You are on page 1of 40

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

THUYẾT MINH
PBL 2: THIẾT KẾ TRUYỀN ĐỘNG THỦY KHÍ

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÁI XE Ô TÔ

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Hữu Thức (103210250 - 21KTOTO1)


Phạm Lượng (103210269 - 21KTOTO2)
Nguyễn Văn Lên (103210268 - 21KTOTO2)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thắng

Đà Nẵng 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA FORTUNER...........................................2
1. Giới thiệu chung về xe Toyota Fortuner...........................................................................2
1.1. Thông số kỹ thuật của xe Toyota Fortuner 2015.......................................................3
1.2. Hệ thống lái Toyota Fortuner 2015............................................................................4
PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE TOYOTA FORTUNER.................5
2. Giới thiệu chung về hệ thống lái ô tô................................................................................5
2.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu....................................................................................5
2.2. Bố trí chung hệ thống lái xe Toyota Fortuner..................................................................5
2.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống lái xe Toyota Fortuner...................................................7
2.4. Tính tùy động hệ thống lái xe Toyota Fortuner.......................................................16
PHẦN 3 TÍNH TOÁN...........................................................................................................17
3.1. Tính toán hệ truyền động thủy lực...............................................................................17
3.2. Chọn các bộ phận cho hệ thống lái trợ lực thủy lực....................................................23
3.2.1. Bơm Thuỷ Lực......................................................................................................23
3.2.2. Thước lái...............................................................................................................24
3.2.3. Bình chứa dầu.......................................................................................................24
3.2.4. Dây dẫn dầu..........................................................................................................25
3.2.5. Dầu trợ lực lái.......................................................................................................25
3.3. Minh họa sơ đồ đường dầu trong Automation Studio 7.0...........................................26
3.3.1. Van phân phối thủy lực 4/3 vị trí cân bằng...........................................................26
3.3.2. Van phân phối thủy lực 4/3 ở vị trí phải...............................................................27
3.3.3. Van phân phối thủy lực 4/3 ở vị trí trái................................................................28
3.4. Đồ thị excel về áp suất và tốc độ trong xilanh.............................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................35
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
Hình 1. Hình dáng ngoài xe Toyota Fortuner..........................................................................2
Bảng 1. Các thông số kỹ thuật của xe Toyota Fortuner 2015 [1]...........................................3
Hình 2.1.a. Sơ đồ bố trí hệ thống lái trên xe Toyota Fortuner........................................................6
Hình 2.1.b. Trợ lực lái thủy lực................................................................................................7
Hình 2.2. Bơm kiểu phiến gạt...................................................................................................8
Hình 2.3. Xi lanh lực trên xe Toyota Fortuner......................................................................10
Hình 2.4. Van phân phối kiểu quay........................................................................................11
Hình 2.5. Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí trung gian..........................................14
Hình 2.6. Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang phải.........................15
Hình 2.7. Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang trái...........................15
Bảng 2. Các tham số trong quá trình tính toán được trích trong TL[1]................................17
Bảng 3. Thông số của dầu PERLUS H 68..............................................................................17
Bảng 4. Thông số của lò xo....................................................................................................23
Bảng 5. Catalogue của bơm:..................................................................................................23
Hình 3.1.1 Bơm thủy lực xe Toyota Fortuner 2015................................................................24
Hình 3.1.2 Thước lái Toyota Fortuner 2015..........................................................................24
Hình 3.1.3 Bình chứa dầu.......................................................................................................25
Hình 3.1.4 Ống dẫn dầu xe Toyota Fortuner 2015................................................................25
Hình 3.1.5 Dầu trợ lực tay lái.................................................................................................26
Hình 3.2.1 Sơ đồ dầu chuyển động ở vị trí cân bằng.............................................................26
Hình 3.2.2 Sơ đồ chuyển động của dầu khi van ở vị trí phải..................................................27
Hình 3.2.3 Sơ đồ khi piston đã đạt vị trí biên phải.................................................................28
Hình 3.2.4 Sơ đồ chuyển động của dầu khi van ở vị trí trái...................................................28
Hình 3.2.5 Sơ đồ khi piston đã đạt vị trí biên trái..................................................................29
Hình 4.1 Biểu đồ áp suất bơm cung cấp.................................................................................30
Bảng 6. Kết quả mô phỏng áp suất bơm................................................................................30
Bảng 7. Bảng kết quả mô phỏng vận tốc piston......................................................................32
Hình 4.3 Biểu đồ áp suất xilanh-piston..................................................................................33
Bảng 8. Bảng kết quả mô phỏng áp xuất xilanh - piston........................................................34
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Ô tô được
dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, quốc phòng an ninh…
Trên nền tảng của đất nước đang trên đà phát triển lớn mạnh về kinh tế ngành
công nghiệp ô tô ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển. Thể hiện bởi các
liên doanh lắp ráp ô tô giữa nước ta với nước ngoài ngày càng phát triển rộng lớn trên
hầu hết các tỉnh của cả nước như: FORD, TOYOTA, DAEWOO ... Một vấn đề lớn
đặt ra đó là việc nắm vững lý thuyết, kết cấu của các loại xe hiện đại, của từng hệ
thống trên xe để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao, đáp ứng yêu
cầu giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm.
Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống lái. Hệ thống này có
chức năng điều khiển hướng chuyển động của ô tô, đảm bảo tính năng ổn định chuyển
động thẳng cũng như quay vòng của bánh xe dẫn hướng. Trong quá trình chuyển
động hệ thống lái có ảnh hưởng rất lớn đến an toàn chuyển động và quỹ đạo chuyển
động của ô tô, đặc biệt đối với xe có tốc độ cao. Do đó người ta không ngừng cải tiến
hệ thống lái để nâng cao tính năng của nó.

Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã được giao thực hiện nhiệm
vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế hệ thống lái trợ lực thủy lực cho xe ô tô”.
Trong quá trình tính toán chúng em đã được sự quan tâm chỉ dẫn, sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy Hoàng Thắng. Tuy vậy nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót trong quá trình tính toán.

Để hoàn thành tốt khắc phục những hạn chế và thiếu sót chúng em rất mong
được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của thầy Hoàng Thắng và các bạn để sau này ra
trường bắt tay vào công việc, quá trình công tác của chúng em được hoàn thành một
cách tốt nhất.

