You are on page 1of 32

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN TỬ

----------------------------------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN
MÔN HỌC: NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐÈN LED TRANG TRÍ

NHÁY THEO NHẠC

GVHD: TS. Nguyễn Đắc Hải

Nhóm 2: Nguyễn Thế Anh 2020608611

Trần Thị Ngọc Anh 2019608001

Vũ Bá Chiến 2019608158
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Hà Nội, ngày ... tháng… năm 2021

(Người nhận xét)

1
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.............................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH VẼ......................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................5
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................6
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI........................................................10
1.1. Giới thiệu tổng quan về ý tưởng thiết kế mô hình đèn Led trang trí nháy
theo nhạc..........................................................................................................10
1.2. Ứng dụng trong đời sống hàng ngày........................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................13
2.1. Mô tả sản phẩm........................................................................................13
2.2. Sơ lược về linh kiện sử dụng trong mạch.................................................14
2.2.1. IC AN6884 [2]...................................................................................14
2.2.2. Điện trở [2]........................................................................................15
2.2.3. Biến trở [2]........................................................................................16
2.2.4. Tụ điện...............................................................................................16
2.2.5. Led [2]...............................................................................................17
2.3. Kế hoạch thực hiện...................................................................................17
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ THIẾT KẾ
MẠCH................................................................................................................19
3.1. Thiết kế sơ đồ khối tổng quát...................................................................19
3.2. Sơ đồ khối chi tiết.....................................................................................20
3.2.1. Khối nguồn........................................................................................20
3.2.2. Khối điều khiển.................................................................................21
3.2.3. Khối hiển thị......................................................................................22
3.2.3.1. Lựa chọn phương án tối ưu........................................................22
3.2.3.2. Nguyên lý hoạt động..................................................................23
3.3. Thực hiện thiết kế và làm sản phẩm.........................................................24
2
3.3.1. Sơ đồ nguyên lý toàn mạch...............................................................24
3.3.2. Sắp xếp linh kiện và chạy đường dây theo mạch nguyên lý.............25
3.3.3. Tiến hành gia công làm mạch in.......................................................26
3.4. Lắp các chi tiết cho hệ thống....................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ...................................................................................28
4.1. Kết quả đạt được......................................................................................28
4.2. Kết quả chưa đạt được..............................................................................29
4.3. Đánh giá...................................................................................................29
KẾT LUẬN........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................31

3
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Ứng dụng trong quán cafe, Bar [1].....................................................11
Hình 1.2: Ứng dụng trong phòng nghe nhạc gia đình [1]...................................11
Hình 1.3: Led nháy theo nhạc tích hợp trên loa [1].............................................12
Hình 1.4 Led nháy theo nhạc tích hợp trên dàn âm thanh hiện đại [1]...............12
Hình 2.1: IC AN6884 [2]....................................................................................14
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo AN6884........................................................................14
Hình 2.3: Điện trở [2]..........................................................................................15
Hình 2.4: Biến trở [2]..........................................................................................16
Hình 2.5: Tụ điện [2]...........................................................................................16
Hình 2.6: Led [2].................................................................................................17
Hình 3.1: Sơ đồ khối tổng quát...........................................................................19
Hình 3.2: Sơ đồ mạch điện tổng quát [3]............................................................19
Hình 3.3: Lựa chọn nguồn sử dụng cho sản phẩm..............................................20
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển.........................................................21
Hình 3.5: Jack audio 3.5 và IC AN6884 [2]........................................................21
Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển mô phỏng........................................22
Hình 3.7: Các loại Led lựa chọn cho khối hiển thị [2]........................................23
Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý khối hiển thị.............................................................23
Hình 3.9: Sơ đồ nguyên lý mô phỏng..................................................................24
Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lý toàn mạch mô phỏng..............................................24
Hình 3.11: Sơ đồ mạch in....................................................................................25
Hình 3.12: Ảnh 3D sau khi thiết kế mạch in.......................................................25
Hình 3.13: Mạch sau khi tiến hành ăn mòn đồng dư..........................................26
Hình 3.14: Mạch khi hàn và lắp linh kiện...........................................................26
Hình 3.15: Mô hình hoàn thiện...........................................................................27
Hình 4.1: Ảnh thành viên nhóm 2.......................................................................28
Hình 4.2: Ảnh hoàn thành mô hình sau khi kiểm tra..........................................29

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng phân tích nhân lực thành viên....................................................18
Bảng 3.1: Bảng so sánh nguồn sử dụng cho sản phẩm.......................................20
Bảng 3.2: Bảng đánh giá các loại Led.................................................................23

5
LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành đề tài này em có tham khảo một số tài liệu liên quan đến hệ
thống thiết kế mô hình máy dò kim loại.

