You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MẮC LÊNIN

ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM VÀ LIÊN
HỆ ĐẾN QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO VÀ SẢN XUẤT Ô TÔ

LỚP: L07 NHÓM: 24


HK221

GVHD: THS. NGUYỄN TRUNG HIẾU


SINH VIÊN THỰC HIỆN
% ĐIỂM ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL CHÚ
1 2013440 Võ Hoàng Khang 100
2 2112850 Dương Gia Bảo 100
3 2112885 Trần Thái Bảo 100
4 2111700 Bùi Nguyễn Thành Luân 100

1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM HỌC 2021 -2022
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
%
Nhiệm vụ được Điểm
STT MSSV Họ và tên Điểm Ký tên
phân công BTL
BTL

Tổng hợp bài;


1 2013440 Võ Hoàng Khang Phần mở đầu, kết 100
thúc; chương 1

2 2112850 Dương Gia Bảo Phần 2.1; 2.2 100

3 2112885 Trần Thái Bảo Phần 2.3 100

4 2111700 Bùi Nguyễn Thành Luân Phần 2.4 100

Họ và tên nhóm trưởng: Võ Hoàng Khang


Số ĐT: 0964677765 Email: khang.vo06@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu Võ Hoàng Khang

2
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 6

1. Tính cấp thiết của vấn đề ..................................................................................... 6

2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu ............................................................................ 7

3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 8

4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8

5. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VIỆT NAM
........................................................................................................................................... 9

1.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................... 9

1.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................................................................... 9

1.1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 (IR 4.0) .......................................................... 10

1.2. Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện Công nghiệp hóa (CNH), hiện
đại hóa (HĐH) ............................................................................................................ 11

1.2.1. Công nghiệp hoá và tính tất yếu của nó trong quá trình phát triển kinh tế ở
Việt Nam. .................................................................................................................. 12

1.2.2. Những cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại
hoá ở Việt Nam. ........................................................................................................ 15

1.3. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................ 17

1.4. Những giải pháp để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam
18

1.5. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước ......................................................................................................... 20

1.5.1. Thuận lợi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................... 20

1.5.2. Khó khăn trong cách mạng công nghiệp 4.0 .............................................. 21

3
1.6. Những nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ................ 21

1.6.1. Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá- hiện đại hoá ............................... 21

CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO VÀ SẢN


XUẤT Ô TÔ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG LẦN THỨ TƯ Ở
NƯỚC TA ...................................................................................................................... 25

2.1. Khái quát về ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô ........................... 25

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ...... 25

2.1.2. Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp ô tô trong nền kinh tế quốc dân .. 26

2.2. Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ...................................... 28

2.2.1. Những thành tựu của ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta ................................................. 28

2.2.2. Những thạn chế của ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta ........................................................ 30

2.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém ......................................................... 32

2.3. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành công nghiệp
chế tạo và sản xuất ô tô trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác
động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở nước ta ................................. 37

2.3.1. Những cơ hội đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và sản
xuất ô tô trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở nước ta ........................................................... 38

2.3.2. Những thách thức đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và
sản xuất ô tô trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở nước ta ........................................................... 38

4
2.4. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành/công
nghệ ô tôtrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở nước ta thời gian tới .................................... 40

2.4.1. Phương hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành/công nghệ ô
tôtrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư ở nước ta thời gian tới ........................................................ 40

2.4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành/công
nghệ ô tôtrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở nước ta thời gian tới ...................................... 40

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 45

5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng vì nó đưa cả
nền kinh kế và đời sống vật chất của người dân cả nước tiến lên một vị trí cao hơn trên bản
đồ thế giới. Đối sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo điều
kiện làm tiền đề vật chất – kỹ thuật. Đối với Việt Nam khi chính thức bước vào thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và
từ cuối thế kỉ XX đến nay quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại
hóa vì , công nghiệp hóa có nội dung, bước đi cụ thể, phù hợp. Đó là một quá trình kinh tế,
kỹ thuật – công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất
và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp tiên tiến, hiện
đại và văn minh. Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập
kỷ 90 của thế kỉ XX đến nay bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của
Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng
của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”1.
Từ khi Đảng ta đề ra đường lối Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lãnh đạo việc tiến
hành công cuộc Công nghiệp hóa trong thực tiễn đường lối đó nhằm đưa đất nước ra khỏi
tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu và kém phát triển về công nghiệp tính đến nay đã
trên nửa thế kỷ. Tuy nhiên, nước ta đã phải trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt và dai dẳn
không những đã làm gián đoạn công cuộc Công nghiệp hóa, mà hậu quả sau chiến tranh
còn phá hủy đi những thành quả mà nhân dân ta xây dựng từ trước đó. Đồng thời, sau khi
chiến tranh kết thúc, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, nên đất
nước đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề về kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa, quan niệm
cũ về Công nghiệp hóa đã trở nên quá lạc hậu trước sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ hiện đại. Những thành tựu mà nhân dân ta thu được trong quá trình đổi mới, sự
nhận thức mới về thời đại, về vai trò của khoa học, công nghệ và vai trò của con người

1
PGS.TS. Nguyễn Viết Thảo (10/04/2021), Nội dung các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, truy cập từ
https://nhandan.vn/day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-tren-nen-tang-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-
tao-post641488.html

6
trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như những khó khăn và cả những sai lầm khó tránh...
đã được Đảng ta đúc kết thành những bài học có giá trị trong việc chỉ đạo công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Công nghiệp hoá theo hướng hiện đại được coi là nhiệm vụ
trọng tâm để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Sự đánh giá khách
quan kinh nghiệm của các nước xung quanh nước ta đã góp phần giúp Đảng ta, qua các kỳ
đại hội, đúc kết thành lý luận công nghiệp hóa đầy đủ hơn ở một đất nước kém phát triển
trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế tri thức ngày
càng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát
triển rất mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Đối với nước ta, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này có thể “đi
tắt, đón đầu”, đẩy mạnh và rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Hiện nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN). Cuộc CMCN
đầu tiên xuất phát từ thế kỉ XVIII khi người ta biết dùng hơi nước và máy móc để thay cho
sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các mô hình sản xuất quy mô lớn
ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Vào những năm 1970 thì máy tính được ra đời, bắt
đầu cho một loạt thay đổi về cách người ta xử lý thông tin và tự động hóa bằng robot, cuộc
cách mạng thứ 3 được xướng tên. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có cuộc CMCN 4.0,
hay còn gọi là Industry 4.0 (IR 4.0). Sự thay đổi nhanh chóng do cuộc cách mạng này mang
lại đã tạo ra nhiều thay đổi về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực ấy không chỉ cần kiến thức, kinh nghiệm mà còn cần
có khả năng giải quyết nhanh các vấn đề thực tiễn và tư duy sáng tạo. Nhận thức tầm quan
trọng của vấn đề trên do đó em đã chọn đề tài “Lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Việt Nam và liên hệ đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên một lĩnh vực cụ thể
của Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Thứ nhất: Làm rõ được các vấn đề về lý luận và thực tiễn về Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Thứ hai: Phân tích về ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô ở Việt Nam

7
Thứ ba: Lý giải được quá trình phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất
ô tô của Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở
Việt Nam
- Tổng quan về ngành chế tạo và sản xuất ô tô ở nước ta
- Phạm vi nghiên cứu: ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến ngành công
nghiệp chế tạo và sản xuất ô to ở Việt Nam từ năm 2010 - 2021
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra với bài báo cáo tiểu luận, việc nghiên cứuđề tài
được tiến hành dựa trên:
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu thông qua các sách thamkhảo, các
bài báo khoa học để làm rõ mục tiêu nghiên cứu;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu thông tin để tìm ra được bản chất vốn có củavấn đề
cần tìm hiểu;
- Hệ thống và sắp xếp các tài liệu theo chủ đề và đơn vị kiến thức để nội dungcủa bài
tiểu luận dễ nhận biết và nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:
- Chương 1: LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VIỆT NAM
- Chương 2: PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO VÀ SẢN XUẤT Ô
TÔ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG LẦN THỨ TƯ Ở NƯỚC TA

8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VIỆT NAM
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ cuối thế kỉ XVIII đến nay, trong lịch sử diễn ra nhiều loại công nghiệp hóa khác
nhau: công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Các loại
công nghiệp hóa này xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ là giống nhau.
Tuy nhiên lại khác nhau về mục đích, phương thức tiến hành và về sự chi phối của quan hệ
sản xuất thống trị. Công nghiệp hóa diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm
lịch sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái
niệm có sự khác nhau.
Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hóa là quá trình biến một
nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp. Kế thừa có chọn lọc và phát triển
những tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hóa và điều kiện lịch sử cụ thể của
nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động với công nghiệp,
phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến
bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quan niệm nêu trên cho thấy,
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ra phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công
nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình phát triển. Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần
phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng
lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá
trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn
sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh
vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định.
• Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:

9
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt
Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 (IR 4.0)
Lĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua những thay đổi lớn ở quy mô chưa từng
có do sự chuyển dịch của một số yếu tố như sự cải tiến của công nghệ, tác động của biến
đổi khí hậu, sự thay đổi đặc tính của sản xuất và việc làm v.v (xem Sáng kiến thế kỷ của
ILO về “tương lai việc làm”2). Đặc biệt, các quốc gia trên toàn thế giới đang chứng kiến
một cuộc cách mạng công nghệ, thường được gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 (IR 4.0).
Cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương,
đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến sự cải tiến và ứng dụng công nghệ tại nơi
làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa dạng trong cách ngành nghề khác nhau.
“Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất dùng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất.
Cách mạng lần thứ hai sử dụng điện năng phục vụ cho sản xuất hàng loạt. Cách mạng lần
thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và giờ đây Cách
mạng Công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng cuộc Cách mạng lần thứ ba và đi kèm với
cách mạng số khởi nguồn từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng lần này là
việc đẩy mạng phát triển công nghệ giúp xóa mờ ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật
số và sinh học.”3
• Đặc điểm của ngành công nghiệp 4.0
Đặc trưng của những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là sự ứng dụng những
kỹ thuật khác nhau vào sản xuất (hình 1).

