You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN Ở MỸ


VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Oanh


Lớp : Anh 12
Khóa : 45D
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tường Anh

Hµ Néi - 05/2010
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................... 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG


CHỐNG RỬA TIỀN...........................................................................................2

1.1. Rửa tiền..................................................................................................... 3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động rửa tiền................................3
1.1.1.1. Khái niệm.....................................................................................3

1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động rửa tiền.................................................8

1.1.2. Hậu quả của nạn rửa tiền................................................................16


1.1.2.1. Làm tổn thương các thị trường mới nổi.....................................17

1.1.2.2. Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân.........................................18

1.1.2.3. Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính...................................18

1.1.2.4. Làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế......................19

1.1.2.5. Làm sai lệch và mất ổn định về mặt kinh tế...............................20

1.1.2.6. Gây tổn hại đến ngân sách quốc gia..........................................20

1.1.2.7. Gây rủi ro cho những nỗ lực tư nhân hóa..................................20

1.1.2.8. Gây nguy cơ tổn hại về mặt danh tiếng......................................21

1.1.2.9. Gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội...........................................22

1.2. Phòng chống rửa tiền.............................................................................22

1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động phòng chống rửa tiền..........................22
1.2.2. Văn bản pháp lý cơ bản về phòng chống rửa tiền..........................23
1.2.2.1. Nhóm khuyến nghị về hệ thống pháp lý (từ khuyến nghị 1 đến
khuyến nghị 3).........................................................................................25

1.2.2.2. Nhóm khuyến nghị về các biện pháp được các định chế tài chính
và phi tài chính thực hiện để ngăn ngừa rửa tiền và tài trợ cho khủng bố
(từ khuyến nghị 4 đến 25)........................................................................26
1.2.2.3. Nhóm khuyến nghị liên quan đến việc tổ chức và những biện
pháp cần thiết khác để chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (từ khuyến
nghị 26 đến 34).......................................................................................27

1.2.2.4. Nhóm khuyến nghị về hợp tác quốc tế (từ khuyến nghị 35 đến 40)
................................................................................................................ 27

1.2.2.5. Nhóm 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ cho khủng bố.....27

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG


CHỐNG RỬA TIỀN Ở MỸ VÀ VIỆT NAM..................................................28

2.1. Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền ở Mỹ.............................28

2.1.1. Khái quát chung về tình hình rửa tiền ở Mỹ..................................29


2.1.2. Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ...........................................34
2.1.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý then chốt..............................................34

2.1.2.2. Điều tra từ các giao dịch đáng ngờ............................................37

2.1.2.3. Phối hợp trong công cuộc phòng chống rửa tiền trên phạm vi
toàn cầu...................................................................................................38

2.1.3. Những thành tựu đạt được..............................................................39


2.1.3.1. Chiến dịch Casablanca..............................................................39

2.1.3.2. Vụ việc liên quan đến chuyển đổi đồng Peso chợ đen................39

2.1.3.3. Các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm El Dorado.................40

2.1.3.4. Chiến dịch Polar Cap.................................................................41

2.1.3.5. Một số cuộc điều tra khác..........................................................42

2.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................42


2.2. Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền tại Việt Nam.................43

2.2.1. Khái quát chung về tình hình rửa tiền ở Việt Nam........................44
2.2.1.1 Rửa tiền qua các giao dịch tiền mặt............................................44

2.2.1.2. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng..............................................45

2.2.1.3. Rửa tiền qua mạng.....................................................................48


2.2.1.4. Rửa tiền qua tín dụng đen..........................................................51

2.2.2. Thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam............52
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam
................................................................................................................ 52

2.2.2.2. Thành tựu trong công cuộc phòng chống rửa tiền của Việt Nam
................................................................................................................ 55

2.2.2.3. Những hạn chế trong công cuộc phòng chống rửa tiền ở Việt
Nam và nguyên nhân...............................................................................56

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
CUỘC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM................................58

3.1. Những định hướng chung trong việc phòng chống rửa tiền...............58

3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng chống rửa tiền
tại Việt Nam...................................................................................................59

3.2.1. Thuận lợi..........................................................................................59


3.2.2. Những khó khăn..............................................................................60
3.3. Một số kiến nghị đối với Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả trong
công cuộc phòng chống rửa tiền...................................................................62

3.3.1. Củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền
.................................................................................................................... 62
3.3.2. Phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt....................64
3.3.3. Tăng cường các biện pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng...................................................................................................67
3.3.4. Một số kiến nghị khác......................................................................71
KẾT LUẬN........................................................................................................ 74

PHỤ LỤC............................................................................................................. 1

PHỤ LỤC I: 40 KHUYẾN NGHỊ CỦA FATF VỀ CHỐNG RỬA TIỀN......1

PHỤ LỤC II: 9 KHUYẾN NGHỊ ĐẶC BIỆT CỦA FATF............................20

VỀ CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ...............................................................20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................24
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay thuật ngữ “rửa tiền” xuất hiện khá phổ biến trên các phương
tiện truyền thông. Tuy nhiên, khi nghe nói đến thuật ngữ này không phải ai cũng
biết cụ thể vấn đề như thế nào. Trong quá trình tìm hiểu đề tài cho bài luận văn
tốt nghiệp, tác giả đã tìm thấy một số thông tin về hoạt động rửa tiền, thấy được
một số ảnh hưởng nó gây ra về mặt kinh tế cũng như xã hội. Hoạt động rửa tiền
là hoạt động của giới tội phạm nhằm làm xóa đi nguồn gốc bất hợp pháp của
đồng tiền. Hoạt động rửa tiền thường gắn liền với nhiều hoạt động tội phạm khác
như tham ô, buôn lậu, khủng bố và có thể nói tội phạm rửa tiền hỗ trợ cho các
loại tội phạm trên phát triển. Hiện nay tội phạm rửa tiền đã xuất hiện trên phạm
vi toàn thế giới và mặt trận phòng chống rửa tiền là một mặt trận chung của tất
cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc phòng chống tội phạm
rửa tiền, Mỹ là một trong những nước có nhiều thành công nhất. Chính vì vậy,
tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là đem đến cho độc giả một cái nhìn khái quát
về hoạt động rửa tiền, diễn biến, xu hướng của loại tội phạm này cũng như
những gì các quốc gia đã và đang làm để phòng chống rửa tiền. Đồng thời, tác
giả muốn rút ra bài học kinh nghiệm mà Việt Nam đã học hỏi được từ Mỹ và
một số khuyến nghị cho Việt Nam trong công cuộc phòng chống rửa tiền.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là hoạt động rửa tiền và hoạt động phòng chống
rửa tiền.

Phạm vi của nghiên cứu được xác định là tại Mỹ và tại Việt Nam.

1
4. Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp: nghiên
cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của Mỹ, sưu tập các nghiên cứu liên quan của
các tác giả trước đó sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá lại vấn đề. Trên cơ sở
đó đưa ra một số kiến nghị đối với công cuộc phòng chống rửa tiền ở Việt Nam.

5. Kết cấu của khóa luận

Với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, tác giả sẽ giải
quyết vấn đề trong 3 chương như sau

Chương 1: Những vấn đề chung về rửa tiền và phòng chống rửa tiền

Chương 2: Thực trạng hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền ở Mỹ và
Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc phòng
chống rửa tiền

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như nguồn tài liệu nên bài nghiên cứu
tất yếu có nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy cô và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Qua đây, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sỹ Nguyễn
Thị Tường Anh, người đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành bài nghiên cứu
này.

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN VÀ


PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN

2
1.1. Rửa tiền

Muốn biết về hoạt động phòng chống rửa tiền thì trước hết chúng ta cần
hiểu thế nào là rửa tiền và tại sao chúng ta lại cần phải phòng chống rửa tiền. Vì
vậy trong phân mục này tác giả sẽ cố gắng đưa ra một cái nhìn khái quát nhất thế
nào là rửa tiền, đặc điểm của hoạt động rửa tiền và những hậu quả mà nạn rửa
tiền mang lại.

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động rửa tiền

1.1.1.1. Khái niệm

a) Định nghĩa rửa tiền

Trên thế giới, người ta quan niệm “rửa tiền” là một loạt hoạt động của bọn
tội phạm tiến hành nhằm xóa nhòa nguồn gốc của những đồng tiền “bẩn”, thông
qua một loạt các giao dịch để cho các cơ quan chức năng không thể lần tìm ra
nguồn gốc phi pháp thực của số tiền đó. Công việc của tội phạm rửa tiền là làm
thế nào để những đồng tiền không hợp pháp đó càng được tách xa khỏi nguồn
gốc “bẩn” của nó càng tốt. Thực hiện hàng loạt các giao dịch lòng vòng qua các
quốc gia, qua các định chế tài chính khác nhau sẽ giúp cho tiền “bẩn” mang
nguồn gốc hợp pháp, trở nên “sạch” hơn.

Theo lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Financial Action
Task Force), hoạt động rửa tiền là:

 Việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật

 Việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển hay
chuyển quyền sở hữu tài sản phạm pháp

 Việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp

3
Tại Việt Nam, trong nghị định số 74 về chống rửa tiền ban hành năm
2005, rửa tiền được chỉ ra trong điều 3 khoản 1 như sau

“Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do
phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:

 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài
sản do phạm tội mà có;

 Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận
chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà
có;

 Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp
hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn
gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu
đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Trong quá khứ, rửa tiền đã được dùng để chỉ các giao dịch tài chính có liên
quan đến tổ chức tội phạm. Ngày nay, định nghĩa rửa tiền được mở rộng ra đối
với tất cả các giao dịch tài chính nào phát sinh tài sản hay một giá trị như kết quả
một hành vi phạm pháp ví dụ như hoạt động trốn thuế hoặc kế toán sai. Như vậy,
hiểu một cách khái quát thì rửa tiền là toàn bộ các hoạt động được tiến hành một
cách cố ý nhằm hợp thức hóa nguồn gốc số tiền và tài sản phạm pháp.

Vậy câu hỏi đặt ra là nguồn gốc số tiền “bẩn” ấy là từ đâu mà tại sao bọn tội
phạm lại phải rửa tiền? Lý do là số tiền bọn tội phạm này có được từ các nguồn
thu không chính thống, không được xã hội thừa nhận là có nguồn gốc hợp pháp.
Nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện ra nguồn gốc thực ấy của tiền thì sẽ bị
tịch thu và xử lý vi phạm. Số tiền cần rửa là số tiền có nguồn gốc từ các hoạt
động buôn bán ma túy, buôn lậu hàng hóa, buôn bán vũ khí trái phép, tiền do
tham nhũng mà có hoặc cũng có thể là tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh

4
hợp pháp chính thống nhưng các doanh nghiệp không muốn khai báo để trốn
thuế,… Nhìn bề ngoài, người ta có thể nghĩ rửa tiền rất đơn giản và vô hại,
nhưng thực chất, nó là hoạt động nguy hiểm và có tổ chức. Rửa tiền vừa là công
cụ vừa là động lực của các tổ chức tội phạm. Khi tiền “bẩn” được đem đi rửa thì
tức là trước đó đã xuất hiện hoạt động phạm pháp và việc rửa được tiền “bẩn”
thành tiền “sạch” trở thành động lực thúc đẩy bọn tội phạm tích cực kiếm lợi bất
chính nhiều hơn nữa. Rửa tiền được coi là khâu cuối cùng và quan trọng nhất
trong những hoạt động phạm pháp nhằm đem lại những tài khoản kếch xù mang
“thân thế trong sạch”.

Vậy những đối tượng nào thì bị coi là tội phạm rửa tiền và có liên quan
đến tội phạm rửa tiền? Tội phạm rửa tiền không phải chỉ là những kẻ trực tiếp
kiếm ra những đồng tiền bẩn ấy rồi mang tiền đi rửa mà còn bao gồm cả những
kẻ tiếp tay cho bọn tội phạm nói trên. Những luật sư, nhân viên ngân hàng, kế
toán,… nếu giúp đỡ tội phạm rửa tiền tiến hành rửa tiền thì cũng bị coi là mang
tội rửa tiền. Như vậy kể cả kẻ trực tiếp rửa tiền hay những người gián tiếp giúp
đỡ cũng sẽ bị xem xét trách nhiệm liên quan trong hoạt động rửa tiền.

Như vậy chúng ta đã có thể hình dung sơ lược được hoạt động rửa tiền là
như thế nào, trong phần tới, chúng ta sẽ tìm hiểu xem hoạt động rửa tiền có lịch
sử như thế nào để thấy được sự phát triển của vấn nạn này.

b) Lịch sử nạn rửa tiền

Thực sự rửa tiền không phải vấn nạn mới mà nó đã xuất hiện từ rất lâu.
Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết rửa tiền cách đây ba nghìn
năm để tránh việc đánh thuế của triều đình. Khi xã hội phát triển, giao thương,
giao lưu giữa các quốc gia cũng vì thế mà phát triển theo, các hoạt động tội
phạm cũng theo đó mà có cơ hội bùng phát và lan ra toàn thế giới. Các loại tội
phạm về buôn lậu hàng hóa, vũ khí, buôn bán ma túy, tham nhũng, trốn thuế phát

5
triển một cách mạnh mẽ đã thúc đẩy tội phạm rửa tiền phải tìm mọi cách để
“rửa” được những nguồn thu bất chính ấy.

Trên báo chí Mỹ, thuật ngữ “rửa tiền” lần đầu tiên xuất hiện từ vụ bê bối tài
chính Watergate năm 1973 nhưng phải đến 5 năm sau thuật ngữ này mới chính
thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án Mỹ.