Em xin cam đoan đồ án này là do chúng em thực hiện, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho bài báo cáo
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài báo cáo đã được ghi
nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, … tháng … năm 2021

Sinh viên nhóm 2 thực hiện

Nguyễn Thế Anh Trần Thị Ngọc Anh Vũ Bá Chiến

6
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án môn học này, lời đầu tiên nhóm 2 chúng em xin chân
thành cảm ơn đến toàn thể thầy cô trong trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội,
các thầy cô trong khoa Điện Tử, những người đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và
trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian vừa qua.

Đặc biệt nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Đắc
Hải đã hướng dẫn cho em những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần có để hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.

Sau cùng các thành viên nhóm 2 xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình,
bạn bè đã động viên, cổ vũ và đóng góp ý kiến trong quá trình học tập, nghiên
cứu cũng như quá trình làm đồ án môn học.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài, vì kiến thức chuyên ngành còn
hạn chế nên nhóm em vẫn còn nhiều thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trình bày
về đề tài. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến xây dựng của các
thầy, cô giảng viên bộ môn để đề tài của chúng em được đầy đủ và hoàn chỉnh
hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !

7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống công nghệ hiện đại ngày nay ngành kỹ thuật Điện, Điện tử
là ngành kỹ thuật mũi nhọn, hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực
của sản xuất và đời sống và là đòn bẩy giúp các ngành khoa học kĩ thuật khác
phát triển. Việc hiện đại hoá năng suất lao động bằng các thiết bị điện tự động là
nhu cầu cấp thiết. Do đó yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn,
uyển chuyển hơn, thông minh hơn và tiết kiệm điện hơn. Vì vậy, ngành Công
nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và
đời sống.

Là một sinh viên ngành điện tử viễn thông, để nâng cao tính thực hành và
khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế thì việc tìm tòi, tự nghiên
cứu và thiết kế các mạch điện tử cơ bản là điều tất yếu đối với sinh viên. Để
giúp cho việc tự tìm hiểu và đưa sinh viên đến gần hơn với công nghệ điển tử,
bộ môn nhập môn điện tử viễn thông đã ra đời và giúp cho các sinh viên chúng
em làm quen dễ dàng hơn và tạo động lực mạnh mẽ giúp cho chúng em nâng
cao hứng thú trong việc học tập.

Với nhu cầu đời sống xã hội ngày càng phát triển, tính giải trí ngày càng
cao, việc sử dụng đèn Led nháy theo nhạc có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời mà các
cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí cần đến như hiệu ứng đẹp mắt làm cho không
gian quán trở nên sang trọng thu hút khách hàng làm cho khách hàng không
muốn rời đi, được sử dụng nhiều để trang trí quán cafe, quán bar, vũ trường, mặt
tiền cửa hàng, trang trí các sân khấu ca nhạc, hội trường, trang trí các khu vui
chơi giải trí... Vì vậy nhóm 2 chúng em với sự hướng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Đắc Hải cộng thêm những tìm hiểu kiến thức qua mạng enternet xin
đưa ra đề tài nghiên cứu: “THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐÈN LED NHÁY THEO
NHẠC”.

Mục tiêu của đề tài là sử dụng IC AN6884 là chủ đạo kết hợp với các linh
kiện điện trở, tụ điện, biến trở và các bóng led để tạo thành hệ thống mạch Led
trang trí nháy theo nhạc với nguồn nhạc được lấy từ hệ thống bên ngoài.
8
Với đề tài “Thiết kế mô hình đèn Led trang trí nháy theo nhạc” báo cáo của
chúng em gồm những nội dung sau:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 3: CẤU TRÚC, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ THIẾT KẾ MẠCH

Chương 4: KẾT QUẢ

9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu tổng quan về ý tưởng thiết kế mô hình đèn Led trang trí
nháy theo nhạc