2
The future work, truy cập từ http://www.ilo.org/global/topics/future-of-work/WCMS_448448/lang-- en/index.htm
3
Diễn đàn Kinh tế Thế giới, truy cập từ https://www.weforum.org/agenda/2016/01/thefourth-industrial-revolution-
what-it-means-and-how-to-respond/

10
Định nghĩa một cách rộng hơn, đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là sử cải
tiến công nghệ một cách nhanh chóng thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di
động và kết nối internet (internet vạn vật), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot,
phương tiện tự điều khiển, công nghệ in 3D, nano và công nghệ sinh học, công nghệ điện
toán v.v.
Đặc trưng của IR 4.0 là sự cải tiến công nghệ một cách nhanh chóng thông qua việc
tăng cường sử dụng truyền thông di động và kết nối internet (“internet vạn vật”), dữ liệu
lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, phương tiện tự điều khiển, công nghệ in 3D, nano và
công nghệ sinh học, công nghệ điện toán v.v.

Hình 1. Các cuộc công nghiệp hóa

1.2. Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại
hóa (HĐH)
Lý luận thực tiễn cho thấy CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản
xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua. CNH tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế,
là đòn bẩy quan trọng tạo sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu
kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại
được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, quy luật kinh tế
phổ biến và được thực hiện thông qua CNH, HĐH.

11
Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như Việt
Nam, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện thông qua
CNH, HĐH. Vì: CNH, HĐH từng bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa
xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, nâng dần trình độ văn minh của xã hội.
Thực hiện CNH, HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế dựa
trên thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất, khai
thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao dần tính
độc lập, tự chủ nền kinh tế.
Làm cho khối liên minh công dân, nông dân và trí thức ngày càng được tăng cường;
nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Tăng cường tiềm lực cho an ninh, quốc phòng; tạo điều kiện vật chất và tinh thần để xây
dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
1.2.1. Công nghiệp hoá và tính tất yếu của nó trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt
Nam.
Nước ta đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính chất tự
nhiên sang một nền kinh tế thị trường có nghĩa là chúng ta đang trong quá trình thực hiện
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ sang một nền kinh tế sản
xuất lớn ngày càng hiện đại. Một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải có một cơ cấu cơ sở hạ tầng
và những công cụ lao động ngày càng tiến bộ. Để tạo lập ra những cơ sở vật chất kỹ thuật
đó thì theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác, mọi quốc gia đều phải tiến hành quá trình công
nghiệp hoá -hiện đại hoá.
Cơ sở kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp
với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó mà lực lượng lao động xã hội sử dụng
để sản xuất ra của cải vật chất.
Đối với các nước đang phát triển, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản
xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế to lớn và là một yêu cầu khách quan.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật
công nghệ ngày càng hiện đại và không ngừng hoàn thiện.

12
Chúng ta không chỉ dừng lại ở việc cơ khí hoá các tư liệu sản xuất mà còn ngày càng
hiện đại hoá ở trình độ công nghệ tiên tiến và thường xuyên đổi mới. Đây là một nhiệm vụ
khó khăn và mang tính chất quyết định đối với sự sống còn của mỗi quốc gia. Chỉ có tạo ra
cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại mới có thể làm thay đổi căn bản đời sống
vật chất cũng như tinh thần của xã hội, đẩy nhanh tốc độ phát triển tăng năng xuất lao động,
ngày càng thoả mãn và đáp ứng nhu cầu cuả nhân dân. Công nghiệp hoá hiện đại hoá chính
là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật đó.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá được hiểu là “Quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện
các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động
thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương
tiện và phương pháp tiêu biểu hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa
học cồng nghệ tạo ra năng xuất lao động cao”4.
Như vậy, trong điều kiện thế giới đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang hậu
công nghiệp, nhiều nước châu Á đã chọn con đường “công nghiệp hoá đuổi kịp để nhanh
chóng hoà nhập vào nền văn minh hiện đại, biến những vùng nghèo nàn lạc hậu trước đây
thành những xã hội hiện đại”5 Các nước này đã tạo nên những kinh nghiệm bổ ích, thiết
thực cho các nước đang phát triển trong đó có nước ta.
Các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng công nghiệp hoá là điều cấp
bách sống còn. Công nghiệp hoá là chìa khoá của sự phát triển đặc biệt gắn chặt với sự phát
triển đặc biệt gắn chặt với sự tăng trưởng bởi vì “công nghiệp hoá chẳng phải là cái gì khác
ngoài một phương tiện đặc biệt mạnh mẽ để tăng năng xuất của con người qua đó mà tăng
số lượng sản phẩm, tính đa dạng và số lượng sản phẩm. Các nước gọi là phát triển khác hẳn
các nước khác chính là ở chỗ là công nghiệp hoá”6.

4
Bùi Tuấn An (18/10/2022), Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Vai trò của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong
việc phát triển nền kinh tế?, truy cập từ https://rg.link/QJYHqMD
5
Theo Tạp chí Cộng sản (24/02/2016), Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam,
truy cập từ https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOF151781
6
(30/09/2015), Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và sự phát triển bền vững GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn - Viện
khoa học xã hội Việt Nam, truy cập từ https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-
van-kien-dang/cong-nghiep-hoa-theo-huong-hien-dai-va-su-phat-trien-ben-vung-gs-ts-nguyen-trong-chuan-vien-
khoa-hoc-xa-hoi-viet-nam-972

13
Công nghiệp hoá tạo nên nền kinh tế hiện đại với những ưu thế nổi bật: năng suất cao,
cơ cấu sản suất đa dạng, công ăn việc làm phong phú hơn nhiều so với một nền kinh tế chưa
công nghiệp hoá.
Để đạt được hiệu quả cao thì công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp
với những bước tiến tuần tự về công nghệ vận dụng phắt triển chiều rộng, tạo nhiều công
ăn việc làm cho đội ngũ đông đảo lao động hiện nay. Với việc tranh thủ với bước đi tắt đón
đầu phát triển chiều sâu tạo nên những mũi nhọn theo trình độ phất triển của khoa học và
công nghệ trên thế giới. Khoa học và công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại
hoá, nhưng hiện đại hoá có nội dung sâu sắc và rộng lớn hơn nhiều, bao gồm các mặt kinh
tế, chính trị và văn hoá.
Hiện đại hoá là quá trình mà nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố xã hội của họ nhằm
tiến tới một hệ thống kinh tế xã hội chính trị văn minh tiên tiến. Công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đất nước con người những vấn đề nan giải cả trong quan hệ giữa con người với con
người và con người với thiên nhiên. Để giải quyết những vấn đề này chúng ta phải thay đổi
sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ và hành động của mình. Nắm bắt được tư tưởng đó, Đảng ta
đã xác định thực chất của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là quá trình thực hiện cách
mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội
chủ nghĩa để không ngừng quá trình tái sản xuất mở rộng. Đường lối công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa được xác định là ưu tiên cho phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý
trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Như vậy, không còn như trước kia
coi công nghiệp nặng là công nghiệp hàng đầu tuyệt đối.
Thực hiện tốt công nghiệp hoá và hiện đại hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn: làm thay
đổi lực lượng sản xuất thay đổi căn bản công nghệ kỹ thuật, công nghệ sản xuất tăng năng
xuất lao động tạo ra tốc độ phát triển cao, thực hiện xã hội hoá về mặt khoa học kỹ thuật.
Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mối quan hệ giữa các ngành là rất phức
tạp và đa dạng đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều tiết vĩ mô của
nhà nước, tạo khả năng tích luỹ vốn. Tất cả chỉ có thể thực hiện nhờ quá trình công nghiệp
hoá và hiện đại hoá. Chỉ có công nghiệp hóa và hiện đại hoá mới có khả năng thực tế để

14
quan tâm phát triển tự do toàn diện của yếu tố con người tạo khả năng mở rộng hợp tác
quốc tế và củng cố quốc phòng.
Nắm bắt được tầm quan trọng vấn đề, sự bức bách phải công nghiệp hóa hiện đại hoá để
xử lý nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, không phải bây giờ mà ngay từ đại hội VIII (tháng
9-1996), Đảng ta đã đề ra đường lối công nghiệp hoá và coi đó là nhiệm vụ xuyên suốt thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Trong những năm đất nước có chiến tranh Đảng và nhà nước ta vẫn kiên trì đường lối
công nghiệp hoá hiện đại hoá để từ đó tạo ra sức mạnh cho đất nước. Ngày nay trong công
cuộc xây dựng đất nước, xây dựng XHCN, các nghị quyết Đại hội Đảng (từ đại hội VI đến
đại hội VIII) đều kiên định đường lối đổi mới và đề ra những nội dung cụ thể thích hợp cho
từng thời kỳ. Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ: “Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất
quan trọng của thời kỳ phát triển mới- đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”7.
Với tất cả ý nghĩa to lớn trên, công nghiệp hoá và hiện đại hoá là tất yếu và mang tính khách
quan là nội dung và con đường duy nhất đúng đắn để dựa trên kinh tế xã hội nước ta phát
triển nhanh, bền vững, có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng văn minh.
1.2.2. Những cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở
Việt Nam.
Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN là con
đường phất triển của đất nước ta trong giai đoạn mới.
Trong cuộc hành trình đi đến tương lai chúng ta không quên rằng đất nước mình còn nghèo
nàn, lạc hậu, khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước quanh ta còn khác xa, nguy
cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là thách đố gay gắt. Một số thế lực vẫn muốn âm mưu diễn
biến hoà bình để chống phá cách mạng nước ta. Trong khi đó nạn quan liêu tham nhũng
vẫn còn là nguy cơ lớn.
Tuy nhiên, chúng ta có những điều kiện và những khả năng để thực hiện thắng lợi
công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Những yếu tố thuận lợi do môi trường

7
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, truy cập từ https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-6-1996-dai-
hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang-131759