1
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA FORTUNER

1. Giới thiệu chung về xe Toyota Fortuner

Toyota Fortuner là phiên bản SUV ra đời năm 2005. Thế hệ Fortuner đầu
tiên là một phần trong dự án hợp tác giữa các kĩ sư Thái Lan và những nhà thiết kế
Nhật của Toyota được sản xuất tại nhà máy Toyota Gateway, tỉnh
Chachoengsao, Thái Lan. Với sự ra đời của Fortuner thế hệ năm 2005, Toyota bắt đầu
cho dòng xe này tiến quân sang các thị trường khác ngoài châu Á.

Hình 1. Hình dáng ngoài xe Toyota Fortuner.


*Thế hệ đầu 2005: Kiểu thiết kế thân xe: suv 7 chỗ
Thế hệ đầu tiên của Fortuner lần đầu tiên ra mắt năm 2005 và được phát triển bởi
các kỹ sư người Thái và Nhật. Trong khi đó, các bản Facelift sau này lại được thiết kế
từ hãng Toyota tại Úc. Ban đầu, Toyota Fortuner có 4 mẫu động cơ bao gồm 2 bản
động cơ Diesel và 2 bản động cơ xăng. Ở tất cả các phiên bản này đều có hệ truyền
động 1 cầu hoặc 2 cầu với hộp số tự động 4-5 cấp và hộp số 5 cấp. Trong phiên bản
đầu tiên này của Fortuner, xe được thiết kế khá cao và bề thế nên kết cấu không ổn
định, dễ rung lắc khi chạy với tốc độ nhanh.

3
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
Vào tháng 8/2008, xe có một vài cải tiến nhỏ, chủ yếu về ngoại thất như đèn pha
gương cầu, lưới tản nhiệt, đèn hậu… Nội thất được đổi sang màu vàng cát với kết nối
bluetooth. Cải tiến này đánh dấu lần đâu tiên hệ thống truyền động 4 bánh toàn thời
gian xuất hiện trên Fortuner. Trong thời điểm này, xe có 4 phiên bản là Fortuner
máy dầu 2.5G (4×2), 2.7G (4×2), 2.7V (4×4) và 3.0G (4×4).
1.1. Thông số kỹ thuật của xe Toyota Fortuner 2015

Bảng 1. Các thông số kỹ thuật của xe Toyota Fortuner 2015 [1]

STT TÊN THÔNG SỐ ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ


1 Động cơ Dầu 2.5L 5MT 4x2

2 Hộp số Số sàn 5 cấp


3 Kích thước tổng thể (dài mm 4.746 x 1.848 x 1.850
x rộng x cao)
4 Chiều dài cơ sở mm 2750
5 Khoảng sáng gầm xe mm 220

6 Trọng lượng không tải kg 1780

7 Trọng lượng toàn tải kg 2380

8 Hệ thống phanh Trước Đĩa thông gió


Sau Tang trống
9 Vỏ và mâm xe 185/60R15 Mâm đúc
10 Bán kính quay vòng tối m 5,9
thiểu
11 Monen xoắn cực đại 343Nm/2800vòng/phút
12 Kiểu động cơ 4 xy lanh, thẳng hàng, 16 xu
páp, DOHC-VVT-i
13 Kiểu dẫn động Cầu sau
14 Dung tích công tác cc 2494
15 Công suất tối đa HP/rpm 142/3400
16 Hệ thống lái Trợ lực thuỷ lực
17 Mức tiêu hao nhiên liệu Lít 6,4/9,1/7,4 – xa lộ/đô thị/kết
hợp
18 Dáng xe SUV
4
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
19 Số chỗ ngồi Chỗ 7
20 Số cửa Cửa 5
1.2. Hệ thống lái Toyota Fortuner 2015
- Hệ thống lái trên xe Toyota Fortuner là hệ thống lái cơ khí với tay lái trợ lực
thủy lực, giúp tay lái nhẹ hơn khi chạy xe ở tốc độ thấp và trở lại mức bình thường khi
xe chạy ở tốc độ cao.
- Hệ thống lái xe Toyota Fortuner bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái, và trợ lực
lái.
- Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức
năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.
- Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng,
thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.
- Trợ lực lái gồm các bộ phận cơ bản: bơm dầu, van phân phối và xi lanh lực
- Bán kính quay vòng: Bán kính quay vòng tối thiểu 5,9.

5
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE TOYOTA FORTUNER

2. Giới thiệu chung về hệ thống lái ô tô


2.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu
a. Công dụng của hệ thống lái ô tô.

Hệ thống lái của ôtô dùng để thay đổi hướng chuyển động của ôtô nhờ quay
vòng các bánh xe dẫn hướng cũng như để giữ phương chuyển động thẳng hay chuyển
động quay vòng của ôtô khi cần thiết.

Việc điều khiển hướng chuyển động của xe được thực hiện nhờ vô lăng (vành
lái), trục lái (truyền chuyển động quay từ vô lăng tới cơ cấu lái), cơ cấu lái (tăng lực
quay của vô lăng để truyền mômen lớn hơn tới các thanh dẫn động lái), và các thanh
dẫn động lái (truyền chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng).

b. Yêu cầu của hệ thống lái ô tô

- Đảm bảo quay vòng ô tô thật ngoặt trong một thời gian rất ngắn trên một diện
tích rất bé.

- Đảm bảo lực đặt lên vành tay lái bé.

- Đảm bảo động học quay vòng đúng trong đó các bánh xe của tất cả các cầu phải
lăn theo những vòng tròn đồng tâm.

- Đảm bảo ô tô chuyển động thẳng ổn định.

- Đảm bảo khả năng an toàn bị động của xe, đảm bảo hiệu suất thuận phải lớn hơn
hiệu suất nghịch để giảm tác động từ mặt đường qua cơ cấu lái lên vô lăng.

- Đảm bảo tính tùy động.


2.2. Bố trí chung hệ thống lái xe Toyota Fortuner
Hệ thống lái ô tô Toyota Fortuner bao gồm : cơ cấu lái, dẫn động lái, trợ lực lái. Sơ đồ
bố trí chung hệ thống lái xe Toyota Fortuner được cho trên hình 2.2.a

6
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Hình 2.1.a. Sơ đồ bố trí hệ thống lái trên xe Toyota Fortuner.


1.Vành lái(vô lăng); 2. Trục lái; 3. Thanh răng lái; 4. Xi lanh trợ lực; 5. Cảm biến tốc độ;
6.Bơm trợ lực; 7. Bình chứa dầu; 8. Van điều khiển; 9. Thanh nối;10. Làm mát dầu trợ lực;
11. Rô tuyn.