Tùy vào nguồn gốc của số tiền cần rửa, tùy thuộc vào điều kiện phát triển
kinh tế cũng như đặc điểm xã hội, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà bọn
tội phạm có thể sử dụng phương thức rửa tiền nhất định cho phù hợp. Ví dụ ở
Mỹ, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua thẻ thanh toán, qua hệ thống ngân
hàng nên tội phạm rửa tiền muốn rửa được tiền phải tìm cách lách luật đưa tiền
qua hệ thống ngân hàng một cách êm thấm. Ngược lại, ở Việt Nam, nền kinh tế
tiền mặt, hầu như các giao dịch tiền mặt chưa được kiểm soát nên tội phạm có
thể dùng tiền mặt đầu tư bất động sản, chứng khoán, mua các tài sản giá trị lớn,
… Càng ngày càng có nhiều ngành nghề, lĩnh vực để bọn chúng lợi dụng thực
hiện hành vi rửa tiền. Hình thức rửa tiền sơ khai nhất được nhắc đến đó là việc
rửa tiền qua các trường đua ngựa, các trò xổ số, đến các sòng bạc,… và tinh vi,
phức tạp nhất hiện nay là rửa tiền qua hệ thống ngân hàng, qua các công cụ và
thị trường tài chính khác như chứng khoán, bất động sản. Một điều dễ nhận thấy
đó là hoạt động rửa tiền có xu hướng ít dựa vào tiền mặt mà chuyển qua dùng
nhiều các công cụ và thị trường tài chính khác như chứng khoán, bất động sản
hoặc dùng hình thức hàng đổi hàng (ma túy đổi lấy vũ khí).

Mặc dù có không ít các đối tượng trực tiếp rửa tiền cho chính bản thân
mình nhưng chính vì sự gia tăng của số tiền bẩn cần phải rửa mà đã xuất hiện
một ngành công nghiệp “rửa tiền”. Đội ngũ chủ chốt của ngành này càng được
tăng cường với sự góp mặt của các luật sư cao giá, những người giao dịch chứng
khoán, những người mua bán bất động sản, những người cố vấn thuế vụ, các kế
toán viên,… Bộ máy rửa tiền ngày càng biến tướng và thâm nhập vào nhiều lĩnh

6
vực kinh doanh, ngành nghề có uy tín trong xã hội như là các ngân hàng lớn, các
hiệp hội thể thao, các cơ sở văn hóa, thậm chí là cả các cơ quan từ thiện và khiến
cho việc phát hiện, nhận dạng loại tội phạm này trở lên khó khăn hơn rất nhiều.
Từ thập kỷ 90, ngành công nghiệp rửa tiền có thêm những cú hích mới do có sự
thay đổi về thể chế, chính sách tài chính cũng như những tiến bộ về mặt công
nghệ.

Thứ nhất, hầu hết mọi quốc gia đều nới nỏng kiểm soát ngoại hối đặc biệt
là từ đầu thập niên 90. Tại nhiều nước việc đổi tiền ra ngoại tệ và ngược lại là
hoàn toàn tự do. Lượng tiền hoán đổi hàng ngày tăng lên từ 590 tỷ USD năm
1989 lên tới 1880 tỷ USD năm 2004. Đồng thời một số quốc gia đã thống nhất
cùng sử dụng một đồng tiền chung (đồng euro của khối cộng đồng kinh tế châu
Âu) hoặc một số nước còn thừa nhận đồng đô la Mỹ hay euro như là nội tệ bán
chính thức của nước mình. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán,
các hợp đồng mua bán chứng khoán phức tạp, số lượng lớn cũng được hình
thành. Chính vì những lý do trên mà một lượng tiền khổng lồ có thể dễ dàng
chuyển dịch từ nước này sang nước khác trong phút chốc, nằm ngoài sự kiểm
soát của cơ quan kiểm soát có thẩm quyền. Trong những năm gần đây chúng ta
thấy nổi lên khá nhiều thiên đường tài chính, nơi lý tưởng cho hoạt động rửa
tiền. Khi nhắc đến ví dụ điển hình chúng ta không thể không nhắc tới thiên
đường tài chính Thụy Sỹ. Trong những năm qua, với chính sách bảo mật chặt
chẽ thông tin cho khách hàng, các ngân hàng Thụy Sỹ đã giúp bọn tội phạm che
giấu, cất giữ một lượng tiền khổng lồ. Tuy nhiên, gần đây do mức độ ảnh hưởng
nghiêm trọng của tội phạm rửa tiền, các ngân hàng Thụy Sỹ đang bị buộc phải
cung cấp thông tin chi tiết của một số tài khoản đáng ngờ.

Thứ hai, trong những năm gần đây, các nước tham gia hội nhập với tốc độ
nhanh chóng, tiến độ mở cửa ở các nước đã tăng vọt. Các thị trường tài chính
đặc biệt là thị trường vốn trở nên thông thoáng hơn, do đó số lượng tiền lưu hành

7
toàn cầu đã tăng từ 6.800 tỷ USD năm 1990 lên đến 19.900 tỷ USD năm 2005 1.
Rõ ràng rằng, càng nhiều loại hình tài chính thì càng lắm cơ hội cho bọn tội
phạm rửa tiền hợp thức hóa nguồn gốc cho những đồng tiền phi pháp.

Thứ ba, sự cạnh tranh thu hút vốn giữa các nước, các công ty phát hành
chứng khoán, các ngân hàng và các định chế tài chính trung gian khác ngày càng
kịch liệt. Tất yếu sẽ có những ngân hàng hay các công ty chứng khoán sẵn sàng
nhận những số tiền mà bọn tội phạm cần rửa mà không cần biết đến nguồn gốc
của chúng.

Thứ tư, thế kỷ 21 là thế kỷ của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Mạng
Internet phát triển là cơ hội tốt cho các giao dịch qua mạng. Nhiều trang web
thương mại cho phép người ta tiến hành giao dịch, thanh toán mà không cần phải
cung cấp thông tin cá nhân. Như vậy các cơ quan chức năng khó có khả năng lần
ra dấu vết. Có thể thấy rửa tiền qua mạng Internet đang diễn ra dễ dàng và phổ
biến mà ít để lại dấu vết.

Nói tóm lại, nạn rửa tiền đã xuất hiện từ lâu và ngày càng lan rộng trên
phạm vi toàn thế giới, xâm lấn vào nhiều lĩnh vực với tốc độ nhanh chóng. Trong
phần tới, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của hoạt động rửa tiền để có
cái nhìn tổng thể về hoạt động rửa tiền.

1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động rửa tiền

 Quy trình rửa tiền

Hiện nay hầu hết các quan điểm đều thống nhất chia quy trình rửa tiền
thành 3 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: giai đoạn cài đặt (placement). Đây là giai đoạn đưa tiền bất
hợp pháp vào lưu chuyển trong hệ thống kinh tế tài chính. “Cài đặt” được coi là

1
Thời báo kinh tế Sài Gòn – ND, Rửa tiền và toàn cầu hóa, http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?
tabid=612&ItemID=29881

8
thao tác đầu tiên của hoạt động rửa tiền nhằm chuyển đổi các khoản tiền do
phạm tội mà có sang các hình thức hợp pháp khác và đưa vào các chu trình kinh
tế tài chính. Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất đối với bọn tội phạm vì
tiền và tài sản có được là bất hợp pháp và đang bị các cơ quan điều tra theo dõi,
hơn nữa nhà nước và các cơ quan đặt ra nhiều quy chế để “đón lõng” bọn tội
phạm này, ví dụ như, quy định lượng tiền mặt được đưa qua biên giới, được
phép thanh toán, quy định về khai báo mở tài khoản ngân hàng. Ở giai đoạn này,
bọn tội phạm cố gắng chuyển những tờ giấy bạc “bẩn” sang đơn vị tiền tệ lớn
hơn, sec tiền mặt hoặc trực tiếp dùng những đồng tiền đó mua các nhà hàng,
khách sạn, các công ty kinh doanh máy bán hàng tự động, các sòng bạc, các tiệm
rửa xe,…

• Giai đoạn 2: giai đoạn phân loại, chia nhỏ (layering). Tại giai đoạn này
sẽ diễn ra quá trình tích tụ và quay vòng các khoản tiền sau khi chúng đã thâm
nhập vào hệ thống tài chính. Hàng ngàn thao tác nghiệp vụ được thực hiện làm
cho đồng tiền chuyển dịch khắp nơi, quay vòng nhiều lần để xóa đi dấu vết tội
phạm, cắt đứt một cách giả tạo mối liên hệ giữa tài sản và tổ chức tội phạm. Bọn
tội phạm muốn rửa những số tiền lớn thường tìm đến các quốc gia có hệ thống
luật doanh nhiệp thông thoáng, hệ thống pháp luật về bảo mật ngân hàng ít khắt
khe hoặc những quy định về phòng chống rửa tiền còn lỏng lẻo để thành lập các
công ty phục vụ cho hoạt động rửa tiền. Dưới những vỏ bọc an toàn, những đồng
tiền bẩn được luân chuyển không ngừng và dần trở thành “sạch sẽ”. Bên cạnh
đó, bọn tội phạm có thể nhờ danh của người khác để mua các tài sản có giá trị
lớn (chứng khoán, ô tô, máy bay, sec du lịch) để tránh bị nghi vấn. Sòng bạc
cũng có thể trở thành một nơi lý tưởng để làm sạch đồng tiền vì tại một số nước
việc kinh doanh các sòng bạc không bị cấm, các sòng bạc lại có thể chấp nhận
tiền mặt. Khi thắng bạc, bọn tội phạm dễ dàng rút sec tại các ngân hàng của sòng
bạc và số tiền thắng bạc cũng có thể được coi là hợp pháp.

9
• Giai đoạn 3: giai đoạn hòa nhập (intergration). Đây là giai đoạn cuối
cùng trong quy trình rửa tiền. Sau khi tiền “bẩn” trở nên tương đối “sạch” thì bọn
tội phạm bắt đầu đầu tư một cách hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh
dưới các hình thức như vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, các khoản vay cá nhân,
cổ phiếu, tín phiếu, bất động sản… Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị cho đồng tiền của bọn tội phạm, trộn lẫn đồng
tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác
định hành vi cấu thành tội phạm

Như vậy nếu bọn tội phạm tiến hành rửa tiền qua càng nhiều giai đoạn thì các cơ
quan chức năng sẽ càng khó tìm ra dấu vết của tiền “bẩn”.

 Các hình thức rửa tiền

Hiện nay hoạt động rửa tiền phát triển về cả phạm vi, quy mô, hình thức.
Tùy theo mức độ và môi trường pháp lý của mỗi nước mà bọn tội phạm sử dụng
các công cụ khác nhau để rửa tiền. Dưới đây tác giả sẽ lần lượt tìm hiểu các hình
thức rửa tiền theo mức độ phổ biến của chúng từ cao xuống thấp.

 Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng: Các ngân hàng thường là đối tượng
chính của hoạt động rửa tiền bởi vì ngân hàng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ
và phương tiện tiền tệ đa dạng như sec bảo chi, chi phiếu du lịch và chuyển tiền
ngân hàng. Tại các nước phát triển với hệ thống ngân hàng tiên tiến, mà Mỹ là
một trong những ví dụ điển hình, thì việc thanh toán, thực hiện các giao dịch qua
hệ thống ngân hàng là rất phổ biến và chiếm một tỷ trọng lớn. Hệ thống ngân
hàng được coi như là cửa ngõ cho các dòng tiền đi vào. Khi một lượng tiền bẩn
đã thâm nhập vào một ngân hàng nào đó thì nó có thể dễ dàng được luân chuyển
trong các định chế tài chính khác. Ở đây, ngân hàng được hiểu là các ngân hàng
thương mại, các hiệp hội cho vay và tiết kiệm, các hiệp hội tín dụng. Vào thời kỳ
đầu của việc thực hiện các giao dịch qua hệ thống ngân hàng, người ta mới chỉ
thực hiện sec giấy, khi giao dịch vẫn có sự tương tác trực tiếp giữa khách hàng

10
và cán bộ ngân hàng. Đồng thời hệ thống ngân hàng lúc ấy chỉ cho phép thanh
toán giữa các ngân hàng nội địa với nhau mà không tiếp nhận thanh toán trực
tiếp giữa các ngân hàng quốc tế với nhau nếu như ngân hàng này không có chi
nhánh hay đại lý ở nước kia. Điều này cũng đôi phần gây trở ngại đối với bọn tội
phạm muốn tiến hành rửa tiền. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự chuyển
đổi từ kiểu thanh toán truyền thống sang thanh toán điện tử cùng với sự phát
triển của hệ thống Internet Banking tại các ngân hàng đã mang đến cho bọn tội
phạm nhiều cơ hội hơn trong việc rửa tiền. Với những thay đổi về công nghệ, các
ngân hàng trên toàn thế giới có thể dễ dàng kết nối với nhau, khách hàng có thể
truy cập vào tài khoản qua mạng, điều này giúp cho tội phạm rửa tiền có cơ hội
thực hiện các giao dịch để rửa tiền dễ hơn.

