoá truyền thống đa sắc
hội tụ những nét văn hoá đặc trƣng cộng với cảnh quan thiên nhiên phong phú sẽ
góp phần đáng kể vào việc xây dựng thƣơng hiệu du lịch.
1.3. Hoàn thiện việc phân cấp quản lí Nhà nước về du lịch ở Trung Ương và địa
phương
1.3.1. Quản lí Nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng
Thực hiện chức năng quản lí vĩ mô của Nhà nƣớc về du lịch cần thiết phải có
sự phân cấp quản lí giữa Nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng. Sự khác biệt ở đây là
phạm vi. Do vậy, quản lí Nhà nƣớc ở cấp Trung ƣơng trƣớc hết tập trung quản lí
vào các vấn đề có liên quan đến toàn bộ việc phát triển du lịch của cả nƣớc trên
mọi lĩnh vực của ngành du lịch nhƣ: lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của
quốc gia, ban hành các chính sách chung cho toàn ngành du lịch, phối hợp với các
Bộ, ngành có liên quan đến phát triển du lịch chung của cả nƣớc nhƣ: Giao thông
vận tải, Thông tin liên lạc, hàng không, hải quan, Nội vụ, Thƣơng mại, Giáo dục -
Đào tạo, Văn hoá, Công nghệ môi trƣờng…
1.3.2. Quản lí Nhà nƣớc ở địa phƣơng
Quản lí Nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng) thực hiện ở các mặt chính sau:
- Xây dựng các đề án về quy hoạch và kế hoạch ot điều kiện trên địa bàn;
- Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các chính sách, bổ dung và cụ thể hoá
các chính sách chung, phù hợp với tình hình hoạt động du lịch của địa phƣơng;
- Hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chính sách theo quy định và nghiệp
vụ chuyên môn;
- Theo phân cấp, xét cấp giấy chứng nhận, đăng kí, kinh doanh của các
doanh nghiệp hoạt động du lịch;

92
- Giúp đỡ tổ chức đào tạo các cán bộ nghiệp vụ, chuyên môn cho các
doanh nghiệp du lịch, khách sạn, dịch vụ…
Để công việc quản lí Nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng thực sự quán trio
quan điểm kinh tế nhiều thành phần thì quản lí Nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng
cần khắc phục thói tquen chỉ quản lí vĩ mô đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc
địa phƣơng quản lí, mà pảhi tổ chức quản lí vĩ mô với toàn bộ hoạt động kinh doanh
du lịch thuộc mọi tổ chức và mọi thành phần kinh tế ở trên địa bàn của địa phƣơng.
2. Nhóm giải pháp về phía ngành dịch vụ du lịch
2.1. Tổ chức công tác lữ hành, coi trọng du lịch trong nước
Hiện tại, du lịch Việt Nam mới chỉ tập trung vào du lịch quốc tế. Để phát
triển một cách vững chắc phải đồng thời phát triển du lịch trong nƣớc. Khách du
lịch trong nƣớc đang tăng lên về số lƣợng từng năm và mở rộng đối với thế giới hơn
do điều kiện kinh tế phát triển. Số lƣợng doanh nghiệp du lịch nội địa nhiều hơn số
doanh nghiệp quốc tế nhƣng do chỉ quan tâm đến chƣơng trình tham quan nên hiệu
quả kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ công chức lao
động trong các hoạt động nghiệp vụ, năng lực thƣờng thua kém so với đội ngũ hoạt
động trong các doanh nghiệp du lịch quốc tế. Các hoạt động tiếp thị, xúc tiến cho du
lịch trong nƣớc cũng thiếu kế hoạch, thiếu đồng bộ giữa các địa phƣơng, doanh
nghiệp du lịch trong cả nƣớc. Ngay cả một bộ phận dân cƣ tham gia vào các dịch vụ
du lịch cũng ít mặn mà với khách nội địa mà thƣờng chú ý đến khách quốc tế.
Trong quy hoạch tổng thể về du lịch và quy hoạch du lịch ở các địa phƣơng, định
hƣớng phát triển các khu du lịch, các điểm du lịch thƣờng đƣợc hoạch định cho
khách quốc tế hơn là khách trong nƣớc.
Để phát triển du lịch trong nƣớc, khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch Việt
Nam, tránh hụt hẫng khi có biến động về chính trị, an ninh hay dịch bệnh quốc tế,
Tổng Cục Du lịch Việt Nam cần xây dựng chiến lƣợc tiếp thị, quảng bá du lịch với
thị trƣờng khách nội địa. Hoạt động này sẽ có tác động tích cực, tạo ra sức hấp dẫn
du lịch với khách du lịch nội địa. Ngành du lịch cần tránh tình trạng nhiều đoàn
khách du lịch trong nƣớc tự tổ chức tour nhằm hƣớng đến sự giản đơn và giá rẻ.
Hơn nữa, Tổng Cục Du lịch cần định hƣớng cho doanh nghiệp du lịch trong cả nƣớc