Xuất phát từ câu hỏi: “Mọi người thường làm gì vào lúc rảnh rỗi?” chúng
tôi đã tìm ra ý tưởng cho dự án của mình. Để trả lời cho câu hỏi trên, với đa số
sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội sẽ rất dễ dàng nhận được các
câu trả lời: đá bóng, chơi game, lướt web, tụ tập bạn bè hay chỉ đơn giản chỉ là
nghe nhạc.... Mỗi chúng ta đều có một sự lựa chọn cho riêng mình. Nhưng theo
suy nghĩ chủ quan của chúng tôi thì số đông mọi người đã, đang và sẽ tiếp tục
nghe nhạc những khi rảnh rỗi. Bởi âm nhạc có tác dụng rất tốt với cuộc sống của
mỗi người, nó giúp mọi người ngủ ngon hơn, ổn định thần kinh, giảm stress và
làm việc tốt hơn như nhà văn Sô-xta-cô-vits đã viết: “Âm nhạc nâng con người
lên, làm con người cao quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào
sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình”…Và sẽ
hoàn hảo hơn rất nhiều khi chúng ta có thể kết hợp âm nhạc với ánh sáng. Chính
vì vậy mà nhóm chúng tôi đã có ý tưởng là làm mạch led nháy theo nhạc để giúp
mỗi chúng ta có những phút giây nghe nhạc vui vẻ và thú vị hơn.

1.2. Ứng dụng trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của mạch Led trang trí nháy theo nhạc cũng rất đa dạng:

 Mạch led nháy theo nhạc trang trí cho các quán bar, quán cafe… giúp cho
khônggian quán đẹp hơn, sống động hơn, thú hút khách hàng hơn.
 Làm đẹp không gian phòng nhạc của gia đình.
 Tích hợp vào các sản phẩm nghe nhạc như loa, amply…

10
Hình 1.1: Ứng dụng trong quán cafe, Bar [1]

Hình 1.2: Ứng dụng trong phòng nghe nhạc gia đình [1]

11
Hình 1.3: Led nháy theo nhạc tích hợp trên loa [1]

Hình 1.4 Led nháy theo nhạc tích hợp trên dàn âm thanh hiện đại [1]

12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Mô tả sản phẩm

Mạch LED nháy theo nhạc sẽ nhận tín hiệu âm thanh vào qua cổng âm
thanh, sau đó điều khiển dải LED nhấp nháy theo tần số nhạc đưa vào (các bài
hát khác nhau dải LED sẽ nháy khác nhau) theo các hiệu ứng đã được thiết lập
sẵn.
Yêu cầu chức năng:
 Mạch led nháy theo nhạc có 4 hiệu ứng:
o Nháy cách led
o Nháy ở hai đầu
o Nháy theo 1 dải led
 Điều chỉnh hiệu ứng nháy bằng núm vặn biến trở
 LED nháy theo tần số nhạc phụ thuộc bài hát

Yêu cầu phi chức năng:

 Kích thước: 12x24 (cm)


 Số lượng thanh LED: thanh đơn
 Cổng âm thanh: jack 3.5 (mm)
 Nguồn cấp điện áp: nguồn 1 chiều
 Điều kiện hoạt động tốt: 15- 40oC
 Led sáng đều & ổn định, tuổi thọ led từ 40.000- 50.000 (h)
 Đặt mạch in, có hiển thị thông tin các thành viên trong nhóm
 Thời gian hoàn thành: ngày 31/03/2021
 Giá thành: 300.000 VNĐ

13
2.2. Sơ lược về linh kiện sử dụng trong mạch

2.2.1. IC AN6884 [2]

Hình 2.5: IC AN6884 [2]

IC AN6884  là mạch tích hợp điều khiển 5 mức tín hiệu led, kết hợp hiệu
chỉnh hệ số khuếch đại bằng biến trở đầu vào.

IC AN6884  có thể hoạt động với dải điện áp khá rộng, khoảng biến thiên
điện thế hoạt động VCC từ 3.5V đến 16V. Dòng điện ra điều khiển led khoảng
15mA, cho led sáng khi tín hiệu vào ở mức thấp.