- Vành lái (vô lăng): vành lái cùng với trục lái có nhiệm vụ truyền lực quay vòng của người
lái từ vành lái đến trục răng của cơ cấu lái.

- Cơ cấu lái: cơ cấu lái sử dụng trên xe Toyota Fortuner là cơ cấu lái bánh răng trụ và thanh
răng. Nó có nhiệm vụ biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động góc của đòn
quay đứng và khuyếch đại lực điều khiển trên vành tay lái.

- Dẫn động lái: dẫn động lái bao gồm trục lái, thanh ngang, trục rô tuyn, cam quay. Nó có
nhiệm vụ biến chuyển động góc của đòn quay đứng thành chuyển động góc của trục bánh
xe dẫn hướng.

- Hệ thống trợ lực lái: có nhiệm vụ làm giảm lực điều khiển trên vành tay lái để giảm
cường độ lao động cho người lái và để tăng tính an toàn của hệ thống điều khiển lái.

So với hệ thống lái không có trợ lực, cấu tạo chung của hệ thống lái có trợ lực gồm hai
phần chính: phần lái cơ khí có cấu tạo và nguyên lý giống với các hệ thống lái thông thường,
phần trợ lực với các bộ phận chính sau:

7
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
+ Nguồn năng lượng của trợ lực (Bơm thủy lực)

+ Van phân phối (Van điều khiển)


+ Cơ cấu chấp hành (Xi lanh lực)

Hình 2.1.b. Trợ lực lái thủy lực


1-Bình chứa; 2-Bơm trợ lực lái; 3-Van điều khiển; 4-Hộp cơ cấu lái; 5-Xi lanh trợ
lực
2.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống lái xe Toyota Fortuner
Các chi tiết chính của hệ thống trợ lực thủy lực:

a. Trợ lực lái

- Hệ thống trợ lực lái trên xe Toyota Fortuner là hệ thống trợ lực thủy lực. Trong đó
van phân phối, xy lanh lực đặt chung trong cơ cấu lái. Thanh răng của cơ cấu lái cũng
đồng thời là xy lanh lực của hệ thống trợ lực.

- Ưu điểm của kiểu bố trí này là kích thước nhỏ gọn, và có độ nhạy cao.

- Nhược điểm của kiểu bố trí này là kết cấu phức tạp, các chi tiết của dẫn động lái
chịu tải trọng lớn.
8
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
b. Bơm thủy lực
- Bơm thủy lực sử dụng trong hệ thống trợ lực lái trên xe Toyota Fortuner là bơm kiểu
phiến gạt. Bơm thủy lực được đặt phía trên động cơ và được dẫn động từ động cơ
bằng bộ truyền đai.

Hình 2.2. Bơm kiểu phiến gạt.


a- Từ bình chứa; b- Tới hộp cơ cấu lái 1-Trục rô to; 2-Rô to; 3-Cánh bơm; 4- Vòng
cam; 5- Sau cánh bơm; 6- Van điều khiển lưu lượng; 7- Lỗ tiết lưu; 8- Cửa hút; 9-
Cửa xả;

- Rô to quay trong một vòng cam được gắn chắc với vỏ bơm. Rô to có các rãnh để gắn
các cánh bơm. Chu vi vòng ngoài của rô to hình tròn nhưng mặt trong của vòng cam
hình ô van do vậy tồn tại một khe hở giữa rô to và vòng cam. Cánh gạt sẽ ngăn cách
khe hở này để tạo thành một buồng chứa dầu.

9
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
- Cánh bơm bị giữ sát vào bề mặt trong của vòng cam bằng lực ly tâm và áp suất dầu
tác động sau cánh bơm, hình thành một phớt dầu ngăn rò rỉ áp suất từ giữa cánh gạt và
vòng cam khi bơm tạo áp suất dầu. Dung tích buồng dầu có thể tăng hoặc giảm khi rô
to quay để vận hành bơm. Nói cách khác, dung tích của buồng dầu tăng tại cổng hút
do vậy dầu từ bình chứa sẽ được hút vào buồng dầu từ cổng hút. Lượng dầu trong
buồng chứa giảm bên phía xả và khi đạt đến 0 thì dầu trước đây được hút vào buồng
này bị ép qua cổng xả. Có 02 cổng hút và 02 cổng xả. Do đó, dầu sẽ hút và xả 02 lần
trong trong một chu kỳ quay của rô to.

Bơm thủy lực có 3 nhiệm vụ chính:

+ Giảm lực đánh vô lăng cho người lái.

+ Đảm bảo chuyển động an toàn khi bánh xe dẫn hướng gặp sự cố.

+ Hấp thụ lực từ mặt đường tác động lên vô lăng.

c. Xi lanh lực

- Trên xe Toyota Fortuner thanh răng đóng vai trò pit tông trợ lực và thanh răng dịch
chuyển do áp suất dầu tạo ra từ bơm trợ lực lái tác động lên pít tông theo cả hai
hướng. Trục van phân phối được nối với vô lăng. Khi vô lăng ở vị trí trung gian (xe
chạy thẳng) thì van phân phối cũng ở vị trí trung gian. Do đó dầu từ bơm trợ lực lái
không vào khoang nào mà quay trở lại bình chứa. Tuy nhiên, khi vô lăng quay theo
hướng nào đó thì van phân phối thay đổi đường truyền do vậy dầu chảy vào một
trong các buồng. Dầu trong buồng đối diện bị đẩy ra ngoài và chảy về bình chứa theo
van phân phối.

10
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Hình 2.3. Xi lanh lực trên xe Toyota Fortuner.


1. Trục van phân phối; 2. Thanh răng; 3. Pít tông; 4. Buồng trái; 5.
Buồng phải; 6. phớt dầu.

d. Van phân phối

- Van phân phối sử dụng trong hệ thống trợ lực lái trên xe Toyota Fortuner là loại van
quay. Trong van phân phối có phần tử định tâm và phần tử phản lực. Van phân phối
được chế tạo với độ chính xác rất cao, trong đó có các van an toàn để tránh cho áp
suất dầu tăng quá cao và đảm bảo cho hệ thống lái làm việc bình thường khi bơm dầu
bị hỏng.

- Van phân phối trong cơ cấu lái quyết định đưa dầu từ bơm trợ lực lái đi vào buồng
nào. Trục van phân phối (trên đó tác động mô men vô lăng) và trục răng được nối với
nhau bằng một thanh xoắn. Van quay và trục răng được cố định bằng một chốt và
quay liền với nhau. Nếu không có áp suất của bơm tác động, thanh xoắn sẽ ở trạng
thái hoàn toàn xoắn và trục van phân phối và trục răng tiếp xúc với nhau ở miếng hãm
và mômen của trục van phân phối trực tiếp tác động lên trục răng.