93
với sự hoạch định có tính chiến lƣợc của ngành cần có kế hoạch tác nghiệp cụ thể
và căn cứ vào năng lực của mình mà tổ chức kinh doanh du lịch trong nƣớc, coi loại
hình này là một trong hai loại hình cơ bản, lâu dài chứ không chỉ tập trung vào lữ
hành quốc tế nhƣ trƣớc đó.
2.2. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng, tuyên truyền quảng cáo về điều
kiện: Việt Nam có nhiều điểm du lịch đẹp, nhƣng ngƣời nƣớc ngoài ít biết đến vì
tuyền truyên quảng cáo còn ít, thiếu chuyên nghiệp và kém hiệu quả, quảng cáo
tuyên truyền không tƣơng xứng với sự phát triển của sản phẩm du lịch. Một số du
khách đến nƣớc ta họ tỏ ra ngỡ ngàng vì sự đổi mới nhanh chóng của Việt Nam, do
họ chỉ đọc cuốn sách Việt Nam cachs đây nhiều năm. Rõ ràng việc quảng cáo tuyên
truyền của ta chƣa vƣơn rộng tới thị trƣờng lớn trên thế giới. Nguyên nhân chính
của yếu kém này là do điều kiện kinh phí bị hạn hẹp. Song, không phần quan trọng
là do các công ty lữ hành chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ vị trí và tác dụng của việc
tuyên truyền, quảng bá trong sự nghiệp phát triển du lịch, nên nhiều doanh nghiệp
lữ hành khó khăn trong hạch toán, cắt giảm phần quảng bá, tuyên truyền tới mức
thấp nhất. Một chu trình luẩn quẩn: quảng bá tuyên truyền kém - khách ít - thu nhập
thấp - cắt giảm quảng cáo tuyên truyền - quảng bá tuyên truyền kém.
Chúng ta cần chủ động đặt các văn phòng đại diện ở trong nƣớc và nƣớc
ngoài, để tiếp xúc trực tiếp với nguồn khách du lịch tại chỗ: Mở các phòng thông tin
du lịch tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính
xác và nhanh nhất cho du khách khi bắt đầu đặt chân lên Việt Nam. Đồng thời, tăng
cƣờng phối hợp với các Đại sứ quán ta ở nƣớc ngoài, Đại sứ quán nƣớc ngoài ở
Việt Nam, các hãng hàng không, các hãng thông tấn báo chí, phối hợp trong quảng
bá, xúc tiến du lịch Việt Nam ra nƣớc ngoài. Hiện tại VNAT có các văn phòng đại
diện tại Nhật Bản, Pháp, Hoa Kì, Đức, Singapore và Australia. Ví dụ ngay nhƣ thị
trƣờng Nhật là một trong những thị trƣờng lớn nhất của Việt Nam nhƣng vẫn chƣa
hề có một văn phòng đại diện du lịch nào ở đây.
Trong xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ vào thế kỉ XXI việc quảng bá trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng có quan hệ chặt chẽ với du lịch: máy tính, máy fax,

94
video, hệ thống Intenet và nhiều thứ kết hợp trong Multimedia (truyền thông đa
phƣơng tiện) cũng tích cực tƣơng hỗ, phối hợp, cộng tác hiệu quả cho du lịch nói
chung và quảng cáo nói riêng.
Xây dựng và xúc tiến hình ảnh du lịch Việt Nam để xác định vị thế du lịch
Việt Nam trên thị trƣờng du lịch thế giới. Các nƣớc có nền du lịch phát triển đều
chú trọng và tạo lập đƣợc hình ảnh rõ ràng về du lịch của đất nƣớc họ ở nƣớc ngoài.
Tổng Cục Du lịch Việt Nam cần tổ chức các cuộc thi lựa chọn thị trƣờng khẩu hiệu
quảng bá du lịch cho từng thời kì nhất định, xây dựng hình ảnh, ấn phẩm quảng bá
du lịch với nội dung và chất lƣợng cao…
Tham gia hội chợ, hội thảo, diễn đàn du lịch quốc tế, các tổ chức quốc tế và
khu vực. Chú trọng đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên marketing xúc tiến
du lịch.
Nƣớc ta cần đẩy mạnh quảng bá du lịch ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Tổng Cục Du
lịch du lịch có kế hoạch sẽ tham gia 11 hội chợ triển lãm du lịch quốc tế Đức, Trung
Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Hoa Kì, Malaysia để quảng bá du lịch nƣớc
nhà. Trong đó sẽ tập trung vào những thị trƣờng quan trọng nhƣ Đức, Nga và HOA Kì.
Hơn nữa, Tổng Cục Du lịch cũng mời các nhà làm phim về du lịch nƣớc ta.
Và trong năm nay, ƣớc tính sẽ có khoảng 11 phim làm về du lịch nƣớc ta với các
chủ đề nông thôn.

2.3. Phát triển nguồn nhân lực


Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lƣợc của mọi
quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa
đối với nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đƣa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Nguồn nhân lực phải đƣợc phát triển một cách có hệ thống cả về số
lƣợng và chất lƣợng.
Trƣớc hết, cần phải có sự phối kết hợp mang tính liên thông giữa các cơ sở
đào tạo nhân lực du lịch hiện nay. Sự phối kết hợp này nhằm vào việc tổ chức các