 Rửa tiền qua các công ty dịch vụ tiền tệ (money services businesses):
Nếu như rửa tiền qua hệ thống ngân hàng, bọn tội phạm cần thiết lập các tài
khoản, điều này sẽ tạo ra nhiều dấu vết đáng ngờ để cơ quan chức năng tìm ra
nguồn gốc đồng tiền nhưng thông qua các công ty dịch vụ tiền tệ thì việc rửa tiền
có vẻ dễ dàng hơn. Khi sử dụng các công cụ tài chính của các công ty dịch vụ
tiền tệ, người ta thường không cần phải lập các tài khoản mà nếu có thì cũng
không khắt khe như qua hệ thống ngân hàng. Hiện nay, các công ty dịch vụ tiền
tệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và là một khu vực khá hấp dẫn đối với
tội phạm rửa tiền. Các công ty dịch vụ tiền tệ hiện nay có thể cung cấp một hoặc
nhiều loại hình dịch vụ tiền tệ với phí dịch vụ không cao như: thư chuyển tiền,
chi phiếu du lịch, thanh toán tiền mặt cho chi phiếu, mua bán tiền tệ hoặc đổi
tiền, các thẻ mang giá trị. Tuy nhiên, nếu như các giao dịch ở hệ thống ngân
hàng đạt tới 10.000 USD mới bị đưa vào dạng “nghi vấn” thì tại các công ty dịch
vụ tiền tệ nếu giao dịch từ 3.000 USD đã phải báo cáo và cần có các giấy tờ
chứng minh về số tiền ấy. Do đó, nếu cần rửa một số tiền lớn thì sử dụng các
công ty dịch vụ tiền tệ sẽ lâu hơn qua hệ thống ngân hàng.

11
 Rửa tiền qua hệ thống thanh toán trực tuyến: Việc phát triển những dịch
vụ thanh toán mới và tân tiến đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán nhanh chóng,
tiện lợi cho cả cá nhân và các thương gia. Tuy nhiên cùng với sự bùng bổ mang
tính toàn cầu của Internet, bọn tội phạm tranh thủ những kẽ hở của pháp luật để
lách luật, tiến hành rửa tiền xuyên quốc gia. Có thể thấy đây là một hình thức rửa
tiền rất thuận lợi trong giai đoạn thứ hai (giai đoạn phân loại, chia nhỏ). Đến thời
điểm này có rất nhiều nhà cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến không để
lộ các thông tin cá nhân của chủ tài khoản như paypal, e-gold. Các cá nhân có
thể sử dụng tài khoản ngân hàng đã có, thẻ tín dụng, thư chuyển tiền, điện
chuyển tiền và thậm chí cả tiền mặt để tạo các tài khoản thanh toán trực tuyến.
Khi đã có tài khoản online, người ta có thể dễ dàng thanh toán qua mạng để mua
bán các hàng hóa, tài sản kể cả tài sản có giá trị lớn, giao dịch có thể diễn ra trên
toàn cầu. Trong khi hiện nay các điều khoản quy định cho các chủ tài khoản đều
do các công ty cung cấp dịch vụ đưa ra mà chưa có sự can thiệp của cơ quan nhà
nước nên rất khó kiểm soát. Do đó, các giao dịch được thực hiện chồng chéo và
khó nhận ra dấu vết nguồn gốc của đồng tiền.

 Rửa tiền qua kênh chuyển tiền không đòi hỏi những quy tắc cầu kỳ
(informal transfer value systems): Đây là một kênh chuyển tiền đã có từ lâu đời
và chủ yếu dựa vào lòng tin cũng như uy tín của các bên. Ban đầu, đây là một
hình thức chuyển tiền hợp pháp phục vụ những cộng đồng nhỏ thường xuyên
giao dịch với nhau. Một số nơi được coi như là trung tâm cho kênh chuyển tiền
này là Hawala, Hundi ở Nam Á, Fei Chi’en của Trung Quốc, Phoe Kuan của
Thái Lan. Tội phạm rửa tiền dùng kênh này để rửa, chuyển tiền, tài sản phạm tội
vì chúng ít minh bạch, chi phí cho các phi vụ thường thấp và hình thức này xuất
hiện ở những nơi mà những công cụ tài chính hiện đại chưa có, khó sử dụng. Chỉ
cần trong vài giờ đồng hồ là một giao dịch đã được hoàn thành. Hoạt động rửa
tiền qua hệ thống chuyển tiền không chính thức này thường được tiến hành như
sau: khách hàng tại một nước A nào đó muốn chuyển một số tiền cho một người

12
nào đó ở nước B thì người gửi tiền tại nước A sẽ đưa cho người môi giới chuyển
tiền ở nước A một số tiền và yêu cầu chuyển cho người nhận tại nước B một số
tiền tương đương tính theo tiền tệ của nước người nhận. Sau đó người môi giới
nước A sẽ chuyển toàn bộ thông tin về cuộc giao dịch này cho một người môi
giới chuyển tiền như vậy tại nước B qua điện thoại, fax hoặc email. Hai người
môi giới chuyển tiền sẽ đặt mã hóa cho giao dịch đó. Người môi giới nước A
phải thông báo mã hóa này cho người gửi. Người gửi tiền thông báo mã này cho
người nhận. Trong giao dịch này người nhận tiền muốn nhận được tiền phải trình
mã giao dịch cho người môi giới nước B thì mới nhận được tiền. Thu nhập của
những người môi giới giao dịch này là khoản hoa hồng chiếm từ 0,25% đến
1,25% tổng lượng tiền giao dịch cộng với số tiền chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa
các quốc gia.

 Rửa tiền bằng cách buôn lậu tiền mặt với số lượng lớn (bulk cash
smuggling): Những tên buôn lậu tiền, tài sản phi pháp có thể cất dấu tiền, tài sản
cần “rửa” vào các phương tiện đi lại, các tàu chở hàng hóa, trong các túi hành lý,
những thùng đóng gói chuyển phát nhanh, trên các máy bay, du thuyền riêng,…
Do lo ngại nguy cơ bọn khủng bố đem vũ khí vào trong nước nên ở nhiều nước,
tình hình kiểm tra hành lý đối với những người nhập cảnh chặt chẽ hơn so với
những người xuất cảnh. Vì vậy việc kiểm soát tiền, tài sản mang ra nước ngoài
chưa thực sự được thực hiện hiệu quả. Hoạt động buôn lậu tiền như vậy có thể
được thực hiện qua đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không. Đặc biệt tại
các khu vực biên giới giữa các nước, việc chuyển tiền diễn ra rất nhiều. Thực tế
tại các khu vực cửa khẩu còn xuất hiện những đường hầm để chuyển tiền, rất
thuận lợi cho việc qua mặt các cơ quan chức năng.

 Rửa tiền dựa trên buôn bán thương mại (trade-based money laundering):
Phương thức này sẽ nhanh chóng giúp bọn tội phạm tách biệt tiền, tài sản phi
pháp khỏi nguồn gốc thực “bẩn thỉu” của chúng. Với phương thức này bọn tội
phạm thường sử dụng một số cách như chuyển đổi đồng peso chợ đen (Black

13
Market Peso Exchange), khai cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực tế của các lô
hàng xuất nhập khẩu trong các hóa đơn chứng từ, và một cách nữa là dùng tiền,
tài sản phi pháp để mua đá quý, các kim loại quý,đó là những tài sản giá trị cao
lại dễ cất giấu. Trong những cách trên thì chuyển đổi đồng peso chợ đen được
biết đến là hệ thống rửa tiền lớn nhất nửa bán cầu Tây, ước tính mỗi năm kênh
này rửa được 5 tỷ USD2. Hầu hết các giao dịch chuyển đổi đồng peso chợ đen
đều xuất hiện ba bên: những người môi giới tiền tệ đóng vai trò trung gian giữa
những tên trùm buôn lậu có tiền cần rửa tại Mỹ với những thương gia Colombia
cần nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ và dường như không hề có sự dịch chuyển vật lý
của đồng tiền. Người môi giới tiền tệ nhận tiền cần rửa từ các trùm buôn lậu rồi
lập các tài khoản ngân hàng và đứng ra thanh toán cho các lô hàng nhập khẩu
của các thương gia Colombia và các thương gia Colombia thông qua những
người môi giới tiền tệ chuyển lại lượng tiền tương ứng cho các tên trùm buôn lậu
để chúng tiếp tục đầu tư.

 Rửa tiền thông qua các công ty bảo hiểm: Các loại hình bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn ngày càng phát triển với những gói
dịch vụ khác nhau cũng là một mảnh đất để tội phạm rửa tiền hoạt động. Khách
hàng có thể linh hoạt lựa chọn loại bảo hiểm nhận tiền lãi hàng tháng hay sẽ
nhận tổng thể vào một thời điểm nào đó. Thông thường cũng có những trường
hợp khách hàng trực tiếp mua bảo hiểm từ công ty bảo hiểm nhưng phần lớn là
người mua bảo hiểm mua bảo hiểm từ các đại lý hoặc các môi giới bảo hiểm độc
lập. Những trung gian này có rất ít kinh nghiệm và hoặc có động cơ tiến hành
sàng lọc, phân loại và báo cáo khách hàng nếu có dấu hiệu đáng ngờ. Do vậy tội
phạm rửa tiền có thể lợi dụng những trung gian này để rửa tiền.

 Rửa tiền qua thị trường chứng khoán: Ngày nay thị trường chứng khoán
đóng một vai trò quan trọng trong việc luân chuyển vốn toàn cầu. Thị trường
chứng khoán bùng nổ nhanh chóng nhưng hệ thống pháp luật điều chỉnh trong
2
Department of Justice, The Department of The Treasury, The National Money Laundering Strategy for
1999, page 25

14
ngành này để kiểm soát nạn rửa tiền còn chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị
trường. Ở những nước mà luật pháp chưa được thắt chặt, tội phạm có thể trực
tiếp đầu tư tiền, tài sản bất hợp pháp của mình vào chứng khoán hoặc có thể
thông qua các môi giới chứng khoán để mua. Việc dùng các môi giới chứng
khoán sẽ giúp cho bọn tội phạm che giấu được thông tin cá nhân. Thực tế cho
thấy việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn ra rất nhanh và dễ dàng, nhà
đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán chứng khoán liên tục, các giao dịch chằng chịt
gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc điều tra nguồn gốc đồng
tiền. Với nhiều thuận lợi như trên, thị trường chứng khoán đang trở thành một
kênh rửa tiền hiệu quả của bọn tội phạm.

 Rửa tiền qua các công ty vỏ bọc (shell companies and trust): Các thực
thể hợp pháp như các công ty vỏ bọc, các tờ -rớt thường được thành lập cho các
mục đích kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên các thực thể này được phép giấu các
thông tin về quyền sở hữu, các thông tin chi tiết về tình hình tài chính do đó tội
phạm đã tận dụng hình thức kinh doanh này để rửa tiền. Theo nguồn tin của hãng
tin Reuters được báo tuổi trẻ đưa lại, hàng năm có khoảng 150.000 công ty bình
phong (công ty ma) được thành lập trên khắp thế giới. Tiền bẩn được chuyển qua
các công ty này và đến hơn 60 “thiên đường tài chính” trên thế giới lên đến hàng
tỷ đô la Mỹ. Theo tổ chức phi chính phủ Oxfarm thì số tiền này nhiều gấp 6 lần
chi phí cần cho giáo dục cơ bản ở những nước đang phát triển và nhiều gấp ba
lần chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe cơ bản.

 Rửa tiền qua sòng bạc: Tại một số nước mà đặc biệt là Mỹ, việc kinh
doanh các sòng bạc, các trò chơi cá cược, đánh xèng phục vụ cho vui chơi giải trí
là hợp pháp. Tại những điểm này, người ta có thể đổi tiền mặt lấy những đồng
tiền hoặc những thẻ được sử dụng chung tại các sòng bạc này. Tội phạm có thể
dùng cách này để chuyển những đồng tiền phi pháp của mình sang những thẻ
như vậy rồi chờ một thời gian sau đổi lại thành các sec tại các sòng bạc ấy hoặc
cũng có thể dùng ngay những thẻ ấy để đổi thuốc phiện với những tên trùm buôn

15
bán thuốc phiện. Bọn chúng cũng có thể dùng tiền “bẩn” để mua những giấy
chứng nhận thắng cược hoặc các giải thưởng xổ số. Như vậy chúng đã tạo ra cho
những đồng tiền phi pháp kia một lý lịch sạch sẽ, có căn cứ. Do có nhiều khả
năng bị bọn tội phạm lợi dụng để rửa tiền nên nhiều quy tắc đã được chính phủ
các nước đặt ra nhằm ngăn chặn rửa tiền do vậy những giao dịch lớn nhằm rửa
tiền cũng bị kiểm soát chặt chẽ hơn.

Nhìn chung, ngày nay với sự đi lên của kinh tế trong quá trình hội nhập toàn
cầu, với sự bùng nổ của công nghệ, dù có gặp nhiều cản trở về mặt pháp lý
nhưng tội phạm rửa tiền vẫn tìm được nhiều hình thức để hợp thức hóa những
đồng tiền phi pháp của mình. Các hình thức rửa tiền nói trên được sử dụng linh
hoạt trong cả ba giai đoạn của hoạt động rửa tiền chứ không hề tách biệt hình
thức nào chỉ được dùng cho giai đoạn nào.