11
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Hình 2.4. Van phân phối kiểu quay.


1.Thanh xoắn; 2. Trục van; 3. Van quay; 4. Vỏ van phân phối; 5. Trục răng; 6. Chốt
cố định; 7. Cửa nạp; 8. Cửa hồi; 9. Miếng hãm (trục răng).
a- Tới bình chứa bơm; b- Từ bơm trợ lực lái; c- Tới buồng phải xilanh; d- Tới buồn
trái xilanh

e. Lọc dầu

- Chức năng chính: Lọc dầu thủy lực giữ lại tạp chất như bụi, mảnh kim loại, hay bất
kỳ tạp chất nào có thể tồn tại trong dầu thủy lực. Điều này giúp ngăn chặn những
hỏng hóc và mòn trong hệ thống, cũng như duy trì sự sạch sẽ và hiệu suất của dầu.

- Chất liệu: Lọc dầu thủy lực thường được làm từ vật liệu chống mòn và chống ăn
mòn để đảm bảo độ bền trong môi trường làm việc của nó.

f. Bình chứa dầu


Bình chứa dầu có công dụng:
- Cung cấp dầu cho hệ thống: Bình chứa dầu giữ một lượng dầu thủy lực sẵn có để
cung cấp cho bơm khi cần thiết. Khi người lái xoay bánh lái, bơm trợ lực sẽ hút dầu từ
bình chứa để tạo áp suất và cung cấp lực trợ lực cho hệ thống lái.

12
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
- Làm cho hệ thống ổn định: Bình chứa dầu giúp làm cho áp suất trong hệ thống lái
trở nên ổn định hơn. Điều này là quan trọng để ngăn chặn các dao động áp suất và
duy trì hiệu suất ổn định của hệ thống trợ lực lái.
- Duy trì mức dầu ổn định: Bình chứa giữ một mức dầu ổn định trong hệ thống. Điều
này đảm bảo rằng bơm trợ lực có thể ngay lập tức cung cấp dầu mà không cần chờ
đợi nó được chuyển từ một nguồn khác.
- Hấp thụ số dầu dư thừa: Khi áp suất tăng lên, bình chứa dầu có thể hấp thụ số dầu
dư thừa từ hệ thống, giữ cho áp suất không tăng quá mức an toàn. Điều này có thể
giúp bảo vệ các thành phần của hệ thống khỏi áp suất quá mức.
g. Dây dẫn dầu
Dây dẫn dầu có công dụng:
- Chuyển động dầu: Ống dẫn dầu chịu trách nhiệm chuyển động dầu từ bình chứa đến
các phần khác của hệ thống như bơm trợ lực, xi lanh lái, và các thành phần khác. Điều
này giúp duy trì lưu thông liên tục của dầu trong hệ thống.
- Duy trì áp suất: Ống dẫn dầu được thiết kế để chịu áp suất cao tạo ra bởi bơm trợ
lực. Điều này giúp duy trì áp suất đúng để cung cấp trợ lực lái hiệu quả.
- Chống rò rỉ, ăn mòn: Ống dẫn dầu được làm từ vật liệu chống mòn và chống rò rỉ để
đảm bảo rằng không có dầu thủy lực rò rỉ ra khỏi hệ thống. Rò rỉ có thể dẫn đến mất
dầu, giảm hiệu suất và gây hỏng hóc các bộ phận khác của hệ thống lái.
- Duy trì nhiệt độ ổn định: Ống dẫn dầu cũng có thể giúp kiểm soát nhiệt độ của dầu
thủy lực, ngăn chặn quá trình nóng lên quá mức, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của
hệ thống lái.
- Tạo độ linh hoạt: Ống dẫn dầu cũng có thể giúp kiểm soát nhiệt độ của dầu thủy lực,
ngăn chặn quá trình nóng lên quá mức, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống
lái.
h. Thước lái

13
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
- Thước lái là hệ thống để giúp kết nối vô lăng với bánh xe trước, cho phép có thể
xoay trái xoay phải tùy theo ý muốn của người lái. Thước lái đóng vai trò chuyển đổi
chuyển động tròn thành chuyển động tịnh tiến.
- Thước lái là hệ thống để giúp kết nối vô lăng với bánh xe trước, cho phép có thể
xoay trái xoay phải tùy theo ý muốn của người lái. Thước lái đóng vai trò chuyển đổi
chuyển động tròn thành chuyển động tịnh tiến.
- Tăng cường độ ổn định: Hệ thống thước lái thủy lực giúp tăng cường độ ổn định của
xe, đặc biệt là trong các tình huống lái xe nhanh, thay đổi làn đường hoặc khi đang đi
trên địa hình không đồng đều.
- Trợ lực thủy lực giúp giảm sức đề kháng cần thiết để quay bánh lái, giúp người lái
có thể quay lái mà không cần áp dụng nhiều lực.
j. Dầu trợ lực lái
Dầu trợ lực lái có công dụng:
- Tăng cường khả năng điều khiển: Dầu trợ lực tay lái giúp tăng cường khả năng điều
khiển của người lái bằng cách làm giảm sức cản khi quay bánh lái, cung cấp sự nhạy
bén và linh hoạt trong việc thay đổi hướng di chuyển của xe.
- Giảm lực cần áp dụng lên bánh lái: Trợ lực tay lái giúp giảm áp lực mà người lái
phải áp dụng lên bánh lái để kiểm soát hướng di chuyển của xe, đặc biệt là trong các
tình huống lái xe nhanh và xoay nhanh.
* Nguyên lý hoạt động của van điều khiển
 Vị trí trung gian
Khi trục van phân phối không quay nó sẽ nằm ở vị trí trung gian so với van quay. Dầu
do bơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng "D" và buồng "D". Các buồng trái
và phải của xi lanh bị nén nhẹ nhưng do không có sự chênh lệch áp suất nên không có
lực trợ lái.