95
hội thảo khoa học để thống nhất chƣơng trình, nội dung các môn học đòi hỏi ở bất
cứ một cán bộ, nhân viên tƣơng lai của ngành du lịch cần đƣợc trang bị kiến thức.
Chúng ta có thể bắt đầu từ sự phối kết hợp tại các trung tâm đào tạo lớn nhƣ Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để tiến tới phối hợp, thống nhất trong toàn
quốc.
Các cơ sở đào tạo nhân lực nên đề nghị các doanh nghiệp du lịch, dù là quốc
doanh, liên doanh hay tƣ nhân hợp tác trong việc tạo điều kiện cho hoạt động phục
vụ thực tế của sinh viên du lịch. Việc tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tạo các
doanh nghiệp du lịch lớn, có uy tín trong và ngoài ngành là một trong những điều
kiện quan trọng, giúp sinh viên trƣởng thành, bổ khuyết những thiếu hụt từ lí thuyết
trên giảng đƣờng. Những khó khăn từ phía các doanh nghiệp du lịch hiện nay không
phải nhỏ, do nhiều nguyên nhân. Song sự phối hợp tạo điều kiện cho sinh viên thực
tập là có thể thực hiện đƣợc.
Thứ hai, đầu tƣ mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo cũ, xây dựng cơ sở đào
tạo mới, để trong một thời gian vừa đào tạo bồi dƣỡng đƣợc số lƣợng cán bộ công
nhân nhiều hơn, vừa tăng chất lƣợng đội ngũ chuyên ngành du lịch. Chúng ta có thể
xây dựng một số trƣờng du lịch theo mô hình “trƣờng - khách” ở một số vùng du
lịch trọng điểm, đây là kinh nghiệm rất quý báu của Thuỵ Sĩ. Bồi dƣỡng mới, đáp
ứng kịp thời số lƣợng cán bộ, nhân viên trong quy hoạch, tăng cƣờng đội ngũ giảng
viên, đa dạng hoá các loại hình đào tạo và xã hội hoá công tác đào tạo, bồi dƣỡng về
du lịch. Trong điều kiện các trƣờng công còn ít, nên khuyến khích hỗ trợ việc thành
lập các trƣờng dạy nghề du lịch dân lập và tƣ thục. Trong tƣơng lai, chúng ta cần
xây dựng chƣơng trình đào tạo theo một quy trình nhƣ các nƣớc tiên tiến về du lịch,
nghĩa là theo một quy trình nhƣ các nƣớc tiên tiến về du lịch, nghĩa là đào tạo bậc
cao chuyên ngành.
Thứ ba, ngành Du lịch Việt Nam nên tăng cƣờng hợp tác phát triển nguồn nhân
lực du lịch với các tổ chức quốc tế. Trong Chƣơng trình hợp tác EC - ASEAN , Du lịch
Việt Nam đã tranh thủ hỗ trợ chƣơng trình tổ chức một khoá học đào tạo về áp dụng tiêu
chuẩn ISO 18531, ISO 9000 và cấp học bổng cho 10 cán bộ du lịch Việt Nam dự các
khoá bồi dƣỡng về tiêu chuẩn trong du lịch tại Thái Lan, Philippines, Indonesia. Thông

96
qua Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC), trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Nhật Bản,
Du lịch Việt Nam cùng các thành viên ASEAN tiếp tục tranh thủ hỗ trợ của Chính phủ
Nhật Bản tổ chức các sự kiện quảng bá giới thiệu văn hoá, du lịch Việt Nam tới thị
trƣờng nguồn khách quan trọng Nhật Bản. Đồng thời tổ chức các khoá học ngắn hạn
dƣới hình thức Hội thảo giới thiệu về thị trƣờng Nhật Bản và bồi dƣỡng tiếng Nhật cho
đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch. Tổng Cục Du lịch Du lịch Việt Nam vừa phối hợp với
Uỷ Ban châu Âu tổ chức buổi giới thiệu dự án Phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam
do EU tài trợ. Theo đó, dự án đào tạo các kĩ năng cho 13 ngành nghề ở trình độ cơ bản
thuộc hai lĩnh vực lữ hành và khách sạn. Trong 2 năm từ 2004 - 2008 thông qua khoảng
200 khoá học đào tạo, sẽ có khoảng hơn 2.500 cán bộ giám sát và giáo việc đƣợc đào tạo
để tập huấn các kĩ năng nghề cho các lao động làm việc trong ngành khách sạn và lữ
hành. Ngân sách dành cho dự án là 12 triệu euro.
3. Nhóm giải pháp đối với với các công ty cung cấp dịch vụ du lịch
3.1. Đa dạng hóa sản phẩm, loại hình du lịch
- Khai thác và phát triển du lịch MICE
Ở Việt Nam, gần đây loại hình du lịch MICE đang mở rộng và là một thị
trƣờng tiềm năng đƣợc các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn quan tâm khai thác.
Du lịch MICE đem lại hiệu quả cao nhờ lƣợng khách đông, tập trung và có mức chi
tiêu cao. So với các đối tƣợng du khách khá, đây là khách hạng sang, chi tiêu nhiều,
sử dụng các dịch vụ cao cấp và thời gian lƣu trú dài ngày.
Ngoài lợi ích cho ngành du lịch, MICE còn tác động tới nhiều ngành kinh tế
khác, bởi có đặc thù là sản phẩm tổng hợp của các sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp
tổ chức các sự kiện trên cơ sở yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng. Những chƣơng trình
du lịch MICE thƣờng có sự tham gia của các chính khách, doanh nhân, nghệ sĩ, đây
là cơ hội quảng bá tiếp thị tốt nhất cho điểm đến du lịch. Theo đánh giá của các
chuyên gia, MICE là loại hình có bƣớc tăng trƣởng cao và sẽ là một trong những
nguồn khách chính của hoạt động du lịch.
Loại hình du lịch MICE chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1990 và
đã có bƣớc phát triển nhanh chóng. Đối tƣợng khách đến Việt Nam khá phong phú,
không chỉ là khách quốc tế, các tập đoàn, công ty liên doanh đang hoạt động tại Việt

