You are on page 1of 78

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


DỰ BÁO KINH TẾ - PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ
TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Khánh Duy

Lớp : DH46IE001

Mã lớp học phần : 22D1BUS50300406

Thành phố Hồ Chí Minh, 4/2022

1
PHẦN TRĂM
STT TÊN THÀNH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
ĐÓNG GÓP

1 Trần Thị Thanh Thảo 31201020543 100%

2 Nguyễn Thị Hồng Nga 31201020395 100%

3 Dương Nữ Khánh Thương 31201020565 100%

4 Nguyễn Dương 31201020228 100%

5 Nguyễn Thị Minh Tâm 31201027230 90%

2
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN..........................................................................................................7

1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................7

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................7

1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................8

1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................8

2.2. Lý thuyết sự tác động của giá dầu đến một số biến kinh tế vĩ mô................8

2.2.1. Sự biến động giá dầu ảnh hưởng đến lạm phát........................................8

2.2.2. Biến động giá dầu và giá trị sản lượng công nghiệp (IIP)........................9

2.2.3. Giá dầu và xuất nhập khẩu hàng hóa.....................................................10

2.2.4. Giá dầu tác động đến tỷ giá hối đoái (ER)...............................................10

2.2.5. Sự biến động giá dầu và cung tiền...........................................................11

2.3. Các nghiên cứu khác về đề tài.......................................................................12

2.3.1 Các nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế.............12

2.3.2. Các nghiên cứu về độ mạnh của cú sắc giá dầu đến các biến kinh tế vĩ
mô....................................................................................................................... 13

2.3.3. Các nghiên cứu về tác động bất đối xứng của cú sốc giá dầu................14

2.3.4 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam..............................................15

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................17

3.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình.......................................................17

3.2. Mối quan hệ giữa biến động giá dầu với nền kinh tế Việt Nam..................18

3.2.1. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên lạm phát.....................................18

3.2.2. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên giá trị sản lượng công nghiệp. . .19

3.2.3. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên xuất nhập khẩu hàng hóa.........19

3
3.2.4. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên tỷ giá hối đoái............................20

3.2.5. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên chính sách tiền tệ (cung tiền)....21

3.3. Kiểm định tính dừng......................................................................................21

3.4. Xác định độ trễ tối ưu....................................................................................22

3.5. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen................................23

3.6. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM...............................................24

3.6.1. Quan hệ dài hạn.......................................................................................24

3.6.2. Quan hệ ngắn hạn....................................................................................25

3.7. Phân tích hàm phản ứng đẩy.........................................................................27

3.8. Kết quả phân tích phân rã phương sai.........................................................28

3.9. Kiểm định sự phù hợp của mô hình..............................................................30

3.9.1. Ước lượng kiểm định các hệ số hồi quy...................................................30

3.9.2. Kiểm định WALD cho các hệ số hồi quy.................................................31

3.9.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan.......................................................32

IV. KẾT LUẬN.........................................................................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................35

PHỤ LỤC...................................................................................................................40

4
Danh mục sơ đồ, bảng biểu

Hình 3.2.1 Biến động giá dầu và lạm phát...................................................................18


Hình 3.2.2 Biến động giá dầu và giá trị sản lượng công nghiệp..................................19
Hình 3.2.3 Biến động giá dầu mà xuất nhập khẩu hàng hóa........................................19
Hình 3.2.4. Biến động giá dầu và tỷ giá hối đoái.........................................................20
Hình 3.2.5 Biến động giá dầu và cung tiền..................................................................21
Hình 3.7 Phản ứng của các biến đối với sự tăng giá dầu.............................................33
Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình.......................................................17
Bảng 3.3 Kết quả kiểm định tính dừng........................................................................21
Bảng 3.4 Kết quả xác định độ trễ tối ưu của mô hình.................................................22
Bảng 3.5 Kết quả kiểm định đồng liên kết..................................................................23
Bảng 3.6.1 Kết quả ước lượng của một số phương trình dài hạn................................23
Bảng 3.6.2 Kiểm định nhân quả Granger dựa trên kết quả ước lượng mô hình
VECM..........................................................................................................................25
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của biến giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô.............................28
Bảng 3.9.1 Khoảng ước lượng của các hệ số hồi quy..................................................30
Bảng 3.9.2 các giả thiết kiểm định WALD cho các hệ số hồi quy..............................31
Bảng 3.9.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan........................................................32

5
TÓM TẮT

Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM để đánh giá tác động của cú sốc giá dầu đến các
biến vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn sự
biến động của giá dầu có tác động đến các biến lạm phát, tỷ giá hối đoái, giá trị sản
lượng công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa, tỉ giá hối đoái và cung tiền. Đồng thời
kết quả cũng chỉ ra rằng phản ứng của các biến phụ thuộc trước cú sốc giá dầu mang
tính tạm thời.

Từ khóa: giá dầu, tác động, vĩ mô, lạm phát

6
I. TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp.
Do đó, trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự biến động của giá dầu sẽ tác
động gián tiếp và trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là trong giai đoạn hậu
Covid vừa qua, khi tình hình xã hội vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, kèm với đó là sự bất
ổn về chính trị ở các nước xuất khẩu dầu chủ lực trên thế giới điển hình là xung đột
giữa Nga và Ukraine đã khiến cho giá dầu bất chợt tăng mạnh. Chính điều này đã làm
ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các hoạt động kinh tế ngắn hạn của các nước trên toàn
thế giới. Theo Bernanke (1983), sự tăng cao đột biến của giá dầu sẽ làm gián đoạn
quyết định mua sắm các hàng hóa lâu bền và hàng hoá đầu tư. Một sự gián đoạn lớn
trong nguồn cung dầu làm cho người ta không chắc chắn về tương lai, do dó chi tiêu
của người tiêu dùng cho xe hơi, nhà ở, đồ gia dụng, hàng hoá đầu tư tạm thời sụt giảm
(Hamilton, 2003).

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng chịu không ít ảnh hưởng. Do đặc thù là
quốc gia xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu tinh, việc giá nguyên liệu biến động như
vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Bởi lẽ dầu mỏ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc xác định tác động của giá dầu đến nền kinh tế là hết sức quan trọng và cấp
thiết để cho các nhà hoạch định chính sách có những hoạt động kịp thời nhằm ổn định
nền kinh tế. Vì vậy, nhóm tác giả đã cho ra đời đề tài nghiên cứu “Tác động của giá
dầu thế giới đến các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam” nhằm đánh giá sự tác
động qua lại giữa giá dầu và các yếu tố trong nền kinh tế, tìm hiểu xem sự biến động
giá dầu có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố khác hay
không.

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Bài nghiên cứu này được thực hiện trên số liệu chuỗi thời gian được quan sát
trong 10 năm kể từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2021 của giá dầu thế giới

7
(OIL) và các yếu tố bao gồm lạm phát (CPI), giá trị sản lượng công nghiệp (IIP), cung
tiền (M2), xuất nhập khẩu hàng hóa (EM, IM) và tỷ giá đối hoái (ER).

1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu


Dữ liệu về giá dầu thô thế giới được thu thập từ FRED economic data; CPI,
IIP, ER được lấy từ Tổng cục thống kê; IM, EM, M2 được lấy từ Vietstock.

1.4. Phương pháp nghiên cứu


Sau khi thu thập xong dữ liệu, nhóm tác giả tiến hành phân tích và nghiên cứu
bằng SPSS và Eviews theo phương pháp sau:

 Đầu tiên là sử dụng SPSS để thống kê đơn giản, xem xét sự biến động của
các biến trong mô hình trong 10 năm.
 Tiếp theo là thông qua đồ thị đơn giản để trước tiên có một cái nhìn tổng
quan về mối quan hệ giữa biến động giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam.
 Kiểm định đồng liên kết, tính dừng của các biến và độ trễ tối ưu của mô
hình.
 Mô hình VECM được sử dụng để định lượng mối quan hệ giữa giá dầu và
các biến còn lại trong dài hạn. Sau đó kiểm định nhân quả Granger dựa trên
kết quả ước lượng mô hình VECM để xác định các mối quan hệ trong ngắn
hạn.
 Phân tích hàm phản ứng đẩy để xem phản ứng của các biến phụ thuộc trước
cú sốc giá dầu diễn ra trong bao lâu.
 Phân tích phân rã phương sai.
 Cuối cùng là kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng cách ước lượng các
hệ số hồi quy, kiểm định WALD và kiểm định hiện tượng tự tương quan.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Lý thuyết sự tác động của giá dầu đến một số biến kinh tế vĩ mô
2.2.1. Sự biến động giá dầu ảnh hưởng đến lạm phát

Thứ nhất, giá dầu ảnh hưởng đến lạm phát thông qua hai cách chính: trực tiếp
và gián tiếp.

8
Về tác động trực tiếp, giá dầu tăng đồng nghĩa với việc nhóm hàng hóa trong
thành phần của CPI cũng tăng theo, đặc biệt là nhóm xăng, dầu nhiên liệu. Về tác
động gián tiếp, tăng giá dầu khiến cho chi phí sản xuất cũng tăng theo và do đó các
thành phẩm của sản xuất công nghiệp bị tác động bởi "lạm phát chi phí đẩy".

Kế đến, giá dầu tác động đến lạm phát thông qua sự chênh lệch cung và cầu
trong nền kinh tế. Theo lý thuyết, khi tổng cầu và tổng cung của một quốc gia cùng
gia tăng một lượng như nhau, khi đó cung vẫn bằng cầu nên sẽ không tạo nên tình
trạng lạm phát. Tuy nhiên, nếu mức gia tăng của tổng cầu lớn hơn tổng cung, khi đó
sẽ tạo ra áp lực lạm phát còn ngược lại là giảm phát. Xét trên khía cạnh thực tế thì khi
giá dầu tăng cao, đồng nghĩa với đó là chi phí sản xuất cũng tăng lên theo, do vậy sản
xuất sẽ suy giảm và kéo theo tổng cung cũng suy giảm theo. Ngoài ra, khi chi phí sản
xuất tăng sẽ làm lợi nhuận và chi tiêu của các mặt hàng ngoài dầu sẽ bị giảm xuống
đáng kể, kéo theo tổng cầu của nền kinh tế cũng giảm xuống. Vậy nên có thể nói, tổng
cung và tổng cầu đều suy giảm trước sự tăng lên của giá dầu. Thế nhưng, điều này lại
có tác động ngược chiều đến lạm phát. Bởi lẽ, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng
sự tăng giá dầu tương tự với sự gia tăng lạm phát.

Cuối cùng, giá dầu tăng sẽ làm "lạm phát kỳ vọng" tăng lên. Bởi lẽ khi giá dầu
tăng lên, rất nhanh chúng sẽ lan đến các chỉ số giá khác trong nền kinh tế. Mức độ lan
tỏa đó phụ thuộc vào việc thực hiện các chính sách tiền tệ của Chính phủ. Vậy nên
trong thực tế, rất khó để đo lường tác động của việc tăng giá dầu đến phát triển kinh
tế, bởi vì loại hàng hóa và dịch vụ mà nhu cầu về dầu trong nguyên liệu dầu vào lại
khác nhau. Do đó mà có nhiều cuộc tranh cãi xảy ra về việc giá dầu có ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp lên chỉ số giá tiêu dùng CPI hay không.

2.2.2. Biến động giá dầu và giá trị sản lượng công nghiệp (IIP)

Theo Barro (1984) cùng với Brown và Yucel (1999), giá đầu là nguồn nguyên
liệu đầu vào quan trọng của sản xuất, thế nên giá dầu tăng sẽ kéo theo sự sụt giảm
đáng kể của sản lượng cung cấp ra thị trường bởi thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào
cho tất cả các ngành công nghiệp. Điều này đã được Lee và Ni (2002) khẳng định lại
một lần nữa trong các nghiên cứu của nhóm tác giả.

9
Bên cạnh đó, không ít nghiên cứu của các nhóm tác giả đã nhấn mạnh tác động
của cú sốc giá dầu lên các chỉ số công nghiệp. Điển hình là nghiên cứu của Bohi
(1989), Kilian và Park (2007) và Lee và Ni (2002) hay là nghiên cứu của Jimenes và
Rodrigues (2008) tại các nước thuộc EU như Đức, Ý, Tây Ban Nha và Pháp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy cú sốc dầu rất khác nhau tại các nước EU là Pháp, Đức, Ý và Tây
Ban Nha, tuy nhiên chúng lại có nét tương đồng giữa Anh và Mỹ. Chính các nghiên
cứu của nhóm tác giả này đã phần nào khẳng định sự khác nhau trong tác động của cú
sốc giá dầu đối với các ngành công nghiệp hoặc các quốc gia trên khác nhau.

Có thể kể đến đó chính là một kết quả thú vị tại các nước ở Iran và Ả Rập
Saudi. Theo Mehrara và Sarem (2009), giá dầu tăng không làm tăng trưởng GDP các
nước này chậm lại, tuy nhiên giá dầu thấp hơn lại dẫn đến tăng trưởng GDP thấp hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Indonesia, không có phương pháp nào có thể tính
toán được rằng giá dầu biến đổi lại có tác động đến sản xuất cả trong ngắn hạn và dài
hạn. Điều đó đã cho thấy một sự kiểm soát rất thành công của Indonesia trong việc đa
dạng hóa các lĩnh vực kinh tế nhằm hạn chế các tác hại của sự bùng nổ giá dầu thế
giới.

2.2.3. Giá dầu và xuất nhập khẩu hàng hóa

Đối với các chỉ số xuất nhập khẩu, cú sốc về giá dầu gây ra áp lực lạm phát
khiến cho giá cả ở các nước đối tác bị đẩy lên cao đáng kể. Tuy nhiên, điều này được
xem là tin vui đối với các nước xuất khẩu dầu bởi lẽ, tác động trực tiếp của việc tăng
giá dầu được cho là hoạt động tích cực vì họ tạo ra nhiều thu nhập hơn so với thời
điểm ban đầu. Chính điều này lại mang đến những cú sốc tiêu cực cho các nước nhập
khẩu dầu vì khi đó, giá dầu thô nhập khẩu tăng lên kéo theo sự ảnh hưởng tiêu cực đến
cán cân thương mại, theo Kim và Loungani (1992), Backus và Crucini (2000). Bởi lẽ,
giá đầu vào tăng khiến cho chi phí đầu vào cao hơn, điều này khiến cho các nước nhập
khẩu dầu sản xuất và xuất khẩu ít hơn trước đó. Mặt khác, giá dầu tăng cao khiến chi
phí nhập khẩu dầu tăng cao, như vậy sẽ tạo nên sự ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến
nhập khẩu hàng hóa. Khi đó, các quốc gia xuất khẩu dầu cũng bị ảnh hưởng về sản
lượng nhu cầu sử dụng dầu trở nên ít hơn. Vậy nên không thể phủ nhận rằng, giá dầu
tăng không hoàn toàn mang lại lợi ích đối với nền kinh tế xuất khẩu dầu. Vì vậy, trước

10
sự biến động lớn của giá dầu, các nhà hoạch định chính sách cũng phải rất đắn đo
trước quyết định nên áp dụng chính sách nào để khắc phục tình hình biến động

2.2.4. Giá dầu tác động đến tỷ giá hối đoái (ER)

Biến động giá dầu tác động đáng kể đến tình trạng xuất nhập khẩu, thế nên
cung cầu ngoại tệ sẽ thay đổi theo và do đó, tỷ giá hối đoái cũng sẽ bị tác động đáng
kể.

Cụ thể là khi xuất khẩu hàng hoá, các quốc gia sẽ thu được ngoại tệ. Nhằm duy
trì hoạt động kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ để mua hàng hóa dịch
vụ trong nước nhằm mang mang chúng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Khi đó, thị
trường cung ngoại tệ sẽ lên tăng lên và làm cho tỷ giá hối đoái giảm xuống.