15
quốc tế đem lại cùng những bước chuyển mạnh mẽ do chúng ta tạo ra đã trở thành nguồn
lực tổng hợp để đưa đất nước đi lên.
Môi trường quốc tế hiện nay có nhiều biểu hiện tích cực rất thuận lợi cho sự phát triển.
Đó là xu hướng quốc tế hóa với việc phân công lao động không ngừng phát triển là tác động
mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ, đặc biệt là xu thế hoà bình, hợp tác trong khu vực
và trên toàn thế giới.Bối cảnh chung đó giúp những nước đi sau như nước ta có điều kiện
để nhìn trước trông sau, tìm ra cho mình những nhân tố hợp lý, rút ra cho mình những bài
học thành công của các nước đi trước về nhiều lĩnh vực, từ quản lý kinh tế vĩ mô thúc đẩy
doanh nghiệp đến bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang quốc tế hoá và khu vực hoá xu thế hoà bình
và hợp tác đang phát triển. Chúng ta có thể tranh thủ được những khả năng về vốn, thị
truờng, công nghệ và quản lý thế giới. Đặc biệt là trong những năm tới những thuận lợi đó
đang phát triển theo hướng thuận lợi hơn nữa cho chúng ta, đó là những thành tựu của công
cuộc đổi mới mở rộng quan hệ đối ngoại của chúng trong những năm gần đây (gia nhập
ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ký hiệp định chung với EU) cũng như
những diễn biến trên thế giới tạo cho chúng ta những thụân lợi mới, tình hình chính trị, xã
hội nước ta ổn định. Sự kịên Việt Nam trở thành thành viên chính thức cuả ASEAN ngày
28/7/19758 và lệnh cấm vận của Mỹ ở Việt Nam bãi bỏ ngày 3/2/1994 mở ra một hướng
phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam9. Chúng ta có thêm điều kiện thuận lợi để hội nhập
với khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động hợp tác quốc
tế.
Hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là luật đầu tư đang từng bước được sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện, tình hình kinh tế xã hội trong nước ổn định..., cũng là những yếu tố góp
phần tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút nguồn đầu tư từ các doanh nghịêp,
các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước vào Việt Nam. Một thế lợi nữa mà chúng ta phải
kể đến đó là nguồn tài nguyên Việt Nam. Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đa

8
Thu Nhuần (28/07/2013), Việt Nam gia nhập ASEAN, truy cập từ https://bit.ly/3UQ3W6P
9
Nguyễn Ngọc Tường Ngân (dịch), Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, truy cập từ
https://nghiencuuquocte.org/2016/02/03/my-do-bo-cam-van-doi-voi-viet-nam/

16
dạng có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn với chiều dài bờ biển 3.260km, diện tích vùng
biển, thềm lục địa thuộc quyền tài phán quốc gia rộng lớn gấp 8 lần diện tích đất liền gắn
với một tiềm năng phát triển tổng hợp được đánh giá là to lớn và đa dạng 10. Thực tiễn cho
thấy, những nước biết tận dụng và khai thác lợi thế tiềm năng một mặt của biển đã đạt được
tốc độ phát triển kinh tế cao. Những “Con rồng” Châu Á đều là những quốc gia lãnh thổ
hải đảo hoặc bán đảo của các ngành kinh tế biển luôn đóng vai trò mũi nhọn trong phát
triển.
Về yếu tố thị trường, chúng ta đang phải đối mặt với những điều kiện cạnh tranh gây
gắt hơn so với giai đoạn thập niên 1960 - 1970. Thị trường Việt Nam ra đời còn quá non
trẻ, một mặt còn thiếu nhiều yếu tố thị trường như thị trường tiền tệ, thị trường lao động bất
động sản kể cả thị trường chất xám…mặt khác cơ chế thị trường vận động còn những trục
trặc chưa thật thông suốt. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam có nhiều lợi
thế hơn về trình độ công nghệ, kinh nghiệm buôn bán quốc tế.
Có thể nói rằng công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình lâu dài đầy khó khăn gian
khổ đòi hỏi chúng ta phải hết sức nỗ lực phấn đấu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
chiến lược này, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách nhưng chúng ta cũng
có đủ những điều kiện và khả năng để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đề ra quyết tâm thực hiện.
1.3. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những tác động to
lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng
sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định sự thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà – nước,
nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích lũy và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm,

10
NT (02/20/2015), Tầm quan trọng của Biển Đông đối với nước ta, truy cập tại https://bit.ly/3UQ7hTa

17
nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người trong mọi hoạt
động kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ
tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; bảo
đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng được cải thiện. Tạo điều
kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công
và hợp tác quốc tế.
Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp hóa, hiện
đại hóa với lực lượng sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để thực hiện xã hội hóa
sản xuất về mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý
nghĩa quan trọng và toàn diện. Vì vậy, Đảng ta xác định: "Phát triển lực lượng sản xuất,
công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại ... là nhiệm vụ trung tâm" 11 trong suốt thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
1.4. Những giải pháp để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam
Sau khi đã xác định được mục tiêu, những thuận lợi khó khăn và nội dung của công
nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân của nước ta, thì một vấn đề không kém phần
quan trọng là đề ra các giải pháp để đạt đến các mục tiêu đó.
Một là, các giải pháp về các chính sách kinh tế vĩ mô.
Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ to lớn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta phải đặc biệt chú ý đến
vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.
Hai là, giải pháp về tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Vốn là tiền đề cơ bản cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nước ta tiến hành quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện rất thiếu vốn. Vấn đề đặt ra là làm thế
nào để huy động đủ vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Ba là, giải pháp về công nghệ.

11
Văn kiện Đảng toàn tập (20/01/2021) Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm, truy
cập từ https://nhandan.vn/phat-trien-kinh-te-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-la-nhiem-vu-trung-tam-post632335.html

18
Công nghiệp hoá hiện đại hoá đồng thời là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Để đạt được
mục tiêu này phải phát triển công nghiệp, phải đổi mới công nghệ trong tòan bộ nền kinh
tế phải sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới.
Bốn là, giải pháp nâng cao trình độ người lao động.
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh
tế, lấy việc phát huy nguồn lực của con người làm yếu tố chiến lược. Giải pháp này nhằm
vào việc không ngừng đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ người lao động, chú trọng
xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế am hỉểu về kinh tế thị trườn, một đội ngũ viên
chức nhà nước có phẩm chất và năng lực để điều hành nền kinh tế theo luật định.
Ngoài việc tạo vốn trong nước cần phải thu hút nguồn vố từ bên ngoài. Do đó cần có
các chính sách hợp lý nhằm tranh thủ quyền viện trợ, vốn vay và đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài. Để thực hiện vấn đề này cần có các giải pháp sau:
Thi hành chính sách mở cửa với thế giới bên ngoài là điều kiện kiên quyết mở đường
thu hút cho mọi nguồn vốn từ bên ngoài vào đầu tư phát triển và công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nươc. thông qua các hoạt động chính trị và ngoại giao tích cực giúp cho hoạt động
kinh tế đa phương hóa và đa dạng hoá, góp phần khắc phục những khó khăn to lớn của tình
trạng nền kinh tế nước ta nhằm tạo một môi trường đầu tư thuận lợi.
Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng: Hệ thống gíao thông vận tải viễn thông, kho tàng bến
bãi, nhà xưởng nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi thu hút tối đa các nhà đầu tư, các tổ
chức kinh tế đầu tư vào Việt Nam.
Thực hiện duy trì và đẩy mạnh chính sách kinh tế nhiều thành phần nâng cao trình độ,
chất lượng nền kinh tế quốc doanh, mở rộng kinh tế tư nhân và gia đình nhằm thu hút các
hoạt động đầu tư, tạo sức lôi cuốn các nhà đầu tư quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình phân công lao
động trong khu vực và trên toàn thế giới. Thông qua nhiều hoạt động tích cực, uyển chuyển
và khéo léo để tranh thủ sự giúp đỡ của các chính phủ và nhân dân các nước, tạo tiền đề lôi
cuốn các nguồn vốn vào đầu tư vào hoạt động.

19
Bên cạnh đó, cần phải xây dựng và kiện toàn hệ thống các chính sách chuẩn bị cho
các dự án đầu tư: xây dựng và hoàn thịên hệ thống pháp luật, đổi mới hệ thống hành chính
giảm bớt phiền hà, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn và quản lý các doanh nghiệp có vốn nước
ngoài, đồng thời phải tạo cơ sở để đối tác đầu tư thấy được khả năng hoàn vốn của bên vay
vốn, thông qua tiềm năng hiện có và luật đầu tư cũng như có thể quản lý.
Cùng với việc khai thác tối đa mọi nguồn vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá –
hiện đại hoá là việc sử dụng từng đồng vốn đó một cách hiệu quả tối ưu nhất, chống các tệ
nạn tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ cán bộ cũng như trong các tầng lớp dân cư.
1.5. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có ảnh hưởng lớn lao và đa chiều đến nền kinh tế
toàn cầu đến mức khó có thể tách bạch một tác động cụ thể nào. Quả thực, tất cả các biến
số vĩ mô ta có thể tính đến như GDP, đầu tư, tiêu dùng, việc làm, thương mại, lạm phát,...
đều ảnh hưởng.12
Cùng với sự chuyển dịch toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị, cách
mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực việc làm, với
những tác động trực tiếp và gián tiếp đối với các ngành nghề trong nền kinh tế (nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ) cũng như các nhóm người lao động bao gồm cả những nhóm người
dễ bị tổn thương nhất (thanh niên, phụ nữ, người trung niên)
1.5.1. Thuận lợi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Việt Nam đang có thuận lợi vô cùng to lớn để tham gia vào cách mạng công nghiệp
lần thứ 4. Bởi vì Việt Nam đang có một nền tảng hạ tầng và công nghệ thông tin rất tốt. Chỉ
trong vài năm trở lại đây, số lượng người sử dụng Smartphone tăng lên một cách chóng
mặt. Hệ thống wifi miễn phí được phủ sóng rất nhiều tại các thành phố lớn, cước 3G 4G
nằm trong top rẻ nhất thế giới. Bên cạnh đó sự đầu tư mạnh mẽ vào Internet vào hạ tầng
công nghệ của các tập đoàn lớn như Viettel, FPT, VNPT... trong 15 – 20 năm qua đã tạo ra
“một thị trường không thể dễ hơn” để làm công nghệ.