97
Nam mà còn có cả các doanh nghiệp trong nƣớc. Việt Nam tổ chức thành công khá
nhiều hội nghị, hội thảo lớn quốc tế, đặc biệt là hội nghị ASEM, Hội thảo y dƣợc
quốc tế,…
Việt Nam là thị trƣờng đang thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tới tìm hiểu
để đầu tƣ kinh doanh. Đồng thời, với truyền thống văn hoá lâu đời, ngƣời dân hiền
hoà, thân thiện, hiếu khách, giàu tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hoá thế giới
cũng nhƣ là các bãi biển đẹp, thích hợp tổ chức các chƣơng trình hội nghị, hội thảo
kết hợp tham quan du lịch, Việt Nam có sức hấp dẫn du khách. Đây cũng là một
trong những điểm đến mới của du lịch MICE quốc tế, vì loại hình du lịch này
thƣờng xuyên thay đổi địa điểm tổ chức hàng năm, nhằm tạo sự mới lạ, thoải mái
cho khách tham dự, nhất là các tập đoàn và các tổ chức lớn. Với tiềm năng và
những cơ sở thuận lợi nêu trên, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn nƣớc ta đang
đẩy mạnh kinh doanh du lịch MICE mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, việc phát triển MICE ở nƣớc ta cũng có nhiều khó khăn. Trƣớc
hết là cơ sở hạ tầng hạn chế, vẫn còn thiếu các trung tâm triển lãm, hội nghị quốc tế
ở các thành phố. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu so với nhu cầu thực tế. Việc tham
gia các hội chợ chuyên ngành MICE chƣa đƣợc đầu tƣ và tổ chức tốt, hình thức mờ
nhạt, không gây ấn tƣợng do tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá không
cao. Khâu phối hợp giữa các ngành ban liên quan và các doanh nghiệp nhằm thu hút
khách chƣa đồng bộ, ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Việt Nam
chƣa có những ƣu đãi đặc biệt trong các thủ tục thị thực, xuất nhập cảnh đối với
khách dự hội nghị và hội thảo tại Việt Nam.
Có thể thực hiện những cuộc khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng, đối tƣợng, tâm
lí khách MICE để đề ra các biện pháp kinh doanh hiệu quả và đƣa ra các quy hoạch
phát triển phù hợp xu hƣớng thị trƣờng, tránh đầu tƣ tràn lan, không hiệu quả.
Nhanh chóng xây dựng và nâng cấp các trung tâm hội nghị, hội thảo quy mô lớn,
mang tầm khu vực và quốc tế tại một số thành phố lớn, nhằm kịp thời phục vụ du
khách MICE trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Bên cạnh việc tăng cƣờng đào tạo đội ngũ quản lí, phục vụ khách có trình độ
chuyên môn giỏi, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và cao cấp của khách, cần đẩy mạnh

98
công tác quảng bá đến khách du lịch tại các kì hội chợ, liên hoan, những đợt xúc
tiến du lịch Việt Nam và những ngày Việt Nam ở nƣớc ngoài hoặc quảng bá hình
thức du lịch này thông qua các đối tác, cơ quan truyền thông quốc tế hay Internet.
Mặt khác cần nghiên cứu thành lập cơ quan chuyênn về lĩnh vực MICE làm đầu
mối hoạt động một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Cùng với việc cải cách các thủ
tục xuất nhập cảnh với những đoàn khách MICE quốc tế, số lƣợng lớn, các ngành
du lịch, hàng không, thƣơng mại cần phối hợp hoạt động đồng bộ nhằm tạo ra một
quy trình phục vụ khách tốt nhất với mức giá đủ cạnh tranh so với du lịch các nƣớc
trong khu vực.
- Tạo điểm nhấn vào du lịch văn hoá
Bất cứ nƣớc nào cũng vậy, việc phát triển du lịch đều dựa trên tiềm năng về
tự nhiên, kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các tiềm năng đó, ngành du lịch tạo ra diện
mạo riêng và thế mạnh nhất định để thu hút khách. Nhiều nƣớc có thế mạnh về văn
hoá truyền thống đã đặc biệt coi trọng phƣơng thức du lịch văn hoá. Di sản văn hoá
của dân tộc ta có khắp mọi miền đất nƣớc nhƣ: chùa Tháp Yên Tử, khu di tích
QUỳnh Lân (trƣơng Đại học của giáo phái Trúc Lâm) nơi có tƣợng Di lạc cao trên 6
trƣợng đƣợc liệt vào một trong bốn khu lớn của nƣớc Đại Việt xƣa, thánh địa Hoa
Kì Sơn; phố cổ Hội An và di tích lịch sử Hoa Lƣ là những tài nguyên du lịch nhân
văn rất quý giá. Đặc biệt có vịnh Hạ Long, Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới.
Song do nhiều năm qua năm trƣớc đây, nƣớc ta chƣa có định hƣớng đúng, chính xác
để phát triển du lịch, tiềm năng du lịch - văn hoá chẳng những chƣa đƣợc đầu tƣ,
khai thác đúng mức, nên nhiều di sản văn hoá, lịch sử bị xuống cấp và xâm phạm.
Hiện tại, văn hoá đƣợc coi là “toa thuốc trị bá bệnh” cho ngành du lịch Việt Nam.
Khách du lịch không phải đến Việt Nam vì bờ biển đẹp, sân bay mới, khách
sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế… mà phần lớn họ đến Việt Nam hay quyết định quay
trở lại vì những cuốn hút về mặt văn hoá. Hình ảnh Việt Nam cũng sẽ đẹp hơn
trongmắt du khách thông qua những ấn tƣợng về mặt văn hoá. Khách du lịch sẽ khó
quên những khoảng khắc đƣợc thƣởng thức và hoà mình vào trong sinh hoạt văn
hoá cồng chiêng, kỉ niệm những đêm ngủ tại ngôi nhà lá ở vùng sông nƣớc Mê
kông, những giây phút đƣợc dạo quanh thành phố bằng xe xích lô, hay đƣợc đón