Mặt khác, khi nhập khẩu hàng hoá, các quốc gia cần ngoại tệ để thanh toán
khiến cho cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái tăng lên. Sự khác biệt của hai hiện tượng trên
đã hình thành nên tỷ giá hối đoái. Nếu một quốc gia có cung ngoại tệ lớn hơn cầu
ngoại tệ, khi đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống và đồng thời, đồng nội tệ cũng trở nên
tăng giá. Ngược lại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên khiến cho đồng nội tệ lại giảm giá.

2.2.5. Sự biến động giá dầu và cung tiền

Không thể phủ nhận rằng, khi giá dầu lên cao thì lạm phát cũng có xu hướng
tăng lên khiến cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Điều này lại tạo nên sự khó khăn
đáng kể trong chính sách tiền tệ của các quốc gia. Khi đó, các ngân hàng trung ương
trên thế giới sẽ phải đau đầu trong việc đưa ra các chính sách phù hợp nhằm đảm bảo
được cân bằng vĩ mô cơ bản. Đối với các quốc gia ưu tiên kiểm soát giá, tức là các
quốc gia theo đuổi lạm phát mục tiêu, cần tính đến hai bước thắt chặt hoặc nới lỏng
chính sách tiền tệ mỗi khi giá xăng dầu tăng.

Khi tăng trưởng kinh tế và lạm phát biến động ngược chiều nhau như cú sốc về
giá dầu thì các Ngân hàng Trung ương khó có thể duy trì sự cân bằng của tăng trưởng
kinh tế và lạm phát cùng một lúc. Nếu lựa chọn cách thắt chặt chính sách tiền tệ để
giảm lạm phát, khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục chậm lại. Thay vào đó,
Ngân hàng Trung ương đang xem xét tăng nhu cầu ở một mức độ nào đó để hạn chế

11
sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trước khi giá dầu tăng do nới lỏng tiền tệ. Nếu không
kiểm soát kỹ, điều đó sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng xấu đến các quốc gia.

Có thể nói, một chính sách tiền tệ linh hoạt là điều vô cùng cần thiết khi giá
dầu bị đẩy lên cao. Điều đó sẽ giúp hạn chế lan tỏa lạm phát đến các chỉ số giá khác
trong ngành kinh tế. Tuy nhiên, chính sách nào được cho là thích hợp nhất lại tùy
thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

2.3. Các nghiên cứu khác về đề tài


2.3.1 Các nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế

Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, mối quan tâm của các nhà nghiên
cứu về tác động kinh tế vĩ mô của cú sốc giá dầu được tăng một cách đáng kể. Nổi bật
nhất trong số đó là nghiên cứu của Hamilton (1983) với dữ liệu của Hoa Kỳ từ năm
1948 đến năm 1973. Nghiên cứu này đã nhận thấy rằng giá dầu và tăng trưởng GNP
của Hoa Kỳ tỷ lệ nghịch với bảy trong tám cuộc suy thoái về giá dầu thô. Còn đối với
Gisser và Goodwin (1986), các tác giả đã nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ giữa cú
sốc giá dầu và tình trạng thất nghiệp, thế nhưng họ không tìm được cơ sở củng cố cho
giả thiết này và kết quả của họ cũng tương tự với Hamilton (1983).

Riêng đối với Hooker (1996) - người đã nghiên cứu về dữ liệu về tăng trưởng
của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1980, cho thấy nếu giá dầu thế giới tăng
10% thì sẽ có một sự sụt giảm về tăng trưởng GDP xuống khoảng 0.6%.

Cùng Hamilton (1983), Gisser và Goodwin (1986), Rotemberg và Woodford


(1996) cũng nghiên cứu về vấn đề này dựa trên giả định về một thị trường cạnh tranh
không hoàn hảo và nhận thấy rằng, khi giá dầu tăng 1% thì sẽ làm giá dầu đã được
phát hiện giảm xuống 0,25%. Kết quả cũng tương tự với nghiên cứu tại thị trường
cạnh tranh hoàn hảo của Finn (2000). Vậy nên có thể kết luận rằng, giá dầu và hoạt
động kinh tế vĩ mô sẽ không phụ thuộc vào loại thị trường.

Về tác động của giá dầu đối với tiền lương lao động, Keane và Prasad (1996)
đã nghiên cứu ra rằng, giá dầu tăng sẽ làm giảm tiền lương tuyệt đối của 2 đối tượng
lao động là lao động phổ thông và lao động có kỹ năng cao. Trong đó, mức lương của
tất cả người lao động phổ thông lại sụt giảm, trong khi lại tăng đáng kể đối với mức

12
lương của những người lao động có kỹ năng cao. Do vậy, chúng ta không thể phủ
nhận rằng chất lượng của đội ngũ nhân viên có thể bù đắp đáng kể trước những cú sốc
về dầu đối với các ngành công nghiệp.

Đối với các ngành công nghiệp, Lee và Ni (2002) và gần đây nhất là Lippi và
Nobili (2010) cũng đã nghiên cứu đã khẳng định rằng cú sốc giá dầu đặc biệt ảnh
hưởng đến cung và cầu của các ngành công nghiệp, cụ thể là làm giảm sản xuất công
nghiệp của các sử dụng dầu mỏ nguyên liệu đầu vào, ví dụ như: công nghiệp ô tô
v.v…

Về phần tác động của giá dầu đối với chỉ số giá cả, Cunado và Gracia (2005)
lại không tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết lâu dài giữa 2 biến số này. Nghiên cứu
tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, các tác giả đã khẳng định rằng,
trong giai đoạn ngắn hạn, giá dầu sẽ có mối quan hệ nhân quả Granger với tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, tác động tích cực hay tiêu cực lại phụ thuộc vào đặc điểm của quốc
gia là xuất khẩu hay nhập khẩu dầu. Đối với các nước nhập khẩu dầu như Nhật Bản và
Trung Quốc, cú sốc giá dầu lại có tác động tiêu cực trong khi kết quả hoàn toàn ngược
lại đối với quốc gia xuất khẩu dầu như Nga.

Riêng đối với chỉ số GDP, hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định cú sốc giá
dầu đều tác động tiêu cực đến các quốc gia, điển hình là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh,
Đức và Thụy Điển. Cụ thể hơn, Cunado và Gracia (2003) sử dụng phương pháp VAR
để cho ra kết quả rằng giá dầu đang tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế vĩ mô
tổng thể.

Đối với các chỉ số vĩ mô khác, Tang và cộng sự (2010) đã nhận thấy rằng có
mối quan hệ thuận chiều giữa giá dầu, lãi suất, CPI, PPI và mối quan hệ nghịch chiều
giữa giá dầu với sản xuất, đầu tư và tiêu dùng ở Trung Quốc.

2.3.2. Các nghiên cứu về độ mạnh của cú sắc giá dầu đến các biến kinh tế vĩ

Có thể nói rằng, ở bất cứ giai đoạn nào thì cú sốc giá dầu đều có tác động đến
các biến kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, tác động mạnh hay yếu lại phụ thuộc vào từng giai
đoạn lịch sử. Điều này đã được Cologoni và Manera (2009) phát hiện khi sử dụng các

13
mô hình chuyển đổi chế độ khác nhau cho các nước G7 nhằm nghiên cứu về đề tài
này.

Đối với giai đoạn từ năm 1973 đến năm1974, Burbidge và Harrison (1984) đã
nhận định tác động của giá dầu đối với các biến số kinh tế vĩ mô là rất lớn.

Tuy nhiên, đến giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1980, Blanchard và Gali (2007)
cùng với các tác giả khác lại nhận định cú sốc giá dầu trong những năm 2000 nhỏ hơn
một chút so với những năm 1970.

Xét về khía cạnh tình trạng thất nghiệp, các nghiên cứu của Carruth và cộng sự
(1998) và Davis và Haltiwanger (2001) phát hiện ra rằng, cú sốc giá dầu khuếch đại
tác động đến tăng trưởng việc làm gấp đôi so với cú sốc chính sách tiền tệ đã làm.
Đáng chú ý là tăng trưởng việc làm trong ngành sản xuất đã giảm 8% trong vòng hai
năm kể từ cú sốc giá dầu năm 1973. Cùng với đó, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng
sự suy giảm trong tăng trưởng việc làm khi giá dầu tăng cao hơn gấp mười lần so với
khi giá dầu giảm.

2.3.3. Các nghiên cứu về tác động bất đối xứng của cú sốc giá dầu

Hamilton (1996) đã nghiên cứu và cho ra kết quả rằng giá đầu cao hơn thường
liên quan đến sản lượng sẽ sụt giảm hơn, nhưng điều đó không có nghĩa rằng giá dầu
thấp hơn sẽ dẫn đến việc sản lượng sẽ tăng trưởng cao hơn. Sự bất đối xứng này chủ
yếu là do 2 hiệu ứng là phân phối lại và chi phí điều chỉnh. Đầu tiên phải kể đến đó là
giá dầu tăng dẫn đến tổng cung của cả nước giảm do chi phí đầu vào tăng. Chính vì
vậy mà tổng cầu cũng sẽ trở nên thấp hơn do số tiền họ phải chi ra cao hơn số tiền họ
sẵn lòng trả. Bên cạnh đó, giá dầu tăng cao cũng đã khiến nền kinh tế chuyển dần từ
lĩnh vực năng lượng nhạy cảm sang năng lượng hiệu quả.

Tất cả các yếu tố này đều có tác động tổng hợp làm tăng trưởng kinh tế chậm
lại. Ngoài ra, do sự cứng nhắc của tiền lương danh nghĩa (sẽ tăng sau khi giá dầu thế
giới tăng cao), vậy nên cần có những chính sách điều chỉnh chi phí hợp lý trên thị
trường lao động.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với các nền kinh tế khác nhau, khi giá dầu
tăng hay giảm thì tác động bất cân xứng của giá dầu cũng sẽ khác nhau. Hamilton

14
(1988) nhận định rằng nguồn gốc của sự bất cân xứng đó được quyết định bởi chi phí
điều chỉnh theo những thay đổi của giá dầu. Điều này đã được chứng minh thông qua
nghiên cứu của Lian Anetal (2014) với mục đích xem xét tác động bất đối xứng giữa
cú sốc giá dầu đối và hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Tác giả đã khẳng định rằng tác
động tiêu cực của giá dầu tăng lớn hơn tác động tích cực của việc giá dầu giảm, và tác
động bất cân xứng của các cú sốc giá dầu lớn rõ ràng hơn. Nhiều nghiên cứu khác
cũng có cùng kết luận tương tự như Hooker (2002) và Hamilton (2003).

Ngoài nguyên nhân là do chi phí điều chỉnh theo những thay đổi của giá dầu,
nhiều tác giả cũng đã khẳng định rằng, việc thay đổi trong chính sách tiền tệ chính là
lý do lớn nhất dẫn đến sự bất cân xứng này. Chẳng hạn như đối với Bohi (1989, 1991)
cùng với Bernanke và cộng sự. (1997), các tác giả đã nhận định rằng giá dầu cao ảnh
hưởng đến lạm phát, vì vậy các ngân hàng trung ương sẽ phản ứng với sự tăng cao bất
thường này bằng việc thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Davis (1987),
Mork và cộng sự (1989, 1994) hay Cunado và Gracia (2005) cũng đã chỉ ra rằng, sản
lượng cũng sẽ phản ứng bất đối xứng với các cú sốc giá dầu. Nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng này là do sự lựa chọn sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế hay áp
dụng các công nghệ tiết kiệm dầu mới. Tuy nhiên, khi giá dầu giảm, các công ty lại
ngay lập tức từ bỏ việc đầu tư vào các khoản này nhằm mục đích giảm bớt chi phí
chìm, vậy nên ảnh hưởng của giá dầu giảm sẽ ít hơn đối với các ngành kinh tế so với
khi giá dầu tăng.

Không những vậy, nhiều kết quả thử nghiệm đã ủng hộ rằng tác động bất đối
xứng của các cú sốc giá dầu cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng và tỷ giá hối
đoái thực. Farzanegan và Markwardt (2009), người đã kiểm tra tác động bất đối xứng
của việc giá dầu tăng cao đối với nền kinh tế Iran, đã phát hiện ra mối tương quan
thuận chặt chẽ giữa giá dầu tăng và tăng trưởng sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu về
tác động của cú sốc giá dầu đối với GDP của Raguindin và Reyes (2005) đã khẳng
định điều đó sẽ làm giảm GDP thực tế ở Philippines về lâu dài.

Vậy nên có thể kết luận rằng, cú sốc giá dầu tác động khá rộng rãi đối với các
biến số kinh tế vĩ mô nói chung, thông qua các chỉ số như tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát,
GDP, thâm hụt ngân sách và đầu tư. Đồng thời, tác động kinh tế của biến động giá dầu

15
là không cân xứng, bởi lẽ tác động tiêu cực của giá dầu tăng dường như lớn hơn nhiều
so với tác động tích cực của việc giá dầu giảm.

2.3.4 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu về đề tài này và đưa ra các
nhận định. Chẳng hạn như đối với nghiên cứ của Nguyễn Đức Thành và cộng sự
(2009), các tác giả đã phân tích sự ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và mức sống
của các hộ gia đình trước tác động của việc tăng giá xăng dầu. Đồng thời, nghiên cứu
cũng đã xem xét tác động của chính sách tăng giá xăng dầu đến cơ cấu sản xuất kinh
tế bằng kỹ thuật phân tích bảng cân đối liên ngành (đầu vào và đầu ra). Từ đó nhóm
tác giả đã nhận định rằng, giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến tổng sản phẩm trong
nước (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Về phần tác động của giá dầu đến chỉ số sản xuất công nghiệp, Nguyễn Thị
Liên Hoa và Trần Thu Giang (2012) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM) để
điều tra về bộ dữ liệu của Việt Nam từ năm 2002 đến 2010, từ đó cho thấy có mối
tương quan tích cực trong dài hạn giữa giá dầu và chỉ số sản xuất công nghiệp. Còn
trong ngắn hạn, cú sốc giá dầu sẽ làm tăng mạnh chi tiêu sản xuất công nghiệp trong
tháng đầu tiên, tuy nhiên sẽ giảm dần sau một khoảng thời gian nhất định.

Riêng về chủ đề cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ Việt Nam khi giá dầu
tăng, Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2013) cũng đã sử dụng mô hình SVAR để nghiên
cứu và cho ra kết quả rằng phản ứng là tương tự nhau trong giai đoạn đầu đối lạm phát
và sản lượng. Tuy nhiên, trong các giai đoạn sau đó, phản ứng đối với lạm phát khá
nhất quán, mặc dù phản ứng đối với sản xuất là khác nhau. Tỷ lệ lạm phát trước cuộc
khủng hoảng dầu mỏ luôn gia tăng, nhưng sản lượng lại lên xuống thất thường sau
mỗi thời kỳ. Trong thời kỳ hậu WTO, dù mức độ của cú sốc giá dầu là nhỏ, thế nhưng
chúng lại tác động lớn hơn rất nhiều đến lạm phát so với thời kỳ trước đó.

Bên cạnh các nghiên cứu trên, nhóm tác giả Đinh Thị Thu Hồng và cộng sự
(2016) cũng đã áp dụng mô hình TVAR và kết hợp phân tích Chức năng đáp ứng
xung có điều kiện (CIF) và Chức năng đáp ứng xung tổng quát (GIFT) để nghiên cứu
về chủ đề này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giá của mỗi thùng dầu dao động
khoảng 26,7 USD thì sẽ có ý nghĩa thống kê đối với các biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là

16
khi giá dầu vượt ngưỡng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến lạm phát, thất nghiệp và thâm hụt
ngân sách.

