You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP: CC09 NHÓM: J

HK212

GVHD: ThS. Nguyễn Trung Hiếu

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ST % ĐIỂM ĐIỂM GHI


MSSV HỌ TÊN
T BTL BTL CHÚ
1 1952914 Trần Phước Phát
2 1952931 Đoàn Mai Thuỳ Phương
3 2052699 Huỳnh Ngọc Tân
4 2052353 Nguyễn Tiến Trung
5 1953054 Trịnh Đức Trung

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

% Điể
ST Mã số Nhiệm vụ được
Họ và tên Điểm m Ký tên
T SV phân công
BTL BTL
1 1952914 Trần Phước Phát
2 1952931 Đoàn Mai Thuỳ Phương
3 2052699 Huỳnh Ngọc Tân
4 2052353 Nguyễn Tiến Trung
5 1953054 Trịnh Đức Trung
Họ và tên nhóm trưởng: Trần Phước Phát.........................................................................................

Số ĐT: 0377492360........................ Email: phat.tran_qlcn.com@hcmut.edu.vn...............................


Nhận xét của GV:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu Trần Phước Phát


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ thay thế
Trí tuệ nhân tạo AI
Công nghệ thông tin CNTN
Mục Lục
Mở đầu.................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết đề tài:...................................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................................2
5. Kết cấu đề tài:.............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...3
1.1. Cách mạnh công nghiệp lần thứ 4...........................................................................3
1.1.1. Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế........................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân....................................................................................................4
1.1.3. Tác động của công nghiệp hoá lần thứ 4..........................................................4
1.1.3.1. Cách mạng công nghiệp 4.0......................................................................4
1.1.3.2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước...............................................................................................................5
1.2. Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay..............................................6
1.2.1. Khái niệm về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam................................6
1.2.2. Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế ở Việt Nam..............................6
1.2.3. Nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam................................7
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIÊN CỦA CÔNG NGHỆ AI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9
2.1. Khái quát về công nghệ AI.....................................................................................9
2.2. Thực trạng phát triển của AI ở Việt Nam.............................................................10
2.2.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân.......................................................11
2.2.1.1. Những thành tựu đạt được...........................................................................11
2.2.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu...............................................................14
2.2.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của nó..................................................15
2.2.2.1. Hạn chế, tồn tại...........................................................................................15
2.2.2.2. Nguyên nhân của nhữn hạn chế tồn tại......................................................15
2.3. Thời cơ và thách thức đối với sự phát triên của công nghệ AI ở Việt Nam hiện nay
.........................................................................................................................................17
2.3.1. Thời cơ...............................................................................................................17
2.3.2. Thách thức.........................................................................................................17
2.4. Định hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở VN trong thời
gian tới............................................................................................................................21
2.4.1. Định hướng pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở VN trong thời gian
tới.................................................................................................................................21
2.4.1.1. Thời cơ trong sự phát triển của công nghệ AI ở Việt Nam.........................21
2.4.1.2. Thời cơ trong sự phát triển của công nghệ AI ở Việt Nam.........................22
2.4.1.3. Định hướng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở Việt Nam.............24
2.4.2. Những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở VN trong thời gian
tới.................................................................................................................................25
KẾT LUẬN.......................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................28
Mở đầu

1. Tính cấp thiết đề tài:


Trong thời buổi hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ ở các ngành
công nghiệp cũng như sự xuất hiện của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0, để thích nghi
với các công nghệ mới trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì việc áp
dụng các công nghệ mới giúp nâng cao năng xuất cải thiện chất lượng sản phẩm là một
bước không thể thiếu.

Trong các công nghệ hiện nay thì công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là một
thành quả vĩ đại của khoa học hiện đại. Với sự xuất hiện của AI đã con người xử lý một
khối lượng lớn dữ liệu một cách chính xác mà con người khó có thể giải quết.AI mang lại
rất nhiều lợi ích cho con người trong hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ tuy nhiên vẫn còn mốt số hạn chế mà công nghệ AI chưa giải quyết được và đang
trong quá trình phát triển. Nhưng đây vẫn là công nghệ được không thể thiểu trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.

Vì vậy đề tài “Sự phát triển của của công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” được chúng em chọn làm đề tài nghiên
cứu. Việc nghiên cứu giúp chúng em hiểu rõ hơn thế nào là toàn cầu hoá kinh tế và công
nghệ AI.

2. Đối tượng nghiên cứu:


Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4 ở Việt Nam.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo trong công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Sự phát triển của công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam.
Thời gian: 2018-2022
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu toàn cầu hoá kinh tế và nắm được tình hình phát triển trong công nghiệp hoá
hiện đại hoá ở Việt Nam.

Phân tích sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tảo ở Việt Nam.
1
Phân tích đánh giá những cơ hội thách thức và khó khăn khi áp dụng công nghệ trí
tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

4. Phương pháp nghiên cứu:


Đề tài sử dụng các phương pháp như: phép biện chứng duy vật, phương pháp trừu
tượng hoá khoa học, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp và thống kê, ...

5. Kết cấu đề tài:


Đề tài gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận và tài liệu tham khảo. Trong đó 2
chương lần lược là:

Chương 1: Công Nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

Chương 2: Sự phát triển của công nghệ AI ở Việt Nam hiện nam

2
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

1.1. Cách mạnh công nghiệp lần thứ 4


1.1.1. Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế

Hiện nay, trong các phạm vi nghiên cứu thì cách hiểu về toàn cầu hóa nói chung và
toàn cầu hóa kinh tế nói riêng vẫn còn rất khác nhau. Theo quan niệm của một số tài liệu
trong và ngoài nước thì sẽ có những ý kiến được cập nhập cụ thể như sau
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các
tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong
phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói
chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế,
người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương
mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
“Tuy vậy, toàn cầu hóa không phải là một định nghĩa cố định. Toàn cầu hóa có thể
diễn ra dưới bất cứ cách thức nào, miễn là thông qua đó, các quốc gia trở nên kết nối hơn.
Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những
ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các
dân tộc trên thế giới.
Vậy toàn cầu hóa kinh tế là gì?
Diễn biến toàn cầu hóa khiến cho cách mạng công cụ và lực lượng sản xuất phát
triển đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp mới ra đời thúc đẩy các ngành, các lĩnh
vực kinh tế và hệ thống giao thông vận tải phát triển đồng bộ, phá vỡ rào cản kinh tế tự
túc, mở rộng thị trường, lưu thông hàng hóa.
Như vậy, thực hiện hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu cấp thiết của mọi quốc gia
do đó xu thế toàn cầu hóa kinh tế luôn tiềm ẩn 2 khả năng: thời cơ và thách thức, mặt phải
và mặt trái, hợp tác và đấu tranh, tự chủ và phụ thuộc lên các lĩnh vực như thương mại,

3
đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính mở rộng, các công ty đa quốc gia ngày
càng có vai trò to lớn.

1.1.2. Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế đến từ sự phát triển
của các lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối tương quan giữa con người và thiên nhiên, con
người phải dùng các yếu tố về vật chất và kỹ thuật nhất định để có thể tiến hành sản xuất.
Trong quá trình thực hiện sản xuất, con người chinh phục thiên nhiên bằng chính sức
mạnh của mình, sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm về
lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất nói lên được năng lực thực tế của con người trong
việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội để đảm bảo sự phát triển lâu dài của con người. Lực
lượng sản xuất đến từ người lao động, kỹ năng lao động và tư liệu sản xuất, đặc biệt hơn
hết trình độ phát triển công cụ lao động chính là thước đo trình độ chinh phục của con
người.
Cụ thể hơn chính là việc sự phân bố không đều về tài nguyên trên mỗi quốc gia, sự
khác nhau về môi trường, khí hậu dẫn đên sự khác nhau về trình độ phát triển, thu nhập
kiến thức, lối sống xã hội. Là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dân số cao, khó khăn
trong tìm kiếm việc làm và con người luôn ý thức về việc phải tìm các giải pháp khắc
phục tình trạng khan hiếm bằng cách giao thương, trao đổi, mua bán hàng hóa. Những
yếu tố trên tạo nên xu thế kinh tế toàn cầu hóa để phục vụ cho phát triển của tất cả các
quốc gia trên toàn thế giới. Bởi vì không có một quốc gia nào trên thế giới có tất đầy đủ
tất cả các nguồn lực để tự mình xây dựng một kinh tế bền vững.