12
Klaus Schwab, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Sđd, tr.56

20
Ngoài ra trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp
công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức nắm vững khoa học – công
nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực
ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc máy móc, thiết bị tiên tiến, làm
việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn
luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào
tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp từ ban đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện
trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến
sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế trong tương lai.
1.5.2. Khó khăn trong cách mạng công nghiệp 4.0
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận
công nghệ mới, còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng mô
hình tổ chức kinh doanh, trong đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và đứng trước áp
lực về nguồn lực đầu tư để chuyển đổi, đổi mới sáng tạo, đột phá...
Cách mạng 4.0 đang vào Việt Nam nhưng vẫn mang nhiều tính đại chúng, phong trào
và truyền thông hơn là hỗ trợ thực sự cho nền kinh tế và chưa đóng góp giá trị thực tế vào
GDP. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ 4.0 đối với người nông dân Việt Nam vẫn
còn khó khăn. Do công nghệ này đòi hỏi người nông dân phải sử dụng phần mềm phải thật
linh hoạt. Trong khi bản chất của nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển nhỏ lẻ và manh
mún, sử dụng lao động thủ công là chính. Đây là một trong những rào cản lớn trong việc
đưa công nghệ 4.0 vào nông nghiệp. Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động
mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi phương thức sản xuất, quản trị xã hội, dịch
vụ, thương mại… Từ đó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt, thể hiện rất rõ giữa các doanh
nghiệp truyền thống và các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới. Nếu không chủ động,
doanh nghiệp nội có nguy cơ thua ngay trên sân nhà khi làn sóng đầu tư nước ngoài vào
nhiều lĩnh vực ngày càng mạnh.
1.6. Những nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
1.6.1. Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá- hiện đại hoá

21
Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội
lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất- xã hội lạc hậu sang nền
sản xuất xã hội hiện đại. Cụ thể:
- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
Công nghiệp hoá mặc dù có thể để lại những hậu quả tiêu cực như làm suy thoái môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến những giá trị văn hoá truyền thống… nhưng nó vẫn hiện là
một giai đoạn phát triển mà các quốc gia trừ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp
muốn vượt lên với trình độ phát triển cao đều nhất thiết phải trải qua.
Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi và khó khăn kể trên, Đảng ta đã chủ trương tiến
hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá theo hai nội dung cơ bản:
- Trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho nền kinh tế.
- Xây dựng một cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý.
1.6.1.1. Trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế
Để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kỹ thuật ngày nay, quá
trình trang bị công nghệ hịên đại cho các ngành kinh tế là vô cùng quan trọng, nó phải gắn
liền với quá trình hiện đại hóa cả ở phần cứng và phần mềm của công nghệ.
Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra khoảng những năm 30 cuối thế kỷ XVIII và diễn ra đầu tiên ở
nước Anh với nội dung chủ yếu là chuyển lao động thủ công lên lao động cơ khí hoá. Cuộc
cách mạng kỹ thuật lần thứ hai diễn ra vào khoảng thế kỷ XX với tên gọi là cuộc cách mạng
kỹ thuật công nghệ hiện đại13.

13
PGS.TS. Vũ Văn Phúc (30/10/2020), Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức, truy cập tại
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/820152/cach-mang-khoa-hoc---cong-nghe-hien-dai-va-
nen-kinh-te-tri-thuc.aspx

22
Cả hai cuộc cách mạng trên khoa học- kỹ thuật thế giới đã và đang đóng vai trò to lớn
đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong tất cả các nước nhất là các nước có
nền kinh tế kém phát triển. Nó tạo ra nền móng vững chắc của cơ sở hạ tầng, là quá trình
áp dụng những thành tựu khoa học vào thực tế tạo ra tư liệu sản xuất, nhà xưởng, bến bãi…
hiện đại, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng nước hay nói cách khác là xây dựng
một kết cấu hạ tầng đủ mạnh.
Kết cấu hạ tầng chi phối tất cả các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Trải qua kinh
nghiệm của các nước thành công ở châu Á - Thái Bình Dương trong những năm gần đây,
chúng ta càng thấy vai trò và sự bức bách của nhu cầu củng cố, mở rộng và phát triển cơ sở
hạ tầng.
1.6.1.2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá không chỉ liên quan đến phát triển công
nghiệp mà là quá trình phát triển tất cả các ngành các lĩnh vực hoạt động của một nước. Đó
là lẽ tất yếu vì nền kinh tế của một nước là hệ thống thống nhất các ngành, các lĩnh vực
hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi kinh tế sẽ kéo theo hoặc đòi hỏi sự
thay đổi thích ứng ở các ngành các lĩnh vực hoạt động khác.
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá.
Cơ cấu kinh tế đó phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phản ánh đúng đắn và đáp ứng được các yêu cầu của các quy luật khách quan, đặc
biệt là các quy luật kinh tế.
- Phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên
thế giới hiện nay.
- Đảm bảo cho phép tối ưu hoá việc sử dụng lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động
của nước phát triển muộn về công nghiệp.
Chỉ có như vậy mới cho phép chúng ta có thể khai thác tối đa và có hiệu quả những
tiềm năng vốn có của các ngành, các địa phương, các đơn vị kinh tế cơ sở.
Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý trong sự nghiệp công nghiệp hoá là một quá trình
có ý thức, có kế hoạch và do đó tất yếu phải dựa vào các nhân tố và nhu cầu, điều kiện tự
nhiên và tiềm năng của đất nước. Trên cơ sở xem xét thực trạng của đất nước Đảng ta đã

23
khẳng định công nghiệp hoá ở nước ta là quá trình tạo ra “cơ cấu kinh tế Công- Nông
nghiệp- Dịch vụ” gắn với sự phân công và phù hợp quốc tế sâu rộng.
Tóm lại, hai nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá là trang bị
kỹ thuật hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế hình thanh, phát triển và chuyển dịch cơ cấu
hợp lý. Thúc đẩy phân công lao động xã hội làm hình thành nên những ngành nghề mới có
tác dụng tốt tới quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và có hiệu quả xã hội.

24
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO VÀ SẢN XUẤT
Ô TÔ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG LẦN THỨ TƯ Ở NƯỚC TA
2.1. Khái quát về ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được bắt đầu vào năm 1991 với sự xuất hiện của 2
công ty ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong và VMC. Sau hơn 15 năm
hình thành và phát triển, đến nay đã có hơn 160 DN sản xuất lắp ráp ô tô ra đời, trong đó
có tới gần 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô và con số này chưa dừng lại ở đây14.

Hình 2. Doanh số bán xe và tốc đọ tăng trưởng trung bình của ngành ô tô ở Việt Nam (2007 – 2019)

Nền tảng của các doanh nghiệp ôtô trong nước là những doanh nghiệp cơ khí lớn trước
kia làm công việc sửa chữa đại tu xe, nay được bổ sung, nâng cao năng lực sản xuất. Các
doanh nghiệp này hầu hết được tổ chức theo hướng chuyên môn hoá một số chủng loại xe
(xe tải, xe khách, xe chuyên dùng) với dây chuyền sản xuất đơn giản là gò, hàn, sơn, lắp
ráp... thiếu sự hợp tác lẫn nhau. Trang thiết bị phần lớn lạc hậu. Trừ một vài doanh nghiệp
có đầu tư lớn như Xuân Kiên, Trường Hải... còn lại tổng giá trị tài sản mỗi doanh nghiệp
không vượt quá 20 tỷ đồng.

14
(04/12/2021), Thị trường ô tô Việt Nam từ lúc hình thành tới nay ra sao?, truy cập tại https://oto.edu.vn/thi-truong-
o-to-viet-
nam/#:~:text=N%C4%83m%201991%2C%20hai%20doanh%20nghi%E1%BB%87p,ty%20li%C3%AAn%20doanh
%20Mekong%20Auto.

25
Với các doanh nghiệp FDI ô tô, trừ Công ty Hino sản xuất xe tải nặng, còn lại đều có
thể tổ chức sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. Các doanh nghiệp này đại diện cho những nhà
sản xuất lớn với bí quyết công nghệ khác nhau nên hầu như ít phối hợp, mà cạnh tranh lộn
xộn.
Hầu hết các liên doanh chỉ mới thực hiện phương thức lắp ráp với dây chuyền công
nghệ gần giống nhau như hàn lắp khung xe, tẩy rửa sơn... Tỷ lệ nội địa hoá của các liên
doanh cao nhất không quá 25% (Toyota Việt Nam cho biết chiếc xe Vios mới ra mắt cuối
tháng 9/2007 có tỷ lệ nội địa hoá đạt 25%), thấp nhất là 2% 15. Việc đào tạo nhân lực và
chuyển giao công nghệ cũng mới chỉ đáp ứng cho công đoạn lắp ráp ôtô.
Trình độ công nghệ còn hạn chế cùng với đội ngũ lao động non trẻ, ít kinh nghiệm
đang là khó khăn lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Chúng ta đối dao về
lao động, giá thuê nhân công rẻ, con người Việt Nam thảo vật khéo léo. Tuy nhiên điều
kiện để tiếp xúc với những công nghệ mới còn hạn chế, môi trường học tập, trau dồi kinh
nghiệm chưa có nên rất khó để chúng ta có được đội ngũ lao động lành nghề, kỹ thuật cao.
Chỉnh yếu tố này là một trong những nguyên nhân giải thích cho quá trình phát triển chậm
chạp trong những năm qua của ngành.
Mặc dù trong những năm qua, ngành công nghiệp ô tô cũng đã có những cố gắng đáng
kể để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, song do xuất phát của ta thấp nên chúng ta còn
thua kém các doanh nghiệp nước ngoài rất nhiều cả về chất lượng và dịch vụ chăm sóc
khách hàng. Trong những năm tới khỉ Việt Nam đã gia nhập WTO sẽ mở ra những cơ hội
và thách thức lớn cho ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cần có kế hoạch phát triển ngành
để dần hoàn thiện và có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
2.1.2. Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp ô tô trong nền kinh tế quốc dân

Trọng Nghiệp (20/09/2010), Toyota Vios 2007 cao cấp và đắt hơn, truy cập tại https://vnexpress.net/toyota-vios-
15