Về bản chất AN6884 có cấu tạo gồm 6 bộ OPAM. Trong đó 1 OPAM có


tác dụng khuếch đại tín hiệu vào và 5 bộ OPAM còn lại có vai trò như mạch so
sánh tín hiệu và được so sánh với Vref. Tùy theo yêu cầu thiết kế mạch Vref có
thể thay đổi bằng cách thêm biến trở để phân áp Vref.

Hình 2.6: Sơ đồ cấu tạo AN6884

IC AN6884 hoạt động rất đơn giản, yêu cầu ít linh kiện kết nối bên ngoài.

IC AN6884 được ứng dụng: Làm mạch nháy theo nhạc 5 kênh mono hoặc
kết hợp với mạch cube 5x5x5.

14
2.2.2. Điện trở [2]

Hình 2.7: Điện trở [2]

Điện trở hay Resistor là một linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết
nối, thường được dùng để hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, điều
chỉnh mức độ tín hiệu, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ
động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất
nhiều ứng dụng khác. Điện trở công suất có thể tiêu tán một lượng lớn điện năng
chuyển sang nhiệt năng có trong các bộ điều khiển động cơ, trong các hệ thống
phân phối điện. Các điện trở thường có trở kháng cố định, ít bị thay đổi bởi nhiệt
độ và điện áp hoạt động.

Điện trở là loại linh kiện phổ biến trong mạng lưới điện, các mạch điện tử,
Điện trở thực tế có thể được cấu tạo từ nhiều thành phần riêng rẽ và có nhiều
hình dạng khác nhau, ngoài ra điện trở còn có thể tích hợp trong các vi mạch IC.

15
2.2.3. Biến trở [2]

Hình 2.8: Biến trở [2]

Biến trở là loại điện trở có thể thay đổi được trở kháng như các núm vặn
điều chỉnh âm lượng. Các loại cảm biến có điện trở biến thiên như: cảm biến
nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lực tác động và các phản ứng hóa học.

2.2.4. Tụ điện

Hình 2.9: Tụ điện [2]

Tụ điện có tên khoa học theo tiếng Anh có nghĩa là Capacitor, được ký hiệu
là chữ “C”. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là một linh kiện điện tử thụ
động được cấu tạo bởi 2 bản cực song song nhau và được ngăn cách bởi một lớp
điện môi.

Tụ điện là linh kiện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng lại cho phép dòng
điện xoay chiều đi qua bằng nguyên lý phóng nạp. Khi xuất hiện sự chênh lệch
điện thế ở 2 bề mặt sẽ tạo ra điện tích cùng điện lượng nhưng lại trái dấu. Hiện
tụ điện được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử như mạch lọc nhiễu, mạch
lọc nguồn, mạch tạo dao động….

16
2.2.5. Led [2]

Hình 2.10: Led [2]

LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là diode phát


sáng hoặc diode phát quang) là các diode có khả năng phát ra ánh sáng hay
tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như diode, LED được cấu tạo từ một
khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n.

2.3. Kế hoạch thực hiện

Kế hoạch thực hiện được xây dựng gồm kế hoạch chung, bản đánh giá nhân
lực và bảng phân công công việc. Kế hoạch chung sẽ thể hiện cách nhìn tổng
quát nhất về toàn bộ các bước thực hiện để hoàn thành dự án. Dựa trên bảng
đánh giá nhân lực, các công việc cụ thể được phân công cho từng thành viên
trong nhóm theo khả năng và nguyện vọng của mỗi người. Các công việc có thời
lượng, thời gian hoàn thành, các nguồn lực và sản phẩm đầu ra cụ thể. Kế hoạch
thực hiện dự án được thể hiện rõ ràng và cụ thể hơn trong tài liệu đính kèm.

17
Bảng 2.1: Bảng phân tích nhân lực thành viên

Họ tên Chức danh Vai trò

1) Vai trò công việc


- Xây dựng mục đích, phương hướng hoạt động,
Teamwork
- Dẫn dắt và tạo điều kiện cho giao tiếp mang tính chất
xây dựng
- Giám sát vĩ mô
Nguyễn Thế Trưởng - Thiết kế mô hình trực tiếp phụ trách hàn
Anh nhóm - Hỗ trợ kỹ thuật viên, tập trung vào những cách cư xử
liên quan trực tiếp đến việc thiết lập và đạt được các mục
tiêu của nhóm.
2) Vai trò tinh thần
- Thúc đẩy và truyền cảm hứng cho các thành viên trong
nhóm
- Thu hút sự ủng hộ và đồng tình mang tính dân chủ

- Thủ quỹ
- Kỹ thuật viên phụ trách những nhiệm vụ ngoại vi
Trần Thị
Thành viên - Tập trung vào những cách cư xử liên quan trực tiếp đến
Ngọc Anh
việc thiết lập và đạt được các mục tiêu của nhóm.
- Cư xử tốt và phát triển quan hệ cộng đồng trong nhóm.