Chính những nghiên cứu trên đã giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách tại các
nước phát triển như Việt Nam có cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp, giúp ngăn
ngừa các rủi ro biến động. Bởi lẽ, khi một nền kinh tế còn nhạy cảm hơn với các cú
sốc bên ngoài, đặc biệt khi lạm phát vẫn ở mức khá cao, đồng thời tăng trưởng tương
đối cao nhưng không chắc chắn, thị trường tài chính kém phát triển, điều này sẽ gây
nên ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến nền kinh tế chung của đất nước.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Dữ liệu sau khi được thu thập và tính toán, kết quả thống kê mô tả các biến
được sử dụng trong mô hình được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây. Kết quả chỉ ra
giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến được sử dụng trong nghiên cứu này.

Bảng 3.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình


Mean Median Maximum Minimum Std.Dev
OIL 71.7282 64.5600 125.45 18.38 26.16426
CPI 100.2839 100.2100 102.20 98.46 0.49065
IIP 141.4754 129.6100 267.20 89.00 38.04972
IM 377331.17 335966.50 729829 522 142610.748
EM 380545.79 338832.50 787851 148995 141928.883
ER 22247.70 22664.00 23616 20790 916.497
M2 7425012.45 7189089.00 13402097 2667978 3035622.577
Biến OIL có độ biến động trong khoảng từ giá trị 18.38 đến giá trị 125.45 với
giá trị trung bình của cỡ mẫu là 71.73, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 26.16. Dữ
liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn giá trị trung bình.
Biến CPI có độ biến động trong khoảng từ giá trị 98.46 đến giá trị 102.2 với giá
trị trung bình của cỡ mẫu là 100.28, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 0.49. Dữ liệu
dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn giá trị trung bình.

17
Biến IIP có độ biến động trong khoảng từ giá trị 89 đến giá trị 267.2 với giá trị
trung bình của cỡ mẫu là 141.48, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 38.05. Dữ liệu dao
động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn giá trị trung bình.
Biến IM có độ biến động trong khoảng từ giá trị 522 đến giá trị 729,829 với giá
trị trung bình của cỡ mẫu là 377,331.17, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là
142,610.75. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn giá trị
trung bình.
Biến EM có độ biến động trong khoảng từ giá trị 148,995 đến giá trị 787,851
với giá trị trung bình của cỡ mẫu là 380,545.79, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là
141,928.88. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn giá trị
trung bình.
Biến ER có độ biến động trong khoảng từ giá trị 20,790 đến giá trị 23,616 với
giá trị trung bình của cỡ mẫu là 22,247.7, ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 916.5. Dữ
liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn giá trị trung bình.
Biến M2 có độ biến động trong khoảng từ giá trị 2,667,978 đến giá trị
13,402,097 với giá trị trung bình của cỡ mẫu là 7,425,012.45, ứng với độ lệch chuẩn
của mẫu là 3,035,622.58. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không
lớn hơn giá trị trung bình.
Qua kết quả thống kê mô tả theo bảng 1.1 cho thấy, trong mô hình, các biến
quan sát có độ lệch chuẩn đều nhỏ hơn giá trị trung bình mẫu. Dữ liệu nhìn chung
mang tính đồng đều giữa các biến với nhau, cỡ mẫu nghiên cứu gồm 120 quan sát, là
cỡ tương đối trong thống kê.
3.2. Mối quan hệ giữa biến động giá dầu với nền kinh tế Việt Nam 
3.2.1. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên lạm phát
Hình 3.2.1 Biến động giá dầu và lạm phát

18
4.5

3.5

2.5

1.5

0.5

0
12 12 12 13 13 13 14 14 14 15 15 15 16 16 16 17 17 17 18 18 18 19 19 19 20 20 20 21 21 21
n- y- p- n- y- p- n- y- p- n- y- p- n- y- p- n- y- p- n- y- p- n- y- p- n- y- p- n- y- p-
Ja Ma Se Ja Ma Se Ja Ma Se Ja Ma Se Ja Ma Se Ja Ma Se Ja Ma Se Ja Ma Se Ja Ma Se Ja Ma Se

OIL CPI

Hình 3.2.1 cho biết biến động của giá dầu và lạm phát theo từng tháng qua các
năm, nhìn vào biểu đồ có thể thấy lạm phát dường như có sự tương quan mạnh đối với
giá dầu. Biểu hiện như vào giai đoạn cuối năm 2014 đến cuối năm 2015, giá dầu có sự
biến động tăng giảm liên tục trong một năm, đồng thời lạm phát cũng có sự tăng giảm
dựa vào giá dầu. Đặc biệt vào những tháng đầu năm 2020 giá dầu có sự giảm mạnh, từ
đó lạm phát cũng có xu hướng giảm.
3.2.2. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên giá trị sản lượng công nghiệp 
Hình 3.2.2 Biến động giá dầu và giá trị sản lượng công nghiệp
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
12 15 18 21
n- n- n- n-
Ja Ja Ja Ja

OIL IIP

Hình 3.2.2 cho biết sự biến động của giá dầu và giá trị sản lượng công nghiệp
theo từng tháng qua các năm, nhìn vào biểu đồ có thể thấy giá trị sản lượng công
nghiệp có tương quan mạnh mẽ với sự biến đổi của giá dầu. Khi giá dầu có sự biến

19
động nhẹ thì giá trị sản lượng phản ứng một cách mạnh mẽ trước sự thay đổi của giá
dầu. Điển hình như giai đoạn những tháng đầu năm 2018, giá dầu chỉ có sự giảm giá
nhẹ nhưng giá trị sản lượng công nghiệp lại có giảm mạnh trước sự thay đổi này.
3.2.3. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên xuất nhập khẩu hàng hóa
Hình 3.2.3 Biến động giá dầu mà xuất nhập khẩu hàng hóa
16

14

12

10

0
12 14 17 20
n- v- p- l-
Ja No S e Ju

OIL IM EM

Hình 3.2.3 cho biết sự biến động của giá dầu và xuất nhập khẩu hàng hóa theo
từng tháng qua các năm, nhìn vào biểu đồ có thể thấy xuất nhập khẩu hàng hóa có sự
tương quan với sự biến đổi của giá dầu. Có thể thấy xuất khẩu và nhập khẩu có xu
hướng vận động tương đối giống nhau. Khi xem xét xuất nhập khẩu hàng hóa trong
mối tương quan với giá dầu trong giai đoạn giá dầu biến động mạnh vào những tháng
đầu năm 2020 thì chúng có xu hướng giảm mạnh, nhưng mức độ biến động của xuất
khẩu thấp hơn nhập khẩu.
3.2.4. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên tỷ giá hối đoái
Hình 3.2.4 Biến động giá dầu và tỷ giá hối đoái

20
5
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
12 15 18 21
n- n- n- n-
Ja Ja Ja Ja

OIL ER

Hình 3.2.4 cho biết biến động của giá dầu và tỷ giá hối đoái theo từng tháng
qua các năm, nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ giá hối đoái có sự tương quan với sự biến
động của giá dầu. Trong điều kiện bình thường giá dầu ít biến động thì tỷ giá hối đoái
tương đối ổn định, nhưng khi có sự biến động mạnh của giá dầu thì tỷ giá hối đoái
cũng có sự biến động tương tự dựa vào giá dầu.
3.2.5. Ảnh hưởng của biến động giá dầu lên chính sách tiền tệ (cung tiền)
Hình 3.2.5 Biến động giá dầu và cung tiền
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
12 14 17 20
a n- ov- ep- Jul-
J N S

OIL M2

Hình 3.2.5 cho biến biến động của giá dầu và chính sách tiền tệ (cụ thể là cung
tiền) theo từng tháng qua các năm, nhìn vào biểu đồ có thể thấy cung tiền có sự tương
quan với sự biến động của giá dầu. Trong điều kiện bình thường khi giá dầu ít có sự

21
thay đổi thì cung tiền tương đối ổn định, khi giá dầu có sự biến động mạnh thì từ đó
chính sách tiền tệ cũng được thay đổi dựa vào giá dầu, từ đó cung tiền và giá dầu có
sự biến đổi cùng chiều.
3.3. Kiểm định tính dừng
Dữ liệu của các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu chuỗi thời
gian nên để kết quả ước lượng không bị thiên chệch, kiểm định tính dừng cho các biến
được nghiên cứu là cần thiết. Có nhiều phương pháp kiểm định tính dừng của chuỗi
thời gian như kiểm định Dickey – Fuller (DF), kiểm định Phillips – Person (PP), kiểm
định Augmented Dickey – Fuller (ADF), kiểm tra bằng giản đồ sự tương quan,...
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả dử dụng phương pháp Augmented Dickey –
Fuller (ADF) và phương pháp Phillips – Person (PP) để kiểm định tính dừng của
chuỗi dữ liệu cho tất cả các biến của bài nghiên cứu.
Bảng 3.3. Kết quả kiểm định tính dừng

Chuỗi gốc Sai phân bậc 1


Biến
ADF PP ADF PP
OIL -1.976058 -1.985862 -8.642660* -8.212787*
CPI -8.511910* -6.180964* -7.414800* -33.38860*
IIP -3.262009 -3.245637 -12.17248* -12.83106*
IM -11.07982* -11.09257* -9.360801* -82.89802*
EM -2.024291 -9.374414* -3.787145* -33.91935*
ER -0.974075 -0.861432 -5.207290* -11.44902*
M2 -4.462747 -4.584024* -9.883463* -9.932917*
* Có ý nghĩa thống kê tại mức 1%
Bảng 3.2 thể hiện kết quả kiểm định theo hai phương pháp ADF và PP. Khi
kiểm định với phương pháp ADF kết quả nhận được là hầu hết các biến đều không
dừng tại chuỗi gốc, ngoại trừ hai biến lạm phát – CPI và biến nhập khẩu – IM dừng tại
chuỗi gốc. Còn khi thử nghiệm kiểm định với phương pháp PP thì các biến lạm phát –
CPI, nhập khẩu – IM, xuất khẩu – EM và biến cung tiền – M2 được xác định là chuỗi
thời gian dừng I(0). Vì vậy, để có được chuỗi dữ liệu dừng trước khi ước lượng mô
hình, bài nghiên cứu sẽ thực hiện lấy sai phân bậc nhất I(1) cho tất cả các biến.

22
Dựa vào kết quả kiểm định chuỗi dừng của bảng 3.1 thì kết quả kiểm định tính
dừng của các biến ở sai phân bậc nhất I(1). Kết quả cho thấy tất cả các biến đều dừng
ở mức ý nghĩa 1% ở cả hai phương pháp ADF và PP.

Do đó mô hình sẽ được ước lượng với sai phân bậc nhất I(1) của tất cả các
biến, điều này là hoàn toàn phù hợp với kết luận của Asteriou (2007) cho rằng hầu hết
các biến số kinh tế vĩ mô đều dừng I(1).

3.4. Xác định độ trễ tối ưu


Với điều kiện ban đầu là các chuỗi dữ liệu dừng cùng bậc I(1) được thỏa mãn,
trong phần này nhóm sẽ đi kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô
hình với dữ liệu sai phân bậc 1. Như đã đề cập trong phương pháp nghiên cứu trước
khi tiến hành chạy kiểm định Granger ta phải xác định độ trễ tối ưu:
Bảng 3.4. Kết quả xác định độ trễ tối ưu của mô hình

Độ trễ LogL LR FPE AIC SC HQ


0 1977.451 NA 8.99e-25 -35.50362 -34.33275 -35.43431
1 2053.545 141.2188 5.53e-25 -35.99180 -34.62483 -35.43726*
2 2122.254 118.8478 3.91e-25* -36.34691 -35.78384* -35.30715
3 2160.457 61.26319 4.88e-25 -36.15238 -32.39321 -34.62740
4 2203.357 63.38387 5.72e-25 -36.04247 -31.08720 -34.03227
5 2257.469 73.12451 5.67e-25 -36.13458 -29.98322 -33.69315
6 2310.935 65.50724 5.95e-25 -36.21504 -28.86758 -33.23439
7 2383.712 79.98965* 4.68e-25 -36.64346 -28.09990 -33.17759
8 2436.772 51.62557 5.69e-25 -36.71661* -26.97695 -32.76552

* Chỉ ra độ trễ lựa chọn theo chuẩn AIC

Tương tự như các nghiên cứu trước đây bài nghiên cứu sẽ lựa chọn độ trễ theo
chuẩn AIC, vì theo chuẩn này độ trễ được đưa ra là cao hơn so với tiêu chuẩn khác.
Từ bảng trên, ta chọn độ trễ tối ưu bằng 2.

3.5. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định đồng liên kết

23
Giá trị tới hạn ở
Giả thuyết Giá trị riêng Thống kê Trace Xác suất **
5%
Không* 0.577225 415.8927 125.6154 0.0000
Tối đa 1* 0.517188 316.0266 95.75366 0.0000
Tối đa 2* 0.432197 231.5637 69.81889 0.0000
Tối đa 3* 0.390220 165.9101 47.85613 0.0000
Tối đa 4* 0.355189 108.5298 29.79707 0.0000
Tối đa 5* 0.241375 57.62932 15.49471 0.0000
Tối đa 6* 0.197928 25.58459 3.841466 0.0000
Kiểm định Trace cho thấy có 7 mối quan hệ liên kết tại mức ý nghĩa 5%
*cho thấy việc bác bỏ giả thuyết H0 tại mức ý nghĩa 5%
**Giá trị xác suất thống kê MacKinnon-Haug-Michelis (1999)
Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình cho
thấy có mối liên hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình. Với kết quả này, bài
nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng theo phương pháp VECM.
3.6. Ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM
3.6.1. Quan hệ dài hạn
Bảng 3.6.1 Kết quả ước lượng của một số phương trình dài hạn

0.009795 1.508707 -0.193285 -0.818746


OIL (0.00569) (1.02122) (0.12066) (0.55812)
[1.72276] [1.47730] [-1.60184] [-1.46698]
154.0208 -19.73204 -83.58412
CPI 1 (32.3603) (4.00498) (17.5427)
[4.75955] [-4.92701] [-4.75656]
0.006493 -0.12811 -0.54268
IIP (0.00808) 1 (0.13032) (0.67645)
[0.80305] (-0.9831) [-0.8023]
-0.011964 -1.842704 0.236074
1
IM (0.00135) (0.20875) (0.02675)
[-8.83055] [-8.82273] [8.82440]

24
-0.050679 -7.805862 4.235959
EM (0.01289) (1.67845) 1 (1.11655)
[-3.93249] [-4.65049] [3.79380]
0.350727 54.01923 -6.92056 -29.3152
ER (0.15166) (23.3273) (2.93698) (12.6632)
[2.31257] [2.31571] [-2.2522] [-2.3150]
0.115063 17.72210 -2.270429 -9.617442
M2 (0.05057) (7.88430) (1.00812) (4.24838)
[2.27525] [2.24777] [-2.25215] [-2.26379]

C -0.000450 -0.06935 0.008884 0.037634

Từ bảng cho thấy kết quả ước lượng phương trình đồng liên kết có hệ số ước
lượng được chuẩn hóa theo CPI. Giá dầu có tác động cùng chiều đến CPI, phản ánh
giá dầu tăng làm tăng lạm phát trong nền kinh tế ở mức tăng 1% của giá dầu lạm phát
kinh tế tăng 0.009795%. Ngoài ra, so với việc nghiên cứu giá dầu tại các nền kinh tế
không có kiểm soát giá dầu, tác động của biến biến động giá dầu là mạnh hơn khá
nhiều. Bên cạnh đó, giá dầu có tác động ngược chiều đến cả hai biến xuất khẩu và
nhập khẩu, cụ thể nếu giá dầu tăng 1% thì lượng xuất khẩu giảm 0.193% và nếu giá
dầu tăng 1% thì lượng nhập khẩu giảm 0.8187%. Điều này là phù hợp vì mặt hàng
xăng dầu là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2020,
theo số liệu của tổng cục Hải quan thì nhập khẩu xăng dầu chiếm xấp xỉ 6.23% trong
tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy với tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu
hằng năm thì việc giá dầu thô thế giới biến động gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất
khẩu là một hợp lí. Và từ kết quả bảng trên, cung tiền có tác động cùng chiều đến CPI
và IIP, điều này phản ánh chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng cung tiền làm lạm phát
và sản lượng công nghiệp tăng.