2007-cao-cap-va-dat-hon-2089564.html

26
Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô giai đoạn 2010 tầm nhìn đến 2021 do Chính
phủ phê duyệt đã ghi rõ rằng công nghiệp ô tô rất quan trọng được ưu tiên phát triển để
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và an ninh quốc phòng.16
Theo các chuyên gia công nghiệp ô tô vốn được coi là xương sống của ngành công
nghiệp. Bởi công nghiệp ô tô hàm chứa rất nhiều những công nghệ cơ bản như chế tạo máy,
luyện kim, đục, khuôn mẫu, vật liệu và điện tử... Những công nghệ này hoàn toàn có thể áp
dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác và công nghiệp ôtô phát triển sẽ thúc đẩy những ngành
công nghiệp như điện tử, luyện kim, hoá chất, nhựa... cùng phát triển theo. Khi chúng ta có
một ngành công nghiệp ô tô mạnh đồng nghĩa với các ngành công nghiệp phụ trợ cũng phải
phát triển theo, các ngành này hiện nay vẫn đang là thiếu sót trong tổng thể nền kinh tế.
Nếu lấp đầy được khoảng trống này sẽ tạo động lực cho nên kinh tế phát triển vững chắc
hơn.
Khi ngành ô tô trong nước đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân, việc sở hữu
và sử dụng một chiếc xe hơi là dễ dàng và tiết kiệm hơn nhiều so với một chiếc xe nhập
ngoại. Nhu cầu sử dụng ô tô tăng cao thì nhu cầu về một hệ thống giao thông tốt là điều hết
sức cần thiết. Do vậy phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng tác động và buộc hệ thống
giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển theo, tạo điều kiện tốt cho hàng loạt các ngành kinh tế
khác.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ôtô phát triển sẽ tạo ra hàng triệu việc làm với sự
tham gia của nhiều doanh nghiệp. Theo tính toán với quy mô thị trường khoảng 500,000 xe
năm thì công nghiệp ô tô sẽ tạo ra khoảng hơn 1 triệu việc làm với sự tham gia của hàng
nghìn doanh nghiệp. Ngành công nghiệp ô tô thực sự rất có tiềm năng và sẽ là một ngành
chủ lực trong nền kinh tế quốc dân.
Điều quan trọng nữa khi sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong nước, thậm chí là xuất
khẩu sẽ làm thay đổi cán cân thương mại. Theo tính toán của các chuyên gia Nhật Bản
thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, với nhu cầu về ôtô tăng mạnh, nếu

16
Bộ công thương Việt Nam (21/07/2021), Vai trò của ngành công nghiệp ô tô đối với nền kinh tế quốc dân, truy cập
tại https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/vai-tro-cua-nganh-cong-nghiep-o-to-doi-voi-nen-kinh-te-quoc-
.html

27
Việt Nam không có một ngành công nghiệp ôtô thì vào năm 2021 mỗi năm sẽ phải chỉ
khoảng 3,66 tỷ USD để nhập xe. Như vậy có thể nói không riêng gì chúng ta mà nhiều quốc
gia trên thế giới mong muốn có một ngành công nghiệp ôtô mạnh.17
2.2. Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ
trợ (CNHT) cho ngành công nghiệp ô tô đã gia tăng liên tục với sự tham gia các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó đóng góp đáng chú ý vào sự gia tăng này là
của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước.
2.2.1. Những thành tựu của ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
- Tỷ lệ nội địa hóa một số dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước khá cao do khả năng
cung ứng các sản phẩm CNHT nội địa được cải thiện trong thời gian qua. Các chủng loại
xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội
địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp
ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi
trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 20% đến
50%).18
- Nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn trước của motorization (ô tô hóa). Cùng với
sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người sẽ ngày càng gia tăng; hạ tầng giao
thông ngày một phát triển và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Có thể khẳng định rằng, giai
đoạn motorization chắc chắn sẽ xảy ra tại Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu trong khoảng
từ năm 2020 đến năm 2025, khi trung bình có trên 50 xe/1.000 dân; GDP/người >3.000
USD.
- Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ô tô và CNHT cho
ngành công nghiệp ô tô đã gia tăng liên tục với sự tham gia các doanh nghiệp thuộc mọi

17
Việt Nam chi 3,66 tỷ USD nhập hơn 160.000 xe ô tô nguyên chiếc, truy cập tại https://baodautu.vn/viet-nam-chi-
366-ty-usd-nhap-hon-160000-xe-o-to-nguyen-chiec-d159492.html
18
Thế Hoàng (19/01/2022), Thực trạng phát triển của CNHT ngành ô tô Việt Nam https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-
trien-cong-nghiep/thuc-trang-phat-trien-cua-cnht-nganh-o-to-viet-nam.html

28
thành phần kinh tế, trong đó đóng góp đáng chú ý vào sự gia tăng này là của khu vực doanh
nghiệp tư nhân trong nước. Hiện trên thị trường Việt Nam hiện nay đã có mặt hầu hết các
hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới như Toyota, Honda, Ford, v.v. đã kéo theo một số nhà
sản xuất vệ tinh và hệ thống các nhà cung ứng linh kiện phụ tùng nước ngoài thân thiết vào
đầu tư tại Việt Nam.
- CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng đã có sự chuyển dịch theo hướng gia
tăng dần tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị, linh kiện,
phụ tùng và giảm dần tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực lắp ráp, sản xuất
thân và thùng xe ô tô.
- Các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô bên cạnh việc cung cấp sản
phẩm cho thị trường nội địa đã có xuất khẩu, chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua việc
cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ở trong nước, sau đó
xuất khẩu hoặc cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp chế xuất. Xuất khẩu phụ tùng linh
kiện ô tô thời gian gần đây đạt được mức tăng trưởng bình quân 31% giai đoạn 2010-2021.
Giá trị xuất khẩu đã tăng từ 0,7 tỉ USD năm 2010 lên 3,5 tỉ USD năm 2016, sáu tháng đầu
năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 3,1 tỷ USD linh kiện phụ tùng ô tô tới 40 quốc gia 19. Phụ
tùng xuất khẩu chủ yếu là cụm dây diện (HS8544), chiếm trên 50% và thị trường chủ yếu
là Nhật Bản (50%) và Hoa Kỳ (13%). Phụ tùng xuất khẩu lớn thứ hai là linh kiện hộp số
(HS870840) chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô, và điểm đến
chủ yếu là Nhật Bản, Mexico, và Trung Quốc20.

19
Lam Anh (21/07/2021), Việt Nam xuất khẩu 3,1 tỷ USD linh kiện phụ tùng ô tô tới 40 quốc gia, truy cập tại
https://xe.baogiaothong.vn/viet-nam-xuat-khau-31-ty-usd-linh-kien-phu-tung-o-to-toi-40-quoc-gia-d516980.html
20
Khánh Chi (21/06/2019), Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn dự báo, truy cập tại
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM155401

29
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU LINH KIỆN Ô TÔ (2010-2021)
7 6,5
6
5,67
6

5 4,6 4,57

3,5
Tỷ USD
4
2,7
3
2
2 1,56
1,2
0,7 0,92
1

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Năm

Hình 3. Giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2021

- Năng lực công nghệ của nhiều doanh nghiệp CNHT cho ngành ô tô Việt Nam đã
được tăng cường. Một số doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ, máy móc của các nước EU
và Nhật Bản. Các tiêu chuẩn, công cụ quản lý tiên tiến cũng đã được các doanh nghiệp quan
tâm và áp dụng.
- Công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đã đóng góp cho ngân sách thông qua các loại
thuế hàng tỷ USD và tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp. Qua đó, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc duy trì sản xuất ô tô thành công tại Việt Nam cũng
tiếp tục duy trì cơ hội cho việc chuyển giao dần dần các công nghệ đa dạng, liên quan đến
công nghiệp ô tô (công nghệ chế tạo cơ khí, công nghệ tin học tự động hóa, công nghệ vật
liệu, kỹ năng quản lý và tối ưu hóa sản xuất, v.v…).
- Mặt khác, nhu cầu đóng mới, sửa chữa các phương tiện phục vụ cho an ninh, quốc
phòng với số lượng khá lớn và đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật ngày càng cao, nên chỉ có ngành
công nghiệp ô tô phát triển mới có thể đáp ứng được các nhu cầu trên
2.2.2. Những thạn chế của ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

30
Dù đã đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình phát triển, CNHT cho ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Cụ thể:

Hình 4.Chuỗi giá trị ngành ô tô Việt Nam

- Mặc dù đã có sự gia tăng trong thời gian qua, tuy nhiên doanh nghiệp CNHT cho
ngành ô tô Việt Nam phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng so với nhiều quốc gia
trong khu vực. Hiện nay, chỉ một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi
cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, số lượng nhà
cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 700
nhà cung cấp cấp 1, nhưng Việt Nam chỉ có chưa đến 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà
cung cấp cấp 2, 3, trong khi Việt Nam chỉ có chưa đến 150.21Cho thấy rằng, Năng lực sản
xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam đang còn thấp
- Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp: mục tiêu đề ra là 30 -
40% vào năm 2020, 40 - 45% vào năm 2025 và 50 – 55% vào năm 2030, tuy nhiên đến nay
mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37%
đối với riêng dòng xe Innova (theo thông tin từ phía doanh nghiệp), thấp hơn rất nhiều so

21
Vũ Khuê (06/07/2022), Công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam bao giờ theo kịp Thái Lan, Indonesia?, truy cập tại
https://vneconomy.vn/cong-nghiep-ho-tro-o-to-viet-nam-bao-gio-theo-kip-thai-lan-indonesia.htm

31
với mục tiêu đề ra cũng như thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái
Lan, Indonesia và Malaysia.22
Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm
dụng lao động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe… Việt Nam phải
nhập khẩu ròng hầu hết các nhóm sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ và giá trị gia
tăng cao, nhất là các bộ phận, linh kiện quan trọng, thuộc hệ thống phanh, ly hợp, hộp số,
hệ thống lái, yêu cầu công nghệ chế tạo ở mức cao. Để phục vụ lắp ráp ô tô trong nước,
trong giai đoạn 2010 – 2020, Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng, linh kiện khác nhau,
với tổng giá trị nhâp khẩu bình quân mỗi năm khoảng 2 tỉ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%),
Trung Quốc (23%), Hàn Quốc (16%) và Thái Lan (16%).23
- Giá trị sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng
giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp24. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân thấp
hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành công nghiệp.
- Nhìn chung máy móc, công nghệ của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô tương đối lạc hậu. Chất lượng sản phẩm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô
còn khá thấp và giá thành cao. Chất lượng linh kiện phụ tùng của các doanh nghiệp nước
ngoài sản xuất có khoảng cách khá xa so với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, tốc độ
trang bị mới của các doanh nghiệp trong ngành cũng ở mức tương đối thấp. Nhiều doanh
nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô vẫn chưa đủ năng lực và công nghệ sản xuất để
tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô trong nước.
2.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém
- Môi trường kinh tế vĩ mô chưa thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp.
Sau khi gia nhập WTO năm 2007, qui mô nền kinh tế được mở rộng. Tuy nhiên trong thời
gian dài đến năm 2015, môi trường kinh tế vĩ mô còn chưa ổn định, chưa tạo điều kiện và
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Một số lĩnh vực kinh doanh