1.1.2. Hậu quả của nạn rửa tiền

Hiện nay hoạt động rửa tiền diễn ra khá mạnh mẽ và lan rộng ra hầu hết
các nước trên thế giới, gây ra những hậu quả to lớn về mọi mặt đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Tuy nhiên do tội phạm rửa tiền không gây ra những hậu quả
trực tiếp như khủng bố, giết người nên nhiều người không nhận ra những ảnh
hưởng xấu mà hoạt động rửa tiền gây ra. Cũng có người cho rằng một số quốc
gia đặc biệt là các nước phương Tây sẽ có lợi nhờ tiền “bẩn”. Nhìn từ quan điểm
phân bố nguồn lực, một số nhà kinh tế cực đoan tôn sùng thị trường cho rằng
không có tiền nào là tiền bẩn, tiền nào là tiền sạch. Theo họ, “rửa tiền” chỉ là
phản ứng hợp lý của mọi cá thể kinh tế: không ai muốn trả thuế và ai cũng muốn
sử dụng tài sản của mình vào những hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
Như vậy, theo họ, tiền bẩn đã giúp phát triển kinh tế. Song, ngay trên cơ sở
thuần lý thuyết thì ý kiến này cũng hoàn toàn sai lầm. Xét theo bản chất của nó
thì sự phân bố tài nguyên do rửa tiền không phải chỉ theo tín hiệu của lợi nhuận
mà phần lớn là để trốn tránh luật pháp. Hoạt động rửa tiền vừa lãng phí nguồn

16
lực kinh tế của xã hội vào các hoạt động tội phạm để sinh ra tiền bẩn lại vừa bóp
méo sự phân bố các nguồn lực ấy.

Số đông mọi người nhận ra hoạt động rửa tiền là một hành vi phạm tội và
thấy được những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Theo nghiên cứu của các
nhà kinh tế, tại những năm 80 của thế kỷ 20, quy mô nền kinh tế ngầm tại một số
quốc gia so với GDP như sau: Australia là 412%, Đức là 211%, Nhật Bản là
415%, Anh là 115%, Mỹ là 433%. Theo thời báo tài chính (Financial Times) số
ra ngày 18/10/1994 thì số tiền được tẩy rửa hàng năm trên thế giới vào khoảng
500 tỷ USD. Trong năm 2002, người ta đánh giá hoạt động rửa tiền có giá trị
đứng thứ 3 trên thế giới sau kinh doanh dầu mỏ và buôn bán vũ khí. Theo đánh
giá của phòng thương mại quốc tế ICC có trụ sở chính tại Paris thì doanh số hoạt
động rửa tiền lên đến 1.100 tỷ USD/năm và chiếm khoảng 2% GDP toàn cầu.
Còn theo bản báo cáo gần đây của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
thì doanh số nền kinh tế đen so với GDP của một số nước như sau: tại Anh là
7%, Mỹ ~ 9%, Đức là 10%, Ý, Hi Lạp, Tây Ban Nha là gần 25%, tại Nga và các
nước Trung, Đông Âu thì con số này có thể lên tới 50%. Trên đây mới chỉ là một
vài con số được điểm qua còn dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu những hậu quả cụ
thể mà nạn rửa tiền gây ra.

1.1.2.1. Làm tổn thương các thị trường mới nổi

Tội phạm rửa tiền xuất hiện có nghĩa là trước đó đã xuất hiện các hoạt
động tội phạm nguồn để tạo ra tiền “bẩn” cần phải rửa. Thời kỳ đầu, tội phạm
rửa tiền hoạt động mạnh ngay tại các trung tâm kinh tế, tài chính nơi mà tiền phi
pháp được tạo ra. Tuy nhiên cùng với việc phát triển tình hình kinh tế tài chính
thì các nước đó cũng xây dựng những hệ thống pháp luật để ngăn chặn tội phạm
rửa tiền. Do tình hình bất lợi như vậy nên bọn tội phạm rửa tiền tìm cách thâm
nhập vào thị trường các quốc gia mới nổi, đây là các quốc gia đang có nhiều tiềm
năng để phát triển, chờ đợi các khoản đầu tư vào nước mình. Đồng thời hệ thống

17
pháp luật của các nước này có thể còn lỏng lẻo, chưa xây dựng được những công
cụ hữu hiệu để chống lại nạn rửa tiền. Rõ ràng mục tiêu của tội phạm rửa tiền
không phải tạo ra lợi nhuận như những hoạt động kinh doanh thông thường mà
nhằm che dấu nguồn gốc thực của tiền phi pháp để tạo ra một vỏ bọc hợp pháp
cho đồng tiền. Vì vậy, những hoạt động đầu tư không theo quy luật sẽ làm cho
những thị trường mới nổi dễ gặp phải các rủi ro.

1.1.2.2. Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân

Khi nhắc đến những tác động của nạn rửa tiền đến nền kinh tế vi mô,
chúng ta không thể không nhắc đến ảnh hưởng của nó đến khu vực kinh tế tư
nhân. Bọn tội phạm thường thành lập các công ty vỏ bọc, ngụy trang dưới bóng
các công ty tư nhân vì ở hầu hết các nước việc thành lập các công ty tư nhân ít
có sự kiểm soát chặt chẽ về mặt nguồn vốn. Thông qua các công ty vỏ bọc này,
bọn chúng có thể trộn lẫn nguồn tiền phi pháp với nguồn tiền hợp pháp để các cơ
quan thẩm quyền khó tìm ra nguồn gốc. Rõ ràng một điều rằng mục đích của bọn
chúng không phải chạy theo quy luật làm kinh doanh thông thường là tạo ra lợi
nhuận mà để rửa những đồng tiền “bẩn”. Những công ty này có thể cũng tiến
hành sản xuất nhưng với lượng tiền sẵn có, bọn chúng sẵn sàng bao tiêu sản
phẩm, dịch vụ với giá cả thấp hơn giá thị trường rất nhiều để có được những
chứng từ chứng minh cho nguồn gốc đồng tiền. Việc bao tiêu sản phẩm với giá
cả thấp hơn giá thị trường gây ra một cuộc cạnh tranh không lành mạnh, đe dọa
đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của những doanh nghiệp làm ăn hợp pháp.
Như vậy việc xuất hiện các công ty vỏ bọc trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ làm
đảo lộn thị trường khu vực này, nhiều công ty tư nhân hợp pháp có thể rơi vào
tình trạng phá sản do không thể cạnh tranh.

1.1.2.3. Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính

Một khi những đồng tiền này được đưa vào định chế tài chính, những tổ
chức tài chính dựa vào các nguồn tiền bất chính sẽ gặp nhiều khó khăn trong

18
việc quản lý các nguồn tài sản, các khoản nợ cũng như tình hình hoạt động của
nó. Tại hầu hết các quốc gia, ngân hàng được coi như mạch máu lưu thông trong
nền kinh tế. Giả sử một lượng lớn tiền cần rửa được chuyển vào tài khoản ngân
hàng nhưng sau đó lại biến mất một cách đột ngột mà không thông báo qua sự
chuyển giao hữu tuyến nhằm tránh phải đối mặt với những nhân tố phi thị trường
ví dụ như những hoạt động nhằm thực thi pháp luật, điều này sẽ gây khó khăn
cho các ngân hàng về khả năng thanh toán tiền mặt và các hoạt động khác.
Những cú sốc đột ngột như vậy có thể dẫn tới những rối loạn đối với các ngân
hàng nói riêng và các định chế tài chính nói chung, hậu quả là những định chế tài
chính này có thể rơi vào tình trạng phá sản.

1.1.2.4. Làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế

Theo ông Micheal Camdesus, cựu giám đốc điều hành quỹ tiền tệ quốc tế,
quy mô của nạn rửa tiền chiếm vào khoảng 2% đến 5% tổng sản phẩm quốc nội
toàn thế giới. Tại một số nước mới nổi, những khoản tiền bất hợp pháp này làm
cho ngân khố quốc gia nhỏ đi một cách tương đối, kết quả là chính phủ mất kiểm
soát đối với các chính sách kinh tế. Nạn rửa tiền có thể tác động bất lợi đến đồng
tiền và tỷ lệ lãi suất do những kẻ rửa tiền thường lựa chọn tái đầu tư vào những
tổ chức, khu vực ngành nghề mà hoạt động của chúng ít có khả năng bị phát hiện
hơn là đầu tư vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao. Điều này sẽ gây ra những
xác định sai lầm về sự lưu chuyển tiền tệ, về sự dịch chuyển nguồn vốn giữa các
ngành, các khu vực trong nền kinh tế. Khi xác định sai lầm như vậy thì việc đưa
ra các chính sách kinh tế cũng không còn chính xác và hiệu quả nữa. Nạn rửa
tiền còn làm gia tăng mối đe dọa về sự bất ổn của đồng tiền do không xác định
được những sai lệch trong giá cả của tài sản và hàng hóa. Như vậy hoạt động rửa
tiền gây ra những thay đổi khôn lường trong nhu cầu về tiền tệ và sự gia tăng của
luồng vốn quốc tế, biến động về tỷ suất lợi nhuận và tỷ giá hối đoái và điều này
tất yếu dẫn đến những sai lệch trong việc ra các quyết sách kinh tế.

19
1.1.2.5. Làm sai lệch và mất ổn định về mặt kinh tế

Như đã nhắc nhiều lần ở trên, bản chất của hoạt động rửa tiền không phải
nhằm hướng tới lợi nhuận mà chỉ hướng tới cái đích càng qua nhiều giai đoạn,
càng qua nhiều giao dịch chằng chịt để “rửa” được đồng tiền. Muốn ít bị các cơ
quan chức năng phát hiện thì chúng thường đầu tư vào các ngành nghề không
nhất thiết là tạo ra lợi nhuận nhưng phải an toàn. Có thể tại một quốc gia, việc
đầu tư vào ngành nghề nào đó chẳng có tiềm năng, hoặc ngành nghề đó đã bão
hòa nhưng nó an toàn, thuận lợi cho hoạt động rửa tiền nên chúng vẫn tiếp tục
đầu tư. Điều này sẽ tạo nên các cơn sốt đầu tư ảo trên thị trường và khi mà
những ngành này không còn phù hợp cho hoạt động rửa tiền nữa thì chúng sẽ bị
loại bỏ, gây ra những sự sụp đổ, thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia đó. Hậu quả này
cũng không có gì là lạ nếu chúng ta nhìn lại thị trường Việt Nam những năm gần
đây. Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường vàng hoạt động tại
Việt Nam chưa được bao lâu thì đã bắt đầu lên cơn sốt. Người ta e ngại rằng phải có
một lượng tiền lớn đổ vào thị trường Việt Nam thì mới có thể tạo những cơn sốt
nhanh đến vậy nhưng thực ra đó chỉ là những bong bóng rồi cũng đến lúc “xì hơi”.

1.1.2.6. Gây tổn hại đến ngân sách quốc gia

Trước hết, khi nói đến nguồn gốc của số tiền cần rửa đã bao gồm một
phần tiền từ hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng các doanh nghiệp không khai
báo để trốn thuế. Trong khi thuế là nguồn thu chủ yếu của chính phủ, các doanh
nghiệp trốn thuế sẽ làm nhà nước thất thu một lượng lớn. Mặt khác, nạn rửa tiền
diễn ra gây nhiều hậu quả cho các quốc gia buộc chính phủ mỗi nước phải chi
ngân sách để chống lại vấn nạn này, vừa chống lại tội phạm trực tiếp rửa tiền lại
phải chống lại cả những loại tội phạm nguồn của rửa tiền như tham nhũng, buôn
lậu,… Bên cạnh đó nhà nước còn phải chi cho các hoạt động để khắc phục
những hậu quả mà những loại tội phạm trên gây ra.

1.1.2.7. Gây rủi ro cho những nỗ lực tư nhân hóa

20
Hoạt động rửa tiền sẽ đe dọa những quốc gia muốn cải cách nền kinh tế
bằng việc thực hiện tư nhân hóa nền kinh tế. Những tên tội phạm rửa tiền sẽ
dùng những đồng tiền “bẩn” của chúng để mua lại những doanh nghiệp quốc
doanh với giá cao hơn so với những người dùng tiền hợp pháp. Như vậy chúng
sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của các công ty này. Nhà nước tiến hành tư
nhân hóa nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng và hiệu quả hơn cho các doanh
nghiệp nhưng có lẽ mục tiêu này sẽ khó mà thực hiện được nếu việc nắm quyền
doanh nghiệp rơi vào tay những tên tội phạm. Do đó, việc tư nhân hóa vốn được
coi là một công cụ để phát triển nền kinh tế thì bây giờ lại trở thành cái đích cho
bọn tội phạm nhắm tới để rửa tiền.

1.1.2.8. Gây nguy cơ tổn hại về mặt danh tiếng

Trong bối cảnh nạn rửa tiền đã phát triển với phạm vi toàn cầu thì việc
phòng chống nạn này không phải là nhiệm vụ của riêng một quốc gia nào mà đây
là một mặt trận chung cần sự góp sức của mọi tổ chức, quốc gia. Hầu hết mỗi
quốc gia đều được khuyến cáo về việc tự tạo ra những khung pháp lý, những
biện pháp cụ thể để tự bảo vệ mình khỏi nạn rửa tiền. Nếu một quốc gia bị cho là
có dính líu đến tội phạm tài chính, tội phạm rửa tiền thì sẽ bị mang tiếng xấu do
những hoạt động như vậy và sẽ bị giảm những cơ hội hợp tác hợp pháp và sự
tăng trưởng bền vững, trong khi đó lại thu hút những tổ chức tội phạm quốc tế
với những mục tiêu ngắn hạn. Trong khi các quốc gia tuyên chiến với nạn rửa
tiền, nếu một quốc gia nào đó bị coi là đồng minh của tội phạm loại này thì sẽ bị
mất thiện chí hợp tác của các nước khác, có thế dẫn tới tình trạng các nhà đầu tư
nước ngoài lo ngại về sự bất ổn kinh tế của quốc gia đó mà dè dặt trong việc đầu
tư. Hiện nay trên thế giới có một số nơi được coi như những thiên đường tài
chính, thiên đường trốn thuế như Thụy Sỹ, đảo Cayman,… Tuy nhiên, do gần
đây, nhiều nước trên thế giới xiết chặt vòng vây chống lại tội phạm rửa tiền hơn,
nếu các “thiên đường” nói trên không hỗ trợ thông tin giúp các quốc gia khác thì
sẽ bị liệt vào danh sách “đen”, bị hạn chế cơ hội hợp tác kinh doanh.