14
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Hình 2.5. Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí trung gian.
1-Ống nối “A”; 2-Cổng “A”; 3-Ống nối “C”; 4-Cổng “C”; 5-Ống nối “B”;
6-Cổng “B”; 7,9-Buồng “D”; 8-Cổng “D”
a- Tới buồng phải của xilanh; b- Tới buồng trái của xilanh; c- Tới bình chứa;
d- Từ bơm trợ lực lái
 Vị trí quay vòng sang phải
Khi xe quay vòng sang phải, thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối theo đó
quay sang phải. Các lỗ X và Y hạn chế dầu từ bơm để ngăn dòng chảy vào các cổng
"C"và cổng "D". Kết quả là dầu chảy từ cổng"B" tới ống nối "B" và sau đó tới buồng
xi lanh phải, làm thanh răng dịch chuyển sang trái và tạo lực trợ lái. Lúc này, dầu
trong buồng xi lanh trái chảy về bình chứa qua ống nối "C" → cổng "C" → cổng "D"
→ buồng "D".

15
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Hình 2.6. Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang phải.
1-Cổng “A”; 2-Cổng “B”; 3-Ống nối “B”; 4-Cổng “D”; 5-Cổng “C”; 6-Ống nối
“C”; 7-Buồng “C”; 8-Buồng “D”
 Vị trí quay vòng sang trái

Hình 2.7. Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang trái.
1-Cổng “C”; 2-Cổng “A”; 3-Cổng “B”; 4-Ống nối “B”; 5-Cổng “D”; 6-Ống nối
“C”; 7-Buồng “D”

Khi xe quay vòng sang trái thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối cũng quay
sang trái. Các lỗ X' và Y' hạn chế dầu từ bơm để chặn dòng chảy dầu vào các cổng
"B" và"C". Do vậy, dầu chảy từ cổng "C" tới ống nối "C" và sau đó tới buồng xi lanh

16
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
trái làm thanh răng dịch chuyển sang phải và tạo lực trợ lái. Lúc này, dầu trong buồng
xi lanh phải chảy về bình chứa qua ống nối "B"→ cổng " B"→ cổng "D"→ buồng
"D".
2.4. Tính tùy động hệ thống lái xe Toyota Fortuner
Muốn giữ nguyên góc quay của xe, người lái ngừng đánh tay lái và giữ nguyên
lực tác dụng đặt lên vành tay lái. Tại thời điểm này thì van phân phối ở vị trí mở để
cung cấp dầu cao áp cho một khoang của xi lanh lực. Do có tác dụng của dầu có áp
suất cao ở khoang công tác vẫn tiếp tục đẩy xi lanh lực chuyển động, làm cho thanh
răng chuyển động, đồng thời lúc này trục răng đứng im do người lái ngừng đánh tay
lái. Như vậy sự dịch chuyển của thanh răng sẽ làm trục răng và van phân phối chuyển
động cho tới khi van phân phối ở vị trí trung gian, nối thông khoang công tác của xi
lanh lực với đường hồi dầu về bình chứa dầu thì dừng lại. Lúc này dầu ở hai khoang
công tác của xi lanh lực có áp suất bằng nhau, xi lanh lực sẽ dừng ở vị trí này, vị trí
tương ứng với góc quay vành tay lái, và góc quay của bánh xe dẫn hướng được giữ
nguyên, do vậy đảm bảo được tác dụng tùy động trong hệ thống lái tùy theo góc quay
vành tay lái. Nếu muốn quay vòng với góc quay vòng lớn hơn thì người lái phải tiếp
tục tác dụng quay vành tay lái.

Sau khi quay vòng muốn cho xe trở về trạng thái chuyển động thẳng nhanh
chóng thì người lái đánh nhẹ vành tay lái ngược với góc quay ban đầu, lúc này dưới
tác dụng của áp suất dầu ở buồng phản lực sẽ đưa và giữ van phân phối ở vị trí trung
gian, đảm bảo cho dầu ở các khoang của xi lanh lực thông nhau và thoát về bình chứa.
Đồng thời dưới tác dụng của mômen ổn định bánh xe dẫn hướng sẽ làm cho xe nhanh
chóng trở về trạng thái chuyển động thẳng.

17
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

PHẦN 3 TÍNH TOÁN


3.1. Tính toán hệ truyền động thủy lực

Bảng 2. Các tham số trong quá trình tính toán được trích trong TL[1]
Các đại lượng Kí hiệu Giá trị Đơn vị Chọn
Hệ số ma sát của xi lanh µ 0.1 *
Hệ số cản lăn f 0,018 *
Trọng lượng cầu trước Gtr 9340 N *
(40% toàn tải)
Cánh tay đòn a 0,05 m *
Bán kính bánh xe r 0,28 m
Bán kính vô lăng R vl 0,2 m
Trọng lượng không tải G0 17462 N
Trọng lượng toàn tải G1 23348 N
Hệ số bám φ 0,8 *
Hệ số dẫn động lái nd 0,9 *
Hệ số tính đến ma sát γ 1,15 *
trong dẫn động lái
Gia tốc g 9,81 m/ s2

Bước 1. Tính chọn dây

Với hệ thống trợ lực lái thủy lực, ta chọn dầu PERLUS H 68 [2] có:

Bảng 3. Thông số của dầu PERLUS H 68


2
Độ nhớt động học ở 40 ºC ϑ =68 mm / s
Khối lượng riêng ρ = 875 Kg/m3
Chọn vận tốc dầu chảy trong các ống dẫn dầu:

-Ở ống đẩy: vì v 1=4 ÷ 6 nên chọn v 1=6(m/ s)

-Ở ống hút: v 2=0.5 ÷1.5 nên chọn v 2=1.5(m/s)


18
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
-Ở ống xả: v 3=0.5 ÷ 1.5 nên chọn v 3=1.5 (m/s)

(trang 115 tài liệu [3])

Bước 2. Tính lưu lượng bơm cần thiết:

Chọn thời gian di chuyển hết một hành trình piston: t = 4 (s)

Tính vận tốc xylanh:


L 0 × 4
v= = = 0.1 (m/s ) = 10 (cm/s)
t 4
Lưu lượng bơm vào xy lanh:
2 2 2 2
D −d 0.08 −0.02 −4 3
Q= A × v= × π × v= × π × 0.1=4.71 × 10 (m /s)
4 4
Bước 3. Tính đường kính dây

Đường kính dây đẩy

Đường kính dây hút


dđ=
√ 4×Q
π × v1
=
√4 × 471 , 24 ×10−6
π ×6
=0.01(m)

Đường kính dây xả


d h=

4 ×Q
π × v2
=

4 × 471 , 24 × 10−6
π × 1.5
=0.02(m)

d x=
√ 4 ×Q
π × v3
=
√4 × 471 ,24 × 10−6
π ×1.5
=0.02(m)

Chọn:

- Chiều dài ống đẩy l đ = 1,3 m

- Chiều dài ống hút l h = 0,2 m

- Chiều dài ống xảl x = 1,2 m

Chọn van phân phối: Van 4/3

Chọn xi lanh:

- Đường kính xi lanh: D = 80 mm

- Đường kính piston: d=20 mm

19
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
- Hành trình piston: L=400 mm

Bước 5. Chọn tỷ số truyền:

+Chọn tỷ số truyền của cơ cấu lái i ω


2× π × R0
i ω=
t

Trong đó:

t: Bước vít của trục vít


R0 : Bán kính vòng chia của bánh răng rẻ quạt

Do t và R0 là không đổi nên tỉ số truyền của cơ cấu lái là không đổi.