- Phụ trách nguyên lý và thiết kế mô phỏng mạch


- Kỹ thuật viên phụ trách những nhiệm vụ nội vi
Vũ Bá
Thành viên - Tập trung vào những cách cư xử liên quan trực tiếp đến
Chiến
việc thiết lập và đạt được các mục tiêu của nhóm.
- Cư xử tốt và phát triển quan hệ cộng đồng trong nhóm.

18
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ
THIẾT KẾ MẠCH
3.1. Thiết kế sơ đồ khối tổng quát

Mạch điện gồm bốn khối là khối nguồn, khối nhận tín hiệu audio vào, khối
điều khiển và khối hiển thị.

Hình 3.11: Sơ đồ khối tổng quát

Hình 3.12: Sơ đồ mạch điện tổng quát [3]

Nguyên lý hoạt động:

o Khối nguồn cấp điện áp cho các khối còn lại của mạch hoạt động.
o Khối nhận audio vào sẽ nhận tín hiệu của âm thanh vào, và xử lý thô
rồi đưa tín hiệu đó vào khối điều khiển.
o Khối điều khiển khi nhận được tín hiệu thì sẽ xử lý rồi xuất tín hiệu điều
khiển led ở khối khiển thị.
o Khối hiển thị sẽ hiển thị tín hiệu điều khiển thông qua việc nháy led.

19
3.2. Sơ đồ khối chi tiết
3.2.1. Khối nguồn
Lựa chọn phương án nguồn cấp tối ưu: Lựa chọn adapter và nguồn từ
laptop. Nguồn cung cấp cho mạch vô cùng quan trọng. Nó quyết định tính cơ
động và thời gian hoạt động của mạch. Chúng tôi đưa ra hai phương án lựa chọn
là dùng nguồn adapter hoặc dùng nguồn từ laptop.

Hình 3.13: Lựa chọn nguồn sử dụng cho sản phẩm

Dựa vào hoạt động của 2 nguồn cấp ta có thể đưa ra bảng so sánh ưu nhược
điểm như sau:

Bảng 3.2: Bảng so sánh nguồn sử dụng cho sản phẩm

Tên nguồn Điện áp Giá thành Ghi chú

Gây nguy hiểm cho laptop nếu mạch


Nguồn laptop 5V 0 vnđ
gặp sự cố
Không gây thiệt hại quá lớn nếu gặp
Nguồn adapter 12V 50.000 vnđ
sự cố

Để tránh gây thiệt hại không đáng có cho tài sản của các thành viên, chúng
tôi quyết định chọn việc sử dụng nguồn lấy từ adapter.

20
3.2.2. Khối điều khiển
Nguyên lý hoạt động

Hình 3.14: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển

Tín hiệu âm thanh vào qua jack 3.5.

Bộ điều chỉnh biên độ tín hiệu bao gồm biến trở điều chỉnh biên độ đưa tín
hiệu vào ICAN6884 sau đó tín hiệu được xuất ra khối điều khiển. Ngoài ra còn
có các tụ C1, C2 dùng để lọc tín hiệu.

Hình 3.15: Jack audio 3.5 và IC AN6884 [2]

Từ nguyên lý hoạt động, sơ đồ chi tiết khối nhận audio vào được thiết kế trên
phần mềm Altium Designer

21
Hình 3.16: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển mô phỏng

Tín hiệu audio vào từ jack 3.5mm qua jumper cái JP1, đường JP1.1 là
đường tín hiệu, đường JP1.2 là đường GND để đồng bộ âm nguồn của audio vào
với nguồn adapter. Các đường tín hiệu ra ở chân 1,2,3,4,6 của IC AN6884 được
đưa vào chân của Led trong khối hiển thị.