22
Hoàng Lâm (12/10/2022), NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ VIỆT “LOAY HOAY” VỚI BÀI TOÁN
NỘI ĐỊA HOÁ, truy cập tại https://bit.ly/3Okftst
23
Đức Toàn (17/09/2021), CNHT ngành ô tô Việt Nam: Vẫn chậm về lượng và chất, truy cập tại
https://vietnamnet.vn/cnht-nganh-o-to-viet-nam-van-cham-ve-luong-va-chat-775802.html
24
(15/07/2022), Khai thác tối đa nguồn lực – Bước đệm vững chắc cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, truy cập tại
https://idccenter.gov.vn/khai-thac-toi-da-nguon-luc-buoc-dem-vung-chac-cho-cong-nghiep-ho-tro-nganh-o-to/

32
dịch vụ đem lại tỷ suất lợi nhuận cao đã thu hút phần lớn nguồn lực của xã hội. Bên cạnh
đó việc thu hồi vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp do lãi suất tín dụng cao chưa khuyến khích
và đánh thức được sự quan tâm của xã hội đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (thiếu
tinh thần xã hội sản xuất). Điều đó dẫn đến số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
kém phát triển và ít ỏi như hiện nay.
(Việc khởi tạo doanh nghiệp công nghiệp chế tạo gặp nhiều khó khăn và rủi ro so với
việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Theo số liệu
từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo thành lập mới chỉ
chiếm hơn 12,5% tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2016. Hiện nay, số lượng
doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ chiếm khoảng
gần 15% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Trong khi đó, riêng quận Oita, một trong 23 quận của thành phố Tokyo có hơn 3000
doanh nghiệp chế tạo, tỉnh Kanagawa có 60.000 doanh nghiệp chế biến chế tạo tương đương
với số doanh nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam, (75.000 năm 2017) trong đó phần lớn
các doanh nghiệp CNHT có qui mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ nhưng tham gia rất sâu vào các
chuỗi sản xuất toàn cầu ở các phân đoạn có giá trị gia tăng rất cao như cung cấp linh kiện
và phụ tùng cho công nghiệp hàng không)25.
- Chính sách phát triển công nghiệp thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Chưa tạo
lập được môi trường kinh doanh công nghiệp thuận lợi, minh bạch, ổn định và thúc đẩy
cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; Chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và
ngành công nghiệp mũi nhọn còn quá dàn trải; Chính sách phát triển công nghiệp của nhiều
địa phương còn hình thức, chưa phù hợp với lợi thế so sánh, thiếu sự phối hợp dẫn đến cạnh
tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến quy hoạch công nghiệp của vùng, của quốc gia;
Chưa có các chính sách đủ mạnh để chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo
hướng gia tăng các ngành công nghiệp công nghệ cao.
- Chưa có đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho
phát triển công nghiệp. Nguồn đầu tư của xã hội cho phát triển công nghiệp phụ thuộc ngày

25
Theo Báo của Bộ Công Thương Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua, truy cập tại http://hason.vn/thuc-
trang-cong-nghiep-viet-nam-thoi-gian-qua/

33
càng nhiều vào nước ngoài. Đầu tư của nhà nước vào các ngành công nghiệp thiếu trọng
tâm, kém hiệu quả. Tín dụng cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế
tạo, công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp ưu tiên còn ở mức thấp. Thị trường
chứng khoáng phát triển chưa tương xứng với yêu cầu phát triển công nghiệp.
- Chất lượng lao động ngành công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học và
công nghệ chưa thực sự đóng vai trò đột phá cho phát triển nhanh và bền vững ngành công
nghiệp.
- Chính sách phát triển các doanh nghiệp công nghiệp còn nhiều hạn chế. Thiếu các
chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân
trong nước. Chính sách thu hút FDI chậm được đổi mới đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành
công nghiệp.
- Hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Phần lớn các doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ sản
xuất chưa cao, rất khó khăn tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu được khách hàng. Khoảng
cách giữa yêu cầu của khách hàng và khả năng của các nhà cung cấp nội địa khá lớn. Các
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng tiêu chuẩn của người mua, nhà sản xuất không
tự đặt ra tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình, chưa kể các yêu cầu về giá cả và tiến độ giao
hàng.
Tuy nhiên, để sản xuất được các linh phụ kiện chi tiết này cũng là vấn đề khó khăn
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao trình độ sản
xuất, trình độ công nghệ. Đây cũng là vấn đề nan giải đối với phần lớn các doanh nghiệp
Việt Nam do tiềm lực chưa đủ mạnh. Các biện pháp hỗ trợ, bồi dưỡng các doanh nghiệp đủ
khả năng sản xuất, đáp ứng được yêu cầu quan trọng hơn các ưu đãi sẽ được hưởng. Trên
thực tế, bên cạnh các điều kiện khác như trình độ công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, doanh
nghiệp phải đạt được các chuẩn mực quốc tế về quản trị sản xuất là điều kiện tiên quyết.
Bên cạnh đó, việc các MNCs thường sử dụng nhà thầu phụ cùng quốc tịch cũng là rào cản
lớn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, thậm chí các doanh nghiệp có trình độ công nghệ
thấp, sản xuất sản phẩm đơn giản cũng là rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

34
Việc phụ thuộc phần lớn linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng
do ngành công nghiệp chế biến chế tạo rất thấp so với các quốc gia trong khu vực.
- Chưa hình thành được các Tập đoàn công nghiệp có quy mô tầm cỡ khu vực trong
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo để tạo hiệu ứng lan tỏa cho công nghiệp Việt Nam.
Các Tập đoàn công nghiệp lớn đóng vai trò đầu mối trong việc đổi mới, phát triển sản phẩm,
đảm bảo nguyên liệu, định vị sản xuất, chuyển giao thông tin và công nghệ, tổ chức hậu
cần vận chuyển và thực hiện marketing và đẩy mạnh tiêu thụ. Các doanh nghiệp dẫn dắt
trong từng chuỗi giá trị đóng vai trò quan trọng: họ kiểm soát mặt hàng nào được sản xuất,
nơi sản xuất, người sản xuất, số lượng, giá cả và theo quy trình nào. Nếu công nghiệp Việt
Nam không hình thành được các tập đoàn công nghiệp có qui mô khu vực và toàn cầu ở hạ
nguồn, nền kinh tế sẽ thiếu tác động lan tỏa để phát triển.
- Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành
và giữa các ngành còn hạn chế, chưa tạo được mối liên kết phát triển giữa các ngành theo
hướng hợp tác chuyên môn hoá phù hợp với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp đầu tư
khép kín, chưa phối hợp năng lực sẵn có của các doanh nghiệp khác để tăng nội lực cho
ngành và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Điều này một mặt làm tăng chi phí đầu
tư cho sản xuất, mặt khác gây lãng phí năng lực chung của toàn ngành, tạo ra những cạnh
tranh không đáng có giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo. Trong mỗi
một chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Việt chỉ tham gia ở những
khâu tạo giá trị thấp. Số lượng doanh nghiệp nội địa cung ứng cho các doanh nghiệp FDI
và chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan
trọng như sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, máy công nghiệp. Khó khăn khi thúc đẩy liên kết
giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI một phần do số lượng doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu chất lượng, có khả năng
cung ứng cho doanh nghiệp FDI, nhà cung cấp chuỗi vệ tinh còn rất ít ỏi. Công nghệ sản
xuất, hệ thống quản lý, chủng loại sản phẩm cung ứng còn hạn chế và chưa đáp ứng được
yêu cầu cao của khách hàng. Thiếu các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực, thúc đẩy
liên kết từ Chính phủ và các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp. Mối liên kết, trao đổi thông tin

35
giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp vệ
tinh còn hạn chế.
- Huy động vốn tài nguyên chưa hiệu quả. Trừ một số loại khoáng sản có tài nguyên,
trữ lượng lớn, phù hợp với khai thác quy mô công nghiệp như dầu khí, than (35,2 tỷ tấn),
bôxít (6,721 tỷ tấn), titan (15,71 triệu tấn), apatit (0,778 tỷ tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn), đá
granit (15 tỷ m3) v.v.26, còn lại đa phần các loại khoáng sản có quy mô tài nguyên trữ lượng
thuộc loại vừa và nhỏ, phân tán, điều kiện khai thác phức tạp, không phù hợp với đầu tư
quy mô lớn, hiện đại.
Việc cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản của các địa phương những năm
gần đây gia tăng lớn, chưa chú trọng nhiều đến tiêu chí năng lực, công nghệ, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, các điều kiện đảm bảo sau khi cấp giấy phép…mà chỉ mới quan tâm đến
các khoản đóng góp cho ngân sách địa phương… đã làm lãng phí tài nguyên. Một số mỏ
có qui mô lớn như mỏ sắt Thạch Khê, cromit Cổ Định… chưa được huy động kịp thời, tiến
độ triển khai kéo dài chưa tận dụng hiệu quả để đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước.
Với qui mô nền kinh tế với GDP hơn 200 tỷ USD năm 2016 như hiện nay, nếu huy
động được thêm tài nguyên khoáng sản đưa vào chế biến sâu khoảng 1,5 tỷ USD sẽ làm
tăng GDP khoảng 0,5% GDP Việt Nam27.