1.1.3. Tác động của công nghiệp hoá lần thứ 4

1.1.3.1. Cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia đang bước trên đà phát triển cùng với
sự cải tiến mạnh mẽ về công nghệ và sự đa dạng hóa về công việc trong các ngành nghề
khác nhau. Cuộc cách mạng đặc trưng bởi sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, vạn
4
vật kết nối Internet of Thing (IoT) và hệ thống kết nối Internet (IoS), đặc trưng bởi sự hợp
nhất giữa các lĩnh vực như công nghệ, sinh học, vật lý và kỹ thuật số.

1.1.3.2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước

Cùng với sự chuyển giao của toàn bộ hệ thống sản xuất và quản lý, cách mạng công
nghiệp 4.0 vừa đem lại thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực việc làm, với những tác động
trực tiệp và gián tiếp trong mọi lĩnh vực thuộc nền kinh tế ( nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ ).

Về thuận lợi, Việt Nam đang có lợi thế vô cùng to lớn để than gia vào cách mạng
công nghiệp lần thứ 4. Bởi Việt Nam có một nền tảng hạ tầng và CNTN tốt. Chỉ trong vài
năm trở lại đây, CNTN tăng lên chóng mặt. Hệ thống wifi miễn phí được phủ sóng rất
nhiều tại các thành phố lớn, làn sóng “ví điện tử” ngày càng phổ biến, người dân ngày
càng tiên tiến và tinh gọn hơn trong việc giải quyết các vấn đề chỉ cần qua một nút
“chạm” trên màn hình. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 vừa qua, một số ngành kinh tế
tăng trưởng âm nhưng vẫn có một số ngành duy trì ở mức dương và phát triển mạnh. GDP
9 tháng tuy chỉ tăng 1,42%, nhưng trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, thì khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
3,57%, đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.

Ngoài ra trình độ học vấn và các chuyên môn về nghề nghiệp, chính trị của các giai
cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân tri thức trong nhà máy ngày càng
tăng lên, ngoài ra công nhân còn được học tập và tiếp xúc với các thiết bị, công nghệ tiên
tiến, được cử đi tham gia học tập, chế tạo các loại máy móc, làm việc với các chuyên gia
nước ngoài . Lớp công nhân trẻ được đào tạo theo khuôn mẫu chuẩn từ ban đầu sẽ là lực
lượng lao động chủ đạo có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị và chất
lượng của sản phẩm công nghiệp.

Về khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, không
thay đổi để thích nghi với thời đại “bình thường mới”, còn bị động và chưa sẵn sàng

5
chuyển hướng mô hình kinh doanh, trong đó, áp lực về mặt cạnh tranh và đổi mới ngày
càng gay gắt.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang vào Việt Nam nhưng vẫn mang nhiều tính đại
chúng, truyền thông hơn là hỗ trợ thực sự cho nền kinh tế và chưa đóng góp nhiều giá trị
vào GDP quốc gia. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ 4.0 đối với người nông dân Việt
Nam vẫn còn khó khắn, do bản chất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn đang phát triển nhỏ lẻ
và lao động thủ công là chủ yếu.

Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnh
vực, làm thay đổi phương thức sản xuất, dịch vụ, thương mại. Nếu không chủ động hội
nhập và và phát triển thì doanh nghiệp đó sẽ tự phải rút khỏi cuộc chơi kinh tế toàn cầu.

1.2. Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay
1.2.1. Khái niệm về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam

Công nghiệp hóa hiện đại hóa được định nghĩa là một quá trình chuyển đổi căn bản
và toàn diện các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế – xã hội.
Quá trình sẽ chuyển đổi từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng lao động kết hợp với
công nghệ, phương tiện, phương pháp hiện đại.

Như vậy, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và các tiến bộ khoa học công nghệ. Mục đích cuối cùng của quá trình là tạo
ra năng suất lao động xã hội cao hơn.

Về bản chất, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo ra những yếu tố cơ bản của
lực lượng sản xuất cho Chủ nghĩa xã hội. Các tiền đề gồm vật chất, kỹ thuật, con người,
công nghệ, phương tiện, phương pháp. Quá trình này sẽ cải biến lao động thủ công thành
lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến. Điều đó rất phù hợp với hình thái Chủ nghĩa xã hội
mà Việt Nam đang hướng tới.

1.2.2. Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế ở Việt Nam

6
Hiện nay, toàn cầu hóa không còn là xu thế mà đã trở thành một thực tế. Xu thế này
cuốn hút tất cả các quốc gia, từ giàu đến nghèo, từ lớn đến nhỏ hội nhập vào nền kinh tế
thế giới. Hội nhập là một yếu tố phát triển. Nước nào không hội nhập thì không có cơ hội
phát triển. Những nước hội nhập tốt, sâu rộng thì phát triển tốt.

Hội nhập kinh tế quốc tế là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Do
vậy, hội nhập nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam, phát triển mạnh
mẽ quan hệ thương mại, kinh tế của nước ta với các nước.

Hội nhập nhằm tranh thủ ngoại lực: vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản
lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hội nhập để khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế và nội lực nền kinh tế nhằm thực
hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Hội nhập cùng với đổi mới đều nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội:
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.2.3. Nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam

Thứ nhất: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất

Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ
thuật thủ công sang nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ công. Đồng thời chuyển nền
văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

Nếu áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trong nền
kinh tế quốc dân thì những thành tựu này được kết nối, gắn liền với quá trình hiện đại hóa
và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi đất nước thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai: Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao

7
Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế. Có hai loại cơ
cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong khi đó cơ cấu của
ngành kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm, quan trọng và cốt lõi nhất.

Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu,
cấu trúc của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu theo hướng nền kinh tế hiện đại và hiệu
quả hơn. Xu hướng của sự chuyển dịch, thay đổi này là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế
nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau đó phát triển thành cơ
cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng gắn với phát triển kinh tế tri
thức. Đây là một trong những tiền đề làm chi phối theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao
động từng thời kỳ ở nước ta.

Thứ ba: Củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa.

Đồng thời, hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất xã
hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ra phải
kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình phát triển.
Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển
dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng
kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới
hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với
công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính
quyết định.