21
1.1.2.9. Gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội

Tội phạm rửa tiền phát triển kéo theo nhiều loại tội phạm khác cũng phát
triển theo như buôn bán ma túy, buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế, tội phạm tài
chính tài trợ cho hoạt động khủng bố. Sự phát triển của những loại tội phạm này
sẽ đe dọa đến không chỉ kinh tế mà cả chính trị, xã hội. Buôn bán ma túy gây ra
tình trạng nghiện ngập; buôn lậu,tham nhũng, trốn thuế làm lũng đoạn thị
trường; tội phạm khủng bố gây ra những cuộc thảm sát không đáng có. Sau
những gì mà các loại tội phạm trên gây ra, chính phủ lại tốn thời gian và tiền bạc
khắc phục hậu quả. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của toàn xã hội.

Như vậy, mặc dù tội phạm rửa tiền không gây ra những tội ác kinh hoàng
có thể nhìn thấy trực tiếp nhưng nó lại đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho
mọi quốc gia và các quốc gia cần phải hợp tác lại để đẩy lui loại tội phạm này.

1.2. Phòng chống rửa tiền

Tội phạm rửa tiền là một loại tội phạm đặc thù không giống nhiều loại tội
phạm khác vì nó là loại tội phạm phái sinh. Điều này có nghĩa việc đấu tranh
chống tội phạm rửa tiền cũng phải được thực hiện song song với việc đấu tranh
các loại tội phạm nguồn khác, đó chính là các hành vi phạm tội làm phát sinh các
khoản tiền phạm pháp cần phải rửa.

1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động phòng chống rửa tiền

Như đã tìm hiểu ở trên, chúng ta thấy rằng rửa tiền là một hoạt động tội
phạm gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho nền kinh tế, đời sống chính trị, xã
hội của mọi quốc gia. Tội phạm rửa tiền làm cho những thị trường mới nổi dễ bị
tổn thương, làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân, làm suy yếu thị trường tài
chính, làm mất ổn định kinh tế,… Xét một cách toàn diện thì không có quốc gia
nào có lợi từ hoạt động rửa tiền. Hiện nay, hoạt động rửa tiền xâm nhập ngày
càng tinh vi hơn vào các ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội và lan nhanh trên

22
phạm vi toàn cầu. Chúng ta đang đứng trên cùng một mặt trận vì vậy tiến hành
phòng chống rửa tiền là cần thiết và tất yếu đối với mỗi quốc gia.

1.2.2. Văn bản pháp lý cơ bản về phòng chống rửa tiền

Tình hình rửa tiền ở mỗi quốc gia là khác nhau, mỗi quốc gia cần đưa ra
những biện pháp khác nhau cho phù hợp với với thực tế nhưng vẫn cần thiết phải
có những hướng dẫn chung trong cuộc chiến này. Chính vì vậy, năm 1989, lực
lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF – Financial Action Task
Force) đã ra đời. Đây là một tổ chức chuyên nghiên cứu và đưa ra những chuẩn
mực về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, được thành lập tại hội nghị thượng
định của nhóm G7 tại Paris. Hiện nay FATF có 35 thành viên (33 thành viên
quốc gia và chính phủ và 2 tổ chức mang tầm cỡ khu vực) cùng với 24 quan sát
viên.

Các thành viên của FATF bao gồm: Argentina, Australia, Austria, Bỉ,
Brazil, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hồng
Kong, Iceland, Ireland, Italia, Nhật, Vương quốc Hà Lan, Lucxembourg,
Mexico, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Triều Tiên, Liên bang Nga,
Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương
quốc Anh, Mỹ, Ủy ban châu Âu, Cộng đồng các tiểu bang Ả Rập.

Danh sách các quan sát viên của FATF bao gồm: 3

- Nhóm các nước Á Âu (Eurasian Group)

- Nhóm các nước Đông và Nam Phi chống rửa tiền (Eastern and Southern Africa
Anti-Money Laundering Group)

- Nhóm liên kết giữa các chính phủ về chống rửa tiền tại châu Phi
(Intergovernmental Action Group against Money-Laundering in Africa)

3
http://www.fatf-gafi.org/document/52/0,3343,en_32250379_32236869_34027188_1_1_1_1,00.html

23
- Ngân hàng phát triển châu Phi (African Development Bank)

- Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)

- Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Commission on Banking


Supervision)

- Ban thư ký của khối thịnh vượng chung (Commonwealth Secretariat)

- Nhóm Egmont của cơ quan tình báo tài chính (Egmont Group of Financial
Intelligence Units)

- Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (European Bank for Reconstruction
and Development)

- Ngân hàng trung tâm châu Âu (European Central Bank)

- Đơn vị hợp tác về tòa án giữa cộng đồng các nước châu Âu (Eurojust)

- Cơ quan thông tấn EU (Europol)

- Ngân hàng phát triển một số nước Bắc – Nam Mỹ (Inter-American


Development Bank)

- Hiệp hội giám sát bảo hiểm quốc tế (International Association of Insurances
Supervisors)

- Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

- Tổ chức quốc tế của ủy ban chứng khoán (International Organization of


Securities Commission)

- Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol)

- Tổ chức chống khủng bố của Liên bang Mỹ / các nước Bắc – Nam Mỹ
(Organization of American States / Inter – American Committee Against
Terrorism)

24
- Tổ chức chống buôn bán thuốc phiện của Liên bang Mỹ / các nước Bắc –Nam
Mỹ (Organization of American States / Inter – American Drug Abuse Control
Commission)

- Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation
and Development)

- Nhóm giám sát viên ngân hàng hải ngoại (Offshore Group of Banking
Supervisors)

- Văn phòng chống tội phạm hình sự, buôn bán thuốc phiện, khủng bố của Mỹ

- Ngân hàng thế giới (World Bank)

- Tổ chức hải quan quốc tế (World Customs Organization)

Năm 1990, FATF cho ra đời lần đầu tiên 40 khuyến nghị về chống rửa
tiền. Sau đó, vào năm 1996 và 2003, FATF đã tiến hành sửa đổi những khuyến
nghị này để theo kịp với sự phát triển của nạn rửa tiền. Từ sau vụ khủng bố
tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, vào tháng 10 năm 2001, FATF đã mở rộng sang giải
quyết vấn đề về tài trợ khủng bố bằng cách bổ sung thêm 8 khuyến nghị đặc biệt
chống tài trợ khủng bố. Tháng 10 năm 2004, FATF thông qua khuyến nghi đặc
biệt số 9 liên quan đến người vận chuyển tiền mặt qua biên giới. Các khuyến
nghị chỉ đưa ra những tiêu chuẩn tối thiểu các quốc gia cần đạt được, bao gồm
các biện pháp phải có trong khuôn khổ hệ thống pháp lý và tư pháp hình sự của
mình; các biện pháp phòng ngừa do các định chế tài chính và một số tổ chức
kinh doanh nghề nghiệp khác tiến hành; và sự hợp tác quốc tế. Nội dung chi tiết
của 40+9 khuyến nghị do FATF ban hành có trong phụ lục ở cuối nghiên cứu.
Dưới đây là nội dung sơ lược của 40+9 khuyến nghị.

1.2.2.1. Nhóm khuyến nghị về hệ thống pháp lý (từ khuyến nghị 1 đến khuyến
nghị 3)

25
Khuyến nghị 1 và 2 đưa ra phạm vi của tội phạm hình sự rửa tiền.

Khuyến nghị 3 đưa ra các biện pháp tạm thời và tịch thu đối với những tài
sản đã được rửa, các tài sản thu được từ tội phạm nguồn.

1.2.2.2. Nhóm khuyến nghị về các biện pháp được các định chế tài chính và phi
tài chính thực hiện để ngăn ngừa rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (từ khuyến
nghị 4 đến 25)
Khuyến nghị 4 đến 12: cập nhật theo thông tin của khách hàng và lưu giữ
hồ sơ.
Khuyến nghị 13 đến 16: Báo cáo các giao dịch đáng ngờ và tuân thủ. Nếu
một định chế tài chính nghi ngờ hoặc có cơ sở để nghi ngờ về một khoản tiền là
khoản thu từ hoạt động tội phạm hoặc liên quan đến hoạt động tài trợ khủng bố
thì cần phải báo ngay cho đơn vị tình báo tài chính và không được tiết lộ việc
này cho đối tượng bị nghi ngờ. Các định chế tài chính phải tự xây dựng chương
trình chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Nhóm khuyến nghị 17 đến 20: Các biện pháp ngăn chặn rửa tiền và tài trợ
khủng bố. Các quốc gia cần đảm bảo có biện pháp xử phạt hữu hiệu đối với
những loại tội phạm này. Các nước không được cho phép thành lập hoặc cho
phép hoạt động đối với các ngân hàng vỏ bọc, các định chế tài chính không được
thực hiện quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng vỏ bọc đó. Các nước cần
xem xét về việc áp dụng các biện pháp của FATF trong các ngành nghề phi tài
chính mà vẫn dễ bị tổn thương do rửa tiền và cần xây dựng cơ quan tiếp nhận và
xử lý các thông tin giao dịch đáng ngờ một cách hiệu quả.
Khuyến nghị 21, 22: Các biện pháp cần tiến hành đối với những quốc gia
không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy tắc của FATF.
Khuyến nghị 23 đến 25: Quản lý và giám sát. Các cơ quan thẩm quyền cần
phải hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các khuyến nghị của các định chế tài
chính, các ngành nghề kinh doanh chỉ định và các ngành nghề phi tài chính.

26
1.2.2.3. Nhóm khuyến nghị liên quan đến việc tổ chức và những biện pháp cần
thiết khác để chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (từ khuyến nghị 26 đến 34)
Nhóm khuyến nghị từ 26 đến 32: Quyền lực và quyền hạn của các cơ quan
có thẩm quyền (FIU – Financial Intelligence Unit: đơn vị tình báo tài chính)

Khuyến nghị 33, 34 đưa ra sự cảnh giác cho các quốc gia về việc tội phạm
rửa tiền có thể sử dụng các pháp nhân hoặc các ủy thác pháp lý làm công cụ rửa
tiền.

1.2.2.4. Nhóm khuyến nghị về hợp tác quốc tế (từ khuyến nghị 35 đến 40)

Các quốc gia thừa nhận rửa tiền là một loại tội phạm và các nước cần phải
hỗ trợ nhau chống lại tội phạm này. Hình thức giúp đỡ rất phong phú, có thể là
giúp đỡ trong việc chia sẻ thông tin hoặc thành lập các cơ quan chuyên trách,
giúp đỡ đào tạo nghiệp vụ cần thiết cho nhân viên trong đội ngũ chống rửa tiền.

1.2.2.5. Nhóm 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ cho khủng bố

Nhóm 9 khuyến nghị đặc biệt này cùng với 40 khuyến nghị về chống rửa
tiền ở trên sẽ tạo thành một khuôn khổ pháp lý cơ bản để phát hiện, ngăn chặn và
trấn áp các hoạt động khủng bố và tài trợ cho khủng bố. 9 khuyến nghị này bao
gồm việc phê chuẩn và thực hiện các công cụ của Liên hợp quốc về trấn áp hoạt
động tài trợ khủng bố; hình sự hóa hành vi tài trợ khủng bố và kèm theo rửa tiền;
phong tỏa, tịch thu tài sản của các đối tượng khủng bố; báo cáo các giao dịch
đáng ngờ; cảnh giác với những giao dịch chuyển tiền; tiến hành hợp tác quốc tế
giữa các nước. Những nội dung của các khuyến nghị cần được kết hợp thực hiện
nhưng vẫn phải có sự ứng dụng linh hoạt với riêng từng quốc gia.

Như vậy, trong chương 1, chúng ta đã khái quát được thế nào là rửa tiền,
những hình thức của rửa tiền ra sao, hậu quả của nạn rửa tiền gây ra đối với xã
hội như thế nào. Hoạt động rửa tiền trở thành vấn nạn chung của toàn thế giới đã
đặt các quốc gia phải đứng chung trên một mặt trận, do đó FATF đã đưa ra một

27
khung pháp lý chung để các quốc gia sử dụng nó như một cẩm nang hướng dẫn
trong cuộc chiến chống rửa tiền cũng như tội phạm tài chính đầy cam go này.
Sau khi đã có cái nhìn khái quát về rửa tiền và chống rửa tiền, chúng ta sẽ đi vào
tìm hiểu cụ thể thực trạng của hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền tại Mỹ
và Việt Nam trong chương tiếp theo.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ


PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN Ở MỸ VÀ VIỆT NAM

2.1. Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền ở Mỹ

Mỹ được coi là trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Kinh tế phát triển
kéo theo sự gia tăng của các loại tội phạm nguồn và kế đó là nạn rửa tiền. Mỹ

28
cũng là một trong những nơi tội phạm tiến hành rửa tiền sớm nhất và chính quốc
gia này cũng là nơi chống rửa tiền bài bản và thành công nhất.

2.1.1. Khái quát chung về tình hình rửa tiền ở Mỹ

Tại Mỹ, sự đa dạng về các ngành nghề kinh tế, sự phát triển của các định
chế tài chính, các ngành nghề phi tài chính đã tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền
có thêm nhiều hình thức để rửa tiền. Tuy nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu
này, tác giả chỉ đi vào tìm hiểu một số hình thức rửa tiền phổ biến nhất.

Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế của thẻ tín dụng, các giao dịch
chủ yếu diễn ra có liên quan đến tài khoản ngân hàng. Một khi những đồng tiền
“bẩn” đã thâm nhập vào một ngân hàng hay một công ty tài chính nào đó thì số
tiền đó có thể dễ dàng luân chuyển trong hệ thống các ngân hàng và các công ty
tài chính. Chính những điều này đã làm cho ngân hàng và các công ty tài chính
trở thành công cụ hấp dẫn đối với tội phạm rửa tiền. Việc phát triển không
ngừng các loại hình thanh toán trong hệ thống ngân hàng và các định chế tài
chính đã làm cho khu vực này dễ bị bọn tội phạm rửa tiền lợi dụng. Trước kia,
khách hàng muốn mở tài khoản tại ngân hàng thì phải đến ngân hàng đó để làm
các thủ tục tại quầy, như vậy là có sự tương tác trực tiếp giữa cán bộ ngân hàng
và khách hàng. Việc gặp gỡ trực tiếp sẽ giúp cho việc nhận diện khách hàng
được dễ dàng, hạn chế được việc khách hàng giả danh nguời khác để mở các tài
khoản để rửa tiền. Tuy nhiên, hiện nay, sự xuất hiện của hệ thống thanh toán
điện tử và Internet Banking mặc dù mang lại nhiều lợi ích hơn như tiết kiệm thời
gian, chi phí của cả khách hàng và ngân hàng, khách hàng có thể lập tài khoản
ngân hàng, truy nhập vào tài khoản của mình mà không cần đến ngân hàng
nhưng nó lại hạn chế việc nhận biết khách hàng. Có thể thấy đây là một kẽ hở để
tội phạm rửa tiền lách luật.

Trong hệ thống ngân hàng Mỹ, mức tới hạn gửi tiền mặt vào ngân hàng
mà bị xét vào giao dịch đáng ngờ là 10.000 USD. Nếu một người nào đó mang

29
một lượng tiền mặt từ 10.000 USD trở lên ra hoặc vào nước Mỹ, hoặc gửi tiền
mặt vào tài khoản ngân hàng với con số định mức này thì sẽ bị đưa vào dạng cần
lưu ý. Người chủ của số tiền này trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của
số tiền là xong. Những tên tội phạm cần rửa tiền không thể đưa ra được những
chứng từ chứng minh nguồn gốc của đồng tiền nên chúng thường phải chia nhỏ
số tiền cần rửa thành những phần nhỏ hơn 10.000 USD để qua mắt cơ quan chức
năng. Tuy nhiên, nếu trong ngày mà một chủ tài khoản thường xuyên nhận hoặc
thường xuyên chuyển những khoản tiền nhỏ hơn định mức vào hoặc ra khỏi tài
khoản của mình thì cũng sẽ vẫn tạo ra những nghi ngờ đối với các cơ quan điều
tra. Do vậy, khi rửa tiền qua hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính khác,
tội phạm rửa tiền thường tìm đến một giải pháp khác, đó chính là các tài khoản
trung gian (payable through account). Những tài khoản trung gian thế này hầu
hết giấu đi danh tính thật của chủ tài khoản nên các cơ quan điều tra thường bất
lực trước những tài khoản như vậy. Nhìn chung các tài khoản này sẽ cho phép
khách hàng của mình gián tiếp có và sở hữu một tài khoản ngân hàng Mỹ mà
thông qua một ngân hàng nước ngoài nào đó. Khi đó các giao dịch của các cá
nhân, tổ chức được thực hiện đều dưới tên của tài khoản trung gian kia, nguồn
gốc những đồng tiền này sẽ rất hiếm có khả năng tìm ra. Có những ngân hàng
trong một ngày xử lý tới 5 triệu đến 7 triệu sec chuyển tiền. Theo các báo cáo
lưu trữ, số lượng các giao dịch đáng ngờ tăng lên hàng năm là 25% trong giai
đoạn từ 1996 đến 2003. Cho đến năm 2005, số lượng các giao dịch đáng ngờ đã
đạt đến con số là trên 700.000. Đó mới chỉ là những con số trên báo cáo, còn
việc điều tra và xử lý các báo cáo đó để giải quyết tận gốc số tiền bẩn đã được
rửa lại là vấn đề khác. Mặc dù gần đây với sự bùng nổ của nhiều ngành nghề mới
khác, tội phạm rửa tiền có nhiều lựa chọn hơn cho việc rửa tiền nhưng ở Mỹ thì
đây vẫn là một phương thức được quan tâm nhiều vì nó phù hợp với điều kiện
nền kinh tế gắn với thẻ tín dụng của nước này. Dưới đây là một vài con số nói
lên thực trạng các giao dịch đáng ngờ qua hệ thống ngân hàng và các định chế tài
chính tại một số bang của Mỹ theo thứ tự từ cao xuống thấp:

30
Bảng 1: Báo cáo giao dịch đáng ngờ qua hệ thống ngân hàng Mỹ

từ 1/4/1996 đến 30/6/2004

Hạng Bang Số giao dịch đáng ngờ Tỷ lệ (%)


1 California 351.784 24,26%
2 New York 167.635 11,56%
3 Texas 92.168 6,36%
4 Florida 89.413 6,17%
5 Illinois 51.004 3,52%
6 Arizona 48.691 3,36%
7 New Jersey 41.403 2,86%
8 Pennsylvania 37.765 2,60%
9 Ohio 34.634 2,39%
10 Michigan 34.506 2,38%

(Nguồn Money Laundering Threat Assessment 2005)

Sau ngân hàng, các công ty dịch vụ tiền tệ trở thành điểm ngắm tiếp theo
của tội phạm rửa tiền. Nếu như rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thì cần thiết phải
lập các tài khoản ngân hàng, việc này sẽ làm lộ các thông tin cá nhân. Nhưng khi
sử dụng các dịch vụ của các công ty dịch vụ tiền tệ thì không nhất thiết phải có
một tài khoản nào cả. Như vậy các công ty dịch vụ tiền tệ sẽ bổ sung thêm những
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng tại những nơi mà ngân hàng chưa cung
cấp dịch vụ. Theo báo cáo của OCDETF (Organized Crime Drug Enforcement
Task Force)- lực lượng đặc nhiệm về chống tội phạm buôn lậu thì việc gia tăng
các công ty dịch vụ tiền tệ có mối liên hệ cùng chiều với việc rửa các tiền, tài sản
bẩn. Từ 2002 đến 2004, số lượng các công ty dịch vụ tiền tệ tăng lên 5% trong
khi đó số vụ rửa tiền tăng lên 11 đếnn 16%. Tại Mỹ có rất nhiều công ty cung
cấp dịch vụ tiền tệ lớn như Western Union, MoneyGram, USPS, Traveller’s
Express. Mỗi hãng này có thể cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau:
chuyển tiền bằng điện, thu đổi sec, chuyển đổi ngoại tệ, cung cấp các thẻ có giá
trị,… Thông thường, Mỹ quy định về mức tới hạn của 1 giao dịch để bị đưa vào
diện các giao dịch đáng ngờ là 10.000 USD, tuy nhiên do đặc thù của từng loại

31
hình giao dịch mà mức tới hạn này có thể thấp hơn. Ví dụ như khi thực hiện các
giao dịch qua điện chuyển tiền (wire transfer) hoặc các lệnh chuyển tiền (money
order), lượng tiền giao dịch đạt từ 3.000 USD trở lên thì sẽ bị xét vào các giao
dịch đáng ngờ, các công ty cung cấp dịch vụ này cần phải lưu trữ hồ sơ trong
vòng 5 năm cho các giao dịch như vậy. Các dịch vụ mà các công ty dịch vụ tiền
tệ cung cấp vừa có cả ưu điểm và hạn chế hơn so với các dịch vụ trong ngân
hàng. Khi sử dụng dịch vụ của công ty dịch vụ tiền tệ thì không cần có tài khoản
nên danh tính người gửi người nhận có thể được dữ bí mật hơn nhưng lại chỉ rửa
được những khoản tiền nhỏ, điều này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của bọn tội
phạm nếu chúng muốn rửa số tiền lớn. Việc kéo dài thời gian sẽ làm cho các cơ
quan điều tra dễ tìm ra manh mối. Mặc dù người ta nói rằng tội phạm rửa tiền
thường sử dụng kết hợp các phương thức rửa tiền trong cả ba giai đoạn: cài đặt,
sắp xếp và tập hợp nhưng theo báo cáo đánh giá nguy cơ của tội phạm rửa tiền
của lực lượng đặc nhiệm tài chính thì các công ty dịch vụ tiền tệ chủ yếu được
tội phạm rửa tiền dùng trong quá trình nhào trộn, sắp xếp để tạo ra hệ thống các
giao dịch chằng chịt. Dưới đây là bảng sếp hạng về số giao dịch đáng ngờ qua
các công ty dịch vụ tiền tệ tại một số bang của Mỹ

Bảng 2: Báo cáo các giao dịch đáng ngờ trong các công ty dịch vụ tiền tệ tại
một số bang của Mỹ từ 1/10/2002 đến 31/12/2004

Tỷ lệ với toàn nước


Hạng Bang Tỷ lệ (%)
Mỹ
1 New York 17%
1 California 17%
49%
2 Arizona 9%
3 Texas 8%
4 Florida 6%
5 Colorida 4%
6 New Jersey 4%
25%
7 Massachusetts 3%
8 Georgia 3%
9 Illinois 3%

32
(Nguồn Money Laundering Threat Assessment 2005)

Do các ngân hàng, các định chế tài chính và các công ty dịch vụ tiền tệ đã
ra đời từ lâu nên chúng đã được tội phạm rửa tiền sử dụng nhiều trong một thời
gian dài. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, với sự bùng nổ của Internet thì chúng ta
không thể không nhắc tới hoạt động rửa tiền qua mạng và hệ thống thanh toán
trực tuyến. Hiện tại, mức độ phát triển về Internet giữa các quốc gia không đều
nhau và các văn bản pháp quy để quản lý các giao dịch qua mạng cũng không
thống nhất, mỗi nước có những quy định riêng biệt. Hầu hết các giao dịch diễn ra
giữa các bên chưa có sự điều tiết của nhà nước. Các điều khoản, điều lệ đều do
công ty cung cấp dịch vụ đặt ra và có thể có sự khác biệt giữa các nhà cung cấp,
nhà nước ít can thiệp và cũng ít có cơ hội để quản lý các giao dịch này. Hiện tại
có hai vấn đề đáng quan tâm: thứ nhất là tin tặc có thể tấn công vào hệ thống cơ
sở dữ liệu để đánh cắp thông tin các tài khoản rồi truy cập vào tài khoản đó, sử
dụng tiền trong đó; thứ hai là việc tội phạm rửa tiền lợi dụng việc thanh toán trực
tuyến, thực hiện nhiều giao dịch để che dấu vết đồng tiền. Trở lại vấn đề thứ
nhất, Internet được phủ khắp toàn cầu, các thông tin, dữ liệu không còn lưu trữ
đơn giản trên giấy tờ mà đã trở thành dạng thông điệp dữ liệu, dễ dàng quản lý
nhưng cũng dễ bị các tin tặc tấn công. Tin tặc đánh cắp các thông tin thẻ tín
dụng, có thể truy cập vào tài khoản tín dụng như là chủ thẻ, bọn chúng có thể rút
tiền, chuyển tiền qua một tài khoản khác để sử dụng hoặc dùng thẻ đó thanh toán
hàng hóa, dịch vụ. Việc truy cập vào tài khoản không bị hạn chế về mặt địa lý
nên tin tặc có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào. Dường như đây là một quy trình kép:
vừa tạo ra những khoản tiền bẩn vừa tiến hành những hoạt động để rửa sạch số
tiền ấy. Vấn đề thứ hai liên quan đến mạng Internet là việc thanh toán trực tuyến.
Tại Mỹ hiện nay có Egold và Paypal là hai tập đoàn lớn chuyên cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến. Thanh toán trực tuyến được coi như quá trình thanh toán
hai bên: cá nhân với cá nhân trên phạm vi quốc tế. Việc thanh toán trực tuyến
thường được tội phạm rửa tiền ưa thích sử dụng trong giai đoạn thứ 2 của quy

33
trình rửa tiền. Vì khi thanh toán trực tuyến, chúng có thể sử dụng thẻ tín dụng,
điện chuyển tiền hoặc các công cụ thanh toán khác của ngân hàng thậm chí cả
tiền mặt để tạo tài khoản trên website thanh toán trực tuyến. Khi xác lập tài
khoản trên đó, khách hàng không nhất thiết phải để lại thông tin cá nhân, đây là
một ưu điểm lớn cho tội phạm rửa tiền hoạt động. Nhìn chung, thanh toán trực
tuyến và mạng Internet đang là một mảnh đất màu mỡ đối với tội phạm rửa tiền
do khung pháp lý chưa thực sự đi sát với tình hình thực tế.

Một hình thức nữa từ trước cho tới nay vẫn còn được tội phạm rửa tiền ưa
thích trên đất Mỹ đó là rửa tiền thông qua các sòng bạc (casino). Tại Mỹ, các
sòng bạc được coi như những trung tâm giải trí, hoạt động hợp pháp nên các
sòng bạc nơi đây khá phát triển. Tiền thắng bạc, cá cược cũng được coi như
những khoản thu nhập có nguồn gốc rõ ràng. Do vậy sòng bạc vẫn là nơi lý
tưởng để rửa tiền.