Biểu đồ tăng trưởng GDP Việt Nam


(2010 - 2020)
0,08 1.200.000.000.000
0,07 1.000.000.000.000
0,06
0,05 800.000.000.000
0,04 600.000.000.000
0,03 400.000.000.000
0,02
0,01 200.000.000.000
0 0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Chuỗi1
Hình 5. Biểu đồ tăng trưởng
GDP ( theo
GDP PPP) Tăng trưởng
Việt Nam (2010 - 2020)GDP

26
Một vài nét tổng quan về ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam, truy cập từ
https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/topics/tieng-viet-mot-vai-net-tong-quan-ve-nganh-cong-nghiep-
khai-khoang-viet-nam/#!/story=post-289081&loc=13.2904027,108.4265113,7
27
Số liệu kinh tế, GDP của Việt Nam, truy cập tại https://solieukinhte.com/gdp-cua-viet-nam/

36
Hình 6. Bảng số liệu GDP của Việt Nam giai đoạn (2010 -2021)

2.3. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế
tạo và sản xuất ô tô trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở nước ta
Vào những năm gần đây thì Việt Nam đang cho thấy một giai đoạn phát triển và hội
nhập mới đầy mạnh mẽ của mình. Trong giai đoạn 2010 - 2020 công nghiệp hóa theo hướng
hiện đại hóa đã được xem là trọng tâm của chiến lượt phát triển quốc gia. Cuộc cách mạng
sản xuất mới có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; Đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho mọi lĩnh vực nói chung và lĩnh vực công nghệ
ô tô nói riêng.
37
2.3.1. Những cơ hội đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư ở nước ta
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những cơ hội để ta có thể nhanh chống
thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam. Cụ thể là:
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra lợi thế của những nước đi sau như
Việt Nam so với các nước phát triển do không bị hạn chế những quy mô cồng kềnh và quán
tính lớn; tạo điện kiện cho Việt Nam bức phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia khác cho
dụ họ xuất phát trước.
- Với việc phát triển mạnh lĩnh vực ô tô bằng những công nghệ mới cho phép thúc
đẩy năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người dân.
- Khả năng biến đổi các hệ thống sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, khả năng tự giám
sát, tính linh hoạt trong việc kết nối với công việc, có khả năng điều chỉnh theo ý khách
hàng, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp trong nước được nâng cao.
- Cuộc cách mạng công nhiệp 4.0 tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực ô tô cũng là cơ hội
để các lĩnh vực khác cùng phát triển.
- Nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh, vận hành thông minh, nhân lực, chiến
lược và tổ chức, dữ liệu dịch vụ là những đối tượng của công nghiệp 4.0 được ra đời và cải
tiến mạnh mẽ
2.3.2. Những thách thức đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất
ô tô trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư ở nước ta
- Theo Bộ Công Thương, hiện tại quy mô thi trường ô tô Việt Nam mới chỉ bằng 1
phần 3 của thái lan và một phần tư Indonesia. Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhiều nhà lắp
ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất (cả sản xuất, lắp ráp ô tô và
sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt28.

28
Yến Nhi (30/06/2021), Quy mô thị trường ô tô Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, truy cập tại
https://vnmedia.vn/kinh-te/202106/quy-mo-thi-truong-o-to-viet-nam-chi-bang-13-cua-thai-lan-0fa1bd1/

38
- Ở một khía cạnh khác, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn
vừa qua chưa đủ để đa số người dân có thể sỡ hữu ô tô cũng như thúc đẩy ngành công
nghiệp ô tô trong nước phát triển, tạo ra lợi nhuận.
- Song đó, hệ thống giao thông còn yếu kém (mà chủ yếu do tổ chức giao thông kém)
cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới cầu của thị trường, làm cho nhu cầu về sử dụng ô tô của
nền kinh tế chưa lớn mạnh.
- Bên cạnh điểm “Nghẽn” của thị trường thì hiện nay chi phí sản xuất ô tô trong nước
còn khá cao so với các nước trong khu vực từ 10% - 20% làm cho giá thành xe sản xuất
trong nước chịu nhiều bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN trong bối cảnh
hàng rào thuế quan được gỡ bỏ29.
- Ngoài ra thì còn 2 nguyên nhân chính được bộ công thương chỉ ra là:
• Thứ nhất, dung lường thị trường hiện tại của ngành công nghiệp ô tô còn khá nhỏ,
đã không tận dụng được hay bắt kiệp lợi thế kinh tế theo quy mô của ngành, vì vậy đã khiến
các chi phí cao hơn so với các nước ASEAN khác vốn đã có thị trường và ngành công
nghiệp ô tô đi trước rất lâu.
• Thứ hai, các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ô tô hầu như phải nhập khẩu
từ nước ngoài phải chiệu thêm các chi phí đóng gói, lưu kho, vận chuyển, bảo hiểm….
chính vì lẽ đó đã ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất và lắp ráp trong nước.
- Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã
hội, rũi ro của công nghệ.
- Thêm vào đó, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chắc
chắn sẽ đặt Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới ở mọi
lĩnh vực nói chung và lĩnh vực ô tô nói riêng, ta có thể rơi vào thế bị động trong đối phó
với những mặt trái của cuộc cách mạng này.

29
Ban biên tập tổng hợp (30/06/2021), Tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn để phát triển ngành công nghiệp ô tô, truy
cập tại http://vsi.gov.vn/vn/tin-cong-nghiep-ho-tro/tap-trung-giai-quyet-2-diem-nghen-de-phat-trien-nganh-cong-
nghiep-o-to-c4id1689.html

39
2.4. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành/công nghệ
ô tôtrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư ở nước ta thời gian tới
2.4.1. Phương hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành/công nghệ ô tôtrong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư ở nước ta thời gian tới
Để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, gắn liền với mục tiêu tăng tỷ lệ nội
địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô, kế hoạch phát triển theo hướng:
- Điều chỉnh các chính sách về thuế, thị trường, hình thành hệ thống nhà cung cấp
linh kiện và phụ tùng; Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục sản xuất ô tô trong nước để cắt giảm
chi phí sản xuất; hạ giá thành; cải tiến chất lượng; Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ qua đó tăng tỷ lệ nội
địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo hướng:
- Xây dựng Nghị định về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô: Quy định điều kiện
sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, qua đó đảm
bảo thị trường ô tô phát triển bền vững, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và
cộng đồng doanh nghiệp.
- Ban hành sửa đổi áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có tỷ lệ nội địa hóa
cao (không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước).
- Xây dựng thí điểm chuỗi cung ứng ngành ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất và
lắp ráp ô tô trong và ngoài nước.
- Về dài hạn, có các cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các Tập đoàn đa quốc gia
đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các thương hiệu và
dòng xe chưa có tại khu vực ASEAN, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước
tham gia sâu nhất vào chuỗi sản xuất ô tô đa quốc gia.
2.4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành/công nghệ ô
tôtrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa dưới tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư ở nước ta thời gian tới

40
Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp sau:
- Chính phủ cần sớm có các chính sách thúc đẩy thị trường ô tô tăng trưởng ổn định
và dài hạn. Cốt yếu vẫn là chính sách thuế ưu đãi, thuế tiêu thụ đặc biệt để tạo ra sức cạnh
tranh cho ngành sản xuất ô tô trong nước; cần có cơ chế tổng thể kiểm tra, giám sát, định
hướng hoạt động của các liên doanh theo đúng cam kết, phát triển nội địa hoá theo đúng
tiến độ quy định, hạn chế những liên doanh chỉ khai thác thị trường, lợi dụng các chính sách
ưu đãi ban đầu...
- Nghiên cứu, rà soát, cải cách các chính sách thuế, phí (thuế nhập khẩu xe nguyên
chiếc và linh, phụ kiện; thuế tiêu thụ đặc biệt...) bảo đảm khả thi và ổn định lâu đài, phù
hợp với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính
sách liên quan nhằm đạt những mục tiêu phát triển của công nghiệp ô tô, đặc biệt đối với
những dự án đầu tư sản xuất xe thân thiện môi trường. Bảo đảm nhất quán, ổn định hệ thống
chính sách trong thời gian tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập để tạo sự tin tưởng
đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất, làm tiền đề cho các hoạt động đầu tư.
- Tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa một số nội dung của Chiến lược phát triển ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Nghiên cứu thiết lập
các điều kiện kinh doanh cần thiết đối với ô tô nhập khẩu; đồng thời hoàn thiện, bổ sung
tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với ô tô sản xuất trong nước để bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Điều chỉnh các chính sách về thuế và phí để giúp các DN giảm chi phí, dẫn đến
giảm giá xe, người dân có nhiều cơ hội để sở hữu ô tô. Song song với chính sách mở rộng
phát triển cần có những chính sách bảo vệ thị trường trước sự phát triển nhanh chóng của
xe nhập khẩu. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc quản lý xe nhập khẩu, nhất là hạn
chế gian lận thương mại.
- Xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó, giúp cho các nhà
hoạch định chính sách, các công ty có sự nhìn nhận rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ ô tô. Bên
cạnh đó, việc xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả việc đánh giá

41
mức độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm là cần thiết, để từ đó có thể định vị
Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với quá trình sản xuất ô tô.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có các dự án
chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Hỗ
trợ chi phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp trong nước để phát triển ngành hỗ trợ công
nghiệp ô tô. Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước thiết lập các quy trình quản lý
chất lượng, bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Các công ty phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ những kiến thức cơ
bản đến những kiến thức chuyên ngành. Chú trọng đào tạo các kỹ sư, công nhân có trình
độ tay nghề vững vàng, tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt đi đào tạo ở các nước chính
hãng theo định kỳ để không ngừng cập nhật nâng cao kiến thức chuyên ngành.