8
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIÊN CỦA CÔNG NGHỆ AI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

2.1. Khái quát về công nghệ AI


Công nghệ AI hiện đang là công nghệ được quan tâm để phát triển và ứng dụng bậc
nhất hiện nay, được ứng dụng nhiều lĩnh vực như nhận dạng khuôn mặt, xử lý kỹ thuật
bằng giọng nói, kỹ thuật ước tính cự ly cho đến các hệ thống an ninh bảo mật.
Trí tuệ nhân tạo AI lần đầu tiên được đề cập vào những năm 1950 bởi nhà khoa học
máy tính John McCarthy nhưng mãi đến ngày nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mới thật sự
được phổ biến rộng rãi. AI là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của
con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Qúa trình này được thiết lập
bao gồm việ học tập (thu nhập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử
dụng từ các quy tắc đã học), và tự sửa lỗi.
AI được phân loại thành 4 loại dựa trên mức độ phức tạp của công nghệ
Loại 1: Công nghệ AI phản ứng ( Reactive Machine): Chương trình Deep Blue cho
IBM tạo ra, chương trình được tạo ra để đánh cờ bằng cách xác định và dự đoán những
nước đi của đối thủ, kết quả là đã đánh bại tỷ phú cờ vua Garry Kasparov
Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế: Ứng dụng thành công AI vào các sản
phẩm công nghệ như xe không người lái, máy drone. Công nghệ AI này được kết hợp với
nhiều cảm biến môi trường xung quanh để dự đoán những tình huống có thể xảy ra và đưa
ra quyết định cho thiết bị
Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo: Điển hình là AI do Facebook tạo ra nhằm hỗ
trợ giao tiếp kỹ thuật số tốt hơn, nhưng AI này lại vượt ra khỏi tầm kiểm soát của
Facebook, do chúng được lập trình bằng ngôn ngữ tiếng Anh nhưng trong quá trình phát
triển tiếng Anh là ngôn ngữ chậm phát triển và chúng đã tự tạo một ngôn ngữ mới dựa
trên dữ liệu có sẵn.
Loại 4: Tự nhận thức: Là bước phát triển cao nhất của AI, lúc này AI có thể hoàn
toàn tự nhận nhận thức về bản thân của nó, có hành xử như con người từ ngoại hình đến

9
biểu lộ cảm xúc. Nhưng đây hiện tại chỉ đang là giai đoạn mong muốn, chưa thực sự khả
thi.

2.2. Thực trạng phát triển của AI ở Việt Nam


Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành nền
kinh tế hội nhập, năng động, hấp dẫn đầu tư trong khu vực. Từ năm 2014, Chính phủ Việt
Nam đã xác định AI là công nghệ đột phá, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu, được
đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển. Bộ Khoa học và Công nghệ là
cơ quan được giao nhiệm vụ định hướng để thúc đẩy phát triển công nghệ của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0; trong đó, tập trung nguồn lực cho phát triển AI. Bộ đã phê duyệt
Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025
“Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” (KC4.0/19-
25); đồng thời triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển công nghệ AI, tạo mối liên kết
giữa các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nghiên cứu ứng
dụng AI.
Bên cạnh những nỗ lực của Nhà nước, AI đã và đang được các tập đoàn, công ty
như FPT, Viettel nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực (y tế, giáo dục,
nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử...). Năm 2019, Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội thành lập và tuyển sinh trình độ đại học ngành AI (điểm xét tuyển trên 27) với số
lượng giới hạn để đảm bảo nguồn nhân lực AI được đào tạo chất lượng, bài bản, hướng
tới mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc đào tạo chuyên gia về AI tại Việt Nam.
Ngoài ra còn phải kể đến sự kiện ra mắt Liên hiệp các cộng đồng AI Việt Nam với đông
đảo các thành viên (Câu lạc bộ khoa - trường - viện công nghệ thông tin - truyền thông
Việt Nam FISU; Cộng đồng nghiên cứu, triển khai và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI4Life;
Cộng đồng chuyển đổi số - Digital Transformation; Cộng đồng Machine Learning cơ bản;
Cộng đồng Google Developer; Cộng đồng Business Intelligence; Cộng đồng VietAI - trí
tuệ nhân tạo Việt...) đánh dấu một bước phát triển mới của hệ sinh thái AI tại Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công
việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược

10
phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế. Tại
Việt Nam, Chính phủ xác định công nghệ AI là sự đột phá, mũi nhọn cần được triển khai
nghiên cứu. Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung tham mưu, định hướng để thúc đẩy phát
triển công nghệ, trong đó tập trung nguồn lực cho phát triển trí tuệ nhân tạo (AI); đồng
thời tiếp tục phê duyệt chương trình khoa học trọng điểm, hỗ trợ nghiên cứu phát triển
công nghệ trí tuệ nhân tạo, liên kết các nhà nghiên cứu, đầu tư, doanh nghiệp, thúc đẩy
nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

2.2.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

2.2.1.1. Những thành tựu đạt được


Thông tin và truyền thông

FPT là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu nền tảng AI toàn
diện, được xây dựng trên cơ sở những công nghệ về học máy, xử lý ngôn ngữ tự
nhiên, thị giác máy tính… tiên tiến nhất hiện nay. Tháng 6/2017, FPT đã cho ra mắt
FPT.AI, nền tảng dành riêng cho các lập trình viên để tạo ra các giao diện tương tác
bằng ngôn ngữ tự nhiên, tích hợp vào các nền tảng hội thoại như Facebook
Messenger hoặc các ứng dụng hội thoại do doanh nghiệp tự phát triển và các thiết
bị thông minh như robot, điện thoại di động, thiết bị điều khiển. Năm 2018, FPT.AI
giới thiệu 4 sản phẩm: nền tảng hội thoại (FPT.AI Conversation) - ứng dụng phổ
biến nhất hiện nay là chatbot, giúp tự động gắn kết với khách hàng; dịch vụ nhận
dạng và xử lý giọng nói, ứng dụng trong tổng đài tự động (FPT.AI Speech); xử lý
ảnh và tài liệu - ứng dụng trong bài toán nhận dạng các loại giấy tờ tùy thân và
nhận diện khuôn mặt (FPT.AI Vision) và hệ cơ sở tri thức (FPT.AI Knowledge). 1

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã đầu tư nhân lực, nguồn lực
để làm chủ công nghệ AI. VNPT đã triển khai công nghệ AI trên ứng dụng quản lý
đăng ký và cập nhật thông tin thuê bao SMCS Mobile. Công nghệ này sẽ tự động
1
Phạm Thị Thu Hà. Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam: Thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và xu hướng phát
triển | Học viện Cảnh sát nhân dân (hvcsnd.edu.vn). Xem 29/03/2022

11
bóc tách toàn bộ dữ liệu ảnh, chuyển đổi thành text và đưa thông tin vào các trường
dữ liệu tương ứng, cho phép sử dụng chữ ký điện tử và hồ sơ điện tử, giúp hạn chế
tối đa hiện tượng SIM rác và rút ngắn thời gian đăng ký thông tin thuê bao xuống
tối đa 5 giây. Ngoài ra, VNPT đã đưa ra ứng dụng giúp xây dựng du lịch thông
minh, giao thông thông minh, chính phủ điện tử.

Viettel đang phát triển mạnh công nghệ AI phân tích giọng nói, hình ảnh, hoàn
thiện phần mềm trợ lý ảo, phân biệt các hành vi bất thường từ dữ liệu, biến những
giá trị thông tin thành tài sản. Dịch vụ nhận dạng tiếng nói của Viettel (cùng với
FPT) đứng đầu thị trường, vượt Google về độ chính xác. Được thành lập năm 2014,
Trung tâm Không gian mạng (VTCC) của Viettel hiện tập trung cung cấp 3 dịch vụ
về xử lý tiếng nói, bao gồm: Tổng hợp tiếng nói (Text to Speech), Nhận dạng tiếng
nói (Speech to Text) và Voice wake-up. Sản phẩm có thể ứng dụng trên nhiều nền
tảng khác nhau như đọc báo tự động, ứng dụng trong sách nói, hoặc ứng dụng trong
hệ thống chăm sóc khách hàng tự động. Ngoài ra, công nghệ xử lý ngôn ngữ tự
nhiên cho tiếng Việt cũng đang được Trung tâm này tập trung phát triển với một
trong những ứng dụng đầu tiên là Bot Platform – nền tảng tạo chatbot/trợ lý ảo.