99
tiếp bằng một thái độ lịch sự, chân thật của cô tiếp tân, anh hƣớng dẫn viên…Chính
những nét văn hoá đó sẽ góp phần quan trọng làm tăng hình ảnh thƣơng hiệu du lịch
Việt Nam. Hình ảnh thƣơng hiệu quốc gia sẽ đẹp và ấn tƣợng hơn trong lòng du
khách vì nhân tố văn hoá chứ không phải chỉ vì cơ sở vật chất hay một logo du lịch
đẹp.
Tóm lại, chúng ta cần phải đánh giá đúng mức tầm quan trọng và công dụng
thiết thực của văn hoá đối với sự phát triển của ngành du lịch, từ đó có những quyết
sách đầu tƣ phát triển hợp lí hơn cho sự phát triển của ngành du lịch nƣớc nhà.
- Đặc thù hoá sản phẩm dịch vụ du lịch để nâng cao sức cạnh tranh
Đặc thù hoá sản phẩm du lịch còn đƣợc hiểu là khác biệt hoá sản phẩm dịch
vụ du lịch, là doanh nghiệp tạo ra các yếu tố, đặc trƣng, đặc điểm của sản phẩm dịch
vụ sao cho khác với sản phẩm dịch vụ cùng loại trên thị trƣờng. Đây là một chiến
lƣợc giúp doanh nghiệp có đƣợc vị thế trên thị trƣờng. Bởi vì cạnh tranh trên thị
trƣờng là sự cọ sát, so sánh giữa các địa phƣơng dịch vụ cùng loại. Vì vậy, một
trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm là
sản phẩm đó có phải có tính riêng biệt, độc đáo và vƣợt trội so với sản phẩm khác.
Ta thấy rằng trong thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam đang tồn tại một xu
hƣớng phổ biến là bán hàng hay dịch vụ dƣới nhãn hiệu hay thƣơng hiệu của ngƣời
khác. Đây là một tính tất yếu của nền kinh tế mới chuyển sang nền kinh tế thị
trƣờng. Từ năm 2006 chúng ta thực sự mở cửa thị trƣờng, tham gia AFTA, những
dấu hiệu trong xúc tiến đầu tƣ cho thấy nhiều doanh nhân của Thái Lan, Malaysia
đã tìm hiểu rất kĩ các lĩnh vực nhƣ du lịch, chế biến thực phẩm điều này báo hiệu
sự cạnh tranh gay gắt hơn. Trong bối cảnh nhƣ vậy, các doanh nghiệp lữ hành muốn
khách du lịch nhận biết đƣợc sản phẩm của mình phải tạo ra cho sản phẩm đặc thù,
khác biệt với vô số sản phẩm trên thị trƣờng. Nếu doanh nghiệp không thoát khỏi
cái bóng nhãn hiệu của ngƣời khác thì doanh nghiệp luôn bị yếu thế và sức cạnh
tranh sẽ không còn.

3.2. Tăng cường phối hợp hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khác

100
Du lịch là một ngành dịch vụ mang tính tổng hợp cao và nó đòi hỏi sự liên
kết giữa các ngành. Sản phẩm du lịch là kết quả của sự phối hợp giữa các nhà cung
ứng dịch vụ. Khách du lịch đòi hỏi một sản phẩm du lịch trọn gói gồm cả hàng hoá
vật chất và dịch vụ đƣợc hình thành từ các dịch vụ của các nhà sản xuất khác nhau.
Tất cả các chủ đề thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch muốn
hay không phải liên kết với nhau để tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng du lịch. Một
sản phẩm đơn lẻ chất lƣợng yếu kém, một sự không hài lòng của khách ở bất cứ
khâu nào sớm muộn sẽ ảnh hƣởng đến sự hấp dẫn của toàn bộ hệ thống sản phẩm
du lịch Việt Nam.
Sự cạnh tranh không lành mạnh biểu hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ hạ giá vô
tội vạ, ép giá khách du lịch, sử dụng đội ngũ cò mồi để giành giật khách giữa các cơ
sở kinh doanh du lịch gây ấn tƣợng xấu đối với khách du lịch và làm ảnh hƣởng đến
uy tín của cả ngành du lịch Việt Nam nói chung. Để giải quyết tình trạng này, các
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch nhỏ liên kết thành các chuỗi, các hiệp hội
hay các tập đoàn mạnh, đại diện chung cho một điểm du lịch, một địa phƣơng…tạo
nên sức mạnh chung trong việc khai thác hoạt động kinh doanh du lịch. Việc tiêu
thụ độc lập, đơn lẻ một hoặc một vài dịch vụ cũng có thể xảy ra và đƣợc tiến hành
với sự mong muốn củu từng doanh nghiệp nhƣng trong thực té hoạt động kinh
doanh du lịch dƣới các điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay,
trƣờng hợp này rất hiếm và không bền vững. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp du
lịch càng chặt chẽ thì hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Sự phối hợp này không
chỉ nhằm chia sẻ về nguồn khách mà quan trọng hơn là việc chia sẻ chi phí (hàng
khôgn, khách sạn, vận chuyển nội địa…), tạo ra một sự thống nhất và hiệu quả
trong việc quảng bá thƣơng hiệu, tránh trùng lặp trong việc xây dựng và triển khai
các sản phẩm du lịch, tạo ra sức cạnh tranh với các đối thủ nƣớc ngoài ngay trên sân
nhà mình. Khách du lịch đƣợc phục vụ tốt hơn sẽ đến đông hơn, khả năng tiêu thụ
sản phẩm của từng doanh nghiệp, từng hộ kinh doanh vì thế mà đƣợc nâng lên. Sức
cạnh tranh tầm doanh nghiệp và rộng hơn là tầm quốc gia cũng sẽ tăng lên cùng với
mức độ liên kết.