Tỷ số truyền của loại này thường lấy theo kinh nghiệm thiết kế i ω = 22 - 25, ta chọn
i ω 1=22.

+ Tỉ số truyền của dẫn động lái phụ thuộc vào kích thước và quan hệ của
các cánh tay đòn.
i d =0 , 85−1 , 1

Chọn sơ bộ i d =1.

Bước 6. Tính momen cản quay vòng của vô lăng: [5]


+ Tính momen cản quay vòng của bánh xe:

M c =Gtr × ( f × a+ 0.14 × φ ×r ) ×
( )
γ
nd

¿> M c =9340× ( 0.018× 0.05+ 0.14 × 0.8× 0.28 ) × ( 1.15


0.9 )
¿> M c =385 (N . m)
M c × R vl 385 × 0.2
M e= = =70(N . m)
a ×i d × iω 1 0.05 × 22× 1

+ Lực tác dụng lên vô lăng:


M e 70
F= = =350(N )
R vl 0.2
20
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
+ Lực tác dụng lên xylanh-piston:
F xl =F × i d × i ω1 =350× 22× 1=7700 (N ) [5]

Chọn F xl =8000 ( N )
+ Phương trình căn bằng tĩnh lực lên piston:
A × p1− A × p 2=μ ×Gtr + F xl

μ × Gtr + F xl 0.1× 9340+ 8000


¿> p1 −p 2= = 2 2
=19 ¿
A D −d
×π
4
Chọn áp suất vào xylanh-piston p1=21.5 ¿
=> Áp suất đường ra xylanh-piston p2=2.5 ¿
Bước 7. Tính tổn thất áp suất dọc đường từ bơm đến xylanh-piston:
1 v × dđ 6 ×0.01
Ta có: ℜ= ϑ = −5
=882
6.8× 10
+ Hệ số tổn thất dọc đường:
64 64
λ= ℜ = =0.07256
882
+ Tổn thất áp suất dọc đường:
( l1 +l 2 ) ρ × v 21 −4
∆ p1 =λ × × × 10 =1.16 ¿
dđ 2× g
( 0.8+ 0.2 ) 875 × 62 −4
¿ 0.07256 × × × 10 =1.16 ¿
0.01 2 ×9.81
+ Tổn thất áp suất cục bộ qua van phân phối:
2
ξ × ρ× v v −4
∆ p2 = ×10
2×g
2
2× 875 × 6 −4
¿ × 10 =0.32 ¿
2 × 9.81

Trong đó chọn
- Hệ số tổn thất cục bộ: chọn ξ=2 (trang 115 tài liệu [3])
- Vận tốc dầu qua van phân phối v v =6 ¿ (theo tài liệu [3])
Bước 8. Tổng áp suất mà bơm cần cung cấp:
p0= p 1+ ∆ p 1+ ∆ p2=21.5+1.16+ 0.32=22.98 ¿
21
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
Bước 9. Tính chọn van an toàn
Xác định đường kính của lỗ vào van:
Lưu lượng làm việc của van theo công thức 7.1 trang 132 [TL4] bằng lưu lượng bơm

Q=μ × f ×
¿
√ 2g
γ
×Δp

Trong đó:

- μ: Hệ số lưu lượng

- f: Diện tích có ích của khe hở thông van theo công thức 7.2 trang 133 [TL4]

f = π × d × h × sin
α
2 (
× 1-
h
2d
× sin α )
¿
¿
- γ : Trọng lượng riêng của chất lỏng

- p1: Áp suất chất lỏng vào van an toàn (xem như bằng áp suất chất lỏng bơm cung
cấp)

- p2: Áp suất chất lỏng đi ra van an toàn (xem như bằng áp suất khí trời)

- Δp : Độ chênh lệch áp suất trong van

Δp = p1 - p2 = 22.98-1 = 21.98 (bar) = 219800 (Pa)

- d: Đường kính lỗ vào van

- h: Chiều cao nâng nút côn dọc theo trục chuyển động của nó, vì h khá nhỏ so với d
dựa theo công thức 7.3 trang 133 [TL4]
α
f = π × d × h × sin
2
¿
¿

- : Góc đỉnh mặt côn của nút côn chọn 90o theo [TL4] trang 134

Theo [TL4] trang 133: van an toàn làm trong điều kiện lưu lượng lớn và áp suất nhỏ

22
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
h = (0.1 – 0.5)d ta chọn h = 0.4d. Dựa vào bảng 7.1 trang 135 [TL4] suy ra μ = 0.807
0
α 90 2
→ f = π × d × h × sin = π × d × 0.4d × sin = 0.889 × d
2 2

Vậy:

Q=μ×f×
√ γ
2g
× Δp

= 0.807×0.889× d 2 ×
√ 2 × 9.81
875 × 9.81
× 219800 = 4,71 × 10−4

−3
=> d =5.41 × 10 ( m ) chọn =0.00541 (m) = 5.41 ( mm )

=> h = 5.41×0.4 = 2.164 ( mm )

Bước 10. Xác định kích thước lò xo van an toàn:


Theo [TL4] lực thuỷ động sinh ra của dòng chảy qua van có chiều cùng chiều với lực
lò xo (có xu hướng đóng kín cửa van)
Ta có:
∘ α ∘
β=9 0 − =4 5
2
Diện tích có ích của bề mặt nút van:
π 2
Fe = × ( d - h × sin 2β )
4
¿
¿
π 0 2
× ( 0.00541 -0.00541 ×0.4 × sin (2× 45 ) ) = 8.275×10 ( m )
-6 2
=
4
Lực mà dòng chảy thuỷ lực tác dụng lên van:
-6
N = ΔP × F e=219800 × 8.275 × 10 =1.82(N )
¿
¿
Theo [TL4] công thức xác định lực thuỷ động như sau:
α
N td = Q × ρ × ( v 1 - v 2 ×cos ¿ ¿¿
2
Trong đó:
v 1: Vận tốc chất lỏng trước khe hở thông của van