Giáo dục

Tại diễn đàn Công nghệ giáo dục EDU 4.0 năm 2020, nhà chuyên gia về AI (trí tuệ
nhân tạo) Phạm Thành Nam cùng cộng sự Phạm Minh Toàn ra mắt robot trí tuệ
nhân tạo có tên Trí Nhân, hướng đến việc phục vụ giáo dục, bằng cách hỗ trợ đắc
lực cho việc dạy và học của giảng viên và học sinh, sinh viên thông qua giải đáp,
giải toán và trợ giảng. Có thể nói, đây là người máy AI đầu tiên của Việt Nam,
thuộc dòng robot cao cấp với các đặc điểm giống con người.2

Trí Nhân là một robot nam cao khoảng 1,8 m, được in 3D với năm giác quan, và
các yếu tố mô phỏng sinh học như tim phổi nhân tạo và chuỗi ADN. Theo chuyên
2
Mỹ Quyên. Robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam phục vụ giáo dục (thanhnien.vn). Xem 29/03/2021

12
gia Phạm Thành Nam, Trí Nhân hội tụ rất nhiều công nghệ tiêu biểu của cách mạng
công nghiệp 4.0 gồm trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối, điện toán đám
mây, in 3D, chuỗi khối, thực tại ảo, thực tại tăng cường, siêu máy tính, robot, tin
sinh học.

Du lịch

Bắt đầu từ giữa tháng 4/2019, Vinpearl Nha Trang trở thành hệ thống khách sạn, du
lịch nghỉ dưỡng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt
(Face Recognition) dựa trên nền tảng AI. Công nghệ này có 5 ưu thế: nhận diện tốc
độ trong vòng một giây, hệ thống thuật toán xử lý dữ liệu lớn với quy mô hàng
triệu gương mặt, linh động cảnh báo an ninh trong thời gian thực, chính xác gần
như tuyệt đối và bảo mật thông tin khách hàng ở cấp độ cao nhất. Tính năng ưu việt
của công nghệ giúp du khách giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi thủ tục và quá
trình di chuyển giữa các khu vực nội bộ của Vinpearl.

Phòng chống dịch COVID-19

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong xây dựng hệ thống bản đồ dịch tễ, phần mềm
đánh giá nguy cơ lây nhiễm cũng phát huy hiệu quả tại các địa phương có dịch.
Trên bản đồ này, người dùng theo dõi được nơi người bệnh đã đến, các khu vực
cách ly, khu vực bệnh viện... một cách trực quan.

Trước tình hình dịch bệnh ở Bắc Ninh, Bắc Giang phức tạp trong thời gian qua, Tổ
Thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19 cũng sử dụng công nghệ
AI để gọi điện và ghi nhận khai báo y tế của công nhân, tìm ra các trường hợp có
nguy cơ phát sinh rủi ro để chỉ điểm khoanh vùng kỹ hơn.

Ngoài ra, tại hội thảo trực tuyến do Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) và Khoa Y -
Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức 25/5/2021, nhóm nghiên cứu của PGS-TS Phạm
Xuân Đà (Khoa Y - Đại học Quốc gia TPHCM) đã giới thiệu Giải pháp "Công

13
nghệ IoT kết hợp trí tuệ nhân tạo AI nhằm kiểm soát đồng thời nhóm người tại khu
vực cách ly, bệnh viện, khu công nghiệp, cửa khẩu, khu tập trung đông người trong
phòng chống dịch COVID-19".3

Hệ thống theo dõi được thiết kế dưới dạng những cabin đặt ở nơi mọi người phải đi
qua, như cổng chung cư, cổng bệnh viện, cửa ra vào các cao ốc văn phòng, khu vực
cách ly, khu vui chơi giải trí… Cabin này trang bị hệ thống giúp nhận dạng khuôn
mặt và kiểm tra thân nhiệt nhiều người cùng một lúc.

2.2.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu

Nền kinh tế sáng tạo

Trong bảng xếp hạng GII 2021, Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia (so với thứ
hạng 42 năm 2019 và năm 2020) sau khi WIPO đã cập nhật số liệu GDP theo tính toán
mới của Việt Nam (tăng khoảng 36% so với năm 2020), và đứng vị trí thứ 4 trong khu
vực ASEAN, sau Singapore (thứ 8/132), Malaysia (thứ 36/132) và Thái Lan (43/132).
Nếu đánh giá theo khoảng tin cậy thì thứ hạng GII của Việt Nam năm 2021 và 2020 là
gần như tương đương nhau. Việt Nam vẫn đứng đầu trong nhóm 34 nền kinh tế thu nhập
trung bình thấp.4

Định hướng trở thành nền kinh tế số

Chuyển đổi số nền kinh tế đòi hỏi những nền tảng số quan trọng, bao gồm: Mức độ
kết nối và tốc độ trình duyệt; nền tảng người dùng internet, nền tảng logistics…

Mức độ kết nối, sự quan tâm của người dân tới dịch vụ internet là thông số quan
trọng, theo đó, thời gian trung bình với các thiết bị sử dụng internet của người dân Việt
Nam là khoảng 3,6 tiếng/ngày, cao gần gấp 2 lần so với Vương quốc Anh (1,8
tiếng/ngày), Mỹ và Nhật Bản (2 tiếng/ngày).5
3
Băng Tâm. Đề xuất dùng trí tuệ nhân tạo kiểm soát F1, F2 COVID-19 cách ly tại nhà (baochinhphu.vn). Xem ngày
29/03/2022
4
P.A.T. GII 2021: Việt Nam vẫn có thứ hạng cao - Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ (vista.gov.vn). Xem ngày
29/03/2022
5
330 million internet users accelerating the growth of Southeast Asia's internet economy (blog.google). Xem ngày
29/03/2022

14
Tỷ lệ tăng trưởng người tiêu dùng trên các nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam
lên đến 63% trong năm 2017. Các loại hình dịch vụ của thương mại điện tử cũng 6phát
triển không ngừng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

Khả năng kết nối mạng internet của Việt Nam hiện nay cũng đang là một lợi thế lớn
cho tiến trình chuyển đổi số với các thông số về người đăng ký băng rộng di động/cố định
cao bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Hệ thống logistics đang được cải thiện cả về khối lượng vận chuyển và liên kết các
hệ thống, góp phần giảm giá thành và cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng hơn. Chỉ
trong ba năm từ 2016 - 2018, chỉ số Hiệu suất logistic (LPI) của Việt Nam đã cải thiện từ
vị trí 64 lên 39 trong danh sách hơn 160 quốc gia trên thế giới. Chất lượng và năng
lực logistics của Việt Nam cũng được đánh giá cao hơn các quốc gia khu vực Đông Nam
Á (trừ Singapore) và sắp đuổi kịp Trung Quốc.

2.2.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của nó

2.2.2.1. Hạn chế, tồn tại

Gồm 3 hạn chế chế chính là Nhân lực, Cơ sở hạ tầng và dữ liệu, Quản lý nhà nước,
chính sách, khuôn khổ pháp luật

2.2.2.2. Nguyên nhân của nhữn hạn chế tồn tại

Nhân lực

Cuộc chiến nhân tài đã hút lượng đáng kể nguồn nhân lực AI còn mỏng của
Việt Nam, trong khi việc đào tạo nhân lực ngành AI chuyên nghiệp vẫn còn yếu và
thiếu. Dù các trường đại học đang tăng tốc, thậm chí ký được thỏa thuận hợp tác
với những đối tác công nghệ lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc,…. để mở ra các
trung tâm nghiên cứu AI quốc tế tại Việt Nam, thì tốc độ và chất lượng đào tạo

15
cũng được đánh giá là khó theo kịp nhu cầu vì số lượng trường đại học thực sự đào
tạo tốt ngành này vẫn khá ít ỏi.7

Ngay cả đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, vốn được coi là “vòng ngoài”
cho việc phát triển và ứng dụng các công nghệ số mới, cũng đang thiếu hụt khoảng
100.000 – 200.000 người mỗi năm. Theo báo cáo của Nexus FrontierTech năm
2019, nguồn nhân lực AI của Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu thị
trường.