Với vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính của cả thế giới, tội phạm rửa tiền
ở Mỹ tìm được nhiều cách để rửa sạch đồng tiền của mình. Tuy nhiên trong bài
viết, tác giả chỉ điểm qua một vài điểm chính về tình hình rửa tiền ở Mỹ như
trên để thấy được mức độ phức tạp của tội phạm rửa tiền và trong phần tới, tác
giả sẽ giới thiệu về hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ.

2.1.2. Hoạt động phòng chống rửa tiền ở Mỹ

2.1.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý then chốt

Chính phủ Mỹ quan tâm đến các cơ sở pháp lý để chống lại hoạt động rửa
tiền hơn là đánh trực diện vào bọn tội phạm này vì họ muốn ngăn ngừa hoạt
động rửa tiền ngay từ nguồn gốc của nó.

Cơ sở pháp lý đầu tiên của Mỹ về chống rửa tiền là luật bảo mật ngân
hàng ra đời năm 1970 (Bank Secrecy Act). Theo đó, luật không hình sự hóa các
hoạt động rửa tiền nhưng yêu cầu các tổ chức tài chính xây dựng và đảm bảo

34
“dấu vết giấy tờ” liên quan đến một số giao dịch đáng ngờ. Đó là những giao
dịch riêng lẻ có giá trị vượt quá 10.000 USD hoặc tập hợp của nhiều giao dịch
nhỏ có giá trị vượt quá 10.000 USD được thực hiện từ một tài khoản trong một
ngày. Nếu một nhân viên ngân hàng khi phát hiện ra những giao dịch đáng ngờ
như vậy mà không tiến hành lập hồ sơ theo dõi và báo cáo thì có thể nhận mức
án lên tới 10 năm tù giam. Khi ra đời, luật BSA liên tục bị phản đối, một số
người thì chì trích những chi phí áp dụng, một số người lại cho rằng nó trái với
điều sửa đổi lần 4 của Hiến pháp Mỹ về chống lại khám xét và bắt giữ vô cớ và
điều sửa đổi lần 5 về tự buộc tội. Tuy vậy luật này vẫn được nhiều người đồng
tình và ngày nay vẫn được áp dụng.

Luật về bảo mật ngân hàng ra đời và được áp dụng trong một thời gian dài
cho đến năm 1986, một đạo luật riêng về chống rửa tiền mới ra đời (Money
Laundering Control Act). Đạo luật này thừa nhận rửa tiền là một loại tội phạm
liên bang và nó có bổ sung một số tội danh mới: cố ý dụ dỗ thực hiện giao dịch,
một giao dịch lớn hơn 10.000 USD có được từ các hoạt động phạm pháp và cố ý
thực hiện các giao dịch nhằm tránh những quy định về lưu trữ hồ sơ trong luật
bảo mật ngân hàng. Đồng thời đạo luật này cũng hướng dẫn cụ thể hơn về việc
lưu trữ và báo cáo các giao dịch đáng ngờ đối với các ngân hàng.

Sau đó hai năm, đạo luật về phòng chống ma túy (Anti- drug Abuse Act
of 1988) ra đời, đưa ra những điều lệ làm gia tăng đáng kể mức hình phạt và đòi
hỏi sự nghiêm ngặt, chính xác trong điều tra, phát hiện ra các tài liệu ghi chép về
lượng tiền mặt từ hoạt động làm tiền cụ thể. Đồng thời luật này cũng mở rộng
định nghĩa về các định chế tài chính sang cả những người làm môi giới xe hơi,
bất động sản và yêu cầu các tổ chức này cũng phải thực hiện việc lưu trữ và báo
cáo các giao dịch tiền tệ lớn với cơ quan chuyên trách. Thêm vào đó, việc mua
bán các công cụ tiền tệ từ 3.000 USD trở lên cũng cần phải có sự chứng thực để
tránh bị tội phạm rửa tiền lợi dụng.

35
Tiếp theo đó, năm 1992, đạo luật chống rửa tiền Annunzio- Wylie
(Annunzio- Wylie Anti- Money Laundering Act) ra đời. Đạo luật củng cố thêm
cho các phê chuẩn trong luật bảo mật ngân hàng, yêu cầu thêm về việc xác nhận
các điện chuyển tiền và thông báo, hướng dẫn thành lập ban cố vấn luật bảo mật
ngân hàng (Bank Secrecy Act Advisory Group).

Năm 1994, luật về ngăn chặn rửa tiền (Money Laundering Suppression) ra
đời. Luật này đưa thêm các quy định về việc các ngân hàng đại lý cũng cần phải
hoàn thiện hệ thống báo cáo các giao dịch đáng ngờ. Điều mới hơn so với các
luật khác của luật này là nó điều chỉnh vai trò và trách nhiệm của các công ty
dịch vụ tiền tệ trong phòng chống rửa tiền.

Đạo luật về chống tội phạm rửa tiền và tội phạm tài chính (Money
Laundering And Financial Crimes Strategy Act 1998) yêu cầu các ngân hàng đại
lý kiểm soát và nâng cao quy trình chống rửa tiền. Bộ tài chính và các ban ngành
liên quan phải có chiến lược cụ thể đối phó với tội phạm rửa tiền và các tội phạm
tài chính khác. Luật còn đưa ra yêu cầu thành lập một lực lượng đặc nhiệm để
xác định những khu vực, những vùng địa lý hoặc các ngành dễ bị các loại tội
phạm này hướng tới nhằm đưa ra các biện pháp hiệu quả.

Thêm một đạo luật nữa về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố ra đời
vào tháng 10 năm 2001, sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9: USA PATRIOT
Act- Uniting and Strengthenning America by Providing Appropriate Tools to
Restrict, Intercept and Obstruct Terrorism Act of 2001). Luật củng cố thêm
khung pháp lý cho đạo luật bảo mật ngân hàng; nghiêm cấm các định chế tài
chính làm ăn với các ngân hàng vỏ bọc nước ngoài; yêu cầu các tổ chức tài chính
tiến hành nhận dạng khách hàng nhất là với những cá nhân, tổ chức lần đầu lập
tài khoản; mở rộng chương trình phòng chống tội phạm rửa tiền ra với mọi định
chế tài chính và yêu cầu các tổ chức tài chính phải cung cấp thông tin cho lực
lượng chống rửa tiền.

36
Gần đây nhất, Mỹ đã cho ra đời đạo luật về thông tin tình báo và ngăn
chặn khủng bố vào năm 2004 (Intelligence Reform & Terrorism Prevention Act
of 2004). Đạo luật yêu cầu các định chế tài chính phải luôn sẵn sàng báo cáo và
cung cấp thông tin về các giao dịch chuyển tiền bằng điện giữa các nước để phục
vụ công cuộc chống rửa tiền và khủng bố.

Nhìn chung, Mỹ thường xuyên bổ sung hệ thống luật pháp để có thể đối
phó được với tội phạm rửa tiền đang ngày càng phát triển tinh vi hơn. Chính
những nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp lý đã giúp nước này đạt được nhiều thành
tựu trong công cuộc phòng chống rửa tiền.

2.1.2.2. Điều tra từ các giao dịch đáng ngờ

Với những công cụ tiền tệ khác nhau, luật pháp của Mỹ quy định những
mức tới hạn khác nhau mà các tổ chức tài chính phải lưu trữ hồ sơ, báo cáo cho
các cơ quan chuyên trách về phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên các cơ quan chức
năng thường sử dụng 5 loại báo cáo về “dấu vết” trong các giao dịch tài chính để
truy lùng tội phạm rửa tiền như sau:

• Báo cáo giao dịch tiền tệ khi một tổ chức tài chính nhận hay cấp số tiền từ
10.000 USD trở lên. Báo cáo này phải có tên, địa chỉ, nhận dạng cá nhân
của người thực hiện giao dịch. Tuy nhiên đối với các khách hàng quen và
đáng tin cậy thì các ngân hàng, các định chế tài chính không nhất thiết
phải lập và báo cáo giao dịch này để giảm thiểu số lượng báo cáo không
cần thiết.

• Báo cáo về những hoạt động nghi vấn: Khi nhân viên ngân hàng bằng
nghiệp vụ của mình thấy có bất kỳ nghi vấn nào về giao dịch có thể liên
quan đến rửa tiền thì đều phải lập báo cáo gửi về cơ quan điều tra, không
cần biết là giao dịch đó có đạt mức tới hạn để bị xếp vào giao dịch đáng
ngờ hay không.

37
• Hồ sơ khi một người nào đó trong một thương vụ nhận những khoản tiền
mặt vượt quá 10.000 USD trong một giao dịch đơn lẻ hay một loạt các
giao dịch có liên quan.

• Báo cáo về một cá nhân nào đó trong năm tài chính có sở hữu một tài
khoản nước ngoài trị giá trên 10.000 USD.

• Báo cáo khi một người ra hoặc vào nước Mỹ với lượng tiền tệ hoặc các
phương tiện thanh toán khác có giá trị vượt quá 10.000 USD. Nếu người
đó có đủ các chứng từ cần thiết để chứng minh được nguồn gốc của số
tiền đó thì không có vấn đề gì, không cần lập báo cáo. Nhưng nếu người
đó không chỉ ra được chứng từ chứng minh nguồn gốc của tiền thì có thể
chịu hình phạt tù 5 năm hoặc bị tịch biên tài sản.

Trên đây là một số dạng báo cáo thông thường các cơ quan điều tra Mỹ
thường dùng để lần ra dấu vết của tội phạm rửa tiền.

2.1.2.3. Phối hợp trong công cuộc phòng chống rửa tiền trên phạm vi toàn cầu

Trong hệ thống tài chính toàn cầu, các quỹ tiền tệ có thể dịch chuyển dễ
dàng từ quốc gia này tới quốc gia khác, qua các định chế tài chính khác nhau để
cắt đứt dấu vết của đồng tiền. Do đó sự hợp tác quốc tế là cần thiết và quan
trọng. Đứng trước những đe dọa của vấn nạn rửa tiền, năm 1989, Mỹ đã cũng
các nước trong nhóm G7 thành lập lực lượng đặc nhiệm về các hoạt động tài
chính (FATF) để cùng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho công cuộc
phòng chống rửa tiền. Qua nhiều lần sửa đổi, hiện nay bộ khuyến nghị của FATF
bao gồm 40+9 khuyến nghị về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Việc
thành lập FATF và sự ra đời của bộ khuyến nghị có ý nghĩa to lớn vì nó là tổ
chức hợp tác quốc tế đầu tiên trên mặt trận phòng chống rửa tiền và 40+9
khuyến nghị như cẩm nang cho các nước chiếu theo đó xây dựng khung pháp lý
phù hợp để chống lại loại tội phạm ngày càng tinh vi này.

38
Hàng năm, Mỹ cùng một số nước tiến hành hội nghị thường niên, đánh
giá về tình hình diễn biến của tội phạm rửa tiền, trao đổi thông tin về tình hình
hoạt động của tội phạm này trên nước mình, hỗ trợ nhau điều tra, xử lý các
đường dây rửa tiền xuyên quốc gia.

Nhận thức đây là mặt trận chung mà toàn cầu phải đối phó, quốc gia đơn
lẻ không thể một mình chống trọi được với loại tội phạm này, Mỹ đã đầu tư vốn
và đào tạo nhân lực cho công cuộc phòng chống rửa tiền tại một số quốc gia
trong đó có Việt Nam.

Với những cố gắng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, điều tra các giao
dịch đáng ngờ và hợp tác quốc tế thì Mỹ đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong mặt trận chống lại nạn rửa tiền.

2.1.3. Những thành tựu đạt được

2.1.3.1. Chiến dịch Casablanca

Chiến dịch này là một cuộc điều tra trong 3 năm do Hải quan Mỹ tiến
hành. Đây được coi là cuộc điều tra mang tính toàn diện nhất và lớn nhất trong
lịch sử nước Mỹ về tội phạm rửa tiền có liên quan đến buôn bán thuốc phiện.
Chiến dịch kết thúc vào tháng 5 năm 1998 với kết quả là bắt giữ 167 đối tượng
và tịch thu hơn 103 triệu USD.

2.1.3.2. Vụ việc liên quan đến chuyển đổi đồng Peso chợ đen

Người ta ước tính rằng thị trường chợ đen Peso đã hoạt động được ít nhất
là 30 năm, tính trung bình mỗi năm thị trường này rửa được khoảng 5 tỷ USD
tiền bẩn thu được từ hoạt động buôn bán ma túy. Đây được coi là hệ thống rửa
tiền lớn nhất nước Mỹ. Chiến dịch “khinh công” được biết đến như là chiến dịch

39
thành công nhất tấn công vào thị trường chợ đen chuyển đổi đồng peso do cục
điều tra hải quan liên bang tiến hành từ tháng 3 năm 1997 đến tháng 5 năm 1999.
Những nhân viên tham gia chiến dịch thâm nhập vào thị trường này và chiếm
được lòng tin của bọn môi giới buôn bán đồng peso Colombia, làm việc cho các
trùm buôn bán ma túy Colombia. Bọn chúng tin tưởng giao cho các nhân viên
mật những khoản tiền mặt khổng lồ thu được từ hoạt động buôn bán ma túy để
chuyển vào các tài khoản ngân hàng đã được chỉ định. Quy trình chuyển đổi của
đồng peso chợ đen được thực hiện như cơ chế đã nêu ra ở chương 1. Sau thời
gian dài điều tra, chiến dịch đã thu được kết quả với 14 cáo trạng và 29 bị cáo
trong đó có 12 tên bị kết án vì tội rửa tiền và tham gia buôn bán ma túy. Ngoài
ra, các vụ việc dân sự cũng được khởi tố, xét sử các tài khoản ngân hàng đã nhận
những khoản thu được từ buôn bán ma túy ở Mỹ cũng như ở các nước khác. Bên
cạnh chiến dịch “khinh công”, chiến dịch Juno cũng là một chiến dịch thành
công do cục phòng chống ma túy, phòng điều tra hình sự hải quan nội địa kết
hợp với một số cơ quan khác tiến hành điều tra. Chiến dịch kết thúc vào tháng 12
năm 1999, bồi thẩm đoàn liên bang đặt ở Atlanta đã kết án 5 bị cáo từ Colombia
có dính líu đến hệ thống rửa tiền và buôn bán ma túy với vòng quay hàng triệu
USD.