42
PHẦN KẾT LUẬN
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển biến từ nền kinh tế với
mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Sự
chuyển biến kinh tế xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của
sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đang
bước vào thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới. Công nghiệp hóa - hiện đại
hóa biến nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ
cấu kinh tế hợp lý,nguồn lực con người được phát huy, mức sống vật chất và tinh thần cao,
quốc phòngan ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng đặt ra cho chúng ta những
hạn chế vì vậy cần phải có phương hướng, những giải pháp nhằm khắc phục những khó
khăn để đưa đất nước phát triển vững mạnh. Đảng và Nhà nước lựa chọntiến hành công
nghiệp hóa - hiện đại hóa là hết sức đúng đắn.
Ngành công nghiệp chế tạo ô tô là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của
Việt Nam, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Công nghiệp sản xuất
ô tô Việt Nam đã đóng góp cho ngân sách thông qua các loại thuế hàng tỷ USD và tạo việc
làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp. Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
yếu tố vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô thương hiệu Việt được
thành lập góp phần phát triển kinh tế nước nhà, tạo tính cạnh tranh của ô tô Việt Nam và
các nước khác trên thế giới.
Công nghiệp hóa, hiện đại có đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của ngành công
nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô của Việt Nam. Máy móc tự động hóa dần thay thế con người
trong nhiều công đoạn, giúp tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác. Máy móc chế tạo phát
triển hơn đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, trong khi chi phí ngày
càng giảm xuống. Trí tuệ nhân tạo (AI), và các hệ thống an toàn không ngừng phát triển
giúp bảo vệ người dùng. Sự bùng nổ của Internet giúp người dùng tiếp cận được nhiều dòng

43
sản phẩm ô tô từ khắp nơi trên thế giới. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tiền đề của sự
phát triển công nghiệp sản xuất và chế tạo ô tô

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội
[2]. Bộ công thương Việt Nam (21/07/2021), Vai trò của ngành công nghiệp ô tô đối với
nền kinh tế quốc dân, truy cập tại https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/vai-
tro-cua-nganh-cong-nghiep-o-to-doi-voi-nen-kinh-te-quoc-.html

[3]. Ban biên tập tổng hợp (30/06/2021), Tập trung giải quyết 2 điểm nghẽn để phát triển
ngành công nghiệp ô tô, truy cập từ http://vsi.gov.vn/vn/tin-cong-nghiep-ho-tro/tap-trung-
giai-quyet-2-diem-nghen-de-phat-trien-nganh-cong-nghiep-o-to-c4id1689.html

[4]. Bùi Tuấn An (18/10/2022), Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Vai trò của công
nghiệp hóa hiện đại hóa trong việc phát triển nền kinh tế?, truy cập từ
https://rg.link/QJYHqMD

[5]. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM: HÀM Ý ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG, Truy cập từ https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-
bangkok/---ilo-hanoi/documents/publication/wcms_630855.pdf

[6]. Đông Nghi (23/02/2019), Việt Nam có nhiều thuận lợi trong cách mạng
công nghiệp 4.0, Truy cập từ https://congnghieptauthuyvietnam.vn/new/viet-nam-co-
nhieu-
thuan-loi-trong-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html
[7]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, truy cập từ
https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-6-1996-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-
cua-dang-131759

[8]. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, truy cập từ


https://www.weforum.org/agenda/2016/01/thefourth-industrial-revolution-what-it-means-
and-how-to-respond/
[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1996

45
[10]. Đức Toàn (17/09/2021), CNHT ngành ô tô Việt Nam: Vẫn chậm về lượng và chất,
truy cập từ https://vietnamnet.vn/cnht-nganh-o-to-viet-nam-van-cham-ve-luong-va-chat-
775802.html

[11]. Hoàng Lâm (12/10/2022), NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ VIỆT “LOAY
HOAY” VỚI BÀI TOÁN NỘI ĐỊA HOÁ, truy cập từ https://bit.ly/3Okftst

[12]. KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2019 (19/12/2019), Truy
cập từ https://vietnam.unfpa.org/vi/news/k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-
t%E1%BB%95ng-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-d%C3%A2n-s%E1%BB%91-
v%C3%A0-nh%C3%A0-%E1%BB%9F-n%C4%83m-2019
[13]. Klaus Schwab, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Sđd, tr.56

[14]. Khánh Chi (21/06/2019), Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn dự báo, truy cập từ
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM155401

[15]. Lê Ngà (30/06/2021), Những thách thức của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Truy
cập từ https://doanhnghiephoinhap.vn/nhung-thach-thuc-cua-nganh-cong-nghiep-o-to-
viet-nam.html
[16]. Linh An (25/05/2020), Phát triển ngành công nghiệp ô tô: Những vấn đề đặt ra,
Truy cập từ https://consosukien.vn/phat-trien-nganh-cong-nghiep-o-to-nhung-van-de-dat-
ra.html
[17]. Lam Anh (21/07/2021), Việt Nam xuất khẩu 3,1 tỷ USD linh kiện phụ tùng ô tô tới
40 quốc gia, truy cập từ https://xe.baogiaothong.vn/viet-nam-xuat-khau-31-ty-usd-linh-
kien-phu-tung-o-to-toi-40-quoc-gia-d516980.html

[18]. Một vài nét tổng quan về ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam, truy cập từ
https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/topics/tieng-viet-mot-vai-net-tong-quan-
ve-nganh-cong-nghiep-khai-khoang-viet-nam/#!/story=post-
289081&loc=13.2904027,108.4265113,7

46
[19]. Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với Việt
Nam và những kiến nghị, đề xuất từ góc độ khoa học và công nghệ (05/01/2021), Truy
cập từ https://tttt.ninhbinh.gov.vn/cach-mang-40/nhung-co-hoi-thach-thuc-cua-cuoc-cach-
mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-doi-voi-viet-nam-va-nhung-kien-nghi-de-xuat-tu-goc-do-
khoa-hoc-va-cong-nghe-1299.html
[20]. Ngành sản xuất ô tô dưới tác động 4.0 (04/07/2018), Truy cập từ
http://319mn.com/chi-tiet-tin/Nganh-san-xuat-o-to-duoi-tac-dong-40-405.html
[21]. Nguyễn Ngọc Tường Ngân (dịch), Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, truy cập từ
https://nghiencuuquocte.org/2016/02/03/my-do-bo-cam-van-doi-voi-viet-nam/
[22]. NT (02/20/2015), Tầm quan trọng của Biển Đông đối với nước ta, truy cập tại
https://bit.ly/3UQ7hTa
[23]. PGS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (30/09/2015), Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại
và sự phát triển bền vững, truy cập từ https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-
lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/cong-nghiep-hoa-theo-huong-hien-dai-va-su-phat-
trien-ben-vung-gs-ts-nguyen-trong-chuan-vien-khoa-hoc-xa-hoi-viet-nam-972

[24]. PGS.TS. Nguyễn Viết Thảo (10/04/2021), Nội dung các văn kiện Đại hội XIII của
Đảng, truy cập từ https://nhandan.vn/day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-tren-nen-
tang-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-post641488.html
[25]. PGS.TS. Vũ Văn Phúc (30/10/2020), Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và
nền kinh tế tri thức, truy cập tại https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-
/2018/820152/cach-mang-khoa-hoc---cong-nghe-hien-dai-va-nen-kinh-te-tri-thuc.aspx

[26]. Số liệu kinh tế, GDP của Việt Nam, truy cập từ https://solieukinhte.com/gdp-cua-
viet-nam/

[27]. Vietnammoi (04/10/2018), Bộ Công Thương định hướng xây dựng chính sách phát
triển công nghiệp ô tô Việt Nam, Truy cập từ https://congnghiepcongnghecao.com.vn/tin-
tuc/t21421/bo-cong-thuong-dinh-huong-xay-dung-chinh-sach-phat-trien-cong-nghiep-o-
to-viet-nam.html

47
[28]. Văn kiện Đảng toàn tập (20/01/2021) Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là nhiệm vụ trung tâm, truy cập từ https://nhandan.vn/phat-trien-kinh-te-cong-nghiep-
hoa-hien-dai-hoa-la-nhiem-vu-trung-tam-post632335.html

[29]. Vũ Khuê (06/07/2022), Công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam bao giờ theo kịp Thái
Lan, Indonesia?, truy cập từ https://vneconomy.vn/cong-nghiep-ho-tro-o-to-viet-nam-
bao-gio-theo-kip-thai-lan-indonesia.html

[30]. Việt Nam chi 3,66 tỷ USD nhập hơn 160.000 xe ô tô nguyên chiếc, truy cập tại
https://baodautu.vn/viet-nam-chi-366-ty-usd-nhap-hon-160000-xe-o-to-nguyen-chiec-
d159492.html

[31]. Trần Thị Thanh Bình (30/4/2020), Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và
thách thức đối với giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Truy cập từ
https://www.tapchicongsan.org.vn/nam-2016/-/2018/816338/view_content
[32]. The future work, truy cập từ http://www.ilo.org/global/topics/future-of-
work/WCMS_448448/lang-- en/index.htm
[33]. Theo Tạp chí Cộng sản (24/02/2016), Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, truy cập từ
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOF151781

[34]. Thu Nhuần (28/07/2013), Việt Nam gia nhập ASEAN, truy cập từ
https://bit.ly/3UQ3W6P

[35]. (04/12/2021), Thị trường ô tô Việt Nam từ lúc hình thành tới nay ra sao?, truy cập
tại https://oto.edu.vn/thi-truong-o-to-viet-
nam/#:~:text=N%C4%83m%201991%2C%20hai%20doanh%20nghi%E1%BB%87p,ty%
20li%C3%AAn%20doanh%20Mekong%20Auto.

[36]. Trọng Nghiệp (20/09/2010), Toyota Vios 2007 cao cấp và đắt hơn, truy cập tại
https://vnexpress.net/toyota-vios-2007-cao-cap-va-dat-hon-2089564.html

48
[37]. Thế Hoàng (19/01/2022), Thực trạng phát triển của CNHT ngành ô tô Việt Nam,
truy cập từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/thuc-trang-phat-trien-cua-
cnht-nganh-o-to-viet-nam.html

[38]. (15/07/2022), Khai thác tối đa nguồn lực – Bước đệm vững chắc cho công nghiệp hỗ
trợ ngành ô tô, truy cập từ https://idccenter.gov.vn/khai-thac-toi-da-nguon-luc-buoc-dem-
vung-chac-cho-cong-nghiep-ho-tro-nganh-o-to/

[39]. Theo Báo của Bộ Công Thương Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua,
truy cập từ http://hason.vn/thuc-trang-cong-nghiep-viet-nam-thoi-gian-qua/

[40]. Yến Nhi (30/06/2021), Quy mô thị trường ô tô Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan,
truy cập từ https://vnmedia.vn/kinh-te/202106/quy-mo-thi-truong-o-to-viet-nam-chi-bang-
13-cua-thai-lan-0fa1bd1/

49

You might also like