Cơ sở hạ tầng và dữ liệu

Một trở ngại quan trọng mà Việt Nam cần vượt qua là xây dựng hạ tầng dữ
liệu và tính toán. AI là một lĩnh vực dựa trên dữ liệu, nên nếu không có dữ liệu tốt
và cập nhật thường xuyên, chúng ta sẽ lâm vào ngõ cụt. Trong khi đó, hạ tầng tính
toán là “cỗ máy” để AI chạy cũng rất quan trọng, bởi khi tốc độ phát triển và áp
dụng AI ngày càng tăng thì khối lượng tính toán và tài nguyên cho tính toán cũng
phải tăng tương ứng.

Hạ tầng dữ liệu và tính toán của Việt Nam mới đang ở mức sơ khởi. Việt Nam
chưa có nhiều bộ dữ liệu chất lượng tốt; các dữ liệu thường bị phân mảng, ít liên
thông và hạn chế về quyền truy cập. Về chiến lược AI, Thứ trưởng Bộ KH&CN
Bùi Thế Duy khẳng định rằng để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, Việt Nam cần
nhanh chóng hình thành văn hóa chia sẻ dữ liệu và tiếp cận mở.

Nỗ lực thúc đẩy chia sẻ và tập trung dữ liệu của Chính phủ Việt Nam đã được
thể hiện qua việc khởi động Cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn) chia sẻ dữ liệu bộ
ngành, địa phương; cũng như thiết lập Hệ tri thức Việt số hóa để thu thập nguồn dữ
liệu từ cộng đồng, dán nhãn và tiền xử lý những dữ liệu đó nhằm ứng dụng cho trí
tuệ nhân tạo.

7
Công nghệ trí tuệ nhân tạo: Thời cơ lớn của Việt Nam. Tạp chí Diễn đàn Khoa học và Công nghê số 9 năm 2019

16
Quản lý nhà nước, chính sách, khuôn khổ pháp luật

Việt Nam hiện nay không có một chính sách hay ưu tiên rõ ràng nào để định
hướng cho khoa học và công nghệ. Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy
tính không đủ để đáp ứng nhu cầu trong các lĩnh vực công nghệ cao như Phân tích
dữ liệu, IoT hoặc AI, trong khi Việt Nam cần nhiều kỹ sư, nhà khoa học trong các
lĩnh vực khác. Sự mất cân đối trong cung-cầu có thể thúc đẩy sinh viên trẻ học bất
cứ ngành nào ngoài lĩnh vực kỹ thuật. Việc chuyển giao công nghệ giữa các nhà
nghiên cứu và nhà đầu tư là yếu và các cơ chế, chính sách để thúc đẩy mối liên kết
là rất cần thiết. 8

2.3. Thời cơ và thách thức đối với sự phát triên của công nghệ AI ở Việt Nam
hiện nay
2.3.1. Thời cơ

Trí tuệ nhân tạo (AI) và các thuật toán ngày càng phức tạp, và hiện đang ảnh hưởng
đến cuộc sống và nền văn minh của chúng ta hơn bao giờ hết. Các lĩnh vực ứng dụng AI
rất đa dạng và có khả năng mở rộng, đặc biệt với những cải tiến trong phần cứng máy tính
hiện nay, một số thuật toán AI đã vượt qua khả năng của chuyên gia. Khi công nghệ AI
được cải thiện, lĩnh vực ứng dụng của AI sẽ phát triển hơn nữa. Cụ thể, các thuật toán AI
sẽ bắt đầu tối ưu hóa đến một mức độ lớn hơn bao giờ hết để đạt đến mức độ siêu phàm
của trí thông minh. Tiến bộ công nghệ AI sẽ đưa ra những thách thức đạo đức chưa từng
có trong lịch sử. Nhiều chuyên gia tin rằng bên cạnh cơ hội toàn cầu, công nghệ AI đang
đặt ra rủi ro, và có thể sẽ lớn hơn rủi ro công nghệ hạt nhân, mà trong mọi trường hợp đã
bị đánh giá thấp trong lịch sử. Hơn nữa, phân tích rủi ro khoa học cho thấy thiệt hại gây ra
từ công nghệ AI có ảnh hưởng diện rộng nên việc thực hiện và phát triển công nghệ AI
cần rất nghiêm túc ngay cả khi xác suất thiệt hại hiện tại là rất thấp.

2.3.2. Thách thức

8
Hoàng Giang. Từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về trí tuệ nhân tạo (baochinhphu.vn). Xem ngày
29/03/2022

17
toán và trí tuệ nhân tạo (AI). Trong đó bao gồm những công nghệ phổ biến hiện nay
như điện thoại thông minh, hệ thống điều khiển giao thông và các công cụ tìm kiếm trên
internet. Thị trường tài chính cũng phụ thuộc vào các thuật toán cao cấp và phức tạp mà
bất kỳ chuyên gia nào cũng khó có thể hiểu đầy đủ . Phần lớn các thuật toán hoạt động
không có sự cố, nhưng luôn có khả năng xảy ra những điều không mong muốn.

Về nguyên tắc, các thuật toán và công nghệ AI mang lại nhiều ưu thế. Công nghệ AI
đã ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của con người và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển ở tỷ lệ cao
trong tương lai, với điều kiện là các biện pháp phòng ngừa cần thiết được thực hiện. Dưới
đây là hai trường hợp điển hình.

Xe không người lái không còn là khoa học viễn tưởng và xe tự lái sẽ có sẵn trên thị
trường trong tương lai gần. Ngoài tiết kiệm thời gian để tập trung làm việc hoặc thư giãn,
một lợi thế thứ hai cho những chiếc xe không người lái là nâng cao an toàn khi lái xe. Rất
nhiều mạng sống có thể được cứu mỗi năm, bởi những chiếc xe không người lái đã an
toàn hơn đáng kể so với các phương tiện do con người điều khiển.

Thực tế là công nghệ AI hiện tại có thể hỗ trợ y tế và chẩn đoán chính xác hơn so
với bác sỹ tại, nhờ các suy luận thống kê vượt trội so với đánh giá lâm sàng của các
chuyên gia con người trong hầu hết các trường hợp. Công nghệ AI như Watson là lý
tưởng để thực hiện các suy luận thống kê với việc sử dụng máy tính đối với một số loại
chẩn đoán có thể cứu sống.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là công nghệ cũng phi lý. Hầu hết các công
nghệ có thể được sử dụng để mang lại lợi ích của loài người, nhưng cũng có thể nguy
hiểm khi sử dụng bởi kẻ xấu, hoặc khi không được sử dụng cẩn thận an toàn và trong
những tình huống không lường trước được.

Trong những thành công gần đây trong lĩnh vực máy học (Machine Learning) và
robot, dường như chỉ còn là vấn đề thời gian ngay cả những công việc phức tạp đòi hỏi trí
thông minh cao cũng có thể được tiếp quản toàn diện bởi máy móc.

18
Những người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ tiến bộ là người dân và
quốc gia hiểu tận dụng các cơ hội công nghệ mới và các ảnh hưởng của dữ liệu lớn trên
mạng. Trong khi ngành công nghiệp giải trí có cơ hội quan trọng để phát triển giáo dục tốt
hơn thông qua cá nhân hóa dạy học bằng AI và ứng dụng hóa tài liệu học tập, nó đồng
thời cũng làm tăng nguy cơ tỷ lệ những người trẻ tuổi sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn
thành giáo dục của họ do nghiện bệnh lý đối với các trò chơi video và/hoặc internet.

Tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất xã hội, lần lượt nâng mức sống trung bình.
Nếu công việc được thực hiện bởi máy móc nhiều hơn, thời gian rảnh rỗi của con người
dành cho giải trí và tự phát triển cho con người tang lên (một ưu điểm của sử dụng AI).
Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ AI là tăng tự động hóa và gia tăng năng suất sẽ dẫn
tới sự bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng cũng như sự gia tăng về mức sống trung bình
không có sự trùng hợp với sự gia tăng chất lượng trung bình của cuộc sống. Các chuyên
gia như kinh tế học MIT giáo sư Erik Brynjolfsson thậm chí lo lắng rằng công nghệ tiến
bộ đe dọa làm cho cuộc sống của đa số của những người tồi tệ hơn.