Biến trở volume được nối với chân 8 của AN6884 để điều chỉnh biên độ
của tín hiệu vào. Chân 9 của AN6884 nối với dương nguồn còn chân 5 thì nối
âm nguồn.

Tụ C2 10uF và trở R1 nối với chân 7 của AN6884 để lọc nhiễu âm thanh
vào và làm bộ so sánh cho AN6884

3.2.3. Khối hiển thị


3.2.3.1. Lựa chọn phương án tối ưu
Để tạo tính thẩm mĩ cho sản phẩm thì việc chọn lựa led cho mạch là công
việc mang tính quyết định. Có 3 phương án lựa chọn là sử dụng led đục, led siêu
sáng hoặc là led phủ màu.

22
Hình 3.17: Các loại Led lựa chọn cho khối hiển thị [2]

Dựa vào ưu nhược điểm của từng loại ta có bảng đánh giá

Bảng 3.3: Bảng đánh giá các loại Led

Tên Giá tiền Điện áp Dòng điện Thẩm mĩ


Led đục 350vnđ 3v 20mA Đẹp
Led siêu sáng 1000vnđ 3.5v 20mA Sáng đẹp
Led phủ màu 300vnđ 2.5v 20mA Trung bình

Để phù hợp với yêu cầu thẩm mĩ và khả năng kinh tế thì nhóm chúng tôi
quyết định lựa chọn Led đục.

3.2.3.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 3.18: Sơ đồ nguyên lý khối hiển thị

23
Hình 3.19: Sơ đồ nguyên lý mô phỏng

Khối hiển thị gồm 10 led nhận tín hiệu từ khối điều khiển.

Các led bố trí thành 1 dải. Khi nhận tín hiệu thay đổi từ biển trở sẽ có các
cách nháy khác nhau tùy thuộc vào giá trị của biển trở mà ta điều chỉnh.

Điện trở treo trước các Led hạn dòng để bảo vệ Led.

3.3. Thực hiện thiết kế và làm sản phẩm


3.3.1. Sơ đồ nguyên lý toàn mạch

Các khối linh kiện được ghép nối với nhau để tạo ra 1 sơ đồ nguyên lý của
mạch hoàn chỉnh.

Hình 3.20: Sơ đồ nguyên lý toàn mạch mô phỏng

24
3.3.2. Sắp xếp linh kiện và chạy đường dây theo mạch nguyên lý

Hình 3.21: Sơ đồ mạch in

Sau khi đã xây dựng được sơ đồ nguyên lý theo yêu cầu đã đặt ra, tiến hành
cập nhật sang mạch in rồi tiến hành sắp sếp, bố trí linh kiện trên mạch và chạy
đường đồng cho mạch.

Việc chạy đường đồng có 2 phương án có thể sử dụng được. Và người thiết
kế đã chọn phương án đi đường đồng chi tiết chứ không chạy tự động. Khi chạy
chi tiết như vậy đường dây kết nối kiểm soát được tốt hơn, tránh được các rủi ro
khi làm mạch ở công đoạn sau.

Hình 3.22: Ảnh 3D sau khi thiết kế mạch in

Sau khi đã chạy đường đồng xong cho mạch ta check lại mạch thiết kế ở
dạng ảnh 3D. Và đây là ảnh mô phỏng thực tế sau khi ta làm xong mạch thủ
công, nên dựa vào ảnh trên để kiểm soát các lỗi cuối cùng có thể xảy ra.

Xem mạch ở chế độ 3D này có thể thực hiện một cách linh hoạt trong suốt
quá trình chạy đường dây cho mạch.

25
3.3.3. Tiến hành gia công làm mạch in

Tiến hành in và khử đồng cho mạch

Hình 3.23: Mạch sau khi tiến hành ăn mòn đồng dư


Hàn linh kiện và bảo vệ bề mặt sau khi hàn.