101
 Các doanh nghiệp du lịch cần hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung
cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ lƣu trú. Để tạo đƣợc mối quan hệ với các nhà
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển, các doanh nghiệp du lịch cần tiến hành
các biện pháp sau: Đối với các nhà cung cấp phƣơng tiện vận chuyển ôto: Các
doanh nghiệp du lịch cần có mối liên hệ với các hãng vận chuyển để có thể có
những biện pháp tốt nhất trong việc điều động và lựa chọn các loại xe cũng nhƣ các
lái xe phù hợp vơi chƣơng trình du lịch cụ thể. Tất cả sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong
việc phục vụ nhu cầu cuả khách du lịch.
Các doanh nghiệp cần thiết tiếp tục lựa chọn thêm các nhà cung cấp mới, đặc
biệt là các hãng vận chuyển tƣ nhân, các loại xe dẹp, hiện đại, tiện nghi để kí hợp
đồng với họ.
 Đối với các hãng hàng không dân dụng của Việt Nam: lƣợng khách quốc
tế bằng đƣờng hàng không chiếm tỉ lệ rất lớn, khoảng 70 -80% tổng số lƣợng khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp du lịch cần thiết phải thiết
lập, duy trì và củgn cố mối quan hệ với các hãng hàng không ngày một tốt hơn để
giảm thiểu sức ép từ phióa hãng hàng không trong việc tăng giá, hạ thấp chất lƣợng
phục vụ, cũng nhƣ trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đƣa đón khách
du lịch.
 Đối với ngành đƣờng sắt: Hiện tại, các nguồn khách du lịch quốc tế đến
từ các nƣớc láng giềng trong khu vực nhƣ Trung Quốc, ASEAN rất đông. Phƣơng
tiện vận chuyển bằng đƣờng sắt đối với các nguồn khách này chủ yếu. Do vậy, các
doanh nghiệp du lịch cũng cần có những biện pháp để tạo dựng mối quan hệ tốt với
ngành đƣờng sắt để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.
Các doanh nghiệp du lịch cần phải hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung
cấp dịch vụ lƣu trú, bởi vì nhu cầu lƣu trú của khách du lịch là một trong những nhu
cầu cơ bản trong chuyến hành trình du lịch. Để thực hiện tốt điều này, các doanh
nghiệp du lịch cần:
+ Duy trì mối quan hệ với các khách sạn cao cấp, 4 -5 sao, bởi nhu cầu của
khách quốc tế đến Việt Nam về các khách sạn cao cấp là rất lớn. Trong khi đó, các

102
khách sạn cao cấp này thƣờng xuyên ở trong tình trạng quá tải, thiếu phòng, thiếu
các dịch vụ…
+ Phối hợp với các khách sạn, nhà hàng để đƣa thêm một số dịch vụ mới vào
khách sạn để tăng cƣờng chất lƣợng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp.
+ trong những mùa du lịch đông khách, các doanh nghiệp cần phải tiến hành
đặt phòng trƣớc với những cam kết ràng buộc để tránh tình trạng thiếu phòng.
Ngoài việc tạo những mối quan hệ với các nhà doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ vận chuyển, lƣu trú, việc tạo ra mối quan hệ tốt với các trung tâm vui chơi, giải
trí cũng hết sức quan trọng. Ngoài những địa điểm tham quan, vui chơi giải trí quen
thuộc, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nên hƣớng sự quan tâm của khách hàng
đến loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc: tuồng, chèo, dân ca quan họ, nhã nhạc
cung đình Huế… Trong đó, loại hình nghệ thuật múa rối nƣớc đƣợc rất nhiều du
khách quốc tế ƣu thích.
3.3. Gắn kết du lịch với công nghệ thông tin
Theo ông Nguyễn Phú Đức, Chủ tịch HIệp hội Du lịch Việt Nam cho ràng,
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin là việc không thể thiếu đối với doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quy trình quản lí khách sạn, nhà hàng, hay đăng quảng cáo trên các website có uy
tín… là chìa khoá thành công của doanh nghiệp du lịch trong thời hội nhập.
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, quảng cáo. Nhà nƣớc cũng cần có
chính sách đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin để phục vụ du lịch. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần gắn kết và phối
hợp với nhau để cùng hiện diện trên mạng thông tin chung của ngành du lịch Việt Nam
(hiện kênh thông tin này đang miễn phí) nếu không có điều kiện tự quảng bá.
Với một công ty du lịch, một website sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong
việc cung cấp thông tin về dịch vụ cũng nhƣ thực hiện các giao dịch bán hàng qua
mạng. Vì thế, để xây dựng một website du lịch thành công, các doanh nghiệp nên
khảo sát kĩ lƣỡng những gì phù hợp với công việc kinh doanh của mình và tham
khảo các website cung cấp dịch vụ tƣơng tự. Một website du lịch cần thiết phải có