25
3.6.2. Quan hệ ngắn hạn
Bảng 3.6.2 Kiểm định nhân quả Granger dựa trên kết quả ước lượng mô hình
VECM

Chi bình Độ tin


STT Giả thuyết H0 Df
phương cậy

Giá dầu không phải là nguyên nhân ảnh


2 15.26040 0.0005
hưởng đến CPI
1
CPI không phải là nguyên nhân ảnh
2 6.705839 0.0350
hưởng đến giá dầu (OIL)

Giá dầu không phải là nguyên nhân ảnh


2 7.404101 0.0247
hưởng đến nhập khẩu (IM)
2
Nhập khẩu không phải là nguyên nhân
2 0.471657 0.07899
ảnh hưởng đến giá dầu

Giá dầu không phải là nguyên nhân ảnh


2 3.744831 0.01538
hưởng đến xuất khẩu (EM)
3
Xuất khẩu không phải là nguyên nhân ảnh
2 1.129351 0.05685
hưởng đến giá dầu

Giá dầu không phải là nguyên nhân ảnh


2 1.891742 0.3883
hưởng đến cung tiền (M2)
4
Cung tiền không phải là nguyên nhân ảnh
2 0.347245 0.8406
hưởng đến giá dầu

Giá dầu không phải là nguyên nhân ảnh


2 0.573425 0.7507
hưởng đến tỷ giá hối đoái (ER)
5
Tỷ giá hối đoái không phải là nguyên
2 1.125209 0.8406
nhân ảnh hưởng đến giá dầu

26
Giá dầu không phải là nguyên nhân ảnh
2 1.696392 0.4282
hưởng đến IIP
6
IIP không phải là nguyên nhân ảnh hưởng
2 0.013407 0.9933
đến giá dầu

Dựa vào kết quả kiểm định nhân quả ở trên, trong 6 cặp giả thuyết thì có 3 cặp
bác bỏ Ho và 3 cặp chấp nhận H0. Trong dài hạn thì giá dầu có ảnh hưởng đến lạm
phát, xuất khẩu và nhập khẩu còn các biến tỷ giá hối đoái và cung tiền thì không bị
chịu tác động. Còn trong ngắn hạn, giá dầu, xuất khẩu, nhập khẩu, CPI có tác động
qua lại với nhau cả về 2 chiều. Điều này cho thấy trong ngắn hạn giá dầu là yếu tố
nguyên nhân của lạm phát, việc xuất khẩu mà không là yếu tố nguyên nhân của các
biến còn lại. Trước tiên, tương tự như trong dài hạn, giá dầu có tác động đến xuất
khẩu và nhập khẩu vì dầu là nguồn nhiên liệu chiếm tỷ trọng tương đối đáng kể trong
kim ngạch nhập khẩu vì thế giá dầu thô nó cũng có ảnh hưởng đến kim ngạch xuất
khẩu. Mặt khác, cũng có thể vì giá dầu thô thế giới tăng thì khi đó giá trị sản phẩm
tăng dẫn đến giá trị nhập khẩu tăng cùng như thế nhu cầu xuất khẩu cũng tăng.

Bên cạnh đó, giá dầu cũng có tác động đến lạm phát (CPI). Việc giá xăng tăng
tác động trực tiếp làm tăng đến giá thành sản phẩm, làm tăng giá hàng hóa trong khâu
lưu thông nên tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của những hàng hóa trong
nước, từ đó có thể tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Kết quả kiểm định Granger cho thấy giá dầu thô thế giới không phải là nguyên
nhân, có tác động đến biến IIP, M2 và tỷ giá hối đoái, điều này cho thấy kinh tế Việt
Nam chưa có ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước khác nói riêng và nền kinh tế
của thế giới nói chung.

3.7. Phân tích hàm phản ứng đẩy


Nghiên cứu tiếp tục ta sẽ sử dụng phản ứng đầy để phân tích phản ứng của các
biến xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, M2 và CPI đến sự tăng giá của biến giá
dầu thô.

Hình 3.7 Phản ứng của các biến đối với sự tăng giá dầu

27
Từ kết quả trên, theo sau cú số giá dầu tăng, thì CPI tăng mạnh với mức cao
nhất vào tháng 2 nhưng vào tháng 3 lại tuột dốc xuống mức thấp nhất còn những
tháng còn lại thì tăng, giảm khá đều nhau. Xuất khẩu, nhập khẩu và biến IIP tăng giảm
theo một chu kì như tăng vào tháng 2, sau đó lại giảm ở tháng 3 và tiếp tục tăng vào
tháng 5. Vì vậy, ta thấy rằng biến lạm phát có sự biến động khá rõ rệt với những cú
sốc tăng giá dầu.

Bên cạnh đó, đối với phản ứng của chính sách tiền tệ, theo sau cú sốc giá dầu
cung tiền giảm mạnh đến tháng 3, điều này cho thấy rằng CSTT có phản ứng với cú
sốc này theo hướng thắt chặt tiền tệ, giảm cung tiền để kiểm soát được lạm phát. Sau
khi thắt chặt đến tháng 3 thì có xu hướng tăng sản lượng để cân bằng lại thị trường
được biểu thị qua biến IIP

3.8. Kết quả phân tích phân rã phương sai


Trong phần này tác giả thực hiện phân tích phân rã phương sai trên 6 cặp biến
tương tụ như các mô hình kiểm định phía trên, kết quả được thể hiện trong bảng 3.7
dưới đây:

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của biến giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô

28
(bảng chi tiết thể hiện ở phụ lục)

CPI ER IIP IM M2 EM
1 14.98107 6.299502 0.045955 0.084024 0.255749 0.367103

2 18.90436 6.167233 0.475066 0.831981 0.320329 1.598746

3 24.24397 6.422579 0.574392 0.954865 1.076505 2.202296

4 25.82331 6.805085 0.571377 1.032085 1.063019 2.163561

5 26.12895 6.900484 0.715249 1.144992 1.244466 2.254419

6 26.67178 7.092436 0.999399 1.172324 1.245912 2.696224

7 26.66173 7.185221 0.997641 1.174409 1.245717 2.690771

8 26.73055 7.182512 1.063746 1.196505 1.245404 2.786248

9 26.72689 7.186490 1.064632 1.199685 1.247261 2.787314

10 26.72847 7.186710 1.070677 1.200535 1.248035 2.791275

Kết quả phân tích phân rã phương sai tại bảng 3.8 cho thấy trong 6 tháng đầu
giá dầu (OIL) không giải thích nhiều cho các biến kinh tế vĩ mô, trong đó ngay khi cú
sốc giá dầu thô xảy ra thì nó giải thích rất thấp cho sự biến động của sản lượng công
nghiệp (IIP) chỉ khoảng 0.046%. Trong dài hạn thì OIL lại giải thích cao nhất 26.73%
cho sự thay đổi của chỉ số lạm phát (CPI) khi tăng từ 15% lên đến 26.67% trong 6
tháng đầu tiên, cụ thể:

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong tháng 2 này, chỉ số lạm
phát (CPI) cả nước đã tăng 1% so với tháng trước và cao hơn 1,42% so với cùng kỳ
tháng 2 năm 2021. Cụ thể, ghi nhận mức tăng cao nhất tháng này là nhóm hàng hóa
dịch vụ thuộc ngành giao thông với việc tăng 2,35% so với tháng 1. Tập trung chính
vào mặt hàng xăng dầu tăng 5,8% trong tháng khiến CPI chung tăng 0,21 điểm, do
ảnh hưởng từ các đợt tăng giá xăng dầu gần nhất.

29
Giá xăng dầu tăng cao cũng kéo giá vận tải hành khách đường bộ tăng 3,92%
so với tháng trước khi một số đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện kê khai tăng giá phụ
thu theo giá xăng dầu và ảnh hưởng của dịch bệnh đến số lượng hành khách.

Theo số liệu của cơ quan thống kê, so với cùng kỳ tháng 2.2021, CPI cả nước
đã tăng 1,42% với nguyên nhân chính vẫn là nhóm giao thông với mức tăng cao nhất
15,46%, làm CPI chung tăng 1,49 điểm %. Trong đó, giá xăng dầu tăng 47,07% do từ
tháng 2.2021 đến nay xăng A95 tăng 8.200 đồng/lít; xăng E5 tăng 8.500 đồng/lít và
giá dầu diezen tăng 6.960 đồng/lít.

Qua kết quả phân tích, chúng ta cũng thấy rằng mỗi cú sốc giá dầu giải thích rất
ít cho sự biến động của cung tiền (M2) và xuất khẩu (EM), mặc dù dầu thô đóng góp
lớn vào kim ngạch xuất khẩu nhưng theo phân tích này thì dường như giá dầu thô thế
giới không tác động trực tiếp đến xuất khẩu mà sự biến động của giá dầu sẽ ảnh
hưởng đến sản xuất của các ngành khác theo đó tác động đến sản lượng hàng hoá xuất
khẩu theo độ trễ nhất định. Trong tháng đầu tiên sau cú sốc giá dầu, thì giá dầu hầu
như không giải thích cho sự biến động của sản lượng công nghiệp (IIP) và nhập khẩu
(IM) lần lượt là 0.046% và 0.084% sau đó tăng dần lên nhưng cũng không đáng kể và
dừng lại ở mức giải thích 1.07% và 1.20%, kết quả này đồng thuận với quan điểm cho
rằng giá dầu thô thế giới không phải là nguyên nhân Granger của sản lượng công
nghiệp và nhập khẩu. Đối với biến lạm phát thì nó phụ thuộc vào chính giá trị quá khứ
của nó hơn là các biến khác, trong ngắn hạn biến động giá dầu thô giải thích chỉ
khoảng 1% cho sự thay đổi của lạm phát, trong dài hạn lạm phát chỉ phụ thuộc 2.5%
vào sự biến động của giá dầu thô. Ngoài ra, đối với biến tỉ giá hối đoái thì mức độ giải
thích của biến động giá dầu tương đối ổn định trong ngắn hạn và dài hạn dừng lại ở
mức 7.2% trong giai đoạn nghiên cứu.

3.9. Kiểm định sự phù hợp của mô hình


3.9.1. Ước lượng kiểm định các hệ số hồi quy
Ước lượng mô hình hồi quy (câu lệnh được sử dụng trong Eviews là: ls oil c
cpi em er iip im m2) có biến phụ thuộc là giá dầu (OIL) và các biến giải thích là chỉ số
lạm phát (CPI), xuất khẩu (EM), tỷ giá hối đoái (ER), chỉ số sản xuất công nghiệp

30
(IIP), nhập khẩu (IM) và cuối cùng là biến cung tiền (M2) thì kết quả chúng ta có
được như sau:

OIL= -5.19 + 19.36CPI + 1.12EM – 7.37ER – 0.51IIP – 0.01IM– 0.69M2

(Giá dầu = -5.19 + 19.36 Lạm phát + 1.12 Xuất khẩu – 7.37 Tỷ giá hối đoái – 0.51
Sản xuất công nghiệp – 0.01 Nhập khẩu – 0.69 Cung tiền)

Kết quả của mô hình cho thấy ngoài các biến khác có ý nghĩa thống kê thì biến
IM lại không có ý nghĩa thống kê (khi P-value > alpha). Bên cạnh đó, những biến có
tác động thuận chiều đến giá dầu là chỉ số lạm phát, xuất khẩu, và các biến có tác
động ngược chiều đến giá dầu là tỷ giá hối đoái, chỉ số sản xuất công nghiệp, cung
tiền.

Vấn đề đặt ra là hàm hồi quy ước lượng được có phù hợp với mô hình mà
chúng ta đang nghiên cứu hay không, mặc dù phương pháp được sử dụng là bình
phương nhỏ nhất (OLS) nhưng để đảm bảo sự phù hợp của mô hình thì chúng ta cần
phải kiểm định các tham số hồi quy.

Bảng 3.9.1 Khoảng ước lượng của các hệ số hồi quy

Biến Hệ số hồi 90% 95% 99%


quy Low High Low High Low High
Hằng số -5.199721 -21.83860 11.43916 -25.07649 14.67705 -31.48602 21.08658
CPI 19.35754 12.30724 26.40784 10.93527 27.77981 8.219391 30.49569
EM 1.123792 0.788520 1.459064 0.723277 1.524307 0.594125 1.653458
ER -7.372950 -9.730530 -5.015371 -10.18931 -4.556592 -11.09748 -3.648418
IIP -0.511045 -0.670677 -0.351414 -0.701741 -0.320350 -0.763233 -0.258857
IM -0.007733 -0.061543 0.046078 -0.072015 0.056550 -0.092743 0.077278
M2 -0.697471 -1.072288 -0.322654 -1.145227 -0.249715 -1.289612 -0.105330

Kết quả chúng ta thu được là khoảng ước lượng với độ tin cậy lần lượt là 90%,
95% và 99%, dễ thấy rằng khoảng ước lượng của β từ -21.83860 đến 11.43916 với độ
tin cậy 90% và tương tự như vậy cho độ tin cậy 95% và 99%. Với khoảng ước lượng

31
của β, ta thấy nó có chứa giá trị 0, nên chúng ta có thể kết luận rằng β=0 với độ tin cậy
95%. Tương tự đối với biến IM, ta có thể kết luận rằng β5=0 với độ tin cậy 95%, và
nghĩa là các biến trong mô hình các quan hệ nghịch biến đối với biến phụ thuộc

Tiếp theo, chúng ta xét tới hệ số β1 có khoảng ước lượng từ 10.93527 đến
27.77981 với độ tin cậy 95%; vì khoảng ước lượng của hệ số β1 không chứa giá trị 0
nên hệ số β1 khác 0. Tương tự đối với các hệ số còn lại, chúng ta có β2 khác 0, β3
khác 0, β4 khác 0, β6 khác 0 với độ tin cậy là 95%, và nghĩa là các biến trong mô hình
các quan hệ đồng biến đối với biến phụ thuộc.

3.9.2. Kiểm định WALD cho các hệ số hồi quy


Bảng 3.9.2 các giả thiết kiểm định WALD cho các hệ số hồi quy

Giả thiết 1 Giả thiết 2 Giả thiết 3 Giả thiết 4 Giả thiết 5 Giả thiết 6
(CPI) (EM) (ER) (IIP) (IM) (M2)
H0: β1 ≠ 0 H0: β2 ≠ 0 H0: β3 ≠ 0 H0: β4 ≠ 0 H0: β5 = 0 H0: β6 ≠ 0
H1: β1 = 0 H1: β2 = 0 H1: β3 = 0 H1: β4 = 0 H1: β5 ≠ 0 H1: β6 = 0
Từ kết quả phân tích được (xem tại phụ lục phần “kiểm định Wald cho giả thiết
5”), chúng ta có P-value = 0.812 > α nếu chúng ta sử dụng mức tin cậy 95%, nên chấp
nhận giả thiết H0 và bác bỏ giả thiết H1, điều này giúp chúng ta đi đến một khẳng
định là hệ số hồi quy của biến nhập khẩu không có ý nghĩa thống kê và tác động đến
giá dầu.

Ngoài ra, từ kết quả chúng ta có thể nhận thấy được rằng tác động của CPI gấp
19 lần tác động EM đến giá dầu. Vì thế, chúng ta có thể thực hiện kiểm định để xem
nhận định đó có đúng hay không (β2=19β1). Từ kết quả hồi quy (xem phụ lục “kiểm
định mức độ tác động của 2 biến CPI và EM đến biến phụ thuộc”), chúng ta có giá trị
P-value = 0.5442 > α nên giả thiết H0: β2=19β1 được chấp thuận, vì thế, chúng ta có
thể đi đến kết luận là mức độ tác động đến biến phụ thuộc của biến CPI gấp 19 lần
biến EM.