Trí thông minh chung là khả năng đạt được mục tiêu chung trong các môi trường
khác nhau. Trí thông minh này có thể gây ra rủi ro (thảm khốc) nếu các mục tiêu của các
máy móc không phù hợp với con người. Nếu một trí thông minh chung đạt đến một mức
độ siêu phàm, nó trở thành một siêu trí tuệ; đó là, một thuật toán vượt trội so với trí thông
minh của con người trong mọi cách, kể cả sáng tạo khoa học, phổ biến, cảm giác, và năng
lực xã hội. Lưu ý rằng định nghĩa này để ngỏ câu hỏi về việc có hay không một siêu trí
tuệ sẽ có ý thức.

Trong trường hợp tốt nhất, một siêu trí tuệ có thể giải quyết vô số vấn đề cho nhân
loại, giúp chúng ta vượt qua đạt được những thành tựu khoa học, đạo đức, sinh thái và
kinh tế trước những thách thức của tương lai. Tuy nhiên, nếu các mục tiêu của một siêu trí
tuệ không tương thích với sở thích của con người và các sinh vật khác, AI sẽ mang tới
một mối đe dọa tồn tại chưa từng có, có khả năng gây ra hậu quả nhiều hơn so với bất kỳ
sự kiện nào trước đó trong vũ trụ.

19
Hai câu hỏi liên quan phải được phân biệt thực sự: Thứ nhất, liệu máy móc có thể
phát triển ý thức và khả năng của đau đớn; và thứ hai, nếu câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên
là có, loại máy nào (sẽ) có ý thức.

Nhìn lướt qua tình trạng nghiên cứu cho thấy rằng câu hỏi đầu tiên dễ trả lời hơn thứ
hai. Hiện tại có sự đồng thuận đáng kể, nhưng không phải là toàn bộ trong số các chuyên
gia rằng máy móc về nguyên tắc có thể có ý thức, và ít nhất là có thể trong thần kinh máy
tính.

Những cân nhắc này có hậu quả đạo đức sâu rộng. Nếu máy móc có thể có ý thức,
thì nó về mặt đạo đức sẽ vô lương tâm khi khai thác chúng như một lực lượng lao động và
sử dụng chúng cho các công việc rủi ro như gỡ rối mìn hoặc xử lý các chất nguy hiểm.
Triển vọng này đặc biệt đáng lo ngại bởi vì có thể hình dung rằng AI sẽ được tạo ra như
vậy những con số khổng lồ trong trường hợp xấu nhất, có thể là một số nạn nhân thiên
văn, đông hơn bất kỳ thảm họa được biết đến trong quá khứ.

Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự lan rộng của công nghệ AI với các tiềm năng
đáng ngạc nhiên. Công nghệ AI hiện đang đứng sau những chiếc xe không người lái, y tế
hỗ trợ Watson chẩn đoán, và máy bay không người lái của quân đội Hoa Kỳ sẽ dần dần
trở thành những sản phẩm thực tiễn trong tương lai gần. Điều cốt yếu là các khung pháp
lý được xây dựng cẩn thận diễn ra trước khi điều này xảy ra, để nhận ra tiềm năng của
những công nghệ này theo cách giảm thiểu rủi ro một cách an toàn của một sự phát triển
tổng thể tiêu cực.

Càng tiến bộ hơn trong lĩnh vực công nghệ AI, càng nhấn mạnh một cách tiếp cận
hợp lý, tầm nhìn xa những thách thức liên quan trở thành. Bởi vì chính trị và tiến bộ pháp
lý có xu hướng tụt hậu so với sự phát triển công nghệ, có một trách nhiệm đặc biệt lớn
dựa trên các nhà nghiên cứu và nhà phát triển cá nhân trực tiếp tham gia vào bất kỳ tiến
trình đang được thực hiện. Tuy nhiên, cần những khuyến khích kinh tế mạnh mẽ cho sự
phát triển của các công nghệ mới diễn ra nhanh nhất có thể mà không làm lãng phí thời
gian phân tích rủi ro.

Lược dịch theo Effective Altruism Foundation


20
2.4. Định hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở VN
trong thời gian tới
2.4.1. Định hướng pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở VN trong
thời gian tới

Trong xu thế phát triển toàn cầu, việc xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược
Trí tuệ nhân tạo quốc gia, trong đó công nghệ và sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo là
trung tâm, hạ tầng dữ liệu và tính toán là nền tảng, trí tuệ nhân tạo lõi mang tính động lực,
sẽ góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời
gian tới.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, trong bối cảnh của Việt
Nam, cần thiết phải xác định rõ mục tiêu và các biện pháp hướng tới mục tiêu trong chiến
lược quốc gia về công nghệ thông tin.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, đối với thị trường trí
tuệ nhân tạo nội địa, với vai trò vừa là người tiêu dùng lớn nhất, vừa là tác nhân có trách
nhiệm dẫn dắt, phát triển nền kinh tế đất nước, Nhà nước ta cần là nhà đầu tư chiến lược
vào những thành phần trí tuệ nhân tạo cốt lõi của quốc gia.

Trước mắt là đầu tư xây dựng một cách công phu, bài bản Chiến lược Trí tuệ nhân
tạo quốc gia phù hợp nhất với Việt Nam. Chiến lược này cần bao gồm việc xác định đúng
quy mô, thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam theo kỳ vọng và xây dựng các chính sách tạo
động lực tăng cường quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam theo kỳ vọng đó.

2.4.1.1. Thời cơ trong sự phát triển của công nghệ AI ở Việt Nam

Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI, Việt Nam có những
thuận lợi cơ bản như sau:

Một là, trí tuệ nhân tạo là một công nghiệp trẻ. Vì nếu so sánh tuổi đời với các loại
hình công nghiệp lâu đời khác thì nền công nghiệp trí tuệ nhân tạo vẫn còn là một nền
công nghiệp trẻ tuổi và đầy tiềm năng. Chính vì thế mà chênh lệch trình độ và kinh

21
nghiệm giữa Việt Nam và các nước tiến bộ trong ngành công nghiệp này như Mỹ, Trung
Quốc còn có thể được rút ngắn. Ấy là thời cơ để Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách
trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo này trên thế giới.

Hai là, trí tuệ nhân tạo là một ngành công nghiệp chưa hoàn thiện, chín muồi. Dù
các nước Mỹ, Trung Quốc đang rất phát triển trong công nghệ AI, song vẫn chưa đạt
chạm đỉnh. Ấy nghĩa là vẫn còn nhiều điều bí ẩn về trí tuệ nhân tạo mà con người vẫn
chưa khai phá. Nguyên nhân sâu xa là do trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực khó. Vì nắm
được bí quyết của trí tuệ nhân tạo là đồng nghĩa với việc nắm được bí mật về trí tuệ con
người, là nắm được bí mật của tạo hóa. Do vậy, dù có khả thi chăng nữa thì ấy vẫn là một
bài toán nan giải. Từ đó có thể kết luận rằng vẫn còn nhiều vấn đề thuộc về trí tuệ nhân
tạo mà con người vẫn còn chưa khám phá ra. Do vậy vẫn còn đất hoang để khai khẩn,
nghĩa là vẫn còn thời cơ cho Việt Nam nghiên cứu và khám phá ra nhiều điều mà thế giới
còn chưa biết, từ đó xưng hùng trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo này.