103
các chức năng cơ bản sau: cung cấp thông tin về doanh nghiệp du lịch, về dịch vụ
mà doanh nghiệp cung cấp (tour, visa, hotel, transport…), thông tin về các địa danh
du lịch nổi tiếng, thông tin về tour du lịch, khách sạn, thiết lập các công cụ cho phép
khách hàng có thể đặt mua hàng qua mạng (booking tour, booking hotel, booking
ticket…), trang liên hệ và hỗ trợ trực tuyến. Ngoài ra, website nên đƣa thêm mục
khách hàng nhận xét. Đây là một điểm làm cho khách hàng quan tâm và tin tƣởng
hơn vào dịch vụ du lịch của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp nên đón nhận
những ý kiến đóng góp của khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu
của khách hàng. Với những tính năng nhƣ trên, website của doanh nghiệp du lịch đã
hoàn toàn có thể trở thành công cụ kinh doanh hữu hiệu.
Dịch vụ du lịch trực tuyến e-tour đã tạo nên bộ mặt mới cho các công ty du
lịch Việt Nam trong cách tiếp thị. Theo xu hƣớng chung của khu vực và sự phát
triển của Internet tại Việt Nam, e-tour còn hứa hẹn nhiều tiềm năng. Hiện tại, ngành
du lịch Việt Nam là một trong những ngành ứng dụng công nghệ thông tin chậm
nhất trong cả nƣớc. Vì vậy, dịch vụ mua tour du lịch trực tuyến tại địa chỉ
www.travel.com của Công ty Du lịch và tiếp thị giao thông - vận tải là một hƣớng
đột phá của ngành du lịch. với hệ thống e-tour, Viettravel là doanh nghiệp đầu tiên
ở Việt Nam bán dịch vụ qua mạng trực tuyến. Chỉ sau 6 tháng triển khai, trang web
bán tour trực tuyến trên mạng này đã có hơn 400.000 lƣợt truy cập. Hiện tại, trung
bình mỗi ngày, trang web này đón trên 10.000 lƣợt truy cập. Khi blog đang trở
thành cơn sốt, công ty dịch vụ lữ hành Sài Gòn chớp thời cơ tung ra blog du lịch
miễn phí đầu tiên ở Việt Nam (www.blogdulich.com). Chƣa đầy tháng, cách tiếp thị
này đã thu hút gần 200 trƣờng hợp đăng kí là các blogger thành viênƣ, với hơn 100
bài viết, thu hút 12.890 lƣợt truy cập. Từ blog, trang www.dulichhe.com của
Saigontourist tiếp tục đƣợc cho ra đời, thu hút hàng triệu lƣợt ngƣời truy cập đến từ
Việt Nam, Hoa Kì, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Australia, Canada, Nhật Bản,
Đức. Ứng dụng thành công của e-tour khiến trang web du lịch ngày càng nở rộ.
Nhiều trang web du lịch đã trở thành phổ biến nhƣ www.saigon_tourist.com,
www.dulichvn.org.com, www.vietnamtourist.com, www.hotels84.com,
www.webdulich.com.... Bên cạnh đó một số khách sạn đã tiếp cận với tiếp thị du

104
lịch trực tuyến qua các cổng thông tin du lịch nhƣ www.worldhotel-link.com,
www.hotels.com.vn....

105
KẾT LUẬN

Trong những năm qua, thực hiện đƣờng lối Đổi mới, xây dựng nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đảng ta luôn nhấn mạnh vai
trò đặc biệt quan trọng của du lịch và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh
vực du lịch. Để thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch, ngành du lịch Việt Nam đã có những cố gắng
đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế. Với nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế theo
chiều rộng và chiều sâu, du lịch Việt Nam đã kí và thực hiện tốt 37 hiệp định, thoả
thuận hợp tác du lịch song phƣơng với các nƣớc là thị trƣờng du lịch trọng điểm,
trung tâm giao lƣu quốc tế, tăng cƣờng hợp tác du lịch với các nƣớc khác, qua đó
tranh thủ kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến và hội nhập
kinh tế quốc tế, chủ động gắn kết hoạt động du lịch Việt Nam với du lịch thế giới.
Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập đa phƣơng và song phƣơng trong du lịch là
việc tiếp đón hơn 3 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm và đẩy mạnh tuyên truyền
về đất nƣớc, con ngƣời và du lịch Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng
đồng quốc tế đối với sự nghiệp Đổi mới đất nƣớc, tăng cƣờng ngoại giao nhân dân,
thực hiện đƣờng lối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa dạng hoá, đa phƣơng hoá.
Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của du lịch Việt Nam còng bộc
lộ nhiều hạn chế: chƣa chủ động trong hội nhập, việc tham gia vào thị trƣờng du
lịch quốc tế còn manh mún, chƣa nắm bắt đƣợc xu thế vận động của từng loại thị
trƣờng, Nhà nƣớc chƣa có chính sách đầu tƣ cho quảng bá và xúc tiến du lịch.
Xuất pháp từ yêu cầu trên, đề tài “Tác động của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam” phần nào nêu bật lên vai trò, tính
tất yếu khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành dịch vụ du lịch
Việt Nam, hệ thống hoá các căn cứ lí luận về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới
ngành dịch vụ du lịch Việt Nam, khoá luận tìm ra nguyên nhân của hạn chế, và mạnh
dạn đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh
vực du lịch, đƣa ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

106
Trong quá trình thực hiện khoá luận, đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình quý báu của
các thầy cô giáo, các chuyên gia, tác giả đã hết sức cố gắng nhƣng do trình độ, do
các số liệu thống kê của du lịch Việt Nam nói chung và quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế trong du lịch nói riêng còn nhiều bất cập nên chắc chắn Luận văn còn những
điểm hạn chế, khiếm khuyết. Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để Luận
văn thêm hoàn chỉnh.