Bên cạnh việc tác động cùng chiều của cặp biến CPI và EM, thì chúng ta có
thể thấy rằng việc tác động ngược chiều của cặp biến EM và ER, và tác động của EM
gấp khoảng 7 lần so với tác động của ER. Vì thế, chúng ta có thể thực hiện kiểm định

32
để xem nhận định đó có đúng hay không. Từ kết quả hồi quy (xem phụ lục “kiểm định
mức độ tác động của 2 biến ER và EM đến biến phụ thuộc”), chúng ta có giá trị P-
value = 0.8172> α nên giả thiết H0: β3= -7 x β2 được chấp thuận, vậy chúng ta có thể
đi đến kết luận là mức độ tác động đến biến phụ thuộc của biến ER gấp 7 lần biến
EM, trong đó biến ER tác động ngược chiều còn biến EM tác động thuận chiều đến
biến phụ thuộc.

3.9.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan


Sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua 2 giả thiết, chúng ta cần
kiểm định xem mô hình của chúng ta có hiện tượng tự tương quan hay không thông
qua giả thiết 3: sai số ngẫu nhiên ở các giá trị khác nhau của biến độc lập không độc
lập mà lại tương quan với nhau.

Bảng 3.9.3 Kiểm định sự tự tương quan

F-statistic 66.17865     Prob. F(3,110) 0.0000

Obs*R-squared 77.21730     Prob. Chi-Square(3) 0.0000

Dependent Variable: RESID

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

C -4.015566 6.106494 -0.657589 0.5122

CPI 2.882724 2.604675 1.106750 0.2708

EM -0.474352 0.129179 -3.672065 0.0004

ER -0.532234 0.865511 -0.614936 0.5399

IIP 0.070582 0.059436 1.187527 0.2376

IM -0.016928 0.019910 -0.850227 0.3970

M2 0.458998 0.142428 3.222678 0.0017

RESID(-1) 0.725467 0.095280 7.614061 0.0000

33
RESID(-2) 0.041395 0.105561 0.392139 0.6957

RESID(-3) 0.118832 0.091431 1.299695 0.1964

Để kiểm định mô hình có hiện tượng tự tương quan hay không thì chúng ta
thực hiện kiểm định xem các hệ số RESID(-1), RESID(-2), RESID(-3) có đồng thời =
0 hay không?

Giả thiết:

Ho: RESID(-1) = RESID(-2) = RESID(-3) = 0

H1: có ít nhất 1 trong 3 biến trên có giá trị khác không

Từ bảng kết quả, chúng ta có hệ số P-value = 0.000 < α  bác bỏ H0

Từ đó suy ra biến RESID phụ thuộc ít nhất vào 1 trong 3 biến RESID(-1),
RESID(-2), RESID(-3) (hoặc là có ít nhất 1 trong 3 biến RESID(-1), RESID(-2),
RESID(-3) tương quan với biến RESID).

Kết luận được đưa ra là bác bỏ H0 nên mô hình gốc của chúng ta có hiện tượng
tự tương quan.

IV. KẾT LUẬN


Nghiên cứu được xây dựng trên số liệu trong 10 năm từ tháng 1 năm 2012 đến
tháng 12 năm 2021. Kết quả cho thấy giá dầu (OIL) và các biến giá trị sản lượng công
nghiệp (IIP), tỷ giá hối đoái (ER), lạm phát (CPI), cung tiền (M2), giá trị xuất nhập
khẩu hàng hóa (IM, EM) có sự tương quan mạnh mẽ. Trong đó, các biến CPI, M2,
ER, IM, EM có sự thay đổi tương đối giống với sự biến động của giá dầu. Riêng biến
IIP có sự biến động mạnh trước sự thay đổi của giá dầu, giá dầu giảm kéo theo giá trị
sản lượng công nghiệp giảm mạnh.
Xét về mối quan hệ, nghiên cứu cho thấy giá dầu tác động đến lạm phát (CPI),
giá trị xuất nhập khẩu (EM, IM) trong cả dài hạn và ngắn hạn. Tác động giữa giá dầu
và lạm phát là cùng chiều trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trong khi đó, xét về dài hạn
giá dầu có tác động ngược chiều đến xuất nhập khẩu. Nhưng trong ngắn hạn, giá dầu
tăng sẽ kéo theo giá trị xuất nhập khẩu tăng. Đối với các biến còn lại, kết quả kiểm

34
định Granger cho thấy giá dầu thô chỉ có tác động đến biến IIP, M2 và tỷ giá hối đoái
trong dài hạn mà không có tác động trong ngắn hạn.

Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy cho thấy phản ứng của các biến phụ thuộc
trước sự biến động giá dầu là tạm thời. Bên cạnh đó kết quả phân rã phương sai cũng
cho thấy giá dầu giải thích tương đối ít cho các biến phụ thuộc. Trong đó, biến tỉ giá
hối đoái thì mức độ giải thích của biến động giá dầu tương đối ổn định trong ngắn hạn
và dài hạn dừng lại ở mức 7.2% trong giai đoạn nghiên cứu.

Nhìn chung, bài nghiên cứu đã đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu ban đầu đề ra
là trả lời được câu hỏi về việc sự tăng giảm giá dầu có tác dộng đến các biến vĩ mô
trong nền kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung hay không?
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vì thời gian thực hiện có
hạn, bài nghiên cứu chỉ được phân tích trên số liệu trong vòng 10 năm từ tháng 1 năm
2012 đến tháng 12 năm 2021. Đồng thời, các biến phụ thuộc vẫn còn tương đối ít để
đánh giá toàn bộ các yếu tố trong nền kinh tế. Chuỗi thời gian của dữ liệu càng dài và
nhiều biến hơn sẽ tăng độ tin cậy và tầm vĩ mô của bài nghiên cứu.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Thị Thu Hồng và cộng sự, 2016. Nghiên cứu phản ứng kinh tế vĩ mô của
Việt Nam trước cú sốc của giá dầu. CS-2015-27. Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường
Đại học Kinh tế TP.HCM
[2] Nguyễn, Đ. T., Bùi, T., & Đào, N. T. (2009). Ảnh hưởng của tăng giá xăng
dầu: Một số phân tích định lượng ban đầu. VNU Journal of Science: Economics and
Business, 25(1).
[3] Nguyễn Thị Liên Hoa & Trần Thu Giang, 2012. Tác động của cú sốc giá mỏ
đến nền kinh tế Việt Nam và những dự báo cho giai đoạn 2012 - 2020. CS-2011-12.
Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
[4] Thơ, T. N., & Tuấn, N. H. (2013). Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt
Nam tiếp cận theo mô hình SVAR. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (10 (20)), 8-16.
Tiếng Anh
[1] Barro, R.J., 1984. Macroeconomics. John Wiley and Sons.
[2] Backus, D. K., & Crucini, M. J. (2000). Oil prices and the terms of trade.
Journal of international Economics, 50(1), 185-213.
[3] Bernanke, B. S., Gertler, M., Watson, M., Sims, C. A., & Friedman, B. M.
(1997). Systematic monetary policy and the effects of oil price shocks. Brookings
papers on economic activity, 1997(1), 91-157.
[4] Bjørnland, H. C. (2000). The dynamic effects of aggregate demand, supply
and oil price shocks—a comparative study. The Manchester School, 68(5), 578-607.
[5] Blanchard, O. J., & Gali, J. (2007). The Macroeconomic Effects of Oil
Shocks: Why are the 2000s so different from the 1970s?.
[6] Bohi. D R , 1989. Energy Price Shocks and Macroeconomic Performance.
Washington, P.C.: Resources for the Huture.
[7] Bohi, D. R. (1991). On the macroeconomic effects of energy price shocks.
Resources and Energy, 13(2), 145-162.
[8] Brown, S.P.A., Yücel, M.K., 1999. Oil prices and U.S. aggregate economic
activity. Federal Reserve Bank of Dallas Economic Review 16–53

36
[9] Brown, S. P., & Yücel, M. K. 2002. Energy prices and aggregate economic
activity: an interpretative survey. The Quarterly Review of Economics and Finance,
42(2), 193-208.
[10] Bruno, M., & Sachs, J. (1982). Input price shocks and the slowdown in
economic growth: the case of UK manufacturing. The Review of Economic Studies,
49(5), 679-705.
[11] Burbidge, J., & Harrison, A. (1984). Testing for the effects of oil-price rises
using vector autoregressions. International economic review, 459-484.
[12] Carruth, A. A., Hooker, M. A., & Oswald, A. J. (1998). Unemployment
equilibria and input prices: Theory and evidence from the United States. Review of
economics and Statistics, 80(4), 621-628.
[13] Cobo-Reyes, R., & Pérez Quirós, G. (2005). The effect of oil price on
industrial production and on stock returns.
[13] Cologni, A., & Manera, M. (2008). Oil prices, inflation and interest rates in a
structural cointegrated VAR model for the G-7 countries. Energy economics, 30(3),
856-888.
[14] Cuñado, J., & de Gracia, F. P. (2003). Do oil price shocks matter? Evidence
for some European countries. Energy economics, 25(2), 137-154.
[15] Cunado, J., & De Gracia, F. P. (2005). Oil prices, economic activity and
inflation: evidence for some Asian countries. The Quarterly Review of Economics and
Finance, 45(1), 65-83.
[16] Darby, M. R. (1982). The price of oil and world inflation and recession. The
American Economic Review, 72(4), 738-751.
[17] Davis, S. J., & Haltiwanger, J. (2001). Sectoral job creation and destruction
responses to oil price changes. Journal of monetary economics, 48(3), 465-512.
[18] Dohner, R. S. (1981). Energy prices, economic activity and inflation: survey
of issues and results. Energy prices, inflation and economic activity. Ballinger,
Cambridge, MA.
[19] Ferderer, J., 1996. Oil price volatility and the mucrocconomx. Journal of

37
Macroeconomics, 18. 1-26.
[20] Finn, G. Mary, 2000. Perfect competition and the effects of energy price
increases on economics activity. Journal of Money, Credit and Banking. 32 (3). 400-
416.
[21] Fried, E. R., & Schultze, C. L. (1975). Overview, Hingher Oil Prices and the
World Economy. Washington, DC: The Brookings Institution.
[22] Gisser, M., & Goodwin, T. H. (1986). Crude oil and the macroeconomy: Tests
of some popular notions: Note. Journal of Money, Credit and Banking, 18(1), 95-103.
[23] Hamilton, J. D. (1983). Oil and the macroeconomy since World War II.
Journal of political economy, 91(2), 228-248.
[24] Hamilton, J. D. (1996). This is what happened to the oil price-macroeconomy
relationship. Journal of monetary economics, 38(2), 215-220.
[25] Herrera, A. M., & Hamilton, J. D. (2001). Oil shocks and aggregate
macroeconomic behavior: the role of monetary policy.
[26] Hooker, M. A. (1996). What happened to the oil price-macroeconomy
relationship?. Journal of monetary Economics, 38(2), 195-213.
[27] Jiménez-Rodríguez*, R., & Sánchez, M. (2005). Oil price shocks and real
GDP growth: empirical evidence for some OECD countries. Applied economics,
37(2), 201-228.
[28] Jiménez-Rodríguez, R. (2008). The impact of oil price shocks: Evidence from
the industries of six OECD countries. Energy Economics, 30(6), 3095-3108.
[29] Joskow, P. L., Bohi, D. R., & Gollop, F. M. (1989). Regulatory failure,
regulatory reform, and structural change in the electrical power industry. Brookings
papers on economic activity. Microeconomics, 1989, 125-208.
[30] Keane, M. P., & Prasad, E. S. (1996). The employment and wage effects of oil
price changes: a sectoral analysis. The Review of Economics and Statistics, 389-400.
[31] Kilian, L., Park, C., 2007. The impact of oil price shocks on the U.S. stock
market. CPER Discussion Paper 6166.

38
[32] Kim, I. M., & Loungani, P. (1992). The role of energy in real business cycle
models. journal of Monetary Economics, 29(2), 173-189.
[33] Korhonen, I., & Ledyaeva, S. (2010). Trade linkages and macroeconomic
effects of the price of oil. Energy Economics, 32(4), 848-856.
[34] Lardic, S., & Mignon, V. (2006). The impact of oil prices on GDP in
European countries: An empirical investigation based on asymmetric cointegration.
Energy policy, 34(18), 3910-3915.
[35] Lee, K., & Ni, S. (2002). On the dynamic effects of oil price shocks: a study
using industry level data. Journal of Monetary economics, 49(4), 823-852.
California: W.R.Hamnrecht.
[36] Lippi, F., & Nobili, A. (2012). Oil and the macroeconomy: a quantitative
structural analysis. Journal of the European Economic Association, 10(5), 1059-1083.
[37] Mehrara, M., & Sarem, M. (2009). Effects of oil price shocks on industrial
production: evidence from some oil‐exporting countries. OPEC Energy review, 33(3‐
4), 170-183.
[38] Mork, K. A. (1989). Oil and the macroeconomy when prices go up and down:
an extension of Hamilton's results. Journal of political Economy, 97(3), 740-744.
[39] Mork, K. A. (1994). Business cycles and the oil market. The Energy Journal,
15(Special Issue).
[40] Mory, J. F. (1993). Oil prices and economic activity: is the relationship
symmetric?. The Energy Journal, 14(4).
[41] Narayan, P. K., & Narayan, S. (2010). Modelling the impact of oil prices on
Vietnam’s stock prices. Applied energy, 87(1), 356-361.
[42] Pierce, J. L., Enzler, J. J., Fand, D. I., & Gordon, R. J. (1974). The effects of
external inflationary shocks. Brookings Papers on Economic Activity, 1974(1), 13-61.
[43] Rasche, R. H., & Tatom, J. A. (1977). Energy resources and potential GNP.
Review
[44] Raymond, J. E., & Rich, R. W. (1997). Oil and the macroeconomy: A Markov
state-switching approach. Journal of Money, Credit, and banking, 193-213.

39
[45] Rogoff, K. (2006). Oil and the global economy. Manuscript, Harvard
University
[46] Rotemberg, J. J., & Woodford, M. (1996). Imperfect competition and the
effects of energy price increases on economic activity.
[47] Tang, W., Wu, L., & Zhang, Z. (2010). Oil price shocks and their short-and
long-term effects on the Chinese economy. Energy Economics, 32, S3-S14.
[48] Weimer, DL (1987). Các cú sốc về giá dầu, phản ứng của thị trường và lập kế
hoạch dự phòng. Sách .