23
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
v 2:Vận tốc chất lỏng trong khe hở thông của van

f = 0,56.d2 = 0,56.0.005412 = 1.64 × 10-5 (m2)


2 2
π× d π × 0.00541
A= 4
= = 4
= 2.3 × 10-5 (m2)
v2 tăng một lượng bằng: A/f = 1,4 lần => v2 = v1.1,4 = 6.1,4 = 8,4 (m/s)
0
−4 90
→ N td = 4.71∗10 × 875 × (6 - 8.4 × cos ¿ ¿ = 0.024 ( N )
2
Lực lò xo chống lại lực dòng chảy là:
N lx = N - Ntd = 1.82 - 0.024= 1.8 ( N )
¿
¿
Hệ số cứng của lò xo là:
N lx 1.8
c= = = 831.79 (N/m)
h 2.164 *10 -3
¿
¿
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2018-77 [6] ta chọn lò xo có thông số sau:
Bảng 4. Thông số của lò xo

Số hiệu 1
Lực lò xo khi biến dạng lớn nhất (N) 315
Đường kính dây (mm) 3
Đường kính ngoài của lò xo (mm) 40
Độ cứng của một vòng (N/mm) 16
Biến dạng lớn nhất của một vòng (mm) 19.69
3.2. Chọn các bộ phận cho hệ thống lái trợ lực thủy lực

3.2.1. Bơm Thuỷ Lực

Bảng 5. Catalogue của bơm:


Sự dịch Áp suất Dung tích bơm:
Kiểu bơm chuyển đầu ra tối đa (bar) (RPM)
(cm3/rev)
VP2-30FA3 30 70 800~1800
24
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Theo như tính toán thực tế thì ta chọn được bơm: bơm thủy lực cánh gạt VP2-30FA3
Link sản phẩm: http://parkerhopnguyen.com/bom-thuy-luc-canh-gat-vp2-30fa3-1-1-
1857275.html

Hình 3.1.1 Bơm thủy lực xe Toyota Fortuner 2015

3.2.2. Thước lái


Link sản phẩm: https://phutungotoacb.com/thuoc-lai-toyota-fortuner-hilux-03-15/

Hình 3.1.2 Thước lái Toyota Fortuner 2015


3.2.3. Bình chứa dầu
Link sản phẩm: https://phutungotottc.com/product/binh-dung-dau-bom-tro-luc-
fortuner-2017.html?fbclid=IwAR32hq6gUc-EYZHS8co8rU6AvJHF_MAHr-
RslSaVNux_7nUtM3gXPIHqJzI
25
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Hình 3.1.3 Bình chứa dầu


3.2.4. Dây dẫn dầu

Link sản phẩm: https://sedanviet.vn/ong-cao-ap-bom-tro-luc-lai-toyota-fortuner.html?


fbclid=IwAR3ak00Rab_WmQq6dqsc8gyTW3QRFqYzH-a6DNESMSbHJfhEDgCDjxsp-
_Y

Hình 3.1.4 Ống dẫn dầu xe Toyota Fortuner 2015


3.2.5. Dầu trợ lực lái
Đối với xe Toyota Fortuner 2015, ta sử dụng loại dầu PERLUS H 68 có:
- Điểm rót chảy ≤ -25
- Độ nhớt động học ở 40ºC : 25 mm 2 /s
- Chỉ số độ nhớt: 95
Link sản phẩm: https://www.kroon-oil.com/en/catalogue/product/526/perlus-h-
68/511/

26
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Hình 3.1.5 Dầu trợ lực tay lái


3.3. Minh họa sơ đồ đường dầu trong Automation Studio 7.0
3.3.1. Van phân phối thủy lực 4/3 vị trí cân bằng
Mô tả đường dầu chuyển động:
Bơm hút dầu từ trong bể chứa, sau đó bơm lên van phân phối, tại đây lượng dầu
được bảo đảm để giữ cho piston ở vị trí cân bằng. Lượng dầu thừa theo đường ống
được vận chuyển về bể chứa.

Hình 3.2.1 Sơ đồ dầu chuyển động ở vị trí cân bằng

27
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
3.3.2. Van phân phối thủy lực 4/3 ở vị trí phải

Hình 3.2.2 Sơ đồ chuyển động của dầu khi van ở vị trí phải
Mô tả chuyển động:
Bơm hút dầu từ trong bể chứa để bơm lên van phân phối đang được mở ở vị trí
phải. Lượng dầu được chảy theo cửa piston đang mở đẩy piston sang phải để cho
bánh xe được đánh lái sang phải. Lượng dầu thừa theo đường ống về chảy qua lọc dầu
và được đưa về bể.
Sau khi piston đã đạt vị trí biên phải, lượng dầu còn thừa trong đường ống chạy
qua van an toàn để chảy về bể. Van ở toàn được đặt ở đây mục đích làm giảm áp suất
trong đường ống, tránh làm vỡ đường ống để hệ thống làm việc an toàn.

28
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Hình 3.2.3 Sơ đồ khi piston đã đạt vị trí biên phải

3.3.3. Van phân phối thủy lực 4/3 ở vị trí trái

Hình 3.2.4 Sơ đồ chuyển động của dầu khi van ở vị trí trái

29
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Mô tả chuyển động:
Bơm hút dầu từ trong bể chứa để bơm lên van phân phối đang được mở ở vị trí
trái. Lượng dầu được chảy theo cửa piston đang mở đẩy piston sang trái để cho bánh
xe được đánh lái sang trái. Lượng dầu thừa theo đường ống về chảy qua lọc dầu và
được đưa về bể.

Hình 3.2.5 Sơ đồ khi piston đã đạt vị trí biên trái


Sau khi piston đã đạt vị trí biên trái, lượng dầu còn thừa trong đường ống chạy
qua van an toàn để chảy về bể.