107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Chính Phủ nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2002), Chiến lƣợc
phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Hà Nội.
2. Lê Trọng Bình (2006), “Nâng cao chất lƣợng đầu tƣ vào các khu du lịch tại
Việt Nam”, Thông tin và Dự báo kinh tế, số 8, tr.24-28, Hà Nội
3. Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch (2006), Chƣơng trình hành động quốc gia
của ngành du lịch giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
4. Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch (2007), Chƣơng trình hành động của ngành
du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007-2012, Hà Nội.
5. ThS. Trần Anh Dũng (2007), “Văn hoá - một toa thuốc đặc trị cho ngành du
lịch Việt Nam”, ITDR News, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đinh Ngọc Đức (2008), “Du lịch Việt Nam tham gia Tổ chức Thƣơng mại thế
giới”, Du lịch Việt Nam, số 01/2008, tr46-47.
7. Việt Hà (2007), “MICE cất cánh theo hƣớng nào?”, Tạp chí Kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dƣơng, số 26, tr.22-23, Hà Nội
8. Trần Quang Hảo (2008), “Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân
lực du lịch”, Du lịch Việt Nam, số 04/2008, tr33.
9. Nguyễn Hoàng (2007). “Vào WTO, Du lịch mở cửa rộng nhất”, Thời báo Kinh
tế Việt Nam, số 03/01/2007, Hà Nội.
10. Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Phạm Trung Lƣơng (2001), Tài nguyên và môi trƣờng du lịch Việt Nam, Nhà
xuất bản Giáo Dục, tr15-30, Hà Nội
12. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

103
13. Trần Ngọc Nam (200), Marketing du lịch, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai,
thành phố Hồ Chí Minh.
14. Hà Phƣơng-Nguyễn Vũ (2008), “WTO tạo sức hút mới đầu tƣ nƣớc ngoài vào
du lịch Việt Nam”, Du lịch Việt Nam, số 01/2008, tr.31.
15. Nam Phƣơng (2007), “Du lịch Việt Nam - hội nhập và phát triển”, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số 05/2007, Hà Nội.
16. Quốc Hội nƣớc Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch
Việt Nam.
17. Quốc Hội nƣớc Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1999), Pháp lệnh Du
lịch Việt Nam.
18. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Hoàng Tùng (2008), Việt Nam trƣớc cơ hội mới”, Tạp chí Du lịch, số 03/2008.
20. Tổng Cục Du lịch (2005), Bản báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và
trƣởng thành của ngành Du lịch Việt Nam, Hà Nội
21. Tổng Cục Du lịch (2006), Báo cáo Tổng kết Chƣơng trình Hành động Quốc
gia về du lịch 2000-2005, Hà Nội.
22. Trƣờng Trung học nghiệp vụ du lịch Hà Nội (1999), Một số vấn đề về nghiệp
vụ lữ hành và du lịch, Hà Nội.
23. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia (2005), Tác động của
kinh tế thế giới đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, Hà Nội.

TÀI LIỆU INTERNET

1. ASEAN kí kết một hiệp định miễn thị thực du lịch cho công dân trong toàn khối, 26/07/2006
http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-07/2006-07-26-voa14.cfm
2. Sẽ mời các tập đoàn lớn đến Việt Nam
http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?option=com_content&task
=view&id=5158&Itemid=146

104
3. Saigontourist vì môi trƣờng, vì cộng đồng
http://www.vtr.org.vn/index.php?ml=090
4. Cam kết về dịch vụ du lịch Việt Nam trong WTO,
http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?option=com_content&task
=view&id=3322&Itemid=182
5. Phát triển du lịch Việt Nam - nhìn từ góc độ kinh tế- văn hoá, 27/02/2008,
http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=20&rootId
=0&newsid=34212
6. Việt Nam thiếu hụt nhân lực du lịch, 11/03/2008
http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogI
D=2064&ID=70119
7. Việt Nam là một trong 10 quốc gia phát triển du lịch mạnh nhất
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Viet-Nam-1-trong-10-quoc-gia-phat-trien-du-
lich-manh-nhat/70014057/157/
8. Ngành du lịch Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển, 12/01/2000
http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20001201105545
9. Minh Quang, Du lịch muốn phát triển phải biết tạo sự kiện, 15:23, 10/06/2005
http://vietnamnet.vn/kinhte/2004/08/222364/
10. Sơn Hải, Phát triển du lịch MICE: Vì sao không? 05:18, 02/08/2005
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr041126171753/ns060816150954
11. Du lịch Việt Nam
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr041126171753/ns050411162451
12. Du lịch chiếm 40% thƣơng mại dịch vụ toàn cầu, 03:05:47, 9/29/2006
http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Trong-
nuoc&File=6091
13. Ngành dịch vụ du lịch Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển trong thời gian tới
http://www.vnexpress.net/vietnam/kinh-doanh/duong-vaowto/2003/12/3b9d9d79/
14. Ngành du lịch Việt Nam lần đầu tiên lên mạng trực tuyến, 9:46:03AM, 3/27/2007
http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Trong-nuoc&file=20780

105
15. Xáo trộn thị trƣờng du lịch nội địa, 11:16:15AM, 4/13/2008
http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Dau-tu&File=8912
16. FDI hƣớng dòng chảy vào dịch vụ, 11:17:39AM, 8/16/2007
http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Du-lich&file=13287
17. Cảnh báo du lịch Việt Nam, 2:40:49PM, 12/31/2007
http://www.sgtt.com.vn/detail40.aspx?newsid=26136&fld=HTMG/2008/0113/261
3
18. Du lịch Việt Nam hƣớng tới chuyên nghiệp, 19:42, 6/1/2008
http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/9204/index.aspx

106

You might also like