Hình 3.24: Mạch khi hàn và lắp linh kiện

Những điều chú ý khi hàn:

o Không nên để nhiệt độ đầu mỏ hàn quá cao (để khoảng 300 độ).
o Hàn những linh kiện từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn theo quy luật từ trái
sang phải và từ trên xuống dưới.
o Các điểm hàn phải đủ độ bám thiếc và kín các chân linh kiện.
o Cắt chân linh kiện sao cho khi đã cắm vào mạch phần chân trồi lên tính
từ bề mặt bằng mạch đến linh kiện khoảng 1mm.
o Dùng dung dịch axetol hòa tan cùng nhựa thông quét lên bề mặt mạch
đồng sau khi hàn linh kiện xong. Mục đích là để bảo vệ bề mặt phíp đồng
không bị oxi hóa, tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

26
3.4. Lắp các chi tiết cho hệ thống

Hình 3.25: Mô hình hoàn thiện

Kiểm tra mô hình sau hoàn thiện:

o Kiểm tra ngoại quan các điểm hàn và vị trí nối dây điện.
o Dùng đồng hồ kiểm tra hệ thống có điểm sai chập không.
o Sau khi kiểm tra xong, cấp nguồn cho mạch xem nó có chạy như mong
muốn không. Nếu không tiến hành kiểm tra lỗi và khắc phục.

27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ
4.1. Kết quả đạt được

o Hoàn thành thiết kế mô hình đèn Led trang trí nháy theo nhạc
o Thấy rõ được hiệu quả khi làm việc nhóm
o Kiểm soát được cuộc sống và bản thân của mình tốt hơn và không cảm
thấy sự lạm dụng quyền lực của bất cứ người nào trong nhóm cũng
không có sức ép của bất kỳ ai lên bạn
o Học hỏi được rất nhiều từ những thành viên và người lãnh đạo trong
nhóm và cách xử lý tình huống từ đơn giản cho đến phức tạp. Từ đó tạo
nên sự thống nhất trong mục tiêu và sự hoạt động của nhóm.
o Không còn cái “tôi” trong nhóm nửa, cái “tôi” đã bị phá vỡ, sự thân
thiện và cởi mở sẽ được tạo ra giữa các thành viên
o Phát huy được tính sáng tạo cao từ sự phối hợp các bộ óc sáng tạo của
nhóm.
o Thỏa mãn được nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của các thành viên
trong nhóm, cái mà khi họ đứng một mình khó mà thể hiện được.

Hình 4.26: Ảnh thành viên nhóm 2

28
Hình 4.27: Ảnh hoàn thành mô hình sau khi kiểm tra

4.2. Kết quả chưa đạt được

Mô hình tính thẩm mỹ chưa được đẹp và nhỏ gọn để sản xuất số lượng lớn
nếu kinh doanh.

4.3. Đánh giá

o Sản phẩm chạy rất tốt so với mong đợi.


o Chi phí làm sản phẩm không quá cao và dễ thực hiện.
o Kiểu dáng đơn giản, dễ dàng lắp đặt.
o Các thành viên trong nhóm đều có ý thức đội nhóm cao

29
KẾT LUẬN
Trong đề tài này, chúng tôi đã thiết kế thành công mô hình đèn led trang trí
nháy theo sử dụng IC AN6884. Nếu phát triển hơn nữa, chúng tôi sẽ tăng số dải
led từ 1 dải lên thành 5 dải led hoặc thậm chí có thể là 10 dải led, mỗi dải led sẽ
phản ứng với một tần số xác định.

Hướng phát triển của đề tài:

Trong tương lai sắp tới đề tài sẽ được tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn
nữa, tích hợp thêm hệ thống hệ thống IC hiện đại hơn hoặc sử dụng thêm nhiều
IC để điều khiển thêm nhiều thanh LED thay vì chỉ sử dụng 1 thanh để tăng hiệu
ứng và ứng dụng của mạch.

Tích hợp thêm hệ thống xử lý âm thanh tạo sự thuận tiện cho người sử
dụng, không cần sử dụng nguồn âm thanh từ bên ngoài. Đồng thời tích hợp thêm
hệ thống âm thanh loa bass để hệ thống ngày càng hoàn thiện.

Sử dụng mic thu âm thanh trực tiếp trên mạch phục vụ nhu cầu giải trí thu
thanh hoặc hát karaoke.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các trang web tham khảo:

[1] "http://www.dientuvietnam.com," [Online].

[2] "https://www.wikipedia.org/," [Online].

[3] "https://pholinhkien.com/," [Online].

[4] "htttp://codientu.org," [Online].

[5] "http://alldatasheet.com," [Online].

[6] "http://www,echipcool.com," [Online].

31

You might also like