40
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê mô tả dữ liệu

Statistics

OIL CPI IIP IM EM ER M2


N Valid 120 120 120 120 120 120 120
Missing 0 0 0 0 0 0 0
Mean 1,82590 2,00122 2,13802 5,52699 5,54972 4,34690 6,83169
Median 1,81000 2,00100 2,11250 5,52650 5,53000 4,35550 6,85650
Std. Deviation ,164849 ,002135 ,100538 ,305708 ,165809 ,018029 ,189685
Minimum 1,264 1,993 1,949 2,718 5,173 4,318 6,426
Maximum 2,098 2,009 2,427 5,863 5,896 4,373 7,127

Phụ lục 2: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu gốc

Null Hypothesis: OIL has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 2 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.976058  0.6079


Test critical values: 1% level -4.038365
5% level -3.448681
10% level -3.149521

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(OIL)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:08
Sample (adjusted): 2012M04 2021M12
Included observations: 117 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

OIL(-1) -0.069269 0.035054 -1.976058 0.0506


D(OIL(-1)) 0.389957 0.089636 4.350443 0.0000
D(OIL(-2)) -0.246995 0.092729 -2.663625 0.0089

41
C 0.128366 0.070493 1.820991 0.0713
@TREND("2012M01") -6.29E-05 0.000165 -0.380407 0.7044

R-squared 0.197044     Mean dependent var -0.001949


Adjusted R-squared 0.168367     S.D. dependent var 0.053018
S.E. of regression 0.048349     Akaike info criterion -3.178938
Sum squared resid 0.261817     Schwarz criterion -3.060897
Log likelihood 190.9679     Hannan-Quinn criter. -3.131015
F-statistic 6.871136     Durbin-Watson stat 2.024921
Prob(F-statistic) 0.000055

Null Hypothesis: CPI has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -8.511910  0.0000


Test critical values: 1% level -4.037668
5% level -3.448348
10% level -3.149326

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(CPI)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:07
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

CPI(-1) -0.788569 0.092643 -8.511910 0.0000


D(CPI(-1)) 0.346988 0.086361 4.017860 0.0001
C 1.578353 0.185445 8.511184 0.0000
@TREND("2012M01") -5.14E-06 4.90E-06 -1.048621 0.2966

R-squared 0.389941     Mean dependent var -5.93E-05


Adjusted R-squared 0.373887     S.D. dependent var 0.002266
S.E. of regression 0.001793     Akaike info criterion -9.776817
Sum squared resid 0.000366     Schwarz criterion -9.682896
Log likelihood 580.8322     Hannan-Quinn criter. -9.738682

42
F-statistic 24.28904     Durbin-Watson stat 1.920327
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: IIP has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.262009  0.0778


Test critical values: 1% level -4.036983
5% level -3.448021
10% level -3.149135

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(IIP)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:08
Sample (adjusted): 2012M02 2021M12
Included observations: 119 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

IIP(-1) -0.162212 0.049728 -3.262009 0.0015


C 0.345826 0.105287 3.284610 0.0014
@TREND("2012M01") 4.53E-05 0.000145 0.311716 0.7558

R-squared 0.084446     Mean dependent var 0.001824


Adjusted R-squared 0.068660     S.D. dependent var 0.055596
S.E. of regression 0.053653     Akaike info criterion -2.987663
Sum squared resid 0.333926     Schwarz criterion -2.917601
Log likelihood 180.7659     Hannan-Quinn criter. -2.959213
F-statistic 5.349590     Durbin-Watson stat 1.983750
Prob(F-statistic) 0.005994

Null Hypothesis: IM has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

43
t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -11.07982  0.0000


Test critical values: 1% level -4.036983
5% level -3.448021
10% level -3.149135

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(IM)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:09
Sample (adjusted): 2012M02 2021M12
Included observations: 119 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

IM(-1) -1.027934 0.092775 -11.07982 0.0000


C 5.449680 0.493926 11.03339 0.0000
@TREND("2012M01") 0.003911 0.000821 4.761772 0.0000

R-squared 0.514162     Mean dependent var 0.005882


Adjusted R-squared 0.505785     S.D. dependent var 0.395073
S.E. of regression 0.277738     Akaike info criterion 0.300610
Sum squared resid 8.948051     Schwarz criterion 0.370671
Log likelihood -14.88627     Hannan-Quinn criter. 0.329059
F-statistic 61.38130     Durbin-Watson stat 2.001458
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: EM has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 11 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.024291  0.5813


Test critical values: 1% level -4.045236
5% level -3.451959
10% level -3.151440

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

44
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(EM)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:09
Sample (adjusted): 2013M01 2021M12
Included observations: 108 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

EM(-1) -0.620545 0.306549 -2.024291 0.0458


D(EM(-1)) -0.333133 0.288511 -1.154662 0.2512
D(EM(-2)) -0.200303 0.268647 -0.745599 0.4578
D(EM(-3)) -0.199875 0.248151 -0.805456 0.4226
D(EM(-4)) -0.239539 0.227009 -1.055196 0.2940
D(EM(-5)) -0.246046 0.206119 -1.193709 0.2356
D(EM(-6)) -0.325333 0.185273 -1.755961 0.0824
D(EM(-7)) -0.365142 0.168423 -2.168006 0.0327
D(EM(-8)) -0.432154 0.151435 -2.853721 0.0053
D(EM(-9)) -0.441946 0.135853 -3.253113 0.0016
D(EM(-10)) -0.552838 0.117797 -4.693144 0.0000
D(EM(-11)) -0.570590 0.087638 -6.510746 0.0000
C 3.303005 1.610626 2.050758 0.0431
@TREND("2012M01") 0.002730 0.001385 1.971380 0.0516

R-squared 0.647881     Mean dependent var 0.005204


Adjusted R-squared 0.599184     S.D. dependent var 0.060537
S.E. of regression 0.038326     Akaike info criterion -3.564970
Sum squared resid 0.138073     Schwarz criterion -3.217286
Log likelihood 206.5084     Hannan-Quinn criter. -3.423997
F-statistic 13.30425     Durbin-Watson stat 1.850108
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: ER has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 3 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -0.974075  0.9427


Test critical values: 1% level -4.039075
5% level -3.449020
10% level -3.149720

45
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(ER)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:10
Sample (adjusted): 2012M05 2021M12
Included observations: 116 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

ER(-1) -0.031849 0.032697 -0.974075 0.3322


D(ER(-1)) 0.007735 0.097453 0.079372 0.9369
D(ER(-2)) -0.168220 0.093383 -1.801407 0.0744
D(ER(-3)) 0.305632 0.093507 3.268546 0.0014
C 0.138272 0.141104 0.979928 0.3293
@TREND("2012M01") 7.95E-06 1.77E-05 0.449122 0.6542

R-squared 0.147168     Mean dependent var 0.000336


Adjusted R-squared 0.108402     S.D. dependent var 0.002329
S.E. of regression 0.002199     Akaike info criterion -9.350997
Sum squared resid 0.000532     Schwarz criterion -9.208570
Log likelihood 548.3578     Hannan-Quinn criter. -9.293180
F-statistic 3.796391     Durbin-Watson stat 1.925683
Prob(F-statistic) 0.003283

Null Hypothesis: OIL has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Bandwidth: 13 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -1.985862  0.6027


Test critical values: 1% level -4.036983
5% level -3.448021
10% level -3.149135

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  0.002660


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  0.002964

46
Phillips-Perron Test Equation
Dependent Variable: D(OIL)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:11
Sample (adjusted): 2012M02 2021M12
Included observations: 119 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

OIL(-1) -0.065424 0.035164 -1.860525 0.0653


C 0.121855 0.070555 1.727084 0.0868
@TREND("2012M01") -6.47E-05 0.000169 -0.383595 0.7020

R-squared 0.034198     Mean dependent var -0.001462


Adjusted R-squared 0.017546     S.D. dependent var 0.052705
S.E. of regression 0.052241     Akaike info criterion -3.041018
Sum squared resid 0.316576     Schwarz criterion -2.970956
Log likelihood 183.9406     Hannan-Quinn criter. -3.012568
F-statistic 2.053692     Durbin-Watson stat 1.377428
Prob(F-statistic) 0.132899

Null Hypothesis: CPI has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Bandwidth: 16 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -6.180964  0.0000


Test critical values: 1% level -4.036983
5% level -3.448021
10% level -3.149135

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  3.61E-06


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  1.40E-06

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(CPI)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:15

47
Sample (adjusted): 2012M02 2021M12
Included observations: 119 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

CPI(-1) -0.575575 0.083847 -6.864573 0.0000


C 1.152097 0.167841 6.864220 0.0000
@TREND("2012M01") -4.63E-06 5.19E-06 -0.892097 0.3742

R-squared 0.288887     Mean dependent var -4.20E-05


Adjusted R-squared 0.276626     S.D. dependent var 0.002264
S.E. of regression 0.001925     Akaike info criterion -9.642380
Sum squared resid 0.000430     Schwarz criterion -9.572318
Log likelihood 576.7216     Hannan-Quinn criter. -9.613930
F-statistic 23.56229     Durbin-Watson stat 1.700362
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: IIP has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Bandwidth: 1 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -3.245637  0.0807


Test critical values: 1% level -4.036983
5% level -3.448021
10% level -3.149135

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  0.002806


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  0.002771

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(IIP)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:12
Sample (adjusted): 2012M02 2021M12
Included observations: 119 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

48
IIP(-1) -0.162212 0.049728 -3.262009 0.0015
C 0.345826 0.105287 3.284610 0.0014
@TREND("2012M01") 4.53E-05 0.000145 0.311716 0.7558

R-squared 0.084446     Mean dependent var 0.001824


Adjusted R-squared 0.068660     S.D. dependent var 0.055596
S.E. of regression 0.053653     Akaike info criterion -2.987663
Sum squared resid 0.333926     Schwarz criterion -2.917601
Log likelihood 180.7659     Hannan-Quinn criter. -2.959213
F-statistic 5.349590     Durbin-Watson stat 1.983750
Prob(F-statistic) 0.005994

Null Hypothesis: IM has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Bandwidth: 4 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -11.09257  0.0000


Test critical values: 1% level -4.036983
5% level -3.448021
10% level -3.149135

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  0.075194


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  0.070191

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(IM)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:13
Sample (adjusted): 2012M02 2021M12
Included observations: 119 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

IM(-1) -1.027934 0.092775 -11.07982 0.0000


C 5.449680 0.493926 11.03339 0.0000
@TREND("2012M01") 0.003911 0.000821 4.761772 0.0000

R-squared 0.514162     Mean dependent var 0.005882

49
Adjusted R-squared 0.505785     S.D. dependent var 0.395073
S.E. of regression 0.277738     Akaike info criterion 0.300610
Sum squared resid 8.948051     Schwarz criterion 0.370671
Log likelihood -14.88627     Hannan-Quinn criter. 0.329059
F-statistic 61.38130     Durbin-Watson stat 2.001458
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: EM has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Bandwidth: 0 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -9.374414  0.0000


Test critical values: 1% level -4.036983
5% level -3.448021
10% level -3.149135

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  0.001927


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  0.001927

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(EM)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:13
Sample (adjusted): 2012M02 2021M12
Included observations: 119 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

EM(-1) -0.850283 0.090703 -9.374414 0.0000


C 4.490957 0.478404 9.387367 0.0000
@TREND("2012M01") 0.003858 0.000430 8.979574 0.0000

R-squared 0.431070     Mean dependent var 0.006076


Adjusted R-squared 0.421261     S.D. dependent var 0.058445
S.E. of regression 0.044462     Akaike info criterion -3.363494
Sum squared resid 0.229313     Schwarz criterion -3.293432
Log likelihood 203.1279     Hannan-Quinn criter. -3.335044
F-statistic 43.94583     Durbin-Watson stat 2.050314

50
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: ER has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Bandwidth: 3 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -0.861432  0.9560


Test critical values: 1% level -4.036983
5% level -3.448021
10% level -3.149135

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  5.27E-06


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  4.89E-06

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(ER)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:13
Sample (adjusted): 2012M02 2021M12
Included observations: 119 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

ER(-1) -0.029655 0.030859 -0.960991 0.3386


C 0.128702 0.133244 0.965912 0.3361
@TREND("2012M01") 8.45E-06 1.62E-05 0.522759 0.6021

R-squared 0.015501     Mean dependent var 0.000303


Adjusted R-squared -0.001473     S.D. dependent var 0.002324
S.E. of regression 0.002325     Akaike info criterion -9.265018
Sum squared resid 0.000627     Schwarz criterion -9.194956
Log likelihood 554.2686     Hannan-Quinn criter. -9.236568
F-statistic 0.913224     Durbin-Watson stat 2.044136
Prob(F-statistic) 0.404093

51
Null Hypothesis: M2 has a unit root
Exogenous: Constant, Linear Trend
Bandwidth: 4 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -4.584024  0.0017


Test critical values: 1% level -4.036983
5% level -3.448021
10% level -3.149135

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  3.20E-05


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  2.66E-05

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(M2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:14
Sample (adjusted): 2012M02 2021M12
Included observations: 119 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

M2(-1) -0.127539 0.028579 -4.462747 0.0000


C 0.837991 0.185847 4.509049 0.0000
@TREND("2012M01") 0.000648 0.000156 4.147501 0.0001

R-squared 0.199518     Mean dependent var 0.005866


Adjusted R-squared 0.185717     S.D. dependent var 0.006353
S.E. of regression 0.005732     Akaike info criterion -7.460487
Sum squared resid 0.003812     Schwarz criterion -7.390425
Log likelihood 446.8990     Hannan-Quinn criter. -7.432037
F-statistic 14.45635     Durbin-Watson stat 1.978425
Prob(F-statistic) 0.000002

Phụ lục 3: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi sai phân I(1)

Null Hypothesis: D(OIL) has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

52
t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -8.642660  0.0000


Test critical values: 1% level -3.487046
5% level -2.886290
10% level -2.580046

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(OIL,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:21
Sample (adjusted): 2012M04 2021M12
Included observations: 117 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(OIL(-1)) -0.924115 0.106925 -8.642660 0.0000


D(OIL(-1),2) 0.295683 0.089477 3.304582 0.0013
C -0.001724 0.004528 -0.380649 0.7042

R-squared 0.412351     Mean dependent var -0.000513


Adjusted R-squared 0.402041     S.D. dependent var 0.063307
S.E. of regression 0.048954     Akaike info criterion -3.170578
Sum squared resid 0.273197     Schwarz criterion -3.099753
Log likelihood 188.4788     Hannan-Quinn criter. -3.141824
F-statistic 39.99661     Durbin-Watson stat 2.046917
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(CPI) has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 6 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -7.414800  0.0000


Test critical values: 1% level -3.489659
5% level -2.887425
10% level -2.580651

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

53
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(CPI,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:21
Sample (adjusted): 2012M09 2021M12
Included observations: 112 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(CPI(-1)) -3.374145 0.455056 -7.414800 0.0000


D(CPI(-1),2) 2.101545 0.401462 5.234725 0.0000
D(CPI(-2),2) 1.563329 0.354104 4.414885 0.0000
D(CPI(-3),2) 1.101910 0.288099 3.824765 0.0002
D(CPI(-4),2) 0.728158 0.215298 3.382097 0.0010
D(CPI(-5),2) 0.535712 0.144947 3.695905 0.0004
D(CPI(-6),2) 0.170059 0.094473 1.800076 0.0747
C -6.14E-05 0.000178 -0.345338 0.7305

R-squared 0.681406     Mean dependent var -5.36E-05


Adjusted R-squared 0.659962     S.D. dependent var 0.003227
S.E. of regression 0.001882     Akaike info criterion -9.644671
Sum squared resid 0.000368     Schwarz criterion -9.450492
Log likelihood 548.1016     Hannan-Quinn criter. -9.565886
F-statistic 31.77636     Durbin-Watson stat 1.991046
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(IIP) has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -12.17248  0.0000


Test critical values: 1% level -3.486551
5% level -2.886074
10% level -2.579931

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(IIP,2)
Method: Least Squares

54
Date: 04/15/22 Time: 23:21
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(IIP(-1)) -1.099089 0.090293 -12.17248 0.0000


C 0.000852 0.005012 0.170010 0.8653

R-squared 0.560888     Mean dependent var -0.000797


Adjusted R-squared 0.557102     S.D. dependent var 0.081773
S.E. of regression 0.054420     Akaike info criterion -2.967361
Sum squared resid 0.343540     Schwarz criterion -2.920400
Log likelihood 177.0743     Hannan-Quinn criter. -2.948294
F-statistic 148.1693     Durbin-Watson stat 1.987942
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(IM) has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 3 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -9.360801  0.0000


Test critical values: 1% level -3.488063
5% level -2.886732
10% level -2.580281

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(IM,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:22
Sample (adjusted): 2012M06 2021M12
Included observations: 115 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(IM(-1)) -3.073975 0.328388 -9.360801 0.0000


D(IM(-1),2) 1.264576 0.271004 4.666257 0.0000
D(IM(-2),2) 0.649025 0.185820 3.492759 0.0007
D(IM(-3),2) 0.230332 0.092754 2.483259 0.0145
C 0.014612 0.029359 0.497679 0.6197