2.1.3.3. Các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm El Dorado

El Dorado là tên của một lực lượng đặc nhiệm được hình thành dưới sự
hợp tác của cục hải quan, phòng điều tra tội phạm tài chính và một số bang, liên
bang năm 1992. Lực lượng này được thành lập nhằm mục tiêu chống lại tội
phạm tài chính ở mọi cấp độ. Hiện nay tổ chức này có trên 260 thành viên đến từ
trên 55 cơ quan thực thi pháp luật tại New York và New Jersey. Kể từ khi thành
lập đến nay, lực lượng đặc nhiệm này đã bắt giữ trên 2000 đối tượng và tịch thu
tài sản của bọn tội phạm đạt khoảng 580 triệu USD. Một số cuộc điều tra đáng
chú ý của tổ chức này đó là:

40
• Chiến dịch Meltdown: trong chiến dịch này, lực lượng đặc nhiệm El
Dorado đã tiến hành điều tra và đóng cửa một lượng lớn những cơ sở kinh
doanh có liên quan đến hoạt động rửa tiền từ buôn bán thuốc phiện. Tại
New York, lực lượng này đã bắt giữ 26 đối tượng và tịch thu 2,8 triệu
USD tiền mặt cùng với một lượng vàng tương đương 1,4 triệu USD, một
lượng kim cương tương đương 1 triệu USD.

• Chiến dịch Wirecutter: kết quả của chiến dịch này là có 42 đối tượng liên
quan đến rửa tiền bị bắt giữ và tịch thu một lượng tiền và tài sản tương
đương 8,2 triệu USD. Vụ điều tra này còn đánh một mốc quan trọng là
cuộc điều tra đầu tiên dẫn độ tội phạm rửa tiền từ Colombia về Mỹ.

• Cuộc điều tra Norte Valle Cartel: trong vụ việc này, lực lượng đặc nhiệm
El Dorado đã làm tê liệt hoạt động của tổ chức cung cấp lượng cocaine
chủ yếu cho New York vì nó triệt tiêu những tổ chức chuyển tiền phục vụ
hoạt động rửa tiền sang Colombia. Cuộc điều tra cho thấy cartel này có
liên quan đến việc buôn lậu 1,2 triệu cân Anh cocaine tương đương với 10
tỷ USD vào nước Mỹ.

Nhìn chung các cuộc điều tra của lực lượng đặc nhiệm El Dorado đã làm
giảm thiểu đáng kể việc buôn bán ma túy và rửa tiền giữa New York và
Colombia.

2.1.3.4. Chiến dịch Polar Cap

Đây là chiến dịch do ban chỉ đạo phòng chống ma túy Mỹ tiến hành vào
cuối những năm 1980. Có 2 ngân hàng đệ trình báo cáo về những hành vi đáng
ngờ liên quan đến những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Hai báo cáo này cùng với một phân tích về các báo cáo giao dịch tiền tệ do sở
Hải quan Mỹ tiến hành đã dẫn đến một cuộc điều tra có quy mô quốc gia. Tại
một ngân hàng, một nhân viên đã phát hiện thấy một khách hàng vốn là người

41
buôn bán trang sức, đang gửi những khoản tiền mặt lớn trị giá 25 triệu USD
trong vòng 3 tháng mà điều này thì không hề tương xứng với hoạt động kinh
doanh thông thường của ông ta. Bởi vậy các ngân hàng đã nộp các báo cáo giao
dịch tiền tệ CTR (Currency Transaction Report) theo yêu cầu về những khoản
tiền mặt lớn trị giá trên 10.000 USD trong một ngày giao dịch với khách hàng
này. Ngoài ra ngân hàng cũng đã thông báo cho bộ phận Điều tra hình sự của
IRS (IRS – CID: Internal Revenue Service Criminal Investigation Division). Tại
một ngân hàng khác, một nhân viên giám sát thấy nghi ngờ khi một khách hàng,
vốn là chủ một cửa hàng tạp hóa và cung cấp dịch vụ đổi tiền mặt lấy chi phiếu,
ngừng việc thu hồi tiền mặt từ những chi phiếu mà ông ta gửi tại ngân hàng.
Ngân hàng đã thông báo thay đổi này cho cơ quan thi hành luật pháp. Kết quả là
hai ngân hàng báo cáo về hành vi đáng ngờ này đã góp phần phát hiện và phá vỡ
một chương trình rửa tiền với số lượng 1,2 tỷ USD trong 2 năm, bắt giữ 127
người, tịch thu một tấn cocaine và kết tội một ngân hàng nước ngoài.

2.1.3.5. Một số cuộc điều tra khác

Ngoài những chiến dịch, những cuộc điều tra ở trên, Mỹ còn tiến hành
nhiều cuộc điều tra khác nữa. Chiến dịch Choza Rica tịch thu 40 triệu USD.
Chiến dịch Dinero tịch thu 90 triệu USD. Chiến dịch Greenback tịch thu 200
triệu USD. Chiến dịch GreenIce tịch thu 67,2 triệu USD.

Như vậy, với những thành tựu to lớn của Mỹ trong phòng chống rửa tiền
thì Việt Nam có thể nhận được bài học gì từ Mỹ?

2.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Sự thành công nói trên của Mỹ trước hết phải kể đến việc Mỹ đã nhận
định đúng được tình hình thực tế của mình, xác định được khu vực nào là khu
vực mà mình dễ bị nạn rửa tiền làm tổn hại để đề ra biện pháp phù hợp. Với điều

42
kiện nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế của thẻ tín dụng thì Mỹ sẽ phải tập trung
phòng chống rửa tiền trong hệ thống ngân hàng hơn là chống rửa tiền với các
giao dịch tiền mặt.

Điều thứ hai mà Việt Nam cần học hỏi ở Mỹ đó là việc Mỹ tập trung vào
phòng trước, chống sau, ngăn chặn từ nguồn gốc chứ không chờ đến khi nó xảy
ra mới tìm cách chống đỡ. Chính phủ Mỹ đã xây dựng được một loạt các văn
bản luật để hướng dẫn thi hành cũng như ngăn chặn và trừng phạt tội phạm rửa
tiền. Các văn bản pháp luật liên quan thường xuyên được cập nhật, bổ sung cho
phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời việc thực thi pháp luật tại nước này rất
có hiệu quả. Tải bản FULL (107 trang): https://bit.ly/3iSal0Z
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

Điều tiếp theo chúng ta phải kể đến đó là việc hậu thuẫn của chính phủ
Mỹ đối với các tổ chức phòng chống rửa tiền nước này. Nhà nước chỉ đạo thành
lập ra các cơ quan phòng chống rửa tiền, chi ngân sách để đào tạo cán bộ, xây
dựng được đội quân phòng chống rửa tiền tinh nhuệ.

Một vấn đề không thể không nhắc đến đó là sự hợp tác quốc tế của chính
phủ Mỹ và các cơ quan phòng chống rửa tiền ở Mỹ với các cơ quan tương tự ở
nước ngoài. Xác định mặt trận chống rửa tiền là một mặt trận chung, không thể
một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự phát hành động mà cần có sự hợp tác sâu rộng
giữa các nước. Mỹ thường cập nhật, chia sẻ thông tin với các nước khác về tình
hình tội phạm rửa tiền để ngăn chặn hiệu quả. Đồng thời Mỹ còn giúp đỡ một số
nước khác trong đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ vì Mỹ nhận thức rõ vai trò của sự
hợp tác quốc tế trong việc đẩy lùi nạn rửa tiền.

Trên đây là những điều thực tế được rút ra từ công cuộc chống rửa tiền ở
Mỹ. Mỹ đã khá thành công chống lại tội phạm rửa tiền nhưng Việt Nam sẽ vận
dụng những bài học đó như thế nào cho linh hoạt mới là vấn đề chúng ta cần giải
quyết.

2.2. Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền tại Việt Nam.

43
2.2.1. Khái quát chung về tình hình rửa tiền ở Việt Nam

Hoạt động rửa tiền đã và đang diễn ra ở hầu khắp các nước trên thế giới
và Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ. Việt Nam là một nước đang phát
triển, hệ thống tư pháp và tài chính ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện,
đa số người dân có thói quen thanh toán bằng tiền mặt, các vấn nạn chưa được
kiểm soát một cách có hiệu quả. Nhiều cảnh báo cho rằng Việt Nam có thể trở
thành địa điểm lý tưởng cho hoạt động rửa tiền của tội phạm thế giới. Nếu những
cá nhân trong nước rửa tiền thì tiền đó chủ yếu có nguồn gốc từ tệ nạn tham
nhũng, trốn thuế và ít liên quan đến tội phạm khủng bố. Nhưng nếu như cá nhân,
tổ chức nước ngoài muốn rửa tiền tại Việt Nam thì số tiền cần rửa của bọn chúng
có rất nhiều nguồn gốc phức tạp như tham nhũng, buôn lậu, buôn bán ma túy,
tiền kinh doanh hợp pháp nhưng trốn thuế, tiền của các tổ chức khủng bố,… Với
nguồn gốc tiền bẩn khác nhau thì tội phạm thường tìm những cách khác nhau để
rửa tiền. Tải bản FULL (107 trang): https://bit.ly/3iSal0Z
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

2.2.1.1 Rửa tiền qua các giao dịch tiền mặt

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được coi là nền kinh tế tiền mặt bởi tiền
mặt vẫn là công cụ thanh toán phổ biến nhất. Người dân chưa có thói quen dùng
thẻ thanh toán, thanh toán qua ngân hàng, số lượng thanh toán dù lớn hay nhỏ thì
hầu hết vẫn còn thực hiện bằng tiền mặt. Nền kinh tế tiền mặt làm tăng chi phí
cho việc in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản đồng tiền; chưa đảm bảo cho sự
an toàn của đồng tiền mỗi khi thanh toán, vận chuyển; khó kiểm soát được dòng
lưu chuyển tiền tệ đồng thời nó còn tạo ra một hệ quả hết sức nghiêm trọng đó là
nó dễ dung dưỡng cho các hoạt động kinh tế ngầm, các hoạt động buôn gian bán
lận, trốn thuế, tham nhũng và đặc biệt nó tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm
rửa tiền hoạt động. Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những văn bản pháp lý
đủ mạnh để kiểm soát thu nhập của cá nhân, kiểm soát các giao dịch bằng tiền
mặt có giá trị lớn do đó những tên tội phạm có thể tận dụng những kẽ hở, lách

44
luật để rửa tiền. Với lượng lớn tiền bẩn trong tay, bọn chúng có thể mua những
hàng hóa xa xỉ như ô tô, du thuyền, vàng bạc, kim loại quý hoặc đầu tư sang các
loại chứng khoán, bất động sản, thành lập các cơ sở kinh doanh. Việc thực hiện
những giao dịch có giá trị lên tới hàng tỉ đồng hay hàng ngàn đô la Mỹ không
phải là chuyện hiếm và được xã hội mặc nhiên thừa nhận. Điều này rất khác với
nền kinh tế Mỹ. Việc thực hiện những giao dịch này chủ yếu diễn ra giữa bên
bán, bên mua, ít khi có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước nên rất khó lần ra dấu
vết của đồng tiền. Các giao dịch tiền mặt này có thể được thực hiện liên tục, tạo
thành những bước đi chằng chịt của đồng tiền, rất phù hợp với mục tiêu của giai
đoạn thứ hai trong quy trình rửa tiền. Nhìn chung với đặc điểm nền kinh tế của
nước ta chủ yếu còn thực hiện các giao dịch bằng tiền mặt và việc kiểm soát các
giao dịch như thế này chưa được thắt chặt nên tội phạm rửa tiền dùng các giao
dịch bằng tiền mặt như một phương thức thuận lợi nhất để rửa tiền tại Việt Nam.

2.2.1.2. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cũng chưa ở mức
đáng quan ngại lắm do hiện nay ở nước ta giao dịch qua ngân hàng không phải là
duy nhất và phổ biến như ở Mỹ mà chủ yếu vẫn qua các giao dịch tiền mặt.
Lượng tiền bẩn nếu có trong nước thì đã được rửa bằng tiền mặt đổi lấy các tài
sản có giá trị khác, đầu tư vào kinh doanh mà ít khi thông qua hệ thống ngân
hàng. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, cơ quan điều tra đã phát hiện ra một
số vụ rửa tiền xuyên quốc gia qua hệ thống ngân hàng có liên quan đến Việt
Nam. Thông qua các ngân hàng, các quan chức cấp cao tham nhũng, những kẻ
buôn lậu, trốn thuế trong nước có tiền bẩn cần rửa gửi tiền vào các tài khoản bí
mật ở những “thiên đường tài chính” để sau này sử dụng. Một số bọn tội phạm
nước ngoài lại thấy Việt Nam là một mảnh đất có thể giúp chúng rửa tiền nên

3558509

45

You might also like