Ba là, người Việt Nam cơ bản là thông minh, lanh lợi. Đồng thời có văn hóa cần
cù, hiếu học. Hơn nữa, ngành công nghiệp AI là một ngành công nghiệp đòi hỏi sự kiên
trì, chịu khó. Nếu so với các lĩnh vực thuộc ngành CNTN khác thì lĩnh vực phát triển các
mô hình học máy, học sâu đa phần cần mất một lượng thời gian khổng lồ. Ấy là hàng
chục năm ròng không sinh kết quả, không sinh lợi nhuận. Điều này là phù hợp văn hóa
cần cù, chịu thương chịu khó, “có công mài sắt có ngày nên kim” của người Việt Nam ta.

2.4.1.2. Thời cơ trong sự phát triển của công nghệ AI ở Việt Nam

Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI, Việt Nam có những thách
thức cơ bản như sau:

Một là, Việt Nam chưa kiến thiết được môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu.
Nguyên do sâu xa là do Việt Nam vẫn chưa có tư tưởng trọng nghiên cứu, chưa có các
nhóm nghiên cứu mạnh, chưa có cơ sở giáo dục, nghiên cứu chuyên sâu. Ấy là do các
nguồn của cải xã hội còn chưa đủ thặng dư, dồi dào, còn phải phục vụ cho các nhu cầu cơ
bản và các dự án trung và ngắn hạn của con người, do đó còn chưa thể đầu tư vào các
mục tiêu, nghiên cứu lâu dài. Đồng thời cũng là do các khoản đầu tư vào nghiên cứu là
22
các khoản đầu tư rủi ro, do đó chưa phù hợp với nền văn hóa làm ăn bền vững, chắc chắn
của các chủ doanh nghiệp nội địa.

Hai là, Việt Nam còn thiếu cơ sở hạ tầng và đối tượng lao động để trực tiếp nghiên
cứu trí tuệ nhân tạo. Những tiến bộ của AI mà chúng ta được chứng kiến hiện nay chủ yếu
thuộc về học máy, học sâu trong những lĩnh vực chuyên ngành riêng biệt (AI hẹp) như xử
lý hình ảnh, giọng nói, ngôn ngữ tự nhiên, chơi cờ, dự báo, xe tự lái… Điều kiện cần thiết
để phát triển AI là sức mạnh tính toán, thuật toán tiên tiến và nguồn dữ liệu lớn có chất
lượng để huấn luyện thuật toán AI. Phân tích theo học thuyết kinh tế Mác –Lênin thì phần
cứng thực hiện vai trò tính toán được xem như là tư liệu lao động, mà sức mạnh tính toán
được đóng vai trò là năng suất lao động của các phần cứng (các máy tính) đó. Cơ sở hạ
tầng để thực hiện công tác nghiên cứu bao gồm hệ thống các máy, hay còn được gọi là
mạng máy tính, được lập trình phối hợp cùng nhau để đào tạo các mô hình học máy, học
sâu. Nên có thể thấy là do sức mạnh tính toán của các mạng máy thuộc các tập đoàn ở
Việt Nam còn hạn chế, đơn giản, nên năng suất lao động của các mô hình còn khiêm tốn.
Ngoài ra, dữ liệu có thể được xem như là đối tượng lao động của AI. Dữ liệu được đánh
giá là tối quan trọng. Trong đó dữ liệu từ thu thập từ các máy quay và từ điện thoại di
động là hai nguồn dữ liệu chủ yếu và then chốt. Các quốc gia tiến bộ trong lĩnh vực có lợi
thế thu thập các dữ liệu do họ là các nhà sản xuất chủ yếu của điện thoại và máy quay.
Các nhà sản xuất điện thoại và máy quay trong nước còn nhỏ lẻ và chưa chiếm lĩnh được
thị trường nội địa cho nên lượng dữ liệu tự thu thập được còn ít ỏi, từ đó chưa thể làm chủ
sự phát triển của công nghệ vô cùng đòi hỏi dữ liệu này.

Ba là, trí tuệ nhân tạo đang là ngành công nghiệp phát triển rất nhanh. Các công
nghệ AI hiện hành thường trở nên lỗi thời trong thời hạn nửa năm đến một năm. Ngoài ra,
ngành công nghiệp AI là một ngành công nghiệp luôn luôn đột phá. Các đột phá vượt bậc
xảy ra thường xuyên khiến các công nghệ hiện thời nhanh chóng trở nên lạc hậu. Một
ngành công nghiệp phát triển nhanh và thường xuyên nhảy vọt như vậy là một bất lợi cho
nền văn hóa chuộng sự cần cù và bền vững của Việt Nam.

2.4.1.3. Định hướng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở Việt Nam

23
Các định hướng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở Việt Nam sẽ thuận theo
các thời cơ, lợi thế và khắc phục các điểm yếu, vượt qua các thách thức của bản thân. Cụ
thể là:

Về giáo dục, kiến tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu, phát triển trí tuệ
nhân tạo. Như đã nêu ở trên, trí tuệ nhân tạo còn đang là một ngành công nghiệp mới, còn
tiềm năng, màu mỡ, đồng thời là một ngành công nghiệp thường xuyên xuất hiện nhảy
vọt. Do đó, nhằm tận dụng các cơ hội khám phá được các nhảy vọt đó, các định hướng
phát triển sẽ chú trọng về nghiên cứu hơn là về ứng dụng. Do đó cần thúc đẩy môi trường
học tập, nghiên cứu tạo thành hệ sinh thái trong lĩnh vực AI. Về vấn đề này, người đứng
đầu chính quyền TP HCM cho rằng, ở nhiều trường đại học đã thành lập các CLB, cộng
đồng về AI và kết nối sinh viên với chuyên gia, doanh nghiệp để kiến tạo hệ sinh thái.
Cùng với đó là các hội thi về AI, tin học trẻ... dành cho thanh thiếu niên. "Thành phố sẽ rà
soát, điều chỉnh về quy chế các hoạt động, hội thi để có cách tiếp cận mới, chọn vấn đề từ
thực tiễn cuộc sống đưa vào cho cộng đồng giải quyết, từ đó phát triển thành dự án trong
tương lai", ông Mãi nói.

Về kinh tế, cần tích cực phát hiện ra các bài toán, các công việc có thể được giải
quyết bằng AI. Điều này thúc đẩy các nhu cầu về AI trong đời sống, trong sản xuất, và
trong các ngành dịch vụ, từ đó sẽ gián tiếp thúc đẩy các nguồn cung, cuối cùng là thúc
đẩy nền kinh tế AI. Về điều này, chủ tịch UBND TP HCM nêu ra cơ chế đặt hàng từ các
đầu bài lớn của thành phố trong chương trình nghiên cứu phát triển AI giai đoạn 2021-
2030. Ông yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông chọn ra các đầu bài là các vấn đề mà
mà thành phố đang cần, thông báo gửi đến các trường phổ biến đến những sinh viên, nhà
nghiên cứu tham gia lựa chọn các nhiệm vụ nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách của
thành phố.

2.4.2. Những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở VN trong
thời gian tới

Để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ AI ở Việt Nam, cần phải khắc phục các
điểm yếu, vượt qua các thách thức của dân tộc trong lĩnh vực này. Chủ yếu là cần sốt sắng

24
xây dựng cơ sở hạ tầng và đối tượng lao động cho nền công nghiệp AI. Ấy là cần xây
dựng nhanh nhất có thể kho dữ liệu dùng chung đa lĩnh vực để cộng đồng chia sẻ và tạo ra
các ứng dụng AI đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Dữ liệu có thể
được thu thập từ đa nguồn, từ các dữ liệu thông dụng thu thập từ báo đài, truyền thông
đến các dữ liệu chuyên ngành từ các bệnh viện, cơ sở nghiên cứu, trường lớp, cơ quan, xí
nghiệp,... Đồng thời cần nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc đào tạo
các mô hình học máy, học sâu. Hiện nay, có một công nghệ mới và rất hứa hẹn có thể
đem lại đột phá trong công nghệ huấn luyện mô hình AI. Ấy là công nghệ sử dụng tín
hiệu analog thay cho tín hiệu digital trong việc chế tạo các con chip huấn luyện chuyên
dụng. Công nghệ này hứa hẹn sẽ giảm giá thành của công tác huấn luyện xuống đáng kể,
từ đó tạo thuận lợi cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các mô hình AI của
cả các doanh nghiệp lớn lẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo ngôn ngữ của các học
thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lê nin là cần khai thác nguồn đối tượng lao động dồi
dào (dữ liệu) và cần nắm bắt thời cơ hạ giá thành của các tư liệu lao động (bước nhảy vọt
trong sản xuất chip huấn luyện giá rẻ) trong thời gian tới.