55
R-squared 0.803387     Mean dependent var -5.22E-05
Adjusted R-squared 0.796237     S.D. dependent var 0.696494
S.E. of regression 0.314398     Akaike info criterion 0.566190
Sum squared resid 10.87306     Schwarz criterion 0.685535
Log likelihood -27.55593     Hannan-Quinn criter. 0.614632
F-statistic 112.3686     Durbin-Watson stat 2.080756
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(EM) has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 12 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.787145  0.0041


Test critical values: 1% level -3.493129
5% level -2.888932
10% level -2.581453

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(EM,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:22
Sample (adjusted): 2013M03 2021M12
Included observations: 106 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(EM(-1)) -4.698648 1.240683 -3.787145 0.0003


D(EM(-1),2) 2.931761 1.186729 2.470456 0.0153
D(EM(-2),2) 2.511194 1.089858 2.304147 0.0235
D(EM(-3),2) 2.141128 0.988986 2.164973 0.0330
D(EM(-4),2) 1.788893 0.888348 2.013731 0.0470
D(EM(-5),2) 1.457039 0.787680 1.849785 0.0676
D(EM(-6),2) 1.103628 0.688897 1.602021 0.1126
D(EM(-7),2) 0.744732 0.590607 1.260960 0.2105
D(EM(-8),2) 0.371042 0.493179 0.752348 0.4538
D(EM(-9),2) 0.037686 0.392673 0.095973 0.9238
D(EM(-10),2) -0.372230 0.291226 -1.278151 0.2044

56
D(EM(-11),2) -0.678997 0.187758 -3.616342 0.0005
D(EM(-12),2) -0.267434 0.088772 -3.012600 0.0033
C 0.022345 0.006442 3.468411 0.0008

R-squared 0.912807     Mean dependent var 0.002528


Adjusted R-squared 0.900486     S.D. dependent var 0.103536
S.E. of regression 0.032661     Akaike info criterion -3.882754
Sum squared resid 0.098142     Schwarz criterion -3.530979
Log likelihood 219.7860     Hannan-Quinn criter. -3.740177
F-statistic 74.08708     Durbin-Watson stat 1.864433
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(ER) has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 2 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -5.207290  0.0000


Test critical values: 1% level -3.487550
5% level -2.886509
10% level -2.580163

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(ER,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:23
Sample (adjusted): 2012M05 2021M12
Included observations: 116 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(ER(-1)) -0.888885 0.170700 -5.207290 0.0000


D(ER(-1),2) -0.116911 0.129593 -0.902142 0.3689
D(ER(-2),2) -0.296346 0.089549 -3.309326 0.0013
C 0.000307 0.000212 1.450952 0.1496

R-squared 0.584966     Mean dependent var 8.62E-06


Adjusted R-squared 0.573849     S.D. dependent var 0.003379
S.E. of regression 0.002206     Akaike info criterion -9.361589
Sum squared resid 0.000545     Schwarz criterion -9.266638

57
Log likelihood 546.9722     Hannan-Quinn criter. -9.323044
F-statistic 52.61908     Durbin-Watson stat 1.918469
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(M2) has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=12)

t-Statistic   Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -9.883463  0.0000


Test critical values: 1% level -3.486551
5% level -2.886074
10% level -2.579931

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(M2,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:24
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(M2(-1)) -0.909885 0.092061 -9.883463 0.0000


C 0.005417 0.000791 6.847730 0.0000

R-squared 0.457139     Mean dependent var 0.000127


Adjusted R-squared 0.452460     S.D. dependent var 0.008551
S.E. of regression 0.006327     Akaike info criterion -7.271040
Sum squared resid 0.004644     Schwarz criterion -7.224080
Log likelihood 430.9914     Hannan-Quinn criter. -7.251973
F-statistic 97.68284     Durbin-Watson stat 1.352226
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(OIL) has a unit root


Exogenous: Constant
Bandwidth: 43 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

58
Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -8.212787  0.0000


Test critical values: 1% level -3.486551
5% level -2.886074
10% level -2.579931

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  0.002538


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  0.000632

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(OIL,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:45
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(OIL(-1)) -0.712094 0.088950 -8.005599 0.0000


C -0.001425 0.004679 -0.304518 0.7613

R-squared 0.355876     Mean dependent var -0.000610


Adjusted R-squared 0.350323     S.D. dependent var 0.063044
S.E. of regression 0.050815     Akaike info criterion -3.104431
Sum squared resid 0.299536     Schwarz criterion -3.057470
Log likelihood 185.1614     Hannan-Quinn criter. -3.085364
F-statistic 64.08961     Durbin-Watson stat 1.828231
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(CPI) has a unit root


Exogenous: Constant
Bandwidth: 117 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -33.38860  0.0001


Test critical values: 1% level -3.486551
5% level -2.886074
10% level -2.579931

59
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  5.08E-06


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  1.64E-07

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(CPI,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:46
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(CPI(-1)) -1.043563 0.092733 -11.25338 0.0000


C -6.04E-05 0.000209 -0.288747 0.7733

R-squared 0.521923     Mean dependent var -3.39E-05


Adjusted R-squared 0.517801     S.D. dependent var 0.003274
S.E. of regression 0.002273     Akaike info criterion -9.318417
Sum squared resid 0.000599     Schwarz criterion -9.271456
Log likelihood 551.7866     Hannan-Quinn criter. -9.299349
F-statistic 126.6385     Durbin-Watson stat 1.954668
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(IIP) has a unit root


Exogenous: Constant
Bandwidth: 8 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -12.83106  0.0000


Test critical values: 1% level -3.486551
5% level -2.886074
10% level -2.579931

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  0.002911


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  0.001870

60
Phillips-Perron Test Equation
Dependent Variable: D(IIP,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:46
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(IIP(-1)) -1.099089 0.090293 -12.17248 0.0000


C 0.000852 0.005012 0.170010 0.8653

R-squared 0.560888     Mean dependent var -0.000797


Adjusted R-squared 0.557102     S.D. dependent var 0.081773
S.E. of regression 0.054420     Akaike info criterion -2.967361
Sum squared resid 0.343540     Schwarz criterion -2.920400
Log likelihood 177.0743     Hannan-Quinn criter. -2.948294
F-statistic 148.1693     Durbin-Watson stat 1.987942
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(IM) has a unit root


Exogenous: Constant
Bandwidth: 59 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -82.89802  0.0001


Test critical values: 1% level -3.486551
5% level -2.886074
10% level -2.579931

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  0.116733


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  0.003397

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(IM,2)
Method: Least Squares

61
Date: 04/15/22 Time: 23:46
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(IM(-1)) -1.501735 0.080297 -18.70225 0.0000


C 0.008014 0.031726 0.252603 0.8010

R-squared 0.750952     Mean dependent var -0.000475


Adjusted R-squared 0.748805     S.D. dependent var 0.687550
S.E. of regression 0.344595     Akaike info criterion 0.723911
Sum squared resid 13.77452     Schwarz criterion 0.770872
Log likelihood -40.71077     Hannan-Quinn criter. 0.742979
F-statistic 349.7741     Durbin-Watson stat 2.336860
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(EM) has a unit root


Exogenous: Constant
Bandwidth: 16 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -33.91935  0.0001


Test critical values: 1% level -3.486551
5% level -2.886074
10% level -2.579931

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  0.002490


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  0.000508

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(EM,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:46
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

62
D(EM(-1)) -1.514508 0.079616 -19.02277 0.0000
C 0.008445 0.004654 1.814610 0.0722

R-squared 0.757254     Mean dependent var -8.00E-18


Adjusted R-squared 0.755161     S.D. dependent var 0.101706
S.E. of regression 0.050326     Akaike info criterion -3.123805
Sum squared resid 0.293788     Schwarz criterion -3.076845
Log likelihood 186.3045     Hannan-Quinn criter. -3.104738
F-statistic 361.8657     Durbin-Watson stat 2.194137
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(ER) has a unit root


Exogenous: Constant
Bandwidth: 2 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -11.44902  0.0000


Test critical values: 1% level -3.486551
5% level -2.886074
10% level -2.579931

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  5.29E-06


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  4.54E-06

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(ER,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:47
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(ER(-1)) -1.047678 0.092147 -11.36962 0.0000


C 0.000344 0.000215 1.599137 0.1125

R-squared 0.527049     Mean dependent var 4.24E-05


Adjusted R-squared 0.522971     S.D. dependent var 0.003360
S.E. of regression 0.002321     Akaike info criterion -9.277199

63
Sum squared resid 0.000625     Schwarz criterion -9.230238
Log likelihood 549.3547     Hannan-Quinn criter. -9.258131
F-statistic 129.2684     Durbin-Watson stat 2.026998
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(M2) has a unit root


Exogenous: Constant
Bandwidth: 1 (Newey-West automatic) using Bartlett kernel

Adj. t-Stat   Prob.*

Phillips-Perron test statistic -9.932917  0.0000


Test critical values: 1% level -3.486551
5% level -2.886074
10% level -2.579931

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Residual variance (no correction)  3.94E-05


HAC corrected variance (Bartlett kernel)  4.30E-05

Phillips-Perron Test Equation


Dependent Variable: D(M2,2)
Method: Least Squares
Date: 04/15/22 Time: 23:47
Sample (adjusted): 2012M03 2021M12
Included observations: 118 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

D(M2(-1)) -0.909885 0.092061 -9.883463 0.0000


C 0.005417 0.000791 6.847730 0.0000

R-squared 0.457139     Mean dependent var 0.000127


Adjusted R-squared 0.452460     S.D. dependent var 0.008551
S.E. of regression 0.006327     Akaike info criterion -7.271040
Sum squared resid 0.004644     Schwarz criterion -7.224080
Log likelihood 430.9914     Hannan-Quinn criter. -7.251973
F-statistic 97.68284     Durbin-Watson stat 1.352226
Prob(F-statistic) 0.000000

Phụ lục 4. Độ trễ tối ưu

64
VAR Lag Order Selection Criteria
Endogenous variables: D(CPI) D(EM) D(ER) D(IM) D(IPI) D(M2) D(OIL) 
Exogenous variables: C 
Date: 04/16/22 Time: 20:01
Sample: 1 120
Included observations: 111

 Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

0  1977.451 NA   8.99e-25 -35.50362 -35.43431


1  2053.545  141.2188  5.53e-25 -35.99180 -34.62483  -35.43726*
2  2122.254  118.8478   3.91e-25* -36.34691 -35.78384* -35.30715
3  2160.457  61.26319  4.88e-25 -36.15238 -32.39321 -34.62740
4  2203.357  63.38387  5.72e-25 -36.04247 -31.08720 -34.03227
5  2257.469  73.12451  5.67e-25 -36.13458 -29.98322 -33.63915
6  2310.935  65.50724  5.95e-25 -36.21504 -28.86758 -33.23439
7  2383.712   79.98965*  4.68e-25 -36.64346 -28.09990 -33.17759
8  2436.772  51.62557  5.69e-25  -36.71661* -26.97695 -32.76552

* indicates lag order selected by the criterion


 LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level)
 FPE: Final prediction error
 AIC: Akaike information criterion
 SC: Schwarz information criterion
 HQ: Hannan-Quinn information criterion

Phụ lục 5. Kiểm định đồng liên kết

Date: 04/16/22 Time: 20:00


Sample (adjusted): 5 120
Included observations: 116 after adjustments
Trend assumption: Linear deterministic trend
Series: D(CPI) D(EM) D(ER) D(IM) D(IPI) D(M2) D(OIL) 
Lags interval (in first differences): 1 to 2

Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace)

Hypothesized Trace 0.05


No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.**

None *  0.577225  415.8927  125.6154  0.0000

65
At most 1 *  0.517188  316.0266  95.75366  0.0000
At most 2 *  0.432197  231.5637  69.81889  0.0000
At most 3 *  0.390220  165.9101  47.85613  0.0000
At most 4 *  0.355189  108.5298  29.79707  0.0000
At most 5 *  0.241375  57.62932  15.49471  0.0000
At most 6 *  0.197928  25.58459  3.841466  0.0000

 Trace test indicates 7 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level


 * denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level
 **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values

Unrestricted Cointegration Rank Test (Maximum Eigenvalue)

Hypothesized Max-Eigen 0.05


No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.**

None *  0.577225  99.86606  46.23142  0.0000


At most 1 *  0.517188  84.46288  40.07757  0.0000
At most 2 *  0.432197  65.65368  33.87687  0.0000
At most 3 *  0.390220  57.38023  27.58434  0.0000
At most 4 *  0.355189  50.90051  21.13162  0.0000
At most 5 *  0.241375  32.04473  14.26460  0.0000
At most 6 *  0.197928  25.58459  3.841466  0.0000

 Max-eigenvalue test indicates 7 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level


 * denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level
 **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values

Phụ lục 6. Ước lượng phương mình VECM

Vector Error Correction Estimates


Date: 04/16/22 Time: 19:59
Sample (adjusted): 5 120
Included observations: 116 after adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

Cointegrating Eq:  CointEq1

D(CPI(-1))  1.000000

D(EM(-1)) -0.050679
 (0.01289)
[-3.93249]

66
D(ER(-1))  0.350727
 (0.15166)
[ 2.31257]

D(IM(-1)) -0.011964
 (0.00135)
[-8.83055]

D(IPI(-1))  0.006493
 (0.00808)
[ 0.80305]

D(M2(-1))  0.115063
 (0.05057)
[ 2.27525]

D(OIL(-1))  0.009795
 (0.00569)
[ 1.72276]

C -0.000450

Vector Error Correction Estimates


Date: 04/16/22 Time: 20:03
Sample (adjusted): 5 120
Included observations: 116 after adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

Cointegrating Eq:  CointEq1

D(IPI(-1))  1.000000

D(CPI(-1))  154.0208
 (32.3603)
[ 4.75955]

D(EM(-1)) -7.805618
 (1.67845)
[-4.65049]

D(ER(-1))  54.01923
 (23.3273)
[ 2.31571]

67
D(IM(-1)) -1.842704
 (0.20875)
[-8.82728]

D(M2(-1))  17.72210
 (7.88430)
[ 2.24777]

D(OIL(-1))  1.508707
 (1.02122)
[ 1.47736]

C -0.069347

Vector Error Correction Estimates


Date: 04/16/22 Time: 20:04
Sample (adjusted): 5 120
Included observations: 116 after adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

Cointegrating Eq:  CointEq1

D(EM(-1))  1.000000

D(CPI(-1)) -19.73204
 (4.00488)
[-4.92701]

D(ER(-1)) -6.920557
 (2.93698)
[-2.35635]

D(IM(-1))  0.236074
 (0.02675)
[ 8.82440]

D(IPI(-1)) -0.128113
 (0.13032)
[-0.98309]

D(M2(-1)) -2.270429
 (1.00812)

68
[-2.25215]

D(OIL(-1)) -0.193285
 (0.12066)
[-1.60184]

C  0.008884

Vector Error Correction Estimates


Date: 04/16/22 Time: 20:05
Sample (adjusted): 5 120
Included observations: 116 after adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

Cointegrating Eq:  CointEq1

D(IM(-1))  1.000000

D(CPI(-1)) -83.58412
 (17.5724)
[-4.75656]

D(EM(-1))  4.235959
 (1.11655)
[ 3.79380]

D(ER(-1)) -29.31519
 (12.6632)
[-2.31500]

D(IPI(-1)) -0.542681
 (0.67645)
[-0.80225]

D(M2(-1)) -9.617442
 (4.24838)
[-2.26379]

D(OIL(-1)) -0.818746
 (0.55812)
[-1.46698]

C  0.037634

69
VEC Granger Causality/Block Exogeneity Wald Tests
Date: 04/16/22 Time: 20:07
Sample: 1 120
Included observations: 116

Dependent variable: D(CPI,2)

Excluded Chi-sq df Prob.

D(EM,2)  2.688183 2  0.2608


D(ER,2)  0.545262 2  0.7614
D(IM,2)  14.72181 2  0.0006
D(IPI,2)  2.521520 2  0.2834
D(M2,2)  3.503357 2  0.1735
D(OIL,2)  15.26040 2  0.0005

All  43.65739 12  0.0000

Dependent variable: D(EM,2)

Excluded Chi-sq df Prob.