3.4. Đồ thị excel về áp suất và tốc độ trong xilanh


a) Biểu đồ áp suất bơm cung cấp

Hình 4.1 Biểu đồ áp suất bơm cung cấp


Trong đó: P0: Áp suất bơm theo tính toán
P: Áp suất bơm theo mô phỏng
Nhận xét: Trong khoảng thời gian từ 0 đến 4 giây, bơm cung cấp một lượng áp
suất là 23 bar. Nhưng từ giây thứ 4 trở đi có sự thay đổi, bơm đột ngột tăng áp suất

30
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Biểu đồ áp suất bơm


80

70

60

50
áp suất (bar)

40 P
P0
30

20

10

0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Thời gian (s)

lên 70 bar sau đó giảm đột ngột xuống còn 40 bar. Ở khoảng thời gian 4.2s bơm làm
việc bình thường ở áp suất 50 bar.
Để giải thích cho việc này, ta có thể hiểu bơm đang hoạt động ở áp suất bình
thường đột ngột lại tăng lên bất ngờ là do người lái đánh vô lăng. Điều đó khiến bơm
phải cung cấp một lượng dầu cao hơn bình thường để giúp xilanh dịch chuyển.

Bảng 6. Kết quả mô phỏng áp suất bơm


Áp suất bơm trung bình (bar)
Số lần
trước khi chạm thành Xylanh

1 23.28371

2 22.91926

3 22.94643

4 22.99061

5 23.02043

6 23.05898
31
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

7 23.04524

8 23.0556

Trung bình 23.0460575

* So sánh kết quả tính toán và kết quả mô phỏng

Tính toán (¯¿ Mô phỏng ¿ Sai số (%)

22.98 23.0460575 2.1


b) Biểu đồ vận tốc piston

Biểu đồ vận tốc piston


12

10

8
Vận tốc (cm/s)

6 V
V0
4

0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Thời gian (s)

Hình 4.2 Biểu đồ vận tốc piston


Trong đó: V0: Vận tốc piston tính toán

V: Vận tốc piston mô phỏng

Nhận xét: Khi xilanh được đẩy sang phải, nó vẫn giữ tốc độ 10 cm/s. Điều đó
cho thấy sự êm dịu của hệ thống lái thủy lực đem lại cho người lái xe. Với việc duy trì
tốc độ 10 cm/s là vừa phải giúp việc đánh vô lăng để đổi hướng của người lái không
quá nhanh gây ra lật xe mà cũng không quá chậm để xảy ra va chạm.

32
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
Bảng 7. Bảng kết quả mô phỏng vận tốc piston

Số lần Vận tốc Piston

1 9.62449

2 9.65773

3 9.83748

4 9.97169

5 9.99217

6 9.99415

7 9.99463

8 9.99374

Trung bình 9.80892

* So sánh kết quả tính toán và kết quả mô phỏng

Tính toán (m/s^2¿ Mô phỏng (m/ s2 ) Sai số (%)

10 9.80892 1.9

c) Biểu đồ áp suất xilanh-piston

33
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

Biểu đồ áp suất xilanh


80

70

60

50
ÁP suất (bar)

40 P xylanh
P1 xylanh
30

20

10

0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Thời gian (s)

Hình 4.3 Biểu đồ áp suất xilanh-piston


Trong đó: P xylanh: Áp suất trong xilanh theo mô phỏng

P1 xylanh: Áp suất trong xilanh theo tính toán

Nhận xét:

- Trong khoảng thời gian từ 0 đến 4 giây, áp suất trong xilanh là 21 bar. Nhưng
từ giây thứ 4 trở đi có sự thay đổi, áp suất trong xilanh tăng lên 70 bar sau đó giảm
đột ngột xuống còn 40 bar. Ở khoảng thời gian 4.2s áp suất trong xilanh giữ đều ở
mức 50 bar.

- Khi tay xoay vô lăng làm thay đổi vị trí các cửa van thì áp suất trong xilanh
cũng từ đó mà tăng theo. Áp suất trong xi lanh tăng đồng nghĩa với việc lực mà người
lái tác dụng lên vô lăng ít hơn, tạo cảm giác nhẹ nhàng khi lái.

- Khi piston chuyển động bình thường qua phải đến cuối thành xylanh bên phải
thì đường dầu ra bị đóng lại,bơm tiếp tục nên áp suất trong thành xilanh tiếp tục tăng
mạnh đến hơn giới hạn của van an toàn. Khi áp suất trong đường ống lớn hơn 50 bar

34
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng
thì van an toàn mở ra cho dầu đi qua, thì như vậy áp suất dầu trong xilanh trở về 50
bar theo áp suất đã cài đặt trong van an toàn.

Bảng 8. Bảng kết quả mô phỏng áp xuất xilanh - piston


Áp suất bơm trung bình (bar)
Số lần
trước khi chạm thành Xylanh

1 21.71525

2 21.49598

3 21.57082

4 21.51126

5 21.56894

6 21.5466

7 21.52695

8 21.48192

Trung bình 21.55221

* So sánh kết quả tính toán và kết quả mô phỏng

Tính toán (¯¿ Mô phỏng ¿ Sai số (%)

21.5 21.55221 0.25

35
PBL2: Thiết kế truyền động thủy khí GVHD: TS Hoàng Thắng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Catalogue xe Toyota Fortuner 2015


https://tuvanmuaxe.vn/toyota/fortuner/2015
[2] Catalogue dầu thủy lực
https://www.kroon-oil.com/en/catalogue/hydraulic-oils_hydraulic-oils/526/perlus-h-68/511/?
fbclid=IwAR1Psz7rQ4Ns3HMseJQDGwgJyi4rbwOAHDW4CMrksTldCnnC575_JlmgjY
[3] Trần Ngọc Hải, Trần Xuân Tùy, Giáo trình Hệ thống truyền động thủy lực và khí
nén, NXB Xây Dựng, 2021.
[4] Trần Doãn Đỉnh, Nguyễn Ngọc Lễ, Phạm Xuân Mão, Nguyễn Thế Thưởng, Đỗ Văn Thi,
Hà Văn Vui, Truyền dẫn thủy lực trong chế tạo máy, NXB Khoa học và Kĩ Thuật, 2002.
https://drive.google.com/file/d/1ud_hfJBF8KG2IagJJRfokaiqOCkDqBmH/view?
fbclid=IwAR0DnjleNwbrN54O8HXqEiw6l6IQElFfNNWOmBFMelNJJuTrtWx5KlONmUs
[5] Công thức tính momen:
https://fr.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-thiet-ke-he-thong-lai-tren-xe-co-so-o-to-
huyndai-24-tan?fbclid=IwAR1W9U2gdbbovjxEJ_wzEdOfR0ot1cXzCevsUMB-
lxdFmVhu6xQp-V3VZlM
[6] TCVN 2018-77:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2029:1977 về Lò xo xoắn trụ nén loại III cấp 2 bằng thép mặt
cắt tròn - Thông số cơ bản (năm 1977) (Tình trạng hiệu lực không xác định) - Caselaw Việt
Nam

36

You might also like