Hai thách thức còn lại như chưa kiến thiết được môi trường chuộng nghiên cứu và
văn hóa cần cù, bền vững không phù hợp với thách thức về tính chớp nhoáng, rủi ro, và
nhanh lỗi thời của công nghệ AI là hai thách thức hiện sinh của nước Việt Nam mà không
chỉ đúng với nền công nghiệp AI mà còn đúng với các nền công nghiệp khác. Đây là hai
thách thức nan giải và khó thể giải quyết một cách mau lẹ cũng như triệt để được. Vì chỉ
có thể kiến thiết được môi trường chuộng nghiên cứu trong lĩnh vực AI nói riêng khi mà
đã kiến thiết được môi trường chuộng nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nói chung. Vì
người làm nghiên cứu cần được sự công nhận không những trong giới mà còn là ở ngoại
giới, và không thể đạt được sự công nhận ngoại giới nếu như chưa thiết lập được hệ sinh
thái trọng nghiên cứu bao quát cho toàn bộ các ngành được. Hơn nữa, nghiên cứu là một
lĩnh vực cạnh tranh cao và rủi ro cao, “được ăn cả, ngã về không.” Điều này càng đi
ngược với văn hóa cộng đồng và phát triển bền vững của người Việt nói riêng và người
châu Á nói chung.

25
KẾT LUẬN

Báo cáo giúp người đọc hiểu được thế nào là toàn cầu hoá kinh tế. Nguyên nhân dẫn
đến toàn cầu hoá kinh tế song cũng hiểu cách mạng công nghiệp lần 4 là gì và sự ảnh
hưởng của cách mạng này lên nên kinh tế của mỗi nước. Cuộc cách mạng 4.0 được xem
là một cơ hội cho các nước đang trên đà phát triển trong đó Việt Nam là nước được nhận
nhiều thuận lợi, với cơ sở thông tin hạ tầng tốt với sự phát triển về CNTN. Bên cạnh
thuận lợi, khó khăn thách thưc ở cuộc cách mạng này cũng hiện hữu và ảnh hưởng đến
các công ti vừa và nhỏ song cũng phần nào làm thay đổi phương thức sản xuất ở các nền
công nghiệp nông nghiệp truyền thống. Dù vậy cho đến nay Việt Nam đã và đang từng
bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Cũng như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng quan tâm và phát triển công
nghệ AI. Đây là một công nghệ vô cùng tiềm năng với những lợi ích công nghệ này mang
lại thì AI nhận được sự đầu tư rất lớn và tập trung phát triển. Với tầm quang trọng mang
tính chiến lược thì Đảng và nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển và
đưa AI gần hơn với các nhà nghiên cưu. Tuy vậy đây cũng là một hạn chế và là cơ hội vì
AI là một công nghệ với tuổi đời trẻ thì tài liệu nghiên cứu chưa đa dạng nhưng khi đạt
đến một mức độ nhất định thì nó sẽ mang lại hiểu quả mang tính đột phá cho nền kinh tế
quốc gia.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Havenwu (30/5/2012). Những nguyên nhân chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Truy

cập từ https://havenwu.wordpress.com/2012/05/30/nhung-nguyen-nhan-chu-yeu-
cua-toan-cau-hoa-kinh-te/?
fbclid=IwAR27Z2DiELvZ5C2Lkd5moX8hXtPymNoXoY1uMDetkOfxSDlJfoqga
bTeLtE
2. Nguyễn Thị Hào. Toàn cầu hóa kinh tế và tính tất yếu khách quan của toàn cầu hóa

kinh tế. Truy cập từ https://123docz.net/document/19047-toan-cau-hoa-kinh-te-va-


tinh-tat-yeu-khach-quan-cua-qua-trinh-toan-cau-hoa-kinh-te-doc-doc.htm
3. Dotnet. Tìm hiểu về công nghệ AI và phân loại AI. Truy cập từ
http://dotnetguru.org/tim-hieu-ve-cong-nghe-ai-va-phan-loai-ai/http:/
dotnetguru.org/tim-hieu-ve-cong-nghe-ai-va-phan-loai-ai/?
fbclid=IwAR27d8Ro8XlpYPpDWbWnQtOX5q2AKmyB4RI1ZKR7MT5G9ry_e3
wYPwrGLh0

4. Báo cáo “Trí tuệ nhân tạo: Những cơ hội và thách thức” là công trình nghiên cứu của
nhiều tác giả uy tín: Adriano Mannino -Đồng chủ tịch EFA, David Althaus – Trợ lý
Giám đốc tại FRI và một số tác giả khác. Truy cập từ : https://ea-foundation.org/files/ai-
opportunities-and-risks.pdf

5. Nguyễn Anh Thư, Khoa Lý luận Chính Trị 2021, tiểu luận kết thúc học phần
KTCT Truy cập từ : https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-giao-
thong-van-tai-thanh-pho-ho-chi-minh/kinh-te-chinh-tri-mac-lenin-vien-dao-tao-
chat-luong-cao/cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-o-viet-nam-trong-boi-canh-cuoc-
cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien/17669574

6. Phạm Thị Thu Hà, (14/11/2019), Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam: Thực trạng, kinh nghiệm
quốc tế và xu hướng phát triển, Truy cập từ http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/phat-trien-
tri-tue-nhan-tao-ai-tai-viet-nam-thuc-trang-kinh-nghiem-quoc-te-va-xu-huong-phat-trien-5675

7. Mỹ Quyên, (27/11/2020), Robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam phục vụ giáo dục,
Truy cập từ https://thanhnien.vn/robot-tri-tue-nhan-tao-dau-tien-cua-viet-nam-phuc-vu-
giao-duc-post1015419.html

8. Băng Tâm, (25/05/2021), Đề xuất dùng trí tuệ nhân tạo kiểm soát F1, F2 COVID-19 cách
ly tại nhà, Truy cập từ https://baochinhphu.vn/de-xuat-dung-tri-tue-nhan-tao-kiem-soat-
f1-f2-covid-19-cach-ly-tai-nha-102292904.htm
27
9. P.A.T, (22/09/2021), GII 2021: Việt Nam vẫn có thứ hạng cao. Truy cập từ
https://www.vista.gov.vn/news/khoa-hoc-ky-thuat-va-cong-nghe/gii-2021-viet-nam-van-
co-thu-hang-cao-4021.html

10. Rajan Anandan và Rohit Sipahimalani, (2/12/2017), 330 million internet users
accelerating the growth of Southeast Asia's internet economy, Truy cập từ
https://blog.google/around-the-globe/google-asia/sea-internet-economy/

11. Diễn đàn Khoa học và Công nghệ, Công nghệ trí tuệ nhân tạo: Thời cơ lớn của Việt Nam,
Tạp chí Khoa học và Công nghê Việt Nam số 9 năm 2019.

12. Hoàng Giang, (10/7/2021), Từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về trí tuệ nhân
tạo, Truy cập từ https://baochinhphu.vn/tung-buoc-dua-viet-nam-tro-thanh-diem-sang-ve-
tri-tue-nhan-tao-102295755.htm

13.

28

You might also like