D(CPI,2)  13.23758 2  0.0013


D(ER,2)  1.920898 2  0.3827
D(IM,2)  9.356857 2  0.0093
D(IPI,2)  26.10666 2  0.0000
D(M2,2)  21.60564 2  0.0000
D(OIL,2)  3.744831 2  0.01538

All  86.68838 12  0.0000

Dependent variable: D(ER,2)

Excluded Chi-sq df Prob.

D(CPI,2)  4.621027 2  0.0992


D(EM,2)  8.480702 2  0.0144
D(IM,2)  1.077114 2  0.5836
D(IPI,2)  2.764668 2  0.2510
D(M2,2)  5.918769 2  0.0519
D(OIL,2)  0.573425 2  0.7507

All  19.41232 12  0.0791

70
Dependent variable: D(IM,2)

Excluded Chi-sq df Prob.

D(CPI,2)  23.92935 2  0.0000


D(EM,2)  23.01470 2  0.0000
D(ER,2)  5.226162 2  0.0733
D(IPI,2)  1.691080 2  0.4293
D(M2,2)  1.144936 2  0.5641
D(OIL,2)  7.404101 2  0.0247

All  46.02462 12  0.0000

Dependent variable: D(IPI,2)

Excluded Chi-sq df Prob.

D(CPI,2)  10.82519 2  0.0045


D(EM,2)  5.400352 2  0.0672
D(ER,2)  1.430446 2  0.4891
D(IM,2)  6.229623 2  0.0444
D(M2,2)  15.00626 2  0.0006
D(OIL,2)  1.696392 2  0.4282

All  52.07583 12  0.0000

Dependent variable: D(M2,2)

Excluded Chi-sq df Prob.

D(CPI,2)  0.531876 2  0.7665


D(EM,2)  4.496250 2  0.1056
D(ER,2)  3.193000 2  0.2026
D(IM,2)  3.783478 2  0.1508
D(IPI,2)  1.350850 2  0.5089
D(OIL,2)  1.891742 2  0.3883

All  13.65854 12  0.3230

Dependent variable: D(OIL,2)

Excluded Chi-sq df Prob.

D(CPI,2)  6.705839 2  0.0350


D(EM,2)  1.129351 2  0.05685

71
D(ER,2)  1.125209 2  0.5697
D(IM,2)  0.471657 2  0.07899
D(IPI,2)  0.013407 2  0.9933
D(M2,2)  0.347245 2  0.8406

All  11.64523 12  0.4746

7. phân rã phương sai

[Kiểm định phương sai sai số thay đổi]

 Variance
Decompositi
on of
D(OIL):
 Period S.E. D(OIL) D(CPI) D(ER) D(IIP) D(IM) D(M2) D(EM)

 1  0.048511  100.0000  0.000000  0.000000  0.000000  0.000000  0.000000  0.000000


 2  0.053989  93.18283  0.338723  1.385243  0.170284  1.208875  0.219209  3.494836
 3  0.055306  90.64518  1.993774  1.323769  0.480972  1.200733  0.217566  4.138002
 4  0.056061  89.74790  1.978362  1.766144  0.644495  1.367720  0.263710  4.231673
 5  0.056283  89.32154  2.359403  1.752316  0.695450  1.372140  0.299694  4.199457
 6  0.056323  89.22260  2.362977  1.756878  0.700446  1.375397  0.317042  4.264657
 7  0.056402  89.22097  2.376033  1.752045  0.700916  1.371655  0.317491  4.260888
 8  0.056417  89.17898  2.374944  1.755661  0.710884  1.383946  0.317367  4.278222
 9  0.056425  89.17547  2.374466  1.755534  0.711618  1.386407  0.317313  4.279197
 10  0.056429  89.16991  2.374397  1.756720  0.715255  1.386646  0.318186  4.278885

 Variance
Decompositi
on of
D(CPI):
 Period S.E. D(OIL) D(CPI) D(ER) D(IIP) D(IM) D(M2) D(EM)

 1  0.001886  14.98107  85.01893  0.000000  0.000000  0.000000  0.000000  0.000000


 2  0.002072  18.90436  70.85862  0.454282  0.575574  0.103847  0.019798  9.083513
 3  0.002283  24.24397  63.90409  0.419406  1.872683  0.166786  0.046932  9.346125
 4  0.002339  25.82331  60.92266  0.673144  2.766101  0.449538  0.190052  9.175196
 5  0.002356  26.12895  60.58489  0.664624  2.891214  0.444062  0.200937  9.085318
 6  0.002370  26.67178  59.91893  0.720140  2.987068  0.465593  0.242089  8.994405
 7  0.002371  26.66173  59.89498  0.719520  3.022396  0.469409  0.247317  8.984652

72
 8  0.002373  26.73055  59.82128  0.725120  3.029826  0.470395  0.252697  8.970132
 9  0.002373  26.72689  59.81697  0.725305  3.035216  0.472537  0.254081  8.969003
 10  0.002373  26.72847  59.81509  0.725659  3.035710  0.472685  0.254449  8.967937

 Variance
Decompositi
on of D(ER):
 Period S.E. D(OIL) D(CPI) D(ER) D(IIP) D(IM) D(M2) D(EM)

 1  0.002297  6.299502  0.001487  93.69901  0.000000  0.000000  0.000000  0.000000


 2  0.002328  6.167233  0.001876  91.37157  0.000379  0.123583  1.478921  0.856436
 3  0.002423  6.422579  0.790034  87.82802  0.414045  0.189702  1.813130  2.542488
 4  0.002448  6.805085  0.802439  86.34890  0.493543  0.186444  1.780907  3.582680
 5  0.002459  6.900484  0.988763  85.54093  0.569043  0.185856  1.908383  3.906545
 6  0.002465  7.092436  1.112611  85.10749  0.639634  0.192339  1.924327  3.931165
 7  0.002467  7.185221  1.111559  84.98542  0.670440  0.196432  1.921319  3.929612
 8  0.002468  7.182512  1.128867  84.93842  0.672986  0.214582  1.920966  3.941671
 9  0.002468  7.186490  1.132461  84.91891  0.676179  0.217671  1.922292  3.945998
 10  0.002469  7.186710  1.132929  84.91372  0.680117  0.217931  1.922633  3.945964

 Variance
Decompositi
on of D(IIP):
 Period S.E. D(OIL) D(CPI) D(ER) D(IIP) D(IM) D(M2) D(EM)

 1  0.049101  0.045955  2.136552  0.026774  97.79072  0.000000  0.000000  0.000000


 2  0.052606  0.475066  2.759112  0.525598  85.35882  0.456876  0.917688  9.506844
 3  0.056325  0.574392  4.276256  0.462400  77.32413  0.483815  2.643413  14.23560
 4  0.056833  0.571377  5.156036  0.478061  76.24130  0.712132  2.673105  14.16799
 5  0.057119  0.715249  5.908538  0.483264  75.48094  0.730036  2.651318  14.03065
 6  0.057234  0.999399  5.918628  0.489916  75.19929  0.774019  2.640989  13.97776
 7  0.057295  0.997641  6.025532  0.492516  75.06039  0.830833  2.635360  13.95772
 8  0.057321  1.063746  6.020012  0.492202  74.99438  0.834328  2.633747  13.96159
 9  0.057331  1.064632  6.028183  0.494647  74.98324  0.838125  2.634151  13.95702
 10  0.057335  1.070677  6.027426  0.495774  74.97331  0.841429  2.633795  13.95759

 Variance
Decompositi
on of D(IM):
 Period S.E. D(OIL) D(CPI) D(ER) D(IIP) D(IM) D(M2) D(EM)

 1  0.339748  0.084024  0.625524  0.030688  2.05E-05  99.25974  0.000000  0.000000

73
 2  0.412175  0.831981  0.754304  0.243079  0.014173  97.07861  0.000260  1.077588
 3  0.416584  0.954865  0.738434  0.238362  0.013876  96.01667  0.001251  2.036542
 4  0.420336  1.032085  0.949000  0.282186  0.071120  95.62731  0.009168  2.029128
 5  0.423819  1.144992  1.028104  0.300816  0.125177  95.31721  0.014368  2.069330
 6  0.424379  1.172324  1.032974  0.301836  0.125353  95.22376  0.015771  2.127978
 7  0.424527  1.174409  1.066443  0.302076  0.131909  95.16431  0.019706  2.141151
 8  0.424684  1.196505  1.069099  0.303719  0.138253  95.13259  0.020266  2.139570
 9  0.424743  1.199685  1.069886  0.304905  0.139863  95.12237  0.020282  2.143008
 10  0.424756  1.200535  1.071035  0.304941  0.139976  95.11733  0.020526  2.145662

 Variance
Decompositi
on of
D(M2):
 Period S.E. D(OIL) D(CPI) D(ER) D(IIP) D(IM) D(M2) D(EM)

 1  0.004631  0.255749  0.790299  0.040573  0.998571  0.338121  97.57669  0.000000


 2  0.004805  0.320329  2.366140  0.368193  1.138802  2.922643  92.87606  0.007832
 3  0.004931  1.076505  2.538229  3.772903  1.120490  3.088008  88.29424  0.109625
 4  0.004966  1.063019  2.628147  3.720263  1.200381  3.637200  87.05143  0.699561
 5  0.004979  1.244466  2.622283  3.806864  1.328346  3.650637  86.64108  0.706322
 6  0.004984  1.245912  2.617803  3.823233  1.428650  3.669446  86.48343  0.731527
 7  0.004985  1.245717  2.618298  3.822599  1.430802  3.693391  86.43581  0.753385
 8  0.004986  1.245404  2.618164  3.821907  1.441523  3.698637  86.41443  0.759940
 9  0.004986  1.247261  2.618231  3.822762  1.442622  3.698478  86.41067  0.759979
 10  0.004986  1.248035  2.618153  3.822930  1.442627  3.700502  86.40676  0.760996

 Variance
Decompositi
on of
D(EM):
 Period S.E. D(OIL) D(CPI) D(ER) D(IIP) D(IM) D(M2) D(EM)

 1  0.041932  0.367103  4.608329  0.001555  30.57934  0.568162  0.252409  63.62311


 2  0.053276  1.598746  2.902741  1.027831  19.50745  0.355378  1.220959  73.38690
 3  0.059871  2.202296  2.735708  1.339018  19.05552  0.374123  2.393794  71.89954
 4  0.061094  2.163561  3.803372  1.297403  19.77496  0.360747  2.701793  69.89816
 5  0.061415  2.254419  4.459009  1.362949  19.69146  0.376659  2.677896  69.17761
 6  0.061603  2.696224  4.457081  1.374418  19.59117  0.448479  2.669062  68.76357
 7  0.061671  2.690771  4.550799  1.374135  19.55614  0.503533  2.666013  68.65861
 8  0.061711  2.786248  4.547752  1.372474  19.53949  0.504417  2.664160  68.58546
 9  0.061723  2.787314  4.550643  1.376810  19.54928  0.513464  2.664221  68.55827

74
 10  0.061728  2.791275  4.550767  1.377922  19.54634  0.518858  2.663904  68.55093

8. kiểm định sự phù hợp của mô hình


[Ước lượng mô hình hồi quy]

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

C -5.199721 10.03279 -0.518273 0.6053


CPI 19.35754 4.251139 4.553495 0.0000
EM 1.123792 0.202160 5.558927 0.0000
ER -7.372950 1.421556 -5.186535 0.0000
IIP -0.511045 0.096253 -5.309370 0.0000
IM -0.007733 0.032446 -0.238317 0.8121
M2 -0.697471 0.226005 -3.086094 0.0026

R-squared 0.674174     Mean dependent var 1.825900


Adjusted R-squared 0.656873     S.D. dependent var 0.164849
S.E. of regression 0.096564     Akaike info criterion -1.780662
Sum squared resid 1.053677     Schwarz criterion -1.618058
Log likelihood 113.8397     Hannan-Quinn criter. -1.714628
F-statistic 38.96842     Durbin-Watson stat 0.483785
Prob(F-statistic) 0.000000

[Khoảng ước lượng của các hệ số hồi quy]

Coefficient Confidence Intervals


Date: 04/19/22 Time: 03:09
Sample: 1 120
Included observations: 120

90% CI 95% CI 99% CI


Variable Coefficient Low High Low High Low High

C -5.199721 -21.83860  11.43916 -25.07649  14.67705 -31.48602  21.08658


CPI  19.35754  12.30724  26.40784  10.93527  27.77981  8.219391  30.49569

75
EM  1.123792  0.788520  1.459064  0.723277  1.524307  0.594125  1.653458
ER -7.372950 -9.730530 -5.015371 -10.18931 -4.556592 -11.09748 -3.648418
IIP -0.511045 -0.670677 -0.351414 -0.701741 -0.320350 -0.763233 -0.258857
IM -0.007733 -0.061543  0.046078 -0.072015  0.056550 -0.092743  0.077278
M2 -0.697471 -1.072288 -0.322654 -1.145227 -0.249715 -1.289612 -0.105330

[Kiểm định Wald cho giả thiết 5]

Wald Test:
Equation: Untitled

Test Statistic Value df

t-statistic -0.238317  113


F-statistic  0.056795 (1, 113)
Chi-square  0.056795  1

Null Hypothesis: C(6)=0


Null Hypothesis Summary:

Normalized Restriction (= 0) Value

C(6) -0.007733

Restrictions are linear in coefficients.

[kiểm định mức độ tác động của 2 biến CPI và EM đến biến phụ thuộc]

Wald Test:
Equation: Untitled

Test Statistic Value df Probability

t-statistic  0.608256  113  0.5442


F-statistic  0.369975 (1, 113)  0.5442
Chi-square  0.369975  1  0.5430

Null Hypothesis: C(2)=19*C(1)

76
Null Hypothesis Summary:

Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.

-19*C(1) + C(2)  118.1522  194.2476

Restrictions are linear in coefficients.

[kiểm định mức độ tác động của 2 biến CPI và EM đến biến phụ thuộc]

Wald Test:
Equation: Untitled

Test Statistic Value df Probability

t-statistic  0.231647  113  0.8172


F-statistic  0.053660 (1, 113)  0.8172
Chi-square  0.053660  1  0.8168

Null Hypothesis: C(4)=-7*C(3)


Null Hypothesis Summary:

Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err.

7*C(3) + C(4)  0.493591  2.130792

Restrictions are linear in coefficients.

[Kiểm định hiện tượng tự tương quan]

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 66.17865     Prob. F(3,110) 0.0000


Obs*R-squared 77.21730     Prob. Chi-Square(3) 0.0000

Test Equation:
Dependent Variable: RESID
Method: Least Squares
Date: 04/19/22 Time: 18:03
Sample: 1 120

77
Included observations: 120
Presample missing value lagged residuals set to zero.

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.  

C -4.015566 6.106494 -0.657589 0.5122


CPI 2.882724 2.604675 1.106750 0.2708
EM -0.474352 0.129179 -3.672065 0.0004
ER -0.532234 0.865511 -0.614936 0.5399
IIP 0.070582 0.059436 1.187527 0.2376
IM -0.016928 0.019910 -0.850227 0.3970
M2 0.458998 0.142428 3.222678 0.0017
RESID(-1) 0.725467 0.095280 7.614061 0.0000
RESID(-2) 0.041395 0.105561 0.392139 0.6957
RESID(-3) 0.118832 0.091431 1.299695 0.1964

R-squared 0.643478     Mean dependent var 1.37E-14


Adjusted R-squared 0.614308     S.D. dependent var 0.094098
S.E. of regression 0.058439     Akaike info criterion -2.762020
Sum squared resid 0.375660     Schwarz criterion -2.529729
Log likelihood 175.7212     Hannan-Quinn criter. -2.667686
F-statistic 22.05955     Durbin-Watson stat 1.830603
Prob(F-statistic) 0.000000

78

You might also like